Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng máy thiết bị công trình của công ty cổ phần xây dựng số 3-Vinaconex 3: MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ một doanh nghiệp tổ chức nào cũng cần có trang thiết bị máy móc dụng cụ dể vận hành nhanh nhất,tốt nhất bộ máy làm việc cuamình. Với sự phát triển của khoa học ngày nay thì việc sử dụng các trang thiết bị máy móc công trình trong ngành x ây dưng càng có lợi hơn bởi no giảm thiểu được thời gian thi công cũng như tăng sự chính xác trong công vi ệc, đảm bảo tính nhanh chóng mà hiệu quả cao.
Với sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì họ cần phải có một hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải tìm ra các phương cách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của công ty.
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 3-VINACONEX 3 là một doanh nghiệp có quy mô và số lượng máy móc thiết bị tương đối hiện đại. Do vây cần phải có một đội ngũ kỹ sư có trình độ cao và đội ngũ công nhân viên có trình độ tay ngh...
69 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng máy thiết bị công trình của công ty cổ phần xây dựng số 3-Vinaconex 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ một doanh nghiệp tổ chức nào cũng cần có trang thiết bị máy móc dụng cụ dể vận hành nhanh nhất,tốt nhất bộ máy làm việc cuamình. Với sự phát triển của khoa học ngày nay thì việc sử dụng các trang thiết bị máy móc công trình trong ngành x ây dưng càng có lợi hơn bởi no giảm thiểu được thời gian thi công cũng như tăng sự chính xác trong công vi ệc, đảm bảo tính nhanh chóng mà hiệu quả cao.
Với sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì họ cần phải có một hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải tìm ra các phương cách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của công ty.
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 3-VINACONEX 3 là một doanh nghiệp có quy mô và số lượng máy móc thiết bị tương đối hiện đại. Do vây cần phải có một đội ngũ kỹ sư có trình độ cao và đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề vững chắc để có thể vận hành có hiệu quả số lượng máy móc thiết bị công trình một cách tốt nhất.
Xuất phát từ những lý do trên và với ước muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai, trong thơi gian thực tập ở Công Ty Cổ Phần Xây Dựng số 3.Cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên phòng Kế hoạch-Kỹ thuật của công ty Cổ Phần Xây Dựng số 3 và sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà,em đã lựa chọn đề tài: "Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Và Sử Dụng Máy Thiết Bị Công trình Của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 3-VINACONEX 3".
Với sự nhận thức của một sinh viên chưa co nhiều kinh nghiệm thực tế nên chắc rằng chuyên d ề này không thể tránh khỏi thiếu sót và nhân thức chưa sâu các vấn đề còn tồn tại,em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.Em cũng xin cam đoan r ng chuyên đề này là kết quả trong kỳ thực tập vùa qua tai công ty VINACON EX 3v à không sao chép bất kỳ tài liệu có s ẵn nào.
CHƯƠNG 1
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH LÀ NHÂN TỐ CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ
1.1.1 Quan niệm về máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là tư liệu lao động, là những vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ dẫn chuyền sự tác động của con người đến những đối tượng lao động để biến đổi những đối tượng lao động thành những sản phẩm thoả mãn nhu cầu con người.
Máy móc thiết bị là tài sản cố định, là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nó quyết định doanh nghiệp tiến hành sản xuất những sản phẩm gì với số lượng và chủng loại bao nhiêu, tiến hành bằng cách nào.
Máy móc thiết bị cũng là năng lực của doanh nghiệp dùng để phát triển sản xuất kinh doanh.
Máy móc thiết bị được sử dụng trong nhiều quá trình sản xuất khác nhau. Chỉ sau khi sử dụng lâu dài và sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường thì máy móc thiết bị mới cần phải được thay thế.
Trong quá trình sử dụng, giá trị của máy móc thiết bị giảm dần nhưng hình thái vật chất của nó không thay đổi mà vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu.
Sự giảm dần giá trị của máy móc tiết bị là do hao mòn sinh ra. Trong các yếu tố vật chất cần thiết của doanh nghiệp thì máy móc thiết bị là bộ phận có giá trị lớn, tham gia nhièu lần vào quá trình sản xuất cho nên nó chuyển dần giá trị vào giá trị của sản phẩm hang hoá, chứ không chuyển hết giá trị của nó cùng một lúc.
Trong các doanh nghiệp thì máy móc thiết bị là hình thái vất chất của vốn cố định. Mà vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có sự đầu tư vốn lớn mà chủ yếu là mua sắm máy móc thiết bị. Do máy móc thiết bị tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất kinh doanh nên vốn cố định có tốc độ chu chuyển chậm.
Trong thực tế, tài sản cố định được đánh giá theo nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tuỳ theo từng giai đoạn cụ thể và căn cứ vào những điều kiện sản xuất nhất định mà những chỉ tiêu này được quy định khác nhau. Nhưng thông thường các chỉ tiêu này xác định thời gian hoạt động và giá trị của tài sản cố định.
1.1.1.1. Xét về mặt giá trị
Trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp gồm có hai phần chính: vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó vốn cố định lại bao gồm, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
Tuỳ theo từng ngành nghề khác nhau và trình độ công nghệ khác nhau thì tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị trong cơ cấu vốn cố định cũng như trong cơ cấu vốn cũng khác nhau. Các ngành nghề công nghiệp càng chính xác, càng tinh vi, trình độ kỹ thuật công nghệ càng cao thì tỷ trọng về giá trị của máy móc thiết bị trong cơ cấu vốn ngày càng cao và ngược lại.
Trong các yếu tố tạo thành vốn cố định của doanh nghiệp thì thiết bị là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất đến tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Trình độ kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng đến yêu cầu của việc tổ chức quả lý sản xuất sao cho cân đối, nhịp nhàng và liên tục.
Vậy về mặt giá trị của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp là một phần vốn của doanh nghiệp đòi hỏi phải được bảo toàn và phát triển.
1.1.1.2. Xét về mặt giá trị sử dụng
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, đòi hỏi có nhiều yếu tố tham gia vào, nhưng có ba yếu tố chính là: sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động.
Trong đó, công cụ lao động trong các doanh nghiệp chủ yếu là máy móc thiết bị nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu của con người. Máy móc tiết bị là sợi dây liên kết giữa sức lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá theo ý muốn chủ quan của con người. Trình độ kỹ thuật, trình độ công nghệ của máy móc thiết bị quyết định phần lớn năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Cũng như xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.3. Xu thế phát triển về máy móc thiết bị đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải dành được thắng lợi trong cạnh tranh. đây là quy luật tất yếu của cơ chế thị trường. Trong đó giá cả và chất lượng được coi là hai công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất được các doanh nghiệp sử dụng. Như vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải có những biện pháp để hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các đơn vị xây dựng nói riêng cần phải có chiến lược đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ hiện đại.
Nhưng chỉ có dây chuyền công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến thối thì chưa đủ mà các doanh nghiệp phải có cách thức tổ chức quả lý, sử dụng máy móc thiết bị sao cho có hiệu quả nhất từ đó mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm mới giúp cho doạnh nghiệp đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
1.1.2. Phân loại máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là một phần của tài sản cố định cho nên việc quản lý chúng rất phức tạp và khó khăn, nhất là các doanh nghiệp có số lượng tài sản cố định lớn, máy móc thiết bị tiên tiến. Vì vậy, để quản lý tốt cần phải chia máy móc thiết bị thành các loại khác nhau dựa theo các tiêu thức khác nhau như số lượng, đặc điểm, kết cấu, phương thức hoạt động, công dụng và dựa vào tính chất của quá trình sản xuất, có thể phân loại máy móc thiết bị thành các loại sau đây.
1.1.2.1. Theo phương thức hoạt động
* Phương tiện vận tải:
Là các loại xe dùng để trở nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
* Thiết bị văn phòng:
Đây là các loại máy phục vụ cho công tác văn phòng với tính năng gọn nhẹ nên nó chỉ thích hợp trong các phòng ban, những loại máy này có tác dụng thiết kế các bản vẽ kỹ thuật, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, soạn thảo công văn, phô tô tài liệu... ví dụ như máy tính, máy vẽ, máy đồ hoạ, máy Fax...đối với các thiết bị này có thể phù hợp với tất cả các công ty.
* Thiết bị kỹ thuật và xây dựng.
Đây là những thiết bị phục vụ cho quá trình thi công công trình và xử lý những chỗ không đạt yêu cầu với thiết kế công trình, dây là những loại máy chuyên dùng để thực hiện những công việc khó và phức tạp. như máy siêu âm bê tông, máy định vị cốt thép, máy đo đạc bản đồ, máy ép thuỷ lực, máy nén 3 trục...đây là những loại máy chỉ dùng cho công tác xây dựng, vì chúng chỉ thực hiện được mỗi một chức năng riêng là thiết kế xây dựng.
* Máy san nền.
Đây là loại máy rất cần thiết cho các công trình xây dựng, chúng hoạt động theo chiều song song với mặt đất và phương thức hoạt động của chúng là san phẳng mặt bằng xây dựng, xử lý những chỗ đất bị lún đó là các loại máy như: ủi, lu, máy xúc...
1.1.2.2 .Theo hình thức sử dụng.
* Máy móc thiết bị đang sử dụng.
Đây là những máy móc thiết bị đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Số lượng máy móc thiết bị đưa vào hoạt động càng nhiều thì điều đó chứng tỏ rằng công ty kinh doanh càng có hiệu quả.
* Máy móc thiết bị chưa sử dụng.
Đây là những máy móc thiết bị do nguyên nhân chủ quan, hoặc khác quan nên chưa thể đem vào sử dụng được như: máy móc thiết bị mới nhập về chưa lắp giáp hoặc đang trong thời gian chạy thử, máy móc thiết bị đang trong thời gian sửa chữa...
* Máy móc thiết bị không cần dùng chờ thanh lý.
Đây là những máy móc thiết bị do công ty không cần hoặc những máy móc hư hỏng không sử dụng được hay còn sử dụng được nhưng dã lạc hậu về kỹ thuật đang chờ đợi để giải quyết.
Như vậy qua chách phân loại này có thể giúp cho các nhà quản lý thấy được quá trình quản lý và khả năng sử dụng máy móc thiết bị của công ty qua đó đánh giá được thực trạng về máy móc thiết bị trong doanh nghiệp.
1.1.2.3 Theo quyền sở hữu.
Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý máy móc thiết bị phân biệt được loại máy móc nào thuộc quyền sở hữu của đơn vị mình trích khấu hao, loại máy móc thiết bị nào đi thuê ngoài không tính trích khấu hao nhưng phải có trách nhiệm thanh toán tiền đi thuê và hoàn trả đầy đủ khi kết thúc hợp đồng thuê giữa hai bên. cho nên máy móc thiết bị được phân ra thành:
* Máy móc thiết bị do công ty tự có.
Là những máy móc thiết bị do công ty tự mua sắm được bằng nguồn vốn tự có tự bổ sung của mình, nguồn vốn do nhà nước cấp, nguồn vốn do liên doanh, liên kết.
* Máy móc thiết bị đi thuê
Đây là những máy móc thiết bị do công ty thuê về để sử dụng trong một thời gian có thể là dài hạn hoặc cũng có thể là ngắn hạn tuỳ theo tính chất công việc mà doanh nghiệp phải làm, hình thức thuê máy móc thiết bị này có thể là công ty không đủ máy để làm việc hoặc cũng có thể là do thính chất công việc quá nên phải thuê thêm máy...
1.1.2.4 Theo nguồn hình thành.
* Máy móc thiết bị do nhà nước cấp
* Máy móc thiết bị mua sắm bằng nguồn vốn đi vay
* Máy móc thiết bị được công ty bổ sung thêm
* Máy móc thiêt bị nhận góp vốn liên doanh liên kết.
1.1.3. Vai trò của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất
Trong doanh nghiệp công nghiệp, máy móc thiết bị là yếu tố quyết định quá trình sản xuất kinh doanh.
Khi nhận xét về vai trò máy móc thiết bị, Các Mác đã chỉ ra rằng "Hệ thống máy móc là xương cốt và bắp thịt của sản xuất". Điều đó khẳng định ý nghĩa của máy móc thiết bị đối với quá trình sản xuất. Sản xuất được mở rộng chính là nhờ có sự phát triển ngày càng tằn của hệ thống máy móc thiết bị.
