Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định – bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO: Lời mở đầu.
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng, nhưng con người vẫn có những nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xẩy ra. Các rủi ro đó có nhiều nguyên nhân như là rủi ro do môi trường thiên nhiên: Động đất ,bão lụt, hạn hán... Hay là các rủi ro xẩy ra do sự tiến bộ và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Khoa học phát triển, một mặt thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ôtô, hàng không, tai nạn lao động vv...
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện sử dụng trong giao thông đường bộ cũng được cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và mức độ tổn thất ngày càng lớn, đôi khi có tính chất thảm hoạ. Điều này gây lo lắng cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Do đó, để đề phòng và hạn chế tai nạn giao thông đường bộ nhằm giúp cho...
40 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định – bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu.
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng, nhưng con người vẫn có những nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xẩy ra. Các rủi ro đó có nhiều nguyên nhân như là rủi ro do môi trường thiên nhiên: Động đất ,bão lụt, hạn hán... Hay là các rủi ro xẩy ra do sự tiến bộ và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Khoa học phát triển, một mặt thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ôtô, hàng không, tai nạn lao động vv...
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện sử dụng trong giao thông đường bộ cũng được cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và mức độ tổn thất ngày càng lớn, đôi khi có tính chất thảm hoạ. Điều này gây lo lắng cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Do đó, để đề phòng và hạn chế tai nạn giao thông đường bộ nhằm giúp cho các chủ phương tiện yên tâm hơn khi điều khiển xe cơ giới. Bên cạnh đó có thể bù đắp những tổn thất về người và tài sản nếu những rủi ro bất ngờ không may xẩy ra. Từ đó nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã ra đời và ngày nay được triển khai ở hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Trong đó có công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex hay còn gọi tắt là Pjico.
Để nghiệp vụ này được thực hiện hiệu quả thì không những công ty phải hoàn thiện tốt công tác khai thác mà công việc cuối cùng, mang ý nghĩa quan trọng và quyết định là công tác Giám định - Bồi thường.
Xuất phát từ lý do trên kết hợp với việc nghiên cứu tình hình thực tiễn triển khai tại phòng bảo hểm khu vực 1 Công ty bảo hiểm PJICO. Em quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định – bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Mụch đích của đề tài này là làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xe cơ giới nói chung, đi sâu vào công tác Giám định – Bồi thường , mạnh dạn đưa ra một số giải pháp có tính khả thi, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO.
Nội dung của đề tài, ngoài phần mở bài và kết luận, bao gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm xe cơ giới và công tác Giám định – Bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới.
Chương II: Thực trạng công tác Giám định – Bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty PJICO
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Gám định – Bồi thường tại công ty PJICO
Do còn hạn chế về mặt kiếm thức và thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót và sai lầm nhất định. Em kính mong nhận được sự đóng góp của của các thầy, cô và các bạn để luận văn của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Như Hạnh, các thầy cô khoa kế toán trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội và các anh chị tại Phòng bảo hiểm khu vực I Công ty Bảo hiểm PJICO đã nhiệt tình gúp đỡ để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
chương i
lý luận chung về bảo hiiểm xe cơ giới va công tác giám định và bồi thường trong
bảo hiểm xe cơ giới
I. Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới.
1. Sự cần thiết phải bảo hiểm xe cơ giới.
1.1. Sự cần thiết phải bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Trong cuộc sống con người luôn mong muốn được bình an vô sự, những thực tế cho thấy những rủi ro tai nạn bất ngờ luôn rình rập mọi người. Những rủi ro đó có thể do thiên tai như: động đất, núi lửa, sét đánh, bảo lụt… nhưng cũng có thể do chính con người gây ra như chiến tranh, tai nạn giao thông làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng con người.
Sự phát triển của ngành giao thông vận tải phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại, vận chuyển của con người , nhưng mặt trái của nó là tai nạn giao thông đã và sẽ mang lại những thiệt hại to lớn về tài sản và tính mạng con người. Tính mạng con người là vô giá, không thể tính toán thành tiền được, cũng khó đánh giá thiệt hại về sức khoẻ cong người một cách chính xác. Vì vậy việc gặp khó khăn về kinh tế, tình cảm của người bị nạn là vấn đề cần quan tâm bằng những hành động cụ thể thiết thực: đền bù phần nào những thiệt hại bằng tài chính tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình họ khắc phục khó khăn. Khi gặp phải tai nạn chủ xe sẽ gặp phải những khó khăn nhất định về tài chính nhiều trường hợp không đủ khả năng để bồi thường. Vì vậy lợi ích của nạn nhân trong vụ tai nạn không được đảm bảo gây ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội. Từ đó nếu không có những biện phát thích hợp để giải quyết vấn đề này thì tai nạn giao thông luôn là gánh nặng cho xã hội. Vì vậy nhà nước phải có biện pháp tích cực bảo vệ quyền lợi cho toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba ra đời. Việc thành lập các quỹ bảo hiểm dựa trên sự đóng góp một số tiền nhỏ của các chủ xe cho công ty bảo hiểm, khi tai nạn giao thông xẩy ra, các công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ xe giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, hình thức này sẽ đảm bảo khả năng thi hành của các chủ xe gây thiệt hại, góp phần thực hiện tốt kỷ cương pháp luật.
1.2. Sự cần thiết phải bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Khi tham gia giao thông đường bộ dù chủ phương tiện luôn luôn co ý thức ngăn ngừa và đề phòng tai nạn nhưng họ vẫn có nguyên cơ gặp phải những rỉ ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân gây lên.
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước thì số lượng xe cơ giới nói chung và số lượng ôtô, xe gắn máy nói riêng cũng không ngừng tăng lên: hàng năm trên cả nước lượng ôtô xe máy, ôtô tăng 20% -24%. Lượng ôtô tăng bình quân 8,0%- 8,4% nhưng điều bất ngờ trên địa bàn HN trong năn 2000 lượng ôtô đã tăng một cách đột biến 40%, không chỉ co vậy mà theo ước tính của cơ quan quản lý giao thông thì tốc độ này sẽ còn tăng cao hơn nữa. Điều này làm cho các nhà quản lý và nhân dân hết sức lo ngại vì lưu lượng tham gia giao thông đường bộ ngày một quá tải. Do đó, xác suất xảy ra tai nạn ngày một lớn. Cuối năm 2000, Bộ giao thông thống kê được toàn quốc một ngày có 20 người chết vì tai nạn giao thông, nhưng chỉ hết quí một năm 2003 số người chết đã tăng lên 35 người và số người bị thương là 70 người.
Dù biết rằng xe cơ giới có tính cơ động, nó được tham gia một chách triệt để vào quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hoá và rất thuận tiện cho yêu cầu đi lại của mỗi cá nhân. Nhưng cũng chính vì vậy mà tai nạn do xe cơ giới đem lại là lớn hơn rất nhiều so với các loại phương tiện vận chuyển khác.
Thêm vào đó, xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện khí hậu, địa hình, mật độ giao thông, và đáng chú ý là phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam.
Những nguyên nhân khác còn phỉa kể đến là nguyên nhân do chất lượng của chính các phương tiện đi lại: những năm gần đây (1999-2000) thì trường xe máy Việt Nam bị tràn ngập bới xe máy Trung Quốc, chất lượng không đảm bảo nhưng do giá rẻ nên vẫn được tiêu thụ mạnh. Bên cạnh đó, chính hàng Việt Nam vẫn chưa đảm bảo chất lượng. Vào tháng 5 năm 2003 vừa qua, nhân dân xôn xao hiện tượng Công ty xe Bus Hà Nội nhận bàn giao một lô hàng gồm 30 chiếc xe Bus mới lắp đặt xong những chỉ sau 10 ngày lưu hành thì cả 30 chiếc xe đã xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Như vậy, tình trạng giao thông ngày một gia tăng, gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản… của con người. Để giảm bớt được sự lo lăng của những người tham gia giao thông noi riêng, toàn xã hội nói chung Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời đã đáp ứng yêu cầu đó, đồng thời làm giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần vào việc đề phòng và hạn chế tổn thất xẩy ra.
2. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới.
2.1. Tác dụng của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Từ công tác giám định, bồi thường sau mỗi vụ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro đó, từ đó đề ra các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất một cách có hiệu quả nhất giảm bớt đáng kể những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, giảm bớt thiệt hại cho toàn xã hội. Nó còn giúp các chủ xe, ý thức được trách nhiệm của mình khi điều khiển xe.
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ra đời không những làm giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà cò tăng thu ngân sách thông qua thuế.
BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 góp phần xoa dịu căng thẳng giữa 2 bên trong vụ tai nạn đây là mục đích cao cả của nghiệp vụ này nó thể hiện vai trò làm trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm.
Với tư cách pháp lý là một nghiệp vụ BH, BHTNDS của chủ xe cơ giới với người thứ 3 vùa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân văn cao cả. Một lần nữa BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 khẳng định sự cần thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của mình.
2.2. Tác dụng của BH vật chất xe cơ giới.
Bồi thường kịp thời góp phần ổn định sản xuất kinh doanh
Góp phần đè phòng và hạn chế tổn thất
Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Thông qua thuế, để từ đó có điều kiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Góp phần phát huy quyền tự chủ tài chính của các đơn vị bằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng xe.
Ngày nay, các chủ xe đã ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới, nên số chủ xe tự động đến tìm nhà bảo hiểm ngày càng nhiều và với xu hướng này thì chắc chắn bảo hiểm vật chất xe cơ giới sẽ ngày cang phát triển và hoàn thiện hơn.
