Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần Long Phương Đông: LỜI MỞ ĐẦU
Trước đây trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân theo kế hoạch của nhà nước giao. Ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh là sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? đều do nhà nước chỉ định sẵn chứ doanh nghiệp không có quyền chủ động xây dựng. Do vậy các doanh nghiệp thường không coi trọng hiệu quả kinh tế và hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Khi có chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước thì mọi doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phương án kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Dưới tác động của quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất, coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, thực sự chú trọng hạch toán kinh tế, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợ...
61 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần Long Phương Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trước đây trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân theo kế hoạch của nhà nước giao. Ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh là sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? đều do nhà nước chỉ định sẵn chứ doanh nghiệp không có quyền chủ động xây dựng. Do vậy các doanh nghiệp thường không coi trọng hiệu quả kinh tế và hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Khi có chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước thì mọi doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phương án kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Dưới tác động của quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất, coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, thực sự chú trọng hạch toán kinh tế, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận.
Duy trì con đường đổi mới cơ chế kinh tế hơn 10 năm qua, diện mạo nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi. Những thành tựu và kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế đã ngày càng khẳng định đường lối chỉ đạo chuyển hướng của Đảng sang nền kinh tế thị trường là đúng đắn và sáng suốt. Thị trường trong nước được mở mang, các ách tắc trong sản xuất và lưu thông được giải quyết, các cơ hội học hỏi bên ngoài, học tập kinh nghiệm lẫn nhau ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Đảng và Nhà nước xác định xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá hướng về xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ mới của các nước tiên tiến, tận dụng được lợi thế kinh doanh mang lại hiệu quả kinh doanh lớn hơn nhiều so với thập niên trước.
Hiệu quả kinh doanh là kết quả của quá trình lao động của con người, là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, là nguồn mang lại thu nhập cho người lao động đồng thời là nguồn tích luỹ cơ bản để thực hiện tái sản xuất xã hội. Có thể nói hiệu quả kinh doanh là việc tạo ra nhiều lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với toàn xã hội, doanh nghiệp và với từng cá nhân người lao động.
Xuất phát từ những ý nghĩa đó mà cần phải tạo ra lợi nhuận và tìm mọi cách để tăng lợi nhuận. Việc phấn đấu tăng lợi nhuận không chỉ là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp mà còn là của toàn xã hội cũng như cá nhân mỗi người lao động. Đó là một đòi hỏi tất yếu và bức thiết hiện nay.
Do vậy, hiện nay hơn bao giờ hết các doanh nghiệp phải giải quyết bằng được vấn đề làm thế nào để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và có lợi nhuận. Trước hết là để tồn tại và sau đó là để phát triển quy mô kinh doanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, nâng cao uy tín, thế lực của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh đối với sự thành công của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CP Long Phương Đông" cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm 3 phần chính sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng kinh doanh ở Công ty CP Long Phương Đông.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CP Long Phương Đông.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Qua khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ta mới chỉ thấy được đó chỉ là một phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phối các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chổ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả có thể được đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét. Nếu là theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Còn nếu ở từng khía cạnh riêng thì hiệu quả kinh tế là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh quá trình sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế có tính chất định lượng về tình hình phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu của các chủ thể kinh tế, đồng thời nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt trong việc sử dụng các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh thì phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu muốn vậy cần tận dụng khai thác và tiết kiệm tối đa các nguồn lực.Thực chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là tương ứng với việc nâng cao năng xuất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh thấp sẽ bị loại khỏi thị trường, còn doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh tế cao sẽ tồn tại và phát triển.
Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ tận dụng các nguồn lực trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản trị doanh nghiệp
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào con người cũng cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồ trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra những các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Như ta đã biết bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó đã đặt ra yêu cầu là phải khai thác, tận dụng một cách triệt để các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng và phát huy tối đa năng lực của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí.
Tuy nhiên để hiểu rỏ hơn bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phân biệt được hai khái niệm về hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả là một phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp và có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật như (tạ, tấn, kg, m2,...) và đơn vị giá trị (đồng, nghìn đồng, triệu đồng, tỷ đồng,...) hay cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh như uy tín của công ty, chất lượng của sản phẩm. Kết quả còn phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp đạt được kết quả lớn thì chắc chắn quy mô của doanh nghiệp cũng phải lớn. Do đó việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh là tương đối khó khăn.
Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không phải là số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực để có kết quả đó. Việc xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng rất phức tạp bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẳn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như là ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, ...mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Về mặt kinh tế
Các hệ số khả năng thanh toán
Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.
Tài sản lưu động
Tỉ lệ thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn. Nó chỉ ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ. Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỷ số này là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là bình thường. Tuy nhiên tỷ số này còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và chu kỳ hoạt động của từng đơn vị. Một tỷ số thanh toán hiện thời quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu bởi vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện. Một tỷ số thanh toán hiện thời quá cao có thể nói rằng doanh nghiệp không quản lý được các tài sản lưu động của mình.
Tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và các khoản tương đương tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Được coi là tương đương tiền là những tài sản quay vòng nhanh, có thể chuyển đổi thành tiền mặt như: đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu.
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Tỷ lệ thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với tỷ số thanh toán hiện thời. Nguyên tắc cơ bản đưa ra tỷ số thanh toán nhanh là 1:1.
Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi nợ vay hàng năm là một khoản chi phí cố định và chúng ta muốn biết công ty sẳn sàng trả tiền lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức có thể đem lại những khoản lợi nhuận bao nhiêu và có đủ để bù đắp lại các khoản chi phí về tiền lãi hay không.
Tỷ số này được dùng để đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do việc sử dụng vốn để đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào.
Nếu doanh nghiệp quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và có thể đưa đến việc phá sản doanh nghiệp.
Lợi tức trước thuế + Lãi nợ vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi nợ vay
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể có của người cung cấp tín dụng. Thông thường hệ số này lớn hơn 2 được xem là đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.
Các hệ số kết cấu tài chính
Tỷ lệ tự tài trợ: thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng vốn đơn vị đang sử dụng
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ tự tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
Tỷ lệ này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ tự tài trợ càng cao (thì tỷ lệ nợ càng thấp), cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ, hầu hết mọi tài sản của đơn vị được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ nợ: so sánh giữa nợ phải trả với nguồn vốn đơn vị đang sử dụng.
Nợ phải trả
Tỷ lệ nợ =
Tổng số nguồn vốn
Tỷ lệ nợ cho biết trong 1đ vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì có mấy đồng nợ phải trả. Tỷ lệ này cũng phản ánh mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao cho biết nợ phải trả đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn, phản ánh khả năn đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp thấp. Tỷ lệ nợ cao sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi thuyết phục các nhà đầu tư tín dụng cho vay.
Ngược lại, tỷ lệ nợ thấp cho biết nợ phải trả chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số nguồn vốn, phản ánh mức độc lập về tài chính của doanh nghiệp cao.
Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Vòng luân chuyển các khoản phải thu
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần và các khoản phải thu.
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu v.v. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
Kỳ thu tiền bình quân
Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoảng thời gian là bao lâu.
Các khoản phải thu x 360
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần
Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán. Tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các chính sách của doanh nghiệp áp dụng như: doanh nghiệp tăng doanh thu bán chịu để mở rộng thị trường.
Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Doanh thu thuần
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Vòng quay toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của doanh nghiệp, nghĩa là trong một năm tài sản của doanh nghiệp quay bao nhiêu lần.
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ tài sản =
Tổng tài sản
Các tỷ số doanh lợi
Doanh lợi tiêu thụ hay Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu, nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu.
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
Doanh lợi tài sản hay Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào.
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu, được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được từ lợi nhuận so với vốn họ bỏ ra để đầu tư.
Về mặt xã hội
Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tăng thu ngân sách
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Nâng cao đời sống người lao động
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội...
Tái phân phối lợi tức xã hội
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.3.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị - pháp luật
Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn.
"Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình , quy phạm kỹ thuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp". Đó là các quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó.
Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội.
Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội.
Môi trường văn hoá- xã hội
Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá- xã hội quy định.
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại...luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư... ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
Môi trường khoa học - kỹ thuật công nghệ
Kinh doanh là tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thị trường, nhưng nhu cầu của thị trường lại thay đổi liên tục cho nên các nhà doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngày nay không có một doanh nghiệp sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển lại không dựa vào việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Khoa học kỹ thuật và công nghệ càng tinh vi thì càng cho phép các nhà doanh nghiệp sản xuất được nhiều loại hàng hóa phù hợp hơn với những nhu cầu của con người hiện đại. Công nghệ thường xuyên biến đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, chúng tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp. Nhìn chung những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ thể hiện tập trung ở những phương diện sau:
- Lượng phát minh sáng chế và cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên nhanh chóng
- Bùng nổ về cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông;
- Rút ngắn thời gian ứng dụng của các phát minh sáng chế;
- Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên liệu vật liệu mới với những tính năng và công dụng hoàn toàn chưa từng có trước đây;
- Xuất hiện nhiều loại máy móc và công nghệ mới có năng suất chất lượng cũng như tính năng và công dụng hiệu quả hơn;
- Chu kỳ đổi mới công nghệ ngày càng ngắn hơn, tốc độ chuyển giao công nghệ ngày càng nhanh và nạnh hơn;
- Vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng ngắn hơn;
- Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối lưu thông và quản lý ngày càng cao hơn;
- Các loại hàng hóa mới thông minh ngày càng xuất hiện nhiều hơn; - Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ tiền hơn dẫn tới không gian sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn hơn.
Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là vô cùng phong phú và đa dạng, chúng ta có thể kể ra rất nhiều ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nữa, nhưng điều quan trọng cần phải nhận thức được là các nhà quản trị thuộc mọi tổ chức nói chung và trong từng doanh nghiệp nói riêng đều cần phải tính tới ảnh hường của các yếu tố này trong các mặt hoạt động của mình. Sẽ là một sai lầm lớn, nếu trong kinh doanh mà các nhà quản trị không hoạch định được một chiến lược đúng đắn về kỹ thuật và công nghệ trong từng thời kỳ để sản xuất ra các loại sản phẩm tương ứng với thị trường. Thực tế đang chứng tỏ rằng, nhà doanh nghiệp nào nắm bắt nhanh nhạy và áp dụng kịp thời những thành tựu tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì người đó sẽ thành công.
