Tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây: Lời nói đầu
Hà Tây là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là tỉnh giàu tiềm năng về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực. Qua mười năm đổi mới nhất là giai đoạn 1996-2000 kinh tế Hà Tây đã có sự phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Trong năm năm (1996-2000), GDP tăng bình quân hàng năm 7,3%, GDP bình quân đầu người đạt 315 USD/ năm . Cơ cấu GDP có bước chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực. Năm 1995 cơ cấu GDP là: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ (48,3-25,3%-26,3%). Năm 2000 cơ cấu là: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ (41%-30,5%- 8,5%)...Có được kết quả như trên là do sự cố gắng của các ngành các cấp trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành thương mại tỉnh. Con số 28,5% là con số đầy ý nghĩa trong điều kiện những năm đổi mới, những năm gần đây hoạt đông thương mại của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế chính sách, về cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, về vốn, về tổ chức mạng lưới thương mại ...vv.Trong những năm qua hoạt đông thương mại trên địa bàn ...
65 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Hà Tây là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là tỉnh giàu tiềm năng về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực. Qua mười năm đổi mới nhất là giai đoạn 1996-2000 kinh tế Hà Tây đã có sự phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Trong năm năm (1996-2000), GDP tăng bình quân hàng năm 7,3%, GDP bình quân đầu người đạt 315 USD/ năm . Cơ cấu GDP có bước chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực. Năm 1995 cơ cấu GDP là: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ (48,3-25,3%-26,3%). Năm 2000 cơ cấu là: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ (41%-30,5%- 8,5%)...Có được kết quả như trên là do sự cố gắng của các ngành các cấp trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành thương mại tỉnh. Con số 28,5% là con số đầy ý nghĩa trong điều kiện những năm đổi mới, những năm gần đây hoạt đông thương mại của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế chính sách, về cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, về vốn, về tổ chức mạng lưới thương mại ...vv.Trong những năm qua hoạt đông thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động phong phú và có được kết quả đáng khích lệ tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế khác phát triển, nhất là đã giải quyết tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện cho phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh...vv.
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX đặt ra mục tiêu đến năm 2005 là:
* Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 8%.
* Giá trị sản xuất Nông nghiệp tăng 4-5%/ năm, CN-TTCN tăng 12%/ năm, TM-DV-DL tăng 8-9%/ năm.
* Kinh ngạch xuất khẩu tăng 15%/ năm.
* Cơ cấu GDP đến 2005: N2-CN & XDCB-TMDVDL lần lượt tương ứng 35%-35%-30%.
Yêu cầu về phát triển kinh tế như trên đòi hỏi ngành thương mại cần đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh hơn nữa. Việc đẩy mạnh hoạt đông thương mại không phải không thể làm được, nếu chúng ta có các giải pháp đúng đắn khắc phục được khó khăn, phát huy thế mạnh tiềm năng của tỉnh, phù hợp với thực trạng của hoạt động thương mại và lý luận phát triển thương mại thì nhất định sẽ đẩy mạnh được. Góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh em mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong bài viết có tựa đề: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây”.
Bài viết gồm :
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động thương mại và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại đang thực hiện trên địa bàn Hà Tây.
Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn Hà Tây
Kết luận.
Với kiến thức còn hạn chế, thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều, bài viết chắc chắn còn có thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn đọc để việc nghiên cứu đề tài này hoàn hảo hơn.
Với tất cả lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
+ Ban giám đốc, các cô chú ở Sở thương mại Hà Tây.
+ Các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý đã dìu dắt em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài viết này.
+ Xin đặc biệt cảm ơn TS Mai Văn Bưu Trưởng khoa Khoa học Quản lý, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn thành bài viết này.
+ Xin đặc biệt cảm ơn CN Nguyễn Văn Đồng Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Sở thương mại Hà Tây, người đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập tại Sở thương mại Hà Tây.
Hà Tây ngày 22 tháng 03 năm 2001.
Sinh viên
Nguyễn Nguyên Dũng.
Chương I:
Cơ sở lý luận về hoạt động thương mại
Khái niệm hoạt động thương mại.
Theo bộ luật thương mại:
“Hoạt động thương mại là việc thực hiện các hành vi thương mại.”
+ Hành vi thương mại là hành động của thương nhân nhằm mục đích thu lợi nhuận, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa thương nhân với các bên có liên quan trong thương mại (Thương mại là sự trao đổi, mua, bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận).
+ Hành vi thương mại gồm các hành vi sau:
Một là: Mua hàng hoá để bán lại cho người tiêu dùng hoặc cho thương nhân khác.
Hai là: Mua máy móc, thiết bị, nguyên, vật liệu ... để sản xuất hàng hoá và bán các hàng hoá đó .
Ba là: Mua, bán, cho thuê và thuê cơ sở thương mại.
Bốn là: Sử dụng hối phiếu.
Năm là: Đại diện thương mại.
Sáu là: Môi giới thương mại.
Bảy là: Uỷ thác mua bán hàng hoá.
Tám là: Đại lý mua, bán hàng hoá.
Chín là: Thuê mua tài chính.
Mười là: Gia công trong thương mại.
Mười một là: Đấu thầu hàng hoá.
Mười hai là: Đấu giá hàng hoá.
Mười ba là: Giao nhận kho vận.
Mười bốn là: Giám định hàng hoá.
Mười năm là: Quảng cáo thương mại.
Mười sáu là: Trưng bày và giới thiệu hàng hoá.
Mười bảy là: Hội chợ triển lãm thương mại.
Việc mua, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ giữa thương nhân với bên không phải thương nhân cũng được coi là hành vi thương mại đối với thương nhân khi hành vi đó của thương nhân được thực hiện nhằm mục ddích thu lợi nhuận.
Như vậy tương ứng với các hành vi thương mại có các hoạt động thương mại. Tuy nhiên còn nhiều cách phân loại khác.
Phân loại
* Căn cứ vào nội dung, hoạt động thương mại phân thành 14 hoạt động như trên.
* Căn cứ vào chủ thể hoạt động thương mại phân ra:
+ Thương mại Nhà nước.
+ Thương mại ngoài Nhà nước.
* Căn cứ vào tính chất của hàng hoá, dịch vụ hoạt động thương mại phân thành
+ Thương mại hàng hoá hữu hình.
+ Thương mại hàng hoá vô hình.
Đặc điểm của hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là quá trình thực hiện hành vi thương mại. Do đó nó có các đặc điểm sau:
+ Mục đích của hoạt động thương mại là lợi nhuận.
Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động thương mại với một số hoạt động khác. Hoạt động thương mại là hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá dịch vụ ... trên thị trường, nhưng không phải cứ hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ nào trên thị trường đều là hoạt động thương mại. Chỉ khi nào các hoạt động đó vì mục đích lợi nhuận mới là hoạt động thương mại.
+ Hoạt động thương mại chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, bối cảnh chính trị, nhận thức của thương nhân, quan niệm của con người về giá trị ...vv.
+ Hoạt động thương mại chỉ diễn ra khi sản xuất hàng hoá phát triển đến một trình độ nhất định.
Rõ ràng rằng khi sản xuất chưa phát triển, của cải làm ra chưa nhiều chưa dư thừa thì không có sự trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ dẫn đến không có hoạt động thương mại.
+ Ai cũng có thể tiến hành hoạt động thương mại.
Điều này quá rõ ràng vì muốn tồn tại con người phải trao đổi hàng hoá & dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu. Nếu ai đó bị cấm tiến hành mọi hoạt động thương mại chắc chắn khó tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong một số hoạt động thương mại chỉ một số người, tổ chức mới được phép tiến hành theo luật định.
4) Vai trò của hoạt động thương mại đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một tỉnh
4.1) Hoạt động thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá lớn ở tỉnh.
4.2) Hoạt động thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất trong tỉnh.
Hoạt động thương mại có mục đích là lợi nhuận. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến công tác, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời cạnh trạnh trong hoạt động thương mại bắt buộc người sản xuất trong tỉnh phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động. Đây là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển .
4.3) Hoạt động thương mại kích thích nhu cầu và tạo ra nhu cầu mới.
Người tiêu dùng mua bán không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí. Lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tái tạo nhu cầu. Hoạt động thương mại một mặt làm cho cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính phong phú đa dạng của nhu cầu. Hoạt động thương mại đáp ứng tốt hơn là chế độ trao đổi hiện vật. Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Điều này tác động ngược trở lại người tiêu dùng làm bật dậy các nhu cầu tiềm tàng. Do vậy hoạt động thương mại làm tăng trưởng nhu cầu và là gốc rễ cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
4.4) Hoạt động thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, tham gia bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, xây dựng xã hội văn minh đặc biệt là khu vực miền núi, nông thôn, hải đảo.
Vai trò này của hoạt động thương mại có thể thấy qua vai trò của chợ. Chợ phát triển đặc biệt là chợ chuyên doanh, chợ bán buôn phát luồnglà bước khởi đầu của phát triển đô thị, ở khu vực nông thôn dần dần hình thành thị trấn. Thông qua nhu cầu của lưu thông hàng hoá một loạt lĩnh vực khác như đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ khác phát triển làm thay đổi từng bước bộ mặt của một vùng dân cư. Ơ miền núi chợ là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của người dân. ở đây diễn ra các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, các sản phẩm văn hoá được bày bán, từ đó góp phần làm cho văn hoá phát triển và được giữ gìn.
4.5) Hoạt động thương mại góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho xây dựng cơ bản phát triển, thu hút vốn nhàn rỗi của nhân dân vào sản xuất.
Hoạt động thương mại diễn ra đòi hỏi một lượng nhân công nhất định. Càng có nhiều hoạt động thương mại càng cần nhiều người làm càng giải quyết tốt việc làm cho nguồn nhân lực trong tỉnh và tạo thu nhập cho họ.
Hoạt động thương mại còn đóng góp cho ngân sách một khoản không nhỏ. UBND tỉnh thu thuế từ hoạt động thương mại như thuế môn bài, thuế chợ, thuế chuyến, thuế XNK, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Muốn hoạt động thương mại tốt cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt do đó hoạt động thương mại đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng và đầu tư từ đó khiến cho tốc độ XDCB trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Đồng thời hoạt động thương mại còn cung ứng đầy đủ các yếu tố sản xuất cho hoạt động sản xuất và hoạt động XDCB.
Khi tiến hành hoạt động thương mại mà dễ dàng thuận lợi thì sẽ có nhiều người tiến hành do vậy vốn được bỏ vào kinh doanh không còn nhàn rỗi nữa.
4.6) Hoạt động thương mại mở ra các mối quan hệ kinh tế của tỉnh với các tỉnh khác trong vùng và cả nước, mở rộng quan hệ quốc tế.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, hội chợ triển lãm,... người sản xuất trong tỉnh có thể giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với khách hàng từ tỉnh bạn và nước ngoài để ký kết hợp đồng hợp tác làm ăn. Đồng thời khách hàng cũng có thể biết đến tỉnh có thế mạnh gì, tiềm năng ra sao, chính sách phát triển thế nào thông qua hoạt động thương mại từ đó mà tìm đến mua hàng, bán hàng, đặt quan hệ kinh tế,văn hoá... với các doanh nghiệp, người làm ăn kinh tế trong tỉnh.
5) Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của một tỉnh.
5.1) Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của một tỉnh. Nếu tỉnh nằm ở vùng có nhiều thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc; gần các trung tâm thương mại, kinh tế, văn hoá lớn; tiếp giáp với các thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của tỉnh, gần các cửa khẩu... thì chắc chắn hoạt động thương mại sẽ dễ dàng và thuận lợi vì chi phí vận chuyển có thể thấp, dễ có quan hệ buôn bán hợp tác với các đối tác khác, xuất nhập khẩu dễ hơn...Ngược lại tỉnh ở vị trí không gần các thị trường tiêu thụ lớn các hàng hoá, không có hệ thống đường giao thông quan trọng của cả nước đi qua, hệ thống thông tin liên lạc không được phát triển ở đây... hoạt động thương mại sẽ rất khó khăn. Vì hàng hoá sản xuất ra không có thị trường lớn để tiêu thụ, chí phí sẽ cao vì giao thông khó khăn, khó có các hàng hoá dịch vụ phục vụ sản xuất hơn...
5.2) Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh.
Kinh tế của tỉnh phát triển ở trình độ thấp, hàng hoá có không nhiều hoặc có nhưng chất lượng không cao, hệ thống cơ sở hạ tầng không phát triển, sức mua của dân cư thấp, thu nhập của người làm kinh tế không cao,... chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại.Vì kinh tế phát triển ở trình độ cao thì thu nhập của dân cư trong tỉnh cao cầu sẽ cao, hàng hoá có nhiều với chất lượng khá, đa dạng về chủng loại nguồn hàng dồi dào sẽ làm cho hoạt động thương mại diễn ra đa dạng ... Thực tế cũng chứng minh ở đâu kinh tế phát triển thì hoạt động thương mại sẽ phát triển. Kinh tế phát triển là điều kiện cần cho hoạt động thương mại phát triển nhưng ngược lại hoạt động thương mại phát triển cũng làm cho kinh tế phát triển.
5.3) Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội các tỉnh lân cận, trong nước, khu vực, quốc tế.