Sự phát triển của máy móc thiết bị đã làm cho sản xuất từ chỗ thủ công tiến đến nửa cơ khí, cơ khí toàn bộ và đỉnh cao là tự động hoá quá trình sản xuất. điều đó đã làm cho sức sản xuất tăng lên không ngừng, sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng hơn chính là nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.
Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất của quá trình sản xuất bvà như vậy mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tính chất đặc điểm và quy mô sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị ở doanh nghiệp. Từ chỗ quyết định đến quá trình sản xuất, tác động đến hệ thống tổ chức sản xuất, đến quyết định và chi phối hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Hệ thống tổ chức quản lý xây dựng trên cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ đảm bảo phát huy hết khả năng hiện có của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Máy móc thiết bị của doanh nghiệp quyết định tính chất đặc điểm sản phẩm sản xuất ra. Sản phẩm làm ra với chất lượng cao, khối lượng lớn cũng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc thiết bị ở doanh nghiệp. Hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất.
Đầu tư máy mocs thiết bị tiên tiến vào sản xuất sẽ giảm bớt sức lao động, tiến tới thay dần sức lao động. Trong quá trình sản xuất, nhờ trình độ khoa học phát triển, nhiều loại máy móc thiết bị được chế tạo ra với những tính năng kỹ thuật cao đã làm cho phạm vi thay thế của máy móc thiết bị cho sức lao động của công nhân tăng lên. Máy móc thiết bị thay thế người lao động làm tăng năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, thời gian gia cộng chế tạo rút ngắn, quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng. Sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao đời sống người lao động. Người lao động sẽ có nhiều khả năng để phát triển trí lực và sức lực của mình phục vụ cho sản xuất được tốt hơn. tự động hoá là bước phát triển cao nhất của cơ khí hoá cho phép người lao động hoàn toàn làm chủ quá trình sản xuất. người lao động giờ đây thay vì cùng máy gia công, sản xuất sản phẩm đã tách riêng ra khỏi quá trình nay để thực hiện công tác kiẻm tra, theo dõi sự hoạt động của máy móc thiết bị, điều chỉnh máy móc thiết bị cho phù hợp. Còn máy móc thiết bị sẽ tự động sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối.
Đạt đến trình độ tự động hoá máy móc thiết bị không chỉ làm giảm nhẹ lao động mà tiến tới thay thế lao động người cộng nhân.
Hệ thống máy móc thiết bị đang hoạt động theo những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ đẩy nhanh quá trình chế tạo sản phẩmH, thời gian sản xuất được rút ngắn, làm cho năng suất lao động được nâng cao.
Nhờ có sự tham gia của máy móc thiết bị trong sản xuất, người công nhân sẽ đảm đương được một khối lượng công việc ngày càng tăng. Do đó sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều. Doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao có điều kiện tích luỹ để mở rộng sản xuất hơn trước, sản xuất sẽ được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Hoạt động của máy móc thiết bị sẽ tạo điều kiện khuyến khích khả năng sáng tạo của người công nhân. cũng nhờ đó mà sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng đa dạng. Doạnh nghiệp có khả năng cung cấp một khối lượng sản phẩm lớn hơn trước với mẫu mã phong phú, chất lượng cao thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Như vậy, máy móc thiết bị đóng vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Sử dụng máy móc thiết bị tốt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm làm ra nhiều hơn, doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ, đầu tư mở rộng sản xuất. nên việc quan tâm đến sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp nhất định để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đảm bảo cho chúng phát huy hết công suất trong sản xuất.
1.2. NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
Trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp muốn đánh giá được hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thì cần phải căn cứ vào một số chỉ tiêu đánh giá sau đây.
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt hiện vật
a, Trình độ sử dụng số lượng máy móc thiết bi
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để biết được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không các nhà quản lý thường căn cứ vào số lượng máy móc, thiết bị tham gia hoạt động trong sản xuất. Nhưng để có một lượng máy móc thiết bị hoạt động đúng với khả năng của doanh nghiệp hiện có thì đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ giỏi để quản lý và sử dụng chúng có hiệu quả.
* Hệ số sử dụng thiết bị hiện có.
= → 1
Chỉ tiêu này đánh giá số máy móc, thiết bị thực tế hiện có trong doanh nghiệp đã được sử sụng là bao nhiêu, tỷ số này càn gần tới một càng tốt.
Khi đã đánh giá được các chỉ tiêu nêu trên, người ta tiến hành so sánh chúng giữa các năm để biết được trình độ sử dụng số lượng máy móc thiết bị để điều chỉnh cho hợp lý.
b, Trình độ sử dụng về thời gian
Để đánh giá trình độ sử dụng về thời gian làm việc của máy móc thiết bị :
= → 1
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian thực tế làm việc, tỷ số này cang gần tới 1 càng tốt
c, Trình độ sử dụng về công suất
Để đánh giá trình độ sử dụng về công suất của máy móc thiết bị người ta thường dùng công thức sau:
Công suất thực tế huy động
Trình độ sử dụng về = 1
Công suất Công suất thiết kế
Chỉ tiêu này nói lên công suất thực tế làm việc so với công suất thiết kế là bao nhiêu, tỷ số này càng gần tới 1 càng tốt.
d,Hệ số đổi mới máy móc thiết bị
Căn cứ vào quá trình làm việc của máy các nhà quản lý sẽ tiến hành đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường và bắt kịp với nền công nghiệp hoá hiện nay.
Tổng giá trị máy móc thiết bị đã đổi mới
Hệ số đổi mới máy móc thiết bị =
Tổng giá trị máy móc thiết bị hiện có
Sau khi đã tính được chỉ tiêu này các nhà quả lý biết được doanh nghiệp mình đã đổi mới được số lượng máy móc thiết bị là bao nhiêu, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả làm việc của doanh nghiệp.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt giá trị
Như chúng ta đã biết máy móc thiết bị là hình thái vật chất của vốn cố định. Do đó khi chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người tà thường đánh giá thông qua hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị.
Xuất phát từ việc coi máy móc thiết bị là một yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với các kết quả thu được trong chu kỳ kinh doanh thông qua các chỉ tiêu sau:
a, Sức sản xuất của thiết bị
Tổng doanh thu năm
Sức sản xuất của MM,TB =
Giá trị máy móc thiết bị sử dụng bình quân năm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng giá trị bình quân máy moc thiết bị bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
b, Năng suất lao động
Tổng doanh thu
Năng suất lao động =
Tổng số lao động bình quân năm
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết năng suất lao động của một người công nhân trong một năm thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
c, Sức sinh lời của máy móc thiết bị
Công thức tính:
Lợi nhuận trong năm
Sức sinh lời của MM,TB =
Tổng giá trị máy móc thiết bị bình quân năm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu sức sinh lời của máy móc thiết bị cho biết một đồng nguyên giá bình quân máy móc thiết bị sử dụng trong năm đem lại mấy đồng lợi nhuận.
d, Hiệu quả sử dụng lao động.
Lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng lao động =
Tổng số công nhân bình quân năm
Chỉ tiêu này cho biết cứ một công nhân làm việc trong một năm thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
e, Khả năng hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách.
Các khoản nộp ngân sách
Khả năng hoàn thành =
Nghĩa vụ nộp ngân sách Tổng giá trị máy móc thiết bị bình quân năm
Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biêt các khoản nộp ngân sách nhà nước trong mỗi năm đem lại bao nhiêu đồng giá trị máy móc thiết bị
1.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Quản lý máy móc thiết bị là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý ở doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự hoạt động của máy móc thiết bị gắn liền với hình thái vật chất của nó. Vì vậy để quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị thì cần phải có một số hình thức quản lý cụ thể.
1.3.1. Nội dung công tác quản lý máy móc thiết bị
1.3.1.1. Công tác tổ chức bố trí máy móc thiết bị:
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu lao động cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định công tác tổ chức quản lý, sử dụng và bố trí máy móc thiết bị trong sản xuất là một công tác khó khăn phức tạp, không kém gì công tác quản lý lao động. Máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp xây dựng công trình thường có rất nhiều chủng loại, do nhiều nước sản xuất, mang tính đặc chủng. Các công trình phân tán rộng khắp các tỉnh từ Bắc tới Nam, trên nhiều địa hình từ đồng bằng, trung du, miền núi, đô thị. Nên công tác tổ chức bố trí máy móc thiết bị phải được quản lý từ những người có trình độ và nghiệp vụ quản lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Máy móc thiết bị phải được lập hồ sơ chi tiết quản lý ngay từ khi mua về, phải được cập nhật hàng ngày về tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị. Khi đưa máy móc thiết bị vào sản xuất thì bộ phận quản lý máy móc thiết bị của doanh nghiệp bàn giao cho bộ phận sản xuất (các phòng ban) theo hình thức bàn giao khoán sau khi đã lắp đặt và chạy thử. Khi bàn giao phải có hợp đồng, biên bản bàn giao, hồ sơ hiện trạng thiết bị khi đưa vào sản xuất. khi máy móc thiết bị được điều động từ công trình này sang công trình khác hay từ đội sản xuất này sang đội sản xuất khác trong nội bộ doanh nghiệp cũng đòi hỏi phải có biên bản bản bàn giao. Khi máy móc thiết bị được đưa vào sản xuất, người trực tiếp sử dụng, vận hành phải được đào tạo để có đủ khả năng trình độ sử dụng máy móc thiết bị mình được giao.
*Nội dung quản lý xe máy thiết bị bao gồm:
-Quản lý về số lượng,chất lượng chủng loại,tính năng kỹ thuật của xe máy,thiết bị thi công,thiết bị gia công cư khí-sữa chũă thuộc tài sản cố định(kể cả tài sản đã được thanh lý phục hồi đưa vào sử dụng)
-Bảo dưỡng,sữa chữa định kỳ và xác định thời gian sử dụng của xe máy thiết bị
-Sữa chữa xe máy
-Thanh lý xe máy và thiết bị
-Đầu tư mua sắm thêm xe máy và thiết bị mới
-Điều động và tiếp nhận xe máy thiết bị
-Quản lý,lưu trữ hồ sơ xe máy thiết bị
-Thực hiện các thể chế,quy trình,quy phạm trong sử dụng,bảo dưỡng,bảo quản và sữa chữa xe máy thiết bị
-Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định
-Thực hiên chế độ trách nhiệm trong quản lý,sử dụng xe máy thiết bị
-Đào tạo,bổ túc,nâng cao trình độ nghề nghiệp cho thợ vận hành và sữa chữa xe máy thiết bị
-Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý,vận hành,bảo dưỡng,sữa chữa và sử dụng xe máy thiết bị
1.3.1.2.Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị tham gia nhiều lần, nhiều chu kỳ sản xuất ra sản phẩm, trong quá trình hoạt động sản xuất những máy móc thiết bị này có thêt bị hỏng hóc.
Để duy trì tuổi thọ máy móc thiết bị trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị vào sản xuất thì phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa trùng tu, đại tu theo định kỳ để giảm hỏng hóc thiết bị khi vận hành. Trong công tác sửa chữa máy móc thiết bị lại chia thành hai loại: sửa chữa lớn và sửa chữa nhỏ.
Công tác sửa chữa lớn do doanh nghiệp đảm nhiệm, thường phải thuê bên ngoài sửa chữa.
Công tác sửa chữa nhỏ do các tổ, đội sản xuất chịu trách nhiệm.
1.3.2. Hao mòn máy móc thiết bị
a, Hao mòn hữu hình
Là sự hao mòn về mặt vật chất tức là tổn thất dần về mặt chất lượng và tính năng kỹ thuật của máy móc thiết bị cuối cùng máy móc thiết bị đó không sử dụng được nữa và phải thanh lý.
