Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty trách nhiệm hữu hạn WonDo Sài Gòn: LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh quốc tế hóa đang là xu hướng chung của toàn cầu, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu thực tế phát triển của nền kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa hướng về xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Đây là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong các kỳ đại hội Đảng, khẳng định « Đẩy mạnh sản xuất, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại ».
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Hoạt động xuất khẩu là phương tiện hữu hiệu giúp tăng thu ngoại tệ, giải quyết việc làm cho người lao động, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà...
66 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty trách nhiệm hữu hạn WonDo Sài Gòn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh quốc tế hóa đang là xu hướng chung của toàn cầu, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu thực tế phát triển của nền kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa hướng về xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Đây là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong các kỳ đại hội Đảng, khẳng định « Đẩy mạnh sản xuất, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại ».
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Hoạt động xuất khẩu là phương tiện hữu hiệu giúp tăng thu ngoại tệ, giải quyết việc làm cho người lao động, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà.
Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng và nguồn lao động dồi dào vẫn chưa được khai thác triệt để. Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn khó khăn, thiếu vốn, thiếu công nghệ, ngành Công nghiệp may mặc được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Với đặc điểm của một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ đơn giản, ít vốn mà giá trị xuất khẩu lớn. Ngành dệt may thực sự đóng vai trò then chốt trong chiến lược Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của nước ta. Nên việc đẩy mạnh hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc để khai thác lợi thế của đất nước là rất cần thiết.
Do đó, để hiểu rõ hơn về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc và có những giải pháp để nâng cao hoạt động này. Tôi đã chọn thực hiện đề tài « Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH WonDo Sài Gòn».
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc.
- Đưa ra giải pháp nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH Wondo Sài Gòn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Wondo Sài Gòn.
- Phạm vi nghiên cứu: khoảng thời gian 3 tháng (từ 08/2011 đến 10/2011) tại công ty TNHH Wondo Sài Gòn.
Phương pháp nghiên cứu
- Quan sát thực tế hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty.
- Nghiên cứu dữ liệu của công ty Wondo Sài Gòn.
- Tham khảo về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của các giáo trình, sách, trang web có liên quan đến đề tài gia công xuất khẩu hàng may mặc.
Kết cấu của đề tài: bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
Chương 2: Thực trạng về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty Wondo Sài Gòn
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động gia công xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm hoạt động gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu (còn gọi là gia công quốc tế) là một hoạt động kinh doanh thương mại. Trong đó, bên đặt gia công sẽ cung cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật cho bên nhận gia công tiến hành sản xuất, sau đó giao lại sản phẩm và nhận khoản tiền phí gia công đã thỏa thuận truớc đó.
Bên Đặt Gia Công
(Bên A)
Bên Nhận Gia Công
(Bên B)
Nguyên phụ liệu, sản phẩm chưa hoàn chỉnh
Thành Phẩm
1
4 Khẩu
3 khẩu
2
5
Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động gia công xuất khẩu
Giải Thích:
Bên A cung cấp nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh cho bên B thông qua xuất khẩu.
Bên B nhập khẩu Nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh vào để tiến hành sản xuất.
Khi đã hoàn chỉnh sản phẩm (thành phẩm), bên B tiến hành giao hàng cho bên A thông qua xuất khẩu.
Bên A nhập khẩu hàng thành phẩm.
Bên A chi trả phí gia công cho bên B.
Bên đặt gia công có thể giao toàn bộ nguyên vật liệu hoặc chỉ nguyên vật liệu chính hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh, có khi gồm cả máy móc thiết bị, chuyên gia cho bên nhận gia công. Trong trường hợp không giao nhận nguyên vật liệu chính thì bên đặt gia công có thể chỉ định cho bên kia mua nguyên vật liệu ở một địa điểm nào đó với giá cả được ấn định từ trước hoặc thanh toán thực tế trên hóa đơn.
Còn bên nhận gia công có nghĩa vụ tiếp nhận hoặc mua nguyên vật liệu, sau đó tiến hành gia công, sản xuất theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công cả về số lượng chủng loại, mẫu mã, thời gian.
Sau khi hoàn thành quá trình gia công thì giao lại sản phẩm cho bên đặt gia công và nhận một khoản phí gia công theo thỏa thuận từ trước.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
- Trong gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
- Hoạt động gia công được hưởng ưu đãi về thuế, về thủ tục xuất nhập khẩu.
- Quyền sở hữu hàng hóa không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Có nghĩa là, tuy hàng hóa đã giao cho bên nhận gia công nhưng bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu hàng hóa đó.
- Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong hợp đồng gia công. Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro trong quá trình sản xuất gia công.
- Trong hợp đồng gia công người ta quy định cụ thể các điều kiện thương mại như về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh toán, về việc giao hàng.
- Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là phí gia công, còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất trong quá trình gia công.
- Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động gián tiếp. Hàng hóa sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp, tiền công và chi phí khác đem lại.
1.1.3 Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
Ngày nay gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước đang phát triển nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo...
Đối với bên đặt gia công
- Giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên phụ liệu và nhân công của nước nhận gia công.
- Có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời.
Đối với bên nhận gia công
- Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong nước .
- Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú của đất nước.
- Đặc biệt, gia công quốc tế không những cho phép chuyên môn hóa với từng sản phẩm nhất định mà còn chuyên môn hóa trong từng công đoạn, từng chi tiết sản phẩm.
- Tạo điều kiện để từng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và quốc tế hóa:
+ Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
+ Nâng cao tay nghề người lao động và tạo dựng đội ngũ quản lý có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tham gia kinh doanh trên trị trường quốc tế và quản lý nền công nghiệp hiện đại.
+ Góp phần tạo nguồn tích lũy với khối lượng lớn.
+ Tiếp thu những công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại thông qua chuyển giao công nghệ.
Đối với Việt Nam nhờ vận dụng được phương thức này đã khai thác được mặt lợi thế rất lớn về lao động và đã thu hút được thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giải quyết được công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tay nghề và kiến thức cho người lao động. Tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, góp phần thúc đẩy nhanh công việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.4 Các hình thức gia công xuất khẩu
Có nhiều cách để phân loại gia công quốc tế như phân loại theo quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá cả gia công hoặc phân loại theo công đoạn sản xuất.
Xét về quyền sở hữu nguyên liệu
Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm
Bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên phụ liệu, có khi cả các thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia công. Bên nhận gia công tiến hành sản xuất gia công theo yêu cầu và giao thành phẩm, nhận phí gia công.
Trong quá trình sản xuất gia công, bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu nguyên phụ liệu của mình.
- Nguyên phụ liệu
- Máy móc thiết bị
Bên nhận gia công
Bên đặt gia công
Thuộc quyền sở hữu
Không thuộc quyền sở hữu
Ở nước ta, hầu hết đang áp dụng phương thức này. Do trình độ kỹ thuật máy móc trang thiết bị của ta còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện để cung cấp nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã... nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể trách khỏi trong hoạt động gia công xuất khẩu.
Tuy nhiên trong thực tế, bên đặt gia công có thể chỉ giao một phần nguyên phụ liệu, còn lại họ giao cho phía nhận gia công tự đặt mua tại các nhà cung cấp mà họ đã chỉ định sẳn trong hợp đồng.
Phương thức mua đứt, bán đoạn
Bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất bên nhận gia công phải công phải bán lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công.
Như vậy, ở phương thức này có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên phụ liệu từ phía đặt gia công sang phía nhận gia công.
- Nguyên phụ liệu
- Máy móc thiết bị
Bên nhận gia công
Bên đặt gia công
Thuộc quyền sở hữu
Không thuộc quyền sở hữu
Sự chuyển đổi này làm tăng quyền chủ động cho phía nhận gia công trong quá trình sản xuất và định giá sản phẩm gia công. Ngoài ra, việc tự cung cấp một phần nguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã làm tăng giá trị xuất khẩu trong hàng hóa hóa xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động gia công.
Phương thức kết hợp
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu, được áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao. Khi đó bên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công.
Trong phương thức này, bên nhận gia công hầu như chủ động hoàn toàn trong quá trình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhân công cũng như công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước.
Xét về mặt giá cả gia công
Hợp đồng thực chi, thực thanh
Trong phương thức này người ta quy định, bên nhận gia công chi bao nhiêu cho việc gia công, thì bên đặt gia công thanh toán bấy nhiêu cộng thêm tiền thù lao gia công.
Đây là phương thức gia công mà người nhận gia công được quyền chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho mình.
Hợp đồng khoán gọn
Trong phương thức này, người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó.
Đây là phương thức gia công mà bên nhận phải tính toán một cách chi tiết các chi phí sản xuất về nguyên phụ liệu nếu không sẽ dẫn đến thua thiệt.
1.1.4.3 Xét về số bên tham gia quan hệ gia công
Gia công hai bên
Hoạt động gia công chỉ bao gồm một bên đặt gia công và một bên nhận gia công.
Gia công nhiều bên: còn gọi là gia công chuyển tiếp
Trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp, mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, và bên đặt gia công có thể chỉ có một và có thể nhiều hơn một.
Phương thức này chỉ thích hợp với trường hợp gia công mà sản phẩm gia công phải sản xuất qua nhiều công đoạn.
Đây là phương thức gia công tương đối phức tạp mà các bên nhận gia công cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau thì mới bảo đảm được tiến độ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu
1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan
1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp
Hệ thống pháp luật dùng để điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế bao gồm: hệ thống thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế.
Hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyết khích hoặc hạn chế công tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổ hạn ngạch, các thủ tục hải quan...
Ở nước ta, nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu nên miễn thuế cho những mặt hàng xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu cho nguyên phụ liệu gia công.
1.2.1.2 Môi trường khoa học - công nghệ
Hiện nay, khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế đang rất được chú trọng bởi các lợi ích mà nó mang lại.
Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu.
Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, telephone, internet... thu hẹp khoản cách về không gian và thời gian để giảm bớt chi phí. Hơn nữa các doanh nghiệp có thể nắm vững các thông tin về thị trường nước ngoài bằng các phương tiện truyền thông hiện đại.
Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu.
Khoa học công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ ngân hàng... đó cũng là yếu tố tác động đến công tác xuất khẩu.
1.2.1.3 Môi trường bên ngoài
Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại được xem là một xu huớng phát triển tất yếu của nền kinh tế khu vực thế giới.
Xu hướng này tạo ra sự thâm nhập thị trường thuận lợi hơn cho các nuớc đang phát triển. Sự nhạy bén của các chính phủ và sức mạnh của các quy tắc song phương có tác dụng điều chỉnh các hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp ở các nước khác nhau . Hơn nữa, sự hoạt động của các tổ chức kinh tế thuơng mại khu vực thế giới như AFTA, WTO… Có vai trò thúc đẩy cho hệ thống tự do hoá thuơng mại.
Đối với hàng dệt may, sự liên kết sản phẩm theo hiệp định về hàng dệt may mặc (ATC) vẫn tiếp tục giảm khá nhiều biện pháp bảo vệ hàng hóa chuyển tiếp.
Mặt khác, sự tăng truởng ngoại thương nhanh chóng của các nước đang phát triển trong khi thị truờng đã có dấu hiệu bảo hoà, làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu có cơ cấu xuất khẩu giống nhau.
1.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan
1.2.2.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam
Việt Nam là một nước đi sau, chúng ta có điều kiện học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ một số nước đi trước trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một trong những biểu hiện đó là việc thay thế chính sách thay thế nhập khẩu bằng việc hướng vào xuất khẩu, nội dung của chính sách này bao gồm:
- Hội nhập nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu qua việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại đa phương, mở rộng quan hệ thương mại song phương, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế trong nước có điều kiện tham gia vào hoạt động ngoại thương.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nước ngoài bằng các biện pháp như: tăng chất lượng hàng hóa và giá trị gia tăng trong sản phẩm, giảm chi phí giá thành như chi phí cảng, vận tải, bốc dở, chi phí hàng chính, đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm giảm các chi phí hoạt động của doanh nghiệp....
- Cải tiến các thủ tục hải quan và hiện đại hoá ngành hải quan nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ hải quan đồng đều tại các nơi để hiểu và áp dụng các quy định về xuất nhập khẩu, biểu thuế thống nhất, đầu tư thiết bị hiện đại để việc làm thủ tục và kiểm hóa được nhanh chóng, giảm chi phí chờ tàu, bến bãi...
Việc thực thi chính sách này đã và sẽ tiếp tục tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng, đặt biệt là trong khâu giao nhận nguyên phụ liệu và thành phẩm, vốn mang tính thường xuyên và nhỏ lẻ.
