Tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Thiên Nhân thương mại dịch : PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vận tải đặc biệt là vận tải quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì nó đảm bảo sự luân chuyển hàng hóa, thông thương với các bạn bè năm châu và có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành vận tải quốc tế trong nước.Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều tiên quyết để thương mại quốc tế ra đời và phát triển.
Nhưng nhắc đến hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, với hơn 3000km bờ biển cùng với rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự bước phát triển đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phươ...
54 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Thiên Nhân thương mại dịch , để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vận tải đặc biệt là vận tải quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì nó đảm bảo sự luân chuyển hàng hóa, thông thương với các bạn bè năm châu và có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành vận tải quốc tế trong nước.Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều tiên quyết để thương mại quốc tế ra đời và phát triển.
Nhưng nhắc đến hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, với hơn 3000km bờ biển cùng với rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự bước phát triển đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế , kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng cao.
Có thể nói ngành giao nhận nói chung hay giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng đã có một bề dày lịch sử và khẳng định của mình trong sự phát triển kinh tế thế giới. Là một công ty đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu THIÊN NHÂN đã và đang từng bước khẳng định sự tồn tại của mình bằng sự tín nhiệm của khách hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt này.Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thực tế để thúc đẩy hiệu qua hoạt động hơn nữa. Đó là lý do em chọn đề tài “ Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu THIÊN NHÂN “ với mong muốn nâng cao kiến thức bản thân đồng thời đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty cũng như sự phát triển của loại hình kinh doanh dịch vụ này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam nói chung và tại công ty THHH thương mại dịch vụ XNK Thiên Nhân nói riêng để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa tại công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và thu thập thông tin số liệu, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếi thực tiễn.
4. Đóng góp của đề tài
- Cung cấp một cái nhìn tổn quát về hoạt động giao nhận hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển tại Việt Nam
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển tại công ty Thiên Nhân.
- Đưa ra một số kiến nghị cụ thể phù hợp với thực tiễn của hoạt động giao nhận và một số giải pháp phát triển dịch vụ tại công ty Thiên Nhân.
5. Kết cấu và nội dung của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển.
Chương 2: Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Thiên Nhân.
Chương 3: Các giải pháp phát triển dịch vu giao nhận vận tải biển tại công ty Thiên Nhân.
Do tính phức tạp của đề tài, những hạn chế của bản thân và thời gian có hạn, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiết sót cả về nội dung lẫn hình thức em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo-TS Trần Thị Trang, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài viết khoá luận này.
Sinh viên: Lê Minh Khánh
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.
Dịch vụ giao nhận và người giao nhận
Dịch vụ giao nhận
Khái niệm
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ. Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Giao nhận gắn liền với vận tải, nhưng nó không chỉ đơn thuần là vận tải. Giao nhận mang trong nó một ý nghĩa rộng hơn, đó là tổ chức vận tải, lo liệu cho hàng hóa được vận chuyển, rồi bốc xếp, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ...Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận.
Theo qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế ( FIATA), dịch vụ giao nhận được định nghĩa “Là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hàng hoá hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”. Còn theo luật thương mại Việt Nam thì “ Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác( gọi chung là khách hàng)
Như vậy, nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng.
Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải.
Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay dổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động.
Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các qui định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu,nước nhập khẩu, nước thứ ba).
Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận.
Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải
Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn: Nhanh gọn thể hiện ở thời gian hàng đi từ nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận. Giảm thời gian giao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào lưu thông, muốn vậy người làm giao nhận phải nắm chắc quy trình kỹ thuật, chủng loại hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển.
Giao nhận chính xác an toàn: Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển. Chính xác là yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng và mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu. Giao nhận chính xác an toàn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt, nhầm lẫn, tổn thất về hàng hóa.
Bảo đảm chi phí thấp nhất: Giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh tranh hiệu quả giữa các công ty giao nhận khác.Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sở vật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạo đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ.
Người giao nhận
Khái niệm.
Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở.Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận.Người giao nhận có thể là chủ hàng( khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ phương tiện vận tải( khi chủ phương tiện vận tải thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận), đại lý hàng hoá, công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bấy kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó.
Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận.
Trừ một số trường hợp bản thân người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn tự mình tham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận thay mặt anh ta lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua các công đoạn.Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người ký hợp đồng phụ, những đại lý mà họ thuê,người giao nhận cũng có thể sử dụng những đại lý của họ ở nước ngoài.Những dịch vụ này bao gồm:
+ Thay mặt người nhận hàng( người nhập khẩu)
+ Thay mặt người gửi hàng( người xuất khẩu)
+ Những dịch vụ khác.
Tuỳ vào từng lô hàng xuất hay nhập khẩu,người giao nhận sẽ thực hiện những công việc vận chuyển phù hợp để hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng.
Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan
Ngoài người gửi hàng và người nhận hàng,người giao nhận còn phải giao dịch với cácbên thứ ba trong quá trình phục vụ khách hàng của mình.
* Các cơ quan liên quan.
- Cơ quan hải quan để khai báo làm thủ tục hải quan.
- Cơ quan cảng để làm thủ tục thông qua cảng.
- Cơ quan kiểm định để xin giấy kiểm định chất lượng hàng hoá.
- Quan chức lãnh sự để xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
- Cơ qua kiểm soát nhập khẩu.
- Cơ quan cấp giấy phép vận tải.
* Các bên tư nhân.
- Người chuyên chở hay các đại lý như:
+Chủ phương tiện vận tải.
+Người kinh doanh vận tải.
-Người giữ kho để lưu kho hàng hoá.
-Ngưởi bảo hiểm để bảo hiểm hàng hoá.
-Tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng.
-Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ.
1.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa vận tải biển.
1.2.1. Cơ sở pháp lý
Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt động tác nghiệp liên quan đến nhiều vấn đề như vận tải,hợp đồng mua bán,thanh toán,thủ tục hải quan cho nên khi thực hiện nghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến những cơ sở pháp lý trực tiếp và gián tiếp điều tiết hoạt động đó.
Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa xuấ nhập khẩu bao gồm các quy phạm pháp luật quốc tế ( các Công ước về vận đơn vận tải. Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa); các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; các loại hợp đồng và tín dụng thư.
1.2.2. Các nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc chung trong giao nhận hàng hóa.
- Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác với cảng. Người được chủ hàng ủy thác thường là người giao nhận.
- Đốn với hàng không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì chủ hàng hoặc người được ủy thác có thể giao nhận trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm bốc dỡ, thanh toán chi phí bốc dỡ và các chi phí phát sinh khác.
- Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện.Nếu chủ hàng đưa phương tiện và nhân công vào cảng để bốc dỡ thì chủ hàng phải thỏa thuận với cảng và phải trả lệ phí liên quan nếu có.
- Khi được ủy thác nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phài giao hàng bằng phương thức ấy.
- Người giao nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận đúng khối lượng hàng hóa ghi trong chứng từ. Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi ra khỏi cảng.
- Việc giao nhận được tiến hành trên cơ sở ủy thác của chủ hàng tức là chủ hàng ủy thác việc gì thì làm việc đó.
Ngoài ra còn có những qui tắc cơ bản như việc giao nhận phải đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng, hàng thông qua cảng phải có đầy đủ ký mã hiệu.
1.2.3. Trình tự của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển.
1.2.3.1. Giao nhận hàng xuất khẩu.
* Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng
Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng là hàng xuất khẩu do chủ hàng vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể bảo quản tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng chủ hàng hoặc người được ủy thác có thể giao trực tiếp cho tàu.
Các bước giao nhận bao gồm:
Đưa hàng đến cảng: Chủ hàng ho8ạc người được ủy thác bằng phương tiện của mình vận chuyển hàng đến cảng.
Làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu:
+ Đăng ký với cảng về địa điểm, cầu tàu xếp dỡ
+ Làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu, xin giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch nếu cần.
+ Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu.
+ Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng.
+ Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tàu và ghi vào phiếu kiểm kiện (tally sheet)
+ Tàu sẽ lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hóa xếp lên tàu (là cơ sở để cấp vận đơn)
+ Cung cấp chi tiết hàng hóa để người chuyên chở cấp vận đơn và đưa vận đơn cho người chuyên chở ký, đóng dấu.
+ Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng mà hợp đồng hoặc L/C qui định.
+ Thông báo cho người nhận hàng biết việc giao hàng.
+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu trong hợp đồng qui định)
+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có).
* Đối với hàng hóa lưu kho bãi tại cảng.
Hàng hóa không được giao trực tiếp cho tàu mà phải thông qua cảng. Trình tự giao nhận bao gồm:
Giao hàng cho cảng
+ Chủ hàng hoặc người được ủy thác ký hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hóa với cảng.
+ Cung cấp cho cảng các giấy tờ như: chỉ dẫn xếp hàng ( Shipping Instruction), danh mục hàng hóa xuất khẩu ( Cargo list), thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp (Shipping Order).
+ Giao hàng vào kho, bãi của cảng.
Cảng giao cho tàu.
+ Trước khi giao hàng cho tàu,chủ hàng phải làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu như làm thủ tục hải quan, kiểm dịch, vệ sinh, báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến và giao cho cảng sơ đồ xếp hàng.
+ Xếp và giao hàng cho tàu.
Trước khi xếp, tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lịch xếp hàng, ấn định máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân, người áp tải (nếu cần).
Tiến hành bốc xếp và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào tờ báo cáo kiểm đếm (Tally Report), cuối ngày phải ghi vào báo cáo hàng ngày (Daily Report) và khi xếp xong một tàu, ghi vào báo cáo cuối cùng (Final Report). Bên phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi tình hình vào bản kiểm kê (Tally Sheet). Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty khác chuyên kiểm đếm kiện hàng hóa.
Khi giao nhận xong một lô hoặc cả tàu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn.
Lập bộ chứng từ thanh toán.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, người giao nhận phải lập các chứng từ cần thiết hợp thành bộ chứng từ , xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp với nhau và phù hợp về mặt hình thức với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C
Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần.
* Đối với hang container.
- Gửi hàng nguyên container (FCL- Full Container Load)
+ Chủ hàng hoặc người được ủy thác sẽ phải giao dịch với hãng tàu hoặc đại diện của hãng tàu để xin container và/hoặc đàm phán giá cả.
+ Sauk hi hai bên đã thỏa thuận, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container.
+ Chủ hang lấy container rỗng về địa điểm đóng hang của mình.
+ Mời đại diện hải quan, kiểm định, kiểm dịch dến kiểm tra và giám sát việc đóng hang vào container. Sauk hi đóng hang xong, cán bộ hải quan sẽ niêm phong,kẹp chì.
+ Chủ hàng sẽ giao container cho tài tại bãi container quy định trong trong thời gian quy định ( closing time) của từng chuyến tàu ( thường là 8tiếng trước khi xếp hang) và lấy biên lai nhận container để chở của tàu.
+ Sau khi container đã được xếp lên tàu thì mang biên lai này đến hang tàu để đổi lấy vận đơn.
- Gửi hàng lẻ ( LCL- Less than Container Load)
+ Chủ hang giao dịch với hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thôngtin cần thiết về hang xuất. Sauk hi được chấp nhận, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hang.
+ Chủ hàng hoặc người giao nhận hàng mang hàng đến giao cho người chuyên chở tại CFS hoặc ICD quy định.
+ Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra,kiểm hóa, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn.
+ Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chính ( Master Bill of Ladinh).
+ Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển hàng đến nơi đến.
1.2.3.2. Giao nhận hàng hóa nhập khẩu.
* Hàng không phải lưu kho bải tại cảng.
- Chủ hàng hoặc người được ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu cập cảng, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ sau:
+ Bản lược khai hàng hóa (2 bản)
+ Sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan- 2 bản)
+ Chi tiết hầm hàng ( 2 bản)
+ Chi tiết về hàng quá khổ quá tải (nếu có)
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu để lấy lệnh giao hàng (D/O).
- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thi61t trong quá trình nhận hàng như:
+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm bảo lưu trách nhiệm của tàu về những tổn thất xảy ra sau này.
+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt.
+ Thư dự kháng (LR) đối với tổn thất không rõ rệt.
+ Bản kết toán nhận hàng với tàu
+ Biên bản giám định.
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu ( do đại lý hàng hải lập)
- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng và mời hải quan xuống kiểm hóa.Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì thì phải có hải quan áp tải về kho.
- Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập.
- Vận chuyển hàng về kho hoặc phân phối ngay hàng hóa.
* Hàng phải lưu kho, lưu bãi tãi cảng.
Cũng như đối với hàng xuất khẩu, trình tự nhận hàng gồm các bước sau:
- Cảng nhận hàng từ tàu
+ Cảng dỡ hàng và nhận hàng từ tàu.
+ Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận cùng người giao nhận
+ Đưa hàng về kho bãi cảng.
- Cảng giao hàng cho các chủ hàng
+ Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản lệnh giao hàng cho người nhận hàng.
+ Chủ hàng nộp phí chứng từ, phí lưu kho, đặt cọc mượn vỏ hoặc tiền đặt cọc vệ sinh (nếu có), phí xếp dỡ và lấy biên lai.
+ Chủ hàng mang lệnh giao hàng cùng hóa đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận vào lệnh giao hàng và tìm vị trí hàng.Sau đó chủ hàng mang bộ chứng từ này đến bộ phận kho CFS để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một bản lệnh giao hàng và làm 3 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
- Làm thủ tục hải quan
+ Xuất trình và nộp các giấy tờ liên quan như :
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Giấy phép nhập khẩu
Bản kê chi tiết hàng hóa( Packing Liat)
Hợp đồng mua bán ngoại thương.
Một bản vận đơn gốc( Bill of Lading)
Giấy chứng nhận xuất sứ,giấy chứng nhận kiểm định (nếu có)
Hóa đơn thương mại ( Invoice)
+ Hải quan sẽ kiểm tra các chứng từ và hàng hóa, tính và thông báo thuế phải nộp.
+ Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể ân hạn trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan.
+ Sau khi hải quan xác nhận “ Đã làm thủ tục hải quan” thì chủ hàng có thể mang hàng ra khỏi cảng và chở về kho riêng.
* Hàng container
- Nhập nguyên container (FCL)
+ Khi nhận được thong báo hang đến do hang tàu gửi thì chủ hang mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan hoặc giấy ủy quyền (nếu có) đến hang tàu để lấy lệnh giao hàng.
+ Chủ hàng mang lệnh giao hàng đến hải quan làm thủ tục hải quan và đăng ký kiểm hóa (có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
+ Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ nhận hàng cùng lệnh giao hàng đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận lệnh giao hàng.
+ Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
- Đối với hàng lẻ (LCL): Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy lệnh giao giao hàng, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như hàng FCL.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chuơng 1 trình bày những kiến thức cơ bản giới thiệu về dịch vụ giao nhận hàng hóa nói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng. Bên cạnh đó, chương 1 cũng là cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển như các khái niệm về dịch vụ giao nhận, cơ sở pháp lý và các nguyên tắc chung trong giao nhận hàng hóa.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới ngày càng tăng cao thì vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế vô cùng quan trọng nó giúp cho hàng hóa được lưu thông nhanh chóng và chính xác.
Trên đây là cơ sở nghiên cứu để ta có một cái nhìn tổng quát chung trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá bằng đường biển. Qua chương 2 sẽ trình bày về thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Thiên Nhân.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY THIÊN NHÂN
2.1 Giới thiệu Công ty Thiên Nhân
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu THIÊN NHÂN
Tên quốc tế: ThienNhan Import Export Serviess Co.,Ltd
Trụ sở : 270 Đinh Bộ Lĩnh - P26 - Quận Bình Thạnh.
Điện thoại: 08.35115 104
Fax: 08 35115 106
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu THIÊN NHÂN được cấp phép hoạt động số 4102066132 năm 2002,do ông Đỗ Mạnh Hùng làm giám đốc.
Năm 2002 là năm mà ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa đã phát triển và có sự cạnh tranh gay gắt. Ban đầu công ty chỉ với 10 người bắt đầu xây dựng và phát triển dịch vụ giao nhận theo yêu cầu của khách hàng.
Từ 2003 đến nay,công ty luôn có tầm nhìn và bắt kịp với sự phát triển của thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận. Khi thị trường có nhiều thành phần, tổ chức kinh tế tham gia vào lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty phải bước vào cuộc canh tranh gay gắt với nhiều công ty khác có cùng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận.Để đứng vững trên thương trường và khẳng định thế mạnh của mình , công ty đã tiến hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược,phương thức hoạt động đến quy mô, hình thức và cách tổ chức hoạt động, điều hành. Công ty không chỉ chú trọng tới việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn chú ý đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của công ty.
THIÊN NHÂN là công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,trong đó có giao nhận hàng hóa bằng đường biển bao gồm các dịch vụ kho bãi,vận chuyển, làm các chứng từ hàng hóa,làm thủ tục khai báo hải quan.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
* Chức năng.
Theo điều lệ của công ty có các chức năng sau:
+ Phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, chứng từ liên quan.
+ Nhận ủy thác dịch vụ giao nhận, kho bãi, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước các phương tiện vận tải bằng các hợp đồng trọn gói “ từ cửa tới cửa” và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa như gom hàng, chia hàng lẻ, làm thủ tục xuất khẩu,nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao hàng hóa đó cho người chuyên chở để chuyển tiếp đến nơi quy định.
+ Thực hiện các dịch vụ tư vấn về giao nhận, vận tải kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng.
+ Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hóa trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Tài Chính cấp cho công ty.
+ Tiến hàng làm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiện chuyên chở của mình hoặc thông qua phương tiện của người khác.
+ Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kho bãi, thuê phương tiện. . .
* Nhiệm vụ.
Với các chức năng trên, công ty phải thực hiện nhửng nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Xây dụng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty nhằm thực hiện đúng mục đích và chức năng đã nêu của công ty.
+ Bảo đảm việc bảo toàn và bổ xung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trang trải tài chính, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
+ Mua sắm, xây dụng, bổ xung và thường xuyên cải tiến, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất của công ty.
+ Thông qua việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý, an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi giao nhận hàng hóa và đảm bảo, bảo quản hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của công ty.
+ Nghiên cứu tình hình thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận, kho bãi, kiến nghị cải tiến giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, đề ra các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền lợi của các bên khi ký hợp đồng nhằm thu hút khách hàng, củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi của người lao động, trả lương cho người lao động theo đúng người đúng việc.Chăm lo đời sống, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên của công ty nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty.
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Khối KD Dịch Vụ
P.Kinh doanh xxxcxXNK
Khối Quản Lý
P.Giao nhận vận tải
Kho hàng
P.Kế toán
P.Hành Chính
Các chi nhánh
P.Tổng hợp
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hải Phòng
Giao nhận đường biển
Giao nhận hàng không
Marketing dịch vụ
2.1.4. Tình hình kinh doanh chung của công ty trong những năm gần đây.
Bàng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây
Đơn vị : Triệu VNĐ
Năm
Doanh thu
Tỷ trọng (%)
Lợi nhuận
Tỷ suất LN (%)
2005
28403
18,5
2812
9,9
2006
29308
19,2
3157
10,77
2007
32670
21,3
4419
13,49
2008
28678
18,7
1926
6,72
2009
34252
22,3
2649
7,73
Tổng
153311
100
14963
48,61
Nguồn: Phòng kế toán-Cty Thiên Nhân
Có thể nói năm 2006 và 2008 là những mốc son trong hoạt động của Thiên Nhân,doanh thu tăng cao, thu nhập của công nhân viên được đảm bảo, đóng góp khá lớn vào ngân sách nhà nước, các quỹ đầu tư và phát triển sản xuất không những được duy trì mà còn được mở rộng, đội ngũ lao động có tinh thần làm việc hăng say, năng động.
Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan, dù doanh thu tăng đều và khá cao nhưng tỷ lệ lãi trên doanh thu (phản ánh tỷ suất lợi nhuận của công ty) lại có phần giảm sút trong hai năm 2008 và 2009.Xu hướng này thể hiện rất rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % lợi nhuận/ doanh thu của công ty
Với mức tăng khá cao vào năm 2007, lẽ ra công ty phải đạt được kết quả khả quan hơn vào năm 2008, nhưng do những biến động trên trường quốc tế có tác động bất lợi đến hoạt động của công ty cùng công tác quản lý còn chưa phải là tối ưu nhất, tỷ suất lợi nhuận đã sụt giảm.
Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho công ty càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng nhờ những cố gắng cùng những cải tổ kịp thời, đó là sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, những người tài năng và nhiệt huyết đã được đảm nhận những vị trí quan trọng cùng với những điều kiện thuận lợi trong trong chính sách Nhà nước, công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu, triển vọng phát triển ngày càng khả quan.
Công ty đã mở thêm những dịch vụ như kinh doanh kho, mở rộng hoạt động gom hàng, vận tải đa phương thức, làm đại lý cho các hãng vận tải nước ngoài, hơn thế còn gửi nhân viên đi đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Nhờ đó có thể tin tưởng rằng công ty sẽ còn phát triển mạnh trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa tại Việt Nam.
2.2. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Thiên Nhân.
2.2.1. Một số đặc thù của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty
2.2.1.1. Hoạt động mang tính thời vụ.
Đây không chỉ là đặc thù hoạt động của công ty mà của hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tính thời vụ trong hoạt động giao nhận xuất phát từ tính thời vụ của các mặt hàng xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như vào thời điểm đầu năm, hoạt động giao nhận thường giảm sút do khối lượng hàng vận chuyển giảm sút.
Trong các tháng tiếp theo, các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu lên kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhưng thời điểm này họ củng chỉ nhập khẩu một số máy móc, nguyên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Hoạt động giao nhận ở thời điểm này khá hạn chế. Chỉ đến tháng 4 khi mà các nhà máy cho ra sản phẩm, hoạt động giao nhận mới trở nên nhộn nhịp. Nhu cầu vận chuyển hàng ở thời điểm này là rất lớn cà đối với hàng xuất lẫn hàng nhập.
Chỉ đến gần cuối năm, khi mà nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng mạnh, ở Châu Âu là giáng sinh, năm mới, ở Châu Á là tất cổ truyền thì những người làm giao nhận mới thực sự bận rộn. Lương hàng giao nhận cuối năm rất phong phú cả về chủng loại và khối lượng. Nhu cầu giao nhận tăng gấp nhiều lần so với những tháng trước.
Từ đó ta thấy nắm được đặc thù hoạt động của ngành mình là rất quan trọng, nó giúp cho công ty có được kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả và tiếp kiệm nhất.
2.2.1.2. Phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải biển
Một đặc điểm bất lợi của công ty đó là công ty hoàn toàn không có đội tàu hay container của riêng mình phục vụ cho giao nhận vận tải biển. Đây là một điểm bất lợi của công ty so với các doanh nghiệp giao nhận khác vì điều này dễ khiến công ty rơi vào tình trạnh bị động, đặc biệt là vào mùa hàng hải. Chẳng hạn như công ty GEMATRANS hay VICONSHIP đồng thời là người chuyên chở và người giao nhận nên các công ty này có thể chủ động về thiết bị cho khách hàng trong mọi trường hợp, từ đó tạo được uy tín trên thị trường.
Tuy vậy, bù lại công ty có các thiết bị làm hàng như đội xe tải, xe nâng cẩu khá hiện đại, đặc biệt công ty có hệ thống kho bãi khá rộng và an toàn ở quận Thủ Đức và quận 9, rất thuận lợi cho công tác làm hàng. Trong thời gian gần đây, công ty đang tập trung đầu tư mua sắm, xây dựng thêm nhiều phương tiện, trang thiết bị. Có thể nói, khối lượng và hàng hóa giao nhận nói chung và giao nhận bằng đường biển nói riêng nhờ thế sẽ được đẩy mạnh.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty.
2.2.2.1. Bối cảnh quốc tế
Đây là hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển nên nó chịu tác động rất lớn từ tình hình quốc tế. Chỉ một sự thay đổi nhỏ nào đó trong chính sách xuất nhập khẩu của một nước mà công ty có quan hệ cũng có thể khiến lượng hàng tăng lên hay giảm đi. Trong thời gian gần đây, thế giới có nhiều biến động, tình hình lạm phát tăng cao, nạn thất nghiệp diễn ra nhiều quốc gia cũng làm ảnh hưởng rất lớn tới việc giao thương hàng hóa.
