Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi: Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Điều này đã thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, đặc biệt là các hoạt động thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế (TTQT), kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại (NHTM) mà cụ thể có thể kể đến là hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng vì đây là hoạt động có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ đối với thương mại và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, với việc mở cửa nền kinh tế, các ngân hàng không những phải cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, được xem là vấn đề cần thi...

doc97 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Điều này đã thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, đặc biệt là các hoạt động thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế (TTQT), kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại (NHTM) mà cụ thể có thể kể đến là hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng vì đây là hoạt động có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ đối với thương mại và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, với việc mở cửa nền kinh tế, các ngân hàng không những phải cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, được xem là vấn đề cần thiết để các ngân hàng có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Vietcombank cũng không ngoại trừ, vấn đề tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả . Đặt biệt khi Quảng Ngãi là một thành phố tuy nhỏ bé, nhưng hàng loạt ngân hàng tập trung trong địa bàn thành phố và khu kinh tế dung quốc đầy tiềm năng phát triển nên việc cạnh tranh giữa các ngân hàng càng gây gắt hơn. Vì thế Vietcombank Quảng ngãi phải tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế của ngân hàng này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ những phân tích trên, trong khoá luận tốt nghiệp của mình, em đã chọn nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi. Chính vì lý do đó em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi”. 2. Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi. 3. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh 4. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng lý luận và thực tiễn, sử dụng phương pháp sau: Phương pháp so sánh: So sánh bảng tính phí thanh toán của các Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi So sánh các số liệu lợi nhuận, doanh thu, chi phí qua các năm 2006, 2007, 2008 để biết được hiệu quả hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi. Phương pháp thống kê, tổng hợp và thu thập số liệu từ bản cáo bạch của, Vietcombank, báo cao kết quả cuối năm của Vietcombank Quảng Ngãi. Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu thu thập được qua các năm 2006, 2007, 2008 của Vietcombank Quảng Ngãi. Phân tích bằng ma trận SWOT : thống kê và kết hợp các yếu tố: điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank Quảng Ngãi từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược. 5. Kết cấu của đề tài: Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam và chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Quảng Ngãi. Chương 3: Thực trạng việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế của Vietcombank Quảng Ngãi. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi. Kết luận. Kiến nghị. Chương 1: 1.1 Khái niệm Thanh Toán Quốc Tế: TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với các cá nhân, tổ chức ở quốc gia khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng. Từ khái niệm trên cho ta thấy, TTQT phát sinh từ hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế và thực tế trong quy chế thanh toán của các NHTM người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng: thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán mậu dịch (TTQT trong ngoại thương) là việc thanh toán xuất phát từ hoạt động kinh tế trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Hợp đồng ngoại thương là cơ sở để các nhà nhập khẩu bán và thanh toán cho nhau. Thanh toán phi mậu dịch (thanh toán phi ngoại thương) là việc thanh toán xuất phát từ hoạt động phi kinh tế, không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng các dịch vụ cho nước ngoài mà chỉ là việc thanh toán để chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại, ăn ở của các đoàn khách Nhà nước, tổ chức và cá nhân, trợ cấp của cá nhân nước ngoài cho cá nhân người trong nước… Thực hiện nghiệp vụ TTQT tức là ngân hàng đã thực hiện chức năng của một ngân hàng quốc tế, vì thế đòi hỏi hoạt động của ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, phải kết nối hài hoà giữa ngân hàng trong nước với hệ thống ngân hàng thế giới. Cụ thể, để thực hiện nghiệp vụ TTQT các ngân hàng cần thiết lập các chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài hoặc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng ở nước ngoài. 1.2 Vai trò của TTQT: Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường nước ngoài, TTQT được xem như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và phần còn lại của thế giới. Cụ thể, vai trò của TTQT ở mỗi góc độ được thể hiện như sau: 1.2.1 Đối với nền kinh tế: TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Hoạt động TTQT được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác sẽ giúp quá trình lưu thông hàng hoá – tiền tệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trôi chảy và hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia phát triển. Tóm lại, hoạt động TTQT có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể. Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. 1.2.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Như vậy, dưới sự hỗ trợ của ngân hàng sẽ giúp quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, giá trị hàng hoá được thực hiện, có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng trong từng khâu thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp kịp thời giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi hơn. 1.2.3 Đối với Ngân Hàng Thương Mại: Ngày nay, ngoại trừ những hoạt động mua bán nhỏ, một số giao dịch hạn chế tại biên giới được chi trả bằng tiền mặt, hầu như các hoạt động kinh doanh hợp pháp trên thế giới đều được thực hiện thông qua các định chế trung gian. Với chức năng trung tâm thanh toán, hoạt động thanh toán của các NHTM đã trở thành một hoạt động không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá. Nhờ hoạt động TTQT các ngân hàng có thể tạo thêm được lợi nhuận cho mình bằng những khoản phí, hoa hồng, đồng thời cũng tạo điều kiện để các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh, đầu tư, ngân quỹ… Như vậy thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT sẽ tạo điều kiện để phát triển các nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế. 1.3 Các phương thức TTQT: 1.3.1 Phương thức chuyển tiền: Khái niệm: Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người có yêu cầu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền xác định cho người thụ hưởng ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định. Các hình thức chuyển tiền: + Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T) Với phương thức chuyển tiền này thì lệnh thanh toán của ngân hàng được thể hiện trong một bức thư. Thư chuyển tiền chính là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán. Phương thức chuyển tiền này có ưu điểm là chí phí thấp nhưng lại chậm. + Chuyển tiển bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T) Với phương thức chuyển tiền này lệnh thanh toán của ngân hàng được thể hiện trong một bức điện. Điện chuyển tiền chính là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán. Điện chuyển tiền được gửi thông qua Telex hoặc mạng SWIFT, vì thế phương thức này giúp khách hàng chuyển tiền nhanh, an toàn nhưng chi phí cao. Quy trình thanh toán chuyển tiền: Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng thanh toán Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu (1) (4) (3) (2) Chú thích: Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương trong đó thoả thuận điều kiện thanh toán là chuyển tiền. Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng, lập bộ chứng từ hàng hóa gửi cho nhà nhập khẩu. Bước 2: Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ và hàng hoá sẽ lập giấy đề nghị chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. Bước 3: Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ như: kiểm tra kiểm tra chữ ký của hai bên thực hiện hợp đồng có đủ tư cách pháp nhân không,...và khả năng thanh toán của người yêu cầu, ngân hàng sẽ tiến hành chuyển tiền đến người thụ hưởng thông qua ngân hàng thanh toán. Bước 4: Ngân hàng thanh toán chuyển tiền đến người thụ hưởng và gửi giấy báo có cho đơn vị. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền: + Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng; Tiền được chuyển nhanh, an toàn, chi phí thấp + Nhược điểm: Trong phương thức này Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả. Vì thế quyền lợi của nhà xuất khẩu không được bảo đảm là sẽ nhận được tiền hay không. Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua. Người bán có kiện được cũng khó khăn. Vì vậy, phương thức này ít được sử dụng. Áp dụng phương thức chuyển tiền: Người ta áp dụng phương thức thanh toán này trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu: chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bồi thường thiệt hại hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển lợi nhuận đầu tư... Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán chuyển tiền Với phương thức thanh toán này vai trò của ngân hàng rất hạn chế. Ngân hàng chỉ thực hiện chức năng là trung gian thực hiện việc thanh toán: nhận tiền và trả tiền, theo ủy nhiệm để hưởng thụ chi phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả. Như vậy với phương thức thanh toán này ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng một số sản phẩm, dịch vụ như: dịch vụ chuyển tiền, sản phẩm tiền gởi thanh toán bằng ngoại tệ, cho vay ngoại tệ... 1.3.2 Phương thức ghi sổ: Khái niệm: Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó bên xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ tiến hành ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình, và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, quý) Quy trình thanh toán ghi sổ: Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán ghi sổ Ngân hàng Bên mua Ngân hàng bên bán Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu (1) (4) (3) (2) Chú thích: Bước 1: Sau khi tiến hành giao hàng và chứng từ cho người mua, người bán báo nợ trực tiếp tới người mua Bước 2, 3, 4: Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền cho người bán khi đến kỳ thanh toán Ưu nhược điểm của phương thức ghi sổ: + Ưu điểm: Có lợi cho nhà nhập khẩu vì được thanh toán tiền theo định kỳ + Nhược điểm: Phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nhập khẩu nên không đảm bảo cho nhà xuất khẩu có kịp thời thu tiền và thu được hết tiền không. Áp dụng phương thức ghi sổ: Thông thường phương thức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau. Vai trò của ngân hàng trong phương thức ghi sổ: Phương thức này không có sự tham gia của các ngân hàng (ngân hàng chỉ mở tài khoản và thanh toán), chỉ có hai bên tham gia thanh toán: nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. 