Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực Miềm Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đến năm 2007 đã chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu trước đó hai thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới, hiện nay đứng thứ hai thế giới. Giai đoạn 1989 – 2008 Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2 triệu tấn vào năm 2005 và rất có thể năm 2010 sẽ có một kỷ lục mới trên 6,5 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Năm 1989, kinh ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc 1 tỉ USD và đạt mức kỷ lục 2.9 tỉ USD vào năm 2008. Ngành hàng lúa gạo không chỉ tạo an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy mạnh công nghiệp hoá mà còn trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thông qua tạo ra một lượng ngoại tệ thặ...
81 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực Miềm Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đến năm 2007 đã chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu trước đó hai thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới, hiện nay đứng thứ hai thế giới. Giai đoạn 1989 – 2008 Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2 triệu tấn vào năm 2005 và rất có thể năm 2010 sẽ có một kỷ lục mới trên 6,5 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Năm 1989, kinh ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc 1 tỉ USD và đạt mức kỷ lục 2.9 tỉ USD vào năm 2008. Ngành hàng lúa gạo không chỉ tạo an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy mạnh công nghiệp hoá mà còn trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thông qua tạo ra một lượng ngoại tệ thặng dư cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hoá cho nhiều ngành công nghiệp.
Năm 2008, thị trường gạo toàn cầu chao đảo, giá gạo trên thị trường có những lúc lên đến mức gần 10.000 USD/tấn, cả thế giới sau bao nhiêu năm mãi mê công nghiệp hoá đã nhận thấy tầm quan trọng của lúa gạo, mặt hàng đơn thuần không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có tính chiến lược chính trị. Khủng hoảng giá gạo cũng cho Việt Nam những bài học hết sức hữu ích về những yếu kém trong chuỗi giá gạo, về năng lực của bộ máy nhà nước trong đối phó với khủng hoảng, về khả năng và độ nhạy cảm của doanh nghiệp nắm lấy cơ hội kinh doanh, về những yếu tố của hệ thống phân phối và chia sẽ lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị lúa gạo. Đã đến thời điểm chúng ta phải đầu tư cho ngành hàng lúa gạo, để hiện đại hoá ngành kinh doanh lúa gạo cần một nguồn đầu tư cho ngành hàng lúa gạo. Để hiện đại hoá ngành kinh doanh lúa gạo cần một nguồn đầu tư rất lớn về hạ tầng nghiên cứu, nghiên cứu thông tin thị trường… Tuy nhiên điểm nút cần phải cởi mở, trước tiên là cơ chế kinh doanh xuất khẩu gạo để thúc đẩy tính cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong tìm kiếm đầu ra và thu mua lúa, đến lượt nó sẽ khuyến khích các chủ thể khác trong chuỗi giá trị cùng hưởng lợi trong đó có nông dân sản xuất lúa gạo.
Một thực tế khác hiện nay đó chính là Việt Nam tuy là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan, nhưng giá gạo Việt Nam bán ra hoàn toàn thấp nhất trong các nước xuất khẩu gạo. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu bởi vì chất lượng gạo Việt Nam không được đảm bảo, chất lượng gạo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phương cách sản xuất và kinh doanh cũ. Theo đó người nông dân có thói quen trồng quá nhiều giống lúa và bán lúa qua vô số thương lái các thương lái thì đi mua khắp nơi đem về cho nhà máy xay xát. các nhà máy thì cung ứng cho những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nguồn gạo có đủ nguồn gốc lẫn đủ thứ giống lúa từ các địa phương nên gạo thành phẩm lẫn nhiều thứ khác nhau không đồng nhất, chất lượng không ổn định. Lâu nay khi trồng người nông dân tự chọn giống lúa nào dễ bán, ít rủi ro, ngành nông nghiệp tuy có khuyến cáo họ trồng giống này giống nọ nhưng người nông dân không đứng ra mua, chỉ có thương lái trực tiếp mua. Còn doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ mỗi mua lại gạo thành phẩm, cùng lắm là thực hiện công đoạn lau bóng lại gạo nguyên liệu để bán họ không có nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo đồng nhất và chủng loại, chất lượng thì không thể giám tính đến chuyện xây dựng thương hiệu. Nhận thức được vấn đề trên nay tôi quyết định thực hiện đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công Ty lương thực Miềm Nam”. Đề tài được xây dựng từ nhu cầu là cần xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam nói chung và thương hiệu gạo của Vinafood II nói riêng. Trong đó tôi tập trung nghiên cứu về đề chất lượng gạo xuất khẩu. Tôi hi vọng đề tài của tôi có thể đóng góp chút ít vào việc phát triển kinh doanh sản xuất gạo của tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Dựa vào tình hình thu mua lúa gạo thành phẩm và tình hình sản xuất lúa gạo tại Tổng Công Ty, tôi tập trung phân tích vấn đề về chất lượng của gạo.
- Tìm hiểu những thành tựu đạt được của Công Ty trong việc sản xuất gạo chất lượng cao.
- Làm tài liệu tham khảo cho Tổng Công Ty.
Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài này nghiên cứu chất lượng gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009 khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập những số liệu thông tin cần thiết từ hoạt động của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.
- Nghiên cứu thông qua sách báo và các tài liệu sản xuất của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam .
- Tham khảo ý kiến của cán bộ CNV Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam; những người hiểu biết trong công tác kinh doanh lúa gạo xuất khẩu.
- Tổng hợp phân tích số liệu thống kê cùng với kiến thức về quản trị chất lượng để rút ra những nhận xét đánh giá và đề ra những giài pháp cá nhân cho vấn đề.
Bố cục đề tài:
Phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung đề tài nghiên cứu được phân thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm.
- Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo tại Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp cá nhân nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Khái niệm:
1.1. Khái niệm về sản phẩm:
Theo Marx: “Sản phẩm chính là kết tinh của lao động”. Theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý về cơ sở và từ vựng ISO 9000:2000, sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các hoạt động hay quá trình”. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ mọi hoạt động bao gồm từ những hoạt động sản xuất và vật phẩm cụ thể và các dịch vụ.
Bất kỳ, một yếu tố vật chất hoặc một hoạt động nào đó do tổ chức tạo ra nhằm đáp ứng các nhu cầu bên trong hay bên ngoài tổ chức đều được gọi là sản phẩm. Sản phẩm cũng có nghĩa là dịch vụ (tiêu chuẩn ISO 9000:2000).
1.2. Phân loại sản phẩm:
Chúng ta phân loại sản phẩm thành:
- Sản phẩm vật chất: là những vật phẩm hữu tình có thể cầm, nắm được. Ví dụ: chiếc xe, chai dầu.
- Sản phẩm dịch vụ: Là những sản phẩm vô hình, không thể nào lưu trữ được. Ví dụ: dịch vụ cắt tóc, dịch vụ y tế cộng đồng.
Dưới góc độ quản lý của chất lượng, phân loại căn cứ dựa vào công dụng chức năng của sản phẩm. Trong sản phẩm có cùng công dụng, người ta lại chia sản phẩm theo mục đích, lĩnh vực, đối tượng và điều kiện, thời gian sử dụng.
Để phục vụ công tác quản lý, người ta phân biệt các loại sản phẩm có cùng công dụng nhưng do các tổ chức khác nhau sản xuất bằng nhãn hiệu. Tức là các sản phẩm có cùng chức năng công dụng thì được phân loại theo nhãn hiệu. Trên nhãn hiệu ghi thông tin về chất lượng, số đăng ký, tiêu chuẩn, các quy định về điều kiện và phạm vi sử dụng, thời hạn sử dụng, thời gian bảo hành… nhằm bảo vệ người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
1.3. Cấp sản phẩm:
Căn cứ vào thành phần hợp thành người ta chia sản phẩm thành 3 cấp:
Cấp 1: Sản phẩm cơ bản là sản phẩm có các đặc tính kỹ thuật cơ bản mà người khách hàng kỳ vọng khi mua nhằm thoả mãn yêu cầu cơ bản yêu cầu cơ bản của họ.
Cấp 2: Sản phẩm thực (sản phẩm cụ thể) là những sản phẩm ngoài những đặc tính cơ bản, còn có các thông tin khác về nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì, cấp chất lượng, thời hạn sử dụng.
- Cấp 3: Sản phẩm gia tăng bao gồm thêm thông tin và các dịch vụ chuyên biệt khác: Cách bán và giao hàng, cách lắp đặt, cam kết dịch vụ hậu mãi (cách bảo trì, cách liên hệ với khách hàng)
2. Chất lượng sản phẩm:
2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của con người. Đây là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đứng ở các góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra quan niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay từ đòi hỏi của thị trường.
Ø Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích sử dụng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu phù hợp với công dụng của nó” (tiêu chuẩn của nhà nước Liên Xô TOCT 15467:70).
Ø Theo quan điểm của nhà sản xuất: “ Chất lượng là tổng hợp những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định”.
Ø Quan niệm chất lượng hướng theo thị trường có rất nhiều. Trong đó tiêu biểu là các quan điểm sau:
Theo ông W.E.Deming “Chất lượng là mức độ dự toán về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”.
Theo J.M.Juran “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sử dụng”
Philip B.Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”
Theo A.Feigenbaum: “Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ mà khi sử dụng làm cho sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng”.
Theo bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 88402:1994: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực chế (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn, giải thích thực thể, đối tượng ở đây là một hoạt động, một quá trình, một tổ chức, một cá thể, tức là sản phẩm theo diện rộng”.
Thoả mãn nhu cầu là điều quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào và chất lượng là phương tiện quan trọng nhất của sức cạnh tranh.
Theo ISO 9000:2000: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. “Yêu cầu là những nhu cầu được mong đợi, đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc”.
2.2. Quá trình hình thành nên chất lượng sản phẩm:
Chất lượng là vấn đề tổng hợp, nó được hình thành qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chất lượng được tạo ra ở tất cả các giai đoạn trong chu trình sản phẩm. Chu trình sản phẩm là tập hợp các quá trình tồn tại của sản phẩm theo thời gian từ khi nảy sinh nhu cầu và ý đồ sản xuất ra sản phẩm cho đến khi kết thúc sử dụng sản phẩm. Chu trình sản phẩm được thể hiện qua vòng xoắn Juran.
Chu trình sản phẩm có thể chia thành các giao đoạn chính: thiết kế, sản xuất, lưu thông và sử dụng sản phẩm. Các giai đoạn trong chu trình sản phẩm đều có ý nghĩa đối với sự hình thành chất lượng.
a. Giai đoạn nghiên cứu và thiết kế:
Là giai đoạn giải quyết về mặt lý thuyết các phương án thoả mãn nhu cầu. Chất lượng thiết kế giữ vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm. Chất lượng của thiết kế phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các yêu cầu của người tiêu dùng.
b. Giai đoạn sản xuất:
Là giai đoạn thể hiện các ý đồ, yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn của sản phẩm. Do đó cần phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo định hướng phòng ngừa sai sót.
c. Giai đoạn lưu thông và sử sụng sản phẩm:
Quá trình này cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng. Sự biểu hiện đó thể hiện ở các mặt sau đây: tổ chức lưu thông tốt sẽ giúp cho tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, giảm thời gian lưu trữ, giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp và nhận được các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc khai thác và sử dụng sản phẩm.
Sử dụng là giai đoạn đánh giá được một cách đầy đủ, chính xác chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng thực sự trong tay người tiêu dùng đòi hỏi tổ chức phải có hoạt động bảo hành, hướng dẫn sử dụng, tích cực thu thập thông tin từ người tiêu dùng, trên cơ sở đó điều chỉnh, cải tiến chất lượng sản phẩm của mình.
2.3. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm:
Mỗi sản phẩm đều được cấu thành bởi rất nhiểu các thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, chúng bao gồm:
Ø Thuộc tính kỹ thuật: Công dụng, chức năng của sản phẩm được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và các đặc tính về cơ lý hoá của sản phẩm.
Ø Thuộc tính thẩm mỹ: Sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, tính cân đối, màu sắc, trang trí và tính thời trang.
Ø Tuổi thọ của sản phẩm.
Ø Độ tin cậy của sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng nhất để phản ánh về chất lượng của sản phẩm và đảm bảo cho tổ chức có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình.
Ø Độ an toàn của sản phẩm trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn sức khoẻ đối với người tiêu dùng và môi trường là điều tất yếu. Mức độ gây ô nhiễm của sản phẫm được coi là một yếu tố bắt buộc.
Ø Tính tiện dụng: đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có bộ phận bị hỏng.
Ø Tính kinh tế của sản phẩm: là yếu tố quan trọng của sản phẩm khi sử dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng của sản phẩm trên thị trường. Những thuộc tính vô hình: tên, nhãn hiệu, danh tiếng của sản phẩm.
Ø Phần cứng: chiếm 10 – 40% giá trị của sản phẩm.
Ø Phầm mềm: chiếm 60 – 80% giá trị của sản phẩm (được cảm thụ bởi người tiêu dùng).
