Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng: LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện được mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 03 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó TSCĐ là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh về vận tải và thương mại thì TSCĐ được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng đúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn.
TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảơ quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá … được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất ...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện được mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 03 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó TSCĐ là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh về vận tải và thương mại thì TSCĐ được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng đúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn.
TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảơ quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá … được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất, dịch vụ vận tải và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất TSCĐ sẽ góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thu hồi đầu tư nhanh để tái sản xuất kinh doanh, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng.
Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam các doanh nghiệp nước ta mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ sử dụng một cách lãng phí, chưa pháp huy được hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và ngiên cứu tại trường đại học và thực tập tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng, em thấy vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả, có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng là nơi mà TSCĐ sử dụng rất phong phú, nhiều chủng loại cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp. Nếu không có những giải pháp cụ thể thì sẽ gây những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.s- Trần Tất Thành cùng với toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng, em đã chọn Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng”.
Kết cấu Đề tài gồm những phần chính sau:
CHƯƠNG 1 : HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG
CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 TSCĐ của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm TSCĐ
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu. Chúng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ không thay đổi về hình thái vật chất ban đầu trong suốt thời gian sử dụng, cho đến lúc hư hỏng hoàn toàn.Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần, phần giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trị mới tạo ra của sản phẩm và được bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ TSCĐ cũng là một loại hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị. Nó là sản phẩm của lao động và được mua bán, trao đổi trên thị trường sản xuất.
1.1.2 Đặc điểm TSCĐ
Thông thường các loại tài sản cố định có đặc điểm chung như sau:
-Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
-Trong quá trình tồn tại, hình thái vật chất ban đầu không thay đổi nhưng giá trị và giá trị sử dụng giảm dần.
1.1.3 Phân loại TSCĐ
1.1.3.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện
1. TSCĐ hữu hình
Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình:
Tư liệu lao động là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy
c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
d. Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
2. TSCĐ vô hình
Khái niệm: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được bảy điều kiện sau:
a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán
b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán
c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó
d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai
đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó
e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó
g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 03 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
1.1.3.2 Phân loại theo mục đích sử dụng
1. TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh là những TSCĐ do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng...
Loại 2: Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ...
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải...
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt...
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: Là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...,súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò...
Loại 6: Các loại TSCĐ khác: Là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...
b. TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại,...
2. TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các TSCĐ này cũng được phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước là những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.
1.1.3.3 Phân loại theo tình hình sử dụng
1. TSCĐ đang sử dụng tại doanh nghiệp: Là những TSCĐ của doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.
2.TSCĐ cho thuê: Là những TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư song hiện tại doanh nghiệp không trực tiếp khai thác sử dụng mà cho các đơn vị khác thuê theo những điều kiện ràng buộc nhất định.
3. TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp song hiện tại chưa được đưa ra sử dụng, đang trong quá trình dự trữ cất trữ để sử dụng cho sau này.
4. TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán thanh lý: Là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc đã hư hỏng cần nhượng bán thanh lý để giải phóng mặt bằng thu hồi vốn đầu tư.
1.1.3.4 Phân loại theo quyền sở hữu
1. TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Là các loại TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sở hữu và sử dụng chúng, được đăng ký đứng tên doanh nghiệp.
2. TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Là những TSCĐ của đơn vị khác nhưng doanh nghiệp được quyền quản lý và sử dụng theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Bao gồm: TSCĐ nhận của đối tác liên doanh; TSCĐ thuê ngoài; TSCĐ nhận giữ hộ bảo quản hộ.
1.1.3.5 Phân loại theo chế độ quả lý của nhà nước
TSCĐ hữu hình: (Theo chuẩn mực kế toán số 03) Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho họat động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Một TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây:
-Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
-Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
-Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
-Có giá trị theo qui định hiện hành (hiện nay là 10 triệu đồng trở lên)
TSCĐ vô hình: (Theo chuẩn mực kế toán số 04) Là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Bốn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:
-Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại
-Nguyên giá tài sản phải đựoc xác định đáng tin cậy
-Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
-Có đủ giá trị theo qui định hiện hành
TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ được hình thành theo phương thức thuê tài chính.
1.1.4 Vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
TSCĐ là những tư liệu liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại, doanh nghiệp có TSCĐ có thể không lớn về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào.
Trước hết, TSCĐ phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, phản ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành.
Thứ hai, TSCĐ luôn mang tính quyết định đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ kinh doanh, TSCĐ tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.
Thứ ba, Trong nền kinh tế thị truờng, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ vận tải có chất lượng cao, giá thành hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với TSCĐ cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của TSCĐ sẽ đem lại những khó khăn sao cho doanh nghiệp.
TSCĐ có thể không đủ năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cả về chất lượng và giá thành. Điều đó có thể dẫn đến các doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn không đủ lớn của nó không đủ lớn để cải tạo đổi mới tài sản.
Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất, khả năng về cung cấp dịch vụ vận tải sẽ giúp cho đối thủ cạnh tranh giành mất một phần thị trường của doanh nghiệpvà điều này buộc doanh nghiệp khi muốn giành lại thị truờng khách hàng đã phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành về sản phẩm và các dịch vụ vẩn tải cung ứng hoặc cả hai biện pháp.
Thứ tư, TSCĐ còn là một một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu
Đối với vốn vay ngân hàng thì TSCĐ được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị giá của tài sản thế chấp ngân hang mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với lượng là bao nhiêu.
Đối với công ty cổ phần thì độ lớn của công ty phụ thuộc vào giá trị TSCĐ mà công ty nắm giữ. Do vậy quá trình huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cánh phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà công ty hiện có và hàm lượng công ngệ có trong TSCĐ của công ty.
1.2 Nội dung chủ yếu của quản lý TSCĐ
1.2.1 Hao mòn - Khấu hao TSCĐ
1.2.1.1 Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm giần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Hao mòn hữu hình: Là loại hao mòn do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường. Loại hao mòn này sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự ăn mòn hoá học hay điện hoá học.
Hao mòn vô hình: Là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật, làm cho TSCĐ bị giảm giá hoặc bị lỗi thời.
1.2.1.2 Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch dần giá trị hao mòn của tài sản cố định vào chi phí sản xuất trong kỳ theo phương pháp tính toán thích hợp.Nói cách khác, khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh theo thời gian sử dụng TSCĐ và đảm bảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài sản đó trong quá trình sử dụng.
Khi tiến hành khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Vì vậy việc lập nên quỹ khấu hao TSCĐ là rất có ý nghĩa. Đó là nguồn tài chính quan trọng để giúp doanh nghiệp thường xuyên thực hiện việc đổi mới từng bộ phận, nâng cấp, cải tiến, và đổi mới toàn bộ TSCĐ. Theo quy định hiện nay của nhà nước về việc quản lý vốn cố định của các doanh nghiệp thì khi chưa có nhu cầu đầu tư, mua sắm, thay thế TSCĐ các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả.
Việc tính toán chính xác mức khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Thực hiện tốt điều này sẽ đảm bảo chính xác giá thành sản phẩm và dịch vụ vận tải cung ứng, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình và góp phần vào việc bảo toàn và tăng vốn cố định. Đồng thời việc tính toán, đầy đủ, chính xác mức khấu hao vào chi phí sản xuất thì việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đảm bảo chính xác để đo lường chính xác thu nhập của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao và giá thành sản phẩm, dịch vụ thì biện pháp quan trọng nhất là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ.
1.2.1.3 Những quy định về trính khấu hao TSCĐ
* Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
1. Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại... và tính vào chi phí khác.
2. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:
TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các TSCĐ trên đây như đối với các TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các TSCĐ này (nếu có), mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
4. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
5. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
6. Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
* Quy định về thời gian trích, thôi trích khấu hao
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vao hoạt động kinh doanh.
* Căn cứ để tính khấu hao TSCĐ
Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình:
1. Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.
2. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau:
Thời gian
sử dụng của =
TSCĐ
Giá trị hợp lý của
TSCĐ
Giá bán của TSCĐ mới cùng loại (hoặc của tài sản cố định tương đương trên thị trường)
X
Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003)
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp),…
3. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản...)
- Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
4. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ...) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng.
Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình
Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.
Xác định thời gian sử dụng TSCĐ trong một số trường hợp đặc biệt
Đối với dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T), thời gian sử dụng TSCĐ được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng TSCĐ của tài sản cố định chuyển giao được xác định từ thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
Xác định nguyên giá TSCĐ
1. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình:
a. TSCĐ hữu hình mua sắm
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lệ phí trước bạ... Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.
b. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ hữu hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
c. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).
d. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan.
đ. TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến...
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến... là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển... hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)...
Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
e. TSCĐ hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa...
Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa... là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...
2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
a. TSCĐ vô hình loại mua sắm
Nguyên giá TSCĐ vô hình loại mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ vô hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.
b. TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ vô hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
c. TSCĐ vô hình hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không được xác định là TSCĐ vô hình mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
d. TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng
Nguyên giá TSCĐvô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
đ. Quyền sử dụng đất
Nguyên giá của TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ... (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình.
e. Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế
Nguyên giá của TSCĐ là quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế.
g. Nhãn hiệu hàng hóa
Nguyên giá của TSCĐ là nhãn hiệu hàng hóa: là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa.
h. Phần mềm máy vi tính
Nguyên giá của TSCĐ là phần mềm máy vi tính (trong trường hợp phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan): là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
3. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ đi thuê.
