Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Lời nói đầu Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện với mức tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Trong quá trình đổi mới đó, hoạt động ngoại thương có vai trò vô cùng quan trọng đối với từng thành phần của nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương giúp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước, giúp các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ... Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động ngoại thương nên việc thúc đẩy hoạt động này là rất cần thiết. Và chính sự ra đời của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng là giải pháp để thúc đẩy sự phát triển hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển làm cho nhu cầu thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và đặc biệt là nhu cầu tài trợ ngoại thương của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Trước sự đòi hỏi đó, ngành ngân hàng phải n...

doc97 trang | Chia sẻ: ntt139 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện với mức tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Trong quá trình đổi mới đó, hoạt động ngoại thương có vai trò vô cùng quan trọng đối với từng thành phần của nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương giúp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước, giúp các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ... Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động ngoại thương nên việc thúc đẩy hoạt động này là rất cần thiết. Và chính sự ra đời của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng là giải pháp để thúc đẩy sự phát triển hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển làm cho nhu cầu thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và đặc biệt là nhu cầu tài trợ ngoại thương của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Trước sự đòi hỏi đó, ngành ngân hàng phải nhanh chóng đổi mới, không ngõng hoàn thiện về tổ chức và cơ chế nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Trong quá trình thực tập và học hỏi tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Đống Đa, em nhận thấy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại đây đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn và cung cấp các dịch vụ cần thiết liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi các khách hàng của Chi nhánh đang thiếu vốn và kinh nghiệm nh­ hiện nay. Các khách hàng của Chi nhánh là những doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm mòi nhọn thuộc các ngành nông, lâm, thuỷ, hải sản và là các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị để hiện đại hoá dây chuyền sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh. Nhu cầu về tài trợ xuất nhập khẩu của những khách hàng trên không ngừng tăng và Chi nhánh còng cố gắng để đáp ứng đầy đủ và kịp thời những nhu cầu Êy. Tuy nhiên, để không ngừng phát triển nghiệp vụ này tại Chi nhánh Đống Đa thì việc đi sâu tìm hiểu và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, phân tích tình hình thực hiện hoạt động này tại Chi nhánh, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp là vấn đề rất hấp dẫn và cần thiết. Với suy nghĩ đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam". Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - NHNo&PTNTVN. Để thực hiện được mục đích này khoá luận đã đi sâu nghiên cứu tổng luận về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM, từ đó soi rọi vào thực tiễn hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở những tồn tại, chuyên đề đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - NHNo&PTNTVN. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa - từ năm 2007 tới nay và đề xuất biện pháp mở rộng hoạt động này trong 5 - 10 năm tới. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, chuyên đề soi rọi vào thực tiễn hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHTM CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT Nam. CHƯƠNG 3 : MÉT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT Nam CHƯƠNG 1: Lý luận chung về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM 1.1 TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU & VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU. 1.1.1 Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế của từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng và tác động của nền kinh tÕ thế giới. Trong bối cảnh đó, một quốc gia không thể tồn tại độc lập với quốc gia khác về mặt kinh tế, không thể không hội nhập với kinh tế thế giới nếu quốc gia đó không muốn bị cô lập. Thông qua hoạt động kinh tế quốc tế, tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế được phát huy đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng dẫn đến nhu cầu xuất nhập khẩu của các quốc gia cũng tăng lên nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của đất nước mình. Tuy nhiên, do khả năng tài chính có hạn nên không phải lúc nào các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có đủ vốn để thu mua, chế biến hàng xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp dù có đủ khả năng tài chính nhưng vẫn không thể xuất nhập khẩu hàng hoá do họ còn chưa có danh tiếng và uy tín trên thị thường quốc tế. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh quan hệ tín dụng và bảo lãnh của các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhờ các loại hình tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà nhu cầu về tài chính hoặc uy tín của thương nhân trong giao dịch thương mại quốc tế được đáp ứng, mà những nhu cầu này chính là một nét đặc trưng của giao dịch quốc tế hiện đại. Vì vậy, có thể nói sự ra đờì của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan, nó gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại dùa vào 4 nguyên tắc cơ bản sau: 1. Việc cho vay phải trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng. Nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng trong công tác tín dụng của ngân hàng. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường. 2. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi. Trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn của hợp đồng. Để tạo điều kiện cho khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn, ngân hàng nên định kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hoá... 3. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và đúng với phương án sản suất kinh doanh như đã cam kết với ngân hàng thì khoản tín dụng ngân hàng cấp mới đảm bảo an toàn và hiệu quả. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng tiền vay. 4. Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo. Đây là một nguyên tắc cần thiết bởi tài sản làm đảm bảo sẽ là nguồn thu thứ hai cho ngân hàng khi khách hàng không thanh toán được nợ vay. Bằng cách phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp, ngân hàng có thể thu hồi một phần vốn cho vay khi khách hàng không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Cùng với sự phát triển của ngoại thương và của hệ thống ngân hàng, các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp. Nhờ đó, nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng cũng phát triển dưới nhiều hình thức, góp phần phục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tóm lại : Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một mảng dịch vụ trong hệ thống tất cả các dịch vụ chuyên biệt của ngân hàng nhằm hỗ trợ các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trong giao dịch thương mại quốc tế. Mảng dịch vụ này mang nét chung là ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh bằng uy tín cho các bên xuất khẩu, nhập khẩu, giúp họ gia tăng hiệu quả trong kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công. 1.1.2 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong nền kinh tế Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một mảng dịch vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả ngân hàng và đối với nền kinh tế. Nhờ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà tất cả các bên tham gia vào thương mại quốc tế đều được hưởng lợi từ chính hoạt động này. 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế Thông qua các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại, hoạt động mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục; các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế và giúp ổn định thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và danh tiếng trên thị trường quốc tế. Và chính sự phát triển của các doanh nghiệp là động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà các doanh nghiệp có vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng về mẫu mã chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngươì dân. Các doanh nghiệp cũng có thể nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân hoặc các mặt hàng phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được hay giá thành còn cao. Vì vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp đã mang lại lợi Ých cho người tiêu dùng. Hoạt động tài trợ tín dụng của ngân hàng còn giúp tạo cho công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, giúp mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. 1.1.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại Tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại bởi vì đây là mảng dịch vụ tạo nguồn thu phí và lãi lớn nhất trong số các dịch vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ như lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quá hạn)...Tiền phí và lãi ngân hàng thu được cao bởi vì giá trị tài trợ xuất nhập khẩu thường ở mức vừa và lớn. Thêm vào đó, đây còn là hình thức cho vay mang lại an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. Do gắn liền với thời hạn thực hiện thương vụ nên kỳ hạn tài trợ thường ngắn (dưới 1 năm), vì vậy nó phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của ngân hàng, giúp ngân hàng tránh các rủi ro về thanh khoản. Thông qua việc cấp tín dụng xuất nhập khẩu, các ngân hàng có thể kiểm soát các giao dịch của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp được tài trợ vốn sử dụng vốn sai mục đích, giúp cho ngân hàng tránh rủi do tín dụng. Lợi Ých quan trọng khác mà hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu mang lại cho ngân hàng là không những giúp thắt chặt mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà cón giúp mở rộng hoạt động và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế. 1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp Thông qua tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mà nhu cầu tài chính cho các thương vụ lớn của các thương nhân được đáp ứng. Trong kinh doanh quốc tế, có những thương vụ ngoại thương đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng mà nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thanh toán hàng nhập hoặc chuẩn bị hàng xuất. Chính nhờ hoạt động tài trợ của ngân hàng mà doanh nghiệp có thể thực hiện những hợp đồng lớn này. Bên cạnh đó, hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng tăng lên nhờ có nghiệp vụ tài trợ ngoại thương. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ; gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua được lô hàng lớn, giá cả hạ hơn. Cả hai trường hợp này đều giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lượng, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, giúp cho các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. Nhờ có bảo lãnh của ngân hàng, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hợp đồng lớn trôi chảy, quan hệ làm ăn với các khách hàng lớn trên thế giới, từ đó không ngừng nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 1.2 MÉT SỐ HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU Hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển và nhu cầu tài trợ của ngân hàng đối với các hoạt động này ngày càng tăng. Thông thường, nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thường gắn với nghiệp vụ thanh toán quốc tế.và tạo điều kiện để nghiệp vụ này phát triển. Trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng, có hai loại hình tài trợ chủ yếu: - Tài trợ bằng cách cho vay - Tài trợ bằng cách bảo lãnh 1.2.1 Tài trợ bằng cách cho vay 1.2.1.1 Tài trợ nhập khẩu Trong giao dịch kinh doanh, uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu là vấn đề quan trọng nhất. Đó là bởi nhà xuất khẩu thiếu thông tin về tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của bên nhập khẩu; môi trường kinh tế, môi trường pháp lý của nước nhập khẩu... nên nhà xuất khẩu khó có thể tin tưởng và bán hàng cho bên nhập khẩu, đặc biệt là bán hàng trả chậm. Vì vậy, nhà nhập khẩu phải tìm giải pháp để nâng cao uy tín và khả năng thanh toán của mình một cách chắc chắn trước đòi hỏi của nhà xuất khẩu. Dưới đây là một số hình thức tài trợ nhập khẩu chủ yếu: 1.2.1.1.1 Tài trợ phát hành tín dụng thư Đối với nhà nhập khẩu, mở L/C được xem là hình thức tài trợ của ngân hàng. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho nhà nhập khẩu có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hợp lý. Vì vậy nếu người nhập khẩu không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi đến hạn L/C thì ngân hàng mở L/C chính là người gánh chịu rủi ro. Do đó, trước khi mở L/C, ngân hàng phải kiểm tra tình hình tài chính và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Sơ đồ 1.1 : Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ Ng©n hµng phôc vô nhµ xuÊt khÈu (Advising Bank) Ng©n hµng phôc vô nhµ nhËp khÈu (Issuing Bank) (6) (3) (6) (4) (8) (9) (2) Ng­êi xuÊt khÈu Ng­êi nhËp khÈu (1) (1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký hợp đồng. (2) Nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng phục vụ mình mở thư tín dụng(L/C). (3) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và thông báo về việc mở L/C với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. (4) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thông báo toàn bộ L/C đã được xác định tính chân thực cho nhà xuất khẩu. (5) Nhà xuất khẩu có được L/C nh­ yêu cầu sẽ tiến hành giao hàng. (6) Nhà xuất khẩu tập trung chứng từ chuyển cho ngân hàng phục vụ mình và ngân hàng này có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ. (7) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gửi toàn bộ chứng từ kèm theo lệnh đòi tiền sang ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (8) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ xem có phù hợp với L/C không. Nếu phù hợp thì sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. (9) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu đòi tiền nhà nhập khẩu. 1.2.1.1.2 Cho vay ký quỹ L/C Ký quỹ là quy định của ngân hàng phát sinh trong trường hợp khách hàng đề nghị ngân hàng phát hành L/C, xác nhận L/C hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài. Khách hàng sẽ phải nép một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng và khoản tiền đó sẽ bị phong toả cho đến khi nghĩa vụ của ngân hàng chấm dứt. Khoản ký quỹ thường tỷ lệ với giá trị L/C phát hành hoặc giá trị mà khách hàng xin bảo lãnh. Để đề phòng rủi ro, với những khách hàng thiếu sự tin cậy hoặc với thương vụ tiềm Èn rủi ro cao, ngân hàng thường yêu cầu ký quỹ đủ 100% giá trị L/C hoặc 100% giá trị khách hàng xin bảo lãnh. Trong thực tế, ngân hàng thường phân loại khách hàng của mình tuỳ theo tình hình tài chính, uy tín, khả năng thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng mà ngân hàng tài trợ sẽ quyết định mức ký quỹ cao hay thấp. Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể cho vay để ký quỹ mở L/C. Cho vay ký quỹ là một nghiệp vụ cần thiết bởi vì nó vừa giúp giải quyết khó khăn về vốn lưu động cho khách hàng, tăng tính an toàn, mang lại hiệu quả cho ngân hàng vừa đảm bảo tuân thủ những quy định pháp lý của ngân hàng về ký quỹ bảo lãnh. 1.2.1.1.3 Tín dụng ứng trước đối với nhà nhập khẩu Theo phương thức này, khách hàng cần lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi cho lô hàng nhập về, đồng thời khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt cần ngân hàng tài trợ. Sau khi xem xét kế hoạch và phương án trên, ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và mức chấp nhận tài trợ. Tất cả các công đoạn này cần thực hiện trước khi bộ chứng từ giao hàng của người xuất khẩu về đến ngân hàng đứng ra tài trợ. Khi hàng hoá và bộ chứng từ đến nơi, nhà nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ từ ngân hàng thông qua hình thức vay thanh toán tiền hàng. Sau đó, nhà nhập khẩu bán hàng đi và thanh toán cho ngân hàng. 1.2.1.1.4 Chấp nhận hối phiếu Chấp nhận hối phiếu là việc nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu ký chấp nhận lên hối phiếu trong thời hạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu cam kết thanh toán khi đến hạn. Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu. Người vay khoản tín dụng này là người nhập khẩu và khoản tín dụng này chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo bởi vì ngân hàng chưa phải cấp vốn thực sự cho nhà nhập khẩu. Chỉ đến khi đến hạn mà nhà nhập khẩu không thể thanh toán thì ngân hàng là người cho vay ( người chấp nhận hối phiếu ) sẽ phải đứng ra trả nợ thay. Đối với ngân hàng, kể từ khi ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu cũng chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Bù lại , ngân hàng sẽ được nhận một khoản phí chấp nhận, khoản tiền bù đắp chi phí gánh chịu rủi ro. Khoản phí này thường nhỏ mà rủi ro do nghiệp vụ này mang lại rất lớn nên các ngân hàng thường Ýt thực hiện nghiệp vụ này. Tín dụng chấp nhận hối phiếu này xảy ra trong trường hợp người xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanh toán của người nhập khẩu nên nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu yêu cầu một ngân hàng đứng ra chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu ký phát. Nếu ngân hàng không tin tưởng vào nhà nhập khẩu thì ngân hàng có thể đồng ý chấp nhận hối phiếu nếu nhà nhập khẩu ký quỹ 100% giá trị hối phiếu. Trong trường hợp này thì ngân hàng là người tài trợ uy tín cho nhà nhập khẩu. 1.2.1.1.5 Tín dụng thuê mua (leasing) Đây là hình thức cam kết giữa người cho thuê và người đi thuê để thuê một tài sản nhất định do người thuê chọn lùa, người thuê được quyền sử dụng tài sản này trong khoảng thời gian nhất định và phải trả tiền dần từng kỳ theo hợp đồng thuê mua. Khi kết thúc hợp đồng, người mua được quyền chọn mua tài sản cho thuê theo giá cả Ên định. Người cho thuê là công ty thuê mua của ngân hàng và người đi thuê chính là các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Hình thức tín dụng này thường là trung dài hạn, nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị mà không phải trả tiền ngay một lúc. Sơ đồ 1.2 : Quy trình nghiệp vụ tín dụng thuê mua Nhµ xuÊt khÈu ( nhµ s¶n xuÊt ) Nhµ nhËp khÈu ( ng­êi ®i thuª) (2) (4) (3) (1) (5) C«ng ty cho thuª tµi chÝnh cña ng©n hµng (1) Nhà nhập khẩu ký hợp đồng thuê mua (2) Nhà nhập khẩu lùa chọn nhà xuất khẩu để mua hàng hoá (3) Công ty thuê mua của ngân hàng ký hợp đồng mua tài sản với nhà xuất khẩu (4) Nếu nhà xuất khẩu chấp nhận giá mua và công ty thuê mua đồng ý với các điều kiện thoả thuận thì nhà xuất khẩu bán 100% giá trị tài sản cho công ty thuê mua (5) Trong thời gian thuê mua, nhà nhập khẩu (người đi thuê) phải đặt cọc một khoản tiền và phải trả tiền thuê cho công ty thuê mua. 1.2.1.2 Tài trợ xuất khẩu 1.2.1.2.1 Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở Khi nhận được L/C do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu có nghĩa là nhà xuất khẩu được đảm bảo thanh toán sau khi giao hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C. Nhà xuất khẩu có thể dùa vào đó để yêu cầu ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo quy định của L/C. 1.2.1.2.2 Tín dụng chiết khấu hoặc tín dụng ứng trước đối với nhà xuất khẩu Sau khi giao hàng, người xuất khẩu có nhu cầu bù đắp vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian xuất chuyển hàng hoá đến khi nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ và đồng ý trả tiền. Để bù đắp nhu cầu về vốn này, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng có thể thương lượng với ngân hàng để ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộ chứng từ được thanh toán. Chiết khấu bộ chứng từ là hình thức ngân hàng tài trợ thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ Chi nhánh giá trị bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình. Có 2 hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu được phép truy đòi nhưng hình thức chiết khấu miễn truy đòi Ýt được sử dụng do nó tiềm Èn nhiều rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu. Phạm vi chiết khấu bộ chứng từ thường chỉ được áp dụng trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ bởi phương thức này có sự ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm giao hàng của nhà xuất khẩu và trách nhiệm thanh toán của nhà nhập khẩu thông qua các ngân hàng phục vụ các bên. Đối với tín dụng ứng trước, những giấy tờ có giá theo lệnh hoặc những giấy tờ chính nh­ vận đơn, hoá đơn thương mại, hợp đồng bảo hiểm...đều là vật thế chấp cho ngân hàng. Do đó tất cả những giấy tờ có giá theo lệnh đều phải có mệnh đề chuyển nhượng khống hoặc chuyển nhượng cho ngân hàng cấp tín dụng ứng trước. Nếu những giấy tờ có giá trị trên không cho phép chuyển nhượng thì người vay vốn phải sử dụng hình thức cấp vốn khác. Mức độ cấp vốn ứng trước phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu - Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và giá trị hàng hoá dự kiến - Chính sách kinh tế, chính trị của nước nhập khẩu đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu - Những rủi ro về tỷ giá hối đoái Điểm khác biệt lớn giữa tài trợ chiết khấu và tài trợ ứng trước là ở mức giá trị tài trợ. Tương ứng với sự khác biệt này, quyền hạn của ngân hàng đối với việc thụ hưởng giá trị hối phiếu, các quyền hạn khác liên quan tới hối phiếu và quyền hạn trong việc xử lý bộ chứng từ. - Trong tài trợ chiết khấu, ngân hàng có toàn quyền ra chỉ thị xử lý và yêu cầu ngân hàng xuất trình thực hiện - Trong tài trợ ứng trước, ngân hàng chỉ đơn giản là ngân hàng chuyển giao chỉ thị của nhà xuất khẩu Đối với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ còng nh­ tài trợ ứng trước, ngân hàng chỉ có quyền truy đòi nhà xuất khẩu khi bị bên mua từ chối thanh toán. 1.2.1.2.3 Chiết khấu hối phiếu Đây là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của hối phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu. Thông qua hình thức chiết khấu hối phiếu ngân hàng tài trợ một khoản tín dụng cho nhà xuất khẩu để họ tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đặc trưng của nghiệp vụ này là ngân hàng khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho người xuất khẩu số tiền còn lại. Điều này có nghĩa là ngân hàng thu lãi của khoản tín dụng ngay khi cấp tín dụng. Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm vụ trả tiền hối phiếu. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi người có trách nhiệm trả tiền hối phiếu từ chối trả tiền hối phiếu hoặc không có khả năng trả tiền khi hối phiếu đến hạn hoặc hối phiếu không hợp lệ. Vì vậy ngân hàng phải thận trọng khi quyết định chiết khấu một hối phiếu. 1.2.1.2.4 Tín dông bao thanh toán (factoring) Tín dông bao thanh toán là hình thức tín dụng tài trợ ngắn hạn của ngân hàng dành cho các nhà xuất khẩu. Hình thức tài trợ này có nghĩa là nhà xuất khẩu giao hết tất cả các bản sao hoá đơn bán hàng cho tổ chức tài trợ (ngân hàng) để nhận một mức tài trợ nhất định và tổ chức tài trợ sẽ đảm nhận toàn bộ quá trình thu tiền và ghi chép, kế toán các khoản phải thu. Khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng thu được một khoản phí khá cao. Tuỳ theo tính chất hoàn hảo của chứng từ, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của người mắc nợ mà ngân hàng quyết định tỷ lệ mua nợ cao hay thấp đối với nhà xuất khẩu. Có 2 loại tín dụng bao thanh toán là bao thanh toán có truy đòi và bao thanh toán miễn truy đòi. - Bao thanh toán có truy đòi là loại bao thanh toán mà ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nhưng với thoả thuận là nhà xuất khẩu sẽ phải trả lại ngân hàng số tiền đó nếu như nhà nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng. - Bao thanh toán không truy đòi là loại bao thanh toán mà ngân hàng sẽ chịu mọi rủi ro nếu nh­ người nhập khẩu không trả tiền. Tín dông bao thanh toán mang lại nhiều lợi Ých cho nhà xuất khẩu bởi vì nhà xuất khẩu sẽ có vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh ngay sau khi vừa bán hàng dù người nhập khẩu có trả tiền ngay hay mua chịu. Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu không phải bận tâm vào việc quản lý thanh toán phức tạp kéo dài mà giao nã cho ngân hàng, một tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.. 1.2.2 Tài trợ bằng cách bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức ngân hàng tài trợ uy tín cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng không phải bỏ ra một đồng vốn nào. trách nhiệm của ngân hàng khi đứng ra bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với nước ngoài trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với bên nước ngoài. Trong kinh doanh quốc tế hiện nay, nhu cầu về bảo lãnh của ngân hàng ngày một gia tăng. Nhà xuất khẩu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng khi nhà nhập khẩu yêu cầu bởi nhà nhập khẩu không biết hay không tin tưởng vào khả năng thực hiện hợp đồng của nhà xuất khẩu. Ngược lại, nhà nhập khẩu cũng cần có sự bảo lãnh của ngân hàng khi nhà xuất khẩu yêu cầu bởi vì nhà xuất khẩu không nắm chắc khả năng tài chính, khả năng thanh toán hay mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu. Trên thực tế, có rất nhiều loại bảo lãnh ngân hàng tuỳ theo yêu cầu của các bên mua bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. Một số loại bảo lãnh ngân hàng cho người xuất khẩu là bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền cọc, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh bảo lưu... Một số hình thức bảo lãnh ngân hàng dành cho người nhập khẩu là: tài trợ xác nhận L/C... Thực chất việc ký xác nhận vào L/C phát hành của ngân hàng ở nước xuất khẩu là nghiệp vụ bảo lãnh uy tín thanh toán cho ngân hàng phát hành, đây là một dạng tài trợ liên ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ tài trợ này, ngân hàng xác nhận đã đảm nhận trước nhà xuất khẩu tất cả rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, của ngân hàng phát hành L/C và cả của quốc gia nhập khẩu. Hình thức tín dụng bảo lãnh mang lại nhiều lợi Ých cho các bên liên quan: - Đối với nhà xuất khẩu: nếu nhà nhập khẩu là người được bảo lãnh thì nhà xuất khẩu hoàn toàn yên tâm là mình sẽ được thanh toán khi đến hạn nếu thực hiện đúng hợp đồng. Còn nếu nhà xuất khẩu là người được bảo lãnh thì người xuất khẩu có thể ký được hợp đồng và bán được hàng do ngân hàng đã bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho anh ta. - Đối với nhà nhập khẩu: nếu nhà nhập khẩu là người được bảo lãnh thì nhà nhập khẩu sẽ được hưởng một khoản vốn của bên xuất khẩu mà không phải trả lãi, chỉ trả một khoản phí cho người bảo lãnh. Nếu nhà xuất khẩu là người được bảo lãnh thì nhà nhập khẩu yên tâm là mình sẽ mua được hàng và không bị mất thời cơ trong kinh doanh vì không có hàng. - Đối với ngân hàng (người bảo lãnh): thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nghĩa là ngân hàng có được uy tín, được sự tín nhiệm của bên xuất khẩu hay nhập khẩu. Bên cạnh đó ngân hàng còn có thu nhập là khoản phí bảo lãnh. 1.3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Thủ tục tài trợ Khi có nhu cầu về tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng, khách hàng đến ngân hàng xin tài trợ và nép các hồ sơ liên quan để ngân hàng có căn cứ xét duyệt. Các giấy tờ liên quan gồm có: * Hồ sơ pháp lý gồm: Giấy phép thành lập; giấy phép hành nghề của cơ quan chuyên môn; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy phép trú đóng; bảng điều lệ công ty; giấy bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có: Giấy phép đầu tư, góp đủ vốn pháp định. * Hồ sơ kinh tế gồm: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng báo cáo kiểm toán, bảng thuyết minh. * Hồ sơ cho vay gồm: Đơn xin vay hoặc đơn xin bảo lãnh; các hợp đồng thương mại, hợp đồng ngoại thương; hợp đồng uỷ thác (trong trường hợp doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu); bảng liệt kê tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có) kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu; các giấy tờ liên quan khác. 1.3.2 Thẩm định hồ sơ Thẩm định hồ sơ là việc cán bộ tín dụng thẩm tra lại các thông tin về khách hàng dùa trên cuộc phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và qua hồ sơ khách hàng cung cấp - mét bước quan trọng trong quá trình tài trợ của ngân hàng. Làm tốt bước này sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng phải thực hiện các bước sau trong quá trình thẩm định hồ sơ : - Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý - Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án - Thẩm định tài sản đảm bảo 1.3.3 Lập tờ trình Sau khi thẩm định hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng lập tờ trình lên trưởng phòng tín dụng. Tờ trình này phải nêu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhu cầu vốn, số tiền xin tài trợ, tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh và kiến nghị của cán bộ tín dụng có nên cho vay hay không. Trưởng phòng tín dụng căn cứ ý kiến của cán bộ tín dụng đồng thời xem xét lại hồ sơ và cho ý kiến để trình lên ban giám đốc xét duyệt. Nếu cần thiết có thể đưa ra hội đồng tín dụng xét duyệt. Trong trường hợp vốn vay vượt mức phán quyết của chi nhánh thì trình ra hội đồng tín dụng trung ương để xin ý kiến. 1.3.4 Phát tiền vay Nếu ngân hàng đồng ý tài trợ vốn thì hai bên ký hợp đồng tín dụng, lập giấy nhận nợ và phát tiền vay cho khách hàng. Trường hợp ngân hàng đồng ý bảo lãnh thì ký chấp nhận đơn xin bảo lãnh và chuyển về phòng ban có liên quan. 1.3.5 Kiểm tra và xử lý nợ vay Trong quá trình cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình vay vốn của khách hàng. Nếu phát hiện việc sử dụng sai mục đích hay những sai lệch trong quá trình sử dụng vốn thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm báo ngay cho kế toán để ngưng ngay việc phát tiền vay và tiến hành thu nợ trước hạn bằng cách phong toả vật tư hàng hoá, phát mãi tài sản cầm cố thế chấp...và có thể khởi kiện doanh nghiệp trước pháp luật. Cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn vay phải xác định được cả hình thái hiện vật và giá trị thực tế tiền vay của đơn vị về các mặt như : hiệu quả kinh tế, mục đích và đối tượng sử dụng vốn, khả năng hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Cán bộ tín dụng có thể kiểm tra thông qua 2 loại thông tin chủ yếu sau: - Thông tin từ khách hàng vay vốn. Thông tin này thu được thông qua kiểm tra các loại chứng từ gốc như : chứng từ ghi sổ, bản kê chi phí sử dụng tiền vay, các hợp đồng kinh tế, sổ sách kế toán thống kê, bảng cân đối tài sản, tồn kho thực tế vật tư hàng hoá, công nợ phải trả... - Các loại thông tin khác do ngân hàng tự điều tra hoặc xác minh từ nhiều nguồn khác nhau: từ bạn hàng và khách hàng của người vay, từ cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước... 1.3.6 Tính lãi - thu lãi - thu nợ - gia hạn Ngân hàng sẽ tính lãi theo lãi suất hai bên đã thoả thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng. Sắp đến ngày đáo hạn thì ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp đến ngày đáo hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất phạt do nợ quá hạn. Lãi suất phạt này thường bằng 150% lãi suất của hợp đồng tín dông. Trong trường hợp bất khả kháng nên khách hàng không thể thanh toán tiền vay đúng hạn thì khách hàng phải xin gia hạn nợ và thời gian gia hạn nợ không được vượt quá thời gian tài trợ vốn. Trong trường hợp này thì khách hàng không phải trả lãi suất theo lãi suất nợ quá hạn. 1.3.7 Thanh lý hợp đồng tín dụng Sau khi khách hàng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi tiền vay, cán bộ tín dụng đối chiếu xác nhận với kế toán và đóng hồ sơ tài trợ lại, chuyển vào hồ sơ lưu của khách hàng. Quy trình thực hiện tài trợ đến đây là kết thúc. 1.4 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NHTM VIỆT Nam HIỆN NAY Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là khi các doanh nghiệp nước ta hiện nay đang thiếu vốn, uy tín lẫn kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp, các NHTM Việt Nam đã có một số hình thức tín dụng tài trợ ngoại thương để đáp ứng nhu cầu về vốn và uy tín cho doanh nghiệp. Các hình thức tài trợ này tuy chưa đa dạng bằng các hình thức tài trợ của các NHTM ở những nước phát triển nhưng cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam và của nền kinh tế. SƠ ĐỒ 1.3: Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM Việt Nam hiện nay H×nh thøc tµi trî XNK cña NHTM ViÖt Nam Tµi trî nhËp khÈu Tµi trî xuÊt khÈu NghiÖp vô b¶o l·nh Cho vay thanh to¸n bé chøng tõ hµng nhËp Më L/C thanh to¸n hµng nhËp khÈu ChiÕt khÊu bé chøng tõ hµng xuÊt Cho vay thu mua, chÕ biÕn hµng xuÊt theo L/C, theo hîp ®ång ngo¹i th­¬ng ®· ký Më L/C tr¶ chËm Ph¸t hµnh th­ b¶o l·nh KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu lý luận tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM trên những khía cạnh: . Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và vai trò của hoạt động này . Mét số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. . Những rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với NHTM . Quy trình thực hiện tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM Qua những nội dung trên, ta hiểu rõ hơn bản chất, quy trình của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng và những rủi ro ngân hàng có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động này. CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ Xuất Nhập Khẩu tại Chi nhánh ĐỐNG đa - Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT Nam & CỦA CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, gọi tắt là ngân hàng Nông nghiệp , có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (VBARD), có trô Chi nhánh chính đặt tại số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Tổ chức tiền thân của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNTVN) là ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định tiền tệ với thị trường hoạt động chủ yếu là khu vực nông thôn, lĩnh vực nông nghiệp và đối tượng là nông dân. Từ khi thành lập tới nay, ngân hàng đã qua hai lần đổi tên. Lần thứ nhất, theo quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Sau đó, nhằm chuyển đổi mô hình hoạt động của các ngân hàng thương mại theo dạng Tổng công ty, ngày 15/10/1996 theo quyết định số 280/QĐ - NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ký quyết định thành lập tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/7/1996, ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo &PTNTVN). NHNo&PTNTVN là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam hiện nay được thành lập theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với thời gian hoạt động là 99 năm. Qua 22 năm hoạt động, NHNo&PTNTVN đang trên đà phát triển ổn định và không ngừng lớn mạnh. Từ số vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 2200 tỷ đồng, đến cuối năm 2009, ngân hàng có tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ VND, tăng 33,7% so với năm 2008. Nguồn vốn hiện có của ngân hàng chủ yếu đầu tư cho các thành phần kinh tế, đến nay đã giải ngân tới hơn 8 triệu hộ trong đó cho vay hơn 2,6 triệu hộ nghèo và gần 20.000 doanh nghiệp. Tổng dư nợ của ngân hàng đạt 354.112 tỷ VND trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo là 6200 tỷ VND. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp : 0,7% (giảm 0,4 % so với năm 2008). Hiện nay NHNo&PTNTVN có 35.135 cán bộ công nhân viên với mạng lưới rộng khắp gồm 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Cùng với việc mở rộng hoạt động kinh doanh đối nội, NHNo&PTNT vẫn tiếp tục quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại. Ngân hàng hiện có quan hệ với 740 tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và ở 89 quốc gia trên thế giới. Đến cuối 2009, đã có 55 chi nhánh NHNo&PTNTVN trực tiếp tham gia thanh toán quốc tế. Trong năm 2009, doanh sè thanh toán quốc tế là 1754 triệu USD, doanh sè mua bán ngoại tệ đạt 4038 triệu USD. Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại và thanh toán biên giới đã được mở rộng tới nhiều chi nhánh trong toàn hệ thống, góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, thu hót thêm nhiều khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chu trình khép kín từ khâu cho vay để thu mua nguyên liệu, chế biến hàng hoá đến khâu xuất khẩu. Nghiệp vụ bảo lãnh và mở tín dụng thư trả chậm vẫn tiếp tục phát triển và được quản lý chặt chẽ, các khoản bảo lãnh đều được thanh toán đầy đủ, đúng hạn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, NHNo&PTNTVN đang trên đà phát triển và ngày càng vững mạnh. Trong thời gian tới, NHNo&PTNTVN phấn đấu trở thành NHTM tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh vững chắc an toàn, có quy mô vốn tự có ngang tầm các ngân hàng trong khu vực để góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. 2.1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Đống Đa - NHNo&PTNT Chi nhánh NHNo & PTNT quận Đống Đa là chi nhánh cấp II của NHNo & PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng. Trước đây, trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại 154 Tôn Đức Thắng. Từ ngày 01/04/2008 chi nhánh ngân hàng chuyển sang mô hình ngân hàng cấp I trực thuộc NHNo & PTNT VN, trụ sở chính đặt tại 3/37 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 19/01/2009 Chi nhánh chuyển trụ sở về 211 Phố Xã đàn - Đống Đa- Hà Nội 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đống Đa Cán bộ công nhân viên của Chi nhánh gồm có 82 người trong đó có một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc Chi nhánh là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiêm trực tiếp trước Tổng giám đốc NHNo &PTNTVN. Hiện nay Chi nhánh gồm có 6 phòng ban: Ban Giám Đốc Phòng Hành chính nhân sự Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Dịch vụ – Marketing Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Kiểm soát Ngoài ra, Chi nhánh còn có 04 Phòng Giao dịch: Phòng giao dịch Sè 23: 15 Tôn Đức Thắng Phòng giao dịch Sè 24: Sè 67 Nguyên Hồng Phòng giao dịch Sè 25: 158 Thái Thịnh Phòng giao dịch Xã đàn: 318 phố Xã Đàn 2.1.2.2 Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Còng nh­ nhiều ngân hàng khác, NHNo & PTNT Đống Đa hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ với một sè hoạt động chính nh­ sau: - Hoạt động huy động vốn: Chi nhánh huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Khi cần thiết, Chi nhánh còn có thể vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước theo quy định của NHNo&PTNT. - Hoạt động cho vay: Chi nhánh thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng của thành phần kinh tế khác nhau. Chi nhánh cho vay hé gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng... Chi nhánh tài trợ vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xuất nhập khẩu, cho vay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước, cho vay cầm cố thế chấp các giấy tờ có giá. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp cho vay các dự án theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN. - Hoạt động khác Ngoài 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay vốn, Chi nhánh còn có các hoạt động khác như : Kinh doanh ngoại hối: đây là hoạt động mua bán ngoại tệ mà chủ yếu nhằm mục đích cho vay và phục vụ thanh toán quốc tế, những dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, NHN và NHNo&PTNTVN Thanh toán quốc tế: đây là dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh, nã góp phần giúp cho hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối thêm phần sôi nổi. Dich vụ khác như dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, dịch vụ chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán uỷ thác cho vay người nghèo, uỷ thác cho thuê tài chính, cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN giao cho. 2.2 TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA VÀ TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI 2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển và hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Với sự phát triển không ngừng của kinh tế quốc tê, trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam đã góp phần đáng kể vào công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và góp phần hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 cho lĩnh vực xuất nhập khẩu tuy gặp khó khăn trong quá trình thực hiện do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đã hoàn thành về cơ bản. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển khá với tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm từ 2006 - 2010 đạt trên 5,6 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm trên 21% và cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 5 năm khoảng 61 tỷ USD với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 13,3%. Năm 2010, dù báo kim ngạch xuất khẩu nước ta đạt trên 180 USD/người/năm tuy còn ở mức thấp nhưng đã thuộc nhóm các nước có nền ngoại thương phát triển. Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam giai đoạn 2006 - 2010 Chỉ tiêu Kim ngạch xuất khẩu ( triệu USD) Tổng kim ngạch XNK so GDP(%) Kim ngạch xuất khẩu so GDP (%) Kim ngạch xuất khẩu XK (USD/người/năm) 2006 7 255,9 80,0 31,5 96 2007 9 185,0 80,6 35,6 116 2008 9 360,3 77,7 35,1 116 2009 11 540,0 81,1 40,3 150 2010 (dự báo) 14 308,0 95,7 46,4 180 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 2.2 : Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 Cơ cấu hàng xuất khẩu - Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản - Nhóm hàng công nghiệp nhẹ & tiểu thủ công nghiệp - Nhóm hàng công nghiệp nặng - khoáng sản 100% 42,3% 29% 28,7% 100% 30% 34,3% 35,7% Cơ cấu hàng nhập khẩu - Nhóm hàng tư liệu sản xuất - Nhóm hàng tiêu dùng 100% 87% 13% 100% 94,8% 5,2% Nguồn: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tuy vẫn chiếm vị trí quan trọng nhưng có xu hướng giảm dần, từ 42,3% năm 2006 xuống còn 30% năm 2010. Tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp tăng tương ứng từ 29% năm 2006 lên 34,3% năm 2010. Tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ 28,7% năm 2006 lên 35,7% năm 2010. Tuy nhiên, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn bất hợp lý. Đó là do ở nước ta, xuất khẩu nguyên liệu thô vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 70% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, ở Trung Quốc xuất khẩu nguyên liệu thô chỉ chiếm 16,3% năm 2004. Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể, từ 13% năm 2006 giảm xuống còn 5,2% năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng từ 87% năm 2006 lên tới 94,8% năm 2010. Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng không ngừng được củng cố và mở rộng thêm. Thị trường châu Á chiếm gần 58% tổng kim ngạch xuất khẩu và trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu cuả Việt Nam, trong đó riêng các nước ASEAN tương ứng chiếm trên 18% và 29%. Trên một số thị trường khác nh­ EU, Mỹ, Trung Đông, hàng xuất khẩu của Việt Nam còng có mặt và kim ngạch xuất khẩu đang tăng dần. 2.2.2 Triển vọng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tương lai Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001. Việc HĐTM này được thực thi mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu. Mỹ là nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ. Mỹ còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá khổng lồ và tương đối dễ tính, không quá khắt khe khi thâm nhập như các thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Mỹ là 1500 tỷ USD trong đó kim nghạch nhập khẩu chiếm gần 920 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh là: dày dép, cao su, đồ gỗ, dệt may, hải sản, rau quả, cà phê. Nếu hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng 2% giá trị nhập khẩu của Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 1,8 tỷ USD. Mức thuế của hàng hoá Việt Nam khi được hưởng Tối huệ quốc sẽ giảm bình quân từ 35%-40% xuống còn trên dưới 5%, trong đó có một số mặt hàng mà mức thuế giảm mạnh làm tăng lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng đó. Những mặt hàng này của Việt Nam nhờ giảm thuế mà có thể xuất khẩu được: BẢNG 2. 4 : Mức thuế của hàng Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ Mức thuế (%) TT Loại hàng hoá Không có tối huệ quốc Có tối huệ quốc Gạo đã chế biến 23,6 5,8 Hạt có dầu 35,4 8,2 Hàng may mặc 68,9 3,4 Sản phẩm da 33 5,6 Sản phẩm hoá chất,cao su,nhựa 30,3 4,3 Sản phẩm khoáng chất 41,6 4,3 Thiết bị điện tử 34 2,8 Hàng dệt 55,1 10,3 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam sè ra ngày 30/11/2006 Khi thâm nhập vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội là thuế suất thấp và thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì tiềm Èn không Ýt những thách thức. Vì vậy, để có thể tiếp cận và không ngừng mở rộng thị trường, để có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ hoặc thị trường bất cứ quốc gia nào thì điều cần thiết là Chính phủ có các giải pháp, định hướng kịp thời, đúng đắn và bản thân các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải chủ động khai thác thị trường và vận dụng khôn khéo các quy định ưu đãi cho các nước đang phát triển... 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - NHNo &PTNTVN 2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa 2.3.1.1 Những thuận lợi NHNo &PTNTVN đã có chương trình hành động trong những năm tới để thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc NHNo &PTNTVN cũng đã đề ra giải pháp để thực hiện đúng nội dung, lé trình của Đề án cơ cấu lại NHNo&PTNTVN 2001- 2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Thêm vào đó, hệ thống văn bản quy phạm về hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng và những văn bản liên quan của NHNo &PTNTVN và của Chi nhánh Đống Đa ngày càng đầy đủ, chặt chẽ hơn. Đây chính là hành lang pháp lý giúp hạn chế rủi ro trong kinh doanh, tạo tính chủ động cho Chi nhánh thực hiện cho vay khách hàng có tín nhiệm và chưa tín nhiệm và cũng là định hướng cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Hoạt động trên dịa bàn thủ đô Hà Nội, Chi nhánh có khả năng lớn về huy động vốn và tiếp xúc với các doanh nghiệp lớn kinh doanh xuất nhập khẩu. Đó là bởi vì 75% các doanh nghiệp của Tổng công ty 90, Tổng công ty 91 đóng trô Chi nhánh tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội có vị trí đầu mối, chi phối một vùng. Chi nhánh còn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu từ các ngân hàng thương mại lớn cùng địa bàn. Hoạt động trên dịa bàn thủ đô Hà Nội, Chi nhánh còn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp và có tính tổng lực từ ngân hàng "mẹ" khi cần thiết. Chi nhánh Đống Đa còn có đội ngò cán bộ điều hành và đội ngò cán bộ chuyên môn có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết và còn trẻ. Đội ngò cán bộ này thường xuyên được đào tạo và trưởng thành dần trong kinh doanh sẽ là nền tảng cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong năm 2009, Chi nhánh tăng thêm nhiều nhân sự cho Phòng kế hoạch kinh doanh lên 10 người ( chiếm 30,3% tổng số nhân sù) , điều này giúp cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh trong thời gian tới phát triển mạnh mẽ hơn. 2.3.1.2 Những khó khăn * Những khó khăn về môi trường pháp lý Hầu hết các giao dịch thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ đều tuân theo UCP nhưng UCP chỉ là thông lệ quốc tế và nếu UCP trái với luật quốc gia thì phải tuân theo luật quốc gia. Hiện nay, do chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể các tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng L/C hoặc phương pháp thanh toán khác nên ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra. Luật doanh nghiệp ra đời tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhưng về góc độ nào đó thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đó là bởi ngân hàng thường không muốn đầu tư cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khi không có tài sản thế chấp. * Những khó khăn về môi trường kinh doanh Hà Nội là nơi hội tụ của nhiều tổ chức tín dụng. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 26 SGD và chi nhánh thành viên của các NHTMQD. Hà Nội còn có mạng lưới của NHTMCP với 5 SGD & 9 chi nhánh, ngân hàng nước ngoài với 3 chi nhánh & 2 chi nhánh phụ, ngân hàng liên doanh với SGD & 2 chi nhánh. Trong khi đó, Chi nhánh chỉ mới tham gia hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu từ năm 2002 nên các cán bộ còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, hoạt động này của Chi nhánh gặp nhiều bất lợi so với các ngân hàng thương mại khác như ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội... là những ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu lâu năm với bề dày kinh nghiệm và họ đã chiếm lĩnh hầu hết khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong việc giành giật khách hàng là DNNN thành viên của các Tổng công ty 90, Tổng công ty 91, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và những khách hàng có nguồn USD. Trong cuộc cạnh tranh này, lợi thế thuộc về ngân hàng nước ngoài, chi nhánh liên doanh và các NHTM trong nước có năng lực tài chính cao, bình quân lãi suất đầu vào thấp, có công nghệ thanh toán hiện đại.Thêm vào đó, trong lĩnh vực huy động tiền gửi và cho vay hiện nay đã có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bằng công cụ lãi suất giữa các ngân hàng, thậm chí giữa các chi nhánh theo xu hướng hạ thấp lãi suất, giải quyết nhanh gọn nhu cầu của khách hàng lớn. * Những khó khăn từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Do thời gian mở cửa hội nhập chưa lâu nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong làm ăn, kinh doanh với nước ngoài. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài lại là các chuyên gia có kinh nghiệm, đã kinh doanh lâu trên thương trường quốc tế làm cho các doanh nghiệm Việt Nam không tránh khỏi thiệt thòi khi làm ăn với họ. Thêm vào đó, sự hiểu biết về thông lệ, luật pháp quốc tế, luật pháp của nước đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế nên khi xảy ra rủi ro, tranh chấp thì doanh nghiệp Việt Nam thường là người chịu thiệt mà ngân hàng là người hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nên ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ngân hàng là người tư vấn cho các doanh nghiệp nhưng nhiều khi do trình độ có hạn nên các doanh nghiệp không thực hiện theo lời tư vấn của ngân hàng dẫn đến việc doanh nghiệp bị lừa hoặc chịu thiệt trong kinh doanh. Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh những bất lợi do trình độ và kinh nghiệm có hạn của doanh nghiệp mang lại, doanh nghiệp và ngân hàng còn gặp khó khăn do thực lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam còn quá yếu. Có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên nếu buôn bán với nước ngoài bị thua lỗ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. * Những khó khăn từ phía Chi nhánh Đống Đa Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh chỉ mới bắt đầu từ năm 2004 nên các cán bộ làm công tác này còn chưa có nhiều kinh nghiệm, phải vừa làm vừa học hỏi. Năng lực cán bộ tín dụng không đồng đều. Cán bộ làm nghiệp vụ này phần lớn là mới, chưa qua líp tập huấn chính thức nhưng do số lượng công việc ngày một nhiều nên phải bắt tay ngay vào công việc. Mặt khác, thời gian để truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức của những cán bộ đi trước cho những cán bộ mới là Ýt nên đôi khi còn sai sót trong nghiệp vụ. Chi nhánh Đống Đa chưa tự cân đối được nguồn ngoại tệ giữa xuất và nhập. Thêm vào đó, nguồn ngoại tệ Chi nhánh huy động được chủ yếu gửi Sở Giao dịch đầu mối để hưởng phí nên Chi nhánh phải phụ thuộc vào cơ chế và phí điều hoà làm cho sự chủ động trong sử dụng vốn chưa cao. Khi thực hiện mở L/C nhập khẩu, việc quyết định mức ký quỹ là rất quan trọng nhưng hiện nay, theo quyết định 447/NHNo ngày 7/6/2001 quy định về quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo chưa quy định cụ thể mức ký quỹ tối đa và mức ký quỹ tối thiểu trong từng thời kỳ. Vì vậy, chưa có mức ký quỹ thống nhất cho từng đối tượng khách hàng. Khi mức ký quỹ không được đảm bảo chắc chắn thì nếu có rủi ro tỷ giá xảy ra, ngân hàng mở L/C (Chi nhánh Đống Đa) sẽ chịu thiệt thòi. Nếu Chi nhánh đã thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu (vì L/C phù hợp bộ chứng từ) mà người nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng vì tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì Chi nhánh Đống Đa là người chịu rủi ro. Bên cạnh đó, trang thiết bị của Chi nhánh còn chưa hiện đại bằng một số ngân hàng thương mại khác nên cũng làm giảm phần hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài. 2.3.2 Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Đống Đa Nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Để có nguồn vốn phục vụ tín dụng xuất nhập khẩu mà đặc biệt là nguồn ngoại tệ, Chi nhánh phải huy động vốn từ nhiều nguồn. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đống Đa từ năm 2007 đến năm 2009 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2007 - 2009 Đơn vị: Triệu đồng, USD Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh sè Doanh sè % so với năm trước Doanh sè % so với năm trước 1. Nguồn nội tệ - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn - Tiền vay các TCTD, TCKT 220 959 97 089 123 820 50 779 228 196 578 582 550 100 +352,7% +202% +470% +100% 684 218 178 724 505 294 200 -13% -9% -13% +100% 2. Nguồn ngoại tệ - Không kỳ hạn USD - Có kỳ hạn USD 6 598 439 357 558 6 240 881 4 747 212 223 720 4 523 492 -28% -37% -28% 4 572 910 514 226 4 068 684 -0.2% +230% -10% Tổng nguồn vốn 315 459 850 282 +270% 750 928 -12% Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh 2007 -2009 Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2008 là 850.282 triệu đồng (bao gồm cả USD quy đổi ), tăng 270% so với năm 2007. Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ năm 2008 là 779.228 triệu đồng, tăng 352,7% so với năm 2007; nguồn vốn huy động ngoại tệ năm 2008 là 4.747.212 USD, giảm 28% so với năm 2007. Sở dĩ tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng, trong đó nguồn nội tệ tăng còn nguồn ngoại tệ giảm mạnh là do trong năm 2008, tỷ giá USD không ngừng tăng mạnh khiến đồng USD trở nên khan hiếm. Trong năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh giảm nhẹ cả về nguồn nội tệ lẫn ngoại tệ. Tính đến 31/2/2009, tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh là 750 928 triệu đồng (bao gồm cả USD quy đổi), giảm 12% so với năm 2008. Trong đó, nguồn vốn nội tệ là 684.218 triệu đồng, giảm 13% so với năm 2008; nguồn vốn ngoại tệ là 4,5 triệu USD, giảm 0,2% so với năm 2008. Việc giảm nhẹ nguồn vốn tại Chi nhánh năm 2009 là do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy ngành tài chính- ngân hàng Việt nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này nhưng không thể tránh khỏi những tác động gián tiếp. Người dân hạn chế giữ tiền mặt còng nh­ tiền gửi tiết kiệm do có tâm lý không yên tâm về giá trị của đồng tiền trong tương lai. Dòng tiền được chuyển sang một loại hàng hóa khác mà có thể được mua với giá hợp lý trong thời điểm khủng hoảng. Đó là bất động sản. Tuy vậy, nguồn huy động vốn của Chi nhánh chỉ bị giảm nhẹ là do uy tín của Ngân hàng đối với người dân là khá tốt và những chính sách về lãi suất hợp lý trong từng thời điểm cụ thể. 2.3.3 Quy chế hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa hiện nay đang được thực hiện theo Quyết định số 284/2000/NHNN1 ngày 25/08/2000 của thống đốc NHNN về viêc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và hướng dẫn cụ thể theo quyết định số 06/QĐ - HĐQT ngày 18/01/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN. * Mục đích cho vay Chi nhánh Đống Đa tài trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu đủ khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng nhập hàng và thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Chi nhánh còng cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời trong quá trình thu mua, chế biến hàng xuất khẩu và đối với những doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có uy tín, Chi nhánh cho vay để đáp ứng nhu cầu tiếp tục sản xuất sau khi xuất khẩu mà chưa nhận được tiền hàng. * Đối tượng cho vay Chi nhánh tài trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện một trong các hoạt động sau: - Nhập khẩu vật tư hàng hoá, nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế nhằm mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật. - Thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu. - Thực hiện thanh toán số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nép để làm thủ tục xuất nhập khẩu mà giá trị lô hàng đó NHNo cho vay. - Cho vay thanh toán các chi phí liên quan đến vận tải, bảo hiểm nước ngoài. * Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn của Chi nhánh phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau: 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng Trong quá trình cho vay, Chi nhánh sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu không Chi nhánh sẽ thu hồi vốn trước hạn. 2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng và Chi nhánh sẽ thoả thuận số tiền vay, lãi suất vay, thời hạn vay vốn. Khi đến hạn, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi cho Chi nhánh. Nếu không, Chi nhánh sẽ tự động trích tài khoản của khách hàng để thu nợ và nếu tài khoản của khách hàng không đủ số dư thì Chi nhánh sẽ chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất phạt. Nếu nh­ khách hàng không còn khả năng trả nợ thì Chi nhánh sẽ phát mại tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng. 3. Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thống đốc NHNN và hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của NHN0 đối với khách hàng. * Điều kiện cho vay Chi nhánh Đống Đa xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Phải có tư cách pháp nhân và có thời gian hoạt động còn lại phù hợp với thời gian vay vốn. - Phải có vốn tự có tối thiểu bằng giá trị thực có của vốn điều lệ. Những tài sản hình thành bằng vốn vay phải mua bảo hiểm tại 1 công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và khách hàng cam kết sử dụng số tiền được bồi thường khi gặp rủi ro để trả nợ cho Chi nhánh. - Có dự án khả thi - Kinh doanh có lãi, không có nợ quá hạn trên 1 năm - Được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp - Có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc được bảo lãnh Ngoài ra, Chi nhánh còn có thêm điều kiện cụ thể với từng đối tượng nh­ sau: * Cho vay các dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu: + Khách hàng sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu phải có thị trường tiêu thụ. * Cho vay dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất + Ngân hàng mở L/C là ngân hàng có uy tín. + Khách hàng mở tài khoản và có quan hệ thường xuyên với NHNo. + Chứng từ hoàn toàn phù hợp các điều khoản và điều kiện của L/C. + Thị trường truyền thống được phép xuất khẩu tại Việt Nam + Sè tiền chiết khấu tối đa là 95% giá trị L/C. + Thư yêu cầu thanh toán và đơn xin chiết khấu phải có chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng. * Cho vay thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Khách hàng được phép kinh doanh nhập khẩu + Được cấp giấy phép hoặc hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng nhập khẩu xin vay. * Giới hạn cho vay Theo quyết định số 11/QĐ - HĐQT về việc ban hành quy định phân cấp phán quyết cho vay tối đa đối với một khách hàng thì Chi nhánh Đống Đa được phán quyết cho vay tối đa nh­ sau: - Đối với khách hàng là doanh nghiệp loại A: 50 tỷ VND - Đối với khách hàng là doanh nghiệp loại B: 35 tỷ VND Đối với trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn vượt quyền phán quyết theo phân cấp của Chi nhánh, giám đốc Chi nhánh phải thông qua ý kiến của Hội đồng tín dụng cùng cấp để trình lên ngân hàng cấp trên quyết định. Mức cho vay đối với tài sản thế chấp là 70% giá trị tài sản, đối với