Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường Mỹ Hòa – Long Xuyên – An Giang - Trần Minh Hiếu: ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN MINH HIẾU
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: TRẦN MINH HIẾU
Lớp: ĐH4KN1 Mã số SV: DKN030133
Giảng viên hướng dẫn: Ths. TRẦN MINH HẢI
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn :
Ths. TRẦN MINH HẢI
Người chấm, nhận xét 1 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận v...
86 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường Mỹ Hòa – Long Xuyên – An Giang - Trần Minh Hiếu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN MINH HIẾU
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: TRẦN MINH HIẾU
Lớp: ĐH4KN1 Mã số SV: DKN030133
Giảng viên hướng dẫn: Ths. TRẦN MINH HẢI
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn :
Ths. TRẦN MINH HẢI
Người chấm, nhận xét 1 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng 06 năm 2007.
LỜI CẢM ƠN
Trải qua 5 tháng từ khi bắt đầu thu thập số liệu cho đến khi bài viết được hoàn thành, Tôi đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống, tất cả điều đó đã bổ sung thêm vào vốn kiến thức học tập từ ghế nhà trường để làm hành trang vững bước vào tương lai.
Nhân đây, Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến trường Đại Học An Giang, đến khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã cung cấp nền tảng kiến thức vô cùng quan trọng trong 4 năm học vừa qua, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của thầy Trần Minh Hải đã trực tiếp hướng dẫn Tôi, đã tạo điều kiện cho Tôi tiếp súc nhiều với thực tế cuộc sống, đã cho Tôi động lực để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chung đến: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang; Trung Tâm Khuyến Nông An Giang; Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang; Phường Mỹ Hòa. Đã tận tình giúp đỡ Tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Trần Minh Hiếu
Trường Đại Học An Giang – Khoa Kinh Tế – QTKD TÓM TẮT
Phường Mỹ Hòa với tiềm năng đa dạng, phong phú có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp đặc biệt là nghề trồng lúa truyền thống, hàng năm cung cấp cho Phường sản lượng lúa rất lớn bình quân khoảng 12.070 tấn chiếm 0,48% sản lượng lúa của cả Tỉnh. Sản xuất lúa ở Phường Mỹ Hòa có vai trò quan trọng đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thục quốc gia và hướng đến xuất khẩu.
Tuy nhiên trong thời gian qua việc sản xuất lúa trên Phường Mỹ Hòa còn biểu hiện nhiều bất ổn và thiếu bền vững. Sự đa dạng các chủng loại giống lúa (có hơn 10 chủng loại giống khác nhau), sự xuất hiện của các loại dịch hại với mức bộc phát, lan truyền ngày càng cao và liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất và chất lượng lúa của Phường, sự hạn chế áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác đã làm tăng chi phí của bà con, đó là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thu lại của bà con nông dân ngày càng giảm.
Để giúp cho bà con nông dân Phường Mỹ Hòa nâng cao lợi nhuận bằng việc canh tác lúa có chất lượng cao, lợi nhuận thu lại ngày một tăng mà chi phí lại giảm, Tôi đưa ra bốn giải pháp: Giải pháp về giống; Giải pháp về kỹ thuật canh tác; Giải pháp về tổ chức sản xuất và giải pháp về thị trường tiêu thụ nhằm khắc phục hiện trạng trên và góp phần nâng cao dần chất lượng của nền nông nghiệp truyền thống.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tiến độ thực hiện khóa luận 5
Bảng 3.1. Diện tích đất canh tác phổ biến trên Phường 8
Bảng 3.2. Chi phí canh tác lúa vụ đông xuân 10
Bảng 3.3. Chi phí canh tác lúa vụ hè thu 10
Bảng 3.4. So sánh chi phí sản xuất lúa bình quân của Tỉnh An Giang với P. Mỹ Hòa 12
Bảng 3.5. Năng suất lúa vụ đông xuân 12
Bảng 3.6. Năng suất vụ hè thu 13
Bảng 3.7. So sánh năng suất, chi phí và lợi nhuận giữa P. Mỹ Hòa và Tỉnh An Giang. 13
Bảng 3.8. Tên giống mà bà con nông dân Phường Mỹ Hòa canh tác vụ Đông xuân 14
Bảng 3.9. Tên giống mà bà con nông dân trên Phường Mỹ Hòa canh tác vụ Hè thu 14
Bảng 3.10. Nguồn giống phổ biến trên Phường Mỹ Hòa 15
Bảng 3.11. Số vụ mà bà con để giống lại 15
Bảng 3.12. Lượng giống bà con dùng để gieo sạ 16
Bảng 3.13. Bà con muốn dùng lượng giống nhiều hơn hay ít hơn 17
Bảng 3.14. Điều quan trọng hơn khi gia đình chọn giống 18
Bảng 3.15. Phương pháp gieo sạ của bà con ở vụ đông xuân 18
Bảng 3.16. Phương pháp gieo sạ của bà con ở vụ hè thu 19
Bảng 3.17. Tình hình áp dụng các kỹ thuật canh tác của bà con trên Phường 20
Bảng 3.18. Tình hình tham dự các tổ chức sản xuất 21
Bảng 3.19. Diện tích của nông dân trong tổ liên kết sản xuất và câu lạc bộ nông dân 21
Bảng 3.20. Tình trạng bán lúa của nông dân sau thu hoạch 22
Bảng 3.21. Thời điểm nông dân bán lúa 23
Bảng 3.22. Đối tượng đưa giá trong mua bán lúa 23
Bảng 4.1. Áp dụng 3 giảm 3 tăng tiết kiệm chi phí về giống 28
Bảng 4.2. Các loại giống phù hợp trên địa bàn Phường Mỹ Hòa 28
Bảng 4.3. Giá lúa giống Tại Trại sản xuất lúa giống Bình Đức (Số liệu của năm 2006) 29
Bảng 4.4. Một số loại giống thích hợp cho Phườmg Mỹ Hòa 30
Bảng 4.5. Công thức bón phân 36
Bảng 4.6. Thời kỳ bón phân cho từng vụ (áp dụng cho tỉnh An Giang) 39
Bảng 4.7. Thời kỳ bón phân cho từng vụ (áp dụng cho Phường Mỹ Hòa) 40
Bảng 4.8. Hiệu quả áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước 43
Bảng 4.9. Lợi nhuận mang lại từ việc áp dụng các giải pháp nâng cao lợi nhuận trong canh tác lúa 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diện tích đất canh tác phổ biến trên Phường 9
Biểu đồ 3.2. Mối quan hệ giữa chi phí và diện tích 9
Biểu đồ 3.3. So sánh chi phí canh tác lúa vụ đông xuân và vụ hè thu 11
Biểu đồ 3.4. So sánh chi phí sản xuất lúa bình quân của Tỉnh An Giang với Phường Mỹ Hòa 11
Biểu đồ 3.5. So sánh năng suất lúa vụ đông xuân và hè thu 12
Biểu đồ 3.6. Nguồn Giống phổ biến trên Phường Mỹ Hòa 15
Biểu đồ 3.7. Thời gian (số vụ) để giống lại của nông dân 16
Biểu đồ 3.8. Lượng giống nông dân thường sử dụng 17
Biểu đồ 3.9. Bà con muốn dùng lượng giống nhiều hơn hay ít hơn 17
Biểu đồ 3.10. Phương pháp gieo sạ hiện tại trên Phường 19
Biểu đồ 3.11. Tình hình áp dụng các kỹ thuật canh tác của nông dân Phường Mỹ Hòa 20
Biểu đồ 3.12. Tình hình canh tác của nông dân Phường Mỹ Hòa 22
Biểu đồ 3.13. Tình hình bán lúa hiện tại của nông dân 23
Biểu đồ 3.14. Đối tượng đưa giá trong mua bán lúa 24
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Áp dụng kỹ thuật sạ hàng lúa phát triển tốt 35
Hình 4.2. Thời điểm so màu lá 38
Hình 4.3. Ống nước đặt vào ruộng để theo dõi mực nước 42
Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Chương 1 giới thiệu khái quát về tổng quan của đề tài mà đề tài nghiên cứu, vấn đề chung về nông nghiệp hiện tại đặc biệt là cây lúa, thuận lợi và thách thức như thế nào đối với bà con trong canh tác lúa. Nghiên cứu về hiện trạng canh tác lúa của bà con trên Phường Mỹ Hòa để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho bà con.
Chương 1 sẽ trình bày 5 phần chính sau:
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa.
Lý do chọn đề tài.
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để đảm bảo cuộc sống của con người. Hiện nay nông nghiệp lại là lĩnh vực nhạy cảm trong tiến trình hội nhập. Việt Nam là quốc gia có đến 75% dân số sống ở vùng nông thôn và đa phần dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, do vậy hội nhập tạo ra cơ hội và cũng là thách thức cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Khái quát lại nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến bộ vượt bật, từ một nền nông nghiệp lạc hậu và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đến nay nông nghiệp ta không những xóa được tình trạng thiếu hụt về lương thực mà còn trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, đứng hàng thứ hai trên thế giới trong xuất khẩu gạo.
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng hòa mình vào dòng chảy hội nhập của hệ thống kinh tế thương mại thế giới bằng cách chủ động gia nhập vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập vào nhiều tổ chức như: Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT), ASIAN và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO: World Trade Organization), tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về lai tạo giống, công nghệ sinh học trong việc tạo ra nhiều giống mới chất lượng và năng suất cao, các công nghệ tiên tiến sau thu hoạch…. Đồng thời cũng không tránh khỏi những đe dọa về thị trường, về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn trong sản xuất nông nghiệp ngày càng khắc khe hơn.
Ngày nay, con người đã đạt được trình độ phát triển rất cao về ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa, cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác. Nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn còn phải sống dựa vào hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân có nói: “Lúa là sự sống của hơn phân nữa dân số trên thế giới, là thực phẩm hạt quan trọng trong bữa ăn của hàng trăm triệu người dân Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh sống trong vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Sống trong những vùng này, dân số ngày càng gia tăng rất nhanh và hiện tại vẫn tăng nhanh như thế. Lúa vẫn là nguồn thực phẩm chính của họ…”
Việc phát triển nông nghiệp cũng như nhiều vấn đề liên quan đến nông dân và đặc biệt là lĩnh vực lúa trong nhu cầu cao của hội nhập, được xem là đề tài được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, đó cũng là lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọng và cần thiết(( ) Theo nhận định của Tiến sĩ Đỗ Đức Định chủ tịch hội đồng khoa học - trung tâm nghiên cứu khoa học - kinh tế - xã hội.
).
Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực. Sản lượng lúa chiếm 52% tổng sản lượng lúa của cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu(( ) Nguyễn Trí Ngọc - cục trưởng cục trồng trọt.
), sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu. Tuy nhiên thời gian qua việc sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng còn biểu hiện sự thiếu ổn định và kém bền vững, sự xuất hiện của nhiều loại dịch hại với mức bộc phát, lan truyền ngày càng cao và liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất và sản lượng của lúa toàn vùng, trong đó có An Giang. Tình hình này đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm nhất đó là sử dụng giống gì cho phù hợp và cho năng suất cao, chất lượng tốt và bố trí mùa vụ canh tác thế nào là hợp lý…. Phường Mỹ Hòa cũng nằm trong tình trạng trên.
Đề tài này tiến hành khảo sát hiện trạng sản xuất lúa và tìm một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng trồng lúa tại Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang. Với mong muốn nông dân trên Phường tiết kiệm chi phí trong sản xuất lúa thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, hạn chế dịch hại, canh tác giống hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận cho bà con, cải thiện đời sống và tạo ra sản phẩm lúa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của hội nhập.
Mục tiêu nghiên cứu.
Khảo sát hiện trạng sản xuất lúa trên địa bàn Phường Mỹ Hòa.
Phường Mỹ Hòa có diện tích đất sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp lớn 940,6 ha, hàng năm cung cấp cho Phường sản lượng lúa rất lớn 12.070 tấn(() Phường Mỹ Hòa báo cáo tổng kết về tình hình phát triển kinh tế xã hội 2006.
), nhưng đa phần không đồng đều nhau về chất lượng do đa dạng chủng loại, đất sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó trong hai năm trở lại đây cơn đại dịch rầy nâu gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa đã gây hại nghiêm trọng, đồng thời do sự hạn chế của bà con nông dân trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác đã dẫn đến năng suất giảm và kéo theo sự sụt giảm về chất lượng, lợi nhuận thu lại trong sản xuất thì thấp nhưng chi phí bỏ ra thì rất cao.
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận.
Qua quá trình khảo sát hiện trạng sản xuất lúa trên Phường Mỹ Hòa cho thấy bà con nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, đất sản xuất manh mún, diện tích đất bình quân/hộ từ 3 đến 5 công, nông dân chưa có sự liên kết lại với nhau trong quá trình sản xuất, chưa nắm rõ và do hạn chế về các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chưa cập nhật được các loại giống chất lượng cao nên chỉ sản xuất các loại giống thường, không có khả năng kháng sâu bệnh từ đó bà con tốn nhiều chi phí trong phun thuốc phòng và trị… Nhưng kết quả mang lại là năng suất thấp và chất lượng không cao.
Do không có sự liên kết trong sản xuất nên hạn chế rất lớn trong khả năng thương lượng giá khi bán, không bán được trực tiếp cho công ty hoặc nhà máy mà chỉ bán cho thương lái nên thường bị ép giá.
Thấy được hiện trạng sản xuất hiện tại và nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong thời hội nhập trong lĩnh vực lúa gạo, nên trong bài viết này đưa ra một vài giải pháp nâng cao lợi nhuận cho bà con trong quá trình canh tác lúa.
Sau đây là một số giải pháp nhằm giúp cho bà con nâng cao lợi nhuận trong sản xuất lúa:
Giải pháp về giống.
Giải pháp về kỹ thuật canh tác.
Giải pháp về tổ chức sản xuất.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ.
Phạm vi nghiên cứu.
Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau từ chăn nuôi đến trồng trọt về nông, lâm, ngư nghiệp…. Ở đây đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu lĩnh vực lúa ở tại Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang và chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số giải pháp về giống, về kỹ thuật canh tác, về tổ chức sản xuất và về thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao lợi nhuận cho bà con trong vùng trồng lúa.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu.
Việc thu thập dữ liệu phục vụ chủ yếu cho đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, song song đó là việc tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp cụ thể như sau:
- Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các báo cáo tổng kết năm của Phường về kinh tế - xã hội, đặc biệt là về cây lúa, các báo cáo về tình hình nông nghiệp Tỉnh của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang, về tình hình dịch bệnh trên cây lúa của Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang, các tài liệu về kỹ thuật canh tác lúa đạt chất lượng cao của Trung Tâm Khuyến Nông An Giang, cùng các sách báo, các tài liệu tạp chí, các luận văn tốt nghiệp của khóa trước.
