Tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU
Nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội theo hướng hiện đại, văn minh, giàu đẹp nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô đã được Nghị quyết 15 – NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác Thủ đô, Pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII khẳng định.
Trong những năm qua công tác xây dựng và quản lý đô thị đã có nhiều tiến bộ: Thành phố đã được cải tạo, xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; nhiều chủ trương, chính sách của Thành phố đã được ban hành kịp thời, đúng hướng; nhiều dự án đầu tư xây dựng đã được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả; đã tích cực động viên cộng đồng dân cư, các thành phần kinh tế tham gia xây dựng Thủ đô. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác xây dựng và quản lý đô thị chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô. Một trong những vấn đề còn nhiều vướng mắc: đó là công tác giải phóng mặt bằng.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp mang tính chất kinh ...
90 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội theo hướng hiện đại, văn minh, giàu đẹp nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô đã được Nghị quyết 15 – NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác Thủ đô, Pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII khẳng định.
Trong những năm qua công tác xây dựng và quản lý đô thị đã có nhiều tiến bộ: Thành phố đã được cải tạo, xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; nhiều chủ trương, chính sách của Thành phố đã được ban hành kịp thời, đúng hướng; nhiều dự án đầu tư xây dựng đã được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả; đã tích cực động viên cộng đồng dân cư, các thành phần kinh tế tham gia xây dựng Thủ đô. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác xây dựng và quản lý đô thị chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô. Một trong những vấn đề còn nhiều vướng mắc: đó là công tác giải phóng mặt bằng.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp mang tính chất kinh tế, xã hội tổng hợp, được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và cá nhân. Đền bù thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối quan hệ về đất đai mà còn thể hiện các mối quan hệ về chính sách, xã hội.
Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện có hiểu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô.Đại bộ phận nhân dân trong khu vực thu hồi đất đồng tình, tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, một số người còn vì lợi ích chung đã chịu một phần thiệt thòi, giúp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng của Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô. Thậm chí có lúc, có nơi xảy ra vụ việc phức tạp, kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, gây tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng trật tự trị an xã hội, mất nhiều thời gian và công sức giải quyết.
Một trong những vấn đề quan trọng là người dân trong diện di dời phải thay đổi nghề nghiệp, điều kiện sống, học tập, thay đổi tập quán và các vấn đề tâm lý, xã hội khác. Cho nên bên cạnh đẩy nhanh công tác GPMB phục vụ đầu tư xây dựng, thì tái tạo việc làm cho người dân trong diện di dời, tạo lập sự cân bằng mới cho họ có được cuộc sống như cũ( hoặc cao hơn), cũng là yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay. Đề tài “Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội” nhằm giải quyết các đòi hỏi khách quan cũng như tính cấp thiết của vấn đề đặt ra.
Mục tiêu của đề tài.
Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn trong những năm qua, đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tạo lập và ổn định đời sống người dân trong diện di dời, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp theo định hướng và quy hoạch phát triển.
Phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội, và đề xuất cơ chế chính sách áp dụng đối với tất cả các dự án đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, chủ yếu là các dự án mang tính công cộng (dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng đô thị, dự án xây dựng các khu công nghiệp, các dự án phục vụ sản xuất kinh doanh…)
- Đề xuất những giải pháp để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư xây dựng ở Thủ đô Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích và điều tra xã hội học, phương pháp dự báo phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra; quán triệt các quan điểm đổi mới và đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng.
Ý nghĩa của đề tài.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, đề ra định hướng và các giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống người dân trong diện di dời trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Để giúp em hoàn thành Luận văn này em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Ngô Đức Cát, Cử nhân Hoàng Thị Hằng phó Phòng Kế hoạch tổng hợp - Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội cùng các thầy cô giáo ở Trung tâm địa chính và kinh doanh bất động sản.
Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Giải phóng mặt bằng- khâu quan trọng hàng đầu trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
Chương 2: Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà nội.
CHƯƠNG I
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG - KHÂU QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU TRONG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Dự án đầu tư.
* Định nghĩa dự án đầu tư
Dự án là tập hợp một số giải pháp nhằm đật được mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định với giá thành quy định và chất lượng theo yêu cầu. Dự án đầu tư là một trong những dự án quan trọng nhất.
Theo Nghị định 52/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng thì dự án đầu tư được định nghĩa như sau:
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng và cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
* Phân loại dự án đầu tư:
+ Tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, dự án đầu tư trong nước được phân loại thành 3 nhóm A, B, C để phân cấp quản lý.
+ Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần(hoặc tiểu dự án) trong đó nếu từng dự án thành phần(hoặc tiểu dự án) có thể độc lập vận hành, khai thác và thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của người có thẩm quyền thì một dự án thành phần(hoặc tiểu dự án) thì thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư như trình tự 1 dự án đầu tư độc lập, việc trình duyệt và quản lý phải theo quy định của dự án nhóm A.
+ Các dự án quan trọng quốc gia là những dự án do Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định số 05/1997/QH10 ngày 12/12/1997 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
* Nội dung thực hiện dự án đầu tư:
1, Xin giao đất hoặc thuê đất(Đối với dự án có sử dụng đất).
2, Xin cấp phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên(nếu có sử dụng).
3, Thực hiện sự đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi, chuẩn bị mặt bằng xây dựng(Nếu có)
4, Mua sắm thiết bị và công nghệ.
5, Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng.
6, Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình.
7, Tiến hành thi công xây lắp.
8, Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng.
9, Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng công trình.
10, Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm.
* Giao nhận đất:
+ Chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phải lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất không quá 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Việc thu hồi đất, giao nhận đất tại hiện trường thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.
* Chuẩn bị mặt bằng xây dựng:
+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đền bù và giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng. Chủ đầu tư có thể tự tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng hoặc thuê tổ chức chuyên trách của địa phương để thực hiện.
+ UBND các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thành lập khu tái định cư chung và thực hiện việc tái định cư khi có yêu cầu.
1.2.Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, tính chất và vai trò của công tác GPMB.
Trong quá trình phát triển đất nước, luôn diễn ra quá trình phân bổ lại đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Khi các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông, du lịch, giáo dục, dịch vụ, thương mại… tăng dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân ( GDP ) thì việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm nhà ở sang đất chuyên dùng sử dụng vào các mục đích công nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại… là điều tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Một quốc gia ngày càng phát triển thì tỷ lệ đất chuyên dùng ngày càng cao và tỷ lệ đất nông nghiệp càng thấp. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước cần có quy hoạch, kế hoạch để sử dụng đất một cách khoa học, phù hợp, đồng thời cần có những chính sách quy định để vừa đảm bảo quyền lợi chung của xã hội lại vừa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người có đất bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Đối với nước ta, vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh “ Hao người tốn của” và có một thời gian dài đi theo cơ chế tập trung, bao cấp, đến nay bước vào thời kỳ phát triển nền kinh tế hàng hoá, đổi mới về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Bên cạnh đó mục tiêu củng cố quốc phòng-an ninh để bảo vệ đất nước trước âm mưu mới của kẻ thù cũng đặt ra những yêu cầu mới. Nhu cầu đất đai để xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình về y tế, văn hoá, giáo dục, các công trình du lịch dịch vụ… công trình an ninh quốc phòng là rất lớn. Với đặc thù là một nước nông nghiệp ( gần 80% dân số sản xuất nông nghiệp ) do đó diện tích đất để sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình mở rộng đô thị, mở rộng hệ thống giao thông, các khu công nghiệp dịch vụ thương mại… công trình quốc phòng an ninh chủ yếu là lấy từ đất nông nghiệp, đất làm nhà ở tại khu vực nông thôn và ven đô thị. Nếu Nhà nước không có chính sách và những quy định phù hợp thì dễ dẫn đến tình trạng là sau mỗi lần Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia sẽ có thêm nhiều hộ gia đình, cá nhân lâm vào tình trạng không còn ruộng đất- tư liệu sản xuất chính để nuôi sống gia đình và bản thân họ.
Thực tế hiện nay cho thấy, công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, nhân văn của nhiều người, của cả cộng đồng dân cư. Giải quyết không tốt không thoả đáng quyền lợi của người có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất dễ bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể đông người làm cho tình hình trở nên phức tạp, từ đó gây ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội, chính trị nói chung.
Quá trình thực hiện bồi thường, GPMB để thực hiên các dự án xây dựng luôn phải giải quyết dung hoà mâu thuẫn về lợi ích của hai nhóm đối tượng:
- Người được giao đất ( trong đó có cả cơ quan nhà nước ) luôn tìm cách giảm chi phí bồi thường GPMB nhằm hạ giá thành xây dựng, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi được trả một khoản bồi thường “ càng nhiều càng tốt” mà trước hết phải là thoả đáng, mặt khác trong nội bộ những người được đền bù có người chấp hành tốt chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, có người chấp hành chưa tốt, do đó đòi hỏi phải xử lý sao cho công bằng cũng là một việc hết sức khó khăn.
Giải phóng mặt bằng là một khái niệm suy rộng của công tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế- xã hội, bao gồm các công đoạn: từ bồi thường cho đối tượng sử dụng đất giải toả các công trình trên đất, di chuyển người dân tạo mặt bằng cho triển khai dự án đến việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, tái tạo lại chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống.
Giải phóng mặt bằng là vấn đề vừa có tính thời vụ vừa mang tính cấp bách của phát triển mà nhiều nước đang phải đương đầu. Trong những năm gần đây vấn đề này trở thành trung tâm của dư luận, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà đầu tư. Thực tiễn chứng minh rằng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng không chỉ tạo được môi trường thông thoáng cho phát triển, thu hút được đầu tư mà còn góp phần làm lành mạnh nhiều quan hệ xã hội, củng cố được lòng tin của nhân dân, khắc phục tệ quan liêu, chống tham nhũng.
1.2.2. Các bước tiến hành công tác giải phóng mặt bằng trong một dự án.
Lập kế hoạch, phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư.
Việc lập kế hoạch đền bù, hỗ trợ và tái định cư là nội dung đầu tiên và quan trọng phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đối với các dự án thông thường kế hoạch đền bù, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với các dự án đặc biệt có quy mô sử dụng đất và số lượng cư dân bị ảnh hưởng lớn kế hoạch đền bù, hỗ trợ và tái định cư có thể được trình bày như một dự án riêng.
Nội dung cơ bản của kế hoạch đền bù, hỗ trợ và tái định cư là xác định phạm vi, tính chất của các tác động của dự án đến những người bị ảnh hưởng như: diện tích đất đai bị thu hồi số hộ và số nhân khẩu phải di chuyển, số việc làm bị mất, đề xuất các phương thức đền bù, hỗ trợ và tái định cư thích hợp, dự kiến tổng chi phí cho các công việc này. Cụ thể:
+ Báo cáo thực trạng thu hồi đất: Phạm vi, mốc giới mặt bằng liên quan đến dự án, cơ cấu các loại đất sử dụng, cơ cấu dân cư, đặc điểm địa hình… thuộc khu vực đất bị thu hồi.
+ Báo cáo điều tra xã hội học đối với những cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng.
+ Bảng danh mục và khối lượng các thiệt hại hữu hình như thiệt hại về đất đai nhà cửa, hoa màu và các công trình khác gắn liền với đất bị thu hồi.
+ Bảng mô tả các thiệt hại, các tác động bất lợi mang tính chất vô hình, không định lượng được.
+ Báo cáo về khuôn khổ pháp lý và chính sách được áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng.
+ Báo cáo giải trình về phương thức thực hiện: phạm vi trách nhiệm giữa chủ dự án với các cấp chính quyền, với tư vấn và với người bị ảnh hưởng, hình thức giám sátvà cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
+ Lịch biểu thực hiên đền bù thiệt hại theo thời gian.
+ Báo cáo về địa điểm tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng cùng với các vấn đề có liên quan đến môi trường làm việc và sinh hoạt tại địa điểm mới.
+ Các biểu đồ, phụ lục minh hoạ khác.
b, Tổ chức đền bù, giải toả.
Căn cứ kế hoạch đầu tư đã được vạch ra, việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện trên cơ sở sự phối hợp và phân công trách nhiệm chặt chẽ giữa chủ dự án và các cấp chính quyền địa phương.
Đối với chủ dự án:
Chủ động tiến hành các thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất. Tuỳ thuộc quy mô sử dụng đất và loại đất cần thu hồi, việc xét duyệt ra quyết định giao đất hoặc cho thuê đất sẽ do Thủ tướng chính phủ hoặc Chủ tịch UBND Thành phố quyết định theo quy định của Luật Đất đai.
Căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất, chủ dự án có đề nghị với UBND Thành phố ra quyết định thành lập Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng tại quận, huyện, nơi có dự án hoặc thành lập thêm Ban chỉ đạo điều hành cấp Thành phố đối với những dự án có quy mô sử dụng lớn, có tính chất đền bù phức tạp.
Trực tiếp hoặc tham gia đo đạc, kiểm tra các mốc giới địa chính.
Cung cấp cho Hội đồng đền bù, GPMB những tài liệu pháp lý cần thiết như hồ sơ giao đất, cho thuê đất, kế hoạch đền bù của dự án.
Tuỳ thuộc vào tính chất quy mô thực hiện các nội dung đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng chủ dự án ký hợp đồng giao khoán toàn bộ hoặc từng phần với Hội đồng đền bù, GPMB để tổ chức thực hiện.
Hợp đồng với tư vấn để giám sát quá trình thực hiện.
Xem xét kiểm tra phương án và dự toán đền bù do Hội đồng đền bù, GPMB lập.
Thương lượng, thoả thuận về dự toán chi phí đền bù do Hội đồng đền bù, GPMB lập hoặc trình cấp có thẩm quyền để phê duyệt dự toán chi phí đền bù.
Chi trả hoặc làm các thủ tục chuyển kinh phí đền bù thông qua Hội đồng đền bù, GPMB thanh toán các khoản phí trả cho tư vấn, cho Hội đồng đền bù, GPMB theo thoả thuận hợp đồng.
Nghiệm thu, tiếp nhận mặt bằng đất đã được giải toả.
Quản lý mặt bằng đã được giải toả để chuẩn bị xây dựng.
Quản lý, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ tiếp nhận từ Hội đồng đền bù, GPMB.
Thông báo tình hình thực hiện, kiến nghị với các Cơ quan Nhà nước có liên quan, phối hợp với Hội đồng đền bù, GPMB xem xét giải quyết các khiếu kiện.
Đối với Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng
+ Thông báo, tổ chức tuyên truyền, giải thích cho người bị ảnh hưởng những yêu cầu, nội dung về Giải phóng mặt bằng, kế hoạch thực hiện cụ thể. Tìm hiểu nguyện vọng của người bị ảnh hưởng.
+ Thực hiện các công tác chuẩn bị: Mẫu kê khai, nhân sự thực hiện…
+ Tổ chức điều tra, kiểm kê chi tiết: Đo đạc đất đai, cắm mốc địa giới, xác định diện tích nhà, số lượng tài sản…
+ Tổ chức các cuộc họp định kỳ với cư dân, xác minh những trường hợp còn có vướng mắc về thủ tục hay tranh chấp.
+ Lập phương án đền bù thiệt hại: Xác định khối lượng, áp giá…
+ Tổng hợp các phương án đền bù thiệt hại gửi chủ dự án và ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố.
+ Công bố danh sách người được đền bù và mức đền bù thiệt hại cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức.
+ Tiếp nhận và tổ chức giải đáp những thắc mắc, khiếu kiện của người được xét đền bù thiệt hại.
+ Giám sát việc tháo gỡ, di dời nhà và tài sản, thu hồi hoa màu.
+ Bàn giao mặt bằng cho chủ dự án quản lý theo mốc giới địa chính đã được xét duyệt.
+ Lập báo cáo đánh giá, các kiến nghị cần thiết đối với chủ dự án, các cấp chính quyền, tổ chức có liên quan.
+ Quyết toán chi phí đền bù thiệt hại, chuyển giao hồ sơ tài liệu cần thiết cho chủ dự án hoặc cơ quan cấp trên.
c, Tổ chức thực hiện xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ khôi phục đời sống cho những người bị ảnh hưởng.
Tái bố trí và hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư phát triển là mục đích hàng đầu trong việc hình thành chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, có tác động trực tiếp và sâu rộng đến quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Quá trình thực hiện xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ khôi phục đời sống cho những người bị ảnh hưởng gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Xây dựng khu tái định cư phải được làm trước hoặc có khả năng hoàn thành trước thời điểm di dời các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng.
+ Hỗ trợ cho người phải di dời: Trong thực hiện tái định cư, ngoài việc đền bù các thiệt hại về đất, nhà và tài sản trên đất, còn có những thiệt hại vô hình khó lượng hoá chính xác được như thiệt hại do mất vị trí kinh doanh, mất đất canh tác dẫn đến phải tìm việc làm mới sau khi tái định cư… Tuỳ thuộc đặc điểm và mức độ tác động của dự án đầu tư đến người bị ảnh hưởng, những thiệt hại vô hình này cần phải được xem xét, giải quyết thông qua các chính sách hỗ trợ thích hợp.
Trên cơ sở áp dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và Thành phố để xác định các mức hỗ trợ cụ thể cho các hộ gia đình và cá nhân bị thu hồi đất trong các dự án.
1.2.3. Vai trò của các cấp Chính quyền và sự tham gia của cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng.
1.2.3.1. Vai trò của các cấp chính quyền trong công tác giải phóng mặt bằng.
Công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án đầu tư là một công việc hết sức phức tạp và có độ “ nhạy cảm” cao. Nhiều dự án, công trình trọng điểm bị chậm tiến độ đều có nguyên do chủ yếu là công tác giải phóng mặt bằng không được quan tâm đúng mức, vai trò của các cấp Chính quyền và đoàn thể không được coi trọng. Thời gian vừa qua, trong công tác giải phóng mặt bằng, các cấp Chính quyền đóng vai trò hết sức quan trọng từ cấp Trung ương đến địa phương và cơ sở. Vai trò của Chính quyền thể hiện ở sự quan tâm, thường xuyên theo dõi chỉ đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể quần chúng trong công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án. Trong nhiều công đoạn của quá trình thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng, các cấp Chính quyền đều có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, đảm bảo được quyền lợi của người dân bị mất đất cũng như quyền lợi của chủ dự án, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ tránh những vụ việc khiếu kiện kéo dài.
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Sau khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực ngày 17/8/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 90/CP quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và sau đó được thay thế bằng Nghị định 22/CP ngày 24/04/1998 điều chỉnh, bổ sung khá đầy đủ. Nghị định số 22/CP đã tạo ra mặt bằng chính sách phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và được đông đảo nhân dân đồng tình. Công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nhiều tiến bộ đáng kể, góp phần đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư.
Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao đối với các Bộ, Ngành Trung ương như sau:
Ở cấp Trung ương
+ Bộ Tài chính: Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thực hiện việc thu và chi trả đúng thời hạn các khoản do ngân sách Nhà nước cấp và tham gia giám sát các hoạt động tài chính liên quan như xác định hệ số K, định giá đất tính đền bù thiệt hại, các chế độ quản lý và chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (Thông tư số 14/ttt-BTC ngày 04/11/1998). Gần đây Bộ Tài chính ban hành văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 04/04/1999 hướng dẫn xử lý những vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng theo nội dung của Nghị định 22/CP gồm các nội dung: Điều kiện được đền bù thiệt hại về đất, về giá đền bù thiệt hại chi phí đầu tư vào đất, hỗ trợ cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, hỗ trợ chi phí đào tạo, trách nhiệm của đại diện.
Ngoài ra, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn xử lý những vướng mắc về giá đất, giá tài sản và thực hiện chính sách hỗ trợ trong việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư: hướng dẫn và kiểm tra việc lập và thực hiện dự án tái định cư theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư và xây dựng.
+ Bộ Xây dựng: hướng dẫn, kiểm tra UBND các cấp trong việc xác định tính hợp pháp của các công trình xây dựng để tính bồi thường, lập quy hoạch xây dựng khu tái định cư. Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định giá nhà, công trình để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phạm vi quyền hạn được giao.
+Tổng cục Địa chính: Giúp chính quyền địa phương xác định giá đất tại các khu, các ô quy hoạch sẽ bị thu hồi phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, hướng dẫn kiểm tra việc quy hoạch sử dụng đất cụ thể của từng dự án đầu tư, xác định chủ sử dụng đất được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường làm cơ sở cho việc tính bồi thường, hỗ trợ. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai trong việc bồi thường và lập khu tái định cư.
Ở cấp Tỉnh, Thành phố
Thành lập các cơ quan chức năng chuyên trách thực hiện công tác giải phóng mặt bằng từ cấp Tỉnh, Thành phố đến địa phương. Cụ thể:
Kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc áp dụng các chính sách khi lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư của chủ dự án, việc xét duyệt phương án bồi thường thiệt hại tái định cư của Hội đồng GPMB, chỉ đạo và phối hợp với UBND các quận, huyện tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tham gia Hội đồng thẩm định cấp Tỉnh, Thành phố để kiểm tra, giám sát việc thẩm định đúng chính sách, đúng chế độ, kịp thời báo cáo UBND Tỉnh, Thành phố để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những vướng mắc chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện.
Thành lập hội đồng thẩm định giải phóng mặt bằng cấp Tỉnh, Thành phố: Hội đồng thẩm định Thành phố do Sở Tài chính - Vật giá chủ trì, căn cứ chính sách, quy định của pháp luật, chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan để kiển tra, giám sát, thẩm định về giá bồi thường, giá nhà tái định cư, thẩm định các phương án bồi thường, phê duyệt, tái định cư theo thẩm quyền.
UBND Tỉnh, Thành phố có quyền kiểm tra, chỉ đạo Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng lập phương án đền bù thiệt hại và phê duyệt phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư, có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân về đền bù thiệt hại, GPMB cưỡng chế đối với những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không chấp hành quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.
Ở cấp quận, huyện
Chủ yếu thực hiện các chủ trương, chính sách của Thành phố trong công tác GPMB, trực tiếp tham gia vào công tác GPMB. Lập kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện công tác GPMB báo cáo chỉ đạo GPMB Thành phố để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc…
d. Chính quyền xã, phường, thị trấn
Xã, phường, thị trấn là cơ quan phối hợp quan trọng trong công tác đền bù GPMB có quyền xác nhận tờ kê khai của các tổ chức, cá nhân về diện tích, hạng đất, vị trí đất, số lượng tài sản gửi Hội đồng đền bù thiệt hại GPMB cấp huyện; tổng hợp báo cáo, tình hình sử dụng quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại. Hơn nữa, đây là cơ quan gần với người dân nhất, có thể lắng nghe thấu hiểu nguyện vọng của dân. Trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến công tác GPMB, như chuẩn bị phương án, khảo sát, tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn tiến hành công việc của mình, đứng ra giải thích, thuyết phục, vận động người dân chấp hành các chủ trương chính sách trong công tác GPMB.
e. Các cơ quan hữu quan.
+ Sở Tài chính – Vật giá
Giúp UBND cấp tỉnh xác định giá đất, giá tài sản bồi thường, chính sách hỗ trợ và tái định cư tại địa phương.
Chủ trì việc thẩm định, kiểm tra, giám sát việc chi trả đền bù, trợ cấp và chi phí cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
+ Sở Xây dựng:
Xác định giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường.
Phối hợp với các cơ quan chức năng xác định quy mô, quy chuẩn xây dựng khu tái định cư .
+ Sở Địa chính (Sở Địa chính – Nhà đất)
Hướng dẫn việc xác định đất được bồi thường, đất không được bồi thường.
Phối hợp vói UBND các cấp xác định khả năng quỹ đất dùng để bồi thường .
1.2.3.2. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng.
Trước đây, trong công tác giải phóng mặt bằng vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội đoàn thể tại địa phương chưa thể hiện đúng mức và quan trọng như hiện nay. Các cơ quan đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh … hiện nay đã quan tâm và phát huy vai trò như các thành viên khá tích cực của Hội đồng giải phóng mặt bằng ở địa phương. Thực tế công tác giải phóng mặt bằng thuộc một số dự án của cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng đã chứng minh được vai trò của các tổ chức đoàn thể này.
Các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò rất lớn trong nhiều công đoạn giải phóng mặt bằng, đặc biệt là công tác chuẩn bị lên phương án giải phóng mặt bằng khi địa phương có dự án liên quan như:
+ Phối hợp với đơn vị tư vấn lập dự án lên phương án điều tra, khảo sát, đo đạc, thiết kế, trực tiếp tham gia vào quá trình điều tra, khảo sát cùng với các cơ quan chức năng.
+Tổ chức vận động, tuyên truyền hướng dẫn người dân trong diện di dời, giải phóng mặt bằng chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Nhà nước.
