Tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp (INEXIM): N Ngành : KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Đào Thị Kim Yến
Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Phương Linh
MSSV: 107403118 Lớp: 07DKT3
TP.HCM, năm 2011
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2011
Ký tên
Phạm Nguyễn Phương Linh
Qua thời gian học tập và nghiên cứu ở trường Đại Học Kỹ Thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như thời gian thực tập đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn cùng những kinh nghiệm quý báu.
Có được kết quả như trên là nhờ công dạy dỗ của Quý Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập. Với tất cả tấm lòng, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy...
160 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp (INEXIM), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Ngành : KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Đào Thị Kim Yến
Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Phương Linh
MSSV: 107403118 Lớp: 07DKT3
TP.HCM, năm 2011
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2011
Ký tên
Phạm Nguyễn Phương Linh
Qua thời gian học tập và nghiên cứu ở trường Đại Học Kỹ Thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như thời gian thực tập đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn cùng những kinh nghiệm quý báu.
Có được kết quả như trên là nhờ công dạy dỗ của Quý Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập. Với tất cả tấm lòng, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô, đặc biệt là Cô Đào Thị Kim Yến đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo công ty và Các Cô Chú, các Anh Chị phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Hàng Công Nghiệp (INEXIM), đặc biệt Chú Phạm Ngọc Long – Kế toán trưởng – đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em tiếp cận thực tế trong thời gian thực tập tại công ty.
Tuy nhiên do thời gian thực tập tại công ty chưa nhiều cũng như kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm từ Quý Thầy Cô và các Cô Chú, các Anh Chị trong công ty để em hoàn thành tốt khóa luân tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin kính chúc Quý Thầy Cô và tập thể cán bộ, công nhân viên trong công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Hàng Công Nghiệp luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG LINH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .VII
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VIII
DANH MỤC SỔ SÁCH IX
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH .4
1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh .4
1.1.1 Khái niệm .4
1.1.2 Ý nghĩa .4
1.2 Khái niệm, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán liên quan đến việc
xác định kết quả hoạt động kinh doanh .5
1.2.1 Khái niệm .5
1.2.2 Nguyên tắc kế toán .5
1.2.3 Nhiệm vụ kế toán .5
1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp .6
1.3.1 Kế toán tập hợp doanh thu .6
1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ..6
1.3.1.2 Kế toán doanh thu nội bộ 13
1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 14
1.3.2.1 Chiết khấu thương mại 14
1.3.2.2 Giảm giá hàng bán 15
1.3.2.3 Hàng bán bị trả lại 17
1.3.2.4 Các khoản thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu 18
1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán 23
1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng 28
1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 31
1.3.6 Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính 34
1.3.6.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 34
1.3.6.2 Kế toán chi phí tài chính 35
1.3.7 Kế toán xác định kết quả hoạt động khác 37
1.3.7.1 Kế toán thu nhập khác 37
1.3.7.2 Kế toán chi phí khác 39
1.3.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 41
1.3.9 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 45
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP (INEXIM) 48
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty INEXIM 50
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty INEXIM 50
2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 51
2.3.1 Hình thức sở hữu vốn 51
2.3.2 Lĩnh vực kinh doanh 51
2.3.3 Ngành nghề kinh doanh 51
2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty INEXIM 51
2.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý toàn bộ Công ty 51
2.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty 52
2.4.3 Cơ cấu nhân sự của bộ máy quản lý công ty 52
2.4.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 52
2.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty INEXIM 54
2.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 55
2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 55
2.6 Hình thức tổ chức sổ sách tại công ty INEXIM .... 57
2.6.1 Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty 57
2.6.2 Chính sách và hệ thống chứng từ, sổ kế toán đang áp dụng 58
2.6.3 Hệ thống tài khoản sử dụng 59
2.6.4 Hệ thống báo cáo tài chính 59
2.7 Tình hình hoạt động của công ty INEXIM 59
2.7.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 59
2.7.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 59
2.7.1.2 Kết quả kinh doanh đạt được trong năm qua 65
2.7.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 66
2.7.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 67
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KQKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP 69
3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 69
3.1.1 Nội dung 69
3.1.2 Chứng từ sử dụng .70
3.1.3 Tài khoản sử dụng .74
3.1.4 Phương pháp hạch toán .75
3.1.5 Trình tự ghi chép kế toán doanh thu .77
3.2 Kế toán giá vốn hàng bán 83
3.2.1 Nội dung. 83
3.2.2 Chứng từ sử dụng .83
3.2.3 Tài khoản sử dụng 84
3.2.4 Phương pháp hạch toán .85
3.2.5 Trình tự ghi chép kế toán giá vốn hàng bán .86
3.3 Kế toán chi phí bán hàng 91
3.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .91
3.4.1 Nội dung .91
3.4.2 Chứng từ sử dụng .93
3.4.3 Tài khoản sử dụng .93
3.4.4 Phương pháp hạch toán .94
3.4.5 Trình tự ghi chép kế toán chi phí quản lý doanh nghệp .95
3.5 Kế toán hoạt động tài chính .99
3.5.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính .99
3.5.1.1 Nội dung .99
3.5.1.2 Chứng từ sử dụng ..99
3.5.1.3 Tài khoản sử dụng ..99
3.5.1.4 Phương pháp hạch toán 100
3.5.1.5 Trình tự ghi chép doanh thu hoạt động tài chính 100
3.5.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 104
3.5.2.1 Nội dung 104
3.5.2.2 Chứng từ sử dụng 104
3.5.2.3 Tài khoản sử dụng 105
3.5.2.4 Phương pháp hạch toán 106
3.5.2.5 Trình tự ghi chép kế toán chi phí hoạt động tài chính 106
3.6 Kế toán hoạt động khác . 110
3.6.1 Kế toán thu nhập khác . 110
3.6.1.1 Nội dung . 110
3.6.1.2 Chứng từ sử dụng 110
3.6.1.3 Tài khoản sử dụng 110
3.6.1.4 Phương pháp hạch toán 111
3.6.1.5 Trình tự ghi chép kế toán thu nhập khác 111
3.6.2 Kế toán chi phí khác 115
3.6.2.1 Nội dung 115
3.6.2.2 Chứng từ sử dụng 115
3.6.2.3 Tài khoản sử dụng 115
3.6.2.4 Phương pháp hạch toán 115
3.6.2.5 Trình tự ghi chép kế toán chi phí khác 116
3.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 120
3.7.1 Công thức và thời kỳ tính kết quả hoạt động kinh doanh .120
3.7.2 Chứng từ sử dụng .120
3.7.3 Tài khoản sử dụng .120
3.7.4 Phương pháp hạch toán .121
3.7.5 Sơ đồ kết quả hoạt động kinh doanh Quý III năm 2010 .122
3.7.6 Trình tự ghi chép kế toán xác định kết quả kinh doanh .122
3.8 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .127
3.8.1 Nội dung .127
3.8.2 Kết chuyển lỗ qua các năm .128
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HÀNG CÔNG NGHIỆP 130
4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác Kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty INEXIM .130
4.2 Đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .131
4.3 Nhận xét cụ thể .132
4.4 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và
xác định kết quả kinh doanh .135
4.4.1 Giải pháp 1: Về tổ chức công tác kế toán ..135
4.4.2 Giải pháp 2: Về chứng từ ..136
4.4.3 Giải pháp 3: Về hệ thống sổ sách của công ty ..136
4.4.4 Giải pháp 4: Chính sách chiết khấu cho khách hàng ..136
4.4.5 Giải pháp 5: Về chi phí bán hàng và chi phí QLDN ..137
4.4.6 Giải pháp 6: Về khoản nợ phải thu trong doanh thu bán hàng ..138
4.4.7 Giải pháp 7: Về đội ngũ nhân sự và tiền lương ..138
4.4.8 Giải pháp 8: Chính sách gia tăng doanh thu ..139
4.4.9 Giải pháp 9: Chính sách giảm chi phí ..140
KẾT LUẬN ..142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..143
PHỤ LỤC ..144
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
GTGT Giá trị gia tăng
K/C Kết chuyển
KQKD Kết quả kinh doanh
NVL, CCDC Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
QĐ-UB Quyết định – Ủy ban
QĐ-BTC Quyết định – Bộ tài chính
UBND Ủy ban nhân dân
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
Tp.HCM. Thành phố Hồ Chí Minh
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
XNK Xuất nhập khẩu
XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
+ Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 52
+ Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức kế toán tại công ty 55
+ Sơ đồ 2.3 - Sơ đồ hệ thống sổ kế toán và trình tự ghi sổ 57
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008 – 2010 61
+ Sơ đồ 3.1- Bán hàng thu tiền ngay 72
+ Sơ đồ 3.2 -Bán hàng chịu 73
+ Sơ đồ kết quả hoạt động kinh doanh quý III năm 2010 ..122
+ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh quý III năm 2010 ..123
+ Bảng kết chuyển lỗ ..129
DANH MỤC SỔ SÁCH
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 511) 78
+ Sổ chi tiết TK 5111 80
+ Sổ chi tiết TK 5113 81
+ Sổ cái TK 511 82
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 632) 88
+ Sổ chi tiết TK 632 89
+ Sổ cái TK 632 90
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 642) 96
+ Sổ chi tiết TK 642 97
+ Sổ cái TK 642 98
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 515) 101
+ Sổ chi tiết TK 515 102
+ Sổ cái TK 515 103
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 635) 107
+ Sổ chi tiết TK 635 108
+ Sổ cái TK 635 109
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 711) 112
+ Sổ chi tiết TK 711 113
+ Sổ cái TK 711 114
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 811) 117
+ Sổ chi tiết TK 811 118
+ Sổ cái TK 811 119
+ Sổ nhật ký chung ( trích TK 911) 124
+ Sổ chi tiết TK 911 125
+ Sổ cái TK 911 126
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán là một công cụ phục vụ quản lý kinh tế với chức năng cơ bản là cung
cấp những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà cho tất cả các bên quan tâm như: nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước….
Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa như hiện nay đã có những hướng chuyển biến
vượt bậc và đa dạng, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Đây là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.
Thật vậy, để xác định được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì trước tiên
doanh nghiệp phải xác định được lợi nhuận trong kỳ. Để xác định được lợi nhuận đạt được trong kỳ một cách chính xác, nhanh chóng thì đòi hỏi công tác kế toán tại doanh nghiệp phải thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác mọi nghiệp vụ chứng từ phát sinh. Nhưng để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu, chi phí hợp lý.
Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một tổ chức kế toán hoạt động hiệu quả có thể tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác hổ trợ đắc lực cho công tác quản trị, giúp cho doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời tận dụng những cơ hội, dự đoán, đo lường trước những rủi ro thách thức để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Xuất phát từ thực tế trên, được đào tạo về chuyên ngành kế toán, cùng sự hướng
dẫn của Cô Đào Thị Kim Yến và các Cô, Chú nhân viên kế toán trong công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em, tạo điều kiện cho em tìm hiểu về Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Chính vì vậy em đã chọn đề tài này để làm khóa luận tốt nghiệp.
Tình hình nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Quan sát, mô tả quá trình hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty, để từ đó nhận xét, phân tích, đánh giá và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của bộ máy kế toán. Qua đó, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty.
Mục tiêu cụ thể: Phát sinh tại công ty bao gồm:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .
+ Giá vốn hàng bán
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thực tế.
+ Kế toán hoạt động tài chính: Doanh thu và chi phí tài chính.
+ Kế toán hoạt động khác: Thu nhập và chi phí khác.
+ Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu số liệu trong năm 2010
Hạch toán các khoản phát sinh liên quan đến doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty những phát sinh liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Ghi chép kế toán: Định khoản, lên tài khoản chữ T bằng cách hạch toán, ghi chép lên các chứng từ, lên sổ sách kế toán.
Kết chuyển và tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Đánh giá công tác tổ chức kế toán và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kết quả hoạt động kinh doanh .
5. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp.
Số liệu nghiên cứu hạch toán vào năm 2010
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế tại công ty để tìm hiểu thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh thực hiện tại công ty.
Thu thập số liệu nhằm xử lý, trình bày và phân tích phương pháp xác định
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
So sánh, đối chiếu để đánh giá công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh.
7. Các kết quả đạt được của đề tài
Trình bày toàn bộ các nội dung từ cơ sở lý luận đến thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Giới thiệu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
Phân tích, nhận xét kế toán tại công ty, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán hơn.
8. Kết cấu của luận văn
Kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh.
Chương II: Giới thiệu công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp.
Chương III: Thực trạng tổ chức kế toán công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng
công nghiệp.
Chương IV: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.1 Khái niệm
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số còn của doanh thu thuần sau khi
trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm :
Kết quả của hoạt động sản xuất, chế biến
Kết quả của hoạt động thương mại
Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ
Kết quả hoạt động tài chính là số còn lại của các khoản thu nhập từ hoạt động
tài chính sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động tài chính như: mua bán chứng khoán, góp vốn liên doanh…
Kết quả hoạt động khác là số còn lại của khoản thu nhập khác (ngoài hoạt động
tạo ra doanh thu của doanh nghiệp) sau khi trừ các khoản chi phí khác: nhượng bán, thanh lý tài sản…
1.1.2 Ý nghĩa
Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được quan
tâm nhất hiện nay là kết quả kinh doanh và làm như thế nào để kết quả kinh doanh ngày càng cao thì càng tốt (tức lợi nhuận mang lại càng nhiều). Điều đó còn phụ thuộc vào việc kiểm soát các khoản doanh thu, chi phí và xác định, tính toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Do vậy công việc phân tích và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để cung
cấp những thông tin cần thiềt giúp các chủ doanh nghiệp hay giám đốc điều hành phân tích đánh giá và lựa chọn những phương án kinh doanh và phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
1.2 Khái niệm, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán liên quan đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
Hoạt động của doanh nghiệp là liên tục, nhưng để xác định lãi lỗ của doanh
nghiệp kế toán viên cần ghi chép, báo cáo các khoản doanh thu, chi phí, lãi hoặc lỗ cho một kỳ nhất định đó là kỳ kế toán.
Kỳ kế toán là những khoản thời gian bằng nhau để thuận tiện cho việc so sánh.
Kỳ kế toán chính thức là một năm nhưng cũng có thể thực hiện cho kỳ ngắn
hơn như: tháng, quý.
1.2.2 Nguyên tắc kế toán
Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định trong chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” và các Chuẩn mực kế toán khác có liên quan.
Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.
Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại điểm 10, 16, 24 của Chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” và quy định của Chế độ kế toán hiện hành.
1.2.3 Nhiệm vụ kế toán
Phản ánh kịp thời đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phản ánh kịp thời tình hình thực hiện chế độ phân phối kết quả kinh doanh.
Phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp
1.3.1 Kế toán tập hợp doanh thu
1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.3.1.1.1 Khái niệm
Bán hàng là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và bán hàng hoá mua vào.
Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một
kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán như: cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động…
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu
được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm , hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có).
1.3.1.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” quy định
doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thõa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Trường hợp
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1. Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng
2. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc chịu thuế GTGT theo phương trực tiếp.
Tổng giá thanh toán
3. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu
Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu)
4. Nhận gia công vật tư, hàng hóa
Số tiền gia công thực tế được hưởng không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công
5. Hàng hóa nhận bán đại lý, ký gởi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng
Hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng
6. Bán hàng trả chậm, trả góp
Giá bán trả tiền ngay
1.3.1.1.3 Các phương thức bán hàng và thanh toán
Phương thức bán hàng:
Phương thức bán buôn hàng hóa
Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho:
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức
này, khách hàng cử người mang giấy ủy nhiệm đến kho của Doanh nghiệp trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về. Sau khi giao, nhận hàng hóa, đại diện bên mua ký nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán, đồng thời trả tiền ngay hoặc ký nhận nợ.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho người mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc cho thuê ngoài. Chi phí vận chuyển gửi hàng bán có thể do bên bán chịu hoặc có thể do bên mua chịu tùy theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng:
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp ( Hình thức
giao tay ba): Doanh nghiệp thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cung cấp của mình thì giao bán trực tiếp cho khách hàng của mình tại địa điểm do hai bên thỏa thuận. Sau khi giao hàng hóa cho khách hàng thì đại diện bên mua sẽ ký nhận vào chứng từ bán hàng và quyền sở hữu đã được chuyển giao cho khách hàng, hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Sau khi mua hàng, nhận
hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận.
Phương thức bán lẻ hàng hóa
Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Phương thức bán lẻ thường có các hình thức sau:
Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung
Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
Hình thức bán hàng tự phục vụ
Phương thức bán hàng đại lý:
Là phương thức bán hàng mà trong đó Doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở
nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho Doanh nghiệp và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý.
Phương thức trả chậm, trả góp:
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.