- Dữ liệu sơ cấp: Lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà con nông dân trên Phường về hiện trạng sản xuất lúa hiện tại, về tình hình dịch bệnh, về chi phí, về lợi nhuận trong canh tác lúa, về sự đồng ý tham gia sản xuất lúa chất lượng cao tại một số khóm, ấp trên Phường.
Một số Website tham khảo:
Tỉnh An Giang
Sở Nông Nghiệp tỉnh An Giang
Sở nông nghiệp tỉnh Cần Thơ
Trung tâm khuyến nông quốc gia
Công Ty CP bảo vệ thực vật An Giang
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Phương pháp xử lý dữ liệu.
Bảng câu hỏi sau khi phỏng vấn sẽ được tiến hành xử lý bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS for Windows sau đó sẽ tiến hành phân tích, so sánh và đưa ra kết luận phục vụ cho khóa luận.
Ý nghĩa.
Để hạn chế việc sản xuất manh mún nhỏ lẻ, việc sản xuất lúa bằng nhiều loại giống khác nhau, và đặc biệt là cơn đại dịch rầy nâu gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa đã đang và sẽ đe doạ trực tiếp đến mùa vụ của bà con. Nếu không giải quyết tốt các vấn đề đó thì chi phí sản xuất của bà con sẽ rất cao, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận mang lại. Để giúp cho bà con hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc canh tác lúa đúng kỹ thuật, canh tác giống chất lượng cao, liên kết sản xuất để đảm bảo an toàn đầu ra, giúp bà con nắm vững về tình hình dịch hại và các giải pháp đồng bộ để phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là vấn đề cấp bách hiện nay, nhằm tạo ra một quy trình canh tác lúa để có lợi nhuận cao, chất lượng lúa được nâng lên đáng kể đáp ứng nhu cầu hội nhập của thị trường.
Nghiên cứu, tham khảo ý kiến của bà con nông dân, cán bộ nông nghiệp Phường cùng các giảng viên của trường Đại Học An Giang để đưa ra “Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang”.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương này giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu (tên đề tài, địa bàn thực hiện, tiến độ thực hiện đề tài…), giới thiệu về Phường Mỹ Hòa là vùng nghiên cứu trọng điểm của đề tài, trong chương này cũng nói sơ lược về các khái niệm khác liên quan đến đề tài như: Khái niệm về chi phí, lợi nhuận, doanh thu….
Chương 2 bao gồm 3 phần chính:
2.1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
2.2. Giới thiệu về vùng nghiên cứu (Giới thiệu về Phường Mỹ Hòa).
2.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài.
Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang”.
Địa bàn thực hiện: Đề tài sẽ được thực hiện và áp dụng trên vùng đất nông nghiệp của Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang.
Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài sẽ được tiến hành thực hiện trong 6 tháng. Bắt đầu từ tháng 01/2007 và kết thúc vào tháng 06/2007.
Bảng 2.1. Tiến độ thực hiện khóa luận
Thời gian thực hiện (Năm 2007)
Nội dụng
Tháng 01
Tháng 02
Tháng 03
Tháng 04
Tháng 05
Tháng 06
Viết đề cương sơ bộ
Viết đề cương chi tiết
Hoàn thành đề cươngchi tiết
Chuẩn bị bảng câu hỏiphỏng vấn nông dân
Phỏng vấn nông dân
Phân tích mẫu phỏng vấn
Viết bài
Nộp bản nháp
Chỉnh sửa và hoàn thành bản chính
Nộp bản chính
Chuẩn bị báo cáo
Bảo vệ khóa luận
Giới thiệu về vùng nghiên cứu (Giới thiệu về Phường Mỹ Hòa).
Mỹ Hòa là một Phường ven đô cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 1km về hướng Tây.
Phía Bắc giáp Xã Mỹ Khánh và Phường Bình Khánh.
Phía Nam giáp Phường Mỹ Quí và Phường Mỹ Phước.
Phía Đông giáp Phường Đông Xuyên.
Phía Tây giáp Thị Trấn Phú Hòa - Huyện Thoại Sơn.
Phường Mỹ Hòa là một Phường thuần nông với diện tích tự nhiên là 1.651 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 60% (940,6 ha). Kết hợp với hệ thống sông ngòi chằng chịt đã mang phù sa bồi đắp hàng năm vào mùa lũ, cùng với thời tiết thuận lợi cho canh tác lúa.
Dân số của Phường đa phần là dân số trẻ với 28.189 nhân khẩu đang sinh sống trong 5.754 hộ gia đình. Mật độ dân số bình quân 1.688 người/km2. Với diện tích mặt đất gieo trồng lên tới 1.982,2 ha, năng suất bình quân đạt 680kg/công, ước lượng đạt 11.608,63 tấn (giảm 660,8 tấn sao với năm 2005) (2004: 12.307,52 tấn/ha; 2005: 12.296,44 tấn/ha; 2006: 11.608,63 tấn/ha). Thu nhập hàng năm đạt 1.600.000đồng – 2.000.000 đồng/công (bình quân từ 800.000đồng đến 1.000.000đồng/công/vụ), tăng 26% so với năm 2005(() Phường Mỹ Hòa báo cáo tổng kết về tình hình phát triển kinh tế xã hội 2006.
). Lúa mà bà con thu hoạch đa phần không đồng điều nhau về chất lượng, cùng với việc canh tác trên diện tích manh mún nhỏ lẻ từ 3 đến 5 công/hộ nên dẫn đến tình trạng đa dạng chủng loại giống. Đó là nguyên nhân chính làm sụt giảm lợi nhuận của bà con.
Các khái niệm liên quan đến đề tài.
Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, nguyên nhiên vật liệu và các chi phí cần thiết khác mà nhà sản xuất phải chi ra trong quá trình sản xuất, được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và được tính cho một thời kỳ nhất định(() PGS.TS Đoàn Xuân Tiên. Học Viện Tài Chính, Trang 44 Giáo trình Kế Toán Quản Trị; Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội 2005.
).
Từ khái niệm đó mở rộng ra về chi phí trong lĩnh vực lúa như sau:
Chi phí sản xuất lúa là toàn bộ các chi phí về lao động sống, nguyên nhiên vật liệu và các chi phí cần thiết khác mà nông dân phải bỏ ra trong quá trình canh tác lúa, được biểu hiện bằng tiền và tính cho một mùa vụ (thường là 3 tháng).
Qua đó ta có thể thấy các yếu tố của chi phí sản xuất lúa bao gồm:
Lao động sống là hao phí về sức lao động của nông dân, các lao động thuê mướn khác trong canh tác lúa. Đó là yếu tố thứ ba trong bốn yếu tố quan trọng trong nông nghiệp mà ông bà ta thường nói: “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”. Sự thành bại về năng suất cao hay thấp là một phần rất lớn vào công chăm sóc, “Một nông dân giỏi là nông dân phải hiểu những gì cây lúa nói và cây lúa khỏe năng suất cao là cây lúa được chăm sóc chu đáo bởi nông dân”.
Nguyên nhiên vật liệu là chi phí về các vật tư nông nghiệp như: Phân bón, thuốc trừ sâu… về giống phục vụ cho sản xuất.
Các chi phí khác bao gồm các chi phí về thuê mướn các công cụ, thiết bị cần thiết trong chuẩn bị ban đầu trước khi bước vào mùa vụ (làm đất, làm cỏ, cày, bừa…).
khái niệm doanh thu.
Doanh thu là khoản thu của nhà sản xuất sau khi bán sản phẩm của mình và được tính bằng tiền thể hiện qua công thức:
Doanh thu = sản lượng bán x giá bán.
Từ đây khái quát về khái niệm doanh thu trong lĩnh vực lúa:
Doanh thu của nông dân trong canh tác lúa chính là khoản tiền mà nông dân thu được khi bán lúa.
Doanh thu = năng suất x giá bán.
Khái niệm lợi nhuận.
Lợi nhuận của nhà sản xuất chính là khoản dôi ra sau cùng mà nhà sản xuất nhận được sau khi bù đắp các khoản chi phí và được biểu hiện bằng tiền thể hiện thông qua công thức sau:
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
Khái quát khái niệm lợi nhuận trong canh tác lúa:
Lợi nhuận của nông dân trong canh tác lúa chính là số tiền mà nông dân nhận được sau khi chi trả cho các khoản chi phí về giống, về vật tư nông nghiệp, về thuê mướn nhân công, làm đất ban đầu, và các chi phí liên quan khác trong quá trình canh tác lúa.
Chương 3. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TRÊN PHƯỜNG MỸ HÒA – THÀNH PHỐ LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG
Tiến hành khảo sát hiện trạng sản xuất lúa trên địa bàn Phường Mỹ Hòa để thấy được tình trạng diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ bình quân từ 3 đến 5 công/hộ, thấy được sự hạn chế của bà con trong áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa như áp dụng: Ba giảm ba tăng, quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Intergrated Pest Managerment), nguyên tắc bốn đúng trong phun thuốc,… Hiện trạng sản xuất lúa đại trà với nhiều loại giống khác nhau. Dẫn đến chi phí tăng cao làm giảm đáng kể lợi nhuận thu lại của bà con. Đồng thời thấy được sự khó khăn của bà con trong quá trình tiêu thụ sản phẩm (bán lúa) về việc chọn lựa người bán, giá bán. Song song đó đề tài còn giới thiệu đến bà con giống chất lượng cao về lợi ích và sự cần thiết phải canh tác giống chất lượng cao trong xu hướng hội nhập, để làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp phù hợp trong chương 4.
Chương 3 trình bày các vấn đề cơ bản sau:
3.1. Tình hình chung.
3.2. Hiện trạng về giống.
3.3. Hiện trạng về kỹ thuật canh tác.
3.4. Hiện trạng về tổ chức sản xuất
3.5. Hiện trạng về thị trường tiêu thụ.
3.6. Diễn biến sâu bệnh trên lúa vụ hè thu 2007.
Tình hình chung.
Phường Mỹ Hòa là một Phường thuần nông với diện tích tự nhiên là 1.651 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 60% (940,6 ha) trong đó có hơn 90% là đất canh tác lúa, hàng năm diện tích gieo trồng lên đến 1.982,2 ha((1) Phường Mỹ Hòa báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2006
kế hoạh công tác năm 2007.
). Tuy nhiên diện tích mà bà con canh tác còn nhỏ lẻ dao động từ 3 đến 5 công/hộ, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp bà con nông dân và tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thì kết quả cho thấy mỗi gia đình có từ 1 đến 2 thửa ruộng có hộ có đến 3 thửa nhưng mỗi thửa chỉ có từ 1 đến 3 công (53,3% số hộ gia đình) và chỉ có 16,7% số hộ gia đình có từ 8 công trở lên.
Bảng 3.1. Diện tích đất canh tác phổ biến trên Phường
Tần số
Phần trăm (%)
Diện tích
Từ 1 đến 3 công
16
53,3
Từ 4 đến 7 công
9
30,0
Từ 8 công trở lên
5
16,7
Tổng số mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Biểu đồ 3.1. Diện tích đất canh tác phổ biến trên Phường
16,7
30
53,3
0
10
20
30
40
50
60
Từ 1 đến 3 công
Từ 4 đến 7 công
Từ 8 công trở lên
Diện tích
Phần trăm %
Với mật độ đó cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ gia đình ở Phường Mỹ Hòa dao động từ 3 đến 5 công thấp hơn nhiều so với diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ của Tỉnh dao động từ 6 đến 8 công( Sở nông nghiệp tỉnh An Giang Báo cáo tổng kết ngành Nông Nghệp 2006 kế hoạch sản xuất 2007.
). Điều này liên quan đến chi phí sản xuất lúa như: Nếu hộ gia đình canh tác từ 1 đến 3 công thì có khi chi phí lên đến trên 1.100.000đồng/công, bình quân chi phí sản xuất lúa trên phường dao động từ 900.000đồng đến 1.000.000đồng/công.
Biểu đồ 3.2. Mối quan hệ giữa chi phí và diện tích
Từ 8 công trở lên
Từ 4 – 7 công
60
50
40
30
10
0
Trên 1.100.000
Đồng
Trên 900.000 -
1.100.000 Đồng
Từ 700.000 -
900.000 Đồng
Dưới 700.000
Đồng
20
Diện tích đất gia đình đang canh tác
Từ 1 – 3 công
Điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và quy mô sản xuất (diện tích đất). Khi quy mô sản xuất càng hẹp (diện tích đất nhỏ lẻ) thì chi phí sản xuất rất cao và ngược lại khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng (diện tích đất tập trung) thì chi phí sản xuất sẽ thấp hơn.
Chi phí thay đổi theo từng mùa vụ, mùa hè thu chi phí thường cao hơn mùa đông xuân do sâu bệnh phá hại nặng nề, phân bón nhiều hơn, chi phí làm đất nhiều hơn… qua phân tích cho thấy chi phí cho một công từ trên 700.000đồng đến 900.000đồng chiếm 33,3% ở vụ đông xuân và 30% ở vụ hè thu; từ trên 900.000đồng đến 1.100.000đồng thì có đến 40% ở vụ đông xuân và 60% ở vụ hè thu.
Bảng 3.2. Chi phí canh tác lúa vụ đông xuân
Tần số
Phần trăm (%)
Chi Phí
Dưới 700.000đồng/công
5
16,7
Từ 700.000đồng đến 900.000đồng/công
10
33,3
Trên 900.000đồng đến 1.100.000đồng/công
12
40,0
Trên 1.100.000đồng/công
3
10,0
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Bảng 3.3. Chi phí canh tác lúa vụ hè thu
Tần số
Phần trăm (%)
Chi Phí
Dưới 700.000đồng/công
1
3,3
Từ 700.000đồng đến 900.000đồng/công
9
30,0
Trên 900.000đồng đến 1.100.000đồng/công
18
60,0
Trên 1.100.000đồng/công
2
6,7
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Trong khi đó chi phí sản xuất bình quân cho một công trên toàn tỉnh là 750.000đồng/công(() Sở nông nghiệp tỉnh An Giang – báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp 2006 - kế hoạch sản xuất 2007).
). Chi phí canh tác trên Phường Mỹ Hòa có cao hơn so với chi phí bình quân của Tỉnh từ 150.000đồng đến 250.000đồng/công.
Biểu đồ 3.3. So sánh chi phí canh tác lúa vụ đông xuân và vụ hè thu
Năng suất lúa bình quân trên Phường đạt 680kg/công năng suất có cao hơn so với năng suất bình quân của Tỉnh là 630kg/công.