Các tỉnh lân cận thường có quan hệ hợp tác rất tốt với tỉnh, đây cũng là các thị trường có quan hệ mật thiết đối với thị trường của tỉnh. Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của các tỉnh lân cận rối ren, ảm đạm sẽ ảnh hưởng tới cầu cho hàng hoá của tỉnh ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Đất nước không ổn định về chính trị, kinh tế không phát triển, xã hội biến loạn thì ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, tình hình chính trị-xã hội của tỉnh vì tỉnh là một bộ phận của quốc gia. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của tỉnh. Không thể phát triển kinh tế nói chung cũng như phát triển hoạt động thương mại nói riêng được khi đất nước nội chiến, bị xâm lược, chiến tranh, hoả hoạn thiên tai... Đất nước ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, phát triển xã hội là một tiền đề cần thiết cho phát triển hoạt động thương mại của cả nước nói chung và của một tỉnh nói riêng.
Các nước trong khu vực, quốc tế không ổn định về chính trị, kinh tế khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng đến nước ta, và ảnh hưởng đến một tỉnh nói riêng. Tỉnh có quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực, quốc tế càng rộng bao nhiêu thì mức độ ảnh hưởng càng lớn bấy nhiêu. Hoạt động ngoại thương của tỉnh phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài. Nếu các thị trường này biến động sẽ làm cho hoạt động ngoại thương của tỉnh biến động theo. Có thể theo chiều hướng tích cực nếu thị trường các nước biến động theo chiều hướng tích cực và ngược lại.
5.4) Thị trường các tỉnh lân cận, trong nước, quốc tế.
Một tỉnh chỉ có thể sản xuất một số mặt hàng nhất định, chỉ có một số yếu tố đầu vào cho sản xuất nhất định. Do vậy buộc phải buôn bán với bên ngoài để có những cái còn thiếu cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các tỉnh lân cận là những nơi mua hàng của tỉnh, cung cấp các hàng hoá tỉnh cần cho sản xuất, cho xuất khẩu, cho nhập khẩu, cho tiêu dùng. Tỉnh nào gần nơi cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu, khoa học kỹ thuật công nghệ, nguồn hàng hoá tiêu dùng,... sẽ có điều kiện phát triển kinh tế tốt. Tỉnh nào có thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình sẽ phát triển kinh tế thuận lợi. Các tỉnh khác vừa là thị trường vừa là nguồn hàng dồi dào để cho thương nhân của tỉnh khai thác tiến hành hoạt động thương mại.
Thị trường các nước trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của tỉnh. Tỉnh xuất các mặt hàng các nước cần và nhập các mặt hàng tỉnh cần từ nước ngoài. Nhu cầu, cơ cấu nhu cầu, thói quen tiêu dùng, đặc điểm thị trường các nước sẽ ảnh hưởng đến nội dung và hình thức hoạt động ngoại thương của tỉnh. Kết quả hoạt động ngoại thương của tỉnh phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm, khai thác thị trường xuất nhập khẩu nước ngoài, khả năng cung cấp hàng hoá dịch vụ với chất lượng tốt nhất,...
5.5) Quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Chính phủ, UBND tỉnh về thương mại.
Rõ ràng khó phát triển hoạt động thương mại khi quan điểm, đường lối của Đảng không muốn, chính sách, pháp luật của Chính phủ, UBND tỉnh có nhiều vấn đề đặt ra không hợp thực tế và quy luật khách quan. Quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về thương mại của các cấp uỷ Đảng, Chính phủ và UBND các cấp có ảnh hưởng trực tiếp dến hoạt động thương mại. Để hoạt động thương mại phát triển cần có quan điểm, chính sách tốt nghĩa là các quan điểm, chính sách đó phù hợp những gì thực tế đòi hỏi, phải giải quyết được các vướng mắc trong khi tiến hành hoạt động thương mại.
5.6) Nhận thức tư tưởng và trình độ của thương nhân trong tỉnh.
Đây là nhân tố khá ảnh hưởng. Khi nhận thức, tưởng chưa thông thì hành động khó có kết quả tốt, trình độ mà kém khó nghĩ ra phương án hay để nắm bắt cơ hội và tạo ra cơ hội làm ăn. Trong hoạt động thương mại thương nhân đóng vai trò chính. Nhận thức tư tưởng, trình độ của thương nhân kém sẽ hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại và ngược lại.
5.7) Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của tỉnh.
Hàng hoá, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao dễ giành thắng lợi trong việc giành hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ do vậy hoạt động thương mại dễ diễn ra. Đồng thời hàng hoá dịch vụ có khả năng cạnh tranh cũng dễ mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác làm ăn bên ngoài, dễ mở rộng thị trường và giữ thị trường đã có do đó khiến cho hoạt động thương mại phát triển.
5.8) Cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại.
Cơ sở hạ tầng kém sẽ ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động thương mại mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung. Cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại gồm các chợ, các cửa hàng buôn bán hàng hoá, trụ sở văn phòng giao dịch, trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại,... Nếu các cơ sở hạ tầng nói trên nằm ở vị trí thuận lợi như mặt đường, đầu mối giao thông, gần khu dân cư, có điện nước, có dịch vụ thông tin liên lạc viễn thông,... tốt, lại được xây dựng khang trang sach sẽ cảnh quan tươi đẹp, giá thuê hợp lý,... thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người mua người bán nhờ vậy hoạt động thương mại sẽ diễn ra sôi động phong phú giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất và làm sống động một vùng dân cư.
5.9) Thu nhập của dân cư trong tỉnh.
Thu nhập của dân cư trong tỉnh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của tỉnh. Vì thu nhập dân cư ảnh hưởng đến nhu cầu và cơ cấu cầu về các hàng hoá, dịch vụ mà cầu và cơ cấu nhu cầu sẽ quyết định đến nội dung và hình thức của hoạt động thương mại. Thu nhập thấp sẽ dẫn đến cầu hàng hoá dịch vụ thấp sẽ hạn chế hoạt động thương mại và ngược lại.
5.10) Sự quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại và sự hoạt động của các doanh nghiệp thương mại.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở các huyện thị và Sở thương mại tỉnh có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển hoạt động thương mại trên địa bàn. Các cơ quan này có nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch sự phát triển các hoạt động thương mại trên địa bàn, lập chiến lược phát triển thương mại, cấp giấy phép và xem xét các hoạt động kinh doanh thương mại, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật về thương mại của Nhà nước, đào tạo cán bộ làm công tác thương mại, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc chống buôn lậu, làm hàng giả, chống gian lận thương mại, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn,... Sự hoạt động có hiệu quả hay nói khác đi là sự quản lý Nhà nước có hiệu quả của các cơ quan này sẽ làm cho hoạt động thương mại phát triển bởi vì các công việc họ làm chính là việc thực hiện cơ chế, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở hạ tằng cho hoạt động thương mại. Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại hoạt động không hiệu quả thì sự quản lý Nhà nước về thương mại bị buông lỏng điều này sẽ khiến cho thị trường không lành mạnh, các hoạt động thương mại phát triển tự phát không theo định hướng. Muốn hoạt động thương mại phát triển cần thiết phải có sự quảnlý Nhà nước có hiệu quả.
Các doanh nghiệp thương mại của tỉnh có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn. Bởi vì thông qua hoạt động của mình các doanh nghiệp thương mại đã phát triển và mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm cho cả tỉnh. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp thương mại đóng góp phần lớn trong các chỉ tiêu đo sự phát triển của hoạt động thương mại. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước còn thể hiện sự chủ đạo trong nhiều lĩnh vực, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường, chi phối và điều tiết giá cả một số mặt hàng. Doanh nghiệp thương mại hoạt động có hiệu quả sẽ làm cho hoạt động thương mại phát triển và ngược lại.
5.11) Truyền thống, tôn giáo, phong tục tập quán của nhân dân trong tỉnh.
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và cách tiêu dùng hàng hoá do vậy nó ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Một nơi có truyền thống không ăn thịt thì nơi đó thịt không thể bán được, một nơi có tục kiêng ăn, kiêng mặc những thứ loè loẹt vào một số tháng nào đó thì khó có thể buôn bán các thứ trang phục loè loẹt đó trong các tháng kiêng...vv. Truyền thống, tôn giáo, phong tục tập quán khác nhau giữa các nơi cũng sẽ làm cho tính thông thương của thị giữa các vùng trong tỉnh bị hạn chế điều đó cũng sẽ làm cho hoạt động thương mại kém phát triển. Vùng này không thể bán cho vùng kia sản phẩm của mình nếu như phong tục tôn giáo vùng đó không cho phép tiêu dùng hàng hoá đó và ngược lại.
6) Một số chỉ tiêu đo sự phát triển của hoạt động thương mại của một tỉnh.
6.1) GDP thương mại dịch vụ và tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ.
6.1.1) GDP thương mại dịch vụ.
+ GDP thương mại dịch vụ là tổng giá trị tăng thêm mà hoạt động thương mại dịch vụ tạo ra.
+GDP thương mại dịch vụ là chỉ tiêu cho phép biết vai trò, khả năng, hiệu quả của hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại càng phát triển thì GDP thương mại dịch vụ càng lớn và ngược lại.
+ GDP thương mại dịch vụ = GDP của tỉnh-(GDP nông nghiệp + GDP công nghiệp ) = Tổng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ-Chi phí trung gian của hoạt động thương mại dịch vụ.
6.1.2) Tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ.
+ Tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ là kết quả của việc đem so sánh GDP thương mại dịch vụ của năm này với GDP thương mại dịch vụ của năm kia.
+ Tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ cho phép ta biết khả năng phát triển của hoạt động thương mại dịch vụ năm này so với năm kia như thế nào và kết quả phát triển của hoạt động thương mại dịch vụ của tỉnh trong một thời kỳ ra sao. Tốc độ tăng trưởng GDP thương mại dịch vụ càng lớn chứng tỏ hoạt động thương mại của năm này so với năm kia càng tiến bộ và ngược lại.
+ Tốc độ tăng trưởng GDP thương mại dịch vụ của năm i so với năm j = (GDP thương mại dịch vụ của năm i - GDP thương mại dịch vụ của năm j) chia cho GDP thương mại dịch vụ của năm j.
6.2) Mức lưu chuyển hàng hoá xã hội của tỉnh.
+ Lưu chuyển hàng hoá là quá trình sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua quan hệ mua bán, tức là thông qua quan hệ hàng hoá và tiền tệ.
+ Lưu chuyển hàng hoá bao gồm:
* Lưu chuyển hàng ban đầu (Người sản xuất bán cho thương nghiệp, bán cho người tiêu dùng sản xuất, bán cho dân cư): Phản ánh khối lượng hàng hoá rời khỏi lĩnh vực sản xuất đi vào lĩnh vực lưu thông.
* Lưu chuyển hàng hoá trung gian (Thương nghiệp bán cho thương nghiệp, bán cho dân cư, bán cho người tiêu dùng sản xuất): Phản ánh khối lượng hàng hoá lưu chuyển trong các tổ chức thương nghiệp chưa ra khỏi lĩnh vực lưu thông, nói lên quy mô kinh doanh của ngành thương nghiệp.
* Lưu chuyển hàng hoá bán buôn (Người sản xuất và thương nghiệp mua của người sản xuất, mua của dân cư, mua của thương nghiệp, mua của người tiêu dùng sản xuất ): Phản ánh khối lượng hàng hoá mua về với mục đích để tiêu dùng sản xuất hoặc tiếp tục bán.
* Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: Phản ánh khối lượng hàng hoá mua về thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ cho phép tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu tiêu dùng và mức sống của dân cư.
+ Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xã hội phản ánh tổng khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường bao gồm cả bán lẻ lẫn bán buôn.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội = Tổng mức bán ra xã hội + Tổng mức mua vào xã hội
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội cho biết vai trò của hoạt động thương mại đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.Tổng mức lưu chuyển xã hội càng lớn thì hàng hoá được lưu thông càng nhiều. Điều này cho thấy kinh tế xã hội của tỉnh càng phát triển.
6.3) Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu:
+ Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu là tổng giá trị xuất khẩu cộng với tổng giá trị nhập khẩu.
+ Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu cho biết kết quả của hoạt động ngoại thương của tỉnh. Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu càng lớn thì hoạt động ngoại thương càng phát triển. Đồng thời còn phản ánh nền kinh tế của tỉnh là nền kinh tế “mở” hay không, “mở” ở mức độ nào.
+ Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu = Tổng kinh ngạch xuất khẩu + Tổng kinh ngạch nhập khẩu.
Nếu tổng kinh ngạch xuất khẩu > Tổng kinh ngạch nhập khẩu tỉnh xuất siêu. Nếu tổng kinh ngạch xuất khẩu< Tổng kinh ngạch nhập khẩu tỉnh nhập siêu. Tỉnh nào nhập siêu nhiều sẽ không tốt và phản ánh rằng hàng hoá của tỉnh xuất được ít kinh tế chưa phát triển lắm.Tỉnh nào xuất siêu điều đó chứng tỏ tỉnh có trình độ phát triển kinh tế xã hội khá tốt hàng hoá có chât lượng và giá trị cao...vv.
+ Tổng kinh ngạch xuất khẩu chia cho dân số của tỉnh = bình quân xuất khẩu đầu người. Chỉ tiêu này cho biết trình độ hoạt động ngoại thương của tỉnh. Nếu chỉ tiêu này đạt 180USD/1 người thì tỉnh là tỉnh có hoạt động ngoại thương phát triển trung bình, thấp hơn thì ngược lại.
6.4) Một số chỉ tiêu khác.
Ngoài các chỉ tiêu trên ta còn có một số chỉ tiêu khác đo hoạt động thương mại như : Số lao động hoạt động thương mại dịch vụ; Số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ; Số chợ, số cửa hàng, số trung tâm thương mại, số siêu thị, số trung tâm xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; Số vốn của ngành thương nghiệp dịch vụ; Lãi của ngành thương nghiệp Nhà nước; Số doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu, hoạt động nội thương; Số thuế ngành thương mại dịch vụ đóng hàng năm...vv.
