Tài liệu Đề tài Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon): LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hơn hai năm qua đã mở ra trước mắt Việt Nam một viễn cảnh kinh tế mới với nhiều cơ hội phát triển cũng như không ít thách thức. Mà trong đó hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng trong việc quyết định vận mệnh của nền kinh tế nước nhà. Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách đẩy mạnh hoạt động ngoại thương mà chú trọng hơn cả là hoạt động xuất khẩu. Từ những tiềm lực sẵn có trong nước và một số nguyên liệu nhập khẩu, Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu phát triển các mặt hàng nông - lâm - thủy sản.
Trong những năm vừa qua, các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam đã dần khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Xuất khẩu thủy sản đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước qua từng năm, từng giai đoạn, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Cùng với ngành thủy sản, trong những năm qua Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Sa...
93 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hơn hai năm qua đã mở ra trước mắt Việt Nam một viễn cảnh kinh tế mới với nhiều cơ hội phát triển cũng như không ít thách thức. Mà trong đó hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng trong việc quyết định vận mệnh của nền kinh tế nước nhà. Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách đẩy mạnh hoạt động ngoại thương mà chú trọng hơn cả là hoạt động xuất khẩu. Từ những tiềm lực sẵn có trong nước và một số nguyên liệu nhập khẩu, Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu phát triển các mặt hàng nông - lâm - thủy sản.
Trong những năm vừa qua, các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam đã dần khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Xuất khẩu thủy sản đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước qua từng năm, từng giai đoạn, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Cùng với ngành thủy sản, trong những năm qua Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon) trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là nhờ vào vai trò của Marketing được lựa chọn đã thúc đẩy xuất khẩu phát triển qua các năm, thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng.
Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố, bổ sung và vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong kinh doanh. Bài viết nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, điều kiện và năng lực kinh doanh để đề ra các giải pháp về Marketing nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu tại công ty Seaprodex Saigon.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là: phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trong giai đoạn 2004-2008.
- Không gian nghiên cứu: nội bộ công ty Seaprodex Saigon.
- Giới hạn nghiên cứu: lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty khá rộng nhưng đề tài này chỉ nghiên cứu lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của công ty, mà cụ thể là hoạt động Marketing xuất khẩu thủy sản.
5 Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Kết cấu của bài luận văn như sau:
Chương 1: Khái quát hoạt động Marketing xuất khẩu và Công ty Seaprodex Saigon
Chương 2: Thực trạng áp dụng Marketing xuất khẩu tại Công ty Seaprodex Saigon
Chương 3: Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Seaprodex Saigon.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TY SEAPRODEX SAIGON
1.1. Lý luận chung về hoạt động Marketing xuất khẩu:
Khái niệm về Marketing quốc tế:
“Marketing quốc tế là hoạt động Marketing sản phẩm, dịch vụ và thông tin vượt qua biên giới chính trị của một quốc gia. Do đó, nó cũng bao gồm đầy đủ các thành phần như Marketing nội địa. Đó là việc lập kế hoạch, thực hiện các chương trình truyền thông, phân phối, giá cả và dịch vụ sau hỗ trợ bán hàng cho các khách hàng cuối cùng của công ty.”
Gerald ALBAUM(1)
Nội dung Marketing quốc tế:
Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng.
Lập kế hoạch và phát triển sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mong muốn.
Định giá bán sản phẩm nhằm thỏa mãn cả hai mục đích từ phía giá trị hữu dụng của người tiêu dùng và cả phía lợi nhuận mong muốn của nhà sản xuất.
Phân phối sản phẩm thông qua các kênh một cách thuận tiện cho khách hàng.
Thực hiện các chương trình chiêu thị sản phẩm, dịch vụ.
Thiết kế các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khách hàng trước và sau khi bán.
Các hình thức của Marketing quốc tế:
Marketing xuất khẩu (Export Marketing): Là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên Marketing phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, pháp luật, văn hóa -xã hội.
(1) Professor of Marketing at the University of Oregon and Senior Research Fellow at the IC2 Institute, the University of Texas at Austin.
Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing): là hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó công ty của ta đã thâm nhập.
Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi khác và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau.
Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing): Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác các hoạt động Marketing trong nhiều môi trường kinh doanh khác nhau. Nhân viên Marketing phải có những kế hoạch thật cụ thể và kiểm soát cẩn thận nó nhằm tối ưu hóa các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
Marketing toàn cầu (Global Marketing): Là việc vận dụng cùng một chiến lược Marketing ở tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu. Đặc điểm của Marketing toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược Marketing và vận dụng nó một cách đồng nhất cho tất cả các thị trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt. Thị trường toàn cầu chính là sự mở rộng thị trường nội địa về mặt địa lý.
Mục đích của Marketing toàn cầu là tận dụng các cơ hội sản xuất lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và thị trường thế giới.
Khái niệm về Marketing xuất khẩu:
Là những hoạt động Marketing nhằm giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra nước ngoài trên nhiều thị trường khác nhau. Marketing xuất khẩu xem mỗi thị trường là một tổng thể, vì vậy việc vận dụng các phối thức Marketing đều có sự khác biệt cho từng thị trường cụ thể mà doanh nghiệp muốn vươn tới.
Như vậy bản chất của Marketing xuất khẩu là việc duy trì sự phù hợp của các chiến lược Marketing hỗn hợp của công ty trên các thị trường xuất khẩu với những thay đổi bất thường của các yếu tố môi trường bên ngoài. Marketing xuất khẩu là một trong những hình thức của Marketing quốc tế.
Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay thì Marketing xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Nó vừa là mục tiêu trước mắt và vừa là mục tiêu lâu dài cho việc phát triển và mở rộng kinh doanh của một doanh nghiệp.
Vai trò của Marketing xuất khẩu:
Giúp doanh nghiệp đánh giá, tìm ra các cơ hội tốt nhất trên thị trường thế giới
Giai đoạn thúc đẩy năng xuất khẩu: khi doanh nghiệp cảm nhận được lợi thế tiềm năng của sản phẩm khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, khi thị trường trong nước cạnh tranh mạnh mẽ và nhu cầu bắt đầu giảm sút, doanh nghiệp buộc phải nghĩ đến việc phát triểm mở rộng nhu cầu ở những nước khác. Và khi đó doanh nghiệp phải tiếp cận hoạt động Marketing xuất khẩu để đánh giá tìm ra các cơ hội tốt nhất trên thị trường thế giới.
Giúp doanh nghiệp bù đắp được các chi phí trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
Quá trình nghiên cứu cải tiến và phát triển một sản phẩm mới cần rất nhiều chi phí. Vì vậy một chiến lược sản phẩm mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cần được xem xét với mức độ Marketing quốc tế để đánh giá được khả năng sinh lời từ việc tiêu thụ trên nhiều thị trường thế giới khác nhau, để bù đắp được các chi phí trong quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
Quy trình Marketing xuất khẩu:
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp: Mục tiêu là để xác định công ty có đủ khả năng xuất khẩu hay không. Điều quan trọng là trong phân tích phải chú ý đến kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích để được hưởng ưu đãi của chính phủ, phải làm rõ mục tiêu lớn của xuất khẩu là hướng về thị trường mục tiêu, cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật và đội ngũ cán bộ
Phân tích, nhận biết những sản phẩm có thể xuất khẩu và những thuận lợi của sản phẩm trong nước.
Tìm kiếm, phân tích và xếp hạng các thị trường tiềm năng và triển vọng.
Phân tích tỉ mỉ để đưa ra quyết định lựa chon thị trường xuất khẩu.
Xây dựng kế hoạch Marketing.
Bảng 1.1 Kế hoạch Marketing
STT
MỤC LỤC
NỘI DUNG
I
Tóm tắt tổng quát
Giới thiệu những vấn đề chính của công ty, những vấn đề cần giải quyết về mặt Marketing
II
Nghiên cứu môi trường Marketing
Nghiên cứu môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa
III
Phân tích điểm mạnh yếu
Điểm mạnh, điểm yếu
IV
Mục tiêu
Doanh số, thị phần, lợi nhuận
V
Chiến lược Marketing
Đề ra các chiến lược để đạt mục tiêu
VI
Kế hoạch hoạt động
Các bước, khoảng thời gian, phương tiện
VII
Kết quả dự báo
Dự báo khối lượng, kết quả tài chính
Những điều cần lưu ý khi thực hiện Marketing xuất khẩu:
Trước khi quyết định xuất khẩu phải chọn cẩn thận sản phẩm và thị trường mục tiêu trên cơ sở nghiên cứu tại bàn.
Một khi đã chọn thị trường mục tiêu nào thì cần nghiên cứu sản phẩm vào thị trường đó trên cơ sở nghiên cứu tại hiện trường.
Những chuyến đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài không nên bắt đầu vào mục tiêu kinh doanh ngay mà nên phục vụ cho chiến lược xâm nhập lâu dài.
Đánh giá tất cả những thông tin nhận được nhằm thảo ra kế hoạch và chiến lược Marketing với mục tiêu đạt được vị trí vững chắc, có hiệu quả.
Đảm bảo đám ứng những đòi hỏi của người mua trước khi nhận đơn đặt hàng và đảm bảo đúng thời gian giao hàng trong hợp đồng.
Nghiên cứu kỹ khách hàng để sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu khi bán ra.
Thị trường thế giới là thị trường có phân khúc cao nên nhà xuất khẩu phải thuộc lòng khi nghiên cứu.
1.1.5. Nghiên cứu thị trường trong Marketing xuất khẩu:
1.1.5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược Marketing của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu làm tốt nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm Marketing đưa ra chiến lược phù hợp và hiệu quả cao. Ngược lại nó sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động Marketing không hiệu quả và lãng phí.
Những nội dung chính của hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm ẩn của công ty
Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng: độ tuổi, thu nhập, trình độ…
Thói quen mua sắm của khách hàng.
Giá cả công ty đưa ra có đáp ứng mong đợi của khách hàng cũng như phù hợp với giá cả các mặt hàng khác hay không?
Hình ảnh của công ty trong nhận thức của khách hàng.
Sự so sánh của khách hàng giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh ra sao?
Nghiên cứu thị trường thế giới phải giải quyết các vấn đề sau:
Xác định nước nào là thị trường triển vọng cho việc xuất khẩu với điều kiện thuận lợi nhất.
Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh.
Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp khi muốn thâm nhập vào thị trường đó. Sản phẩm muốn thâm nhập cần đạt những yêu cầu gì về chất lượng, tiêu chuẩn bao bì đóng gói…
Thu nhập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.
Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược Marketing.
1.1.5.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Gồm các bước sau:
Gạn lọc sơ khởi.
Phỏng ước thị trường tiềm năng:
D = P + M – X
Trong đó:
D: Nhu cầu hiện tại
P: Số lượng sản phẩm do quốc gia đó sản xuất
M: Khối lượng hàng nhập khẩu
X: Khối lượng hàng xuất khẩu
Tuyển chọn thị trường mục tiêu
Trong trường hợp phải so sánh các thị trường với nhau, chúng ta có thể dựa thêm trên các tiêu chí: dân số và tốc độ tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng A để tiêu thụ, tiêu thụ mặt hàng A/ đầu người, số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thuế suất và các loại chi phí khác, mức độ kiểm soát của Chính phủ đối với mặt hàng A, chi phí cho hoạt động chiêu thị,…
1.1.6. Chính sách Marketing hỗn hợp (Marketing - mix):
Marketing - mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định.
Marketing - mix còn được gọi là chính sách 4 Ps do viết tắt bốn chữ đầu các thành tố: Sản phẩm (Product), giá cả ( Price), phân phối (Place), chiêu thị (Promotion) (Theo quan điểm của Giáo sư Jerome Mc Carthy đưa ra năm 1960). Tùy thuộc vào một hoàn cảnh cụ thể của thị trường mà các doanh nghiệp sẽ vận dụng và phối hợp các thành tố trên một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở thị trường đã xác định và khai thác tối đa cơ hội của thị trường.
1.1.6.1. Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm trên thị trường thế giới là toàn bộ những loại hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng được chào bán để thỏa mãn một nhu cầu vật chất hoặc tâm lý nào đó của người mua ở thị trường hải ngoại.
Chính sách sản phẩm trên thị trường thế giới là một tiến trình lựa chọn sản phẩm thích hợp nhất cho một thị trường hoặc một khu vực thị trường thế giới nhất định. Chính sách sản phẩm sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại hàng hóa riêng biệt và khách hàng.
