Tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè Việt Nam: Mục lục
Lời nói đầu 4
Chương I
Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu chè đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
I. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè…………………………………………………………………..6
1. Khái niệm về xuất khẩu 6
2. Các lý thuyết về xuất khẩu 7
2.1. Lý thuyết của trường phái trọng thương 7
2.2. Lý thuyết của Adam Smith 8
2.3. Lý thuyết của David Ricardo 9
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu chè 11
3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung 11
3.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè 15
II. Các hình thức xuất khẩu chè 16
1. Xuất khẩu trực tiếp 16
2. Xuất khẩu uỷ thác 17
3. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai Chính phủ 17
III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu chè của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè 18
1. Lựa chọn thị trường 18
2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 18
3. Lựa chọn khách hàng 19
4. Lựa chọn phương thức giao dịch 20
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng 20
6. Thực hiện hợp đồng, ...
85 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu 4
Chương I
Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu chè đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
I. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè…………………………………………………………………..6
1. Khái niệm về xuất khẩu 6
2. Các lý thuyết về xuất khẩu 7
2.1. Lý thuyết của trường phái trọng thương 7
2.2. Lý thuyết của Adam Smith 8
2.3. Lý thuyết của David Ricardo 9
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu chè 11
3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung 11
3.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè 15
II. Các hình thức xuất khẩu chè 16
1. Xuất khẩu trực tiếp 16
2. Xuất khẩu uỷ thác 17
3. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai Chính phủ 17
III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu chè của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè 18
1. Lựa chọn thị trường 18
2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 18
3. Lựa chọn khách hàng 19
4. Lựa chọn phương thức giao dịch 20
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng 20
6. Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán tiền 21
IV. Đặc điểm cung cầu thị trường chè và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam 21
1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ chè 21
2. Cung cầu thị trường chè 23
2.1. Cung về sản phẩm chè 23
2.2. Cầu về sản phẩm chè 24
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chè 25
3.1. Nhóm nhân tố bên trong 25
3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 26
4. Khái quát thị trường chè thế giới 29
4.1. Sản lượng chè trên thế giới 29
4.2. Về xuất khẩu chè trên thế giới 31
4.3. Tiêu thụ chè trên thế giới 33
4.4. Giá chè thế giới 34
Chương II
thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè của tổng Công ty chè việt nam
I. Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng Công ty chèViệt Nam 35
1. Sản xuất chè 35
1.1. Về giống chè 35
1.2. Về canh tác 35
1.3. Về chế biến 36
2. Tình hình xuất khẩu chè của Tổng Công ty 37
2.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu chè của Tổng Công ty 37
2.1.1. Nghiên cứu thị trường 37
2.1.2. Công tác tạo nguồn hàng 37
2.1.3. Đàm phán trước khi ký kết 38
2.1.4. Ký kết hợp đồng 39
2.1.5. Thực hiện hợp đồng 41
2.2. Tình hình xuất khẩu của Tổng Công ty 41
2.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 41
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 43
2.3. Giá cả 44
2.4. Thị trường 46
2.4.1. Thị trường Irăq 46
2.4.2. Thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. 46
2.4.3. Thị trường Đài Loan 47
2.4.4. Thị trường Nhật Bản 48
2.4.5. Thị trường ASEAN 48
2.4.6. Thị trường Anh 48
2.4.7. Thị trường Pakistan 49
2.4.8. Thị trường Mỹ 49
3. Đánh giá chung về sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng Công ty trong thời gian qua 51
3.1. Những mặt đã đạt được 51
3.2. Những tồn tại 52
3.3. Nguyên nhân các tồn tại 53
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 53
3.3.2. Các nguyên nhân khách quan 55
Chương III
Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian tới
I. Triển vọng thị trường chè thế giới 57
II. Định hướng xuất khẩu của ngành chè Việt Nam trong thời gian tới 58
1. Quan điểm, định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành chè VN 58
2. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu chè VN từ nay đến năm 2010 59
2.1. Mục tiêu chung 59
2.2. Một số chỉ tiêu 61
2.3. Các chỉ tiêu trong kế hoạch xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè VNtừ nay đến năm 2005 61
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xuất khẩu chè 64
3.1. Về phía Tổng Công ty 65
3.1.1. Các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường 65
3.1.2. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh 70
3.1.3. Biện pháp nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ CNV 74
3.1.4. Giải pháp về hợp tác quốc tế 75
3.2. Về phía Nhà nước 77
3.2.1. Quy hoạch và phát triển vùng chè 77
3.2.2. Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè 78
3.2.2. Một số vấn đề về chế độ chính sách 80
Kết luận 82
Lời nói đầu
Xuất phát từ tình hình đổi mới của nền kinh tế thế giới, với những kinh nghiệm thực tiễn và bài học của nhiều nước trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra 3 chương trình mục tiêu lớn: “ Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Khẳng định vị trí hàng đầu của ngành nông nghiệp nước ta trong vài thập kỷ tới. Tiếp đến Đại hội VIII và IX lại khẳng định lại một lần nữa 3 chương trình kinh tế trên trong đó nông lâm nghiệp phải phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường gắn với công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh, bảo vệ tài nguyên môi trường…
Trong số 10 mặt hàng nông sản, sản xuất xuất khẩu thì chè đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc và Lâm Đồng. Sản xuất chè trong nhiều năm qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về chè uống trong nước, đồng thời còn xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USD mỗi năm. Tuy có những thời điểm giá chè giảm làm cho đời sống của những người trồng chè gặp không ít khó khăn nhưng nhìn tổng thể thì cây chè vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy việc sản xuất và chế biến chè xuất khẩu là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển cây chè hơn các nước khác, chúng ta có điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho cây chè phát triển, có nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp và thị trường tiêu thụ tiềm tàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên lượng chè xuất khẩu còn rất hạn chế chỉ chiếm 2% tổng sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Vì vậy, để ngành chè Việt Nam nói chung và Tổng Công ty chè Việt Nam nói riêng có được những bước phát triển mới trong việc xuất khẩu chè ra thị trường Thế giới đó là một vấn đề hết sức cấp thiết.
Thực tế trong những năm vừa qua mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề xuất khẩu chè, nhưng Tổng Công ty vẫn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần phải được giải quyết. Chính vì vậy, qua thời gian nghiên cứu lý luận, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam ”.
Mặc dù thời gian qua đã có những nhiều Đề tài khoa học, luận án, chuyên đề… nghiên cứu vấn đề này, nhưng chuyên đề này sẽ cố gắng phân tích một cách hệ thống các vấn đề xuất khẩu chè và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của Tổng Công ty Chè Việt Nam .
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba chương:
Chương I : Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu chè đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè.
Chương II : Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam .
Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu chè trong thời gian tới.
Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ, nội dung chuyên đề chắc còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề tiếp tục phải nghiên cứu và trao đổi, tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 9 năm 2002.
Nguyễn Nam Hưng
Chương I
xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu chè
đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
I. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
1. Khái niệm về xuất khẩu
Thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua mua bán nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
Ngày nay, xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy phải coi trọng xuất khẩu cũng như xem thương mại quốc tế như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước, trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Đây là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nó không chỉ là một hành vi buôn bán đơn lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức bên trong và bên ngoài nhằm mục đích lợi nhuận, thúc đẩy hàng hoá sản xuất phát triển, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân. Mặt khác hoạt động này dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể lại gây ra thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thông kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được.
Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến xuất khẩu tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến các máy móc công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình đến hàng hoá vô hình. Tất cả đều nhằm mục tiêu đem lại lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
Hoạt động này diễn ra trong phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong một ngày hay kéo dài hàng năm; có thể diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia khác nhau.
Nếu xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Mọi Công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Do vậy mà xuất khẩu được xem như chiến lược kinh doanh quan trọng của các Công ty.
Có nhiều nguyên nhân khuyến khích các Công ty thực hiện xuất khẩu trong đó có thể là:
+ Sử dụng khả năng vượt trội (hoặc những lợi thế) của Công ty.
+ Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất.
+ Nâng cao được lợi nhuận của Công ty.
+ Giảm được rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu.
Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hay năng lực của các tổ chức kinh doanh quốc tế chưa đủ thực hiện các hình thức cao hơn thì hình thức xuất khẩu được chọn vì ở xuất khẩu lượng vốn ít hơn, rủi ro thấp hơn và thu được hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn.
Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu trước khi bước vào nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, khả năng mở rộng sản xuất, giá cả và xu hướng biến động của nó. Những điều này phải luôn trở thành nếp thường xuyên trong tư duy của mỗi nhà kinh doanh xuất khẩu, để có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh trong Thương mại Quốc tế.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu phát triển chắc chắn sẽ góp phần to lớn trong sự đi lên của đất nước, hội nhập cùng vào nền kinh tế thế giới.
Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu, ta có thể tham khảo một số tư tưởng của các trường phái sau
2. Các lý thuyết về hoạt động xuất khẩu
2.1. Lý thuyết của trường phái trọng thương
Lý thuyết trọng thương là nền tảng cho các tư duy kinh tế vào khoảng những năm 1450 đến năm 1650. Lý thuyết này cho rằng sự phồn vinh của một quốc gia được đo bằng bằng lượng tài sản mà quốc gia đó cất giữ và thường được tính bằng vàng. Theo lý thuyết này chính phủ nên xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu và nếu thành công họ sẽ nhận được giá trị thặng dư mậu dịch tính theo vàng từ các nước khác.
Để một nước có thể thặng dư mậu dịch thì:
+ Thặng dư (mậu dịch) thương mại phải được thực hiện bởi các Công ty buôn bán độc quyền của Nhà nước, hoạt động nhập khẩu bị hạn chế và hoạt động xuất khẩu được trợ cấp.
+ Các cường quốc thực dân luôn cố tìm cách đạt được thặng dư mậu dịch với các thuộc địa của họ. Họ coi đây như là một phương tiện khác để có thu nhập. Đồng thời để thực hiện điều này không chỉ bằng cách giữ độc quyền thương mại thực dân mà còn ngăn cản các nước thuộc địa sản xuất. Do đó mà các nước thuộc địa phải xuất khẩu nguyên liệu thô, với giá trị kém hơn nhưng lại nhập khẩu những sản phẩm có giá trị cao.
Lý thuyết trọng thương mang lại lợi ích cho các cường quốc thực dân, vì thế chính sách ngoại thương của trường phái này theo hướng:
- Giá trị xuất khẩu càng nhiều càng tốt, nghĩa là không những số lượng hàng hoá xuất khẩu phải nhiều mà còn phải ưu tiên xuất khẩu những hàng hoá có giá trị cao. Đồng thời đánh giá thấp việc xuất khẩu nguyên liệu và cố sử dụng nguyên liệu để sản xuất trong nưóc rồi đem xuất khẩu sản phẩm.
- Giữ nhập khẩu ở mức độ tối thiểu, giành ưu tiên cho nhập khẩu nguyên liệu, hạn chế hoặc cấm nhập khẩu thành phẩm nhất là hàng xa xỉ.
- Khuyến khích chở hàng hoá bằng tàu của nước mình vì như vậy vừa bán được hàng và tận dụng được cả những món lợi nhuận khác như: cước vận tải, phí bảo hiểm...
ảnh hưởng của lý thuyết trọng thương đã bị mờ nhạt đi sau năm 1650. Lúc này các cường quốc thực dân thường hạn chế sự phát triển công nghiệp của các nước thuộc địa của họ, nhưng các thủ đoạn hợp pháp vẫn buộc chặt quan hệ thương mại của các nước thuộc địa với chính quốc. Tuy nhiên quan điểm “Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương”, cho đến nay vẫn luôn được các quốc gia khai thác và phát triển một cách tối ưu nhất.
2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Khác với trường phái trọng thương, AdamSmith cho rằng: “ Sự giàu có của mỗi quốc gia phụ thuộc vào số hàng hoá và dịch vụ có sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng”.
Theo Adam Smith, nếu thương mại không bị hạn chế theo nguyên tắc phân công thì các quốc gia có lợi ích từ thương mại quốc tế - nghĩa là mỗi quốc gia có lợi thế về mặt điều kiện tự nhiên hay do trình độ sản xuất phát triển cao sẽ sản xuất ra những sản phẩm mà mình có lợi thế với chi phí thấp hơn so với các nước khác. Ông phê phán sự phi lý của lý thuyết trọng thương và chứng minh rằng: mậu dịch sẽ giúp cả hai bên đều gia tăng tài sản. Theo ông, nếu mỗi quốc gia đều chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối, thì họ có thể sản xuất được những sản phẩm có chi phí thấp hơn so với nước khác để xuất khẩu, đồng thời lại nhập khẩu những hàng hoá mà nước này không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng có chi phí cao hơn giá nhập khẩu.
Nhờ sự chuyên môn hoá các nước có thể gia tăng hiệu quả của mình bởi vì người lao động sẽ lành nghề hơn do công việc được lặp lại nhiều lần, họ không mất thời gian trong việc chuyển sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác, do làm một công việc lâu dài nên người lao động sẽ có nhiều kinh nghiệm, các sáng kiến và các phương pháp làm việc tốt hơn.
