Đề tài Một số giải pháp huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: Mở đầu Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào đều cần phải có "tiền" (vốn). Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liệu bao cấp, Nhà nước lập kế hoạch rót vốn, định giá, chỉ định khối động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, các doanh nghiệp không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh đặt biệt là về vốn. Mặt khác mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào vốn (tài chính). Từ sau Đại hội VI (1986), Nhà nước thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, Nhà nước giao quyền sử dụng và quản lý tài sản cho doanh nghiệp, Nhà nước quản lý vốn thông qua cục quản lý vốn tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, lãi được giữ lại để tái đầu tư chứ không nộp cả như trước đồng thời do...

doc56 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào đều cần phải có "tiền" (vốn). Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liệu bao cấp, Nhà nước lập kế hoạch rót vốn, định giá, chỉ định khối động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, các doanh nghiệp không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh đặt biệt là về vốn. Mặt khác mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào vốn (tài chính). Từ sau Đại hội VI (1986), Nhà nước thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, Nhà nước giao quyền sử dụng và quản lý tài sản cho doanh nghiệp, Nhà nước quản lý vốn thông qua cục quản lý vốn tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, lãi được giữ lại để tái đầu tư chứ không nộp cả như trước đồng thời doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn mà ngân sách Nhà nước cấp. Thành ngữ xưa có câu "có bột mới gột nên hồ", thanh niên ta hay nói "có tiền mua tiên cũng được". Vốn là một yếu tố quan trọng và hiện nay đang là vấn đề của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có những doanh nghiệp có vốn nhưng lại không sử dụng hết hiệu quả hoặc sử dụng kém hiệu quả dẫn đến vốn cứ hụt dần và phá sản. Vốn là một phạm trù kinh tế, nó có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp sử dụng sao cho hợp lý, đúng mục đích, hiệu quả tránh lãng phí hay làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có vai trò quan trọng như vậy đồng thời kết hợp với thực tế trong thời gian thực tập Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện em đã chọn đề tài : "Một số giải pháp huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh" làm chuyên đề tốt nghiệp. Bố cục của chuyên đề ngoài phần mở đầu còn có các phần sau: Phần I : Những vấn đề chung về huy động và sử dụng vốn sản xuất: Phần II : Tình hình huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện. Phần III: Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động vốn tại công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện. Phần I những vấn đề chung về huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. I. Vốn sản xuất kinh doanh và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mức độ cạnh tranh rất gay gắt, để tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đều cần có vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành phẩm tăng sức tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1. Khái niệm vốn sản xuất kinh doanh: Bất kỳ doanh nghiệp nào bao giờ cũng có một số tiền nhất định để thực hiện những khoản đầu tư xây dựng, "khởi động" DN như: thuê hoặc mua đất đai, nhà xưởng, thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu, năng lượng, thuê công nhân và các phí tổn khác. Toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ được bố trí vào các hình thái vật chất khác nhau trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường. Khi tiêu tụ xong hàng hoá thì hàng hoá lại trở về hình thái ban đầu là tiền tệ; nhưng tiền lúc này lớn hơn hay nhỏ hơn lúc ban đầu bỏ ra tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh trong khi đó mục tiêu của mọi doanh nghiệp là lớn hơn. Thế nhưng tiền chưa hẳn là vốn, tiền trở thành vốn khi nó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Qui trình vận động của vốn sản xuất kinh doanh. (3)Sản phẩm đang chế tạo (5)Tiêu thụ (2) Nguyên vật liệu (4)Thành phẩm (1)Vốn (2)Nhà xưởng, mấy móc thiết bị (1), (4), (5) : Giai đoạn lưu thông (2) : Giai đoạn dự trữ sản xuất (3) : Giai đoạn sản xuất. Có thể tóm tắt vòng luân chuyển vốn một cách ngắn gọn qua công thức sau: T - H SX H' - T' Vòng luân chuyển về vốn không bao giờ dứt - nó tồn tại qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh. Vốn là toàn bộ giá trị ứng ra cho quá trình sản xuất kinh doanh, số vốn này được hình thành từ khi thành lập DN các chủ sở hữu đóng góp ban đầu và bổ xung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Các loại vốn sản xuất kinh doanh. Đứng trên góc độ khác nhau người ta phân thành các loại vốn khác nhau: - Căc cứ theo pháp luật thì có vốn pháp định và vốn điều lệ: + Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà pháp luật qui định để thành lập DN, trong những ngành nghề nhất định thì có số vốn pháp định khác nhau. + Vốn điều lệ: là số vốn được ghi trong điều lệ của công ty vốn điều lệ không nhỏ hơn vố pháp định: Vốn điều lệ ³ vốn pháp định. - Xét về hình thái vật chất thì có vốn hiện vật và vốn vô hình, vốn tài chính. + Vốn hiện vật: là các hàng hoá đã được sản xuất và được sử dụng sử dụng để sản xuất các loại hàng hoá, dịch vụ khác có lợi hơn. Ví dụ : nhà xưởng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyến dẫn,... vốn hiện vật + đất đai = tài sản cố định hữu hình. Vốn hiện vật có 2 dạng : Đi thuê \ Mua hẳn. + Vốn vô hình là những tài sản không nhìn thấy. Đó là uy tín của hãng, nhãn hiệu sản phẩm, các mối quan hệ bạn hàng đã có,... + Vốn tài chính : là tiền trong ngân hàng, các công ty tài chính dùng để mua các thứ sản xuất khác nhằm tạo ra hàng hoá. được tính toán bằng các thước đo tài chính. - Căn cứ vào nguồn hình thành vốn: + Nguồn vốn tự có (nguồn vốn chủ sở hữu): là nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, đóng góp của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư từ khi thành lập và do doanh nghiệp bổ xung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn chủ sở hữu có tên gọi khác nhau. Trong doanh nghiệp tư được gọi là vốn chủ nhân; trong công ty trách nhiệm hữu hạn được gọi là vốn thành viên; trong công ty cổ phần: vốn chủ sở hữu được gọi vốn cổ đông. Trong bảng cân đối tài sản, vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của toàn bộ tài sản và nợ của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu = giá trị tài sản - công nợ phải trả. Trong đó nguồn vốn kinh doanh được sử dụng vào hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn cố định, nguồn vốn lưu động, lãi chưa phân phối (kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp). Nguồn vốn chuyên dùng là nguyền vốn được sử dụng cho một mục đích nhất định như: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các quĩ của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởn phúc lợi: + Vốn vay (nguồn vốn tín dụng) là nguồn vốn hình thành trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa công ty với ngân hàng - các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng, các đơn vị, cá nhân khác để đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này đều phải có đảm bảo (thế chấp), phải trả lãi suất và vốn gốc đúng kỳ hạn qui định. + Nguồn vốn trong thanh toán (nguồn vốn chiếm dụng hợp lý): Được hình thành trong quá trình thành toán giữa đơn vị với các đơn vị khác, với các nhà cung cấp, với các khách hàng, với ngân sách Nhà nước (thông qua nghĩa vụ thuếu), với cán bộ công nhân viên (lương). Sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp không phải trả lãi suất những cũng phải đảm bảo trả đúng thời gian qui định. + Vốn liên danh, liên kết: là vốn mà doanh nghiệp nhận từ các đơn vị doanh nghiệp khác, lãi cùng hưởng, lỗ cùng chịu theo phần vốn góp liên doanh. Công ty có thể nhận vốn góp bằng tiền hay bằng tài sản cố định: máy móc thiết bị, ô tô,... - Căn cứ vào chu chuyển vốn có: vốn cố định và vốn lưu động: + Vốn cố định : là biểu hiện bằng tiền của của toàn bộ tài sản cố định: máy móc thiết bị phương tiện vận tải, nhà cửa vật kiến trúc, những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ tiêu chuẩn về giá trị (5.000.000VNĐ) và thời gian sử dụng (trên một năm), là cơ sở vật chất kỹ thuật, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho đơn vị thực hiện hd sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thường trường vì sản xuất hiện đại được quyết định bằng thiết bị và công nghệ hiện đại: Vốn cố định bao gồm: Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định vô hình Tài sản cố định thuê tài chính Các khoản đầu tư tài chính. + Vốn lưu động: là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền của toàn giá trị tài sản lưu động và vốn lưu thông để đảm bảo cho sản xuất, tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Vốn lưu động gồm có: vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất vốn lưu động trong lĩnh vực lưu thông. Việc phân chia này nhằm mục đích tính toán chi phí cho sản phẩm hàng hoá sản xuất chứ không phải là 2 bộ phận tách rời nhau. Trong quá trình kinh doanh chúng được chuyển hoá cho nhau để đảm bảo phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng của chúng trong vốn sản xuất kinh doanh tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý, quan hệ cung - cầu hàng hoá. Doanh nghiệp phải có cơ cấu vốn hợp lý thì mới phát huy được tác dụng, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu cơ cấu vốn không hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động sẽ gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh và tiền vốn được sử dụng sẽ kém hiệu quả. 3. Vai trò của vốn trong nền kinh tế thị trường. Để đánh giá sức mạnh của một quốc gia, người ta thường "nhìn" vào nền kinh tế của nước đó. Muốn kinh tế phát triển mạnh thì vốn là một trong những điều kiện quan trọng. - Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy. Phải có vốn để thành lập doanh nghiệp, mua các yếu tố đầu vào sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Trong nền kinh tế thị trường, mức độ cạnh tranh mạnh mẽ, xu hướng khuvực hoá, toàn cầu hoá tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng cũng có nhiều rủi ro. Xã hội ngày một phát triển thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật. Như vậy, các công ty phải đầu tư công nghệ nâng cao năng suất. Hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt được các thông số kỹ thuật, các yêu cầu về môi trường để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Vậy là phải cần vốn. - Các công ty nước ngoài, vốn của họ thường còn, để tăng sức tiêu thụ họ hay sử dụng " chiêu bài" hạ giá sản phẩm lâu dài và thường xuyên, thậm chí họ còn chấp nhận lỗ hiện thời. ĐIều này gây rất nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước vốn nhỏ không thể cùng hạ giá mãi với các công ty nước ngoài để cạnh tranh hơn nữa việc hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại, hàng giả,... tràn ngập thị trường trong nước cngx gây khó khăn cho các công ty trong nước. Để đứng vững trên thương trường thì các công ty, ????? dụng khi biết quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Trong cơ chế mới, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh việc có vốn và tích luỹ được nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng để phát huy tài năng của Ban lãnh đạo công ty, là điều kiện để thực hiện các chiến lược kinh doanh, là chất keo kết dính các quá trình và quan hệ kinh tế và nó cũng là dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận động. II. Một số giải pháp huy động vốn: Trên thức tế, các doanh nghiệp rất năng động trong việc huy động vốn. Dưới đây là một số giải pháp mà các doanh nghiệp thường áp dụng. 1. Giải pháp huy động vốn dài hạn: Đầu tư dài hạn là một quyết định tài chính dài hạn, tác động lớn đến hiện quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn. - Vốn này có thể do Nhà nước cấp, được xác định trên cơ sở biên bản giao nhận vốn của Nhà nước cho doanh nghiệp. Nhà nước có thể cấp vốn nguồn vốn cố định hoặc vốn lưu động. - Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu về vốn bằng chính nguồn vốn của công ty: gồm có vốn khấu hao cơ bản; lợi nhuận để lại để tái sản xuất; và tiền nhượng bán, thanh lý tài sản (nếucó). - Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ bên ngoài như: 1.1. Phát hành cổ phiếu: Phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho công ty là một nguồn vốn này rất phổ biến ở các nước phát triển. Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận sự đầu tư và quyền sở hữu về vốn của chủ sở hữu cổ phần. Một cổ phần được thể hiện bằng một tờ cổ phiếu. Chủ sở hữu cổ phần gọi là cổ động. Giá trị ghi trên mặt cổ phiếu gọi là mệnh giá. Mệnh giá không chỉ được ghi trên mặt cổ phiếu mà còn được ghi rõ trong giấy phép phát hành và trên sổ sách kế toán của công ty. Còn giá cả của cổ phiếu trên thị trường được gọi là thị trường. Trị giá của cổ phiếu được phản ảnh trong sổ sách kế toán của công ty gọi là giá trị ghi sổ. Cổ phiếu có thể phân loại thành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. - Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì đặc điểm của nó đáp ứng được cả hai phía: các nhà đầu tư và phái công ty phát hành. Có phiếu thường là một chứng khoán thể hiện quyền sở hữu vĩnh viễn đối với công ty bởi không có sự dự kiến trước thời gian đáo hạn. Nếu công ty còn tồn tại thì quyền của người sở hữu cổ phiếu vẫn được duy trì. Số lượng cổ phioêú tối đâ mà công ty được quyền phát hành gọi là số vốn cổ phần được cấp phép. ĐâY là một quy định của uỷ ban chứng khoán quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền. Con số này được ghi trong điều lệ của công ty. Cổ đông cổ phiếu thường có quyền đối với tài sản và sự phân chìa tài sản cũng như thu nhập của công ty theo cổ phần họ đã đóng góp. Cổ đông cổ phiếu thường có quyền tham gia ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị voà các cơ quan khác; có quyền biểu quyết theo điều lệ của công ty. Cổ đông cổ phiếu thường được hưởng lợi tức cổ phần và chịu sự rủi ro theo phần vốn họ đã góp. Trong việc phân chia tài sản khi công ty bị phá sản thì cổ đông cổ phiếu thường được chia sau cùng, sau cổ đông cổ phiếu phá sản thì cổ đông cổ phiếu thường được chia sau cùng, sau cổ đông cổ phiếu ưu đãi. Cổ đông cổ phiếu thường luôn được ưu tiên mua cổ phần mới trừ các công ty cổ phần đại chúng. Ưu điểm của việc phát hành cổ phiếu thường là tăng vốn để dàng, là lá chắc chống lại sư phá sản. Nhưng có hạn chế là: công ty không biết trước cổ tức, và có thể mất quyền kiểm soát kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cũng có thể mua lại số cổ phiếu mà mình đã phát hành và giữa nó lậi để bán lại hoặc huỷ bỏ. Việc mua lại hay bán ra những cổ phiếu này phụ thuộc vào một số yếu tố như: Tình hình cần đối vốn và khả năng đầu tư chính sách đối với việc sáp nhập hoặc mua công ty. Tình hình trên thị trường chứng khoán,. - Việc phát hành cổ phiếu mới: Khi công ty quyết định huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu mới công ty phải ftính toán cân nhắc những vấn đầu sau: - Có thể bị san sẽ nguồn lãnh đạo công ty. Chi phí của vốn cổ phần mới thường cao hơn chi phí của các loại vốn khác. Thông thường nếu ban quản lý dự kiến trong một vài năm tới lợi nhuận của công ty có thể tăng ổn định thì họ không muốn huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường mới vì các cổ đồng cũ muốn giành quyền kiểm soát và quyền được hưởng lợi nhuận. - Cổ phiếu ưu đãi: Gọi là cổ phiếu ưu đãi vì người cầm guĩ chúng có một số ưu đãi so với cổ động cổ phiếu thường trong việc phân chia cổ tức (đồng thời cả việc phân chia tài sản khi công ty bị phá sản. đà là quyền được thanh toán lãi trước, phân chia tài sản trước các cổ đông cổ phiếu thường. Các cổ đông cổ phiếu ưu đãi được hưởng cổ tức cố định. Nhưng họ lại không có quyền bầu cử như các cổ đông cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi có thể thu hồi lại khi cần thiết. Khi đó công ty cần qui định rõ: Loại cổ phần đó có thể được mua lại không. Giá cụ thể khi công ty mua lại. Thời gian tối thiểu không được phép mua lại cổ phiếu. Một vấn đề rất quan trọng đề cập khi phát hành cổ phiếu ưu đãi là thuế khác với chi phí lãi vay đưọc giảm trừ khi tính thuế thu nhầp công ty, cổ tức được lấy từ loại nhuận sau thuế. Đó là hạn chế của cổ phiếu ưu tiên,. Việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ở các nước ta đây vẫn là vấn đề còn mới. Mới đây thủ thướng chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 về việc cổ phần hoá doanh nghiệp để huy động vốn của cán bộ công nhân viên, cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. 1.2. Phát hành trái phiếu công ty: Trái phiếu công ty là một chứng chỉ hứa sẽ thanh toán nợ vào một ngày xác định, một số tiền mà nhầ đầu tư hay người nắm giữ trái phiếu đã cho công ty vay. Đổi lại việc được sử dụng số tiền này, công ty cũng đồng ý trả cho người cầm giữ trái phiếu một lãi suất nhất định hàng năm. Vì người cầm giữ trái phiếu không phẩi là chủ chủ sơ hữu công ty, họ không được chia cổ tức, không có quyền bầu cử về các vấn đề của công ty. Họ chỉ được nhận một số tiền lãi cố định được thoả thuận từ trước không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Họ được nhận lại số tiền gốc của trái phiếu nếu họ giữ trái phiếu này đủ số thời hạn đã ấn định các công ty mới chào trái phiếu cho công chúng phải nộp đơn đăng ký Uỷ ban chứng khoán. Trước khi phát hành trái phiếu, công ty cần lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và tính hành trên thị trường vốn. Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cachs thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước khi quyết định phát hành lãi, cần hiểu rõ đặc điểm, ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu. Trên thị trường tài chính ở nhiều nước hiện nay thường lưu hành những loại trái phiếu công ty sau: + Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu này được sử dụng phổ biến nhất trong các loại trái phiếu công ty. Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Như vậy cả công ty và người trái pkhiếu biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Việc thanh toán lẫi trái phiếu cũng thường được qui định rõ ràng. Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu cần phải tính đến độ hấp dẫn của trái phiếu. Những nhân tố tạo sức hấp dẫn của trái phiếu: 1. Lãi suất của trái phiếu: nhà đầu tư bao giờ cũng muốn hưởng mức lãi suất câo nên công ty phát hành nên cân nhắc mức lãi suất của trái phiếu. Cần so sánh mức lãi suất đó với lãi suất của các công ty khác. Và khi đưa thêm yếu tố khuyến khích vào trái phiếu thì có thể không cần nâng cao mức lãi suất. 2. Kỳ hạn của trái phiếu. 3. Uy tín của công ty và mức độ rủi ro,. 4. Mệnh giá của trái phiếu. ĐIều này đạc biệt lưu ý đối với thị trường Việt nam. * Trái phiếu có lãi suất thả nổi. Khác với trái phiếu có lãi suất cố định, lãi suất định kỳ của một trái phiếu lẫi suất thả nổi được định kỳu xác định lại theo một lãi suâts tham chiếu cụ thể cộng với một khoản chênh lệch hay là một mức biên nào đó. Thời hạn để ấn định lại thường là 6 thanág hoặc 3 tháng. Tuy nhiên việc điều chỉnh lãi thường chậm so với lãi suất tham chiếu. Việc thanh toán lãi kế tiếp có thể gắn với trị giá của lãi suất thâma chiếu 6 tháng trước đây hoặc lầ tỷ lệ trung bình của lãi suất tham chiếu trong 6 tháng vừa qua. Lãi suất tham chiếu thông dụng nhất là lãi suất của trái phiếu kho bạc hoặc lãi suất của thị trường liên ngân hàng Luân Đôn (libor - London Interbank offered Rate) - đó là lãi suất chào cho tiền gửi của các ngân hàng với nhau trên thị trường tiền tệ Châu Âu - hoặc là lãi suất chào liên ngân hàng Hồng Kông (Hibor). Lãi suất cơ bản (Prime Rate) hoặc lãi suất thương phiếu cũng có thể đóng vai trò này. - Ưu điểm : Sự biến động của lãi suất không làm thay đổi trị giá của trái phiếu có lãi suất thả nổi vì những thay đổi lãi suất ảnh hưởng tới việc thanh toán trong tương lai đều được bù đắp bằng việc thay đổi lãi trái phiếu. + Hấp dẫn đối với công ty đi vay, những người muốn đảm bảo nguồn tài chính dài hạn nhưng muốn tránh bị gắn chặt với một lãi suất cố định trong trường hợp lãi suất giảm xuống trong tương lai. + Công ty không biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu điều này gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tài chính. + Việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất. * Trái phiếu có thể thu hồi: Một số công ty lựa chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi tức là công ty có thể mua lại vào một thời gian nào đó. Trái phiếu như vậy phải được qui định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu. Thông thường người tâ qui định thời hạn tối thiểu mà trái phiếu sẽ không bị thu hồi. Loại trái phiếu nầy có những ưu điểm sau: + Có thể được sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng. Khi không cần thiết công ty có thể mua lại các trái phiếu khác bằng cách mua lại các trái phiếu ddó. * Trái phiếu có bảo đảm và không có bảo đảm. - Trái phiếu có bảo đảm: Đặc trưng của loại trái phiếu này là chúng được bảo đảm bằng những tài sản của công ty. Những tài sản để bảo đảm cho các trái phiếu phát hành thường là các bất động sẩn của doanh nghiệp, trong một số trường hợp vật bảo đảm cũng có thể là nhà xưởng hay những thiết bị đắt tiền. Khi phát hành trái phiếu thế chấp công ty có trách nhiệm giữa tài sản thếp chấp trong tình trạng tốt nhất để đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm rằng một tài sản nào đó cũng có thể làm vật bảo đảm cho nhiều lần phát hành trái phiếu, có trường hợp công ty phát hành ghi rõ thứ tự của các lần phát hành để ưu tiên cũng có thể không cần uưu tiên nhưng tổng giá trị của tất cả các trái phiếu không được lớn hơn giá trị của tài sản thế chấp. Như vậy, trái phiếu có bảo đảm đem lại cho công ty phát hành mức độ an toàn cao. - Trái phiếu không có bảo đảm. Đây là loại trái phiếu phổ biến ở các doanh nghiệp. Trái phiếu không có bảo đảm là phát triển không có một tài sản cụ thể nào để bảo đảm cho khả năng thanh toán của chúng nhưng chúng vẫn đưọc bảo đảm chắc chắn bằng thu nhập tương lai và giá trị thay lý của các tài sản doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên của luật phá sản quyền lợi ưu tiên của các trái phiếu bao giờ cũng đứng trước cổ phiếu, trái phiếu mới phát hành có thứ tự ưu tiên cao hơn trái phiếu phát hành trước). 1.3. Vay dài hạn, trung hạn ngân hàng. Doanh nghiệp có nhu cầu tài chính: Thu nhập Chi phí đầu tư Vay ngân hanàg Cầu vốn trên thị trường (cổ phiếu, trái phiếu) Khi thu nhập nhỏ hơn chi phí hoạt động cộng với chi phí đầu tư thì doanh nghiệp có nhu cầu tài chính. Doanh nghiệp đi vay ở ngân hàng (chủ yếu) vay các công ty tài chính,... Nếu là công ty cổ phần thì gọi vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, nếu là công ty lớn thì có thể phất hành trái phiếu như phần trên đã trình bày. Hình thức tín dụng thuê mua: là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các lại tài sản, máy móc thiết bị... Doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị không thuộc quyền sở hữu mà đi thuê của công ty cho thuê thông qua hợp đồng thuê mua. Đây là giải pháp mà các doanh nghiệp hay sử dụng khi có nhu cầu vốn để đầu tư máy móc thiết bị. Nhầ sản xuất phân phối Máy móc thiết bị Doanh nghiệp Công ty cho thê 3 2 5 6 4 1 8 7 (1): Hợp đồng thuê mua ký kết giữa doanh nghiệp và công ty cho thuê. (2): Doanh nghiệp lựa chọn nhà sản xuất máy móc thiết bị. (3): Công ty cho thuê yêu cầu mua máy móc thiết bị. (4): Máy móc thiết bị thuộc sở hữu của công ty chơ thuê. (5)(: Sau đó công ty cho thuê trả tiền mua cho nhà sản xuất. (6): Quyền sử dụng thuộc doanh nghiệp đia thuê. (7): Nhận được máy móc, doanh nghiệp trả tiền thuê. (8): Hết hạn hợp đồng doanh nghiệp trả máy móc thiết bị cho công ty cho thuê. ở đây công ty cho thuê cho doanh nghiệp thuê mua một thiết bị của nhà sản xuất hoặc phân phối theo một thời gian và tiền thuê nhất định trên cơ sở hợp đồng đã ký. Doanh nghiệp cũng có thể bán máy móc thiết bị m à doanh nghiệp có rồi đi thuê lại máy móc thiết bị đó: doanh nghiệp nhận tiền bán và đồng thời duy trì việc sử dụng thiết bị trong thời gian thuê. Phương thức tài trợ tín dụng trung, dài hạn theo hợp đồng như mô tả ở trên gọi là thuê tài chính. Một loại hình khác của tín dụng thuê mua là thuê vận hành. Thuê vận hành có 2 đặc trưng chính: + Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, khi muốn chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong một thời gian ngắn. + Người thuê chỉ phỉa trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản : chi phí bảo hiểm, thuế tài sản,... cùng với mọi rủi ro về hao mòn bô hình của tàn sản. Hình thức này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ. Và được coi là một loại hợp đồng để chấp hành, tài sản đi thuê không được phản ánh trong sổ sách kế toán của người thuê, số tiền thuê trả theo hợp đồng được ghi như một chi phí bình thường khác. Đối với tài sản lưu động : Trong quá trình luân chuyển của các hình thái tài sản lưu động (quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất, lưu thông) thì chỉ có một bộ phận vốn dài hạn được đầu tư vào tài sản lưu động còn chủ yếu là vốn ngắn hạn. 1.4. Liên doanh, liên kết. Các doanh nghiệp có thể kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong ngành, trong nước và nươc sngoài. Liên doanh, hợp tác với các nhà cung cấp giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lưu kho hàng hoá vật tư, chi phí bảo quản, tránh được tình trạng ép giá do độc quyền cung cấp. Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp đơn vị mình liên doanh. Liên doanh với nước ngoài thu hút vốn đầu tư, nâng cao cơ sở, điều kiện sản xuất công nghệ hiện đậi, trình độ quản lý,... 1.5. Nguồn vốn nội bộ: Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đường tốt. Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại. Họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Tuy nhiên, với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận có liên quan đến một số khía cạnh rất nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm để tái đầu tư, điều đó có nghĩa là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần. Các cổ đông không được nhuận tiền lãi cổ phần (cổ tức) nhưng bù lại họ có quyền sở hữu vốn cổ phần tăng lên của công ty. Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, mặt khác kễ gây ra sự kém hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ nhận được cổ tức ít đi. Và giá cổ phiếu sẽ bị giảm sút trên thị trường chứng khoán. Chính sách phân phối lợi tức cổ phần trong các công ty cổ phần cần lưu ý một số điểm sau: - Tổng số lợi nhuận sau thuế trong kỳ. - Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước. -Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty. - Hiệu quả của việc đầu tư. Luồng tiền nội bộ = lợi nhuận sua thuế trong kỳ + chi phí khaaus hao trong kỳ. Trong công ty cổ phần: Luồng tiền nội bộ có thể tái đầu tư = lợi nhuận ròng trong kỳ + chi phí khấu hao trong kỳ - lợi tức cổ phần trả trong kỳ. Lợi ích của việc huy động nguồn vốn nội bộ: - Giúp doanh nghiệp tự chủ về tài chính đảm bảo cho doanh nghiệp tự do hoạt động không bị kiểm soát bởi các chủ nợ. - Không phải trả lợi tức cổ phần, lãi suất. - Giữ nguyên khả năng thanh toán, hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ. - Giảm nguồn phân phối lãi cho các cổ đông làm cho các cổ đông ít quan tâm hơn tới các doanh nghiệp. - Thông thường nguồn vốn này sinh lợi thấp hơn so với các nguồn vốn khác. Ngoài ra, công ty còn có thể sử dụng các quĩ như: quĩ đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính,... 2. Biện pháp huy động vốn ngắn hạn. 2.1. Vay cán bộ công nhân viên: Trong quá trình hoạt động kinh doanh không chỉ phát sinh những vấn đề tài chính dài hạn mà còn nảy say những vấn đề tài chính hàng ngày, hàng tuần hàng tháng (những vấn đề tài chính sẽ đuợc giải quyết trong vòng một năm).Những vấn đề này liên quan đến vốn lưu động. Khi tài trợ dài hạn không đủ trang trải nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải tạo nguồn vốn ngắn hạn đáp ưngs cho nhu cầu vốn ngắn hạn. Công ty có thể vay cán bộ công nhân viên trong công ty vì lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng, không phải cần vật bảo đảm. Nhưng có hạn chế là lượng vốn hay động được không nhiều, công nhân cũng rất dè dặt khi cho vay, doanh nghiệp không vay của công nhân viên hợp đồng được. 2.2. Vay ngắn hạn ngân hàng và các đối tượng khác. Đây là giải pháp mà các công ty hay sử dung. Khi đi vay các doanh nghiệp thường phải thể hiện các khả năng thanh toán của mình và đưa đồ thế chấp (trừ trường hợp doanh nghiệp vay theo hạn ngạch tím dụng: Doanh nghiệp có thể mượn tiền và trả tiền bất kỳ khi nào nó muốn miễn là không vay quá mức hạn ngạch tín dụng đã thoả thuận với ngân hàng mà không cần phỉa có bất kỳ vật bảo đảm nào nhưng lại phải đạt cọc một khoản tiền tậi ngân hàng). Khi cho vay cấc ngân hàng thường đánh giá khả năng tự bẩo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính qua chỉ tiêu. Tổng số vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = ___________________________ Tổng số tài sản lưu động. Nếu chỉ tiêu này tính ra mà lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ ơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. Tổng số vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán tức thời = _________________________ Tổng số nợ ngắn hạn Tỷ suất này > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu < 0,5 thì có thể gặp khó khăn trong thanh toán. 2.3. Chiếm dụng vốn hợp lý: Thực chất là các khoản phải trả người bán, người cung cấp nguyên vật liệu dụng cụ công cụ, tài sản cố định,... phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, các khoản thuế, phí và các khoản phải nộp, khoản nợ dài hạn,... Chiếm dụng vốn hợp pháp là việc doanh nghiệp sử dụng số tiền phải thanh toán cho các đơn vị, cá nhân khác mà chưa đến hạn thanh toán. Doanh nghiệp không phải trả lãi suất nhưng phải đảm bảo thanh toán đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nếu không sẽ chuyển thành chiếm dụng vốn bất hợp pháp. 2.3. Tín dụng nhà cung cấp (tín dụng thương mại). Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ bằng cách mua chịu của nhà cung cấp. Trường hợp này người ta còn gọi là tín dụng nhà cung cấp hay tín dụng thương mại. Trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp nguồn tài trợ này thể hiện ở khoản mục phải trả cho người bán. Công cụ để thực hiện loại tín dụng này phổ biến là dùng kỳ phiếu và hối phiếu. Ưu điểm: So với các khoản phải nộp và phải trả khác như: Phải trả cấn bộ công nhân viên, phải trả nội bộ, thuế và các khoản phải nộp,.... thì tín dụng nhà cung cấp có thời hạn linh động hơn. Hơn nữa với sự phát triển của hệ thống ngân hàng những người “cho vay” (nhà cung cấp) hoàn toàn có thể dễ dàng chiết khấu các thương phiếu để lấy tiền phục vụ cho những nhu cầu riêng khi thương phiếu chưa đến hạn thanh toán. Cũng như các nguồn đầu tư khác, tài trợ bằng tín dụng thường mại cũng co chi phí. x = Chi phí của tín dụng Tỷ lệ chiết khấu 360 ngày - thương mại 100- tỷ lệ chiết khấu Số ngày mua chịu thời gian được hưởng chiết khấu 2.4. Chiết khấu thương phiếu: Thương phiếu là chứng từ biểu thị một quan hệ tín dụng, một nghĩa vụ trả tiền, được lập ra trên cơ sở các giao dịch thương mại. Chiếu khấu: Là nghiệp vụ qua đó ngân hàng dành cho khách hàng được quyền sử dụng cho đến kỳ hạn của thương phiếu một khoản tiền của thương phiếu sau khi đã trừ khoản lãi phải thu, tức là tiền chiết khấu và các khoản chi phí chiết khấu. Ngoài một số biện pháp nêu trên, các doanh nghiệp còn có thể trì hoãn việc trả tiền, bán các tài sản, hàng hoá, dụng cụ ứ đọng, không còn khả năng sử dụng để bổ xung vốn bằng tiền, sử dụng thương phiếu có thời hạn (một công cụ tín dụng), v.v... III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có cơ cấu vốn hợp lý thì mới phát huy được hiệu quả. Cơ cấu vốn không hợp lý sẽ gây trở ngậi cho hoạt động kinh doanh. Việc quản lý, sử dụng vốn hợp lý có ảnh hưởng tích cực đến quá trình và kết quả sản xuất kinh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, dưới đây là một số biện pháp chủ yếu, mang tính phổ biến: 1. Tăng số vòng quay vốn lưu thông. Sống vòng quay càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh. Để tăng nhanh khối lượng tiêu thụ sản phẩm, sử dụng tiết kiệm, giảm dự trữ hợp lý ở cả 3 khâu: dự trữ, sản xuất và khâu lưu thông. Đồng thời giảm dần số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động. Đẩy mạnh lượng bán ra, mở rộng lưu thông hàng hoá. 2. Sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tiết kiệm chi phí. Phải sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả đồng vốn. Đầu tư một cách thiết thực và phải tính toán kỹ dự án đầu tư, tính khả thi, thời hạn thu hồi vốn đầu tư rút ngắn. Tranh tình trạng vay vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định, đầu tư dài hạn, ...”Mua tận gốc, bán tận ngọn”,... 3. thanh lý cấc tài sản, hàng hoá, vật tư tồn kho không cần dùng đến, giảm chi phí bảo quản, lưu giữ. Tính toán chặt chẽ, hợp lý lượng vật tư dự trữ cho sản xuất. Khi mà doanh nghiệp dự trữ quá nhiều thì dẫn đến tình trạng ứ đọng trong kho và dẫn đến chi phí bảo quản, lưu giữ, nhà kho tăng, đòi hỏi diện tích mặt bằng cho công tác lưu giữ. Nhưng nếu doanh nghiệp dự trữ ít thì không đáp ứng kịp nhu cầu cho sản xuất đặc biệt khi thị trường có sự biến động. 4. Tăng cường công tác marketing: Thực hiện tốt chương trình marketing (quá trình từ phân tích nhu cầu thị trường, soạn thảo chương trình marketing - mix đến việc tiến hành các hoạt động marketing mix cụ thể. Đây là điều kiện đảm bảo tiêu thụ hàng hoá với khối lu ượng lớn, thời gian nhanh, ảnh hưởng tới vòng quanh của vốn tới thời gian chu chuyển. 5. Tăng cường công tác quản lý tài chính. Tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật trong thanh toán, các chế độ tài chính kế toán. Hạch toán, theo dõi đầy đủ, chính xác kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chấp hành việc thanah toán, giảm chi phí lãi vay. 6. Tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa, triệt để các qui định về hoạt động và an toàn máy móc thiết bị, triệt để sử dụng năng suất máy móc thiết bị hiện có. 7. Thu hút vốn đầu tư : Là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì đầy là điều kiện giảm bớt chi phí đầu vào. Đứng trên góc độ chu chuyển vốn, cần sử dụng hiệu quả VCĐ và VLĐ vốn cố định: Cần quản lý chặt chẽ tài sản cố định, theo dõi tình hình tăng, giảm, mất mát từ khâu mua sắm; khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị nhằm giảm bớt hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp để thu hồi vốn nhanh nhưng không làm cho giá thành quá cao; thanh lý kịp thời tránh ứ đọng vốn vốn lưu động; một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho công tác quản lý vốn lưu đông là phải xác định được mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý, có hiệu quả nhất. Theo các nhà kinh tế: Để xác định được mức dự trữ tiền mặt một cách tối ưu thì trước hết cần phải dựa vào dự trữ vật tư. Mức dự trữ vật tư hợp lý sẽ quyết định mức cân đối tiền mặt hợp lý. Như vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu sản xuất kinh doanh để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu tránh ứ đọng hoặc thiếu trong quá trình sản xuất. Thông qua thực tế sử dụng vốn lưu động cho thấy, vốn lưu động luôn tỷ lệ thuận với doanh thu. Và đó cũng là căn cứ để xác định định mức vốn lưu động một cách chính xác. Như vậy, doanh nghiệp nên áp dụng phương phpá vốn lưu động trên doanh thu, đây là phương pháp dự toán ngắn hạn có thể dự toán tài chính của đơn vị. Để đạt được mục đích này, nhà quản lý phải trả lời được các câu hỏi: 1. Doanh nghiệp nên giữ bao nhiều tiền? 2. Có nên bán chịu không? Nếu có thì thời hạn bao lâu 3. Doanh nghiệp nên mua chịu hay vay ngắn hạn để trả ngay khi đó thì vay ở đâu, vay như thế nào? phần II tình hình huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong thời gian qua tại công ty lấp máy và thí nghiệm cơ điện. I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty lắap máy vf thí nghiệm cơ điện. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty lắp máy Việt nam. Ngành chủ quản: Bộ xây dựng. Trụ sở chính công ty: 124 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tiền thân của công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện là “Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật và lắp máy” theo quyết định số 133/BXD-TCCB của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 19 -01-1980. Trong thời gian này, lực lượng lao động của công ty mới chỉ có hơn 40 người, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo, máy móc thiết bị còn thiếu, vốn được giao nhỏ. - Đến năm 1992, theo xu hướng đổi mới phát triển nền kinh tế đất nước, Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 189/BXD-TCLĐ ngày 30/04/1992 đổi tên thành xí nghiệp lắp máy và thí nghiệm cơ điện (thuộc liên hiệp lắm máy Việt nam thời kỳ này công ty không chỉ nghiên cứu kinh tế kỹ thuật mà còn mở rộng sản xuất kinh doanh sanag lĩnh vực lắp máy, điện, nước, thiết bị công nghệ;, nhận thầu thi công các công trình công nghiệp, dân dụng; sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu và thiết bị phục vụ nhu cầu của các đơn vị xây dựng vầ nhu cầu của thị trường. - Đầu năm 1993 theo Nghị định 388/HĐBT này là chính phủ về việc tổ chức sắp xếp lại cấc doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước. Đơn vị được đổi tên công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện theo quyết định số 0144/BXD-TCLĐ ngày 27/03/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. (Thuộc Tổng công ty lắp máy Việt nam - Tổng công ty 90). Với qui mô phát triển hiện nay tuy chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng với lực lượng lao động bình quân là 297 người trong số công nhân thuê ngoài là 179 người, mỗi năm công ty tạo ra giá trị sản lượng từ 10-12 tỷ đồng, đảm bảo kế hoạch trên giao; với chỉ số tốc độ tăng trưởng hơn 18%/năm công ty đã đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước ngày một tăng chiếm từ 8-10% doanh thu; thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày một cao (năm 1997 : 18.556.000 đồng/người). Công ty luôn đảm bảo tiến độ công trình, kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng công trình, đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị; được bên A và các chuyên gia tiến nhiệm; uy tín của công ty ngày càng mạnh (điều này đem lại thuận lợi cho công ty : khả năng mở rộng thị trường, khả năng trúng thầu cao khi tham gia đấu thầu, ...) Tất cả những điều này đều khẳng định sự phát triển, lớn mạnh, quá trình đi lên của công ty hiện nay và cẩ trong tương lai. 2. Chức năng, nhiệm vụ củâ công ty lắp mấy và thí nghiệm cơ điện: Hiện nay công ty có các nhiệm vụ sau: 1. Thi công lắp đặt thiết bị. 2. Dịch vụ kiểm định chất lượng kỹ thuật về cơ, điện, nhiệt áp lực, mối nối, khả năng chịu tải... sửa chữa cơ khí xây dựng. 3. Kiểm tra các loậi mối hần bằng các phương pháp không phấ huỷ như X quang, tia Game, siêu âm,... 4. Lắp đặt thiết bị phòng chống cháy và thiết bị nội thấy khác. 5. Xây dựng công trình dân dụng qui mô nhỏ và vừa. 6. Lắp đặt đường dây và trậm biến thế 35KV. 7. Nhận thầu thi công: Nhaanj thầu kiểm tra hiệu chỉnh và thí nghiệm thiết bị và hệ thống thiết bị được lắp đặt về các chỉ tiêu cơ - điện - nhiệt - áp lực - lkiên kết - khả năng chịu tải... thi công lắp đặt thiết bị và cấu kiện của công trình và dân dụng với qui mô vừa, nhỏ, lớn. 8. Thí nghiệm, kiểm tra, hiện chỉnh hệ thống thiết bị điện điều khiển hệ thống truyền dẫn điện 35KV, 110KV, 220KV, 500KV. 9. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước phù hợp với luật pháp, chính sách của nhà nước và sự phân cấp, uỷ quyền của Tổng công ty lắp máy Việt nam. 3. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban: Nhiều năm qua, Nhà nước ta luôn coi trọng việc hoàn thiện bộ máy quản trị doanh nghiệp và luôn coi vấn đề này là một trong những nội dung chủ yếu của đổi mới quản trị doanh nghiệp. Đến nay, cùng với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi đôi với chủ trường mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp cần được đa dạng hoá cho phù hợp với cơ cấu sở hữu, qui mô và trình độ kỹ thuật của từng doanh nghiệp. Dưới đây là mô hình bộ máy quản lý doanh nghiệp của công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện: - Một doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi sự chỉ đạo sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc thống nhất từ trên xuống dưới. Giám đốc công ty là người có quyền cao nhất, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Trong ban giám đốc, đồng thời đặc trách về công tác kế hoạch, kinh tế, tổ chức, thu đua, đời sống. - Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc để có thời gian tập trung vào những vấn đề lớn mang tính chiến lược. Thay mặt Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi Giám đốc vắng mặt. Giám đốc giao một số quyền hạn cho các Phó giám đốc. Họ phải chịu trách nhiệm trước gáim đốc công ty về hoạt động liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật - thi công, cung ứng vậ tư, xe máy của công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc giao cho trong phạm vi được uỷ quyền. - Kế toán trưởng do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định bổ nhiệm. Có vị trí quan trọng như một Phó giám đốc, giúp giám đốc công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định của pháp luật. Hiện nay, để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị qua một năm là nhìn vaòa báo cáo tài chính của đơn vị. - Trách nhiệm chung củ các phòng, ban chức năng là vừ phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác nhằm bảo đảm cho tất cả các lĩnh vực công tác của đơn vị được tiến hành ăn khớp, đồng bộ nhịp nhàng. Trong tình hình hiện nay, khi mà quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của công ty đã được mở rộng, cơ chế quản lý kinh tế nói chung, cơ chế quản trị doanh nghiệp nói riêng của công ty đã không ngừng đổi mới. Các phòng ban của công ty được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, không cồng kềnh. 1. Phòng tổ chức hành chính: có chức năng nhiệm vụ: + Tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Quản lý theo dõi số lượng lao động, ngày ciông lao động và việc quản lý sử dụng tiền lương trong công ty. + Tổ chứoc đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc công nhân và theo dõi nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó pkhòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ về công tác quản trị hành chính của toàn bộ công ty. 2. Phòng thiết bị vật tư: do Phó giám đốc thi công, thiết bị vật tư trực tiếp chỉ đạo phòng này có chức năng nhiệm vụ là. + Lập hoạch cung ứng vật tư, mua sắm và sửa chữa thiết bị phục vụ công tác thi công. + Quản lý tình hình sử dụng máy móc thiết bị, kịp thời điều động máy móc thioết bị thi công cho các công trình sản xuất theo sự chỉ đạo trực tiềp của Ban giấm đốc. + Tổ chưc skho bãi bảo quản, bảo vệ vật tư, thiết bị tránh hư hỏng mất mất. + Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo kiểm kê theo các qui chế biện hành. 3. Phòng kế toán tài chính: do kế toán trường giúp việc giám đốc chỉ đạo trực tiếp. Với chức năng là công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng kế toán tài chính có các nhiệm vụ như sâu: + Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng họp một cách chính xác đầy đủ mọi hao phí về vật tư, tiền vốn, nhân công, sử dụng máy và các chi khác trong qua trình sản xuất kinh doanh. + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kfd thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp thanh toán và kiểm tra việc sử dụng các laọi tài sản vật tư tiền vốn. + Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của Ban giám đốc, kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho còong tác lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế trong nội bộ với cơ quan quản lý chức năng. 4. phòng kinh tế kỹ thuật: có nhiệm vụ lập chỉ đạo kế hoạch sản xuất xây dựng, định mức kinh tế kỹ thuật; lập dự toán các công trình tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng kinh tế; theo dõi tiến độ thi công, chất lượng công trình; Thẩm định, tính toán để phân chia cấp bậc công việc làm căn cứ giao khoán nội bộ để tính trả lương cho công nhân. 5. Các đội công trình: cùng các phòng ban liên quan tìm việc, lập dự toán; lập kế hoạch nhân lực, phương tiện, vật tư, tài chính. Mối quan hệ giữa các phòng ban. Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán tài chính Thông tin từ các phòng chức năng đến phòng kế toán tài chính Thông tin từ phòng kế toán đến các phòng chức năng 4. Kết qủa sản xuất kinh doanh của Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện 3 năm trở lại đây (1995 - 1997). Đơn vị tính : triệu đồng STT Chỉ tiêu 1995 1996 1996-1995 Số tuyệt đối% 1997 1997-1996 Số tuyệt đối% Vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động 1.057 836 221 1.783 1.562 221 726 726 168,7 186,8 2.183 1.562 621 400 400 122,4 281 Doanh thu 5.920 13.262 7.342 224 11.350 -1.912 -85,6 Lãi thực hiện (trước thuế) 1.363 1.923 560 141,1 1.148 -775 -59,7 Nộp ngân sách 470 891 421 189,6 587 -304 -65,9 Thu nhập bình quân đầu người /năm 13,675 17,551 18,556 Vốn kinh doanh của công ty của 1996 hơn năm 1997 là 726 triệu đồng đạt 168,7% tăng + 68,7% trong đó vốn cố định tăng + 86,8%. Năm 1997 vốn kinh doanh của công ty tăng + 22,4%, cao hơn năm 1996 400 triệu đồng, vốn lưu động đạt 281%, tăng thêm 400 triệu đồng so với 1996. Từ 1994 đến năm 1996, đầu tư nước ngoài vào Việt nam với tốc độ mạnh, cùng với việc thực hiện chủ trường đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, Bộ xây dựng đã chỉ đạo toần ngành sắp xếp tổ chức lại các đơn vị xây lắp theo hướng tầp trung nhằm nâng cao năm lực và đang dạng hoá ngành nghề để đủ sức cạnh tranh trong thị trường xây dựng, tạo được sự tín nhiệm cao với các chủ đầu tư. Cơ hội kinh doanh nói chung và công ty lắp máy và thí nghiệm cơ nói riêng mở ra. Công ty đã đảm nhận thi công các công trình, cùng tham gia nhận thầu các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, khách sạn, khu vực công nghiệp, khu chế xuất, các công trình dân dụng,... Doanh thu năm 1995 của công ty là 5.920 triệu đồng tới năm 1996 với tốc độ tăng trưởng bình quân: 18% (trong khi đó ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng 55%) (đã đem lại 13.262 triệu doanh thu cho công ty, như vậy là đạt 224% so với 1995. Theo số liệu của bảng trên ta thấy doanh thu 1997 của công ty là 11.350 triệu đồng, so với năm 1996 so với năm 1996 hút - 14,42% mặc dù lượng vốn lưu động của một số trong các nguyên nhân là tốc độ cạnh tranh gay gắt, chu kỳ kinh doanh chững lại, thi trường xây dựng dân dụng bão hoà, môi trường kinh doanh biến động một phần chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoanảg tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan (tháng 7 năm 1997), đầu tư nước ngoài từ các nước Châu á giảm. Doanh thu tăng cũng có nghĩa là mức nộp ngân sách nhà nước tăng. Năm 1996 công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện nộp ngân sách Nhà nước 891 triệu đồng tăng + 89,6% so với năm 1995 . Năm 1997 do doanh thu giảm nên công tyu nộp 587 triệu công ty luôn lao động, cán bộ chủ chốt, chuyên gia kỹ thuật, công nhaan lành nghề và công nhân viên là yếu tố quan trọng trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công trong kinh doanh. Do vậy Ban lãnh đạo luôn quan tâm tới đời sống cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân đầu người năm 1995 là 13.675.000đồng/người/năm và năm 1996 là 17.551.000 đồng/ người/năm, như vâỵa là tăng + 28,34% do giá trị sản lượng và doanh thu tăng gấp đôi năm 1995. Tình hình thu nhập của công nhân viên. Đơn vị : 1000 đồng. STT Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1 tổng quĩ lương 1.650.410 4.975.000 2 Tiền thưởng 100.513 115.000 3 Tổng thu nhập 1.750.513 5.090.000 4 Tiền lương bình quân/năm 12.893 17.151 5 Thu nhập bình quân người/năm 13.675 17.551 18.556 Năm 1997 doanh thu của công ty thuy có giảm hơn năm 1996 nhưng công ty vẫn đảm bảo mức thu nhập bình quân cho công nhân là 18.556.000 đồng/người/năm và dự tính năm 1998: 18.600.000đồng /người/năm. II. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. 1. Nhân tố con người: Con người là một trong ba nhân tố (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) của quá trình sản xuất kinh doanh. Là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kinh doanh vì vậy phải sử dụng có hiệu quả đặc biệt là trong ngành xây dựng. Tỷ lệ cơ cấu cán bộ công ty như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 1997 % Tổng số CBCNV trong biên chế - Trên Đại học - Đại học - Trung cấp - Công nhân kỹ thuật Công nhân thuê ngoài Người 118 41 8 69 179 100 34,7 6,8 58,5 Năm 1997 cơ cấu nguồn nhân lực của công ty như trên là tương đối hợp lý 34,7% nhân viên có trình độ đại học, có kinh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 58,5% là công nhân kỹ thuật có tay nghề, đã được đào tạo chuyên sâu có đủ khả năng, trình độ trong công tác vận hành máy móc thiết bị, lắp đặt thiết bị, hiệu chỉnh, kiểm tra mối hàn. Công ty trả thuê ngoài 179 công nhân lao động giản đơn./ Đây cũng là đặac trưng của ngành xây dựng. Việc thuê nhiều hay ít lao động bên ngoài bên ngoài là phụ thuộc vào yêu cầu về tiến độ thi công trình mà bên A đặt ra. Lao động thuê ngoài giúp công ty giảm bớt chi phí phân công, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... Trình độ tay nghề của công nhân ảnh hưởng đến chất lượng công trình, đến tiến độ thi công. Để đảm bảo những yêu cầu này, đơn vị phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân. Để đạt được điều này công ty phải có vô ns. Việc thuê công nhân bên ngoài tuy công ty không phải “mua” bảo hiểm cho họ nhưng phải trả lương. Do vậy công ty phải có tiền để trả lương. Thuê công nhân ngoài ít hay nhiều phụ thuộc vào yêu cẩu của bên A về thời hạn hoàn thiện công trình. Do đó công ty không xác định đúng lượng tiền cần có để trả lương. Như vậy nếu công ty không có đủ tiền thì phải áp dụng một số biện pháp huy động vốn ngắn hạn nào đấy. Qua bảng trên ta thấy công ty đã cố gắng sử dụng hợp lý cán bộ, phù hợp với yêu cầu chuyên môn, rất coi trọng yếu tố con người. Các kỹ sư giỏi được điều động tham gia các công trình riải rác khắp cả nước. Những năm gần đây công ty thường xuyên tổ chức cho đội ngũ cán bộ, đội ngũ kỹ sư trẻ học tập lớp nâng cao nghiệp vụ làm quen với phương thức đấu thầu quốc tế làm quen với công nghệ thi công tiên tiến. Mở các lớp đào tạo Tiếng Anh, máy vi tính giúp cán bộ nhân viên thuận lợi trong việc giao dịch, trao đổi kinh nghiệm, lập kế hoạch, theo dõi, điều hành công việc trên máy. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản theo cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước hiện hành. Công ty được thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo giấy phép hành nghề kinh doanh xây dựng số 16/BXD/CSXD do Bộ xây dựng cấp ngày 6/05/1993 và giấy đăng ký kinh doanh số 108853 do trọng tài kinh tế Hà nội cấp ngày 17/06/1993. Cách tổ chức sản xuất của công ty theo dự án: sản phẩm là đơn chiếc, không lặp lại, hệ thống sản xuất chuyển môn hoá phù hợp với tính cơ dộng của các đội công trình. Thực tế do đặc điểm sản xuất riêng trong ngành xây lắp nên công ty đã và đang thực hiện thi công cho nhiều công trình lớn thì được tổ chức ra bằng nhiều đội thi công : Đội lắp đặt điện nước, điều hoà khách sạn Horison -Hà Nội. Đôi lắp máy điện nước công trình nhà máy Nomura Đôi lắp đặt điện nước đại sứ quán singapore Đội thí nghiệm điện Apatít Lào Cai Đội chụp X quang đường dẫn ga Vũng Tàu Bà Rại. Đội công trình thuỷ điện Sông Pha. Đội thí nghiệm hiệu chỉnh và kiểm tra siêu âm, chụp X Quang công trình thủy điện, Thác Mở, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn. Thí nghiệm hiệu chỉnh trạm máy phát sân bay Nội Bài, VĂn phòng Chính phủ. Theo cơ chế phân cấp quản lý của công ty các đội công trình được công ty giao nhiệm vụ sản xuất theo nội dung công v iệc mà hợp đồng kinh tế của công ty đã ký kết với các chủ đầu tư. Các đội công trình được chủ động phối hợp với các phòng ban trong công ty và quan hệ trực tiếp với bên A để lập kế hoạch chi tiết tiến độ và biện pháp thi công điều hành, giải quyết những vưỡng mắc tại công trường. Qui trình quản lý sản xuất kinh doanh của công ty: + Lập dự toán + Ký kết hợp đồng + Theo dõi tiến độ thi công + Từng bước nghiệm thu khối lượng. + Lập biểu 42 thanh toán các khối lượng đã nghiệm thu. + Lập biểu quyết toán công trình. + Chuyển biểu quyết toán tới phòng kế toán tài chính. + Thanh lý hợp đồng đã ký kết. Trong một doanh nghiệp có qui mô không lớn những phạm vi hoạt động kinh doanh trải rộng khắp mọi miền của đất nước như: Đồng Nai, Bà Rịa, Quảng Trị, Nghệ An, Lào Cai, Cao bằng, Vĩnh Phú, Hà Nội,... Nói chung thị trường của doanh nghiệp là ở đậu có còong trình thi công xây dựng là ở đó công ty có điều kiện tham gia điều này đòi hỏi doanh nghệp cần nhiều vốn. Những năm gần đây nền kinh tế đất nước chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, doanh nghiệp không những vẫn duy trì tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị trường mà còn vững vàng phát triển đi lên. 3. Qui mô doanh nghiệp. Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc xác định qui mô doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu : Doanh thu Vốn Diện tích, mặt bằng sản xuất Số lượng lao động Giá trị tài sản. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn của công ty. Nếu là doanh nghiệp lớn, giá trị tài sản lớn thì công ty dễ đi vay vốn hơn và có thể vay được nhiều hơn doanh nghiệp nhỏ. Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng tới việc huy động là công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện là công ty trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt nam “Công ty chịu sự điều dộng vốn và tài sản của Tổng công ty theo phương án của Tổng giám đốc được Hội đồng Quản trị phê duyệt”. “Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay mua bán hàng chậm trả, bảo lãnh) giữa công ty và các đối tác bên ngoài công ty phải tuân theo phân cấp về hạn mức đối với một lần vay theo qui định của Bộ tài chính và Tổng công ty. 4. Nhân tố cuối cùng ảnh hưởng tới tình hình huy động và sử dụng vốn đó loại hình doanh nghiệp: Là doanh nghiệp Nhà nước, công ty chịu sự quản lý của Nhà nước một cách gián tiếp để tránh thất thoát vốn, tài sản Nhà nước cấp thì Nhà nước quản lý thông qua Tổng cục quản lý vốn tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp. Mọi tài sản của doanh nghiệp Nhà nước đều thuộc sở hữu *** của Nhà nước. Doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý sử dụng. Doanh nghiệp có quyền cho thuê, thế chấp cầm cố tài sản, có quyền chủ động nhượng bán tài sản để thu hồi vốn nhưng đối với những tài sản có giá trị lớn, nằm trong dây chuyền công nghệ chính thì phải xin phép. Là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài số vốn (máy móc thiết bị) mà nhà nước đã cấp khi thành lập doanh nghiệp thì hàng năm nhà nước cũng cấp vốn bổ sung cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn thì đề nghị Nhà nước cấp vốn song Nhà nước cũng chỉ cấp một phần nào. Chẳng hạn, theo quyết định 217 Hội đồng bộ trưởng, Nhà nước cấp 30% vốn lưu động định mức nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp đúng qui định. Hơn nữa khi cấp vốn Nhà nước cũng quan tâm tới khả năng kinh doanh của doanh nghiệp có lãi hay không và dự án đầu tư đó có hợp lý không. III. Thực trạng huy động và sử dụng vốn tại công ty lắp máy và thí cơ điện: Ngày này, trong tình hình đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các tổ chức, các cá nhân đều mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu về xây dựng là rất lớn. Mặt khýac, số lượng cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này ngày một nhiều. Do vậy để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh sôi động thì doanh nghiệp cần có vốn, phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. 1. Phân tích tình hình huy động vốn tại công ty: Để biết thực trạng hoạt động vốn tại công ty ta dựa chủ yếu vào số liệu của Bảng tổng kết tài sản v à báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị. Bảng tổng kết tài sản còn gọi là bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài chính của một tổ chức vào một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ. Nó phản ánh tất cả tài sản mà doanh nghiệp hiện có theo cơ cấu và giá trị của từng loại. Đồng thời phản ánh nguồn hình thành nên các tài sản đó. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt nam nói chung và công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện nói riêng đều có trung một tình tranạg là thiếu vốn. Thiếu vốn, doanh nghiệp đã gặp nhiều trở ngại trong kinh doanh. - Thiếu vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản xuất với những máy móc cũ, lạc hậu làm giá thành sản phẩm cao. - Thiếu vốn, làm doanh nghiệp mất nhiều thời cơ kinh doanh thuận lợi: - Thiếu vốn làm sức cạnh tranh của doanh nghiệp yếu, hạn chế khả năng tham gia đấu thầu các công trình lớn,. - Thiếu vốn nên hạn chế khả năng liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong nước ra ngoài nước. V.v... Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để đơn vị huy động vốn hiệu quả phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Thực tế có rất nhiều giải pháp như: Tăng vốn tự có - tăng vốn ngắn hạn. Bảng cân đối tài sản Ngày 31/12 năm 1995 - 1997. Đơn vị tính : đồng. Tài sản 1995 1996 1997 A. Tài sản lưu động 2.342.373.370 4.957.127.407 6.103.024.714 I. Vốn bằng tiền 179.327.191 658.754.461 734.425.137 1. Tiền mặt 15.454.933 197.061.341 2.285.961 2. Tiền gửi ngân hàng 163.892.986 461.693.120 732.139.176 3. Tiền đang chuyển II. Các khoản phải thu 1.177.524.059 2.290.955.029 3.397.041.962 1. Phải thu của khách hàng 1.110.600.394 2.290.696.451 3.288.606.028 2. Trả trước cho người bán 10.000.000 3. Phải thu khác 66.923.665 196.258.578 132.655.427 4. Dự phòng phải thu khó đòi -34.219.538 III. Hàng tồn kho 749.087.841 1.511.138.381 1.264.184.584 1. Hàng mua đang đi đường 2. Nguyên vật liệu 142.840.460 84.979.661 118.889.834 3. Dụng cụ, công cụ. 74.901.529 96.972.227 106.289.979 4. Chi phí SXKD dở dang 531.345.852 1.239.186.493 1.039.004.770 IV. TSLĐ khác 236.433.551 496.279.536 707.373.031 1. Tạm ứng 236.433.551 481.065.991 330.787.866 2. Chi phí chờ kết chuyển 15.213.545 15.213.545 3. Thế chấp, ký quỹ ngắn hạn 361.371.620 B. Tài sản cố định. 1.424.957.422 1.841.181.097 1.503.732.188 I. TSCĐ 1.424.957.422 1.841.181.097 1.503.732.188 1. TSCĐHH 1.424.957.422 1.841.181.097 1.503.732.188 - Nguyên giá 2.258.641.619 2.916.131.331 2.775.768.044 - Giá trị hoa mòn luỹ kế 833.684.197 1.074.950.234 1.272.035.856 II. Các khoản ký quĩ, cược dài hạn Tổng cộng tài sản. 3.767.330.792 6.798.308.504 7.606.756.902 Nguồn vốn 1995 1996 1997 A. Nợ phải trả 1.595.614.787 3.526.371.309 3.648.788.688 I. Nợ ngắn hạn 1.527.207.917 3.526.371.309 3.648.788.688 1. Vay ngắn hạn - - 419.491.850 2. Phải trả cho người bán 302.964.220 398.367.000 363.207.931 3. Người mua trả tiền trước - 1.125.206.045 192.883.240 4. Thuế và các khoản phải nộp 199.132.655 366.206.189 251.254.773 5. Phải trả CNV 659.736.813 338.201.151 914.405.207 6. Phải trả nội bộ 365.374.229 1.149.795.684 1.438.307.215 7. Phải trả, phải nội khác - 148.595.230 69.238.472 II. Nợ khác 86.406.870 - - 1. Chi phí phải trả 86.406.870 - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.171.716.005 3.271.937.195 3.957.968.214 I. Nguồn vốn - quỹ 2.171.716.005 3.271.937.195 3.957.968.214 1. Nguồn vốn kinh doanh 1.057.715.876 1.783.785.891 2.183.785.091 2. Chênh lệch đánh giá lại TS - 7.794.290 -7.794.290 3. Chênh lệch tỷ giá - 3.396.602 32.115.472 4. Quỹ đầu tư phát triển - 263.817.690 454.127.690 5. Quỹ dự trữ - - 87.390.000 6. Lãi chưa phân phối 1.013.069.792 - 274.088.471 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 29.021.821 1.213.731.302 919.255.780 8. Nguồn vốn đầu tư XDCB Tổng vi 79.702.806 15.000.000 15.000.000 Tổng nguồn vốn. 3.767.330.792 6.798.308.504 7.606.756.902 Bảng 1 : Cơ cấu vốn của công ty 1995 - 1997 (Đơn vị tính: nghìn đồng) Năm 1995 1996 1997 So sánh Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 96-95 % 97-96 A. TSLĐ% ĐT ngắn hạn 2.342.373 62,2 4.957.127 72,9 6.130.024 80,2 2.614.754 211,6 1.145.897 I. Tiền 179.238 4,76 658.754 9,7 734.425 9,6 479.426 367,4 75.671 II. ĐTTC ngắn hạn - - - - III. Các khoản phải thu 1.177.524 31,26 2.290.955 33,7 3.397.042 44,7 1.113.431 194,6 1.106.087 IV. Hàng tồn kho 749.088 19,9 1.511.138 22,2 1.264.184 16,6 762.050 201,7 -246.954 V. TSLĐ khác 236.433 6,28 496.280 7,3 707.373 9,3 259.847 209,9 211.093 VI. Chi p;hí sự nghiệp - - - - B. TSCĐ&ĐT dài hạn 1.424.957 37,8 1.841.181 27,1 1.503.732 19,8 416.224 129,2 -337.449 I. TSCĐ 1.424.957 37,8 1.841.181 27,1 1.503.732 19,8 416.224 129,2 -337.449 II. ĐTTC dài hạn - - - III. Chi phí XDCBDD - - - IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hận - - - Tổng tài sản 3.767.330 100 6.798.308 100 7.606.756 100 3.030.798 180,5 808.448 Tỷ suất đầu tư 0,38 0,27 0,2 Ta có : Tỷ suất đầu tư : Qua bảng ta thấy, tổng số tài sản qua các năm đều tăng : Năm 1996 tăng thêm : 3.030.978 nghìn đồng (6.798.308 - 3.767.330), năm 1997 thêm : 808.448 nghìn đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng qui mô sản xuất , đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, nâng cao lhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn cố định và vón lưu động có sự tăng giảm khác nhau qua các năm : Năm 1995, chức năng nhiệm vụ của cô ng ty được bổ sung mở rộng phát triển vào hoạt động nhận thầiu thi công lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng, kiểm tra hiệu chỉnh thí nghiệm thiết bị cơ nhiệt điện, các m ối hàn kim loại, sản xuất phụ tùng cấu kiến nkim loại cho xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng nguồn vốn lưu động chiếm 62,2% tổng số tài sản, vốn cố định chiếm tỷ trọng khá cao : 37,8% Tài sản cố định đã và đang sử dụng Tỷ suất đầu tư = ---------------------------------------------- Tổng số tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sỏ vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của doanh nghiệp . Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp . Tỷ suất đầu tư năm 1995 của doanh nghiệp là : 1.424.957 ----------------- = 0,38 3.767.330 Doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản cố định nhiều, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất ngày một hiệu quả. Năm 1996, cơ cấu vốn của côn gty có sự thay đổi, vốn lưu động tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. So với năm 1995 tăng thêm 2.614.754 nghìn chiếm 72,9% giá trị tổng tài sản. Trong đó : tiền mặt : 658.754 nghìn đồng tâng thêm so với năm 1995 là 479.426 nghìn đồng tăng + 267,35% tỷ trọ ng tiền mặt trong tổng tài sản năm 1996 cũng tăng gấp hơn hai lần năm 1995. Vốn lưu động còn do : Các khoản phải thu tăng: 2.2903.955 nghìn đồng tăng thêm 1.113.431 nghìn (2.290.955 - 1.177.254) so với năm 1995. 1.511.138 Hàng tồn kho : 1.511.138 tăng : ----------------- = 201,73% 749.088 Vốn lưu động tuy có tăng hơn nhưng so về tỷ trọng trong tổng tài sản lại thấp hơn. Do năm 1995, 1996, 2 nâưm này doanh nghiệp mở rộng chức năng nhiệm vụ thêm rắp đặt máy nên đã mua sắm mới máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý phục vụ cho công tác lắp máy nên tài sản cố định nâm 1996 tăng. Tỷ lệ vốn cố đijnh so với năm 1995 giảm vì doanh nghiệp đang thiếu vốn. Năm 1997, qua số liệu ở bảng 1 ta thấy vốn lưu động tăng lên rất cao chiếm tỷ trọng lớn : 80,2% cón vốn cố định chỉ chiếm 19,8%. Vốn lưu động tăng do : Tiền mặt tăng 734.425 nghìn, còn năm 1996 là 658.754 nghìn đồng như vậy tăng thêm 75.671 nghìn (734.425-658.754). Các khoản phải thu tăng lên rất cao : 3.397.042 tăng thêm so với năm 1996 là 1.106.087 (3.397.042-2.290.955) tăng 28% nó chiếm một tỷ trọng rất lơn 44,7% tổng tài sản. Chính vì vậy mà mặc dù lượng tiền mặt tăng lên về số tuyệt đối và tương đối nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản không cao, lại thấp hơn năm 1996 là 0,1% (9,7 - 9,6), tuy nhiên khgông đáng kể. Các khoản phải thu cao như vậy chứng tỏ doanh nghiệp các các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Phải thu của khách hàng : 3.288.606.028 đồng cao hơn năm 1996 là 1.193.909.77 đồng (3.288.606.028-2.290.696.451). Do công tác thu hồi vón của "Ban thu hồi vốn) (thành lập năm 1990) bị hạn chế. Đây có thể là nguyên nhân khách quan do khách hàng, người bán gặp khó khăn về vôưn trong thanh tpán. + Trả trước cho người bán : 10.000.000đ + Phải thu khác : 1.320.655.472đ Trong dó hàng tồn kho giảm so với năm trước là - 246.954 (1.264.184-1.511.138) hụt - 83,66%. Đây là môt trong những giải pháp huy động vốn ngắn hạn (vốn lưu động), đây là một cố gắng của công ty , từ mức tồn kho chiếm tỷ trọng 22,2% năm 1996 xúong còn 16,6% năm 1997 và thấp hơn năm 1995 : 19,9%. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 1997 trong bảng phân tích thấp hơn năm 1996 cả về số tuyệt đối và số tương đối, giảm -337.449 nghìn đồng (1.503.732-1.841.181) hụt -81,67%. Tài sản cố định lưu chuyển chậm, kết hợp với tỷ suất đầu tư năm 1996 = 0,27 năm 1997 giảm xuống còn 0,2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 1997 thấp hơn năm 196 còn do : Công ty đã có một đợt thanh lý tài sản cố định. Chính vì vậy mà hàng tồn kho năm nay giảm còn : 16,6% trong tỏng tài sản. Bảng 3 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty 1995-1997 Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 96-95 % 97-96 % A. Nợ phải trả 1.595.614 42,4 3.526.371 51,9 3.648.788 48 1.930.757 221 122.417 103,5 I. Nợ ngắn hại 1.527.208 40,5 3.526.371 3.648.788 1.999.163 231 112.417 II. Nợ ngắn hạn III. Nợ Khác 68.406 1,9 -68.406 B. Nguồn VCSH 2.171.716 57,6 3.271.937 48,1 3.957.968 52 1.100.221 150,7 686.031 121 I. Nguồn vốn - quỹ 2.171.716 3.271.937 3.957.968 1.100.221 686.031 121 II. nguồn kinh phí Tổng nguồn 3.767.330 100 6.98.308 100 7.606.756 100 3.030.978 180,7 808,5 11,9 Tỷ suất tài trợ 0,58 0,48 0,52 Tỷ suất tài trợ ; Theo số liệu bảng 3 cho tháy, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm cả về só tuyệt đối và số tương đối nhưng tỷ trọng lại khác nhau. Năm 1995, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 57,6% tổng số nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 42,4% là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn 40,5% Tỷ suất tài trợ 1995 là 0,58 : (tỷ suất tài trợ =) Điều này chứng tỏ hầu hết tài mà doanh nghiệp có đều được đầu tư bằng số vốn của doanh nghiệp chứ không phải là do đi vay (mặc dù nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng năm 1995 doanh nghiệp không vay ngắn hạn ngân hàng). Sang năm 1996, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng, đạt 150,7% so với năm 1995 nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp hơn so với năm 1995. Năm 1995 chiếm tỷ trọng 57,6%, tỷ suất tài trợ giảm xuống còn 48,1% và tỷ suất tài trợ cũng giảm chỉ còn 0,48, tỷ suất tài trợ do tốc đọ tăng vốn chủ sở hữu (150,7%) thấp hon tốc độ tăng nợ phải trả (221%) nợ phải trả tăng do khoản : - Người mua trả tiền trước : 1.125.206.045đ mà năm 1995 thì o có - Phải trả cho người bán : 398.367.000đ tăng 95.402.780đ - Thuế và các khoản phải nộp 366.206.189 tăng 167.073.540đ - Phải trả cho các ĐV nội bộ 1.149.795.694 tăng + 214,7% - Các khoản phải nộp khác 148.593.230đ Năm 1997, bằng sự nỗ lực của mình công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện không những tăng nguồn vốn chủ sở hữu cả về số tuyệt đối (+686.031 nghìn đồng) và số tương đối (đạt 121%) mà còn tăng cả tỷ trọng trong tổng nguồn vốn từ 48,1% năm 1996 lên 52% năm 1997. Nguồn vốn tăng lên đáng kể qua các năm là do công đã áp dụng hiệu quả các biện pháp huy động vốn. Giải pháp 1 : Tăng vốn tự có Vốn tự có gọi là vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản sau : I. Nguồn vốn - quỹ Nguồn vốn kinh doanh Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Lãi chưa phân phối Quỹ khen thưởng phúc lợi Nguồn vốn đầu tư XDCB II. Nguồn kinh phí Quỹ quản lý cấp trên Nguồn kinh phí sự nghiệp. Năm 1995, Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty khá cao : 2.171.716.005đ chiếm 57,6%. Trong đó : - Nguồn vốn kinh doanh có : 1.057.715.876đ - Lãi chưa phân phối : 1.013.069.792đ - Quỹ khen thưởng phúc lợi : 29.021.821đ - Nguồn vốn đầu tư XDCB : 79.702.806đ Năm 1996, nguồn vốn tự có cao hơn năm 1995 nhưng có tỷ trọng không cao chiếm 48,1%, trong đó : - Nguồn vốn kinh doanh : 1.783.785.891đ - Chênh lệch đánh giá lại tài sản : 7.794.290đ - Chênh lệch tỷ giá : 3.396.602đ - Quỹ đầu tư và phát triển : 263.817.690đ - Quỹ khen thưởng phúc lợi : 1.213.731.302đ - Nguồn vốn đầu tư XDCB : 15.000.000đ Như vậy, nguồn vốn tự có của công ty tăng so với năm 1995 là 1.100.221.190đ. Bước sang năm 1997, nguồn vốn tự có tiếp tục tăng cả về tỷ trọng, cụ thể là 3.957.968đ, chiếm 52%, tăng hơn năm 1996 là : 686.031.000đ đạt 121%, cụ thể : - Nguồn vốn kinh doanh : 2.183.785.000đ - Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ : - 7.794.000đ - Chênh lệch tỷ giá : 32.115.000đ - Quỹ đầu tư phát triển : 454.128.000đ - Quỹ dự trữ : 87.390.000đ - Lãi chưa phân phối : 274.088.000đ - Quỹ khen thưởng phúc lợi : 919.256.000đ - Nguồn vốn đầu tư XDCB : 15.000.000đ Nhr vậy, năm 1997 công ty tăng nguồn vốn tự có đáng kể từ việc trích vào quỹ phát triển kinh doanh nhiều hơn năm 1996 gần gấp đôi, năm 1996 công ty không để lại lãi chưa phân phối thì năm 1997 công ty đạt 274.088 nghìn đồng lãi chưa phân phối, trích lập vào quỹ dự trữ : 87.390 nghìn đồng. Giải pháp 2 : Tăng vốn ngắn hạn Tăng vốn ngắn hạn thực chất là tăng thêm các khoản trong thời gian thường là một chu kỳ kinh doanh hay một năm. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn ngăn hạn của các doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn : - Vay ngắn hạn - Nợ dài hạn đến hạn trả - Phải trả cho người bán - Người mua trả tiền trước - Thuế và các khoản phải trả phải nộp cho Nhà nước - Phải trả công nhân viên - Phải trả cho các đơn vị nọi bộ khác - Các khoản phải trả phải nộp khác. Trong những năm qua đơn vị huy động nguồn vốn ngắn hạn bằng các nguồn chủ yếu sau : Năm 1995, công tác có nguồn vốn ngắn hạn : 1.527.207.917 đồng chiếm 40,5% tổng số nguồn vốn, bao gồm các khoản nợ sau : Phải trả cho người bán : 302.964.220đ Thuế và các khoản phải nộp : 199.132.655đ Phải trả công nhân viên : 659.736.813đ Phải trả cho các ĐV nội bộ khác 365.374.229đ Đây là thời kỳ doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng sản xuất, doanh nghiệp không huy động được các khoản vay dài hạn, doanh nghiệp cũng không vay ngắn hạn ngân hàng chứng tỏ khă năng tài chính của công ty là mạnh, các tài sản hiện có trong doanh nghiệp là do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp đầu tư mua sắm. Đây chính là hình thức chiếm dụng vốn hợp pháp của các đơn vị, nhà cùn cấp, cán bộ công nhân viên và nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Năm 1996, nguồn vốn ngắn hạn của công ty tăng cao : 3.526.371 nghìn đồng tăng so với năm 1995 + 131% cụ thể : Phải trả cho người bán : 398.367.000đ Người mua trả tiền trước : 1.125.206.000đ Thuế và các khoản phải nộp : 366.206.000đ Phải trả công nhân viên : 338.201.000đ Phải trả nội bộ : 1.149.796.000đ Phải trả, phải nộp khác : 148.595.000đ Nguồn vốn ngắn hạn của công ty năm 1996 tăng cao là do các khoản nợ sau tăng : Phải trả cho người bán tăng thêm 95.403 nghìn đồng, nhưng đặc biệt là khoản : NGười mua trả tiền trưpức năm 1995 không có nhưng sang năm 1996 là 1.125.206 nghìn đồng và phải trả nội bộ từ 365.374 lên tới 1.149.796 nghìn đồng và các khoản phải trả phải nộp khác : kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT.. năm 1996 là 148.595 nghìn đồng. Như phần trên đã phân tích, năm 1996 công ty có bổ xung máy móc thiết bị để phù hợp với kết cấu sản phẩm trong năm nhưng công ty cũng chưa áp dụng phương thức vay dài hạn và vay ngắn hạn ngân hàng. Sang năm 1997, nợ ngắn hạn của công ty vẫn tiếp tục tăng nhng lại chiếm tỷ trọng thấp hơn năm 1996 : 48% trong đó các khoản nợ ngắn hạn gồm : Vay ngắn hạn ngân hàng : 419.492 nghìn đồng Phải trả cho người bán : 363.208 nghìn đồng Người mua trả tiền trước : 192.883 nghìn đồng Thuế và các khoản phải nộp : 251.254 nghìn đồng Phải công nhân viên : 914.405 nghìn đồng Phải trả nội bộ : 1.438.307 nghìn đồng Phải trả, phải nộp khác : 69.238 nghìn đồng Qua số liệu của bảng cân đối kế toán ta thấy sở dĩ nợ ngắn hạn năm 1997 tăng lên là do vay ngăn hạn ngân hàng, khoản phải trả công nhân viên và trả nội bộ tăng lên so với năm 1996 thêm : 576.204 nghìn đồng; 288.511 nghìn đồng. Qua bảng cân đối kế toán ta thấy cả 3 năm 1995, 1993, 1997 công ty chưa sử dụng đến biện pháp vay dài hạn ngân hàng. Qua phần phân tích trên ta thấy côn gty đã huy động vốn từ rất nhiều nguồn như sử dụng tiềng lương của công nhân viên chưa đến hạn, sử dụng các khoản phải trả nội bộ, tăng các quỹ,... nhưng có thể tóm gọn thành hai giải pháp chính. Đó là giải pháp tăng vốn tự có và tăng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đã áp dụng có hiệu quả. Bảng 4 dưới đây sẽ cho chúng ta biết tình hình huy đọng vốn được đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ra sao. Bảng 4 Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1. VCSH 2.171.716 3.271.937 3.957.968 2. TSCĐ 1.424.957 1.841.181 1.503.732 Chênh lệch (+ - ) 1 - 2 746.759 1.430.756 2.454.236 Số tương đối (%) 1:2 152,4 144,1 263,2 Năm 1995, là năm doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định là lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu không những đáp ứng đủ mà còn 746.759 nghìn đồng dùn cho đầu tư vào vốn lưu động. Năm 1996, Công ty cũng có bổ xung máy móc thiết bị, thiêdt bị quản lý nhng đầu tư vào TSCĐ chỉ có hơn 1/2 còn 1/2 được dùng vào vốn lưu động. Năm 1997, đầu tư vào TSCĐ giảm, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu dùng đầu tư vào vốn lưu động (do các khoản thu lớn). Trong thời gian qua công ty đã áp dụng rất hiệu quả các biện phăp huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc huy động được nguồn vón đã là việc khó khăn nhưng để sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả lại càng khó khăn hơn. PHần dưới đây, chúng ta tiếp tục xem xét tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty. 2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm Điện cơ : Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý và sử dụng vốn và tìm mọi cách sao cho đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Hiệu quả sử dụng vốn là mang lại lợi ích kinh tế cao nhất với một lượng vốn nhất định. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp biểu hiện mối quan hệ, so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào. Hiệu quả sử dụng vốn chịu sự tác động của các nhân tố sau : Môi trường kinh doanh : Chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ của Nhà nước, môi trường ngành, tốc độ cạnh tranh trong ngành, trong nền kinh tế,... đều ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn của bất kỳ doanh nghiệp, đặc biệt là tính cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp : Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì doanh nghiệp bị các doanh nghiệp, đơn vị khác chiếm dụng vốn. Còn ngược lại, các khoản phải trả mà lơn hơn thì doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, cá nhân khác. Công tác quản lý và sử dụng vốn ở đơn vị được tập thể lãnh đạo coi trọng và đặt vào vị trí hàng đầu đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị căn cứ vào hoạt động của sản xuất kinh doanh cụ thể của mình để triển khai các bước công việc tiếp theo. Tập thể Ban lãnh đạo công ty luôn xác định hiệu quả kinh doanh là lợi ích đạt được trong quá trình kinh doanh, lợi ích này phải đảm bảo về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế hay xã hội cũng chỉ mang tính tương đối vì ngay một chỉ tiêu nó đã phản ánh hai mạt. Và để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường hiện nay. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội được tập thể đơn vị xác định đều quan trọng và cần thiết hơn trong doanh nghiệp Nhà nước (với vai trò hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế) và điều này rất cần thiết bởi vì xã hội càng văn minh thì nhu cầu của con người ngày càng cao, họ có đầy đủ khi ấy người tiêu dùng không chỉ quan tam tới chất lượng sản phẩm mà con người còn quan tâm xem sản phẩm của công ty làm ra có ô nhiễm môi trường hay không? ... Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề rất phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động), nên đơn vị chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Để đánh giá chính xác, cơ sở khoa học có hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp và cá biệt. 2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh : Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trên thực tế có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Song để cho phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau ; Bảng 5 : PHân tích khả năng sinh lợi vốn kinh doanh 5a : Chỉ tiêu tổng hợp Chỉ tiêu năm DTT 1 LNT 2 LN 3 VKD 4 VCSH 5 Vốn vay 6 Hàm lượng VKD 7=4:1 Hệ số doanh lợi€của VKD 8=3:4 Hiệu suất VKD 9=1:4 Hệ só doanh lợi của DTT 10=3:1 1996 12.951 1.923 1.442,25 52.82,5 2.721,8 2.560,8 0,408 0,273 2,452 0,111 1997 12.132 1.148 861 7.202,5 3.614,9 3.587,5 0,594 0,120 1,684 0,071 5b : Chỉ tiêu cá biệt Chỉ tiêu năm Hàm lượng 11=5:1 Hệ só doanh lợi của VCSH 12=2:5 Hiệu suât VCSH 13=1:5 Hàm lượng vốn vay 14=6:1 Hệ số doanh lợi 15=3:6 HIệu suất vốn vay 16=1:6 1996 0,210 0,707 4,758 0,198 0,563 5,058 1997 0,298 0,318 3,356 0,296 0,24 3,382 Các chỉ tiêu VKD (bao gồm cả VCSH + nợ phải_trả), VCSH vốn vay ở bảng 6 trên được tính bằng trung bình cộng giá trị đầu và giá trị cuối_kỳ. Các chỉ tiêu này cho biết trong năm doanh nghiệp dùng hết bao nhiêu_đồng vốn các lọai. * Chỉ tiêu_hàm lượng VKD cho biết để thực hiện một đồng doanh thu_thuần đơn vị phải bỏ ra bao nhiêu vốn kinh doanh Hàm lượng VDK = Như vậy để thực hiện được một đồng doanh thu thuần năm 1997 doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều vốn hơn năm 1996, cụ thể là : 0,594 - 0,408 = 1,186 đồng vốn. Năm 1997, công ty phải bỏ ra nhiều vốn để kiếm một doanh thu là sử dụng vốn hiệu quả không cao. Lý do là năm nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là lĩnh vực lắp máy do đó đòi hỏi đầu tư vào thiết bị cao. Giá của thiết bị rất đắt (vài trăm triệu trong khi ( đó máy móc thiết bị dùng để thí nghiệm hiệu chỉnh chỉ có vài chục triệu) * Chỉ tiêu Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hệ số doanh lợi của VKD = (*) Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường làlợi nhuận sau thuế lợi tức, còn vốn kinh doanh là tổng số nguồn vốn (VCSH + công nợ phải trả). Năm 96 công ty có lợi nhuận trên 1 đồng vốn kinh doanh là 0,273 đồng cao hơn năm 1997 là : 0,273 - 0,120 = 0,153 đồng. Từ công thức (*) trên và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng ta có : Hệ số doanh lợi của VKD = = Hiệu suất VKD x hệ số doanh lợi của DTT Từ công thức trên ta thấy hệ số doanh lợi của VKD chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Nhân tố hiệu suất VKD (hệ số quay còng VKD) : Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh đồng vốn quay được mấy vòng. - Nhân tố hệ số doanh lợi của DTT cho biết 1 đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy lợi nhuận của công ty năm 1997 bị giảm 0,153 đồng doanh thu là do : - Hệ số doanh lợi của DTT thay đổi : (0,071 - 0,111) x 1,684 = -0,067 đồng - Do sự thay đổi của số vòng quay của VKD : (1,684 - 2,452) x 0,071 = - 0,055 vòng. Qua đó cho thấy, do hệ số doanh lợi của doanh thu thuần giảm nghĩa là do lợi nhuận tính trên 1 đồng doanh thu thuần giảm làm khả năng sinh lời của vốn giảm 0,067 đồng và do số quay của vốn kinh doanh giảm làm khả năng sinh lợi của vốn 0,055 đồng. Kết quả là khả năng sinh lợi của VKD giảm hơn năm 1996 0,153 đồng trên 1 đồng vốn kinh doanh. Sở dĩ hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh giảm do các khoản phải thu của doanh nghiệp quá cao. Mà không thu hồi được vốn thì không thể quay vòng vốn tái sản xuất được. * Chỉ tiêu hiệu xuất VKD : cho biết với 1 đồng vốn kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này còn nói riêng trong kỳ kinh doanh đồng vốn quay được bao nhiêu vòng (hệ số quay vòng). Hiệu suất VKD = Hiệu suất vốn kinh doanh năm 1996 của công ty đạt hiệu quả cao hơn gần gấp rưỡi năm 1997 với 1 đồng vốn kinh doanh những năm trước tạo ra được nhiều đồng doanh thu thuần hơn năm sau : 2,452-1,684=0,768 đồng tức là quay được nhiều hơn 0,768 vòng. Sở dĩ năm 1996, trở về trở về trước tốc độ quay vòng vốn của công ty cao hơn năm 1997 là do công ty đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trực tiếp sản xuất với gián tiếp phục vụ. Công ty đã tổ chức thành một ê kíp có đủ các cán bộ nghiệp vụ bám sát công trường thi công giải quyết các vấn đề phát sinh để thúc đẩy tiến độ thi công thông qua việc động viên công nhân trực tiếp thi công hoàn thành đúng tiến độ. Thúc đẩy nhanh chóng các công viêc nghiệm thu bàn giao khối lượng hoàn thành. Từ đó tổng hợp kinh phí, lập phiếu đề nghị bên A (giao thầu) thanh toán. Do đó tốc độ vòng quay của vốn từ những năm đầu 1990 tăng lên bình quân 3,5-4 lần/năm. Nhưng đầu năm 1997, công tác thanh toán với khách hàng, bên giao thầu chưa được tốt bằng năm 1996, hơn nữa do các công ty, đơn vị đó cũng gặp khó khăn trong thanh toán nên công ty không thể thu hồi vốn nhanh để quay vòng đầu tư. Hệ số doanh lợi của DTT : Phản ánh 1 đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận. Hệ số doanh lợi của DTT = Năm 1996, 1 đồng doanh thu thuần đem lại 0,111 đồng lợi nhuận còn năm 1997 chỉ đạt 0,071 đồng, như vậy là năm 196 đem lại nhiều lợi nhuận hơn năm 1997 là : 0,111-0,071 = 0,04 đồng * Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và vốn vay : NGuồn vốn sinh lợi của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Việc phân tích hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu và vốn vay cũng được thực hiện như phần phân tích hiệu quả sử dụng VKD và kết quả được thể hiện ở bảng 5b. Đồng thời chúng ta cần phải tìm hỉêu những nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và vốn vay : - Đánh giá khả năng sinh lợi của VCSH + Đánh giá chung khả năng sinh lợi của VCSH thông qua các chỉ tiêu sau : Hệ số doanh lợi của VCSH = (*) Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của VCSH càng cao và ngược lại. So với năm 1996, khả năng sinh lợi của VCSH của đơn vị năm 1997 cao hơn : 0,298-0,210 = 0,088 đồng. + Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu . Từ công thức trên ta có thể xác định nhân tố ảnh hưởng : Hệ số doanh lợi của VCSH = = Hệ số vòng quay của VCSH x Hệ số doanh lợi DTT Hệ số vòng của VCSH : Phản ánh trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng, số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng tăng thì hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng tăng. Nhân tố hệ số doanh lợi của DTT cho biết : 1 đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lãi ròng. Số lãi đem lại trên 1 đồng doanh thu thuần càng lớn thì hệ số doanh lợi của chủ sở hữu càng tăng. Năm 1996, khả năng sinh lợi của VCSH cao hơn năm 1997 : 0,707 0,707 - 0,318 = 0,389 đồng. Sở dĩ khả năng sinh lợi của VCSH năm 1997 bị giảm do sự ảnh hưởng của hai nhân tố : - Do hệ số quay vòng của VCSH (hiệu suất VCSH) : (3,356 - 4,758) x 0,111 = - 0,156 đồng - Do hệ số doanh lợi của DTT : 3,356 (0,071 - 0,111) = - 0,134 đồng. Như vậy là do hệ số quay vòng của VCSH bị giảm 0,156 đồng và do hệ số : lợi nhuận tính trên 1 đồng DTT giảm 0,134 làm cho khả năng sinh lời của VCSH năm 1997 giảm 0,389 đồng. Ngoài công tác thu hồi vốn thông qua việc thanh toán với các chủ thầu, công ty cũng đã tính toán kỹ lưỡng để sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Tính toán kỹ lưỡng mức dự trữ vật tư, thiết bị, công cụ phục vụ cho sản xuất sao cho phù hợp tránh dược sự biến động về giá cả trên thị trường, đảm bảo sự bảo toàn về giá trị của vốn. Kết quả là hàng tồn kho năm 1997 đã giảm hơn so với năm 1996 và năm 1995 từ 22,2% (1996) còn tổng tài sản.***** - Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn : Hệ số doanh lợi của vốn vay = Số liệu ở bảng 6b cho biết năm 1997 khả năng sinh lợi của vốn vay của công ty giảm hơn nửa so vơi năm 1996. Năm 1996, khả năng sinh lợi của vốn vay : 0,563 còn năm 1997 : 0,24. Như vậy năm 1997, giảm : 0,24 - 0,563 = - 0,323 đồng. là do hiệu suất vốn vay (hệ số vòng quay vốn vay) giảm và do hệ số doanh lợi của DTT giảm : (3,382 - 5,058) x 0,111 = - 0,186 vòng 3,382 x (0,071 - 0,111) = - 0,135 đồng. Như vậy là do số vòng quay vốn vay giảm 0,186 vòng so với năm 1996 và do lợi nhuận trên 1 đồng DTT giảm 0,135 đồng dẫn đến kết quả là khả năng sinh lợi của vốn vay giảm 0,323 đồng. NHư vậy để thực hiện 1 đồng doanh thu thuần đơn vị phải bỏ ra 0,296 đồng vốn thay vì bỏ ra 0,198 đồng vốn vay như năm 1996. 2.2 Các chỉ tiêu cá biệt đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh : Dựa vào số liệu của bản báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 6 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu 196 1997 1. Tổng doanh thu 13.262 12.468 2. Doanh thu thuần 12.951 12.132 3. Lợi tức gộp 3.067 2.265 4. Lợi tức trước thuế 1.923 1.148 5. Lợi tức sau thuế 1.442,25 861 Bảng 7 : Giá trị tài sẩn của đơn vị được sử dụng trong kỳ (Dựa vào bảng cân đối kế toán) Đơn vị tính : TS sử dụng trong kỳ 1996 1997 Nguồn vốn trung bình sử dụng 1996 1997 Giá trị trung bình TSLD 3.694.750 5.530.075,5 Nợ phải trả 2.560.992,5 3.587.579,5 Nguồn giá bình quân toàn bộ TSCĐ 1.633.069 1.672.456,5 NVCSH 2.721.8265 3.614.952,5 Tổng cộng 5.282.819 7.202.532,0 5.282.819 7.202.532 Ghi chú : Giá trị TSLĐ đầu năm+cuối năm - Giá trị trung bình sử dụng trong năm = --------------------------------- 2 GT TSCĐ đầu năm + GT. TSCĐ cuối năm - Nguyên giá bình quân TSCĐ= -------------------------------------------- 2 - Nợ phải trả, NVCSH cũng được tính bằng cách lấy trung bình cộng giá trị đầu năm và giá trị cuối năm. 