2.4. Các đặc điểm chất lượng sản phẩm:
Chất lượng phải là một tập hợp các đặc tính của sản phẩm thể hiện khả năng thoả mãn nhu cầu. Chất lượng được coi như sự phù hợp với nhu cầu. Chất lượng sản phẩm được xác định theo mục đích sử dụng, trong những điều kiện cụ thể. Sản phẩm có chất lượng với một đối tượng tiêu dùngvà được sử dụng vào mục đích nhất định.
Chất lượng phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tập quán. Chất lượng được đánh giá trên cả hai mặt chủ quan lẫn khách quan.
Ø Chủ quan: chất lượng thiết kế, mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của khách hàng.
Ø Khách quan: thông qua các thuộc tính vốn có trong từ sản phẩm, nhờ vậy chúng ta có thể đo lượng đánh giá thông qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể chất lượng phải tuân thủ theo thiết kế.
Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu và vấn đề tổng hợp, sản phẩm muốn đáp ứng được các yêu cầu xây dựng. Chất lượng ở đây không phải là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề kinh tế. Mặt kinh tế ở đây chính là sụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng không phải chỉ bằng những tính chất công dụng của sản phẩm mà còn đo được bằng chi phí bỏ ra để có được sản phẩm và sử dụng nó.
Do đó, chất lượng chính là sự thoả mãn nhu cầu ở các mặt nêu trên đây:
Ø Tính năng kỹ thuật.
Ø Tính năng kinh tế
Ø Thời điểm, điều kiện giao nhận
Ø Các dịch liên quan.
Ø Tính an toàn.
2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo:
2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hạt gạo:
Với sự đa dạng trong tiêu dùng gạo nội địa và xuất khẩu đòi hỏi chúng ta phải đánh giá cụ thể chất lượng gạo. Nó được dựa vào nhân tố khách quan và chủ quan. Gạo được chấp nhận bởi tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá chủ yếu dựa vào sở thích của người tiêu dùng.
Gạo không giống đa số các ngũ cốc khác là hạt được tiêu thụ toàn bộ. Bởi vậy những tính chất vật ký như kích thước, hình dạng, sự đồng đều và diện mạo chung là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, đa số gạo trước khi sử dụng phải xay xát, do đó thuộc tính vật lý quan trọng xác định chủ yếu bởi nội phôi nhũ (Muters, 1998). Muter nói thêm rằng trong trường hợp độ thuần khiết chất lượng gạo ảnh hưởng bởi đặc tính do gen điều khiển, các điều kiện môi trường và các cộng nghệ chế biến. Trong trường hợp ảnh hưởng do chế biến, các đặc tính chi phối đó là tồn trữ và phân phối. Kiểu gen của một giống cụ thể ức chế mức độ lớn các đặc điểm chất lượng hạt. Những nhà lai tạo giống và di truyền học tiếp tục cải thiện gen và các giống mới để tạo ra sản phẩm mong muốn. Sự chọn lọc chú trọng cải thiện chất lượng xay xát, nấu ăn và chế biến là những thành phần chủ yếu cuả trương trình tạo giống dựa trên nền tảng của các tiêu chuẩn công nghiệp. Quan tâm gần đây trong việc tạo ra giống chất lượng cho thị trường xuất khẩu là kết quả trong sự lựa chọn hương vị đặc biệt và các đặc điểm nấu ăn được ưu thích bởi người tiêu dùng.
2.5.2. Chất lượng hạt gạo và các tiêu chuẩn đánh giá:
Sau năng suất hạt, chất lượng quan trọng nhất. Nếu một giống lúa có diện mạo xấu, có năng xuất xay xát thấp, có kết cấu và hương vị không được người tiêu thụ chấp nhận nó sẽ không được phát triển. Gạo xay với hạt trong mờ nguyên hạt được ưa thích, phần bị mờ đục trong nội nhũ được gọi là bạc bụng. Gạo có vô số kiểu chiều dài hạt khác nhau. Sở thích về hình dạng (tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt) tuỳ theo những vùng khác nhau. Bảng sau đưa ra phân loại tiêu chuẩn kích thước hạt.
Bảng phân loại tiêu chuẩn hạt gạo:
Kích thước
Chiều dài
(mm)
Cấp độ
Hình dạng
Tỷ lệ dài/rộng
(mm)
Cấp độ
Dài nhất
7.50+
1
Thon
3.0+
1
Dài
6.61 – 7.50
3
Trung bình
2.1 – 3.0
3
Trung bình
5.51 – 6.60
5
Hơi tròn
1.1 – 2.0
5
Ngắn
- 5.50
7
Tròn
- 1.1
7
Kiểu hạt hơi thon, hơi tròn, và tròn, không bạc bụng khi chà với độ ẩm <14% không dễ gãy và có năng xuất gạo nguyên cao. Tỷ lệ gạo xay cao và có màu sắc của gạo rất quan trọng. Các giống khác nhau có kiểu và cường độ mùi thơm khác nhau. Hương thơm trong gạo là do chất hoá học diacetyl – 1 pyroproline tạo nên. Chất lượng gạo nấu và ăn thay đổi theo vùng. Gạo xay có hạt trong mờ, thon dài có hoặc không có mùi thơm, có độ nở nhiều khi nấu (do sự kéo dài nhân hạt), có tính mịn (không dính và mềm), cấu trúc hạt chắc, mùi vị hấp dẫn và thời hạn sử dụng kéo dài được ưa chuộng trong thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế (Parasad, 2002). Hình dưới đây trình bày các kiểu hạt dài, trung bình và ngắn điển hình của Mỹ. Trong cột đầu tiên bên phải (1 đến 3) là kiểu hạt lúa (rough rice or paddy rice). Cột ở giữa (1 đến 3) là gạo lức/gạo chưa qua đánh bóng (brown rice or unpolished rice). Cột cuối cùng bên trái (1 đến 3) là gạo trắng (milled rice/white rice/head rice). Mỗi loại bao gồm cả hạt dài, trung bình và ngắn.
Hình1: Các loại gạo dài, trung bình, ngắn điển hình
Nguồn: Weebetal., (1985)
Màu của vỏ cám: Theo báo Bùi và Nguyên (2000) màu vỏ cám bao gồm màu trắng, nâu sáng, nâu tối, nâu đỏ, tím sáng.
Mức độ bạc bụng: Mức độ bạc bụng của hạt gạo được chia như sau:
(cấp 0): Không bạc bụng, (Cấp 1): Vùng bạc bụng ít hơn 10% ở trong hạt gạo; (Cấp 5): diện tích bạc bụng trung bình 11 – 20%; (Cấp 9): Hơn 20%.
Thành phần hạt gạo sau khi xay xát: Nó gồm có vỏ trấu, cám, gạo lức; (head rice) và chiếm 67 – 70% trọng lượng của hạt gạo. Gạo trắng chia thành 02 phần: Gạo nguyên và tấm (gạo bị gãy). Gạo nguyên chiếm từ 40% - 60% trong lượng lúa đem xay xát và nó phụ thuộc điều kiện và kỹ thuật sau thu hoạch. Đôi khi tỷ lệ này dưới 40%. Phần trăm gạo thay đổi tương ứng với tỷ lệ gạo nguyên.
Chất lượng xay xát: yếu tố này bao gồm phần trăm gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên.
x 100
x 100
x 100
Trọng lượng hạt lúa đã bóc vỏ
Trọng lượng lúa
Trọng lượng gạo sau khi xay xát và đánh bóng
Trọng lượng lúa
Trọng lượng gạo nguyên (không gãy)
Trọng lượng lúa
Gạo lức (%) =
Gạo trắng (%) =
Gạo nguyên (%) =
Trung bình phần trăm vỏ hạt từ 18 – 22% trọng lượng lúa phụ thuộc vào giống có vỏ dày hay mỏng. Gạo trắng chiếm khoản 70% nhưng thay đổi do điều kiện như giống, môi trường và công nghệ sau thu hoạch. Trên thị trường yếu tố quan trọng là phần trăm gạo nguyên và thay đổi từ 25 đến 65%.
Chất lượng cơm: dữ liệu của bùi và nguyên (2000) chất lượng gạo được nấu gồm hàm lượng amylose, nhiệt độ trở hồ và độ bền gel.
Tiêu chuẩn quốc tế hàm lượng amylose như sau:
0 – 2% gạo dẽo
2 – 20% gạo mềm (hàm lượng amylose thấp)
20 – 25% gạo mềm (hàm lượng amylose trung bình)
> 25% gạo cứng (hàm lượng amylose cao)
Nhiệt độ trở hồ (GT): là đặc tính chỉ nhiệt độ nấu gạo thành cơm và không thể trở lại trạng thái ban đầu. GT thay đổi từ 55 đến 79oC. GT trung bình là điều kiện tối hảo cho chất lượng gạo tốt.
GT thấp 55 – 69oC
GT trung bình 75 – 79oC
GT cao > 79oC
Độ bền gel: Tiêu chuẩn Quốc tế cho độ bền gel dựa vào chiều dài gel. Trong nhóm gạo, các giống có cùng hàm lưỡng amylose nhưng độ bền gel cao hơn được ưa chuộng hơn.
1 80 – 100 mm mềm
3 61 – 80 mm mềm
5 41 – 60 mm trung bình
7 36 – 40 mm cứng
9 < 35 mm cứng
Chất lượng dinh dưỡng và hương vị:
Hương vị: Vị ngon hoặc hương thơm trong gạo được tạo bởi hoá chất diacetyl-1-pyroproline. Theo Bùi và Nguyễn (2000) đánh giá tiêu chuẩn theo Viên Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) được chia làm 3 mức độ:
0 không thơm
1 ít thơm
2 thơm nhiều
Chất lượng dinh dưỡng: tinh bột cao nhất ở lúa mì 81.1%, tiếp đó là gạo 74.8% và thấp nhất trong cây lúa miến 67.4%. Thành phần quan trọng thứ hai trong gạo là protein với 8.5% trong khi cây kê nó cao nhất với 13.4%. Nói chung, dinh dưỡng trong ngũ cốc nghèo lysine và threomin. Chất lượng protein trong gạo cao nhất bởi nó có lysine cao 3.5 – 4% hơn ngũ cốc. Trong những năm gần đây, viện nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm Việt Nam thành công trong việc phát triển giống có hàm lượng protein cao 10% như các giống P4 và P6.
Sắt và vitamin thiếu nghiêm trọng ở những vùng người ta chủ yếu tiêu thụ gạo. Sắt có rất ít trong gạo. FAO nói rằng 24% dân số ở những nước đang phát triển và 1.4 tỉ phụ nữ đối mặt với vấn đề thiếu sắt và vitamin. Nó ảnh hưởng tới 400 triệu trẻ em (7% dân số thế giới). Ngày nay, những nhà khoa học nổ lực nhất tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề này thông qua các phương pháp công nghệ sinh học.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM.
2.1 Giới thiệu Tổng quát về Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam:
Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam là một doanh nghiệp Nhà nước, có lịch sử hình thành rất sớm từ những năm đầu khi đất nước thống nhất. Tổng Công Ty được thành lập vào tháng 06/1975 với tên ban đầu là Tổng Công ty Lúa Gạo Miền Nam, nhiệm vụ chính là kinh doanh, chế biến lương thực. Trong những năm tiếp theo, Tổng Công Ty đã nhiều lần thay đổi tên và quy mô.
Ø Năm 1978: Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.
Ø Năm 1986: Tổng Công Ty Lương Thực Trung Ương II
Ø Năm 1990: Tổng Công Ty Lương Thực Trung Ương II (Trực thuộc bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm).
Ø Năm 1995 đến nay: Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam (bao gồm 30 doanh nghiệp thành viên trãi dài từ Tp. Đà Nẵng đến Cà Mau).
ØTên giao dịch quốc tế: VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATION (VINAFOOD II)
Ø Trụ sở chính: 42 Mạnh Chu Trinh, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM.
Tổng Công Ty được thành lập theo quyết định số 311/TTCP ngày 24/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ, và điều lệ của Tổng Công Ty Lương Thực Miềm Nam được phê duyệt tại Nghị định số 47/CP ngày 17/07/1995 của Chính phủ, phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công Ty với tổng số vốn được giao dịch ban đầu là 568.361 tỷ đồng trong đó:
Ø Vốn cố định : 309,782 tỷ đồng
Ø Vốn lưu động : 205,126 tỷ đồng
Ø Vốn khác : 53,453 tỷ đồng.
Hiện tại Tổng Công Ty đang thực hiện lại cơ cấu tổ chức bộ máy, chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty mẹ – công ty con theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của tổng Công Ty:
2.1.1.1 Chức năng:
Kinh doanh nội địa lương thực, thực phẩm, phụ phẩm, phân bón, lúa mì, bột mì, các loại đậu đường và nông sản khác. Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, bao bì, phục vụ ngành lương thực, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến (mì ăn liền, bánh kẹo, …).
Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp và nhận xuất khẩu uỷ thác chủ yếu lương thực, thực phẩm, kinh doanh nội địa về vật tư nông nghiệp (máy móc, thiết bị, xay xát, xe cơ giới, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc và bao bì,…)
Kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê, vận tải nội địa và vận tải biển.
