Tài liệu Đề tài Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội: MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội. 3
I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào Hà Nội. 3
1.Điều kiện tự nhiên. 3
2.Điều kiện kinh tế xã hội: 4
II. Một số vấn đề lý luận về FDI. 7
1.Khái niệm. 7
2. Đặc điểm. 7
3. Tính tât yếu thu hút FDI của một quốc gia. 8
III. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. 9
1.Đánh giá tình hình ĐTNN tại việt nam những năm qua. 9
2. Xu thế Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây. 21
3 Triển vọng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. 23
II. Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội. 24
1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội phân theo giai đoạn 24
2.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự án. 29
3.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác. 32
4.Tình hình thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư. 36
5. Tình hình thu hút v...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội. 3
I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào Hà Nội. 3
1.Điều kiện tự nhiên. 3
2.Điều kiện kinh tế xã hội: 4
II. Một số vấn đề lý luận về FDI. 7
1.Khái niệm. 7
2. Đặc điểm. 7
3. Tính tât yếu thu hút FDI của một quốc gia. 8
III. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. 9
1.Đánh giá tình hình ĐTNN tại việt nam những năm qua. 9
2. Xu thế Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây. 21
3 Triển vọng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. 23
II. Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội. 24
1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội phân theo giai đoạn 24
2.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự án. 29
3.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác. 32
4.Tình hình thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư. 36
5. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài phân theo ngành. 38
III. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. 40
1. Thành công trong thu hút FDI 41
1.1.FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. 41
1.2. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và cải thiện cơ cấu kinh tế. 43
1.3. FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng lao động. 45
1.4.Tạo và tăng thu ngân sách cho thành phố 46
1.5.FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới của nền kinh tế, góp phần tăng nhanh năng suất lao động . 47
1.6. FDI làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế 48
2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 51
2.1. Những hạn chế. 51
2.2.Nguyên nhân của những yếu kém trong thu hút FDI vào Hà Nội. 54
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội. 58
I. Mục tiêu, nhu cầu, định hướng và các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài của xã hội Hà Nội thời gian tới. 58
1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội thời gian tới 58
1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tới năm 2010. 58
1. 2. Nhu cầu vốn đầu tư xã hội và vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006-1010. 59
1. 3. Định hướng phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2010. 60
1. 4. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài : 62
2. Quan điểm và định hướng thu hút FDI thời gian tới 63
2.1. Quan điểm thu hút FDI 63
2.2. Định hướng thu hút FDI của Hà Nội trong thời gian tới. 64
3. Những thuận lợi và khó khăn của Hà Nội trong quá trình thu hút FDI 65
3.1. Những yếu tố thuận lợi 65
3.2. Những thách thức 67
II. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội. 70
1.Một số giải pháp về phía Nhà nước. 70
1.1 Về pháp luật, chính sách: 70
1. 2. Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN: 71
1.3. Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động XTĐT: 72
1. 4. Giải pháp về lao động tiền lương 73
1.5. Giải pháp về thuế 73
2.Giải pháp từ phía Hà Nội. 74
2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch. 75
2.2. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính 76
2.3 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 77
2.4 Phát triển các dịch vụ tư vấn 79
2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước 80
2.6. Nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng của Thành phố 80
2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 81
2.8. Khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân 82
2.9. Các hỗ trợ khác. 83
KẾT LUẬN 84
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập, thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng đến tăng trưởng kinh tế bền vững, kể cả đối với các nước đang phát triển cũng như đối với các nứoc phát triển. Với những lợi ích thu đựơc từ FDI cho cả hai phía( bên đầu tư và bên nhận),FDI đã mở ra các cơ hội hợp tác và hội nhập cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần đảm bảo nguồn lực lâu dài và có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế bền vững.FDI giữ vai trò to lớn và khá toàn diện đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước tiếp nhận đầu tư.Thu hút ngày càng nhiều FDI trở thành chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo của nhiều quốc gia.
Nước ta đang trong giai đoạn CHN - HĐH nên việc đẩy nhanh thu hút đầu tư nước ngoài để bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những động lực cơ bản giúp nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Khai thác và sử dụng tốt vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra hàng hóa để xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán...
Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.Hà Nội đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để đẩy nhanh tốc độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu được nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa, thực hiện được các mục tiêu thành phố đặt ra như bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đóng góp vào ngân sách,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH...Hà Nội đã trở thành địa phương đứng thứ hai trong cả nước về thu hút FDI tính từ năm 1989 đến nay.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hiệu quả sử dụng chưa cao. Chính vì vậy, để nhìn lại những thành quả đã đạt được và tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội”.
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội và những kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó đưa ra một số giải pháp về phía nhà nước nói chung và một số giải pháp của Hà Nội dựa trên tình hình cụ thể của địa phương nhằm thu hút ngày càng có hiệu quả FDI.
Nội dung của đề tài có kết cấu gồm 2 chương :
Chương I : Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội.
Chương II : Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội.
Đề tài được hoàn thành nhờ sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Vũ Kim Toản. Tuy nhiên, với thời gian và trình độ có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, mong nhận được lời nhận xét, phê bình khách quan của thầy. Em xin chân thành cảm ơn !
Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội.
I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào Hà Nội.
Điều kiện tự nhiên.
Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Là nơi có tình hình an ninh chính trị ổn định, được Unesco trao tặng “ Thành phố vì hoà bình” Hà nội có lợi thế rất lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư, như lầ Hà nội có những đặc thù : cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, văn hoá phát triển hơn; có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn; tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp hơn; tập trung nhiều tổ chức kinh tế xã hội, nghề nghiệp hơn v.v.. đây là những lợi thế quan trọng của Hà Nội sau khi gia nhập WTO. Những lợi thế này sẽ giúp Hà Nội có thể gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội hơn,và do vậy sẽ phát triển hơn.Hà Nội nằm trên châu thổ Sông Hồng là trung tâm của miền Bắc Việt nam là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại giao dịch quốc tế và du lịch.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Bắc Thái ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Địa hình Hà Nội tương đối bằng phẳng, được bồi tích phù sa dầy của phù sa đệ tứ trung bình là 90-120 m. Vùng đồi núi của Hà Nội và vùng phụ cận có thể tổ chức nhiều loại du lịch và phát triển chăn nuôi… Ở phía Bắc và Tây – Tây Bắc của Thủ đô có điều kiện và diện tích rất thuận lợi cho việc phân bố công nghiệp đẻ giãn bớt sự tập trung quá mức cho nội thành và liên kết hình thành vùng phát triển ở Bắc Bộ.
Nguồn nước ngầm của Hà Nội tương đối dồi dào (Hà Nội có khả năng khai thác nước ngầm khoảng 1triệu m3/ngày đêm), có thể đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất kinh doanh với qui mô lớn.Hà nội có 36 nhà máy nước, nguồn cung cấp nước rất dồi dào, ổn định từ song hồng và song đuống đảm bảo phục vụ đầy đủ cho sinh hoạt và sản xuất,đặc biệt là sản xuất công nghiệp.Nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Chất lượng nước ngầm tốt đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất công nghiệp.Giá nước kinh doanh dịch vụ và cho người nước ngoài: 0.43USD/m3. Giá nước dùng cho sản xuất, cơ quan bệnh viện, trường học: 0.2 USD/m3. Nước sinh hoạt: 0,10 USD/m3.
Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt, nơi qui tụ nhiều đới kiến tạo. khoáng sản của Thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Trên tổng diện tích khoảng 32000 km2 của Hà Nội và vùng phụ cận đã pát hiện trên 500 mỏ và diểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau, Nhiều loại có trữ lượng và chất lượng có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế - công nghiệp của Hà Nội .
Điều kiện kinh tế xã hội:
Hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển. Các loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hang không đồng bộ đã hình thành nên mạng lưới giao thông vận tải rộng khắp nối liền các tỉnh, các địa phương trong cả nước và tới các nước trên thế giới. Đặc biệt là cảng hang không quốc tế nội bài là trung tâm không lưu của khu vực vận tải hang không phía bắc với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa một ngày, phục vụ 1.5 triệu lượt khách mỗi năm. Quốc lộ 1 nối liền Bắc Nam, quốc lộ 5 nối liền cảng biển quốc tế Hải Phòng với Hà Nội. Cảng khuyến lương và cảng Phà Đen cho phép tàu có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng. Là đầu mối của 5 tuyến đường sắt, trong đó có 2 tuyến quốc tế, khoảng 50-60% lượng hang hoá cung cấp cho Hà Nội, 30-40% lượng hang hoá của HN đi tới các vùng khác trong cả nứơc được vận chuyển bằng đường sắt.
Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy thuỷ điện hoà bình và nhà máy nhiệt điện Phả Lại, mạng lưới điện rộng khắp, nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, cung cấp điện liên tục, ổn định. Mạng lưới viễn thông đựơc trang bị hiện đại, hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung cấp ổn định liên tục. Giá điện sinh hoạt: 0,10 USD/KWh, giá điện sản xuất: 0,09 USD/KWh và điện trong khu công nghiệp: 0,08 USD/KWh.
Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Cước điện thoại quốc tế: 1,3 USD/phút. Giá cước tuy vẫn còn cao, song hy vọng sẽ giảm nhiều vào cuối năm 2002 khi Việt nam có được vệ tinh riêng của mình.
Là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, Hà Nội có lợi thế rất lớn trong việc hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại.
Về tiềm lực tài chính, Hà Nội đứng thứ hai của cả nước về tiềm năng và thực tế huy động các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội ,bao gồm cả vốn trong nước và ngoài nước , vốn ngân sách và ngoài ngân sách, vốn tập trung và phi tập trung, vốn dài hạn và ngắn hạn…
Nguồn vốn của Hà Nội gồm có :
+ Nguồn vốn bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
+ Nguồn tài chính huy động từ hoạt động của hệ thống ngân hàng, tín dụng.
+ Nguồn tài chính huy động từ phát hành trái phiếu.
+ Nguồn tài chính do bản thân các đơn vị kinh tế tự huy động.
+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
+ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Vốn huy động trong nước và vốn từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội trong những năm qua đều có mức tăng đáng kkể. Giai đoạn 1996 – 1998 : trên địa bàn thành phố tổng số vốn huy động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là 59 559.7 tỷ đồng( năm 1996 : 17 334.3 tỷ đồng. Năm 1997 : 20 744.2 tỷ đồng. Năm 1998 :21 400.8 tỷ đồng), bình quân mỗi năm huy động 19 750 tỷ đồng, trong đó : nguồn vốn huy động trong nước là : 36 219.5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61.12% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất : 30.84% ), và có xu hướng tăng nhanh. Nguồn vốn từ ngân sách hàng năm chiếm khoảng : 10.42%. Nguồn huy động thêm từ các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh khoảng 18 %, còn các nguồn huy động trong dân chiếm tỷ trọng nhỏ.
Hà Nội là một trong những thành phố có nền giáo dục và đào tạo phát triển nhất. Hiện tại có 27 trường công nhân kỹ thuật và đào tạo nghề với hơn 10.000 học viên, 32 trường cao đẳng và đại học với trên 30.000 sinh viên, 3 trường quốc tế. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt được các chi phí đào tạo khi đầu tư vào Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hà Nội trên 11%, cao hơn 3% tốc độ tăng trung bình của cả nước. Mức thu nhập của người dân cao, GDP bình quân đầu người 18.2 triệu VND/người, thị trường rộng lớn với dân số 3.118 nghìn người cũng như tâm lý và cơ cầu tiêu dùng của nhân dân tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm đầu ra.
Tiền thuê đất tại Hà Nội được chia làm 4 nhóm, từ 0,06 USD/m2/năm đến 12/USD/m2/năm và được ổn định ít nhất 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước. Trường hợp thuê nhà xưởng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê. Bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền thuê đất cho nhà nước. Mức tiền thuê nhà xưởng khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25 USD/m2/tháng.