Mặc dù Adam Smith cho rằng, thị trường chính là nơi quyết định nhưng ông vẫn nghĩ lợi thế của một nước có thể là do lợi thế tự nhiên hay do nỗ lực cả nước đó. Lợi thế tự nhiên liên quan đến các điều kiện tự nhiên và khí hậu. Lợi thế do nỗ lực là lợi thế có thể có được do sự phát triển của kỹ thuật và sự lành nghề.
Ngày nay người ta thường buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá đã được sản xuất công phu hơn là các nông phẩm hay tài nguyên thiên nhiên nguyên khai thác hoặc sản phẩm thô. Quá trình sản xuất ra loại hàng hoá này phần lớn phụ thuộc vào lợi thế do nỗ lực, thường là kỹ thuật chế biến và khả năng sản xuất các loại sản phẩm khác biệt với những sản phẩm khác.
Lợi thế tuyệt đối so sánh số lượng của một loại sản phẩm được sản xuất ra ở hai nước khác nhau với cùng một điều kiện sản xuất. Giả sử Việt Nam có lợi thế tuyệt đối so với Hàn Quốc về sản xuất gạo trong khi đó Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải. Đó là lợi thế tuyệt đối tương hỗ, trong trường hợp nếu mỗi nước chuyên môn hoá loại sản phẩm mà nước đó có lợi thế tuyệt đối thì tổng sản phẩm của cả hai nước có thể tăng lên.
2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Theo lý thuyết này, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích. Nói cách khác trong điểm bất lợi vẫn có những điểm thuận lợi để khai thác khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu, những quốc gia có hiệu quả thấp trong việc sản xuất ra các loại hàng hoá sẽ có thể chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khác và nhập về những hàng hoá mà việc sản xuất ra nó gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi. Từ đó tiết kiệm được nguồn lực của mình và thúc đẩy sản xuất trong nước. Ta có thể giải thích rõ điều này thông qua ví dụ sau:
Giả sử 2 quốc gia Việt Nam và Mỹ có năng lực sản xuất vải và máy tính như sau:
Quốc Gia
Mặt hàng
Mỹ
Việt Nam
Vải ( m/ 1 giờ công )
Máy tính (cái/ giờ công)
4
6
2
1
Ta thấy cả hai quốc gia đều sản xuất hai mặt hàng vải và máy tính. Tuy nhiên nếu phân tích cụ thể thì ta sẽ thấy năng suất lao động của ngành chế tạo máy tính của Mỹ gấp 6 lần của Việt Nam trong khi đó ngành dệt chỉ gấp 2 lần. Như vậy, giữa chế tạo máy tính và sản xuất vải thì Mĩ có lợi thế tương đối trong việc sản xuất máy tính còn Việt Nam có lợi thế tương đối trong việc sản xuất vải. Theo quy luật của lợi thế so sánh hai quốc gia sẽ cùng có lợi nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất loại sản phẩm mình có lợi thế so sánh hơn sau đó tiến hành trao đổi một phần sản phẩm cho nhau.
Giả sử tỉ lệ trao đổi là 6 máy tính lấy 6 m vải thì Mỹ vẫn có lợi 2 m vải tức là đã tiết kiệm được 1/2 giờ công còn Việt Nam tiết kiệm được 3 giờ công do có lợi 3 máy tính.
Như vậy qua ví dụ trên ta thấy được lợi ích của việc trao đổi sản phẩm giữa các quốc gia thông qua việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Sự chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế để xuất khẩu và nhập khẩu những sản phẩm bất lợi hơn sẽ giúp cho việc sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất nguồn lực của mỗi nước. Bên cạnh đó còn làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia. Vì vậy đây chính là tính tất yếu của việc mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu này.
3. Vai trò hoạt động xuất khẩu chè
3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung
Với xu thế ngày nay, trong sự khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường và nền kinh tế Thế giới đã khẳng định: Một đất nước có được thiên nhiên ưu đãi đến đâu đi nữa, nhưng nếu không hội nhập vào thương mại quốc tế, thì nền kinh tế tự cung tự cấp đó sẽ bị kiệt quệ, yếu kém, không tài nào có thể vực dậy được, không theo kịp được xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc tế và sẽ bị tụt hậu. Vì thế ở Đại hội VI Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức một cách sâu sắc là: Chỉ có mở rộng ngoại thương, hội nhập thương mại quốc tế mới cho phép chúng ta đánh giá đúng khả năng trình độ, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động xuất khẩu chè cũng là sự đóng góp không nhỏ góp phần vào hoạt động xuất khẩu Việt Nam .
- Xuất khẩu chè tạo nguồn vốn không nhỏ cho nhập khẩu thiết bị, công nghệ... phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu chậm phát triển. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải có một số lượng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu, một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:
+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ.
+ Thu từ các hoạt động du lich, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước.
+ Thu từ xuất khẩu.
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay thường phải chịu thiệt thòi, phải chịu các o ép và sẽ phải trả những khoản nợ sau sau này.
Thực tế trong những năm vừa qua xuất khẩu chè của Việt Nam đã mang lại hàng chục triệu USD cho quốc gia. Một phần của lượng tiền này được đầu tư vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phần còn lại được đầu tư tiếp cho quá trình tái sản xuất chè. Bởi vậy, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô, tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. ở một số nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó nguồn vốn từ bên ngoài được coi là nguồn chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
- Xuất khẩu chè thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển. Thực tế trong những năm vừa qua thì số lượng chè sản xuất ra trong nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra còn khoảng 27% sản lượng sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu.
Thứ hai, coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thể hiện:
+ Xuất khẩu chè tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
Chẳng hạn, khi sản xuất chè xuất khẩu phát triển thì nó cần rất nhiều sự hỗ trợ của các ngành khác như : công nghiệp chế tạo máy móc, công nghiệp điện, giao thông vận tải… và nó cũng đỏi hỏi chính sự phát triển của các ngành này
+ Xuất khẩu chè tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm chè, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
+ Xuất khẩu chè tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất chè, tăng thêm về nguồn nguyên liệu cho sản xuất và chế biến, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó.
+ Xuất khẩu chè còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất chè của Việt Nam trên thị trường thế giới. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất chè phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngày nay đối với việc sản xuất những sản phẩm công nghệ cao thì : mỗi một loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ năm. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở một nước và tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau cho thấy tác động ngược trở lại của hoạt động xuất khẩu đối với việc chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện cho chuyên môn hoá sâu. Đối với việc sản xuất chè xuất khẩu ở Việt Nam để được thị trường thế giới chấp nhận thì đòi hỏi cần có một sự chuyên môn hoá không về mặt sản xuất mà còn có chuyên môn hoá về thương mại cho sản phẩm chè.
Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ được sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu chè cũng góp một phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. Đặc biệt là đối với Việt Nam một nước đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Xuất khẩu chè có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân tại các vùng đặc biệt là người lao động ở trung du, miền núi
Những năm gần đây với việc triển khai giao đất và khoán vườn chè cho người lao động theo nghị định 01 - CP của chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam để giải quyết đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích người lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm canh vườn chè để đạt năng suất và chất lượng cao, ở trung du và miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương, sẫn …Với thu nhập lúa nương trung bình 2-3 triệu/ha, còn trồng 1 ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu /ha, sau khi đã trừ đi các chi phí đầu tư ban đầu 1 ha chè thu hoạch được bằng 3-4 lần lúa nương. Nhờ vậy đời sống người làm chè được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân toàn ngành năm 1996 chỉ đạt 250.000 đồng/người/tháng, năm 1997 đã tăng lên 350.000đồng /người /tháng, năm 1998 là 400.000 đồng /người /tháng, năm 1999 đã đạt năm 500.000 đồng /người/ tháng, năm 2000 là 550.000 đồng /người /tháng. Trong sản xuất nông nghiệp thu nhập bình quân năm 1997 đạt 400-500 nghìn đồng / người/tháng, năm 1998 là 500-600 nghìn đồng /người/ tháng, cho đến năm 1999 đã đạt 700-800 nghìn đồng /người/ tháng, năm 2000 đạt 850-900 nghìn đồng/người/tháng. Một số đơn vị sản xuất chè có thu nhập rất cao như :Trần Phú, Nghĩa Lộ, Yên Bái, Phú Sơn, Mộc Châu.
Để tăng thêm thu nhập cải thiện người làm chè, các hộ làm chè đã kết hợp làm kinh tế gia đình theo mô hình VAC gắn liền kinh tế vườn nhà, vườn đồi, đem lại nguồn thu nhập đáng kể góp phần quan trọng để ổn định đời sống nhất là những khi việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp gặp khó khăn. Nhiều gia đình ở Công ty chè Sông Cầu, Phú Sơn, Trần Phú , …đạt mức thu nhập kinh tế gia đình (VAC) từ 18-223 triệu đồng /năm/hộ , đặc biệt là Công ty chè Mộc Châu vùng đặc sản cây mơ, cây mận có giá trị kinh tế cao hàng năm có tới 30-40% số hộ gia đình có thu nhập từ cây mơ, cây mận đạt từ 12-18 triệu đồng/ năm, có gia đình thu nhập đạt 40-50 triệu đồng /năm .Nhờ có thu nhập từ các cây trồng khác và làm kinh tế phụ đã giúp cho cây chè phát triển ổn định, lâu dài và tạo thành một vùng sản xuất hàng hoá lớn. Do sản xuất và kinh doanh có hiệu quả mà đời sống vật chất và văn hoá của người làm chè được nâng lên. Theo báo cáo năm 1999 của Tổng Công ty chè thì có khoảng 30% hộ khá, giàu, 55% số hộ trung bình và số hộ nghèo đói là 15%, cho đến năm 2000 con số này lần lượt là 33% , 60%, 7%. Đây là dấu hiệu tích cực đối với ngành chè và người lao động.
- Xuất khẩu chè là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có mối tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu chè là một loại hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế... Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Xuất khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung dẫn tới sự thay đổi của những loại hàng hoá có thể tiêu dùng được trong nền kinh tế bằng hai cách:
+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số hàng hoá được sản xuất ra.
+ Cho phép một sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất.
+ Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia này không giống nhau.
- Xuất khẩu chè góp một phần tăng GDP, GNP.
Thật vậy, năm 1998 sản lượng chè búp của Việt Nam đạt 53 ngàn tấn, xuất khẩu 33,5 ngàn tấn, thu về 48,9 triệu USD, năm 1999 sản lượng thu được là 56 ngàn tấn, xuất khẩu 31,8 ngàn tấn và thu về 43 triệu USD, năm 2000 xuất khẩu 34,6 ngàn tấn, thu về 48,65 triệu USD, năm 2001 xuất khẩu 35 ngàn tấn và thu về 50 triệu USD
3.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
Ngày nay, xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp, việc xuất khẩu chè đã mang mang lại cho doanh nghiệp sản xuất chè rất nhiều lợi ích cụ thể là:
- Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất chè trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường chè thế giới về giá cả và chất lượng chè. Những yếu tố đó đòi hỏi các doanh nghiệp chè phải hình thành một cơ cấu sản xuất của mình phù hợp với thị trường thế giới. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp tự nâng cao năng lực và trình độ sản xuất của mình để tạo ra những sản phẩm chè có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của từng thị trường.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất chè mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước và nước ngoài, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp chè phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, luôn tìm tòi và đưa ra mô hình sản xuất, chế biến, tổ chức, tiêu thụ sao cho có hiệu quả nhất. Thêm vào đó hoạt động xuất khẩu còn khuyến khích sự phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp chè chẳng hạn như hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, marketing và sự phân phối, sự mở rộng trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu các mặt hàng khác.
- Sản xuất chè xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng, các dây chuyền công nghệ có liên quan đến sản xuất và chế biến chè, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và thu được ngoại tệ để phục vụ cho qua trình tái đầu tư.
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu chè có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài có thể thông qua đối tác tiêu thụ chè của mình mà doanh nghiệp có được những thông tin, nguồn sản phẩm mới, công nghệ mới mà ngay thị trường trong nước đang cần. Thông qua hoạt động xuất khẩu chè mà doanh nghiệp có điều kiện, cơ hội để liên doanh, liên kết hợp tác để sản xuất, tiêu thụ những loại sản phẩm mới ngay tại nước mình hoặc các nước khác.
Ngoài ra việc xuất khẩu đưa mặt hàng chè ra thị trường quốc tế còn giúp ngành chè hiểu, xác định được mình nên chú trọng vào loại chè nào. Cần nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã, bao bì và hạ giá thành cho phù hợp nhất với thị hiếu của thị trường quốc tế nhằm thu được lợi nhuận tối đa.
II. Các hình thức xuất khẩu chè
Với mục tiêu là đa dạng hoá các hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro, từ trước tới nay các doanh nghiệp chè thường lựa chọn các hình thức xuất khẩu chủ yếu là:
1. Xuất khẩu trực tiếp
Kinh doanh xuất khẩu chè trực tiếp là việc xuất khẩu các loại chè do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu những mặt hàng này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của doanh nghiệp mình. Đây là hình thức mà các doanh nghiệp ở Việt Nam thường áp dụng nhất kể từ khi nhà nước cho phép mọi doanh nghiệp đều được tham gia xuất khẩu.
Các bước tiến hành một thương vụ xuất khẩu chè trực tiếp trong trường hợp doanh nghiệp không tự sản xuất ra chè để xuất khẩu.
Ký hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến chè khác trong nước, mua hàng và trả tiền.