Biểu đồ 3.4. So sánh chi phí sản xuất lúa bình quân của Tỉnh An Giang với Phường Mỹ Hòa
Bảng 3.4. So sánh chi phí sản xuất lúa bình quân của Tỉnh An Giang với Phường Mỹ Hòa
Chi phí canh tác lúa bình quân của Tỉnh
750.000đồng
Chi phí canh tác lúa bình quân của Phường
1.000.000đồng
(Nguồn: Số liệu từ báo cáo của Phường Mỹ Hòa và Sở Nông Ngiệp An Giang)
Bảng 3.5. Năng suất lúa vụ đông xuân
Tần số
Phần trăm (%)
Năng suất
Dưới 700kg/công
12
40,0
Từ 700kg đến 900kg/công
10
33,3
Trên 900kg/công
8
26,7
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Biểu đồ 3.5. So sánh năng suất lúa vụ đông xuân và hè thu
Bảng 3.6. Năng suất vụ hè thu
Tần số
Phần trăm (%)
Năng suất
Dưới 700kg/công
19
63,3
Từ 700kg đến 900kg/công
11
36,7
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Qua biểu đồ cho thấy năng suất lúa vụ đông xuân có cao hơn nhiều so với năng suất lúa vụ hè thu. Trong vụ hè thu năng suất không thể đạt đến 900kg/công (45 giạ/công) và ở vụ này năng suất đạt rất thấp có đến 63,3% số hộ nông dân chỉ đạt năng suất dưới 700kg/công. Cụ thể như sau:
Bảng 3.7. So sánh năng suất, chi phí và lợi nhuận giữa Phường Mỹ Hòa và Tỉnh An Giang.
Phường Mỹ Hòa(a)
Tỉnh An Giang(b)
Năng suất bình quân (kg)
680
630
Giá bán (đồng/kg)
2.850
2.850
Doanh thu (đồng)
1.938.000
1.795.500
Chi phí (đồng)
1.000.000
750.000
Lợi nhuận (đồng)
938.000
1.045.500
Chênh lệch (đồng)
107.500
(Nguồn: (a) Phân tích dữ liệu từ Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường
(b) Sở nông nghiệp tỉnh An Giang – Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp 2006 - Kế hoạch sản xuất 2007).
Nhìn chung mặc dù năng suất có cao hơn so với trung bình của Tỉnh nhưng vẫn không bù đắp đủ chi phí mà bà con bỏ ra, do vậy đã ảnh hưởng đến lợi nhuận mang lại của bà con không cao.
Do chi phí rất cao nên lợi nhuận thu lại của bà con trên Phường thấp hơn so với trung bình của Tỉnh 107.500đồng/công, mặc dù năng suất có cao hơn (50kg/công).
Hiện trạng về Giống.
Qua quá trình thu thập số liệu và xử lý thông tin cho thấy bộ giống mà bà con thường dùng để canh tác trên Phường Mỹ Hòa hiện nay rất đa dạng, có hơn 10 loại giống khác nhau, trong đó giống phổ biến và được đông đảo bà con gieo trồng IR50404, OM1490, được thể hiện theo từng vụ (đông xuân, hè thu) cụ thể như sau:
Bảng 3.8. Tên giống mà bà con nông dân Phường Mỹ Hòa canh tác vụ Đông xuân
Tần số
Phần trăm (%)
Giống lúa
OM 1490
8
26,7
OM 3536
2
6,7
IR 50404
9
30,0
OM 2517
3
10,0
OM 2519
1
3,3
OMCS 2000
2
6,7
OM 4498
2
6,7
JASMINE
1
3,3
VND 95-20
2
6,7
Tổng Mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Bảng 3.9. Tên giống mà bà con nông dân trên Phường Mỹ Hòa canh tác vụ Hè thu
Tần số
Phần trăm (%)
Giống lúa
OM 1490
7
23,3
OM 3536
4
13,3
IR 50404
8
26,7
OM 2514
1
3,3
OM 2517
5
16,7
OM 2519
1
3,3
OMCS 2000
3
10,0
VND 95-20
1
3,3
Tổng Mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Giống mà bà con đang sử dụng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nhìn chung có 3 nguồn chính: Giống xác nhận; Giống được để lại từ vụ trước; Giống được trao đổi với nông dân khác. Trong đó có đến 56,7% số hộ nông dân sử dụng giống của mình để lại từ vụ trước, tuy nhiên quá trình để giống lại của bà con trải qua nhiều vụ:
Bảng 3.10. Nguồn giống phổ biến trên Phường Mỹ Hòa
Tần số
Phần trăm (%)
Nguồn gốc
Giống nguyên chủng
0
0,0
Giống xác nhận
7
23,3
Để lại từ vụ trước
17
56,7
Trao đổi với nông dân khác
6
20,0
Tổng mẫu
30
100,0
Biểu đồ 3.6. Nguồn Giống phổ biến trên Phường Mỹ Hòa
Bảng 3.11. Số vụ mà bà con để giống lại
Tần số
Phần trăm (%)
Số vụ
Không để giống lại
13
43,3
2 vụ
6
20,0
Từ 3 vụ trở lên
11
36,7
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Qua bảng phân tích trên cho thấy trong 56,7% số hộ gia đình tự để giống lại canh tác cho vụ sau thì có đến 36,7% số hộ gia đình, mà giống họ để lại từ 3 vụ trở lên. Theo khuyến cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì nông dân nên sử dụng giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận để canh tác, tuy nhiên trong điều kiện hạn chế về giống như hiện nay do vậy bà con có thể sử dụng giống để lại từ vụ trước nhưng không nên quá hai vụ vì nếu để lại trên hai vụ thì giống sẽ kém chất lượng, sâu bệnh phá hại, độ lẫn cao, năng suất giảm,…Hoặc có thể trao đổi giống với bà con nông dân khác trong vùng.
Biểu đồ 3.7. Thời gian (số vụ) để giống lại của nông dân
Bên cạnh nguồn giống thì một trong những vấn đề cần quan tâm về hiện trạng giống là số lượng giống mà bà con dùng để gieo sạ rất cao, cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Lượng giống mà bà con sử dụng rất cao có đến 40% số hộ nông dân sử dụng lượng giống từ 15kg đến 18kg/công, đáng chú ý hơn là có đến 46,7% số hộ gia đình sử dụng lượng giống còn nhiều hơn thế nữa từ 19kg đến 22kg/công. Đây chính là một trong những yếu tố làm cho chi phí sản xuất lúa của bà con rất cao.
Bảng 3.12. Lượng giống bà con dùng để gieo sạ
Tần số
Phần trăm (%)
Số lượng
Dưới 15 kg
3
10.0
Từ 15 kg đến 18 kg
12
40,0
Từ 19 kg đến 22 kg
14
46,7
Từ 23 kg trở lên
1
3,3
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Mặc dù lượng giống bà con sử dụng để gieo sạ còn cao, tuy nhiên bà con nông dân ta đã nhận thức được việc sử dụng lượng giống nhiều không làm tăng năng suất mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất và kéo theo sự sụt giảm về lợi nhuận. Qua trao đổi trực tiếp với bà con thì đa phần bà con muốn giảm lượng giống xuống trong vụ sau, có 63,3% số hộ gia đình có nguyện vọng sử dụng lượng giống ít hơn từ 2 – 3 kg/công so với hiện tại. Chính vì điều đó mà Tôi tin chắc rằng giải pháp về giống mà Tôi trình bày ở mục 4.1 Trang 26 sẽ được nông dân ủng hộ và đạt kết quả tốt.
Biểu đồ 3.8. Lượng giống nông dân thường sử dụng
Bảng 3.13. Bà con muốn dùng lượng giống nhiều hơn hay ít hơn
Tần số
Phần trăm (%)
Giá trị
Nhiều hơn
11
36,7
Ít hơn
19
63,3
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Biểu đồ 3.9. Bà con muốn dùng lượng giống nhiều hơn hay ít hơn
Bảng 3.14. Điều quan trọng hơn khi gia đình chọn giống
Tần số
Phần trăm (%)
Giá trị
Số lượng
10
33,3
Chất lượng
14
46,7
Cả hai
6
20,0
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Trong quá trình chọn giống thì điều quan trọng hơn đối với bà con là tiêu chuẩn về chất lượng 46,7% và có 33,3% số hộ gia đình đề cao tiêu chuẩn về số lượng. Theo ý kiến của bà con để canh tác lúa có năng suất cao, chất lượng gạo tốt,… thì ngoài việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, điều quan tâm nhất là chọn giống có chất lượng.
Nhìn chung thì hiện trạng về giống trên địa bàn Phường Mỹ Hòa hiện nay rất đa dạng có hơn 10 loại giống với nguồn gốc khác nhau từ giống nguyên chủng, giống xác nhận, giống để lại từ vụ trước đến giống trao đổi với nông dân khác. Tuy nhiên điều đáng lo ngại vì đó là tác nhân làm tăng chi phí sản xuất của nông dân trong canh tác chính là số lượng giống mà bà con sử dụng để gieo sạ còn rất cao trung bình dao động từ 18kg/công đến 20 kg/công.
Hiện trạng về kỹ thuật canh tác.
Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại trong sản xuất lúa trên Phường còn hạn chế, bà con còn quen với việc sạ tay (sạ lan) vì cho rằng tiết kiệm được thời gian.
Bảng 3.15. Phương pháp gieo sạ của bà con ở vụ đông xuân
Tần số
Phần trăm (%)
Phương pháp sạ
Sạ hàng
15
50,0
Sạ tay
14
46,7
Cấy
1
3,3
Tổng mẫu
30
100,0
Biểu đồ 3.10. Phương pháp gieo sạ hiện tại trên Phường
Bảng 3.16. Phương pháp gieo sạ của bà con ở vụ hè thu
Tần số
Phần trăm (%)
Phương pháp sạ
Sạ hàng
7
23,3
Sạ tay
23
76,7
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Ở vụ hè thu có đến 76,7% số hộ gia đình áp dụng phương pháp sạ tay trong sản xuất, điều này đã làm tăng lượng giống khi gieo do vậy làm tăng chi phí trong sản xuất. Lý do mà nông dân có sự khác biệt trong phương pháp gieo sạ ở vụ đông xuân và hè thu là do:
Giống trong vụ này nông dân thường để rễ non ra dài (khoảng 1cm – 1,2cm) rồi mới sạ chính vì vậy khi cho lúa giống vào trống của công cụ kéo hàng, khi kéo giống không ra đều vì rễ lúa lúc này khá dài.
Ở vụ hè thu theo trao đổi trực tiếp với nông dân thì đa phần điều muốn sạ lượng giống nhiều hơn so với vụ đông xuân, do vậy nếu sạ hàng thì phải kéo hàng đến 2 lần tốn rất nhiều thời gian. Đây là vấn đề cần làm rõ cho bà con nông dân hiểu rằng nếu dùng lượng giống nhiều hơn thì chưa hẳn năng suất lại cao hơn mà ngược lại đó là nguyên nhân góp phần làm tăng chi phí, đồng thời sạ dày còn là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
Bảng 3.17. Tình hình áp dụng các kỹ thuật canh tác của bà con trên Phường (phỏng vấn 30 hộ gia đình)
Kỹ thuật canh tác
Số hộ gia đình
Phần trăm
Ba giảm ba tăng
5
9%
1 phải 5 giảm
2
4%
IPM
2
4%
Nguyên tắc 4 đúng trong phun thuốc
8
15%
Áp dụng kỹ thuật sạ hàng
9
17%
Nguyên tắc 4 khỏe trong canh tác
8
15%
Không áp dụng các kỹ thuật trên
20
36%
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Biểu đồ 3.11. Tình hình áp dụng các kỹ thuật canh tác của nông dân Phường Mỹ Hòa
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy được sự hạn chế trong áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, có đến 36% trong tổng số mẫu điều tra cho thông tin là không áp dụng các kỹ thuật trong canh tác mà làm theo kinh nghiệm bản thân… Đây là một hiện trạng có thể nói là nguyên nhân lớn nhất trực tiếp nhất làm giảm năng suất và tăng chi phí, vì không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa, không áp dụng các chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM… nên việc sử dụng các loại thuốc hóa học không đúng với từng loại bệnh, phun thuốc không đúng quy định (thấy sâu bệnh nhiều thì phun nhiều, ít thì phun ít). Chính vì điều đó mà một trong những giải pháp mà Tôi đưa ra nhằm giúp cho bà con trên Phường Mỹ Hòa nâng cao lợi nhuận là giải pháp về kỹ thuật canh tác trình bày trong mục 4.2 trang 34 sẽ đi đúng hướng và sẽ phát huy tác dụng tốt.
Theo báo cáo của Phường trong năm qua cán bộ nông nghiệp kết hợp với các ngành, khóm đã tổ chức 30 cuộc hội thảo, 8 lớp tập huấn về nhân giống lúa và phổ biến kỹ thuật trồng trọt; các biện pháp phòng trừ sâu bệnh… Tổ chức các buổi thăm đồng, nhắc nhở nông dân chăm sóc và bảo vệ lúa. Nhưng hiện tại trên Phường chỉ có một cán bộ nông nghiệp đây là một con số hạn chế đối với Phường. Hiện trạng là thế tuy nhiên để đảm bảo việc phát triển bền vững và có hiệu quả nền nông nghiệp truyền thống của Phường thì cần tăng cường việc tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt cho nông dân hiểu, tăng cường hơn nữa các buổi hội thảo đầu bờ nhằm mục đích liên kết các nông dân lại thông qua các buổi toạ đàm đó… tạo sự gắn bó giữa nông dân với cán bộ, với các nhà khoa học và giữa nông dân với nhau.
Hiện trạng về tổ chức sản xuất.
Bảng 3.18. Tình hình tham dự các tổ chức sản xuất
Tần số
Phần trăm (%)
Hình thức tham gia
Tổ liên kết sản xuất
4
13,3
Câu lạc bộ nông dân
6
20,0
Tự canh tác
20
66,7
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Bảng 3.19. Diện tích của nông dân trong tổ liên kết sản xuất và câu lạc bộ nông dân
Hình thức tham gia
Diện tích (ha)
Phần trăm (%)
Tổ liên kết sản xuất
68,11
7
Câu lạc bộ nông dân
102,42
11
(Nguồn: Phòng thống kê Phường Mỹ Hòa)
Chỉ có 18% diện tích (170,53 ha) của nông dân tham gia vào các câu lạc bộ nông dân và nhóm liên kết sản xuất, điều đó cho thấy đa phần nông dân vẫn còn canh tác đơn lẽ (82% diện tích), diện tích đất thì manh mún, canh tác tự phát không tham gia vào các tổ liên kết sản xuất hoặc câu lạc bộ nông dân. Nguyên nhân góp phần làm tăng chi phí của nông dân trong canh tác lúa cũng xuất phát từ việc canh tác đơn lẽ này. Do vậy giải pháp mà Tôi đưa ra trong mục 4.3. Giải pháp tổ chức sản xuất trang 47 khắc phục được vấn đề trên và góp phần nâng cao lợi nhuận cho bà con trong canh tác lúa.