Trong hoạt động giao nhận vận tải biển quan trọng nhất phải kể đến là tình hình tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong hợp tác đa phương dịch vụ vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ nhạy cảm và được các quốc gia rất quan tâm, nhưng tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ này gặp nhiều khó khăn do một số nước luôn đưa ra ý kiến phản đối, họ muốn áp dụng luật riêng của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải biển trong nước. Trên thực tế, môi trường kinh doanh của ngành dịch vụ này vẫn tiếp tục được cải thiện và tự do hóa đáng kể. Lý do chính là những người ủng hộ tự do hóa vẫn tiếp tục kiên trì tiến hành tự do hóa đơn phương hoặc tham gia đàm phán trong khuôn khổ các diễn đàn hợp tác kinh tế như diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN). Nhờ vậy mà những người làm giao nhận mới có điều kiện tin tưởng vào sự phát triển dịch vụ trong thời gian tới.
2.2.2.2. Cơ chế quản lý của nhà nước
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động giao nhận vận tải vì Nhà nước có những chính sách thông thoáng , rộng mở sẽ thúc đẩy sự phát triển của giao nhận vận tải, ngược lại sẽ kìm hãm nó.
Khi nói đến cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước, chúng ta không thể chỉ nói đến nhữnh chính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận, cơ chế ổ đây bao gồm tất cả các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tạo ra nguồn hàng cho hoạt động giao nhận như áp mức thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu, đổi mới luật Hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu, luật thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt…tuy nhiên không phải chính sách nào nhà nước đưa ra cũng có tác dụng tích cực, nhiều quy định hay thông tư khi ban hành ra gây ra ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cũng như các doanh nghiệp giao nhận vận tải.
2.2.2.3. Tình hình xuất nhập khẩu trong nước
Như trên đã nói, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt động giao nhận hàng hóa. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có dồi dào, người giao nhận mới có hàng để giao nhận, sản lượng và giá trị giao nhận mới tăng, ngược lại hoạt động giao nhận không thể phá triển.
Ở đây giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy giá trị giao nhận không chịu ảnh hưỡng của giá trị xuất nhập khẩu nhưng nó lại chịu ảnh hưởng rất lớn ttừ sản lượng xuất nhập khẩu. Thực tế đã cho thấy rằng, năm nào khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên thì hoạt động giao nhận của công ty cũng sôi nổi lên.
Có thể nói, qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu phản ánh qui mô của hoạt động giao nhận vận tải.
2.2.2.4. Biến động thời tiết.
Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động vận chuyển và làm các dịch vụ liên quan để hàng hóa di chuyển từ người gửi đến người nhận nên nó chịu ảnh hưởng rất rõ rệt của các biến động điều kiện thời tiết. Trong quá trình hàng lênh đênh trên biển, nếu sóng yên biển lặng tức là thời tiết đệp thì hàng sẽ an toàn hơn nhiều. Ngược lại, nếu gặp bão biển, động đất, núi lửa, sóng thần, thậm chí mưa to gió lớn thôi thì nguy cơ hàng hóa hư hỏng, tổn thất đã là rất lớn. Không chỉ là thiên tai, có khi chỉ là sự thay đổi nhiệp độ giữa hai khu vực địa lý khác nhau thôi cũng ảnh hưởng, chẳng hạn như làm cho hàng hấp hơi, để bảo quản đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp như dùng loại container đặc biệt như Fully Ventilated Container. Điều đó làm tăng chi phí vận chuyển lên khá nhiều.
2.2.2.5. Các nhân tố nội tại của công ty.
Hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty còn chịu ảnh hưỡng bởi các nhân tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách của công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các bộ công nhân viên. Đây được coi là các nhân tố nội tại của công ty. Nhóm nhân tố này được coi là có ý nghĩa quyết định tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận vận tải biển nói riêng.
Chẳng hạn như nhân tố nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Nếu công ty tạo được một cơ ngơi khang trang, phương tiện làm việc hiện đại trước hết sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng, điều này rất quan trọng do đặc thù của dịch vụ giao nhận đó là có giao fịch với nhiều khách hàng nước ngoài. Hơn thế mới đáp ứng được yêu cầu giao nhận phát triển ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, một công ty có tiềm lực về vốn cũng là một lợi thế rất lớn trong kinh doanh.
Ngoài ra, các cơ chế chính sách của bản thân công ty cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động giao nhận. Trong giao nhận vận tải biển, lượng khách hàng lớn và ổn định là khá nhiều, nếu công ty có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng này thì không chỉ có được sự gắn bó của khách hàng mà còn tạo thuận lợi cho chính các nhân viên của công ty trong quá trình đàm phám, thương lượng, ký kết hợp đồng với khách.
Một nhân tố vô cùng quan trọng nữa đó là trình độ, kinh nghiệm, kiến thức của đội ngũ các bộ nhân viên của công ty. Đó là những kiến thức về luật pháp, thủ tục thương mại quốc tế, kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ. Chỉ một sự non nớt khi ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận có thể gây thiệt hại to lớn cho cà công ty, một sự bất cẩn khi kiểm nhận hàng có thể dẫn đến sự tranh chấp không đáng có. Có thể nói, nhân tố con người sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công ty.
2.2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty.
2.2.3.1. Giao nhận hàng xuất khẩu.
Đối với một lô hàng xuất khẩu, quy trình giao nhận được tiến hành theo các bước sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
Thuê người chuyên chở hàng hoá
Nhận hàng từ người gửi hàng
Tổ chức giao hàng lên tàu
Lập bộ chứng từ hàng hóa
* Nhận hàng từ người gửi hàng (người xuất khẩu)
Giữa công ty và người gửi hàng sẽ có thỏa thuận về phương thức và địa điểm nhận hàng. Về phương thức, người gửi hàng có thể trực tiếp mang hàng đến hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển nội địa của công ty. Về địa điểm, hàng hóa có thể được vận chuyển trực tiếp ra cảng hoặc mang về kho của công ty ở quận Thủ Đức hoặc quận 9 nếu chủ hàng ở TP HCM.
Việc nhân hàng từ người gửi hàng cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt vì sau khi người giao nhận nhận hàng, trách nhiệm về hàng hóa sẽ thuộc về người giao nhận. Nếu hàng là hàng nguyên container thì người giao nhận còn được giảm nhẹ trách nhiệm, còn đối với những lô hàng lẻ, những dịch vụ mà công ty thực hiện có thể là tái chế lại hàng hóa hoặc đóng gói hàng hóa cho phù hợp với thương thức vận chuyển, tuyến đường vận chuyển. Hàng hóa đòi hỏi phải phù hợp với hợp đồng mua bán ngoại thương. Sau khi đã kiễm nhận chính xác, công ty có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ giao cho người chuyên chở.
* Thuê người chuyên chở hàng hóa.
Dù hàng hóa được xuất khẩu theo điều kiện FOB hay CIF thì người giao nhận cũng thường đượcủy thác thuê tàu để chuyên chở hàng hóa. Người ủy thác tùy từng trường hợp có thể là người gửi hàng (shipper) hay người nhận hàng (consignee)
Nếu công ty được ủy thác thuê tàu, đối với từng tuyến đường cũ, thường xuyên có hàng đi, công ty phải liên hệ với hãng tàu mà công ty đã làm giá trước đó để đặt chỗ, lưu cước hoặc xin mượn container nếu là hàng đóng trong container. Còn đối với tuyến đường mới chưa có giá hoặc giá cũ đã hết hạn thì phải xin giá ở nhiều hãng tàu khác nhau, sau đó chọn một giá tốt để chào giá cho khách hàng. Người giao nhận thường được ủy thác thuê tàu vì người giao nhận có lợi thế là luôn có lượng hàng lớn và ổn định nên thường được hãng tàu cho hưởng những ưu đãi về giá cả, dịch vụ mà khách hàng nhỏ lẻ không có được.
* Tổ chức giao hàng lên tàu.
© Trước khi tàu đến cảngbốc hàng
Hành trình của một con tàu thường là chở hàng đến cảng, dỡ hàng ra, lưu lại tải từ 1-3 ngày, xếp hàng mới lên tàu rồi khởi hành. Đối với một số cảng của Việt Nam như cảng Cát Lái, thời gian một con tàu lưu lại chỉ 1 ngày. Do đó, trước khi tàu cập cảng , hãng tàu sẽ gửi thông báo thời gian dự kiến tàu vào cảng (ETA) cho người giao nhận. Thời gian này phụ thuộc vào thuyến đường, thỏa thuận giữa hãng tàu và người giao nhận. Đối với công ty, nếu tuyến đường xa, ETA được gửi trước từ 24h-48h, còn đường gần ETA phải gửi trước 48h-72h.
Khi biết được thời gian dự kiến tàu đến cảng, nhân viên giao nhận của công ty sẽ phải làm một số công việc sau:
Xin kiểm định, kiểm dịch cho hàng hóa để lấy giấy chứng nhận kiểm định, kiểm dịch.
Lập tờ khai hải quan, tiến hành thông quan hàng xuất khẩu
Nộp thuế xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có)
Cung cấp chỉ dẫn xếp hàng cho hãng tàu đồng thời nhận thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp
Lập bảng kê khai hàng hóa (Cargo List) gồm 5 bản để gửi cho cảng và gửi cho tàu. Nội dung chính của Cargo List gồm: Tên công ty xuất nhập khẩu, tên người nhập khẩu, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lương.
Nếu là hàng xuất đóng trong container thì cùng với bản danh mục hàng hóa, người giao nhận phải xin hãng tàu lệnh giao vỏ container rỗng để đưa cho khách hàng về đóng hàng, sau đó làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì container. Còn nếu là hàng lẻ thì người giao nhận sẽ cấp cho người gửi hàng vận đơn gom hàng (House Bill of Lading- HB/L), tập hợp các lô hàng lẻ và đóng vào container sau khi đã qua kiểm tra của cán bộ hải quan.
© Khi tàu vào cảng
Tàu khi vào cảng, dỡ hết hàng và sẵn sàng cho việc xếp hàng, hãng tàu sẽ gửi thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR- Notice Of Readiness). Sau khi nhận được NOR, nhân viên giao nhận của công ty sẽ kiểm tra xem thực tế tàu đã sẵn sàng xếp dỡ chưa và ký chấp nhận vào NOR.Sau đó người giao nhận phải làm các công việc sau:
Tổ chức chuyên chở hàng hóa ra cảng nếu hàng còn ở trong kho.
Căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa, tàu sẽ lên sơ đồ xếp hàng (Cargo plan), người giao nhận cùng phòng điều độ của cảng lên kế hoạch giao hàng, xếp hàng lên tàu.
Trong thời gian xếp hàng lên tàu, người giao nhận phải luôn có mặt để giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Chẳng hạn hàng xếp lên tàu phải đảm bảo kỹ thuật tránh hư hỏng tổn thất trong lúc bốc xếp. Trong trường hợp hàng bị hư hỏng tổn thất, người giao nhận phải cùng cảng và cácbên liên quan lập các biên bản cần thiết.
* Lập bộ chứng từ.
Sau khi hàng đã được xếp lên tàu, nếu được ủy thác, người giao nhận phải lấy được biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt- MR) để đổi lấy vận đơn. Để thuận tiện cho việc lấy được tiền hàng, vận đơn phải sạch, đã xếp hàng lên tàu và cướctrả trước (nếu người xuất khẩu phải trả tiền cước). Nếu là hàng lẻ, người giao nhận trên cơ sở chi tiết làm vận đơn nhận từ chủ hàng tiến hành lập vận đơn gom hàng.
Sau đó, người giao nhận tập hợp vận đơn cùng một số chứng từ khác như hóa đơn thương mại (Invoice), hợp đồng mua bán ngoại thương, phiếu đóng gói (Packing list) lập thành bộ chứng từ thanh toán gửi cho chủ hàng. Ngoài ra, người giao nhận còn phải mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần, thông báo cho người gửi hàng biết ngày tàu rời cảng để họ thông báo cho người nhận hàng, thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, bảo quản, lưu kho, tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có. Cuối cùng, người giao nhận sẽ tiến hành kết toán các chi phí giao nhận với người gửi hàng.