Chương II:
Thực trạng hoạt động thương mại và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại đang thực hiện ở Hà Tây.
I) Một số nét cơ bản về tỉnh Hà Tây.
Hà Tây trước đây là một phần của tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991 đến đầu năm 1992 Hà Sơn Bình tách thành Hà Tây và Hoà Bình
Hà Tây có diện tích tự nhiên 2.192,95 Km2 bao gồm 14 huyện, thị xã trong đó Hà Đông là tỉnh lỵ. Toàn tỉnh có 24 phường và 300 xã.
Tính đến hết năm 2000:
+ Dân số Hà Tây là 2.423.000 người, đứng thứ bảy so với toàn quốc. Hà Tây có 3 dân tộc khác nhau trong đó dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 99%.
+ Lao động ở trong độ tuổi 1276.300 người chiếm 52,55% dân số.
+ Công nhân viên chức địa phương quản lý khoảng 48.200 người.
+ Tổng sản phẩm GDP theo giá thực tế: 7540 tỷ đồng.
Cơ cấu GDP theo ngành:
Công nghiệp& xây dựng cơ bản: 2.304.000.000 đồng chiếm 30,5%
Nông-lâm-thuỷ sản: 3090 tỷ đồng chiếm 41%
Thương mại dịch vụ: 2146 tỷ đồng chiếm 28,5%
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế:
Ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 79%
Khu vực Nhà nước chiếm 21%
+Tốc độ tăng GDP bình quân 1996-2000 khoảng 7,2% năm cao hơn cẩ nước (6,8%). GDP bình quân đầu người năm 1996 khoảng 2 triệu đồng, năm 2000 đạt gần 3,112 triệu đồng tương ứng với trên 200 USD nhưng chỉ bằng 60% mức bình quân của cả nước.
+ Ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996-2000 của tỉnh tăng với tốc độ 8,1% năm. Năm 2000 đạt khoảng 3285 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994) tăng gần 709 tỷ đồng so với năm 1996. Bình quân lương thực trong 4 năm qua hàng năm tăng 3,22%, sản lượng lương thực bình quân/ người năm 1999 đạt 414 kg/người. Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, năm 1999 đạt trên 68% về giá trị sản lượng. Ngành trồng trọt có nhiều sản phẩm có thể xuất khẩu được, các thế mạnh của sản phẩm trồng trọt là:
Sản lượng thóc năm 2000 đạt khoảng 877.000 tấn.
Sản lượng mầu năm 2000 đạt khoảng 123.000 tấn.
Sản lượng ngô: 70080 tấn quy thóc.
Sản lượng lạc: 5400 tấn quy thóc.
Sản lượng đậu tương: 17.800 tấn quy thóc.
Cây mía đạt: 15.000 tấn.
Ngành trồng trọt không những đáp ứng đủ lương thực cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh mà còn dư thừa cho xuất khẩu. Lương thực của Hà Tây có chất lượng khá cao do làm tốt khâu chọn giống, chăm sóc dưới sự chỉ đạo khá sâu sát của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp ở địa phương.
Ngành chăn nuôi từng bước phát triển đa dạng để trở thành ngành chính. Năm 1999 ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng gần 30% của Nông nghiệp với nhiều sản phẩm như:
Đàn trâu: 34000 con.
Đàn bò : 94000 con.
Đàn lợn : 900.000 con.
Thịt lợn xuất chuồng: 75.000 tấn.
Gia cầm : 77.000.000 con.
Ngành chăn nuôi đã tạo ra nhiều nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh, dư thừa cho xuất khẩu.
+ Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có bước tăng trưởng đáng kể so với năm 1996 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 16% (1996-2000). Giá trị sản lượng của các ngành năm 2000 là :
Khối doanh nghiệp Nhà nước trung ương: 184,5 tỷ đồng.
Khối doanh nghiệp Nhà nước địa phương : 264 tỷ đồng.
Ngoài Nhà nước : 1558,5 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 990 tỷ đồng.
Các sản phẩm chính của ngành là đá các loại, bia, vỏ đồ hộp, vỏ bao bì, chè khô, quần áo may sẵn, đồ chơi trẻ em. Hà Tây là tỉnh có nhiều làng nghề thủ công nhất nước (106 làng nghề ) với nhiều sản phẩm làm ra nổi tiếng trong cả nước như tơ lụa Hà Đông, sản phẩm rèn Đa Sĩ, nón chuông, khảm trai Phú Xuyên, Sơn mài mỹ nghệ Thường Tín... Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề ở một số huyện trong tỉnh rất cao như Hoài Đức, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Hà Đông... Các làng nghề phát triển tạo điều kiện cho xuất khẩu phát triển, giải quyết công ăn việc làm, thu hút vốn nhàn rỗi,... của nhân dân vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn... Các sản phẩm công nghiệp của Hà Tây còn gặp khó khăn về thị trường mặt hàng, sản phẩm. Các cơ sở công nghiệp còn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu chưa đủ sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
+ Đời sống văn hoá-xã hội của nhân dân trong tỉnh được chú trọng. Các hoạt động văn hoá thông tin có nhiều tiến bộ trong việc giữ gìn truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc. Công tác y tế có nhiều thành tựu đến nay 100% số xã có cơ sở y tế. Năm 2000 theo thống kê trung bình đã có trên 9,5 bác sĩ/ vạn dân, 16,6 giường bệnh/vạn dân. Công tác kế hoạch hoá gia đình được duy trì tốt năm 2000tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm. Số hộ xem truyền hình đạt 80%. Công tác triển khai xoá đói giảm nghèo đã triển khai có hiệu quả hơn. Công tác giáo dục, đào tạo có nhiều tiến bộ, số học sinh phổ thông năm 1999-2000 tăng 1%, 12/14 huyện thị được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS.
+ Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, với nhiều di tích lịch sử văn hoá (nhiều chỉ sau Hà Nội và Thành phố HCM ) gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Hà Tây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Chùa Hương, Chùa Thầy, Đồng mô,... Hàng năm lượng khách đến với Hà Tây không phải nhỏ. Đây là điều kiện để du lịch và hoạt động thương mại Hà Tây phát triển.
+ Hà Tây có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt so với một số tỉnh khác
* Về giao thông: Hà Tây chỉ có 20% đường tốt, 40% đường trung bình, 50% đường xấu. Hà Tây có cả đường sông, đường thuỷ, đường sắt, đường bộ và hàng không. Đường sắt có tổng chiều dài khoảng 42,5km, đường thuỷ gồm các tuyến sông do trung ương quản lý dài khoảng 148km, địa phương quản lý dài 7km. Có các cảng Sơn Tây, Hồng Vân, Vạn Điểm (thuộc Sông Hồng), Vân Đình, Tế Tiêu (Thuộc sông Đáy). Hà Tây có hai sân bay: Hoà Lạc, Miếu Môn, hiện các sân bay này thuộc bộ quốc phòng quản lý. Trong tương lai dự kiến xây dựng Hoà Lạc thành sân bay du lịch và xây dựng Miếu Môn thành sân bay Quốc tế.
* Về thông tin liên lạc: Trang bị máy điện thoại tính đến hết năm 1999 có 100% số xã có điện thoại và 1,59 máy/ 100 dân.
* Về điện lưới: Tính đến hết năm 2000 tỉnh đã có 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia với tổng số hộ nông thôn sử dụng điện chiếm khoảng 98,6% tổng số hộ của toàn tỉnh.
Trong thời gian tới từ 2001 đến 2005 Hà Tây sẽ:
+ Nắm bắt và tranh thủ những đIều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, phấn đấu đạt mức bình quân chung của cả nước vào năm 2010.
+ Tận dụng những cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế theo hướng “mở cửa và hướng ngoại”. Hà Tây phấn đấu đạt kinh ngạch xuất khẩu so với năm 2000 vào năm 2005 tăng gấp 1,5-2 lần và vào năm 2010 gấp 3-4 lần.
+ Từng bước nâng cao đời sống và mức thu nhập của dân cư, phấn đấu vào năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo.
+ Từng bước tăng cường văn hoá giáo dục, y tế, và giải quyết các vấn đề xã hội khác theo tinh thần nghị quyết trung ương V khoá VIII của Đảng nhằm cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Giai đoạn 2001-2005 Hà Tây cố gắng đạt:
* GDP của tỉnh tăng với tốc độ 8%/ một năm với giá trị GDP theo giá hiện hành đạt trên dưới 15.000 tỷ đồng với cơ cấu GDP, NN-CN&XDCB-TMDV lần lượt tương ứng là 35%-35%-30%.
* GDP/ người là 5,01 triệu đồng theo giá hiện hành.
*Kinh ngạch xuất khẩu đạt 70-80 triệu USD.
* Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 1 triệu tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,5-5% một năm.
* Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 12% một năm.
+ Giai đoạn 2005-2010:
* Nhịp tăng trưởng GDP: 9-12% một năm.
* Cơ cấu kinh tế NN-CN&XDCB-TMDV: 23%-40%-37%.
* GDP/ người một năm đạt: 940 USD.
* Lương thực quy thóc: 12-13 triệu tấn năm 2010, đưa ngành rau quả thành ngành chính để cung cấp cho Hà Nội và các khu công nghiệp.
* Giá trị sản lượng công nghiệp tăng từ 11-11,5%, hình thành và xây dựng các khu công nghiệp và 17 cụm công nghiệp trên địa bàn.
* Du lịch cố gắng thu hút 2,5 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế khoảng 450-500 nghìn lượt. Hình thành các cụm du lịch Hà Tây.
* Phấn đấu đến 2010 đường quốc lộ đi qua tỉnh100% bê tông nhựa, các tỉnh lộ được được trải nhựa hoặc đá dăm nhựa đạt tỷ lệ 50%.
* Phấn đấu đến năm 2005 có 5,6 máy điện thoại / 100 dân, năm 2010 co 7,5 máy điện thại/ 100 dân.
Tóm lại Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai và tài nguyên. Nhân dân Hà Tây có tri thức khá cao có đời sống tinh thần phong phú đa dạng. Kinh tế Hà Tây những năm qua phát triển khá tốt, mọi hàng hoá đều có sản lượng khá cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh về hàng hoá đó đồng thời còn dư thừa cho xuất khẩu. Nông nghiệp của tỉnh có nhiều thành tựu, các mặt hàng chủ yếu của nông nghiệp có mức sản lượng cao, chất lượng khá, phục vụ khá tốt cho hoạt động thương mại. Nguồn hàng hoá của nông nghiệp phong phú đa dạng. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội tỉnh và xuất khẩu. Nhu cầu và sức mua của nhân dân trong tỉnh chưa được cao, còn thấp, các nhu cầu chủ yếu vẫn tập trung vào hàng hoá thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất. Tuy vậy nhu cầu này khá lớn và đa dạng đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động thương mại. Hàng hoá của tỉnh sản xuất ra tuy nhiều nhưng chất lượng chưa cao và giá thành khó cạnh tranh. Thị trường vẫn là điều khó khăn nhất của sản phẩm của tỉnh. Tỉnh cũng có nhu cầu rất lớn về một số mặt hàng như nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, máy móc trang thiết bị, khoa học kỹ thuật... phục vụ cho sản xuất. Trong giai đoạn tới hàng hoá của tỉnh làm ra ngày càng nhiều, nhu cầu về các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ngày càng tăng do vậy vấn đề thị trường ngày càng trở lên quan trọng và cấp bách. Phát triển hoạt động thương mại trong thưòi gian tới là tất yếu đối với Hà Tây vì hoạt động thương mại phát triển sẽ giải quyết vấn đề thị trường cho các hoạt động khác...mà vấn đề thị trường là vấn đề then chốt cho phát triển kinh tế ở Hà Tây hiện nay.
II) Một số nét cơ bản về Sở Thương Mại Hà Tây
Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của sở.
Ngày 14/3/1951 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Sở Mậu Dịch. Sau ba tháng người lại ký sắc lệnh thành lập các chi Sở mậu dịch ở ba tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình. Đây là tiền thân của Sở thương mại và du lịch Hà Sơn Bình và Sở Thương Mại Hà Tây ngày nay. Sau khi thành lập ba chi Sở đã đi vào hoạt động và có những đóng góp quan trọng cho việc kháng chiến của nhân dân ta. Thời kỳ chiến tranh chống Pháp mặc dù địch càn quét phá hoại nhưng đội ngũ cán bộ của Sở vẫn bám trụ, tổ chức kinh doanh và cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho quân đội và các cơ quan, nhân dân, chuẩn bị các mặt hàng để phục vụ các chiến dịch lớn. Mạng lưới thương nghiệp của ba tỉnh cũ ở vùng địch hậu vẫn phát triển. Thời kỳ hoà bình lập lại (1958-1960) ba chi Sở trở thành ba Ty thương nghiệp trực thuộc ba tỉnh, trực thuộc Ty có các công ty chuyên doanh. Mạng lưới thương nghiệp được củng cố và phát triển phục vụ nhân dân các hàng hoá thiết yếu quan trọng, phục vụ đủ nguyên, nhiên vật liệu cho hoạt động công nông nghiệp. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1961-1975) ba Ty vẫn tiếp tục hoạt động tốt, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và kháng chiến chống mỹ. Mạng lưới thương nghiệp phát triển nhanh với số lượng lớn các cửa hàng công ty, HTXMB. Đội ngũ cán bộ của Ty tăng nhanh về số lượng, chất lượng, lao động ngày càng được nâng cao. Từ 1975 đến trước 1986 ba Ty thương nghiệp đã tập trung củng cố mạng lưới thương nghiệp, Mạng lưới HTXMB, hạn chế rất tốt sự phát triển của tư thương, cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, quân đội và phục vụ cho hoạt động sản xuất công nông nghiệp. Từ 1986 đến 1991 Sở thương mại du lịch Hà Sơn Bình được thành lập. Sở đã chỉ đạo các công ty chuyển đổi cơ chế kinh doanh làm ăn cho phù hợp với chủ trương của Đảng, thị trường hàng hoá của tỉnh đã có bước phát triển mới. Thương nghiệp Nhà nước dần mất đi vai trò chủ đạo, thay vào đó là sự phát triển của tư thương. Chức năng và nhiệm vụ của Sở thay đổi căn bản, tương đối giống như ngày nay. Sở không còn trực tiếp can thiệp vào thị trường và các công ty nữa mà thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại. Từ cuối năm 1991 đầu năm 1992 tỉnh Hà Sơn Bình tách thành Hà Tây và Hoà Bình, Sở thương mại du lịch Hà Tây được thành lập với chức năng và nhiệm vụ cơ bản giống như ngày nay. Năm 1994 do yêu cầu của phát triển kinh tế Sở thương mại du lịch Hà Tây tách thành Sở thương mại và Sở du lịch Hà Tây. Hoạt động của Sở giống như ngày nay.
