Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội- Chi nhánh Thanh Quan: lời Mở đầu
Nghị quyết đại hội Đảng lần VI đã tạo ra bước ngoặt đối với nền kinh tế của đất nước. Từ đây, nền kinh tế của nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Theo tinh thần Nghị quyết, các doanh nghiệp được toàn quyền quyết định các vấn đề cơ bản của sản xuất là sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào; nhà nước cũng không ấn định giá như trước kia nữa mà do quan hệ cung- cầu trên thị trường quyết định. Nhà nước chỉ nắm giữ độc quyền một số ngành nghề then chốt như: ngành điện lực, ngành bưu chính viễn thông, ngành dầu khí, ngành tài chính- ngân hàng và một số ngành khác. Nhưng cho đến nay thì ngành tài chính- ngân hàng không phải là ngành độc quyền nữa mà đã là ngành đa sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài. Nó được xác định là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Vì thế, cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doan...
79 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội- Chi nhánh Thanh Quan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời Mở đầu
Nghị quyết đại hội Đảng lần VI đã tạo ra bước ngoặt đối với nền kinh tế của đất nước. Từ đây, nền kinh tế của nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Theo tinh thần Nghị quyết, các doanh nghiệp được toàn quyền quyết định các vấn đề cơ bản của sản xuất là sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào; nhà nước cũng không ấn định giá như trước kia nữa mà do quan hệ cung- cầu trên thị trường quyết định. Nhà nước chỉ nắm giữ độc quyền một số ngành nghề then chốt như: ngành điện lực, ngành bưu chính viễn thông, ngành dầu khí, ngành tài chính- ngân hàng và một số ngành khác. Nhưng cho đến nay thì ngành tài chính- ngân hàng không phải là ngành độc quyền nữa mà đã là ngành đa sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài. Nó được xác định là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Vì thế, cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trên thị trường, mỗi ngân hàng đều phải giải quyết bài toán hiệu quả kinh doanh. Trong đó lợi nhuận được đưa lên hàng đầu, là chỉ tiêu định lượng quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Trên thực tế mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác như ngành bưu điện, ngành bảo hiểm, công ty tài chính ... Lợi nhuận giống như một miếng bánh lớn và mỗi chủ thể tài chính chiếm được một phần miếng bánh nhỏ. Độ lớn của miếng bánh nhỏ này tuỳ thuộc vào khả năng kinh doanh của chính đơn vị kinh tế đó. Tâm lý chung của người kinh doanh là muốn cho phần lợi nhuận của mình năm sau lớn hơn năm trước hay tối thiểu cũng phải giữ được bằng năm trước. Để mong muốn trở thành thực tế thì không phải ai cũng làm được. Xuất phát từ yêu cầu thực tế cũng như những băn khoăn trăn trở trên, sau khi kết thúc chương trình học tập tại Học Viện Ngân Hàng và 3 tháng được đi vào thực tế, em xin được lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội- chi nhánh Thanh Quan”
ặ Đề tài được kết cấu với ba chương
Chương I: Cơ sở lý luận chung về ngân hàng thương mại và cơ chế tài chính của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng thu nhập,chi phí tài chính và xác định kết quả kinh doanh của NHTM cổ phần nhà Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp để góp phần tăng thu nhập tiết kiệm chi phí để nâng cao kết quả kinh doanh tại chi nhánh Thanh Quan
ặ Phạm vi nghiên cứu là số liệu trong ba năm gần đây nhất.
ặ Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê, so sánh và phân tích từng khoản mục với nhau và các số liệu giữa các năm với nhau để thấy được những biến động của từng khoản mục và mức độ ảnh hưởng của nó tới tình hình thu nhập, chi phí của chi nhánh Thanh Quan.
Tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu ngắn, kinh nghiệm thực tế và khả năng bản thân còn hạn chế cho nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Đinh Thanh Hà
cHƯƠNG i
Cơ sở lý luận chung về ngân hàng thương mại và hoạt động tài chính của nHTM
Khái quát về NHTM.
1.1.1: Lịch sử ra đời của NHTM
NHTM là một trong năm loại hình ngân hàng trung gian mà các nhà nghiên cứu đã tổng kết được, đó là: NHTM, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, các tổ chức tín dụng và hợp tác. Và đây cũng là loại hình chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế. Tuy ở mỗi quốc gia có các quan điểm khác nhau về khái niệm NHTM nhưng nhìn chung họ đều thống nhất với nhau: NHTM là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. Theo quan điểm của các nhà ngân hàng nước ta về NHTM được ghi trong luật các tổ chức tín dụng ban hành tháng 5 năm 1990 như sau: “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán .”
Theo các nhà nghiên cứu thì mầm mống sơ khai của ngân hàng có từ thời trung cổ mà tiền thân của nó là những hiệu kim hoàn. Thời đó những người giầu thường mang tiền bạc tới những tiệm kim hoàn và gửi ở đó để đảm bảo an toàn cho tài sản của họ. Họ sẽ được nhận một chứng thư xác nhận quyền sở hữu về những tài sản đi gửi nhưng đổi lại họ phải trả một mức phí cho hiệu kim hoàn đó. Lúc đầu, những ông chủ đúc vàng dự trữ 100% để chi trả cho khách hàng. Sau một thời gian dài họ nhận thấy rằng luôn luôn có một lượng tiền vàng tồn ở trong kho họ giữ vì bên cạnh những người rút tiền thì cũng có những người khác đem tiền vào gửi. Mặt khác, không phải ai cũng có tiền nhàn rỗi để gửi vào mà có rất nhiều người đang cần vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Từ đó, các chủ hiệu kim hoàn nghĩ ra một kiểu kinh doanh mới là chỉ giữ lại một số lượng nhất định để đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng, phần còn lại họ sẽ cho người cần vốn vay. Dần dần thì hoạt động cho vay ngày càng phát triển, vì vậy thay vì thu phí giữ tiền, họ lại trả cho những người gửi một số tiền nhất định nào đó. Hoạt động này ngày càng phát triển và được coi là nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, và các tiệm kim hoàn dần dần phát triển và hình thành nên ngân hàng.
ở thời kỳ đầu, khoảng thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 các ngân hàng còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức năng như nhau, đó chính là trung gian thanh toán và phát hành giấy bạc ngân hàng.
Sang thế kỷ 18, cuộc cách mạng kinh tế của các nước Tây Âu đã tạo ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ. Như vậy, một mặt nó đòi hỏi phải có khối lượng vốn lớn, mặt khác nó thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển. Các nghiệp vụ của ngân hàng như “đi vay”và “cho vay”, làm trung gian thanh toán giữa các chủ thể kinh tế cũng như phát hành giấy bạc ngân hàng diễn ra hết sức sôi nổi. Tuy nhiên các ngân hàng đều có quyền phát hành ra loại giấy bạc của riêng mình đã làm cho có quá nhiều loại tiền lưu thông cùng một lúc. Hơn nữa nhà nước không thể quản lý được khối lượng tiền được phát hành. Trong quá trình phát triển của mình ngân hàng đã được phân hoá thành hai hệ thống.Thứ nhất là nhóm ngân hàngđược phép phát hành tiền được gọi là ngân hàng phát hành, sau gọi là NHTW. Thứ hai là nhóm ngân hàng không được phép phát hàng tiền, chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong nền kinh tế, và được gọi là ngân hàng trung gian .
Thời kỳ đầu khi hệ thống ngân hàng mới được phân hoá thì các ngân hàng trung gian thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng mà ngân hàng đó có khả năng đáp ứng như : nhận tiền gửi và cho vay, làm trung gian thanh toán. Sau này khi nền kinh tế phát triển hơn thì hoạt động ngân hàng cũng từng bước được hoàn thiện. Dựa vào tính chất kinh doanh và mục đích hoạt động mà người ta chia ra ngân hàng trung gian thành 5 loại :
Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng phát triển.
Ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng chính sách.
Các tổ chức tín dụng và hợp tác.
Trong 5 loại này thì NHTM là loại hình phổ biến nhất, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế của quốc gia. ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng được khai sinh theo sắc lệnh 15 ngày 6/5/1951 của chủ tịch nước. Mặc dù được ra đời muộn hơn rất nhều so với sự ra đời của các ngân hàng trên thế giới nhưng mô hình tổ chức của nó thì vẫn theo mô hình cũ, lạc hậu, đó là mô hình ngân hàng một cấp. Chỉ đến khi nền kinh tế nước ta được xác định là nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội thì mô hình tổ chức của ngân hàng mới được thay đổi. Sự thay đổi đó được đánh dấu ở Nghị định 53 ra ngày 26/3/1988, theo đó hệ thống Ngân hàng Việt Nam là hệ thống ngân hàng hai cấp: Cấp NHTW đảm nhiệm chức năng độc quyền phát hành tiền; quản lý nhà nước về tiền tệ và tín dụng; và là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối của nhà nước. Cấp thứ hai là các NHTM trực thuộc NHTW có chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trực tiếp đối với nền kinh tế. Pháp lệnh NHNN 5/1990 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Từ đây hệ thống NHTM Việt Nam bước sang một trang sử mới.
1.1.2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường
NHTM là nơi thu hút tiền nhàn rỗi và cung ứng vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế, không chỉ có riêng ngân hàng làm nhiệm vụ thu hút lượng tiền nhàn rỗi và cung cấp vốn cho các chủ thể thiếu vốn, nhưng NHTM vẫn là tổ chức thực hiện công việc này hiệu quả nhất. Và đây được coi là chức năng cơ bản nhất của ngân hàng, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Khi thực hiện các chức năng làm trung gian tín dụng NHTM giống như chiếc cầu để nối giữa những người có vốn mà chưa có ý tưởng kinh doanh và những người có ý tưởng kinh doanh nhưng chưa có vốn. Hay nói cụ thể hơn là ngân hàng “đi vay ” để “cho vay”. Ngân hàng thực được việc này dựa trên cơ sở ngân hàng là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ và tín dụng, có khả năng nhận biết khả năng cung và cầu vốn trên thị trường, và đặc biệt là có uy tín khá cao. Dựa vào uy tín của ngân hàng mà những người có tiền đem vào đó để gửi, họ vừa đạt được mục đích là đảm bảo an toàn cho tài sản của mình mà lại vừa có thu nhập. Trên cơ sở đó ngân hàng đã tập hợp được khối tiền nhàn rỗi và cho những người cần vốn vay. Như vậy NHTM đã giúp góp phần tạo được lợi ích cho tất cả các bên. Đối với người vay tiền sẽ thoả mãn được vốn để kinh doanh một cách nhanh nhất, chi phí về thời gian và tiền bạc thấp nhất. Đối với bản thân NHTM thì sẽ kiếm được lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền cho vay. Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trên thị trường, lợi nhuận này sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Và đối với tổng thể nền kinh tế, chức năng trung gian tín dụng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì các thành phần kinh tế có vốn kịp thời để đáp ứng yêu cầu sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Ngoài ra khi có mặt của NHTM thì quá trình luân chuyển hàng hoá diễn ra nhanh hơn. Như vậy hoạt động “đi vay ”để “cho vay” của NHTM chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Và khi thực hiện tốt chức năng này thì sẽ tạo ra nền tảng vững chắc để NHTM thực hiện các chức năng khác.
NHTM là cầu nối giữa thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
NHTM là đơn vị có chi nhánh rộng khắp không chỉ trong nội bộ một quốc gia mà còn cả ở nước ngoài. Và lợi thế như vậy NHTM dễ dàng thu hút và mở rộng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước. Đối với những người muốn đầu tư vào nước khác có hai cách: một là đầu tư trực tiếp và hai là đầu tư gián tiếp. Hình thức đầu tư trực tiếp có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng đổi lại người ta phải nghiên cứu nhiều yếu tố như: môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, cơ sở vật chất hạ tầng... và khả năng thất bại cũng rất cao. Hình thức đầu tư nước ngoài được ưa chuộng hơn là đầu tư gián tiếp, có nghĩa là các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu , trái phiếu ... trên thị trường chứng khoán. Mà NHTM là chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán ấy, nếu họ hoạt động tích cực sẽ làm cho thị trường chứng khoán sôi động, và như vậy họ không chỉ lôi kéo người đầu tư trong nước đầu tư mà cả người đầu tư nước ngoài.
Mạng lưới hoạt động vượt qua biên giới quốc gia của các NHTM đem lại một lợi thế rất quan trọng khác. Đó là họ có điều kiện để am hiểu về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, cơ sở vật chất hạ tầng ... của nước sở tại họ hoạt động, từ đây họ có thể cung cấp thông tin đó cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước nhà. Đa phần các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước bị thiếu thông tin hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ và hoàn hảo nên dẫn đến có quyết sách sai lầm. Vì vậy, đối với họ những thông tin mà ngân hàng cung cấp sẽ giúp ích cho họ trong quá trình kinh doanh. Không chỉ các doanh nghiệp có lợi mà qua đó các chi nhánh NHTM hoạt động ở nước ngoài vừa thu được phí tư vấn và vừa nâng cao được uy tín. Khi nền kinh tế phát triển thì vai trò này sẽ được đề cao hơn nữa.
Vai trò trung gian thanh toán .
Vai trò này thực hiện được thì phải dựa trên cơ sở là Ngân hàng làm thủ quỹ cho xã hội. Theo đó thì các NHTM mở tài khoản tiền gửi, thực hiện quản lý tài khoản và tiến hành thu, chi theo lệnh của khách hàng. Nếu càng có nhiều đơn vị, cá nhân mở tài khoản ở ngân hàng thì việc thu chi sẽ càng được thực hiện nhiều ngay trên tài khoản và lượng tiền mặt trong lưu thông sẽ giảm. Việc giảm lượng tiền mặt trong lưu thông đem lại lợi ích cho nhà nước mà người dân cũng được hưởng ích lợi đó. Mặt khác khi việc thanh toán qua ngân hàng tăng lên sẽ làm cho tốc độ luân chuyển vốn và hàng hoá tăng lên; vốn nhàn rỗi sẽ được tập trung nhiều hơn ở ngân hàng để đầu tư cho nền kinh tế; tăng cường được sự quản lý của nhà nước đối với các chủ thể kinh tế ... Phương thức TTKDTM ra đời không chỉ khắc phục được nhược điểm của phương thức thanh toán bằng tiền mặt mà còn có ý nghĩa to lớn khác. Chính vì thế mà phương thức thanh toán qua ngân hàng là xu hướng phổ biến hiện nay. Nó cũng được coi là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn minh của đất nước. Người ta thấy rằng càng ở những nước có nền kinh tế phát triển thì tỷ trọng TTKDTM càng lớn
1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yéu của NHTM.