Ngoài những thuận lợi trên, Hà Nội còn có tiềm năng cơ bản khác như tình hình an ninh, chính trị ổn định, thị trường rộng lớn, qui hoạch tổng thể ổn định đến năm 2020, thời gian cấp giấy phép đầu tư nhanh, có truyền thống văn hoá lâu đời và 5 khu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, Hà Nội có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nứơc ngoài.Thu hút FDI sẽ tạo ra động lực lớn phát triển kinh tế của thủ đô nói riêng và nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN nói chung.Hà Nội sẽ xây dựng được các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung hiện đại với các ngành nghề sản phẩm có tính cạnh tranh, các đô thị hiện đại xứng tầm với các thủ đô trên thế giới. Tăng cường thu hút FDI sẽ giúp HN trở thành trung tâm kinh tế ngày càng có uy tín trong khu vực và nhanh chóng đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra.Muốn vậy chúng ta cần tìm hiểu một số vấn đề về đàu tư trực tiếp nước ngoài.
II. Một số vấn đề lý luận về FDI.
Khái niệm.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc làm đầu tư nước ngoài bỏ vốn để thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đó nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh của Việt Nam ngay 31/7/2000 : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào khác của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam để trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lơị nhuận theo hình thức của Luật đầu tư nước ngoài”.
Như vậy cho dù các khái niệm về FDI có khác nhau nhưng hoạt động này đề dựa trên một mục đích cuôí cùng là lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
2. Đặc điểm.
* Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật đầu tư của mỗi nước.
* Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
* Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
* FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại từng phần hay toàn bộ doanh nhgiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
* FDI được thực hiện ít chịu phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ đầu tư và nước sở tại.
* FDI được thực hiện theo cơ chế thị trường tức là ở đâu có môi trường đầu tư thuận lợi, lợi nhuận cao thì sẽ có nhiều dự án .
3. Tính tât yếu thu hút FDI của một quốc gia.
Thu hút FDI là phù hợp và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình hội nhập, đặc biệt là thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng đến tăng trưởng kinh tế bền vững, kể cả đối vớicác nước đang phát triển cũng như đối với các nứoc phát triển. Với những lợi ích thu đựơc từ FDI cho cả hai phía( bên đầu tư và bên nhận),FDI đã mở ra các cơ hội hợp tác và hội nhập cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần đảm bảo nguồn lực lâu dài và có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Trên thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hoá gần đây đã tăng 2,9%/năm trong thập niên 70 lên 3,7%/năm trong thập niên 80 và 5,0% trong thập niên 90. Còn các quốc gia phát triển không nằm trong nhóm toàn cầu hoá thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 3,3% năm 70 xuống 0,8% thập ký 80 và chỉ tăng lê4n mức 1,4%/năm trong thập kỷ 90. Vì vậy thu hút FDI là phù hợp và đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế.
FDI có ưu thế hơn so với các nguồn vốn ĐTNN khác
Trong số các kênh bổ sung vốn từ bên ngoài, nguồn vốn FDI và ODA là quan trọng nhất.Nguồn vốn FDI không thay thế được vốn ODA, nhưng nó có những đặc trưng và thế mạnh riêng. Vốn ODA thường gắn liền với quan hệ chính trị giữa nước cấp vốn với nước nhận viện trợ; các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB cũng đòi hỏi các nước đi vay phải thực hiện nhiều cam kết, đôi khi khá ngặt nghèo về tái cơ cấu kinh tế, về cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ…Hơn nữa, chi phí ODA xét ra là khá đắt cho nước nhận viện trợ vì buộc phải chịu các quy định khác về giải ngân và triển khai dự án ODA theo các điều kiện bất lợi như: mua, bán thiết bị công nghệ theo các địa chỉ, đối tác chỉ định sẵn, trả lương cao cho chuyên gia v.v
FDI là kênh đầu tư tương đối an toàn
Do nhà ĐTNN tự chịu trách nhiệm về chi phí và hiệu quả đầu tư, chịu trách nhiệm vay và trả nợ; không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách nhà nước như vay thương mại, không phải chịu sức ép ràng buộc các điều kiện kinh tế, chính trị như vay ODA, đồng thời tránh cho nước chủ nhà những biến động đầy rủi ro từ những thăng trầm trên thị trường chứng khoán.
Tóm lại, FDI giữ vai trò to lớn và khá toàn diện đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước tiếp nhận đầu tư. Thực tiễn thế giới đã cho thấy nhiều ví dụ thuyết phục về các nước (điển hình là Trung Quốc và Indonesia) sau khi có chính sách mở cửa và Luật ĐTNN, nền kinh tế đã như một người khổng lồ đang ngủ bừng tỉnh dậy, trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển và mức độ hiện đại hoá kinh tế nhanh. Thu hút ngày càng nhiều FDI trở thành chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo của nhiều quốc gia và việc thu hút tới mức nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện, nhu cầu tạo vốn để phát triển kinh tế mỗi nước và một số yếu tố khác.
III. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước.
Đánh giá tình hình ĐTNN tại việt nam những năm qua.
Theo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1988) đến hết ngày 28/02/2006, Việt Nam đã thu hút được trên 6.090 dự án (còn hiệu lực) với mức vốn đăng ký đạt hơn 52,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 28 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành một thành phần kinh tế trong hệ thống kinh tế quốc dân.Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận hữu cơ năng động của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài đóng góp tới 27% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 22% vốn đầu tư xã hội và hơn 14% GDP của cả nước, tạo thêm việc làm cho hơn 80 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác.
Khu vực FDI đã làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá cho thị trường, giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường, nâng cao đời sống xã hội. Mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào thu ngân sách ngày càng gia tăng về giá trị tuyệt đối và tương đối, tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách, giảm bội chi. Trong thời gian vừa qua, dòng ngoại tệ vào Việt Nam thông qua FDI vẫn lớn hơn rất nhiều so với dòng ngoại tệ từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; cộng thêm việc mở rộng nguồn thu gián tiếp từ FDI (qua khách tham quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tiền cho thuê đất, tiền lương cho lao động thuộc khu vực đầu tư nước ngoài, tiền cung cấp nguyên vật liệu địa phương và các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ khác) đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán của đất nước.
Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam có một số đặc điểm mới như sau: Thứ nhất, có nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài có quy mô trên 100 triệu USD, trong đó có những dự án đầu tư lớn trị giá từ 1 tỷ USD trở lên. Tiêu biểu là dự án của tập đoàn Intel Corp (Mỹ) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch trị giá 1 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2006; dự án xây dựng Nhà máy Sản xuất thép (do Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) đầu tư tại miền Nam) trị giá tới 1,126 tỷ USD. Năm 2006, vốn đăng ký đầu tư của 10 dự án đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam đạt trên 4 tỷ USD. Thứ hai, nội dung đầu tư có những thay đổi so với trước đây. Các dự án có đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tin học và công nghệ cao tại Việt Nam tăng mạnh. Ngoài dự án của Intel còn có dự án sản xuất thiết bị y tế hiện đại do tập đoàn lớn Terumo (Nhật Bản) đầu tư; dự án đầu tư sản xuất thiết bị máy fax và máy in lade của tập đoàn công nghiệp Brothers-co; các dự án công nghệ cao liên doanh giữa Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản, như Canon, Toshiba.
Bảng 1: Tình hình thu hút FDI trong giai đoạn 1988-2006
Đơn vị: triệu USD,%
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký(VĐK)
Vốn thực hiện(VTH)
Tốc độ tăng VTH so với năm trước
Tỷ lệ VTH/VĐK
Quy mô b/q dự án của cả nước
Tổng số
6,935
65,847.90
33,306.50
-
50.58
9.49
4.8
1988-1990
214
1.582
-
-
-
7.39
-
1988
38
321,50
-
-
-
8.46
-
1989
68
525,50
-
-
-
7.73
-
1990
108
735,00
-
-
-
6.81
-
1991-1995
1,397
19,007.6
6,517.8
-
34.16
13.65
4.67
1991
151
1,291.50
328.80
-
25.46
8.55
2.18
1992
197
2,208.50
574.90
74.85
26.03
11.21
2.92
1993
274
3,347.20
1,017.50
76.99
30.40
12.22
3.71
1994
367
4,534.60
2,040.60
100.55
45.00
12.36
5.56
1995
408
7,695.80
2,556.00
25.26
33.21
18.86
6.26
1996-2000
1,730
25,627.6
12,944.8
-
50.51
14.81
7.48
1996
387
9,735.30
2,714.00
6.18
27.88
25.16
7.01
1997
358
6,055.30
3,115.00
14.78
51.44
16.91
8.70
1998
285
4,877.00
2,367.40
-24.00
103.12
17.11
8.31
1999
311
2,524.20
2,334.90
-1.37
89.53
7.28
7.51
2000
389
2,695.70
2,413.50
3.37
70.77
6.93
6.20
2001-2005
3,594
19,560.7
13,843.9
-
75.87
5.44
3.85
2001
550
3,320.00
2,450.50
1.53
87.45
5.87
4.46
2005
802
2,963.00
2,591.00
5.73
84
3.69
3.23
2003
748
3,145.50
2,650.00
2.28
25
4.21
3.54
2004
723
4,222.20
2,852.40
7.64
67.56
5.84
3.95
2005
771
6,000.00
3,300.00
15.69
55.00
7.78
4.28
2006
833
10,200.00
4,100.00
24.2
40.02
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài.
Đồ thị phát triển FDI vào Việt Nam là một đường cong; ba năm đầu kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, 1988 - 1990 vốn FDI còn ít; bảy năm tiếp theo, 1991-1997 đường cong lên dần và đạt đến đỉnh vào năm 1997; sau đó là sáu năm, 1998-2003 đường cong giảm xuống rõ rệt. Năm 2004, FDI bắt đầu phục hồi, năm 2005 đã tăng trưởng rõ rệt và năm 2006 đạt được nhiều kỷ lục về vốn đăng ký mới, vốn đầu tư tăng thêm và vốn thực hiện.
Vốn đăng ký thời kỳ 88-90 mới thi hành luật đầu tư nước ngoài mới đạt 1,58 tỷ USD, nhưng trong giai đoạn 91-95 đã tăng lên gấp 10 lần( 16,2 tỷ USD). Sau giai đoạn suy giảm ( từ năm 1997-1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực), nhịp độ tăng ĐTNN vào Việt Nam từ năm 2000 đến nay còn chậm và chưa ổn định. Tính chung trong cả giai đoạn 1996-2000 vốn đăng ký đạt 21 tỷ USD, tăng 27% so với thời kỳ 1991-1995. Đồng thời trong quá trình hoạt động , số lượt các dự án triển khai có hiệu quả đã tăng vốn đăng ký, mở rộng quy mô sản xuất tăng dần theo thời gian. Từ năm 1998 tới cuối năm 2003 đã có khoảng 2.100 lượt dự án tăng vốn đăng ký với số vốn tăng them trên 9 tỷ USD. Số vốn tăng thêm trong giai đoạn 1996-2000 đạt gần 4 tỷ USD. Như vậy, tính chung cả vốn cấp mới và tăng vốn thì tổng vốn đăng ký trên 25 triệu USD. Riêng trong ba năm 2001-2003 vốn đăng ký cấp mới và bổ sung đạt gần 9 tỷ USD, bằng 75% mục tiêu đề ra của thời kỳ 2001-2005( 12 tỷ).
Trong những năm đầu và giữa thập niên 90, vốn FDI vào Việt Nam không ngừng tăng. Vốn FDI đăng ký đạt mức đỉnh điểm 9735.30 tỷ USD vào năm 1996 và vốn FDI thực hiện đạt mức cao nhất khoảng 3,115.00 tỷ USD vào năm 1997, trong đó vốn thực hiện của bên nước ngoài khoảng 2,8 tỷ USD. Cũng trong thời gian này FDI chiếm 28-30% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và là một trong những nguồn vốn chủ yếu góp phần tăng tỷ trọng đầu tư trên GDP của Việt Nam lên 30%. Việt Nam đã trở thành một trong những nước đứng đầu trong danh sách những nước tiếp nhận đầu tư. Cùng với xuất khẩu, đầu tư được coi là một trong hai động lực phát triển chủ đạo của kinh tế Việt Nam.
Mặc dù vậy, từ khoảng giữa năm 1996, đã bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu suy giảm của FDI cho dù vào thời điểm cuối năm có hai dự án lớn là khu đô thị Nam Thăng Long và An phú với số vốn ước đạt 3,1 tỷ USD và một trong hai dự án này đã không triển khai được trong năm 1997( có ý kiến cho rằng năm 1996 là năm đỉnh điểm của vốn đăng ký chẳng qua là vì có hai dự án này, mà nếu quả thực như vậythì tính tới tháng 7-1997, năm đạt cao nhất phải là năm 1995). Hơn nữa, vốn thực hiện giai đoạn 1991-1998 so với vốn cam kết chỉ chiếm khoảng 34%.