2.2.3.2. Giao nhận hàng nhập khẩu
Khi nhận được yêu cầu giao nhận một lô hàng nhập khẩu,người giao nhận phải tiến hành các bước sau:
Sơ đồ 2.3: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Lấy thông tin trước khi tàu cập cảng
Làm các thủ tục cần thiết khi tàu cập cảng
Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao hàng
Xin kiểm định,kiểm dịch hàng hoá(nếu cần)
Làm thủ tục khai báo Hải Quan
Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro
* Trước khi tàu cập cảng
Người giao nhận phải được người nhận hàng hoặc đại lý của mình cung cấp thông tin cần thiết về lô hàng. Cụ thể:
Thông tin về tàu: tên tàu, quốc tịch, thời gian dự kiến tàu cập cảng dỡ hàng
Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) để biết hình hình hàng hóa
Chủ hàng phải giao cho người giao nhận vận đơn gốc và các chứng từ khác của hàng hóa như: giấy phép nhận khẩu, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán ngoại thương.
Người giao nhận phải lên kế hoạch nhận hàng đồng thời nếu được ủy thác sẽ phối hợp với chủ hàng giao hàng cho các chủ hàng nội địa.
* Khi tàu cập cảng.
Khi nhận được giấy báo hàng đến do hãng tàu fax đến, người giao nhận sẽ lập giấy báo hàng đến gửi cho chủ lô hàng để chủ hàng chủ động chuẩn bị các phương tiện lấy hàng.
Đồng thời, nhân viên giao nhận phải thực hiện các công việc sau:
Xin kiểm đinh, kiểm dịch hàng hóa nếu cần.
Nếu là hàng nguy hiểm hay hàng đặc biệt, người giao nhận phải phối hợp với các bên có liên quan như cảng, hải quan, phòng cháy chữa cháy để lên kế hoạch phòng ngừa.
Khai hải quan hàng nhập khẩu
Được sự ủy thác của chủ hàng, người giao nhận sẽ mang vận đơn gốc hoặc bản sao vận đơn đến hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng.
* Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao chủ hàng.
Thông thường người giao nhận sẽ cùng với cảng tiến hành nhận hàng từ tàu và lập các biên bản cần thiết như biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu (do cảng và thuyền trưởng lập), biên bản kết toán với tàu (Report On Receipt Of Cargo), giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC- Certificate of Shortlander Cargo) nếu số hàng thực nhận ít hơn số hàng ghi trong vận đơn.
Sau khi dỡ hàng xong, nếu hàng bị hư hỏng thì lập biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (COR-Cargo Outturn Report), nếu nghi ngờ có tổn thất hàng hóa thì lập thư dự kháng (LR-Letter of Reservation) để chứng minh rằng người nhận hàng đã có thông báo tổn thất không rõ rệt cho người chuyên chở và gửi cho tàu hoặc đại lý tàu trong vòng 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng xong.
Người giao nhận sau khi lấy lệnh giao hàng phải đóng phí lưu kho, lưu bải (nếu có), phí xếp dỡ rồi mang lệnh giao hàng đến kho để nhận hàng và làm thủ tục hải quan. Nếu là hàng nguyên container có thể mượn về kho riêng để dỡ hàng nhưng phải nộp tiền đặt cọc mượn vỏ, hoặc dỡ hàng ngay tại cảng.
Người giao nhận sẽ giúp chủ hàng mời giám định, khiếu nại đòi bồi thường nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa. Và cuối cùng người giao nhận sẽ kết toán các chi phí giao nhận với chủ hàng.
2.2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty.
2.2.4.1. Thị trường giao nhận và đối thủ cạnh tranh.
* Thị trường giao nhận
Một số thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của công ty hiện nay là:
Khu vực Đông Nam Á: Bao gồn các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore
Khu vực Đông Bắc Á: chủ yếu là Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Khu vực Châu Âu: Khối EU
Khu vực Châu Mỹ: Mỹ, Canada
Ta thấy rằng đây đều là những nước có cảng biển lớn, thuận lợi cho việc ra vào của tàu. Nhưng không có nghĩa những nước không có cảng biển thì công ty không nhận hàng. Công ty vẫn có thể làm dịch vụ kéo hàng từ một cảng vào một địa điểm nào đó trong nội địa. Nhờ vậy, thị trường giao nhận của công ty ngày càng được mở rộng.
Cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, công ty ngày càng mở rộng phạm vi thị trường giao nhận, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu khách hàng.
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường giao nhận vận tải biển của công ty.
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
Thị trường
2005
2007
2009
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Châu Âu
5872
40,23
6337
37,81
6194
35,12
Khu vực ASEAN
2782
19,06
3602
21,49
3661
20,76
Đông Bắc Á
3671
25,15
4488
26,78
5573
31,60
Châu Mỹ
1490
10,21
1314
7,84
1095
6,21
Khu vực khác
782
5,35
1021
6,08
1115
6,31
Tổng
14597
100,00
16762
100,00
17638
100,00
Nguồn: Phòng tổng hợp- Công ty Thiên Nhân
Công ty có thị trường giao nhận ở hầu hết các châu lục trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở một số khu vực chính như ASEAN, Đông Bắc Á, EU
Về khu vực Châu Âu, trước kia chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 80% sản lượng giao nhận. Đến nay tuy giảm xuống nhưng vẫn là thị trường giao nhận lớn nhất của công ty, chủ yếu là các mặt hàng may mặc. Đây là thị trường mà công ty hoạt động trong nhiều năm qua nên rất có kinh nghiệm, bạn hàng, hơn thế các luồng tuyến, mức cước đã được xây dựng hoàn chỉnh, rất phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Khu vực ASEAN là thị trường khá quwn thuộc với Việt Nam, lại có lợi thế về khoảng cách địa lý, các điều kiện về văn hóa, luật pháp tương đối tương đồng. Tuy nhiên công ty lại chưa khai thác tốt mảng thị trường này, giá trị giao nhận chỉ chiếm 20%. Đó là do giao nhận vào thị trường này dể làm và rủi ro ít nên công ty gặp phải nhiều sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt.
Còn khu vực Đông Bắc Á tuy chỉ gồm vài nước là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn (gần 30%) trong thị trường giao nhận của công ty. Đó không chỉ là do đây là những thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam mà còn do công ty đã thiết lập được quan hệ tốt với khách hàng có lượng hàng lớn và ổn định vào thị trường này. Công ty khai thác rất tốt mảng thị trường này.
* Đối thủ cạnh tranh.
Với đà phát triển mạnh mẽ của vận tải và buôn bán quốc tế, các dịch vụ giao nhận ngày càng mở rộng và phá triển, trở thành một ngành công nghiệp, ở Việt Nam ngành này không ngừng phát triển mạnh mẽ. Một mặt do đòi hỏi cấp thiết của việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, mặt khác do kinh doanh dịch vụ giao nhận không cần đầu tư lớn mà nếu làm tốt lợi nhuận lại cao nên hàng loạt các tổ chức trong và ngoài nước đang đổ xô vào kinh doanh dịch vụ này, làm cho thị trường giao nhận trở nên cạnh tranh gay gắt.
Hiện nay ở Việt Nam ngành này có tới hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty tư nhân cùng cạnh tranh với công ty Thiên Nhân trong lĩnh vực giao nhận. Trong bối cảnh này để tồn tại và phát triển, công ty phải nhìn nhận đánh giá lại các đối thủ cạnh tranh để nắm vững những điểm mạnh, điểm yếu của họ nhằm rút kinh nghiệm và học hỏi, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp.
Một đối thủ được coi là mạnh trên thị trường hiện nay là công ty liên doanh vận tải Việt- Pháp GEMATRANS. Đây là một công ty có thế mạnh là đội tàu biển hùng hậu chạy thường xuyên các tuyến Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn đi Singapore, HongKong,Đài Loan. Nhờ vậy, công ty này có ưu thế trong các dịch vụ trọn gói, các hình thức vận tải liên hợp, vận tải hàng công trình, hàng siêu trường siêu trọng, đặc biệt dịch vụ gom hàng. Ngoài ra GEMATRANS có mạng lưới trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay với trên 20% thị phần GEMATRANS đang là công ty có tiềm năng dẫn đầu thị trường giao nhận vận tải Việt Nam. Tuy nhiên do GEMATRANS đang vươn ra quá nhiều lĩnh vực, dàn trải nguồn nhân lực mỏng trên thị trường nên khả năng chuyên môn hóa giảm sút, cong ty cần khai thác điểm yếu này của GEMATRANS. Ngoài ra trên thị trường còn có rất đông các công ty tư nhân cùng hoạt động trong lĩng vực này, đây cũng là những đối thủ cạnh tranh rất gay gắt của công ty.Như vậy ta có thể thấy công ty đang phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh trên thị trường.
2.2.4.2. Mặt hàng và sản lượng giao nhận.
*Mặt hàng giao nhận chủ yếu của công ty.
Ở cương vị là người giao nhận, công ty không lựa chọn riêng một mặt hàng nào. Nhưng một số mặt hàng chủ yếu của dịch vụ giao nhận bằng đường biển có thể kể ra là: Hàng dệt may, vải sợi, chè, cafê, gạo, thiết bị y tế, thiết bị văn phòng. Chúng ta có thể phân loại các nhóm mặt hàng chính như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng giao nhận của công ty.
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
Mặt hàng
2005
2007
2009
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Dệt may
4834
33,12
5593
33,37
5501
31,19
Nông sản
3776
25,87
4389
26,19
4478
25,39
Máy móc thiết bị
2348
16,09
2946
17,58
3441
19,51
Linh kiện điện tử
2466
16,90
2242
13,38
2442
13,85
Các mặt hàng khác
1173
8,02
1592
9,48
1776
10,06
Tổng
14597
100,00
16762
100,00
17638
100,00
Nguồn:Báo cáo nghiệp vụ phòng giao nhận đường biển
Hàng dệt may là một trong những mặt hàng thế mạnh của công ty, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu mặt hàng giao nhận (khoảng 1/3). Chúng ta đều biết trong những năm gần đây, mặt hàng này cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó đem lại không chỉ nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước mà còn đóng góp vào doanh thu của các công ty giao nhận vận tải. Tuy nhiên, do việc kiểm soát và cấp hạn ngạch xuất khẩu còn hạn chế nên tỷ trọng giao nhận mặt hàng này của công ty trong thời gian gần đây có phần giảm sút.
Bù lại trong hai, ba năm trở lại đây, công ty ký được nhiều hợp đồng ủy thác giao nhận các mặt hàng máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, thiết bị y tế. Những loại mặt hàng này đem về doanh thu cao do tính chất phức tạp trong việc giao nhận nên tỷ trọng loại hàng này có xu hướng tăng lên. Các mặt hàng nông sản như gạo, chè, cafê luôn giữ vị trí ổn định. Ngoài ra những mặt hàng khác tuy không đều nhưng tổng đóng góp cũng tăng lên cùng với việc mở rộng quan hệ bạn hàng của công ty.
* Sản lượng giao nhận.
Tại công ty Thiên Nhân, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển luôn chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng giao nhận hàng hóa. Hàng năm, khối lượng hàng mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng 80-90 ngàn tấn, với tốc độ tăng bình quân khá cao, khoảng 12%/năm. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, khối lượng hàng giao nhận đường biển của công ty như sau:
Bảng 2.4: Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường của công ty
Đơn vị: Tấn
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
SLGN đường biển
84596
75965
83280
98497
96769
S SLGN toàn công ty
114824
98927
107822
119891
124364
Tỷ trọng (%)(SL/S SL)
73,67
76,78
77,24
82,16
77,81
Chỉ số phát triển (%)
89,80
109,63
118,27
98,25
Nguồn: Phòng giao nhận vận tải- công ty Thiên Nhân
Qua bảng trên ta thấy rằng trong những năm gần đây, sản lượng giao nhận năm 2008 đạt mức cao nhất, lên đến gần 100 ngàn tấn, tăng gần 20% so với năm 2007. Đến năm 2009 vẫn duy trì được khối lượng này và xu hướng năm 2010 sẽ vẫn tiếp tục phát triển ( ước tính 2010 là trên 100 ngàn tấn). Con số này tuy tăng không đều nhưng ở mức cao cho thấy công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn và có được sự tin tưởng của khách hàng.
So với tổng sản lượng giao nhận của công ty thì sản lượng giao nhận đường biển luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% và có xu hướng tăng lên. Sở dĩ tỷ trọng lớn như vậy không chỉ vì giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có nhiều ưu điểm mà còn vì đây là hoạt động thế mạnh của công ty trong nhiều năm qua.