Phương thức hàng đổi hàng:
Là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp đem sản phẩm vật tư, hàng hóa để
đổi lấy vật tư, hàng hóa khác không tương tự. Giá trao đổi là giá hiện hành của vật tư, hàng hóa tương ứng trên thị trường
Các phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán trực tiếp:
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa bị chuyển giao. Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, sec hoặc bằng hàng hóa ( nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng).
Phương thức thanh toán trả chậm:
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sử hữu hoặc quyền kiểm soát về hàng hóa, do đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng. Nợ phải thu cần được hạch toán, quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán.
1.3.1.1.4 Chứng từ kế toán
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Hóa đơn bán hàng thông thường;
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu nhập kho, thẻ kho;
- Phiếu thu tiền;
- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng;
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
1.3.1.1.5 Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng tài khoản 511 – “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền ngay, cũng có thể chưa thu được tiền, sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho Khách hàng
và được Khách hàng chấp nhận thanh toán.
- Kết cấu và nội dung tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
BÊN NỢ
TÀI KHOẢN 511
BÊN CÓ
- Số thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ kế toán.- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp tính theo phương pháp trực tiếp.- Doanh thu hàng bán bị trả lại.- Khoản giảm giá hàng bán.
- Khoản chiết khấu thương mại .
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh.
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
( Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ)
- Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa.
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm.
Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
1.3.1.1.6 Phương pháp kế toán
1) Theo phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng: Trường hợp giao hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hay giao hàng tại kho của bên mua hoặc tại một địa điểm nào đó đã quy định trước trong hợp đồng (doanh nghiệp xuất kho gửi hàng đi bán), thì số sản phẩm khi đã giao cho khách hàng hay hàng gửi bán đều được xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhận doanh thu. Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế
Có TK 511 – Tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế
2) Theo phương thức tiêu thụ qua các đại lý:
Tại đơn vị có hàng ký gửi ( chủ hàng):
Căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của sản phẩm bán qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng. Doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu của sản phẩm đã tiêu thụ để giao cho đơn vị đại lý và xác định khoản hoa hồng phải trả:
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế
Có TK 511 – Tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế
Hoa hồng trả cho đại lý:
Nợ TK 641 – Hoa hồng cho đại lý
Có TK 111, 112, 131
Tại các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi:
- Khi nhận hàng ký gửi, căn cứ vào giá trị trong hợp đồng ký gửi ghi:
Nợ TK 003 – Giá trị hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi
- Khi bán được nhận ký gửi:
+ Kế toán ghi giảm giá trị hàng nhận ký gửi : Có TK 003
+ Căn cứ vào hóa đơn bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng tiền thanh toán bao gồm cả thuế GTGT
Có TK 3388
+ Xuất hóa đơn cho bên giao đại lý là cơ sở thanh toán tiền hoa hồng:
Nợ TK 3388 – Tổng số tiền phải thanh toán
Có TK 511 – Hoa hồng được hưởng
Có TK 111, 112 – Số tiền thực trả khi trừ khoản hoa hồng được hưởng
3) Theo phương thức bán hàng trả góp:
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511 – Giá bán một lần chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387 – Lãi trả hàng trả góp
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511– Giá bán một lần
Có Tk 3387 – Lãi trả hàng trả góp
Cuối kỳ kết chuyển lãi của hàng bán trả góp vào doanh thu tài chính
Nợ TK 3387
Có TK 515
4) Theo phương thức trao đổi hàng:
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 333 – Thuế GTGT hàng bán phải nộp
Giá trị vật tư, hàng hóa trao đổi nhập về:
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 133
Có TK 131
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511
Giá trị vật tư, hàng hóa trao đổi nhập về
Nợ TK 152, 153, 156
Có TK 131
5) Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
6) Cuối kỳ, kết chuyển hàng bán phát sinh trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu
bán hàng phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 521, 532, 531
7) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
1.3.1.1.7 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 511
Sổ cái tài khoản 511
1.3.1.2 Kế toán doanh thu nội bộ
1.3.1.2.1.Khái niệm
Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hóa, sản phẩm, cung
cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty.
1.3.1.2.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung của tài khoản 512 tương tự như tài khoản 511
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ và có các tài khoản cấp 2 sau:
Tài khoản 5121 – Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
1.3.1.2.3 Phương pháp kế toán tương tự như tài khoản 511
1.3.1.2.4 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 512
Sổ cái tài khoản 512
1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.2.1 Chiết khấu thương mại
1.3.2.1.1 Khái niệm
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh
toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng
kinh tế hoặc các cam kết mua bán hàng
Chứng từ kế toán
Hóa đơn GTGT
Hợp đồng kinh tế
Phiếu thu; giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng
Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng tài khoản 521 – “ Chiết khấu thương mại ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp
đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua
hàng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại
- Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 521
BÊN NỢ
BÊN CÓ
- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng được hưởng.
TÀI KHOẢN 521
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
(Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ)
- Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5211 – Chiết khấu hàng hóa
Tài khoản 5212 – Chiết khấu thành phẩm
Tài khoản 5213 – Chiết khấu dịch vụ
Phương pháp kế toán
(1) Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ (33311) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 131,. . .
(2) Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.
Sổ sách kế toán
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản 521
- Sổ cái tài khoản 521
1.3.2.2 Giảm giá hàng bán
1.3.2.2.1 Khái niệm
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được Doanh nghiệp chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.
1.3.2.2.2 Chứng từ kế toán
- Công văn đề nghị giảm giá có sự đồng ý cả người mua và người bán.
- Phiếu đề nghị giảm giá hàng bán
- Hợp đồng kinh tế
1.3.2.2.3 Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng tài khoản 532 – “ Giảm giá hàng bán ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán
- Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 532 – “ Giảm giá hàng bán”
BÊN NỢ
BÊN CÓ
- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho khách hàng được hưởng.
- Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511, 512.
TÀI KHOẢN 532
( Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ )
Phương pháp kế toán
1. Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng:
a) Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112, 131,. . .
b) Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng trực tiếp
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán ( Tổng giá trị thanh toán)
Có các TK 111, 112, 131,. . . ( Tổng giá trị thanh toán)
2. Cuối kỳ, kết chuyển giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511, tài khoản 512
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán.
Sổ sách kế toán
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản 532
- Sổ cái tài khoản 532
1.3.2.3 Hàng bán bị trả lại
1.3.2.3.1 Khái niệm
- Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp đã xác định là tiêu
thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như: sai quy cách, chủng loại, kém chất lượng…
1.3.2.3.2 Chứng từ kế toán
- Văn bản trả lại của người mua đính kèm hóa đơn ( nếu trả lại toàn bộ) hoặc bảng
sao hóa đơn ( nếu trả lại một phần hàng), phiếu nhập kho lại số hàng trả lại
1.3.2.3.3 Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng tài khoản 531 – “ Hàng bán bị trả lại ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị số sản phẩm, hàng hoá bị khách hàng trả
lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng mất phẩm chất,... (Tính theo đúng đơn giá bán ghi tên hoá đơn). Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ.
- Nội dung và kết cấu tài khoản 531 – “ Hàng bán bị trả lại ”
BÊN NỢ
BÊN CÓ
TÀI KHOẢN 531
- Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán.
- Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản 511 hoặc tài khoản 512 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán
( Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ )
1.3.2.3.4 Phương pháp kế toán
1) Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 154, 155, 156 Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
2) Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có các TK 111, 112, 131,. . .Tổng giá trị thanh toán
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng trực tiếp
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Có các TK 111, 112, 131,. . .
3) Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có các TK 111, 112, 141, 334,. . .
4) Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào TK 511, TK 512
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại.
1.3.2.3.5 Sổ sách kế toán
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản 531
- Sổ cái tài khoản 531
1.3.2.4 Các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu theo phương pháp khấu trừ
1.3.2.4.1 Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu là khoản thuế gián thu, tính trên doanh thu bán hàng. Các khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu. Các cơ sở kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, ( hoặc nhà nhập khẩu). Tùy theo đối tượng và mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải nộp một trong ba loại thuế trên.
