Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3: LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Do vậy chúng ta đã, đang đầu tư vào mọi ngành sản xuất của nền kinh tế. Trong đó đầu tư vào ngành xây lắp chiếm một tỷ trọng lớn nhất, muốn phát triển nền kinh tế thì hệ thống cơ sở hạ tầng được ưu tiên hàng đầu. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay đối với các dự án xây lắp đó là việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng thời gian, chi phí. Đối với các nhà đầu tư thì muốn hoàn thành dự án với mức chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất và chất lượng tốt nhất còn đối với các nhà kinh doanh thì họ mong muốn đạt được mức lợi nhuận nhất định khi họ thực hiện công việc. Có một phương thức được coi là kết hợp tốt nhất đối với các yêu cầu đó cho cả nhà đầu tư và nhà kinh doanh đó là đầu thầu. Việc sử dụng phương pháp đầu thầu ngày càng tỏ ra có hiệu quả đối với cá dự án thuộc tất cả các thành phần kinh tế; dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án được sự tại trợ của các...

doc76 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Do vậy chúng ta đã, đang đầu tư vào mọi ngành sản xuất của nền kinh tế. Trong đó đầu tư vào ngành xây lắp chiếm một tỷ trọng lớn nhất, muốn phát triển nền kinh tế thì hệ thống cơ sở hạ tầng được ưu tiên hàng đầu. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay đối với các dự án xây lắp đó là việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng thời gian, chi phí. Đối với các nhà đầu tư thì muốn hoàn thành dự án với mức chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất và chất lượng tốt nhất còn đối với các nhà kinh doanh thì họ mong muốn đạt được mức lợi nhuận nhất định khi họ thực hiện công việc. Có một phương thức được coi là kết hợp tốt nhất đối với các yêu cầu đó cho cả nhà đầu tư và nhà kinh doanh đó là đầu thầu. Việc sử dụng phương pháp đầu thầu ngày càng tỏ ra có hiệu quả đối với cá dự án thuộc tất cả các thành phần kinh tế; dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án được sự tại trợ của các định chế tài chính quốc tế,… Trong một nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất là cá doanh nghiệp xây lắp, liên tục phải đổi mới để nâng cao khả năng thắng thầu. Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3, nhận thức được vai trò quan trọng của đầu thầu đối với Công ty và cũng thầy được những tồn tại, khó khăn mà Công ty còn đang gặp phải trong công tác đầu thầu, tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở Công ty Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3. Vì đây là một hoạt động còn mới tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu, bên cạnh đó do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, mong rằng có nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Mai Hương và ông Dương Văn Thám – Phó GĐ Công ty Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3 đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Đề tài gồm 3 phần Chương I: Cơ sở lý luận về đấu thầu và đấu thầu xây lắp Chương II: Tình hình tham gia công tác đấu thầu của Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU THẦU ĐẤU THẦY XÂY LẮP I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU THẦU 1. Khái niệm về đấu thầu 1.1. Đấu thầu Đấu thầu được xem là một phương thức ưu việt trong “mua – bán” hàng hoá. Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động đấu thầu được phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Không chỉ ở Việt Nam mà ccs nước trên thế giới, phương thức đấu thầu được sử dụng trong các hoạt động mua bán. Tại Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi có luật đầu tư ra đời, nền kinh tế nước ta chuyển biến mạnh mẽ. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, còn có các nguồn gốc từ các khoản vốn vay, vốn viện trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội và chính trị nước ngoài. Các tập đoàn kinh tế, các ngân hàng nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đối với các dự án thuộc vốn đầu tư nước ngoài thì việc đấu thầu là bắt buộc. Những năm qua, dự án đầu tư thuộc vốn trong nước cũng thông qua việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, song thể lệ, quy định còn chắp vá, chưa chuẩn mực, các nhà thầu được lựa chọn hoặc trúng thầu nhiều khi chưa thực sự khách quan, thậm chí còn chưa tương xứng với dự án. Xuất phát từ đặc điểm trên, để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý cho việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được totó hơn và quy chuẩn việc lưu chọn nhà thầu, đồng thời tiếp cận với thông lệ quốc tế. Nghị định 42/CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 43/CP ra đời. Nhưng trước đó phải kể đến một số quy định về đấu thầu như sau: - Quyết định số 91 TTG ngày 13 -11- 1992 của thủ tướng chính phủ ban hành quy định về quản lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị. - Quyết định số 60BXD – VKT ngày 30 -03 – 1994 của Bộ xây dựng ban hành về “quy chế đấu thầu” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố lớn như HN, TPHCM. Sau 5 năm thực hiện quy chế đấu thầu, đã có 2 lần bổ sung và sửa đổi, đến nay chúng ta đã có quy chế đấu thầu ban hành theo nghị định 88/CP ngày 1/9/1999 và nghị định 14/CP ngày 5/5/2000, thông tư 04 TT hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu thay thế cho nghị định 43/CP và nghị định 93/CP. Việc thực hiện các dự án bằng phương thức đấu thầu trên cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh đã đêm lại kết qảu hết sức to lớn. Các dự án được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu đã tiết kiệm được đáng kể nguồn đầu tư, rút ngắn thời gian thi công và từng bước nâng cao được chất lượng sản phẩm. Đồng thời qua đó cá nhà thầu bắt buộc phải xem xét lại chính mình và tự hoàn thiện mình bằng cách đầu tư tăng cường năng lực về mọi mặt, đặc biệt là thiết bị thi công, khả năng huy động vốn, trình độ quản lý cũng như trình độ kỹ thuật,… Theo quy định mới nhất của nghị định 88/CP chúng ta có thể hiểu đấu thầu như sau: “đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu” thực chất, đó là một hình thức giao dịch “mua – bán” trong nền kinh tế thị trường. Thông qua đấu thầu, người mua có được một sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình. Người bán, thông qua đấu thầu, thực hiện được việc cung cấp sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của mình và qua đó bù đắp đủ chi phí và thu về lợi nhuận nhất định. Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho các công việc sau: - Đấu thầu tuyển chọn tư vấn - Đấu thầy xây lắp - Đấu thầu mua sắm hàng hoá - Đấu thầulựa chọn đối tá thực hiện dự án. Khi đó nhà thầu là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà xây dựng trong đấu thầu xây dựng, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. 1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đấu thầu Để đảm bảo thực hiện tốt công tác đấu thầu chúng ta cần phải hiểu rõ các thuật ngữ, từ đó vận dụng chính xác tránh các sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. - Đấu thầu trong nước: là cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự. - Đấu thầu quốc tế: là cuộc đáu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự. - Bên mời thầu: là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc đại diện pháp nhân hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. - Nhà thầu: là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Ở Việt Nam, nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. - Gói thầu: là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng (kho gói thầu được chia làm nhiều phần) - Tư vấn: là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. - Xây lắp: là những công việc thuộc qúa trình xây dựng và lắp đặt thiết bị của các công trình hay hạng mục công trình. - Hàng hoá: là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm). - Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. - Hồ sơ dự thầu: là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. - Dự án: là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư. - Đóng thầu: là thời điểm kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. - Mở thầu: là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. - Xét thầu: là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu. - Giá gói thầu: là quá trình xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được phê duyệt. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn chuẩn bị dự án, giá gói thầu phải được người có thẩm quyền chấp thuận trước khi tổ chức đấu thầu. - Giá dự thầu: là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khiđã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. - Giá đánh giá: là giá dự thầu đã sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có) được quy đổi về cùng một mặt bằng (kỹ thuật, tài chính, thương mại, và các nội dung khác) làm cơ sở so sánh các hồ sơ dự thầu. - Giá đề nghị trúng thầu: là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu sau khi đã hiệu chỉnh và sửa lỗi các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. - Giá trúng thầu: là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu làm căn cứ cho bên mời thầu thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Giá trúng thầu không được lớn hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt. - Giá ký hợp đồng: là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thuận sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng và phù hợp với kết quả trúng thầu. - Kết quả đấu thầu: là nội dung phê duyệt của người thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền vì tên nhà thầu trúng thầu, giá trúng thầu và loại hợp đồng. - Thương thảo hoàn thiện hợp đồng: Là quá trình tiếp tục thương thảo hoàn chỉnh nội dung chi tiết của hợp đồng với nhà thầu trúng thầu để kế kết. - Bảo lãnh dự thầu: là việc nhà thầu đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh ngân hàng…) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là việc nhà thầu trúng thầu đặt một khoản tiền (séc, tiền mặt, bảo lãnh ngân hàng…) vào một địa chỉ vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký. 2. Vai trò của đấu thầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với chủ đầu tư nói chung khi thực hiện một dự án bao giờ cũng mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể đối với 3 yêu cầu về chất lượng, chi phí, thời gian. Nhất là đối với một quốc gia thì yếu tố này quan trọng bởi ngân sách quốc gia không phải lúc nào cũng cân bằng thậm chí còn luôn luôn thâm hụt trong khi đó lại có rất nhiều thứ phải chi như quốc phòng, an ninh, giáo dục, giao thông vận tải, y tế… Do vậy phải luôn cân nhắc cả 3 yếu tố khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó. Việc sử dụng phương pháp đấu thầu đã giúp cho chủ đầu tư càng có nhiều phương án lựa chọn nhà thầu phù hợp với yêu cầu đề ra nhất là đối với các dự án lớn đòi hỏi vốn lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, thi công trong điều kiện khó khăn thì phương thức đấu thầu càng tỏ ra có hiệu quả. Do tính hiệu quả như vậy đấu thầu có những vai trò sau. 2.1. Giảm chi phí. Do tính cạnh tranh trong đấu thầu nên để có thể thắng thầu thì các nhà thầu phải đáp ứng tối đa các điều kiện của bên mời thầu. Các nhà thầu thường có xu hướng giảm chi phí của gói thầu bằng cách hạ thấp giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được nghĩa là bù đắp đủ chi phí và vẫn có lợi nhuận. Kết quả là giảm được chi phí đáng kể cho nhà đầu tư. 2.2. Nâng cao chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. Khi hợp đồng đã được ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư nghĩa là trách nhiệm mỗi bên đã được quy định rõ ràng. Để hoàn thành tốt hợp đồng đang thực hiện và giữ uy tín cho chính nhà thầu để thực hiện các hợp đồng lần sau thì các nhà thầu buộc phải thực hiện công trình một cách tốt nhất trong khả năng có thể. - Tiết kiệm thời gian thực hiện dự án: Các nhà thầu phải đẩy nhanh tiến độ thi công nếu muốn tiếp tục thực hiện các hợp đồng với khách hàng khác. Mặt khác với sự chuyên môn hoá ngày càng cao thì nhà t hầu luôn muốn đẩy nhanh tiến độ công việc để tránh những rủi ro có thể xảy ra. - Nâng cao chất lượng dự án: Nhà thầu trúng thầu dĩ nhiên họ phải đáp ứng được yêu cầu và chất lượng. Hơn nữa do sức ép cạnh tranh không có lý do