Biểu đồ 3.12. Tình hình canh tác của nông dân Phường Mỹ Hòa
Hiện trạng về thị trường tiêu thụ.
Bảng 3.20. Tình trạng bán lúa của nông dân sau thu hoạch
Tần số
Phần trăm (%)
Đối tượng bán
Công ty lương thực
2
6,7
Thương lái
27
90,0
Hợp đồng với tổ chức thu mua khác
1
3,3
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Hiện trạng tự canh tác của nông dân (66,7%) điều đó sẽ là khó khăn cơ bản của nông dân trong việc ký kết hợp đồng với các công ty lương thực hay các tổ chức thu mua khác, nông dân không trực tiếp ký kết các hợp đồng mà có đến 90% số hộ gia đình thường bán qua trung gian là thương lái và thường bán ngay sau khi phơi khô, bên cạnh đó do không tham gia vào các tổ liên kết sản xuất hay các câu lạc bộ nông dân, do vậy không có nhóm người đại diện trong quá trình thương lượng giá với thương lái, điều này dễ dẫn đến việc ép giá của thương lái đối với bà con là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh khó khăn cơ bản đó thì kèm theo đó là thiệt hại của bà con: Thiệt hại về giá bán (thường thấp hơn so với giá hợp đồng với các công ty), thiệt hại về chi phí trong lúc bán (hầu như mọi chi phí về bốc xếp, vận chuyển đều thuộc về nông dân).
Biểu đồ 3.13. Tình hình bán lúa hiện tại của nông dân
Nông dân thường bán lúa ngay sau khi phơi khô với nhiều lý do: Bán để chi trả chi phí vật tư nông nghiệp, chi trả các khoản chi phí khác trong quá trình sản xuất… bán vì không có nơi dự trữ. Điều đáng quan tâm là ở chổ trong lúc bán thì người đưa giá lại là người mua và như vậy một lần nữa người mua lại giành quyền ưu tiên, thiệt hại vẫn thuộc về người bán (nông dân).
Bảng 3.21. Thời điểm nông dân bán lúa
Tần số
Phần trăm (%)
Thời điểm bán
Bán ngay sau khi phơi khô
18
60,0
Dựa lại chờ thời điểm thích hợp (giá cao)
12
40,0
Tổng mẫu
30
100,0
Bảng 3.22. Đối tượng đưa giá trong mua bán lúa
Tần số
Phần trăm (%)
Đối tượng
Người bán
5
16,7
Người mua
17
56,7
Thương lượng
8
26,7
Tổng mẫu
30
100,0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)
Biểu đồ 3.14. Đối tượng đưa giá trong mua bán lúa
Với tình trạng sản xuất đơn lẻ, không tham gia vào các tổ nhóm liên kết sản xuất, các câu lạc bộ nông dân… Như vậy sẽ gây khó khăn cho bà con. Cần phải vận động nông dân tham gia vào các tổ liên kết sản xuất nhằm hướng đến sự kết hợp sản xuất cộng đồng, tạo sản phẩm tương đối đồng nhất sẵn sàng cho hội nhập.
Hiện trạng trên sẽ được khắc phục, chi phí trong bán lúa sẽ giảm đáng kể, giá bán sẽ được cao hơn so với hiện tại và lợi nhuận thu lại của bà con nông dân sẽ được cải thiện và nâng cao thông qua giải pháp 4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ trang 48 Tôi đưa ra trong chương 4.
Diễn biến sâu bệnh trong vụ hè thu 2007.
Dự báo tình hình sinh vật hại trên lúa vụ Hè thu 2007(() Cập nhật 27/03/2007 Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang.
)
Qua giám định mẫu rầy nâu thu thập ở các huyện Tri Tôn, Châu Thành, Tịnh Biên, Long Xuyên, Thoại Sơn, Phú Tân cho kết quả các mẫu rầy đều có mang virus của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá từ 67 % đến 100%. Điều này nói lên rằng trên lúa hè thu 2007 còn đứng trước nguy cơ bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn là rất lớn. Vì thế bà con nông dân hết sức thận trọng trong việc xuống giống lúa vụ hè thu tới bằng cách xuống giống né các đợt rầy cánh dài vào đèn rộ và phải xuống giống đồng loạt trên một khu vực rộng lớn. Không được xuống giống khi khu vực xung quanh còn lúa đang và chưa thu hoạch vì nếu xuống giống thì rầy sẽ di trú đến để sinh sống khi cây lúa còn rất nhỏ và tất yếu sẽ bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Bà con nông dân nên tuân thủ lịch xuống giống theo chính quyền địa phương hướng dẫn và né rầy khi rầy vừa hết vào đèn. Dự báo sẽ có đợt rầy trưởng thành vào đèn rộ trong khoảng thời gian từ 27 tháng 3 đến 10 tháng 4 năm 2007.
Lịch xuống giống chung cho cả tỉnh trong vụ hè thu 2007 trong khoảng thời gian từ 10 tháng 4 đến 10 tháng 5 dương lịch.
Trong vụ hè thu năm 2007, cần lưu ý một số sinh vật hại chủ yếu sau đây:
Rầy nâu: Sẽ có 3 đợt rầy cám chính phát sinh trong vụ như sau:
- Đợt 1: Sẽ có đợt rầy cám nở vào khoảng giữa đến cuối tháng 5, với mức độ nhẹ cục bộ trên trà lúa sớm đang đẻ nhánh đến làm đòng.
- Đợt 2: Sẽ có đợt rầy cám nở vào khoảng giữa đến cuối tháng 6 với mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Đợt 3: Sẽ có đợt rầy cám nở vào khoảng giữa cuối tháng 7 với mức độ nhẹ.
Chú ý: Bà con nông dân nên chú ý hơn và thăm đồng thường xuyên để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá: bệnh có khả năng phát sinh mạnh trên trà lúa hè thu sớm với mức độ thiệt hại từ trung bình đến nặng, tập trung ở các huyện Chợ Mới, Phường Mỹ Hòa (Thành Phố Long Xuyên), Thoại Sơn, Phú Tân và cục bộ một số huyện còn lại.
Bù lạch: Có khả năng gây hại từ trung bình đến nặng trên lúa hè thu sớm.
(Sạ trong cuối tháng 3 đến khoảng cuối tháng 4) nếu thời tiết khô hạn và không mưa.
Chuột: Do thời tiết khô hạn chuột có điều kiện sinh sôi phát triển và gây hại mạnh trên trà lúa sớm ở những nơi đất gò, gần vườn tạp, gần bờ đê hoặc bờ kinh lớn, gần khu dân cư...)
Sâu cuốn lá nhỏ: Có 3 đợt sâu xuất hiện
- Đợt 1: Trong khoảng giữa đến cuối tháng 5 có đợt sâu non nở trên trà lúa sớm đang đẻ nhánh với mức độ nhẹ.
- Đợt 2: Trong khoảng giữa đến cuối tháng 6 có đợt sâu non nở trên trà lúa đại trà đang đẻ nhánh đến làm đòng, đây là đợt sâu chính trong vụ với mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Đợt 3: Trong khoảng giữa đến cuối tháng 7 có đợt sâu non nở trên trà lúa muộn đang làm đòng trổ với mức độ nhẹ.
Bệnh đạo ôn: Bệnh sẽ phát sinh ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, cục bộ trung bình trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7.
Bệnh vàng lá: Bệnh có khả năng phát triển từ nhẹ đến trung bình từ tháng 5 đến tháng 7, cục bộ nặng nhất là đối với những ruộng sạ dày và bón thừa đạm.
Bệnh lem lép hạt và nhện gié: Bệnh sẽ phát triển mạnh nếu thời tiết khô hạn trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 7 với mức độ từ trung bình đến nặng.
Bệnh cháy bìa lá và bệnh sọc lá vi khuẩn: Bệnh có khả năng phát triển mạnh trong điều kiện môi trường có ẩm độ cao như mưa giông, bão nhiều trong khoảng từ cuối tháng 5 đến tháng 8 trên lúa làm đòng đến trổ, ngậm sữa.
Tóm lại: Phường Mỹ Hòa cũng nằm trong tình trạng trên gặp nhiều điều kiện không thuận lợi như: giá vật tư gia tăng, sâu bệnh phát triển mạnh, mưa nhiều ngay lúc khi thu hoạch đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của nông dân. Để từng bước hạn chế tình hình dịch hại, giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí trong canh tác lúa, góp phần nâng cao năng suất và từng bước nâng cao lợi nhuận sẽ được trình bày rõ trong chương 4. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận.
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
Qua quá trình phân tích, thấy được hiện trạng sản xuất lúa trên Phường. Đồng thời tham khảo ý kiến của cán bộ nông nghiệp Phường, tham khảo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn để đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần giảm chi phí trong canh tác nhằm tăng lợi nhuận duy trì nền nông nghiệp truyền thống và sẵn sàng cho hội nhập.
Các nội dung được trình bày trong chương 4
4.1. Giải Pháp Về Giống.
4.2. Giải Pháp Về Kỹ Thuật Canh Tác.
4.3. Giải Pháp Về Tổ Chức Sản Xuất.
4.4. Giải Pháp Về Thị Trường Tiêu Thụ.
Giải pháp về Giống.
Sự cần thiết của giống lúa tốt trong sản xuất.
Vai trò của giống lúa.
Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu hiện nay nói chung và ở Phường Mỹ Hòa nói riêng.
Chính vì sự cần thiết ấy mà trong nhiều năm qua việc lai tạo và chọn giống theo 3 hướng chính:
Chọn tạo giống có chất lượng tốt (gạo ngon) phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chọn tạo giống có năng suất cao và ổn định cho vùng thâm canh.
Chọn tạo giống có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh và chống chịu điều kiện khó khăn.
Ngày nay giống được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ước tính khoảng 30% - 50% mức tăng năng suất hạt của cây lương thực trên thế giới là nhờ vào sản xuất những giống tốt mới(() Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
).
Để tránh gây hại của gầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ngoài các biện pháp canh tác như: Áp dụng IPM, ba giảm ba tăng, vệ sinh đồng ruộng, chuyển đổi mùa vụ, áp dụng kỹ thuật sạ hàng… Thì công tác giống càng phải được chú trọng hơn. Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo xuất khẩu, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống lúa khỏe phục vụ sản xuất, có như vậy mới tạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vững lâu dài, giữ vững an toàn lương thực, đảm bảo xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống người nông dân Việt Nam nói chung và nông dân trên Phường Mỹ Hòa nói riêng.
Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên từ vụ lúa đông xuân, hè thu, thu đông và vụ mùa năm 2006 – 2007 ở các tỉnh phía Nam đã bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại với mức độ càng lúc càng nghiêm trọng làm cho hàng trăm ngàn hecta lúa bị giảm năng suất, nhiều nơi phải huỷ bỏ. Đa số các giống lúa đang sử dụng hiện nay ở Phường Mỹ Hòa đều từ nhiễm nhẹ đến nhiễm nặng các bệnh như: Rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Thêm vào đó, trên Phường Mỹ Hòa hiện nay việc chỉ có 23,3% số hộ nông dân sử dụng giống xác nhận (Bảng 3.9. Nguồn giống phổ biến trên Phường, Trang 14) còn lại có hơn 70% số hộ nông dân đã để lại giống từ vụ trước hoặc trao đổi với các nông dân khác trên Phường.
Tóm lại: Lúa giống có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong quá trình sản xuất, chính vì vậy để nâng cao năng suất và giảm chi phí trong canh tác lúa thì khâu chọn giống cần phải được quan tâm đúng mức và phải được tiến hành chọn lựa thật kỹ.
Hạt giống khỏe và sử dụng hạt giống phải đạt tiêu chuẩn.
Hạt giống khỏe
Muốn có cây lúa khỏe thì phải có hạt giống tốt và khỏe mạnh. Gieo trồng hạt giống khỏe có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để cây lúa gieo trồng chịu đựng và vượt qua được biến động của điều kiện thời tiết bất lợi và những điều kiện bất thuận bên ngoài từ đó mới có thể cho năng suất cao và gia tăng chất lượng gạo, nhất là gạo xuất khẩu.
Sử dụng hạt giống phải đạt tiêu chuẩn
Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những giống khác, không được lẫn các hạt cỏ và lúa cỏ, tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng.
Tỷ lệ nẩy mầm cao từ 85% trở lên và cây mạ phải có sức sống mạnh.
Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không lẫn hạch nấm hoặc không mang mầm bệnh nguy hiểm.
Chất lượng hạt giống phải đạt hoặc tương đương cấp giống xác nhận(() Số liệu từ trung tâm giống Bình Đức
):
- Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%
- Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
- Hạt khác giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
- Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
- Tỷ lệ nẩy mầm (% số hạt) > 85,0%
- Độ ẩm (%) < 13,5 % .
Lượng giống cần thiết khi gieo sạ.
Nên sạ thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã. Nên sạ hàng với lượng giống 80 – 100kg/ha, nếu sạ lan (sạ tay) thì cũng chỉ nên 100 – 120kg/ha, tối đa 150kg/ha(() Bộ NN & PTNT Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa vụ hè thu 2007 ở các tỉnh Nam Bộ.
).
Sạ thưa áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng sẽ giảm được rất lớn chi phí so với hiện tại mà nông dân ta đang canh tác như: Lượng giống tiết kiệm khoảng 7kg – 9kg/công từ đó chi phí giống sẽ giảm từ 20.300đồng – 49.500đồng tuỳ theo hình thức sạ tay hay sạ hàng và sử dụng giống xác nhậ hay giống trao đổi hoặc tự để lại giống.
Bảng 4.1. Áp dụng 3 giảm 3 tăng tiết kiệm chi phí về giống
Sạ hàng
Sạ tay
Lượng giống hiện tại nông dân đang sử dụng (kg/công)
16
20
Áp dụng 3 giảm 3 tăng (kg/công)
9
11
Tiết kiệm (kg/công)
7
9
Giá (đồng/công)
Giống trao đổi hoặc tự để giống
2.900
2.900
Giống xác nhận
5.500
5.500
Thành tiền (đồng/công)
Giống trao đổi hoặc tự để giống
20.300
26.100
Giống xác nhận
38.500
49.500
Những giống lúa phù hợp trên địa bàn Phường Mỹ Hòa.
Bảng 4.2. Các loại giống phù hợp trên địa bàn Phường Mỹ Hòa
Giống chủ lực
Giống bổ sung
Giống triển vọng
OM 4498
OM 3536
OM 5930
OMCS 2000
AS 996
MTL 384
IR 50404
OM 2717
HD 1
VND 95-20
OM 2718
OM 5239
OM 2395
IR 64
MTL 392
OM 576
OM 4495
MTL 4668
OM 2517
JASMINE 85
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang)
Ghi chú: Thông tin về một số loại giống được trình bày trong phần phụ lục.