Lịch sử hình thành và phát triển của Sở là lịch sử hào hùng vẻ vang. Từ khi thành lập đến nay Sở đã có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng của tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Thương Mại Hà Tây.
2.1) Chức năng: Sở Thương Mại Hà Tây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Tây, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định cuả pháp luật.
2.2) Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương Mại Hà Tây.
2.2.1) Về công tác quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thị trường.
+ Lập quy hoạch, kế hoạch về phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, xây dựng các đề án, chương trình, phát triển thương mại cụ thể của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình đó.
+ Xét hoặc tham gia xét duyệt các chương trình, đề án của tỉnh có liên quan đến thương mại.
+ Duyệt kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên đại bàn tỉnh theo uỷ quyền của bộ thương mại và UBND tỉnh.
+ Tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thương mại.
+ Tiến hành tổ chức khảo sát và nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, thị trường nước ngoài để phục vụ công tác phát triển thương mại của tỉnh.
+ Tổng hợp và xử lý các thông tin về thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu và mức dự trữ lưu thông các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện chính sách đối với đồng bào dân tộc miền núi, kinh ngạch xuất nhập khẩu...
+ Trên cơ sở cân đối cung cầu hàng hoá trên địa bàn tỉnh phối hợp với các sở quản lý ngành khác chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện chính sách để đảm bảo nhu cầu thị trương trong tỉnh, góp phần bình ổn, thực hiện chính sách thương mại ưu đãi đối với miền núi, dân tộc theo quy định của pháp luật.
+ Cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan Nhà nước có liên quan.
2.2.2) Về công tác phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại.
+ Trình UBND tỉnh ban hành các văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại.
+ Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc ổ xung các quy điịnh có liên quan đến hoạt động thương mại.
+ Phổ biến hướng dẫn giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn tỉnh để đảm baỏ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại.
+ Chủ trì cùng các sở, ban ngành có liên quan hướng dẫn tiêu dùng họp lý, tiết kiệm.
+ Cấp giấy phép kinh doanh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ thương mại.
+ Thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng địa diện chi nhánh ở nước ngoài cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện việc đăng ký hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về HTX thương mại dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ thương mại đã phân cấp hoặc uỷ quyền cho UBND tỉnh, hoặc các nhiệm vụ khác về thương mại do UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
2.2.3) Về công tác thanh kiểm tra kiểm soát thị trường.
+ Chỉ đạo cơ quan kiểm kiểm soát thị trường thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc Sở phối hợp với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn tỉnh trong việc kiểm tra kiểm soát thị trường nhằm thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng quốc cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ lũng đoạn thị trường kinh doanh trái phép, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn tỉnh.
+ Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật của văn phòng địa diện, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
+ Chủ trì hoặc tham gia giải quyết có liên quan đến lĩnh vực quản lý về thương mại.
2.2.4) Về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thương mại được UBND tỉnh giao cho Sở thực hiện quyền sở hữu.
+ Trình UBND tỉnh quyết định thành lập, sát nhập, giải thể, tổ chức lại, bán, khoán, cho thuê, cổ phần hoá doanh nghiệp.
+ Trình UBND tỉnh quyết định việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cảu doanh nghiệp.
+ Trình UBND tỉnh quyết đinh bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp.
+ Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra phương án tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét và đề nghị UBND tỉnh quyết định cử người quản lý phần vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước có cổ phần chi phối, hoặc cổ phần đặc biệt.
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định của bộ luật lao động và quy định của pháp luật.
+ Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
+ Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tình hình hoạt động thương mại và các mặt công tác khác theo quy định của Tổng cục thống kê, Bộ thương mại và các cơ quan hữu quan khác.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước có hoạt động thương mại thuộc tỉnh do các Sở chuyên ngành khác quản lý.
+ Phối hợp với Sở quản lý chuyên ngành trình UBND tỉnh quyết định việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với Sở quản lý ngành giám sát, kiểm tra việc thực hiệ kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
+ Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động thương mại theo quy định của Bộ thương mại và các cơ quan hữu quan khác.
Đối với doanh nghiệp TW đóng trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đăng ký kinh doanh thương mại tại tỉnh.
+ Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê và tình hình hoạt động thương mại theo quy định của Bộ thương mại và các cơ quan hữu quan khác.
2.2.5) Về công tác đào tạo.
+ Căn cứ vào nhu cầu và xu hướng phát triển thương mại của tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác thương mại cho tỉnh.
+ Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ... cho cán bộ công chức thuộc Sở quản lý và doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
2.2.6) Thực hiện các công tác và nhiệm vụ khác do Tỉnh uỷ và UBND tỉnh giao cho.
2.2.7) Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về thương mại đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở cấp huyện, thị xã trong tỉnh.
Tổ chức của Sở Thương Mại Hà Tây.
Sở bao gồm :
+ Giám đốc, các Phó giám đốc.
+ Các phòng chuyên môn giúp việc : 4 phòng.
+ Các đơn vị trực thuộc:
*Các doanh nghiệp trực thuộc: 16 doanh nghiệp.
*Chi cục quản lí thị trường.
3.1) Giám đốc là người điều hành mọi công việc của Sở, là người có quyền quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm cao nhất về công việc của Sở trước UBND tỉnh. Các phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công việc được phân công.
3.2) Phòng tổ chức, phòng hành chính: là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý công tác cán bộ, hành chính, quản trị thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở.
3.3) Phòng kế hoạch tổng hợp: là phòng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch thống kê và thông tin thương mại, các hoạt động xúc tiến thương mại, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở.
3.4) Phòng quản lý hành chính thương mại: là phòng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cơ chế , chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động thương mại trên địa bàn.
3.5) Thanh tra Sở: giúp Giám đốc Sở công tác thanh tra, kiểm tra , kiểm soát việc thực hiện pháp luật thương mại của các doanh nghiệp, thương nhân trên địa bàn, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.
3.6) Chi cục quản lý thị trường: là cơ quan giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn.
III) Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động thương mại của tỉnh Hà Tây
Hà Tây giáp Hà Nội, Hà Nam, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là tỉnh án ngữ giữa Hà Nội các tỉnh vùng ĐBSH, Đông Bắc với vùng Tây Bắc do vậy hàng hoá ra vào tỉnh phong phú đa dạng vì hàng hoá các tỉnh cung cấp cho vùng Tây Bắc phải đi qua Hà Tây. Điều này rất thuận lợi cho tỉnh phát triển các loại hình dịch vụ thương mại gắn liền với lưu thông hàng hoá. Ngoài ra tỉnh cũng có lợi thế hơn các tỉnh khác trong việc cung cấp các hàng hoá cho vùng Tây Bắc vì ở gần hơn chi phí vận chuyển rẻ hơn. Hà Tây giáp Hà Nội đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn. Bởi vì Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hoá-khoa học kỹ thuật của cả nước. Hà Nội có điều kiện phát triển thương mại, là nơi tiêu dùng hàng hoá nông sản thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất tiêu dùng rất lớn. Đây là một thị trường rất hấp dẫn và là nơi tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của các tỉnh. Hà Tây gần Hà Nội nên có lợi thế hơn các tỉnh khác trong việc cung cấp hàng hoá nhất là hàng nông sản, thực phẩm đồng thời cũng dễ dàng mua các hàng hoá phục vụ tiêu dùng và sản xuất của nhân dân trong tỉnh và phục vụ cho xuất nhập khẩu. Điều này khiến cho hoạt động thương mại của tỉnh phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn đối với các hàng hoá của Hà Tây bởi gần nơi có hàng hoá nhiều và có khả năng cạnh tranh cao do vậy hàng hoá của tỉnh rất có thể sẽ thua ngay trên sân nhà và mất thị trường trong tỉnh nhất là các hàng hoá công nghiệp, hàng công nghệ và một số hàng khác. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại Hà Tây.
Hà Tây có nhiều đường giao thông quan trọng của cả nước đi qua như đường quốc lộ số 1,6,32..., có cả đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ nên giao thông thuận tiện hàng hoá lưu thông dễ dàng. Điều này sẽ khiến cho hoạt động thương mại phát triển vì hàng hoá các tỉnh miền nam, miền trung, vùng Tây Bắc sẽ qua Hà Tây vào Hà Nội và các tỉnh khác, cạnh các con đường sẽ là các cửa hàng, điểm mua bán, điểm dịch vụ... sầm uất.
Kinh tế Hà Tây mười năm qua liên tục phát triển, hàng hoá làm ra ngày càng nhiều về số lượng, chủng loại hàng, chất lượng được nâng cao dần. Đây là điều kiện để phát triển thương mại vì có hàng hoá mới có thể tiến hành hoạt động thương mại được.
Nhân dân trong tỉnh có truyền thống tốt đẹp, có thói quen tiêu dùng không cầu kỳ, giữa các vùng dân cư rất hoà thuận... điều này sẽ khiến cho lưu thông hàng hoá dễ dàng hoạt động thương mại diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên mức thu nhập của dân cư còn thấp nhu cầu chưa cao sẽ khiến cho hoạt động thương mại bị hạn chế.
Thương nhân Hà Tây mấy năm gần đây tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng trình độ còn nhiều hạn chế, nhận thức tư tưởng chưa có tầm chiến lược. Đây là một khó khăn đối với hoạt động thương mại của Hà Tây.
IV) Thực trạng hoạt động thương mại Hà Tây.
1) Thực trạng GDP thương mại dịch vụ.
Trong các năm qua GDP thương mại dịch vụ của tỉnh liên tục tăng trưởng, tỷ trọng ngày càng cao trong GDP toàn tỉnh. Giai đoạn 1991-1996 tỷ trọng GDP thương mại dịch vụ so với GDP của tỉnh dao động trong khoảng 4,6%-5,6% trong khi mức bình quân của cả nước là 12,8%-13,8%. GDP thương mại so với GDP dịch vụ nói chung cũng chiếm tỷ lệ thấp (15%-21% ) so với mức trung bình chung cả nước (31%-36,5% ). Điều đó chứng tỏ sự đóng góp của hoạt động thương mại vào tổng GDP của tỉnh còn rất nhỏ chưa xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh về thương mại của tỉnh. Giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP TMDV khoảng 8,8%/ năm cao hơn tốc độ tăng GDP của tỉnh (7,3% ). Năm 2000 GDP dịch vụ bằng khoảng 152% so với nó năm 1995. Năm 1998 GDP TM chiếm khoảng 26,45% GDP dịch vụ, khoảng 7,26% GDP của tỉnh. NHìn chung GDP TM đã có mức tăng trưởng khá hơn (khoảng 12%/ năm ) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy hoạt động thương mại đã có bước tiến bộ so với thời kỳ trước nhưng so với yêu cầu thì vẫn còn chưa đạt. Hoạt động thương mại chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế về thương mại của tỉnh, còn nhiều yếu kém trong khâu tổ chức mạng lưới, tìm kiếm và khai thác thị trường .
2) Thực trạng tình hình lưu chuyển hàng hoá xã hội.
Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội (LCHHXH) cả tỉnh đạt 5372 tỷ đồng tăng 10% so với năm 1999, trong đó LCHH bán lẻ là 2780 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 1999. Khu vực kinh tế trong nước đóng góp phần lớn trong tổng mức LCHHXH và LCHH bán lẻ, trong đó kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng khá cả bán buôn và bán lẻ. Theo Sở Thương Mại Hà Tây và Cục Thống Kê tỉnh thì tình hình LCHHXH tỉnh thời kỳ qua năm sau đều tăng hơn năm trước, tỷ trọng kinh tế Nhà nước trong tổng mức LCHHXH đều chiếm khoảng 25-27%. Có thể thấy thực trạng mức LCHHXH của tỉnh qua bảng:
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
STT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng mức LCHHXH
1672,6
1797,7
2066
2489
2780
I
Phân theo TPKT
1
Kinh tế Nhà nước
453,3
488,1
523
657
810,8
2
Kinh tế tập thể
11
13
16,6
3
Kinh tế tư nhân cá thể
129,3
1395,6
1511,5
1796
1916,9
4
Kinh tế hỗn hợp
20,7
23
40,5
II
Phân theo NKT
1
Thương mại
812,9
850,9
1161
1398
1699,2
2
Khách sạn nhà hàng
153,3
162,5
270
325
430
3
Dịch vụ
100,9
120,1
63
76
6
4
Sản xuất trực tiếp bán
605,4
664,2
571
699
609,1
Nguồn: Sở Thương Mại & Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.