Việc miễn thuế VAT cho nguyên phụ liệu và máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa tại thị trường nước ngòai.
1.2.2.2 Nhân tố con người
Vấn đề về con người trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Về phương pháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có những biện pháp kỷ luật khen thưởng rõ ràng để giữ vững kỷ cương, ngăn chặn kịp thời những khuynh hướng xấu. Lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn luôn bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho từng cán bộ công nhân viên của mình, tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động có hiệu quả.
Đào tạo chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Trong công tác xuất khẩu từ khâu tìm hiểu thị trường khách hàng đến ký hợp đồng xuất khẩu đòi hỏi cán bộ phải nắm vững chuyên môn và hết sức năng động. Đây là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm sự thành công của kinh doanh, tạo ra hiệu quả cao nhất.
Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm. Để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm cần nghiên cứu vận dụng các phương pháp và kỹ thuật trong quản trị kinh doanh quốc tế.
1.2.2.3 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty
Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định quy mô sản xuất gia công và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, máy móc, thiết bị, chất lượng đội ngũ kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Ngày nay, khi muốn thâm nhập vào các thị trường lớn thì các doanh ngiệp phải có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn và có thời gian giao hàng nhanh.
1.2.2.4 Nhân tố Marketing của công ty
Nhân tố Marketing ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng phát triển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp làm hàng gia công.
Các nhân tố marketing bao gồm khả năng nắm bắt thông tin thị trường, mạng lưới bán hàng, và các hoạt động quảng cáo khuếch trương của doanh nghiệp.
1.2.2.5 Nhu cầu của thị trường bên ngoài
Hiện nay, ba thị trường quan trọng nhất với ngành dệt may vẫn là Mỹ chiếm đến 51%, EU chiếm 17% và Nhật Bản chiếm 12%.
Hoa kỳ là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trong nhiều năm qua Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.
EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong năm 2009.
Tuy nhiên, Trong 3 thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là 19%/năm trong giai đoạn 2005-2009, thị trường EU và Nhật Bản có tốc độ tăng bình quân lần lượt là 17% và 12%. Trong 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ đạt 2,22 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2009 (tăng 426 triệu USD về số tuyệt đối).
Mặc dù là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ năm 2009, nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả thế giới thì chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé (khoảng 1,6% năm 2009 theo www.trademap.org). Cũng theo thống kê của www.trademap.org, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ năm 2009 lên tới 86,7 tỷ USD và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này cũng chỉ chiếm 5,8% trị giá nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. Cho thấy thị trường dệt may thế giới là rất lớn và cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển.
1.3 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu
Hình 1.2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
(2) GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XK HÀNG HÓA
(3) THỦ TỤC GIẤY PHÉP XK HÀNG HÓA
(4) YÊU CẦU BÊN MUA MỞ L/C (NẾU CÓ) – CHUẨN BỊ HÀNG HÓA
(5) KIỂM TRA GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XK
(6) THỦ TỤC THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
(7) THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA
(8) THỦ TỤC HẢI QUAN XK HÀNG HÓA
(9) LÀM THỦ TỤC GIAO HÀNG
(GIÁM SÁT GIAO HÀNG – NHẬN B/L – THÔNG BÁO GIAO HÀNG)
(10) HOÀN TẤT BỘ CHỨNG TỪ, LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN
ĐÒI TIỀN QUA NGÂN HÀNG
(11) GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP
(12) THEO DÕI THANH TOÁN
(13) THANH LÝ HỢP ĐỒNG
1.3.1 Nghiên cứu thị truờng và lập phương án kinh doanh
Đối với đơn vị kinh doanh xuất khẩu, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng.
Những nội dung mà công ty cần tập trung nắm vững là: điều kiện chính trị, thương mại nói chung; luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ, tín dụng, vận tải và giá cước trên thị trường đó; nhu cầu về hàng hoá bao gồm thị hiếu và khối luợng cầu; tình hình cung ở thị trường đó như các hãng cung cấp, tình hình cạnh tranh…
Đặc thù của gia công hàng may mặc là thực hiện hợp đồng kéo dài do vậy nghiên cứu điều kiện chính trị, thuơng mại phải có dự đoán truớc dựa trên cơ sở thực tế. Nếu điều kiện chính trị ở nước đó không ổn định thì có thể không thu được phí gia công hay hợp đồng bị huỷ bỏ bất cứ lúc nào.
Mỗi nước đều có chính sách thương mại áp dụng cho từng quốc gia, vì thế việc nghiên cứu chính sách buôn bán cũng như hệ thống pháp luật của mỗi thị trường là rất quan trọng. Nó không những quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng.
Một vấn đề khác tác động đến gia công xuất khẩu mà công ty cần quan tâm nghiên cứu là: các tập quán liên quan đến lĩnh vực giao nhận, thủ tục tại mỗi cảng giao hàng và kiểm tra hàng hoá lúc nhập hàng.
Sau khi nghiên cứu chính sách buôn bán và hệ thống pháp luật thì công ty thường nghiên cứu phí dự toán gia công, điều kiện tiền tệ tín dụng ở thị trường đó ra sao. Thường thì các công ty thanh toán với nhau bằng một đồng tiền mạnh có giá trị trao đổi quốc tế.
1.3.2 Hợp đồng gia công xuất khẩu
Hợp đồng gia công xuất khẩu là hợp đồng được ký kết giữa người bán và người mua ở hai nước khác nhau. Trong đó quy định về các điều khoản như nguyên phụ liệu, số lượng hàng hóa, cách thức thanh toán, vận chuyển, thời gian giao hàng…Nhằm sản xuất ra thành phẩm theo đúng mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật do bên đặt gia công quy định, trên cơ sở nguyên phụ liệu do bên đặt gia công giao trước.
Hợp đồng gia công xuất khẩu cần phải có các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ các bên.
2. Điều khoản về sản phẩm.
3. Nguyên liệu.
4. Định mức.
5. Về máy móc thiết bị.
6. Cách giải quyết đối với thiết bị và nguyên liệu thừa hay máy móc thiết bị gia công sau khi chấm dứt hợp đồng.
7. Thời gian và địa điểm giao hàng.
8. Giao gia công.
9. Nhãn hiệu kiểu dáng sản phẩm.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Cần lưu ý:
- Về thành phẩm: Phải xác định cụ thể tên hàng, số lượng, phẩm chất quy cách đóng gói đối với sản phẩm được sản xuất ra.
- Về nguyên liệu: Phải xác định.
+ Nguyên liệu chính: (fabric material) Là nguyên liệu chủ yếu để làm nên sản phẩm. Nguyên liệu này thường do bên đặt gia công cung cấp.
+ Nguyên liệu phụ: (accessory material) có chức năng bổ sung làm hoàn chỉnh thành phẩm, thường do bên nhận gia công lo liệu.
- Về giá cả gia công: Xác định các yếu tố tạo thành giá như: tiền thù lao gia công, chi phí nguyên liệu phụ, chi phí mà bên nhận gia công phải ứng trước trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu.
- Về nghiệm thu: Người ta phải thoả thuận về địa điểm nghiệm thu và chi phí nghiệm thu.
- Về thanh toán: Có thể áp dụng nhiều phương thức thanh toán.
- Đảm bảo thực hiện hợp đồng gia công
+ Dùng bảo lãnh: thường sử dụng ngân hàng để bảo lãnh.
+ Phạt: có thể phạt bằng tiền mặt hoặc mua hàng hoá tại thị trường và bên vi phạm hợp đồng phải thanh toán tiền hàng hoặc chênh lệch.
+ Sử dụng L/C dự phòng (Standby L/C).
Loại L/C này có hiệu lực bằng thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu trong thời gian đó không giao hàng thì bên đặt gia công mang chứng từ giao nguyên liệu đến ngân hàng thanh toán tiền nguyên liệu. Nếu bên nhận giao hàng đủ thì L/C tự nhiên mất hiệu lực còn nếu giao thiếu thì L/C sẽ bị trừ phần giá trị thiếu
1.3.3 Chuẩn bị hàng hóa
Thu gom và tập trung hàng hóa làm thành lô hàng xuất khẩu
Khi ký kết xong một hợp đồng xuất khẩu, người bán sẽ tiến hành thu gom hay lên kế hoạch sản xuất, để tập hợp hàng hóa thành lô hàng xuất khẩu đúng theo yêu cầu của người mua về mẫu hàng, số lượng, chất lượng… đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu theo các tiêu chuẩn về chất lượng bao bì. Phải phù hợp với phương tiện vận tải đã lựa chọn để thực hiện xuất khẩu.
Ký mã hiệu lên bao bì theo các yêu cầu như: viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe; dùng màu đen hoặc tím đối với hàng hóa thông thường, màu đỏ đối với hàng hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại;…
Ký mã hiệu được kẻ ít nhất trên 2 mặt giáp nhau gồm thông tin như: GW, NW, nước sản xuất,…Ký mã hiệu bốc dở (hàng dễ vỡ, trách mưa, xếp theo chiều này…), ký mã hiệu đặt biệt (hàng nguy hiểm, độc hại,…)
1.3.4 Thuê phương tiện vận chuyển
Thuê vận chuyển có các hình thức như: thuê tàu, thuê vận chuyển bằng đường hàng không và thuê vận tải đa phương thức (là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức).
Ngày nay, hàng hóa được vận chuyển chủ yếu bằng tàu vì chi phí thấp và thuận tiện hơn so với các phương tiện vận chuyển khác.
Hiện nay, có 3 phương thức thuê tàu sau:
- Thuê định hạn: người thuê tàu được quyền quản lý, khai thác kinh doanh vận tải bằng con tàu đó trong một thời hạn nhất định.
- Thuê tàu chợ: tàu có tuyến, có lịch trình cố định, cước phí tương đối ổn định (được công bố trước) bao gồm cả chi phí xếp dỡ lên hoặc xuống tàu.
- Thuê tàu chuyến : là thuê toàn bộ, hoặc một phần trống của con tàu, với chi phí cao hơn so với thuê tàu chợ.
Các nhà xuất khẩu dựa vào khối lượng hàng hóa cần chuyên chở để lựa chọn phương thức thuê tàu thích hợp nhất hoặc có thể thuê tàu thông qua các đại lý hãng tàu.
1.3.5 Thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa là sự cam kết bồi thường về những tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển, do những rủi ro đã được thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Người mua bảo hiểm nên lựa chọn công ty bảo hiểm có uy tín, có tiềm lực tài chính, có chi nhánh hay có quan hệ đại lý với các công ty bảo hiểm ở nước người mua.
Hai bên thỏa thuận về trị giá bảo hiểm (là số tiền được ghi trong hợp đồng bảo hiểm), các điều kiện bảo hiểm. Và người mua bảo hiểm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
1.3.6 Thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa
Khi hàng hóa và các thủ tục cần thiết đã hoàn thành, người bán sẽ làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng.
- Đầu tiên là làm tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
Có 2 cách để làm tờ khai hải quan: khai hải quan trực tiếp và khai hải quan điện tử.
Đối với khai hải quan điện tử: Doanh nghiệp mua một phần mềm dùng để khai hải quan, nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu và gởi đến hải quan điện tử để xác nhận. Sau đó in ra tờ khai hải quan điện tử hàng xuất khẩu.
- Tiếp theo, đem bộ hồ sơ hải quan hàng xuất khẩu đến cơ quan hải quan để đóng dấu xác nhận, gồm có 02 bản chính Tờ khai hải quan, ngoài ra tùy trường hợp cụ thể có thể bổ sung thêm các chứng từ như: Bảng kê chi tiết hàng hóa (01 bản chính và 01 bản sao), Bảng định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng (01 bản chính, chỉ phải nộp một lần đầu khi xuất khẩu mã hàng đó).
- Sau khi xuất trình bộ hồ sơ hải quan đã đóng dấu cho nhân viên hải quan tại Cửa khẩu kiểm tra và hàng đã được đưa lên tàu thì đem bộ hồ sơ về lại cơ quan hải quan để đóng dấu thực xuất.
Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc tại hải quan ngoài cửa khẩu. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa kinh doanh XNK, Tổng cục hải quan có thể cho phép làm thủ tục hải quan tại bất kỳ hải quan nơi nào mà doanh nghiệp thấy thuận lợi nhất.
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Nếu kiểm hóa tại kho riêng: chủ hàng làm thủ tục hải quan tại Hải quan TP.HCM, số 2 Hàm Nghi, Q.1.