Ký hợp đồng xuất khẩu chè với các doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền .
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu chè thường cao hơn các hình thức khác. Doanh nghiệp đứng ra với vai trò là người bán trực tiếp, do đó nếu mặt hàng chè có quy cách, chất lượng, mẫu mã tốt sẽ nâng cao được uy tín cho doanh nghiệp mình trên thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trước hết hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải xuất khẩu phải có vốn khá lớn ứng trước để tự sản xuất, thu mua, chế biến mặt hàng chè xuất khẩu nhất là những hợp đồng có giá trị lớn. Đồng thời loại hình xuất khẩu này lại cũng có những rủi ro lớn như : chè kém chất lượng, sai quy cách phẩm chất, mẫu mã không đạt yêu cầu dẫn tới không xuất khẩu được, đặc biệt là đối với những loại chè mà doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu thì tỷ lệ này rất cao, do công tác kiểm tra chất lượng chè khi thu mua kém, không chu đáo, làm việc thiếu chất lượng… hoặc là kiểm tra bị khiếu lại do thanh toán chậm, do doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn, do thiên tai, mất mùa nên ký hợp đồng song không có hàng để xuất khẩu, hoặc do biến động của tỷ giá hối đoái hoặc do lãi xuất ngân hàng tăng….
2. Xuất khẩu uỷ thác
Trong hình thức xuất khẩu chè uỷ thác doanh nghiệp ngoại thương đóng vai trò là trung gian xuất khẩu làm thay cho các doanh nghiệp sản xuất chè những thủ tục xuất khẩu cần thiết để xuất khẩu chè được hưởng phần trăm(%) theo giá trị lô hàng xuất khẩu. Tỷ lệ phần trăm này là do hai bên tự thoả thuận và ký kết hợp đồng, thông thường là 0,5%giá trị. Hình thức này chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp xuất khẩu một lượng hàng nhỏ hoặc trước kia doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Hình thức xuất khẩu uỷ thác được tiến hành theo các bước sau:
Ký hợp đồng nhận uỷ thác xuất khẩu chè cho doanh nghiệp chế biến trong nước.
Thay mặt ký hợp đồng với phía nước ngoài, làm thủ tục giao hàng và thanh toán tiền.
Về phần tìm kiếm doanh nghiệp nhập khẩu chè ở nước ngoài là do sự thoả thuận giữa doanh nghiệp chế biến chè và doanh nghiệp ngoại thương.
Nhận phí uỷ thác xuất khẩu chè từ doanh nghiệp chế biến trong nước.
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là mức độ rủi ro thấp do không phải chịu trách nhiệm về giá cả tăng hay giảm bất thường, người đứng ra xuất khẩu chè không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Đặc biệt, với tình hình khan hiếm vốn như hiện nay các doanh nghiệp ngoại thương thường áp dụng hình thức này do không cần huy động vốn để mua chè. Tuy nhận tiền ít nhưng nhận tiền nhanh cần ít thủ tục và tương đối tin cậy.
3. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ
Đây là hình thức xuất khẩu chè (thường là để trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu chè theo hình thức này có nhiều ưu đãi như : khả năng thanh toán chắc chắn ( do nhà nước trả cho doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu), giá cả chè nhìn chung có thể chấp nhận được, doanh nghiệp chế biến không phải lo nghĩ về đầu ra cho chè mà mình sản xuất …Trên thực tế hiện nay, thì hình thức này rất ít được áp dụng. Nhà nước chỉ giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nào có khả năng về tài chính, năng lực sản xuất nhất. Thông thường thì Tổng Công ty chè Việt Nam thực hiện hình thức này. Hình thức này còn thực hiện là việc trả nợ cho Nga và các nước Đông Âu, theo chương trình đổi dầu lấy lương với iraq của Liên Hợp Quốc.
III. Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè
Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu chè cũng tương tự như nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh chè trong nưóc, nhưng khác biệt là có yếu tố nước ngoài tham gia và mang tính phức tạp, nhiều rủi ro hơn so với hoạt động mua bán trong nước.
Hoạt động trên thị trường quốc tế, tất cả các doanh nghiệp chè dù đã có nhiều kinh nghiệm hay mới bắt đầu tham gia vào kinh doanh đều phải tuân thủ một cách nghiêm túc những công đoạn của một thương vụ làm ăn thì mới có khả năng tồn tại lâu dài được.
Hoạt động xuất khẩu chè được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu. Mỗi nghiệp vụ này đều phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lần nhau, tranh thủ nắm bắt được những lợi thế nhằm bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao.
Để việc tổ chức xuất khẩu chè được tốt và có hiệu quả thì các doanh nghiệp chè phải nắm được những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất khẩu.
1. Lựa chọn thị trường
Đây là một quá trình hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp không thể hoạt động trên toàn bộ thị trường của quốc gia nào đó mà chỉ có thể hoạt động trên một đoạn hoặc một số đoạn thị trường nào đó, dựa vào việc phân đoạn thị trường trên cơ sở các tiêu thức dùng để phân loại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể hoạt động trên phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu. Việc lựa chọn thị trường xuất khẩu chè đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích tổng hợp nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố vĩ mô, những yếu tố vi mô và khả năng của doanh nghiệp, thường đó là các yếu tố về văn hoá - xã hội, luật pháp, kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ... và các yếu tố thuộc môi trường tài chính. Đây cũng là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian chi phí.
2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu
Sau khi lựa chọn được thị trường phù hợp với doanh nghiệp mình thì doanh nghiệp phải xác định những loại chè nào mà mình định kinh doanh. Trên thực tế, doanh nghiệp có sự lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chè như sau:
- Doanh nghiệp xuất khẩu những loại chè mà mình sản xuất.
- Doanh nghiệp xuất khẩu những loại chè mà thị trường cần.
- Doanh nghiệp sản xuất những loại chè giống như thị trường thế giới không phân biệt sự khác nhau về văn hoá, xã hội, ngôn ngữ, phong tục tập quán... và biên giới quốc gia.
Sản phẩm chè cũng giống như các sản phẩm khác là cũng tồn tại một chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ này là tiến trình phát triển việc tiêu thụ một loại chè cụ thể bao gồm 4 giai đoạn như sau : Thâm nhập – Phát triển – Bão hoà - Thoái trào. Việc xuất khẩu chè đang ở giai đoạn 1 và 2 gặp thuận lợi nhất. Tuy nhiên, có khi sản phẩm chè đã ở giai đoạn 4 nhưng nhờ việc thực hiện các biện pháp xúc tiến tiêu thụ (quảng cáo, cải tiến hệ thống tổ chức tiêu thụ, giảm giá bán, khuyến mãi…) người ta có thể đẩy mạnh được xuất khẩu.
Ngày nay, xu hướng xuất khẩu những loại chè mà thị trường cần và xuất khẩu những loại chè giống nhau ra các thị trường là phổ biến. Còn xuất khẩu những loại chè mà doanh nghiệp sản xuất ra chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực…
Như vậy, việc lựa chọn loại chè xuất khẩu, ngoài yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường thì còn phải phù hợp với khả năng cũng như kinh nghiệm của từng doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu. Điều này đòi hỏi phải có sự phân tích đánh giá cẩn thận những đặc điểm nội tại của doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu đó cũng như dự đoán được cơ hội hay bất lợi khi đưa sản phẩm chè của mình ra thị trường quốc tế. Đồng thời doanh nghiệp cần dự đoán xu hướng biến động của thị trường cũng như cơ hội và thách thức mà mình sẽ gặp phải trên thị trường thế giới.
3. Lựa chọn khách hàng
Sau khi đã lựa chọn được loại chè và thị trường xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường đó thì cần phải lựa chọn các đối tác đang hoạt động trên thị trường đó để thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình. Việc lựa chọn đúng đối tác giao dịch sẽ tránh cho doanh nghiệp sản xuất chè những phiền toái không đáng có, những mất mát, rủi ro dễ gặp phải trong quá trình kinh doanh chè xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Là những người xuất nhập khẩu trực tiếp với bạn hàng kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không phải chia sẻ lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên trong trường hợp thị trường hoàn toàn mới thì cách tốt nhất là phải thông qua các đại lý hoặc các Công ty uỷ thác xuất khẩu, trung tâm giao dịch chè để giảm bớt chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Do vậy, cần phải lựa chọn bạn hàng với những đặc điểm sau:
+ Quen biết, uy tín trong kinh doanh.
+ Có thực lực tài chính.
+ Có thiện chí trong quan hệ làm ăn.
Để có thể tìm hiểu chính xác được bạn hàng làm đối tác, ngoài việc dựa trên những mối quan hệ bạn hàng có sẵn, đã hiểu biết và có uy tín kinh doanh với nhau thì cần phải thông qua các Công ty tư vấn, các sở giao dịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước có quan hệ buôn bán.
Việc lựa chọn bạn hàng có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết để thực hiện thắng lợi các hợp đồng kinh doanh song nó cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người giao dịch
4. Lựa chọn phương thức giao dịch
Phương thức giao dịch là những cách thức mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường thế giới. Những cách thức này quy định thủ tục cần thiết, các điều kiện giao dịch, các thao tác của quan hệ giao dịch kinh doanh. Có nhiều phương thức giao dịch khác nhau. Nhưng phương thức giao dịch phổ biến và được sử dụng nhiều nhất vẫn là phương thức giao dịch trực tiếp không thông qua trung gian. Phương thức giao dịch này cho phép hai bên bàn bạc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau, không phải qua khâu trung gian do đó dễ dàng đi đến thống nhất, không làm mất đi cơ hội kinh doanh của cả hai bên. Xét về mặt hiệu quả thì giảm được chi phí trung gian và do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất và kinh chè. Hơn nữa hình thức này còn tạo điều kiện cho cả người mua và người bán chủ động trong việc sản xuất kinh doanh chè.
Nói chung với những khách hàng khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm của thị trường và khả năng mà doanh nghiệp chè có thể lựa chọn những phương thức giao dịch khác nhau.
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu
Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu chè là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm chè trên thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác.
Có các hình thức đàm phán sau mà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè thường áp dụng:
+ Đàm phán qua thư tín
+ Đàm phán qua điện thoại
+ Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp…
6. Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán tiền
Sau khi đã ký kết hợp đồng, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu chè phải thực hiện hợp đồng mà mình ký kết, tiến hành sắp xếp những việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng... Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi phải tuân thủ luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời phải bảo đảm được quyền lợi quốc gia và uy tín kinh doanh của đơn vị xuất khẩu.
IV. Đặc điểm cung cầu thị trường chè và Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam
1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ chè
Ngoài những đặc điểm của thị trường hàng hoá nói chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm chè có những đặc điểm riêng đó là:
- Tính ổn định và tương đối ít co giãn về mặt cung cầu.
Chúng ta đều biết các sản phẩm chè là loại phục vụ trực tiếp cho nhu cầu cơ bản của đời sống con người, tuy nhiên không phải vì sản phẩm trên thị trường nhiều và rẻ mà người tiêu dùng cần nhiều sản phẩm hơn, mà do những giới hạn về sinh lý nên mỗi người cũng chỉ có thể tiêu thụ mỗi loại với những số lượng nhất định, không phải có nhu cầu tiêu dùng lớn và đắt giá mà người sản xuất muốn cung ngay một số lượng lớn cho thị trường được. Điều này không thể được vì do những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản phẩm chè sản xuất đòi hỏi phải có thời gian, mà thời gian sản xuất lại phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm.
Cho nên xét về khía cạnh cung- cầu của sản phẩm chè cho thị trường tương đối ít co giãn. Để góp phần ổn định và phát triển thị trường sản phẩm chè, đặc điểm này yêu cầu, một mặt phải nghiên cứu được nhu cầu để đẩy mạnh sản xuất, tăng cung, đáp ứng nhu cầu một cách chủ động. Mặt khác, phải chủ động có những giải pháp để điều hoà cung cầu một khi có biến động lớn trên thị trường bằng các giải pháp như bảo hộ, bảo hiểm, dự trữ, tích trữ…
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè có tính thời vụ rõ nét
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ cao, nhất là đối với ngành trồng trọt. Chính vì vậy mà cung và cầu về sản phẩm chè trên thị trường không cân bằng về thời gian và không gian. Thông thường, ngay sau vụ thu hoạch do nhu cầu tiêu dùng để thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo buộc người sản xuất phải bán nông sản ra thị trường không kể giá thị trường cao hay thấp. Hơn nữa, hàng loạt người sản xuất cùng thu hoạch và có cùng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đã làm cho khối lượng cung tại thời điểm đó vượt quá cầu và giá thường giảm nhiều, thậm chí có lúc giảm thấp hơn giá sản xuất. Nhưng vào thời kỳ chè đốn người sản xuất bán ra ít, khối lượng cung nhỏ hơn cầu của xã hội dẫn tới giá thị trường tăng nên. Song cũng không vì thế mà người sản xuất có thể tăng cung ngay để thu nhiều lợi nhuận vì đất trồng vốn đã có giới hạn và cây trồng cũng cần có thời gian sinh trưởng tự nhiên.
