Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong giai đoạn hiện nay: MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được đều phải có những chiến lược, giải pháp nhằm đạt được những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Trong đó các giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn được chú trọng nghiên cứu và thực hiên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ của Việt Nam trong bối cảnh đất nước vừa gia nhập tổ chức WTO như hiện nay thì vấn đề này càng thực sự cần thiết và cần được chú trọng. Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ cần phải có được những quyết định đúng đắn trong vấn đề sản xuất kinh doanh của mình để có thể đương đầu với những cơ hội cũng như thách thức ở phía trước. Làm rõ được vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ thấy được những mặt chủ yếu đã đạt được và những tồn tại, vướng mắc cần được khắc phục và giải quyết, từ đó đưa ra được những bài học...
56 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được đều phải có những chiến lược, giải pháp nhằm đạt được những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Trong đó các giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn được chú trọng nghiên cứu và thực hiên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ của Việt Nam trong bối cảnh đất nước vừa gia nhập tổ chức WTO như hiện nay thì vấn đề này càng thực sự cần thiết và cần được chú trọng. Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ cần phải có được những quyết định đúng đắn trong vấn đề sản xuất kinh doanh của mình để có thể đương đầu với những cơ hội cũng như thách thức ở phía trước. Làm rõ được vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ thấy được những mặt chủ yếu đã đạt được và những tồn tại, vướng mắc cần được khắc phục và giải quyết, từ đó đưa ra được những bài học kinh nghiệm cho những giai đoạn sau.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành là một trong những doanh nghiệp tư nhân có triển vọng. Đứng trước thềm hội nhập, họ là sự sáp nhập giữa hai doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài khi Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO. Trong thời gian tham gia thực tập ở Tập đoàn Tân Á Đại Thành, em nhận thấy rằng các sản phẩm mà Tân Á Đại Thành sản xuất có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh còn có nhiều hạn chế. Do vậy để Tập đoàn ngày càng lớn mạnh thì không thể coi nhẹ vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo chuyên đề thực tập này, được sự giúp đỡ của các anh các chị trong phòng Tổ chức hành chính của Nhà máy Tân Á Đại Thành thuộc khu công nghiệp Vĩnh Tuy cùng sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong giai đoạn hiện nay” cho chuyên đề thực tập của mình. Trong bài báo cáo chuyên đề thực tập này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự nhận xét và góp ý để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Kết cấu bài chuyên đề tốt nghiệp được chia như sau:
Phần Mở Đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
Phần Kết Luận
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất và kinh doanh luôn gắn liền với xã hội loài người, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu cũng như thị hiếu của thị trường để nhằm đưa ra những chiến lược đúng đắn đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Hoạt đông kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Hoạt động kinh doanh có các đặc điểm sau:
· Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
· Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, là cơ sở đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp. Không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn để mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động…
· Kinh doanh cần phải hướng tới thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh và với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
· Mục đích chủ yếu và bao trùm của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Một số quan điểm cho rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Do vậy, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên các nguồn lực sẵn có. Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được phân thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế: thể hiện quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đã đề ra.
Hiệu quả xã hội: đó là sự phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nộp ngân sách Nhà nước, bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường kinh doanh …
1.1.3. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Ngày nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Chứ không phải như thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp (Chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra, vì thế nên không có tính cạnh tranh khốc liệt như bây giờ. Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp. Kinh doanh là một nghệ thuật cần có sự tính toán nhanh nhạy, khéo léo và biết nhìn nhận vấn đề ở tầm lâu dài, có chiến lược. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. Để có thể hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thấu đáo cần xem xét đến khái niệm hiệu quả kinh tế của một hiện tượng.
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định
Nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.
1.1.4. Vai trò của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.1.4.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để quản lý doanh nghiệp.
Tiến hành bất kỳ hoạt đông sản xuất kinh doanh nào con người cũng cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với muc tiêu trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có.
Để có thể thực hiện điều đó bộ phận quản lý doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản lý tìm ra các yếu tố để đưa ra những giải pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng doanh thu và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Với vai trò là công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó là:
Trong nền kinh tế thị trường, việc giải quyết các vấn đề kinh tế như: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào được xem xét theo quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra những chiến lược kinh doanh, lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính quyết định. Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh, do đó các doanh nghiệp luôn luôn phải nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dẫn đến việc tăng năng suất.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan tâm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự chủ động trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường, Từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, Phát huy sự tiến bộ khoa học và công nghệ, giảm được các chi phí về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, nâng cao đời sống người lao động.
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều có hạn và ngày càng cạn kiệt do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch của con người. Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngày càng tăng và nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không có giới hạn, càng đa dạng, chất lượng càng tốt. Sự khan hiếm đòi hỏi con người phải có sự lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, khi đó con người phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.5.1. Các yếu tố bên ngoài:
· Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý bao gồm các luật, văn bản dưới luật, quy trình , quy phạm kỹ thuật sản xuất… Tất cả các quy phạm kỹ thuất sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các quy định của Nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Do vậy, mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình.
Môi trường pháp lý tạo tạo ra môi trường hoạt động cho doanh nghiệp, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý có thể tạo thuận lợi cũng có thể là hàng rào vô hình ngăn cản doanh nghiệp phát triển.
Tính chất của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thế sẽ lớn hơn. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội.
· Môi trường chính trị:
Thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách , đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Ngược lại, nếu môi trường chính trị bất ổn, rối ren thì không những hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều khó khăn.
· Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế là một yêú tố bên ngoài có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, chính sách kinh tế của Chính phủ, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp… luôn là các yếu tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Đó là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, chính sách ưu đãi các hoại động đầu tư, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp … ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệụ quả sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình.
· Môi trường văn hoá – xã hội:
Môi trường văn hoá - xã hội bao gồm các yếu tố điều kiện xã hội, phong tục, tập quán, trình độ, lối sống của người dân… Đây là những yếu tố rất quen thuộc và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các yếu tố thuộc môi trường văn hoá – xã hội quy định.
· Môi trường thông tin và công nghệ:
Ngày nay, những cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra rất mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh nắm bắt được thời cơ hợp lý mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi.
Yếu tố công nghệ có thể bật ngã một doanh nghiệp lớn nếu như họ không nắm bắt và lường trước được sự thay đổi của nó. Nó có thể mang lại cho doanh nghiệp thị phần, doanh thu khổng lồ, hình ảnh thương hiệu cũng như sự thành bại của doanh nghiệp một khi họ có được những công nghê tiên tiến mới nhất. Do vây doanh nghiệp cần cân nhắc giữa chi phí mua công nghệ mới và chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) công nghệ mới cho mình.
· Môi trường quốc tế:
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn giữa các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ với những doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.1.5.2. Các yếu tố bên trong:
Ngoài các yếu tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn được quyết định bởi các yếu tố bên trong doanh nghiệp, đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
· Yếu tố quản lý doanh nghiệp
Một doanh nghiệp nếu biết quản lý tốt, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, người quản lý, lãnh đạo đòi hỏi phải có trình độ tổ chức quản lý, có kiến thức, năng lực, sáng tạo và năng động. Người quản lý còn phải biết tổ chức phân công hợp tác giữa các bộ phận cá nhân trong doanh nghiệp, biết sử dụng đúng người, tận dụng được năng lực của đội ngũ nhân viên nhằm tạo ra sự thống nhất hợp lý, vận hành đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ chung của doanh nghiệp,
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ của Nhà nước. Vậy sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý hợp lý, xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản lý, linh hoạt nắm bắt và bám sát thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ.