Mua phần lớn lương thực hàng hoá của nông dân để dự trữ, bảo quản, chế biến lưu chuyển nhằm bình ổn giá thị trường và cân đối an ninh lương thực khu vực cũng như trong nước, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, góp phần mổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
2.1.1.2 Nhiệm vụ:
Tổng Công Ty nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao. Tổng Công Ty tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến , dự trữ, lưu thông, xuất khẩu, tiêu thụ hết hàng hoá của nông dân, cung cấp lương thực an toàn và ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước, tham gia bình ổn giá trên thị trường nội địa theo quy định của Nhà nước.
Tổng Công Ty thực hiện việc giao lương thực cho Miền Bắc đúng thời hạn, đúng số lượng và chất lượng theo kế hoạch điều động của Nhà nước.
Tổng Công Ty thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác cho ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
TỔ CHUYÊN VIÊN HDQT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
VĂN
PHÒNG
P.TỔ
CHỨC
P.THI ĐUA
KHEN THƯỞNG
P.KINH
DOANH
P.KỸ
THUẬT
XÂY
DỰNG
CƠ BẢN
P.KẾ
HOẠCH
CHIẾN
LƯỢC
P.TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
CÔNG ĐOÀN
CÁC ĐƠN
VỊ TRỰC
THUỘC
CÁC CÔNG TY
THÀNH VIÊN
CÓ VỐN
CHI PHỐI
CỦA
CÁC CÔNG TY
TNHH 1 THÀNH VIÊN
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TổngCông Ty
Hình 1: Sơ đồ Tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Lương thực Miền Nam
2.1.2.2 Tổ chức của Công Ty:
* Tổ chức tại Văn Phòng Tổng Công Ty:
Ø Hội đồng quản trị (HĐQT)
Gồm có 5 thành viên do Thủ Tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trong đó Chủ tịch hội đồng quản trị; 1 thành viên kiêm tổng giám đốc, 1 thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát; 2 thành viên còn lại là chuyên gia về lĩnh vực lương thực và vật tư nông nghiệp, hoặc kinh tế, tài chính, hoặc quản trị kinh doanh hay pháp luật.
- HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công Ty, chịu trách nhiệm trước chính phủ về sự phát triển của Tổng Công Ty theo nghĩa vụ của Nhà nước giao.
- Kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong Tổng Công Ty, việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và nguồn lực được giao, việc thực hiện các nghị quyết và quyết định của HĐQT, các quy định của chính phủ, việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Ø Chuyên viên hội đồng quản trị
Gồm những chuyên gia cố vấn HĐQT về các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công Ty.
Ø Ban Tổng Giám Đốc (TGĐ), trong đó:
- Tổng Giám Đốc: là người điều hành, quản lý mọi hoạt động trong Tổng Công Ty, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Là những cán bộ đã trải qua công tác quản lý hoạt động kinh doanh ở cơ sở, có kinh nghiệm kinh doanh ngành lương thực, có trình độ Đại Học và biết ngoại ngữ.
- Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng Giám Đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công Ty theo phân công của Tổng Giám Đốc.
Ø Ban kiểm soát: Có 3 thành viên, trong đó có 1 chuyên viên về kế toán.
Thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao về kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của TGĐ, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng Công Ty trong hoạt động tổ chức, chấp hành pháp luật, điều lệ Tổng Công Ty, các nghị quyết và quyết định của HĐQT.
* Các phòng ban chức năng của Văn Phòng Tổng Công Ty:
Nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị Ban Giám Đốc trong công tác điều hành và quản lý.
Ø Văn phòng:
- Bộ phận tiếp tân: Tiếp đón và hướng dẫn khách (cả trong và ngoài nước) vào Tổng Công Ty.
Bộ phận vi tính, fax: Soạn thảo văn bản, gửi và nhận fax theo yêu cầu của cấp trên.
- Bộ phận văn thư, lưu trữ: Đóng dấu hợp đồng, các loại chứng từ, công nhận bản sao dựa theo bản gốc.
- Bộ phận y tế, phục vụ: phụ trách vấn đề sức khoẻ của nhân viên văn phòng Tổng Công Ty, chuẩn bị phòng họp, hội nghị.
Ø Phòng tài chính kế toán:
Phụ trách hoạt động tài chính, kế toán của Văn phòng Tổng Công Ty và các đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc.
Lưu giữ các loại hoá đơn, chứng từ của quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo của Tổng Công Ty với các đơn vị khác.
Quản lý việc sử dụng nguồn vuốn cũng như hoạt động thu chi ngoại tệ, ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kihn doanh của Văn Phòng Tổng Công Ty.
Kết hợp với phòng kinh doanh trong việc lập các hoá đơn, xác nhận thanh toán cho các khách hàng, các hãng vận chuyển, các đối tác cuả Tổng Công Ty.
Cân đối nhu cầu vốn, khai thác nguồn vốn, hạn mức tính dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả.
Hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn, cập nhật chính sách chế độ tài chính, chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán.
Ø Phòng tổ chức:
Quản lý, hướng dẫn các Công Ty con (Cổ Phần, TNHH, Nhà nước 100 vốn, phụ thuộc) về quy mô tổ chức bộ máy, định biên lao động, văn bản pháp quy, các thủ tục về đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh.
Quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo cán bộ được quy hoạch, đang đương nhiệm, đề bạt, bổ nhiệm, kỷ luật, miễn nhiệm, điều động, nâng lương, khen thưởng, … đối với cán bộ. Tuyển dụng, nâng lương, kỷ luật, thanh lý hợp đồng lao động … đối với cán bộ công nhân viên.
Tính lương, thưởng, thu nhập, BHXH, BHYT, chế độ cho cán bộ, công nhân viên văn phòng Tổng Công Ty. Tổng hợp, thống kê, báo cáo về lao động, tiền lương, thu nhập của các công ty con. Kế hoạch lao động, tiền lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương …
Ø Phòng thi đua khen thưởng:
Bình bầu, xét duyệt các danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch thi đua thường xuyên theo đợt. Soạn thảo tài liệu công tác thi đua khen thưởng, thang bảng điểm thi đua. Xây dựng phương hướng và hoạt động các phong trào thi đua yêu nước rộng khắp đến các đơn vị thành viên, đến từng cở sở: Lao động giỏi, lao động sáng tạo, thực hiện tiết kiệm, phát huy sáng kiến, thi đua cải tiến tổ chức.
Ø Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản:
Quản lý về chi phí sản xuất, chi phí trung gian, góp phần làm giảm giá thành một cách hợp lý mang lại hiệu quả cho đơn vị như: kiểm tra quá trình sản xuất chế biến, đảm bảo định mức kinh tế – kỹ thuật bằng công cụ thống kê chi tiết đến từng công đoạn sản xuất chế biến, kiểm tra sử dụng điện năng trên các dây truyền sản xuất theo từng lô hàng và từng ca sản xuất, xây dựng sơ đồ kho chứa hợp lý, sắp xếp hàng hoá một cách hợp lý hơn.
Ø Phòng kế hoạch chiến lược:
Nghiên cứu, xây dựng định hướng và chiến lược phát triển Tổng Công Ty. Xây dựng kế hoạch dài hạn (3 năm, 5 năm, 10 năm, …) và kế hoạch hàng năm của Tổng Công Ty, điều chỉnh kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phù hợp với sự phát triển của thị trường và chỉ đạo của Chính phủ. Thu thập, chọn lọc, tổng hợp và nhận định các thông tin kinh tế, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công Ty, giúp lãnh đạo có số liệu thống kê đã qua để có phương hướng chỉ đạo kinh doanh hiệu quả.
Tổng hợp, phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh thị trường, dự báo các xu thế phát triển và những khó khăn trong sản xuất kinh doanh phục vụ công tác quản lý, điều hành chung của Tổng Công Ty. Xây dựng kế hoạch thu mua, tiêu thu mua, tiêu thụ hàng hoá, tạo chân hàng đáp ứng nhu cầu số lượng, chất lượng hàng xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và dự trữ theo kế hoạch.
Tổng hợp báo cáo thống kê hàng ngày, tháng, quý, năm. Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam hàng ngày, tháng, quý, năm. Phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án (sau khi dự án đã hoàn tất đưa vào hoạt động) nhằm phục vụ cho việc chỉ đạo, định hướng phát triển của Tổng Công Ty.
Ø Phòng kinh doanh:
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu mua, tiêu thụ hàng hoá, chuẩn bị hàng đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và dự trữ theo kế hoạch. Đề xuất các phương án kinh doanh, kiểm tra phương án từng dịch vụ kinh doanh của các đơn vị trình Tổng Giám Đốc duyệt. Tổ chức triển khai các phương án kinh doanh và theo dõi kết quả thực hiện các phương án kinh doanh của các đơn vị.
Tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Theo dõi nắm bắt tình hình giá cả thị trường, nhu cầu thị trường, nhu cầu thị trường tiêu thụ các mặt hàng từ đó có những dự toán giá cả và nhu cầu để có kế hoạch xuất nhập hoặc thông tin các thành viên nhằm khai thác các mặt hàng để ký kết các hoạt động xuất nhập khẩu và tiêu thụ, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả.
Khảo sát giá cả thị trường từng thời điểm, đề xuất Tổng Giám Đốc hướng dẫn giá cả thống nhất để các thành viên ký hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu. Giao dịch đàm phán với khách hàng, soạn thảo các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hợp đồng kinh doanh nội địa để trình ban Tổng Giám Đốc ký hoặc uỷ nhiệm cho các thành viên ký hợp đồng xuất khẩu.
Theo dõi kết quả thực hiện các hợp kinh tế nội, ngoại và thanh lý các hợp đồng. Hướng dẫn các nghiệp vụ xuất khẩu, góp ý nội dung hợp đồng và hướng dẫn các thủ tục xuất nhập khẩu, thưởng phạt tàu, xếp dỡ, khiếu nại hàng hoá tổn thất, thiết lập chứng từ để quy trách nhiệm tổn thất.
Quan hệ với các cơ quan giám định hàng hoá giải quyết xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hoá trong quá trình mua bán, giao nhận, vận chuyển. Giao dịch với các hãng tàu và đề xuất chọn hãng tàu để ký hợp đồng vận chuyển trong trường hợp bán CNF hoặc CIF, soạn thảo các hợp đồng trình Ban Giám Đốc ký. Xử lý thưởng phạt tàu xếp dỡ hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng ngoại, quan hệ với khách hàng làm thủ tục thanh toán tiền thưởng phạt kịp thời từng tàu, từng hợp đồng.
Soạn thảo trình Ban tổng giám đốc ký các hợp đồng mua bảo hiểm và theo dõi xử lý tổn thất hàng hoá khiếu nại bảo hiểm đền bù. Giao dịch với các Ngân hàng giải quyết các vấn đề liên quan thanh toán đối ngoại. Theo dõi chỉ đạo hướng dẫn chất lượng hàng xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá bán ra được an toàn uy tín với khách hàng.
Xem xét, phân tích, bổ sung những vấn đề chưa hoàn chỉnh đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác và hợp đồng cung ứng. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc xảy ra tranh chấp, liên hệ với các cơ quan chức năng để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trình Ban Tổng Giám Đốc xin ý kiến giải quyết.
* Các đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty:
Công Ty Mẹ
Công Ty TNHH Một Thành Viên
Công Ty TNHH & CP Chi Phối
Công Ty Liên Kết
1. Văn Phòng Tổng Công Ty
2. Công Ty Bột Mì Bình Đông
3. Công Ty Lương Thực Long An.
4. Công Ty Lương Thực Tiền Giang
5. Công Ty Lương Thực Đồng Tháp
6. Công Ty Lương Thực Sông Hậu
7. Công Ty Lương Thực Thực Phẩm An Giang
8. Công Ty Lương Thực Bạc Liêu
9. Công Ty Lương Thực Trà Vinh
10. Công Ty Nông Sản Tp Tiền Giang
11. Công Ty Lương Thực Sóc Trăng
12. Công Ty Nông Sản Tp Trà Vinh
1. Công Ty TNHH Lương Thực Tp.HCM
2. Công Ty TNHH Bình Tây
3. Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang
4. Công Ty TNHH Sài Gòn Food
1. Công Ty CP Lương Thực Bình Định
2. Công Ty CP Tô Châu
3. Công Ty TM SG Kho Vận
4. Công Ty CP Lương Thực Nam Trung Bộ
5. Công Ty CP XNK Nông Sản Tp. Cà Mau
6. Công Ty CP Lương Thực Thực Phẩm Safoco
7. Công Ty CP XL CK & Lương Thực Thực Phẩm (Mecofood)
8. Công Ty CP Bao Bì Tiền Giang
9. Công Ty TNHH Du Lịch Hàm Luông
10. Công TY CP Thực Phẩm Biển Xanh
11. Công Ty VP Lương Thực Hậu Giang.
12. Công Ty CP Bao Bì Thiên Nhiên Trà Vinh
1. Công Ty Cp Hoàn Mỹ
2. Công Ty Cp Bao Bì Bình Tây
3. Công Ty Cp Lương Thực Đà Nẵng
4. Công Ty CP ĐT & XNK Foodinco
5. Công Ty CP Bột Mì Bình An.
6. Công Ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long
7. Công Ty Cp Bánh Lubico
8. Công Ty CP CBKD NSTP Nosafood
9. Công Ty CP Lương Thực Thực Phẩm Colusa – Miliket
10. Công Ty CP Bao Bì Đồng Tháp
11. Công Ty CP Vận Tải Biển Hoa Sen
12. Công Ty CP Bến Thành Mũi Né
* Tình hình nhân sự:
Nguồn nhân lực của Tổng Công Ty: Số lượng lao động của Tổng Công Ty năm 2010 là 10.183 CBCNV (tính cho Công Ty mẹ, Công Ty TNHH và Công Ty Cổ Phần Chi Phối) trong đó có 7.297 lao động trong danh sách lương và 2.886 lao động bốc xếp và công nhật.