già mà nhà thầu đẩy nhanh tiến độ mà lơ là công tác giám định chất lượng của công việc mà họ làm. 2.3. Nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư. Để tổ chức đấu thầu bắt buộc bên mời thầu phải lập hồ sơ mời thầu, cân nhắc kỹ lưỡng các lợi hại đạt được, đồng thời phải xem xét kỹ các điều kiện đưa ra phù hợp với khả năng của nhà thầu trong nước hay quốc tế, do đó mà họ hiểu rõ và bao quát được toàn bộ gói thầu một cách chắc chắn tránh trường hợp bị thay đổi, thất thoát hay gian trá trong quá trình thực hiện dự án. Ngược lại để tham gia đấu thầu thì nhà thầu phải có một đội ngũ cán bộ nắm vững các vấn đề liên quan tới đấu thầu như quy chế đấu thầu, các văn bản, quy định, quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải hiểu rõ về nội dung yêu cầu của dự án. Như vậy qua mỗi lần đấu thầu các nhà thầu có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm và kỹ năng mới của các nhà thầu khác, được cọ xát và xâm nhập thực tế bởi vậy họ tăng cường thêm nghiệp vụ chuyên môn cũng như năng lực quản lý. Vô hình chung các yếu tố đó làm tăng chất lượng sản phẩm hay nói khác đi làm tăng hiệu quả của quản lý đầu tư và hiệu quả đầu tư. 2.4. Đấu thầu góp phần tích cực vào sự trưởng thành của các nhà thầu trong nước. Được thử thách và tôi luyện trong môi trường thực tế là điều kiện tốt nhất để học hỏi, trưởng thành đối với mỗi nhà thầu. Cứ mỗi lần tham gia đấu thầu các nhà thầu trong nước đã có cơ hội để thử thách và thực sự đã có dấu hiệu cạnh tranh được với các nhà thầu quốc tế thông qua những lần đấu thầu mà họ tham gia. Trước đây các nhà thầu trong nước chỉ tham gia với tư cách nhà thầu phụ đối với các gói thầu quốc tế thì nay đã có thể chính thức tham dự và đã trúng thầu nhiều gói thầu có quy mô khá lớn từ 10 - 60 triệu USD đối với các công trình xây dựng. Đó chính là nhờ tính cạnh tranh, các nhà thầu muốn tồn tại và phát triển họ phải tự khắc phục những yếu kém về năng lực tài chính, chuyên môn và kinh nghiệm. Mặt khác cũng phải nói tới chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với các nhà thầu trong nước khi họ tham gia đấu thầu. 3. Điều kiện thực hiện đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: 3.1. Điều kiện chung. - Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền. - Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án, điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt. 3.2. Đối với bên nhà thầu. - Có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với đấu thầu mua sắm thiết phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. - Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. - Chỉ được tham gia một đơn vị dự thầu trong một gói thầu, dù đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trong trường hợp tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu dưới hình thức là nhà thầu chính, liên doanh hoặc đơn phương. 3.3. Đối với bên mời thầu. Không được phép tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức. 3.4. Điều kiện đấu thầu quốc tế. Chỉ được đấu thầu quốc tế trong các trường hợp sau. - Đối với gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. - Đối với các dự thầu sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài quy định trong điều ước phải đấu thầu quốc tế. 4. Các hình thức lựa chọn nhà thầu. Bên mời thầu có thể lựa chọn một trong các cách chọn nhà thầu sau tuỳ theo vào quy mô, tính chất và đặc điểm của gói thầu. 4.1. Đấu thầu rộng rãi. Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện thời gian dự thầu trên các phương tiện đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng chủ yếu trong đấu thầu. 4.2. Đấu thầu hạn chế. Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: - Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. - Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. 4.3. Chỉ định thầu. Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ áp dụng được trong các điều kiện đặc biệt sau: - Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công tác kịp thời. - Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do thủ tướng chính phủ quy định. - Gói thầu đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan. 4.4. Chào hàng cạnh tranh. Hình thức này áp dụng cho những gói hàng mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỉ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên yêu cầu chào hàng bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể thực hiện bằng các phương tiện khác. 4.5. Mua sắm trực tiếp. Được áp dụng trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. 4.6. Tự thực hiện. Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định tại mục quy định về chỉ định thầu (ngoài phạm vi quy định tại điều 63 của Quy chế quản lý đầu tư và Xây dựng). 4.7. Mua sắm đặc biệt. Hình thức này chỉ áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không chỉ đấu thầu được. 5. Phương thức đấu thầu. Hiện nay ở nước ta, hoạt động đấu thầu được thực hiện t heo một trong 3 phương thức sau: 5.1. Đấu thầu một túi hồ sơ. Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá xây lắp. 5.2. Đấu thầu 2 túi hồ sơ. Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm về kỹ thuật từ 70% trở lên thì sẽ được mở túi hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. 5.3. Đấu thầu hai giai đoạn. phương thức này chỉ áp dụng cho các trường hợp sau: - Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên. - Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. - Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay. * Quy trình thực hiện phương thức này như sau: -Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất chung về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. - Giai đoạn hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. II. ĐẤU THẦU XÂY LẮP. 1. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp. Đối với nền kinh tế quốc dân ngành xây lắp luôn là ngành sản xuất vật chất lớn nhất có nhiệm vụ tái sản xuất các tài sản cố định (xây dựng các nhà cửa, vật kiến trúc, nhà xưởng sản xuất, lắp đặt các máy móc thiết bị kỹ thuật trên nền bệ…) cho mọi lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất vật chất. Có thể nói không một ngành sản xuất nào không sử dụng sản phẩm ngành xây lắp. 1.1. Khái niệm sản phẩm xây lắp. Sản phẩm xây lắp là các công trình xây dựng và lắp đặt đã hoàn chỉnh và có thể sử dụng ngay được sản phẩm của ngành xây lắp là quá trình kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất khác như ngành công nghiệp chế tạo máy, vật liệu xây dựng, năng lượng hoá chất, luyện kim… 1.2. Các đặc điểm của ngành xây lắp. - Sản phẩm của xây lắp là những công trình nhà cửa được xây dựng, lắp đặt và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bổ tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây lắp và sử dụng lâu dài. Do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, khó sửa chữa. - Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựng làm ra. 2. Vai trò của đấu thầu trong xây lắp. 2.1. Đối với chủ đầu tư - bên mời thầu. - Tiết kiệm vốn đầu tư: Vốn hay chi phí bỏ ra để thực hiện dự án luôn được nhắc tới đầu tiên khi bắt đầu lập dự án đối với chủ đầu tư. Do vậy họ luôn muốn đạt hiệu quả cao nhất với một số vốn bỏ ra phù hợp. Thông qua đấu thầu chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu trả giá thấp nhất trong điều kiện phù hợp với yêu cầu chất lượng dự án. - Nâng cao chất lượng dự án: Với cơ chế thị trường tự do hiện nay các nhà thầu luôn áp dụng kỹ thuật hiện đại trong công việc vừa đảm bảo chất lượng, hạ giá thành lại nâng cao được uy tín của họ trên thương trường do vậy chủ đầu tư luôn được hưởng chất lượng dự án cao khi tổ chức đấu thầu. - Tiết kiệm thời gian để thực hiện dự án: Thông qua đấu thầu chủ đầu tư không phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu các doanh nghiệp như trước đây khi thực hiện dự án. Thay vào đó họ chỉ cần gửi lên, thư mời thầu là có đủ thông tin của các doanh nghiệp xây lắp mà họ cần qua đó rút ngắn được thời gian để thực hiện dự án. - Chủ động, linh hoạt, bao quát được toàn bộ dự án: Khi họ đấu t hầu, chủ đầu tư có quyền quyết định thời gian đấu thầu, thời gian thi công công trình, yêu cầu về kỹ thuật, khả năng đáp ứng khác đối với nhà thầu sẽ ghi trong hồ sơ mời thầu. Khi chấm thầu nhà đầu tư phải xem xét lại từng yêu cầu của mình đối với từng nhà thầu qua đó thấy được thiếu xót của mình có thể bổ sung thêm vào k hi đàm phán ký kết hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu. 2.2. Đối với doanh nghiệp xây lắp - nhà thầu. - Đảm bảo được thị trường đầu ra: Nói một cách khác đi là các nhà thầu có thể bán được các sản phẩm xây lắp của mình khi họ ký kết hợp đồng với nhà đầu tư. Như vậy họ sẽ đảm bảo được việc sản xuất sản phẩm xây lắp của mình về lợi nhuận, đây chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp xây lắp. - Năng lực chuyên môn: Qua đấu thầu, các doanh nghiệp dù thắng hay thua đều tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân từ họ phải điều chỉnh nâng cao năng lực của họ về phương tiện: vốn, kỹ thuật và lao động đó là khả năng huy động vốn, năng lực máy móc thiết bị và trình độ lao động của các kỹ sư, các nhà quản lý khi thực hiện dự án. - Phát huy tính năng động: Các doanh nghiệp không thể ngồi một chỗ mà chờ khách hàng đến mua sản phẩm của mình được mà luôn quảng bá về doanh nghiệp của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, mặt khác họ cũng tìm kiếm ở đó những thông tin về tình hình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, của ngành, của địa phương từ đó sẽ có những dự án được đấu thầu và họ sẽ tham gia. 2.3. Đối với nhà nước. - Tiết kiệm được ngân sách quốc gia: Thứ nhất, khi đấu thầu chi phí thực hiện dự án sẽ giảm hơn so với chi phí dự tính của nhà nước khi lấy giá thị trường làm cơ sở. Thứ hai, các khoản chi của ngân sách sẽ không còn khoản chi phí sửa chữa, bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước khi nhà nước đứng ra tự làm do vậy ngân sách quốc gia lại tiết kiệm thêm một khoản nữa. - Nhận viện trợ nhiều hơn: Đối với việc tiếp nhận viện trợ của các nguồn vốn ODA, WB hay ADB trong việc phát triển kinh tế xã hội thì bắt buộc nước ta phải thực hiện đấu thầu thì mới được nhận vốn bởi rõ ràng họ không muốn dùng tiền của họ bỏ ra mà nước ta lại sử dụng nó một cách lãng phí. Do vậy đấu thầu là một trong những điều kiện được nhận viện trợ. - Đổi mới cơ chế quản lý hành chính nhà nước: Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trong hoạt động đầu tư và xây dựng chúng ta có thêm quy chế đấu thầu và ngày càng hoàn chỉnh nó. Nhà nước chỉ quản lý sản phẩm cuối cùng tức là khi công trình đã nghiệm thu và có thể sử dụng được không như trước đây nhà nước làm tắt từ khâu thực hiện dự án cho tới khi hoàn thành dự án vưà mất thời gian, chi phí có khi chất lượng dự án chưa chắc đã được đảm bảo. 3. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp. Việc tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện theo trình tự do quy chế đấu thầu quy định. Bên mời t hầu phải tổ chức đấu thầu theo trình tự sau: - Sơ tuyển nhà thầu (nếu có) - Lập hồ sơ mời thầu -Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu - Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu. - Mở thầu - Đánh giá, xếp hạng nhà thầu. Các công việc mời thầu có thể tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia thực hiện. - Trình duyệt kết quả đấu thầu. - Công bố trúng thầu, thương thảo và hoàn thiện hợp đồng - Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký kết hợp đồng. 4. Hồ sơ dự thầu xây lắp. Nội dung hồ sơ dự thầu xây lắp bao gồm. 4.1. Các nội dung về hành chính, pháp lý. - Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền). - Bản sao giấy đăng ký kinh doanh. - Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ (nếu có). - Văn bản thoả thuận liên doanh (nếu có). - Bảo lãnh dự thầu 4.2. Các nội dung về kỹ thuật. - Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu. - Tiến độ thực hiện hợp đồng - Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. - Các biện pháp bảo đảm chất lượng. 4.3. Các nội dung về thương mại, tài chính. - Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết. - Điều kiện tài chính (nếu có) - Điều kiện thanh toán 5. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp. 5.1. Kỹ thuật, chất lượng. - Mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêu trong hồ sơ thiét kế. - Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổ chức thi công. - Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, an toàn lao động. - Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại và tiến độ huy động) - Các biện pháp bảo đảm chất lượng 5.2. Kinh nghiệm và năng lực nhà thầu. - Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. - Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án. - Năng lực tài chính (doanh số, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác). 5.3. Tiến độ thi công - Mức độ bảo đảm tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu. - Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan. 6. Những nhân tố tác động dến khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp. 6.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 6.1.1. Khả năng tài chính của Công ty. Thế mạnh và khả năng phát triển của một doanh nghiệp được thể hiện qua tiềm lực vốn của doanh nghiệp đó. Với số vốn lớn họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và lao động bằng cách mua những máy móc, thiết bị hiện đại và trả lương cao để thu hút kỹ sư, công nhân tay nghề cao vào làm trong doanh nghiệp chính là lợi thế trong khi đấu thầu. Hoặc khi chủ đầu tư chưa giao đủ số tiền để phục vụ các hạng mục xây lắp với khả năng về vốn doanh nghiệp có thể chủ động chi vốn ra để đảm bảo tiến độ thực hiện công trình. Như vậy doanh nghiệp sẽ được điểm cao về năng lực tài chính khi tham dự thầu. 6.1.2. Trình độ công nghệ. Doanh nghiệp chẳng thể nào thi công với một trình độ công nghệ lạc hậu về máy móc kỹ thuật nó vừa không đảm bảo được chất lượng công trình, tăng chi phí về bảo dưỡng khấu hao. Do vậy doanh nghiệp luôn có xu hướng đổi mới hoặc cải tiến máy móc, thiết bị cũ kỹ lạc hậu để phục vụ thi công đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động. Nhưng nếu máy móc càng hiện đại thì nó càng cao về giá thành nó ảnh hưởng tới chi phí khấu hao và giá trị thầu do đó doanh nghiệp phải chú ý lựa chọn máy móc thiết bị, công nghệ phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. So sánh mức độ hiện đại với mặt bằng chung với các doanh nghiệp cùng ngành chứ không nhất thiết phải công nghệ mới nhất. 6.1.3. Trình độ lao động. Đối với kỹ sư xây lắp và công nhân kỹ thuật đòi hỏi phải có số năm kinh nghiệm và đã đạt được trình độ nhất định. Họ càng tham gia nhiều dự án thì trình độ chuyên môn càng được nâng cao xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra khi thực hiện công trình như vậy khả năng thắng thầu của Công ty được nâng lên. Đối với các nhà quản lý trình độ của họ được thể hiện qua việc áp dụng khoa học vào quản lý. Nhiều cuộc đấu thầu bên mời thầu đòi hỏi phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO đối với doanh nghiệp. Nhà quản lý phải lập kế hoạch thi công làm cho cho đủ tiến độ, phân chia công việc thực hiện trước sau kế hoạch sử dụng máy thi công, công nhân xây dựng, quản lý về vốn mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, khớp với số vốn bỏ ra đảm bảo không thất thoát thì dự án mới đảm bảo đủ vốn thực hiện trong cam kết với chủ đầu tư. Tóm lại doanh nghiệp luôn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực của chính Công ty mình làm cho họ luôn nắm bắt được với trình độ khoa học tiên tiến và việc áp dụng nó như thế nào quyết định khả năng thắng thầu của Công ty đó. 6.2. Các nhân tố bên ngoài 6.2.1. Điều kiện tự nhiên. Bao gồm điều kiện đại lý và khí hậu. Các dự án nếu phải thi công ở vùng đồi núi địa hình hiểm trở, phức tạp khi các máy móc bổ trợ cho qúa trình thi công sẽ được sử dụng nhiều hơn như vậy sẽ làm tăng chi phí về máy móc, bảo hiểm cho người lao động và làm tăng giá trị dự thầu hoặc nếu thi công trong điều kiện thời tiết thất thường (nắng, mưa, lũ lụt,…) sẽ làm thời gian thi công bị ảnh hưởng làm tăng chi phí quản lý và tăng giá dự thầu. Đòi hỏi doanh nghiệp phải tính tới mọi yếu tố rủi ro khi quyết định bỏ giá dự thầu để đạt kết quả tốt nhất mà vẫn có lợi nhuận. 6.2.2. Địa điểm dự án. Nếu dự án nằm quá xa nơi doanh nghiệp hoạt động thì doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí vận chuyển (hoặc thuê) máy móc, thiết bị, nhân công do vậy giá dự thầu đương nhiên sẽ tăng. 6.2.3. Quy mô dự án. Đối với các dự án lớn thì các nhà thầu trong nước chưa thể thắng được nhà thầu nước ngoài về mọi phương diện do vậy phải liên doanh, liên kết mới có khả năng thắng thầu được. 6.2.4. Thị tưrờng nguyên vật liệu đầu vào. Các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công nếu thị trường trong nước không thể cung cấp được sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài do đó làm tăng chi phí. Đòi hỏi nhà thầu nắm bắt được thị trường quốc tế tránh không bị nhập khẩu các loại máy móc thiết bị phải thuê với giá cao. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THAM GIA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC SỐ 3 THỜI GIAN TỪ NĂM 1998 – 2001 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC SỐ 3. 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3 ( tên giao dịch quốc tế: construction & erection of equipment for electrical and water system company No 3---- viết tắt là: COMA-3 ) là doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty cơ khí xây dựng Việt nam được thành lập theo quyết định số 807/BXD ngày 28-9-1996 và được thành lập lại theo quyết định số 555/QĐ- BXD ngày 04-04-2000 của Bộ trưởng bộ xây dựng, có trụ sở chính tại 813 đường Giải phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty có các chi nhánh thị trấn Sông Công tỉnh Thái Nguyên, thị trấn Phúc Yên, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3 là một đơn vị hạch toán độc lập có quyền tự chủ trong kinh doanh và tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Tổng Công ty xây dựng cơ khí xây dựng. Hoạt động dưới sự điều hành của Giám Đốc Công ty và sự uỷ nhiệm của Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), Tổng Công ty. Công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3 có các ngành nghề kinh doanh chính sau: + Xây dựng các công trình dân dụng + xây dựng các công trình công nghiệp + xây dựng các công trình thuỷ lợi + xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp đến cấp 1 +xây dựng các công trình đường giao thông cấp 2 + xây dựng các công trình điện, nước, điện lạnh + xây lắp các công trình đường dây và trạm điện đến 110 kv + lắp đặt máy móc thiết bị và chuyển giao dây chuyền công nghệ + gia công lắp đặt khung nhôm kính + gia công lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép +vận tải đường bộ + kinh doanh phát triển nhà và công trình kỹ thuật và hạ tầng đô thị, khu công nghiệp + xuất khẩu vật tư thiết bị và dây chuyền công nghệ + sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng + hoạt động tư vấn và đầu tư xây dựng: . lập dự án đầu tư xây dựng . thiết kế các loại công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp . quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng đến nhóm B . tư vấn về đấu thầu. Là một công ty mới được thành lập trên cơ sở là một thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty cơ khí xây dựng; có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định; có con dấu, có tài sản, có tài khoản mở tại các ngân hàng theo quy định của nhà nước; được tổ chức và hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty cơ khí xây dựng đã được Bộ trưởng Bộ xây dựng phê duyệt và theo điều lệ riêng của công ty do hội đồng quản trị tổng công ty cơ khí xây dựng phê chuẩn. Công ty đang dần khẳng định vị thế của mình trên thương trường, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao: tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt từ 20-40%; trích nộp đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao 2. Đặc điểm chung của Công ty 2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức Công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3 là công ty kinh doanh độc lập dưới sự điều hành trực tiếp của Giám Đốc Công ty và các phòng ban của công trình cùng với sự điều hành gián tiếp của HĐQT, Tổng Giám Đốc Công ty. 2.1.1. Tổ chức bộ máy của Công ty. a.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. * Giám Đốc Công ty : là người do HĐQT quyết định miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật theo đề nghị của Tổng Giám Đốc Công ty + Với quyền hạn và nghĩa vụ như sau: - Kí nhận vốn và nguồn lực khác do tổng công ty giao lại cho đơn vị thành viên để quản lí và sử dụng vào các mục đích kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực do tổng công ty giao lại cho đơn vị. - Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của đơn vị khác theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước Tổng Giám Đốc Công ty, trước pháp luật về hoạt động của đơn vị. - Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn của Công ty dể trình Tổng Công ty phê duyệt. - Xây dựng ban hành nội quy lao động, nội quy an toàn lao động, quy chế trả lương, quy chế khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ công nhân của đơn vị trong khuôn khổ của những quy định, phân cấp quản lí của Tổng Công ty đối với các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập. - Xây dựng các mức lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm đối với tất cả các công việc do đơn vị đảm nhận trình Tổng Công ty phê duyệt, ban hành để áp dụng trong đơn vị. - Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo định kì, đột xuất theo quy định của Tổng công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát trực tiếp của Tổng Công ty, của các cơ quan chức năng quản lí có thẩm quyền theo quy địng của pháp luật đối với việc thực hiện quản lí điều hành của mình. - Được quyền tổ chức bộ máy của Công ty, được quyền quyết định, đề nghị Tổng Công ty quyết định bổ sung miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, nâng lương, chấm điểm hợp đồng lao động đối với công nhân viên chức đơn vị theo phân cấp quản lí của Tổng công ty trong lĩnh vực tổ chức lao động đối với doanh nghiệp hạch toán độc lập. * Phó Giám Đốc Công ty: Có chức năng nhiệm vụ trợ giúp, tham mưu với Giám Đốc và điều hành các phòng ban. * Phòng Tài chính- Kế Toán: + Chức năng: Là bộ môn giúp việc có chức năng tham mưu cho GĐ về tổ chức quản lí tài chính, thực hiển kế hoạch hạch toán kinh doanh và chấp hành các chế độ, các chính sách tài chính- kế toán, thống kê kiểm toán Nhà nước, Tổng Công ty về quy hoạch kế hoạch tín dụng cũng như tổ chức về kế hoạch lao động tiền lương, chính sách bảo hiểm và các chính sách khác của pháp luật, Tổng Công ty xem xét và xuất trình chi tiêu tài chính của Công ty do cấp trên phê duyệt. + Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch sử dụng vốn tổ chức quản lí, theo dõi các nguồn vốn, tài sản của nhà nước và Tổng Công ty giao cho Công ty và các nguồn vốn tài sản khác. - Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, quản lí tài chính của Công ty, hướng dẫn các đơn vị xây dựng hệ thống sổ sách phù hợp thống nhất đúng pháp luật. - Thực hiện hạch toán kinh doanh cuả Công ty, - xây dựng các văn bản về tài chính- kế toán, và phối hợp các phòng ban, các đơn vị trực thuộc, xây dựng mức chi phí quản lí hành chính và các định mức tài chính, dưới vai tro là chủ trì sau đó để trình lên cấp trên phê duyệt. - Xây dựng quan hệ với các đối tác để tìm nguồn vốn, để phục vụ nhu cầu đầu tư và kinh doanh của Công ty. - Tổ chức thanh quyết toán, thu hồi vốn đối với các công trình do công ty thực hiện và các khoản công nợ khác. - Tổng hợp và thẩm định số liệu tài chính- kế toán của các đơn vị thành viên, lập báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề trình lãnh đạo để báo cáo cấp trên. - Tổ chức thanh quyết toán toàn công ty. - Phối hợp với Công Đoàn xây dựng thoả ước nội quy lao động của Công ty trình lãnh đạo. - Làm thủ tục và kí kết hợp đồng lao động, tiếp nhân điều động, thuyên chuyển, cho thôi. - Phối hợp để định mức đơn gia tiền lương, đơn giá lao động, trình cấp trên phê duyệt. - Xem xét nâng lương, thi đua, nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các chính sách đối với người lao động ( tiền lương, phúc lợi xã hội…). Công tác khác như tham gia vào các ban thanh tra, kiểm tra của công ty. *. Phòng Kế hoạch - Kĩ Thuật + Chức năng: Là bộ môn giúp việc có chức năng tham mưu cho GĐ về quản lí dự án, xây dựng