Môi trường tự nhiên
Thiên nhiên là thế giới xung quanh cuộc sống của chúng ta, là khí hậu, thủy văn, địa hình, rừng núi, sông ngòi, hệ động thực vật, tài nguyên khoáng sản thiên nhiên v.v...Dưới con mắt của các nhà quản trị đó là những lực lượng và các yếu tố có sự ảnh hưởng rất sâu sắc tới cuộc sống của mọi con người trên trái đất này. Chẳng hạn nếp sống, sinh hoạt và nhu cầu về hàng hóa của người dân vùng ôn đới chịu những ảnh hưởng sâu sắc từ điều kiện khí hậu lạnh giá của họ và đến lượt mình các nhà quản trị phải biết những đặc thù về những thứ hàng hóa dành cho người dân xứ lạnh để hoạch định chính sách kinh doanh cho phù hợp. Ở nước ta hàng năm có từ 10 -13 cơn bão nhiệt đới tràn qua và ai cũng biết rằng bão, lụt thường có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt và làm ăn của tất cả mọi người. Cha ông ta thường coi lũ lụt là giặc thủy bởi sức tàn phá ghê gớm của nó. Chính vì vậy các nhà quản trị không thể không tính tới ảnh hưởng của bão, lũ, lụt trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Thiên nhiên không phải là lực lượng chỉ gây ra tai họa cho con người, thiên nhiên là cái nôi của cuộc sống. Đối với nhiều ngành công nghiệp thì tài nguyên thiên nhiên như các loại khoáng sản, nước ngầm, lâm sản, hải sản v.v... là nguồn nguyên liệu cần thiết cho công việc sản xuất , kinh doanh của nó.
Bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là một yêu cầu cấp bách, bức xúc tất yếu khách quan trong hoạt động của tất cả mỗi nhà quản trị. Áp lực bảo vệ môi trường sạch và xanh, phong trào chống lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ là những yếu tố càng ngày càng trở nên quan trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn đến những quyết định của hệ thống quản trị trong mỗi tổ chức.
Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Trong nhóm đối thủ cạnh tranh có thể kể đến ba nhóm: (1) Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, (2) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, và (3) Sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Mọi tổ chức, ngay cả các công ty độc quyền đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn CocaCola phải cạnh tranh với Pepsi và một số công ty nước giải khát khác. Không một nhà quản trị nào có thể coi thường môi trường cạnh tranh. Khi họ bỏ qua sự cạnh tranh, họ phải trả một giá rất đắt.
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các công ty. Các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia canh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Sự tồn tại của các yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu và hoặc nguyện vọng của doanh nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình, chúng làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt. Các doanh nghiệp cần thừa nhận quá trình cạnh tranh không ổn định. Thí dụ, trong các ngành sản xuất phát triển chín muồi thường sự cạnh tranh mang tính chất dữ dội khi mức tăng trưởng và lợi nhuận bị suy giảm (mạch tích hợp IC, máy tính cầm tay...) Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh.
Các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh về mục tiêu tương lai, nhận định của họ đối với bản thân và với chúng ta, chiến lược họ đang thực hiện, tiềm năng của họ để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể có.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Cần lưu ý là việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với ý định xây dựng thị trường thường là biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới xâm nhập.
Mặc dù không phải bao giờ doanh nghiệp cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành vừa chịu ảnh hưởng đồng thời cũng có ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh những vấn đề đó, việc bảo vệ vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài, những hàng rào này là: lợi thế do sự sản xuất trên qui mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm, sự đòi hỏi của nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng và ưu thế về giá thành mà đối thủ cạnh tranh không tạo ra được (độc quyền công nghệ, nguồn nguyên liệu thuận lợi hơn). Một hàng rào khác ngăn cản sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn là sự chống trả mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã đứng vững. Hãng Xerox và General Electric từng nhận thấy rằng lợi thế của sản xuất, nghiên cứu, marketing và dịch vụ trên qui mô lớn là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập vào ngành công nghiệp sản xuất máy tính cở lớn.
Không am hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ là một nguy cơ thực sự cho mọi hoạt động về quản trị kinh doanh ở các tổ chức. Nghiên cứu kỹ lưỡng và vạch ra các đối sách phù hợp luôn là một đòi hỏi khách quan cho các hoạt động quản trị ở mọi doanh nghiệp trước đây cũng như hiện nay và mãi về sau này.
Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé.
Phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển công nghệ. Muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển và vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.
Nhà cung ứng
Khi nói đến các nhà cung ứng, chúng ta nghĩ ngay đến các Công ty Xí nghiệp cung cấp vật liệu và máy móc. Đối với Công ty Walt Disney World ở Florida, điều này bao gồm các công ty bán nước si rô cô đặc, máy vi tính, thực phẩm, hoa và các vật liệu bằng giấy. Nhưng danh từ nhà cung ứng (suppliers) cũng chỉ người cung cấp tài chính và lao động. Các cổ đông, ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu bổng và các định chế tương tự được cần đến để bảo đảm có được nguồn cung ứng về vốn. Công ty Exxon có quyền khoan mỏ dầu và có thể kiếm được hàng tỷ đô la Mỹ về lợi nhuận, nhưng lợi nhuận này chỉ là tiềm năng nếu công ty không có được vốn để khoan các mỏ dầu này. Các công đoàn, các hội nghề nghiệp và thị trường lao động là nguồn cung ứng lao động.
Các nhà cung ứng có ưu thế có thể tăng thêm lợi nhuận bằng cách nâng giá, giảm chất lượng hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm. Yếu tố làm tăng thế mạnh của các nhà cung ứng tương tự như các yếu tố làm tăng thế mạnh của người mua sản phẩm là số người cung ứng ít, không có mặt hàng thay thế và không có các nhà cung ứng nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt.
Trong những giai đoạn nhất định phần lớn các doanh nghiệp đều phải vay vốn tạm thời từ các tổ chức tài chính. Nguồn vốn này có thể nhận được bằng cách vay ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu. Khi doanh nghiệp tiến hành phân tích về các tổ chức tài chính thì trước hết cần chú ý xác định vị thế của mình so với các thành viên khác trong cộng đồng. Cần đặt ra các câu hỏi:
- Cổ phiếu của doanh nghiệp có được đánh giá đúng không?
- Các chủ nợ tiềm ẩn có chấp nhận danh sách trả nợ của doanh nghiệp không?
- Các điều kiện cho vay hiện tại của chủ nợ có phù hợp với các mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp không?
- Người cho vay có thể kéo dài thời hạn cho vay khi cần thiết không?
Nguồn lao động cũng là một phần chính yếu trong môi trường vi mô của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là đảm bảo điều kiện tiên quyết cho sự thành công của doanh nghiệp. Các yếu tố cần đánh giá là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của họ, mức độ hấp dẫn tương đối của doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng lao động và mức tiền công phổ biến.
Các nhà quản trị phải tìm cách bảo đảm có được các nguồn cung ứng nhập lượng đều đặn và với giá thấp. Bởi các nhập lượng này tượng trưng cho các bất trắc - tức là sự không có sẵn hoặc sự đình hoãn của chúng có thể làm giảm hiệu quả của tổ chức - quản trị bị buộc phải cố gắng hết sức để có được nguồn cung ứng ổn định.
Khách hàng
Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Như vậy khách hàng và nhu cầu của họ nhìn chung có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt động về hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh của mọi công ty. Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng là mục tiêu sống còn cho mỗi doanh nghiệp nói chung và hệ thống quản trị của nó nói riêng.
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị lớn lao của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Người mua có thế mạnh nhiều khi họ có các điều kiện sau:
- Lượng mua chiếm tỉ lệ lớn trong khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp.
- Việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây nhiều tốn kém.
- Người mua đưa ra tín hiệu đe doạ đáng tin cậy là sẽ hội nhập về phía sau với các bạn hàng cung ứng như các hảng sản xuất xe ô tô thường làm.
- Sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của người mua.
Nếu sự tương tác của các điều kiện nói trên làm cho doanh nghiệp không đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp phải cố thay đổi vị thế của mình trong việc thương lượng giá bằng cách thay đổi một hoặc nhiều điều kiện nói trên hoặc phải tìm khách hàng có ít ưu thế hơn.
Các doanh nghiệp cũng cần lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai. Các thông tin có được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược, nhất là các chiến lược liên quan trực tiếp đến marketing. Các yếu tố chính cần xem xét là những vấn đề địa dư, tâm lý khách hàng v…
Môi trường nội bộ
Nhân tố vốn
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, tiếp thu công nghệ sản xuất-kinh doanh hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài chính. Mặt khác, còn nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn phải được hình thành trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh và nó sẽ được tiếp tục bổ sung sau mỗi chu kỳ sản xuất. Vốn của doanh nghiệp không thể bị mất đi vì đồng nghĩâ với mất vốn là nguy cơ phá sản. Tại bất kỳ một doanh nghiệp, có ba vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải giải quyết là:
Thứ nhất, xác định được mục tiêu cho đầu tư dài hạn
Thứ hai, tìm được nguồn tài trợ cho đầu tư đó
Thứ ba, đưa ra các quyết định tài chính cho hợp lý
Đất nước ta đang trong quá trinh phát triển theo mô hình kinh tế thị trường. Do vậy, quản lý tài chính phải phù hợp với xu hướng phát triển đó. Hơn nữa nước ta đã và sẽ chủ động hội nhập vào khu vực ASEAN nên mức độ mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, tài chính , đàu tư tiến tới đạt ngang bằng với các nước trong khối ASEAN, từng bước tạo điều kiện về kinh tế, pháp lý để hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đồng thời cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng phát triển kinh tế của một đất nước. Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào các giai đoạn khác nhau của quá trình đó, doanh nghiệp làm ăn có lãi thì vốn mới được bảo toàn và phát triển đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng tái sản xuất mở rộng, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Như vậy, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không chỉ đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp mà còn là tiềm lực, là điều kiện quyết định đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhân tố con người
Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động. Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người lao động. Có như vậy thì kế hoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mới thực hiện được. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay, hàm lượng khoa học kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này nói lên phần nào quan trọng của nhân tố lao động.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể vừa sáng tạo vừa đưa chúng vào và sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay, và thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường thế giới là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm việc khoa học và kỷ luật nghiêm minh.
Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất,huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đành giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước. Vậy sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị .
Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động như một xã hội thu nhỏ trong đó có đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá và cũng có cơ cấu tổ chức nhất định. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp, sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất, khi đó không khí làm việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp. Không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay, việc này cần đến một bộ máy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh, thành công trong cơ cấu tổ chức là thành công bước đầu trong kế hoạch kinh doanh.
Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, các bộ phận hoạt động kém hiệu quả, không khí làm việc căng thẳng cạnh tranh không lành mạnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng tổ chức bị hạn chế thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không cao.
Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật
Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác.
Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trwn thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP LONG PHƯƠNG ĐÔNG
Tổng quan về Công ty CP Long Phương Đông
Giới thiệu chung về công ty
Tọa lạc trên khu đất 120m mặt tiền đường Tô Hiến Thành, P. 15, Q. 10 – trục đường kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh – là vị trí đặt showroom trưng bày sản phẩm và trung tâm kinh doanh của Công ty CP Công Nghiệp và Thiết Bị Chiếu Sáng DUHAL. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, ngày 24 tháng 07 năm 2006 trung tâm đã phát triển lên một tầm cao mới bằng việc ra đời của Công ty CP Long Phương Đông, hoạt động độc lập với Công ty CP Công Nghiệp và Thiết Bị Chiếu Sáng DUHAL, tồn tại và phát triển đến tận hôm nay.
Bằng sự phấn đấu và nổ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ - nhân viên công ty, đến nay Công ty CP Long Phương Đông đang là một trong những nhà phân phối hàng đầu các mặt hàng thiết bị chiếu sáng mang thương hiệu DUHAL, PHILIPS, OSRAM,…cung ứng sản phẩm cho các dự án xây dựng trong và ngoài Thành phố Hồ Chí Minh.
Chức năng, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
Sản xuất, mua bán mặt hàng điện – điện tử - điện lạnh, thiết bị ngành điện, thiết bị chiếu sáng, sản phẩm gỗ, hàng trang trí nội thất, hàng kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, sắt thép, sản phẩm bằng cao su. Mua bán vật tư ngành nông nghiệp. Đại lý hàng hải,… Lĩnh vực hoạt động chính: kinh doanh mặt hàng thiết bị chiếu sáng.
Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
TP. DỰ ÁN
BP. KẾ TOÁN
TỔ
3
TỔ 2
TỔ 1
GIAO HÀNG
TẠP VỤ
BP. KHO
TỔ
4
SHOWROOM
BẢO VỆ
Sơ đồ tổ chức
Cơ cấu tổ chức
Tổng số hiện có: 27 người
Hội đồng quản trị: 2 người
Ban giám đốc: 1 người
Bộ phận dự án: 1 Trưởng phòng, 1 Thư ký, 4 Tổ trưởng, 10 nhân viên
Bộ phận kế toán: 1 kế toán trưởng, 1 nhân viên
Bộ phận showroom: 1 trưởng bộ phận, 1 nhân viên
Bảo vệ: 2 người
Giao hàng: 1 người
Kho: 1 người
Tạp vụ: 1 người
Chi nhánh: 4 người
Cách thức quản lý, hoạt động
Công ty hoạt động, quản lý theo nguyên tắc thống nhất “Một người chỉ huy”. Giám đốc là người tổ chức, điều hành và chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của công ty.
Ngoài ra, Giám đốc còn thực hiện chức năng ủy quyền cho Trưởng phòng Dự án trong trường hợp Giám đốc vắng mặt bằng văn bản ủy quyền. Đồng thời, Trưởng phòng Dự án còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc.
Các bộ phận trực thuộc công ty được phân công rõ ràng về chức trách và các Trưởng bộ phận có trách nhiệm chỉ huy, sử dụng các nguồn lực có sẳn của bộ phận mình hoàn thành nhiệm vụ được giao, phối hợp với các bộ phận khác cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược công ty đề ra và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về hoạt động của bộ phận mình quản lý.
Sản phẩm kinh doanh và thị trường tiêu thụ
Mặt hàng kinh doanh chính của công ty là thiết bị chiếu sáng và phụ kiện chiếu sáng cung cấp cho dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ngoài thương hiệu chính là DUHAL, công ty còn là nhà phân phối các thương hiệu nổi tiếng khác trong ngành chiếu sáng như PHILIPS, OSRAM,…
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là các dự án xây dựng ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Chủ yếu là các dự án xây dựng có quy mô lớn như: Cao ốc văn phòng, cao ốc phức hợp, căn hộ cao cấp, chung cư, nhà xưởng, bệnh viện,…Khách hàng chủ yếu là các nhà thầu xây dựng, các công ty kỹ thuật điện, công ty thương mại, chủ đầu tư dự án.
Thực trạng kinh doanh của công ty
Về mặt kinh tế
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Bảng so sánh một số chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2009
Chỉ tiêu
2008
2009
So sánh
Chênh lệch
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
19 554 078 989
17 071 535 020
- 2 482 543 969
- 12.69
Giá vốn hàng bán
14 933 888 171
13 301 613 038
- 1 632 275 133
- 10.93
Chi phí bán hàng
961 813 744
563 307 582
- 398 506 162
- 41.43
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1 563 155 075
1 570 627 939
+ 7 472 864
+ 0.47
(Số liệu trích từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 và năm 2009 – Phòng kế toán)
Qua bảng so sánh một số chỉ tiêu của năm 2008 và năm 2009 ta thấy, ngoại trừ chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ thì các chỉ tiêu còn lại của năm 2009 đều giảm so với năm 2008. Cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2009 chỉ tiêu này giảm (-)12.69% so với năm 2008, tương ứng với giảm 2 482 543 969đ. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do năm 2009 tình hình kinh tế cả nước nói chung đang gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, thị trường xây dựng nói riêng chưa phục hồi cộng thêm khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp xây dựng và chủ đầu tư dự án đã làm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng chiếu sáng giảm sút đã ảnh hưởng lớn doanh số bán hàng của công ty.
Giá vốn hàng bán: Chỉ tiêu này của năm 2009 giảm (-)10.93% tương ứng với số tiền là 1 632 275 133đ so với năm 2008. Do tình hình tiêu thụ gặp khó khăn, lượng hàng bán ra giảm sút nên lượng hàng nhập vào cũng giảm theo. Do vậy giá trị giá vốn hàng bán năm 2009 giảm so với năm 2008.
Chi phí bán hàng của năm 2009 giảm (-)41.43% tương ứng với số tiền 398 506 162đ so với năm 2008. Do tình hình tiêu thụ gặp khó khăn nên chi phí bán hàng mà chủ yếu là các khoản như chi phí vận chuyển, huê hồng cho người mua, chi phí quảng cáo, chi phí mua nguyên liệu phục vụ cho công tác bán hàng, chi phí mua ngoài cũng bị cắt giảm.
Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2009 lại tăng hơn một chút so với năm 2008. Cụ thể năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng (+)0.47% so với năm 2008 tương ứng với số tiền 7 472 864đ. Mức tăng khá nhỏ nhưng trong tình hình hiện tại là không tốt cho công ty. Năm 2009 do tình hình lạm phát nên đơn giá của các mặt hàng, dịch vụ đều cao hơn năm 2008 đã ảnh hưởng đến chi phí quản lý. Chi phí quản lý chủ yếu là lương cán bộ - nhân viên quản lý, chi phí mua ngoài, chi phí điện nước,… Các khoản này chịu ảnh hưởng của lạm phát nên tăng lên hoặc công ty phải trả nhiều hơn để phù hợp với tình hình chung.
Bảng 2.2: Bảng so sánh một số chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2010
Chỉ tiêu
2009
2010
So sánh
Chênh lệch
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
17 071 535 020
29 028 105 480
+ 11 956 570 460
+ 70.04
Giá vốn hàng bán
13 301 613 038
23 074 804 662
+ 9 773 191 624
+ 73.47
Chi phí bán hàng
563 307 582
1 767 427 569
+ 1 204 119 987
+ 213.76
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1 570 627 939
2 171 041 215
+ 600 413 276
+ 38.22
(Số liệu trích từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 và năm 2010 – Phòng kế toán)
Đánh giá tổng quát thì các chỉ tiêu (trong bảng so sánh) của năm 2010 đều tăng hơn năm 2009.
Doanh thu bán hàng của năm 2010 tăng (+)70.04% so với năm 2009 tương ứng với số tiền 11 956 570 460đ. Tốc độ tăng trưởng cao biểu hiện tình hình kinh doanh của năm 2010 tốt hơn năm 2009. Năm 2010 ngành xây dựng phát triển mạnh trở lại, dự án xây dựng nhiều hơn nên nhu cầu tiêu thụ mặt hàng chiếu sáng tăng lên. Do vậy công ty cung cấp được nhiều đơn hàng hơn nên doanh thu bán hàng tăng cao. Mặt khác, giá hàng bán năm 2010 cũng cao hơn năm 2009 cũng góp phần làm doanh thu bán hàng cao.
Giá bán cao mà cụ thể là đơn giá của hàng mua vào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2010 cao hơn năm 2009 là 73.47%, tương ứng với số tiền 9 773 191 624đ. Mặt hàng bán chủ lực của công ty là DUHAL và PHILIPS. Năm 2010, DUHAL tăng giá 2 lần và PHILIPS tăng 3 lần. Mặt khác, năm 2010 tình hình tiêu thụ tốt, lượng hàng bán ra nhiều nên công ty phải nhập hàng vào nhiều hơn năm 2009. Do vậy giá vốn hàng bán năm 2010 cao hơn năm 2009. Giá vốn hàng bán cao ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận công ty.
Doanh thu bán hàng tăng nên chi phí cũng tăng theo. Chi phí bán hàng của năm 2010 tăng (+)213.76% so với năm 2009, tương ứng số tiền là 1 204 119 987đ. Tình hình tiêu thụ tốt nên công ty phải đẩy mạnh công tác bán hàng để thu được doanh số cao nhất. Do vậy các chi phí phục vụ cho công tác bán hàng cũng tăng theo. Công ty phải tăng lương, thưởng và phụ cấp cho nhân viên; Chi cho quảng cáo nhiều hơn; Trích huê hồng cho khách nhiều hơn; Chi phí cho việc giao hàng nhiều hơn…Mặt khác, đơn giá của các mặt hàng và dịch vụ năm 2010 cũng cao hơn năm 2009 nên chi phí bán hàng cao. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Do vậy công ty cần hạn chế mức tăng của chi phí ở mức thấp nhất.