Do đặc điểm này mà người sản xuất nông nghiệp không những phải đối phó với sự tác động của điều kiện tự nhiên mà còn phải đối phó các vấn đề khách quan khác xuất phát từ thị trường. Sự biến động một cách tự phát trước biến động bất lợi của thị trường là sự ra đi của lĩnh vực đang sản xuất, tìm nơi đầu tư có lợi hơn, hoặc tăng giảm mạnh diện tích trồng cấy. Cơ chế biến động tự phát của giá cả tạo sự phá hoại lực lượng sản xuất và gây tổn thất cho cả người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm chè. Để hạn chế sự biến động của thị trường sản phẩm chè theo thời vụ thì :
Về phía người sản xuất phải tạo ra được các giống trái vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ để thay đổi động thái cung đáp ứng tốt hơn, kinh tế hơn cho thị trường.
Về người kinh doanh phải biết phát triển công nghiệp chế biến, dự trữ hoặc nhập khẩu để điều hoà cung cầu.
Về phương diện Nhà Nước phải có sự can thiệp để điều hoà cung cầu nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp thiết yếu có tác động đến đời sống dân cư bằng hệ thống chính sách bảo trợ hàng nông sản.
- Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chè cần phải gắn liền với việc khai thác và sử dụng lợi thế so sánh các điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu và những điều kiện sản xuất khác…
Nhu cầu về sản phẩm chè của con người rất đa dạng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, nhưng xét trên góc độ thị trường thì người ta chỉ chấp nhận mức giá tối thiểu hợp lý. Trong khi đó xét về khía cạnh cung, mỗi loại sản phẩm chè chỉ có thể phát triển thích hợp nhất với các điều kiện tự nhiên, cho nên mỗi vùng, mỗi quốc gia chỉ có thể sản xuất và tung ra thị trường những sản phẩm mà họ có ưu thế hay lợi thế so sánh thực sự. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường việc khai thcs lợi thế so sánh đã buộc sản xuất nông nghiệp chỉ có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm chè mà thị trường cần và điều kiện sản xuất cho phép. Bởi vì cây chè là cây trồng chỉ có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm kinh tế trong những môi trường tự nhiên nhất định mà thôi. Chính vì vậy thị trường sản phẩm chè hình thành nguồn cung theo luồng, theo tuyến hay khu vực và có thể phát sinh hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường. Trong khi đó bất kỳ người sản xuất nào cũng muốn đưa ra thị trường những sản phẩm chè mà mình có ưu thế nhất. Bởi vậy, cùng một loại sản phẩm muốn cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, con đường duy nhất là các cơ sở sản xuất phải, các quốc gia phải biết tận dụng lợi thế của mình về đất đai, thời tiết, khí hậu, về lao động, cũng như phải biết ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm là điều đảm bảo cho sự thành công trên thị trường.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè cũng như thị trường sản phẩm nông nghiệp nói chung là một thị trường bị chia cắt do hàng rào thuế quan và chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước.
Trên thị trường tiêu thụ sản phẩm chè cũng như nhiều nông sản khác trên thế giới do nhiều yếu tố về kinh tế và chính trị chi phối, nhiều nước đã đưa ra một hệ thống chính sách bảo hộ mậu dịch khắt khe đối với loại nông sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của người nông dân với Chính phủ. Đặc biệt đối với nhiều nước phát triển họ dùng con bài nông phẩm như là một thứ vũ khí lợi hại để khuất phục các nước lạc hậu. Do chính sách này đẫ làm cho khả năng mở rộng thị trường của các nước đang phát triển vào các nước phát triển là hết sức khó khăn và cuộc đấu tranh giữa quan điểm mậu dịch tự do và bảo hộ mậu dịch trên thị trường sản phẩm nông nghiệp thế giới là cực kỳ gay gắt.
2. Cung cầu thị trường chè
2.1. Cung về sản phẩm chè
Cung về sản phẩm chè là số lượng sản phẩm chè mà ngành chè có khả năng và sẵn sàng cung cấp ra thị trường ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Cung về sản phẩm chè có thể do hai nguồn chủ yếu : hoặc do sản xuất chè trong nước hoặc nhập từ nước ngoài. Tuỳ theo điều kiện của từng nước mà tỷ trọng của những sản phẩm chè lưu thông trên thị trường do nguồn nào chiếm bao nhiêu là không giống nhau. Việc xác định số lượng cung dựa vào diễn biến tình hình của thị trường và số liệu thống kê hằng năm về diện tích, năng suất, và sản lượng hàng hoá hàng năm của ngành chè. Theo tính toán của hiệp hội chè thì hiện nay Việt Nam đã có không 100 nghìn ha trồng chè, hàng năm cho khoảng hơn 70 nghìn tấn/năm. Nếu như đến 2010 mở rộng đến 130 nghìn ha thì lượng cung sẽ thừa cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đương nhiên khối lượng sản phẩm chè hàng hoá lại phụ thuộc vào bộ phận sản phẩm chè được dùng để tiêu thụ nội bộ trong tổng sản phẩm chè được sản xuất ra, cho nên tiết kiệm và tiêu dùng hợp lý bộ phận sản phẩm chè tiêu dùng nội bộ là biện pháp quan trọng bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất chè để tăng khối lượng sản phẩm chè cung ứng ra thị trường.
Khả năng cung thực tế của sản lượng chè hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau :
- Giá cả sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường:
Trong đại đa số trường hợp, giá cả đóng vai trò là tham số điều chỉnh quan hệ cung cầu và theo đó điều chỉnh dung lượng và nhịp độ tiêu thụ của thị trường .
- Giá cả của sản phẩm cạnh tranh : Sự xuất hiện các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế, và giá cả của chúng sẽ ảnh tới lượng cung của sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường .
- Giá cả các yếu tố đầu vào .
- Trình độ chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra vốn, công nghệ cũng ảnh hưởng tới cung sản phẩm chè hàng hoá trên thị trường. Sự phát triển của công nghệ chế biến và mức độ tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật chế biến tiên tiến trên thế giới đã tạo ra những giá trị sử dụng mới, chất lượng cao hơn, tạo ra những quan hệ mới trong cung – cầu, kích thích mở rộng và phát triển thị trường .
- Các nhân tố về cơ chế, chính sách lưu thông sản phẩm chè của chính phủ trong từng thời kỳ và hiệu lực của chúng.
- Môi trường tự nhiên mà trước hết là đất đai và khí hậu.
2.2. Cầu về sản phẩm chè
Nhu cầu về sản phẩm chè của xã hội có rất nhiều loại khác nhau. Đó là nhu cầu chè cho tiêu dùng trong nước và nhu cầu chè xuất khẩu.
Về phương diện kinh tế mà xét chúng ta thấy có hai loại nhu cầu sau :
Một là nhu cầu tự nhiên mà thực chất là nhu cầu về sản phẩm chè của dân cư tính theo số lượng dân số. Đây là phương diện mà các nhà chính sách cần tính tới nhằm thiết lập giải pháp để cân bằng cung cầu trong phát triển .
Hai là nhu cầu kinh tế, được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán, hay là cầu về sản phẩm chè mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Xét về phương diện kinh tế của các nhà kinh doanh thì đây mới là điều đáng chú ý.
Cầu về sản phẩm chè cũng có những nhân tố tác động sau :
- Trước hết là giá cả sản phẩm chè trên thị trường, chủng loại và chất lượng sản phẩm chè. Trong trường hợp giả định các yếu tố khác không đổi thì khi giá cả tăng sẽ làm lượng cầu giảm và ngược lại.
- Mức thu nhập của người tiêu dùng :
Sức mua hay nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng là yếu tố quyết định qui mô và dung lượng thị trường và ở mức độ nhất định đóng vai trò điều tiết sản xuất .
- Giá cả của những hàng hoá có liên quan, đặc biệt là những sản phẩm có khả năng thay thế như : cà phê, nước giải khát, nước khoáng …
- Các yếu tố thuộc về khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng đối với từng sản phẩm chè hàng hoá.
- Các kỳ vọng của người tiêu dùng:
Cầu sẽ thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng (sự mong đợi ) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng giá cả của sản phẩm hàng hoá sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại về sản phẩm của họ sẽ giảm xuống và ngược lại .
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu chè
Thị trường tiêu thụ chè là nơi diễn ra hoạt động mua bán nông sản phẩm, là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Cho nên hoạt động xuất khẩu chè chịu ảnh hưởng của cả các nhân tố trong giai đoạn sản xuất và các nhân tố trong giai đoạn lưu thông, tiêu dùng. Tác động đến hoạt động xuất khẩu chè có nhiều nhân tố khác nhau. Đứng trên góc độ doanh nghiệp chúng ta có thể phân loại các nhân tố theo hai nhóm cơ bản sau :
3.1. Nhóm nhân tố bên trong
* Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính :
Trong kinh doanh nếu không có vốn thì doanh nghiệp sẽ không làm được gì ngay cả khi đã có cơ hội kinh doanh. Có vốn giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách dễ dàng hơn, có điều kiện tận dụng các cơ hội để thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Đặc biệt, mặt hàng chè là mặt hàng nông sản, nếu Công ty có vốn lớn sẽ có điều kiện để mua hàng tại thời điểm có lợi nhất với giá rẻ nhất và sẽ xuất bán khi nhu cầu của khách hàng tăng lên .
Sự trường vốn cũng tạo ra khả năng nắm bắt thông tin nhanh chóng hơn, chính xác hơn do có điều kiện sử dụng các thông tin hiện đại. Ngoài ra, nó còn cho phép Công ty thực hiện các công cụ maketing quốc tế trên thị trường về giá cả, cách thức phân phối, hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng, do vậy mà tạo điều kiện xuất khẩu được nhiều hơn .
* Nhân tố con người :
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong các doanh nghiệp kinh doanh ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Xét về tiềm lực doanh nghiệp thì con người là vốn quý nhất đánh giá sức mạnh của Công ty đó như thế nào.Trong hoạt động xuất nhập khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng đến công tác giao dịch kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng nếu thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhẹn, trình độ chuyên môn cao và lại có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao, hoạt động xuất khẩu cũng sẽ được tiến hành một cách liên tục và suôn sẻ. Nếu các yếu tố trên không được đáp ứng thì mọi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp có tốt thế nào đi chăng nữa cũng bị đổ bể và sẽ gây ra những đổ vỡ lớn cho doanh nghiệp đó
* Nhân tố bộ máy quản lý, tổ chức điều hành.
Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý con người là rất quan trọng, một hệ thống tổ chức quản lý hợp lý sẽ giúp các nhà lãnh đạo sử dụng tốt hơn nguồn lực của Công ty. Nếu một bộ máy quản lý cồng kềnh, bất hợp lý sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, chi phí cho quản lý lớn làm giảm lợi nhuận .
Căn cứ trên tình hình thực tế hiện nay, các doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng có xu hướng giảm bớt các bộ phận không cần thiết, gộp những phòng có chức năng như nhau vào, giảm thiểu những khâu chi phí trong giao dịch. Tóm lại, việc tổ chức bộ máy hành chính là một yếu tố không kém quan trọng góp phần thúc đẩy hay hạn chế việc kinh doanh nói chung của doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu nói riêng.
* Tiềm năng và lợi thế bên trong của doanh nghiệp .
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chè đã lâu thì bao giờ cũng có những lợi thế nhất định so với những doanh nghiệp mới hoặc bắt đầu tham gia vào thị trường chè, đó là:
- Về mặt kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh chè, thông qua những bài học mà họ có thể đã trải qua.
- Số lượng khách hàng mà họ đã có quan hệ từ trước tới nay, các doanh nghiệp này chỉ việc duy trì những khách hàng cũ và mở rộng những khách hàng mới.
- Hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ chi phối thị trường
- Có thể có những ưu tiên từ phía Nhà nước.
3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
Bất kỳ một hình thức kinh doanh nào cũng đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh từ hai hướng tích cực và tiêu cực. Đối với hoạt động xuất khẩu thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh là mạnh mẽ hơn, bởi vì có các yếu tố quốc tế tác động vào. Nhóm nhân tố bên ngoài này có thể kể đến là :
* Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô.
Trong lĩnh vực xuất khẩu những công cụ, chính sách chủ yếu thường được sử dụng điều tiết hoạt động này là :
- Thuế quan.
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu làm tăng tương đối mức giá cả hàng xuất khẩu so với mức giá quốc tế nên đem lại bất lợi cho sản xuất kinh doanh trong nước .
Nhìn chung, công cụ này chỉ được áp dụng đối với một số ít mặt hàng xuất khẩu bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đối với mặt hàng chè việc đánh thuế vào từng mặt hàng là khá ưu đãi .
- Giấy phép xuất khẩu .
Mục đích của chính phủ khi sử dụng giấy phép xuất khẩu là nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hơn và thông qua đó điều chỉnh loại hàng hoá xuất khẩu. Hơn thế nữa có thể bảo vệ tài nguyên cũng như điều chỉnh cán cân thanh toán.
Giấy phép xuất khẩu được quyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia và thời gian nhất định.
Bên cạnh việc thi hành các biện pháp quản lý hàng xuất khẩu như kể trên, các quốc gia còn áp dụng một số biện pháp phi thuế quan khác như : đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, các thông số kỹ thuật quy định cho hàng xuất khẩu .
- Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu.
Một chính sách hối đoái thích hợp thuận lợi cho xuất khẩu chính là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định và ở mức thấp. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức giá tương quan với chi phí và giá trong nước .