+Tham gia hoà giải, giáo dục, thuyết phục các tranh chấp, khiếu kiện của người dân ở cấp cơ sở.
+Cùng với cơ quan chức năng tham gia cưỡng chế đối với các hộ dân trong diện di dời có thái độ trây ỳ, không tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về đền bù, thu hồi đất trên địa bàn của mình.
+Tham gia cùng với các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc sống người dân sau khi bị di dời, giải phóng mặt bằng trong phạm vi dự án ảnh hưởng, đề xuất kiến nghị những khó khăn, vướng mắc lên chính quyền cấp trên.
+ Đại diện cho quần chúng nhân dân ở địa phương nói lên tiếng nói của người dân về những khó khăn vướng mắc khi đền bù thiệt hại tài sản khi nhà nước tiến hành thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
1.2.4. Sự cần thiết của công tác giải phóng mặt bằng.
Giải phóng mặt bằng là vấn đề của sự phát triển. Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia, mọi giai đoạn việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình là không thể tránh khỏi, nhịp độ phát triển càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng cao và trở thành một thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở trong các lĩnh vực xã hội, chính trị trên phạm vi quốc gia.
Các yêu cầu ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật ( hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống tải điện ) cơ sở hạ tầng xã hội (bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí thể dục thể thao…) cơ sở sản xuất ( quy hoạch đồng ruộng, khu công nghiệp ) và mở rộng đô thị chỉnh trang khu dân cư… đều dẫn đến việc đền bù giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp khó khăn và rất dễ xẩy ra nhiều tổn thất nhất là trong những trường hợp không tự nguyện.
Vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng trở thành một trong những điều kiện tiên quyết của phát triển, nếu không xử lý tốt thì sẽ thành lực cản - thực tế đầu tiên mà các nhà phát triển phải vượt qua. Bài học từ các nước phát triển dạy rằng nếu xem nhẹ vấn đề này trong tính toán đầu tư phát triển thì không chỉ làm tăng giá thành mà còn để lại xã hội nhiều hậu quả nặng nề mà không thể xử lý được bằng tiền.Có thể khẳng định rằng giải phóng mặt bằng là vấn đề của sự phát triển, là một nội dung không thể né tránh của phát triển mà chính nó là một yếu tố quyết định của tiến độ và sự thành công của phát triển, bất kỳ một giải pháp nào mà thiếu đồng bộ, không chặt chẽ đều để lại những hậu quả tiêu cực.
Nhận thức này dẫn đến một yêu cầu cụ thể là các dự án xây dựng phải chứng minh được đó là sự lựa chọn mà việc đền bù giải phóng mặt bằng là ít nhất và khả thi nhất, yêu cầu này có thể trở thành tiêu chuẩn cụ thể để xét duyệt các phương án phát triển.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư
a. Công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Những năm gần đây, việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để sử dụng đất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, số lượng các dự án ngày càng tăng, công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, những mặt hạn chế tiêu cực của cấp có thẩm quyền trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa được khắc phục kịp thời, không ít các trường hợp, đại diện nhà nước tại địa phương phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng vi phạm pháp luật đất đai hoặc không có chứng thư pháp lý. Tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp , hợp lệ hay vì những quyết định sai chế độ, chính sách của các cấp có thẩm quyền ở địa phương không có dấu hiệu giảm. Vì vậy tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao năng lực thể chế , ổn định pháp chế trong xã hội là những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm giải quyết các mối quan hệ đất đai . Đồng thời, vai trò quản lý Nhà nước có tác động rất lớn đối với việc thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng trong thời kỳ hình thành và phát triển thị trường bất động sản. Thể hiện qua 5 nội dung sau:
+ Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc phân hạng đất và lập bản đồ địa chính. Thông qua bản đồ địa chính , cơ sở pháp lý của thửa đất và các thông tin ban đầu được xác định. Những thông tin này phản ánh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án.
Thực tế hiện nay, một số địa phương vẫn sử dụng hệ thống bản đồ theo chỉ thị 299/TTg loại bản đồ này đã lạc hậu sai lệch thực tế quá lớn so với hiện trạng, không đáp ứng yêu cầu cho việc đền bù Giải phóng mặt bằng; Công tác phân hạng, loại đất do không cập nhật biến động đất đai thường xuyên và đầy đủ dẫn đến hậu quả là xác định giá trị sinh lợi khi lập phương án đền bù gặp nhiều khó khăn gây bất cập trong việc xác định giá đất để đền bù thiệt hại.Những hạn chế của công tác này đã làm ảnh hưởng đến việc quản lý quỹ đất của các địa phương và xây dựng phương án đền bù thiệt hại trong giải phóng mặt bằng.
+ Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của các cấp chính quyền ở một số địa phương chưa đồng bộ và bị buông lỏng, không công khai quy hoạch là kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng đầu cơ buôn bán đất. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất mang tính ước lượng giữa kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và nguồn vốn đầu tư cho các dự án, công trình với kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm bị sai lệch, tác động đến tính khả thi của kế hoạch và tiến độ giải phóng mặt bằng khi có dự án.
+ Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế – xã hội trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật đất đai nói chung, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng nói riêng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chú trọng nhưng việc ban hành các văn bản cụ thể hoá quy định của pháp luật đất đai chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, tính pháp lý không cao.
+ Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất là một trong những nội dung tác động đến công tác đền bù Giải phóng mặt bằng . Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch là điều kiện bắt buộc.
+ Lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính có vai trò quan trọng hàng đầu để quản lý chặt chẽ đất đai trong quá trình phát triển thị trường bất động sản, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai.
b. Công tác định giá đất và giá đất.
Hiện nay, thị trường bất động sản đang được hoàn thiện thông qua hoạt động thực tiễn của nền kinh tế đất nước mà trước hết là sự phát triển khách quan của hệ thống pháp luật.
Thực tiễn trong quá trình thực hiện thu hồi đất giải phóng mặt bằng , hầu hết đều bị ách tắc trong vấn đề giải quyết đền bù, mặc dù khung giá đất của Chính phủ đã được điều chỉnh 2 lần nhưng với khung giá đất hiện nay, nếu đem áp dụng để tính thuế thì người dân chấp thuận, nếu dùng để tính giá đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất thì người dân chưa chấp thuận vì giá đất trong quan hệ sở hữu toàn dânvề đất đai ở nước ta là một vấn đề mới. Trong điều kiện hiện nay thực hiện tốt công tác định giá đất đồng nghĩa với việc góp phần điều chỉnh những quan hệ trong việc quản lý, sử dụng đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và giải quyết được mục tiêu công bằng, dân chủ trong xã hội.
c. Tính pháp chế.
Yếu tố pháp chế có tác động rất lớn trong quá trình hoạt động của pháp luật nói chung và trực tiếp ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. Các yếu tố tác động đến gồm:
Thứ nhất: Đối với cơ chế, chính sách.
+ Điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất khi vận dụng vào thực tế khu đô thị, với quy định thu tiền sử dụng đất, khi xét hợp thức hoá để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị để áp giá đền bù giải toả có nhiều phức tạp. Việc xác định thời gian sử dụng đất để áp dụng các chính sách đền bù cụ thể đối với từng trường hợp rất khó khăn,một phần do chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động nhà đất, nguy hại hơn là việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép mà các địa phương các cấp có thẩm quyền không khống chế và quản lý được.
+ Mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và cơ chế phối hợp hành động chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ của các chủ đầu tư, Hội đồng đền bù trì trệ trong việc lập và thẩm định phương án cũng như việc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
+ Việc giải quyết khiếu nại tố cáo và những kiến nghị của nhân dân quy định chưa cụ thể và không thống nhất giữa các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng nhiều nơi, nhiều lúc việc giải quyết giữa các cơ quan có thẩm quyền không thống nhất. Chưa có quy định và hướng dẫn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với những hộ, cá nhân sử dụng đất lợi dụng chính sách Nhà nước để đầu cơ, trục lợi trong đền bù giải phóng mặt bằng.
Thứ hai: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đồng bộ, kịp thời, thay đổi liên tục là cơ sở để người bị thu hồi đất so sánh, khiếu kiện làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
+Sự phối hợp giữa các cấp các ngành, chủ đầu tư chưa chặt chẽ, việc tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thiếu sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra giám sát của các phòng ban chuyên môn và chính quyền cơ sở, bộ máy tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đa số ở các địa phương là sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, chưa am hiểu chính sách về pháp luật đền bù dẫn đến sai sót trong công tác điều tra, lập phương án , áp dụng chế độ chính sách của nhà nước, gây khiếu kiện thắc mắc của nhân dân.
+Ở địa phương, các cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng chưa niêm yết công khai phương án đền bù cho nhân dân biết nên có nhiều trường hợp, người bị ảnh hưởng thực hiện sai chủ trương, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ đào tạo chuyển nghề đối với các dự án có quy mô thu hồi diện tích đất nông nghiệp lớn chưa được các dự án chú trọng.
+ Về trình độ dân trí, sự hiểu biết của pháp luật của nhân dân các địa phương còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chính sách đền bù Giải phóng mặt bằng chưa được chính quyền các cấp , Hội đồng đền bù các dự án coi trọng, vì vậy tình trạng người dân không hiểu biết, hiểu không đúng chủ trương của Đảng mà chính sách pháp luật của Nhà nước và chính sách đền bù thiệt hại dẫn đến các trường hợp vi phạm pháp luật, nhân dân khiếu kiện về đền bù thiệt hại ngày càng nhiều, hiệu quả pháp luật bị giảm sút, thiệt hại kinh tế của Nhà nước và các dự án đầu tư.
Thứ ba: Nghĩa vụ của người bị ảnh hưởng.
Mặc dù, Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng trong việc quy định các chính sách đền bù thiệt hại phù hợp, có những quy định sát với thực tiễn, từng bước quan tâm đến quyền lợi của người bị thu hồi đất và bị thiệt hại về tài sản. Nhưng trong thực tế, người bị ảnh hưởng do nhận thức không đầy đủ chính sách pháp luật của Nhà nước, lợi dụng khe hở của pháp luật, nhiều hộ gia đình cố tìnhtrì trệ trong việc nhận bồi thường hoặc cho rằng mức đền bù, hỗ trợ như vậy là chưa thoả đáng, đòi tăng tiền đền bù, khiếu kiện…
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
GCN- QSD đất là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xác định điều kiện được đền bù thiệt hại, trong khi thực tế tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hầu hết các địa phương vẫn còn rất chậm trễ. Việc xác định giá trị pháp lý của các loại đất chưa có GCN - QSD đất rất khó khăn, cản trở công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Thực tế công tác cáp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở đô thị, nông thôn đạt tỷ lệ thấp.
1.4. Vấn đề giải phóng mặt bằng và đền bù với việc quản lý dự án.
Dự án là tập hợp một số biện pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định với giá thành quy định và chất lượng theo yêu cầu. Dự án đầu tư là một trong những dự án quan trọng nhất. Muốn quản lý dự án được tốt phải chú ý cả chu trình của nó từ giải phóng mặt bằng đến chuẩn bị, thực hiện thiết kế, xây lắp, nghiệm thu và quản lý đưa vào sử dụng. Muốn quản lý dự án tốt đạt được yêu cầu trên cần phải giải quyết một cách toàn diện và đồng bộ. Có nhiều vấn đề vừa có liên quan với nhau nhưng đôi khi lại có mâu thuẫn. Trong các vấn đề thường xuyên nảy sinh, vấn đề giải phóng mặt bằng là một vấn đề thường gặp nhất, thuộc loại nhảy cảm hàm chứa những lợi ích kinh tế, xã hội và chính trị trái ngược nhau mà trong hầu hết các trường hợp khó có thể dung hoà được. Vì vậy muốn quản lý dự án thành công , nghĩa là dự án mang lại kết quả mong muốn thì trong tất cả các chu trình của dự án đều phải chú ý đến vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng . Cũng chính giải quyết vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng không tốt mà nhiều dự án bị kéo dài, đang thực thi phải dừng lại, hoặc công trình đã đưa vào sử dụng từ lâu mà còn phải dai dẳng giải quyết nhiều vấn đề, thậm chí dẫn đến những vụ khiếu tố gay gắt, dự án cải tạo đường từ Kim Mã đến Cầu Giấy phải giải quyết bao nhiêu năm, tốn kém hơn tiền xây dựng biết bao nhiêu lần, dự án đoạn đường Thái Hà, Chùa Bộc là một ví dụ.
Có thể thấy rằng vấn đề giải phóng mặt bằng phải được đề cập trong mọi giai đoạn của chu trình dự án. Đây là một vấn đề rộng lớn, phức tạp.