· Yếu tố lao động và vốn.
Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động. . Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Việc tuyển dụng phải được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người lao động.
Lực lượng lao động là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng máy móc, dây chuyền thiết bị. từ đó có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay hàm lượng khoa học kỹ thuật có trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để có thể đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào cũng nói lên tầm quan trọng của yếu tố lao động.
Bên cạnh yếu tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hoá các loại sản phẩm, nâng cao những mặt có lợi, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, gây dựng thương hiệu,…
· Yếu tố cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp, sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất, khi đó không khí làm việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay, việc này cần có một bộ máy quản lý có trình độ và khả năng kinh doanh, thành công, trong cơ cấu tổ chức là thành công bước đầu trong kế hoạch kinh doanh.
· Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả sản xuất kinh doanh vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao mới có thể đứng vững trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác.
Khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trên thj trường nâng cao hiệu quả kinh doanh.
· Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp.
Vật tư, nguyên liệu và hệ thống đảm bảo vật tư nguyên liệu là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đóng vai trò là đầu vào không thể thiếu, nhất là những doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất trực tiếp ra sản phẩm. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những yếu tố nền tảng cơ sở thì nguyên liệu đóng vai trò quyết định, có nó thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới được tiến hành.
Mặt khác, dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều hoặc quá ít cũng không tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, qua đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh có thực hiện thắng lợi được hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không. Nguồn nguyên liệu được đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh mới được tiến hành đúng kế hoạch đề ra và ngược lại.
1.1.6. Bản chất.
Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta có thể dựa vào việc phân biệt hai khái niệm kết quả và hiệu quả:
· Kết quả của hoạt đông sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là những chỉ số cụ thể có thể định lượng cân đong đo đếm được cũng có thể là những yếu tố chỉ phản ánh được mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chất lượng bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
· Trong khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thì khó khăn hơn vì trạng thái hay đơn vị tính của đầu vào và đầu ra là khác nhau còn sử dụng đơn vị giá trị sẽ luôn đưa được các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị. Trong thực tiễn người ta sử dụng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất cũng có những trường hợp sử dụng nó như là một công cụ để đo lường khả năng đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phải được xem xét toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân:
Về mặt không gian: hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể nói là đạt được một cách toàn diện chỉ khi hoạt động của các khâu, các bộ phận trong doanh nghiệp đều mang lại hiệu quả.
Về mặt thời gian: là hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, thời kỳ kinh doanh không được làm sút giảm hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh ở giác độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn liền với hiệu quả của toàn xã hội.
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu cụ thể:
1.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp:
1.2.1.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Kết quả đầu ra (doanh thu)
Chi phí đầu vào (Tổng chi phí)
Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời bình quân của đầu vào trong thời kỳ sản xuất kinh doanh.
1.2.1.2. Chỉ tiêu doanh lợi đồng vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng:
Dvkd(%) = x 100
Trong đó:
Dvkd: Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
Õ R: Lãi ròng
Õ W: Lãi trả vốn vay
VKD: Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.3. Doanh lợi doanh thu bán hàng:
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước và sau thuế.
Ddt(%) =
Trong đó:
TR: Doanh thu trong thời kỳ đó.
Ddt: Doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định.
1.2.1.4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
HCPKD(%) =
Trong đó:
HCPKD: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh, tính theo đơn vị %
CTC: Chi phí tài chính
QG: Sản lượng kinh doanh tính theo giá trị
1.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể:
1.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
· Số vòng quay toàn bộ vốn:
SVV =
Với SVV là số vòng quay của vốn, chỉ tiêu này cho biết lượng vốn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong chu kỳ
· Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
HLD =
Trong đó:
HLD: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
VLD: Vốn lưu động bình quân năm.
· Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:
HTSCD(%) =
Trong đó:
HTSCD: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
TSCDG: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ được tính đến thời điểm lập báo cáo.
· Số vòng luân chuyển vốn lưu động:
SVLD =
Trong đó:
SVLD: Là số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm, cho biết trong một năm vốn lưu động quay được mấy vòng
· Hiệu quả sử dụng vốn góp trong CTCP:
DVCP(%) =
Trong đó:
VCP: Vốn cổ phần bình quân trong kỳ
DVCP: Tỷ suất lợi nhuận vốn cổ phần
· Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu:
DCP (%) =
Với DCP: là tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu.
1.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
· Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động:
ÕBQ =
Trong đó:
ÕBQ: Lợi nhuận do một lao động tạo ra
L: Số lao động tham gia
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
· Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân năm:
APN =
Trong đó:
APN: năng suất lao động bình quân năm
AL: Số lao động bình quân trong năm
Q: Sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị
1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu:
· Vòng luân chuyển nguyên vật liệu:
SVNVL =
Trong đó:
SVNVL: Số vòng luân chuyển nguyên vật liệu.
NVLDT: Giá trị nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ.
NVLSD: Giá vốn nguyên vật liệu đã dùng
Các chỉ tiêu này là những con số để chúng ta đánh giá sự hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TÂN Á ĐẠI THÀNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
2.1.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và các bước phát triển quan trọng của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
Tân Á Đại Thành tiền thân là sự sáp nhập giữa hai công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Á và công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Đại Thành là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm cơ khí tiêu dùng phục vụ trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp với nhãn hiệu Tân Á, Đại Thành, Rossi, Sunflower. Ngày 28 tháng 11 năm 1995, công ty chính thức được thành lập với tên gọi công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tân Á. Qua hơn mười hai năm xây dựng và phát triển Công ty Tân Á Đại Thành đã có những bước phát triển và đạt được những thành công nhất định và nhãn hiệu Tân Á, Đại Thành, Rossi, Sunflower đã nổi tiếng từ nam vào bắc trong lĩnh vực hàng cơ khí tiêu dùng.
Năm 1995: Công ty bắt đầu đi vào sản xuất ổn định hai sản phẩm chính là Bồn Chứa Nước bằng Inox và Bồn Nhựa Đa Chức Năng.
Năm 2001: Nghiên cứu sản phẩm ống Inox, Bình nước nóng năng lượng mặt trời và đầu tư máy móc, thiết bị xây dựng nhà xưởng tại KCN Vĩnh Tuy và trụ sở chính của Công ty.
Năm 2002: Cho ra đời sản phẩm ống Inox.
Năm 2003: Đầu tư xây dựng nhà máy tại tỉnh Hưng Yên để mở rộng sản xuất, cho ra đời sản phẩm mới.
Năm 2004: Chế tạo thành công sản phẩm mới: Bình nước nóng năng lượng mặt trời mang nhãn hiệu Sunflower – Hoa Hướng Dương.
Năm 2005: Tháng 6 năm 2005, Nhà máy Tân Á Đại Thành – Hưng Yên chính thức đi vào sản xuất, Nhà máy Tân Á Đại Thành – Hưng Yên được công ty Tân Á Đại Thành đầu tư xây dựng từ năm 2003 với diện tích 40.000 m2, với tổng số vốn đầu tư trên 54 tỷ đồng tại thị trấn Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Và tháng 8 năm 2005, Nhà máy Tân Á Đại Thành – Hưng Yên đã sản xuất thành công hai sản phẩm: Chậu rửa Inox Rossi và Bình nước nóng Rossi sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Italy. Bên cạnh đó Công ty vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng để sản xuất các sản phẩm mới trong giai đoạn sắp tới.