3.Đối tượng và phạm vi áp dụng
3.1.Đối với BH TNDS.
Đối tượng.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người ngược ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Phạm vi:
Chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong BH TNDS gồm:
Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ 3.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đói với thiệt hại về thân thể và tính mạng của khách hàng theo hợp đồng vận chuyển hành khách.
3.2. Đối với Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới.
Đối tượng Bảo Hiểm.
Đối tượng Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao thông đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó( Bao gồm mô tô, ôtô, xe máy ) còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ nước ta. Cụ thể.
Đối với xe mô tô các loại ngườ ta tiến hành bảo hiểm vật chất thường xuyên.
Đối với xe ôtô các loại có thể tiến hành toàn bộ vật chất thân xe hoặc từng bộ phận chiếc xe.
Phạm vi Bảo Hiểm.
Là việc xác định những rủi ro bảo hiểm làm căn cứ xét bồi thường. Các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm.
Tai nạn do đâm va, lật đổ.
Cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.
Mất cắp toàn bộ xe( đối với xe môtô chỉ bảo hiểm khi có thoả thuận riêng ).
Tai nạn rủi ro bất ngời khác gây lên.
Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất cho xe được bảo hiểm trên, các công ty còn thành toán những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các nguyên nhân trên
Chi phí bảo vệ và kéo xe thiệt hại tới nơi sữa chữa gần nhất.
Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
4.Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
4.1. Giá trị bảo hiểm xe cơ giới.
Là giá trị thực thế trên thị trường của xe tại thời điểm mà người tham gia bảo hiểm mua bao hiểm.
Việc xác định đúng, chính xác giá trị bảo hiểm là rật quan trọng. Vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, giá xe trên thị trường luôn luôn biến động và có thêm nhiều
chủng loại xe mới gây khó khăng cho việc xác định giá trị xe. Trên thực tế các công ty bao hiểm thường dựa trên các yếu tố sau để xác định giá trị xe, loại xe, năm sản xuất , mức độ mới cũ của xe, thể tích làm việc của xi lanh.
Các công ty bảo hiểm cũng có thể xác định giá trị bảo hiêm theo giá trị còn lại:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao.
Tuỳ đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng công ty mà có phương pháp tính tích hợp.
4.2. Số tiền Bảo Hiểm
Số tiền Bảo Hiểm: là số tiền được ghi rõ trên đơn bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của xe được xác định theo cách nói trên sẽ là căn cứ để hai bên thoả thuận số tiền bảo hiểm trong hợp đồng. Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm không vượt quá giá trị của xe.
Khi tham gia bảo hiểm chủ xe phải chú ý một số vấn đề sau:
Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần trượt giá của xe
Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần hao mòn của xe, tức phải tính đến khấu hao làm trong theo tháng.
Nếu xe bị tai nạn, bị thiệt hịa toàn bộ hoặc bị mắt cắp toàn bộ thì phải tính khấu hao.
Nếu xe bị tai nạn hư hỏng một tổng thành nào đó cũng phải tính khấu hao
Nếu chủ xe mua bảo hiểm sau đó chuyển quyền sở hữu cho người khác thì chủ xe mới vẫn được hưởng quyền lượi cho đến khi hết hạn hợp đồng.
II. Giám định – Bồi thường trong Bảo hiểm xe cơ giới
Nội dung của công tác giám định – bồi thường:
1. Công tác giám định:
1.1. Khái niệm, mục đích của công tác giám định:
Khái niệm:
Giám định là công việc được tiến hành sau khi phát hiện tai nạn sự cố nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Mục đích
Xác định nguyên nhân, bản chất tai nạn sự cố( có được phạm vi bảo hiểm hay không? )
Xác định mức độ thiệt hại.
Đề xuất các giải pháp đề phòng, giảm thiểu tổn thất.
Xác minh điều tra những vụ việc có dấu hiệu nghi vấn gian lận trục lợi bảo hiểm.
Thu thập chứng cứ pháp lý ( ảnh chụp, lời khai, nhân chứng, tài liệu, chứng từ..) để tiến hành đòi người thứ ba.
Giám định viên.
Vai trò của giám định viên.
Ghi nhận trung thực các thiệt hại
Đề xuất những biện pháp bảo quản và hạn chế tổn thất.
Tiến hành khiếu kiện
Thông tin cho các nhà bảo hiểm trong trường hợp là giám định viên chỉ định. Trong một số vụ tai nạn có sự không thống nhất về kết qủa giám định hoặc phạm vị giám đinh vượt quá trình độ giám định viên của công ty bảo hiểm, các bên có quyền chỉ định giám định viên trung gian.
Nhiệm vụ của giám đinh viên.
Trong bất kỳ một trường hợp nào, giám định viên có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Nếu tai nạn xảy ra và công việc giám định có sự tham gia của cảnh sát thì giám định viên phải phối hợp với cơ quan điều tra và chủ xe, thu thập tài liệu cùng kết luận điều tra để xác định phạm vi và trách nhiệm bảo hiểm.
Trường hợp không có cảnh sát đến giám định thì giám định viên phải giám định các thiệt hại liên quan đến tai nạn thuộc trách nhiệm của bảo hiểm, đây là cơ sở quan trọng nhất cho công tác bồi thường.
Các công việc trong quá trình giám định thiệt hại cụ thể như sau:
Nhận thông tin
Hướng dẫn xử lý ban đầu
Tiến hành giám định
Lập biên bản giám đinh
Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại.
Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường.
2. Công tác bồi thường.
2.1. Nguyên tắc bồi thường.
Cũng như giám định, công tác bồi thường cũng phải dựa trên một số nguyên tắc nhất đinh:
Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm
Đủ căn cứ pháp lý chứng minh được
thuận lợi, kịp thời.
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc được giá trị thực tế:
Số tiền bồi thường = Thiệt hại thực tế X
Nếu xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế:
Theo nguyên tắc công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận trường hợp bảo hiểm trên giá trị thực tế. Nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó từ phía người tham gia dù vô tình hay cố ý thì khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm cũng chỉ bồi thường bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
2.2. Xác định số tiền bồi thường.
Trường hợp tổn thất bộ phận.
Về cơ bản khi tổn thất bộ phận xảy ra, công ty bảo hiểm cũng giải quyết bồi thường theo 2 nguyên tắc trên. Tuy nhiên, mức tối đa chỉ bằng cơ cấu giá trị của bộ phận đó trong bảng tỷ lệ tổng thành xe.
Trường hợp tổn thất toàn bộ:
Tổn thất toàn bộ xảy ra khi xe bị mất cắp, thiệt hại nặng không thể phục hồi hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe, ở đây số tiền bồi thường sẽ được chi trả như sau:
Nếu xe tham gia bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
Số tiền bồi thường = số tiền bảo hiểm – ( khấu hao + Tận thu( nếu cố ))
Công ty bảo hiểmcũng quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực hiế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe.
Khi tiến hành bồi thường xong, công ty bảo hiểm phải thu hồi những bộ phận được thay mới hoặc đã được bồi thường toàn bộ giá trị. Nếu có liên quan đến trách nhiệm người thứ ba thì công ty bồi thường cho chủ xe và yếu cầu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại với người thứ ba kèm toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan.
chương ii
thực trạng công tác giám định - bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm pjico
I. vài nét về công ty bảo hiểm pjico
1.Sự ra đời và phát triển của công ty bảo hiểm PJICO
Công ty bảo hiểm PJICO được thành lập theo giấy chứng nhân đủ tiêu chuẩn và đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 04-TC/GCN ngày 27/5/1995 của bộ Tài Chính, giấy phép thành lập số 1873/GP-UB ngày 8/6/1995 của UBND thành phố Hà Nội và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060256 ngày 16/06/1995 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Từ năm 1995 công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (viết tắt là PJICO) ra đời, công ty có trụ sở chính: 22 Láng Hạ, Đông đa, Hà Nội.
Bảng 1: Danh sách sáng lập viên góp vốn
Công ty
Tỷ lệ vốn góp (%)
Vốn góp (tỷ đồng)
1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex )
51
20,80
2. Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam (Vietcombank)
10
5,5
3. Tổng công ty thép Việt Nam( VSC)
6
3,3
4. Công ty tái bảo hiểm quốc tế( Vinare)
8
4,4
5. Công ty vật tư thiết bị toàn bộ( Matexim)
3
1,65
6. Công ty điện tử Hà Nội( Hanel)
2
1,1
7. Công ty thiết bị an toàn( AT)
0,5
0,275
PJICO là công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu các cổ đông, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạch toán độc lập, Công ty có thời hạn hoạt động 25 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động, hết thời hạn trên, để tiếp tục kinh doanh, Công ty có thể gia hạn thêm.
Tuy là công ty bảo hiểm còn rất trẻ nhưng đến nay chỉ qua 9 năm hoạt động công ty đã đạt được kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh và ngày càng củng cố vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Từ chỗ thành công trong kinh doanh bảo hiểm gốc, công ty đã triển khai hiệu quả hoạt động tái bảo hiểm, qua đó đã thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với nhiều công ty tái bảo hiểm như: Vinare, Muich Re , Lloyd’s...thông qua các mối quan hệ này công ty đã tăng khả năng nhận bảo hiểm cho những công trình có giá trị bảo hiểm lớn. Nhiều khách hàng lớn đã tin tưởng tham gia bảo hiểm tại PJICO như: trung tâm thương mại DEAHA, Trung tâm thương mại quốc tế HITC...