Ta có thể thấy tuy năm 2006 là một năm đầy khó khăn đối với công ty vì vào năm này công ty gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty khác làm sản lượng giao nhận nói chung sụt giảm nhưng tỷ trọng đường biển vẫn tăng lên khá cao, 76,78% từ 73,67% vào năm 2005.
Đặc biệt năm 2008, con số này tăng lên đến 82,16% đạt mức cao nhất trong thời gian gần đây, đó cũng là do công ty không ngừng lỗ lực phát triển đối mới quy trình giao nhận cũng như nghiệp vụ cho các nhân viên.Năm 2008 là năm mà công ty có lượng khách hàng tìm đến rất cao, điều đó cho thấy công ty đang dần có được sự ủng hộ và sự tín nhiệm của khách hàng.
Có thể nói, xét về mặt sản lượng giao nhận, công ty đã đạt được kết quả khả quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số này có ý nghĩa hơn đối với người giao nhận lại là giá trị giao nhận vì nó phản ánh số tiền mà người giao nhận có được khi tiến hành giao nhận một lô hàng cho khách hàng của mình. Vì vậy phần tiếp theo sau đây sẽ cho ta thấy rõ hơn khía cạnh này.
2.2.4.3. Giá trị giao nhận.
Như trên đã nói giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa. Ở công ty Thiên Nhân, giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển đạt mức cao và tăng đều qua các năm.Trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho công ty tới 15 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào thành cônh chung của toàn công ty.
Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế tại Thiên Nhân
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
GTGN đường biển
14597
14625
16762
15963
17638
SGTGN toàn công ty
23079
22520
25476
22361
26235
Tỷ trọng (%)(GT/S GT)
63,25
64,94
65,79
71,38
67,23
Chỉ số phát triển (%)
100,20
114,61
95,23
110,50
Nguồn: Phòng giao nhận vận tải- Công ty Thiên Nhân
Bảng trên cho thấy mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, song thu nhập từ hoạt động này vẫn luôn chiếm phần chủ yếu trong các phương thức giao nhận hàng hóa, trung bình khoảng 64%. Đặc biệt năm 2008 lên tới 71,38% đạt tỹ trọng cao nhất trong các năm.
Chúng ta có thể thấy một điều, trong hoạt động giao nhận vận tải biển, dù sản lượng giao nhận chiếm lên tới 70% nhưng giá trị giao nhận chỉ chiếm 60%. Điều này có thể dễ dàng lý giải là do tiền cước, phí giao nhận một đơn vị hàng hóa (MT) trong vận tải biển rẻ hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác trong khi năng lưc vận chuyển lại rất lớn. Qua đó chúng ta thấy rằng con số tỷ trọng giá trị giao nhận trung bình 64% đã có thể coi là rất thành công, nhất là trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Giá trị giao nhận đường biển của công ty ở mức cao, xu hướng là tăng lên và tương đối đồng đều qua các năm. Năm 2008 tuy giá trị tuyệt đối của hoạt động này giảm nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên cho thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn, giao nhận vận tải biển vẫn đã, đang và sẽ là hoạt động chủ lực của công ty.
Mục tiêu của công ty năm 2010 ở dịch vụ này là đạt 25tỷ VNĐ doanh thu. Mục tiêu này là có cơ sở nếu nhìn vào xu hướng phát triển của công ty.
Biểu đồ 2.2: Giá trị giao nhận của công ty
Thêm vào đó, bối cảnh chung của thị trường xuất nhập khẩu trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,15 tỷ USD, nhập khẩu đạt khoảng 6,5 tỷ USD, chưa kể tháng 7 và 3 tháng cuối năm thường là những tháng có nhu cầu vận chuyển đạt mức cao. Từ đó có cơ sở tin tưởng rằng trong năm 2010 công ty sẽ đạt được kết quả tốt như kế hoạch đề ra.
2.2.5. Ưu điểm và khó khăn tồn tại của hoạt động giao nhận tại công ty
* Ưu điểm
Cùng với sự phát triển của công ty, hoạt động giao nhận vận tải biển cũng ngày càng lớn mạnh, công ty không ngừng tiếp tu cái mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với xu hướng phá triển mới. Nhờ vậy, dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn hoạt động giao nhận vận tải biển tại công ty đã đạt được không ít thành tựu. Cụ thể, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đã phát triển với tốc độ khá cao, chiếm tới trên 70% sản lượng hàng hóa giao nhận, hơn 60% giá trị hàng hóa giao nhận toàn công ty, đóng góp phần không nhỏ vào kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua.
Vể mặt sản lượng giao nhận, tốc độ tăng bình quân qua các năm khoãng 12%/năm, điều đó cho thấy công ty đang có chiến lược kinh doanh rất ổn định và có được sự tín nhiệm của khách hàng. Về mặt giá trị giao nhận, trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho công ty 15 tỷ đồng. Mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ, song giá trị giao nhận đường biển của công ty vẫn duy trì ở mức cao, xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy năm 2008 chỉ số phát triển của loại hình dịch vụ này có giảm đi so với các năm khác nhưng tỷ trọng lại tăng lên cao nhất trong các năm. Điều đó cho thấy dù trong hoàn cảnh nào thì hoạt động giao nhận vận tải biển vẫn là hoạt động mang về lợi nhuận cao nhất cho công ty.
* Những khó khăn còn tồn tại.
Thị phần còn hạn chế
Hiện nay, công ty mới chỉ chiếm được khoảng 8% thị phần giao nhận hàng hóa nói chung và khoảng 6% thị phần giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển. Thị phần này về tỷ trọng và giá trị không phải là quá nhỏ nhưng so với quy mô phát tiển công ty thì đây có thể coi là một tồn tại cần khắc phục.
Biểu đồ 2.3: Thị phần giao nhận vận tải của công ty
THỊ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN Ở VIỆT NAM
Chỉ lấy một ví dụ là GEMATRANS-một công ty khá mạnh trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam, công ty này đã chiếm lĩnh đến gần 20% thị phần giao nhận. Do GEMATRANS có lợi thế về đội tàu và có nguồn vốn khá mạnh bởi GEMATRANS là một công ty nhà nước.
So với các công ty giao nhận nước ngoài hay liên doanh thì thị phần này càng trở nên nhỏ bé. Điều này chưa hẳn nằm trong tầm kiểm soát của công ty cũng như các doanh nghiệp giao nhận khác vì các công ty đó có tiềm lực về vốn và công nghệ, họ thường đưa ra mức giá thấp hơn với dịch vụ cũng tất hoàn hảo. Mà với các khách hàng thì đôi khi mức giá chào ban đầu đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định.
Nói tóm lại, công ty không thể tự bằng lòng với những gì đã có mà cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể giành được vị trí cao hơn trong thị trường giao nhận vận tải biển ở Việy Nam.
Cơ cấu giao nhận còn mất cân đối
Tại công ty, sự mất cân đối về cơ cấu hàng hóa giao nhận bằng đường biển thể hiện ở sự không cân bằng trong sản lượng cũng như giá trị hàng xuất- hàng nhập. Trong khi Việt Nam vẫn còn là một nước nhập siêu thì tỷ trọng giao nhận hàng xuất tại công ty lại luôn chiếm ưu thế, còn hàng nhập không chỉ ít về số lượng mà giá trị giao nhận còn nhỏ bé hơn nhiều.
Bảng 2.6: Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty
Giá . trị
Năm
Sản lượng giao nhận (Tấn)
Giá trị giao nhận (Triệu VNĐ)
S
Hàng xuất
Hàng nhập
S
Hàng xuất
Hàng nhập
SL
TT (%)
SL
TT (%)
GT
TT (%)
GT
TT (%)
2005
84659
46189
54,55
38470
45,40
14597
9857
67,53
4740
32,47
2006
75965
38939
51,26
37026
48,74
14625
9920
67,83
4705
32,17
2007
83280
44625
53,58
38655
46,42
16762
11497
68,59
5265
31,41
2008
98497
53808
54,63
44689
45,37
15963
10989
68,84
4974
31,16
2009
96769
53087
54,86
43682
45,14
17638
12584
71,35
5054
28,65
Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ phòng giao nhận đường biển.
Hai biểu đồ dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn sự không cân đối này.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu sản lượng giao nhận tại công ty
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu giá trị giao nhận
Nếu chỉ nhìn vào sản lượng giao nhận hẳn sẽ là quá vội vã khi đưa ra kết luận nói trên vì tỷ trọng hàng xuất trong tỗng sản lượng giao nhận chỉ chiếm trung bình khoảng 53%, so bới mức trung bình của hàng nhập là 47% thì sự chênh lệch này là không quá lớn. Nhưng nếu chỉ xét cơ cấu giá trị giao nhận thì đây thực sự là vấn đề cần quan tâm. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy giá trị hàng xuất chiếm đến gần 70% tổng giá trị giao nhận, đem về nguồn thu nhập chủ yếu cho công ty chứ không phài là hàng nhập trong khi Việt Nam đang là một nước có tỷ lệ nhập siêu rất cao. Đây không chỉ là tồn tại có riêng ở công ty mà ở hầu hết các doanh nghiệp giao nhận tại Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF. Trong cả hai trường hợp thì quyền vận tải đều do phía nước ngoài quyết định.
Tuy nhiên đối với hàng xuất, trong thời gian gần đây, nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đã dần nhận thức được ý nghĩa của việc giành quyền vận tải. Thêm vào đó, đối với hàng xuất, người giao nhận dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Còn đối với hàng nhập, các đại diện hay đại lý của các công ty nước ngoài do có lợi thế về am hiểu thị trường cùng tiềm lực vốn lớn thường đưa ra mức cước rất thấp, do đó cho dù các công ty giao nhận Việt Nam có cố gắng thế nào cũng khó thuyết phục được khách hàng. Nên với hàng nhập người giao nhận Việt Nam thường chỉ có nguồn thu từ chi phí giao nhận từ các cảng chuyển tải về cảng Việt Nam. Phí này không thể cao bằng nếu giành đựơc hợp đồng ủy thác giao nhận ngay từ đầu nước ngoài về.
Tính thời vụ của hoạt động giao nhận.
Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ như trên đã nói không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tínnh thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn làm không hết việc. Nhiều khi thiếu thiết bị, không có container, không đặt được chổ của hãng tàu nên công ty phải từ chối nhận hàng. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm. Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.
Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động, gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp. Hơn nữa, trong những khoảng thời gian mùa hàng xuống, công ty vẫn phải khấu hao máy móc, vẫn phải tra lương cho nhân viên, khiến lợi nhuận bị giảm sút.
Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của công ty nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân công ty, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.
Trình độ đội ngũ nhân viên còn hạn chế, hiệu qủa làm việc chưa cao.
Chúng ta đều biết hoạt động giao nhận là một công việc khá phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết rất đa dạng. Khi giao dịch với khách hàng, người giao nhận không chỉ phải giỏi về nghiệp vụ, thông thạo các tuyến đường, nắm vững mức cước trên thị trường với từng dịch vụ, từng luồng tuyếm mà còn phải thông tường luật pháp, có những kiến thức tổng quát vế tính chất hàng hóa, có khả năng thuyết phục khách hàng, hơn thế phải tư vấn cho khách hàng về nhu cầu thị trường. Muốn vậy, người làm giao nhận phài am hiểu nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững địa lý, có nghệt thuật giao tiếp khách hàng.
Tại công ty Thiên Nhân, đội ngũ nhân viên được đánh giá là giỏi nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm so vói các công ty khác. Nhưng nếu so sánh với những công ty trong khu vực và trên thế giới thì trình độ của họ vẫn còn non yếu, chưa thể đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Điều đó thể hiện ở chỗ chỉ có khoảng 20% cán bộ nhân viên có bằng trên đại học, 22% thông thạo từ 2 ngoại ngữ, số còn lại chỉ biết 1 ngoại ngữ, vẫn còn những nhân viên chưa có bằng đại học. Điều này gây khá nhiều cản trở trong hoạt động của công ty. Trong điều kiện mà có nhiều dịch vụ mới xuất hiện như hoạt động logistics thì những yếu kém trong đội ngũ cán bộ nhân viên bộc lộ rõ. Thực tế hoạt động ở Thiên Nhân cho thấy rằng những sai sót, thiệt hại gây ra cho công ty hầu hết là do các nhân viên thiếu kinhn ghiệm và hạn chế về trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, hiệu quả làm việc còn chưa phản ánh đúng thực lực của công ty. Với những điều kiện và trang thiết bị hiện đại như vậy, lẽ ra công ty phải tiến xa hơn nếu công việc được tiến hành khoa học, mọi người trong công ty luôn đoàn kết nhất trí, nâng cao tinh thần tự giác, hết mình với công ty. Nhưng ở Thiên Nhân còn xuất hiện tình trạng đấu đá nhau trong nội bộ công ty, hoạt động chồng chéo. Chẳng hạn như chỉ một khách hàng lại nhận được tới vài mức giá chào khác nhau, mà đều từ các nhân viên cùa công ty đưa ra. Khi đó khách hàng sẽ đặt dấu hỏi, và sẽ dần mất lòng tin đối với công ty.