Cơ cấu tỷ lệ giới tính trong Tổng Công Ty là: 3.099 nữ (chiếm 42.5%); 4.198 nam (chiếm 57.5%).
Tỷ lệ năm lao động năm 2009 như sau:
Học vấn
Số lượng (người)
Tỷ lệ
Trên Đại Học
18
0.27%
Đại Học
1.150
17.30%
Cao Đẳng
250
3.76%
Trung Cấp
783
11.78%
Công Nhân Kỹ Thuật
1.500
22.56%
Trình độ khác
2.948
44.34%
Tổng cộng
6.649
100%
Tỷ lệ lao động năm 2010 như sau
Học vấn
Số lượng (người)
Tỷ lệ
Trên Đại Học
20
0.27%
Đại Học
1.135
15.55%
Cao Đẳng
307
4.21%
Trung Cấp
960
13.16%
Công Nhân Kỹ Thuật
2.299
31.51%
Trình độ khác
2.567
35.3%
Tổng cộng
7.297
100%
Nhận xét: Ta thấy cơ cấu người lao động có trình độ trên Đại Học vẫn như cũ, người lao động có trình độ Đại học có xu hướng giảm trong cơ cấu lao động. Tuy nhiên, số người lao động có trình độ Đại học và trên Đại học của tổng công ty năm 2010 vẫn nhiều hơn năm 2009. Lý do là sự gia tăng của người lao động có trình độ Trung cấp, Cao đẳng và lao động kỹ thuật tăng nhiều hơn so với trình độ Đại học và trên Đại học. Số lượng lao động tăng nhiều nhất là công nhân kỹ thuật (tăng 8.95%). Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng, hoạt động sản xuất của Tổng Công Ty trở lại bình thường nên Công Ty đã tuyển dụng thêm nhân công.
Riêng văn phòng Tổng Công Ty có 126 cán bộ công nhân viên. Trong đó lao động nữ chiếm (40% lao động của Văn Phòng Tổng Công Ty). Cơ cấu lao động trong văn phòng Tổng Công Ty như sau:
Học vấn
Số lượng (người)
Tỷ lệ
Trên Đại Học
6
0.27%
Đại Học
79
15.55%
Cao Đẳng
3
4.21%
Trung Cấp
11
13.16%
Thu nhập của người lao động gắn liền với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, thu nhập trung bình khối Công Ty mẹ là: 4.8 triệu đồng/người/tháng và bình quân toàn Tổng Công Ty là 3.8 triệu đồng/người/tháng.
2.1.3 Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong 3 năm vừa qua:
Bảng 1: Kết quả Hoạt động động kinh doanh của Tổng Công Ty
ĐVT: Tấn, USD, Tỷ Đồng
STT
Diễn giải
ĐVT
2007
2008
2009
I
MUA VÀO
1
Lúa gạo quy gạo
Tấn
2.372.334
2.655.954
2.895.439
Trong đó: Lúa
Tấn
55.002
47.200
60.854
Gạo
Tấn
2.344.833
2.632.345
2.865.012
2
Màu
Tấn
241.712
148.878
238.068
3
Thuỷ sản
Tấn
5.827
4.757
5.479
4
Phân bón
Tấn
140.390
184.623
190.801
II
BÁN RA
1
Tổng số quy gạo
Tấn
3.052.415
2.690.853
3.257.380
Trong đó: - Xuất khẩu
Tấn
2.810.641
2.241.078
2.969.810
- Nội địa
Tấn
241.774
449.775
287.570
2
Màu
Tấn
238.121
137.677
231.553
Trong đó: - Xuất khẩu
Tấn
150.845
40.754
128.505
- Nội địa
Tấn
87.276
96.923
103.048
3
Bột mì
Tấn
142.749
107.996
134.140
4
Thực phẩm chế biến
Tấn
25.163
23.256
24.369
5
Thuỷ sản
Tấn
2.429
1.812
1.714
Xuất khẩu
Tấn
1.803
1.595
1.552
+ Thuỷ sản khai thác
Tấn
185
63
119
+ Tôm
Tấn
1.442
1.301
1.235
+ Cá Cơm
Tấn
176
231
198
Nội địa
Tấn
626
217
162
+ Tôm
Tấn
470
88
74
+ Thuỷ sản khác
Tấn
21
22
28
+ Cá cơm
Tấn
135
107
60
6
Phân bón
Tấn
140.390
165.868
178.882
7
Thức ăn cá
Tấn
21.965
31.647
32.728
III
NHẬP KHẨU
1
Lúa mì
Tấn
236.812
133.007
95.902
2
Các mặt hàng khác
USD
6.961.103
6.429.297
3.592.362
IV
KINH NGẠCH
1
Tổng kim ngạch
USD
932.193.563
1.492.043.612
1.308.606.207
Trong đó: KNXK
USD
845.959.739
1.370.365.017
1.250.942.680
KNXK
USD
86.233.824
121.678.595
57.663.527
V
DOANH THU
Tỷ đồng
13.286
28.405
33.972
VI
LỢI NHUẬN
Tỷ đồng
183
1.259
887
VII
NỘP NGÂN SÁCH
Tỷ đồng
232
721
718
(Nguồn phòng kế hoạch chiến lược)
Từ kết quả trên chúng ta dễ nhận thấy sản phẩm kinh doanh chính của Tổng Công Ty là mặt hàng gạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tỷ trọng bán ra của Tổng Công Ty.
Mức độ mua vào tăng đều ở hầu hết các mặt hàng qua các năm, riêng chỉ có mặt hàng màu và thuỷ sản là giảm trong năm 2008 sau đó tăng lại vào năm 2009. Qua đây, có thể nói rằng công tác tổ chức thu mua rất chủ động, kịp thời, việc huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác thu mua rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, mức độ bán ra không ổn định lúc tăng, lúc giảm cụ thể: Năm 2008 tổng số quy gạo, màu, bột mì, thực phẩm chế biến, thuỷ sản giảm cho với năm 2007. Đến năm 2009 thì ngược, gạo lại tăng, mì màu, bột mì lại tăng mạnh so với năm trước. Lý giải điều này chính là do chủ trương, chính sách của Nhà nước cùng với tình hình biến động thị trường, nhu cầu tiêu thụ, giá cả, thời tiết, mùa màng, sâu bệnh, … làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế xảy ra trầm trọng tại Việt Nam, giá các mặt hàng tiêu dùng đều tăng. Do đó người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nên các mặt hàng tiêu thụ của Công Ty tiêu thụ ít hơn năm 2007 dẫn đến sản lượng bán ra của Công Ty ở các mặt hàng này giảm. Tuy nhiên mặt hàng tăng qua các năm là phân bón, do Công Ty nắm bắt nhu cầu thị trường về mặt hàng phân bón nên đã thực hiện thu mua và bán ra có hiệu quả, sản phẩm giảm đều qua các năm chính là thuỷ sản nguyên nhân chủ yếu là do phía Mỹ đã ra những điều khoản nghiêm chặt về chất lượng mặt hàng này với Việt Nam. Đồng thời, những vụ kiện tụng về cá Basa gần đây về việc áp dụng thuế bán phá giá tại thị trường Mỹ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình kinh doanh mặt hàng thuỷ sản của Tổng Công Ty.
Mặt hàng nhập khẩu qua các năm chủ yếu vẫn là lúa mì, phân bón, … và nhu cầu nhập khẩu cũng không ổn định dẫn đến kinh ngạch nhập khẩu cũng tăng giảm không đều.
Trong nhập khẩu điều đáng chú ý là sự tăng đột ngột về sản lượng của phân bón trong năm 2008 và giảm nhẹ vào năm 2009, còn mặt hàng lúa mì thì sản lượng nhập giảm đều qua các năm. Một xu hướng ngược lại là mặt hàng hạt nhựa do nhu cầu sản xuất tăng nên sản lượng nhập liên tục gia tăng qua các năm. Về xuất khẩu, Tổng Công Ty xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như: gạo, sắn lát, phân bón, thuỷ sản. Trong đó, hầu hết các mặt hàng đều tăng qua các năm. Gạo luôn là mặt hàng đóng góp nhiều nhất vào doanh thu của Tổng công ty. Năm 2009, tỷ lệ doanh thu của mặt hàng này là 78.56% trong cơ cấu doanh thu Tổng Công Ty.
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy Tổng Công Ty kinh doanh có hiệu quả và qua đó cũng góp phần xây dựng đất nước bằng việc nộp ngân sách điều đặn mỗi năm.
Tỷ suất lãi ròng/Doanh thu thuần:
S LR
S DTT
T =
2007
(Đồng)
2008
(Đồng)
2009
(Đồng)
0.014
0.0366
0.026
01 đồng doanh thu Tổng Công Ty thu về trung bình 0.014 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy lợi nhuận thu về còn thấp so với doanh thu, nhưng có chiều hướng tăng. Nguyên nhân là do chi phí bỏ ra cao, giá bán các loại hàng hoá còn thấp so với đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Trung Quốc, tỷ giá hối đoái tăng giảm thất thường… Tổng Công Ty cần đầu tư vào máy móc, dây chuyền công nghệ nhiều hơn để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm làm giá thành tăng lợi nhuận đảm boả hiệu quả kinh doanh để có thể phát triển lâu dài và ổn định.
Ø Hiệu quả xã hội:
Việc kinh doanh có hiệu quả tạo ra lợi nhuận cao của Tổng Công Ty đã góp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, thể hiện ở sự ổn định và tăng đều qua các năm.
Nộp ngân sách
(Tỷ đồng)
2007
2008
2009
316.530
801.027
718.25
(Phòng Kế Hoạch – Chiến lược)
Tổng Công Ty đặc biệt quan tâm đến công tác xã hội, xem đây là trách nhiệm cần thiết trong việc đóng góp một phần công sức, của cải nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội cần được giúp đỡ như: Thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng, thăm hỏi, tặng quà cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh nặng, gia đình chính sách neo đơn, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc thiếu nhi, ủng hộ gia đình các nạn nhân sập cầu Cần Thơ, đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt.
2.1.4 Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2010 của Tổng Công Ty:
2.1.4.1 Dự báo tình hình:
* Cơ hội:
Dự báo trong năm 2010 do ảnh hưởng không thuận lợi của tình hình thời tiết đến sản xuất nông nghiệp, các nước xuất khẩu sẽ quan tâm hơn đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia và sẽ thận trọng hơn trong việc xuất khẩu lương thực. Các nước nhập khẩu sẽ tăng cường nhập để đảm bảo dự trữ. Trong khi đó, nguồn cung gạo thế giới năm 2010 được dự đoán sẽ giảm xuống còn khoảng 432 triệu tấn (theo bộ nông nghiệp Thái Lan), tình hình sẽ dẫn đến sự căng thẳng trong cân đối cung cầu. Do đó mà thị trường lương thực thế giới năm 2010 dự đoán sẽ có nhiều thuận lợi cho người bán, giá gạo xuất khẩu có thể sẽ tăng cao so với năm 2009, nhưng khó đạt mức kỷ lục của năm 2008.
Kinh tế thế giới cũng như trong nước sẽ bắt đầu phục hồi, hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng được khôi phục sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tích cực các hoạt động thương mại.
* Thách thức:
Mặc dù có nhiều thuận lợi, nhưng tình hình lương thực thế giới sẽ diễn biến rất phức tạp, khó lường, đặc biệt vấn đề nhập khẩu của một số nước như Ấn Độ, Philippines, Indonesia… nếu không nhận định đúng sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Nhưng diễn biến từ thị trường lương thực thế giới có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tình hình sốt gạo trong nước, đòi hỏi Tổng Công Ty phải luôn chủ động đối phó.
Năm 2010, Chính phủ sẽ hạn chế các biện pháp hỗ trợ, kích thích kinh tế, các chính sách tài chính, tiền tệ thay đổi nhanh, lãi suất có thể tăng cao, tỷ giá biến động, giá cả các yếu tố đầu vào có dấu hiệu tăng…. Sẽ tác động lớn đến chi phí, giá thành.