1.1.3.1 Các nghiệp vụ thuộc tài sản nợ và vốn.
Nghiệp vụ thuộc tài sản Nợ phản ánh nguồn vốn của ngân hàng. Từ sau cuộc suy thoái kinh tế thế giới 1929-1930, phần lớn các NHTM trên thế giới đều chú trọng đến việc quản lý tài sản Có. Tuy nhiên, tới năm 1960 người ta đã giành sự quan tâm đến việc quản lý tài sản Nợ. Người ta nghiên cứu và chia bên tài sản Nợ thành 3 nghiệp vụ như sau:
* Nghiệp vụ tiền gửi :
w Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn hay còn được gọi là tiền gửi thanh toán mà đặc tính của nó là khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào. Đối với loại tiền gửi này mục đích chính của khách hàng là bảo đảm an toàn cho tài sản của họ và sử dụng các tiện ích trên tài khoản đó. Do đó mức lãi suất tiền gửi mà ngân hàng đưa ra hầu như không ảnh hưởng đến số dư và sự biến động trên tài khoản. Đây là nguồn vốn rẻ nhất của ngân hàng vì trước đây ngân hàng không trả lãi cho loại tiền gửi này, ngày nay hầu hết các ngân hàng đều trả lãi, tuy nhiên đó chỉ là lãi suất khuyến khích nên rất thấp.
w Tiền gửi có kỳ hạn
Với loại này khách hàng được rút tiền ra sau một thời hạn nào đó mà khách hàng đã cam kết với ngân hàng ví dụ như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng ... Trước đây, nếu khách hàng đến rút trước thời hạn dù chỉ là một ngày thì ngân hàng không trả lãi. Khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cao, để thu hút khách hàng thì các ngân hàng đã cho khách hàng rút trước hạn hưởng lãi suất không kỳ hạn. Mức lãi suất là nhân tố hấp dẫn, quyết định đến lượng tiền gửi vào ngân hàng vì mục đích của khách hàng là hưởng lãi suất. Chi phí trả lãi cao nhưng nguồn vốn này ổn định, ngân hàng có thể chủ động lập kế hoạch sử dụng vốn .
w Tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi. Cũng giống như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi phi giao dịch. Mục đích của người gửi tiền là hưởng lãi suất cho nên càng đưa ra mức lãi suất cao thì ngân hàng càng có thể thu hút được nhiều vốn hơn. ở Việt Nam có 3 loại tiền gửi tiết kiệm sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : về bản chất thì giống tiền gửi không kỳ hạn tuy nhiên khách hàng không được hưởng các dịch vụ thanh toán (trên tài khoản loại này ) nên số dư của nó ít biến động và khách hàng được hưởng mức lãi suất nhất định .
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ được rút tiền sau một thời hạn nhất định. Cũng giống như tiền gửi tiết kiệm, yếu tố lãi suất sẽ quyết định đến lượng vốn huy động, lãi suất cao sẽ kích thích người dân tiết kiệm tiêu dùng để gửi vào ngân hàng.
+ Tiền gửi tiết kiệm có mục đích : thường là loại tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích lớn như: xây nhà ở, mua ô tô xịn ... Ngân hàng còn đưa ra một số ưu đãi cho loại hình tiền gửi này là ngoài việc được hưởng lãi, khách hàng còn được hỗ trợ thêm tiền nếu có nhu cầu.
Xét trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì bộ phận tiền gửi chiếm một tỷ trọng lớn. Bộ phận này có ý nghĩa rất quan trọng vì ngoài ưu thế là chi phí rẻ và nguồn vốn tương đối ổn định thì tỉ trọng của nó còn thể hiện uy tín của ngân hàng. Tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến phát triển nghiệp vụ này.
*Nghiệp vụ đi vay
wPhát hành GTCG
Để thu hút được tối đa nguồn vốn từ hình thức này các ngân hàng thường đưa ra nhiều loại hình đó là: phát hành theo mệnh giá; phát hành theo hình thức chiết khấu. Trong từng loại ngân hàng còn chia nhỏ ra theo kỳ hạn trả lãi khác nhau để phù hợp với mọi đối tượng khách hàng
Cùng với nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ này cũng thuộc nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Khi áp dụng hình thức phát hành GTCG để huy động vốn thì ngân hàng sẽ có ba điểm thuận lợi. Thứ nhất là ngân hàng không phải duy trì DTBB nếu chỉ phát hành GTCG có thời hạn dưới một năm. Thứ hai là ngân hàng sẽ chủ động về khối lượng vốn huy động hơn là nhận tiền gửi. Thứ ba là khi phát hành GTCG ngân hàng đã ấn định thời gian đáo hạn của nó cho nên ngân hàng cũng giữ vị thế là người chủ động về thời gian huy động. Thông thường việc phát hành GTCG là để phục vụ một mục đích đặt ra trước đó của ngân hàng. Nhận thấy các ưu điểm trên nên càng ngày các ngân hàng càng chú trọng đến nghiệp vụ huy động vốn loại này.
wVay từ NHTW
Đây là nguồn vốn thường xuyên nhưng hết sức cần thiết đối với các NHTM. Nguồn vốn này đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM khi không vay được từ các nguồn khác, đôi khi nó là phao cứu hộ khi các NHTM đang ở bên bờ vực sụp đổ. Thông qua các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các GTCG, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các GTCG ngắn hạn khác ... NHTW thực hiện tái cấp vốn đối với các NHTM. Đây là một nguồn để NHTM tạo nguồn vốn cho mình nhưng thông qua đó NHTW quản lý vĩ mô đối với các NHTM và thực hiện chính sách tiền tệ đã đặt ra.
wVay từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác
Chi phí cho nguồn vốn này rất đắt, các ngân hàng chỉ vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng khi không thể huy động từ các nguồn khác. Nguồn vốn này không chỉ có chi phí cao mà thường kém ổn định nên đối với loại này ngân hàng thường vay trong thời gian ngắn, phổ biến là vay qua đêm. Trong quá trình hoạt động của mình thì các đều phải sử dụng nghiệp vụ này, tuy nhiên mức độ sử dụng nhiều hay ít lại phụ thuộc vào từng ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể nhưng nói chung càng sử dụng ít càng tốt.
wCác nguồn vốn khác của ngân hàng
Đó là đi vay từ các ngân hàng nước ngoài, vay từ những công ty mẹ của ngân hàng( những công ty nắm giữ ngân hàng ); phát hành hợp đồng mua lại ... ở các nước phát triển thì nghiệp vụ này mới phát sinh, còn các NHTM ở những nước đang phát triển như Việt Nam thì hầu như không có và nếu có cũng không đáng kể.
* Vốn của ngân hàng
Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động trên thị trường thì phải tự tạo cho mình một lượng vốn nào đó, mức vốn này được gọi là VTC. Tuỳ từng ngành nghề và tuỳ từng quốc gia mà pháp luật quy định chủ doanh nghiệp phải có hay không phải có một lượng vốn tối thiểu nào đó. Riêng với ngành ngân hàng thì tất cả các quốc gia đều quy định phải có vốn pháp định. Vốn pháp định là một phận của VTC vì VTC còn bao gồm cả quỹ dự trữ và vốn coi như tự có. Quỹ dự trữ của ngân gồm có quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Quỹ dự trữ này được trích ra từ lợi nhuận sau thuế của ngân hàng với hai mục đích: mục đích thứ nhất là đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh vì đây chính là nguồn bù đắp khi ngân hàng thực sự gặp rủi ro; mục đích thứ hai là làm tăng thêm nguồn VTC cho ngân hàng. Đây là một trong số các chỉ tiêu để đánh giá uy tín của một ngân hàng. Còn vốn coi như tự có bao gồm lợi nhuận chưa chia, các quỹ khác chưa sử dụng như quỹ khấu hao TSCĐ, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
VTC của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết nó quyết định đến sự ra đời của một ngân hàng, tiếp nữa nó quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng, là tiếng nói góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trong quá trình thu hút tiền gửi, cung cấp tiền vay cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.
1.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản Có
Nếu nghiệp vụ tài sản Nợ tạo nguồn vốn cho ngân hàng thì nghiệp vụ tài sản Có là cách thức mà ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình. Để tạo được nguồn vốn đã là khó nhưng phải sử dụng và quản lý nó làm sao có hiệu quả thì càng khó hơn. Các nhà ngân hàng đã xác định được nghiệp vụ tài sản Có bao gồm các nghiệp vụ cơ bản sau:
a Nghiệp vụ ngân quỹ
Đây chính là khoản dự trữ của ngân hàng để vừa đáp ứng nhu cầu thanh khoản, tín dụng của ngân hàng và vừa đảm bảo được hoạt động kinh doanh tiền tệ có hiệu quả. Nghiệp vụ này bao gồm các loại sau:
wTiền mặt tại quỹ: gồm tiền giấy và tiền làm loại được quản lý tại ngân hàng lượng tiền mặt nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng và thời gian kinh doanh. Loại này không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng các ngân hàng bắt buộc phải duy trì vì nó đảm bảo nhu câu rút tiền, nhu cầu tín dụng của khách hàng. Nếu tiền tồn quý không hợp lý sẽ mang lại tai hại cho ngân hàng hoặc là không đáp ứng được khả năng thanh khoản, hoặc là dự trữ dư thừa sẽ mất đi khả năng sinh lời của đồng tiền. Vì vậy, các ngân hàng phải xác định để mức độ duy trì tiền mặt tồn quỹ là hợp lý.
wTiền gửi tại các ngân hàng khác.
Mục đích của hoạt động này là duy trì hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng, giao dịch ngoại tệ, mua bán chứng khoán. Ngoài ra thì ngân hàng gửi còn được hưởng lãi, dù lãi suất thấp nhưng với lượng tiền với lượng tiền gửi lớn như ngân hàng thì nó cũng tạo một khoản thu nhập và có hiệu quả hơn là để tại quỹ.
wTiền gửi ở NHTW: gồm tiền DTBB và tiền gửi thanh toán tại NHTW. Lượng tiền gửi ở NHTW liên tục biến động do hoạt động nhận tiền và trả tiền (đối với riêng một ngân hàng) nhưng bao giờ cũng phải giữ lớn hơn hay bằng tiền gửi DTBB, nếu không ngân hàng thương mại sẽ bị phạt.
Ba bộ phận chính tạo nên phần dự trữ của ngân hàng nhưng mọi ngân hàng đều phải duy trì, tuy nhiên mức độ bao nhiêu thì phụ thuộc vào tình hình hoạt động của từng ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động tốt là biết xác định dự trữ hợp lý.
b Nghiệp vụ cho vay
Đây là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thỏa mãn những điều kiện vay vốn của ngân hàng. Hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ tài sản có, nhưng mức độ rủi ro của nó rất lớn. Ngày nay, các NHTM có xu hướng nâng dần tỷ trọng hoạt động dịch vụ. Điều này, không có nghĩa các ngân hàng không chú trọng tới hoạt động cho vay nữa mà thực chất là chỉ cho vay những dự án thực sự đem lại lợi nhuận. Ngân hàng thông qua các hình thức sau để cấp tín dụng cho nền kinh tế.
wCho vay ứng trước: là loại hình cho vay theo hợp đồng tín dụng, trong đó người đi vay được phép sử dụng trong hạn mức và có thời hạn nhất định.
Cho vay bằng chiết khấu thương phiếu: là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn trong đó ngân hàng mua những thương phiếu chưa đến hạn thanh toán của khách hàng với số tiền bằng thương phiếu trừ đi phần lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí.
wCho vay thuê mua: là hình thức tín dụng trung và dài hạn được thực hiện qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản khác.
wCho vay vượt chi: là hình thức đặc biệt của tín dụng ứng trước theo đó người vay được phép sử dụng quá số tiền trên tài khoản tiền gửi của mình ở một hạn mức nhất định và trong một thời gian xác định.
wTín dụng bằng chữ ký: trong hình thức này ngân hàng không trực tiếp cho khách hàng vay nhưng dùng chữ ký (uy tín) của mình để tạo điều kiện cho khách hàng di vay vốn ở nơi khác.
wCho vay tiêu dùng: là cho vay để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Loại cho vay này có rủi ro cao nên lãi suất cho vay cao.
c Nghiệp vụ đầu tư
Hoạt động đầu tư chủ yếu của ngân hàng là đầu tư chứng khoán. Mục đích khi ngân hàng đầu tư là nhằm sinh lợi cho tài sản của mình. Thứ hai là đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ hay đa dạng hoá danh mục đầu tư. Thứ ba là để phòng ngừa rủi ro. Hoạt động của ngân hàng được xem là có mức độ rủi ro cao nhất. Vì vậy, việc phòng ngừa rủi ro là hết sức cần thiết.
Xét về tỷ trọng trong tổng lợi nhuận thì lợi nhuận từ nghiệp vụ đầu tư mang lại chỉ đứng sau nghiệp vụ cho vay. Khi nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập mang lại từ nghiệp vụ này càng tăng.
1.1.3.3 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng
ở nghiệp vụ này ngân hàng hoạt động trên ba mảng chính đó là dịch vụ trên thị trường chứng khoán; dịch vụ thanh toán; dịch vụ tư vấn. Ngày nay, nghiệp vụ này được các ngân hàng chú trọng đầu tư vì nó vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội tức là thị trường hoạt động rộng và rủi ro hoạt động thấp.
