Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây: Lời nói đầu
Sự nghiệp giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển của nhân loại noi chung và của Việt Nam noi riêng. Nhất là trong thời đại ngày nay thời đại của khoa học công nghệ thì cuộc cạnh tranh “chất xám” sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, thi trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển và giáo dục được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập và cạnh tranh.
Chính vì thế chính phủ và nhân dân các nước đánh giá rất cao vai trò của giáo dục. Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 92 đã khảng định: giáo dục là quốc sachs hàng đầu.
Đại hội đảng IX của đảng CSVN cũng đã khảng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 là “Đưa đất nước ta khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đẻ năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gia...
81 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sự nghiệp giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển của nhân loại noi chung và của Việt Nam noi riêng. Nhất là trong thời đại ngày nay thời đại của khoa học công nghệ thì cuộc cạnh tranh “chất xám” sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, thi trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển và giáo dục được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập và cạnh tranh.
Chính vì thế chính phủ và nhân dân các nước đánh giá rất cao vai trò của giáo dục. Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 92 đã khảng định: giáo dục là quốc sachs hàng đầu.
Đại hội đảng IX của đảng CSVN cũng đã khảng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 là “Đưa đất nước ta khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đẻ năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian của các các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhây vọt đạt được mục tiêu trên giáo dục có vai trò quyết định và nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết.
Xuất phát từ những lý do trên hàng năm nhà nước đầu tư một khoản kinh phí lớn cho SNGD. Tuy nhiên việc đầu tư và quản lý chi phí NSNN cho SNGD còn bộc lộ nhiều điểm bất cập. Đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Nguồn vốn NSNN thì có hạn vậy vấn đề đặt ra là phải đâu tư NSNN như thế nào? quản lý sử dụng no ra sao? để phát huy được hiệu quả của đồng vốn đầu tư góp phần thúc đẩy nền giáo dục phát triển, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phát triển KT-Xã hội vẫn đang là vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu giải đáp. Để đầu tư phát triển giáo dục, ngành giáo dục nước ta noi chung và ngành giáo dục tỉnh Hà Tây nói riêng đã không ngừng phấn đấu, đổi mới phương pháp, để khắc phục những khó khăn góp phần thực hiện mục tiêu mà đảng và Nhà nước đã đề ra, nhưng do chất lượng của giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông trung học nói riêng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố :Trình độ của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ chế vốn NSNN-Nguồn tài chính cơ bản nhất đầu tư cho phát triển của SNGD ở nước ta vào thời điểm này là không thể thiếu được.
Trước những yêu cầu bức thiết trên trong thời gian thực tập tại phòng quản lý tài chính hành chính sự nghiệp Sở Tài chính Hà Tây, sau khi tìm hiểu tình hình thực tế về quản lý chi NSNN cho SNGD phát triển trên địa bàn tỉnh em đã mạnh dạn chòn đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh hà tây” làm đề tài nghiên cứu.
Luần văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.
Chương 2. Thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công quản lý chi NSNN cho SNGD trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Trong quá trình nghiên cứu được sự hướng dẫn trực tiếp của thấy giáo Nguyễn Trọng Thản cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Quản lý tài chính hành chính sự nghiệp thuộc Sở Tài chính Hà Tây. Tuy nhiên so sự hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiện thực tế bản thân nên những thiếu sót của luận văn là không thể tránh khỏi. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. Để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!
Chương 1
Sự nghiệp giáo dục và sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.
Sự nghiệp giáo dục với sự phát triển kinh tế – xã hội
1.1.1.Những nhận thức chung về giáo dục.
Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu được của đời sống xã hội loài người, giáo dục là tất cả các dạng học tập của con nguời và có thể coi là một dạng quan trọng nhất định của sự phát triển tiềm năng con nguời theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng, giáo dục được coi là kinh nghiệm và trí tuệ của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm về lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng. Theo nghĩa hep, giáo dục được hiểu đó là việc trang bị những kiến thức và hình thành nhân cách con người. Giáo dục được coi là hoạt động sản xuất đặc biệt quan trọng nhất trong tất cả các loại hoạt động mà sản phẩm của nó chính là con người với đầy đủ kiến thức, năng lực, hành vi và sự xã hội hoá về lao động, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.
Giáo dục là nền tảng văn hoá của một đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc, nó đặt nền móng quan trọng trong sự phát triển toàn diện con người đối với mỗi quốc gia. Do đó mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cach, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hệ thống giáo dục nước ta bao gồm:
Giáo dục mầm non có nhà trẻ mẫu giáo.
Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học: bậc trung học bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ.
Để việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đạt được hiệu quả cao thì nhà nước ta đã quy định rõ nhiệm vụ của từng cấp bậc học.
Giáo dục mân non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi, giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hinh thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Giáo dục tiểu học giúp cho học sinh hinh thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Đây là bậc học bắt buộc đối với trẻ em từ sáu đến mười bốn tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi.
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học: từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào lớp 6 phải có bằng tốt nghiệp tiểu học, có tuổi là 11. Giáo dục trung học có sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lướng tâm nghề nghiệp, ý thức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
Giáo dục đại học và sau đại học có nhiệm vụ đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1.1.2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển KT-XH.
Giáo dục là hoạt động một cách co hệ thống, có mục đích đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho người đó dần dần có được những phẩm chất và năng lực như nhu cầu đã đề ra. Là một bộ phận cấu thành của hệ thống KT-XH. Trong quá trình vận động và phát triển, hoạt động giáo dục chịu sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau với các hoạt động khác như chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội… do đó giáo dục hết sức cần thiết đối với sự phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Không thể có một xã hội văn minh, kinh tế phát triển nếu như không có một nguồn nhân lực phát triển cả về thể lực lẫn trí lực.
Nhà tương lai học Alivin Toffler 1990 đã khảng định: “ Tương lai của con người hoàn toàn phụ thuộc vào giáo dục”. Sản phẩm của giáo dục là con người, trong khi đó con gnười là yếu tố sản xuất hết sức quan trọng. Kỹ năng của con người có tác động đến năng suất lao động. Muốn hình thành kỹ năng thì phải có giáo dục và đào tạo. do đó dù xét dưới góc độ nào thì giáo dục chắc chắn là một dạng quan trọng nhất trong phát triển tiềm năng con người. Ngoài ra cũng như các yếu tố sản xuất khác, tiềm năng con người trong quá trình khai thác cũng bị hao mòn, vì thế giáo dục nhằm nâng cao chất lượng tiềm năng con người, làm cho con người lao động có năng suất cao hơn. Hơn thế nữa trong quá trình phát triển kinh tế con người luôn luôn mong muốn hiểu biết và có tri thức về tự nhiên-xã hội. Tư duy là cơ sở để tồn tại, tư duy ấy hoàn toàn phát triển hữu ích thông qua giáo dục. Giáo dục có mối tương quan gần gũi với thu nhập. Người có giáo dục đào tạo tốt thì có cong ăn việc làm và có thu nhập người có trình độ cao thì thu nhập cao. Các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục và đào tạo không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy để phát triển KT-XH nhanh và bền vững. SNGD đã trở thành sự nghiệp sống còn của mỗi quốc gia. Quốc gia nào có GD-ĐT tốt, trình độ cao thì sẽ đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Ngược lại nan thất học tăng lên thì sẽ làm cho đất nước nghèo đi và giảm thu nhập. SNGD có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia: “Giáo dục phải là hàng đầu và đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của xã hội” (RoySingh 1991). Trong thời đại ngày nay, thời đại của trí tuệ, chi thức và thông tin là yếu tố hàng đầu; giáo dục càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH. Nước nào muốn thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế tiến nhanh đến CNH-HĐH thì không có cách nào khác là phải nâng cao tri thức, trình độ học vấn cho mọi người dân. Lịch sử nứoc cộng hoà Pháp-một cường quốc rất phát triển của thế giới, cho thấy rõ mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển KT-XH. Khi nền kinh tế chưa có nhu cầu lớn về lao động, có tri thức khoa học kỹ thuật, thì giáo dục chỉ phát triển đến phổ cập tiểu học, đào tạo những người công nhân chưa lành nghề...
Năm 1989 chính phủ ban bố luật định hướng về giáo dục để chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển toàn diện về cả thể lực và trí lực cho thế kỷ 21. Hệ thống giáo dục và kế hoạch đào tạo cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Qua kinh nghiệm phát triển của các nước, tổ chức UNESCO đã rút ra một quy luật là: “Trong lịch sử thế giới, không có sự thành đạt của bất kỳ một nước nào về phát triển KT-XH mà không gắn với sự phát triển giáo dục”.
Phát triển sự nghiệp giáo dục ở nước ta có tầm quan trọng đặc biệt. Nền giáo dục Việt Nam phải khắc phục những khắt khe cơ cấu giai cấp, tầng lớp do nền giáo dục thuộc địa để lại và nó phải làm giàu tài nguyên trí tuệ của cn ngời, phát huy nhân tố con người là chủ yếu sáng tạo ra mọi nguồn của cải vật chất trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Chính vì vậy phát triển giáo dục đặt nền móng cho mọi sự phát triển khác có y nghĩa xã hội và ý nghĩa kinh tế sâu sắc.
Chúng ta bước vào thời kỳ CNH-HĐH phấn đấu đưa nứoc ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, tiến lên một nước có nền công nghiệp hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất vf tinh thần của người nông dân. muốn vậyh phải có đội ngũ tri thức, các nhà kinh doanh, quản lý, những nhà khoa học, chuyên gia giỏi ở nhiêu lĩnh vực mà nền tảng cảu nó là giáo dục. Giáo dục được coi là chìa khoá tiến vào tương lai. Mặt khác, để có được đội ngũ lao động có đủ năng lực tiếp cận với những công nghệ hiện đại, những phương pháp quản lý tiên tiến thì GD-ĐT phải luôn đi trước các ngành kinh tế khác một bước, phải là cơ sở để tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế. Để làm được điều đó thì phải quán triệt những quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của SNGD-ĐT, mà trước hết phải nhanh chóng khắc phục sự yếu kém của GD-ĐT. Từ đó, làm động lực thúc đẩy và đảm bảo thực hiện mục tiêu KT-XH.
Từ công cuộc đổi mới đựơc tiến hành, với nhận thức con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của sự phát triển, GD-ĐT là nhân tố hết sức cơ bản để biến đổi về chất của lực lượng sản xuất. Đảng và nhà nước đã coi chiến lược phát triển giáo dục giữ vị thế hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. ở mỗi giai đoạn đảng và nhà nước ta đều có những đường lối, chính sách phù hợp. Ngay từ những năm 1950 Đảng và Nhà nước đã đưa ra đường lối phát triển giáo dục và các cuộc cải cách giáo dục trong từng thờikỳ kháng chiến cũgn như xây dựng đất nước.
Đại hội đảng VI đã chính thức đề xướng đưòng lối đổi mới, tiếp theo là đại hội Đảng VII đã khảng định tiếp tục đường lối đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đổi mới đã đưa giáo dục sang một giai đoạn phát triển mới, đại hội Đảng VII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Đại hội Đảng VIII lại một lần nữa khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”. Nhằm nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực vào bồi dưỡng nhân tài coi trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.
Trong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng IX (2001) cũng chỉ rõ những quan điểm về giáo dục là: “Giáo dục là quốc sach hàng đầu”. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là yếu tố quan trọng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đồng thời cũgn coi giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi nguời ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển SNGD. Đẩy mạnh sã hội hoá, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện dể toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.
Nhân thức rõ vai trò của GD-ĐT đối với sự nghiệp phát triển KT-XH trong những năm qua Đảng và nhà nước đã kêu gọi khuyến khích toàn xã hội tham gia vào SNGD-DDT. Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và toàn dân dã tập trung sức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản vêg giáo dục, giải quyết được những vân đề nổi cộm, phát triển được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Hiện nay trên thế giới đang có phong trào phát triển nền “kinh tế tri thức”, ở đó sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sự phát triển của tri thức và khoa học kỹ thuật. Đứng trong trào lưu chung đó, đòi hỏi nước ta cần phải quan tâm hơn nữa, phát triển hơn nữa SNGD trong giai đoạn mới.
Một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho SNGD thực hiện đựoc mục tiêu phát triển đặt ra trong từng thời kỳ đó là sự đầu tư tài chính cho công tác này. cần phải có chính sách huy động mọi nguồn vốn kể cả trong ngân sách và ngoài ngân sách để phục vu cho hoạt động giáo dục. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay, các nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp và đaonà thể có vai trò quan trọng nhưng đồng thời cũng phải thấy rõ vai trò trung tâm của nhà nước đối với việc đầu tư phát triển SNGD.
Những vấn để cơ bản về chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục.
