Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn Giang

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn Giang: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ -------------------------- & CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ VÀ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG Sinh viên : NGUYỄN THỊ MINH HUỆ Lớp : QLKT – K 35 ĐỊNH KỲ Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn : GS. ĐỖ HOÀNG TOÀN Hà nội – 2007 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………... Trang 3 Chương I: VAI TRÒ , VỊ TRÍ CỦA CỬA HÀNG BÁN THUỐC PHỤC VỤ NHÂN DÂN………………………………….. 4 I.Quan điểm chủ trương về mạng lưới cung ứng thuốc……………… 4 1.Chính sách quốc gia về thuốccủa Việt nam………………………… 4 2.Quan điểm chủ trương về thuốc ở Việt nam………………………… 9 II.Vai trò của các cửa hàng thuốc…………………………………… 14 Khái niệm hiệu thuốc…………………………………………… 14 Vai trò chức năng……………………………………………….. 14 Những nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của chi nhánh… 18 Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG………………… 21 I.Giới thiệu tổ...

docx68 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ -------------------------- & CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ VÀ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG Sinh viên : NGUYỄN THỊ MINH HUỆ Lớp : QLKT – K 35 ĐỊNH KỲ Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn : GS. ĐỖ HOÀNG TOÀN Hà nội – 2007 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………... Trang 3 Chương I: VAI TRÒ , VỊ TRÍ CỦA CỬA HÀNG BÁN THUỐC PHỤC VỤ NHÂN DÂN………………………………….. 4 I.Quan điểm chủ trương về mạng lưới cung ứng thuốc……………… 4 1.Chính sách quốc gia về thuốccủa Việt nam………………………… 4 2.Quan điểm chủ trương về thuốc ở Việt nam………………………… 9 II.Vai trò của các cửa hàng thuốc…………………………………… 14 Khái niệm hiệu thuốc…………………………………………… 14 Vai trò chức năng……………………………………………….. 14 Những nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của chi nhánh… 18 Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG………………… 21 I.Giới thiệu tổng quát về chi nhánh………………………………….. 21 1. Quá trình hình thành và phát triển……………………………….. 21 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh…………………… 34 3. Nhiệm vụ của chi nhánh………………………………………….. 37 4. Phương thức kinh doanh của chi nhánh…………………………... 39 II. Kết quả kinh doanh của chi nhánh……………………………….. 43 Tình hình kinh doanh của chi nhánh…………………………….. 43 Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh……………………………… 43 Đánh giá kết quả thu được và nhận xét………………………….. 52 III. Những tồn tại vướng mắc………………………………………… 53 Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh.. 53 Những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh.. 54 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ VÀ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG……… 55 I. Phương hướng và nhiệm vụ của chi nhánh năm 2007…………… 55 II. Một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn giang………………… 56 1.Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh…………… 56 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn giang………………………………… 58 III. Một số kiến nghị với sở y tế Hưng yên và nhà nước…………… 63 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………… 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… 66 CHỨNG THỰC CỦA CHI NHÁNH…………………………………………… 67 LỜI NÓI ĐẦU Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi đất nước bắt đầu đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường. Trong khoảng thời gian đó, nền kinh tế nước ta đã không ngừng phấn đấu để từng bước hội nhập vào cộng đồng khu vực và vào cộng đồng quốc tế, xem đây là yêu cầu tất yếu nhằm đưa Việt nam sớm trở thành quốc gia phồn vinh. Từ nhận thức trên đây, từ mấy năm qua, từng ngành, từng đơn vị đều có sự chuẩn bị chuyển đổi từ hình dạng đến nội dung, từ phương thức tới tiềm năng hoạt động để có thể đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ mới. Ngành dược nước ta vốn có từ lâu, sinh ra và lớn lên theo hai cuộc kháng chiến trường kỳ và tiếp tục mở rộng và nâng cao trong những năm hoà bình xây dựng đất nước. Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành phát triển mạnh không ngừng có những chuyển biến tích cực cả về quy mô lẫn về nội dung công nghiệp. Về phương diện sản xuất không ít doanh nghiệp đã bắt kịp thời cơ, có mối quan hệ rộng rãi với công nghiệp dược nước ngoài, đã tự trang bị hiện đại theo bước tiến của thế giới, và đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao với hình dạng mẫu mã tiên tiến và dễ chuộng. Mặt khác về phân phối thuốc, một mạng lưới rộng khắp khá tiên tiến, hình thành dần dần, bảo đảm đưa thuốc tốt, kịp thời đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn là một trong hai mục tiêu của chính sách thuốc quốc gia của Việt nam. Mọi nguồn thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến tận tay bệnh nhân hầu hết đều nhờ vào hoạt động của các hiệu thuốc, nhà nước, đại lý (dưới đây gọi chung là hiệu thuốc) do vậy nếu hoạt động của các hiệu thuốc tốt sẽ góp phần rất quan trọng thực hiện mục tiêu trên của chính sách thuốc quốc gia. Trong quá trình thực hiện tổng hợp tại chi nhánh dược phẩm Văn giang em đã nhận thấy rằng: Môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, mọi doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn thuận lợi nhất định. Vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải xây dựng cho mình mục tiêu hoạt động kinh doanh đó là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh. Chi nhánh dược phẩm Văn giang là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc công ty cổ phần dược Hưng yên. Chi nhánh không phải là đơn vị mua bán hàng hoá đơn thuần mà kiêm cả 3 nhiệm vụ: Phục vụ, kinh doanh va dự báo thị trường. Do đó, chi nhánh cũng như những đơn vị kinh doanh khác là phải cạnh tranh để tồn tại. Tuy nhiên hàng hoá của chi nhánh là loại hàng hoá đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người nên chi nhánh luôn đạt mục tiêu nâng cao đến chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, sau đó mới đến mục tiêu hoá lợi nhuận. Với mong muốn sử dụng những kiến thức học tập trong nhà trường để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể nên em chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn giang” làm chuyên đề thực tập của mình. Đề tài gồm III chương: Chương I: Vai trò, vị trí của cửa hàng bán thuốc phục vụ nhân dân. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn giang. Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn giang. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Hoàng Toàn và các cô chú trong chi nhánh dược phẩm Văn giang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em để em hoàn thành đề tài này trong thời gian tìm hiểu thực tế tại chi nhánh. Do thời gian ngắn, trình độ có hạn lại chưa có nhiều kiến thức thực tế trong lĩnh vực kinh doanh nên không tránh khỏỉ những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy và các cô chú trong chi nhánh dược phẩm Văn giang để sự hiểu biết của em về lĩnh vực này được đầy đủ hơn. Chương I VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CỬA HÀNG BÁN THUỐC PHỤC VỤ NHÂN DÂN. I. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG VỀ MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC. 1. Chính sách quốc gia về thuốc của Việt nam: 1.1. Các khái niệm cơ bản: [7] Chính sách quốc gia về thuốc là tập hợp những chính sách riêng rẽ liên quan đến thuốc thành một hệ thống hoàn chỉnh. Chính sách quốc gia về thuốc là công cụ quản lý nhà nước về thuốc nhằm đảm bảo cung cấp một cách tối ưu thuốc cho người bệnh và người tiêu dùng, nhằm đạt được mục tiêu sức khoẻ cho mọi người. Chính sách quốc gia về thuốc là chương trình hành động, là sự cam kết của chính phủ trong việc phối hợp các ngành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.Mục tiêu chính sách quốc gia về thuốc: Bác Hồ đã dạy:"Mỗi công dân khoẻ mạnh là góp phần làm cho đất nước khoẻ hơn”. Vì vậy chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là một việc hết sức quan trọng. Các chính sách quốc gia về thuốc ra đời đã kịp thời đáp ứng nhu cầu đó của nhân dân. Mục tiêu của chính sách quốc gia về thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng và giá cả phù hợp cho nhân dân. Phục vụ thuốc tận tay người tiêu dùng bằng cách phát huy và hoàn thiện mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng, chú trọng những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo chất lượng thuốc trong sản xuất tồn trữ và lưu thông. Bên cạnh đó các chính sách quốc gia về thuốc còn nhằm tận dụng các nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp dược đáp ứng nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân như tổ chức lại ngành dược cho phù hợp với qui chế mới, phát triển nguồn nhân lực dược phù hợp về cơ cấu, đủ về số lượng và có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dược, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung ứng và quản lý thuốc; đẩy mạnh hợp tác liên ngành, liên doanh, hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực trong lĩnh vực dược. 1.3. Phần chính sách cụ thể: * Về vấn đề sử dụng thuốc: Chính sách để giúp người dân sử dụng thuốc an toàn và hợp lý đó là “ chương trình thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc hợp lý an toàn”. Cụ thể là: Các quy định về thuốc thiết yếu cho các tuyến điều trị nhằm giúp cho các tuyến sử dụng thuốc đúng, an toàn và sát thực tế, đạt hiệu quả cao và kinh tế. Quy định chế độ sử dụng thuốc kháng sinh nhằm chống hiện tượng nhờn thuốc do thiếu hiểu biết khi dùng thuốc kháng sinh. Biên soạn dược thuốc quốc gia Việt nam và quy định thống nhất danh pháp thuốc. Tiến hành thử nghiệm đánh giá thuốc một cách kỹ lưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng và an toàn cho người sử dụng. Qua đó loại bỏ những thuốc có nhiều tác dụng phụ, những thuốc kém hiệu quả trong điều trị bệnh ra khỏi công tác điều trị và lưu thông. * Về vấn đề cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc: Trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp dược nước ta muốn có chỗ đứng trên thương trường thì phải được cải tổ, tổ chức lại ngành công nghiệp dược theo hướng chuyên môn hoá hiện đại hoá. Đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế tạo nguồn thuốc và nguyên liệu làm thuốc để xuất khẩu, trên cơ sở đó tăng nhập khẩu các loại thuốc được phép lưu hành. Bên cạnh đó quy định danh mục thuốc được lưu hành và đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc thiết yếu cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. * Về thuốc y học cổ truyền: Xu hướng của nền y học hiện nay ở nước ta là đông tây y kết hợp và trở về với các vị thuốc dân tộc. Do đó nhà nước đã có những chính sách khuyến khích cho việc phát triển khai thác có chọn lọc các bài thuốc gia truyền và các vị thuốc quí. Đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp chế biến các loại cây, loại con làm thuốc nhằm tăng cường hiệu quả phòng chữa bệnh. Xét duyệt để cho phép các loại thuốc y học cổ truyền trong nước và nước ngoài được phép lưu hành. Ví dụ : cho phép các nhà thuốc đông y trong nước có đủ điều kiện hành nghề được hoạt động, mở cửa cho phép các nhà thuốc đông y Trung quốc được lưu hành tại Việt nam. Có các chính sách tạo nguồn và bảo vệ nguồn dược liệu để sản xuất thuốc. *Về vấn đề đào tạo nhân lực dược: Nhà nước có những chính sách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ dược như: Đầu tư thích hợp cho các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và số lượng các loại cán bộ dược. Cải tiến mục tiêu chương trình và nội dung đào tạo. Bên cạnh đó để phù hợp với thời đại cần tiến hành đào tạo lại, đào tạo nâng cao theo chuyên ngành để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ dược. * Tăng cường công tác quản lý về dược. Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung, kiểm tra, thanh tra, xử lý việc thực hiện các qui chế đã và sẽ ban hành. * Thông tin về thuốc và giáo dục y tế. Thực hiện cơ chế thông tin về thuốc đã ban hành để đảm bảo việc thông tin về thuốc đúng luật và đúng cơ chế chuyên môn. Tổ chức các hình thức thông tin, giáo dục những hiểu biết thông thường về thuốc và sử dụng thuốc trong cộng đồng. * Tổ chức lại ngành dược từ các cơ quan quản lý, sản xuất cung ứng, xuất nhập khẩu, khoa dược bệnh viện… * Nghiên cứu khoa học, hợp tác trong và ngoài nước về dược: Trên các lĩnh vực sản xuất, cung ứng, sử dụng, kiểm tra chất lượng và quản lý thuốc. * Kinh tế, tài chính, giá thuốc: Nhà nước sẽ giành tỉ lệ thích đáng về tài chính cho việc sản xuất, cung ứng thuốc. Có chính sách về giá thuốc thích hợp đảm bảo cho việc thực hiện thành công chính sách quốc gia về thuốc ở Việt nam. 2. Quan điểm , chủ trương về thuốc ở Việt nam. 2.1. Những điều cơ bản về phân phối thuốc: Trong mọi hoạt động xã hội, bất cứ ở lĩnh vực nào, nếu tổ chức và nội dung không được xác định một cách vững chắc và ổn định trong một thời gian tương đối dài, mà cứ mỗi lúc lại có sự đổi thay, hoặc có nhiều ngoại lệ, thì hoạt động đó trở nên lộn xộn và khó đem đến một kết quả tích cực. Đối với một ngành nào đó sau khi một đương lối chiến lựơc xây dựng và phát triển được vạch rõ ràng, biện pháp tổ chức phải được đặt ra hàng đầu, đổi mới là nội dung và kế hoạch cụ thể, việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ thực hiện được nêu ra sau cùng. Riêng trong phạm vi tổ chức, các loại hình hoạt động với mối liên hệ lẫn nhau và kết thành một hệ thống chặt chẽ là yêu cầu bức thiết để có thể triển khai chiến lược. Cho nên, nếu có hiện tượng thiếu ổn định, thiếu trật tự trong một lĩnh vực, đầu tiên phải tìm nguyên nhân trong tổ chức. Trong mấy năm qua, và mãi đến bay giờ dư luận và xã hội liên tục cho rằng có sự “lộn xộn” trên mặt trận lưu thông phân phối thuốc men, nội bộ ngành cũng có nhận định như vậy và rõ ràng là nhân dân không yên tâm. Như vậy chắc trong tổ chức có điều gì chưa ổn, hãy xem xét xem lỗ hở ở chỗ nào. Mục tiêu chiến lược cơ bản của việc cung ứng thuốc men là với nhận thức thuốc là hàng hoá đặc biệt, đưa thuốc có chất lượng cao tới tận tay người bệnh, trong điều kiện hợp lý và đảm bảo an toàn, không nhầm lẫn, phù hợp với khả năng tài chính của dân. Trong mọi hoàn cảnh, AN TOÀN là tiêu chí cao nhất. Cung ứng trong cơ chế thị trường, tức là không bao cấp, mà mua bán như đối với mọi hàng hoá khác, có bán buôn và bán lẻ. Nhà nước lại không giữ độc quyền trong lĩnh vực này, nên các đơn vị mua bán có cả trong và ngoài quốc doanh, hoạt động song song trong điều kiện bình đẳng như nhau. Mua bán thuốc là một hoạt động thương mại, tuy phụ thuộc vào cung cầu, lợi nhuận được quan tâm trên hết, nhưng vì chế độ nước ta là chế độ vì dân, hơn nữa thuốc chữa bệnh lại là nhu cầu vào bậc nhất của cuộc sống nên cần có sự quản lý chặt chẽ về giá cả, thậm chí nhà nước còn phải có chính sách hỗ trợ cho những vùng khó khăn, vùng sâu, miền núi, vùng dân tộc ít người. Cũng do tính chất hàng hoá đặc biệt, nên thuốc không phải bất cứ ai cũng phân phối được, mà phải được giao cho dược sĩ là những cán bộ khoa học kỹ thuật đượcđào tạo trong mục đích này với thời hạn 5 năm, để đảm bảo an toàn cao nhất. Ngoài ra nguyên tắc phân công đã được qui định: Thầy thuốc (bác sĩ) khám bệnh, định bệnh, chỉ định thuốc (tức cho toa); dược sĩ căn cứ vào toa mà giao thuốc và bán thuốc. Chất lượng thuốc men được xem là yếu tố quyết định kết quả điều trị, đồng thời cũng là một trong những điều kiện an toàn, được hết sức coi trọng nên đòi hỏi có những yêu cầu đặc biệt về sản xuất, tồn trữ, bản quản, giao nhận theo dõi sử dụng phải được kiểm tra chặt chẽ, không để vi phạm. Những điều nêu trên là những nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của việc cung ứng thuốc men, quốc doanh và tư nhân phải thực hiện như nhau. Tổ chức cơ sở trong lĩnh vực này là đơn vị bán lẻ được gọi là “hiệu thuốc” nếu thuộc vốn Nhà nước (quốc doanh) là “nhà thuốc” nếu thuộc vốn tư nhân. Hai loại đơn vị chỉ có một điểm khác nhau duy nhất là nguồn vốn, còn mọi luật pháp, qui chế Nhà nước đều phải thực hiện như nhau; tuyệt đối không thể có ưu tiên hay đặc cách nào khác cho loại đơn vị này hay loại đơn vị kia, dù ngoài phố hay khuôn viên bệnh viện. Vì thiếu dược sĩ đại học, nên Nhà nước có chấp nhận việc tổ chức những vùng nông thôn hẻo lánh các đại lý, do một dược sĩ trung học phụ trách với một danh mục mặt hàng nhất định phù hợp với nhu cầu của địa bàn và khả năng của dược sĩ. Việc bán sỉ do các đơn vị sau đây đảm nhận: + Xí nghiệp dược phẩm (được gọi là công ty sản xuất bán những mặt hàng do mình sản xuất ra. Ở các nước phát triển, xí nghiệp giao cho một công ty riêng phụ trách. + Các công ty dược phẩm thuốc các loại hình (quốc doanh, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn) + Các công ty nhập khẩu cũng thuộc các loại hình + Các trung tâm bác sĩ ở các thành phố lớn nếu được xem là một giải pháp tạm thời. Những dược sĩ phụ trách các hiệu thuốc và nhà thuốc tham gia vào các chi hội dược sĩ hành nghề của hội dược học, để cùng nhau thực hiện tự quản về việc tuân thủ và chấp hành luật lệ và qui chế. Tổ chức trên đây sau khi được khảo sát kỹ cần được ổn định và áp dụng thường xuyên suốt trong cả nước. Trong thời gian ít nhất 5 năm. Nếu giải quyết linh động, mỗi địa phương mỗi khác, mỗi lúc đều có sự thay đổi theo một bối cảnh nào đó, lập tức sẽ xảy ra hiện tượng lộn xộn, ảnh hưởng ngay đến kết quả của việc cung ứng và mục tiêu chiến lược sẽ không đạt được. Do đó, nhất định cần hoàn thành tổ chức phân phối thuốc men theo phương hướng nói trên. 2.2. Chủ trương về mạng lưới cung ứng thuốc: Kể từ ngày nước nhà giành lại độc lập đến nay trải qua hơn sau mươi năm dù trong giai đoạn chiến tranh hay khi cả nước đã hoàn toàn được độc lập, giải phóng và thống nhất lúc nào Đảng và nhà nước cũng quan tâm xây dựng một nền kinh tế nhân dân đặt vấn đề bảo vệ nâng cao sức khoẻ của dân thành một chiến lược hàng đầu. Sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ luôn luôn gồm hai yêu cầu gắn bó mật thiết với nhau; một mặt trăm lo việc xây dựng y tế cơ sở, mặt khác từng bước tạo điều kiện để có những đơn vị phòng bệnh, chữa bệnh chuyên sâu kịp với điều kiện phát triển của y học thế giới. Trong hai yêu cầu này y tế cơ sở là vấn đề then chốt, vì trực tiếp với dân, phải đáp ứng tại chỗ hàng ngày và nhanh chóng mọi nhu cầu về sức khoẻ cuả dân một cách bức thiết nhất. Y tế cơ sở thực hiện tốt, sẽ tạo ra một mạng lưới vững chắc đảm bảo về cơ bản sức khoẻ của dân, không làm gánh nặng cho các tuyến trên. Cứ mỗi năm, có thêm những cố gắng mới với những thành quả mới. Mạng lưới cung ứng thuốc cũng được mở rộng hơn (phục vụ đến từng thôn bản, kể cả nông thôn và các vùng hẻo lánh, miền núi, xa xôi và hải đảo…). Cơ sở vật chất được tăng cường, xây dựng mới thêm diện tích và nội dung hoạt động. Đội ngũ cán bộ đông hơn với kiến thức năng lực và tinh thần trách nhiệm được nâng cao không ngừng. Dân được phục vụ tốt hơn, nhiều hơn không chỉ những người có điều kiện mà người nghèo cần được quan tâm chăm sóc. Đối với ngành dược, phải công nhận là từ xưa đến nay, chưa thời kỳ nào thuốc men được dồi dào và phong phú như bây giờ, có thể nói là tràn ngập thị trường, nơi nào cũng có, lúc nào cũng có, thành thị lại quá nhiều, nông thôn ít hơn và càng ít hơn ở vùng sâu vùng xa. Từ sản xuất và phân phối, mỗi mặt hàng đều có những tiến bộ đáng kể, so với trước về khoa học cũng như về nội dung, chất lượng. Qui chế quản lý ngày càng đi sâu và cụ thể và đã thành một hệ thống nhất. Độ an toàn về thuốc được quan tâm nhiều hơn. Một chính sách quốc gia cũng đã được ban hành để đạt công tác dược vào hướng phát triển có nề nếp, vừa thuận lợi và an toàn cho dân, vừa có lợi cho nền kinh tế quốc gia. Nhìn chung, mọi người dân, dù ở thành phố, hay ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, đều mong được chăm sóc sức khoẻ như nhau đúng theo yêu cầu của công bằng xã hội. Làm sao ai cũng được hưởng ai cũng như ai, dù ở mức tối thiểu, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà thế giới đạt được, mà điều kiện ở nước ta cho phép có được. Mong sao tỉ lệ các bệnh tật ngày càng giảm sút, các dịch bệnh bị chặn đứng, bị đẩy lùi đến mức có bệnh bị thanh toán, không còn đường trở lại. Với đà đó, mong sao tỉ lệ tử vong, nhất là tỉ lệ tử vong ở trẻ em ngày càng được hạ xuống, để rồi người dân Việt nam ngày càng thêm cường tráng, với yêu cầu cải tiến nòi giống như văn kiện của Đảng đã nêu ra. Muốn vậy, mạng lưới y tế cung cấp thuốc ngày càng được mở rộng. Từ thành thị đến nông thôn, đến vùng sâu vùng xa. Một đội ngũ cán bộ ngày thêm đông đảo, ngày càng thêm thuần thục, và được đãi ngộ tốt hơn, lúc nào cũng tận tuỵ với công cuộc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Những cơ sở y tế ngày càng khang trang, với những trang thiết bị hiện đại sẽ là chỗ dựa vững chắc cho một nền y tế tiến bộ. Các phương pháp đề ra phòng bệnh đi đôi với việc bảo vệ môi trường, việc phổ cập kiến thức ăn ở lành mạnh sẽ góp phần không ngừng nâng cao sức khoẻ của nhân dân. Một nền công nghiệp dược phẩm tiên tiến, hiện đại sẽ nhanh chóng đuợc hình thành để cung cấp đầy đủ thuốc men cho dân, sao cho thuận lợi và ai cũng có thể được hưởng. II. VAI TRÒ CỦA CÁC CỬA HÀNG THUỐC: 1. Khái niệm hiệu thuốc: [7] Hiệu thuốc là một đơn vị cung ứng thuốc và dụng cụ y tế cho công tác phòng và chữa bệnh trực thuộc công ty dược phẩm hoặc xí nghiệp dược phẩm và là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. 2. Vai trò , chức năng: 2.1.Vai trò: [7] Hiệu thuốc có vai trò cung ứng thuốc phòng chữa bệnh và dụng cụ y tế cho công tác phòng và chữa bệnh cho bệnh viện, bệnh xá và nhân dân trong toàn huyện, và là nơi tiêu thụ thuốc cho các cơ sở sản xuất thuốc trong và ngoài nước. Là cơ sở bán lẻ thuốc và dụng cụ y tế, phục vụ tận tay người tiêu dùng (người bệnh) thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ, các đại lý… 2.1.1Hoạt động kinh doanh thuốc. Chỉ được phép tổ chức bán thuốc (bán buôn, bán lẻ thuốc) sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành dược phẩm và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh thuốc (với cơ sở bán lẻ thuốc) do cơ quan có thẩm quyền cấp. Kinh doanh đúng phạm vi đã ghi trong giấy chứng nhận tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh thuốc phòng và chữa bệnh cho người và thực hiện đúng các qui định, qui chế chuyên môn của bộ y tế. Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân theo qui định của bộ y tế bán thuốc theo đơn. Các đại lý bán lẻ thuốc được phép bán lẻ thuốc thành phẩm theo danh mục đã được thoả thuận theo doanh nghiệp mở đại lý theo hợp đồng khi thay đổi danh mục thuốc thì hai bên ký thoả thuận lại. Các cơ sở bán buôn thuốc có trách nhiệm đảm bảo thuốc thiết yếu theo danh mục thuốc thiết yếu và chỉ được bán thuốc còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất. 2.1.2. Thuốc được phép kinh doanh và thuốc không được phép kinh doanh: 2.1.2.1. Thuốc được phép kinh doanh: Thuốc được bộ y tế cấp số đăng ký lưu hành (thuốc sản xuất trong nước, thuốc nước ngoài đã có số đăng ký) Thuốc nước ngoài chưa đăng ký tại Việt Nam nhưng được nhập khẩu theo giấy phép của bộ y tế. Các nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc chỉ được cung cấp cho các đơn vị có thuốc đã được Bộ y tế cấp sổ đăng ký, không được bán cho các đối tượng khác không có chức năng sản xuất thuốc. Việc kinh doanh thuốc gây nghiện được thực hiện theo qui chế quản lý thuốc gây nghiện. Việc kinh doanh thuốc hướng tâm thần và tiền chất được thực hiện theo qui chế quản lý thuốc tâm thần. 2.1.2.2. Thuốc không được phép kinh doanh: Thuốc thuộc danh mục thuốc cấm nhập khẩu. Thuốc đã mua để sử dụng cho các chương trình y tế quốc gia (với cơ sở bán buôn thuốc), thuốc pha chế theo đơn (từ các cơ sở bán lẻ thuốc có chức năng pha chế theo đơn thuốc viện trợ. Thuốc chưa có giấy phép đăng ký lưu hành do Bộ y tế cấp. Thuốc nước ngoài chưa đăng ký mà không có giấy phép nhập khẩu của Bộ y tế. Thuốc đã hết hạn dùng (riêng bán buôn không được, bán buôn thuốc còn hạn sử dùng trong hai tháng), thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thuốc kê đơn khi không có đơn của bác sỹ (đối với cơ sở bán lẻ thuốc) Thuốc không rõ nguồn gốc Thuốc thú y: Các cơ sở bán lẻ thuốc không được bán buôn thuốc, mua bán nguyên liệu làm thuốc, hoá chất xét nghiệm , mua bán thuốc gây nghiện (từ các doanh nghiệp Nhà nước được chỉ định cụ thể tại qui chế quản lý thuốc gây nghiện) 2.2.Chức năng: Hiệu thuốc có 3 chức năng: *Chức năng phục vụ (hay còn gọi là chức năng phân phối) “Theo quan điểm tổng