Diễn biến thời tiết trong năm 2010 đã có dấu hiệu không thuận lợi, đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu (nước biển dâng cao) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Năm 2011, Việt Nam sẽ mở hoàn toàn thị trường lương thực trong nước theo lộ trình thực hiện các cam kết của tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kinh doanh xuất nhập khẩu lúa, gạo một cách bình đẳng tại Việt Nam. Do đó, Tổng Công Ty cần phải xây dựng những chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh, chủ động đối phó với thách thức mới.
2.1.4.2 Mục tiêu thực hiện:
* Những định hướng lớn:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng chiến lược “Hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới”. Hướng mọi hoạt động vào việc phát triển thị trường, nâng cao chất lượng quản lý và nghiêm túc thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đảm bảo lợi ích hài hoà giữa doanh nghiệp và nông dân, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính Phủ trong việc tham gia bình ổn thị trường lương thực. Tập trung xây dựng hệ thống kho tàng, thiết bị sẵn sàng phục vụ thu mua hết lượng lúa hàng hoá của nông dân cần tiêu thụ.
Thực hiện công tác kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp – phân cấp, phân quyền rõ ràng, quy trình nghiệp vụ được chuẩn hoá theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm túc phát triển và cải tiến các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường nội địa và xuất khẩu, xúc tiến các hoạt động tiếp thị để khai thác tiềm năng của thị trường.
Tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng trong sản xuất kinh doanh. Kiên quyết phát hiện và xử lý các trường hợp trục lợi, tham ô, tiêu cực…. Xây dựng chiến lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách lương, thưởng và các chế độ đã ngộ phù hợp, nhằm thu hút và giữ người tài, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Công Ty.
* Mục tiêu thực hiện:
- Mua vào: 3.000.000 tấn quy gạo
- Bán ra: 3.000.000 tấn quy gạo
- Kim ngạch: XNK: 1.365 tỷ USD
- Doanh thu: 35.535 tỷ đồng
- Lợi nhuận: 861 tỷ đồng
- Nộp NS: 760 tỷ đồng.
2.2. Phân tích và đánh giá chất lượng gạo tại tổng công ty lương thực miền nam (vinafood ii).
Qua cơ sở lý luận thực tiễn về chất lượng sản phẩm tôi đã phân tích bên trên nay tôi xin thực hiện phân tích đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu và đánh giá tình hình về chất lượng gạo xuất khẩu tại Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.
2.2.1 Tình hình chất lượng gạo của Tổng Công Ty:
ØTình hình thực hiện hợp đồng lúa gạo của Tổng Công Ty:
Bảng 1: Số lượng Và kim ngạch gạo của Tổng Công Ty qua các năm:
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(USD)
Số lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(USD)
Số lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(USD)
Châu Á
2.454.205
699.405.524
1.722.760
1.066.828.195
2.273.525
945.985.754
Malaysia
301.393
88.175.250
206.524
115.525.810
571.000
234.375.763
Philippines
1.071.298
295.606.951
1.411.472
896.791.142
1.599.861
667.368.784
Indonesia
968.877
283.996.883
11.500
3.582.714
750
285.350
Các nước #
112.638
31.626.440
93.264
50.938.528
101.914
43.955.857
Gồm: Châu Á #
99.281
28.557.890
87.637
47.365.015
72.790
32.083.512
* Singapore
13.357
3.048.550
5.627
3.573.513
29.123
11.872.345
% Thị trường Maylaysia
122.805.889
1.260.717.092
1.198.795.536
108.280.336
2.511.518.387
247.758.237
% Thị trường Phillipines
4.365.150.753
819.308.713
422.654.585
8.406.065.193
7.036.919.298
7.054.744.552
Dựa vào số liệu đánh giá 2007 – 2009 ta thấy lượng sản xuất gạo của Tổng Công Ty qua hai thị trường Malaysia và Philippines có xu hướng tăng về số lượng và kinh ngạch. Một điều chúng ta dễ thấy là gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty đã dần dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng nước ngoài, điều này có được là có được là do chất lượng gạo của Tổng Công Ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cụ thể Tổng Công Ty đáp ứng được những thoả thuận về chất lượng được ký kết trong hợp đồng. Đây là một thành quả từ các khâu khác nhau từ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng như độ bền của bao bì, hương vị gạo, độ dẻo của hạt gạo và màu sắc đến khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển. Góp một phần không nhỏ đó chính là các chuyến hàng của Tổng Công Ty không bao giờ bị trể hẹn với thời gian qui định trong bộ chứng từ do hệ thống kinh doanh ngoại thương của Tổng Công Ty khá mạnh.
2.2.2 Đánh giá chất lượng gạo qua quy trình sản xuất tại nhà máy
Biểu đồ 1: Tỷ lệ phế phẩm qua các năm trong giai đoạn 2006 - 2009
Dựa vào biểu đồ ta nhận thất tỷ lệ phế phẩm của Công Ty qua các năm ngày càng giảm. Điều đó cho thấy có một sự cải tiến về công nghệ và phương pháp quản lý sản xuất. Tỷ lệ phế phẩm ít đi sẽ giúp cho Công Ty tiết kiện được nhiều chi phí khác ở các khâu kiểm tra, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khó tính. Chất lượng gạo của Công Ty ngày càng được nâng cao khi ta loại bỏ dần được phế phẩm có trong thành phẩm.
ØNhận xét, đánh giá về chất lượng gạo:
* Những điều đạt được:
Đối với gạo xuất khẩu nội địa: Tổng Công Ty đã đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về độ ẩm, màu sắc cũng như hương vị. Các loại gạo giao chất lượng cao của Công Ty được thị trường trong nước tin dùng.
Tiêu chuẩn gạo của Tổng Công Ty đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu của TCVN 5643:1999. Tuy nhiên khí hậu ở nước ta nóng ẩm nên độ thay đổi chỉ tiêu ẩm độ tronf dung sai cho phép là 0.5%.
Đối với gạo xuất khẩu: Tổng Công Ty đáp ứng đầy đủ về chất lượng được qui định trong hợp đồng xuất khẩu. Tổng số hợp đồng thực hiện hằng năm là 100% và không có phàn nàn của phía đối tác về sự sai phạm chất lượng.
* Những điều chưa đạt được:
- Gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty chưa đáp ứng đủ các chỉ tiêu chất lượng tại thị trường Châu Mỹ và thị trường Đông Bắc A nên khả năng cạnh tranh hạn chế.
- Công Ty thực hiện thu mua qua nhiều tầng nấc trung gian nên không đảm bảo độ đồng đều của chất lượng gạo gây ra những sai lệnh về chất lượng trong sản xuất đối với một số chỉ tiêu. Do đó một số khách hàng khó tính không hài lòng.
2.2.3 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu:
2.2.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài:
ØNhu cầu của nền kinh tế:
* Nhu cầu của thị trường:
Hiện nay, lúa do nông dân sản xuất được tiêu thụ làm hàng hoá theo các mức độ khác nhau tuỳ từng vùng: Đồng Bằng Sông Hồng khoảng 25 – 30%, vùng miền núi phía Bắc khoảng 8 – 10%, Vùng miền Trung và Tây Nguyên khoảng 15 – 20%, Đông Nam Bộ 55 – 60% và vùng đồng bằng Sông Cửu Long 70 – 75%. Tiêu dùng trong nước theo Tổng Cục thống Kê, giai đoạn 1998 – 2004 bình quan mức tiêu thụ của nước ta là 150 kg gạo/người/năm. Xu hướng giảm dần lượng gạo tiêu thụ trong nước diễn ra ở cả nông thôn và thành thị, tuy nhiên ở thành thị mức giảm nhanh hơn nông thôn.
Xuất khẩu: Thời kỳ 1996 – 2000, xuất khẩu 3.67 triệu tấn gạo/năm, kim ngạch là 900 triệu USD/năm. Thời kỳ 2001 – 2007, bình quâu xuất khẩu đạt 4.18 triệu tấn/năm, kim ngạch là 1.03 tỷ USD/năm, tăng 13.8% về lượng và 14.4% về giá trị so vớ thời kỳ trước.
* Thị trường gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:
- Châu Á : 52.7%
- Châu Phi : 27.21%
- Châu Mĩ : 11.08%
- Cu Ba : 11.34%
Hiện nay xuất khẩu có khuynh hướng mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi. Trong những năm tới Tổng Công Ty vẫn tiếp tục mở rộng thị trường nhưng vẫn chú ý đến thị trường Châu Á có tiềm năng lớn bởi vì việc tiến tới tự túc lương thực của khu vực này còn rất khó khăn như Philippines và Indonesia, ngoài ra sự thay đổi thời tiết không thuận lợi cho việc trồng lúa ở Ấn Độ và Trung Quốc, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực của hai nước đông dân nên nhu cầu về gạo ở hai thị trường này rất cao. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng Myanmar sẽ là nước xuất khẩu gạo tiềm năng trong tương lai.
* Thị hiếu tiêu dùng của thị trường:
1. Thị trường Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lơn. Hằng năm thị trường này nhập khẩu 35 – 40% lượng gạo trao đổi của thế giới. Vì thế giá gạo tại thị trường này ảnh hưởng rất lớn đến giá giạo quốc tế.
Có thể phân loại thị trường Châu Á thành hai nhóm khách hàng chủ yếu:
- Đông Nam Á và Nam Á: Gồm những nước nhập khẩu gạo lớn như: Indonesia, Philippine, Malaysia, Bangladesh, … Các nước xuất khẩu gạo lớn như: Thailannd, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam điều có sự quan tâm đặc biệt tới thị trường này. Nhu cầu của thị trường này là gạo trắng, hạt dài, ít bạc bụng, độ ẩm thấp và xay xát kỹ. Giống lúa cho hạt dài như IR – 64 của Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu thị trường này.
- Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Nhu cầu gạo của thị trường này là gạo trắng cao cấp, hạt tròn, dẻo, thơm. Đap phần thị trường này nhập gạo của Thái Lan, gạo đặc sản Basmati của Ấn Độ, gạo Việt Nam chưa thể cạnh tranh được trên thị trường này vì chất lượng không đáp ứng nhu cầu.
2. Trung Đông:
Thị trường này ưa chuộng loại gạo hạt dài ít tấm và đòi hỏi tiêu chuẩn về tạp chất rất khắc khe. Gạo thơm là loại gạo ưa chuộng tại thị trường này. Gạo đó cũng có nhu cầu tiêu thụ tại đây. Các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam là: Ả rập Saudi, Iran, Irag, Syrie. Thổ Nhĩ Kỳ. Thái Lan cũng cạnh tranh trên thị trường này song do chất lượng gạo của Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ như cầu như gạo Thái nên thị phần của gạo Việt Nam chưa được mở rộng.
3. Châu Mỹ:
Ưa chuộng gạo trắng hạt dài, xay xát kỹ, có mùi vị tự nhiên. Đây là thị trường khắc khe về mặt chất lượng. Thị trường này nhập khẩu hàng năm từ 3 – 3.6 triệu tấn, trong đó khoản 80% số lượng nhập khẩu gạo là các nước Mỹ La Tinh như Brazin, Columbia. CuBa, Mehix, Peru, Canada (Bắc Mỹ), lượng nhập khẩu hàng năm là 240 ngàn tấn gạo. Thị trường này chủ yếu nhập gạo từ Hoa Kỳ, tiếp đến là Thái Lan. Gạo Việt Nam hiện nay chưa thể có khả năng cạnh tranh với Mỹ và Thái Lan trên thị trường này.
4. Châu Âu:
Thị trường Châu Aâu sử dụng lương thực chính là lúa mì nên sản lượng nhập khẩu tại thị trường này không lớn. Nhu cầu về gạo chỉ xuất hiện ở người Châu gốc Á. Hằng năm thị trường này nhập khẩu bình quân khoảng 1.3 triệu tấn, chiếm 6% khối lượng gạo xuất khẩu của thế giới, trong đó Đông Âu và Nga nhập 1/3 sản lượng gạo (khoản 600.000 ngàn tấn mỗi năm), đây là thị trường Việt Nam có lợi thế do mối quan hệ hợp tác được hình thành qua nhiều năm. Nhà nhập khẩu chính tại Châu Aâu là Mỹ và Thái Lan. Thị trường này ưa chuộng gạo trắng hạt dài. Chất lượng chế biến và độ thuần chủng cao. Ở khu vực Nam Âu, gạo hạt tròn được ưa chuộng hơn, trong khi đó tại khu vực Bắc Âu thì gạo hạt dài được ưa thích hơn.
5. Châu Phi:
Theo số liệu của USDA, lượng nhập khẩu của thị trường này không ngừng gia tăng hằng năm, chiếm khoảng 15 – 20% lượng gạo trao đổi của thế giới.
Các nước nhập khẩu gạo lớn là các nước Tây Phi. Vì kinh tế khó khăn nên các nước này nhập gạo có phẩm cấp thấp. Các nước Nam Phi mỗi năm khoảng 500 ngàn tấn. Những khó khăn hạn chế khi Việt Nam tham gia thị trường này:
- Do cán cân thanh toán của các nước Châu Phi thường bị mất cân đối, vì vậy việc nhập khẩu gạo thường lệ thuộc vào nguồn viện trợ của Liên Hiệp Quốc hoặc các nước phát triển. Thời hạn thanh toán chậm, khả năng rủi ro cao hơn các thị trường khác.