1.1.3.4 Nghiệp vụ ngoại bảng
Nghiệp vụ này không nằm trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng và nó có đặc điểm là khi một nghiệp vụ ngoại bảng phát sinh thì không trực tiếp làm biến động đến tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Nội dung của nghiệp vụ ngoại bảng có thể tóm tắt ở các điểm sau:
wBán món trao tay có trách nhiệm liên đới
wTái chiết khấu ở các ngân hàng khác
wMở thư tín dụng, thanh toán séc
wNghiệp vụ phái sinh
Hoạt động tài chính của NHTM
1.2.1 Hoạt động tài chính của NHTM
NHTM được xác định là một đơn vị kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Cũng giống như các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh trên thị trường, hệ thống ngân hàng phải chịu sự quản lý của luật các doanh nghiệp, được quyền tự chủ trong kinh doanh và tự do cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, nó lại khác với các doanh nghiệp ở chỗ đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ. Mà đây lại là hàng hoá nhạy cảm nhất trong nền kinh tế. Vì vậy, ngoài các quy định chung như đối doanh nghiệp, các NHTM còn phải chịu sự quản lý chặt chẽ của NHTW. NHTW sẽ quy định tỷ lệ DTBB, khung lãi suất chỉ đạo, hệ số an toàn trong kinh doanh, và các thể chế khác cho NHTM để đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là hệ thống có mối quan hệ phức tạp nhất trong nền kinh tế vì hoạt động nghiệp vụ của nó không chỉ liên quan đến mọi ngành nghề. Chính vì thế mà không có luật phá sản ngân hàng. Khi một ngân hàng nào đó gặp khó khăn thì NHTW phải đứng ra can thiệp để tránh sự đổ vỡ. Đây là sự đặc biệt lớn của ngành ngân hàng so với các ngành nghề kinh doanh khác.
NHTM cũng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu của các cổ đông ... nhưng dưới hình thức sở hữu nào thì khi thành lập chủ sở hữu phải đạt được yêu cầu vốn pháp định. So với tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn pháp định chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, vốn huy động là chủ yếu. Vốn pháp định là một bộ phận của vốn tự có, vốn tự có là tấm đệm chống đỡ rủi ro cho ngân hàng, hơn nữa nó quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng. Ví như luật NHNN Việt Nam quy định không được cho vay đối với khách hàng quá 15%VTC, không được dùng quá 50% vốn tự có để đầu tư vào TSCĐ, huy động vốn nhỏ hơn 20 lần VTC. Các ngân hàng quản lý vốn theo nguyên tắc điều hoà trong toàn hệ thống, theo đó nơi thừa vốn sẽ chuyển sang nơi thiếu vốn và được hưởng lãi suất điều hoà, ngược lại nơi nhận vốn sẽ phải chịu mức lãi suất điều hoà. Mức lãi suất này do giám đốc ngân hàng quyết định và thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau.
Lợi nhuận của NHTM được xác định là lấy thu bù chi. Trong đó thu nhập bao gồm các khoản sau: thu từ hoạt động tín dụng, thu từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, thu từ góp vốn liên doanh liên kết, thu từ các dịch vụ ngân hàng và các khoản thu khác. Chi phí của ngân hàng chủ yếu là chi để huy động vốn, chi để cho vay vốn, chi phí quản lý, chi cho hoạt động dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ khác. Vì sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm mang tính chất dịch vụ, là sản phẩm vô hình và không thể tính giá thành trên một đơn vị sản phẩm được nên khi xác định thu chi rất khó. Cuối năm, các NHTM tự xác định kết quả kinh doanh của mình trên cơ sở tập hợp thu chi của các chi nhánh trong cùng hệ thống. Các chi nhánh trong hệ thống thì hàng tháng xác định lỗ lãi mang tính chất tạm tính. Phần chênh lệch giữa thu và chi của chi nhánh phản ánh kết quả kinh doanh của hoạt động chi nhánh đó. Sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, nó được dùng để trích lập các quỹ và chi lương cho nhân viên.
Đối với hoạt động ngân hàng thì bộ phận kiểm soát rất được chú ý, nó làm giảm thiều rủi ro xảy ra. Vì vậy ngoài hệ thống kiểm soát nội bộ thì các báo cáo tài chính thì các báo cáo tài chính của các ngân hàng cần phải được kiểm toán độc lập. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của NHTM phải được gửi cho cơ quan tài chính nhà nước và NHNN.
1.2.2. Các khoản thu nhập, chi phí của NHTM
1.2.2.1 Các khoản thu nhập
a Thu từ hoạt động tín dụng
Đối với các ngân hàng truyền thống tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng chiếm tới 70% trong tổng thu của ngân hàng. Còn ở các ngân hàng hiện đại thì tỷ trọng này giảm đi và thông thường chỉ chiếm khoảng 40- 50%. Số tiền thu được phụ thuộc vào các yếu tố như: quy mô tín dụng, các hình thức tín dụng, lãi suất và chất lượng của hợp đồng tín dụng. Thông thường các NHTM có các khoản thu từ hoạt động tín dụng như sau:
wThu lãi cho vay
Trong hoạt động tín dụng, nguồn thu từ cho vay là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Đây chính là thu nhập mà ngân hàng nhận được và là chi phí mà người nhận vốn phải trả để nhận được quyền sử dụng vốn. Mức lãi suất phải trả tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ quốc gia và tuỳ theo chiến lược của từng ngân hàng và thời hạn của khoản vay. Thông thường thì thời hạn của khoản vay càng dài thì mức lãi suất cho vay càng cao vì trong thời gian dài mức biến động kinh tế cũng lớn.
wThu lãi tiền gửi
Nghiệp vụ NHTM gửi tiền lẫn nhau và gửi tại NHTW mục đích không phải để hưởng lãi mà để đáp ứng yêu cầu quản lý của HNTW với các NHTM là yêu cầu thanh toán giữa các ngân hàng. Nguồn thu này thường là nhỏ và lãi suất rất thấp , đối với DTBB ngân hàng gửi tại NHTW thì không được hưởng lãi suất.
wThu từ hoạt động cho thuê tài chính, thu lãi chứng khoán, lãi bảo lãnh
Cho thuê tài chính là hình thức ngân hàng tạo điều kiện về vốn cho những doanh nghiệp thiếu vốn. Đổi lại ngân hàng sẽ thu được phí từ hoạt động này. NHTM tham gia vào thị trường chứng khoán vừa với tư cách là người tạo thị trường vừa với tư cách của người kinh doanh, đầu tư chứng khoán. ở cả hai nghiệp vụ này NHTM đều có nguồn thu. Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì việc mua bán không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia nữa mà nó trở thành mua bán toàn cầu. NHTM có uy tín cao trong thị trường, có chi nhánh chân rết ở hầu hết các quốc gia thường đứng ra bảo lãnh để quá trình mua bán giữa các chủ thể kinh tế được diễn ra. Khi đứng ra bảo lãnh ngân hàng nhận được phí bảo lãnh. ở những nước có nền kinh tế phát triển, các nghiệp vụ bảo lãnh đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho thuê tài chính rất phát triển vì thế mà nguồn thu của nó cũng lớn hơn so với ở những nước đang phát triển.
b Thu từ hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của ngân hàng bao gồm: dịch vụ thanh toán, dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ, uỷ thác, bảo lãnh, nghiệp vụ tư vấn, dịch vụ bảo quản tài sản. Tất cả các hoạt động này đều đem lại khoản thu cho ngân hàng. Càng ngày tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động này càng được nâng lên trong tổng thu của ngân hàng. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu dịch vụ ngân hàng cung cấp, chất lượng dịch vụ đó và mức phí mà ngân hàng ấn định có hợp lý hay không.
c Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc kim loại quý, đá quý
Từ hoạt động mua bán ngoại tệ vàng bạc kim loại quý đá quý ngân hàng thu được phần chênh lệch giữa số tiền bỏ ra và số tiền thu về. Do giá cả loại hàng hoá này thay đổi thường xuyên nên ngân hàng thường bị thua lỗ khi tham gia mua bán nó. Tuy nhiên, do yêu cầu của khách hàng mà đôi khi biết được không có lãi nhưng ngân hàng vẫn phải thực hiện mua bán.
d Thu từ hoạt động kinh doanh khác
Thu từ hoạt động kinh doanh khác gồm thu lãi mua bán chứng khoán, thu chênh lệch mua bán nợ và các loại kinh doanh khác. Khoản thu này không lớn nhưng nó góp phần làm tăng thu cho hoạt động ngân hàng.
e Thu lãi mua cổ phần liên doanh liên kết
Mặc dù ở các nước khác nhau thì pháp luật quy định khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất là giới hạn hoạt động này ở một mức độ. Lý do là để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng vu hoạt động này thường gặp nhiều rủi ro, có thể ngân hàng sẽ bị mất vốn. Thu từ liên doanh liên kết, lãi cổ phần không phải là nguồn thu chủ yếu song thường các NHTM vẫn tham gia để đa dạng hoá danh mục đầu tư và tối đa lợi nhuận.
f Thu khác
Tất cả những khoản mà ngân hàng thu được nhưng không thuộc các khoản thu đã kể trên trên thì được để vào nhóm thu khác hay thu bất thường. Nó có thể là thu phạt quá hạn, thu từ hoàn nhập dự phòng đã trích ... Thu khác không phải là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng song người quản lý cần phải quan tâm xem xét khoản thu này. Thu khác lớn chưa hẳn đã tốt và thu khác nhỏ chưa hẳn đã là xấu vì nếu thu khác lớn là do hoạt động quản lý yếu kém nên không quản lý được nguồn thu thì rõ ràng đây là không tốt. Vì vậy, trong các nguồn thu của ngân hàng thì người lãnh đạo phải đặc biệt chú ý đến nguồn thu này.
1.2.2.2 Các khoản chi phí của ngân hàng
Để có được các khoản thu thì ngân hàng phải đầu tư, đầu tư làm phát sinh chi phí cho ngân hàng. So với các khoản thu thì các khoản mục các khoản chi còn nhiều hơn nhiều vì ngân hàng có rất nhiều các khoản chi. Cụ thể như sau:
a Chi phí cho hoạt động tín dụng
Khoản chi này bao gồm:
wChi trả lãi tiền gửi
wChi trả lãi tiền vay
wChi trả lãi phát hành GTCG
wCác chi phí khác đến huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng
Có thể nói đây là khoản chi lớn nhất của ngân hàng vì trong nguồn vốn của ngân hàng, vốn huy động chiếm từ 70-80%. Nguồn vốn huy động tỷ lệ thuận chi phí huy động vốn, và không thể giảm bớt được vì đây là khoản chi thường xuyên và tất yếu của ngân hàng. Nếu muốn giảm chi phí huy động vốn trong điều kiện mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng không đáng kể thì chỉ còn cách giảm vốn huy động, mà nếu điều đó xảy ra thì ngân hàng sẽ không đủ nguồn vốn để kinh doanh. Thiếu vốn kinh doanh ngân hàng bỏ qua những cơ hội kinh doanh tốt và không thể tối đa hoá lợi nhuận được. Vì thế mà đây là khoản chi cần thiết và thường xuyên. Quy mô chi phí này về cơ bản phụ thuộc vào hai yếu tố: Thứ nhất là quy mô cơ cấu tính chất nguồn huy động. Thứ hai là mức lãi suất, các yếu tố có liên quan đến uy tín của ngân hàng. Trong các mục chi phí đã kể trên thì ngân hàng nên giảm mục tiền vay để từ đó giảm chi phí tiền vay vì mức lãi suất này cao hơn nhiều so với chi lãi suất tiền gửi.
b Chi về hoạt động dịch vụ
Đó là các khoản chi phí cho hoạt động thanh toán lệ phí tham gia hệ thống thanh toán, chi liên quan đến hoạt động đaị lý, chi hoa hồng, chi phí cho hoạt động ngân quỹ, vận chuyển bốc xếp đóng gói tiền. Các ngân hàng hiện nay nhận thấy rằng nhu cầu về dịch vụ của nền kinh tế rất lớn và hoạt động này ít rủi ro hơn nhiều hơn so với hoạt động tín dụng cho nên họ có xu hướng mở rộng dịch vụ này. Chất lượng dịch vụ được nâng lên rõ rệt thể hiện rõ nhất ở dịch vụ thanh toán: thời gian thanh toán nhanh, an toàn hơn, tiện lợi hơn, có nhiều loại hình thanh toán hơn: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thanh toán thẻ ... Mặc dù chi phí cho hoạt động dịch vụ có tăng nhưng mức tăng của chi phí vẫn nhỏ hơn mức tăng của doanh thu. Vì vậy đây là một mảnh đất màu mỡ mà các NHTM khai thác.
c Chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối
Đó là các khoản chi liên quan đến việc mua bán ngoại tệ, chế tác kim loại quý đá quý. Khoản chi này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí. Đối với các NHTM Việt Nam đây là khoản chi không đáng kể và rất mới.
d Chi nộp thuế, phí, lệ phí thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN
Cụ thể là: chi nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế đất, phí chước bạ, lệ phí cho NSNN. Đây là khoản chi bắt buộc của các NHTM và gần như cố định.
e Chi hoạt kinh doanh khác
Đây không phải là khoản chi lớn, không phải là khoản chi thường xuyên nhưng không thể không có đối với bất kỳ NHTM nào. Đó có thể là khoản chi để cho:
+Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ vàng bạc.
+Chi cho hoạt động mua bán chứng khoán
+Chi cho nghiệp vụ cho thuê tài chính
+Chi cho việc mua bán nợ
+Chi cho hoạt động mua bán thanh lý tài sản ...