Trong hoạt động Marketing-mix, chính sách sản phẩm có ý nghĩa sống còn quyết định đến các chính sách khác như: chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách chiêu thị. Tầm quan trọng của chính sách sản phẩm được thể hiện ở chỗ:
Chính sách sản phẩm luôn chịu nhiều sức ép trong cạnh tranh
Chính sách sản phẩm phải thích ứng với các vấn đề kỹ thuật:
Sự thay đổi của khách hàng do xu hướng quốc tế hóa đời sống, sự thâm nhập của các thị hiếu tiêu dùng từ bên ngoài, do xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, do thu nhập tăng lên của dân cư.
Kỹ thuật do cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ với vô số các phát minh, sang chế làm cho các sản phẩm hiện tại bị lạc hậu nhanh chóng, rút ngắn vòng đời sản phẩm.
Cạnh tranh giá cả ngày nay đã nhường chỗ cho cạnh tranh phi giá cả mà chủ yếu dựa vào chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng.
Các chiến lược sản phẩm xuất khẩu:
Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm:
Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm biểu hiện ở việc bán ra thị trường thế giới những sản phẩm giống nhau hay đồng nhất về các yếu tố vật chất như: kích cỡ, màu sắc, bao bì, dịch vụ hỗ trợ…
Mức độ tiêu chuẩn hóa phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, mức đồng nhất của nhu cầu trên thị trường, mức độ sẵn sang chấp nhận của người tiêu dùng và chính bản thân doanh nghiệp đó.
Điều kiện áp dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm là sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu hay chức năng nào đó trên thị trường một số nước, phải “phù hợp” với các sản phẩm đã được du nhập vào thị trường và sản phẩm không quá lạc hậu với các sản phẩm cùng loại trong một thời điểm nhất định.
Lợi thế của chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm::
Có thể tiêu thụ được ngay sản phẩm trên thị trường thế giới mà không cần thay đổi mẫu mã.
Khai thác để kéo dài vòng đời của sản phẩm.
Có thể tiêu thụ được ngay số hàng tồn kho hiện có.
Không phải tốn chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và chi phí đầu tư thiết bị máy móc mới và cho phép công ty có lợi thế lớn về sản xuất đại trà.
Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược này sẽ gặp những trở ngại sau:
Sức ép chi phí buộc nhà sản xuất đi theo khuynh hướng tiêu chuẩn hóa để tạo năng lực sản xuất quy mô lớn trong khi áp lực thị trường đòi hỏi phải theo đúng ý của khách hàng.
Những ràng buộc bên ngoài (hạn ngạch, thuế quan…) và ràng buộc bên trong (hợp đồng, giấy phép…) của doanh nghiệp có thể ngăn cản hoặc kìm hãm sự tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
Chiến lược thích nghi hóa sản phẩm:
Chiến lược thích nghi hóa sản phẩm được thể hiện ở việc thay đổi một số đặc trưng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng khác biệt nhau. Đó là những thay đổi trong cấu thành sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên chức năng công dụng của nó.
Những yêu cầu khách quan của chiến lược:
Để phù hợp với tập quán tiêu dùng, môi trường khí hậu, khả năng thanh toán của thị trường.
Để phù hợp với tập quán về cách thức đo lường và tính trọng lượng.
Để giảm thiểu cước phí vận chuyển và phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng về đường sá vận chuyển.
Để phù hợp với cách thức kiểm hóa và ưu đãi của hệ thống thuế quan đối với màu sắc, kích cỡ, tốc độ, xuất xứ hay nguyên vật liệu cấu thành phẩm.
Các hình thức thích nghi hóa sản phẩm:
Cải tiến về chất lượng sản phẩm: làm tăng độ tin cậy, độ bền, tốc độ, khẩu vị hoặc các tính năng khác của sản phẩm.
Cải tiến kiểu dáng: thay đổi màu sắc, bao bì, kết cấu sản phẩm.
Cải tiến về kỹ thuật: thay đổi tính năng, bổ sung thêm các giá trị sử dụng.
Bảng 1.2 Ví dụ về thích nghi hóa sản phẩm với môi trường
Yếu tố môi trường
Những thay đổi trong sản phẩm
Trình độ nhận thức của khách hàng thấp
Hướng dẫn dễ hiểu, sản phẩm đơn giản
Mức thu nhập thấp
Chuyên môn hóa sản phẩm, thay đổi giá
Rủi ro do lãi suất cao và lạm phát
Sử dụng nhiều phương pháp thanh toán khác nhau
Sử dụng trong những khu vực biệt lập
Nâng cao độ tin cậy của sản phẩm
Nguồn điện ở các địa phương khác nhau
Thay đổi kích thước, đặc tính sản phẩm cho phù hợp với dòng điện.
1.1.6.2. Chính sách giá:
Giá sản phẩm quốc tế là khoản ngoại tệ mà người nhập khẩu phải trả cho người xuất khẩu để sở hữu lượng hàng hóa tương ứng hoặc là khoản ngoại tệ mà người xuất khẩu thu về khi xuất lượng hàng tương ứng.
Trong Marketing-mix, giá cả là một yếu tố cơ bản, là một trong bốn biến số quan trọng mang lại thu nhập trong khi các biến số khác chỉ sinh ra đầu tư và chi phí. Biến số giá cũng gây ra những phản ứng tức thì hơn cả những biến số khác của Marketing-mix đối với người tiêu dùng cũng như đối với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, giá cả có tác động mãnh mẽ đến doanh số, do đó giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp xuất khẩu.
Hình 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc định giá xuất khẩu
Các nhân tố nội tại
Khả năng sinh lời
Chi phí vận tải
Thuế quan
Thuế khác
Chi phí sản xuất
Chi phí kênh
Các nhân tố thị trường
Mức thu nhập
Cạnh tranh
Các nhân tố môi trường
Tỷ giá hối đoái
Tỷ lệ lạm phát
Kiểm soát giá cả
Các luật lệ
Các chiến lược định giá quốc tế
Định giá qua từng thị trường
Định giá thống nhất
Các phương pháp định giá xuất khẩu:
Định giá dự vào chi phí: phương pháp này hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận của công ty
G = Z + m
Trong đó
G: giá
Z: phí tổn một đơn vị sản phẩm
M: mức lời dự kiến
So với các phương pháp định giá khác thì phương pháp này đơn giản hơn nhiều nhưng không hợp lý vì nó bỏ qua yếu tố cầu và cạnh tranh trên thị trường.
Định giá theo người mua: công ty định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của người mua về sản phẩm chứ không phải chi phí của người bán.
Công ty sử dụng lối định giá này phải thiết lập được giá trị nơi ý nghĩa của người mua trong sụ tương quan với những cống hiến cạnh tranh khác
Định giá dựa vào cạnh tranh: là định giá theo mức cạnh tranh hiện hành, không để ý đến chi phí và cầu trên thị trường.
Các chiến lược định giá xuất khẩu:
Định giá hớt váng sữa (Skimming pricing):
Đây là chính sách giá cao giúp nhà xuất khẩu đạt mức lời cao trong một thời gian nhất định. Định giá cao gây ấn tượng sản phẩm có chất lượng tốt.
Điều kiện để áp dụng chính sách này là: đường cầu không co giãn theo giá, các sản phẩm phải độc đáo mới lạ.
Định giá thâm nhập (Penetration pricing):
Đây là cách định giá thấp hơn giá phổ biến trên thị trường thế giới nhằm để mở rộng thị phần. Công ty sẽ thu lợi nhuận qua việc chiếm ưu thế trên thị trường và trong những trường hợp nhất định người ta có thể xác định giá thấp hơn chi phí.
Điều kiện áp dụng: chi phí sản xuất và phân phối cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống khi số lượng sản phẩm tăng lên, thị trường phải nhạy bén với giá cả và công ty phải có nguồn tài chính đủ mạnh. Tuy nhiên, với chính sách định giá này thì nhà xuất khẩu rất khó tăng giá trở lại vì người tiêu dùng đã quen với giá thấp.
Định giá theo từng thị trường:
Là cách định giá làm cho giá sản phẩm sát với mức giá phổ biến trên thị trường. Cách định giá này đơn giản, chỉ cần theo dõi giá thị trường thế giới.
Nhược điểm của cách định giá này là khi đưa ra thị trường thế giới một sản phẩm hoàn toàn mới thì chưa có giá của sản phẩm tương đương để so sánh.
Định giá hủy diệt (Extinction pricing):
Mục tiêu của chính sách định giá này là loại bỏ đối thủ cạnh tranh đang có ra khỏi thị trường, thường được các công ty đa quốc gia sử dụng như một phương pháp để đẩy nhà sản xuất yếu hơn ra khỏi ngành để độc quyền thị trường.
Tuy nhiên khi áp dụng chính sách định giá này nên thận trọng vì mối nguy hiểm thường xuyên đe dọa là chính phủ nước sở tại sẽ áp đặt những hạn chế đến việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm và nguy hiểm hơn khi định giá hủy diệt là khách hàng đã quen mua giá thấp, công ty sẽ gặp khó khăn khi muốn tăng giá.
1.1.6.3. Chính sách phân phối:
Chính sách phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế là một tiến trình hoạch định và triển khai thực hiện các giải pháp về tập hợp hàng hóa, dự trữ, đóng gói, chuyên chở và tổ chức tiêu thụ sản phẩm qua một hệ thống kênh phân phối thích hợp nhằm thực hiện mong muốn về mức độ bao phủ trên một thị trường mục tiêu nhất định ở hải ngoại. Chính sách phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế là một bộ phận của Marketing-mix, vì vậy nó phải phù hợp với các chính sách khác như: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách chiêu thị.
Hình 1.4 Quy trình phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế
Thành viên phân phối trong nước
Thành viên phân phối nước ngoài
Nhà sản xuất
Công ty kinh doanh xuất khẩu
Đại lý xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp
Nhà bán buôn địa phương hay đại lý
Trung gian nhập khẩu
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng công nghiệp
Văn phòng đại diện hay chi nhánh ở nước ngoài
và các thành viên tham gia
Mục tiêu của chính sách phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế là thỏa mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng ở hải ngoại đúng thời gian, đúng địa điểm với mức giá phù hợp thông qua các phương thức xuất khẩu sản phẩm hoặc tổ chức sản xuất và phân phối ở nước ngoài.
Tại những quốc gia khác nhau đòi hỏi phải thực thi những phương thức phân phối khác nhau, và do đó các mục tiêu chính sách phân phối cũng khác nhau.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối:
Chi phí:
Chi phí cho kênh phân phối bao gồm: chi phí ban đầu, chi phí duy trì và chi phí cho hệ thống hậu cần phân phối. Chi phí cho kênh phân phối cao thường làm cho giá thành cao hơn ở mức độ tiêu dùng, điều này có thể cản trở việc thâm nhập thị trường mới. Các công ty thường có xu hướng xây dựng kênh phân phối trực tiếp với mong muốn giảm được chi phí trong phân phối.
Nhu cầu đồng vốn:
Nhu cầu đồng vốn bao gồm: vốn cho hàng tồn kho, vốn cho hàng đang trên đường vận chuyển, các khoản phải thu, vốn ở kho hàng ký gởi. Việc xây dựng kênh bán hàng trực tiếp thường đòi hỏi khoản đầu tư đồng vốn tối đa, trong khi sử dụng các nhà phân phối sẽ giảm được khoản đầu tư vốn này.
Đặc điểm sản phẩm:
Đặc điểm của một sản phẩm có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối. Nếu sản phẩm dễ hư hỏng hay chu kỳ sống ngắn, nhà sản xuất buộc phải dùng những kênh phân phối ngắn hơn đẻ đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh hơn. Một sản phẩm kỹ thuật hay có độ phức tạp cao thì phải bán hàng trực tiếp hoặc thông qua đối tác phân phối có trình độ kỹ thuật cao. Còn các sản phẩm thông dụng, khó hư hỏng thì có thể phân phối qua kênh phân phối dài để tới nhiều nhà bán lẻ.
Nhân tố về kiểm soát:
Mỗi loại cấu trúc kênh cho thấy một mức độ khác nhau trong việc kiểm soát của nhà sản xuất. Với kênh phân phối trực tiếp, nhà sản xuất có thể kiểm soát giá, khuyến mãi, mức độ nỗ lực và điểm bán cần sử dụng. Còn các kênh phân phối dài thường làm cho nhà sản xuất thiếu hoặc mất tầm kiểm soát, và trong nhiều trường hợp sẽ không biết được ai là người cuối cùng mua sản phẩm.