Thực chất về mặt kinh tế của hao mòn hữu hình là giá trị của máy móc thiết bị giảm dần và giá trị của nó được chuyển dần vào giá thành sản phẩm được sản xuất ra. Hao mòn hữu hình được biểu hiện ở chỗ máy móc thiết bị mất dần đi khả năng hoạt động của chúng và sự thể hiện rõ rệt nhất là trong quá trình sản xuất nó làm việc kém hiệu quả và sản phẩm làm ra chất lượng không cao, tiêu tốn nhiều nguyên liệu.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hao mòn hữu hình máy móc thíêt bị, có thể chia thành 3 nhóm sau:
+ Nhóm những nhân tố thuộc về chất lượng chế tạo như vật liệu dùng để sản xuất ra máy móc thiết bị, trình độ và công nghệ chế tạo, chất lượng lắp giáp
+ Nhóm những nhân tố thuộc về quá trình sử dụng như mức độ đảm nhận về thời gian và cường độ sử dụng, trình độ tay nghề của công nhân, việc chấp hành quy tắc, quy trình công nghệ, chế đọ bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa...
+ Nhóm những nhân tố ảnh hưởng của tự nhiên, như khí hậu, thời tiết...
b, Hao mòn vô hình.
Hao mòn vô hình là hao mòn về mặt giá trị, do tiến độ khoa học kỹ thuật gây nên, được biểu hiện dưới 3 hình thức:
+ Máy móc thiết bị giảm giá trị do năng suất làm việc không cao, chất lượng sản phẩm làm ra không tốt..
+ Máy móc thiết bị giảm giá trị do có một loại thiết bị khác cùng loại tốt hơn và giẻ hơn xuất hiện
+ Máy móc thiết kém phẩm chất do sản phẩm làm ra bị lỗi thời...
1.3.3. Khấu hao máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị được sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao mòn dần và được dịch chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm làm ra. Phần giá trị này được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao, được hạch toán vào giá thành sản phẩm để hình thành quỹ khấu hao đáp ứng nhu cầu sửa chữa lớn, khắc phục, cải tạo đổi mới, hoăc mua sắm thêm máy móc thiết bị.
Khấu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo toàn và phát triển vốn, trong kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện khấu hao đúng đủ giá trị thực tế máy móc thiết bị không những phản ánh đúng thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo quỹ khấu hao, duy trì được số vốn bỏ ra.
Có hai hình thức khấu hao là khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn. Trong quá trình khấu hao, tiến trình khấu hao biểu thị phần giá trị của máy móc thiết bị đã chuyển vào sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Do phương thức bù đắp và mục đích khác nhau nên tiền trích khấu hao máy móc thiết bị chia thành hai bộ phận:
+ Tiền trích khấu hao cơ bản: Dùng để bù đắp cho máy móc thiết bị sau khi bị đào thải vì mất giá trị sử dụng. Nếu là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp trích một phần tiêu hao này vào ngân sách nhà nước, phần còn lại bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất theo cả hai chiều đó là chiều rộng và chiều sâu. các doanh nghiệp thuộc loại hình khác lập quỹ khấu hao cơ bản để đuy trì hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng.
+Tiền khấu hao sửa chữa lớn: Dùng để sửa chữa máy móc thiết bị một cách có kế hoạch và có hệ thống nhằm duy trì khả năng sản xuất của máy móc thiết bị trong suốt thời gian sử dụng. Doanh nghiệp tính một phần tiền khấu hao sửa chữa lớn gửi vào một tài khoản riêng ở ngân hàng dùng để làm nguồn vốn cho kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị.
Tỷ lệ khấu hao là tỷ lệ phần trăm giữa tiền trích khấu hao hàng năm so với nguyên giá máy móc thiết bị. Do đó việc xác định tỷ lệ khấu hao quá thấp sẽ không bù đắp được hao mòn thực tế của máy móc thiết bị, doanh nghiệp sẽ không bảo toàn được vốn cố định, còn nếu tỷ lệ khấu hao quá cao yêu cầu cho bảo toàn vốn được đáp ứng, song nó sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành muốn đổi mới máy móc thiết bị doanh nghiệp phải tích luỹ trong một thời gian dài tuỳ loại máy móc thiết bị. Sau thời gian này, khấu hao của doanh nghiệp thường bị giảm tương ứng so với sự mất giá của đồng tiền và doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để tái đầu tư máy móc thiết bị. Mặt khác phương pháp khấu hao đường thẳng hiện nay (khấu hao theo tỷ lệ % cố định trong suốt thời gian sử dụng máy móc thiết bị) chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn, đổi mới thiết bị và ứng dụng kỹ thuật mới vào giá thành kinh doanh. Một lý do khách quan nữa là giá trị máy móc thiết bị không được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với mặt bằng về giá hàng năm nên gía trị của máy móc thiết bị tính khấu hao rất thấp so với giá hiện hành.
Căn cứ theo những mức độ sản xuất khác nhau, đối với từng công việc hiện nay người ta đưa ra 3 phương pháp khấu hao cơ bản
* Phương pháp 1: Phương pháp tỷ lệ bình quân theo thời gian.
Đặc trưng của phương pháp này là xác định tỷ lệ khấu hao gồm hai yếu tố:
+ Yếu tố tổng giá trị máy móc thiết bị theo nguyên giá.
+ yếu tố về thời gian sử dụng bình quân máy móc thiết bị, căn cứ vào tuổi thọ bình quân của máy móc thiết bị ta có:
Tổng nguyên giá máy móc thiết bị
Mức KHMMTB 1 năm =
Thời gian sử dụng bình quân
Mức khấu hao
Tỷ lệ khấu hao = x 100%
Tổng nguyên giá máy móc TB
Phương pháp này đơn giản, dễ xác định, đảm bảo thu hồi vốn phù hợp với tuổi thọ của máy moc thiết bị, đồng thời nó cũng tạo ra sự ổn định cho chi phí khấu hao trong giá thành.
Nhưng phương pháp này có nhược điểm:
ít có khả năng để hạn chế tổn thất hao mòn vô hình.
Hạn chế việc tái đầu tư đổi mới thiết bị.
* Phương pháp 2: phương pháp tổng hợp.
Tỷ lệ khấu hao bình quân được tính theo:
Trong đó: Tk: Là tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp
Fi: Là tỷ trọng nhóm i
Zi: Là tỷ lệ khấu hao nhóm i
Mk = NG xTk
Trong đó:
Mk : Mức khấu hao tổng hợp bình quân
NG : Nguyên giá máy móc thiết bị
* Phương pháp 3: Phương pháp tỷ lệ luỹ thoái:
Thực hiện khấu hao theo dãy tỷ lệ có tính hệ thống bắt đầu từ một tỷ lệ cao nhất, sau đó giảm dần cho đến năm cuối cùng của quá trình thu hồi vốn đầu tư là tỷ lệ thấp nhất.
Vấn đề đặt ra là phải xem xét khả năng của giá thành và lợi nhuận để áp dụng hệ thống khấu hao nào cho phù hợp.
Muốn khấu hao được theo phương pháp này phải sử dụng hết công suất máy móc thiết bị.
Ưu điểm của phương pháp khấu hao này:
Tạo khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh.
Hạn chế tổn thất hao mòn vô hình, tiết kiệm lợi tức tiền vay trong chi phí kinh doanh.
Tạo điều kiện đổi mới công nghệ.
Nhược điểm của phương pháp này là:
Nhà nước việt nam khống chế khấu hao, vì khấu hao nhiều sẽ dẫn đến giảm thuế
Khó khăn trong bảo đảm cho doanh nghiệp có được mức lợi nhuận nhất định đủ khả năng trích các quỹ và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY VINACONEX 3
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
*Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng số 3VINACONEX 3 trực thuộc tổng công ty xây dựng VINACONEX.
-Địa chỉ trụ sở:249- Đường Hoàng Quốc Việt -Quận Cầu Giấy -Hà Nội
-Tel:04 8361756 -04 7560332-04 7560333 -05 7567908
-Fax:04 7560333
-E-mail: vinaconex3@hn.vnn.vn
-Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Chế -Giám đốc
*Quyết định thành lập:
Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty xây dựng 3-VINACONEX 3 thành doanh nghiệp cổ phần Công ty Cổ phần xây dựng số 3 tên gọi tắt là VINACONEX 3.Số 1049 Q Đ/BXD ngay 07 tháng 8 năm 2002 của Bộ Xây Dựng.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ Phần số 3 0103001380 thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX
Quyết định số 1208/Q Đ-BXD ngày 25/9/2002 của Bộ trưởng Bộ xây dựng công nhận xếp hạng Công ty cổ phần xây dựng số 3 là Doanh nghiệp hạng I từ ngày 01/7/2002
*Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đơnvị:VNĐ
Danh mục
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1.Tổng tài sản có
169.695.291.197
297.018.404.862
423.720.788.673
2.Tài sản có lưu động
141.822.161.101
260.557.591.196
293.437.005.770
3.Tổng số tài sản nợ
169.695.291.197
297.018.404.862
406.470.606.404
4.Tài sản nợ lưư động
162.213.755.219
285.142.487.511
395.870.837.404
5.Lợi nhuận trước thuế
2.596.624.940
4.324.930.793
6.326.259.853
6.Lợi nhuận sau thuế
1.765.704.940
3.113.950.171
4.554.906.853
7.Doanh thu
103.864.998.787
125.151.482.683
137.802.390.314
Trong những năm qua công ty luôn luôn nổ lực phấn đấu để xứng đáng là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng,với phương châm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ công ty đã trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.Với tốc độ tăng trưởng nhanh từ 20-25% trong những năm vừa qua,tổng giá trị cũng như doanh thu và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước luôn tăng, đời sống của cán bộ công nhan viên ngày càng ổn định.
Nguồn tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty là đơn vị thuộc loại hình sở hữu vốn của nhà nước, hình thức hoạt động kinh doanh độc lập tự chủ, tự hạch toán trang trải và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, cho nên nguồn lực tài chính của công ty ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, công ty đã không ngừng tăng cường công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của nhà nước. Đây là sự đòi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay.
Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh ở công ty luôn là vấn đề lớn, nó đảm bảo yêu cầu kinh doanh đặt ra.
2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3.
2.2.1. Đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn và thị trường kinh doanh của Công ty
Các ngành nghề kinh doanh chính:
-Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng,công nghiệp,bưu điện,các công trình thủy lợi,giao thông đường bộ các cấp,sân bay,bến cảgn,cầu cống.các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế đến 110 KV,thi công xây lắp nền móng,xữ lý nền đất yếu,các công trình xây dựng cấp thoát nước,lắp đăt dường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh,trang trí nội thất,gia công lắp đặt khung nhôm kính các loại.
-Xây dựng và kinh doanh nhà cho thuê văn phòng,kinh doanh bất động.khách sạn du lịch
-Lắp đặt các cấu kiện bê tông ,kết cấu thép,các hệ thông kỹ thuật công trình,các loại máy móc thiết bị(thang máy, điêhòa,thông gió,phòng cháy,chữa cháy,cấp thoát nước)
-Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng:gạch,ngói,cát,đá,sỏi,xi măng,tấm lợp,gỗ..dùng trong xây dựng ,sản xuất kinh doanh đồ gỗ,hàng tiêu dùng.
-Tư vấn đầu tư xây dụng,thực hiên các dự án đầu t ư.
-Dịch vụ cho thuê,bảo dưỡng xe máy,kinh doanh thiết bị xây dựng
-Xuất khẩu lao dộng,xuất khẩu xây dựng
-Kinh doanh xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ,hàng nông lâm thủy sản,hang ti u dùng.
-Kinh doanh các ng nh nghề khác trong phạm vi dăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật
Việc tạo ra một sản phẩm trong ngành xây dựng nói chung và ngành tư vấn thiết kế xây dựng nói riêng mang tính chất đặc thù không giống với bất kỳ ngành sản xuất nào. các công trình mà công ty đã thực hiên thiết kế, giám sát là những công trình quan trọng, thực hiện thời gian dài, vốn đầu tư lớn cho nên đòi hỏi sự tập trung cao độ các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. điều này đòi hỏi công tác tổ chức, bó trí, điều động máy móc thiết bị kiểm tra thăm dò chất lượng công trình phải được thực hiện một cách hợp lý, có hiệu quả. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.
Trong những năm qua, thị trường của công ty không ngừng mở rộng. đó là thị trường của các công trình xây dựng dân dụng, công nghịêp và kiến trúc đô thị trong cả nước. Do đó đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn đồng thời đội ngũ kỹ thuật viên phải có trình đổ cao để có thể vận hành máy móc thiết bị một cách có hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Cho đến nay công ty đã đảm nhận tư vấn, khảo sát thiết kế nhiều công trình trọng điểm .