quát kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập, phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất tới người tiêu dùng”. Nói cách khác đây là nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động cho các sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ có thể mua và sử dụng”. [2] Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Bản chất của việc phân phối hàng hoá vật chất: Đó là hoạt động lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra việc lưu kho và vận tải hàng hoá từ nơi sản suet đến nơi tiêu dùng. Ở thị trường mục tiêu nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao nhất. Hiệu quả cung ứng thuốc và dụng cụ y tế cho bênh viện, bệnh xá… nhằm đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho bệnh nhân ở bệnh viện, bệnh xá. Đây là một hình thức bán buôn. Vậy bán buôn là gì? Khái niệm bán buôn: ([2]) Bán buôn bao gồm tất cả các hoạt động nhằm bán hàng hoá và dịch vụ cho những người mua về để bán lại hoặc để kinh doanh Hiệu thuốc phục vụ quốc phòng chữa bệnh và dụng cụ y tế tới tận tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ và các đại lý. Đây là một hình thức bán lẻ. Vậy bán lẻ là gì? Khái niệm bán lẻ: ([2]) Bán lẻ là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải để kinh doanh. * Chức năng kinh doanh: Vậy kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn cuả quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. [5] Theo khái niệm trên, kinh doanh thể hiện một số đặc trưng sau: + Kinh doanh là loại hành vi mang tính chất nghề nghiệp + Kinh doanh có thể là việc thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. + Hành vi kinh doanh diễn ra trên thị trường + Hành vi kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Như vậy hiệu thuốc có chức năng kinh doanh vì: Nó cung ứng dịch vụ trên thị trường và nhằm mục đích sinh lời (cung ứng thuốc phòng chữa bệnh và dụng cụ y tế cho nhu cầu phòng chữa bệnh cho nhân dân trong toàn huyện và nhằm mục đích sinh lời). * Chức năng dự báo thị trường: Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt và bệnh tật nó cũng có những đặc tính riêng của nó. Ví dụ về mùa hè nóng lực có thể xuất hiện nhiều các bệnh của mùa hè (thậm trí có thể gây lên hành dịch) như tả, lị, viêm não trẻ em…. Mùa đông thì hay gặp các bệnh về đường hô hấp, nứt nẻ chân tay, đau khớp…. Dựa vào đó mà các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh có thể có kế hoạch sản xuất và kinh doanh những mặt hàng chủ yếu về các bệnh đó nhiều hơn để cung ứng đủ thuốc, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Qua đó, thực sự các hiệu thuốc, những nơi cung ứng thuốc đã thực hiện thêm một chức năng mới đó là chức năng dự báo thị trường. 3. Những nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. 3.1. Vốn: Khái niệm vốn đầu tư của doanh nghiệp: [4] Vốn đầu tư của doanh nghiệp là các loại tiền tệ (gồm nội tê, ngoại tệ), hiện vật hữu hình (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…) hàng hoá vô hình (mặt nước, mặt đất, sức lao động, bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế …) và các phương tiện khác nhau (các loại chứng khoán, vàng bạc đá quí) không phân biệt chủ sở hữu doanh nghiệp huy động vào quá trình tái sản xuất của mình theo các hình thức cụ thể nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của lao động và mang lại cho các chủ sở hữu vốn. Như vậy khác vốn sản xuất kinh doanh hiện có của doanh nghiệp, vốn đầu tư của doanh nghiệp là bộ phận vốn mới được huy động thêm phục vụ cho việc duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Chi nhánh Dược phẩm Văn Giang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì phải có vốn. Do nay đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần do đó vốn hiện tại là do các cổ đông đóng góp. Khi có vốn chi nhánh sử dụng để đầu tư vào kiến trúc hạ tầng (nâng cao bộ mặt của chi nhánh) vào đầu tư vào khai thác các chủng loại hàng hoá đa dạng các mặt hàng nhằm phục vụ tốt hơn mọi đối tượng khách hàng nhằm tăng phục vụ và kinh doanh 3.2. Địa điểm: Địa điểm chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của chi nhánh. Trước kia ông cha ta đã đúc kết: “nhất cận thị, nhị cận giang” và nó vẫn đúng cho đến bây giờ. Một địa điểm tốt sẽ là một thế mạnh cho việc kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể hoạt động một cách khép kín mà phải hoạt động rộng khắp. Chi nhánh dược phẩm Văn giang với tính chất là phục vụ kinh doanh theo địa chủ nên địa điểm được mở rộng khắp các xã trong huyện nhằm phục vụ thuốc tới tận tay người bệnh và người tiêu dùng. 3.3. Nguồn gốc thuốc cung ứng và khách hàng: 3.3.1. Nguồn thuốc cung ứng: Trước hết nguồn thuốc cung ứng phải đưa chất lượng thuốc lên hàng đầu (cung ứng thuốc tốt cho khách hàng), sau đó mới đến giá cả phải hợp lý. Thêm vào đố là phong cách phục vụ phải tốt (hay nói cách khác văn hoá doanh nghiệp phải tốt). Qua đó dần dần chi nhánh sẽ tạo ra uy tín cho doanh nghiệp và văn minh thương mại. Uy tín doanh nghiệp là một trong những tài sản vô hình của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Giá trị nguồn tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập thị trường, sản lượng tiêu thụ lớn doanh thu tăng và hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Văn minh thương mại làm tăng hiệu quả kinh doanh. Nó là một trong hai yếu tố thu hút khách hàng đầu tư đến với doanh nghiệp: chất lượng, sản phẩm, giá cả và chất lượng phục vụ. 3.3.2. Khách hàng Muốn chất lượng phục vụ được nâng cao chi nhánh phải xác định rõ đâu là khách hàng mục tiêu đó là các bệnh nhân (người bệnh). Chi nhánh phải xác định những đặc điểm của khách hàng hiện có và tiềm năng có mong muốn và sẵn sàng mua sản phẩm nhất từ đó đánh giá và tuyển chọn được các khách hàng có triển vọng… Do cuộc sống ngày càng được nâng cao, mong muốn chăm sóc sức khoẻ ngày càng được nâng cao, chi nhánh cần chú ý đến đối tượng có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ví dụ như: Các cụ già cần sức khoẻ chi nhánh tư vấn hướng dẫn các cụ dùng thuốc bổ để nâng cao thể lực. Đối với những khách hàng trung niên có nhu cầu chăm sóc sắc đẹp chi nhánh nên tư vẫn dùng các loại thuốc về chăm sóc sắc đẹp làn da, cơ thể… Phát huy những khách hàng triển vọng tốt trên căn cứ vào các biến số như tuổi, giới tính, trình độ, học vấn và lý do mua… Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CHI NHÁNH 1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành dược Việt nam Chi nhánh dược phẩm Văn giang thuộc công ty cổ phần dược Hưng yên và là một đơn vị hạch toán độc lập Tên giao dịch quốc tế của công ty là; “Hung Yen Pharmaceutical Medical Material Stock company” Viết tắt là: HUYEPHAR Trụ sở của chi nhánh dược phẩm Văn giang đóng tại thị trấn Văn giang - huyện Văn giang – tỉnh Hưng yên. 1.1. Sơ lược lịch sử ngành dược Việt nam Lịch sử hình thành và phát triển của ngành dược Việt nam có thể chia làm 4 thời kỳ: a) Thời kỳ trứơc công nguyên: Cách đây gần 5000 năm tổ tiên ta đã biết lấy cây cỏ chữa bệnh cho mình. Từ thời Hồng Bàng (2879- trước công nguyên). Ông cha ta đã biết sử dụng thuốc nhuộm vàng, tục nhai trầu, phòng bệnh, dùng gia vị (hành tỏi). Để giúp tiêu hoá và phòng chữa một số chứng bệnh. Thời kỳ này thầy thuốc đồng thời cũng là người bào chế thuốc. b) Thời kỳ phong kiến: Dưới các thời đại Đinh, Lý, Lê (1009-1783) nền y dược học Việt Nam phát triển mạnh, nhiều nhà danh y có tiếng đã xuất hiện trong thời kỳ này: Thế kỷ XIV thời nhà trần, đại danh y Nguyễn Bá Tĩnh (hiệu là Tuệ Tĩnh), ông là người đề ra phương châm “Nam dược trị Nam nhân” đã biên soạn cuốn “Nam dược thần hiệu”, gồm 560 vị thuốc, 3873 phương pháp để điều trị 184 chứng bệnh. Thế kỷ XVIII thời nhà Lê, đại danh y Lê Hữu Trác (hiệu là Hải Thượng Lãn Ông) đã biên soạn bộ sách đồ sộ “Hải Thượng y Tôn Tâm Lĩnh” (gồm 28 tập 66 quyển). Ông đã hệ thống hoá khá đầy đủ về lý luận đông y và phương dược thuốc nam, thuốc bắc kết hợp để điều trị bệnh nội, ngoại, nhị, khoa, phụ khoa. Ông cũng bổ sung 30 vị thuốc nam cho bộ sách thuốc “Nam dược thần hiệu”. Sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần cho nền y dược học Việt Nam phát triển đến mức độ cao, có những phương pháp chữa bệnh và những phương pháp chữa bệnh và những bài thuốc phù hợp với cơ thể bệnh lý, điều trị khí hậu Việt Nam, tình hình sức khoẻ và thể chất con người Việt Nam. Trong thời kỳ này, y học chủ yếu phục vụ giai cấp thống trị. Mặc dù y học có một tác động to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ngành y, dược thời kỳ này chưa có sự tách biệt. c) Thời kỳ Pháp, Nhật đô hộ: Nền y học dân tộc không được phát triển mà còn bị mai mòn đi do tây y chính thức được truyền vào Việt Nam. Dược phẩm chủ yếu nhập từ Pháp quốc đều là thuốc tây dược. Nền y dược Việt Nam mang tính chất kinh doanh đơn thuần và chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị. Thực dân Pháp, phát xít Nhật cấm lương y hành nghề tự do, cấm dùng thuốc độc trong thang thuốc đông y. Các cơ sở sản xuất thuốc hết sức nghèo nàn và thô sơ. Hệ thống y tế Nhà nước chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị và người giàu. d) Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay * Thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngay từ những ngày đầu của cách mạng Việt Nam, Bộ y tế đã được thành lập để lo việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Trong 9 năm kháng chiến, một cơ sở phòng chữa bệnh ta sản xuất thuốc đuợc thành lập, đã sản xuất được một số thuốc dùng cho phục vụ quân đội, nhân dân vùng giải phóng. * Từ ngày hoà bình lập lại (1954) đến nay: Ngành y tế nước ta đã phát triển nhanh chóng, toàn diện có tổ chức vững mạnh từ trung ương đến địa phương đáp ứng được công tác phục vụ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đảng ta đã đề ra những đường lối xây dựng nền y tế Việt Nam dựa trên “5 quan điểm, nhằm mục đích đưa nền y học nước ta phát triển đúng hướng: - Y tế phải phục vụ sản xuất đời sống của nhân dân lao động và quốc phòng. - Kiên trì phương hướng y học dự phòng. - Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, xây dựng nền y học Việt nam. - Dựa vào sức mình là chính, củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế. - Rèn luyện, đào tạo bồi dưỡng cán bộ y dược theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “lương y như từ mẫu”. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng và lãnh đạo, ngành y tế Việt nam nói chung và ngành dược phẩm nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc và đã góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khởe nhân dân phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hiện nay chúng ta đã có luật “bảo vệ sức khoẻ nhân dân” ngành y tế đã xây dựng “chiến lược quốc gia về thuốc”. Tất cả những điều đó đã và đang giúp ngành y tế Việt nam có định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển của mình. Đặc biệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn (2001- 2010) đã được chính phủ phê duyệt. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã đề ra mục tiêu giaỉ pháp cụ thể làm cơ sở cho mọi hoạt động cho ngành y tế trong đó có ngành Dược phấn đấu dể mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế cho chất lượng kỹ thuật cao giúp cho mọi người dân đều được sống trong cộng đồng an toàn phát triển tốt về thể chất và tinh thần giảm tỷ lệ phát bệnh nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. 