Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp tập trung ở Quảng Ngãi

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp tập trung ở Quảng Ngãi: Lời nói đầu Để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, Việt Nam cần có một lượng vốn đầu tư, vượt ra ngoài khả năng tự cung tự cấp. Trong khi các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ và các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn thì việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất cần thiết. Trên thế giới cũng như trong khu vực đã và đang áp dụngnhiều hình thức thu hút vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài. Trong đó mô hình KCN tập trung được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng. Ngoài khả năngthu hút vốn đầu tư, mô hình này còn là giải pháp lớn về công nghệ, kinh nghiệm quản lý để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. ở Việt Nam, một loại các KCN tập trung đã được thành lập vào đầu những năm 90 tại các địa phương có điều kiện thuận lợi. Đó là chủ trương kịp thời, đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thòi đại và thực tiễn đất nước. Quảng Ngãi là một tỉnh có KCN tập trung đ...

doc65 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp tập trung ở Quảng Ngãi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, Việt Nam cần có một lượng vốn đầu tư, vượt ra ngoài khả năng tự cung tự cấp. Trong khi các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ và các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn thì việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất cần thiết. Trên thế giới cũng như trong khu vực đã và đang áp dụngnhiều hình thức thu hút vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài. Trong đó mô hình KCN tập trung được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng. Ngoài khả năngthu hút vốn đầu tư, mô hình này còn là giải pháp lớn về công nghệ, kinh nghiệm quản lý để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. ở Việt Nam, một loại các KCN tập trung đã được thành lập vào đầu những năm 90 tại các địa phương có điều kiện thuận lợi. Đó là chủ trương kịp thời, đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thòi đại và thực tiễn đất nước. Quảng Ngãi là một tỉnh có KCN tập trung đựoc thành lập gần đây nhưng đã thu được một số kết quả khả quan. Đến nay Quảng Ngãi có 03 KCN tập trung chính thức đựơc Chính Phủ phê duyệt và cấp giấy phép hoạt động, trong đó có KCN tập trung Dung Quất là một KCN trọng điểm quốc gia với nhà máy lọc dầu số 1. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy trong những năm qua hoạt động của các KCN tập trung ở Quảng Ngãi vẫn còn nhiều tồn tại và yếu kém về nhiều mặt, những tồn tại này đã và đang cản trở hiệu quả hoạt động của các KCN tập trung. Vì vậy, cần nghiêm túc nghiên cứu các vấn đề thuộc lý luận, cũng như thực tiễn việc phát triển các KCN tập trung ở Quảng Ngãi để làm luận cứ khoa học cho việc ra các chính sách, biện pháp phù hợp. Đề tài: “ Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN tập trung ở Quảng Ngãi” sẽ nghiên cứu một số vấn đề thuộc lý luận về KCN tập trung, phân tích và đấnh giá các kết quả hoạt động cũng như những vấn đề còn tồn đọng và yếu kém của các KCN tập trung ở Quảng Ngãi. Từ đó nêu ra một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những yếu kém đó. Nội dung của Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương1: Những lý luận chung về KCN tập trung. Chương 2: Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư và hoạt động của các KCN tập trung ở Quảng Ngãi. Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN tập trung ở Quảng Ngãi . Do điều kiện và trình độ có hạn nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn. Chương 1. những lý luận chung về Khu công nghiệp tập trung 1.1 khái niệm chung Khái niệm Khu công nghiệp tập trung Trên thế giới, KCN tập trung được hiểu là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất trong khu. Theo quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành ngày 24/4/1997 của Chính Phủ,KCN tập trung là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có gianh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính Phủ hoặc Thủ Tướng Chính Phủ quyết định thành lập. Trong KCN tập trung có thể có doanh nghiệp KCX. Như vậy, có thể hiểu KCN tập trung là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng có thuận lợi về các yếu tố địa lý tự nhiên , về kết cấu hạ tầng, xã hội... để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài ) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các Doanh nghiệp công nghiệp và các Doanh nghiệp dịch vụ, nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh. Sản phẩm của KCN tập trung được tiêu dùng chủ yếu ở nước sở tại cho nên những ngành nghề ở KCN tập trung phải đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của thị trường nội địa. So với hàng nhập khẩu, hàng ở KCN tập trung có nhiều lợi thế về chi phí vận tải, thuế ( được ưu đãi thuế) thủ tục nhập khẩu .. . Nếu trong KCN tập trung có các Doanh nghiệp chế xuất thì nhà đầu tư nước sở tại còn phải xem xét cả khả năng xuất khẩu. KCN tập trung là một hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. Do đó, việc phân bố KCN phải đảm bảo những điều kiện sau: + Có khả năng dựng kết kết cấu hạ tầng thuận lợi có hiệu quả, có đất để mở rộng và nếu có thể liên kết hình thành các cụm công nghiệp. Quy mô KCN và quy mô xí nghiệp phải phù hợp với công nghệ chính gắn kết với kết cấu hạ tầng. + Thủ tục đơn giản, nhanh chóng đủ hấp dẫn các nhà đầu tư, quản lý và điều hành nhanh nhạy, ít đầu mối. + Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận lợi, có cự ly vận tải thích hợp. + Có thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cả và số lượng lẫn chất lượng với chi phí tiền lương thích hợp 1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp trong KCN tập trung Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN là Doanh nghiệp thuê đất hoặc thuê nhà xưởng trong KCN, sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng, tổ chức kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của Nhà nước. Doanh nghiệp chế xuất là Doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy chế KCN, KCX ,KCNC. Công ty phát triển hạ tầng KCN là Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế trong nước hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , đầu tư xây dựng kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN. Ban quản lý KCN địa phương: là cơ quan trực tiếp quản lý KCN, có trách nhiệm quản lý các công ty phát triển hạ tầng KCN và các Doanh nghiệp theo điều lệ quản lý KCN. 1.1.3 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và việc hình thành các Khu công nghiệp tập trung. Để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, mỗi quốc gia cần có một môi trường đầu tư thuận lợi bao gồm môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh . + Môi trường pháp lý: Nếu như sự ổn định về chính trị trong nước được duy trì là yếu tố đầu tiên đảm bảo thu hút FDI vào trong nước thì môi trường pháp lý là bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường đầu tư. Môi trường pháp lý hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế là một cơ sở quan trọng để nhà đầu tư lựa chọn và quyết định đầu tư. + Môi trường kinh doanh :Được coi là thuận lợi khi ít nhất hội tụ đủ các yếu tố như: kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại, hệ thồng tài chính tiền tệ ổn định, hoạt động có hiệu quả an ninh kinh tế và an toàn xã hội được bảo đảm... Hai nhân tố trên là điều kiện cần thiết có ý nghĩa tiên quyết cho việc thu hút FDI. Song thực tế nó cũng là điểm yếu mà tất cả các nước đang phát triển gặp phải,mà không dễ gì khắc phục trong một sớm một chiều. Các nước đang phát triển chưa có được hệ thống Pháp luật hoàn hảo cùng với môi trường kinh doanh thuận lợi nên việc đáp ứng những điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài không thể thực hiện trong thời gian gắn. Yếu tố gây nên tình hình này chính là những hạn chế về vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng bao gồm cả hạ tầng “cứng” và hạ tầng “mềm”. Giải pháp để khắc phục mâu thuẫn trên đã được nhiều nước đang phát triển tìm kiếm lựa chọn và thực tế đã thành công ở nhiêu nước đã dựng kết KCN tập trung, qua đó thu hút FDI trong khi chưa tạo được môi trường đầu tư hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước. Sản xuất công nghiệp phải xây dựng thành từng khu, bởi vì hoạt động công nghiệp là loại hoạt động khẩn trương, nhanh nhạy, kịp thời thích ứng với sự biến đổi của thị trường, của những tiến bộ kỹ thuật- công nghệ, là một loại hoạt động rất chính xác, ăn khớp và đồng bộ. Hơn nữa, theo quan niệm của CNH – HĐH thì quy mô xí nghiệp phần nhiều là vừa và nhỏ nhưng không phải tồn tại tản mạn, đơn độc mà nằm trong sự phân công sản xuất liên hoàn ngày càng rộng rãi. Tình chất đặc thù đó của hoạt động công nghiệp đòi hỏi tính đồng bộ, chất lượng cao của cơ sở hạ tầng, đòi hỏi sự quản ký và điều hành nhanh nhạy, ít đâu mối, thủ tục đơn giản. Hơn nữa, sự tồn tại tập chung của công nghiệp sẽ tại điều kiện thuận lợi cho quản ký Nhà nước như kịp thời nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh.. .Những xí nghiệp quy mô lớn với khả năng và sức mạnh của nó, có thể tồn tại riêng biệt trên một địa điểm nhất định. Còn xí nghiệp vừa và nhỏ, muốn hoạt động có hiệu quả cần được quy tụ vào một khu vực nhất định, nơi đã có sẵn cơ sở hạ tầng và dịch vụ, có sẵn bộ máy quản lý, được hưởng những thủ tục đơn giản, nhanh nhạy. Về cơ bản,KCN tập trung nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư, chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành chế tạo , chế biến gia công xuất khẩu. Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng của việc hình thành KCN tập trung là để tăng hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng. Trong KCN tập trung các Doanh nghiệp dùng chung các công trình hạ tầng nên giảm bớt chi phí trên một đơn vị diện tích và đơn vị sản phẩm, thực hiện phát triển theo một quy hoạch thống nhất kết hợp với quy hoạch phát triển ngành và phát triển lãnh thổ. Mặt khác, việc tập trung các Doanh nghiệp trong KCN tập trung sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các Doanh nghiệp công nghiệp có điều kiện thuận lợi liên kết hợp tác với nhau, trao đổi công nghệ mới nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh. Ngoài ra KCN tập trung còn là mô hình kinh tế năng động phù hợp với nền kinh tế thị trường. Trong việc phát triển và quản lý các khu này, các thủ tục hành chính đang được giảm thiểu đến mức tối đa thông qua cơ chế “một cửa” tập trung vào ban quản lý các khu đó. Những chính sách áp dụng trong KCN tập trung gắn quyền lợi và nghĩa vụ nhà đầu tư với một hợp đồng, giảm thiểu thủ tục hành chính, cùng với hệ thống quy định hữu hiệu cho sản xuất kinh doanh, do đó tạo được sự an toàn , yên tâm cho các nhà đầu tư. 1.2 Một số vấn đề Pháp lý về Khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam. 1.2.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của Khu công nghiệp tập trung. Tháng 12năm 1987, Quốc hội nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài ,tạo điều kiện pháp lý quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài, làm tiền đề cho sự gia đời của KCN ở nước ta. Ngày 28/12/1994, quy chế KCN theo nghị định 129/CP của Chính phủ được ban hành. Ngày 24/4/1997, Chính phủ ban hành nghị định 36/CP về quy chế KCN, KCX, KCNC. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Xây Dựng, Bộ Công Nghiệp, Bộ Thương Mại, Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường, Bộ Tài Chính, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Hải Quan, Phòng Thương Mại và Công nghệp Việt Nam đã ban hành thông tư các thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 36/ CP điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước đối với các KCN tập trung. Theo quy định trong nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 có một số khái niệm cơ bản sau: + KCN tập trung là các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất cho công nghiệp, có ranh giới xác định không có dân cư sinh sống do Chính Phủ hoặc Thủ Tướng Chính Phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất. + Doanh nghiệp KCN: là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ , doanh nghiệp KCN thuê đất hoặc nhà xưởng trong KCN, sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng, tổ chức sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của Nhà nước. + Công ty phát triển hạ tầng KCN: là một doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế trong nước hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựngvà kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN. + Ban quản lý địa phương: là cơ quan trực tiếp quản lý KCN, có trách nhiệm quản lý các công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp KCN theo điều lệ quản lý KCN. Bên cạnh nghị định 36/CP quy định quy định quy chế hoạt động của KCN, các văn bản pháp quy khác có liên quan đến hoạt động của KCN có thể phân thành các nhóm : + Các văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư vào KCN trong đó đáng chú ý nhất là Luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước. + Các văn bản liện quan đến hoạt động xuất khẩu . + Các văn bản liên quan đến hoạt động tài chính . + Các văn bản liên quan đến quản lý lao động. + Các văn bản liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực Khoa học – Công nghệ – Môi trường . + Các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng cơ bản. 1.2.2. Một số quy định chung 12.2.1 Những doanh nghiệp được phép thành lập trong Khu công nghiệp tập trung Theo quy định của nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ban hành kèm theoquychế KCN, KCX, KCNC trong KCN có các loại hình Doanh nghiệp KCN sau: + Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế . + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . + Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các Doanh nghiệp công nghiệp muốn dược phép thành lập trong KCN phải đáp ứng được các điều kiện phù hợp với quy hoạch về ngành nghề, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ, sử dụng thiết bị công nghệ, bảo đảm môi trường môi sinh an toàn lao động. 1.2.2.2. Các lĩnh vực được phép đầu tư Trong KCN tập trung, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, các Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực sau: + Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. + Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu , tiêu thụ tại thị trường trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ. + Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp. + Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. Trong đó các ngành công nghiệp được Nhà nước khuyến khích đầu tư là : cơ khí, luyện kim, công nghệ thông tin, hoá chất, hoá dầu, công nghệ hàng tiêu dùng và một số ngành khác. 1.2.3 Quản lý Nhà nước đối với Khu công nghiệp tập trung. * Nội dung và cơ chế quản lý Nhà nước đối với KCN tập trung Tham gia quản lý Nhà nước đối với KCN tập trung gồm Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư , Bộ Xây dựng , Bộ khoa học – Công nghệ và môi trường Bộ công nghiệp và Bộ Thương Mại, Ban tổ chức Chính phủ , Ban quản lý KCN Việt Nam và tỉnh thành phố nơi có KCN. Về cơ bản, quản ký Nhà nước đối với KCN tập trung cũng có những nội dung chủ yếu như quản ký nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tuy nhiên, xét dưới giác độ quả trình hình thành và phát triển của KCN, KXC nội dung quản ký Nhà nước đối với KCN, KCX có thể chia làm ba giai đoạn: + Vận động đầu tư thành lập KCN, KCX và Doanh nghiệp trong đó. +Thẩm định và cấp giấy phép đầu tư. + Quản ký hoạt động của KCN, KCX sau khi đã thành lập. KCN tập trung được quản lý theo cơ chế dịch vụ một cửa. Mục đích của cơ chế này là giúp các Doanh nghiệp trong KCN tập trung tránh được tối đa tệ quan liêu, hành chính giấy tờ, thủ tục rườm rà.. .Quản lý theo cơ chế một cửa là tạo ra một cơ quan quản lý Nhà nước có thể đứng ra giải quyết, hoặc phối hợp với các cơ quan khác giải quyết mọi công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong khu . Ban quản ký KCN, KCX là cơ quan quản lý Nhà nước được Thủ Tướng Chính phủ thành lập để quản lý các KCN, KCX theo cơ chế một cửa. Ban quản lý KCN, KCX có quyền hạn và nhiệm vụ như sau: + Xây dựng điều lệ hoạt động KCN, KCX. +Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết KCN, KCX. Vận động đầu tư vào KCN, KCX. + Hướng dẫn đầu tư thẩm định và cấp giấy phép đầu tư vào KCN, KCX theo uỷ quyền. + Theo dõi kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh , các tranh chấp kinh tế trong KCN,KCX + Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động , kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương. + Quản lý hoạt động dịch vụ trong KCN, KCX. + Thoả thuận với công ty phát triển hạ tầng định giá cho thuê lại đất đã được xây dựng hạ tầng trong KCN, KCX. + Cấp, điều chỉnh thu hồi các loại giấy phép chứng chỉ đã cấp cho Doanh nghiệp trong KCN, KCX. + Ban quản lý KCN,KCX cũng được các bộ, ngành chức năng Nhà nước uỷ quyền giải quyết những nhiệm vụ của Bộ, ngành trong phạm vi được uỷ quyền trong KCN, KCX. + Bộ thương mại uỷ quyền cấp giấy phép, nhập khẩu và xử lý những vấn đề xuất khẩu , nhập khẩu . + Bộ Lao Động ,Thương binh - Xã hội uỷ quyền về chọn ,giới thiệu và quản lý lao động. *Thẩm định và cấp giấy phép đầu tư vào KCN tập trung + Điều kiện dự án: Ban quản lý KCN, KCX là đầu mối hướng dẫn các nhà đầu tư vào KCN, KCX theo hồ sơ dự án của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư và được uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ của các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN, KCX và thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đủ điều kiện ( được phép đầu tư theo quy định đã nêu ở mục 1.3.2). + Nội dung thẩm định. Việc thẩm định dự án do ban quản lý với sự phối hợp chặt chẽ với Sở KH & ĐT và các cơ quan chức năng địa phương theo nội dung quy định ở điều 92 nghị định 12/ CP ngày 18/2/1997của Chính Phủ.Nội dung thẩm định gồm những vấn đề sau: - Tư cách pháp nhân và năng lực tài chính của các chủ đầu tư . - Mục tiêu và quy mô của dự án . - Điều kiện thực hiện dự án:vốn, công nghệ,thiết bị. - Tỷ lệ nội, ngoại tiêu. - Thu hút lao động. - Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. - Các biện pháp bảo vệ môi trường. + Thời gian thẩm định: Nếu dự án đáp ứng được các điều kiện trên và có quy mô vốn đầu tư dưới 5 triệu USD thì trong thời hạn 15 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Ban quản lý KCN cấp giấy phép đầu tư . Những dự án đáp ưnng được các điều kiện quy định trên về thẩm định quy mô trên 5 triệu USD, khi tiếp nhận hồ sơ dự án, Bộ quản lý gửi tới Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư để lấy ý kiến. Trong thời hạn là 7 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư có ý kiến bằng văn bản. Trong trường hợp phải lấy ý kiến các Bộ, ngành về dự án theo quy định thì trong vòng 5 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Ban quản lý gửi tới các Bộ, ngành liên quan . Các Bộ , ngành xem xét và trả lời bằng văn ban trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận văn bản của các Bộ, Ban quản lý quyết định về dự án đầu tư và thông báo cho chủ đầu tư biết. 1.3 kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng và phát triển kcn tập trung 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Mô hình đặc khu kinh tế của Trung quốc cũng có những đặc trưng cơ bản giống các KCN ở các nước khác nhưng mục tiêu của đặc khu kinh tế của Trung quốc được đề ra lớn hơn và lĩnh vực kinh doanh rộng hơn. Đến nay Trung quốc đã xây dựng được 05 đặc khu kinh tế là Chu Hải, Sán Dầu, Thẩm Quyến, Hạ Môn và tỉnh đảo Hải Nam. Mục tiêu của việc hình thành đặckhu kinh tế cả Trung Quốc là cửa ngõ mở ra bên ngoài, thu hút vốn đầu tư … Đặc khu kinh tế là nơi thực thực hiện các chính sách thể chế mới của Trung Quốc, nếu thành công sẽ áp dụng cho các khu vực khác trong nước. Sau gần 20 năm thành lập, mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc tỏ ra rất thành công, được các nước đánh giá cao. Khimới thành lập, xuất pháp điểm của các đặc khu kinh tế rất kém nhưng đến cuối năm 1996, 05 đặc khu kinh tế của Trung Quốc có diện tích 35 nghìn km2 và dân số 10,2 triệu người chiếm 0,36%diện tích cả nước và 0,78% dân số đsản xuất đạt được giá trị xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài xấp xỉ bằng 1/3 cả nước. Nguyên nhân thành công của các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc có thể kể đến như sau. + Sự quan tâm đặc biệt và quết tâm cao của Đảng, Nhà Nước và chính quyền địa phương. + Thực hiện nhất quán chính sách đầu tư nước ngoài, lấy lợi ích cơ bản và lâu dài làm chính. + Tiến hành thực hiện cơ chế quản lýmới theo nguyên tắc “một cửa một đầu mối” đơn giản, gọn nhẹ và bình đẳng. + Hình thức huy động vốn phong phú. 1.3.2 Kinh nghiệm của Đài Loan Có thể nói, Đài Loan là một trong trong những nước đi tiên phong vừa có thành công trong công việc phát triển KCN tập trung.Từ cuối những năm50, các nhà hoạch định chính sách Đài loan dsản xuất nhậnđịnh vị thế của Đài Loan trong hệ thống kinh tế khu vực. Theo họ, Đài Loan thuộc loại hình kinh tế hải đảo, đất hẹp, người đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào hoạt động ngoại thương rất lớn. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì việc hình thnàh một cơ cấu kinh tế hướng ngoại mang ý nghĩa sống còn đối với Đài Loan. Các xí nghiệp công nghiệp được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ là phổ biến và dược tập trung ở các khu vực , nhất định gọi là KCN, KCX, các xí nghiệp ở trong các KCN có nhiều thuận lợi. Điều kiện kỹ thụât hạ tầng(điện nước, giao thông, thông tin liên lạc …)hoàn hảo, được hưởng nhiều ưu đãi về tài chính như miễm giảm thuế một số năm…Trong hơn 30 năm qua, nhiều hoạt động của các KCN đsản xuất đóng vai trò rất quan trọng đối với tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH- HĐH) , chuyển đổi cơ cấu kinh tế Đài Loan.Phần lớn các KCN ở Đài Loan do Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, còn lạido tư nhân và tổ chức đoàn thể xây dựng. Hiện nay Bộ kinh tế ( cụ thể là cục Công nghiệp ) thống nhất quản lý Nhà nước đối với các KCN và có phân cấp như sau: Chíh quyền trung ương trực tiếp quản lý 12 KCN có tầm quan trọng nhất nằm trong quy hoạch được Chính Phủ phê duyệt, các KCN còn lạido địa phương hoặc tư nhân quản lý ( theo hình thức ban điều hành KCN do các xí nghiệp trong khu cử đại diện tham gia). Loại hình KCN rất da dạng, có các KCN chuyên ngành về dầu khí, ôtô, xi măng, công nghệ cao… Trong những năm tới ở Đài Loan, cùng với đổi mới thiết bị kỹ thuật, thay đổi ngành nghề các xí nghiệp và hiện đại hoá hạ tầng kỹ thuật các KCN hiện có, sẽ tiếp tục xây dựng một số KCN để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thế kỷ 21. Bài học đối với Việt Nam ở đây là : Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ cao và hiệu quả, nhất thiết phải đẩy mạnh việc xây dựng KCN tập trung ( bao gồm cả KCX, KCNC ) .Tuỳ theo mỗi kiều kiện cụ thể , mỗi tỉnh có thể có nhiều KCN điều cốt lõi ở đây là phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển công nghiệp nói chung và quy hoạch KCN trên phạm vi cả nước đảm bảo tính thống nhất và mối liên hệ liên hoàn tương hỗ trong phát triển các KCN với hoạt động sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và quá trình đô thị hoá . Mục tiêu cần đạt đến là mỗi KCN tập trung có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế xã hội trong vùng theo xu hướng mở. 1.3.3 Kinh nghiệm của Thái Lan ý tưởng xây dựng KCN của Thái Lan được hình thành từ đầu những năm 1960, 15 năm sau khi có luật KCN. đến nay, Thái Lan đsản xuất có 40 KCN hoạt động trong đó có 7 KCN do cục quản lý các KCN Thái Lan (gọi tắt là IEAT) đầu tư , 01 KCN do IEAT liên doanh với tư nhân đầu tư, 32 KCN do các tập đoàn và tư nhân đầu tư. Tất cả các KCN này đều hoạt động theo luật đầu tư. Khác với mô hình KCN ở Đài Loan hay Malaysia, các KCN của Thái Lan không nằm tách biệt mà là một bộ phận nằm trong KCN tập trung (được gọi là Idustrial – Estate). Mỗi Industrial – Estate này thường gồm hai khu: KCN tổng hợp, gồm xí nghiễp hàng tiêu thụ trong nước và/hoặc hàng xuất khẩu và KCX chỉ sản xuất hàng xuất khẩu. Chính sách ưu đai dành cho đầu tư vào KCN của Thái Lan khá rộng rsản xuấti( đầu tư vào KCN cũng như đầu tư vào KCX, trừ việc miễn thuế xuất nhập khẩuhàng hoá), đặc biệt Thái Lan cho phép đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu đất trong KCN ( Malaysia chỉ bán có thời hạn đến 90 năm, Indonesia cho thuê đất tối đa là 60 năm, Trung Quốc tối đa là 50 năm nhưng đựoc quyền chuyển nhượng và thế chấp). Về tổ chức quản lý KCN, năm 1972 IEAT được thành lập và đựoc giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước thống nhất về phát triển KCN ở Thái Lan. Ngoài ra, cục này còn có chức năng kinh doanh, trong trường hợp này, IEAT như là một doanh nghiệp Nhà nước. Tất cả các cán bộ công nhân viên chức của IEAT làm việc tịa các KCN là do IEAT tuyển dụng , bổ nhiệm và trả lương. IEAT tự tự chi trả lương cho công nhândựa trên kêt quả hoạt động kinh doanh của IEAT. Trờng hợp kinh doanh thua lỗ thì Nhà nước không đứng ra bù lỗ, không trả lương thay mà đứng ra bảo lãnh cho vay để trả lương. Qua thực tiễn phát triển KCN ở Thái Lan, có thể rút ra một số vấn đề như sau: 1. Tuy đạt được thành tựu đáng kể, nhưng việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan còn có nhược điểm lớn là: + Quy hoạch và phát triển không đều, có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, công nghiệp chủ yếu tập trung ở Băng Cốc và các vùng lân cận, trong khi các vùng và các địa phương khác vẫn còn nghèo nàn kém phát triển. + Cơ cấu các ngành công nghiệp chưa cân đối. Thái Lan mới phát triển ngành công nghiệp nhẹ, chế biến còn thiếu các ngành công nghiệp nặng then chốt như sắt thép, hoá dầu, chế tạo… trong KCN, Mặt khác Thái Lan vốn chưa tạo dụng một nền kỹ nghệ tự chủ, độc lập để có thể tiến nhanh và vượt ca hơn. Do vậy, đến nay Thái Lan vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về vốn, kỹ thuật và cung cấp nguyên liệu công nghiệp chủ yếu. + Ngoài ra Thái Lan còn thiếu cơ sở hạ tầng hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển . 2. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN đang là cuộc cạnh tranh ngày càng khó khăn, găy gắt. trong khi đó những lợi thể tương đối mà Thái Lan đã có trước đây như lao động, đất đai…ngày càng giảm đi; tài nguyên gỗ, thiếc, cao su, hải sản thì cạn kiệt, giá đất và lao động tăng cao. * Các vấn đề nêu trên cho thấy việc xây dựng KCN thành công không phải dễ dàng vì thắng lợi của KCN không chỉ dừng lại ở việc thu hút đầu tư nước ngoài mà quan trọng hơn là sau khi đầu tư vào KCN thì nước chủ nhà thu được lợi ích theo mục tiêu kinh tế xã hội của mình. 1.4 vai trò của Khu công nghiệp tập trung đối với sự phát triển kinh tế ở việt nam Thu hút vốn đầu tư nước ngoài Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay đang tạo ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế của cả nước, nhất là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các nước này đang phải đối đầu với những khó khăn về thiếu hụt vốn đầu tư phát triển và kỹ thuật – công nghệ để sản xuất các mặt hàng đủ sức cạnh tranh. Do vậy, khắc phục những yếu kếm về cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý, tay nghề lao động là công việc trước mắt. Trong khi chưa thể tiến hành cùng một lúc trong phạm vi cả nước thì việc quy hoạch, phát triển KCN tập trung là vấn đề quan trọng nhằm tập trung vốn đầu tư cho một số khu vực chọn lọc có ưu thế hơn về tài nguyên thiên nhiên, địa lý và những điều kiện kinh tế xã hội khác và áp dụng biện pháp ưu đãi hơn. KCN tập trung với những ưu đãi đặc biệt về hành chính, cơ chế quản lý, tài chính thuế quan so với sản xuất trong nước đã trở thành môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. ở nước ta, KCN tập trung đã đóng vai trò tích cực vào việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là FDI, để đạt được và duy trì tốc dộ tăng trưởng cao, trên cơ sở tạo lập năng suất công nghiệp mới và phát huy có hiệu quả kinh tế đất nước. Trong bối cảnh khó khăn do tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1997 và 1998 có sự giảm sút rõ rệt(năm 1997 thu hút được 4,4 tỷ USD, bằng 57% so với năm 1997). Trong điều kiện ấy, việc thu hút đầu tư vào các KCN tập trung vẫn có kết quả khả quan. Đến hết tháng 6 năm 1998, các KCN tập trung trong cả nước đã thu hút được 596 Doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 5.424 triệu USD, vốn thực hiện đạt 2.141USD, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 94%. Các dự án đầu tư đã lấp được diện tích đất công nghiệp là 1387,6 ha, bằng 23% tổng diện tích KCN dành cho xây dựng nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tuy nhiên, vì thu hút đầu tư nước ngoài nên trong tời kỳ đầu ta đã hạn chế các nhà đầu tư trong nước tham gia hoạt động của các KCN tập trung. Song cho đến nay xu hướng này nhường chỗ cho xu hướng thu hút vón của mọi nhà đầu tư không kể trong hay ngoài nước. (Nguồn Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ) 1.4.2 Tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến Cùng với thu hút đầu tư nước ngoài, việc tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư được thực hiện khá tốt thông qua các KCN tập trung . Để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, các nhà đầu tư thường đưa vào KCN tập trung các công nghệ tương đối hiện đại, công nghệ thuộc loại tiên tiến. Mặc dù ở các KCN tập trung người ta chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, lắp ráp … các KCN tập trung có thể chuyển giao một số công nghệ và giúp đỡ kỹ thuật cho các nhà cung cấp địa phương hoặc cho các công ty sản xuất chi tiết trong sản phẩm của KCN tập trung. Sau đây là bảng phân loại trình độ công nghệ: Bảng 1: Phân loại trình độ công nghệ các Doanh nghiệp KCN . Thành phần kinh tế Trình độ công nghệ so với cùng loại của thế giới Hiện đại Trung bình Lạc hậu Doanh nghiệp trong nước 9% 32,5% 48,5% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 44,4% 55,6% 0% Nguồn: Bộ KH & ĐT. Từ bảng trên có thể cho thấy vai trò quan trọng của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN tập trung trong việc tiếp thu công nghệ mới và hiện đại. Qua quá trình làm việc các kỹ sư, chuyên gia , công nhân nước ta đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành sản xuất tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài . Bên cạnh đó lao động ở KCN tập trung không phải là cố địnhvới từng người,mà họ có thể chu chyển theo sơ đồ: lao động chưa lành nghề – vào KCN tập trung một thời gian – lành nghề – rời KCN tập trung. Như vậykc góp phần đào tạo nghề, trình độ quản lý cho các xí nghệp trong nước với những kinh nghiệm và kiến thưc đã học được. 1.4.3Tạo công ăn việc làm cho người lao động Việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất cũng như dịch vụ hỗ trợ bên ngoài KCN tập trung đã giải quyết được một số lượng lao động lớn. Thực tế cho thấy số lượng lao động thất nghiệp ở các địa phương có KCN tập trung giảm đi đáng kể. Ngoài ra thu nhập của người lao động ở đây cũng đã được tăng lên. Tính đến tháng 6 năm 2000, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN tập trung thu hút được khoảng 190.000 lao động, không kể lao động xây dựng cơ bản và lao động làm việc trong lĩnh vực phục vụ KCN.. So với năm 1998 số lao động trong KCN tập trung đã tăng lên gần 9 vạn người. Trong đó Đồng Nai có thế mạnh công nghiệp chế biến là nơi thu hút lao động vào làm việc trong KCN đông nhất , chiếm 42% tổng số lao động trong các KCN cả nước. Bảng 2: Tình hình thu hút lao động của các KCN tập trung ở một số địa phương. STT Địa phương Lao động trong các KCN (người) 1 Hà Nội 8.500 2 Hải Phòng 4.885 3 Đà Nẵng 8.700 4 Đồng Nai 79800 5 Bà Rịa – Vũng Tàu 1.900 6 Thành Phố Hồ Chí Minh 38.000 7 Bình Dương 17.000 8 Quảng Ngãi 10587 9 Long An 3.398 10 Tiền Giang 3.870 11 Cần Thơ 13.360 Tổng 190.000 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư . Đẩy mạnh xuất khẩu , tăng nguồn thu ngoại tệ Trong lĩnh vực xuất khẩu, các khu công nghiệp đã có những đóng góp đáng kể. Nhìn chung, các Doanh nghiệp KCN có tỷ lệ xuất khẩu khá cao, trung bình đạt khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tốc độ tăng xuất khẩu khá nhânh trong những năm gần đây. Năm 1997, các KCN đã đòng góp 848 triệu USD, gần bằng 10% giá trị xuất khẩu của cả nước và tăng trên 100% so với anưm 1996. Sáu tháng đầu năm 1998các KCN đạt giá trị kim ngạch xuất khẫu 551 triệu USD, bằng 60% giá trị sản lượng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 11% giá trị xuất khẩu của cả nước trong sáu tháng đầu năm1998 (551/4760 triệu USD). Sau đây là kết quả xuất khẩu của một số KCN tiêu biểu ở địa phương. Bảng 3: Tìhn hình xuất khẩu của một số KCN ở một số địa phương (tính đến tháng 6 năm1998) Địa phương Giá trị sản lượng Xuất khẩu Tỷ lệ xuất khẩu Đồng Nai 422 277 65,8 TP. Hồ Chí Minh 220 180,6 87 Bình Dương 41,4 24 57,4 Các địa phương khác 206,6 69,4 30,4 Cả nước 890 551 63 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Giảm những ảnh hưởng xấu của chiến lược hướng về xuất khẩu nhằm tạo sự tăng trưởng xuất khẩu dài hạn KCN tập trung khi đi vào hoạt động cũng làm giảm ảnh hưởng xấu của chiến lược hướng về xuất khẩu như tránh đất nước đi vào con đường xuất khẩu hàng thô như nguyên liệu thô, sản phẩm tự nhiên chưa qua chế biến do thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, chế biến nguyên vật liệu thô...Đồng thời loại bỏ dần cơ cấu nhị nguyên trong nền kinh tế do KCN tập trung khi được đặt ở các vùng sẽ thúc đẩy phát triển các vùng đó thông qua lao động vào làm việc trong KCN tập trung, sử dụng tài nguyên trong vùng, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong vùng thông qua các đơn đặt hàng sản xuất phục vụ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN tập trung. Do tập trung các Doanh nghiệp trong phạm vi hẹp, KCN giúp ích cho việc quản lý đất nước được tiến hành một cách hiệu quả như quản lý hoạt động đầu tư, quản lý môi trường ,loại bỏ ảnh hưởng của ô nhiễm do đầu tư gây ra… Như vậy, KCN tập trung là công cụ quan trọng đem lại nhiều lợi ích đặc biệt khi gằn liền với chiến lược hướng về xuất khẩu nhằm phục vụ phát triển của đất nước. Tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tề trong nước Phát triển KCN tập trung tạo ra sự tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế trong nước thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu trong nước, thực hiện lắp ráp và chế biến lại cho các KCN đó. Đặc biệt ở nông thôn, các KCN tập trung tác động trực tiếp đến sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh Với mục tiêu chỉnh trang các đô thị theo hướng hiện đại, văn minh và bảo vệ môi trường hiện nay, phải di rời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các đô thị ra vùng ngoại thành . KCN tập trung là nơi tiếp nhận các nhà máy, xí nghiệp đó và tạo nên một địa bàn sản xuất đồng bộ tập trung. Thông qua đó vấn đề bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh được thực hiện đầy đủ hơn bởi vì các KCN tập trung đều nằm trong quy hoạch phát triển bền vững của địa phương. 1.5 sự cần thiết và khả năng xây dựng Khu công nghiệp ở việt nam 1.5.1 Sự cần thiết xây dựng các Khu công nghiệp ở Việt Nam 1.5.1.1 Yêu cầu chung trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại ở Việt Nam. Tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế đối ngoại vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 được coi là yêu cầu khẩn thiết và cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 70, trong khi nền kinh tế ở các nước Tư Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng cơ cấu mới, một số nước trong khu vực đã sớm biết tận dụng ưu thế sẵn có thông qua chiến lược tổng thể “công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu” để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với su thế vân động của thế giới ngày nay, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, việc xã hội phân hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ở quy mô toàn cầu đã tăng thêm quan hệ nhiều chiều, nhiều mặt. Hợp tác kinh tế quốc tế thực chất là một cuộc cạnh tranh nhằm khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Phương châm chung của Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại là đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại đi liền với đa phương hoá quan hệ thị trường và đối tượng hợp tác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi. Riêng trong lĩnh vực đầu tư mục tiêu của chúng ta là tranh thủ vốn, kỹ thuật và công nghệ mới . Ngược lại nhà đầu tư nước ngoài cần ở chúng ta lao động rẻ, tài nguyên dồi dào và thị trường rộng. Như vậy đây là điểm gặp nhau về lợi ích, tuy chúng luôn mâu thuẫn với nhau. Vấn đề là phải xử lý được các quan hệ lợi ích, không những về kinh tế mà cả chính trị để tranh thủ được mọi nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, để sao cho cái giá phải trả không quá đắt. Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọngtrong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại, nằm trong tổng thể các mối quan hệ kinh tế , chính trị giữa nước ta với nước ngoài. Nước Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn ở tình trạng nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, cơ cấu kinh tế què quặt, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp. Trải qua hơn 30 năm thực hiện Công nghiệp hoá, nền kinh tế nước ta đã xây dựng được một số ngành công nghiệp như năng lượng, cơ khí, hoá chất, luyện kim, dệt và một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp , lại tiến hành Công nghiệp hoá theo mô hình cổ điển nên trình độ khoa học công nghệ của các ngành công nghiệp nói trên còn ở mức lạc hậu, cách xa trình độ chung của thế giới. 1.5.1.2 Yêu cầu trong việc mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 1.5.1.3. Sự cần thiết xây dựng KCN ở Việt Nam Do sự phát triển không đồng đều về môi trường đầu tư , chính yêu cầu trong việc vừa phải tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý nhưng lại phải bảo đảm kiểm soát cần thiết của nhà nước về mặt kinh tế xã hôi, chính những mục tiêu riêng có được đặt ra nên đã đưa đến tính tất yếu của việc thiết kế và xây dựng KCN tại Việt Nam. + KCN cho phép khắc phục được những yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trên những vùng rộng lớn của cả nướ. Mặc dù ta đang có chương trình triển khai xây dựng trên quy mô rộng nhưng trong thực tế nó dòi hỏi những nguồn vốn hêt sức lớn, cân fthời gian dài và một quá trình tổ chức phức tạp. KCN là một địa bàn nhỏ hẹp có thể tập trung mọi điều kiện cần thiết đẻ nâng cấp cơ sở hạ tầng của nó nhanh chóng đạt toiư trình độ quốc tế mà các doanh nghiệp thường đòi hỏi. +KCN tạo khả năng áp dụng một hệ thống luật pháp nhất định nhằm đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trên một địa bàn giới hạn. Do có những đặc tính đó, KCN sẽ tạo ra khả năng thuân lợi để đạt được các yêu cầu đề ra khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài . Nếu được xây dựng thành công thì KCN sẽ trở thành một mô hình kinh tế năng động có hiệu quả cao. Nơi đây sẽ đào tạo các cán bộ kỹ thuật, công nhân có trình độ tay nghề và cán bộ có trình độ quản lý cao đủ sức vươn ra thị trường thế giới. Với một địa bàn nhỏ hẹp nhưng có mật độ công nghiệp cao, có cơ cấu kinh tế năng động, nhanh chóng áp dụng các thành tựu công nghệ mới, rút ngắn khoảng cách giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới. Với nnhững lý do nêu trên, rõ ràng là sự thiết kế và xây dựng các KCN ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan, một bước đi cần thiết và có nhiều tác dụng. 1.5.2 Khả năng xây dựng KCN ở Việt Nam. 1.5.2.1 Những điều kiện cần thiết để xây dựng KCN có thể hội tụ ở Việt Nam. + Về điều kiện tự nhiên, nước ta nằm ở vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực Đông Nam á, có nhiều đường giao thông quốc tế về hàng không và hàng hải chạy qua, đồng thời có các nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng, đủ sức đáp ứng cho việc xây dựng một nền kinh tế với cơ cấu đa ngành, có khả năngtham gia ngày càng sâu rộng vào phân công lao động quốc tế. +Điều kiện chính trị ở Việt Nam đạt được sự ổn định cao qua thời gian dài, với sự thống nhất cao về tư tưởng và tổ chức, với chính sấch ngày càng cởi mở và nhất quán. Vị trí chính trị của Việt Nam hiện nay tạo nên sự ủng hộ của nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế, mối quan hệ ngoại giao thân thiện và hợp tác với các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng. + Điều kiện về kinh tế – xã hội tỏ ra có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì đây là mộ thị trường rộng lớn ( trên 75 triệu dân, sức mua của nhân dân ngày càng tăng lên). Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang đi vào ổn định và có khả năng tăng trưởng nhanh. Các điều kiện xã hội ở Việt Nam . ở tầm vĩ mô chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam vào thập kỷ 90 đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết cho sự thiết lập các KCN qua đó tạo nên một bước đột phá cho sự thu hút đầu tư nước ngoài và mở cửa hơn nữa trong việc giao lưu với thị trường quốc tế, tạo nên sức thu hút mạnh hơn các nguồn lực bên ngoài và tận dụng triệt để lợi thế của mình để phát triển nền kinh tế Việt Nam. 1..5.2..2 Lợi thế so ssánh của nền kinh tế Việt Nam và khả năgn khai thác chúng khi lập KCN. Như đã rõ, nền kinh tế Việt Nam có những lợi thế so sánh đáng kể về nhiều phương diện: + Lợi thế về nguồn nhân công dồi dào, tay nghề tương đối cao, có khả năng tiếp thu nhanh chóng khoa học và công nghệ mới, giá nhân công rẻ oẻ mức 1/5 – 1/10 so với giá nhân công trong khu vực . + Lợi thế về việc năm trong một khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới, có khả năng mở rộng các giao lưu kinh tế quốc tế với nhiều đường giao thông hàng không, hàng hải thuận tiện, làm cho việc giao lưu nhanh chóng với chi phí tương đối thấp. + Lơi thế về các nguồn tài nguyên và khoáng sản, bao gồm cả tài nguyên hữu hình và vô hình, trong đó tài nguyên vô hình ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ. Các lợi thế nêu trên nếu được kết hợp với nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giơi sẽ được phát huy và khai thác triệt để, tạo nên các loại sản phẩm và dịch vụ đặc sắc với chất lượng cao, đáp ứng đựoc đòi hỏi của thị trường trong và ngoài nước, đưa tới sự tham gia tích cực vào sự phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên khi xây dựng KCN không phải tất cả các lợi thế của nền kinh tế Việt Nam sẽ đều được thâu tóm trong địa giới các khu ấy để chúng được có thể được đưa vào hoạt động một cách trực tiếp mà có rất nhiều lợi thế nằm ngoài KCN, song nó vẫn được phát huy một cách hiệu quả thông qua các tác động trung gia. Chính KCN nói chung là cầu nối của nền kinh tế trong nước với thị trường thế giới, chính KCN được liên hệ với các vệ tinh ở xung quanh nó nên qua các bước chuyển tiếp mà các lợi thế trên sẽ được khai thác và phát huy sức mạnh tổng hơp của chúng. Chương 2 . Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư và hoạt động của các Khu công nghiệp tập trung ở Quảng ngãi 2.1 Đặc điểm kinh tế, tự nhiên, xã hội của tỉnh quảng ngãi. Xét trên phạm vi cả nước trong khi hai miền Nam – Bắc có sự cạnh tranh giữa những nhà đầu tư trong cùng một lĩnh vực nào đó đã xuất hiện khá rõ thì Quảng Ngãi nằm trong khu vực dường như chưa được khai thác đúng mức các tiềm năng về xã hội, tự nhiên, thị trường . Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng gần như chưa được đầu tư khai thác đúng mức ,Quảng Ngãi còn có một hệ thống giao thông thuỷ bộ đặc biệt quan trọng: Đó là đường quốc lộ 1A ,đường sắt Bắc Nam chạy song song suốt chiều dài của tỉnh ; cùng với quốc lộ 24 nối với các tỉnh Tây Nguyên và bờ biển dài 130 km tiếp giáp với biển Đông rất thuận tiện cho việc giao lưu trong nước và quốc tế, bờ biển kéo dài với nhữnh bãi tắm đẹp là đại chỉ cần thiết phục vụ nghỉ ngơi cho người lao động trong và ngoài KCN cũng là một lợi thế không nhỏ cho Quảng Ngãi . Quảng Ngãi còn có tuyến đường tải điện và tuyến viễn thông quốc gia chạy qua và là điểm đầu của một trong 5 tuyến đường xuyên á chạy qua Việt Nam theo hành lang Đông Tây .Điều kiện thuận lợi này đã tạo nên một vị thế chiến lược không chỉ dành riêng cho tỉnh Quảng Ngãi mà còn cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên . Đến nay , trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi , Thủ Tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng 02 KCN tập trung , đó là KCN Tịnh Phong chuyên sản xuất chế biến các loại vật tư , vật liệu xây dựng và KCN Quảng Phú chuyên sản xuất chế biến các loại nông lâm hải sản ,thực phẩm và công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường nhằm phục vụ yêu cầu đầu tư xây dựng KCN Dung Quất và các nhu cầu khác trong vùng . Kể từ khi KCN Dung Quất ,Tịnh Phong Quảng Phú được xây dựng đã thu hút được nhiều nhà đàu tư ,diện mạo của ngành công nghiệp Quảng Ngãi nói riêng và toàn tỉnh nói chung đã có sự thay đổi ,phát triển rõ rệt. + Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt trên 1000 tỷ đồng tăng gấp 1,8 lần so với năm 1995, là năm đầu tiên mà ngành công nghiệp đạt trong GDP toàn tỉnh từ 16,7% ở năm 1996 tăng lên 21,6% ở năm 2000 . + Sau 2 năm thành lập các khu công nghiệp Quảng Ngãi ( không kể KCN Dung Quất ) đã đạt được : -Tổng số dự án hoạt động trong khu công nghiệp 22 dự án trong đó cấp giấy phép mới 10 dự án . - Tổng số vốn đầu tư 863 tỷ đồng ,trong đó vốn đầu tư mới 116 tỷ đồng. - Tổng số lao động 5.303 người ,trong đó có 1.394 lao động mới . - Diện tích đất sử dụng giai đoạn I là 37,3ha đạt 49%…. 2..2 Thực trạng hoạt động của các KCN tập trung ở Quảng Ngãi 2.2.1 Xây dựng và phát triển hạ tầng KCN 2.2.1.1 Thực trạng và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Quảng Phú : -Đường giao thông : Đường tỉnh lộ đi Thạch Lam 1800m Đường trục chính KCN 2230m Đường vận tải KCN loại 1 730m Đường vận tải loại 2 4580m - Cấp nước ; nước mưa và nước thải tách riêng: Nước mưa : Tuyến thoát nước chính là kênh bằng đá nằm phía Tây Bắc khu đất và nối tiếp với tuyến kênh sông phía Đông Bắc khu đất ,tuyến kênh sông chảy qua cầu mới và thoát ra sông Bàu Giang . Các tuyến nhánh Bắc từ các KCN và dân cư - tất cả hướng đến kên xây đá hoặc kênh bằng ống tròn bê tông cốt thép Nước thải : Nước thải trong nhà máy được xử lý ngay tại chỗ sau đó đưa ra đường ống thoát nước thải rồi tập trung về trạm xử lý rồi mới xả ra kênh . - Cấp điện : Giai đoạn 1 ,xây dựng đường dây 35KV và trạm biến áp 35/22KV –6,3MVA tách nhánh tuyến 35KV hiện có đi từ thị xã đến huyện Tư Nghĩa trong dự án cấp điện của sở Điện Lực Quảng Ngãi Giai đoạn 2, xây dựng đường dây mới 110KV từ trạm biến áp hiện có tại núi Ông đi dọc tuyến lộ mới phía nam thị xã đến trạm biến áp 110/35/22 KV Giai đoạn 3 , nâng công suất trạm biến áp ở giai đoạn 2 từ 1x25 MVA lên 2x25 MVA . 2.2.1.2 Thực trạng và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KCN Dung Quất - Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông: Đường bộ: Cho đến năm 2000 tổng các tuyến đường trục chính trong khu Dung Quất do ngân sách Nhà nước đầu tư là 50,2 km, theo quy cách 2-8 làn xe, tiêu chuẩn thiết kế H30, XB80; trong đó có hai tuyến chính nối với quốc lộ 1A với nhà máy lọc dầu số1, cảng Dung Quất và đô thị mới Vạn Tường được xây dựng theo tiêu chuẩn 8 làn xe. Ngoài ra còn có hàng chục km đường công vụ, đường nội bộ đô thị Vạn Tường và nội bộ nhà máy lọc dầu do Doanh nghiệp tự bỏ vốn để vừa mang tính phục vụ vừa mang tính công ích. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến naawm 2005 là sẽ phát triển một số tuyến đường mới đáp ứng nhu cầu phát triển Dung Quất ; đồng thời nâng cấp các tuyến đường hiện có. Đường hàng không: Trên cơ sở hai tuyến đường băng hiện có (3020m x 45m và 2080m x 30m); sân bay Chu Lai sẽ được Nhà nước đầu tư nâng cấp và đưa vào hoạt động vào năm 2003 với số vốn giai đoạn 1 là 350 tỷ đồng. theo quy hoạch hệ thống các sân bay toàn quốc đến năm 2010 đã được Chính Phủ phê duyệt thì Chu lai sẽ là một trong 6 sân bay trọng điểm của Quốc gia. Một nhóm các tập doanh nghiệp của Mỹ trong đó đang nghiên cứu khả năng đầu tư phát triển Chu Lai thành trung tâm vận chuyển hàng hoá và khách hàng khu vực. Đường biển : Từ nay đến năm 2010: Sẽ kéo dài đê chắn sóng lên 1600m, xây dựng mới khu chắn cát phù sa ở cửa sông Trà Bồng, xây dựng các cầu cảng số 2 và số3 cho các loại tầu từ 3-7 vạn tấn. Một số cảng chuyên dùng cho công nghiệp đóng sửa tàu biển và luyện cán thép do các nhà doanh nghiệp đầu tư sẽ xây dựng theo quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp phía Đông. Đường sắt : Từ nay cho đến năm 2010: Sau năm 2005, sẽ xây dựng tuyến đường sắt dài 12Km, nối Cảng Dung Quất với tuyến đường sắt Bắc – Nam. - Quy hoạch cấp điện: Hiện nay Khu công nghiệp Dung Quất được cấp điện bởi hệ thống điện riêng từ nguồn Thuỷ diện Sông Đà qua Trạm 500KV Cầu Đỏ theo tuyến 220KV mạch kép, được hạ thế qua hai trạm 110KV và phân bố cho khu vực khác nhau qua 13 Trạm 35KV. Riêng việc cấp điện cho Nhà máy lọc đầu số 1 do Nhà máy tự đầu tư với một trạm phát điện riêng bằng nguồn nhiên liệu của chính nhà máy. Giai đoạn từ nay đến năm 2005, tiếp tục thực hiện quy hoạch cấp điện cho Dung Quất đã được Chính Phủ phê duyệt Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) sẽ đầu tư xây dựng tuyến cấp điện 220 kv thứ hai từ nguồn Thuỷ điện YALY qua trạm 500KV Pleiku. Cũng vào thời gian này, một nhà máy nhiệt điện công suất 300 MW sẽ được khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT. - Quy hoạch cấp nước: Hiện nay Nhà máy nước giai đoạn 1 do Tổng công ty Vinaconex đầu tư theo hình thức BOT với công suất 15.000m3/ngày, đảm bảo cung cấp nước cho nhà máy lọc dầu số1, cho khu dân cư của đo thị Vạn Tường và các nhà máy Xí nghiệp trong khu Dung Quất .Theo kế hoạch năm 2003 nhà máy nước giai đoạn 2 theo hình thức đầu tư BOT sẽ có công suất 100.000m3/ngày sẽ cung cấp nước cho vận hành nhà máy lọc dầu số1, các nhà máy hoá dầu và Xí nghiệp khác thuộc KCN phía Đông. Đến năm 2010 nhà máy nước giai đoạn 3 công suất 200.000m3/ ngày sẽ được khuyến khích đầu tư để cấp nước cho KCN phía Tây. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc: Cho tới năm 2000 Dung Quất đã hoàn thành tổng đài điện tử 512 số, trang bị hhệ thống vi ba số và phủ sóng di động toàn khu Dung Quất .Dự kiến trong giai đoạn 2000- 2010: Triển khai Dự án ODA của Chính Phủ Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư là 10 triệu USD với tổng đài điện tử HOST tại Vạn Tường với dung lượng 8680 số và 4 trạm vệ tinh với tổng dung lưọng là 2584 số Dự kiến đến 2010 sẽ nâng tổng số máy điện thoại lên100.000 số và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất về dịch vụ bưu chính viễn thông. 