- Trợ cấp xuất khẩu cũng là một biện pháp có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu đối với mặt hàng khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này được áp dụng vì khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì rủi ro cao hơn thị trường trong nước. Việc trợ cấp thường được thể hiện dưới các hình thức sau : Trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu …
* Các quan hệ kinh tế quốc tế
Khi xuất khẩu hàng hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác, người xuất khẩu phải đối mặt với hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các hàng rào chặt chẽ hay lỏng lẻo phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.
Xét về phương diện doanh nghiệp, các quan hệ kinh tế quốc tế có ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu chè. Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu có thực hiện được hay không đồng thời cũng quyết định các hình thức, yêu cầu với hoạt động xuất khẩu. Thật vậy, ứng với mỗi loại thị trường, khách hàng ở đó cũng có những đặc điểm tiêu thụ khác nhau, họ cũng có những yêu cầu khác nhau đối với từng loại sản phẩm và cách thức mua bán. Mặt khác ta cũng thấy : Việc xuất khẩu chè phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới. Bởi Việt Nam là nước đang phát triển, tiếng nói chưa có trọng lượng, hơn nữa lượng chè xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 2-3 % tổng sản lượng chè thế giới thì chỉ có cách chấp nhận giá mà thôi .
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, nhiều liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế cũng được ký kết với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và toàn thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào liên minh và các hiệp định thương mại ấy sẽ là một tác nhân tích cực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở một quốc gia.
Tóm lại, có được các mối quan hệ quốc tế mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia, trong đó có doanh nghiệp.
* Các yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị, và pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán quốc tế. Công ty cần phải tuân thủ các quy định của chính phủ liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế hiện hành. Như :
- Các quy định của chính phủ Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu.
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia .
- Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn.
Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu .
* Những nhân tố thuộc về công nghệ chế biến chè .
Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ có tác dụng làm tăng hiệu quả của công tác này. Các thành tựu khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao và mẫu mã đa dạng hơn. Điều này thấy rõ nhất là nhờ sự phát triển của bưu chính, viễn thông, tin học mà các đơn vị ngoại thương có thể đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác qua điện thoại, điện tín …giảm chi phí đi lại.
Bên cạnh đó, khoa học công nghệ còn có tác động vào các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng… Đó cũng là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu .
Để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường thế giới thì công nghệ là yếu tố không thể thiếu được. Công nghệ trồng trọt, thu hái, chế biến hiện đại sẽ làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của chè. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chè phát triển sẽ làm gia tăng các sản phẩm xuất khẩu tinh thay thế hoàn toàn chiến lược xuất khẩu chè thô. Tăng xuất khẩu tinh vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động .
* Nhân tố thuộc về nguồn sản lượng chè
Phát triển thị trường chè xuất khẩu phải gắn liền với khả năng đảm bảo nguồn chè xuất khẩu ổn định đó là điều kiện cần và đủ để tồn tại và phát triển nguồn cung cấp chè ở nước ta. Nguồn cung cấp chè phải đủ lớn và ổn định cho nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu nguồn sản lượng cung cấp không ổn định sẽ làm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc thu gom hàng xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng chè phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường.
ở Việt Nam hiện nay, tiềm năng chè là rất lớn. Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng ở các tỉnh Trung Du và miền núi. Sản xuất đang ngày càng đóng vai trò quan trọng cải thiện đời sống nhân dân vùng trồng chè, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, phát triển kinh tế trung du và miền núi .
4. Khái quát thị trường chè thế giới
4.1. Sản lượng chè trên thế giới
Sản lượng chè thế giới trong những năm gần đây tăng giảm không ổn định, năm 1994 đạt 2.373, 2 nghìn tấn, năm 1995 chỉ đạt 2.257,5 nghìn tấn giảm 15,7 nghìn tấn so với năm 1994, năm 1996 đạt 2.347,9 nghìn tấn, tăng 90,4 nghìn tấn so với năm 1995, năm 1997 tăng lên 2.726,9 nghìn tấn. Đến năm 1999 sản lượng đạt tới 2.893,84 nghìn tấn .
Nhìn vào bảng 1 dưới đây ta thấy cây chè có vùng sản xuất tương đối rộng trên thế với khoảng 30 nước trồng chè. Các nước trồng chè chính có sản lượng bình quân qua các năm là ấn Độ (trên 800.000 tấn), Trung Quốc (trên 600.000 tấn), Srilanca (trên 270.000 tấn), Kênya (250.000 tấn), Indônêsia (140.000 tấn).
Bảng 1 : Sản lượng chè thế giới 1996-2001 ( 1000 tấn)
Tên nước
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Thổ Nhĩ Kỳ
114,540
155,517
185,405
190
187
199
Azerbaijan
2,7
1,8
0,9
0,6
0,8
1,1
Georgia
8
10
12,5
15,3
15,8
13
Đông âu
125,24
167,317
198,805
205,9
203,6
213,1
Brundi
5,728
4,189
6,668
6,865
7
7,5
Cameron
3,581
4,189
3,937
6,865
4,1
4,9
Ethiopia
2,6
3,8
3,806
2,692
3
2,7
Kenya
257,162
220,722
294,165
248,708
250
243,65
Malawi
38,312
43,930
40,360
38,400
39,26
38,756
Mauritius
2,4961
1,787
1,488
1,473
1,5
1,395
Mozamibiquie
1,5
1,6
2
2,8
2,6
2
Ruwanda
9
13,228
14,875
11,980
12
13,65
Nam Phi
9,062
8,207
10,250
10,5
9,56
9,251
Tazania
19,768
22,475
24,333
23,49
24,1
21,96
Uganda
17,418
21,075
26,422
24,670
23
24,89
Zaida
3
2,5
2
1
1,8
1,3
Zimbabwe
16,822
17,098
17,754
20,388
21
19
Châu phi
368,499
364,800
448,058
397,697
398,82
390,952
Argentina
43
55
53
51
54
53,56
Brazin
4,2
4
3,8
4
3
5
Ecuado
2
2
2
2
2,5
2,62
Peru
2
2
2
2
2
2,1
Nam Mỹ
51,2
63
60,8
59
61,5
63,28
Banngladesh
53,406
53,495
56,2
44,2
47
46
ấn Độ
780,008
810,613
870,405
805,612
810,45
820,72
Trung Quốc
593,368
613,366
620
680
670
678,5
Indonesia
166,256
131,006
116,120
154
146
139
Iran
58
60
65
68
67
64
Nhật Bản
88,709
91,211
82,600
88,5
89,32
84,79
Malaysia
6,141
6,132
5,645
5,807
5
6,2
Nepan
3,8
3,98
4,424
4.42
3,9
3,4
Srilanca
258,969
277,428
280,056
283,761
288,32
276,45
Đài Loan
23,131
23,505
22
22
25
23
Việt Nam
45
53
61
66,38
64
67
Châu á
2.076,806
2.123,736
2.233,45
2.222,68
2211,99
2209,06
Ecuado
1,2
1,5
1,5
1,5
2
1,4
Papua New Guinea
7
6,5
6,523
7,061
7,23
6,98
Châu Đại dương
8,2
8
8,023
8,561
8,83
8,38
Toàn thế giới
2.347,895
2.726,921
2.949,136
2.893,838
2886,99
2884,772
Nguồn: Báo cáo của Hiệp Hội Chè Việt Nam
Nếu tính tỷ lệ % sản lượng bình quân từ năm 1996-2001 (Bảng 1) thì Đông Âu chiếm 6,5%, Châu Phi chiếm 13,9%, khu vực Nam Mỹ chiếm 2,1%, đứng đầu là Châu á chiếm 77 %. Trong đó có bốn nước sản xuất chè lớn đó là ấn Độ, Trung quốc, Srilanca và Indonesia đã chiếm tới 86,18% của Châu á và chiếm 66,37% tổng sản lượng của toàn thế giới. Việt Nam chỉ chiếm 2,72 % của Châu á. Từ năm 1963-1995 diện tích chè thế giới tăng 95% còn sản lượng tăng 156,5% (hơn 2,5 lần ). Như vậy cứ sau mỗi chu kỳ 20 năm thì sản lượng chè thế giới tăng gấp 2 lần. Năm 1950 sản lượng chè là 613,6 ngàn tấn, năm 1970 là 1196,1 ngàn tấn, năm 1990 là 2522 ngàn tấn.
4.2. Về xuất khẩu chè của các nước trên thế giới
Trong vòng 10 năm kể từ năm 1900- 2001 hơn 43% sản lượng chè các nước sản xuất dành cho xuất khẩu (28 nước trong tổng số 30 nước sản xuất chè đều giành cho xuất khẩu ), theo số liệu thống kê của Hiệp hội chè Thế giới thì Châu á chiếm tới 67 % sản lượng chè xuất khẩu của thế giới. Nhìn chung trong những năm gần đây ấn độ, Srilanca, trung quốc và Kenya luôn là những nước dẫn đầu về sản lượng.
Tỷ lệ % bình quân xuất khẩu của các nước lớn qua các năm từ 1996-2001 như Trung Quốc chiếm 16,77%, ấn độ chiếm 15,7%, Srilanca chiếm 20,49% của toàn thế giới. Trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm được 1,4% và nếu so với sản lượng sản xuất ra thì lượng chè xuất khẩu chiếm bình quân được 27%. Riêng ở Châu Phi thì có Kenya chiếm 18,92%, năm 1999 vừa qua thì Mỹ đã nhập của Kenya là 79.650 tấn, Pakixtan mua 65.729 tấn và Ai Cập mua 47.449 tấn.
Bảng 2 : Xuất khẩu chè thế giới trong giai đoạn 1995 – 2001
Đơn vị tính : 1000 tấn
Tên nước
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Brundi
5,6
5,8
6
7
4,4
5,4
5,8
Cameron
2,5
5,8
3,2
4,2
4
3,7
3,5
Kenya
166,5
188,4
183
237,5
244
198,4
263
Malawi
35,3
35,2
38,7
32,6
36,7
49
41
Mauritius
5,5
4,4
4
2,9
1,4
0,4
0,2
Mozamibiquie
0,6
0,3
0,5
0,4
0,5
0,5
0,5
Ruwanda
13
7
5
3
4
5
5
Tazania
17,8
19,3
18,6
20,5
18,4
19
22,2
Uganda
7,8
10,2
11
10,7
15
18,2
23,4
Zaire
1,5
2,4
1,5
2
2
2
2
Zimbabwe
6,1
8
9,7
9,2
11,6
11
10,8
Toàn Châu Phi
262,2
286,8
281,2
330
342
322,6
377,4
Argentina
36,5
43,5
43,2
41,1
41,3
56,4
59
Brazin
8,2
8,3
8,4
7,2
3,9
3,4
3,2
Ecuado
1,5
1,5
1,5
1,1
1,2
1,2
1,2
Peru
0,2
0,4
0,2
0,1
0,1
0,1
0,1
Nam Mỹ
46,4
53,7
53,3
49,5
46,5
61,1
63,5
ấn Độ
173,4
174
149,5
164
160
203
205,6
Banngladesh
27,2
32
23,6
25,4
26
25
22,2
Srilanca
177,8
210
224,2
235
233,5
257,3
265,3
Indonesia
121
124
85
79
101,5
66,8
70
Trung Quốc
175,5
201,5
180
166,6
169,7
202,4
217
Đài Loan
5,2
5
4,5
3,2
3,5
3
2,5
Iran
1
1,7
1
1,6
1,7
2,5
1,6
Nhật Bản
0,3
0,3
0,3
0,5
0,5
0,6
0,8
Malaysia
0,3
0,3
0,4
0,3
0,5
0,6
0,6
Thổ Nhĩ Kỳ
5
39,6
5,2
2,3
4
19
4,5
Việt Nam
21
17,5
32,4
33,5
31,8
34,6
35,8
Toàn Châu á
704,2
809,4
706,1
711,4
732,7
812,8
823,9
Papua
5,6
6,4
6,3
5,8
6,3
5
5
New Guinea
0,8
1
1,5
1,7
1,8
2
1,8
Toàn thế giới
1019,2
1157,3
1048,4
1098,4
1129,3
1193,5
1271,6
Nguồn: Báo cáo của Hiệp Hội Chè Việt Nam
- Nhập khẩu chè thế giới trong những năm gần đây theo FAO có hai khu vực : Khu vực các nước phát triển nhập khẩu chè hàng năm chiếm cao hơn các nước đang phát triển. Các nước phát triển nhập khẩu nhiều chè là : các nước thuộc SNG, Mỹ , Nhật, Anh… các nước đang phát triển nhập nhiều chè là : Iran, Iraq, Pakistan, Ai Cập, Ma rốc…
4.3. Tiêu thụ chè trên thế giới
Tổng sản lượng chè đem tiêu thụ trên thế giới những năm 1994 –1996 đạt 1909,5 nghìn tấn mỗi năm, trong đó các nước đang phát triển tiêu thụ 549,1 nghìn tấn mỗi năm .
Thị trường chè thế giới tương đối tự do, các nước phát triển như Anh, Mỹ, Hà Lan không đánh thuế nhập khẩu, ngược lại các nước đang phát triển như ấn Độ, Pakistan lại đánh thuế nhập khẩu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ chè.