1.5. Làm thế nào đền bù và giải phóng mặt bằng kịp thời cho các dự án xây dựng
Khó khăn lớn nhất khi triển khai các dự án xây dựng là việc đền bù giải phóng mặt bằng, nhất là ở những nơi phải di dời nhiều dân cư. Tiến độ thi công kéo dài gây lãng phí lớn, không ít đơn từ khiếu kiện kéo dài… gây khó khăn cho các ban quản lý dự án và gây bất an cho người dân, thiếu sót này cần sớm có biện pháp khắc phục.
- Trước tiên, cần phải xây dựng các khu tái định cư mới với đầy đủ cơ sở hạ tầng: đường xá, điện, cấp thoát nước, chợ, trường học, cơ sở y tế, viễn thông… làm sao để người dân tự lựa chọn di dời về khu tái định cư mới tốt hơn, khang trang hơn, giá thành hợp lý và quan trọng hơn cả là phải có việc làm.
- Coi trọng công tác tuyên truyền vận động quần chúng, phải làm cho mọi người thông suốt chính sách của Nhà nước về đền bù giải toả. Trước tiên là cán bộ, Đảng viên, các cựu chiến binh, đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác của Đảng… phải làm cho mọi người thấy rõ lợi ích lâu dài khi công trình được xây dựng mà hi sinh khó khăn trước mắt. Phải khơi dậy lòng yêu nước và tính tự hào dân tộc rất sẵn trong lòng mọi người Việt Nam không cam chịu nghèo nàn lạc hậu… khi người dân đã thông suốt thì thực hiện mọi việc sẽ được dễ dàng.
- Giá đền bù sao cho thoả đáng, không nên cứng nhắc, máy móc mà phải có sự xem xét thấu đáo những tình tiết để có thể vận dụng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân phù hợp với pháp luật. Dân chủ và công khai trong việc định giá. Đối với những nhà có chủ quyền hợp pháp, cư ngụ nhiều đời thì giá đền bù phải đảm cho người dân mua hoặc xây dựng nhà mới tương đương hoặc khang trang hơn, chắc chắn hơn nhà cũ… Nhà nước có thể vay thêm với lãi suất ưu đãi để người dân tự xây dựng hoặc mua nhà tốt hơn.
- Đối với những nhà xây dựng không hợp pháp, không có giấy chủ quyền, không có hộ khẩu chính thưc… thì trợ cấp cho họ một số tiền cần thiết và vận động họ trở về nơi cũ làm ăn hay đưa họ về các khu kinh tế mới ở ngoại thành hoặc ở những tỉnh khác do Thành phố tham gia xây dựng.
- Có chính sách ưu tiên, giải quyết việc làm, nhất là những người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp bằng cách mở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật miễn phí hoặc học phí thấp cho những người còn độ tuổi lao động. Tìm việc làm cho họ sau khi được đào tạo, có thể hỗ trợ họ lập các hợp tác xã, các xí nghiệp vừa và nhỏ… đào tạo và hướng nghiệp phải đi đôi với giải toả di dời dân
- Quy hoạch xây dựng đô thị phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, đồng bộ, có cơ sở khoa học càng chi tiết càng tốt. Và phải tuyệt mật khi chưa được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Mọi rò rỉ thông tin từ quy hoạch sẽ làm giàu cho bọn đầu cơ mua bán đất gây rối loạn thị trường nhà đất. Khi quy hoạch nhà đất đã được duyệt thì phải công khai hoá để mọi người dân biết và có thể tham gia ý kiến cụ thể. Mọi mua bán đất thuộc diện quy hoạch đều là bất hợp pháp. Nhà nước xây dựng thêm, làm nhà mới sau khi quy hoạch được công bố đều không tính giá trị đền bù. Quy hoạch chung chung không sát thực tế, điều chỉnh, sửa chữa nhiều lần không ấn định thời gian thực hiện sẽ tạo tâm lý bất an trong lòng dân. Sẽ di dời song di dời đi đâu làm lại nhà, sửa nhà cũng không được đó là nỗi khổ của những người dân sống trong vùng thuộc diện quy hoạch, giải toả… không cụ thể, không ổn định.
- Phải chọn được những cán bộ, Đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng phẩm chất đạo đức tốt có năng lực, kiến thức pháp luật, có chuyên môn… để làm công tác chính sách đền bù, tái định cư. Họ phải là những người tham mưu trung thực, đáng tin cậy cho ban chỉ đạo và hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Việc giải phóng mặt bằng không chỉ có di dời dân, mà còn nhiều công trình kiến trúc khác như : đường điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống viễn thông… cũng phải điều chỉnh di dời theo đúng tiến độ. Nếu không cũng sẽ bị ách tắc như nhiều công trình đã mắc phải.
- Trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng chúng ta lấy giáo dục thuyết phục là chính sao cho thấu tình đạt lý. Nhưng cũng phải “ kiên quyết cưỡng chế” đối với những trường hợp dựa vào dân chủ, cố tình vi phạm pháp luật, đòi hỏi quá đáng… không chịu di dời, làm hại đến lợi ích của Nhà nước.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý.
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong khoảng toạ độ địa lý từ 20054’ đến 21022’ vĩ độ Bắc, từ 105042’ đến 106oOO’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc. Vị trí này rất thuận lợi do ở giữa đồng bằng đông dân, trù phú. Có các đầu mối giao thông trọng yếu, là nơi quy tụ và toả rộng của mạng lưới giao thông, là vị trí chính giữa Bắc-Nam-Đông-Tây, chỗ hội tụ của bốn phương.
Địa hình, địa mạo
- Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng độ cao trung bình 5 –20 m so với mực nước biển. Khu vực đội núi phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc sơn độ cao 20-400m với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim 462m. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
- Các vùng địa hình:
+Vùng đồi núi độ dốc trên 80 cao trung bình 50-100m gồm 2 tiểu vùng:tiểu vùng núi và tiểu vùng đồi.
+ Vùng đồng bằng cao trung bình 4-10m gồm 3 tiểu vùng:tiểu vùng thềm tích tụ, tiểu vùng đồng bằng tích tụ, tiểu vùng bồi tích sông hiện đại.
- Vùng dồi núi chỉ thích hợp cho việc phát triển các cây trồng lâm nghiệp. Vùng đồng bằng có thể phát triển tốt các cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp.
Do cấu tạo địa chất nên phía Tây quốc lộ 1 đất có khả năng chịu nến tốt, phía Nam nền đất yếu hơn nên xây dựng nền móng cho công trình cũng tốn kém hơn.
c. Khí hậu.
- Nhiệt đới gió mùa với 2 mùa chủ yếu trong năm:Mùa nóng và mùa lạnh. Các tháng 4, 10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho Hà Nội có 4 mùa:Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,90c. Nắng trung bình năm 1.640 giờ. Bức xạ mặt trời trung bình 4.272 kcal/m2/tháng. Lượng mưa trung bình năm 1600-1700 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm 938 mm. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 80-88%. Trong năm có 2 mùa gió chính :gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc. Hàng năn chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng5-7 cơn bão. Bão mạnh nhất lên đến cấp 9, cấp 10 làm đổ cây cối và gây thiệt hại lớn cho mùa màng. Bão thường trùng với thời kỳ mùa nước sông Hồng lên cao, đe doạ không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cả đời sống của người dân.
Do chịu tác động mạnh của gió mùa nên khí hậu Hà Nội biến động bất thường, ảnh hưởng sâu sắc đến mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp và cả qúa trình sinh trưởng của các loại cây.Hà Nội có mùa đông lạnh và khô nhưng chỉ trong thời gian ngắn đầu mùa đông, đầu mùa xuân nhiệt độ không khí đã ấm lên, có mưa phùn nên nhiệt độ cao, phù hợp với các loại cây rau, quả ôn đới phát triển. Nếu đảm bảo được các điều kiện vật tư, kỹ thuật có thể phát triển cây vụ đông rải rộng trên diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội.
Thuỷ văn.
1. Mạng lưới thuỷ văn.
– Hệ thống sông Hồng:Khá dày đặc, có mật độ 0,5 km/km2.Các sông lớn:Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Nhuệ, Sông Tô Lịch…
- Hồ, đầm:Có nhiều hồ, đầm tự nhiênvới tổng diện tích hiện nay gồm khoảng 3.600 ha. Các hồ , đầm lớn có :Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Linh Đàm…
Chế độ thuỷ văn.
Các sông ở Hà Nội có 4 mùa rõ rệt: Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5.
- Đặc điểm thuỷ chế của một số sông lớn:
+ Sông Hồng: Lưu lượng nước trung bình năm khoảng 1.220*109 m3 trong đó mùa lũ lưu lượng nước chiếm tới 72,5% vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng là 5.990m3/s trong khi đó mực nước trung bình của năm là 5,3m vơi lưu lượng 2.309 m3/s. Nước lũ của sông Hồng là một hiểm hoạ đối với người dân, đối với các công trình xây dựng và đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Trong mùa lũ nước sông Hồng lên rất to, có nơi mặt sông Hồng rộng đến 2-3 km, mực nước sông cao hơn mặt ruộng đến 7-8 m. Vào mùa cạn mực nước trung bình là 3,06 m với lưu lượng 927 m3/s.
+ Sông Đuống:Là một chi lưu của sông Hồng vì vậy khi nước sông Hồng lên tothì nước sông Đuống cũng lên to. Tỷ lệ nước sông Hồng chảy vào sông Đuống khoảng 30%. Mực nước trung bình là 9,01 m với lưu lượng 3.027m3/s. Mực nước lớn nhất ở Thượng Cát là 13,68m, vùng cạn mực nước là 3,44 m với lưu lượng là 277m3/s.
+ Sông Cầu:Mực nước trong mùa lũ từ 3 – 5 m vào mùa cạn mực nước xuống thấp hơn mặt ruộng.
+ Sông Nhuệ:Lưu lượng ở đầu nguồn từ 26- 150 m3/s, mực nước ở hạ lưu đập Hà Đông từ 4,5- 5,2 m.
- Các hồ, đầm:Phần lớn các hồ đầm trong nội thành là hồ tụ, đọng bùn lâu ngày, nước mưa và nước thải công nghiệp không được làm sạch từ thành phố chảy vào.
2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội trong 10 năm qua.
Trong 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự diều hành của các cấp chính quyền Trung ương và địa phương, Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọngtrong phát triển kinh tế- xã hội, có thể rút ra một số đặc điểm sau:
a.Kinh tế có bước tăng trưởng khá.
Thời kỳ 1986- 1991 tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, trong giai đoạn 1991- 2000 đạt 11,34%/năm. Năm1998 tốc độ này giảm xuống còn 9,2% và năm 1999 lại tiếp tục giảm 6,5%. Năm 2000, kinh tế- xã hội thủ đô đã tăng trưởng trở lại trên hầu hết các lĩnh vực. Tốc độ tăng GDP đạt mức 9,14% chiếm tỷ lệ 7,22% so với cả nước. Năm 2001, tốc độ tăng GDP Thành phố tăng 10,03% so với năm 2000. So với các địa phương khác trong cả nước thì Hà Nội có GDP bình quân đầu người xếp loại khá cao.
+ Ngành công nghiệp:Tỷ trong công nghiệp tăng tương đối cao, giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng 15,16%, riêng trong giai đoạn 1996-2000 tỷ trọng công nghiệp tăng từ 34,8% lên 38%. Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú. Ngoài 9 khu công nghiệp cũ, Hà Nội đang hình thành phát triển 5 khu công nghiệp tập trung, 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng trên địa bàn Thành phố tăng 12,6%, đáng chú ý là khu công nghiệp địa phương có sự chuyển biến mạnh, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,7 %, công nghiệp quốc doanh địa phương tăng21,9% là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Năng suất lao động tăng gần 1,6 lần với năm 1995 và gấp 3 lần so với năm 1990.
+ Thương mại, dịch vụ và các loại hình dịch vụ khác.
Đạt mức tăng trưởng khá với nhiều loại hình đa dạng và phong phú như du lịch, tài chính, ngân hàng, thương mại, thông tin liên lạc, viễn thông tư vấn và đào tạo…Tổng giá trị ngành du lịch tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1991-2000 đạt 14,27%. Năm 2001 giá trị ngành sản xuất dịch vụ tăng 11,2%; tổng doanh thu du lịch tăng 14,5%. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, tổng mức lưu thông hàng hoá tăng 10,3%. Bước đầu hình thành một số loại hình dịch vụ chất lượng cao.
