Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam: Lời mở đầu S ang thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã hết sức chú ý tới lĩnh vực này, luôn coi nông dân là đội quân chủ lực của cách mạng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, coi nông thôn là lĩnh vực cần ưu tiên phát triển. Trong thế kỷ mới, xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và cả những thách thức mới, cần nhanh chóng có những biện pháp thích hợp. Đặc biệt, trong giai đoạn 2003-2010, khi nước ta hội nhập sâu hơn vào AFTA, APEC và gia nhập WTO thì nếu không có những biện pháp hiệu quả sẽ là trở lực đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Trong thời gian thực tập tại Viện kinh tế nông nghiệp, qua nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu nông s...

doc110 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu S ang thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã hết sức chú ý tới lĩnh vực này, luôn coi nông dân là đội quân chủ lực của cách mạng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, coi nông thôn là lĩnh vực cần ưu tiên phát triển. Trong thế kỷ mới, xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và cả những thách thức mới, cần nhanh chóng có những biện pháp thích hợp. Đặc biệt, trong giai đoạn 2003-2010, khi nước ta hội nhập sâu hơn vào AFTA, APEC và gia nhập WTO thì nếu không có những biện pháp hiệu quả sẽ là trở lực đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Trong thời gian thực tập tại Viện kinh tế nông nghiệp, qua nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản. Với các lợi thế về đất đai, lao động, các điều kiện sinh thái... nhưng khối lượng và kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn khiêm tốn và bộc lộ nhiều hạn chế. Từ thực tế đó em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam”, để nghiên cứu từ đó tìm ra những phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong thời gian tới. Nội dung của chuyên đê sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Những vấn đề chung về xuất khẩu các mặt hàng nông sản Thực trạng về hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Đình Đào chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế thương mại và GV. Nguyễn Thanh Phong, TS.Nguyễn Đình Long Viện phó Viện Kinh tế nông nghiệp cùng thầy cô giáo và các bạn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này. Chương I Những vấn đề chung về xuất khẩu các mặt hàng nông sản I. Hàng nông sản và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam 1. Ngành hàng nông sản 1.1. Vị trí vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế Trong những năm vừa qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do biến động của thời tiết, đặc biệt là sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn làm cho thị trường nông sản thế giới có nhiều biến động giá nhiều mặt hàng nông sản bị sụt giảm gây khó khăn cho người nông dân. Nhưng vượt lên trên tất cả sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được phát triển và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp là một trong những tiền đề để ổn định tình hình kinh tế xã hội nước ta. Thực tiễn đã chứng minh rằng nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nơi sản sinh ra và cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua nhiều triều đại, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng là một nông nghiệp kém phát triển, lao động thủ công, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản xuất phân tán, manh mún, lệ thuộc lớn và thiên nhiên, năng xuất cây trồng vật nuôi quá thấp, lương thực thực phẩm không đủ ăn phải nhập khẩu hàng vạn tấn mỗi năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước rõ nét nhất là chỉ thị 100 của ban Bí thư TW Đảng khoá V, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị TW Đảng khoá VI đã mở đường cho nông nghiệp, nông thôn tiến lên một bước mới. Mở ra ra con đường phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.Thực tiễn đã chứng minh sau hơn 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta có một bước tiến dài chưa từng thấy trong lịch sử. Với những thành tựu hết sức nổi bật; tổng sản lượnglương thực năm sau cao hơn năm trước, năm 1990 sản lượng lượng thực là 21,5 triệu tấn năm 2002 đã đạt tới 35,4 triệu tấn, lương thực bình quan đầu người năm 2002 là 456, 4 kg. Nông nghiệp dã dạt được mức tăng trưởng khá và toàn diện trên mọi lĩnh vực bình quân 4,5% năm. Từ chỗ thiếu đói trầm trọng tiến tới tự túc hoàn toàn và có xuất khẩu. Nhiều mặt hàng nông sản dã vươn lên chiếm vị tí cao trên Thế giới như; gạo đứng thứ 2, cà phê đứng thứ 3, điều đứng thứ 2 và trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Nói một cách khác thì nông nghiệp là ngành khởi đầu, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình CNH – HĐH đất nước, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp rất phong phú, phối hợp từ công nghệ đơn giản nhất đến những kỹ thuật tiên tiến. Ngành nông nghiệp có khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề cho các ngành công nghiệp khác góp phần nâng cao mức sống và ổn định chính trị xã hội cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Nông nghiệp liên quan chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, bởi vì nông nghiệp là ngành hàng đầu của nền kinh tế nó sẽ cần một khối lượng nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư phát triển các ngành kinh tế này và ngược lại, ngành công nghiệp lớn mạnh sẽ là động lực để ngành nông nghiệp tạo đà đi lên. 1.2. Ngành hàng nông sản trong cơ cấu kinh tế Vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của đất nước, nhưng dù ở giai đoạn nào thì nhiều loại sản phẩm của nông nghiệp không thể thay thế được sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác. Với tư cách là một bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân, sự phát triển nông nghiệp có quan hệ tương hỗ với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Đó là nguyên tắc để xác định vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung và của các mặt hàng nông sản trong các mặt hàng khác nói riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông nghiệp được phản ánh trước hết ở tỷ phần tương quan đóng góp của các ngành trong GDP và sự thay đổi của chúng. Năm 1986 là năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới qua Biểu 1 ta thấy cơ cấu GDP trong những năm vừa qua đã có sự chuyển biến tích cực nhưng còn chậm theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – thuỷ sản truyền thống. Tỷ trọng công nghiệp từ 28,88% năm 1986, tới 28,76% năm 1995 và 38,55 năm 2002; ngành dịch vụ tương ứng là 33,06%, 44,06% và 38,46 giảm dần tỷ trọng nông – nghiệp – thuỷ sản từ 38,06% năm 1986 xuống 27,18% năm 1995 và 22,99% năm 2002. Biểu 1: Tốc độ tăng và cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%) Năm Tốc độ tăng (tính theo giá so sánh) Cơ cấu (tính theo giá thực tế) Tổng số Nông-lâm nghiệp - Thuỷ sản Công nghiệp & Xây dựng Dịch vụ Tổng số Nông- lâm nghiệp - Thuỷ sản Công nghiệp & Xây dựng Dịch vụ 1986 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2,84 9,54 9,34 9,15 5,76 4,77 6,97 6,89 7,04 2,99 4,80 4,40 4,33 3,53 5,23 4,63 2,98 4,06 10,84 13,6 14,46 12,62 8,33 7,68 10,07 10,39 9,44 -2,27 9,83 8,80 7,14 5,08 2,25 5,32 6,10 6,54 100 100 100 100 100 100 100 100 100 38,06 27,18 27,76 25,77 25,78 25,43 24,53 23,25 22,99 28,88 28,76 29,73 32,08 32,49 34,49 36,73 38,12 38,55 33,06 44,06 42,51 42,15 41,73 40,08 38,74 38,63 38,46 Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và Thế giới – Thời báo kinh tế Việt Nam ( tr.54) Xu thế chung của các nước trong quá trình công nghiệp hoá là giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, đó là xu thế tiến bộ. Nhưng tỷ trọng giữa 3 ngành chủ chốt trong GDP của chúng ta từ năm 1995 đến năm 2002 thay đổi rất ít, tỷ trọng này chỉ thay đổi nhiều trong những năm đầu đổi mới. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống nhưng vị trí của nông nghiệp vẫn được củng cố. Nông nghiệp vẫn có tác động tích cực đến các mặt kinh tế chính trị xã hội. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian qua mặc dù đi đúng hướng nhưng còn quá chậm và chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Cơ cấu đó chưa đủ sức giúp tạo ra nền tảng cho sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu quố tế, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. Chính vì vậy trong những nămvừa qua Chính phủ đã có những quyết sách lớn trong phát triển nông nghiệp đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản như; Nghị quyết 09/2000/NQ – CP và 05/2001/ NQ – CP về chuyể đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Và đặc biệt mới đây là Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân mở ra một hình thức hợp tác mơí giữa doanh nghiệp và nông dân. Bằng chứng là trong những năm vừa qua tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu đang có những thay đổi tích cực giảm dần về tỷ trọng nhưng tăng lên về giá trị. Biểu 2: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1996 – 2002(%) Nhóm hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 CN nặng và khoáng chất CN nhẹ -Thủ công nghiệp Nông – Lâm – Thuỷ sản 26,05 28,96 44,99 26,90 36,71 36,39 27,87 36,62 35,51 33,04 34,08 32,52 35,60 34,72 29,68 37,60 36,50 25,90 35,87 35,50 28,63 Nguồn: Vụ thống kê - Bộ Thương mại Xét về tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chúng ta thấy rằng từ năm 1996 đến nay tỷ trọng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng giảm sút, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ có chiều hướng gia tăng mặc dù có sự giảm nhẹ năm 1998. Nhóm hàng nông – lâm – thuỷ sản là nhóm hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong đó quan trọng nhất thuộc nhóm hàng nông – thuỷ sả xuất khẩu. Trong những năm qua hàng nông sản xuất khẩu đang từng bước chiếm được vị trí quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay đang dao động trong khoảng 23 – 25 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 2. Hội nhập kinh tế quốc tế Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại đang đến gần không một nước nào muốn phát triển mà không phải gắn nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới. Vì vậy tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động tham gia các tổ chức và khu vực củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế...”. Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết về kinh tế đối ngoại nhằm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ quan trong này, Nghị quyết số 07/NQ – TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác vấn đề này cũng được xác định cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng với chủ trương “Phát huy cao nội lực, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh và có hiệu quả bền vững...”. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, Việt Nam cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, kỹ thuật cũng như kiến thức quản lý để đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Đó là một trong những giải pháp để nước ta thoát khỏi tụt hậu về kinh tế và cũng là giải pháp giúp Việt Nam sánh vai ngang hàng với bạn bè Thế giới, hoà mình với công cuộc hội nhập kinh tế Thế giới. Bước vào đầu thế kỷ XXI nền kinh tế nước ta đang lĩnh hội nhiều cơ may phát triển nhưng đồng thời cũng phải đôí mặt với nhiều thách thức lớn; Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã chính thức có hiệu lực, lộ trình thực hiện AFTA và chương trình thực hiện ưu đãi thuế quan CEPT ngày một đến gần. Để hội nhập và phát triển không còn con đường nào khác hơn là nền kinh tế, mà cụ thể là tự thân mỗi doanh nghiệp phải vận động, nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh của mình. Quá trình hội nhập kinh tế đã đem lại cho Việt Nam những kết quả khả quan. Trong thời gian qua Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ song phương và đa phương, nối lại quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) những tổ chức này đã cam kết và thực hiện giải ngân cho quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam với con số hàng tỷ đô la. Song song với việc đó là Việt Nam ra nhập hiệp hội các nước ASEAN và khu vực mậu dịch tự do AFTA, tham gia sáng lập diễn đàn á Châu (ASEM), ra nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), trở thành quan sát viên cảu tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và đang đàm phán với các nước và khu vực thành viên để ra nhập tổ chức này. Ngoài ra nước ta cũng ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế với liên minh Châu Âu (EU), hiệp định thương mại Việt – Mỹ và nhiều hiệp định song phương khác. Cũng như để tăng cường việc chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ đã thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Lợi ích của quá trình hội nhập kinh tế mang lại là không thể phủ nhận. Trước hết là khi tham gia vào thị trường Thế giới là một thị trường khổng lồ với nhu cầu về các mặt hàng phong phú và khối lượng lớn. Ví như khi tham gia AFTA thì thị trường là 10 nước ASEAN với dân số trên 500 triệu người và GDP lên tới 700 tỷ USD, hay khi ký kết được hiệp định Việt – Mỹ thì ngay trong năm đầu tiên hàng Việt Nam vào Mỹ kim ngạch lên tới 2 tỷ USD trong đó các mặt hàng thuỷ sản và dệt may có mức tăng trưởng vượt bậc. Hay khi ý tưởng ASEAN + Trung Quốc thành hiện thực thì thị trường là khổng lồ và sắp tới là tham gia WTO sẽ là bước tiến dài của Việt Nam trên đường hội nhập. Hai là thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng như kỹ năng quản lý. Ba là từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và cuối cùng là đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hội nhập sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu vào những thị trường bị bảo hộ cao của các nước phát triển khi ta có hiệp định song phương đặc biệt là khi tham gia WTO. Bên cạnh những cơ hội thì hội nhập kinh tế cũng mang lại cho Việt Nam không ít những khó khăn. Thách thức của tự do hóa thương mại là không nhỏ, khi hội nhập Việt Nam phải mở cửa thị trường của mình trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chung ta còn kém sẽ có một số ngành sẽ không có khả năng tồn tại được dưới sức ép của cạnh tranh. Ví như năm 2003 này đáng lẽ ta phải cắt giảm một số dòng thuế xuống dưới 20% vào đầu tháng 1 khi thực hiện hiệu lực thuế quan CEPT nhưng nay đã xin lùi lại cho tới ngày 1 tháng 7 tới thời gian không còn nhiều sức ép cạnh tranh đang tới gần và theo yêu cầu của các thành viên ASEAN thì quá trình tự do hoá AFTA sẽ kết thúc sớm vào năm 2005 chứ không phải 2006. điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các nước ASEAn khi thuế suất chỉ còn 0 – 5%. Mặt khác khi hội nhập AFTA thì theo các chuyên gia thì đa số mặt hàng ở các nước ASEAN tương đối giống nhau vì vậy sẽ phải cạnh tranh với nhau. Đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu càng phải cạnh tranh gay gắt đó chính là nguy cơ lớn nhất hiện nay. Hay ý tưởng về một ASEAN + Trung Quốc thành hiện thực thì Việt Nam lại càng phải đối mặt với khả năng cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Chính những điều đó đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn trong quá trình thực hiện cam kết của Chính phủ. Ngoài ra với các mặt hàng nông sản xuất khẩu mặc dù khi tham gia hội nhập ngay cả khi tham gia WTO thì vẫn bị các dào cản phi thuế quan và chính sách bảo hộ của các nước khiến cho hàng nông sản của ta khó mà xâm nhập được. Và cuối cùng là những khó khăn từ chính phía các doanh nghiệp như đa số các doanh nghiệp ít hiểu biết về thị trường Thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém, tư tưởng ỷ nại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước còn lớn. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, tuy quá trình hội nhập kinh tế đưa lại cho Việt Nam những thuận lợi nhưng bên cạnh đó không ít những khó khăn do vậy Việt Nam cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc vận dụng xử lý khéo léo tính hai mặt của tiến trình hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề trường hợp, vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn nôn nóng. Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước vừa đáp ứng và tuân thủ đúng các quy định của các tổ chức quốc tế mà nước ta tham gia. 3. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam từ năm 1991 – 2001 là 18,2%, nhanh hơn tốc độ GDP 2,6 lần xuất khẩu nói chung đạt nhịp độ tăng trưởng cao, do cơ cấu xuất khẩu được đổi mới, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến cũng tăng lên đáng kể (từ 8% năm 1991 lên 31,1% năm 2001), khối lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cũng tăng khá. Đóng góp chung vào sự tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu thời gian qua là do sự tăng trưởng của hàng nông sản (bình quân đạt 21% trong suốt hơn 10 năm). Nừu như năm 2002 xuất khẩu của cả nước đạt 16,530 tỷ USD trong đó các mặt hàng nông sản chiếm 2,7 tỷ USD. Đặc biệt là do năm qua chính nhờ sự tăng giá của nông sản mà mục tieeu xuất khẩu của cả nước mới được thực hiện. Chính vì vậy sự cần thiết xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực là vì những lý do sau: 3.1.Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là tiền đề cần thiết cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp có vai trò cung cấp những sản phẩm thiết yếu như:lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Theo cách tiếp cận của khoa học kinh tế phát triển nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và sản phẩm thành thị, kích thích công nghiệp và đô thị phát triển. Nếu như ngày trước sản xuất nông nghiệp từ chỗ thiếu ăn cho tới khi đôi mới sản xuất có sản phẩm để xuất khẩu thì lại vấp phải vấn đề tiêu thụ. Người nông dân làm ra hạt thóc đã khó nay lại phải xoay sở làm sao để bán được sản phẩm của mình.Vì vậy tạo đầu ra cho nông sản là một bài toán lớn cho các quản lý. Trong những năm qua chính phủ đã có những lỗ lực nhằm tìm kiếm đầu ra cho nông sản trong đó hướng xuất khẩu được ưu tiên hàng đầu. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề không chỉ là yêu cầu đoói với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế, mà còn là vấn đề mang tính chiến lược, nhằm giải quyết tông thể về các quan hệ kinh tế xã hội, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. 3.2.Nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh Việt Nam có diện tích 33 triệu ha trong đó có 8 triệu ha đất nông nghiệp vad 10 triệu ha đất lâm nghiệp. Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt và nguồn nước tạm đủ để dẫn thuỷ quanh năm nên 1 ha ruộng có khả năng cho trên 3 vụ lúa năm với năng suất lý thuyết trên dưới 30 tấn / ha/ năm. Nhìn chung so với một lượng kim nghạch hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt, may, giầy da...như nhau,tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp do đó thu nhập ngoại tệ ròng củ hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 15% giá trị kim nghạch xuất khẩu gạo. điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước. Nông lâm thuỷ sản là nghành sử dụng lao động cao, trong điều kiện hàng năm Việt Nam cần giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Khi đó trong nông nghiệp lại sử dụng nhiều lao động cũng như giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước trong khu vực, phổ biến ở mức 1 – 1,2 USD/ ngày/ lao động. Nhìn chung giá nhân công ở Thái lan cao hơn Việt Nam khoảng 2- 3 lần, tuy nhiên lợi thế này cũng khó tồn tại lâu do sự phát triển của đất nước. Mặt khác diều kiện sinh thái trong sản xuất một số loại rau quả vụ đông như: cà chua, cải bắp rất thuận lợi ở vùng đồng bằng sông Hồng, trong khi đó cả vùng viễn đông của Nga và Trung Quốc đang bị tuyết bao phủ không thể trồng trọt được nhưng là thị trường tiêu thụ dễ tính. Một số ít loại nông sản được các nước phát triển ở Châu âu Bắc Mỹ ưa chuộng như điều, dứa có thể trồng ở Việt Nam trên đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay đất phèn nhiễm mặn (như dứa) nên không bị hệ thống cây trồng khác cạnh tranh. Ngoài ra còn một số lợi thế so sánh khác như: vị trí địa lý thuận lợi, bờ biển dài, con người cần cù, sáng tạo...tất cả tạo nên lợi thế cho việc sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu. 3.3.Nhóm hàng nông sản trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Theo phân loại của FAO, hàng nông sản là tập hợp nhiều nhóm hàng khác như: nhómcác sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt, nhóm hàng sữa và các từ sản phẩm sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ mỡ. Hàng chủ lực Việt Nam là hàng chiếm vị trí quyết định trong kim nghạch xuất khẩu có thị trường nước ngoài và diều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Hàng xuất khẩu chủ được hình thành trước hết là quá trình xâm nhập vào thị trường nước ngoài qua những cuộc cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường Thế giới và cuộc hành trình đi tìm thị trường sẽ kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô lớn với chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Một mặt hàng được gọi là chủ lực khi thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau: - Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn có khả năng cạnh tranh trên thị trường đó - Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán. - Có khối lượng kim nghach xuất khẩu lớn trong tổng kim nghạch xuất khẩu của đất nước. Hiện nay số lượng và quy mô các mặt hàng xuất khẩu chủ lực không ngừng tăng lên. Nếu tính các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 50 triệu USD/ năm trở lên, năm 1991 từ 6 mặt hàng lên 15 nhóm mặt hàngtrong năm 2002. Đó là: lạc nhân, cao su, chè, điều, gạo, hạt tiêu, than đá, dầu thô, thuỷ sản, rau quả, hàng dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu tính kim nghạch đạt từ 100 triệu USD/năm trở lên thì số mặt hàng này năm 1991 là 4 thì năm 2003 là 13 mặt hàng. Việt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chia làm 5 nhóm chính là: Nông - Lâm – Thuỷ sản; nhiên liệu – khoáng sản; công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. Trong thoì gian qua cá mặt hàng này đã đạt kim ngạch xuất khẩu lớn với mức tăng trưởng cao. Biểu 3: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam thời kỳ 1996 – 2002 Mặt hàng Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 Quý I/2003 Dầu thô Dệt may Giày dép Hải sản Gạo Cà phê Điện tử-Máy tính Thủ công - MN Hạt tiêu Hạt điều Cao su Rau quả Than đá Chè Lạc 1000.T Tr.USD Tr.USD Tr.USD 1000.T 1000.T Tr.USD Tr.USD 1000.T 1000.T 1000.T Tr.USD 1000.T 1000.T 1000.T 12.145 1.450,0 1.031,0 858,0 3.730,0 382,0 - 158,0 15,1 25,7 191,0 53,0 3.162,0 33,0 87,0 14.882 1.746,2 1.387,1 973,6 4.508,3 482,2 585 168 34,8 18,4 263,0 106,5 3.260,0 36,0 56,0 15.732 1.891,9 1.471,7 1.478,5 3.476,7 733,9 788,6 273,1 37,0 34,2 273,4 213,1 3.251,2 55,6 76,1 16.731 1.975,4 1.559,5 1.777,6 3.729,5 931,2 695,6 235,2 57,0 43,7 308,1 330,0 4.290,0 68,2 78,2 16.853 2.710,0 1.828,0 2.024,0 3.241,0 711,0 505,0 327,0 77,0 62,8 444 200,0 5.870,0 75,0 107,0 4.308 850 578 432,0 884,0 210 116 10,6 Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và Thế giới – Thời báo kinh tế Việt Nam ( tr.55) Qua bảng ta thấy sản lượng xuất khẩu các mặt hàng cũng tăng qua các năm, gạo đã có lúc xuất khẩu tới 4,5 triệu tấn (năm 1999) đứng thứ hai Thế giới. Cà phê cũng có những bước tiến vượt bậc, năm 1990 là 89,6 nghìn tấn, năm 1999 là 488 nghìn tấn, năm 2000 đạt 743 nghìn tấn và đạt cao nhất vào năm 2001 voí 910 nghìn tấn. ôứi mặt hàng chè năm 2000 xuất khẩu đạt 56,5 nghìn tấn tới năm 2002 đã xuất khẩu được 75 nghìn tấn. Hạt điều nhân cũng có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng xuất khẩu , năm 2000 là 18,4 nghìn tấn, năm 2002 đã là 63 nghìn tấn. Việt Nam là nước có nhiều ưu thế về xuất khẩu hàng nông sản trong 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì có tới 9 mặt hàng là nông sản: lạc nhân, cao su, cà phê, chè, gạo, tiêu, điều, rau quả...kim ngach xuất khẩu nông sản tăng nhanh trong các năm, hangd nông sản Việt Nam đã trở thành mặt hàng quen thuộc và ưa chuộng trên Thế giới. Biểu 4: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản (1990 – 2002) Nguồn; Vụ thống kê - Bộ thương mại Trong năm 2002 vua qua có thể nói rằng xuất khẩu nông sản đã đạt được mức phục hồi vượt bậc với việc lên giá trở lại đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều...Tổng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông sản đạt trên 2700 triệu USD tăng 5% so với năm 2001, trong đó các mặt hàng chủ lực như: chè, lạc, gạo, cao su, tiêu, điều...