Nhân tố về sự khác biệt thị trường thế giới:
Sự khác biệt về môi trường giữa các quốc gia hình thành các cấu trúc kênh phân phối khác nhau ở từng quốc gia. Các cấu trúc kênh phân phối sẵn có ở mỗi quốc gia tác động rất lớn đến việc lựa chọn kênh và các chính sách phân phối thích hợp theo mục tiêu của doanh nghiệp. Do vậy một kênh phối được lựa chọn phải thể hiện được sự thích hợp với những khác biệt của từng thị trường trên thế giới.
Nhân tố về độ bao phủ:
Độ bao phủ là việc chiếm lĩnh địa lý trong một khu vực thị trường. Việc lựa chọn kênh phân phối sẽ chịu tác động bởi kỳ vọng về sự bao phủ của thị trường. Để xác định độ bao phủ của một đại lý, nhà mô giới, nhà phân phối thì cần xem xét đến các yếu tố sau: vị trí của văn phòng bán hàng, nhà của nhân viên bán hàng, mức bán năm vừa qua của khu vực địa lý này.
Nhân tố tổng lực:
Việc chọn kênh phân phối cũng chịu ảnh hưởng bởi những kỹ năng toàn diện của từng thành viên trong kênh, và đó cũng là yếu tố có thể làm tăng khả năng đầu ra của toàn bộ hệ thống phân phối.
Các chiến lược phân phối trên thị trường thế giới:
Chiến lược phân phối từng đợt cho thị trường:
Chiến lược này dựa vào quy luật vận động của vòng đời sản phẩm, vì vậy cần phải điều tiết sao cho càng kéo dài vòng đời của sản phẩm càng tốt. cùng với chiến lược phân phối này, doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến một số đặc trưng của sản phẩm để tạo ra một chu kỳ sống mới cho sản phẩm.
Chiến lược phân phối đồng loạt cho tất cả các thị trường:
Chiến lược này dựa trên lợi thế sản xuất quy mô lớn. Trong quá trình thực hiện, chiến lược này cần được phối hợp với các chiến lược khác như:
Chiến lược thâm nhập vào các thị trường
Chiến lược sản xuất bằng lợi thế quy mô lớn
Chiến lược định vị sản phẩm và dịch vụ khách hàng
Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm và đa đa dạng hóa chủng loại.
1.1.6.4. Chính sách chiêu thị:
Chính sách chiêu thị quốc tế bao gồm các hoạt động: quảng cáo, khuyến mãi, giao tế, chào hàng, Marketing trực tiếp được thực hiện trên phạm vi thị trường quốc tế.
Hình 1.5 Chiến lược chiêu thị quốc tế
CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ QUỐC TẾ
CHIẾN LƯỢC ĐẨY
CHIẾN LƯỢC KÉO
PHỐI THỨC CHIÊU THỊ QUỐC TẾ
Quảng cáo
Khuyến mãi
Chào hàng
Giao tế
Marketing trực tiếp
Chiến lược quảng cáo:
Chiến lược quảng cáo quốc tế là một quá trình xác định các chủ đề quảng cáo phù hợp với các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, luật lệ của mỗi quốc gia hoặc trong phạm vi toàn thế giới và vận dụng những phương tiện truyền thông thích hợp để truyền đạt các thông điệp về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng và người tiêu thụ tiềm năng ở một thị trường mục tiêu nhất định trên thế giới.
Những quyết định của quảng cáo bao gồm tổ chức, chọn đại lý, nghiên cứu quảng cáo, chọn phương tiện quảng cáo, quyết định sáng tạo và thông điệp.
Chiến lược quảng cáo quốc tế bao gồm: chiến lược quảng cáo toàn cầu và chiến lược quảng cáo địa phương
Chiến lược quảng cáo toàn cầu: là một nội dung của Marketing toàn cầu, công ty sẽ sử dụng cùng một thông điệp quảng cáo cho tất cả các thị trường.
Chiến lược quảng cáo địa phương (sản phẩm toàn cầu, thông điệp địa phương): nhiều công ty có sản phẩm tiêu chuẩn hóa nhưng thông điệp quảng cáo mang tính chất địa phương. Cách tiếp cận này xuất phát từ ước muốn, mục tiêu, nhu cầu và sử dụng sản phẩm giống nhưng thiết kế thông điệp quảng cáo phù hợp với nền văn hóa và điều kiện của mỗi thị trường. Công ty sẽ thiết kế nhiều thông điệp quảng cáo với nhiều hình ảnh, nội dung phù hợp với đặc thù về văn hóa, điều kiện kinh tế, pháp lý ở mỗi thị trường.
Những lưu ý khi thiết kế nội dung quảng cáo:
Nội dung quảng cáo phải ngắn gọn, xác thực, dễ hiểu, nêu bật được sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Nội dung quảng cáo phải luôn bám sát mục tiêu đề ra, thông qua quảng cáo để thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Nội dung quảng cáo phải tác động đến hành vi của khách hàng theo các bước sau:
A (Get Attention): lôi cuốn sụ chú ý
I (Hold Interest): làm cho thích thú
D (Create Desire): tạo sự ham muốn
A (Lead to Action): dẫn đến hành động mua hàng
Chiến lược khuyến mại:
Khuyến mại quốc tế được xem như là một công cụ khích lệ ngắn hạn, nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm và cải thiện hiệu quả bán lẻ và sự hợp tác của các trung gian phân phối.
Khuyến mại quốc tế cũng có những đặc trưng như khuyến mại trong thị trường nội địa, tuy nhiên do có những khác biệt về môi trường ở mỗi nước nên doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi thích hợp trong chiến lược khuyến mại của mình. Khi lựa chọn hình thức khuyến mãi cần lưu ý đến: sự phát triển kinh tế, mức độ trưởng thành của sản phẩm, văn hóa, quy định chính phủ.
Để xây dựng một chiến lược khuyến mại quốc tế thích hợp, công ty cần phân tích và lựa chọn các loại khuyến mại thích hợp với hoàn cảnh, môi trường ở mỗi thị trường mục tiêu.
Hoạt động giao tế:
Giao tế trong thương mại quốc tế nhằm thiết lập và duy trì sự tin tưởng, tín nhiệm và hình ảnh đẹp về nhãn hiệu đối với các nhóm công chúng ở thị trường mục tiêu. Nhóm công chúng mà hoạt động giao tế nhắm vào có thể là khách hàng, giới báo chí, dân chúng, công chúng nội bộ, hoặc chính phủ…
Giao tế có mục đích phát triển, tạo hình ảnh đẹp về sản phẩm, nhãn hiệu và bảo vệ sản phẩm khi gặp vấn đề.
Hoạt động giao tế có thể thực hiện thông qua các hình thức như: viết bài đưa tin, họp báo, tổ chức sự kiện, hội thảo, tài trợ,…
Hoạt động bán hàng:
Bán hàng quốc tế là sự mua bán và gặp gỡ trực tiếp giữa nhân viên của công ty với khách hàng hải ngoại. Việc bán hàng quốc tế thường được áp dụng trong các hoạt động kinh doanh máy móc và dịch vụ công nghiệp, hiếm thấy trong các hoạt động kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ tiêu dùng. Nhân viên bán hàng quốc tế phải có khả năng giao dịch hiệu quả với bộ phận mua hàng hải ngoại và phải có những kỹ năng tốt về: ngôn ngữ, văn hóa, nghi thức giao tiếp, tích cách chào hàng cho phù hợp với những nhóm khách hàng ở các nước khác nhau.
Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động bán hàng::
Thông tin giới thiệu về sản phẩm cho khách hàng, thuyết phục khách hàng và có được đơn đặt hàng.
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, phải quan tâm tạo lập, duy trì và cải thiện hình ảnh công ty với khách hàng và công chúng.
Thu thập và cung cấp thông tin phản hồi cho nhà quản trị của công ty để xây dựng hoặc điều chỉnh các kế hoạch thích hợp.
Marketing trực tiếp:
Marketing trực tiếp bao gồm hàng loạt các phương pháp marketing nhằm tiếp cận trực tiếp đến khách hàng, như là: thư trực tiếp (direct mail), bán hàng tận nhà (door to door selling), tiếp thị từ xa (telemarketing). Phương pháp này đạt được những thành công đáng kể nhưng không phải thị trường nào cũng đáp ứng tốt với các phương pháp Marketing trực tiếp.
Giới thiệu về công ty Seaprodex Saigon:
Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn.
Tên giao dịch quốc tế: SEAPRODEX SAIGON.
Tên viết tắt: SSGN.
Trụ sở chính: 87 Hàm Nghi, Quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại: (84-8) 38 293601 – 38 293669 – 38 291335
Fax: (84-8) 224 951
Email: seasaigon@hcm.vnn.vn
Website: www.seaprodexsg.com
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản TP.HCM được thành lập theo quyết định số 243TS/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1052574 ngày 13/4/1993 do Sở Kế Hoạch - Đầu Tư TP.HCM cấp. Đây là một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc tổng Công ty Thủy Sản Việt Nam – SEAPRODEX VIETNAM.
Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản TP.HCM là sự hợp nhất của 3 đơn vị:
Trung Tâm Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản.
Công ty kho vận.
Công ty vận tải biển.
Đơn vị trực thuộc:
Xí nghiệp vận tải biển: 200 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM.
Xí nghiệp kho vận: 318 Âu Cơ, Q.Tân Bình, TP.HCM.
Tổng số vốn khi mới thành lập: 56.022.000.000 VND.
Sau một thời gian hoạt động, công ty đã phát triển với một số cơ sở vật chất có giá trị:
Cơ sở vật chất:
Xí nghiệp kho vận.
Xí nghiệp vận tải biển.
Khách sạn liên doanh Đà Lạt.
Máy móc, trang thiết bị chủ lực:
Cụm thiết bị tủ đông 500Kg/ca (MYCOMF 42A Nhật) công suất 4 tấn/ngày 1760 Kg/ca (MYCOMF 62 B Nhật) công suất 8 tấn/ngày.
Thiết bị kho lạnh với công suất 12 tấn/ ngày.
Thiết bị chiếu sáng, thông gió điều hoà không khí, bơm nước với công suất 18Kwh. Ngoài ra còn máy phát điện, máy biến thế, hệ thống lắng lọc…phục vụ cho quá trình chế biến sản phẩm và xe chuyên dùng, xe tải...
Cơ sở hạ tầng:
Tổng diện tích mặt bằng: 24833 m2.
Diện tích nhà xưởng chế biến hàng xuất khẩu: 11.435 m2.
Sân phơi hàng khô:4.200 m2.
Diện tích mặt bằng phục vụ văn phòng: lầu 5,6,8 cao ốc 87 Hàm Nghi, Q.1, TP.HCM: 600 m2.
Diện tích kho bãi: 2.490 m2 tại 667 Lò Gốm, P.9, Q.6, TP.HCM.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ Phần. Do đó, ngày 7/12/2006 Công Ty XNK Thủy Sản TP.HCM chính thức hoạt động với tên gọi Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn .
Việc thành lập công ty căn cứ theo:
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Doanh Nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần.
Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
Quyết định số 604/QĐ-BTS ngày 8/8/2006 của Bộ Thủy Sản về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty XNK Thủy Sản TP.HCM thuộc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam thành Công ty Cổ phần.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần 4103005673, đăng ký lần đầu ngày 7/12/2006 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 20/1/2007 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp. Vốn điều lệ của công ty vào thời điểm thành lập là: 96.000.000.000 VND
Cơ cấu vốn điều lệ khi thành lập phân theo sở hữu: Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là 5.858.500 cổ phần, chiếm 61,03% vốn điều lệ của công ty và vốn thuộc sở hữu của các cổ đông trong và ngoài công ty là 3.741.500 cổ phẩn chiếm tỷ lệ 38.97% vốn điều lệ của công ty.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty:
1.2.2.1. Chức năng:
Nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng, nhiên liệu hoá chất, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất của công ty và các loại hàng hoá phục vụ cho ngành thủy sản và các ngành khác.
Khai thác, thu mua, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh, khô, tươi sống…
Bảo tồn và phát triển vốn được giao, được vay vốn ngân hàng, có quyền huy động vốn trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các chính sách chế độ quản lý hành chính của Nhà nước.