Kim nghạch xuất khẩu trên địa bàn phát triển đáng kể, bình quân hàng năm tăng 14,91%,tổng kim nghạch xuất khẩu giai đoạn1996-2000 đạt khoảng 6,5 tỷ USD.
+ Nông nghiệp - nông thôn có bước khởi sắc:Có những bước chuyển dịch cơ cấu thích ứng. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân 4,9%/năm. Cơ cấu kinh tế ngoại thành có chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ nông thôn. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, riêng trong năm 2001 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 4%, lâm nghiệp tăng 2,5%, hiện có trên 100 trang trại phát triển khá, cơ bản hoàn thành giao đất theo Nghị định 64CP. Nhìn chung trong thời gian qua và đặc biệt là mấy năm gần đây, nông nghiệp và nông thôn ngoại thành đã phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái.
b.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.
Trong cơ cấu GDP của Thành phố năm 2000, kinh tế Nhà nước Trung ương đóng vai trò chủ đạo( chiếm 57,2%), kinh tế nhà nước địa phương chiếm 9,2% khu vực ngoài quốc doanh chiếm19,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,7%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996- 2000 của các khu vực kinh tế trên tương ứng là 9,75%, 9,2%, 7,9%và 25,6%.
Thời kỳ 1991- 2000, cơ cấu kinh tế của Thành phố chuyển dịnh theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, còn tỷ trọng ngành dịch vụ và nông-lâm nghiệp giảm.Năm 2000 thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,2%, tiếp theo là công nghiệp với tỷ trọng 38%, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 3,8%.
Kinh tế đối ngoại đạt kết quả quan trọng.
Đầu tư nước ngoài thu hút được4.29 tỷ USD. Đến nay trên địa bànThành phố có 382 dự án còn có hiệu lực hoạt động với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7,55 tỷ USD, xếp thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu vốn đầu tư tập trung vào các ngành nêu trên như công nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đây là khu vực góp phần đáng kể tạo nên diện mạo mới cho kinh tế thủ dô, chiếm tỷ trọng 32% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm 33,7% giá trị hàng xuất khẩu có trình độ và chất lượng cao.
Về huy động và sử dụng vốn nay và tài trợ quốc tế đạt kết quả khả quan, tổng vốn ODA cam kết vào Hà Nội đạt 658,27 triệu USD. Hà Nội là địa phương có ODA bình quân đầu người cao nhất cả nước.
d. Xây dựng kết cấu hạ tầng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ.
Thành phố đã xây dựng quy hoạch chung phát triển Thủ đô đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, đang khẩn trương hoàn thành quy hoạch chuyên ngành và chuẩn bị phê duyệt các quy hoạch tổng thể cấp quận, huyện.
Thành phố đã tập trung xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng nâng cấp nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng, xây dựng, cải tạo, phát triển hệ thống lưới điện giao thông nông thôn. Mạng lưới thông tin liên lạcđược mở rông và trang bị khá hiện đại, 100% xã ngoại thành có điện thoại/100 dân, năm 200 tăng 18 máy/100 dân. Giai đoạn 1996- 200 xây dựng thêm1,5 triệu m2 nhà ở, nâng cấp bình quân về nhà ở từ 5m2 đến 6 m2/người.
e.Củng cố và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế thị trương định hướng XHCN.
Khu vực kinh tế quốc doanh tiếp tục được củng cố và nắm giữ các ngành kinh tế then chốt kinh tế quốc doanh được khuyến khích, phát triển. Năm 2001 đã có hơn 3000 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 4000 tỷ đồng. Bên cạnh kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình được phát triển ngày càng rộng rãi không những trong nông nghiệp mà cả trong công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm đáng kể cho người lao động.
f. Văn hoá-xã hội có bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Hà Nội đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên toàn thành phố, 100% các trạm y tế xã, phường có bác sĩ. Các chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình, giáo dục, bảo vệ chăm sóc trẻ em, hoạt động của người cao tuổi được triển khai tích cực.Tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,46% năm 1995 giảm xuống 1,09% năm 2000. Năm 2001 tỷ lệ sinh giảm 0,02% so với năm 2000, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm còn 5,2%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em toàn thành phố từ 17,2% năm 2000 giảm xuống còn 16,5% năm 2001.Cơ bản hoàn thành 4 chỉ tiêu y tế cơ sở.
Trong 5 năm 1996-2000 đã giải quyết được 26 vạn người có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 7,95% năm 2000 xuống còn 7,39% năm 2001. Đã xây dựng được 2000 nhà tình nghĩa, phụng dưỡng 100% các bà mẹ Việt Nam anh hùng của Hà Nội, giúp đỡ nhiều hộ nghèo, xoá được gần 15000 hộ nghèo, giúp đỡ 100% đối tượng cứu trợ xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng và phát huy tác dụng.
Thể dục thể thao quần chúng và thành tích cao phát triển phong trào thi đua “người tốt việc tốt”, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá… đạt hiệu quả tích cực. UNESCO đã bình chọn Hà Nội là thành phố duy nhất của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhận danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”.
Bên cạnh những tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội trong những năm qua cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại. Một số vấn đề bức xúc về cơ chế kinh tế, về văn hoá xã hội, quản lý đô thị, một số việc tồn đọng kéo dại giải quyết còn chậm, công tác cải cách hành chính hiệu quả còn thấp, cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa mạnh. Sự phối hợp giữa Hà Nội với các Bộ, Ban ngành ở Trung ương và các tỉnh lân cận tuy đã có nhiều chuyển biến tốt nhưng chưa đủ tạo ra kết quả như mong muốn.
2.2. Những quy định của Nhà nước và Thành phố Hà Nội về bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng.
2.2.1. Giai đoạn trước năm 1992.
Vấn đề đền bù và Giải phóng mặt bằng ở Việt Nam đã được đặt ra rất sớm, từ14/4/1959 đẫ có Nghị định số 151/ TTg ban hành “Quy chế về thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất”. Nghị định gồm 3 chương, 14 điều quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân cho việc xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý.
Nội dung quan trọng hàng đầu trong chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là mức đền bù được đề cập trong văn bản này:
+ Đối với ruộng đất nếu không đổi lấy đất thì sẽ bồi thường một số tiền từ 1 đến 5 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng.
+Đối với nhà cửa, vật kiến trúc…thì được giúp đỡ để xây dựng cái khác.
+ Đối với mồ mả: Căn cứ vào tình hình cụ thể, phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền thích đáng làm phí tổn di chuyển.
Có thể nói nội dung cơ bản của việc đền bù trong Nghị định 151 TTg là hết sức đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng ruộng đất trong những năm 60, tạo cơ sở cho những quy định pháp luật về đền bù khi Nhà nước thu hồi đất về sau. Tuy nhiên, điểm hạn chế của văn bản này là chưa cụ thể hoá mức đền bù, mà chủ yếu dựa vào sự thoả thuận giữa các bên.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu lấy đất xây dựng tăng lên, việc xử lý các mối quan hệ và các vấn đề liên quan khi Nhà nước thu hồi đất cũng phức tạp hơn. Nhiều văn bản mới đã ra đời nhằm cụ thể hoá Nghị định 151/ TTg trong những điều kiện cụ thể.
Ngày 11/1/1970, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 1792 TTg quy định một số điểm tạm thời “ Về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lưu niên, các hoa màu của nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố”. Sau khi có Luật Đất đai(1987) và bước vào thời kỳ đổi mới: bắt đầu từ Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 “về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng mục đích khác” cùng với hàng loạt các văn bản pháp quy mới về những vấn đề có liên quan “giá đất, quyền của người sử dụng đất, quản lý quy hoạch đô thị…” đã hình thành một hệ thống chính sách và tổ chức trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
2.2.2. Giai đoạn sau năm 1992.
*Cơ sở pháp lý để xây dựng quy định pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng.
Hiến pháp 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng qua những điều khoản quy định cụ thể sau:
Điều 17: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân”.
Điều 18: “ Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài… tổ chức, cá nhân… được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
Điều 23: “… trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh và vì lợi ích quốc gia. Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”.
Điều 58: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác, đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.
Luật đất đai 1993: Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 đã có những quy định liên quan đến vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng như sau:
Điều 12: Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất.
Điều 27: Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại.
Điều 28: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
…Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại.
Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, chống thiên tai hoặc trong tình trạng khẩn cấp, thì việc trưng dụng đất do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định. Hết thời hạn trưng dụnh, người sử dụng đất được trả lại đất và được đền bù thiệt hại do việc trưng dụng gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 73: Người sử đất có những quyền sau đây:
…6- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử đất hợp pháp của mình, được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi.
Điều 79: Người sử đất có những nghĩa vụ sau đây:
…6- Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình…
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001.
Những quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng của Luật Đất đai 1993(được cụ thể hoá tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP) tuy đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự biến đổi mau lẹ của tình hình kinh tế xã hội, đã dần mất đi vai trò làm động lực cho sự phát triển, đã nảy sinh nhiều vướng mắc như: Giá đất để tính đền bù thấp hơn nhiều so với thực tế, giải quyết tái định cư, đời sống việc làm cho người có đất bị thu hồi, xử lý các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất làm chậm trễ việc Giải phóng mặt bằng trong quá trong quá trình thực hịên các dự án đầu tư, phát sinh nhiều khiếu kiện của nhân dân. Một số vấn đề mới xuất hiện nhưng chưa có quy định để điều chỉnh như tại một số địa phương, các cộng đồng dân cư khi xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng đã sử dụng đất của một số hộ gia đình, cá nhân, trong nhiều trường hợp người bị mất đất không đòi hỏi đền bù thiệt hại về đất đai, tài sản hoặc đền bù có mức độ. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai( ngày 29/6/2001). Trong đó:
Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1, Chính phủ quy định khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất.
2, Căn cứ vào quy định của Chính phủ về khung giá và nguyên tắc, phương pháp xác định các loại đất, UBND tỉnh ,Thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá các loại đất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”.
Điều 17 được sửa dổi, bổ sung như sau:
“ 1, Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2, Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở.
Trong trường hợp phương án bồi thường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi đất thì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong trường hợp Chính phủ quyết định thu hồi đất thì UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cưỡng chế.
Trong trường hợp cộng đồng dân cư xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng thei quy hoạch bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước có hỗ trợ thì việc bồi thường hoặc hỗ trợ cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng dân cư và người có đất đó thoả thuận.
*Các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994( áp dụng từ 17/8/1994 đến 8/5/1998)
Để đảm bảo nhu cầu về đất xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh các công trình phục vụ mục đích công cộng, lợi ích quốc gia, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, ngày 17/8/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/CP ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào nục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Về phạm vi áp dụng, Điều 1 của bản quy định ban hành kèm theo Nghị định số 90/CP quy định như sau:
“ Quy định này chỉ áp dụng để đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…”
Về khung giá các loại đất để áp dụng khi đền bù thiệt hại về đất, Giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. Chính phủ quy định tại Nghị định số 87/ CP ngày 17/8/1994.
Điều 4 của Nghị định quy định:
“ 1…Trong trường hợp cùng một loại đô thị mà đất có khả năng sinh lợi khác nhau, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng khác nhau, thì địa phương được phép vận dụng hệ số K điều chỉnh khung giá từ 0,8-1,2 lần mức giá của cùng loại đô thị, cùng loại đường phố và vị trí đất quy định trong bảng khung giá đất đô thị.
2, Giá các loại đất do địa phương quy định không được thấp hơn giá tối thiểu và không được cao hơn giá tối đa của khung giá và hệ số điều chỉnh…"
Nhưng trong thực tế việc áp dụng khung giá đất gặp nhiều khó khăn, bất cập, các tỉnh đẫ vận dụng hệ số điều chỉnh khung giá K nhưng vẫn không sát với thực tế, không phù hợp với thị trường bất động sản. Do đó ngày 13/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 302/TTg về việc điều chỉnh hệ số K trong khung giá đất ban hành theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 với khoảng giãn cách rộng lớn: “… từ 0,5- 1,8 lần…”.
Sau gần 4 năm thực hiện Nghị định số 90/CP cho thấy việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đã bộc lộ những tồn tại nhất định, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, sau khi Nhà nước thu hồi đất và mặc dù đã được bồi thường nhưng người sử dụng đất vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Tình trạng thất nghiệp, trẻ em phải bỏ học đối với những gia đình bị thu hồi đất khá phổ biến, gây gánh nặng cho xã hội.