Tuỳ từng NHTM mà khoản chi này lớn hay nhỏ, và điều quan trọng không phải là quy mô mà là việc quản lý nó ra sao vì khoản chi này rất phức tạp.
f Chi cho nhân viên
Khoản chi này gồm: Chi lương, chi phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ ngân hàng. Đấy là khoản chi chủ yếu trong chi phí cho nhân viên, ngoài ra còn chi phí cho công tác xã hội như: BHXH,BHYT, trang phục, chi cho nhân viên là khoản chi phí tất yếu và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Nhân viên là người trực tiếp tạo bộ mặt cho ngân hàng nên khi có chính sách chi cho nhân viên hợp lý sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động hết mình với công việc hơn.
g Chi tài sản
Chi tài sản gồm: Chi khấu hao TSCĐ; sửa chữa lớn TSCĐ; chi cho tài sản khác. Ngành ngân hàng là một ngành ít phải đầu tư TSCĐ so với các ngành sản xuất vì sản phẩm ngân hàng là sản phẩm dịch vụ. TSCĐ của ngành chủ yếu là nhà làm việc và hệ thống máy tính, két sắt. Đây là khoản chi phí thường xuyên của ngân hàng vì quá trình hoạt động TSCĐ bị hao mòn đi. Để có thể tiếp tục kinh doanh và bảo tồn được TSCĐ trong kỳ kinh doanh tiếp theo các NHTM cần phải tiến hành trích khấu hao cho nó. Tỷ lệ trích khấu hao do pháp luật quy định, các NHTM chỉ được trích khấu hao ở một tỷ lệ cho phép.
h Chi cho quản lý và công cụ
Khoản chi này dùng để bù đắp cho người đứng ra quản lý ngân hàng và các công cụ, vật liệu cần thiết trong quá trình hoạt động như giấy tờ, vật liệu in văn phòng ... Giá trị của mỗi lần chi nhỏ nhưng thường xuyên vì thế mà người có trách nhiệm dễ lạm dụng khi chi.
i Chi bảo hiểm tiền gửi và chi cho dự phòng
Đây là khoản chi bắt buộc và định kỳ của các ngân hàng. Mục đích của khoản chi này là đảm bảo an toàn cho hoạt động vủa ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi an tâm hơn vì khi ngân hàng không còn khả năng thanh toán tiền gốc và lãi thì khoản tiền gửi nguồn này sẽ được sử dụng. Còn chi dự phòng là để tạo quỹ dự phòng, quỹ này có nhiệm vụ bù đắp những tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro thật sự sảy ra. Theo định kỳ NHTM sẽ đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản mục sau đó xác định dự phòng chung của toàn ngân hàng, nếu dự phòng phải trích lớn hơn dự phòng đã trích thì ngân hàng sẽ tiến hành trích thêm, còn nếu nhỏ hơn thì ngân hàng sẽ hoàn nhập dự phòng.
Các khoản chi của ngân hàng được tổng kết trên các mục chủ yếu nhưng trên thực tế hoạt động các khoản chi rất phức tạp. Như chúng ta đã biết hoạt động của ngân hàng có nhiều nghiệp vụ song các nghiệp vụ có liên quan đến nhau vì vậy mà nhà ngân hàng không thể tính toán được chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối là bao nhiêu, chi cho phát hành GTCG là bao nhiêu .. Điều này đã gây khó khăn cho việc tính toán giá cả của sản phẩm dịch vụ. Nếu nhà quản lý định giá sản phẩm ngân hàng thấp thì hoạt động ngân hàng không có lãi hoặc lãi rất thấp, nếu định giá cao thì sẽ không có khách hàng. Yêu cầu đặt ra là phải quản trị được các khoản chi phí để tính toán giá sản phẩm hợp lý.
Mặc dù các khoản thu nhập được tổng kết trên sáu mục trên và chi phí được tổng kết trên chín mục trên nhưng trên thực tế hoạt động thu chi của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp. Các luồng thu và chi liên tục diễn ra chứ không giống như các ngành kinh doanh khác, do đó sắc xuất dẫn đến sai sót rất lớn. Vì vậy muốn tối đa hoá lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngân hàng thì nhà quản lý phải quản trị tốt khoản thu, chi. Quản trị tốt các khoản thu và chi không đơn thuần là phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời sự vận động của tiền mà hơn thế phải biết tìm ra mọi biện pháp để tăng thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh.
1.2.3. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong NHTM
Lợi nhuận trong NHTM được xác định bằng tổng thu trừ tổng chi. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 của năm. Tất cả các khoản thu chi( kể cả dự thu dự chi hay thực thu thực chi) đều được hạch toán hết trong năm. Các NHTM chỉ xác định kết quả kinh doanh một lần trong năm thường là vào thời điểm 31/12 của năm đó. Mỗi NHTM là một đơn vị hạch toán độc lập các chi nhánh xác định kết quả kinh doanh theo mức khoán đã nhận. Tuy nhiên để có thể duy trì được hoạt động kinh doanh trong năm thì hàng quý NHTM tạm tính kết quả hoạt động kinh doanh theo kế hoạch lợi nhuận quý. Cuối năm sau khi xác định kết quả kinh doanh thực tế sẽ thanh toán phần tạm chi lương và tạm trích quỹ.
Việc phân phối lợi nhuận theo quy định của Việt Nam sẽ như sau:
Nộp thuế thu nhập 28%
* Đối với các NHTM nhà nước
1Trích lập 5% lợi nhuận sau thuế vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không được vượt mức vốn điều lệ thực của NHTM.
2Bù lỗ năm trước( nếu có)
3Nộp tiền thu vể sử dụng vốn NSNN
4Trừ các khoản tiền phạt của ngân hàng đó
5Sau khi trừ các khoản trên lợi nhuận còn lại được coi là 100% sẽ được phân phối tiếp vào các quỹ: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi, nếu còn lợi nhuận thì sẽ đưa vào quỹ phát triển nghiệp vụ.
* Đối với NHTM cổ phần và TCTD khác
1Lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5%), bù lỗ năm trước (nếu có), nộp các khoản phạt vi phạm
2Lợi nhuận còn lại (coi như 100% ) được phân phối vào các quỹ : quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, số còn lại do NHTM cổ phần tự quyết định.
Do mục đích và nội dung kinh tế của các loại quỹ khác nhau nên trong quá trình quản lý và sử dụng quỹ phải đảm bảo các nguyên tắc sử dụng quỹ theo quy định.
Nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của NHTM
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu tác động của nhiều nhân tố, để thấy rõ sự tác động đó ta chia ra các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
1.3.1 Các nhân tố bên trong
1.3.1.1 Nguồn lực tài chính
wYếu tố thứ nhất: quy mô vốn tự có. Quy mô của vốn tự có lớn thì trước hết ngân hàng sẽ có điều kiện để mở rộng quy mô cho vay, quy mô vốn huy động, và một số hoạt động kinh doanh khác. Khi đó ngân hàng sẽ tăng được doanh thu cho mình, đây chính là điều kiện cần để ngân hàng tăng thêm lợi nhuận. Hơn nữa, quy mô VTC còn phản ánh uy tín của ngân hàng, một khi ngân hàng đã xây dựng được uy tín trên thị trường thì sẽ có nhiều khách hàng đến quan hệ với ngân hàng. Thông qua đó ngân hàng sẽ tăng thu và nâng cao được kết quả kinh doanh.
wYếu tố thứ hai: là khả năng huy động vốn của ngân hàng. Vốn huy động chính là nguồn mà ngân hàng sẽ sử dụng để kinh doanh. Ngân hàng trong quá trình huy động vốn thì phải xem xét mối quan hệ giữa quy mô với tính ổn định của nó. Nếu quy mô vốn lớn nhưng nguồn vốn không ổn định thì ngân hàng không thể tài trợ cho những dự án sinh lời lớn được hoặc dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Đối với những nguồn vốn có tính ổn định cao thì chi phí thường là lớn. Vì vậy mà ngân hàng cần phải xem xét thêm mối tương quan giữa quy mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường.
wYếu tố thứ ba là chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hiện nay là tỷ lệ NQH. Như chúng ta đã biết nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ sinh lời chiếm tỷ trọng cao của ngân hàng đồng thời rủi ro mà nó mang lại cũng rất lớn. Ngân hàng rất dễ bị mất vốn khi không quản lý tốt khoản cho vay của mình hay nói cách khác là duy trì tỷ lệ NQH ở mức cao. Tỷ lệ NQH có thể chấp nhận được là =< 1%. ở Việt Nam tỷ lệ NQH của các NHTM quốc doanh còn khá cao, từ 4- 5%. Để có thể có kết quả kinh doanh tốt thì các NHTM Việt Nam nên xử lý triệt để khoản nợ vay xấu này để có thể làm sạch bảng cân đối tài sản của mình.
1.3.1.2 Nguồn nhân lực
wNguồn nhân lực: bao gồm những nhà quản trị và đội ngũ người lao động. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng bởi vì họ là những chủ thể trực tiếp hay gián tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh. Chất lượng của những nhà quản trị được đánh giá trên các phương diện sau: kỹ năng tư duy nhận thức, kỹ năng quan hệ, kỹ năng kỹ thuật. Đây là những phẩm chất mà quản trị viên cần có để đảm bảo thực hiện tốt công việc của mình. ở mỗi cấp độ quản lí khác nhau thì mức độ đòi hỏi các kỹ năng trên cũng khác nhau và nó ảnh hưởng đến chất lượng quản trị các hoạt động của ngân hàng. Khi đó nó gián tiếp tác động đến tình hình thu nhập chi phí và kết quả kinh doanh của ngân hàng.
wNhân viên ngân hàng: là người trực tiếp tác động vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn, đạo đức nghề nghiệp và mức độ trung thành của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và thông qua đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì vậy trong quá trình hoạt động ban lãnh đạo luôn luôn chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên, đồng thời tạo điều kiện thăng tiến tốt để mọi người gắn bó với công việc và doanh nghiệp họ đang làm.
1.3.1.3 Trình độ tổ chức
Trình độ tổ chức thể hiện ở hiệu quả bộ máy tổ chức và hệ thống thông tin quản lí của ngân hàng.
wVề hiệu quả của bộ máy tổ chức: Một bộ máy được coi là hữu hiệu khi số lượng nhân viên là ít nhất nhưng các quyết định đưa xuống được triển khai nhanh nhất và sự phối kết hợp của các bộ phận tốt nhất. Ngân hàng nào xây dựng cho mình được bộ máy tổ chức hữu hiệu thì ngân hàng đó sẽ không bị bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh tốt và như thế hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.
wVề hệ thống quản lý thông tin: Người ta đánh giá hệ thống quản lý thông tin của ngân hàng thông qua khả năng thu thập, phân tích đánh giá các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, đánh giá đối thủ cạnh tranh và khách hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. ở Việt Nam ngân hàng nào cũng có hệ thống quản lý thông tin nhưng khả năng cập nhật thông tin là yếu cho nên rủi ro trong hoạt động kinh doanh còn cao.
1.3.1.4 Phải đánh giá cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, trình độ công nghệ, mạng lưới chi nhánh của ngân hàng.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, trình độ công nghệ được gọi chung là cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi ngân hàng có cơ sở vật chất tốt thì sẽ tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao. ở những trụ sở chính thì ngân hàng còn phải xem các chi nhánh hoạt động có hiệu quả không, nếu không thì nên thu gọn các chi nhánh thành phòng giao dịch để giảm chi phí. Thông qua những hoạt động đó thì ngân hàng có thể tăng thu nhập giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Các nhân tố bên ngoài
Ngân hàng cũng giống như các đơn vị kinh tế khác, khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì không thể tách biệt với môi trường kinh doanh bên ngoài. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng gồm có môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế vi mô. Cụ thể trong môi trường kinh tế vĩ mô gồm có yếu tố môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật, môi trường công nghệ, môi trường quốc tế. Môi trường kinh tế vi mô bao gồm các nhân tố như đối tượng cạnh tranh hiện tại, đối tượng cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, khách hàng cung cấp sản phẩm đầu vào, tốc độ tăng trưởng chung của ngành, sự khác biệt hoá sản phẩm v.v ... Các nhân tố bên ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi hay cản trở sự phát triển của đơn vị kinh doanh và qua đó tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đó.
Chương II
Thực trạng hoạt động thu, chi tài chính và xác định kết quả kinh doanh của Habubank- Chi nhánh Thanh Quan
2.1 Một số nét về Habubank và Chi nhánh Thanh Quan
2.1.1 Một số nét về Habubank
Habubank được ra đời theo quyết định 6719-QĐ/UB ngày 02/01/1989 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đây là NHTM cổ phần với 100% vốn do các cổ đông trong nước đóng góp. Tiền thân của nó là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và một số các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Mục đích ban đầu của ngân hàng là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà ở. Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho kiến trúc đô thị thành phố.
Tháng 10 năm 1992 thống đốc NHNN cho phép thực hiện thêm một số hoạt động: kinh doanh ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước chuyển lớn trong mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Ngoài hoạt động hỗ trợ xây dựng nhà ở thì ngân hàng còn chú trọng mở rộng các hoạt động nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và các tổ chức khác. Thêm vào đó là cơ cấu cổ đông cũng thay đổi, có nhiều cá nhân doanh nghiệp tư nhân lẫn quốc doanh tham gia đầu tư đóng góp cổ phần. Khi mới thành lập vốn điều lệ của ngân hàng chỉ có 5 tỷ, với 16 cán bộ. Sau hơn 15 năm hoạt động và trưởng thành vốn điều lệ đã tăng lên đến 200 tỷ VND và số cán bộ là 217 người, trong đó trên 70% có trình độ đại học và trên đại học. Đối với địa bàn hoạt động, hiện nay Habubank có trụ sở chính đặt tại B7 Giảng Võ- Hà Nội và tám chi nhánh ở những địa bàn kinh tế trọng điểm bao gồm: chi nhánh Thanh Quan, chi nhánh Hoàng Quốc Việt, chi nhánh Hàm Long, chi nhánh Xuân Thuỷ, chi nhánh Quảng Ninh, phòng giao dịch số 1 Quảng Ninh, chi nhánh Bắc Ninh, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch không nhiều song Habubank có mối quan hệ với hàng nghìn các đại lý trong và ngoài nước. Trong bốn năm qua ngân hàng luôn được đánh giá là ngân hàng loại A. Có được thành công như vậy là do ngân hàng đã xây dựng được chiến lược kinh doanh hơp lý và ngân hàng luôn coi sự lớn mạnh của khách hàng là sự lớn mạnh của ngân hàng. Mục tiêu mà ngân hàng đặt trong thời gian tới là trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả và trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
2.1.2 Một số nét về chi nhánh Thanh Quan.
2.1.2.1 Môi trường kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan
Chi nhánh Thanh Quan được đặt tại số 57 Hàng Cót- Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội. Nằm ở ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội, trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước, chi nhánh đã có lợi thế về địa lý rất lớn. Trước hết, đó là những thuận lợi do cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nói chung của thành phố và trình độ nhận thức của đại đa số nhân dân nơi đây cao hơn hẳn so với các nơi khác. Điều này khiến cho hoạt động thu hút vốn nguồn nhân lực có trình độ cao dễ dàng hơn là những chi nhánh khác. Thứ hai, với số lượng dân cư đông đúc như Hà Nội thì nhu cầu tiết kiệm cũng như tiền vay là rất lớn. Đó là chưa kể đến số lượng đông đảo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn này. Có thể nói, Hà Nội là một trong các thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp nhất mà đây lại là đối tượng hút vốn lớn nhất của nền kinh tế. Ta có thể dễ dàng thấy rằng đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi để chi nhánh Thanh Quan nói riêng và Habubank mở rộng hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kinh doanh ngoại hối ...