Không thể không nói đến những nhân tố bên ngoài đã tác động thuận chiều và ngược chiều đến FDI vào Việt Nam, như dòng vốn FDI thế giới đã tăng nhanh trong 15 năm gần đây, tạo cơ hội cho những nước đang phát triển hoặc chuyển đổi cơ chế kinh tế có thể thu hút được một lượng vốn nước ngoài cần cho công cuộc xây dựng kinh tế; như cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã làm cho các nhà đầu tư quốc tế đánh giá lại “sự thần kỳ của Đông Á” làm giảm đi tính hấp dẫn của các nước trong khu vực đối với các nhà đầu tư lớn. Tuy vậy, cần khách quan thừa nhận rằng, đường cong của đồ thị FDI ở nước ta do tác động chủ yếu của nhân tố chủ quan, liên quan đến việc tận dụng thời cơ và tạo lập môi trường đầu tư đủ bảo đảm lợi thế cạnh tranh trong một thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh khá gay gắt trong việc thu hút các nguồn vốn quốc tế. Năm 1996, lần thứ ba Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, nhưng không phải theo chiều hướng của hai lần trước đó, 1990 và 1992, mà ngược lại, đã giảm bớt khá nhiều ưu đãi đầu tư gây nên phản cảm đối với nhiều doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư mới. Tháng 7/1997 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, các nước chịu tác động lớn nhất là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia…; nước ta nằm ngoài “tâm bão”. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng này có tác động tiêu cực đến Việt Nam, nhưng lại tạo ra thời cơ cho việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi mà các nước khác trong khu vực đang phải đối phó với “trận cuồng phong kinh tế”. Đáng tiếc là do môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn từ khi sửa Luật năm 1996, lại không có được một đối sách thích hợp để chủ động đối phó với khủng hoảng, nên nước ta đã gánh chịu hậu quả nặng nề, giảm sút rõ rệt tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI quốc tế trong nhiều năm liên tiếp.
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chủ trương cải thiện môi trường đầu tư, tạo lập cơ sở pháp lý bình đẳng trong kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp, coi trọng hơn cải tiến quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động kinh tế, chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Năm 2006 với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới đánh dấu bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế với thế giới trong lĩnh vực lập pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép, việc quản lý nhà nước các doanh nghiệp FDI, vừa tạo thế chủ động cho UBND các địa phương, vừa gây nên phong trào thi đua cải tiến thủ tục và môi trường đầu tư giữa các địa phương.
Cũng phải kể đến địa - chính trị của khu vực; với sự nổi lên của Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới, chỉ sau và đang thách thức Mỹ và Nhật Bản, châu Á đã có hai cường quốc kinh tế đang cạnh tranh với nhau. ASEAN ngày càng được các cường quốc đánh giá cao hơn, trong đó Việt Nam cũng có vị thế gia tăng trong tổ chức khu vực này.
Chỉ tính riêng trong 5 năm gần đây (2001-2005), các dự án ĐTNN đã đạt doanh thu khoảng 74,061 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng bình quân trên 20%/năm, đã làm cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị xuất khẩu cả nước tăng liên tục trong các năm qua. So sánh giá trị xuất khẩu và đóng góp cho GDP như trên với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội mới thấy hết hiệu quả của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Chính vì vậy, cần phải khuyến khích các dự án ĐTNN hoàn thành và đưa vào sử dụng, vì những dự án này sẽ mang lại lợi ích lớn về kinh tế cho đất nước, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, rút ngắn được tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thu hút vốn FDI qua các năm 2000-2005
Hiện nay, các doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động có hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Chỉ riêng trong năm 2005 đã đạt tổng doanh thu khoảng 18 tỷ USD (không kể dầu khí), ngang bằng với năm 2004. Hơn nữa, cả vốn và lao động đều được bồi bổ thêm đáng kể. Cụ thể là trong năm 2005, khu vực kinh tế ĐTNN đã thực hiện được 6,338 tỷ USD vốn đầu tư, tăng trên 50% so với năm 2004.
Nhờ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng cao hơn mà trong năm 2005, chủ đầu tư của 607 dự án trong khu vực ĐTNN đã đề nghị và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động, với tổng vốn đầu tư tăng thêm 2,070 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 đã có những kết quả rất ấn tượng với kỳ lục về số lượng và chuyển biến về chất lượng. Dường như nhận định về một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam đang trở thành hiện thực. Với nhiều điều kiện thuận lợi mới cộng với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài được đánh giá là đang trên đà thuận lợi.
Bộ Kế hoạch đầu tư (KH - ĐT) cho biết, năm 2006, thu hút đầu tư nước ngoài đã đạt mức kỷ lục kể từ khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài đến nay, dự kiến số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký có thể đạt hơn 9 tỷ.Bên cạnh đó, thu hút vốn FDI năm 2006 đã đánh dấu một bước chuyển mới về chất mà cụ thể chúng ta đã thu hút được nhiều dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao. Lần đầu tiên Việt Nam có những dự án công nghiệp lớn trên một tỷ USD và lần đầu tiên chúng ta thu hút được những dự án công nghệ cao như dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử của Intel với số vốn ần 1 tỷ USD. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới đã chọn Việt Nam là điểm đầu tư sản xuất cho cả khu vực, đưa Việt Nam tham gia vào chu trình sản xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn lớn. trước. Điều đó cho thấy, nhiều nhà ĐTNN muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Năm 2006 có thể coi như sự khởi đầu cho một thời kỳ mới, với hy vọng không chỉ vốn đăng ký, vốn thực hiện FDI ngày càng tăng, mà quan trọng hơn là cùng với việc tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ có các tập đoàn hàng đầu trên thế giới đầu tư những dự án công nghệ cao, có tầm ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo một báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong 5 tháng đầu năm 2006 nước ta đã thu hút thêm hơn 2,412 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bao gồm cả vốn bổ sung của những dự án cũ. Trong đó, riêng phần mới cấp phép có 281 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, tăng 8,5% về số dự án và tăng 19,5% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 74,3% số dự án và 66,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; lĩnh vực dịch vụ chiếm tương ứng là 21,1% và 33,4%; phần còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản. Đáng chú ý là, trong số dự án mới cấp phép không chỉ có một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, mà còn gắn liền với việc sẽ chuyển giao công nghệ cao, như Tập đoàn Intel 605 triệu USD, Công ty Tây Hồ Tây 314 triệu USD, Winvest Investment 300 triệu USD, Công ty Panasonic Communication 76,36 triệu USD, Công ty Kho xăng dầu Vân Phong 60 triệu USD…
Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Cả nước có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 7.838 triệu USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2.362 triệu USD; gộp lại là 10,2 tỷ USD. Đây là năm có vốn FDI cao nhất trong gần hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi Quốc hội nước ta ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987. Năm 2006, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo dự án đạt 10,2 tỷ USD, tăng 52% so với năm 2005, đạt mức cao nhất kể từ năm 1987 khi Việt Nam công bố Luật Đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tổng vốn đầu tư thực tế của nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 cũng lập kỷ lục cao mới, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2005.
Năm 2006 cũng là năm vốn thực hiện của FDI có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, 24,2% so với năm 2005, đạt 4,1 tỷ USD; có thêm 250 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, đưa số doanh nghiệp FDI đang kinh doanh ở nước ta lên con số 3.500, tạo ra doanh thu 29,4 tỷ USD, tăng 31,3%, kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) đạt 14,5 tỷ USD, tăng 30,1% so với năm trước; tính cả dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu là 22,6 tỷ USD, chiếm hơn 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Nếu năm 1997 được coi là đỉnh điểm của FDI thì sau 10 năm, đến năm 2006 mới vượt qua được đỉnh điểm đó (!).
Như vậy, tính đến cuối năm 2006, nước ta đã thu hút được 60,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, trong đó vốn thực hiện là 36 tỷ USD, kể cả các dự án đã ngừng hoạt động
Bức tranh về đầu tư nước ngoài ở nước ta trong năm 2006 có màu sắc phong phú hơn với sự xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn từ các tập đoàn xuyên quốc gia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, như dự án của Công ty thép Posco có vốn đầu tư 1,126 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Tycoons với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD, dự án Tây Hồ Tây vốn đầu tư 314,1 triệu USD, dự án Winvest Investment với vốn đầu tư 300 triệu USD... Nhiều dự án được cấp phép đã tích cực triển khai thực hiện như các nhà máy của Công ty Hoya Glass Disle, Canon, Matsushita, Brothers Industries, Honda… Ước tính vốn thực hiện trong năm 2006 đạt khoảng 4,1 tỉ USD, tăng 24,2% so với năm 2005.
Kết quả tốt đẹp này đã được dư luận nước ngoài đánh giá là hiện tượng Việt Nam. Trong năm 2006, vị thế của nước ta trên thế giới được nâng cao sau khi trở thành thành viên 150 của WTO và tổ chức thành công Hội nghi cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội, tiếp tục làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, môi trường kinh doanh của nước ta đã tiếp tục được hoàn thiện nâng cao nhằm tạo một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh minh bạch thông thoáng hơn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Lý do dẫn đến việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2006.
Các nhà đầu tư hy vọng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các yếu tố bất ổn định sẽ bị loại bỏ, môi trường xuất khẩu sang Mỹ sẽ được cải thiện, thị trường dịch vụ sẽ được mở rộng sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới.
Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện nhờ những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính phủ Việt Nam.
Việt Nam luôn được đánh giá cao nhờ tính ổn định về thể chế so với các quốc gia khác như Campuchia, Mianna, Lào.
Hy vọng rằng cơ hội tham gia vào các dự án quy mô lớn đang được triển khai hoặc dự kiến ttrieenr khai trong thời gian tới như xây dựng khu đô thị mới, dự án tái phát triển, xây dựng đường sắt cao tốc, nhà máy phát điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa dầu, khu sản xuất sắt thép, xây dựng khu công nghiệp…
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến gần cuối tháng 3/2007 cả nước đã thu hút được trên 2,5 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mức cao nhất từ trước đến nay. Chỉ cần so với thống kê của năm ngoái, một chuyên gia đầu tư nhận xét: "Đã qua rồi thời kỳ mỗi tháng thu hút được vài chục triệu USD.
Tại Diễn đàn Đầu tư lần thứ 2 vừa diễn ra ở Hà Nội, nhiều nhà đầu tư cũng như giới chuyên môn cho rằng mục tiêu thu hút 12 tỉ USD vốn FDI năm nay của Việt Nam là trong tầm tay, thậm chí có thể lên đến 15 - 16 tỉ USD. Theo nguồn tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến nay trên cả nước đang có khoảng 200 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 30 tỉ USD đang trong quá trình "dạm hỏi" tại các địa phương. Trong đó có rất nhiều dự án lớn và khả năng triển khai là thực tế. Ví dụ như Tập đoàn dầu khí BP cùng các đối tác đang tiếp tục đệ trình một dự án khí - điện - đạm, tương tự dự án Nam Côn Sơn (vốn đầu tư 1,3 tỉ USD), có tổng vốn đăng ký dự kiến là 2 tỉ USD. Hay, dự án khu đô thị - địa ốc - khu công nghiệp và sản xuất công nghệ cao của Tập đoàn Honhai (Đài Loan) có số vốn kỷ lục 5 tỉ USD,...
Thời gian gần đây, có nhiều yếu tố để đưa ra nhận định về khả năng xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của nước ngoài vào Việt Nam. Làn sóng này dường như âm ỉ từ sau các động thái khi Việt Nam đàm phán vòng cuối để gia nhập WTO, khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hoa Kỳ gửi các đoàn vào Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh để tìm kiếm cơ hội đầu tư ... Rồi hàng loạt các sự kiện diễn ra tại Việt Nam trong năm 2006 đã góp phần làm nổi lên làn sóng đầu tư mà đỉnh cao là vốn đăng ký và vốn thực hiện của năm 2006 đều đạt mức đỉnh điểm kể từ khi nước ta thực thi Luật Đầu tư. Rõ ràng nước ta đang đứng trước những cơ hội mới và cả những thách thức để có thể thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xu hướng gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài dự báo sẽ tiếp tục được duy trì trong các năm tới. Trong 5 năm (2006 - 2010), vốn cấp mới sẽ có thể đạt trên 30 tỉ USD, bình quân mỗi năm khoảng trên 6 tỉ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt khoảng 24 - 25 tỉ USD, bình quân gần 5 tỉ USD/năm. Cơ cấu đầu tư phân theo đối tác sẽ có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, nhất là từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp sẽ tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Một số dự án quy mô lớn đang đàm phán sẽ được thực thi.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường đầu tư của nước ta và các yếu tố mới có tác động đến hoạt động đầu tư nước ngoài, kể cả yếu tố thuận lợi và bất lợi, có thể dự báo tình hình FDI năm 2007 như sau:
- Vốn thực hiện đạt 4,2 - 4,5 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2006;
- Cơ cấu ngành: công nghiệp - xây dựng khoảng 60%, nông - lâm -ngư nghiệp 6% và dịch vụ 34%;
Doanh thu xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 17 tỉ USD (tăng 23% so với năm 2006), nhập khẩu 19 tỉ USD (tăng 16,5 % so với năm 2006).