1.2. Hành nghề y dược Trong bất cứ xã hội nào hoạt động của hàng trăm hành nghề khác nhau tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân. Xã hội càng phát triển văn minh càng nâng cao nhiều ngành mới ra đời và ngày càng được trao dồi điêu luyện, nghề nào cũng góp phần vào nền kinh tế văn hoá của mọi cộng đồng. Nghề y dược với chức năng bảo vệ duy trì và nâng cao sực khoẻ con người có mặt từ khi xã hội có loài người và là một trong rất ít nghề sớm nhất có trường đào tạo sớm. Vì đụng chạm và tác động thường xuyên đến sinh mạng con người nên ngành y dược là một trong những ngành có đòi hỏi điều kiện cao nhất. Không những phải có một văn bằng xác nhận trình độ mỗi người trong từng lĩnh vực chuyên môn mà muốn hành nghề phải xin phép và được một cơ quan có thẩm quỳên cấp giấy phép. Đã thế mà kinh nghiệm nhiều năm và thành tựu hoạt động cũng là những yếu tố quan trọng. Xã hội đã sớm thấy điều này và rút ra nhiều bài học lâu đời về hoạt động y dược nên ngành này quốc gia nào, Nhà nước nào cũng đặt vấn đề an toàn là cao nhất cho nhân dân trong việc khám chữa bệnh và cung cấp thuốc. Chính vì thế mà hai vấn đề sau đây được đặt ra: - Một là: Những qui định chặt chẽ trong việc hành nghề thống nhất trong nước và ngày càng trở thành nguyên tắc quốc tế trong công cuộc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong đó nêu nổi bật: + Quyền của một công dân được chăm lo bảo vệ sức khoẻ. + Điều kiện then chốt để có thể hành nghề chủ yếu có 3 là trình độ chuyên môn được xác định bằng một văn bằng, đạo đức được xác định bằng một lý lịch tư pháp trong sạch, được giám sát thông qua hội những người hành nghề trong tinh thần tự quản hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền Nhà nước. + Quyền hạn và trách nhiệm người hành nghề. + Những việc được làm và cần làm: Thủ tục đăng ký hành nghề Mối quan hệ với cơ quan và tổ chức có liên quan Vấn đề thanh tra hành nghề. Ở các nước các điều kiện trên đây được ghi trên một điều luật quốc gia do quốc hội thông qua thường được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội từng giai đoạn. - Hai là: Những yêu cầu về tư cách lương tâm và trách nhiệm của người hành nghề đúng với đạo lý xã hội thường được gọi là đạo đức hành nghề ở nước ta gọi là y đức ở các nước gọi là nghĩa vụ nghề nghiệp (esthique, ethics, dedontologic). Tất cả những yêu cầu naỳ được tập hợp lại vào một tập được gọi là luật nghĩa vụ được ngành y tế thảo ra có sự tham khảo của các hội đoàn y dược (nhất là các hội hành nghề) và được người đứng đầu nhà nước ban hành. Nói cách khác việc hành nghề y dược được Nhà nước quản lý chặt có sự phối hợp của các hội y dược. Điều rõ ràng là về phương diện chuyên môn cũng như đạo đức các yêu cầu trên được áp dụng trong hội y dược bất luận thuộc chuyên ngành hay chuyên khoa nào, không phân biệt công hay tư. Công tư chỉ khác nhau ở tiền thù lao. Một đằng là lương của nhà nước, một đằng là sự đóng góp trực tiếp của bệnh nhân mà mức độ đều được qui định. Chính sự cơ bản là văn bằng, yêu cầu cơ bản là lý lịch tư pháp. Hai giám sát chính xuất phát từ nhà nước thông qua thanh tra và hội hành nghề thông qua sự theo dõi của đồng nghiệp. Ở nước nào cũng vậy ngoài những dàng buộc bất thiết phải có để đảm bảo an toàn xã hội Nhà nước luôn luôn đơn giản các thủ tục hành chính để đội ngũ cán bộ y dược ngày càng thêm đông. Có thể động viên và tập chung trí lực vào viêc giải quyết một cách thuận lợi các yêu cầu về sức khoẻ của cộng đồng. Và đây là tinh thần và ý nghĩa của việc xã hội hoá ngành y dược của Đảng và Nhà nước ta. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh dược phẩm Văn giang. a) Điều kiện hình thành: Cũng như mọi ngành kinh tế của một quốc gia sản xuất và phân phối là hai mặt hoạt động cơ bản của ngành dược. Kể từ ngày Nhà nước giành độc lập cho đến nay trải qua 61 năm dù trong giai đoạn chiến tranh hay khi cả nước đã được hoàn toàn giải phóng và thống nhất lúc nào Đảng và nhà nước cũng quan tâm xây dựng một nền y tế nhân dân. Đặt vấn đề bảo vệ nâng cao sức khoẻ của nhân dân thành một chiến lược hàng đầu. Sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ luôn là vấn đề đáng quan tâm. Để tồn tại con người phải tìm đủ cách để đối phó với bệnh tật. Thuốc đã phát triển từ xa xưa phát triển nhanh chóng và luôn giữ vị trí độc tôn. Cho nên đi đôi với chân lý “đói ăn rau” người đời đã xác định “đau uống thuốc”. Qua thời gian thuốc ngày càng phát triển để kịp thời đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Nhưng việc cung cấp thuốc men với nhận thức là hàng hoá đặc biệt đưa thuốc tới tận tay người bệnh trong điều kiện hợp lý và đảm bảo an toàn không nhầm lẫn phù hợp với khả năng tài chính của dân. Trong mọi hoàn cảnh an toàn phải được coi là tiêu chí cao nhất. Cung ứng thuốc trong kinh tế thị trường tức là không bao cấp mà mua bán như đối với mọi hàng hoá khác có bán buôn và bán lẻ. Cũng do tính chất là hàng hoá đặc biệt nên thuốc không phải bất cứ ai cũng phân phối được mà phải được giao cho dược sỹ là những cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo có trường lớp. Ngoài nguyên tắc phân công đã được qui định: Thầy thuốc (bác sỹ) khám bệnh, định bệnh, chỉ định thuốc (tức cho toa) dược sỹ căn cứ vào toa mà giao thuốc bán thuốc. Chất lượng thuốc được xem là yếu tố quyết định kết qủa điều trị đồng thời cũng là một trong những điều kiện an toàn được hết sức coi trọng nên đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt về sản xuất tồn trữ bảo quản giao nhận theo dõi sử dụng phải được kiểm tra chặt chẽ không được vi phạm. Những điều trên đây là những nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của việc cung ứng thuốc men. Chi nhánh dược phẩm Văn giang đã được thành lập dựa trên các nguyên tắc chỉ đạo đó. Từ thời còn bao cấp (khoảng những năm 80) chi nhánh dược phẩm Văn giang đã bắt đầu hoạt động nhưng khi đó nó chỉ là một cửa hàng của hiệu thuốc Châu giang. Cửa hàng hoạt động với mục đích cung cấp thuốc và dụng cụ y tế cho nhân dân trong huyện dưới hình thức bán lẻ đưa thuốc tới tận tay người tiêu dùng. Sau đó vào những năm 90 của thập kỷ này một số cửa hàng con được mở ra và nằm rải rác ở một số các xã trong huyện (có 3 cửa hàng) nhằm đưa thuốc đến tận tay người tiêu dùng một cách triệt để hơn. Mãi cho đến tháng 8 năm 1999 khi có quyết định chia tách một số tỉnh huyện trong cả nước của nhà nước. Huyện Châu giang đuợc tách ra làm hai huyện: Khoái châu và Văn giang. Khi đó hiệu thuốc Châu giang cũng được tách ra làm hai hiệu thuốc là: “Hiệu thuốc Khoái châu” và “Hiệu thuốcVăn giang”. Như vậy có nghĩa là tháng 8 năm 1999 chi nhánh dược phẩm Văn giang chính thức được thành lập lấy tên là “Hiệu thuốc Văn giang” trực thuộc công ty dược và vật tư y tế Hưng yên. Đến tháng 8 năm 2005 do chuyển đổi doanh nghiệp thành: “Chi nhánh dược phẩm Văn giang” trực thuộc “Công ty cổ phần dược Hưng yên”. b) Quá trình phát triển. Tháng 8 năm 1999 hiệu thuốc Văn giang ra đời với đầy đủ tư cách pháp nhân trong quy chế hành nghề dược. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 12 người, trong đó có 1 dược sỹ đại học, 7 dược sỹ trung học, 3 dược tá và 1 kế toán. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển nhiệm vụ của hiệu thuốc không phải là kinh doanh đơn thuần mà nó là đơn vị mang cả 3 tính chất: phục vụ, kinh doanh và dự báo thị trường (vì nó có thể dự báo mùa nào dùng loại thuốc gì nhiều và chủ yếu, do đó các nhà sản xuất có thể dựa vào đó để có kế hoạch sản xuất…). Hiệu thuốc vừa là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập thuộc công ty dựoc vật tư y tế Hưng yên, có quan hệ hợp đồng cung cấp hàng cho bệnh viện, bệnh xá trong toàn huyện, vừa giúp công ty trong việc chỉ đạo mạng lưới lưu thông, phân phối thuốc tới tận tay người tiêu dùng. Sự khởi đầu của hiệu thuốc Văn giang vô cùng khó khăn với đồng vốn ít ỏi (chỉ có 12 triệu đồng do hiệu thuốc Châu giang bàn giao lại, chỉ là nhà cấp bốn, mưa vẫn còn bị dột, khô thì ẩm thấp…). Cộng với hoàn cảnh ra đời lúc nền kinh tế thị trường rộng mở: Nhà nước cho phép tư nhân đủ điều kiện pháp nhân và có cơ sở vật chất đúng yêu cầu được mở cửa hàng tư nhân dưới hình thức nhà thuốc, đại lý thuốc…lại thêm khó khăn là do huyện mới thành lập, do đó ban quản lý thị trường còn chưa hoạt động, các cửa hàng thuốc tư nhân không có giấy phép mở ra nhiều, gây cho hoạt động của hiệu thuốc càng thêm khó khăn. Đã vậy địa bàn của hiệu thuốc lại gần Hà nội, nên khó khăn càng thêm chồng chất, có lúc tưởng chừng như hiệu thuốc sẽ không thể đứng vững được. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, sự nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo hiệu thuốc, cùng với sự cố gắng hết mình vì tập thể của đội ngũ cán bộ công nhân viên hiệu thuốc, đã dần dần đưa hiệu Văn giang thoát khỏi bế tắc. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiệu thuốc đã khéo léo quan hệ tốt với bệnh viện và các cơ quan có liên quan, tạo mối quan hệ tốt, cung cấp thuốc tốt, đúng đủ và đảm bảo chất lượng nên đã dần tạo được lòng tin cho bạn hàng. Đội ngũ nhân viên đã không quản ngại khó khăn tranh thủ cả sớm tối đêm khuya bám trụ cửa hàng của mình để phục vụ thuốc tới tận tay người tiêu dùng. Với phương châm “chất lượng hàng đầu”; “đủ về số lượng, phong phú về chủng loại”, “giá cả hợp lý”, “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”…Và cũng dần chiếm được thị trường. Bằng nỗ lực hết mình của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan đã được thay đổi về diện mạo: nhà cửa, kho tàng được lại: nâng nền, tôn mái, làm trần nhựa chống nóng, trát lại tường bao cho sạch sẽ, cửa ra vào được làm lại chắc chắn. Mua được thêm một số trang thiết bị mới như: Bàn ghế, bàn họp, bàn làm việc, giường tủ… Để có được kết quả trên đội ngũ lãnh đạo của hiệu thuốc đã có một tầm nhìn xa trông rộng hầu hoạch định một hướng đi liên tục, đem lại lợi ích cho nhân viên với những bước phát triển nhanh chóng, nối tiếp nhau, bước sau cao hơn bước trước. Đó là chiến lược xây dựng hướng đi cho mình, có chiến lược xem như cốt lõi, rồi mới vạch ra kế hoạch đi tới, dài hạn để đi xa, ngắn hạn để đạt được mục tiêu của những giai đoạn nhỏ. Xong mới đến chính sách được đề ra làm khuôn khổ tạo điều kiện để chiến lược được thực thi thuận lợi. Kế tiếp đó là những biện pháp tức là những công cụ góp phần vào việc thực thi chiến lược và kế hoạch. Nắm chắc được tình hình sử dụng thuốc trong toàn huyện trong từng thời điểm và nhằm ấn định bước đi lên: đặt yếu tố đảm bảo thuốc men cho dân lên hàng đầu thông qua hệ thống phân phối: bệnh viện, bệnh xá, các cửa hàng bán lẻ của hiệu thuốc, các đại lý được xem là yếu tố then chốt của chiến lược. Đầu năm 2003 khi hiệu thuốc đã đi vào quỹ đạo ổn định thì có vấn đề xảy ra nổi bật trên thị trường dược phẩm, đó là vấn đề “giá thuốc”. Các phương tiện thông tin đại chúng, dân thành thị và nông thôn, người bệnh, cán bộ y dược các cấp, đoàn thể cà chính quyền ai cũng đều xúc động: tại sao giá thuốc lại lên giá đồng loạt, lên cao và lên nhanh…thực tế là như thế nào? Phải công nhận giá là một chỉ tiêu rất tổng hợp không những về kinh tế và đời sống mà cả về chính trị và xã hội, về kỹ thuật và văn hoá, nên bất cứ ai cũng quan tâm và nhà nước đã lo cho dân thì phải quan tâm bậc nhất. Trong các loại giá, giá thuốc thuộc loại “xung yếu” nhất, không chú ý đúng mức hậu quả tất yếu sẽ xảy ra, đôi khi khó lường. Nhất là ở vùng nông thôn, địa bàn mà hiệu thuốc quản lý, đối với nền kinh tế còn eo hẹp thì thuốc tăng giá lại là cả vấn đề lớn. Do đó việc tăng giá thuốc chung trong cả nước đã làm hiệu thuốc gặp không ít trở ngại. Nhưng với chiến lược rõ ràng, cùng với những lời giải thích hợp lý, cùng với lòng tin của khách hàng đối với hiệu thuốc đã tạo được từ trước đã giúp hiệu thuốc tiếp tục đứng vững. Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, công ty dược và vật tư y tế Hưng yên cũng bắt đầu tiến hành các thủ tục, hoàn tất các việc để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Vậy công ty cổ phần là thế nào? Khái niệm công ty cổ phần: [6] *Công ty cổ phần là doanh nghiệp nhà nước trong đó: Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và có các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đóng vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Và trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về quỳên chuyển nhượng các cổ đông đó. Cổ đông có thể là tổ chức cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. *Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo qui định của pháp luật Nhà nước về chứng khoán. *Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Là một chi nhánh của công ty dược và vật tư y tế Hưng yên, nên hiệu thuốc Văn giang cũng nhanh chóng thực hịên hoàn tất các thủ tục để chuyển đổi sang cổ phần. Nhưng do trục trặc về phía công ty nên đến tận tháng 8 năm 2005. Công ty dược vật tư y tế Hưng yên mới chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần và lấy tên là “công ty cổ phần dược Hưng yên”, hiệu thuốc Văn giang được chuyển thành “chi nhánh dược phẩm Văn giang”. Khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, công ty có được những thuận lợi sau đó công tác kinh doanh được phát triển như sau: Ban lãnh đạo (hội đồng quản trị) có các quyền sau: - Quyền quyết định phát triển chiến lược công ty. - Quyết định phương án đầu tư. - Quyết định đào tạo bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định hay động thêm vốn theo các hình thức khác. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty, hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn được qui định tại điều lệ công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức qui chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. - Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng. - Quyết định mua lại không qua 10% số cổ phần đã bán của từng loại. - Các quyền và nhiệm vụ khác qui định tại luật này và điều lệ công ty. Các ý kiến của các cổ đông được xem xét và giải quyết trong các cuộc họp cổ đông. Như vậy công ty cổ phần dược Hưng yên nói chung và chi nhánh dược phẩm Văn giang nói riêng đã có thêm nhiều điều kiện để phát triển. Như được chắp cánh bay cao hơn, xa hơn. Chi nhánh dược phẩm Văn giang đã có vốn vay quay vòng dư dật hơn. Nhân viên đã có tinh thần trách nhiệm, giờ đây tinh thần đó ngày càng được tăng cao thêm vì các nhân viên đều cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn với chính đồng vốn của mình bỏ ra. Nhưng không có một con đường đi nào mà không gặp phải những trở ngại. Đầu năm 2006, giá thuốc lại tiếp tục leo thang. Điều đáng nói ở đây là sự phòng bị. Ba năm gần đây cứ theo chu kỳ 10 tháng đến 12 tháng lại rộ lên tiếng kêu từ nhiều cơ quan thông tin đại chúng là giá thuốc đang lên. Rồi từ tiếng kêu đó, những cơ quan có liên quan bị xúc động theo lối bị động dây truyền, từ dưới dội lên trên và từ trên dội xuống dưới, với sự xôn xao trong dư luận và với biện pháp cuối cùng là tổ chức thanh tra hàng loạt, đến mức đã có báo nhận xét “đến hẹn lại tăng”. Điều này có nghĩa là biện pháp nên ra để khắc phục giá thuốc trước kia chưa phải là tối ưu, mà mang nhiều tính chất đối phó chưa có công hiệu cơ bản. Và như vậy cơn dông này sẽ đi qua hết một chu kỳ thì cơn dông khác sẽ lại ập đến, chứ không phải bị khống chế hay triệt tiêu từ xa. Nên chăng có một đề tài nghiên cứu về giá thuốc một cách toàn diện triệt để, để có thể có những phương án giải quyết tận gốc. Cũng như những loại hàng hoá khác chúng ta không bao giờ ảo tưởng giá thuốc sẽ đứng tại chỗ, bất di bất dịch, trừ trường hợp có sự trợ giá thoả đáng. Thái độ đúng đắn nhất có lẽ là trên tình hình cụ thể, chủ động cho giá của việc quản lý. Cũng có việc cần chú ý: Đừng để giảm phẩm chất của thuốc. Giá cả và giá thuốc là một vấn để xứng đáng để giành nhiều công sức. Khó khăn cứ nối tiếp khó khăn. Mặc dù sang năm 2006, chi nhánh dược phẩm Văn giang đã xuất hàng được cho 11 xã trong toàn huyện và thêm ở đại lý nữa, nhưng hàng cung ứng cho bệnh viện lại bị giảm một cách rõ rệt. Nguyên nhân là do Bộ y tế ban hành chính sách đấu thầu thuốc cung ứng cho bệnh viện. Do ít vốn, kinh nghiệm về lĩnh vực đấu thầu của đội ngũ cán bộ công ty còn non kém, nên hầu hết các loại thuốc chủ chốt để đưa vào bệnh viện công ty đều không trúng thầu. Đúng như kinh nghiệm dân gian đã đúc kết: “họa vô đơn chí”. Do qui chế mới của bộ y tế qui định dược tá không được phép bán hàng ở thị trấn, thị tứ, nên 4 dược tá (ban đầu là 3 dược tá, nhưng 2 dược tá lại mới nhận được vào thay cho một dược sỹ trung học về nghỉ chế độ và một dược tá về hưu) phải cử đi học để nâng cao chuyên môn. Mặc dù học tập bố trí được xen kẽ nhau nhưng dù sao thì nhân lực cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Đã vậy, tháng 6 năm 2006, chủ nhiệm của chi nhánh mới được bổ nhiệm là một nhân viên phụ trách cửa hàng khu vực, vì vậy đương nhiên là chi nhánh bị mất đi doanh thu của một cửa hàng đó. Do đó doanh thu của chi nhánh bị giảm bớt. Thời gian này thực sự là một bài toán khó cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh dượcVăn giang. Nhưng với sự nhiệt tình năng động và khéo léo, với sức trẻ của thế hệ kế tiếp, đội ngũ lãnh đạo chi nhánh trở lại quỹ đạo hoạt động và đã phần nào thu được kết quả. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cuả chi nhánh: 2.1. Cơ cấu tổ chức: * Khái niệm cơ cấu tổ chức: [3] Cơ cấu tổ chức thể hiện mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức giữa những con người trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức (chính thức) là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá có những nhiệm vụ và quyền hạn và trách nhiệm nhất định được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định. Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác định rõ mối tưong quan giữa các hoạt động cụ thể, những nhiệm vụ những quỳên hạn và trách nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức, và các mối quan hệ quyền lực bên trong tổ chức. * Cơ cấu tổ chức của chi nhánh dược phẩm Văn giang. Chi nhánh dược phẩm Văn giang hiện tại có 11 các bộ công nhân viên. Trong đó có: 1 dược sỹ đại học, 5 dược sĩ trung học, 4 dược tá và 1 kế toán. * Cơ cấu tổ chức gồm: + Trưởng chi nhánh: Chịu trách nhiệm quản lý tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Kế toán + Tổ nghiệp vụ: gồm 2 người Nghiệp vụ Thủ kho + Tổ bán hàng: Gồm 7 người phụ trách 5 cửa hàng 1) Cửa hàng số 1 (cửa hàng chính) Cửa hàng số 2: Đóng tại thị trấn Văn giang(xã Văn phúc) 3) Cửa hàng số 3: Đóng tại thị trấn Văn giang (xã Phụng công ) Cửa hàng số 4: Đóng tại (bệnh viện Văn giang) Cửa hàng số 5: Đóng tại xã Cửu cao Mô hình tổ chức của bộ máy quản lý kinh doanh của chi nhánh được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư: Việc hình thành bộ phận dựa vào lãnh thổ là một phương thức khá phổ biến ở các tổ chức hoạt động trên phạm vi địa lý rộng. Trong trường hợp này điều quan trọng là các hoạt đọng trong khu vực hay địa dư nhất định được hợp nhóm và giao cho một người quản lý. Mô hình tổ chức của bộ phận theo địa dư được áp dụng khi tiến hành các hoạt động giống nhau ở các khu vực địa lý khác nhau. Ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức theo địa dư:[3] + Ưu điểm: 1) Chú ý đến nhu cầu thị trường và vấn đề địa phương Có thể phối hợp hành động của các bộ phận chức năng và hướng các hoạt động này vào các thị trường cụ thể. Tận dụng được tính hiệu quả của các nguồn lực và hoạt động tịa địa phương. Có được thông tin tốt hơn về thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo các cán bộ quản lý chung. + Nhược điểm: Khó duy trì hoạt động thực tế trên diện rộng của tổ chức một cách nhất quán. Đòi hỏi phải có nhiều cán bộ quản lý. Công việc có thể bị trùng lặp Khó duy trì việc ra quyết định và kiểm tra một cách tập trung. 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Dược phẩm Văn Giang. Trưởng chi nhánh Kế Toán Nghiệp vụ Cửa hàng số 1 Cửa hàng số 2 Cửa hàng số 3 Cửa hàng số 4 Cửa hàng số 5 2.3. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận: Toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều được sự quản lý của Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh cùng các bộ phận phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau. Tuy mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng biệt nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình. - Kế toán: Tổ chức quản lý, tính giá cả, hạch toán các nghiệp vụ kế toán góp phần bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh, giám sát đầy đủ, kịp thời và chính xác mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong chi nhánh. Lập kế hoạch tiền lương. - Nghiệp vụ: Lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch mua bán hàng hoá theo hợp đồng, thường xuyên nắm bắt tình hình hàng tồn kho để điều chỉnh kế hoạch mua bán. Phối hợp với Trưởng chi nhánh giao hàng cho bệnh viện và các bệnh xá trong toàn huyện. Xuất nhập hàng hoá theo đúng qui định của chi nhánh. - Hệ thống cửa hàng (tổ bán hàng); Có nhiệm vụ bán lẻ thuốc, phục vụ tới tận tay người tiêu dùng. 3. Nhiệm vụ của chi nhánh. Chi nhánh dược phẩm Văn giang cung ứng thuốc và dụng cụ y tế cho bệnh viện huyện Văn giang thông qua khoa dược bệnh viện. Cung ứng thuốc cho 11 trạm xá trong huyện, cung ứng thuốc cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân trong toàn huyện thông qua các cửa hàng bán lẻ và các đại lý. Cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường, tức là không bao cấp mà mua hàng như đối với mọi hàng hoá khác: có bán buôn và bán lẻ. Nhưng thuốc chữa bệnh là một hàng tiêu dùng đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ sơ xuất một chút dù rất nhỏ vẫn có thể gây ra tác hại to lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người, cho nên mua thuốc cũng là một “hành động”, đặc biệt, từ việc chọn đến việc sử dụng. Trước hết người mua không thể chọn hàng theo ý muốn của mình. Chỉ biết có một điều: có bệnh phải có thuốc chữa và phải mua thuốc, còn mua thuốc gì còn phải do một người chuyên môn chỉ định, từ loại thuốc sát trùng ngoài da đến thứ phải uống vào trong cơ thể, xem xét bệnh để xác định đó là bệnh gì? ở đâu, mức độ nào, xảy ra trên một cơ thể như thế nào? rồi chỉ định tức là áp dụng các biện pháp thế nào? Đó là dùng thuốc gì? bằng con đường nào? (uống hay dùng ngoài); liều lượng? Cách dùng như thế nào? (sau ăn, trước ăn, hay trong bữa ăn) và nơi cung ứng thuốc sẽ là hiệu thuốc . Hiệu thuốc không những là nơi cung ứng thuốc tới tận tay người bệnh mà còn là nơi tư vấn về cách sử dụng thuốc, hướng dẫn thuốc cho người bệnh, để bệnh nhân biết mà thực hiện dùng thuốc an toàn và hợp lý. Tất nhiên, mỗi người dùng thuốc một khác. người đang khoẻ mạnh hay đã lâm bệnh, lại còn phải chú ý đến người bệnh là trẻ con, hay người già, hay phụ nữ (nhất là phụ nữ có thai); mỗi người một cách, một liều thuốc khác nhau mà có thể dạng thuốc dùngcũng khác nhau. Do vậy ý kiến của nhà chuyên môn là rất cần thiết, không phải chỉ để tham khảo (như khi đi mua hàng hoá khác) mà để thực hiện đúng và đủ. Nhiệm vụ của chi nhánh dược phẩm Văn giang còn có là cố gắng đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân. Đủ thuốc không chỉ có nghĩa là đáp ứng đủ về nhu cầu số lượng và chủng loại, mà còn là lúc nào cần là có ngay, cũng như bất cứ nơi nào cũng có, người dân không phải chạy vạy tìm kiếm. Không chỉ thuốc phải có chất lượng cả nội dung lẫn hình thức, tức là phải có hiệu lực nhanh chóng chữa được căn bệnh, đồng thời phải được đóng gói chắc chắn, dễ coi và phải còn phù hợp với túi tiền của đông đảo mọi người. Đó là trên hết, thuốc phải đạt độ an toàn và không được gây quá nhiều tác dụng phụ. Nếu có độc tính cao thì hiệu thuốc phải thực hiện qui chế quản lý theo đúng qui định. Chính vì vậy lựa chọn thuốc để cung ứng cho nhu cầu nhằm phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong toàn huyện của chi nhánh dược phẩm Văn giang là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. - Tổ chức phát triển mạng lưới bán buôn và bán lẻ thuốc, trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế. - Vận động nhân dân tham gia nuôi trồng con và cây làm thuốc, phát triển vườn thuốc nam tại nhà. Thu mua chế biến các loại dược liệu sẵn có tại địa phương. Sưu tập các bài thuốc gia truyền có hiệu quả chữa bệnh, phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. - Tham mưu đề xuất với chính quyền về quản lý và phát triển công tác dược tại địa phương, tham gia quản lý thị trường thuốc thuộc phạm vi quản lý. - Chấp hành tốt các qui chế chuyên môn, pháp lệnh hành nghề được. - Tham gia bồi dưỡng đào tạo cán bộ dược cho ngành. - Hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh được giao (doanh số mua bán, duy trì, tích luỹ vốn được giao). - Đảm bảo đời sống cán bộ, nhân viên của hiệu thuốc ngày càng được nâng cao. 4. Phương thức kinh doanh của chi nhánh: Trong kinh doanh, mua bán là sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Đối với người mua, mục tiêu của họ là giá trị sử dụng hàng hoá. Đối với người bán, mục tiêu của họ là lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp (cụ thể ở đây là chi nhánh dược phẩm Văn giang) cần phải bán đuợc hàng hoá và bán được nhiều mới có khả năng thu được lợi nhuận cao, đứng vững trên thị trường và phát triển tốt. Ngược lại nếu hàng hoá không bán được thì chi nhánh sẽ bị thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Do đó, trong hoạt động bán hàng của chi nhánh, việc sắp xếp bố chí các địa điểm bán hàng thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh bán được nhiều hàng. Đây là một trong những lợi thế quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh. Chi nhánh dược phẩm Văn giang hiện nay có 5 cửa hàng đặt trong địa bàn huyện Văn giang. Mạng lưới bán hàng của chi nhánh không phân bổ rộng khắp trong toàn huyện đã hạn chế sự phân phối thuốc của chi nhánh đến tận tay người tiêu dùng, giảm tính cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. Hoạt động kinh doanh hiện nay của chi nhánh: - Hình thức bán buôn: Bán cho bệnh viện huyện, các trạm xá trong toàn huyện. - Hình thức bán lẻ: Được thực hiện thông qua mạng lưới các cửa hàng. Đây là hình thức bán hàng đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng (có 5 cửa hàng). - Bán hàng qua các cửa hàng đại lý: Đây là một hình thức bán hàng của chi nhánh áp dụng để chiếm lĩnh và quản lý thị trường thuốc. II. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH: 1. Tình hình kinh doanh của chi nhánh 1.1. Công tác nhập hàng: [7] Chi nhánh nhập thuốc và vật tư y tế theo các nguồn sau: * Nguồn thuốc nhập từ công ty dược, cụ thể là công ty cổ phần dược Hưng yên: đây là nguồn nhập chính. - Chủ yếu là chi nhánh nhập các loại thuốc quản lý theo qui định của Bộ y tế: thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc bán theo đơn, thuốc dự trù cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh thất thường. - Thuốc qui định theo danh mục thuốc thiết yếu của các tuyến xã phường. - Các loại thuốc chuyên khoa, thuốc thông thường, bán lẻ cho người bệnh. - Các loại máy móc thiết bị y tế * Nguồn thuốc mà chi nhánh tự khi thác: đó là thuốc được mua tại các công ty dược, các trung tâm dược phẩm, các công ty liên doanh, các xí nghiệp sản xuất thuốc, thuốc mua ở nguồn này chủ yếu là biệt dược và thuốc đông dược. * Nguồn thuốc do chi nhánh pha chế theo đơn của bác sỹ (nay ít áp dụng). 1.2. Công tác bán hàng: - Ý nghĩa của công tác bán hàng: Bán thuốc là khâu cuối cùng của ngành dược, là sợi dây nối giữa xuất với tiêu dùng thông qua nhân viên bán hàng mà người dân thấy rõ. Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước chăm lo đến sức khoẻ của cộng đồng. - Tổ chức bán thuốc: + Chuẩn bị: Trước khi mở cửa phục vụ nhân viên, bán thuốc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện bán sắp xếp ngăn lắp, ngắn gọn, sạch sẽ, mỹ thuật, chống nhầm lẫn, hiệu xuất cao và giảm cường độ lao động. + Bán thuốc: Người bán thuốc phải có trình độ chuyên môn về dược, có sức khoẻ, có đạo đức và không mắc bệnh truyền nhiễm. Thực hiện bán thuốc qua 5 bước: Tiếp khách hay tìm hiểu nhu cầu người mua. Nhận đơn phiếu, giới thiệu thuốcvà giá tiền. Chuẩn bị thuốc đóng gói và ghi nhãn. Nhận tiền giao thuốc, hướng dẫn cách dùng và quản lý Chép đơn hay ghi hoá đơn cho khách hàng. Trong quá trình giao tiếp với khách hàng chú ý những điều sau: a.Thái độ phục vụ: + Phải vui vẻ, niềm nở hoà nhã với khách hàng + Thực hiện khẩu hiệu: “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, “giữ được lòng tin với khách hàng”. + Trường hợp có bất đồng với khách phải bình tĩnh, nói năng thận trọng, giải quyết ôn hoà không nên to tiếng tại quầy hàng. b. Chống nhầm lẫn: Nhân viên bán thuốc phải thực hiện đầy đủ các qui chế, chế độ chuyên môn ban hành: chống nhầm lẫn trong bán thuốc, chế độ ghi chép ban đầu, bàn giao, thanh quyết toán… để tránh nhầm lẫn giữa tiền và thuốc ( thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu). 1.3. Qui mô kinh doanh: Theo cơ chế quản lý của nước ta, khi các doanh nghiệp Nhà nước được quyết định thành lập đều được nhà nước cấp vốn để hoạt động. Còn các công ty cổ phần thì vốn kinh doanh là do các cổ đông đóng góp. Chi nhánh dược phẩm Văn giang trước là doanh nghiệp nhà nước nên do nhà nước cấp vốn, nhưng từ năm 2004 do chuyển đổi thành công ty cổ phần thì vốn là do các cổ đông đóng góp. Biểu 1: Nguồn gốc hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nguồn: [1] Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 04 / 03 (%) 05 / 04 (%) 06 / 05 (%) Nguồn kinh doanh 50,856 227,187 227,187 238,187 346,7 0 4,62 1.Ngân hàng nhà nước 50,856 0 0 0 -100 0 0 2. Vốn tự bổ sung 0 227,187 227,187 238,187 100 0 4,62 Từ biểu hiện trên ta thấy vốn kinh doanh có sự thay đổi rõ rệt Cụ thể: - Năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 176,331 triệu đồng, tức là tăng 346,7%: Trong đó nguồn gốc tự bổ sung tăng 100%. Nguyên nhân là do chi nhánh thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp, do đó không còn vốn của ngân sách Nhà nước mà vốn năm 2004 là vốn do các cổ đông đóng góp (vốn tự bổ sung). (thực chất là năm 2004 chi nhánh đã có sự chuẩn bị đầy đủ cho cổ phần hoá, nhưng do sự trục trặc của phía công ty nên năm 2005 (tháng 8 năm 2005) công ty cũng như chi nhánh mới có quyết định chính thức để chuyển đổi thành công ty cổ phần) - Năm 2005 không tăng so với năm 2004. Nguyên nhân là do chi nhánh chưa tiến hành cổ phần hoá xong. (vì tháng 8 năm 2005 mới có quyết định chính thức để chuyển đổi doanh nghiệp). -Năm 2006 tăng 11 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do chi nhánh kêu gọi mỗi cổ đông đóng thêm 1 triệu đồng bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. 2. Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2.1.1. Doanh thu: Biểu 2: Tình hình kinh doanh của chi nhánh. Nguồn [1] Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 04 / 03 (%) 05 / 04 (%) 06 / 05 (%) 1.Tổng doanh thu 954,73 1007 1468 1749 5,47 45,78 19,14 2.Doanh thu 954,73 1007 1468 1749 5,47 45,78 19,14 3. Giá vốn hàng bán 796,93 840,8 1267 1546 5,5 50,7 22,02 Qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng tổng doanh thu và doanh thu của chi nhánh tăng dần theo các năm. Cụ thể: + Doanh thu của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 52,27 triệu đồng, tương ứng với 5,47% (tăng 5,47%) Doanh thu của năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 461 triệu đồng, tương ứng 45,78%. Doanh thu của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 281 triệu đồng, tương ứng19,14% +Giá vốn hàng bán của năm 2004 tăng so với năm 2003 là 43.87 triệu đồng, tương ứng 5,5% Giá vốn hàng bán của năm 2005 tăng so với năm 2004 là 426,2 triệu đồng, tương ứng 50,7%. Giá vốn hàng bán của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 279 triệu đồng tương ứng22,02% Nguyên nhân: Do chi nhánh phát huy được thể mạnh trên thị trường, tạo được niềm tin trong khách hàng. Thêm vào đó do có sự chuyển đổi doanh nghiệp sang doanh nghiệp cổ phần do đó chi nhánh có lượng vốn nhiều hơn để mở rộng qui mô kinh doanh, đa dạng hoá các chủng loại hàng hoá do đó doanh thu tăng. 2.1.2.Chi phí. Chi phí là toàn bộ khoản tiền mà chi nhánh bỏ ra cho một chu kỳ hoạt động kinh doanh (thường là 1 năm) của mình nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Biểu 3: Chi phí sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Nguồn [1] Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 04 / 03 (%) 05 / 04 (%) 06 / 05 (%) 1. Thuế môn bài, lệ phí 5 1,5 1,6 1,5 70 6,0 -6,6 2. Lãi vay ngân hàng 2,4 1,2 0 0 0 -50 -100 3. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn 20,65 22,5 23 26,6 8,9 2,2 15,7 4. Lương cán bộ nhân viên 88,082 98 119,1 131,6 11,3 21,5 10,5 5. Chi phí bán hàng 17,4 18 22 33,6 3,5 22,2 52,7 6. Chi phí quản lý 24,268 17,7 26,3 46,7 -27,9 49 77,5 Cộng 157,8 158,9 192 240 0,6 20,8 25 Qua biểu đồ 3 ta thấy chi phí kinh doanh của chi nhánh dược Văn giang mấy năm gần đây tăng. Cụ thể: Chi phí kinh doanh của chi nhánh năm 2004 tăng hơn so với chi phí kinh doanh năm 2003 là 1,1 triệu đồng tương ứng tăng 0,6% Chi phí kinh doanh của chi nhánh năm 2005 tăng hơn so với chi phí kinh doanh năm 2004 là 33,1 triệu đồng tương ứng tăng 20,8% Chi phí kinh doanh của chi nhánh năm 2006 tăng hơn so với chi phí kinh doanh năm 2005 là 48 triệu đồng tương ứng tăng 25% Nguyên nhân làm tăng chi phí: + Năm 2004/2003: Ta có chi phí thuế môn bài, Lãi vay ngân hàng, chi phí quản lý giảm. Nhưng chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tăng; lương cán bộ công nhân viên tăng, chi phí bán hàng tăng. + Năm 2005/2004: Chỉ có lãi vay ngân hàng giảm 100%, còn các chi phí khác đều tăng lên. + Năm 2006/ 2005: Chỉ có thuế môn bài giảm, lãi vay ngân hàng không có, còn các chi phí khác đều tăng. Nguyên nhân là do mặc dù cổ phần hoá kinh doanh, nên chi nhánh mở rộng qui mô kinh doanh nên làm tăng chi phí: Thuế, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Mặc khác do qui định tăng lương của nhà nước nên chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và lương cho cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. 2.1.3. Nộp ngân sách: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nghĩa vụ nột thuế. Nộp thuế đầy đủ là một trong những biểu hiện của hoạt động kinh doanh hợp pháp. Chi nhánh dược phẩm Văn giang thuộc công ty cổ phần dược phẩm Hưng yên là một doanh nghiệp luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước Biểu 4: Tình hình nộp thuế của chi nhánh. Nguồn [1] Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1. Thuế doanh thu 0 1.485.282 0 0 2. Thuế giá trị gia tăng phải nộp 9.775.781 8.538.836 9.102.501 12.729.211 3. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập 37.960.722 41.823.022 66.799.418 72.232.362 4. Thuế nội tức 0 0 0 0 5. Thuế vốn phải nộp 0 0 0 0 6. Thuế nhà đất 1.682.300 2.665.000 4.638.000 5.490.000 7. Thuế và lệ phí khác 0 0 0 0 Cộng 49.418.703 54.512.140 70.539.919 90.451.573 Qua biểu 4 ta thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước của công ty tăng lên: Năm 2003 nộp 49418.703 đồng Năm 2004 nộp 54.512.140 đồng tăng 5.093.437 đồng so với năm 2003 Năm 2005 nộp 70.539.919 đồng tăng 16.026.779đồng so với năm 2004 Năm 2006 nộp 90.451.573 đồng tăng 19.911.654 đồng so với năm 2004 Nguyên nhân: Do nhà nước áp dụng luật thuế giá trị giá tăng thay thuế doanh thu khiến chi nhánh gặp nhiều khó khăn về vốn do phải nộp thuế giá trị gia tăng ngay từ đầu vào. Mặt khác, thuế giá trị gia tăng phải nộp cho nhà nước thường cao hơn gấp nhiều lần so với thuế doanh thu trước kia. Thuế nhà đất tăng cao: Năm 2003 là 1682300 đồng. Năm 2004 là 2665000 đồng.(tăng 972700 đồng so với năm 2003) Năm 2005 là 4638000 đồng. (tăng 1973000 đồng so với năm 2004) Năm 2006 là 5490000 đồng. (tăng 852000 đồng so với năm 2005) Do tình hình nộp thuế của chi nhánh tăng lên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. 2.1.4. Lợi nhuận: Trong kinh doanh thì lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó quyết định tới việc tồn tại hay không tồn tại của cơ sở kinh doanh đó. Do đó các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận (với đều kiện phải hợp pháp) để tồn tại và phát triển và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn Giang. Biểu 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nguồn [1] Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1. Lợi tức nộp 157,8 166,2 201 203 2. Lợi tức từ hoạt động kinh doanh 2,4 7,3 9 13,28 3. Lợi tức gộp từ hoạt động tài chính 0 0 1,4 3,7 4. Lợi tức bất thường 0 0 0 0 5. Tổng lợi tức trước thuế 2,4 7,3 10,4 16,98 6. Tổng lợi tức phải nộp 0 0 0 0 7. Thuế vốn phải nộp (lợi nhuận) 2,4 7,3 10,4 16,98 Chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất tình hình kinh doanh của chi nhánh đó là lợi nhuận. Qua biểu 5 ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng sau mỗi năm. Cụ thể: Năm 2004 tăng 4,9 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với 20,4% Năm 2005 tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với 42,46% Năm 2006 tăng 6,58 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với 63,26% Như vậy trong những năm hoạt động kinh doanh chi nhánh luôn kinh doanh có hiệu quả, làm ăn có lãi. 2.1.5. Tiền lương: Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Đối với người lao động, tiền lương có ý nghĩa như đòn bẩy kinh tế, có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động. Biểu 6: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên chi nhánh dược phẩm Văn giang. Nguồn [1] Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1. Tổng quĩ lương 88.082.000 98.000.000 119.121.000 131.586.000 2. Tiền thưởng 0 0 0 0 3. Tổng thu nhập 88.082.000 98.000.000 119.121.000 131.586.000 4. Số lao động 12 12 12 11 5. Tiền lương bình quân 611.681 680.555 838.800 996.864 6. Thu nhập bình quân 611.681 680.555 838.800 996.864 Qua biểu 6 ta thấy, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh được cải thiện qua các năm. Năm 2003 thu nhập của mỗi nhân viên là 611.681 đồng. Năm 2004 thu nhập của mỗi nhân viên là 680.555đồng (tăng 68874 đồng so với năm 2003). Năm 2005 thu nhập của mỗi nhân viên là 838800 đồng (tăng 158.245 đồng so với năm 2004). Năm 2006 thu nhập bình quân của mỗi nhân viên là 996.864 đồng ( tăng 158.064 đồng so với năm 2005 ). Điều đó chứng tỏ doanh thu tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh tăng hàng năm, dẫn đến lợi nhuận, tổng quĩ lương tăng, tiền lương bình quân tăng, thu nhập bình quân tăng. 