1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi ngân sách cho SNGD:
Cùng với việc xuất hiện của nhà nước thì cũng xuất hiện nhu cầu về tài chính để chi tiêu nhằm thực hiện chức năng của nhà nứoc do vậy NSNN ra đời. NSNN là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yếu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành KT-XH của minh. Chi quản ly hành chính, chi quốc phòng an ninh, ngoài ra còn có các khoản chi khác
Chi ngân sách cho SNGD là khoản chi trong nhom chi sự nghiệp văn xã. chi NSNN cho SNGD là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN nhằm duy trì và phát triển SNGD theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
Xét về hiện tượng bêg ngoài, theo sự nhận thức thông thường thì khoản chi của NSNN cho SNGD là khản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nhưng về mặt lâu dài chi NSNN cho SNGD là khoản chi có tính chất tích luỹ, là khoản chi đầu tư phát triển, bởi khoản chi này là nhân tố quyết định đến việc tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Đặc biệt trong giai đoạn ngày nay khoa học kỹ thuật đã trở thành nhân tố trực tiếp của sản xuất. Mọi của cải làm ra có tỉ lệ chất xám chứa đựng trong giá trị của cúng ngày càng lớn. để có đựoc nguồn nhân lực có trí tuệ, có trình độ cao là nhờ sự đầu tư tiền của cho hoạt động giáo dục. Chính vì vậy chi NSNN cho SNGD là khoản chi mang tính chất tích luỹ.
Nội dung chi NSNN cho SNGD gắn chặt với nhiệm vụ và cơ chế quản lý tài chính của SNGD trong mỗi giai đoạn lịch sử. Chi SNGD cho SNGD bao gồm những nội dung sau:
Chi thường xuyên gồm: chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, vhi cho quản lý hành chính, chi cho mua sắm sửa chữa.
+ Chi cho con người bào gồm: Tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, phúc lợi tập thể cho giáo viên và cán bộ công nhân viên chức. Đât là khoản chi để bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho con người.
+ Chi cho nghiệp vụ chuyên môn bao gôm: chi vêg giảng dayhọc tập tài liệu sách giáo khoa, đồ dùng học tập, vật liệu hoá chất thí nghiệp.
+ chi cho quản lý hành chính bao gồm: các khoản chi về công tác phí, công vụ phí (Điện nứoc, xăng xe, dịch vụ bưu điện...), hội nghị phí.
Những khoản chi trên là những khoản chi tương đối ổn định có thể định mức được. Do đó, khi xây dựng dự toán thường lấy chỉ tiêu chuẩn định mức chỉ làm căn cứ. Tuy nhiên, sự phức tạp và đa dạng của chi NSNN phần lớn đều bắt nguồn từ những khoản chi thường xuyên nay. Các khoản chi nay gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Do đó, luôn đòi hỏi phải chính xác, phù hợp, nhất quán, đảm bảo đúng chế độ chính sách của nhà nước hiện hành.
+ Chi về sửa chữa và mua sắm: Gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không cao vì phụ thuộc vào nhà cửa và trang thiết bị của nhà trường nên không thể định mức chi được. Hơn nữa. mức độ của khoản chi này phụ thuộc vào chủ trương đường lối của nhà nước trong từng thưòi kỳ và đặc biệt phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NSNN.
Chi về đầu tư xây dựng cơ bản được ghi trong kế hoạch xậy dựng cơ bản gàng năm để xây dựng mới, nâng cấp cải tạo cơ sở giáo dục. Tuy nhiện, khoản chi này còn phu thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Trong điều kiện nức ta hiện nay, sự phát triển không đều giữa các địa phương. Một số vùng kém phát triển, có điều kiện phát triển vì mục tiêu chugn của cả nước. cho nên phải huy động nguồn lực của địa phương cho những mục tiêu nhất định trong một thời gian.
Chi cho các chương trình mục tiêu là khoản chi nhằm thực hiện một số chương trình của Đảng và nhà nước. từ đầu những năm 1990 đên nay, hàng năm NSNN dành ra một khoản kinh phí nhằm thực hiện chương trình mục tiêu giáo dục, giải quyết cơ bản những tồn tại lớn trong SNGD, để có những bước chuyển biến về chất lượng. Các chương trình mục tiêu trong giáo dục bao gồm:
+ Mục tiêu phổ cập giáo dục và chống mù chữ.
+ Mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất trường học.
+ Mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học, bồi dưỡng giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm.
+ Mục tiêu tăng cường giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng sâu, đồng bằng Sông Cửu Long, hải đảo, biên giới.
+ Mục tiêu thí điểm phân ban trung học phổ thông.
ở nước ta hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho phát triển SNGD. Nguồn ngân sách này thực sự là cần thiết và có tính chất quyết định tới việc phát triển SNGD.
1.2.2. Vai trò của chi NSNN cho SNGD.
Trong nền kinh tế thị trường, NSNN không chỉ đơn thuần là quỹ tiền tệ tập trung để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước, mà thực sự trở thành công cụ điều tiết vi mô quan trọng nhất của nhà nước trong quản lý kinh tế. NSNN chi cho SNGD nhằm duy trì, phát triển xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Có thể khẳng định rằng chi cho hoạt động giáo dục là một trong những phần chi quan trọng nhất của NSNN, góp phần bảo đảm ổn định chính trịn, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, đẳm bảo thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định và phát triển KT-XH. Hoạt động giáo dục cũng như các hoạt động khác cần có sự đầu tư tiền của. Trong khi nước ta cần phát triển con người về nhân thức, trí tuệ, sức lực mà ngân sách của mỗi gia đình và các sự trợ giúp khác chưa thể đảm đương được thì chi NSNN cho giáo dục đóng vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật… Chi NSNN cho giáo dục con góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, tái sản xuất mở rộng sức lao động phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Nhìn chung, chi NSNN có một vai trò quan trọng như một trong những nhân tố quyết định đối với việc hình thành mở rộng và phát triển giáo dục. Để làm rõ điều này chúng tao cần xem xét đến những vai trò cụ thể của chi NSNN đối với phát triển SNGD.
NSNN là nguồn tài chính cơ bản, to lớn và ổn định để guy trì và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng chủ trương và đường lối của Đảng và nhà nước.
Đảng ta đã xác định giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo lan, lạc hậu. Phát triển SNGD là nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó, phân lớn nguồn kinh phí dành cho giáo dục được đảm bảo từ nguồn cấp phát của NSNN bởi việc duy trì củng cố và phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực này là nhiệm vụ và mục tiêu mà nhà nước phải thực hiện trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Là “Nguồn tài chính cơ bản” vì NSNN phải đảm bảo hầu hết các nhu cầu của SNGD như: Chi lương, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, công tác phí cho đội ngũ giáo viên và cán bộ đi học, chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (trường lớp, thiết bị, sách giáo khoa…). SNGD là một lĩnh vực hoạt động hành chính sự nghiệp mà bản chất cảu lĩnh vực này là tiêu dùng và phức lợi chung, nó đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí tương đối lớn và ổn định. Mạt khác, không thể trông chờ quá nhiều vào sự đầu tư từ khu vực tư nhân, bởi vì trong cơ chế thị trường tư nhân vhỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận,. Chính vì vậy họ chỉ đầu tư cho lĩnh vực nào mà thu được nhiều lợi nhuận. Do đó, sự đầu tư của họ sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu về giáo dục của mọi người dân.
NSNN đảm bảo đời sống ổn định cho đội ngũ giáo viên, cán bộ toàn ngành giáo dục.
Hiện nay mặc dù nguồn thu NSNN cón co hẹp, nhưng vân dành sự ưu tiên đặc biệt cho đội ngũ giáo viên. Nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động thì NSNN phải đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho cuộc sống của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục. Ngoài tiền lương chính hàng tháng hiện nay, NSNN cón dành một phần phụ cấp giảng dạy, phụ cấp dạy thêm giờ, phụ cấp thâm niên, trách nhiệm, trợ cấp khó khăn… Đây cũng là những yếu tố khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đầu tư của NSNN tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích người dân đóng góp xây dựng và sửa chữa trường lớp.
Mặc dù, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng SNGD và đã đầu tư nhiều tiền của để phát triển SNGD song nguông vốn NSNN thi có hạn mà lại có nhiều khoản chi cấp thiết khác; cho nên rất cần đến các nguồn lực của mọi tâng lớp đầu tư cho SNGD. Thông qua chi NSNN sẽ bước đầu tạo nên những yếu tố cơ bản của việc hoàn thành cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, rồi từ đó tiếp tục phát triển nó và thu hút các nguồn từ lao động sản xuất, sự đóng góp của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức XH… Đồng thời thu hút và phát huy nguồn viện trợ và cho vay ưu đãi của nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Thông qua chi NSNN để điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành.
Tuỳ thuộc vào chủ trương, đường lối của mình thông qua chi ngân sách nhà nước có thể định hướng, sắp xếp lại cơ cấu các cấp học, ngành học, mạng lưới trường lớp, điều chỉnh sự phát triển giáo dục đồng đều giữa các vùng thành thị, nông thôn, đồng bằng và miền núi… Thông qua định mức chi và nội dung chi của NSNN. Cụ thể là khi nhà nước có chính sách tăng cường và phát triển giáo dục ở khu vực nào, cấp học nào thì nhà nước sẽ đầu tư nhiều hơn cho khu vực, cấp học đó so với những nơi khác, cấp học khác. Hơn nữa, có những vấn đề trong phát triển giáo dục có tính chất chiến lược của nhà nước mà nếu NSNN không giải quyết thì những thành phần kinh tế khác trong xã hội sữ không làm và cũng không thể làm được. Ví dụ như đầu tư cho các chương trình mục tiêu: Phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, bồi dưỡng giáo viên, tăng cương giáo dục miền núi, phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn, tăng cường giáo dục miền núi, phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn, tăng cương cơ sở vật chất trường học…
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của chi NSNN cho giáo dục, trong chiến lược phát triển KT-XH cần ưu tiên đầu tư cho SNGD là loại đầu tư cơ bản đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy toàn bộ nền KT-XH. Chi cho SNGD phải được ưu tiên trong tỷ trọng chi của NSNN. Ngoài ra tăng cường đầu tư cho GD-ĐT cần phải khai thác triệt để các nguồn lực đầu tư trong xã hội.
Trên thực tế những năm gần đây tỷ trọng chi cho giáo dục so với chi cho tiêu dùng thường xuyên đã tăng thêm nhưng nếu so với nhu cầy phát triển hiện nay thì nguồn NSNN dành cho giáo dục vẫn còn hẹp. Trong điều kiện NSNN vẫn còn khó khăn, nhu cầu chi không ngừng tăng lên thì vấn đề đặt ra là đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả nhất. Trước hết phải thực hiện tốt các mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra, đồng thời phải có phương thức quản lý và sử dụng kinh phí hợp lý để nâng cao hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư NSNN cho SNGD. Tăng chi cho GD-ĐT ở các quốc gia có tính quy luật. Vì vây, nhà nước phải dành vốn thoả đáng cho sự phát triển giáo dục, bên cạnh đó cần thiết phải cải tiến phương thức quản lý sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN cho SNGD. Do đó, tăng cường quản lý chi NSNN cho SNGD là rất cần thiết.
Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi NSNN cho SNGD.
1.3.1. Nội dung quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.
Theo luật ngân sách nhà nước thì quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục bao gồm ba khâu.
+ Lập tự toán.
+ Chấp hành dự toán.
+ Kế toán và quyết toán.
Để sử dụng tiết kiệm và hiẹu quả kinh phí NSNN đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đòi hỏi chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ và những nguyên tắc quản lý nhất định thể hiện trong từng khâu.
*Lập dự toán
Lập dự toán là khâu mở đầu của quá trình quản lý, nó đóng vai trò hết sức quan trọng, là công cụ đắc lực cho công tác quản lý, khâu này đòi hỏi người quản lý phải vận dụng sáng tạo, đầy đủ các quy luật kinh tế khách quan và dựa vào các chính sách, chế độ hiện hành để đảm bảo có được kế hoạch đúng đắn, sát thực và có tính khả thi cao. Quản lý theo dự toán tức là cấp, phát và sử dụng vốn ngân sách phải có dự toán. Đây là yêu cầu trước khi cấp phát và sử dụng vốn NSNN cho SNGD do đó cần phải xây dựng dự toán theo đúng quy trình định mức và phải được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, đồng thời việc cấp phát cũng phải dựa trên cơ sở kế hoạch và dự toán đã được duyệt. Đơn vị nhận và sử dụng vốn phải dựa trên dự toán được duyệt để chi và dự toán chi cho khoản nào chỉ được sử dụng trong khoản đó và mục đích đã định trước, tránh gây lãng phí. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình thực tế mà xem xét các khoản chi vượt dự toán hoặc chi ngoài dự toán nhưng phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý tài chính hiện hành. Để đạt được các yêu cầu đó thì khi lập dự toán phải dựa trên các căn cứ và lập theo đúng quy trình lập dự toán mà nhà nước đã quy định
Yêu cầu lập dự toán:
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo yêu cầu:
Dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp từ từng cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách theo từng lĩnh vực thu , chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ.
Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời gian và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó:
Việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
Việc lập dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ và những dự án có đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định về Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù hợp với kế hoạch tài hính 5 năm, khả năng ngân sách hàng năm, đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đang thực hiện dở dang.
Việc lập dự toán chi thường xuyên phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Trong dự toán ngân sách các cấp phải bố trí chi trả đủ các khoản trả nợ ( kể cả nợ gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ.
Việc lập dự toán vay bù đắp thiếu hụt ngân sách trung ương phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức khống chế bội chi ngân sách theo Nghị quyết Quốc hội.
Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ, căn cứ tính toán.
Căn cứ lập dự toán:
Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được lập dựa trên những căn cứ sau:
Nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh và những nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị mình.
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán và đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định);
Chính sách, chế độ thu ngân sách, định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.
Các văn bản về xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sậy dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập dự toán ngân sách nhà nước.
Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước.
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương của Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh.
Số kiểm tra về dự toán thu chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đâu tư thông báo.
Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.
Ngoài ra, đối với từng nhiệm vụ thu, chi, khi lập dự toán ngân sách còn phải căn cứ vào:
Đối với thu ngân sách, dự toán được lập trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán căn cứ vào quy định hoạch chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các trương trình dự án.
Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Đối với chi trả nợ, việc lập dự toán căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán.
Quy trình lập dự toán chi.
Quy trình lập dự toán chi cho giáo dục tiến hành theo các bước cơ bản sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ cho ngành giáo dục - đào tạo và các văn bản hướng dẫn lập dự toán, ngành giáo dục giao chỉ tiêu và hướng dẫn cho các đơn vị lập dự toán chi.
Thứ hai: Các đơn vị cơ sở giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao ( số kiểm tra) và văn bản hướng dẫn của cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét duyệt tổng thể dự toán chi ngân sách cho SNGD vào dự toán chi ngân sách nhà nước nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt.
Thư ba: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước thông qua, cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ chính thức phân bổ theo dự toán cho cơ quan ngành giáo dục.
Với trình tự tiến hành như trên, quá trình lập dự toán chi vừa đảm bảo đựoc tỉnh khoa học tính thực tiễn và thể hiện rõ sự tồn trọng nguyên tắc thống nhất, tập trung, dân chủ trong quản lý.
*Chấp hành dự toán.
Thực hiện kế hoạch chi ngân sách cho SNGD cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:
Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi đã xác định.
Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ kịp thời, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, thất thoát vốn của NSNN.
Trong quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải hết sức tiêt kiêm, đúng chính sách, chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của mỗi khoản chi.
Những căn cứ tổ chức công tác điều hành cấp, phát và sử dụng các khoản chi ngân sách cho SNGD bao gồm:
Dựa vào mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là căn cứ tác động có tính chất bào trùm đến việc cấp phát và sử dụng các khoản chi bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp đã được cơ quan quyền lực nhà nước phê duyệt.
Dựa vào thực lực nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đáp ứng chi ngân sách cho SNGD trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước phải quán triệt quan điểm “lường thu mà chi”. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch thì mới chuyển hoá được chi tiêu dự kiến thành hiện thực.
Dựa vào định mức, chế độ chi tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hiện hành. Đây là căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát sử dụng các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của việc cấp phát và sử dụng các khoản chi.
Các biện pháp cơ bản để tổ chức tốt công tác cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân sáchcho SNGD bao gôm:
Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý, tháng để làm căn cứ quản lý cấp phát.
Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan (tài chính, kho bạc, giáo dục) trong quá trình cấp phát, sử dụng các khoản chi NSNN.
Cơ quan Tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho SNGD, bàn bạc với cơ quan giáo dục điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép.
Hướng dẫn các đơn vị cơ sở ngành Giáo dục thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, hạch toán đầy đủ, rõ ràng các khoản chi cho từng loại hoạt động.
Thường xuyên kiểm tra tình hnhf nhân và sử dụng vốn kinh phí ngân sách nhà nước ở các đơn vị giáo dục, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với định mức chế độ chi ngân sách nhà nước hiện hành.
*Kế toán và quyết toán.
Kế toán và quyết toán là bước cuối cùng của quy trình quản lý. Quyết toán các khoản chi NSNN cho SNGD là quá trình kiểm tra, ra soát, chính lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ hạch toán và chấp hành dự toán nhằm phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán. Mục đích chủ yếu của khâu này là tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi từ đó rút ra những ưu, nhược điểm trong quản lý để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Báo cáo quyết toán là căn cứ để cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính kiểm tra việc lập dự toán và phân tích tình hình chấp hành ngân sách của các dơn vị, nó giúp cho việc đánh giá, phát hiện những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ tài chính từ đó có các biện pháp ngăn ngừa và xử lýkịp thời và là cơ sở để cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính tổng hợp quyết toán NSNN hàng năm.
Các nội dung công tác quản lý chi ngân sách nêu trên có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn, định mức chi là cơ sở cho việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán các khoản chi. Qua việc phân tích tình hình lập dự toán thực hiện bà quyết toán các khoản chi có thể phát hiện ra mặt bất hợp lý của định mức để hoàn thiện… Tất cả các nội dung công tác quản lý cần phải luôn quán triệt được các nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc quản lý chi theo dự toán, nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Có như vậy mới thực hành tiêt kiệm và nâng cao hiệu quả đồng vốn của ngân sách nhà nước đầu tư cho SNGD.
1.3.2. Những tồn tại cơ bản trong công tác quản lý chi NSNN cho SNGD ở nước ta hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay SNGD nước ta noi chung và tỉnh Hà Tây noi riêng đang đứng trước một thách thức lớn đòi hỏi phải vừa phát triển nhanh về quy mô giáo dục, vừa phải nhanh tróng nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy trong những năm tới Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục hơn nữa để đảm bảo tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt chú trọng ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, vùng sầu, vùng xa và dân tộc ít người.
Nhưng co nguồn vốn NSNN còn hạn hẹp, nên việc đầu tư cho giáo dục phải tiết kiệm hiệu quả, đúng mục đích và có trọng tâm, trọng điểm. Nhưng do những khó khăn nhất định mà công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục ở nước ta còn có những điểm bất cập. Điều đó thể hiện cụ thể trong từng khầu của quá trình quản lý chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh.
*Trong khâu lập dự toán:
Trong ba khâu lập dự toán, chấp hành và kế toán quyết toán thi khâu lập dự toán được coi là khâu tiền đề cho các khâu còn lại. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng và là công cụ đắc lực cho công tác quản lý. Song thực tế hiện nay của ngành Giáo dục là trong khâu lập dự toán còn tồn tại nhiều bất cập. Mà một trong các vấn đề đó là việc lập dự toán chi Ngân sách của ngành còn chưa mang tính sát thực và hiệu quả. Điều đó được thể hiện thông qua việc lập dự toán ở các cấp cơ sở – mà cụ thể ở đây là các trương – còn mang tính chất thủ tục. Theo luật Ngân sách mới ban hành năm 2002 thi dự toán chi NSNN của ngành phải được tổng hợp từ từng cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách, theo từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu chi. Song một thực tế hiện nay là các trường còn coi nhẹ khâu này trong quá trình quản lý vì vậy mà chất lượng dự toán được lập của các đơn vị nhìn chung là chưa cao vì thế khi tổng hợp lên dự toán chi của ngành còn có nhiều sai lệch gây khó khân cho quá trình cấp phát trong thực tế.
Một vấn đề đáng chú ý hiện nay nữa là đa số các cán bộ tài chính ở các trường noi chung là có trình độ chưa cao. Đa phần là chỉ qua các lớp đào tạo sơ cấp về tà chính kế toán và một số ít có trình độ trung cấp. Đó là còn chưa kể đến một số trường có giáo viên hoặc bộ phận văn thư kiêm cho cả bộ phận kế toán. Vì vậy mà còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý tài chính ở các cơ sở.
Ngoài ra do đặc thù của ngành giáo dục là thời gian cho một năm học được nối tiếp giữa hai năm trong khi đó năm ngân sách lài bắt đầu từ ngay 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm vì vậy đây cũng là một khó khăn trong công tác quản lý tài chính của nganh noi chung và trong khâu lập dự toán noi riêng.
*Trong khâu chấp hành dự toán.
Cũng như trong khâu lập dự toán ở khâu chấp hành dự toán cung còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục như trong quá trình cấp phát còn chưa chú tròng đền việc kiểm soát các khoản chi vì thế ở nhiều khầu vẫn diễn ra tình trạng thất thoát vốn NSNN gây lãng phí không ít. Nhiều khoản chi không mang lại hiệu quả cao. Và cũng còn có những đơn vị trong quá trình chấp hành dự toán đã không bám sát vơi dự toán được duyệt cụ thể như dùng kinh phí của khoản này để chi cho khoản khác gây ra sự chồng chéo kém hiệu quả và làm mất sự kiểm soát của các cơ quan tài chính đổi với các khoản chi. Không nhưng thế một số đơn vị còn chi vượt dự toán để đến khi thiếu lại phải xin thêm. Ngược lại với tình trạng đó thi có một số đơn vị do trong năm phân bổ chi không hơp lý đến cuối năm kinh phí còn quá nhiều vì thế đã xây ra tình trạng chạy kinh phí.
*Trong khâu kế toán quyết toán.
Nhìn chung khâu quyết toán các đơn vị đã chấp hành được các quy định đặt ra của nhà nước nhưng cũng còn có những điểm đòi hỏi các đơn vị cần phải khác phục để hoàn thiện cơ chế quản lý của ngành như :việc ghi chép sổ sách kế toán còn nhiều chỗ chưa hợp lý, không sát với tình hình chi thực tế. Tình trạng có những khoản chi không thể quyết toán được và các báo cáo tài chính còn thiếu thuyết minh báo cáo tài chính đi kèm. Gây không ít khó khăn cho công tác quyết toán.
chương 2
Thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
2.1. Đặc điểm của ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây.
Hà Tây là một tỉnh ven đô, được tái thành lập từ tháng 10/1991. Bao gồm 12 huyện, thị xã với 324 xã, phường thị trân.
Về vị trí địa lý, Hà Tây có toạ độ địa lý từ 20,310 – 21,170 vĩ độ bắc và 105,170 – 1060 kinh Đông, phía Đông giáp Hà Nội, phía Tây giáp Hoà Bình, phía Nam giáp Hà Nam, phía Bắc giáp Vĩnh Phúc. Bao quanh thành phố Hà Nội về hai phía Tây – Nam với ba cửa ngõ của thủ đô (trong bảy cửa ngõ) qua các quốc lộ 1, 6 và quốc lộ 32.
Hà Tây nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng và Quảng Ninh, hạt nhân kinh tế của miền Bắc, nằm trong khu vực chuyển tiếp từ Tây Bắc và trung du miền Bắc với đồng bằng Sông Hồng qua một mạng lưới giao thông về đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ tương đối phát triển.
Với diện tích 2.147,5 km2, dân số 2.498.760 người ( đưng thứ 5 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hoá, và Nghệ An). Như vậy mật độ dân số trung bình của Hà Tây là 1.154 người/km2, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng (2.430.200 người) số còn lại (68.560 người) sống rải rác ở 9 xã miền núi.
Tuy nhiên, với mật độ dân số cao nhưng số dân Hà Tây sống ở thành thị không nhiều (chỉ khoảng 375.000 người) đa phần dân số sống ở nông thôn. Dân số trong độ tuổi lao động 1.300.000 người, đây là nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng và có trình độ văn hoá, nhanh nhậy tiép thu tiến bộ sản xuất hàng hoá. Đây thực sự là một thế mạnh của tỉnh.
Về kinh tế, thế mạnh lớn nhất của Hà Tây là phát triển nông nghiệp. Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, Hà Tây đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Sản lượng lương thực, thực phẩm không ngừng tăng trong những năm gần đây. Đáng chú ý là toàn tỉnh đã khai thác hơn 3000 ha đất trống đồi núi trọc để trồng chè, cây ăn quả và trồng rừng. Tuy nhiên do dân cư phân bố không đồng đều như đã nêu ở trên cho thấy phần lớn số dân trong tỉnh sống bằng nghề nông nghiệp hoặc bán nông nghiệp. Do vậy thu nhập mang lại rất thấp. Điều này có ảnh hưởng đặc biệt lớn tới việc đầu tư cho con em theo học trung học phổ thông.