Tháng 6 năm 2005: Công ty Tân Á Đại Thành cũng chính thức bắt tay vào xây dựng Nhà máy Tân Á Đại Thành - Đà Nẵng tai KCN Hoà Khánh, thành phố Đà Nẵng, tháng 05 năm 2006 chính thức nhà máy đi vào hoạt động. Nhà máy Tân Á Đại Thành – Đà Nẵng sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm Tân Á Đại Thành cho toàn bộ khu vực Miền Trung, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng tại khu vực này.
Năm 2006 Công ty Tân Á Đại Thành đầu tư mở rộng nhà máy Tân Á Đại Thành – Hưng Yên giai đoạn 2 để sản xuất các sản phẩm sơn tường, bồn tắm, bồn chứa nước,… Có diện tích 5 ha, với tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 3 năm 2008.
Năm 2007 sáp nhập Tập đoàn Tân Á với Tập đoàn Đại Thành thành Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
Năm 2007 đầu tư nhà máy Tân Á Đại Thành Đăknông chính thức đi vào hoạt động tháng 12 năm 2007.
2.1.2. Tình hình lao động của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
2.1.2.1. Trách nhiệm của công ty đối với người lao động:
Ta có bảng số liệu sau:
Tổng số lao động (người)
Năm 2005
500
Năm 2006
600
Năm 2007
(Sáu tháng đầu năm)
800
Thu nhập bình quân của người lao động/tháng
1,400,000
1,600,000
1,800,000
Quỹ phúc lợi và sử dụng quỹ
85,000,000
115,000,000
100,000,000
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
Công ty Tân Á Đại Thành tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của pháp luật. Hàng năm nhân dịp các ngày lễ tết Công ty đều có những phần thưởng cho từng các nhân. Bên cạnh đó trên cơ sở các kết quả thi đua trong sản xuất, những đơn vị và cá nhân điển hình được Ban giám đốc tặng những phần quà có giá trị để kịp thời động viên nhân viên làm việc. Vào dịp hè Công đoàn cùng Ban giám đốc tổ chức cho toàn thể cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát.
2.1.2.2. Cơ cấu lao động của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
Theo điều tra của em thì cơ cấu lao động của Tập đoàn Tân Á Đại Thành xem xét trên 2 giác độ như sau:
· Theo trình độ: Có
0% Trên đại học 63% Cao đẳng, trung học, nghề
14% Đại học 23% Khác
· Theo chức năng: Có
1% Quản lý 86% Sản xuất trực tiếp
9% Lao động gián tiếp 4% Khác
2.1.3. Mô hình cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
Phã Gi¸m ®èc KD Bån níc
Phã
Gi¸m ®èc KD èng INOX
Phã
Gi¸m
§èc KD s¶n phÈm míi
Bé phËn kinh doanh s¶n phÈm
Bé phËn kinh doanh s¶n phÈm
Bé phËn kinh doanh s¶n phÈm
Nhµ m¸y s¶n xuÊt Bån chøa
níc
Nhµ m¸y s¶n xuÊt èng INOX
Nhµ m¸y s¶n xuÊt ®å gia dông
Ph©n xëng s¶n xuÊt
Ph©n xëng s¶n xuÊt
Ph©n xëng s¶n xuÊt
Gi¸m ®èc
Chi nh¸nh Thµnh phè
Hå ChÝ Minh
Gi¸m ®èc
Chi nh¸nh Thµnh phè
H¶i Phßng
Gi¸m ®èc
Chi nh¸nh Nam §Þnh
Chi nh¸nh phó thä
Chi nh¸nh cÇn th¬
Gi¸m ®èc
Chi nh¸nh Thµnh Phè Vinh
Phßng
Kü ThuËt
Gi¸m ®èc
C«ng ty T©n ¸ Hng Yªn
Gi¸m ®èc
C«ng ty ViÖt Th¾ng
Héi §ång Qu¶n TrÞ C«ng Ty T©n ¸ §¹i Thµnh
Tæng Gi¸m ®èc
Gi¸m §èc S¶n XuÊt
Chi nh¸nh C«ng ty T©n ¸ ®¹i thµnh
Gi¸m ®èc kinh doanh/ Marketing
C«ng ty thµnh viªn TA§T
Gi¸m ®èc tµi chÝnh – KÕ to¸n
Gi¸m §èc
Kü ThuËt
Phßng TC-HC
Phßng
VËt t
Trung t©m ph©n phèi hµng ho¸
Gi¸m ®èc
Cty T©n ¸- §µN½ng
Gi¸m ®èc
Cty Nam §¹i Thµnh
Gi¸m ®èc
C«ng ty T©n ¸ ®¨kn«ng
2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
Với 9 ngành nghề sản xuất và kinh doanh Tập đoàn Tân Á Đại Thành ngày càng phát triển lớn mạnh. Đó là:
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng (Bồn chứa nước Inox).
- Buôn bán tư liệu sản xuất.
- Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá.
- Sản xuất các sản phẩm bằng nhựa.
- Sản xuất và mua bán sản phẩm ống Inox.
- Quảng cáo thương mại.
- Sản xuất và mua bán các sản phẩm bình đun nước nóng, bình nước nóng sử dụng điện.
- Sản xuất và mua bán các sản phẩm đun nước nóng, bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.
- Sản xuất mua bán các loại chậu rửa, đồ gia dụng.
Các sản phẩm của Tập đoàn Tân Á Đại Thành bao gồm 6 sản phẩm chính sau:
2.1.4.1. Sản phẩm bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời Sunflower:
· Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời Sunflower được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại với ba cải tiến vượt trội:
- Phát triển hoàn thiện nguyên lý chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành nước nóng.
- Nguyên liệu Inox SUS 304 Nhật Bản siêu bền.
- Thiết bị hỗ trợ nhiệt sản xuất từ ITALY, EEC cung cấp nước nóng liên tục với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu.
Được dùng cho các hộ gia đình và cho các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, cơ quan xí nghiệp,… với dung tích 500 lít đến 5000 lít. Sản phẩm bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời Sunflower với những tính năng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
· Quy mô thị trường, thị phần:
TT
Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
Tỷ lệ % thị phần/ Tốc độ tăng trưởng thị phần
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
1
Miền Bắc
30
8 %
40
33 %
50
25 %
2
Miền Trung
32
18 %
38
9 %
50
31 %
3
Miền Nam
38
28 %
45
18 %
60
33 %
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
2.1.4.2. Sản phẩm bình nước nóng sử dụng điện:
· Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm bình nước nóng sử dụng điện dược sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại bằng công nghệ tráng Tianium với công nghệ Tianium được phủ ba lớp trên ruột bình và được nung tại nhiệt độ 850 OC đảm bảo các phân tử tianium và sắt liên kết tạo thành lớp màng bảo vệ không bị bong tróc, chịu được nhiệt độ và áp lực cao. Với các ưu điểm chịu ăn mòn của mọi nguồn nước, chống gỉ sét, bề mặt nhẵn bóng, an toàn, vệ sinh trong quá trình sử dụng. Các sản phẩm bình nóng lạnh mang thương hiệu Tân Á Đại Thành với các nhãn hiệu Tân Á, Rossi đang được đánh giá là sản phẩm bình nước nóng tốt nhất hiện nay và là sản phẩm được ưa chuộng của tất cả người tiêu dùng.
