Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I: Lời mở đầu Trong quá trình vận động và phát triển, nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XX cho thấy: “Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển”.Vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải tự đánh giá và thấy được khả năng, vị thế của mình trong một nền kinh tế vận động. Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng giúp nhà quản lý tài chính, lãnh đạo doanh nghiệp thấy được khả năng tài chính của doanh nghiệp mình và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với chủ doanh nghiệp mà còn đối với nhiều đối tượng khác như ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan nhà nước… Đặc biệt trong những năm gần đây, khi Việt Nam thực hiện nền kinh tế mở cửa, đã tạo điều kiện tự chủ cho các doanh nghiệp kinh doanh hội nhập và phát triển với nền kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ vừa được ký kết, lại đặt ...

doc83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong quá trình vận động và phát triển, nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XX cho thấy: “Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển”.Vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải tự đánh giá và thấy được khả năng, vị thế của mình trong một nền kinh tế vận động. Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng giúp nhà quản lý tài chính, lãnh đạo doanh nghiệp thấy được khả năng tài chính của doanh nghiệp mình và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với chủ doanh nghiệp mà còn đối với nhiều đối tượng khác như ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan nhà nước… Đặc biệt trong những năm gần đây, khi Việt Nam thực hiện nền kinh tế mở cửa, đã tạo điều kiện tự chủ cho các doanh nghiệp kinh doanh hội nhập và phát triển với nền kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ vừa được ký kết, lại đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh đầy gay gắt, thậm chí đứng trước những nguy cơ phá sản nếu không cạnh tranh được. Công ty Dược phẩm Trung ương I, một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam là đơn vị có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của ngành dược và sự nghiệp nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Để đứng vững và phát huy được khả năng của mình trên thị trường Công ty Dược phẩm Trung ương I phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích tài chính tại Công ty sẽ giúp nhà quản lý đánh giá được tình hình tài chính của Công ty, lập kế hoạch tài chính cho những yêu cầu đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong tưong lai. Như vậy, phân tích tài chính sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Công ty. Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở trường và thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty Dược phẩm Trung ương I, đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I” được chọn, với mục đích tìm hiểu thêm về vấn đề phân tích tài chính tại doanh nghiệp và từ đó đề xuất các giải pháp có thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. Nội dung luận văn gồm ba phần chính: Chương 1: Khái quát chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Chương 2: Tình hình hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I. Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, cũng như tài liệu tham khảo, luận văn của em sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè cùng tất cả các bạn đọc khác quan tâm tới cuốn luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1 Khái quát chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp 1.1. khái niệm về phân tích tài chính. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ, hiện tại với tương lai nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro tài chính trong tương lai. Thông qua phân tích tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro tài chính trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. 1.2. Những công cụ sử dụng trong phân tích tài chính. Mục tiêu của chủ doanh nghiệp là làm sao có thể tối đa hoá vốn chủ sở hữu. Một trong những phương pháp mà chủ doanh nghiệp sử dụng để quản lý tình hình hoạt động của doanh nghiệp là phân tích tài chính. Để phân tích tài chính thu được kết quả cao các nhà phân tích tài chính phải tiến hành thu thập dữ liệu liên quan tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp, gồm những thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết là những thông tin liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là những báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là một bộ phận của báo cáo kế toán. Nó phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo qui định của Bộ Tài chính, báo cáo tài chính gồm bốn biểu mẫu: - Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B.01-DN. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu sốB.02-DN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B.03-DN. - Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B.09-DN. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính mô tả tình trạng của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở những thứ mà doanh nghiệp có (tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ (nguồn vốn) theo nguyên tắc cân đối. Biểu mẫu của Bảng cân đối kế toán. Đơn vị: Mẫu số B 01 - DN Ngày …..tháng …..năm ….. Đơn vị tính:……… Tài sản Mã số Số ĐN Số CK Nguồn vốn Mã số Số ĐN Số CK (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 A. Nợ phải trả 300 I. Tiền 110 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Tiền mặt 111 1. Vay ngắn hạn 311 2. TGNH 112 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Tiền đang chuyển 113 3. Phải trả cho người bán 313 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 4. Người mua trả tiền trước 314 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 6. Phải trả công nhân viên 316 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 III. Các khoản phải thu 130 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 318 1. Phải thu của khách hàng 131 II. Nợ dài hạn 320 2. Trả trước cho người bán 132 1. Vay dài hạn 321 3. Phải thu nội bộ 133 2. Nợ dài hạn 322 - VKD ở các đơn vị trực thuộc 134 III. Nợ khác 330 - Phải thu nội bộ khác 135 1. Chi phí phải trả 331 4. Các khoản phải thu khác 138 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 IV. Hàng tồn kho 140 B. Nguồn vốn chủ sỡ hữu 400 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 I. Nguồn vốn – quỹ 410 2. NLVL 142 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 3. CC, DC trong kho 143 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 4. CPSXKDD 144 3. Chênh lệch tỷ giá 413 5. Thành phẩm 145 4. Quỹ phát triển kinh doanh 414 6. Hàng hoá 146 5. Quỹ dự trữ 415 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 7. Hàng gửi đi bán 147 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 148 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 417 V. TSLĐ khác 150 8. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 418 1. Tạm ứng 151 III. Nguồn kinh phí 420 2. Chi phí trả trước 152 1. Quỹ quản lý cấp trên 421 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423 5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 VI. Chi sự nghiệp 160 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. TSCĐ 200 I. TSCĐ 210 1. TSCĐ hữu hình 211 - Nguyên giá 212 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế 216 3. TSCĐ vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. CPXDCB DINH DưèNG 230 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 Tổng cộng nguồn vốn Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp có đến thời điểm lập bảng cân đối kế toán, gồm có tài sản cố định và tài sản lưu động. Bên tài sản thể hiện quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn tài trợ của các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, gồm có nợ và vốn chủ sở hữu. Các khoản mục của cả hai bên tài sản và nguồn vốn đều được liệt kê theo thứ tự giảm dần của tính lỏng. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính hoặc khả năng thanh toán và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định. Đồng thời cho biết được các yếu tố liên quan đến việc tính toán xác định kết quả kinh doanh của từng loại hoạt động (sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường). Ngoài ra Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước của doanh nghiệp về các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn... Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích các số liệu trên báo cáo, ta có thể biết được xu hướng phát triển và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm 2 phần chính: phần phản ánh tình hình kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) và phần phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp. Phần I: Lãi lỗ. Phản ánh tình hình thực hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo từng lĩnh vực (sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường). Các chỉ tiêu được phản ánh ở báo cáo này liên quan đến quá trình tính toán, xác định kết quả kinh doanh của từng loại hoạt động cũng như tổng lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu ở phần này đều phản ánh số liệu của kỳ trước, số phát sinh trong kỳ và số luỹ kế từ đầu năm theo từng cột tương ứng để phục vụ cho việc so sánh, phân tích và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo kỳ sau. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phần này bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp về các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản phí và lệ phí... Và các khoản được theo dõi riêng biệt. Các chỉ tiêu thanh toán với Nhà nước trong phần này đều dược theo dõi số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số phải nộp phát sinh trong kỳ này, số đã nộp trong kỳ này và số còn phải nộp chuyển sang kỳ sau, số liệu đó được trình bày theo từng cột. Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp phải lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu có sẵn do Bộ tài chính ban hành dưới đây: Biểu mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị: Mẫu số B 02 – DN Kết quả hoạt động kinh doanh Quý… năm… Phần I: lãi, lỗ. Đơn vị tính:……… Chỉ tiêu Mã số Quý trước Quý này LK từ đầu năm 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 01 02 Các khoản giảm trừ (04 + 05 + 06) Chiết khấu Giảm giá Giá trị hàng bán bị trả lại Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp. 03 04 05 06 07 1. Doanh thu thuần (01-03) 10 2. Giá vốn hàng bán. 11 3. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 4. Chi phí bán hàng 21 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20-21-22) Thu nhập hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính 30 31 32 7. Lợi nhuận hoạt động tài chính (31-32) Các khoản thu nhập bất thường. Chi phí bất thường 40 41 42 8. Lợi nhuận bất thường (41-42) 50 9. Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50) 60 10.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 11.Lợi nhuận sau thuế (60-70) 80 Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Đơn vị tính:…… Chỉ tiêu Số còn phải nộp kỳ trước Số còn phải nộp kỳ này Số đã nộp trong kỳ nảy Số còn phải nộp đến cuối kỳ này 1 2 3 4 5 Thuế Thuế GTGT Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế xuất, nhập khẩu Thuế TNDN Thu trên vốn Thuế tài nguyên Thuế nhà đất Tiền thuê đất Các loại thuế khác Bảo hiểm kinh phí công đoàn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Các khoản phải nộp khác 1. Các khoản phụ thu Các khoản phí, lệ phí Các khoản phải nộp khác Tổng cộng Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang kỳ này: Trong đó: Thuế TNDN Lập biểu ngày… tháng … năm …… Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên,đóng dấu) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin, giúp nhà phân tích đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm ba nội dung chủ yếu: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền như: Tiền trả cho người cung cấp (Trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và bảo hiểm xã hội, các chi phí bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí…) - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư bao gồm hai phần: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp: như hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định. Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn. Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán, thanh lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác,… và các khoản chi mua sẵn, xây dựng tài sản cố định, chỉ để đầu tư vào các đơn vị khác. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ vay… Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu được do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi… Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một dữ liệu quan trọng giúp các nhà phân tích đánh giá được khả năng lưu chuyển các dòng tiền trong doanh nghiệp, kết cấu báo cáo lưu chuyển tiền tệ được khái quát theo biểu sau: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Phương pháp gián tiếp Lợi nhuận ròng sau thuế + Khoản điều chỉnh: khấu hao, dự phòng… - Tài sản lưu động: Các khoản phải thu Hàng tồn kho ± Các khoản phải trả + Các khoản bất thường (bồi thường, phạt) Phương pháp trực tiếp Doanh thu bằng tiền + Các nợ thương mại đã thu - Tiền đã trả công nhân, nhà cung cấp - Tiền lãi và thuế đã trả ± Các khoản thu chi bất thường Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư - Mua tài sản, nhà xưởng, thiết bị + Thu do bán tài sản cố định + Lãi thu được Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính + Tiền vay, tăng vốn - Các khoản đi vay đã trả - Lãi từ cổ phần đã trả - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B.09 - DN) Là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ xung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng. Ngoài các báo cáo tài chính công ty còn phải thu nhập thêm những thông tin khác có liên quan như: thông tin của đối thủ cạnh tranh, thông tin môi trường, những chính sách của các cơ quan quản lý. 1.3. Phương pháp phân tích tài chính. Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế nhà phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. ã Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng để phân tích các báo cáo tài chính. Việc so sánh số liệu của nhiều năm cho ta thấy được xu hướng và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Phương pháp so sánh có thể dùng để so sánh số tuyệt đối hoặc số tương đối giữa các thời điểm (thời kỳ) khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng là phải chỉ rõ được tác động của sự thay đổi đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhà phân tích có thể so sánh giữa kết quả của kỳ này với kết quả của kỳ trước để thấy được xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. So sánh kết quả thực hiện với các chỉ tiêu kế hoạch để thấy được mức độ hoàn thành của doanh nghiệp. So sánh giữa kết quả của kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Cuối cùng nhà phân tích có thể so sánh theo chiều dọc để xác định được tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể hay so sánh theo chiều ngang để thấy được xu hướng biến đổi chỉ tiêu qua nhiều kỳ. Để thực hiện việc so sánh phải có các điều kiện sau: - Phải có ít nhất hai chỉ tiêu để so sánh. - Hai chỉ tiêu đó khi so sánh với nhau phải có cùng một nội dung kinh tế và có cùng tiêu chuẩn biểu hiện (như thống nhất về phương pháp tính toán, đơn vị các chỉ tiêu…). ã Phương pháp tỷ lệ: Trong phân tích tài chính, phương pháp tỷ lệ là một cộng cụ hữu ích và ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Về nguyên tắc, khi sử dụng phương pháp tỷ lệ cần phải xác định được các tỷ lệ định mức để đánh giá, so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp với các định mức đó. Có thể so sánh các tỷ lệ tài chính của kỳ này với kỳ trước hoặc so sánh các tỷ lệ tài chính của kỳ này với mức trung bình của ngành hay các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác trong ngành. Từ việc phân tích và so sánh các tỷ lệ tài chính, nhà phân tích sẽ chỉ ra được điểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ, nhà phân tích phải xác định các tỷ lệ phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình. 1.4. Nội dung phân tích tài chính. 1.4.1. Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính. 1.4.1.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán. Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu… thường quan tâm rất nhiều tới các chỉ tiêu này. Họ luôn đặt câu hỏi: liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ tới hạn không? - Khả năng thanh toán hiện hành: Các món nợ tới hạn là những khoản phải chi trả trong kỳ. Đó là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính, nợ dài hạn tới hạn trả, phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp… Nợ tới hạn được xác định bằng chênh lệch giữa nợ phải trả với nợ dài hạn ở phần nguồn vốn hay nó chính là khoản mục nợ ngắn hạn trên bản cân đối kế toán của doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp thường sử dụng phần tài sản lưu động để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động là những tài sản có tính lỏng cao nhất nó bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ. Như vậy, khả năng thanh toán hiện hành được xác định như sau: Khả năng thanh = Tài sản lưu động Toán hiện hành Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng chỉ ra mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền phù hợp với thời hạn trả. Nếu chỉ tiêu xấp xỉ bằng một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường. Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng hay vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với bất động sản ròng. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động ròng nói riêng. - Khả năng thanh toán nhanh: tỷ lệ thanh toán hiện hành cho ta thấy khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn trong một thời hạn nhất định thường là một năm. Một giả thuyết đặt ra, nếu tất cả các khoản nợ tới hạn yêu cầu được thanh toán ngay thì liệu tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ như thế nào? Nghiên cứu tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh sẽ giải quyết được vấn đề này. Khả năng thanh = Tài sản quay vòng nhanh toán nhanh Nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền như tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Thực tế cho thấy, nếu tỷ lệ này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 1.4.1.2. Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn (cơ cấu vốn). Cơ cấu vốn được coi như là một chính sách tài chính của doanh nghiệp, nó có một vị trí rất quan trọng trong việc điều hành các khoản nợ vay (dài hạn và ngắn hạn) để khuếch đại lợi nhuận. - Tỷ số nợ: dùng để xác định mức độ góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ nợ càng thấp thì hệ số an toàn càng cao, khoản nợ của họ càng được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khi tỷ lệ nợ quá cao nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn kinh doanh do đó một phần lớn rủi ro kinh doanh sẽ do chủ nợ gánh chịu. Đồng thời, khi tỷ lệ nợ cao thì lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp thu về sẽ gia tăng nhanh và mức độ an toàn trong kinh doanh kém, chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả được sẽ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng, xuất hiện nguy cơ phá sản. Tổng nợ của doanh nghiệp là toàn bộ số nợ vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải thanh toán. Nó được xác định bằng tổng số nợ phải trả ở phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán. Tổng tài sản được xác định là số tài sản mà doanh nghiệp đang có quyền quản lý và sử dụng. Tỷ lệ nợ = Tổng nợ (hệ số nợ) Tổng tài sản Ngoài ra còn có thể sử dụng hệ số nợ dài hạn để phân tích. Hệ số nợ dài hạn được xác định bằng tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản. Hệ số nợ = Tổng nợ dài hạn Dài hạn Tổng tài sản - Khả năng thanh toán lãi vay: Tiền lãi vay là một khoản chi phí cố định hàng năm của doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ để được sử dụng một khoản vay nào đó. Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng trả tiền lãi vay của doanh nghiệp đồng thời nó cũng phản ánh tình hình sử dụng nợ vay của doanh nghiệp có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không. Hệ số thanh = Lợi nhuận trước thuế và lãi suất toán lãi vay Lãi tiền vay 1.4.1.3. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động. Nguồn vốn của doanh nghiệp dùng để tài trợ cho các loại tài sản khác nhau như: tài sản cố định, tài sản lưu động. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích cần phải nghiên cứu các tỷ lệ về khả năng hoạt động của doanh nghiệp. - Vòng quay tiền: tỷ lệ này được tính bằng doanh thu tiêu thụ trong năm trên tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán. Vòng quay tiền = Doanh thu Tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán Tỷ lệ này cho biết số vòng quay của tiền trong một năm. Mẫu số là giá trị bình quân của tiền và các chứng khoán ngắn hạn dễ bán. - Vòng quay dự trữ (tồn kho). Mục đích của tài sản dự trữ là đảm bảo cho sản xuất được tiến hành một cách bình thường, liên tục và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Khối lượng dự trữ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, chế độ cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm… Để đảm bảo cho sản xuất tiến hành được liên tục, đồng thời đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong cả năm, mỗi doanh nghiệp cần có một lượng dự trữ hợp lý và nó được xây dựng như sau: Vòng quay = Doanh thu dự trữ Dự trữ Doanh thu tiêu thụ trong năm là tổng lượng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh trong năm. Số liệu này được lấy ở báo cáo kết quả kinh doanh phần báo cáo lỗ lãi. Còn số liệu dự trữ lại lấy ở phần tài sản trong mục dự trữ trên bảng cân đối kế toán mã số 140 “Hàng tồn kho”. - Kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu ´ 360 ngày Dự trữ Tỷ lệ này dùng để phản ánh khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp và mức độ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Các khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trước… Số liệu này lấy ở bảng cân đối kế toán, và tài sản mã số 130 “Các khoản phải thu” và mã số 150 “Tài sản lưu động khác”. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử = Doanh thu dụng TSCĐ Tài sản cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ, thể hiện mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Hiệu suất sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ vốn, nó đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, nó phản ánh một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu và nó được xác định như sau: Hiệu suất sử = Doanh thu dụng tài sản Tổng tài sản 1.4.1.4. Tỷ lệ về khả năng sinh lãi: Phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong 100 đồng doanh thu. Lợi nhuận tiêu thụ = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu tiêu thụ Chỉ tiêu lợi nhuận được lấy ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần báo cáo lỗ lãi mã số 60. - Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Số liệu vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán, phần nguồn vốn mã số 400. - Doanh lợi vốn (ROA): ROA = Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) Tổng tài sản Doanh lợi vốn là một chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tử số trong tỷ lệ này là lợi nhuận trước thuế để thuận lợi cho việc so sánh giữa các doanh nghiệp phải nộp thuế với thuế xuất khác nhau và sử dụng nợ khác nhau. Mặt khác, tỷ lệ này còn cho biết trong tình trạng hiện tại doanh nghiệp có nên huy động vốn hay không. Ngoài các tỷ lệ trên, các nhà phân tích cũng cần tính toán và phân tích những giá trị thị trường của doanh nghiệp như: Thu nhập cổ phiếu = Lợi nhuận sau thuế (cổ tức) Số lượng cổ phiếu thường Tỷ lệ cổ tức = Lãi cổ phần Thu nhập cổ phiếu Tỷ lệ giá cổ phiếu/lợi nhuận = Giá cổ phần Thu nhập cổ phiếu Tỷ lệ giá cổ phiếu/giá trị = Giá cổ phiếu Sổ sách của cổ phiếu Giá trị sổ sách của cổ phiếu 1.4.2. Phương pháp phân tích Dupont: Ngoài hai phương pháp trên, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích Dupont. Thực chất phương pháp phân tích Dupont cũng phải dựa trên cơ sở các tỷ lệ được tính toán theo phương pháp phân tích tỷ lệ. Phương pháp này là một kỹ thuật giúp nhà phân tích đánh giá tác động của vòng quay toàn bộ vốn, doanh lợi tiêu thụ và việc sử dụng nợ đến doanh lợi vốn chủ sở hữu như thế nào? Mối quan hệ này được thể hiện trong phương trình: ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế ´ Doanh thu (1) Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Nếu các tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ bằng vốn chủ sở hữu thì doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bằng nhau do khi đó tổng tài sản bằng vốn chủ sở hữu, ta có: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế đ ROA = ROE (2) Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Nếu doanh nghiệp có sử dụng nợ để tài trợ cho các tài sản của mình thì ta có mối liên hệ giữa ROE và ROA: ROE = ROA ´ Tổng tài sản (3) Vốn chủ sở hữu Kết hợp (1) và (3) ta có: ROE = Lợi nhuận sau thuế ´ Doanh thu ´ Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Phương trình này gọi là phương pháp Dupont mở rộng. Tiếp tục biến đổi ta có: ROE = Lợi nhuận sau thuế ´ Doanh thu ´ Tổng tài sản = (4) Doanh thu Tổng tài sản Tổng tài sản – nợ = Lợi nhuận sau thuế ´ Doanh thu ´ 1 Doanh thu Tổng tài sản 1- Hệ số nợ Với: Hệ số nợ = Nợ Tổng tài sản Nhìn vào phương trình (4) ta thấy sự thay đổi của doanh lợi vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (lợi nhuận sau thuế/doanh thu), vòng quay toàn bộ vốn (doanh thu/tổng tài sản) và hệ số nợ. Một điều đặc biệt lưu ý, trong kỳ nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì hệ số nợ càng lớn sẽ dẫn tới lợi nhuận càng cao và ngược lại nếu doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ, hệ số càng lớn doanh nghiệp lỗ càng nhiều. Do đó, doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ trong trường hợp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phương pháp phân tích Dupont giúp nhà phân tích phát hiện và tìm ra nguyên nhân điểm yếu của doanh nghiệp, các chỉ tiêu tính toán trong phương pháp này có thể được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hay còn được sử dụng nhằm xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Nhà phân tích biết sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ với phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính. 1.4.3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động được cần phải có vốn. Vốn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, phân tích diễn biễn nguồn vốn là một trong những vấn đề đáng quan tâm của nhà phân tích tài chính. Mục tiêu của phân tích là chỉ ra được tiền có nguồn gốc từ đâu và được sử dụng như thế nào trên cơ sở biến động của các khoản mục giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, trước hết phải xác định được sự thay đổi của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán giữa hai thời điểm lập báo cáo. Mỗi sự thay đổi trên bảng cân đối kế toán được phân loại thành sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc: - Sử dụng vốn: Tăng tài sản hoặc giảm nguồn. - Nguồn vốn: Giảm tài sản hoặc tăng nguồn. Sự phân loại này được sử dụng như là một dữ liệu quan trọng để tiến hành phân tích cũng như thiết lập Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ đó đưa ra những kế hoạch để huy động và sử dụng vốn trong tương lai. Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn Đơn vị tính:……… Tài sản 31/12/N 31/12/N+1 Sử dụng vốn Nguồn vốn Tiền và CK dễ bán Các khoản phải thu Dự trữ TSCĐ Nguồn vốn Vay ngắn hạn Các khoản phải trả Các khoản phải nộp Vay dài hạn Cổ phiếu thường Lợi nhuận không chia Tổng cộng 1.4.4. Phân tích luồng tiền. Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nhà phân tích còn phải xác định các luồng tiền vào, ra trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định sự tăng giảm tiền và nguyên nhân gây ra sự tăng giảm đó. Những phân tích này là cơ sở để doanh nghiệp có các biện pháp quản lý ngân quỹ, quản lý tài chính ngắn hạn tốt hơn. 1.4.5. Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính. Nguồn vốn bao gồm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Nợ bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn. Vốn của chủ sở hữu bao gồm vốn góp, lợi nhuận không chia, vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu. Tỷ trọng của các nguồn vốn đó trong tổng nguồn chính là cơ cấu vốn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là thiết lập một cơ cấu vốn hợp lý. Mục tiêu này có thể thay đổi theo thời gian nhưng tại bất kỳ thời điểm nào cho trước nhà quản lý doanh nghiệp đều có một cơ cấu vốn nhất định và những quy định tài trợ riêng lẻ phải phù hợp với mục tiêu này. Nếu tỷ lệ lợi nhuận thực tế thấp hơn mục tiêu, việc mở rộng vốn có thể thực hiện bằng việc tăng sử dụng nợ, nếu tỷ lệ nợ thực tế lớn hơn mục tiêu thì cổ phiếu sẽ được bán ra. Chính sách cơ cấu vốn chính là việc đánh đổi giữa rủi ro và lãi suất. Sử dụng nợ nhiều thì dẫn tới rủi ro cao, lợi nhuận thu được cũng sẽ cao. Còn khi nguồn vốn tài trợ chủ yếu là vốn chủ sở hữu thì rủi ro giảm nhưng lợi nhuận giảm. Cơ cấu vốn tối ưu là một cơ cấu hướng về sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất. ã Đòn bẩy tài chính: Mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là thu được lợi nhuận tối đa, đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý sử dụng nhằm làm tăng lợi nhuận. Mức độ đòn bẩy tài chính (DFL) là tỷ lệ thay đổi của EPS do sự thay đổi 1% của lợi nhuận hoạt động (EBIT). DFL = Tỷ lệ thay đổi của EPS Tỷ lệ thay đổi của EBIT Từ đó ta suy ra công thức để tính DFL là: Trong đó: R: chi phí trả lãi vay. Q: sản lượng. P: giá bán sản phẩm. V: chi phí biến đổi. F: chi phí cố định. Ví dụ: Một doanh nghiệp có số vốn kinh doanh là 100 đơn vị và phát hành 10 cổ phiếu với thu nhập trước thuế là 20 đơn vị, thuế TNDN 40%. Doanh nghiệp muốn tăng vốn kinh doanh thêm 100 đơn vị, có hai cách: - Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu. - Vay ngân hàng 50% với lãi suất 10% và 50% phát hành cổ phiếu. Ta có, bảng sau: Vốn EBIT Lãi vay LNTT Thuế LNST 100 20 0 20 8 12 100 20 5 15 6 9 (LNTT: lợi nhuận trước thuế) Ta có: EPS1 = 12/10 EPS2 = 9/5 Nhận thấy, trong trường hợp thứ nhất EPS = 1,2; còn trong trường hợp thứ hai EPS = 1,8. Như vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng nợ thì EPS sẽ lớn hơn trong trường hợp không sử dụng nợ. Hơn nữa việc sử dụng nợ sẽ giúp doanh nghiệp không phải chia sẻ quyền quản lý. Đây chính là tác dụng của đòn bẩy tài chính. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính đôi khi có thể gây ra tổn thất cho doanh nghiệp trong một số trường hợp như: nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lãi đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền, lãi vay phải trả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu bị giảm (lợi nhuận do vốn chủ hữu sở tạo ra không đủ bù đắp cho sự thiếu hụt của lãi vay phải trả). Để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đã kết hợp đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động tạo thành đòn bẩy tổng hợp. ã Đòn bẩy kinh doanh được xác định như sau: DOL = Tỷ lệ % thay đổi của EBIT Tỷ lệ % thay đổi của doanh số hay Trong đó: Q: Sản lượng. P: Giá bán sản phẩm. V: Chi phí biến đổi. F: Chi phí cố định. DOL chỉ sự thay đổi theo tỷ lệ phần trăm (%) của thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) do sự thay đổi 1% của doanh số bán. ã Đòn bẩy tổng hợp (DTL) đo lường độ nhạy EPS khi doanh số bán thay đổi và nó được xác định như sau: DTL = Tỷ lệ thay đổi của EPS Tỷ lệ thay đổi của doanh số DTL = Tỷ lệ thay đổi của EBIT ´ Tỷ lệ thay đổi của EPS Tỷ lệ thay đổi của doanh số Tỷ lệ thay đổi của EBIT Hay 1.4.6. Lập kế hoạch hoá tài chính. Kế hoạch hoá tài chính là một quá trình từ việc phân tích các cơ hội, các lựa chọn tài chính và dự đoán các kết quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp, tìm hiểu mối liên hệ giữa các quyết định ở hiện tại và tương lai đến việc xây dựng các giải pháp tình thế để áp dụng trong những điều kiện bất lợi. Do vậy, kế hoạch hoá tài chính là việc tổ chức nguồn vốn, sử dụng vốn trong doanh nghiệp sao cho đạt kết quả cao nhất cũng như chuẩn bị các cơ sở, biện pháp để thực hiện các quy định tài chính. Kế hoạch hoá tài chính được xây dựng dựa trên kết quả phân tích tài chính và những dự đoán tài chính. Dự đoán tài chính là một biện pháp quan trọng của kế hoạch hoá tài chính, kết quả dự đoán tài chính càng chính xác thì doanh nghiệp càng ít bị bất ngờ trước những tình huống xảy ra trong thời kỳ dự đoán. Quá trình dự đoán tài chính bắt đầu từ việc dự đoán doanh thu của thời kỳ tương lai. Sau đó nhà quản lý tài chính phải xác định lượng và cơ cấu tài sản mà doanh nghiệp cần có để đạt được mức doanh thu mục tiêu và quyết định nên lấy nguồn từ đâu để tài trợ cho tài sản ấy. Việc dự đoán doanh thu được tiến hành bằng cách xem xét doanh thu trong những năm gần với thời điểm dự đoán và sử dụng các phương pháp như phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu, phương pháp sử dụng hàm hồi quy, phương pháp dự đoán dựa vào các chỉ tiêu đặc trưng tài chính. Mỗi phương pháp được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau. Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu là phương pháp dự đoán tài chính ngắn hạn, nó chỉ có nghĩa khi các điều kiện khác trong nền kinh tế tương đối ổn định. Còn phương pháp sử dụng hàm hồi quy lại có ích trong dự đoán dài hạn và ở những ngành không ổn định. Phương pháp dự đoán dựa vào các chỉ tiêu tài chính đặc trưng lại thích hợp với việc hoạch định cơ cấu tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập. Kết quả dự đoán trong phương pháp này được thể hiện trên các báo cáo tài chính dự kiến. Các báo cáo tài chính này được xây dựng trên cơ sở một số giả định về chi phí, thuế suất, lãi suất, tỷ lệ trả cổ tức… Dù theo phương pháp nào thì chi phí sử dụng các kỹ thuật, phương pháp dự đoán phải cân bằng với lợi ích thu được từ mức độ chính xác của các thông tin. Từ các báo cáo tài chính dự đoán và các tỷ lệ ước tính, nhà quản lý tài chính sẽ phải trả lời được câu hỏi như: doanh nghiệp có thể thực hiện được các kết quả tài chính như dự đoán không? Làm thế nào để các kế hoạch hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn, làm cho giá cổ phiếu tăng lên? Báo cáo tài chính dự đoán của doanh nghiệp thường được lập trong điều kiện nền kinh tế tương đối ổn định, nhưng khi có suy thoái kinh tế thì điều gì sẽ xảy ra và liệu tình hình doanh nghiệp có khá lên khi nhà quản lý sử dụng kế hoạch thay thế không? Trên cơ sở các dự đoán nhà quản lý tài chính sẽ xây dựng kế hoạch tài chính, thông thường là kế hoạch cho từng một năm, trong đó dự kiến nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong năm và các nguồn tài trợ cho nhu cầu đó, dự kiến lợi nhuận và phân phối lợi nhuận… Kế hoạch hoá tài chính không chỉ đơn thuần là dự đoán tài chính, trong khi dự đoán tài chính chỉ mới tập trung vào các kết quả có thể xảy ra trong tương lai thì kế hoạch hoá tài chính còn quan tâm đến các kết quả không thể xảy ra. Với một kế hoạch tài chính doanh nghiệp có thể chuẩn bị để đương đầu với những khó khăn. Kế hoạch tài chính cũng không phải là cố gắng giảm rủi ro mà là quyết định xem nên chấp nhận rủi ro