1.3.3 Phương thức giao chứng từ nhận tiền: Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu, trên cơ sở hợp đồng mua bán, yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho bên xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ chứng từ như đã thỏa thuận. Quy trình thanh toán giao chứng từ nhận tiền: Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán giao chứng từ nhận tiền Nhà xuất khẩu Ngân hàng Nhà nhập khẩu (1) (2) (3) (4) (5) Hợp đồng thương mại (6) Chú thích: Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng thương mại, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác. Số dư tài khoản này bằng 100% giá trị hợp đồng và nó được dùng thanh toán cho bân xuất khẩu theo đúng thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng Bước 2: Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu về việc nhà nhập khẩu đã mở tài khoản tín thác. Bước 3: Nhà xuất khẩu cung ứng hàng hóa sang nước nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng, với sự giám sát của đại điện nhà nhập khẩu. Bước 4: Trên cơ sở giao hàng, nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng. Bước 5: Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ trước đây, nếu đúng thì thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu từ tài khoản tín thác của nhà nhập khẩu. Bước 6: Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác. Ưu nhược điểm của phương thức giao chứng từ nhận tiền: + Ưu điểm: Thủ tục thanh toán nhanh chóng và đơn giản. Nhà xuất khẩu thanh toán bằng phương thức này rất có lợi vì giao hàng xong đã được tiền ngay. + Nhược điểm: Nhà nhập khẩu cần phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu để xác nhận hàng hoá trước khi gửi. Nhà nhập khẩu phải kí quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng.Nếu nhà xuất khẩu không giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ không được hưởng lãi suất. Áp dụng phương thức giao chứng từ nhận tiền: Phương thức này được áp dụng trong trường hợp nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng lẫn nhau. Nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận của đại diện người mua về việc giao hàng hóa Vai trò của ngân hàng trong phương thức giao chứng từ nhận tiền: Ngân hàng ở đây đóng vai trò quan trọng đề phòng rủi ro cho nhà xuất khẩu khi bên nhập khẩu không hoàn  trả  nốt thanh toán, bên xuất khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu trả lại bộ chứng từ giao hàng để tìm cách bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác hoặc yêu cầu hãng tàu tái xuất lô hàng đi nước khác hoặc đưa trở lại nước mình. Bên xuất khẩu sẽ dùng số tiền bên nhập khẩu đã trả để trang trải các chi phí liên quan đến việc giải quyết lô hàng. 1.3.4 Phương thức thư ủy thác mua: Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng bên nhà nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà xuất khẩu, viết thư cho ngân hàng đại lý tại nước xuất khẩu để yêu cầu ngân hàng này thay mặt mình mua hộ hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát cho bên nhập khẩu. Ngân hàng đại lý căn cứ vào những điều khoản quy định của thư ủy thác mà quyết định việc thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, tức là mua hối phiếu. Quy trình thanh toán thư ủy thác mua: Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán thư ủy thác mua Ngân hàng đại lý Ngân hàng nhập khẩu Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu (1) (4) (3) (2) Chú thích: Bước 1: Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng thương mại, nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng nhập khẩu mở thư ủy thác mua. Bước 2: Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở thư ủy thác mua cho ngân hàng nước xuất khẩu hưởng. Bước 3: Ngân hàng nhập khẩu viết thư cho ngân hàng đại lý tại nước xuất khẩu yêu cầu thay mặt mình mua hộ hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát cho bên nhập khẩu. Bước 4: Ngân hàng đại lý tại nước xuất khẩu mua hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát cho bên nhập khẩu. Ưu nhược điểm của phương thức thư ủy thác mua: + Ưu điểm: Nhà xuất khẩu được đảm bảo trong việc được thanh toán tiền. + Nhược điểm: Nhà nhập khẩu phải kí quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng. Áp dụng phương thức thư ủy thác mua: Nhà xuất khẩu tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng nước nhập khẩu, do đó yêu cầu nhà nhập khẩu phải chuyển tiền sang ngân hàng xuất khẩu để ủy thác cho ngân hàng trả tiền hối phiếu của nhà xuât khẩu ký thác. Vai trò của ngân hàng trong phương thức thư ủy thác mua: Vai trò của ngân hàng trong phương thức này khá quan trọng. Ngân hàng mua hối phiếu của nhà xuất khẩu, tạo cho phương thức này một sự an toàn trong việc nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán. 1.3.5 Phương thức thanh toán nhờ thu: Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ nhà nhập khẩu để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Theo ngôn ngữ luật, nhờ thu được định nghĩa theo Điều 2 trong URC 522 như sau: “ Nhờ thu“ là nghiệp vụ của các ngân hàng trong việc xử lý các chứng từ được quy định tại mục (b) của Điều khoản này theo đúng các Chỉ thị nhận được, nhằm: Được thanh toán và/ hoặc chấp nhận; hoặc Trao chứng từ khi được thanh toán và/ hoặc khi được chấp nhận; hoặc Trao chứng từ kèm các điều khoản và điều kiện khác. “ Chứng từ“ bao gồm các chứng từ tài chính và/ hoặc chứng từ thương mại. " Chứng từ tài chính“ bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc, hoặc các phương tiện tương tự khác được sử dụng trong việc chi trả, thanh toán tiền. “ Chứng từ thương mại“ bao gồm hoá đơn, chứng từ vận tải, các chứng từ có tiêu đề hoặc các chứng từ tương tự khác, hoặc bất kỳ chứng từ nào khác không phải là chứng từ tài chính. “Nhờ thu trơn“ là Nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính mà không kèm theo chứng từ thương mại. “Nhờ thu chứng từ“ là nhờ thu, trong đó bao gồm các loại: Chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại. Chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính. Một điều cần chú ý trong phương thức thanh toán nhờ thu đó chính là Chỉ thị Nhờ thu. Chỉ thị Nhờ thu là văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng với người yêu cầu nhờ thu. Nội dung của Chỉ thị Nhờ thu thường bao gồm: Các chi tiết về ngân hàng nhận Chỉ thị Nhờ thu Các chi tiết về người nhờ thu Các chi tiết về người trả tiền Các chi tiết về ngân hàng xuất trình (nếu có) Số lượng các chứng từ gửi kèm Số tiền, loại tiền nhờ thu Điều kiện về thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Quy định về phí Quy định về tiền lãi (nếu có) Phương thức thanh toán và hình thức thông báo thanh toán. Các chỉ dẫn trong trường hợp không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán. Như vậy, các ngân hàng tham gia trong quy trình nhờ thu cần phải làm theo sự chỉ dẫn trong Chỉ thị Nhờ thu của ngân hàng hoặc của bên đã gửi Chỉ thị Nhờ thu cho họ mà không tuân theo chỉ thị của bất kỳ ngân hàngA hoặc bên nào khác. Các phương thức và quy trình nhờ thu: Tuỳ theo yêu cầu của nhà xuất khẩu (người yêu cầu nhờ thu) mà ta có các phương thức nhờ thu khác nhau như: nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thu với điều kiện khác. + Nhờ thu trơn: Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hoá, lập chứng từ thương mại gửi tới nhà nhập khẩu sẽ ký phát hối phiếu và Lệnh nhờ thu gửi ngân hàng để nhờ thu hộ. Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán nhờ thu trơn Ngân hàng xuất trình Ngân hàng nhận ủy thác thu Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu (1) (7) (6) (2) (3) (5) (4) Chú thích: Bước 1: Nhà xuất khẩu giao hàng và lập chứng từ gửi đến cho nhà nhập khẩu. Bước 2: Nhà xuất khẩu lập hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu và thư uỷ nhiệm thu gửi ngân hàng phục vụ mình Nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu. Bước 3: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu và chỉ thị Nhờ thu qua ngân hàng thu hộ để thu tiền ở nhà nhập khẩu. Bước 4: Ngân hàng thu hộ sẽ đòi tiền hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu. Bước 5: Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu. Bước 6: Chuyển tiền hoặc chuyển chấp phiếu qua ngân hàng chuyển giao hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận. Bước 7: Thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Phương thức thanh toán này tương đối đơn giản và không đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu, vì thế thường chỉ được áp dụng cho những trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có quan hệ mua bán lâu dài, tin tưởng lẫn nhau. + Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ lập bộ chứng từ Nhờ thu gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính gửi đến ngân hàng Nhờ thu hộ số tiền trên hối phiếu. Tuỳ theo điều kiện trao chứng từ cho nhà nhập khẩu người ta chia phương thức thanh toán này thành: Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện chứng từ đổi lấy sự thanh toán - D/P (Documentarys against Payment) và Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện chứng từ đổi lấy sự chấp nhận thanh toán hối phiếu – D/A (Documentarys against Acceptance). Sơ đồ 1.6: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng xuất trình Nhà nhập khẩu Ngân hàng nhận ủy thác thu Nhà xuất khẩu (1) (8) (7) (2) (3) (5) (4) (6) Chú thích: Bước 1: Nhà xuất khẩu chuyển giao hàng hoá cho nhà nhập khẩu. Bước 2: Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, ký phát hối phiếu và chỉ thị Nhờ thu gửi đến ngân hàng. Bước 3: Ngân hàng nhận uỷ thác thu lập chỉ thị Nhờ thu và chuyển bộ chứng từ Nhờ thu sang ngân hàng đại lý bên nước nhà nhập khẩu. Bước 4: Ngân hàng Nhờ thu xuất trình hối phiếu yêu cầu nhà nhập khẩu trả ngay hay ký chấp nhận hối phiếu. Bước 5: Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc ký chấp nhận lên hối phiếu. Bước 6: Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng. Bước 7: Chuyển tiền hoặc chuyển chấp phiếu cho ngân hàng chuyển giao hoặc thông báo hối phiếu đã được ký chấp nhận. Bước 8: Thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì quyền lợi của nhà xuất khẩu đã được đảm bảo hơn so với phương thức nhờ thu trơn. + Nhờ thu với điều kiện khác: Thanh toán từng phần: đây là hình thức thanh toán kết hợp cả hai phương thức D/A và D/P. Theo đó, ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu khi một phần số tiền Nhờ thu được thanh toán ngay, phần còn lại được thanh toán theo điều kiện D/A, nghĩa là chấp nhận một hối phiếu độc lập. Trao chứng từ đổi lấy lệnh phiếu. Trao chứng từ đổi lấy giấy nhận nợ. Trao chứng từ khi có biên lai tín thác. Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu: + Ưu điểm: Có lợi cho nhà nhập khẩu vì việc nhận hàng hóa trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa được nhà xuất khẩu chuyển giao cho mình. + Nhược điểm: Phương thức nhờ thu kèm chứng từ đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua. Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán. Áp dụng: Nhà xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu. Nhà xuất khẩu chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ… Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán nhờ thu: Tương tự như phương thức thanh toán chuyển tiền, trong phương thức thanh toán Nhờ thu, ngân hàng cũng chỉ đóng vai trò là trung gian trả tiền và nhận tiền. Ngân hàng chỉ làm theo Chỉ thị Nhờ thu và những gì nhà xuất khẩu ủy quyền cho mình. Như vậy, với sự tham gia của ngân hàng trong phương thức thanh toán này có thể: Thu hộ tiền cho nhà xuất khẩu. Khống chế bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu, hạn chế không bị mất quyền sở hữu về hàng hóa cho nhà xuất khẩu. 1.3.6 Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ: Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, mở Tín dụng thư cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu hoặc theo lệnh, sẽ trả ngay hoặc chấp nhận và thanh toán một số tiền nhất định, hoặc chỉ định ngân hàng thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán, hoặc cho phép ngân hàng chiết khấu với điều kiện bộ chứng từ phải hợp với tất cả điều khoản và điều kiện của Tín dụng thư. Theo Điều 2, UCP 500 định nghĩa phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, theo đó một ngân hàng (NHPH) hành động theo yêu cầu và theo các chỉ thị của một khách hàng (người mở L/C) hoặc trên danh nghĩa chính mình, i. phải trả tiền cho hoặc trả tiền theo lệnh của một bên thứ ba (Người hưởng lợi), hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do Người hưởng lợi ký phát, hoặc ii. uỷ quyền cho một ngân hàng khác trả tiền, hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu, hoặc iii. uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu, đối với chứng từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của Tín dụng“ Các hình thức thư tín dụng (L/C): Thư tín dụng được phép hủy ngang (revocable letter of credit) Thư tín dụng không hủy ngang (irrevocable letter of credit) Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (confirmed irrevocable L/C) Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C) Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C) Thư tín dụng dự phòng ( Stand-by L/C) Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được (Irrevocable transferable L/C) Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable credit) Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ: Ngân hàng phát hành Nhà nhập khẩu Ngân hàng thông báo Nhà xuất khẩu (5) (4) (3) (9) (7) (10) (11) (2) (1) (8) (6) (4) Sơ đồ 1.7: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ Chú thích: Bước 1: Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp động ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Bước 2: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng. Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập một L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo về việc phát hành L/C đến nhà xuất khẩu. Bước 4: Khi nhận được thông báo L/C, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu. Bước 5: Nhà xuất khẩu chấp nhận L/C sẽ tiến hành giao hàng, nếu không chấp nhận sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông qua ngân hàng thông báo. Bước 6: Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng thông báo. Bước 7: Ngân hàng được chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành. Bước 8: Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo, nếu thấy không phù hợp thì có thể từ chối thanh toán. Bước 9: Ngân hàng thông báo báo có với nhà xuất khẩu hoặc thông báo về tình trạng bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Bước 10: Ngân hàng phát hành đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Bước 11: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền và nhận bộ chứng từ đi nhận hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ: + Ưu điểm: L/C là một trong những phương thức thanh toán đảm bảo an toán cho cả nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu. Đối với nhà nhập khẩu: Phương thức này đảm bảo cho việc nhận hàng hóa đúng số lương, chất lượng...theo quy định trong hợp đồng. Nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán nếu người bán không giao hàng hay lập bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện quy định trong L/C. Ngân hàng kiểm tra tính chân thật của bộ chứng từ thanh toán do nhà xuất khẩu gởi đến. Đối với nhà xuất khẩu: Phương thức thanh toán này khắc phục được tình trạng chậm thanh , không nhận hàng, ép giá...vì nó đảm bảo cho nhà xuất khẩu thu tiền nếu như giao hàng và hoàn chỉnh bộ chứng từ theo đúng các điều kiện quy định trong L/C; đồng thờ có thể nhận được tài trợ xuất khẩu của ngân hàng. + Nhược điểm: Đối với nhà nhập khẩu: Bị ứ đọng vốn nếu số tiền ký quỹ cao Đòi hỏi người mua phải am hiểu và biết nhiều về các dịch vụ của Ngân hàng,các điều kiện ràng buộc trong thủ tục L/C mà người mua phải bắt buộc tuân theo. Doanh nghiệp phải có uy tín trong quá trình giao dịch đối với Ngân hàng.. điều này làm trở ngại cho những doanh nghiệp mới thành lập. Đối với nhà xuất khẩu: Thanh toán L/C có nhiều thủ, điều kiện ràng buộc và phức tạp hơn, đòi hỏi người bán phải có sự đắn đo khi lựa chọn loại thư tín dụng này. Đồng thời sẽ mất nhiều thời gian cho các bước thực hiện thanh toán hơn so với các phương thức khác. Không được thanh toán nếu Ngân hàng mở L/C không uy tín, nhà nhập khẩu có thể dựa vào những sơ hở của bộ chứng từ mà từ chối thanh toán, chậm hoặc, giảm giá hàng hóa, tốn chi phí lưu kho bãi... Áp dụng phương thức tín dụng chứng từ: Với khách hàng mới, nhà xuất khẩu nên đề nghị sử dụng phương thức phương thức thư tín dụng (thường là Thư tín dụng không huỷ ngang trả tiền ngay có xác nhận) mặc dù dùng L/C có thể phí ngân hàng cao hơn rất nhiều. Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Trong hai phương thức thanh toán chuyển tiền và phương thức thanh toán Nhờ thu, ngân hàng chỉ đơn thuần thực hiện chức năng là trung gian thanh toán. Ngược lại, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các ngân hàng tham gia chủ động và tích cực hơn nhiều, theo đó các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình. Với phương thức thanh toán này, các ngân hàng có những cam kết và trách nhiệm tuỳ thuộc vào vai trò của ngân hàng mình trong quy trình thanh toán cụ thể: + Đối với ngân hàng Phát hành: Ngân hàng phát hành với vai trò là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, ngân hàng sẽ căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng của nhà nhập khẩu, hợp đồng thương mại để xem xét, đối chiếu với yêu cầu. Nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng sẽ tiến hành mở thư tín dụng; thông báo nội dung thư tín dụng đó và gửi bản gốc cho người hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng tiếp nhận các yêu cầu liên quan đến việc chỉnh sửa thư tín dụng đã mở, tiến hành tu chỉnh nội dung thư tín dụng theo yêu cầu và sự thoả thuận của các bên có liên quan. Đồng thời thông báo kịp thời những nội dung đã điều chỉnh cho các bên có liên quan, qua ngân hàng Thông báo. + Đối với ngân hàng thông báo: Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm việc chuyển giao thư tín dụng đã phát hành cho người hưởng lợi. + Đối với ngân hàng thanh toán: Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng phát hành thư tín dụng hoặc một ngân hàng khác, do ngân hàng phát hành ủy nhiệm. Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán là tiến hành kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển đến, nếu bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng sẽ tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khi đến hạn. Ngược lại, nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, sẽ từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi. + Đối với ngân hàng xác nhận: Ngân hàng xác nhận là ngân hàng cùng với ngân hàng phát hành thực hiện cam kết trả tiền trong thư tín dụng cho người hưởng lợi. Vì thế, ngân hàng xác nhận có trách nhiệm thực hiện cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hoàn hảo. + Đối với ngân hàng chiết khấu: Ngân hàng chiết khấu được ngân hàng phát hành chỉ định trong thư tín dụng với trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ chiết khấu. Ngân hàng chiết khấu có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng sẽ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu cho người hưởng lợi. Ngược lại, nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, có quyền từ chối và hoàn lại bộ chứng từ cho người hưởng lợi. 1.4 Các vấn đề về rủi ro trong thanh toán quốc tế: 1.4.1 Quan niệm về rủi ro: Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế thì rủi ro càng phức tạp. Mặc dù không thể loại bỏ hẳn rủi ro nhưng chúng ta có thể giảm bớt mức độ ảnh hưởng của chúng, thậm chí có thể phòng ngừa chúng bằng cách chia làm nhiều mức độ, phân tán các rủi ro… Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, chính vì vậy danh từ rủi ro đã được các kinh tế gia và các học giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Allan Willett định nghĩa rủi ro là sự bất trắc cụ thể có liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. Trong khi đó, Irving Efeffer lại cho rằng rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất. Như vậy, đa số các nhà kinh tế học đều cho rằng rủi ro có thể đo lường được, có thể xác định được và điều đó cho phép chúng ta có thể lường trước và phòng ngừa cũng như hạn chế chúng đến mức tối đa. Ngoài ra, còn có thêm những khái niệm về rủi ro, chẳng hạn như: Rủi ro bất trắc gây mất mát thiệt hại. Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển. Những rủi ro này đều có chung quan điểm đó là xem xét rủi ro dưới góc độ những ảnh hưởng và tác động do rủi ro đem lại. Có lẽ những rủi ro này có ý nghĩa thiết thực hơn trong kinh doanh, nhất là trong xu hướng cạnh tranh như hiện nay. Qua sự phân tích trên ta có thể khái quát rằng: rủi ro trong thanh toán quốc tế dưới góc độ ngân hàng là những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện phương thức thanh toán quốc tế làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. 1.4.2 Các loại rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế: Nhóm các rủi ro mang tính chất vĩ mô: Rủi ro chính trị: môi trường chính trị trong hầu hết các nước có khuynh hướng hỗ trợ tổng quát đối với những nỗ lực trong thương mại quốc tế. Chính phủ có thể giảm hàng rào thương mại hoặc tăng cơ hội thương mại thông qua những mối quan hệ thương mại song phương hoặc đa phương. Ngoài ra đối với một số nước còn có những luật lệ và quy định cụ thể để hạn chế kinh doanh giữa các quốc gia như lệnh cấm vận hoặc đạo luật thương mại có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Rủi ro kinh tế: trong thương mại quốc tế, vấn đề thanh toán sẽ gặp rủi ro khi tình hình kinh tế quốc gia của các bên có liên quan hoặc tình hình chung trên thế giới có nhiều biến động như khủng hoảng về kinh tế hoặc khủng hoảng về tài chính. Khủng hoảng kinh tế thường gắn liền với sức mua của người tiêu dùng. Khi sức mua giảm thì việc tiêu thụ hàng hoá trên thị trường gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, đặc biệt đối với những thương vụ mua hàng trả chậm. Khủng hoảng tài chính tạo ra sự khan hiếm ngoại tệ mạnh được dùng trong thanh toán quốc tế giữa các quốc gia dẫn đến tình trạng khát ngoại tệ để thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và uy tín của ngân hàng. Rủi ro về pháp luật: rủi ro về pháp luật chủ yếu thường do các quốc gia có những hệ thống pháp luật riêng, do đó trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn cho các bên thực hiện. Ngoài ra, một số quốc gia còn có những quy định về pháp lý đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và quy chế quản lý ngoại hối. Những quốc gia thiếu ngoại tệ sẽ có khuynh hướng kiểm soát việc di chuyển vốn vào và ra khỏi đất nước. Với quy chế quản lý ngoại hối, việc chuyển tiền ra nước ngoài sẽ gặp khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến quá trình thanh toán giữa các quốc gia. Nhóm các rủi ro gián tiếp: + Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế. Rủi ro về tỷ giá hối đoái trong thanh toán quốc tế được coi là rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong trường hợp tỷ giá biến động, rủi ro có thể đến với nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu tùy theo tình hình biến động tại nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu vào thời điểm thanh toán. Nếu rủi ro ảnh hưởng rộng lớn đến doanh nghiệp thì có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Rủi ro lãi suất: trong kinh doanh, người ta thường so sánh tỷ lệ lợi nhuận thu được với tiền gởi ngân hàng. Nếu tỷ lệ này lớn hơn lãi suất ngân hàng thì nhà kinh doanh mới quyết định kinh doanh (trừ những trường hợp vì mục đích khác ngoài lợi nhuận như thâm nhập thị trường, mở rộng thị phần…). Do đó, nếu trong quá trình kinh doanh, lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng lên thì có thể nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu quyết định tham gia vào thương vụ kinh doanh và khả năng về rủi ro có thể xảy ra. + Rủi ro do gian lận của nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu: theo thống kê của các chuyên gia xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới, người ta thống kê được khoản 25-27% các rủi ro trong thanh toán quốc tế là do các bên có chủ ý gian lận với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Việc gian lận do chủ ý của một trong hai bên xuất khẩu hay nhập khẩu diễn ra rất phức tạp, lúc ở khâu này, lúc ở khâu khác. Chính vì thế loại rủi ro này chiếm rất cao, trong đó chủ yếu là nhà xuất khẩu thường gian lận về hàng hoá và bộ chứng từ thanh toán. Nhóm các rủi ro trực tiếp: + Rủi ro tác nghiệp: rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng, theo đó sự sai sót hoặc bất cẩn làm cho ngân hàng phải gánh chịu những tổn thất cả về tài chính và uy tín. + Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh khi khách hàng không có khả năng thanh toán hay thực hiện những cam kết của mình. Nguyên nhân gây ra rủi ro này là do sai sót trong khâu thẩm định tín dụng khách hàng của cán bộ ngân hàng hoặc do những nguyên nhân khách quan từ môi trường như lãi suất, môi trường kinh doanh… + Rủi ro hối đoái: là rủi ro bắt nguồn từ sự biến động bất lợi về tỷ giá và quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ. Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến loại tài sản bằng ngoại tệ cũng như các dịch vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. + Rủi ro uy tín: là những rủi ro phát sinh từ cách thức quản trị hoặc cơ cấu tổ chức bất hợp lý hoặc những yếu tố tương tự khiến cho ngân hàng mất uy tín trên thị trường tài chính và giảm niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Trên đây là những rủi ro hết sức cơ bản mà một ngân hàng khi tham gia vào thanh toán quốc tế có thể gặp phải. Tùy từng trách nhiệm của các ngân hàng mà có thể phát sinh rủi ro cụ thể và chuyên biệt hơn. Trong việc thanh toán xuất nhập khẩu, khả năng rủi ro xảy ra không những đối với người bán, người mua mà còn ảnh hưởng đến các ngân hàng tham gia. Tùy vào từng phương thức thanh toán mà có mức độ rủi ro khác nhau. Thông thường giảm dần theo thứ tự TTR -> D/P -> L/C, tất nhiên đây chỉ là trên lý thuyết, trên thực tế nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa (quan hệ với khách hàng, Ngân hàng thanh toán, ràng buộc của hợp đồng,...): + TTR : Người mua có khả năng không thanh toán tiền mà vẫn nhận được hàng của mình. Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua. Người bán có kiện được cũng khó khăn. + D/P : Khi người mua không trả tiền thì cũng sẽ không nhận được chứng từ để lấy hàng. Nhưng người bán cũng khó lấy được hàng về, khả năng thanh toán chậm là dễ xảy ra. Rủi ro của người mua sẽ dẫn theo rủi ro cho người bán. + L/C : Gần như hiếm có rủi ro xảy ra, nếu có thì đa phần là do người bán sai sót khi lập bộ chứng từ thanh toán hoặc do người mua cố tình lừa đảo ràng buộc các điều kiện về chứng từ không thể thực hiện được trên L/C mà cả phía ngân hàng và người bán không phát hiện được cho đến khi hàng đã giao nhưng bộ chứng từ bị từ chối. 1.5 Ma trận kết hợp điểm yếu - điểm mạnh với cơ hội - nguy cơ (SWOT): 1.5.1 Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ: SWOT là cụm từ viết tắt của: Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Nguy cơ S (strengths): nêu ra các điểm mạnh của công ty như: nguồn nhân lực, thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, vốn, công nghệ… W (weaknesses): nêu ra các điểm yếu của công ty như: về nguồn lực, vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật…. (opportunities): nêu ra các cơ hội bên ngoài công ty như: về chính sách của chính phủ thay đổi tốt cho công ty, kinh tế mở cửa… T (threats): liệt kê các mối đe dọa bên ngoài công ty như: chính sách nhà nước thay đổi không có lợi cho công ty, kinh tế mở của gây áp lực… Sau khi liệt kê ra bốn yếu tố trên thì ta bắt đầu kết hợp bốn yếu tố trên và đưa ra các chiến lược khả thi. 1.5.2 Kết hợp SO, ST, WO, WT đề ra các chiến lược khả thi: Ma trận điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, nguy cơ công cụ quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau: Chiến lược SO (điểm mạnh_cơ hội) Chiến lược ST (điểm mạnh_nguy cơ) Chiến lược WO (điểm yếu_cơ hội) Chiến lược WT (điểm yếu_nguy cơ) Nhìn vào bảng 1.1 sẽ thấy rõ hơn sự kết hợp các yếu tố trên: Bảng 1.1: Ma trận SWOT O: những cơ hội 1. 2. Liệt kê những cơ hội 3. 4. T: những nguy cơ 1. 2. Liệt kê những nguy cơ 3. 4. S: những điểm mạnh 1. 2. Liệt kê những điểm mạnh 3. 4. Các chiến lược SO 1. 2. Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội 3. 4. Các chiến lược ST 1. 2. Vượt qua những bất trắc bằng tận dụng các điểm mạnh 3. 4. W: những điểm yếu 1. 2. Liệt kê những điểm yếu 3. 4. Các chiến lược WO 1. 2. Hạn chế các mặt yếu để lợi dụng các cơ hội 3. 4. Các chiến lược WT 1. 2 Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa 3. 4. Các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và cơ hội của môi trường bên ngoài. Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này. Các chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ bên ngoài. Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số những mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể lâm vào tình trạng không an toàn chút nào. Trong thực tế, một công ty như vậy thường phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ. Ưu nhược điểm của SWOT: Ưu điểm: Chỉ rõ cho doanh nghiệp thấy nhược điểm, khiếm khuyết của mình để kịp thời điều chỉnh. Phân tích rõ cơ hội, tiềm năng doanh nghiệp cần nắm bắt. Đưa ra những thách thức để doanh nghiệp kịp thời đối phó. Kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra các giải pháp khả thi cho doanh nghiệp. Nhược điểm: Chỉ là đưa ra các giải pháp khả thi chứ không phải là giải pháp chắc chắn sẽ làm cho doanh nghiệp tốt hơn. Điều này cần phải có sự phân tích chuyên sâu và am hiểu của một nhà quản trị giỏi. Áp dụng: Tất cả các doanh nghiệp đều có thể sử dụng khi muốn tìm những giải pháp chiến lược cho công ty. Chương 2: 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Vietcombank chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản Lý Ngoại Hối trực thuộc Ngân hàng Trung Ương (nay là Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN)). Theo Quyết định nói trên, Vietcombank đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa… Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TT ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian hoạt động Vietcombank luôn được biết đến như một NHTM uy tín nhất. Trong 8 năm liền (1996-2003) được công nhận là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế; liên tục 5 năm liền (2000-2004)  được tạp chí “the Banker”_ một tạp chí có tiếng trong lĩnh vực tài chính quốc tế ở Anh bình chọn là :”Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam”.Năm 2006 Tổng Giám đốc Vietcombank được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp Hội Ngân hàng Châu Á. Năm 2007, Vietcombank được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương Mại tổ chức. Đặc biệt, thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này. Năm 2007, Vietcombank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn. Năm 2007 cũng là một năm thành công với nhiều dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Vietcombank mà một trong số đó là việc phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 26/12/2007. Trở thành NHTM Nhà nước đầu tiên cổ phần hóa. Tổng tài sản năm 2008 đạt 221.950 tỷ đồng, tăng 12,46% so với 31/12/2007 và đạt 110,97% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 5,56% so với năm 2007 và đạt 98,26% kế hoạch. Nhìn chung tình hình hoạt động của Vietcombank tăng đều và ổn định qua nhiều năm và Vietcombank đã giành thêm nhiều giải thưởng. Sau khi giành giải thưởng "Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam năm 2008”, Vietcombank lại vừa giành tiếp giải thưởng “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam năm 2008”, đều do tạp chí Asiamoney tổ chức bình chọn. Trước đó, Vietcombank cũng đã được nhận giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008” do độc giả tạp chí Trade Finance bình chọn. Mạng lưới Vietcombank: Vào thời điểm 31/12/2008, Vietcombank có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 60 chi nhánh (chưa kể phòng giao dịch) tại các tỉnh và thành phố trên cả nước, 1 Trung tâm đào tạo, 3 công ty con ở trong nước, 1 công ty con ở nước ngoài, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội, Việt Nam . Telex: 411504/411229 VCB-VT Tel: 84-4-39343137 Fax: 84-4-38269067 Swift: BFTVVNVX Website: www.vietcombank.com.vn Logo: Bảng 2.1 Mạng lưới Vietcombank STT Chi nhánh Địa chỉ Miền Nam Thành phố Hồ Chí Minh Quận 1 1 Bến Thành 69 Bùi Thị Xuân, Q1, Tp.HCM 2 Bến Chương Dương 29 Bến Chương Dương, Q1, Tp.HCM Quận 3 3 Tân Định 72 Phạm Ngọc Thạch, Q3, Tp HCM 4 Kỳ Đồng 13 Kỳ Đồng, Q3, Tp HCM 5 Quận 5 2D-2E Lý Thường Kiệt, Q5, Tp HCM 6 Bình Tây 129-129A Hậu Giang, P5, Q6, Tp HCM 7 Nam Sài Gòn Khu Chế Xuất Tân Thuận, Q7, Tp HCM 8 Phú Thọ 664 Sư Vạn Hạnh, Q10, Tp HCM 9 Bình Thạnh 169 Điện Biên Phủ, P15, Q Bình Thạnh, TP HCM 10 Tân Bình E-Town 364 Cộng Hòa, Q,Tân Bình, Tp HCM 11 Vĩnh Lộc Khu hành chính Khu Cn Vĩnh Lộc, Q Bình Tân, Tp HCM 12 Thủ Đức Khu Chế Xuất Linh Trung I, Q Thủ Đức, Tp HCM Tp Biên hòa, Đồng Nai 13 CN Biên Hòa II 22 Đường 3A, Khu CN Biên Hòa II, T.Đồng Nai 14 Biên Hòa 77C Hưng Đạo Vương, TP Biên Hòa, Đồng Nai STT Chi nhánh Địa chỉ 15 Nhơn Trạch 25B Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch III, H.Nhơn Trạch, T.Đồng Nai Bình Dương 16 Bình Dương 314 Đại Lộ Bình Dương, TX Thủ Dầu Một, T. Bình Dương 17 Khu Công Nghiệp Đường Đt743 xã Bình Hòa, H.Thuận An, T.Bình Dương 18 Thần Sóng 01 Xa lộ Trường Sơn, H.Dĩ An, T.Bình Dương Cần Thơ 19 Cần Thơ 07 Hòa Bình, TP Cần Thơ 20 Trà Nóc Khu Công Nghiệp Trà Nóc 1, Q.Bình Thủy,Tp Cần Thơ An Giang 21 An Giang 01 Hùng Vương, Tp Long Xuyên, An Giang 22 Châu Đốc 315 Lê Lợi, TX Châu Đốc, T.An Giang 23 Kiên Giang 02 Mạc Cửu, TP Rạch Giá, T.Kiên Giang 24 Long An 134-136-138 Nguyễn Hữu Thọ, H.Bến Lức, T.Long An 25 Cà Mau 04 Lạc Long Quân, Tp Cà Mau, T.Cà Mau 26 Đà Lạt 06 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng 27 Đồng Tháp 66 Đường 30/4, TX Cao Lãnh, T. Đồng Tháp 28 Sóc Trăng 27 Hai Bà Trưng, TX Sóc Trăng, T. Sóc Trăng 29 Vũng Tàu 27 Trần Hưng Đạo, Tp Vũng Tàu Miền Trung 30 Bình Thuận 87 Đường 19/4, Tp Phan Thiết, Bình Thuận Khánh Hòa 31 Cam Ranh 122 Đường 22/8 TX Cam Ranh, T.Khánh Hòa 32 Nha Trang 17 Quang Trung, Tp Nha Trang, T. Khánh Hòa STT Chi nhánh Địa chỉ Quảng Ngãi 33 Dung Quất Lô L3 Khu CN Sài Gòn Dung Quất, H.Bình Sơn, Q.Ngãi 34 Quảng Ngãi 345 Hùng Vương, Tp Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi Bình Định 35 Quy Nhơn 152 Lê Lợi, TP Quy Nhơn, T. Bình Định 36 Phú Tài QL1A Phường Trần Quang Diệu, T.Bình Định 37 Đắk Lắk 06 Trần Hưng Đạo, Tp Ban Mê Thuộc, T. Đắk Lắk 38 Gia Lai 62 Phan Bội Châu, Tp Pleiku, T. Gia Lai 39 Quảng Nam 35 Trần Hưng Đạo, TX Tam Kỳ, T. Quảng Nam 40 Đà Nẵng 140-142 Lê Lợi, Q.Hải Châu, Tp Đà Nẵng 41 Huế 78 Hùng Vương, Tp Huế 42 Vinh 09 Nguyễn Sỹ Sách, Tp Vinh, T. Nghệ An Hà Tĩnh 43 Xuân An Khối 1, Thị trần Xuân An H.Nghi Xuân, T.Hà Tĩnh 44 Hà Tĩnh 11 Phan Đình Phùng, RX Hà Tĩnh, T.Hà Tĩnh 45 Quảng Bình 03 Lý Thường Kiệt, TX Đồng Hợi, Quảng Bình Miền Bắc Hà Nội 46 Sở Giao Dịch 31-33 Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội 47 Hà Nội 344 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 48 Ba Đình 39 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội 49 Chương Dương 564 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên , Hà Nội 50 Thành Công 30-32 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 51 Thăng Long 98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Quảng Ninh STT Chi nhánh Địa chỉ 52 Bãi Cháy Đường Hạ Long, P.Bãi Cháy, T.Quảng Ninh 53 Móng Cái 02 Vân Đồn, TX Móng Cái, T.Quảng Ninh 54 Quảng Ninh 703 Lê Thánh Tôn, Tp Hạ Long, T. Quảng Ninh 55 Vĩnh Phúc 10 Kim Ngọc, TX VĨnh Yên, T. Vĩnh Phúc 56 Hưng Yên Đường 39 xã Nghĩa Hiệp, H.Yên Mỹ, T. Hưng Yên 57 Bắc Ninh 02 Nguyễn Đăng Đạo, Tp Bắc Ninh, T. Bắc Ninh 58 Thái Bình 59 Lê Lợi, TX Thái Bình, T. Thái Bình 59 Hải Dương Km số 3 đường Nguyễn Lương Bằng, Tp Hải Dương, T. Hải Dương 60 Hải Phòng 11 Hoàng Diệu, Q.Hồng Bàng, TP Hải Phòng Các Công ty trực thuộc 1 Công ty cho thuê tài chính Vietcombank Tầng 3, 10B Tràng Thi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội 2 Công ty chứng khoán Vietcomback Tầng 17, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội 3 Công ty TNHH 198 Cao ốc Vietcombank Tầng 13, Toàn nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội Mạng lưới nước ngoài 1 Công ty tài chính Việt Nam tại Hồng Kông 16 th Floor, Golden Star Buildinh, 20 