- Một số công trình đã hoàn thành :
Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3 là thành viên thuộc Tổng công ty XNKXD Việt Nam - VINACONEX, được Nhà nước cho phép xây dựng các công trình Thể thao văn hoá, bể bơi, các công trình công nghiệp - dân dụng - đường bộ - đường dây và trạm biến áp điện - các công trình thủy lợi, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở...
Trong thời gian qua, Công ty cổ phần xây dựng số 3 đã thi công rất nhiều công trình trọng điểm có qui mô nhỏ - vừa đến lớn, trong tất cả các lĩnh vực.Trước hết phải nói đến lĩnh vực chuyên ngành xây dựng mà Công ty có rất nhiều thế mạnh trên phạm vi cả nước và nước ngoài điển hình là các công trình:
Các công trình bệnh viện như:
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội; Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội; Bệnh viện Thái Bình; Bệnh viện đa khoa Hà Tây; Bệnh viện đa khoa Bình Định; Bệnh viện phụ sản Thái Nguyên; Nhà khám sức khoẻ bệnh nhân trung cao cấp Bệnh viện đa khoa Bình Định; Phòng khám sức khoẻ cán bộ Thành phố Hà Nội – Bệnh viện Xanh Pôn; bệnh viện tỉnh Hải Dương...
Trụ sở và nhà ở như:
Trụ sở Hội Nhà báo 59 - Lý Thái Tổ - Hà Nội; Nội thất Trụ sở Ngân hàng Trung ương 49 - Lý Thái Tổ - Hà Nội; Nội ngoại thất nhôm kính Pháp, kính Tây Ban Nha Nhà 8 tầng - 334 Bà Triệu; Nhà B7 Giảng Võ - Hà Nội; Chợ Rồng - Nam Định; Khách sạn GUOMAN - 83 Lý Thường Kiệt; Trụ sở Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Giang; Trụ sở UBND Thành phố Thái Bình; Trụ sở 8 tầng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trụ sở 8 tầng tại đường Hoàng Quốc Việt của Công ty Đông Đô - Bộ Quốc phòng; Viện nghiên cứu Thanh niên Trung ương đoàn - Hà Nội; Đại sứ quán úc Hà Nội; Trụ sở điều hành Tổng công ty VINACONEX Hà Nội; Viện bảo tàng thế hệ trẻ VN - TƯ đoàn Hà Nội; Khách sạn GREEN HOTEL Cửa Lò; Trụ sở Y tế Thái Nguyên; Kho bạc nhà nước Tỉnh Bình Định; Nâng cấp cải tạo Bưu Điện Thành phố Hà Nội 75 - Đinh Tiên Hoàng; Nhà làm việc kiêm kho tiền chi nhánh Ngân hàng NN& PTNT Bình Định; Khách sạn Bạch Đằng tỉnh Hải Dương; Tổ hợp văn phòng và khách sạn số 9 Đào Duy Anh vv...
-Chúng tôi cũng đã và đang tham gia xây dựng các công trình công nghiệp, như :
Nhà máy xi-măng Hà Giang; Nhà máy sản xuất hệ thống viễn thông VINECO Hà Nội; Nhà máy chế biến hạt giống Thái Bình; Nhà máy may IVORY Thái Bình; Xưởng gia công và chế biến giấy Tissue Cầu Đuống; Nhà điều hành Tổng đài khu vực phía nam Hà Nội; Nhà máy sản xuất phân vi sinh Cầu Diễn, nhà máy tôn mạ màu Thái Bình...
-Các công trình hạ tầng có quy mô lớn:
đã được Công ty thực hiện như: Cụm các trường Đại học Xây dựng - Bách khoa - Kinh tế quốc dân, Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Phòng đọc thư viện trường chính trị Thái Bình, Trường PTCS Hồng Kỳ Sóc Sơn - Hà Nội, Hội trường ĐH Ngoại Ngữ - Hà Nội. Các công trình hạ tầng về nước: Nhà máy nước thị trấn Gia Lâm với công suất 30,000m3/ngày và dung tích 6000m3, Tuyến ống truyền dẫn F 800 Cáo Đỉnh - Nghĩa Đô, Nhà máy nước thị xã Hà Đông, Nhà máy nước Cáo Đỉnh, Nhà máy nước Nam Dư, Trạm bơm Tân Chi – Bắc Ninh, hệ thống cấp nước sạch xã Thịnh Liệt huyện Thanh Trì - Hà Nội,Đường dây 35 KV, đường dây hạ thế và trạm biến áp ven đường 14 Đồ Sơn – Hải Phòng, đường dây hạ thế và trạm biến áp khu công nghiệp Phù Long – Cát Hải – Hải Phòng ...v.v.
-Các công trình thể thao văn hoá, bể bơi như::
Nhà thi đấu thể thao Thái Nguyên; Nhà luyện tập thi đấu thể thao Công ty giấy Bãi Bằng; Nhà văn hoá đa năng trung ương đoàn Hà Nội; Nhà thi đấu thể thao Thanh Hoá; Nhà thi đấu thể thao Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ công trình phục vụ SEAGAME 22, Bể bơi Thanh Xuân - Trung ương Đoàn Hà Nội; Bể bơi Công đoàn Công ty giấy Bãi Bằng - Phú Thọ; Bể bơi Tỉnh Hoà Bình, sân vận động tỉnh Phú Thọ...vv
Trong lĩnh vực thi công các công trình đường giao thông :
một số tuyến đường chính đã được chúng tôi thực hiện là: Đường Xuân Hoà Đại Lải - Vĩnh Phúc; Đường quốc lộ 14 Đắc Lắc - Buôn Mê Thuột, đường Khe Gồi - Ninh Bình, Đường quốc lộ 32, Đường Lê Phụng Hiểu - Bắc Ninh, Đường Vũ Yểng - ấm Thượng, Đường trục chính nông trường Đồng Giao; Đường Giao thông thị xã Sông Công -Thái Nguyên ...
Trong lĩnh vực thực hiện quản lý đầu tư dự án, Công ty đã và đang thực hiện:
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở liền kề và chung cư 5 tầng có tầng 1 là gara, cho cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng số 3 tại ngõ 249 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội, hoàn thành năm 2001.
Khu nhà ở và cho thuê tại phường Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội có tổng mức vốn đầu tư trên102 tỷ đồng trên diện tích 16.200 m2 khởi công xây dựng tháng 10 năm 2003.
Dự án đầu tư xây dựng chợ Bo Tỉnh Thái Bình theo hình thức B.O.T với tổng số vốn đầu tư 27 tỷ đồng bao gồm 500 kiốt để kinh doanh và hệ thống hạ tầng đồng bộ.
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và nhà ở, văn phòng, khách sạn tại thành phố Yên Bái với mức vốn đầu tư 86 tỷ đồng trên diện tích 56.224.
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Trần Hưng Đạo thị xã Thái Bình với tổng mức vốn đầu tư trên 124 tỷ đồng trên diện tích 48.245 m2 .
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng – VINACONEX 3 tại thị trấn Phổ Yên Thái Nguyên với công suất 50 triệu viên/năm với tổng vốn đầu tư trên 32 tỷ đồng trên diện tích 180.000 m2.
Dựa án đầu tư xây dựng khu liên hiệp sản xuất công nghiệp VINACONEX 3 – Quang Minh Vĩnh Phúc, với tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng trên diện tích 50.000 m2.
Dự án đầu tư khu đô thị Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội với tổng vốn đầu tư là 378 tỷ đồng trên diện tích 158.500 m2.
Dự án đầu tư theo hình thức B.O.T chợ Phương Lâm – Hoà bình với tổng mức đầu tư là 30.5 tỷ đồng.
Ngoài ra còn đang triển khai nhiều dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư các khu đô thị mới như: nhà xưởng sửa chữa thiết bị xây dựng, sản xuất đồ gỗ tại Bích Hoà - Hà Tây, Dự án án đầu tư xây dựng khu đô thị tại phường Phan Đình Phùng Thành Phố Thái Nguyên...vv.
Công ty với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ sư, kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đội ngũ công nhân lành nghề, hầu hết được đào tạo chính quy và trưởng thành từ trong thực tế xây dựng công trình. Chúng tôi có hệ thống thiết bị xe, máy thi công đầy đủ, hiện đại và luôn được sự hỗ trợ kịp thời của Tổng công ty VINACONEX khi cần thiết.
Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Công ty. Chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ của các công trình với giá cả hợp lý nhất và làm hài lòng các Quí chủ đầu tư...
Thị trường là yếu tố sống còn quyết định sự phát triển của công ty nói chung và công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng. Công ty định hướng cho mình cần chuẩn bị năng lực về kinh tế - kỹ thuật để thâm nhập vào thị trường mà công ty đã lựa chọn, có chiến lược để tiếp cận với các chủ đầu tư để đặt quan hệ hợp tác và duy trì thị trường của công ty đã có.
2.2.2 Đặc điểm về cơ cấu và tổ chức của công ty:
s¬ ®å tæ chøc C«ng ty cæ phÇn x©y dùng sè 3
vinaconex 3
®¹i héi ®ång cæ ®«ng
chñ tÞch h®qt
h®qt
gi¸m ®èc
ban kiÓm so¸t
c¸c phã gi¸m ®èc
kÕ to¸n trëng
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính
Ban quản lý vật tư
Nhà máy
VLXD Vinaconex 3
Các chi
nh ánh
Phú Thọ
Th ái Nguyên
Xưỡng
Bê Tông
Thái
Bình
Sở XD
số 1
Sở XD
số…
Các ban quản lý
C«ng tr×nh trùc thuéc
Có thể khái quát chức năng nhiệm vụ, nhiệm vụ chủ yếu của các cấp phòng ban trong công ty như sau:
aGiám đốc công ty: giữ vai trò chủ đạo của công ty, là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh, quyết định các phương án đầu tư mở rộng sản suất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước công ty và trước pháp luật.
bPhó giám đốc: giữ vai trò quản lý điều hành, là người đưa ra các phương án, chiếm lược kinh doanh cho doanh nghiệp, tiếp nhận những phương án chiến lược về kinh doanh của nhân, đồng thời còn nghiên các chiến lược nhằm mở rộng thị trường xây dựng của doanh nghịêp.
cPhòng kinh doanh: gồm 11 người có nhiệm vụ xây dựng các mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty, tìm hiểu thị trường, phát hiện những nhu cầu về tư vấn xây dựng, hướng dẫn làm thủ tục và ký kết hợp đồng kinh tế, thay mặt công ty kiểm tra chất lượng tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng kinh tế, nắm được trình độ khả năng của các đơn vị bạn, đánh giá được các thế mạnh của công ty để đề xuất các biện pháp, sách lược và chiến lược trong các hợp đồng kinh tế chất xám của công ty.
Nhi ệm v ụ:
-Nghiên cứu .tiếp thị thị trường về nhà ở,nhà cho thuê, đất dự án dể tìm kiếm cơ hội kinh doanh
-Chủ trì các dự án kinh doanh nhà đất
-Quan hệ để trực tiếp hoặc hướng dẫn giải quyết các thủ tục pháp lý về mặt đất đai thực hiện các dự án kinh doanh
-Tìm kiếm thị trường kinh doanh phối hợp với các đơn vị để liên doanh,liên kết đầu tư kinh doanh bất động sản
-Thực hiện các dự án khả thi đã được phê duyệt theo đúng các quy định của nhà nước
d,Phòng kế toán - tài chính: có trách nhiệm quản lý tài chính và các nguần theo đúng chế độ của nhà nước đảm bảo đảm bảo cung ứng cho các hoạt động tư vấn, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị phục vụ các công trình theo kế hoạch đã vạch ra. Phòng có trách nhiệm thu hồi vốn đối với các công trình mà công ty đã tham gia thi công và đã thực hiện xong các thủ tục thanh toán.
Nhiệm vụ:
-Lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn dài hạn hàng năm về các chỉ tiêu tài chính phù hợp với các chiến lược và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ của công ty.