Theo cam kết của hiệp định nông nghiệp Urugoay, các nước đang phát triển sẽ giảm 24% thuế trong 10 năm (từ 1995-2005). Việc giảm thuế sẽ giảm giá chè cho người tiêu dùng sẽ dẫn đến tăng hơn nữa nhu cầu nhập khẩu. Các dự báo cho thấy nhập khẩu chè đen tăng 8%/năm, các nước đang phát triển, sẽ chiếm 51% tổng số tăng .
Theo dự báo của tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO), triển vọng sản xuất và mức tiêu thụ chè thế giới sẽ tăng đáng kể từ nay đến năm 2005, khu vực các nước đang phát triển do giảm thuế (24%) sẽ tăng mức tiêu thụ năm 2005 nên khoảng 265.000 tấn (37% /năm), trong đó Pakistan nhập khẩu từ 115.000 tấn (1997) lên 145.000 tấn (2005) đứng hàng đầu thế giới, tiếp theo là Ai Cập (104.000 tấn), các nước Trung Đông (279.000 tấn) vào năm 2005, xuất khẩu chè hàng năm sẽ tăng khoảng 2,9%, diện tích trồng chè cũng sẽ tăng. Việc tái canh tác sẽ tăng 1-2% so với mức 0,5% năm 2001.
Người tiêu dùng càng đòi hỏi chất lượng chè cao hơn. Trong khi đó chi phí cho sản phẩm chè (phân bón, thuốc trừ sâu , thiết bị …) lại tăng lên, dẫn tới giá thành sản phẩm có nơi cao hơn giá bán. Điều đó buộc nhà sản xuất bằng mọi cách phải nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo ra nhiều chủng loại chè để cạnh tranh với các loại đồ uống khác.
4.4. Giá chè thế giới
Nhìn chung giá chè thế giới trong những năm gần đây tương đối ổn định khoảng 1900 USD/ Tấn. Giá chè Thế giới được hình thành từ thị trường đấu giá Luân Đôn. Giá chè từ trước nay cao nhất vào năm 97-98 đạt 1980USD/ Tấn. Các nước có khả năng chi phối giá chè đó là : ấn Độ, Srilanca, Trung quốc, Anh. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam cùng một loại với các nước khác thì thấp hơn khoảng 10%, thậm chí có năm còn thấp hơn khoảng 20%. Sở dĩ giá xuất khẩu chè thấp như vậy là do sản phẩm chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng sơ chế, bán thành phẩm, chất lượng trung bình, có khi sản phẩm chè lại còn phải đi qua các khâu trung gian. Nhưng trong các năm gần đây thì khoảng cách này có phần được rút ngắn.
bảng 3 : Giá chè xuất khẩu thế giới
Đơn vị tính : USD/ Tấn
Năm
Giá chè xuất khẩu của TG
Giá XK Việt Nam
So sánh VN/ TG
(%)
1995
1.697
1.314
77,4
1996
1.620
1.450
89,5
1997
1.980
1.480
74,7
1998
1.975
1.480
74,6
1999
1.950
1.520
77,9
2000
1.910
1.520
79,2
2001
1.925
1.700
88,3
Nguồn: Bộ thương mại
Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển các mặt hàng nông thổ sản hơn các nước khác, chúng ta có điều kiện thích hợp về khí hậu, thổ nhưỡng, có nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp và thị trường tiêu thụ tiềm tàng trong và ngoài nước.
Chương II
Thức trạng sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam
I. Khái quát về tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của tổng công ty chè việt nam :
1. Sản xuất chè :
Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên liệu chè búp tươi đối với kết quả sản xuất kinh doanh của ngành chè, Tổng Công ty luôn tập trung chỉ đạo điều hành khâu sản xuất nông nghiệp đối với các đơn vị trồng, sản xuất chè. Ngay từ cuối vụ chè năm 2000 hầu hết các vườn chè đã được đầu tư chăm sóc qua vụ đông đúng yêu cầu kỹ thuật. Một số đơn vị đã triển khai đào rãnh thoát nước theo kỹ thuật của ấn Độ nhằm chống úng cho vườn chè trong mùa mưa và chống mòn cho đất.
Nhờ thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp nên năng suất chè đã đạt mức bình quân 6,79 tấn /ha. Nhiều đơn vị có năng suất bình quân 10 tấn /ha như : Mộc Châu, Trần Phú, Thanh Niên, Phú Sơn .
1.1. Về giống chè :
Có nhiều giống chè hiện nay đang được trồng nhưng chủ yếu là giống chè trung du( chiếm 59% diện tích) được trồng chủ yếu ở các vùng núi thấp và trung du. Giống chè Shan (chiếm27,3) trồng phổ biến ở các vùng núi và vùng cao (trên 500m so với mực nước biển). Gần đây nước ta có nhập một số giồng chè của nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản) như Bát tiên, Văn xương, Ngọc thuý, Kim Huyên, Yabukita… có chất lượng cao, ở Lâm Đồng đã có 70 ha giống mới, phía bắc có 42 ha giống mới bao gồm các giống có chất lượng cao hương thơm đặc biệt. Tập đoàn giống tuy có nhiều nhưng sản xuất đại trà phần lớn vẫn là giống địa phương, chỉ có khoảng 10% giống mới và giống đã qua chọn lọc như : PH1, TB11-TB14, LDP1, LDP2.
1.2. Về canh tác :
Đầu tư cho trồng và chăm sóc đều thấp so với yêu cầu: 6-7 triệu đồng /ha(bằng 40%) cho trồng chè và 3-3,5 triệu đồng/ha (80%) cho chăm sóc. Quy trình chưa được thực hiện nghiêm túc về mặt kỹ thuật canh tác, chưa thâm canh ngay từ đầu: bón phân chưa đủ, mật độ cây trồng trên 1 ha thấp do không có vốn trồng, vườn chè rất ít cây có bóng mát, chưa có hệ thống tưới và tiêu hoàn chỉnh, tình trạng phun thuốc trừ sâu không đúng liều lượng và chủng loại rất tràn lan. Tất cả những yếu tố này đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè.
1.3. Về chế biến chè :
Cả nước có khoảng 75 cơ sở chế biến công nghiệp, với tổng công suất 1.191 tấn tươi/ ngày (Chế biến trên 60% sản lượng búp tươi hiện có) và chủ yếu là chế biến chè xuất khẩu (858 tấn/ ngày). Trong số các cơ sở chế biến trên thì Tổng Công ty chè quản lý 28 cơ sở với tổng công suất 598 tấn tươi/ ngày. Hiện nay Tổng Công ty tập trung chỉ đạo tu sửa hoàn chỉnh thiết bị do đó sản lượng sản phẩm tăng đáng kể. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm vẫn chưa cao do chất lượng nguyên liệu xấu, mặt khác do thiết bị công nghệ. Đây là mặt yếu cần phải có chiến lược, giải pháp và biện pháp cấp bách kiên quyết nhằm nâng cao chất lượng để giữ vững thị trường tiêu thụ.
* Chế biến chè đen xuất khẩu:
Chế biến theo công nghệ Orthodox và CTC, thiết bị Orthodox nhập từ Liên Xô cũ vào những năm 1957- 1977 đến nay đều đã cũ, sửa chữa và thay thế bằng các phụ tùng trong nước nhiều lần, tuy vẫn đang hoạt động song đã bộc lộ những nhược điểm ở các khâu; lên men, sấy, hút bụi phòng sàng... nên đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong năm 1998 đã nhập được 4 dây chuyền thiết bị đồng bộ hiện đại của ấn Độ chế biến chè đen Orthodox.
Những năm 1980 nhập của ấn Độ gồm 6 dây chuyền thiết bị chế biến chè đen theo công nghệ CTC nhưng nhìn chung sản xuất vẫn không đạt hiệu quả cao thiết bị nhập thiếu đồng bộ nên tiêu hao nguyên liệu và năng lượng. Năm 1996 nhập 2 dây chuyền công nghệ song đôi của ấn Độ khá hiện đại nhưng mới chỉ có dây chuyền ở Long Phú là hoạt động. Năm 1997 liên doanh chè Phú Bền nhập 3 dây chuyền CTC của ấn Độ ở Phú Thọ với tổng công suất 60 tấn/ngày và năm 1998 nhập thêm dây chuyền ở Hạ Hoà với tổng công suất 30 tấn/ngày, những dây chuyền này đồng bộ đều hoạt động tốt.
* Chế biến chè xanh:
Chè xanh nội tiêu chủ yếu được chế biến theo phương pháp cổ truyền và một phần theo công nghệ Đài Loan, Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất chè xanh nội tiêu chủ yếu được trang bị thiết bị Trung Quốc quy mô 8 tấn tươi/ngày trở xuống và nhiều nhỏ nhất là các cơ sở chế biến thủ công của các hộ gia đình đã đáp ứng được về mặt số lượng tiêu dùng của nhân dân, nhưng nhìn chung là chất lượng không cao.
Mấy năm gần đây bằng các liên doanh hợp tác với nước ngoài Tổng Công ty chè Việt Nam đã có được các dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến chè xanh của Nhật Bản (Tại Công ty chè Sông Cầu, Mộc Châu), của Đài Loan (Công ty chè Mộc Châu) chủ yếu xuất sang các thị trường này. Qua thời gian sử dụng cho thấy loại thiết bị này có công suất loại vừa, công nghệ hiện đại, sản lượng đạt chất lượng khá tốt, giá bán khá cao, sản phẩm vừa để xuất khẩu vừa để tiêu thụ nội địa, đặc biệt là công nghệ chế biến chè xanh Đài Loan đã cho sản phẩm bán với giá 80.000đ/kg được người tiêu dùng trong nước chấp nhận.
2. Tình hình xuất khẩu chè của Tổng Công ty
2.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu chè của Tổng Công ty
2.1.1. Nghiên cứu thị trường
Đối với Tổng Công ty chè Việt Nam, từ năm 1990 trở về trước, Công ty là một doanh nghiệp nhà nước bằng hình thức xuất khẩu theo nghị định thư tín, hàng đổi hàng ... do vậy mà công tác tìm kiếm thị trường cho xuất khẩu không phải yêu cầu bức thiết đặt ra cho Tổng Công ty.
Sau năm 1991 đến năm 1995, Tổng Công ty cũng hầu như thực hiện các hợp đồng xuất khẩu để trả nợ. Từ năm 1996 đến nay, khi đã thực sự tự làm chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề mở rộng và phát triển thị trường luôn đặt lên hàng đầu đối với Tổng Công ty. Một mặt, Tổng Công ty vẫn tiếp tục giữ quan hệ buôn bán với các khách hàng cũ ngoài ra thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam thông qua các nước bạn, các văn phòng đại diện của Tổng Công ty tại các nước, như : Nga, Anh … Tổng Công ty còn tìm hiểu thêm các đầu mối và các khách hàng mới có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Sau đó gửi mẫu hàng đến những địa chỉ mới kèm theo những lời giới thiệu về Tổng Công ty với những ưu thế của mình để khách hàng biết đến Tổng Công ty và đặt quan hệ buôn bán .
Ngoài ra để giới thiệu về hoạt động của mình Tổng Công ty còn tiến hành việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc triển lãm quốc tế tổ chức tại Việt Nam thực hiện chào hàng đến các bạn hàng khi có nguồn hàng hoặc mặt hàng mới …
2.1.2. Công tác tạo nguồn hàng
Trên thực tế hoạt động tạo nguồn cho Tổng Công ty không phức tạp, đối với Tổng Công ty chè Việt Nam, có trụ sở đặt tại Hà Nội trong khi đó hầu hết các nguồn chè phân bố rải rác ở khắp các tỉnh trong cả nước (chủ yếu phía Bắc, miền Trung, Lâm Đồng). Do vậy, để có nguồn hàng xuất khẩu, cán bộ của phòng ban kinh doanh - xuất nhập khẩu có thể xuống trực tiếp các khu vực trồng chè để nắm bắt về tình hình khả năng cung ứng và đánh giá chất lượng của từng mặt hàng chè, sau đó có thể trực tiếp thu mua ngay của các chân hàng ở đó. Tuy nhiên, việc tạo nguồn theo phương thức này không thường xuyên vì số cán bộ trong các phòng ít, hơn nữa phòng cũng chưa có điều kiện để thu mua tại chỗ .
Để khắc phục điều này Tổng Công ty thực hiện việc chuyển mua cho các chân hàng - thường là các xí nghiệp trực thuộc, xí nghiệp hạch toán độc lập của Tổng Công ty ở các tỉnh. Sau đó ký hợp đồng đứt đoạn với các chân hàng để mua lại mặt hàng. Giá cả sẽ phụ thuộc vào mùa vụ và giá trị sản lượng của từng loại chè, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất trong nước và nhu cầu của khách nước ngoài .
Nói chung giá cả không được xác định một cách lâu dài. Thông thường giá cả thu mua được xác định dựa trên cơ sở giá cả hợp đồng ngoại (xuất khẩu). Do mặt hàng chè là mặt hàng nông sản, mặt khác thị phần xuất khẩu của nước ta lại quá bé so với các nước xuất khẩu chè khác trên thế giới nên giá cả này lại phụ thuộc vào giá cả trên thị trường thế giới. Căn cứ vào giá cả năm trước được các bạn hàng có thị phần lớn (như : Irắc) chấp nhận Tổng Công ty tính toán trừ đi các khoản chi phí phát sinh và lợi nhuận dự kiến sẽ xác định giá cả thu mua .
Việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu đựơc Tổng Công ty lập kế hoạch vào đầu năm. Sau đó đó thực hiện việc ký kết hợp đồng thu mua (hợp đồng nội) với các đơn vị trực thuộc, các chân hàng khác… để thu mua và sẽ được chuyển về các kho dự trữ của Tổng Công ty (như kho Cổ Loa …). Khi Tổng Công ty có đơn đặt hàng của nước ngoài thì tiến hành bốc hàng từ kho này. Trước khi bốc hàng, cán bộ của Tổng Công ty xuống tận kho để kiểm tra và hướng dẫn cách đóng gói .
2.1.3. Đàm phán trước khi ký kết
Đối với Tổng Công ty Chè Việt Nam, việc đàm phán được diễn ra một cách linh hoạt tuỳ vào từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng thường xuyên của Tổng Công ty thì công việc đàm phán hết sức đơn giản. Bên mua fax cho Tổng Công ty yêu cầu về loại (mặt hàng), quy cách phẩm chất, khối lượng sản phẩm cần mua và mức giá cả theo điều kiện giao hàng ... nếu Tổng Công ty chấp nhận thì coi như hợp đồng đã được ký kết .
Còn đối với những khách hàng mới, do hai bên chưa biết được đặc điểm kinh doanh của nhau nên công tác đàm phán được thực hiện chi tiết và cẩn thận hơn. Tổng Công ty gửi mẫu hàng đi chào hàng, khi giao hàng Tổng Công ty đảm bảo đúng hàng được giao theo mẫu : điều kiện về giá cả và điều kiện giao hàng cũng được 2 bên thoả thuận kỹ lưỡng hơn trước khi đi vào ký kết hợp đồng. Thông thường vấn đề đàm phán chủ yếu được thực hiện bằng thư tín điện thoại, trong một số trường hợp khách hàng có thể đến Tổng Công ty để giao dịch, đàm phán.
2.1.4. Ký kết hợp đồng.
Sau khi đàm phán thành công, Tổng Công ty đi đến ký kết hợp đồng xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu chè cũng thường bao gồm đầy đủ các điều khoản như một hợp đồng xuất khẩu thông thường. Tuy nhiên, có một số điều khoản cần quan tâm đối với hoạt động xuất khẩu chè. Đó là:
* Xác định phẩm chất hàng hoá:
Căn cứ vào kinh nghiệm của người mua và người bán, hàng hoá thường được giao giống với hàng mẫu như trong hợp đồng chẳng hạn: chè OP, chè FBOP, hay chè BS, BPS … chất lượng chè thường căn cứ theo tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN 1454/83 về lượng tan, tạp chất sắt hay độ thuỷ phân của chè,…
* Phương thức định giá:
- Đối với các thị trường có thị phần lớn hay đối với các bạn hàng quen thuộc của Tổng Công ty chè, khung giá chung cho mặt hàng chè thường theo giá chè của thị trường thế giới và của nước nhập khẩu. Mức giá này được bạn hàng đưa ra Tổng Công ty chè Việt Nam xem xét và chấp nhận. Trên cơ sở giá này Tổng Công ty tính giá thu mua vào sao cho hoạt động bảo đảm có hiệu quả.
- Đối với những thị trường lẻ, giá lại được tính ngược lên từ giá thành (giá thu mua). Tổng Công ty đưa ra giá chào hàng, gửi cùng với mẫu hàng đến các bạn hàng, giá này sẽ được hai bên thảo luận, bàn bạc để cuối cùng thống nhất phương án giá mà Tổng Công ty xem xét thấy có lợi nhất.
Dưới đây là một dẫn chứng về phương án giá xuất khẩu 1000 tấn chè thành phẩm sang liên bang Nga năm 2001
Bảng 4 : Giá 1.000 tấn chè xuất khẩu sang Nga .
Chủng loại
Chỉ tiêu
Núi Thiếp,
SNOW
OPP/P/PS
40/40/20%
DRAGON,
BAMBOO
(RED)
PS/BPS-70/30
DRAGON,
BAMBOO
(BLACK)
BPS
1. Số lượng (tấn)
100
400
500
2. Giá ký hợp đồng
(USD/tấn-CIF)
2.000
1.800
1.750
(Đồng /kg/CIF)
30.040
27.030
26.285
3. Giá chè nguyên liệu
(đồng/kg) gồm 15% VAT
17.280
9.700
9.000
4. Phí lưu thông (đồng/kg)
2.159
1.880
1.835
- Phí QLKD 2%
346
194
180
- Phí giao nhận, KCS
240
240
240
- Phí vận tải nội địa.
180
180
180
- Phí đấu chộn.
126, 5
126, 5
126, 5
- Lãi ngân hàng 6 tháng xuất
0, 75% /tháng
1.266
1.139
1.108
5. Chi phí bao bì
100g, 200g (đồng /kg)
3.044
3.006
3.044
- Duplex +tem
1.910
1.910
1.910
- Thùng carton
426
388
426
- Túi PP/PEHD
184
184
184
- Công đóng gói
524
524
524
6. Giá thành xuất khẩu
(FOB(đồng /kg))
22.483
14.586
13.879
(USD/tấn)
1.600
1.038
988
7. Vận tải ngoại + bảo hiểm (USD/tấn)
340
345
340
8. Phí ngân hàng 0, 3%
(USD/tấn)
6
6
6
9. Hoa hồng (USD/tấn)
25
25
25
10. Giá thành xuất khẩu CIP (USD/tấn)
1.971
1.409
1.359
11.Lãi (USD/tấn)
290
391
391
Tổng lãi USD/tấn :354.800
2.900
156.400
195.500
Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam .
Tuy nhiên, vì giá trị mỗi loại chè còn phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, thời tiết, đất trồng, yếu tố mùa vụ … Nên giá mua vào Tổng Công ty sẽ cao, thấp khác nhau điều này cũng làm cho giá xuất cao hoặc thấp và nếu khách hàng chấp nhận thì việc xuất khẩu mới được thực hiện.
* Điều kiện cơ sở giao hàng.
Tổng Công ty thường thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo giá FOB Hải Phòng.
* Điều kiện thanh toán:
Tổng Công ty thường sử dụng phương thức nhờ thu (theo điều kiện D/P, documentary againt payment người mua phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao chứng từ gửi hàng cho họ, theo điều kiện D/A, Documentary against acceptantce thay vì hành động trả tiền bằng hành động chấp nhận trả tiền cho người mua) đối với những khách hàng quen thuộc và phương thức tín dụng chứng từ L/C để thanh toán .
2.1.5. Thực hiện hợp đồng
Trên cơ sở nắm chắc các nguồn hàng trong nước, sau khi ký kết xong hợp đồng xuất khẩu, Tổng Công ty bắt đầu tiến hành các bước thực hiện hợp đồng.Trên thực tế công việc này thường được thực hiện một cách nhanh gọn.
Tổng Công ty bắt đầu làm thủ tục xuất hàng tại các kho của Tổng Công ty, hoặc có thể là kho của các chân hàng của Tổng Công ty, trong trường hợp hàng cần thiết phải tái chế để đảm bảo chất lượng theo hợp đồng, cán bộ Tổng Công ty trực tiếp xuống các đơn vị kho hàng để hướng dẫn cụ thể cách thức tái chế, bảo quản và đóng gói. Khi, Tổng Công ty đã thuê được tàu hoặc đến ngày giao hàng xuống tàu kiểm tra tại Hải Phòng cán bộ Tổng Công ty cùng với Hải Quan và kiểm dịch tiến hành kiểm tra hàng xuất tại các kho. Sau khi kiểm tra, hàng được vận chuyển đi bằng container đến cảng Hải Phòng và thực hiện giao hàng tại đó đến đây bộ chứng từ sẽ được chuyển từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng Công ty sang phòng kế toán - tài chính để phòng này hoàn tất việc thanh toán . Nếu không có gì vướng mắc coi như hợp đồng thực hiện xong.
2.2. Tình hình xuất khẩu của Tổng Công ty
2.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty trong những năm vừa qua đã gặt hái được những thành công đáng kể, sản lượng xuất khẩu và kim ngạch đã có những bước tăng trưởng rõ rệt mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.
Qua bảng 2 dưới đây thì những năm 1991 –1996 thì sản lượng xuất khẩu tương đối thấp chỉ đạt khoảng 10 ngàn tấn nguyên nhân chủ yếu là do Liên xô và các nước Đông Âu tan rã, làm cho Tổng Công ty đã mất đi phần lớn thị trường này. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu của Tổng Công ty chiếm 50,4 sản lượng xuất khẩu của toàn ngành chè Việt Nam, kim ngạch đạt trên 15 triệu USD chiếm 53% của cả nước. Trong những năm gần đây nhận thức được tầm quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ thì Tổng Công ty đã có thêm một số thị trường mới đó là : Nhật, Đài Loan, Libri, Anh, Đức, Mỹ.. do đó các năm 1999, 2000, 2001 bình quân xuất khẩu được 20 ngàn tấn tăng gấp đôi so với thời kỳ 91-96, chiếm 62 % so với tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước. Qua các số liệu trên thì ta có thể khẳng định Tổng Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất và chế biến chè xuất khẩu
Bảng 5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 1991-2001
Năm
Sản lượng ( 1000 tấn)
Kim ngạch ( Triệu USD)
Vnatea
Cả nước
Tỷ lệ
Vnatea
Cả nước
Tỷ lệ
1991
10,85
23,951
45,3
13,150
26,3
50
1992
10,83
22,102
49,6
14,59
27
54
1993
11,256
21,197
53
17,052
30,45
56
1994
10,55
18,096
58,3
17,083
29,97
57
1995
10,431
21
47,8
12,4
25,306
49
1996
8,286
17,5
47
12,237
27,193
45
1997
13,482
32,4
41,6
22,488
53,542
42
1998
18,89
33,5
56
27,908
48,128
57
1999
19,74
31,8
62
29,759
43,128
69
2000
20,102
34,6
58,3
32,6
48,656
67
2001
22,8
35,8
63
34,67
50,246
69
Nguồn: Báo cáo tổng hợp - Tổng Công ty chè Việt Nam.
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Trong những năm qua, Tổng Công ty rất chú ý tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chè vào các thị trường. Tình hình cơ cấu các loại hình chè xuất khẩu vào các khu vực thị trường được thể hiện qua bảng 3
Bảng 6: Cơ cấu chủng loại xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam (%) từ năm 1996 -2001 .
Năm
Loại chè
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Chè đen
63,3
64,25
64,5
67,2
68
69
Chè CTC
5,24
4,24
4
2,14
2,2
2,12
Chè xanh
12,69
12,5
13,9
12,9
9,7
10
Chè sơ chế
0,52
0,5
0,37
0,4
0,4
0,4
Chè thành phẩm
18,25
17,8
17,2
18,2
19,7
19,5
Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam
Trong cơ cấu xuất khẩu chè, chè đen chiếm một tỷ trọng quan trọng: 60% (1991), 68,93% (1992), 65% (1993), 81,79% (1994), 67,87% (1995), 63,30% (1996), trung bình 66% giai đoạn năm 1996-2000. Như vậy có thể nói rằng lượng xuất khẩu chè đen của Tổng Công ty là rất lớn, điều này có thể giải thích là do nhu cầu tiêu thụ chè đen là rất lớn, mặt khác mặt hàng này là rất phù hợp với thị hiếu của người Châu Âu và Trung Cận Đông mà đây là các thị trường có bạn hàng lớn của Tổng Công ty. Chè CTC có cơ cấu xuất khẩu tương đối bé trung bình là 3,32%. Còn đối với chè xanh, cơ cấu xuất khẩu chiếm tỷ trọng trung bình 11,9%. Chúng ta biết rằng, chỉ người Châu á thích uống chè xanh, nhưng chè xanh lại có nhiều ở Châu á, do vậy mà lượng chè xuất khẩu của Tổng Công ty bị hạn chế. Chè thành phẩm, từ chế biến hai tấn (1991), 11,316 tấn (1993) đã tăng vọt lên 1709,1 tấn (1995), 3060,21 tấn (1999), và 3282,75 tấn (2000). Chè sơ chế giảm từ 0,52% vào năm 1996 xuống còn 0,4% năm 2001
Bảng 7 : Tỷ lệ loại chè đen xuất khẩu (%) 1996-2001
Năm
Loại chè
1996
1997
1998
1999
2000
2001
3 loại chè cao cấp
55,72
57,28
59,72
59,43
61,5
63,2
Chè BPS
18,94
17,60
16,16
17,61
17,58
16,5
Chè PS
25,34
25,12
24,12
22,90
19,92
20,3
Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam
Các loại chè cao cấp có xu hướng tăng nhẹ, giao động từ 55,7% đến 63%. Trong khi đó các loại chè cấp thấp hơn như PS có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 1990-1995, nhưng trong giai đoạn 1996-2000 có xu hướng giảm nhẹ. Chè BPS giảm đáng kể.
Sở dĩ có những biến động trên là do nhu cầu tiêu thụ chè cấp thấp trên thị trường thế giới hiện nay có xu hướng giảm nhường chỗ cho loại chè cấp cao. Chè CTC sản xuất bằng công nghệ ấn Độ chi phí cao, lại khó khăn trong tiêu thụ nên xu hướng sản xuất thấp, biến động bấp bênh.