1.2.2.2. Nhiệm vụ:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Chấp hành các chế độ quản lý kinh tế hiện hành, quy định về kinh tế đối ngoại, được đề xuất với Bộ, các ngành chức năng có liên quan, giải quyết, tháo gỡ các trở ngại, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Quản lý nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể nhằm đảm bảo nộp ngân sách Nhà nước, tăng quỹ phúc lợi tập thể cho công ty và quỹ phát triển để đẩy mạnh nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Thực hiện chế độ bảo vệ an toàn lao động trong sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, bảo vệ tài sản Nhà nước và tập thể, bảo vệ môi trường, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
1.2.2.3. Mục tiêu:
Căn cứ vào chiến lược phát triển kế hoạch hàng năm của công ty, xây dựng các đề án phát triển hàng xuất nhập khẩu, lập danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu của ngành, xây dựng các kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
Định hướng xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường các nước vùng Trung Đông và Châu Âu.
Bảo toàn và phát triển vốn để tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường cơ sở vật chất cho công ty, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ Nhà nước giao. Đồng thời đảm bảo mức lương tối thiểu và chăm lo đời sống cho công nhân viên.
1.2.3. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Hình 1.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty.
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BỘ PHẬN QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
BỘ PHẬN QUẢN LÝ SẢN XUẤT
BỘ PHẬN KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ PHẬN KINH DOANH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
BỘ PHẬN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ XD CHIẾN LƯỢC
PHÂN XƯỞNG KHO LẠNH
PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN
PX SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG KHÁC
PHÒNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
PHÒNG KINH DOANH DỊCH VỤ
PHÒNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
(Nguồn:phòng hành chính nhân sự)
1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận:
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ):
ĐHĐCĐ thường niên mỗi năm họp 1 lần do Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) triệu tập trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có quyền thảo luận và thống kê qua các vấn đề sau: báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của ban kiểm soát về tình hình công ty, báo cáo của HĐQT, báo cáo của các kiểm toán độc lập, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT):
HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lược và quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và chịu trách nhiệm về những vi phạm điều lệ của công ty, những sai phạm trong quản trị gây thiệt hại cho công ty và quyền lợi các cổ đông.
Ban kiểm soát:
Gồm 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra và có nhiệm kỳ 5 năm có nhiệm vụ:
Kiểm tra tính pháp lý, chính xác, trung thực trong công tác quản lý, điều hành hoạt động SXKD của công ty và việc ghi chép, lưu sổ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác của công ty để báo cáo với ĐHĐCĐ
Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động SXKD.
Kiến nghị phương pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động SXKD của công ty.
Ban tổng giám đốc:
Gồm 1 tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc
Tổng Giám Đốc (TGĐ):
Do HĐQT bổ nhịêm, miễn nhiệm, cách chức theo hình thức bỏ phiếu kín với nguyên tắc biểu quyết đa số.
Là người đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi hoạt động giao dịch, có quyền quyết định cao nhất về công tác điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của SXKD của công ty theo Nghị Quyết ĐHĐCĐ, Nghị Quyết và Quyết định của HĐQT, điều lệ công ty và các quy định pháp luật như quyền quyết đinh phương hướng, kế hoạch dự án SXKD và các chủ trương của công ty, nhất quyết các vấn đề liên doanh liên kết tổ chức của công ty, quyết định thành lập đơn vị mới, sáp nhập và giải thể các phòng nghiệp vụ không có hiệu quả, được đề cử phó Tổng Giám Đốc, Kế Toán Trưởng, trưởng các Phó phòng nghiệp vụ và các chức danh quản lý khác trong công ty trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm.
Phó Tổng Giám Đốc:
Là người giúp đỡ cho TGĐ, được TGĐ uỷ quyền hay uỷ nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn và phải chịu trách nhiệm pháp lý trước TGĐ và trước pháp luật về những công việc mình làm.
Bộ phận quản lý chuyên môn:
Phòng tổ chức cán bộ:
Tham mưu cho TGĐ công ty về tổ chức bộ máy SXKD và bố trí nhân sự có năng lực phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty
Quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên, giải quyết các chế độ tuyển dụng , cho thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật…
Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn tay nghề nhằm nâng cao trình độ cho các cán bộ công nhân viên của công ty, kết hợp cùng với phòng tài chính kế toán xây dựng tổng quỹ lương.
Phòng hành chính quản trị:
Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính, thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ các tài liệu thường và quan trọng.
Quản lý về tài sản, trụ sở làm việc của công ty, mua sắm các vật dụng cần thiết và trang bị văn phòng phẩm phục vụ chuyên môn.
Phòng kế hoạch đầu tư :
Có nhiệm vụ cùng với TGĐ công ty hoạch định các mục tiêu kế hoạch cho quá trình hoạt động và phát triển của công ty.
Hướng dẫn các phòng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch ngắn hạn, tổng hợp kế hoạch SXKD toàn công ty, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch SXKD
Phòng tài chính kế toán:
Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động SXKD của công ty theo đúng pháp luật thống kê của nhà nước.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động SXKD để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty
Thực hiện quyết toán các tiến độ và tham gia cùng các phòng nghiệp vụ của công ty hạch toán lãi lỗ giúp cho TGĐ nắm được tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty.
Phòng kinh doanh xuất khẩu:
Khai thác, thu mua tạo nhiều nguồn hàng, chủng loại về xuất khẩu các mặt hàng thủy sản như: Hàng đông lạnh, hàng khô, hàng tươi…
Nghiên cứu thị trường, chính sách giá cả, thương nhân, khách hàng trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các đơn vị trong và ngoài ngành thuỷ sản. Nắm nguồn hàng chủ động để xuất khẩu đạt hiệu quả và chỉ tiêu công ty đề ra.
Phòng kinh doanh nhập khẩu:
Tiếp xúc đàm phán với các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước với phạm vi kinh doanh nhập khẩu theo hướng chuyên ngành.
Nghiên cứu và phát triển các thị trường nhập khẩu, bán lẻ và kinh doanh trực tiếp những mặt hàng mà công ty có chức năng nhập khẩu.
Dự thảo các kế hoạch nhập khẩu trực tiếp, các biện pháp tối ưu nhằm thực hiện thủ tục nhập khẩu.
Hoạt động kinh doanh của công ty:
1.2.4.1. Lĩnh vực kinh doanh:
Khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh các mặt hàng như: thủy hải sản, nông lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Sản xuất, mua bán: Các loại vật liệu xây dựng, vật tư nguyên liệu phục vụ cho ngành thủy sản, ngành công nghiệp, ngành bao bì, các loại máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải…
Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, vận chuyển, bốc xếp hàng hoá đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Đại lý vận tải biển, vận tải hàng không.
Kinh doanh nhà ở, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi và các loại bất động sản khác.
Đào tạo cung ứng nguồn lao động cho khách hàng trong và ngoài nước…
1.2.4.2. Mặt hàng kinh doanh:
Xuất khẩu: Các mặt hàng thuỷ sản tươi sống, đông lạnh, chế biến, khô, đóng hộp… bao gồm: tôm, mực, cá, nghiêu, sò, ốc, cua, ghẹ, chả giò, mực khô, lươn, bạch tuộc….
Nhập khẩu:
Sắt thép các loại:thép lá mạ nhôm-kẽm-thiếc, Inox, thép lá đen, tole tráng kẽm, tole cuộn, nhôm lá, nhôm thổi các loại, phôi thép, ống thếp các loại…
Máy móc, thiết bị, phụ tùng nông - ngư cơ: Máy thủy, máy nông nghiệp, máy bơm, máy kéo, máy phát điện, trang thiết bị hàng hải, máy dò cá, bộ đàm, định vị…
Sản phẩm hoá học, vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng: Bình ắc quy, vỏ xe, ruột xe, phụ tùng ôtô các loại…, cao su tổng hợp, ống cao su, hạt nhựa, nhựa nguyên sinh: PE, PP, HDPE, ABS, GPPS…; Màng nhựa các loại: BOPP, PVC film…; Các loại hoá chất, sợi thuỷ tinh, sợi Polyester; Vòi nước, gạch men, ván ép…;Giấy làm bao bì các loại, phân bón và các loại thuốc.
Dịch vụ:
Bảo quản hàng đông lạnh: Kho đông lạnh với công suất trên 2ngàn tấn đảm bảo trữ hàng xuất khẩu từ 6 tháng đến 1 năm, với nhiệt độ từ 180C – 250C cho công ty xuất nhập khẩu và khách hàng gửi hàng, nằm ở vị trí sát sân bay và bến cảng rất thuận lợi cho việc giao nhận và vận chuyển hàng thủy sản xuất khẩu.
Đội xe vận tải lạnh và container chuyên dùng: chở hàng thủy sản trong nước và đưa hàng xuất tới cảng, sân bay với số lượng 20 chiếc và công suất từ 10-20 tấn/ chiếc phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu của công ty và khách hàng.
Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong các lĩnh vực: Nhà hàng, khách sạn, tham gia góp vốn với Ngân hàng và Tổ chức tín dụng, liên doanh với các đơn vị chế biến thủy sản xuất khẩu.
1.2.4.3. Thị trường xuất nhập khẩu:
Các thị trường chính của Seaprodex Saigon:
Asean: Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Myanma, Bruney, Phillipines, Laos, Cambodia.
Asia: Japan, Korea, Taiwan, Hongkong, Quatar, India,…
Europe: France, England, Germany, Switzerland, Italy, Sweeden, Slovakia, Russia, Denmark, Belgium, The Netherlands, Spain,…
North America: USA, Canada.
Australia: Australia, New Zealand.
1.2.4.4. Phương thức kinh doanh:
Nhập khẩu:
Công ty Seaprodex Saigon kinh doanh nhập khẩu theo hai phương thức: ủy thác và tự doanh.Tuy nhiên, công ty kinh doanh theo phương thức tự doanh là chủ yếu. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, công ty lại có hai phương thức kinh doanh:
Nếu có khách hàng nội địa cần mua hàng, công ty sẽ thoả thuận với khách hàng về số lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và phương thức thanh toán trong hợp đồng kinh tế. Khi hàng về đến cảng, sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, căn cứ vào hợp đồng kinh tế, công ty sẽ giao toàn bộ lô hàng đó cho khách hàng.
Nếu không có khách hàng nội địa, công ty sẽ kinh doanh lô hàng đó theo phương thức tự doanh (bán lẻ).
Xuất khẩu:
Công ty kinh doanh hàng thuỷ sản xuất khẩu theo hai hình thức:
Trực tiếp sản xuất hàng thủy sản để xuất khẩu: phương thức này chỉ áp dụng cho các hợp đồng có quy mô nhỏ và vừa trong khu vực Châu Á
Vai trò trung gian thương mại: công ty sẽ mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước và xuất khẩu bán lại cho các đối tác nước ngoài với vai trò là trung gian thương mại. Phương thức này áp dụng cho các mặt hàng không phải là thế mạnh của công ty hay trong trường hợp công ty không có đủ khả năng sản xuất.
1.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005-2008:
1.2.5.1. Tình hình nhân sự:
Là doanh nghiệp hoạt động đã lâu nên số lượng lao động của công ty tương đối lớn, tính đến tháng 12/2008 số lượng công nhân viên của công ty là 925 người.
Bảng 1.7 Bảng tình hình lao động của công ty
ĐVT: Người
Năm
2005
2006
2007
2008
Lao động trực tiếp
796
745
740
740
Lao động gián tiếp
104
105
180
185
Tổng số lao động
900
850
920
925
(Nguồn: phòng hành chính quản trị)
Hình 1.8 Biểu đồ tình hình lao động của công ty giai đoạn 2005-2008
Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động của công ty có sự thay đổi. Cụ thể năm 2006 số lao động giảm 50 người so với 2005 nhưng từ năm 2007 đến 2008 thì số lao động có chiều hướng tăng lên.
Nguyên nhân của việc giảm lao động là do từ cuối năm 2005, công ty chuẩn bị tiến hành Cổ phần hóa nên có sự thuyên chuyển nhân sự giữa các bộ phận. Đi sâu vào phân tích ta thấy:
ØXét theo vai trò lao động:
Lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động (khoảng 84%). Tuy nhiên số lao động trực tiếp có xu hướng giảm dần qua các năm, so với năm 2005 thì lượng lao động trực tiếp hiện nay đã giảm 56 người. Nguyên nhân là do hằng năm công ty đưa thêm các thiết bị tự động hóa vào hoạt động.