· Quy mô thị trường, thị phần:
TT
Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
Tỷ lệ % thị phần/ Tốc độ tăng trưởng thị phần
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
1
Miền Bắc
25
8 %
35
40 %
38
8 %
2
Miền Trung
22
18 %
28
27 %
34
21 %
3
Miền Nam
26
28 %
33
27 %
40
21 %
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
2.1.4.3. Sản phẩm bồn chứa nước Inox:
· Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm bồn Inox được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại với những hệ thống dây chuyền được nhập từ các nước có công nghệ tiên tiến xếp vào loại hiện đại trong khu vực cũng như trên thế giới. Với nguyên liệu SUS 304, độ bền cao, đa chủng loại, hình thức trang nhã, bảo hành 10 năm rất hữu ích để chứa nước sạch trong sinh hoạt và trong sử dụng công nghiệp. Vì vậy đối tượng khách hàng của công ty là tất cả các cơ quan, xí nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu chứa và sử dụng nước sạch. Sản phẩm bồn Inox được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 có chất lượng, giá thành, mẫu mã vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện nay sản phẩm bồn chứa nước bằng Inox mang thương hiệu Tân Á Đại Thành với các nhãn hiệu Tân Á, Đại Thành, Rossi chiếm thị phần lớn nhất trong cả nước.
· Quy mô thị trường, thị phần:
TT
Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
Tỷ lệ % thị phần/ Tốc độ tăng trưởng thị phần
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
1
Miền Bắc
28
9 %
31
10 %
33
6,4 %
2
Miền Trung
18
20 %
22
22 %
25
22,7 %
3
Miền Nam
16
28 %
21
31 %
25
19 %
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
2.1.4.4. Sản phẩm bồn chứa nước bằng nhựa:
· Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm bồn nhựa được sản xuất trên dây chuyền mắc máy móc hiện đại với những hệ thống dây chuyền được nhập từ các nước có công nghệ tiên tiến xếp vào loại hiện đại trong khu vực cũng như trên thế giới. Với nguyên liệu nhập có chất lượng cao tạo ra những sản phẩm có độ bền, đa chủng loại, hình thức trang nhã, bảo hành 01 năm rất hữu ích để chứa nước sạch trong sinh hoạt và trong sử dụng công nghiệp, giá thành hợp lý. Vì vậy đối tượng khách hàng của công ty là tất cả các cơ quan, xí nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu chứa và sử dụng nước sạch. Sản phẩm bồn được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 có chất lượng, giá thành, mẫu mã vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện nay sản phẩm bồn chứa nước bằng nhựa mang thương hiệu Tân Á Đại Thành với các nhãn hiệu Tân Á, Đại Thành, Rossi chiếm thị phần lớn nhất trong cả nước.
· Quy mô thị phần:
TT
Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
Tỷ lệ % thị phần/ Tốc độ tăng trưởng thị phần
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
1
Miền Bắc
25
8 %
35
40 %
38
8 %
2
Miền Trung
22
18 %
28
27 %
34
21 %
3
Miền Nam
26
28 %
33
27 %
40
21 %
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
2.1.4.5. Sản phẩm ống Inox:
· Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm ống Inox được sản xuất trên dây lốc ống hiện đại được nhập từ các nước có công nghệ tiên tiến được xếp vào loại hiện đại trong khu vực cũng như trên thế giới. Với nguyên liệu Inox nhập ngoại có chất lượng cao tạo ra những sản phẩm có độ bền, độ bóng cao, với nhiều kiểu kích cỡ khác nhau được sử dụng trong trang trí dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm ống Inox được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 có chất lượng, giá thành, mẫu mã và chủng loại vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện nay sản phẩm ống Inox mang thương hiệu Tân Á Đại Thành với các nhãn hiệu Tân Á, Đại Thành chiếm thị phần lớn trong cả nước.
· Quy mô thị trường, thị phần:
TT
Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
Tỷ lệ % thị phần/ Tốc độ tăng trưởng thị phần
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
1
Miền Bắc
25
8 %
35
40 %
38
8 %
2
Miền Trung
22
18 %
28
27 %
34
21 %
3
Miền Nam
26
28 %
33
27 %
40
21 %
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
2.1.4.6. Sản phẩm chậu rửa Inox:
· Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm chậu rửa Inox được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại với những hệ thống dây chuyền được nhập từ các nước ngoài có công nghệ tiên tiến xếp vào loại hiện đại trong khu vực cũng như trên Thế giới. Với nguyên liệu nhập SUS 304 có chất lượng cao tạo ra những sản phẩm có độ bền, đa chủng loại, hình thức trang nhã, rất hữu ích để sử dụng làm chậu bếp với giá thành hợp lý. Vì vậy đối tượng khách hàng của công ty là tất cả người tiêu dùng trong cả nước với chất lượng, giá thành, mẫu mã vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện nay sản phẩm chậu rửa Inox mang thương hiệu Tân Á Đại Thành với các nhãn hiệu Tân Á, Đại Thành, Rossi chiếm thị phần lớn nhất trong cả nước.
· Quy mô thị trường, thị phần:
TT
Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
Tỷ lệ % thị phần/ Tốc độ tăng trưởng thị phần
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
Thị phần
Tăng trưởng
1
Miền Bắc
15
8 %
35
40 %
38
8 %
2
Miền Trung
20
18 %
28
27 %
34
21 %
3
Miền Nam
22
28 %
33
27 %
40
21 %
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm bình nước nóng của Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
2.2.1.1. Năng lực nội bộ:
Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư có trình độ cao được đào tạo ở các trường đại học nổi tiếng trong nước và quốc tế. Có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng, Luôn tâm huyết và gắn bó với công việc. Luôn hăng say nghiên cứu để cải tiến kỹ thuật nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đặc biệt là cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bền cạnh đó Công ty cũng có đội ngũ công nhân lành nghề hăng say với công việc và một lòng gắn bó với Công ty, luôn sát cánh cùng Công ty trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
Công ty đang sở hữu hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại, những trang thiết bị sản xuất tiên tiến, phương pháp sản xuất khoa học vào loại bậc nhất trong ngành cơ khí tiêu dùng hiện nay. Công ty đang có một hệ thống nhà xưởng sản xuất kiên cố, hệ thống kho bãi đảm bảo cho việc lưu trữ và lưu chuyển hàng hoá.
Thương hiệu Tân á đã trở nên nổi tiếng và có sức cạnh tranh cao trong thị trường trong nước luôn được sự đánh giá cao của người tiêu dùng và là thương hiệu ưa chuộng của khánh hàng khi mua hàng cơ khí tiêu dùng. Công ty được sự quan tâm của các cấp, các nghành địa phương và trung ương.
2.2.1.2. Nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
Nhu cầu về các sản phẩm cơ khí xây dựng, nội thất văn phòng gia đình ngày càng gia tăng, nhất là trong giai đoạn đất nước bước vào hội nhập như hiện nay. Nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm này là rất lớn và giàu tiềm năng.
Như đã giới thiệu ở trên, chúng ta thấy thị phần các sản phẩm của Tập đoàn Tân Á Đại Thành gia tăng qua các năm, kèm theo đó là sự tăng trưởng. Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau, nó thể hiện nhu cầu của từng loại sản phẩm qua doanh thu.
TT
Tên sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
Năm đưa sản phẩm ra thị trường
Tổng doanh thu/ doanh thu xuất khẩu
Tỷ lệ % trong tổng doanh thu
Năm 2005
Năm 2006
6 tháng đầu năm 2007
Tổng
XK
Tổng
XK
Tổng
XK
1
Bồn Inox
1995
75.000
0
90.000
0
75.000
0
15 %
2
Bồn Nhựa
1995
25.000
0
30.000
0
25.000
0
15 %
3
Ống Inox
2002
37.500
0
45.000
0
37.500
0
10 %
4
Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
2004
12.500
0
15.000
0
12.500
0
10 %
5
Bình nước nóng sử dụng điện
2005
50.000
0
60.000
0
50.000
0
10 %
6
Chậu rửa Inox
2005
50.000
0
60.000
0
50.000
0
10 %
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
Từ bảng số liệu trên ta thấy các sản phẩm của Tập đoàn Tân Á Đại Thành được tiêu thụ rất nhiều, nhiều nhất là sản phẩm Bồn Inox. Tuy nhiên các sản phẩm của Tập đoàn không xuất khẩu mà chỉ phục vụ nhu cầu thị trường nội địa.