- Phương tiện vận chuyển đến Tây Phi còn do đường xa, cước phí cao, năng suất bốc dỡ thấp, tàu bè phải đợi lâu.
- Tình hình chính trị xã hội không ổn định, xung đột sắc tộc, đảo chính, đình công, nổi loạn, nội chiến là những nguyên nhận làm cho nền kinh tế Tây Phi vốn đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn.
2.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong:
Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được biểu thị bằng 4M đó là:
a. Men (con người):
Con người, lực lượng lao động trong doanh ngiệp. Nguồn nhân lực của Tổng Công Ty hiện nay là trình độ công nhân kỹ thuật khá cao, trong khi trình độ cao đẳng và Đại học vẫn còn khá ít. Tuy nhiên, nhờ Tổng Công Ty có những chính sách đào tạo bồi dưỡng hằng năm hợp lý, cộng với sự cố gắng hợp tác của các công ty thành viên nên chất lượng nguồn cán bộ có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Nguồn nhân lực của Tổng Công Ty chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng gạo trong quá trình xay xát gạo. Một thực tế hiện nay ở các trường đại học và Trung học chuyên nghiệp đó là chưa có khoa dạy về xay xát gạo, chưa có một quy trình hoàn chỉnh để giảng dạy, ngày nay kỹ thuật xay xát gạo Việt Nam đã thay đổi cần phải hướng dẫn cho công nhân kỹ thuật, biết hết tính năng tác dụng của máy móc, cần thiết phải đưa công nhân đi học ở các trường hoặc thuê giáo viên đến cơ sở để huấn luyện. Phòng kỹ thuật của Xí nghiệp cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống nhà máy để giúp xử lý những tình huống cấp bách đồng thời dựa trên cơ sở vừa học vừa làm để đào tạo một đội ngũ công nhân chuyên nghiệp có trình độ cao, và như vậy nhà máy sẽ không bị thiệt hại do việc thu hồi thành phẩm thấp và không khai thác hết công suất thiết bị.
Nhà máy cần đề ra chính sách đòn bẩy để khuyến khích người công nhân không ngừng nâng cao tay nghề, tiền lương nên tính trên số lượng và chất lượng sản phẩm mà người công nhân đạt được để ai làm tốt mức thu nhập phải cao hơn, còn ai làm không đạt thì phải phạt hoặc đào thải.
b. Methods (Phương pháp):
Phương pháp quản trị công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Phương pháp quản lý doanh nghiệp đã được hình thành trên cơ sở doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay Tổng Công Ty đang có hướng phát triển từ mô hình công ty mẹ – con trở thành một tập đoàn kinh tế nên hằng năm công ty vẫn lưu giữ hồ sơ về những thay đổi khá tiến bộ trong phương pháp quản lý và vận hảnh. Môi trường làm việc của công ty được duy trì khá thuận tiện, có sự giúp đỡ kết hợp từ các phòng ban bà có sự hợp tác giữa các thành viên trong một phòng ban, cấp trên và cấp dưới luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong công việc và luôn tìm cách giải quyết những mâu thuẫn trong thời gian ngắn nhất.
Trong quản lý gia công cần phân biệt kho nguyên liệu, kho gia công và kho thành phẩm, để quản lý gia công thỉ cần phải biết nguyên liệu mua có đúng hay không, máy móc, công nhân phải chuẩn bị thật tốt cái nào chưa phù hợp để điều chỉnh, qua thực tế sản xuất cần so sánh giữa ca ngày và ca đêm liên quan đến tỷ lệ thu hồi thành phẩm, cùng loại nguyên liệu nhưng tỷ lệ thu hồi sẽ khác nhau. Tóm lại một khâu kiểm tra quá trình sản xuất, chúng ta phải kiểm tra qua nhiều khâu. Như kho nguyên liệu, gia công, thành phẩm, kết thúc ca, ca trước phải bàn giao cho ca sau nội dung bàn giao phải thật cụ thể về hàng hoá. Bao bì, tình trạng máy móc…
Quản lý gia công có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất, cần chú ý theo dõi tỷ lệ thu hồi, dù rằng tỷ lệ thu hồi thành phẩm vẫn đạt yêu cầu là 99.5%, khi tổng kết gia công người ta phải cần chú ý đến tỷ lệ thu hồi chính phẩm, chỉ tiêu này mới là trọng tâm, nó quyết định giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu này nói lên nguyên liệu mua vào có tốt không, công nhân có tốt không, kho gia công là người theo dõi quá trình từ nguyên liệu qua máy móc đến thành phẩm, vì vậy kiểm tra nguyên liệu để kiểm tra máy móc qua từng khâu để xác định độ xát trắng của từng cối xát, độ gãy vỡ của từng cối xác để xác định có cần điều chỉnh máy móc hay không. Kiểm tra gia công phải kiểm tra từng khâu tách hạt xem tấm có lẫn gạo là bao nhiêu, cám lẫn tấm bao nhiêu, gạo lẫn tấm bao nhiêu có đúng yêu cầu không? Nếu các khâu này không được kiểm tra thì có thể xay không đủ độ trắng hàng sẽ rớt giá, nếu chúng ta xay trắng quá mức thì chúng ta sẽ biến gạo thành tấm, cám mất đi giá trị thương phẩm của gạo, yêu cầu trình độ của người làm công tác gia công phãi đạt sự hiểu biết đánh giá cho đúng để phản ánh cho lãnh đạo, cho người thợ đứng máy, cho người mua nguyên liệu.
Đối với việc kiểm soát thiết bị, cán bộ và công nhân kỹ thuật phải nắm rõ tính năng, công xuất thiết bị, như công suất động cơ, vòng tua, lưu lượng gió, giải nhiệt, sự thuận lợi trong thao tác, trong quá trình hoạt động thì không thể kiểm tra hiệu suất của thiết bị như năng suất độ phá gãy, độ xát, độ bóng, độ sạch, độ kín của máy móc, các kỹ sư trưởng của nhà máy cần phải luôn luôn đổi mới quy trình công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường gạo cao cấp, đòi hỏi phải có thiết bị đa dạng để thay đổi kịp thời cho sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phải đủ khả năng nghiên cứu cải tiến thiết bị và đảm bảo cho thiết bị được hoạt động liên tục, luôn tạo ra được nhiều bí quyết riêng cho từng cơ sở, cơ sở chế biến gạo nào có nhiều cải tiến công nghệ thì cơ sở đó chiến thắng trên thị trường.
c. Machines (Máy móc, thiết bị):
Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
Sau đây là bảng báo cáo tổng hợp năng lực sản xuất chế biến lúa gạo và kho chứa ở Tổng Công Ty
Bảng 3: Bảng năng xuất và công suất của các thiết bị chế biến gạo:
Tên thiết bị
Số lượng
Tổng năng suất (tấn/ha)
Tổng công
suất motor
(KW)
Trung bình một máy
Năng suất
Công suất
Xay – Xát
11
45.5
1.737
4.13
157.91
Xay – Xát – Lau Bóng
1
4.5
268
4.5
286
Xát – Lau bóng
76
518
35.378
6.81
465.5
Lau bóng
1
6
271
6
271
Sấy cám
7
30
624
4.29
89.14
Trộn gạo trắng
42
1.420
415
33.81
9.88
Trộn gạo sắt
19
224
245
11.79
12.89
(Nguồn phòng kỹ thuật)
Hiện nay tổng diện tích kho chứa của Tổng Công Ty tính cho khối mẹ là 311.291 m2, và tính lượng là 582.065 tấn.
Về công nghệ, hiện nay Tổng Công Ty sử dụng dây truyền sản xuất mới, đa số máy móc có xuất xứ từ Nhật Bản, một số bí quyết công nghệ được giữ bí mật, dây chuyền sản xuất được tự động hoá hoàn toàn và hằng tuần vào chủ nhật các cơ sở sản xuất tổ chức tổng vệ sinh và bảo trì máy móc nên công nghệ chế biến vẫn được duy trì khả năng vận hàng từ 97 – 99%.
Các thiết bị sản xuất lúa gạo hiện có của Tổng Công Ty:
- Cân điện tử khây nguyên liệu, cân điện tử khâu thành phẩm, bồn chứa nguyên liệu.
- Sàn tạp chất, gằn tách thóc khâu nguyên liệu (kiểu Paris và kiểu mới), sàng tách đá sạn, máy xay (đá), máy xay (rulo cao su).
- Thiết bị hút rớt, sàng cám xay, sàng cám xay, đào gạo lức, máy xát trắng (côn), máy xát trắng (hoả tiễn), máy lau bóng, máy sấy tròn, máy sấy tháp, sàn đảo gạo trắng, trống phân loại, gằn tách thóc khâu thành phẩm.
- Máy tách màu, hệ thống hút bụi, vis tải các loại, gàu tải các loại, băng tải các loại, bồn chứa biến áp, tụ bù.
Hiện nay hệ thống máy móc của nhà máy chỉ nâng cấp, mua mới số máy như máy xay, máy tách màu, hệ thống trộn gạo thường, trộn gạo, sắt. Nhà máy đang tiếp tục đầu tư thêm các loại máy móc như máy tách thóc, xát trắng, đánh bóng, phân loại theo kích cỡ, máy tách màu, …
Hiện nay nhận thức về quy trình chế biến còn nhiều cách khác nhau, từ nguyên liệu lức -> tách tạp chất -> tách thóc bằng hai hệ thống đảo và gằng -> xát cám -> 1 -> 2 -> 3 đánh bóng, tách tấm bằng đảo và trống, có nơi sử dụng gạo nguyên liệu thì không sử dụng gằng mà đưa thẳng vào xát rồi qua đánh bóng -> tách thóc lẫn -> tách tấm, theo quy trình này khi đưa gạo vào xát lần 1 sẽ làm cho một lượng thóc lẫn được tách trấu, sau 2 lần xát thì lượng thóc vẫn còn trong gạo và cứ mỗi lần xát thì có hỗn hợp hai loại, một loại lức 100% và một loại đã xát 3 – 5% cám, qua mỗi lần xát thì tỉ lệ xát trắng và lức nguyên cách nhau càng xa. Để cho hạt lức với một thời gian và cung đoạn ngắn phải đạt mức tương đốithì phải tăng độ xát lên và như vậy sẽ làm tổn thất chung cho toàn bộ khối nguyên liệu được xát.
Việc lắp đặt gằn thóc ở giai đoạn cuối vẫn có hiệu quả là tách được thóc ở giai đoạn cuối, nhưng nếu giai đoạn đầu không được tách thì thành phẩm và kết quả xay xát sẽ gặp trường hợp nói trên.
Giai đoạn phá cám phải có cường độ xát vừa phải và sắt bén hơn để làm cho mảnh vở của cám được bong ra dễ dàng, vì vậy kết cấu của đá, phấn, muối phải khác nhau, vòng tua của cối cũng khác nhau, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với nguyên liệu theo vùng và vụ mùa.
Giai đoạn làm sạch cám: Giai đoạn này lớp bền vững của cám để bảo vệ lớp tinh bột đã bị phá vỡ. Mức độ xát của cối xát được cộng thêm với mức độ ma sát giữa các hạt với nhau, đòi hỏi mực ma sát phải mạnh hơn. Vì vậy kết cấu của đá, phấn, muối, vòng tua của cối xát cũng được thay đổi so với lần xát thứ nhất.
Đánh bóng bằng hơi nước, đặc điểm của máy này là độ ma sát của hạt rất cao và ít làm gãy hạt và làm cho hạt bóng lên. Vì vậy, giai đoạn ba này nhiều cơ sở sản xuất gạo không lắp đặt mà chỉ xát một lần, lần hai rồi qua đánh bóng, nhưng không nên lầm tưởng rằng máy đánh bóng bằng hơi nước với ý định chế tạo của người sáng chế là để làm sạch bộ mặt của hạt, nhưng khi qua Việt Nam thì nó lại bị người ta dùng để làm xát trắng, ban đầu nguyên thuỷ của máy chỉ có động cơ 33KW, rồi 57,75,100KW. Nhưng gạo đánh bóng của ta để một thời gian có mùi hôi, do phát sinh từ lớp cám còn nằm trên lớp mặt của hạt gạo. Một số nhà nhập khẩu thì muốn có loại gạo có độ xát trắng cao hơn, nên phải đánh bóng thêm một lần nữ, những chuyên gia về chất lượng gạo họ không căn cứ vào đánh bóng mấy lần mà căn cứ vào mức xát kỹ hay mức xát dối, và nhược điểm của sự xát ép bằng máy đánh bóng để lại vế sọc lưng, vết sọc này chỉ có thể xử lý được bằng cối xát đá. Nếu như chúng ta làm tốt giai đoạn xát trắng thì trong giai đoạn đánh bóng chỉ làm sơ qua để đạt mức thẩm mỹ của gạo và lượng cám khô sẽ nhiều hơn cám ướt trong khi đó giá trị cám khô cao hơn cám ướt đến 30%, vì vậy nhà máy cần lắp ráp thêm máy sấy cám để xử lý cám ướt.