đều xuất khẩu tăng và đem lại kim ngạch lớn. ` Biểu 5: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam năm 2002 Trong những con số phản ánh ở trên tuy là những kết quả bước đầu song đã đóng góp đáng kể trong quá trình chuyển dichj cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông , tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm nâng cao vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế. ở đây không thể không nhắc tới vai trò của hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực là: - Xuất khẩu nông sản nhằm giải quyết vấn đề ngoại tệ cho quốc gia có ngoại tệ để nhập khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Xuất khẩu các mặt hàng nông sản đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Tạo điều kiện cho các ngành khác cùng có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định sản xuất, cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. - Xuất khẩu nông sản có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân... Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay, cac sản phẩm nông sản có vai trò to lớn, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu, xuất khẩu hàng nông sản đem lại nhiều lợi ích như tích luỹ vốn cho sự nghiệp CNH – HĐH, giúp Việt Nam khai thác được các lợi thế của mình về đất đai khí hậu. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa phương phương như trong cả nước, góp phần nâng cao được khối lượng hàng hoá và kim ngạch nông sản xuất khẩu. II. Quy trình xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam 1.Những nội dung cơ bản Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đã chọn con đường phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Thực tế cho thấy ngành nông nghiệp đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời thay thế được nhập khẩu những nông sản mà trong nước sản xuất co hiệu quả hơn, đê khai thác tốt nhất các lợi thế về nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, công nghệ và thị trường cho sự phát triển. Quá trình xuất khẩu hàng hoá phải được thực hiện đồng bộ theo các khâu cơ bản sau. 1.1.Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác kinh doanh Vấn đề nghiên cứu thị trường là việc làm tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia thị trường Thế giới. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm hiểu triển vọng bán hàng cho một hoặc một nhoms sản phẩm cụ thể, kể cả các phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Công tác nghiên cứu thị trường phảI góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương trâm “ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái có sẵn” Đối với các mặt hàng nông sản thì việc tìm kiếm thị trường là tối cần thiết vì nó là những sản phẩm mang tính đặc thù. Nên cần phải tìm hiểu về khía cạnh thương phẩm, để tìm hiểu rõ giá trị, công dụng nắm được những đặc tính của nó và những yêu cầu của thị trường về hàng hoá đó như: quy cách, phẩm cấp, bao bì, bảo quản, vận chuyển đặc biệt là phải chú ý tới tính thời vụ của nông sản phẩm. Bên cạnh đó cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoài như dung lượng cơ cấu thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dụng, những kênh tiêu thụ (phương thức tiêu thụ), sự biến động về giá cả... để cuối cùng quyết định về thị trường và tiến hành lựa chọn đối tác tin cậy, chú ý tới bạn hàng lâu dài cũng như khả năng về tài chính, am hiểu thị trường và mặt hàng kinh doanh đặc thù. 1.2.Lập phương án kinh doanh Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu trên đơn vị tiến hành lập phương án kinh doanh, phương án này là kế hoạch chiến lược, phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu mang tính khả thi nhất. Việc xác định phương án kinh doanh bao gồm các bước như sau: Tiến hành lựa chọn thị trường, mặt hàng, căn cứ vào các thời cơ và dự báo phát triển của ngành nông sản trong thời gian tới. Theo dự báo kế hoạch của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, mục tiêu phấn đấu của ngành năm 2003là: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành là 5,0% trong đó nông nghiệp là 2,6% và lâm nghiệp là 3,3% so với năm 2002. Sản lượng lương thực có hạt đạt 36 triệu tấn trong đó thóc là 33,5 triệu tấn, ngô 2,5 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,73 tỷ trong đó: gạo 3 triệu tấn, cà phê 500 nghìn tấn, cao su 340 nghìn tấn, chè 75 nghìn tấn, tiêu 80 nghìn tấn, điều 55 nghìn tấn. Theo chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của bộ Thương Mại thì; về gạo do nhu cầu Thế giới tương đối ổn định, khoảng trên 20 triệu/ tấn năm dự kiến trong suốt thời kỳ 2002 - 2003 ta chỉ có thể xuất được 4- 4,5 triệu tấn / năm. Về nhân điều có thể tăng giá trị xuất khẩu là 212 triệu năm 2002 lên 500 triệu USD năm cao hơn vào năm 2010 vì nhu cầu còn cao. Hạt tiêu do qgiá cả giao động lớn, ta lại có khả năng mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó có khả năng tăng kim ngạch 230 - 250 triệu USD so với 108 triệu như hiện nay. Về Cà Phê, do sản lượng và giá cả phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và giácả thế giới nên khó dự báo chuẩn xác, nhưng cũng chỉ giao động ở 800 nghìn tấn vì hiện nay đã bão hoà. Với hai mặt hàng còn lại là cao su và chè chính phủ đang có dự án phát triển và tiềm năng xuất khẩu còn lớn. Qua phân tích cơ hội, nguy cơ xây dựng mục tiêu cho chiến lược xuất khẩu của mình thật cụ thể như: bán bao nhiêu hàng, giá cả, sẽ xâm nhập vào thị trường nào. Và cuối cùng là đề ra biện pháp thực hiện như các biện pháp ở trong nước và các lỗ lực tiêu thụ ở nước ngoài. Và trong cùng tiến hành đánh giá kết quả xuất nhập khẩu. 1.3.Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu Đối với các mặt hàng nông sản thì khâu thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu là tối cần thiết vì nền nông nghiệp nước ta còn nhỏ lẻ, các nguồn hàng nằm dải rác ở các vùng cần có sự thu gom hợp lý. Công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là hệ thống các công việc, các nghiệp vụ được thể hiện thông qua các nội dung sau: *Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu Là quá trình nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường như thế nào? nghiên cứu xác định mặt hàng kinh doanh xuất khẩu về sự phù hợp và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài về những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, ngoài ra còn phải xác định được giá cả trong nước của hàng hoá so với giá quốc tế. Nghiên cứu nguồn hàng phải nắm rõ được chính sách quản lý của nhà nước về mặt hàng đó như mặt hàng đó có được phép xuất khẩu hoặc thuộc hạn ngạch xuất khẩu hay không? Một trong những bí quyết thành công trong nghiên cứu tìm hiểu thị trường dự đoán được xu hướng biến động của hàng hoá, hạn chế rủi ro. *Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu Xây dựng hệ thống thu mua thông qua các đại lý và chi nhánh của mình, doanh nghiệp ngoại thương sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua nâng cao năng suất và hiệu quả thu mua, lựa chọn và sử dụng nhiều kênh thu mua tránh để tư thương thu mua ép giá gây hậu quả xấu cho ngươì nông dân và doanh nghiệp. Kết hợp nhiều hình thức thu mua là cơ sở tạo ra nguồn ổn định và hạn chế những rủi ro trong mua hàng nông sản xuất khẩu. *Thực hiện hình thức ký kết hợp đồng trong thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu Tháng 6 năm 2002 Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 80/2002/QĐ - TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng , với nội dung “nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng nông sản hàng hoá (bao gồm nông, lâm, thuỷ sản) và muối với người sản xuất , nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững”. Ngoài ra Chính phủ còn thực hiện các ưu đãi với doanh nghiệp thực hiện hình thức này về: chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng, về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ và đặc biệt là về thị trường và xúc tiến thương mại. Đây là một chính sách có tính đột phá, trong việc tạo lập thị trường tiêu thụ nông sản ổn định cho người sản xuất. *Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu: sau khi đã ký kết hợp đồng với các bạn hàng và các đơn vị sản xuất doanh nghiệp thương mại phải lập kế hoạch thu mua tiến hành sắp xếp các công việc và chỉ đạo các bộ phận thực hiện theo kế hoạch sao cho nguồn hàng đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng cần thiết, đóng bao gói và tổ chức bảo quản, đưa hàng hoá tới kho ngoại quan làm thủ tục xuất khẩu. 1.4.Giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu Sau giai đoạn nghiên cứu tiếp cận thị trường là giai đoạn giao dịch và thương lượng với nhau về các điều kiện để đi đến ký kết hợp đồng, trong buôn bán quốc tế có những bước giao dịch chủ yếu: hỏi giá, phát giá, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận và cuối cùng là xác nhận. Giao dịch đàm phán tức là trao đổi các điều kiện mua bán giữa các bên thông qua thư tín, điện thoại qua internet cũng như gặp gỡ tại bàn đàm phán. Ký kết hợp đồng xuất khẩu là kết quả của việc giao dịch và đàm phán thành công, hai bên đi đến những nhất trí về giá cả, chất lượng, điều kiện thanh toán, giao dịch và loại hàng hoá tất cả được ghi chi tiết trong hợp đồng, nó là cơ sở pháp lý khi tranh chấp sảy ra. 1.5.Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi hợp đồng được ký kết, các bên phãitácđịnh rõ nội dung trình tự công việc phải làm để cố gắng không gây ra sai sót thiệt hại, hoặc vi phạm hợp đồng. Thông thường quá trình này bao gồm các công việc: ký kết hợp đồng xuất khẩu, kiểm tra LC, xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, uỷ thác yêu cầu, thanh toán, giả quyết khiếu nại. 1.6.Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình Các chỉ tiêu sau thường được sử dụng để so sánh, đánh giá: số lượng thực hiện xuất khẩu so với đơn hàng, chủng loại mặt hàng so với kế hoạch, tiến độ xuất hàng so với hợp đồng đã ký, doanh số mua bán hàng hoá, chi phí kinh doanh, lợi nhuận... Đây là bước quan trọng nhằm xem xét hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và từng lĩnh vực nói riêng, để điều chỉnh cho phù hợp. 2.Quy trình xuất khẩu các mặt hàng nông sản Để xuất khẩu được hàng hoá ra khỏi Việt Nam, thì quá trình xuất khẩu được tổ chức bao gồm nhiều công đoạn và nghiệp vụ. Từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hang hoá xuất khẩu, bạn hàng giao dịch, thông qua các bước giao dịch và đàm phán đi đến ký kết hợp đồng cho tới làm thủ tục Hải quan...Chuyển quyền sở hữu cho người mua và người mua tiến hành thanh toán. Mỗi nội dung của hoạt động xuất khẩu chính là khâu mỗi nghiệp vụ của quá trình xuất nhập khẩu và để đạt được hiệu quả cao nhất phục vụ được đầy đủ kịp thời cho sản xuất và cho tiêu dùng đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng mỗi nghiệp vụ và đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau. Quá trình xuất khẩu hàng do là mặt hàng mang tính đặc thù như về về thời vụ, phương thức bảo quản, vận chuyển đặc biệt khối lượng lớn nên các khâu của quá trình xuất khẩu cũng có những đặc thù riêng. Qua thời gian theo dõi quy trình xuất khẩu ở một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản. Hải quan Việt Nam đã sơ đồ hoá quá trình xuất khẩu lô hàng nông sản bao gồm một số khâu cơ bản như sau: Sơ đồ quá trình xuất khẩu hàng nông sản Nghiên cứu thị trường Lập phương án kinh doanh Thu mua tạo nguồn Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng Làm thủ tục hải quan Kiểm tra xác xuất Luồng vàng Nộp thuế và lệ phí hải quan Luồng xanh Khai báo nộp tờ khai hải quan Kiểm tra toàn bộ Luồng đỏ Nếu xuất CIF Nếu xuất FOB Đánh giá hiệu quả kinh doanh XNK Giao hàng cho nhà nhập khẩu Giao cho người vận chuyển Quy trình xuất khẩu ở Việt Nam trải qua nhiều công đoạn phức tạp và còn nhiều thủ tục rườm rà. Nhưng trong thời gian qua theo tinh thần của luật Hải quan thì quá trình xuất khẩu đã được đơn giản hoá bớt nhiều công đoạn không cần thiết ở đây chỉ xin nêu hai khâu thủ tục chính cho một lô hàng nông sản xuất khẩu với đặc thù riêng của mặt hàng này. a. Tổ chức ký kết hợp đồng xuất khẩu Hợp đồng xuất khẩu nông sản là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền và nhận hàng. Một hợp đồng xuất khẩu hoàn chỉnh thường bao gồm nhiều điều khoản ở đây chỉ xin đưa ra một vài điều khoản cơ bản đối với xuất khẩu mặt hàng nông sản. *Giới thiệu về chủ thể của hợp đồng: Phải ghi chính xác rõ ràng tên, địa chỉ, của các bên tham gia ký kết hợp đồng. *Tên hàng: Nhằm xác định rõ sơ bộ loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn tả thật chính xác. Đối với các mặt hàng nông sản phải chú ý ghi tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học hoặc phải kèm theo tên địa phương sản xuất ra giống cây đó. Ví dụ như: Chè Thái Nguyên, Gạo long An, Gạo Việt Nam 5% tấm... *Điều kiện về phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hoá. Đối với mặt hàng nông sản thì điều kiện này vô cùng quan trọng nó quyết định tới giá cả hàng hoá cũng