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tuyển dụng thêm 24 vạn lao động trực tiếp, đưa tổng số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài lũy kế đến cuối năm 2007 lên 1,4 triệu người;
- Vốn cấp mới đạt 6,8 tỉ USD, (tăng 5% so với năm 2006) trong đó vốn đầu tư cấp mới đạt khoảng 5 tỉ USD, số còn lại là vốn tăng thêm.
Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế - xã hội, cũng như dấu hiệu của làn sóng mới FDI vào nước ta trong năm 2006 đã làm tăng thêm lòng tin của người dân vào con đường đi lên của dân tộc, làm cho nhiều chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá cao thành quả của Việt Nam trong một thế giới đang biến động và đầy bất trắc. Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia cơ quan đại diện thường trú Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận xét: “Về phát triển kinh tế, có thể nói, Việt Nam là một ngôi sao của khu vực Đông Nam Á. Chính sự tăng trưởng trong đầu tư tư nhân, tiêu dùng và xuất khẩu là những động lực thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam”. Giám đốc Viện nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Raghuram Rajan cho rằng: “Chắc chắn là Việt Nam đang được rất nhiều người coi như một ‘Trung Quốc mới’ (Emerging China). Tôi tin rằng, đó là một lời khen ngợi xứng đáng”.
Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được đưa vào chương trình nghị sự chính thức, mang lại thuận lợi hơn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Bộ Thương mại Việt Nam cho hay, đến năm 2010, kim ngạch thương mại Việt - Nhật sẽ tăng lên 17 tỷ USD, so với 10 tỷ USD năm 2006. Sự gia tăng mạnh mẽ trong đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là một trong những nguyên nhân khiến đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm. Theo thống kê, năm 2006, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc (không kể đầu tư vào lĩnh vực tài chính) giảm 29,58% xuống 4,598 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc năm 2006, tỷ lệ vốn đầu tư của Nhật Bản đã giảm từ 10,82% năm 2005 xuống 7,3%. Năm 2005 viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam lên tới 90,8 tỷ yên, viện trợ có hoàn lại 4,5 tỷ yên và hỗ trợ kỹ thuật 5,7 tỷ yên. Kim ngạch đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng lên tới 6,22 tỷ USD với 591 dự án đầu tư và xu thế này sẽ còn tiếp tục tăng trong năm nay.
2. Xu thế Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Kể từ sau khủng khoảng tài chính khu vực năm 1997, xu hướng dòng vốn FDI vào Việt nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Các vùng trọng điểm kinh tế vẫn là đầu tàu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm động lực phát triển kinh tế của nước ta, tạo sức lan tỏa của đầu tư nước ngoài sang những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Chỉ tính riêng trong năm 2005 (tính đến ngày 20/12/2005), trong tổng số 798 dự án được cấp phép, ngoại trừ có 1 dự án dầu khí ngoài khơi thì 797 dự án còn lại được thực hiện trên 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh với 243 dự án được cấp phép, tỉnh Bình Dương với 140 dự án, tỉnh Đồng Nai với 87 dự án và tỉnh Tây Ninh với 26 dự án. Tại khu vực phía Bắc, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hưng Yên là các địa phương dẫn đầu về số lượng các dự án FDI được cấp phép hoạt động, trong đó, Hà Nội có 103 dự án, Vĩnh Phúc có 24 dự án và Hải Phòng có 21 dự án. Các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cũng thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài như Lào Cai (5 dự án), Cao Bằng (3 dự án), Đắc Nông (2 dự án), Yên Bái (2 dự án),.
Với môi trường đầu tư kinh doanh từng bước được cải thiện, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, thể hiển ở các chỉ tiêu vốn thực hiện, doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng.
Chất lượng các dự án mới và các dự án tăng vốn trong năm 2005 có chuyển biến tích cực ; đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự án xây dựng hệ thống điện thoại di động CDMA, dự án đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất mô tơ chính xác cao của tập NIDEC, dự án nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị âm thanh siêu nhỏ của tập đoàn SONION, các dự án mở rộng sản xuất của Canon. Ngày càng nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia quay trở lại đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Đến nay, đã có 95 công ty đa quốc gia đầu tư vào trên 230 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký (kể cả tăng vốn) là 10,6 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đăng ký. Hầu hết các công ty nói trên đầu tư vào các dự án có quy mô lớn (bq trên 45 triệu USD/dự án).
Bảng 2: Thu hút FDI,2005 theo cơ cấu ngành
Dự án
Vốn
Công nghiệp và xây dựng
66.20%
58.70%
Dịch vụ
24.20%
37.10%
Nông nghiệp
9.60%
4.20%
Cơ cấu đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ, chỉ tính riêng năm 2005 (tính đến ngày 20/12/2005), số dự án ĐTNN đầu tư vào ngành dịch vụ cấp mới là 193 dự án chiếm 24,19% với tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD và 50 dự án tăng vốn chiếm 9,77% với tổng vốn tăng thêm gần 228 triệu USD.
.3 Triển vọng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Triển vọng đầu tư tại Việt Nam : Theo báo Kinh tế của Nhật Bản, công ty bảo hiểm lớn nhất Nhật Bản The Dai-Ishi Mutual Life Insurance Company mới đây tuyên bố mua lại công ty bảo hiểm CMG của Việt Nam. Đây là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế dự báo, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh và viễn cảnh là sáng sủa, vì vậy, đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm cũng sẽ gia tăng. Giới doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam cho rằng làn sóng mới trong đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang đến gần. Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kỹ thuật thông tin, năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời chuẩn bị thành lập một Trung tâm giáo dục tại Tp.HCM, hỗ trợ các dự án xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.
Mới đây, công ty cơ cấu tư vấn và nghiên cứu kinh tế lớn nhất của Mỹ - Stratfor đã công bố báo cáo cho hay, Việt Nam đã trở thành một trong những khu vực điểm nóng đầu tư trên thế giới có sức hấp dẫn nhất. Phát triển kinh tế của Việt Nam có hai ưu thế: tỷ lệ tài sản "xấu" trong lĩnh vực tài chính khá thấp. Hai là mặc dù xuất khẩu của Việt Nam chiếm tới 56% GDP, nhưng mức độ ảnh hưởng của sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới đối với Việt Nam là rất nhỏ. Việt Nam có thể duy trì sự ổn định trong thu nhập từ xuất khẩu, bởi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp nhẹ, không chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá cả quốc tế. Ba là tình hình chính trị của Việt Nam ổn định, các chính sách đầu tư không chỉ duy trì tính nhất quán mà còn không ngừng được hoàn thiện. Từ đó có thể thấy, viễn cảnh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam là rất tốt đẹp.
- Nếu môi trường đầu tư không có biến động quá lớn, dự kiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt đầu tư của Hàn quốc, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng, trong khi đầu tư từ Singdpore có thể chững lại.
- Đặc biệt đầu tư của Nhật vào các sản phẩm điện tử và phụ phẩm tại miền bắc sẽ được mở rộng hơn nữa. Ngoài ra phát huy vị thế là quốc gia cung cấp nguồn vốn viện trợ ODA lớn nhất cho phía Việt Nam , Nhật Bản cũng sẽ tăng cường tham gia vào các dự án mang tính quốc sách của Việt Nam, trong đó có dự án xây dựng đường sắt cao tốc.
- Đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực khai thác dầu khí, xây dựng khách sạn và khu nghỉ, đầu tư vào lĩnh vực tín dụng và thông tin tại khu vực Nam Bộ sẽ được tiếp tục mở rộng trong thời gian tới, ngoài ra cũng sẽ tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm cần vốn đầu tư lớn như xây dựng nhà máy phát điện.
II. Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội.
1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội phân theo giai đoạn
Căn cứ vào tiêu cchí chính sách FDI qua các thời kỳ, mức độ phát triển của dòng vốn, tính phân kỳ của hoạt động đầu tư, quá trình thu hút FDI có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:
Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội-giai đoạn 1989-2006
Đơn vị: triệu USD,%
Năm
Vốn đầu tư
Tốc độ tăng so với năm trước
Tỷ lệ VTH/VĐK
Đăng ký(VĐK)
Thực hiện(VTH)
VĐK
VTH
Tổng
11,211.30
4,309.72
38.44
1989-1990
343.258
12.582
36.65
1989
48.17
0
0
1990
295.088
12.582
512.6
4.26
1991-1995
3,332.05
1,098.14
32.96
1991
126.352
28.444
-57.18
126.07
22.51
1992
301
54.962
138.22
93.23
18.26
1993
856.912
108.933
184.69
98.2
12.71
1994
989.781
386.34
15.51
254.66
39.03
1995
1,058
519.458
6.89
34.46
49.1
1996-2000
4,672
2,104
45.03
1996
2,641
605
149.62
16.47
22.91
1997
913
712
-65.43
17.69
77.98
1998
673
525
-26.29
-26.26
78.01
1999
345
182
-48.74
-65.33
52.75
2000
100
80
-71.01
-56.04
80
2001-2005
2,864
1,095
38.23
2001
200
85
100
6.25
42.5
2002
362
175
81
105.88
48.34
2003
162
195
-55.25
11.43
120.37
2004
293
270
80.86
38.46
92.15
2005
1,847
370
30.38
37.04
20.03
2006
1120
350
-39.36
5.41
31.25
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Từ năm 1989-1996, kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội có xu hướng tăng cao
2). Từ năm 1997 đến 2003, dòng vốn FDI vào Hà Nội có xu hướng giảm dần: 913 triệu USD (1997); 673 triệu USD (1998); 345 triệu USD (1999); 100 triệu USD (2000); 200 triệu USD (2001); 362 triệu USD (2002) và 162 triệu USD năm 2003.
Trong giai đoạn 1996-2000, Hà Nội thu hút được 4672 triệu USD vốn đăng ký và 2104 vốn thực hiện .
Đỉnh cao nhất trong thu hút FDI là năm 1996 với vốn đăng ký đạt 2,641 tỷ USD và năm 1997 đạt cao nhất về vốn thực hiên với 913 USD. Năm 2000 là năm có số lượng FDI thu hút được thấp nhất trong suốt thời gian qua với mức 100 triệu USD đăng ký. Năm 2004 xuất hiện một số động thái mới với mức thu hút 293 triệu USD, tăng 80% so với năm 2003, đứng thứ 5 cả nước. Các dự án FDI chiếm 21% tổng xuất khẩu Hà Nội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 12% GDP, 17% tổng đầu tư xã hội và tạo ra khoảng 45000 việc làm. Cũng trong năm 2004, số doanh nghiệp có vốn ĐTNN có lãi là 29%, bị lỗ là 11%, còn lại hoạt động cầm chừng, hoà hoặc chưa rã kết quả.
Vốn đầu tư thực hiện cũng giảm dần từ năm 1998. Cụ thể năm 1998 vốn đầu tư thực hiện giảm 26.26% sô với năm 1997; năm 1999 vốn đầu tư thực hiện giảm mạnh nhất tới 65.33% so với năm 1998, năm 2000 vốn đầu tư thưc hiện giảm 56.04% so với năm 1999.Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của Hà Nội khá cao nhưng năm 1999 tỷ lệ này chỉ bằng một nửa của cả nước. Nguyên nhân là do các đối tác chủ yếu của Hà Nội là các nước NIC, ASEAN…lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Hơn nữa một loạt các dự án vào Hà Nội bị ngừng lại do thay đổi quy hoạch khu vực nội đô, bên cạnh đó là do các địa phương tích cực cải thiện môi trường đầu tư nên đầu tư nước ngoài vào Hà Nội tiếp tục giảm mạnh.