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì điều kiện khách quan trên cũng tạo ra không ít khó khăn cho chi nhánh. Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nhất, cho nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng rất cao. Chi nhánh không chỉ phải cạnh tranh với các chi nhánh khác cùng hệ thống hoạt động trên cùng địa bàn mà còn phải cạnh tranh gay gắt với các chi nhánh của các NHTM trong nước và chi nhánh của các NHTM nước ngoài. Habubank nói chung và chi nhánh Thanh Quan nói riêng không có lợi thế về vốn như các NHTM nhà nước, cũng không có lợi thế về công nghệ như các NHTM nước ngoài và ngân hàng liên doanh cho nên trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay ngân hàng đã phải nỗ lực rất nhiều. Từ một phòng giao dịch nhỏ bé với số lượng nhân viên và cán bộ quản lý vẻn vẹn chỉ có sáu người, nay đã được nâng cấp thành chi nhánh Thanh Quan với số lượng là mười bảy người. Điều này chứng tỏ sự lớn mạnh dần lên của chi nhánh nói riêng và của Habubank nói chung.
Ngân hàng cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động trên địa bàn một quốc gia thì đều phải chịu sự quản lý của pháp luật của quốc gia đó. Như vậy pháp luật đóng một vai trò rất quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các chủ thể kinh doanh.Trước đây hệ thống pháp luật của chúng ta được đánh giá là lỏng lẻo, chồng chéo. Nhưng hiện nay do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống này cũng đã có sự thay đổi đáng kể. Hàng loạt các Nghị định, Quyết định đã được ra đời để sửa đổi bổ sung các văn bản cũ đã lỗi thời lạc hậu, và nội dung của những văn bản này cũng đã cụ thể hơn, dễ áp dụng vào thực tế hơn. Chính vì thế mà không chỉ riêng chi nhánh Thanh Quan mà tất cả các chi nhánh ngân hàng khác đều được hoạt động trong môi trường pháp luật tốt.
Nói chung môi trường hoạt động của chi nhánh Thanh Quan vừa có những thuận lợi lại vừa hàm chữa những khó khăn. Vì vậy mà bản thân chi nhánh cần phải phân tích rõ môi trường kinh doanh để nắm bắt được cơ hội và vượt qua thách thức.
2.1.2.2 Chức năng của chi nhánh Thanh Quan
Chi nhánh Thanh Quan là một đơn vị kinh doanh tiền tệ trực thuộc NHTM cổ phần nhà Hà Nội, là một đơn vị nhận khoán tài chính của ngân hàng cấp chủ quản. Nó thực hiện tất cả các chức năng của một NHTM, trong đó chức năng huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế là chức năng chủ yếu, chức năng làm trung gian thanh toán giữa các ngân hàng được xem là chức năng quan trọng, còn chức năng làm cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trương quốc tế chủ yếu được thực hiện ở hội sở chính, chi nhánh Thanh Quan thực hiện rất hạn chế.
Cụ thể ở chức năng thu hút tiền gửi và tín dụng đối với nền kinh tế, chi nhánh thực hiện việc nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn của tất cả các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, thực hiện cho vay theo các kỳ hạn khác nhau cho tất cả các thành phần kinh tế. ở chức năng trung gian thanh toán chi nhánh thực hiện việc chuyển tiền điện tử, thu chi tiền mặt, chiết khấu GTCG ... Ngoài ra, chi nhánh phải thực hiện nhiệm vụ hạch toán báo cáo tình hình thu chi lên hội sở chính, sau đó sẽ thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định.
2.1.2.3 Mô hình tổ chức
Giám đốc chi nhánh
P.Giám đốc chi nhánh
kiêm kế toán trưởng
Phòng kinh doanh
Phòng
tín
dụng
Phòng
thanh toán quốc
tế
Phòng bảo vệ
Phòng
kế
toán
Phòng ngân quỹ
Phòng hành chính
Chi nhánh Thanh Quan hiện có mười bảy người trong đó có một giám đốc chi nhánh, một là phó giám đốc chi nhánh kiêm kế toán trưởng, hai người làm bảo vệ còn lại được phân bổ vào phòng hành chính, phòng kế toán ngân quỹ, phòng kinh doanh ngoại hối và phòng tín dụng. Mỗi bộ phận được phân công những nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chung của chi nhánh. Cụ thể các bộ phận được phân công như sau:
wPhòng kế toán- ngân quỹ.
+Quản lý và xây dựng các quỹ chuyên dùng theo quy định của pháp luật và cấp chủ quản.
+Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính quyết toán thu chi.
+Thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.
+Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về cơ sở trang thiết bị đã được cấp.
+Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước.
+Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao cho.
wPhòng thanh toán quốc tê.
Thực hiện công tác thanh toán nước ngoài của chi nhánh đảm bảo quá trình thanh toán nhanh, an toàn và chính xác.
wPhòng tín dụng
+Quản lý hồ sơ khách hàng vay vốn kinh doanh và trực tiếp cho vay vốn.
+Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay có hiệu quả và an toàn.
+Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước và quốc tế, trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác Chính phủ, tổ chức và cá nhân.
+Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân và có biện pháp giúp lãnh đạo chi nhánh quản lý tốt hoạt động tín dụng.
+Tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định.
wPhòng hành chính.
+Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.
+Lưu trữ văn bản có liên quan đến ngân hàng, quản lý con dấu, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
+Xây dựng chương trình công tác tháng, quý của chi nhánh. thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
wPhòng bảo vệ: Đảm bảo an toàn về tài sản cho chi nhánh cũng như tài sản của khách hàng.
wPhòng kiểm soát
+Kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, công tác điều hành của chi nhánh.
+Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ nguyên tắc và chế độ của nhà nước.
1.2.2. Cơ chế tài chính của NHTM cổ phần Nhà Hà Nội
Habubank là HNTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam với 100% vốn cổ phần do cổ đông trong nước nắm giữ. Habubank được thành lập theo quyết định số 6719-QĐ/ UB ngày 02/01/1989 của uỷ ban nhân thành phố Hà Nội. Habubank được xác định là pháp nhân kinh tế, được tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN và các quy định của pháp luật. Cũng giống như các ngân hàng khác, Habubank thực hiện điều hoà vốn trong toàn hệ thống theo đó các chi nhánh thiếu vốn sẽ nhận vốn điều chuyển từ những chi nhánh thừa vốn và phải trả lãi suất điều hoà và nơi thừa vốn sẽ nhận được lãi suất điều hoà. Trụ sở chính của ngân hàng sẽ đứng ra đóng vai trò là trung tâm điều hoà vốn và thu phí điều hoà. Mức phí điều hoà vốn và lãi suất điều hoà được tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ, còn cách tính lãi suất thì dựa vào số dư từng tài khoản chi tiết theo phương pháp tích số như tính lãi tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 của năm và các khoản thu chi được hạch toán hết trong năm kể cả dự thu, dự chi. Cấp chủ quản ( hội sở chính) chịu trách nhiệm hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của toàn hệ thống còn các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Ngân hàng đã thực hiện theo cơ chế khoán tài chính đối với các đơn vị thành viên. Vào ngày 31 hàng tháng các đơn vị thành viên tổng hợp các khoản thu: thu từ hoạt động tín dụng, thu từ dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối ... và tổng hợp các khoản chi như: chi phí tiền gửi , chi phí đi vay vốn, chi cho hoạt động dịch vụ, chi cho hoạt động thanh toán quốc tế, chi lương ... sau đó kế toán lập một bảng báo gửi lên cấp chủ quản. Trên cơ sở đó cấp chủ quản sẽ xác định lỗ lãi hàng tháng cho các đơn vị, nếu hoạt động lãi sẽ có thưởng, còn nếu hoạt động lỗ thì sẽ theo dõi xem đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan, biện pháp xử lý như thế nào. Nhưng thông thường thì hoạt động kinh doanh của Habubank là có lãi vì hoạt động quản lý ở đây rất chặt chẽ. Vào đầu các quý thì các đơn vị trực thuộc phải gửi kế hoạch về nguồn vốn, sử dụng vốn của đơn vị mình, kế hoạch này phải chi tiết tới từng khoản mục nhỏ. Đây cũng là căn cứ để cuối quý ngân hàng đánh giá chung hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Lợi nhuận của ngân hàng cũng được xác định bằng tổng thu trừ đi tổng chi. Sau khi trích 28% để nộp thuế ngân hàng sẽ phân phối và sử dụng lợi nhuận theo quy định của pháp luật, tức là trích lập vào các quỹ và sử dụng các quỹ đúng theo mục đích.
2.2 Tình hình kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan.
2.2.1 Về hoạt động nguồn vốn
Nguồn vốn là một yếu tố vô cung quan trọng đối với mọi ngân hàng vì nếu không có nguồn vốn thì ngân hàng không thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Ngoài ra quy mô của nguồn vốn còn quyết định đến quy mô hoạt động kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều tìm mọi cách để cho nguồn vốn mình tạo được là lớn nhất có thể. NHCP Nhà Hà Nội- Chi nhánh Thanh Quan cũng nằm trong số đó. Trong hơn mười lăm năm qua, ngân hàng không ngừng làm gia tăng nguồn vốn của mình bằng nhiều biện pháp. Riêng bốn năm qua tình hình nguồn vốn được tổng kết qua bảng 1.
Nhìn vào bảng trên ta thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh Thanh Quan luôn ở trạng thái tích cực vì nguồn vốn liên tục tăng qua các năm đặc biệt là trong ba năm gần đây nhất.