2.3.2 Kết quả thu hút vốn đầu tư toàn tỉnh trong thời gian qua. Trong những năm qua tỉnh đã tập trung ưu tiên vấn đề phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật,tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh. Đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, điện , bưu điện và các dịch vụ hình thành các KCN, xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh nói chung (ban hành tại Quyết Định số 3499/1998/QĐUB ngày 19/10/1998) và chính sách riêng cho các KCN (ban hành tại QĐ số 21/2000/QĐ-UB ngày 31/03/2000), xây dựng và ban hành quy chế “ mội đầu mối “, cùng với việc xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư tổ chức các cuộc tiếp xúc , giới thiệu tiềm năng và triển vọng đầu tư vào tỉnh vói các nhà Doanh nghiệp trong và ngoài nước . Đến nay đã có 5 dự án nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 1326tr USD, vốn pháp định là 812,4tr USD . Trong đó riêng vốn Nhà máy Lọc dầu số1 chiếm 98% tổng vốn . Về đầu tư của các tỉnh khác: Tính trong khoảng thời gian từ 1996 đến nay lượng vốn đã thu hút được rất đáng khích lệ với tổng vốn đầu tư trên 130 tỷ đồng, trong đó đầu tư tại KCN gần 30 tỷ đồng. Số dự án còn lại chủ yếu là đầu tư xây dựng khách sạn và đầu tư khôi phục lại một số cơ sở sản xuất chế biến cũ của tỉnh, nên nằm ngoài KCN. 2.2.3 Khu công nghiệp Tịnh Phong KCN Tịnh Phong thành lập theo Quyết định số 577/TTg ngày 24/07/1997 ,với quy mô diện tích là 141ha ,trong đó giai đoạn I là 47ha ( giai đoạn 1là 18,67ha ) và tổng vốn đầu tư là 272 tỷ VND, trong đó giai đoạn 1 là 92 tỷ VND (bước 1 là 27tỷ VND) . KCN này nằm trên tuyến phát triển phía bắc bộ thị xã Quảng Ngãi – Dung Quất, cách trung tâm tỉnh khoảng 7km về phía bắc, cách khu công nghiệp Dung Quất và sân bay chu lai khoảng 20km về phía nam thuộc địa bàn xã Tịnh Phong huyện Sơn Tịnh tỉng Quảng Ngãi . Đến nay , KCN này đã có 04 dự án đang hoạt động với diện tích chiếm đất công nghiệp 7,1ha tổng mức vốn đầu tư là 36,8 tỷ VND . Đó là nhà máy gạch Dung Quất với công suất 30tr viên/ năm có vốn đàu tư là 13,56 tỷ VND ,nhà máy xi măng Vạn Tường với vốn đầu tư là 17,33 tỷ đồng ,nhà máy sản xuất tấm lợp với vốn đầu tư là 2,058 tỷ đồng, nhà máy khí công nghiệp với vốn đầu tư là 4,1 tỷ đồng . Các nhà máy này đang hoạt động có hiệu quả ,thu hút gần 500 lao động doanh thu đạt 7,2 tỷ VND .Ngoài ra còn có 03 dự án đã thoả thuận địa điểm và đang lập dự án trình các cấp thẩm quyền phê duyệt với diện tích đất công nghiệp là 6,2tr ha Trong đó: Nhà máy khí hoá lỏng của Công ty Dịch vụ Công nghiệp Hàng hải 2,2 tr ha ;Nhà máy sản xuất bê tông đúc đúc sẵn của công ty Bê tông Xây Dựng Hà Nội; 0,2 ha, nhà máy sản xuất Vật Liệu Xây Dựng và xưởng cơ khí của công ty 491 – Bộ Quốc Phòng; 2,1 ha: Như vậy nếu như 03 dự án này được thực hiện đầu tư tại KCN Tịnh Phong trong thời gian tới sẽ nâng diện tích chiếm đất của bước 1 giai đoạn I này là 100%. Tình hình hoạt động, đầu tư của KCN tập trung Tịnh Phong có thể tóm tắt qua bảng sau: Bảng 04 Tình hình hoạt động, đầu tư của KCN tịnh Phong: (kèm theo trang sau) Theo quy hoạch KCN Tịnh phong có quy mô diện tích 141 ha trong đó giai đoạn I là 47 ha (bước1: 18,67 ha), và tổng vốn đầu tư 272 tỷ VND trong đó giai đoạn 1 là 92 tỷ đồng( bước 1 là 27 tỷ đồng). Sau 3 năm thành lập và hoạt động KCN đã thu hút được 33,08 tỷ VDN vốn đầu tư và thực hiện trên 7,1 ha, Như vậy có thể nói Tịnh phong đã thu được thành công bước đầu, tuy nhiên qua bảng ta có thể dễ dàng nhận thấy hạn chế của KCN này:100% vốn đầu tư là do các đối tác Việt nam thực hiện với quy mô chưa lớn (tổng số vốn đầu tư được cấp giấy phép qua 3 năm kể từ khi thành lập là 33,08 tỷ VND trên diện tích 7,1 ha) và số lượng dự án được cấp giấy phép còn quá ít qua các năm: Năm 1997có 1 dự án của Nhà máy xi măng Vạn Tường với số vốn thực hiện 17,04 tỷ VND. Năm 1998 có 1 dự án của Nhà máy hơi kỹ nghệ với vốn thực hiện 4,10 tỷ VND. Năm 1999 có 2 dự án của Nhà máy gạch Dung Quất và Xưởng sản xuất tấm lợp Amiăng với tổng vốn thực hiện là 6,85 tỷ VND. Nguyên nhân của tình trạng chậm trễ đó có thể giải thích là do: CKN Tịnh Phong mới được thành lập, công tác tiếp thị quảng cáo trong và ngoài nước cho KCN còn hạn chế. Bảng 05: Tình hình các nhà đầu tư đăng ký thuê đất vào KCN tính đến tháng 01 năm 2001( kèm theo trang bên) Ngoài những dự án đã đựơc cấp giấy phép đầu tư như nêu ở trên thì tính đến tháng 1 năm 2001 Tịnh Phong có thêm 07 dự án đăng ký thuê đất với tổng số vốn đăng ký 90,5 tỷ VND trên diện tích 11,6 ha. Như vậy nếu những dự án trên được cấp giấy pháp và đi vào đầu tư hoạt động thì Tịnh Phong sẽ đạt 100% kế hoạch sử dụng đất bước 1 giai đoạn I và vượt kế hoạch về vốn đầu tư 97 tỷ đồng. S T T Tên dự án Đối tác đầu tư Giấy phép đầu tư Lĩnh vực hoạt động Vốn đăng ký ( tỷ) Vốn thực hiện (tỷ) Lao động (người) Diện tích (m2) Số Ngày $ VND vnd 1 NM cimen Vạn Tường Vn 53/TTC 2/1/97 SXKD xi măng và các SP xi măng 0 15,37 0 17,04 110 11 090 2 NM SX hơi kỹ nghệ(khí CN) Vn 3639/QĐ 11/6/98 SX các loại khí oxy,nitơ,axxetylen 0 4,10 0 4,10 16 9 520 3 NM gạch Dung Quất Vn 01/99/GP 30/9/99 SX gạch xây và SP đất sét nung 0 4,80 0 4,80 113 25 000 4 Dự án gạch DQ mở rộng Vn 02/00/GP 1/8/00 nt 0 8,76 0 8,76 152 22 400 5 Xưởng SX tấm lợp amiăng Vn 02/99/GP 17/1/99 SX tấm lợp amiăng-xi măng 0 1,10 0 1,10 30 3 000 Tổng 0 33,08 0 35,80 421 71 010 Bảng 4: Tình hình hoạt động của KCN Tịnh Phong Bảng 5:Tình hình các nhà đầu tư đăng ký thuê đất vào KCN Tịnh Phong: stt Tên dự án đối tác Đ ký thuê đất Lĩnh vực hoạt động VốN ĐK TỷVND L động (người) D tích (m2) Chủ đầu tư Số Ngày 1 XN chuyên dụng Container và khí hoá lỏng Việt Nam 66/KH 28/02/00 SXkhí hoá lỏng,DVkho bãi và DV CN Hàng hải 45,00 200 15 000 Cty DV CN Hàng hải Bình Định 2 NM VLXD và SC Cty 491 Việt Nam 147/TT 10/12/99 SX VLXD và xưởng SC cơ khí – nhà xe 6,00 80 30 000 Cty 491 – Bộ Quốc Phòng 3 NM SX bê tông XD Hà nội Việt Nam 158/CT 4/4/00 SX ống nước,cột điện,bê tông TP 10,00 120 20 000 Cty bê tông XD Hà nội 4 NM gạch block của Cty XD 72 Việt Nam 189/CT 25/4/00 SX gạch block và VLXD 9,00 150 20 000 Cty XD 72 – Tổng Cty XD Miền Trung 5 NM giấy Phú Sơn Việt Nam 22/5/00 SX giấy, bột giấy và bao bì XK 15,00 200 18 000 Cty Phú Sơn – Hà nội 6 NM SX VLXD của Cty T.kế XD Việt Nam 65/CV 20/6/00 SX bột trát tường và sơn nước 4,00 80 10 000 XN VLXD Vũng Tàu 7 XD mở rộng xưởng SX tấm lợp Việt Nam 193/CT 9/8/00 SX tấm lợp Fibro (XN Vạn Tường) 1,50 50 3 200 Cty XL và SX VLXD (Licogi) Tổng 90,50 880 116 200 Ghi chú: NM : nhà máy XN : Xí nghiệp XD : Xây dựng SC : Sửa chữa SX : Sản xuất DV : Dịch vụ CN : Công nghiệp XK : Xuất khẩu VLXD : Vật liệu xây dựng CB : Chế biến XL : Xây lắp Nguồn : Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. 2.2.4 KCN Quảng Phú Được thành lập theo Quyết Định số 402/QĐ - TTg ngày 17/4/1999 .Đây là KCN nằm ở phía Tây thị xã Quảng Ngãi ,cách trung tâm tỉnh lỵ 3km về phía Tây , nằm giữa sông Trà Khúc và sân bay Quảng Ngãi thuộc xã Quảng Phú , thị xã Quảng Ngãi. KCN này được thành lập trên cơ sở 14 nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả , với quy mô diện tích là 138ha trong đó giai đoạn 1là 56ha . Từ năm 1999 đến nay đã có thêm 05 dự án đầu tư mới : nhà máy Chế Biến Thuỷ Sản xuất khẩu của Công ty Thuỷ Sản Quảng Ngãi với vốn đầu tư 11,766tỷ VND ; nhà máy chế biến Thuỷ sản Phùng Hưng với vốn đầu tư 3,27tỷVND ; nhà máy Chế biến đồ gỗ xuất khẩu Hoàn Vũ với vốn đầu tư 5,7 tỷ VND và nhà máy Chế biến Thuỷ sản của công ty Chế Biến Thực Phẩm xuất khẩu Quảng Ngãi với vốn đầu tư 20,66 tỷ VND , nhà máy Bia mở rộng thuộc Công ty đường Quảng Ngãi nâng công xuất 12tr lít/năm lên 25tr lít/năm vốn đầu tư 58 tỷ VND . Như vậy cho đến nay KCN này đã có 18 nhà máy ,xí nghiệp đang hoạt động chiếm 70% diện tích đất công nghiệp của giai đoạn I với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 800tỷ VN, thu hút trên 4.650 lao động , có doanh thu ước khoảng 600 tỷ đồng . Ngoài ra còn có 04 dự án đã được thoả thuận địa điểm và đang lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt với diện tích chiếm đất công nghiệp là 2,1ha ;trong đó nhà máy chế biến thuỷ sản Hoàng Việt :0,6 ha ,nhà máy chế biến thuỷ sản Bình Dung :0,5ha ;nhà máy chế biến thức ăn gia súc Thái Bình Dương 1ha và nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm của Công ty Đường Quảng Ngãi Bảng 6: Tình hình hoạt động, đầu tư tại KCN Quảng Phú ( kèm theo trang bên) Tính đến tháng 01 năm 2001 KCN Quảng Phú đã có 19 dự án được cấp giấy phép trong đó: Năm 1998 có 09 dự án với tổng vốn đầu tư 770,22 tỷ đồng Năm 1999 có 02 dự án với tổng vốn đầu tư 17 tỷ đồng Năm 2000 có 04 dự án với tổng vốn đầu tư 37,72 tỷ đồng Theo quy hoạch KCN Quảng Phú có quy mô 138 ha và trong giai đoạn I là 56 ha, như vậy với số vốn thực hiện là 831,48 tỷ trên diện tích 31,6 ha thu hút 4882 lao động, Quảng Phú đã bước đầu hoàn thành kế hoạch. Song cũng như Tịnh Phong , Quảng Phú cũng chưa có một đối tác nước ngoài nào tham gia đầu tư , điều này là do môi trường hoạt động, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, công tác tiếp thị còn yếu kém. Bảng 7: Tình hình các nhà đầu tư đăng ký thuê đất vào KCN tính đến tháng 1 năm 2001( kèm theo trang bên) Cho đến tháng 1 năm 2001 KCN Quảng Phú đã có thêm 10 dự án đăng ký thuê đất với tổng số vốn đăng ký là 64,5 tỷ VND trên diện tích 11,4 ha và dự kiến thu hút 970 lao động. Như vậy khi các dự án này được cấp giấy phép KCN Quảng Phú sẽ thực hiện được 33/56 ha diện tích đất quy hoạch và thu hút gần 900 tỷ đồng vốn đầu tư . Đây là một kết quả rất đáng khích lệ tạo điều kiện cho Quảng Phú nói riêng và quảng Ngãi nói chung có thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các KCN tập trung trên địa bàn của mình. Bảng 6: Tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp trong KCN Quảng Phú. Stt Tên dự án đối tác đầu tư G/P đầu tư lĩnh vực hoạt động Vốn đăng ký Vốn thực hiện Lao động (người) Diện tích (m2) Số Ngày $ Tỷ vnd $ Tỷ VND 1 NM đường Quảng Phú Việt Nam 564/ĐQN 27/10/98 SX CB đường, CS 4500TMN 0 719, 22 0 719,22 2 832 237 239 2 NM bia Quảng NgãI Việt Nam 264/ĐQN 11/6/98 SX bia các loại (lon, chai) 0 * 0 * * * 3 Dự án bia mở rộng c.suất Việt Nam 05/00/GP 22/12/00 Nâng CS từ 12 lên 25 triệu lít/năm 0 * 0 * * * 4 Nhà máy bánh kẹo Việt Nam 267/ĐQN 13/6/98 SX bánh kẹo cao cấp, CS 25tấn/ngày 0 * 0 * * * 5 NMnước khoáng ThạchBích Việt Nam 266/ĐQN 20/6/98 SX nước khoáng, CS 60 Tr lít/năm 0 * 0 * * * 6 NM nha Việt Nam 279/ĐQN 18/6/98 SX nha Công nghiệp, CS 10tấn/ngày 0 * 0 * * * 7 NM cồn rượu Việt Nam 281/ĐQN 20/6/98 SX cồn rượu, CS 15000lít/ngày 0 * 0 * * * 8 XN ng.liệu vận chuyển Việt Nam 260/ĐQN 10/6/98 Dịch vụ vận chuyển nguyên liệu 0 * 0 * * * 9 XN sửa chữa và XL cơ khí Việt Nam 347/ĐQN 26/6/98 Dịch vụ sửa chữa cơ khí 0 * 0 * * * 10 NM sữa Trường Xuân Việt Nam 750/ĐQN 12/3/99 SX sữa, kem, CS 6 Tr lít/năm 0 * 0 * * * 11 NM thực phẩm đông lạnh Việt Nam 1408/UB 14/11/99 SX CB súc sản, thục phẩm XK 0 9,66 0 7,00 168 19 795 12 NM CB nước quả và TP hộp Việt Nam 37/RQ 25/2/98 SX CB nước quả XK 0 51,00 0 51,00 120 8 000 13 P/ xưởng CB thuỷ sản XK Việt Nam 04/00/GP 27/9/00 SX thuỷ sản đông lạnh XK 0 13.66 0 13,67 675 14 000 14 NM chocola-ca cao XK Việt Nam 1700/UB 20/10/95 SX CB cà phê - ca cao XK 0 7,14 0 6,54 72 4 126 15 NM CB thuỷ sản XK Qngãi Việt Nam 150/UB 21/1/99 CB, KD thuỷ hải sản XK 0 12,18 0 10,00 308 10 000 16 NM CB thuỷ sản P. Hưng Việt Nam 01/00/GP 2/1/00 CB, KD thuỷ hải sản 0 1,77 0 1,77 66 3 187 17 NM CB đồ gỗ XK Hoàn Vũ Việt Nam 03/00/GP 25/9/00 CB, KD các sản phẩm bằng gỗ XK 0 7,78 0 6,58 280 9 980 18 NMCB thuỷ sản HoàngViệt Việt Nam CB, KD thuỷ hải sản 0 58,00 0 15,00 161 4 800 19 NM CB thuỷ sản Bình dung Việt Nam CB, KD thuỷ hải sản 0 1,00 0 0,70 200 5 000 Tổng 0 881,41 0 831,48 4 882 316 127 Ghi chú: NM : Nhà máy CB : Chế biến KD : Kinh doanh XK : Xuất khẩu SX : Sản xuất CS : Công xuất (****) các nhà máy trực thuộc Công ty Đường nên có số liệu tổng hợp chung. Bảng 7: Tình hình các nhà đầu tư đăng ký thuê đất vào KCN Quảng Phú: Stt Tên dự án đối tác Đ ký thuê đất Lĩnh vực hoạt động VốN ĐK TỷVND L động (người) D tích (m2) Chủ đầu tư Số Ngày 1 NM CB thuỷ sản Hoàng Việt Việt Nam 2909/UB 21/7/00 CB kinh doanh thuỷ hải sản 3,00 80 6 000 Cty TNHH Hoàng Việt 2 NM CB đồ hộp XK Việt Nam 1771/UB 5/10/99 SX dứa hộp và mâưng tre XK 10,00 150 10 000 T. Cty R. quả VN–Cty CB TP XK Q.ngãi 3 NM CB hải sản Bình Dung Việt Nam 1/8/00 CB nông hải sản Bình Dung 1,50 100 5 000 Doanh nghiệp tư nhân Bình Dung 4 NM CB thức ăn gia súc Đồng Nai Việt Nam 5/8/00 SX thức ăn cho tôm, cá, gia súc 15,00 200 15 000 XN CB thức ăn gia sức Đồng Nai 5 NM CB nông phẩm TPHCM Việt Nam 7/8/00 SX CB TP NS – Cty TNHH C.Thắng 7,00 120 10 000 Cty Cao thắng – TPHCM 6 NM CB thực phẩm gia súc T.B.D Việt Nam 23/10/00 SX TP gia súc 1,00 70 10 000 XN CB thức ăn gia súc Thái Bình Dương 7 Mở rộng NM CB thuỷ sản P.Hưng Việt Nam 25/10/00 CB thuỷ hải sản,nâng C.suất 1000T/năm 2,00 50 15 000 Doanh nghiệp tư nhân P.Hưng Q.ngãi 8 NM điện Diezen Quảng Ngãi Việt Nam 1186/UB 28/9/00 Di rời từ Thị xã vào KCN 6,00 50 20 000 Điện lực Quảng Ngãi 9 NM gỗ XK Hoàn Vũ (mở rộng) Việt Nam 9/1/01 CB các sản phẩm gỗ XK 4,00 100 13 000 Cty TNHH Hoàn Vũ - Quảng Ngãi 10 NM CB thức ăn nuôi tôm Việt Nam 15/1/01 SX thức ăn nuôi tôm tổng hợp 15,00 50 10 000 Cty đường Quảng Ngãi Tổng 64,50 970 114 000 Ghi chú: NM : nhà máy XN : Xí nghiệp XD : Xây dựng SC : Sửa chữa SX : Sản xuất DV : Dịch vụ CN : Công nghiệp XK : Xuất khẩu VLXD : Vật liệu xây dựng CB : Chế biến TP : Thực phẩm NS : Nông sản Nguồn : Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. 