Hiện nay phổ biến là đánh bóng gạo cao cấp, nhưng chúng ta thường phải đánh cả tấm, lẽ ra chỉ đánh bóng phần gạo, phần còn lại từ 10 – 20% thậm chí đến 30% tấm trong gạo nguyên liệu không phải đem đánh bóng, mà đem xát riêng sau đó tách ra trộn thành gạo cấp thấp 25 – 35% tấm. Vừa tốn chi phí đánh bóng, vừa tổn thất nguyên liệu, nếu thay đổi cách chế biến thì ta có thể giảm được 15 – 20% khối lượng gạo đánh bóng những nguyên liệu không cần thiết đánh bóng.
Tách hạt theo kích thước: Từ khi xuất khẩu gạo nhu cầu gạo cao cấp. Đặc biệt là loại gạo cao cấp ít tấm, ngày càng tăng, thì nhu cầu trồng tách hạt cũng tăng theo, cho đến nay dùng trống tách tấm trở nên phổ biến và không thể thiếu được. Tuy nhiên phải kết hợp cả hai loại, tách bằng đảo và tách bằng trống để làm cho tăng năng suất của trống tăng cao hơn, chú ý do độ ẩm của nước ta rất cao nên cám thường bám ở đáy lỗ làm bít lỗ tấm nhỏ không lọt vào được, nên phải thường xuyên vệ sinh trống.
Máy tách màu:Hiện nay nhà máy chưa trang bị máy tách màu nên cần phải dự phòng vị trí để sẳn khi cần thì phải lắp đặt ngay, để sản xuất gạo cao cấp thì phải có máy tách màu mới phát huy hiệu quả, khi sử dụng máy tách màu chúng ta cần chú ý gạo do máy tách ra, thường mang theo những hạt tốt, gây nên tổn thất trong chế biến.
Trong dây chuyền sản xuất gạo hiện nay chúng ta chưa thực sự quan tâm quản lý nguyên liệ, theo dõi từng khâu để đánh giá thiết bị, nguyên liệu để nguyên liệu, để thực hiện điều này cần phải bố trí cán cân tự động để kiểm tra nguyên liệu sạch trừ đi nguyên liệu ban đầu thì sẽ biết là tạp chất là bao nhiêu, lấy nguyên liệu lức mà xác định vỏ trấu, lấy gạo trắng so với gạo lức để biết được cám vv… Vì vậy các cơ sở cần được trang bị cân tự động để kiểm tra các khâu trong dây chuyền.
Hiện nay trong dây chuyền sản xuất được coi là tự động nhưng khâu đưa nguyên liệu vảo và đưa thành phẩm ra vẫn còn thủ công, cần từng bước tự động hoá để giảm bớt căng thẳng thiếu công nhân bóc xếp vào lúc cao điểm nhập xuất hàng, chúng ta cần phải lắp đặt thùng chứa để chủ động hơn.
d. Materials:
Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp.
Nhà máy thường xuyên kiểm tra chất lượng một cách toàn diện bao gồm: Độ ẩm, tấm, hạt trọng nguyên, thóc lẫn, rạn nứt, hạt hỏng, sọc đỏ, phân tích kỹ lưỡng các yếu tố để xác định giá lúa mua cho đúng cần chú ý hạt rạn nứt tuy còn là hạt gạo nhưng thực tế xay xát nó là hạt tấm. Hạt điểm càng nhiều thì xay xát bắt buộc càng kỹ, càng tổn thất. Độ xay xát đối với hạt càng nhỏ thì phải xay xát lại càng nhiều. Hạt xanh non, bạc bủng, sâu bệnh là những hạt sẽ cho ra tấm và cám. Thóc càng nhiều thì tỷ lệ xay xát lại càng cao.
Hơn thế nữa, nếu không phân tích đầy đủ để bảo quản riêng biệt từng loại hàng thì khi quản lý kho không chặt, quản lý xay xát không được, không quy trách nhiệm từng khâu. Nếu không quản lý từng khâu thì không thể phản ánh quá trình mua nguyên liệu được, kết quả giá thành không phản ánh đúng chất lượng sản phẩm.
Gạo là nông sản bị ảnh hưởng theo thời tiết mùa vụ khác nhau. Ở Việt Nam do sản xuất phân tán manh mún, mỗi người làm một giống khác nhau, thời gian thu hoạch khác nhau không thể đồng đều được, vì vậy không thể đánh giá được chính xác chất lượng nguyên liệu đầu vào. Công việc của người thủ kho phải kiểm từng mã, xâm từng bao, đối chiếu từng mẫu hàng, phải ghi chép tổng hợp lại số liệu.
Việc phân loại để quản lý nguyên liệu hết sức quan trọng nếu không được phân loại thì không đánh giá được chất lượng nguyên liệu trong kho, không nắm được chất lượng nguyên liệu thì không lên được kế hoạch sản xuất trong xay xát sự đồng đều của hạt sẽ tạo thuận lợi cho xay xát, xay xát ít vỡ, đồng đều về màu sắc làm cho năng suất xay xát cao lên, hạn chế được gãy vỡ, tỷ lệ thu hồi chính phẩm cao, lấy ví dụ: cả một lô gạo trắng đã xát trắng 7% rồi chỉ cần một ít gạo lức 100% thì buộc người xay xát phải xát cho các hạt gạo lức đều ở mức trắng bóc cám từ 10 – 12% thì cả lô gạo đóphải chịu bóc trắng đến 19% thì rõ ràng chúng ta đã biến gạo thành tấm cám đến 7%.
Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu của người thủ kho chính là sự giám sát lại người kiểm tra chất lượng và người cho giá mua, kho có quyền từ chối khi hàng đó không đúng với mẫu đã duyệt của lãnh đạo cũng như nĩi trên lúa gạo Việt Nam khơng đồng đều về chất lượng và hạt. Vì vậy ta phải kiểm tra từng bao nguyên liệu khơng thể kiểm mẫu đại diện được, kho khơng thể nhập ồ ạt mà khơng kiểm sốt, chỉ cần 1 – 2% sai biệt về chất lượng thì chúng ta phải trả giá thấp hàng chục, hàng trăm lần cho việc tăng chi phí kiểm sốt, kiểm tra chất lượng nguyên liệu chính là cơ sở để kiểm tra khâu xay xát, đánh bĩng.
2.2.4. Trình độ sản xuất:
Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích luỹ, đầu tư…) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết bị công nghệ và kỹ năng cần thiết) có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không. Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế. Đối với công tác sản xuất lúa của Việt Nam thì trình độ sản xuất cho những ưu khuyết điểm như sau:
Ưu điểm:
Diện tích, năng suất sản lượng và bình quân lương thực đầu người tăng nhanh: bình quân giai đoạn 2001 – 2007 so với 1990 – 1995: diện tích cây lương thực tăng 20%, năng suất tăng 39.6%, sản lượng tăng 67.5%.
Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được tăng cường đầu tư đáng kể, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi, các cơ sở bảo quản và chế biến lương thực được cải tạo và nâng cấp đã phát huy hiệu quả tốt.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đươc nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đặc biệt là các giống lúa lai, ngô lai ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, thích ứng rộng, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để tăng vụ, né tránh thiên tai, dịch sâu bệnh…
Hệ thống thu mua, chế biến, cung ứng lương thực chuyển từ cơ chế bao cấp định lượng sang cơ chế thị trường tự do, mạng lưới bán lẻ lương thực cơ bản đáp ứng yêu cầu của người, dự trữ lương thực quốc gia phát huy tốt vai trò hỗ trợ lương thực khẩn cấp cho các vùng bị thiên tai và các hộ thiếu đói lương thực.
Khuyết điểm:
Việc quy hoạch và quản lý sử dụng đất sản xuất lương thực, đặc biệt lúa chưa chặt chẽ và kiên quyết, thậm chí có nơi buông lõng. Diện tích đất chuyên lúa giảm nhanh để phát triển công nghiệp dịch vụ. Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ làm hạn chế sự đầu tư thâm canh và cơ giới hoá.
Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, bảo quản chế biến lương thực còn nhiều bất cập chưa đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất. Đặc biệt là chế biến lúa gạo cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu gần đây tăng đáng kể, trong năm 2008 hơn 89.24% gạo xuất khẩu có phẩm cấp 5 – 15% (năm 1995 là 53.5%) phẩm cấp gạo xuất khẩu tuỳ thuộc vào giống và điều kiện sản xuất trong vụ hè thu đặc biệt là thu hoạch trong tháng 8 – 9 hằng năm, mưa nhiều cho nên hơn 4 triệu tấn lúa thường bị ẩm mốc. Cần có hệ thống xấy và tồn trữ lúa, nếu làm tốt được việc này ta sẽ tiết kiện được hàng triệu tấn lúa và giá trị của hạt gạo tăng lên rất nhiều. Các nhà xuất khẩu nên cùng nhau đóng góp xây dựng vùng nguyên liệu hơn là thay vì cứ mua trôi nổi hoàn toàn không kiểm soát được hơn 50% chất lượng từ hạt lúa.
Quy trình xuất khẩu gạo còn nhiều bất cập, như hiện này nhà xuất khẩu gạo nên thâm nhập vào hộ nông dân vào vùng nguyên liệu thì sẽ có những cải thiện tốt hơn chất lượng của lúa.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn chưa đồng đều giữa các vùng và các hộ dân nên chênh lệch về năng suất là khá hơn. Tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu thu hoạch, sơ chế còn thấp.
Hệ thống phân phối gạo trong nước chưa được tổ chức chặt chẽ tương ứng với tầm quan trọng của mặt hàng chiến lược này.
Công nghệ hạt giống (seed technology) ít được chú ý đều tư và chưa có chính sách hợp lý để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ hạt giống.
Sự bộc phát sâu bệnh như rầy nâu, bệnh đạo ôn ngày càng nghiêm trọng. Chúng ta rất thiếu những nghiên cứu cơ bản về di truyền làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng bố mẹ chọn lọc và con lai, trên cơ sở đa dạng sinh học. Chúng ta còn thiếu các nghiên cứu tương tác giữa ký chủ và ký sinh hệ thống truyền tín hiệu và sự thể hiện gen mục tiêu, tương tác giữa kiểu gen và môi trường, tiêu chuẩn chọn lọc cần thiết và các thông số di truyền khác như chỉ số chọn lọc, hiệu quả chọn lọc.
Thiếu thông tin lẫn nhau trên mạng đặc biệt là data base về bảo tồn tài nguyên di truyền động thực vật. Chúng ta đầu tư nhiều tiền của trong sưu tập và bảo quản, nhưng thiếu đầu tư cho đánh giá kiểm hình và đánh giá kiểu gen, dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên này rất thấp (ví dụ cây lúa chỉ mới khai thác được 0.03% ngân hàng gen được bảo quản tại ĐBSCL).
Mức thu nhập của người làm ruộng thấp và khả năng thiếu lao động cao trong thời vụ tập trung và xu hướng di dân ra đô thị, bỏ ruộng đồng.
2.2.4.1. Chính sách kinh tế Nhà nước:
Nhà nước Việt Nam đang đưa ra các hướng đầu tư, phát triển vào sản phẩm lúa gạo như:
- Quy hoạch tổng quan phát triển sản xuất lúa trên phạm vi toàn quốc và theo từng vùng.
- Tập trung nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất lúa.
- Nghiên cứu chọn tạo, phát triển các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và chống chịu cao, phù hợp với tùng vùng sinh thái. Nghiên cứu giảm nhẹ các biến đổi khí hậu đến các vùng trồng lúa chính.
- Đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ canh tác tiên tiến trong khâu sản xuất để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng tỷ lệ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa, ngô ở các vùng trọng điểm. Phát triển các công trình giao thông, thuỷ lợi nhỏ, cơ sở chế biến và bảo quản lương thực.
- Đầu tư xây dựng sàn giao dịch thương thực ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Hỗ trợ người trực tiếp sản xuất lúa theo diện tích gieo tròng hàng vụ, mức hỗ trợ 3 – 5 triệu đồng/ha/vụ để nông dân mua giống, phân bón.
- Hỗ trợ việc đào tạo huấn luyện nông dân để nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất lương thực, tăng cường đào tạo nghề để giúp các hộ dân mất đất chuyển đổi ngành nghề, phát triển ngành nghề, phát triển ngành nghề dịch vụ ở vùng lúa.
- Hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác sản xuất lương thực trên cơ sở liên kết sản xuất với tiêu thụ. Hình thành hiệp hội nông dân sản xuất lương thực.
2.2.4.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Kết quả chính là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay trong lĩnh vực trồng lúa.
