Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 - thời kỳ nước ta còn trong chế độ bao cấp, tất mọi thứ hàng hóa đều khan hiếm, ngay cả các nhu yếu phẩm như: lương thực thực phẩm, vải vóc, thuốc men… Chủ trương tự cung tự cấp và cơ chế kế hoạch hóa của Nhà nước đã trói buộc nền kinh tế, khiến cho người dân thiếu thốn, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn; xã hội chậm phát triển… Ngày nay, đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ bằng nền kinh tế thị trường hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế. Hai mươi hai năm đổi mới đem lại cho đất nước ta rất nhiều thay đổi: cơ sở hạ tầng phát triển, hàng hóa trở lên phong phú, đa dạng, các loại hình dịch vụ mới liên tục được mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện và ngày càng đươc nâng cao… Tất cả những thành tựu có được này là nhờ vào nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa được Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Có thể nói, với bản chất cạnh tranh của nền kinh tế th...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 - thời kỳ nước ta còn trong chế độ bao cấp, tất mọi thứ hàng hóa đều khan hiếm, ngay cả các nhu yếu phẩm như: lương thực thực phẩm, vải vóc, thuốc men… Chủ trương tự cung tự cấp và cơ chế kế hoạch hóa của Nhà nước đã trói buộc nền kinh tế, khiến cho người dân thiếu thốn, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn; xã hội chậm phát triển… Ngày nay, đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ bằng nền kinh tế thị trường hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế. Hai mươi hai năm đổi mới đem lại cho đất nước ta rất nhiều thay đổi: cơ sở hạ tầng phát triển, hàng hóa trở lên phong phú, đa dạng, các loại hình dịch vụ mới liên tục được mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện và ngày càng đươc nâng cao… Tất cả những thành tựu có được này là nhờ vào nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa được Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Có thể nói, với bản chất cạnh tranh của nền kinh tế thị trường chính đã là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Mọi người vẫn thường nói “thương trường là chiến trường”. Sự cạnh tranh đã và đang trở nên gay gắt không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ngày nay, khách hàng là “thượng đế”. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường không những cần phải nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo ra và thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà còn phải đảm bảo các kênh phân phối, các dịch vụ liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm… với giá bán hợp lý để tiêu thụ được sản phẩm của mình. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tiêu thụ sản phẩm đã trở thành một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp.Nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ do các sản phẩm bị tồn đọng và làm cho doanh nghiệp không thu hồi được vốn, không có khả năng tái sản xuất và doanh nghiệp sẽ tiến tới bờ vực phá sản. Chính vì thế, tiêu thụ sản phẩm cũng luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong mọi doanh nghiệp.
Trước tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ sản phẩm, Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình đã rất quan tâm đến các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Sau hơn 4 tháng thực tập tại Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình, được hiểu biết khá nhiều về quá trình kinh doanh và phát triển của Công ty nói chung, cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty nói riêng, em đã chọn đề tài : “ Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề được chia làm ba chương chính như sau :
Chương I : Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm.
Xét trên nhiều góc độ khác nhau thì có nhiều quan điểm khác nhau về Tiêu thụ sản phẩm. Về bản chất của tiêu thụ sản phẩm vẫn được hiểu là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, là quá trình làm cho sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường.
Đứng trên một góc độ nào đó, tiêu thụ sản phẩm còn được hiểu theo hai nghĩa : nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa đã thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc quyền thu tiền bán hàng.
Hiểu theo nghĩa rộng, Tiêu thụ sản phẩm là cả một quá trình kinh tế bao gồm từ khâu nghiên cứu nhu cầu trên thị trường, biến cầu đó thành nhu cầu thực sự cần mua của người tiêu dung, đến việc tổ chức vẫn chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng sao cho hiệu quả nhất.Tiêu thụ sản phẩm còn được hiểu là quá trình gồm nhiều hoạt động : nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn các kênh phân phối, các hình thức và kế sách bán hàng, kế hoạch xúc tiến quảng cáo…và cuối cùng là công việc bán hàng tại điểm bán.
Tuy nhiên, cho dù Tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì đây cũng là một quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng và thu được tiền về.
2. Vai trò của Tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó góp phần thúc đẩy quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa, giúp doanh nghiệp quay vòng vốn và việc thực hiện tái sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách nhanh chóng.
Tiêu thụ sản phẩm còn giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển thị trường, duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thông qua tiêu dùng, doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai. Từ đó đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp đáp ứng nhu cầu. Mặt khác, thông qua tiêu thụ sản phẩm mà khách hàng cũng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, về công dụng, hình thức mẫu mã, uy tín của sản phẩm trên thị trường và đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng là một tiêu thức để đánh giá tình hình kinh doanh của các Doanh nghiệp với nhau. Người ta thường so sánh kết quả kinh doanh của các công ty dựa vào giá trị tiêu thụ sản phẩm thực hiên được trong kỳ. Sức tiêu thụ sản phẩm thể hiện vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Cuối cùng, kết quả của hoạt động bán hàng phản ánh tính đúng đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là biêu hiện chính xác cụ thể nhất sự thành công hay thất bại của quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp bao gồm các công việc nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa xủa thị trường, nhằm tối đa hóa lợi nhuận sao cho thu về được lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm :
3.1 Điều tra nghiên cứu thị trường :
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả thì việc đầu tiên cần đó là thường xuyên điều tra nghiên cứu thị trường.Việc nghiên cứu thị trường giúp giải quyết cho doanh nghiệp 3 vấn đề lớn là : Sản xuất cái gì? Cho ai ? Và bao nhiêu ? Ngoài ra nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp có thể xem xét mở rộng hay thu hẹp thị trường, đồng thời lên kế hoạch chuyển giao công nghệ nhằm phát triển sản phẩm mới.
Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin về thị trường. Đây là bước rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoạn này cần thu thập các thông tin về :
- Nghiên cứu tập tính , thói quen, xu hướng, nhu cầu hiên tại của người tiêu dùng trên thị trường. Nghiên cứu thói quen sử dụng sản phẩm, thói quen mua hàng , nghiên cứu động cơ mua hàng của khách hàng.
- Nghiên cứu về tình hình cung - cầu của sản phẩm mà doanh nghiệp đang có kế hoạch sản xuất.
- Nghiên cứu giá cả của hàng hóa trên thị trường, tìm hiểu xem giá cả của hàng hóa có bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài quan hệ cung – cầu hay không.
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mình kinh doanh.Khi nghiên cứu doanh nghiệp cần tìm hiểu các chính sách pháp luật của nhà nước xem có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp hay không, số lượng và danh tiếng của các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm đó trên thị trường, cũng như các công ty kinh doanh sản phẩm thay thế, sự liên kết dọc liên kết ngang của các công ty trong nghành.
3.2 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm :
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách nhịp nhàng theo tiến độ của kế hoạch đã định. Kế hoach tiêu thụ sản phẩm phải được lập dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường nhằm đảm bảo được sát nhất khối lượng sản phẩm sẽ sản xuất, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể đảm bảo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoach tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư, nhằm đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho việc sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã đề ra. Nhờ đó mà tiết kiêm được chi phí và tránh lãng phí vật tư.
Ngoài ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng là cơ sở nhằm điều chỉnh các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính… nhằm thực hiện đúng mục tiêu đề ra trong quá trình kinh doanh.
3.3. Xây dựng giá bán :
Xác định giá bán là công việc thương xuyên nhưng rất khó, nó là vấn đề nhạy cảm vì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần dựa vào giá của hàng hóa trên thị trường và dựa vào mục tiêu xác định giá của mình để đưa ra mức giá phù hợp. Trong từng giao đoạn khác nhau, doanh nghiệp cần có các mục tiêu giá khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Có ba chính sách định giá phổ biến sau :
- Định giá theo thị phần: nhằm mục đích bảo đảm khả năng đứng vững và mở rộng thị phần kinh doanh của doanh nghiệp. Mức giá đưa ra cần có sức hấp dẫn với khách hàng mục tiêu, đồng thời có một mức giá phù hợp với khách hàng mới.
- Định giá theo mục tiêu doanh số bán: trọng tâm mà doanh nghiệp hướng đến là số lượng hàng hóa bán được nhằm đảm bảo một doanh số bán hàng nhất định mà ít quan tâm đến lợi nhuận.
- Định giá theo mục tiêu lợi nhuận : Doanh nghiệp xây dựng mức giá sao đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất khi bán hàng hay tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, tối đa hoá lợi nhuận không phải bao giờ cũng trên cơ sở giá đắt mà có thể đặt giá tối ưu.Giá tối ưu là giá mà doanh nghiệp có thể thu lợi tối ưu, tại mức giá đó doanh ngiệp có thể bán được nhiều hàng hóa nhất trong một thời kì dài. Hàng hóa bán ra được nhiều hơn và thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
3.4 Tổ chức các hoạt động bán hàng và xúc tiến bán hàng:
Trước tiên doanh nghiệp cần lựa chọn kênh tiêu thụ phù hợp, thiết lập và sắp xếp các vị trí tham gia vào quá trình phân phối, tuyên truyền, quảng cáo, bán hàng cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần xây dựng các hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường dùng nhiều cách thức và hình thức khác nhau để truyền bá thông tin về sản phẩm, thông tin về doanh nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm của người mua trên thị trường.Hoạt động xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp thường áp dụng gồm các hoạt động : quảng cáo, chào bán sản phẩm
Ngoài các hoạt động xúc tiến bán hàng trên, doanh nghiệp cũng cần có thêm kênh thu thập thông tin nhằm thu thập các luồng ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm cũng như về các hoạt động xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp sử dụng..Từ đó đưa ra các phương hướng điều chỉnh phù hợp với tình hình hiện tại.
4. Các yếu tố tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm :
Có rất nhiều các nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Các yếu tố chủ yếu bao gồm :
4.1 Môi trường kinh doanh trong nước :
- Đối thủ cạnh tranh : Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp định tham gia kinh doanh. Bao gồm :
* Đối thủ cạnh tranh hiện hữu: Là toàn bộ các doanh nghiệp đang cùng sản xuất và kinh doanh loại hàng hóa và dịch vụ có thể thay thế nhau cho một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Các đối thủ cạnh tranh thường quyết định đến tính chất, mức độ ganh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong nghành. Mức độ cạnh tranh sẽ càng gay gắt khi số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều, từ đó dẫn đến giá cả cạnh tranh sẽ giảm kéo theo lợi nhuận giảm.
* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn : Là các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh hoặc các doanh nghiệp đã tham gia kinh doanh lâu năm trên thị trường đang có ý định kinh doanh loại hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là việc không tránh khỏi, mà nó chỉ diễn ra nhanh hay chậm mà thôi.
Để kinh doanh đạt hiệu quả, các doanh nghiệp phải quan tâm, tìm kiếm thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh để có đưa ra những quyết định hợp lý,phù hợp trong kinh doanh
- Yếu tố khách hàng và nhu cầu của khác hàng: Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hó và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp.Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải thu thập thông tin về khách hàng và nhu cầu của họ từ đó phân tích dự baosnhu cầu cũng như xu hướng của cầu. Nhu cầu của khách hàng luôn gắn chặt với chiến lược tiêu thụ cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng của các nhà cung ứng : Nhà cung ứng là các doanh nghiệp hay cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết cho doanh nghiệp để có thể sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang tham gia sản xuất kinh doanh. Nguồn cung ứng là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Nó có ảnh hưởng lớn quyết định đến chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy doanh nghiệp phải hiểu rõ đực điểm của nguồn cung ứng để có những cách xử lý phù hợp với các nhà cung ứng.