2.2.5 KCN Dung Quất 2.2.5.1 Sự thành lập và quy hoạch phát triển Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Dung Quất còn hội tụ được nhiều yếu tố khác: là nơi có luồn tốt để mở cảng biển nước sâu cho tàu trọng tải 100.000 đến 200.000 tấn, bên cạnh đó là một cảng phụ cho tàu trọng tải 10.000 đến 20.000 tấn. Vịnh Dung Quất nằm hình vòng cung chạy dài hàng chục km từ Kỳ Hà phía Bắc mũi Co Co phía Nam. Phía sau cảng là mặt phẳng gần 30.000 ha, trong đó có 10.660 ha đất hoang hoá và 5.600 ha đất bạc màu không canh tác được của 19 xã thuộc hai huyện Sơn Bình và Sơn Tịnh; mặt bằng rộng lớn này tạo điều kiện cho việc hình thành tại đây KCN tập trung bao gồm các nhà máy : Lọc hoá dầu, luyện cán thép, liên hiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, chế biến thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng , sản phẩm đông lạnh….ngoài ra còn có thể phát triển tiềm năng sẵn có tại đây như tuyển cao lanh, sản xuất phân bón Urê, nuôi tôm, phát triển du lịch tại Mỹ Khê và Sa Huỳnh xây dựng thành phố mới Vạn Tường.. . Dung Quất nối tiếp với sân bay Chu Lai có diện tích 2.100 ha có đường băng dài 2.025 km mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thì riêng đương băng hiện nay đã có trị giá 200 triệu USD . Năm 1995, khi đưa ra phê duyệt 16 dự án lớn nhất trong năm thì Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội đã chọn Dung Quất là dự án số 1, có ngân khoản đầu tư ban đầu 1,3 tỷ USD. KCN tập trung Dung Quất được bặt đầu từ nhà máy lọc hoá dầu số1 đầu tiên của Việt Nam, do Petro Việt Nam làm dự án tiền khả thi từ 30/05/1995. Có thể nói Dung Quất là một địa điểm lý tưởng đáp ứng được các tiêu chí của một KCN lọc hoá dầu đầu tiên của nước ta, để rồi từ đó phát triển các ngành sản xuất sau hoá dầu, mở rộng ra các ngành hoá chất, phân bón, luyện cán thép, chế tạo cơ khí và các ngành công nghiệp có quy mô lớn khác. Chỉ tính riêng vốn đầu tư cho nhà máy lọc dầu số 1 có công suất đợt đầu 6-7 triệu tấn/ năm cũng đã chi phí tới hàng tỷ USD, sau đó mở rộng quy mô đợt 2 có công suất 12 triệu tấn / năm .Ngày 4/9/1996 thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt luận chứng khả thi của Petro Việt Nam, chính thức khởi công công trình chủ thể KCN tập trung Dung Quất . Theo quy hoạch chung đã được Chính Phủ phê duyệt thì KCN Dung Quất có quy mô 14000 ha trong đó địa bàn tỉnh Quảng Nam 3.700 ha,Quảng Ngãi 10.300ha bao gồm cụm cảng nước sâu,nhà máy lọc hoá dầu ,khu công nghiệp luyện cán thép ,công nghiệp dệt may,chế biến nông lâm hải sản,công nghệ lắp ráp điện tử …. Hiện nay ngoài nhà máy lọc dầu số 1đã và đang vào cuộc chính thức với số vốn đầu tư của dự án lên đến 1,5 tỷUSD sẽ được ận hành vào khoảng tháng 9 năm 2004 còn 04 dự án đầu tư nướ ngoài với tổng vốn đầu tư 128 tr USD và 04 dự án trong nướcvới số vốn đầu tư gần 140 tỷ VND chưa kể vốn đầu tư của các ngành điện, viễn thông lên đến hơn300tỷ VND. + Quy hoạch phát triển tổng thể Dung Quất đến năm 2010: - Diện tích đất tự nhiên: 14000ha bao gồm 3.700 ha thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam và 10.300 ha thuộc Quảng Ngãi. Trong đó: Diện tích đất công nghiệp : 3.180 ha (Quảng Nam: 751 ha, Quảng Ngãi 2429ha) Đất đô thị Vạn Tường : 2.400 ha. Đất sân bay Chu Lai : 2.300 ha. Đất giao thông :300 ha - Vịnh Dung Quất : Diện tích mặt nước hữu ích: 27 km2, trong đó khoảng 10 km2 có độ sâu 10 –18 m. Đất phát triển cảng biển nước sâu: 966 ha. - Dân số hiện có trong khu Dung Quất :70.000 người. Quy hoạch sử dụng đất công nghiệp và đô thị: Dung Quất được phân thành 4 khu vực phát triển chính là KCN Chu Lai – Kỳ Hà (gồm sân bay Chu Lai 2.300 ha), KCN phía Đông (5.054 ha, trong đó điện tích đất công nghiệp là 1.463 ha) , KCN phía Tây (2.100 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 956,9 ha) và đô thị mới Vạn Tường ( 2.400 ha, trong đó diện tích Khu dân cư đầu tiên là 178,5 ha) + Quy hoạch phát triển các KCN: - KCN phía Đông: Có dự án Nhà máy lọc dầu số 1 “ trái tim của Dung Quất” đang được xây dựng tại đây, khu vực này được ưu tiên phát triển trước, và cùng với công nghiệp hoá dầu sau lọc dầu sẽ là động lực cho sự phát triển của KCN phía Tây. Đồng thời là việc phát triển hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy, Xí nghiệp trong khu Dung Quất và hình thành từng bước đô thị mới Vạn Tường . Nhà máy lọc dầu số 1, công suất 6,5 triệu tấn / năm với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD được doanh giữa tổng công ty dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam) và tập đoàn Zarubeznhef (CHLB Nga) trên cơ sở nguồn vốn chủ yếu được lấy từ lãi trong liên doanh khai thác dầu thô VietsowPetro Vũng Tàu. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành vào năm 2003. Liên doanh cũng đầu tư tiếp nhà máy sản xuất PolyPropylen ( nhựa PP)130-150 ngàn tấn/năm và nhà máy sản xuất ga hoá lỏng (LPG) công suất 250 ngàn tấn/năm , tổng vốn đầu tư 2 dự án khoảng 170-180 triệu USD. Ngoài ra , một số đối tác khác như LG, Mitsubishi, Tổng công ty hoá chất Việt Nam cũng có dự kiến đầu tư sản xuất một số sản phẩm khác như Methyl Tert Butyl Ether (MTBE), Carbon Black, LAP...Dự kiến các nhà máy này hoàn thành sau khi nhà máy lọc dầu số1 được vận hành khoảng 1-2 năm. Theo quy hoạch đã được duyệt, Nhà máy lọc dầu số 1 sẽ được nâng công suất lên gấp 1,5 lần công suất hiện nay hoạch sẽ xây dựng một nhà máy thứ hai nhằm tận dụng lợi thế hạ tầng, tiện ích đã có của Dung Quất. ( tiến độ triển khai nhà máy lọc dầu số 1Dung Quất ) Bên cạnh công nghiệp lọc hoá dầu khu vực tiếp cận cảng Dung Quất được quy hoạch phát triển các ngành như luyện cán thép( công suất từ 2,5-4 triệu tấn/năm từ nguồn nguyên liệu nhập), đóng , sửa tàu biển, các ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng cảng nước sâu( chuyên dụng) - KCN phía Tây: Đây là khu vực được quy hoạch phát triển các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp kỹ thuật cao, các nhà máy sử dụng diện tích không nhiều, hoặc các nhà máy quy mô lớn đòi hỏi phải có cảng chuyên dùng riêng hoặc ít gây ô nhiễm. Dự kiến , trong giai đoạn từ nay đến 2003 sẽ tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật với diện tích 50 ha để chuẩn bị thu hút đầu tư vào sau năm 2003. Những dự án công nghiệp nhẹ có nhu cầu từ trước năm2003 sẽ được bố trí vào trong Khu công nghiệp hoá dầu ở khu cảng tổng hợp để tiện cho việc sử dụng các công trình hạ tầng , tiện ích.(đường, điện, nước, viễn thông...) 2..2.5..2 Xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài KCN tập trung Dung Quất. Đô thị mới Vạn Tường được xây dựng phù hợp với các điều kiện sinh hoạt của chuyên gia nước ngoài, công nhân và dân cư sinh sống làm việc trong khu Dung Quất. Vạn Tường còn là trung tâm thương mại , tài chính ,văn hoá, du lịch, dịch vụ hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ phát triển của Dung Quất . Giai đoạn từ nay đến 2005, sẽ tập trung phát triển Khu dân cư đầu tiên (178,5 ha), chủ yếu phục vụ cho số chuyên gia và công nhân nhà máy lọc dầu số 1, các nhà máy hoá dầu, các nhà máy, Xí nghiệp khai thác và cơ quan quản lý, tổ chứ dịch vụ trong khu Dung Quất.Dự kiến sẽ hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản và một phần hạ tầng xã hội vào năm 2002, rong đó các công trình hạ tầng thiết yếu( giao thông trục chính, điện chiếu sáng, bưu điện, trường học, bệnh viện, trung tâm dạy nghề , quần thể cây xanh...và một số công trình tiện ích công cộng trong khu daan cư đầu tiên này sẽ do ngân sách Nhà nước đầu tư . Dó đó giá chuyển nhượng đất có hạ tầng khu này chỉ bằng khoảng 50% so với đất có điều kiện hạ tầng tương tự. 2.2.5.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư . + Về vốn đầu tư - Cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn kinh doanh với các đối tác trong nước hoặc nước ngoài. - Các doanh nghiệp Việt Nam thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư vào các lĩnh vực thuộc diện khuyến khích đầu tư được xem xét cho phép chậm nộp tiền thuê đất một thời gian tối thiểu là 3 năm. + Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, tiện ích các Phân khu công nghiệp chức năngvà các phân khu dân cư thuộc đô thị mới vạn Tường. - Ban quản lý, đã và sẽ tranh thủ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các nhà máy, xí nghiệp trong Khu Dung Quất, trong đó có việc đầu tư xây dựng một số công trình (giao thông, điện chiếu sáng, bệnh viện, trung tâm đào tạo…) tại khu dân cư đầu tiên của đô thị mới Vạn tường. + Hỗ trợ giải phóng mặt bằng và chính sách dịch vụ một giá - Ban quản lý KCN Dung Quất sẽ cùng UBNN các tỉnh liên quan đảm bảo tổ chức đền bù nhanh chóng, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ. Trong cùng một khu vực đất đai và cùng thời điểm, các nhà đầu tư được áp dụng một mức giá đền bù về đất đai và tài sản trên đất. - Các nhà đầu tư trong va ngoài nước đựoc hưởng cùng mức giá đầu vào một số dịch vụ tiện ích như giá điện, nước, viễn thông… + Miễn giảm tiền thuê đất đai. - Đối với dự án FDI: Miễn tiền thuê đất cho các dự án đầu tư vào Khu Dung Quất theo hình thức BOT, BTO, BT. Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cho tất cả các dự án. Giảm 20% tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. - Đối với dự án đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước: Miễn tiền thuê đất, mặt nước , mặt biển đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT. Miễn tiền thuê đất đai trong thời giãn xây dựng . Một số dự án còn dược miễn tiền thuê đất đai từ 3 đến 15 năm tuỳ từng lĩnh vực cụ thể hoặc chậm nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất từ 7 đến 15 năm. + Ưu đãi về thuế - Đối với dự án FDI: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo mức thuế suất từ 10% đến 25% thu nhập chịu thuế theo từng lĩnh vực ngành nghề. Khi chuyển thu nhập ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp một khoảm thuế theo các mức 5%, 7%, 10% trên số thu nhập chuyển ra nước ngoài tuỳ thuộc vào mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp. - Đối với dự án đầu tư theo luật khuyến khích trong nước: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ấp dụng đối với cơ sở, tổ chức kinh doanh trogn nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài được áp dụng mức thuế suất từ 15% đến 32% thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp đầu tư trong nước còn được hưởng một số ưu đãi về mức thuế giá trị gia tăng dành cho các KCN, KCX và các khu vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, trong đó mức thuế suất 0% được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu 2.2.5.4.Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào Dung Quất. Bảng 8: Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào KCN tập trung Dung Quất đến năm 2005. STT Tên dự án Quy mô công suất Dự kiến vốn đầu tư Hình thức đầu tư 1 Các dự án phục vụ giải trí trong khu đô thị mới Vạn tường 50 –80 ha 200 tỷ đồng LD hoặc 100% vốn FDI 2 Nhà máy sản xuất sơn 3.000 tấn / năm 1,4 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 3 Nhà máy sản xuất giáy da xuất khẩu 1,5 triệu SP/năm 3,5 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 4 Nhà máy sản xuất phân bón 50.000 tấn/năm 200 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 5 Nhà máy sản xuất hoá chất 30.000 tấn/ năm 100 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 6 Nhà máy sản xuất xăm lốp ô tô 50.000 bộ/năm 20 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 7 Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh 100.000 bộ/năm 45 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 8 Nhà máy sản xuất kính xây dựng 1,5 triệu m2/năm 100 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 9 Nhà máy sản xuất thùng phi 100.000 SP/năm 15 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 10 Nhà máy sản xuất bao bì Container 50.000 SP/năm 30 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 11 Nhà máy sản xuất Compozite từ đá Bazal 200.000 tấn/năm 30 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 12 Các dự án hoá dầu 200.000 tấn/năm 150 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 13 Nhà máy s nhựa đường 100.000 tấn/năm 120 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI 14 Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng 500.000 tấn/năm 170 triệu USD LD hoặc 100% vốn FDI Nguồn: bộ kế hoạch và đầu tư 2.3 KCN hoạt động gắn với việc bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi Đầu tư cho phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đã trở thành mục tiêu chiến lược Quốc gia từ nay đến năm 2010. Đây cũng là con đường tất yếu phải trải qua của một nước nghèo muốn trở thành nước phát triển . Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển các KCN , nhiều vấn đề Kinh tế – Xã hội tốt cũng như xấu đã bộc lộ rõ rệt . Trong đó ,vấn đề ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động .Cho đến nay , hầu hết các KCN ở Quảng Ngãi (trừ Dung Quất đang xây dựng ) đều không có hệ thống xử lý tập trung. Điều này đã ngây trở ngại trong quá trình kêu gọi vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh. Đồng thời vấn đề này nếu không được quan tâm đúng mức thì trong tương lai gần lợi ích kinh tế thu được ngày hôm nay sẽ không đủ bù đắp chi phí cho khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường trong tương lai. Vì vậy ngay từ bây giờ, việc đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý môi trường cho các KCN trong quá trình hoạt động và phát triển là việc làm cần thiết phục vụ cho mục đích phát triển bền vững của tỉnh nhà. 2.4 Một số hạn chế trong hoạt động và thu hút vốn đầu tư của các Khu công nghiệp ở Quảng Ngãi và nguyên nhân cơ bản 2.4.1 Hạn chế. 2.4.1.1 Khó khăn trong việc chọn công ty làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN: Kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, nhằm mục đích chủ yếu mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Mặt khác trong điều kiện môi trường đầu tư ở Quảng Ngãi chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nên khả năng thu hồi vốn chậm. 2.5.1.2 Các nguồn lực huy động để đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN theo dự án được duyệt chủ yếu là nguồn vốn vay ưu đãi mà hiện nay việc giải ngân rất khó triển khai do thời hạn vay theo dự án trên 10 năm ,nhưng khi giải ngân Ngân hàng yêu cầu phải thu hồi vốn trong vòng 10 năm. Chủ đầu tư phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu mà không được phép tự thực hiện để huy động vốn từ khấu hao máy móc thiết bị sẵn có, tạo vốn tích luỹ từ việc xây dựng các công trình điều đó làm cho quá trình huy động vốn đầu tư của chủ đầu tư càng khó khăn. 2.4.1.3 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp kém chậm phát triển chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư , đó là sân bay, bến cảng, đường giao thông cả đường sắt và đường bộ, bưu chính viễn thông … 2.4.1.4 Trong quá trình hình thành và phát triển các KCN sẽ thu hút hàng vạn lao động vào làm việc,hầu hết lao động ở xa không có chỗ ở ổn định, thu nhập bình quân còn thấp (300-400 VND/tháng ) rất khó khăn trong việc tạo dựng cho mình một điều kiện sinh hoạt đảm bảo sức khỏe cho lao động từ đó gây quá tải cho các khu lân cận dẫn đến các tệ nạn xã hội . 2.4.1.5 Quản lý Nhà nước đối với KCN tập trung còn nhiều khiếm khuyết: Các quy định áp dụng KCN tập trung hiện nay được xây dựng dựa trên quy định của các luật thiện hành, chủ yếu: Luật thành lập Doanh nghiệp trong nước,Luật khuyến khích đầu tư, Luật đất đai và một số quy định khác. Theo các quy định này thì KCN tập trung chưa được coi là một thực thể kinh tế. Trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam tháng 11/1996 và nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính Phủ ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC thì KCN tập trung là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp. Nừu dừng lại ở điểm này thì nhiều người cho rằng, KCN của ta là “túi’ đựng các Doanh nghiệp công nghiệp. Trong khi đó, các nước trong khu vực đều coi KCN là một thực thể kinh tế hoàn chỉnh, thậm chí coi KCN là thành phố công nghiệp sản xuất kinh doanh họ còn phát triển khu dân cư , cơ sở y tế , trường học.. biến KCN thành một khu kinh tế hoàn chỉnh. Theo luật KCN của nhiều nước thì mỗi KCN là một thực thể kinhtế hoàn chỉnh và theo đó thì mỗi nước có có cơ quan quản lý có thẩm quyền quản lý KCN (Trung Quốc, Indonesia… ) cơ quan này thực hiện cả chức năng quản lý và kinh doanh. KCN được thừa nhận là một thực thể kinhtế thì đó là cơ sở để ành nước đối sử với nó bình đẳng như các thực thể kinh tế khác(một dạng công ty hoặc tập đoàn sản xuất ), nó mới có điều kiện phát triển. Các Doanh nghiệp hoạt động trong KCN cũng như KCN, theo quy định hiện hành thì tuỳ từng loại hình Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì áp dụng luật đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thì áp dụng luật khuyến khích đầu tư trong nước,luật công ty…chưa có quy định một mặt bằng pháp lý thống nhất, bình đẳng cho Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong khi ta chưa có điều kiện xoá bỏ sự khác biệt giữa casc Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước, thì Doanh nghiệp có kiện xoá thực hiện quy định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cho các loại hình Doanh nghiệp, vì ở đó ít có sự khác biệt về sử dụng đất, đã có quy hoạch về đất đai, không gian ngành nghề. Các Doanh nghiệp trong KCN là các Doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ công nghiệp được Nhà nước khuyến khích. Việc tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình Doanh nghiệp sẽ góp phần khơi dậy và phát huy nội lực, đồng thời cũng tạo điều kiện sử dụng tốt hơn nguồn đầu tư nước ngoài. HIện tại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi hơn các Doanh nghiệp trong nước về thuế nhập khẩu, thuế lợi tức, trong khi đó các Doanh nghiệp trong nước lại được ưu đãi về giá điện. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, giá đất trong nước thấp hơn 16 lần so với nước ngoài giá nước và giá cả sinh hoạt nói chung đều thấp hơn so với nước ngoài. Việc ưu đãi nhiều hơn có thể làm giảm thu ngân sách trong một vài năm, nhưng về tổng thể và lâu dài có lợi hơn thông qua hoạt động sôi nổi của số đông các Doanh nghiệp . Theo quy định thì Ban quản lý các KCN Quảng Ngãi là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước đối với các KCN tập trung ở Quảng Ngãi và được thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền, vì KCN chưa được công nhận là một thực thể kinh tế, theo đó Ban quản lý KCN Quảng Ngãi chưa phải là cấp quản lý trong trong hệ thống quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật. Do vậy, trách nhiệm và quyền hạn quản lý chưa thật rõ ràng, các nội dung quản lý còn phân tán ở một số ngành. Ban quản lý mới chỉ được phép giải quyết một số nội dung quản lý được các cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật ở Trung Ương uỷ quyền( Bộ KH&ĐT đối với cấp giấy phép đầu tư nước ngoài; Bộ Thương Mại uỷ quyền về việc xét duyệt xuất nhập khẩu; Bộ lao động thương binh xã hội uỷ quyền về một số nhiệm vụ quản lý lao động…) Một số nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như Hải quan, thuế vụ.. Mặc dù đã có nghị định của Chính phủvề các hoạt động chuyên ngành trong KCN theo cơ chế đặt cơ quan đại diện làm việc tịa chỗ, nhưnh do phải thực hiện theo và pháp lệnh tương ứng là những văn bản pháp quy cao hơn Nghị định nên triển khai gặp không ít khó khăn. Do vậy cần thiết phải có quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có cấp đọ cao hơn, đó là luật: Ban quản lý KCN là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà không phải uỷ quyền như hiện nay. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước đối với các KCN ở Quảng Ngãi còn nhiều khiếm khuyết. Hiện nay chúng ta chuyển sang cơ chế quản lý “ một cửa, tại chỗ” thông qua cơ chế uỷ quyền cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh được thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước , phương thức quản lý này có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều tầng lớp, chồng chéo … , tuy đã được uỷ quyền nhưng có nhiều khâu vẫn phải xin ý kiến của cơ quan Trung ương, sự phối hợp giữa Ban quản lý KCN và sở KH&ĐT chưa thật thông suốt. Hiện nay, ngay cả trong cơ chế hoạt động của Ban quản lý KCN cũng còn nhiều bất hợp lý. Ban quản lý không những chịu sự điều hành của ngành dọc mà còn là bộ máy giúp việc cho UBND cùng cấp và trực tiếp quản lý các KCN trên địa bàn thông qua cơ chế uỷ quyền. Nguyên do là, nó chưa phải là cấp qlo trong hệ thống bộ máy Nhà nước theo luật định. Quyền hạn mới chỉ dừng ở mức độ giải quyết một số nội dung quản lý được uỷ quyền. 2.4.1.6 Chậm chễ trong đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng KCN đang là vấn đề nổi cộm không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn là tình trạng khá phổ biến ở mọi địa phương ở nước ta, điều này gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong xây dựng hạ tầng, thành lập các Doanh nghiệp trong KCN. Giả phóng mặt bằng là một đặc thù kinh doanh KCN, dịên tích cần giải phóng lớn, có liên quan tới nhiều đến cuộc sống hiện tại và lâu dài của hàng ngàn người dân trong diện phải di rời. Hiện nay đối với Doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Quảng Ngãi là chính sách đền bù còn nhiều yếu tố định tính. Những điều khoản này, Doanh nghiệp thường phải tự thoả thuận với người đang có quyền sử dụng đất, kể cả với địa phương quản lý đất.Người được Nhà nước giao quyền sử dụng đất được phép chuyển mục đích mới để xây dựng KCN – tuy đất là tài sản quốc gia nhưng vẫn phải thoả thuận, cam kết với người đang sử dụng và người quản lý về nhiều điều khoản mà thực tế Doanh nghiệp không chủ động xử lý được như : Chi phí đền bù, hỗ trợ tài chính cho địa phương, ưu tiên nhận lao động địa phương vào làm việc trong KCN sau này…. Giải phóng mặt bằng hiện nay có thể nói là một bài toán nan giải, không thể lường trước được cả về vật chất cũng như thời gian, là một yếu tố quyết định giá thành sản phẩm và thời gian cung cấp sản phẩm (đất) cho khách hàng(Chủ đầu tư). Nó cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực mạnh đến môi trường đầu tư, việc chậm giao đất làm nản lòng các nhà đầu tư vào sản xuất trong KCN Thực tế cho thấy, nơi nào công ty phát triển hạ tầng quan tâm đến quyền lợi chính đáng của ngời dân phải di rời, có quan điểm đúng, có năng lực tài chính cộng với sự tích cực của địa phương thì nơi đó giải toả nhanh, còn trái lại thì bị kéo dài thời gian giải toả, giao đất. Cá biệt một số nơi chính quyền địa phương cung đứng về phía dân để đòi bồi thường giá cao và có nhiều yêu sách khác gây khó khăn cho việc giải phóng mặt bẵngd KCN, hay có nơi coi việc giải toả hộ dân giải phóng mặt bằng là công việc riêng của chủ đầu tư hạ tầng KCN nên đã bỏ mặc cho công ty phát triển hạ tầng tự lo liệu hoặc có những yêu cầu vượt khả năng của công ty. Nguyên nhân tình hình trên có nhiều, nhưng chủ yếu trong mộ thời gian dài ta chưa có văn bản pháp lý quy định rõ ràng, cụ thể vấn đề này cộng thêm với chính sách áp dụng cho việc đền bù , giải toả đối với hộ phải di rời không đồng bộ. 2.4.1.7 Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN tập trung chưa được quan tâm. KCN tập trung không phải là một địa bàn sản xuất khép kín, một lãnh địa riêng biệt thuộc trách nhiệm quản lý của riêng một Doanh nghiệp, mà còn có mối quan hệ kinh tế – xã hội với các ngành khác như điện, thông tin liên lạc, hải quan, trật tự an ninh….Vấn đề này hiện nay ở Quảng Ngãi mới chỉ thực hiện tốt ở Dung Quất còn lại các KCN khác vẫn chưa được một quy chế cụ thể để xác lập một mối quan hệ đồng bộ, đảm bảo cho KCN hoạt động tốt. Xây dựng KCN tập trung đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong và ngoài KCN tập trung , xu thế hiện tại trong việc xây dựng KCN tập trung ở Quảng Ngãi hiện nay mới chú ý đến xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong KCN mà chưa chú ý đến hạ tầng ngoài KCN, các đường giao thông vận tải ngoài KCN thường bị chậm chễ trong quá trình xây dựng làm cho việc lưu thông vật tư, hàng hoá, nguyên liệu đi lại gặp nhiều khó khăn. Việc cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc cho KCN cũng còn nhiều tồn tại, khiến cho có KCN lúc đầu phải chủ động kéo điện về tận hàng rào công trình của mình. Sự không đồng bộ này có nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu quan tâm của địa phương đối với KCN, nên việc bố trí vốn đầu tư cho công trình ngoài hàng rào KCN không kịp thời một số cơ quan quản lý chuyên ngành cũng chưa quan tâm xây dựng các công trình ngoài hàng rào KCN thuộc phạm vi của mình để giúp cho KCN đấu nối đồng bộ với bên trong hàng rào. Hạ tầng bên ngoài KCN không chỉ là đường, điện, nước mà còn chợ, trường học, trạm y tế... Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì mỗi KCN tập trung bình quân có 80 Xí nghiệp, mỗi Xí nghiệp có từ 250 đến 300 công nhân, vậy thì cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN phải đáp ứng cho sinh hoạt của khoảng 20.000 công nhân. Do đó nếu không có sự quan tâm vào hạ tầng bên ngoài thì các KCN tập trung khi đi vào hoạt động sẽ tạo nên những phức tạp khó lường cho xã hội, và từ đó có tác động tiêu cực trở lại KCN. 2.4.1.8 Công tác Marketing Quốc tế hiệu quả chưa cao đã hạn chế việc thu hút các nhà đầu tư Quốc tế. Đầu tư vào xây dựng một KCN tập trung đòi hỏi một số vốn rất lớn, có khi lên tới hàng trăm triệu USD, tài sản của KCN tập trung là đất đai, các công trình hạ tầng( đường giao thông, đường điện... ) nói chung chủ yếu là bất động sản không thể mang đi bán ở nơi khác mà phải tìm khách hàng bán tại chỗ. Do đặc thù của nó như vậy nên muốn bán được thì không có cách gì hơn là phải tổ chức công tác Marketing cho tốt. Thực tế ở Quảng Ngãi, hầu hết các luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng các KCN tập trung và báo cáo khả thi, việc tiếp thị vận động đầu tư mới dừng ở mức độ chung chung chưa nêu rõ được thị trường, đối tác cần vận động nên khi triển khai rất lúng túng, có trường hợp thụ động hoàn toàn trông chờ. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có kế hoạch tích cực giúp đỡ các công ty phát triển hạ tầng tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về cơ hội đầu tư vào KCN tập trung . 2 .4..2 Nguyên nhân của những hạn chế Những tồn tại và yếu kém nêu trên của các KCN tập trung ở Quảng Ngãi do nhiều nguyên nhân khác nhau, xuất phát từ nhiều phía, có thể kể đến một số nguyên nhân chính là: +Khó khăn chính tạo nên việc xây dựng không đồng bộ các công trình hạ tầng trong và ngoài KCN là từ thực trạng KCN được phê duyệt trước, còn các công trình bên ngoài phải chờ thu xếp nên xây dựng sau và thường là quá chậm so với việc hoàn thiện các công trình bên trong KCN. + Ban quản lý các KCN Quảng Ngãi chưa phải là cấp quản lý trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước theo luật định. Quyền hạn của bộ máy quản lý mới chỉ dừng lại ở mức độ giải quyết một số nộ dung được uỷ quyền. + Công ty phát triển hạ tầng không quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người dân. Còn người dân địa phương thì do nhận thwch hạn chế nên chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt mà gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng KCN + Trình độ quản lý và tay nghề của cán bộ và công nhân còn thấp do không được đào tạo chính quy, vì vậy lực lượng lao động tuy đồi dào nhưng thiếu lao động kỹ thuật cao gây nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. chương 3. một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp tập trung ở Quảng Ngãi 3.1 Một số định hướng phát triển của các KCN tập trung ở Quảng Ngãi trong thời gian tới 3.1.1 Xây dựng quy hoạch phát triển Khu công nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế – xã hội của tỉnh góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đại phương theo hướng từng bước thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn, dự kiến các KCN sẽ lấp đầy phần diện tích đã được quy hoạch ở giai đoạn I, như vậy trong những năm tiếp theo đến năm 2005 các KCN có thêm khoảng 30 dự án đầu tư mới và thu hút thêm gần 5000 lao động. Với những hoạt động của các KCN ngày càng mở rộng,nhất là trong giai đoạn 20001- 2005 khi nhà máy lọc dầu số1 chuẩn bị đi vào hoạt động thì việc thu hút đầu tư vào các KCN càng có khả thi hơn . Điều này đòi hỏi Quảng Ngãi phải có một sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN để thu hút đầu tư .Lập phương án di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong thị xã Quảng Ngãi vào các KCN tập trung phục vụ cho việc nâng cấp thị xã Quảng Ngãi lên Thành Phố. Triển khai xây dựng các công trình chủ yếu về hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt và đầu tư theo hình thức “cuốn chiếu” nhằm tránh tình trạng lãng phí vốn đầu tư. Ngày 23/10/1998, thủ Tướng Chính Phủ đã có chỉ thị 36/1998/CP – TTg về kiểm tra hoạt động của KCN tập trung, Doanh nghiệp LD hoặc 100% vốn FDI là một chủ trương kịp thời và cần được thực hiện nghiêm túc. Xuất phát từ quy hoạch tổng thể và qua nghiên cứu thực tế các KCN ở nước ta nói chung và ở Quảng Ngãi nói riêngcho thấy việc hình thành các KCN vừa và nhỏ ở nông thôn LD hoặc 100% vốn FDI là một định hướng thích hợp trong giai đoạn hiện nay. Theo các nhà phân tích kinh tế, hình thnàh các KCN vừa và nhỏ ở nông thôn rất phù hợp với thổ nhưỡng và trình độ canh tác nông nghiệp của nước ta hiện nay. Bản thân mô hình này đem lại nhiều Iợi thế (mô hình xí nghiệp Hương Trấn ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho sự thành công), nếu hình thành được mạng lưới có khả năng liên kết, bổ xung và hỗ trợ cho nhauthì các KCN vừa và nhỏ góp phần tích cực thúc đẩy đô thị hoá vùng nông thôn tụt hậu kém phát triển thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Trên từng địa bàn,lãnh thổ, các KCN vừa và nhỏ tạo nhu cầu trực tiếp về đào tạo quản lý và công nhân lành nghề – một trong những khâu yếu nhất của chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ở nước ta hiện nay. Thông thường, KCN quy mô nhỏ tập trung các loại hình doanh nghiệp tạo cơ sở để Nhà nước dễ quản lý, bảo vệ môi sinh , môi trường và sử dụng đát có hiệu quả . Quy mô mỗi KCN này tuỳ thuộc điều kiện cụ thể mỗi địa phương: khoảng từ 15 – 20 ha. Với điều kiện ở Quảng Ngãi hiện nay KCN quy mô vừa và nhỏ có nhiều lợi thế như: vốn đầu tư xây dựng không lớn, có nhiều khả năng cho thuê được hết quỹ đất quy hoạch, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong cà ngoài nước lựa chọn các dự án đầu tư với nhiều phương thức khác nhau phù hợp voíư khả năng quản lý và điều hành. 3.1.2 Thứ tự ưu tiên và bước đi trong phát triển KCN Quá trình hình thành các CKN đòi hỏi số vốn rất lớn, nếu không thành công sẽ đem lại những tổn thất cho đất nước. Vì vậy cần phát triển KCN có trọng tâm, trọng điểm theo nguyên tắc: + Lấy tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế làm cơ sở chủ yếu để chọn lựa. + Đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ sự cân đối giữa các địa phương . + Tập trung đầu tư vào khu vực có thuận lợi nhất . + Tập trung dứt điểm và đồng bộ việc giải phóng mặt bằng , xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN đã thành lập. Từ những nguyên tắc trên khi xem xét thành lập KCN cần ưu tiên theo hướng sau: + Thứ nhất: Các KCN thành lập trên cơ sở các xí nghiệp hiện có nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng trong đó có việc bảo vệ môi trường. + Thứ hai: Các KCN thành lậpp nhằm để giải toả những xí nghiệp công nghiệp đơn lẻ trong thị xã nhằm chỉnh tranng lại các đô thị lớn, chống ô nhiễm môi trường. + Thứ ba : Các KCN hình thành nhằm thu hut các doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ và gắn liền với việc chế biến nguồn nguyên liệu nông lâm, thuỷ sản phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu phát triển nông thôn. + Thứ tư : Đối với các KCN có quy mô lớn , hiện đại cần cân nhắc trước khi ra quyết định thành lập. Trước hết phải ưu tiênvào các KCN có sẵn ,khi đã thuê lại được ít nhất 50% tổng diện tích đất trong KCN cũ thì mới thành lập KCN mới. 3.2 Các biện pháp ở tầm vĩ mô 3.2.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch Khu công nghiệp. Hiện nay, vấn đề quy hoạch được đặt ra không chỉ riêng tỉnh cho Quảng Ngãi mà bất cứ địa phương nào khi xây dựng KCN cũng phải đặt vấn đề này lên hàng đầu. Trong khi đó quy hoạch các KCN của Quảng Ngãi hiện nay chưa thực sự hợp lý :Một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vẫn hoạt động ngay trong thị xã ngoài KCN, bên cạnh đó khi tổ chức quy hoạch các cơ quan chức năng đã không tận dụng triệt để lợi ích so sánh của từng khu vực trong tỉnh gây lãng phí nguồn lực; một số trung tâm hỗ trợ cho phát triển KCN không được tiến hành đồng bộ và thuận tiện (bố trí khu nhà ở cho lao động ở xa đến làm việc trong KCN, tổ chức đào tạo lao động chuẩn bị cho các dự án trong tương lai) ; các công ty phát triển hạ tầng chưa được tạo điều kiện phát huy đầy đủ tính ưu việt của mình . Do đó việc nâng cao chất lượng quy hoạch KCN là công việc cấp thiết đặt ra cho Quảng Ngãi, để làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quy hoạch có kinh nghiệm , năng lực, nhiệt tình. Tổ chức bộ mày của ban quy hoạch phải được tương đối độc lập và ít bị ràng buộc với những “lệ” nặng nề ở địa phương, từ đó Trưởng ban mới có điều kiện để lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn. Mặt khách cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo tính hợp lý và hài hoà trong quy hoạch. 3.2.2 Tạo môi trường hoạt động thuận lợi. +Tạo lập cơ chế chính sách hợp lý : Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “ một cửa, một chỗ” đề nghị các Bộ ,UBND tỉnh uỷ quyền theo quy định đối với một số công việc chưa được uỷ quyền giải quyết thì Ban Quản lý cũng được phép tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp và sau đó mới làm việc với cơ quan chức năng tỉnh để giải quyết. Nâng cao trách nhiệm giữa các cơ quan trong sự phối hợp và quy định thời gian xử lý công việc cho các Doanh nghiệp. +Thành lập các công ty tư vấn ,tổ chức dịch vụ cập nhật thông tin trong và ngoài nước . + Phát huy tác dụng của các Công Ty cơ sở hạ tầng giúp đỡ các nhà đầu tư thuận lợi hơn trong giai đoạn đầu hình thành một số công việc như : san lấp mặt bằng xây dựng ,quy hoạch điện nước ,xin thuê đất và đường giao thông trong KCN ,để xe container xuất hàng di lại dễ dàng tránh một số đơn vị và dân chúng không cho xe đi . +Hiện nay, Ban Quản Lý các KCN Quảng Ngãi là cơ quan chủ quản đại diện Nhà nước về mặt quản lý đối với các Xí Nghiệp KCN tập trung ở Quảng Ngãi .Tuy nhiên việc hỗ trợ Nhà nước để triển khai tín dụng phát triển các Doanh nghiệp đầu tư trong KCN lại không nằm trực tiếp trong chức năng của BQL ,do đó đề nghị Nhà nước tạo điều kiện hơn nữa cho BQL có thêm chức năng hỗ trợ giúp đỡ các nhà đầu tư sản xuất và nhà đầu tư tài chính trong việc xin vay vốn ngân hàng lấy tài sản thế chấp là tài sản đã đầu tư vào KCN. + Một số biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư - Thiết lập và tích cực cải thiện môi trường cho các hoạt động đầu tư: Cố gắng tạo sự ổn định tương đối môi trường pháp lý thật sự hấp dẫn cho việc thu hút đầu tư vào địa bàn nói chung và KCN nói riêng .Từng bước xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý về đầu tư trực tiếp vào tỉnh theo hướng đơn giản và có lợi cho nhà đầu tư .Trong đó quan trọng nhất là xây dựng quy hoạch định hướng thu hút vốn đầu tư vào tỉnh cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư. Thực tế vừa qua tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quy định về hình thành ,thẩm định, triển khai và quản lý các dự án đầu tư vào tỉnh theo hướng này (tại QĐ số 78/2000/QĐ-UB ngày 29/9/2000)và quy hoạch định hướng đầu tư đến năm 2010. - Tích cực cải tiến hơn nữa về cơ chế quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Trước mắt tập trung giải quyết nhanh chóng ,kịp thời các thủ tục cũng như các yêu cầu hợp lý, chính đáng của các nhà đầu tư .Tại cơ quan đầu mối có trách nhiệm ghi nhận, theo dõi tiến độ thực hiện giải quyết của các cơ quan có lliên quan ,phấn đấu rút ngắn thời gian giải quyết công việc trong tất cả các khâu so với quy định chung của Trung ương. Thực tế cho thấy nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ,Ban ,Ngành cùng các địa phương có liên quan thì việc xử lý công việc rất nhanh chóng và hiệu quả . - Cho vay hỗ trợ : Việc cho vay hỗ trợ đã có quy định của Nhà nước nhưng thực tế vốn này thực hiện còn rất hạn chế nhất là đối với Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Do đó ngoài việc vay vốn của quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia ,Quảng Ngãi cần phải bổ sung quỹ khuyến khích để có thể hỗ trợ vay cho các nhà đầu tư trong một soó lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư trong từng thời kỳ. - Hỗ trợ giải phóng mặt bằng : Vấn đề đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng hiện nay vẫn là một vấn đề khá bức xúc cho mọi loại hình dự án đầu tư , vì vậy cần xây dựng quy chế cụ thể tạo cơ chế phối hợp tốt hơn để rút ngắn thời gian thực hiện công đoạn này. - Hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực: Điều này đã được nêu trong Nghị định 51 về khuyến khích đầu tư trong nước, song Quảng Ngãi vẫn chưa đề cập trong chính sách khuyến khích đầu tư của mình. - Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư va triển khai công tác này một cách thường xuyên hơn : Tổ chức giới thiệu các cơ hội và nhu cầu đầu tư tỉnh, vào các KCN của tỉnh ,cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư tỉnh đã ban hành , trong dó cần giới thiệu cụ thể hơn về diều kiện tự nhiên và những ưu thế của tỉnh để nhà đầu tư có những nhận thức đúng,đầy đủ và mạnh dạn đầu tư dưới một số hình thức như hội thảo về cơ hội đầu tư ,phát hành tài liệu ,kể cả việc giới thiêu trên mạng thông tin toàn quốc và toàn cầu. Đây là yếu tố khá quan trọng đối với Quảng Ngãi , một tỉnh mà nhiều đối tác không chỉ trong nước mà cả nước ngoài biết đến một cách phiến diện ,không đầy đủ ,thậm chí có những suy nghĩ rằng đây chỉ là nơi cằn cỗi, lạc hậu nghèo đói và thiên tai nhiều ,đến mùa bão lũ nhiều hoạt động phải ngừng trệ kéo dài vì vậy nhiều đối tác không dám đến với Quảng Ngãi . Vấn đề này đòi hỏi Quảng Ngãi phải có những biện pháp cụ thể như: Chuẩn bị đầy đủ và thường xuyên cập nhật những thông tin mới ,các dữ liệu căn bản về tỉnh ,các dự án tiền khả thi và những thông tin cần thiết khác để các nhà đầu tư nghiên cứu. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị ban đầu ,các Sở ,Ngành, Đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ và thường xuyên cập nhật các dữ liệu chuyên môn cơ bản tại mỗi cơ quan , đồng thời Sở KHĐT là cơ quan đầu mối tổng hợp đầy đủ các tài liệu phục vụ cho các hoạt động đầu tư trên địa bà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12100.DOC
Tài liệu liên quan