Trong những năm đầu kỳ kế hoạch , bối cảnh sau khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng sâu sắc , dẫn đến sự giảm sút thu hút ĐTNN. Trong các năm sau, đặc biệt năm 2004, 2005 với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính phủ và thành phố Hà Nội cùng với chuyển biến thuận lợi tình hình quốc tế, kết quả thu hút và thực hiện đầu tư nước ngoài có sự gia tăng mạnh mẽ. So với năm 2000, vốn đăng ký năm 2001 tăng 100% và tăng mạnh nhất vào năm 2005 tăng 530.38% so với năm 2004. Điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn của Hà Nội trong việc thu hút FDI.Năm 2004-2005 với các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính phủ và của thành phố Hà Nội cũng như tình hình kinh tế thế giới phục hồi, kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh mẽ. Năm 2004, Hà Nội thu được 293 triệu USD thì năm 2005 Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI, tổng số vốn FDI đăng ký là 1,847 triệu USD cao nhất trong giai đoạn 2001-2005.So với giai đoan năm năm trước , lượng vốn FDI đăng ký giảm 52.05%.
Tong giai đoạn này tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng trung bình 73% năm và đạt 2.602 triệu USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 2001-2005 đạt được 1.030 triệu USD( tương đương khoảng 16 tỷ đồng). Như vậy tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 5 năm bằng 46% so với kế hoạch( 16000 tỷ đ/34800 tỷ đ) và chiếm khoảng gần 13% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn so với chỉ tiêu 28.3% theo kế hoạch( dẫn đến tỷ trọng khiêm tốn này- 13%, ngoài nguyên nhân từ sự giảm sút vốn khu vực đầu tư nước ngoài, còn có kết quả tác động của sự gia tăng mạnh mẽ vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân trong nước sau khi luật doanh nghiệp đi vào cuộc sống). Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư xã hội thể hiện xu hướng tăng trong các năm cuối kỳ kế hoạch ( 2000: 8%, 2001:7,2%, 2002: 12,1%, 2003: 12,3% ; 2004: 14,3%; 2005: 14%).
Hà Nội Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng đầu năm 2006 có nhiều tín hiệu khả quan. Tính đến ngày 30/9/2006, Thủ đô Hà nội thu hút được 137 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 894 triệu USD. Dự kiến đây là năm thứ 2 liên tiếp Hà Nội tiếp tục giữ vị trí là một trong những địa phương đi đầu trong thu hút vốn FDI.
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng tăng 31,8% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến cả năm 2006 sẽ dẫn đầu so với các thành phần kinh tế khác, nhờ tăng mạnh xuất khẩu được sản phẩm ra thị trường nước ngoài; tiêu biểu như thiết bị văn phòng, thiết bị điện, phương tiện vận tải... Tính đến hết tháng 9, trên địa bàn Hà Nội có 700 dự án FDI có hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,9 tỷ USD; số vốn đầu tư thực hiện đạt 300 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ 2005.
Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006 tiếp tục thu được nhiều kết quả khả quan.ƯỚC tính năm 2006 Hà Nội đạt 117% về số dự án và 124% về tổng vốn đầu tư đăng ký cả năm. Còn so với kết quả năm 2005 số dự án tăng 16% , còn số vốn đầu tư bằng 71% do năm 2005 có một dự án rất lớn là dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng điện thoại di động CDMA-656 triệu USD được cấp phép tháng 2/2005.
Trong năm 2006, nguồn vốn FDI đầu tư vào Hà Nội đạt con số khả quan: 194 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 1,1 tỷ USD (cả vốn cấp mới và tăng vốn). Trong số đó, dự án cấp mới là 148 với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 609,4 triệu USD, ở vị trí thứ 6 về thu hút vốn mới; còn lại là dự án và vốn bổ sung. Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động.
Chỉ tính đến tháng 2/2007 Hà Nội thu hút được tổng cộng 33 dự án cả cấp mới và tăng vốn , với vốn đầu tư đăng ký là 145.,5 triệu USD, trong đó:
-Dự án cấp mới là 30 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 133,8 triệu USD trong đó đáng chú ý là có 4 dự án lớn công ty TNHH phát triển nhà Daewon- Hancic( vốn đàu tư 25 triệu USD, công ty TNHH Cavico-Hoa Kỳ( 18,1 triệu USD), Công ty TNHH hồ tây ( 11,6 triệu), Công ty TNHH Berjaya- Handico12 (50 triệu)
- Dự án tăng vốn là 3 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 11,7 triệu USD; trong đó đáng chú ý là có dự án công ty Denso Việt Nam tăng vốn đầu tư 11,5 triệu USD.
So với cùng kỳ năm 2006, số dự án tăng 50% (33/22), còn số vốn đầu tư bằng 31% ( 145,5/471,8) do tháng 1/2006 một dự án rất lớn là dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây- 314 triệu USD được cấp phép.
Dự kiến năm 2007 Hà Nội phấn đấu thu hút vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD trở lên với trên 200 dự án.
Kế hoạch định hướng năm 2007 đã giao theo quyết định số 233/2006/QĐ-UB ngày 12/12/2006 của UBND thành phố Hà Nội là:
Tổng vốn đầu tư đăng ký 1.300 triệu USD với 210 dự án , trong đó cấp mới là 800 triệu USD với 145 dự án, bổ sung tăng vốn là 500 triệu USD với 65 dự án.
Tổng vốn đầu tư thực hiện 400 triệu.
Tổng doanh thu 2.900 triệu USD
.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự án.
Từ năm 1989-2006 Hà Nội đã cấp phép cho 960 dự án với tổng số vốn đăng ký 12331.303 triệu USD và số vốn thực hiện là 4659.719 triệu USD.
Bảng 4: Thu hút đầu tư nước ngaofi của Hà Nội so với cả nước qua các giai đoạn
Giai đoạn
Số dự án
Tỷ trọng
Cả nước
Hà Nội
.1988-1990
214
12
5.61
1991-1995
1397
203
14.53
1996-2000
1730
227
13.12
2001-2006
3594
324
9.01
Bảng 6:Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự án ở Hà Nội(1989-2006).
Đơn vị: Dự án, triệu USD.
Năm
Số dự án
VĐK
VTH
Quy mô dự án theo nguồn vốn đăng ký
Quy mô dự án theo vốn thực hiện
Hà Nội
Cả nước
Hà Nội/cả nước
Hà Nội
Cả nước
Hà Nội/cả nước
1989
4
48.2
0
12.042
7.73
1.56
0
1990
8
295
12.6
36.886
6.81
5.42
1.572
1991
13
126
28.4
9.719
8.55
1.14
2.188
2.18
1
1992
26
301
55
11.576
11.21
1.03
2.113
2.92
0.72
1993
43
857
109
19.928
12.22
1.63
2.533
3.71
0.68
1994
62
990
386
15.964
12.36
1.29
6.231
5.56
1.12
1995
59
1,058
519
17.932
18.86
0.95
8.804
6.26
1.41
1996
45
2,641
605
58.68
25.16
2.33
13.444
7.01
1.92
1997
50
913
712
18.26
16.91
1.08
14.24
8.7
1.64
1998
46
673
525
14.63
17.11
0.86
11.413
8.31
1.37
1999
45
345
182
7.666
7.28
1.05
4.044
7.51
0.54
2000
41
100
80
2.439
6.93
0.35
1.951
6.2
0.31
2001
44
200
85
4.545
5.87
0.77
1.931
4.46
0.43
2002
60
362
175
6.033
3.69
1.63
2.916
3.23
0.9
2003
66
162
195
2.454
4.21
0.58
2.954
3.54
0.83
2004
74
293
270
3.959
5.84
0.68
3.648
3.95
0.92
2005
80
1,847
370
23.087
7.78
2.97
4.625
4.28
1.08
2006
194
1120
350
5.773
12.24
0.47
1.804
4.92
0.37
Tổng
960
12331.303
4659.719
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nôi.
Biểu đồ: Quy mô vốn bình quân một dự án( Vốn đăng ký) tại Hà Nội.(1989-2006).
Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư HN.
Giai đoạn 1989-1990.
Hà Nội thu được 12 dự án, chiếm 5.61% số dự án của cả nước . Năm 1989 và năm 1990 quy mô dự án của Hà Nội lớn gấp 1.56 và 5.42 lần so với cả nươc.
Giai đoạn 1991-1995.
Trong giai đoạn này quy mô bình quân dự án của Hà Nôi khá cao( vốn đăng ký) trên 9 triệu USD/1 dự án và lớn hơn so với cả nước( trừ năm 1995) . Tính theo vốn thực hiện quy mô dự án nhỏ hơn rất nhiều so với vốn đăng ký, cao nhất là 8.804 triệu USD/ dự án, thấp nhất là 2.113 triệu USD/ dự án. So với cả nước , quy mô dự án ( vốn thực hiện ) thấp hơn trong hai năm 1992,1993 và đến năm 1994, 1995 thì cao hơn.
Giai đoạn 1996-2000:
Giai đoạn này quy mô dự án của Hà Nội đạt mức cao nhất, cao nhất là năm 1996( 58.68 triệu USD) cao gấp 2.33 lần so với cả nước. Nhưng sau đo quy mô dựa án giam mạnh chỉ còn tương ứng là 4.044 triệu USD( bằng 1.54 lần so với cả nước) và 1.951 triệu USD( 0.31 lần).
Giai đoạn 2001-2005 và năm 2006.
Trong những năm này quy mô dự án đều nhỏ hơn giai đoạn trước. Riêng năm 2005 Hà Nội được một khối lượng vốn đầu tư lớn đăng ký nên quy mô dự án đạt mức cao( 23.087 triệu USD) gấp 2.97 lần so với cả nước., còn các năm 2001-2004 quy mô dự án đều nhỏ hơn cả nước. Diều này phản ánh môi trường đầu tư Hà Nội kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Quy mô dự án nhỏ sẽ hạn chế việc thực hiện các mục tiêu thu hút các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn.
Bảng 5: Quy mô dự án của Hà Nội so với các thành phố khác và so với cả nước( 19880-2005).
Đơn vị: USD
Địa phương
Số dự án
Vốn thực hiện
Quy mô dự án
TP. Hồ Chí Minh
1869
6,056,463,599
3,240,483.47
Hà Nội
766
4,309,719,000
5,626,265.01
Đồng Nai
700
3,842,121,843
5,488,745.49
Bình Dương
1083
1,862,200,644
1,719,483.51
Bà Rịa-Vũng Tàu
120
1,253,723,412
10,447,695.10
Như vậy ta thấy trong giai đoạn 1989-2005 so với các thành phố khác. Tuy Hà Nội có số dự án ít nhưng quy mô dự án khá cao.
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác.
Tính đến năm 2006 môi trường đâu tư Hà Nội đã hấp dẫn được trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số đó các nhà đầu tư chủ yếu là các nước châu á không chỉ đối với Hà Nội mà còn cả nước Việt Nam. Trong số 10 quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào Hà Nội thì có tới 6 quốc gia ở châu Á.
Bảng 6: Những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất( vốn thực hiện) vào Hà Nội giai đoạn 1988-2005.
TT
Quốc gia/vùng lãnh thổ
Số dự án
Vốn đăng ký(VĐK)
Vốn thực hiện(VTH)
Quy mô b/q dự án
%VTH/VĐK
1
Singapore
43
2690054
2286545.90
53175.49
85.00
2
Nhật Bản
115
1412894
1116186.26
9705.97
79.00
3
Luxembourg
6
792351
598225.01
99704.17
75.50
4
Hàn Quốc
65
768340
599305.20
9220.08
78.00
5
Hồng Kông
45
402658
308033.37
6845.19
76.50
6
Thái Lan
11
353862
265396.50
24126.95
75.00
7
Pháp
26
252591
197020.98
7577.73
78.00
8
Malaysia
21
221716
168504.16
8024.01
76.00
9
Mỹ
24
184983
142436.91
5934.87
77.00
10
ÚC
15
105720
76118.40
5074.56
72.00
Nguồn : Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Một trong những lý do các nước châu Á đầu tư vào Hà Nội nhiều nhất là do họ ở cùng khu vực với nước ta nên thuận lợi trong việc giao dịch qua lại, một mặt là do co nhứng nét văn hòa tương đồng , tâm lý tiêu dùng tạo thuận lợi trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp cũng như thâm nhập thị trường.