4. Nguyên giá TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà không còn hóa đơn, chứng từ là giá trị hợp lý do doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của giá trị đó.
Trường hợp giá trị TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn so với giá bán thực tế của TSCĐ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường, thì doanh nghiệp phải xác định lại giá trị hợp lý của TSCĐ làm căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp; nếu giá trị TSCĐ vẫn chưa phù hợp với giá bán thực tế trên thị trường, cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp xác định lại giá trị của TSCĐ thông qua Hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
5. Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
a. Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật
b. Nâng cấp TSCĐ
c. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.
6. Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng, giảm TSCĐ.
* Quy định về quản lý số khấu hao luỹ kế TSCĐ
Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình.
Trong tổng công ty Nhà nước, việc huy đông số khấu hao luỹ kế của TSCĐ của các đơn vị thành viên phải tuân theo đúng các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
Quản lý quá trình mua sắm, sữa chữa, nhượng bán và thanh lý TSCĐ được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp.
1.2.1.4 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp
* Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo một mức cố định trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.
Công thức:
Mk =
Trong đó:
Mk: Mức khấu hao trung bình hàng năm
T: Thời gian sử dụng của TSCĐ (năm). Nếu đặt k = gọi là tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm thì công thức trên là: Mk=k*NG
Mức khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải tính cả năm chia cho 12 tháng
Điều kiện áp dụng:
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá hai lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh tróng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải , dụng cụ quản lý, xúc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Ưu điểm: Cách tính toán đơn giản, dể hiểu, phân bổ chi phí đều đặn do vậy ổn định được giá thành sản phẩm giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Nhược điểm: Mức khấu hao không phản ánh được mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà theo đó mức khấu hao trong những năm đầu của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại TSCĐ nhân với một tỷ lệ khấu hao không đổi, còn trong những năm cuối của thời gian sử dụng mức khấu hao được xác định theo phương pháp đường thảng dựa trên giá trị còn lại và thời gian sử dụng còn lại của tài sản.
Công thức:
M(t) = G(t)*K(khâu hao nhanh)
K(khấu hao nhanh) = K*H
K(%) = K*H
K =
Trong đó:
M(t): Mức khấu hao năm thứ t
G(t): Gía trị còn lại của TSCĐ năm thứ t
K(khấu hao nhanh): Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
H: Hệ số điều chỉnh
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại bảng dưới đây
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh(lần)
Đến 4 năm (t 4 năm )
1,5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 < t 6 )
2,0
Trên 6 năm ( t > 6 năm )
2,5
Mức trích khấu hao hàng tháng = số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Điều kiện áp dụng:
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau đây:
+ Là TSCĐ đầu tư mới ( chưa qua sử dụng )
+ Là loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Ưu điểm: Thu hồi phần lớn số vốn đầu tư ngay từ những năm đầu do vậy tạo điều kiện giúp doanh nghiệp đổi mới nâng cấp hiện đại hoá TSCĐ nhằm khắc phục hao mòn vô hình.
Nhược điểm: Phương pháp tính toán phức tạp, công thức áp dụng không thống nhất trong suốt thời gian tồn tại của tài sản.
* Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Khái niêm: Là phương pháp khấu hao trong đó tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định trên cơ sở số lượng và khối lượng sản phẩm mà TSCĐ tạo ra trong kỳ và sản lượng biểu hiện thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
Công thức:
Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây
Mức trích khấu hao =
trong tháng của TSCĐ
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
* Mức trích khâu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Nguyên giá TSCĐ
Mức trích khấu hao tính =
Bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế
Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức khấu hao năm của TSCĐ = số lượng sản phẩm * mức trích khấu hao bình
sản xuất trong năm bình quân tính cho một
một đơn vị sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh ngiệp phải xác định mức trích khấu hao của TSCĐ.
Điều kiện áp dụng: TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị, thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
+Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ
+Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế
Ưu điểm: Mức khấu hao gắn liền với mức độ khai thác sử dụng TSCĐ do đó phản ánh tương đối chính xác mức độ hao mòn của TSCĐ do khai thác và sử dụng, mức khấu hao không lệ thuộc vào thời gian sử dụng do vậy cho phép doanh nghiệp chủ động khai thác triệt để công suất, công dụng của TSCĐ nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để đổi mới TSCĐ.
Nhược điểm: Phạm vi áp dụng bị giới hạn vì không phải TSCĐ đều có thông số hiển thị thời gian sử dụng hữu ích. Bên cạnh đó việc xác định các thông số còn phụ thuộc vào môi trường khai thác và sử dụng. Trong trường hợp mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ thấp thì mức độ khấu hao sẽ không thể phản ánh mức độ hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật và điều kiện tự nhiên gây ra do vậy kéo dài thời gian thu hồi vốn.
1.2.2 Quản lý và sử dụng TSCĐ
Do tầm quan trọng của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh nên yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải quản lý tốt và sử dụng hợp lý những TSCĐ hiện có của mình. Để thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp thường xuyên phải tính ra và phân tích các chỉ tiêu sau.
1.2.2.1 Cơ cấu TSCĐ
1.2.2.2 Tình hình tăng, giảm TSCĐ
TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản nên sự biến động của nó ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào hệ số tăng giảm TSCĐ ta có thể theo dõi mức biến động TSCĐ trong kỳ kinh doanh.
Gía trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ
Hệ số tăng (giảm) TSCĐ =
Gía trị TSCĐ bình quân dùng vào sxkd trong kỳ
1.2.2.3 Tình hình trang bị kĩ thuật và trang bị TSCĐ
Để đánh giá được tính hợp lý, hiệu quả của việc trang bị và sử dụng TSCĐ cần phân tích những chỉ tiêu sau:
Nguyên giá TSCĐ
Mức trang bị TSCĐ cho một lao động =
Số lao động bình quân
Gía trị TSCĐ mới đưa vào hoạt động
Hệ số đổi mới TSCĐ =
Gía trị TSCĐ cuối kỳ
Gía trị TSCĐ loại bỏ trong kỳ
Hệ số loại bỏ TSCĐ =
Gía trị TSCĐ đầu kỳ
Để sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư, trang bị thêm những TSCĐ mới có công ngệ hiện đại đồng thời phải có kế hoạch thay thế, loại bỏ những TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu. Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, chúng ta có thể đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu TSCĐ của doanh nghiệp và có phương hướng trang bị cho kỳ kinh doanh sau.
1.2.2.4 Tình hình hao mòn TSCĐ
Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tác động trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi tình trạng của TSCĐ là sự hao mòn, TSCĐ bị hao mòn dẫn đến một lúc nào đó sẽ không sử dụng được nữa vì vậy thông qua hệ số hao mòn của TSCĐ ta có thể nắm được mức độ mới cũ, tình trạng tốt, xấu của tài sản.
Tổng mức khấu hao
Hệ số hao mòn =
Nguyên giá TSCĐ
Ngược với hệ số hao mòn, hệ số mới (cũ) càng lớn thì TSCĐ càng mới.
Gía trị còn lại của TSCĐ
Hệ số mới (cũ) =
Nguyên giá TSCĐ
1.2.2.5 Tình hình khấu hao TSCĐ
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn. Một bộ phận giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn được chuyển dịch vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí sản xuất và cấu thành trong giá thành sản phẩm,dịch vụ. Chính vì vậy, quản lý và sử dụng tốt TSCĐ sẽ góp phần lớn vào việc giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ.
1.3 Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng TSCĐ
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng là nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, do vậy mà việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả tức là kinh doanh đạt tỷ suất lợi nhuận cao.
Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận và tối tiểu hoá chi phí.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ
DT thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ=
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.
* Hàm lượng TSCĐ
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Hàm lượng TSCĐ = .
DT thuần trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản một đồng doanh thu thì cần sử dụng bao nhiêu đồng TSCĐ, chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.
* Hệ số sinh lợi của TSCĐ
LNST
Hệ số sinh lợi của TSCĐ =
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Ý nghĩa:Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng LNST, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.
* Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ
Gía trị còn lại TSCĐ
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ =
TS
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
1.4.1 Nhân tố khách quan
* Chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước
Trên cơ sở pháp luật và bằng các biện pháp, chính sách kinh tế, nhà nước tạo môi truờng và hành lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ, chính sánh hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì các văn bản quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quyết định đến khả năng khai thác TSCĐ.
* Thị trường và cạnh tranh
Thị trường luôn có sự biến động và có cạnh tranh gay gắt, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những thay đổi và cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tăng sức cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp như tăng chất lượng, hạ giá thành. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như lâu dài.
* Lãi suất của tiền vay
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư TSCĐ là rất lớn do vậy doanh nghiệp cần tính đến khoản chi phí này trong dự án đầu tư TSCĐ.
* Sự tiến bộ Khoa học-Kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật có tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ vì nó là nguyên nhân chính trong việc gây ra hao mòn vô hình của TSCĐ do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp nâng cao việc quản lý và sử dụng TSCĐ.
* Nhân tố bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, xăng dầu...)
Thiên tai, dịch hoạ, biến động giá xăng dầu có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng nhằm giảm nhẹ mà thôi.