Lao động gián tiếp của công ty tập trung ở các bộ phận chức năng và cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. So với năm 2005, thì lượng lao động gián tiếp hiện nay tăng 81 người.
ØXét theo trình độ nhân sự:
Bảng 1.8 Bảng tình hình lao động theo trình độ
ĐVT: Người
Năm
2005
2006
2007
2008
Trên đại học
15
18
20
22
Đại học, cao đẳng
300
320
350
360
Trung cấp
250
255
270
300
Lao động phổ thông
335
257
280
243
Tổng số lao động
900
850
920
925
( Nguồn: Phòng hành chính quản trị)
Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ trên đại học chỉ chiếm khoảng 2,1% trong tổng số lao động của công ty, thường giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao. Lao động trình độ đại học, cao đẳng cũng tăng dần theo từng năm, còn lao động phổ thông lại có xu hướng giảm đi, nguyên nhân là do công ty ngày càng áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.
1.2.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Seaprodex Saigon
giai đoạn 2004-2008:
Bảng 1.8 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tồng Doanh Thu
435,210
504,983
485,752
522,157
508,116
Các khoản giảm trừ
201
250
240
276
0
DT thuần
435,009
504,733
485,512
521,881
508,116
GVHB
420,029
488,842
469,217
504,634
490,612
Lợi nhuận gộp
14,980
15,891
16,295
17,247
17,504
DT HĐTC
1,891
2,504
3,655
4,085
4,638
Chi phí tài chính
5,015
5,013
5,868
6,005
6,280
CPBH
985
1,000
1,062
1,572
1,738
Chi phí QLDN
10,500
12,010
12,593
13,296
13,621
LN từ HĐKD
371
372
427
459
503
Thu nhập khác
756
956
470
543
569
Chi phí khác
499
330
131
166
192
Lợi nhuận khác
257
626
339
377
377
Tổng LN trước thuế
628
998
766
836
880
Thuế TNDN
176
279
214
234
247
LN sau thuế
452
719
552
602
633
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2008, Phòng tài chính kế toán)
Chỉ tiêu
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
So sánh 2008/2007
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối (triệu đồng)
Tương đối
(%)
Tổng DT
69,773
16.03
-19,231
-3.81
36,405
7.49
-14,041
-2.69
Các khoản giảm trừ
49
24.38
-10
-4.00
36
15.00
-276
-100
Dt thuần
69,724
16.03
-19,221
-3.81
36,369
7.49
-13,765
-2.64
GVHB
68,813
16.38
-19,625
-4.01
35,417
7.55
-14,022
-2.78
LN gộp
911
6.08
404
2.54
952
5.84
257
1.49
DT HĐTC
613
32.42
1,151
45.97
430
11.76
553
13.54
CP tài chính
-2
-0.04
855
17.06
137
2.33
275
4.58
CP bán hàng
15
1.52
62
6.20
510
48.02
166
10.56
Chi phí QLDN
1,510
14.38
583
4.85
703
5.58
325
2.44
Lợi nhuận từ HĐKD
1
-0.27
55
14.78
32
7.49
44
9.59
Thu nhập khác
200
26.46
-486
-50.84
73
15.53
26
4.79
Chi phí khác
-169
-33.87
-199
-60.30
35
26.72
26
15.66
LN khác
369
143.58
-287
-45.85
38
11.21
0
0.00
TổngLN trước thuế
370
58.92
-232
-23.25
70
9.14
44
5.26
Thuế TNDN
104
58.92
-65
-23.25
20
9.14
13
5.35
LN sau thuế
266
58.92
-167
-23.25
50
9.14
31
5.23
Bảng 1.9 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2004-2008
Qua bảng số liệu trên nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty vẫn chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng không đồng đều qua các năm.
So với năm 2004, thì tình hình kinh doanh của công ty nặm 2005 có nhiều bước tiến vượt bậc: tổng doanh thu tăng gần 70 tỷ đồng (16.03%), doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 613 triệu đồng (tăng 32.42%), trong khi chi phí tài chính và chi phí khác giảm xuống làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên 370 triệu đồng, tương ứng tăng 58.92% so với năm 2004.
Nhưng từ cuối năm 2005, công ty bắt đầu tiến hành cổ phần hoá nên nguồn lực của công ty trong thời gian này không ổn định. Công ty phải thực hiện lại cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động và tình hình nhân sự cho phù hợp với mô hình doanh nghiệp cổ phần. Chính vì vậy, việc cổ phần hoá đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của công ty trong thời gian qua, và năm 2006 thật sự là một năm kinh doanh đầy khó khăn của công ty. Cụ thể: tổng doanh thu giảm khoảng 20 tỷ đồng (giảm 3.81%), lợi nhuận khác giảm khoảng 287 triệu đồng (giảm 45.85%), tuy doanh thu hoạt động tài chính năm 2006 tăng khoảng 1,2 tỷ ( tăng 45.97%) nhưng cũng không thể bù đắp các khoản tăng chi phí, vì vậy lợi nhuận trước thuế của công ty đã giảm đi 232 triệu đồng (giảm 23.25%) so với năm 2005.
Nhưng từ sau khi tiến hành cổ phần hóa thì tình hình kinh doanh của công ty đã khởi sắc trở lại. So với năm trước đó, thì tồng doanh thu năm 2007 tăng khoảng 36.4 tỷ (tăng 7.49%), doanh thu thuần tăng 36.3 tỷ đồng (tăng 7.49%), lợi nhuận khác tăng 38 triệu, vì vậy lợi nhuận trước thuế tăng 70 triệu đồng (tăng 9.14%). Tuy nhiên trong năm 2007, tốc độ tăng doanh thu (7.49%) lại nhỏ hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán (7.55%), mặc dù không đáng kể, nhưng ít nhiều cũng đã ảnh hưởng tình hình kinh doanh của công ty vì vậy công ty nên chú ý khắc phục.
Năm 2008 thực sự là năm kinh doanh đầy khó khăn của tất cả các doanh nghiệp nói chung và của công ty Seaprodex Saigon nói riêng. Những tháng đầu năm 2008, công ty vẫn hoạt động có hiệu quả sau hơn một năm tiến hành cổ phần hoá mặc dù thị trường có nhiều biến động về giá USD. Từ những cuối năm 2008, tình hình kinh doanh của công ty không tránh khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2008 vẫn tăng nhẹ so với năm 2007 (5.26%). Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có rất nhiều doanh nghiệp đã đi đến phá sản, trong khi đó công ty Seaprodex Saigon vẫn kinh doanh có hiệu quả, đó là cả một sự nỗ lực rất lớn của công ty.
Nhìn chung, trước khi cổ phần hoá, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không ổn định. Nhưng từ sau khi thực hiện cổ phần hoá, tình hình kinh doanh của công ty có chiều hướng đi lên, hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên trường quốc tế. Điều này cũng đã góp phần cho việc chứng minh sự hiệu quả của loại hình công ty cổ phần.
1.2.5.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty Seaprodex Saigon:
Bảng 1.10 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2004-2008
KĐVT: Triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng KN XNK
390,590
489,120
401,809
761,088
556,907
Kim ngạch XK
80,715
90,820
80,209
110,088
102,767
Kim ngạch NK
309,875
398,300
321,600
651,000
454,140
Tỷ trọng XK (%)
20.66
18.57
19.96
14.46
18.45
Tỷ trọng NK (%)
79.34
81.43
80.04
85.54
81.55
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp sản xuất kinh doanh_phòng kế hoạch đầu tư)
Bảng 1.11 Bảng so sánh kim ngạch XNK của công ty qua các năm
Chỉ tiêu
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
So sánh 2008/2007
Tuyệt đối (triệu đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (triệu đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (triệu đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (triệu đồng)
Tương đối (%)
Tổng KN XNK
98,530
25.23
-87,311
-17.85
359,279
89.42
-204,181
-26.83
Kim ngạch XK
10,105
12.52
-10,611
-11.68
29,879
37.25
-7,321
-6.65
Kim ngạch NK
88,425
28.54
-76,700
-19.26
329,400
102.43
-196,860
-30.24
Hình 1.12 Biểu đồ kim ngạch XNK giai đoạn 2004-2008
Dựa vào bảng trên ta thấy, hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là kinh doanh nhập khẩu, với kim ngạch nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
So với năm 2005 thì kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2006 không được khả quan lắm, do đây là giai đoạn công ty bước đầu tiến hành cổ phần hoá, vì vậy có sự ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của công ty.
Nhưng từ sau khi cổ phần hoá, năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng mạnh trở lại. Tổng kim ngạch XNK tăng gần 360 tỷ đồng (tương ứng 89.42%). Trong đó kim ngạch XK tăng gần 30 tỷ đồng (tăng 37.25%), kim ngạch nhập khẩu đạt gấp đôi năm 2006, tăng gần 329 tỷ đồng so với năm 2006.
Năm 2008, do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự biến động của tỷ giá USD…nên kim ngạch XNK đã giảm mạnh, giảm khoảng 204 tỷ đồng, tương ứng giảm 26.83% so với năm 2007. Cả kim ngạch XK và kim ngạch NK cũng giảm đi nhiều so với năm 2007: kim ngạch XK giảm hơn 7 tỷ đồng (giảm 6.65%), kim ngạch NK giảm khoảng 197 tỷ đồng (giảm 30.24%). Tình hình này đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra một hướng đi mới cho sự phát triển của công ty trong thời gian
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY SEAPRODEX SAIGON
2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2004-2008:
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản:
Bảng 2.1 Bảng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản/ tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng DT
435,210
504,983
485,752
522,157
508,116
Kim ngạch XK
80,715
90,820
80,209
110,088
102,767
Tỷ trọng (%)
17.73
17.98
16.51
21.08
20.23
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp SXKD, phòng kế hoạch đầu tư)
Hình 2.2 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2004-2008
Dựa vào các bảng trên ta thấy trong các năm gần đây tỷ trọng kim ngạch XK trên tổng doanh thu của công ty vẫn còn tương đối thấp. Nguồn doanh thu chủ yếu của công ty vẫn do hoạt động nhập khẩu và dịch vụ mang lại, khoảng 81.3%. Điều này có nghĩa là công ty vẫn chưa tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân có thể do công ty chưa thật sự khai thác triệt để thị trường xuất khẩu nước ngoài cũng như là thị trường nguyên liệu trong nước. Trong năm 2006, kim ngạch XK đã giảm 10.6 tỷ so với năm 2005, tương ứng giảm 11.6 %, tỷ trọng kim ngạch XK/ tổng doanh thu cũng đã giảm (từ 17.98% năm 2005 giảm xuống còn 16.51% năm 2006). Nguyên nhân là do năm 2006 công ty thực hiện cổ phần hoá vì vậy ít nhiều có ảnh hưởng đến tình kinh kinh doanh XK của công ty.
Mặt khác, từ cuối năm 2005-2006 công ty phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như thiên tai làm ảnh hưởng đến các vùng nuôi trồng thủy sản, những đòi hỏi nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm…..Tất cả những sự việc trên đã khiến công ty gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh XK.
Bước sang năm 2007, tình hình XK của công ty đã khởi sắc trở lại: Kim ngạch XK tăng khoảng 30 tỷ đồng so với năm 2006 (tăng 37.25%), tỷ trọng kim ngạch XK trên tổng doanh thu cũng tăng 4.57%. Điều này cũng đã góp phần chứng minh sự hiệu quả của loại hình công ty cổ phần hoá.
Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự biến động của tỷ giá USD…nên kim ngạch XK của công ty đã giảm nhẹ so với năm 2007 ( khoảng 7 tỷ đồng) và công ty đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là 8 triệu USD. Trước tình hình đầy khó khăn như vậy đòi hỏi công ty phải có sự nỗ lực lớn hơn để tìm ra một hướng đi mới cho công ty.
Trong 4 năm qua, kim ngạch xuất khẩu chỉ dao động ở mức trung bình khoảng 18.71% chứng tỏ công ty vẫn chưa thật sự khai thác hết tiềm năng, lợi thế của công ty mình về xuất khẩu thủy sản. Vì vậy công ty cần chú trọng trong việc quảng bá sản phẩm, đầu tư đúng mức vào marketing, tìm kiếm và mở rộng thị trường, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm… nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của công ty trên trường quốc tế.
