Đề tài Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam: Lời nói đầu Một trong những giải pháp cực kỳ quan trọng để thực hiện theo đường lối CNH – HĐH đất nước theo phương châm, tinh thần của Đại hội Đảng VIII & IX "là vấn đề tích luỹ và sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương thức và chỉ đạo thực hiện. Đảng ta luôn chủ trương kết hợp vừa tìm cách rút ngắn thời gian CNH - HĐH vừa luôn chủ chương tự lực cánh sinh xây dung và phát triển kinh tế tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế" đó là sự ra đời và phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam ngày 20/7/2000. Trong bước khởi đầu nan này, chúng ta đã gặp không ít khó khăn và thuận lợi. Vậy để thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự trở thành một công cụ huy động vốn đầu tư cho sự nghiệp pháp triển kinh tế chúng ta cần có những điều kiện gì, định hướng phát triển ra sao? Từ khi ra đời, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì trong vai trò huy động vốn của mình, những tồn tại và giải pháp gì. Trong đề tài " Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường...

doc42 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Một trong những giải pháp cực kỳ quan trọng để thực hiện theo đường lối CNH – HĐH đất nước theo phương châm, tinh thần của Đại hội Đảng VIII & IX "là vấn đề tích luỹ và sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương thức và chỉ đạo thực hiện. Đảng ta luôn chủ trương kết hợp vừa tìm cách rút ngắn thời gian CNH - HĐH vừa luôn chủ chương tự lực cánh sinh xây dung và phát triển kinh tế tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế" đó là sự ra đời và phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam ngày 20/7/2000. Trong bước khởi đầu nan này, chúng ta đã gặp không ít khó khăn và thuận lợi. Vậy để thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự trở thành một công cụ huy động vốn đầu tư cho sự nghiệp pháp triển kinh tế chúng ta cần có những điều kiện gì, định hướng phát triển ra sao? Từ khi ra đời, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì trong vai trò huy động vốn của mình, những tồn tại và giải pháp gì. Trong đề tài " Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam " của mình, em xin nêu ra một số vấn đề trên trong ba chương : Chương I : những vấn đề lý luận chung Trong chương này sẽ nêu nên một số vấn đề chung về: + Vốn đầu tư + Thị trường chứng khoán chương II : điều kiện và thực trạng huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán việt nam Trong chương này sẽ nêu nên một số điều kiện để huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam và thực trạng huy độnh vốn qua thị trường chứng khoán việt nam trong thời gian qua. Chương III: định hướng và một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán việt nam Trong chương này sẽ nêu nên một số các định hướng phát triển từ nay đến năm 2010 và một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chúng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán là một vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam. Do vậy, trong bài viết này không tránh khỏi những khuyết điểm, những thiếu sót. Em mong thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để các bài viết về sau được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn là giảng viên bộ môn Kinh Tế Đầu tư đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành được đề tài này. Chương i. những vấn đề lý luận chung I . vốn đầu tư Khái niệm Trong tác phẩm “tư bản", K.Marx đã dành phần quan trọng để nghiên cứu về cân đối kinh tế, về mối quan hệ giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội đẻ đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tich luỹ. Với giả định về nền kinh tế đóng, K.Marx chứng minh điều kiện để tái sản xuất mở rộng không ngừng bằng cách chia nền kinh tế làm hai khu vực: khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Tổng giá trị của từng khu vực đều bằng C+V, trong đó C tiêu dùng V+M giá trị mới sáng tạo. Để đảm bảo tái sản xuất mở rộng khômg ngừng thì V+M của khu vực I lớn hơn tiêu dùng của khu vực II (cII) tức là : (V+M)I > CII Hay: (C+V+M)I > CI+CII Tư liệu sản xuất đực tạo ra ở khu vực I không chỉ đủ tiêu dùng ở hai khu vực mà còn dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô trong quá trình sản xuát tiếp theo. Còn khu vực II thì: (C+V+M)II > (V+M)I + (V+M)II Tư liệu tiêu dùng khu vực II không chỉ đủ tiêu dùng ở hai khu vực mà còn dư thừa để đảm bảo thoả mãn nhu cầu tư liệu tiêu dùng tăng thêm do quy mô sản xuất được mở rộng. Để có dư thừa ở cả hai khu vực, một mặt phải tăng cường sản xuất; mặt khác phải thực hành tiết kiệm cả trong tiêu dùng lẫn sản xuất. Từ đó, có thể rút ra kết luận: con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong kinh tế hiện đại cũng chứng minh: GDP tổng sản phẩm quốc nội, C tiêu dùng (cá nhân và chính phủ), I tiêu dùng của doanh nghiệp để bổ sung vốn ( để đầu tư ) thì : GDP = C + I Phần tiêu dùng I của doanh ngiệp chính là phần thừa ra S ( tiết kiệm) của GDP : GDP = C + S Như vậy, nếu tăng GDP cho phép tăng C + I hoặc C + S ; Trong đó S hoặc I càng lớn sản xuất càng được mở rộng , GDP càng tăng càng có điều kiện nâng cao đời sống của người lao động. Trong nền kinh tế mở: GDP = C + I + X - M Trong đó : X giá trị hàng hoá xuất khẩu M giá trị hàng hoá nhập khẩu Mà : GDP =C + S Vậy S = I + X - M Hay I = S + M – X I - S > 0 M - X > O S tiết kiệm trong nước M- X : đầu tư nước ngoài Vậy ta có thể định nghĩa Vốn đầu tư theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng như sau: vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sơ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội 2. Nội dung của vốn đầu tư Là các khoản mục chi phí gắn liền với nội dung của hoạt động đầu tư. * Chí phí tạo ra tài sản cố định (biểu hiện bằn tiền là vốn cố định) + chi phí đất đai + chi phí xây dung, sửa chữa nhà cửa , cấu trúc hạ tầng + chi phí mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị dụng cụ, mua sắm phương tiện vận chuyển. +chi phí khác. * Chi phí tạo ra tài sản lưu động (vốn lưu động) và các chi phí thường xuyên gắn với một chu kỳ hoạt động của các tài sản cố định vừa được tạo ra. + chi phí nằm trong dai đoạn sản xuất ( mua nguyên vật liệu, trả tiền lương, chi phí điện nướcẳ.) + chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông ( sản phẩm dở dang, hàng tồn kho, hàng bán chịuẳ) * Chi phí chuẩn bị đầu tư. * Chi phí dự phòng. 3. Phân loại các kênh huy động vốn đầu tư Để huy động tốt vốn đầu tư cho các dự án, các chương trình phát triển của đất nước, của doanh nghiệp và để quản lý và kế hoạch hoá tốt ta cần phải biết huy động vốn từ các nguồn nào người ta thường phân ra làm các kênh huy động vốn sau: a. Nguồn vốn trong nước * Nguồn vốn nhà nước: Tiết kiệm từ ngân sách, Vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước, Vốn ĐT của các doanh nghiệp nhà nước, Nguồn vốn từ dân cư. * Thị trường vốn trong nước + Các tổ choc tài chính + Thị trường chứng khoán b. Vốn huy động từ nước ngoài * Vốn đâu tư gián tiếp : là vốn của chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợ hoàn lại, viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài lãi suất thấp, kể cả cho vay theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đâù tư gián tiếp tồn tại dưới hình thức ODA – vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển. * Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) : là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi số vốn bỏ ra * Thị trường vốn quốc tế: Có rất nhiều kênh huy động vốn đầu tư phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước nhưng trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Vậy