1.4.2 Nhân tố chủ quan
* Ngành nghề kinh doanh
Nhân tố này tạo ra điểm suất pháp cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại, với một ngành nghề kinh doanh đã lựa chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề, đầu tiên về vấn đề về tài chính gồm:
Cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp thế nào là hợp lý, khả năng tài chính của công ty ra sao.
Cơ cấu tài sản cố định được đầu tư ra sao, mức độ hiện đại hoá nói chung so với các đối thủ cạnh tranh đến đâu.
Nguồn tài trợ cho những tài sản cố định đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không.
* Trình độ về tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ của doanh nghiệp
Để có được hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, ăn khớp nhịp nhàng với nhau, với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp và quy trình vận hành máy móc, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác công tác hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp sẽ tác động không nhỏ. Công tác kế toán đã dùng những công cụ của mình (bảng biểu, khấu hao, thống kê, sổ cái…) để tính toán hiệu quả sử dụng TSCĐ và kế toán có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề suất những biện pháp giải quyết.
* Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm
Để phát huy hết được hết khả năng của dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc của người lao động phải được nâng cao thì mới vận hành được chúng. Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ lao động trong doanh nghiệp phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản, có như vậy TSCĐ mới duy trì được năng suất cao trong thời gian dài.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát về công ty CP VT$TM HP
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Căn cứ vào Luật DN số 13/1999/Q1110 ngày 12/6/1999 và ngị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính Phủ “Hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật DN “.
Căn cứ quyết định số 2803/QĐ-BTC ngày 15/9/2003 của BTTC “Về việc chuyển DN nhà nước Trung tâm vận tải và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hải Phòng thuộc Công ty vận tải và dịch vụ -Cục dự trữ quốc gia thành Công ty cổ phần vận tải và thương mại “. Kinh doanh theo số 020300027 ngày 13/11/2003, tính đến nay đi vào hoạt động được 5 năm .
Công ty cổ phần vận tải và thương mại được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả ,sức cạnh tranh của DN ,với nhiều chủ sở hĩu , huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân ,tổ chức kinh tế , tổ chức xã hội để đầu tư đổi mới công ngệ ,phát triển DN .
Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông . Tăng cuờng sự giám sát của nhà đầu tư đối với DN đồng thời bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước ,DN , nhà đầu tư và người lao động ,với nguyên tắc hoạt động tư nguyện ,bình đẳng ,dân chủ ,tôn trọng pháp luật ,các cổ đông cùng góp vốn ,cùng hưởng lợi nhuận hoặc chịu lỗ theo phần vốn tương ứng nhằm tạo công ăn viếc làm cho người lao động ,tăng lợi tức cho cổ đông , đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển ngày càng lớn mạnh .
Công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật DN và điều lệ công ty .Công ty bao gồm các đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc ,có quan hệ gắn bó với nhau vì lợi ích kinh tế , tài chính , công ngệ thông tin , đào tạo, ngiên cứu, tiếp thị , hoạt động kinh doanh trong ngành vận tải , dịch vụ , kinh doanh hàng hoá và các ngành ngề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty .
Địa điểm :Trụ sở chính của công ty đặt tại số 414 Đường Lê Thánh Tông -Phường Đông Hải -Quận Hải An –Thành Phố Hải Phòng .
Số điện thoại : 84.31.765840 Fax : 84.31.765844
Email : lt.ttc @hn .vnn.vn
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Hình thức sở hĩu vốn: Vốn góp cổ đông
Lĩnh vực kinh doanh: Vận tải và dịch vụ
Ngành ngề kinh doanh:
-Vận tải ven biển và viễn dương, vận tải đường bộ, vận tải đườn sông
-Dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận tải đường biển, đại lý vân tải
-Hoạt động cho thuê kho bãi
-Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì phương, PE, carton, kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị và nguyên liệu sản xuất bao bì phương, PE, carton
-Kinh doanh hàng kim khí, điện máy
-Lập dự án, giám sát, đóng mới, sửa chữa mua bán tàu biển, tàu sông và công trình nổi , kinh doanh máy móc, trang thiết bị phục vụ đóng mới, sửa chữa tàu biển, tàu sông và công trình nổi.
2.1.3 Bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ Bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phòng
Kỹ thuật- Đại lý
Phòng
Tài chính-Kế toán
Phòng
Tổ chức-Hànhchính
(Nguồn: PhòngTổ chức- Hành chính)
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
* Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định loại cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên và hội đồng quản trị, thành viên, ban kiểm soát.
Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của của công ty
Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty
Quyết định sửa đổi, bổi sung điều lệ của công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm số cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần chào bán quy định tại điều lệ công ty.
Thông qua Báo cáo tài chính hàng năm, thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng số giá trị tài sản được ghi trong số kế toán của công ty.
Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. Chấp thuận cho ký kết các hợp đồng kinh tế và dân sự có giá trị lớn hơn 20% tổng số giá trị tài sản được ghi trên sổ sách kế toán của công ty, giữa công ty với thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, cổ đông nắm trên 10% số cổ phần có quyền biểt quyết và người có liên quan của họ.
* Hội đồng quản trị
Quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan mụch đích, quyền lợi của của công ty phù hợp với luật pháp, điều lệ của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Nhận bàn giao toàn bộ lao động, tiền vốn, tài sản, các hồ sơ tài liệu của công ty và các công việc còn lại do ban đổi mới và quản lý tại doanh nghiệp bàn giao. Có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục còn lại và tổ chức điều hành công ty vào hoạt động theo pháp nhân mới.
Quyết định vốn điều lệ và chiến lược phát triển của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định huy động vốn theo hình thức khác.
Quyết định phương án đầu tư, quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của của công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, cán bộ quản lý quan trọng khác của của công ty. Duyệt phươg án tổ chức, bộ máy và nhân sự các đơn vị trực thuộc.
Quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó. Chỉ đạo hỗ trợ và giám sát việc điều hành của Tổng giám đốc và chức danh do hội đồng quản trị trực tiếp quản lý.
Yêu cầu Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty và của các đơn vị thành viên khác trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty.
Quyết định quy chế tuyển dụng, cho thôi việc nhân viên của công ty phù hợp với quy định của pháp luật. Quyết định khen thưởng kỷ luật nhân viên, thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị và quyết định mức bồi thường vật chất khi các nhân viên này gây thiệt hại cho công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập giải thể công ty con, chi nhánh văn phòng đại diện và góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.Trình đại hội đồng cổ đông báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, kết quả kinh doanh. Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trìng kinh doanh. Thực hiện việc trích lập các quỹ theo quyết định của đại hội đồng cổ đông.
Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản góp vốn không phải là tiền việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Xem xét quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu ghi tên.
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán từng loại.
Có thể đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc nếu xét thấy trái phát luật, vi phạm điều lệ công ty, nghị quyết các quy định của hội đồng quản trị. Xem xét và uỷ quyền cho tổng giám đốc khởi kiện, các vụ án có liên quan đến quyền lợi và tài sản của công ty. Kiến nghị bổ xung hoặc sửa đổi điều lệ của công ty, tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
Hội đồng quản trị không được phép trực tiếp hay gián tiếp cho vay, cho mượn tài sản của công ty để thế chấp hoặc bảo lãnh nợ cho các đối tượng sau:
Cổ đông cuả công ty; Thành viên Hội đồng quản trị; Ban giám đốc; Ban kiểm soát cuả công ty; Các doanh nghiệp khác và một hay nhiều chủ doanh nghiệp đó đang là cổ đông của công ty.
* Ban kiểm soát
Nhiệm vụ và quyền hạn cuả các kiểm soát viên:
Trưởng ban kiểm soát viên có trách nhiệm phân công các kiểm soát viên phụ trách từng loại công việc.
Mỗi kiểm soát viên dưới sự chỉ đạo và phân công cuả Trưởng ban kiểm soát, có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành các hoạt động trong sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, tài sản các báo cáo, quyết toán năm tài chính cuả công ty và kiến nghị khắc phục các sai phạm.
Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ cuả công ty cung cấp tình hình, số liệu tài liệu và thuyết minh các hoạt động kinh doanh cuả công ty. Trình đại hội đồng cổ đông báo cáo thẩm tra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Báo cáo với đại hội đồng cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường và những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của hội đồng quản trị và Tổng giám đốc theo ý kiến độc lập của mình. Chịu trách nhiệm cá nhân về đánh giá và kết luận của mình. Nếu biết sai phạm mà không báo cáo phải chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về trách nhiệm của kiểm soát viên.
Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát cho hội đồng quản trị. Tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị, phát biểu ý kiến về những kiến nghị nhưng không tham gia giải quyết. Nếu có ý kiến khác với quyết định của hội đồng quản trị thị có quyền yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp và được trực tiếp báo cáo trước cuộc họp đại hội đồng cổ đông gần nhất. Trưởng ban kiểm soát viên có quyền yêu cầu hội đồng quản trị họp phiên họp bất thường hoặc yêu cầu hội đồng quản trị triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường.