* Nguyên nhân tồn tại
Tình hình quốc tế có nhiều bất lợi.
Trong thời gian mấy năm trở lại đây, bối cảnh quốc tế có hàng loạt những biến động to lớn gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế cũng như cuộc sống của con người trên khắp thế giới. Đó là những cuộc chiến tranh biên giới, chiến tranh tôn giáo, nạn khủng bố, cướp biển đã đẩy người dân vào cảnh sống bất ổn, đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua của nước Mỹ đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái và sụt giảm, nạn thất nghiệp tại các quốc gia tăng cao đã làm cho tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó có ngành giao nhận vận tải. Năm 2008 là năm mà Việt Nam chịu nhiều ảnh hường của cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu sụt giảm, điều này giải thích vì sao năm 2008, sàn lượng và giá trị giao nhận bằng đường biển của công ty giảm mạnh đến vậy.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện những chính sách đội mới, số lượng người làm giao nhận tăng cao, tuy chưa thống kê chính thức, hiện nay ở TP HCM ước tính có khoảng 300-400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải khiến cho môi trường cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết.
Một phần cũng bởi vì ngành giao nhận của ta không mạnh và dường như phát triển một cách tự phát. Số lượng doanh nghiệp tăng lên ồ ạt, người kinh doanh chỉ cần bỏ ra ít vốn, liên hệ làm thuê cho một vài chủ hàng, kiếm hàng cho một vài chủ vận tải, làm thuê dịch vụ khai báo hải quan là thành người giao nhận. Một số chạy việc cho công ty nước ngoài kiến hoa hồng, trách nhiệm đối với hàng hóa đã có công ty chịu. Một số từ các doanh nghiệp giao nhận vận tải, họ học hỏi được cách làm ăn giao dịch, nắm một số mối hàng rồi nhảy ra lập công ty riêng, không ít người làm ăn kiểu chụp giật, tranh thủ lợi ích trước mắt. Ngoài ra một số công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn họ bỏ tiền ra mua tên một số công ty đại lý giao nhận vận tải Việt Nam để kinh doanh, điều này làm cho ta khó khăn trong công tác quản lý doanh nghiệp, sẽ gây ra thất thu về thuế. Mặt khác do có vốn mạnh nên họ muốn chiếm lĩnh thị trường nên thường chào giá rất cạnh tranh, mà khách hàng lại thường chọn giá thấp khiến các doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ. Như vậy, công ty không chỉ phải đối mặt với những công ty mạnh về vốn, công nghệ mà còn rất thủ đoạn trong cạnh tranh khiến thị phần của công ty vẫn còn khiêm tốn.
Hệ thống quản lý của công ty còn nhiều bất cập.
Có thể nói hệ thống quản lý của công ty còn khá cồng kềnh và chưa hiệu quả. Trong khối quản lý có quá nhiều phòng như phòng hành chính, kết toán, tổng hợp. Tuy chức năng, nhiệm vụ có riêng biệt nhưng lại là thừa với một công ty mang tính chất kinh doanh dịch vụ như Thiên Nhân.Trong khối kinh doanh vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, ví dụ như phòng Marketing có nhiệm vụ đề ra chiến lược hoạt động cho công, giao dịch với khách hàng để ký hợp đồng. Nhưng do chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng và thiết bị phục vụ cho công việc, thêm vào đó khi các phòng khác được rót việc xuống lại làm không chu đáo, đôi lúc còn gây khó khăn cho khách hàng nên khiến phòng Marketing mất uy tín, gặp trở ngại trong những lần giao dịch tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 giới thiệu một cách tổng quát về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ XNK Thiên Nhân và các vấn đề đặc thù trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Công ty Thiên Nhân được thành lập năm 2002, đến nay đã trải qua hơn 8 năm hoạt động với nhiều thành công và đạt đươc những kết quả nhất định, đã đóng góp một phần nhỏ trong việc phát triển ngành giao nhận tại Việt Nam. Chương 2 cũng giới thiệu một số hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty, qua đó có thể thấy được hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã nêu nên một số ưu điểm và những khó khăn còn tồn tại ở công ty để từ đó qua chương 3 sẽ có những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại và định hướng phát triển công ty ngày cáng tốt hơn.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN TẠI CÔNG TY THIÊN NHÂN
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động công ty
Để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty phải đề ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể để từ đó định hướnh phát triển công ty.Sau đây là một số mục tiêu cụ thể:
Mở rộng thị trường giao nhận, đẩy mạnh công tác Marketing, đặc biệt chú trọng tới thị trường Trung Quốc, Châu Âu, Mỷ, tìm kiếm khả năng mở rộng ngành nghề.
Xây dựng, thực hiện cơ chế điều hành kinh doanh, cơ chế giá cả, hoa hồng, tạo đòn thúc đẩy kinh doanh, tăng cường công tác quản lý tiếp kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách hàng mới, giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ.
Đầu tư, tận dụng, khai thác tối đa cơ sở vật chất, kho bãi, đổi mới thiết bị phương tiện vận tải bốc xếp để tổ chức tốt dịch vụ giao nhận.
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo, trong đó chú trọng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có trong kinh doanh như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về kho bãi, đội ngũ nhân viên được đào tạo và có kinh nghiệm.
Tạo nên mội quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các phòng trong văn phòng công ty, giữa văn phòng với chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau vì lợi ích chung của toàn công ty.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải biển tại công ty.
3.2.1. Giải pháp về thị trường.
* Mục tiêu mở rộng thị trường
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển đồng thời mở rộng nâng cao thị phần, công ty cần phải mở rộng thị trường giao nhận. Đây là một biện pháp hữu hiệu để đạt được các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu củng cố, tăng cường vị thế của công ty.
* Phương án mở rộng thị trường
Có 2 hình thức mở rộng thị trường, đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng được hiểu là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, theo chiều rộng về không gian. Cho đến nay, công ty đã vươn ra nhiều thị trường quốc tế, hoạt động trên hầu hết các châu lục như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Tuy nhiên vẫn còn một số thị trường tiềm năng mà công ty chưa khai thác hết tiềm năng của nó như khu vực Châu Phi, khu vực Nam Mỹ (Mêhicô, Brazil,vv)
Mở rộng thị trường theo chiều sâu ngược lại không phải là mở rộng thị trường về khu vực địa lý mà là trên cùng một thị trường hiện có nhưng công ty có thể thu hút thêm nhiều khách hàng, củng cố, thiết lập quan hệ lâu dài với các khách hàng lâu năm bằng chất lượng dịch vụ, bằng việc mở rộng phạm vi dịch vụ của mình. Hình thức này công ty có thể áp dụng cho thị trường Trung Quốc vì đây là thị trường rộng lớn, lại khá tương đồng về văn hóa, tập quán với Việt Nam.
Mở rộng thị trường không phải là công việc đơn giản bởi mỗi thị trường lại có những đặc điểm về kinh tế xã hội, luật pháp, văn hóa, phong tục tập quán không giống nhau. Điều này tác động rất lớn tới môi trường kinh doanh, tới tâm lý tiêu dùng xã hội, từ đó ảnh hưởng rất nhiều tới việc thâm nhập, mở rộng thị trường của công ty. Vì vậy muốn mở rộng thị trường công ty phải tiến hành các công việc sau:
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường là công việc cần làm trước tiên bởi “Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”. Mỗi doanh nghiệp không thể thành công nếu không am hiểu về thị trường mà mình định thâm nhập, cho dù với thị trường quen thuộc đang kinh doanh nếu không thường xuyên cập nhật những quy định mới thì cũng không thể duy trì hoạt động. Thực tế cho thấy, nhiều thua thiệt thậm chí thất bại của các công ty là do không tìm hiểu kỹ về luật pháp, tập quán của thị trường. Khi tiến hành nghiên cứu thị trường cần tìm hiểu rõ các thông tin sau:
Trước hết công ty cần tìm hiểu về phong tục tập quán, quy định pháp luật ở thị trường đó có gì khác so với những thị trường mà công ty đã và đang hoạt động. Những điểm khác biệt đó có gây khó khăn, trở ngại gì cho công việc thâm nhập thị trường và thực hiện công việc giao nhận vận chuyển hàng hóa ở đó không. Chẳng hạn như thị trường Mỹ- thị trường mà công ty đang có chiến lược mở rộng trong những năm tới. Đây là một thị trường rất khó tính, không chỉ về nhu cầu của người dân mà đặc biệt là những quy định của luật pháp Mỹ. Có thể nói hệ thống pháp luật của Mỹ rất phức tạp và khắt khe. Hơn nữa mỗi bang lại có những quy định riêng không giống nhau nên dù có thành công ở một hợp đồng cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm đó cho những hợp đồng tiếp theo.
Ngoài ra, việc nghiên cứu nhu cầu về giao nhận hàng hóa ở thị trường đó cũng rất quan trọng. Muốn biết đó có phải là thị trường triển vọng để pháp triển lâu dài không, công ty phải tìm hiểu xem nhu cầu và lượng cầu về dịch vụ của công ty trên thị trường đó đang ở mức độ nào, khả năng phát triển ra sao bởi có thể một thị trường đang ở dạng tiềm năng nhưng trong tương lai hứa hẹn sẽ rất phát triển, nếu được phát hiện sớm để thâm nhập tạo chổ đứng vững chắc công ty sẽ thu được nhiều lơi nhuận. Ngược lại một thi trường đang rất lớn, dể dàng thâm nhập nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ suy thoái thì việc tiếp tục kinh doanh ở đó sẽ rất mạo hiểm khẳ năng thất bại rất cao. Hiện nay dù khối EU đang là thị trường quan trọng trong hoạt động của công ty, sản lượng giao nhận hàng hóa vào thị trường này chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 1/3 tổng sản lượng giao nhận, nhưng gần đây thì thị trường này có biểu hiện sụt giảm. Nhận thức được điều này, công ty đang dần chuyển hướng sang một số thị trường khác như khu vực Địa Trung Hải, khai thác hơn nữa thị trường Trung Quốc rộng lớn. Còn với thị trường Mỹ, thị trường được đánh giá là thị trường rất có triển vọng, công ty đã và đang dần thiết lập mối quan hệ để tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh sau này.
Một vấn đề cần nghiên cứu nữa đó là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Cần tìm hiểu mức độ cạnh tranh trên thị trường đó ra sao, những đối thủ cạnh tranh chính, có điểm mạnh, yếu gì. Để cạnh tranh công ty cần chuẩn bị những chiến lược gì.
Các thông tin trên đầu đủ chính xác sẽ giúp công ty thâm nhập thị trường với chi phí thấp nhất mà lại đạt hiệu quả cap và hạn chế rủi ro. Ngoài ra, với những thị trường truyền thống, công ty phải nắm bắt được nhu cầu hiện tại và khả năng phát triển trong những năm tới. Hiện công ty có thể đáp ứng được ở mức độ nào và khả năng đáp ứng được nhu cầu đó trong tương lai. Những dịch vụ mà công ty cung cấp trên thị trường đã đáp ứng nhu cầu khách hàng chưa, công ty có nên mở rộng phạm vi dịch vụ không, nếu có thì theo hướng nào để khai thác tối đa nhu cầu thị trường cũng như khả năng đáp ứng của công ty. Để có được những thông tin trên thì công ty nên những cán bộ có khả năng đi nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với các công ty khác trong và ngoài nước, tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ.