thị trường chứng khoán là gì, nó có vai trò gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần sau. II. THị TRƯờng chứng khoán Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán hiện nay tồn tại nhiều quan niệm về thị trường chứng khoán Quan diểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán(TTCK) và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của một khái niệm: thị trường tư bản (Capital maket). Nếu xét về nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán, ttck là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ hai " TTCK được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phảtwuwddoofng nhất là một ". Vậy thị trường vốn và TTCK là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn, các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK. Quan điểm thứ ba "TTCK là thị trường cổ phiếu" hay là nơi mua bán các phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Do đó, TTCK được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền sở hữu. Các quan điểm trên đều đựơc khái quát trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan điểm chung hiện nay là: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhâp và tầi sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các yêu cầu này có sự khác nhau gia các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. TTCK không giống thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá trên TTCK là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản, loại hàng hoá này cũng có giá trị và trị sử dụng. Vậy bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn và giá cả của vốn đầu tư TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản suất và lưu thông hàng hoá. * Vị trí của TTCK - là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn TTCK TT tiền tệ Thị trường vốn - là hạt nhân trung tâm của thị trường vốn TT Nợ TT Vốn CP Thị trường Trái Phiếu Thị trường Cổ Phiếu 2. Vai trò của thị tường chứng khoán * TTCK trong việc huy động và phân bổ vốn cho phát triển: Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn trực tiếp cho sự nghiệp phát triển kinh tế. + Thời hạn vốn được huy động trên TTCK so với tín dụng ngân hàng dài và ổn định hơn nhiều. Cổ phiếu thường có thời hạn vĩnh viễn ( trừ khi tổ chức mua lại), còn trái phiếu thường có thời hạn từ 5- 10 - 20 năm. Hơn nữa, kỳ hạn trái phiếu rất ổn định do người sở hữu trái phiếu khi cần tiền có thể bán lại trên thị trường thứ cấp còn người sủ dụng vốn không bị ảnh hưởng gì, lợi thế này ngân hàng có thể có được. + Quy mô vốn huy động được mở rộng gấp nhiều lần quy mô huy động từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Đây là lợi thế giúp các doanh nghiệp mới hoạt động trong các ngành công nghiệp mũi nhọn có thể tìm được vốn tài trợ cho các dự án có hiệu quả mà chủ đầu bị hạn chế về nguồn vốn tự có. Hơn nữa, huy động vốn từ thị trường chứng khoán tạo cho tổ chức phát hành mọi vị thế chủ động rộng rãi hơn khi đi vay vốn ngân hàng. + Nhà nước có thể sử dụng TTCK không những như một phương tiện tài trợ thâm hụt ngân sách mà còn huy động vốn từ TTCK cho các chương trình phát triển dài hạn của mình mà không gây lạm phát, hoặc gây áp lực cho hệ thống ngân hàng. * TTCK góp phần thực hiện tái phân công bằng hơn: * TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. * Việc mở cửa thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơnvà tăng tích luỹ từ bên ngoài. * TTCK cung cấp một hệ thống dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. * Khi tham gia thị trường chứng khoán doanh nghiệp có lợi thế quảng cáo rộng rãi và tạo sức ép cho giới quản lý doanh nghiệp chú tâm vào lợi nhuận. 3. Nội dung và phương thức phát hành chứng khoán để huy động vốn trên thị trường chứng khoán. a. Phương thức phát hành. Các phương thức phát hành chứng khoán được phân : * Phân theo đợt phát hành + Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng + Phát hành các đợt tiếp theo * Phân theo đối tượng mua + Phát hành riêng lẻ (mang tính nội bộ) + Phát hành công chúng (chào bán công khai) * Đối tượng phát hành -- Đối với cổ phiếu + Các công ty cổ phần + Tổ chức tín dụng cổ phần + Các doanh nghiệp cổ phần hoá ( doanh nghiệp nhà nước và các thành phần khác). -- Đối với Trái phiếu + Doanh nghiệp nhà nước + Công ty cổ phần + Các doanh nghiệp cổ phần hoá ẳ b. Điều kiện để phát hành chứng khoán ra công chúng Đối với phát hành lần đầu ra công chúng * Các chỉ tiêu định lượng - Công ty phải có quy mô vốn điều lệ nhất định, tuỳ theo quy định của mỗi nước. ở Việt Nam quy định mức vốn điều lệ là trên 10 tỷ đồng. - Công ty hoạt động có hiệu quả liên tục trong một số năm trước khi niêm yết. Việt Nam quy định là 2 năm. - Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định. - Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phát được bán cho một số lượng quy định công chúng đầu tư. Việt Nam tối thiểu 20% vốn cổ phần phải được bán cho trên 100 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành. Trường hợp trên 100 tỷ là 15%. - Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của công ty. Việt Nam quy định là ít nhất 20% trong 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. * Các chỉ tiêu định tính. + Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên ban giám đốc điều hành và hội đồng quảng trị phải có trình độ quản lý công ty. + Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích của nhà đầu tư. + Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin phải có độ tin cậy cao nhất, được chấp thuận kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín. + Công ty phải có phương án khả thi về sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành. + Công ty phải được một hay một số các tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành. Đối với phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng + Phải cách một năm sau lần phát hành cổ phiếu trước và có giá trị khong lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành . c. Quy trình phát hành chứng khoán Bước 1: chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành + Đơn xin phép phát hành +Bản cáo bạch + Điều lệ hoạt động + Danh sách phát hành + Các báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất + Hợp đồng bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh + Các tài liệu giải trình về khả năng lợi nhuận, thanh toán cổ tức và chấp hành các nghĩa vụ đối với nhà nước. Bước 2: Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên cơ quan nhà nước phát hành Bước 3: Công bố phát hành Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được giấy phép phát hành TCPH có nghĩa vụ công bố việc phát hành trên 5 số báo liên tiếp của một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương nơi TCPH đặt trụ sở chính. Bước 4: Chào bán và phân phối chứng khoán ra công chúng. 4. Điều kiện để có thể huy động vốn đầu tư qua TTCK Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của thị trường tài chính, vì vậy nó chỉ có thể ra đời và hoạt động có hiệu quả khi hội tụ đủ những điều kiện cẩn thiết. Từ kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và phát triển TTCK các nước trên thế giới các chuyên gia cho rằng để huy động vốn qua TTCK cần có các điều kiện chủ yếu sau: + cần có một nền kinh tế hàng hoá phát triển đa dạng hoạt động theo cơ ché thi trường TTCK là yếu tố cấu thành của nền kinh tế thị trường. + cần phải có môi trường trính trị ổn định bởi vì chính trị có ổn định thì các hoạt đọng kinh tế mới có thể diễn da một cách suôn sẻ và liên tục. + cần có môi trường pháp lý đầy đủ đây chính là hành lang hoạt động của ttck cũng như mọi hoạt động kinh tế. + điều kiện vật chất kỹ thuật đảm bảo: -- về hệ thống thông tin -- về hệ thống thanh toán. + TTCK chỉ có thể hoạt động có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế ổn định có tích luỹ. 5. Kinh nghiệm của thị trường chứng khoán một số nước ở Châu á * Thị trường chứng khoán Hàn Quốc Thị trường chứng khoán Hàn Quốc ra đời và chính thức hoạt động vào năm 1956 cùng với sự khai sinh của sở giáo dục chứng khoán Deahan- tiền thân của sở giao dịch chứng khoán và Hàn Quốc. Từ đó đến nay, thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã trở thành một trong 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Thị trường này đã phát triển một cách nhanh chóng. Chỉ trong giai đoạn 1990-1999 khối lượng giao dịch cổ phiếu đã tăng 53 triệu tỷ Won lên 867 triệu tỷ Won, khối lượng trái phiếu tăng từ 39 triệu tỷ lên đến 2183 triệu tỷ Won trong khi đó giá trị niêm yết trên thị trường cũng tăng từ 79 triệu tỷ Won lên 350 triệu tỷ Won. Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE) là một sàn giao dịch có tổ chức ở Hàn Quốc, có 3 khu vực giao dịch trên Sở: Khu vực giao dịch cho cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phát sinh, Khu vực cho cổ phiếu được chia thành hai khu vực. Khu vực thứ nhất dành cho các công ty có quy mô lớn với hơn 80% tổng cô phiếu trên thị trường. Khu vực thứ hai dành cho cổ phiếu mới được niêm yết hoặc cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Đến tháng 3 /2001, tổng số công ty chứng khoán hoạt động tại Hàn Quốc là 64 công ty, trong đó có 21 công ty nước ngoài. Thị trường phi tập trung (OTC) truyền thống của Hàn Quốc được thành lập tháng 04/87 nhằm tạo mỗi trường hoạt động cho các chứng khoán không được niêm yết trên Sở và chịu sự kiểm soát của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hà Quốc (KSDA) thành lập năm 1953. Tháng 04/1997, chính phủ Hàn Quốc quyết định tổ chức lại và thúc đẩy phát triển thị trường này bằng việc thành lập thị trường mạng máy tính điện tử Kosdaq nhằm tạo điều kiện cho các công ty mạo hiểm, công ty công nghệ cao, quỹ tương hỗ và các công ty vừa và nhỏ không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường tập trung có thể huy động vốn trực tiếp. Thị trường được xây dựng theo mô hình thị trường Nasdaq, tiến hành giao dịch qua mạng điện tử có sự kiểm soát của trung tâm. Các tổ chức niêm yết trên thị trường Kosdaq phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như mức vốn điều lệ tối thiếu, tỷ lệ phát hành ra công chúng. Tuy nhiên, việc đấu giá được thực hiện theo phương thức đấu lệnh tập trung tương tự như Sở giao dịch. * Thị trường chứng khoán Thái Lan. TTCK Thái Lan là một trong những thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất ở khu vực Châu á. TTCK Thái Lan ban đầu được các công ty tư nhân thành lập (vào tháng 7/1962), đến năm 1970 thị trường này phải đóng của vì ít người tham gia và thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Tháng 5 năm 1974, Luật Sở giao dịch chứng khoán được ra đời và Sở giao dịch chứng khoán được mở cửa trở lại vào năm 1975. Kể từ năm 1986, Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao. Giai đoạn 1962 -1986, Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan chịu sự quản lý và giám sát song trùng cửa 2 cơ quan. Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài Chính. Năm 1992, Uỷ ban chứng khoán - cơ quan quản lý trực tiếp TTCK Thái Lan mới được thành lập. Tại Thái Lan, thảo Luật chứng khoán năm 1874, các công ty chứng khoán muốn trở thành thành viên của SGDCK phải được Bộ Tài chính đồng ý. Theo luật về SGDCK, các thành viên phải có khả năng Tài chính mạnh, có khả năng thực hiện các giao dịch chứng khoán và có kinh nghiệp trong các hoạt động giao dịch đó. Tháng 4 năm 1991, SGDCK Thái Lan bắt đầu áp dụng hệ thống vi tính hoàn toàn tự động trong giao dịch. Với hệ thống giao dịch tự động này, SGSCK Thái Lan cho phép các công ty chứng khoán thông qua hệ thống vi tính thực hiện các giao dịch ngay tại văn phòng của họ mà không cần đến trực tiếp sở giáo dịch. Chương II: điều kiện và một số thực trạng huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán việt nam i. điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán ở việt nam. Sau đại hội Đảng VI năm 1986, chúng ta đã từng bước xoá bỏ nền kinh tế quan liêu để xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Trong hơn 15 năm qua, chúng ta đã từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã tạo ra nhiều điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. + Hiện nay chúng ta được đánh giá là nơi có hệ thống chính trị và tình hình an ninh ổn định. Sau hơn 15 năm đổi mới từ Đại Hội Đảng khoá VI năm 1986 chúng ta đã thu được những thành quả đáng phấn khởi uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng được củng cố trong dân chúng và trên trường quốc tế. + Nền kinh tế nước ta từ một nền một nền kinh tế quan liêu tự cung tự cấp đã chuyển hẳn sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế. So với trước kia chúng ta chỉ chấp nhận hai thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, thì hiện nay trong nền kinh tế chúng ta đã chấp nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Chính điều này đã tạo nên sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế. + Từ sau đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Mức tăng trưởng GDP hàng năm bình quân từ 6% -10%, lạm phát được kiểm soạt ở mức dưới 10% một năm, hàng năm chúng ta tạo thêm khoảng 1,2 – 1,3 triệu lao động, nâng cao thu nhập của người lao động, xoá đói giảm nghèo cho hơn 30 vạn hộ dân. + Từ năm 1991 chúng ta đã chủ chương đẩy mạnh phong trào cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, có thể nói đây chính là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Chính sự ra đời của các công ty cổ phần đã tạo ra: - sự năng động cho nền kinh tế - sự tích luỹ và tập trung vốn - tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát huy vai trò của mình. + Chúng ta đã và đang xây dựng một hệ thống ngân hàng gồm các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng cổ phần thương mạiẳ với nhiều quy mô đảm bảo cho viẹc thanh toán trên thị trường. + Chúng ta đang tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ và công chức đủ "tâm" đủ "tầm" hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Về môi trường pháp lý: đây chính là hành lang hoạt động cho thị trường khi nó ra đời. Ngay từ năm 1993, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thành lập ban nghiên cứu và phát triển thị trường vốn nhằm xây dựng đề án khả thi trình Chính Phủ cho phép thành lập một cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán. Ngày 28/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/CP về thành lập Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN). 