- Ảnh hưởng của sản phẩm thay thế đến khả năng tiêu thụ sản phẩm: Là các sản phẩm dịch vụ có khả năng thay thế sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung ứng trên thị trường. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến sản phẩm thay thế để có những chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu của mình.
4.2 Môi trường hội nhập quốc tế :
Hiện nay, xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nền kinh tế thế giới đang có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Viêt Nam. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu môi trường quốc tế để có thể nắm bắt thời cơ trong kinh doanh, đồng thời hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn đới với doanh nghiệp. Các đặc điểm cần chú ý là :
- Tác động của tình hình chính trị trên thế giói : Chính trị luôn tác động rất lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế. Trên thế giới, các cường quốc đang một mặt chung sống hòa bình với nhau, một mặt lại duy trì ảnh hưởng quân sự, chính trị, ngoại giao đối với phần còn lại của thế giới. Vì vậy trước khi tham gia vào một thị trường ngoài nước, doanh nghiệp cần tìm hiểu mức độ ổn đinh chính trị của nước đó để tránh rủi ro trong kinh doanh
- Ảnh hưởng của pháp luật và thông lệ quốc tế: Pháp luật luôn luôn chi phối, tác động nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp không phải chỉ am hiểu luật pháp của nước mình mà còn phải hiểu rõ luật pháp của các nước mà mình kinh doanh trên thế giới, của các tổ chức quốc tế.
- Yếu tố khoa học công nghệ trên thế giới : Khoa học công nghệ đang từng giây từng phút phát triển trên thế giới. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Với tình hình kỹ thuật công nghệ không ngừng được đổi mới, doanh nghiệp cũng cần tiến hành đầu tư nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, đồng thời tiến hành chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả.
- Ảnh hưởng của nhân tố văn hóa: Xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong phạm vi kinh tế mà còn cả về văn hóa. Việc du nhập nhiều nền văn hóa vào đất nước đã và đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ tại Việt Nam. Vì vậy doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh tại nước ngoài, cần biêt văn hóa của các nước đó để không gây hiểu lầm đáng tiếc và đem lại hiệu quả trong kinh doanh.
4.3 Môi trường bên trong doanh nghiệp:
- Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp : Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần nghiên cứu cầu của thị trường để quyết định xem sản phẩm mình định cung ứng, sản xuất là gì? Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định được cái mà thị trừơng cần thì mới có thể đem lại kết quả kinh doanh cao nhất.
- Nguồn nhân lực và việc quản lý nhân sự trong doanh nghiệp: Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do con người lên kế hoạch và thực hiện, vì vậy quản trị nhân sự và nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi sở hữu được một lực lượng lao động có chuyên môn và gắn bó với công ty. Bởi vậy, để phát triển một cách bền vững , lâu dài doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.Doanh nghiệp phải cân đối được nhân sự cả hiện tại và tương lai, phân tích nhu cầu thị trường lao động, dự báo được nhu cầu nhân sự, và có các giải pháp ngăn chặn sự thiếu hụt, mất cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng cung ứng nhân sự cho doanh nghiệp.
- Xây dựng nền nếp văn hóa trong doanh nghiệp: Nền nếp văn hóa trong doanh nghiệp giúp tạo sự gắn kết giữa các cá nhân, các bộ phận khác nhau và các quan hệ khách hàng trong doanh nghiệp. Nó bao gồm các tác phong, cách ứng xử trong công tác, sinh hoạt của từng thành viên trong công ty.
4.4 Các yếu tố khác :
- Giá của hàng hóa: Đây là 1 nhân tố chủ yếu tác động đến khả năng tiêu thụ hàng hóa của Doanh nghiệp. Giá bán có thể làm tăng hay giảm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm..Xác định được giá bàn hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng nâng cao tiêu thụ hàng hóa, thu lợi nhuận, tránh được việc ứ đọng hàng hóa.Tuy nhiên, Doanh nghiệp cũng tránh lạm dụng việc sử dung giá làm công cụ cạnh tranh, vì khi doanh nghiệp hạ giá quá thấp thì các đối thủ cạnh tranh có thể cũng hạ giá, có khi hạ xuống thấp hơn, dẫn đến thua lỗ.
- Chất lượng của hàng hóa : Ngoài đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì hàng hóa cần phải có chất lượng tốt. Chất lượng hàng hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất và thường được các các doanh nghiệp lớn sử dụng. trong cạnh tranh, vì nó giúp tạo nên sự an tâm và tin tưởng của khách hàng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp.
- Dich vụ trong và sau khi bán hàng : Là những dich vụ liên quan đến việc mua bán hàng hóa và đây là những dịch vụ miễn thu phí. Những dịch vụ này sẽ có tác động tích cực trong tâm lý của người mua, mặt khác nó còn phản ánh trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của Doanh nghiệp, điều này sẽ làm cho quyết đinh mua hàng của khách hàng diễn ra nhanh hơn. Một số dich vụ trong và sau khi bán thường được các doanh nghiệp áp dụng là : gửi xe và đồ đạc miễn phí, chuyên chở hàng hóa đến tận nhà, bảo dưỡng bảo hành định kỳ…
Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố khác như :vị trí điểm bán, mạng lưới phân phối, nhà cung cấp, chính sách điều tiết của nhà nươc… cũng tác động không nhỏ đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo khả năng tiêu thụ được ổn định, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho mình các sách lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, phục vụ khác hàng một cách tốt nhất. Có như vậy doanh nghiệp mới tạo được cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa từ đó thu về nhiều lợi nhuận hơn.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH
I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình
Công ty CP mía đường Hoà Bình
Tên giao dịch: Công ty CP mía đường Hoà Bình Tên viết tắt: Công ty CP mía đường Hoà Bình
Địa chỉ trụ sở chính: Phường Hữu Nghị, TPHB, tỉnh Hoà Bình
Huyện/ Thành phố: Hòa Bình (thành phố)
Điện thoại: 0218.854331
Số đăng ký kinh doanh: 25.03.000099 Ngày cấp: 05.8.2005
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Khắc Truyện
Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán : đường, các sản phẩm sau đường, vật tư kỹ thuật ngành đường, phân vi sinh, cồn, giấy và các sản phẩm từ giấy, vật tư ngành giấy. Xây dựng vùng nguyên liệu mía để cung cấp cho nhà máy. Sản xuất : đồ uống, bánh kẹo, bao bì, gỗ, ván ép, a xít, vật liệu xây dựng. Xuất nhập khẩu : đường và các sản phẩm sau đường, phân vi sinh, cồn, giấy và các sản phẩm từ giấy, hoá chất phục vụ sản xuất đường.Mua bán, chế biến : Nguyên liệu giấy, thức ăn gia súc. Mua bán xăng dầu và các sản phẩm phụ của xăng dầu. Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, đường sông. Mua bán phân bón. Mua bán hoá chất sử dụng trong nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ…) Sản xuất, truyền tải và phân phối điện ( 3510 )
Thành viên(hội đồng quản trị): Nguyễn Khắc Truyện
* Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình
Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình tiền thân là Công ty Mía đường Hòa Bình, được thành lập theo Quyết định số 105/QĐ – UB của UBND tỉnh Hòa Bình ngày 14 tháng 04 năm 1995 và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 109878 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 30 tháng 06 năm 1995. Trước những khó khăn về vấn đề tài chính lúc bấy giờ, phải đến tháng 02 năm 1996 Công ty Mía đường Hòa Bình mới được khởi công xây dựng và đúng một năm sau, ngày 22 tháng 02 năm 1997, Nhà máy đường chính thức được đi vào hoạt động.
Chức năng hoạt động của công ty : Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình là nhà sản xuất, phân phối chính thức các sản phẩm Đường và các mặt hàng khác trong miền Tây Bắc. Do vậy, chức năng chính của công ty là sản xuất và tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bán buôn bán lẻ, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trên miền Tây Bắc.
Đi đôi với các chức năng trên thì nhiệm vụ chính của công ty là nghiên cứu khả năng và nhu cầu tiêu dùng của của thị trường để xây dựng các kế hoạch và phương pháp kinh doanh đảm bảo phát triển kinh tế trong vùng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo tồn và phát triển vốn theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu xác định nhu cầu của thị trường.Đồng thời tiến hành nghiên cứu sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, áp dụng cải tiến khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
- Tạo công ăn ciệc làm ổn định cho nhân dân trong vùng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động theo quy định của Nhà nước về lao động, tôn trọng quyền tổ chức Công ty theo luật Công Đoàn.
- Đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn của nhà nước . Nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Tiềm năng hoạt động của công ty :
Sản xuất đường và các sản phẩm liên quan với chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế
Là đầu mối cung cấp sản phẩm Đường lớn nhất Tây Bắc, với các hệ thông phân phối trên cả miền
Sản phẩm chính của công ty là đường bao 50 kg, bao 20kg, và đường túi 0,5 – 1 kg
Vào những ngày đầu thành lập, trong khi hệ thống vùng nguyên liệu chưa hoàn chỉnh, thêm vào đó là sự tràn ngập sản phẩm đường của các công ty ngoại tỉnh nên những năm đầu Công ty đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Nhưng với những nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty, sau vài năm, sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh được thị trường trong tỉnh và vươn ra ngoài tỉnh.
Đầu tháng 08 năm 2005, nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước và Chính phủ về việc chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Mía đường Hòa Bình đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình. Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là 5 tỷ đồng, với 500 nghìn cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng được phát hành; trong đó, 40% là vốn Nhà nước, 60% vốn còn lại là do cán bộ và công nhân viên Công ty đóng góp. Nhờ đó đã gắn kết được một cách chặt chẽ lợi ích chung của Công ty với lợi ích của người lao động, góp phần nâng cao được trách nhiệm,ý thức làm việc của từng người trong công việc. Thật vậy, sau hơn ba năm cổ phần hóa, giờ đây diện mạo của Công ty đã được thay đổi: trụ sở làm việc đẹp đẽ và khang trang hơn, cơ sở vật chất được tăng cường; đời sống người lao động đã và đang được cải thiện từng bước…
II. Các đặc điểm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình:
1.Đặc điểm về nhân tố nguồn lực của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình :
1.1 Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình :
Nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trộng đến sụ thành công hay thất bại của mỗi một doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công ty thì số lượng lao động cũng ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng
Bảng 1: Số lao động của công ty qua các năm
Số lượng lao động
(người)
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Hợp đồng dài hạn
22
27
33
Hợp đồng ngắn hạn
12
15
21
Tổng số
34
42
54
Qua bảng trên ta có thể thấy cung với sự lớn mạnh về quy mô kinh doanh thì tổng số lao động có hợp dồng dài hạn, ngắn hạn với công ty đều có xu hướng tăng lên. Trong năm 2006 công ty có tổng số 34 lao động, sang năm 2007 Công ty đã phải sủ dụng tổng số 42 lao động tăng 81%. Và đến năm 2008, do hoạt động kinh doanh của Công ty đạt kết quả tương đối tốt,Công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất, chính vì thế mà tổng số lao động đã tăng lên 54 lao động năm 2008, tăng 177,8 % so với năm 2007.