- Nếu kiểm hóa tại cảng: chủ hàng làm thủ tục hải quan tại hải quan cửa khẩu/cảng.
Thời gian khai hải quan của hàng xuất khẩu trước khi xếp lên tàu chậm nhất là: trước 8 giờ khi phương tiện vận tải khởi hành.
1.3.7 Thanh toán hợp đồng xuất khẩu
Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán để các doanh nghiệp lựa chọn như:
Phương thức thanh toán chuyển tiền: trả trước, trả sau…
Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD)
Phương thức nhờ thu: nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ.
Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải lựa chọn, đàm phán hợp đồng theo phương thức thanh toán có lợi cho mình nhất.
Ta sẽ phân tích phương thức chuyển tiền trả sau trong phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền trả sau gồm các bên sau:
Người chuyển tiền: bên nhập khẩu
Ngân hàng chuyển tiền: ngân hàng phục vụ người chuyển tiền
Ngân hàng đại lý: ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền
Người thụ hưởng: bên xuất khẩu, bên chủ nợ.
Ngân hàng chỉ làm nhiệm vụ trung gian chuyển ngân và thu phí mà không bị ràng buộc trách nhiệm trong thanh toán.
Phương thức chuyển tiền trả sau được thể hiện bằng sơ đồ sau:
NGƯỜI XUẤT KHẨU
NGƯỜI NHẬP KHẨU
2
5
1
3
4
NGÂN HÀNG CHUYỂN TIỀN
NGÂN HÀNG TRẢ TIỀN
Bước 1: người xuất khẩu hoàn thành giao hàng cho người nhập khẩu.
Bước 2: người nhập khẩu chuyển tiền vào ngân hàng chuyển tiền.
Bước 3: ngân hàng chuyển tiền sẽ chuyển tiền cho ngân hàng trả tiền.
Bước 4: ngân hàng trả tiền báo cho người xuất khẩu biết đã nhận được tiền thanh toán. Giấy báo CÓ.
Bước 5: ngân hàng chuyển tiền thông báo cho người nhập khẩu đã hoàn thành việc trả tiền. Giấy báo NỢ.
- Ưu điểm của phương thức này là: thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán nhanh.
- Nhược điểm là gây bất lợi cho người xuất khẩu vì chỉ nhận được tiền sau khi hàng đã được giao.
Do đó, phương thức này chỉ áp dụng khi hai bên mua bán có mối quan hệ lâu đời, tin cậy nhau, hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn để tránh rủi ro.
1.3.8 Bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu
Lệnh thanh toán
Lệnh thanh toán thường được sử dụng là hối phiếu. Tuy nhiên có những trường hợp thanh toán bằng hóa đơn thương mại.
Hối phiếu – Bill of Exchange là tờ lệnh vô điều kiện do một người bán ký phát để đòi tiền người khác, yêu cầu về khoảng thời gian phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu, hoặc cho người cầm phiếu.
Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
Hóa đơn thương mại được lập bởi người bán, yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Hóa đơn thương mại được lập để:
Xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền
Xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm
Phiếu đóng gói – P/L
Phiếu đóng gói là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng (thùng hàng, container…) và toàn bộ hàng được giao. Phiếu đóng gói do người xuất khẩu lập và ký.
Công dụng: - Phiếu đóng gói được gửi cho nhà nhập khẩu
- Xuất trình cho hải quan kiểm tra hàng xuất khẩu
Vận đơn đường biển – B/L
Vận đơn đường biển là chứng từ do người vận tải – thuyền trưởng hoặc đại lý hãng tàu cấp cho người bán, xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở.
B/L dùng để:
Khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cùng các chứng từ khác của mặt hàng xuất khẩu lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
Chứng từ bảo hiểm – I/C
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm.
Công dụng:
Xác nhận hàng hóa bảo hiểm theo điều kiện của hợp đồng.
Chứng minh quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
Giấy chứng nhận phẩm chất/trọng lượng - CQ
Giấy chứng nhận phẩm chất/trọng lượng là chứng từ xác nhận số lượng/trọng lượng của hàng thực giao.
Giấy chứng nhận phẩm chất/trọng lượng có thể do người bán cung cấp hay cơ quan giám định hàng hóa cấp tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng XK giữa hai bên.
Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O
C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho hàng hóa xuất khẩu.
Mục đích của C/O là dùng để chứng minh xuất xứ của hàng hóa.
Hiện tại có nhiều loại C/O, khi xuất khẩu hàng đi các nước khác nhau thì sử dụng các mẫu C/O theo quy định.
C/O form A: Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP).
C/O form D: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN.
C/O form E: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
C/O form S: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào.
C/O form AK: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Hàn Quốc.
C/O form AJ: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Nhật Bản.
C/O form B: Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
C/O form ICO: Mẫu C/O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
C/O form T: Mẫu C/O cấp cho hàng dệt may của Việt Nam đi EU, ….
Tổ chức thực hiện cấp C/O tại Việt Nam là Bộ Công Thương
Bộ Công Thương trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho:
Phòng Quản lý XNK của Bộ Công Thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp: cấp C/O from A, D, E, S, AK.
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam: cấp các loại C/O còn lại (gồm cả C/O from B)
Bộ hồ sơ để làm giấy chứng nhận xuất xứ gồm :
Đơn đề nghị cấp C/O
Tờ khai hải quan (bản gốc)
Hóa đơn thương mại (bản gốc)
Vận đơn (bản sao)
C/O (bản gốc)
Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng
Sơ đồ quy trình sản xuất…
Tùy theo đơn đề nghị cấp C/O cho mẫu C/O nào mà hồ sơ đính kèm sẽ được thêm, bớt cho phù hợp với yêu cầu của mẫu C/O đó.
Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc…
Giải quyết tranh chấp giữa bên mua và bên bán
Khi hai bên mua bán không thể giải quyết tranh chấp bằng cách thương lượng trực tiếp thì sẽ dùng bên thứ ba để giải quyết.
Tranh chấp có thể giải quyết bằng Trọng tài hay Tòa án Kinh tế/Tòa án Thương Mại
Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong mua bán quốc tế tại Việt Nam là:
Tòa Kinh Tế Tòa Án Nhân Dân cấp tỉnh, thành trực thuộc trung ương.
Các Trung Tâm Trọng Tài Kinh Tế.
Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC).
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH WONDO SÀI GÒN
Giới thiệu khái quát về công ty Wondo Sài Gòn
Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH WONDO SÀI GÒN
Tên giao dịch: WONDO SAIGON CO., LTD.
Trụ sở và nhà xưởng sản xuất tại: ấp 1A, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Điện thoại : 84-650-712812
Fax : 84-650-712811
Giấy phép đầu tư số: 466/GP-BD ngày 02 tháng 12 năm 2005 - do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Ngày 02 tháng 12 năm 2005, Công ty TNHH Wondo Sài Gòn được thành lập.
Công ty TNHH Wondo Sài Gòn hoạt động dựa trên 100% vốn nước ngoài, vốn của WONDO APPAREL CORPORATION (công ty tại Hàn Quốc).
- Đầu tiên, công ty có một nhà xưởng với 12 chuyền may. Vốn đầu tư là: 1.000.000 USD.
- Ngày 25 tháng 12 năm 2006, công ty đã thực hiện tăng vốn đầu tư là : 2.000.000 USD.
- Đến năm 2010, công ty đưa vào hoạt động thêm 4 chuyền may.
- Hiện nay, công ty có một nhà xưởng với 16 chuyền may cùng với các phòng dành cho bộ phận cắt, kho, mẫu, đóng gói sản phẩm với vốn đầu tư là 2.000.000 USD.
Phạm vi hoạt động
Công ty TNHH Wondo Sài Gòn chuyên về gia công các sản phẩm may mặc theo hợp đồng gia công của WONDO APPAREL CORPORATION.
Thực hiện xuất khẩu hàng gia công thành phẩm theo chỉ định của bên giao gia công.
Cơ cấu tổ chức
Đội ngũ nhân sự của công ty bao gồm 804 cán bộ và công nhân viên.
Nhân viên văn phòng: 18 người
Công nhân trong nhà máy: 786 người
TỔNG GIÁM ĐỐC
G.Đ SẢN XUẤT
G.Đ TÀI CHÍNH
P.
Kỹ thuật
P.
Kế hoạch
Trung tâm may mặc
P.
Xuất nhập khẩu
P.
Kiểm tra chất lượng (KCS)
P.
Tài chính kế toán
P.
Hành chính nhân sự
Đóng gói hàng hóa
Quản lý đơn hàng
Gia công sản phẩm
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Wondo Sài Gòn
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự )
Nhận xét:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được phân chia theo chức năng, phân công trách nhiệm từ cao xuống thấp. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức này là:
Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban
Dễ dàng trong việc quản lý các bộ phận
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy, công ty được chia thành 2 mảng riêng biệt về Tài chính và Sản xuất nên thiếu sự liên kết đồng bộ giữa các phòng ban trong cùng công ty.
Giám đốc Tài chính quản lý các phòng: Hành chính nhân sự, Tài chính kế toán, Kiểm tra chất lượng (KCS), Xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các bộ phận này thì không chặt chẽ, mỗi phòng có một vai trò và trách nhiệm khác nhau. Giám đốc tài chính có liên hệ gần nhất với phòng Tài chính kế toán để giải quyết trực tiếp các công việc thuộc chuyên môn, còn đối với những phòng khác thường là trưởng phòng có vai trò chuyên môn nhiều hơn, Giám đốc chỉ thực hiện trách nhiệm quản lý trên cơ sở tiếp thu từ các trưởng phòng.
Giám đốc Sản xuất quản lý: Trung tâm may mặc, phòng Kế hoạch và phòng Kỹ thuật. Các phòng này có sự liên kết chặt chẽ với nhau vì các kế hoạch sản xuất được phòng Kế hoạch lên lịch sản xuất, Trung tâm may mặc sẽ làm việc theo lịch sản xuất đã đề ra, còn phòng Kỹ thuật thì chịu trách nhiệm đảm bảo các máy móc, thiết bị trong Trung tâm may mặc hoạt động tốt. Như thế, Giám đốc Sản xuất nắm rõ hoạt động của các phòng mình quản lý, nên có vai trò và trách nhiệm gần nhất đối với tất cả các phòng.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng giám đốc: Quản lý và là người đại diện cho toàn Công ty.
Giám đốc tài chính: Thực hiện các chức năng kiểm soát sau khi có quyết định (bằng văn bản) của tổng giám đốc
- Kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành Công ty.
- Kiểm soát hoạt động tài chính và ghi chép sổ sách.
Giám đốc sản xuất:
- Quản lý và kiểm soát việc kinh doanh và sản xuất của Công ty.
- Lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động sản xuất của Công ty.
Phòng Hành chính nhân sự:
- Kiểm soát các vấn đề thuộc về hành chính
- Tuyển dụng nhân sự cho các vị trí, bộ phận
- Kiểm soát văn thư và các giấy tờ gửi tới Công ty
Phòng Tài chính - Kế toán:
Thực hiện mọi chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định nhà nước, kiểm tra lập chứng từ sổ sách kế toán, tổng kết tài sản năm tình hình tài chính của Công ty. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 dương lịch hàng năm.
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):
- Kiểm tra vật tư, nguyên vật liệu đầu vào
- Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra cũng như toàn bộ quá trình sản xuất
Phòng Xuất - Nhập khẩu:
Quản lý, theo dõi toàn bộ hoạt động xuất – nhập khẩu của Công ty.
Liên hệ với Ngân hàng trong và ngoài nước nhằm tiến hành thu hồi tiền hàng xuất khẩu và thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho đối tác.
Phòng Kế hoạch
- Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo chiến lược chung, nghiên cứu, đề xuất các phương án xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại, chăm sóc và lo dịch vụ hậu mãi cho khách hàng.
- Trên cơ sở các hợp đồng thương mại được ký kết, phòng kế hoạch lên lịch làm việc cho các phòng ban. Xác định thời điểm nhập hàng, xuất hàng, tham gia tư vấn cho phòng kinh doanh về thời hạn của các hợp đồng.
Trung tâm May mặc:
Quản lý đội may mẫu và xưởng may. Đưa ra các sản phẩm mẫu cho đối tác lựa chọn và cho ý kiến. Đóng góp ý kiến cho phòng kinh doanh mua nguyên vật liệu may các sản phẩm. Chịu trách nhiệm cung cấp hàng may mặc xuất khẩu theo hợp đồng đã ký đảm bảo số lượng và chất lượng.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về máy móc, thiết bị trong khu văn phòng và toàn bộ xưởng may.