đơn giá kĩ thuât về kế hoạch và biện pháp thi công, thanh quyết toán thu hồi vốn, về khoa học kĩ thuật của công ty. + Nhiệm vụ: - Chủ trì, phối hợp các phòng ban, các quy chế khoán, đơn giá, định mức kinh tế- kĩ thuật. - Xây dựng các quy trình tiêu chuẩn quản lí hệ thống chất lượng công trình. - Chuẩn bị các hồ sơ đấu thầu ( từ khâu tiếp thị giới thiệu năng lực Công ty đến nộp hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng, kí kết hợp đồng, kí kết hợp đồng kinh tế. - Lập kế hoạch triển khai các dự án trúng thầu bao gồm: phân giao nhiệm vụ, kiến nghị cho phụ thầu bao gồm phân giao nhiệm vụ, kiến nghị cho phụ thầu, lập các biện pháp thi công tổng thể và chi tiết, quy hoạch mặt bằng thi công. - Phối hợp các chỉ huy trưởng công trình , các ban quản lí công trình…theo dõi giám sát tiến trình thực hiện dự án đề xuất các giải pháp điều chỉnh thực hiện dự án, hiệu quả dự án. - Phối hợp với phòng tài chính- kế toán triển khai thu hồi vốn, thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư và các đơn vị thi công. - Làm bản báo cáo tổng kết công trình để phổ biến rút kinh nghiệm. - Nghiên cứu đề xuất các đề tài, giải pháp khoa học kĩ thuật, ngành nghề phổ biến, áp dụng rộng rãi trong toàn Công ty. - Đôn đốc, kiểm tra công tác an toàn cũng như hướng dẫn chi tiết đọc bản vẽ thi công. - Tham gia vao ban thanh tra, kiểm tra của Công ty. * Phòng Vật Tư. + Chức năng: Là bộ mon giúp việc có chức năng quản lí, phân phối vật tư cho các công trình và các phòng ban. + Nhiệm vụ: - Mua sắm các loại trang thiết bị, vật dụng cho công ty do cấp trên chỉ đạo. - Bảo quản, bảo vệ toàn bộ trang thiết bị, vật liệu cho Công ty - Phân phối vật tư, trang thiết bị cho tong công trình, chủng loại số lượng vật tư, vật dụng. - Kiến nghị đổi mới trang thiết bị cho các phòng ban. - Tham gia vào ban thanh tra, kiểm tra của Công ty. * Phòng Kinh Doanh. + Chức năng: Là bộ môn giúp việc có chức năng tham mưu cho GĐ về đấu thầu, đàm phán tư vấn, và các hoạt động kinh doanh của Công ty. + Nhiệm vụ: - Chủ trì và trình duyệt kế họach đấu thầu các gói thầu, giá gói thầu, lập kế hoạch, thuê tư vấn HSMT, tổ chức đấu thầu, đánh giá kết quả đấu thầu, và trình duyệt kết quả đấu thầu. - Chủ trì soạn thảo đàm phán các hợp đồng tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư , các hợp đồng mua vật tư, máy móc thiết bị, các hợp đồng xây lắp của dự án. - Thoả thuận chi tiết với các nhà thầu về gói thầu thiết bị, vật tư phù hợp với tiến độ xây dựng của dự án, theo dõi đôn đốc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng các gói hàng cho đến kết thúc hợp đồng. - Mở rộng thị trường về các dịch vụ khác, - Đánh giá, xem xét để báo cáo quá trình kinh doanh của Công ty trình lên cấp trên. - Tham gia điều tra, khảo sát thị trường. - Tham gia ban thanh tra, kiểm tra của Công ty. 2.1.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty ******** 2.2. Đặc điểm tài chính của Công ty. Là một DNNN nên số vốn kinh doanh cũng như đầu tư XDCB hàng năm có từ các loại vốn trên thị trường. Với lượng vốn đầu tư hàng năm trên 100 tỷ đồng và xu hướng còn tiếp tục tăng lên. Nếu tính từ năm 1996 công ty mới có khoảng 2 tỷ đồng thì đến những năm gần đây công ty có giá trị đầu tư hàng năm trên 100 tỷ đồng kể cả nguồn vốn Ngân sách cấp ( khoảng 700 triệu vốn đầu tư XDCB, và khoảng 6 tỷ đồng vốn kinh doanh tức khoảng 10% vốn kinh doanh của Công ty ). Nguồn vốn ngân sách đó tuy là do Tổng Công ty giao lại theo một cách phân phối còn quá ít so với nhu cầu vốn của Công ty nhưng đã góp phần vào trong chiến lược kinh doanh là không nhỏ. Bên cạnh vốn ngân sách thì nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận và các nguồn huy động khác của công ty là khoảng 20% tổng số vốn đầu tư trong năm. còn lại gần 70% là vốn đi vay, với một lượng vốn vay còn quá lớn như vậy đòi hỏi Công ty phải tìm cách huy động từ các nguồn khác. Qua bảng số liệu về tài sản nợ có qua báo cáo của cong ty như sau: Số liệu tài chính A. Tóm tắt năng lực tài chính trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính đã được kiểm toán trong 3 năm 1999, 2000, 2001 (kèm theo bản sao báo cáo tài chính đã được Tổng công ty cơ khí xây dựng duyệt). Đơn vị tính: VNĐ TT Tài sản Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Tổng tài sản có 36.075.866.351 41.184.945.819 65.285.962.148 2 Tài sản có lưu động 31.041.724.411 37.747.976.039 45.825.749.275 3 Tổng số nợ phải trả 26.912.671.371 30.102.530.865 65.285.962.148 4 Vốn luân chuyển 10.624.208.138 20.988.474.378 41.886.565.101 5 Nợ phải trả trong kỳ 24.417.387.205 27.698.350.145 23.399.397.183 6 Doanh thu 43.750.625.520 67.769.410.000 100.417.300.157 7 Lợi nhuận trước thuế 549.955.634 886.697.624 8 Lợi nhuận sau thuế 292.215.386 362.958.179 664.570.838 2.3. Đặc điểm về lao động Cán bộ các ngành nghề: TT Tên các ngành nghề SL Thâm niên công tác Ghi chú >20 năm >10 năm <10 năm 1 Kỹ sư Xây dựng 45 15 18 12 2 Kỹ sư Kinh tế XâY DÙNG 10 2 4 4 3 Kiến trúc sư 16 6 6 4 4 Kỹ sư điện 12 4 5 3 5 Kỹ sư cơ khí 9 2 4 3 6 Cử nhân KT lao động 8 3 2 3 7 Cử nhân Kinh tế 45 15 18 12 8 Kỹ sư trắc địa 5 2 3 9 Kỹ sư cầu đường 24 7 12 5 10 Kỹ sư cấp thoát nước 13 4 4 5 11 Kỹ sư thuỷ lợi 10 3 3 4 12 Kỹ sư chế biến lâm sản 4 1 3 13 TC các ngành nghề 46 18 19 9 Tổng cộng 247 80 97 70 2. Công nhân các ngành nghề: TT Tên các ngành nghề SL Thâm niên công tác Ghi chú >20 năm >10 năm <10 năm 1 Thợ nề 365 25 206 134 2 Thợ mộc 82 12 15 55 3 Thợ sắt 50 8 18 24 4 Thợ cơ khí 41 5 14 22 5 Thợ hàn 42 3 16 23 6 Thợ vận hành máy 32 1 9 22 7 Lái xe 28 1 11(B3/3) 16(B:1+2) 8 Thợ điện 51 3 28 20 9 Thợ nước 49 5 24 20 10 Công nhân giao thông 220 32 64 124 11 Thợ sơn vôi, kính 97 9 51 37 12 Thợ lắp máy 46 6 14 26 13 Công nhân lâm nghiệp 22 2 9 11 Tổng cộng 1125 112 479 534 Với trên 247 cán bộ đại học và trên đại học và gần 24 nhân viên là trung học với số năm kinh nghiệm công tác là trên 32 năm cùng với đội ngũ cán bộ trẻ năng nổ mới nhận vào đã tạo cho Công ty một ưu thế cạnh tranh trong thị trường. Nhưng không ngừng ở đó Công ty vẫn luôn chú trọng đầu tư vào con người để nâng cao năng lực cá nhân cũng như toàn Công ty. Hàng năm công tỷ cử cán bộ và lao động đi học tại các trường đại học và sau đại học trên 20 người, và hàng trăm triệu đồng để thuê chuyên gia về đào tạo ngắn hạn tại công ty về các vấn đề chính trị tư tưởng, kinh tế, các loại ngành nghề của công ty. Về nâng cao đào tạo tay nghề cho công nhân: tổng số công nhân năm 2002 vừa qua là 1125 công nhân từ bậc 3 trở lên chiếm 93%. Và công ty luôn chú trọng đầu tư về tay nghề cho công nhân nhất là đào tạo tại chỗ. Ngoài ra Công ty luôn quan tâm đến từng cá nhân lao động của Công ty về mọi hoàn cảnh và vấn đề nâng lương, nâng bậc lương cung như hưởng các chế độ phúc lợi xã hội. Công ty luôn là doanh nghiệp hàng đầu đất nước về các hoạt động từ thiện, nhân đạo… 2.4. Đặc điểm về máy móc kỹ thuật Về máy móc thiết bị thi công, trước đây thiết bị chỉ là đồ cũ được chuyển từ các nước G7 và Liên Xô cũ để lại, công nghệ lạc hậu so với mức trung bình thế giới trên 20 năm vào giai đoạn 1996-2002 các loại trang thiết bị đó đã được cải tạo và đổi mới hiện đại, chủ yếu là của Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc. Các máy móc thiết bị đó phải kể đến như: ô tô IFA, Kamaz 8chiếc, cẩu tự hành TADANO, máy đào HITACHI, máy vận thăng, máy trộn bê tông 15 chiếc, máy trộn vữa 8 cái, máy khoan bê tông đặc chủng 4 chiếc, …các loại máy gia công chế biến gỗ, các loại máy gia công khung nhôm kính…với trị giá đầu tư các loại máy trên 100 tỷ đồng. Bên cạnh đầu tư đổi mới các loại trang thiệt bị máy móc trên công ty còn đầu tư một lượng vốn hàng năm khoảng 100 triệu đồng để nghiên cữu cải tiến các trang thiết bị máy móc và tự sáng chế ra một số loại vật dụng hỗ trợ thi công. Một số loại máy móc thiết bị thi công của Công ty TT Tên và mã hiệu của thiết bị Số lượng Năng lực HĐ Ghi chú 1 Máy xúc đào thuỷ lực KOBELCO SK 200-6 02 0,8 M3 Nhật 2 Máy xúc đào thuỷ lực HITACHI 02 0,6 ¸ 0,8 m2 Nhật 3 Máy ủi KOMATRU 02 230 CV Nhật 4 Máy lu rung SAKAI 04 10 tấn Nhật 5 Máy lu tĩnh 10 10 ¸12 tấn Nhật 6 Máy san gạt NIVALƠ 04 Lưỡi gạt 3,7m Nhật 7 Máy lu san lấp 02 8 ¸10 tấn Nhật 8 Cẩu ADK 01 12,5 tấn Đức 9 Máy ép cọc 02 120 tấn Việt Nam 10 Đầu búa phá đá FURUKAWA 02 1333 -1450 kg Nhật 11 Búa máy thuỷ lực 02 50 tấn Nhật 12 Máy vận thăng 04 1000 kg VN,TQ 13 Xe tải HUYNDAI 02 8 tấn Hàn Quốc 14 Cẩu lắp tren xe 02 3 tấn 15 Cẩutháp KB 100 01 27 M – 5 T Liên Xô 16 Cầu thiếu nhi 04 Q = 1 tấn Liên Xô 17 Xe ben tự đổ IFA W50 10 6T Đức 18 Máy trộn bê tông 10 250l VN,QT 19 Máy trộn vữa 04 175l VN,TQ 20 Máy cắt uốn thép vạn năng 04 TQ 21 Máy thuỷ chuẩn 04 Nhật 22 Trạm trộn bê tông atphan 01 40 ¸50 tấn/h 23 Máy trải nhựa bê tông apphan 01 300 tấn/h Đức 24 Máy ép khí 02 20 m3/phút Nhật 25 Pa lăng điện 04 3T, 5T Liên Xô 26 Kích thuỷ lực 02 10T 27 Đầm bàn 16 LX, TQ 28 Đầm đùi 20 Nhật, TQ 29 Máy mài 12 1,7kw – 750 mm LX.B.lan 30 Máy đột dập 10 Nhật, VN 31 Máy hàn, khoan 20 Nhật, LX 32 Ô tô TOYOTA 02 4 chỗ Nhật 33 Ôtô ZACE 01 7 chỗ Nhật 34 Máy phát điện 04 25 ¸100KV Nhật 35 Máy tính + FAX 25 36 Máy FOTOCOPY 05 Nhật II. TÌNH HÌNH THAM GIA CÔNG TÁC ĐẦU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC SỐ 3 TỪ NĂM 1998 – 2001. 1. Quá trình tham gia đấu thầu của Công ty,. 1.1. Sơ đồ quá trình tham gia đấu thầu của Công ty. Quá trình tham gia đấu thầu của Công ty chia làm 3 giai đoạn gồm có. + Tiền đấu thầu: giai đoạn này bao gồm các công việc như tiếp thị, lập hồ sơ dự thầu, lập đơn dự thầu. + Đấu thầu: bao gồm các công việc lập hồ sơ dự thầu về ký kết hợp đồng. + Hậu đấu thầu: bao gồm các công việc ký hợp đồng, thi công, bàn giao, quyết toán và bảo dưỡng công trình. Có thể khái quát công việc đấu thầu của Công ty theo sơ đồ sau: Tiền đấu thầu Tiếp thị mua, hồ sơ mời thầu Lập đơn dự thầu Đấu thầu Nộp hồ sơ dự thầu Ký kết hợp đồng Thi công, bàn giao, quyết toán Bảo dưỡng định kỳ Hậu đấu thầu 1.2. Giai đoạn tiền đấu thầu. 1.2.1. Mua HSDT: Phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty có nhiệm vụ tiếp thị Công ty tới chủ đầu tư dưới mọi hình thức: quảng cáo, giới thiệu uy tín, năng lực của Công ty, tìm hiểu nhu cầu của chủ đầu tư từ đó trình lên ban giám đốc phê duyệt quyết định có tham dự thầu hay không. Khi có thông tin về một gói thầu hay dự án có đấu thầu phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ tìm hiểu thông tin về: Chủ đầu tư Ban quản lý dự án công trình Nguồn vốn đầu tư Tổng mức đầu ưt Cơ quan lập dự án Sau đó phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ phải phân tích xem với năng lực của Công ty có nên tham gia đấu thầu hay không về các mặt, trình độ công nghệ, vốn, trình độ lao động,.. có phù hợp với quy mô dự án hay không. Có thể Công ty sẽ đánh giá sơ lược về tỷ suất lợi nhuận thu được nếu trúng thầu. Khi có đủ thông tin cần thiết phòng kế hoạch – kỹ thuật trình lên ban giám đốc quyết định có mua hồ sơ dự thầu haykhông. Để làm được điều này Công ty phải thu thập đầy đủ các thông tin trên các phương tiện thông tin. Tại trụ sở của Công ty sẽ nắm bắt thông tin về quy hoạch thành phố, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước về công nghiệp,… hai chi nhánh của Công ty nắm rõ quy hoạch ở địa phương (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên) các yếu tố về địa bàn, khí hậu, giao thông,… có thuận lợi, khó khăn gì? Nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty khi quyết định tham dự thầu. 1.2.2. Lập hồ sơ dự thầu. Sau khi phòng kế hoạch kỹ thuật mua hồ sơ dự thầu. Tuỳ theo quy mô, đặc điểm của gói thầu hay dự án phòng sẽ chỉ định cá nhân lao động tham gia vào công tác lập hồ sơ dự thầu. Nội dung của hồ sơ dự thầu phải đảm bảo đủ bốn phần: Nội dung hành chính pháp lý Nội dung kỹ thuật Nội dung về tài chínhs Tài liệu có liên quan. Trong đó hai nội dung chính quyết định tới khả năng thắng thầu của ct đó là:  nội dung về kỹ thuật và nội dung về tài chính. 