Từ những vấn đề tồn tại nêu trên, đòi hỏi Nghị định số 90/CP cần được thay thế để có chính sách, pháp luật phù hợp vừa khắc phục những tồn tại, vừa đảm bảo thời gian thi công các công trình, vừa đảm bảo quyền lợi của các người sử dụng đất, đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Nghị định số 22/1998/NĐ- CP ngày 24/4/1998( áp dụng từ 8/5/ 1998 đến nay)
Hệ thống văn bản pháp luật:
+Nghị định số 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (Thay thế Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994)
+ Thông tư số 145/ TT – BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ- CP.
+ Công văn số 4448/TC- QLCS ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
+ Ngoài ra còn có Quyết định số 592/1999/QĐ- BGTVT ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc ban hành những quy định về kỹ thuật khi tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án xây dựng công trình giao thông.
Nội dung của Nghị định số 22/1998/ NĐ-CP và Thông tư số 145/TT- BTC:
+ Về đối tượng phạm vi áp dụng:Chính sách đền bù thiệt hại Giải phóng mặt bằng được áp dụng chung cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Với quy định này thì trường hợp các nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng, kinh doanh bằng nguồn vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài cũng được áp dụng chung chính sách vơi trường hợp sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng do ngân sách Nhà nước đầu tư. Việc áp dụng chung một chính sách đền bù trong thời điểm này là phù hợp cơ chế xác định giá đất của Nhà nước, có tác dụng tạo ra sự thống nhất trong quá trìng thực hiện, thúc đẩy quá trình Giải phóng mặt bằng đối với các dự án xây dựng sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay quy định này đang bộc lộ những điểm không phù hợp.
+ Nguyên tắc đền bù: Người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi thu hồi, Nhà nước đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng hoặc đền bù bằng tiền theo giá đất cùng mục đích sử dụng hoặc đền bù bằng nhà ở, khi đền bù bằng đất hoặc bằng nhà ở mà có chênh lệch về giá trị thì người được đền bù được nhận( hoặc phải trả) phần chênh lệch giá trị đó bằng tiền.
+ Về điều kiện được đền bù: Chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã có rất nhiều thay đổi, từ chỗ có nhiều hình thức sở hữu đất đai nay chỉ còn duy nhất một hình thức sở hữu Nhà nước về đất đai, từ chỗ quản lý đất đai chỉ đơn thuần là biện pháp hành chính đến nay đã thêm các biện pháp về kinh tế và dân sự, đối tượng sử dụng đất cũng qua nhiều lần điều chỉnh trong cải cách ruộng đất, cải tạo kinh tế tư bản tư nhân, hợp tác hoá trong nông nghiệp, khoán sản phẩm, giao đất giao rừng… Bên cạnh đó công tác quản lý đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất, cập nhật các biến động về diện tích, loại, hạng đất, về chủ sử dụng đất lại không được thực hiện đầy đủ không được theo dõi thường xuyên dã làm cho hiện tượng quản lý, sử dụng đất thực sự đa dạng, phức tạp. Mỗi một trường hợp sử dụng đất đều có nguồn gốc, hoàn cảnh khác biệt nhau vì thế việc cụ thể, chi tiết hoá các trương hợp được đền bù thịêt hại về đất, về tài sản đã bước đầu làm cho phương án đền bù sát với thực tế và có tính khả thi cao hơn. Nghị định số 22/1998/NĐ- CP đã quy định các trường hợp sử dụng đất hợp pháp phải là người có một trong các giấy tờ theo quy định như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Về giá đất để tính đền bù thiệt hại: Thông tư số 145/TT- BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ - CP quy định giá đất để tính đền bù thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất do UBND cấp tỉnh quy định nhân với hệ số K. Trong đó:
- Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định là giá đất do UBND cấp tỉnh căn cứ vào khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 đã bao hàm hệ số K quy định trong Quyết định số 302/TTg ngày 13/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 17/1998/NĐ- CP ngày 21/3/1998( Nghị định số 17/1998/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 4 của Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994: “ Giá các loại đất do địa phương quy định có thể thấp hơn giá tối thiểu hoặc cao hơn giá tối đa của khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 vủa Chính phủ và hệ số K đã được điều chỉnh tại Quyết định số 302/TTg ngày 13/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng giảm hoặc tăng không vượt quá 50%.
- Hệ số K được xác định theo quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả năng sinh lợi (hoặc giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế) với giá đất do UBND cấp tỉnh quy định nêu ở trên.
Giải thích về cách tính giá đất để tính đền bù thiệt hại:
Giả sử giá đất do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ vào khung giá các loại đất ban hành theo Nghị định số 87/CP là M.
Ký hiệu hệ số K theo Quyết định số 302/TTg là K302( với 0,2 <=k302<=1,8) như vậy giá đất đã được điều chỉnh theo Quyết định số 302/TTg là M*K302. Theo Nghị định số 17/1998/NĐ- CP, giá đất được điều chỉnh tăng hoặc giảm đến 50% sẽ là M*K302+(-)(0%- 50%)(M*K302).
Có hệ số K theo Thông tư số 145/TT – BTC khi đó giá đất để tính đền bù thiệt hại sẽ là (M*K302)+(-)(0%-50%)(M*K302)*K.
Do bảng giá đất được ban hành trong một thời gian dài không được sửa đổi cập nhật( từ 1994 đến nay), dẫn đến giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thấp hơn nhiều so với thực tế. Từ đó, khi tính giá đất để đền bù thiệt hại đã phải tiếp tục đưa thêm một hệ số k nữa. Theo cách này, giá đất được đền bù đã cho phép tiến gần hơn so với thực tế thì trường hợp về giá trị quyền sử dụng đất, bước đầu đảm bảo đền bù thiệt hại đất đai tài sản sát với mức thiệt hại thực tế và được đa số nhân dân chấp thuận.
Ngoài ra, Nghị định số 22/1998/NĐ- CP còn quy định nguyên tắc đền bù thiệt hại về tài sản; đền bù thiệt hại cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước ; đền bù thiệt hại về mồ mả, đền bù thiệt hại đối với các công trình văn hoá, di tích lịch sử, đền chùa, đền bù thiệt hại đối với các công trình kỹ thuật hạ tầng, đền bù thiệt hại về hoa màu, đền bù thiệt hại trong trường hợp giao đất tạm thời, chính sách hỗ trợ cho những người có đất bị thu hồi.
+ Về tổ chức thực hiện: Những tác động tích cực của khâu tổ chức đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng được thấy rõ nhất trong lĩnh vực giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư- đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Trước đây chủ đầu tư phải trực tiếp liên hệ giải quyết mọi vấn đề với người bị thu hồi đất mà kết quả thường là chủ đầu tư bị gây khó khăn làm tăng chi phí đền bù, ảnh hưởng xấu đến tiến độ đầu tư và nay với quy định cụ thể về thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh, thành phần của Hội đồng với đầy đủ các ban ngành ở địa phương và có sự tham gia của chủ đầu tư dự án với tư cách là một thành viên đã gắn kết trách nhiệm của chính quyền địa phương với những dự án đầu tư trên địa bàn, khắc phục tình trạng nêu trên.
Với chi phí tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng Nghị định số 22/1998/NĐ- CP quy định: Mức chi phí cho việc tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và các chi phí khác có liên quan do Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng lập dự toán báo cáo Giám đốc sở Tài chính - Vật giá kiểm tra, xem xét để đưa vào phương án đền bù. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi, quản lý, sử dụng khoản kinh phí này.
Ngoài các văn bản của Trung ương, Hà Nội đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố trên cơ sở những quy định chung của Nhà nước và những hướng dẫn cụ thể phù hợp đặc thù của Hà Nội. Đó là Quyết định số 2951/QĐ- UB ngày 8/11/1994 về khung giá các loại đất, có tính đến khả năng sinh lợi của đất(Sau này được thay thế bằng Quyết định số 3519/QĐ- UB ngày 12/7/1997); Quyết định số 3455/QĐ-UB ngày 20/9/1995 về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng(được thay thế bằng Quyết định số 3528/ QĐ- UB ngày 13/7/1997), Quyết định số 20/1998/QĐ- UB ngày 30/6/1998 thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ- CP, Quyết định số 72/2001/QĐ- UB quy định về trình tự thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.
2.3. Giới thiệu một số dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội
*Dự án cải tạo nút giao thông- Nam cầu Thăng Long
Dự án cải tạo nút nam cầu Thăng Long là dự án thành phần thuộc dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 1
- Mục tiêu của dự án:
Chỉnh trang lại khu vực nút giao thông Nam cầu Thăng Long, tổ chức giao thông đảm bảo an toàn thuận tiện, giảm ách tắc cục bộ, phân luồng giao thông từ cầu Thăng Long về trung tâm Thành phố, cải tạo cảnh quan, môi trường đô thị.
- Những cơ sở pháp lý để triển khai:
+ Ngày 13/08/1999 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 848/CP-CN về việc thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thành phố Hà Nội.
+Ngày 26/04/2000 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 395/CP-CN thông qua nội dung tổng thể báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn I.
+Ngày 2/12/1999 UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 106/1999/QĐ-UB về việc thành lập Ban quản lí các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội và giao cho Ban là chủ đầu tư Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn I.
+Ngày 19/03/2001 UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 1489/QĐ-UB về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng- cải tạo nút giao thông Nam cầu Thăng Long với tổng mức vốn đầu tư là 65.940 triệu đồng.
- Hiện trạng sử dụng đất:
Diện tích khu đất cần thiết để xây dựng cải tạo nút giao thông là 96.585 m2 đất trong đó :
+Diện tích đường giao thông và hành lang bảo vệ đường hiện có 66.171 m2
+ Diện tích đất mới cần thu hồi là 30.414 m2 trong đó:
.14.128m2 đất thuộc địa phận xã Đông Ngạc- huyện Từ Liêm gồm:
+ Đất canh tác nông nghiệp là:8.025m2
+ Đất thổ cư là: 6.103 m2
.16.286 m2 đất thuộc địa phận xã Xuân Đỉnh- huyện Từ Liêm gồm:
+ Đất canh tác nông nghiệp là:12.426m2.
+ Đất thổ cư: 3.860 m2.
Trong tổng số 96.585 m2 đất thu hồi nêu trên có 1.193 m2 đất hiện do Công ty tư vấn Xây dựng công trình thuỷ I sử dụng và 11.413,5m2 đất đã cấp cho công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long để góp vốn nào liên doanh với nước ngoài theo Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 19/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
-Tóm tắt nội dung chủ yếu của dự án:
+ Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án trọng điểm PTĐT Hà Nội.
+ Đơn vị tư vấn: Tổng công ty tư vấn TK GTVT.
+ Phạm vi chiếm đất:9,62 ha.
+ Nút giao thông được tổ chức giao cắt cùng mức, các luồng giao thông tách bạch không có giao cắt chỉ nhập và tách dòng.
+Nút giao thông gồm 5 tuyến có bố trí đảo xuyên: R=37m
+ Đền bù giải phóng mặt bằng:
- Số hộ di chuyển 100 hộ(450 người)
- Đền bù đất: đất ở: 8.299 m2 ; Đất ruộng:88.084 m2
- Nhà 1 tầng: 4.000 m2
Tổng mức vốn đầu tư: 73.590 triệu đồng
+ Xây lắp:40.329 triệu đồng
+ KTCB khác: 26.329 triệu đồng.
+ Dự phòng: 6.690 triệu đồng.
+ Nguồn vốn:Vốn vay của IBIC: 49.600 triệu đồng; Ngân sách Nhà nước : 23.990 triệu đồng.
Phương án đền bù giải phóng mặt bằng dự án cải tạo xây dựng nút giao thông nam cầu Thăng Long.
- Những căn cứ lập:
+ Nghị định 22/1998/ NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
+ Quyết định số3519/QĐ- UB ngày 12/9/1997 của UBND Thành phố Hà Nội về khung giá đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Quyết định số 1146/QĐ- UB ngày 19/3/1998 quy định tạm thời về mức chi phí phục vụ công tác tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng
Biểu số 1: Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng.