như điều kiện bảo quản xếp dỡ . Tuỳ từng loại hang hoá người ta sẽ chọn phương pháp định lượng cũng như quy định các tiêu chuẩn riêng. VD: Để quy đinh gạo Việt Nam xuất khẩu như sau : - Độ ẩm : Không quá 14% - Hạt bạc bụng : -8% -Tạp chất : -0.50% - Hạt đỏ : -4% - Hạt vỡ : -25% - Hạt non : -1% - Hạt nguyên , ít nhất 40% - Mức đọ xát ; mực dọ thông thường - Hạt bị hư không quá 2% * Điều kiên về số lượng vì mặt hàng nông sản là đăc thù với khối lượng lớn ,nên sự qui định thống nhất về đơn vị đo , cung như khối lượng cụ thể là cần thiết . Cũng như chú ý tới sự giao động do độ ẩm, bốc xếp ,dơi vãi là cần thiết. * Điều khoản giao hàng tức là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông boá giao hàng. Trước hết là về thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, phải có sự thống nhất về thời gian vì mặt hàng nông sản khâu bảo quản là khó khăn và cũng để giữ trữ chữ tín với bạn hàng nước ngoài. Tiếp theo là địa điểm giao hàng, việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hoá và đến nông sản điều kiện. b.Tiến hành làm thủ tục Hải quan cho lô hàng xuất khẩu Để một lô hàng ra khỏi biên giới thì việc đầu tiên của nhà xuất khẩu phải làm là làm thủ tục Hải quan tại của khẩu. Thủ tục Hải quan cho một lô hàng nông sản xuất khẩu bao gồm những nội dung chính sau: 1.Khai báo, nộp tờ khai hải quan, nộp hoặc xuất trình giấy phép và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật Khai báo nộp tờ khai hải quan là khâu quan trọng nhất trong ba khâu của thủ tục hải quan - Về thời gian khai báo đối với hàng xuất khẩu, chả hàng phải khai báo, nộp tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan trước khi xuất hàng lên phương tiện vận chuyển chậm nhất 2 giờ trước khi phương tiện vận chuyển khởi hành. Người chủ phương tiện vận chuyển phải nộp cho hải quan bản lược khai hàng xuất khẩu chậm nhất một giờ khi phương tiện vận chuyển khởi hành - Địa điểm làm thủ tục hải quan theo luật hải quan mới thì đối với hàng (chưa rõ) xuất nhập khẩu chủ hàng có thể làm thủ tục hải quan tại bất cứ hải quan nào mà chủ hàng thấy tiện nhất - Hình thức và nội dung khai báo. Đối với hàng nông sản xuất khẩu thì phải khai báo tờ khai bằng tờ khai hải quan so tổng cục hải quan phát hành với các nội dung như tên hàng, số hiệu của hàng hoá theo biểu thức đơn giá, trọng lượng, khối lượng . . . và người khai phải là chủ của lô hàng, hoặc người uỷ nhiệm, co trác nhiệm trước pháp luật vè tờ khai báo - Các giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình kèm theo tờ khai là: Giấy phép xuất nhập khẩu, hợp đồng kinh tế, bản khai chi tiết Quy trình thủ tục hải quan (trang bên) 2. Đưa đối tượng kiểm tra hải quan đến địa điểm quy định để kiểm tra, Địa điểm kiểm tra hải quan là cửa khẩu bao gồm cửa khẩu cảng biển, cảng sông, hàng không, cửa khẩu biên giới. . . nếu muốn hay đổi thì phải có chấp thuận của ngươi có thẩm quyền (trưởng hải quan cửa khẩu) - Theo luật hải quan mới thì chúng ta đã phân luồng hàng hoá theo ba luồng, Xanh, Đỏ, Vàng để đảm bảo thủ tục nhanh - Luồng xanh là luồng dành cho chủ hàng chấp hành hải quan tốt các quy định của hải quan và chưa bị vi phạm luật hải quan trong thời gian năm năm hàng hoá được miễn kiểm tra hải quan - Luồng vàng áp dụng với các chủ hàng đã vi phạm nhưng ở mức độ nhẹ chưa bị truy cứu. . . luồng vàng hàng hoá bi kiểm tra xác suất - Luồng đỏ áp dụng cho chủ hàng có dấu hiệu vi phạm nhiều lần thì toàn bộ hàng bị kiểm tra 3. Làm nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu. Sau khi làm song tờ khai hải quan và tiến hành kiểm tra hải quan thi người xuất khẩu mang tờ khai tự áp dung thuế tính thuế và nộp cho hải quan . Thời hạn nộp thuế theo Nghị định54/CP là không quá 15 ngày đối với hàng xuất khẩu - Nộp lệ phíhq theo các chi phí cần thiết như kiểm tra giám định, khai báo, áp tải, niêm phong, bảo quản. . .với mưc lệ phí do hải quan quy định - Ngoài ra quy trình xuất khẩu nông sản còn một sốkhâu khác như marketing, bán hàng trực tiếp tại nước ngoài, kích thích người tiêu dùng nước sở tại... 3.Các hình thức xuất khẩu nông sản Theo Nghị định 57/CP của Chính phủ thì “thương nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu”. Đây là một quy định mới rất thông thoáng trong các thủ tục hành chính và pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hàng hoá Việt Nam ra thị trường Thế giới. Người ta có thể phân chia các hình thức xuất khẩu khác nhau nhưng chỉ mang ý nghĩa tương đối tuỳ thuộc vào chúng ta nhìn nhận từ góc độ nào. Theo Nghị định 57/CP thì hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá thì bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá. Trên thị trường thế giới, những giao dịch trong hoạt động xuất khẩu đều tiến hành theo những cách thức nhất định. Trong mỗi cách thức giao dịch mua bán quy định thủ tục tiến hành, điều kiện giao dịch, thao tác và chứng từ cần thiết, mỗi phương thức có đặc điểm riêng, có kỹ thuật riêng.Dưới đây là một số hình thức xuất khẩu nông sản cơ bản mà các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng. 3.1.Xuất khẩu trực tiếp Đặc trưng cho hình thức này là nhà sản xuất giao hàng cho người tiêu dùng nước ngoài. Tức là các nhà sản xuất, các công ty, các xí nghiệp và các nhà xuất khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được Nhà nước và Bộ thương mại cho phép. Hình thức này được sử dụng phần lớn trên Thế gới 2/3 kim ngạch) nhưng hình thức này đối với các mặt hàng nông sản của chúng ta còn hạn chế. 2.2.Xuất khẩu uỷ thác Xuất khẩu uỷ thác (hay còn gọi là hình thức thông qua trung gian), là loại hình xuất khẩu mà người xuất khẩu quyết định điều kiện giao dịch mua bán về hàng hoá, giá cả, điều kiện, giao nhận, phương thức thanh toán, phải thông qua người thứ 3 trung gian. Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp có hàng hoá muốn xuất khẩu nhưng doanh nghiệp không được phép xuất khẩu trực tép, hoặc không dủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp. Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta thường qua các tổ chức trung gian dẫn tới chi phí xuất khẩu cao, bị ép giá không có khả năng tiếp cận thị trường. 2.3.Gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu mà trong đó một bên nhập khẩu nguyên liệu bán thành phẩm của bên khác để chế biến ra sản phẩm giao dịch, giao lại cho bên đặt ra công và nhận tiền gia công. Đây là hình thức được các nước đang phát triển như Việt Nam tận dụng nhằm tranh thủ lao động rẻ ở trong nước để thu ngoại tệ. 2.4.Tạm nhập tái xuất Là hình thức tái xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây đã nhập khẩu với nguyên dạng khi nhập (có thể qua sơ chế hoặc không qua sơ chế). Đối với mặt hàng nông sản thì Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập điều thô về chế biến rồi tái xuất. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn so với lượng ngoại tệ ban đầu bỏ ra, giao dịch với hình thức này luôn thu hút 3 nước tham gia là; nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. 2.5.Xuất khẩu hàng đổi hàng Xuất khẩu hàng đổi hàng hay còn gọi là buôn bán đối lưu, đây cũng là hình thức xuất khẩu trong đó người xuất khẩu đồng thời là người nhập khẩu với lượng hàng hoá và dịch vụ trao đổi với nhau có giá trị tương ứng. Hình thức này có hạn chế là trong quá trình mua bán, ký hợp đồng, thanh quyết toán vẫn phải dùng tiền làm vật ngang giá. 2.6.Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những môi giới, do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hoá có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt và sản phẩm có thể thay thế nhau. Sở giao dịch hàng hoá thể hiện sự giao dịch tập trung quan hệ cung cầu về mặt hàng giao dịch trong một khu vực, ở một thời điểm nhất định. Đây là hình thức mua bán đã có từ lâu trên thế giới, như sàn giao dịch cà phê ở Lônđôn, lúa mì tại Newyort... Nhưng mới xuất hiện ở Việt Nam trong năm 2001 khi điều của chúng ta “lên sàn” đây là hình thức mới cần nghiên cứu và nhân rộng sang gạo, cà phê, cao su... III.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu 1.Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá nông sản của Việt Nam 1.1.ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sản xuất nông nghiệp Nước ta nằm vào khu vực có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có lợi thế về khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa lớn thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại giống cây trồng. Khi hậu nước ta cũng phân làm hai vùng rõ rệt, nếu miền Nam có mùa khô với mùa mưa, thì miền Bắc có bốn mùa, điều đó rất thuận lợi cho sự phát triển các mặt hàng nông sản nhiệt đới mà ít nước có được. Tuy nhiên cũng do nằm trong khu vực gần xich đạo chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa, cũng như sự thay đổi khí hậu đột ngột gây nên những hậu quả khó lường như lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 33,1 triệu ha, trong đó có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp rất phù hợp với trồng lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra chúng ta còn có hơn 10 triệu ha đồi núi, đất đỏ bazan thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều... tuy nhiên do dân số tăng quá nhanh nên diện tích đất canh tác bình quân chỉ có 0,7 ha/hộ đây là một tỷ lệ thấp dẫn tới sản xuất nông nghiệp manh mún và lạc hậu. Ngoài ra nước ta còn có hai con sông lớn chảy qua mang nhiều phù xa màu mỡ là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mêkông ở miền Nam đây chính là hai lợi thế lớn để nơi này là vựa lúa của cả nước đóng góp tới 80 – 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Tài nguyên nước dồi dào cũng là một trong những lợi thế nổi bật của nông nghiệp Việt Nam. Biểu 6: Diện tích và sản lượng lương thực có hạt 1990- 2002 Năm Diện tích(1.000ha) Sản lượng (1.000 tấn) Tổng diện tích Diện tích lúa Diện tích ngô Tổng sản lượng Sản lượng lúa Sản lượng màu 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 6471,6 7322.6 7619,0 7762,6 8012,4 8345,4 8396,5 8211,5 8194,5 6042,8 6765,6 7003,6 7099,7 7362,7 7653,6 7666,3 7484,6 7467,2 428,8 557 615,4 662,9 649,7 691,8 730,2 726,9 717,3 19896,1 26140,9 27933,4 29174,5 30757,5 33146,9 34535,4 34093,1 35593,4 19225,1 24963,7 26396,7 27523,9 29145,5 31393,8 32529,5 31970,2 33470,3 671,0 1177,2 1536,7 1650,6 1612,0 1753,1 2006,3 2122,8 2123,1 Nguồn: Niên giám thống kê 2001, (NXB thống kê - Hà Nội, 2002, tr.78) Tuy nhiên điều kiện tự nhiên cũng mang lại cho ta không ít khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm do thay đổi khí hậu lũ lụt, hạn hạn hán thường xuyên thay ra và diễn biến khó lường. Sự thy đổi khí hậu đột ngột cũng gây khó khăn cho gieo trồng, cũng như hàng năm chúng ta phải hứng chịu hàng chục cơn bão đổ vào và hiện tượng Eninol vẫ có nguy cơ sảy ra đe doạ tới sản xuất. Đòi hỏi phải làm tốt công tác dự báo và chuẩn bị các phương án phong tránh kịp thời khi thiên tai sảy ra vẫn ổn định sản xuất. 1.2.Tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến sản xuất, vận chuyển phân phối bảo quản và chế biến nông sản. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới trong thời gian qua sự bùng nổ các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại với đặc trưng kỹ thuật và công nghệ cao trở thành phương tiện quan trọng nhất nhằm thúc đẩy sản xuất nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh xuất khẩu. Những thành tựu kỹ thuật liên quan đến sản xuất, vận chuyển bảo quản chế biến các hàng hoá nông sản làm xuất hiện những hoàng hoá mới đáp ứng yêu cầu cao của người tiêu dùng. Công nghệ sau thu hoạch và chế biến đã được quan tâm nhưng nhìn chung còn lạc hậu và kém phát triển. Với yêu cầu cao về chất lượng và sự biến đổi nhanh về thị hiếu tiêu dùng cả về phẩm chất và hình thức. Tuy có sự chuyển biến mạnh và từng bước đổi mới theo hướng tăng tỷ phần (%) hàng nông sản chế biến. Công nghệ và chất lượng chế biến nông sản trong hơn 10 năm qua (1991 – 2002) đã được cải thiện đáng kể về hình thức, chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm sản liên tục tăng với tốc độ 12 – 14% /năm, đã hình thành nhiều nhà mýa chế biến hiện đại công suất lớn (ngành say sát đạt 18-20triệu tấn/ năm) so với năm 1990 tăng gấp hơn 2 lần, đã có sự đổi mới trong công nghệ chế biến gạo nhất là công nghệ tách hạt và đánh bóng nhưng vấn đề còn lại là chất lượng và nguyên liệu. Ngành điều có thể là ngành đi đầu trong công nghệ chế biến từ xuất thô 100% sang xuất điều nhân chế biến đã tăng 80 lần. Ngoài ra hàng năm ngàh điều còn nhập thêm điều thô về chế biến . Nhưng nhìn chung thì hàng nông sản Việt Nam phần lớn vẵn ở dạng thô và sơ chế là chính, tỷ trọng chế biến sâu mới mới đạt 23%, mặt khác nguyên liệu thu gom là chính, sản xuất phân tán trên nhiều vùng khác nhau nên chất lượng nguyên liệu thấp và không đều. Các xí nghiệp, kho hàng, bến bãi, máy móc còn lạc hậu, chấp vá. Hệ số sử dụng công suất các nhà máy chếbiến thấp, bình quân 50- 60% lãng phí và hao tốn nguyên vật liệu nhiều. Chất lượng sản phẩm chế biến (sau thu hoạch đối với Gạo là 13-16%). Qua nghiên cứu điều tra thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của ta là rất lớn, điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Biểu 7: Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch Chỉ tiêu Tỷ lệ tổn thất (%) Tổn thất lúc thu hoạch Tổn thất lúc vận chuyển Tổn thất lúc đập, tuốt Tổn thất lúc phơi sấy, làm sạch Tổn thất lúc bảo quản Tổn thất lúc say sát Tổng cộng 1,3-1,7 1,2-1,5 1,4-1,8 1,9-2,1 3,2-3,9 4,0-4,5 13,0-16,0 Nguồn: Số liệu điều tra của viện nghiên cứu nông nghiệp 1.3.