1.2.2.1. Nội dung về kỹ thuật. a. Bản vẽ và đề xuất biện pháp thi công : + Dựa vào bản vẽ kỹ thuật trong hồ sơ mời thấu bóc tách khối lượng công việc cần làm. Kết quả của công việc được thể hiện trong tiên lượng dự toán chi tiết. Tiên lượng dự toán chi tiết có vai tròi quan trọng trong hồ sơ dự thầu. Nó thể hiện cho nhà thầu đọc và hiểu rõ những công việc phải làm và căn cứ tính giá dự thầu. + Biện pháp thi công: Phòng kỹ thuật căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, những yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và những căn cứ thực tế như: Năng lực của Công ty, thực tế công trình mà đưa ra biện pháp thi công thích hợp. Biện pháp thi công được thể hiện. - Thuyết minh biện pháp thi công bao gồm. - Khái quát đặc điểm công trình - Các giải pháp kỹ thuật tổ chức thi công bao gồm kỹ thuật thi công,m tổ chức thi công, nhân sự lao động thi công và máy móc thiết bị thi công. - Thuyết minh biện pháp an toàn lao động và phòng chóng cháy nổ, bảo vệ môi trường: đối với lao động trong Công ty thì vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu, Công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư thiết bị bảo hiểm cho người lao động như: mũ, áo, dây lưng,… về phòng chống cháy nổ và vệ sinhmôi trường Công ty có các biện pháp: sử dụng phương tiện cứu hoả, kiểm tra đôn đốc thường xuyên nơi có khả năng xảy ra cháy nổ như tổ điện nước, các chất thải của quá trình thi công được đổ đúng nơi quy định. b. Tiến độ thi công. Dựa vào hồ so thiết kế kỹ thuật: Khối lượng công việc, thời gian hoàn thành, điều kiện thi công, mặt bằng xây dựng, chất lượng công việc. Công ty sẽ tính toán thời gian xây dựng tối ưu nhất đối với công trình bằng cách phân tách các công việc để thực hiện, công việc nào trước, công việc nào sau, công việc nào có thể thực hiện đồng thời không nhất thiết phải làm xong việc này thì mới làm việc kia làm giảm hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị phục vụ thi công. c. Máy móc, nhân công huy động cho công trình. Tuỳ theo đặc điểm, quy mô của gói thấu hay dự án, yêu cầu về thời gian mà Công ty tính toán khối lượng máy móc, nhân công cần thiết huy động cho công trình sao cho vừa đảm bảo hoàn thành công trình trong điều kiện có, tận dụng máy móc, lao động dư thừa ở công trình khác. Khối lượng máy móc cần huy động cho công trình được thể hiện trong danh sách máy móc thiết bị dự kiến đưa vào cho công trình đó là khối lượng máy móc sẵn sàng đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ huy động khi Công ty trúng thầu. Số lượng nhân công cần thiết cho công trình được thể hiện trên bảng nhân lực. Đó là số lượng kĩ sư nhân công cần thiết trong mỗi giai đoạn thi công và số lượng nhân công dự trữ nếu cần đẩy nhanh tiến độ thi công. d. Các nội dung khác bao gồm: Lập hồ sơ tổ chức thi công công trường Sơ đồ bố trí nhân lực Bảng liệt kê chủng loại vật tư chính và tiến độ cung cấp vật tư. Biện pháp bảo đảm chất lượng công trình. Chủ đầu tư sẽ căn cứ vào nội dung để nhận biết mức độ bảo đảm kỹ thuật, phân cấp trách nhiệm các thành viên trong Công ty đối với từng công việc cụ thể. Sơ đồ tổ chức công trường của Công ty Chủ nhiệm công trình Giám sát kỹ thuật Quản lý kỹ thuật Kế toán Đội gia công lắp đặt cốt thép Đội xây dựng, bê tông Đội đóng cốt pha, cột chống Đội cơ giới Đội sơn vôi Lao động phổ thông 1.2.2.2. Nội dung về tài chính. a. Nội dung giá dự toán xây lắp công trình nói chung. Giá trị dự toán xây lắp (GTDTXL) sau thuế cảu công trình bao gồm: + GTDTXL trước thuế Chi phí trực tiếp Chi phí chung Thu nhập trước thuế tính trước + Thuế giá trị gia tăng đầu ra. * Chi phí trực tiếp bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu: vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp ứng trước khi mua vật tư, vật liệu phục vụ công trình). Nếu xét về cơ cấu giá thành sản phẩm thì giá nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% giá trị công trình và 60% trong cơ cấu vốn lưu động. Khi lập giá dự thầu thì chi phí về nguyên vật liệu là bộ phận cấu thành từ 60 -80% chi phí xây dựng công trình: - Chi phí nhân công: lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các chi phí theo chế độ có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính một ngày công định mức. - Chi phí máy thi công: chi phí nhân công, thợ điều khiển, sửa chữa máy, thiết bị thi công. * Chi phí chung: Tính bằng % so với chi phí nhân công trong GTDTXL, được quy định theo từng loại công trình. * Thu nhập chịu thuế tính trước: tính bằng % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung theo từng loại công trình. * Thuế giá trị gia tăng đầu ra: dùng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả trước khi mua các loại vật tư vật liệu, nhiên liệu năng lượng nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, máy thi công, chi phí chung, doanh thu xây lắp trước thuế và phần VAT mà doanh nghiệp xây lắp phải nộp. b. Cách tính giá trị bỏ thầu của Công ty. * Cơ sở tính: Cách tính giá trị bỏ thầu của công trình được xác định trên: - Khối lượng công việc theo bản vẽ kỹ thuật thi công do chủ đầu tư lập. - Định mức xây dựng cơ bản số 1242/ 1998/ QĐ - BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 25/11/98. - Đơn giá xây dựng cơ bản của tỉnh nơi thi công ban hành. - Một số công tác kông có đơn giá thì lấy theo giá trị trường. - Giá nguyên vật liệu lấy theo thông báo giá liên số: tài chính – vật giá và căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm tính giá. - Căn cứ theo thông tư số 09/2000/TT – BXD ngày 13/2/2001 về việc điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản. * Tính giá trị dự thầu. - Công ty tiến hành xác định đơn giá chi tiết hoặc đơn giá tổng hợp tuỳ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Từ đó tính toán cụ thể nắm được giá thầu của hồ sơ mời thầu. Từ đó tính toán cụ thể nắm được giá thầu của nhà đầu tư, sau đó phân tích các yếu tố có thể hạ giá đối với Công ty. - Dựa vào định mức nguyên vật liệu, kinh nghiệm quản lý xác định giới hạn giá được chấp nhận để giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Dựa vào công nghệ thi công, năng suất lao động tăng do kinh nghiệm thi công công trình để giảm chi phí nhân công trực tiếp. - Dựa vào bảng tiến độ thi công, biểu đồ nhân lực, tiến độ huy động máy móc,… kết hợp cùng một lúc sử dụng cho nhiều công trình để tận dụng tối đa công suất, tránh thời gian chết của các yếu tố đó từ đó làm giảm chi phí sử dụng. - Xác định các yếu tố rủi ro bất ngờ có thể xảy ra làm tăng giá dự thầu như: biến động giá cả, hao hụt nguyên vật liệu do điều kiện thời tiết, do vận chuyển,… tìm cách hạn chế tối thiểu các rủi ro đó. - Thử giảm giá: sau đó tính toán đơn giá theo yêu cầu của bên mời thầu và năng lực của Công ty, tuỳ từng trường hợp có thể tính toán và đưa ra thư giảm giá kèm theo giá dự thầu đầy đủ. Nếu thắng thầu giá dự thầu là giá dự thầu sau khi trừ đi phần giảm giá. Thư giảm giá được căn cứ vào các yếu tố. - Đơn vị thi công có năng lực lớn về máy móc, thiết bị, công nghệ hoặc các máy móc đã khấu hao gần hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng tốt do đó có thể tiết kiệm chi phí thi công. - Tận dụng các nguyên vật liệu thừa không sử dụng hết ở các công trình khác còn tồn ở trong kho hoặc nguyên vật liệu dự trữ trong khu mua về với giá rẻ chưa sử dụng. - Dựa vào kinh nghiệm thi công, năng lực của lao động trong công ty về quản lý dự án do đó tiết kiệm được chi phí chung. * Ví dụ về cách tính giá dự thầu của Công ty đối với công trình thanh tra tỉnh Tuyên Quang. Đây là một công trình xây dựng dân dụng với trình độ kỹ thuật bình thường. Tổng giá dự thầu của công trình được chia thành nhiều công việc nhỏ. Trong mỗi công việc đó, chi phí nhân công, vật liệu máy móc, thuế được tính riếng tuỳ theo độ phức tạp của công việc. + Nhân công: Đối với các công việc đơn giản, yêu cầu trình độ công nhân là không cao vì vậy công ty sử dụng lao động tay nghề bậc 1/7 hoặc 2/7 để giảm chi phí. Trong ví dụ này các công việc như đào móng cột trụ, hố kiểm tra R >1m, S >1m2, đất cấp III là công việc đơn giản do vậy chỉ sử dụng lao động bậc 2 có đơn giá thấp hơn là 12.099đ/1 công. + Nguyên vật liệu: các nguyên vật liệu chính như cát, sỏi gạch, xi măng đều có ở hầu hết các tỉnh trên cả nươcs do đó Công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển lên đây. + Máy thi công: mỗi công việc yêu cầu một loại máy khác nhau, giá máy thi công cùng khác nhau. Công việc làm bê tông lót đá 4 x 6, vừa xi măng M25, R< 250 yêu cầu máy trộn bê tông và máy đầm bàn, công việc đào móng thì lại chỉ cầu lao động thủ công. + Chi phí chung và thuế: chi phí chung được tính theo phần trăm đối với chi phí trực tiếp. Trong ví dụ này, chi phí chung là bằng 58% chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trên bằng 5,5% (chi phí chung + chi phí trực tiếp). VAT đầu ra tính bằng 5% giá trị dự toán xây lắp trước thuế. Bảng 10: đơn giá chi tiết TT Thành phần hao phí Đơn vị Khối lượng định mức Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) I Đào móng cột trú, hố kiểm tra, R<1m, đất cấp III M3 Nhân công Công 1,46 26673 Nhân công 2,7/7 1,51 12099 18269 Chi phí chung 58% 15471 Thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% 2318 Giá trị dự toán xây lắp trước thuế 44462 Thuế VAT đầu ra 5% 2223 Giá trị dự toán xây lắp sau thuế 46685 II Đào móng băng và giằng móng đất cấp III M3 Nhân công Công 1.46 23141 Nhân công 2.7/7 1.31 12099 15850 Chi phí chung 58% 13422 Thu nhập chịu thuế tính trước 5.5% 2011 Giá trị dự toán xây lắp trước thuế 38573 Thuế VAT đầu ra 5% 1929 Giá trị dự toán xây lắp sau thuế 40502 III Bê tông lót đá 4 x6 vữa XM M25 R<250 M3 Vật liệu 277234 Xi măng PC 30 kg 199.875 695 138913 Cát vàng M3 0.5289 57500 30412 Đá dăm 4x 6 M3 0.93173 115000 1071148 Nước Lít 169.125 5 761 Nhân công 1.46 29903 Nhân công 3/7 Công 1.65 12413 20481 Máy thi công 1.07 12883 Máy trộn 250L Ca 0.085 96272 9146 Máy đầm bàn 1 kw Ca 0.089 32525 2895 Chi phí chung 58% 17344 Thu nhập chịu thuế tính trước 355919 Giá trị gia tăng đầu ra 17796 Giá trị dự toán xây lắp sau thuế 373715 1.2. Ký kết hợp đồng, thi công, bàn giao công trình và bảo dưỡng. 1.2.1. Ký kết hợp đồng Sau khi được tuyên bó thắng thầu, Công ty sẽ nộ bảo lãnh hợp đồng, nhận lại bảo lãnh dự thầu tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng. 1.2.2. Thi công công trình. Công ty bàn giao thi công công trình cho các xí nghiệp và các đội xây dựng thi công sử dụng nguyên vật liệu mà Công ty còn để tiết kiệm tối đa chi phí. Bảo đảm thực hiện các công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ… tiến hành giám sát, quản lý thường xuyên bảo đảm việc thực hiện tiến độ thi công công trình. 1.2.3. Bàn giao công trình và tiến hành bảo dưỡng công trình. Công ty chỉ bàn giao công trình khi mà công trình bào đảm chất lượng và sự đồng ý của giám sát chất lượng công trình. Công ty tiến hành vận hành thử các thiết bị điện nước, hệ thống điều hoà,… nếu thấy có hiện tượng hỏng sẽ tiến hành sửa chữa ngay sau đó mới thông báo cho chủ đầu tư để bàn giao, nghiệm thu công trình. Công tác bảo dưỡng định kỳ được tiến hành đúng như trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư. 2. Tình hình công tác đấu thầu của Công ty thời gian 1998 – 2001. 