Bảng 2 : Cơ cấu lao động của Công ty
ĐVT: %
Loại lao động
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Có bằng đại học
21,3
26,7
31,1
Có bằng trung học
41,8
43.5
44,6
Cán bộ khác
37,2
29,,8
24,3
Tổng cộng
100
100
100
Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty không những tăng lên về số lượng mà cơ cấu lao động cũng ó sự thay đổi đáng kể, đặc biết là sự tăng lên của lực lượng lao động có bằng Đại học.Qua bảng trên,trong năm 2006cán bộ công nhân viên trong Công ty có 21,3% là lao động có bằng đại học, năm 2007 số cán bộ có bằng đại học chiếm đã chiếm 26.7%, tăng 5,4% so với năm 2006 và đến cuối năm 2008 thì nó đã tăng lên 31,1% tăng 4.4% so với năm 2007. Có được sự chuyển biến tốt đẹp này là cũng một phần do chính sách phát triển của Công ty nhằm thu hút ngồn lao động có trình độ cao về làm việc, đồng thời công ty đã sử dụng có hiệu quả các quỹ tiền thưởng nhằm khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn và gắn bó với công ty.
1.2 Đặc điểm về sản phẩm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình
Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình sản xuất và kinh doanh sản phẩm chính là đường kính trắng, tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh và một số tỉnh như: Hà Tây, Thái Nguyên Bắc Ninh, thành phố Hà Nội… Đây là sản phẩm chủ yếu của công ty, chiếm đa số trong hoạt động kinh doanh của công ty,.Ngoài ra đường kính còn là sản phẩm chính, mỗi ngày nhà máy sản xuất khoảng 750 tấn mía phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh và khu vực bắc miền trung.
Hằng năm, nhà máy đường Hòa Bình sản xuất được từ 9.000 đến 13.000 tấn đường và từ 3.600 đến 5.000 tấn mật rỉ, Nhà máy đường liên doanh sản xuất ra từ 20.000 đến 28.000 tấn đường và từ 7.000 đến 9.500 tấn mật rỉ, là nguyên liệu chính để sản xuất cồn. Năm 2007 – 2008 ,Công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 10.500 tấn đường kính trắng. Thời điểm hiện tại tuy mới là đầu vụ mía 2008 – 2009 nhưng theo kết quả giám định các vùng nguyên liệu, sản lượng đường năm nay ước đạt từ 11.500 đến 12.000 tấn. Bên cạnh mặt hàng đường kính trắng, Công ty còn sản xuất một số sản phẩm như phân vi sinh cồn thục phẩm và giấy, trong đó, phân vi sinh chủ yếu dùng cho đầu tư các vùng nguyên liệu và tiêu thụ trong tỉnh; cồn thực phẩm và giấy được bán nội tỉnh và các vùng lân cận như Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa... Năm 2008, Công ty mía đường Hòa Bình đã sản xuất được 980 ngàn lít cồn thực phẩm, 5.900 tấn phân vi sinh và 220 tấn bột giấy. Trên thực tế, khi một vài vụ sản xuất giấy không thu được lợi nhuận, Công ty đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất bột giấy để bán lại cho các nhà máy sản xuất giấy. Điều đó không những giúp Công ty tránh được lãng phí mà còn giúp Công ty có một khoản doanh thu đáng kể.
1.3. Đặc điểm về vùng nguyên liệu và thị trường của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình:
Cũng như các doanh nghiệp khi mới tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã xây dựng cho mình một hệ thống vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo cho thị trường đầu vào luôn luôn ổn định. Hiện nay, với 7 trạm nguyên liệu đặt tại phần lớn các huyện trong địa bàn tỉnh, Công ty luôn chủ động được nguồn cung cấp mía – loại nguyên vật liệu chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty. Sự chủ động này còn giúp cho Ban lãnh đạo Công ty xây dựng được hệ thống dự báo về sản lượng cũng như giá đường sản xuất trong mỗi vụ (căn cứ vào kết quả giám định ban đầu các vùng nguyên liệu mía), từ đó đề ra kế hoạch sản xuất phù hợp, giúp kế toán Công ty có thể tập hợp được chi phí sản xuất một cách đầy đủ và kịp thời. Tại Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình, việc quản lý các vùng mía nguyên liệu do phòng Nông vụ đảm nhận còn việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu phụ và các loại vật tư khác được Ban Giám đốc Công ty giao cho phòng Thị trường phụ trách. Hiện nay, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng với nhiều nhà cung ứng như: Trung tâm cung cấp giống và nông sản Hòa Bình, Công ty phân đạm Lâm Thao – Phú Thọ, Công ty Cổ phần Phân Lân Ninh Bình… Nhờ đó, thị trường đầu vào của Công ty thường ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất. Và nhìn chung tình hình nguyên liệu cho đầu vào không còn là nỗi lo của nhà máy nữa.
Một số năm gần đây, sản phẩm đường của Công ty sản xuất ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó nên Ban Giám đốc Công ty đã lên kế hoạch nhiều chương trình nhằm mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất. Công ty đã và đang tiến hành đàm phán với tập đoàn chuyên cung cấp thiết bị thực phẩm của Nhật – Food Equipment Corporation để mua dây chuyền sản xuất đường đen, nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh mà còn hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu đàm phán thành công và có thể đưa vào sản xuất thực tế thì hàng năm dây chuyền này có thể đem lại cho Công ty từ 3.000 đến 3.500 tấn đường đen, một loại đường chất lượng cao và rất có giá trị.
Bảng 3 : Bảng doanh thu qua các năm
Sản phẩm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đường
Phân vi sinh
Mật rỉ
Phân NPK
Bùn mía+ khác
Thuê VP
TL xe
Phân NPK mua
115 792 734 600
10 245 562 450
2 645 540 000
2 576 684 000
395 450 540
125 000 000
177 254 000
320 550 679
131 020 085 857
10 202 128 000
2 232 542 000
3 892 565 000
432 625 857
125 000 000
182 700 000
330 234 500
154 725 458 507
11 212 594 716
2 875 324 453
4 832 314 281
582 375 861
125 000 000
195 273 728
458 466 190
Tổng
132 278 787 763
148 417 881 200
175 006 807 700
Qua bảng 2 doanh thu các năm của công ty từ 2006 đến năm 2008 ta nhận thấy doanh thu về đường chiếm đại đa số doanh thu trong tổng doanh thu. Trong năm 2006, doanh thu về đường chiếm 86% doanh thu của doanh nghiệp, năm 2007 là 83% và đến năm 2008 là 88%. Có thể nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh chính của công ty vẫn là sản xuất đường. Doanh thu về đường kính luôn chiếm trên 80% tổng doanh thu doanh nghiệp hiện có. Việc tiêu thụ được đường là cơ sở chính quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn của công ty. Năm 2006 đến năm 2008 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và hoạt động tốt. Cộng với yếu tố ổn định của thế giới nên đem lại doanh thu tương đối tốt. Nhìn vào bảng trên ta thấy các sản phẩm khác đều là những sản phẩm xuất phát từ cây mía như Phân, mật rỉ…
Dưới đây là bảng một số chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận trong bốn năm gần đây nhất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình:
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về lợi nhuận của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình trong 4 năm gần đây nhất
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Lợi nhuận thuần
85.016.351.18
187.364.415,23
359.070.652,56
406.117.853,40
Tỷ lệ chia cổ tức
0%
20%
30%
Lợi nhuận giữ lại
85.016.351.18
187.364.415,23
287.235.522,04
291.282.497,38
Nguồn: Trích “Tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình sau 3 năm cổ phần hóa”.
Mặc dù chỉ số lợi nhuận hàng năm của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình còn khá khiêm tốn, song qua những số liệu trên đây, có thể thấy rất rõ một điều là Công ty đang từng bước đi lên. Nếu như trước khi cổ phần hóa, lợi nhuận thuần của Công ty chỉ vào khoảng 75 triệu đồng (năm 2005), thậm chí có những năm trước đó còn bị thua lỗ thì kể từ khi cổ phần hóa, Công ty đã làm ăn hiệu quả hơn hẳn. Năm 2006, Công ty đã thu về gần 200 triệu đồng tiền lãi. Do mới cổ phần hóa được gần 4 tháng, số lãi cũng chưa hẳn nhiều nên Hội đồng Cổ đông của Công ty đã quyết định giữ lại toàn bộ số tiền này để đầu tư vào các quỹ và xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho Công ty. Năm 2007, chỉ số lợi nhuận thuần của Công ty đạt trên 359 triệu đồng, gấp 4,7 lần số lợi nhuận thuần năm 2005 và gần gấp đôi so với năm 2006. Cũng từ năm 2007, cán bộ công nhân viên Công ty bắt đầu được chia lợi tức từ số cổ phần của mình trong Công ty. Năm 2008, chỉ số lãi thuần của Công ty là trên 400 triệu đồng, tăng 11,3% so với năm 2006; 100,2% so với năm 2005. Tuy mức tăng trưởng về lợi nhuận của Công ty năm 2008 đã chậm lại nhưng với tỷ lệ chia cổ tức là 30%, Công ty vẫn luôn tạo được niềm tin cho các Cổ đông, nhất là người lao động. Hy vọng trong những năm tới, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình sẽ ngày càng phát triển hơn.
1.4 Các đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình.
Từ năm 2005 nhà máy đường Hòa Bình bước sang một giai đoạn phát triển mới, đó chính là sự chuyển đổi sở hữu đối với nhà máy. Do sự hoạt động không mang lại hiệu quả cao cho nhà máy trong nhiều năm mặc dù công nghệ đã được cải tiến rõ rệt. Đó một phần cũng là do sự phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Trước 2005 thì nhà máy thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên nguồn vốn của công ty do nhà nước cung cấp và kết quả kinh doanh đa số là thua lỗ, vay ngân hàng thì ứ đọng và tiền lãi ngân hàng là một con số không nhỏ. Sự chuyển đổi sở hữu xảy ra khi mà nhà máy được cổ phần hóa vào tháng 8 năm 2005. Sự thay đổi về ngừoi chủ sở hữu doanh nghiệp đã tạo nên một bước ngoặt mới trong quản lý. Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty đến thời điểm 31/12/2007 như sau
Bảng 1: Nguồn vốn công ty cổ phần mía đườngHòa Bình
Đơn vị: trđ
Tài sản
Số dư đầu kỳ
Số dư cuối kỳ
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tài sản cố định
Nguyên giá tài sản cố định
hao mòn tài sản cố định
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
16994
1565
11134
4295
13941
5614
4113
9022
-5909
645
456
11179
195
4340
6028
18246
7247
5902
10110
-6208
745
450
Tổng cộng tài sản
30935
29425
Nguồn: Phòng kế toán
Bảng 5 : Tình hình nguồn vốn công ty cổ phần mía đường Hòa Bình
Nguồn vốn
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
A.Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn ngân hàng
2. Phải trả nhà cung cấp
3. Nợ ngắn hạn khác
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
19359
16917
10429
5263
1225
2487
3457
9520
7363
4566
2530
267
2187
6546
Tổng cộng nguồn vốn
22852
16066
Nguồn: Phòng kế toán
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình
Do đặc thù của ngành mía đường nên hoạt động sản xuất của Công ty cũng mang đậm chất mùa vụ. Hàng năm, mía vào vụ thu hoạch từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 5 năm sau nên đây là thời gian hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kế toán của Công ty trở nên nhộn nhịp nhất. Ngoài vụ mía thì gần như mọi hoạt động của Công ty đều lắng xuống. Điều này cũng chi phối không nhỏ đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Với điều kiện sản xuất chỉ tập trung vào khoảng sáu tháng mỗi năm, hoạt động tập hợp chi phí sản xuất cũng trở nên bận rộn hơn hẳn lúc vào mùa mía và lại nhàn rỗi khi hết vụ. Một số chi phí như chi phí bảo dưỡng máy móc từ tháng 6 đến tháng 11: bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu,… đặt ra yêu cầu phải trích trước vào chi phí sản xuất. Vì thế công tác tập hợp chi phí sản xuất của Công ty cũng có đôi chút khó khăn hơn.