11/7/1998 Chính phủ ban hành Nghị định48/1998/ NĐ_CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 25/5/2000 Ban hành Nghị định 17/2000 NĐ_CP về tổ chức thanh tra chứng khoán. Quyết định số 127/QĐ_TTg của thủ tướng về thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán (10/6/1999). Quyết định số 128/1998 QĐ_UBCKNN về tổ chức và hoạt động của trung tâ giao dịch chứng khoán. Thông tư 01/1998 TT_UBCKNN hướng dẫn về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng ngày 13/10/1998 theo Nghị định 48/CP. Quyết định số 05/1998 QĐ_UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và công ty chứng khoán. + Đảng và Chính Phủ rất quan tâm đến đào tạo đội ngũ nhân lực cho thị trường chứng khoán. Để thị trường hoạt động có hiệu quả đòi hỏi một đội ngũ đông đảo những người làm việc ở những vị trí và chức năng khác nhau. Đó là các nhân viên môi giới chứng khoán, các chuyên gia, viên chức tại sàn bán,các nhà phân tích ẳ, đội ngũ này có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành của thị trường chứng khoán. Trong các năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa môn học thị trường chứng khoán vào trong các trường Đại Học thuộc khối kinh tế và mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, tranh thủ các dự án đào tạo quốc tế cử người đi học các khoá ngắn và dài hạn trong và ngoài nước. + Trong sự phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhà nước có chức năng đặc biệt, chức năng "bà đỡ ''. Thị trường chứng khoán được hình thành dưới tác động của các nhân tố khách quan theo quy luật vận động từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện đòi hỏi một quá trình tiến triển khá lâu dài để có thể rút ngắn đáng kể quá trình hình thành và phát triển về mặt thời gian nhưng vẫn tuân theo quy luật của thị trường. Để thực hiện được vấn đề này nhà nước ta thực sự có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Trong thời gian qua nhà nước ta đã rởất tích cực và chủ động trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý có liên quan đến thị trường chứng khoán, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách mang tính khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán (như thuế, lãi suất, các chính sách phát triển các doanh nghiệp và hỗ trợ CPH các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng, khuyến khích các trung gian tài chính đa thành phầnẳ). + Con người Việt Nam cần cù sáng tạo chịu thương chịu khó, thông minh,đễ tiếp thu cái mới, ham học hỏi. Nhiều chuyên gia cho rằng người dân Việt Nam rất có ý chí kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận rủi ro mạo hiểm trên thương trường. * Tóm tắt các điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán VIệt Nam. Tóm lại, để huy động vốn trên thị trường chứng khoán có rất nhiều các điều kiện: + Chúng ta đã và đang xây nền kinh tế hàng hoá đa dạng đa thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. + Sau đổi mới chúng ta đã xây dựng được hệ thống chính trị ổn định, tình hình an ninh được đảm bảo, đất nước ít có biến động. + Sau đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu rất to lớn chúng ta luôn đạt được nhịp độ tăng trưởng cao. + Từ năm 1991 chúng ta đã đẩy mạnh phong trào cổ phần hoá đã tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán sớm đi vào hoạt dộng + Chúng ta đã xây dựng được hệ thống ngân hàng đa thành phần đảm bảo cho việc thanh toán trên thị trường + Đảng và nhà nước tiến hành cải cách nền hành chính đào tạo được đội ngũ cán bộ đủ năng lực quản lý về pháp luật. + Nhà nước đã đưa ra nhiều các văn bản pháp luật về chứng khoán, hòn thiện môi trường pháp lý. + Về cơ sở vật chất: vì chúng ta là nước đi sau nên chúng ta có hệ thống thông tin tương đối hiện đại. + chúng ta đã xây dựng thị trường tiền tệ đây chính là tiền đề cho sự ra đời của thị trường chứng khoán. + Được nhà nước quan tâm với chức năng "bà đỡ" cho thị trường chứng khoán. + Đảng và nhà nước rất quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên cho thị trường. + Con người Việt Nam cần cù sáng tạo dễ tiếp thu cái mới là một nhân tố rất quan trọng. Ii. thực trạng huy động vốn qua thị trường chứng khoán việt nam 1. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán * Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Về hoạt đồng của các công ty chứng khoán UBCKNN đã cấp giấy phép hoạt động cho 9 công ty chứng khoán (xem phụ lục 2) trong đó có 3 công ty cổ phần và 6 công ty TNHH và cho phép 01 công ty cổ phần chứng khoán tăng vốn điều lệ. Thời gian qua, bầu hết các công ty CK hoạt động ổn định tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán và TPCK, các quy định của UBCKNN. Tính đến tháng 7/2002, số tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng được mở tại các công ty CK là gần 12.000, trong đó có 91 nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Các công ty CK đã mở rộng phạm vi hoạt động, chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, T/P Hồ Chí Minh. Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Ngoại trừ 5 tháng cuối năm 2000 khi mới bắt đầu hoạt động, trong năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002. Kết quả kinh doanh của các công ty CK đều có hướng phát triển tốt, 7 trong số 8 công ty CK đã báo cáo có lãi so với 3 trong số 7 công ty trong năm 2000. Các chỉ tiêu báo cáo tài chính cho thấy tính đến ngày 31/12/2001 các công ty CK có tình hình tài chính lành mạnh. Hiện nay, cơ cấu doanh thu cảu các công ty CK đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như trong thời gian đầu, doanh thu từ vốn kinh doanh chiểm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các công ty CK và tiếp đến là các nghiệp vụ như tư doanh môi giới thì đến hết Quý 1 năm 2002 doanh thu từ hoạt động môi giới và tư doanh đã chiếm tỷ lệ đáng kể; tài sản dưới dạng tiến giảm, tỷ lệ tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng; khả năng thanh toán của các công ty được đảm bảo. * Hoạt động của TTGDCK: Tính đến ngày 30/6/2002 TTGDCK TP.HCM đã thực hiện 322 phiên giao dịch. Với tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch là 41,3 triệu cố phiếu và 811 ngàn trái phiếu, đạt tổng giá trị giao dịch 1.673 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm 94,9%. Bình quân giá trị giao dịch chứng khoán trong 1 phiết đạt 5,2 tỷ đồng. Hiện nay, đã có 19 loại cổ phiếu và 27 loại trái phiếu được niên yết giao dịch. Trong 2 năm qua, TTGDCK TP. HCM đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý niên yết, thành viên và công bố thông tin thị trường. Bên cạnh đó, TTGDCK TP.HCM còn thường xuyên tổ chức các buổi toạ dàm tiếp nhận chức các buổi toạn đàm tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các công ty CK thành viên, công ty NY, kiến nghị lên UBCKNN điều chỉnh và bổ sung các quy định, quy chế cho phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tiễn thị trường đòi hỏi. Việc lưu ký chứng khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch chứng khoán tại TTGDCK. Các thành viên lưu ký đều tuân thủ các quy định về lưu ký chứng khoán của UBCKNN và TTGD-CK. Hiện nay, hoạt động của các thành viên lưu ký nước ngoài chưa đáng kể do người nước ngoài đầu tư ít vào TTCK Việt Nam. Tính đến tháng 7/2002, tổng số cổ phiếu lưu ký tại TTGDCK TP.HCM là 54 triệu cổ phiếu trên tổng số 101,6 triệu cổ phiếu niên yết, chiếm 61,57%; tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và phát triển (NHĐT & PT) Việt Nam là 3.246 tỷ đồng đã được lựa chọn gần như toàn bộ đạt 93,87%. 2. Thực trạng huy đông vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán a. Thực trạng huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam trước năm 2000 : Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/7/2000 đánh dấu một bước phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Mặc dù quy mô còn nhỏ bé song bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư trong và ngoài nước song trước năm 2000, ở Việt Nam thị trường chứng khoán đã tồn tại, nhưng còn ở dạng rất sơ khai. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những kênh huy động vốn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ này đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế đất nước và đặc biệt là sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. + Đối với việc huy động vốn đầu tư qua bán cổ phiếu. Trong giai đoạn này, Cổ Phiếu được bán trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp và chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1991 – 1994: đây là giai đoạn kiểm kê toàn bộ doanh nghiệp nhà nước, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sơ đó thực hiện đăng ký lại các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị Định 388 - HĐBT (nay là Chính Phủ) và Quy Định 202/ct. Đây là giai đoạn thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Giai đoạn này cổ phần hoá được ba công ty là: Công ty đại lý liên hợp vận chuyển 93 Công ty Cơ điện lạnh ( REE ) Xí nghiệp giày hoà an Giai đoạn1994 – 1998: thực hiện quy định số 90/TTG, 91/TTg và chỉ thị 500/TTg quy trình cổ phần hoá giai đoạn này được mở rộng đánh dấu bằng nghị định 28/CP ngày 7/5/1996. Tuy tiến độ CPH giai đoạn này diễn ra chậm mới chỉ có 20 doanh nghiệp được CPH Giai đoạn 1998-2000: đánh dấu bằng chỉ thị 20/98/ct_TTg ngày 21/4/1998 của Thủ Tướng Chính Phủ là giai đoạn cổ phần hoá diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn, đến năm 2000 đã có 430 doanh nghiệp CPH với tổng vốn điều lệ trên 2000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp CPH là các doanh nghiệp nhỏ vốn điều lệ bình quân là 6 tỷ đồng, trong 430 doanh nghiệp cổ phần chỉ có 50-60 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng. Phần vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cao là 35%, phần bán cho cán bộ công nhân viên chiếm 38 %, còn lại là bán cho công chúng đầu tư bên ngoài. Các doanh nghiệp phát hành Cổ phiếu ra cong chúng dưới hình thức chứng chỉ có mệnh giá phổ biến là 100000 đồng cao gấp 10 lần mệnh giá quy định trong Nghị định 48/1998/NĐCP, các chứng chỉ này do kho bạc nhà nước invà cung cấp chon các công ty. + Về huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Trong giai đoạn này để tạo hàng cho thị trường chứng khoán và huy động vốn cho đầu tư phát triển nhà nước đã phát hành đợt trái phiếu huy động trên 4000 tỷ đồng, tín phiếu và trái phiếu ngân hàng đâu tư và phát triển là trên 2000 tỷ đồng. Đồng thời thành lập ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước tuy nhiên trong đợt phát hành này còn rất nhiều hạn chế bởi vì đợt phát hành này chủ yếu phát hành bằng cưỡng ép gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. b. Thực trạng huy động huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/7/2000, cho đến nay đã được hơn hai năm. Trong hơn hai năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua bao khó khăn thử thách để giữ vững ổn định và từng bước phá triển thị trường. Chúng ta hãy cùng xem xét xem chúng ta đã đạt được những thành tựu gì qua hai năm năm qua đặc biệt trong vai trò huy động vốn của mình. Trong phiên giao dịch đầu tiên chỉ có hai loại chứng khoán là hai cổ phiếu được phép niêm yết là REE , SAM và trái phiêu Chính Phủ với quy mô giao dịch trên thị trường là 444 tỷ đồng {chỉ tính riêng cổ phiếu} cho đến nay UBCKNN đã cấp phép phát hành, tăng vốn và đăng ký niêm yết cổ phiếu cho 19 công ty cổ phần. STT Tên công ty Mã cố phiếu 1 Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE 2 Công ty cổ phần và Vật liệu Viễn thông SAM 3 Công ty Giây Hải Phòng HAP 4 Công ty cổ phiếu kho vận và Giao nhận ngoại thương TMS 5 Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAF 6 Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn SGH 7 Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long CAL 8 Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng DPC 9 Công ty cổ phần bánh kẹo Biên hoà BBC 10 Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn TRI 11 Công ty cổ phần SXKD và XNK Bình Thạnh GIL 12 Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu BTC 13 Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn BPC 14 Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới BT6 15 Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển GMD 16 Công ty cổ phần XNK thuỷ sản An Giang AGF 17 Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và XNK SAV 18 Công ty cổ phần Thuỷ sản số 4 TS4 19 Công ty cổ phần XNK Khánh Hội KHA ( Theo báo chứng khoán việt nam số 8 tháng 8 – 2002) Với tổng giá trị vốn điều lệ 1016 tỷ đồng. Tính đến đầu tháng 7 năm 2002, TTGDCK TP.HCM đã trải qua 330 phiên giao dịch với tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch là 41,3 triệu cổ phiếu và 841 ngàn trái phiếu, đạt tổng giá trị giao dịch là 1673 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu chiếm 94.9%. Bình quân giá trị giao dịch mỗi phiên đạt 5.2 tỷ đồng, hiện nay đã có 19 loại cổ phiếu và 27 loại trái phiếu được niêm yết giao dịch. Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) phối hợp với Bộ tài chính đã thực hiện thành công 22 đợt đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính Phủ với tổng giá trị là 3088,6 tỷ đồng. Công tác tạo hàng cho thị trường chứng khoán là rất khó khăn. Đến nay, với số lượng hàng hoá trên 4000 tỷ đồng nói trên là một sự cố gắng của UBCKNN, cũng như các Bộ, ngành, địa phương. Qua hai năm hoạt dông cho thấy các công ty niêm yết đều là các Công ty cổ phần và hiện nay hoạt động kinh doanh của các công ty có chiều hướng tốt, đều có lãi; bên cạnh đó các công ty niêm yết trên thị trường được hưởng các ưu đãi về thuế nên mức trả cổ tức tương đối hấp dẫn người đầu tư. Trong thời gian qua, công ty cổ phần Giấy Hải Phòng (HAPACO) đã phát hành thành công thêm 1 triệu cổ phiéu mới để huy động vốn cho dự án nhà máy Giấy Kraf với tổng giá trị là 32 tỷ đồng (tính theo giá phát hành). Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) phát hành thêm 7.5 triệu cổ phiếu thường để tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng. Về cơ bản các công ty niêm yết đã cố gắng đáp ứng các quy định của UBCKNN đề ra, bộ máy quản lý, công tác tài chính kế toán của các công ty niêm yết đã được chú trọng, nhất là chất lượng báo cáo tài chính kế toán. Tuy nhiên, một số công ty còn thụ động trong việc công bố thông tin; hầu hết các công ty niêm yết chỉ chú trọng vào thông tin định kỳ và thông tin cung cấp theo yêu cầu, chưa chủ động kịp thời thông tin liên quan tới hoạt dộng của công ty. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn và những hạn chế. Điều đầu tiên đáng nói là thị trường của chúng ta chưa thực sự trở thành một công cụ để huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. So với quy mô của các thị trường khác thì thị trường của chúng ta còn quá nhỏ bé. Hàng hoá trên thị trường đã tăng về quy mô song thực sự là chưa nhiều và chưa đa dạng, về số lượng nhà đầu tư người nước ngoài tham gia thị trường là rất khiêm tốn. * Số lượng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. David Apleton, quốc tịch Anh, đã ghi vào "lịch sử" phát triển của TTCK Việt Nam khi Anh là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên được khớp lệnh mua 100 cổ phiếu TMS với giá 65.000 đồng / cổ phiếu tại côg ty chứng khoán ACBS trong phiên giao dịch thứ 102 (ngày 2 tháng 4). Từ đó đến nay, đã có 11 nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân) mua được 161.700 cổ phiếu trên Việt Nam (93.700 cổ phiếu TMS, 32.300 cổ phiếu HAP và 35.700 cổ phiếu SGH). Về văn bản pháp lý, Nghị định 48/1998/ NĐ - CP ngày 11/7/1998 của Chính Phủ được soạn thảo và ban hành trong điều kiện TTCK Việt Nam chưa đi vào hoạt động. Do vậy, một số nội dung không phù hợp với hoạt động của thị trường hiện tại cũng như nội dung mới của luật doanh nghiệp. Về hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết tuy có tỷ lệ doanh thu cao nhưng phần lớn các công ty có quy mô nhỏ ; sản phẩm của các công ty có khả năng cạnh tranh khiêm tốn trên thị trường đặc biệt là thị trường ngoài nước. Công tác phổ biến, quán triệt các quy định chính sách, đối với hoạt động thị trường chứng khoán tuy đã được tổ chức thực hiện nhưng chưa thật sâu rộng nên ý thức chấp hành chưa cao; hệ thống giám sát thị trường đã được thiết lập nhưng hoạt động chưa có hiệu quả, chưa có hệ thống chỉ tiêu giám sát, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn chưa có kinh nghiệm, chưa nắm chắc