2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2004-2008
ĐVT: USD
Thị trường
2004
2005
2006
2007
2008
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Mỹ
55,718
1.04
71,202
1.19
20,511
0.39
174,399
2.55
71,197
1.14
Đài Loan
100,750
1.87
102,782
1.72
398,923
7.66
195,124
2.85
9,060
0.14
Hồng Kông
457,088
8.50
420,570
7.04
212,692
4.08
491,680
7.19
782,452
12.48
Nhật Bản
815,704
15.16
750,527
12.56
510,608
9.80
0
0.00
0
0.00
Hàn Quốc
1,500,723
27.89
1,870,085
31.30
1,944,702
37.33
3,311,391
48.41
2,089,287
33.32
Tây Ban Nha
742,089
13.80
702,501
11.76
925,561
17.77
943,023
13.78
312,307
4.98
Trung Quốc
0
0.00
0
0.00
0
0.00
845,104
12.35
1,272,573
20.29
Italia
506,998
9.42
415,350
6.95
263,513
5.06
110,940
1.62
358,248
5.71
Khác
1,201,930
22.32
1,641,983
27.48
932,535
17.90
769,348
11.25
1,375,487
21.94
Tổng cộng
5,381,000
100
5,975,000
100
5,209,045
100
6,841,009
100
6,270,611
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả XNK 2004-2008_Phòng kế hoạch đầu tư)
Hình 2.4 Biều đồ cơ cấu thị trường XK năm 2008
Từ bảng số liệu trên ta thấy, thị trường Hàn Quốc luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của công ty. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn đứng vị trí đầu bảng. Từ năm 2005-2007, tỷ trọng kim ngạch XK sang thị trường này tăng đều qua các năm nhưng đến năm 2008, tỷ trọng đó lại giảm đi 15.09% so với năm 2007. Theo dự kiến thì Hàn Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của công ty, song mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này sẽ chững lại vào năm 2009 do kinh tế khó khăn làm giảm nhu cầu tiêu thụ của nước này.
Thị trường Nhật Bản trước đây vốn là thị trường xuất khẩu lớn của công ty (chỉ đứng sau Hàn Quốc). Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch XK của công ty (chiếm 15.16% năm 2004). Nhưng từ năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật đã sụt giảm, và điều thật sự đáng tiếc là từ năm 2007, công ty không hề có lô đặt hàng nào từ phía Nhật Bản nữa.
Năm 2008, kim ngạch XK sang Mỹ đã giảm trở lại do sức mua của người dân Mỹ giảm và vốn của nhà nhập khẩu cạn dần. Những khó khăn mà công ty đã gặp phải là: hầu hết ngân hàng của tất cả các nước nhập khẩu thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, ngân hàng không cho nhà nhập khẩu vay tiền nên khả năng thanh toán của họ rất yếu. Công ty phải chờ cho đến khi họ bán được hàng thì mới nhận được tiền thanh toán.
Không những thế, năm 2008 kim ngạch XK sang các thị trường khác như: Đài Loan, Tây Ban Nha, Italia đều giảm so với các năm trước đó. Đó là một khó khăn rất lớn của công ty.
Điều đáng quan tâm là: Năm 2007, công ty mất đi thị trường Nhật Bản nhưng đổi lại công ty lại có thêm một thị trường mới, đó là Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Năm 2008, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác đều giảm thì ngược lại kim ngạch XK sang Trung Quốc và Hồng Kông lại tăng lên đáng kể. Đây chính là hai thị trường đầy tiềm năng mà công ty cần hướng đến.
Theo báo cáo của phòng kế hoạch đầu tư, tính riêng tháng 9/2008 công ty đã xuất khẩu 73 tấn tương đương 248 nghìn USD sang thị trường Hồng Kông, Italia, Singapore và các thị trường khác. Nếu tháng 8/2008, Hàn Quốc là thị trường NK lớn của Seaprodex SaiGon thì sang tháng 9, Italia là thị trường NK lớn nhất với khối lượng 26 tấn và giá trị 76 nghìn USD, tiếp đó là Hồng Kông…
Nhưng, tính đến hết tháng 9/2008, Hàn Quốc vẫn là thị trường NK lớn nhất của Seaprodex SaiGon. Theo báo cáo, tháng 9/2008, Seaprodex SaiGon đã XK 35 tấn cá sang thị trường Italia, 19 tấn nghêu, sò, điệp, ốc… sang Singapore….
2.1.3. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu:
Bảng 2.5 Bảng cơ cấu mặt hàng thủy sản XK qua các năm
ĐVT: USD
Mặt hàng
2004
2005
2006
2007
2008
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Tôm
202,405
3.76
67,294
1.13
264,364
5.08
587,403
8.59
621,717
9.91
Mực
2,885,209
53.59
2,736,249
45.79
2,249,943
43.19
2,801,048
40.94
2,693,300
42.95
Cá
1,008,092
18.72
2,137,552
35.77
935,696
17.96
1,154,258
16.87
885,634
14.12
Nghêu, sò
250,843
4.66
668,217
11.18
391,863
7.52
474,969
6.94
837,339
13.35
Cua, ghẹ
602,050
11.18
154,276
2.58
376,322
7.22
576,161
8.42
160,166
2.55
Bạch tuộc
432,401
8.03
211,412
3.54
990,857
19.02
1,247,170
18.23
1,072,455
17.10
Tổng cộng
5,381,000
100
5,975,000
100
5,209,045
100
6,841,009
100
6,270,611
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả XNK 2004-2008_ Phòng kế hoạch đầu tư)
Hình 2.6 Biểu đồ cơ cấu mặt hàng thủy sản XK giai đoạn 2004-2009
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty khá phong phú. Trong đó mực, cá, bạch tuộc là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Các mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Năm 2005 là năm gặp nhiều bất lợi cho việc xuất khẩu thuỷ sản của công ty. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá Basa ở Mỹ cùng những hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu bằng các quy định gắt gao về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu.
Năm 2006, đa số tỷ trọng các mặt hàng đều tăng ngoại trừ cá và nghêu sò (tỷ trọng của mặt hàng cá giảm 17.81% , nghêu sò giảm 3.66% so với năm 2005). Tuy tỷ trọng các mặt hàng đó tăng cao hơn nhưng kim ngạch xuất khẩu của chúng lại giảm đi nhiều so với năm 2005. Có thể giải thích cho tình trạng này là năm 2006, công ty đang chuẩn bị cổ phần hoá nên có nhiều sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh vì vậy đã có ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty.
Năm 2007, tỷ trọng điều chỉnh cân bằng hơn giữa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty. Điều này chứng tỏ mô hình cổ phần hoá đã bắt đầu phát huy tác dụng đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty, gợi mở một tương lai phát triển cho công ty trong giai đoạn mới-giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế .
Năm 2008, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định(2): “Chưa bao giờ ngành thủy sản đối mặt với hàng loạt khó khăn như lúc này”. Các nước nhập khẩu: Tây Ban Nha, Italia, Hoa Kỳ….đã và đang tìm cách để “bôi bẩn” nhằm hạ uy tín sản phẩm cá tra và cá Basa Việt Nam để bảo vệ sản phẩm trong nước của họ, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu mặt hàng cá của công ty nên vào năm 2008 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cá có phần giảm đi so với các năm trước đó (giảm 2.75% so với 2007).
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu quan trọng của công ty. Nửa đầu năm 2008, xuất khẩu tôm đông lạnh, mực, bạch tuộc vào thị trường này tăng mạnh so với năm 2007. Tuy nhiên xuất khẩu vào những tháng cuối năm lại giảm mạnh nên tỷ trọng các mặt hàng này đã giảm nhẹ so với năm 2007
(2) Tạp chí Khoa học Thương mại số 20/2008
Mặt khác, đợt rét đầu năm 2008 làm giá của các loại thủy sản tăng mạnh ở Châu Á, nhu cầu giảm kéo theo giá giảm vào những tháng cuối năm, việc nuôi trồng thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí thức ăn tăng cao... Trước những khó khăn chung của ngành thủy sản, công ty đã nỗ lực rất nhiều để giảm thiểu ảnh hưởng của những khó khăn đó. Và kết quả là tình hình kinh doanh xuất khẩu cũng không biến động nhiều so với các năm trước đó: Tỷ trọng các mặt hàng mực, cua, ghẹ, bạch tuộc có giảm so với năm 2007 nhưng không đáng kể, chỉ dao động ở mức 1.5% - 6%. Không những thế, các mặt hàng nghêu, sò, tôm lại có tỷ trọng cao hơn với năm trước đó: Tôm tăng 1.33%, nghêu sò tăng 6.41%...
Nhìn chung, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty đều ở dạng sơ chế, mặt hàng tươi sống nên không có giá trị gia tăng cao. Vì vậy trong giai đoạn trước mắt, công ty cần hoạch định ra kế hoạch giảm và thay thế dần các mặt hàng chế biến thô bằng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hơn nữa.
2.1.4. Tình hình biến động giá cả:
Bảng 2.7 Tình hình biến động giá cả thủy sản giai đoạn 2005-2008
ĐVT: USD/Tấn
Mặt hàng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tôm
4,420.15
3,765.43
6,677.85
5,705.75
Mực
2,073.32
2,494.85
2,772.47
3,196.00
Cá
2,401.49
3,029.49
2,360.65
3,132.90
Nghêu, sò
3,254.38
2,730.53
1,796.79
1,904.62
Cua, ghẹ
3,801.16
3,659.42
4,145.27
4,536.70
Bạch tuộc
2,701.09
2,382.91
2,297.95
2,746.18
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu 2005-2008_ Phòng kế hoạch đầu tư)
Hình 2.8 Biểu đồ tình hình biến động giá cả các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu giai đoạn 2005-2008
Nhìn chung, tình hình giá cả các mặt hàng xuất khẩu của công ty chưa ổn định lắm. Có sự biến động giá cả qua các năm nhưng sự biến động đó không nhiều, không mặt hàng nào có giá tăng hoặc giảm đột ngột.
Tuy nhiên trong tất cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty thì giá các mặt hàng tôm, cá, nghêu sò có sự biến động nhiều hơn cả.
Tôm: Giá năm 2006 giảm 654.72 USD/tấn so với năm 2005, giá năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Giá tôm thế giới tăng mạnh vào cuối năm 2007 tới gần hết quý I năm 2008, sau đó giảm nhẹ vào đầu quý II, phục hồi vào quý tiếp theo và giảm mạnh vào cuối năm. Sự bất ổn giá tôm toàn cầu nên đã ảnh hưởng giá tôm của công ty, vào năm 2008 giá tôm xuất khẩu của công ty đã giảm gần 1000USD/ tấn so với năm 2007.
Cá: Giá cá xuất khẩu của công ty biến động đều qua các năm, nếu năm này tăng thì năm sau sẽ giảm: Giá năm 2006 tăng 650 USD/Tấn so với năm 2005, giá năm 2007 lại giảm khoảng 650 USD/Tấn so với năm 2006 và năm 2008 tăng khoảng 700USD/Tấn so với năm 2007.
Nghêu, sò: Giá hai mặt hàng này kể từ hai năm trở lại đây đã giảm đi nhiều so với các năm trước đó. Năm 2007, giá xuất khẩu của chúng giảm gần 1000 USD/Tấn so với năm 2006. Và từ 2007 đến 2008, giá hai mặt hàng này có chênh lệch nhưng không đáng kể.
Nguyên nhân tăng hoặc giảm giá không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà lại phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: ảnh hưởng của giá thế giới dẫn đến sự bất ổn về giá của các nhà cung ứng trong nước, chi phí sản xuất, các quy định về chất lượng hàng hoá, tác động từ sự bất ổn của tỷ giá hối đoái, chiến lược giá cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành, yếu tố cung - cầu của hàng thủy sản xuất khẩu.
Mức lợi nhuận mà công ty thu được không cao, nguyên nhân là do phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty là mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước sau đó xuất bán lại cho các đối tác nước ngoài với vai trò là trung gian thương mại vì vậy công ty phụ thuộc nhiều vào giá bán của các nhà cung cấp trong nước.
Vì vậy, nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu của công ty trong những năm sắp tới là mở rộng và hoàn thiện quy mô các công xưởng, tạo ra dây chuyền khép kín từ nuôi trồng - thu mua - chế biến,…nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty.