ảnh hưởng của cung cầu hàng hoá nông sản trên thị trường thế giới Chúng ta biết rằng tình hình tăng dân số trên thế giới đang ở mức dự báo gần 6 tỷ người vì vậy nhu cầu về lương thực vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Theo dự báo coả FAO, mức tăng sản lượng và nhu cầu về lương thực và các mặt hàng nông sản sẽ tăng bình quân 2% năm, cao hơn so với giai đoạn trước và còn hơn với mức tăng dân số. Tuy nhiên nếu tính bình quân đầu người, sản lượng và tiêu dùng chỉ tăng khoảng 0,7%/ năm. Đối với các nước đang phát triển sản lượng và tiêu dùng các mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người dự boá sẽ tăng 1,4%/năm, thấp hơn so với thập kỷ trước, sản lượng tăng 1,6% và tiêu thụ tăng 1,7%/năm. Hiện nay nhu cầu về hàng nông sản phục vụ cho tiêu dùng của các nước phát triển và đang phát triển là káhc nhau, ở các quốc gia có nền phát triển cao, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản có phẩm chất chất lượng cao, đặc biệt là khắt khe hơn trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như thị trường EU, Mỹ, Nhật...còn ở các nước đang phát triển thì hàng hoá yêu cầu ở mức thấp hơn nhưng giá trị thu lại cũng nhỏ, thậm chí kém nhiều lần so với chế biến sâu. Do đó Việt Nam hiện tại trong tương lai cần phải thoả mãn nhu cầu thị trường thế giới và hàng hoá chất lượng cao, hàng tinh chế, nhu cầu về hoạt động dịch vụ người tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh. 1.4.ảnh hưởng của các nước có mặt hàng nông sản giống Việt Nam (khả năng cạnh tranh của các đối thủ cùng loại) Chúng ta biết rằng mặt hàng nông sản là sản phẩm không thể thay thế,là điều kiện tồn tại nên các quốc gia luôn cố gắng xây dựng nền an ninh lươngthức của mình. Hiện nay hàng nông sản Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt đối với hàng nông sản của các nước láng giềng như Thái lan và Trung Quốc có những mặt hàng tương tự nhưng chất lượng và giá cả cạnh tranh hơn. Tới giữa năm nay khi hiệp định thuế quan CEPT có hiệu lực thì hàng nông sản Việt Nam lại phải đối chọi với hàng nông sản của các nước trong khối và khả năng “thua ngay trên sân nhà” cũng đã được nhắc tới. Hiện nay khi hiệp định thương Mại Việt- Mỹ có hiệu lực thì nguy cơ hàng nông sản Mỹ tràn vào Việt Nam ta rất lớn. Đặc biệt là sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO là một đối thủ lớn cho hàng nông sản Việt Nam. 1.5.ảnh hưởng của hàng rào bảo hộ mới của các bạn hàng nhập khẩu nông sản Các nước phát triển luôn hô hoà tự do hoá thương mại, toàn cầu hoá kinh tế trong khi lại thực hiện bảo hộ cho nông sản trong nước đó đang là vấn đề gây tranh cãi lớn giữa các nước dang phát triển với nước phát triển. Mỹ, Eu , Nhật thực hiện bảo hộ dưới dưới các hình thức mới như: trợ giá cho nông sản. áp dụng các biện pháp kỹ thuật như vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, điều kiện lao động ...làm rào cản đối với hàng nông sản nước ngoài. 1.6.ảnh hưởng của môi trường kinh tế Trong thời gian qua để khuyến khích xuất khẩu, nhà nước ta đã có nhiều chính sách, cơ chế, nghị định, nghị quyết ( nghị định 57/1998 NĐCP, nghị định 44/2001/NĐ-CP, quyết định 46/2001/QĐ-TTg...) ban hành nhằm mở rộng các hoạt động thương mại và quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất- nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. Đặc biệt là mặt hàng nông sản thời gian qua Chính phủ cũng có những thay đổi lớn trong khuyến khích xuất khẩu nông sản như Nghị quyết 05 của chính phủ tới nghị quyết 09/2001/NQ-CP về chính sách tiêu thụ nông sản phẩm cho nông dân. Hoặc mới đây là quyết định số 80/2002/QĐ - CP ngày 26/6/2002 về thực hiện tiêu thụ nông sản theo hợp đồng là những nỗ lực lớn của chính phủ. Chỉ thị 31/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ cho phép thực hiện thí điểm chế độ tham tán nông nghiệp với đại lý với lý do vì thị trường nông sản thế giới diễn biến khó lường, rào cản hữu hình và trá hìnhlại nhiều.Nừu không có ng[ì nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ thì rất khó theo dõi. Vì vậy cần có chế độ tham tán tại 4 thị trường chínhlà Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng do cơ chế quản lý kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng thường xuyên thay đổi gây tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu lâu dài của các doanh nghiệp. Nhằm hạn chế tồn taịo trên chính phủ đã ra quyết định số 46/2001/QĐ- TTg ngày 4/4/2001 về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá ổn định cho cả thời kỳ 2001 – 2005, bãi bỏ quy định đầu mối và hạn ngạch với xuất khẩu gạo. Nhận thức đầy đủ những lợi thế và những bất lợi trong sản xuất kinh doanh nông sản là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng để chủ động và tự tin hơn trong quá trình chỉ đạo sản xuất và thị trường. Vấn đề là phải làm sao kết hợp được các lợi thế so sánh, phát huy tối đa được hiệu quả cảu chúng. Muốn vậy đòi hỏi sự lỗ lực của xã hội và sự kết hợp chặt chẽ của các ngành các cấp, các địa phương đơn vị sản xuất. Đặc biệt là vai trò điều tiết của chính phủ, nhằm chủ động tạo lập và xây dựng các chiến lược về mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2.Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản 2.1.Chất lượng của hàng nông sản Chất lượng sản phẩm là vấn đề có tính quyết định, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thoả mãn nhu cầu hàng hoá về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở thích và tập quán tiêu dùng...Vì vậy sản phẩm thô và sơ chế khó có thể đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề công nghệ chếbiến và chất lượng hànglà nội dung cốt lõi của cạnh tranh về chất lượng, thực chất là sự cạnh tranh về kỹ thuật và công nghệ thế giới. Chất lượng hàng nông sản Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được những bước tiến dài, các mặt hàng được đa dạng hoá, nhiều chủng loại mới, nhiều giống mới nhập, và chú ý làm theo đơn đặt hàng nước ngoài (như gạo theo đơn hàng và giống của Nhật) cũng như công nghệ chế biến từng bước được nâng cao. Việt Nam đã chú ý hơn về chất lượng nông sản xuất khẩu như công nghệ tách hạt, và đánh bóng. Năm 1989 Gạo 5% tấm chỉ chiếm 32%trong tổng khối lượng hàng xuất khẩu, năm 1994 gạo 5% đã lên 44,83% và năm 2002 vừa qua là lên 70% gạo xuất khẩu là loại gạo 5% tấm. Đối với hạt điều nhiều năm trước đây ta chỉ xuất khẩu điều thô thì đến nay chúng ta đã xuất khẩu điều nhân và còn nhập khẩu chế biến . Nhìn chung tuy đã có những chuyển biến trong khâu chế biến nông sản từng bước tăng dần tỷ phần nhưng nhình tổng thể hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vẫn ở dạng thô, nguyên liệu thu gom ở các vùng khác nhau nên chất lượng và phẩm cấp không đều. Do công nghệ chế biến của chúng ta còn lạc hậu, chủ yếu là công nghệ những năm 50 mươi của Liên Xô cũ, nên không thích ứng với yêu cầu khắt khe của thị trường hiện nay. Các cơ sở sản xuất chế biến , bến bãi kho tàng bảo quản còn thủ công chưa có quy hoạch nên còn gây thất thoát và chất lượng sản phẩm thất cho chế biến. Hiện nay chúng ta từng bước đổi mới công nghệ hợp lyds hoá quá trình sản xuất, nâng cao ý thức trách nhiệm. áp dụng tiến bộ của công nghệ chế biến mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu 2.2.Do sự nhận thức của nông dân và doanh nghiệp chưa thống nhất Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời lên tư tưởng làm ăn mạnh mún, tiểu nông còn ăn sâu vào ý thức người dân, mặt khác cũng mới bước sang cơ chế thị trường nên người dân vẫn chưa có thói quen làm sản phẩm theo thị trường mà vẫn theo tư tưởng cổ hủ lạc hậu trong nông nghiệp mặc dù thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Các mặt hàng nông sản ở nước ta chủ yếu do nông dân tự phát trồng mà không theo một quy hoạch định hướng về tiêu thụ nên dẫn đến nhiều sản phẩm làm ra mà không tiêu thụ được như mía, cà phê, cao su...cũng như sự sản xuất nhỏ bé không tập trung, không theo đúng kỹ thuật cũng gây khó khăn cho công tác thu gom chế biến dẫn tới chất lượng kém giá thành cao. Mặt khác các doanh nghiệp làm xuất khẩu cũng ít chú ý tới xây dựng nguồn hàng, chưa có sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân và tư tưởng đánh quả chụp giật còn xuất hiện đây đó. Doanh nghiệp chưa làm tố công tác dự báo thị trường hoặc giúp đỡ người nông dân khi gặp khó khăn về nới tiêu thụ, giá bằng chứng là sự xuống giá thê thảm của cà phê, cao su, điều trong năm 2000 - 2001 vừa qua dẫn tới người dân tự ý phá bỏ cà phê, cao su làm nên nỗi hoang mang lớn trong sản xuất. Tuy nhiên thời gian qua nhận thức của người dân và doanh nghiệp đã được cải thiện. Doanh nghiệp và nông dân đã tìm được tiếng nói chung như doanh nghiệp đã đầu tư vốn, giống, kỹ thuật nuôi trồng, bảo quản và bao tiêu sản phẩm. Đây là hình thức mới tạo sự yên tâm cho nông dân yên tâm sản xuất cụ thể như: mới đây Chính phủ có quyết định số 80/2002/QĐ- CP về gắn kết tiêu thụ nông sản theo hợp đồng. Đó là những lỗ lực cần thiết để xây dựng nguồn hàng tốt và ổn định cho xuất khẩu 2.3.Quy hoạch và kế hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu Trong thời gian qua sự quy hoạch cũng như chiến lược phát triển nông sản lâu dài chưa được xây dựng mà chủ yêú do tự phát và do đề nghị của các Bộ như nông nghiệp hay Thương Mại mà chính phủ thực hiện điều tiết nên luôn mang tính bị động. Thực tế ở nước ta do chậm trễ trong việc xây dựng, phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội nên không có cơ sở xây dựng triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển xuất khẩu nói chung và hàng nông sản nói riêng. Mặt khác do còn hạn chế về tầm nhìn dẫn tới bị động, lúng túng trong việc xử lý các quan hệ với các tổ chức thương mại quốc tế,ASEN, EU, Mỹ, WTO dẫn tới mất cơ hội mở rộng thị trường. Xác định rõ thị trường trọng điểm với cùng mặt hàng để có kế hoạch phát triển nguồn hàng thu mua để chế biến hợp lý phục vụ xuất khẩu. Tất cả đòi hỏi Chính Phủ có chính sách “dài hơi” trong xây dựng chiến lược. 2.4.ảnh hưởng của nguồn nhân lực và định hướng phát triển xuất khẩu cuả Chính Phủ Việt nam có dân số xấp xỉ 81 triệu người với gần 71 % lao động ở nông thôn là nguồn nhân lực dồi dào với lực lượng lao động 29 triệu người đây là một điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp vì lao động nông nghiệp cần nhiều lao động. Không những lợi thế về nguồn lực nông thôn Việt Nam có chất lượng cao hưon so với một số nước trong khu vực, cơ cấu lao động vào loại trẻ, lao động cần cù, sáng tạo, nhạy bén với những cái mới. Hơn nữa Việt Nam còn là nước có nền nông nghiệp lâu đời, đã xuất khẩu khối lượng lớn về nông sản như: Gạo, cà Phê, Hạt Tiêu, Cao Su, điều...là một trong những lợi thế cho sản xuất mặt hàng nông sản/ Nhận thức được lợi thế đó những năm tới Đẳng và Nhà Nước ta vẫn kiên trì con đường phát triển kinh tế xã hội bằng cách phát huy các lợi thế về nông nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp và gia tăng dịch vụ nhưng phát triển nông nghiệp vẫn là mục tiêu hàng đầu. 2.5.Sự hạn chế trong việc xâm nhập và ổn định thị trường Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới trong bối cảnh thị trường được phân chia và sự phân cồn lao động thế giới đang được xác lập. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam còn non trẻ đã phải đương đầu trong sự cạnh tranh gay gắt của các công ty, tập đoàn hay các doanh nghiệp lâu đời. Bên cạnh đó là sự yếu kém của công tác tổ chức dự boá thông tin thị trường, bạn hàng nhập khẩu hoặc có những còn chậm không kịp thời làm mất cơ hội kinh doanh cũng như khả năng xây dựng chiến lược mục tiêu xâm nhập thị trường của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, khả năng marketing quảng bá tìm kiếm đối tác còn nhiều bất cập đòi hỏi các doanh nghiệp phải lỗ lực trong thời gian dài. Ngoài các nhân tố ảnh hưởng trên thì còn cá nhân tố khác như tổ chức thu mua tạo nguồn hàng của doanh nghiệp còn hạn chế. Cũng như việc tổ chức điều hành xuất khẩu của Chính Phủ như việc ra hạn nghạch, quy chế xuất khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu, điều chính tiến độ cũng như bạn hàng của Chính Phủ mà doanh nghiệp cần quan tâm. 3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản Hiện nay ở nước ta kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy nghị quyết đại hội Đảng lần XI nhấn mạnh “ mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng khả năng xuất khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ... Nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại quốc tế là một nhân tố quyết định để tham gia phân công lao động quốc tế, thâm nhập thị trường nước ngoài nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế còn là yêu cầu tất yếucủa việc thực hiện quy luật tiết kiệm. Việc xác định rõ hiệu quả của việc kinh doanh xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng nó giúp doanh nghiệp đưa ra nhưngx nhận xét đánh giá về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Thông thường để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu người ta dùng một số hệ thống chỉ tiêu sau: Cách thức xác định hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu *Xác định về mặt hàng Số lượng và giá cả hàng xuất khẩu: ước tổng doanh thu hàng xuất khẩu - Dự trù chi phí xuất khẩu bao gồm: Chi phí mua hàng xuất khẩu, chi phí đóng gói bao bì, chi phí lưu thông nội địa (chi phí mướn kho bãi vận tải hàng ra cảng), chi phí thủ tục giấy tờ giao nhận, lệ phí xin phép, kiểm nghiệm, kiểm hoá, cũng như thuế xuất tiền vay và thuế xuất khẩu (nếu có). Dự báo sự biến động của tỷ giá + Biến động về giá thu mua hàng hoá trong nước + Biến động về giá USD với tính giá USD vào thời điểm thanh toán theo công thức: Kn = K1(1 – h)n- 1 Kn: tỷ giá USD thời điểm thanh toán K1: Tỷ giá USD vào lúc lên phương án Sau đó ta có các chỉ tiêu đánh giá sau: *Tỷ giá huy động hàng xuất khẩu:USD ồ Chi phí hàng xuất khẩu Kxk = ––––––––––––– ồ Doanh thu hàng xuất khẩu * Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng so sánh lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu Tx Hx = –– Cx Trong đó: Hx : Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu Tx: Doanh thu (bằng ngoại tệ từ việc xuất khẩu bao gồm cả vận tải đến cảng xuất(giá trong nước)) Công thức này được vận dụng để tính hiệu quả xuất khẩu của từng mặt hàng hoặc hiệu quả suất sang từng nước, khu vực thị trường * Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu Doanh lợi xuất khẩu phản ánh kết quả tài chính của hoạt động xuất khẩu nghĩa là nó phản ánh những kết quả bằng tiền thực tế thu được và những chi phí thực tế bỏ ra. Tx Dx = –––– x 100 Cx Trong đó Dx:: Doanh lợi xuất khẩu Tx : Thu nhập về bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố mua của ngân hàng ngoại thương (sau khi trừ mọi chi phí bằng ngoại tệ) Cx : Tổng chi phí cho việc xuất khẩu Chỉ tiêu lợi nhuận: P = ồ Doanh thu hàng xuất khẩu - ồ Chi phí xuất khẩu Trong đó ồ Doanh thu hàng xuất khẩu = ồ Khối lượng xuất khẩu x trị giá xuất khẩu x Kn Kn : Tỷ gia USD thời điểm thanh toán Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu bổ trợ sau: * Doanh lợi xuất khẩu trong điều kiện tín dụng (Dx) Tx + Tx .R.t Tx(1+R.t) Dx = –––––– = ––––– T Cx(1+Kv)t T Cx(1+Kv)t Trong đó: Tx: Thu nhập ròng về xuất khẩu (sau khi trừ chi phí bằng ngoại tệ) TCx : Tổng chi phí về xuất khẩu R: Lãi suất tín dụng Kv: Hệ số hiệu quả vốn kinh tế quốc dân t : Thời hạn thanh toán * Hệ số chi phí tài nguyên nội địa DRC (domestic resouse cost coeffcient) DCRi = Trong đó: Ai j: Là hệ số chi phí đầu vào đối với sản phẩm i j = 1,...k: Là đầu vào khả thương j = k+1,...n: Là nguồn nội địa và đầu vảotung gian bất khả thương Pi: Là giá kinh tế của các nguồn lực nội địa và các đầu vào trung gian bất khả thương Pib: Là giá biên giới của sản phẩm khả thương tính theo tỷ giá hối đoái kinh tế Pjb: Là giá biên giới của các đầu vào bất khả thương Nừu DRC < 1, nếu càng nhỏ hơn 1 thì sản phẩm trong nước để xuất khẩu đối với sản phẩm đó càng hiệu quả. Ngược lại nếu DRC > 1 thì sản xuất không hiệu quả. Chỉ tiêu này nói lên ý nghĩa về mặt hiệu quả giữa chi phí về nguồn lực nội địa với giá trị ròng thu được qua xuất khẩu. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu nông sản nên việc vận dụng đúng và tính toán chính xác là cơ sở để đưa ra những quyết sách phù hợp trong những thương vụ tiếp theo. Chương II Thực trạng về hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua I. Một số đặc điểm cơ bản về mặt hàng nông sản và thị trường xuất khẩu hiện nay 1. Đặc điểm chung về các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Hàng nông sản là nhóm ngành hàng mang tính chất đặc thù nó là những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cần thiết cho sự tồn tại của con người cũng như cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Trên thị trường thế giới hàng nông sản không chỉ phong phú ,đa dạng về chủng loại hàng hoá, xuất xứ của sản phẩm (thường gắn liền với nó là những đặc trưng của mỗi vùng sản xuất như: hàng hoá mang tính chất thời vụ, hàng tươi sống các chi phí đầu tư phân tán, trồng trọt phân tán). Ngoài ra để tiêu thụ nông sản cần phải hình thành những khu vực thị trường sản xuất mà thị trường tiêu thụ riêng, chứa đựng những thoả thuận khác biệt trong giao dịch thương mại theo không gian và thời gian tiềm ẩn nhiều rủi ro thương mại. Mặt khác do đặc điểm của mặt hàng nông sản là thời gian lưu thông và bảo quản ngắn, vì vậy nhà xuất khẩu phải tổ chức thu mua, vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng, sao cho đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng được nhu cầu cao của các thị trường khó tính về hàng nông sản xuất khẩu. Như trên đã nêu nước ta có những điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, như về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu cho tới con người, và chúng ta đang đi tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa phương trong cả nước, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu có qui mô lớn như: lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng; cà phê vùng Tây Nguyên, Cao su vùng Đông Nam Bộ, chè vùng miền núi trung du phía Bắc, cây có dầu ở vùng duyên hải miền Trung, cây ăn quả ở vùng Đông Nam Bộ tất cả những lợi thế và chuyển biến đó đã làm nên kỳ tích về xuất khẩu nông sản của nước ta trong thời gian vừa qua. Biểu 8: GDP và tình hình xuất khẩu của Việt Nam 1991 – 2002 Năm GDP cả nước Xuất khẩu cả nước Xuất khẩu nông sản Triệu USD Tốc độ tăng(%) Triệu USD Tốc độ tăng(%) Xkhẩu/ GDP(%) Triệu USD Tốc độ tăng(%) Xkhẩu/ GDP(%) 1991 15.620 5,81 2087 - 13,2 13,4 1089 - 4,9 52,1 1992 16.970 8,7 2581 23,7 15,2 1276 17,2 49,4 1993 18.340 8,08 2985 15,7 16,3 1444 13,2 48,4 1994 19.960 8,83 4054 35,8 20,3 1948 34,9 48,1 1995 21.850 9,54 5449 34,4 24,9 2521 29,4 46,3 1996 23.880 9,34 7255,9 33,2 36,4 3068 21,7 42,3 1997 25.840 8,15 9185 26,6 35,5 3239 5,6 35,3 1998 27.340 5,76 9361 1,9 34,2 3324 2,6 35,5 1999 28.650 4,77 11.532 23,1 40,2 3752 12,9 32,5 2000 30.570 6,75 14.450 24,0 47,3 4308 14,8 30,0 2001 32.661 6,84 15.100 4,5 46,2 4245 - 1,4 28,11 2002 34.560 7,04 16.553 10,03 47,61 4737 9,5 28,64 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội - 2002 Trong hơn 10 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam nói chung, của lĩnh vực nông sản nói riêng đã dành được nhiều kết quả đáng khích lệ, mặc dù tỷ lệ tăng nhanh nhưng vẫn chưa vận dụng hết năng lực và khả năng của mình. Qua bảng ta thấy trong giai đoạn 1991 – 2002, nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP của cả nước là 7,48%/năm, còn nhịp tăng trưởng bình quân của xuất khẩu nói chung là 19,1% và xuất khẩu nông sản nói riêng là 13,5%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng GDP hơn 2,5 lần. Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người bình quân năm 1991 là 30 USD/ người, năm 1995 là 76 USD/người và đến năm 2002 ước đạt 190 USD/người. Đây là mức của quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường. Nhìn tổng quát cho thấy, sau thời gian tăng xuất khẩu khá nhanh, nhưng tới năm 2000 – 2001 thì tốc độ kim ngạch nói chung nước ta có phần không đáng kể, có thể nói là chững lại. Thì tới năm 2002 đã bắt đầu tìm được sự tăng trưởng trở lại tuy còn thấp nhưng cũng là dấu hiệu đáng mừng. Sự sụt giảm xuất khẩu trong hai năm trước một mặt do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ Châu á, mặt khác do hạn chế của các khâu tạo nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng nông sản phẩm làm cho các sản phẩm xuất khẩu của ta không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cơ cấu sản phẩm vẫn chưa có sự chuyển dịch tích cực, xuất khẩu hàng nông sản thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Hơn nữa do khả năng tiếp cận thị trường kém nên nhiều sản phẩm xuất khẩu của ta phải qua trung gian, kim ngạch thu được bị hạn chế. Ngoài ra còn có sự sụt giảm giá cả nông sản chung của thế giới trong thời gian qua. Cũng như chúng ta mới chỉ tập trung vào những khâu trung gian mà chưa thực sự chú ý tới đầu tư, giúp đỡ cho người sản xuất – khâu đầu nguồn cung cấp nông sản xuất khẩu. Bà con nông dân rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ về vốn, giống, kỹ thuật, cần được hướng dẫn từ khâu tổ chức, sản xuất đến khâu thu hoạch, bảo quản, thu mua... do không được quan tâm đúng mức nên bà con gặp nhiều khó khăn, động lực sản xuất giảm sút từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản phẩm. Năm 2002 vừa qua với các nỗ lực từ chính phủ với các biện pháp hỗ trợ cho nông dân cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, cụ thể như: Quyết định 80 của Chình phủ tháng 6/2002 đã tạo nên những bước mới trong tiêu thụ nông sản cho nông dân. 2. Cơ cấu các nhóm hàng nông sản xuất khẩu Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá, không ngừng giá trị kim ngạch xuất khẩu, nhưng lại giảm tỷ trọng hàng nông – lâm – hải sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung, giảm tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu chưa qua chế biến. Nếu năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của ngành nông – lâm – thuỷ sản đạt 1089 triệu USD và chiếm tỷ trọng 52,2% thì đến năm 2002, đạt 4737 triệu USD và chiếm 26,63%. Như vậy hàng nông – lâm – thuỷ sản có xu hướng giảm dần về tỷ trọng nhưng tăng dần về giá trị , đây là sự chuyển dịch đáng mừng. Một số nông sản đã trở thành mặt hàng chủ lực và quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su, nhân điều, tiêu, rau quả… Khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu đều tăng lên mặc dù mấy năm cuối thập kỷ qua, giá cả trên thế giới của hầu hết các mặt hàng đều giảm xuống. Trong giai đoạn vừa qua, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất rồi đến hàng thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thuỷ sản của Việt Nam. Bình quân thời kỳ 1996 – 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chiếm khoảng hơn 70% và hàng thuỷ sản khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm – thuỷ sản. Trong hàng nông sản, lúa gạo chiếm tỷ trọng cao nhất (23,8%), thứ đến là cà phê (13,5%), hạt điều (6,4%) và cao su là 5,2%, còn rau quả chiếm tỷ trọng quá nhỏ từ 1 – 1,2% chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Tuy nhiên nhìn vào danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ta thấy ngay tính đơn điệu của mặt hàng xuất khẩu, danh mục mặt hàng xuất khẩu có độ chế biến sâu hầu như không có mà chủ yếu là các sản phẩm thô, ít qua chế biến. Biểu 9: Khối lượng và kim ngạch một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Mặt hàng Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1. Gạo 1000 tấn 3575 3730 4508 3599 3729 3241 Triệu USD 891,3 1006 1035 1006 625 726 2.Cà phê 1000 tấn 392 382 482 733 931 721 Triệu USD 497,5 594 585 501 387 315 3. Cao su 1000 tấn 194,5 191,0 263,0 273,4 308,1 444 Triệu USD 191 128 147 175 164 263 4. Lạc nhân 1000 tấn 86 87 76 76,1 78,2 107,0 Triệu USD 47 42 33 41 39 52 5. điều nhân 1000 tấn 33,3 25,7 18,4 34,2 43,7 62,8 Triệu USD 133 117 110 120 144 212 6. Hạt tiêu 1000 tấn 24,7 15,0 35,0 37,0 37,0 77 Triệu USD 67,5 64 137 145 90 108 7. Chè 1000 tấn 32,9 33 36 56,6 68,2 75,0 Triệu USD 48 51 45 69 66 83 8. Rau quả Triệu USD 71 53 106,5 213,1 330 200 Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và thế giới – Thời báo kinh tế Việt Nam Mặt khác, trong khi các sản phẩm có khối lượng và tốc độ gia tăng xuất khẩu cao so với sản lượng sản xuất ra như: hạt điều, cà phê, cao su, gạo... thì một số sản phẩm khác như: lạc nhân, chè, thịt các loại với tiềm năng còn rất lớn chưa được khai thác. Nếu so sánh với khối lượng xuất khẩu nông sản thế giới thì hầu hết các sản phẩm phẩm có tốc độ tăng cao của Việt Nam lại là sản phẩm có tốc độ giảm trong xuất khẩu của thế giới và ngược lại. điều đó nói lên tính lệch pha trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, phản ánh rõ nét khả năng phản ứng rất hạn chế và thụ động của Việt Nam với nhu cầu của thị trường thế giới. Một trong những nguyên nhân chính ở đây là hoạt động marketing trong xuất khẩu của chúng ta còn hạn chế, đòi hỏi phải cải cách mạnh trong thời gian tới. 3. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu Trong những năm qua qui mô thị trường trong nước và ngoài nước tăng liên tục. Đó cũng là kết quả của việc thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ thương mại, cho tới nay Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với hơn 70 nước trong 100 nước buôn bán với Việt Nam. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2002 đạt 35,83 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 16,53 tỷ và nhập 19,30 USD) gấp 6.96 lần năm 1990 (5156 tỷ USD). Theo tính toán của Bộ Thương mại trong những năm 1991 – 2002, bình quân mỗi năm tổng mức lưu chuyển ngoại thương tăng 19.0% trong đó xuất khẩu tăng 19,6%, nhập khẩu tăng 18,7%. Xuất khẩu đầu người năm 200 là 184,2 USD thì tới năm 2002 ước đạt gần 200 USD. Công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường có nhiều tiến bộ, số lượng các hợp đồng chính phủ (hoặc ký kết với sự can thiệp của Chính phủ) đã tăng lên. Công tác đàm phán để khai thác và mở rộng thị trường được coi trọng, nhờ vậy thị trường xuất khẩu truyền thống tiếp tục mở rộng và số thị trường mới chủ yếu tăng nhanh: Nga tăng 63,6%, Hoa kỳ 51,2%, Pháp 22,3%, Irắc 19%, Singapo 17,4%, Hàn Quốc 13,7% (theo tổng kết của vụ thống kê - Bộ Thương mại). Về chiến lược thị trường, trước mắt chúng ta cần tiếp tục phát triển các thị trường xuất khẩu đã được khai thông, trong đó đặc biệt chú trọng 20 thị trường chính gồm: Singapo, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Indonesia, Philippin, Anh, Nga, Malaixia, Hà Lan, Thuỵ Sỹ, Bỉ và Italia. Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ thì tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này trong những năm qua đã gia tăng nhanh chóng. Ngoài 20 thị trường lớn nêu trên thì cần phát triển các thị trường mới như: Trung Cận Đông, Ucraina, Belarus, Nam Phi... là những thị trường có tiềm năng lớn. Các chuyên gia cho rằng, nếu biết vận dụng tốt những kinh nghiệm thu được từ kết quả này thì có thể đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu sang các thị trường mới nhiều hơn nữa. Đa phương hoá thị trường để phòng ngừa những biến động đột ngột (như vụ cá tra, cá basa, rau quả...) là phương châm cơ bản của công tác thị trường trong những năm tới. Biểu 10: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (2000 – 2003) Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 %2001 so 2000 %2002 so 2001 Tổng KNXK(Triệu USD) 14.455 15.100 16.530 104,5 109,5 1. Châu á - Tỷ trọng (%) - Trong đó ASEAN - Tỷ trọng (%) 8709.6 60,3 2620,6 18,1 8910 59,0 2650,0 17,5 8595,6 51,9 2779,7 16,89 102,3 101,1 96,5 104,9 2. Châu âu - Tỷ trọng (%) - Trong đó EU - Tỷ trọng (%) 3320,5 23 2843,5 19,7 3390 22,5 2880 19,1 3851,49 23,3 3355,59 20,3 140,9 101,3 113,6 116,5 3. Châu Mỹ - Tỷ trọng (%) - Trong đó Mỹ - Tỷ trọng (%) 958,2 6,6 691,3 4,9 1350 8,9 1057 7 2628,3 15,9 2314,2 14 140,9 152,9 194,7 116,5 4. Châu phi - Tỷ trọng (%) 141,4 1,00 240 1,6 132,24 0,8 169,7 55,1 5. Châu Đại dương Tỷ trọng (%) 1325,1 9,2 1210 8,0 1338,93 8,1 91,3 110,6 Nguồn : Báo cáo tổng kết tình hình thương mại – Bộ Thương mại 2002 Thị trường Châu á mặc dù có sự giảm mạnh về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (từ 59,0% năm 2001 xuống 51,9%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Thị trường Âu – Mỹ giữ vai trò quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, chiếm khoảng 38,42% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường Tây Nam á - Châu Phi chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong năm 2002 vừa qua thì thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự gia tăng đặc biệt, tăng từ 7% năm 2001 lên 14% năm 2002. Việt Nam cần tận dụng việc thực hiện AFTA trong năm để tiếp tục đẩy mạnh buôn bán với Đông Nam á, với hàng rào thuế quan được cắt giảm. Tuy nhiên cần chú ý rằng Indonesia, Philippin, Malaixia đều giảm hoặc chem. dứt việc nhập khẩu gạo, do đó khó có khả năng tăng xuất khẩu sang các nước này. Coi trọng thị trường Trung Quốc, cho dù Trung Quốc có nhiều mặt hàng tương đồng và cạnh tranh với ta. Đối với Trung Quốc, Việt Nam cần chủ động tích cực xâm nhập thị trường các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam về dầu thô, thuỷ sản, cao su và một số loại nông sản khác. Trong năm qua chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc xuất khẩu vào thị trường Châu Phi và Châu Mỹ (đặc biệt là Mỹ tăng gấp đôi) là thị trường còn nhiều tiềm năng vô cùng lớn. Năm 2003, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vẫn được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc củng cố các thị trường truyền thống, chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác phát triển thị trường xuất khẩu, xâm nhập và dần chinh phục những thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng. II.Phân tích thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam Theo báo cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năm 2002 giá trị sản xuất nông – lâm – thuỷ sản tính theo giá so sánh đã tăng 5,4%. Đây là tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng 4,9% của năm 2001. Năm 2002 nông nghiệp đã đạt thắng lợi “kép”, vừa tăng cao hơn năm trước, vừa vượt mục tiêu đề ra, vừa tăng về qui mô, vừa có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, vừa tăng về sản lượng, vừa tăng về giá bán. Tốc độ tăng này đã cao hơn tốc độ tăng 4,2% theo mục tiêu đã đề ra cho năm 2002. Tính chung 2 năm đã tăng trên 5,1%/năm, cao hơn tốc độ tăng 4%/năm theo mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, tạo niềm tin đối với việc thực hiện mục tiêu tăng 5% của năm 2003 do Quốc hội đề ra. Tính riêng giá trị sản lượng nông – lâm nghiệp năm 2002 tăng 5,24% (cao hơn năm 2001 gần 3%). Thắng lợi của ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn cũng thể hiện rõ trong tiêu thụ hàng hoá với việc xuất khẩu đạt giá trị 2713 triệu USD, tăng 5% so với năm 2001, trong đó các mặt hàng chủ yếu như: gạo, cao su, cà phê, điều, tiêu, rau quả có những bước tiến vượt bậc đặc biệt là sự tăng giá trở lại của một số mặt hàng nông sản trong thời gian qua. ở đây chỉ xin phân tích thực trạng của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sau; 1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo 1.1. Tình hình sản xuất và chế biến lương thực Sản xuất lương thực là ngành sản xuất chính và quan trọng của Việt Nam. Sau 15 năm đổi mới, ngành sản xuất lương thực mà chủ yếu là lúa gạo đã có bước phát triển vượt bậc, từ chỗ thiếu lương thực triền miên, phải nhập khẩu gạo hàng năm từ 0,8 – 1 triệu tấn, nay đã đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước và còn có để xuất khẩu. Những thành quả đó góp phần tong bước phát triển nền kinh tế và làm thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam. Qua bảng 11 ta thấy sản lượng lương thực tăng liên tục qua các năm, năm 1990 cả nước thu hoạch được 19.896,1 ngàn tấn, đến năm 2002 đạt mức 36.379,7 ngàn tấn - tăng 62,8% so với năm 1990. Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng từ 301,4 kg/người năm 1990 lên 456,4 kg/người năm 2002. Sự tăng lên mạnh mẽ này là do sự gia tăng về diện tích đất nông nghiệp nhờ nhà nước đầu tư lớn vào việc xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, nâng cấp năng lực tưới tiêu, tạo điều kiện cho khai hoang tăng vụ. Biểu 11: Sản lượng lương thực có hạt qua các năm(1990 –2002) Năm Tổng sản lượng (nghìn tấn) Tốc độ tăng(%) Sản lượng lương thực bình quân đầu người (kg) Tốc độ tăng(%) 1990 19.896,1 0,3 301,4 - 1,6 1991 20.293,3 2,0 301,8 0,1 1992 22.338,3 10,1 326,3 8,1 1993 23.718,7 6,2 340,6 4,4 1994 24.672,1 4,0 348,4 2,3 1995 26.140,9 6,0 363,1 4,2 1996 27.933,4 6,9 381,8 5,2 1997 29.174,5 4,4 392,6 2,8 1998 30.757,5 5,4 407,6 3,8 1999 33.146,9 7,8 432,7 6,2 2000 34.535,4 4,2 444,8 2,8 2001 34.272,9 - 0,8 435,6 - 2,1 2002 36.379,7 6,1 456,4 4,8 Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và thế giới (Thời báo kinh tế Việt Nam - trang 17) Cơ cấu mùa vụ được thay đổi và có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân, lúa hè thu và giảm diện tích lúa mùa (vì lúa mùa năng suất thấp). Đáng lưu ý, sản lượng lúa năm 2002 tăng so với năm 2001 là do yếu tố năng suất tăng. Diện tích lúa cả năm giảm 0,1% (7,3 nghìn ha) trong khi năng suất đạt 45,5 tạ/ha, tăng 6,2% (2,7 tạ/ha). Nói cách khác nguyên nhân chủ yếu là do chuyển diện tích lúa từ bấp bênh năng suất thấp, chi phí cao sang nuôi trồng thuỷ sản và cây trồng khác có hiệu quả, dành vốn và công chăm sóc cho diện tích còn lại, đạt năng suất cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có khoảng 5000 máy xay xát lúa gạo các loại với công suất 26.000 tấn gạo/1 ca và tổng năng lực xay xát hiện nay là 14 triệu tấn gạo/năm. Hàng năm các cơ sở chế biến đã xay xát trên 12 triệu tấn gạo, trong đó cho xuất khẩu 3 – 4 triệu tấn. Các nhà máy phía Bắc mới chỉ sử dụng hết 65 –75% công suất thiết kế, các cơ sở xay xát gạo xuất khẩu chỉ đạt 45 – 50% công suất thiết kế. Tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm (35%) đạt 60 – 62%, gạo xuất khẩu (20% tấm) chỉ đạt 48 – 50 %. Nhìn chung chất lượng gạo chế biến của ta còn thấp là một trong các nguyên nhân dẫn tới thua thiệt về giá trong xuất khẩu. 1.2. Tình hình xuất khẩu gạo Cách đây 10 năm sản xuất nông nghiệp là vấn đề thời sự nóng hổi. Nhưng con số vượt ngưỡng 20 triệu, 25 triệu rồi tới 30 triệu tấn lương thực làm nức lòng cả nước. Vài năm trở lại đây, sự quan tâm lo lắng trên mặt trận nông nghiệp tựu chung lại một mối: tiêu thụ nông sản. Đánh giá tầm quan trọng của vấn đề, báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh “giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá”. Với định hướng như vậy, trong những năm qua chúng ta đã có những nỗ lực vượt bậc trong việc tìm đầu ra cho nông sản đặc biệt là xuất khẩu. ở Việt Nam hiện nay đã hình thành hai vùng sản xuất nông sản xuất khẩu. Riêng đồng bằng sông Cửu Long sản lượng lúa tăng bình quân 7%/năm, tạo ra khối lượng lúa hàng hoá lớn mỗi năm từ 5,5 – 6,2 triệu tấn thóc và đồng bằng sông Hồng sản lượng tăng bình quân 4%/năm, khối lượng hàng hoá khoảng 1 triệu tấn/năm. Khối lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo với khối lượng lớn vào năm 1989 (khoảng 1,372 triệu tấn), nhưng chỉ tới thời kỳ 1991 – 1995 vị trí gạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu mới đực khẳng định vơi khối lượng đạt trên 1,7 triệu tấn/năm. Năm 1997 ta đã xuất khẩu được 3,682 triệu tấn và đạt 891,3 triệu USD, đó là năm ta đạt và vượt mục tiêu đề ra và đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan. Đến năm 1999 thì kim ngạch xuất khẩu vượt qua ngưỡng 4,5 triệu tấn và giá trị lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2002 sản lượng thóc cả nước đạt 33,6 triệu tấn tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2001, mặc dù diện tích giảm 17.000 ha, lượng thóc hàng hoá ước đạt 7 triệu tấn (tương đương khoảng 3,5 triệu tấn gạo). Năm 2002 xuất khẩu gạo chỉ đạt 3,241 triệu tấn, giảm khoảng 490 nghìn tấn nhưng kim ngạch đạt được 726 triệu USD, tăng khoảng 100 triệu USD so với năm 2001. Đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trở lại sau hai năm giảm liên tục Biểu 12: Sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam 1998 – 2002 Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003Việt Nam và thế giới – Thời báo kinh tế Việt Nam, trang 22 Năm 2002 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trở lại sau hai năm 2000 và 2001 liên tục giảm do giá cả nông sản thế giới giảm. Giá gạo năm nay đã tăng bình quân 30 USD/tấn nên mặc dù năm nay xuất khẩu có giảm về lượng nhưng tăng về giá trị. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 171 USD/tấn FOB năm 2001 lên bình quân 185 USD/tấn FOB năm 2002. Tại Việt Nam, mặc dù nguồn cung thóc gạo 6 tháng đầu năm 2002 ở mức cao cùng thu hoạch vụ lú đông xuân và hè thu sớm. Nhưng tồn kho gạo đầu năm 2002 ở mức thấp, nhu cầu gạo để thực hiện các hợp đồng cấp chính phủ tăng mạnh. Những nhân tố này đã thúc đẩy giá chào bán gạo các loại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2002 đạt 187 USD/tấn FOB (5% tấm) và 167 USD/tấn FOB (25% tấm) tăng 18 – 20% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang 6 tháng cuối năm 2002 giá gạo chào bán các loại của các nước đã giảm đáng kể trong bối cảnh nguồn cung tăng cao. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm 7 – 8 USD/tấn, còn 183 – 185 USD/tấn FOB. Tính chung lại bình quân giá gạo Việt Nam vào khoảng 185 USD/tấn FOB (5% tấm). Biểu 13: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam (1998 – 2002) Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003Việt Nam và thế giới (tr.22) – Thời báo kinh tế Việt Nam, Xu hướng thế giới ngày nay là tăng nhu cầu về loại gạo phẩm chất cao và giảm nhu cầu gạo phẩm chất thấp. Để đánh giá chất lượng gạo trên thị trường quốc tế, người ta căn cứ vào chỉ tiêu: gạo lành, hình dáng, kích thước, độ bang... Bên cạnh đó ăn ngon sẽ trở thành nhân tố quyết định tăng chất lượng lương thực được cung cấp từ gạo như: gạo phải thơm, dẻo, giá trị sinh học cao, “sạch” là yêu cầu vệ sinh dịch tễ phải đạt được nếu muốn lưu thông rộng rãi trên thị trường quốc tế. Trong những năm qua tỷ lệ các loại gạo xuất khẩu có chiều hướng chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng gạo có phẩm cấp cao, giảm tỷ trọng gạo có phẩm cấp thấp. Về thị trường gạo thế giới năm 2002, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới vụ 2001 – 2002 đạt 396,73 triệu tấn, giảm 0,2% so với vụ trước. Trong đó sản lượng gạo vụ 2002 ước tính giảm mạnh ở Trung Quốc, giảm 5,5% so với vụ trước, còn 124,31 triệu tấn; ở Thái Lan giảm 2,4% còn 16,3 triệu tấn và Myanmar giảm 3% còn 10,44 triệu tấn. Ngược lại, sản lượng gạo 2002 ước tính sẽ tăng mạnh ở ấn độ – tăng 8% (lên 91,6 triêu tấn), ở Việt Nam tăng 2,7% lên 21,04 triệu tấn. Tiêu thụ gạo thế giới năm 2002 ước tính tăng 13,8 triệu tấn so với vụ trước lên 410,172 triệu tấn và cao hơn sản lượng 13,445 triệu tấn. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới năm 2002 ước tính tăng 8,9% (2,15 triệu tấn) so với năm trước, lên 26,589 triệu tấn. Giá gạo hầu hết các thị trường thế giới năm 2002 tăng 9 – 16% so với năm 2001. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm liên tục giảm, giá gạo thế giới đã tăng lên. Biểu 14: Xuất khẩu gạo thế giới năm 2002 (triệu tấn) Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003Việt Nam và thế giới (tr.98) – Thời báo kinh tế Việt Nam Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng ra trên 50 nước khắp các châu lục, chiếm khoảng trên 10% thị phần gạo thế giới, nhưng mới chỉ có 8 – 10 bạn hàng mua với số lượng lớn và ổn định. Theo báo cáo của Bộ Thương mại, năm 2002 Châu á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm 42,74% lượng gạo xuất khẩu (chủ yếu là Indonesia, Philippin và Malaixia), kế đó là Châu Phi (24,8%), Trung Đông (14%), Châu âu (8,78%), Châu Mỹ (7,7%)… Nhìn chung thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay còn nhiều bức xúc, đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía nhà nước và doanh nghiệp để đẩy mạnh tím kiếm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.\ 1.3. Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam Các mặt hàng nông sản nói chung và gạo nói riêng trong thời gian qua sức cạnh tranh đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên nếu đi sâu phân tích thì quả chúng ta không khỏi băn khoăn về sức cạnh tranh thực sự của hàng nông sản xuất khẩu. So với các nước trên thế giới thì Việt Nam được đánh giá là một trong các nước có lợi thế nhất định trong sản xuất nông nghiệp. ở đây xin so sánh khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam so với Thái Lan – một đối thủ có nhiều đặc điểm tương đồng và là một nước co lợi thế hơn Việt Nam trong xuất khẩu gạo. Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế nông nghiệp thì giá thành sản xuất lúa gạo của Thái Lan cao hơn giá thành lúa gạo của Việt Nam từ 30 – 35%. Theo nghiên cứu của công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh hệ số PRC (chi phí nguồn nội địa) của xuất khẩu gạo Việt Nam là 0,32 còn ở Thái Lan là 0,37. điều đó có nghĩa là chi phí nguồn lực nội địa của xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ chiếm 32% so với giá trị gia tăng tính theo thị trường thế giới còn Thái Lan là 37%. Nên Việt Nam xuất khẩu gạo rất có hiệu quả trong thu ngoại tệ và lợi nhuận hơn Thái Lan. Tuy có một vài lợi thế nhất định như vậy nhưng khả năng cạnh tranh gạo của Việt Nam còn thấp do phẩm chất kém và không ổn định, không đồng nhất về qui cách chất lượng trong mỗi lô hàng không có thương hiệu của doanh nghiệp trên bao bì, dẫn tới giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan khoảng 20 – 30 USD/tấn. Biểu 14: Giá gạo 25% tấm – USD/tấn FOB năm 2002 Tháng Năm 2002 Năm 2001 Thái Lan Việt Nam ấn độ Thái Lan Việt Nam ấn độ 1 169 177 132 157 150 200 2 174 167 131 153 145 173 3 168 158 129 144 134 140 4 167 166 129 138 130 140 5 174 173 132 142 135 160 6 178 168 133 150 135 136 7 177 166 135 155 137 135 8 170 168 137 151 154 135 9 170 171 138 158 152 138 10 175 170 138 155 158 130 11 173 171 142 152 167 130 12 172 166 145 153 177 130 Bình quân 172 167 135 153,3 145 146,4 Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam – 2003 Qua bảng 14 ta thấy giá gạo của việt Nam trong 2 năm vừa qua đã được cải thiện đáng kể, đã có lúc giá gạo chúng ta vượt Thái Lan như tháng 1/2003 giá gạo Việt Nam là 177 USD/tấn trong khi đó giá gạo Thái Lan là 169 USD/ tấn. Nhưng bình quân cả năm thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thua thiệt, Thái Lan gạo 25% tấm là 172 USD/tấn FOB còn Việt Nam là 167 USD/tấn FOB. Nguyên nhân dẫn tới các thua thiệt của gạo Việt Nam xuất khẩu là do: Thứ nhất, chất lượng gạo của Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng mới chỉ mang tính chất là giảm tỷ lệ tấm trong gạo mà chưa chú ý tới chất lượng đặc trưng phù hợp với tong thị hiếu khu vực thị trường, nhất là thị trường khó tính như Nhật Bản. Trong năm qua chúng ta cũng có tiến hành trồng một số giống lúa ngon theo đơn đặt hàng từ Nhật Bản và bước đầu thu được kết quả tốt và đang nghiên cứu để nhân rộng. Thứ hai, do công nghệ chế biến lạc hậu, các vùng chuyên canh gạo xuất chất lượng cao chưa được chú ý. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp các giống tốt, khuyến nông, thu mua, bảo quản, vận chuyển, bốc xếp và chế biến còn kém phát triển. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, gái thành chế biến đắt hơn so với Thái Lan và các đối thủ cạnh tranh khác. Công nghệ lạc hậu dẫn tới khả năng cạnh tranh trên các thị trường có giá trị gia tăng cao như Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông làm ta bị nhiều thua thiệt. Thứ ba, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu của ta chưa thiết lập được quan hệ trực tiếp với nông dân để tạo vùng sản xuất lúa gạo tập trung, đảm bảo sản xuất đủ số lượng, chất lượng cao, ổn định phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Thứ tư, cung lúa gạo hiện nay đang lớn hơn cầu nên cạnh tranh diễn ra gay gắt, cũng như việc xuất khẩu qua các đầu mối trung gian đẩy giá thành xuất khẩu lên cao, giá thành sản xuất bị chèn ép làm cho nông dân bị thua thiệt. Và cuối cùng là chúng ta chưa chú ý tới vấn đề thương hiệu riêng cho gạo xuất khẩu, chưa cải tiến trong khâu marketing, bao bì mẫu mã còn nhiều hạn chế. Trong những năm vừa qua Chính Phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo khả năng cạnh tranh cho gạo xuất khẩu Việt Nam như việc đầu tư vào nghiên cứu giông mơi năng xuất cao cho tới việc tạo đầu ra ổn định cho nông sản. Năm 2001 với Quyết định 46/2001/QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ đã bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có khả năng đều có thể tham gia xuất khẩu gạo, hay Quyết định 80/2002/QĐ - CP của Chính phủ về ký kêt hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân cũng như các khoả tín dụng ưu đại cho thu mua tạm trự lúa gạo khi giá xuông thấp là những việc làm cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho gạo xuất khẩu Việt Nam. Việc xuất khẩu gạo trong mấy năm vừa qua đã đem lại những tác động tích cực đến nền kinh tế nước ta, song cũng cần nhận ra các mặt yếu kém trong khâu nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu. Chú ý tìm đầu ra cho gạo xuất khẩu, cũng như dự báo nhu cầu gạo thế giới để cho nhà xuất khẩu có điều chỉnh. 2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê 2.1. Tình hình sản xuất và chế biến cà phê Ngành cà phê Việt Nam đang trong qúa trình sửa đổi lại các chính sách có liên quan tới phục vụ nông dân, các nhà sản xuất và xuất khẩu cũng như để hoàn thành trách nhiệm trong việc ổn định giá cà phê trên thị trường thế giới. Việt Nam đã có những bước đi đúng đắn khi thông qua Nghị quyết số 407 của Tổ chức cà phê thế giới về nâng cao chất lượng, nhằm giảm bớt số lượng cà phê chất lượng thấp thâm nhập vào thị trường thế giới và qua đó góp phần vào việc giảm bớt tình hình cung vượt cầu, ổn định giá cả thị trường thế giới. Đây là phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA) tại hội nghj quốc tế về cà phê lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam - đầu tháng 3 năm 2003, đã phần nào phản ánh về thực trạng sản xuất và vị trí trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam . Biểu 15: Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam (1991 – 2002) Năm 1991 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Diện tích (1000 ha) 115,0 340,4 370,6 408,0 516,7 530,1 500,0 Sản lượng (1000tấn) 100,0 420,1 409,5 509,8 698,0 847,0 700 Nguồn: Niên giám thống kê 2001- Nhà xuất bản thống kê 2002 Từ “tí hon” thành “khổng lồ”, có thể ví như vậy về sự phát triển vượt bậc của ngành cà phê Việt Nam trên “bản đồ cà phê” thế giới. Vào năm 1980, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 6000 tấn cà phê nhân, nhưng sao 20 năm đó, vào niên vụ 2001 –2002 con số này đã lên tới gần 900.000 tấn, gấp hơn 100 lần. Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai (chỉ sau Brazil). Vào những năm 1993 – 1994, do cà phê được giá (có thời điểm lên đến gần 40.000 đồng/kg nhân), nhiều người đã đua nhau bỏ tiền mua đất trồng cà phê vối (Robusta) ở khu vực Tây Nguyên, khiến co diện tích tăng thêm mỗi năm ít nhất 70.000 ha (từ 150.000 ha lên 530.000 ha). Năng suất cà phê của Việt Nam cũng đã làm cả thế giới “giật mình”, cao điểm nhất là vào niên vụ 2000 – 2001 với mức trung bình hơn 1,7 tấn/ha, trong khi nhiều nước ở dưới mức 400 kg/ha, của Brazil là 850 kg/ha. Diện tích cà phê trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chiếm tới trên 80% diện tích và hơn 90% sản lượng cà phê cả nước. “Nhỏ hơn nhưng sẽ mạnh hơn” đó là mục tiêu của ngành cà phê trong thời gian tới. Nếu như trong thời gian 1 – 2 thập niên cuối của thế kỷ 20, ngành cà phê Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lương sản phẩm, thì bước sang thiên niên kỷ mới, cần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ theo phương hướng đổi mới chất lượng và phát triển một nền sản xuất cà phê bền vững. chúng ta nên tập trung vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cả nước có thể giảm được 100.000 – 120.000 ha cà phê Robusta (riêng Đắc Lắc đã có kế hoạch giảm 40.000 /264.000 ha để thay thế bằng cây trồng khác như tăng diện tích trồng ca cao lên 10.000 ha, cao su lên 40.000 – 50.000 ha, cây ăn quả 10.000 – 20.000 ha). Đồng thời có thể chuyển sang trồng cà phê Arabica tại các vùng có khí hậu thích hợp như ở M’Đrak (Đắc Lắc), miền trung du phía Bắc. Cùng nằm trong tình trạng chế biến gạo, các cơ sở chế biến của Việt Nam còn thiếu then và thô sơ nên chất lượng cà phê chưa cao, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là cà phê nhân thô. Thông thường khách hàng phải mang cà phê Việt Nam sang tái chế ở một số thị trường trung chuyển như Singapo, Hồng Kông... trước khi đưa tới tiêu thụ trực tiếp. Do vậy giá cà phê xuất khẩu ở Việt Nam luôn thấp hơn giá cà phê thị trường thế giới từ 100 – 250 USD/tấn. Các nhà máy chế biến cà phê tập trung chủ yếu ở phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100787.doc
Tài liệu liên quan