Ngoài ra, Tập đoàn Tân Á Đại Thành phải cạnh tranh để giữ vững thị phần với sự tràn lan của các mặt hàng mang thương hiệu ngoại, giá cả vật tư đầu vào luôn biến động, thị trường hàng tiêu dùng luôn có sự biến động phức tạp.
2.2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
2.2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong mấy năm trở lại đây.
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong mấy năm qua như sau:
N¨m ChØ Tiªu
2003
2004
2005
2006
2007
Tèc ®é t¨ng trëng b×nh qu©n/n¨m
Thùc hiÖn
Thùc hiÖn
TØ lÖ t¨ng (%)2003/2002
Thùc hiÖn
TØ lÖ t¨ng (%)2004/2003
Thùc hiÖn
TØ lÖ t¨ng (%)2005/2004
Thùc hiÖn
TØ lÖ t¨ng (%)2006/2005
1. Tæng vèn ®Çu t
30,100
50,100
166%
83,330
166%
119,995
144%
199,995
167%
161%
2. Tæng doanh thu
140,700
170,700
121%
250,640
147%
371,685
148%
551,685
148%
141%
3. Lîi nhuËn tríc thuÕ
2,000
4,000
200%
6,000
150%
10,000
167%
15,000
150%
167%
4.Nép ng©n s¸ch
560
1,120
200%
1,680
150%
2,800
167%
4,200
150%
167%
5.Lîi nhuËn sau thuÕ
1,440
2,880
200%
4,320
150%
7,200
167%
10,800
150%
167%
6.Tæng sè lao ®éng
220
256
116%
315
123%
435
138%
495
114%
123%
7.Thu nhËp b×nh qu©n
1.15
1.3
113%
1.5
115%
1.8
120%
2.2
122%
118%
8.Tham gia c«ng t¸c tõ thiÖn
23
25
109%
40
160%
55.8
140%
95.8
172%
145%
§¬n vÞ tÝnh: TriÖu ®ång
“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
2.2.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong mấy năm vừa qua.
· Doanh sè:
Do luôn chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đồng thời luôn tìm tòi cải tiến quy trình công nghệ và quản lý sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, chú trọng đến đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao trình độ quản lý. Do đó 5 năm qua Doanh số của Công ty luôn được tăng lên năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng trưởng ngày càng cao. Năm 2003 thực hiện: 140 tỷ đồng, năm 2007 thực hiện: 535 tỷ sáu trăm tám mươi lăm triệu đồng, so sánh giá trị thực hiện năm 2007 với năm 2002 tăng 382 %.
· Về giá trị sản xuất công nghiệp:
Là một đơn vị chuyên sản xuất cơ khí phục vụ tiêu dùng, vì vậy giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty chiếm tới 70-80% doanh thu. Năm 2003 Công ty thực hiện được 81 tỷ, năm 2007 thực hiện 308 tỷ đồng. So sánh giá trị thực hiện năm 2007 với năm 2003 tăng 370%.
· Về nộp ngân sách nhà nước:
Trong 6 năm qua Công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật định, không nợ đọng và trốn lậu thuế. Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước các năm đều tăng. Năm 2003 công ty nộp 0.56 tỉ đồng, năm 2007 nộp 4.2 tỷ đồng, tăng gấp gần 7.5 lần so với số nộp ngân sách năm 2003
· Về thu nhập bình quân:
Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty hàng năm đều tăng: Năm 2003 thu nhập bình quân đạt 1.150.000 đồng/người/tháng. Năm 2007 đạt 2.200.000 đồng/người/tháng tăng gần 2 lần so với năm 2003.
· Tăng trưởng về lợi nhuận:
Tăng trưởng về lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước lợi nhuận trước thuế năm 2003 là 2 tỉ đồng/ năm nhưng đến năm 2007 đã lên tới 15 tỉ đồng/ năm
· Đào tạo nguồn nhân lực:
Tuyển chọn trực tiếp cán bộ quản lý và các sinh viên xuất sắc thông qua các buôi giao lưu với sinh viên tại các trường đại học lớn tại Hà Nội.
Công ty luôn chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, từ công nhân sản xuất liên tục được đào tạo để phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng cao, cũng như công nghệ ngày càng tiên tiến. Cho đến đội ngũ cán bộ quản lý theo phong cách chuyên nghiệp, ứng dụng khoa học tiên tiến vào quản lý. Các khoá học này luôn được duy trì hàng quí hàng năm.
2.2.3. Các biện pháp đã và đang được tổ chức thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích kể trên.
2.2.3.1. Công tác đầu tư phát triển sản xuất:
Trong những năm qua ngành cơ khí Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Các nhà máy cơ khí trên địa bàn Hà Nội hoạt động cầm chừng và dần đang chuyển sang hình thức kinh doanh khác. Trong hoàn cảnh đó, Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường đảm bảo đủ công ăn việc làm và thu nhập ngày càng cao cho người lao động, đồng thời mở rộng sản xuất. Trong 05 năm gần đây Công ty đã thu hút thêm gần 600 lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nhiêu lao động địa phương.
Ngoài việc chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập và mở rộng sản xuất, Công ty còn luôn quan tâm tới việc cải thiện điều kiện và môi trường làm việc. Công tác an toàn vệ sinh lao động được quan tâm đúng mức, hàng năm đều tổ chức các lớp học tập về an toàn vệ sinh lao động, có thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh. Người lao động được cung cấp đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng nhu cầu công tác. Công tác phòng cháy chữa cháy được duy trì thường xuyên về trang thiết bị và công tác nghiệp vụ.
Các chế độ cho người lao động được thực hiện đúng và đầy đủ, 100% nhân viên chính thức được đóng BHYT, BHXH theo luật định. Hàng năm Công ty đều tổ chức cho anh em cán bộ, công nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát. Hàng năm công đoàn Công ty kết hợp với ban giám đốc Công ty mời trung tâm y tế vào khám chữa bệnh định kỳ cho tất cả cán bộ công nhân viên, thăm hỏi người lao động lúc ốm đau, hiếu hỉ, tặng quà cho chị em nhân ngày 08/03, ngày 20/10 và các ngày lễ tết. Những anh em làm việc ở những công việc có tính chất độc hại đều có chế độ và được bồi dưỡng.
Với sự quan tâm đó, hàng năm Công ty luôn mở rộng được sản xuất, thu hút thêm nhiều lao động và người lao động ngày càng thêm gắn bó với Công ty. Với đội ngũ lao động giỏi tâm huyết với công việc, có thể nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, kinh doanh ngày càng phát triển.
Những chính sách trên đã gúp Công ty không những tăng trưởng về số lượng nhân sự đáp ứng nhu cầu sản xuất mở rộng, năm 2001 với 135 cán bộ công nhân viên, đến năm 2007 là 800 cán bộ công nhân viên, mà còn gúp công ty sử dụng nguồn nhân lực tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất và quản lý.