1.3.2.4.2 Công thức
Tính thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
- Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu
- Thuế GTGT phải nộp
=
Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT (%)
Tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế
của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất
Trong đó:
Giá bán đã có thuế TTĐB
- Giá tính thuế của hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt
1 + (%) thuế suất
Thuế TTĐB phải nộp = x Thuế suất (%)
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu
Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng NK x Giá tính thuế đơn vị x Thuế suất (%)
Thuế suất của từng mặt hàng
Giá tính thuế
Số lượng xuất từng mặt hàng
Tính thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu phải nộp = x x
Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất: giá FOB( Free-on-board) không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển
1.3.2.4.3 Chứng từ kế toán
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có…
1.3.2.4.4 Tài khoản sử dụng
- Kế toán sử dụng các tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
Tài khoản 3331 “ Thuế giá trị gia tăng phải nộp ”
Tài khoản 3332 “ Thuế tiêu thụ đặc biệt ”
Tài khoản 3333 “ Thuế xuất, nhập khẩu ”
- Các tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước
về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
BÊN NỢ
BÊN CÓ
TÀI KHOẢN 333
- Số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra và số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Nội dung và kết cấu tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
Số dư bên Có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) của tài khoản 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
1.3.2.4.5 Phương pháp kế toán
Đối với thuế GTGT phải nộp
Khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ, căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng
Nợ TK 111, 112..- Tổng thanh toán
Có TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
2. Khi phát sinh các khoản doanh thu của hoạt động tài chính và thu nhập khác (Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. . .) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111 , 112,… - Tổng giá thanh toán
Có TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT).
3. Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp:
3a) Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ,
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
3b) Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112,…
3c) Trường hợp được cho phép hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền do Ngân sách Nhà nước hoàn trả, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133
3d) Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế giá trị gia tăng
Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 711
Nếu số thuế GTGT được giảm, được Ngân sách Nhà nước trả lại bằng tiền. Khi nhận được tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt tính trong giá bán nhưng không có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311).
2. Khi phản ảnh số thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách, ghi:
Nợ TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
3. Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có các TK 111, 112,. . .
4. Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu phản ảnh giá trị hàng nhập khẩu gồm cả thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, . .
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Có TK 3333 - Thuế xuất - nhập khẩu phải nộp
Đối với thuế xuất khẩu
1. Thuế xuất khẩu phải nộp
Nợ TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
2. Khi nộp thuế xuất khẩu ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112..
3. Trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 111, 112, 3333
Có TK 511, 512
1.3.2.4.5 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ chi tiết các tài khoản 333: tài khoản 3331, 3332, 3333
Sổ cái các tài khoản 333: tài khoản 3331, 3332, 3333
1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.3.1 Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được ( hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.3.3.2 Phương pháp đánh giá hàng xuất kho
Trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán bao gồm: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho đã bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán. Trị giá mua thực tế của hàng xuất khi đã bán trong kỳ, theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, kế toán tại các doanh nghiệp thương mại có thể áp dụng một trong 4 phương pháp sau:
Phương pháp thực tế đích danh ( Spectific Identification)
+ Nội dung: Theo điều 14 quy định tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
+ Ưu điểm: Thấy ngay được trị giá gốc của hàng nhập kho. Đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán.
+ Nhược điểm: Đối với Doanh nghiệp có nhiều hàng hóa thì việc theo dõi đơn giá và số lượng nhập của từng lần nhập phức tạp, dễ nhầm lẫn giữa hàng này với hàng kia.
Phương pháp bình quân gia quyền ( Weighted – Average)
+ Nội dung: Theo điều 15 quy định giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, dễ làm.
+ Nhược điểm: Không phản ánh kịp thời tình hình biến động giá cả hàng hóa, chỉ tính được vào cuối tháng và chit tính riêng cho từng hàng tồn kho riêng biệt.
Trị giá thực tế Đơn giá bình quân Sản lượng
hàng xuất kho của hàng nhập kho trong kỳ hàng xuất kho
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ
Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ
+ Công thức tính:
=
*
Đ =
Trong đó: Đ là đơn giá xuất kho bình quân gia quyền
Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO – First in, First out)
+ Nội dung: Theo điều 16 quy định phương pháp nhập trước – xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
+ Ưu điểm: Cho phép xác định trị giá vốn thực tế xuất kho cho từng lần xuất hàng hóa tồn kho cuối kỳ được xác định theo đơn giá của những lần nhập sau cùng nên giá trị hàng tồn kho là phù hợp với thực tế.
+ Nhược điểm: Khối lượng tính toán phức tạp
Phương pháp nhập sau – xuất trước ( LIFO – Last in, First out)
+ Nội dung: Theo điều 17 quy định phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
+ Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
+ Nhược điểm: Hàng tồn kho cuối kỳ xác định theo đơn giá nhập kho trong kỳ nên chỉ tiêu hàng tồn kho không phù hợp với thực tế.
1.3.3.3 Chứng từ kế toán
Phiếu xuất kho;
Phiếu thu, phiếu chi;
Bảng kê xuất – nhập – tồn;
Biên bản hợp đồng kinh tế;
Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán lẽ
1.3.3.4 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 632 - “ Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư. . .
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 632 – “ Giá vốn hàng bán”BÊN CÓ
TÀI KHOẢN 632
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
+ Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
+ Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
BÊN NỢ
( Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ )
1.3.3.5 Phương pháp kế toán
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
1. Sản phẩm xuất bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ sẽ ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Xuất kho để bán
Có TK 154 - Sản xuất xong chuyển bán ngay
2. Sản phẩm gửi bán đã xác định tiêu thụ trong kỳ:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 157 - Hàng gửi đi bán
3. Khi xuất các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán
trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 155, 156, 157,. . .
4. Hàng bán bị trả lại nhập kho ghi:
Nợ các TK 155, 156
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
5. Khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm
Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết :
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
6. Cuối kỳ, kết chuyển giá thành dịch vụ hoàn thành tiêu thụ trong kỳ ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
7. Kết chuyển giá vốn hàng bán sang Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
a) Đối với doanh nghiệp thương mại:
a1) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hoá đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:
Nợ 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 611 - Mua hàng.
a2) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hoá đã xuất bán được xác định là đã bán vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
b) Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ:
b1) - Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho vào tài khoản 632
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm.
- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa xác định là đã bán vào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.
b2) Xác địnhgiá thành thực tế sản xuất của thành phẩm trong kỳ
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 631 - Giá thành sản xuất.
b3) Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê thành phẩm tồn kho và thành phẩm gởi bán
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
b4) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
1.3.3.6 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 632
Sổ cái tài khoản 632
1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng
1.3.4.1 Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng: các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, bảo quản sản phẩm và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ;
- Chi phí vật liệu bao bì;
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hóa;
- Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng.
1.3.4.2 Chứng từ kế toán
Bảng thanh toán lương;
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội;
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định;
Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng;
Phiếu xuất kho; Phiếu chi
1.3.4.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 641- “ Chi phí bán hàng ”
Tài khoản này dùng phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán
sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
BÊN NỢ
BÊN CÓ
TÀI KHOẢN 641
- Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
- Các khoản giảm chi phí bán hàng.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911.
Kết cấu và nội dung phản ảnh tài khoản 641 – “ Chi phí bán hàng”
( Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ )
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên
Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
Tài khoản 6413 – Chi phí dung cụ, đồ dùng
Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành
Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác
1.3.4.4 Phương pháp kế toán
1. Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng
Nợ TK 641 (6411)
Có TK 334
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất
nghiệp với tỷ lệ quy định hiện hành theo tiền lương nhân viên phục vụ quá trình tiêu thụ để tính vào chi phí
Nợ TK 641 (6411)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389)
3. Giá trị vật liệu xuất dùng chung phục vụ hoạt động bán hàng
Nợ TK 641 (6412)
Có TK 152
4. Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng
Nợ TK 641 (6413)
Có TK 153 – Giá thực tế xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần
Có TK 142 ( 242) – giá trị công cụ dụng cụ đã xuất dùng phân bổ nhiều lần
5. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ bán hàng
Nợ TK 641 (6414)
Có TK 214
6. Chi phí bằng tiền, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bộ phận bán hàng
Nợ TK 641 (6417)
Có TK 111,112,331
7. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911
Có TK 641
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, chi phí bán hàng được phân bổ cho nhiều kỳ
Nợ TK 1422
Có TK 641
Và khi xác định kết quả kinh doanh, kế toán phân bổ chi phí bán hàng cho một kỳ
Nợ TK 911
Có TK 1422
1.3.4.5 Sổ sách kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ chi tiết tài khoản 641
Sổ cái tài khoản 641
1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.3.5.1 Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản
lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp, bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp;
- Thuế phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất;
- Chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi phí khác bằng tiền.
1.3.5.2 Chứng từ kế toán
Bảng thanh toán lương,
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội;
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định;
Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng;
Phiếu xuất kho;
Phiếu chi;
Biên lai nộp thuế.