Nên sử dụng giống xác nhận và cố gắng duy trì việc sản xuất một giống lúa trong nhiều vụ bằng các biện pháp, kỹ thuật canh tác thích hợp để gia tăng tính ổn định và khai thác hết tiềm năng về năng suất của giống, tuy nhiên điều đáng lo ngại hiện nay một số giống trên Phường chỉ tồn tại trong khoảng 3 năm và sau đó bị áp lực của các loại sâu hại đã không thể phát huy hết những đặc tính tốt của giống.
Tuy nhiên một vùng mà có nhiều bộ giống là không nên vì sẽ làm đa dạng hóa chủng loại gạo thành phẩm, không tạo được vùng nguyên liệu chuyên. Do vậy về lâu dài cơ cấu giống lúa trên Phường Mỹ Hòa nên được hoạch định theo những hướng sau:
Chỉ đưa vào canh tác từ 3 đến 4 bộ giống chủ lực đồng thời cần quy hoạch sản xuất 1 đến 2 giống có những đặc tính tương đồng trong cùng một cánh đồng để thuận tiện cho việc áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, phù hợp và dễ dàng hình thành vùng lúa đồng nhất. Qua khảo trao đổi cùng các cán bộ nông nghiệp Phường và khảo sát sự phù gợp của giống từ đó đưa ra 4 loại giống phù hợp với Phường Mỹ Hòa: IR 50404, OMCS 2000, OM 4498, VD 95-20.
Trong khi bố trí cơ cấu giống cho từng vụ nên chú ý một số loại dịch hại phổ biến và những yếu tố bất lợi trong vụ đó để dùng giống có tính kháng hoặc có thể chống chịu với dịch hại hoặc chịu đựng được điều kiện bất thuận.
Song song với các tiến trình trên cũng nên chuẩn bị 1 đến 2 loại giống lúa mới để sản xuất thử và đánh giá thích nghi của giống trên địa bàn Phường để chủ động thay thế khi có những diễn biến bất lợi. Cán bộ nông nghiệp Phường thường xuyên trao đổi và nắm các thông tin về giống mới với trại giống Bình Đức hay Định Thành để canh tác thử nghiệm nhằm cung cấp kịp thời cho nông dân khi có nhu cầu.
Kết hợp những định hướng trên với việc khảo sát các giống hiện tại trên địa bàn Phường về chi phí, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, đồng thời tham khảo ý kiến với cán bộ nông nghiệp Phường và thông tin về đặc tính sinh trưởng, tính chất về chất lượng gạo, thời gian sinh trưởng,…Từ đó chọn lọc ra một vài bộ giống thích hợp cho Phường Mỹ Hòa.
Bảng 4.3. Giá lúa giống Tại Trại sản xuất lúa giống Bình Đức (Số liệu của năm 2006)
Số thứ tự
Tên giống
Đơn vị tính
Giá thanh toán - không tính thuế giá trị gia tăng (đồng)
Nguyên chủng
Xác nhận
1
OM 1490
kg
6.800
5.300
2
OMCS 2000
kg
7.000
5.500
3
OMCS 21 (OM 3536)
kg
7.000
5.500
4
OM 2514
kg
7.000
5.500
5
OM 2517
kg
6.800
5.300
6
OM 3242-49
kg
6.800
5.300
7
AG 24
kg
6.500
5.000
8
IR 50404
kg
7.800
5.800
9
VND 95-20
kg
7.800
5.800
10
VD 20
kg
7.800
6.200
11
Jasmine
kg
8.800
7.500
Bảng 4.4. Một số loại giống thích hợp cho Phườmg Mỹ Hòa
Số thứ tự
Tên giống
1
IR 50404
2
OMCS 2000
3
OM 4498
4
VD 95-20
(Nguồn: Sở nông nghiệp Tỉnh An Giang và Phòng nông nghiệp Phường Mỹ Hòa)
Đây là những giống hiện đang được canh tác rộng rãi trên phường với năng suất khá cao (48 – 52 giạ/công), kết hợp với đặc tính sinh trưởng cúa các loại giống này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ những của Phường đã được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang khuyến cáo sử dụng làm giống chủ lực tại Phường Mỹ Hòa và Thành Phố Long Xuyên.
- Giống VND 95 – 20: Có nguồn gốc từ IR 64 đột biến, thời gian sinh trưởng 85 - 95 ngày, tương đối cứng cây, nẩy chồi khỏe, kháng bệnh cháy lá và rầy nâu trung bình, hơi nhiễm vàng lá, chịu phèn tốt, hạt gạo dài, ít bạc bụng, cơm mềm ngon.
- Giống OMCS 2000: Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, chiều cao cây 95 – 100 cm, năng suất bình quân đạt 6 – 8 tấn/ha, hơi kháng rầy nâu, cứng rạ, nẩy chồi tốt.
- Giống OM 1490: Thời gian sinh trưởng từ 87 – 92 ngày, chiều cao cây 85 – 90 cm đẻ nhánh trung bình, hạt thon nhỏ, ít bạc bụng và hàm lượng amylose đạt 25,8%, tỉ lệ hạt chắc/bông cao, cho năng suất 6 – 7 tấn/ha. Giống OM 1490 phản ứng với rầy nâu cấp 5 và kháng ổn định bệnh đạo ôn, có khả năng chịu phèn tốt, ít bị sâu bệnh gây hại.
Giải pháp đổi dần bộ giống và thay giống mới.
Đổi mới hạt giống là một khâu thiết yếu để duy trì phẩm chất hạt giống trong sản xuất. Việc sử dụng hạt giống trong sản xuất qua nhiều vụ theo bảng 3.11 trang 15 có đến 36,7% số hộ nông dân để giống lại từ 3 vụ trở lên) sẽ dẫn đến giống bị lẫn tạp, thóai hóa, không cho năng suất cao và giảm tính chống chịu với điều kiện bất lợi. Do vậy, khi bà con nông dân vẫn còn muốn canh tác giống lúa này trong sản xuất thì việc đổi mới hạt giống là cần thiết.
Giải pháp để đổi dần bộ giống và thay giống mới sẽ được tiến hành theo 2 hướng chủ yếu là từ tổ nhân giống và trên ruộng của bà con nông dân.
1/ Tổ nhân giống:
Bộ phận nông nghiệp Phường Mỹ Hòa sẽ có nhiệm vụ liên hệ với trại giống Bình Đức, trại giống Định Thành hoặc từ viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long hay từ các nơi cung cấp giống khác để cung cấp giống nguyên chủng cho các nông dân trong tổ nhân giống, để tiến hành nhân giống sản xuất giống xác nhận, bên cạnh đó cán bộ nông nghiệp Phường cần phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, với Chi cục bảo vệ thực vật An Giang để mở các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác cho các nông dân này và sản xuất theo việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa như: Ba giảm ba tăng, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, áp dụng kỹ thuật sạ hàng, tiết kiệm nước… để tạo giống xác nhận đạt chuẩn (xem các tiêu chuẩn về giống xác nhận ở trang 26) cung cấp cho bà con nông dân trên phường. Hiện tại trên Phường chỉ có khoảng 20 nông dân trong tổ nhân giống và lượng giống trong tổ nhân giống chỉ cung cấp cho khoảng 2% cho Phường.
Để lượng giống xác nhận ngày càng đáp ứng tối đa cho nông dân thì Phường Mỹ Hòa cùng cán bộ nông nghiệp Phường vận động nông dân tham gia vào tổ nhân giống làm cho diện tích đất nhân giống ngày càng mở rộng, bên cạnh đó vấn đề quan trọng cần chuẩn bị tốt về nguồn giống nguyên chủng ban đầu mà vấn đề về giống nguyên chủng thì chỉ có Phường cùng các cán bộ nông nghiệp của Phường mới có thể làm được. Chính vì vậy vai trò của cán bộ nông nghiệp Phường là rất quan trọng.
Tuy nhiên hiện nay giá giống nguyên chủng hay giống xác nhận khá cao so với giống thường mà nông dân trao đổi với các hộ nông dân khác, trung bình cao hơn từ 2.500đồng/kg – 3.500đồng/kg. Nên tìm cách giảm giá lúa giống cũng là một trong những yếu tố góp phần giảm chi phí sản xuất trong canh tác lúa. Để giảm giá lúa giống thì điều cần thiết là phải đẩy mạnh công tác nhân giống từ các tổ nhân giống, khi đó lượng giống xác nhận từ các tổ nhân giống đặt dưới sự quản lý của Phường ngày càng lớn, cung cấp cho ngày càng đủ nhu cầu của nông dân trên Phường với giá ngày càng giảm so với giá từ các trại giống.
2/ Từ nông dân
Việc đổi mới hạt giống hợp lý và tối ưu nhất là sử dụng giống xác nhận trong từng vụ sản xuất. Tuy nhiên điều này rất khó thực hiện cho tất cả diện tích gieo trồng trên Phường trong tình hình hiện nay khi mà các cơ sở nhân giống lúa xác nhận không thể đáp ứng đủ nhu cầu (cung cấp khoảng 2% lượng giống trên toàn Phường) nên đa phần bà con tự để lại giống cho vụ sau (Bảng 3.10 trang 15 có đến 56,7% số hộ gia đình tự để lại giống để canh tác cho vụ sau). Vì vậy mà để cho việc giữ lại giống của bà con đạt kết quả cao thì bà con nên chọn giống và cải thiện chất lượng hạt giống ngay trên đồng ruộng của mình và trong khâu bảo quản hạt giống.
Trên đồng ruộng
Kỹ thuật canh tác: Cần để riêng ra 1/20 diện tích đất mà lúa phát triển tốt nhất để làm giống (nếu sản xuất cho 1 ha thì chừa khoảng 500m2), lựa chổ ruộng tốt, giống tốt, đất bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, dễ chăm sóc, đảm bảo cây lúa sinh trưởng tốt, bón phân cân đối và đầy đủ, quản lý nước tốt, làm sạch cỏ dại, không có lúa rày (lúa cỏ) trên chân ruộng, phòng trừ sâu bệnh tốt ở cuối vụ như bệnh vàng lá, bệnh đốm vằn, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt, rầy nâu, bọ xít,… Để hạn chế gây lép hạt ở tỷ lệ cao và hạn chế vi sinh vật gây bệnh cho hạt.
Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn ngay từ đầu vụ và sau khi trổ để đảm bảo độ thuần, nhổ bỏ những cây cao, cắt những bông lúa khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa giống khác.
Trong thu hoạch và trong bảo quản
Các điều kiện để đảm bảo độ thuần của lúa giống trong quá trình nông dân tự để giống như sau:
Cắt gom riêng, chuẩn bị công cụ suốt sạch không còn lẫn tạp giống khác, suốt riêng (nên bỏ ngọn thúng đầu tiên), dùng bao mới hoặc giũ bao thật sạch trước khi trữ lúa.
Chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác vì như thế sẽ bị nhiễm lẫn khi đão, phơi lúa…..
Sau khi phơi khô, làm sạch đảm bảo độ ẩm hạt còn 14%, nếu có thể thì phơi lại cho thật khô đến 12% - 13% vì đây là độ ẩm cất giữ tốt nhất.
Cất giữ nơi thóang mát, tránh mưa nắng, nếu tồn trữ từ vụ hè thu trước đến vụ đông xuân sau phải chú ý ngăn ngừa sâu mọt để bảo đảm độ nẩy mầm cao. Nếu trữ hạt giống trong bao thì thời gian trữ sẽ dài hơn (4 đến 6 tháng) không bị sâu mọt(() Bộ NN & PTNT giới thiệu giống và thời vụ sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
).
Định hướng thay đổi giống lúa.
Cần xác định được giống kháng ngay trong sản xuất. Đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia về giống, về sự phù hợp của giống với điều kiện thổ nhưỡng trên vùng đất của mình, canh tác những giống có khả năng phát triển tốt theo khuyến cáo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cần chú ý về lâu dài những giống có năng suất cao chất lượng gạo tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường, và khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường cần được đưa vào canh tác.
Thay giống lúa mới và yêu cầu cơ bản
Thay đổi giống lúa mới có nhiều đặc tính sinh học và kinh tế tốt hơn là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chọn giống lúa cho sản xuất và là bước tiến cao về chất lượng trong hoàn thiện giống cây trồng.
Yêu cầu cơ bản đối với giống lúa mới:
Giống phải có khả năng cho năng suất cao và ổn định. Đây là yêu cầu quan trọng nhất, vì năng suất bao giờ cũng là kết quả tổng hợp của tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như mức độ kháng sâu bệnh của cây lúa.
Giống phải có khả năng chống chịu được các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Tuy nhiên đặc biệt đối với địa bàn Phường Mỹ Hòa thì cây lúa cần có khả năng chịu phèn, chống đổ ngã trong mùa mưa. Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi đó giúp cho cây lúa cho năng suất ổn định.
Giống phải kháng một số sâu, bệnh vì sâu bệnh là nguyên nhân gây ra những thiệt hại về năng suất, có khi bị mất trắng và tiêu huỷ hoàn toàn như trong trường hợp bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hiện nay. Đồng thời các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chất thường tốn rất nhiều chi phí và hậu quả để lại không nhỏ là làm ô nhiễm môi trường, giết đi những loài thiên địch, côn trùng có lợi cho đồng ruộng, ngoài ra nếu sử dụng thuốc hóa học không hợp lý (không theo nguyên tắc 4 đúng trong phun thuốc) sẽ làm dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Vì những lý do trên, việc đưa vào canh tác những giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh sẽ khắc phục được những hậu quả đó và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giống lúa phải có phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Những điều cần chú ý khi sử dụng giống mới:
+ Phải biết được tên giống và nguồn gốc của giống.
+ Nắm được đặc điểm của giống như thời gian sinh trưởng, cứng cây hay yếu cây, nhiễm hay không nhiễm các loại sâu bệnh, tính chống chịu hạn, phèn,….
+ Phải biết được chất lượng hạt giống nếu giống đó bà con mua ở nơi khác.
+ Nếu có thể cần tham khảo ý kiến của khuyến nông địa phương, viện trường trước khi trồng.
+ Chú ý tính ngủ nghỉ (miên trạng) của hạt giống nếu giống mới thu hoạch để có biện pháp xử lý.
Đặc biệt hiện nay đại dịch rầy nâu tàn phá rất nặng nề nên bà con nông dân cần chú ý về tính chống chịu của giống đó đối với rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, không nên sử dụng giống không rõ nguồn gốc.
Tóm lại: Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải có nhiều đối tượng tham gia.
+ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân, cách áp dụng các chương trình ba giảm ba tăng, một phải năm giảm, nguyên tắc bốn đúng, bốn khỏe…
+ Phường Mỹ Hòa cùng cán bộ nông nghiệp phường có vai trò rất quan trọng trong khâu liên hệ với trại giống Bình Đức hoặc các trại giống khác để đảm bảo lượng giống nguyên chủng cung cấp cho các nông dân trong tổ nhân giống.