Về sản xuất công nghiệp, thương mại và dich vụ, do nằm cạnh khu tam giác kinh tế miền Bắc, lại tiếp giáp với thủ đô Hà Nội nên Hà Tây có rất nhiều thuận lợi trong lĩnh vực này. Dễ thấy đựoc Hà Nội là địa bàn tiêu thụ rộng lớn. Do vậy, Hà Tây có điều kiện để trao đổi lưu thông hàng hoá với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và các tỉnh phía nam. Tuy còn ít các nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn hoạt động trên địa bàn, song Hà Tây lại là điểm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài chon làm cơ sở đầu tư. Những năm gần đây tỉnh đã thực hiện chính sách trải thảm đỏ kêu gọi các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó Hà Tây có rất nhiều cảnh quan và di tích lịch sử. Theo thống kê cả Bộ văn hoá thi Hà Tây đứng thứ ba cả nước về di tích lich sử (300 di tích lịch sử với mật độ 14di tích/100 km2 trong khi cả nước là 2,2 di tích/100 km2). Có nhiều di tích và thắng cảnh nổi tiếng như chùa Hương, chùa Thầy, núi Tản… Cộng với yếu tố giao thông thuận tiện, đây quả là lợi thế lớn cho ngành du lịch Hà Tây. Nó mang lại nguồn thu không nhỏ cho Ngân sách tỉnh.
Hà Tây có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống khác với các nghề như dệt lụa, mây tre đan, khảm trai, sơn mài, điêu khắc, thêu ren… Đây là những mặt hàng độc đáo không những tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Về văn hoá xã - hội, là một tỉnh phụ cận vên đô nên Hà Tây chịu ảnh hưởng ít nhiều của nền văn hoá đô thị. Đây là điều kiện tốt, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển Giáo dục - Đào tạo. Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo vẫn luôn có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ người đị học trên tổng số dân ngày càng cao. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm nhiều, học sinh lưu ban chỉ còn dưới mức 1,7 %. Số học sinh tăng bình quân hàng năm là 5%.
Các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh truyền hình được chú ý phát triển, hướng vào giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần làm cho trình độ dân trí, trình độ văn hoá xã hội của người dân Hà Tây được nâng cao.
Với sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND tỉnh về các mặt văn hoá xã hội, người Hà Tây đã đem lại cho tỉnh nhà nhiều thành tích triên các lĩnh vực thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, thi học sinh giỏi trên quy mô toàn quốc.
Là một tỉnh có nhiều thuân lợi song không ít những khó khăn về kinh tế xã hội do dân số đông, GDP bình quân đâu người thấp 5,356 triệu đồng năm , tỉnh Hà Tây còn phải phấn đấu nhiều mặt để từ đó đưa giáo dục của tỉnh đi lên.
2.1.2. Hoạt động giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây.
Nhân thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng, mặc dù còn nhiều khó khăn như thu nhập bình quân đầu người còn thấp, cơ cấu ngành nghề mất cân đối đặc biệt là cân đối ngân sách… Nhưng ngành giáo dục vẫn không ngừng được quan tâm đầu tư và tạo điều kiện phát triển đồng bộ theo định hướng của Đảng – UBND và các ban ngành chức năng của tỉnh.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh và nhờ sự kiên trì thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết cấp trên của toàn bộ cán bộ Đảng viên và người dân trong quân giữ được thế ổn định và từng bước phát triển. SNGD của tỉnh cũng từ đó mà ngày càng được củng cố, ổn định và phát triển vững chắc về số lượng cũng như chất lượng. Để thực hiện đựoc mục tiêu sát thực, có tính chiến lược trong sự nghiệp giáo dục của quận để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài nhằm rút ngắn con đường tiến lên CNH-HĐH đất nước, cần phải nhìn nhận đánh giá đúng thực trạng giáo dục của tỉnh trong những năm qua để từ đó đề ra phương hướng quản lý, đầu tư cho ngành.
+Quy mô phát triển các ngành học giáo dục phổ thông:
( Xem bảng 1)
Bảng 1: Sự biến động về số trường, lớp và số học sinh đang học THPT ở tỉnh Hà Tây
Đơn vị: Người
Năm học
Chỉ tiêu
2000 – 2001
2001 – 2002
2002 - 2003
Hệ A
Hệ B
Hệ A
Hệ B
Hệ A
Hệ B
Số trường
52
9
54
11
55
16
Số lớp
1.424
246
1.512
358
1.508
435
Số học sinh
79.570
13.214
81.160
19.130
82.370
23.050
Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tây.
Mặc du kinh tế của tỉnh còn thuộc diện khó khăn nhưng với tinh thần hiếu học nên ngành giáo dục của tỉnh vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, điều đó phần nào được thể hiện trong bảng trên.
Qua bảng trên ta thấy qua năm học 2000- 2001, 2001 – 2002 và 2002 – 2003 số học sinh đều tăng lên. cùng vơi sự tăng lên nhanh tróng về số học sinh thì tỉnh cũng đầu tư thêm nhiều trường và lớp để đáp ứng cho nhu cầu học của con em trong tỉnh. Bên canh các trường công lập thì tỉnh cũng đã xây dựng thêm nhiều trường bán công nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho việc đi học của nhưng người có nhu cầu muốn đi học nhăm mục tiêu nhanh tróng tiến đến phổ cập giáo dục THPT.
+ Chất lượng giáo dục:
Được sự quan tâm của Đảng Uỷ – UBND và các ngành có liên quan cùng với ý thực được tầm quan trọng của Giáo dục của mỗi người dân trên địa bàn nên chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả tốt đẹp.
(Xem bảng 2)
Bảng 2: Chất lượng giáo dục đạo đức THPT của tỉnh Hà Tây.
Ngành học
Chỉ tiêu
2000 – 2001
2001 – 2002
2002 - 2003
Tốt
31%
32,7%
33,5%
Khá
40%
41,2%
42,6%
Trung Bình
25%
23,1%
21,3%
Yếu
2,4%
1,6%
1,4%
Kém
1,6%
1,4%
1,2%
Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tây.
Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ đạo đức tốt và khá qua các năm đều tăng tuy không tăng nhiều nhưng đây là dấu hiệu tốt của ngành giáo dục trong tỉnh. Song số học sinh yếu và kém còn giảm châm. Điều này phản ánh việc giáo dục các học sinh cá biệt còn thiếu mềm dẻo và linh hoạt.
Đặc biệt vấn đề cấp thiết cần quan tâm trong công tác giáo dục THPT của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua là chất lượng giáo dục.
Bảng 3: Chất lượng giáo dục văn hoá ngành học THPT tỉnh Hà Tây.
Năm học
Chỉ tiêu
2000 – 2001
2001 – 2002
2002 - 2003
Giỏi
15,7%
16,1%
15,4%
Khá
30,1%
33,8%
36,2%
Trung bình
42,2%
40,3%
39,5%
Yếu
8,6%
6,3%
6,1%
Kém
3,3%
3,5%
2,8%
Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tây.
Qua bảng trên ta thấy về mặt Giáo dục THPT ơ tỉnh Hà Tây nhìn chung về chất lượng văn hoá vẫn được giữ vững và nhiều trường có chiều hướng tăng lên. Điều đó thể hiện ở tỷ trọng học sinh khá và giỏi đều tăng qua các năm học. Cụ thể năm học 2000 – 2001 tỷ trọng học sinh khá giỏi là 15% năm 2001 – 2002 là 16,1% tăng 1,1% và tỷ lệ học sinh khá năm 2002-2001 là 30,1% năm 2001-2002 là 33,8% tăng 3,7% và năm 2002-2003 là 36,2% tăng 2,4%. Số lượng học sinh yếu, kém giảm đi đáng kể. Một số trường có nhiều học sinh tham gia vào các cuộc thi của tỉnh và của toàn quốc và đạt kết quả cao. Để đạt được kết quả đó một phần nhờ vào sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em mình. Trong những năm gần đây cùng với việc phát triển của đất nước thi việc đô thị hoá ở Hà Tây cung diễn ra mạnh mẽ điều đó đã phần nào dẫn đến tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào tận học đường làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh bậc học THPT. Qua năm 2002-2003 tỷ lệ học sinh giỏi giảm đi so với năm 2001-2002 là 0,7%. Điều này đang là vấn đề đáng báo động yêu cầu các cấp, các ngành có liên quan cần phải xem xét và đánh giá lại. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT vẫn đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn cong là thấp so với mức độ chung của cả nước. Tỷ lệ học sinh yếu và kém đã giảm đi những chỉ giảm được một lượng không đáng kể. Bên cạnh đó vẫn có những trường đạt kết quả khá cào về chất lượng.
+ Xây dựng các điều kiện để củng cố phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Con người là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giáo viên của ngành Giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm qua cũng có sự biến động không nhỏ cụ thể qua nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4: Sự biến động về số lượng giáo viên bâc THPT tỉnh Hà Tây
Đơn vị: người
Năm học
Chỉ tiêu
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Sl cần cho năm 2002-2003
Số giáo viên
2.441
2.785
3.100
3155
Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tây.
So sánh giữa các năm học ta tầy rằng: Do số trường, số lớp , số học sinh tăng nên dẫn đến việc số lượng giáo viên tăng là điều tất yếu. Nhưng so số giáo viên năm 2002-2003 với nhu cầu giáo viên cho ngành giáo dục năm 2002-2003 thì vẫn con chưa đủ. Như vậy số lượng giáo viên đã không đủ để có thể đảm bảo cho công tác giảng dạy cho nên việc nâng cao chất lượng giáo dục là khó thực hiện được. Bên cạnh những tích cực như đã nâng cao trình độ chuyên m9on cho giáo viên thì vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác giảng dạy như bài soạn còn nhiều điều chưa được khoa học, rõ ràng. Phương pháp giảng dạy còn mạng nặng tính lý thuyết. Tổ nhóm chuyền môn sinh hoạt còn mang tính hình thưc, nội dung nghèo nàn, chưa rõ quy trình triển khai một chuyên đề.
Đối với công tác xây dựng cơ sở vật chất, trng thiết bị trường học ngành giáo dục tỉnh năm học 2002-2003 được đánh giá là triển khai đạt hiệu quả tốt hơn năm 2001-2002 cụ thể là co 1 trường công lập và 5 trường bán công được xây dựng mới, sửa chữa 70 phòng học với kinh phí là 400 triệu đồng, mua sắm bàn ghế học sinh, giáo viên, máy vi tính và đồdùng học tập với tổng kinh phí là 12.765,5 triệu đồng.
Như vậy, ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh đã cho thấy rằng bên cạnh những mặt đạt được vẫn tông tại nhiều hạn chế như: chất lượng giáo dục còn ở mức thấp nhất, số lượng, chất lượng giáo viên con chưa đảm bảo… Vì vậy cácc ban ngành cần quan tâm nhiều hơn đến ngành Giáo dục. Tuy nhiên trong khi nền kinh tế còn khó khăn NSNN còn hạn hẹp mà việc đầu tư cho SNGD chủ yếu từ NSNN, nên vấn đề đặt ra là phải có biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN cho SNGD. Vì vậy chúng ta đi sâu vào phân tích tình hình chi NSNN cho Giáo dục. Từ đó rút ra giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả trong việc quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục.
2.2. Thực trạng chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
2.2.1. Cơ cấu chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Tình hình chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo ở Hà Tây trong những năm gân đây.
Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, Giáo dục-Đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng đang đứng trước những thử thách lớn lao, yêu cầu sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo phải đổi mới, cố gắng vươn nên không ngừng. Hà Tây là một tỉnh ven đô, dân số khá đông lại là một tỉnh thuần nông nên thu nhập bình quân thấp. Song Hà Tây lại là một tỉnh có nền Giáo dục-Đào tạo tương đối phát triển. Mức đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo của tỉnh trong những năm qua không ngừng tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN của toàn tỉnh điều đó được thể hiện qua bảng 5:
Qua bảng 5 cho ta thấy số chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo ở Hà Tây gia tăng hàng năm. Với chủ trương quyết tâm giữ vững đà phát triển về số lượng và hiệu quả Giáo dục-Đào tạo, tỉnh đã tạo mọi điều kiện để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu học tập của nhân dân. Số chi NSNN cho Giao dục-Đào tạo chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số chi NSNN toàn tỉnh hàng năm.
Kế hoạch chi cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo Hà Tây năm 2001 là 256.831 triệu đồng, năm 2002 là 301.760 triệu đồng, năm 2003 là 327.226 triệu đồng tương ứng với 32%, 36,1% và 37,38% tổng chi NSNN toàn tỉnh. Điều đó chứng tỏ ngay ở khâu lập kế hoạch chi NSNN Hà Tây đã chú trọng tăng chi cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo của tỉnh.