Một khoản chi phí của năm 2010 cũng tăng hơn năm 2009 là chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2010, chi phí quản lý tăng (+)38.22% so với năm 2009, tương ứng với số tiền 600 413 276đ. Tốc độ tăng của chi phí quản lý chậm hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng nhưng giá trị lại lớn hơn. Trong năm 2010, công ty phải chi nhiều hơn cho việc tiếp khách, chi phí điện-nước, lương cán bộ - nhân viên quản lý, chi phí cho mua ngoài,…
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của VCSH =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Bảng 2.3: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi nhuận sau thuế
1 106 383 466
708 369 439
923 356 496
VCSH bình quân
2 969 329 531
3 184 600 203
3 278 736 704
Sức sinh lời của VCSH
0.373
0.222
0.282
Ở chỉ tiêu này ta thấy VCSH tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2008 là 2 969 329 531đ, năm 2009 là 3 184 600 203đ tăng (+)7.25% và năm 2010 là 3 278 736 704đ tăng (+)2.96% so với năm 2009 và tăng (+)10.42% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ nguồn vốn công ty được bảo toàn và phát triển tốt. Tuy nhiên sức sinh lời của VCSH lại giảm dần qua từng năm. Năm 2008 là 1đ VCSH bỏ ra thu lại được 0.373đ lợi nhuận. Năm 2009 là 0.222đ và năm 2010 là 0.282đ. Mức sinh lời như trên là chưa tốt nhưng chấp nhận được trong tình hình hiện nay.
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu (VCSH)
Doanh thu thuần
Số vòng quay của VCSH =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Bảng 2.4: Số vòng quay của VCSH trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
18 812 897 535
16 417 773 298
28 024 760 931
VCSH bình quân
2 969 329 531
3 184 600 203
3 278 736 704
Số vòng quay của VCSH
6.33
5.15
8.55
Chỉ tiêu này cho thấy trong năm 2008 VCSH quay được 6.33 vòng. Năm 2009 là 5.15 vòng và năm 2010 là 8.55 vòng. Năm 2010 chỉ tiêu này là cao nhất chứng tỏ sự vận động của VCSH nhanh, góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Suất hao phí của VCSH so với doanh thu thuần(DTT)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Suất hao phí của VCSH so với DTT=
Doanh thu thuần
Bảng 2.5: Suất hao phí của VCSH so với doanh thu thuần trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
VCSH bình quân
2 969 329 531
3 184 600 203
3 278 736 704
Doanh thu thuần
18 812 897 535
16 417 773 298
28 024 760 931
Suất hao phí của VCSH
0.16
0.19
0.11
Năm 2008 công ty có 1đ doanh thu thuần thì mất 0.16đ VCSH, năm 2009 là 0.16đ và năm 2010 mất 0.11đ VCSH. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH năm 2010 cao, tạo thuận lợi cho công ty huy động vốn vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận hơn nữa.
Suất hao phí của VCSH so với lợi nhuận sau thuế (LNST)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Suất hao phí của VCSH so với LNST =
Lợi nhuận sau thuế
Bảng 2.6: Suất hao phí của VCSH so với lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
VCSH bình quân
2 969 329 531
3 184 600 203
3 278 736 704
Lợi nhuận sau thuế
1 106 383 466
708 369 439
923 356 496
Suất hao phí của VCSH
2.68
4.50
3.55
Kết quả tính toán cho biết, năm 2008 công ty có 1đ LNST thì mất 2.68đ VCSH. Năm 2009 là 4.50đ VCSH và năm 2010 là 3.55đ VCSH. Kết quả nói lên rằng năm 2008 hiệu quả sử dụng VCSH cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân làm giảm hiệu suất là do có sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu mà chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn vay
Lợi nhuận kế toán trước thuế + chi phí lãi vay
Sức sinh lời của nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn bình quân
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn vay trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi nhuận kế toán TT + Chi phí lãi vay
1 516 383 466
1 188 065 272
1 244 898 055
Tổng nguồn vốn bình quân
4 360 383 288
5 205 236 692
6 772 203 577
Hiệu quả sử dụng vốn vay
0.35
0.23
0.18
Chỉ tiêu này cho biết công ty bỏ ra 1đ vốn phục vụ kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế và chi phí lãi vay. Năm 2008 có tỷ lệ là 0.35, năm 2009 là 0.23 giảm (-)34.29% và năm 2010 là 0.18 giảm (-)21.74% so với năm 2009. Nếu so với lãi suất tiền vay hiện hành trong năm đó thì tỷ lệ là khá cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn tốt là động lực để công ty quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Năm 2010 có tỷ lệ thanh toán thấp nhất do khoản nợ phải trả tăng nhanh.
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) so với giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh
TSLN so với giá vốn hàng bán = x 100
Giá vốn hàng bán
Bảng 2.8: TSLN so với giá vốn hàng bán trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi nhuận thuần
951 093 326
506 645 708
695 332 982
Giá vốn hàng bán
14 933 888 171
13 301 613 038
23 074 804 662
TSLN
6.36
3.81
3.01
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ công ty đầu tư 100đ giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo kết quả tính toán ta thấy năm 2008 công ty bỏ ra 100đ giá vốn hàng bán thì thu về được 6.36đ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 3.81đ tương ứng với giảm (-)40.09% so với năm 2008. Năm 2010 giảm xuống còn 3.01đ tương ứng với giảm (-)21% so với năm 2009 và giảm (-)52.67% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ năm 2008 mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán lớn, còn năm 2009 và năm 2010 thì mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán giảm xuống, chủ yếu là do mức tăng giá vốn hàng bán quá lớn.
Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) so với chi phí bán hàng
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh
TSLN so với chi phí bán hàng = x 100
Chi phí bán hàng
Bảng 2.9: TSLN so với chi phí bán hàng trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi nhuận thuần
951 093 326
506 645 708
695 332 982
Chi phí bán hàng
961 813 744
563 307 582
1 767 427 569
TSLN
98.89
89.94
39.34
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ công ty đầu tư 100đ chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2008 công ty bỏ ra 100đ chi phí bán hàng thì thu được 98.89đ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Mức tỷ lệ này rất cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng lớn, công ty tiết kiệm được chi phí bán hàng. Năm 2009 có giảm xuống mức 89.94đ tương ứng với giảm (-)9.05% nhưng cũng còn khá cao, chấp nhận được. Năm 2010 chỉ còn mức 39.34đ tương ứng với giảm (-)56.26% so với năm 2009 và giảm (-)60.22% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ năm 2009 và năm 2010 chi phí bán hàng tăng quá nhanh làm giảm đáng kể lợi nhuận và công ty cũng chưa làm tốt công tác giảm chi phí bán hàng.
Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) so với chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN)
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh
TSLN so với chi phí QLDN = x 100
Chi phí QLDN
Bảng 2.10: TSLN so với chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi nhuận thuần
951 093 326
506 645 708
695 332 982
Chi phí QLDN
1 563 155 075
1 570 627 939
2 171 041 215
TSLN
60.84
32.26
32.03
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ công ty đầu tư 100đ chi phí QLDN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2008 công ty bỏ ra 100đ chi phí QLDN thì thu được 60.84đ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Mức tỷ lệ này cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí QLDN lớn, công ty tiết kiệm được chi phí quản lý. Năm 2009 giảm xuống mức 32.26đ tương ứng với giảm (-)47.01% trong khi chi phí QLDN chỉ tăng (+)0.48%. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu của công ty giảm sút. Năm 2010 chỉ còn mức 32.03đ tương ứng với giảm (-)0.71% so với năm 2009 và giảm (-)47.35% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 chi phí QLDN quá lớn. Do vậy công ty cần cắt giảm hơn nữa chi phí QLDN.
Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế (LNKT TT) so với tổng chi phí
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Tỷ suất LNKT TT so với tổng chi phí = x 100
Tổng chi phí
Bảng 2.11: Tỷ suất LNKT TT so với tổng chi phí trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi nhuận KTTT
1 106 383 466
708 369 439
923 356 496
Tổng chi phí
17 932 308 458
15 943 254 118
27 532 287 370
Tỷ suất LNKT TT
6.17
4.44
3.35
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ công ty đầu tư 100đ chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2008 công ty bỏ ra 100đ chi phí thì thu được 6.17đ lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2009 là 4.44đ lợi nhuận kế toán trước thuế và năm 2010 còn 3.35đ lợi nhuận kế toán trước thuế. Theo kết quả tính toán thì tỷ suất này giảm dần theo từng năm. Cụ thể năm 2009 giảm (-)28.04% so với năm 2008 nguyên nhân là do doanh thu giảm và chi phí tăng chủ yếu là chi phí QLDN. Năm 2010 giảm (-)24.55% so với năm 2009 và giảm (-)45.71% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do giá vốn hàng bán quá cao và các chi phí quá cao. Công ty cần phải tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi phí để tăng lợi nhuận.
Phân tích chỉ tiêu thanh toán
Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Tài sản lưu động
Tỷ lệ thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.12: Tỷ lệ thanh toán hiện hành trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Tài sản lưu động
4 698 462 661
5 712 010 723
7 134 443 621
Nợ ngắn hạn
1 380 201 514
2 661 071 465
4 325 862 281
Tỷ lệ thanh toán HH
3.40
2.15
1.65
Tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2008 là 3.40 nghĩa là có 3.40đ tài sản lưu động tính cho 1đ nợ ngắn hạn phải trả. Nếu so với nguyên tắc 2:1 thì tỷ lệ này là khá cao, biểu hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt. Nhưng tỷ lệ này cao cũng phản ánh tình hình quản lý tài sản lưu động của công ty chưa tốt.
Năm 2009 có tỷ lệ thanh toán nhanh là 2.15. Tỷ lệ này là phù hợp so với nguyên tắc 2:1. Điều này biểu hiện tình hình tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty tốt.
Trong 3 năm thì năm 2010 có tỷ lệ thanh toán hiện hành thấp nhất là 1.65. Nghĩa là có 1.65đ tài sản lưu động tính cho 1đ nợ ngắn hạn phải trả. Như vậy là thấp so với nguyên tắc 2:1. Đây là biểu hiện không tốt chứng tỏ công ty gặp rắc rối về dòng tiền mặt, khả năng thu hồi công nợ chậm làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ thanh toán nhanh
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Tỷ lệ thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.13: Tỷ lệ thanh toán nhanh trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
3 860 741 450
4 812 526 745
6 922 049 376
Nợ ngắn hạn
1 380 201 514
2 661 071 465
4 325 862 281
Tỷ lệ thanh toán nhanh
2.80
1.81
1.60
Qua kết quả tính toán ta thấy tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty giảm dần qua 3 năm. Năm 2008 là 2.80, năm 2009 là 1.81 và năm 2010 là 1.60. Nhưng nhìn chung là khá cao so với nguyên tắc 1:1. Điều này phản ánh công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Năm 2009 tỷ lệ thanh toán nhanh giảm (-)35.4% so với năm 2008 và năm 2010 giảm (-)11.6% so với năm 2009. Mức giảm này chủ yếu là do khoản phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước tăng nhanh. Cụ thể năm 2009, khoản phải trả cho người bán tăng (+)249.79% và người mua trả tiền trước tăng (+)152.30% so với năm 2008. Tương tự năm 2010, khoản phải trả người bán tăng (+)49.76% và khoản người mua trả tiền trước tăng (+)105.64% so với năm 2009.