+ Các trại giống cần phải đảm bảo đầy đủ lượng giống nguyên chủng sẵn sàng cung cấp khi có nhu cầu.
+ Người có vai trò quan trọng hơn cả chính là nông dân trong tổ nhân giống, phải là những nông dân giỏi, có kinh nghiệm, và nhất là phải áp dụng quy trình canh tác do Sở tập huấn và chỉ đạo. Có như vậy thì giải pháp sẽ được thực hiện tốt và kết quả mang lại sẽ rất cao.
Biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
- Kiểm tra lại độ ẩm của hạt giống trước khi ngâm, tốt nhất nên phơi lại 1 – 2 nắng sáng (8 – 12 giờ) để tăng sức hút nước và sức nẩy mầm của hạt giống.
- Thử tỷ lệ nẩy mầm đây là biện pháp tốt nhất để thấy được tỷ lệ nẩy mầm của giống và được bà con sử dụng rộng rãi bằng cách: Thử một nắm hạt giống (khoảng 200 – 300 gram) ngâm bình thường trong 24 – 36 giờ, sau đó đãi sạch và bỏ vào túi vải ủ khoảng 24 giờ nếu thấy tỷ lệ nẩy mầm trên 80% là đạt yêu cầu trước khi ngâm ủ chuẩn bị gieo sạ.
Chú ý: Nên tiến hành việc này trước khi bắt đầu mùa vụ khoảng 15 – 20 ngày để có thời gian chuẩn bị giống mới nếu giống cũ không đạt yêu cầu.
- Xử lý với nước nóng 540C (3 sôi 2 lạnh) điều này góp phần tích cực trong việc phá miên trạng và diệt một phần mầm bệnh hại bám trên hạt giống.
- Xử lý với dung dịch muối (15%) có tác dụng rất tốt loại bỏ đáng kể mầm bệnh lúa von, các hạt lép lửng, hạt cỏ lúa.
Cách làm như sau:
Lúa giống ngâm với nước sạch 24 – 36 giờ (lúa đã no nước), pha dung dịch nước muối 15% (15 kg muối ăn pha với 100 lít nước), khấy mạnh cho tan hết muối.
Một thể tích lúa giống cần 3 thể tích dung dịch muối đã pha.
Xử lý nhanh trong vòng 10 – 15 phút (loại tất cả hạt lép, lửng, hạt cỏ) sau đó đem lúa giống đãi với nước sạch nhiều lần cho hết muối rồi mới đem đi ủ.
Ghi chú: Cách làm này ít phổ biến ở địa phương vì tốn nhiều thời gian và chi phí.
- Xử lý hạt giống với hóa chất như: Gaucho, Cruiser Plus…(ngừa bọ trĩ, rầy nâu); ViPac88, Humate hoặc Super Humate…(tăng sức nẩy mầm); Thiram, Benomyl, Carbendazim…(ngừa lúa von). Xử lý trước khi gieo sạ khoảng 2 – 4 giờ bằng cách phun đều lên hạt giống đã nẩy mầm.
- Xử lý phá miên trạng hạt giống bằng Axit Nitric 50/00 (có thể thử để chọn nồng độ thích hợp dao động từ 20/00 – 100/00 ).
- Ngoài ra có thể xử lý hạt giống theo hướng sinh học(( ) Công ty hợp danh sinh học nông nghiệp Sinh Thành
)như:
+ Pha 50g thuốc ngâm giống BTN trong lượng nước vừa đủ để ngâm 100kg hạt giống lúa trong 24 giờ, sau đó vớt ra không cần gút xả giống, ủ nứt nanh: Khử mầm sâu bệnh trên hạt giống, tăng tỷ lệ nảy mầm, mầm khỏe mạnh.
+ Pha 50cc thuốc LẤY NGÓT 25SL trong 10 lít nước phun tẩm trong khối lượng hạt giống 100kg nứt nanh ướt đều trong ít nhất 12 giờ, sau khi mầm đủ dài: Phòng chống côn trùng chích hút và nhiễm vi rút sớm.
Giải pháp về kỹ thuật canh tác.
Qui trình Kỹ thuật sản xuất Lúa (dựa vào tài liệu "Quy trình canh tác lúa chất lượng cao ứng dụng ba giảm ba tăng để ngăn ngừa rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá - của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Chuẩn bị đất.
Đối với vụ Đông xuân:
Do sự bồi đắp của phù sa và thời gian nghỉ của đất khi bị ngập nước là từ 2 – 3 tháng nên khâu chuẩn bị đất cho vụ đông xuân tương đối đơn giản.
Dọn sạch cỏ ở những bờ mẫu, cắt mã đề, rau mát và các loại cỏ khác trước khi nước rút để tiện cho việc di chuyển cỏ vào bờ.
Trước khi gieo sạ cần trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang bị thiết bị trang phẳng kèm theo nhằm tạo cho bề mặt ruộng được bằng phẳng, tiện cho việc rút tháo nước dễ dàng sau khi sạ, tránh tình trạng đọng vũng dễ bị nhiễm phèn và cơ hội cho ốc bươu vàng phá hại.
Đối với vụ Hè thu:
Việc làm đất ở vụ hè thu khá vất vả hơn, trong tình trạng rầy nâu bùng phát như hiện nay bà con nông dân nên dùng rơm phủ bề mặt ruộng hoặc dùng máy cày gắn công cụ chuyên dụng để cắt rạ, phơi khô khoảng 5 – 7 ngày sau đó tiến hành đốt đồng (mặc dù khâu đốt đồng không được khuyến khích áp dụng rộng rãi vì khi đốt sẽ làm chết đi các loài thiên địch và côn trùng có ích cho việc sản xuất nông nghiệp).
Sau đây là hai phương pháp chuẩn bị đất cơ bản:
Làm đất khô: Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15 – 20 cm (không nên cày sâu vì dễ bi xì phèn), phơi ải trong thời gian từ 10 – 15 ngày (Có tác dụng là đất khô, dễ bị tơi xốp khi bơm nước vào chuẩn bị trục), bơm nước vào trục vùi ngâm nước từ 3 – 5 ngày, tháo nước ra vừa đủ để bừa, sau đó trang phẳng mặt ruộng, đánh rãnh thóat nước và tiến hành gieo sạ.
Làm đất ước: Đất được xới bằng máy khi còn nước, trục vùi ngâm nước từ 3 – 5 ngày, tháo nước ra vừa đủ để bừa, sau đó trang phẳng mặt ruộng, đánh rãnh thóat nước và tiến hành gieo sạ.
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thóat nước tốt và không đọng nước.
Phương pháp gieo sạ.
Chuẩn bị hạt giống (trình bày ở phần 4.1.5 biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo).
Phương pháp gieo sạ: Có 2 cách sạ chính đó là sạ lan (sạ tay) và sạ hàng. Tuy nhiên nên sạ thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã. Nên sạ hàng với lượng giống 80 – 100kg /ha, nếu sạ lan (sạ tay) thì cũng chỉ nên 100 – 120kg /ha, tối đa 150kg/ha(() Bộ NN & PTNT Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa vụ hè thu 2007 ở các tỉnh Nam Bộ.
).
Chú ý: Đối với sạ hàng khi cho giống vào trống của công cụ sạ hàng thì lượng giống chỉ bằng 2/3 thể tích trống và tránh làm ướt trống để đảm bảo hạt ra đều.
Áp dụng kỹ thuật sạ hàng cây lúa nở bụi tốt, cây cứng, bông to.
Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 20 cm.
Kéo hàng chậm đều để cho lúa ra đều trên ruộng.
Hình 4.1. Áp dụng kỹ thuật sạ hàng lúa phát triển tốt
Phương pháp bón phân.
(Chỉnh sửa dựa theo tài liệu hướng dẫn của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn)
Nguyên tắc chung “Chỉ bón phân đạm khi cây lúa cần, không bón thừa phân đạm quá mức khuyến cao, bón cân đối giữa N – P – K theo từng đợt”.
Bón phân theo bảng so màu lá lúa.
Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali . Cần phối hợp giữa phân bón gốc và phân bón lá.
Khi cây lúa cần đạm thì biểu hiện qua màu sắc bộ lá (ngã sang màu hơi vàng), chính vì vậy cần dùng bảng so màu lá lúa để xác định đúng thời điểm cây lúa cần bón phân đạm. Thường ở hai giai đoạn chính là giai đoạn đẻ nhánh 18 – 22 Ngày sau sạ (bón đợt hai) và giai đoạn làm đòng 40 – 45 ngày sau sạ (bón đợt cuối).
Cách sử dụng
- Bón phân theo màu lá dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào nhu cầu đạm trong cây, đơn giản, tiện lợi, dễ áp dụng đối với nhà nông. Dựa trên cơ sở nhu cầu đạm của cây và khả năng đáp ứng của đất. Góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và ngã đổ do không có lượng đạm dư thừa trong cây, đồng thời giảm tác hại đến môi trường do không có lượng đạm dư thừa trong đất và nguồn nước.
Bảng 4.5. Công thức bón phân
Thời kỳ bón
Tỷ lệ bón mỗi lần
Đạm
Lân
Kali
Ra rễ
Thúc chồi *
Thúc đòng *
Thúc hạt
Tổng cộng
20%
40%
30%
10%
100%
60%
40%
0%
0%
100%
30%
30%
30%
10%
100%
Ghi chú: * sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định đúng ngày bón phâm đạm vào khoảng thời gian này.
SỬ DỤNG BẢNG SO MÀU LÁ LÚA
Về kỹ thuật: Tăng hiệu quả sử dụng phân đạm.
Về kinh tế: Giảm chi phí.
Về thực hành: Đơn giản, dễ làm.
Về môi trường: Giảm tác hại của lượng phân đạm thừa; Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Đối với các giống lúa “chậm đáp ứng” với phân đạm, có màu lá xanh nhạt (mã tranh) nên áp dụng dãy màu số 3 trên bảng so màu làm màu chuẩn để xác định thời kỳ cần thiết phải bón thêm đạm cho lúa. Đối với các giống lúa “nhạy cảm”, đáp ứng nhanh với phân đạm, có màu lá xanh đậm và mau đổi màu khi có bón phân đạm, nên dùng dãy màu số 4 trên bảng so màu làm màu chuẩn để so với màu lá lúa. Nếu màu lá nhạt hơn màu chuẩn là thiếu đạm cần phải bón ngay, nếu đậm hơn thì không cần phải bón.
- Thời gian so màu thích hợp đối với hầu hết các giống lúa ngắn ngày hiện nay là mỗi tuần một lần (kể từ ngày 14 sau khi sạ hoặc cấy cho đến lúc lúa trổ). Thời điểm so màu tốt nhất là 8:30 – 9:30 giờ buổi sáng và nên cố định thời gian như nhau cho mỗi lần so màu. Ngoài ra, không nên so trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời mà nên dùng nón hoặc thân người che tia sáng tới trực tiếp. Vì góc độ tia sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến khả năng phân biệt màu sắc của người đo.
Một số lưu ý khi áp dụng bảng so màu lá để bón phân đạm cho lúa:
Bón phân đạm theo màu lá thường có số bông trên đơn vị diện tích bị hạn chế do sinh trưởng trong giai đoạn đầu kém, lúa nở bụi ít, nhất là trên đất nghèo đạm. Do đó, bón bổ sung 20 – 25 kg N/ha trong giai đoạn 10 ngày sau khi sạ, sau đó áp dụng bảng so màu lá để bón đạm sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Hiệu quả của phân đạm chỉ có thể phát huy cao nhất trên nền đầy đủ và cân đối với phân lân và kali.
Trên đất phù sa không phèn có thể bón nền 30 – 60 kg P2O5 /ha.
Trên đất phèn có thể bón nền 45 – 90 kg P2O5 /ha.
Để tăng cường tính chống chịu sâu bệnh và giảm đổ ngã có thể bón thêm 30 kg KCl/ha (chia làm 2 lần: vào 10 ngày sau khi sạ và 18 – 20 ngày trước khi trổ), nhất là trên đất thâm canh 2 – 3 vụ lúa liên tục nhiều năm.
Tác dụng của một số loại phân.
Phân đạm (N): Giúp cây lúa phát triển thân, lá, cây to khỏe cho bông lớn. Tránh bón dư đạm tán lá sẽ rậm rạp làm nguồn thức ăn tốt cho các loài sâu và bệnh hại phát triển như: đạo ôn, bạc lá, lúa bị lép nhiều.
Phân lân(P2O5): Giúp cây lúa phát triển tốt bộ rễ, nẩy chồi tốt, hạ phèn. Bón lót hoặc bón hết lượng lân vào đợt 1 và đợt 2.
Phân kali (KCl): Giúp cây lúa hút các chất dinh dưỡng được tốt hơn, làm cứng cây, giảm áp lực sâu bệnh, giúp cây lúa chống chịu hạn, vận chuyển các chất đường bột tốt (hạt lúa vào chắc nhanh). Nên bón vào đợt 1 và đợt 3.
Sử dụng phân bón lá và kích thích tố: Để điều khiển chồi hữu hiệu, số hạt chắc trên bông, giúp cây lúa phát triển tốt đạt năng suất cao. Muốn sử dụng thành công ta cần chọn quy trình canh tác phù hợp thì việc điều khiển ở từng giai đoạn được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên việc sử dụng phân bón lá không phải lúc nào cũng được mà cần phải tuân thủ theo bốn điều lưu ý sau:
Ruộng phải có bón phân.
Ruộng phải có nước.
Phun đúng giai đoạn ta cần điều khiển.
Phun đúng nồng độ, phun quá liều sẽ phản tác dụng.
Thời điểm và liều lượng bón phân.
Bón lót: Trước khi gieo sạ. Vì Phường Mỹ Hòa là vùng đất phèn nên cần bón lót phân lân từ 10 – 40kg /công, giúp hạ phèn ngay từ ban đầu, bộ rễ phát triển tốt hơn.
Hình 4.2. Thời điểm so màu lá
Đợt 1: 7 – 10 ngày sau sạ. Nên bón đợt 1 sớm nhằm giúp cây lúa phát triển tốt ngay từ đầu. Đưa nước vào ngập ruộng 5cm trước khi bón phân vì bù lạch (bị trĩ) thường gây hại giai đoạn này.
Đợt 2: 18 – 22 ngày sau sạ. Nên bón vá áo những chỗ xấu để điều chỉnh độ đồng điều của ruộng lúa.
Đợt 3: Bón phân đón đòng. Áp dụng theo nguyên tắc không ngày không số. Sau khi rút nước giữa vụ từ 30 – 40 ngày sau sạ, để lúa vàng 2/3 đám ruộng, cho nước vào và bón phân đợt 3 và theo các định mức sau (dùng cho một công).
+ Vàng tranh: 5kg Urea + 5kg kali
+ Xanh vàng: 2,5kg Urea + 7,5kg kali
+ Xanh đậm: Chỉ bón 10kg kali là đủ.