-Quản lý và sử dụng vốn có hiệu qủa các nguồn vốn theo chế độ hiện hành của nhà nước,thực hiện chế độ phân phối cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh
-Tổ chức công tác hạch toán kế toán sản xuất kinh doanh,hạch toán các dự án đầu tư của công ty,trực tiếp hạch toán kế toán các đội,chủ trì công trình,hạch toán báo sổ,tổng hợp công tác hạch toán chi phí,công tác tài chính của các đơn vị trực thuộc công ty
-Kiểm tra kiểm soát,phân tích tình hình tài chính ở các đơn vị trực thuộc,chỉ đạo c ông tác kiểm soát nội bộ
-Lập báo cáo tài chính,tham gia lập báo cáo thống kê tương ứng với phạm vi quản lý của cơ quan Công ty báo cáo các cơ quan nhà nước
-Thực hiện nghiêm túc các khoản thu,nộp đối với ngân sách nhà nước.Các khoản công nợ phải thu,phải trả được kiểm tra,kiểm soát kịp thời,hạn chế các khoản nợ đọng dây dua kéo dài
-Lập kịp thời chính xác các báo cáo tài chính Quý,6 tháng,năm theo quy định hiện hành
ePhòng kế hoạch kỹ thuật:co chức năng tham mưu,giúp viẹc cho lãnh đạo công ty trong công tác Marketing,dự báo lập báo cáo kết quả,quản lý kỹ thuật và công nghệ,lập hồ sở dự án đầu tư,hồ sơ đấu thầu quản lý kỹ thuật thi công và chất luợng công trình,chất lượng sản phẩm sản xuất cong nghiệp và vật liệu xây dựng;quản lý biện pháp và quản lý tiến độ,các chương trình sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng;quản lý kỹ thuật,biện pháp thi công an toàn lao động và vệ sinh lao động;hoạch định xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mơí kỹ thuật mới trong toàn công ty.
Nhiệm vụ:
-Tổ chức công tác tiếp thị,dự báo kế hoạch,lập và báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và định kỳ;lập kế hoạch phát triển sản xuất,kế hoạch xây dựng cơ bản.Tổ chức công tác thống kê,lưu tr ữ các công việc liên quan.
-Phụ trách soạn thảo các hợp đồng kinh tế,hợp đồng giao khoán cho các đội xây dựng,thanh lý hợp đồng kinh tế.
-Lập dự án đầu tư,;lập hồ sơ dự thầu dự án,lập bản vẽ thi công bản vẽ hoàn công cho các dự án đàu tư,các công trình do công ty và các đơn vị đảm nhận.
-Thiết kế và tham gia quản lý các biện pháp tổ chức thi công,nghiên cứu ,tập hợp đưa ra các giải pháp công nghệ mới.Chỉ đạo,hướng dẫn kịp thời công tác quản lý kỹ thuật,tiến độ và chất lượng các công trình đang thi công.Chuẩn bị,kiểm tra và trình lãnh đạo Công ty phê duyệt các biện pháp thi công,biện pháp an toàn lao đọng và Vệ sinh lao động của các công trình trọng điểm do công ty và các đơn vị tổ chức thi công,theo dõi và chỉ đạo thi công các công trình trọng điểm để đảm bảo quá trình thi công,sản xuất đạt tiến bộ,chất lượng hiệu quả
-Lập hồ sơ quyết toán các công trình.Quản lý theo dõi về giá và các biến độn về định mức,giá cả,lưu trữ,cập nhật và hướng dẫn các đơn vị áp dụng các chế độ ,chính sách mới ban hành.
-Chịu trách nhiệm lập và quản lý qui trình,qui phạm liên quan, đề ra biện pháp đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh,giám sát thực hiện chất lượng công trình,quản lý thiết kế thi công các đội công trình,chất lượng các sản phẩm sản xuất công nghiệp và các vật liệu xây dựng trong toàn công ty
-Tham mưu cho Công ty và hỗ trợ các đơn vị sản xuất trong công tác phát triển khoa học kỹ thuật.
f+ Ban Vật tư thiết bị:là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty thực hiện nhiệm vụ quản lý,công cụ sản xuất,máy móc thiết bị thi công phục vụ kịp thời cho sản xuất thi cong các công trình đạt hiệu quả cao
Nhi ệm v ụ:
-Chịu trách nhiệm cho thuê,thuê mượn trang thiết bị thi công để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu,sản xuất của các công trình xây dựng.
- Đối chiếu với các đội trưởng,chủ nhiệm công trình và các đơn vị có liên quan để cung nhau xác nhận,việc sử dụng thiết bị thi công về số lượng và chất lượng,thiết bị vật tư,báo cáo hàng tháng làm thủ tục thanh quyết toán.
-Đối chiếu thanh lý hợp đồng kinh tế thuê thiết bị trong và ngoài Công ty và các bộ phận có liên quan;
-Mua sắm vật tư thiết bị phục vụ công trình theo yêu cầu của lãnh đạo công ty
-Chịu trách nhiệm quản lý,bảo quản kho tàng vật tư thiết bị nhằm đảm bảo thiết bị vật tư có chất lượng tốt phục vụ thi công khi có yêu cầu của công ty
-Quản lý thiết bị thi công và bảo dưỡng sữa chữa thướng xuyên, đảm bảo cho máy móc thiết bị có chất lượng tốt đáp ứng cho yêu cầu sản xuất.
-Quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ thiết bị máy móc thi công theo quy phạm của nhà nước và quy định của công ty
g+Phòng Tổ chức hành chính:là phòng chuyên môn nghiệp vụ,tham mưu giúp việc cho lãnh đạothực hiện công tác cơ bản sau đây:Tổ chức cán bộ ,lao động tiền lương,bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,an toàn và vệ sinh lao động,thi đua khen thưởng kỷ luật,quân sự động viên..thực hiện công tác hành chính quản trị trong công ty.
Nhiệm vụ:
-Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xây dựng mô hình quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: các phòng ,ban nghiệp ụ, c ác đợn vị sản xuất trực thuộc,như đội,xưởng,công trình,chi nhánh,…. nhằm đáp ứng kịp thời cho công tác điều hành và sản xuất đặt ra.
-Xác định chức năng,nhiệm vụ quyền hạn,mối quan hệ công tác,của các tổ chức trong công ty, đẻ tạo ra sự đồng bộ,trong bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
- Đề xuất phương án bố trí sắp xếp cán bộ,công nhân và lực lượng lao động trực tiếp cho bộ máy quản lý và các đơn vị sản xuất,bảo đảm bố trí đúng người, đúng việc, đúng năng lực,sở trường nguyện vọng của người lao động.
` -Tạo nguồn nhân lực cho công ty từ khâu tuyển dụng, đào tạo,bồi dưỡng sắp xếp bó trí công tác, đến khâu cuối cùng giải quyết chính sách cho người lao động
-Tạo nguồn nhân lực cho Cong ty từ khâu tuyển dụng, đào tạo,bồi dưỡng,sắp xếp bố trí công tác, đến khâu cuối cùng giải quyết chính sách cho người lao động
-Quản lý trụ sở công ty,quản lý thiết bị văn phòng,phương tiện đi lại làm việc,bảo đảm cho công ty kiến trúc lôn s ạch đẹp,thiết bị vận hành tốt và an toàn
-Thực hiện công tác phục vụ như:tiếp khách, ăn trưa, vệ sinh,thường tr ực,bảo vệ…nhằm tạo ra môi trưòng làm việc thông thoáng,khang trang lịch sự của công sở.
Các phòng ban chức năng của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và cùng tham mưu với ban giám đốc để thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhìn chung với cách sắp xếp cơ cấu và tổ chức phòng ban chức năng này giúp cho công ty vừa có thể chuyên môn hoá cao, đồng thời có thể đa dạng hoá công việc phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của công tác tư vấn, thiết kế như hiện nay.
2.2.3. Đặc điểm về nhân sự của Công ty
Số lượng biên chế thưòng xuyên:
-Tổng số :640 người
-Kỹ sư :126 người
-Trung cấp:40 người
-Số công nhân lành nghề:474 người
BIỂU KHAI NHÂN LỰC
TT
C¸n bé chuyªn m«n vµ KT theo nghÒ
Sè lîng
Theo th©m niªn
Ghi chó
>5 n¨m
>10 n¨m
>15 n¨m
I
§¹i häc vµ trªn ®¹i häc
126
59
44
23
1
Cao häc x©y dùng
02
02
2
Kü s x©y dùng
38
15
17
06
3
Kü s kiÕn tróc
05
02
02
01
4
Kü s C¬ khÝ
03
01
01
01
5
Kü s §iÖn
06
03
02
01
6
Kü s níc
04
02
01
01
7
Kü s Tr¾c ®Þa
05
02
01
02
8
Kü s Thuû lîi
14
07
03
04
9
Kü s Kinh tÕ
12
06
04
02
10
Cö nh©n Tµi chÝnh-KÕ to¸n
09
02
04
03
11
Kü s CÇu ®êng
22
12
08
02
12
Cö nh©n luËt
02
02
13
Cö nh©n kinh tÕ kh¸c
03
02
01
14
§¹i häc kh¸c
01
01
Trung cÊp
40
19
13
07
1
Trung cÊp x©y dùng
18
10
05
03
2
Trung cÊp vËt t
02
01
01
3
Trung cÊp Tµi chÝnh-KÕ to¸n
06
02
03
01
4
Trung cÊp CÇu ®êng
14
07
04
02
II
C«ng nh©n kü thuËt
474
259
171
48
1
Thî nÒ
135
70
45
20
2
Thî méc
70
39
31
3
Thî c¬ khÝ, c¬ giíi
20
12
8
4
Thî hoµn thiÖn
50
27
14
09
5
Thî hoµn thiÖn cao cÊp
35
04
25
06
6
Thî s¾t – Bª t«ng
55
35
20
7
Thî ®iÖn – níc
29
18
11
8
Thî lµm ®êng
80
50
17
13
Qua bảng ta nhân thấy dươc sự đa dang trong nghành nghề và trinh độ học vấn nhân viên trong công ty.Tỷ lệ Kỹ sư là lớn hơn rất nhiều so với số nhân viên là Trung cấp, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có một đội ngũ kỹ thuật viên rất giỏi về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đây cũng chính là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay công ty đang thu hút thêm nhiều để nhằm nâng cao tay nghề của công nhân và đẩy cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Với đặc điểm về lao động như vậy, công ty công ty có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, công ty vẫn cần tiếp tục nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, cũng như tăng cường công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của Công ty
Trong cơ chế thị trường, sự biến động của giá cả đối với tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản suất là tất yếu. Sự biến động này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đố không thể thiếu được các nhân tố quan trọng như quan hệ cung cầu, mức độ khan hiếm của tư liệu đó cũng như thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung sự biến động về giá cả tài sản, máy móc thiết bị của công ty tư vấn xây dựng dân dụng việt nam là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
*/ Công ty mua sắm một số máy móc thiết bị mới để thay thế số máy móc thiết bị cũ trước đây hoặc mua sắm những máy móc thiết bị rất cần thiết cho sản suất kinh doanh mà công ty chưa có như máy thuỷ chuẩn tự động; máy định vị cốt thép, máy khoan tự hành vv... Nhằm nâng cao năng xuất lao động, giảm bớt lao động thủ công của công nhân viên, đặc biệt là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn công trình.
*/ Mua sắm thiết bị văn phòng như máy đồ hoạ, máy in laser chuyên dùng khổ lớn, máy tính các loại và các thiết bị văn phòng khác như điều hoà nhiệt độ, máy photocoppy nhằm cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên làm việc tại văn phòng công ty.
*/ Nâng cấp sửa chữa các phương tiện vận tải, mua sắm thiết bị thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ của các cán bộ trong công ty.
Những tài sản cố định này góp phần không nhỏ trong công tác ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường, tìm kiếm việc làm, nhận và truyền tin một cách kịp thời của cán bộ quản lý công ty tới đội ngũ kỹ sư kỹ thuật viên cũng như đối với chi nhánh của công ty.
Bảo toàn và phát triển tài sản cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Hàng năm các doanh nghiệp thường điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định của từng ngành kinh tế, kỹ thuật sẽ tiến hành điều chỉnh, tăng giá trị tài sản cố định, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn cố định.