1.3.5.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 642- “ Chi phí quản lý doanh nghiệp “
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
gồm các chi phí về lương nhân viên, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định….
BÊN NỢ
BÊN CÓ
TÀI KHOẢN 642
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thực tế trong kỳ.
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911.
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 642
( Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ )
1.3.5.4 Phương pháp kế toán
1. Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 642 (6421)
Có TK 334
Trích BHXH, BHYT,KPCĐ và bảo hiểm thất nghiệp với tỷ lệ quy định hiện
hành theo tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 (6421)
Có TK 338 (3382,3383,3384, 3389)
Giá trị vật liệu xuất dùng chung phục vụ quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 (6422)
Có TK 152
Chi phí CCDC xuất dùng phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 (6423)
Có TK 153 – Phân bổ 1 lần
Có TK 142 ( 242) – Phân bổ nhiều lần
Trích khấu hao Tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 ( 6424)
Có TK 214
Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại…phục vụ cho công
tác quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642(6427)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK Có TK 111,112,331
Các chi phí khác đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác
phí…để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642(6428)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuê)
Có TK 111,112,331
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định KQKD
Nợ TK 911
Có TK 642
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho nhiều kỳ :
Nợ TK 1422
Có TK 642
- Khi xác định KQKD, kế toán phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho một kỳ
Nợ TK 911
Có TK 1422
1.3.5.5 Sổ sách kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ chi tiết tài khoản 642
Sổ cái tài khoản 642
1.3.6 Kế toán hoạt động tài chính
1.3.6.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
1.3.6.1.1 Khái niệm: Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;. .
- Cổ tức lợi nhuận được chia;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác, về các hoạt động đầu tư khác;
- Lãi tỷ giá hối đoái; chuyển nhượng vốn; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
1.3.6.1.2 Chứng từ kế toán
Phiếu thu;
Giấy báo nợ, giấy báo có;
Phiếu tính lãi;
Hóa đơn giá trị gia tăng;
Hóa đơn bán hàng
1.3.6.1.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 515 – “ Doanh thu hoạt động tài chính”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi
nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515
BÊN NỢ
BÊN CÓ
TÀI KHOẢN 515
- Số thuế GTGT phải nộp tính
theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911.
- Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.
( Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ )
1.3.6.1.4 Phương pháp kế toán
1. Doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh từ hoạt động góp vốn đầu tư
Nợ các TK 111, 112, 138,. . .
Nợ TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn (Nhận cổ tức bằng cổ phiếu)
Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Thu nhập bổ sung vốn góp liên doanh)
Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết ( Thu nhập bổ sung vốn đầu tư)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
2. Chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
3. Khi bán ngoại tệ (của hoạt động kinh doanh) nếu có lãi, ghi:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121) (Tỷ giá thực tế bán)
Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán)
Có TK 515 (Chênh lệch tỷ giá thực tế bán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán)
4. Các khoản thu lãi tiền gửi phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
5. Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911.
Nợ TK 515
Có TK 911
1.3.6.1.5 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 515
Sổ cái tài khoản 515
1.3.6.2 Kế toán chi phí tài chính
1.3.6.2.1 Khái niệm
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các họat động đầu tư tài
chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán..
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại
tệ và bán ngoại tệ.
Chiết khấu thanh toán chấp nhận cho khách hàng được hưởng khi khách hàng
thanh toán tiền trước thời hạn…
1.3.6.2.2 Chứng từ kế toán
Phiếu tính lãi;
Hóa đơn giá trị gia tăng ;
Hóa đơn bán hàng
1.3.6.2.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 635 – “ Chi phí hoạt động tài chính ”
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 635 – “ Chi phí hoạt động tài chính ”
BÊN NỢ
BÊN CÓ
TÀI KHOẢN 635
- Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn.
- Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí tài chính phát sinh để xác định kết quả kinh doanh
( Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ )
1.3.6.2.4 Phương pháp kế toán
1. Lãi tiền vay đã trả và phải trả
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 335..
2. Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 141,...
3. Các chi phí phát sinh cho hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 141,...
4. Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ của hoạt động kinh doanh
Nợ các TK 111, 112… Theo tỷ giá bán
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Khoản lỗ)
Có các TK 111(1112), 112(1122).. Theo tỷ giá ghi sổ kế toán
5. Chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng do thanh toán trước thời hạn
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 131,...
6. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang TK 911
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí tài chính
1.3.6.2.5 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ cái tài khoản 635
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635
1.3.7 Kế toán hoạt động khác
1.3.7.1 Kế toán thu nhập khác
1.3.7.1.1 Khái niệm
Là những khoản thu nhập từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên tại doanh nghiệp, nằm ngoài dự tính của doanh nghiệp. Bao gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
-Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng,
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
1.3.7.1.2 Chứng từ kế toán
Phiếu thu;
Hóa đơn giá trị gia tăng;
Biên bản thanh lý tài sản cố định;
Biên bản vi phạm hợp đồng
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
1.3.7.1.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 711 – “ thu nhập khác”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
BÊN NỢ
BÊN CÓ
TÀI KHOẢN 711
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911
- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 711 – “ Thu nhập khác”
( Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ )
1.3.7.1.4 Phương pháp kế toán
1. Phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
- Doanh nghiệp áp dụng thuế giá trị gia tăng khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 711 - Số thu nhập chưa Có thuế GTGT
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
2. Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã kí:
+ Khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác ( Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn ( Khoản ký quỹ, ký cược dài hạn)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
+ Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ các TK 338, 344 (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)
Có các TK 111, 112,. . .
3. Khi thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ, thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản hoàn thuế tính vào thu nhập ghi :
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
4. Doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ,…ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
5. Cuối kỳ, kết chuyển các khoản 711 phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911, ghi:
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
1.3.7.1.5 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 711
Sổ cái tài khoản 711
Sổ kế toán tổng hợp
1.3.7.2 Kế toán chi phí khác
1.3.7.2.1 Khái niệm
Chi phí khác của doanh nghiệp gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý và nhượng bán tài sản có định (Nếu có); chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; bị phạt thuế, truy nộp thuế; các khoản chi phí khác.
1.3.7.2.2 Chứng từ kế toán
Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo nộp thuế
Biên bản xử lý tài sản thừa
Biên bản vi phạm hợp đồng
Biên lai nộp phạt
1.3.7.2.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 811 – “ Chi phí khác”
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.
BÊN NỢ
BÊN CÓ
- Các khoản chi phí khác phát sinh.
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh sang tài khoản 911
TÀI KHOẢN 811
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 811 – “ Chi phí khác”
( Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ )
1.3.7.2.4 Phương pháp kế toán
1. Kế toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định:
- Phản ánh phần giá trị còn lại của tài sản cố định và ghi giảm tài sản cố địnhdùng vào sản xuất kinh doanh đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 213 - Tài sản cố định vô hình (Nguyên giá).
- Các chi phí phát sinh do hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 141,. .
2. Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 111, 112
3. Các khoản tiền bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Các khoản chi phí khác phát sinh như chi phí khắc phục tổn thất do gặp rủi ro
trong hoạt động kinh doanh( bảo lụt, cháy, nổ,..), ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí phác
Có các TK 111, 112, 141,…
5. Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí khác phát sinh để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 - Chi phí khác.
1.3.7.2.5 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ cái tài khoản 811
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 811
1.3.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.8.1 Khái niệm
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp gồm :
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại ghi nhận từ các năm trước.
1.3.8.2 Công thức tính thuế
Thuế TNDN phải nộp =Thu nhập tính thuế x thuế suất thuế TNDN
+
Các khoản lỗ được kết
chuyển theo quy định
Thu nhập được miễn thuế
_
Thu nhập
chịu thuế
=
Thu nhập tính thuế
x
Thuế TNDN
hiện hành
Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
Thu nhập chịu thuế trong năm hiện hành
=
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
x
Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm
=
1.3.8.3 Chứng từ kế toán
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp;
Biên lai nộp thuế;
Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm;
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
1.3.8.4 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp hai:
+ Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
+ Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Dùng phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành sử dụng các tài khoản:
+ Tài khoản 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”
+ Tài khoản 8211 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
BÊN NỢ
TÀI KHOẢN 8211
BÊN CÓ
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp các năm trước phải nộp bổ sung do sai sót không trọng yếu các năm trước được ghi tăng thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
- Kết chuyển chênh lệch bên Có lớn hơn bên Nợ vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Kết cấu tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
( TK 8211 không có số dư cuối kỳ)
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại sử dụng các tài khoản:
+ Tài khoản 347 “ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
+ Tài khoản 8212 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
BÊN NỢ
TÀI KHOẢN 8212
BÊN CÓ
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả .
- Số hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước.
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có lớn hơn số phát sinh bên nợ phát sinh trong kỳ vào bên có tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm hoặc chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm)
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có nhỏ hơn số phát sinh bên nợ phát sinh trong kỳ vào bên nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Kết cấu TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
( Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ)
1.3.8.5 Phương pháp kế toán
Đối với kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
1. Hàng quý, xác định số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp theo quy định, ghi:
Nợ TK 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,. . .
3. Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ khai quyết
toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp
Nợ TK 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành ghi:
+ Nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
+ Nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Đối với kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
Chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
2. Chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm ghi:
Nợ TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
3. Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
4. Chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm ghi:
Nợ TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
+ Nếu tài khoản 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
+ Nếu tài khoản 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
1.3.8.7 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ chi tiết các tài khoản 3334, tài khoản 347
Sổ chi tiết các tài khoản 8211, tài khoản 821
Sổ cái các tài khoản 3334, tài khoản 347
Sổ cái các tài khoản 8211, tài khoản 8212
1.3.9 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.9.1 Khái niệm
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được thực
hiện trong cùng một thời kỳ nhất định, được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trong từng kỳ kế toán
(tháng, quý, năm), là phần chênh lệch gữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán đó.
1.3.9.2 Chứng từ kế toán
Phiếu kết chuyển
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các sổ tài khoản liên quan
1.3.9.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 911 – “ Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.
BÊN NỢ
TÀI KHOẢN 911
BÊN CÓ
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ.
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển lãi
- Doanh thu thuần trong kỳ;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kết chuyển lỗ.
Kết cấu và nội dung tài khoản 911 – “ Xác định kết quả kinh doanh”
( Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ )
Phương pháp kế toán
1. Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản 911, ghi:
Nợ TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
2. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
3. Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
4. Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
5. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
6. Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 811 - Chi phí khác.
7. Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821 - Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp.
8. Kết chuyển lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh trong kỳ ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
9. Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
1.3.9.5 Sổ sách kế toán
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 911
Sổ cái tài khoản 911
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP (INEXIM)
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty INEXIM
Giới thiệu về Công ty
Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP
Tên giao dịch quốc tế:
INDUSTRIAL EXPORT – IMPORT JOINT STOCK COMPANAY
Tên viết tắt : INEXIM
Lo go :
Giấy phép kinh doanh số 4103005435 đăng ký thay đổi lần 04, ngày 20 tháng 6 năm 2007, đăng ký thay đổi lần 07, ngày 07 tháng 01 năm 2009 do Sở Kế Hoạch – Đầu tư TP.HCM cấp.
Mã số thuế : 0301050068
Số tài khoản : 300210000077 tại Ngân hàng Ngoại Thương TP.HCM
Trụ sở chính : 32 Nguyễn Duy Dương, Quận 5, TP.HCM
Điện thoại : (84-8) 8210847
Fax : (84-8) 8210848
E-mail : inexim-iec@hcm.vnn.vn
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Quá trình hình thành
Tiền thân Công ty xuất nhập khẩu hàng Công Nghiệp ( INEXIM) là công ty công nghệ phẩm xuất khẩu (INDEXCO), được thành lập theo Quyết định số 3005/QĐ-UB ngày 20 tháng 08 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM, là công ty trực thuộc Sở Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1986, Công ty INDEXCO trực thuộc Sở Công Nghiệp theo Quyết định số 03/QĐ-UB ký ngày 10 tháng 01 năm 1986 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM nhằm gắn hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng công nghệ phẩm với sản xuất công nghiệp. Công ty INDEXCO chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Công nghiệp, đồng thời chịu sự quản lý ngành dọc của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thành phố (IMEXCO).
Năm 1991, Công ty INDEXCO đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu hàng
Công nghiệp theo quyết định số 150/QĐ-UB ngày 02 tháng 06 năm 1991.
Năm 1993, Công ty Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp (INEXIM) được chính thức thành lập theo Quyết định số 08/QĐ-UB ngày 05 tháng 01 năm 1993 và trực thuộc UBND Thành phố.
Năm 1995, Công ty Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp là thành viên của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn theo Quyết định số 74750/QĐ-UB-MCVX ngày 02 tháng 11 năm 1995 của UBND Tp.HCM. Công ty Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp là đơn vị 100% vốn Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, chức năng kinh doanh theo các quyết định nêu trên.
Năm 2004, được UBND Thành phố chọn là Doanh nghiệp Nhà nước để xây dựng đề án chuyển đổi sang công ty cổ phần theo Quyết định số 1559/QĐ-UB ngày 12 tháng 04 năm 2004.
Năm 2005, thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Doanh nghiệp của các Công ty Nhà nước thuộc Tổng Cổng ty Thương mại Sài Gòn theo Quyết định số 1398/QĐ-UB ngày 31 tháng 03 năm 2005.
Năm 2007, Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp (INEXIM) được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp và hoạt động đăng ký theo giấy chứng nhận kinh doanh số 4103005435, đăng ký thay đổi lần 04, ngày 20 tháng 06 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp vốn và vay vốn, được mở tài khoản ở ngân hàng nhà nước theo quy định, được phép giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài.
Vốn điều lệ đăng ký : 31.000.000.000 VNĐ
Trong đó vốn Nhà nước là : 27.216.000.000 VNĐ
Quá trình phát triển công ty
Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1999: Đây là giai đoạn Công ty phát triển và hưng thịnh nhất. Trong giai đoạn này, Công ty đã nhanh chóng trở thành Công ty xuất nhập khẩu lớn thứ 2 tại Tp.HCM, chỉ đứng sau Công ty IMEXCO. Bộ máy Công ty có tới 6 phòng và 7 xí nghiệp trực thuộc, cán bộ công nhân viên hơn 1000 người. Công ty đã góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Tp.HCM.
Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001: Do chính sách kinh tế thông thoáng của nước ta đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước huy động mọi khả năng, tiềm lực đã tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nên trong thời gian này Công ty bắt đầu bộc lộ những hạn chế về quản lý, năng lực cạnh tranh, bộ máy cồng kềnh, quản lý sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả.
Giai đoạn 2005 đến năm 2011: Công ty chủ yếu hoạt động sản xuất thương mại và dịch vụ, đa dạng hóa hoạt động thương mại - dịch vụ, chủ yếu gia công lắp ráp, theo hướng công nghiệp sạch bền vững.
2.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty INEXIM
2.2.1 Chức năng
Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng linh kiện cho
các ngành sản xuất và hàng tiêu dùng khác.
Sản xuất, xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hải sản chế biến.
2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
Xây dựng, tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và các kế hoạch có liên quan, đáp ứng năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước khách hàng trong và ngoài nước về những hoạt động do công ty ký kết.
Tự tạo nguồn vốn hoạt động kinh doanh trên cơ sở các nguồn vốn tự có, vốn huy
động và các nguồn khác nhằm đảm bảo xây dựng, nâng cấp, mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất nhập khẩu.
Công ty hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo
việc hạch toán, bảo toàn và phát triển vốn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuân thủ chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và
giao dịch đối ngoại phù hợp với luật pháp của Việt Nam và Quốc tế.
Thực hiện chính sách quản lý kinh tế và tài chính, lao động và tiền lương, nâng
cao mức sống của người lao động trong công ty.
2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.3.1 Hình thức sở hữu vốn
Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp ( INEXIM) được chuyển đổi
từ doanh nghiệp nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu hàng Công nghiệp và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005435, đăng ký thay đổi lần 04, ngày 20 tháng 06 năm 2007 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp
Trụ sở chính hiện tại số 32 Nguyễn Duy Dương, Quận 5, TP.HCM
2.3.2 Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất, xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm hải sản
chế biến. Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu vật tư, phụ tùng linh kiện cho các ngành sản xuất và hàng tiêu dùng khác.
2.3.3 Ngành nghề kinh doanh
Mua bán máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng linh kiện cho các
ngành sản xuất và tiêu dùng khác.Mua bán hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông – lâm hải sản chế biến.
Dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc và cho thuê kho bãi( chức năng này không
thực hiện đối với nhà thuộc sỡ hữu nhà nước chuyển giao để cổ phần hóa). Mua bán nông, lâm, hải sản nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, đồ dùng cá nhân và gia đình, hàng kim khí điện máy, gỗ các loại, vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng, máy nông ngư cơ, dụng cụ, thiết bị và máy móc ngành công nghiệp.