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh: Từ ngày chuyển đổi doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng được mở rộng về qui mô, phạm vi kinh doanh…, hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Việc phân tích một số chỉ tiêu của chi nhánh dưới đây nhằm đánh giá chính xác và toàn diện hơn về tình hình kinh doanh của chi nhánh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng. 2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận của chi nhánh Biểu 7. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của chi nhánh. Nguồn [1] Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 04/03 (%) 05/04 (%) 06/05 (%) 1. Doanh thu Triệu đồng 954,73 1007 1468 1749 4,4 45,8 19,14 2.Lợi nhuận Triệu đồng 2,4 7,3 10,4 16,98 204 42,5 63,3 3.Vốn kinh doanh Triệu đồng 50,856 227,187 227,187 238,187 346,7 0 4,62 4. Tỷsuất -Lãi doanh thu % 0,25 0,725 0,71 0,97 190 -2,1 36,6 -Lãi vốn kinh doanh % 4,72 3,2 4,58 7,13 -32,2 43 55,7 Dựa vào biểu 7 ta thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh đạt được chỉ tiêu lợi nhuận có tốc độ tăng trưởng khá cao. Cụ thể: + Về tỷ suất lãi doanh thu: Năm 2004 tăng lên 190% so với năm 2003 Năm 2005 giảm 2,1% so với năm 2004 Năm 2006 tăng 36,6 % so với năm 2005 + Về tỷ suất lãi vốn kinh doanh: Năm 2004 giảm 32,2% so với 2003 Năm 2005 tăng lên 43% so với 2004 Năm 2006 tăng lên 55,7% so với 2005 Nguyên nhân: Doanh thu và lợi nhuận tăng tỉ lệ thuận với nhau theo các năm. Vốn kinh doanh tăng nhanh đã kéo theo sự tăng lên của chỉ tiêu lợi nhuận. 2.2.2. Tình hình tài chính của chi nhánh: Biểu 8: Chỉ tiêu về tình hình tài chính của chi nhánh. Nguồn [1] Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1. Các khoản phải trả Triệu đồng 121 61 155.817 69.867 2. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 102 61 155.817 69.867 3. Hàng tồn kho Triệu đồng 103.7 153 254.5 174.808 4. Tài sản lưu động Triệu đồng 133 261 355.515 293.186 4. Tình hình tài chính (khả năng thanh toán) % 110 428 288 420 Qua biểu 8 ta thấy khả năng thanh toán của chi nhánh năm 2003 đạt 110%, năm 2004 đạt 428 %, năm 2005 đạt 228%, năm 2006 đạt 420 % . Điều đó chứng tỏ rằng chi nhánh luôn đảm bảo tốt khả năng thanh toán, chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động của chi nhánh tăng đều qua các năm nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến tình hình khả năng thanh toán nợ của chi nhánh. Qua đó ta thấy được chi nhánh luôn sử dụng nguồn vốn có hiệu quả tốt. 3. Đánh giá kết quả thu được và nhận xét: Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, qui mô kinh doanh ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Mặt khác, mặt hàng kinh doanh của chi nhánh là một loại hàng hoá đặc biệt, có liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người, nhưng đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn đảm bảo, do đó thị trường hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã từng bước được mở rộng, tạo dựng được nguồn cung cấp tiêu thụ hàng hoá ngày càng tăng. Qua quá trình phân tích đánh giá cao chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của chi nhánh cũng như tình hình thanh toán nợ của chi nhánh ta có thể rút ra được một số nhận xét như sau: Chi nhánh Dược phẩm Văn Giang là một doanh nghiêp hoạt động về lĩnh vực y tế. Khi chuyển sang cơ chế thị trường hạch toán độc lập, chi nhánh đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh, cũng như sự thiếu hụt về thị trường, về nguồn hàng, về vốn, về sự rối loạn của giá cả… Những chi nhánh đã nhanh chóng tiếp cận thực tế, tìm hiểu thị trường của mình và tìm ra hướng đo cho mình và đã được một số kết quả sau: Tình hình kinh doanh của chi nhánh tăng đều qua các năm do qui mô mở rộng dẫn đến chi phí (các khoản chi phí của chi nhánh) cũng gia tăng sau mỗi năm. + Tình hình nộp thuế: Chi nhánh luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thế của chi nhánh vào ngân sách nhà nước. + Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng tăng đều qua mỗi năm. + Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh qua các năm (biểu hiện ở tỷ suất lợi nhuận hàng năm tăng) + Khả năng thanh toán của chi nhánh luôn được đảm bảo kịp thời đúng thời hạn. Điều đó cho biết tình hình tài chính của chi nhánh tốt. Tóm lại: Tình hình kinh doanh của chi nhánh đang ổn định và có xu hướng đi lên. III. NHỮNG TỒN TẠI VƯỚNG MẮC: 1.Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh (yếu tố khách quan): - Giá thuốc leo thang xu hướng “đến hẹn lại tăng”, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh. - Quản lý thị trường còn lỏng lẻo: Còn có nhiều cửa hàng thuốc tư nhân không giấy phép ngang nhiên hoạt động. - Cơ chế đấu thầu thuốc của nhà nước đã làm cho công ty cổ phần dược Hưng yên nói cung và chi nhánh dược phẩm Văn giang nói riêng bị thu hẹp mặt hàng kinh doanh. - Giá thuốc đầu vào của chi nhánh còn cao vì phải qua nhiều không trung gian. 2. Những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh (yếu tố chủ quan): - Bộ máy quản lý của chi nhánh còn cồng kềnh (hiện tại có11 cán bộ công nhân viên thì có 4 người làm hành chính) - Hệ thống cửa hàng chưa được trải rộng: Huyện Văn Giang hiện tại có 11 xã, nhưng hệ thống cửa hàng của chi nhánh chỉ mới tập chung ở 3 xã: Quầy chính (cửa hàng chính) đóng tại xã Văn phúc; 2 cửa hàng đóng tại xã Phụng công, và 2 cửa hàng đóng tại xã Cửu cao. -Trình độ cán bộ công nhân viên còn thấp. Chỉ có 1 dược sỹ đại học chiếm 10% Có 5 dược sỹ trung học chiếm 50% Có 4 dược tá chiếm 40% mà theo qui định mới của Bộ y tế thì dược tá không được bán hàng ở thị trấn, thị từ năm 2003. - Cán bộ công nhân viên không được trang bị kiến thức về kinh doanh mà chủ yếu là mầy mò và tự học, rồi tự rút kinh nghiệm thông qua thực tế. -Không được cập nhật về các loại thuốc mới, mà chỉ do tự học qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ VÀ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NĂM 2007 Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và việc hội nhập vào các tổ chức tự do hoá mậu dịch đã đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta qua một giai đoạn phát triển mới có nhiều thuận lợi. Nhưng cũng gặp không ít những khó khăn thử thách. Năm 2007 cũng là một năm đầy thử thách đối với chi nhánh Dược phẩm Văn Giang: + Cơ chế đấu thầu thuốc của Bộ y tế làm cho chi nhánh bị thu hẹp mặt hàng kinh doanh. Do đó dẫn đến hàng cung ứng cho bệnh viện giảm rõ rệt. + Các cửa hàng tư nhân vẫn chưa bị dẹp bỏ. + Đồng tiền Việt nam không ổn định, gây ảnh hưởng tới các dự kiến ban đầu, dẫn đến chi nhánh phải thường xuyên chuyển đổi chiến lược kinh doanh. + Nhân viên đi học quá nhiều (4 nhân viên đi học) Dựa trên tình hình chi nhánh đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ cần được thực hiện trong năm 2007 như sau: - Cần đổi mới phương thức kinh doanh - Tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh trong toàn huyện - Cố gắng bán hàng đạt mức chỉ tiêu mà công ty đã đều ra. Những mục tiêu cụ thể đặt ra trong năm 2007 là: + Doanh số bán ra ước tính đạt: 2 tỷ đồng. + Nộp ngân sách nhà nước: 105 triệu đồng. + Lãi thực hiện đạt: 24 Triệu đồng. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ VÀ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG: 1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: 1.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mục tiêu của các doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp luôn là tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp chi phí sản xuất tránh những rủi ro gặp phải và để tồn tại và phát triển. Nếu không có lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ không thể trả công cho người lao động, duy trì việc làm lâu dài cho khách hàng và cộng đồng. Đồng thời xu thế nền kinh tế các nước hiện nay là mở cửa và hội nhập, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, nhận thức và nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng, điều này bắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dịch vụ cung cấp càng ngày càng phong phú và đa dạng. Như vậy, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì những lí do sau: -Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể làm tăng khả năng cạnh tranh, giữ doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội và khả năng mở rộng vốn kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và máy móc hiện đại, tăng phạm vi quy mô kinh doanh bằng đồng vốn của mình, thực hiện văn minh thương nghiệp. Ngược lại, một doanh nghiệp nếu không biết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì đến một lúc nào đó doanh nghiệp sẽ bị đào thải trước quy luật cạnh tranh của thị trường. -Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết mối quan hệ giữa tập thể, nhà nước và người lao động. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có được sau quá trình sản xuất kinh doanh tăng, quỹ phúc lợi tập thể được nâng lên, đời sống người lao động tùng biết được cải thiện, nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước tăng lên. -Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yêu cầu tất yếu của quy luật tiết kiệm, hiệu quả sản xuất kinh doanh và quy luật tiết kiệm có mối quan hệ mật thiết với nhau đó là hai mặt của một vấn đề. Thực hiện kiệm là một biện pháp để có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại, đạt được hiệu quả kinh doanh cao chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện được nguyên tắc tiết kiệm. Bởi vì, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ chi phí trong một đơn vị, kết quả hữu ích trong một thời kỳ. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì số chi phí bỏ ra sẽ ít hơn so với doanh nghiệp sản xuất không có hiệu quả. Do vậy, muốn tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhất thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. *Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi như là những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xét và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho biết việc sản xuất kinh doanh đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích và tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện: tăng kết quả sản xuất kinh doanh và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2. Ý nghĩa: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực hiện nay có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và bản thân doanh nghiệp nói riêng. Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm tiết kiệm nguồn lực đất nước, khả năng phát triển lực lượng sản xuất và trình độ hoàn thiện quan hệ sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Đối với bản thân doanh nghiệp thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp là giá trị lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Nó giúp cho doanh nghiệp bảo toàn phát triển vốn. Nói cách khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, qua đó doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, vừa giải quyết tốt đời sống người lao động, vừa mở rộng đầu tư, cải tạo và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phụcvụ cho sản xuất kinh doanh. Đối với cá nhân thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo ra đọng cơ thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, giúp cho năng suất lao động ngày một tăng lên. 2. Một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn giang Trong quá trình thực tập chi tiết tại chi nhánh dược phẩm Văn giang và phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh thời gian vừa qua, em thấy có thể áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới như sau: 2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá và mở rộng thị trường: Năm 2006 chi nhánh đang gặp phải khó khăn về vấn đề chủ yếu là khâu tiêu thụ hàng hoá. Vậy để tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm chi nhánh cần mở rộng phạm vi kinh doanh. Chi nhánh nên mở thêm một số cửa hàng rải khắp trên địa bàn huyện nhằm phục vụ thuốc tới tận tay người tiêu dùng một cách triệt để nhất (vì hiện tại các cửa hàng của chi nhánh mới tập trung ở 3 xã, mà huyện Văn giang, địa bàn hoạt động của chi nhánh có tới 11 xã) Chi nhánh nên nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường về các loại hàng hoá mà chi nhánh đang kinh doanh. Nghiên cứu nắm bắt thông tin càng đầy đủ chính xác bao nhiêu càng giúp cho chi nhánh có hướng đi và biện pháp kinh doanh đúng đắn bấy nhiêu, tránh được rủi ro bất ngờ. Tổ chức việc mua hàng hợp lý, chú ý đến nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để lấy hàng cho phù hợp số lượng vừa phải, tránh tình trạng tồn kho, đọng trong kho quá nhiều sẽ làm cho chi phí lưu kho tăng lên quá lớn, thậm chí nếu tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hàng hỏng, hàng cận đát sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Một vấn đề quan trọng nữa, là trước khi mua một loại hàng nào đó với một số lượng lớn, hoặc trước khi kí kết một hợp đồng mua bán hàng hoá chi nhánh nên nghiên cứu xem xét xu hướng biến động giá cả của loại hàng hoá đó. Vì trên thực tế có một số mặt hàng thuốc của Việt nam khi mới quảng cáo thì giá cao, nhưng sau một thời gian thì mặt hàng đó lại xuống giá một cách bất ngờ, gây ảnh hưởng tới kinh doanh, ảnh hưởng tới việc cung ứng hàng của chi nhánh và qua đó có thể ảnh hưởng uy tín của chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh nên tăng cường phát triển quan hệ tốt hơn với bạn hàng hơn nữa (cụ thể quan hệ tốt hơn với bệnh viện và các bệnh xá…) nhằm xúc tiến với việc kí kết các hợp đồng kinh tế, tăng cường và tranh thủ khai thác trên để thị trường truyền thống. Tăng lợi ích cho bạn hàng nhằm thúc dẩy các bạn hàng đầu tư thêm lực lượng. 2.2 Huy động và vốn kinh doanh có hiệu quả Sử dụng vốn kinh doanh trong kinh doanh là khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh Trong hiện tại thì vốn kinh doanh của chi nhánh có thể coi là tạm ổn (vì việc cổ phần hoá đã giúp cho chi nhánh có thêm nguồn vốn để kinh doanh). Nhưng bên cạch đó chi nhánh hãy cố gắng tìm ra các phương án kinh doanh có hiệu quả và hợp lý, thông tin về việc sử dụng vốn của chi nhánh phải được thông qua các nhân viên có thể yên tâm hơn về đồng vốn mà mình bỏ ra, yên tâm làm việc và cống hiến sức lực góp phần xây dựng chi nhánh ngày một đi lên. Đối với những tài sản cố định kém hiệu quả chi nhánh có thể thanh lý ngay để giải phóng vốn, giải quyết hàng tồn kho bằng việc hoà vốn hoặc lỗ một chút để thu hồi vốn nhằm bổ sung số tiền đó vào việc quay vòng vốn, vào việc thanh toán. Bên cạnh đó chi nhánh phải chú ý tích cực thu hồi nợ. Chi nhánh nên hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác số vốn hiện có và tình hình lỗ lãi của chi nhánh hàng tháng, hàng quý để chi nhánh có biện pháp chấn chỉnh kịp thời Chi nhánh nên có kế hoạch lập dự trù và thực hiện kế hoạch mua bán hàng hoá theo sát thực tế, xây dựng các định mức dự trữ hợp lý. Nhu cầu mua bán của chi nhánh cần phải mua bán của chi nhánh cần phải được tính toán kỹ tránh lưu kho quá nhiều. Mục tiêu của việc lập kế hoạch là đảm bảo làm sao mua hàng về với lượng bán vừa phải hợp lý cung cấp đủ nhu cầu của khách hàng, mỗi khi khách hàng cần (có thể dự báo nhu cầu của khách hàng, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng). 2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing: Đối với khách hàng truyền thống (bệnh viện và các trạm xá xã): Chi nhánh cần làm tốt công tác tiếp thị, giới thiệu một số mặt hàng (ngoài danh mục đấu thầu) để tăng doanh số bán ra cho chi nhánh. Muốn vậy chi nhánh cần tìm tòi khai thác các nguồn hàng mới (ngoài danh mục thuốc đấu thầu) chất lượng đảm bảo, mẫu mã phong phú, đa dạng về chủng loại và giá cả phải hợp lý, để tăng doanh số bán ra cho chi nhánh. Phải đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạnh khách hàng cần thuốc hôm nay nhưng 3 hoặc 4 ngày sau mới có. Phải thực hiện đúng khẩu hiệu: “khách hàng cần là ta có ngay”. Giao hàng phải đúng về số lượng và đúng chủng loại. - Đối với bán lẻ: chi nhánh nên mở rộng thêm một số cửa hàng giải trên khắp địa bàn để nhằm mở rộng thị trường,và khai thác triệt để nhu cầu của khách hàng, tránh lãng phí thị trường ( huyện Văn giang có tới 11 xã, mà cả cửa hàng của chi nhánh mới chi nằm ở 3 xã). - Hàng hoá bán ra tại các của hàng phải được đảm bảo về chất lượng và số lượng, không được để hàng hoá kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Không để người mua hàng phàn nàn về thái độ phục vụ về đội ngũ nhân viên bán hàng. - Đặc biệt trong giai đoạn giá cả không ổn định như hiện nay chi nhánh phải nhắc nhở các cửa hàng phải có giá cả hợp lý, tránh bán giá cả quá cao gây mất lòng tin cho khách hàng. - Đội ngũ nhân viên bán hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh khẩu hiệu “ Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, “đảm bảo chữ tín” để người tiêu dùng dần dần làm quen và sẽ mua hàng của hệ thống cửa hàng của chi nhánh nhiều hơn 2.4. Giảm chi phí trong kinh doanh: - Việc cắt giảm chi phí trong kinh doanh cũng là biện pháp làm tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Giảm chi phí không có nghĩa là cắt giảm hoặc cắt xén một số khoản chi phí. Giảm chi phí có nghĩa là tiết kiệm, chỉ chi những khoản đáng chi mà vẫn phải đảm bảo hoạt kinh doanh được tiếp hành một cách thuận lợi và đảm bảo lợi nhuận thích đáng cho chi nhánh, giúp cho chi nhánh đứng vững trên thị trường 2.5. Có thể đẩy mạnh bán ra bằng cách đứng mở đại lý cho một xí nghiệp, một công ty, hay một hãng nào đó: Muốn vậy chi nhánh phải có kế hoạch làm tốt công tác marketing, để tăng doanh số bán ra của một số mặt hàng nào đó. Cái lợi của mở đại lý là khi đó chi nhánh có thể có giá đầu vào thấp hơn giá mua ngoài. Nếu công tác marketing tốt ta sẽ tiêu thụ được nhiều hàng với giá cả phải chăng. 2.6. Ổn định và giữ vững đội ngũ cán bộ công nhân viên: Đây là một khâu cũng vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Một đội ngũ cán bộ công nhân viên vững mạnh sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng tồn tại vững chắc và phát triển. Trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động tại các cơ sở kinh tế và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh biến đổi theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giữ vững và ổn định đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực tại chi nhánh không có gì thiết thực hơn là đảm bảo tăng thu nhập và đời sống tinh thần cho họ. Bên cạnh đó chính sách khen thưởng đỗi với những lao động giỏi trong chi nhánh cũng góp phần làm ổn định đội ngũ cán bộ công nhân viên. Ngoài ra chi nhánh cũng có thể phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên bằng cách: + Đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cả về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý. +Thường xuyên gửi các cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện nay, để giúp các cán bộ quản lý dễ dàng hơn trong chiến lược phát triển trong tương lai của chi nhánh. + Đối với đội ngũ công nhân viên làm công tác chuyên môn nghiệp vụ thì chi nhánh nên thường xuyên cập nhật các thông tin về thuốc mới, trau dồi cho đội ngũ nhân viên về kiến thức kinh doanh. Nếu có thể chi nhánh nên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. + Tạo điều kiện tốt cho các nhân viên đi học nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh chi nhánh buộc phải kết hợp với điều kiện thực tế của mình. Để từ đó chi nhánh có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, chủ động thích ứng với môi trường kinh doanh, đưa ra những quyết định kịp thời, có cơ hội huy động hiệu quả các nguồn lực hiện có và nguồn lực lâu dài. Đồng thời sẽ giúp cho chi nhánh không bị mất phương hướng trong hoạt động kinh doanh. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI SỞ Y TẾ HƯNG YÊN VÀ NHÀ NƯỚC. 1. Một số kiến nghị với sở y tế Hưng yên: Trong cơ chế thị trường mở rộng như hiện nay, các cơ sở kinh doanh mở ra nhiều là một điều tất yếu xảy ra. Nhưng đối với địa bàn huyện Văn giang đặc biệt là vấn đề kinh doanh dược phẩm vẫn còn tồn tại không ít những cửa hàng không có đủ điều kiện kinh doanh về dược phẩm hoạt động. Mấy năm gần đây việc quản lý thị trường của huyện lỏng lẻo, các cửa hàng dược phẩm không có giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động, gây không ít khó khăn cho việc kinh doanh của chi nhánh. Với tình hình đó sở y tế Hưng yên có vai trò vô cùng quan trọng cho việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng. Sở y tế Hưng yên nên có một ban quản lí thị trường hoạt động hiệu quả hơn và sở nên ban hành những chính sách về kinh doanh dược phẩm chặt chẽ hơn, nghiêm minh hơn. Qua đó sẽ tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2. Một số nước kiến nghị với nhà nước : Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống chế độ pháp lý đồng bộ, các thủ tục đơn giản gọn nhẹ, bộ máy quản lý làm việc nghiêm túc, có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Với khuôn khổ hoạt động của chi nhánh dược phẩm Văn giang chi nhánh có kiến nghị với nhà nước như sau: vấn đề giá thuốc đang được coi như một vấn đề khá bức xúc hiện nay. Nhà nước nên có biện pháp khắc phục triệt để nhằm bình ổn giá thuốc trong thời gian tới, tránh tình hình “đến hẹn lại tăng”, gây không ít khó khăn cho việc kinh doanh dược phẩm của chi nhánh nói riêng và cho các công ty dược phẩm trên cả nước nói chung. Giá thuốc ổn định là một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc kinh doanh có hiệu quả của chi nhánh. KẾT LUẬN Đất nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều kiện và quản lý của nhà nước và đã chính thức gia nhập WTO. Có người nói gia nhập WTO là sự khởi đầu, có người lại nói gia nhập WTO là sự kết thúc. Nhưng cho dù đó là sự khởi đầu hay kết thúc thì nó cũng tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và đưa nền kinh tế đất nước ngày càng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh và phát triển. Việc gia nhập WTO đã đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội, nhưng cũng đem đến cho chúng ta không ít những thách thức. Chi nhánh dược phẩm Văn giang mới hình thành và phát triển được 7 năm nhưng đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của huyện Văn giang, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong suốt 7 năm qua chi nhánh luôn hoàn thành kế hoạch do công ty cho và dần chiếm lĩnh được một phần thị trường trong huyện. Để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và kinh doanh chi nhánh trước hết nên giải quyết một số công việc như tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá và mở rộng thị trường, huy động và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động marketing… Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh phụ thuộc nhiều vào các chính sách quản lý của nhà nước và chính sách quản lý của sở y tế Hưng yên. Do đó đổi mới sự quản lý của nhà nước và sở y tế Hưng yên cũng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của thầy Đỗ Hoàng Toàn cũng như các cô, chú, anh chị trong chi nhánh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi nhánh dược phẩm Văn giang : Số liệu tổng kết hàng năm ( 2003 – 2006 ) 2. Trần Minh Đạo: “ Giáo trình Marketing căn bản ” Nhà xuất bản thống kê – Hà nội 2002 3. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền: “ Giáo trình khoa học quản lý II ” Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Hà nội 2002 4. Phạm Ngọc Kiểm – Nguyễn Công Nhự: “ Giáo trình thống kê doanh nghiệp ” Nhà xuất bản thống kê – Năm 2004 5. Đinh Hoài Nam – Nguyễn Hữu Mạnh: “ Giáo trình luật kinh tế ” Nhà xuất bản thống kê 6. Nhà xuất bản chính trị quốc gia: “ Luật doanh nghiệp ” - Năm 1999 7. Trường trung học dược trung ương: Giáo trình: “ Quản lý dược ” - Năm 2004 CHỨNG THỰC CỦA CHI NHÁNH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT1141.docx
Tài liệu liên quan