Năm 1997, công ty được đầu tư xây dựng lại nhà máy đường bởi nguồn vốn ODA. Nhà đầu tư Tây Ban Nha không chỉ giúp về mặt vốn mà đã đưa những kỹ thuật viên, chuyên gia, kỹ sư uy tín sang giúp nhà máy xây dựng và vận hành máy trong suốt những năm thực hiện dự án. Năm 2001 nhà máy mới được đi vào vận hành với công suất ép mía lên tới 1250 tấn mía một ngày. Một sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ, đưa nhà máy đường Sông Con lên một sự phát triển mới. Máy móc thiết bị của công ty là những máy móc mới hoàn toàn và hiện đại so với thiết bị máy móc của những nhà máy đường trong nước thời điểm đó, là nhà máy có công suất đứng thứ hai sau nhà máy đường Nghĩa Đàn. Đến thời điểm hiện tại nhà máy đã nâng tầm công suất lên 1600 tấn mía một ngày nhờ việc thay mới những thiết bị đã cũ kỹ không phù hợp với hiện tại. Không những thế nhà máy đã đầu tư hơn 2 tỷ để mua mới một hệ thống sản xuất điện từ phế liệu là vỏ cây mía sau khi ép mật. Nhờ vậy mà Công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí cực lớn từ việc tiêu thụ điện. Ngoài ra công ty còn đủ điện để cung cấp cho khối văn phòng của công ty.
Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình có 4 phân xưởng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đó là: phân xưởng ép, phân xưởng chế luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Mỗi phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất, cụ thể là:
- Phân xưởng ép: đảm nhận khâu rửa và ép mía cây.
- Phân xưởng chế luyện: là phân xưởng lớn nhất Nhà máy, đảm nhận tất cả các khâu còn lại để cho ra các sản phẩm cuối cùng. Phân xưởng này gồm 4 xưởng nhỏ là xưởng đường, xưởng cồn, xưởng phân vi sinh và xưởng giấy.
- Phân xưởng động lực: có nhiệm vụ cung cấp đủ hơi, điện và nước cho quá trình sản xuất của Nhà máy.
- Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất, kiểm tra khi cần và tiến hành bảo dưỡng khi hết vụ mía.
Cũng do tính chất mùa vụ trong sản xuất mà đội ngũ công nhân của Công ty khi vào vụ có năm lên đến gần 350 người, nhưng khi hết vụ, con số này chỉ còn khoảng 70 người - là số công nhân chính thức, thuộc biên chế của Công ty; số còn lại là lao động hợp đồng. Họ chủ yếu là nông dân trong tỉnh, đến vụ mía thì làm việc cho Công ty. Nhờ vậy, mỗi năm, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã tạo ra công ăn việc làm và đem lại thu nhập thêm cho hàng trăm người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm, Công ty phải mở một số lớp đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến 10 ngày về công nghệ sản xuất cho số lượng lao động mùa vụ này.
Về công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình, nhìn chung khá phức tạp vì nó là sự phối kết hợp của nhiều công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất đường kính trắng, công nghệ sản xuất cồn thực phẩm, công nghệ sản xuất phân vi sinh và công nghệ sản xuất giấy. Một điều đáng chú ý ở đây là các sản phẩm cồn, phân vi sinh và giấy đều được sản xuất bằng cách tận dụng những phụ phẩm từ quá trình sản xuất đường kính trắng. Do đó, việc tính giá thành các sản phẩm của Công ty cũng có một số đặc trưng riêng .
Một cách khái quát, có thể hiểu về công nghệ sản xuất của Công ty như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Công nghệ sản xuất của Công ty CP Mía đường Hòa Bình
Bốc hơi
Sirô
Đường non
Nước mía sạch
Ly tâm
Nấu
Mật rỉ
Cồn
Giấy
Bột giấy
Bã mía
Hệ thống ép
Mía cây sạch
Phân vi sinh
Bã bùn
Hệ thống rửa
Mía cây
Nước mía
Đường thành phẩm
Đường tinh thể
Lắng lọc
Với công nghệ sản xuất là một hệ thống dây chuyền liên hoàn và khép kín như thế này, Công ty không có sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cũng chính là giá thành của sản phẩm. Trong 4 loại sản phẩm của Công ty, chỉ giấy là có sản phẩm dở dang nhưng hiện nay Công ty cũng không tiến hành sản xuất giấy (do không hiệu quả) mà tập trung vào 3 loại thành phẩm còn lại và kinh doanh thêm dầu điêzen, vừa để phục vụ sản xuất vừa đem ra tiêu thụ. Đối với đường và cồn, do đặc điểm của dây chuyền công nghệ và sự tận dụng nhiệt của các lò hơi nên quy trình sản xuất hai loại sản phẩm này đều liên tục, khép kín. Với phân vi sinh, sản phẩm này là kết quả sự kết hợp giữa bã bùn của mía, than bùn, các loại phân lân, kali, đạm,… trong nhiệt độ thích hợp nên nhu cầu sản xuất đến đâu, tiến hành pha trộn đến đó. Chính những đặc điểm này của công nghệ sản xuất đã khiến cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được đơn giản hóa nhờ bỏ qua khâu đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Có thể nói, đây là đặc điểm nổi bật nhất trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình
Từ khi cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã có nhiều thay đổi trong tổ chức bộ máy quản lý, không chỉ là tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Áp dụng mô hình trực tuyến - chức năng, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình được phân chia thành nhiều cấp để quản lý theo chiều dọc, trong mỗi cấp lại chia thành nhiều bộ phận có quyền hạn tương đương nhau nhằm quản lý theo chiều ngang. Một cách chung nhất, bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình được chia thành 2 phần: một là khối các phòng ban giúp việc cho Giám đốc, hai là khối sản xuất - Nhà máy đường. Nhà máy đường cũng có bộ máy tổ chức riêng như có Giám đốc, các trưởng phòng, nhân viên kế toán… nhưng không tổ chức hạch toán độc lập mà các chứng từ phát sinh đều được chuyển lên phòng Tài chính kế toán của Công ty. Có thể nói, mỗi bộ phận, với chức năng, nhiệm vụ nhất định, đều là những phần rất quan trọng, giúp cho bộ máy quản lý của Công ty hoạt động một cách nhịp nhàng:
* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, nhân sự của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ.
* Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty, có quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề quan trọng liên quan tới quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Công ty và các vấn đề có tính chất quyết định tới sản xuất và kinh doanh của Công ty.
* Ban kiểm soát: cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông thực hiện kiểm soát đối với Ban Giám đốc và các hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của Công ty.
Ban Giám đốc của Công ty gồm có:
* Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người có trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty; là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
* Phó Giám đốc: Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình hiện nay có hai Phó Giám đốc; một Phó Giám đốc kiêm phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động của Nhà máy; một Phó Giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp Giám đốc trong công việc kinh doanh và quản lý, điều hành các phòng ban của Công ty.
Các phòng ban chức năng của Công ty: mỗi phòng ban trong Công ty thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc về tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh của Công ty.
* Phòng Tổ chức – hành chính: có chức năng tổ chức nhân sự và các vấn đề hành chính của Công ty, có trách nhiệm giải quyết các chế độ và quyền lợi cho người lao động trong Công ty, thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước bằng các nội quy, quy chế, quy định trong Công ty và thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Công ty.
* Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh vào sổ sách một cách trung thực, khách quan về tình hình biến động của tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty; phân tích các báo cáo tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm cung cấp những thông tin hữu ích một cách kịp thời cho Ban Giám đốc và các đối tượng quan tâm khác.
* Phòng Thị trường: có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động marketing như: thăm dò và tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm; đưa ra các chiến lược về giá cả, xây dựng các kênh phân phối,… nhằm tiêu thụ một cách có hiệu quả nhất các sản phẩm của Công ty.
* Phòng Kế hoạch - đầu tư: có chức năng lập kế hoạch, xây dựng và đề xuất với Ban Giám đốc các phương án về sản xuất và kinh doanh của Công ty.
* Phòng Vật tư: có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các hoạt động nhập, xuất các loại vật tư trong Công ty.
Về phía Nhà máy, có hai bộ phận chính là Xí nghiệp đường và Phòng nông vụ. Trong đó, mỗi bộ phận lại có những chức năng nhất định:
* Phòng Nông vụ: có nhiệm vụ quản lý các vùng mía nguyên liệu, phát lệnh vận chuyển theo kế hoạch và tiếp nhận mía nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy. Trực thuộc phòng này còn có 7 trạm nguyên liệu đóng tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đó là các trạm: Đà Bắc, Tú Sơn, Thị trấn Bo, Ba Hàng Đồi, Cao Phong, Tân Lạc và Lạc Sơn.
* Xí nghiệp đường: là nơi tiến hành sản xuất trực tiếp của Nhà máy. Xí nghiệp đường có 4 phân xưởng trực thuộc là: phân xưởng ép, phân xưởng chế luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Như đã trình bày trong phần 1.2.2, mỗi phân xưởng trong Xí nghiệp đường đều có những chức năng, nhiệm vụ nhất định; song, cùng hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được diễn ra liên tục, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình được thể hiện trong sơ đồ 1.2 dưới đây:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình
NHÀ MÁY ĐƯỜNG
Xí nghiệp đường
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng vật tư
Phòng kế toán tài chính
CÁC PHÒNG BAN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Phòng nông vụ
Phân xưởng sửa chữa
Phân xưởng động lực
Phân xưởng chế luyện
Phân xưởng ép
Phòng thị trường
.0
Phòng tổ chức – hành chính
ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG
4. Thành tích mà Công ty đạt được :
* Công ty được Tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000
* Công ty được Chủ Tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”
* Công ty có các sản phẩm được bình chọn trong Hàng Việt Nam chất lượng cao
* Sản xuất kinh doanh qua các năm ko ngừng cải thiện và phát triển :
- Doanh số năm 2008 đạt gần 30 tỷ đồng, tăng 82,3% so với năm 2007
- Nộp ngân sách nhà nước gần 2 tỷ đồng, đạt 102% so với năm 2007
- Thu nhập đời sống công nhân từ 1,1 triệu đồng/người/năm ( năm 2007 ) lên 1,6 triệu đồng/người/năm (2008) và năm 2009 ước đạt 1,8 triệu đồng/người/năm.