Lưu ý: Sau khi bón phân nên giữ nước đến lúa chín sáp vì ở giai đoạn này nếu để ruộng khô, thiếu nước thì lúa sẽ bị lép.
Đợt 4: 55 – 72 ngày sau sạ. Khi lúa có triệu chứng thiếu phân ở giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt thì bón phân thêm mỗi công 2 – 3 kg Urea. Tốt nhất nên phun phân bón lá vào 2 giai đoạn: 55 ngày sau sạ (trước trổ 1 tuần) và lúc lúa cong trái me (72 ngày sau sạ).
Bảng 4.6. Thời kỳ bón phân cho từng vụ (áp dụng cho tỉnh An Giang)
Loại đất
Thời kỳ bón
Ra rễ
(7-10 NSS)
Đẻ nhánh
(22-25 NSS)
Đón đòng
(42-45 NSS)
Bón nuôi hạt
(55-60 NSS)
Vụ Đông Xuân
Đất phù sa
15 kg NPK
20-20-15
4-5 kg DAP
7-8 kg Urê
5-6 kg Urê
3 kg KCl
Phun KNO3 trước và sau trổ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình
Đất phèn nhẹ và trung bình
15 kg NPK
20-20-15
5-6 kg DAP
6-7 kg Urê
4-5 kg Urê
3 kg KCl
Phun KNO3 trước và sau trổ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình
Vụ Hè thu
Đất phù sa
10 kg NPK
20-20-15 và
4-5 kg Urê
4-5 kg DAP
7-8 kg Urê
7-8 kg Urê
3 kg KCl
Phun KNO3 trước và sau trổ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình
Đất phèn nhẹ và trung bình
15 kg NPK
20-20-15
6-7 kg DAP
6-7 kg Urê
5-6 kg Urê
3 kg KCl
Phun KNO3 trước và sau trổ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn An Giang)
Lượng dùng trong bảng trên áp dụng cho 1 công (1.000m2).
NSS: ngày sau sạ
Đất trên Phường Mỹ Hòa thuộc loại đất phèn nhẹ và trung bình do vậy lượng phân bón dùng trong từng vụ và từng thời kỳ bón phân cụ thể như sau:
Bảng 4.7. Thời kỳ bón phân cho từng vụ (áp dụng cho Phường Mỹ Hòa)
Loại đất
Thời kỳ bón
Ra rễ
(7-10 NSS)
Đẻ nhánh
(22-25 NSS)
Đón đòng
(42-45 NSS)
Bón nuôi hạt
(55-60 NSS)
Vụ Đông Xuân
Đất phèn nhẹ và trung bình
15 kg NPK
20-20-15
5-6 kg DAP
6-7 kg Urê
4-5 kg Urê
3 kg KCl
Phun KNO3 trước và sau trổ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình.
Vụ Hè thu
Đất phèn nhẹ và trung bình
15 kg NPK
20-20-15
6-7 kg DAP
6-7 kg Urê
5-6 kg Urê
3 kg KCl
Phun KNO3 trước và sau trổ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình.
Lượng dùng trong bảng trên áp dụng cho 1 công (1.000m2).
NSS: ngày sau sạ.
Quy luật “2 xanh 2 vàng” của ruộng lúa.
(Dựa vào tài liệu của công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang)
Cần chú ý rằng cây lúa không phải là cây rau. Rau thì cần nhiều đạm để giữ cho lá luôn giữ màu xanh liên tục và cho năng suất cao. Ngược lại cây lúa phần cần thu hoạch không phải là rơm mà chính là hạt lúa, chính vậy nếu không điều chỉnh bón phân cân đối, hợp lý nhất là bón thừa đạm vào cuối vụ (lúc lúa làm đòng trở đi) lúa sẽ giữ màu xanh liên tục và sẽ dẫn đến mất cân đối vì chỉ phát triển phần lá, thân, còn bông hạt thì kém phát triển và nhiễm nhiều sâu bệnh. Do vậy quy luật 2 xanh 2 vàng sẽ giúp bà con nông dân điều chỉnh tốt ruộng lúa lúa của mình và cho năng suất cao.
(Nguồn: TS. Mai Thành Phụng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)
Xanh 1: Lúc bắt đầu gieo, rất cần chuẩn bị đất tốt, chất lượng giống tốt, ngâm ủ nẩy mầm trên 90% khi gieo xuống cây lúa sẵn sàng mọc trong điều kiện thuận lợi nhất để có màu xanh ngay khi ra lá đầu tiên gọi là xanh 1. Cần giữ màu xanh của lá trong giai đoạn xanh 1 cho đến cuối kỳ đẻ nhánh hữu hiệu (từ lúc xạ cho đến 30 ngày sau sạ).
Vàng 1: Cần áp dụng mọi biện pháp cho cây lúa chuyển sang màu vàng tranh lúc chuẩn bị đón đòng là rất cần thiết. Nếu ruộng lúa nào không chuyển sang màu vàng tranh trước lúc đón đòng là sai quy luật vàng 1, cây sẽ phát triển thân lá, về sau nhiều sâu bệnh, bông hạt kém. Biện pháp tích cực để cho cây lúa chuyển sang vàng 1 cần: Bón đợt 2 sớm (18 – 20 ngày sau sạ), không đợi cấy dặm xong mới bón. Tác dụng của việc bón đợt hai để nuôi dưỡng nhánh đã đẻ trước đó (chủ yếu là 2 ngạnh trê) đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh sẵn sàng trở thành những chồi cho bông về sau. Các nhánh đẻ muộn về sau, do bón phân đợt 2 sớm nên ruộng lúa sẽ hết phân sớm lúc các nhánh này còn dưới 3 lá sẽ tự chết. Điều này tạo thành ruộng lúa không có lá ủ, thông thóang, các nhánh chính thì khỏe mạnh về sau sẽ cho bông dài, nhiều hạt (bông cái có trên 100 hạt, 2 ngạnh trê có từ 40 – 60 hạt). Cần chú ý nên cắt nước khi lúa đã đẻ kín hàng (từ 30 – 40 ngày sau sạ) với mục đích là hạn chế các nhánh đẻ vô hiệu, làm cho đất thông thóang, rễ lúa đủ oxy hô hấp, giảm bớt các độc chất trong môi trường ngập nước, cây lúa cứng lại, ít sâu bệnh, chuyển sang làm đòng hết sức thuận lợi. Màu sắc của lá lúa từ màu xanh đậm (30 ngày sau sạ) sẽ lợt dần khi chuyển sang màu vàng tranh (khoảng 40 – 45 ngày sau sạ).
Xanh 2: Quan sát ruộng lúa khi có 2/3 đã chuyển sang màu vàng tranh thì nên đưa nước vào và bón phân đón đòng. Chổ lúa vàng tranh bón 50kg urê và 50kg kali, nếu lúa còn xanh thì bón 100kg/ha, chổ nữa vàng nữa xanh (lúa còn hơi tốt) bón 25kg urê và 75kg kali. Nếu bón phân đúng kỹ thuật khi cây lúa trổ, phải có màu xanh (đặt biệt là 3 lá trên cùng phải xanh bền, xanh lâu mới tạo được nâng suất cao) gọi là xanh 2. Các biện pháp để giữ cho 3 lá trên cùng xanh là:
+ Không sạ quá dày lá sẽ che khuất lẫn nhau.
+ Bón phân cân đối, tránh thừa đạm, thừa lân vào cuối vụ.
+ Nước đầy đủ, phòng sâu bệnh tốt, kịp thời. Nếu lá vàng có thể xịt phân bón lá để giữ lá xanh lâu.
Vàng 2: Cần tháo nước trước lúc thu hoạch để thúc đẩy quá trình chín của ruộng lúa: tạo điều kiện cho lúa chuyển sang vàng 2 tùy theo địa hình, nếu ruộng lúa có địa hình cao, dễ mất nước chỉ cần tháo nước trước 5-7 ngày; ruộng có địa hình trũng, lầy, cần tháo nước trước 10-15 ngày.
Quản lý nước.
Quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ” (Alternative Wet and Dry) do viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.
Nguyên tắc chung “cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa 5cm”
Ruộng phải có mặt bằng tốt và chủ động nước để thực hiện quy trình quản lý nước tiết kiệm như sau:
Ngay khi gieo (sạ lan, sạ hàng) cần chắt nước cho thật ráo, chỉ để đủ độ ẩm (tránh chết vũng).
Khi xử lý thuốc trừ cỏ phải bảo đảm điều kiện độ ẩm đất và nước theo yêu cầu. Sau khi phun xịt thuốc trừ cỏ từ 1 – 2 ngày phải đưa nước vào ruộng mới phát huy tác dụng tốt.
Đủ nước cho việc bón phân đợt 1 thật sớm (7 – 10 ngày sau sạ).
Từ 10 đến 18 ngày sau sạ giữ nước trong ruộng lúa từ 1 đến 3 cm.
Từ 18 đến 22 ngày sau sạ bơm nước để bón phân đợt 2, giữ nước cao tối đa 5 cm.
Giai đoạn từ 25 đến 40 ngày sau sạ, là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh rộ, đẻ nhánh tối đa và phần lớn các chồi vô hiệu thường phát triển trong giai đoạn này, vì thế nhu cầu nước chỉ cần vừa đủ. Giữ nước trong ruộng từ bằng đến thấp hơn mặt đất 15cm (đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi mục nước bên trong ống). Cách điều tiết nước này gọi là kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ”. Đây là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao hạch nấm khô vằn sẽ không theo nước phát tán trên đồng ruộng, bệnh ít bị lây lan.
Giai đoạn từ 40 – 45 ngày sau sạ, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng), cần bơm nước vào khoảng 1 đến 3 cm trước khi bón phân nhằm để tránh phân bị ánh sáng phân hủy và phân bị bốc hơi (phân đạm).
Giai đoạn từ 60 đến 70 ngày sau sạ đây là giai đoạn lúa trổ do vậy cần giữ mực nước trong ruộng (cao 3 – 5 cm) liên tục trong vòng khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trổ và thụ phấn, vì có nước trong ruộng sẽ tạo nhiệt độ trong ruộng không quá nóng, thụ phấn dễ dàng hạt lúa sẽ không bị lép, lửng.
Giai đoạn từ 70 ngày sau sạ đến khi thu hoạch đây là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc xanh và chín. Chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn 15cm. Đặc biệt phải “xiết nước” trước khi thu hoạch 10 ngày để mặt ruộng được khô, dễ ứng dụng cho việc thu hoạch bằng cơ giới hóa.
Ống nước được dặt vào ruộng để theo dõi mực nước.
Hình 4.3. Ống nước đặt vào ruộng để theo dõi mực nước
Bên cạnh việc quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ” (Alternative Wet and Dry) có một chương trình nữa cũng nhằm tiết kiệm nước trong sản xuất lúa đó chính là chương trình 1 phải 5 giảm, thực chất chương trình này không phải là một cái gì quá mới mẻ, xa lạ, chủ yếu nó kế thừa và nâng cao hơn từ mô hình “3 giảm, 3 tăng”. 1 phải là phải dùng giống xác nhận, còn 5 giảm gồm giảm nước, giảm thất thóat sau thu hoạch và cộng với ba giảm trước đây của “3 giảm 3 tăng” là giảm lượng giống gieo sạ; giảm phân đạm và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Trong điều kiện tự nhiên hiện nay, thời tiết khí hậu thay đổi nhiều, sản xuất lúa cần nước nhưng hạn hán và xăng dầu liên tục tăng giá, việc áp dụng giảm nước vừa đủ và đảm bảo hệ thống kênh mương tưới tiêu vừa đủ, không bị thất thóat và lãng phí nước là điều rất quan trọng trong đảm bảo cây lúa tăng trưởng bình thường. Theo kinh nghiệm của nông dân, cứ một ha lúa biết giảm nước vừa đủ một cách tiết kiệm, nông dân có thể được lợi thêm trung bình khoảng 500.000 đồng (nhờ giảm được tiền mua xăng dầu, tiền công phục vụ bơm tưới trong mỗi vụ) giảm thất thóat sau thu hoạch, một việc rất cần thiết để tăng thu nhập cho nông dân và chất lượng lúa gạo phục vụ xuất khẩu.
Về hiệu quả của chương trình:
Ðiều đầu tiên là nó sẽ thay đổi thói quen cũ trong sản xuất lúa, thay đổi nhận thức của người nông dân. Ðây là chương trình sản xuất lúa khoa học, tiên tiến, cải thiện môi trường làm việc, môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho nông dân. Nếu áp dụng thành công chương trình này, Giảm được 2 lần bơm nước vào ruộng, lúa chắc cây, rễ mọc khỏe, ít đổ ngã, nhiều hạt chắc hơn, năng suất lại trúng. Trung bình mỗi hecta lúa nông dân có thể lãi được 1,5 - 2 triệu đồng/vụ. Quan trọng hơn, khi áp dụng chương trình này sẽ giảm lượng lúa giống từ 200kg xuống còn 100kg/ha/vụ; tiết kiệm xăng dầu bơm tưới, tiết kiệm được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... nhờ sử dụng đúng cách; góp phần cải thiện môi trường đồng ruộng và sức khỏe cho nông dân. Với vai trò là nước xuất khẩu gạo của thế giới, chương trình này cũng sẽ góp phần làm cho chất lượng hạt gạo Việt Nam được nâng cao nhờ chúng ta giảm được phân bón, thuốc trừ sâu. Nhờ đó, hạt “gạo sạch” của Việt Nam sẽ có điều kiện vào được nhiều thị trường tiêu thụ gạo khó tính của thế giới. Tóm lại, rất nhiều điểm lợi khi áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” trong sản xuất lúa.
Bảng 4.8. Hiệu quả áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước
Chỉ tiêu
Ruộng 3 giảm 3 tăng + tiết kiệm nước
Ruộng đối chứng
Số hạt chắc/bông
74,2
62,4
Số lần bơm nước
4,2
7
Tỉ lệ ngả đỗ (%)
4,2
12,6
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
9,9
9,7
Lãi so đối chứng (đồng/ha)
1.200.000
(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang)
Phòng trừ cỏ dại.
Cần có biện pháp phòng trừ tổng hợp để đạt hiệu quả cao
Loại bỏ hạt cỏ trong nguồn giống gieo sạ
Dùng giống xác nhận, giống không có lẫn hạt cỏ, loại bỏ hạt cỏ còn sót lại trước khi gieo sạ….Trước khi ngâm ủ, cần sàng sảy lại để loại bỏ hạt cỏ… hoặc đãi trong nước để loại hạt cỏ hoặc hạt lép, lửng…
Áp dụng biện pháp làm đất diệt cỏ và dùng nước ém cỏ
Cày vùi toàn bộ cỏ sau đó bừa trục kỹ mới gieo sạ.