2.2 Thực trạng về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
2.2.1 Mặt hàng gia công tại công ty
Công ty TNHH Wondo Sài Gòn là công ty chuyên gia công xuất khẩu các mặt hàng may mặc, hàng da, in thêu.
Đây là những sản phẩm đòi hỏi tính chính xác cao về quy cách, mẫu mã, đảm bảo về chất lượng.
Các sản phẩm chính được gia công tại công ty như:
- Áo thun
- Áo đầm
- Áo Jacket
- Váy
- Quần dài
Bảng 1.1: Số lượng sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty năm 2008 – 2010
Năm
Sảnphẩm
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tăng (giảm) 2009 so với năm 2008
Tăng (giảm) 2010 so với năm 2009
Tuyệt đối (SP)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (SP)
Tương đối (%)
Áo thun
196.207
152.907
200.317
-43.300
-22,07
47410
31,01
Áo đầm
51.711
51.881
40.058
170
0.33
-11.823
-22,79
Áo Jacket
131.701
149.209
164.237
17.508
13,29
15.028
10,07
Váy
62.150
49.613
35.406
-12.537
-20,17
-14.207
-28,64
Quần dài thun
65.580
49.104
52.716
-16.476
-25,12
3.612
7,36
(Nguồn Phòng xuất nhập khẩu)
Nhận xét:
Theo như Bảng 1.1 ta thấy, sản phẩm xuất khẩu của công ty có 05 mặt hàng, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính là áo thun và áo jacket. Các mặt hàng còn lại như áo đầm, váy và quần dài thì xuất khẩu với số lượng không đáng kể.
Trong năm 2008, trong các sản phẩm xuất khẩu thì mặt hàng áo thun với số lượng sản phẩm xuất khẩu đạt 196.207 sản phẩm, đây cũng là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Công ty. Mặt hàng áo Jacket với số lượng xuất khẩu đạt 131.701 sản phẩm, xếp thứ hai trong những mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Ngoài ra, các mặt hàng như áo đầm, váy và quần dài có số lượng xuất khẩu thấp hơn gần một nữa so với hai mặt hàng đứng đầu.
Năm 2009 so với năm 2008: Mặt hàng Áo thun xuất khẩu giảm 43.300 sản phẩm, tương đương giảm 22,07% ; Váy giảm 12.537 sản phẩm, tương đương giảm 20,17% ; Quần dài thun giảm 16.476 sản phẩm, tương đương giảm 25,12% . Ba mặt trên giảm mạnh gần ¼ so với năm 2008. Nguyên nhân do nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn lạm phát tăng cao nên sức mua không còn cao như trước. Nhưng xu hướng tăng của Áo đầm và Áo jacket (Áo đầm tăng 170 sản phẩm, tương đương 0.33% ; Áo jacket tăng 17.508 tương đương 13,29%) cũng cho thấy nhu cầu mặt đẹp và sang trọng đang là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng.
Trong năm 2009 đã có sự thay đổi nhỏ về cơ cấu sản phẩm gia công xuất khẩu tại công ty.
Đến năm 2010, tình hình gia công xuất khẩu của công ty có sáng sủa hơn do tình hình kinh tế thế giới đã có bước ổn định đáng kể. Cụ thể là so với năm 2009: Áo thun tăng 47410 sản phẩm, tương đương tăng 31,01% ; Áo Jacket tăng 15.028 sản phẩm, tương đương tăng 10,07% ; Quần dài thun tăng 3.612 sản phẩm, tương đương tăng 7,36%. Tuy nhiên, đáng chú ý là sản lượng xuất khẩu đối với mặt hàng Áo đầm và Váy giảm mạnh, sản lượng xuất khẩu Áo đầm so với năm 2009 giảm 11.823 sản phẩm tương đương giảm 22,79% ; Váy giảm 14.207 sản phẩm tương đương giảm 28,64%.
Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu của năm 2009 giảm so với năm 2008, năm 2010 tăng nhanh hơn so với năm 2009. Điều này cho thấy thị trường gia công hàng may mặc đã có những khởi sắc so với các năm truớc. Và công ty đang có những bước phát triển trong hoạt động gia công xuất khẩu của mình.
2.2.2 Thị trường và khách hàng gia công
- Khách hàng gia công chính của công ty là WONDO APPAREL CORPORATION tại Hàn Quốc.
- Trong nước các bạn hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị cung cấp phụ liệu đầu vào cho công ty như bao bì, thẻ giấy, phụ kiện…
- Công ty thực hiện xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Hồng Kông…theo sự chỉ đạo của bên đặt gia công.
Bảng 1.2 Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2008 – 2010
ĐVT: USD
Năm
Quốc
gia
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Mỹ
491.799
457.010
470.985
Canada
387.652
360.497
385.685
Hồng Kông
315.001
355.887
320.697
Nước khác
74.517
107.320
131.367
(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Trong năm 2008, tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty sang thị trường nước Mỹ đạt 497.799 USD, chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,7%. Canada là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của công ty đạt 387.652 USD 30,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hồng Kông với giá trị xuất khẩu 315.001 USD đạt 24,8%. Tỷ trọng 0,6% là thị trường tiêu thụ của các nước khác như: Nhật Bản, Pháp...
Đến năm 2009, thị trường tiêu thụ Mỹ và Canada giảm nhẹ từ 2%-3% so với năm 2008. Trong năm này, thị trường Hồng Kông tăng lên so với năm 2008 là 40.876 USD nhưng vẫn đứng sau Mỹ và Canada. Đặc biệt, trong thời gian này thị trường tiêu thụ các nước khác lại tăng mạnh: 8,4%. Như vậy, so với năm 2008 thị trường này tăng lên 7,7%. Đây là dấu hiệu tốt của Công ty cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây cũng là thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nên công ty đã nổ lực hoạt động nhiều hơn vào năm 2010.
Trong năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu tăng lên: 13.975 USD, tăng 3,1% so với năm 2009. Thị trường tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Mỹ chiếm 36%. Canada vẫn là thị trường tiêu thụ sau Mỹ chiếm 29,5% , so với năm 2009 tăng 4,4%. Và đứng thứ 3 vẫn là thị trường Hồng Kông chiếm 24,5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2010. Thị trường tiêu thụ của các nước khác lại là 10% tổng giá trị xuất khẩu và công ty vẫn đang trên đà phát triển ra các thị trường khác. Ta có thể thấy, năm 2010 là dấu hiệu tốt của việc xuất khẩu sản phẩm vì tổng giá trị xuất khẩu có chiều hướng tăng lên.
Như vậy, trong thời gian hơn 3 năm gần đây, sản lượng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của công ty có nhiều biến động nhưng không đáng kể. Thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Canada. Tuy nhiên, sự chênh lệch thị trường giữa hai quốc gia này là không cao từ: 2%-5%. Hồng Kông luôn giữ vị trí thứ ba và một lượng tiêu thụ nhỏ của các quốc gia khác. Cho đến thời điểm này, Công ty đã đi vào hoạt động ổn định lại và có xu hướng phát triển mạnh trong những năm kế tiếp.
2.2.3 Hình thức gia công
- Xét về quyền sở hữu nguyên liệu:
Công ty gia công theo hình thức nhận nguyên liệu, giao thành phẩm.
Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau đó nhận nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công.
Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ liệu khác) nhưng nó giúp công ty làm quen và từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài, làm quen với công nghệ máy móc thiết bị mới, hiện đại.
- Xét về mặt giá cả:
Công ty thực hiện hợp đồng khoán theo từng năm.
WONDO APPAREL CORPORATION xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức trong hợp đồng gia công với công ty.
- Xét về số bên tham gia quan hệ gia công
Là gia công hai bên: giữa Công ty TNHH Wondo Sài Gòn và WONDO APPAREL CORPORATION.
Sản phẩm gia công hoàn chỉnh tại xưởng của công ty sau đó tiến hành xuất khẩu theo yêu cầu của bên giao gia công.
2.2.4 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty.
Các bước
Phòng/Nhân viên
thực hiện
Chứng từ/
Biểu mẫu
Yêu cầu/
Mô tả
1. Ký kết hợp đồng gia công
Bộ phận Sản xuất
Hợp đồng gia công
Chỉ ký một lần cho một năm.
2. Nhận đơn hàng, lịch sản xuất
P. Quản lý đơn hàng
- Đơn hàng
- Lập C/I
Mỗi đơn hàng thường >=5000 cái (áo, quần, váy, nón…)
Chuẩn bị hàng hóa
3.1 Nhập nguyên liệu
3.2 Gia công: cắt,
may, ủi, in thêu…
3.3 Đóng gói hàng thành phẩm
P. XNK
T.T may mặc
P. Đóng gói hàng
Chứng từ nhập khẩu
P/L
- Nguyên phụ liệu do bên giao gia công cung cấp.
- Bao bì đóng gói là bao nilông trơn và thùng cacton đã in sẵn ký mã hiệu.
4. Thuê tàu qua đại lý hãng tàu
Nhân viên XNK 1
B/L
Lấy B/L tại đại lý hãng tàu sau khi hàng đã lên tàu.
5. Làm C/O
Nhân viên XNK 2
C/O mẫu B, D và AK tùy trường hợp
Tổ chức cấp C/O
6. Thủ tục hải quan
Nhân viên XNK 1
Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
- Khai hải quan điện tử
- Cơ quan hải quan
7. Nhận thanh toán
P. Tài chính kế toán
- Hàng xuất khẩu được thanh toán theo phương thức TTR.
- Chậm nhất là 10 ngày khi hàng đã xuất khẩu.
8. Thanh lý hợp đồng
Trưởng phòng XNK
3 tháng thực hiện một lần
Quy trình này rút ngắn nhiều bước so với quy trình chung, được thể hiện chi tiết hơn và cũng có thay đổi cho phù hợp với các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công đã ký kết với bên nhập khẩu.
Ưu điểm của quy trình này là:
Đơn giản hóa các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Rút ngắn được thời gian chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu
Tiết kiệm nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu
Tuy nhiên, điểm yếu của công ty trong quy trình này là phụ thuộc rất nhiều vào bên giao gia công, chẳng hạn như lịch sản xuất, nhập nguyên liệu, thuê đại lý hãng tàu… bởi vì, công ty chuyên về thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu với nguồn nguyên phụ liệu do bên giao gia công cung cấp. Từ đó làm cho mọi hoạt động của công ty bị phụ thuộc chặt chẽ vào bên giao gia công.
Phân tích quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Ký kết hợp đồng gia công
Các hợp đồng công ty Wondo Sài Gòn thực hiện là hợp đồng gia công hàng may mặc cho Wondo Apparel Corporration.
Nội dung chính của hợp đồng gia công hàng xuất khẩu của công ty gồm các điều khoản như hợp đồng xuất khẩu nhưng được tập trung thành những mục lớn như:
Mục 1: Tên hàng – Số lượng – Đơn giá gia công
Mục 2: Các điều khoản về cung cấp nguyên phụ liệu
Mục 3: Giao hàng thành phẩm
Mục 4: Thanh toán
Mục 5: Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ
Mục 6: Các điều kiện khác gồm có điều khoản về Trọng tài
Sự khác biệt so với hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng gia công có thêm điều khoản về cung cấp nguyên phụ liệu do công ty chỉ thực hiện gia công, còn nguyên phụ liệu là do bên giao gia công cung cấp.
Một số điều khoản không có trong hợp đồng gia công như: loại bao bì đóng gói hàng XK, hướng dẫn ký mã hiệu, giám định hàng hóa, điều kiện bảo hành hàng xuất khẩu, phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, điều khoản về bảo hiểm.
- Các hướng dẫn về loại bao bì, ký mã hiệu là do bên giao gia công quy định và cung cấp nên công ty chỉ cần làm đúng theo những gì mà bên giao gia công hướng dẫn.
- Về giám định hàng hóa, điều kiện bảo hành hàng xuất khẩu, phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng: hai bên có mối quan hệ thân thiết, tín nhiệm nhau và hàng hóa là gia công nên bỏ qua các điều khoản này.
- Không có điều khoản về bảo hiểm là do trong mục giao hàng thành phẩm có quy định là: công ty sẽ giao hàng thành phẩm theo điều kiện FOB HOCHIMINH CITY, VIET NAM – INCOTERMS 2000.
Như vậy hợp đồng gia công được ký kết dựa trên các điều khoản chính và được điều chỉnh cho phù hợp với quan hệ mua bán của hai bên.