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường của công ty Seaprodex Saigon:
Nắm bắt được tính quan trọng và cấp thiết cho hoạt động Marketing xuất khẩu thủy sản của công ty, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế thì hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu cho sản phẩm này càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được cho một công ty xuất nhập khẩu như Seaprodex Saigon. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế thì công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường là bước quan trọng đầu tiên cho hoạt động Marketing xuất khẩu. Qua nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạch định được các chiến lược Marketing đối với thị trường mục tiêu đã chọn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, công ty Seaprodex Saigon đã không ngừng nghiên cứu theo dõi nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường qua những lần cử cán bộ đi sang thị trường xuất khẩu, tham gia các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế trên các thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, các nguồn tài liệu mà công ty sử dụng để nghiên cứu thị trường như:
Các tài liệu xuất bản trong nước: Tạp chí thủy sản, niên giám thống kê, các cuộc hội thảo, báo chí hàng ngày…
Các bản tin chuyên mục của các phương tiện truyền thông, truyền hình
Qua các đánh giá, dự báo, phân tích của các hãng cung cấp thông tin có uy tín ở nước ngoài.
Thông tin về thị trường nhập khẩu của các cơ quan Chính phủ: Bộ Thủy sản, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), Bộ Thương mại, Đại sứ quán và các tham tán thương mại tại các nước nhập khẩu.
Tuy nhiên, các nguồn thông tin thu thập ở trên vẫn chưa phục vụ được cho công tác lựa chọn thị trường của công ty. Hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường của công ty Seaprodex Saigon còn mang tính thụ động, chủ yếu là phục vụ cho những thị trường có sẵn, hoặc khách hàng tự tìm đến và thiết lập mối quan hệ với công ty. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ và các nước EU.
2.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp tại công ty Seaprodex Saigon:
2.3.1. Khái quát tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing:
Triết lý Marketing hiện đại khẳng định rằng: Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, từ đó tìm cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng các phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy quá trình phát triển, xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu như Seaprodex Saigon.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là hoạt động Marketing của công ty Seaprodex Saigon chưa thể hiện rõ nét với tư cách là một hoạt động có tính độc lập tương đối, mà được gắn liền với hoạt động tiêu thụ của các phòng ban kinh doanh tổng hợp và xuất nhập khẩu. Công ty Seaprodex chưa có hoạt động Marketing một cách thường xuyên và rõ nét, cụ thể:
Chưa có phòng ban chuyên trách, chịu trách nhiệm về quản trị Marketing nên các hoạt động Marketing thường được thực thi bởi phòng kinh doanh và chủ yếu là phòng xuất nhập khẩu.
Chưa có chiến lược chính sách Marketing một cách có hệ thống mà chỉ có những phương hướng kế hoạch Marketing mang tính tạm thời. Các hoạt động Marketing được tiến hành như những giải pháp mang tính tình huống, không có tính lâu dài với ý nghĩa chiến lược.
2.3.2. Các công cụ Marketing-mix trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Seaprodex Saigon:
Marketing-mix là một tập hợp các biến số mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý được, nó được sử dụng nhằm đạt được những phản ứng mong muốn từ phía các khách hàng mục tiêu. Các công cụ của chính sách Marketing-mix là: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị.
Tuy công ty chưa xây dựng chính sách Marketing-mix một cách có hệ thống nhưng trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh, công ty Seaprodex Saigon cũng đã đề cập đến các công cụ của chính sách Marketing-mix.
2.3.2.1. Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên của Marketing-mix, các yếu tố còn lại của chính sách này được xác định trên yếu tố sản phẩm đã được xác định. Quyết định về sản phẩm của công ty là đưa ra các quyết định về cơ cấu chủng loại sản phẩm, chất lượng, bao bì và nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty được căn cứ vào: khả năng, tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu của công ty và của các nhà cung cấp.
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty chủ yếu là các mặt hàng đông lạnh tươi sống và một số mặt hàng giá trị gia tăng. Bao gồm:
Mực, bạch tuộc: Đây chính là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, và Hàn Quốc luôn là nhà nhập khẩu lớn nhất hai mặt hàng này. Các sản phẩm được tiêu thụ mạnh là: mực cắt khoanh, mực nang shasimi, mực cắt quả thông, bạch tuộc xếp hoa…
Cá: Mặt hàng xuất khẩu này của công ty khá phong phú, bao gồm các loại cá đông lạnh như: cá nục, cá ngừ, cá hồi, cá tra, cá basa…Trong đó công ty xuất khẩu nhiều nhất là cá basa.
Các loại cá basa xuất khẩu: Fillets basa đóng IQF, basa đóng block, basa cắt khoanh, basa cuộn tròn, basa nguyên con lột da….và một số mặt hàng giá trị gia tăng từ cá basa như: Fillets basa tẩm bột, basa cắt khúc tẩm bột, chả cá basa, basa xiên que…
Tôm: Mặt hàng này được dân chúng Mỹ rất yêu thích và tiêu thụ với khối lượng lớn. Các mặt hàng tôm chính bao gồm các loại tôm đông còn vỏ, tôm đông bóc vỏ, các loại tôm chế biến. Tuy nhiên, khi xuất khẩu mặt hàng này thì công ty phải cạnh tranh rất nhiều với các loại tôm của Thailand, Trung Quốc vốn chất lượng cao mà giá lại rẻ hơn giá tôm của Việt Nam.
Cua, ghẹ, nghêu, sò: Chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng hàng tươi sống, đông lạnh và hầu như là không chế biến thành các mặt hàng giá trị gia tăng.
Chất lượng sản phẩm:
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thương trường đầy cạnh tranh thì cũng phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Nhận thức được điều này thì công ty Seaprodex Saigon luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty mình và luôn cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm: kích thước, chất bảo quản, điiều kiện bảo quản….
Chất lượng tăng kéo theo sự tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty. Một số bạn hàng đã đánh giá cao về chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty hơn trước. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng thủy sản xuất khẩu của công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu nước ngoài, mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm.
Bao bì, nhãn hiệu: Tuy công ty đã có nhiều cải biến về chất lượng và mẫu mã bao bì nhưng hầu hết các bao bì rất giản đơn, ko có gì là đặc sắc cả. Trên các bao bì đều cung cấp cho khách hàng biết xuất xứ và các thông tin chi tiết về sản phẩm.
2.3.2.2. Chính sách giá cả:
Vì công ty Seaprodex Saigon chỉ là một công ty nhỏ nên khi tham gia vào thị trường thế giới phải chấp nhận giá. Ngoài ra, mặt hàng thủy sản là mặt hàng có tính đồng nhất cao, ít có khả năng tạo sự khác biệt nên nếu đặt giá cao thì khách hàng sẽ chuyển sang mua của đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy khi đưa ra quyết định giá bán cho sản phẩm của mình công ty chấp nhận mức giá của thị trường.
Mặt khác, do phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty là mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước sau đó xuất bán lại cho các đối tác nước ngoài với vai trò là trung gian thương mại vì vậy công ty phụ thuộc nhiều vào giá bán của các nhà cung cấp trong nước. Khi bán với mức giá thị trường thì lợi nhuận thu được của công ty không cao lắm. Công ty thường xác định giá bán cho khách hàng theo mức giá CFR.
Thực tế thì giá bán của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như: ảnh hưởng của giá thế giới dẫn đến sự bất ổn về giá của các nhà cung ứng trong nước, các quy định về chất lượng hàng hoá, tác động từ sự bất ổn của tỷ giá hối đoái, chiến lược giá cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành, yếu tố cung-cầu của hàng thủy sản xuất khẩu. Vì vậy công ty nên đề ra biện pháp nhằm đảm bảo tối thiểu hóa chi phí sản xuất để có thể đảm bảo khả năng chống đỡ được những rủi ro mang tính khách quan.
2.3.2.3. Chính sách phân phối:
Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì việc lựa chọn kênh phân phối vừa thuận lợi nhưng cũng vừa là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp. Thuận lợi ở chỗ doanh nghiệp có nhiều khả năng lựa chọn kênh phân phối để rút ngắn khoảng cách giữa người xuất khẩu và người tiêu dùng cuối cùng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể lựa chọn được kênh phân phối phù hợp với mục đích yêu cầu và khả năng của doanh nghiệp.
Công ty Seaprodex Saigon xuất khẩu theo cả hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Nhưng thực tế thì công ty xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu gián tiếp là chủ yếu.
Xuất khẩu của công ty qua trung gian và các nhà mô giới xuất khẩu vì vậy lợi nhuận thu được không cao vì công ty phải mất một khoản tiền hoa hồng cho các dịch vụ trung gian đó.
Ngoài ra, mối liên kết trong kênh phân phối còn hết sức lỏng lẽo, chưa có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các thành viên kênh, mối quan hệ thường diễn ra ở các hợp đồng mua bán riêng lẻ, đứt đoạn. Các bên tham gia không có sự gắn kết lâu dài và họ thường mặc cả một cách quyết liệt, để có thể mua với giá thấp. Phải nhìn nhận rằng sản phẩm của công ty vẫn còn nhiều hạn chế nhưng vấn đề còn ở việc đàm phán và ký kết hợp đồng chưa chặt chẽ, rõ ràng về quy định tiêu chuẩn của hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài ra, công ty chỉ có thể điều khiển và quản lý kênh thu mua trong nước còn khi sản phẩm đã xuất ra nước ngoài thì công ty không còn khả năng kiểm soát và quản lý. Vì thực tế rất khó tiếp xúc với người tiêu dùng, cũng như tạo dựng uy tín và hình ảnh của công ty đối với họ
Tuy nhiên công ty cũng thường bán hàng qua các nhà ủy thác xuất khẩu của nước ngoài, đó là những người hoặc tổ chức đại diện cho người mua nước ngoài cư trú trong lãnh thổ nước Việt Nam. Bán hàng cho các ủy thác xuất khẩu là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu của công ty vì việc thanh toán thường được đảm bảo nhanh chóng và các vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn được các nhà ủy thác đó chịu trách nhiệm.
2.3.2.4. Chính sách chiêu thị:
Chiêu thị là những nỗ lực nhằm truyền thông, kích thích nhu cầu và gia tăng mức tiêu thụ trong một giai đoạn nhất định trên thị trường thế giới.
Các hoạt động truyền thông được công ty Seaprodex Saigon áp dụng:
Quảng cáo: Hoạt động quảng cáo chưa thật sự được quan tâm và đầu tư đúng mức do không đủ kinh phí và do cung cách làm ăn chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả mà hoạt động quảng cáo mang lại. Phương tiện quảng cáo được công ty sử dụng chủ yếu là báo chí vì loại hình quảng cáo này ít tốn kém.
Các hoạt động yểm trợ:
Các xuất bản phẩm của ngành, các tạp chí thủy sản cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường trong và ngoài nước.
Thông qua các chuyến đi công tác nước ngoài, các cán bộ tranh thủ giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về công ty cho khách hàng.
Tham gia các gian hàng hội chợ triển lãm quốc tế tại một số nước.
Nhìn chung, chính sách Marketing – mix của công ty chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều hạn chế, vì vậy công ty nên nghĩ đến một chiến lược dài hạn để xây dựng một nhãn hiệu cho riêng mình, có như vậy mới có thể nâng cao vị thế của công ty và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
2.3.3. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty Seaprodex Saigon:
2.3.3.1. Những thành tựu đạt được:
Mặc dù hoạt động Marketing chưa được thực hiện một cách có bài bản nhưng trong những năm qua công ty Seaprodex Saigon cũng đã đạt được những bước tiến nhất định:
Thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng. Hơn 15 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực XNK thủy sản, với bề dày kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh của mình, công ty Seaprodex Saigon đã tìm cho mình một vị thế lớn mạnh trong ngành xuất khẩu thủy sản. Từ các đối tác lâu năm đến các đối tác mới đều biết đến công ty như một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực XNK thủy sản của Việt Nam. Với phương châm đặt chữ tín lên hàng đầu nên từ ngày thành lập, công ty đã chú trọng đến chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng, giá cả…nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các bên. Kết quả là công ty đã có khá nhiều đối tác lâu năm. Cho đến nay thì công ty đã có quan hệ kinh doanh xuất khẩu với hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Sản lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm và chất lượng hàng hóa ngày càng được cải thiện và nâng cao, được các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ… chấp nhận.
Có mạng lưới khách hàng ổn định, tuy chưa nhiều nhưng hàng năm đều có thêm bạn hàng và thị trường mới.
Giá bán của công ty tương đối thấp nên đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh về giá.