* Các chi phí được tiết kiệm đáng kể, vòng quay vốn tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn, dư nợ ngân hàng giảm; đời sống người lao động không ngừng được cải thiện
* Tiếp tục nghiên cứu các giống mía mới với hàm lượng đường cao, đầu tư ứng trước cho nông dân 1,2 tỷ đồng hỗ trợ bà con trong việc canh tác sãn xuất.
II. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình.
1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình
Doanh thu, lợi nhuận, chi phí là những chỉ tiêu cơ bản của hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong hoạt động của mình đều cố gắng tìm kiếm lợi nhuận. Trong đó việc giảm chi phí được coi là nhiệm vụ của doanh nghiệp, không phải giảm hết những chi phí cần thiết mà là sản xuất ra được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất mới mong cạnh tranh được trên thị trường. Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh rõ nét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu cao không có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và doanh thu thấp cũng không có ngĩa là hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Cần phải xem hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua ba chỉ tiêu trên để đánh giá chính xác và khách quan hơn.
Bảng 6 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
SỞ NN & PTNT HÒA BÌNH
Mẫu số B02-DN
CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH
Ban hành theo QĐ số 15/2008/QĐ-BTC ngày 20/03/2008, về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Từ năm 2006-2008
PHẦN I - LÃI LỖ
Chỉ tiêu
mã số
2005
2006
2007
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
49567998000
159,136,283,850
175049923231
Các khoản giảm trừ(03=04+05+06+07)
03
4,300,000
4,000,000
3,500,000
+ Chiết khấu thương mại
04
4,300,000
4,000,000
3,500,000
+ Giảm giá hàng bán
05
+ Hàng bán bị trả lại
06
+ Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo PPTT
07
1. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV(10=01-03)
10
155,136,283,850
175,046,423,231
2. Giá vốn hàng bán
11
142,158,635,820
159,030,951,113
3. Lợi nhuận bán hàng và CCDV(20=10-11)
20
12,977,648,030
16,015,472,118
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
10,561,799,300
999,739,205
5. Chi phí tài chính
22
15,876,454,398
8,987,634,756
8,867,634,616
-Trong đó: chi phí lãi vay
23
6. Chi phí bán hàng
24
1,987,564,987
1,675,645,000
1,480,369,465
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
6,546,800,000
5,532,665,612
5,302,725,513
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD(30=20+(21-22)-(24+2))
30
1,278,009,663
1,364,481,729
9. Thu nhập khác
31
123,795,886
129,793,981
10. Chi phí khác
32
498,776,376
482,883,067
11. Lợi nhuận khác(40=31-32)
40
-374980490
-353089086
12. Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40)
50
903,029,145
1,011,392,643
13. Thuế thu nhập doạnh nghiệp phải nộp
51
14. Lợi nhuận sau thuế
60
903,029,145
1,011,392,643
Nguồn: phòng kế toán
BẢNG 7 : BẢNG THỐNG KÊ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008
Đơn vị: đồng
NămChỉ tiêu
2006
2007
2008
DT bán hàng và cung ứng DV
149,567,998,000
159,136,283,850
175,049,923,231
DT thuần
149,563,698,000
155,136,283,850
175,046,423,231
DT hoạt động TC
8,950,020,000
10,561,799,300
999,739,205
Thu nhập khác
103,210,000
123,795,886
129,793,981
Tổng DT
149,567,998,000
155,136,283,850
175,046,423,231
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 -2008
Qua báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm trở lại đây cho thấy sự chuyển dịch về sở hữu đối với doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu các năm liên tục tăng với tốc độ nhanh. Năm 2006 doanh thu của công ty đạt được là 149,567,998 nghìn đồng, đến năm 2007 con số này đã tăng lên 159,136,283,850 đồng tăng 10,6% so với năm 2006. Sự gia tăng về doanh thu là do giá đường năm 2007 cao hơn giá đuờng năm 2006. Cụ thể lầ cuối năm 2006 giá đường chỉ ở mức…… Đến cuối năm 2007 thì đã lên đến ….. Mặt khác sản lượng đường của nhà máy năm 2006 thấp hơn năm 2007. Năm 2006 chỉ sản xuất được 95 tấn đường tinh trong khi năm 2007 lên tới 125 tấn đường. Năm 2008 là một năm thành công của công ty với sản lượng đường thu được là 156 tấn đường nên doanh thu đã đạt được 175,049,923,231 đồng, tăng 11% so với năm 2007. Sự gia tăng này là do doanh nghiệp đã sản xuất được nhiều hơn chứ chưa có nghĩa là doanh nghiệp bán hàng với giá cao hơn.
Lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua các năm như sau:
BẢNG 8 : LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
LN thuần từ hoạt động KD
-7,010,800,500
1,278,009,663
1,364,481,729
Thu nhập khác
103,210,000
123,795,886
129,793,981
LN trước thuế
903,029,145
1,011,392,643
LN sau thuế
903,029,145
1,011,392,643
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng qua các năm. Năm 2006 khi doanh nghiệp đang thuộc sở hữu của nhà nước tuy doanh thu của doanh nghiệp là tương đối tốt nhưng lại không có lãi vì doanh nghiệp đang phải chịu nợ quá nhiều và chi phí lãi vay rất cao, hậu quả của những năm làm ăn thất thoát do cây mía không được chú trọng và dư nợ quá lớn từ các năm trước. Năm 2007 khi bước sang một thời kỳ mới, tự chịu trách nhiệm về sản xuất và kinh doanh thì doanh nghiệp đã làm ăn có lãi và con số đó là không nhỏ . Đạt được lợi nhuận là 903,029,145 đồng và năm 2008 tăng lên 1,011,392,643 đồng. Như thế lợi nhuận năm 2008 tăng 12% so với năm 2007. So với nghành mía đường thì công ty đang là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Doanh thu năm 2008 tăng 12% so với năm 2007 là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Doanh thu thuần về giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng so với năm 2007 là 12,8% đạt đuợc 175,046,423,231 vì năm 2008 sản lượng cao hơn năm 2007 đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng diễn ra sôi nổi đối với các mặt hàng khác của công ty không riêng gì mía đường như cồn, bia, phân vi sinh…
Bảng chi phí hoạt động kinh doanh:
BẢNG 9 : CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Giá vốn hàng bán
141,167,080,000
142158635820
159,030,951,113
Chi phí TC
15,876,454,398
8,987,634,756
8,867,634,616
Chi phí bán hàng
1,987,564,987
1,675,645,000
1,480,369,465
Chi phí quản lý
6,546,800,000
5,532,665,612
5,302,725,513
Chi phí khác
567,210,000
498,776,376
482,883,067
Tổng chi phí
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006 -2008
Chi phí đã giảm tương đối nhiều so với những năm trước đó. Chi phí tài chính là 8,867,634,616 năm 2008, năm 2007 là 8987634756, năm 2006 là 15,876,454,398. Như vậy chi phí tài chính năm 2008 giảm 9,8% so với năm 2006 và giảm 42% so với năm 2006. Do năm 2006 doanh nghiệp chưa được cổ phần hóa nên chưa được xóa nợ với ngân hàng. Chi phí bán hàng cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công ty đã áp dụng chính sách khuyến mãi phù hợp và giảm chi phí bán hàng xuống thấp hơn. Năm 2006 tuy rằng không mở rộng hoạt động bán hàng nhưng chi phí bán hàng vẫn cao là 1,987,564,987 đồng. Năm 2007 giảm xuống còn 1,675,645,000 đồng, giảm được 8,4% so với năm 2006 và đến năm 2008 thì chi phí này giảm đáng kể hơn xuống còn 1,480,369,465 đồng giảm được 195,276,030 đồng tức là giảm được 8,8% so với cùng kì năm 2007. Việc giảm chi phí bán hàng là do công ty áp dụng việc không sử dụng quá nhiều nhân viên bán hàng và đào tạo nghiệp vụ tốt cho người bán hàng. Giảm chi phí lưu thông do hàng nhập kho và xuất kho đúng thời điểm trong hợp đồng.Đồng thời việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được giảm rõ rệt. Có thể thấy năm 2006 chi phí cho quản lý doanh nghiệp là rất cao 6,546,800,000 đông, năm 2007 đã giảm xuống còn 5,532,665,612 đồng tức khoảng 8,45%. Năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp là 5,302,725,531 đồng giảm 4,15% so với năm 2007.
2. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình
Nghiên cứu thị trường là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi doanh nghiệp, là hoạt động không thể thiếu và liên quan đến nhiều vấn đề trong doanh nghiệp.Ngành Đường cũng là một nghành bị ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài tác động và cần có những biện pháp phù hợp để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh găy gắt như hiện nay. Công tác nghiên cứu thị trường cũng đã được công ty quan tâm vì vậy công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đã lập ra một phòng thị trường chuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường đầu ra và thị trường đầu vào cho công ty. Việc nghiên cứu thị trường của công ty có những đặc điểm sau
- Nghiên cứu cung về hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh: Cung của hàng hóa luôn là yếu tố quan trọng khi doanh nghiệp quyết định có tham gia vào thị trường hay không. Bắt đầu hoạt động cách đây gần 20 năm, thời gian trước doanh nghiệp không cần lo đến việc nghiên cứu thị trường vì đầu ra của doanh nghiệp đã được định sẵn. Thời gian trở lại đây doanh nghiệp đã có nhiều động thái thay đổi các hoạt động nghiên cứu thị trường của mình. Về nghiên cứu cung thì doanh nghiệp đã nghiên cứu cung về thị trường trong nước và cung của thị trường khu vực. Nghiên cứu này cho thấy như sau:
+ Hiện tại, cả nước còn 37 nhà máy đường, với tổng công suất 75.810 tấn mía/ngày. Trong đó, có 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với công suất bình quân 4.500 tấn, số còn lại 31 DN trong nước chỉ đạt bình quân 1.570 tấn. Phần lớn các nhà máy này quy mô nhỏ, có khi chỉ đạt 700-1.000 tấn mía/ngày. Thiết bị và công nghệ nhập từ Trung Quốc; năng suất, hiệu quả thấp, giá thành cao.
+ Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu nhiều tác động của quan hệ cung cầu và giá đường thế giới. Phần lớn trong 60 quốc gia sản xuất đường trên thế giới đều có chính sách trợ giá đường nội tiểu thông qua chính sách thuế nhập khẩu cao và hạn ngạch nhập khẩu. Riêng với Việt Nam chính sách này không có nhiều. Chỉ riêng có hạn ngạch và thuế nhập khẩu thì theo lộ trình gia nhập AFTA Thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm từ 30 % năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa nhập khẩu là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65% thì còn phải nới ra thêm 5%.
+ Giá đường thị trường thế giới cho đến nay không phản ánh được quan hệ cung cầu mà chịu tác động bởi chính sách trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp của nhiều nước nhất là các nước EU. Những nước này trong nhiều năm qua đã luôn giữ mức giá cao gấp 4 lần giá đường thế giới(Tháng 8/2005 là 631.9 Euro) đã bóp méo thị trường đường thế giới và tác động không nhỏ đến thị trường đường của các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
+ Hiện tại có 37 nhà máy đang hoạt động nhưng nhìn chung là công suất thấp lại hoạt động không có hiệu quả. Cung đối với thị trường trong nước có sự tham gia của các đối thủ là những công ty đường nước ngoài với công suất vượt trội so với những nhà máy trong nước.