2.2.3.2. Những giải pháp lớn, sáng kiến cải tiến kĩ thuật:
Được thành lập trong cơ chế thị trường mở cửa, phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt để giành thị trường và khách hàng. Phải phát triển và mở rộng sản xuất theo kịp với sự phát triển về khoa học - công nghệ, tăng năng suất chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Hàng năm, Công ty luôn chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất. Ngoài các trang thiết bị máy móc sẵn có, đầu tư ban đầu để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động, Công ty đã nghiên cứu tìm hiểu các thiết bị máy móc của nhiều hãng sản xuất trên thế giới mang tính công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất cao và ngày càng lớn để sản xuất cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Trong 6 năm (2002 - 2007), Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng 3 nhà máy. Nhà máy sản xuất quy mô công nghiệp, trang thiết bị máy móc tiên tiến, phương tiện làm việc, nghiên cứu khoa học nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm như:
Xây dựng mới nhà xưởng sản xuất tại KCN Vĩnh Tuy, Q. Hoàng Mai với diện tích 5.000m2, Nhà máy sản xuất tại Yên Mỹ, Hưng Yên với diện tích 80.000m2, và nhà máy sản xuất tại KCN. Hoà Khánh, TP. Đà Nẵng với diện tích 10.000m2.
- Đầu tư hàng trăm thiết bị chuyên dùng hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng thiết bị, nâng cao uy tín với khách hàng, động thời nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Trang bị hệ thống máy tính nối mạng các phòng ban, xưởng sản xuất để nâng cao hiệu quả công việc.
- Lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống phòng cháy chữa cháy góp phần đảm bảo an toàn trong khu vực sản xuất.
- Lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, khí mùi đảm bảo môi trường.
Bên cạnh đầu tư mở rộng nhà xưởng công nghiệp, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, Công ty cũng luôn chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật , công nhân tay nghề cao và nhân viên các phòng ban nghiệp vụ .
Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh,Tập đoàn Tân Á Đại Thành theo khẩu hiệu “Chất lượng tạo uy tín” là tiêu chuẩn hàng đầu để đến với khách hàng.
Trong bốn năm trở lại đây tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến kỹ thuật trong sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, Cải tiến mẫu mã sản phẩm và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu khách hàng. Tiết kiệm chi phí cho sản xuất hàng tỉ đồng như chế tạo ra hệ thống máy hàn lăn đây là hệ thống hàn tiên tiến nhất hiện nay sử dụng trong sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng. Nếu mua hệ thống này từ các nước tiên tiên thì chi phí sẽ lên tới hàng tỉ đồng tuy nhiên bằng khả năng trí tuệ và sự sáng tạo cùng với kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Tân Á đặc biệt là phòng kỹ thuật trải qua một thời gian chế tạo và chạy thử nghiệm đã chính thức đưa vào sử dụng hệ thống máy hàn lăn làm tăng năng xuất lên gấp 3 lần, giảm giá thành sản phẩm đi một nửa. Tiếp theo là cải tiến dàn máy đánh bóng ống sau một thời gian đưa dàn máy đánh bóng ống đưa vào sử dụng. Tập thể kỹ sư và công nhân có tay nghề cao đã đưa ra sáng kiên làm tăng tốc độ đánh bóng ống giảm thởi gian đánh bóng xong một mẻ ống xuống còn một nửa thời gian. đồng thời cho phép đánh bóng cùng một lúc nhiều loại ống với kích thước khác nhau. Mà trước kia dàn máy lúc nhập về không thể thực hiện được. Ngoài ra để cho dàn máy lốc ống sản xuất ra kịp cho dàn máy đánh bóng ống tập thể cán bộ kỹ sư và công nhân lành nghề tiếp tục nghiên cứu tìm tòi để cải tiến phương pháp cho dàn máy lốc ống. Từ một mẻ chỉ cho ra đời 5 loại ống có kích cỡ khác nhau lên 10 loại ống với sáng kiến này gúp cho Công ty đa dạng hoá được sản phẩm, nâng cao một bước về chất lượng.
Năm 2004, thực hiện chủ trương về tiết kiệm năng lượng của nhà nước, Công ty Tân Á thành công trong việc nghiên cứu, sản xuất và cung cấp sản phẩm bình năng lượng mặt trời cho thị trường việt nam. Sản phẩm không chỉ là sự thành công trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sảng phẩm mang lại các tính năng vượt trội như tiết kiệm năng lượng điện và ga trong việc tạo ra nước nóng, an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.2.3.3. Nâng Cao đời sống vật chất & tinh thần cho CBCNV:
Công ty Tân á luôn chú trọng đến việc nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được hưởng các quyền lợi: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm con người. Hàng năm công ty luôn tổ các chuyến đi thăm quan du lịch nghỉ mát cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Ngoài ra Công ty còn tổ chức các hoạt động thể để nâng cao đời sống văn hoá tinh thân cho tập thể cán bộ công nhân viên như tổ chức các cuộc thi thể thao như bóng đá, bóng chuyền.
Mặt khác ban chấp hành công đoàn Công ty thương xuyên tổ chức các thăm hỏi trong trường hợp anh chị em cán bộ công nhân viên bị ốm, hoặc thăm viếng trong trường hợp có hiếu hỉ.
Hơn nữa ban chấm hành công ty phối hợp với ban giám đốc lập quĩ tiết kiệm hàng tháng từ việc tiết kiện của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty để cho các anh chị em cán bộ công nhân viên vay trong trường hợp gia đình họ gặp khó khăn mà không hề lấy lãi. Tiền lương trung bình của cán bộ công nhân viên 900.000đ năm 2002 lên đến 2.200.000đ năm 2007
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHO
TẬP ĐOÀN TÂN Á ĐẠI THÀNH
3.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành đến 2010.
Để phát huy những thành tích đã đạt được, duy trì công ty ngày càng phát triển, phương hướng của lãnh đạo Công ty là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ chính từ năm 2007 đến năm 2010 như sau:
· Chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, đổi mới dây chuyền và quy trình công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh.
· Tính cực củng cố, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, phát triển sản phẩm mới phấn đấu doanh số tăng bình quân hàng năm từ 20 đến 35%.
· Từng bước hiện đại hoá phương tiện làm việc và nâng cao năng lực quản lý, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000.
· Đảm bảo việc làm thường xuyên và ổn định cho người lao động, tiếp tục mở rộng sản xuất để thu hút thêm lao động vào làm việc cho Công ty. Phấn đấu thu nhập bình quân tăng từ 15 đến 20%.
· Củng cố và kiện toàn tổ chức, tăng cường đoàn kết nội bộ đảm bảo công tác an ninh trật tự, môi trường, PCCC, quyết tâm giữ vững các danh hiệu đã đạt được, phấn đấu đạt danh hiệu cao hơn.
· Phát huy vai trò hoạt động của các đoàn thể quần chúng, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp tục tổ chức tốt các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phong trào tiết kiệm, chống lãng phí, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội. Xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí cao góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.
· Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài (Các nước Châu Âu và một số nước Châu Á) trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
3.2.1 .Giải pháp về vốn, tài chính:
Tập đoàn Tân Á Đại Thành trưởng thành từ một xưởng sản xuất nhỏ, ban đầu chỉ gồm có 30 người, vốn kinh doanh nhỏ bộ. Ngày nay, lượng vốn hoạt động của tập đoàn đó lên đến hàng tỷ đồng. Do vậy công việc huy động vốn cũng như quản lý vốn sao cho hiệu quả cũng là một trong những vấn đề bức bách cần được quan tâm.
Sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với những tài sản cố định cũ kỹ khó sử dụng, Tập đoàn có thể thanh lý ngay, tích cực thu hồi các khoản nợ của các khách hàng.