Lockhard, HongKong 2 Văn Phòng đại diện tại Singapore 01 Raffies Place #26-03 OUB Center, Singapore 048616 ( Nguồn:website Vietcombank) 2.2 Giới thiệu Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Quảng Ngãi (Vietcombank Quảng Ngãi): 2.2.1 Quá trình thành lập và phát triển Vietcombank Quảng Ngãi: 2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển: Cùng với sự đổi mới của đất nước, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế Quảng Ngãi đã phát triển dần lớn mạnh, nhiều công trình trọng điểm đang được xây dựng, đặc biệt là tại khu kinh tế Dung Quất. Để khu kinh tế Dung Quất cũng như các công trình trọng điểm khác trong quá trình xây dựng và phát triển được thuận lợi thì cần phải có một Ngân hàng đảm nhiệm việc chuyển vốn từ ngoài vào và thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: Mở tài khoản tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, cấp tín dụng, thu đổi ngoại tệ… tốt nhất cho các nhà đầu tư và cho các công ty, xí nghiệp trong khu công nghiệp, đồng thời với mục tiêu luôn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất trên tất cả mọi mặt, Vietcombank thấy đây là cơ hội tốt cho mình, để đáp ứng các nhu cầu và thực hiện mục tiêu đó bằng cách: xây dựng thêm chi nhánh tại Quảng Ngãi. Mục tiêu này đã được thực hiện vào tháng 12/1998. Trong tháng 12/1998 Vietcombank Quảng Ngãi đã được thành lập, và đến tháng 2/1999 chính thức đi vào hoạt động, sự kiện này thể hiện rõ chủ trương chiến lược của Vietcombank Trung Ương về việc mở rộng địa  bàn hoạt động, mở rộng khai thác các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng. Sự có mặt của Vietcombank Quảng Ngãi còn thể hiện sự sáng suốt của Vietcombank trước tiềm năng phát triển của một tỉnh miền Trung khi Nhà nước quyết định xây dựng nhà máy lọc dầu lớn nhất Đông Nam Á trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Vietcombank Quảng Ngãi từ khi ra đời, hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng và cho đến thời điểm hiện tại hoạt động theo luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vietcombank Quảng Ngãi được thành lập từ một văn phòng đại diện của Vietcombank Đà Nẵng với tên giao dịch “Vietcombank Quảng Ngãi” trụ sở đặt tại: 345 Đại Lộ Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi. Vietcombank Quảng Ngãi là một chi nhánh hoạt động như mọi chi nhánh khác của Vietcombank trong cả nước, nghĩa là hoạt động trên các mặt sau: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, kinh doanh tiền tệ và tài trợ vốn, làm đại lý ủy thác vốn hợp tác với nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu… Từ ngày chính thức đi vào hoạt động đến nay, Vietcombank Quảng Ngãi đã trải qua không ít khó khăn do Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, kinh tế chưa phát triển, số lượng các doanh nghiệp còn ít. Hơn nữa các ngân hàng hầu hết đều mở chi nhánh tại Quảng Ngãi dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng rất khốc liệt. Trong môi trường hoạt động kinh doanh khắc nghiệt Vietcombank Quảng Ngãi đã tạo được uy tín với khách hàng và thực sự trị vững trên địa bàn, tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, luôn đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của các doanh nghiệp với sự tiến triển của xã hội. Cho đến nay Vietcombank Quảng Ngãi đã trở thành ngân hàng dẫn đầu về uy tín, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 2.2.1.2 Phương hướng và nhiệm vụ của Vietcombank Quảng Ngãi từ năm 2009 – 2015: Phương hướng và nhiệm vụ trước mắt vào năm 2009: Dự báo trong năm 2009, mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam còn nặng nề trên nhiều phương diện như xuất khẩu, kiều hối, du lịch, …Khối doanh nghiệp có thể gặp khó khăn kéo dài đến hết năm 2009, gián đoạn sản xuất gia tăng, xuất khẩu khó khăn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng và khả năng huy động vốn trong nước nói chung, địa bàn Quảng Ngãi nói riêng. Trước tình hình đó, trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, chỉ tiêu kế hoạch Vietcombank Trung Ương giao, Vietcombank Quảng Ngãi xác định phương hướng và nhiệm vụ cụ thể năm 2009 như sau: Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động trong năm 2009 STT Chỉ tiêu Tăng trưởng so với 2008 (%) 1 Huy động vốn từ nền kinh tế 21 2 Dư nợ tín dụng 16 3 Nợ xấu (Tỷ lệ tối đa) 1 (Nguồn : tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi) Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong năm 2009 Chỉ tiêu Đơn vị tính Tăng trưởng so với 2008 (%) GT tuyệt đối tương ứng Huy động vốn quy VND tỷ VND 21 1.064 Huy động vốn ngoại tệ 20 - Huy động vốn VND 20 - Huy động vốn từ Tổ chức Kinh tế 22 - Huy động vốn từ dân cư 20 - Tín dụng quy VND tỷ VND 16 3.205 Dư nợ ngắn hạn (Tỷ trọng trong tổng dư nợ) tỷ VND 25 - Dư nợ trung dài hạn (Tỷ trọng trong tổng dư nợ) tỷ VND 10,1 - Dư nợ ngoại tệ ngắn hạn (Tỷ trọng trong tổng dư nợ) triệu USD 1,1 - Dư nợ ngoại tệ trung dài hạn (Tỷ trọng trong tổng dư nợ) triệu USD 63,9 - Số dư bảo lãnh tỷ VND - 39 Thanh toán xuất nhập khẩu triệu USD - - Thanh toán xuất khẩu 32 131 Thanh toán nhập khẩu -10 345 Chuyển tiền đến cá nhân quốc tế 7 - Thẻ - - Doanh số thanh toán quốc tế ngàn USD 1.132 Doanh số thẻ tín dụng triệu VND 30 5.293 Doanh số thẻ ghi nợ quốc tế triệu VND 21 58.361 (Nguồn: tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi) Nhiệm vụ cụ thể: Đẩy mạnh huy động vốn: phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng huy động vốn 21% so với năm 2008, tương ứng đạt 1.065 tỷ đồng. Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế, triển khai và thực hiện tốt việc cung cấp sản phẩm huy động vốn mới do Vietcombank Trung Ương chỉ đạo. Thực hiện tăng trưởng tín dụng bền vững, nâng cao chất lượng tín dụng:  Tiếp tục bám sát định hướng tín dụng năm 2009 của Vietcombank. Trong năm 2009, Vietcombank Quảng Ngãi tiếp tục mục tiêu tăng cường quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng an toàn, tập trung vào các dự án khả thi và hiệu quả, đồng thời, tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn. Lĩnh vực mặt hàng mà Vietcombank Quảng Ngãi chú trọng đầu tư đẩy mạnh phát triển trong năm 2009: dầu khí, hàng nông sản thực phẩm, chế biến đồ gỗ xuất khẩu, điện lực, hàng tiêu dùng, thương mại và dịch vụ. Nhóm khách hàng dự kiến tăng trong năm là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các khu công nghiệp trong tỉnh như Tịnh Phong, Quảng Phú và Dung Quất, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, hàng tiêu dùng tại địa bàn, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi và các khu vực có tiềm năng lớn như thị trấn Sơn Tịnh, Đức Phổ, Châu Ổ… Tốc độ tăng trưởng tín dụng chung: 16% so với thực hiện năm 2008. Cụ thể: Dư nợ cho vay phấn đấu đạt 3.205 tỷ đồng (trong đó, dư nợ cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất 1.943 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu dưới 1%/tổng dư nợ Tiếp tục phát huy thế mạnh dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu:     Ứng dụng nhanh các sản phẩm thanh toán quốc tế mới, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế, phấn đấu doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 476.870 ngàn USD, trong đó, xuất khẩu 131 ngàn USD, nhập khẩu đạt 345.870 ngàn USD. Phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, giữ vững thị phần thẻ: Đẩy mạnh huy động vốn và cho vay bán lẻ, mở rộng dịch vụ Internet Banking, SMS Banking: Phấn đấu tăng trưởng 630 khách hàng nâng số khách hàng sử dụng Internet Banking đến cuối năm 2009 đạt 1.870 khách hàng. Phấn đấu tăng trưởng 2.285 khách hàng nâng số khách hàng sử dụng SMS Banking đến cuối năm 2009 đạt 6.850 khách hàng. Giữ vững thị phần thẻ, nâng cao chất lượng cung ứng, dịch vụ gia tăng thẻ; cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng. Kế hoạch phát hành tăng thêm 14.120 thẻ Connect 24.645 thẻ ghi nợ quốc tế, 110 thẻ tín dụng trong năm 2009. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản:  Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện dự án cải tạo, mở rộng trụ sở xây dựng nhà làm việc, dự án xây dựng Phòng giao dịch Bình Sơn và Đức Phổ. Tăng cường công tác tuyên truyền: Tăng cường quảng bá về hình ảnh và thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương; quảng bá và thực hiện tốt các mặt hoạt động, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chủ động và tham gia tích cực vào các chương trình nâng cao vị thế Vietcombank Quảng Ngãi trên địa bàn. Tiếp tục phát triển ổn định tổ chức bộ máy đơn vị, quan tâm đến công tác đào tạo và quản lý nhân sự, quản lý nội bộ. Xây dựng sự đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ, tạo sự đồng thuận cao trong chủ trương và biện pháp thực hiện của Vietcombank Quảng Ngãi; xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, các tổ chức đoàn thể năng động, tổ chức phối hợp có hiệu quả các hoạt động tại Vietcombank Quảng Ngãi. Thực hiện nghiêm túc kỷ cương điều hành, đề cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, thực sự lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu đánh giá cán bộ. Phương hướng và nhiệm vụ lâu dài đến năm 2015: Phương hướng và nhiêm vụ lâu dài của Vietcombank Quảng Ngãi thực hiện trên mục tiêu lâu dài như mục tiêu Vietcombank Trung Ương đã chỉ ra. Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Vietcombank Quảng Ngãi đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến 2015 với những nội dung chính như sau: Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế. Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần. Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Quảng Ngãi: Vietcombank Quảng Ngãi là một chi nhánh của Vietcombank. Do vậy Vietcombank Quảng Ngãi thực hiện tất cả các nghiệp vụ do Vietcombank Trung Ương quy định. Bảng 2.4: Các nghiệp vụ Vietcombank Quảng Ngãi thực hiện STT Nghiệp vụ Ghi chú 1 Cho vay Tiếp nhận vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, dự án… Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các nhu cầu vốn lưu động, vốn cố định của các thành phần kinh tế trong cả nước. 2 Nhận tiền gửi tiết kiệm Có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các nhân, tổ chức trong và ngoài nước. 3 Bảo lãnh Vay vốn, thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng và các bảo lãnh khác. STT Nghiệp vụ Ghi chú 4 Thực hiện chiết khấu Các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu, tín phiếu, thương phiếu và các chứng từ có giá khác. 5 Thanh toán Trong nước và quốc tế về mậu dịch, phi mậu dịch thông qua mạng SWIFT. 6 Cung cấp các dịch vụ về thẻ quốc tế Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế … 7 Cung ứng các sản phẩm thực hiện qua ATM Rút tiền, thanh toán các dịch vụ, chuyển khoản… 8 Thực hiện mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc lữ hành và chi trả kiều hối. (Nguồn: website Vietcombank) 2.2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý: 2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức: Vietcombank Quảng Ngãi là chi nhánh thứ 23 của Vietcombank được thành lập theo quyết định số 439/TCCB – DT ngày 24/11/1998 của Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và đi vào hoạt động ngày 24/2/1999. Hiện nay tổ chức bộ máy của Chi nhánh gồm có: 2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý: Ra đời trong môi trường kinh tế thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, Vietcombank Quảng Ngãi đã tranh thủ thời cơ, tận dụng tối đa lợi thế, chủ động khắc phục khó khăn nên trong suốt hơn 10 năm qua (từ năm 1999 đến 2008) Vietcombank Quảng Ngãi đã mở rộng mạnh lưới, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, phát hành thẻ và đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích khác, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, mở rộng thị phần hoạt động, liên tục thu được lợi nhuận cao. Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và hai phó Giám đốc. Giám đốc là người quyết định toàn bộ mọi hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Vietcombank Trung Ương và pháp luật về mọi quyết định của mình. Hai Phó Giám đốc cùng Giám đốc điều hành và quản lý mọi hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi. Phòng Hành chính nhân sự: có chức năng thực hiện quản trị hành chính, quản trị bộ máy nhân sự. Bộ phận Kiểm tra nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng, tổ trong chi nhánh. Phòng Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, chăm sóc khách hàng, điều tiếp vốn của Vietcombank Quảng Ngãi, lập kế hoạch hàng năm, quý của chi nhánh. Sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay trở lại nền kinh tế mà chủ yếu là lĩnh vực đầu tư và phát triển, cung cấp vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xem xét những hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, thẩm định các dự án có yêu cầu vay vốn, trực tiếp theo dõi các khoản nợ có phát sinh trong quá trình cho vay. Phòng Khách hàng thể nhân: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, chăm sóc khách hàng với đối tượng là thể nhân, hộ gia đình. Phòng Quản lý nợ: có chức năng xử lý nghiệp vụ trên máy cho các hợp đồng tín dụng đã được duyệt, theo dõi các khoản nợ vay, lập các báo cáo,phân loại nợ. Phòng Kế toán thanh toán: thực hiện các nghiệp vụ rút tiền chuyển tiền trong nước, tiết kiệm, tài khoản doanh nghiệp, thanh toán bù trừ liên hàng, tiền vay, tiền gửi các tổ chức tín dụng và quản lý toàn bộ hệ thống mạng máy vi tính phục vụ các hoạt động nghiệp vụ báo cáo thống kê của chi nhánh. Phòng Ngân quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, ngoại tệ, trái phiếu và các giấy tờ có giá, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát phân loại lương tiền đảm bảo trong quá trình quản lý. Phòng Kinh doanh dịch vụ: Quản lý hệ thống ATM, thực hiện các giao dịch liên quan đến khách hàng cá nhân như chuyển tiền, tiết kiệm, mua bán ngoại tệ, đổi ngoại tệ… Phòng Thanh toán quốc tế: thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh toán quốc tế liên quan đến doanh nghiệp như thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, nhờ thu, chuyển tiền đi nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước. Tổ tổng hợp: Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh, lập báo cáo thống kê… Các phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, chuyển tiền, tiết kiệm… theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Vietcombank Quảng Ngãi. 2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu: Vietcombank Quảng Ngãi có trụ sở khang trang với diện tích sử dụng trên 2007m, đặt tại 345 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi. Tòa nhà có 4 tầng lầu, 10 phòng ban làm việc và 4 phòng ban giao dịch.. STT Thiết bị kỹ thuật Số lượng Đơn vị tính Ghi chú 1 Máy tính 145 Cái Tính cả trụ sở và các phòng giao dịch 2 Máy in 100 Cái 3 Máy photocopy 15 Cái 4 Máy fax 12 Cái Bảng 2.5: Thống kê thiết bị kỹ thuật của Vietcombank Quảng Ngãi (Nguồn: Phòng kế toán Vietcombank Quảng Ngãi cung cấp) Trên thực tế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế về số lượng. Số lượng máy tính trang bị đầy đủ cho từng nhân viên, nhưng số lượng máy photocopy tại trụ sở Hùng Vương còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. Hơn thế, cả phòng thanh toán quốc tế chỉ có một máy fax và 2 máy in, một số phòng còn lại không có và phải thường xuyên qua in nhờ phòng TTQT, còn máy photocopy dùng chung với phòng hành chính, đây cũng là một bất tiện cho các nhân viên TTQT… 2.2.5 Thị trường và đối thủ cạnh tranh: Trải qua 10 năm phát triển với nhiều khó khăn và thuận lợi, Vietcombank Quảng Ngãi đã khẳng định vị thế là NHTM hàng đầu trên địa bàn với nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng tiện ích. Trong đó, TTQT luôn là thế mạnh của Vietcombank Quảng Ngãi. Các dịch vụ thanh toán quôc tế mà ngân hàng cung cấp như: chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ luôn được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Vietcombank Quảng Ngãi được sự tin tưởng, ủng hộ của nhiều khách hàng lớn như : Bảng 2.6: Những khách hàng chủ chốt của Vietcombank Quảng Ngãi STT Những khách hàng lớn chủ yếu 1 Ban Quản Lý Dự án nhà máy Lọc Dầu Dung Quất 2 Tổ Hợp nhà thầu Technip 3 Công ty Thép Quảng Liên 4 Công ty công nghiệp nặng Doosan 5 Công ty TNHH Hoàn Vũ 6 Công ty TNHH Việt Tiến 7 Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Vinashin 8 Công ty Hyundai Engineering 9 Công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ 10 Công ty Đường Quảng Ngãi 11 Công ty vật tư nông lâm nghiệp Quảng Ngãi 12 Công ty Cổ phần Nông Sản Thực Phẩm Quảng Ngãi 13 Công ty công nghệ phẩm Đà Nẵng 14 Các doanh nghiệp ở Quảng Nam, Đà Nẵng (Nguồn: Tài liệu báo cáo cuối năm của Vietcombank Quảng Ngãi) Tuy nhiên Quảng Ngãi là một tỉnh còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, số lượng doanh nghiệp lớn còn ít; lại thêm nhiều ngân hàng đặt chi nhánh tại địa bàn Quảng Ngãi. Đó là các ngân hàng sau: STT Ngân hàng 1 Xuất nhập khẩu (Eximbank) 2 Đầu tư và phát triển (BIDV) 3 Công thương (Vietinbank) 4 Liên Việt (LienVietbank) 5 Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 6 Đông Á (DongABank) 7 Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Aribank) 8 Quốc tế Việt Nam (ViBBank) 9 Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 10 Việt Á (VietABank) 11 Quân đội (MB) Bảng 2.7: Thống kê các Ngân hàng đặt chi nhánh tại địa bàn Quảng Ngãi (Nguồn: tổng hợp trên website của các ngân hàng) Việc các ngân hàng đặt chi nhánh tại địa bàn thành phố Quảng Ngãi dẫn đến cạnh tranh gây gắt trong một địa bàn nhỏ và không nhiều những doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn. Khách hàng thì ít mà đối thủ cạnh tranh thì nhiều. Điều này khiến cho Vietcombank Quảng Ngãi luôn cố gắng giữ thị phần, luôn duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tạo niềm tin và uy tín với khách hàng. 2.2.6 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Quảng Ngãi trong ba năm 2006, 2007, 2008: Đvt: Triệu đồng Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong ba năm 2006 - 2008 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 - 2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Tổng Nguồn Vốn 1.889.165 2.340.030 2.855.006 450.865 23,87 514.976 22,01 2 Tổng thu 150.693 243.064 372.560 92.371 61,30 129.496 53,28 3 Tổng chi 120.216 192.248 308.558 72.032 59,92 116.310 60,50 4 Lợi nhuận trước thuế 30.477 50.816 64.002 20.339 66,74 13.186 25,95 5 Lợi nhuận sau thuế 30.020 49.907 61.893 19.887 66,25 11.986 24,02 6 Nghĩa vụ nộp ngân sách 457,5 909,01 2.109,05 452 98,69 1.200 132,02 (Nguồn : Tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi) Nhận xét: Trong bảng số liệu 2.8 trên ta thấy Vietcombank Quảng Ngãi có xu hướng phát triển tốt, tốc độ tăng nhanh : Về tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng vọt từ 1.889.165 triệu đồng lên 2.340.030 triệu đồng tăng 450.865 triệu đồng , tức tăng  23,87% so với năm 2006. Trong điều kiện thị trường vốn hết sức khó khăn trong năm 2008, Ban lãnh đạo Vietcombank Quảng Ngãi đã chỉ đạo tăng cường công tác huy động vốn, đặt công tác huy động vốn làm nhiệm vụ trọng tâm . 2006 2007 2008 năm Triệu đồng Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/08 đạt 2.855.006 triệu đồng,tăng 514.976 triệu đồng, tức tăng 22% so với năm 2007. Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn Vốn huy động từ nền kinh tế đạt 879.780 triệu đồng. Do trong thời kỳ lạm phát, lãi suất tiền gởi có kỳ hạn hấp dẫn, nên nguồn vốn có kỳ hạn nói chung tăng mạnh với tỷ lệ tăng 89,58% và nguồn vốn không kỳ hạn giảm 53% so với năm 2007. 634 tỷ 246 tỷ Biểu đồ 2.2: Vốn huy động đồng nội tệ và đồng ngoại tệ (Nguồn : Tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi) Vốn huy động VND đạt 634 tỷ đồng, tăng 9,87% so với năm 2007, trong đó vốn có kỳ hạn ngắn hạn tăng mạnh với tỷ lệ 181%. Vốn huy động ngoại tệ đạt 14.678 USD, quy VND tương đương 246 tỷ đồng, giảm 58% so với năm trước. Tình hình huy động vốn tại các Phòng giao dịch của Vietcombank Quảng Ngãi: Cả 4 Phòng giao dịch đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Với mức tăng bình quân gấp 2,1 lần so với năm 2007. So với kế hoạch được giao năm 2008, các phòng lần lượt: Phòng giao dịch Sơn Tịnh tăng 23%, Phòng giao dịch Bình Sơn tăng 38%; Phòng giao dịch Đức Phổ tăng 11%, Phòng giao dịch Hùng Vương tăng 33% so với chỉ tiêu được giao. Về tổng thu và tổng chi: Thu nhập năm 2006 đạt 150.693 triệu đồng, năm 2007 đạt 243.064 tăng 92.371 triệu đồng, hay tăng 61,3 % so với năm 2006 và chi 2007 tăng 59,92 % so với năm 2006. Năm 2008 nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu nên tỉ lệ tổng thu giảm còn tỉ lệ tổng chi lại tăng. Tổng thu đạt 372.560 triệu đồng, tăng 129.496 triệu đồng, tăng 53,28% so với năm 2007. Chi năm 2008 tăng 116.310 triệu đồng, tức tăng 60,5% so với năm 2007. Như vậy, so sánh mức chênh lệch năm 2007/2006 với 2008/2007 thì tổng thu giảm 37.125 triệu đồng , tăng 8,02%; còn tổng chi tăng 44.278 triệu đồng, tăng 0,58% (60,5%-59,92%). Triệu đồng 2006 2007 2008 năm Biểu đồ 2.3: Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong ba năm 2006 - 2008 Về lợi nhuận: Lợi nhuận của Vietcombank Quảng Ngãi ổn định và tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 lợi nhuận là 30.477 triệu đồng, đến năm 2007 lợi nhuận đạt tới 50.816 triệu đồng tăng 20.339 triệu đồng hay tăng 66,74% so với năm 2006. Sở dĩ có mức tăng như vậy là do năm 2007 với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO làm cho nền kinh tế Việt Nam nhiều chuyển biến tích cực. Ngân hàng đã thu hút được một lượng đông đảo khách hàng, đặc biệt là các nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp, chuyên gia nước ngoài đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất, cộng với chính sách lãi suất phù hợp đã góp phần không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Ngãi. Lợi nhuận 2008 tăng 25,95 % so với năm 2007. Mặc dù diễn biến thị trường tài chính-ngân hàng khá phức tạp, Vietcombank bước vào năm đầu tiên hoạt động với tư cách Ngân hàng Thương mại Cổ phần, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên, Vietcombank Quảng Ngãi đã đạt lợi nhuận tương đối cao. Lợi nhuận năm 2008 đạt mức 64.002 triệu đồng. Chương 3: 3.1 Đánh giá chung hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank Quảng Ngãi: 3.1.1 Hoạt động của Phòng TTQT: Phòng TTQT của Vietcombank Quảng Ngãi thực hiện các nghiệp vụ sau: STT Nghiệp vụ Ghi chú 1 Thanh toán xuất khẩu Thực hiện nhiệm vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo ủy thác của khách hàng. Tư vấn cho các đơn vị xuất khẩu và kinh doanh dịch vụ, thu tiền của các đơn vị nhập khẩu nước ngoài thông qua các hệ thống ngân hàng nước ngoài, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác. 2 Thanh toán nhập khẩu Thực hiện nghiệp vụ nhờ thu, chuyển tiền, mở L/C để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, kiểm tra bộ chứng từ để đảm bảo an toàn cho nhà nhập khẩu. Tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện thanh toán tiền hàng nhập khẩu, dịch vụ đối ngoại qua ngân hàng. 3 Phát hành thư bảo lãnh Trong nước và ngoài nước có mức ký quỹ 100% và dưới 100% do phòng Khách hàng doanh nghiệp thẩm định và chuyển giao. 4 Chuyển tiền Thực hiện chuyển tiền đi nước ngoài cho các doanh nghiệp. Phòng thanh toán quốc tế của Vietcombank Quảng Ngãi gồm 5 người hoạt động như sau : Thanh toán viên (3 người): thực hiện và xử lý kịp thời các giao dịch theo đúng quy trình và chịu trách nhiệm về những rủi ro, khiếu nại phát sinh do làm trái quy trình. Xem xét kỹ các yêu cầu nghiệp vụ trước khi xử lý, xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan, có ý kiền đề xuất, nêu rõ tình hình đặc biệt (nếu có). Thanh toán viên (TTV) thực hiện kiểm tra, đối chiếu các giao dịch được duyệt…, phát hiện các sai sót và khắc phục kịp thời hoặc trình Kiểm soát viên (KSV) giải quyết, chuyển chứng từ giao dịch đến khách hàng và/hoặc đến các bộ phận nghiệp vụ khác có liên quan. Lưu hồ sơ, bảo quản hồ sơ,… Kiểm soát viên (1 người): là người kiểm tra chứng từ sau TTV và chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc tuyên bố tình trạng của chứng từ trong trường hợp được phân công ủy quyền. Kiểm tra, ký kiểm soát, ký duyệt giao dịch trong phạm vi được ủy quyền. Trả lại TTV hồ sơ chưa hợp lệ, chuyển hồ sơ chứng từ đã thực hiện đến lãnh đạo phòng ký duyệt trong trường hợp vượt thẩm quyền. Chịu trách nhiệm về các giao dịch đã ký duyệt trên giấy và trên hệ thống. Trưởng phòng (1 người): kiểm tra và ký duyệt các nghiệp vụ TTV/KSV viên đã xử lý. Trả lại TTV hồ sơ chưa hợp lệ, chuyển hồ sơ chứng từ đến lãnh đạo chi nhánh ký duyệt trong trường hợp vượt thẩm quyền. Chịu trách nhiệm cuối cùng về các giao dịch đã ký duyệt trên giấy tờ, chứng từ và/hoặc đã duyệt trên hệ thống. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý toàn bộ các nghiệp vụ và giải quyết mọi vướng mắc phát sinh trong thẩm quyền. Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và theo dõi việc thực hiện các chế độ, quy định, văn  bản liên quan đến thanh toán. 3.1.2 Các phương thức thanh toán đang áp dụng tại Ngân hàng: Vietcombank Quảng Ngãi đang áp dụng các phương thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ làm dịch vụ thanh toán của chi nhánh. 3.2 Quy trình hoạt động các phương thức TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi: 3.2.1 Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền: Chuyển tiền đi nước ngoài: Vietcombank thực hiện chuyển tiền đi cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và chuyển tiền một chiều phù hợp với quy định của pháp luật. TTV kiểm tra bộ hồ sơ yêu cầu chuyển tiền gồm: Lệnh chuyển tiền; Các giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền là hợp pháp. TTV thực hiện chuyển tiền: TTV tiếp nhận yêu cầu chuyển tiền của các tổ chức, lệnh chuyển tiền phải theo mẫu của Vietcombank, ghi rõ đầy đủ các nội dung theo yêu cầu kèm theo các chứng từ có liên quan đến nội dung chuyển tiền. TTV kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ: tên, địa chỉ, tài khoản người hưởng/người ra lệnh, ngân hàng người hưởng, kiểm tra số tiền chuyển, nguồn tiền… Nếu đơn vị chuyển tiền không có ngoại tệ và cần mua ngoại tệ chuyển đi, doanh nghiệp phải làm đơn xin mua ngoại tệ, ghi rõ mục đích sử dụng, sau đo TTV trình lãnh đạo ký duyệt cho doanh nghiệp mua ngoại tệ. Hoàn tất việc kiểm tra, TTV thực hiện việc chuyển tiền. Sau đó thu phí thanh toán chuyển tiền đi nước ngoài. Thu phí chuyển tiền đi nước ngoài: ĐVT: USD Bảng 3.1: Mức phí chuyển tiền đi nước ngoài STT Dịch vụ Số lượng Mức phí 1 Phí dịch vụ 1.1 Phí của Vietcombank 0,2% Tối thiểu 5 Tối đa 300 1.2 1.2.2 Phí ngân hàng nước ngoài thu : (Nếu người chuyển tiền đồng ý trả phí này ) Chuyển đi bằng USD 1 món 20 Chuyển đi bằng EURO, JPY 1 món 40 Chuyển đi bằng ngoại tệ khác 1 món 30 STT Dịch vụ Số lượng Mức phí 2 Điện phí 1 lệnh 5 3 Tra soát lệnh chuyển tiền ( bao gồm điện phí) 1 lần 10 4 Điều chỉnh/ huỷ lệnh chuyển tiền (bao gồm điện phí) + Phí trả ngân hàng nước ngoài 1 lần 10 (Nguồn: website Vietcombank) Chuyển tiền đến từ nước ngoài: Vietcombank tiếp nhận tiền từ nước ngoài, từ khách hàng và từ các ngân hàng trong nước chuyển đến khách hàng. Khách hàng có thể nhận tiền tại bất kỳ đâu trên toàn quốc và nhận tiền bằng Việt Nam Đồng hoặc ngoại tệ. TTV yêu cầu khách hàng nên hướng dẫn người gửi tiền chuyển tiền từ một trong các ngân hàng Đại lý của Vietcombank và cung cấp cho ngân hàng nước ngoài các chi tiết rõ ràng, chính xác về người thụ hưởng. Tên và số tài khoản của người thụ hưởng. Ngân hàng người thụ hưởng: Là tên, địa chỉ và mã SWIFT của Vietcombank Quảng Ngãi. Ví dụ: Bank For Foreign Trade of Vietnam, Quangngai Branch, 345 Hung Vuong, Quangngai City, Vietnam. SWIFT CODE: BFTVVNVX027 Khi nhận được tiền từ ngân hàng nước ngoài, Vietcombank sẽ ghi có vào tài khoản theo đúng chỉ thị của người gửi ở nước ngoài và gửi giấy báo cho khách hàng. Thu phí chuyển tiền đến từ nước ngoài: Bảng 3.2: Mức phí chuyển tiền đến từ nước ngoài STT Dịch vụ Mức phí (USD) 1 Chuyển cho người hưởng tại Vietcombank 1.1 Phí thu người hưởng Miễn phí 1.2 Phí thu ngân hàng chuyển Theo biểu phí ngân hàng đại lý 2 Chuyển cho người hưởng tại ngân hàng khác 2.1 Phí thu người hưởng 10 2.2 Phí thu ngân hàng chuyển Theo biểu phí ngân hàng đại lý STT Dịch vụ Mức phí (USD) 3 Thoái hối lệnh chuyển tiền (chỉ áp dụng khi Ngân hàng nước ngoài thoái hối đối với giao dịch của Vietcombank) 15 4 Điều chỉnh, tra soát lệnh chuyển tiền (bao gồm cả điện phí) 10 (Nguồn: website Vietcombank) Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu: Thông báo và thanh toán nhờ thu: Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài gửi đến, TTV sẽ thông báo cho khách hàng ngay trong ngày. Bộ chứng từ sẽ được giao cho khách hàng sau khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Đối với nhờ thu trả ngay D/P (Document - against - Payment ): khách hàng cần thanh toán toàn bộ trị giá để được nhận bộ chứng từ. Đối với nhờ thu trả chậm D/A (Document - against - Acceptance): khách hàng cần cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu. Thu phí thanh toán nhờ thu: Bảng 3.3: Mức phí thanh toán nhờ thu STT Dịch vụ Mức phí VND USD 1 Bộ ủy nhiệm thu 1.1 Nhận bộ ủy nhiệm thu gửi đi nhờ thu 20.000 1.2 Huỷ uỷ nhiệm thu theo yêu cầu 10.000 2 Bộ chứng từ nhờ thu 2.1 Đăng ký/Mở giao dịch nhờ thu chứng từ gửi đến/đi 10 2.2 Thanh toán nhờ thu gửi đi trong nước (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu) Tối thiểu Tối đa 0,15% 10 200 2.3 2.3 Thanh toán nhờ thu trong nước gửi đến Tối thiểu Tối đa 0,15% 10 200 2.4 2.4 Thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu) Tối thiểu Tối đa 0,2% 20 200 STT Dịch vụ Mức phí VND USD 2.5 Thanh toán nhờ thu nước ngoài gửi đến Tối thiểu Tối đa 0,2% 20 200 2.6 Sửa đổi/Điều chỉnh chỉ thị nhờ thu gửi đi nhờ thu theo yêu cầu (chưa tính điện phí) 10 2.7 Quản lý bộ chứng từ nhờ thu (trong trường hợp bộ hồ sơ thanh toán nhiều lần) (tính theo quý) 15 3 Huỷ bộ chứng từ nhờ thu theo yêu cầu 3.1 Trong nước (chưa tính phí phải trả ngân hàng trong nước) 5 3.2 Ngoài nước chưa tính phí phải trả ngân hàng nước ngoài) 10 4 Nhờ thu bị từ chối Thu theo thực tế phải trả 5 Chuyển tiếp bộ chứng từ nhờ thu cho Ngân hàng khác 5.1 Trong nước (chưa tính bưu phí theo thực tế phát sinh) 3 5.2 Ngoài nước (chưa tính bưu phí theo thực tế phát sinh) 5 6 Tra soát nhờ thu theo yêu cầu của khách hàng 6.1 Tra soát trong nước (chưa tính điện phí) 3 6.2 Tra soát ngoài nước (chưa tính điện phí) 5 7 Điện phí 7.1 Điện phí, Telex phí, Fax, Gửi bằng thư bảo đảm/bằng hình thức chuyển phát nhanh Thu theo mức phí của Bưu điện hoặc của hãng chuyển phát nhanh 7.2 SWIFT Trong nước 5 Ngoài nước 10 (Nguồn: website Vietcombank) Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ: 3.2.3.1 Quy trình thanh toán xuất khẩu: Sơ đồ 3.1: Quy trình thanh toán xuất khẩu Thông báo L/C/Tu chỉnh L/C (nếu có) Nhận và kiểm tra L/C Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Xử lý bộ chứng từ sau khi kiểm tra Nhận và kiểm tra bộ chứng từ Chiết khấu và thanh toán Bước 1: Nhận và kiểm tra L/C Nhận được L/C từ Ngân hàng Phát hành/Ngân hàng Thông báo khác, TTV kiểm tra các điều kiện sau: Tính chân thật bề ngoài của L/C: L/C nhận được bằng TELEX/SWIFT MT999 phải có xác nhận mã đúng, theo mẫu chuẩn của tổ chức SWIFT quốc tế. L/C được tiếp nhận bằng thư phải có xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ. Trạng thái của L/C khi nhận: TTV kiểm tra trạng thái của L/C khi nhận không bị chập lỗi ( L/C nhận được bằng điện); không bị rách, mờ. Nếu bị lỗi trên thì thanh toán viên điện thông báo ngay cho nơi gửi yêu cầu chuyển phát lại, Vietcombank sẽ không chịu trách nhiệm nào đối với bất cứ hậu quả nào do việc chậm thông báo gây ra. Thanh toán viên kiểm tra các điều khoản, điều kiện L/C: Tên và địa chỉ ( hoặc tài khoản) người hưởng lợi phải đầy đủ, rõ ràng; Tên và địa chỉ đầy đủ(hoặc SWIFT code) của NHTB khác( nếu có); Các chỉ dẫn về việc thông báo L/C; thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi hay thông báo qua NHTB khác; Loại L/C là không hủy ngang ( xác nhận, chuyển nhượng,…) L/C phải dẫn chiếu UCP áp dụng. Bước 2: Thông báo L/C, sửa đổi LC L/C có đầy đủ điều kiện như quy định trên, TTV nhập thông tin về L/C, tạo hồ sơ L/C , lựa chọn hình thức thông báo, thu phí thông báo và giao thông báo L/C thích hợp Các hình thức thông báo: Thông báo sơ bộ Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi: lập thư thông báo gửi người hưởng lợi Thông báo qua ngân hàng thông báo khác: lập thông báo bằng SWIFT (MT710)/TELEX có mã/Thư theo mẫu (phụ lục). Bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C sẽ được giao trực tiếp cho khách hàng tại trụ sở Vietcombank Quảng Ngãi hoặc qua dịch vụ bưu điện. Duyệt giao dịch : Toàn bộ nội dung của giao dịch, thư thông báo/điện, bút toán hạch toán phải được chuyển đến cấp có thẩm quyền duyệt. Thông báo L/C phải được in thành 2 bản, đầy đủ chữ ký theo quy định hiện hành của NHNT về mẫu chữ ký được ủy quyền. Thu phí thông báo L/C: Bảng 3.4: Mức phí thông báo L/C STT Dịch vụ Mức phí (USD) 1 Thông báo thư tín dụng Thông báo qua 1 ngân hàng khác 25 Thông báo trực tiếp đến khách hàng 20 Vietcombank là ngân hàng thông báo thứ 2 20 2 Thông báo sửa đổi thư tín dụng 10 (Nguồn: website Vietcombank) Bước 3: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ Tiếp nhận bộ chứng từ: Thanh toán viên tiếp nhận chứng từ do khách hàng xuất trình kèm L/C gốc, các sửa đổi L/C nếu có. Thanh toán viên cần kiểm tra: Hồ sơ yêu cầu gửi chứng từ đòi tiền theo L/C gồm : L/C gốc, các tu chỉnh L/C gốc (nếu có) Thư thông báo L/C, tu chỉnh L/C(nếu có) Bộ chứng từ Khi tiếp nhận hồ sơ chứng từ thanh toán viên kiểm tra thư yêu cầu và các chứng từ đính kèm : Về số tiền , số tài khoản công ty, các chữ ký và dấu công ty đã đủ chưa, kiểm tra chứng từ và số lượng thực nhận so vói liệt kê trên thư yêu cầu thanh toán Ký nhận, ghi rõ ngày giờ nhận chứng từ. Sơ kiểm bộ chứng từ và đối chiếu bộ chứng từ với nội dung L/C và/hoặc các sửa đổi L/C(nếu có). Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau Kiểm tra bộ chứng từ: Kiểm tra chứng từ ngay khi nhận chứng từ: Kiểm tra bộ chứng từ phải đảm bảo đúng quy định của L/C và “các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng thương mại quốc tế ban hành (UCP)” Kiểm tra sự nhất quán của các chứng từ với nhau Tất cả sai biệt của các chứng từ so với quy định của L/C và UCP phải được ghi rõ lên phiếu kiểm chứng từ Các chứng từ mà L/C yêu cầu : các chứng từ tương đối nhiều, gồm nhiều loại như: hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói, hay chứng nhận xuất xứ.. (phụ lục). Như vậy, thanh toán viên phải kiểm tra chi tiết từng chứng từ, xem các chứng từ thỏa mãn yêu cầu cầu L/C chưa và các chứng từ có hợp nhất với nhau chưa (chẳng hạn như số L/C,số B/L trên hóa đơn và các chứng từ khác phải giống như trong L/C hay B/L, điều kiện hàng hóa ghi trong hóa đơn có giống với L/C và phù hợp với nhau không) Nếu ngay khi xuất trình chứng từ, khách hàng có yêu cầu gởi chứng từ nhờ thu theo L/C ghi trên thư yêu cầu thì việc kiểm tra chứng từ được thực hiện như trường hợp chứng từ thanh toán theo hình thức nhờ thu D/A,D/P… Sau khi kiểm tra, TTV ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất, kí tên, ghi ngày giờ kiểm tra và chuyển bộ chứng từ liên quan cùng phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất và phiếu kiểm chứng từ đến kiểm soát viên. Kiểm soát viên sau khi kiểm tra xong, ghi ý kiến, ngày giờ, ký và trả lại hồ sơ chứng từ. TTV phải xem lại những điểm sai biệt và ý kiến của kiểm soát viên đã nêu trên phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất.Nếu cần thiết phải trao đổi với kiểm soát viên để hiểu rõ ý kiến của kiểm soát viên về tình trạng bộ chứng từ trước khi báo cho khách hàng sửa chữa. Thu phí kiểm tra BCT: Bảng 3.5: Biểu phí kiểm tra BCT STT Dịch vụ Mức phí 1 Phí kiểm tra bộ chứng từ 1.1 Bộ chứng từ xuất trình tại Vietcombank Miễn phí 1.2 Bộ chứng từ Vietcombank đã thực hiện kiểm tra xong nhưng khách hàng lại xuất trình tại ngân hàng khác 20-50 (Nguồn: wesite Vietcombank) Bước 4: Xử lý chứng từ sau khi kiểm tra Sau khi kiểm tra chứng từ theo qui định trên và quyết định chứng từ xuất trình phù hợp, không có bất hợp lệ, thanh toán viên thực hiện gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định: L/C qui định đòi tiền Ngân hàng phát hành/Ngân hàng hoàn trả/Ngân hàng chỉ định bằng điện L/C qui định đòi tiền Ngân hàng phát hành/Ngân hàng hoàn trả/Ngân hàng chỉ định bằng thư: Gửi chứng từ đòi tiền L/C Lập thư gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định như trên Thu phí gửi chúng từ, điện phí, bưu điện phí(nếu có) theo quy định Rút số dư vào mặt sau của L:/C gốc trị giá bộ chứng từ xuất trình và ghi ngày xuất trình. Ghi số tiền sử dụng và rút số dư trên bìa hồ sơ L/C Cấp có thẩm quyền kí đủ chữ kí trên thư gửi chứng từ Lưu ý kiểm tra việc nhập ngoại bảng trị giá chứng từ đã gửi đi đòi tiền và xuất ngoại bảng cam kết theo L/C xác nhận đối với L/C xác nhận Thực hiện gửi bộ chứng từ đòi tiền theo L/C quy định Lưu hồ sơ bản sao bộ chứng từ người hưởng xuất trình và các chứng từ giao dịch Bước 5: Thanh toán và chiết khấu Thanh toán viên lập lệnh đòi tiền và gửi đi theo đúng chỉ thị của khách hàng, ghi có vào tài khoản của khách hàng ngay khi được ngân hàng nước ngoài thanh toán. Đối với L/C trả ngay Xác định thời hạn thanh toán/ chấp nhận Đòi tiền bằng điện là ngày giá trị được ghi trên điện đòi tiền, cộng trừ chênh lệch múi tiền nếu có; hoặc Sau 4 ngày làm việc, cộng/ trừ chênh lệch múi giờ(nếu có) kể từ ngày Ngân hàng thanh toán nhận được điện trong trường hợp điện đòi tiền không ghi ngày giá trị Đòi tiền bằng thư sau 7 ngày làm việc nếu L/C áp dụng UCP 500; hoặc 5 ngày làm việc nếu L/C áp dụng UCP 600 kể từ ngày Ngân hàng thanh toán nhận được bộ chứng từ đòi tiền Đối với L/C trả chậm Chấp nhận thanh toán: Ngày Ngân hàng thanh toán phải chấp nhận hoặc từ chối thanh toán được xác định như sau: Đòi tiền bằng điện: Sau 3 ngày làm việc cộng / trừ chênh lệch múi giờ( nếu có) kể từ ngày Ngân hàng thanh toán nhận được điện. Đòi tiền bằng thư: Sau 7 ngày làm việc nếu L/C áp dụng UCP 500 hoặc 5 ngày làm việc nếu L/C áp dụng UCP 600 cộng hoặc trừ chênh lệch múi giờ kể từ ngày Ngân hàng thanh toán nhận chừng từ đòi tiền. Thanh toán: Ngày Ngân hàng thanh toán thanh toán được xác định là ngày đáo hạn theo quy định của L/C cộng / trừ chênh lệch múi giờ (nếu có). Khách hàng yêu cầu đối tác nhập khẩu phát hành L/C trong đó Vietcombank là ngân hàng được chỉ định (available with Vietcombank) hoặc có thể thanh toán tại bất kỳ ngân hàng nào (available with anybank). Trường hợp L/C chỉ định một ngân hàng cụ thể khác Vietcombank, Vietcombank chỉ thực hiện tiếp nhận bộ chứng từ và gửi đi, được miễn trách kiểm tra chứng từ. Trường hợp không chiết khấu: Vietcombank lập lệnh đòi tiền theo qui định của L/C và ghi có vào tài khoản của khách hàng ngay khi được ngân hàng nước ngoài thanh toán. Trường hợp chiết khấu: Vietcombank ghi có vào TK của khách hàng theo đúng thỏa thuận chiết khấu. Thu phí thanh toán BCT: Bảng 3.6: Mức phí thanh toán BCT xuất STT Dịch vụ Mức phí 1 Thanh toán 1 bộ chứng từ (thu ngay khi gửi bộ chứng từ đi đòi tiền) 0,15% 1.1 Tối thiểu 20 1.2 Tối đa 200 (Nguồn: website Vietcombank) Quy trình thanh toán nhập khẩu: Sơ đồ 3.2: Quy trình thanh toán nhập khẩu Nhận và kiểm tra L/C Phát hành L/C/Tu chỉnh L/C (nếu có) Nhận và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán Xử lý bộ chứng từ sau khi kiểm tra Thanh toán và kết thúc hồ sơ Bước 1 Bước 2 Bước 5 Bước 4 Bước 3 Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra L/C Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phát hành L/C Thư yêu cầu phát hành L/C. Thông báo tài trợ thương mại do phòng Quan hệ khách hàng cấp Thư yêu cầu phát hành Thư tín dụng; Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng (nếu có); Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng nhập khẩu có điều kiện. Kiểm tra trước khi phát hành L/C Nhận được hồ sơ yêu cầu phát hành L/C, thanh toán viên kiểm tra số lượng, sự hợp lệ của các giấy tờ quy định. Sau khi ký nhận và ghi rõ ngày giờ nhận được hồ sơ yêu cầu phát hành L/C, thanh toán viên thực hiện tiếp các bước kiểm tra trước khi phát hành L/C Thư yêu cầu phát hành L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng (nếu có). Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện và chỉ thị có sự mâu thuẫn, thanh toán viên hướng dẫn và yêu cầu người mở L/C hoàn chinh trước khi phát hành L/C. Đơn xin mở L/C tu chỉnh L/C (nếu có) theo mẫu đính kèm theo văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán. Bước 3: Phát hành L/C/tu chỉnh L/C (nếu có): Sau khi kiểm tra đầy đủ các điều kiện như quy định, thanh toán viên lập phiếu trình duyệt mở L/C, trình phụ trách phòng và giám đốc ký duyệt. sau khi được sự ký duyệt của lãnh đạo, thanh toán viên tiến hành mở L/C. Thanh toán viên giao cho khách hàng 01 bản sao L/C mới được phát hành và khách hàng ký nhận. Lập hồ sơ theo dõi L/C. Thu phí phát hành L/C: Bảng 3.7: Thu phí phát hành L/C STT Dịch vụ Mức phí (USD) 1 Phát hành thư tín dụng : 1.1 L/C Ký quỹ 100%, hoặc L/C đối ứng (trong trường hợp L/C qui định chỉ phải trả tiền L/C nhập khẩu sau khi nhận được tiền thanh toán của L/C xuất khẩu) Tính theo trị giá L/C Tối thiểu Tối đa 0,05% 50 500 1.2 L/C Miễn ký quĩ hoặc ký quĩ < 100% hoặc đảm bảo bằng hình thức khác: Tối thiểu Tối đa 50 2.000 Phần trị giá L/C được ký quỹ. Tính trên phần trị giá L/C được ký quỹ 0,05% Phần trị giá L/C miễn ký quỹ hoặc được đảm bảo bằng hình thức khác: thời gian tính phí kể từ ngày phát hành đến ngày hết hạn hiệu lực của L/C . Tínhb theo tháng trên phần trị giá L/C miễn ký quỹ hoặc được đảm bảo bằng hình thức khác 0,05% 2 Phí phát hành thư tín dụng sơ bộ 50 (Nguồn: website Vietcombank) Bước 4: Nhận và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán Thanh toán viên sẽ thực hiện các công việc sau: Kiểm tra lại các chứng từ trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ trước khi giao cho khách hàng. Kiểm tra sự phù hợp về nội dung các chứng từ so với điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C liên quan (nếu có), kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau. Cho ý kiến của mình lên phiếu kiểm tra. Trình Kiểm soát viên và phụ trách duyệt Bước 5: Xử lý bộ chứng từ sau khi kiểm tra Sau khi kiểm tra chứng từ theo qui định trên và quyết định chứng từ phù hợp, không có bất hợp lệ, thanh toán viên thực hiện gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định: Chứng từ đòi tiền bằng điện Chứng từ đòi tiền thư Lập thông báo theo mẫu gửi người mở L/C Giao thông báo chứng từ kèm bộ chứng từ cho người mở L/C Bước 6: Thanh toán và kết thúc hồ sơ Kiểm tra nguồn tiền thanh toán L/C thanh toán bằng vốn từ có của người mở L/C: cần kiểm tra tài khoản của người mở L/C L/C thanh toán bằng vốn bảo lãnh của bên thứ 3: cần kiểm tra tài khoản của bên bảo lãnh. L/C thanh toán bằng bốn vay ngân hàng thông báo cho phòng quan hệ khách hàng để được cung cấp vốn ngoại tệ thích hợp… Lập điện thanh toán: Kiểm tra đối chiếu chỉ thị trên lệnh đòi tiền với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn thanh toán đã được qui định trong L/C, sửa đổi L/C. Lập điện thanh toán thích hợp: điện trả tiền MT202 hoặc điện thông báo thanh toán MT799/MT756… Hạch toán thanh toán Thu phí thanh toán theo biểu phí hiện hành của Vietcombank cho người mở L/C hoặc trừ vào tiền hàng theo quy định cụ thể của L/C. Trừ vào tiền thanh toán các khoản phí do người hưởng chiu mà chưa thu. Đóng hồ sơ L/C. Bảng 3.8: Mức phí thanh toán thư tín dụng STT Dịch vụ Mức phí (USD) 1 Thanh toán thư tín dụng (1 bộ chứng từ) Tính theo trị giá bộ chứng từ thanh toán Tối thiểu Tối đa 0,2% 20 500 2 Chấp nhận thanh toán thư tín dụng trả chậm: 2.1 Bộ chứng từ đã ký quỹ 100% : thu phí theo dõi và quản lý chứng từ 30 2.2 Bộ chứng từ chưa ký quỹ hoặc ký quỹ dưới 100% : Phần trị giá bộ chứng từ có ký quỹ tại Vietconbank 30 Phần trị giá bộ chứng từ chưa ký quỹ hoặc được bảo đảm bằng hình thức khác : thời gian tính phí kể từ ngày Vietconbank thông báo chứng từ phù hợp cho khách hàng cho đến ngày đáo hạn (Tính theo tháng) Tối thiểu 0,12% 30 USD (Nguồn: website Vietcombank) Tình hình thực hiện các phương thức TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi: Tình hình xuất nhập khẩu tại Vietcombank Quảng Ngãi từ năm 2006 đến năm 2008 có xu hướng giảm dần. Được thể hiện cụ thể qua bảng doanh số sau: STT Chỉ tiêu thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 - 2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Hàng xuất 23.148.666 34.246.780 99.700.000 11.098.114 47,94 65.453.220 191,12 2 Hàng nhập 636.254.334 509.300.780 348.300.030 -126.953.554 -19,95 -161.000.750 -31,61 Tổng 659.403.000 543.547.560 448.000.030 -115.855.440 -17,57 -95.547.530 -17,58 Đvt: USD Bảng 3.9: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong ba năm 2006 - 2008 (Nguồn: tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi) Bảng 3.9 cho ta thấy xu hướng hàng nhập chiếm nhiều hơn hàng xuất. Bảng 3.10 và biểu đồ 3.1 sẽ cho ta thấy điều này rõ hơn: Đvt: % Bảng 3.10: Cơ cấu % của thanh toán chuyển tiền hàng xuất và hàng nhập trong ba năm 2006 - 2008 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Thanh toán hàng nhập 96,49 93,70 77,75 2 Thanh toán hàng xuất 3,51 6,30 22,25 Tổng 100,00 100,00 100,00 % 2006 2007 2008 năm Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ (%) theo năm 2006, 2007, 2008 của doanh số thanh toán Nhận xét: Qua bảng 3.8, bảng 3.9 và biểu đồ 3.1 trên ta thấy: Doanh số xuất khẩu Doanh số thanh toán xuất khẩu ngày càng tăng mạnh. Năm 2006 doanh số xuất khẩu chỉ đạt 23.148.666 USD. Năm 2007 đạt 34.246.780 USD nhưng đến năm 2008 doanh số xuất khẩu đã tăng mạnh đạt 99.700.000 USD, tăng đến 191,12% so với năm 2007. Dù ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu nhưng Vietcombank vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được chỉ tiêu L/C xuất 2008 tăng so với 2007. Tuy nhiên trên biểu đồ 3.1 đã thể hiện rõ % doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm khá ít so với % doanh thu nhập khẩu. Tỷ lệ doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm lần lượt là 3,51%, 6,30%, 22,25% của năm 2006, 2007, 2008 trong tổng tỷ lệ 100% của thanh toán xuất nhập khẩu. Như vậy Vietcombank cần cố gắng hơn nữa để thu hút khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán xuất khẩu. Doanh số nhập khẩu Về doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2006 đạt đến 636.254.334 USD. Năm 2007 giảm còn 509.300.780 USD, giảm so với năm 2006 là 19,95%. Sở dĩ năm 2006 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cao nhất là vì năm này nhập khẩu máy móc thiết bị cho nhà máy Lọc dầu Dung Quất và các doanh nghiệp khác trong khu kinh tế Dung Quất nên tổng thanh toán cao hơn năm 2007 và năm 2008. Năm 2008 doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 348.300.030 USD, giảm 31,61% so với năm 2007. Tổng thanh toán doanh số thanh toán xuất nhập khẩu từ 543.547.560 USD vào năm 2007 giảm còn 448.000.030 USD vào năm 2008. Tuy kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu có những dấu hiệu khả quan được xây dựng trên những thuận lợi vốn có của thương hiệu Vietcombank nhưng cũng cho ta thấy nhiều khó khăn trở ngại mà Vietcombak Quảng Ngãi cần phải đối mặt và vượt qua khi Ngân hàng đã là Ngân hàng Cổ phần hóa và hầu như các doanh nghiệp đều có xu hướng tin cẩn Ngân hàng nhà nước hơn. Như Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho các dự án dầu khí trọng điểm tại Quảng Ngãi được giải ngân từ Ngân hàng phát triển Việt Nam sang BIDV, thay vì từ Vietcombank Quảng Ngãi như trước đây. Do đó, việc thanh toán cho các nhà thầu nước ngoài của Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất (khách hàng truyền thống của Vietcombank Quảng Ngãi) được thực hiện tại BIDV Quảng Ngãi. Dẫn đến doanh số thanh toán giảm đáng kể. Tình hình thực hiện của phương thức chuyển tiền: Doanh số thanh toán chuyển tiền từ năm 2006 đến 2008 đã có xu hướng tăng lên. Đây là phương thức đem lại nguồn thu lớn cho Vietcombank Quảng Ngãi. Đvt: USD Bảng 3.11: Doanh số thanh toán chuyển tiền trong ba năm 2006 - 2008 STT Chỉ tiêu thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 -2007 Tuyệt đối (%)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaihoanchinh.doc