Giới hạn hoạt động:
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước đại hội đông cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty khi thi hành nhiệm vụ. Việc kiểm tra theo quy định tại khoản 2 điều này không được cản trở hoạt động bình thường cuả hội đồng quản trị và không gây gián đoạn trong việc điều hành, hoạt động kinh doanh hàng ngày cuả công ty. Kiểm soát viên được hưởng thù lao công vụ theo quyết định cuả đại hội đồng cổ đông. Chi phí cho hoạt động kiểm soát viên được hạch toán vào chi phí quản lý của công ty.
* Ban Tổng giám đốc
Nhiệm vụ cuả Tổng giám đốc:
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày cuả công ty. Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh cuả công ty theo nghị quyết, quyết định cuả hội đồng quản trị, nghị quyết của hội đồng cổ đông, điều lệ của công ty và tuân thủ pháp luật. Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện theo phương án kinh doanh đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đông cổ đông.
Xây dựng và trình hội đồng quản trị quy chế quản lý nội bộ, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm cuả công ty. Quyết định giá mua, giá bán nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ (trừ những sản phẩm, dịch vụ do nhà nước quy định. Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất kinh doanh. Đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức damh: Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng công ty; Giám đốc chi nhánh; Trưởng văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quyết định mức lương đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền, ngoài số cán bộ được nêu trong mục 07 điều này. Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định. Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty. Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty khi được hôi đồng quản trị uỷ quyền.
Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc:
Có quyền quyết định cao nhất về quản lý và điều hành của công ty. Có quyền từ chối thực hiện những quy định cuả chủ tịch, phó chủ tịch hay các thành viên hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và trái nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, đồng thời phải có trách nhiệm thông báo ngay cho các kiểm soát viên.
Được quyền tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng loại lao động theo quy định cuả hội đồng quản trị, khen thưởng, kỷ luật hoặc thôi việc đối với người lao động ở các chức danh được phân cấp quản lý và phù hợp với Bộ luật lao động. Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền cuả mình trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch hoạ, hoả hoạn, sự cố…. và chịu trách nhiệm trước các quyết định này, đồng thời báo cáo ngay cho hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho công ty.
2.1.3.3 Chức năng của các phòng ban
* Phòng kỹ thuật- Đại lý
Chức năng:
Phòng kỹ thuật -Đại lý là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo và tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã được phê duyệt trong phạm vi toàn công ty.
Quản lý, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn công tác kỹ thuật, vật tư cho phương tiện cũng như công ty đảm bảo tuân thủ nghiêm Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM code) và Bộ luật an ninh tàu và bến cảng (ISPS).
Thực hiện tốt công tác pháp chế, bảo đảm trên tầu và công ty luôn có đủ các hồ sơ, chứng chỉ của tàu, cũng như của thuyền viên theo đúng các quy định của ISM code.
Quản lý tốt tình hình sử dụng vật tư, thiết bị của các phương tiện trong trong công ty để đề xuất cho Tổng giám đốc phương án cung ứng phù hợp, bảo đảm kịp thời, đầy đủ với giá cả hợp lý.
Tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác để thực hiện tốt chức năng đại lý dịch vụ tàu biển và đại lý dịch vụ vận tải đường biển cũng như kinh doanh kho bãi đạt hiệu quả nhất.
* Phòng Tài chính -Kế toán
Chức năng:
Phòng Tài chính-Kế toán là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động Tài chính-Kế toán và mọi hoạt động phát sinh kinh tế trong toàn công ty.
Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền vốn trong toàn công ty đồng thời bảo đảm quyền chủ động cho các đơn vị cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Bảo đảm cho công ty luôn thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán và các quy định hiện hành về công tác Tài chính- Kế toán.
* Phòng Tổ chức- Hành chính
Chức năng:
Phòng Tổ chức- Hành chính là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chế độ chích sách, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CPVT $ TM HP
2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty
2.2.1.1 Cơ cấu TSCĐ
Qua bảng số liệu 2.1 thì tính đến năm 2007 cơ cấu TSCĐ của công ty đã có sự thay đổi nhưng không lớn:
Năm 2005, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 100% tổng TSCĐ
Năm 2006, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 100% tổng TSCĐ
Năm 2007, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 94,96% tổng TSCĐ và chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng 5.03% tổng TSCĐ. Như vậy TSCĐ hữu hình của công ty vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn.
Quy mô TSCĐ công ty liên tục giảm qua các năm, tốc độ giảm năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 so với năm 2005 giảm đi 3.179.184.138 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 37,23%, năm 2007 so với năm 2006 giảm đi 3.972.831.346 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 74,14%, đây là điều không tốt đối với công ty.
Về cơ cấu TSCĐ của công tính đến 2007 là không hợp lý vì phương tiện vận tải và truyền dẫn đang là nhóm TS phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của công ty thì lại không có, cụ thể phương tiện vận tải và truyền dẫn năm 2005 chiếm tỷ trọng 89,82%, năm 2006 chiếm tỷ trọng 83,41%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 0%. Nhà cửa vật kiến trúc có tăng nhưng không đáng kể, năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 16.500.000 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 2,73% và chiếm tỷ trọng 44,68%. TSCĐ khác đang có xu hướng tăng lên đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007, năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 20.208.000 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 7,6%, năm 2007 so với
năm 2006 tăng lên 410.505.675 đồng với tỷ lệ tăng trên 100% và chiếm tỷ trọng 50,27% tổng TSCĐ. Năm 2007công ty tham gia đầu tư xây dựng cơ bản dở dang đây là lĩnh vực đầu tư khá mới mẻ.
Qua nhận xét trên cho ta thấy, quy mô TSCĐ giảm và cơ cấu TSCĐ công ty thay đổi không hợp lý, trong các năm tiếp theo công ty cần đầu tư nhiều vào phương tiện vận tải và truyền dẫn vì đây là TSCĐ quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty, có những biện pháp quản lý TSCĐ cho có hiệu quả.
2.2.1.2 Tình hình tăng, giảm TSCĐ
Qua bảng số liệu 2.2 cho ta thấy về mặt tổng quát quy mô TSCĐ công ty liên tục giảm qua các năm, tốc độ giảm năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 so với năm 2005 giảm đi 3.179.184.138 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 37,23%, năm 2007 so với năm 2006 giảm đi 3.972.831.346 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 74,14%, đây là điều không tốt đối với công ty. Cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không được đầu tư mạnh, quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng thu nhỏ, ảnh hưởng tới xu thế phát triển lâu dài của công ty. Nguyên nhân có sự giảm mạnh này là phương tiện vận tải và truyền dẫn của công ty không được đầu tư.
Chi tiết hơn có thể thấy, hệ số tăng TSCĐ thì tăng chậm hơn hệ số giảm TSCĐ, tốc độ tăng năm sau so với năm trước 0,11 lần và tốc độ giảm 0,86 lần. Năm 2006 hệ số tăng 0,02 lần (tăng 177.382.780 đồng) tương ứng với hệ số đổi mới giảm (0,003 lần) và hệ số giảm 0,48 lần (giảm 3.356.566.918 đồng) tương ứng với hệ số loại bỏ tăng (0,39 lần). Năm 2007 hệ số tăng 0,34 lần (tăng 454.562.818 đồng) tương ứng với hệ số đổi mới giảm (0,34 lần) và hệ số giảm 1,34 lần (giảm 4.497.163.255 đồng) tương ứng với hệ số loại bỏ tăng (0,83 lần).
Qua nhận xét trên cho thấy công ty đang có một lượng lớn TSCĐ cần đuợc bảo dưỡng, thanh lý, nhượng bán, trong khi đó việc đầu tư đổi mới TSCĐ thì lại tăng rất chậm. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh công ty.
2.2.1.3 Tình hình trang bị kỹ thuật và trang bị TSCĐ
Qua phân tích những số liệu trên (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh) ta thấy trong năm 2007 quy mô đầu tư TSCĐ là giảm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lí. Tuy nhiên năng suất lao động và kết quả sản xuất còn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, TSCĐ tốt hay xấu, mới hay cũ đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy:
Trang bị kỹ thuật:
Hệ số hao mòn TSCĐ, năm 2006(0,23 lần) so với năm 2005(0,16 lần) tăng lên 0,07 lần thể hiện một thực tế trong năm 2006 công ty có một lượng lớn TSCĐ cũ đang cần thanh lý, nhượng bán.
Hê số hao mòn TSCĐ, năm 2007(0,17 lần) so với năm 2006(0,23 lần) giảm đi 0,06 lần nguyên nhân là do quy mô TSCĐ năm 2007 là nhỏ vì vậy TSCĐ mới được đầu tư là nhỏ.
Trang bị TSCĐ cho lao động:
Mức trang bị TSCĐ cho một lao động, năm 2006 (194.033.470,8 đồng) so với năm 2005(133.957.214,5 đồng) giảm đi 60.076.256,3 đồng.
Mức trang bị TSCĐ cho một lao động, năm 2007(46.181.907,73 đồng) so với năm 2006(194.033.470,8 đồng) giảm đi (87.775.306, 77 đồng).
Cho thấy mức trang bị TSCĐ cho một lao động là giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do TSCĐ giảm với tốc độ nhanh so với tốc độ giảm lao động từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động của công ty.