Ưu điểm của điều kiện giao hàng FOB là công ty chỉ cần chịu trách nhiệm về hàng xuất khẩu đến khi hàng qua lan can tàu, không phải trả cước phí vận tải chính. Mọi tổn thất sau khi hàng đã qua mạn tàu và cước phí vận tải chính là do công ty giao gia công chịu trách nhiệm. Như vậy, trách nhiệm của công ty được giảm thiểu tối đa.
Nếu công ty giao hàng theo điều kiện CFR thì phải trả cước phí vận tải chính, còn nếu mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa thì lúc này sẽ giao hàng theo điều kiện CIF. Như vậy nếu giao hàng theo một trong hai đều kiện này thì trách nhiệm của công ty sẽ nhiều hơn và bất lợi cho công ty. Vì thế, giao hàng theo điều kiện FOB là đơn giản và có lợi cho công ty khi xuất khẩu.
Chuẩn bị hàng hóa
- Sau khi hợp đồng được ký kết, công ty sẽ nhận được lịch sản xuất bao gồm thời gian giao hàng, mã hàng và số lượng của mỗi đơn hàng theo từng thời điểm trong năm do Wondo Apparel Corporration cung cấp.
- Công ty Wondo Sài Gòn sẽ thực hiện nhập khẩu nguyên liệu để gia công.
Nguyên phụ liệu được nhập theo sự cung cấp của bên giao gia công.
- Sau đó, công ty sẽ thực hiện gia công gồm các khâu như : cắt, may, ủi, wash, in thêu.
Thành phẩm hàng may mặc là các loại áo, quần, váy, nón… sẽ được phân loại, đóng gói theo thương hiệu của Sunice, Columbia, Salewa, The trad Club, Kolon…Ghi xuất xứ hàng hóa là Made In Viet Nam.
- Bao bì được đặt làm tại Việt Nam, chủ yếu là bao nilông trơn và thùng cacton. Chi phí bao bì được tính gộp vào chi phí gia công.
Thùng cacton đã in sẵn các thông tin như mã hàng, thương hiệu, logo, GW, NW, nước sản xuất… các thông tin thể hiện trên thùng cacton được in bằng màu đen vì hàng xuất khẩu là hàng may mặc (hàng hóa thông thường).
- P/L do bộ phận đóng gói hàng lập và chuyển cho phòng XNK để xuất trình cho hải quan, và giao cho Wondo Apparel Corporration.
Như vậy trong bước chuẩn bị hàng hóa công ty phụ thuộc rất nhiều vào bên giao gia công, phụ thuộc vào lịch sản xuất, nguyên phụ liệu cho đến các thiết kế bao bì.
Do công ty TNHH Wondo Sài Gòn thực chất là công ty con của Wondo Apparel Corporration, chỉ có nhiệm vụ gia công nên phải phụ thuộc vào sự chỉ đạo sản xuất của công ty mẹ.
Sau khi hàng thành phẩm đã được kiểm tra và đóng gói, phòng XNK thực hiện các bước tiếp theo để xuất khẩu hàng đến địa điểm mà bên giao gia công yêu cầu.
Thuê vận chuyển
Theo hợp đồng, hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB HOCHIMINH CITY, VIET NAM – INCOTERMS 2000. Nên hàng được chuyên chở theo đường biển, cảng đi là tại Cảng Cát Lái, Tp.HCM. Vì thế, việc đầu tiên là thực hiện thủ tục thuê tàu.
(1) Công ty Wondo Sài Gòn áp dụng phương thức thuê tàu thông qua các đại lý hãng tàu dưới sự chỉ định của Wondo Apparel Corporration.
(2) Khi hàng đã sẳn sàng cho xuất khẩu, nhân viên xuất khẩu sẽ báo cho đại lý hãng tàu biết địa điểm và thời gian giao hàng, khối lượng hàng hóa.
(3) Sau khi có được những thông tin cần thiết, đại lý hãng tàu thông báo cho công ty số kiện cần đóng; ngày, giờ tàu khởi hành để công ty vận chuyển hàng ra cảng.
(4) Khi có thông tin từ đại lý. Nhân viên xuất khẩu sẽ đến cảng làm thủ tục nhận Container rỗng về xưởng của công ty.
(5) Sau đó đóng hàng vào Container và chở ra cảng làm thủ tục hải quan và chuyển hàng lên tàu.
(6) Tàu đã khởi hành
(7) Đại lý hãng tàu cấp vận đơn cho công ty
Ta có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Wondo Apparel Corporration
Công ty Wondo Sài Gòn
Đại lý hãng tàu
Nhận container
2
3
1
Tàu
7
6
4
5
Đại lý hãng tàu công ty thường xuyên giao dịch là KGS Shipping Co, Ltd…C/O Young-Ko Trans tại Y Ban Building, 4 Th floor 69 - 71 Thach Thi Thanh ST, Tan Dinh Ward, Dist 1, HCM City, VN.
Nếu không thuê tàu qua đại lý mà trực tiếp thuê tàu qua các chủ tàu thì sẽ tốn nhiều thời gian cho việc liên hệ với các chủ tàu để tìm ra tàu có lịch trình thích hợp, phải thực hiện tính toán số kiện hàng cần chuyên chở sao cho hợp lý nhất và làm các thủ tục cần thiết, vv... Nếu thuê tàu chuyến thì cước phí rất cao và số lượng hàng thường không đầy khoang, nên gây lãng phí.
Vì thế ưu điểm của việc thuê đại lý hãng tàu là:
- Tiết kiệm thời gian cho công việc thuê tàu
- Giảm tải công việc cho bộ phận XNK
Tuy nhiên có những bất lợi trong việc thuê tàu qua đại lý hãng tàu như:
- Cước thuê tàu cao, thường do hãng tàu lập sẳn một biểu cước nên không thể thương lượng để giảm giá chuyên chở.
- Thế yếu về mặt pháp lý: công ty không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà chấp nhận các điều khoản đã in sẳn trong vận đơn.
- Tổ chức chuyên chở hàng hóa không linh hoạt: phải tuân theo thời gian và lịch trình tàu chạy được công bố trước.
- Công ty không được tự do lựa chọn đại lý hãng tàu mà phải theo sự chỉ định của Wondo Apparel Corporration.
Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O
Hàng may mặc thành phẩm của Công ty Wondo Sài Gòn thường được xuất chủ yếu đi các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Khi làm C/O, công ty sẽ sử dụng các mẫu thích hợp
XK hàng đi Hàn Quốc: from AK (mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Hàn Quốc)
XK hàng đi các nước Đông Nam Á: from D (mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN)
XK hàng đi Trung Quốc: from B (mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
Nhân viên XNK sẽ liên hệ với Tổ chức cấp C/O cho mẫu C/O đăng ký
Tổ chức cấp C/O from B là: Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam
Tổ chức cấp C/O from AK, D là: Phòng Quản Lý XNK Bình Dương
Nhân viên XNK đem bộ hồ sơ C/O đến Tổ chức cấp C/O để được đóng dấu vào giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu có sẳn.
Khi làm C/O, nhân viên phải nắm rõ mẫu C/O nào được Tổ chức cấp C/O tại đâu cấp, để điền vào đơn đề nghị cấp C/O và đến liên hệ đúng địa điểm một cách chính xác và nhanh chóng.
Thủ tục hải quan
Bước
Mô tả
Đơn vị hải quan
Lập tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
Áp dụng cách khai hải quan điện tử.
Nhân viên xuất khẩu sẽ thực hiện kết nối với trang web của Chi cục hải quan
Điền các thông tin cần thiết vào Tờ khai hải quan điện tử
Gởi cho cơ quan hải quan để có mã xác nhận tờ khai trực tiếp trên mạng Internet
In tờ khai hoàn chỉnh.
Chi cục hải quan điện tử
Đóng dấu xác nhận tờ khai hải quan điện tử
Hải quan Quản lý hàng hóa XNK tại khu CN Bình Dương
Thông quan hàng xuất khẩu
Xuất trình tờ khai hải quan điện tử hàng xuất khẩu đã được đóng dấu xác nhận để nhân viên hải quan kiểm tra hàng XK
Đóng dấu đã thông quan lên tờ khai
Cơ quan hải quan tại cảng xuất hàng
Đóng dấu thực xuất
Khi hàng đã lên tàu, nhân viên đem một bộ hồ sơ gồm : Tờ khai, vận đơn, bảng định mức sử dụng nguyên liệu… của mã hàng đã xuất khẩu, để xác nhận thực xuất.
Hải quan Quản lý hàng hóa XNK tại khu CN Bình Dương
Thời gian hoàn thành thủ tục hải quan của công ty chậm nhất là 2 giờ trước khi tàu chở hàng rời cảng bởi vì công ty giao hàng nguyên container. Như vậy công ty có nhiều thời gian để xử lý các vấn đề phát sinh trong khi làm thủ tục hải quan, đặc biệt là khâu kiểm tra hàng xuất khẩu của cơ quan hải quan tại cảng.
Công ty thực hiện khai hải quan điện tử thường xuyên gặp một số vấn đề như :
- Kết nối mạng đến trang web của Cơ quan hải quan thường chậm.
- Tình trạng không thể kết nối (kẹt mạng) khi vào trang web của Cơ quan hải quan.
Vì thế, ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian làm tờ khai của công ty để thực hiện xuất khẩu lô hàng đúng thời điểm thỏa thuận với đối tác.
Thanh toán
Wondo Apparel Corporration thanh toán tiền gia công theo hình thức chuyển tiền trả sau bằng điện tín (TTR) vào tài khoản của công ty Wondo Sài Gòn.
Công ty Wondo Sài Gòn áp dụng phương thức thanh toán này vì những ưu điểm như:
Thủ tục nhận tiền đơn giản, nhanh chóng
Chi phí không đáng kể
Do có mối quan hệ thân thiết với Wondo Apparel Corporration nên rủi ro trong thanh toán được hạn chế ở mức thấp nhất
Khi công ty nhận thanh toán theo TTR thì không cần làm Bộ chứng từ thanh toán như một số phương thức thanh toán khác chẳng hạn như giao chứng từ nhận tiền (CAD), tín dụng chứng từ…Như thế thủ tục nhận tiền của công ty đơn giản hơn rất nhiều.
Tuy nhiên bất lợi đối với công ty là: việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động của bên giao gia công.
2.2.4.2 Các cơ quan liên đới đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, công ty TNHH Wondo Sài Gòn thường liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp như :
Đại lý hãng tàu: cung cấp dịch vụ thuê tàu chở hàng và làm B/L
Ngân hàng: nơi giao dịch trung gian của hai bên xuất, nhập khẩu
Hải quan cửa khẩu Cát Lái: thông quan hàng xuất khẩu
Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất: là nơi thực hiện việc nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI ): cấp C/O from B
Phòng Quản Lý XNK Bình Dương: cấp C/O from AK, D
Hải quan Quản lý hàng hóa XNK tại khu CN Bình Dương: đóng dấu xác nhận khai hải quan điện tử và đóng dấu hàng thực xuất.
Đối với các đại lý hãng tàu và ngân hàng, công ty TNHH Wondo Sài Gòn là khách hàng đến giao dịch, nên họ sẽ có những ưu đãi để nhằm thu hút và giữ chân công ty làm khách hàng thường xuyên, lâu dài của họ.
Còn đối với các cơ quan còn lại như Hải quan, Phòng Quản Lý XNK, VCCI là nơi công ty đến xin làm các thủ tục để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; nên công ty phải tuân thủ theo những quy định đã ban hành của các cơ quan này, thực hiện thủ tục theo đúng quy định; để hoạt động XNK của công ty diễn ra một cách trôi chảy, nhanh chóng.
Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặt của công ty từ năm 2008 đến 2010
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty từ năm 2008-2010
ĐVT : USD
Năm
Chi
tiêu
2008
2009
2010
2009 so 2008
2010 so 2009
Tuyệt đối (USD)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối
(%)
Doanh thu
1.380.714
2.164.805
1.790.117
784.091
56,79
-374.688
-17,31
Chi
phí
1.656.075
2.208.262
1.959.872
552.187
33,34
-248.390
-11,25
Lợi nhuận trước thuế
-275.361
-43.457
-169.755
231.904
84,22
-126.298
290,63
(Nguồn : phòng kế toán)
Nhận xét:
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005, trong hai năm đầu tiên hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối tạm ổn.