Nhìn chung hoạt động nghiên cứu cung của thị trường của doanh nghiệp đa số dựa vào các bản báo cáo của nhà nước và báo cáo của ngành chứ doanh nghiệp hầu như không trực tiếp tham gia nghiên cứu tìm hiểu.
- Cầu về đường cũng là một yếu tố quan trọng cần nghiên cứu, doanh nghiệp đã tiến hành nghiên cứu dựa trên số liệu của các tạp chí cũng như tự mình đi nghiên cứu thị trường và có được những kết quả sau đây:
+ Việt Nam có nhu cầu nhập khoảng 200.000 tấn đường giao hàng vào tháng 5/06. Như vậy thị trường về đường trên thế giới đang có nguy cơ bị thiếu hụt khoảng 5,4 triệu tấn trong vụ mùa năm 2005/06, Năm 2004/05 thiếu hụt khoảng 3,7 triệu tấn đường. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này là các nước sản xuất đường mang đường dự trữ trong kho ra bán, sản xuất đường ở các nước Đông Á giảm và thời tiết xấu làm giảm sản lượng đường. Theo các nhà phân tích đường vụ mùa năm 2005/06, sản xuất đường trên thế giới dự kiến sẽ là 147,7 triệu tấn đường (vụ mùa năm 2004/05 đạt 142,2 triệu tấn đường).
+ Nhu cầu đường tăng mạnh trong thời gian qua do thời tiết đã vào giai đoạn nắng nóng và nhu cầu về đường để sản xuất bánh kẹo và nước ngọt cũng tăng mạnh và dẫn đến tình trạng thiếu hụt đường thường xuyên nên phải nhập khẩu đường từ nước ngoài.
+ Những tỉnh miền trung và tây nguyên là những tỉnh có mùa khô và nắng nóng kéo dài nên nhu cầu về đường cũng cao hơn khu vực miền bắc nước ta. Cụ thể là nhu cầu đường miền nam chiếm 40% nhu cầu đường cả nước, miền trung là 35% và còn lại là miền bắc.
Công tác nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp dựa vào báo cáo của bộ công thương đồng thời nghiên cứu tại bàn tổng hợp để đưa ra những dự đoán chính xác nhất cho công tác nghiên cứu thị trường.
- Ngoài ra doanh nghiệp còn nghiên cứu về giá cả và sự cạnh tranh trên thị trường nhưng đa số là nghiên cứu thị trường trong nước
Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp được tiến hành do các cán bộ phòng thị trường của công ty phụ trách. Qua thời gian thì việc nghiên cứu vẫn chưa được chú trọng và đa số còn tập trung vào việc thu thập số liệu có sẵn nên tính chính xác của thông tin không cao. Như vậy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay doanh nghiệp cần có những bước đi tích cực để nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn cho công ty mình. Nghiên cứu thị trường là một công việc khó khăn và đòi hỏi khả năng làm việc cao nên doanh nghiệp phải chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phòng thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên bổ sung lực lượng cho đơn vị này để có thêt hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3 Hoạt động lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình
Hoạt động lập kế hoạch tiêu thụ là hoạt động rất quan trọng cần có quá trình nghiên cứu thị trường tốt thì mới mong có một kế hoạch chính xác thể hiện rõ mục tiêu của doanh nghiệp. Công ty cũng luôn đầu tư cho việc lập kế hoạch bằng cách lên kế hoạch cho từng vụ ép. Nhưng mía đường là một ngành đặc biệt, hoạt động sản xuất mang tính chất thời vụ và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Năng suất cây mía là điều quyết định đến sản lượng sản xuất chứ không phải nhu cầu thị trường. Việc lập kế hoạch tiêu thụ của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình có những đặc điểm riêng biệt sau:
- Không căn cứ vào nhu cầu thị trường mà căn cứ vào năng suất cây mía do đây là một ngành khá đặc thù. Doanh nghiệp thường dự báo trước 1 năm để tiếp tục cho kì sản xuất tiếp theo.
- Thường căn cứ vào dự báo xu hướng tiêu dùng của những năm trước đó mà không trực tiếp xem xét để đi đến kết luận cuối cùng. Kết quả là dự báo thường không đúng với sự biến động không ngừng của thị trường nên dẫn đến năm thì được năm lại mất nhiều.
- Việc lập kế hoạch tiêu thụ dựa trên kết quả lấy từ phòng nông vụ rằng năm nay sản lượng đường sẽ đạt được bao nhiêu chứ không quan tâm đến thị trường đang cần bao nhiêu tấn đường.
- Hầu hết doanh nghiệp lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khi sản xuất xong và thường là lập cho một năm chứ không lập theo quý, tháng. Thường thì quá trình lập kế hoạch của công ty không quá phức tạp vì hầu hết đầu ra đã được bao tiêu và doanh nghiệp lại được các khách hàng chiến lược đặt sẵn nên việc tiêu thụ không có gì là khó khăn.
4. Công tác xác định giá bán
Giá luôn là vấn đề nhạy cảm và quyết định đến thành công cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Cũng như những ngành hàng thiết yếu khác thì ngành đường Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ cung cầu và giá cả thế giới. Khi giá trên thế giới tăng thì giá đường trong nước cũng mặc nhiên tăng theo. Công tác xác định giá ở công ty cổ phần mía đường Hòa Bình có đặc điểm như sau:
- Việc định giá hoàn toàn do thị trường quyết định. Giá được xác định hàng ngày thông qua thị trường đem lại cho doanh nghiệp sự co dãn với giá là rất cao. Việc định giá như thế này sẽ dẫn đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh không cao. Phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nên khi kí một hợp đồng lớn dài hạn thì doanh nghiệp rất khó khăn.
- Việc định giá của doanh nghiệp trong thời gian này nhằm mục đích bán được hàng và duy trì hoạt động của công ty. Vì doanh nghiệp đang trong thời kỳ đầu của cổ phần hóa nên chưa hết khó khăn.
- Doanh nghiệp sử dụng chính sách định giá linh hoạt theo thị trường đồng thời doanh nghiệp cũng xác định các mức giá khác nhau cho người mua buôn và người mua lẻ( thường là người mua buôn được chiết khấu 5% so với giá thực tế của người mua lẻ)
- Nhờ việc giảm được chi phí do áp dụng công nghệ mới nên giá đường cũng được giảm một cách đáng kể để cạnh tranh với các công ty khác nhưng luôn luôn là doing nghiệp đi sau, chờ các doanh nghiệp khác định giá rồi mới quyết định giá cho mình.
5. Công tác chuẩn bị hàng hóa để xuất bán
Là quá trình tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông. Quá trình này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, tác động không nhỏ tới uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng.Việc chuẩn bị hàng hóa để xuất bán ở công ty cổ phần mía đường Hòa Bình được diễn ra như sau:
-Tiếp nhận hàng hóa từ phân xưởng, tổ đội sản xuất: Thường qua một ngày sản xuất bộ phận kho của công ty tiếp nhận kho từ các phân đội sản xuất. Việc nhận hàng hóa được cán bộ kho và cán bộ kinh doanh cùng trưởng tổ đội sản xuất bàn giao và kiểm kê hàng hóa theo đúng hóa đơn.
- Khi nhận được hàng từ các tổ đội sản xuất thì cán bộ, công nhân kho tiến hành phân loại hàng và tiếp tục phân thành hạng cho hàng hóa. Thường đường vào kho được chia làm 3 loại: loại I, loại II, loại III. Loại I là loại tốt nhất, tinh luyện nhất. Kho bắt đầu bao gói sản phẩm để có thể xuất được hàng. Sản phẩm được bao gói trong những gói màu trắng, in logo của nhà máy. Một số khác đóng vào bao trắng bình thường không chữ.
- Chuẩn bị phương tiện giao hàng thường là do đối tác chuẩn bị. Các khách hàng lớn đưa xe đến kho để nhận hàng. Công ty luôn tạo điều kiện tốt để đường có thể xuất đi đúng hạn. Không gây khó khăn cho người đến nhận hàng.
6. Lựa chọn kênh phân phối
Kênh phân phối của công ty theo hai loại kênh cơ bản là kênh 2 và kênh 3 như đã nêu ở chương I. Tức là hầu như doanh nghiệp không sử dụng kênh tiêu thụ trực tiếp mà hầu hết qua trung gian hoặc đại lý. Công ty chỉ có hai đại lý bán đường và một ki ốt bán lẻ ngay tại trụ sở công ty.
Việc sử dụng kênh phân phối 2 và 3 là do công ty không muốn mở rộng quá nhiều kênh phân phối nhằm giảm tối đa chi phí cho trung gian và phí lưu thông cũng ít hơn. Kênh 1 được sử dụng nhưng sử dụng ít hơn hẳn hai kênh còn lại(Việc tiêu thụ đường qua kênh 1 chỉ chiếm 5% lượng bán, kênh2 là 35% và kênh 3 là 60%). Thường thì công ty chỉ xuất những đơn hàng có giá trị trên 1 tấn nên nhu cầu mua đường lẻ không được giải quyết triệt để.
Kênh phân phối không được coi là vấn đề trọng điểm mà công ty cần giải quyết giai đoạn hiện nay. Công ty chỉ mới chú trọng tới hiệu quả của việc bán thế nào chứ chưa muốn sử dụng nó như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu.
7. Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán
Hiện nay công ty mía đường Hòa Bình không có nhiều hình thức, hoạt động để thúc đẩy lượng hàng hóa bán ra. Công ty chỉ sử dụng hình thức thưởng theo doanh thu và chiết khấu trên giá trị lô hàng
Công ty không đi sâu vào việc sử dụng các hình thức khuyến mại hay quảng cáo. Hầu như công ty không có bất kỳ một hoạt động quảng cáo nào cho sản phẩm kể từ khi sản phẩm được tung ra trên thị trường. Chi phí cho quảng cáo từ ngân sách khiêm tốn.
Đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty khá mỏng: chỉ có 20 nguời trong tổng số 320 cán bộ toàn công ty. Đội ngũ này đa số không phải hoạt động lâu năm có kinh nghiệm mà hoàn toàn được thuyên chuyển công tác từ bộ phận khác sang.
Thỉnh thoảng công ty có tham gia một số hội chợ triển lãm như: triển lãm hàng nông sản miền trung… Việc tham gia này chỉ mang hình thức chiếu lệ chứ không nhằm mục đích tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Hiện nay, Công ty đang ngày càng cố gắng hoàn thiện hoạt động tiêu thụ của mình để nâng cao hiệu quả của việc tiêu thụ hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cho doanh nghiệp. Đang tổ chức các lớp đào tạo nhân viên bán hàng cho công ty nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng tiêmg năng.
Tham gia tích cực các hoạt động từ thiện của địa phương, là một trong những đơn vị đứng đầu về tài trợ tiền xây nhà tình thương, xóa nhà tranh tre dột nát. Tham gia vào các quỹ khuyến học của huyện nhằm giúp trẻ em nghèo vượt khó có thêm cơ hội đến trường.