TT
Danh mục đền bù
Khối lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
A
Đền bù đất
8.131.962.000
-Đất ở(m2)
3000
1.540.000
4.620.000.000
-Đất nông nghiệp(m2
69.000
50.898
3.511.962.000
B
Đền bù vật kiến trúc
1.336.390.000
Nhà mái ngói(m2)
920
653.000
600.760.000
Nhà mái bằng(m2)
720
794.000
571.680.000
Sân láng XM(m2)
300
23.500
7.050.000
Tường rào gạch xây(m2)
900
91.000
81.900.000
Mộ xây(mộ)
50
900.000
45.000.000
Mộ tổ lớn(mộ)
2
15.000.000
30.000.000
C
Đền bù hoa màu
Đào cảnh(cây)
18.000
20.000
360.000.000
D
Những chính sách hỗ trợ khác
450.000.000
Hỗ trợ di chuyển(hộ)
60
3.000.000
180.000.000
Hỗ trợ theo đầu nhân khẩu di chuyển(người)
270
1.000.000
270.000.000
E
Kinh phí phục vụ Hội đồng GPMB
511.247.000
Đất ở(m2)
3000
45.000
135.000.000
Đất nông nghiệp(m2)
69.000
5000
345.000.000
Đất lưu không (m2)
31.247
1000
31.247.000
Tổng kinh phí
10.789.599.000
Nguồn: Sở Địa chính- Nhà đất Hà Nội
+Phương án di dân tái đinh cư.
Qua kết quả điều tra sơ bộ thì đại bộ phận nhà ở, vật kiến trúc phải tháo gỡ là nhà cấp IV và nhà tạm để bán hàng, phần khuôn viên phía trong là nhà kiên cố để ở, như vậy về cơ bản phần đông các hộ có đủ diện tích đất để tái định cư tại chỗ.
Một số trường hợp đặc biệt phải tháo gỡ di chuyển toàn bộ nhà:
Nhà gạch: 25 ngôi.
Nhà mái ngói: 10 ngôi.
Quỹ nhà để di dân do Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố điều tiết theo kế hoạch chung của Thành phố Hà Nội.
*Dự án kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng – Trạm bơm tiêu Long Biên.
Dự án “kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng, trạm bơm tiêu Long Biên” huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội là “ Dự án hợp phần” của dự án tổng thể “Trạm bơm tiêu Long Biên”. Dự án được thực hiện theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 6663/QĐ- UB ngày7/11/2001 và Quyết định phê duyệt đề cương lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, số 274/QĐ- SNN- KH ngày 3/7/2002.
1, Tên dự án: Kênh tiêu nhánh Nội đô và đền bù giải phóng mặt bằng Trạm bơm tiêu Long Biên- huyện Gia Lâm.
2, Cơ quan quyết định đầu tư:UBND Thành phố Hà Nội.
3, Chủ đầu tư:Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm
Trụ sở: Trâu quỳ, huyện Gia Lâm.
4, Đơn vị lập dự án đầu tư: Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ- trường Đại học thuỷ lợi lập.
5, Địa đểm công trình: Thuộc các xã Long Biên, Bồ Đề, Thương Thanh, Gia Thuỵ, Ngọc Thuỵ, Thạch Bàn, các thị trấn Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng- huyện Gia Lâm.
6, Phạm vi chiếm đất: Diện tích chiếm đất:250.877 m2.
7, Các hạng mục công trình chủ yếu:
+ Các kênh tiêu nhánh và hố ga.
+Xác định mức đền bù và Giải phóng mặt bằng dự án.
8, Thời gian thực hiện: Năm 2003- 2004.
9, Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách cấp.
Những căn cứ, hồ sơ lập dự án.
Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 6663/ QĐ - UB ngày 7/11/2001về việc cho phép chuẩn bị dự án đầu tư: Kênh tiêu nhánh Nội đô và đền bù Giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia lâm.
Quyết định phê duyệt đề cương lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm số 274/QĐ- BNN- KH ngày 31/7/2002.
Hợp đồng kinh tế số /HĐKT ngày tháng 9/2002 giữa ban quản lý dự án huyện Gia Lâm và Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường đại học thuỷ lợi về việc lập báo cáo nghiên cứu NCKT dự án: Kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm.
Giới thiệu tóm tắt dự án NCKT trạm bơm tiêu Long Biên, Thành phố Hà Nội công ty tư vấn xây dựng Thuỷ Lợi I – Hà Nội 9/2001.
Bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010-2020. Tỷ lệ 1/10.000- Mảng số 05A-3.
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Cải tạo thoát nước thị trấn Gia Lâm- Hà Nội.
Tài liệu khảo sát địa hình vùng trạm bơm tiêu Long Biên. Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 10/2002.
Tài liệu khảo sát địa chất Kênh tiêu nhánh Nội đô vùng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm. Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 11/2002.
Tài liệu điều tra hiện trạng công trình, dân sinh, kinh tế vùng dự án trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm. Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 10/2002.
Tài liệu điều tra, thống kê về đất đai, công trình cho giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, Thành phố Hà Nội. Công ty xây dựng Thuỷ Lợi I, công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội 2001-2002.
b. Nhu cầu sử dụng đất – phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
Dự án “ Kênh tiêu nhánh Nội Đô và đền bù giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên, huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ “ Đền bù giải phóng mặt bằng” được xác định:
1. Xác định các đối tượng cần Giải phóng mặt bằng cho dự án tổng thể “ Trạm bơm tiêu Long Biên” bao gồm:
+ Khu trạm bơm đầu mối trạm bơm tiêu Long Biên.
+Khu vực công trình kênh tiêu chính Quốc lộ 5, Càng Cua, Bồ Đề và kên hút, kênh xả trạm bơm.
+ Khu vực hồ điều hoà của dự án.
+ Khu vực công trình các kênh nhánh Nội Đô vùng dự án.
2. Cơ chế và chính sách đền bù.
3. Phương án giải phóng mặt bằng và đền bù.
Cụ thể:
*Đất sử dụng cho xây dựng công trình.
- Khu công trình trạm bơm tiêu đầu mối Long Biên
Quy mô: Theo sơ đồ thiết kế
Đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng : Đất canh tác hàng năm.
- Kênh hút: Dài 285m, rộng đáy:10m, mái m=2,0m h=2,0 m.
Đối tượng đền bù: Đất canh tác hàng năm.
- Kênh xả.
Quy mô: Dài 930 m, rộng đáy 7,5 m, mái m=2.0 m, h=4.0 m.
Đối tượng đền bù Giải phóng mặt bằng : Đất canh tác hạng năm(1 vụ).
Kênh tiêu trục chính.
Đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng:
+ Đất canh tác hàng năm, đất ao hồ.
+ Đất vườn, hoa màu.
+ Công trình kiến trúc.
- Hồ điều hoà.
Đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng:
+ Đất canh tác hàng năm.
+ Hồ ao nuôi thuỷ sản.
- Kết quả thống kê đất cho xây dựng công trình.
Biểu số 2: Số liệu tổng hợp đền bù giải phóng mặt bằng theo hạng mục công trình dự án Trạm bơm tiêu Long Biên- Thành phố Hà Nội – mất đất vĩnh viễn.
Hạng mục công trình
Đất nông nghiệp GPMB(m2)
Đất công trình kiến trúc
Đất kênh cũ(m2)
Tổng cộng GPMB(m2)
Canh tác hàng năm
Nuôi thuỷ sản
Trồng cây lâu năm
1
Trạm bơm đầu mối
Kênh hút
Kênh xả
Kênh trục QL5
Kênh trục Càng Cua
Kênh trục Bồ Đề
Hồ Điều Hoà
Kênh nhánh Nội Đô
Cộng
24.478
8.520
35.000
66.196
24.448
20.900
295.000
-
478.542
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
114
55
-
-
--
169
-
-
-
17.832
8.390
6.066
-
-
32.279
24.478
8.520
35.000
84.133
32.893
26.966
295.000
-
506.990
Nguồn: Sở Địa chính –Nhà đất Hà Nội
Biểu số 3: Số liệu tổng hợp đền bù giải phóng mặt bằng theo hạng mục công trình dự án Trạm bơm tiêu Long Biên, Thành phố Hà nội- Mất đất tạm thời.
TT
Hạng mục công trình
Đất nông nghiệp GPMB(m2)
Đất công trình kiến trúc
Đất kênh cũ(m2)
Tổng cộng(m2)
Canh tác hàng năm
Nuôi thuỷ sản
Trồng cây lâu năm
1
2
3
4
5
6
7
8
Trạm bơm đầu mối
Kênh hút
Kênh xả
Kênh trục QL 5
Kênh trục Càng Cua
Kênh trục Bồ Đề
Hồ Điều Hoà
Kênh nhánh Nội Đô
Cộng
25.000
-
-
16.813
16.639
11.041
-
-
69.493
-
-
-
158
-
-
-
-
158
-
-
-
547
-
-
-
-
547
-
-
-
1.492
141
141
-
-
1.773
-
-
-
-
-
-
-
-
-
25.000
-
-
19.009
16.780
11.182
-
-
71.971
Nguồn: Sở Địa chính –Nhà đất Hà Nội
Chú ý: Mất đất vĩnh viễn- GPMB cho xây dựng công trình.
Mất đất tạm thời- GPMB cho hiện trường thi công, cho đường thi công.
Biểu số 4: Số liệu thống kê các công trình kiến trúc đền bù Giải phóng mặt bằng.
TT
Công trình kiến trúc GPMB
Trục quốc lộ 5
Trục Càng Cua
Trục Bồ Đề
Tổng
I
II
III
IV
Nhà mái bằng
tầng
tầng
tầng
tầng
Nhà ngói
Nhà tạm
Nhà tập thể công trình công cộng
6
2
0
0
10
20
10
0
0
0
0
0
0
4
6
4
2
1
7
7
1
12
6
2
1
17
27
15
Cơ chế chính sách đền bù:
Trong thời đểm lập báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án(10/2002) cơ chế chính sách đền bù giải phóng mặt bằng được lập theo các văn bản đang áp dụng cho một số dự án trong huyện Gia Lâm- Thành phố Hà Nội.
- Giá đền bù giải phóng mặt bằng :
Theo Quyết định số 33/1998/ ngày 10/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về sửa đổi giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Hà Nội.
+ Đền bù đất nông nghiệp:
Với đất nông nghiệp cho trồng cây hàng năm và cho nuôi thuỷ sản.
1, Đất hạng 1: 19.300 đ/m2
2, Đất hạng 2: 16.100đ/m2
3, Đất hạng 3: 13.000đ/m2
4, Đất hạng 4: 4.700đ/m2
5, Đất hạng 5: 1.300đ/m2
VỚI ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM, ĐẤT LÂM NGHIỆP
1, Đất hạng 1: 14.000đ/m2
2, Đất hạng 2: 11.900đ/m2
3, Đất hạng 3: 8.500đ/m2
4, Đất hạng 4: 4.300đ/m2
5, Đất hạng 5: 1.200đ/m2.
+ Hỗ trợ đầo tạo chuyển nghề: 13.200đ/m2
+ Đền bù cho cây cối, hoa màu, kiến trúc: theo thực tế thời điểm thoả thuận.
+ Với huyện Gia Lâm giá đất đền bù có hệ số k=2,0.
- Phân tích cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng của dự án.
Qua số liệu thống kê, đo đạc thực tế và phân loại đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng cho thấy:
+ Không có việc phải di chuyển dân cư khi xây dựng các hạng mục công trình của dự án, bởi vậy vấn đề tái định cư không cần đề cập đến trong việc đền bù giải phóng mặt bằng.
+ Việc đền bù giải phóng mặt bằng cho đối tượng là đất vườn, đất có công trình kiến trúc sẽ theo thực tế thoả thuận thời điểm thực hiện dự án.
Bởi vậy trong dự án giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi tính kinh phí đền bù theo mặt bằng giá tháng 11/2002.
+Với đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng là đất nông nghiệp.
- Đất giải phóng mặt bằng tạm thời khi thi công công trình sẽ tính kinh phí đền bù theo thời điểm thực hiện dự án.
- Đất giải phóng mặt bằng vĩnh viễn cho công trình được đền bù theo cơ chế chính sách của Quyết định số 33/1998-UB ngày 10/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội.
- Dự án tạm tính giá đền bù cho đất nông nghiệp vùng dự án thuộc hạng 1.
Với 29,5 ha cho xây dựng hồ Điều hoà
. Chưa có những quyết định rõ ràng về thiết kế xây dựng.
. Phương án kỹ thuật là nạo vét bảo tồn .
Kinh phí đền bù Giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên .
- Đất nông nghiệp giải phóng mặt bằng vĩnh viễn cho xây dựng công trình:
+Khu trạm bơm tiêu đầu mối Long Biên: 24.478 m2
+Kênh hút trạm bơm tiêu Long Biên: 8.520 m2.
+Kênh xả trạm bơm tiêu Long Biên : 35.000 m2.
+Kênh tiêu trục Quốc Lộ 5: 66.196 m2.
+Kênh tiêu trục Càng Cua : 24.448 m2.
+Kênh tiêu trục Bồ Đề: 20.900 m2.
+Kênh tiêu nhánh Nội Đô: 0 m2.
Cộng :179.542 m2.