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong thực tế có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động để phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị chúng ta sử dụng các chỉ tiêu trong bảng sau : Bảng 8 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu năm DTT 1 LNT 2 Lãi gộp 3 VLĐ bình quân 4 Sức SX của VLĐ 5=1:4 Sức sinh lợi của VLĐ =2:4 @ 6=3:4(b) Số vòng quay của VLĐ 7=1:4 Thời gian của 1 vòng luân chuyển 8= Hệ số đăm nhiệm của VLĐ 9=4:1 Hệ số doanh lợi của DTT 10= 1996 12.951 1.923 3.067 3.649,9 3,55 a=0,53 b=0,84 3,55 101,41 0,28 0,111 1997 12.132 1.148 2.265 5.530 2,19 a=0,21 b=0,41 2,19 164,38 0,46 0,071 Ghi chú : - Tổng DTT = ồđầu tư bán hàng trong kỳ - (ồthuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đực biệt phải nộp + chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng băn + đầu tư hàng bán bị trả lại) - Thời gian của một kỳ phân tích (1 năm) giả định là 360 ngày. Vốn lưu động bình quân năm được tính bằng = Số vốn lưu đọng đầu kỳ + cuối kỳ = ------------------------------------------------------ 2 * Phân tích chung : ồDTT - Sức sản xuất của VLĐ = --------------------- VLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu đọng càng cao và ngược lại. Cụ thể là với 1 đồng vốn lưu đọng năm 1997 tạo ra ít hơn năm 1996 là : LNT (lãi gộp) Sức sinh lợi của VLĐ = -------------------------- VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phả ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ. Năm 1997, 1 đồng vốn lưu dộng chỉ tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận thuần trong khi đó năm 1996 lại tạo ra 0,53 đồng lợi nhuận thuần, như vậy giảm : 0,21 - 0,53 = 0,32 đồng Để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của VLĐ từ công thức tính "sức sinh lợi" của VLĐ và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng ta có Sức sinh lợi của VLĐ = = Hệ số doanh lợi của DTT x sức sản xuất của VLĐ = Hệ số doanh lợi của DTT x số vòng quay của VLĐ So với năm 1996, khả nhưng sinh lợi của VLĐ giảm 0,32 đồng, điều đó là do ảnh hưởng của các nhân tố : - Do số vòng quay của VLĐ thay đổi : (2,19 - 3,55) x 0,11 = - 0,151 đồng - Do hệ số doanh lợi của DTT thay đổi : 2,19 x (0,071 - 0,111) = - 0,088 đồng. Như vậy là do sức sản xuất của VLĐ và do lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu giảm và kết quả là lợi nhuận trên 1 đồng VLĐ bị giảm 0,32 đồng. Cũng chỉ tiêu đó nhưng tính theo lãi gộp thì năm 1997 sức sinh lợi của VLĐ cũng giảm hơn năm 1996 là : 0,41 - 0,4 = - 0,43 đồng lãi gộp. Do : - Hệ số quay vòng VLĐ thay đổi : giảm 0,151 đồng - Hệ số doanh lợi của VLĐ giảm -0,088 đồng. * Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động : Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau : - Số vòng quay của VLĐ = Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay gia tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng. Chỉ tiêu này còn gọi hệ số luân chuyển cụ thể năm 1997 số vòng quay của VLĐ giảm hơn năm 1996 : 2,19-3,55 = - 1,36 vòng. Thời gian của kỳ phân tích - Thời gian của 1 vòng luân chuyển = ----------------------------------- Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. - Thời gian của một vòng luân chuyển 1996 = - Thời gian của một vòng luân chuyển 1997 = Như vậy là số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được 1 vòng của năm 1997 nhiều hơn hay nói cách khác là vòng quay của VLĐ chậm hơn năm 1996 : 164,38 - 101,41 = 62,97 ngày - Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = Hệ số đảm nhiệm của VLĐ cho biết để tạo ra 1 đồng vốn doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn càng cao. Năm 1997 cần 0,46 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần nhiều hơn năm 1996 : 0,46 - 0,28 = 0,18 đồng. Bảng 9 : Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển Chỉ tiêu 1996 1997 ± 1. Hệ số luân chuyển (số vòng) 3,55 2,19 - 1,36 2. Thời gian của 1 vòng luân chuyển (ngày/vòng) 101,41 164,38 + 62,97 3. Hệ số dảm nhiệm VLĐ (đồng) 0,28 0,46 + 0,18 Như vậy là so với năm 1996, só vòng quay giảm 1,36 vòng, thời gian của 1 vòng quay kéo dài thêm 62,97 ngày/vòng và hệ số đảm nhiệm VLĐ tăng thêm 0,18 đồng. Tốc độ luân chuyển có thể chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân sau : - Vốn lưu động bình quân - Tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu - Tiến độ sản xuất - Tốc độ tiêu thụ sản phẩm - Tình hình thanh toán Xác định nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn bằng phương pháp loại trừ. Từ công thức tính toán thời gian của một vòng luân chuyển ta có : Thời gian của kỳ phân tích -1997 Thời gian của 1 vòng luân chuyển =--------------------------------------- Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Thời gian của kỳ PT x VLĐ bình quân = ----------------------------------------------- ồDTT Vậy là tốc độ luân chuyển vốn chịu sự ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Do vốn lưu động thay đổi tới số ngày luân chuyển : = 153,72 - 101,45 = + 52,27 ngày - Do tổng số chu chuyển thay đổi ảnh hưởng số ngày luân chuyển : = 164,095 - 153,718 = + 10,377 ngày Tổng cộng 10,377 + 52,27 = 62,65 ngày. Do vốn lưu động tăng thêm, thời gian của 1 vòng luân chuyển kéo dài thêm 52,3 ngày và do doanh thu thuần giảm đã làm tăng thời gian của 1 vòng luân chuyển là 10,4 ngày. ồDTT kỳ PT (1997) = ------------------------- x A thời gian kỳ PT (1997) Xác định số lượng vốn lãng phí của năm 1997 so với năm 1996 do tốc độ luân chuyển thay đổi : Số vốn lưu động lãng phí do thay đổi tốc độ luân chuyển Thời gian của một vòng luân chuyển kỳ phân gốc (1997) Thời gian của một vòng luân chuyển kỳ phân tích (1997) - Trong đó A = = = 2.122,089 đồng Số VLĐ lãng phí do thay đổi tốc độ luân chuyển Vốn lưu động tăng lên năm 1997, nhưng trong đó tiền mặt tăng nhưng tỷ trọng lại thấp. Mặt khác là do các khoản phải thu tăng lên, như vậy việc thanh toán nợ chưa hết làm cho tốc độ luân chuyển của vốn chậm. 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Nếu căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, tình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất. Chính vì nó tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm vì vậy muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định có nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau : Bảng 10 : Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị tính : chỉ tiêu năm DT DTT Giá trị ồsản lượng Lãi gộp LNT LN Nguyên giá bq TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ Sức sinh lợi của TSCĐ Suât hao phí TSCĐ 1 2 3 4 5 6 7 =2:7(a) 8=3:7(b) =5:7(a) 9=4:7(b) =7:2(a) =7:5(b) 10=7:3(c) 1996 13.262 12.951 13550 3.067 1.923 1442,3 1.633 7,93-8,3 1,18-1,88 0,13-0,85-0,12 1997 12.468 12.132 12.760 2.265 1.148 861 1.672,4 7,25-7,63 0,69-1,35 0,14-1,46-0,13 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCD chúng ta dựa vào các chỉ tiêu ở bảng trên ồDTT(hoặc giá trị tổng sản lượng * Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ = ---------------------------------- ---- Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân TSCD đem lại mấy đồng doang thu thuần (hay gía trị sản lượng)Thực tế cho thấy sức xản xuất của TSCD năm 1997 bị giảm so với trước.năm 1996 1 đồng nguyên giá Bình quân TSCD tạo ra 7,93đồng doang thu thuần và 8,3đồng giá trị tổng sản lượng nhưng sang năm 1997 cũng 1 đồng đó chỉ tạo được 7,25 đồng doang thu thuần như vậy là giảm:7,25-7,93=-0,68đồng doang thu thuần và giảm 7,63-8,3= 0,67 đồng giá trị tổng sản lượng * Sức sinh lợi của TSCĐ = Đây là một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm nhất. Nó cho biết 1 đồng tài sản cố định dem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. Thực tế năm 1997 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ chỉ đem lại 0,69 đồng lợi nhuận thuần, thấp hơn năm trước : 0,69 đồng, và cũng chỉ có 1,35 đồng lãi gộp kém hơn năm trước : 1,35 - 1,88= - 0,53 đồng Để xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lợi của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp chúng ta xem lại công thức : Sức sinh lợi của TSCĐ = = Sức sản xuất của TSCĐ theo DTT x Hệ số doanh lợi của DTT Như vậy khả năng sinh lợi của TSCĐ giảm 0,53 đồng là do 23 nguyên nhân - Do sức sản xuất của TSCĐ theo doanh thu thay đổi : (7,25 - 7,93) x 0,071 = - 0,048 - Do hệ số doanh lợi của DTT thay đổi : (0,071 - 0,111) x 7,25 = - 0,29 đồng năm 1997, lĩnh vực sản xuất kinh doanh : thí nghiệm hiệu chỉnh giảm. Công ty đặc biệt chú ý phát triển lĩnh vực máy nên đã thanh lý kịp thời các TCSĐ lạc hậu, cũ kỹ, không phù hợp với lĩnh vực lắp máy để đầu tư vào đó. Lợi nhuận trong ngành lắp máy không cao bằng nhiều lĩnh vực hiệu chỉnh do giá máy móc thiết bị đắt. Do vậy mà hiệu quả kinh doanh năm 1997 của công ty không được nâng cao NgbqTSCĐ * Suất hao phí TCSĐ = ---------------------------------------------------- DT (hay LNT, hay giá trị tổng sản lượng) Để có một đồng doanh số hoặc lợi nhuận thuần hay 1 đồng giá trị tổng sản lượng năm 1997 hao phí nhiều giá trị TSCĐ hơn năm trước, cụ thể là : (0,14 - 0,13) = 0,01 đồng (theo DTT) (1,46 - 0,85) = 0,61 đồng (theo LNT) (0,13 - 0,12) = 0,01 đồng (theo tổng giá trị sản lượng): phần III Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và giải pháp huy động vốn tại công ty: I. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới: Với các doanh nghiệp Nhà nước ra đời và phhát triển trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi Nhà nước thực hiện chính sách mới: Thực hiện nền kinh tế hàng hoá thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà. Hiện nay tuy đã đứng vững nhưng cũng vấn còn những dấu ấn của thời bao cấp. Để tồn tại và thích ứng được với cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp không những phải đề ra được kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho đơn vị trong năm mà phải có ndhững định hướng, chính sách kinh doanh mang tính chiến lược. Với chức năng, nhiệm vụ mới mà Tổng công ty phân cấp, trong thời gian tới công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển mạnh theo huớng: đang dạng hoá là chủ yếu, tái sản xuất phát triển theo chiều sau tăng trưởng bề vững góp phần xây dựng Tổng công ty vững mạnh về mục tiêu đời sống, việc làm của cán bộ công nhân viên. Năm 1997, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu cán bộ công nhân kỹ thuật, năng lực máy móc thiết bị chưa đủ đáp ứng nhiệm vụ sản xuất. Sang năm 1998 công ty phấn đấu đạt doanh thu: 115%. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắt và mục tiêu lâu dài đơn vị cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm khai thác thị trường mới, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài để có thêm công việc,. Thứ hai, đầu tư mua sắm thêm phương tiện dụng cụ thi công nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình, giảm giá thành. Thứ ba, là tiến hành đantg dạng hoá sản phẩm. Thứ tư, coi trọng công tác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Thứ năm, chủ động tìm đối tác nước ngoài để tiến hành liên doanh, liên kết để thu hút vốn, công nghệ, trình độ quản lý hiện đại, mở rộng thị trường. Thứ sau, Tăng cường bồi dưỡng đào tạo kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Thứ bảy là, Phấn đấu này càng trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Thứ tám là, đảm bảo các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên. Để làm tốt các nhiệm vụ trên công ty phải đảm bảo huy động đủ số vốn theo nhu cầu, tránh sự nhưng trệ trong sản xuất. Có mức dự trữ tiền hợp lý để đáp ứng kịp thời những lức cần thiết. Sử dụng có hiệu quả đioiòng vốn: đúng kế hoạch đúng mục đích tiết kiệm. Chấp hành đúng qui định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệ của Nhà nước. Phải hạch toán đầy đủ chích xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. II. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và huy động vốn tại doanh nghiệp. Trong những năm qua công ty đã rất thành công trong việc huy động vốn, các giải pháp mà doanh nghiệp áp dụng được trình bày ở phần II. Tuy nhiên trong thời gian tới ngoài các biện pháp đã áp dụng, công ty nên áp dụng thêm các biện pháp sau: 1. Vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính - vay cán bộ công nhân viên: Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, trước tiên cần phải có nguồn tài chính đầy đủ, kịp thời. thời gian qua công ty huy động vốn bằng biện pháp vay ngân hàng chưa nhiều (chỉ có năm 1997, công ty mới vây: 419.491.850đồng) mà chủ yếu là vay cán bộ công nhân viên của công ty. Theo tôi công ty nên tiếp tục áp trong thời gian tới bởi vì vay không phải là vì không có vốn mà chỉ là đáp ứng nhu cầu vốn do thiếu và để chớp lấy cơ hội cho dù phải trả lãi suất nhưng nếu cơ hội kinh doanh đó mang lại lợi nhuận cao hơn lãi suất hơn nữa vốn trong ngân hàng thì có (thời gian qua đã xảy ra tình trạng thừa vốn ở ngân hàng nhưng tại các doanh nghiệp lại thiếu vốn) mặt khác Nhà nước đang và sẽ cải cách các thủ tục vay tạo cơ hội cho các doanh nghiệp. NGày 31/05/1997, thống đốc ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Khiêm đã ký văn bản số 417/ CVNH 14 về việc hướng dẫn thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12305.DOC