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của chi nhánh
Năm
Tổng nguồn vốn
Chênh lệch qua các năm
Số tuyệt đối(tr đ)
Số tương đối(%)
2001
133867
-
-
2002
61086
27219
20.33%
2003
201904
40818
25.34%
2004
269892
67988
33.67%
Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu cơ bản các năm 2001,2002,2003,2004
Cụ thể năm 2002 tăng 27219 triệu đồng so với năm 2001 tương đương với 20.33%. Mặc dù mức tăng chưa cao song đo cũng là kết quả rất đáng khích lệ đối với toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh. Bởi lẽ tuổi đời của Habubank còn rất trẻ và bản thân chi nhánh Thanh Quan mới được nâng cấp từ phòng giao dịch từ năm 2001. Như thế, thời gian để toàn bộ ngân hàng Habubank nói chung cũng như chi nhánh Thanh Quan nói riêng tạo tên tuổi, uy tín trên thị trường là ngắn ngủi nên quy mô nguồn vốn cũng như tốc độ tăng trưởng nguồn vốn còn thấp không chứng tỏ đây là ngân hàng yếu kém. Sang đến năm 2003 quy mô nguồn vốn đạt 201904 triệu đồng tăng hơn so với năm 2002 là 40818 triệu đồng, về số tương đối tăng 25034%. Năm 2003 nền kinh tế đất nước tăng trưởng ở mức độ cao( hơn 7%/ năm) là một điều kiện thuận lợi để toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như chi nhánh nâng nguồn vốn của mình lên. Riêng với chi nhánh Thanh Quan thì ngoài điều kiện khách trên, bản thân chi nhánh cũng tự tìm ra các biện pháp để làm tăng nguồn vốn huy động như: nâng cao trình độ của nhân viên, đổi mới phong cách làm việc, tìm chiến lược Marketing phù hợp... Nhờ đó đến năm 2004 quy mô nguồn vốn tăng hơn so với năm 2003 là 33.67% tương đương với 67988 triệu đồng. Với quy mô và tốc độ tăng trưởng như trên đã tạo điều kiện cho chi nhánh có thêm nguồn vốn để hoạt động, từ đó tạo ra nguồn thu lớn hơn. Để xem xét kỹ hơn về nguồn vốn ta có thể sắp xếp nguồn vốn theo tiêu chí cơ cấu vốn như bảng 2. Nhìn vào bảng ta thấy trong tổng nguồn vốn của chi nhánh thì vốn huy động chiếm một tỷ trọng rất lớn lần lượt qua các năm 2002, 2003, 2004 là
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/21/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
(trđ)
Tỷtrọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷtrọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
2003so 2002
2004so
2003
Tổng nguồn vốn
161086
100%
201904
100%
269892
100%
+40818
+67988
1 Vốn huy động
132396
82.19%
161220
79.85%
208327
77.19%
+28824
+47107
- Nội tệ
105849
65.71%
141353
70.01%
186898
69.25%
+35504
+45546
- Ngoại tệ quy đổi
26547
16.48%
19.867
9.84%
21429
7.94%
-6680
+1562
2 Nguồn uỷ thác đầu tư
0
0%
8480
4.2%
16463
6.1%
+8480
+7983
3 Vay TCTD khác
28690
17.81%
32204
15.95%
45099
16.71%
+3514
+12895
Nguồn: Bảng tổng kết tài sản các năm 2002, 2003, 2004
82.19%, 79.85%, 77.19%. Tỷ trọng nguồn vốn huy động giảm do hai nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất là do tỷ trọng nguồn uỷ thác đầu tư tăng và nguyên nhân thứ hai là do nguồn vốn đi vay cũng tăng lên. Đối với biến động tăng nguồn vốn uỷ thác thì ta hoàn toàn có thể chấp nhận được vì không phải bất kỳ một ngân hàng nào cũng nhận được nguồn vốn này. Nguời uỷ thác bao giờ cũng quan tâm đến uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tiền tệ. Cho nên khi nguồn uỷ thác năm 2004 tăng +7983 triệu đồng so với năm 2003 góp phần chứng tỏ được ngân hàng đã xây dựng được thương hiệu của mình. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn vay các TCTD khác cũng tăng lên làm cho giá trị tăng theo, năm 2003 tăng hơn so với 2002 là 3514 triệu đồng tương đương với 12.25%, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 40.04%. So với các nguồn hình thành khác thì đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất, mà tính ổn định của nó cũng kém. Các ngân hàng chỉ coi đây là nguồn huy động cuối cùng khi không thể huy động từ các nguồn khác và cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Kế hoạch trong tương lai của chi nhánh là tăng quy mô nguồn vốn bằng việc nâng cao tỷ trọng cũng như quy mô của nguồn vốn huy động và giảm giá trị các khoản vay từ các TCTD. Trong cơ cấu của nguồn vốn thì vốn từ huy động là nguồn vốn được chú ý nhất vì đây là nguồn vốn lâu dài và ổn định nhất của ngân hàng, là nguồn vốn chính để thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Để xem xét kỹ hơn về tính ổn định của vốn huy động ta có thể phân nguồn vốn huy động theo tiêu chí kỳ hạn như sau:
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004
so
2003
1Vốn huy động
132396
100
161220
100
208327
100
+28824
+47107
aNội tệ
105849
79.95
141353
87.68
186898
89.71
+35504
+45546
- KKH
16827
12.71
24988
15.5
32646
15.67
+8161
+7658
-TGTK =<12 th
86390
60.72
100018
62.04
137085
65.8
+19628
+37067
TGTK
> 12 th
8632
6.52
16347
10.14
17167
8.24
+7715
+820
b Ngoại tệ quy đổi
26547
20.05
19867
12.32
21429
10.29
-6680
+1562
-KKH
3985
3.01
8402
5.21
8642
4.15
+4417
+240
TGTK
=< 12 th
10473
7.91
7256
4.5
5998
2.88
-3217
-1258
TGTK > 12 th
12089
9.13
4209
2.61
6789
3.26
-7880
+2580
Bảng 3: Quy mô vốn huy động tại chi nhánh
Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2002, 2003, 2004
Nhìn vào bảng ta thấy đồng nội tệ chiếm một tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm: năm 2002 là 79.95%, năm 2003 là 87.68%, năm 2004 là 89.71%. Song song với tỷ trọng tăng thì quy mô cũng tăng theo, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 28824 triệu đồng, năm 2004 tăng so với 2003 là 47107 triệu đồng. Trong những yếu tố cấu thành khoản mục đồng nội tệ thì loại tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 20% ) mà đây được đánh giá là nguồn vốn huy động rẻ nhất của các ngân hàng. Mặc dù số dư của khoản mục này luôn biến đổi song không bao giờ có tình trạng tổng số dư loại tiền này trên tài khoản bằng không. Vì thế mà quy mô của loại tiền này càng lớn thì ngân hàng càng có điều kiện để sử dụng vốn với chi phí rẻ. Ngoài ra quy mô cũng như số tài khoản loại này còn cho phép ta đánh giá khách hàng của chi nhánh này chủ yếu là cá nhân hay tổ chức kinh tế vì thường là cá nhân gửi tiết kiệm còn các tổ chức kinh tế gửi loại tiền không kỳ hạn để hưởng các tiện ích do ngân hàng cung cấp. Xu hướng hiện nay của các ngân hàng là nâng quy mô cũng như tỷ trọng của nguồn này ở mức tối đa có thể. Bản thân chi nhánh Thanh Quan cũng nên cung cấp nhiều tiện ích cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa để có thể thu hút thêm nguồn vốn này.
Đối với giá tri nội tệ loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng chiếm một tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng này qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 60.72%, 62.04%. Tỷ trọng tăng cũng làm quy mô tăng theo năm 2003 tăng hơn năm 2002 19628 triệu đồng, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 37067 triệu đồng. Chi phí để huy động nguồn tiền này cao hơn so với chi phí để huy động loại tiền gửi không kỳ hạn, tuy nhiên do chủ động được thời gian nên ngân hàng sẽ xây dựng được phương án đầu tư hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong tương lai chi nhánh nên tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và giảm tỷ trọng này.
Trong mục đồng nội tệ thì loại tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Tuy nhiên tỷ trọng này khá ổn định qua các năm, năm 2002 là 6832 triệu đồng, năm 2003 là 16347 triệu đồng, năm 2004 là 17167 triệu đồng. Xét về lãi suất huy động thì loại này có lãi suất cao nhất tuy nhiên không vì thế mà các ngân hàng không huy động. Theo nguyên tắc quản lý tài sản thì huy động kỳ hạn nào thì được cho vay kỳ hạn đó ngoại trừ được lấy không quá 30% loại tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Như thế nếu không huy động loại tiết kiệm có kỳ hạn dài thì chi nhánh sẽ thiếu vốn cho vay trung và dài hạn mà nhu cầu tín dụng của khách hàng loại vốn này là lớn nhất. Do vậy chi nhánh vẫn phải tiêp tục duy trì nguồn huy động thời hạn này đồng thời thúc đẩy cho vay, đầu tư trung và dài hạn để tránh lãng phí nguồn vốn.
Tỷ trọng đồng nội tệ tăng lên đã làm cho tỷ trọng đồng ngoại tệ giảm đi, năm 2002 giá trị huy động vốn bằng ngoại tệ quy đổi là 20.05%, năm 2003 là 12.32%, năm 2004 là 10.29%. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển chung bởi vì năm 2001,2002 dấu ấn của tình trạng đola hoá vẫn còn vương lại, sang đến các năm tiếp theo do NHNN có những chính sách tích cực nên người dân đã lấy lại được niềm tin vào đồng nội tệ. Vì vậy mà quy mô tiền gửi bằng nội tệ tăng lên còn quy mô của tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng giảm đi. Trong cơ cấu của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (đã được quy đổi) thì nhìn chung rỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn rất nhỏ, khách hàng chủ yếu gửi có kỳ hạn với mục đích hưởng lãi suất. Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh Thanh Quan cải thiện tình hình thiếu ngoại tệ cho vay và tài trợ xuất nhập khẩu.
Qua phân tích ở trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh nhìn chung là tôt, tuy nhiên cũng còn một số vấn đề cần được khắc phục.
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Xét về điều kiện khách quan, khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao thì đồng nghĩa với nó là nhu cầu sử dụng vốn tăng lên. Đây là một thuận lợi lớn để chi nhánh tiến hành mở rộng tín dụng.. Ngoài ra, yếu tố pháp luật cũng vô cùng quan trọng bởi nó là một trong những nhân tố của môi trường vĩ mô sẽ tạo động lực thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Hiện nay hành lang pháp lý nói chung cũng như của riêng ngành ngân hàng đã được cải thiện vừa sát với tình hình thực tế vừa quy củ hơn. Và như thế, các ngân hàng có một cơ chế rõ ràng để hoạt động mà không sợ vi phạm pháp luật.
Xét trên phương diện chủ quan, trong thời gian qua toàn bộ ngân hàng chi nhánh Thanh Quan đã đưa ra nhiều biệp pháp hữu hiệu. Một mặt chi nhánh vừa đa dạng hoá loại hình cho vay và khách hàng vay, mặt khác lại đơn giản hoá thủ tục cho vay. Khi khách hàng có nhu cầu vay đến ngân hàng họ sẽ được phục vụ với thời gian nhanh nhất và không còn cảm thấy quá phiền toái với nhiều loại giấy tờ. Theo thời gian, tiếng tốt đồn xa bản thân khách hàng lại giới thiệu những người quen biết của họ đến với Habubank, đến với chi nhánh Thanh Quan. Nhờ thế mà mức dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng lên. Bảng thể hiện rõ hơn.
Bảng 4: Quy mô dư nợ tín dụng của chi nhánh
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
(tr đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tr đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tr đ )
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004
so
2003
Tổng dư nợ
123350
100
172892
100
230415
100
+49592
+57523
1Cho vay TCKT
119649
97
149811
86.65
204193
88.62
+30162
+54382
-Nội tệ
91563
74.23
104859
60.65
147742
64.12
+13296
+42883
-Ngoại tệ
28086
23.77
44951
26.0
56451
24.5
+16865
+11500
2Cho vay TCTD
3701
3
5071
2.93
2512
1.09
+1370
- 1547
3Cho vay uỷ thác đầu tư
0
0
18013
10.42
23710
10.29
+18013
+14952
Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu hoạt động năm 2002, 2003, 2004
Quan sát bảng ta dễ dàng nhận ra là cho vay đối với các tổ chức kinh tế chiếm một vị ttí hết sức quan trọng. Cụ thể là đến cuối năm 2002 tổng dư nợ của thành phần này là 119649 triệu đồng chiếm 97% trong tổng dư nợ, cuối năm 2003số dư nợ là 149811 triệu đồng tương đương với 86.65%, cuối năm 2004 tổng dư nợ là 230415 triệu đồng chiếm 88.62% . Như vậy so với năm 2002 mức dư nợ của năm 2003 tăng 30162 triệu đồng, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 54382 triệu đồng. Cho vay các TCKT là đối tượng chủ yếu mà các ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh Thanh Quan hướng tới. Vì vậy việc duy trì tỷ trọng năm trước và mở rộng tín dụng đối với đối tượng này là mục tiêu đặt ra của chi nhánh trong tương lai. Trong khoản mục này cho vay bằng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ và cho vay bằng đồng nội tệ là chủ yếu. Đây là điều hoàn toàn bình thường bởi vì môi chi nhánh hoạt động kinh doanh trong môi trường nội địa, các đối tác chủ yếu là thể nhân pháp nhân Việt Nam. Mặc dù tỷ trong cho vay đối với các TCKT cao song ta không chỉ căn cứ vào đây mà đánh giá được là tốt hay xâu. Vì vậy khi phân tích chỉ tiêu này ta phải chia nó ra theo nhiều tiêu chí khác nhau và xem tình hình nợ quá hạn như thế nào cũng như tình hình thu gốc lãi ra sao.
Về mục dư nợ đối với các TCTD. Cho vay đối với các TCTD không phải là nghiệp vụ tín dụng chủ yếu của ngân hàng song hầu hết trong cơ cấu dư nợ của các ngân hàng đều có khoản mục này. Đây là khoản cho vay đối với các TCTD khác trên địa bàn để giải quyết về nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn trong thanh toán. Tuy nhiên chi nhánh Thanh Quan là một chi nhánh có nguồn vốn hoạt động nhỏ nên giá trị cho vay khoản này không lớn, năm 2002 cho vay đối với các TCTD chiếm 3%, sang năm 2003 và 2004 giá trị này chỉ dao động trong khoảng 1%. Cho vay đối với các TCTD, mà đặc biệt những món cho vay qua đêm có mức lãi suất rất cao song hoạt động này rất thất thường. Do vậy, không một ngân hàng nào lại chú trọng nâng cao giá trị cho vay đối với khoản mục này. Đối với chi nhánh Thanh Quan đây cũng không phải là khách hàng mục tiêu.
Dư nợ cho vay uỷ thác đầu tư có sự khởi sắc vì cuối năm 2002 số dư của mục này bằng không, nhưng sang đến cuối 2003 dư nợ đã chiếm tới 4.2% trong tổng dư nợ, năm 2004 chiếm 6.1% trong tổng dư nợ tăng 7983 triệu đồng so với năm 2003. Đây là hoạt động cho vay theo dự án của tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ các nước. Như đã nói ở phần trên không phải bất kỳ một ngân hàng nào cũng có thể tiếp cận nguồn vốn này cho nên khi tỷ trọng này được nâng cao nó cũng chứng tỏ chi nhánh ngày càng có uy tín trên thị trường tài chính.
Như ta đã biết cho vay đối với các TCKT chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn và cũng là một bộ phận luôn được sự quan tâm của các nhà ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của mình thì những nhà quản lý luôn tiến hành phân chia lại khoản mục này theo các tiêu chí khác nhau. Nếu lấy tiêu chí phân chia là thành phần kinh tế thì ta có bảng sau:
Bảng 5: Quy mô cho vay đối với các TCKT
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
( %)
Giá trị
( trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004
so
2003
Tồng dư nợ TCKT
119649
100
149811
100
204193
100
+30162
+54382
Dư nợ DNNN
6820
5.7
10412
6.95
20848
10.21
+3592
+10436
Dư nợ DN ngoài QD
81924
68.47
102950
68.72
123210
60.34
+21026
+20260
Dư nợ của cá nhân hộ gia đình
30905
25.83
36449
24.33
60135
29.45
+5544
+23686
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2002, 2003, 2004
Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Riêng với Habubank cũng như chi nhánh Thanh Quan nói riêng thì khách hàng mục tiêu mà ngân hàng hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế nên ta dễ dàng thấy trong tổng dư nợ đối với các TCKT thì số dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2002 dư nợ của thành phần này là 81924 triệu đồng, năm 2003 giá trị dư nợ là 102950 triệu đồng, năm 2004 giá trị dư nợ là 123210 triệu đồng. Nếu tính chênh lệch qua các năm thì năm 2003 tăng hơn so năm 2002 là +21026 triệu đồng, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 20260 triệu đồng. Xu hướng của chi nhánh là vừa duy trì tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các DNNN. Tuy nhiên để thâm nhập được vào thị trường tín dụng của các DNNN thì không phải là dễ bởi nhiều lý do trong nguyên nhân quan trọng nhất là khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp khi đã quan hệ với ngân hàng thì rất ngại chuyển sang các ngân hàng khác. Ngoài ra thì các DNNN thường vay với một khối lượng vốn lớn trong khi đó vốn tự có của ngân hàng Habubank nhỏ, mà hoạt động cho vay bị giới hạn bởi số vốn này. Vì vậy, khách hàng cũng có tâm lý ngại đến các NHTM cổ phần và ưa thích hơn khi quan hệ với các NHTM nhà nước.