Hệ số thanh toán lãi vay
Lợi tức trước thuế + Lãi nợ vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi nợ vay
Bảng 2.14: Hệ số thanh toán lãi vay trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi tức trước thuế + Lãi nợ vay
1 516 383 466
1 188 065 272
1 244 898 055
Lãi nợ vay
410 000 000
479 695 833
321 541 559
Hệ số thanh toán lãi vay
3.70
2.48
3.87
Nhìn chung trong 3 năm công ty có hệ số thanh toan lãi vay khá an toàn. Năm 2008 có hệ số là 3.70 nghĩa là công ty có khả năng thanh toán 1đ lãi vay từ 3.70đ từ lợi tức trước thuế và lãi nợ vay. Năm 2009 hệ số này giảm xuống (-)32.97% so với năm 2008 và năm 2010 có hệ số là 3.87 tăng (+)56.05% so với năm 2009. Năm 2009 có hệ số thấp là do chi phí lãi vay cao nhất trong 3 năm nhưng lợi tức trước thuế của công ty lại giảm so với 2 năm kia. Hệ số thanh toán lãi vay của công ty đều lớn hơn 2 phản ánh độ an toàn và khả năng thanh toán lãi vay của công ty tốt.
Phân tích tỷ số kết cấu tài chính
Tỷ lệ tự tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ tự tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
Bảng 2.15: Tỷ lệ tự tài trợ trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Nguồn VCSH
3 318 261 147
3 050 939 258
3 506 534 149
Tổng nguồn vốn
4 698 462 661
5 712 010 723
7 832 396 430
Tỷ lệ tự tài trợ
0.71
0.53
0.45
Tỷ lệ tự tài trợ qua 3 năm có xu hướng giảm dần. Năm 2008 trong 1đ vốn hoạt động có 0.71đ vốn chủ sở hữu bỏ ra cho thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn. Năm 2009 giảm xuống còn 0.53đ thấp hơn năm 2008 là 0.18đ cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu giảm, vốn vay tăng lên nhưng nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu vẫn lớn. Năm 2010 tỷ lệ tự tài trợ chỉ còn 0.45 nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 45% trong tổng số nguồn vốn hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng (+)14.93% ở mức 3 506 534 149đ trong khi nợ phải trả tăng (+)62.56% đạt mức 4 325 862 281đ. Do vậy tỷ lệ tự tài trợ năm 2010 thấp nhất trong 3 năm, phản ánh phần lớn tài sản công ty đang sử dụng được đầu tư bằng nguồn vốn bên ngoài.
Tỷ lệ nợ
Nợ phải trả
Tỉ lệ nợ =
Tổng số nguồn vốn
Bảng 2.16: Tỷ lệ nợ trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Nợ phải trả
1 380 201 514
2 661 071 465
4 325 862 281
Tổng nguồn vốn
4 698 462 661
5 712 010 723
7 832 396 430
Tỷ lệ nợ
0.29
0.46
0.55
Qua bảng phân tích ta thấy, tỷ lệ nợ tăng dần qua từng năm. Năm 2008 là 0.29 và năm 2009 tăng lên 0.46 nghĩa là nợ phải trả của năm 2009 chiếm 46% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 tăng lên 0.55 có nghĩa là nợ phải trả chiếm 55% trong tổng nguồn vốn. Năm 2008, trong 1đ tổng nguồn vốn của công ty thì có 0.26đ nợ phải trả, năm 2009 nợ phải trả có 0.46đ và năm 2010 có 0.55đ nợ phải trả.
Tỷ lệ nợ liên tục tăng qua từng năm là do khoản nợ phải trả tăng mà chủ yếu là khoản phải trả người bán và khoản người mua trả tiền trước. Năm 2009 nợ phải trả tăng 92.8% so với năm 2008. Năm 2010 nợ phải trả tăng 62.56% so với năm 2009. Tỷ lệ nợ cao phản ánh tình hình tài chính của công ty đang gặp khó khăn về dòng tiền mặt. Với tỷ lệ nợ cao như vậy thì công ty cũng có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi có nhu cầu.
Phân tích tỷ số hoạt động
Số vòng quay các khoản phải thu (KPT)
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Bảng 2.17: Số vòng quay các khoản phải thu trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
18 812 897 535
16 417 773 298
28 024 760 931
Các khoản phải thu
2 851 338 804
3 604 331 422
3 427 844 428
Số vòng quay KPT
6.60
4.46
8.18
Qua 3 chu kỳ kinh doanh, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm rồi lại tăng. Năm 2009 so với năm 2008 giảm 2.14 vòng, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ tiền bán hàng của công ty bị chiếm dụng khá lâu. Việc này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc sử dụng vốn lưu động. Điều này sẽ không tốt cho công ty.
Năm 2010 so với năm 2009, số vòng quay các khoản phải thu tăng 3.72 vòng. Vòng quay các khoản phải thu cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều này nhìn chung là tốt vì công ty không phải đầu tư vào các khoản phải thu. Tuy nhiên, nếu luân chuyển quá cao thì đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn, do đó có thể ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu x 360
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần
Bảng 2.18: Kỳ thu tiền bình quân trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Các khoản phải thu*360
2 851 338 804 x 360
3 604 331 422 x 360
3 427 844 428 x 360
Doanh thu thuần
18 812 897 535
16 417 773 298
28 024 760 931
Kỳ thu tiền bình quân
54.6
79.03
44.03
Chính sách của công ty là bán hàng trung bình sau 20 ngày sẽ thu tiền. Năm 2008 số ngày thu tiền bình quân là 54.6 ngày, không đạt. Năm 2009 so với năm 2008, số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu tăng 24.43 ngày, gần 1 tháng, chứng tỏ công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lâu. Do vậy, công ty cần phải đẩy mạnh tốc độ thanh toán đối với người mua hơn nữa là việc cần thiết. Đây là cơ sở để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Năm 2010 so với năm 2009, kỳ thu tiền bình quân giảm 35 ngày rút ngắn hơn 1 tháng, điều đó cho thấy việc thu hồi nợ của công ty tốt hơn, có chuyển biến tích cực, công ty ít bị chiếm dụng vốn. Vì vậy, công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu.
Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Bảng 2.19: Vòng quay hàng tồn kho trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
18 812 897 535
16 417 773 298
28 024 760 931
Hàng tồn kho
837 721 211
899 483 978
2 123 994 245
Vòng quay hàng tồn kho
22.46
18.25
13.19
Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Theo kết quả phân tích trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho năm 2008 cao nhất là 22.46 vòng, cao hơn năm 2009 là 4.21 vòng và năm 2010 là 9.27 vòng. Vòng quay hàng tồn kho của công ty có chiều hướng giảm xuống. Năm 2008, vòng luân chuyển 22.46 vòng, nghĩa là trung bình hàng tồn kho sản xuất được bán ra 22.46 vòng. Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng cao cho thấy rằng:
- Công ty hoạt động đang có hiệu quả trong chừng mực có liên quan đến hàng dự trữ.
- Giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ.
- Rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt.
- Giảm bớt được nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ động.
Riêng năm 2010, vòng quay hàng tồn kho đột ngột giảm mạnh và chỉ còn 13.19 vòng. Vòng quay hàng tồn kho giảm do chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân: Chính sách của công ty là muốn dự trữ cao để đủ đảm ứng nhu cầu cho khách hàng trong năm kế tiếp.
Vòng quay toàn bộ tài sản
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ tài sản =
Tổng tài sản
Bảng 2.20: Vòng quay toàn bộ tài sản trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
18 812 897 535
16 417 773 298
28 024 760 931
Tổng tài sản
4 698 462 661
5 712 010 723
7 832 396 430
Vòng quay toàn bộ TS
4.0
2.87
3. 58
Qua kết quả phân tích từ 3 kỳ kinh doanh, vòng quay toàn bộ tài sản tăng giảm khác nhau và cao nhất là năm 2008. Năm 2009 giảm 1.13 vòng so với năm 2008, còn năm 2010 giảm 0.42 vòng so với năm 2008 nhưng tăng 0.71 vòng so với năm 2009. Tuy nhiên, mức tăng giảm này không nhiều. Điều này cho thấy công ty đã rất cố gắng trong việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của đơn vị, không để bị chênh lệch nhiều. Nhìn chung, qua 3 năm cứ 1 đồng vốn bỏ ra đều mang lại hơn 1 đồng doanh thu. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Năm 2009 có vòng quay toàn bộ tài sản thấp nhất là 2.87 vòng nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản năm 2009 là thấp nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên mà doanh thu lại giảm.
Năm 2010 thì vòng quay tài sản có tăng lên nhưng vẫn thấp hơn năm 2008 tới 0.42 vòng. Năm 2010 doanh thu tăng đột biến nhưng kèm theo là sự tăng lên của tài sản mà chủ yếu là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Các tỷ số doanh lợi
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Bảng 2.21: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi tức sau thuế
1 106 383 466
708 369 439
923 356 496
Doanh thu thuần
18 812 897 535
16 417 773 298
28 024 760 931
Tỷ suất lợi nhuận
0.06
0.04
0.03
Qua số liệu phân tích trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm.
Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0.06 nghĩa là công ty có 0.06đ lợi tức sau thuế được sinh ra từ 1đ doanh thu thuần. Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống 0.04 so với năm 2008. Điều này cho thấy lợi tức sau thuế sinh ra từ doanh thu thuần của năm 2009 giảm. Nguyên nhân làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2009 là do tốc độ giảm của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán. Cụ thể năm 2009 doanh thu thuần giảm 12.73% so với năm 2008 còn giá vốn hàng bán chỉ giảm 10.97%. Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao hơn năm 2008 cũng làm cho lợi tức sau thuế giảm do vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 giảm sút.
Năm 2010 so với năm 2009 doanh thu tăng 70.698% và lợi nhuận sau thuế tăng 30.34%. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế lại giảm so với năm 2009. Năm 2010 công ty có 0.03đ lợi tức sau thuế sinh ra từ 1đ doanh thu thuần. Đây là một kết quả chưa tốt vì doanh thu tăng nhiều nhưng lợi nhuận ròng mang lại chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ tiêu giá vốn hàng bán, các khoản chi phí của năm 2010 tăng nhanh hơn năm 2009 khiến cho lợi tức sau thuế giảm mạnh tác động làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2010.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Bảng 2.22: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi tức sau thuế
1 106 383 466
708 369 439
923 356 496
Tổng tài sản
4 698 462 661
5 712 010 723
7 832 396 430
Tỷ suất lợi nhuận
0.24
0.12
0.12
Từ số liệu trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2008 cao nhất là 24%; còn năm 2009 và năm 2010 thấp nhất có cùng mức 12%. Điều này nói lên rằng, trong năm 2008 công ty đã sử dụng tổng tài sản của mình có hiệu quả hơn 2 năm kế tiếp là năm 2009 và năm 2010. Chúng ta thấy xu hướng của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là ngày càng giảm xuống, năm 2009 và năm 2010 so với năm 2008 giảm 50%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Tài sản qua các năm luôn được bổ sung như vậy nhưng công ty đã chưa phát huy hết hiệu quả của nó là vì kết quả thu được sau một kỳ kinh doanh vẫn chưa gia tăng đáng kể.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi tức sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.23: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong kỳ
Năm
2008
2009
2010
Lợi tức sau thuế
1 106 383 466
708 369 439
923 356 496
Vốn chủ sở hữu
3 318 261 147
3 050 939 258
3 506 534 149
Tỷ suất lợi nhuận
0.33
0.23
0.26
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm có xu hướng giảm, năm 2009 so với năm 2008 giảm 30.3% , năm 2010 so với năm 2008 giảm 21.21% và tăng 13.04% so với năm 2009. Kết quả trên cho thấy, công ty đã sử dụng vốn tự có của mình chưa có hiệu quả. Qua 3 năm, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăng cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Lý do là vì, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng, đặc biệt là giá vốn hàng bán tăng cao nên lợi nhuận sau thuế bị ảnh hưởng và tăng chậm. Điều đó đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Về mặt xã hội
Sau 5 năm tồn tại và phát triển đến nay Công ty CP Long Phương Đông đã có những đóng góp đáng kể cho xã hội. Cụ thể:
Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm áp lực về thất nghiệp cho xã hội.
Năm
2008
2009
2010
Lao động
17
19
27
Thu nhập TB/tháng
2 000 000
2 500 000
3 000 000
(Số liệu thu thập từ phòng kế toán)
Nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp ngân sách cho nhà nước.
Năm
2008
2009
2010
Nộp thuế
309 787 370
198 343 443
230 839 124
(Số liệu thu thập từ phòng kế toán)
Ngoài ra, hàng năm công ty tổ chức những chuyến đi chơi kết hợp nghỉ ngơi ở Vũng Tàu, Phan Thiết,… vào các dịp lễ như lễ 30-4, lễ 2-9 hay tết Dương lịch. Bên cạnh nhiệm vụ chính là kinh doanh, công ty cũng không quên làm nhiệm vụ xã hội. Hàng năm công ty vẫn luôn có những đóng góp đáng kể vào các hoạt động xã hội như các hoạt động cứu trợ người nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai hay đáp ứng lời kêu gọi của các đoàn thể xã hội. Đầu năm 2008 công ty kết hợp với DUHAL có chuyến hành trình về thăm và tặng quà đồng bào bị lũ lụt tại Miền Trung vào cuối năm 2007, thăm bệnh xá mang tên nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm tại Quảng Ngãi. Năm 2009 và năm 2010, công ty đã vận động cán bộ nhân viên trích 1 ngày lương để ủng hộ đồng bào Miền Trung bị các trận lũ lụt, thiên tai tháng 10-2010 và tháng 9-11/2009. Điều này thể hiện tính nhân văn và tinh thần tương thân tương ái của công ty. Thành công nhất về mặt xã hội mà công ty đóng góp đó là tạo ra đẳng cấp thực sự cho các dự án bằng việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao.
Phân tích ảnh hưởng của mội trường đến hoạt động kinh doanh
Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị - pháp luật
Ra đời và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nên Công ty CP Long Phương Đông phải tuân thủ và hoạt động trong khuôn khổ hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, công ty hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn và quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 được quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Ngoài ra công ty cũng chịu sự chi phối của một số hệ thống luật khác như Luật dân sự được quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật thương mại thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật kế toán số 03/2003/QH11. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện nay chưa hoàn chỉnh, nhiều lần chỉnh sửa. Do vậy công ty sẽ gặp khó khăn nếu không cập nhật thường xuyên các văn bản luật của nhà nước.
Môi trường văn hóa – xã hội
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, thị trường chiếu sáng chia ra nhiều phân khúc như sau: Miền Bắc chủ yếu dùng SINO, AC-COMET. Miền Trung và Miền Nam chủ yếu dung DUHAL và PARAGON. Nguyên nhân của việc phân khúc này là do thói quen tiêu dùng, khả năng tài chính của chủ đầu tư. Sản phẩm kinh doanh của công ty hiện nay phục vụ cho các dự án xây dựng có yêu cầu về sản phẩm có thương hiệu nhưng giá cả chấp nhận được. Đây là thị trường chủ yếu của công ty. Hiện nay thị trường về xây dựng ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật. Nắm bắt tình hình đó, một số thương hiệu cao cấp như THORN, PHILIPS, DAVIS nhanh chóng xâm nhập thị trường Việt Nam khiến cho việc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Do vậy công ty cần phải có chiến lược kinh doanh cho phù hợp cũng như kiến nghị với DUHAL phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn để yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Môi trường kinh tế
Hiện nay nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang phải chịu những bất ổn. Bất ổn từ lạm phát, tình hình giá cả nguyên vật liệu tăng cao, … đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Từ năm 2008 đến nay, giá cả các mặt hàng tăng liên tục. DUHAL tính từ năm 2008 đến nay đã 6 lần tăng giá bán. Mỗi lần tăng từ 6 – 15% đơn giá tùy loại sản phẩm. Giá tăng làm giá vốn hàng bán công ty tăng, các chi phí khác cũng tăng làm giảm lợi nhuận. Mặt khác, việc hạn chế mức tăng giá đầu vào bằng cách cắt giảm một số phụ kiện đã làm cho chất lượng sản phẩm giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của công ty cũng như thương hiệu của sản phẩm DUHAL.
Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là các nhà cung cấp sản phẩm tương đương và các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại với công ty. Tại khu vực Miền Nam DUHAL có 3 nhà phân phối lớn chưa kể bộ phận kinh doanh dự án của DUHAL và hàng loạt các công ty thương mại có bán sản phẩm DUHAL. Do áp lực về cạnh tranh cũng như về tăng doanh số bán, ngoài việc kiến nghị với DUAHL cải tiến chất lượng công ty còn phát triển thêm thị trường bằng việc mở thêm chi nhánh ngoài Đà Nẵng.
Sản phẩm thay thế
Hiện nay khu vực Miền Nam tập trung nhiều thương hiệu cạnh tranh với DUHAL như PARAGON, AC-COMET, DAVIS, SINO. Theo đánh giá của nhiều đơn vị thi công và chủ đầu tư, hiện nay PARAGON và DUHAL là 2 thương hiệu được sử dụng nhiều nhất trong các dự án xây dựng tại khu vực miền Nam. Hai thương hiệu này cạnh tranh gay gắt với nhau để giành quyền cung cấp sản phẩm cho dự án. Các nhân viên kinh doanh dự án báo cáo rằng đối thủ mà họ thường phải đụng nhất là PARAGON. Có nghĩa là đối thủ cạnh tranh chính của DUHAL tại thị trường khu vực miền Nam là PARAGON. Mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn bởi vì ngày càng có nhiều sản phẩm mới xuất hiện có chất lượng cũng như giá cả cạnh tranh. Điều này sẽ làm thị phần của công ty thu hẹp và làm giảm lợi nhuận nếu công ty không có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nhà cung ứng
Nhà cung ứng của công ty hiện nay là DUHAL và PHILIPS là 2 mặt hàng kinh doanh chính của công ty. Ngoài ra còn có thêm một số nhà cung ứng nhỏ lẻ như mặt hàng đèn trang trí, đèn chuyên dụng. Ảnh hưởng của nhân tố này rất lớn mà dễ nhận thấy nhất là lượng hàng giao cho công ty. Với các nhà cung ứng này, khả năng thanh toán công nợ là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng hàng xuất cho công ty. Nếu trong tháng hoặc quý mà công ty bị công nợ quá cao thì các nhà cung ứng sẽ ngừng cung cấp hàng mặc dù công ty đang ở giai đoạn cần hàng. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của công ty rất lớn về khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường. Mặc dù hiện nay công ty đã có biện pháp khắc phục nhưng ảnh hưởng của nhân tố này cũng khá cao.
Khách hàng
Khách hàng chủ yếu của công ty là các nhà thầu xây dựng, nhà thầu cơ điện, chủ đầu tư, các công ty thương mại. Sau nhiều năm hoạt động công ty có được một lượng khách hàng ổn định và tin cậy. Nhiều nhà thầu lớn và có uy tín trong lĩnh vực thi công đang là khách hàng của công ty như KURIHARA THĂNG LONG, REE M&E, VIAN, TOP VINA, VIETCORP, TAKASAGO, PER8, HÒA BÌNH, TAKCO,.. Nhưng do ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp do vậy công ty phải tốn nhiều chi phí hơn để duy trì mối quan hệ mua bán với khách hàng. Cụ thể công ty phải nâng mức chiết khấu cao hơn bình thường nhằm kéo giá bán xuống thấp hơn để giữ chân khách hàng. Đồng thời công ty phải chi nhiều khoản nằm ngoài để tác động nhằm mua hàng của công ty. Mặt khác, chất lượng hàng không ổn định, dịch vụ hậu mãi chưa tốt đã khiến công ty mất một số khách hàng. Cụ thể là 2 công ty có uy tín về xây dựng là COTECCONS và SEAFREFICO đã không dùng thiết bị DUHAL kể từ ngày gặp về sự cố về chất lượng hàng giao. Tóm lại đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty.
Môi trường nội bộ
Nhân tố vốn
Quy mô vốn thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh cũng như bộ mặt can conga tee. Tin quan trọng can vốn được thể hiện rõ qua việc quy mô vốn của công ty liên tục tăng qua 3 năm phân tích. Năm 2009 quy mô vốn tăng (+)21.6% so với năm 2008. Năm 2010 quy mô vốn tăng (+)37.12% so với năm 2009. Quy mô vốn tăng là do công ty đánh giá được tầm quan trọng của nguồn vốn cũng như dự đoán được những tác động xấu do thiếu hụt vốn gây ra. Đồng thời quy mô vốn tăng giúp công ty chủ động trong việc dự trữ hàng hóa cung cấp kịp thời cho thị trường. Tuy nhiên, quy mô vốn tăng nhưng quan trọng là làm sao sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận cao nhất đó là vấn đề mà công ty cần phải giải quyết.