2.1. Công tác đấu thầu của Công ty trong thời gian qua. Từ khi Nhà nước chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Công ty xây dựng và Công ty Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3 đứng trước một khó khăn và thách thức lớn trong việc tìm hiểu chỗ đứng trên thị trường. Được sự giúp đỡ của Tổng Công ty cơ khí xây dựng cộng với sự nỗ lực của bản thân công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực bản thân tự mình đứng ra tranh thầu hoặc thây mặt tổng Công ty cơ khí xây dựng tranh thầu để giành lại hợp đồng vừa đảm bảo sự tồn tại và phát triển vừa khẳng định uy tín trên thị trường. Công tác đấu thầu của Công ty được thể hiện qua bảng sau. Tình hình đấu thầu của Công ty từ 1998 – 2001. Năm Số đơn thắng thầu Tổng số thầu tham gia Số đơn thầu thắng từ 5 tỷ trở lên Giá trị thắng thầu (tỷ VNĐ) % Thắng thầu (%) 1998 5 40 2 21,4 12,5 1999 19 50 7 89,235 38 2000 22 57 2 62,164 38,6 2001 21 55 7 112,885 38,89 Nhận xét: Năm 1998 là năm mà Công ty có số đơn trúng thầu ít nhất 5 trong số 19 đơn với tỷ lệ thắng là 12,5% điều này do cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ Châu Á làm giảm đột ngột nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng khiến cho các chương trình kinh tế xã hội không có nguồn vốn và đối tác thực hiện, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt do vậy Công ty đánh giá tình hình hiện tại và tham gia dự thầu với số lượng ít. - Năm 1999 sau khi thị trường trong khu vức bắt đầu ổn định công ty đã tăng số đơn dự thầu lên 50 và thu được kết quả đáng mứng đó là tỷ lệ thắng thầu đạt rất cao 38% với tổng số giá trị thắng thấu là hơn 89 tỷ đồng, nếu xem xét lại số công trình thắng thầu có giá trị lớn hơn 5 tỷ đồng thì đã tăng so với tổng số đơn thắng thầu (7 triệu 19 đơn thắng thầu). - Năm 2000 Công ty tăng số đơn dự thầu lên 57 số đơn thắng thầu đạt 22 nhưng giá trị thắng thầu giảm rất nhiều (chỉ còn 62,164 tỷ đồng) do số cong trình giá trị lớn hơn 5 tỷ quá ít so với tổng số đơn thắng thầu (2/22). Điều này buộc Công ty phải phân tích các yếu tố năng lực của mình để tham gia đấu thầu các gói thầu lớn. Năm 2001 Công ty giảm số đơn dự thầu còn 55 tỷ lệ thắng thầu tuy không cao hơn là mấy (38,89% so với 38,6% năm 2000) nhưng số công trình thắng thầu có giá trị lớn hơn 5 tỷ đã chiếm 1/3 trong tổng số đơn thắng thầu (7/210 làm tăng vọt giá trị thắng thầu lên 112,885 tỷ đồng. Đó là nhờ vào nỗ lực của Công ty và đường lối đầu tư đúng đắn của Công ty. Giá trị công trình thắng thầu Năm - Biểu đồ thể hiện giá trị công trình thắng thầu qua các năm. Như vậy các công trình thắng thầudã làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giúp Công ty tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Điều này thể hiện rõ trong báo cáo tài chính 3 năm 1999, 2000, 2001. Đơn vị VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Tổng tài sản có 36.075.866.351 41.184.945.819 65.285.962.148 2 Doanh thu 43.750.625.520 67.769.410.000 100.417.300.157 3 Lợi nhuận trước thuế 549.955.634 866.697.624 4 Lợi nhuận sau thuế 292.215.386 362.958.179 664.570.838 - Số liệu tài chính của Công ty qua các năm 2.2. Tình hình thực hiện các công trình đã thắng thầu của Công ty. Sau khi thắng thầu Công ty đã lập kế hoạch về sử dụng lao động, máy móc kỹ thuật, vốn vào thực hiện thi công đúng như thời gian đã quy định khi kí kết hợp đồng. - Về máy móc, thiết bị thi công: Công ty thống kê các loại máy móc thiết bị thi công đó là đang sử dụng, loại nào chưa sử dụng tới từ đó lên kế hoạch sử dụng luôn phiên các loại máy ở nhiều nơi cho nhiều công việc. - Về nhân công: Nếu lao động trong Công ty lập sơ đồ công việc để điều hành, phân tích công việc theo thứ tự, đẩy nhanh tiến độ công việc hoặc kéo dài công việc nếu không ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành dự án và tăng chi phí. - Về chủ nhiệm công trình và giám sát thi công: giám đốc công ty trực tiếp cử người làm công tác chủ nhiệm công trình, giám sát công trình và họ phải chịu trách nhiệm về công việc của họ nếu dự án hoàn thành không đúng tiến độ. - Về chất lượng công trình: công ty điều hành thi công với nguyên vật liệu sử dụng như đã cam kết trong hợp đồng, đảm bảo chất lượng công trình, kiểu dáng kiến trúc đúng như trong thiết kế của chủ đầu tư. - Sau đây là một số công trình tiêu biểu trong những năm gần đây của Công ty. Danh sách một số hợp đồng tiêu biểu đã thực hiện trong những năm gần đây. Tên hợp đồng Tổng giá trị hợp đồng Thời hạn HĐ Tên cơ quan ký hợp đồng K. công H. thành Các công trình dân dụng Nhà máy dệt may ShinWon 25.000 2002 2002 C.ty TNHH SHINWON Việt Nam Trường dân tộc nội trú ODOMXAY – Lào 20.000 10/1996 7/1998 Văn phòng chính phủ Nhà ở cho học viên là cán bộ 15.240 7/1997 10/1999 Học viện Quốc gia – HCM Các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật San lấp mặt bằng và lấn biển Hạ Long phía Nam đồi Hùng Thắng 25.900 2001 2003 Công ty ĐTPTSX Hạ Long Đường ĐT 636A và ĐT 636B – Bình Định 15.409 2002 1/2003 BQLDA huyện An Nhơn Xây dựng bãi chứa rác chính xã Tràng Cát – Hải Phòng 10.764 2001 2002 Công ty môi trường đô thị Hải Phòng Các công trình lắp đặt điện Nhà ĐHSX điện lực Thái Nguyên 4.00 5/1999 2/2000 Điện lực Thái Nguyên Nhà ĐHSX điện lực Hà Nam 3.70 2/2000 12/2000 Điện lực Hà Nam Nhà ĐHSX điện lực Bắc Kạn 3,30 5/2000 12/2000 Điện lực Bắc Kạn Các công trình thuỷ lợi và các loại hình khác Công trình đầu mối trạm bơm Ứng Hoà 15.00 3/1999 7/200 UBND Huyện Ứng Hoà Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cống Bún – Bắc Giang 6.747 3/1997 4/2001 Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Nam Yên Dũng – BG Đường cấp nước huyện Cẩm Bình 4,4 4/1998 12/1998 2.3. Đánh giá công tác đấu thầu của Công ty. 2.3.1. Thành tựu đạt được. Tuy mới được thành lập năm 1994 xong Công ty đã có một số kinh nghiệm đáng kể trong tất cả các lĩnh vực xâylắp. Bảng hồ sơ kinh nghiệm. TT Loại hình công trình xây dựng Số năm kinh nghiệm Từ năm đến năm 1 Xây dựng công trình dân dụng 06 1996 -2002 2 Xây dựng công trình công nghiệp 06 1996 -2002 3 Xây dựng công trình thuỷ lợi 06 1996 – 2002 4 XD kỹ thuật hạ tầng và khu CN đến cấp o 06 1996 – 2002 5 XD công trình đường giao thông đến cấp II 06 1996 – 2002 6 Xây lắp các công trình điện, nước, điện lạnh 06 1996 – 2002 7 XL các CT đường dây và trạm biến áp đến 110 Kv 04 1998 – 2002 8 Lắp đặt máy móc thiết bị và chuyển giao dây chuyền công nghệ 06 1996 – 2002 9 Gia công lắp đặt khung nhôm kính 06 1996 – 2002 10 Gia công lắp đặt TB phi tiêu chuẩn và kết cấu thép 05 1997- 2002 11 Hoạt động tư vấn và đầu tư xây dựng - Lập dự án, thiết kế các loại công trình - Quản lý thực hiện các DA đầu tư XD đến nhóm B - Tư vấn và đấu thầu Qua đấu thầu Công ty đã thi công nhiều công trình lớn nhỏ với các tính chất kỹ thuật khác nhau trên toàn miền Bắc. Khả năng tăng trưởng và phát triển của Công ty ngày càng mạnh, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu chính như sau: - Là một Công ty mới thành lập nhưng Công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3 đã là một trong số các Công ty trực thuộc tổng Công ty cơ khí xây dựng đạt được doanh thu cao nhất tăng rất nhanh năm 1999 doanh thu là 44 tỷ đến năm 2001 doanh thu là 100 tỷ (tăng gấp đôi) đứng thứ nhất về tốc độ tăng trưởng. Đây là thành tựu đáng tự hào cho sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. - Với đà tăng trưởng của Công ty, Công ty đã tăng số lượng công nhân viên để đáp ứng nhu cầu. Trong đó trình độ Đại học tăng 60 người, Cao đẳng Trung cấp tăng 15 người, công nhân kỹ thuật tăng 356 người. Xong Công ty cũng điều chỉnh lại việc phân phối lao động theo định hướng của Nhà nước tức là giảm biên chế và tăng lao động ký hợp đồng. Tổng số lao động trong biên chế là 769 người (vẫn tăng 431 người). - Thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng. Trước đây thị trường của Công ty chủ yếu ở Miền Bắc thì hiện nay Công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường ở miền Trung và miền Nam. - Với uy tín của mình Công ty trở thành một nhà thầu được tin cậy trong các cuộc đấu thầu lĩnh vực xây lắp. Công ty luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất, trở thành “con chim đầu đàn” của Tổng Công ty cơ khí xây dựng. - Cùng với việc kinh doanh đạt hiệu qủa Công ty chú trọng đến việc đầu tư như: trụ sở giao dịch 7 tầng ở 83 đường Giải Phóng, các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật được cung cấp ở các nhà cung cấp có uy tín trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Nga, Pháp,… làm nâng cao năng lực của Công ty góp phần vào công tác đấu thầu giúp Công ty giành thắng lợi. - Công tác an toàn lao động đối với người lao động được Công ty đặc biệt lưu ý. Công ty đầu tư mua đủ dụng cụ bảo hộ lao động như: mũ, áo, gang tay, dụng cụ thử điện… đảm bảo an toàn tối đa cho công nhân viên để họ an tâm thực hiện công trình, hăng hái với công việc. Bên cạnh đó Công ty cũng quy định cụ thể trong từng trường hợp với việc sử dụng dụng cụ an toàn lao động và các hình thức kiểm tra giám sát việc thực hiện, đề ra giám sát kỉ luật đối với người lao động nếu họ không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Công ty. Tổng số vốn doanh thu tự bổ sung năm 2002 là 879.704.229đ vào vốn kinh doanh điều này có được do công tác kiểm toán, kế toán của Công ty được thực hiện chặt chẽ. Công ty đã triển khai việc quyết toán nội bộ xuống các xí nghiệp, các đội trực thuộc đối với các công trình hạng mục cụ thể và kiểm tra đối chiếu thường xuyên nhằm lành mạnh hoá công tác kế toán tài chính. Nhờ vậy số vốn kinh doanh hàng năm của Công ty được bổ sung thường xuyên hàng năm. Nhu cầu thị trường và năng lực của Công ty và sự nhạy cảm của Công ty, Công ty quyết định đăng ký bổ sung ngành kinh doanh như: gia công lắp đặt khung nhôm kính, sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị vật liệu xây dựng,…. Góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty đồng thời tạo việc làm và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân thua thầu của Công ty. 2.3.2.1. Những tồn tại của Công ty. - Về cơ cấu tổ chức: hiện tại Công ty chưa tách riêng hai phòng kế haọch và phòng kỹ thuật mà ốn gộp chung thành một phòng như vậy chưa đảm bảo được tính chuyên môn hoá cao. Người làm trưởng phòng phải tìm hiểu cả 2 vấn đề kế hoạch thi công và kỹ thuật công trình sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. - Về công tác kế toán – kiểm toán: việc tập trung, xử lý các chứng từ ban đầu của các xí nghiệp, đội tưực thuộc còn chậm ảnh hưởng tới công tác hạch toán và khấu trừ thuế đầu vào. Số liệu kế toán còn nhầm lẫn, quản lý hạn mức vay vốn còn sơ suất, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh của Công ty. - Về lao động: Công ty có rất ít số lao động có trình độ trên đại học, điều này ảnh hưởng tới công tác quản lý và thiết kế kỹ thuật các công trình, giảm năng lực của Công ty. Đó là do Công ty chưa đầu tư chuyên sâu cho người lao động, khuyến khích việc nghiên cứu áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. - Về công tác hồ sơ dự thầu: Dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc xác định tiến độ thi công, xác định giá trị dự toán công trình chưa sát với yêu cầu thực tế nên dẫn tới nguyên nhân thua thầu ở một số công trình. - Về chất lượng thi công công trình: một số công trình có biểu hiện chất lượng kém. Trình độ thi công của công nhân và máy móc kỹ thuật của Công ty không đủ để thực hiện các công trình lớn do vậy Công ty chỉ thực hiện được những công trình xây dựng dân dụng có số vốn lớn hơn 5 tỷ còn đối với các dự án lớn thì công trình chưa đủ năng lực thi công. 2.3.2.2. Nguyên nhân thua thuầ của Công ty. a. Nguyên nhân khách quan * Phía nhà đầu tư- bên mời thầu Quy chế đấu thầu có quy định cụ thể về thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu và quy định về thời gian xét thầu, công bố kết quả đấu thầu và quy định về thời gian xét thầu, công bố kết quả đấu thầu tuỳ theo quy mô và sự phức tạp của gói thầu, nhưng trong thời gian vừa qua nhiều gói thầu có thời gian xét thầu quá dài vượt quá thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (tối đa không quá 180 ngày) chủ đầu tư yêu cầu gia hạn bảo hành dự thầu trong khi chờ công bố kết quả trúng thầu, nhiều khi do biến động cung cầu thị trường về giá của một số nguyên vật liệu gây thiệt hại cho các nhà thầu. Đó là do trình độ chuyên môn của các chuyên gia trong quá trình xét thầu còn hạn chế và quá trình phê duyệt của các cấp có thẩm quyền chồng chéo, phức tạp. Trong hồ sơ mời thầu không ghi rõ và cam kết kết bảo đảm nguồn vốn chắc chắn hay chưa? khối lượng công việc ghi không chính xác, thời gian chưa đủ khiến cho các nhà thầu bị thiệt hại bởi rủi ro thị trường, điều kiện tự nhiên của công trình. Nhà thầu thường phải tự bỏ vốn để thực hiện dự án bằng cách vay vốn của ngân hàng trong khi đó chủ đầu tư lại chậm chạp trong khâu quyết toán vốn cho chủ đầu tư thậm chí còn kéo dài thời gian thanh quyết toán công trình để đòi “bồi dưỡng” từ phía nhà thầu để kéo dài thời gian quyết toán công trình, chủ đầu tư thường tìm cách không ký văn bản quyết toán công trình, có khi dây dưa hàng năm, nên khi được cấp có thẩm quyền của chủ đầu tư ký quyết toán cho, thì dù dự án đã hoàn thành bàn giao, thời gian công trình được đưa vào sử dụng đã vài năm rồi, vẫn là điều may mắn khi chỉ được thanh toán nợ mà không nói gì đến trả lãi. Hơn nữa để chờ cho chủ đầu tư tìm được nguồn để trả lãi chắc chắn vấn đề sẽ trở thành không hiện thực. Quy chế không có điều khoản nào nhằm bảo vệ hợp pháp các nhà thầu trong trường hợp này. Đáng lý công trình đã được đấu thầu với yêu cầu kỹ thuật được xác định trong hợp đồng, khi hoàn thành bàn giao là lúc chủ đầu tư phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng, chỉ ngoại trừ các khối lượng phát sinh, do 2 bên xác nhận trong quá trình thi công. Thế nhưng, đến giai đoạn quyết toán, chủ đầu tư lại đòi nhà thầu trình duyệt đủ thứ giấy tờ, hoá đơn tạo cớ để dây dưa kéo dài thời gian quyết toán mà thực chất là chủ đầu tư chưa có vốn để thanh toán. Vấn đề này cần phải được quy định rõ ràng trong quy chế đấu thầu nếu không việc thực hiện điều 49 của NĐ52 cũng chỉ là lý thuyết và không khi nào thực hiện được. - Hiện tượng chủ đầu tư tự ý chia gói thầu thành nhiều gói thầu nhỏ để có thể chỉ định thầu theo ý muốn hoặc tổ chức đấu thầu nhiều lần nhằm thu phí bán hồ sơ mời thầu được nhiều hơn, với giá cao do chính bên chủ đầu tư đặt ra. Như vậy là chỉ với việc bán hồ sơ mời thầu chủ đầu tư đã có được một số tiền kha khá”. - Nhiều dự án có giá trị lớn khoảng 200 tỷ đồng trở lên có nhiều hạng mục công trình đòi hỏi phải nghiên cứu sâu, đi thực tế nhiều lần để tìm giải pháp tối ưu nhưng thời hạn bỏ thầu quá nhắn, nên chất lượng hồ sơ thầu chắc chắn không cao, nhiều sai phạm. Mặt khác có nhiều dự án rất lớn như Nội Bài – Bắc Ninh, giá trị 400 – 500 tỷ đồng nhưng thời gian thi công chỉ có 2 năm (730 ngày). Nếu trừ thời gian của 2 mùa mưa thì thời gian thuận lợi để thi công là rất ít. Để thực hiện, nhà thầu trúng thầu phải bố trí nhiều mũi thi công. Tập trung nhiều thiết bị, máy và lao động, diều đó sẽ gây tốn kém, lãng phí, dẫn đến giá thầu cao, khiến tích khoa học, hợp lý trong tổ chức xây dựng. Trên thực tế chủ công trình cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xét thầu và giải pháp mặt bằng. * Phía các nhà thầu nói chung: Thắng thầu là mục tiêu của các nhà thầu, để thắng thầu có một số nhà thầu đã dùng các biện pháp không mang tính tiểu xảo để thắng thầu. Các “biện pháp” này không chỉ ảnh hưởng đến các nhà thầu cùng tham dự đấu thầu mà nó còn làm hại tới lợi ích của nhà đầu tư và đôi khi đến cả chính nhà thầu đó. Ta có thể kể ra một số hiện tượng sau. + Hiện tượng pháp giá bỏ thầu, bỏ giá thầu quá thấp trong các dư án đấu thầu trong nước và đáu thầu quốc tế trong thời gian qua diễn ra phổ biến. Có những gói thầu, giá dự thầu chỉ bằng 50% - 60% giá dự toán. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do thời gian gần đây, số dự án đấu thầu thì ít đí, số nhà thầu tham gia thì ngày càng đông, sức ép về việc làm cho người lao động ngày càng lớn, nên buộc các nhà thầu phải tìm các giải pháp hạn chế các chi phí về bộ máy hành chính, không tính lãi, chỉ đủ chi phí vè lao động vật liệu. Giảm các chi phí nhiên liệu, khấu háo, kéo dài tuổi thọ của máy từ 6-7 năm lên 10-13 năm,tăng NSLĐ, năng suất máy, tăng thời gian làm việc, tất cả nhằ, mục đích thắng thầu để có việc làm, do đó dẫn đến việc bỏ giá dự thầu thấp. Tuy nhiên,việc này không nên tiếp diễn và kéo dài, nhất là nếu gặp rủi ro sẽ dẫn đến thua lỗ, hoặc là sẽ dẫn đến việc phá sản doanh nghiệp… Bảng giá trúng thầu bỏ giá quá thấp so với giá gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu của một số dự án. Bảng giá trúng thầu bỏ qua thấp so với gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu của một số dự án. TT Tên dự án Giá gói thầu được duyệt Giá trúng thầu So sánh % 1 Dự án hầm đường bộ đèo Hải Vân (gói thầu 1A) 72,5 Tr. USD 46,1Tr. USD 63,5 2 Dự án hầm đường bộ đèo Hải Vân (gói thầu 2A) 42,1 Tr. USD 28,1 Tr.USD 66,7 3 Gói thầu số 9 cầu đường sắt 2,4 tỷ yên 1,15 tỷ yên 48 4 Gói thầu đê chắn sóng nhà máy lọc dầu Dung Quất (giá gói thấu phần xây lắp) 52 Tr. USD 43 Tr USD 82,5 5 Cải tạo nhà máy xi măng Bỉm Sơn (xây lắp) 55 tỷ USD 36 tỷ VN Đ 65 6 San nền khu thể thao quôc gia 26,6 tỷ VNĐ 17,9 tỷ VNĐ 67 7 Đường xuyên Á 80 Tr USD 30 TrUSD 37,5 8 Dự án cải tạo sông Kim Ngưu 42 tỷ VNĐ 34 tỷ VNĐ 80 * Phía quy chế đấu thầu, Nhà nước: mặc dù đã có nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng qua thực tế thực hiện, quy chế đấu thầu đã thể hiện những hạn chế, thiếu sót cần được bổ sung, thay thế nhằm tạo một sân chơi bình đẳng, minh bạch giữa các nhà thầu với nhau, giữa các nhà thầu và chủ đầu tư. Một số hạn chế dưới đây của quy chế đấu thầu đã được các nhà thầu lên tiếng yêu cầu cần có các cải cách hợp lý: - Về phương pháp đánh giá Hồ sơ xây lắp và mua sắm hàng hoá: (điều 30, điều 31, điều 41, điều 42 NĐ 88/CHI PHí). Về điểm kỹ thuật, nếu quy định điểm tối thiểu 70% trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn (điều 30 khoản 1NĐ 88 /CP0 trong thực tế đã có nhiều nhà thầu năng lực không cao nhưng cũng lọt vào danh sách, trong thực tế vừa qua nhiều gói thầu cung ứng thiết bị điện dầu khí, cấp nước thường rơi vào các nhà thầu cung ứng thiết bị khu vực vì sau khi lọt vào danh sách ngắn những nhà thầu này thường có giá trị giá thấp nhất và hậu quả là chúng ta không thể tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến trên thế giới như khối EU hoặc Bắc Mỹ. Vì vậy đề nghị nâng điểm kỹ thuật lên 80% hoặc cao hơn đối với các gói thầu hàng hoá và xây lắp. - Giám định, kiểm toán công trình: trong mục 1 điều 2 phần III thông tư 04/1998 – TT – BKH về máy móc thiết bị và chi phí xây dựng hướng dẫn: thiết bị máy móc nhập khẩ đã qua đấu thầu không phải giám định theo thông tư này. Mục I điều 1: Nếu không có các quy định gì khác trong giấy phép đầu tư có tổng vốn đầu ưt từ 3 triệu USD trở lên phải được giám định. Tại điều 1 điều 2 phần 3 còn ghi: rrong trường hợp xây dựng công trình không được thực hiện thông qua đấu thầu doanh nghiệp phải thực hiện việc giám định hoặc kiểm toán chi phí xây dựng. Có nghĩa là công trình đã thông báo đấu thầu không phải thực hiện viẹc giám định hoặc kiểm toán. Ba lĩnh vực đấu thầu, giám đính, kiểm toán là hoàn toàn khác nhau, nhà thầu có thế đưa ra các chỉ tiêu chất lượng cao và trúng thầu thấp. Song khi thực hiện, họ có thể giảm mức chất lượng, chủng loại, xuất xứ, đưa thiết bị đã qua sử dụng vào bớt xén nguyên vật liệu, Nếu thông qua giám định sao có thể chứng minh được chất lượng, giá cả… của nhà thầu khi thực hiện. (Ví dụ như vụ đường ống nước Hoá An). B. Nguyên nhân chủ quan. + Còn sai sót trong cong tác tính giá dự thầu: xác định khối lượng công tác xây lắp: tính thừa hoặc thiếu khối lượng công tác từ thiết kế; áp dụng không đúng các quy định về điều chỉnh đơn giá xây dựng cơ bản hoặc từng khoản mục chi phí trong đơn giá. + Hệ thống quản lý tài chính trong toàn công ty còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ từ Công ty xuống các đơn vị. Tại các đơn vị trực thuộc, chứng từ hoá đơn chưa cập nhật thường xuyên gây khó khăn trong công tác quản lý tài chính của Công ty. + Lực lượng cán bộ kỹ thuật trẻ, năng động nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên các đề xuất kỹ về giá trong lập hồ sơ dự thầu chưa được sát với thực tế. + Lực lượng cán bộ xí nghiệp, đội còn mỏng, chưa nắm hết chủ trương, đường lối, chưa hiểu kỹ cá quy chế quản lý của Công ty nên chưa có cách làm việc ăn khớp gây hạn chế trong công tác đấu thầu, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC SỐ 3. I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Định hướng mục tiêu, chiến lược của ngành xây dựng Việt Nam. Với mục tiêu năm 2020 đất nước ta trở thành một nước công nghiệp thì ngành xây dựng luôn phải đi hàng đầu để tiếp nhận các cơ hội cũng như. Trên cơ sở nắm vững những công nghệ cơ bản, trong thiết bị mới và áp dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra được những năng lực cần thiết để có thể có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Các Tổng công ty, công ty dần tự cổ phần hoá và tạo ra sự cạnh tranh trong đấu thầu đi tới tổng thầu (EPC). Trong điều kiện cụ thể của nước ta. Cơ sở hạ tầng còn thấp kém đòi hỏi ngành xây dựng phải nỗ lực mạnh mẽ tạo ra một cơ sở hạ tầng vững chắc để tiếp nhận những thách thức mới. Chúng ta không những chú trọng các công trình lớn mà phải đi sâu vào thực trạng của đất nước. - Quy hoạch sắp xếp lại ngành xây dựng trong cả nước. Trên nguyên tắc đặt lợi ích tổng thể của nền KTQD lên lợi ích cục bộ của ngành vùng, địa phương. Sắp xếp và sát nhập các Công ty tạo ra sự chuyên môn hoá dựa trên năng lực của từng Công ty với những công nghệ sẵn có để nâng cao hiệu quả thắng thầu trong và ngoài nước. - Phải xây dựng được một kế hoạch phát triển cụ thể ngành xây dựng Việt Nam. Trong đó xác định cụ thể được các giai đoạn phát triển, các mục tiêu bắt buộc phải đạt được qua các thời kỳ. Cụ thể đến năm 2005 nước ta phải đầu tư xây dựng và hình thành các tổng thầu (EPC). Xây dựng các Tổng công ty xây dựng có phương pháp cạnh tranh lành mạnh dựa trên quy mô và năng lực của công ty. Đến năm 2010 đất nước ta tương đối hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, và các Tổng công ty có từ các năng lực để thắng thầu trên thế giới. - Rà soát lại cơ cấu đầu tư để có một cách hợp lý thoả đáng cho ngành xây dựng Việt Nam. Đào tạo năng lực cán bộ chuyên môn sâu cũng như nghiên cứu tạo ra được máy móc thiết bị công nghệ phù hợp với năng lực ngành xây dựng Việt Nam. 2. Các mục tiêu, chiến lược của Công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3. Mục tiêu cuả công ty từ nay đến 2005 là Công ty xây dựng và lắp mắy điện nước số 3 là tiêp tục phát triển để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu các công trình mà Tổng công ty giao cho và các công trình đầu tư của Công ty căn cứ kế hoạch định hướng 5 năm 2001 – 2005 của Tổng công ty. Cụ thể: Tổng giá trị sản xuất hàng năm phải tăng khoảng 35% so với năm trước, mức doanh thu tăng 30%, các khoản nộp Nhà nước là tăng 18%, lợi nhuận tăng khoảng 15% và thu nhập bình quân / đầu người/ tháng là 13%. Mở rộng đầu tư phát triển của Công ty cũng như đầu tư hiệu quả lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nhanh chóng lựa chọn, xây dựng chính quy một tổ chức trong việc tính thầu, đánh giá thầu xây lắp một cách hiệu quả với cơ chế, tổ chức và cán bộ hợp lý để tổ chức này hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong việc làm qua đấu thầu và thắng thầu. - Mua sắm, cải tạo căn bản một số thiết bị cần thiết cho xây lắp như cần trục tháp, trạm trộn bê tông công suất lớn với các trang thiết bị định hướng tự động, xe vận chuyển bê tông, hệ thống cốt pha thép, giàn giáo máy trắc đạo, công cụ cầm tay. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY. Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước ta ngày một tăng và đa dạng trong đó phải đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển xây dựng cơ bản. phát triển kinh tế đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng đó chính là thời cơ và thách thức đối với ngành xây lắp. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hiện nay, Nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết vĩ mô, các doanh nghiệp phải tự năng động tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình nếu muốn tồn tại và phát triển. Công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3 từ khi mới thành lập đã cố gắng phát huy thế mạnh của mình trên thị trường xây lắp tìm ra nhiều biện pháp giành lại các dự án xây lắp đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và kinh doanh có lãi song với một thị trướng mà có quá nhiều doanh nghiệp than gia, trong đó mỗi doanh nghiệp có đặc điểm và thế mạnh, riêng do đó không khói còn nhiều hạn chế trong Công ty. Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu công ty, theo tôi Công ty cần có một số giải pháp sau để nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty. 1. Tham gia hiệp hội các nhà thầu. Hiệp hội nhà thầu là một tổ chức do các doanh nghiệp xây lắp thành lập nhằm mục đích bảo vệ lợi ích các nhà thầu trong đấu thầu thực tế qua các cuộc đấu thầu ở Việt Nam cho thấy khi các doanh nghiệp “đơn phương độc mã” tham dự thầu họ khó có thể trúng thầu với mức giá mà họ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận được. Bởi các doanh nghiệp hiện nay chào giá thầu rất thấp, thấp hơn nhiều so với giá dự toán của chủ đầu thậm chí một số gói thầu còn chào giá trị thầu thấp hơn cả giá thành chấp nhận bù lỗ để có được coong trình xây dựng. Mặt khác với một số lượng doanh nghiệp tham gia dự thầu ngày một tăng hiện nay đòi hỏi Công ty phải có năng lực đặc biệt mới có thể thắng thầu được. Khi tham gia hiệp hội các nhà thấu, các nhà thầu thống nhất mức giá dự thầu trong một khoảng nào đó tránh việc phá giá trong đấu thầu bảo vệ lợi ích của các nhà thầu. Như vậy Công ty sẽ được lựa chọn mức giá dự thầu để có thể đảm bảo thắng thầu mà vẫn có lợi nhuận khi thực hiện thi công. Phải chăng khi tham dự thầu các nhà thầu sẽ thống nhất với nhau và mất đi tính cạnh tranh? Câu trả lời là không vì tham gia hiệp hội, các nhà thầu chỉ thống nhất giới hạn giá có thể chấp nhận được. Sự cạnh tranh vẫn tồn tại và diễn ra nó thể hiện ở chỗ các Công ty cạnh tranh những lợi thế mà họ có được như vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ lao động,…. Mặt khác khi tham gia, Công ty có thể tranh thủ tối đa nguồn thông tin do hiệp hội cung cấp, từ đó họ sẽ phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình để ham gia đấu thầu. 2. Vận dụng phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu. Nội dung của phương pháp này bao gồm các vấn đề sau: 2.1. Xác định các danh mục, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Việc đầu tiên là doanh nghiệp phải căn cứ vào kinh nghiệm của Công ty, nhứng quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành, để xác định một danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này cũng sát với chỉ tiêu xét thầu thì càng tốt. Số lượng chỉ tiêu là tuỳ ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính tới tình hình cạnh tranh của các đối thủ, phải chú ý tránh trùng lặp chỉ tiêu và xác định đúng những chỉ tiêu thực sự có ảnh hưởng. Chỉ tiêu đưa ra chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì cho kết quả chính xác bấy nhiêu. 