Ở ruộng cấy sau khi cấy xong đưa nước vào ngập ruộng 5 cm để ém cỏ.
Biện pháp thủ công
Kết hợp dặm tỉa lúa và nhổ cỏ ngay trên đồng ruộng khi thấy cỏ xuất hiện, điều này rất tốt cho lúa vì không sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên tốn nhiều công sức và thời gian.
Cắt các bông cỏ còn sót trên ruộng khi lúa đã cao và cây cỏ đã ra bông.
Áp dụng biện pháp hóa học
Cần xịt 2 đợt:
+ Đợt 1: Nên dùng các loại thuốc trừ cỏ sớm (tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm sớm) để diệt cỏ trong vòng 10 ngày đầu, đây là đợt phun xịt diệt cỏ quan trọng nhất.
+ Đợt 2: Từ 10 đến 16 ngày sau sạ, quan sát trên ruộng nếu còn cỏ (do xịt sót) thì tiến hành xịt đợt 2 bằng một số loại thuốc hậu nẩy mầm.
Phòng trừ sâu, bệnh hại lúa.
Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” (Intergrated Pest Managerment) để quản lý các loại dịch hại chủ yếu như: Rầy nâu, bệnh lúa cỏ, vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và các loài sâu chính khác: Bù lạch, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi…Và theo ngyên tắc chung “lợi dụng tính phong phú, đa dạng của thiên địch ký sinh trong tự nhiên như: ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng,…. xuất hiện rất sớm trên ruộng lúa để khống chế dịch hại; sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc hóa học khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch và nhất thiết phải tuân thủ theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật Phường và theo nguyên tắc 4 đúng”.
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm 5 biện pháp cơ bản sau:
Biện pháp canh tác kỹ thuật
Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối đa môi trường sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.
Biện pháp sử dụng giống
Sử dụng các loại giống mà khi dịch hại tấn công thường ít hay không gây ảnh hưởng thiệt hại về mặt kinh tế.
Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học
Trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa về số lượng, đó là sự đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này để hạn chế sự can thiệp của con người.
Biện pháp điều Hòa
Tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.
Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý
Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
Các nguyên tắc cơ bản của chương trình IPM đó là:
- Trồng cây khỏe: Cây có sức chống chịu cao.
- Làm giàu thiên địch, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống.
- Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp cụ thể, kịp thời.
Chú ý: Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc hóa học khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:
Đúng thuốc: Chọn đúng thuốc có ghi đối tượng phòng trừ trên nhãn thuốc.
Đúng liều lượng: Tuân thủ theo đúng quy dịnh về liều lượng thuốc cần sử dụng trên một đơn vị diện tích, ghi trên nhãn thuốc. Cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (lúa còn non hay che tán) để pha đủ lượng nước cần phun.
Đúng lúc: Phun thuốc vào đúng giai đoạn phát dục của sâu, rầy hoặc khi bệnh chớm xuất hiện, có ghi rõ trên nhãn thuốc.
Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân.
Quản lý rầy nâu: Rầy nâu là môi giới làm lây lan bệnh từ ruộng lúa bị nhiễm bệnh sang ruộng không bị bệnh. Để phòng trừ được bệnh này chúng ta cần quản lý quần thể rầy nâu, vì khi rầy nâu chích hút lúa thì khoảng 15 ngày mới thể hiện triệu chứng, chính vì vậy khi đó nếu phun thuốc thì chỉ diệt được rầy nâu mà bệnh vẫn còn. Để quản lý rầy nâu hiệu quả thì cần phải giữ cân bằng hệ sinh thái có nghĩa là giữ lại mật độ thiên địch trên đồng ruộng, khi đó mật số rầy ít thì chúng sẽ ít di chuyển. Những cây lúa bị nhiễm bệnh nên nhổ bỏ, đồng thời nếu mật số rầy cao, thiên địch không kìm hãm được luác này bà con nông dân có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trị, khi sử dụng thuốc phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng”, trong đó hết sức chú ý đến kỹ thuật phun thuốc đúng cách do rầy nâu thường cư trú dưới gốc lúa vì vậy khi phun thuốc phải hướng vòi phun vào dưới tán lá, gần gốc lúa thì thuốc mới tiếp xúc và diệt được rầy nâu.
Quản lý các loài sâu hại khác
Bù lạch: Thời điểm xuất hiện từ 5 – 20 ngày sau sạ, khi nhiễm toàn ruộng sẽ ngã vàng chóp lá cuốn lại. Có thể xử lý nước và bón phân để cây lúa có sức vượt thoát và phục hồi. Khi để cây lúa qua khoản 14 – 15 ngày thì vòng đời của bọ trĩ qua rồi, vài ngày sau cây lúa sẽ phục hồi màu xanh trở lại, lúc này nên bón phân đạm để cây lúa hấp thu. Không nên bón phân trong giai đoạn lúa bị bọ trĩ hoành hành vì lá lúa còn màu vàng sẽ không hấp thụ được phân, lúc đó lúa sẽ chết vì phân chứ không phải vì bọ trĩ. Tuy nhiên nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc hóa học.
Sâu cuốn lá: thời điểm xuất hiện 20 ngày sau sạ, lá lúa bị cuốn lại và bị cắn hết phần thịt lá lúa. Biện pháp quản lý sâu cuốn lá hiệu quả thì cần phải chăm sóc tốt cho cây lúa bằng việc sạ mật độ vừa phải, bón phân cân đối hợp lý và không nên bón thừa đạm, kết hợp với việc duy trì tốt chế độ nước cho lúa, tuy nhiên điều đáng chú ý là cần tránh phun thuốc trong giai đoạn đầu nhằm bảo tồn thiên địch và cần tránh trồng cây rập mát gần bờ ruộng. Biện pháp phun thuốc hóa học trong giai đoạn lúa trước 40 ngày thì thường không mang lại hiệu quả kinh tế và lúc này cây lúa có khả năng phục hồi tốt. Có thể phun thuốc trừ sâu cuốn lá khi thấy sâu hại nặng trong giai đoạn lúa 40 ngày và sau 40 ngày và đặc biệt phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.
Sâu đục thân: 25 ngày sau sạ đến trổ, vài chồi trong bụi bị vàng khô, nắm chồi kéo lên được, bông khô trắng và dẫn đến lép hoàn toàn.
Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:
Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.
Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.
Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.
Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.
Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.
Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
Bệnh cháy lá
Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ Đông Xuân và hè thu và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như trong vụ đông xuân. Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:
Thăm đồng thường xuyên 5 – 7 ngày/lần để phát hiện bệnh kịp thời.
Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun.
Bệnh khô vằn
Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35 – 40 ngày sau sạ).
Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:
Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.
Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15 – 30 ngày để diệt mầm bệnh.
Sử dụng thuốc hóa học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione.
Bệnh Bạc lá
Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè thu trong giai đoạn 40 ngày sau sạ trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo.
Bên cạnh các loại sâu, bệnh kể trên thì còn hai loài động vật phổ biến gây hại hiện nay, chúng cũng là nguyên nhân góp phần vào việc làm giảm năng suất lúa của bà con trên Phường là chuột và ốc bươu vàng.
Đối với chuột để phòng trừ hữu hiệu nên kết hợp nhiều biện pháp cùng một lúc như: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẩy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang hoặc dùng chó để săn bắt.
Đối với ốc bươu vàng: Cần thực hiện các biện pháp quản lý phòng trừ ốc bươu vàng trước khi xuống giống. Bắt ốc kết hợp với diệt trứng ốc trong ruộng, bờ mương quanh ruộng, vệ sinh đồng ruộng thật tốt, tu sữa bờ thật tốt. Cấm những cây rò theo rãnh để nhử ốc bươu vàng đẻ trứng và một đến hai ngày thu gom trứng một lần. Tuy nhiên nếu mật số cao và ốc nhỏ chiếm đa số thì có thể sử dụng thuốc hóa học để diệt như: Abuna 15 WG, Mossade 700 WP, Hellix 500 WP, Snailicide 250 EC…. Cần chú ý không nên sử dụng phèn xanh để diệt ốc vì gây ô nhiễm môi trường nước, gây hại cho người và diệt đi vi sinh vật có lợi trong đất, nếu sử dụng lâu dài sẽ làm chai đất.
Ghi chú: Các loại thuốc trên là những tên thuốc bà con trên Phường Mỹ Hòa thường dùng trong rất nhiều loại thuốc hiện có trên thị trường, vì vậy bà con có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc đã có trong danh mục được phép kinh doanh theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
Thu hoạch và bảo quản.
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trổ 28 - 32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Vì nếu để muộn hơn hạt lúa sẽ dễ bị rụng làm thất thóat trong quá trình thu hoạch.
Biện pháp thu hoạch phải nhanh và gọn, nên sử dụng máy gặt đập liên hợp hoặc máy gặt dải hàng để cắt lúa, tuy nhiên do hạn chế về cơ giới hóa và khó áp dụng trên một số ruộng lúa của Phường, hiện nay đa phần bà con thường cắt lúa bằng tay do vậy sau khi cắt phải tiến hành gom ngay không nên phơi mớ trên ruộng và phải tiến hành suốt ngay không nên ủ đống đợi vài ngày sau mới suốt vì làm như vậy sẽ tạo ẩm độ trong hạt tăng cao, gạo dễ bị bể gẫy, vỏ trấu dễ bị nhiễm bệnh, hạt lúa dễ bị mất màu sáng dẫn đến mất giá khi bán.
Thu hoạch bằng công nghệ sau thu hoạch như: Sử dụng máy gặt đập liên hợp để giảm thất thoát; dùng máy sấy để đảm bảo chất lượng hạt gạo không bị gãy, giữ được độ trong của hạt… Công nghệ sau thu hoạch sẽ góp phần làm giảm chi phí, đồng thời giảm thất thoát, thu hoạch nhanh gọn đặc biệt trong mùa mưa.
Sau thu hoạch phải phơi đúng cách:
Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2 – 3 ngày là được.
Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ – 1.000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ – 2.000 để làm khô lúa.
Trong quá trình phơi sấy không nên để hạt lúa quá nóng hay nhiệt độ thay đổi bất thường, phơi sấy đạt ẩm độ tồn trữ 14% vì nếu làm sai quy trình sẽ ảnh hưởng trong quá trình xay xát như: Bể, vỡ, gạo tấm nhiều nhưng ít gạo nguyên, hạt gạo tăng tỷ lệ bạc bụng hay hạt lúa để giống về sau không đạt chất lượng vì dễ bị sâu bệnh tấn công trong quá trình tồn trữ và giảm tỷ lệ nẩy mầm.
Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng hoặc vô bồ nhưng thường dùng bao thì tốt hơn và tiện lợi hơn khi bán sản phẩm. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thóang. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13% - 14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 12% - 13%. Nếu là lúa giống thì nên sử dụng bao bì riêng và phải có ký hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn với lúa ăn (lúa thịt).
Giải pháp về tổ chức sản xuất.
Tổ nhóm liên kết sản xuất có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm (lúc bán lúa) thông qua trao đổi các thông tin về giống, học hỏi các kỹ thuật canh tác lúa, là nơi tập trung và là nơi các cán bộ nông nghiệp cung cấp và hướng dẫn cho bà con các thông tin mới nhất về nông nghiệp.
Thành lập các câu lạc bộ nông dân nhằm hướng đến sự liên kết, tập trung sản xuất một đến hai loại giống tạo sản phẩm đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa đồng thời hướng đến xuất khẩu trong quá trình hội nhập.
Biện pháp thực hiện
Trước tiên chúng ta cần phố hợp với các cán bộ nông nghiệp Phường, phối hợp với trại giống Bình Đức, đồng thời liên kết với bà con nông dân.
+ Phối hợp với trại giống Bình Đức để có nguồn giống nguyên chủng cung cấp cho một vài nông dân sản xuất giỏi của Phường để sản xuất giống xác nhận dân (khoảng 3 đến 5 hộ gia đình; diện tích khoảng 0,5 đến 1,5 ha).
+ Các nông dân sản xuất giỏi này có trách nhiệm sản xuất giống xác nhận cung cấp lại cho các tổ nhóm liên kết sản xuất hay các câu lạc bộ nông.
+ Sau khi có giống xác nhận, ưu tiên cho các hộ gia đình có tham gia vào các tổ nhóm liên kết, các câu lạc bộ nông dân sau đó sẽ nhân rộng ra toàn Phường.
Chú ý: Chỉ nên sản xuất vài bộ giống chủ lực như đã đề cập ở phần giải pháp về giống.
Dự kiến thời gian nhân giống từ giống nguyên chủng đến giống xác nhận cung cấp cho bà con nông dân khoảng 3 vụ (1,5 năm).
Lưu ý: Nên bắt đầu gieo sạ giống nguyên chủng vào vụ Đông Xuân nhằm đảm bảo không bị lẫn tạp do lúa nền….
Giải pháp về thị trường tiêu thụ.
Các giai đoạn canh tác gian nan, đổ bao mồ hôi nước mắt, tốn biết bao chi phí… đã khép lại, và giờ đây là lúc mà bà con ngồi đếm tiền khi bán lúa. Tuy nhiên niềm vui đếm tiền chưa hẳn đã hoàn toàn đến với bà con nếu như không có thị trường tiêu thụ tốt hoặc giá bán không cao. Để niềm vui ấy vẫn mãi trong lòng mỗi nông dân thì chúng ta cần nổ lực tìm kiếm cho bà con những thị trường tiêu thụ tốt và có sự liên kết chặt chẽ với nông dân.
Bên cạnh việc đưa ra quy trình sản xuất có hiệu quả, hướng người nông dân áp dụng vào sản xuất thực tiễn để từ đó tăng năng suất cây trồng, sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết giảm chi phí sản xuất, mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận cho người nông, thì việc giúp người nông dân an tâm sản xuất thông qua thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, cũng là một việc hết sức cấp bách và quan trọng trong công tác khuyến nông hiện nay .
Hiện nay các thông tin về thị trường tiêu thụ và về giá cả thị trường đang diễn ra rất sôi động, tuy nhiên vẫn chưa có dự báo cụ thể nào trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn về sự biến động của thị trường. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng người nông dân vẫn có thói quen sản xuất cài mính có hoặc sản xuất những mặt hàng có giá trị cao tại thời điểm đầu tư, đó chính là nguyên nhân của sản xuất tự phát và sản xuất chạy theo phong trào mà không có một dự đoán chính xác nào. Vì vậy đến khi thu hoạch thì bị hụt hẫn về thị trường tiêu thụ không ổn định hoặc giá cả bấp bênh.
Đối với lĩnh vực lúa gạo thói quen của nông dân chính là sản xuất các giống mà từ lâu họ đã quen sản xuất, mỗi người một giống. Tạo đa dạng về chủng loại giống không phù hợp với với nhu cầu thị trường và làm giảm đáng kể lợi nhuận của nông dân.
Chính vì vậy để đả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT28.doc