Song thực tế việc thực hiện kế hoạch chi cả về tổng chi NSNN và chi cho Giáo dục-Đào tạo lại luôn co sự biến động, tăng hoặc giảm so với dự toán. Cụ thể: Thực tế chi cho Giáo dục-Đào tạo năm 2001 so với dự toán năm tăng 14,39% trong khi thực tế chi NSNN chỉ tăng 3,82%. Do tỷ lệ thực hiện chi NSNN cho Giáo dục-Đào tạo tăng cao như vậy nên tỷ trọng chi cho Giáo dục-Đào tạo trên tổng chi NSNN tỉnh Hà Tây thực tế lên đến 35,3%. Đây thực sự là một khoản chi đáng kể, tạo điều kiện thận lợi cho sự nghiệp phát triển Giáo dục-Đào tạo của tỉnh. Và trong hai năm tiếp theo thì tỷ trọng chi cho Giáo dục đều có xu hướng tăng lên điều này đã khảng định thêm một bước tầm quan trọng của ngành Giáo dục-Đào tạo trong vị trí chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Qua sự phân tích trên, ta có thể rút ra được một số nhận xét về đầu tư NSNN cho Giáo dục-Đào tạo của tỉnh Hà Tây cũng như tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN cho ngành Giáo dục-Đào tạo như sau.
Thứ nhất: Tỷ trọng chi cho Giáo dục-Đào tạo tăng hàng năm là một chuyển biến tích cực. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Hà Tây đối với vấn đề quốc sách hàng đầu là Giáo dục-Đào tạo.
Thứ hai: Việc tăng chi cho Giáo dục-Đào tạo hàng năm trong khi tổng chi NSNN toàn tỉnh tăng không nhiều cho thấy kế hoạch đã lập cho ngành có tính khả thi cao. Song nếu tỷ lệ chi thực tế quá cao sẽ là không tốt vì như vậy khoản chi ngoài kế hoạch rất lớn. Biểu hiện: năm 2001 tỷ lệ chi thực tế cho Giáo dục-Đào tạo tăng 14,39% so với kế hoạch chứng tỏ việc quản lý các khoản chi này chưa tốt. Hà Tây cần phải có biện pháp quản lý sao cho kế hoạch chi vừa có tính khả thi cao đồng thời đảm bảo thực tế chi khớp đúng với dự toán đã lập. Điều này đã được tỉnh quan tâm thực hiện, thể hiện cụ thể qua tình hình chi cho Giáo dục-Đào tạo của hai năm tiếp theo năm 2002 vượt quá là 3,57% và năm 2003 chỉ vượt là 1,19%. Như vây, Hà Tây đang dần dần đi vào quản lý các khoản chi NSNN cho Giáo dục-Đào tạo theo dự toán Nhà nước. Trong thời gian tới cần tiếp tục có biện pháp tăng cường các khoản chi theo đúng dự toán.
Nguồn kinh phí từ NSNN cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo ở Hà Tây ngày càng tăng là một chuyển biến tích cực. Bởi sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo cũng như sự nghiệp kinh tế chính trị-xã hội, có ý nghĩa sống còn ngay cả trước mắt cũng như lâu dài. Song điều chúng ta quan tâm chính là hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí nói trên. Để giải quyết điều này cần xác định đúng đắn một kết cấu chi hợp lý. Thực tế kết cấu chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo Hà Tây thời gian qua được phản ánh cụ thể ở bảng 6.
Qua số liệu bảng 6 cho thấy kết cấu chi cho Giáo dục-Đào tạo ở Hà Tây được xắp xếp theo thứ tự chi lớn nhất dành cho cấp tiểu học, sau đó là trung học cơ sở, tiếp đến là giáo dục trung học phổ thông , giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên và cuối cùng là hướng nghiệp day nghề.
Bảng trên cũng cho chúng ta thấy rõ là mô hình Giáo dục-Đào tạo ở Việt Nam được kết cấu theo hình chóp. Tức là từ cấp học tiểu học trở lên sẽ giảm dần về số lượng học sinh cũng như nguồn đầu tư từ NSNN.
Kết cấu như vậy hoàn toàn phù hợp với xu hướng thế giới và điều kiện nước ta hiện nay. Phát triển Giáo dục-Đào tạo theo mô hình này đồng nghĩa với việc thực hiện chế độ tuyển sinh có chọn lọc. Có như vậy mới khuyến khích các em không ngừng phấn đấu trong học tập, phát huy năng lực đồng thời tăng định mức chi NSNN cho mỗi học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể nguồn kinh phí đầu tư cho mỗi cấp học ở Hà Tây như sau:
Phần kinh phí lớn nhất trong tổng chi cho Giáo dục-Đào tạo ở Hà Tây dành cho cấp tiểu học (36% năm 2001, 37,4% năm 2002 và 36,1% năm 2003 không ngoài mục đích thực hiện vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học xũa mù hữ trong toàn dân. Đây là cấp được Nhà nước chú trọng đầu tư và bao cấp nhiều nhất.
Đối với trung học cơ sở, đây là giai đoạn tiếp lối chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn mù chữ tiến tới phổ cập giạo dục trung học cơ sở. Phần chi NSNN cho cấp học này cũng khá cao và càng ngày càng tăng (33,1% năm 2001, 34,5% năm 2002 và 33,9% năm 2003).
Còn đối với cấp Trung học phổ thông, đây được xác định là cấp học vô vùng quan trọng mang tính chuyển tiếp giai đoạn từ giáo dục sang đào tạo. Do vậy giáo dụ trung học phổ thông được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển.
Song với xu thế phát triển mô hình giáo dục hình chóp nên đối với cấp học trung học phổ thông, chế độ tuyển sinh tương đối khắt khe. Ngoài những học sinh đủ điều kiện được nhập học còn lại các em hoặc là không đủ điểm học khoặc là không có điều kiện theo học sẽ có hướng chuyển sang các trường dạy nghề. Như vậy chất lượng giáo dục sẽ đảm bảo hơn. Chính vì lý do này mà nguồn kinh phí đầu tư từ NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông thấp hơn so với giáo dục trung học cơ sở và giáo dục tiểu học (Tỷ trọng chi giáo dục trung học phổ thông so với tổng chi toàn ngành Giáo dục-Đào tạo của tỉnh là 13,9% năm 2001, 13,9% năm 2002 và 14,1% năm 2003).
Tiếp theo là nguồn kinh phí dành cho giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề. Nguồn vốn NSNN cấp cho các cấp học này ít dần bởi vì số lượng học sinh ít hơn so với trung học phổ, trung học cơ sở và giáo dục tiểu học. Riêng đối với giáo dục mầm non, thực tế các em ở lứa tuổi này rất nhiều, song chủ yếu vào học trong các trường mầm non tư thục, phần ít theo học mầm non công lập nên nguồn kinh phí NSNN cấp cho mầm non không nhiều.
Tình hình chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây.
Hàng năm nguồn vốn chi từ NSNN cho SNGD THPT của tỉnh đều có xu hướng tăng. Tổng số chi cho Giáo dục tăng lên, vậy trong từng nhóm , mục chi cụ thể tăng giảm như thế nào? Qua nghiên cứu bảng số liệu sau ta sẽ làm rõ được vấn đề đó:
(Xem bảng 8).
Căn cứ vào tính chất của các khoản chi, thì khoản chi thường xuyên NSNN cho SNGD THPT bao gồm:
+ Chi cho con người.
+ Chi giảng dậy học tập.
+ Chi quản lý hành chính.
+ Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ.
Cơ cấu chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây qua ba năm đã có sự biến đổi theo chiều hướng gia tăng. Mức chi thực tế ở các nhóm chi đều dựa trên cơ sở kế hoạch và hầu hết đều vượt và đúng kế hoạch. Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan đối với SNGD THPT của tỉnh ngày một tăng hơn.
- Nhóm chi cho con người là khoản chi lớn nhất trong cơ cấy chi thường xuyên cho giáo dục. Khoản chi này bào gồm: chi tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tê…Nhờ có khoản chi này mà đời sống của đội ngũ giáo viên và cán bộ ngành giáo dục được đảm bảo, tạo điều kiện để họ yên tâm với nghề nghiệp.
Xét trong ba năm qua từ năm 2001 đến năm 2003, tổng chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông không ngừng tăng lên. Do đó, chi con người tuy tỷ trọng trong cơ cấy tổng chi mỗi năm giảm( 72,8% năm 2001, 75,41% năm 2002 và 74,17% năm 2003) nhưng xét về số tuyệt đối và số tăng của năm sau vẫn cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2002 so với năm 2001 chi cho con người vẫn tăng 3.503 triệu đồng và tương ứng với số tương đối tăng 11,78%, năm 2003 so với năm 2002, chi cho con người tăng 2.134 triệu đồng và tương ứng với số tương đối tăng 6,42%. So sánh năm sau với năm trước, số chi con người tăng lên như vậy là khá cao. Song yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu, hơn nữa số lượng giáo viên tăng lên hàng năm không nhỏ do đó trong thời gian tới rất cần thiết nâng tỷ trọng nhóm chi này sao cho theo kịp tốc độ tăng của tổng chi NSNN cho giáo dục.
- Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn: Nhóm chi này đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Song điều đáng mừng là tỷ trọng của nhóm chi này đang có xu hướng nâng cao dần lên. Năm 2001 tỷ trọng này là 7,34%, năm 2002 là 7,67%, thì năm 2003 là 7,8%. Điều đó chứng tỏ Hà Tây đã có sự quan tâm, chú trọng trong việc đầu tư. Song thời gian tới phải nâng cao hơn nữa tỷ trọng của nhóm chi này.
- Nhóm chi cho quản lý hành chính: nhóm chi này có xu hướng giảm dần về tỷ trọng ( Năm 2001 chiếm 9,23% tổng số chi NSNN cho ngành Giáo dục trung học phổ thông, năm 2002 là 7,85% và năm 2003 khoản chi này chỉ chiếm tỷ trọng là 6,48%). Đây là điều đáng mừng vì nhóm chi này rất khó định mức và khó quản lý. Nhưng vẫn cần phải giảm hơn nữa các khoản chi hành chính để từ đó tăng mức chi cho các khoản chi khác quan trọng và cấp thiết hơn.
- Nhóm chi cuối cùng là chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ cho các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Nhóm chi này chiếm một tỷ trọng đáng kể và tương đối ổn định (năm 2001 là 10,62%, năm 2002 là 9,07% và năm 2003 là 10,55%). Thứ tự ưu tiên khoản chi này là sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ sau đó mới đến mua sắm tài sản. Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất, trường lớp trong hệ thống giáo dục Hà Tây còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn trong khi nhu cầu giáo dục tăng lên. Do đó thư tự ưu tiên là hoàn toàn phù hợp.
Qua sự phân tích trên ta nhân thấy ràng kết cấu chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông Hà Tây chưa thật hợp lý. Cần quan tâm chú trọng từng bước hoàn tiện cơ cấu đó để hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt cần có sự đầu tư lớn hơn cho khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.
Có thể nói, sự biến động từng nhóm chi trong tổng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông Hà Tây có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy và học. Song trong mỗi nhóm chi lại có nhiều khoản, mục chi khác nhau. Để xem xét tính hợp lý của các khoản,mục chi đó, chúng ta hãy cùng đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu của mỗi nhóm chi.
* Tình hình chi cho con người.
Theo như bảng 8, chi cho con người luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi NSNN cho Giáo dục trung học phổ thông. Điều này chứng tỏ con người luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tổng chi con người tuy lớn nhưng thực tế thu nhập của giáo viên có đảm bảo được cuộc sống hay không? Câu hỏi đặt ra cần phải được xem xét bởi chi con người bao gồm rất nhiều các mục chi nhỏ như chi lương phụ cấp lương, tiền thưởng các khoản đóng góp và phúc lợi tập thể.
+ Thông qua bảng 9 cho thây chi lương luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi cho con người. Năm 2001 chi lương chiếm 64%, năm 2002 chiếm 60,52% và năm 2003 chiếm 60,1% tổng chi cho con người. Cùng với sự tăng tổng chi cho con người, hàng năm chi lương luôn gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2002 so với năm 2001 chi lương tăng 480 triệu đồng tương ứng tăng 2,52%, năm 2003 so với năm 2002 chi lương tăng 1.748 triệu đồng tương ứng tăng 8,96%. Khoản chi này có sự biến động trên do chịu ảnh hưởng của số lượng cán bộ giáo viên và những thay đổi chính sách chế độ của nhà nước. Điều này sữ được giải thích rõ hơn ở phần phụ cấp lương
+ Phụ cấp lương bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy thêm giờ và phụ cấp đặc biệt của ngành là phụ cấp ưu đãi… Theo như bảng 8 thì khoản phụ cấp lương chiếm tỷ trọng thứ hai sau chi lương trong tổng chi con người và tỷ trọn này tăng nhanh chóng trong những năm gần đây (năm 2001 là 22,9%, năm 2002 là 29,32% và năm 2003 là 29,02%). Có sự tăng nhanh về tỷ trọng chi phụ cấp trong tổng chi con người là do ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi chính sách chế độ của Nhà nước. Trong điều kiên kinh tế hiện nay, khi mà mức lương chính còn chưa cao thì phụ cấp lương đã trở thành một khoản thu nhập đáng kể cho các cán bộ, nhân viên trong ngành giáo dục tỉnh nhà.
Như vậy, với khoản thu nhập đáng kể từ phụ cấp lương đời sống của giáo viên đã bớt đi khó khăn trước mắt, đảm bảo được tái sản xuất sức lao đọng, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên môn.