Tập đoàn có thể tăng nguồn vốn kinh doanh của mình bằng cách huy động thêm vốn của công nhân viên có thể bán một số cổ phần của Tập đoàn cho công nhân viên với giá ưu đãi hoặc vay thêm vốn bên ngoài. Đồng thời Tập đoàn cần xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý và có hiệu quả, Cần có thường xuyên các cuộc thông báo về việc sử dụng vốn của Tập đoàn cho công nhân viên nhằm tạo nguồn tin cho công nhân viên trong việc vay tiền để thực hiện những hợp đồng và dự án mà Tập đoàn đang còn thiếu vốn thực hiện.
Để việc góp vốn được thực hiện tốt, Tập đoàn cần có những chủ trương, chính sách thích hợp, minh bạch và công khai. Cần tuyên truyền, khuyến khích để cán bộ công nhân viên thấy việc góp vốn nhằm góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển của Tập đoàn. Từ đó người lao động sẽ gắn bó hơn với Tập đoàn.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành là công ty cổ phần nhưng chưa lên sàn, Do vậy, trong thời gian tới Tập đoàn cần lên sàn, tham gia niêm yết giá cổ phiếu. Từ đó có thể thu được một lượng vốn lớn bảo đảm cho sản xuất kinh doanh được ổn định, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó tăng hiệu suất sử dụng vốn cổ phần. Thông qua lên sàn hình ảnh và thương hiệu của Tập đoàn được quảng bá, khả năng liên doanh liên kết được mở rộng. Tất cả các yếu tố đó cũng góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng lao động.
Ngoài ra, Tập đoàn có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tạo thêm một kênh huy động vốn không nhỏ từ người dân. Qua đó cũng tạo được sự thiện cảm của người tiêu dùng với hình ảnh của doanh nghiệp mình.
3.2.2. Giải pháp về chất lượng sản phẩm:
Sản phẩm của Tân Á Đại Thành lấy chất lượng làm tiên phong. Tuy nhiên, đa số các sản phẩm của công ty đều làm bằng Inox, trong đó có một số bộ phận được làm bằng Inox có độ bền không cao mặc dù đó là chi tiết phụ, ví dụ: Chân của Bình nước Inox được làm từ Inox SUS 202 có độ bền kém có thể bị hoen gỉ trong khi đó thân bình được làm từ Inox SUS 304 có chất lượng cực cao – là nguyên liệu ngoại nhập.
Hầu hết các sản phẩm của Tập đoàn Tân Á Đại Thành đều được sản xuất trên các dây chuyền với công nghệ tiên tiến của Italy, Nhật Bản,…Song không vì thế mà sản phẩm sản xuất ra không được kiểm tra lại chất lượng kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng. Ở khâu kiểm tra này công ty chưa thực sự thực hiện một cách chu đáo. Tập đoàn cần có một bộ phận chuyên môn phụ trách công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thay vì người công nhân phải kiểm tra sản phẩm như hiện nay.
3.2.3. Giải pháp về công nghệ:
Hiện nay, Tập đoàn Tân Á Đại Thành có các dây chuyền sản xuất hiện đại của Italy. Tuy nhiên, ngày nay công nghệ thay đổi như vũ bão do vậy mà Tập đoàn cần quan tâm chú ý đến những công nghệ mới tiên tiến hiện đại trên Thế giới, từ đó tính toán thế nào cho hợp lý giữa chi phí mua công nghệ và doanh lợi có thề thu về từ công nghệ đó. Khuyến khích người lao động có những phát minh, cải tiến công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, tăng năng suất lao động, giảm khấu hao.
Bên cạnh đó cần làm tốt hơn công tác quản lý kỹ thuật. Công ty phải thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất của công nhân qua từng bước công việc như:
· Kiểm tra định kỳ
· Bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị theo từng công đoạn và quy mô sử chữa, bao gồm sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
3.2.4. Giải pháp về lao động:
Lao động chủ yếu trong Tập đoàn Tân Á Đại Thành là những người công nhân đã qua hoc nghề. Và công việc đòi hỏi họ phải thực sự lành nghề và chịu khó. Trong công tác tuyển dụng công nhân Tập đoàn cần chú ý tuyển chọn kỹ lưỡng những người có sức khoẻ, nhiệt tình với công việc, có tay nghề cao hoặc đã qua đào tạo ở các trường nghề. Những người này cần được đào tạo lại trước khi vào làm việc
Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động cho phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại. Để hoàn thiện trình độ công nghệ, Tập đoàn cần đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, cán bộ có trình độ phù hợp bởi tính hiện đại của máy móc. Điều này có tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tập đoàn cũng nên tổ chức tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý.
Hoạt động đào tạo của Tập đoàn đối với lao động trực tiếp được thực hiện theo hai cách áp dụng đối với cả thợ đã đào tạo và chưa đào tạo. Cách thứ nhất đó là Tập đoàn duy trì không khí trao đổi nghề nghiệp của những người có tay nghề và những người mới vào nghề, nhằm thống nhất phương pháp, quy trình, chất lượng cho công việc trong sản xuất. Cách thứ hai mang tính đào tạo có chọn lọc đó là chọn ra những nhóm thợ nòng cốt trong các phân xưởng để đào tạo nâng cao tay nghề và tiếp thu những công nghệ mới nhất của ngành để triển khai ứng dụng. đối với lao động gián tiếp cần phải cập nhật thông tin, bổ sung kiến thứcmới nhất trong nghề và những kiến thức cần thiết cho các vị trí đang đảm nhiệm. Bên cạnh đó cần tạo cơ chế linh hoạt trong tổ chức các tiêu chuẩn cụ thể cho các loại cán bộ, loại bỏ những cán bộ thừa và sẵn nguồn để bổ sung kế cận. Do vậy để nâng cao chất lượng của cán bộ điều hành lãnh đạo Tập đoàn cần quan tâm hơn nữa đến nguồn nhân lực.
Tập đoàn cũng nên chú ý xây dựng văn hoá doanh nghiệp, Tập đoàn Tân Á Đại Thành với 5 nhà máy sản xuất lớn và hệ thống phân phối rộng khắp cả nước do vây dù ở đâu họ cũng cần có tiếng nói chung, phong cách làm việc chung. Đó là đặc trưng hình ảnh của Tân Á Đại Thành, để người tiêu dùng nhìn vào đó mà phân biệt được với các đối thủ của họ. Cần xây dựng một môi trường làm việc hài hoà, ổn định và tinh thần tự giác cao nhằm khai thác được sức mạnh tập thể và sự sáng tạo trong lao động.
3.2.5. Giảm chi phí đến mức tối đa nhằm tăng lợi nhuận:
Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có lợi nhuận Tập đoàn cần đầu tư, có chiến lược kinh doanh cụ thể và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển.
Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả. Về dự trữ nguyên vật liệu: Một là, dự trữ phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu; hai là, phải xác định chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng, chi phí dự trữ, chi phí do thừa nguyên vật liệu; cuối cùng là phải xác định thời gian đặt mua, chu kỳ dự trữ, khối lượng nguyên vật liệu một lần đặt mua…
Thực hiện tốt và đúng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Do công nhân còn có một số người có ý thức sản xuất chưa tốt, nên việc thực hiên định mức tiêu hao nguyên vật liệu chưa được thực hiện một cách rõ ràng. Từ đó, dẫn tới việc hao phí nguyên vật liệu vừa làm giảm chất lượng sử dụng của sản phẩm. Để có thể thực hiện tốt điều này Tập đoàn Tân Á Đại Thành cần phải nâng cao chất lượng lao động trực tiếp, tuyên truyền giáo dục người công nhân có những phẩm chất đạo đức trong nghề nghiệp cũng như chấn chỉnh phong cách làm việc. Tiêu chuẩn hoá trình độ của cán bộ quản lý phân xưởng, xây dựng các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, kết hợp với kiểm tra bằng những máy móc chuyên dụng ở từng công đoạn sản xuất.