Hiện nay PJICO đã chính thức gia nhập Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và đã tục được Chính phủ đánh giá là một trong những công ty cổ phần hoạt động tốt, có khả năng tài chính vững mạnh và ổn định. Năm 2000, Công ty PJICO đã được nhà nước trao tặng Huân chương Lao Động Hạng Ba. Năm 2003 Được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng giải thưởng Sao Đỏ. Năm 2004 được nhận danh hiệu Sao Vàng Đất Việt.
2. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh bảo hiểm là nội dung chủ đạo của công ty PJICO. Công ty triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng có nhu cầu tham gia với mục tiêu giúp khách hàng có thể nhanh chóng ổn định tài chính nếu rủi ro xảy ra, tránh những xáo trộn lớn cho cuộc sống hàng ngày thông qua đó góp phần ổn định tình hình xã hội.
3. Bộ máy tổ chức của công ty PJICO
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty PJICO
Hội Đồng Quản Trị
Phó Tổng giám Đốc
12 văn phòng đại diện
Trên 2000 đại lý
Trong cả nước
Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Các phong ban nghiệp vụ tại Cong ty
Phó Tổng Giám Đốc
40 chi nhánh tại 40 tỉnh thành phố
4. Những nghiệp vụ bảo hiểm của PJICO đã triển khai:
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải:
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không.
Bảo hiểm thân tàu.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu.
Bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải:
Bảo hiểm xe cơ giới.
Bảo hiểm kết hợp con người.
Bảo hiểm học sinh, giáo viên.
Bảo hiểm bồi thường cho người lao động.
Bảo hiểm khách du lịch.
Bảo hiểm hành khách.
Nghiệp vụ bảo hiểm Kỹ Thuật và Tài sản:
Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng và lắp đặt.
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp.
Bảo hiểm máy móc.
Bảo hiểm trách nhiệm.
Bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê.
Nghiệp vụ tái bảo hiểm.
Nhượng và nhận tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm.
Ngoài ra PJICO còn thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm:
Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
Hợp tác đầu tư, tín dụng liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
5. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây.
PJICO là một doanh nghiệp trẻ, lại hoạt động dưới hình thứ cổ phần, tuy không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào như các doanh nghiệp cổ phần hoá khác, nhưng PJICO đã tự lực, tự cường phấn đấu để đạt được một số chỉ tiêu cơ bản và được thể hiên qua bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: môt số chỉ tiêu cơ bản của PJICO
(Đơn vị : Triệu đồng )
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Tổng doanh thu BH gốc
138,308,474
175,844,973
323,598,531
592,725,926
Lợi nhuận
7,291.733
12,894.735
55,497.737
80,100.739
Nộp ngân sách nhà nước
7,500.000
8,750.000
10,000.000
11,250.000
(Nguồn số liệu: Công ty bảo hiểm PJICO)
Bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản trên, công ty PJICO còn chủ yếu tập trung vào một mảng hoạt động lớn đó là:
Hoạt động đầu tư
Đầu tư là một trong số mảng hoạt động lớn của công ty bảo hiểm PJICO, nó có chức năng quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và đặc biệt trong việc trong việc duy trì khả năng tài chính trong thực hiện các cam kết với người tham gia.
Một vai trò khác hết sức quan trọng có ý nghĩa đối với khách hàng chính là nó có thể làm giảm phí bảo hiểm, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm, mặt khác tăng cường các đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cam kết với người tham gia bảo hiểm. Hàng năm đầu tư mang lại thu nhập lớn, lợi nhuận cho Công ty, từ đó làm tăng nguồn vốn kinh doanh.
II- tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty pjico
1.Tinh hình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Là một nghiệp vụ truyền thống của công ty , nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã và đang thu được những kết quả khả quan . Số lượng đầu xe tham gia ngày càng nhiều ,với mức trách nhiệm rất đa dạng ,tạo ra nguồn thu ngày càng tăng. Các khâu được triển khai trong quá trình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này đang được thực hiện khá đầy đủ và bài bản.
2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới .
Loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới được PJICO áp dụng chủ yếu với xe ôtô, rất ít áp dụng cho xe máy. Vì giá trị của xe máy là tương đối thấp nếu chẳng may xẩy ra tai nạn, chi sửa chữa cũng không lớn như đối với ôtô. Với những khoản chi phí nhỏ này thì ngay cả trường hợp có tham gia bảo hiểm chủ phương tiện cũng rất ngại đòi bồi thường vì giấy tờ yeu cầu rắc rối, tốn thời gian, số tiền bồi thường thấp nên có ít khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất cho xe máy.
Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện vì thế mà kết quả hoạt động phụ thuộc rât lớn vào khách hàng ( chủ xe, lái xe ) và uy tín của công ty. Hơn nữa, phí bảo hiểm vật chất là rất cao, nếu so với phí BHTNDS thì cao hơn nhiều. Phí BHTNDS thông thường khoảng từ 160.000 - 400.000 đồng tuỳ từng loại xe và tuỳ từng hạn mức trách nhiệm tham gia, trong khi đó phí bảo hiểm vật chất xe ( bảo hiểm toàn bộ ) trung bình khoảng 3 triệu đồng một xe, nếu là xe mới, có giá trị lớn thì số phí này còn cao hơn nữa. Do số phí lớn như vậy, nên việc tham gia hay không tham gia ở công ty bảo hiểm nào để được giảm phí nhiều nhất , bồi thường thuận tiện nhất đều được chủ xe cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Quyết định này còn chịu ảnh hưởng bởi trình độ hiểu biết cũng như khả năng tài chính của mỗi chủ xe vì thế tiếp cận và thuyết phục được khách hàng là rất quan trọng và tương đối khó khăn. Không chỉ có vậy, PJICO còn phải đương đầu với cạnh tranh từ phía các công ty bảo hiểm khác như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, ...Đặc biệt là những công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia với khẳ năng tài chính vững mạnh , có nhiều nghiệp vụ quản lý đã thu hút được số lượng lớn khách hàng la các doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Đây là một thách thức lớn mà công ty phải vựơt qua.
Trước những khó khăn chung, để tồn tại và phát triển PJICO đã không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ từ khâu khai thác đến khâu bồi thường nhằm mang đến sức cạnh tranh mới cho sản phẩm của Công Ty, giúp sản phẩm có đặc trưng riêng, đưa sản phẩm đến với khách hàng. Do vậy, nghiệp vụ này được phát triển mạnh mẽ , mang lại doanh thu lớn cho Công Ty.
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thường diễn ra tập trung chủ yếu ở cách khâu: Khai thác, giám định bồi thường, đề phòng và hạn chế tổn thất. Trong đó khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ, nó là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh nghiệp vụ.
Thực chất công tác này của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là vận động tuyên truyền, quảng cáo cho các chủ xe biết, thấy được những lợi ích khi tham gia bảo hiểm thân xe, để từ đó ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Hoạt động bảo hiểm thường theo quy luật “Số đông bù số ít” tức là đông người góp thành lập quỹ và quỹ này dùng để bù đắp (bồi thường) thiệt hại cho số ít người gặp rủi ro. Chính vì vậy lợi nhuận kinh doanh của một doanh nghiệp càng lớn khi thu hút được đông số lượng khách hàng. Do phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới thường lớn nên việc thu hút được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ làm tăng khả năng bồi thường, tức là chất lượng phục vụ tăng lên, lại tác dụng quay trở lại là thu hút thêm các chủ xe mới. Theo đó, sự phát triển của nghiệp vụ này ngày càng tăng lên.
Nhận thức được điều đó, công ty bảo hiểm PJICO đã có nhiều chính sách phù hợp nâng cao được hiệu quả khai thác. Cán bộ khai thác của công ty đã và đang tập trung nghiên cứu một số khách hàng tiềm năng (có nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm), cả những chủ xe mới mua và những chủ xe cũ. Tất cả các cán bộ của công ty PJICO đều có phương châm: “Coi khách hàng là bạn”, nhiệt tình với khách hàng, giải thích rõ ràng, phục vụ khách hàng làm cho khách hàng luôn tin tưởng và gắn bó với mình.
Trong các công tác khai thác, công ty đã chú ý đến các vấn đề sau:
Đánh giá rủi ro: khi khai thác viên tiếp cận được với chủ xe có nhu cầu bảo hiểm cho xe của mình thì công việc đầu tiên của khai thác viên là thu thập các thông tin có liên quan đến chiếc xe bảo hiểm được thông qua chủ xe, lái xe và sự quan sát trực tiếp với các nội dung bảo hiểm cho chiếc xe của mình công việc đầu tiên của khai thác viên là phải thu thập những thông tin sau:
Tên loại xe, model, năm sản xuất.
Mục đích sử dụng xe.
Hồ sơ các vụ tai nạn đã gặp phải (nếu có).
Số lượng, chủng loại tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm toàn bộ hay bảo hiểm thân vỏ.
Thời gian sử dụng xe.
Xác định điều khoản, điều kiện và phạm vi tham gia bảo hiểm:
Phạm vi bảo hiểm theo điều khoản đó sẽ rộng hơn nữa nếu chủ xe thoả thuận tham gia các điều khoản mở rộng đặc biệt. Song do tính đặc thù của loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới nên điều khoản mở rộng thường được các chủ xe lựa chọn như: khấu hao vật chất tự thay mới, bảo hiểm mất cắp bộ phận.
Khi tham gia bảo hiểm, các chủ xe thường tham gia với số tiền bảo hiểm bằng giá trị xe lúc yêu cầu bảo hiểm. Để xác định số tiền bảo hiểm, khai thác viên sử dụng bảng giá xe của Tổng Cục Thuế, bảng tỷ lệ tổng thành các loại, kết hợp với giá thành trên thị trường để xác định giá chính xác của xe, đưa ra mức phí hợp lý.