+ Tiền thưởng là một khoản chi mang tính chất khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên nâng cao tình thần trách nhiệm và trình độ. Vì nó không mang tính thường xuyên và không phài là khoản thu nhập lớn nên chiếm tỷ trọng nhỏ từ 0,74% đến 0,94% trong tổng chi cho cong người. Bảng 8 cho thấy khoản chi này có xu hướng giảm trong các năm gần đây, đặc biệt là năm 2002 so với năm 2001 chi cho tiền thưởng giảm 40 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là -14,34%. Thiết nghĩ khoản chi này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng, cần tăng chi cho quỹ khen thưởng để khuyến khích kịp thời cho các tài năng và để động viên các cán bộ giáo viên phát huy dết năng lực của họ. Khi đó hiệu quả từ nhóm chi này mang lại sữ không nhỏ.
+ Chi học bổng học sinh: Đây cũng là khoản chi mang tính khuyến khích học tập, nghiên cứu nhưng không phải dành cho giáo viên mà dành cho học sinh chuyen. Tỷ trọng khoản chi này không lớn nhưng gia tăng một cách nhanh tróng. Năm 2001 chi học bổng chỉ chiếm 0,86% trong tổng chi thì năm 2002 là 1,23% và năm 2003 là 1,93%. Đồng thời với sự gia tăng tổng chi cho con người mỗi năm, chi học bỏng cũng không ngừng tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2002 so với năm 2001, chi học bổng tăng số tuyệt đối là 140 triệu đồng, số tương đối là 54,69%. Năm 2003 so với năm 2002 tăng số tuyệt đối là 287 triệu đồng, ứng với số tương đối là 72,47%. Đây quả là một điều đáng mừng vì chi học bổng ngoài việc khuyến khích học sinh học tập tốt còn mang lại tính chất trợ cấp xã hội cho những học sinh nghèo vượt khó phần nào làm giảm tỷ lệ bỏ học giữa chừng. Tỷ trọng chi cho học bổng tăng lên cũng chứng tỏ Hà Tây đã chý trọng trong việc phân loại trường, lớp để chon ra các lớp chuyên, từ đó phát huy được khả năng nổi trội của các em học sinh.
+ Về khoản phúc lợi tập thể bao gồm các khoản như; trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền tàu xe nghỉ phép và các khoản khác. Qua bảng 9 ta thấy khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi cho con người. Năm 2001 là 0,41%, năm 2002 là 0,38% và năm 2003 là 0,43%. Chúng ta mong muốn làm sao không phải chi nhiều cho khoản này vì chi càng ít chứng tỏ đời sống của cán bộ, giáo viên càng ổn định và ngược lại. Năm 2002 Hà Tây đã giảm được tỷ trọng chi phúc lợi tập thể từ 0,41% năm 2001 còn 0,38% năm 2002. Song số chi vẫn tăng dần qua các năm. Vẫn biết rằng tổng chi con người tăng hàng năm nhưng qua số tăng tuyệt đối về chi phúc lợi tập thể của năm 2003 so với năm 2002 tăng 27 triệu đồng chứng tỏ số cán bộ, giáo viên trung học phổ thông có khó khăn không giảm. Đây là vấn đề mà tỉnh Hà Tây cần có biện pháp khắc phục tạo điều kiện cho các cán bộ, giáo viên khó khăn có cuộc sống ổn định hơn.
+ Khoản chi cuối cùng trong nhóm chi cho con người là các khoản đóng góp khac bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bào hiểm y tế, kinh phí công đoàn một số khoản khác. Khoản chi này chiếm tỷ trngj đáng kể trong tổng chi cho con người. Các khoản đóng góp này phụ thuộc nhiều vào lương chính vì BHXH, BHYT được trích theo tỷ lệ % lương chính. Chính vì vậy mà khó có thể cắt bớt nguồn kinh phí từ nhóm này… Nhờ có khoản đóng góp này mà cán bộ, giáo viên sẽ được trợ giúp khi nghỉ hưu hoặc khi gặp rủi ro ốm đau, thai sản… Góp phần nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Tóm lại, chi cho con người của bậc giáo dục trung học phổ thông Hà Tây nhìn chung là hợp lý. Song thực tế đời sống cán bộ, giáo viên trong ngành vẫn còn thấp so với toàn xã hội. Nhiều giáo viên vẫn phải làm nghề tay trái. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Trong thời gian tới Hà Tây cần phải quan tâm hơn nữa đến khoản chi này, đảm bảo chi con người đáp ứng nhu cầu cuộc sống sinh hoạt tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên yên tâm công tác, tập trung nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
* Chi quản lý hành chính
Để duy trì các hoạt động giáo dục diễn ra bình thường và mang lại hiệu quả cao trong tổng chi Giáo dục-Đào tạo có dành một nhóm chi riêng, đó là chi quản lý hành chính. Nhóm chi này không co định mức cụ thể nên rất khó quản lý. Chính vì vậy việc quản lý các khoản chi này rất rễ lãng phí, không mang lại hiệu quả.
Số liệu bảng 8 cho thấy chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông. Nó đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng (năm 2001 là 9,23%, năm 2002 là 7,85% và năm 2003 là 6,48%). Điều này thể hiện sự nỗ lực cố gắng của Hà Tây nhằm giảm bởt các khoản chi hành chính không cần thiết trong giáo dục trung học phổ thông.
Trong quản lý hành chính gồm các khoản chi hội nghị phí, công tác phí, công vụ phí và chi khác. Qua số liệu thể hiện trong bảng 10 sau đây cho ta thấy chi tiết về tình hình chi cho quản lý hành chính ơ bậc giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây trong những năm gần đây.
Hội nghị phí bao gồm các chi phí cho sơ kết, tổng kết hội nghị công nhân viên chức hàng năm, bồi dưỡng giảng viên, thuê hội trường, chi bù tiền ăn và các khoản chi phí khác như chi bầu cử…
Theo bảng 10 chi hội nghị chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi quản lý hành chính. Khoản chi này có nhiều hướng giảm cả số tuyệt đối và tương đối vào năm 2002 ( số tuyệt đối là 774,8 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,4% giảm so với năm 2001 là 110,8 triệu đồng, giảm 12,51%. Nhưng năm 2003 khoản chi này co xu hướng tăng lên tổng số chi năm 2003 là 807,9 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,1% trong tổng chi cho quản lý hành chính, tăng 4,27% so vơi năm 2002. Sự biến động đó một phần do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội tác động. Song noi chung năm 2002 tỉnh đã thực hiện đúng nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm hiệu quả, chi đúng, chi đủ nhưng đến năm 2003 thi nguyên tăc nay chưa được phát huy một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy mà khoản chi có xu hướng tăng lên.
Công tác phí, thuộc khoản này bào gồm tiền tàu xe, phụ cấp, lưu trú, thuê phòng ngủ và các khoản công tác phí khác. tỷ trọng khoản chi này tăng dần hàng năm ( năm 2001 là 998,8 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26,5%, năm 2002 là 1.008,6 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,16% và năm 2003 là 1.061,2 triệu đồng chiến tỷ trọng 29,75%). Mặc dù tổng chi cho quản lý hành chính giảm hẳn vào năm 2002 và chỉ tăng trong năm 2003 thì khoản chi công tác vẫn tăng đều hàng năm (năm 2002 tăng 9,8 triệu đồng tương ứng với 0,98%, năm 2003 so với năm 2002 tăng 52,6 triệu đồng tương ứng với 5,21%). Nhìn chung khoản chi công tác phí cho giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây là cao so với mức chi trung bình của các địa phương khác. Trong quản lý hành chính cho công vụ là lĩnh vực cần chú trọng nhiều, vì vậy khoản chi công tác phí phải điều chỉnh giảm xuống nhiều hơn nữa.
Về công vụ phí, đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động của công tác quản lý hành chính. Nó bao gồm chi thanh toán các dịch vụ công cộng như: thanh toán tiền điện, nước, tiền nhiên liêu, tiền vệ sinh môi trường, chi về thông tin liên lạc như cước phí điên thoại, cước phí bưu chính… chi về vật tư văn phòng như: văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng, vật tư…
Chi công vụ phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong quản lý hành chính (năm 2001 nganh giáodục trung hoc phổ thông tỉnh đã chi cho khoản chi nay là 1.884,6 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,8% trong nhóm chi cho quản lý hành chính, năm 2002 là 1.675,6 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 48,44% và năm 2003 là 1.697,9 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,6%). Tỷ trọng công vụ phí như vậy là phù hợp với nhu cầu giáo dục, góp phần hoàn thiện thêm phương tiện vật chất cho quá trình giảng dạy học tập. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tỷ trọng khoản chi này lại giảm dần trong cơ cấu chi từ 50,8% năm 2001 xuống 48,44% năm 2002 và đến năm 2003 chỉ còn 47,6%. Cần phải điều chính sao cho khoản chi nâng dần tỷ trọng từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho các cán bộ giáo viên trong quá trình công tác giảng dậy.
Nhìn chung chi quản lý hành chính rất khó quản lý. Việc chi nhiều hay ít là do nhu cầu của từng trường. Do đó việc quản lý của các cơ quan tài chính rất vất vả khó có thể sát sao tới từng mục chi.
* Chi nghiệp vụ chuyên môn.
Chi nghiệp vụ chuyên môn là nhóm chi nhằm đáp ứng phương tiện giảng dạy, học tập giúp giáo viên có điều kiện truyền đạt kiến thức cho học sinh tốt hơn. Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi như chi về vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải là tài sản cố định), chi in ấn, đồng phục, sách, tài liệu, chế đồ dùng cho công tác chuyên môn, chi ra đề thi, chấm thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp… Những khoản chi này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy và học tập của thày và trò của tỉnh nha.
Theo bảng 8 thì tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục trung học phổ thông của Hà Tây trong tổng chi cho nganh giáo dục không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. năm 2001 khoản chi này chiếm tỷ trọng 7,34%, năm 2002 chiếm 7,67% và năm 2003 chiếm 7,8% trong tổng chi của ngành giáo dục trung học phổ thông của tỉnh.
Qua đây ta thấy rõ chủ trương tăng cường chất lượng dậy và học vằng cách tăng chi chuyên môn. Đây thực sự là một sự chuyển biến tích cực thể hiện sư quan tâm chú trọng của ngành. Bên cạnh đó sự tăng lên về quy mô các trường lớp trung học phổ thông hay sự tăng thêm các môn học mới cũng dẫn đến sự gia tăng về chi cho nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo đầy đủ sách và tài liệu cho đội ngũ giáo viên giảng dạy.
Số liệu bảng 8 cho thấy sự tăng chi nghiệp vụ chuyên môn cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm 2001, 2002 và 2003. Năm 2002 so với năm 2001 chi tăng 383 triệu đồng tương ứng với số tương đối là 12,78%, năm 2003 chi tăng so vơi năm 2002 là 339 triệu đồng ứng với số tương đối là 10,03%.
Như vậy, tốc độ tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng nhanh rõ rệt. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Hà Tây nhằm trang bị đầy đủ tài liệu, phương tiện hỗ trợ cho công tác giảng dạy, nhằm đưa giáo dục trung học phổ thông tỉnh nhà đi lên về mặt chất lượng.
Do điều kiện khó khăn chung của thời gian trước, việc đầu tư cho các khoản chi này rất ít. Cho nên dụng cụ giảng dạy, phòng thí nghiệm, thực hành của một số trường còn sơ sài và thiếu thống. Do vậy, mặc dù hiện nay Hà Tây đã chú trọng nhiều hơn cho chi nghiệp vụ chuyên môn, song vẫn cần quan tâm tăng tốc độ chi bằng hoặc vượt tốc độ hiện nay để đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trên.
* Chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ.
Hàng năm, do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp của các tài sản dùng cho hoạt động Giáo dục nên phát sinh nhu cầu cần có kinh phí để mua sắm thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng của các tài sản đó. Bên cạnh đó, nhu cầu học tập rất lớn, số học sinh theo học trung học phổ thông ngày càng đông, tỉnh lại chưa đủ điều kiện xây dựng mới kịp thời các trường mới nên việc xây dựng thêm các phòng học tại các trường hiện có là giải pháp tạm thời để thực hiện hơn cả. Với các lý do trên đây nên hàng năm trong dự toán cấp phát kinh phí của các trường trung học phổ thông có dành một tỷ lệ đáng kể cho nhóm chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ.
Chi tiết tình hình mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông tỉnh Hà Tây được thể hiện qua bảng số liệu sau ( bảng 11).
Qua phân tích cơ cấu các nhóm chi con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và qua số liệu trong bảng 10 ta thấy được cơ cấu các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ có sự biến động lớn nhất.