- Đất thổ cư có công trình kiến trúc:
+Kênh tiêu trục Quốc Lộ 5: 114 m2.
+Kênh trục Càng Cua: 55 m2.
Cộng:169 m2
- Công trình kiến trúc cần giải phóng mặt bằng
+Kênh tiêu trục Quốc Lộ 5: Nhà mái bằng2 tầng:1
Nhà mái bằng 1 tầng:3
Nhà ngói:1
+Kênh tiêu trục Càng Cua: Công trình công cộng .
*Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng
- Cho đất nông nghiệp hạng 1,trồng cây hàng năm,nuôi trồng thuỷ sản .
Đất:179.542 m2x19.300đ/m2 = 3.465.406.000 đ
Hỗ trợ:179.542 m2x13.200đ/m2 = 2.369.954.000 đ
Cộng: 5.835.060.000 đ
Hệ số k=2,0 Tổng cộng:11.670.120.000 đ
- Đất cho thổ cư
169 m2 x 3.000.000 đ/m2 = 507.000.000 đ
*Tổng kinh phí cho đền bù giải phóng mặt bằng dự án trạm bơm tiêu Long Biên, trích cho các hạng mục công trình :
+Trạm bơm đầu mối
+Kênh hút
+Kênh xả
+kênh trục chính Quốc Lộ 5, Bồ Đề, Càng Cua.
+ Kênh tiêu nhánh Nội Đô
Tạm tính: 12.177.000.000 đ.
2.4. Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2002.
Bên cạnh các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994, NĐ 87/CP ngày 17/8/1994, NĐ 17CP ngày 21/3/1998, NĐ 22/CP ngày 24/4/1998, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản vế đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất như Quyết định số 345/QĐ-UB ngày 20/9/1995,QĐ số 3528/ QĐ-UB ngày 13/9/1997,QĐ số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998…
Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đều được thực hiện thông qua các dự án đầu tư, trong đó có dự án “Sửa đổi bổ sung nghị định 22/ CP nâng cao năng lực thể chế trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư”.
Giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng và có tính đặc thù trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, không những ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến tiến độ đầu tư mà còn liên quan đến công tác ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương.
Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng, ngày 13/7/2000, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá XII đã ra Nghị quyết số 20/NQQ- TƯ, Hội đồng nhân dân Thành phố có Nghị quyết số 09/2000/NQ- HĐ ngày 21/7/2000 về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội thủ đô trong giai đoạn hiện nay đã làm gia tăng nhu cầu nâng cấp, phát triển nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở, khu công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị mới…. đòi hỏi hàng năm phải cần một số lượng lớn tiền vốn, đất đai để thực hiện. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1447/ QĐ - TTg ngày 9/01/2001 thì từ năm 2000 – 2010, Thành phố phải chuyển mục đích sử dụng 10.906 ha đất nông nghiệp( bình quân 1090 ha đất/năm) để phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.
Do vậy, công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng là công tác thường xuyên khó khăn và phức tạp.
Sau đây là kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng năm 2002- năm giao thông, văn minh đô thị và đồng khởi về công tác giải phóng mặt bằng
2.4.1 Về khối lượng giải phóng mặt bằng đạt được trong năm 2002: năm 2002 công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, đạt kết quả cao hơn những năm trước.
Năm 2002 số dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng là 407 dự án, tăng so với năm 2000 là 192% và năm 2001 là 16% diện tích đất thu hồi 2770 ha, tăng 88% so với năm 2001 và gấp 3,2 lần so với năm 2000, liên quan đến trên 55000 hộ trong đó phải bố trí nơi ở mới cho trên 13000 hộ.
Trong số 407 dự án có 322 dự án có đến thời điểm 30/9 đủ điều kiện thủ tục hành chính chiếm 79,1% với diện tích 1456 ha. Kết quả thực hiện đã điều tra khảo sát 34333 hộ trên diện tích 2210 ha, thẩm định và phê duyệt chính sách được 309 dự án đạt 95,9% , đã bàn giao mặt bằng 165/ 302 dự án đạt 51,7 % so với dự án đủ điều kiện giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại cho 23454 hộ với kinh phí đã chi trả tính đến 15/12 khoảng 873 tỷ đồng, Bộ tài chính chấp thuận kéo dài thời gian thanh toán nên năm 2002 ước đạt 1150 tỷ đồng, đạt 76,7%, bố trí tái định cư được 1090 hộ (Biểu 5)
Các dự án trọng điểm tiến độ giải phóng mặt bằng tăng cao như:
+ Khu liên hợp thể thao Quốc gia : Dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn I, bàn giao 92 ha/ 131 ha đất thu hồi, chi trả 85, 2 tỷ đồng cho 1200 hộ bố trí tái định cư được.
- Đường vành đai III và cầu Thanh Trì: Cầu Thanh Trì đã chính thức khởi công đã bàn giao 75,4 ha/ 151 ha đất thu hồi, chi trả 47,3 tỷ đồng cho 3325 hộ, thành phố đã chỉ định bán 550 căn hộ phục vụ tái định cư khu vực nội thành.
+ Khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì : Đã bàn giao 3 dự án thành phần với tổng diện tích 16 ha.
Về số lượng các dự án : Các quận, huyện có số dự án giải phóng mặt bằng tăng cao so với năm 2001 như: Đống Đa 1,78 lần, Hai Bà Trưng 1,61, Gia Lâm 1,71, Từ Liêm có 72 dự án, Quận Cầu giấy, Đống Đa, huyện Thanh Trì : trên 40 dự án.
Số dự án hoànn thành giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư cao nhất trong 3 năm gần đây.Ba quận, huyện hoàn thành giải phóng mặt bằng trên 15 dự án:Từ Liêm:51; Gia Lâm:19; Cầu Giấy:15 (Biểu 6)
Về diện tích đất thu hồi và giải phóng mặt bằng.
+ 5 huyện có diện tích thu hồi trên 200 ha, 4 quận có diện tích thu hồi trên 150 ha; so với năm 2001 có 10/12 quận, huyện có diện tích thu hồi tăng so với năm trước, trong đó có 6 quận, huyện tăng trên 2 lần.
+ 2 huyện có diện tích hoàn thành giải phóng mặt bằng cao nhất: Thanh Trì:198 ha, Từ Liêm:194 ha. Các quận:Cầu Giấy:97 ha, Gia Lâm, Đông Anh trên 70 ha.So với năm 2001, diện tích đất đã bàn giao mặt bằng tăng 14%, trong đó có một số quận, huyện tăng cao như: Hoàn Kiếm: 6 lần, Thanh Trì: 4.5 lần, Hai Bà Trưng:3,7 lần, Tây Hồ:1,6 lần (Biểu 7)
Một số dự án hoàn thành hoặc hoàn thành một phần khối lượng năm 2002 có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô cũng như nhiệm vụ chính trị của Thủ đô với cả nước như: Đường Vành đai II, Cầu Thanh Trì, Đường về khu liên hợp thể thao Quốc gia và khu liên hợp thể thao Quốc gia, Nút ngã tư vọng, đương Giang Văn Năm- Đội Cấn, các khu thể thao của các quận, huyện phục vụ Sea Games, Dự án thoát nước giai đoạn I, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Hai Bà Trưng và các khu đô thị mới và khu tái định cư Mễ Đình- Mễ Trì, Định Công, mở rộng Bắc Linh Đàm- Định Công, Nam Thăng Long…(có biểu tổng hợp kèm theo sau)
2.4.2. Tiếp tục tập trung bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng các khu tái định cư và xây dựng nhà ở tạo quỹ nhà đất phục vụ di dân.
Tiếp tục thực hiện mạnh hơn quy định hình thức TĐC phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị theo hướng sử dụng tiết kiệm đất đai: ở ngoại thành tái định cư bằng hình thức giao đất có hạ tầng kỹ thuật, ở nội thành là bán hoặc cho thuê nhà chung cư. Trường hợp cần giải phóng mặt bằng mà chưa có nhà, đất, công dân tự lo chỗ ở tạm thời được hỗ trợ với mức 150.000đ/người/ tháng.Thành phố cũng điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng các dự án khu đô thị mới, khu tái định cư theo hướng nâng tầng để tăng quỹ nhà như khu 5,03 ha Cầu Giấy, Khu 2,1 ha Cống Vị… kết hợp với việc cải tạo các khu nhà ở cũ, nguy hiểm như B7 Thành Công, A6 Giảng Võ, B4,B7,B10, B14 Kim Liên…để vừa đảm bảo nhu cầu tái định cư tại chỗ, vừa cải thiện chỗ ở cho những người thuê nhà và tăng quỹ nhà phục vụ giải phóng mặt bằng.
UBND Thành phố ban hành Quyết định số 01/2002/QĐ- UB về quy chế mua nhà đã xây dựng hoặc theo hình thức đặt hàng mua nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng TĐC làm cơ sở cho các chủ đầu tư chủ động có quỹ nhà phục vụ TĐC, bố trí vốn đền bù giải phóng mặt bằng cho 51 dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Thành phố với 487 tỷ đồng, 12 dự án chẩn bị HTKT nơi TĐC với 34,9 tỷ đồng, 22 dự án xây dựng nhà ở TĐC và nhà chính sách với 123 tỷ đồng.
Các khu tái định cư 7,2 ha Cống Vị quận Ba Đình, khu đền Lừ I quận Hai Bà Trưng cơ bản hoàn thành. Các khu TĐC lớn như 14 ha ởTrung Hoà- Nhân Chính, 5,3 ha Dịch Vọng, 46 ha Trung Yên, Đại Kim…đang được kiểm tra xây dựng.
UBND Thành phố đã thành lập tổ công tác quỹ nhà đất để ra soát nhu cầu hiện trạng quản lý quỹ nhà đất TĐC, kết quả như sau:
+ Rà soát nhu cầu tái định cư từ quý I là 7.100 hộ xuống còn nhu cầu thực tế1.920 hộ.
+ Tình hình thực hiện xây dựng quỹ nhà đất TĐC đến nay đã thực hiện 64 địa điểm với 14.920 căn hộ và lô đất.
2.4.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng.
Trong điều kiện Chính phủ có dự kiến sửa đổi Nghị định số 87/CP quy định khung giá đất và Nghị định số 22/1998/NĐ- CP quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nhưng chưa có kết quả là một khó khăn lớn trong công tác giải phóng mặt bằng, làm cho dân trông chờ.Trong tình hình đó, Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, sửa đổi bổ sung chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc phù hợp với thực tế và đảm bảo mặt bằng chính sách chung một cách cơ bản, mặt khác có những điều chỉnh kịp thời cho từng dự án.
+ Thành phố đã chỉ đạo áp dụng hệ số K điều chỉnh giá đất theo từng vùng, cho từng dự án và từng thời điểm, không gây đột biến về giá bồi thường, vận dụng mức hỗ trợ đặc biệt đối với vùng bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp với mức từ 20.000đ/m2- 30.000đ/m2, hỗ trợ đầu tư nâng độ phì đối với từng hạng đất để giảm chênh lệch quá lớn khi bồi thường giữa các hạng khi áp dụng hệ số k, chỉ đạo thống nhất việc hỗ trợ của chủ đầu tư đối với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho địa phương khi thu hồi đất.
+ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để chủ động giải quyết những vấn đề về kinh tế – xã hội đặt ra khi đô thị hoá, chính sách bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, giá bán nhà chung cư và quỹ xây dựng nhà đất TĐC.
+UBND Thành phố đã ban hành các quyết định về: Giá chuẩn xây dựng mới nhà ở trên địa bàn để thay thế giá đã ban hành từ 1997, Quyết định số 01/2002 QĐ-UB về quy chế mua nhà đã xây dựng hoặc đặt hàng di dân giải phóng mặt bằng, Quyết định số 63/2002 QĐ-UB về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thành phố, ban hành Chỉ thị số 17/2002/CT-UB tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai.
+Thực hiện Chỉ thị số 15/2001/CT-UB, Thành phố đã triển khai 5.983 tổ chức sử dụng 6.865 ha đất, phát triển 1.925 tổ chức quy phạm về quản lý sử đất với diện tích 485.5 ha và 1.774 hộ gia đình lấn chiếm đất công với diện tích 21,88 ha, UBND Thành phố đã quyết định thu hồi 26,6 ha đất của 34 tổ chức để đất hoang hoá, sử dụng sai mục đích. Đến nay đã có 22 dự án đầu tư sử dụng có hiệu quả diện tích 18,9 ha/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M7897t s7889 gi7843i php ch7911 y7871u nh7857m 2737849y nhanh camp2.doc