Tính phí bảo hiểm:
Theo quy định hiện nay, tất cả các công ty bảo hiểm đều sử dụng phí bảo hiểm của Bộ tài chính ban hành. Khai thác viên sẽ căn cứ vào các yếu tố trên để lựa chọn tỷ lệ phí thích hợp.
Bảng 3:Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất
xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO
Năm
Số xe hoạt động (chiếc)
Số xe tham gia bảo hiểm (chiếc)
(Tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm)/ (Số xe hoạt động) %
2000
547504
5157
0,94
2001
601502
7601
1,26
2002
825000
9457
1,15
2003
1059367
17022
1,61
2004
1293734
26587
2.06
(Nguồn số liệu: Tại công ty bảo hiểm PJICO)
nhìn vào bảng trên ta thấy rằng: từ năm 2000 số xe lưu hành thực tế chỉ có 547504 xe nhưng đến năm 2001 thì số xe đã tăng lên con số 601502 và đến năm 2002 số xe lưu hành đã là 825000 xe, đây là một con số đáng kể chứng tỏ đời sống dân ta đã tăng lên trong những năm qua một cách nhanh chóng. Do đó, số xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng tăng lên theo, trong năm 2001 số xe bảo hiểm là 5157 nhưng đến năm 2002 số xe tham gia bảo hiểm đã là 9457 xe, như vậy qua 2 năm số xe tham gia bảo hiểm tăng lên nhanh chóng (4300 xe), chỉ tính riêng năm 2003 thì số xe tham gia bảo hiểm đã tăng khoảng 80% so với năm 2002, đồng nghĩa với việc tăng doanh thu của công ty và dẫn đến lợi nhuận cũng tăng lên, điều này chứng tỏ được sự thành công của công ty trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Sau đây là bảng thể hiện doanh thu của nghiệp vụ này trong mấy năm gần đây.
Bảng 4:Doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO
Năm
Doanh thu kế hoạch
(triệu đồng)
Doanh thu thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
2001
23610
22713
96
2002
25095
28801
115
2003
26550
33653
127
2004
28100
40023
142
(Nguồn số liệu: Tại công ty bảo hiểm PJICO)
III- công tác giám định tại công ty pjico
1. Quy trình giám định của công ty pjico
Căn cứ giấy phép thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex số 1873/GP-UB ngày 08/06/1995 của UBND thành phố Hà Nội. Căn cứ điều lệ Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động kinh doanh. Căn cứ theo đề nghị của người phụ trách Phòng Giám định – Bồi thường. Quyết định ban hành quy trình Bồi thường giám định xe cơ giới với mụch đích quy định một cách thống nhất trong toàn hệ thống Công ty PJICO về trình tự tiến hành bồi thường các nghiệp vụ xe cơ giới. áp dụng cho việc bồi thường các vụ tổn thất thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được bảo hiểm tại PJICO. Quy trình bao gồm các bước sau:
1.1. Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp từ khách hàng:
Cán bộ nhận hồ sơ phải thực hiện ngay các việc:
Viết biên nhận hồ sơ( theo mẫu MXCG10)
Kiểm tra hồ sơ, ký xác nhận các bản sao, yêu cầu bổ sung( các hồ sơ phức tạpthì yêu cầu bổ sung phải thực hiện chậm nhất trong vòng 01 ngày)
Hẹn khách hàng việc giải quyết.
Vào sổ phát sinh hồ sơ.
Trường hợp nhận hồ sơ từ cán bộ giám định:
Cán bộ nhận hồ sơ ký nhận hồ sơ sau đó tiến hành tiếp các bước sau.
1.2. Kiểm tra hoàn thiện hồ sơ
Cán bộ xét bồi thường tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các tài liệu của hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đảm bảo đủ căn cứ để xét bồi thường thì phải thông báo lại cho cán bộ giám định trong vòng 01 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ từ cán bộ giám định để bổ sung hoặc giải trình, trong các trường hợp:
Không đủ tài liệu theo quy định hoặc có nhưng chưa đảm bảo tính đúng đắn hợp lệ.
Thực hiện không đúng quy trình giám định, quy trình đấu thầu.
Các khoản chi phí trong chứng từ không phù hợp với báo cáo của giám định( Thừa hoặc thiếu...)
Có sự mâu thuẫn, bất hợp lý về các tình tiết nguyên nhân, diễn biến của sự việc tổn thất cũng như trong toàn bộ quá trình từ khi xảy ra tai nạn đến khi hoàn thiện hồ sơ.
1.3. Tính toán bồi thường
Trên cơ sở hồ sơ, căn cứ vào điều kiện bảo hiểm, Quy tắc bảo hiểm, báo cáo giám định tổng hợp của cán bộ giám định, cán bộ xét duyệt bồi thường tiến hành:
Xem xét các chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm. Các chứng từ hợp lệ hoặc không hợp lệ.
Nguyên nhân tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm không.
Căn cứ vào các quy định liên quan, tiến hành tính toán lập tờ trình bồi thường.
Chuyển hồ sơ trình Lãnh đạo duyệt theo phân cấp.
1.4. Trả tiền bồi thường
Phòng Giám định – Bồi thường( hoặc Phòng Nghiệp vụ của Chi nhánh) lập bản thông báo bồi thường gửi khách hàng.
Phòng Kế toán làm thủ tục trả tiền cho khách hàng
1.5. Xử lý tài sản hư hỏng
Định kỳ tiến hành xử lý các tài sản hỏng được thu hồi:
- Phương thức: Lập hội đồng xử lý gồm đại diện các Phòng Giám định – Bồi thường, Phòng Tài chính – Kế toán .
Nội dung:
+ Lập bản kê chi tiết các tài sản được thu hồi
+ Huỷ: Đối với các tài sản không còn giá trị sử dụng.
+ Bán thanh lý các tài sản còn giá trị sử dụng: Mời các đơn vị có nhu cầu bán tại chỗ.
+ Báo cáo Lãnh đạo kết quả.
1.6. Đòi người thứ ba:
Đối với những khoản bồi thường vật chất nếu xác định trách nhiệm gây thiệt hại từ một bên thứ ba thì phải tiến hành việc đòi từ người thứ ba. Phòng Giám định – Bồi thường ( Chi nhánh ) có trách nhiệm phối hợp với Phòng thanh tra tiến hành việc đòi người thứ ba. Trường hợp phải tiến hành các thủ tục khiếu kiện tới các Cơ quan bảo vệ pháp luật( Công an, Toà án Viện kiểm sát ) thì chuyển hồ sơ Phòng thanh tra giải quyết.
1.7.Các hồ sơ trên phân cấp
- Các trường hợp trên phân cấp vẫn được tiến hành theo các tuần tự như trên.
- Các Chi nhánh phải báo cáo nhanh cho Công ty ngay khi ước tính được tổn thất vượt phân cấp của mình để Công ty có chỉ đạo kịp thời.
- Chi nhánh hoàn thiện hồ sơ và gưỉ toàn bộ hồ sơ kèm theo văn bản dề xuất giải quyết gửi Công ty xét duyệt ( bản sao ).
- Chi nhánh trực tiếp giao dịch với khách hàng tiếp nhận, trả lời khiếu nại, trả tiền bồi thường.
- Phòng Giám định –Bồi thường phải lập tờ trình bồi trong vòng 3 ngày kể tư ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ phải có văn bản trả lời Chi nhánh trong vòng 2 ngày.
- Lưu ý, hiện nay một số chi nhánh đã áp dụng trình qua mạng.
1.8. Thống kê lưu trữ
Từng hồ sơ phải được đóng ghim chặt chẽ, đánh số trang tài liệu, lập danh mụch hồ sơ. Sắp xếp theo thứ tự số hồ sơ.
- Tại các Chi nhánh phải có cán bộ chuyên quản chịu trách nhiệm bảo quản lưu trữ hồ sơ. Phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm chuyển giao cho bộ phận lưu trữ hồ sơ trong vòng 5 ngày đầu mỗi tháng.
- Tại các Văn phòng đại diện, hồ sơ lưu trữ do một cán bộ chuyên quản lưu trữ hồ sơ này được chuyển về Phòng Thanh tra Công ty vào 5 ngày đầu mỗi tháng.
- Các Chi nhánh, Văn phòng đại diện đều phải thống kê số liệu bồi thường của từng nghiệp vụ theo quy định.
2. Thực trạng công tác giám định của công ty
Qua chương I chúng ta đã biết Giám định là khâu hết sức quan trọng trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Giám định nhằm cung cấp cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường, từ đó tác động trở lại với công tác khai thác.
Trong điều kiện cạnh tranh, với sự cố gắng nỗ lực của nhân viên, sự cải tiến về chất lượng phục vụ, nên số xe tham gia bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO ngày càng tăng, thể hiện qua bảng 3 ở phần trên.
Công tác giám định của công ty cũng đạt được những kết quả khá tốt, tỷ lệ các vụ tai nạn được giám định và giải quyết bồi thường luôn giữ ở mức cao. Đây là kết quả đáng mừng thể hiện sự lỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty và cán bộ giám định nói riêng. Cũng từ công tác giám định hàng năm công ty phát hiiện rất nhiều các vụ tai nạn không thuộc phạm vi bồi thường của mình, giảm thiểu được số tiền bồi thường, đồng thời còn phát hiện được hành vi gian lận trục lợi của một số chủ xe.