nghiệp vụ nên kết quả kiểm tra còn kém hiệu quả Về hoạt động của TTGD CK còn hạn chế về mô hình tổ chức và trình dộ kỹ thuật. Về mô hình tổ chức: TTGDCK là một đơn vị có thu trực thuộc UBCKNN kiêm chức năng lưu ký đăng ký chứng khoán và thanh toán bù trừ chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu của thị trường. Về năng lực kỹ thuật: hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán chỉ là hệ thống bán tự động với mạng cục bộ, do vậy công suất và hiệu suất chưa cao. Hệ thống thông tin trên thị trường hiện nay tuy đã cung cấp được một số thông tin về giá, khối lượng chứng khoán giao dịch hàng ngày, tuy nhiên lương thông tin cung cấp một mặt chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia thị trường, đặc biệt là thông tin của các công ty niêm yết, thông tin về quản lý thị trường, các văn bản pháp quy, thông tin về tổ chức trung gian tài chínhẳcho nên không gây được sự chú ý cho nhà đầu tư. TTCK Việt Nam vẫn còn ít nhà đầu tư có tổ chức, đầu tư với quy mô lớn và dài hạn góp phần tăng tính ổn định cho thị trường như quỹ đầu tư, các tổ chức đầu tư tài chính; còn thiếu vắng công ty quản lý quỹ, tổ chức mức tín nhiệm, tổ chức đăng ký chuyển nhượng chứng khoánẳ, là các định chế quan trọng trên thị trường. Hoạt động của các trung gian tài chính và hỗ trợ thị trường còn nhiều hạn chế: đội ngũ hành nghề còn yếu kém về trình độ và kỹ năng hành nghề. Các công ty Chứng Khoán mới chỉ triển khai được nghiệp vụ môi giới và hoạt động tự doanh ngoài ra còn có một phần nhỏ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành; hầu như chưa triển khai được đầy đủ các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, tư vấn đấu tưẳ 3. Nguyên nhân Thứ nhất: Chứng khoán và thị trương chứng khoán là một lĩnh vực mới, thực tiễn và kiểm nghiệm quản lý vận hành của UBCKNN, TTGDCK các công ty niêm yết, công ty chứng khoán và các tổ chức trung gian khác còn hạn chế và đây cũng là lĩnh vực còn rất mới mẻ với công chúng đầu tư. Thứ hai: Hệ thống các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan còn thiếu, không đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường. Thứ ba: Môi trường kinh tế, phương thức quảng trị kinh doanh cũng như thói quen dè dặt với cái mới làm cho hoạt động của thị trường chứng khoán kém sôi động và hiệu quả. Thứ tư: khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, các doanh nghiệp chưa có chiến lược để huy động vốn trung và dài hạn qua thị trường chứng khoán. Thứ năm: Nhà nước đã có chính sách khuyến khích đối với các công ty tham gia niêm yết , các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị truờngẳ Tuy nhiên, chính sách này cũng cần dược tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh. Chương iii: chiến lược phát triển và một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán việt nam I. Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam Đến năm 2010 Mục tiêu tổng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mười năm 2001-2010 của Việt nam được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng IX:"Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ , kết cấu hạ tầngười tiềm lực kinh tế, quốc hòng an ninh được tăng cường vững chắc, thẻ chế kinh tế thị trường XHCN được hình thành cơ bản, vị thế của nước ta trong quan hệ kinh tế được củng cố và nâng cao". Để thực hiện được các mục tiêu đó, vấn đề xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển thị trường tài chính nói riêng trong đó có chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 có một ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu xuất phát điểm của nền kinh tế đất nước, thực trạng của hệ thống tài chính cũng như TTCK Việt Nam trong thời gian qua, và mục tiêu yêu cầu phát triển thị trường tài chính Việt Nam từ nay đến năm 2010, chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 tập trung vào những nội dung chính sau: 1. Phát triển TTCK tập trung theo mô hình từ Trung tâm giao dịnh Chứng khoán lên Sở Giao Dịch Chứng khoán. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán đến năm 2010 có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 2010 đén năm 2004, là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện hoạt động của 2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầngười và khung pháp luật để từng bước phát triển TTGDCK thành Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK). Giai đoạn hai từ năm 2005 đến năm 2010, là giai đoạn vận hành SGDCK với quy mô hiện đại. 2. Xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC). Hiện nay, nhu cầu mua bán chứng khoán của công chúng đầu tư là rất lớn, trong khi đó số lượng chứng khoán niêm yết trên TTGDCK còn quá ít ỏi và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số chứng khoán đang lưu hành trên thị trường. Do vậy, hoạt động mua bán chứng khoán bên ngoài TTGDCK diễn ra hết sức sôi động, nằm ngoài sự quản lý và kiểm soát của nhà nước. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan cho việc xây dựng một TTCK phi tập trung giao dịch các loại chứng khoán này. Để có thể đưa thị trường OTC đi vào vận hành trong thời gian sớm nhất, mô hình giao dịch thị trường OTC dự kiến thiết kế sử dụng mạng máy tính cục bộ (LAN) như hệ thống Put through hiện nay của TTGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh. Qua mạng này, các công ty chứng khoán sẽ liên tục đưa các chào giá hai chiều và khối lượng giao dịch chứng khoán vào hệ thống. Các thành viên đối tác có thể dò tìm các lệnh đối ứng và thoả thuận với nhau về các giá, khối lượng chứng khoán giao dịch. Dự kiến việc xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam được chia làm hai giai đoạn: năm 2003 đưa vào vận hành thị trường OTC dạng đơn giản dành cho các chứng khoán có chất lượng thấp hơn các chứng khoán được niêm yết trên TTGDCK. Từ năm 2009 trở đi sẽ xây dựng thị trường phi tập trung theo tiêu chuẩn quốc tế và được tổ chức thành hai dạng: (i) thị trường theo kiểu NASDAQ của Mỹ cho chứng khoán có chất lượng thấp hơn chứng khoán được niêm yết; (ii) thị trường OTC đầy đủ cho các chứng khoán còn lại theo kiểu thị trường chứng khoán thứ ba. 3. Phát triển hàng hoá cho thị trường Hiện nay, hàng hoá trên thị trường còn rất khan hiếm. Toàn thị trường mới chỉ có 19 công ty có cổ phiếu và hai loại trái phiếu được niêm yết. Mục tiêu đến năm 2010 khối lượng chứng khoán niêm yết sẽ đạt 15- 20% GDP. Đối với cổ phiếu: Có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2000 đén năm 2006 là giai đoạn cơ bản hoàn thành quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, chúng ta đã cổ phần hoá được khoảng hơn 1000 doanh nghiệp nhà nước, trong đó mới có khoảng hơn 80 doanh nghiệp có đủ điều kiện niêm yết trên thị trường tập trung, và vẫn còn khoảng gần 5000 doanh nghiệp chưa được cổ phần hoá. Mục tiêu đến năm 2006 sẽ tiến hành cổ phần hoá cho toàn bộ số doanh nghiệp nhà nước còn lại. Giai đoạn 2 2007- 2010: mục tiêu sẽ đưa một số lượng lớn các doanh nghiệp CPH có đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK, ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích và hỗ trợ các công ty cổ phần không thuộc diện DNNN đã tiến hành CPH niêm yết cổ phiếu trên thị trường tập trung để tăng cường hàng hoá giao dịch trên thị trường. Đối với trái phiếu : Ngoại trừ trái phiếu chính phủ vẫn được coi là hàng hoá chính trên thị trường, mục tiêu đặt ra là cần tập trung phát triển các loại công cụ nợ khác như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng thương mại, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công trìnhẳ thông các giải pháp như: xây dựng một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ quản lý việc phát hành và giao dịch trái phiếu, hạn chế và