Đối tượng khách hàng nữa được coi là mục tiêu phục vụ của ngân hàng là cá nhân, hộ gia đình. Tuy giá trị của các khoản vay thường không cao song nó lại khá phù hợp với tình hình của Habubank nói chung cũng như chi nhánh Thanh Quan nói riêng. Với việc đa dạng hoá đối tượng cho vay ngân hàng vừa xây dựng được mối quan hệ trong dân chúng vừa phân tán được rủi ro tín dụng.
Trên đây ta xét hoạt động tín dụng của chi nhánh theo tiêu chí thành phần kinh tế, để có thể xem xét một cách toàn diện hơn ta lấy tiêu chí kỳ hạn để phân chia dư nợ tín dụng đối với các TCKT.
Bảng 6: Quy mô dư nợ theo kỳ hạn của các TCKT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
( %)
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004 so
2003
Dư nợ đối với TCKT
119649
100
149811
100
204193
100
+30162
+54382
-Ngắn hạn
83994
70.2
112703
75.23
159066
77.9
+28709
+46363
Trung hạn
23032
19.25
23520
15.7
21563
10.56
+488
-1957
-Dài hạn
12623
10.55
13858
9.07
23564
11.54
+1235
+9706
Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh năm 2002, 2003, 2004
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có vòng quay vốn ngắn vì họ không có điều kiện về vốn để có thể sản xuất kinh doanh những mặt hàng có vòng quay vốn dài. Như đã nói ở trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu của chi nhánh, theo đó giá trị cho vay ngắn hạn của chi nhánh cũng chiếm ưu thế. Trong năm 2002 dư nợ kỳ hạn ngắn chiếm 70.2% tương đương với 83994 triệu đồng, năm 2003 số dư tăng lên 112703 triệu đồng chiếm 75.23%, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là +46363 triệu đồng. Với điều kiện huy động vốn chủ yếu là là ngắn hạn cho nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn như trên cũng là điều hợp lý. Trong cả ba năm qua thì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chưa đạt đến 30%, mức độ này là thấp. Mặc dù độ rủi ro của khoản cho vay trung và dài hạn được đánh giá cao hơn so với cho vay ngắn hạn song lãi suất cho vay lại cao hơn và ngân hàng sẽ giảm được chi phí thẩm định. Trong tương lai ngân hàng nên tìm cách để tăng dư nợ của loại này.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, chi nhánh luôn luôn đề ra phương châm mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là một tư tưởng hết sức đúng đắn bởi hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro nhất. Nếu các nhà ngân hàng chỉ chú trọng mở rộng tín dụng mà không nâng cao chất lượng tín dụng thì về lâu dài ngân hàng không thể trụ lại trên thị trường được. Nhưng nếu ngân hàng chỉ chăm chăm bảo toàn vốn không giám mạo hiểm bỏ vốn đầu tư vào những dự án lớn thì cũng sẽ bỏ qua những cơ hội kinh doanh. ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng nên các nhà quản lý tín dụng của chi nhánh Thanh Quan thường xuyên theo dõi tình hình phát vay trong tháng, tình hình thu nợ gốc và tình hình thu nợ lãi. Nhờ thế mà càng ngày số dư nợ quá hạn của chi nhánh càng được giảm thấp. Ta có thể theo dõi qua bảng sau:
Bảng 7: Quy mô nợ quá hạn tại chi nhánh
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
( % )
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
2003
so 2002
2004
so
2003
Tổng NQH
5468
4.57
3521
2.35
3063
1.5
-1947
-458
NQH của DNNN
179
0.15
255
0.17
1429
0.7
+76
+1174
NQH của DN ngoài QD
3829
3.2
1768
1.18
919
0.45
-2061
-849
NQH của cá nhân, hộ GĐ
1460
1.22
1498
1.0
715
0.35
+38
-783
Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu hoạt động trong năm 2002, 2003, 2004
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ NQH được giảm đi đáng kể qua các năm, cụ thể là năm 2002 tỷ lệ này là 4.57%, nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này giảm đi còn 2.35% về giá trị tuyệt đối NQH năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là
-1947 triệu đồng, năm 2004 so với năm 2003 giảm -458 triệu đồng. Giá trị dư nợ tăng lên nhưng NQH lại có xu hướng giảm đi đã chứng tỏ được khả năng quản lý của chi nhánh ngày càng tốt hơn. Trong các yếu tố cấu nên NQH chia theo thành phần kinh tế đáng chú ý nhất là NQH của các DN ngoài quốc doanh. Tính đến thời điểm 31/12/2002 tỷ trọng NQH còn chiếm tới 3.2% thì kết thúc năm tài chính 2003 tỷ lệ này chỉ còn 1.18%, giảm -2061 triệu đồng, dựa trên nền tảng của năm 2003 sang năm 2004 chi nhánh đã giảm thêm được tỷ lệ này và giá trị cuả nó giảm 849 triệu đồng.
Để quản lý tốt được NQH chi nhánh đã phân loại NQH theo nhiều tiêu chí khác nhau để trên cơ sở đó người quản lý dễ dàng đưa ra được biện pháp thích hợp. Một cách phân loại NQH mà được chi nhánh sử dụng thường xuyên là dựa vào nguyên nhân dẫn đến các đơn vị phải gia hạn nợ. Nếu nó là nguyên nhân khách quan thì chi nhánh có thể gia hạn nợ cho khách hàng, hoặc là hoãn hạn trả lãi để cho khách hàng vượt qua được giai đoạn khó khăn v.v ... Nếu là nguyên nhân chủ quan thì cả ngân hàng và khách hàng cùng ngồi để bàn bạc cách giải quyết sao cho có lợi cả hai bên. Chính do những biện pháp tích cực trên mà tỷ lệ NQH được ngân hàng khống chế tới mức tối đa.
2.2.3 Hoạt động kế toán ngân quỹ
Hoạt động kế toán là hoạt động vô cùng quan trọng của tất cả các ngân hàng và với chi nhánh Thanh Quan cũng không phải là một ngoại lệ. Bộ phận kế toán được giao nhiệm vụ ghi chép, phản ánh giám sát hoạt động kinh doanh của chi nhánh nên mọi hoạt động của chi nhánh đều phải thông qua bộ phận phòng kế toán. Không chỉ chịu trách nhiệm hạch toán các khoản thu chi mà phòng kế toán còn đảm nhận chức năng huy động vốn. Chính vì thế hoạt động của bộ phận này còn tạo nên bộ mặt của ngân hàng. Riêng ở chi nhánh Thanh Quan bộ phận kế toán đã làm rất tốt chức năng của mình. Với thái độ phục vụ niềm nở nhiệt tình các nhân viên trong bộ phận kế toán đã mở được hàng nghìn tài khoản tiền gửi hoạt kỳ và tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Số lượng các tài khoản liên tục tăng. Công tác kế toán cũng được thực hiện rất nghiêm túc, hạn chế tới mức tối đa sai sót. Quá trình luân chuyển chứng từ theo đúng quy định của tổng giám đốc. Năm 2004 số lượng chứng từ qua luân chuyển tăng hơn so với năm 2003 là 39258 chứng từ. Số lượng chứng từ này phần nào chứng tỏ được hoạt động của bộ phận kế toán hết sức bận rộn.
Cùng với bộ phận kế toán, bộ phận ngân quỹ cũng trực tiếp tham gia giao dịch với khách hàng. Vì vậy bộ phận này cũng góp phần vào việc tạo uy tín và hình ảnh của chi nhánh trong khách hàng. Dưới sự quản lý của giám đốc chi nhánh, những cán bộ làm ở bộ phận ngân quỹ chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý kho quỹ như tiếp quỹ đầu ngày, nộp quỹ cuối ngày. Cuối năm 2004 bộ phận này đã tiếp nhận 815423 triệu tiền mặt VND và ngoại tệ quy đổi. Giá trị chuyển tiền nội tỉnh đạt 25891 triệu đồng, giá trị chuyển tiền ngoại tỉnh đạt 4867 triệu đồng. Có được thành công này thì ngoài yếu tố công nghệ của chi nhánh thì không thể không nói đến cung cách làm việc của các nhân viên.
2.2.4 Hoạt động khác
Ngoài hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay thì các hoạt động khác cũng được chi nhánh Thanh Quan thực hiện tốt.
a Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng 8: Kết quả kinh doanh ngoại tệ
Giá trị ngoại tệ đã được quy đổi sang VND
Chỉ tiêu
Năm 2002
( trđ )
Năm 2003
( trđ )
Năm 2004
( trđ )
Chênh lệch
2003 so 2002
2004 so 2003
-Doanh số mua vào
40567
75824
184271
+35257
+108447
-Doanh số bán ra
45627
89541
102485
+43914
+12944
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2002, 2003, 2004
Có thể thấy hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh tiến triển khá thuận lợi. Giá trị mua và bán ngoại tệ liên tục tăng, năm 2003 doanh số mua vào tăng +35257 triệu đồng, doanh số bán ra tăng +43914 triệu đồng so với năm 2002; năm 2004 doanh số mua vào và doanh số bán ra lần lượt tăng +108447, +12944 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả tăng trưởng trên là do các doanh nghiệp trong nước đã mở rộng thị trường ra nước ngoài. Vì thế mà nhu cầu ngoại tệ cũng theo đó tăng lên. Hơn nữa, trong các năm vừa qua hầu như không còn sự biến động tỷ giá lớn nên không gây sốc cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh.
Hoạt động thanh toán quốc tế không phải là thế mạnh của ngân hàng song trong năm 2004 chi nhánh đã thực hiện rất tốt nghiệp vụ này. Giá trị thanh toán qua phương thức L/C là 406786 triệu đồng. Chi nhánh đã giao cho những bộ phận chuyên trách tiếp nhận yêu cầu và làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Nhờ thế mà ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng và nhờ chi nhánh đứng ra thanh toán hộ cho mình.
b Hoạt động bảo lãnh
Tổng giá trị bảo lãnh liên tục tăng qua các năm, giá trị bảo lãnh năm 2003 đạt được là 43.87 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2004 giá trị bảo lãnh đã tăng lên 60.42 tỷ đồng. Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh gồm có: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành sản phẩm. Trong các loại bảo lãnh trên thì bảo lãnh thực hiện hợp đồng đạt giá trị lớn nhất, sau đó đến bảo lãnh dự thầu vì theo quy định của chi nhánh bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải bảo lãnh ít nhất là 10% giá trị hợp đồng, còn bảo lãnh bảo hành ít nhất phải đạt được 5% giá trị đối tượng bảo lãnh.
c Hoạt động thanh toán
Năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP thay thế cho Nghị định 91/CP cùng hàng loạt các văn bản quy định khác tập trung vào việc mở rộng hoạt động thanh toán trong nền kinh tế thị trường. Năm 2001 cũng là năm hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào hoạt động. Đây được đánh giá là hệ thống thanh toán hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay. Được chắp cánh bởi điều kiện pháp lý cũng như thực tiễn cho nên hoạt động thanh toán của chi nhánh đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tại chi nhánh trong năm 2002 giá trị chuyển tiền điện tử đạt 547826 triệu đồng, đến năm 2003 giá trị chuyển tiền điện tử đạt 879512 triệu đồng, giá trị này còn tăng hơn ở năm 2004. Trong năm 2004 chi nhánh cũng thực hiện chuyển tiền kiều hối với giá trị là 435602.48 triệu đồng. Chi nhánh áp dụng tối đa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện có ở trong nước nhưng phương tiện uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc được sử dụng rộng rãi hơn cả. Về hoạt động thanh toán thẻ chi nhánh cũng như hệ thống Habubank không có các máy ATM riêng mà kí hợp đồng sử dụng máy của các ngân hàng khác. Khi hệ thống bank net được đưa vào hoạt động thì sẽ tạo lợi thế cho ngân hàng về hoạt động thanh toán thẻ vì chi nhánh chỉ cần bỏ ra một lượng chi phí nhỏ nhưng vẫn có thể phát triển được dịch vụ thanh toán thẻ.
d Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro nhất cho nên bất kỳ chi nhánh nào cũng phải thiết lập hệ thống này. Khi hoạt động kiểm tra kiểm soát được tiến hành một cách nghiêm túc sẽ giúp ngân hàng đánh giá được sự chấp hành các quy định quy trình nghiệp vụ diễn ra hàng ngày như thế nào. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ nên giám đốc chi nhánh trực tiếp xây dựng một bộ phận kiểm soát, theo đó bộ phận này sẽ lập lịch công tác và phân công cụ thể cho từng cán bộ. Nhờ thế mà những sai phạm được phát hiện kịp thời, chất lượng của công tác kế toán cũng như huy động vốn và các hoạt động khác được nâng lên.
2.3 Thực trạng hoạt động thu nhập chi phí và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan
2.3.1 Thực trạng thu nhập
Ngân hàng cổ phần nhà- Chi nhánh Thanh Quan cũng giống như các ngân hàng thương mại khác đều lấy lợi nhuận làm mục tiêu để kinh doah. Lợi nhuận được xác định bằng doanh thu sau khi đã bù đắp các chi phí để tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì thế muốn có lợi nhuận cao thì chi nhánh phải quản trị các khoản thu nhập chi phí sao cho doanh thu là lớn nhất và chi phí nhỏ nhất. Công cụ để nhà quản lý ngân hàng theo dõi các khoản thu chi là báo cáo tài chính. Dưới đây là tình hình thu nhập của chi nhánh Thanh Quan trong ba năm gần đây nhất.