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên trong những năm qua công tác giám định của PJICO còn bộc lộ những hạn chế sau:
- Hàng năm số vụ tai nạn xảy ra đối với các chủ xe tham gia bảo hiểm tại công ty là rất lớn, với đội ngũ cán bộ giám định còn ít công ty không thể giám định trực tiếp tại hiện trường được vì vậy tính chính xác thường không cao, dẫn tới bồi thường không chính xác. Không những ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng tới cả quyền lợi của khách hàng.
- Do mạng lưới kinh doanh của công ty chưa giàn trải trên toàn quốc, mà địa bàn hoạt động của xe xơ giới lại khá rộng. Do đó cũng có những vụ giao thông xảy ra cách xa công ty mà công ty không thể có mặt kịp thời để giám định vì vậy hiện trường tai nạn không còn như ban đầu, điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng công tác giám định.
- Là công ty mới thành lập, cán bộ công nhân viên nói chung còn non trẻ mà trong công tác giám định cần phải có những cán bộ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp và phải dằy dăn kinh nghiệm thì kết quả giám định mới có độ chính xác cao, đây là một điểm yếu của công ty.
iV.công tác bồi thường tổn thất tại công ty Pjico
1. Quy trình bồi thường của công ty
1.1 Nhận thông tin.
- Bộ phận có trách nhiệm trong việc nhận thông tin tổn thất là Phòng Giám định – Bồi thường, Phòng nghiệp vụ của Chi nhánh hay Bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác giám định bồi thường của Văn phòng đại diện, khi các bộ phận khác không có chức năng giám định nhận thông tin tổn thất thì phải hướng dẫn khách hàng báo về Bộ phận giám định.
- Người tiếp nhận thông báo tổn thất phải nắm được các thông tin sau:
+ Tình hình tai nạn: Tên chủ xe, biển số xe, thời gian địa điểm xảy ra tai nạn, sơ bộ thiệt hại ( về người, tài sản, vật chất xe, người thứ ba, hàng hoá…).
+ Việc tham gia bảo hểm: loại hình tham gia bảo hiểm, nơi cấp Giấy CNBH, thời hạn bảo hiêm.
+ Tình hình giải quyết ban đầu của chủ xe và các cơ quan chức năng ( Công an giao thông )
+ Lấy địa chỉ, điện thoại của đại diện chủ xe trực tiếp giải quyết tai nạn.
- Cán bộ giám đinh nhận được thông tin tai nạn vào sổ tiếp nhận thông tin tổn thất.
1.2. Hướng dẫn xử lý ban đầu.
Sau khi nhận được thông tin, phải xử lý ngay các công việc:
Nhận định sơ bộ về phạm vi bảo hiểm theo các loại hình bảo hiểm mà chủ xe đã tham gia.
Hướng dẫn, yêu cầu chủ xe các công việc: Bảo vệ hiện trường, tài sản, hạn chế thiệt hại phát sinh, khai báo Công an giao thông.
Thống nhất với chủ xe hoặc địa điểm của chủ xe về thười gian, địa điểm giám đinh.
Báo cáo Lãnh đạo ( Phòng, hay Công ty tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và tính chất phức tạp của vụ việc) để xử lý thông tin ban đầu và phân công giám đinh
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm của các chi nhánh ban trong hệ thống PJICO, thì phải thông báo với chi nhánh bảo hiểm gốc để cùng phối hợp giải quyết ( trước tiên liên hệ bằng điện thoại sau đó bằng văn bản hoặc email.)
1.3. Tiến hành giám định.
1.3.1. Các nguyên tắc:
Việc giám đinh phải tiến hành sớm nhất ngay sau khi nhận được thông báo tai nạn, tối đa không quá 24 giời. Nếu chậm trễ phải có lý do hợp lý.
Mọi thiệt hại về tài sản đều phải tiến hành giám định.
Trường hợp đặc biệt không giám định được phải có lý do chính đáng, mức độ thiệt hại sẽ căn cứ vào Biên bản của Cơ quan chức năng, ảnh chụp, hiện vật thu hồi, kết qủa diều tra, thẩm đinh của PIJCO để xác định.
Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của các bên liên quan tai nạn là đại diện chủ xe, chủ tài sản bị thiệt hại.
1.3.2. Nhiệm vụ của cán bộ giám định:
Chuẩn bị các tài liệu, phương tiện phục vụ công việc: Biên bản giám đinh, máy ảnh, mẫu tời khai…( phụ lục )
Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ xe: Giấy chứng nhận bảo hiêm, Đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bằng lái xe. Cán bộ giám định sao chụp và ký tên xác nhận đã kiểm tra sao y bản chính vào bản sao.
Chụp ảnh tổn thất:
+ ảnh tổng thể: Có đầy đủ biển số xe và toàn bộ xe, ảnh hiện trường( nếu có thể ).
+ ảnh chi tiết: Phải nhìn rõ thiệt hại, vết vỡ hỏng, dùng mực hay phấn đánh dấu, khoanh vùng vị trí hư hỏng. Trường hợp thiệt hại nặng cần chụp ảnh số khung, số máy.
+ Những trường hợp có dấu hiệu do nguyên nhân kỹ thuật hay các nguyên nhân nằm trong điều loại trừ phạm vi bảo hiểm cần chụp ảnh các chi tiết liên quan để chứng minh nguyên nhân thiệt hại.
+ Lập bảng ảnh trong hồ sơ: Ghi rõ ngày chụp, người chụp, chú thích minh hoạ cho các ảnh.
- Kiểm tra ngày số khung, số máy của xe được giám định.
Nếu cần có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia liên quan đến đối tượng được giám đinh hoặc các cơ quan kỹ thuật chuyên môn ( Đăng kiểm, thuê Công ty giám đinh…)
- Hướng dẫn chủ xe thực hiện các công việc tiếp theo sau khi giám định: Thu thập hồ sơ của Công an, quyết định của Toà án.
1.3.3. Hướng dẫn cụ thể:
a. Giám định thiệt hại vật chất xe:
Trường hợp thiệt hại nhẹ, nguyên nhân đơn giản, rõ ràng, số lượn bộ phận hư hỏng không nhiều, bằng quan sát bên ngoài có thể đánh giá, xác định được mức độ thiệt hại, chỉ cần lập Biên bản giám định một lần.
Trường hợp thiệt hại gây hư hỏng cho nhiều cụm chi tiết và khó đánh giá đủ thiệt hại bằng quan sát thông thường, thì ngoài biên bản giám định ban đầu còn phải có các biên bản giám định bổ sung phát sinh trong quá trình sữa chữa. Biên bản giám định nên ghi chép theo trình tự hệ thống cấu tạo xe hoặc tổng thành.
Trường hợp hư hỏng nặng có mức độ thiệt hại lớn, có gây hư hỏng cho cả chi tiết nằm trong những cụm tổng thành giá trị lớn như động cơ, hộp số… việc giám định bổ sung được thực hiện khi tháo rời các bộ phận đó.
Cán bộ giám định phải giám sát quá trình tháo dỡ các hạng mục
Trường hợp tai nạn có dấu hiệu từ nguyên nhân loại trừ bảo hiểm, phải căn cứ vào hiện trường, dấu vết hư hỏng để dự đoán, lựa chọn phương án giám định, xác định nguyên nhân. nếu cần thiêt phải trưng cầu giám định chuyên môn, điều tra.
Thông báo các bên chủ xe liên quan tai nạn chuẩn bị kế hoạch khắc phục sữa xe: Chọn các đơn vị sửa xe, lên phương án sửa chữa xe tổng thể cũng như chi tiết từng hạng mục.
b. Giám đinh thiệt hại hàng hoá.
Kiểm tra, thu thập ngay các hoá đơn chứng từ của lôn hàng như: Hoá đơn, hợp đồng vận chuyển, phiếu xuất kho…
Trường hợp đơn giản thì tự giám định:
+ Xác định số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng chở trên xe, phương thức đóng gói, xếp hàng
+ Phân loại, đánh giá chi tiết thiệt hại.
Trường hợp phức tạp thì thuê công ty giám định.
Thống nhất phương án giải quyết: Sửa chữa khắc phục, đánh giá mát giảm giá trị…
Tổng hợp giá trị thiệt hại.
Hướng dẫn chủ xe đền bù cho chủ hàng.
Lưu ý: Hàng hoá đặc biệt phải có giấy phép chở loại hàng đó.
C. Giám định thiệt hại về tài sản người thứ ba:
Như đối với giám định vật chất xe
d. Thiệt hại về con người.
Các thiệt hại về người thì không phải giám định mà căn cứ vào các chứng từ điều trị y tế xét bồi thường.
1.4. Lập biên bản giám định
Biên bản giám định phải ghi nhận chính xác trung thực đầy đủ các mục theo mẫu Biên bản giám định.
Mỗi lần giám định ( sơ bộ, chi tiết, bổ sung ) phải lập một biên bản
Ghi lại các yêu cầu kiến nghị của các bên, kể cả trong trường hợp chưa thống nhất ý kiến.
Biên bản giám định phải lập hoàn thành tại chỗ ngay khi giám định.
1.5. Báo cáo giám định
Lập báo cáo giám đinh theo mẫu.
- Báo cáo giám định phải được lập trong vòng 01 ngày sau khi giám định đối với các tổn thất ước trên 50 triệu đồng, hoặc sau khi co bản dự toán đầu tiên đối với các tổn thất nhỏ ( xem phụ lục)
1.6.Lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại
Căn cứ vào thưc tế tổn thất, Quy tắc bảo hiểm, yêu cầu của chu xe, để cùng dự kiến một trong ba phương thức bồi thường: Bồi thường theo chi phí sửa chữa theo thực tế; bồi thường theo đánh giá thiệt hại, bồi thường tổn thất toàn bộ.
Trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu về phương thức bồi thường từ chủ xe, cán bộ giám định phải lập báo cáo xin ý kiến Lãnh đạo.
Bồi thường theo chi phí sữa chữa theo thực tế:
Tiến hành theo các bước như sau:
Thông báo các bên chủ xe liên quan tai nạn dự kiến của PIJCO về kế hoạch khắc phục sửa xe. Phương án khắc phục xe bao gồm các nội dung: Chọn các đơn vị sữa xe, phương án sửa chữa xe tổng thể và chi tiết từng hạng mục. Tiến hành đi đến thống nhất theo trình tự:
Cán bộ giám định cùng các bên chủ xe dự kiện phương án chi tiết sửa xe.
Lập bấo cao giám định trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt phương án, chọn Đơn vị sửa chữa, đầu thầu, khảo giá, đàm phán giá, theo quy định đấu thầu.
Tiến hành mở thầu, khảo sát, đàm phán gía.
Trình lãnh đạo duyệt giá ( trongvòng 01 ngày từ khi nhận được bản dự toán hợp lý)
Thông bao chủ xe ký hợp đồng theo dự toán được duyệt
Tiến hành sửa xe, nghiêm thu, quyết toán chi phi
Xử lý tài sản hỏng( huỷ ,thu hồi, bán thanh lý)
Bồi thường theo đánh giá thiệt hại:
Chủ xe phải có đơn đề nghị PIJCO giải quyết bồi thường theo phương thức đánh giá thiệt hại và cam kết sẽ không khiếu nại sau này.
Lấy báo gía khắc phục xe hợp lý của ít nhất ba đơn vị sữa chữa xe độc lập với phương án khắc phục hợp lý.
Cán bộ giám định lập báo cáo trình Lãnh đạo duyệt giá trị thiệt hại hợp lý chấp nhận. Cán bộ giám định phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hợp lý, mặt bằng giá cả thị trường.
Bồi thường tổn thất toàn bộ
Thành lập hội đồng xử lý bồi thường tổn thất toàn bộ xe, bao gồm các thành viên: Lãnh đạo công ty hoặc lãnh đạo chi nhánh, Trưởng phòng giám đinh- Bồi thường hoặc phòng Nghiệp vụ chi nhánh., trưởng phòng Tài Chính – Kế toán, và các thành viên là cán bộ giám định và cán bộ của các Phòng liên quan. Hội đồng xử lý bồi thường tổn thất toàn bộ xe tiến hành các việc:
Đánh giá giá trị thực tế của xe trược khi bị tai nạn
Đánh giá trí trị còn lại sau khi tai nạn
Quýêt định số tiền bồi thương.
1.7. Hoàn chính hồ sơ bồi thường.
Cán bộ giám định chịu trách nhiệm về các nội dung:
Tình đúng đắn, hợp pháp của các tìa liệu do minh thu thập
Kết quả xác minh nguyên nhân tổn thất.
Tính hợp lý của các chi phí.
Cán bộ giám định có trách nhiệm:
Thu thập đầy đủ hồ sơ từ chủ xe và các bên liên quan ( Đơn vị sữa chữa, Công an, Toà án..).
Vào sổ phát sinh số hồ sơ, sắp xếp theo tài liệu thứ tự khoa học
Ký xác nhận sao đúng bản chính của các tài liệu là bản sao phôtô và chịu trách nhiệm đã liểm tra bản chính.
Lấy Báo cáo giám định tổng hợp, bao gồm các nội dung: Các chi phí theo từng loại hình bảo hiểm của vụ tai nạn đề xuất sơ bộ biện pháp chế tài, phương án trả tiền bồi thường ( xác định người nhận tiền là chủ xe, người thứ ba , đơn vị sửa chữa…)
Đề xuất tạm ứng ( nếu chủ xe có yêu cầu ) theo dõi dối trừ và thu hồi tạm ứng.
Cán bộ giám định chỉ chuyển hồ sơ sang bộ phận xét bồi thưòng khi đã hoàn chính hồ sơ. Trong vòng 01 ngày kể từ ngày có đầy đủ hồ sơ, cán bộ giám định phải chuyển hồ sơ sang bộ phận xét bồi thường.
1.8. Một số vấn đề khác trong giải quyết tổn thất.
Cán bộ giám định phải cùng chủ xe giải quyết rất nhiều công việc liên quan nhằm khắc phục hậu quả tổn thất từ khi nhận thông tin cho đến khi hoàn chỉnh hồ sơ như:
Hoà giải dân sự: Cán bộ giám định phải tham gia, tư vấn giúp đỡ người được bảo hiểm trong các tranh chấp với các bên liên quan đảm bảo hợp pháp, hợp lý.
Về việc từ chối bồi thường: Trong suốt quá trình xử lý giải quyết tổn thất, cán bộ giám định có thể thông bao cho chủ xe biết việc từ chối bồi thường bảo hiểm ngay khi có đầy đủ căn cứ chính xác xác định tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm, với hình thức bằng miệng hoặc băng văn bản tùy theo sự chấp nhận của chủ xe. Nếu thấy có dấu hiệu nhưng chưa có đủ căn cứ chính xác xác định tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm, thì vẫn tiến hành đồng thời các công việc cho đến khi có kết quả cuối cùng.
2. Tình hình gải quyết bồi thường tổn thất của công ty
Bồi thường là khâu cuối cùng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, là mốc đánh dấu chất lượng của dịch vụ bảo hiểm.Có tạo được lòng tin, sự tín nhiệm và mong muốn tái tục của khách hàng hay không, chủ yếu phụ thuộc vào khâu bồi thường. Bồi thương xe cơ giới bao gồm ca bồi thương về Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
2.1. Đối với bảo hiểm TNDS
Bảng 6:Tình hình bồi thường nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại PJICO
Năm
Số vụ tai nạn phát sinh trong năm(vụ)
Của năm trước chuyển sang (vụ )
Số vụ tai nạn đợc giải quyết bồi thường trong năm.
Số vụ tồn đọng
Số tiền bồi thường(tr đồng )
Tổng ( vụ )
Tỷ lệ giải quyết( %)
Tổng ( vụ)
Tỷ lên ( %)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(8)
(9)
1999
720
10
720
98.63
10
1.37
5548.56
2000
790
8
789
98.9
9
1.1
5922.26
2001
856
15
860
98.73
11
1.27
6494.04
2002
896
8
895
99
9
1.0
6805.88
2003
935
10
934
98.83
11
1.17
6956.9
2004
946
9
945
98.95
10
1.04
7150.86
Nguồn: phòng giám định và bồi thường
Qua bảng trên ta thấy số vụ tai nạn phát sinh trong năm của xe cơ giới tham gia bảo hiểm tại PJICO là rất lớn và liên tục gia tăng, năm 1999 có 720 vụ , năm 2000 là 790 vụ tăng 15,7 % so với năm 1999. Năm 2001 là 856 vụ , tăng 8,35% so với năm 2000. Đến năm 2003 số vụ tai nạn là 935 vụ tăng so với năm 2002 là 4,3%. Năm 2004 số vụ tai là 946 nạn cũng tăng lên so với năm 2003 chút ít.
Qua phân tích ta thấy tốc độ tăng các vụ tai nạn giao thông là giảm dần đây là dấu hiệu đáng mừng của toàn xã hội nói chung và của công ty nói riêng, nó cũng thể hiện hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất của công ty. Tốc độ tăng các vụ tai nạn ôtô cũng giảm điều này cũng rất tốt bởi tai nạn do ôtô gây ra thường gây ra hậu quả rất nghiêm trọng và số tiền bồi thường cũng rất lớn.
Tỷ lệ số vụ được giải quyết ngay trong các năn là rất lớn, thường là 98%, số vụ còn tồn đọng thường rất nhỏ chiếm dưới 2%. Đây là kết quả mà công ty làm rất tốt trong những năm qua ở khâu bồi thường vì vậy mà hình ảnh và uy tín của công ty không ngừng được nâng cao tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường ra toàn quốc trong những năm tiếp theo.
2.2. Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Công việc này được thực hiện sau công tác giám định trên cơ sở kết luận của giám định viên trong biên bản giám định, để xác định số tiền bồi thường. Trong khâu này đòi hỏi phải có sự phân tích, đánh giá, tổng hợp các yếu tố, tính toán để đưa ra các mức bồi thường vừa đảm bảo thực tế thiệt hại, vừa đảm bảo quyền lợi cho các chủ xe, tạo điều kiện cho họ khắc phục hậu quả của thiệt hại.
Thực tế cho thấy. Các vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm đã được công ty giải quyết bồi thường cho đến nay chưa hề có một khiếu nại nào. Trong trường hợp từ chối bồi thường thì cán bộ của công ty đã giải thích với khách hàng, làm cho khách hàng vừa lòng.
Khi mức độ thiệt hại xảy ra không nghiêm trọng, dễ đánh giá thiệt hại hoặc chủ xe gặp tai nạn ở xa, cần giải quyết nhanh chóng hậu quả của thiệt hại thì trên cơ sở đánh giá thiệt hại, cán bộ công ty sẽ tính toán số tiền bồi thường sau khi thoả thuận về phương thức thanh toán.