2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty INEXIM
2.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý toàn bộ Công ty
Cơ cấu tổ chức phòng ban của công ty phân chia theo chức năng hoạt động, mỗi
bộ phận có từng chức năng riêng nhưng giữa các bộ phận có sự phối hợp chặt chẽ,
nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất và thỏa mãn yêu cầu khách hàng.
Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám đốc và hệ thống quản lý.
2.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
CỬA HÀNG 32
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.4.3 Cơ cấu nhân sự của bộ máy quản lý công ty
- Số lượng cán bộ, công nhân viên công ty tính đến thời điểm hiện nay là 41 người
Trong đó: + Trình độ đại học: 20 người
+ Trình độ cao đẳng: 10 người
+ Trình độ trung cấp, trung học phổ thông: 11 người
2.4.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty và bao gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết và người được cổ đông có quyền biểu quyết ủy quyền.
Đại hội đồng cổ đông thường niên do Hội Đồng Quản trị triệu tập và được tổ
chức mỗi năm một lần tại địa điểm do Hội Đồng Quản trị quyết định trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông thường niên biểu quyết và thông qua những vấn đề do pháp luật và điều lệ Công ty quy định.
Hội Đồng Quản trị: Gồm 1 chủ tịch và 4 thành viên
Hội đồng Quản trị quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và
các công việc của Công ty trong phạm vi nhiệm vụ của Hội Đồng Quản trị.
Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm giám sát Giám đốc và cán bộ quản lý khác.
Ban Kiểm Soát: Gồm 3 thành viên
Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đề
trình Hội Đồng Quản Trị.
Kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,
kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông .
Giám đốc
Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo mục tiêu chiến lược
kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hàng năm mà Đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về
việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông khi có yêu cầu.
Các phó giám đốc: Gồm 2 thành viên
Phó giám đốc Công ty là những người do Giám đốc đề nghị và được Hội đồng
quản trị bổ nhiệm để giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ hoặc những công việc cụ thể khác. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc, trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về những việc được giao.
Phòng tổ chức hành chính: Gồm 8 thành viên
Tiến hành tuyển dụng, đào tạo và bố trí lao động theo yêu cầu của Công ty.
Quản lý bộ phận hành chính, xây dựng các nội quy, quy chế hoạt động của Công
ty theo yêu cầu của ban Giám đốc.
Phân loại, đề xuất, ấn định mức lương cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện các chính sách đối với người lao động.
Phòng kế toán tài chính: Gồm 7 thành viên
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc, quyết định những vấn đề liên quan
đến lĩnh vực tài chính kế toán để Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế, thực hiện đầy đủ và đúng theo chế
độ chính sách của Nhà nước quy định.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Gồm 6 thành viên
Nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh hàng năm của Công ty để
Giám đốc xem xét trình Hội đồng quản trị quyết định.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư ngắn hạn, trung và dài hạn.
Thiết lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh để Giám đốc quyết định.
Lập các hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình kinh doanh của công ty.
2.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty INEXIM
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung.Với
hình thức này thì tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, lập báo cáo…đều được tập hợp ở phòng kế toán.
Hình thức này đảm bảo được sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong công tác
chỉ đạo công tác kế toán giúp doanh nghiệp xử lý thông tin kịp thời và hiệu quả cao.
2.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo hình thức tập trung
KẾ TOÁN
VẬT TƯ, HH VÀ TSCĐ
KẾ TOÁN THANH TOÁN
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN CÔNG NỢ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức kế toán tại công ty
2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng ty bộ phận kế toán của công
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị, Giám đốc
công ty và trước pháp luật trong việc thực hiện công việc thuộc lĩnh vực tài chính kế toán. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán
nợ, kiểm tra việc xử lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Phân tích và cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều hành bộ máy kế toán theo điều lệ công ty và quy định của pháp luật.
Kế toán tổng hợp
Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các công việc được phân công
Xử lý một số công việc theo ủy quyền của kế toán trưởng, có trách nhiệm tổng
hợp các chứng từ phát sinh của các kế toán chi tiết, lên sổ sách kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo định kỳ hàng tháng. Đồng thời theo dõi, kiểm tra, lập báo cáo thuế.
Kế toán vật tư, hàng hóa và tài sản cố định
Theo dõi tình hình nhập nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, vật tư và TSCĐ phát sinh
trong ngày, trị giá hàng mua, các khoản chi phí mua hàng.
Mở các sổ theo dõi chi tiết phục vụ cho việc quản lý hàng hóa, vật tư của công
ty. Lập báo cáo về quá trình lưu chuyển hàng hóa của công ty. Kế toán kho hàng còn thường xuyên đối chiếu với các kho, cửa hàng để quản lý chặt chẽ hàng hóa, vật tư và TSCĐ của công ty.
Theo dõi chi tiết, phân tích, trích khấu hao TSCĐ và tình hình tăng giảm TSCĐ.
Kế toán công nợ
Theo dõi công nợ mua bán hàng hóa, nợ phải thu, phải trả khác, các khoản phải
trả cho nhà cung cấp.
Theo dõi công nợ cho thuê kho và mặt bằng. Theo dõi các hợp đồng kinh tế và
đối chiếu tình hình công nợ giữa công ty với các đơn vị khác.
Kế toán ngân hàng
Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp về tình hình vay, trả nợ ngân hàng.
Theo dõi tình hình tiền gửi tại ngân hàng, công nợ khách hàng, nhà cung cấp,
chịu trách nhiệm thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Lập hồ sơ vay vốn và xem xét các khoản vay đến hạn phải trả để kịp thời thanh toán.
Kế toán thanh toán
Theo dõi các khoản thu, chi về vốn bằng tiền, theo dõi thu, chi tạm ứng, thanh
toán vốn vay và chi trả lãi tiền vay.
Theo dõi thanh toán lương và các khoản trích theo lương..
Theo dõi tình hình chi mua hàng hóa của công ty.
Thủ quỹ
Giữ tiền mặt tại công ty
Căn cứ vào các phiếu thu, chi để thu, chi tiền mặt và kiểm tra số tiền giao nhận
và ghi sổ quỹ.
Đối chiếu tiền mặt tại quỹ với sổ sách trước khi niêm phong.
2.6 Hình thức tổ chức sổ sách tại công ty INEXIM
2.6.1 Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty
Hiện nay công ty đang sử dụng sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT
SỔ CÁI
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hệ thống sổ kế toán và trình tự ghi sổ theo nhật ký chung
GHI CHÚ
Ghi hàng ngày :
Ghi vào cuối tháng :
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra :
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh theo nội dung kinh tế nghiệp vụ đó.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi vào các thẻ sổ kế toán chi tiết và sổ nhật ký chung hoặc các sổ nhật ký đặc biệt. Trên cơ sở các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái rồi lên bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính.
Cuối kỳ, khóa sổ và đối chiếu số liệu các nhật ký chứng từ, các sổ Kế toán chi tiết
có liên quan để ghi vào sổ cái và các báo cáo tài chính.
2.6.2 Chính sách và hệ thống chứng từ, sổ kế toán đang áp dụng tại công ty
Chính sách áp dụng tại công ty
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam ( VNĐ )
Chuẩn mực kế toán:
Công ty áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn
chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
Hình thức kế toán: Nhật ký chung
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho tính theo giá gốc và xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kế toán tài sản cố định:
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Phương pháp khấu hao: Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.
Hệ thống chứng từ, sổ đang áp dụng tại công ty
Tổ chức hệ thống chứng từ đang được áp dụng tại công ty:
Chứng từ hiện tại sử dụng tại doanh nghiệp được lập trên các mẫu có sẳn do Bộ
Tài Chính phát hành bao gồm: Phiếu đề nghị xuất kho, nhập kho; phiếu thu, phiếu
chi; giấy nộp tiền; giấy đề nghị tạm ứng; giấy đề nghị thanh toán; biên bản kiểm kê
hàng hóa; biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt; bảng
thanh toán lương; bảng chấm công; hóa đơn giá trị gia tăng…
Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
+ Sổ nhật ký chung: ( mẫu số S03a – DN) thể hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự ngày tháng, số chứng từ.