Mấy năm gần đây xuất hiện nhiều tập đoàn lớn từ các quốc gia khác nhau trên thế giới tạo ra hoạt động đầu tư ở Hà Nội thêm phần sôi động và phong phú.
Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ trên địa bàn HN năm 2006( Những quốc gia lớn nhất).
Đợn vị: USD
TT
Quốc gia
VĐK(2006)
VTH(2006)
Tông doanh thu(2006)
VTH(2005)
1
Đài Loan
126,370,000
10,428,886
12,303,668
2,503,525
2
Hàn Quốc
838,135,252
14,866,609
329,550,667
244,110,581
3
Hồng Kông
382,904,668
15,713,799
62,297,877
1,618,667
4
Luxembourg
792,351,016
29,559,892
2,611,912
1,933,980
5
Malaysia
229,022,000
300,000
30,715,828
-
6
Mỹ
176,530,804
1,320,000
26,540,435
100,000
7
Nhật
1,768,305,141
88,266,848
1,591,624,591
71,465,200
8
ÚC
109,569,900
5,566,609
15,700,084
8,829,929
9
Pháp
247,359,262
1,418,030
84,734,858
960,855
10
Singapore
2,815,156,280
93,875,871
99,097,998
104,286,427
11
Thái Lan
352,397,520
9,700,000
29,101,877
5,000,000
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài.
Các đối tác Đông á gồm Nhật Bản và Hàn Quốc là các nhà đầu tư lớn nhất (chỉ đứng sau Singapore) vào Hà Nội. Singapore là quốc gia dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện.Chỉ tính riêng 3 nước Singapore , Nhật Bản, Hàn Quốc đã chiếm tới 61,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Hà Nội. Vị trí thứ ba là Luxembourg sau Singapore và Nhật do có 2 dự án mới được cấp phép đầu năm 2005. Đây cũng là quốc gia có quy mô bình quân lớn nhất (99704,17 nghìn USD)
Nhật Bản là nước đầu tư vào Việt Nam có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cao (86% so với vốn đăng ký) so với các nước. Dự án đầu tư của Nhật Bản vào Hà Nội nhìn chung hoạt động tốt, quy mô bình quân vốn lớn (10,8 triệu USD/dự án)-cao hơn mức bình quân chung và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất vật chất. Các dự án Nhật Bản tập trung vào những địa bàn có cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Tỷ lệ các dự án bị giải thể của Nhật Bản thấp (9%), nguyên nhân là các nhà đầu tư Nhật Bản rất thận trọng trong việc khảo sát, nghiên cứu trước khi quyết định nên đã giảm thiểu được rủi ro khi đi vào hoạt động. Hạn chế của đầu tư của Nhật Bản là khả năng chuyển giao công nghệ còn thấp và quy mô đầu tư vào Việt Nam thấp hơn nhiều so với đầu tư vào các nước khác trong khu vực như Singapore, Malaixia, Thái Lan.
Các dự án của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam phần lớn trong ngành công nghiệp. Hình thức đầu tư đa số là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Quy mô vốn đầu tư cao hơn mức trung bình cả nước. Dự án đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào 3 tỉnh, thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai, có thể nói, cho đến nay, hầu hết các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc (Chaebol) đều đã có mặt ở Việt Nam.
Các đối tác Châu Âu tập trung vốn đầu tư vào các ngành khai thác, chế biến dầu khí, viễn thông, công nghiệp dược, cơ khí chế tạo, trong đó riêng hai lĩnh vực dầu khí và viễn thông. Các dự án của châu Âu có quy mô đầu tư lớn, vốn bình quân 1 dự án khoảng 18 triệu USD, cao hơn 50% so với các đối tác Châu á và cao hơn 20% so với các đối tác Châu Mỹ. Về mặt công nghệ, các đối tác Châu Âu thường đưa vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng cũng vì vậy mà số lượng lao động được sử dụng không nhiều.
Các nhà đầu tư Châu Mỹ chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực sản xuất vật chất (47% trong công nghiệp, 15% trong nông, lâm, nghiệp); lĩnh vực dịch vụ chiếm 38%.
Cơ cấu đầu tư phân theo đối tác sẽ có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, nhất là từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp sẽ tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Một số dự án quy mô lớn đang đàm phán sẽ được thực thi.
Tình hình thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư.
Các hình thức đầu tư ở Hà Nội là loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài , Doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo hình thức đầu tư ở HN 1989-2005( chỉ tính các dự án còn hiệu lực).
Đơn vị: 1000 USD,%
TT
Loại hình đầu tư.
Vốn đăng ký(VĐK)
Tỷ trọng
Vốn thực hiện(VTH)
Tỷ trọng
%VTH/VĐK
1
100% vốn nước ngoài
1697395
21.3
1047087
24.3
61.68
2
Doanh nghiệp liên doanh
5324426
67
2779305
64.5
52.19
3
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
926945
11.7
482608
11.2
52.06
Tổng số
7948766
100
4309000
100
54.20
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Bảng 12: Bảng tổng hợp các dự án còn hiệu lực trên Hà Nội phân theo hình thức đầu tư năm 2006.
Đơn vị: USDSố lượng dự án
Hình thức đầu tư
VĐK(2006)
VTH(2006)
Tổng doanh thu(2006)
Tổng nộp NS(2006)
VTH(2005)
490
100% vốn nước ngoài
3053662624
209337351
1300315288
38721479
318934837
257
Doanh nghiệp liên doanh
5682995414
158088299
1437081928
128969593
127712175
18
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
920805969
26383827
28519392
2448674
835459
765
Tổng cộng
9657464007
393809477
2765916608
170139746
447482471
Bảng 9: Tỷ lệ % các dự án còn hiệu lực trên địa bàn HN phân theo hình thức đầu tư.2006
Đơn vị: USD
Số lượng dự án
Hình thức đầu tư
VĐK(2006)
VTH(2006)
Tổng doanh thu(2006)
Tổng nộp NS(2006)
VTH(2005)
64.1%
100% vốn nước ngoài
31.6%
53.2%
47.0%
22.8%
71.3%
33.6%
Doanh nghiệp liên doanh
58.8%
40.1%
52.0%
75.8%
28.5%
2.4%
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
9.5%
6.7%
1.0%
1.4%
0.2%
100%
Tổng cộng
100%
100%
100%
100%
100%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài.
Qua các bảng trên ta thấy hình thức doanh nghiệp liên doanh chiếm tỷ trọng cao nhất cả về vốn đăng ký lẫn vốn thực hiện chỉ riêng năm 2005- 2006 thì doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiểm tỷ trọng cao nhất( 53.2%) vốn thực hiện với 490 dự án tương ứng với 64,1% số lượng dự án. Năm 2006 hình thức doanh nghiệp liên doanh chiếm 52% tổng doanh thu và và nộp 128969593 USD tương ứng 75.8% vào ngân sách nhà nước. Đứng thứ hai là hình thức 100% vốn nước ngoài với 47% doanh thu và đóng góp 22,8% tổng ngân sách nhà nước. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 1% tổng doanh thu và đóng góp 1,4% tổng nộp ngân sách nhà nước. Việt Nam tham gia WTO thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Đây cũng là xu hướng của cả nước.Một số lý giải về xu hướng này là:
- Sau khoảng thời gian đầu tư vào Việt Nam , các nhà đầutư nước ngoài đã có những hiểu biết rõ ràng hơn về các điều kiện kinh tế xã hội , con người cũng như hệ thống pháp luật . Họ có thể thuê các công ty luật nước ngoài tư vấn hoặc trực tiếp làm các thủ tục liên quan tới dự án
- Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng hoàn thiện , các thủ tục cấp phép và thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn.
- Sự ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài với loại hình này do tính tự chủ về quyền quản lý , không phải chia xẻ lợi ích do đó nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn thôn tính các doanh nghiệp liên doanh.
5. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài phân theo ngành.
Mấy năm gần đây đầu tư trực tiếp nước ngoài hàu như đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề Hà Nội góp phần tạo ra ngành nghề mới, năng lực mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới. FDI như thổi một làn gió vào làm cho nền kinh tế thêm năng động và chuyển dịch theo hướng phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành oqr HN 1988-2005.
Đơn vị: triệu USD, %
TT
Ngành
VĐK
Tỷ trọng
VTH
Tỷ trọng
%VTH/VĐK
1
Công nghiệp
4317.5
39.2
1874.72
43.5
43.42
2
Dịch vụ
6363.5
57.8
2327.24
54
36.57
3
Nông lâm nghiệp
319
2.9
107.74
2.5
33.77
Tổng
11000
100
4309.7
100
39.17
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Qua số liệu trên thì lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 6363.5 triệu USD chiếm tỷ trọng 57.8% vốn đăng ký và 54% tỷ trọng vốn thực hiện . Tiếp đó là lĩnh vực công nghiệp với vốn đang ký là 4317.5 triệu USD tương ứng với 39.2% tỷ trọng. Thấp nhất là nông lâm nghiệp chiếm 2.9% vốn đăng ký.Đây là điều khác so với tình hình chung của cả nước. Tỷ trọng của ngành công nghiệp là cao nhất chiếm 61% gần gấp đôi ngành dịch vụ ( 32%), nông lâm nghiệp chiếm 7%. Sở dĩ như vậy là do Hà Nội có diện tích nhỏ, mật độ dân cư đông, quỹ đất đêt kêu gọi đầu tư có hạn , nếu tập trung vào ngành công nghiệp thì sẽ thiếu đất để xây dựng nhà máy, ngoài ra còn là ô nhiễm môi trường
Trong giai đoạn đầu các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khách sạn , văn phòng, căn hộ, giao thông, bưu điện bởi các lĩnh vực này thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ cao nhất( khoảng >50%) trong khi cả nước lĩnh vực dầu khí chiếm tỷ lệ cao nhất(>25%).Sau một thời gian gần như đóng băng thị trường bất động sản đang sôi động trở lại.Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án bất động sản và vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán đang dần biến bức tranh ảm đạm của thị trường bất động sản Thủ đô thời gian qua thành một bức vẽ giàu sức sống hơn trong năm 2007. Ngày nay do gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước và sự điều tiết của thị trường nội địa nên các nhà đầu tư nước ngoài cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuậ cao nhất. Và xu hướng là chuyên sang lĩnh vực công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác.
Một số lĩnh vực được Hà Nội ưu tiên thu hút FDI là công nghiệp điện tử-tin học-thiết bị điện, cơ kim khí, vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang, thể thao, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thịt gia súc-gia cầm. Thành phố cũng muốn thúc đẩy nguồn vốn FDI vào việc phát triển trung tâm tài chính ngân hàng; các khu đô thị mới ở phía Bắc sông Hồng; trung tâm văn phòng-thương mại-triển lãm, trung tâm đào tạo-nghiên cứu-phát triển tại Bắc sông Hồng; khu công nghệ cao tại Hà Nội…
Mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp lên 14% cơ cấu. Phương hướng chung của Thành phố là chuyển từ mô hình Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp sang Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, lại đặt vấn đề đưa Công nghiệp phát triển nhanh hơn. Có mục tiêu như trên bởi vì từ thực tế so sánh giữa năm 2005 và năm 2004, Công nghiệp tăng l l ,29%, trong khi Dịch vụ chỉ tăng được 10,43%. Tương tự, năm 2006 so với 2005, Công nghiệp đã tăng l1,29%, trong khi Dịch vụ chỉ tăng được l l%. Chính vì vậy, Hà Nội xác định Công nghiệp phải đi trước để tạo nền, đến một mức độ nhất định thì sẽ đẩy Dịch vụ tăng nhanh hơn, chuyển dần từ cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ sang Dịch vụ - Công nghiệp. Thêm nữa, lưu ý công nghiệp nói ở đây theo khái niệm mở rộng, bao gồm cả Xây dựng. Và hiện Xây dựng thường chiếm 1/3 tổng giá trị GDP của Công nghiệp mở rộng. Cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đang trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng, không thể không tăng phần đóng góp của Xây dựng. Công nghiệp chế biến cũng đang chuyển dần từ thô sang tinh, từ kỹ thuật thấp sang kỹ thuật, cao. Chính phải trên nền công nghiệp tinh, kỹ thuật cao, mới có điều kiện phát triển ngành Dịch vụ trở thành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành quả mà ngành nông nghiệp đạt được đã góp phần quan trọng vào sự phát triển tương đối toàn diện của đất nước trong năm 2006. Thủ tướng nhấn mạnh: "Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với cải thiện đời sống của người nông dân luôn là vấn đề trọng tâm, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước sẽ không thành công nếu chúng ta không chú trọng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn". Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới cần nhanh chóng đề xuất các chính sách để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn; tập trung sản xuất lương thực, cây công nghiệp; đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất...