3) Thực trạng tình hình lưu thông hàng hoá ra vào tỉnh Hà Tây.
Trong các năm qua hàng hoá ra vào tỉnh Hà Tây phần lớn được vận chuyển bằng đường bộ theo các quốc lộ 1, 6, 32,...Do Hà Tây là tỉnh nông nghiệp, hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhu cầu hàng hoá tiêu dùng trên địa bàn không lớn nên khối lượng hàng hoá lưu thông ra vào địa bàn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Tuy nhiên khối lượng hàng hoá lưu thông qua địa bàn Hà Tây chủ yếu giữa Hà Nội và các vùng trong cả nước chiếm tỷ trọng rất lớn. Đây là một thuận lợi lớn cho tỉnh để phát triển các loại hình dịch vụ thương mại cho khách vãng lai.
Hàng hóa ra khỏi tỉnh Hà Tây chủ yếu là hàng nông sản, thựuc phẩm, một số hàng công nghiệp như máy kéo, vật liệu xây dựng, hàng dệt may, mây tre đan... Các hàng hoá này được tiêu thụ ở nước ngoài và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (chủ yếu là Hà Nội), vùng Đông Bắc, Tây Bắc. Nhìn chung sản phẩm của tỉnh bước đầu đã phát triển cả về số lượng chủng loại... nhưng khâu tổ chức khai thác thị trường còn hạn chế.
Hàng hoá vào tỉnh Hà Tây chủ yếu là vật tư, nguyên nhiên liệu cho sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm công nghệ, hàng tư liệu sản xuất,... Nguồn cung cấp chủ yếu cho tỉnh là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra một số tỉnh vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc cũng cung cấp cho tỉnh một số nguyên nhiên vật liệu, lâm sản, khoáng sản để phục vụ xuất khẩu. Các nước như Nhật Bản, Pháp, Đức,... cũng là nơi cung cấp cho Hà Tây các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu.
Về giá trị XNK.
Đơn vị tính: 1000 USD.
STT
Các chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Tăng BQ
96-2000
I
Tổng KNXK
14900
18500
29800
36000
45000
31,9%
1
DNNN
6700
9500
10400
14000
24000
1.1
DNNNTW
1500
2755
4000
1.2
DNNN ĐP
6700
8000
9325
10000
2
LD-ĐTNN
3200
3500
13400
15000
7000
3
Ngoài NN
5000
5500
6000
7000
14000
II
Tổng KNNK
14306
25194
56020
56300
61000
43,7%
1
DNNN
5148
11900
15490
19400
24000
1.1
DNNNTW
4360
1.2
DNNNĐP
11130
2
LD-ĐTNN
9158
13294
38330
37800
27000
3
Ngoài NN
2200
10000
Qua bảng ta thấy:
Tổng kinh ngạch XNK của tỉnh những năm qua đều có mức tăng khá.
Xuất khẩu:
Năm 1996 toàn tỉnh xuất được 14,9 triệu USD, tăng 55% so với 1995.
Năm 1997 là 18,5 triệu USD, tăng 24% so với năm 1996.
Năm 1998 : 29,8 triệu USD, tăng 61% so với năm 1997.
Năm 1999: 36 triệu USD, tăng 20,9% so với năm 1998.
Năm 2000: 45 triệu USD, tăng 25% so với năm 1999.
Tốc độ tăng XK bình quân thời kỳ 1996-2000 khoảng 31,9%/năm.
Nhập khẩu:
Năm 1996 toàn tỉnh đạt 14,3 triệu USD, tăng 318% so với năm 1995.
Năm 1997: 25,119 triệu USD, tăng 75,79% so với năm 1996.
Năm 1998: 56,02 triệu USD, tăng 122,75% so với năm 1997.
Năm 1999: 56,3 triệu USD, tăng 0,5% so với năm 1998.
Năm 2000: 61 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 1999.
Tốc độ tăng NK bình quân thời kỳ 1996-2000 khoảng 43,7%/năm.
Hà Tây vẫn chủ yếu là nhập siêu qua các năm. Mức tăng tăng trưởng XNK khá cao, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước. Năm 2000 bình quân giá trị XK đầu người đạt 18,5 USD/ người thấp hơn rất nhiều (khoảng 10 lần) so với mức 180 USD/ người, mức của nơi có hoạt động ngoại thương phát triển.
Tỷ trọng giá trị XK, NK của DNNN ngày càng giảm trong tổng giá trị XK, NK toàn tỉnh diều đó cho thấy hoạt động XNK của tỉnh đã có sự phong phú về đối tượng tham gia. DNNN không còn độc quyền về XNK nữa, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần khác tham gia. Đóng góp của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác làm cho kinh ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh. Thời kỳ 1991-1995 hầu như chỉ có DNNN địa phương tham gia XNK, kinh ngạch XNK thời kỳ này thấp. Bắt đầu từ 1995 số lượng doanh nghiệp tham gia XNK tăng nhanh, tổng kinh ngạch XNK tăng mạnh, tuy nhiên DNNN vẫn có tỷ trọng lớn về giá trị XNK trong tổng giá trị XNK toàn tỉnh thực hiện.
4.2) Về số lượng doanh nghiệp tham gia XNK trên địa bàn.
Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 80 doanh nghiệp tham gia XNK. Trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. DNNN kinh doanh XNK năm 2000 là 26 DN, doanh nghiệp tư nhân là 29, còn lại khoảng 24 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bình quân một doanh nghiệp Nhà nước năm 2000 XK được 923,077 nghìn USD, NK được 923,077 nghìn USD. Bình quân một doanh nghiệp tư nhân XK được 428,758 nghìn USD, NK được 344,827 nghìn USD . Bình quân một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài XK được 291,667 nghìn USD, NK được 1125 nghìn USD. Như vậy về XK DNNN chiếm tỷ trọng lớn nhất, về NK doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2000 trong số 80 doanh nghiệp tham gia XNK có 51 doanh nghiệp trực tiếp XNK, 29 doanh nghiệp gián tiếp XNK, có 67 doanh nghiệp có mức vốn trên 1 tỷ đồng trong đó chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng, 8 doanh nghiệp có vốn từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, 5 doanh nghiệp có vốn dưới 500 triệu đồng. Hầu hết vốn của các doanh nghiệp là vốn đi vay, vốn lưu động rất ít.
Số lượng doanh nghiệp tham gia XNK ở tỉnh nhìn chung đông về số lượng, năng lực XNK rất hạn chế, vốn ít chủ yếu là vốn đi vay, vốn lưu động hạn chế. Tuy đều có sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp gia XNK hàng năm nhưng số lượng các doanh nghiệp chuyên kinh doanh XNK không tăng mà có xu hướng giảm đi. Đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Có thể thấy tình hình các doanh nghiệp tham gia XNk ở tỉnh qua bảng:
(Đơn vị tính: doanh nghiệp )
Tiêu thức phân loại
1995
1996
1997
1998
1999
2000
I) Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu
28
47
52
58
79
80
Nhà nước
9
13
14
12
26
26
Tư nhân
19
21
24
24
29
29
DN có FDI
13
14
22
23
24
II) Phân theo quy mô vốn
28
47
52
58
79
80
Dưới 500 triệu đồng
9
10
13
5
6
5
500 triệu-1 tỷ đồng
9
9
6
8
9
8
Trên 1 tỷ đồng
10
28
33
45
64
67
III) Phân theo tính chất hoạt động
28
47
52
58
79
80
Trực tiếp
5
19
21
29
50
51
Gián tiếp
23
28
31
29
29
29
Về mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu.
Những mặt hàng mà Hà Tây chủ yếu XNK thời kỳ 1995-2000 là:
Mặt hàng XK:
Trong phần một số nét cơ bản về tỉnh Hà Tây ta thấy tỉnh có thế mạnh về hàng nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, một số hàng công nghiệp, khoáng sản...vv. Đây cũng là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Có thể thấy điều này qua bảng: (đơn vị tính: 1000 USD)
STT
Tên hàng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng giá trị
9620
14900
18500
29800
36025
45000
1
Gạo
571
600
1757
1207
1522
2
Lạc
602
374
112
133
318
9
3
Chè
1088
1001
773
83
1999
354
4
Cá
71
330
5
Thịt lợn đông lạnh
185
6
Hạt tiêu
150
7
Hoa quả các loại
969
150
555
879
3445
6115
8
Tơ
30
89
103
1525
833
9
Gỗ, Lâm sản
95
100
35
214
10
Thảm cói
61
396
473
133
239
11
Hàng may mặc
981
4021
6214
6933
12445
15664
12
Giầy da
357
1190
1873
13
Gỗ, mỹ nghệ
165
286
264
19
80
14
Hàng mây tre đan
520
956
1356
1426
944
769
15
Da thuộc
1301
620
16
Gang đúc
469
553
639
468
17
Đồ chơi trẻ em
52
103
948
1340
18
Quặng sắt khoáng sản
214
250
19
Đá ốp lát
165
100
100
200
89
90
20
Bao bì
3814
9219
8112
21
Đồ hộp cao cấp
1472
1500
Nguồn: Sở Thương Mại & Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.
Qua bảng ta thấy một số hàng như hoa quả, gỗ mỹ nghệ, hàng may mặc, gang đúc gạo, thảm cói, tơ...là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn của tỉnh. Một số mặt hàng như lạc, tơ, gỗ mỹ nghệ... có sự giảm sút những năm gần đây (lạc năm 2000 hầu như không xuất được chỉ đạt khoảng 9000 USD trong khi đó sản lượng lạc của tỉnh năm 2000 khoảng 5400 tấn quy thóc). Trong các mặt hàng tỉnh xuất khẩu chỉ có hàng may mặc, giầy da, quặng sắt, đồ hộp cao cấp, hoa quả các loại hàng năm đều có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, còn các mặt hàng khác tăng giảm thất thường. Điều này cho thấy thị trường XK của tỉnh rất biến động, công tác XK chưa được tốt lắm.
Qua bảng ta có thể nhận xét hàng hóa của Hà Tây xuất khẩu được chưa nhiều mặc dù năng về hàng hoá của tỉnh rất lớn. Ví dụ như hàng mây tre đan tiềm năng xuất khẩu có thể đạt 4-5 triệu USD/ năm, hiện chỉ xuất được 769 nghìn USD (năm 2000). Công tác xuất khẩu chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, khâu tìm kiếm thị trường còn yếu kém. Trong xuất khẩu thì các công ty chuyên doanh XNK đóng vai trò quan trọng, xuất được nhiều mặt hàng với giá trị và khối lượng lớn. Ví dụ như với hàng mây tre đan Công ty XNK tỉnh xuất được 520, 956, 1356, 1426 nghìn USD vào các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 bằng 100% tổng giá trị XK của tỉnh mặt hàng này.
Về mặt hàng nhập khẩu:
Hà Tây nhập các mặt hàng chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng, tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị phụ tùng, hoá chất, nguyên liệu sản xuất, phân bón , thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, hoa quả các loại và một số hàng nông sản khác. Giá trị các mặt hàng NK đều có sự tăng qua các năm, có thể thấy điều này qua bảng sau:
(Đơn vị tính: 1000 USD )
STT
Loại hàng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng giá trị
3193
14306
25194
56020
56300
61000
1
Máy điều hoà tủ lạnh
228
54
142
145
2
Nhạc cụ
219
404
300
3
Xe máy
2533
2146
250
549
4
Ô tô
843
360
21
85
90
5
Máy ủi đất, máy xúc
70
133
124
6
Máy móc & TBPT
10098
13644
38587
38004
25353
7
Dụng cụ phòng TN
243
67
92
8
Sợi acrylic
1182
1522
1643
2730
9
Hoá chất, NLSX
566
2474
1957
943
781
10
Thếp các loại
73
1935
1947
5662
11
Dầu nhờn
9
98
236
12
Thuốc trừ sâu
1000
353
877
60
248
13
Thóc giống
141
1344
1142
14
Hoa quả các loại
2194
401
15
Thuốc chữa bệnh
5307
6933
8130
10140
Nguồn: Sở Thương Mại & Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.
Các mặt hàng tỉnh nhập nhiều là máy móc phụ tùng thiết bị, thuốc chữa bệnh, hoá chất nguyên liệu sản xuất... tốc độ tăng trưởng các mặt hàng này năm sau cao hơn năm trước.
Về thị trường XNK.
Hàng hoá của Hà Tây chủ yếu xuất sang các nước như Trung Quốc, Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản, các nước Đông âu, Liên bang Nga, một số nước Asean như Singapore, Malaisia, Thailand, Lào, Campuchia,...và một số thị trường trong nước như vùng Tây bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình), vùng Đông Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Phọ, Bắc Giang...), các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội.
Hà Tây nhập hàng hoá chủ yếu từ các thị trường trên.