2.2.1.4 Tình hình hao mòn TSCĐ
Qua bảng số liệu 2.4 cho ta thấy TSCĐ của công ty vẫn còn mới, hệ số hao mòn TSCĐ năm 2005 là 0,16 lần, năm 2006 tăng lên là 0,24 lần, năm 2007 giảm đi 0,18 lần , riêng chỉ có năm 2006 TSCĐ là cũ nhiều vì thế trong năm 2007 công ty đã thanh lý lượng lớn TSCĐ 4.497.163.255 đồng.
Phương tiện vận tải truyền dẫn tính đến 2006 là có tỷ lệ hao mòn lớn nhất, năm 2005 là 0,17 lần, năm 2006 tăng lên là 0,24 lần điều này cũng rễ hiểu vì đây là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ của công ty, năm 2007 hệ số hao mòn TSCĐ là 0 lần do phương tiện vận tải truyền dẫn công ty đã được bán hết trong năm, không được đầu tư đổi mới trong năm.
Nhà cửa vật kiến trúc, hệ số hao mòn TSCĐ có tăng nhưng ở mức thấp, năm 2005 là 0,08 lần, năm 2006 tăng lên 0,13 lần, năm 2007 tăng lên 0,19 lần như vậy nhà cửa vật kiến trúc vẫn còn mới.
TSCĐ khác, hệ số hao mòn năm 2005 là 0,16 lần, năm 2006 tăng lên 0,24 lần, năm 2007 giảm đi 0,18 lần cho thấy trong năm 2007 công ty đã đầu tư đổi mới ( 438.062.818 đồng).
2.2.1.5 Tình hình khấu hao TSCĐ
Tại công ty cổ phần VT$TM HP sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng ta xem xét tình hình khấu hao của công ty tại bảng số liệu 2.5
2.2.2 Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ
DT thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
11.859.510.896
Năm 2005 = =1,61
7.355.886.543
(một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được 1,61 đồng doanh thu thuần)
9.068.179.993
Năm 2006 = =1,61
5.608.772.960
(một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được 1,61 đồng doanh thu thuần)
4.347.738.690
Năm 2006 = =1,65
2.622.343.841
(một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được 1,65 đồng doanh thu thuần)
Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là rất nhỏ, năm2006 (1,61 lần) so với năm 2005 (1,61 lần) không thay đổi, năm 2007 (1,65 lần) so với năm 2006 (1,61 lần) tăng lên 0.04 tăng nhẹ, cho thấy công ty sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả.
* Hàm lượng TSCĐ
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Hàm lượng TSCĐ =
DT thuần trong kỳ
7.335.886.543
Năm 2005 = = 0,61
11.859.510.896
(một đồng doanh thu thì cần sử dụng 0,61 đồng TSCĐ)
5.608.772.960
Năm 2006 = = 0,61
9.068.179.993
(một đồng doanh thu thì cần sử dụng 0,61 đồng)
2.622.343.841
Năm 2007 = = 0,6
4.347.738.690
(một đồng doanh thu thì cần sử dụng 0,6 đồng TSCĐ)
Chỉ tiêu hàm lượng sủ dụng TSCĐ là cao, năm 2006 (0,61 lần) so với 2005 (0,61 lần) không thay đổi, năm 2007 (0,6 lần) so với năm 2006 (0,61 lần) giảm đi 0,01 lần giảm nhẹ, cho thấy công ty sử dụng TSCĐ chưa có hiệu quả.
* Hệ số sinh lợi của TSCĐ
LNST
Hệ số sinh lợi của TSCĐ =
TSC Đ s ử d ụng bình qu ân trong k ỳ
1.970.605.9922
Năm 2007 = = 0,45
4.347.738.690
(một đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tạo ra được 0,45 đồng lợi nhuận sau thuế)
Năm 2005 và 2006 hoạt động kinh doanh của công ty là không tốt nên không tạo ra được lợi nhuận ròng, đến năm 2007 tình hình tài chính công ty có khả quan hơn do tạo ra được lợi nhuận ròng (1.139.548.675 đồng), qua tìm hiểu thực tế lợi nhuận tạo ra chủ yếu là từ thanh lý, bán TSCĐ (phương tiện vận tải truyền dẫn), tiền bảo hiểm là chủ yếu và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính thì nhỏ, cho thấy công ty sử dụng TSCĐ chưa có hiệu quả.
*Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ
Gía trị còn lại TSCĐ
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ =
TS
7.112.406.914
Năm 2005 = = 0,78
9.035.728.576
(một đồng giá trị TS của công ty có 0,78 đồng được đầu tư vào TSCĐ)
4.105.139.006
Năm 2006 = = 0,55
7.353.289.658
(một đồng giá trị TS của công ty có 0,55 đồng được đầu tư vào TSCĐ)
1.139.548.675
Năm 2007 = = 0,14
7.773.963.639
(một đồng giá trị TS của công ty có 0,14 đồng được đầu tư vào TSCĐ)
Chỉ tiêu về tỷ suất đầu tư vào TSCĐ của công ty liên tục giảm năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 (0,55 lần) so với năm 2005(0,78 lần) giảm đi 0,23 lần, năm 2007 (0,14 lần) so với năm 2006 (0,55 lần) giảm đi 0,41 lần, cho thấy mức độ đầu tư vào TSCĐ công ty ngày càng giảm, điều này là bất hợp lý đối với công ty và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty CP VT$TM HP
2.3.1 Kết quả đạt được
Tính hiệu quả trong việc quản lý sử dụng TSCĐ ảnh hưởng quan trọng đế năng suất lao động, giá thành, chất lượng sản phẩm và dịch vụ vận tải. Do đó nó tác động đến lợi nhuận, đến tình hình tài chính của công ty, trong thời gian qua việc quản lý, sử dụng TSCĐ ở công ty đạt được kết quả sau.
Công ty áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, từ đó có thể nắm rõ thực trạng đầu tư và sử dụng TSCĐ, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích, thực hiện tốt quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Công tác sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ (Tàu phương bắc 02,03) được diễn ra đều đặn hàng tháng, từ đó giảm thiểu được hư hỏng, tăng giá trị sử dụng TSCĐ về mặt thời gian, công suất hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các thuỷ thủ vận hành trên tầu , giao hàng đúng hợp đồng cho khách hàng, đảm bảo uy tín cho công ty.
Công tác điều hành, quản lý và sử dụng dây truyền máy móc (các giàn máy may và thiết bị) nhà máy bao bì một cách hợp lý, đưa công suất nhà máy lên 300.000 vỏ bao/tháng.
Công ty đã tìm được nguồn vốn đầu tư phù hợp để triển khai các hợp đồng đóng mới, mua tàu có trọng tải từ 4000-6500DWT với mức chi phí đóng mới và giá mua hợp lý, đảm bảo kinh doanh khai thác có hiệu quả lâu dài. Hơn nữa trong năm 2007 cơ cấu vốn của công ty đã hợp lý hơn, vốn chủ sở hĩu chiếm tỷ trọng 47,5% cho thấy công ty đang tự chủ được về tài chính khi mà có rủi ro xẩy ra.
Trong năm 2007 công ty đã thanh lý, bán các TSCĐ đã lạc hậu (tàu phương bắc 01, một số máy móc thiết bị văn phòng…), nhận tiền bảo hiểm từ việc bán tàu tạo ra được một khoản thu nhập lớn để công ty tái sử dụng hoạt động kinh doanh, đồng thời công ty cũng mở rộng được mặt bằng cho thuê kho bãi (xe ô tô) tăng thu nhập cho công ty.
Có được kết quả này là do:
Công ty mới tách ra từ DNNN và đi vào hoạt động được 05 năm, nên có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, có trình độ, năng lực luôn nhiệt tình trong công việc. Thêm vào đó với chế độ đãi ngộ hợp lý, công ty đang khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc có trách nhiệm, tâm huyết và có hiệu quả hơn nhờ vậy mà công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ngày càng hiệu quả hơn.
Công ty luôn cập nhật các văn bản, các quy định của chính phủ về việc quản lý, sử dụng và trích kháu hao TSCĐ.
Việc phân loại TSCĐ của công ty theo công dụng kinh tế, phù hợp với đặc điểm sản suất kinh doanh của công ty giúp tăng năng suất lao động, mang lại sức sinh lời trên mỗi đồng vốn, công ty luôn thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa TSCĐ và kịp thời thanh lý, nhượng bán các TSCĐ không còn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
* Công tác thị trường
Thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với công ty CP VT$TM HP việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chưa được xác định đúng đắn tầm quan trọng trong hoạt đông kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng cũng như sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế cho thấy mạng lưới hoạt động kinh doanh của công ty còn nhỏ, chỉ giới hạn trong nước, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ còn nhỏ và tổng chi phí của doanh nghiệp lớn, tác động trực tiếp lợi nhuận ròng của công ty.
* Hoạt động tài trợ
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổn trong tổng tải sản của công ty. Vì thế, nguồn vốn dùng để đầu tư đổi mới, sửa chửa TSCĐ là lớn đòi hỏi công ty phải huy động một nguồn vốn lớn, lâu dài và chi phí thấp. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, nguồn vốn công ty sử dụng chủ yếu là từ vốn góp cổ đông và từ tín dụng thương mại, mà chưa chú ý đến nguồn khác như phát hành trái phiếu công ty, tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, thuê tài chính...
* TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh (khối vận tải biển) còn thấp và giảm mạnh
Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu 2.1, ảnh hưởng trực tiếp năng lực cạnh tranh và doanh thu của công ty.
* Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũ chờ thành lý
Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũ chờ thanh lý của công ty chưa thực sự được tốt, nhiều tài sản cũ nên thanh lý thì công ty vẫn còn trần chừ, từ đó làm tăng chi phí từ việc nắm giữ TSCĐ cũ.
* Phân công điều hành quản lý, sử dụng TSCĐ chưa sâu sát
Công ty có ba lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, đó là khối vận tải biển, hoạt động sản xuất nhà máy bao bì, hoạt động dịch vụ kho bãi.
Đối với TSCĐ phục vụ cho sản xuất nhà máy bao bì và hoạt động dịch vụ kho bãi không phải di chuyển, vì vậy vấn đề quản lý TSCĐ không gặp khó khăn như đối với TSCĐ phục vụ cho khối vận tải biển.
Đối với TSCĐ phục vụ cho khối vận tải biển, do TSCĐ này là các tàu thuyền nên thường xuyên tham gia quá trính vận chuyển hàng hoá. Cho nên vấn đề quản lý gặp khó khăn, công ty không thực sự nắm rõ mà chỉ thông qua báo cáo của các thuyền trưởng trên tàu. Do đó thường xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, ý thức bảo vệ TSCĐ còn thấp, từ đó làm cho hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ không cao.
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ còn thấp
Do hiệu suất sử dụng TSCĐ chưa được tốt, đã làm cho doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ còn thấp và giảm mạnh, trong khi đó chi phí bán hàng, chi phí khác tăng khá nhanh, đã tác động trực tiếp đến thu nhập ròng của công ty.
* Hàm lượng TSCĐ còn cao
Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty đã phải sử dụng trên 0,6 đồng TSCĐ, có thể nói hàm lượng TSCĐ mà công ty sử dụng là cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty chưa tốt, đã tác động trực tiếp đến thu nhập ròng công ty.
* Hệ số sinh lợi còn thấp
Vì chi phí đầu tư vào TSCĐ là lớn, nên đòi hỏi công ty phải quản lý và sử dụng TSCĐ như thế nào cho hợp lý, để cho thu nhập ròng được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ là cao nhất. Nhìn vào thực tế của công ty ta thấy thu nhập ròng được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ còn thấp (một đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tạo ra được 0,45 đồng lợi nhuận sao thuế).
* Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ thấp và giảm mạnh
Do hoạt động kinh doanh chính của công ty là dịch vụ vận tải biển, nên TSCĐ phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Vì thế công ty phải luôn chú trọng trong việc sử chữa, nâng cấp, đổi mới TSCĐ có như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô, tăng doanh thu cho công ty. Nhìn vào thực tế công ty thì việc đầu tư vào TSCĐ qua các năm là giảm và giảm mạnh, đây là điều không hợp lý đối với một công ty hoạt động kinh doanh vận tải biển.
* Chịu tác động lớn của thời tiết, biến động giá xăng dầu
Do hoạt động kinh doanh chính công ty là dịch vụ vận tải biển, nên yếu tố thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ, biến động giá xăng dầu tác động trực tiếp đến chí phí đầu vào, gây khó khăn cho công ty trong việc thu phí vận tải.
Ngoài ra, trong những năm qua, nghành đường sông, đường biển Việt Nam vẫn chưa được nhà nước quan tâm đầu tư thoả đáng, nhiều đoàn tàu, bến cảng già cỗi vẫn phải đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường.
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế
* Lãi suất tiền vay
Với tình hình như hiện nay, lãi suất cho vay trung và dài hạn các ngân hàng rất cao, làm cho chí phí cho vay là rất lớn, cùng với các điều kiện tín dụng hết sức là nghặt ngèo. Nên việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng là hết sức khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của công ty, khi mà nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn để đầu tư vào TSCĐ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô thị trường.
* Sự tiến bộ Khoa học-Kỹ thuật
Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ của công ty, vì nó gây ra những hao mòn vô hình.
TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ yếu vẫn là các con tàu có giá trị lớn hàng tỷ đồng, nếu TSCĐ này mà lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư đổi mới, điều này gây khó khăn lớn cho công ty. Vì để đầu tư và các TSCĐ này cần một nguồn vốn lớn, còn nếu không đầu tư đổi mới ảnh hưởng tới năng lực cạnh, quy mô, doanh thu, chi phí…
* Nhân tố bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, biến động giá xăng dầu…)
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là vận tải biển, tức là chuyên vận chuyển hàng hoá thuê và thu phí vận tải. Vì vậy nếu thời tiết không thuận lợi có thể làm gián đoạn công việc vận chuyển, làm cho thời gian vận chuyển hàng hoá không như đúng hợp đồng, việc bảo quản hàng hoá cho khách hàng trong quá trình vận chuyển là khó khăn, hư hỏng các thiết bị trên tàu… Tăng chi phí, ảnh hưởng uy tín và hình ảnh công ty.
Với giá xăng dầu leo thang như hiện nay, làm cho chi phí đầu vào tăng, công ty phải thu phí vận tải cao, trong khi thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giứa các công ty trong ngành vận tải trong nước và ngoài nước, gây khó khăn cho các công ty có quy mô nhỏ.
* Tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh
Công tác tổ chức quản lý của công ty còn lỏng lẻo, việc giao nhiệm vụ trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ đến các phòng ban chưa rõ ràng, nhiều khi còn có sự trồng chéo giữa các phòng ban.
Việc quản lý TSCĐ của phòng kỹ thuật- đại lý chưa tốt đối với khối vận tải biển. Công tác dự báo thời tiết hàng ngày chưa được tốt, chưa cập nhật, chưa thường xuyên liên lạc với các thuyền trưởng của các tàu. Công tác kiểm tra, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng không thường xuyên, nhiều khi để xảy ra những hỏng hóc đáng tiếc gây lãng phí cho công ty.
Phòng Tài chính-Kế toán chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất về mặt tài chính, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn.
* Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm
Đối với đội ngũ công nhân :
Công nhân lao động của nhà máy sản xuất bao bì về trình độ còn yếu, một bộ phận công nhân chưa tốt nghiệp hết trung học cơ sở, phong cách làm việc còn chậm chạp, nhận thức trong công việc còn chậm, chưa đáp ứng kịp với sự đổi mới về công nghệ (máy móc phục vụ sản xuất). Dẫn đến việc vận hành máy móc để sản xuất là chưa cao, chưa phát huy hết công suất của nhà máy sản xuất bao bì, ảnh hưởng tới doanh số của nhà máy, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao, chưa có ý thức bảo vệ TSCĐ của nhà máy sản xuất bao bì, công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhiều khi bị gián đoạn.
Công nhân lao động của khối vận tải biển nhìn chung là tốt, xong còn tồn tại một số mặt yếu kém : việc trang bị kiến thức về thiên văn cho các thuyền viên trên tàu là còn yếu ; công tác bảo dưởng, sửa chửa được tiến hành chưa thường xuyên ; một bộ phận nhỏ thuyền viên trên tàu còn làm việc lề mề. Từ đó làm cho việc vận hành tàu biển nhiều khi bị gián đoạn, ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hoá cho khách hàng như trong hợp đồng.
Đối với cán bộ quản lý :
Đối với cán bộ quản lý còn tồn tại một số hạn chế, như thiếu kinh nghiệm, nhiều khi còn nóng vội, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản TSCĐ chưa cao
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG
3.1 Định hướng phát triển của công ty CP VT$TM HP trong thời gian tới
* Khối vận tải biển
Tập trung huy động nguồn vốn sửa chữa, kiểm tra định kỳ tàu phương Bắc 02, 03 để đảm bảo đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất. Đồng thời tiếp tục tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, nếu không đạt hiệu quả thì có thể thay thế bằng cách đầu tư đóng mới và mua tầu để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Tìm nguồn vốn đầu tư phù hợp để triển khai các hợp đồng đóng mới, mua tàu có trọng tải từ 4.000 – 6.500 DWT với mức chi phí đóng mới và giá mua hợp lý, đảm bảo kinh doanh khai thác có hiệu quả lâu dài.
Cụ thể HĐCĐ quyết định việc đầu tư đóng mới 01 tàu DWT ( giá thành 50-55 tỷ) hoặc tàu 6.500 DWT (giá thành 70-75 tỷ) theo phương thức thuê mua tài chính, vay mua và việc mua tàu hàng bách hoá cũ, vỏ thép, tween deck, trọng tải 4.800 DWT, đóng năm 1996 tại Bỉ, giá mua 1,3 triệu USD (tương đương 21 tỷ đồng) theo phương thức vay mua treo cờ nước ngoài trong năm 2008.
* Hoạt động của nhà máy bao bì
Triển khai việc thực hiện hợp đồng gia công với công ty Supe và Hoá chất lâm thao và công ty cổ phần lam sơn, phấn đấu đạt chỉ tiêu 600.000 vỏ bao/ tháng. Đồng thời tiếp tục mở rộng sang các đối tác khác, khai thác hết công suất và năng lực của nhà máy và bộ máy quản lý.
* Hoạt động dịch vụ kho bãi
Duy trì ổn định nguồn thu qua hoạt động coi giữ xe ô tô, cho thuê mặt bằng và kho bãi với công ty cổ phần lam sơn, công ty TNHH vân nam.