Năm 2008, hoạt động kinh doanh không ổn định với mức doanh thu: 1.380.714 USD. Tuy nhiên, mức chi phí tăng lên vượt trội: 1.656.075 USD, do đó trong năm 2008 lợi nhuận trước thuế thâm hụt: -275.361USD. Đây là giai đoạn mà công ty đã gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính.
Đến năm 2009, doanh thu Công ty tăng lên vượt trội ở mức: 2.164.805 USD đạt giá trị tuyệt đối: 784.091USD so với năm 2008, tuơng đuơng tăng 56,79%. Song song đó, chi phí cũng tăng lên 2.208.262 USD, lợi nhuận vẫn tiếp tục ở con số âm: - 43.457 nhưng thấp hơn so với năm 2008: 231.904 USD. Trước tình thế này, Công ty đã cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, đến năm 2010, doanh thu cũng không mấy khả quan: 1.790.117 USD, giảm rất nhiều so với năm 2009: 374.688 USD tương đương giảm 17,31%. Năm 2008 và 2009, Công ty đã thâm hụt rất nhiều về mặt tài chính, cũng có thể hiểu rằng đây là thời gian nền kinh tế suy thoái chung trên toàn cầu. Nhưng năm 2010, Công ty vẫn tiếp tục thua lỗ vì mức chi phí quá cao so với doanh thu: 1.959.872 USD, so với 2009 thì trị số tuyệt đối giảm 248.390 USD tương đương 11,25%. Như thế, lợi nhuận trước thuế bị thiếu hụt cao hơn so với năm 2009 là 169.755 nhưng vẫn thấp hơn năm 2008.
Trong ba năm hoạt động gần đây, Công ty liên tục thua lỗ và đang trong thời gian khó khăn nhất và cũng là thâm hụt nhiều nhất là năm 2008. Mặc dù doanh thu tăng cao nhất trong ba năm là năm 2009 nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn bị thiếu hụt. Hiện tại Công ty cũng đang rất cố gắng để khắc phục tình trạng này vào năm 2011.
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty
2.3.1 Những mặc đạt được trong hoạt động gia công của công ty
Công ty đã thu hút được một lượng lớn lao động đến làm việc, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất gia công luôn tiến hành theo đúng kế hoạch.
Công ty đã hoàn thành tương đối tốt yêu cầu chất lượng gia công sản phẩm mà bên đặt gia công quy định, đây cũng là một động lực thúc đẩy Công ty từng bước có những kế hoạch phát triển mới trong hoạt động gia công xuất khẩu.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh đang từng bước hoàn thiện và tương đối đầy đủ. Nhà xưởng và máy móc thiết bị đã đáp ứng được phần nào yêu cầu gia công sản xuất của Công ty.
Nội bộ công ty luôn đoàn kết và thống nhất, luôn tuân thủ mọi chính sách do Ban Giám Đốc đề ra. Bên cạnh đó, Công ty có được một đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, năng động và nhiệt tình trong công tác, có khả năng hoàn thành tốt công việc.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng và bước đầu đi vào ổn định.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Vì thế, Công ty sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc xâm nhập vào thị trường mới, tìm kiếm khách hàng để nâng cao hơn nữa hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty.
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
Công ty tiến hành gia công xuất khẩu cho một đối tác duy nhất là WONDO APPAREL CORPORATION (công ty tại Hàn Quốc). Vì thế, những hoạt động của công ty đều bị chi phối và phụ thuộc chặt chẽ vào bên đặt gia công.
Thị trường kinh doanh, giá cả trong nước và ngoài nước thường xuyên biến động. Tỷ giá hối đoái thường xuyên có biến động lớn và gia tăng do đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.
Công ty chưa phát triển hoạt động marketing, do đó chưa thu thập được những thông tin nhanh nhạy, chính xác về thị trường, và tìm kiếm khách hàng mới, để có thể đưa ra những biện pháp tích cực kịp thời để mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh gia công xuất khẩu tại công ty.
Thị trường xuất khẩu hiện tại của công ty tương đối hẹp, và theo sự chỉ đạo của bên đặt gia công. Đây những thị trường quen thuộc, ít có khách hàng mới, khiến tính lệ thuộc vào thị trường cao.
Trình độ chuyên môn không đều giữa các phòng ban. Số công nhân trực tiếp sản xuất tại nhà máy đa số là lao động phổ thông, do đó dễ có sự thay đổi nhân sự ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm gia công.
Do đa số nguyên phụ liệu của công ty phải nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng, nên dễ ảnh hưởng đến việc dự trữ hàng hóa, nguyên phụ liệu để có thể chủ động trong sản xuất.
Mặc dù trong những năm qua công ty có đầu tư thêm về máy móc phục vụ cho gia công xuất khẩu tuy nhiên số lượng còn chưa nhiều, chưa đáp ứng được về mặt thời gian cũng như chất lượng sản phẩm đối với những đơn đặt hàng số lượng lớn.
Nhìn chung, tình hình gia công xuất khẩu của công ty hiện nay chỉ có một khách hàng quen thuộc, những khách hành mới, khách hàng tiềm năng không được công ty khai thác. Vì thế, hiện nay công ty đang gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên trong thời gian tới công ty sẽ có những bước đi mới để khắc phục tình trạng này.
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại
Khách hàng gia công
Công ty chỉ có một khách hàng gia công vì thế bị phụ thuộc quá nhiều vào họ. Từ đó các hoạt động gia công của công ty không được mở rộng.
Số lượng hàng hóa gia công phụ thuộc vào đơn đặt hàng bên gia công giao, nên hoạt động gia công thường không ổn định, người lao động có khi phải tăng ca mới đáp ứng đủ yêu cầu gia công hàng hóa, nhưng có khi phải nghỉ phép theo lệnh của công ty vì không có hàng để gia công. Như thế thu nhập sẽ không ổn định, dễ gây hoang mang cho người lao động dẫn đến năng suất làm việc kém hay không gắn bó lâu dài với công ty.
Yếu tố về nguyên phụ liệu
Nguyên phụ liệu là yếu tố cơ bản quan trọng của quá trình gia công, tham gia thường xuyên vào quá trình gia công sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm được sản xuất ra.
Chất lượng của nguyên phụ liệu gần như quyết định chất lượng của sản phẩm. Nguyên phụ liệu đầu vào chính của công ty là vải chính, các loại vải phụ, ngoài ra còn một số phụ liệu khác như nhãn giấy, nhãn phụ vải, dây nhựa gắn nhãn, dây kéo…Đối với Công ty, hầu hết các nguyên phụ liệu đều phải nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng, chỉ một số ít là Công ty có thể mua ngay tại thị trường nội địa.
Do đa số nguyên phụ liệu công ty phải nhập khẩu, công ty rất khó khăn để chủ động trong hoạt động sản xuất gia công.
Ngoài ra sự biến động của tỷ giá cũng ảnh hưởng hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu của công ty do đó có ảnh hưởng khá lớn đến giá cả đầu vào.
Yếu tố lao động
Lao động là yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu của quá trình gia công xuất khẩu, đây là yếu tố quyết định sự thành công của cả quy trình gia công xuất khẩu, không có lao động thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ.
Hiện tại, công nhân trong xưởng may đa phần có trình độ phổ thông. Phần lớn từ các nơi khác đến làm việc, nên nơi ở là một vấn đề đối với sự ổn định của họ. Mặt khác, lương cơ bản của người lao động tại công ty chưa cao vì thế chưa tạo được sự an tâm, tin tưởng, gắn kết lâu dài của người lao động với công ty.
Ngoài ra, trình độ chuyên môn của các nhân viên trong bộ phận quản lý, các phòng chuyên môn chưa thực sự cao, vì thế cần đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nhiều hơn.
Chiến lược Marketing
Đây là hình thức khá quan trọng trong việc góp phần phát triển công ty. Với chiến lược Marketing và quảng cáo sản phẩm hiệu quả sẽ mang lại cho Công ty nhiều khách hàng, thêm nhiều khách hàng công ty có thêm nhiều cơ hội phát triển hoạt động sản xuất gia công của mình.
Hiện tại Công ty chưa thực sự có bộ phận Marketing riêng biệt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết lập một chiến lược Marketing gia công xuất khẩu chuyên nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, ở các công ty, xí nghiệp xí nghiệp trong nước chủ yếu sản xuất theo hợp đồng gia công cho các công ty nước ngoài, do đó hầu như công ty không có đối thủ trực tiếp tại thị trường nội địa.
Tuy nhiên, trên thị trường thế giới hiện nay có rất nhiều công ty lớn đang kinh doanh, gia công và sản xuất mặt hàng may mặc giống như của công ty, do đó công ty sẽ gặp không ít sự cạnh tranh về thị trường từ phía các đối thủ này.
Để hạn chế tối đa sự cạnh tranh từ phía các đối thủ này công ty cần có chiến lược kinh doanh hợp lý, cần duy trì thật tốt mối quan hệ với khách hàng quen thuộc và tạo được niềm tin, uy tín cho những khách hàng mới. Công ty cũng cần có những chiến lược phát triển lâu dài để tránh đối đầu trực tiếp với sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, thị phần trong tương lai.
Biến động của môi trường kinh doanh
- Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Hoạt động xuất khẩu chỉ có lợi khi tỷ giá tăng và bất lợi khi tỷ giá giảm. Vì vậy, công ty cần phải theo dõi thường xuyên và dự báo được sự biến động tỷ giá trên thị trường, giá cả hàng hóa trên thị trường
- Yếu tố kỹ thuật công nghệ:
Ngày nay, khoa học công nghệ đang phát triển một cách nhanh chóng và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, sản xuất và tiêu dùng. Trong ngành dệt may, yếu tố máy móc, trang thiết bị hiện đại rất cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về công suất để có thể đáp ứng đựợc yêu cầu của những khách hàng đặt hàng với số lượng lớn cũng như người tiêu dùng.
- Yếu tố chính trị, pháp luật và các chủ trương chính sách của Nhà nước:
Môi trường chính sách, pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
- Ngoài ra các yếu tố kinh tế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh gia công xuất khẩu của doanh nghiệp: Lãi suất cho vay của ngân hàng, chính sách tài chính tiền tê, tỷ lệ lạm phát…
Nhìn chung, mỗi yếu tố có thể là cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng có thể là nguy cơ đối với doanh nghiệp khác. Vấn đề là mỗi doanh nghiệp phải biết vận dụng khéo léo và linh hoạt để biến nó thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY
3.1 Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty
Nhìn chung, hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty là tương đối đơn giản và ổn định.
Hoạt động gia công chỉ thực hiện cho một đối tác duy nhất là Wondo Apparel Corporration, vì thế công ty bị phụ thuộc chặt chẽ vào họ từ lịch sản xuất cho đến xuất khẩu.
Trong quy trình tổ chức gia công xuất khẩu hàng may mặc, công ty không cần phải thực hiện các bước như: nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để lập phương án kinh doanh; giao dịch đàm phán hợp đồng xuất khẩu, làm thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa, làm bộ chứng từ thanh toán.
Công ty chỉ cần tập trung vào việc gia công hàng hóa, đóng gói tại xưởng, thực hiện thủ tục thuê tàu, thủ tục hải quan và làm C/O gởi cho bên giao gia công là Wondo Apparel Corporration.
Như vậy, công ty tiết kiệm được nguồn nhân lực. Nhân sự cần cho các công việc chuyên môn không quá nhiều.
Các bước trong quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu của công ty đáp ứng đầy đủ và ngắn gọn các yêu cầu về xuất khẩu hàng hóa của công ty.
Quy trình tổ chức tổ chức gia công xuất khẩu hàng may mặc đơn giản và ổn định như hiện nay là do công ty đã có những điều khoản có lợi khi ký kết hợp đồng gia công, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Phòng xuất nhập khẩu tại công ty, cũng như việc chấp hành tốt luật hải quan. Vì thế, nhân sự cần cho Phòng xuất nhập khẩu cũng ít hơn so với các bộ phận khác.
Tuy nhiên, trong quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu, công ty cũng gặp một số khó khăn và bất lợi nhất định khi làm thủ tục hải quan, thủ tục thuê tàu, nhận thanh toán …
Hiện nay công ty đang gặp khó khăn về tài chính nên cần có những bước phát triển mới trong hoạt động của mình để có thể tự chủ trong hoạt động gia công hàng may mặc.
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty
3.2.1 Mở rộng hoạt động Marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường
Thị trường là tấm gương phản ánh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vậy nghiên cứu thị trường là rất cần thiết, qua nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty:
- Nắm bắt đuợc sự biến động của nhu cầu thị trường về sản phẩm may mặc. Bởi vì, nhu cầu thị trường may mặc hết sức phong phú, đa dạng, luôn thay đổi theo thị hiếu và có tính thời vụ.