8. Tổ chức hoạt động bán hàng
Việc tổ chức hoạt động bán hàng của công ty là một quá trình phức tạp và nhiều biến động:
- Trước vụ ép, các cán bộ phòng thị trường của công ty thường mang đơn chào hàng đến các công ty nhằm kí kết được những hợp đồng tốt đảm bảo cho vụ ép hiệu quả hơn
- Việc bán trực tiếp với đội ngũ bán hàng trên 20 người chịu khó và kiên trì học hỏi đã mang đến một cái nhìn mới đối với đội ngũ bán hàng của công ty. Không có hiện tượng coi thường khách mà rất quan tâm đến khách hàng
III. Đánh giá kết quả kinh doanh và điều chỉnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần mía đường Hòa Bình.
Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình đã hoạt động và trải qua nhiều biến cố thăng trầm để dần khẳng định mình trên thị trường trong và ngoài nước .Cùng với việc xậy dựng lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp, củng cố thêm cở sở vật chất nhằm phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Công ty đã và đang chú trọng đào tạo chiến lược con người nhằm tạo cho công ty một đội ngũ cán bộ kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Từ đó đã giúp công ty hòa nhập với nền kinh tế năng động và nhiều khó khăn đang chờ đợi phía trước. Sự nỗ lực, đồng tâm nhất trí của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã và đang đưa công ty đi lên và ngày càng phát triển. Công ty đã biết tập chung mọi nguồn lực cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, xác định đúng đắn từng giai đoạn phát triển của mình để từ đó có chiến lược phù hợp với từng giai đoạn, với việc ưu tiên mục tiêu phát triển nào trước, mục tiêu phát triển nào sau.
Có thể đánh giá một cách tổng quát các thành tựu mà công ty đang và đã đạt được trong thời gian qua như sau :
1. Thành tựu:
Trong những năm qua, nhờ việc thực hiện cải tiến kỹ thuật đúng lộ trình và hoàn thành dự án nhà máy đường mới với sự hỗ trợ của Tây Ban Nha đã nâng công suất nhà máy từ 200 tấn mía/ ngày lên 1250 tấn mía/ ngày( tăng 625%). Là sự đột phá về công nghệ, từ một công ty phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước đã trở nên tự chủ trong hoạt động tài chính.Công ty đã tăng được doanh thu và đóng góp ngân sách đầy đủ, cũng như tăng được phúc lợi cho người lao động. Việc bán hàng đẩy mạnh, ngoài thị trường trong tỉnh đã mở rộng ra nhiều thị trường hơn
-Hoạt động tiêu thụ ở công ty cổ phần mía đường Hòa Bình nhìn chung là khá tốt. Có được những khách hàng đáng tin cậy và luôn mua với những số lượng lớn: thường là trên một tấn một đơn hàng. Công ty chủ yếu tập trung vào những khách hàng truyền thống của mình đó là những đầu mối tiêu thụ hàng cho công ty, đa số họ là những nhà bán buôn chứ không có nhà sản xuất những loại sản phẩm khác cần đến đường như nước ngọt và bánh kẹo.
- Giá bán của công ty luôn theo giá thị trường, tùy ngày xuất tùy đơn hàng mà theo giá chứ không đặt giá cho sản phẩm của mình cho thấy doanh nghiệp có quy mô khá nhỏ nhưng lại không bị thiệt khi giá đường lên cao
- Kênh phân phối: Công ty chủ yếu sử dụng kênh phân phối hỗn hợp nhưng đa số tập trung giao hàng cho người bán buôn chứ không bán lẻ, tạo được mối quan hệ mật thiết với nhà bán buôn và hình ảnh của công ty tới khách hàng cũng được rõ nét hơn
-Công tác chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cũng tương đối tốt, công ty luôn chuẩn bị hàng hóa cho đơn hàng đúng theo yêu cầu mà bạn hàng đã đưa, hàng luôn giao đúng lúc và bao gói đầy đủ
-Công ty đa số sử dụng hình thức khuyến mại thưởng theo doanh số bán cho khách hàng để khuyến khích sức mua của họ.
- Các đại lý luôn hoạt động tốt và hoàn thành mục tiêu công ty đề ra
2. Nhược điểm
- Việc định giá theo thị trường làm cho doanh nghiệp thụ động trong công tác lên kế hoạch cho những kì tiếp theo và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trên thị trường.
-Tìm kiếm thị trường mới không được xem là hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Với vấn đề quen làm việc với những khách hàng truyền thống đã làm cho doanh nghiệp không muốn tìm thị trường mới cho mình. Qua bao nhiêu năm vẫn là bảy khách hàng chiến lược, một đại lý ở Vinh và thêm một đại lý ở Huế. Không chú trọng đến khách hàng tỉềm năng của công ty. Phòng thị trường của công ty mới chỉ làm nhiệm vụ của những người nghiên cứu đầu vào cho sản phẩm chứ không chú trọng đến đầu ra. Dự kiến của công ty là đến năm 2010 sẽ nâng công suất của nhà máy lên 2500 tấn mía một ngày, như thế lượng đường thành phẩm sẽ là rất lớn. Việc không mở rộng thị trường sẽ làm cho công ty không có lối thoát về đầu ra cho sản phẩm. Mặt khác công ty đa số bán đường cho người bán buôn mà không trực tiếp liên hệ với những nhà sản xuất bánh kẹo, nước ngọt nên bị mất quyền lợi rất nhiều
- Công ty chỉ bán hàng với những khách có nhu cầu mua trên một nghìn tấn còn những khách hàng nhỏ lẻ với nhu cầu vài trăm kg không được đáp ứng. Công ty đã bỏ qua một phân đoạn thị trường tiềm năng và đem lại không ít lợi nhuận cho công ty. Điển hình là việc xuất hiện các nhãn hiệu đường khác nhau trong khu vực mà công ty hoạt động. Cho thấy việc bỏ lỡ và mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHÀN MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH
I. Định hướng phát triển của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình
1. Tiềm năng thị trường của công ty
Thị trường chủ yếu của công ty được thể hiện như sau:
- Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong nước, chủ yếu tập trung ở thị trường miền bắc và miền trung.
-Công ty có một văn phòng đại diện ở thành phố Hòa Bình , giới thiệu và bán sản phẩm cho công ty
- Có kiot bán đường lẻ ngay tại công ty
- Có 07 khách hàng chiến lược là những khách hàng tiêu thụ truyền thống, gắn bó chặt chẽ với công ty trong việc tiêu thụ hàng
-Tùy theo tình hình diễn biến của thị trường mà công ty có các hình thức khuyến mãi khách hàng. Thường thì công ty áp dụng hình thức khuyến mại thưởng cho khách hàng theo doanh số bán của công ty
Nhu cầu về đường đang ngày càng tăng mạnh do đường được sử dụng trong rất nhiều ngành như: sản xuất bánh kẹo, nước ngọt … Cho nên khả năng tiêu thụ đường là rất cao. Không dừng lại ở thị trường miền bắc và miền trung mà công ty có thể mở rộng thị trường vào miền nam, một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn với sức tiêu thụ đường là rất lớn. Đường là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành sản xuất và doanh nghiệp không chỉ có phát triển ở thị trường truyền thống mà còn tiến xa hơn.
2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh chung của công ty cổ phần mía đường Hòa Bình
Về những định hướng phát triển của công ty cho đến năm 2010 như sau:
Tiếp tục phát huy truyền thống Đơn vị Anh hùng, đoàn kết lao động, cần cù sáng tạo, vươt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đổi mới tổ chức và quản lý, nâng cao những năng lực thiết bị và đổi mới công nghệ; tăng năng xuất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, chủ động hội nhập thị trường khu vực và thế giới, đưa doanh nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao và thế giới, đua doanh nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao va bền vững; đồng thời quan tâm đến các hoạt động xã hội, làm tốt hơn mối quan hệ hợp tác liên minh công nông trí thức, gắn bó hỗ trợ các địa phương trong vùng phát triển, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, thực hiện tốt công tác quốc phòng an ninh; xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp trong sạch vững mạnh”
Tổng doanh số đạt 60 tỷ đồng
-Nộp ngân sách nhà nước :3 tỷ đồng
-Tích luỹ vốn của doanh nghiệp hàng năm từ 10-15%
-Lợi tức của cổ đông bình quân hàng năm từ 10-12%
-Thu nhập người lao động bình quân đạt 2,2 - 2,5 triệu đồng/tháng
-Sản lượng mía bình quân hàng năm đạt 1,2 triệu tấn và sản lượng đường đạt bình quân 110.000tấn/năm.
- Phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp
Đến năm 2010 mở rộng vùng nguyên liệu 6.000 ha trên địa bàn Tân Lạc, Kim Bôi, Đà Bắc và Yên Thủy Tỉnh Hòa Bình nhằm đáp ứng nguyên liệu cho đầu vào sản xuất,bên cạnh đó cũng giải quyết được việc trồng cây gì cho nông dân các huyện trong tỉnh. Nâng công suất của nhà máy đường lên 2.500 tấn mía/ ngày
3. Tình hình thị trường đường trong nước và thế giói trung tuần tháng 11/2008
Giá đường thế giới vẫn giữ khá ổn định, xung quanh mức giá 320 USD/T . Niên vụ 2008/2009 thị trường đường thế giới sẽ bị thiếu hụt 3,7 đến 5 triệu tấn đường.Nga sẽ tăng thuế nhập khẩu đường thô thêm 80 USD/T thành 220 USD/T. Mặc dù giá dầu thô và các mặt hàng nông , lâm sản khác đã giảm mạnh trong thời gian qua nhưng giá đường trên thế giới vẫn không giảm nhiều.
Mặc dù cả nước đang vào thời kỳ nắng nóng của mùa hè, nhưng giá đường đã giảm mạnh chỉ còn 9.000 - 10.000 đ/kg so với mức 13.000 đ/kg cùng thời điểm này năm ngoái, tuy có tăng nhẹ so với 2 tháng trước đó (từ 500 - 700 đ/kg). Hiện tại, giá đường ở một vài nơi tăng nhẹ, giá bán lẻ đường RE phổ biến 9.000 - 10.000 đ/kg (miền Bắc), 8.000 - 9.000 đ/kg (miền Nam). Tại Hà Nội, giá đường tăng 500 đ/kg lên 10.000 đ/kg (RE), 8.500 đ/kg (đường vàng). Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá bán buôn hầu hết các loại đường ổn định.
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch từ các nước ASEAN. Theo đó, đường thô chưa pha thêm hương liệu phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu 80%. Tuy nhiên, đối với đường ăn đã qua tinh luyện như đường trắng sẽ phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu 100%.
Trong vụ ép năm 2008-2009 thì giá đường đã bắt đầu tăng nhẹ, giá mua tại nhà máy là 9500 đồng/kg đường tinh, dự báo sẽ tăng nữa trong thời gian tới do nhiều nghành cần đến đường như: sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, công nghệ thực phẩm.
II. Một só giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần mía đường Hòa Bình
1. Nhóm giải pháp về công nghệ
Trong việc bán hàng nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu thì công nghệ không phải là yếu tố hàng đầu nhưng cũng góp phần quan trọng nâng cao khả năng tiêu thụ cho công ty. Đó là:
- Các phương tiện hỗ trợ thanh toán: cần có một hệ thống máy tính phù hợp với từng cửa hàng và máy tính hiện đại phù hợp với việc xuất kho hàng bán. Việc hỗ trợ xuất kho nhanh chóng cũng góp phần lưu thông hàng hóa và đảm bảo việc thanh toán hợp đồng đúng thời hạn để nâng cao uy tín của công ty
- Hệ thống kho vận của doanh nghiệp cũng phải được chú trọng và cần phải có những thiết bị tiên tiến, hiện đại cho kho để đảm bảo cho hàng hóa không bị hỏng. Công ty cần chú trọng đến hệ thống chống ẩm vì đường là sản phẩm hút nước rất nhiều, cần phải có kho thông thoáng với độ ẩm hợp lý mới bảo đảm được chất lượng của sản phẩm.