nào. Nhà quản lý cần phải thường xuyên so sánh với kế hoạch để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nói tóm lại, vai trò của phân tích tài chính trong doanh nghiệp ngày càng được khẳng định. Phân tích tài chính được nhà quản lý sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên sự đánh giá khả năng sinh lời, khả năng rủi ro, sự chu chuyển của vốn … trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp. Trong môi trường hiện nay cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty dược phẩm Trung ương cũng tiến hành phân tích tình hình tài chính tại Công ty. 1.5. Sự cần thiết của phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu của nhiều cá nhân hay tổ chức kinh tế xã hội (nhà quản lý tài chính, các nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan Nhà nước và dân chúng). Kết quả của phân tích tài chính sẽ được họ nhìn nhận ở dưới những góc độ khác nhau nhằm đạt được mục đích mà họ đặt ra. ã Đối với nhà quản lý tài chính: Nhà quản lý tài chính là người đưa ra những quyết định tài chính trong doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Và phân tích tài chính được họ sử dụng như là một công cụ quan trọng. Phân tích tài chính giúp các nhà quản lý tài chính đánh giá được rủi ro phá sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ những đánh giá đó, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán được các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, lập kế hoạch tài chính, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao tình hình tài chính trong doanh nghiệp. ã Đối với nhà đầu tư. Mối quan tâm của các nhà đầu tư là khả năng sinh lời cao và rủi ro thấp mà điều đó lại phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, trước khi ra quyết định đầu tư họ phải đánh giá rủi ro phá sản của doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt là khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. ã Đối với ngân hàng, người cho vay. Để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp ngoài vốn chủ sở hữu còn một nguồn khác không kém phần quan trọng đó là các khoản vay hay khoản nợ. Nợ được hình thành do vay ngắn hạn hoặc dài hạn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác hoặc tạm thời chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Trước khi ra quyết định cho vay hoặc bán chịu, họ phải xem xét khả năng hoàn trả được vốn và lãi vay của doanh nghiệp. Đối với những khoản vay ngắn hạn người cho vay đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, còn đối với những khoản vay dài hạn thì họ lại quan tâm nhiều hơn đến khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và các dòng tiền sẽ xuất hiện trong tương lai. Một điều đáng lưu ý khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là người cho vay phải xem xét thời hạn và mục đích sử dụng các khoản vay. ã Đối với người lao động. Người lao động cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp do quyền lợi của họ gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động không chỉ là lương họ nhận được từ sức lao động của mình mà có thể họ còn có thu nhập từ các cổ phiếu đã đầu tư vào doanh nghiệp. ã Đối với cơ quan Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước như cơ quan thuế, thống kê… quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới góc độ khác. Nắm được tình hình tài chính doanh nghiệp giúp các cơ quan này xác định được tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của các doanh nghiệp và các vấn đề khác nhằm đảm bảo, duy trì sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt là giúp họ đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện vai trò quản lý vĩ mô trong ngành kinh tế. Tóm lại, phân tích tài chính có vai trò quan trọng và cần thiết đối với những cá nhân hay tổ chức kinh tế xã hội liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù mỗi một đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều vì mục đích muốn biết khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tình hình phát triển, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có những quy định tài chính hữu hiệu nhất. Chương 2 Tình hình hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Dược phẩm Trung ương I 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Dược phẩm Trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam - Bộ Y tế. Tên giao dịch quốc tế của Công ty Dược phẩm Trung ương I là: Central Pharmaceutical Company N01 Trụ sở hoạt động : Km 6 - Đường Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội Tiền thân Công ty Dược phẩm Trung ương I là một quốc doanh thuốc Nam - Bắc Trung ương với tên gọi là: Quốc doanh y Dược phẩm - Bộ Y tế và trạm cấp I Dược phẩm trực thuộc Bộ Nội thương. Là một đơn vị kinh doanh với hoạt động chủ yếu là mua bán các loại thuốc chữa bệnh. Công ty có nhiệm vụ kinh doanh các mặt hàng: thuốc Nam, thuốc Bắc, cao đơn hoàn tán, giống cây trồng dược liệu… nhằm phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh . Ngày 19/4/1971 Công ty đổi tên thành Công ty Dược phẩm Trung ương I trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam. Đến năm 1993 căn cứ vào qui chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước kèm theo NĐ số 338/ HĐBT ngày 7/5/1999. Căn cứ vào thông báo số 108TB ngày 9/4/1993 của văn phòng chính phủ về việc đồng ý cho phép thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Y tế và Công ty Dược phẩm Trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Việt Nam - Bộ Y tế Quyết định thành lập số 408/ BYT ngày 22/4/1993, giấy phép đăng ký kinh doanh số 108263 ngày 12/5/1993. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh dành cho con người. Do đó, ngoài mục tiêu lợi nhuận Công ty còn theo đuổi mục tiêu xã hội. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng với sự xuất hiện của hàng loạt các loại sản phẩm thuốc trên thị trường với nhiều loại nhãn hiệu khác nhau. Hơn nữa, trên thị trường không chỉ có những mặt hàng trong nước mà còn có rất nhiều loại hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Trước tình hình đó, để nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thị trường Công ty đã áp dụng một mô hình kinh doanh mới theo hướng sản xuất công nghiệp hiện đại vừa kinh doanh thương mại, vừa xuất khẩu, vẫn tiếp tục duy trì sản xuất các mặt hàng truyền thống, nhưng coi hoạt động sản xuất là phụ, kinh doanh là chủ yếu. Đến nay mạng lưới tiêu thụ của Công ty đã mở rộng khắp các tỉnh thành phố trên toàn quốc và một số nước trên thế giới. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, song Công ty luôn là lá cờ đầu trong Ngành Dược Trung ương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Chức năng của Công ty gồm có: Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, nguyên liệu, hoá chất, tinh dầu, dụng cụ y tế bao bì phụ liệu và kinh doanh các sản phẩm khác theo qui định hiện hành của pháp luật. Nghiên cứu sản phẩm mới kể cả nguyên liệu và thành phẩm. Các dịch vụ liên quan đến ngành Y tế, hội chợ, triển lãm thông tin quảng cáo. Là một Công ty thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam - Bộ Y tế, song song với chức năng và nhiệm vụ Công ty còn phải đảm bảo các yêu cầu sau: Là một đơn vị hạch toán độc lập phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Dược Việt Nam, nên hàng năm Công ty phải xây dựng và bảo vệ kế hoạch sản xuất kinh doanh để báo cáo nên Tổng Công ty Công ty có nhiệm vụ nhận vốn, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực do Tổng Công ty giao, thực hiện quyết định của Tổng Công ty về điều chuyển nguồn vốn và các nguồn lực phù hợp với các nhiệm vụ của Công ty. Đăng ký sản xuất kinh doanh và sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện. Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư đổi mới thiết bị của Công ty. Thực hiện các nghĩa vụ đối người lao động theo qui định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý Công ty thông qua người đại diện của mình. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. ã Nguồn hàng hoá. Công ty Dược phẩm Trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh các loại thuốc chữa bệnh và một số dụng cụ y tế. Nguồn hàng hoá của Công ty được hình thành chủ yếu từ Tổng Công ty Dược, xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I và từ một số nguồn cung cấp khác. Công ty có nhiều chính sách bán hàng như bán buôn, bán lẻ các loại thuốc và dụng cụ y tế. Công ty có chính sách giảm giá, hưởng hoa hồng cho các đại lý mua với khối lượng lớn. ã Thị trường. Có thể nói thị trường vừa là thế mạnh vừa là thách thức lớn đối với Công ty. Công ty hoàn toàn bị động cả thị trường trong nước và ngoài nước. Muốn có hàng bán phải mua được hàng ổn định, chất lượng tốt, giá hợp lý để còn phân phối lại được. Cho dù có tiết kiệm chi phí lưu thông đến đâu mà không linh hoạt trong khâu mua vào thì sẽ rất khó hoàn thành chỉ tiêu cơ bản như là lãi và các khoản nộp Ngân sách để giữ được thị trường truyền thống cũ và nâng dần lên cũng như tăng thêm thị phần ở thị trường mới đòi hỏi Công ty phải giữ chữ tín đối với cả khách mua và bán. Thực tế thị trường luôn luôn biến động rất đa dạng, phức tạp và đầy rủi ro, cạnh tranh gay gắt và rất quyết liệt. Tóm lại, thị trường của Công ty vẫn tập trung vào các khách hàng truyền thống từ lâu là: Tuyến cấp II, khối bệnh viện và các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tuy nhiên Công ty cũng đã có nhiều giải pháp khác để phát triển thị trường và thị phần cả mua và bán khi có điều kiện. ã Công tác tài chính kế toán: Công ty thực hiện song hành hai hệ phần mềm Kế toán và Kế hoạch. Chất lượng công tác kế toán ngày càng được nâng cao, Công ty đã làm tốt các chế độ kế toán, báo cáo quyết toán, thuế thu nộp ngân sách, quan hệ trong nước và nước ngoài ổn định. Đặc biệt trong năm 2001 công tác kế toán của Phòng Kế toán đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát chi tiêu, tìm nguồn và tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng để được vay với lãi suất ưu đãi góp phần tiết kiệm được lãi vay. Công tác tài chính kế toán của Công ty đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề công nợ, do đó tỷ lệ nợ giảm nhiều. Mối quan hệ của kế toán Công ty với các cửa hàng, chi nhánh trong cả nước luôn là mối thống nhất, không bị chia cắt, nhưng dựa vào các mức đã chi trong năm để thường xuyên thông báo, đánh giá nhận xét về chi phí lưu thông để các đơn vị trực thuộc có biện pháp xử lý kịp thời. ã Các quan hệ tài chính của Công ty. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng Công thương và ngân hàng Ngoại thương có mối quan hệ mật thiết với Công ty. Hệ thống ngân hàng là cầu nối trung gian giữa Công ty với khách hàng của mình. Ngân hàng giúp Công ty thu các khoản nợ của khách hàng vào tài khoản tiền gửi đồng thời ngân hàng cũng chuyển tiền trả cho nhà cung cấp. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, Công ty đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm nâng cao công tác điều hành. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được trình bày theo sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm Phòng nhập khẩu Phòng xuất khẩu Phòng kế toán tài vụ Phòng điều vận Hệ thống kho hàng Hệ thống cửa hàng Phòng bảo vệ Mô hình tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Theo mô hình này toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Ban giám đốc. Ban giám đốc: Có chức năng nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo hoạt động chung của toàn Công ty thông qua hệ thống các phòng ban. Ban giám đốc quản lý Công ty theo từng mặt hoạt động. Ban giám đốc gồm có một giám đốc, hai phó giám đốc. Giám đốc Công ty là người quản lý và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc do giám đốc đề cử và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực họ quản lý trước giám đốc. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động, lập kế hoạch tiền lương, tuyển nhân viên mới, đào tạo cán bộ nhân viên cũ, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị máy móc, thiết bị văn phòng cho hoạt động của các phòng ban. Phòng kế hoạch nghiệp vụ: lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch mua bán hàng hoá, các hợp đồng kinh tế đã kí kết theo kế hoạch từng tháng, từng quý được giám đốc duyệt. Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Theo dõi kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập xuất kho, đảm bảo chất lượng thuốc đúng quy định của Ngành Y tế, tổ chức công tác bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn lao động . Phòng xuất nhập khẩu: có chức năng xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty, thường xuyên nắm bắt tình hình tồn kho để điều chỉnh kế hoạch mua và bán thuốc xuất nhập khẩu. Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính trong năm, tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán tài chính hàng năm, giám sát và quản lý việc sử dụng tiền vốn, tài sản của Công ty. Phòng điều vận: có nhiệm vụ điều động và quản lý phương tiện vận chuyển và giao nhận hàng theo kế hoạch vận chuyển của Phòng kế hoạch nghiệp vụ. Hệ thống kho hàng: là nơi dự trự bảo quản, tập kết các loại sản phẩm, hàng hoá nhập kho. Gồm có kho vật tư hàng hoá, kho cao đơn, kho thành phẩm, kho tinh dầu hương liệu, kho hàng mua ngoài. Hệ thống các cửa hàng là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá. Phòng bảo vệ giúp giám đốc thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh trên địa bàn Công ty. Từng phòng ban và các đơn vị trực thuộc có bộ máy quản lý riêng nhưng hoạt động phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ do Công ty giao và phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực để tạo kiện cho nhau hoạt động vì mục tiêu chung của Công ty. 2.2. Tình hình phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I Công ty Dược phẩm Trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, đơn vị kinh0 doanh hoạch toán độc lập. Hàng năm, Phòng Kế toán - Tài chính thường tiến hành phân tích tài chính để đánh giá những kết quả và hạn chế trong hoạt động của Công ty đồng thời đây cũng là cơ sở để Công ty và Tổng Công ty xây dựng những kế hoạch trong tương lai. 2.2.1. Công cụ sử dụng trong phân tích tài chính. Nguồn thông tin chủ yếu mà doanh nghiệp sử dụng trong phân tích tài chính tại doanh nghiệp là các báo cáo tài chính và được cung cấp từ Phòng Kế toán - Tài chính. Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đúng mẫu biểu do Bộ tài chính qui định vào cuối mỗi quý và cuối mỗi năm. Báo cáo tài chính của Công ty gồm có: - Bảng cân đối kế toán - Kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Triệu đồng. Tài sản 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 98.324 123.873 146.575 I. Tiền mặt 5.181 13.751 8.670 1. Tiền mặt tại quỹ 1.053 302 509 2. Tiền gửi ngân hàng 4.128 13.328 8.021 3. Tiền đang chuyển 0 121 140 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu 45.598 51.528 56.375 1. Phải thu của khách hàng 42.691 49.360 55.303 2. Trả trước cho người bán 2.394 765 0 3. VAT được khấu trừ 346 830 852 4. Phải thu nội bộ 0 383 0 5. Các khoản phải thu khác 275 288 379 6. Dự phòng phải thu khó đòi (108) (98) (159) IV. Hàng tồn kho 44.801 55.767 79.186 1. Hàng đang đi trên đường 3.923 5.310 3.585 2. Hàng hoá tồn kho 41.472 50.972 76.253 3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (592) (515) (652) V. Tài sản lưu động khác 2.744 2.827 2.344 1. Tạm ứng 561 624 251 2. Chi phí trả trước 0 0 272 3. CK thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 2.183 2.203 1.821 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 5.110 7.498 11.288 I. Tài sản cố định 3.730 6.016 9.670 1. Tài sản cố định hữu hình 3.730 6.016 9.670 - Nguyên giá 9.424 11.827 17.003 - Giá trị hao mòn luỹ kế (5.695) (5.811) (7.333) II. Chứng khoán và đầu tư TC ngắn hạn 1.380 1.380 1.380 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 0 0 0 2. Góp vốn liên doanh 1.380 1.380 1.380 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 102 238 Tổng tài sản 103.434 131.371 157.863 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 60.473 87.573 112.056 I. Nợ ngắn hạn 60.473 87.189 109.379 1. Vay ngắn hạn 38.046 44.064 53.198 2. Phải trả người bán 14.861 26.626 46.605 3. Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 1110 4. Người mua trả tiền trước 3.301 11.541 3.942 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2.161 2.109 165 6. Phải trả công nhân viên 1.512 2.119 3.033 7. Các khoản phải trả phải nộp khác 592 730 1.326 II. Nợ dài hạn 0 383 2.677 Vay dài hạn 0 383 2.677 III. Nợ khác 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 42.961 43.798 45.807 I. Nguồn vốn – quỹ 42.762 43.279 44.323 1. Nguồn vốn Nhà nước cấp 38.190 39.263 40.476 2. Chênh lệch tỷ giá 403 0 0 3. Quỹ đầu tư phát triển 2.868 2.634 2.218 4. Quỹ dự phòng tài chính 32 113 360 5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.269 1.269 1.269 II. Nguồn kinh phí quỹ khác 199 519 1.484 1. Quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp 16 56 180 2. Quỹ khen thưởng – phúc lợi 183 463 1.274 3. Nguồn kinh phí sự nghiệp 0 0 30 Tổng nguồn vốn 103.434 131.371 157.863 Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty Dược phẩm Trung ương I. Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 350.432 440.867 520.200 Các khoản giảm trừ 498 3.532 646 - Chiết khấu 0 11 0 - Giá trị hàng bán bị trả lại 498 3.521 646 1. Doanh thu thuần 349.934 437.335 519.554 2. Giá vốn hàng bán 330.723 411.265 486.395 3. Lãi gộp 19.211 26.070 33.159 - Chi phí bán hàng 13.346 15.666 18.335 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.320 2.120 2.574 4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.545 8.284 12.250 5. Lợi nhuận hoạt động tài chính (1.896) (4.835) (8.484) - Thu nhập hoạt động tài chính 62 87 649 - Chi phí hoạt động tài chính 1.958 4.922 9.133 6. Lợi nhuận bất thường 652 454 721 - Thu nhập bất thường 664 701 728 - Chi phí bất thường 12 247 7 7. Lợi nhuận trước thuế 2.301 3.903 4.487 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 736 1.249 1.436 9. Lợi nhuận sau thuế 1.565 2.654 3.051 Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty Dược phẩm Trung ương I. Bảng 2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD 65.196 76.880 176.120 1. Tiền thu bán hàng 135 182 366 2. Thu các khoản nợ phải thu 98.723 108.530 366.293 3. Thu các khoản khác 694 819 2.872 4. Tiền đã trả cho người bán 16.325 19.304 142.628 5. Tiền đã trả cho cán bộ công nhân viên 1.895 2.183 7.645 6. Tiền thuế và nộp Nhà nước 3.796 3.992 18.627 7. Tiền trả các khoản nợ 12.340 4.259 13.946 8. Tiền trả các khoản khác 0 2.913 10.565 II. Lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động đầu tư (67) (61) (463) 1. Thu hồi các khoản đầu tư 0 0 6 2. Tiền đầu tư vào các đơn vị khác 25 53 168 3. Tiền mua tài sản cố định 32 8 301 III. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính (61.273) (68.249) (180.738) 1. Tiền thu do đi vay 213 438 376 2. Tiền trả nợ vay 61.486 68.687 181.474 Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ 3.856 8.570 (5.081) Tiền tồn đầu kỳ 1.325 5.181 13.751 Tiền tồn cuối kỳ 5.181 13.751 8.670 Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty Dược phẩm Trung ương I. 2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính áp dụng tại Công ty. Để tiến hành phân tích tài chính có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng Công ty sử dụng phương pháp so sánh hay phương pháp tỷ lệ nhằm tính toán và so sánh các chỉ tiêu tài chính qua các năm. Công ty chỉ tiến hành phân tích trên một số lĩnh vực như: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, ngân quỹ và một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của Công ty nên kết quả chưa phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của Công ty. 2.2.3. Nội dung phân tích tài chính của Công ty. Công ty tiến hành phân tích tài chính trên ba nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất là phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty, nội dung này giúp Công ty có cái nhìn tổng quát về cơ cấu tài sản nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) qua từng năm. Thứ hai và cũng là nội dung được quan tâm nhiều nhất đó là phân tích hệ số. Công ty tập trung vào phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng. Cuối cùng là dự đoán nhu cầu vốn và lập kế hoạch tài chính. 2.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính. ã Cơ cấu tài sản. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có một lượng tài sản và nó được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, gồm có tài sản cố định và tài sản lưu động. Tỷ trọng của các loại tài sản trong tổng tài sản được gọi là cơ cấu tài sản. Vậy cơ cấu tài sản của Công ty Dược phẩm Trung ương I trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 được thể hiện trong bảng 2.4 và sơ đồ 1. Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản. Đơn vị: Phần trăm (%). Tài sản 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 95,06 94,29 92,85 1. Tiền 5,01 10,47 5,49 2. Các khoản phải thu 44,08 39,22 35,71 3. Hàng tồn kho 43,32 42,45 50,16 4. TSLĐ khác 2,65 2,15 1,49 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 4,94 5,71 7,15 1. TSCĐ 3,61 4,58 6,13 2. Chứng khoán và đầu tư ngắn hạn 1,33 1,03 0,87 3. Chi phí XDCB dở dang 0 0,1 0,15 Tổng tài sản 100,00 100,00 100,00 Biểu đồ 1: Tình hình biến động tài sản của Công ty. Tổng tài sản của Công ty tăng dần từ 103.434 triệu đồng năm 1999 đến 157.863 triệu đồng năm 2001. Điều này chứng tỏ qui mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng. Do Công ty là một doanh nghiệp thương mại, hoạt động chủ yếu của Công ty là mua và bán các loại thuốc nên phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn 90% tổng tài sản còn tài sản cố định chỉ gồm một lượng rất nhỏ, khoảng gần 10% tổng tài sản. Nhưng mấy năm gần đây, Công ty quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tư vào tài sản cố định, như năm 2000 Công ty đầu tư xây dựng cửa hàng 136 Nguyễn Lương Bằng với số tiền 825 triệu đồng, mua máy vi tính, mua máy điều hoà…trị giá 613 triệu đồng. Tổng số tiền đầu tư cho tài sản cố định là 1.438 triệu đồng. Năm 2001 Công ty xây dựng kho GSP, mua thiết bị với tổng trị giá là 5.365 triệu đồng. Vì thế mà tỷ trọng tài sản cố định tăng dần qua các năm từ 4,94% (năm1999) lên 5,71% (năm 2000) và 7,14% (năm 2001). Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản giảm dần từ 44,08% (năm 1999) xuống 39,22% (năm 2000) và còn 35,71% (năm 2001). Trong khi đó, tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm từ 43,32% (năm 1999) xuống 42,45% (năm 2000) nhưng năm 2001 lại tăng lên 50,16%, vì trong giai đoạn này Công ty áp dụng chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, lượng hàng tồn kho tăng, đồng thời công tác tài chính kế toán của Công ty đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề công nợ, vì vậy mà các khoản phải thu giảm đáng kể. Tiền trong tổng tài sản chiếm một tỷ lệ thấp và dao động mạnh theo hình sin. Năm 1999 là 5,01% sau đó tăng lên 10,47% (năm 2000) nhưng rồi lại giảm xuống còn 5,49% vào năm 2001. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những thay đổi trong các quy định về duy trì lượng tiền mặt. ã Cơ cấu nguồn vốn. Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn Đơn vị: Phần trăm (%) Nguồn vốn 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 A. Nợ phải trả 58,46 66,66 70,98 1. Nợ ngắn hạn 58,46 66,37 69,29 2. Nợ dài hạn 0 0,29 1,69 B. Vốn chủ sở hữu 41,45 33,34 29,01 Tổng nguồn vốn 100,00 100,00 100,00 Nợ là nguồn vốn chủ yếu được Công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn luôn lớn hơn 50% và có xu hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2001. Nợ của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn còn nợ dài hạn thì rất ít. Năm 2000 nợ ngắn hạn chiếm 66,37% trong tổng nguồn vốn nhưng nợ dài hạn chỉ có 0,29%. Xu hướng của Công ty là giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn và tăng tỷ lệ nợ dài hạn. Ngược lại vốn chủ sở hữu của Công ty đang có xu hướng giảm dần từ 41,45% (năm 1999) xuống 33,34% (năm 2000) và còn 29,01% (năm 2001). Điều này xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: mặt hàng kinh doanh của Công ty là một loại hàng hoá đặc biệt liên quan đến tính mạng con người, Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước nên vấn đề rủi ro trong kinh doanh là rất nhỏ. Vì thế khi xuất hiện nhu cầu về vốn, Công ty có thể vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính khác hoặc mua chịu từ nhà cung cấp. Biểu đồ 2: Tình hình biến động nguồn vốn. Công ty Dược phẩm Trung ương I thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước nên phần lớn vốn chủ sở hữu do Nhà nước cấp và một phần nữa được hình thành từ các quỹ. Bảng 2.6 dưới đây cho thấy sự biến động vốn chủ sở hữu của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Bảng 2.6. Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I. Vốn kinh doanh 38.190 39.263 40.476 1. Nhà nước cấp 30.859 30.859 30.859 2. Vốn tự bổ sung 7.331 7.966 9.617 3. Vốn liên doanh 0 438 0 II. Các quỹ 3.303 2.747 2.577 1. Quỹ đầu tư phát triển 2.868 2.634 2.218 2. Quỹ dự phòng tài chính 32 113 359 3. Chênh lệch tỷ giá 403 0 0 III. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.269 1.269 1.269 1. Ngân sách cấp 452 452 452 2. Nguồn khác 817 817 817 IV. Quỹ khác 198 519 1.454 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 182 463 1.274 2. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 16 56 180 Tổng cộng 42.961 43.798 45.778 ã Kết quả hoạt động kinh doanh. Công ty Dược phẩm Trung ương I gần như là một nhà phân phối độc quyền mặt hàng thuốc chữa bệnh trong toàn khu vực miền Bắc. Mạng lưới hoạt động rộng khắp trên các địa bàn từ thành phố đến nông thôn và cả miền núi. Vì thế mà kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối cao. Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Doanh thu thuần 349.934 437.335 519.554 2. Giá vốn hàng bán 330.723 411.265 486.395 3. Lãi gộp 19.211 26.070 33.159 - Chi phí bán hàng 13.346 15.666 18.335 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.320 2.120 2.574 4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3.435 8.284 12.250 5. Lợi nhuận hoạt động tài chính (1.896) (4.835) (8.484) 6. Lợi nhuận bất thường 652 454 721 7. Lợi nhuận trước thuế 2.301 3.903 4.487 8. Thuế TNDN 736 1.249 1.436 9. Lợi nhuận sau thuế 1.565 2.654 3.051 Doanh thu thuần của Công ty tăng nhanh không ngừng qua các năm, từ 349.934 triệu đồng (năm 1999) lên 437.335 triệu đồng tương đương 24,98 % (năm 2000) và đạt 519.554 triệu đồng (năm 2001) tương đương 48,47 %. Doanh thu hàng năm có xu hướng tăng lên là do nhu cầu về mặt hàng thuốc ngày càng lớn. Chi phí bán hàng của Công ty rất lớn, điều này phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà Công ty đang hoạt động, cũng giống như doanh thu, nó có xu hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2001. Chi phí cho hoạt động tài chính của Công ty rất lớn, lớn hơn cả thu nhập từ hoạt động tài chính nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính âm và có xu hướng ngày càng tăng từ 1.896 triệu đồng (năm 1999) đến 4.835 triệu đồng (năm 2000) và 8.484 triệu đồng (năm 2001). Nguyên nhân là do, từ tháng 9/1993 Công ty Dược phẩm Trung ương I liên doanh với Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II với số vốn góp ban đầu là 1.400 triệu đồng, thu hồi vốn hàng năm qua khoản khấu hao máy trị giá 21 triệu đồng/ năm. Số vốn liên doanh hiện còn đến ngày 31/12/2001 là 1.380 triệu đồng. Liên doanh hoạt động kém hiệu quả dẫn tới lỗ vốn. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là do sự chênh lệch tỷ giá đồng ngoại tệ. Mặc dù lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty âm nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn lớn hơn 0 và có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ 2.301 triệu đồng (năm 1999) lên 3.903 triệu đồng (năm 2000) và 4.487 triệu đồng (năm 2001). Điều này là do lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hoạt động bất thường cao, vượt quá số lỗ từ hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hàng năm Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, thể hiện qua các khoản nộp Nhà nước. ã Phân tích luồng tiền. Công ty tiến hành phân tích luồng tiền dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng 2.8. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động KD 65.196 76.880 176.120 1. Các khoản thu 99.552 109.531 369.531 2. Các khoản chi 34.356 32.651 193.411 II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư (67) (61) (463) 1. Thu từ hoạt động đầu tư 0 0 6 2. Chi từ hoạt động đầu tư 67 61 469 III. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động TC (61.273) (68.249) (180.738) 1. Thu từ hoạt động tài chính 213 438 736 2. Chi từ hoạt động tài chính 61.486 68.687 181.474 IV. Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ 3.856 8.570 (5.081) - Tiền tồn đầu kỳ 1.325 5.181 13.751 - Tiền tồn cuối kỳ 5.181 13.751 8.670 Các khoản thu của Công ty chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và có xu hướng tăng dần, từ 99.552 triệu đồng (chiếm 99,79 % các khoản thu ngân quỹ của Công ty năm 1999) lên 109.531 triệu đồng (99,60 % năm 2000) và 369.531 triệu đồng (99,80 % năm 2001). Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001, Công ty đã chi cho hoạt động tài chính một lượng tiền tương đối lớn từ 61.273 triệu đồng (năm 1999) đến 180.738 triệu đồng (năm 2001). Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty được quản lý tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản, tránh được rủi ro. Nhưng lượng tiền mặt trong ngân quỹ còn lớn, nếu có những chính sách để tận dụng được lượng tiền đó thì sẽ giúp cho Công ty tăng được lợi nhuận. 2.2.3.2. Một số chỉ tiêu tài chính được Công ty phân tích. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty giúp nhà quản lý tài chính thấy được các nét cơ bản trong “Bức tranh tài chính”, từ đó giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn tình hình hoạt động tài chính của Công ty mình. Các nhà phân tích tài chính tại Công ty đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng như các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời. ã Các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh khoản. Nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho các hoạt động của Công ty là nợ ngắn hạn. Vì thế mà, nhà phân tích tài chính của Công ty rất quan tâm tới nhóm chỉ tiêu này và họ đã tiến hành phân tích hai chỉ tiêu: khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh. Bảng 2.9. Các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán. Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Khả năng thanh toán hiện hành 1,63 1,42 1,34 Khả năng thanh toán nhanh 0,84 0,75 0,59 Một cách tổng quát, khả năng thanh toán của Công ty có chiều hướng giảm xuống trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Sở dĩ như vậy là do Công ty có chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng nên đã dành một khoản lớn cho việc đầu tư vào mạng lưới thông tin nâng cấp tài sản cố định. Khả năng thanh khoản hiện hành của Công ty năm 1999 là 1,63 lần, giảm xuống 1,42 lần năm 2000 và còn 1,34 lần năm 2001. Nhưng nhìn chung, khả năng thanh toán hiện hành vẫn có khả năng đáp ứng được các khoản nợ khi tới hạn. Khả năng thanh toán nhanh luôn lớn hơn 0,5 trong trường hợp nếu tất cả các khoản nợ tới hạn có nhu cầu thanh toán ngay thì Công ty vẫn có khả năng chi trả. Khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn này cao nhất là 0,48 (năm 1999), vẫn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy lượng vốn bằng tiền của Công ty không quá lớn, Công ty sử dụng vốn hiệu quả. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty là tương đối khả quan. Nhà quản lý Công ty không phải bận tâm nhiều tới việc hoàn trả các khoản nợ tới hạn. ã Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành nguồn của Công ty. Nhà phân tích tài chính của Công ty đã phân tích nhóm chỉ tiêu này trên một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.10. Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động. Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Vòng quay dự trữ 7,82 7,91 6,82 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 93,95 73,28 53,79 Hiểu suất sử dụng tài sản lưu động 3,56 3,56 3,55 Vòng quay dự trữ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phản ánh một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay dự trự có xu hướng tăng từ 7,82 lần (năm 1999) lên 7,91 lần (năm 2000) nhưng lại giảm xuống 6,82 lần (năm 2001). Năm 2001 vòng quay dự trữ giảm do lượng hàng tồn kho quá lớn (79.186 triệu đồng) so với hai năm trước và doanh thu là 520.200 triệu đồng. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm dần từ năm 1999 đến năm 2000, do tài sản cố định có xu hướng tăng nhanh hơn so với sự tăng của doanh thu (xây dựng cửa hàng 136 Nguyễn Lương Bằng mất 825 triệu đồng, mua máy photo, máy vi tính, máy lắc siêu âm… khoảng 200 triệu đồng) Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tương đối ổn định qua các năm và nó phản ánh một đồng tài sản lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy với một đồng tài sản lưu động, Công ty đưa vào hoạt động thì tạo ra 3,56 đồng doanh thu. ã Các tỷ lệ phản ánh khả năng sinh lời. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được Công ty đặc biệt quan tâm, nó phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả quản lý của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là sau hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài nên hoạt động kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đầu tiên đặt ra cho Công ty. Các tỷ lệ phản ánh khả năng sinh lời của Công ty được nghiên cứu gồm: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Bảng 2.11. Các tỷ lệ phản ánh khả năng sinh lời Đơn vị: phần trăm (%) Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0,66 0,89 0,86 Lợi nhuận trước thuế trên tài sản 2,23 2,79 2,84 Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3,64 6,06 6,66 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản có chiều hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2000 và giảm xuống trong năm 2001. Năm 2000 doanh thu tăng so với năm 1999 là 24,9% và lợi nhuận trước thuế tăng 70% so với năm 1999. Do đó tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng từ 0,66% (năm 1999) lên 0,89% (năm 2000) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng từ 2,33% (năm 1999) lên 2,97% (năm 2000). Năm 2001, doanh thu tăng 17,99% so với năm 2000, lợi nhuận tăng 14,9% nhưng tỷ suất trước thuế giảm là do: chi phí tăng nhanh, tỷ giá ngoại tệ biến động (+) 3,8% làm cho chí phí hoạt động tài chính tăng. Mặt khác, kho GSP được đưa vào sử dụng đã làm phát sinh một số chi phí mới như chi phí lãi vay, tiền điện… Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng dần từ 3,64% (năm 1999) đến 6,06% (năm 2000) và 6,66% (năm 2001). Điều này cho thấy vốn chủ sở hữu của Công ty được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Tình hình hoạt động phân tích tài chính của Công ty được thể hiện đầy đủ trên “Thuyết minh báo cáo tài chính”. Dựa vào Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty, nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính. Bảng tổng hợp kết quả phân tích tài chính tại Công ty. Bảng 2.12. Các tỷ lệ tài chính phân tích tại Công ty. Đơn vị: phần trăm (%). Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1) Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiện hành 1,63 1,42 1,34 - Khả năng thanh toán nhanh 0,84 0,75 0,59 2) Khả năng hoạt động - Vòng quay dự trữ 7,82 7,91 6,82 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ 93,95 73,28 53,79 - Hiệu suất sử dụng TSLĐ 3,56 3,56 3,55 3) Khả năng sinh lời - Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0,66 0,89 0,86 - Lợi nhuận trước thuế trên tài sản 2,23 2,97 2,84 - Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3,64 6,06 6,66 Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 là tương đối tốt, Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của Công ty. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận thu được tương đối lớn không những đáp ứng được nhu cầu tài chính của Công ty mà còn được tích luỹ nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Nó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.13. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng quỹ tiền lương 4.887,00 6.147,00 7.884,00 Thu nhập khác 303,00 446,00 464,00 Tổng thu nhập 5.189,00 6.493,00 7.778,00 Tiền lương bình quân/tháng 1,60 1,97 2,10 Thu nhập bình quân/tháng 1,70 2,10 2,24 2.2.4. Lập kế hoạch tài chính. Mục tiêu của phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I không chỉ nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình hoạt động tài chính tại Công ty mà còn nhằm đưa ra được một kế hoạch tài chính trong tương lai. Trên cơ sở tình hình tài chính hiện tại, nhà quản lý nhận thấy rằng trong năm 2002 Công ty phải tiếp tục đầu tư nâng cấp và cả đầu tư mới tài sản cố định. Công ty dự kiến giảm lượng hàng tồn kho ở mức 75.196 triệu đồng nhằm giảm chi phí bảo quản Công ty đã đưa ra những biện pháp thu nợ và chính sách tín dụng hợp lý nhằm duy trì tỷ lệ các khoản phải thu ở mức như năm 2001 (35,71% tổng tài sản). Nguồn vốn tài trợ của Công ty vẫn duy trì một tỷ lệ vay nợ cao trên 50% và chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Trong năm 2002, doanh thu dự kiến khoảng từ 560 đến 600 tỷ VNĐ, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 23 tỷ VNĐ, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 4,5 tỷ VNĐ và thu nhập bình quân phấn đấu đạt 2,5 triệu đồng/ người/ tháng. Một vấn đề mà Công ty đang quan tâm đó là giải quyết nhanh chóng vốn liên doanh giữa Công ty với xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I. Giảm chi phí tài chính, nâng cao lợi nhuận sau thuế. 2.3. Đánh giá tình hình hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I. Trong những năm qua, hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số những hạn chế cần phải khắc phục. Kết quả và hạn chế từ hoạt động phân tích tài chính tại Công ty được lần lượt nghiên cứu trong phần này. 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. Phân tích tại Công ty Dược phẩm Trung ương I đã phản ánh tương đối chính xác tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001, phản ánh được phần nào điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Từ việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và khả năng hoạt động đã giúp nhà quản lý lập kế hoạch tài chính ngắn hạn trong tương lai nhằm đưa Công ty ngày càng phát triển tốt hơn. Phân tích tài chính tại Công ty đạt được những kết quả trên là nhờ vào các yếu tố sau: Thứ nhất, Công ty có một hệ thống Phòng ban được tổ chức hợp lý từ trên xuống dưới. Các Phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong các hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời Công ty có một hệ thống máy vi tính được kết nối với nhau, giúp việc lưu chuyển thông tin được chính xác, nhanh chóng và kịp thời tạo điều kiện cho Phòng Kế toán - Tài chính lập các báo cáo tài chính nhanh và phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động của Công ty theo từng quý và từng năm. Thứ hai, cuối mỗi năm Phòng Kế toán - Tài chính đều tiến hành phân tích tài chính, thông qua việc tính toán, so sánh và rút ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính của Công ty, giúp nhà quản lý Công ty nắm được tình hình tài chính của Công ty mình nói riêng và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động của Công ty. Thứ ba, Công ty Dược phẩm Trung ương I chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế nên hàng năm Công ty phải tiến hành phân tích tài chính, lập báo cáo gửi lên Tổng Công ty. Thứ tư, các báo cáo tài chính và các tư liệu kế toán được lập theo đúng chuẩn mực, quy cách, biểu mẫu chung do Bộ Tài chính ban hành nên việc phân tích tài chính được thuận lợi hơn. Thứ năm, đội ngũ kế toán của Công ty có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm với công việc và với Công ty. Cuối cùng, kết quả phân tích tài chính được sử dụng làm dữ liệu, để các nhà lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định tài chính và nó đã có tác động tích cực tới tình hình hoạt động của Công ty và là cơ sở để Công ty tiếp tục tiến hành nâng cao hoạt động phân tích tài chính trong tương lai. Bên cạnh những kết quả đạt được, phân tích tài chính tại Công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. 2.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động phân tích tài chính. ã Hạn chế về thông tin sử dụng trong hoạt động phân tích tài chính. Thông tin được sử dụng để phân tích tài chính chỉ là những số liệu dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm do Phòng Kế toán - Tài chính lập. Còn những thông tin khác liên quan đến Công ty như: tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động của Ngành Y tế... chưa được cập nhật và đưa vào sử dụng. Một số thông tin nội bộ cần thiết khác như kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn của Công ty và Tổng Công ty… cũng chưa được đề cập tới. Phân tích tài chính chỉ được tiến hành vào cuối năm, dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính hàng năm nên đôi khi không phát hiện được kịp thời những hạn chế về tình hình tài chính, trong quy trình hoạt động của Công ty. Các số liệu kế toán chưa được tập hợp nhằm phục vụ cho mục đích phân tích tài chính nên gây khó khăn cho việc xác định một số chỉ tiêu tài chính như: chi phí biến đổi, chi phí cố định… phân tích điểm hoà vốn, đòn bẩy hoạt động. ã Về phương pháp phân tích. Công ty sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán một số chỉ tiêu tài chính như: khả năng thanh khoản (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh), khả năng sinh lời (tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) kết hợp với sử dụng phương pháp so sánh để xem xét xu hướng biến động của từng chỉ tiêu, qua các năm từ 1997 đến 2001. Phương pháp tỷ lệ kết hợp với phương pháp so sánh được Công ty sử dụng để phân tích tình hình tài chính tại Công ty, chỉ phản ánh được xu hướng biến đổi tình hình tài chính qua các năm nhưng không chỉ ra được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó. ã Về nội dung phân tích. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty đã giúp các nhà quản lý nắm được tình hình tăng giảm cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng nhà quản lý chưa thể xác định được tình hình tăng giảm như vậy là hợp lý hay chưa hợp lý. Nếu chưa hợp lý thì tỷ lệ tăng giảm là bao nhiêu? Trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Việc Công ty chưa đưa nội dung này vào phân tích là một thiếu sót cần phải khắc phục. Nội dung được Công ty quan tâm nhiều nhất hiện nay là phân tích các chỉ tiêu tài chính. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty chỉ dùng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời thì chưa đủ trong mỗi nhóm chỉ tiêu cần tính toán và phân tích một số tỷ lệ khác như các tỷ lệ phản ánh khả năng cân đối vốn của Công ty. Phân tích khả năng cân đối vốn chỉ ra mức độ ổn định và tự chủ tài chính của Công ty cũng như khả năng sử dụng nợ của Công ty, đây là một trong những nội dung rất quan trọng của phân tích tài chính. 2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những hạn chế trong phân tích tài chính tại Công ty, nhưng trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số nguyên nhân chính như sau: - Phân tích tài chính là một hoạt động còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Trên thực tế, chưa có doanh nghiệp nào thực hiện phân tích tài chính một cách đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã tiến hành phân tích tài chính nhưng mới chỉ là đánh giá khái quát về tình hình tài chính của Công ty. Trong điều kiện hiện nay, kết quả phân tích tài chính chỉ là những tư liệu nhằm cung cấp thông tin giúp cho nhà quản lý tài chính tại Công ty đưa ra những quyết định về chiến lược tài chính. - ở Việt Nam, phân tích tài chính chưa được các doanh nghiệp chú trọng tới. Do thị trường tài chính của nước ta vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là thị trường chứng khoán mới được xây dựng còn rất nhiều hạn chế, chưa tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là địa điểm để các nhà đầu tư mua bán chứng khoán đầu tư vào các doanh nghiệp. Trước khi ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó cần phải tiến hành phân tích tài chính. Như vậy thị trường tài chính là nhân tố thúc đẩy hoạt động phân tích tài chính phát triển, thị trường tài chính chưa phát triển sẽ dẫn tới hoạt động phân tích tài chính chưa được chú trọng. - Thuốc chữa bệnh là mặt hàng kinh doanh của Công ty, là một loại hàng hoá đặc biệt được Nhà nước trực tiếp quản lý. Kế hoạch tài chính của Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của các chỉ tiêu do cấp trên giao, do vậy kết quả phân tích tài chính tại Công ty chưa thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong các quyết định tài chính. - Lợi nhuận được coi là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp hướng tới, phân tích tài chính tại Công ty chú trọng quá nhiều đến khả năng sinh lời, điều đó dẫn đến phân tích tài chính tại Công ty có phần mất cân đối và không đầy đủ. - Trong khi hoạt động của Công ty thay đổi theo từng tháng thì quá trình phân tích tài chính chỉ dựa trên các báo cáo tài chính được lập vào cuối quý và được tổng hợp trong báo cáo tài chính cuối năm của Công ty. Do vậy, phân tích tài chính chưa phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động tài chính của Công ty. - Phân tích tài chính được thực hiện bởi nhân viên của Phòng Kế toán - Tài chính, nhưng chưa có một cán bộ nào thực sự có trình độ chuyên môn đảm nhiệm công việc này, nên vẫn còn nhiều hạn chế. Chương 3 Giải pháp nâng cao CHấT LƯợNG hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Dược phẩm Trung ương I. Để có thể đưa ra được một chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp nhất với tình hình hiện tại, Công ty cần phải nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn đối với Công ty trong thời gian tới. Nó được thể hiện trên một số nội dung sau: Năm 2002 là một năm có nhiều sự kiện ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước hết, nước ta đang trong thời gian tiến tới hoà nhập vào AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vừa được ký kết, cùng với sự hoạt động của các Công ty nước ngoài và các doanh nghiệp có 100 % vốn nước ngoài ở Việt Nam, sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh đối với Công ty. Nếu nhà quản lý Công ty không có những chính sách phù hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm thì sẽ không đứng vững được trên thị trường, dẫn tới kinh doanh kém hiệu quả. Đây là một khó khăn rất lớn mà Công ty phải lưu tâm đến. Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh ở bên ngoài, mà ngay cả trong nước Công ty cũng phải đối mặt đối với những trở ngại do các nhà sản xuất trong nước gây lên. Các nhà sản xuất trong nước có xu hướng ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là ở các tỉnh lớn, đông dân, có sức mua cao, do vậy thị trường truyền thống của Công ty bị thu hẹp dần, nguồn hàng có nguy cơ giảm dần và bị động cả về số lượng và giá cả. Trong năm 2002, Công ty vẫn phải tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cao hệ thống kho tàng, đào tạo đội ngũ nhân viên và cán bộ… Công ty cần phải tìm nguồn vốn thích hợp để tài trợ cho các hoạt động này. Ngoài những khó khăn trên, Công ty cũng có những thuận lợi như: - Một phần lớn số kho của Công ty đã được công nhận đạt GSP, Công ty đang tiến hành tìm hiểu và áp dụng từng phần công tác quản lý chất lượng theo ISO nhằm nâng cao uy tín và tạo khả năng cạnh tranh cho Công ty trên thị trường. - Công ty luôn được Bộ Y tế, Tổng Công ty Dược Việt nam, các ngành chức năng ở Trung ương, Hà Nội quan tâm theo dõi và giúp đỡ về nhiều mặt. Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Công ty đã đưa ra một số chiến lược phát triển cho riêng mình. Công ty quyết tâm giữ vững và từng bước mở rộng thị trường truyền thống của mình. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhà kho, phương tiện, đặc biệt là năng lực quản lý kinh doanh lấy công nghệ thông tin làm điều kiện đột phá, để chiếm lợi thế trong kinh doanh và cạnh tranh với các bạn hàng khác trên một số lĩnh vực sau: - Hoàn thiện việc nâng cấp cải tạo dứt điểm các phần kho B, C vào quý II năm 2002. Tuỳ thuộc vào sự điều chuyển vốn mà Tổng Công ty đã trình Bộ Y tế và Bộ Tài chính, sẽ nâng cấp và sửa chữa lại toàn bộ phòng kỹ thuật kiểm nghiệm theo GLP. - Cố gắng xây dựng thí điểm một cửa hàng theo tiêu chuẩn GPP. - Kiên trì bám sát các mục tiêu kế hoạch của Nhà nước, nắm vững chắc xu hướng và khả năng tiêu thụ thuốc để tranh thủ thời cơ đi trước. - Giữ vững và phát triển thị trường miền núi, chú ý hơn nữa việc cung ứng thuốc cho từng bệnh viện và các Công ty cấp II, đặc biệt các đơn vị sản xuất trong nước để kết hợp hai chiều. - Liên kết toàn diện thí điểm với một Công ty cấp II có sản xuất để rút kinh nghiệm triển khai cho các năm sau. Để thực hiện được mục tiêu trên Công ty đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể sau: ã Phát triển thị trường: - Thị trường cấp II, miền núi: tăng 15%. - Thị trường bệnh viện: tăng 25 %. - Thị trường cung ứng nguyên liệu sản xuất: tăng 15 %. - Thị trường khác: tăng 15 %. - Kim ngạch giải ngân và đầu tư: 10 tỷ đồng. - Bổ sung vốn đầu tư: từ 4 tỷ đến 6 tỷ đồng. ã Đầu tư: - Hoàn thành nâng cấp và làm mới kho B và C đạt GSP. - Hoàn thiện, nâng cấp, cải tạo lại toàn bộ phòng KCS theo tiêu chuẩn GLP. - Xây kho dự trữ Quốc gia nếu Bộ Y tế và Bộ Tài chính cho phép giải ngân trong năm 2002. - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ đủ năng lực để đáp ứng với yêu cầu công việc. - Nâng cao và hoàn thiện chương trình quản lý trên mạng về tính xuyên suốt và mở rộng đến tất cả các khâu trong Công ty theo yêu cầu quản lý từng thời điểm. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I. 3.2.1. Hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động phân tích tài chính. Muốn hoạt động phân tích tài chính đạt hiệu quả cao, cần phải làm tốt ngay từ khâu chuẩn bị. Nó bao gồm một số công đoạn như: xác định mục tiêu phân tích, thu thập và xử lý thông tin, lập kế hoạch phân tích. ã Xác định mục tiêu phân tích. Phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong thời gian qua để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tài chính và đánh giá khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty. ã Thu nhập và xử lý thông tin: Chất lượng phân tích tài chính của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thông tin sử dụng. Thông tin sử dụng dùng để phân tích tài chính phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và có tính so sánh. Nó bao gồm hai nguồn thông tin chính: - Nguồn thông tin bên trong Công ty bao gồm các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Số liệu trên báo cáo tài chính phải phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời cần lập số liệu hàng tháng để theo dõi sự biến động tình hình kinh doanh một cách kịp thời và có giải pháp phù hợp. - Nguồn thông tin quan trọng thứ hai là nguồn thông tin bên ngoài Công ty như: thông tin về môi trường, thị trường kinh doanh cũng như những thông tin về các doanh nghiệp cùng ngành…điều đó là cơ sở cho việc ra quyết định tài chính trong tương lai. Ngoài ra, nhà phân tích tài chính cần quan tâm tới kế hoạch, chỉ tiêu của Tổng Công ty Dược Việt nam đặt ra cho Công ty. ã Lập kế hoạch phân tích: Sau khi đã xác định được mục tiêu phân tích và thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch phân tích trên các khía cạnh sau: - Nội dung phân tích. - Phương pháp phân tích. - Thời gian sử dụng. - Nhân viên phân tích. 3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính. Mục tiêu của phân tích tài chính là phản ánh tình hình tài chính của Công ty, đó chính là cơ sở cho việc đề ra các quyết định và lập kế hoạch tài chính trong tương lai. Như vậy, phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I với những nội dung như hiện nay thì chưa đạt được mục tiêu đó. Trong thời gian tới, Công ty nên phân tích theo những nội dung sau: - Phân tích các tỷ lệ tài chính của Công ty theo ba nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời. - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. - Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình vận động của Công ty. 3.2.2.1. Phân tích các tỷ lệ tài chính. Nội dung phân tích các tỷ lệ tài chính của Công ty thực tế chưa được đầy đủ, Công ty cần phải tiến hành phân tích thêm một số chỉ tiêu để kết quả phân tích đạt hiệu quả cao hơn, cụ thể như sau: ã Tỷ lệ về khả năng thanh toán. Hai chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh chưa phản ánh đầy đủ tình hình thanh khoản của Công ty. Vì vậy, nhà phân tích cần phải xem xét thêm khả năng thanh toán tức thời và vốn lưu động ròng. Bảng 3.1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Khả năng thanh toán tức thời (lần) 0,086 0,160 0,079 Vốn lưu động ròng (triệu đồng) 37.851 36.684 37.196 Khả năng thanh toán tức thời của Công ty tăng từ 0,086 lần (năm 1999) đến 0,16 lần (năm 2000) nhưng lại giảm xuống 0,079 lần (năm 2001). Điều này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ tức thời của Công ty có xu hướng bị thu hẹp dần. Ngược lại, vốn lưu động ròng của Công ty luôn dương và lớn hơn nợ ngắn hạn trong suốt giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Điều này chứng tỏ toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động đã được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán của Công ty là khả quan. Tuy nhiên, cần phải kết hợp với việc phân tích khả năng sinh lời để thấy được quyết định tài trợ này có phù hợp hay không. ã Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn. Công ty là một loại hình doanh nghiệp thương mại, nên phần lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, vấn đề cơ cấu vốn ở Công ty không được quan tâm. Tuy nhiên, để nắm bắt được đầy đủ, chính xác tình hình tài chính cần phải tiến hành phân tích khả năng cân đối vốn. Bảng 3.2. Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ lệ nợ trên tài sản (hệ số) 0,58 0,67 0,71 Khả năng thanh toán lãI vay(%) 1,67 1,99 1,90 Khả năng tự tài trợ(%) 0,42 0,33 0,29 Tỷ lệ nợ trên tài sản có xu hướng tăng và tỷ lệ khả năng tự tài trợ có xu hướng giảm cho thấy Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của mình ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm cho thấy việc tăng nợ sẽ làm tăng lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn này. Khả năng thanh toán lãi vay tăng từ năm 1999 đến năm 2000 và giảm năm 2001. Do năm 2001, Công ty tăng khoản vay dài hạn lên 2.677 triệu đồng đã làm cho tiền trả lãi tăng nhanh hơn so với mức tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ này luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy Công ty hoàn toàn có khả năng hoàn trả lãi vay cho Ngân hàng. ã Các tỷ lệ về khả năng hoạt động. Công ty đã tiến hành phân tích khá hoàn chỉnh nội dung này nhưng để hiểu rõ hơn về khả năng hoạt động của Công ty. Nhà phân tích nên nghiên cứu thêm các chỉ tiêu sau: Bảng 3.3. Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Vòng quay toàn bộ vốn 3,39 3,36 3,29 Vòng quay tiền 67,64 32,06 60,00 Kỳ thu tiền bình quân 46,91 42,42 39,01 Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh: một đồng vốn được Công ty tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay vốn biến động theo chiều giảm dần từ 3,39 vòng/năm (năm 1999) đến 3,36 vòng/năm (năm 2000) và 3,29 vòng/năm (năm 2001). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 ngày càng kém. Vòng quay tiền giảm từ 67,64 vòng/năm (năm 1999) xuống 32,06 vòng/ năm (năm 2000) và tăng 60 vòng/năm (năm 2001). Năm 2000, tỷ lệ vòng quay tiền giảm không phải là do tiền quay vòng chậm và khả năng sinh lời thấp mà do lượng tiền mặt được duy trì quá nhiều (13.751 triệu đồng). Kỳ thu tiền bình quân của Công ty có xu hướng giảm dần qua các năm từ 46,91 lần (năm 1999) xuống 42,42 lần (năm 2000) và còn 39,01 lần (năm 2001). Điều này chứng tỏ vốn của Công ty được lưu thông tốt trong khâu thanh toán, doanh thu tiêu thụ ngày càng gia tăng, Công ty làm ăn có hiệu quả hơn. ã Các tỷ lệ về khả năng sinh lời. Để phản ánh đầy đủ khả năng sinh lời của Công ty ngoài những chỉ tiêu đã phân tích Công ty cần tính và phân tích thêm tỷ lệ doanh lợi tiêu thụ và doanh lợi vốn. Bảng 3.4. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0,0045 0,0061 0,0059 Lợi nhuận trước thuế và lãi trên tài sản 0,0550 0,0600 0,0600 Doanh lợi tiêu thụ phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu. Doanh lợi tiêu thụ của Công ty tăng từ năm 1999 đến năm 2000 và giảm ở năm 2001. Điều này hoàn toàn phù hợp với những kết luận rút ra từ việc phân tích các tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, lợi nhuận trước thuế trên tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ở phần trước. Doanh lợi vốn có chiều hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2000 và không thay đổi đến năm 2001, phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản. Ngoài việc phản ánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư, doanh lợi vốn còn cho thấy việc sử dụng nợ của Công ty có tốt hay không. Doanh lợi vốn năm 2000 tăng so với năm 1999 cho thấy việc Công ty tăng sử dụng nợ là hợp lý. Tổng hợp kết quả tính toán các tỷ lệ về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của Công ty ta có bảng sau: Bảng 3.5. Các tỷ lệ tài chính của Công ty. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiện hành 1,63 1,42 1,34 - Khả năng thanh toán nhanh 0,84 0,75 0,59 - Khả năng thanh toán tức thời 0,086 0,16 0,079 - Vốn lưu động ròng (triệu đồng) 37.851 36.384 37.196 2. Khả năng cân đối vốn - Hệ số nợ 0,58 0,67 0,71 - Khả năng thanh toán lãi 1,67 1,99 1,9 - Khả năng tự tài trợ 0,42 0,33 0,29 3. Khả năng hoạt động - Vòng quay dự trữ 7,82 7,91 6,82 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ 93,95 73,28 53,79 - Hiệu suất sử dụng TSLĐ 3,56 3,56 3,55 - Vòng quay toàn bộ vốn 3,39 3,36 3,29 - Vòng quay tiền 67,64 32,06 60 - Kỳ thu tiền bình quân 46,91 42,42 39,01 4. Khả năng sinh lời - Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 0,66 0,89 0,86 - Lợi nhuận trước thuế trên tài sản 2,23 2,97 2,84 - Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 3,64 6,06 6,66 - Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0,45 0,61 0,59 - Lợi nhuận trước thuế và lãi trên tài sản 5,5 6 6 3.2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một nội dung quan trọng giúp nhà phân tích thấy được: tiền trong Công ty có nguồn gốc từ đâu và được sử dụng như thế nào trong kỳ. Để tiến hành phân tích, nhà phân tích cần lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn qua các năm. Bảng 3.6. Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2000. Đơn vị: triệu đồng. Tài sản 31/12/00 31/12/01 Sử dụng vốn Tỷ trọng (%) Nguồn vốn Tỷ trọng (%) 1. Tiền 5.181 13.751 8.570 30,68 2. Các khoản phải thu 45.598 51.528 5.930 21,23 3. Hàng tồn kho 44.801 55.767 10.966 21,23 4. Tài sản lưu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24419.DOC
Tài liệu liên quan