- Nghiên cứu và dự đoán thị trường sẽ giúp công ty nắm được tình hình tiêu dùng, chi phí cho việc mua sắm hàng may mặc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí, từ đó mà dự báo đuợc từng nhóm khách hàng cụ thể. Giúp công ty xác định được các mục tiêu và các biện pháp cụ thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trong nền kinh tế hiện đại, công tác Marketing được coi là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường sẽ đem đến các thông tin làm cơ sở cho công ty xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường:
- Công việc quan trọng nhất là tạo dựng được một đội ngũ cán bộ Marketing có năng lực thông qua các biện pháp tuyển dụng mới và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thị truờng.
- Tổ chức một phòng Marketing với đầy đủ các trang thiết bị thông tin, tin học hiện đại, tích cực áp dụng kỹ thuật quản trị Marketing hiện đại.
- Xúc tiến các hoạt động quảng cáo khuếch trương, tham gia các hội chợ thương mại, các hội thảo chuyên ngành để giới thiệu các mặt hàng của công ty và những thế mạnh của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc.
3.2.2 Mở rộng hợp tác gia công với các đối tác khác
Đây là một biện pháp giúp công ty mở rộng quy mô sản xuất, thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài. Theo hình thức này thì đối tác nước ngoài sẽ góp vốn, máy móc thiết bị, đảm nhận việc tìm khách hàng (kể cả những khách hàng đặt gia công) và tiêu thụ sản phẩm còn phía công ty góp vốn, lao động, lợi nhuận được phân chia theo thoả thuận. Với hình thức này công ty có điều kiện thu hút vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ phía nước ngoài, gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
Sau khi mở rộng quan hệ với các đối tác thì cần xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài và tốt đẹp với khách hàng, bằng cách luôn phải giữ chữ tín đối với họ.
Trong quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu điểm yếu của công ty là phụ thuộc rất nhiều vào bên giao gia công. Như vậy, để đảm bảo cho công ty có đơn hàng đều đặn, tạo thu nhập thường xuyên cho nguồn lao động của công ty và ổn định sản xuất, công ty phải tạo dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài và tốt đẹp với khách hàng thường xuyên của mình.
Mặt khác, muốn cho hoạt động gia công phát triển hơn nữa, công ty cần phải có những giải pháp đối với đối tác như: Quan hệ trực tiếp với các đối tác gia công, không thông qua trung gian.
Muốn làm được điều này công ty cần phải:
+ Tạo ra được những mặt hàng có mẫu mã hợp lý, phù hợp với thị trường.
Đây chính là cơ sở để bên nước ngoài đặt gia công. Phía nước ngoài sẽ căn cứ vào mẫu mã do công ty tạo ra để đánh giá được trình độ sản xuất, thể hiện chất lượng có đáp ứng được yêu cầu gia công hay không. Điều đó đòi hỏi người thiết kế mẫu phải có trình độ cao.
+ Mở rộng quan hệ với khách hàng mới
Một khách hàng có thể đặt gia công tại nhiều doanh nghiệp trên một nước hay nhiều nước khác nhau, vấn đề này đã tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đơn hàng gia công. Bởi vậy nếu công ty chỉ có một số lượng khách hàng ít thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ký kết hợp đồng. Do vậy ngoài việc công ty phải giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cần chú trọng quan hệ với các khách hàng mới.
Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc để phát triển thêm hoạt động xuất khẩu của mình bằng việc hợp tác gia công với những đối tác khác trong cùng ngành may mặc, như thế sẽ giúp cho công ty hoạt động ổn định hơn.
3.2.3 Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh
Đây có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất, chính nó sẽ làm cho công ty mở rộng được khả năng sản xuất, nâng cao được năng suất lẫn chất lượng sản phẩm và tạo đuợc sự cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác. Nhưng đây cũng là giải pháp khó thực thi ngay một lúc mà đòi hỏi phải có thời gian và phương pháp làm ăn phù hợp mới có thể thực hiện được.
Để thực thi giải pháp này công ty cần phải:
Đổi mới trang thiết bị:
Đây là việc rất khó bởi nó đòi hỏi nguồn vốn lớn. Hơn nữa khi đổi mới và mua mới mở rộng sản xuất thì lại phải làm sao cho máy móc làm việc liên tục, tránh tình trạng phải ngừng hoạt động do thiếu việc. Thực tế công ty hiện nay còn thiếu những máy móc có thể sản xuất một số mặt hàng cao cấp. Đổi mới và mua máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh nhưng mặt khác nó cũng chức đựng những khó khăn mà ban lãnh đạo công ty phải xem xét.
Lập kế hoạch triệt để, tổ chức dây chuyền hợp lý:
Song song với việc đổi mới, mua sắm máy móc thiết bị để làm sao có được dây chuyền sản xuất hợp lý và hiệu quả, công ty cần lập kế hoạch một cách triệt để hơn trong quá trình sản xuất để các dây chuyền không phải chờ đợi nhau làm giảm năng suất, dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
Để có đuợc dây chuyền sản xuất hợp lý cần phải thoã mãn:
- Tận dụng hết công suất cho phép của máy móc dây chuyền
- Không gây ra tình trạnh ùn tắc trong quá trình sàn xuất cũng như không gây ra tình trạng đứt chuyền (các khâu trong dây chuyền phải chờ đợi nhau)
- Không gây ảnh huởng xấu tới sức khoẻ của công nhân trực tiếp đứng máy, không gây ô nhiễm môi trường.
Do đó khi lắp đặt dây chuyền sản xuất cần phải tuân thủ các nguyên tắc:
- Phải tận dụng triệt để diện tích nhà xưởng với sự phân bố máy móc hợp lý.
- Bố trí máy móc sao cho tạo được một dây chuyền sản xuất liên tục.
- Bố trí công nhân sản xuất phù hợp với từng máy móc, công đoạn sản xuất
Ngoài ra, cần nâng cao tay nghề cho người lao động và có chế độ đãi ngộ thoã đáng.
Trình độ của công nhân vẫn chưa đạt mức cao để thực hiện sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao cấp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty cần phải tổ chức đào tạo những lao động chưa theo kịp với dây chuyền sản xuất, tổ chức tuyển chọn công nhân có đủ tay nghề để trực tiếp sản xuất nhanh cũng như sa thải những người lao động có tay nghề quá thấp. Và những cán bộ nhân viên quản lý phải được xây dựng đủ mạnh, có trình độ nghiệp vụ cao, tinh thần trách nhiệm cao có thể đối phó lại với những tình huống bất ngờ xảy ra trong kinh doanh.
Công ty cũng cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý hơn nhằm làm cho người lao động gắn bó với công ty hơn, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Bởi vì, do sự biến động của thị trường, những người lao động có trình độ tay nghề cao và trình độ nghiệp vụ cao thường tìm đến những nơi có chế độ đãi ngộ tốt hơn để làm việc.
3.2.4 Tìm kiếm các nguồn có thể cung cấp nguyên phụ liệu ổn định có uy tín
Hiện nay công ty vẫn thực hiện phần lớn là gia công đơn thuần nhưng đôi lúc phía đối tác vẫn uỷ thác cho công ty nhập nguyên phụ liệu của một công ty nước ngoài khác được chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua nguyên phụ liệu để sản xuất. Điều này sẽ tạo cho công ty có được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định và đáng tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xúc tiến phương thức mua đứt bán đoạn.
Việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời chính xác nhu cầu thị trường, thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng tốt. Thu mua là khâu quan trọng, là khâu đầu tiên quyết định trong quy trình sản xuất kinh doanh, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng phát triển ở giai đoạn sau hay không.
3.2.5 Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả nguồn nhân lực của công ty trong hoạt động xuất nhập khẩu cần quan tâm đến một vấn đề về phân chia công việc trong bộ phận xuất nhập khẩu tại Công ty Wondo Sài Gòn.
Hiện nay, Phòng xuất nhập khẩu chỉ có 3 nhân viên, mỗi nhân viên đảm nhận chuyên về một phần của quy trình xuất nhập khẩu. Như thế cách tốt nhất là các nhân viên vẫn phụ trách mảng công việc chuyên đảm nhận của mình, nhưng trong quá trình làm việc sẽ giúp đở lẫn nhau và tạo điều kiện cho nhau cùng học hỏi. Nếu có thể sẽ chuyển đổi vị trí với nhau theo xoay vòng để nâng cao nghiệp vụ và hạn chế những sai sót, tình huống bất khả kháng trong hoạt động xuất khẩu.
Công ty cần có chương trình đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành và các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn để giúp nhân viên nắm bắt tốt hơn các từ ngữ chuyên ngành khi làm chứng từ xuất nhập khẩu, giúp họ hiểu sâu và rộng hơn về các nghiệp vụ trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Tạo dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế.
Công ty muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, muốn tạo dựng uy tín trên thương trường thì bản thân bộ máy quản lý phải thông suốt, có sự phân cấp và trách nhiệm rãõ ràng. Khi lựa chọn cần phải lựa chọn những người có trình độ nghiệp vụ thông qua việc tổ chức thi tuyển để có thê tuyển chọn được đội ngũ cán bộ có năng lực trong kinh doanh, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường làm cho công ty trách được các rủi ro trong kinh doanh, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới, hiện đại từ phía nuớc ngoài, có khả năng phân tích đánh giá được tình hình kinh doanh xuất khẩu, vạch ra các chủ trương, chương trình hành động thích hợp cho công ty.
Một trong những yêu cầu đặt ra cấp bách hiện nay đối với công ty là phải tạo dựng một đội ngũ vững mạnh về quản trị Marketing, quản lý công tác xuất nhập khẩu và cán bộ có khả năng tổ chức đàm phán trong kinh doanh quốc tế.
Công ty có thể lựa chọn một trong các phương án sau:
- Tổ chức cho các cán bộ tham gia các khoá học nghiệp vụ chuyên môn tại các trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh hay tại các trường đại học trong nước.
- Gửi các cán bộ cá năng lực ra nước ngoài học tập
- Thuê chuyên gia về đào tạo tại chỗ.
Với chương trình đào tạo hợp lý công ty sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh có trình độ ngiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị rường.
3.2.6 Nâng cao hiệu quả của quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu
Thành lập thêm một bộ phận chuyên sản xuất bao bì (bao nilông trơn, thùng giấy) và các phụ liệu dùng trong đóng gói hàng may mặc thành phẩm tại công ty. Như thế sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí bao bì do công ty đặt mua từ các đơn vị sản xuất bao bì trong nước. Từ đó đơn giá gia công sẽ giảm, tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị gia công khác, chủ động hơn trong bước đóng gói hàng thành phẩm.
- Công ty luôn luôn chấp hành tốt pháp luật hải quan, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như đóng thuế đúng thời hạn, không vi phạm các quy định của cơ quan hải quan về xuất nhập khẩu. Như thế về lâu dài sẽ tạo cho công ty một lý lịch sạch trong hoạt động xuất nhập khẩu đối với cơ quan Hải Quan. Từ đó, công ty sẽ có những thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của mình.
- Nhận trách nhiệm tìm đại lý hãng tàu
Việc thuê đại lý hãng tàu do bên giao gia công chỉ định, công ty không được tự do lựa chọn đại lý hãng tàu. Vì thế công ty không thể thương lượng với đại lý hãng tàu các điều kiện có lợi nhất cho công ty.
Nên, công ty có thể đàm phán lại với bên giao gia công, để nhận trách nhiệm tìm đại lý hãng tàu. Bởi vì, công ty có điều kiện liên hệ với các đại lý hãng tàu ở Việt Nam như thế sẽ dễ dàng trong việc so sánh, thương lượng giá cả để tìm ra một đại lý hãng tàu có lịch trình thích hợp nhất, có giá chuyên chở hợp lý nhất cho việc chuyên chở hàng hóa xuất khẩu của công ty.
- Gửi danh sách hàng hóa cần chuyên chở cho các đại lý hãng tàu khác nhau để tìm ra đại lý thích hợp nhất.
Khi có được lịch sản xuất, hàng hóa còn đang trong quá trình gia công, phòng xuất nhập khẩu sẽ lập sẵn một danh sách về số lượng, thời gian hàng cần giao cho các đại lý hãng tàu khác nhau, yêu cầu đại lý hãng tàu cung cấp lại những lịch trình phù hợp để công ty lựa chọn, xem xét về giá cả, các ưu đãi dành cho công ty. Như vậy công ty sẽ chủ động trong việc lựa chọn đại lý hãng tàu thích hợp nhất và chủ động lựa chọn thời gian phù hợp cho thời điểm xuất hàng mà bên giao gia công yêu cầu.