Qua theo dõi bảng trên ta có nhận xét tổng thu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 32.95%, sang năm 2004 tốc độ tăng trưởng có giảm song vẫn ở
Bảng 9: Tình hình thu nhập tại chi nhánh
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch
Giá trị
( trđ )
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004
so 2003
Tổng thu
34452
100
45803
100
58793
100
+11351
+12990
1 Thu lãi HĐTD
31696
92
40861
89.21
51179
87.05
+9165
+10318
-Thu TG
1826
5.3
1947
4.25
2352
4.0
+121
+405
-Thu CV
29870
86.7
38914
84.96
50591
86.05
+9044
+11677
2 ThuHDDV
1705
4.95
3747
8.18
6332
10.77
+2042
+2585
-Thu DVTT
861
2.5
2840
6.2
3939
6.7
+1979
+1099
-Thu NVBL
844`
2.45
907
1.98
2393
4.07
+63
+1486
3 Thu KDNT
258
0.57
641
1.4
794
1.35
+383
+153
4 Thu khác
793
2.3
554
1.21
488
0.83
-239
-66
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004.
mức 28.36%. Đây là mức tăng trưởng khá cao và để đạt được mức độ tăng trưởng đó các khoản trong danh mục cũng phải tăng lên tương ứng. Cụ thể các khoản thu như sau:
e Thu từ hoạt động tín dụng
Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản thu của chi nhánh bởi nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ sử dụng vốn nhiều nhất. Tỷ trọng thu từ lãi có xu hướng giảm dần qua năm 2002 là 92.0%, năm 2003 là 89.21%, năm 2004 là 87.05% nhưng giá trị vẫn tăng cụ thể là năm 2003 tăng 9165 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 10318 triệu đồng so với năm 2003. Đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu bởi xu hướng của ngân hàng là trở thành ngân hàng đa năng hiện đại theo đó tỷ trọng thu từ dịch vụ chiếm khoảng 40-50% trong tổng thu. Trong giá trị thu từ hoạt động tín dụng thì thu lãi cho vay chiếm nhiều nhất, năm 2002 giá trị thu được là 29870 triệu đồng, sang năm 2003 giá trị này tăng lên 9044 triệu đồng tương đương với 30.28%, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 11877 triệu đồng tương ứng với 30%. Trong năm 2003 và năm 2004 tình hình kinh tế biến động theo chiều hướng tốt vì vậy mà hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao.
Tiền gửi tại các TCTD là một khoản vừa mang tính chất dự trữ vừa mang ý nghĩa sinh lời cho ngân hàng vì khoản tiền gửi này cũng được trả lãi. Tại chi nhánh Thanh Quan hoạt động gửi tiền tại các TCTD khác cũng đem lại cho chi nhánh nguồn thu đáng kể, giá trị thu được chiếm đến 5.3%, 4.25%, 4.0% tổng giá trị thu nhập. Tỷ trọng của khoản thu này có xu hướng giảm đi chứng tỏ được rằng vốn đã được sử dụng vào các hoạt động đầu tư khác vì thực chất lãi suất được hưởng trên số khoản tiền gửi này thường rất thấp.
f Thu từ hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ bao gồm nhiều nội dung ví dụ như dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu hộ, dịch vụ chi hộ, dịch vụ thanh toán bằng thẻ và séc v.v ... Đối với chi nhánh Thanh Quan hoạt động này đem lại thu nhập giá trị lớn chỉ sau hoạt động tín dụng. Trong năm 2002 giá trị thu nhập đạt được là 1075 triệu đồng, năm 2003 giá trị này tăng thêm 119.76% về giá trị tuyệt đối tăng triệu đồng, năm 2004 thu nhập hoạt động dịch vụ đạt 6332 triệu đồng, tăng 68.99%. Như vậy hoạt động dịch vụ của chi nhánh đạt được kết quả rất đáng khen thưởng. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt thì một đồng lợi nhuận được tạo ra thật đáng quý.
g Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối
Giá trị thu được từ nguồn này không cao chỉ chiếm 0.75%, 1.4%, 1.35% trong tổng thu của các năm 2002, 2003, 2004. Tại chi nhánh hoạt động ngoại hối tuy đã có những bước tiến bộ song nó vẫn chưa phát triển như mong muốn. Trong năm 2003 giá trị tăng hơn so với năm 2002 148.4% về giá trị tuyệt đối tăng 383 triệu đồng, năm 2004 tăng 23.68% tương ứng với 153 triệu đồng. Định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới là tiếp tục tăng giá trị của khoản thu nhập này.
h Thu khác
Thu khác bao gồm nhiều nội dung như thu phạt quá hạn, thu từ hoàn nhập dự phòng, thu do không xác định được nguyên nhân ... Khoản thu này của chi nhánh có xu hướng giảm đi qua các năm 2002, 2003, 2004 và theo đó giá trị của nó cũng giảm dần, năm 2003 giảm 239 triệu đồng tương ứng với 30.19% so với năm 2002, năm 2004 giảm 66 triệu đồng hay 11.9% so với năm 2003. Nguồn thu từ thu khác không phải là nguồn thu chính của ngân hàng và việc tăng giá trị của khoản thu này không phải là mục tiêu của chi nhánh.
Trên đây là sự đánh giá sơ lược về tình hình thu nhập của chi nhánh thông qua việc phân tích giá trị và tỷ trọng các khoản thu. Để đánh giá được các kết quả kinh doanh của chi nhánh thì ta phải xem xét các khoản chi mà chi nhánh bỏ ra để tạo nguồn thu.
2.3.2 Tình hình chi phí
Chi phí có mối quan hệ thuận chiều với quy mô hoạt động ngân hàng, nhưng nếu nhà quản lý ngân hàng giỏi thì sẽ khống chế cho tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của quy mô. Bảng 10 dưới đây thể hiện thực trạng chi phí của chi nhánh trong ba năm qua.
Hầu hết các khoản chi phí đều tăng với tỷ lệ khá cao qua các năm, tổng chi phí của năm 2003 tăng 10364 triệu đồng hay 34.4% so với 2002, năm 2004 tăng 31.14% tương đương với 12610 triệu đồng so với năm 2003. Có nhiều nguyên nhân làm cho chi phí hoạt động của chi nhánh tăng, nhưng một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng là quy mô hoạt động được mở rộng hơn so với năm trước. Ta có thể nhìn thấy sự tăng trưởng của quy mô thông qua sự tăng lên của nguồn vốn kinh doanh cũng như giá trị sử dụng vốn qua các năm. Tuy nhiên ta phải phân tích cụ thể để đánh giá xem cơ cấu các khoản chi phí có hợp lý không.
wChi cho hoạt động tín dụng
Khoản chi này chiếm từ 70- 80% trong tổng chi phí của chi nhánh và đây là khoản chi có giá trị lớn nhất trong các khoản chi. Hoạt động tín dụng theo quan điểm của chi nhánh bao gồm chi trả lãi tiền gửi và chi trả lãi tiền vay. Trong hai khoản chi này thì chi trả lãi tiền gửi chiếm tới 68.89%, 60.78%, 59.76% lần lượt qua năm 2002, 2003, 2004. Tỷ trọng chi trả lãi tiền gửi có xu
Bảng 10: Tình hình chi phí của chi nhánh
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
( trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
2003
so
2002
2004
so
2003
Tổng CP
30125
100
40489
100
53099
100
+10364
+12610
1Chi cho HĐTD
23648
78.5
28990
71.6
39325
74.06
+5342
+10335
-Chi trả lãi tiền gửi
20780
68.98
24609
60.78
31732
59.76
+3829
+7123
-Chi trả lãi tiền vay
2868
9.52
4381
10.82
7593
14.3
+1513
+3212
2Chi cho HDDV
60.25
0.2
130
0.32
271
0.51
+69.75
+141
3Chi KDNH
15.06
0.05
40.5
0.1
42.47
0.08
+25.44
+1.97
4Chi thuế, phí
153.64
0.51
194.4
0.48
345.14
0.65
+40.76
+150.74
5Chi NV
4970.6
15
6883.1
17
8214.4
15.47
+1912.5
+1331.3
6Chi công cụ dụng cụ
629.6
2.09
2348
5.8
2522
4.75
+1718.4
+174
7Chi tài sản
466.9
1.55
931
2.3
1115
2.1
+464.1
+184
8Chi dựphòng
633
2.1
972
2.4
1131
2.13
+339
+159
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2002, 2003, 2004
hướng giảm nhưng xét về quy mô thì giá trị này vẫn tăng, cụ thể là năm 2003 tăng 3829 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 7123 triệu đồng so với năm 2003. Lý do của hiện tượng này là quy mô huy động vốn liên tục tăng qua các năm cho nên chi phí trả lãi cũng phải tăng theo và tổng chi phí cũng tăng nhưng mức tăng của chi phí trả lãi vẫn nhỏ hơn mức tăng của tổng chi phí. Xét về khoản chi để trả lãi tiền vay, khoản này có xu hướng tăng lên trong năm 2003 và năm 2004. Đây cũng là điều hợp lý bởi vào các thời điểm cuối năm 2003 và năm 2004 chi nhánh thiếu vốn kinh doanh cho nên phải vay thêm vốn từ các TCTD khác. Nếu đánh đổi giữa chi phí trả lãi cao để được có khách hàng với việc mất khách hàng và cơ hội kinh doanh đem được lợi nhuận cao thì chắc chắn ban giám đốc sẽ chọn phương án thứ nhất. Tuy nhiên để đem lại tối đa hoá lợi nhuận cho chi nhánh thì chi nhánh nên chủ động tạo nguồn vốn kinh doanh với chi phí rẻ, hạn chế đến mức tối đa việc đi vay vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
wChi cho hoạt động dịch vụ
Đối với các ngân hàng hiện đai thì hoạt động dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn tương đương với hoạt động tín dụng. Habubank nói chung cũng như chi nhánh Thanh Quan nói riêng vẫn còn mang tính chất của một ngân hàng truyền thống. Ta có thể thấy rõ qua tình hình thu về dịch vụ cũng như chi về dịch vụ. Tổng chi phí cho dịch vụ chỉ chiếm lần lượt là 0.2%, 0.32%, 0.51% trong tổng chi phí qua các năm 2002, 2003, 2004. Nhưng có một dấu hiệu vui là tỷ trọng chi phí của mục này có xu hướng đang tăng lên, năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 69.75 triệu đồng tương ứng với 115.77%, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 141 triệu đồng hay 108.46%. Với việc mở rộng đầu tư vào hoạt động dịch vụ đã góp phần làm thu từ dịch vụ tăng khá cao như đã trình bày ở phần trên. Như vậy, việc tăng chi phí này là cần thiết.
wChi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi cho nộp thuế, phí, lệ phí
Các khoản chi này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí. Đối với chi phí hoạt động ngoại hối, do quy mô hoạt động nhỏ cho nên chi phí của nó cũng nhỏ. Đối với chi phí nộp thuế, phí, lệ phí tỷ trọng cũng như quy mô giá trị của nó tươngđối ổn định qua các năm vì các khoản này nộp theo quy định của nhà nước với mức phí ít thay đổi.
wChi cho nhân viên
Tỷ trọng cũng như giá trị của khoản chi này rất lớn, chỉ đứng sau chi cho hoạt động tín dụng. Năm 2002 khoản chi này chiếm 15%, sang năm 2003 do trong bộ phận nhân sự tăng người cũng như chi nhánh chú trọng vào đối tượng này cho nên tỷ trọng tăng 17%, năm 2004 chi cho nhân viên tiếp tục tăng và so với năm 2003 tăng 1331.3 triệu đồng về số tương đối tăng 19.34%. Trong hoạt động ngân hàng, hình ảnh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ nhân viên cho nên khi có chính sách về nguồn nhân lực hợp lý ngân hàng sẽ thu được thắng lợi lớn.
wChi cho tài sản, chi cho dự phòng, chi bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi
Khoản chi này tương đối ổn định qua các năm và đồng biến với quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian qua do chi nhánh đầu tư và nâng cấp thêm cơ sở vật chất tại chi nhánh cho nên giá trị chi tài sản năm 2003tănglên 464.1 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 186 triệu đồng tương đương với 19.76% so với năm 2003. Do nguồn vốn huy động và cho vay tăng cho nên cho nên giá trị dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi tăng lên. Về số tuyệt đối thì năm 2003 tăng 339 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 159 triệu đồng so với năm 2003. Khoản chi này vừa tạo nguồn chống đỡ rủi ro cho ngân hàng vừa tạo thêm niềm tin cho khách hàng.
2.3.3 Kết quả kinh doanh của chi nhánh Thanh Quan
Kết quả kinh doanh được xác định bằng doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Dựa vào bảng thu chi ở trên ta có thể tính toán được kết quả kinh doanh của chi nhánh như sau:
Bảng 11: Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tăng giảm
2002 so
2001
2003 so
2002
2004 so
2003
Tổng thu
29478
34452
45803
58793
+4974
+11351
+12990
Tổng chi
26016
30125
40489
53099
+4109
+10364
+12610
Quỹ thu nhập
3462
4327
5314
6748
+901
+987
+380
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh tiến triển tốt vì quỹ thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng lên. Cụ thể như sau: năm 2002 26% về giá trị tuyệt đối tăng 901 triệu đồng so với năm 2001, năm 2003 tăng 987 triệu đồng tương ứng với 20.73% so với năm 2002, năm 2004 tăng 380 triệu đồng tương ứng với 7.15% so với năm 2003. Mặc dù giá trị quỹ thu nhập tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Do đó mà một đồng doanh thu đem về thì phải bỏ ra nhiều đồng chi phí hơn so với trước kia. Tuy nhiên đây không phải là tình hình cá biệt mà hầu như tất cả các ngân hàng tham gia thị trường đều gặp phải.
Nhìn chung, tổng chi phí chi nhánh bỏ ra có tăng hơn so với năm trước nhưng tương ứng với mức tăng của chi phí thì thu nhập cũng tăng. Do đó ta có thể nhận xét rằng sự điều hành hoạt động tại chi nhánh là hợp lý.
2.3.4 Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh Thanh Quan
2.3.4.1 Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua chi nhánh đã thành công trong một số mặt, nhờ đó mà kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng hơn so với năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24490.DOC