- Hoàn thiện hệ thống sản xuất của nhà máy bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai những ứng dụng trong sản xuất để đem lại năng suất cao cho kinh doanh cũng như sản xuất.
- Đường là sản phẩm thiết yếu và công nghệ của nó là khó thay thế nên cần phải nghiên cứu để cải tiến công nghệ, mặt khác cần tìm hiểu biến động của công nghệ trên thế giới để đem lại hiệu quả cao nhất.
- Xu hướng của các nhà sản xuất nước ngọt trên thế giới đang chuyển sang dùng đường, chất làm ngọt từ ngô và có hiệu quả cao hơn cho nên doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến sự biến chuyển đó để thay đổi theo cho phù hợp
2. Nhóm giải pháp bán hàng
* Về đội ngũ bán hàng:
Con người là yếu tố hàng đầu tạo nên thành công cho mỗi doanh nghiệp, đào tạo con người sẽ đem đến nguồn lợi to lớn cho doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nằm trong chiến lược của công ty, phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của doanh nghiệp. Công tác đào tạo nguồn nhân lực phải đích thân doanh nghiệp đứng ra để làm chứ không nên trông chờ vào hỗ trợ hay các chương trình đào tạo của nhà nước. Đội ngũ nhân viên bán hàng là bộ mătụ của mỗi doanh nghiệp, cần có những giải pháp để khắc phục khó khăn gây ra từ đội ngũ bán hàng vả nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:
-Tuyến chọn những người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, lòng yêu nghề và có khả năng. Đội ngũ bán hàng là bộ mặt của doanh nghiệp. Người mua biết đến doanh nghiệp thông qua họ nên cần tuyển chọn những người có khả năng nhất là khả năng bán hàng và thuyết phục khách hàng, giao tiếp tốt nhằm tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt người mua. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp cần có quy trình tuyển chọn cụ thể và bài bản.
-Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tuyển chọn xong cần mở lớp nghiệp vụ về bán hàng để giúp cho những nhân viên mới làm quen với công việc của mình. Có thể tổ chức theo các hình thức sau
+ Cử những nhân viên mới đi học những lớp đào tạo nghiệp vụ tại các trường nghề
+ Tổ chức các buổi huấn luyện cho đội ngũ bán hàng bởi những nhân viên cũ đang hoạt động trong lĩnh vực này của công ty
+ Đội ngũ bán hàng không riêng gì những người trực tiếp đứng ở quầy hàng của doanh nghiệp mà là những người hoạt động ở phòng thị trường và phòng kinh doanh.Những người này họ có nghiệp vụ chuyên môn rồi nhung sau những thời gian cần cử họ đi học ở những lớp đào tạo cao cấp hơn nhằm nâng cao khả năng cho họ.
- Thành lập các quỹ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực từ quỹ phúc lợi doanh nghiệp hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp. Phối hợp cùng với những doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề thành lập quỹ chung cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động dưới sự bảo trợ của nhà nước
- Sử dụng lao động đúng vị trí đúng chuyên môn nghề nghiệp và có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người có đóng góp và cống hiến cho sự phát triển doanh nghiệp, người có năng suất và hiệu quả lao động cao trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu khoán đến từng người lao động. Đối với đội ngũ bán hàng thì nên áp dụng hình thức trích thưởng theo doanh số.Có như vậy mới thúc đẩy đội ngũ bán hàng làm việc.
- Cùng với việc thưởng theo doanh số bán và năng suất lao động thì cần lưu ý đến thưởng và quan tâm đến hoàn cảnh sống của nhân viên. Đó là việc xây dựng một nền nếp doanh nghiệp, một môi trường sống lành mạnh cho công nhân. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ như tổ chức thi đấu thể thao, liên hoan văn nghệ. Làm như thế sẽ giúp cho cán bộ công nhân viên sẽ thêm yêu quý công ty hơn nữa và hết mình vì công ty hơn, họ xem công ty là nhà và sẽ cống hiến hết mình cho công ty
* Tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ:
Một trong số những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ là các kế hoạch xúc tiến tiêu thụ. Thực chất xúc tiến tiêu thụ là những kế hoạch định hướng dài hạn được doanh nghiệp xây dựng và áp dụng những phương tiện như thông tin , quảng cáo, tuyên truyền, hội chợ, triển lãm. Có lợi thế về chất lượng và mẫu mã không có nghĩa là sẽ tiêu thụ được hàng. Cần phải có những xúc tiến phù hợp với từng thời điểm của doanh nghiệp để có thể nâng cao chất lượng hoạt động tiêu thụ. Để có thể thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp cần có những giải pháp marketing phù hợp. Cần:
- Tuyên truyền, quảng cáo: Tuyên truyền quảng caó có nhiều hình thức phong phú đa dạng nhưng doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp để có thể đạt hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp. Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình là công ty hoạt động trong lĩnh vực mía đưòng, hàng tiêu dùng thiết yếu có thể sử dụng quảng cáo qua đài truyền hình, radio, báo chí… Các chương trình tuyên truyền, quảng cáo phải hấp dẫn, thu hút người xem, người nghe
-Hội chợ, triểm lãm: là cơ hội lớn cho doanh nghiệp tiếp xúc với những khách hàng mới. Trong lĩnh vực sản xuất đường thì nhà nước cũng hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Có nhiều hội chợ, chương trình, hội thảo diễn ra nhằm thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần suy nghĩ kỹ trước khi tham gia hội chợ, không nên xem đó như là một cuộc chơi mà phải đầu tư kỹ càng, điều gì có lợi cho mình thì làm.
-Khuyến mại: Công ty thường áp dụng hình thức thưởng theo doanh số, số lượng mua hàng mà không áp dụng nhiều hình thức khuyến mại. Cần xem xét từng thời điểm để đem ra hình thức khuyến mại phù hợp cho cả doanh nghiệp và cho cả khách hàng.
3. Giải pháp khắc phục khó khăn đến từ bên ngoài
Khó khăn đến từ ngoài doanh nghiệp là những khó khăn rất khó giải quyết. Đó chính là việc xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới, sự thay đổi về kĩ thuật công nghệ, về chính trị và pháp luật
Những khó khăn đến từ bên ngoaì bao gồm những khó khăn sau:
-Lượng đường nhập lậu từ Trung Quốc là một vấn đề đau đầu, đường nhập lậu giá thấp hơn khá nhiều đường trong nước. giá chỉ khoảng 4.000 đồng đến 5.000 đồng / kg. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt.
- Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn gặp phải,khó khăn chung của ngành mía đường là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và không tập trung nên dễ bị các doanh nghiệp nước ngoài chi phối thị trường.
- Tình hình sản xuất mía không ổn định gây khó khăn trong quá trình tạo nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
Để khắc phục được những khó khăn trên doanh nghiệp phải xây dựng được một cơ cấu Nhà máy- nhà nông vững mạnh. Đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm. Hiện nay nguồn nguyên liệu của nhà máy đã đảm bảo cho nhà máy hoạt động tới giữa tháng 5 của năm nay. Tuy nhiên ngày ép mía kéo daif làm cho sản lượng mật giảm, giảm năng suất của cây mía và gây cho người dân hoang mang. Những khó khăn cần có những giải pháp khắc phục sau:
- Nâng cao chất lượng của sản phẩm đầu ra để sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới sắp vào Việt Nam kinh doanh
- Tạo một hình ảnh tốt về một doanh nghiệp với người dân và bạn hàng. Cần phải xây dựng một thương hiệu vững mạnh để có thể cạnh tranh thoát khỏi tình trạng ỷ lại vào nhà nước như trước đây.
- Tìm thêm nhiều bạn hàng mới để đảm bảo không bị chi phối bởi những khách hàng chiến lược. Mở thêm nhiều chi nhánh ở miền nam, một thị truờng tiềm năng
- Tìm hiểu về thị trường thế giới và đưa sản phẩm phát triển lên một tầm cao mới,tham gia vào hoạt động xuất khẩu đường
4. Nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ năng quản trị
Kỹ năng quản trị thuộc về phần mềm trong một tổ chức. Người lãnh đạo, người quản trị có kỹ năng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đi lên và đi đúng mục tiêu đã định. Cần thiết mỗi doanh nghiệp cần trang bị cho mình việc quản trị bằng chiến lược để có thể phát triển được. Việc hoàn thiện kỹ năng quản trị phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xu hướng của xã hội hiện nay
Công ty mía đường Hòa Bình là một công ty có truyền thống khá lâu (14 năm tồn tại và phát triển doanh nghiệp) nhưng lại thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên có nhiều bất cập trong quản lý bán hàng như:
- Thái độ bàng quan trước hoạt động của công ty của một số cán bộ trong công ty, việc không quan tâm đến năm nay hàng bán thế nào, hàng có tốt không, sản lượng đường có cao hơn năm ngoái không thì những cán bộ này không nghĩ tới, làm việc đủ thời gian là về, việc quản lý lỏng lẻo dẫn tới việc không am hiểu nguyện vọng, nhu cầu của đội ngũ bán hàng của mình và trong nhiều năm liền công ty không mở rộng thị trường.
- Thái độ của nhân viên bán hàng với khách hàng còn nhiều điều chưa tốt, việc là công ty nhà nước được nhà nước nuôi đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.
- Việc quản lý lỏng lẻo đã làm cho ban giám đốc không kiểm soát được giá bán thực tế của cửa hàng trong từng giai đoạn cụ thể dẫn đến gây thất thoát cho công ty.
Vì vậy ,khi doanh nghiệp đã tự chủ trong kinh doanh rồi thì cần phải hoàn thiện kỹ nằn quản trị bằng cách:
- Tổ chức các buổi họp bàn về công tác của cán bộ trong thời gian qua để rút ra kinh nghiệm.
- Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ quản lý bán hàng để vừa nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho họ vừa giúp họ có không gian để có thể hiểu nhau hơn nữa.
KẾT LUẬN
Qua 14 năm hoạt động Công ty cổ phần Mía Đường Hòa Bình từ một nhà máy sản xuất đường rượu nhỏ với công suất 15 tấn mía một ngày nay công ty đã có một nhà máy đường với công suất 1650 tấn mía/ ngày và một nhà máy phân vi sinh. Vị thế của công ty đang ngày càng được củng cố và ngày càng lớn mạnh. Nhưng hoạt động tiêu thụ cúa công ty đang gặp phải nhiều khó khăn do chưa tạo ra được một thương hiệu mạnh và mạng lưới kênh phân phối rộng. Công ty chỉ mới chú trọng làm sao để tăng khối lượng sản xuất ra chứ chưa thực sự quan tâm tới khả năng bán sản phẩm với giá cao hơn, đưa lại giá trị thỏa mãn cao hơn cho khách hàng và đưa lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Vấn đề tiêu thụ luôn luôn là vấn đề quan trọng và đáng lưu tâm của tất cả các doanh nghiệp. Chuyên đề này chỉ nói đến một phần và một số giải pháp đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Em xin cảm ơn ThS.Dương Thị Ngân đã chỉ bảo tận tình để em hoàn thành chuyên đề nay và em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý công ty trong thời gian thực tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6241.DOC