Thâm nhập thị trường
Sau khi đã có đầy đủ các thông tin nghiên cứu thị trường, công ty cần lựa chọn một số thị trường phù hợp để thiếp cận qua nhiều phương thức khác nhau như:
Tự thâm nhập
Đây là phương thức mà công ty tự mình tiến hành để tìm kiếm và mở rộng khách hàng của mình trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về tình hình khách hàng và thị trường. Các cán bộ nhận viên của công ty sẽ phải đi gặp khách hàng, thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của công ty, các cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, các cuộc họp, gặp mặt doanh nghiệp để qua đó tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các công ty nước ngoài từ đó ký kết được các hợp đồng ủy thác giao nhận.
Để làm được như vậy đòi hỏi bộ máy lãnh đạo phải hoạch định được chiến lược thâm nhập đúng đắn, các cán bộ của công ty phải có chuyên môn cao về nghiệp vụ, có kiến thức Marketing, thông thạo ngoại ngữ, có nghệ thuật giao tiếp và thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó, công ty phải trường vốn mới có thể giữ vững thị trường vì những khoản chi phí bỏ ra để thực hiện các công việc trên là không hề nhỏ.
Khi tự mình thâm nhập thị trường công ty giữ được thế chủ động tối đa nhưng cũng phải chấp nhận rủi ro vì những nỗ lực bỏ ra chưa chắc ngay lập tức đã thu được kết quả. Công ty chỉ nên áp dụng phương thức này cho một vài thị trường quan trọng như Trung Quốc, EU còn với những thị trường khó khăn hay quá mới công ty nên áp dụng phương thúc thứ hai.
Thâm nhập qua trung gian.
Phổ biến nhất là hình thức liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài, những công ty vốn đã quen thuộc với những thị trường mà công ty đang cần thâm nhập. Khi tiến hành liên doanh, liên kết tuy công ty sẽ phải chia sẻ lợi nhuận và ở thế yếu hơn nhưng công ty có thể tận dụng được nguồn vốn và các mối quan hệ của đối tác. Công ty sẽ không phải mất công nghiên cức thị trường, dò dẫm từng bước mà lại có thể tăng ngay được thị phần đồng thời hạn chế được thấp nhất rủi ro.
* Hiệu quả mang lại.
.Khi thị trường đã được mở rộng thì cho dù một khu vực thị trường nào đó có biến động cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của toàn công ty. Có mở rộng được thị trường mới đảm bảo được lợi ích lâu dài của công ty cũng như các cán bộ công nhân viên, mới nâng cao triển vọng phát triển của công ty.
3.2.2. Các giải pháp về loại hình dịch vụ giao nhận, nâng cao chất lượng dịch vụ
Giải pháp về loại hình dịch vụ
* Mục tiêu
Cũng như việc mở rộng thị trường, việc phát triển mở rộng các loại hình dịch vụ cũng rất quan trọng, giúp công ty đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó nâng cao thị phần, hạn chế được tính thời vụ trong đặc thù hoạt động, đồng thời tạo dựng được mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với khách hàng.
* Phương án thực hiện
Đối với phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biền, những dịch vụ mà công ty đang cung cấp là vận chuyển giao nhận hàng rời, hàng nguyên container, dịch vụ gom hàng, dịch vụ vận tải đa phương thức, giao nhận từ cửa đến cửa, cho thuê kho bãi. Công ty cần chú trọng hơn nữa vào dịch vụ gom hàng vì đây là loại hình dịch vụ mang lại lợi ích cho nhiều bên: người chuyên chở được lợi nhờ tiếp kiệm thời gian giao nhận và phân phát các lô hàng lẻ, không sợ thất thu tiền cước của các chủ hàng lẻ vì đã có người giao nhãn đảm nhiệm, chủ hàng tiếp kiệm được chi phí do không phải thuê nguyên một container, người giao nhận thu được nhiều doanh thu do cước giao nhận hàng lẻ thường lớn hơn cước hàng nguyên container. Thực hiện dịch vụ này đối với một công ty giao nhận là rất dễ dàng và thuận lợi, chỉ cần công ty thiếp lập những trạm giao nhận và đóng hàng lẻ, đồng thời có sự cẩn trọng và trách nhiệm trong giao hàng.
Công ty cũng nên tập trung phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức lấy chặng đường biển làm chủ đạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Ở công ty, vận tải đa phương thức là thực hiện việc vận chuyển hàng từ kho tới kho hoặc từ trạm gửi hàng lẻ (CFS) đến CFS hoặc từ CFS đến kho bao gồm cả việc đóng hàng vào container, niêm phong kẹp chì, giám định hàng hóa, làm thủ tục hải quan. Đối với công ty, đây là dịch vụ không quá khó khăn vì công ty có đầy đủ các phương tiện và kinh nghiệm để thực hiện công việc này. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn dịch vụ này, công ty cần phải đầu tư hơn nữa, hiện đại hóa các phương tiện, trang thiết bị làm hàng cho phù hợp với tình hình mới. Đó là các thiết bị đóng hàng vào container, xe nâng, xe cẩu, và các loại xe chở container. Ngoài ra công ty phải thiết lập quan hệ, ký các hợp đồng với các hãng tàu, hãng hàng không, hãng đường sắt trong và ngoài nước để chủ động về phương tiện và chỗ trong mùa hàng, phối hợp chặt chẽ các điểm chuyển tải, các đại lý chi nhánh phải theo dõi và thông báo kịp thời lịch trình, thời gian xuất phát của phương tiện vận tải, lựa chọn hãng vận chuyển phù hợp để khi hàng đến điểm chuyển tải thì có thể nối chuyến kịp thời, lưu chỗ, giữ chỗ để hàng không bị rớt. Bên cạnh đó, công ty cũng nên chú trọng đến chuyên môn, kinh nghiệm của các nhân viên nghiệp vụ để tạo dựng uy tín trên thương trường bởi chúng ta biết rằng để phá triển dịch vụ này thì uy tín của công ty là vô cùng quan trọng.
* Hiệu quả dự kiến mang lại.
Khi việc mở rộng các loại hình dịch vụ thành công, công ty đã có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao được vị thế của công ty trên thị trường, giúp nâng cao thị phần và hạn chế tối đa được tính thời vụ trong hoạt động giao nhận.
Nâng cao chất lương dịch vụ.
* Mục tiêu
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là rất khó khăn bởi khái niệm “chất lượng dịch vụ” còn rất mơ hồ, chưa có một tiêu chuẩn nào đánh giá. Chúng ta chỉ có thể hiểu một dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng thì là có chất lượng. Trong hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa, chất lượng của dịch vụ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, yên tâm là hàng hóa của mình đang được an toàn và đến đích chính xác.
* Phương án thực hiện.
Để làm được điều đó, trước hết hoạt động giao nhận của công ty phải đáp ứng được những yêu cầu đặc thù cơ bản của nghề nghiệp. Đó là nhanh gọn, chính xác, an toàn với chi phí thấp nhất có thể. Muốn vậy, công ty nên tự mình xây dựng một số chỉ tiêu định lượng như thời gian hoàn thành công việc hợp lý và cả một số chỉ tiêu định tính để theo dõi kết quả dịch vụ, đánh giá của khách hàng. Để xây dựng nên những chỉ tiêu này, công ty có thể tham khảo một số chỉ tiêu của những công ty giao nhận uy tín trên thế giới hoặc những hiệp hộp quốc tế, hay thực tế hơn là phỏng vấn khách hàng, lập bảng câu hỏi để trưng cầu ý kiến. Về lâu dài, công ty phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Nhiều người lầm tưởng chứng chỉ này chỉ áp dụng với doanh nghiệp sản xuất nhưng thực sự nó lại có tác dụng rất lớn với các doanh nghiệp dịch vụ. Để lấy được chứng chỉ này các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng toàn diện, không chỉ dịch vụ mà cả chất lượng con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của công ty khi tiến hành cải tiến chất lượng dịch vụ chính là có chứng chỉ ISO 9002.
Với loại hình giao nhận hàng hóa xuầt nhập khẩu bằng đường biển, chất lượng dịch vụ đôi khi thể hiện ở những việc tưởng như rất nhỏ. Chẳng hạn như đối với những loại hàng tương đối đặc biệt như hàng container treo cần yêu cầu vệ sinh cao thì công ty nên chọn container sạch, các trang thiết bị làm hàng cũng nên đảm bảo để hàng xếp đều, đúng vị trí. Nếu chỉ cần chú ý những chi tyết nhỏ nhặt như thế thì cách nhìn nhận, đánh giá của khách hàng đội với dịch vụ của công ty sẽ khác hẳn. Còn với hàng cần những yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe trong vận chuyển, xếp dỡ, đóng gói, bảo quản thì công ty nên đầu tư vào công cụ làm hàng, nhân viên giao nhận là những người trực tiếp làm hàng hay chỉ đạo làm hàng phải đặc biệt chú ý, bỏ thêm công sức cho dù phí làm hàng không hơn những lô hàng bình thường là mấy. Ngoài ra, tạo ra dịch vụ tốt cũng tức là tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, luật pháp quốc tế. Cung cấp cho khách hàng những thông tin về đối tác xuất nhập khẩu, đưa ra các lời khuyên về các điều khoản hợp đồng mua bán ngoại thương, giải thích cụ thể các điều khoản phức tạp để khách hàng không hiểu sai, dẫn đến tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra. Tư vấn về việc sử dụng hãng tàu có uy tín, về tuyến đường, những thủ tục cần thiết liên quan đến hàng hóa như thủ tục hải quan, xin giấy chứng nhận xuất xứ nhằm giúp cho hàng hóa được thông quan dễ dàng.
* Hiệu quả mang lại.
Ta thấy rằng công ty mới chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ trong thị trường giao nhận vận tải biển, một phần là do chất lượng dịch vụ chưa cao, một số khách hàng mới khi ủy thác cho công ty giao nhận một lô hàng do gặp quá nhiều trục trặc đã không quay lại công ty nữa. Do vậy, việc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ là rất cần thiết, nó giúp công ty bớt được gánh nặng cạnh tranh bằng giá vì trong cuộc cạnh tranh giá cả, công ty không thể lại được với các công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn.
Những dịch vụ bổ xung này mang tính chất như một loại chất xúc tác để duy trì và củng cố quan hệ với khách hàng cũng như nâng cao vị thế của công ty trong cạnh tranh.
3.2.3. Giải pháp Marketing
* Mục tiêu
Marketing là hoạt động vô cùng phong phú, mọi công ty đều biết đến tầm quan trọng của hoạt động này nhưng để thực hiện một chiến lược marketing hiệu quả dài lâu là một việc rất khó khăn bởi chi phí dành cho hoạt động này là khá cao mà các công ty nếu chưa có nguồn vốn đủ mạnh thì không thể theo đuổi chiến lược này dài lâu được. Nhưng để bền vững và phát triển, công ty cần thúc đẩy hoạt động này.
Chiến lược marketing đối với một doanh nghiệp dịch vụ bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: Quảng cáo và quan hệ khách hàng mà trong đó quan trọng là chiến lược chăm sóc khách hàng. Chiến lược quảng cáo là một hoạt động quan trọng, bằng chứng là mỗi năm các công ty lớn trong nước tốn khoảng 20% doanh thu cho hoạt động quảng cáo. Mục tiêu của quảng cáo được dùng để duy trì hình ảnh của công ty, làm nổi bật một mặt hàng, dịch vụ hay sự kiện, các chính sách khuyến mãi, hạ giá, hay hỗ trợ khách hàng.
* Phương thức thực hiện.
Về cách thức và phương tiện quảng cáo, công ty có thể quảng cáo trên báo, làm panô, áp phích quảng cáo. Đây là các biện pháp dễ dàng mà không quá tốn kém vì khác với các doanh nghiệp sản xuất, phải đưa ra chiến dịch quảng cáo rầm rộ khi đưa ra thị trường sản phẩm mới. Là một công ty kinh doanh dịch vụ, Thiên Nhân chỉ cần quảng cáo thường xuyên mà không cần quá phô trương. Ngoài ra, tăng cường quảng cáo tại các điểm giao dịch và sử dụng phương pháp “tiếng đồn” như giới thiệu những người đang sử dụng dịch vụ của công ty và đã rất hài lòng về dịch vụ đó, viết bài phóng sự về công ty trên báo chí hoặc trên tivi, sử dụng internet để quảng cáo về công ty trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên hình thức được sử dụng hay nhất là đưa các nhân viên của công ty đến các công ty xuất nhập khẩu để xây dựng quan hệ bằng cách đưa báo giá, tờ rơi, thuyết phục khách hàng. Hình thức này nằm trong chiến lược marketing được gọi là chăm sóc khách hàng. Không chỉ thường xuyên đi gặp khách hàng để tìm hiểu về những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng đối với dịch vụ của công ty, những cuộc trao đổi còn giúp cho hai bên hiểu và tin tưởng nhau hơn. Bên cạnh đó, để giành được sự ủng hộ của khách hàng, công ty có thể áp dụng một số cách như: cho khách hàng hưởng hoa hồng thỏa đáng, với những khách hàng lớn có lượng hàng ổn định cho hưởng mức giá ưu đãi hơn, quan tâm đến khách hàng khi họ gặp phải khó khăn. Những điều này tưởng như không hiệu quả nhưng đã được nhiều công ty áp dụng và đã đạt được những thành công nhất định.