+ Chi mua sắm là khoản chi nhằm trang bị thêm cơ sở vật chất cho các trường, lớp, trung học phổ thông Hà Tây. Tỉnh đã dành nguồn vốn đầu tư lớn cho khoản chi này. trong 3 năm qua tỷ trọng chi của nó chiếm khá cao trong tổng chi, năm 2001 là 62,5%, năm 2002 là63,7% và năm 2003 là 64,09%. Chi mua sắm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhóm chi của mục chi này.
+ Theo số liệu bảng 11 thì sửa chữa lớn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm dần. Năm 2001 tỷ trọng chi sửa chữa lớn chiếm 13,1%, năm 2002 là 10% và năm 2003 là 10,34%. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn chung và để tránh lãng phí, chúng ta không thể và không cần thiết phải trang bị mới hoàn toàn cơ sở vật chất mà đưa vào việc sửa chữa định kỳ để nâng cao độ bền cơ sở vật chất hiện có.
+ Đối với xây dựng nhỏ, một khoản chi nhằm hoàn thiện hơn cơ sở vật chất như trường lớp. Đồng thời với việc tăng số lượng học sinh trung học phổ thông hàng năm gây lên tình trạng thiếu lớp thì việc tăng quy mô trường lớp cho cấp học này là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu giáo dục khắc phục được tình trạng học ca ba.
Theo bảng số liệu trên đây thi chi xây dựng nhỏ chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tỷ trọng chi xây dựng nhỏ trên tổng chi cho nhóm nay năm 2001 là 24,4% năm 2002 là 26,3% và năm 2003 chiếm 25,57%. Với tình hình như hiện nay thì đầu tư cho xây dựng nhỏ là rất cần thiết . Hơn nữa, khoản chi này lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng chi của cả nhóm. Cần phải nâng cao tỷ trọng của khoản chi này lên hơn trong nhưng năm tới.
c. Tình hình chi Đâu tư và chi cho trương trình mục tiêu của NSNN cho SNGD THPT của tỉnh trong thời gian qua.
* Vê chi đầu tư phát triển nhìn chung trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng nhiều đền việc chi đầu tư cho xây dựng thêm các trường mời điều đó được thể hiện rõ qua bảng 7 cụ thể năm 2001 khoản chi này chiến tỷ trọng 22,61% vơi số tuyệt đối là 13.750 triệu đồng, năm 2002 khoản chi này chiến 25,12% và ứng với số tuyệt đối là 17.350 triệu đồng và năm 2003 khoản chi này là 18.500 triện đồng và chiếm 24,77% trong tổng chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh.
*Về khoản chi cho các chương trình mục tiêu : So vơi các khoản cho đầu tư và chi thường xuyên thi khoản chi này luôn chiến tỷ trọng nhỏ nhất nhưng vo với mức chi chung của cả nước thì đây cũng tương đối cao. Năm 2001 số chi cho trương trình mục tiêu là 6.250 triệu đồng chiếm 10,27%, năm 2002 con số này là 7.650 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 11,08% và năm 2003 là 8.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 11,38%. Ta thấy khoản chi này đều tăng hàng năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Điều đó thể hiện việc tỉnh đã ngày càng chú trọng đến những trương trình mục tiêu mang tính chất chiến lược góp phần phát triển ngành giáo dục của tỉnh nha.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD THPH trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quản lý NSNN là một quá trình diễn ra liên tục bao gồm quản lý thu và quản lý chi NSNN. Một chu trình quản lý chi NSNN bao gồm ba giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện chi NSNN, quyết toán chi NSNN. Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây cung diễn ra theo trình tự trên. Vấn đề cấp bách đặt ra cần thiết có biện pháp quản lý các khoản chi đó sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Muốn vậy các cơ quan, ban ngành liên quan phải thực hiện nghiêm túc các bước của một chu trình chi NSNN. Sau đây là mô hình quản lý và quy trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây.
Mô hình quản lý.
Trước kia, quản lý ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục chia làm 2 mảng. Ngân sách tỉnh quản lý các trường thuộc tỉnh, Sở Giáo dục quản lý ngân sách chi của văn phòng sở và các trường trực thuộc. Phòng tài chính huyện thị xã quản lý ngân sách giáo dục các trường thuộc huyện.
Từ năm 2001 Hà Tây áp dụng mô hình quản lý ngân sách cho sự nghiệp giáo dục theo phương thức toàn bộ ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo được tập trung ở cấp tỉnh. Sở Giáo dục-Đào tạo quản lý toàn bộ ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo( trừ phần ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản). Sở Giáo dục chi cho các trường trực thuộc tỉnh và thông qua phòng giáo dục ở các huyện, thị xã chi cho các trường trực thuộc.
Đối với các chương trình mục tiêu: kinh phí các chương trình mục tiêu được bố trí từ NSTW nhưng do bộ tài chính cấp uỷ quyền qua Sở Tài chính. Để chuyển cho các Sở Giáo dục-Đào tạo.
Từ năm 2003 cho đến nay, mô hình quản lý ngân sách cho giáo dục ở Hà Tây được phân cấp như sau:
Phân cấp cho ngân sách các huyện , thị xã quản lý chi thường xuyên cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo đối với các trường: mần non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo hướng dẫn liên ngành Sở Tài chính và Sở Giáo dục-Đào tạo.
Sở Giáo dục-Đào tạo, các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường sư phạm, trường dân tộc nội trú theo quy định của Nhà nước đối với ngành Giáo dục-Đào tạo.
Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo thống nhất với giám đốc Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định phân bổ kinh phí cho các chương trình, mục tiêu của ngành Giáo dục-Đào tạo.
Như vậy, trong thời gian qua, các trường trung học phổ thông đều do Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Tây trực tiếp quản lý chi thường xuyên.
Quy trình quản lý.
Nhìn chung quy trình quản lý chi NSNn cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông Hà Tây diễn ra theo trình tự: lập dự toán, cấp phát và quyết toán biểu hiện cụ thể như sau:
*lập dự toán.
lập dự toán là khâu đầu tiên của quản lý NSNN. Nó có vai trò và vị trí hết sức quan trọng nhằm tạo ra một khuôn khổ tài chính phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Yêu cầu cơ bản của việc lập dự toán NSNN là: dự toán phải đựoc lập từ cơ sở lên, không áp đặt từ trên xuống, phải lập chi tiết các nguồn thu cũng như nhiệm vụ chi theo đúng mục lục NSNN và thời gian lập dự toán được quy định sớm hơn.
Cụ thể tình hình lập dự toán chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây được thực hiện như sau:
UBND tỉnh căn cứ vào chỉ thị của thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, về dự toán ngân sách và thông tư hướng dẫn của bộ tài chính về yêu cầu, nội dung, trình tự, thời gian xây dựng dự toán cũng như các mức chi tiêu cho Giáo dục-Đào tạo (tính theo đầu dân và đầu học sinh), hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự toán.
Sở Giáo dục-Đào tạo căn cứ hướng dẫn của cơ quan cấp trên và hướng dẫn của Sở Tài chính tiến hành hướng dẫn các trường học xây dựng dự toán.
Các trường học phổ thông lập dự toán về số giáo viên biên chế hợp đồng, số học sinh… gửi Sở Giáo dục-Đào tạo.
Sở Giáo dục-Đào tạo dựa vào số liệu các trường gửi lên và mức lương quy định bình quân của Nhà nước để xác định quỹ lương, kết hợp với các chỉ tiêu định mức, chính sách, chế độ của Nhà nước về lập kế hoạch các khoản chi còn lại trong kế hoạch chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông và tổng hợp dự toán ngành.
Sau khi lập xong dự toán chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông được gửi sang Sở Tài chính cùng các kế hoạch chi của các cấp khác. số chi cho giáo dục sẽ được xem xét trong tính cân đối với các khoản thu-chi khác trong tỉnh. Trong quá trình cân đối ngân sách tỉnh, nếu thấy cần thiết cấp thêm kinh phí cho giáo dục thì Sở Tài chính sẽ cấp thêm kinh phí. Nếu không được đầu tư thêm thì số kế hoạch chi được giữ nguyên theo định mức của Nhà nước. Sở Giáo dục-Đào tạo căn vào số kế hoạch Nha nước giao mà chỉnh lại kế hoạch chi của mình và phân phối hạn mức chi cho từng trường trung học phổ thông.
Khi kế hoạch được lập xonng, Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ lập bản cấp phát theo từng tháng, quý cho toàn ngành gửi lên Sở Tài chính. Khi kế hoạch cấp phát đã được duyệt Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ thông báo hạn mức cấp phát theo tháng, quý tới từng trường để chuẩn bị cho công tác chấp hành kế hoạch ngân sách năm.
Nhìn chung công tác lập dự toán đã dựa trên nhu cầu của từng trường và được lập dựa trên những tiêu thức nhất định như nhiệm vụ của ngành Giáo dục, số đầu dân, số giáo viên. Vì vậy nó đã đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển Giáo dục. Trong quá trình lập kế hoạch Hà Tây đã lấy số lượng giáo viên, học sinh và các quy định của Nhà nước làm nhân tố chủ yếu để xác định số chi kế hoạch. Điều này thể hiện việc chấp hành nghiêm túc các căn cứ quy định số chi kế hoạch. Điều này thể hiện việc chấp hành nghiêm túc các căn cứ quy định lập dự toán. Kế hoạch chi lập ra mang tính kế hoạch khả thi cao do có sự thẩm tra, cân đối kỹ lưỡng trong từng khoản mục chi.
Tuy nhiên trên thực tế việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông Hà Tây vẫn còn một số tồn tại như việc căn cứ vào đầu dân để xác định mức chi là chưa hợp lý bởi tỷ lệ giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa dẫn đến tỉnh trạng lãng phí những vùng có quá ít học sinh.
Việc lập dự toán vẫn còn phức tạp, qua nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc xét duyệt, tạo nên bộ máy quản lý cồng kềnh với chức năng, nhiệm vụ chồng chéo nhau không mang tính hiệu quả.
Một số trường trung học phổ thông cố ý sử dụng bừa bãi lãng phí nguồn kinh phí ngân sách cấp bằng cách khai dư số học sinh hiện có để hưởng nhiều kinh phí hơn.
Ngoài ra, việc phối kết hợp kế hoạch giữa Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Tài chính chưa thật sự chặt chẽ tạ sự buông lỏng trong quản lý tạo ra nhiều sai sót.
Và nhược điểm chung trong việc lập kế hoạch là chưa có sự thống nhất giữa các chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu kế hoạch gây khó khăn cho quá trình chấp hành sau này.
*Quy trình cấp phát kinh phí cho giáo dục trung học phổ thông Hà Tây.
Việc cấp phát kinh phí NSNN chỉ được thực hiện khi khoản chi đó đã có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc uỷ quyền chuẩn chi. Quy trình cấp phát thanh toán kinh phí được thực hiện trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước. Nghĩa là khi có nhu cầu phát sinh các trường trung học phổ thông sẽ tới Kho bạc Nhà nước địa phương để rút kinh phí.
Sở Tài chính sẽ kết hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo và Kho bạc Nhà nước theo dõi chặt chẽ các khoản chi tiêu của các trường bằng cách kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ, hạn chế tới mức tối thiểu các khoản chi phát sinh ngoài dự toán của các trường. Nếu có nhu cầu phát sinh, Sở Giáo dục-Đào tạo tiến hành thẩm tra thấy thực sự cần thiết phải đẩu tư thêm sẽ căn cứ vào số kinh phí cúa Sở còn tồn quỹ Kho bạc Nhà nước thêm cho trường.
Trong quá trình này, các trường phải thường xuyên thông báo về Sở Giáo dục-Đào tạo số kinh phí còn lại của mình. Kho bạc Nhà nước sẽ luôn thông báo về Sở Tài chính số kinh phí giáo dục đã rút để Sở Tài chính theo dõi và ghi sổ kế toán.
Riêng đối với khoản thu học phí của học sinh ở các trường trung học phổ thông, các trường trực tiếp thu và số thu đó được dành 40% để tăng cường cơ sở vật chất của trường như sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất hiện có, xây dựng nhỏ phòng học… 20% bổ sung kinh phí cho các hoạt động của trường bao gồm các khoản chi nghiệp vụ…( trong đó có 5% chi cho công tác quản lý quỹ học phí); 20% hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy, còn 20% nộp về Sở Giáo dục-Đào tạo để điều tiết chung cho toàn ngành.
Theo định kỳ ba tháng một lần sau khi thu học phí, các trường nộp khoản điều tiết 20% trong tổng số 100% học phí thu được về Sở Giáo dục-Đào tạo về Kho bạc Nhà nước Hà Tây.
Như vậy với 80% tổng số thu học phí để lại trường sử dụng tuy nó không ảnh hưởng tới việc quản lý ngân sách Nhà nước cho giáo dục trung học nhưng việc sử dụng nó vẫn chịu sự theo dõi của Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Tài chính Hà Tây.