Tìm đối tác khai thác có hiệu quả hơn mặt bằng kho bãi hiện có của công ty. Có kế hoạch mua lại nhà xưởng của công ty cổ phần lam sơn khi hợp đồng cho thuê mặt bằng chấm dứt vào tháng 05 năm 2008.
* Hoạt động xây dựng cơ bản
Trong năm 2008 triển khai xây dựng toà nhà 15 tầng với số vốn bỏ ra 50 tỷ đồng vơí mục đích cho thuê văn phòng.
* Chỉ tiêu kinh doanh
Mục tiêu của công ty năm 2008 doanh thu đạt tối thiểu 20 tỷ đồng, lợi nhuận trứơc thuế của năm 2008 đạt 750.000.000 đồng.
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
* Mở rộng thì trường
Do đặc thù kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải (đường sông, đường biển) vì thế việc mở rộng thị truờng tác động trực tiếp đến nguồn thu của công ty, với việc gia nhập WTO đưa Việt nam lên một tầm cao mới cơ hội và thách thức là rất lớn, trong đó có ngành kinh doanh dịch vụ vận tải, vì thế công ty cần tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường không những ở trong nước mà ở ngoài nước. Theo em để tiếp cận và mở rộng thị trường có hiệu quả và phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của công ty thì cần tiến hành như sau.
Thứ nhất, Xây dựng được một trang web riêng cho công ty đưa ra được những hoạt dịch vụ vận tải mà công ty có thể cung cấp, tiện ích của nó khi sử dụng dịch vụ vận tải đó.
Thứ hai, Có đội ngũ nhân viên marketting chuyên ngiệp, có trình độ, có kinh nghiệm, am hiểu ngoại ngữ chuyên tìm kiếm thông tin về khách hàng trên mạng, thông qua bạn hàng, từ các đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba, Làm đại lý dịch vụ vận tải hoặc liện doanh, liên kết các công ty vận tải lớn để từ đó có kinh ngiệm, xây dựng được thương hiệu của mình.
* Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm
Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa sự bỏ vốn đầu tư dài hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích ký lưỡng. Hiện nay quy trình ra quyết định đầu tư của công ty còn giản đơn nên hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa cao.
Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sẽ tạo điều kiện cho công ty chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động.
Khi lên kế hoạch đầu tư TSCĐ, đối với những TSCĐ có giá trị lớn công ty cần tiến hành các bước thẩm định như đối với một dự án đầu tư. Còn đối với những TSCĐ có giá trị nhỏ chẳng hạn như là các bộ phận thay thế cho dây truyền công nghệ thì công ty tiến hành quy trình mua như bình thường nhưng cần phải xem xét mức giá cả cho phù hợp.
Công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng tiến hành so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết định, để từ đó ra được những quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ đầu tư mới.
Tuy nhiên, muốn cho giải pháp này có thể thực hiện được, thì công ty cần phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đổi mới công ngệ. Đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ trong công tác thẩm định, có như vậy những quyết định đưa ra mới chính xác được. Bên cạnh đó, do thiết thông tin nên nhiều khi công ty không tìm được nguồn mua với giá giẻ. Trong thời kỳ hiện đại hoá thông tin như hiện nay thì công ty có thể tìm kiếm các mục giao bán máy móc thiết bị trên mạng, báo chí... với nhiều mức mức giá cả và chất lượng khác nhau, giúp công ty có nhiều sự lựa chọn.
Giải pháp này giúp công ty :
Thông qua các mục tiêu đề ra trong kế hoạch, công ty có thể chủ động sử dụng các TSCĐ hiện có vì chúng đã được xác định rõ là sẽ phục vụ cho mục đích gì và trong bao lâu.
Có cơ hội chuẩn bị và lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ được mua sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lượng tốt và giá thành hợp lý. Đưa ra được những lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tư mới TSCĐ, tránh lãng phí vốn đầu tư.
* Lựa chọn được nguồn vốn tài trợ dài hạn hợp lý
Do mới đi vào hoạt động được 05 năm nên quy mô của công ty còn nhỏ, chưa tạo được thương hiệu của mình trên thị trường, uy tín của công ty là chưa cao vì vậy việc tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng là cực kỳ là khó khăn, hơn nữa do đặc thù TSCĐ công ty có giá trị lớn với thời gian thu hồi vốn dài, do vậy cần lượng vốn dài hạn lớn để đầu tư, chính vì thế công ty cần phải tìm những nguồn vốn đầu tư cho phù hợp, ví dụ : như thuê mua tài chính, liên kết các công ty lớn để đươc bảo lãnh vay vốn ngân hàng, hay là dưới hình thức đầu tư liên kết các công ty lớn. Nếu làm được điều này công ty sẽ có được nguồn vốn dài hạn lớn , rủ ro thấp để đầu tư vào mua sắm, nâng cấp sửa chữa TSCĐ ( các tàu trở hàng có trọng tải từ 4.000-6.500 DWT, bãi đỗ xe ô tô...). Từ đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng nguồn thu cho công ty.
* Nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo thời tiết
Do đặc điểm hoạt động của nghành là vận tải biển nên yếu tố thời tiềt tác động trực đến hoạt động kinh doanh của công ty, để giảm thiểu được tác động này công ty cần có những biện pháp sau :
Công ty phải trang bị cho mỗi tàu một hệ thống dự báo thời tiết hiện đại cập nhật, chính xác, các bộ phận thông tin liên lạc được với đất liền khi mà có bất trắc xẩy ra.
Phòng Kỹ thuật - Đại lý phải thường xuyên xem dự báo thời tiết, để từ đó cung cấp những thông tin kịp thời cho các thuyền trưởng trên tàu. Mỗi một thuyền viên trên tàu tự trang bị cho mình nhưng kiến thức về thiên văn.
Giải pháp này sẽ giúp công ty :
Giảm thiểu được những rủi ro không đáng có, đảm bảo được thời gian vận chuyển hàng hoá cho khách hàng, từ đó nâng cao được uy tín cho công ty.
* Đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh
Nhìn vào thực tế công ty, nguồn thu chính vẫn là từ dịch vụ vận tải, trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở như hiện nay thì công ty nên đa dạng hoá các loại hình kinh doanh…
* Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong công ty
Đối với cán bộ quản lý:
Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng ra quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty có thể phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến nay đội ngũ này vẫn chưa thực sự chứng tỏ được vai trò của mình. Họ chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý sử dụng TSCĐ trong công ty nên việc sử dụng TSCĐ trong công ty không có hiệu quả, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty,nhận thức được điều này công ty cần.
Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ, mặt khác phải tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vươn lên.
Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ xung, đào tạo chuyên nghành cho cán bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện máy móc trang bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho họ là phải thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ mới, hiện đại mà công ty chưa có điều kiện đầu tư để có thể tham mưu cho ban lãnh đạo khi công ty tiến hành đổi mới TSCĐ.
Đối với công nhân:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc vào rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi họ là những người trực tiếp vận hành máy móc tạo ra lợi nhuận cho công ty. Do máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hoá cho nên trình độ của họ cũng phải thay đổi theo để phát huy tính năng của chúng. Hiện nay trình độ đội ngũ công nhân của công ty còn một số mặt hạn chế, dẫn đến việc vận hành chưa có hiệu quả, đôi khi làm hỏng máy.
Công ty cần phải khuyến khích họ phát huy vai trò tự chủ, năng động sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm trong công việc thông qua việc sử dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng như một đòn bẩy để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chẳng hạn như thưởng cho những sáng kiến, thưởng cho công nhân có tay nghề cao…
Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, giúp họ hoàn thiện kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị kỹ thuật kỹ thuật mới đảm bảo hiệu suất hoạt động ở mức tối đa.
Tác dụng của giải pháp này:
Các TSCĐ trong công ty được giữ gìn, bảo quản tốt ít bị hư hỏng và như vậy chi phí liên quan sẽ giảm đi nhiều.
Các máy móc thiết bị sẽ hoạt động với hiệu suất cao, đạt được hiệu quả cao đảm bảo được thời gian giao hàng cho công ty.
3.3 Một số kiến nghị
* Kiến nghị với nhà nước về giá xăng dầu
Xăng dầu tăng giá đã tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, kéo theo giá cả của hàng loạt các mặt hàng khác cũng “ leo thang”, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Các đơn vị kinh doanh vận tải cũng không nằm ngoài “vòng xoáy” ấy...