Nhân tố con người
Con người ở đây chính là lực lượng lao động mà trong công ty đó chính là lực lượng bán hàng dự án. Đây chính là nguồn lực quan trọng tạo ra doanh thu chính của công ty. Hiện nay công ty có bộ phận dự án nơi tập trung hơn 95% doanh thu của công ty. 100% lực lượng bán hàng dự án hiện nay trong công ty có trình độ dưới đại học nên phần nào còn hạn chế trong việc nắm bắt cũng như ứng dụng những tiến bộ mới nhất của khoa học kỹ thuật hay những phương pháp làm việc tiên tiến vào công tác kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc tụt hậu so với bước tiến của nền kinh tế và chính cả đối thủ cạnh tranh, làm giảm sút lợi nhuận. Do vậy công ty nên có chiến lược nâng cao kỹ năng cho nhân viên dự án là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh
Một trong những ưu thế mà khi nhắc tới DUHAL đó là một thương hiệu mạnh và nổi tiếng trong thị trường chiếu sáng sản xuất tại Việt Nam. DUHAL không chỉ có chất lượng và giá cả cạnh tranh mà chế độ hậu mãi cũng rất tốt. Trong thị trường xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện nay, nhiều dự án và nhà thầu đã chọn DUHAL là sản phẩm chủ yếu của dự án mình xây dựng và đầu tư. Nhiều dự án lớn có mặt sản phẩm DUHAL như sân bay Tân Sơn Nhất, Cao ốc Mê Linh Point, Vicom Center, The Manor, Nhà điều hành EVN, … Bên cạnh đó DUHAL còn có hệ thống phân phối sỉ và lẻ khắp cả nước, ngoài ra còn vươn ra xuất sang một số thị trường trong khu vực như Camphuchia, Lào,…Công ty Long Phương Đông hiện nay là công ty thành viên của DUHAL, là nhà phân phối chủ yếu sản phẩm DUHAL và một số thương hiệu chiếu sáng nổi tiếng khác như PHILIPS, OSRAM. Sau nhiều năm tồn tại và phát triển hiện nay Công ty Long Phương Đông được nhiều khách hàng tin cậy và ủng hộ đồng thời được thừa nhận là cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực chiếu sáng. Ngoài sự hổ trợ tối đa từ DUHAL, PHILIPS,.. thì hiện nay công ty đã xây dựng được đội ngũ kinh doanh nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu thị trường. Ngoài ra vị trí tọa lạc tại trục đường kinh doanh vật liệu xây dựng Tô Hiến Thành cũng là một ưu thế đáng kể thu hút nhiều khách tham quan và mua sắm cũng như quảng bá thương hiệu. Đó là những thế mạnh giúp công ty nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường.
Điểm yếu
Điểm yếu hiện nay của công ty chính là khả năng bao quát thị trường cũng như tiếp xúc dự án chưa thật sự tốt của nhân viên kinh doanh. Ngoài ra công ty chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường mà các nhà sản xuất phân vùng. Công ty tập trung khai thác thị trường TP.HCM là chính trong khi thị trường các tỉnh thì chưa được chú trọng. Ngoài ra, DUHAL cũng như Công ty CP Long Phương Đông chưa xem trọng mối quan hệ liên kết với các nhà thiết kế kiến trúc mà các đối thủ khác như PARAGON, SINO đang thực hiện rất tốt. Họ đi từ khâu thiết kế nên thương hiệu của họ thường chiếm được những thuận lợi nhất định mà cụ thể là thương hiệu của họ được duyệt trong hồ sơ kỹ thuật. Bên cạnh đó, sản phẩm DUHAL theo đánh giá hiện nay chưa thật đa dạng và có xu hướng tụt lại so với các sản phẩm tương đương, tỷ lệ hỏng hay sản phẩm không đạt chất lượng tăng mà cụ thể nhất là công tác bảo hành ngày càng nhiều hơn. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến doanh thu của công ty.
Cơ hội
Sau vài năm chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến nay thị trường xây dựng đã hồi phục trở lại. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia thì trong năm 2011 và những năm tiếp theo thị trường xây dựng sẽ phát triển mạnh trở lại mà trọng điểm là TP. Hồ Chí Minh và các Tỉnh thành lớn trong nước. Đồng thời dự đoán về nhu cầu tiêu thụ cũng sẽ tăng cao trở lại mặc dù hiện nay tình trạng lạm phát không hề nhỏ. Điều này dễ nhận thấy là ngày càng có nhiều dự án xây dựng xuất hiện, nhiều cao ốc mới được xây dựng hơn. Đó là những tín hiệu vui cho các nhà sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng nói chung cũng như thị trường chiếu sáng nói riêng trong đó có công ty CP Long Phương Đông. Đây là cơ hội để công ty tăng doanh thu, nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường.
Thách thức
Hiện nay do biến động của giá dầu hỏa theo chiều hướng bất lợi cho nền kinh tế đã đẩy giá nguyên vật liệu đầu vào lên cao. Song song đó là tình trạng lạm phát ngày một tăng làm cho giá cả hàng hóa tăng nhanh. Điều này bắt buộc các nhà sản xuất phải tăng giá bán lên mà điều này cũng làm cho giá vốn hàng bán của các nhà cung cấp trong đó có công ty tăng cao hơn. Điều đó làm tăng doanh thu nhưng nếu công ty không quản lý các chi phí tốt sẽ làm giảm lợi nhuận. Mặc khác giá vốn hàng bán, chi phí tăng cũng đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh cao hơn để dự trữ hàng hóa, mở rộng hoạt động kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả ngày một cao hơn. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ cao cũng khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn khi có nhu cầu. Ngoài ra hiện nay có nhiều đối thủ và sản phẩm mới xuất hiện đã làm cạnh tranh thêm gay gắt hơn. Điều này sẽ làm giảm thị phần, thu hẹp thị trường của công ty nếu công ty không có những chính sách kinh doanh hợp lý. Đây là những thách thức không nhỏ cho công ty trong việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận theo đà phát triển của năm 2010.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP LONG PHƯƠNG ĐÔNG
Công tác nhân sự của bộ phận dự án
Qua thời gian công tác tại công ty tôi nhận thấy công tác tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân sự của phòng Dự án còn nhiều bất cập. Nhân sự không ổn định, thường xuyên biến động thay đổi liên tục gây khó khăn cho việc thực hiện chỉ tiêu doanh số, phát triển thị trường và công tác quản lý nhân sự. Phòng Dự án là hạt nhân của cả công ty do vậy nơi đây phải đặt vấn đề ổn định nhân sự lên hàng đầu. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy rằng: Thứ nhất nhân viên được tuyển dụng vào thường không phù hợp với công việc kinh doanh dự án. Thứ hai người được tuyển dụng vào công ty không gắn bó được lâu dài với công ty. Do vậy tôi kiến nghị công tác tuyển dụng nhân sự của phòng Dự án như sau:
Ưu tiên người có kinh nghiệm về kinh doanh các mặt hàng thiết bị điện vì mặt hàng chiếu sáng cùng nhóm ngành với thiết bị điện. Hoặc những người có đã từng làm qua công việc bán hàng dự án trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và phải thật sự yêu thích công việc bán hàng dự án. Nếu đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì người được tuyển dụng sẽ không bở ngỡ và dể dàng thích nghi với công việc tại phòng dự án.
Xây dựng lộ trình thử việc và định mức làm việc trong khoản thời gian nhất định nào đó để người được tuyển dụng tự đánh giá khả năng và chuyên môn của mình có phù hợp với công việc hay không đồng thời công ty cũng có điều kiện đánh giá, kiểm tra năng lực của người được tuyển dụng.
Bảng 3.1: Lộ trình thử việc và định mức làm việc
Thời gian
Doanh số
(triệu đồng)
Dự án theo dõi
Khách hàng tiếp xúc
Thử việc
2 tháng
50/2 tháng
240
40
Chính thức
3 tháng đầu
80/tháng
90
30
3 tháng tiếp theo
100/tháng
90
20
Trên 1 năm
=< 200/tháng
20/tháng
20/tháng
Giải pháp về lao động
Nâng cao chất lượng lao động
Một trong những khó khăn ban đầu mà người lao động khi vào làm việc tại đây là chuyên môn về lĩnh vực chiếu sáng và kỹ năng bán hàng dự án. Nếu công ty tuyển dụng người có chuyên môn về kỹ thuật thì lại yếu về kỹ năng bán hàng. Ngược lại người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về bán hàng thì yếu về kỹ thuật. Vì vậy người lao động thường mất rất nhiều thời gian và cả sự nổ lực để thích nghi. Còn công ty cũng mất nhiều thời gian và chi phí để hướng dẫn, đào tạo số người mới vào làm. Do vậy hiệu quả ông việc đòi hỏi ở những người này là rất thấp hay nói là bằng không trong thời gian đầu. Hiện tại phương pháp mà công ty áp dụng là cắt cử tổ trưởng hoặc nhân viên làm việc lâu năm kèm cặp nhân viên mới. Tuy nhiên phương pháp này tốn khá nhiều thời gian, trung bình từ 4 tháng trở lên nhân viên mới mới làm việc có hiệu quả ngoại trừ người lao động có năng lực và nổ lực thật sự.
Do vậy tôi đề xuất thêm giải pháp sau:
Thứ nhất công ty nên kết hợp với công ty DUHAL tổ chức các buổi thuyết trình về kỹ thuật chiếu sáng nói chung và kỹ thuật của sản phẩm DUHAL nói riêng. Thông qua các buổi học này, nhân viên bán hàng sẽ nắm bắt nhanh những kỹ thuật cơ bản của sản phẩm công ty kinh doanh nhằm trang bị them kiến thức cho công tác bán hàng. Một là giải thích thắc mắc của khách hàng và hai là thuyết trình sản phẩm với khách hàng được chính xác. Với phương án này nhân viên mới và cả nhân viên lâu năm có cơ hội học hỏi, tiếp thu những kiến thức nhất định để phục vụ công tác bán hàng hiệu quả hơn.
Thứ hai công ty nên tổ chức các buổi trao đổi về kinh nghiệm bán hàng vào mỗi thứ bảy hàng tuần để nhân viên có thể giao lưu, trao đổi học hỏi thêm những kinh nghiệm làm việc và tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên với nhau.
Chế độ tiền lương, thưởng
Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tình hình nhân sự của công ty không ổn định và hiệu quả kinh doanh chưa cao. Theo nhận xét của tôi, chế độ tiền lương căn bản của công ty hiện nay là thấp và lạc hậu so với mặt bằng chung của xã hội và không phù hợp với mức cống hiến và khả năng làm việc của từng cá nhân người lao động. Mức thưởng doanh số cũng chưa phù hợp. Điều này làm nhân viên dễ nảy sinh tư tưởng làm việc cầm chừng hoặc thay đổi nơi làm việc.