2.2. Xây dựng thang điểm. Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽ được phân tích theo trạng thái tương ứng với từng bậc trong thang điểm. Có nhiều loại thang điểm là bảo đảm tính chính xác, không gây phức tạp cho tính toán. Thang điểm 3 bậc chia thành 3 mức điểm là A, 2, O tương ứng với các trạng thái tốt, trung bình, kém. Thang bậc 5 điểm chia thành 5 mức là 5, 4, 3, 2, 1, 0 tương ứng với trạng thái là rất tốt, trung bình, yếu, kém. Thang điểm 9 bậc có các mức điểm là 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, O. Việc sử dụng thang điểm nào là tuỳ doanh nghiệp. 2.3. Xác định tầm quan trọng (trong số) của từng chỉ tiêu. Trong số các chỉ tiêu đã được lựa chọn để đưa vào tính toán thì rõ ràng mỗi chỉ tiêu có một mức độ ảnh hưởng riêng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Do vậy, từng doanh nghiệp phải sử dụng kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế hiện hành về đấu thầu, những thông lệ và tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu (trọng sổ) có thể thể hiện bằng số phầm trăm hoặc số thập phân. Tổng hợp sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu là bằng 1 nếu bằng số phần trăm, bằng 100%, mức thể hiện bằng số phần trăm. 2.4. Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể. Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể doanh nghiệp tính chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau: TH = (1) Trong đó: TH: chỉ tiêu tổng hợp; N: số các chỉ tiêu trong danh mục; Ai: điểm số của các chỉ tieue thứ i ứng với trạng thái của nó; Pi: trọng số của các chỉ tiêu i. 2.5. Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định. Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau K = x 100 (2) Trong đó: K: Khả năng thắng thầu tính bằng %, TH: điểm tổng hợp được tính theo công thức (1); M: mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng. Nếu tất cả các chỉ tiêu đánh giá ở trạng thái bình thường thì khả năng thắng thầu sẽ là 50%. Nếu khả năng thắng thầu tính toán nhỏ hơn 50% thì doanh nghiệp không nên tham gia tranh thầu gói thầu đó. Sau đây là một ví dụ cụ thể. Giả sử doanh nghiệp xây dựng X đã xây dựng được một danh mục các chỉ tiêu và thang điểm 5 bậc sau: TT Có chỉ tiêu 4 3 2 1 0 1 Mục tiêu LN Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 2 Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật Rất cao Cao TB Thấp Rất thấp 3 Mức độ quen thuộc đối với gói thầu Rất cao Cao TB Thấp Rất thấp 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Rất cao Cao TB Thấp Rất thấp 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công Rất cao Cao TB Mạnh Rất mạnh 6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh Rất yếu Yừu TB Mạnh Rất mạnh Doanh nghiệp cũng đã xác định được trọng số của từng chỉ tiêu như sau: TT Chỉ tiêu Trọng số (%) 1 Mục tiêu lợi nhuận 30 2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật 20 3 Mức độ quen thuộc với gói thầu 15 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công 5 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công 10 6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh 20 Khi xuất hiện gói thầu A, doanh nghiệp đã phân tích gói thầu xác định trạng thái của các chỉ tiêu và tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu này như sau: TT Chỉ tiêu Trạng thái Điểm Trọng số Kết quả 1 Mục tiêu lợi nhuận Trung bình 2 0,3 0,6 2 Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật Rất cao 4 0,2 0,8 3 Mức độ quen thuộc đối với gói thầu Trung bình 2 0,15 0,3 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Cao 3 0,05 0,15 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công Rất cao 4 0,1 0,4 6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh Mạnh 1 0,2 0,2 7 Tổng số điểmt tính toán 2,45 Khả năng thắng thầu đối với gói thầu này là: K = . 100 = 61,25% với kết quả tính toán này doanh nghiệp nên tham gia tranh thầu gói thầu này. Đây chỉ là ví dụ đơn giản minh hoạ cho nội dung phương pháp thực tế sử dụng doanh nghiệp phải chi tiết hoá chỉ tiêu hơn nữa. Ví dụ chỉ tiêu thứ 6: đánh giá về đối thủ cạnh tranh, có thể phân tích thành 2 chỉ tiêu là dự toán số lượng cá nhà thầu tham gia và so sánh tương quan giữa các đối thủ. Như vậy phương pháp này đã lượng hoá được sự ảnh hưởng của các nhân tố cần xem xét và cho phép doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh khi ra quyết định tranh thầu. Đây là phương pháp có tính khả thi cao. Phương pháp vừa dùng cho việc ra quyết định trớc khi lập phương án và chiến lược tranh thầu, vừa dùng cho việc ra quyết định trước khi nộp hồ sơ dự thầu. 3. Xác định chiến lược tranh thầu Sau khi vận dụng các chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thẩu của Công ty, Công ty sẽ phải xác định xem xét thế mạnh lớn mạnh mà mình có được và mục tiêu tranh thầu là gì từ đó xây dựng chiến lược tranh thầu. Doanh nghiệp có thể xác định các chiến lược tranh thầu về giá, về công nghệ kỹ thuật, về trình độ lao động hoặc kinh nghiệm lâu năm thực hiện dự án,… 3.1. Chiên lược tranh thầu về giá dự thầu. Công ty sẽ ra quyết định tranh thầu về giá tức là sẽ xác định đưa ra giá dự thầu rất thấp để thắng thầu tất nhiên giá dự thầu ở đây không thể thấy hơn giá thành để thực hiện công trình xây lắp được. Để làm được điều này trước hết Công ty phải hoàn thiện công tác tính giá dự thầu bằng cách điều chỉnh lại cách tính giá dự toán xât lắp công trình. Việc tính giá được thực hiện trên cơ sở định mức, đơn giá của Nhà nước, đơn giá vật liệu địa phương thực chất cũng là do Nhà nước ban hành dẫn đến kết quả tính giá cũng bị hạn chế, do các quy định của Nhà nước thường ban hành rất chậm và khác xa so với sự biến động về giá cả, chủng loại vật tư, công nghệ xây dựng trên thị trường. Để tính chính xác Công ty phải xuất phát từ khả năng thực tế về việc cung cấp vật tư, nhân công, thiết bị, các dịch vụ sẵn có khác tại địa điểm nơi xây dựng công trình so sánh với yêu cầu và đặc điểm thiết kế của chủ đầu tư. Yếu tố thông tin là cực kỳ quan trọng trong việc tính giá các thông tin giúp cho Công ty biết được chính xác phạm vi cho phép về giá nhằm điều chỉnh giá tham dự thầu hợp lý tuỳ theo từng loại công trình cũng như tuỳ theo mức độ cạnh tranh đối với từng gói thầu, từng dự án. Chi phí vật liệu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: số lượng nhà cung cấp tính, phổ biến của vật liệu, khoảng cách và sự thuận lợi của giao thông, chất lượng vật liệu, độ tin cậy, nhân công,… Công ty phải cập nhập thường xuyên thông tin về giá những nguyên vật liệu. Đối với công trình tranh thầu Công ty cần. - Nghiên cứu kỹ đặc điểm công trình , đặc điểm địa lý khu vực đó - Nghiên cứu thị trường xây dựng, mạng lưới cung ứng nguyên vật liệu tại công trình tại địa phương đó, mạng lưới giao thong vận tải và các dịch vụ khác như: điện, nước.. - Nghiên cứu nguồn lao động địa phương Ngoài ra việc giảm giá dự thầu của Công ty chủ yếu dựa vào những yếu tố bên trong như: khả năng tiết kiệm chi phí chung, chp thi công, chi phí kỹ thuật xây dựng,.. để khắc phục điều này nhóm kỹ thuật của Công ty cần chú ý đến những chi phí có thể gia tăng chi phí có thể giảm thực sự để có thể giảm giá dự thầu mà vẫn đảm bảo Công ty không bị thua lỗ và có lãi. Trong chiến lược giá, Công ty nên phân loại thị trường theo yếu tố địa lý thành thị trường xây dựng thành thị và thị trường xây dựng nông thôn để đưa ra mức giá phù hợp cho từng khu vực hoặc chia thành thị trường xây dựng dân dụng, thị trường xây dựng công nghiệp. Bởi mỗi loại thị trường có yêu cầu côngnghệ, kỹ thuật khác nhau mà cấu thành giá cả xây dựng cùng khác nhau. 3.2. Chiến lược về công nghệ, kỹ thuật và tổ chức xây dựng. Thực chất của chiến lược này là khi lập hồ sơ dự thầu, Công ty phải dốc toàn lực vào việc thiết kế tổ chức xây dựng hợp lý dựa trên các công nghệ xây dựng hiệu quả. Điều này đòi hỏi Công ty phải đầu tư nhiều vốn cho công nghệ. Ở Việt Nam, trước đây công nghệ trong quy trình xây dựng thường là san lấp mặt bằng, đào móng, xây móng, xây tường, đổ bê tông mái,… thì ngày nay côngnghệ xây dựng tiên tiến của thế giới đã được áp dụng: các toà nhà coa tầng không phải đào móng xây dựng nữa mà tiến hành san lấp mặt bằng đóng các cột bê tông xuống lòng đất tiến hành đổ bê toong các khung chịu lực của toà nhà trước rồi mới xây dựng và đổ bê tông sàn,… Muốn thực hiện công nghệ này thì đòi hỏi về máy móc, thiết bị thi công rất tốn kém. Công ty đã đầu tư về máy móc, kỹ thuật của các nước như Mỹ, Nhật, Nga,… các loại: Máy xúc đào thuỷ lực cẩu tháp, máy trộn bê tông, đầu búa phá đá,… dùng trong thi công. Nhưng không phải cứ mua về những công nghệ hiện đại nhất để thi công công trình mà Công ty sẽ thắng thàau vấn đề ở chỗ nó phải phù hợp với công trình xây dựng và cách tiến hành tổ chức xây dựng như thế nào. Việc tổ chức xây dựng đòi hỏi các nhà quản lý phân tách công việc một cách hợp lý đối với từng dự án hay từng mảng công việc. Công việc nào trước, công việc nào sau, thời gian hoàn thành sớm nhất và muộn nhất là bao nhiêu? Sử dụng luôn phiên các loại máy hay sử dụng đồng thời ở một công việc trong những địa điểm khác nhau. Công ty phải lên kế hoạch một cách chắc chắn để hoàn thành công trình đúng như trong yêu cầu của chủ đầu tư. Về mặt kỹ thuật, ngoài kỹ thuật về thi công công trình, nếu Công ty có khả năng về thiết kế công trình và nếu chủ đầu tư cho phép thì công ty có thể đề xuất phương án thay đổi thiét kế với điều kiện đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhất của chủ đầu tư đối với công trình mặt khác nó lại làm lợi cho nhà đầu tư ở khía cạnh chi phí hay độ mỹ thuật của công trình. Nếu chủ đầu tư xem xét, giám định thiết kế này là được tất nhiên ưu thế của Công ty chắc chắn là tốt nhất khi tranh thầu. 3.3. Chiến lược liên doanh liên kết để dự thầu. Không có một Công ty nào mà tiềm lực lại mạnh về mọi thứ được mà mỗi Công ty có mặt mạnh và yếu khác nhau. Khi tham gia dựt hầu một dự án nào đó mà Công ty cảm thấy không đủ đáp ứng một vài yêu cầu còn lại thì Công ty nên liên doanh với một Công ty nào đó mà giỏi ở những lĩnh vực Công ty không đủ năng lực để thực hiện. Việc liên doanh liên kết bao giờ cũng tạo ra một nhà thầu mạnh hơn so với nhà thầu riêng rẽ về cả tài chính và chuyên môn. Nó phối hợp bù trừ các ưu nhược điểm của từng nhà thầu tạo nên một nhà thầu với nhiều ưu điểm đồng thời đảm bảo tính hợp lệ tranh thầu của nhà nước và tạo các nhà thầu đủ mạnh đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư đặc biệt là các dự án lớn và có nguồn vốn nước ngoài. Điều này hỗ trợ các đơn vị có diều kiện duy trì hoạt động kinh doanh ổn định hơn. Theo chiến lược này, Công ty có thể liên doanh để tranh thầu và thực hiện công trình. Trong trường hợp có thể yếu, Công ty có thể tranh thủ khả năng làm thầu phụ cho một Công ty khác có khả năng thắng thầu hơn cả. Trên đây là một số chiến lược cơ bản mà Công ty có thể xác định khi tham gia dự thầu. Trong từng trường hợp cụ thể Công ty có thể vận dụng từng chiến lược hoặc sử dụng tất cả để khả năng thắng thầu là cao nhất. 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1160.doc
Tài liệu liên quan