Ngoài những chi phí về nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất ra sản phẩm trực tiếp thì còn phải tiết kiệm cả về chi phí quản lý. Tập đoàn có thể tuyên truyền khuyến khích và ban hành nội quy buộc đội ngũ cán bộ , công nhân viên của tập đoàn luôn phải có ý thức tiết kiệm. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời với những cá nhân tiêu biểu trong phong trào tiết kiệm của doanh nghiệp, nghiêm khắc phê bình và có hình thức kỷ luật với những cá nhân có biểu hiện lãng phí, trì trệ trong công việc gây lãng phí cả về thời gian lẫn tiền của của doanh nghiệp. Tập đoàn có thể treo các bảng biển ở các phòng ban, xưởng sản xuất mang những nôi dung khuyến khích tiết kiệm, thúc đẩy sự tích cực lao động của công nhân viên.
Tiết kiệm là phải tiết kiệm cả về mặt vật chất lẫn tiết kiệm cả về mặt thời gian, có như vậy mới nâng cao được năng suất lao động, giảm chi phí, tăng doanh thu, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mới cao.
3.2.6. Giải pháp đối với thị trường:
Các sản phẩm trên thị trường chính là hình ảnh của doanh nghiệp, do vay muốn có được sự thiện cảm của người tiêu dùng bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có những chiến lược về phát triển thương hiệu hòng vươn xa hơn ra thị trường.
Hiện nay, các sản phẩm của Tập đoàn Tân Á Đại Thành đang phải canh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại trên thi trường như: Sơn Hà, Toàn Mỹ, Hoàn Mỹ,…mà nhìn bề ngoài chúng không khác nhau là mấy cả về hình dáng lẫn cách trang trí và chất lượng. Do vậy, bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, Tập đoàn Tân Á Đại Thành cần phải chú trọng thiết kế lại mẫu mã sản phẩm, quảng cáo sản phẩm của mình nhiều hơn trên các phương tiên thông tin đại chúng nhằm mang lại những hình ảnh tốt đẹp của nhãn hiệu cũng như thương hiệu của Tập đoàn đến với thị trường.
Ngoài ra, từ các báo cáo mà Tập đoàn mang lại cũng như qua tìm hiểu em được biết các sản phẩm của Tập đoàn vẫn chỉ được tiêu thụ bó hẹp trong phạm vi cả nước chứ chưa được mang đi xuất khẩu, chỉ có bình nước Inox là có xuất khẩu sang Lào và Campuchia. Do vậy trong những năm tới Tập đoàn cần đẩy mạnh sản xuất chú trọng đến chất lượng, mẫu mã, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường nhằm vươn xa hơn ra khỏi tầm quốc gia.
3.2.7. Thường xuyên phải có sự kiểm tra, giám sát từng công đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh:
Một tập thể có vững mạnh đến đâu thì cũng không thể coi nhẹ việc kiểm tra, giám sát bởi vì không phải ở giai đoạn nào của sự hoạt động cũng là hoàn hảo và không có thiếu sót. Tập đoàn nên chú ý tạo cho mình một đội ngũ cán bộ kiểm tra, đốc thúc có đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao và tất cả vì mục đích của Tập đoàn. Phải có những ưu đãi thoả đáng, và sự quan tâm đặc biệt đối với họ.
Ngoài ra, cần tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng để thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và giám sát. Với biện pháp này Tập đoàn Tân Á Đại Thành cần phải thành lập các nhóm chất lượng. các nhóm này thành lập dựa trên tinh thần tự nguyện trên cùng một chỗ làm việc. Trưởng nhóm do các thành viên bầu, nhóm họp với nhau mỗi tuần một lần hoặc ngoài giờ làm việc tại một nơi quy định. Nhóm chất lượng theo dõi quá trình sản xuất để phân tích và giải quyết các vấn đề về chất lượng.
Biện pháp thành lập nhóm chất lượng có tác dụng tích cực ở chỗ nó tạo ra được bầu không khí làm việc vì chất lượng của công ty khích lệ hơn nữa tinh thần phấn đấu, thi đua làm việc của toàn bộ công nhân viên vì một chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích trong toàn Tập đoàn.
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước.
Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân như Tập đoàn Tân Á Đại Thành cần được Nhà nước quan tâm và tạo sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp Nhà nước, từ đó mới cùng nhau đương đầu và vững vàng trong nền kinh tế mở đầy khó khăn và thách thức ở phía trước. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ sản xuất sau:
Nhà nước có thể giảm thuế đối với những nguyên vật liệu nhập ngoại cho Tập đoàn, bởi thuế cao làm cho giá thành của một sản phẩm của Tập đoàn cũng theo đó mà tăng lên, làm cho sức canh tranh của các mặt hàng của công ty kém sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của cả Tập đoàn.
Nhà nước cần có chính sách đầu tư vào công nghiệp luyện kim nhiều hơn, nhằm cung cấp được nguồn vật liệu phục vụ việc sản xuất, giảm thiểu việc đi nhập vật liêu ở nước ngoài với giá cao. Từ đó các sản phẩm của Tập đoàn có giá thấp hơn bây giờ.
Ngân Hàng Nhà Nước cũng cần có những điều chỉnh về mức lãi suất cho vay xuống thấp hơn hiện nay đối với các doanh nghiệp tư nhân như Tập đoàn Tân Á Đại Thành, nhằm khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất. Giúp họ phát triển thương hiệu và sau này có thể trở thành một trong những trụ cột kinh tế của đất nước.
PHẦN KẾT LUẬN
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề của tất cả các doanh nghiệp. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thường xuyên tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả cân đối các yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động phát huy những thế mạnh, khắc phục những yếu kém và chỉ có vậy mới đảm bảo cho sự tồn tại của mình.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành là một doanh nghiệp tư nhân trong những năm gần đây làm ăn có lãi và dần khẳng định tên tuổi của mình trong thị trường quốc nội. Vấn đề là làm sao để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả luôn đặt ra với doanh nghiệp này. Họ vừa sản xuất lại vừa kinh doanh, do vậy vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh đang cần có được sự xem xét và trả lời thoả đáng.
Trong quá trình tham gia thực tập ở Tập đoàn Tân Á Đại Thành, nhận thấy một số mặt mà doanh nghiệp này chưa làm được để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh em đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và đưa ra một số giải pháp. Tuy các giải pháp chưa phải là tối ưu song em hy vọng nó sẽ đem lai hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong thời gian sắp tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo Trình Khoa Học Quản Lý - Tập 1, Nxb Khoa học Kỹ thuật.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền – TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (1998), Lý thuyết Quản trị doanh nghiệp, Nxb Khoa học Kỹ thuật.
GS.TS. Ngô Đình Giao (1997), Giáo trình Quản trị Kinh doanh Tổng hợp, Nxb Khoa học Kỹ thuật.
PGS. TS. Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế Nhà nước và đổi mới kinh tế Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
PTS. Nguyễn Năng Phúc (1999), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
PGS.TS. Lưu Thị Hương – PGS.TS. Vũ Duy Hào (2006), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân.
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp (2003), Quản trị học, Nxb Thống kê.
Một số luận văn của anh chị khoá trên
Các tài liệu của Tập đoàn Tân Á Đại Thành: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 2010, Catalogue sản phẩm,…
10. www.tanadaithanh.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M1110.DOC