Chè Xô trước đây chủ yếu xuất cho Trung Quốc, mấy năm gần đây không có thị trường (hoặc là xuất qua đường tiểu ngạch). Xu hướng tăng lên của tỷ trọng chè thành phẩm trong cơ cấu xuất khẩu là một xu hướng lành mạnh phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, lại bán được với giá cao dù phải đầu tư phức tạp hơn.
2.3. Giá cả.
Qua bảng 5 dưới đây ta thấy năm 1995 giá bình quân của thế giới là 1.697 USD/tấn thì giá xuất khẩu bình quân của Tổng Công ty chè Việt Nam đạt mức 1.300 USD/tấn bằng 76% , năm 1996 thế giới là 1.620 USD/tấn thì giá của Tổng Công ty là 1.400 USD/tấn bằng 86%, năm 1997 thế giới xuất trung bình 1.980 USD/tấn thì Tổng Công ty chỉ được 1.490 USD/tấn bằng 75%, năm 1998 thế giới 1975 USD/tấn thì Tổng Công ty 1.490 USD/tấn bằng 75,3% . Năm 2001 vừa qua thì Tổng Công ty đã xuất khẩu chè đạt mức kỷ lục 1725 USD /tấn bằng 89 % giá chè thế giới.
Tuy vậy, một số cơ sở liên doanh liên kết với nước ngoài cũng đã xuất được chè với giá khá cao, ngang với mặt bằng giá quốc tế: chè xanh Nhật 2,2 - 4,5 USD/kg, chè xanh Đài Loan 1,8 - 2,0 USD/kg nhưng số lượng còn ít.
Bảng 8 : Giá chè xuất khẩu bình quân của Tổng Công ty.
Đơn vị tính: USD / Tấn
Năm
Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn)
Tỷ lệ
%
Thế giới
Vinatea
1995
1.697
1.300
76
1996
1.620
1.400
86
1997
1.980
1.490
75,2
1998
1.975
1.490
75,4
1999
1.950
1.530
78,46
2000
1.910
1.530
80,1
2001
1.925
1.725
89
Nguồn: Tổng hợp tình hình xuất khẩu - Tổng Công ty chè Việt Nam .
Giá chè xuất khẩu của ta thấp hơn giá quốc tế chủ yếu bởi các nguyên nhân:
Thứ nhất, chè Việt Nam nói chung và của Tổng Công ty nói riêng chất lượng còn thấp do các giống chè hiện nay phần lớn cho chất lượng không cao, mặc dầu cũng đã có những giống mới đạt yêu cầu chất lượng quốc tế nhưng việc trồng đại trà trên diện rộng sẽ đòi hỏi chi phí rất nhiều thời gian và tiền bạc. Hơn nữa, máy móc thiết bị để chế biến hiện nay còn lạc hậu, chủ yếu là các máy móc do Liên Xô trang bị từ những năm 60, 70.
Thứ hai, quy mô các nhà máy chè của Tổng Công ty còn nhỏ dẫn đến chất lượng chè xuất khẩu không đồng đều. Nhiều khi khách hàng lầm tưởng chúng ta trộn chè phẩm cấp thấp để xuất khẩu.
Thứ ba, chúng ta còn thiếu hụt các thông tin về thị trường, lại mới tham gia vào thị trường thế giới không lâu, khối lượng xuất khẩu không nhiều, kinh nghiệm sản xuất chế biến và kinh doanh xuất khẩu còn nhiều yếu kém nên thường bị thua thệt, chèn ép giá trên thị trường xuất khẩu.
Thứ tư, sản phẩm Tổng Công ty xuất đi chủ yếu dưới dạng nguyên liệu nên hiệu quả kinh tế thấp.
Mặc dầu còn có một khoảng cách khá xa giữa giá chè xuất khẩu của Tổng Công ty với giá chè thế giới, nhưng nhìn nhận trong mấy năm gần đây, ta nhận thấy khoảng cách này đang ngày một thu hẹp, đây thật là một tín hiệu đáng mừng. Trong tương lai nếu ta nâng cao được chất lượng chè xuất khẩu thì hoàn toàn có thể bán ngang với giá quốc tế.
Bảng 9: Giá chè xuất khẩu sang một số thị trường trong thời gian gần đây
STT
Thị trường
Giá bình quân
USD / Tấn
1
Trung đông
1.400
2
Anh
1.500
3
Nga
1.350
4
Đông âu
1.370
5
Mỹ
1.560
6
Pakistan
1.600
7
Nhật
1.800
8
Đài Loan
1.650
Nguồn : Tổng Công ty chè Việt Nam
2.4. Thị trường
Thị trường xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam trước năm 1991 chủ yếu gồm Liên Xô và các nước Đông Âu. Một số khu vực khác và các nước tư bản thường bấp bênh, quy mô nhỏ chỉ chiếm khoảng 2 - 2,5% thị phần. Từ năm 1992 đến nay, Tổng Công ty đã có quan hệ giao thương với 100 tổ chức kinh doanh thế giới ở 30 nước và khu vực. Bên cạnh các bạn hàng truyền thống như Nga, Ba Lan, iraq. Tổng Công ty hiện đã xuất khẩu được chè sang các thị trường mới giàu tiềm năng như Iraq, Đài Loan, Nhật, Anh, Mỹ, Pakistan, Singapore...
Để hiểu rõ hơn, ta sẽ xem xét một số thị trường chủ yếu mà Tổng Công ty đã xuất khẩu
2.4.1. Thị trường Iraq
Đây là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn, bình quân mỗi người dân tiêu thụ 4,5 kg/năm. Tuy vậy, như năm 1983, Tổng Công ty mới chỉ xuất khẩu sang thị trường này ở mức khiêm tốn 306 tấn/năm, chiếm tỷ trọng 2,5% khối lượng xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, do phải đối mặt với lệnh cấm vận của Liên hợp quốc, nhu cầu tiêu dùng chè không được thoả mãn, nhiều người dân Iraq đã phải mua chè ngoài chợ đen với giá cắt cổ. Theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên hợp quốc, phía Việt Nam mà Tổng Công ty chè Việt Nam là người đại diện đã cung cấp cho Iraq mỗi năm hàng nghìn tấn chè. Năm 1996 là 2.900 tấn mang lại kim ngạch hơn 4 triệu USD, năm 1997 xuất khẩu tăng vọt lên 6.500 tấn đạt kim ngạch 9,1 tỷ tấn gần gấp 4 lần so với năm 1996. Các năm gần đây Tổng Công ty xuất khẩu sang thị trường này khoảng 11 ngàn tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 17 triệu USD. Bình quân kim ngạch tăng ( 1998-2000) gần 110%.
Hiện thị trường Iraq đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Tổng Công ty, chiếm từ 50 - 60 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty. Sở dĩ có được như vậy là do Tổng Công ty là người đại diện chính của Việt Nam trong việc xuất khẩu chè theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc.
2.4.2. Thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu
Đây là khu vực thị trường truyền thống, vốn rất quan trọng của chè Việt Nam . Từ trước đến nay, thị trường này chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu chè của Tổng Công ty. Từ lâu, Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã có những ưu tiên, giúp đỡ ta về công nghệ, trang thiết bị để sản xuất, chế biến chè xuất khẩu. Trong giai đoạn trước năm 1989 kim ngạch xuất khẩu chè giữa Việt Nam với Liên Xô cũ và các nước Đông Âu chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 70 - 80%. Kể từ sau 1991, khi hệ thống các nước xã hội chủ chủ nghĩa ở Châu Âu sụp đổ, chúng ta cũng đã mất đi rất nhiều thị phần ở khu vực thị trường truyền thống này. Hiện nay, Tổng Công ty vẫn thường xuyên xuất khẩu chè sang các nước Nga, Ukraina, Ba Lan... tuy số lượng không còn nhiều như trước, chỉ chiếm 5% về số lượng và 4% về kim ngạch. Trong những năm gần đây nhìn chung kim ngạch thị trường này luôn tăng nhưng mức tăng tương đối chậm khoảng 10%. Năm 1997 Tổng Công ty xuất được 850 tấn đạt kim ngạch 900.000 USD. Đến năm 2001 xuất được 1.400 tấn đạt 1,3 triệu USD. Do đó có thể khẳng định đây là thị trường tương đối quan trọng. Bình quân các năm gần đây khu vực thị trường này mang lại khoảng trên 1,1 tỷ USD. Trong kế hoạch thị trường thời gian tới Tổng Công ty luôn đặt vấn đề khôi phục lại thị trường này.
2.4.3. Thị trường Đài Loan
Đối với thị trường này ta vốn có quan hệ hợp tác liên doanh, phía Đài Loan đầu tư công nghệ, dây chuyền chế biến và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hiện các liên doanh với Đài Loan đang hoạt động đều có hiệu quả cao, có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển. Xuất khẩu chè sang Đài Loan năm 1996 là 500 tấn, kim ngạch 675.702 USD, năm 1997 xuất 510 tấn, kim ngạch 675.701 USD, tuy không hẳn là cao về số lượng nhưng do có ưu thế về giá xuất khẩu nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn cao hơn so với số lượng. Trong 3 năm gần đây thì thị trường này có xu hướng tăng về kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân chỉ trên 900.000 USD, mức độ tăng trưởng thị trường bình quân là 8% năm về kim ngạch.
2.4.4. Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản vốn nổi tiếng với truyền thống uống chè và nghệ thuật pha chè. Chè được xem như là một loại thực phẩm không thể thiếu được đối với người dân nước này. Người Nhật Bản có xu hướng chung là thích uống các loại chè xanh như ở ta. Thị trường Nhật Bản là thị trường rất hứa hẹn đối với chè Việt Nam. Năm 2001 sản lượng 1.300 tấn tăng gấp 3 lần so với năm 1996 là 400 tấn. Bình quân mức độ gia tăng sản lượng và kim ngạch thị trường này từ 1996-2001 là 20%. Có thể nói xét về góc độ hiệu quả kinh tế thì thị trường Nhật Bản là tương đối cao so với các thị trường khác. Tất cả chè xuất sang Nhật đều là loại có phẩm cấp tốt, giá xuất cao nhất trong các thị trường mà Tổng Công ty xuất đi bình quân 1.700 USD/tấn, chủ yếu là sản phẩm của các liên doanh giữa Tổng Công ty với Nhật Bản. Do đó, mặc dù sản lượng xuất khẩu cũng chưa hẳn là cao nhưng kim ngạch xuất khẩu lại rất lớn, chỉ đứng sau kim ngạch xuất sang Iraq. Bởi vậy Tổng Công ty rất chú trọng xuất khẩu chè sang thị trường này.
2.4.5. Thị trường ASEAN
Thị trường này tuy nằm liền kề ta nhưng ta cũng mới chỉ xuất khẩu được trong những năm gần đây. Trong khối ASEAN, Việt Nam là một trong những nước sản xuất chè lớn nhất, do có nhiều lợi thế tương đối về thổ nhưỡng, khí hậu. Hiện ta xuất sang thị trường ASEAN mỗi năm chừng 400 - 500 tấn, trong đó chủ yếu mới là các thị trường Singapore và Malaysia. Đứng trước tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực, chuẩn bị cho việc tham gia AFTA vào năm 2003, chè Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
2.4.6. Thị trường Anh
Đây là một thị trường rất lớn, về lâu dài sẽ rất quan trọng đối với xuất khẩu chè của Việt Nam . Dung lượng nhập khẩu chè của Anh vào loại lớn nhất thế giới, mỗi năm nước này nhập khẩu chừng 150.000 tấn chè, hơn nữa đây chính là trung tâm đấu giá chè thế giới, phần lớn hoạt động môi giới chè đều diễn ra ở đây. Bởi vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sang Anh sẽ là mục tiêu tới đây của Tổng Công ty, nâng cao vị thế của chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện nay Tổng Công ty chè đã có văn phòng đại diện tại London.
Tuy vậy, thực tế xuất khẩu chè sang Anh hiện còn ở mức độ rất khiêm tốn, trước khi Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế, chè Việt Nam hầu như vắng bóng tại thị trường này. Từ năm 1989 đến nay, ta đã bắt đầu xuất khẩu chè sang thị trường thị trường này thông qua Vinatea UK - tổ chức liên doanh giữa Việt Nam và các đối tác Anh. Kim ngạch xuất khẩu thị trường này đạt cao nhất vào năm 1997 là 680.000 USD. Các số liệu về kim ngạch xuất khẩu cho thấy thị trường này không ổn định do đòi hỏi về chất lượng sản phẩm luôn cao.
2.4.7. Thị trường Pakistan
Đây là nước nhập khẩu chè lớn thứ 3 trên thế giới sau Anh và Nga, Nhu cầu nhập chè hàng năm của Pakistan là 140.000 tấn. Cũng như đối với thị trường Anh, Tổng Công ty xuất khẩu sang thị trường này còn rất hạn chế, chưa tương xứng với cả tiềm năng. Như năm 1995 ta mới chỉ xuất được có 8 tấn, năm 1996 xuất được 90 tấn. Phải đến những năm tiếp sau, việc xuất khẩu sang Pakistan mới đạt được thành quả tương đối, năm 1997 ta xuất 100 tấn đạt kim ngạch là 156.890 USD , năm 1998: 120 tấn tương đương 197.179 USD. Năm 2000 và 2001 thì kim ngạch đạt khoảng 130.000 USD.
2.4.8. Thị trường Mỹ
Đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100363.doc