Tóm lại: Tình hình xuất nhập khẩu của Hà Tây những năm qua có sự tăng trưởng khá. Kinh ngạch XNK tăng nhanh qua các năm, mặt hàng và thị trường XNK có sự mở rộng. Các doanh nghiệp của tỉnh tham gia XNK nhiều hơn, đã có các mối quan hệ làm ăn với nhiều nơi trong nước và nước ngoài, đội ngũ những người làm công tác XNK đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên XK chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về các sản phẩm, NK chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân. Một số mặt hàng tỉnh có thế mạnh và tiềm năng XK bị giảm xút và mất thị trường những năm gần đây. Trong XNK có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp gây thiệt hại cho người sản xuất và các doanh nghiệp khác trong tỉnh. Số lượng các doanh nghiệp tham gia XNK đông nhưng năng lực còn hạn chế. Các công ty chuyên doanh XNK có vai trò quan trọng trong hoạt động XNK, phần lớn giá trị và mặt hàng XNK do các công ty chuyên doanh này thực hiện. Cơ chế chính sách của Nhà nước về XNK có nhiều thay đổi gây lúng túng cho các doanh nghiệp. Tỉnh chưa có chiến lược XNK làm cho các doanh nghiệp không có phương hướng và mục tiêu thực hiện.
5) Thực trạng về tổ chức mạng lưới thương mại
5.1) Thương nghiệp Nhà nước
Trong cơ chế nào thương mại thương nghiệp Nhà nước cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Sự hình thành và phát triển thương mại Nhà nước luôn gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Thương mại Nhà nước Hà Tây cũng vậy, trong cơ chế cũ thương mại Nhà nước được phát triển rộng khắp với hệ thống dọc cấp I, II, III xuống từng huyện xã. ở thời kỳ này trên địa bàn tỉnh hà tây chỉ tính riêng các đơn vị thuộc ngành thương mại quản lý đã có 45 đơn vị với 4100 lao động, hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thực hiện cấp phát theo chỉ tiêu và chế độ tem phiếu theo từng địa chỉ cụ thể thương mại Nhà nước hoàn toàn độc quyền trong khâu bán buôn và đại bộ phận trong khâu bán lẻ. Nhìn chung trong cơ chế cũ trong điều kiện như vậy thương mại Nhà nước đã hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu giao cho. Tính đến tháng 7 năm 1995 trên địa bàn tỉnh có 52 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực khách sạn nhà hàng trong đó có 15 doanh nghiệp thuộc ngành thương mại quản lý bao gồm :
+ Công ty xuất nhập khẩu
+ 04 công ty chuyên doanh (công ty công nghệ phẩm, công ty nông sản thực phẩm, công ty vật liệu điện máy và công ty dịch vụ thương mại)
+ 2 công ty khách sạn ăn uống Hà Đông và Sơn Tây
+ 8 công ty thương mại cấp huyện
+ Ngoài ra đến cuối năm 1996 lập thêm công ty thương mại Hoài Đức .
Đến thời điểm này thương mại Nhà nước Hà Tây vẫn còn nhiều về số lượng phần lớn các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, vốn ít kinh doanh còn hạn chế. Vai trò chủ đạo của thương mại Nhà nước hầu như chưa rõ mạng lưới cơ sở của thương mại Nhà nước là các điểm bán và thu mua hàng được bố trí tập trung tại các thị xã huyện lỵ trong tỉnh. Tính đến cuối năm 1996 trên địa bàn tỉnh có 169 điểm mua bán hàng hoá của thương mại Nhà nước trong đó có 33 cửa hàng xăng dầu. Các điểm bán mua hàng của thương mại Nhà nước hầu hết có vị trí địa lý rất thuận lợi, gần đường giao thông, gần khu dân cư nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, nhà lạc hậu, các cửa hàng đã cũ lâu ngày chưa được tu sửa. Có thể thấy sự phân bố cửa hàng qua biểu sau:
(Số liệu năm 1999)
Tên huyện
Số dân
(1000 người)
Cửa hàng khác
Bán xăng dầu
Số điểm bán
Tổng
DT (m2)
Số điểm bán
Tổng
DT (m2)
Hà Đông
86,7
29
41729
5
5183
Sơn Tây
100,3
27
8550
2
5330
Ba Vì
234,1
16
15000
2
2072
Phúc Thọ
147,9
3
900
1
597
ThạchThất
135,4
2
1000
1
600
Đan Phượng
121,3
5
1161
2
761
Hoài Đức
182,8
3
1672
1
508
Quốc Oai
138,8
6
5515
1
400
Chương Mỹ
253,0
9
2600
1
250
Thanh Oai
194,7
8
2468
5
16600
Thường Tín
189,9
8
7661
4
1729
ứng Hoà
196,5
8
1123
2
523
Phú Xuyên
183,9
8
106673
6
35986
Mỹ Đức
165,8
4
3500
Công ty XNK
165.8
29197
Tổng số
2331,1
136
132749
33
79599
Nguồn Sở Thương Mại Hà Tây& Cục Thống Kê tỉnh.
Qua bảng trên ta thấy các điểm bán hàng của thương mại Nhà nước Hà Tây tập trung chủ yếu ở thị xã Hà Đông và Sơn Tây, các huyện, thị xã như Chương Mỹ Thường Tín. Mạng lưới bán hàng khu vực nông thôn và miền núi còn thưa thớt .
Từ 1995 đến nay thương mại Nhà nước có thu hẹp về số lượng năm 1997 có 45 doanh nghiệp Nhà nước, năm 1998 còn 44 và nay là 44 doanh nghiệp hoạt động thương mại, du lịch dịch vụ và khách sạn nhà hàng trên địa bàn.Tuy nhiên chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp dần càng phát triển, kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Năm 1997, năm 1998 các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại vẫn có doanh nghiệp bị lỗ nhưng năm 1999, 2000 đã không còn doanh nghiệp nào bị lỗ, lãi càng ngày càng nhiều một số doanh nghiệp đã lớn mạnh đủ sức chi phối thị trường về một số mặt hàng như công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, Công ty vật tư tổng hợp...vv. Các cửa hàng, điểm bán mua của các doanh nghiệp được mở rộng, cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở thị xã Hà Đông, Sơn Tây và các huyện thị như Thường Tín, Thanh Oai... Khu vực miền núi còn thưa thớt. Phát triển thương mại và thị trường nông thôn, đặc biệt là tổ chức đầu vào và đầu ra phục vụ sản xuất nông nghiệp là một đòi hỏi bức xúc.
5.2) Thương nghiệp ngoài Nhà nước :
Từ năm 1986 trở lại đây thương nghiệp ngoài Nhà nước phát triển rất nhanh. Từ năm 1991 các doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển nhanh về số lượng và phạm vi hoạt động. Các doanh nghiệp đó bao gồm các bộ phận buôn bán nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn... Tính đến năm 1997 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên lĩnh vực thương mại là 87 doanh nghiệp, 86 doanh nghiệp năm 1998. Hộ kinh doanh cá thể là 20669 hộ năm 1997, là 21105 hộ năm 1998, thành phần khác là 18 năm 1998. Năm 2000 doanh nghiệp tư nhân tăng lên, số hộ kinh doanh cá thể tăng lên là 29120 hộ. Các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể trong tương lai còn tiếp tục phát triển, các hộ kinh doanh cá thể sẽ dần dần tích tụ vốn để vươn lên, một số sẽ trở thành các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, tổ hợp sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng quan trọng năng động, hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Lực lượng này thực hiện bán lẻ rất tốt, là lực lượng trung gian cho các doanh nghiệp thương mại Nhà nước lớn của trung ương và tỉnh. Tuy nhiên ở các huyện thị trong tỉnh số lượng các hộ cá thể kinh doanh không đều ở Hà Đông, Sơn Tây, Thường Tín, Chương Mỹ số hộ cá thể đông. Ngoài ra trong một huyện thì các xã có sự phân bố không đều các hộ kinh doanh cá thể, ở những thị trấn, thị tứ tập trung đông, còn trong xóm làng xa trung tâm thị trấn, xã có ít hoặc hầu như không có, nơi nào có chợ nơi đó tập trung đông. Khu vực miền núi chỉ tập trung ở các điểm đầu mối giao thông quan trọng và thuận lợi điều này sẽ rất khó khăn cho đồng bào trao đổi mua bán hàng hoá nhất là ở miền núi. Để phát triển các hộ ở miền núi, vùng sâu vùng xa cần có những chính sách phù hợp và vấn đề quan trọng là đưa ra “cùng phát triển” trong đó thương mại Nhà nước là người hướng dẫn giúp đỡ, chủ động sáng lập trên thực tế các quan hệ hữu ích
5.3) Mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại.
Mạng lưới Chợ :
-Trong một vài năm gần đây hệ thống chợ Hà Tây phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Theo báo cáo tính đến hết năm 2000 Hà Tây có 168 chợ được phân bố ở hai thị xã và 12 huyện, trong đó có 19 chợ thị xã và 149 chợ thị trấn, chợ xã với tổng diện tích đất là 560012 m2. Hầu hết các chợ của Hà Tây là chợ tạm, chợ kiên cố chỉ có 14 cái (chiếm 7,4 %) được xây dựng ở Thị xã và huyện. Một số chợ sau khi được cải tạo xây kiên cố đã ổn định, khang trang, đẹp hơn nhiều như chợ thị xã Hà Đông, Chợ Nghệ (Sơn tây), Trần Phú, Xuân mai (Chương Mỹ ) Chợ lựu, Bái (Phú xuyên )...vv, trên địa bàn Hà Tây vẫn tồn tại một số chợ tạm có vị trí không thuận lợi, một số chợ họp trên đường phố gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường sống hiện nay chợ đang giữ vai trò chính phục nhu cầu đời sống thường nhật ở dân cư trong tỉnh . Trong các chợ ở thị xã, thị trấn đã dần dần xuất hiện các loại hàng hoá công nghiệp đắt tiền như hàng điện tử, may mặc, mỹ phẩm... trong các chợ thị tứ, thị xã chủ yếu kinh doanh hàng nông sản thực phẩm và một số hàng tiêu dùng thông dụng phục vụ đơì sống dân cư. Thương nghiệp Nhà nước chỉ có quầy bán hàng ở một số chợ lớn. Chợ đã thu hút được một số lượng lớn hộ kinh doanh. Tổng số hộ đăng ký năm 2000 là 8069 hộ, con số thực tế là 8830 hộ trong các chợ thi môi trường là vấn đề nan giải. Hầu hết môi trường ở các chợ bị ô nhiễm nặng do cơ sở vật chất cũ nát lạc hậu, ý thức giữ gìn môi trường của người dân còn kém. Cụ thể trong các chợ vấn đề văn minh thương nghiệp là vấn đề còn phải bàn nhiều. ở một số chợ người bán lôi kéo mắng chửi người mua rất bất lịch sự. Trình độ quản lý của ban quản lý các chợ còn yếu kém nên còn có tình trạng lừa đảo, mất cắp, mất an ninh trật tự. Ngoài ra việc bố trí các gian hàng, loại hàng trong chợ nhiều nơi chưa hợp lý. Có nơi bố trí hàng ăn gần với hàng bán gia cầm gia súc rất mất vệ sinh... vv. Trong các chợ việc tuân thủ pháp luật của thương nhân còn rất kém, một phần do họ không biết, phần khác là cố ý làm trái pháp luật. Tình trạng thiếu vốn thiếu sự đầu tư đúng chỗ, đúng lúc vẫn còn tồn tại ở các chợ. Có thể thấy thực trạng mạng lưới chợ Hà Tây qua biểu sau:
(Số liệu năm 1999).
Số lượng
Diện tích chợ
Số thương nhân
Tổng số
Chợ kiên cố
Chợ tạm
DT
đất chiếm (m2)
DT
sử dụng
(m2)
Hộ
đăng ký
Thực tế
Tổng số
168
14
154
560012
94803
8069
8830
Hà Đông
12
2
10
20317
11144
940
1295
Sơn Tây
7
1
6
30396
6614
833
833
Ba vì
20
-
20
32538
3734
257
210
Phúc Thọ
8
-
8
34939
4768
392
329
Thạch Thất
10
1
9
44160
1631
423
423
Đan Phượng
8
-
8
29994
3151
426
426
Hoài đức
10
-
10
29747
2848
400
475
Quốc Oai
7
-
7
24834
6765
360
369
Chương Mỹ
16
3
13
83827
16100
958
990
Thanh Oai
15
-
15
33196
6994
770
805
Thường Tín
10
-
10
30609
9735
593
827
ứng Hoà
23
4
19
79818
9522
559
559
Mỹ Đức
7
-
7
34246
3388
283
360
Phú Xuyên
15
3
12
51394
8454
875
875
Nguồn: Sở Thương Mại& Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.
Qua bảng ta thấy hiệu qủa sử dụng chợ chưa được cao :
Diện tích sử dụng đất trên diện tích đất chiếm =16,9 %, số thương nhân thực tế trên tổng số chợ = 52 hộ. Tiềm năng về chợ hà tây còn tương đối lớn, trong thời gian tới việc khai thác hết tiềm năng là việc cần làm, nhất là ở các huyện miền núi như Ba Vì, Mỹ Đức nơi số hộ kinh doanh trung bình trên một chợ = 11 hộ .
5.3.2) Siêu thị, trung tâm thương mại : ở Hà Tây chưa có một cái nào.
Tóm lại mạng lưới thương mại Hà Tây tuy rộng khắp nhưng phân bố không đều. Năng lực của các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp có kinh doanh thương mại, hộ cá thể còn yếu nhất là khu vực miền núi, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế ở đây.
6) Thực trạng các doanh nghiệp thương mại Hà Tây.
Doanh nghiệp thương mại Hà Tây cho đến nay gồm doanh nghiệp Nhà nước trung ương, địa phương, hợp tác xã thương mại và hợp tác xã nông nghiệp kiêm làm dich vụ thương mại, các công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, các doanh nghiệp tư nhân. Tính đến nay toàn tỉnh có 143 doanh nghiệp thương mại với 37000 lao động, với 200 tỷ đồng vốn kinh doanh, trong đó doanh nghiệp thương mại nhà nước trung ương có 4 doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại nhà nước địa phương có 35 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân 86 doanh nghiệp, doanh nghiệp khác là 18 doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước thuộc Sở thương mại quản lý là 16 doanh nghiệp. Sau đây sẽ nghiên cứu thực trạng một số vấn đề của doanh nghiệp thương mại Hà Tây (ví dụ minh hoạ là các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở thương mại quản lý. Từ đó ta sẽ thấy thực trạng doanh nghiệp thương mại của Hà Tây nói chung.)