Trong lĩnh vực ngành ngân hàng phát triển thị trường vốn, thành lập các ngân hàng mới..., đã đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cũng trong năm, các ngân hàng thương mại đã phát huy hiệu quả kinh doanh, hoàn thiện hơn về năng lực trình độ quản lý, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Năm 2006 là năm đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của ngành ngân hàng trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng nhanh dự trữ ngoại tệ (thêm 2,5 tỷ USD), tích cực cải cách thể chế và hiện đại hoá công nghệ phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, hệ thống các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần đã có những bước tiến lớn về quy mô hoạt động, mạng lưới và năng lực cạnh tranh....
III. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.
Kể từ khi ban hành Luật ĐTNN đến nay. Số thời gian chưa đủ dài để đánh giá hết những gì là thành công và chưa thành công trong lĩnh vực mới mẻ này ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tuy vậy, việc thu hút và sử dụng FDI đã có những tác động khá sâu sắc tới sự phát triển kinh tế thủ đô.
1. Thành công trong thu hút FDI
Trong thời gian qua Hà Nội đã thu hút được một lượng đáng kể vốn FDI. Lượng vốn đó đã đóng góp tích cực vào thành công sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội thủ đô và giúp Hà nội nâng cao vị trí thứ hai của cả nước chỉ sau thành phố Hà Chí Minh, xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước.Đầu tư nước ngoài vào Hà Nội đóng góp một tỷ lệ khá cao vào các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Hà Nội.Các dự án FDI đã có đóng góp tích cực trong việc tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội thủ đô, tăng vốn đầu tư xã hội, tăng thu ngân sách, mở rộng xuất khẩu, tạo việc làm, cải thiện cơ cấu kinh tế và góp phần vào chuyển giao thiết bị công nghệ tiên tiến.
Bảng 11: Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội qua các giai đoạn.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Giai đoạn 1990-1995
Giai đoạn 1996-2000
Giai đoạn 2001-2005
Đầu tư xã hội
45
26
15
Giải quyết việc làm
23
15
10
Kim ngạch xuất khẩu
28
46
21
Nộp ngân sách
12
15
10
Gía trị SXCN
30
41
34
Đóng góp GDP
17
23
15
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Có thể khẳng định đây thực sự là khu vực kinh tế không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Tầm quan trọng của nó có xu hướng ngày càng tăng.
1.1.FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển mà còn góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực Hà Nội, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Có thể nói, nếu không có FDI thì kinh tế Việt Nam khó có thể có được sự khởi sắc trong những năm qua và nền kinh tế Hà Nội cũng không thể phát triển như đến ngày hôm nay.
Bảng 12: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội vào Hà Nội qua các giai đoạn 2000-2004.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Vốn trong nước.
1.Vốn đầu tư của nhà nước.
1.1 Vốn ngân sách
1.2 Vốn tín dụng
2. Phần vốn các doanh nghiệp nhà nước
3. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
3.1 Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
3.2 Dân tư đầu tư.
88.3
19.6
16.7
2.9
46.3
22.4
15.1
7.3
87.6
18.0
15.6
2.5
45.1
24.4
17.2
7.2
85.7
21.0
18.9
2.1
38.2
26.5
20.1
6.4
86
21.5
18.7
2.8
35.2
29.2
23.0
6.2
86.9
20.7
17.8
2.9
33.2
33.0
26.9
6.1
Vốn nước ngoài
Vốn FDI
Vốn ODA
11.7
10.3
1.4
12.4
10.6
1.8
14.3
11.5
2.8
14.0
11.2
2.8
13.0
11.3
1.8
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2004.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng. Năm 2000 vốn FDI chiếm 10.3%, năm 2001 chiếm 10.6% và đến năm 1004 lên tới 11.3% trong tổng vốn đầu tư xã hội
Vốn đầu tư xã hội tăng mạnh trong các thành phần kinh tế: Tổng vốn đầu tư XH năm 2003 là 24900 tỷ đ tăng 22% so với năm 2002, năm 2004 ước tính tổng vốn đầu tư xó hội đạt 28.000 tỷ đồng, tăng 12,2% so năm 2003. Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 11,1% năm1996 tăng lên 21,5% năm 2000, vốn tín dụng nhà nước từ 1,8% tăng lên 3,2%, vốn doanh nghiệp tự đầu tư tăng 17,8% lên 20,3%, Là một trong những khu vực thu hút mạnh về đầu tư nước ngoài,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh từ 0% lên 12,65% năm 2000, năm 2003 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11830tỷđ tăng 38%,năm 2004 vốn nước ngoài chiếm 13%, tăng 4,3% so với năm 2003.Năm 2005 14%. Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động. Tuy nguồn vốn nước ngoài là quan trọng nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là quyết định
1.2. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và cải thiện cơ cấu kinh tế.
FDI là một trong số các động lực hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của thủ đô Hà Nội trong thời gian vừa qua.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
I.Khu vực kinh tế trong nước
- Kinh tế nhà nước trung ương
- Kinh tế nhà nước địa phương
- Kinh tế ngoài nhà nước.
100
79.1
50.8
7.9
20.4
100
81.5
53.4
7.8
20.3
100
81.9
53.8
6.8
21.3
100
81.7
52.8
7.2
21.7
100
81.4
52.6
7.1
21.7
100
100
II.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
16.9
15.3
14.4
15.3
15.4
15.5
16
III. Thuế nhập khẩu.
4.0
3.2
3.7
3.3
3.2
Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong GDP trên địa bàn thành phố đã tăng từ 6,5%( năm 1995) lên 16,9% (năm 2000), 15,3 năm 2001, 14,4% năm 2002 và đạt 15,3% (năm 2003), 15.4% năm 2004. Năm 2006 kinh tế trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11,5% (đạt kế hoạch của HĐND Thành phố).Chỉ tính riêng giai đoạn 3 năm 1993-1995 và giai đoạn 5 năm 1996-2000. nguồn vốn FDI đã có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng GDP, cụ thể:
ĐV: Triệu đồng VN
1993-1995
1996-2000
2001-2005
GDP
32.972.469
118.517.328
175.000.000
FDI
1.770.718
14.502.886
18.500.000
Tỷ lệ %
5,4
12,2
10,5
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động.Năm 2006 tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11,5% (đạt kế hoạch của HĐND Thành phố), trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp và xây dựng tăng 13%, dịch vụ tăng 11%, nông lâm thuỷ sản tăng 1,1%.Dự kiến năm 2007 cơ cấu ngành: công nghiệp - xây dựng khoảng 60%, nông - lâm -ngư nghiệp 6% và dịch vụ 34%.Năm 2006 Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 16,5% (kế hoạch giao đầu năm là 16%); một số ngành sản xuất chủ yếu có mức tăng trưởng cao:sản xuất thiết bị văn phòng tăng 77,2%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 21%… Bước đầu triển khai tích cực chương trình hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực thuộc các ngành thiết bị điện - điện tử - công nghệ thông tin liên lạc, cơ khí, chế biến thực phẩm đồ uống, dệt may cao cấp, hoá dược… Các doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng sản xuất.
Cùng với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 11-12%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, yêu cầu hàng đầu trong phát triển kinh tế thủ đô trong những năm tới là nâng cao chất lượng phát triển, chủ động chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ và hàm lượng chế biến cao, có triển vọng thị trường trong nước, quốc tế và phù hợp lợi thế so sánh của Thủ đô. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch qua từng giai đoạn phát triển của thủ đô Hà Nội.
Ngành du lịch chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội cùng với việc tích cực chuẩn bị phục vụ các hoạt động của Hội nghị APEC. Các dịch vụ du lịch lữ hành tăng trưởng tốt; công suất sử dụng buồng phòng khách sạn khá cao, khoảng 75-80%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 18,2%.
Các hoạt động tín dụng, ngân hàng tăng trưởng khá, trong đó tốc độ tăng vốn huy động và cho vay cao. Đến cuối năm 2006 tổng số vốn huy động là 231.780 tỷ đồng, tăng 32,27%; tổng dư nợ cho vay bằng 116.240 tỷ đồng, tăng 26,38% so với tháng 12/2005. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội phát huy vai trò là kênh thu hút vốn đầu tư của Thành phố
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, thời tiết không thuận lợi, nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc luôn ở mức cao. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản ước tăng 1,5% so với cùng kì năm trước, trong đó trồng trọt tăng 0,2%, chăn nuôi tăng 2,8%, thuỷ sản tăng 4,9%.
1.3. FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng lao động.
Một điều kiện quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân là phải tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế thành phố. Khu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Bảng 14 : Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong giải quyết việc làm ở Hà Nội 2001-2005.
Đơn vị : Người,%
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Số lao động của khu vực FDI
28310
28050
35971
39663
44000
Tổng số lao động
283100
280500
342580
360572
338461
Tỷ trọng
10
10
10.5
11
13
Nguồn : Niên giám thống kê Hà Nội.
Qua bảng số liệu ta thấy đóng góp của khu vực FDI vào giải quyết việc làm , tăng thu nhập cho người lao động không ngừng tăng lên. Trong khu vực kinh tế nước ngoài, phần lớn số lao độnglàm việc trong các doanh nghiệp liên doanh( chiếm tỷ trọng trên 64%).
1.4.Tạo và tăng thu ngân sách cho thành phố
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp vào việc gia tăng nguồn thu Ngân sách, tạo khả năng chủ động hơn trong việc cân đối Ngân sách của thành phố.Đặc biệt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Hà Nội chiếm vị thế rất quan trọng trong khu vực các doanh nghiệp FDI, cụ thể, mặc dầu chúng chỉ chiếm 16% tổng số dự án, 18% tổng vốn đăng ký, song đó chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% tổng kim ngạch xuất khẩu, 18% tổng nộp ngân sách nhà nước và 35% số việc làm mà các dự án FDI tạo ra tính đến 10/03/2005.Năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 35.117 tỷ đồng, băng 101% dự đoán và tăng 14% so thực hiện năm 2005.
Bảng 15: Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn thành phố. 2001-2005
Đơn vị: %
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng thu NS nhà nước
100
100
100
100
100
100
Khu vực kinh tế trong nước
94.2
93.4
93.0
89.5
89
90
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
5.8
6.6
7.0
10.5
11
10
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội
Mức đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách ngày càng tăng tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách và giảm bội chi ngân sách.
1.5.FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới của nền kinh tế, góp phần tăng nhanh năng suất lao động .
FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua FDI, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được du nhập vào như thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp, hàng điện tử, công nghệ thông tin..., đặc biệt trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử và phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt, may, sản xuất giầy dép cũng thu hút được công nghệ thuộc loại trung bình và tiên tiến ở khu vực. ĐTNN đã đem lại những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiều ngành kinh tế; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao hơn chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Trình độ công nghệ, thiết bịcủa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà Nội
(Tính theo giá trị)
STT
Chỉ tiêu
%
A
Chia theo trình độ công nghệ
100
1
Công nghệ tiên tiến
85
2
Công nghệ trung bình
15
3
Công nghệ lạc hậu
-
B
Chia theo trình độ thiết bị
100
1
Thiết bị mới
78
2
Thiết bị đã qua sử dụng (giá trị còn lại trên 70%)
17
3
Thiết bị cũ
5
4
Thiết bị lạc hậu
-
Đánh giá một cách tổng thể, các doanh nghiệp có vốn FDI nhìn chung đều có trình độ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn doanh nghiệp trong nước và đạt trình độ phổ cập ở các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.FDI đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến, phương thực kinh doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
1.6. FDI làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng về xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận và mở rộng quy mô thị trường
Bảng 16: Đóng góp của các thành phần kinh tế vào kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội( 2000-2004)
Đơn vị: 1000USD,%
Chỉ tiêu/năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
140200
1502275
1640709
1819380
2164155
-Kinh tế nhà nước.
-Tỷ trọng
1118158
79.77
1204621
80.2
1256713
76.61
1304839
71.72
1496264
30.85
-Kinh tế ngoài nhà nước
-Tỷ trọng.