Sau khi cổ phần hoá, thương hiệu và uy tín của công ty đã được nhiều người biết đến, tạo sự chú ý cho các nhà đầu tư tiềm năng và thu được nguồn vốn lớn tài trợ cho các hoạt động của công ty.
2.3.3.2. Những hạn chế còn tồn đọng:
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động Marketing của công ty còn những hạn chế sau:
Hoạt động Marketing diễn ra một cách rời rạc, chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính hệ thống. Công ty chỉ mới chú trọng đến sản xuất, đồng nhất hoạt động Marketing chỉ là hoạt động bán ra những mặt hàng mà mình có. Chưa có phòng ban chuyên trách về Marketing, vì vậy hầu hết các hoạt động đều mang tính chất tình thế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ mang tính chiến lược. Hoạt động quảng bá thương hiệu vẫn còn rất yếu và công ty chưa có sự đầu tư đúng mức về lĩnh vực này. Chủ yếu hoạt động marketing của công ty được thực hiện thông qua website www.seaprodexsaigon.com.vn và thông qua các hội chợ triển lãm hàng thủy sản và hàng lương thực - thực phẩm trong và ngoài nước.
Công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường mang tính chất thụ động.
Các yếu tố Marketing-mix chưa phát huy hết tác dụng của nó: chất lượng sản phẩm tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng của khách hàng, chủng loại mặt hàng nghèo nàn. Tuy công ty đã chú trọng đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm nhưng đa số các mặt hàng vẫn còn ở dạng sơ chế và gia công, việc chế biến vẫn còn thông qua các đối tác trong nước thực hiện. Điều này đẩy công ty vào thế bị động trong khâu nguyên liệu, chế biến vì vậy làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp khác mà đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đến từ đồng bằng Sông Cửu Long như: Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản An Giang (AGIFISH), Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Bến Tre (AQUATEX BENTRE), công ty Cổ Phần Thủy Sản và XNK Côn Đảo (COIMEX), công ty XNK Thủy Sản Kiên Giang…vì các công ty này vốn có sẵn các thuận lợi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và giá nhân công rẻ.
Hệ thống phân phối chưa hợp lý và chính sách xúc tiến khuếch trương chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Như vậy, song song với những ưu điểm và thành tựu đạt được thì công ty vẫn còn tồn đọng một số yếu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy công ty cần phải khắc phục trong thời gian sớm nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY SEPRODEX SAIGON
3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất giải pháp:
3.1.1. Dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản của thế giới:
Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), tổng nhu cầu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới dự kiến sẽ đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2.1%/năm.
Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0.8% trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1.5% đã đạt được trong 20 năm trước. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13.7 kg vào năm 2010 và 14.3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu về shellfish (thuỷ sản có vỏ) và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4.7 và 4.8 kg/người.
®Dự báo tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước:
Bảng 3.1 Bảng dự báo tiêu thụ thủy sản theo nhóm nước
Đơn vị: Triệu tấn
2005
2010
2015
Thế giới
144.5
157.2
183.0
-Tiêu dùng cho thực phẩm
107.5
117.2
138.0
+Các nước đang phát triển
74.5
82.4
99.1
+Các nước phát triển
33
34.8
38.9
-Hao hụt và tiêu dùng khác
37
40
45
(Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product 2010 - 2015)
Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1.3%, trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0.2%.
Nhu cầu về bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 1.1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 0.5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu về bột cá ở các nước đang phát triển sẽ tăng 2.6%/năm cho tới năm 2010 và 1.4%/năm sau thời gian này. Khối lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015.
Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đã ở mức cao.
Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á, ngoại trừ Nhật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm); tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản thấp nhất.
Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn... Thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu vực thị trường.
®Triển vọng sản lượng thuỷ sản thế giới:
Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ đạt mức 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2.1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1.6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. Ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thuỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 45% trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015.
Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2.7% một năm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1% một năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng dự kiến tăng 4.1% một năm. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo.
Hình 3.2 Biểu đồ dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới
®Dự báo sản lượng thủy sản thế giới:
Bảng 3.3 Bảng dự báo sản lượng thủy sản thế giới
ĐVT: Triệu tấn
2005
2010
2015
Tổng sản lượng
140.5
159
172
-Sản lượng đánh bắt
95
95.5
94.5
-Sản lượng nuôi trồng
45.5
63.5
77.5
(Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product: medium-term projections to the years 2010 and 2015 )
So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thuỷ sản thiếu hụt sẽ là 9.4 triệu tấn vào năm 2010 và 10.9 triệu tấn vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa một bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thuỷ sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu về nhu cầu sang các loại thực phẩm giàu protein thay thế khác.
®Thị hiếu tiêu thụ:
Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi... Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu về thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.
®Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới:
Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9.5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9.7 tỷ USD. Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thuỷ sản, năm 2007 Trung Quốc đã chi 4.2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục đích tái xuất.
Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu.
Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản vào năm 2010.
Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi do Trung Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về thuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng.
Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu vào về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản xuống còn khoảng 10.6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10.3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1.7 triệu tấn hiện nay lên 2.4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2.6 triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0.2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập khẩu như hiện nay.
Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thuỷ sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời, sự gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng về giá thuỷ sản. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà cung cấp thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới cũng bị hạn chế. Cần lưu ý rằng, cạnh tranh về giá chủ yếu phát huy tác dụng tại thị trường các nước đang phát triển, các thị trường mới, trong khi tại các nước phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự báo, giá các loại thuỷ sản sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2010 và 3.2% vào năm 2015.(3)
3.1.2. Triển vọng xuất khẩu thủy sản của công ty:
3.1.2.1. Những thuận lợi:
Cơ hội mở rộng thị trường:
Việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, đưa nền kinh tế Việt Nam hoà mình vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp chủ động chuyển hướng mở rộng thêm nhiều thị trường mới bên cạnh những thị trường truyền thống của mình.
Mới đây, có một cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam khi Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng Cộng hoà Liên Bang Brazil công bố danh sách 60 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Quyết định trên đã mở ra cơ hội lớn cho hàng thủy sản Việt Nam từng bước thâm nhập vào thị trường Brazil. Đó là một thị trường đầy tiềm năng, có nhu cầu tiêu thụ thủy sản rất mạnh. Và điều đặc biệt là cho đến nay Brazil vẫn là thị trường lớn nhất tại Nam Mỹ nhập thủy sản xuất xứ từ Việt Nam thông qua nước thứ ba. Đây rõ ràng là tin đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói chung và công ty Seaprodex nói riêng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
(3) “Xu hướng thị trường thủy sản”, Tạp chí thủy sản số 1/2008
Sắp tới, Nga sẽ mở rộng cửa đón nhận cá tra sau khi hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam do những vấn đề có liên quan đến chất lượng vệ sinh sản phẩm. Nga vốn là thị trường tiêu thụ tương đối dễ chịu và là thị trường lớn thứ năm của Việt Nam (sau EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc). Hơn nữa Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư vào thị trường Nga (sau Nauy, Trung Quốc và Đan Mạch). Điều này mở ra một cơ hội mới cho công ty Seaprodex xâm nhập vào thị trường này.
“Việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) có kết luận xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam và có thêm một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm của ta được hưởng mức chống bán phá giá gần bằng 0% là một tin vui đối với ngành thủy sản. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam khi theo đuổi vụ kiện này đã phải bỏ rất nhiều công sức. Kết quả này là bước thành công ban đầu, mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ. Tôm Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, nhất là tôm sú cỡ lớn. Những lô tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có giá cao, người nuôi và doanh nghiệp chế biến của ta đều có lợi.
Tám tháng đầu năm, kinh tế thế giới có nhiều tín hiệu hồi phục. Trong đó, nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ cũng đang có dấu hiệu bước ra khỏi khủng hoảng. Kinh tế Việt Nam cũng có nhiều tín hiệu vui. Xuất khẩu của chúng ta có nhiều dấu hiệu lạc quan. Tôi tin là nền kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng tốt trở lại. Xuất khẩu thủy sản trong đó có xuất khẩu mặt hàng tôm và cá sẽ tiếp tục góp giá trị lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước”.(4)
Cơ hội phát triển từ sự hỗ trợ của Nhà nước:
Hằng năm kim ngạch XK thủy sản cả nước đạt khoảng 4 tỷ USD. Để đạt được kết quả trên một phần là do sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhà nước ta đã tạo rất nhiều điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp chế biến và XNK thủy sản phát triển thông qua các chính sách cải cách hành chính, đơn giản hoá các thủ tục, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kho cảng phục vụ cho công tác XK thủy sản.
(4)Lương Lê Phương,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, “Tin vui cho ngành thủy sản Việt Nam", Tạp chí Thủy sản Việt Nam, số 37/2009
Đứng trước tình hình kinh tế đầy khó khăn như hiện nay, Nhà nước đang nỗ lực tìm mọi cách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu như cho vay vốn phát triển kinh doanh với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp bằng các chính sách chiết khấu hợp lý, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước nhằm tìm về cho ngành thủy sản các đơn hàng có giá trị lớn, đồng thời hỗ trợ về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp khi có vấn đề tranh chấp xảy ra với đối tác nước ngoài, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước trước các cuộc cạnh tranh gay gắt, đầy bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước cũng tỏ rõ trách nhiệm trong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng, tăng cường uy tín cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ "tập dượt" cho các doanh nghiệp bằng cách kiểm tra thử ngẫu nhiên một cách gắt gao hơn cả đoàn thanh tra EU, nhằm giúp các doanh nghiệp nhìn lại chính mình để nhanh chóng khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. Giữ vững và mở rộng thị trường EU, cộng với sự mở cửa trở lại của thị trường Nga sẽ tạo đà để xuất khẩu thủy sản tăng tốc trong thời gian tới. Từ nay trở đi, tất cả các doanh nghiệp khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga phải thông qua Ban điều hành kiểm soát về giá cả, chủng loại, sản lượng, chất lượng... chứ không cho xuất tự ý như trước. Các hợp đồng xuất khẩu quy về một mối, sản phẩm cá tra khi vào thị trường Nga cũng phải thực hiện theo quy trình khép kín từ "con giống, thả nuôi, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, xuất khẩu" nhằm tránh nhiễm kháng sinh.
3.1.2.2. Những thách thức:
Khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của công ty trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay
Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho tất cả sản phẩm cũng như là thuỷ sản đang là một vấn đề nan giải với các bộ ngành, cơ quan chức năng và các doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ của các thị trường lớn giảm dần do người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm giá rẻ và ít ăn hàng hơn. Mặt khác, chính phủ các nước nhập khẩu thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nên các nước nhập khẩu phần lớn bị thiếu vốn, phải đến khi họ bán được hàng thì họ mới có tiền trả cho các doanh nghiệp XK Việt Nam. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số nước trong khu vực nên XK thủy sản của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng trong thời gian tới không thể tránh khỏi khó khăn.
Theo hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thì các doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam đang mất dần một số thị trường xuất khẩu. Số lượng thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008. Nếu cuối năm 2008, tôm đông lạnh của Việt Nam vẫn còn được tiêu thụ tại 90 nước và vùng lãnh thổ nhưng đến cuối quý 1 năm 2009 thì con số này bị thu hẹp còn 29 nước và vùng lãnh thổ. Việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm tôm đông lạnh Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do không cạnh tranh nỗi với tôm xuất khẩu của Thailand, Ấn Độ, Trung Quốc,…Và không riêng gì tôm ngay cả các mặt hàng khác như: cá tra, cá basa, mực….cũng gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ chúng.
Thiếu nguồn nguyên liệu chế biến:
Sau khi thua lỗ nặng nề trong năm 2008, nhiều nông dân đã “treo ao, bỏ hầm” vì còn nợ ngân hàng nên không có vốn tiếp tục nuôi trồng thủy sản nữa. Mặt khác do tâm lý e sợ tình hình kinh tế sẽ ngày càng xấu hơn trong khi chi phí nuôi trồng ngày càng cao nên nhiều nông dân đã bỏ nghề nuôi trồng thủy sản. Vì vậy Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) đã dự báo tình hình khó khăn sẽ còn tiếp diễn trong những năm sắp tới vì việc giảm diện tích nuôi trồng thủy sản có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguyên liệu chế biến, gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Khó khăn từ các quy định kiểm tra chất lượng thủy sản của các nước nhập khẩu.
Trong thời gian qua, liên tục các nước và lãnh thổ nhập khẩu thủy sản của Việt Nam như Nhật Bản,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_NH.doc