+ Sổ chi tiết các tài khoản: ( mẫu số S38 – DN ) theo từng đối tượng hạch toán như chi phí nguyên vật liệu, công nợ phải thu, công nợ phải trả, sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tạm ứng, …
+ Sổ cái các tài khoản: ( mẫu số S03b – DN) Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu, phải thu người mua, phải trả người bán, doanh thu…
2.6.3 Hệ thống tài khoản sử dụng
Sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN )
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( Mẫu số B02 – DN )
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN )
Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09 – DN )
2.7 Tình hình hoạt động của công ty INEXIM
2.7.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.7.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Sau hai năm cổ phần hóa công ty ( 2007 – 2008) trong quá trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp liên tiếp thua lỗ 12 tỷ đồng gặp không ít khó khăn, nhưng trong hai năm tiếp theo Công ty liên tục làm ăn có lãi, mặc dù tổng doanh thu thực hiện có giảm so với kế hoạch nhưng lợi nhuận đạt được 138,96 % so với thực hiện 2009.
- Điều này phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty dựa trên yếu tố chất lượng là quan trọng. Công ty có chủ trương tập trung vào các thế mạnh, không thực hiện kinh doanh tràn lan nhiều mặt hàng.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây thể qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Tên chỉ tiêu
Mã số
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
38.096.799.096
7.939.451.910
11.998.565.203
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
27.577.507
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10=01-02)
10
38.096.799.096
7.939.451.910
11.970.987.696
4.Giá vốn hàng bán
11
38.266.138.377
7.429.175.674
7.016.817.708
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
(169.339.281)
510.276.236
4.954.169.988
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
2.524.398.652
5.799.123.037
1.854.118.261
7 Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
22
23
740.354.243
630.826.667
601.979.114
148.250.000
69.338.308
8. Chi phí bán hàng
24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
10.700.722.883
4.965.881.888
5.384.292.005
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
[ 30 = 20 + (21-22) - (24 + 25)]
30
(9.086.017.755)
741.538.271
1.354.657.936
11. Thu nhập khác
31
522.983.557
378.127.261
101.905.315
12. Chi phí khác
32
1.069.066.046
112.889.618
57.576.506
13. Lợi nhuận khác (33=31-32)
40
(546.082.489)
265.237.643
44.328.809
15. Tổng lợi nhuận trước thuế (40=30+33)
50
(9.632.100.244)
1.006.775.914
1.398.986.745
16. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành
51
17. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại
52
13. Lợi nhuận sau thuế
60
(9.632.100.244)
1.006.775.914
1.398.986.745
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng công nghiệp (INEXIM)
32 Nguyễn Duy Dương - Phường 8 - Quận 5 – TP.HCM
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Phân tích doanh thu của công ty INEXIM từ năm 2008 - 2010
Số
TT
(1)
Chỉ tiêu
(2)
TH 2008
(3)
TH 2009
(4)
TH 2010
(5)
Chênh lệch
(2009 – 2008)
(6) = (4) – (3)
Chênh lệch
2010 – 2009
(7)=(5)–(4)
Tỉ lệ % TH
09/ 08
Tỉ lệ % TH
2010/09
1
Tổng doanh thu
(1= 2+5)
40.621.197.748
13.738.574.97
13.825.105.97
( 26.882.622.801)
86.531.010
33.82
101
2
Doanh thu thuần
38.096.799.096
7.939.451.910
11.970.987.696
(30.157.347.186)
4.031.535.786
20.84
151
3
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
38.096.799.096
7.939.451.910
11.998.565.203
(30.157.347.186)
4.031.535.786
20.84
151
4
+ Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
27.577.507
-
27.577.507
-
-
5
Doanh thu hoạt động tài chính
2.524.398.652
5.799.123.037
1.854.118.261
3.274.724.385
(3.945.004.776)
229.7
31.97
ð Qua các số liệu trên ta thấy, tình hình doanh thu của công ty có sự biến đổi qua các năm như sau:
- Doanh thu năm 2008 của công ty đạt 40.621.197.748 đồng.
- Doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 26.882.622.801 đồng, tỷ lệ thực hiện giảm đi 33.82%.
- Đến năm 2010, doanh thu đã tăng hơn năm 2009 là 101%, tương ứng với 86.531.010 đồng. Có thể nói, doanh thu của công ty có chiều hướng tăng trưởng. Điều đó chứng tỏ công ty đã không ngừng nổ lực tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ nhằm làm tăng doanh thu để có thể bù dắp những khoản lỗ trong những năm trước.
Phân tích tổng chi phí của công ty INEXIM từ năm 2008 – 2010
Số
TT
(1)
Chỉ tiêu
(2)
TH 2008
(3)
TH 2009
(4)
TH 2010
(5)
Chênh lệch
(2009 – 2008)
(6) = (4) – (3)
Chênh lệch
2010 – 2009
(7)=(5)–(4)
Tỉ lệ % TH
09/ 08
Tỉ lệ % TH
2010/09
1
Tổng doanh thu
40.621.197.748
13.738.574.947
13.825.105.957
( 26.882.622.801)
86.531.010
33.82
101
2
Tổng chi phí
12.510.143.172
5.567.861.002
5.511.206.819
(6.942.282.170)
(56.654.183)
44.51
98.98
3
+ Chi phí tài chính
740.354.243
601.979.114
69.338.308
(138.375.129)
(532.640.806)
81.31
11.52
4
+ Chi phí QLDN
10.700.722.883
4.965.881.888
5.384.292.005
(5.734.840.995)
418.410.117
46.41
108.43
5
+ Chi phí khác
1.069.066.046
112.889.618
57.576.506
(956.176.428)
(55.313.112)
10.56
51
ð Qua số liệu cho thấy, chi phí kinh doanh công ty có thay đổi qua các năm: cụ thể là năm 2008 chi phí kinh doanh bỏ ra nhiều là 12.510.143.173.
- Đến năm 2009, công ty đã biết cách giảm chi phí nên chỉ bỏ ra 5.567.861.002, tỷ lệ giảm so với năm 2008 là 44.51% tương ứng với 6.942.282.170 đồng.
- Đến năm 2010, chi phí kinh doanh tiếp tục giảm so với năm 2009 là 98.98% tương ứng với 56.654.183 đồng.
- Điều này cho thấy công ty đã cố gắng điều phối nguồn chi phí bỏ ra ít để thu về lợi nhuận cho công ty thể hiện qua bảng lợi nhuận từ năm 2008 – 2010 như sau:
Số
TT
(1)
Chỉ tiêu
(2)
TH 2008
(3)
TH 2009
(4)
TH 2010
(5)
Tỉ lệ % TH
09/ 08
Tỉ lệ % TH
2010/09
1
Tổng lợi nhuận trước thuế
(9.632.100.244)
1.006.775.914
1.398.986.745
(10.45)
138.96
2
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
(9.086.017.755)
741.538.271
1.354.657.936
(8.16)
182.68
3
Lợi nhuận khác
(546.082.489)
265.237.643
44.328.809
(48.57)
16.71
ðTheo số liệu thống kê, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty có những biến động rõ rệt qua các năm, cụ thể, về phần lợi nhuận ta thấy:
- Năm 2008 Công ty kinh doanh thua lỗ đến 9.632.100.244 đồng.
- Bước sang năm 2009 công ty đã thực hiện chính sách giảm chi phí 5.567.861.002 đồng nên đã thu về lợi nhuận 1.006.775.914 đồng.
- Năm 2010 công ty đã tăng được lợi nhuận so với năm 2009 là 392.210.831 đồng, tức tăng 138.96%.
2.7.1.2 Kết quả kinh doanh đạt được từ năm 2007 – 2010
Trong những năm hoạt động từ năm 2006 đến năm 2010, công ty đã trải qua nhiều thăng trầm trong hoạt động kinh doanh, thể hiện ở các hoạt động sau:
Kinh doanh nội địa:
- Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 thông qua báo cáo kiểm toán lỗ 2.53 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, sang năm 2008 Công ty tiếp tục mở rộng khai thác các thị trường ở các tỉnh. Sau khi cố gắng phấn đấu phát triển các hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không mang lại hiệu quả, theo số liệu báo cáo kết quả kiểm toán năm 2008 Công ty thua lỗ 9.632.100.244 đồng.
- Sau hơn hai năm cổ phần hóa, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đưa Công ty đến bờ vực phá sản do thua lỗ tổng cộng hơn 12 tỷ đồng.
- Những đứng trước tình hình đó, Công ty đã không ngừng nổ lực cố gắng kết quả năm 2009 chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 13.738.574.97 đồng và lợi nhuận đạt 1.006.775.914 đồng. Trong năm 2010, với thành quả đạt được Công ty tiếp tục làm ăn hiệu quả, chỉ tiêu tổng doanh thu đạt được 13.825.105.957 đồng và lợi nhuận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHOA LUAN TOT NGHIEP.doc