101443
7.23
112325
7.47
169572
10.33
174860
9.61
202552
9.35
-Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- tỷ trọng
182339
13
185329
12.33
214424
13.06
339681
18.67
465339
21.5
669900.032
1190802.090
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2004.
Bảng 18: Đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu của đầu tư nước ngoài theo hinh thức đầu tư năm 2005-2006.
Đơn vị: %
Hình thức đầu tư
Tổng DT
Gía trị SXCN
Kim ngạch XK
Kim ngạch NK
Tổng nộp NS
2005
2006
2005
2006
2005
2006
2005
2006
2005
2006
100% vốn nước ngoài
37.4
53.2
33.1
50.1
71.8
79.9
25.1
64.1
15.1
22.8
Liên doanh
61.8
40.1
66.9
49.9
27.9
19.9
71.7
33.2
84.3
75.8
Hợp đồng HTKD
0.8
6.7
0
0
0.3
0.2
3.3
2.4
0.6
1.4
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài.
Tỷ trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Năm 2000 khu vực này chiếm 13% tỷ trọng nhưng đến năm 2004 đã lên tới 21.5% tương ứng với 465339 nghìn USD. Tính từ năm 1989-2005 kim ngạch xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.5 tỷ USD. Tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu đạt bình quân 29%/năm , cao hơn so với bình quân chung của thành phố là 12.4%,. Doanh nghiệp có vốn 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Năm 2005 chiêm71.8% tổng kim ngạch xuất khẩu,năm 2006 lên 79.9% còn doanh nghiệp liên doanh chiếm 27.9%,năm 2006 là 19.9%, hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể 0.3% và giảm xuống 0.2% năm 2006. Khu vực có vốn đâu tư nước ngoài năm 2004 đóng góp 465339 nghìn USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu thi đến năm 2005 lên tới 669900.032nghìn USD, năm 2006: 1190802.090 nghìn USD. Có thể nói sự đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu tăng lên một cách nhanh chóng.
* Để đạt được các kết quả nêu trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng nổi bật là một số nguyên nhân sau.
Thứ nhất, cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng, minh bạch. Thành phố đã ban hành các quyết định về chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố trong từng thời kỳ, trong đó đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài, tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp
Thứ hai, kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế. Căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2010, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001- 2010, đồng thời lựa chọn một số dự án trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu tư tại thủ đô. Phát hành một số lượng lớn tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Hà Nội như sách giới thiệu kèm đĩa CD Rom (phiên bản tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Nhật), lập thông tin cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, danh mục chi tiết các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài để giới thiệu với các nhà đầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, triển lãm. Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của cả nước, văn bản pháp luật mới, cơ hội đầu tư tại thành phố cho các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế như JETRO (Nhật Bản), KOTRA (Hàn Quốc), đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước và trên các trang web của thành phố.
Thứ tư, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến, vận động đầu tư. Tổ chức một số hội thảo vận động đầu tư ở trong và ngoài nước như hội thảo xúc tiến đầu tư tại Đài Loan, Hồng Kông; các hội thảo xúc tiến đầu tư hằng năm tại Nhật; tổ chức các tọa đàm về đầu tư giữa các doanh nghiệp và các doanh nghiệp nước ngoài; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức quốc tế (UN-ESCAP, GTZ, JICA) ,tham gia triển lãm tại Diễn đàn Đầu tư trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao APEC Việt Nam 2006 tại Hà Nội
Thứ năm, tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Phối hợp với cơ quan GTZ (Đức) tổ chức khóa tiếng Anh chuyên ngành trong thời gian hai tháng cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của thành phố.
Thực tế thu hút FDI ở Hà Nội cho thấy cái được và cái chưa được luôn đan xen và chế định lẫn nhau. Cái chưa được trong lĩnh vực thu hút FDI trong thời gian qua chính là vấn đề HN cần phải xem xét, đi tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nhằm đạt mục tiêu thu hút về FDI đã định.
2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1. Những hạn chế.
Thứ nhất, Công tác quy hoạch chưa “đi trước một bước” , thiếu địa điểm hoặc địa điểm chưa được chuẩn bị , chưa đủ điều kiện hoặc nếu có địa điểm thì không đủ các thông tin cần thiết, liên quan đến địa điểm( Hiện trạng: ranh giới, diện tích, hạ tầng, đơn vị quản lý, kha năng GPMP, tái định cư…; Quy hoạch: Mục tiêu sử dụng đất , mật độ, tầng cao trung bình, chỉ giới đường đỏ, kết nối hạ tầng…) để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu lập dự án, nhất là cho các dự án lớn, quan trọng đang có nhiều nhà ĐTNN quan tâm như:
Xây dựng hạ tầng KCN, khu công nghệ cao.
Trung tâm tài chính ngân hang.
Phát triển khu đô thị mới.
Xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ.
Trung tâm thương mại, nhà hàng, siêu thị.
Các đơn vị của thành phố được giao chuẩn bị dự án triển khai dự án rất chậm, không đáp ứng nhu cầu đề ra như khu công nghệ cao Nam Thăng Long, khu công nghệ cao thông tin nằm trong khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc, Trung tâm thương mại triển lãm( CBD) Bắc Sông Hồng…
Thứ hai, thiếu các thông tin kinh tế- xã hội chung , chưa nói đến thiếu các thông tin chuyên ngành về môi trương đầu tư Hà Nội; việc cung cấp thông tin do các sở ,ngành thực hiện ( trực tiếp cho nhà đầu tư hoặc qua Website) bằng bộ máy chuyên nhiệm nên không thường xuyên, thông tin cung cấp cho nhà đầu tư chất lượng thấp, không đầy đủ, không kịp thời làm mất cơ hội khi nhà đầu tư đang quan tâm- cần một bộ máy chuyên trách để đảm nhận việc này, nhất là khi “chăm sóc” cho các nhà đầu tư chiến lược.
Thứ ba, việc hỗ trợ cho các nhà ĐTNN triển khai dự án sau khi được cấp phép chưa thực hiện một cách kiên quyết, nhất quán, kịp thời điển hình nhất là công tác GPMB cho các dự án đầu tư nước ngoài thường kéo dài, chưa được giải quyết triệt để, việc phối hợp với các cơ quan cũng như với cả hệ thống chính quyển thành phố, cũng như với các bộ, ngành TW nhằm hỗ trợ cho công tác GPMB chưa chặt chẽ, chưa theo một đường hướng thống nhất. Chưa tạo được kênh thông tin và cơ chế đối thoại thường xuyên giữa các cơ quan chính quyền thành phố với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước.
Thứ tư, nhiều dự án nước ngoài trước đây do nhiều nguyên nhân đã chưa được xử lý một cách triệt để dẫn đến trong bối cảnh sau khi gia nhập WTO và hội nhập quốc tế hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết tiếp để vừa bảo vệ được lợi ích của nhà nước, đối tác Việt Nam, vừa bảo đảm đúng pháp luật, thông lệ quốc tế, không ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chung. Một số dự án phải đối mặt với tranh chấp, khiếu kiện pháp lý trong nước và quốc tế.
Thứ năm, chất lượng đội ngũ cán bộ được cử tham gia liên doanh và lực lượng lao động làm việc ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội cũng như tình hình chung của cả nước chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư
Các cán bộ Việt Nam được cử đi tham gia vào hội đồng quản trị và ban giám đốc liên doanh có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nhưng ít thông thạo ngoại ngữ. Vì vậy, khi hợp tác với các đối tác nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong công tác điều hành các công việc hàng ngày cũng như nắm bắt nhanh chóng, rõ rang các hoạt động của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ nước ta còn yếu về ngoại ngữ. Chất lượng đào tạo trong các trường đại học còn nặng về lý thuyết, ít chú trọng tới kỹ năng thực hành.Vì vậy,khi tuyển người vào hầu hết các công ty liên doanh này đều phải đào tạo lại. Đây không phải là hạn chế của riêng Hà Nội mà là hạn chề của nguồn lao động nứơc ta.
Thứ sáu, công tác triển khai thực hiện dự án ở Hà Nội còn chậm.
Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Những dự án được cấp trước thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực vẫn không triển khai hoặc mới chỉ triển khai một số ít hạng mục. Nhiều dự án bất động sản vẫn dậm chân tại chỗ do vướng cơ chế chính sách. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Kết quả là chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn lớn; tốc độ tăng vốn thực hiện chưa cao.
Thứ bảy, một số thủ tục hành chính còn rườm rà.
Mặc dù dã thực hiện chế độ “một cửa”-Theo đó, cơ quan chịu trách nhiệm đầu mối của cơ chế này là là Sở KH - ĐT các địa phương. Các nhà đầu tư chỉ cần đến Sở KH - ĐT nộp hồ sơ và chờ nhận đăng ký đầu tư. Còn các vấn đề khác về quy hoạch, xây dựng, nhà đất... là câu chuyện nội bộ của các sở ngành địa phương. Các cơ quan này sẽ phối hợp với nhau để giải quyết, nhà đầu tư không mất nhiều thời gian để chạy đi tất cả các nơi để giải quyết công việc nữa, thủ tục xin cấp giấy phép dự án đã được rút ngắn nhưng các thủ tục hành chính để triển khai dự án như xây dựng, thuê đất, hải quan... còn phức tạp,chậm được cải tiến, các cán bộ công chức nhà nước trong một số lĩnh vực còn gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Điều này ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư do đó ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của môi trương đầu tư ở Hà Nội nói riêng và cả nươc nói chung.
Thứ tám, nhìn chung chi phí đầu tư ở Hà Nội còn cao hơn các thành phố khác cũng như một số nước khác trong khu vực.
Ở Hà Nội các chi phí như chi phí vận tải, chi phí điện, cước viễn thông, chi phí thuê văn phòng và các chi phí giải phóng mặt bằng nhìn chung còn cao. Cụ thể như chi phí vận tải, đây là chi phí ít có khả năng cạnh trạnh hơn của Hà Nội. Chi phí vận tải container cụ thể như sau:
- Hà Nội – Hải Phòng (đường bộ): + Container 20 feet: 100 – 120 USD
+ Container 40 feet: 130 – 150 USD
- Hà Nội – Hồ Chí Minh (container 20- 40 feet): + Đường sắt: 800 USD
+ Đường biển: 700 USD
Về viễn thông mặc dù giá cứơc viễn thông của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã giảm đi một cách đáng kế trong thời gian gần đầy nhưng so với mặt bằng giá chung trong khu vực, giá cước gọi đi quốc tế vẫn cao và cần được cải thiện hơn nữa.Cước điện thoại quốc tế: 1,2 USD/phút.Gía thuê văn phòng ở Hà Nội đang có xu hướng tăng.Mức tiền thuê nhà xưởng khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25 USD/m2/tháng. Trong lúc đó các nước trong khu vực có xu hướng giảm hoặc giữ nguyên.
Nguyên nhân của những yếu kém trong thu hút FDI vào Hà Nội.
Nguyên nhân bên trong
Thứ nhất, hoạt động của bộ máy xúc tiến đầu tư còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp, hệ thống, thiếu mục tiêu dài hạn, còn kiêm nhiệm, dàn trải, không tập trung, chưa thực hiện được việc xã hội hóa từng bước . Việc cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư của thành phố còn hạn chế, Website chưa có bộ máy chuyên nghiệp để quản lý và thực hiện thường xuyên việc cập nhập thường xuyên; Sự phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại giữa các sở ngành , đơn vị của thành phố với nhau chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa có sự phối hợp giữa Hà Nội với các bộ ngành, cơ quan TW và các tỉnh lân cận.
Thứ hai, những hạn chế của môi trường đầu tư chung cũng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội như hệ thống văn bản pháp quy còn bất cập, chưa đầy đủ, mâu thuẫn( giữa các luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật chuyên ngành…); các bộ ngành thiếu thiếu các hướng dẫn chi tiết ( Điều kiện đầu tư, quy trình thẩm tra…) trả lời bằng nhiều văn bản còn chung chung, khó thực hiện, chuyển tiếp triển khai nhiều luật mới nên nhiều cơ quan nhà nước cũng lung túng; quy định cam kết gia nhập WTO mới được công bố chưa được nghiên cứu, hiểu để có thể thực hiện một cách nhất quán , đầy đủ, một số quy định có thể không thống nhất với pháp luật trong nước, dẫn đến thời gian xem xét, thẩm t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT55.docx