tài sản cầm cố do khách hàng giữ là 50% giá trị tài sản. Mức cho vay tối đa đối với bộ chứng từ hàng xuất là 95% giá trị thanh toán mà khách hàng được thụ hưởng của bộ chứng từ hoàn hảo. * Thời hạn cho vay Có 3 loại thời hạn cho vay tại Chi nhánh Đống Đa: - Ngắn hạn: dưới 12 tháng - Trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng - Dài hạn: trên 60 tháng Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh hiện nay chủ yếu là ngắn hạn. * Đồng tiền cho vay và trả nợ Chi nhánh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay bằng VND và các loại ngoại tệ trong đó USD là ngoại tệ cho vay chủ yếu. Chi nhánh còng cho vay một số loại ngoại tệ khác nh­: DEM, EURO, JPY... theo yêu cầu của khách hàng. Quyết định số 06/QĐ- HĐQT ngày 18/ 01/ 2000 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN quy định: ngoại tệ cho vay được sử dụng để chuyển trả nước ngoài theo các phương thức thanh toán quốc tế thực hiện trong hệ thống NHNo&PTNT; trường hợp chuyển cho NHTM khác thực hiện thanh toán quốc tế phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN. Khách hàng vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả bằng ngoại tệ đó. Trong trường hợp khách hàng đề nghị trả nợ bằng ngoại tệ khác với ngoại tệ đã vay hoặc đề nghị trả nợ bằng VND thì phải được giám đốc Chi nhánh đồng ý và thoả thuận tỷ giá quy đổi với khách hàng. * Lãi suất cho vay - Cho vay bằng VND Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu thu ngoại tệ về Chi nhánh thì lãi suất ưu đãi hơn: 0,6%/ tháng. Đối với công ty xuất nhập khẩu Lào - Việt, công ty giống rau quả, công ty vật tư nông sản, công ty kim khí Hà Nội, công ty vật tư bảo vệ thực vật I, lãi suất là 0,65%/ tháng. Đối với công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp - Việt, công ty xuất nhập khẩu đầu tư xây dựng Hà Nội, công ty giống cây trồng trung ương I, lãi suất là 0,7%/ tháng. - Cho vay bằng ngoại tệ: được thực hiện theo quy định 241/2000/NHNN1 về lãi suất cho vay ngoại tệ của NHNN và quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN. Lãi suất cho vay = lãi suất SIBOR + biên độ giao động nhất định Lãi suất cho vay ngắn hạn = lãi suất SIBOR kỳ hạn 3 tháng + 1% * Quy trình cho vay Tại Chi nhánh Đống Đa, quy trình tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu cũng giống như quy trình tín dụng nói chung. * Thủ tục tài trợ Khi có nhu cầu về tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng, khách hàng đến ngân hàng xin tài trợ và nép các hồ sơ liên quan để ngân hàng có căn cứ xét duyệt. Các giấy tờ liên quan gồm có: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn và các giấy tờ liên quan khác tuỳ theo từng đối tượng vay vốn. - Đối với khách hàng vay để sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu thì phải gửi thêm hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng sản xuất, chế biến xuất khẩu. - Đối với khách hàng xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất thì phải có cam kết của khách hàng đồng ý cho Chi nhánh Đống Đa được quyền tự động trích tài khoản của khách hàng để thu nợ khi tiền hàng xuất khẩu về ngân hàng. - Đối với khách hàng vay thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá thì phải gửi thêm: giấy phép kinh doanh nhập khẩu, giấy phép hoặc hạn ngạch nhập khẩu. * Thẩm định hồ sơ Cán bộ tín dụng thẩm tra lại các thông tin về khách hàng dùa trên cuộc phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và qua hồ sơ khách hàng cung cấp. Cán bộ tín dụng phải thẩm định các nội dung sau theo quy định của NHNo&PTNTVN: - Thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý - Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. - Thẩm định phương án, dự án của khách hàng. Ngân hàng phải xem xét tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn vay, tính hợp pháp hợp lệ của kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của dự án, nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng cho vay của ngân hàng. - Thẩm định tài sản đảm bảo * Lập tờ trình Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định trình lên trưởng phòng kế hoạch kinh doanh. Báo cáo này phải nêu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhu cầu vốn, số tiền xin tài trợ, tính khả thi , hiệu quả của phương án kinh doanh và kiến nghị của cán bộ tín dụng có nên cho vay hay không. Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh căn cứ ý kiến của cán bộ tín dụng đồng thời xem xét lại hồ sơ và cho ý kiến để trình lên ban giám đốc Chi nhánh xét duyệt. Nếu món vay thuộc quyền phán quyết của giám đốc Chi nhánh và đủ điều kiện để cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hợp đồng tín dụng theo mẫu 16/TD, lập giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nếu không đủ điều kiện cho vay, cán bộ tín dụng phải ghi rõ lý do để giải thích cho khách hàng và trả lại hồ sơ xin vay. Trong trường hợp vốn vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh thì trình ra hội đồng tín dông Sở đầu mối để xin ý kiến. * Phát tiền vay Sau khi khách hàng có đủ 30% vốn tự có để tham gia vào dự án xin vay, Chi nhánh sẽ tiến hành giải ngân theo từng bước nh­ đã cam kết trong hợp đồng. * Kiểm tra và xử lý nợ vay Trong quá trình cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình vay vốn của khách hàng. Nếu phát hiện việc sử dụng sai mục đích hay những sai lệch trong quá trình sử dụng vốn thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm báo ngay cho kế toán để ngưng ngay việc phát tiền vay và tiến hành thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. * Tính lãi, thu lãi, thu nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn. Ngân hàng sẽ tính lãi theo lãi suất hai bên đã thoả thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng. Sắp đến ngày đáo hạn thì ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng. - Gia hạn nợ Khi nợ đến hạn nhưng khách hàng chưa trả được nợ do những nguyên nhân khách quan như giá cả biến động theo chiều hướng không có lợi và các nguyên nhân bất khả kháng thì khách hàng phải có giấy đề nghị gia hạn nợ gửi SGD I trước ngày đến hạn nợ để Chi nhánh có thể xem xét, quyết định. Thời gian gia hạn nợ đối với nợ ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay nhưng không quá 12 tháng. - Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Trong một số trường hợp, Chi nhánh và khách hàng sẽ thoả thuận để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Đó là các trường hợp sau: + Khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thoả thuận. + Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng. + Chu kỳ sản suất, kinh doanh của khách hàng thay đổi + Thị trường trong nước và nước ngoài có biến động - Chuyển nợ quá hạn Đối với nợ đến kỳ hạn cuối cùng (tính cả thời gian cho gia hạn nợ) và các phân kỳ nợ đã thoả thuận cụ thể trong hợp đồng tín dụng, nếu không được Chi nhánh gia hạn thêm hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng không trả được nợ thì Chi nhánh sẽ chuyển sang nợ quá hạn và báo cho khách hàng biết. Khách hàng sẽ phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất ghi trong khế ước. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thoả thuận trong hợp đồng, Chi nhánh sẽ chấm dứt cho vay, thực hiện thu hồi nợ vay hoặc chuyển sang nợ quá hạn. * Thanh lý hợp đồng tín dụng Sau khi khách hàng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi tiền vay, cán bộ tín dụng đối chiếu xác nhận với kế toán và đóng hồ sơ tài trợ lại, chuyển vào hồ sơ lưu của khách hàng. Quy trình thực hiện tài trợ đến đây là kết thúc. 2.3.4 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa được thực hiện theo Quyết định số 447/NHNo- HĐQT ngày 7/6/2001 của Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN về việc việc ban hành Quy định về Quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo. Hiện nay, Chi nhánh đang thực hiện các hình thức tài trợ là: mở L/C, cho vay thanh toán L/C, cho vay ký quỹ sửa đổi tăng giá L/C, cho vay thu mua hàng xuất khẩu. Các hình thức này tuy chưa đa dạng, phong phú nhưng cũng góp phần đáng kể vào việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 2.3.4.1 Tài trợ xuất khẩu * Cho vay thu mua hàng xuất khẩu Sau khi nhận được L/C do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể dùa vào đó để yêu cầu SGD I cấp một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo quy định của L/C. Chi nhánh sẽ xem xét các điều kiện cho vay để quyết định cho vay hay không. Chi nhánh cho vay thu mua hàng xuất khẩu bằng nội tệ. 2.3.4.2 Tài trợ nhập khẩu Mở L/C, cho vay ký quỹ sửa đổi tăng giá trị L/C, cho vay thanh toán L/C là hình thức tài trợ nhập khẩu của Chi nhánh. * Mở L/C Khi khách hàng yêu cầu mở L/C, khách hàng phải gửi Chi nhánh bé hồ sơ gồm : + Thư yêu cầu mở L/C + Hợp đồng nhập khẩu + Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu. Cán bộ ngân hàng sẽ xem xét, xác định mức ký quỹ trong vòng 8 giê làm việc và khách hàng phải chuyển đủ số tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ trước khi ngân hàng mở L/C. Chi nhánh không cho khách hàng vay để chuyển vào tài khoản ký quỹ. * Cho vay ký quỹ sửa đổi tăng giá trị L/C NHNo không cho khách hàng mở L/C vay để chuyển vào tài khoản ký quỹ. Ngân hàng chỉ cho vay ký quỹ L/C khi có sửa đổi tăng giá trị L/C và khách hàng đề nghị thanh toán bằng vốn vay của Chi nhánh. Lóc này, phòng kế hoạch kinh doanh sẽ xét cho vay khoản vốn bổ sung tương ứng. Nếu Chi nhánh cho vay thì sẽ hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ bổ sung và hạch toán ngoại bảng số tiền tăng giá trị L/C. * Cho vay thanh toán L/C Sau khi khách hàng nép hồ sơ xin vay để thanh toán L/C hoặc xin vay chuyển tiền, Chi nhánh tiến hành phân loại khách hàng, thẩm định hồ sơ nh­ quy trình nêu trên. Nếu đồng ý cho vay, Chi nhánh sẽ ký hợp đồng tín dụng ngoại tệ với khách hàng. Hợp đồng tín dụng ngoại tệ là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa khách hàng và ngân hàng, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trách nhiệm của Chi nhánh là sắp xếp vốn để người vay lập thủ tục thanh toán cho phía nước ngoài. Trách nhiệm của người vay là ký quỹ đầy đủ, chịu chi phí ( chi phí mở L/C, chi phí chuyển tiền...), thanh toán gốc và lãi vốn vay đầy đủ và đúng hạn... Người vay mà cụ thể ở đây là người nhập khẩu phải có số vốn tự có đảm bảo giá trị hàng hoá cần thanh toán. Sau khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, người vay phải tiến hành ký quỹ một số tiền tỷ lệ với tổng vốn vay. Số tiền ký quỹ này là một phần vốn tự có của người vay được xác định đối với từng khách hàng cụ thể dùa trên uy tín khách hàng, mặt hàng nhập khẩu và mức ký quỹ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Mức ký quỹ này cũng trong khoảng mức ký quỹ tối thiểu và tối đa do Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN quy định trong từng thời kỳ. 2.3.5 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa 2.3.5.1 Doanh sè cho vay Doanh sè cho vay là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt lượng của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Trong thời gian qua, doanh sè cho vay trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh Đống đa nh­ sau: BẢNG 2.6 : Doanh sè cho vay xuất nhập khẩu giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh sè cho vay XNK - Doanh sè cho vay nội tệ - Doanh sè cho vay ngoại tệ Triệu đồng Triệu đồng USD 102.340 75489 2276195 100 73 27 125200 86164 2283887 100 81 19 172054 119054 2957590 100 69 31 Doanh sè cho vay của CN Triệu đồng 361519 480976 6627495 Doanh sè cho vay XNK Tỷ trọng ------------------------------ Doanh sè cho vay của Sở % 28,3% 21,8% 27,41% Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh 2007 – 2009 Từ năm 2004, Chi nhánh mới bắt đầu hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nên Ýt khách hàng biết hoạt động này. Sang năm 2007 và 2008, Chi nhánh chủ động tìm kiếm khách hàng và việc mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tạo cơ sở cho mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Để mở rộng thị phần và đa dạng các hình thức đầu tư, trong năm 2007, Chi nhánh đã tiếp cận các công ty của Tổng công ty 90 - 91 như: Dầu khí, Bưu điện, Dệt may, Công nghiệp tàu thuỷđể thẩm định và cho vay vốn. Chi nhánh còng tiến hành phân tích thực trạng tín dụng năm 2007, phân loại nợ, phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi, mở rộng đầu tư... Chi nhánh đã có thêm nhiều khách hàng mới có nhu cầu vốn lớn để thu mua chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu nguyên vật liệu như Tổng công ty kim khí Hà Nội, Tổng công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội...Do vậy mà doanh sè cho vay xuất nhập khẩu của Chi nhánh không ngừng tăng. Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh năm 2007 là 102.340 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,3% doanh sè cho vay của Chi nhánh. Doanh sè cho vay tài trợ xuất nhập khẩu năm 2008 là 125.200 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,8% doanh sè cho vay của Chi nhánh. Doanh sè cho vay tài trợ xuất nhập khẩu năm 2009 là 172.054 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,41% doanh sè cho vay tại Chi nhánh. * Doanh sè cho vay nội tệ: Đối với hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, nhu cầu của khách hàng chủ yếu vay bằng nội tệ nên cho sè cho vay bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh sè cho vay xuất nhập khẩu tại Chi nhánh. Năm 2007, doanh sè cho vay nội tệ của Chi nhánh là 75.489 triệu VND, chiếm tỷ trọng 73% trong doanh sè cho vay xuất nhập khẩu. Năm 2008 và 2009, doanh sè cho vay nội tệ của Chi nhánh lần lượt là 86.164 triệu VND và 119.054 triệu VND, chiếm tỷ trọng 81% trong doanh sè cho vay xuất nhập khẩu. Sở dĩ nhu cầu vay nội tệ nhằm phục vụ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh tăng là do từ giữa năm 2008 đến cuối năm 2009, giá USD tăng mạnh, tình trạng khan hiếm USD kéo dài gần như suốt năm khiến cho khách hàng không dám vay ngoại tệ do sợ tỷ giá tăng làm cho phương án kinh doanh rơi vào thua lỗ. Do vậy, khách hàng chuyển sang vay bằng nội tệ . * Doanh sè cho vay ngoại tệ Bên cạnh việc Chi nhánh tài trợ xuất nhập khẩu bằng nội tệ, Chi nhánh còng tài trợ bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD nhưng nhu cầu vay bằng ngoại tệ không nhiều do vay bằng ngoại tệ không có lợi so với vay bằng nội tệ. Tuy nhiên, để tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động ngoại tệ, Chi nhánh đã rất cố gắng trong việc thuyết phục khách hàng xuất nhập khẩu vay vốn bằng ngoại tệ để trả nợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể trong năm 2009, các khách hàng lớn của Chi nhánh nh­ Seaprodex Hà Nội, công ty kim khí Hà Nội, công ty xuất nhập khẩu Lào - Việt đã vay trên 2,1 triệu USD. BẢNG 2.7 : Doanh sè cho vay tài trợ xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 USD USD USD % so với năm 2008 Doanh sè cho vay ngoại tệ 2276195 2283887 2957590 +20% Doanh sè thu nợ 2276195 610936 1629928 +110% Dư nợ ngoại tệ còn 0 1330146 2657808 +200% Nợ quá hạn 0 0 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại 2007-2009 Từ năm 2007, nhu cầu vay tín dụng bằng ngoại tệ của khách hàng tăng lên rõ rệt qua từng năm và thể hiện ở doanh sè cho vay: Năm 2008, doanh sè cho vay ngoại tệ tài trợ xuất nhập khẩu là 2.283.887 USD Năm 2009, doanh sè cho vay ngoại tệ tài trợ xuất nhập khẩu là 2.957.590 USD, tăng 20% so với năm 2008 Doanh sè cho vay bằng ngoại tệ năm 2009 tăng 20% so với năm 2008 do lãi suất thực tính thấp hơn lãi suất cho vay bằng VND. Nguyên nhân nữa là do trong năm 2009, Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Đây là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tiềm năng nhưng thường xuyên trong tình trạng thiếu vốn. Để các doanh nghiệp này có cơ hội vay vốn, Phòng kinh doanh của Chi nhánh đã cử cán bộ tín dụng có kinh nghiệp đến tư vấn và giúp doanh nghiệp hoàn chỉnh lại hệ thống hồ sơ vay. Để có nguồn ngoại tệ giữ khách hàng, Chi nhánh đã tranh thủ NHNN, NHNo&PTNTVN, tranh thủ các ngân hàng bạn và tranh thủ sự cộng tác, thông cảm của khách hàng. Những nỗ lực của cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh đã giúp cho Chi nhánh nâng cao được doanh sè cho vay ngoại tệ trong điều kiện cả nền kinh tế đang khủng hoảng. Thời hạn tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn do nhu cầu vay vốn của khách hàng là ngắn hạn. Doanh sè cho vay xuất nhập khẩu trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Khách hàng được Chi nhánh tài trợ xuất nhập khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và Chi nhánh tài trợ nhập khẩu là chính. * Tỷ trọng các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu - Mở L/C: Đối với nhà nhập khẩu thì mở L/C cũng được coi là một hình thức tài trợ của ngân hàng. Số món mở L/C nhập khẩu tại Chi nhánh ngày càng tăng tăng, thể hiện: Năm 2007, sè món mở L/C nhập khẩu là 130 món, trị giá 26 triệu USD Năm 2008, sè món mở L/C nhập khẩu là 153 món, trị giá 48,9 triệu USD tăng 88% so với năm 2007. Năm 2009, sè món mở L/C nhập khẩu là 165 món, trị giá 52,7 triệu USD tăng 7,8% so với năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng về số món L/C và trị giá L/C được mở năm 2009 nhỏ hơn so với năm 2008. Đó là do doanh số nhập khẩu của khách hàng lớn của Chi nhánh là Seaprodex Hà Nội, công ty TNHH Hồng Thuý giảm. Đây là nguyên nhân làm cho trị giá thanh toán của L/C nhập khẩu tăng không nhiều trong năm 2009. BẢNG 2.8: Tỷ trọng các hình thức tài trợ XNK trong doanh sè cho vay XNK giai đoạn 2007-2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tài trợ xuất khẩu - Cho vay thu mua hàng xuất khẩu 2% 2% 1% Tài trợ nhập khẩu - Cho vay thanh toán L/C - Cho vay ký quỹ sửa đổi tăng giá trị L/C 98% 98% 0 98% 98% 0 99% 99% 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại 2007-2009 Bảng trên cho ta thấy hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Chi nhánh là ổn định qua các năm. Năm 2007 và 2008, doanh số tài trợ xuất khẩu chiếm 2% trong tổng doanh số tài trợ xuất nhập khẩu. Năm 2009, doanh số tài trợ xuất khẩu chiếm 1% trong doanh số tài trợ xuất nhập khẩu. Từ thực tế trên ta thấy, so với hoạt động tài trợ nhập khẩu thì hoạt động tài trợ xuất khẩu còn quá nhỏ bé, chiếm chưa đến 5% doanh số tài trợ xuất nhập khẩu. Nguyên nhân là do hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh còn mới nên số lượng khách hàng chưa nhiều. Thêm vào đó, do những vướng mắc về cơ chế chính sách nên việc cho vay thu mua hàng xuất khẩu tại Chi nhánh bị hạn chế, các khách hàng có nhu cầu không tìm đến Chi nhánh, bên cạnh đó còn có những khách hàng bá Chi nhánh ra đi. Ví dụ như trong năm 2007, theo kế hoạch là Chi nhánh đầu tư cho công ty lương thực miền Bắc từ 7-8 triệu USD tương đương với khoảng 100 tỷ VND. Chi nhánh đã trình lên Trung tâm hối đoái NHNo&PTNTVN, trình lên NHNN xin được tài trợ xuất khẩu gạo nhưng không được chấp thuận. Vì vậy, Tổng công ty lương thực miền Bắc đã vay các NHTM cổ phần trên địa bàn Hà Nội làm Chi nhánh mất đi cơ hội cho vay và mất một nguồn ngoại tệ lớn thu được từ xuất khẩu gạo. 2.3.5.2 Tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong cho vay xuất nhập khẩu Với bất kỳ hoạt động tín dụng trên lĩnh vực nào thì chất lượng hoạt động tín dụng cần phải được quan tâm trước hết. Hoạt động tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu quả cho ngân hàng khi nó sử dụng tối đa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay được thu hồi lại đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh thể hiện ở công tác thu nợ và tình hình dư nợ, nợ quá hạn. BẢNG 2.9 : Tình hình thu nợ, dư nợ & nợ quá hạn trong cho vay XNK Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Thu nợ cho vay XNK 47 376 103 335 134 755 Tổng dư nợ cho vay XNK 71 107 84 035 121 396 Nợ quá hạn cho vay XNK 0 0 0 Nợ quá hạn cho vay XNK ........................................... ( %) Tổng dư nợ cho vay XNK 0% 0% 0% Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh 2007 – 2009 Bảng trên cho thấy các khoản tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh có khả năng thu nợ cao. Doanh sè thu nợ cho vay xuất nhập khẩu của Chi nhánh không ngừng tăng lên tỷ lệ thuận với doanh sè cho vay của Chi nhánh. Năm 2008 có doanh sè thu nợ cho vay xuất nhập khẩu là 103.335 triệu đồng, năm 2009 doanh sè thu nợ cho vay xuất nhập khẩu là 134.755 triệu đồng tăng 130% so với năm 2008. Do làm tốt công tác kế hoạch và thường xuyên bám sát tình hình khách hàng vay vốn nên trong thời gian 2007-2009 Chi nhánh không có trường hợp nợ quá hạn nào. Điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi là rất cao. Trong thời gian tới, để giữ vững được thành tích này, công tác thẩm định của cán bộ tín dông cần phải được nâng cao, các biện pháp xử lý nợ quá hạn được áp dụng mạnh mẽ hơn nữa thì chắc chắn hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh sẽ còn phát triển mạnh và có chất lượng cao hơn. 2.3.6 Những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa 2.3.6.1 Kết quả Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ thanh toán quốc tế mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế để tạo cơ Chi nhánh cho mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Để mở rộng thị phần và đa dạng các hình thức đầu tư, trong năm 2009, Chi nhánh đã tiếp cận các công ty của Tổng công ty 90 - 91 để thẩm định và cho vay vốn. Chi nhánh còng tiến hành phân tích thực trạng tín dụng năm 2008, phân loại nợ, phân loại khách hàng để có chính sách ưu đãi, mở rộng đầu tư... Chi nhánh đã có thêm nhiều khách hàng mới có nhu cầu vốn lớn để thu mua chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu nguyên vật liệu. Chi nhánh đã áp dụng hình thức huy động đa dạng (tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu...), thực hiện trả lãi huy động linh hoạt nên nguồn vốn huy động tại Chi nhánh năm 2009 tăng mạnh. Việc nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo điều kiện để Chi nhánh thực hiện cho vay xuất nhập khẩu. Chi nhánh tích cực xử lý nợ quá bằng cách phân công cán bộ cho vay trực tiếp bám sát các đơn vị có nợ quá hạn để đôn đốc thu nợ và có biện pháp xử lý theo chế tài tín dụng. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn thành lập các nhóm để thực hiện thu hồi nợ quá hạn, theo dõi và đôn đốc thu nợ đến hạn. Chính vì vậy mà trong năm 2001, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh giảm xuống. 2.3.6.2 Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh còn một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển hoạt động tài trợ tại Chi nhánh trong thời gian qua. Những mặt chưa được trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Chi nhánh thể hiện: NHNo đã có hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất nhưng triển khai còn chưa sâu rộng, chưa có chiến lược cụ thể. Nguyên nhân một phần là do Chi nhánh chưa chủ động trong cân đối ngoại tệ và nguyên nhân khách quan là do sự biến động tỷ giá ngoại tệ trong thời gian qua làm cho ngân hàng e ngại khi thực hiện nghiệp vụ này. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh khối lượng còn thấp và hình thức chưa phong phó. Doanh sè cho vay xuất nhập khẩu trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Hoạt động tài trợ xuất khẩu của Chi nhánh chưa nhiều nên khối lượng thanh toán hàng xuất qua Chi nhánh còn thấp. Tại Chi nhánh hiện nay chủ yếu là tài trợ nhập khẩu. Khách hàng được Chi nhánh tài trợ xuất nhập khẩu chưa đa dạng, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước nên Chi nhánh dễ bị sức Ðp từ phía khách hàng về lãi suất, phí thanh toán. Mặt khác, việc tập trung dư nợ vào một số Ýt khách hàng sẽ không có lợi cho phòng ngõa rủi ro tín dụng. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở Chi nhánh còn chưa có chiến lược cụ thể. Việc khai thác nguồn ngoại tệ phục vụ cho tín dụng và thanh toán còn hạn chế. Chi nhánh còng chưa có bộ phận riêng làm nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu mà nghiệp vụ còn lẫn vào bộ phận thanh toán và tín dụng nói chung. Điều này sẽ làm cho Chi nhánh gặp khó khăn trong việc phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Công tác tiếp thị đã được Chi nhánh quan tâm nhưng kết quả chưa cao vì việc thực hiện marketing chưa đều khắp cơ Chi nhánh. Trên đây là một số hạn chế trong hoạt động tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Đống Đa. Trong thêi gian tới, khi được sự hỗ trợ của NHNo&PTNTVN, của NHNN và Chính phủ thì hoạt động này tại Chi nhánh chắc chắn sẽ phát triển hơn nhiều. Trên cơ sở lý luận tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM trong chương 1, chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đống Đa - NHNo&PTNTVN qua các khía cạnh: . Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNTVN và của Chi nhánh Đống Đa; . Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai; . Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh Đống Đa - NHNo&PTNTVN. Bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Chi nhánh Đống Đa- NHNo&PTNTVN đã được nghiên cứu, phân tích trên cơ sở số liệu về nguồn vốn huy động, doanh sè cho vay, tình hình thu nợ và dư nợ, quy trình hoạt động, các hình thức tài trợ. Từ đó, ta thấy được những kết quả và tồn tại của hoạt động này tại Chi nhánh. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT Nam 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT Nam TRONG THỜI GIAN TỚI Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Xuất phát từ đường lối kinh tế của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 khẳng định định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam : " Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá cho sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng hàng hoá, thiết bị sản xuất trong nước.. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lùa chọn, có thời hạn đối với các sản phẩm sản xuất trong nước. Phát triển du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động và các dịch vụ thu ngoại tệ khác. Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xóa tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế". Chiến lược cũng đưa ra định hướng cụ thể cho hoạt động xuất khẩu của từng ngành: Đối với ngành nông nghiệp : " Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9 - 10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản chiếm khoảng 3,5 tỷ USD". Đối với ngành công nghiệp :" Đến năm 2010, giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 70- 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60- 70%; công nghiệp điện tử thông tin trở thành ngành mòi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu". Đối với các ngành dịch vô: " Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Phát triển thương mại điện tử. Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam". Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm 2001- 2010. Hoàn thành kế hoạch này sẽ góp phần thực hiện tốt Chiến lược 10 năm đã đề ra. Kế hoach này đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế đối ngoại mà đặc biêt là hoạt động xuất nhập khẩu nh­ sau: " Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh; tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới. Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thuỷ sản, dệt may, da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính...Đẩy mạnh xuất khẩu lao động". Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 còng đưa ra những chỉ tiêu định hướng cần thực hiện sau: BẢNG 3.1 : Kế hoạch tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2006- 2010 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tốc độ tăng bình quân hàng năm Hàng xuất khẩu - Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản - Nhóm hàng công nghiệp nhẹ & tiểu thủ công nghiệp - Nhóm hàng công nghiệp nặng - khoáng sản 100% 30% 43% 27% 16% 16,2% 22% 6,2% Hàng nhập khẩu - Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng - Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu - Nhóm hàng tiêu dùng 100% 32,6% 63,5% 3,9% 100% 17,2% 13,9% 0% Nguồn: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001- 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là những căn cứ quan trọng để NHNo&PTNTVN nói chung và Chi nhánh nói riêng định hướng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng mình. 3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT VÀ CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1 Định hướng chiến lược 2001- 2010 của NHNo &PTNTVN Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được qua hơn 10 năm đổi mới và nhất là những bài học kinh nghiệm rót ra từ những tồn tại yếu kém, NHNo &PTNTVN đã tập trung xây dựng Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2001- 2010. Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/2001/QĐ-TTg ngày 23/10/2001. Mục tiêu tổng quát của Đề án là: Trong vòng 10 năm tới, xây dựng NHNo&PTNTVN tiếp tục là NHTM hàng đầu ở Việt Nam, trở thành NHTM tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế; mở rộng hoạt động kinh doanh vững chắc an toàn, có quy mô vốn tự có ngang tầm các ngân hàng trong khu vực, áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện lợi, duy trì và nâng cao khả năng sinh lời, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở Đề án này và những định hướng của Chính phủ và Nhà nước, NHNo &PTNTVN đưa ra định hướng chiến lược 2001- 2010 của mình. * Định hướng chiến lược 2001- 2010 của NHNo &PTNTVN là: NHNo &PTNTVN phải tập trung sức triển khai tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt phải thực hiện đúng nội dung, lé trình của Đề án cơ cấu lại NHNo&PTNTVN 2001- 2010 đã được Chính phủ phê duyệt; tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo an toàn vốn và khả năng sinh lời nhằm tăng năng lực cạnh tranh; đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh mới; tiếp tục đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế trong tương lai gần. * Định hướng phát triển hoạt động đối ngoại của NHNo &PTNTVN là: Tổ chức thực hiện tốt các dự án hiện có, tập trung khai thác, tiếp nhận nhiều dự án, bao gồm cả uỷ thác, dịch vụ, nâng cao năng lực, tài trợ kỹ thuật. Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế tại các địa bàn có môi trường hoạt động. nâng cao chất lượng nghiệp vụ, thu hót khách hàng, đưa doanh sè thanh toán năm 2005 lên gấp đôi hiện nay. Chuẩn bị các điều kiện để đến năm 2005 tham gia mua bán ngoại tệ tại thị trường thế giới. Mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế, đóng vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế và khu vực. Nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2010 của NHNo&PTNTVN là phấn đấu hoàn thành một số chỉ tiêu cơ bản sau: So với năm 2009, phấn đấu đưa tổng nguồn vốn tăng từ 22% đến 25%, tổng dư nợ tăng từ 20% đến 22%, tỷ lệ cho vay trung dài hạn không quá 40% tổng dư nợ, nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ hữu hiệu. Đảm bảo lợi nhuận tăng từ 3% đến 5%, hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước theo quy định, trích lập các quỹ đáp ứng đủ chi phí, bao gồm cả trích lập các quỹ dự phòng rủi ro, phấn đấu đạt mức tiền lương trên nền lương cơ bản. * Định hướng tiến hành của NHNo&PTNT: - Thực hiện đúng nội dung, lé trình của Đề án cơ cấu lại NHNo&PTNTVN 2001- 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/2001/QĐ-TTg ngày 23/10/2001. - Xây dựng, ban hành quy định quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng. - Tạo bước chuyển về chất trong quản trị điều hành theo đúng pháp luật, điều lệ, quy chế, đúng chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền; phân công rõ người rõ việc, rõ trách nhiệm và có cơ chế phân cấp, uỷ quyền hợp lý để chủ động trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh toàn hệ thống. - Tổ chức đào tạo, tập huấn thường xuyên quy chế, quy định của NHNN, quy trình nghiệp vụ của NHNo; nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, tay nghề cho CBCNV; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ ngân hàng. - Đa dạng hoá đối tượng đầu tư, chú trọng cho vay hộ sản xuất, hộ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tổng công ty 90, Tổng công ty 91. Mở rộng tín dụng theo hướng đáp ứng có hiệu quả các chương trình dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tối đa tiềm năng về con người, tài nguyên, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá nông sản, góp phần vào tiến trình CNH- HĐH nông thôn. - Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; thực hiện dân chủ, thực hiện tiết kiệm; chống lãng phí, tham nhòng, tiêu cực. - Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, trong đó chú trọng ưu tiên cho hoạt động đối ngoại, tạo cơ Chi nhánh vật chất thực hiện tốt hoạt động này. 3.2.2 Định hướng kinh doanh của Chi nhánh Đống Đa trong năm 2010 Trong năm 2010, mục tiêu định hướng hoạt động của Chi nhánh Đống Đa là đạt được những chỉ tiêu sau : - Huy động vốn: 3000 tỷ VND - Tổng dư nợ (cả ngoại tệ quy VND): 1000 tỷ VND - Tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 3 % - Tỷ lệ cho vay trung dài hạn: 40% tổng dư nợ vay - Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp: 92% tổng dư nợ vay 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Đống Đa, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh như sau: 3.3.1 Giải pháp thu hót nguồn vốn Nguồn vốn luôn đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động của Chi nhánh, nã là cơ sở để phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Trong thời gian qua, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, do giá USD không ngừng tăng trong suốt năm 2009 và những tháng đầu 2010 làm cho nhu cầu vay VND tăng mà Chi nhánh khó có thể đáp ứng. Thêm vào đó, đang có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn huy động ở các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội làm cho các ngân hàng không ngừng tăng lãi suất huy động của mình để thu hót khách hàng. Để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì Chi nhánh không chỉ tăng lãi suất huy động mà còn phải không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn bằng cách xử lý linh hoạt lãi suất, thời hạn gửi, miễn phí dịch vụ, cung cấp thông tin, tư vấn khách hàng và nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng khác. 3.3.1.1 Đa dạng hoá hình thức huy động vốn Chi nhánh phải nhanh chóng đa dạng các dịch vụ huy động nguồn vốn như : tiền gửi thanh toán, kỳ phiếu, huy động bằng nhiều loại ngoại tệ khác ngoài USD, huy động tiết kiệm bằng vàng, đến tận nhà khách hàng hoặc cơ quan khách hàng thu tiền để phục vụ những khách hàng không có nhiều thì giê để đến ngân hàng gửi tiền., có dịch vụ huy động tiết kiệm ngoài giê với lãi suất thấp hơn hoặc có một khoản phí nhỏ... Thêm vào đó, Chi nhánh còng đa dạng hoá các hình thức trả lãi : trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi bậc thang... Chi nhánh còng cần cung cấp thêm các dịch vụ bổ trợ để tăng thêm giá trị sản phẩm như: triển khai trương trình cung cấp thông tin về theo yêu cầu của khách hàng về số dư tiền gửi, tiền vay, hoạt động tài khoản của khách hàng, lãi suất, tình hình tỷ giá, giá cả trong ngoài nước... Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và cung cấp thêm các dịch vụ bổ trợ sẽ giúp Chi nhánh có thêm nhiều nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ phục vụ cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 3.3.1.2 Biện pháp thu hót nguồn ngoại tệ Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu tại Chi nhánh là để phục vụ cho nhu cầu mở L/C, chuyển tiền và nhờ thu của khách hàng. Để đáp ứng tốt nhu cầu này, trong thời gian tới, Chi nhánh cần tăng cường hoạt động mua bán ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh: - Với doanh nghiệp xuất khẩu thu ngoại tệ, ngân hàng nên khuyến khích họ bán lại số ngoại tệ chưa dùng cho ngân hàng và sẽ cho họ hưởng lãi suất ưu đãi khi vay lại ngoại tệ để thanh toán. - Tham gia tích cực vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng là thị trường mua bán ngoại tệ giữa các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ với mục đích điều hoà nguồn ngoại tệ giữa nơi thừa và nơi thiếu. Việc tham gia vào thị trường này sẽ giúp Chi nhánh bổ sung được nguồn vốn khi cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ và nhanh nhất nhu cầu tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh. 3.3.1.3 Mở rộng mạng lưới kinh doanh Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh không những giúp Chi nhánh huy động vố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctailieu.doc
Tài liệu liên quan