tiến tới xoá bỏ trương trình cho vay ưu đãi, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường trài phiếu, thành lập và phát triển hệ thống tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở cho việc xác định lãi suất trái phiếu doanh nghiệp khi phát hànhẳ 4. Phát triển các định chế tài chính trung gian Hiện nay, mặc dù TTCK Việt Nam đã đi vào vận hành, song mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, các thiết chế vận hành, quy mô đối tượng tham vào thị trường (đặc biệt là sự tham gia của các định chế tài chính trung gian) còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một thị trường vốn đầy đủ. Vì vậy, trong chiến lượn phát triển đến năm 2010 cần có chiến lược phát triển cụ thể cho việc phát triển các định chế tài chính trung gian của thị trường, bao gồm các công ty trứng khoán, tổ chức định mức tín nhiệm và tổ chức kiểm toán độc lập. Riêng đối với công ty chứng khoán trong tương lai khi có đủ điều kiện sẽ cho phép các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài có thể thành lập và hoạt động tại Việt nam. 5. Chiến lược hội nhập quốc tế Nằm trong xu thế chung khi Việt Nam chuẩn bị tham gia vào các tổ chức quốc tế quan trọng (AFTA, WTOẳ) thì việc tham gia vào các tổ chức quốc tế về CK&TTCK được đặt ra như một nhân tố cần thiết trong quản lý các hoạt động đầu tư chứng khoán xuyên biên giới. Điều đó cũng có nghĩa là TTCK Việt Nam cũng cần phải có sự chuẩn bị về nhiều mặt cho việc hội nhập đúng đắn và phù hợp, trong đó quan trọng là: + Kế hoạch hành động Hà Nội tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 12 năm 1998 và các cam kết hợp tác về phát triển thị trường vốn giữa các nước ASEAN nhằm xây dựng một cơ chế niêm yết chéo giữa TTCK các nước ASEAN vào năm 2003. + Gia nhập Hiệp hội các SGDCK Đông á và Châu Đại Dương (EAOSEF). + Gia nhập Hiệp hội quốc các SGDCK (FIBV). Việc trở thành thành viên chính thức của FIBV là rất thuận lợi và phù hợp với xu thế hội nhập vào khu vực vì phần lớn các nước trong thành viên ASEAN đã tham gia vào Hiệp hội này. 6. Đào tạo và nâng cao dân trí trong lĩnh vực TTCK Chiến lược đào tạo, nâng cao trình độ dân trong lĩnh vực TTCK bao gồm đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết với sự nghiệp của ngành chứng khoán, đồng thời với việc tăng cường sự hiểu biết của dân chúng về CK&TTCK, mà trước hết là phổ cập các kiến thức cơ bản về TTCK cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để có thể đảm đương tốt công tác đào tạo cho toàn ngành chứng khoán chúng ta cần mở rộng phạm vi cũng như nângười cao chất lượng hoạt động của Trung tâm nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán hiện nay ngang tầm với các học viện nghiên cứu và đào tạo CK của các TTCK các nước trên thế giới và rong khu vực. Vậy để thực hiện chiến lược này và để thị trường chứng khoán việt nam thực sự là công cụ huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau: II. Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán Việt nam 1. Hoàn thiện khung pháp lí cho sự vận hành của TTCK Hiện nay, khung pháp lý cho hoat động của TTCK đã bước đầu xây dựng với một hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh các vấn đề cơ bản của thị thương trong đó văn bản pháp luật có giá trị pháp lí cao nhất là nghị định số48/1998/NĐ-CP ngày11/7/1998 của chính phủ về CK&TTCK còn bao gồm một số quy định có liên quan tại các văn bản pháp luật khác như: luật dân sự, luật doanh nghiệp nhà nước, luật hình sự. Vấn đề hoàn thiện khung pháp lý cho sư vận hành của TTCK là điều kiện kiên quyết đảm bảo cho hoạt động của thị trường diễn ra an toàn và hiệu quả ,trong đó bao gồm việc xây dựng và trình quốc hội ban hành luật CK&TTCK ( từ nay đén năm2005) song song với quá trình sưa đổi bổ sung các văn bản có liên quan, bao gồm cả nghị định 48/1998/NĐ-CP nhằm đồng hoá các quy phạm pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này tại Việt Nam, đồng thời tính đến mặt bằng pháp lý chung của khu vực và thế giới trong xu thế hội nhập toàn cởầu hoá kinh tế hiện nay. 2. Thành lập hiệp hội kinh doanh chứng khoánviệt nam Theo kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán của nhiều nước, sự tồn tại của các hiệp hội kinh doanh chứng khoán bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước có một ý nghĩa rất quan trọng. Hiệp hội đóng vai trò điều tiết, duy trì sự công bằng, ổn định và phát triển bền vững của thị trường thông qua việc định ra các tiêu chuẩn đói với các tổ chức cá nhân tham gia vào các hoạt động trong ngành chứng khoán, đồng thời đại diện và bảo vệ quyền lợi cho hội viên, tổ chức công tác đào tạo chuyên môn, đề đạt các ý kiến của hội viên tới các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, luật pháp .. 3. Thành lập trung tâm lưu ký chứng khoán Trong giai đoạn đàu phát triển TTCK, Việt Nam dự kiến xây dựng hai TTGDCK tại Tp.HCM và Hà Nội, sau đó dần dần phát triển thành hai sàn giao dịch sau khi TTGDCK được nâng cấp và trở thành SGDCK (mô hình một SGDCK với hai sàn giao dịch được nối mạng). Do vậy, trong giai đoạn đầu trung tâm lưu ký chứng khoán được thiết lập dưới dạng thu nhỏ nằm trong TTGDCK (gọi là phòng thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán) trên cơ sở xây dựng một hệ thống thanh toán bù trừ đồng nhất cho cả hai bộ phận ngay từ thời gian đầu. Dự kiến đến năm 2005, khi Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) được thành lập và đi vào vận hành, Trung tâm thanh toán bù trừ và lưu ký cần được tách riêng và hoạt động độc lập với TTGDCK, giống như mô hình nhiều nước trên thế giới. 4. Thành lập trung tâm điện toán chứng khoán. trung tâm điện toán là một trung tâm được trang bị các hệ thống điện tử nhằm hỗ trợ cho việc vận vận hành hoạt động của TTCK một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư. Dự kiến trung tâm điện toán sẽ được thành lập vào giai đoạn từ 2003-2006, nhằm phục vụ cho hoạt động của TTCK khi bước sang giai đoạn giao dịch tự động hoàn toàn, đồng thời cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông khác 5. Giải pháp tăng cung kích cầu cho dự án Đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính Phủ qua TTGDCK để huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng phát hành trái phiếu của quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển; tăng số lượng công ty phát hành chứng khoán ra công chúng, gồm các doanh nghiệp CPH, doanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Một trong những biện pháp hữu hiệu để tăng cung hàng hoá cho thị trường chứng khoán nhằm góp phấn huy động nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh tế là thực hiện tốt chủ chương sắp xếp đổi mới và cổ phần hoá DNNN. Để làm được điều đó, cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính của nhà nước, mà cụ thể là trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm phải bố trí nguồn lực kịp thời và đầy đủ cho công tác sắp xếp đổi mới và CPH doanh nghiệp. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là phải nhanh chóng triển khai thực hiện Nghị định 64/2002 về cổ phần hoá DNNN, đồng thời kết hợp ngay từ đầu với việc lựa chọn các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đưa ra niêm yết tại TTGDCK gắn CPH với việc đẩy mạnh cầu chứng khoán trong và ngoài nước thông qua việc thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức tham gia thị trường và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu ban hành các chính sách kích cầu như phát triển chương trình bán cổ phiếu cho người lao động trong doanh nghiệp nới lỏng các quy định hạn chế và có chính sách ưu đãi thuế cho các tổ chức tín dụng tham gia thị trường, thúc đẩy thành lập các quỹ đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nhỏ; nới lỏng hạn chế đầu tư của nước ngoài, thành lập quỹ bình ổn thị trườngẳ 6. Xây dựng và mở rộng hoạt động của các trung tâm tài chính, các tổ chức hỗ trợ thị trường nâng quy mô vốn, mở rộng phạm vi và loại hình nghiệp vụ của các công ty chứng khoán, phát triển các tổ chức đăng ký chuyển nhượng chứng khoán, phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm, xây dựng trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập, khuyến khích thành lập và đưa vào hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán, tăng cường vai trò vừa là trung gian tài chính vừa là nhà đầu tư có tổ chức của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán, thành lập hiệp hội chứng khoán hoạt động như một tổ chức tự quản nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triến của Công ty chứng khoán và hoạt dộng lành mạnh của thị trường. 7. Phát triển thị trường phi tập trung ( OTC ) Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhanh chóng phát triển và đưa thị trương phi tập trung vào hoạt động để các doanh nghiệp này vốn chưa hội đủ các điều kiện niêm yết trên thị trường tập trung, có dịp để tham gia giao dịch mua bán chứng khoán của mình. Như vậy, tình trạng khan hiếm hàng hoá giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phần nào bớt căng thẳng. 8. Đi đôi với việc phát triển của thị trường chứng khoán, cần phải tiếp tục triển khai nhanh chóng và hiệu quả việc áp dụng thông lệ quốc tế và quảng trị công ty, trong đó có việc nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức kiểm toán độc lập. Việc thực hiện vấn đề này nhanh chóng và có kết quả là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo điêu kiện cho sự hoạt động an toàn và hiệu quả của thị trường chứng khoán 9. Tăng cường hoạt động kiểm ttra giám sát thị trường thông qua việc tổ chức và hoàn thiện các hoạt động theo dõi, kiểm tra, thanh tra các hoạt động trên thị trường để kịp thời ban hành chính sách điều chỉnh phù hợp và sử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát đối với thị trường chứng khoán, tăng cường công tác phổ biến pháp luật, tăng cường công tác đoà tạo đội ngũ cán bộ làm công tác điều hành TTCK . 10. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó chú ttrongj tới hệ thống giao dịch và giám sát của TTGDCK, nối mạng gữa các công ty chứng khoán với TTGDCK và người đầu tư để tạo điều kiện tiếp cận thông tin và tham gia thị trường cho người đầu tư ở tất cả các địa phương trong cả nước cũng như các nhà đầu tư ở nước ngoàiẳ 11. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về CK&TTCK trên các phương diện, Tư vấn chính sách phát triển và quản lý thị trường, xây dựng khuôn khổ pháp luật cho thị trường chứng khoán, đào tạo đội ngũ cán bộ từng bướ mở của và hội nhập với thị trường chứng khoán thế giới theo các lộ trình mà chúng ta cam kết. * Một số kiến nghị: Chính phủ quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2010, trước mắt ban hành Nghị định thay thế Nghị định 48/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, UBCKNN sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hoàn chỉnh đề án này trong năm 2002 Để thị trường ngày càng phát triển về quy mô, hoạt dộng có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Quá trình thực hiện CPH DNNN theo Nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày 19/6/2002 cần kết hợp ngay từ đầu lựa chọn các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn ra niêm yết, để nâng cao chất lượng hàng hoá trên thị trường rất cần các doamh nghiệp lớn tham gia, đồng thời sớm thí điểm dua vài niêm yết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Chính phủ cần có chính sach tiếp tục ưu đãi thuế đối với các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, người đầu tư trong và ngoài nước để khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán. Đề nghị NHNN tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách quản lý ngoại hối đối với ĐTNN trên thị trường chứng khoán. Đề nghị Chính phủ xem xét hoàn thiện mô hình tổ chức đối với UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng gián sát TTCK đảm bảo yêu cầu quản lý giám sát dối với lĩnh vực mới và phức tạp như thị trường chứng khoán. Kết luận Sau hơn hai năm đi vào động đã chứng minh thực sự TTCK Việt Nam là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế hiện nay. Tuy mhiên, TTCK Việt Nam hiện nay vẫn còn rất non trẻ cần được sự quan tâm theo dõi, giám sát hết sức chặt chẽ. Hàng hoá trên thị trường hiện nay rất ít vì thế khung cảnh giao dịch diễn ra không mấy sôi động nếu không nói là buồn tẻ. Vấn đề tạo hàng hoá phong phú cho TTCK Việt Nam là một quá trình lâu dài nhưng mang tính cấp bách đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Đảng và nhà nước để TTCK Việt Nam từ nay về sau thực sự là kênh quan trọng thu hút vốn đầu tư trung và dàihạn cho nền kinh tế. Góp phần nâng coa tỷ trọng tăng trưởng trong GDP và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trên đây là những trình bày về một số lý thuyết, điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán Việt Nam, định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn qua thị trương chứng khoán Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài này do gặp phải một khó khăn về thời gian, phạm vi hiểu biết nên trong đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong thầy cô và các bạn thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn - giảng viên bộ môn Kinh Tế Đầu tư đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành được đề tài này. Mong thầy cô và các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến để bài viết sau được tốt hơn. Tài liệu tham khảo + Giáo trình kinh tế đầu tư: PGS - PTS Nguyễn Ngọc Mai Trường ĐHKTQDT + Giáo trình TTCK : PGS - TS Nguyễn Văn Nam Vương Trọng Nghĩa Trường ĐHKTQDT + Hỏi đáp thị trường chứng khoán + Văn kiện Đại hội Đảng 9 + Tạp chí CKVN các số 7,8,9,10,11,12/2000 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12/2001 4,8,9,10,12/2002 + Tạp chí đtck 2000 2002 + Tạp chí GDLL 8/2001 + Tạp chí T/C 6/2001 + Tạp chí TTTC 1+2,17/01 + Tạp chí ngân hàng 4/2000 + Kinh tế và Dự Báo 6,7/1997 Mục lục Lời nói đầu NộI DUNG Chương 1: Những vấn đề về lý luận chung I. Vốn đầu tư 1. Khái niệm 2. Nội dung của vốn đầu tư a. Nguồn vốn trong nước b. Vốn huy động từ nước ngoài II. Thị trường chứng khoán 1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán 2. Vai trò của thị trường chứng khoán 3. Nội dung và phương thức phát hành chứng khoán để huy động vốn trên thị trường chứng khoán a. Phương thức phát hành b. Điều kiện để phát hành chứng khoán ra công chứng c. Quy trình phát hành chứng khoán 4. Điều kiện để có thể huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán 5. Kinh nghiệm một số nước ở Châu á Chương II: Điều kiện và một số thực trạng huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam. I. Điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam * Tóm tắt các điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán Việt Nam II. Thực trạng huy động vốn qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam 1. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán 2. Thực trạng huy động vốn qua thị trường chứng khoán a. Thực trạng huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam trước năm 2000 b. Thực trạng huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam sau năm 2000 3. Nguyên nhân Chương III: Chiến lược phát triển và một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam I. Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 II Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam. * Một số kiến nghị Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCkhoan (8).doc