Nhìn chung các cơ quan tham gia cấp phát ở Hà Tây đã tôn trọng đầy đủ trình tự từng bước trong quá trình cấp phát. cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước luôn chuẩn bị đủ kinh phí để cấp cho giáo dục trung học phổ thông theo đúng kế hoạch. Với quy trình cấp phát như vậy đã tăng cường sự kiện kiểm tra, giám sát của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giáo dục-Đào tạo trong quá trình sử dụng kinh phí của các trường tránh tình trạng ngân sách đi lòng vòng dễ gây thất thoát tiêu cực. Mặc dù Kho bạc Nhà nước Hà Tây đã cố để thực hiện chi trả trực tiếp cho các trường song cũng gặp phải nhiều khó khăn, chủ yếu là hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi hiện nay vừa thiếu, vừa lạc hậu lại không đồng nhất giữa các địa phương.
*Quy trình quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông Hà Tây.
Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối năm ngày 31/12, số liệu trên các sổ kế toán cảu các trường trung học phổ thông phải đảm bảo cân đối khớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước cả về tổng số và chi tiết. Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán.
Khi thực hiện quyết toán năm, các trường sẽ gửi báo cáo quyết toán của mình lên Sở Giáo dục-Đào tạo. Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ tập hợp báo cáo quyết toán của các trường lập quyết toán chi giáo dục toàn tỉnh và gửi sang Sở Tài chính. Sở Tài chính căn cứ vào quyết toán đã lập cảu Sở Giáo dục-Đào tạo và các quyết toán của các ngành khác để lập quyết toán thu chi toàn tỉnh trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt.
Với quy trình quyết toán như trên đảm bảo quản lý chặt chẽ việc sử dụng kinh phí NSNN ở các trường trung học phổ thông, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư NSNN cho cấp học nay.
Tuy nhiên việc quyết toán không thể đảm bảo đến từng chi tiết nhỏ nên khó có thể phát hiện ra những điều chưa hợp lý nên không đánh giá được chính xác hiệu quả nguồn kinh phí cấp phát. Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán tài chính cảu ngành giáo dục chưa giỏi về nghiệp vụ do vậy mà công tác mở, chuyển sổ quyết toán vẫn còn chưa đúng theo chế độ quy định. Do đó, việc lập báo cáo quyết toán ở các trường trung học phổ thông Hà Tây vẫn trong tình trạng không đầy đủ, không kịp thời và mang tính hình thức nhiều hơn, nội dung sơ sài, không thực đúng với số chi thực tế của đơn vị. Quyết toán NSNN là công đoạn kiểm tra sau khi chi nhưng thực chất còn bị coi nhẹ.
Nói tóm lại, xét về tổng thể Hà Tây đã thực hiện đúng các trình tự quyết toán theo quy định của Nhà nước. Do vậy đã mang lại hiệu quả cao trong quản lý chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông. Tuy nhiên quá trình này vẫn còn tồn tại một vài sơ hở mà dựa vào đó các trường trung học phổ thông nhận trợ cấp nhiều hơn so với nhu cầu vì vậy gây ra không ít lãng phí. Cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các khoản chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông để cho cấp học này ngày càng phát triển vững mạnh góp phần đưa giáo dục Hà Tây đi lên.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây.
2.3.1. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác chi và quản lý chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh Hà Tây trong thời gian qua.
*Về công tác chi
Qua phân tích về tình hình chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh Hà Tây trên đây cho thấy trong những năm gần đây tỉnh nhà đã quan tâm nhiều đến sự nghiệp Giáo dục và cũng đã mang lại những thành tựu đáng kể. Song bên cạnh đó việc chi và quản lý chi còn tồn tại nhiều bất cập đòi hỏi các cơ quan ban ngành cần có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời cụ thể như:
Xét bảng 5 ta thầy số chi thực tế của toàn ngành Giáo dục nói chung và của cấp Giáo dục THPT nói riêng đều cao hơn so với kế hoạch. Năm 2001 là 14,39% năm 2002 là 3,57% và năm 2003 là 1,19%. Điều này chứng tỏ việc chi tiêu của ngành Giáo dục trong tỉnh chưa hợp lý và chưa chú trọng đến tính hiệu quảm, một vài khâu còn diễn ra hiện tượng thất thoát nguồn kinh phí. Vì thế gây ra nhiều lãng phí trong quá trình chi. Trong khi ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý tài chính cần sớm có biện pháp nhằm cải thiện tỉnh hình chi, nâng cao hiệu quả của các khoản chi trong những thời gian tới.
Bên cạnh đó thì cơ cấu chi NSNN ở các trường THPT còn có nhiều điểm chưa hợp lý. Điều đó được thể hiện thông qua bảng 7. ở đây nhón chi cho Nghiệp vụ chuyên môn là một trong những nhóm chi quan trọng. Nó có tác động lớn đến công tác giảng dậy của cán bộ giáo viên cung như đến điều kiện và phương tiện học tập của học sinh. Mặc dù có vị trí quan trọng như vậy nhưng nó chưa được quan tâm một cách đúng mức. Khoản chi nay luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất trong nhóm chi cho con người, từ 7,34% đến 7,8%. Tuy những năm gần đây khoản chi này có xu hướng tăng lên. Đây là dầu hiệu tốt chứng tỏ các cấp lãnh đạo đã quan tâm đến vấn đề này. song trong những năm gần đây khoản chi này cần phải tăng hơn nữa để đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển của ngành. Ngoài ra còn có một khoản chi nữa cũng không kém phần quan trọng nhưng cũng mức chi cũng còn rất khiêm tốn đó là khoản chi cho mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ. Khoản chi này nhằm mục đích khắc phục sự xuống cấp của các tài sản phục vụ cho nhu cầu giảng dậy và học tập. Như tu sửa trường lớp, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, quạt mát… Nhưng theo số liệu của bảng 7 cho thấy khoản chi này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ từ 9,07% năm 2002 10,55% năm 2003 và 10,63 năm 2001. Điều này là chưa thật hợp lý trong điều kiện hiện nay của tỉnh. Vì hiện nay nhu cầu học tập của con em trong tỉnh ngày càng tăng nhanh trong khi đó tỉnh lại chưa có điều kiện để xây dựng thêm các trường mới. Vì vậy việc xây dựng thêm các phòng học tại các trường hiện có là một giải pháp tạm thời xem ra dễ thực hiện hơn cả. Mặt khác do được đầu tư xây dựng từ khá lâu nên nhin chung hệ thống trường lớp đã xuống cấp nghiêm trọng. Số phòng học đạt chuẩn quốc gia còn rất ít. Ngoài những trường mới được xây dựng thì cón nhiều trường chưa đảm bảo chất lượng về điều kiện cơ sở vật chất, như số phòng học còn thiếu, bàn ghế học sinh còn nhiều hư hỏng mà chưa được sửa chữa kịp thời, hệ thống chiếu sáng và quạt mát chưa được trang bị đầy đủ. Vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của các em học sinh.
Ngược lại nhóm chi cho công tác quản lý hành chính chỉ nên chiếm tỷ trọng nhỏ thi ở đây vẫn còn khá cao từ 9,23% năm 2001 đến 7,85 % năm 2002 và đến năm 2003 là 6,48%. Trong khi đáng lẽ ra khoản chi này có thể tiết kiệm được. Điều này noi lên một thực trạng trong bộ máy quản lý hành chính của các trường THPT của tỉnh hiện nay còn cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Song một điều đáng mừng là tỷ trọng của nhóm chi này cũng đang giảm dần chứng tỏ tỉnh đã quan tâm đến việc thực hiện tỉnh giảm biên chế.
*Về Thực trạng quản lý chi NSNN cho SNGD THPT.
Từ những thực trạng trên đây cho thấy công tác quản lý chi NSNN cho SNGD THPT của tỉnh Hà Tây là phù hợp với đường lối của đảng và những quy định của nhà nước. Song do những nguyên nhân khác nhau mà trong công tác quản lý vẫn còn những điểm chưa phù hợp với tình hình hiện nay. Cụ thể:
Trong khâu lập dự toán toán: Công tác lập dự toán còn chưa đi vào thực tế. Chủ yếu việc lập dự toán vẫn thường đi theo lối mòn của các năm trước. Vấn đề này xuất phát từ tâm lý ngại sửa đổi để bán sát vào các mục tiêu, nhiệm vụ mới trong thực tế. Vì nếu làm như vậy phải mất nhiều thời gian công sức hơn cho việc lập dự toán mà lại gây ra những khó khăn trong việc xin xét duyệt dự toán. Mặt khác cón phải nói đến những căn cứ để xác định mức chi còn chưa hợp lý (ví dụ như việc căn cứ vào đầu dân để xác định mức chi là chưa hợp lý bởi tỷ lệ hoc sinh trên số dân ở mỗi vùng là khác nhau. Do đó NSNN sẽ không được bố trí hợp lý giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dẫn đến tình trạng lãng phí nơi thừa nơi thiếu).
Một số trường THPT còn cố ý sử dụng bừa bãi lãng phí nguồn kinh phí Ngân sách cấp bằng cách khai tăng số học sinh để hưởng nhiều kinh phí hơn. Ngoài ra việc phối hợp giữa sở Giáo dục-Đào tạo với Sở Tài chính và Kho bạc chưa thật chặt chẽ tạo ra sự buông lỏng trong quản lý tạo ra nhiều sai sót.
Và nhược điểm chung trong việc lập kế hoạch là chưa có sự thống nhất giữa các chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu kế hoạch, chưa bán sát vào các tiêu chuẩn định mức d Nhà nước quy định.
Trong khâu cấp phát: cơ chế cấp phát kinh phí cho SNGD THPT ở Hà Tây hiện nay còn nhiều bất cập do thủ tục hành chính phức tạp, không thống nhất, Sở Giáo dục không nắm chắc được tiến độ, lượng kinh phí được cấp phát để điều chỉnh rất khó khăn và mất thời gian. Về chi tiêu cũng còn tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý. Đó là thiếu một công thưc phân bổ rõ ràng, chuẩn mực chưa công bằng trong phân bổ. Tỷ lệ chi cho giảng dậy học tập còn thấp, việc sử dụng nguồn nhân lực kém hiệu quả.
Trong khâu kế toán quyết toán: Nhin chung trong khâu quyết toán các đơn vị đã chấp hành đúng các quy định của Nhà nước song vẫn còn những điểm chưa được chặt chẽ: việc quyết toán không thể đảm bảo đến từng chi tiết nhỏ nên không đánh giá được chính xác hiệu quả nguồn kinh phí cấp phát. Ngoài ra còn có những sai sót do các cán bộ kế toán cố ý trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ kế toán tài chính của nganh giáo dục còn chưa giỏi về nghiệp vụ chuyên môn. Do vậy mà trong công tác kế toán còn gặp nhiều khó khăn. Việc mở sổ, chuyển sổ quyết toán còn có những chỗ sai sót. Do đó việc lập báo cáo quyết toán ở các trường trung học phổ thông Hà Tây vẫn trong tình trạng không đây đủ, không kịp thời va mang tính hính thưc nhiêu hơn, nội dung sơ sài không sát với thực tế chi của đơn vị. Nhiều báo cáo quyết toán còn thiếu thuyết minh tái chính, số liệu trên một số sổ sách kế toán còn chưa được cộng sổ,và rút số dư. Ghi chép và phản ánh trên sổ kế toán chưa đầy đủ chưa cập nhật kịp thời (sổ theo dõi tải sản, sổ theo dõi các nguồn thu…). Việc theo dõi các loại quy chưa chi tiết vì vậy gây khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu .
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác chi và quản lý chi NSNN cho SNGD trên địa bàn tỉnh Hà Tây thời gian qua.
Có thể nói những nguyên nhân chủ yếu dẫn đễn những tồn tại trong công tác chi và quản lý chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây bao gồm những nguyên nhân khách quan. Như quy định của nhà nước về cơ chế cấp phát còn có những chỗ long vòng gây khó khăn cho việc thực hiện. Hê thống tiêu chuẩn định mức còn những điểm chưa thực hợp lý với tình hình thực tế của tỉnh. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân chủ quan của tỉnh như chưa có một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có nghiệp vụ chuyên môn cao.
Chương 3
một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
3.1. Nhiệm vụ và định hướng phát triển giáo dục THPT tỉnh Hà Tây trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, được sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các đoàn thể nhân dân, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên toàn tỉnh. Hà Tây đã thực hiện hoàn thành nhiệm vụ Giáo dục-Đào tạo của các năm và thu được két quả tốt đẹp. Nổi bật là các ngành học, bậc học và cấp học phát triển đồng đều, trong đó bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông phát triển mạnh. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến khá. Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng và từng bước nâng cao trình độ để đạt chỉ tiêu chuẩn hoá. Cơ sở vật chất trang thiết bị đựoc tăng cường, nhiều trường hoạc đã sạch đẹp khang trang.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục còn có mặt yếu kém. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều sai sót. Chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đồng đều giữa các trường và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12367.DOC