Do vậy tôi đề xuất công ty nên tăng mức lương cơ bản của nhân viên lên cho phù hợp xu thế xã hội cũng như phù hợp với năng lực và mức cống hiến của từng nhân viên. Điều này khuyến khích nhân viên có trách nhiệm hơn với công việc và xứng đáng với đồng lương đã nhận. Hoặc công ty nên xây dựng chế độ trả lương theo năng lực làm việc để nhân viên có động lực phấn đấu nếu không muốn tụt hậu và mất việc.
Bảng 3.2: Mức lương căn bản
Thời gian làm việc
Mức lương căn bản (ngàn đồng/tháng)
Thử việc
1 500
Chính thức
1 700
Thâm niên
2 000
Bảng 3.3: Trả lương theo doanh số ( áp dụng cho nhân viên chính thức)
D.S tháng (triệu đồng/tháng)
Mức lương căn bản (ngàn đồng/tháng)
≥ 100 ≤ 150
1 600
≥ 150 ≤ 200
1 800
> 200
2 200
Đồng thời công ty nên xây dựng khung thưởng phạt về chỉ tiêu doanh số. Hiện tại công ty chưa có chưa có chế độ thưởng vượt mức doanh số mà chỉ giới hạn ở việc thưởng đạt doanh số. Điều này nảy sinh vấn đề là nhân viên chỉ cố gắng bán hàng đạt mức chỉ tiêu đề ra cho từng tháng khiến doanh số bán hàng của công ty không đẩy mạnh lên được. Do vậy cần thiết phải xây dựng khung thưởng doanh số cho phù hợp.
Bảng 3.4: Mức thưởng doanh số
D.S tháng (triệu đồng/tháng)
Mức thưởng (% D.S tháng)
≥ 100 ≤ 150
0.8
≥ 150 ≤ 200
0.9
> 200 ≤ 300
1
> 300
1 + 1 mức D.S vượt
Tăng doanh thu
Phát triển thương hiệu, uy tín sản phẩm
Nói về sự có mặt trên thị trường sớm nhất thì DUHAL là người tiên phong. Nhưng thực tế hiện tại DUHAL đang dần đánh mất đi lợi thế cạnh tranh do đối thủ có những chiến lược hợp lý mà DUHAL không có. Đó là liên kết với các đơn vị tư vấn thiết kế. Vấn đề này được các đối thủ thực hiện rất tốt. Họ kết hợp với các công ty chuyên về tư vấn thiết kế xây dựng đưa sản phẩm của họ vào các dự án xây dựng. Khi các dự án xây dựng khởi công là họ đã nắm được những lợi thế nhất định trong cạnh tranh do sản phẩm của họ đã nằm trong hồ sơ thiết kế và đấu thầu. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh cũng rất tích cực tài trợ cho nhiều hoạt động xã hội và các sự kiện triển lãm về ngành vật liệu xây dựng. Điều này giúp cho thương hiệu của họ được phổ biến rộng rãi và uy tín cũng lên rất cao. Hiện nay DUHAL không có chiến lược liên kết với các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng mà chỉ đơn thuần bán hàng trực tiếp. Điều này chỉ làm cho DUHAL về lâu dài sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh.
Do vậy tôi đề xuất công ty cùng kết hợp với DUHAL liên kết với các nhà tư vấn thiết kế xây dựng quảng cáo cho thương hiệu DUHAL. Việc này không chỉ làm cho thương hiệu DUHAL phát triển mạnh hơn, được nhiều người biết đến hơn và các dự án xây dựng có thiết kế DUHAL nhiều hơn giúp cho lượng hàng bán ra của công ty cao hơn, đẩy mạnh doanh thu. Đồng thời thị trường và uy tín của công ty cao hơn do được nhiều khách hàng biết đến nhiều. Biện pháp thực hiện là tạo mối quan hệ than thiết với các đơn vị tư vấn thiết kế, hội kiến trúc sư TP. Hồ Chí Minh hoặc cam kết trong mỗi dự án xây dựng mà DUHAL được quyền cung cấp thì họ sẽ có những quyền lợi nhất định mà cụ thể là huê hồng. Điều này làm cho chi phí cao thêm nhưng có thể bù đắp bằng cách đưa vào giá thành sản phẩm.
Phát triển, mở rộng thị trường
Công ty hiện nay là nhà phân phối của DUHAL, cung cấp sản phẩm cho các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp thị trường từ Huế đổ vào Nam. Trong thời gian qua công ty đã có được những thành công nhất định như tạo được uy tín, niềm tin đối với khách hàng, giành được quyền cung cấp sản phẩm cho nhiều dự án lớn và phát triển được chi nhánh ngoài Đà Nẳng. Nhưng như thế là chưa đủ bởi vì thị trường nhiều nơi còn chưa được khai thác hết cụ thể là các tỉnh. Nhân viên kinh doanh chủ yếu khai thác bán hàng ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẳng, Huế. Còn khu vực tỉnh xa hiện nay cũng phát triển mạnh thì công việc triển khai bán hàng chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu là: nhân viên kinh doanh làm việc chủ yếu bằng xe máy nên nếu có đi tỉnh thì chủ yếu bằng phương tiện xe khách nhưng như vậy thì không chủ động phương tiện để đi khảo sát thị trường. Đồng thời công ty không có những hổ trợ hợp lý cho công tác tỉnh. Do vậy thị trường tỉnh còn bỏ sót rất nhiều.
Do vậy tôi đề xuất công ty nâng mức trợ cấp về chi phí công tác tỉnh cao hơn chẳng hạn như chi phí đi lại, ăn ở,.. Hoặc công ty nên kết hợp với công ty DUHAL bằng việc cử nhân viên kinh doanh đi chung với nhân viên kinh doanh mảng đại lý của DUHAL đi công tác ở tỉnh, hoặc thuê ô tô của DUHAL với chi phí thấp để chở nhân viên công ty mình đi khảo sát thị trường tỉnh. Công việc này không chỉ hạn chế việc tăng chi phí của công ty mà còn giúp công ty tăng được doanh thu.
Tối thiểu hóa chi phí
Một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty không cao mặc dù doanh thu tăng đó là chi phí tăng. Ngoài giá vốn hàng bán tăng là do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào tăng là không tránh khỏi thì công ty có thể có những phương pháp thích hợp để cắt giảm các chi phí khác. Giảm chi phí là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Giảm chi phí làm cho doanh nghiệp có thể giảm giá thành mà lợi nhuận trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tăng lên. Do vậy cần có những biện pháp cắt giảm chi phí thích hợp:
Quản lý chặt chẽ các chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty như: chi phí điện nước, văn phòng phẩm,… Đó là hạn chế việc phung phí không cần thiết bằng cách đề ra các quy định, hạn mức tiêu thụ hàng tháng cho mỗi bộ phận. Tiết kiệm điện sinh hoạt khi không cần thiết,…
Đàm phán với các đối tác cung cấp phụ (ngoài DUHAL) có những hổ trợ cho công ty trong việc phân phối hàng. Cụ thể là đàm phán với các đối tác như vận tải, hàng hóa phụ như bóng đèn, đèn trang trí,.. các mức giá ưu đãi nhất cũng như những hổ trợ cho công ty trong quá trình mua bán. Cụ thể là giao hàng tận công trình, hóa đơn tài chính, bảo hành,… Ngoài ra còn tranh thủ các cam kết về mức giá tốt nhất trong thời gian dài.
Tăng cường khả năng thu hồi công nợ tránh để tình trạng kéo dài, dây dưa làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Có thể áp dụng biện pháp như chiết khấu cao, quy định về thanh toán trong hợp đồng ngắn hơn nhằm thu hồi vốn nhanh nhất.
Kiến nghị với DUHAL
Một trong những nguyên nhân làm cho lợi thế cạnh tranh của DUHAL ngày càng giảm đó là mẩu mã, chất lượng và mức chiết khấu. Hiện nay theo đánh giá của khách hàng mẩu mã của sản phẩm công ty không được bắt mắt khách hàng, kiểu dáng thiết kế không đẹp so với các sản phẩm cạnh tranh tương đương. Chất lượng sản phẩm ngày càng giảm sút nghiêm trọng do xuất hiện việc bảo hành sản phẩm ngày càng nhiều. Đơn cử một số công trình lớn, sản phẩm chưa đưa vào sử dụng đã hỏng hóc với số lượng lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của DUHAL mà còn ảnh hưởng đến năng lực nhà thầu. Mặt khác mức chiết khấu hiện nay áp dụng cho các đơn vị nhà thầu, thương mại là thấp làm cho mức lợi nhuận của khách hàng thấp.
Do vậy tôi kiến nghị với công ty DUHAL một số biện pháp sau:
Tăng giá bán sản phẩm lên tạo cơ sở cho việc nâng mức chiết khấu cho khách hàng cao hơn nhằm hấp dẩn khách hàng về mức lợi nhuận thu được.
Cải tiến, thiết kế những sản phẩm đẹp hơn nhằm thu hút khách hàng. Có thể tham khảo mẩu mã của các đối thủ cạnh tranh để có những kiểu làm riêng cho riêng mình.
Kiểm tra, giám sát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào nhằm hạn chế tối đa sự cố về chất lượng thành phẩm. Bằng việc là tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào chất lượng, ổn định nhưng giá cả hợp lý.
KẾT LUẬN
Nhìn chung thời gian qua mặc dù đã có rất nhiều kết quả đáng ghi nhận, nền kinh tế cả nước phát triển đi lên, các doanh nghiệp cũng có nhiều điều kiện để phát triển, khẳng định mình trong kinh doanh và có thể nói tất cả các doanh nghiệp còn tồn tại được đến thời điểm này thì đều phải đạt được những hiệu quả nhất định trong kinh doanh. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế chung cho thấy cũng có không ít những doanh nghiệp đã và đang lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Một số khác vẫn chưa chuyển biến kịp với cơ chế thị trường, sản xuất bị đình đốn, thu hẹp hoặc ngừng hẳn sản xuất... do làm ăn không có lãi hoặc lỗ thường xuyên. Thực tế đó cho thấy cơ chế thị trường đã bộc lộ rõ nét tính cạnh tranh khốc liệt của nó. Ai thắng trong cạnh tranh, ai tạo được nhiều lợi nhuận, người đó sẽ tồn tại và phát triển. Còn nếu không sẽ bị “tiêu diệt”. Vậy có thể nói thực tế thời gian qua cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế đã gây ra không ít xáo trộn cho nên k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan Van (2).doc