* Hiệu quả của hoạt động Marketing mang lại
Hiệu quả của một chiến lược Marketing thành công mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, nó có thể đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng, giúp cho công ty và khách hàng gần nhau hơn. Một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp cho công ty lựa chọn định vị được những khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu từ đó sẽ tiếp kiệm rất nhiều chi phí giúp công ty nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh
3.2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cách thức tổ chức quản lý.
3.2.4.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới
* Mục tiêu.
Cho dù công ty có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, giàu nghiệp vụ, nhưng như trên đã phân tích, một tồn tại rất lớn cần khắc phục ở công ty đó là trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng hạn chế trước nhu cầu đòi hỏi của thị trường, hiệu quả hoạt động chưa cao. Chúng ta đều biết rằng con người là trung tâm của mọi hoạt động, một tổ chức muốn mạnh phải có những người tài. Để phát triển lâu dài, công ty cần phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viện trong công ty..
* Phương án thực hiện.
Trước hết là trình độ về nghiệp vụ, cho dù mỗi cán bộ công nhân viên phải tự tau dồi thêm kiến thức, học hỏi thêm nghiệp vụ nhưng vai trò của công ty trong việc đào tạo đội ngũ lao động của mình là không thể phủ nhận. Công ty thường xuyên tổ chức các khóa học về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giao tiếp khách hàng, đào tạo thêm về luật pháp cho các cán bộ kinh doanh. Thực hiện phương châm kết hợp đào tạo ngắn hạn với dài hạn, vừa học vừa tích luỹ kinh nghiệm. Trước hết cần đầu tư bồi dưỡng, đào tạo những cán bộ tinh thông về nghiệp vụ giao nhận, hiểu biết sâu rộng về địa lý, luật lệ tập quán của nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, có nghệ thuật thuyết phục khách hàng. Thông qua các hiệp hội giao nhận quốc tế, cần cử cán bộ ra nước ngoài học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tham gia các khóa học do các hiệp hội này tổ chức như khóa học về hàng nguy hiểm, khóa học nghiệp vụ. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của công ty có điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn hàng, thực hiện các giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng mới.
Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình với công việc. Có thế mới tạo thuận lợi cho khâu đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ để mọi cán bộ, nhân viên luôn phải tự học tập, không lơ là việc trau dồi, làm giàu kiến thức, trình độ của mình. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho cán bộ công nhân viên cũng rất quan trọng, góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc. Đó là tinh thần tránh nhiệm, tư duy sáng tạo trong công việc, ý thức tiếp kiệm, giữ gìn bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như Thiên Nhân, tinh thần trách nhiệm, tính mẫn cán trong công việc nên đặc biệt coi trọng khi khách hàng đã tin tưởng giao hàng hóa vào tay người giao nhận, họ phải được đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được an toàn. Hơn thế việc nâng cao ý thức còn giúp công ty sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm được như vậy công ty cần:
Tuyên truyền để nâng cao ý thức của mọi cán bộ công nhân viên trong công việc, trong sử dụng thiết bị, tài sản của công ty.
Đưa ra nội quy chặt chẽ, quy định thưởng phạ rõ ràng để khuyến khích tinh thần tự giác, đãi ngộ tối với người có sáng kiến cản cách công việc.
Chính sách sử dụng lao động phải đúng người đúng việc, lãnh đạo công ty phải gương mẫu thực hành tiếp kiệm, ý thức, trách nhiệm cao với công việc
* Hiệu quả mang lại
Con người chính là yếu tố mang tính chất quyết định trong sự thành công chung của toàn công ty. Để công ty thực sự lớn mạnh và phát triển bền vững thì không thể thiếu được những con người giỏi chuyên môn và nghiệp vụ từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc
3.2.4.2 Cách thức tổ chức quản lý
* Mục tiêu
Một công ty rất cần có những con người giỏi nhưng làm thế nào để kết hợp họ thành một tập thể mạnh còn quan trọng hơn. Mà điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào phương thức tổ chức quản lý của công ty. Mỗi công ty có một mô hình tổ chức riêng và có một phương thức quản lý riêng phù hợp với mô hình tổ chức đó.Tại công ty Thiên Nhân tuy đã có rất nhiều cải tiến nhằm từng bước hoàn thiện mô hình quản lý của mình nhưng phải thứa nhận rằng công ty hoạt động còn cồng kềnh, chưa thực sự tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh, các phòng ban. Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả mong muốn, không tạo được sức mạnh tập thể chung cho toàn công ty. Chính vì vậy, công ty cần phải đổi mới hình thức quản lý và mô hình tổ chức cho phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay của công ty, sao cho tổ chức phải thực sự liên kết các cá nhân, các quá trình, những hoạt động trong hệt thống để có thể phát huy được sức mạnh tập thể, tạo ra hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.
* Phương án thực hiện.
Trước hết, công ty phải kiện toàn lại bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ hơn. Trong khối quản ly hiện nay còn quá nhiều phòng như phòng hành chính,tổng hợp, kế toán. Tuy chức năng và nhiệm vụ của các phòng khác nhau nhưng đối với một công ty kinh doanh thì cơ cấu trên là cồng kềnh, lãng phí nguồn nhân lực. Để thực hiện những nhiệm vụ kể trên, công ty chỉ cần hai phòng, có thể kết hợp phòng tổng hợp và phòng hành chính thành một phòng, và phòng kế toán một phòng. Như thế vừa gọn nhẹ vừa tạo thuận lợi cho bộ phận kinh doanh.
Trong khối kinh doanh dịch vụ, công ty cần tiến hành chuyên môn hóa hơn nữa. Hiện nay tuy công ty đã có phòng chuyên trách Marketing và các phòng chuyên về đường biển, đường hàng không nhưng chưa phát huy được hết tác dụng. Đó là do phòng Marketing lại thuộc phòng giao nhận vận tải như vậy hoạt động sẽ chồng chéo nhau sẽ không phát huy hết tác dụng của phòng Marketing, phòng Marketing nên tách biệt riêng thành một phòng trong khối kinh doanh dịch vụ, và mỗi phòng chỉ hoạt động đúng chức năng của phòng mình.Phòng kinh doanh đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ khách hàng, thực hiện việc nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng.
* HIệu quả mang lại.
Chuyên môn hóa theo hướng trên vừa phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, vừa đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng trong quá trình thực hiện các công đoạn khác nhau của một nghiệp vụ. Tuy nhiên để thực hiện việc quản lý như vậy đòi hỏi yêu cầu hết sức khắt khe về qui chế hoạt động, khả năng tổ chức và lãnh đạo của giám đốc, các phương tiện vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý. Điều đó không dễ dàng thực hiện, đòi hỏi chi phí về thời gian, tiền bạn, công sức không nhỏ. Nhưng chỉ khi làm được điều đó, công ty mới ngày càng phát triển và bền vững dài lâu.
3.2.5. Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ
* Mục tiêu
Một đặc thù mà cũng là một tồn tại cần khắc phục của công ty đó là tính thời vụ. Tính thời vụ của hoạt động giao nhận xuất phát từ tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bởi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chính là đối tượng của hoạt động giao nhận. Tuy vậy trong khi nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì sự lưu thông hàng hóa sẽ được đẩy mạnh. Dù có lúc hàng hóa sụt giảm nhưng không phải là không có hàng, nếu biết khai thác tốt, công ty vẫn có thể ổn định được nguồn hàng, tiến tới chủ động trong hoạt động kinh doanh.
* Phương án thực hiện
Muốn hạn chế được ảnh hưởng của tính thời vụ, công ty phải có được sự tín nhiệm của khách hàng, hoặc phải ký được những hợp đồng ủy thác giao nhận dài hạn với lượng hàng lớn. Đây là công việc đòi hỏi phải có chiến lược dài nhưng trước mắt công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau trong mùa hàng xuống:
Giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng
Tuy trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa, điều kiện tiên quyết là chất lượng nhưng đối với rất nhiều khách hàng nhân tố giá cả lại mang một tính chất quan trọng trong quá trình ra quyết định. Do đó, giảm giá trong mùa hàng xuống sẽ là biện pháp hiệu quả để thu hút khách hàng, đem lại việc làm và nguồn thu nhập cho công ty. Khi tiến hành giảm giá dịch vụ, có thể công ty làm ăn không có lãi, thậm chí lỗ. Nhưng không làm gì, công ty cũng vẫn phải trả lương nhân viên, khấu hao máy móc thiết bị. Còn nếu thực hiện giảm giá công ty có một cái lợi là duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng, điều này là cái lợi tiềm tàng, khó có gì mua được. Khi tiến hành giảm giá công ty cần phải nghiên cứu một mức hợp lý, vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo được lợi nhuận. Điều này không đơn giản chút nào vì mùa hàng xuống, các công ty giao nhận khác cũng như các hãng tàu, cơ quan cảng đều đồng loạt giảm giá dịch vụ. Mà các công ty có tiềm lực về vốn thì mức giá mà họ đưa ra ngay cả mùa hàng cao cũng thấp đến giật mình, nếu công ty bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh giá cả thì sẽ làm cho lợi nhuận bị xói mòn, giảm khả năng tích lũy đầu tư mở rộng sản xuất. Do đó, công ty nên chuyển hướng thứ hai
Nâng cao chất lượng dịch vụ với giá không đổi
Đây là biện pháp mang tính chiến lược, mang lại lợi ích lâu dài cho công ty. Nhưng chất lượng dịch vụ không phải ngày một ngày hai mà có được, cũng không dễ dàng tạo được sự tín nhiệm của khách hàng ngay được. Nâng cao chất lượng dịch vụ tuy khó khăn nhưng phải tiến hành đồng bộ sau một quá trình chuẩn bị chu đáo. Như trên đã phân tích, dịch vụ phải đem lại lợi ích thực sự và dễ nhận thấy cho khách hàng, có thế công ty mới tạo được thế chủ động trong kinh doanh.
* Hiệu quả mang lại.
Tính thời vụ là một đặc thù của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế, chính vì vậy nó sẽ ảnh hưởng chung cho toàn bộ các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận. Cho nên khi công ty kiểm soát, hạn chế được tính thời vụ thì công ty có thể ổn định nguồn hàng, chủ động trong hoạt động kinh doanh, từ đó tăng thêm lợi nhuận cho công ty đồng thời đảm bảo cuộc sống của các cán bộ công nhân viên trong công ty.
3.3. Kiến nghị
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực giao nhận vận tải hành hóa quốc tế như hiện nay, để đạt được kết quả mong muốn, công ty phải nhanh chóng kiện toàn lại tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động. Ngoài những nỗ lực của bản thân công ty, nhà nước ta cũng cần có những chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành giao nhận vận tải, cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục như thủ tục hải quan, thủ tục kiểm tra kiểm định chất lượng hàng hóa. Có thế những nỗ lực của công ty mới phát huy hiệu quả.
KẾT LUẬN
Vận tải biển là phương thức vận tải quốc tế lâu đời nhất và quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Công ty Thiên Nhân, một công ty đã kinh doanh khá thành công trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, trong đó giao nhận vận tải biển là hoạt động kinh doanh chủ lực, trở thành lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Tuy công ty chỉ mới thành lập hơn 8 năm, song đã gặt hái được không ít thành công cũng như nếm trải bao thất bại để từ đó đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu, rút ra được những bài học giá trị để cho công ty phát triển được như ngày hôm nay.
Nhưng trong bối cảnh mà môi trường, điều kiện kinh doanh vô cùng khốc liệt, làm thế nào để đứng vững và không ngừng phát triển, mở rộng thị trường hoạt động của mình, làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KLNT_Hoan Chinh.doc