BIỂU KHAI NẰNG LỰC THIẾT BỊ
TT
Tªn m¸y vµ thiÕt bÞ
Sè
lîng
N¨m s¶n
XuÊt
T×nh tr¹ng KT
Níc SX
QuyÒn së h÷u
I
m¸y lµm ®Êt
1
M¸y ®µo HITACHI
EX 300
02
1994
Ho¹t ®éng tèt
NhËt
C«ng ty
2
M¸y ñi KOMATSU
D 65 E-1
02
1998
Nt
NhËt
nt
3
M¸y ñi T130, DT75
08
1992
Nt
Liªn x«
nt
4
M¸y ñi HITACHI
03
1996
Nt
NhËt
nt
5
M¸y xóc lËt b¸nh lèp KOMAT SU
02
1995
Nt
NhËt
nt
6
M¸y san CAT 140 –G
02
1997
Nt
NhËt
nt
7
M¸y r¶i bª t«ng APPHAN
01
1998
Nt
NhËt
nt
II.
M¸y lu ®Çm
1
Lu SA-KAL+ KAVASAKY 8-12T
05
1993
1996
Nt
NhËt
nt
2
Lu KOMATSU 12-16 T
05
1994
1996
Nt
NhËt
nt
3
LU rung NAC
03
1995
Nt
NhËt
nt
5
§Çm REXRO –6
02
1997
Nt
Mü
nt
6
§Çm dïi
40
1995
Nt
NhËt+
T. Quèc
nt
7
§Çm bµn YL 21A
20
1994
Nt
NhËt
nt
8
§Çm thíc
06
1996
Nt
§øc
nt
9
§Çm cãc
10
1996
Nt
NhËt
nt
10
Lu SA-KAL b¸nh cao su
01
1997
Nt
NhËt
nt
III
M¸y cÈu
1
CÇn cÈu th¸p KD 160-2
012
1991
Nt
Liªn x«
nt
2
CÈu th¸p POTAIN F3/29B
1
1995
Nt
Ph¸p
nt
3
CÈu th¸p KB-100-1
1
1991
Nt
Nga
nt
4
CÈu th¸p POTAIN MC 85/P12A
1
1995
Nt
Ph¸p
nt
5
CÈu th¸p Kroll
1
1994
Nt
§an M¹ch
nt
6
CÈu TADANO KG 452
1
1990
Nt
NhËt
nt
7
CÇn trôc b¸nh lèp
KC 3652
01
1991
Nt
Liªn x«
nt
8
CÇn trôc ADK12.5 T
01
1992
Nt
§øc
nt
9
VËn th¨ng
10
1995
Nt
Liªn x«
nt
10
CÈu thiÕu nhi
05
1995
Nt
Liªn x«
nt
11
CÇn truc th¸p KB –403
01
Míi
Nt
Liªn x«
nt
IV.
Ph¬ng tiÖn vËn t¶i
1
¤t« ZIN 555 (5T)
05
1991
Nt
LIªn x«
nt
2
¤t« IFAW50 (5.5T)
06
1992
Nt
§øc
nt
3
¤T« KAMAZ VOLVO 10T
04
1994
Nt
Thuþ §iÓn
nt
4
¤t« DAWOO (9T)
03
Míi
Nt
Hµn quèc
V
M¸y c¸c lo¹i kh¸c
1
M¸y ph¸t ®iÖn 4S -160
10
1993
Nt
TiÖp
nt
2
M¸y ph¸t ®iÖn DENYO DCA-125PK
2
1993
Nt
NhËt
nt
3
M¸y ph¸t ®iÖn kh¸c
8
1992
Nt
Nga
nt
4
M¸y b¬m níc 4BA –25
10
1997
Nt
TQuèc
nt
5
M¸y b¬m níc
25
1998
Nt
NhËt +NTT
nt
6
M¸y hµn 250-500A
05
1992
Nt
Liªn X«
nt
7
M¸y hµn h¬i
04
1997
Nt
ViÖt Nam
nt
8
M¸y khoan cÇm tay
PL 680
20
1996
Nt
Ba lan
nt
9
M¸y phun s¬n
05
1997
2000
Nt
NhËt
nt
VI.
M¸y sö lý nÒn mãng
1
M¸y khoan cäc nhåi SUMITOMO – SOIMEC SD 307
01
1996
Nt
NhËt
nt
2
M¸y Ðp cäc thuû lùc (50-150T)
02
2000
Nt
NhËt
nt
3
M¸y bóa DIESEL
KOBECO K35, 3.5T
01
1998
Nt
NhËt
nt
4
M¸y bóa DIESEL 3.5T
01
1996
Nt
T Quèc
nt
VII.
M¸y x©y dùng
1
Tr¹m trén bª t«ng 15m3/ h vµ 30m3/h
02
Míi
Nt
ViÖt Nam
nt
2
M¸y b¬m bª t«ng MITSUBUSHI A-1000B
1
Míi
Nt
NhËt
nt
3
M¸y b¬m bª t«ng HYUNDAI
1
Míi
Nt
Hµn Quèc
nt
4
¤ t« vËn chuyÓn bª t«ng KAMAZ UB-214
4
Míi
Nt
Nga
nt
5
M¸y trén bª t«ng 250l
15
1997
Nt
TQuèc
nt
6
M¸y trén bª t«ng 400l
10
1998
Nt
TQuèc
nt
7
M¸y trén v÷a C-41
20
1992
Nt
Liªn x«
nt
VIII.
M¸y c¾t, uèn, dËp
1
M¸y c¾t uèn liªn hoµn
05
1996
Nt
TQ+ LX«
nt
2
Bé têi kÐo thÐp
07
1991
Nt
Liªn x«
nt
3
M¸y c¾t thÐp 872-MT
08
1992
Nt
Liªn x«
nt
4
M¸y ®ét dËp b»ng tay
07
1999
Nt
§øc
nt
5
M¸y ®ét dËp chuyªn dïng
05
1995
Nt
VN &
NhËt
nt
Các dụng cụ dùng trong việc kiểm tra và hoàn thiện công trình
IX.
Dông cô kiÓm tra thö nghiÖm
1
ThiÕt bÞ kiÓm tra ®é dÇy cña s¬n
02
1998
Nt
Nga
nt
2
§ång hå MAGAEARTH
04
1996
Nt
NhËt
nt
3
M¸y kiÓm tra cêng ®é thÐp
01
1995
Nt
NhËt
nt
4
M¸y kiÓm tra mÉu thö bª t«ng
01
1995
Nt
NhËt
nt
5
Phao KAVALIP
02
1996
Nt
§øc
nt
6
Chuú xuyªn
02
1995
Nt
ViÖt Nam
nt
7
CÇn ben KENMAN
01
1992
Nt
Liªn x«
nt
8
Tñ sÊy
02
1992
Nt
Liªn X«
nt
X.
M¸y Tr¾c ®¹c
1
M¸y kinh vÜ
10
1998
Nt
NhËt
nt
2
M¸ythuû b×nh
8
1998
Nt
NhËt +ý+LX
nt
XI.
ThiÕt bÞ Giµn gi¸o Cèp Pha
1
Cèp pha thÐp c¸c lo¹i
6.500
1998
2001
Nt
ViÖt Nam
nt
2
C©y chèng tæ hîp
4.500
1999
Nt
ViÖt Nam
nt
3
Giµn gi¸o thÐp c¸c lo¹i
5.000
2000+ 2001
Nt
ViÖt Nam
nt
Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của công ty
Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của công ty tư vấn xây dựng dân dụng việt nam.
Số thiết bị thực tế sử dụng
Hệ số sử dụng thiết bị (Hm) =
Số thiết bị hiện có
Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng bao gồm: số lượng máy móc thiết bị đang hoạt động
Số lượng máy móc thiết bị hiện có là toàn bộ máy móc thiết bị đang hoạt động và không hoạt động.
Để đánh giá tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của công ty (năm 2001)
*) Phương tiện vận tải:
+ Ô tô các loại:
- Số lượng thiết bị hiện có: 10
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 16
Hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị này là:
16
Hm = = 1,6
10
*) Thiết bị văn phòng:
+ Máy tính các loại:
- Sô lượng thiết bị hiện có: 84
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 79
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
79
Hm = = 0,94
84
+ Máy FAX:
- Số lượng thiết bị hiện có:1
- Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
1
Hm = = 1
1
+ Máy lạnh + điều hoà nhiệt độ:
- Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng: 15
- Số lượng thiết bị hịên có: 15
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
15
Hm = = 1
15
+ Máy photocopy:
-Số lượng thiết bị thực tế sử dụng: 7
- Số lượng thiết bị hiện có: 7
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
7
Hm = = 1
7
+ Máy chiếu Slide
- Số lượng máy móc thiết bị thực tế sử dụng: 1
- Số lượng thiết bị hiện có: 1
Hệ số sử dụng máy móc thiết bị này là:
1
Hm = = 1
1
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị bình quân: (Hmbq)
- Tổng số máy móc thiết bị công ty có: 119
- Tổng số máy móc thiết bị sử dụng: 118
118
Hmbq = = 0,9916
119
Qua quá trình phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị của công ty. Em thấy tình hình sử dụng máy móc thiết bị về số lượng ở từng chủng loại khác nhau thì khác nhau. Nhưng nhìn chung tình hình sử dụng máy móc thiết bị của công ty tương đối tốt điều đó được thể hiện rõ nhất là hệ số sử dụng máy móc thiết bị bình quân của công ty là: Hmbq = 0, 9916 Nhưng bên cạnh đó còn có một số loại máy móc thiết bị công ty chưa sử dụng hết khả năng, điều đó một phần là do đặc điểm riêng của từng ngành xây dựng khi thi công một công trình nó bao gồm nhiều hạng mục. Mỗi hạng mục đòi hỏi một loại máy khác nhau có công đoạn đòi hỏi máy móc phải làm việc nhiều nhưng có công đoạn máy móc thiết bị làm việc ít, do đó hệ số sử dụng số lượng máy móc thiết bị của công ty không giống nhau.
Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, tránh ứ đọng vốn trong việc đầu tư tài sản cố định và để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Công ty cần lập kế hoạch đề nghị cấp trên đầu tư những máy móc thiết bị cần thiết để nâng cao năng lực sản xuất của công ty trong khi tham gia đấu thầu và thi công công trình. Do đó hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị bình quân về số lượng của công ty là rất cao.
Tuy nhiên trong những năm vừa qua, công ty đã được cấp trên đầu tư mua sắm máy moc thiết bị. Nhưng chưa đảm bảo sản lượng thực hiện tương ứng với năng lực của máy móc thiết bị. Mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng nâng cao sản lượng thực hiện giữa các năm.
Các công trình thi công của công ty không giống như các ngành sản xuất tập trung ở một nơi mà nằm ở nhiều nơi trên địa bàn. điều kiện sản xuất thi công ở ngoài trời nên phụ tuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. cần phải có thời gian điều động máy móc thiết bị giữa các công trình ở các nơi. mà ngay tại một công trình thì máy móc thiết bị cũng không làm việc liên tục, mà từng hạng mục công trình thì cần có máy móc thiết bị nhất định làm việc. Từ đó dẫn đến giờ ngừng hoạt động của máy móc thiết bị lớn.
2.3.2. Phân tích tình hình đổi mới và hiện đại hoá máy móc thiết bị
Quá trình đổi mới và hiện đại hoá máy móc thiết bị ở mỗi một doanh nghiệp là một quá trình hết sức công phu và cần có một ý kiến thống nhất trong nội bộ một doanh nghiệp. Vì mỗi một lần đổi mới máy móc thiết bị đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn hết sức lớn đồng thời cũng cần có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ về tay nghề thành thạo.tất cả những vấn đề nói trên được miêu tả trong bảng phân tích tình hình đổi mới và hiện đại hoá máy móc thiết bị dưới đây.
Công thức phân tích hệ số đổi mới máy móc thiết bị như sau:
Tổng giá trị máy móc thiết bị đã đôi mới
Hệ số đổi mới =
máy móc thiết bị m Tổng giá trị máy móc thiết bị hiện có
Căn cứ vào tổng giá trị máy móc thiết bị đã đổi mới và tổng giá trị máy móc thiết bị hiện có của công ty qua các năm 2001, 2002, 2003. Của công tycùng với cách tính chỉ tiêu hệ số đổi mới máy móc thiết bị của công ty được phân tích qua bảng dưới đây.