6.1) Thực trạng về vốn :
Có thể thấy vốn của các doanh nghiệp thương mại của tỉnh nói chung và vốn của các doanh nghiệp thương mại thuộc ngành thương mại nói riêng đều quá ít, tỷ lệ vốn cố định so với vốn lưu động cao, tốc độ tăng trưởng vốn thấp, cơ cấu vốn chưa hợp lý, trừ một số doanh nghiệp trung ương và địa phương như công ty xuất khẩu, công ty xăng dầu Hà Sơn Bình có số vốn tính bằng tỷ còn lại vốn các công ty, doanh nghiệp khác vốn chưa đến tỷ đồng. Có thể thấy thực trạng vốn của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở thương mại qua biểu phụ lục 1. Qua biểu ta thấy vốn lưu động trên vốn cố định trung bình của các doanh nghiệp thương mại của Sở qua các năm như sau. Nếu gọi R là tỷ lệ đó ta có:
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
R
0,87
0,89
0,97
0,85
0,95
Theo một số chuyên gia với các doanh nghiệp thương mại tỷ lệ này đạt ở mức 1,33 là hợp lý. Như vậy các doanh nghiệp thương mại của ngành đều chưa đạt tỷ lệ hợp lý này, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tuy có sự tăng dần qua các năm.
Qua bảng ta cũng thấy vốn của các doanh nghiệp nhìn chung đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chung năm năm 1996-2000 là 5,75% năm mức tăng này chưa cao. Trong mười bốn doanh nghiệp thì chỉ có 4 công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng còn lại đều dưới mức này. Các công ty thương mại cấp huyện có số vốn quá ít, một số công ty vốn chưa đến 200 triệu đồng do vậy kinh doanh rất khó khăn.
Khi nghiên cứu về vốn theo báo các thì hầu hết các doanh nghiệp thương mại Nhà nước cấp huyện của Hà Tây ngoài vốn Nhà nước cấp thì có vốn do cán bộ công nhân viên đóng góp. Hình thức hoạt động của ccs công ty này “ruột tư nhân vỏ Nhà nước” nghĩa là công ty khoán cho cán bộ công nhân viên một số gian hàng anh tự kinh doanh tự chịu trách nhiệm lỗ lãi, hàng tháng nộp thuế cho ngân sách theo quy định, nộp một phần lợi nhuận, nộp tiền thue cửa hàng và các phí sửa chữa khấu hao tài sản cố định theo thoả thuận với công ty hay nói cách khác đi hình thức này là hình thức khoán “mặc kệ” công ty chỉ đại diện cho người được khoán khi ký kết hợp đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp Nhà nước cấp huyện chỉ tồn tại trên danh nghĩa còn nội dung và hình thức hoạt động đã khác xưa rồi.
Cũng theo một cuộc nghiên cứu thì khả năng vay vốn hoặc có vốn từ các nguồn tài chính chính thức của đa số các doanh nghiệp thương mại ở Hà Tây là rất thấp bởi một số định chế về tài chính. Ngân hàng chỉ cho vay khi có tài sản thế chấp, lãi vay chưa ưu đãi... Do vậy các doanh nghiệp vốn ít nhất là vốn cố định ít thì khó có thể vay được nhiều. Điều này là một khó khăn đối với các doanh nghiệp thương mại nhất là các doanh nghiệp thương mại cấp huyện. Thông thường khi cần kíp các doanh nghiệp thương mại Hà Tây phải đi vay nóng của tư nhân với lãi suất hết lãi, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
6.2) Thực trạng về lao động và thu nhập của người lao động.
Lao động của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây khá đông so với quy mô vốn của doanh nghiệp. Đội ngũ lao động này đã nhiều năm trong nghề nhưng trình độ còn nhiều hạn chế do không được đào tạo cơ bản ở các trung tâm, trường đào tạo trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp tuổi trung bình cao, phần đông trên 55 một số khoảng từ 50-55 tuổi, số rất ít dưới 45 tuổi. Trình độ của đội ngũ này có tốt hơn đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp nhưng chưa đạt yêu cầu. Số đông các Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp trình độ văn hoá cấp III, cao đẳng, trung học dạy nghề, số ít có trình độ đại học chính quy, thạc sĩ, tiến sĩ. Đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh tuổi có trẻ hơn đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp nhưng chưa được đào tạo và hướng dẫn cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, khá đông trong số họ trình độ văn hoá cấp II, cấp III, một số có trình độ cao đẳng trung học dạy nghề, số rất ít có trình độ đại học và trên đại học. Các doanh nghiệp thương mại cấp huyện biên chế quá đông so với quy mô vốn của công ty. Ví dụ như vốn trung bình một lao động của công ty thương mại Thanh Oai năm 2000 là 5,1 triệu đồng trong đó vốn cố định trung bình là 2,76 triệu đồng, vốn lưu động trung bình là 2,34 triệu đồng. Rõ ràng vốn trung bình một lao động quá ít. Vốn ít người đông nên không thể hoạt động hiệu quả được, thu nhập của người lao động cũng không thể cao được. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp thương mại Hà Tây trừ một số doanh nghiệp người lao động có thu nhập khá như công ty XNK tỉnh, công ty Vật tư tổng hợp, công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, công ty Cổ phần ăn uống khách sạn,...mức thu nhập trên 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng một tháng, còn lại đa số mức thu nhập của họ rất thấp nhất là các công ty thương mại cấp huyện, các công ty hoạt động ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh như công ty thương mại Thanh Oai, Ba Vì, Hoài Đức... mức thu nhập chưa đến 340 nghìn đồng một tháng. Điều này cho thấy hoạt động thương mại ở miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Như vậy nhìn chung lao động của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây đông về số lượng, chất lượng không cao hầu hết không được đào tạo cơ bản, độ tuổi có sự chênh lệch lớn giữa các thế hệ. Thu nhập có sự không đều giữa các công ty, mức thu nhập trung mình một lao động còn thấp.
6.3) Thực trạng về doanh thu.
Nhìn chung doanh thu của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây lớn vì đặc thù của kinh doanh thương mại là bán hàng khối lượng lớn. Doanh thu của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước của tỉnh đạt khá có tới bảy doanh nghiệp đạt mức 10 tỷ đồng một năm. Một số doanh nghiệp thương mại thuộc các thành phần kinh tế khác cũng có doanh thu cao mức 5 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên mức doanh thu qua các năm của doanh nghiệp thương mại có sự tăng giảm thất thường. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính, một số doanh nghiệp có được hợp đồng đại lý bán hàng lớn cho các nhà sản xuất trong và ngoài tỉnh trong một số năm, nhưng sau đó hợp đồng hết hạn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp thương mại nào có được nguồn hàng dồi dào thì doanh thu cao còn không thì ngược lại do vậy công tác tạo nguồn hàng rất quan trọng. ở các doanh nghiệp thương mại Hà Tây công tác tạo nguồn hàng chưa thực sự tốt. Trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp thương mại thì doanh thu từ hoạt động ngoại thương chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, hoạt động ngoại thương ở tỉnh còn yếu kém. Điều này có thể thấy qua thực trạng doanh thu các doanh nghiệp thương mại Nhà nước của tỉnh ở bảng sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Tên doanh nghiệp
Doanh thu bán hàng
1996
1997
1998
1999
2000
Công ty XNK
14000
15000
Công ty CNP
18470
20947
25751
25428
27000
Công ty NSTP
15152
18529
22028
19543
22000
Công ty VLĐMCĐ
7825
8067
10512
12636
12000
Công ty CPAUKS
1190
13380
14402
8450
10000
Công ty DVTM
175880
10225
7131
9435
10000
Công ty TM Sơn Tây
38482
36079
29649
20009
22000
Công ty TM Ba Vì
2987
2789
2905
2249
2500
Công ty CPAU Sơn Tây
1407
1200
1361
876
1000
Công ty TM Đan Phượng
1439
1322
1461
930
1000
Công ty TM Hoài Đức
1065
1150
1451
2530
2300
Công ty TM Quốc Oai
1825
2259
1702
1021
1200
Công ty TM Chương Mỹ
2520
3212
4468
3756
4200
Công ty TM Thường tín
2609
2446
1920
1305
1500
Công ty TM Thanh Oai
774
880
852
591
700
Công ty TM Phú Xuyên
1387
1428
1967
3850
3500
Tổng cộng
282373
123539
127605
126609
136000
Nguồn: Sở Thương mại và Cục Thống kê tỉnh Hà Tây
6.4) Thực trạng về lợi nhuận thực hiện.
Doanh nghiệp thương mại Hà Tây nhìn chung có lãi, nhưng mức lãi thấp và không ổn định. Hàng năm mức lãi đều có tăng nhưng mức tăng tuyệt đối rất chậm hầu như không đáng kể. Ví dụ như lãi của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thuộc Sở thương mại quản lý theo báo cáo của Sở thì:
+ Năm 1996 lãi 524 triệu đồng (trong đó có ba đơn vị lỗ là công ty thương mại Sơn Tây, Đan Phượng, Thanh Oai ).
+ Năm 1997 lãi 724 triệu đồng, tăng 38% so với năm 1996 (Toàn ngành chỉ có 1 công ty lỗ là công ty thương mại Thanh Oai ).
+ Năm 1998 lãi 245 triệu đồng bằng 33% so với năm 1997 không có đơn vị nào lỗ.
+ Năm 1999 lãi 248 triệu đồng bằng 101% so với năm 1998.
+ Năm 2000 lãi 522 triệu đồng tăng 210% so với năm 1999.
6.5) Thực trạng về cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thương mại.
- Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây là các trụ sở làm việc, nơi giao dịch của công ty, các cơ sở sản xuất hàng hoá, kho tàng, bến bãi chứa hàng hoá, công cụ dụng cụ phục vụ khách hàng và quản lý, các cửa hàng, các văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp ở các tỉnh và nước ngoài...Với các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thì trụ sở làm việc, hệ thống các cửa hàng, hệ thống kho bãi bến, hệ thống phương tiện vận chuyển, một số cơ sở sản xuất, nhà xưởng ... đã xây dựng cách đây khá lâu (khoảng 10 đến 20 năm về trước ) đến nay đã cũ và xuống cấp nghiêm trọng do không được đầu tư tu sửa nâng cấp bảo dưỡng thường xuyên, kiểu cách lại khá lạc hậu không đẹp mắt. Toàn tỉnh có khoảng 512 điểm mua bán của doanh nghiệp thương mại Nhà nước thì có tới 2/3 là nhà cấp bốn đã cũ, còn lại là các cửa hàng xăng dầu, khách sạn nhà hàng mới được xây cách đây 3-5 năm chất lượng còn khá tốt. Trong tổng số diện tích nhà xưởng sản xuất, kho bãi chứa hàng, trụ sở làm việc thì có tới 15-20% diện tích không còn sử dụng đựoc nữa hoặc hiệu quả sử dụng rất thấp vì đã quá cũ nát. Mặc dù các doanh nghiệp thương mại có sự tăng lên về vốn cố định như ở phần thực trạng về vốn đã đề cập nhưng sự bổ xung đó hầu hết là xây dựng mới, một phần sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này chưa làm thay đổi căn bản tình trạng cơ sở vật chất yếu kém. Muốn cải thiện căn bản cơ sở vật chất này đòi hỏi một lượng vốn khá lớn tương đối quá khả năng của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây hiện nay.
- Ngoài ra hiệu quả sử dụng TSCĐ (cơ sở vật chất ) của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây chưa cao và tăng giảm không ổn định. Nếu lấy ví dụ là các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ngành thương mại quản lý thì ta có:
(Gọi A= Hiệu suất sử dụng TSCĐ= Lợi nhuân *100%/Tổng TSCĐ. A cho biết cứ một đồng vốn TSCĐ cho bao nhiêu lợi nhuận).
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
A (%)
7,85
9,65
3,28
3,09
6,34
A trung bình thời kỳ 1996-2000 là 5,97% một năm. Như vậy khoảng 100 đồng tiền vốn TSCĐ mới tạo ra được 5,97 đồng trong một năm. Trong khi đó cũng 100 đồng đó mà đem gửi ngân hàng với lãi suất hiện nay là 7% năm thì ta cũng được 7 đồng tiền lãi. Do đó hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây rất kém.
Một điều nữa là khi doanh nghiệp thương mại tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản gặp rất nhiều phiền hà về thủ tục hành chính. Với doanh nghiệp thương mại Nhà nước muốn đầu tư xây dựng cái gì đó anh phải được Sở tài chính vật giá (Bên đại diện chủ sơ hữu vốn ), Sở thương mại (cơ quan chủ quản), Sở địa chính, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng, các UBND huyện thị nơi doanh nghiệp thương mại đóng trụ sở hoặc nơi doanh nghiệp định xây dựng,... Mỗi cơ quan đều có ý kiến của mình cả và không phải lúc nào các ý kiến cũng trùng quan điểm, trong trường hợp như vậy doanh nghiệp không biết phải nghe ai và ai là người có tiếng nói quyết định nhất trong vấn đề này. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh đẩy mạnh tốc đọ xây dựng cơ bản trong trường hợp cần phải gấp, phải nhanh và phải tốn nhiều chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc cho việc hoàn thành thủ tục đầu tư.