Đồng thời, cần liên hệ trước một khoảng thời gian thích hợp với đại lý hãng tàu. Như thế sẽ tránh tình trạng đến sát ngày mới thực hiện đặt tàu, rất dễ gặp tình trạng không có tàu theo đúng thời gian và lịch trình cảng cần đến hay hết chổ đặt tàu. Như thế sẽ dẫn đến việc giao hàng không đúng thời hạn hay phải tìm phương tiện vận tải khác, làm kéo dài thời gian và tăng thêm chi phí cho hoạt động xuất khẩu.
- Chuyển phương thức thanh toán. Từ thanh toán theo TTR trả sau sang phương thức ghi sổ (bán chịu) – Open Account, để khắc phục tình trạng công ty hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động thanh toán của bên giao gia công.
Hai bên sẽ thỏa thuận cho nhà nhập khẩu thanh toán vào cuối mỗi tháng.
Nhà nhập khẩu (Wondo Apparel Corporration) mở một tài khoản mang tên công ty TNHH Wondo Sài Gòn. Khi Wondo Apparel Corporration nhận được hàng thì sẽ ghi trị giá hàng nhận được vào tài khoản đó. Sau cuối một tháng sẽ thực hiện thanh toán một lần cho công ty TNHH Wondo Sài Gòn.
Phương thức thanh toán này cũng có những ưu điểm như phương thức thanh toán TTR: thủ tục nhận tiền đơn giản, tiết kiệm chi phí...dựa trên sự tín nhiệm cao giữa hai bên, cũng như các hợp đồng gia công thường xuyên và liên tục giữa hai công ty.
Như vậy, nhận thanh toán theo phương thức ghi sổ (bán chịu) – Open Account cũng giống như phương thức TTR, chỉ khác là công ty sẽ nhận tiền thanh toán vào mỗi tháng một lần.
- Công ty luôn luôn chấp hành tốt pháp luật hải quan, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như đóng thuế đúng thời hạn, không vi phạm các quy định của cơ quan hải quan về xuất nhập khẩu. Như thế về lâu dài sẽ tạo cho công ty một lý lịch sạch trong hoạt động xuất nhập khẩu đối với cơ quan Hải Quan. Từ đó, công ty sẽ có những thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của mình.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với công ty
- Công ty cần giữ gìn và phát huy hơn nữa những hiệu quả đã đạt được trong quy trình tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu.
- Đổi mới, nâng cấp một số trang thiết bị văn phòng của bộ phận xuất nhập khẩu.
- Có những chính sách hỗ trợ, gắn bó lâu dài giữa công ty với nhân viên. Từ đó nâng cao năng suất lao động và tạo được sự gắn kết lâu dài và ý thức trách nhiệm của nhân viên với công ty.
- Từng bước xây dựng chính sách phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của công ty ngày càng lớn mạnh, mở rộng hoạt động và tự chủ trong hoạt động kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào Wondo Apparel Corporation.
3.3.2 Đối với các cơ quan chức năng
- Cần nâng cấp hệ thống mạng của Cơ quan hải quan điện tử để tránh trường hợp không thể kết nối do quá tải.
- Cơ quan hải quan cần có những biện pháp để xóa bỏ hay giám sát chặt chẽ hơn việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bằng cách giao cho một số nhân viên hải quan đảm nhận, dẫn đến tình trạng không minh bạch trong kiểm tra.
3.3.3 Đối với nhà nước
Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may.
Hiện nay, ngành dệt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đặt biệt đối với các doanh nghiệp may gia công thì gần 100% các loại vải là do nhập khẩu, chính vì vậy cần phải sao cho cân đối giữa ngành dệt và ngành may mặc. Cần phải có sự đầu tư ngành dệt theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Điều đó vừa tạo cho sự phát triển của ngành may lẫn ngành dệt của Việt Nam, muốn làm được điều này nhà nước cần phải :
Có quy hoạch phát triển ngành dệt theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai ngành dệt và may.
Có chính sách khuyến khích về tín dụng và thuế đối với các doanh nghiệp ngành dệt.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên liệu trong nuớc.
- Cải cách các thủ tục hành chính
Hiện nay, các thủ tục hành chính của nhà nước còn rất rờm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hiện nay, yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thông quan hải quan. Thủ tục hai quan rất rờm rà nhiều khi làm giảm tiến độ giao hàng.
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và chống tham nhũng trong các cơ quan chức năng của nhà nước như thuế vụ, hải quan, nhận hàng ... đổi mới quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các cửa trong xét duyệt đầu tư, vay vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi ngành mọi cấp.
- Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công.
Nước ta là một nước có nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, các doanh nghiệp thường đi sau trong quá trình hội nhập vì vậy nhà nước cần phải có những chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Cụ thể là :
+ Về lãi vay ngân hàng
Hiện nay ngành may mặc của nước ta các máy móc sản xuất đa phần là các máy móc lạc hậu, một số máy móc vẫn còn mới nhưng trình độ công nghệ không cao do vậy chất lượng sản phẩm không cao. Để đầu tư cho sản xuất thì nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được, do vậy cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ về mặt tín dụng như đơn giản các thủ tục cho vay vốn, giảm lãi vay...
+ Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành dệt may
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về công nghệ và thị trường công nghệ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy nhà nước phải có những dự án nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.
Tổng công ty dệt may Việt Nam nên tổ chức hệ thống thông tin về khoa học công nghệ dệt may. Ngoài thông tin công nghệ và thị trường công nghệ, hệ thống còn cung cấp các thông tin khác về thị trường hàng may mặc.
KẾT LUẬN CHUNG
So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn trong hoạt động tổ chức gia công xuất khẩu của công ty TNHH Wondo Sài Gòn, ta thấy được công ty đã nắm bắt và vận dụng rất linh hoạt quy trình này vào hoạt động xuất khẩu của công ty.
Do hoạt động của công ty chủ yếu là gia công sản phẩm nên đã rút ngắn được một số bước trong quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu.
Các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công rất có lợi trong hoạt động xuất khẩu của công ty như công ty đã bỏ qua bước phải làm thủ tục mua bảo hiểm vì xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB.
Trong thanh toán quốc tế có rất nhiều phương thức thanh toán. Mỗi phương thức thanh toán có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Công ty đã lựa chọn phương thức thanh toán theo TTR, vì những ưu điểm của nó đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động thanh toán của công ty.
Công ty cũng linh hoạt trong việc thuê phương tiện vận chuyển khi thực hiện thuê tàu qua đại lý hãng tàu. Như vậy, công ty tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và giảm thời gian cho hoạt động xuất khẩu.
Đối với cách thức khai Hải Quan, công ty cũng đã rất linh động khi lựa chọn hình thức khai hải quan điện tử. Cách thức này vừa nhanh gọn, vừa tiết kiệm được thời gian vì chỉ cần một máy tính nối mạng có chứa phần mềm khai Hải quan đặt tại công ty. Tuy có gặp một số vấn đề về kết nối với trang Web của Cơ quan Hải quan nhưng cách thức này vẫn là lựa chọn hàng đầu không những của Công ty Wondo Sài Gòn mà còn của các doanh nghiệp xuất khẩu khác.
Kết quả phân luồng để kiểm tra hàng xuất khẩu của công ty thường là luồng xanh và luồng vàng cho thấy công ty thực hiện tốt pháp luật Hải quan.
Những chứng từ cần có cho hoạt động xuất khẩu của công ty cũng đơn giản hơn rất nhiều so với lý thuyết.
Công việc cũng ít phức tạp hơn nhưng đòi hỏi tính chính xác cao.
Đến nay, quy trình xuất khẩu tại công ty đã hoàn chỉnh và ổn định sau 06 năm tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Công ty đã có được những nhân viên xuất nhập khẩu có trình độ, nhanh nhẹn và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Hiện nay, Công ty Wondo Sài Gòn cần giữ gìn và phát huy hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc và có những chính sách gắn bó lâu dài giữa công ty với nhân viên, để luôn đạt được những hiệu quả tốt trong quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu mặc hàng may mặc của công ty.
Ngoài ra, công ty cần có hướng phát triển mới như lập phương án kinh doanh với các doanh nghiệp có nhu cầu cầu gia công khác, để chủ động hơn trong hoạt động gia công của mình, nhằm mở rộng hoạt động, tăng doanh thu và tạo sự ổn định lâu dài cho nguời lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Nghiệp Vụ Ngoại Thương – Thạc sĩ Thân Tôn Trọng Tín.
Giáo trình Thương Mại Quốc Tế - Tiến sĩ Lê Văn Bảy.
PHỤ LỤC
Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
Shipper/exporter : thông tin về người xuất khẩu
Consignee : thông tin về người nhập khẩu
Notify party : thông tin về người được ủy thác
Port of loading : cảng đi
Final destination : nơi đến
Carrier : phương thức vận chuyển
Sailing on or about : ngày tàu khởi hành
No.&Date of invoice : số và ngày ký hóa đơn
No.&Date of L/C : số và ngày ký L/C
L/C issuing bank : ngân hàng phát hành L/C
Marks and numbers of pkgs : ký mã hiệu của lô hàng
Description of goods : mô tả hàng hóa
Quantity/unit : số lượng/ đơn vị
Unit price : đơn giá
Amount : số tiền
Signed by : người xuất khẩu ký
Phiếu đóng gói - P/L
Shipper/exporter : thông tin về người xuất khẩu
Consignee : thông tin về người nhập khẩu
Notify party : thông tin về người được ủy thác
Port of loading : cảng đi
Final destination : nơi đến
Carrier : phương thức vận chuyển
Sailing on or about : ngày tàu khởi hành
No.&Date of invoice : số và ngày ký hóa đơn
Remarks : những lưu ý
Marks and numbers of pkgs : ký mã hiệu của lô hàng
Description of goods : mô tả hàng hóa
Quantity : số lượng
Net – weight : trọng lượng tịnh
Gross- weight : trọng lượng toàn bộ
Measurement : dung tải
Signed by : Người xuất khẩu ký
Vận đơn đường biển - B/L
Nội dung của B/L
Mặt trước :
(B/L No.) : số vận đơn
Shipper : thông tin về người xuất khẩu
Consignee : thông tin về người nhập khẩu
Notify party : thông tin về người được ủy thác
Name of ship/vessel/Ocean vessel, Voyage No. : tên tàu, chuyến số.
Place of delivery : địa điểm vận chuyển
Place of receipt : nơi nhận
Port of Loading. : cảng xếp
Port of Discharge : cảng dỡ
Container No. ; Seal No. of container : Container số ; Seal số
No.of original B/Ls : số vận tải đơn gốc
Description of Goods & Packages : số Container, số kiện hàng
Gross weight : trọng lượng toàn bộ
Measurement : dung tải
Freight & Charges : cước phí và lệ phí
Ex. Rate. : tỷ giá
Place and Date of issue : nơi và ngày cấp
Người chuyên chở ký
Mặt sau :
Ghi sẳn những điều luật, Quy tắc quốc tế về vận tải biển, điều khoản xếp dở và giao hàng, điều khoản cước phí và phụ phí.
Quy định quyền lợi và trách nhiệm của người vận tải, người gởi hàng, trong đó quan trọng nhất là điều khoản về trách nhiệm, về miễn trách nhiệm, về giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở.
C/O form B
Goods consigned from (Exporter’s business name, address, country)
Hàng hóa được giao từ ( Tên công ty xuất khẩu, địa chỉ, quốc gia)
Goods consigned to (Consignee’s name, address, country)
Hàng hóa được giao cho ( Tên người nhận hàng, địa chỉ, quốc gia)
Means of transport and route (as far as known)
Phương tiện vận tải và tuyến đường
Competent authority (name, address, country)
Cơ quan chức năng ( Tên, địa chỉ, quốc gia)
For official use
Hàng hóa cần chứng nhận xuất xứ
Marks, numbers and kind of packages; description of goods
Ký mã hiệu, số hiệu và loại bao bì ; mô tả hàng hóa.
Gross weight or other quantity
Trọng lượng toàn bộ hoặc số lượng
Number and date of invoices
Số và ngày của hóa đơn thương mại
Certification
Phần chứng nhận
Declaration by the exporter.
Tờ khai của người xuất khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN new.doc