Vì vậy tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty (hoạt động kinh doanh vận tải biển), xăng dầu chiếm tỷ trọng cao trong chi phí đầu vào của công ty (cao hơn vận tải đường bộ). Trong khi đó, sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển ngày càng lớn, do đó, dù giá nhiên liệu đầu vào có tăng thì công ty cũng khó có thể chọn giải pháp tăng giá cước vận chuyển. Cho nên chính phủ cần phải có những chính sách, biện pháp để bình ổn được giá xăng dầu trong nước ở mức phù hợp, tránh tình trạng để một số nhà đầu tư đầu cơ xăng dầu, làm cho giá xăng dầu trong nước liên tục leo thang,
* Kiến nghị với nhà nước về việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khó tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng
Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thiếu vốn, "khát vốn" để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc... đã được chủ các DN "kêu" rất nhiều. Kết quả khảo sát hơn 63 ngàn DN tại 30 tỉnh thành phía Bắc của Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy 50% DN có vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% DN có vốn dưới 2 tỷ đồng và có tới 90% DN có vốn dưới 5 tỷ đồng. Với quy mô vốn rất thấp, hầu hết các DN đều có nhu cầu vốn để cải thiện năng lực. Tuy nhiên, cũng theo điều tra trên đây thì 32,28% các DNNVV có khả năng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.Rõ ràng đang có những khó khăn từ những thủ tục, cách nhìn nhận - đối xử, phương thức cho vay của các tổ chức tài chính; cũng như sự kém hiệu quả trong biện pháp hỗ trợ về pháp lý, bảo lãnh của chính quyền và hiệp hội khiến các DNNVV khó tiếp cận vốn. Vì thế, Chính phủ cần phải có những chính sách chỉ đạo các ngành ngân hàng, tài chính, các ngân hàng thương mại và các địa phương phải rà soát ngay các chính sách để tạo thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn lực phát triển. Chính phủ cũng cần phải có đề án để giúp DN tiếp cận nguồn vốn. Nhằm hỗ trợ DN tiếp cận nguồn lực một cách rễ dàng.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, việc chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh là điều mà không doanh nghiệp nào tránh khỏi. Hiện nay ngành dịch vụ vận tải biển đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đơn vị cùng nghành cả trong và ngoài nước.
Để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường thì không chỉ công ty mà tất cả các doanh nghiệp đều phải cố gắng nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ vận tải biển, không ngừng đổi mới công nghệ cho TSCĐ song song với tiết kiệm chi phí kinh doanh. Điều này cho phép các dịch vụ vận tải mà công ty cung cấp có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Mặc dù mới tách từ DNNN và đi vào hoạt động được 05 năm, song công ty cũng đã đạt được những thành công nhất định. Hiện nay TSCĐ công ty chiếm tỷ trọng lớn, trong thời gian qua vấn đề sử dụng TSCĐ tại công ty đã đạt được nhiều thành tựu , song không tránh khỏi những thăng trầm và còn nhiều hạn chế, với tầm quan trọng của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là điều có ý nghĩa quan trọng.
Hiện nay, với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ trung và năng động, hy vọng rằng công ty vượt qua khó khăn trước mắt để trở thành một công ty làm ăn có hiệu quả cao.
Với Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và phương mại Hải Phòng ”, em đã vận dụng những kiến thức đã học để ngiên cứu thực tế tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty. Bài viết này đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty, phân tích những kết quả đạt được và khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. Tuy nhiên, với sự hạn chế trong tìm hiểu, ngiên cứu cũng như những hiểu biết trong vấn đề nên trong bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy, cô giáo, các cán bộ của công ty chỉ bảo, đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn:
Thầy giáo: Th.S Trần Tất Thành
Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS. Lưu Thị Hương, Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB thống kê 2005.
2. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính-Tiền Tệ, NXB thống kê 2002.
3. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc, Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần, NXB tài chính 2005.
4. Quyết Định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
5. Báo cáo tài chính năm (2005,2006,2007) của công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng.
6. Các tài liệu Phòng Tổ chức-Hành chính; Phòng Tài chính- Kế toán; Phòng Kỹ thuật-Đại lý của công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng.
Phụ lục
Bảng cân đối kế toán
Bên Tài Sản Đơn vị: đồng
Năm
2005
2006
2007
Chỉ tiêu
A.TSNH
1.057.569.804
675.495.149
2.030.484.341
I.Tiền và các khoản tđt
82.498.827
425.022.202
585.621.067
1.tiền
82.498.827
425.022.202
585.621.067
III.Các khoản pthunhạn
912.335.664
242.808.142
1.383.743.730
1.pthu khách hàng
478.880.650
222.053.900
5.các khoản pthu khác
433.455.014
242.808.142
1.161.689.830
IV.Hàng tồn kho
62.735.313
3.699.182
20.336.816
1.hàng tồn kho
62.735.313
3.699.182
20.336.816
V.Tài sản nghạn khác
3.965.623
40.782.728
2.thuế GTGT khấu trừ
3.965.623
39.282.728
3.thuế và các khoản pthu nn
1.500.000
B.TSDH
7.978.158.772
6.677.794.509
5.743.479.298
I.Các khoản pthu dh
865.751.858
2.572.655.503
403.930.623
1.pthu dh của khhàng
99.149.036
57.799.999
52.721.199
4.pthu dh khác
766.602.822
2.514.855.504
351.209.424
II.TSCĐ
7.112.406.914
4.105.139.006
1.139.548.675
1.TSCĐ hh
7.112.406.914
4.105.139.006
1.069.779.584
Nguyên giá
8.537.472.716
5.358.288.578
1.315.688.141
Khấu hao
1.425.065.802
1.253.149.572
245.908.557
4.chi phí xdcbd
IV.Các khoản đtư tcdd
4.200.000.000
2.đầu tư tcdd
4.200.000.000
Tổng Tài Sản
9.035.728.576
7.353.289.658
7.773.963.639
Bên Nguồn Vốn Đơn vị: đồng
Năm
2005
2006
2007
Chỉ tiêu
A. Nợ Phải Trả
7.380.883.025
7.901.490.160
4.221.311.375
I. Nợ ngắn hạn
2.399.679.899
3.227.995.570
1.619.750.312
1. Vay và nợ ngắn hạn
1.040.000.000
1.308.255.000
768.555.000
2.Ptrả ngượi bán
698.881.135
1.356.628.663
568.941.059
3.Người mua trả tiền trước
30.000.000
4.Thuế và các khoản nộp nhà nước
60.686.050
44.726.249
188.006.434
5.Ptrả người lao động
255.813.917
187.624.014
61.909.860
9.Các khoản ptrả, nộp khác
314.298.797
330.761.644
32.337.959
II. Nợ dài hạn
4.981.203.126
4.673.494.590
2.601.561.063
1.Ptrả dài hạn người bán
1.917.722.922
2.088.046.315
1.496.417.240
3.Ptrả dài hạn khác
1.621.066.168
2.193.034.239
1.105.143.823
4.Vay dài hạn
1.442.414.036
392.414.036
B. Vốn Chủ Sở Hữu
1.654.845.551
(548.200.502)
3.552.652.264
I. Vốn chủ sở hữu
1.653.815.207
(549.230.846)
3.551.621.920
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2.142.940.645
2.142.940.645
3.500.000.000
2.Thặng dư vốn cổ phần
6.840.645
3.Lợi nhuận chưa phân phối
(489.125.438)
(2.692.171.491)
44.781.275
II. Nguồn kinh phí và quỹ
1.030.344
1.030.344
1.030.344
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1.030.344
1.030.344
1.030.344
Tổng Nguồn Vốn
9.035.728.576
7.353.289.658
7.773.963.639
(Nguồn: Báo cáo tài chính, Phòng Tài chính-Kế toán)
Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: đồng
Năm
2005
2006
2007
Chỉ tiêu
1.Doanh thu bhàng và ccdvụ
11.859.510.896
9.068.179.993
4.347.738.690
2.Các khoản giảm trự doanh thu
3.Doanh thu thuần về bhàng và ccdvụ
11.859.510.896
9.068.179.993
4.347.738.690
4.Gía vốn hàng bán
10.879.919.563
8.623.630.856
2.268.153.215
5. Lợi nhuận gộp về bhàng và ccdv
979.591.333
444.549.137
2.079.585.475
6. Doanh thu hoạt động tài chính
1.508.147
2.776.143
11.297.848
7.Chi phí tài chính
362.191.164
254.346.703
203.533.316
Chi phí lãi vay
362.191.164
254.346.703
203.533.316
8.Chi phí bán hàng
14.507.853
49.455.333
64.774.000
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
993.161.191
978.147.592
768.708.254
10.Lợi nhuận thuần từ hđkd
(388.760.728)
(834.624.348)
1.053.867.753
11.Thu nhập khác
449.852.380
1.519.653.429
5.460.196.853
12.Chi phí khác
554.608.350
2.888.075.134
3.777.111.840
13.Lợi nhuận khác
(104.755.970)
(1.368.421.705)
1.683.085.013
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(493.516.698)
(2.203.046.053)
2.736.952.766
15.Chi phí thuế TNDN
766.346.774,5
16.Lợi nhuận sau thuế
1.970.605.992
(Nguồn: Báo cáo tài chính, Phòng Tài chính-Kế toán)
Bảng 2.1 Cơ cấu TSCĐ của công ty
Đơn vị:đồng
Chỉ tiêu
2005
%
2006
%
%
2007
%
%
Nguyên giá
Nguyên giá
Chênh lệch
Nguyên giá
Chênh lệch
1.TSCĐ hữu hình
8.537.472.716
100
5.358.288.578
100
-3.179.184.138
-37,24
1.315.688.141
94,96
-4.042.600.437
-75,45
Nhà cửa vật kiến trúc
602.608.137
7,06
602.608.137
11,25
0
0,00
619.108.137
44,69
16.500.000
2,74
Phương tiện vận tải truyền dẫn
7.668.998.250
89,83
4.469.606.112
83,41
-3.199.392.138
-41,72
0
0,00
-4.469.606.112
-100,00
TSCĐ khác
265.866.329
3,11
286.074.329
5,34
20.208.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT81.docx