BẢNG PHÂN TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3
Đơn vị tính: (1000 đồng1)
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
So sánh
2001với 2002
So sánh
2002 với 2003
Số TĐ
%
Số TĐ
%
Tổng giá trị MM, TB đã đổi mới
0
614506
1681585
614506
100
1067080
173,6
Thiết bị KSXD
0
0
476530
0
0
476530
-
Thiết bị văn phòng
0
170896
1205055
170896
-
1034160
605,1
Thiết bị vận tải
0
443610
0
443610
-
-443610
-100
Tổng giá trị MM, TB hiện có
3783299
4397824
6920413
614525
16,2
2522589
57,4
Thiết bị KSXD
132423
132423
608959
0
0
476536
359,9
Thiết bị văn phòng
2489494
2660410
4242463
170916
6,9
1582053
59,47
Thiết b ị van
1161382
1604991
1604991
443609
38,2
0
0
Hệ số đổi mới máy móc thiết bị
0
0,139
0,242
0,139
-
0,103
73,9
Số liệu phân tích trên bảng cho thấy hệ số đổi mới máy móc thiết bị của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng 0, 139. Và năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,103, tương ứng với tỷ lệ tăng là 73,9%.
Nguyên nhân làm tăng hệ số đổi mới máy móc thiết bị trong hai năm 2002và năm 2003 là do:
Tổng giá trị máy móc thiết bị đã đổi mới của công ty năm 2003 so với năm 2001 tăng 614506 nghìn đồng, (số máy móc thiết bị đổi mới trong năm 2002 chủ yếu là thiết bị văn phòng vàthiết bị vận tải), và năm 2003 so với năm 2002 tăng 1067080 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 173,6% (số thiết bị đổi mới của công ty trong năm 2003 là thiết bị văn phòng và thiết bị kiểm tra kiểm soát.
Tổng giá trị máy móc thiết bị hiện có của công ty ở đầu năm 2002 cho đến cuối nắm 2002 đã tăng lên là 614525 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,2%. Chi tiết:
Thiết bị KSXD trong năm 2002không có sự thay đổi
Thiết bị vận tải trong năm 2002 đã tăng lên 443609 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,6%
Thiết bị văn phòng cung tăng lên trong năm 2002 là 170916 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,9%. Và Máy móc thiết bị hiện có của công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là 2522589 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 57,4%. Trong đó thiết bị phục vụ cho vấn đề kỹ thuật tăng 476536 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 359,9%. Thiết bị văn phòng tăng 476536 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 59,47%, và phương tiện vận tải công ty không tăng thêm.
Như vậy hệ số đổi mới máy móc thiết bị trong 3 năm 2001, 2002, 2003 của công ty có sự tăng lên, nhưng năm 2003 tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của công ty thấp hơn năm 2002.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Ở CÔNG TY VINACONEX 3
3.1. ĐẢM BẢO CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
Tất cả các loại xe máy thiết bị do các tổ chức đơn vị trong Tổng công ty đang quản lý dù được trang bị bằng bất kỳ nguồn vốn nào, đều là cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra sản phẩm vật chất xã hội.Mọi cán bộ,công nhân viên trong Tổng công ty phải có nghĩa vụ bảo quản và sử dụng các xe máy thiết bị đó đúng mục đích, đúng kỹ thuật , đạt hiệu quả kinh tế cao.
Các loại xe máy thiết bị đều phải được quản lý,sử dụng theo một chế độ thống nhất từ Tổng công ty đến các đơn vị trực thuộc bằng phân cấp quản lý và công tác thống kê kỹ thuật,thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định:Tổng công ty nắm chắc số lượng,chất lương xe máythiết bị để có biện pháp huy động cao nhất năng lực và khai thác tối ưu công suất máy.
Xe máy,thiết bị đưa vào sử dụng phải được giao cho máy trưởng có đủ trình độ và năng lực đãm nhận,các loại xe máy thiết bị phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng,bảo dưỡng,sữa chữa và quy định về an toàn lao động.Công nhân chỉ được phép vận hành ,bão dưỡng,sữa chữa phù hợp với trình độ nghề nghiệp khi đã nắm chắc các quy định nói trên
Ngoài các việc kiểm tra xe máy thiết bị theo yêu cầu quy định trong tài liệu hướng dẫn kèm theo thiết bị sẽ thực hiện chế độ kiễm tra định kỳ xe máy,thiết bị từng quý đối với Tổng công ty,từng tháng đối các Đơn vị trực thuộc là chế độ bắt buộc phải thực hiện.Qua kết quả kiểm tra phải nắm được tình trạng hiện tại,số lượng,chất lượng của xe máy,thiết;kịp thời ngăn chặn các hư hỏng, đánh giá tnh thần trách nhiệm ,trình độ quản lý của các Đơn vị, có các biện pháp khắc phục các tồn tại trong quản lý sử dụng.
Kết hợp chặt chẽ giữa công tác quản lý kỹ thuật với yêu cầu sản xuất,phải có biện pháp kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ của các chi tiết máy thiết bị,ngăn ngừa các hư hỏng.Triệt để tận dụng thời gian hoạt động của xa máy,thiết bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất và rút ngắn thời gian khấu hao cơ bản,kịp thời đổi mới trang thiết bị phù hợp với trang thiết bị phù hợp tiến bộ khoa học kỹ thuật
Chế độ báo cáo kiểm kê 6 tháng một lần,báo cáo năng lực xe máy,thiết bị một năm một lần,báo cáo tình hình hoạt động của xa máy,thiết bị thi công hang tháng theo thời gian và nội dung quy định là chế độ bắt buộc Thông qua chế độ báo cáo.Tổng công ty nắm được năng lực,nhu cầu,tình hình hoạt động của xe máy,thiết bị trong Tổng công ty để điều phối hợp lý
Tất cả cán bộ,công nhân viên trong Tổng công ty đều phải nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản trong quy chế.Những hiện tượng vi phạm gây tổn hại,mất mát,hư hỏng máy móc tì sản ảnh hưởng đến saả xuất phải được xử lý thích đáng theo quy định của pháp luật
3.2NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC PHÂN CÔNG PHÂN CÂP QUẢN LÝ
3.2.1. Công tác quản lý xe máy thiết bị cấp Tổng công ty do phòng kỹ thuật thi công đãm nhiệm
Tổ chức quản lý xe máy trong toàn bộ Tổng công ty theo một thể thống nhất
Quản lý về số lượng,chất lượng,kỹ thuật.Tổng hợp theo từng chủng loại xe máy,thiết bị công trình,cơ khí sữa chữa từ các Đơn vị trực thuộc
Kiểm tra việc thực hiện chế độ kiểm định,kế hoạch bảo dưỡng,sửa chữa định kỳ,thời gian sử dụng xe máy thiết bị của các Đơn vị
Tổng hợp phúc tra kế hoạch đầu tư,trang thiết bị thêm các thiết bị mới của các Đơn vị,tham gia thẩm định các dự án đầu tư xe máy,thiết bị giúp cho phòng đầu tư làm các thủ tục để trình báo lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt các dự án đàu tư thết bị
Cùng với phòng Tài chính_Kế hoạch Tổng công ty tông hợp,phúc tra nhu cầu thanh lý xe máy,thiết bị của các đơn vị;kiểm tra các Đơn vị trong việc sử dụng.bảo quản và nhượng bán tài sản thanh lý theo quy định
Cân đối nhu cầu xe máy thiết bị,nhằm đáp ứng cao nhất năng lực cho sản xuất kinh doanh trong nội bộ Tổng công ty.Tiếp nhận các thông tin về nhu cầu xe máy,thiết bị cần thuê và cho thuê của các Đơn vị trong tổng cong ty và tham gia cùng các đơn vi để giải quyết
Giám sát thực hiện các thể chế,quy trình,quy phạm kỹ thuật trong quản lý sử dụng,bảo dưỡng,sửa chữa và bảo quản xe máy,thiết bị ở các cơ sở
Hướng dẫn và kiểm tra các Đơn vị trực thuộc trong việc thiết lập hồ sơ xe máy thiết bị
Tổ chức phổ biến và áp dụng các tiênd bộ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ giới trong pham vi toàn công ty
Thực hiện các chế độ báo cáo cấp trên theo quy định của Bộ
3.2.2.Quản lý xe máy thiết bị tại các Công ty trực thuộc Tổng công ty do Phòng Kế hoạch -Kỹ thuật(hoặc phòng Cơ giới vật tư) của đơn vị đảm nhiệm
Tổ chức quản lý xe máy thiết bị thi công cơ khí sữa chữa thuộc phạm vi quản lý của công ty
Quản lý về số lượng,tình trạng kỹ thuật của từng máy,vị trí để xe máy,thiết bị hiện đại,theo dõi nắm bắt được hoạt động của từng xe máy,thiết bị hàng ngày qua từng ca sản xuất
Tổ chức việc lập và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng,sữa chũa định kỳ xe máy thiết bị,xây dựng thời gian sử dụng của từng xe máy thiết bị,cùng với các phòng ban có liên quan,các đội sản xuất để thực hiện kế hoạch bảo dưỡng-sữa chữa định kỳ bảo đảm không ảnh hưởng tới sản xuất và đạt hiệu quả cao
Lập nhu cầu phụ tùng thay thế ,dụ trù các chi tiết hay lỏng để chủ động trong xây dựng thời gian sử dụng xe máy,thiết bị và đáp ứng được kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kỳ xe máy,thiết bị của công ty
Lập đầy đủ các thủ tục thanh lý xe máy thiết bị khi có chủ trương thanh lý của công ty,gửi hồ sơ xin thanh lý về phông kỹ thuật thi công ,phong Tài chinh-Kế toán Tổng công ty,quản lý và sử dụng thiết bị thanh lý theo dúng quy định
Thường xuyên thông báo nhu cầu xe máy,thiết bị phục vụ thi công và xe máy,thiết bị nhàn dỗi của công ty để Tổng công ty kịp thời diều phối nhằm khai thác triệt dể năng lực xe máy ,thiết bị trong Tổng công ty.Chấp hành lệnh điều động xe máy thiết bị của công ty giữa các công ty thành viên trên cơ sỏ đơn giá cho thuê nội bộ đã dược ban hành.Nghiêm cấm việc cho thuê thiết bị bên ngoài khi con thiết bị của các Công ty trong tông công ty dang nhàn rổi
Thực hiên các thể chế quy định quy phạm kỹ thuật trong quản lý,sử dụng xe máy,thiết bị.Hưóng dẫn kiểm tra công nhân vận hành công nhân sữa chữa xe máy thiết bị thực hiện các thể chế quy trình quy định kỹ thuật ben trong sử dụng,bảo dưỡng sữa chữa và bảo quản xe máy thiết bị.Kiểm tra việc bảo dưỡng ca và bàn giao ca ở các tổ, đội sản xuất.Tổ chức kiểm tra định kỳ xe máy thiet bị hang tháng,hàng quý,thông qua dó dể:
*Nắm bắt được tình trạng kỹ thuật hiện tại của thiết bị
*Đề ra các biện pháp sữa chữa,ngăn chặn kịp thời các hư hỏng phát sinh bẩt thường
*Đánh gía tinh thần trách nhiệm,trình độ quản lý,sử dụng bảo quản xe máy thiết bị công ttrình
*Đánh giá công tác quản lý,sử dụng bảo quản xe máy thiết bị của các đội
*Tổ chức thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong quản lý sử dụng xe máy thiết bị
Lập hồ sơ và các sổ sách theo dõi quản lý xe máy thiết bị của công ty
Đề xuất nọi dung bổ túc nghề nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân viên vận hành,công nhân sữa chữa xe máy,thiết bị tham gia cùng phòng Tổ chức -Đào tạo thi nâng bậc cho công nhân theo phân cấp quản lý
Hướng dẫn,truyền đạt các thông tin khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực cơ giới cho công nhân ,hướng dẫn cho công nhân sử dung và vân hànhtheocác tài liệu kỹ thuật của từng loại xe máy thiết bị
3.2.3Quản lý xe máy thiết bị ở các Xí nghiệp trực thuộc công ty,các chi nnhánh,các trung tâm,các trường đào tạo nghề,các Ban quản lý và các cơ sở trực thuộc có nhiệm vụ như quản lý xe máy thiết bị vàchịu sự chỉ đạo trực tiếp về kỹ thuật nghiệp vụ của quản lý xe máy thiết bị của công ty và tông công ty
3.2.4 Quản lý máy thiết bị ở một tổ đội sản xuất
Đội trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp công tác quản lý xe máy thiết bị ở đội mình,tổ chức sử dụng có hiệu quả năng lực xe máy thiết bị và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban quản lý xe máy,thiết bi công ty.