Bảng 7:Tình hình giải quyết bồi thường đối với xe cơ giới
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Số xe tham gia bảo hiểm
5157
7601
9457
17022
26587
Sồ vụ tai nạn phát sinh trong năm
258
395
509
485
492
Số vụ tồn đọng năm trước chuyển sang
1
3
2
1
1
Số vụ đã giải quyết bồi thường
253
393
508
483
490
Số vụ từ chối bồi thường do gian lận
3
3
2
2
2
Số vụ tồn đọng cuối năm.
3
2
1
1
1
(Nguồn số liệu: Tại phòng giám định và bồi thường của công ty PJICO)
Qua số liệu của bảng trên ta thấy: số vụ tai nạn phát sinh trong các năm từ năm 2000 đến năm 2002 tăng lên theo thời gian nhưng đến năm 2003 thì số vụ tai nạn phát sinh đã giảm đi và do đó sẽ làm giảm chi phí bồi thường dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng lên. Đến năn 2004 thì số lượng các vụ tai nạn có tăng hơn so với năm 2003 một chút. Trong 5 năm qua số vụ tồn đọng chưa giải quyết cũng giảm đi, điều đó thể hiện khả năng giải quyết bồi thường của cán bộ phòng giám định bồi thường của công ty cũng như sự cố gắng của toàn công ty.
3. Tình hình trục lợi bảo hiểm tại công ty
Song song với sự phát triển của xã hội nói chung và các nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng thì tình hình gian lận trong bảo hiểm (trục lợi bảo hiểm) cũng tăng lên theo với nhiều hình thức càng ngày càng tinh vi hơn. Cách thức gian lận thường là:
Hợp lý hoá ngày tai nạn với ngày có hiệu lực bảo hiểm: Hình thức này được thực hiện nhiều nhất, bởi phương thức thực hiện đơn giản. Tai nạn xảy ra khi hợp đồng hết hiệu lực. Chủ xe trục lợi bằng cách lùi ngày xảy ra tai nạn trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. Hình thức này thường được thực hiện với sự tiếp tay của cơ quan chức năng.
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần: Hình thức này được thực hiện khi chủ xe mua bảo hiểm ở nhiều công ty khác nhau mà không thông báo điều này khi họ gặp tai nạn để được bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm.
Thay đổi tình tiết trong vụ tai nạn: Đây là trường hợp vi pham luật lệ giao thông, bằng lái hoặc giấy phép lưu hành hết hiệu lực hoặc không phù hợp với xe được lái, xe trở quá trọng tải, quá số lượng hành khách quy định...Khi xảy ra tai nạn đương nhiên các trường hợp này sẽ không nằm trong phạm vi bảo hiểm do đó sẽ không được bồi thường. Chủ xe có thể thay đổi các nguyên nhân xảy ra tai nạn để tai nạn nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Cũng gống như trường hợp đầu loại hình trục lợi này có sự tiếp tay của nhân viên cơ quan có chức năng.
Tuy nhiên ở hình thức này, cũng có thể là do chủ xe không hiểu hết quy tắc bảo hiểm. Do vậy cũng chưa thể kết luận là do chủ xe có hành vi trục lợi bảo hiểm hay không. Bởi họ cho rằng khi có tai nạn xảy ra thì sẽ được bồi thường mà không chú ý tới các điều khản loại trừ khác.
Tạo hiện trường giả: Trong trường hợp này thường đi liền với hình thức thay đổi biển số xe không bị tai nạn đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn chưa mua bảo hiểm, hoặc đưa xe từ nơi tai nạn đến nơi khác để lập biên bản. Số tiền hòng trục lợi trong trường hợp này lớn, thủ đoạn tinh vi, chặt chẽ rất rễ dẫn đến bồi thường nhầm.
Khai tăng tổn thất: Khi bị tai nạn sẽ khai tổn thất lớn hơn thực tế mà xe gặp phải nhằm nhận được tiền bồi thường lớn hơn thực tế.
Bảng 8: Tình hình trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới
ở công ty bảo hiểm PJICO
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Số vụ bồi thường (vụ)
253
393
508
483
490
Số vụ gian lận bị phát hiện (vụ)
3
3
2
2
2
Số tiền bồi thường (triệu đồng)
1447
2436
3241
2987
2863
Số tiền từ chối bồi thường (triệu đồng)
135
197
153
169
175
Số vụ nghi ngờ (vụ)
15
17
10
11
13
(Nguồn số liệu: Tại phòng giám định và bồi thường của công ty PJICO
qua bảng số liệu trên ta rút ra nhận xét sau:
Càng ngày thủ đoạn trục lợi bảo hiểm càng diễn ra tinh vi hơn do đó mặc dù số vụ gian lận bị phát hiện có giảm đi nhưng số tiền từ chối bồi thường của các vụ đó lại tăng lên, điều này cho thấy mức độ gian lận đã tăng theo mặt chất, vì vậy công ty cần phải tổ chức tốt việc đào tạo cán bộ giám định, giúp cho việc giám định một cách chặt chẽ, làm cho việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới càng ngày càng hoàn thiện hơn.
Tóm lại, tất cả những hình thức trục lợi từ phía khách hàng đều nhằm làm lợi một cách bất chính cho họ và điều này dã làm thiệt hại cho Công ty. Vấn đề này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc từ đó rút ra những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp trục lợi bảo hiểm. Bởi vì trục lợi bảo hiểm không những làm xấu đi tình hình tài chính của Công ty mà còn làm giảm khẳ năng cạnh tranh cũng nhue uy tín của công ty.
chương iii
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định – bồi thường trong bảo hiiểm xe cơ giới tại PJIco
I. đối với công tác giám định
Trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thì công tác giám địmh thiệt hại là công việc phức tạp, đòi hỏi người cán bộ giám định không những phải am hiểu về khoa học kỹ thuật mà còn phải am hiểu về pháp luật.
Công ty cần trang bị thêm những thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giám định để mức độ giám định được chính xác hơn. Đồng thời nên quy định các chủ xe phải có giấy chứng nhận về số lượng hàng hoá chuyên chở, chất lượng, chủng loại hàng hoá để tránh tình trạng khi xẩy ra tai nạn chủ xe bốc dỡ số hàng quá tải.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thì công ty nên có những điều khoản về phạt hợp đồng nếu phát hiện thấy có sự gian lận trong bảo hiểm. Điều này có thể làm hạn chế những hành vi trục lợi bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám định.
Công ty nên sử dụng đội ngũ công tác viên, các cộng tác viên phải là những kỹ sư hoặc là các chuyên gia giỏi về kỹ thuật ôtô.
Đối với các giám định viên thì cán bộ lãnh đạo công ty phải phân công cho họ thực hiện công tác giám định được nhanh chóng, cung cấp hồ sơ kịp thời và hoàn chỉnh cho việc bồi thường được diễn ra một cách thuận lợi, khắc phục được hậu quả tai nạn.
Đối với các chủ xe thì thì công ty nên cung cấp số điện thoại cho họ để họ co thể dễ dàng liên hệ với cán bộ giám định bất cứ lúc nào. Vì khi tham gia bảo hiểm, các chủ xe chỉ mong muốn được khác phục thiệt hại một cách nhanh chóng khi có sự cố xẩy ra. Như vậy, khi có sự cố xẩy ra thì cán bộ giám định có mặt kip thời để thực hiện công việc của mình. Đồng thời cũng cần có những chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ gám định, để khuyến khích họ làm tốt hơn công việc của mình.
II. đối với công tác bồi thường tổn thất.
1. Nâng cao trình độ chuyên môn của giám định viên
Công tác bồi thường của Công ty sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nhất nếu có những yếu kém về mặt chuyên môn của giám định viên làm công tác giám định. Vì có giám định chính xác, kịp thời thiệt hại thì công tác bồi thường tổn thất mới nhanh chóng và chính xác được. Muốn vậy, Công ty cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau.
Hành lang pháp luật chưa nhiều, các điều khoản, luật vẫn còn đang được hoàn thiện để từ đó có một bộ luật thống nhất, đầy đủ về bảo hiểm. Bộ luật quan trọng nhất được ban hành là luật kinh doanh bảo hiểm ( ngày 01 – 04 - 2001 ) tạo cơ sở cho sự phát triển của ngành bảo hiểm. Với những văn bản luật mới được áp dụng cần cho nhân viên nắm vững, để cho mọi hoạt động của Công ty luôn chấp hành đúng quy định của Nhà nước.
Thường xuyên gửi cán bộ đi học củng cố, nâng cao kiến thức ngòai chuyên môn như tin học, ngoại ngữ, công nghệ mới trong ngành...Tuyên truyền, nâng cao ý thức đạo đức cho giám định viên bởi quyết định của họ có ảnh hưởng lớn đến số tiền bồi thường. Đối với các trường hợp không đủ trình độ, Công ty cần xem xét bổ xung kiến thức, nếu không thể thì có thể thuyên chuyển xang làm công tác phù hợp hơn.
Có chế độ thi tuyển rộng rãi, thu hút người tài về Công ty. Bởi vì mỗi cá nhân trong công ty đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của những người còn lại. Thường Xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên để họ theo kịp yêu cầu công tác.
2. Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất
Phối hợp với cảnh sát giao thông để tổ chức các chiến dịch phòng ngừa tai nạn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Với những đoạn đướng nguy hiểm Công ty có thể cho xây dựng các công trình làm giảm độ nguy hiểm của đoạn đường như: đường lánh nạn, gương cầu, tường chắn... Để hạn chế tai nạn. Thành lập các trạm cấp cứu giao thông thường trực 24/24 tại các đoạn đường có mật độ xe cao. Để thực hiện biện pháp này, Công ty có thể phối hợp cung với Nhà nước thực hiện để giảm bớt chi phí.