* Công nghiệp hoá ngành trồng lúa:
Đây là tiến trình sản xuất lúa gạo, trong đó đa số hoạt động được cơ giới hoá, làm tăng năng suất trên đơn vị đất, tăng năng suất lao động, lợi tức cao. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước trồng lúa tiên tiến như Nhật Bản, hàn Quốc, Đài Loan, Úc … theo đó, điều kiện cần thiết là kihn tế quốc gia phải phát triển liên tục, tổ chức lại sản xuất theo qui mô ruộng đất tập trung ngày càng cao, khâu làm đất, quản lý nước, quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch và sau thu hoạch. Thu hẹp được năng suất lúa trên diện rộng.
* Tưới tiết kiệm nước:
Nếu trong quá khứ, việc tăng sản lượng cây trồng dựa trên việc gia tăng hai nhân tố cùng một lúc là năng suất và sản lượng, thì tương lai sẽ chi phải nhấn mạnh một nhân tố năng suất. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, môi trường ngày càng bị ô nhiễm là thách thức to lớn. Trong đó, thiếu nước, nhiệt độ dưới mức tối hảo cho sinh lý cây trồng sẽ làm hạn chế gia tăng năng suất lớn nhất. Giải pháp khắc phục phải được tiến hành trên cả hai lĩnh vực cùng một lúc: di truyền và kỹ thuật canh tác. Viện lúa quốc tế đang phát triển kỹ thuật tưới tiết kiệm, điều này được thực hiện tại An Giang.
* Áp dụng kỹ thuật canh tác mới của Nhật:
Tiến sĩ Takeshi Horie (2008) thuộc NAFRO, Tsukaba, đề xuất ra kỹ thuật mang tính cơ bản là: (1) cấy mạ non, tuổi mạ từ 8 – 12 ngày, (2) cây thưa, mật độ 16 cây/m2, nhằm khai thác tiềm năng của giống lúa. Kỹ thuật canh tác hiệu quả phải chú ý đến việc sử dụng phân N và mức độ phục hồi N.
Đối với kỹ thuật sạ thẳng, người ta khuyến cáo nội áo bên ngoài hạt thóc bằng một lớp sắt (iron – coater seeds), máy áo hạt sẽ giúp nông dân thực hiện 500 kg hạt trong 2 giờ để trộn với bột sắt. Điều này sẽ giúp hạt nặng hơn, chìm sâu xuống đất để tránh chim ăn.
Trung tâm Aichi đề xuất kỹ thuật cày hình chữ V để sạ thẳng.
Công Ty NARO đề xuất cấy bằng robot để giảm lao động.
Dự báo sự phá hoại của nấm gây đạo ôn bằng kỹ thuật BLASTAM.
Người Nhật đang áp dụng kỹ thuật canh tác “đa dạng, thâm canh, thông minh”, trong đó họ kết hợp kiến thức của cộng nghệ thông tin (IT), công nghệ robottics, tưới ngầm (underground irrigation) nhằm thâm canh trong điều kiện lao động và nguồn lực ngày càng hạn chế.
* Kỹ thuật canh tác mới của Úc:
1. Chuẩn bị đất, nền tảng của thành công.
2. Thời gian gieo sạ đúng thời vụ.
3. Đảm bảo 150 – 300 chồi/m2 và đồng đều.
4. Sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.
5. Bón phân căn bản, đặc biệt phân N.
6. Bón N đúng lúc nhờ kỹ thuật phân tích cận hồng ngoại (near – infra red)
7. Bón lân căn bản khi đất có hàm lượng lân thấp hơn 20 ppm.
8.Giữ nước trên ruộng đất tối thiểu 20 – 25cm trong lúc thành hạt phấn (tránh bất thụ do nhiệt độ lạnh).
9. Thu hoạch càng sớm càng tốt khi hạt lúa chín sinh lý.
* Quản lý phân bón theo hướng ICM:
Kỹ thuật phân bón mới được áp dụng có thể giúp người nông dân tiết kiệm được 20 – 40% phân N, năng suất tăng 2 – 12%, tăng 10 – 15% mức độ hồi phục của cây lúa, và giảm 10 – 50% lượng phân N mất đi.
Thế kỷ 21 là thế kỷ giao thoa của nhiều ngành, lĩnh vực. Đặc điểm của thế kỷ 21: dân số tăng, sự thịnh vượng tăng, thiếu nước ngọt, thiếu năng lượng, thay đổi khí hậu toàn cầu, cạnh tranh giữa lương thực và năng lượng sinh học, đô thị hoá tăng, công nghệ sinh học ngày cảng thoả mãn nhu cầu cuộc sống và mang tính xã hội hoá. Những điều trên bắt buộc chúng ta phải xây dựng mô hình “mô phỏng cây trồng” mà nội dung chủ yếu là khám phá mang tính giáo dục và tìm hiểu sâu sắc hơn về di truyền cây trồng. Trong đó, chúng ta phải xác định tương tác GxMxE (G: Giống, E: Môi trường, M: Quản lý kỹ thuật canh tác). Mô hình GxMxE tập trung nghiên cứu:
i. Phát triển từ mức độ phân từ của bộ gen đến mức độ cây trồng cụ thể, đến hệ thống sinh học cây trồng.
ii. Phát triển cây lúa từ giống C3 sang C4.
iii. Mô phỏng cầu nối giữa sinh học hệ thống, sinh lý cây trồng, chọn giống cây trồng và kỹ thuật quản lý thích ứng.
iv. Từ mô phỏng cây trồng đến đánh giá sự tồn thương khi khí hậu thay đổi.
v. So sánh 12 mẫu về khí hậu của hai giai đoạn 2001 với 1981 – 2000, nhằm tìm kiếm tốt một sự quản lý tốt đối với rủi ro, tránh đỗ lỗi cho khách quan.
* Trồng các giống lúa mới cho năng suất cao:
Giống lúa C4: Cây C4 có đặc điểm giải phẩu học đồng nhất về lá cây, nổi tiếng với phương pháp giải phẩu Kransz làm giảm đáng kể hiện tượng quan hô hấp bằng cách chia ra các phản ứng quang hợp giữa hai loại tế bào: tế bào diệp lục (mesophyll) và tế bào bó mạch dần truyền ở bẹ lá. Trong tế bào diệp lục CO2 chuyển đổi thành bicacbonat, gắn với PEP (phoshoenopyruvate) để hình thành nên hợp chất oxaloacatare, rồi chuyển thành malate. Sau đó nó chuyển thành các bo mạch trong bẹ lá, nơi đây enzym có tính chất khử carboxyl hoá phóng thích CO2 và tạo nên hợp chất C3, đó là pyruvate. CO2 được cố định một lần nữa bởi RuBisco trong chu trình Calvin, như cây C3 và pyruvate khuyết tán trở lại mô diệp nhục, được sử dụng để tái sinh PEP. Chu trình C4 được lập đi lập lại, trong mỗi chu kỳ cây nhận CO2 bơm vào bó mạch bẹ lá, làm tăng đáng kể hàm lượng CO2 trong tế bào bẹ lá. Cây C4 còn thực hiện các chu trình C3 hoặc chu trình calvin với RuBisCo hoàn toàn xảy ra trong tế bào mạch bẹ lá, đến khi CO2 tăng gấp nhiều lần, chính RuBisCo này khởi động một cách có hiệu quả làm cho hiện tượng quan ghô hấp giảm rất thấp, và khả năng quang hợp của cây đạt hiệu quả cao. Cây C4 nhưng cây cao lương, bắp sản sinh năng xuất sinh khối rất phản ánh chuyển đổi bức xạ của cây C4. Nếu tính trạng trên được chuyển vào trong cây lúa chắc chắn năng suất sẽ cải tiến đáng kể. Các nhà khoa học IRRI dự đoán năng suất lúa sẽ tăng thêm 50%, đẩy sản lượng lúa toàn cầu tăng thêm 300 triệu tấn/năm, giá trị tăng thêm ước đạt 104 tỷ USD/năm và hơn 1.000 tỷ USD trong 10 năm.
Lúa chống chịu hạn:
Tính trạng của cây lúa chịu hạn có hệ số di truyền thấp, tương tác GxE rất mạnh mẽ, đánh giá kiểu hình trên đồng ruộng vô cùng khó khăn. Các gen ước đáp ứng với tình trạng khô hạn khắc nghiệt có trong bộ sư tập kiểu gen N22 ESTs. Người ta thực hiện kỹ thuật profilling để xem xét mức độ thể hiện gen trong giống lúa N22 đã được chuẩn bị thư viện giống CNDA. Họ tạo ra các marker thuộc SNP tại vùng không mang mật mã (intragenic, UTRS, introns, promoter, …) Quần thể bản đổ QTL được thực hiện từ các cặp lai CT9993/IR 6226, Azucena/IR64, Nootriphathu.IR20. Các SNPS. Được sử dụng đã phủ trên những loci ứng cử viên với tổng số 985.536 base. Bản đồ vật lý đã được thực hiện trên nhiễm sắc thể số 1,2,3 và 4. Tín hiệu được truyền thông qua thể nhận và những protein đặc hiệu như sau: IPP, MAPK, CDPK, Ca-calmodium, R56K, RAS, RAB, RAC. Những PSNPS (từ promoter) và rSNPs (từ vùng điều hoà) được thiếp lập với sự mất đoạn 8bp tại vùng – 40, vị trí T/C và A/G. Những halotypes của gen ứng cử viên định vị trong vùng 45.6 – 49.1 cm. Đó là những QTL giả định DQE 10 – CQH 30.
Lúa chống chịu ngập:
Thành công trong sự phân lập gen chống chịu ngập Sub – 1 là sự kiện nổi bật trong năm 2008 tại IRRI. Diện tích canh tác lúa nước trời bị ngập hoàn toàn ước khoảng 15 triệu ha. Ba giống lúa được phân lập có kiểu gen chống chịu ngập là FR13A, Goda Heenati. Kurkaruppan. Chi tiết đã được in ấn trên các tạp chí nổi tiếng về gen Sub – 1 trên bộ nhiễm sắc thể số 9. Họ đã phân lập được 3 gen Sub – 1A, Sub – 1B, Sub – 1C. Cuối cùng họ đã đồng hoá được gen Sub – 1A gen điều khiển chống chịu ngập hoàn toàn từ 7 – 10 ngày. Điều này rất cần cho Việt Nam trong điều kiện khí hậu thay đổi. IRRI đang phối hợp gen chống chịu mặn SalTol trên nhiễm sắc thể số 1 và gen chống chịu ngập Sub – 1 trên nhiễm sắc thể số 9 trên cùng một giống lúa.
Lúa phẩm chất cao thích nghi với thay đổi khí hậu:
Hiromo Yamakawa (2008) thuộc NARC, Nhật đã đề xuất hướng nghiên cứu sự đầy hạt (grain filling) của cây lúa dưới điều kiện nhiệt độ cao. Gen có liên quan đến sinh tổng hợp tinh bột như GBSSI, BEIIB, cytossolic pyruvate orthophosphaytesedikinases (cyPPDKB)_và 13 – KD prolamine genes được điều hoà theo kiểu “down – regulated” dưới điều kiện nhiệt độ nóng, trong khi đó các gen “amylase va HSPs” điều hoà thoe kiểu “up – regulated”. Giai đoạn chính của hạt thóc dưới điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm cho hạt bị bạc bụng và trọng lượng sẽ giảm.
* Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế:
Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như:
Tháng năm năm 1989 Nhà nước phá bỏ cơ chế giá bao cấp, chuyển sang thời kỳ tự do hoá giá lúa theo cơ chế thị trường với đặc trưng là người mua và người bán gặp nhau trên thị trường, thoả thuận mức giá mua bán trên cơ sở tương quan toàn cầu.
Hỗ trợ các chính sách thuế: ưu đãi, miễn giảm thuế, phí: miễn thuế thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước, cày bừa đất, nạo vét kihn mương nội đồng, dịch vụ phòng trừ dịch hại, thu hoạch sản phẩm, miễn thuế thu nhập hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá là sản phẩm nông nghiệp, áp dụng thuế xuất khẩu gạo 0% (với thuế suất từ 0 – 15%), áp dụng thuế nhập khẩu lúa, gạo 40% (trừ lúa giống), miễn thuế sử dụng đất từ năm 2003 – 2010, không áp thuế lên các khoản phí, lệ phí đễ hộ trợ người nông dân tiêu thụ hàng hoá, không áp thuế đối với một số hàng hoá đầu vào hoặc liên quan đến dịch vụ sản xuất nông nghiệp như: giống cây trồng, nạo vét kinh mương nội đồng, áp dụng mức thuế xuất nhập khẩu bằng 0% đối với máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất ngông nghiệp như máy cày, máy bừa, phân bón, thuốc trừ sâu.
Hỗ trợ về giá: Năm 2008 hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc và Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam mua tạm trữ 500.000 tấn gạo trong vòng 3 tháng. Năm 2009 các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi trong việc đầu tư xây dựng kho chứa, sân phơi, sấy … Triển vọng tăng trưởng sản xuất lúa ở Việt Nam 2010 – 2030.
Chiến lược an ninh lương thực quốc gia:
Ø Mục tiêu chung:
Đảm bảo vững chắc an ninh lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG.doc