Nắm vững tình trạng kỹ thuật xe máy,thíêt bịthuộc phạm vi đội quản lý qua từng ngày từng ca xản suất.Tổ chức sử dụng.khai thác tối ưu năng lực xe máy thiết bị để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất.Tổ chức sữa chữa khắc phục nhanh các hư hỏng bất thường xảy ra từng ngày từng ca/
Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa xác định thời gian kịp thời sử dụng xe máy thiết bị hàng tháng,hàng quý và cả năm.Tổ chức thực hiện và đảm bảo tốt các kế hoạch đã được đề ra.
Thưòng xuyên kiểm tra nội dung và chất lượng bảo dưỡng ca kíp,thông báo kiểm tra uốn nắn kịp thời các sai lệch của công nhân vận hành máy móc thiết bị
Tổ chức thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong sử dụng thiết bị cong trình ,thiết bị hư hỏng do công nhân thiếu trách nhiệm gây ra phải lập đầy đủ hồ sơ hư hỏng theo quy định để báo cáo về công ty
3.2.5.Quản lý xe máy,thiết bị ở tổ sản xuất
Tổ trưởng sản xuất là người trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý xe máy thiết bị trong phạm vi tổ minh và có trách nhiệm:
Nắm vững tình trạng kỹ thuật từng ca,từng ngày phải báo cáo với lãnh đạo trực tiếp về hiện trạng kỹ thuẫte máy thiết bị của tổ, đôn đốc sữa chữa khắc phục nhanh các hư hỏng.
Lập lịch bảo dưỡng hàng tháng,theo dõi báo cáo không kéo dài thời gian bảo dưỡng quá quy định
Thực hiện tốt chế độ bàn giao và kiểm nhận hiện trạng xe máy thiết bị giao ca,gắn liền với chế độ trả lương trả thưởng
Bảo đãm chính xác,tin cậy cá số liệu ghi chép trong nhật trình lử dụng xe máy thiết bị
Tổ chức chấp hành đúng quy chế chế độ trách nhiệm vật chất trong sử dụng xe máy thiết bị, đề xuất khe thưởng kịp thời các công nhân có tinh thần trách nhiệm cao trong sử dụng giữ gìn xe máy và đề nghị kỹ luật đối với các công nhân không làm tốt trách nhiệm cua r mình,vi phạm nghiêm trọng quy chếquản lý xe may,thiết bị đã ban hành.
3.3.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG ĐÁPỨNG YÊU CẦU SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CAO
máy móc thiết bị càng hiện đại, càng tiên tiến thì người lao động phải được đào tạo cẩn thận qua trường lớp để quản lý và sử dụng chúng có hiệu quả. Được đào tạo, người lao động vừa nắm vững được lý thuyết, vừa nắm vững được thực hành để ứng dụng trong việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Được đào tạo, người lao động sẽ có ý thức trong việc làm của mình, họ sẽ chấp hành tốt các quy định, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình quy phạm trong sản xuất.
* Để nâng cao chất lượng lao động thì:
- Lao động phải được sử dụng và có tiêu chuẩn chặt chẽ.
- Học nghề nào thì làm nghề đó.
- Hàng năm doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động được bổ túc, đào tạo thêm chuyên môn, tay nghề để đáp ứng công việc
- Hàng năm doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động được bổ túc, đào tạo thêm chuyên môn, tay nghề để đáp ứng công việc.
Để có lực lưọng lao động giỏi phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty năm nay và các năm tiếp theo, công ty đặc biệt quan tâm chú ý và có kế hoạch, biện pháp cụ thể như sau:
- Đối với lực lượng cán bộ hiện có, tăng cường đào tạo bổ túc các lớp nghiệp vụ tại các trường hoặc tại công ty , để bổ xung cập nhật kiến thức phù hợp với yêu câu và tốc độ phat triển của kinh tế thị trưòng.
- Đối với công nhân kỹ thuật , mở các lớp học đào tạo nâng cao kiến thức, tổ chức thi nâng bậc, trình độ tay nghề của công nhân
- Cử một số cán bộ lãnh đạo theo học các lơp cao học, tiếp thu kiến thức tiên tiến và một số cán bộ theo học tại các lớp lý luận trính trị cao cấp.
- Tuyển thêm một số cán bộ là kỹ sư có kinh nghiệm ở các đơn vị khác chửên đến và kỹ sư mới ra trương phù hợp với công việc cần thiết của công ty, có kế hoạch kèm cặp kỹ sư mới đảm bảo sau thời gian nghắn có thể đảm đuâong được công việc.
- Tuyển thêm công nhân kỹ thuật tại các trường đào tạo của tổng công ty, các trường khác và kể cả ngoài xã hội nhằm xây dựng lực lượng công nhân kỹ thuật tay nghề cao , có tâm huyết với công ty.
3.4.MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẰM TĂNG CƯỜNG PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ
. Để mở rộng thị trường, đầu tiên ta tìm hiểu thông tin về thị trường, tìm hiểu các nguồn tin về chủ đầu tư. việc mở rộng thị trường ở một nơi nào đó thì phải biết nhu cầu về đầu tư của các chủ đầu tư, từ đó công ty mới có thể lập hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu. Muốn thế doanh nghiệp phải xem xét mình có đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư hay không.
Cũng như nghiên cứu các thói quen của từng nơi, từng thị trường, từng chủ đầu tư để xử lý các thông tin và phân loại các công trình. Từ đó lựa chọn các công trình phù hợp với năng lực và khả năng của doanh nghiệp
Còn về phía doanh nghiệp phải có nỗ lực và xác dịnh vị trí, khả năng của mình cũng như nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu. Khi đó doanh nghiệp mới có khả năng thắng thầu. Có được công trình thi công thì công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị mới có điều kiện phát huy cao.
3.5. Đ ẦU T Ư M ỚI V À THANH L Ý MAY M ÓC THI ẾT B Ị
-đổi mới máy móc thiết bị công ty cần thường xuyên đổi mới thay thế các máy móc thiết bị quá cũ, hư hỏng đặc biệt là phần máy móc thiết bị văn phòng bởi vì chúng có độ hao mòn cao. Việc thay thế đổi mới phần máy móc thiết bị kiểm soát và kiểm tra chất lượng công trình cùng với thiết bị văn phòng có thể tiến hành cho mỗi loại máy móc thiết bị khi chúng được khấu hao hết giá trị và phải đánh giá được tốc độ phát triển của các công trình xây dựng qua đó xác định được mức độ khấu hao.
Để đáp ứng yêu cầu tư vấn khảo sát, thiết kế công trình xây dựng trong thời gian tới công ty cần tăng cường đầu tư cho các máy móc thiết bị mới có tính năng tác dụng cao đáp ứng được đòi hỏi cao về chất lượng, đúng về tiến độ thi công của công trình. đặc biệt là những máy móc thiết bị dùng để khảo sát, đánh giá chất lượng công trình vì hiện nay phần máy móc tiết bị này được trang bị chưa thoả đáng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị tài sản của công ty
Nếu như công ty chú trọng vào việc đổi mới máy móc thiết bị điều đó sẽ làm cho năng suất làm việc cao hơn chất lượng làm việc sẽ tốt hơn, điều kiện làm việc được nâng cao. Hiệu quả sản suất kinh doanh của công ty lớn hơn.
- Xử lý nhanh những máy móc thiết bị đã quá cũ là một trong các biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung bởi đối với những máy móc thiết bị đã quá cũ thì chi phí thường rất cao, trong đó chưa kể tới chi phí duy trì, bảo dưỡng. điều này dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Đối với máy móc thiết bị đã quá cũ thì việc không đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất cũng là vấn đề đặt ra, ngoài ra sự bảo đảm hoạt động thường xuyên của máy móc thiết bị cũng không ổn định sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây khó khăn cho công ty.
Do vậy công ty nên thanh lý nhanh những máy móc thiết bị này để có thể thu hồi lại vốn và dùng số tiền này để thay thế một số thiết bị văn phòng vừa thanh lý đồng thời bổ sung thêm số lượng phương tiện vận tải phục vụ cho công tác xây dựng, và một số máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình kiểm tra kiểm soát chất lượng công trình
Đây là một giải pháp nhằm thu hồi vốn nhanh để có thể đổi mới máy móc thiết bị trong công ty, cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật hiện nay.
3.6.BẢO DƯỠNG,SỮA CHỮA MÁY MÓC THIẾT BỊ
Bão dưỡng sữa chữa máy móc thiết bị là hết sức cần thiết để duy trì hiệu quả sử dụng của thiết bị máy.
Theo sự phân cấp quản lý xe máy thiết bị từng cấp phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bão dưỡng,sữa chữa xác lập thời gian sử dụng xe máy thiết bị hàng năm,quý tháng và chỉ đạo tác nghiệp hàng tuần,từng ngày đối với các đội sản xuất.
Nội dung bảo hiểm ca kíp và bảo dưỡng định kỳ nhất thiết phải thực hiện đầy đủ.Thời gian giữa các chu kỳ bảo dưỡng có thể thực hiện sớm hơn ,hoặc kéo dài nhưng không quá 15% thời gian đã quy định cho từng loại xe máy thiết bị.Việc rut ngắn hoặc kéo d i th ời gian bảo dưỡng dều phải do kỹ sư cơ giới trực tiếp quản lý quyết định
Như vậy, nến doanh nghiệp làm tốt công tác bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị sẽ làm cho tuổi thọ của thiết bị kéo dài, thời gian phục vụ thi công của thiết bị lâu hơn. Đồng thời, thời gian sửa chữa máy móc thiết bị rút ngắn, nhanh chóng đưa thiết bị vào sản xuất làm tăng hiệu quả của máy móc thiết bị.
KẾT LUẬN
Qua xem xét tình sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của công ty Cổ phần xây dựng số 3 -VINACON EX 3 trong những năm vừa qua cho thấy. Mặc dù công ty hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Qua đây cũng cho thấy việc quản lý và sử dụng thiết bị máy công trình cũng cô cùng quan trọng so với các công tác quản lý khác, đặc biệt quan trọng hơn khi Doanh nghiệp đó lại là một công ty Xây dựng bởi phải co tần suất sử dụng máy móc thiết bi nhiều nhất so với các doanh nghiệp khác.Hoạt động này là tiền đề cho sự làm việc hiệu quả của công việc,cũng như nâng cao chất lượng công trình,tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mạnh mẽ.Trong quá trinh hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay thì công tác này đảm bảo cho sự ổn dịnh lâu dài của Doanh nghiệp trước sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp nước ngoài có hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại hơn chúng ta rất nhiều.Là sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân tới thực tập tại công ty,trải qua thời gian học hỏi xem xét công tác quản lý va sử dụng máy móc thiết bị ở dây em đã đưa ra một số ý kiến chung mặt và một số giải pháp nâng cao công tác quản lý.Với tầm nhìn còn hạn chế nên chuyên dề còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo,các cán bộ trong công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.Em xin trân thành cảm ơn cô ĐOÀN THỊ THU HÀ đã giúp đỡ em cả về lý luận và thực tiển trong suốt quá trình thực hiên đề tài này và em cũng xin cam đoan không sao chép bất kỳ tài liệu nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Khoa kế toán- ĐHKTQD,Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, PGT.TS.Phạm Thị Gái(chủ biên),NXB Thống kê,Hà Nội 2004
2.Khoa QTKDCN và XDCB- ĐHKTQD,Giáo trình giá trị sản xuất và tác nghiệp,TS Trương Đoàn Thể,NXB Giáo dục
3.Khoa KHQL- ĐHKTQD,Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án nhà nước,TS Mai Văn Bưu(chủ biên),NXB Khoa học kỹ thuật,Hà Nội 1998
4.Quy chế quản lý xe máy thiết bị-Bộ xây dựng-Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam-số 1360 VC/PC
5.Quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban-Quyết định số 78 Q Đ/CT 3-TCHC ngày 15tháng 10năm 2002-Tổng công ty VINACONEX
6. Luật lệ hành chính thống nhất cho cả nước - ĐHXD, giáo trình quản lý ngành xây dựng - nhà xuất bản xây dựng
7.Trang web vinaconex.com
8.Một số tạp chí chuyên về ngành Xây Dưng khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24544.DOC