- Thực hiện các cuộc nghiên cứu, điều tra về nguyên nhân tai nạn. Mức độ thiệt hại trong từng trương hợp cụ thể, sau đó tư vấn cho khách hàng về những nguyên nhân của những tai nạn có thể xảy ra đối với xe của họ và các biện pháp phòng tránh thích hợp. Biện pháp này sẽ có tác dụng nâng cao tinh thần cảnh giác của lái xe, chủ xe, hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn có thể xảy ra.
- áp dụng hệ thống ước tính chi phí sửa chữa bằng máy vi tính. Để giải quyết bồi thường hiệu quả và hợp lý hơn. Công ty có thể trang bị thêm các phần mềm cần thiết cho hệ thống máy vi tính. Việc ước tính chi phí sửa chữa có thể được tự động tính ngay sau khi những số liệu cần thiết được truy cập vào máy vi tính.
3. Bảo đảm chính xác và kịp thời cho ngườ thụ hưởng trong bồi thường tổn thất
Khi tai nạn xảy ra, các chủ xe có mua bảo hiểm thường mong muốn Công ty nhanh chóng bồi thường cho họ, để họ có thể nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động sản xuất bình thường. Vì vậy, khi có hồ sơ khiếu nại, trong thời gian sớm nhất có thể,Công ty phải giải quyết cho khách hàng tránh để tồn đọng hồ sơ, từ đó sẽ tạo đựợc lòng tin nơi khách hàng. Muốn vậy, Công ty cần phải:
Hướng dẫn chi tiết và cụ thể các bước trong quá trình thu thập hồ sơ, chứng từ có liên quan đến vụ tai nạn để đảm bảo giải quyết bồi thương nhanh chóng, bởi một phần các vụ tồn đọng là do không đủ giấy tờ.
Các vụ nghi ngờ gian lận cũng cần được điều tra nhanh chóng để đưa ra các kết luận rõ ràng về việc có bồi thường hay không ( phải được thông báo rõ ràng bằng văn bản ), tránh ỷ lại vì có sự nghi ngờ nên tri trệ trong việc giải quyết hồ sơ.
Với các vụ tai nạn ở xa, cần phải có sự phối hợp kịp thời gữa Tổng công ty và các công ty bảo hiểm trực thuộc để nhanh chóng xét giải quyết bồi thường cho khách hàng.
4. Nhanh chóng phát hiện và sử lý những trường hợp trục lợi bảo hiểm
Khi có nghi ngờ gian lận bảo hiểm trong đơn khiếu lại của khách hàng, Công ty phải tiến hành điều tra khẩn trương, giữ bí mật công tác điều tra, không cho chủ xe biết. Bởi nếu có sự rò rỉ thông tin sẽ đánh đọng cho chủ xe có phương án đối phó kịp thời. Nếu phát hiện có truc lợi phải có ngay cac biện pháp ngăn chặn và xử lý ngiêm minh như: Ngừng ngay viêc chi trả bồi thường, truy đòi người tham gia bảo hiển những chi phí mà Công ty đã bỏ ra trng quá trình điều tra và huỷ bỏ hợp đồng, nếu quá nghiêm trọng có thể đưa ra truy tố trước pháp luật...
Đối với từng trường hợp gian lận bảo hiểm cần phải có từng biện pháp xử lý riêng. Cụ thể là.
Nếu nghi ngờ có hiện tượng hợp lý hoá ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm thì việc đầu tiên là kiểm tra lại giấy chứng nhận bảo hiểm xem có hợp lý không. Nếu đã thấy hợp lý thì việc giám định chủ yếu dựa vào việc xác minh tại hiện trường cùng lời khai của các nhân chứng để xác định đúng ngày xảy ra tai nạn.
Nếu có sự nghi ngờ về hiện tựợng lập hồ sơ khiếu lại nhiều lần. Để ngăn chặn hiện tượng này rất cần có sự phối hợp của các công ty bảo hiểm trên thị trường với nhau như: trao đổi thông tin có liên quan đến chiếc xe bị tai nạn... Điều này có thể thực hiện thông qua mạng Internet.
Nếu có nghi ngờ về sự tạo hiện trường giả thì qua điều tra các dấu vết còn xót lại trên hiện trường xem có phải là xe đã bị tai nạn ở đay hay không, đối chiếu với những dấu vết trên xe bị tai nạn. hoặc đối chiếu biển số xe với số khung, số máy để xác định xem xe dang nằm trên hiện trường có phải là xe đã tham gia bảo hiểm hay không.
Nếu có sự nghi ngờ về khai tăng tổn thất thực tế thi cần: Kiểm tra lại các chứng từ mà chủ xe đã cung cấp về giá trị pháp lý cũng như tính hợp lý của nó so với thị trường. Nếu xe do chủ xe tự đem đi sửa chữa thì cần theo dõi thường xuyên trong quá trình sửa chữa, chú ý công tác nghiệm thu sửa chữa xem bộ phận hư hỏng thực tế đã được thay thế, sửa chữa đúng chủng loại, chất lượng hay chưa.
Nếu có nghi nhờ tai nạn xảy ra là do sự cố ý của lái xe để nhận được tiền bồi thường thì cần phải có các biện pháp xử lý thích hợp vì đây là trường hợp vi phạm nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất.
Ngoài ra Công ty cũng cần phải tạo được mối quan hệ tốt với công an, cảnh sát giao thông, để giám sát chặt chẽ trong trường hợp lái xe vi phạm các quy tắc về đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tối đa sự móc nối của lái xe với công an. Xiết chặt mối uan hệ với các xưởng sửa chữa xe cơ giới có uy tín vừa để đảm bảo chất lượng sửa chữa, vừa tránh được trường hợp chủ xe câu kết với xưởng sửa chữa để khai tăng tổn thất.
Kết luận
Bảo hiểm xe cơ giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội nói chung và cuộc sống của mỗi cá nhân nói riêng. Nó góp phần san xẻ, bù đắp tổn thất giúp cho mỗi cá nhân nhanh chóng hoà nhịp trong nền kinh tế thị trường mà không phải lo lắng về vấn đề tài chính khi gặp rủi ro về phương tiện giao thông.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, cũng như đời sống của dan cư, nhu cầu bảo hiểm cho bản thân và tài sản của họ ngày càng tăng , trong đó không thể thiếu được bảo hiểm xe cơ giới, các chủ xe đã xem bảo hiểm như là phương thức xử lý thiệt hại khi tai nạn xảy ra. do đó dể dành được sự thu hút cũng như sự tín nhiệm lâu dài của khách hàng, mỗi công ty bảo hiểm cần phải có những chính sách hợp lý, an toàn về khai thác, giám dịnh, bồi thường, đề phòng hạn chế tổn thất.
Khả năng Giám định – Bồi thường của công ty bảo hiểm luôn là điều quan tâm hàng đầu của khách hàng khi ký kết hợp đồng. Vì nó thể hiện chất lượng phục vụ của công ty đối với khách hàng, đây là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt đông kinh doanh của công ty. Do vậy, để tồn tại và phát triển PJICO phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu và đề ra các biện pháp khả thi để hoàn thiện hơn nữa công tác này.
Sau thời gian nghiên cứu thực tế ở công ty, em nhận thấy rằng công ty đã hoạt động rất thành công nghiệp vụ bảo hiểm này. Hàng năm, nghiệp vụ bảo hiểm này mang lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Ngoài ra, công ty luôn không ngừng lớn mạnh trong tất cả mọi lĩnh vực. Với mô hình doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích, ủng hộ, với một chính sách về phí bảo hiểm, và đặc biệt sự phục vụ hiệu quả, tận tình chu đáo, PJICO đã có một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng.
Đến đây em xin được kết thúc luận văn của mình
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Như Hạnh, các thầy cô khoa kế toán trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh và các anh chị tại Phòng bảo hiểm khu vực I Công ty Bảo hiểm PJICO đã nhiệt tình gúp đỡ để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Tài liệu tham khảo:
1.Giáo trình bảo hiểm, chủ biên: GS.TS. Trần Trọng Khoái, Th.S Đoàn Thị Thu Hương Bộ môn kinh tế Bảo Hiểm, Trường Đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội, năm 2002
2.Giáo trình: Quản trị kinh doanh Bảo Hiểm, chủ biên: PGS.PTS Nguyễn Cao Thường, Khoa bảo hiểm, Trường ĐH KTQD năm 1998
3.Giáo trình Bảo hiểm, chủ biên: PGS.TS.Hồ Xuân Phương, Võ Thị Pha, Học viện TC – KT Hà Nội năm 1999
4. Báo cáo tổng hợp về bảo hiểm gốc năm 2004
5. Nguồn số liệu của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
6.Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
7. Quyết định ban hành bản Quy trình Giám đinh – Bồi thường bảo hiểm xe cơ giới công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
8. Luật kinh doanh bảo hiểm
9.Tạp chí bảo hiểm
10. Tạp chí giao thông vận tải
Phụ lục:
Các mẫu
TT
Tên mẫu
Ký hiệu
1
Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường
XCG01
2
Biên bản giám định
XCG02
3
Phiếu xác nhận ấn chỉ gốc
XCG03
4
Báo cáo giám định
XCG04
5
Bản đề xuất phơng án sửa chữa
XCG05
6
Bản trng cầu kết luận điều tra
XCG06
TT
Tên mẫu
Ký hiệu
1
Tờ trình bồi thờng
XCG07
2
Bản thanh toán
XCG08
3
Thông báo bồi thờng
XCG09
4
Biên nhận hồ sơ
XCG10
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuy da sua.doc