7) Thực trạng cơ chế chính sách đang thực hiện ở tỉnh:
Từ năm 1986 Đảng thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế. Nghị quyết đại hội VI của Đảng đặt ra ba chương trình lớn: chương trình sản xuất hàng lương thực thực phẩm, chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Nghị quyết đã làm bừng tỉnh sức sản xuất mãnh liệt, hàng hoá làm ra ngày càng nhiều, yêu cầu về lưu thông trao đổi hàng hoá ngày càng bức thiết. Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp quy về thương mại giải toả tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động thương mại. Một số văn bản như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật kinh tế, luật thuế, Nghị quyết 12- NQBCT năm 1996, thông tư số 36/TTBTM-BTCCBCP, các văn bản của Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Thanh tra Nhà nước, Bộ kế hoạch và đầu tư, các Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh Hà Tây... đã tạo điều kiện cho việc thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, giải toả mặt bằng, đầu tư, đăng ký kinh doanh,... được dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện nội dung các văn bản trên ở tỉnh Hà Tây còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức kinh doanh trong tỉnh số nhiều không biết đến hoặc hiểu rất hạn chế về các văn bản đó. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thực hiện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh các văn bản đó như Sở tư pháp, Sở thương mại, Sở tài chính vật giá, UBND các huyện thị trong tỉnh,... quyết tâm chưa thật cao và ít chú trọng đến công tác này, phương pháp tổ chức thực hiện chưa phù hợp. Do vậy hiệu quả và kết quả đạt được còn khiêm tốn. Bằng chứng minh hoạ là số vụ vi phạm nội dung các văn bản trên có sự gia tăng qua các năm. Theo báo cáo của Sở thương mại thì năm 2000 Chi cục QLTT tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng khác của tỉnh tiến hành kiểm tra 4.303 vụ tăng 25% so với năm 1999 thì số vụ vi phạm nội dung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại phải xử lý là 2. 313 vụ chiếm 53,75% tổng số vụ kiểm tra và so với năm 1999 tăng 26%. Nguyên nhân của sự vi phạm này chủ yếu là do thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách của Nhà nước. Đồng thời do sự phức tạp trong một số thủ tục hành chính mà có người mặc dù biết mình sai vẫn cố tình vi phạm vì họ cho rằng chi phí phạt ít hơn chi phí làm đầy đủ các thủ tục hành chính, điều kiện pháp lý cho hoạt động của mình.
+ Nội dung các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thương mại của các cơ quan Nhà nước ở trung ương mới chỉ dừng ở phương hướng, quan điểm, giải pháp rất chung chung không phù hợp với một số đặc điểm riêng của hoạt động thưưong mại tỉnh nhà. Tuy vậy các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện của UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh lại chưa đưa ra được các giải pháp, mục tiêu cụ thể... để phù hợp một số đặc điểm có tính chất đặc thù của hoạt động thương mại của tỉnh. Ví dụ như NQ 10\NQTU của tỉnh uỷ Hà Tây hầu các nội dung giống như của NQ 12\ NQBCT của Đảng, không đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết từng vấn đề tồn tại của hoạt động thương mại của tỉnh. Ngoài ra một số lớn văn bản của tỉnh về thương mại ra đã lâu nay không phù hợp nữa với thực tiễn hoạt động thưưong mại.
+ Các cấp uỷ Đảng chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo phát triển thương mại trên địa bàn. Hầu hết trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp đều có nói đến và khẳng định phải phát triển hoạt động thương mại nhưng số trang rồi dòng nói về lĩnh vực này rất ít và mới chỉ dừng lại ở quan điểm chung chung. Điều này cho thấy sự thiếu quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, đây cũng là một khó khăn của hoạt động thương mại tỉnh nhà.
Nói tóm lại doanh nghiệp thương mại Hà Tây còn nhiều yếu kém và nhiều tồn tại. Vốn ít, lợi nhuận thấp, lao động đông trình độ còn nhiều hạn chế số người làm được việc không nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng yếu kém.... Vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước chưa rõ, hình thức tổ chức quản lý của một số doanh nghiệp đã thay đổi, thực tế chỉ tồn tại trên danh nghĩa chứ nội dung và hình thức đã khác xưa rồi. Nhu cầu về vốn, về đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp thương mại khá lớn, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính còn hạn chế. Doanh nghiệp thương mại miền núi, cấp huyện làm ăn kém hiệu quả... Tuy vậy doanh nghiệp thương mại Hà Tây đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, cũng như đẩy nhanh phát triển kinh tế tỉnh. Doanh nghiệp thương mại đã tạo được việc làm giải quyết bớt khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần hình thành các vùng chuyên canh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác thế mạnh và tiềm năng của tỉnh,...vv.
Tóm lại thực trạng các hoạt động thương mại Hà Tây cho thấy:
Một số kết quả chính:
+ GDP thương mại tăng đều qua các năm với tốc độ tăng khá chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của tỉnh. Tuy nhiên mức tỷ trọng đạt được còn nhỏ.
+ Các hoạt động thương mại bao gồm bán buôn, bán lẻ, XNK... đều có mức tăng trưởng khá và liên tục, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung.
+ Hoạt động thương mại đã đáp ứng khá tốt nhu cầu đa dạng của nhân dân trong tỉnh. Trên thị trường hàng hoá phong phú đa dạng chất lượng ngày càng được chú trọng. Một số mặt hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các loại hình dịch vụ thương mại gắn liền với lưu thông hàng hoá phát triển thúc đẩy sản xuất phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh, đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng.
+ Hà Tây thực sự là thị trường của nhiều thành phần kinh tế tham gia đa dạng hoá kinh doanh. Thương nghiệp Nhà nước sau một thưòi gian chao đảo đã dần dần thích ứng được với cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh đa dạng, nắm khâu bán buôn một phần bán lẻ, đảm nhận việc cung cấp đầy đủ hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng cho 9 xã miền núi của tỉnh, đã phần nào giữ cho giá cả thị trường ổn định, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường, chủ đạo trong một số mặt hàng, loại hàng. Mạng lưới thương nghiệp Nhà nước đã có sự thu hẹp gọn nhẹ, hiệu quả hơn trước. Thương nghiệp ngoài Nhà nước phát triển nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khâu bán lẻ, đóng góp tích cực vào các hoạt động thương mại trên thị trường.
+ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thương mại cũng có sự tiến bộ hơn. Trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số trung tâm thương mại, hệ thống chợ dần được cải tạo và phát triển, các cửa hàng bán lẻ phát triển nhanh theo hướng văn minh hiện đại và văn minh thương nghiệp.
+ Hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại đã có nhiều cố gắng. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Huyện uỷ, UBND các huyện, Sở thương mại, ..vv đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thương mại của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, chống làm hàng giả, hàng kém chất lượng, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường,... được chú trọng và có nhiều kết quả đáng mừng. Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về thương mại, hoặc có liên quan đến thương mại đã có hiệu quả hơn. Ngành thương mại đã có quy hoạch phát triển ngành và nhiều kế hoạch hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của các doanh nghiệp thuộc ngành, các cá nhân tổ chức kinh doanh trong tỉnh.
Một số tồn tại chính.
Bên cạnh các kết quả đạt được tình hình thị trường và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều yếu kém và khuyết điểm sau:
+ Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh tuy tốc độ tăng trưởng hàng năm đều có sự tiến bộ nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với cả nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển biến chậm, nặng về xuất thô theo phương thức thu gom, chưa tạo được nhiều vùng chuyên sản xuất xuất khẩucó giá trị lớn. Tổ chức xuất nhập khẩu còn mạnh mún, phân tán chưa đưa ra được cơ chế phối hợp tạo thành sức mạnh tổng hợp, Có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác và cho người sản xuất tiêu dùng trong tỉnh. Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khảu tuy đông nhưng năng lực còn hạn chế, số lượng các doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu còn rất ít. Kết quả xuất nhập khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
+ Thị trường hàng hoá và số lượng các loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển nhanh nhưng mang nặng tính tự phát, vốn ít quy mô nhỏ, sức cạnh tranh rất hạn chế. Các doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp thương mại Nhà nước nói riêng còn nhiều về số lượng, năng lực kinh doanh hạn chế, vốn ít hoặc thiếu vốn, khả năng vay vốn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh yếu kém không đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh, lao động đông nhưng chất lượng còn nhiều bất cập, hoạt động phân tán, hiệu quả kinh doanh chưa được cao, vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước mờ nhạt, công tác nghiên cứu thị trường, tạo nguồn hàng... còn yếu kém. Nhận thức tư tưỏng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp thương mịa còn bảo thủ chậm đổi mới chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong tình hình mới, tư tưởng lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt còn nhiều.
+ Mạng lưới thương nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn còn mỏng và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Mạng lưới chợ phân bố không đều, vệ sinh môi trường bị ô nhiễm nặng, trình độ quản lý của các ban quản lý chợ yếu kém, cơ sở vật chất của nhiều chợ yếu kém, giá cả thuê chỗ ở chợ chưa hợp lý, văn minh thương nghiệp chưa được chú trọng, chưa thu hút được nhiều nhân dân và các doanh nghiệp vào kinh doanh, hiệu quả sử dụng chưa được cao...vv. Các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại chưa phát triển, mạng lưới cửa hàng bán lẻ nhất là cửa hàng xăng dầu phân bố không đều, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Hầu hết mạng lưới thương mạng phát triển chưa theo quy hoạch.
+ Hoạt động kinh doanh thương mại mới tập trung vào đáp ứng đầu vào sả xuất và tiêu dùng, việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, việc tiếp thị hướng dẫn sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường giải quyết đầu ra cho sản xuất còn nhiều hạn chế chưa tạo được mối quan hệ thương mại chặt chẽ gắn bó giữa thương nghiệp và sản xuất, giữa các doanh nghiệp thương mại với các nhà sản xuất trong tỉnh, và các doanh nghiệp tổ chức cá nhân ngoài tỉnh. Các đơn vị có khuynh hướng kinh doanh tổng hợp nhưng lại thiếu sự hợp tác phối hợp để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Công tác quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh nhất là ở huyện tuy có tiến bộ nhưng còn lúng túng cả về tổ chức và nội dung, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại chưa hợp lý. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước thật sự chưa được nhịp nhàng và thống nhất cao.
+ Một số cơ chế chính sách của tỉnh về thương mại còn thiếu, hoặc có nhưng chưa hợp với thực tiễn hoạt động thương mại tỉnh hiện nay. Việc phổ biến thực hiện các văn bản pháp quy về thương mại còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân của các tồn tại:
+ Tỉnh uỷ cấp uỷ các cấp, UBND tỉnh, UBND các cấp chưa quan tâm chỉ đạo, chưa có nhiều nghị quyết chuyên đề về thương mại trong giai đoạn hiện nay. Sự phối hợp giữa các ngành các cấp chưa được hiệu quả.
+ Thiếu cơ chế chính sách và một số cơ chế chính sách chưa hợp lý.
+ Khủng hoảng tài chính kinh tế Châu á tác động.
+ Quản lý Nhà nước về thương mại còn buông lỏng và chưa hiệu quả lắm.
+ Chưa có quy hoạch, chiến lược phát triển một số lĩnh vực hoạt động thương mại.
+ Các doanh nghiệp thương mại yếu kém.
+ Chưa có các giải pháp đúng và thực hiện các giải pháp còn nhiều thiếu sót.
+ Vai trò của hoạt động thương mại chưa được coi trọng.
Chương III:
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn hà tây
I). Phương hướng, mục tiêu đẩy mạnh.
1>. Phương hướng
- Phát triển mạnh thị trường hàng hoá nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, xây dựng mạng lưới thương mại phân bố đều trong các vùng theo hướng gọn về đầu mối, mạnh về năng lực, trong đó thương nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Quy hoạch và phát triển mạnh các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng xăng dầu về nông thôn. Phát triển mạng lưới chợ, sử dụng và khai thác tốt các chợ hiện có, xây dựng những trung tâm thương mại ... ở các vùng trong tỉnh.
- Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại, xây dựng các đề án, chiến lược phát triển thương mại làm căn cứ đẩy mạnh hoạt động thương mại ...
- Củng cố và xắp xếp lại các doanh nghiệp thương mại theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật ...
- Khai thác và mở rộng thị trường trong tỉnh, thị trường Hà nội và các tỉnh ngoài, liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất kinh doanh gắn giữa sản xuất với tiêu thụ.
- Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, đầu tư khai thác nguồn và chế biến hàng nông sản thực phẩm để có mặt hàng xuất khẩu chủ lực với khối lượng lớn, mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phát triển mạnh các mặt hàng tỉnh có khả năng xuất khẩu, củng cố và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, có chính sách khuyến khích.
2 > Mục tiêu cụ thể đến năm 2005.
+ GDP thương mại dịch vụ chiếm 30% trong GDP của tỉnh
+ Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ thị trường xã hội tăng bình quân 12% năm.
+ Xuất khẩu đạt 80 triệu USD.
+ Nhập khẩu đạt 75 triệu USD.
+ Tốc độ tăng XNK bình quân hàng năm 15%.
+ Cơ bản có chiến lược phát triển các lĩnh vực của hoạt động thương mại.
II). Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn Hà Tây.
Để thực hiện các mục tiêu trên cần giải quyết các khó khăn hiện tại, phát huy lợi thế so sánh thương mại và tiềm năng của tỉnh. Muốn vậy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24763.DOC