Tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan - Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thị trường nước ta, được đánh dấu bằng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đây thực sự được coi là một cú “hích” vào nền kinh tế bao cấp của nước ta. Đó được coi như bước đệm chấm dứt thời kỳ khó khăn, kinh tế lạc hậu, quan liêu bao cấp dưới cơ chế tập trung của nhà nước, mở ra cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, và để đạt được mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn sản xuất kinh doanh nhất định.
Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Muốn có một quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng lớn, đáp ứng ngày một cao hơn của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải có lượng vốn ngày càng nhiều. Mặt khác, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cao diễn ra không ngừng cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt trên thị trường...
64 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan - Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thị trường nước ta, được đánh dấu bằng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đây thực sự được coi là một cú “hích” vào nền kinh tế bao cấp của nước ta. Đó được coi như bước đệm chấm dứt thời kỳ khó khăn, kinh tế lạc hậu, quan liêu bao cấp dưới cơ chế tập trung của nhà nước, mở ra cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, và để đạt được mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn sản xuất kinh doanh nhất định.
Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Muốn có một quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng lớn, đáp ứng ngày một cao hơn của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải có lượng vốn ngày càng nhiều. Mặt khác, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cao diễn ra không ngừng cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt trên thị trường. Vì vậy nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhất là nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp không những phải huy động vốn cả trong và ngoài doanh nghiệp mà còn làm sao bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là không thể tránh khỏi, tất nhiên trên tất cả các phương diện nên hiệu quả của đồng vốn đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Chính sách kinh tế, chế độ quản lý của nhà nước, việc bố trí cơ cấu vốn hợp lý, trình độ năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp… Do đó việc tổ chức, bảo toàn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế mới. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới vấn đề tạo lập, bảo toàn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Đây là vấn đề quan tâm lớn đối với mọi doanh nghiệp.
Cơ chế cũ tồn tại những khuyết điểm lớn làm cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, tình trạng không bảo toàn được vốn của các doanh nghiệp thường xuyên sảy ra, tình trạng làm ăn lãi giả lỗ thật xảy ra phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước. Trước tình trạng đó, đại hội Đảng lần thứ VI ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh về vấn đề “ Các xí nghiệp quốc doanh không được bao cấp về giá vốn, phải chủ động kinh doanh với quyền tự chủ đầy đủ, đảm bảo tự bù đắp chi phí, nộp đủ thuế và có lãi ”. Để đứng vững trong cơ chế mới đòi hỏi doanh nghiệp phải thích nghi kịp thời, bước đầu tự chủ về vốn tất yếu chất lượng sản xuất sản phẩm được nâng lên một cách rõ rệt và phát huy tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy thành lập chưa lâu nhưng những vần đề đó được lãnh đạo chi nhánh Việt nam kỹ nghệ súc sản gọi tắt là Vissan-Hà Nội thấm nhuần và phát huy hết khả năng độc lập và tự chủ về vốn của mình, không những vậy chi nhánh còn làm ăn có hiệu quả, từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế mới.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Vissan – Hà nội, được sự hướng dẫn chu đáo của ban lãnh đạo về tình hình thực tế và những kiến thức đã được lĩnh hội ở trường, tôi đã từng bước làm sáng tỏ từng vấn đề cụ thể hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh và tầm quan trọng trong công tác nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và chi nhánh Vissan nói riêng, tôi xin mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu và viết đề tài : “ Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan - Hà nội ”
Mặc dù rất cố gắng, song trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế, hơn nữa thời gian tìm hiểu thực tế còn có hạn. Vì vậy bài viết này chắc chắn không thể không tránh được những thiếu sót. Tôi mong có được sự đóng góp thầy cô và ban lãnh đạo của chi nhánh để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm Thầy giáo Bạch Đức Hiển, khoa tài chính doanh nghiệp Học Viện Tài Chính, phòng tài chính kế toán chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản đã tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành đề tài này.
Hà Nội 4-2004
VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh và các thành phần của vốn kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm. Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, để có những yếu tố trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Số vốn tiền tệ này được đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà cửa, trang bị kỹ thuật, thuê nhân công, mua nguyên vật liệu…và các yếu tố khác, đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Số tiền dùng để đầu hình thành các tài sản sản xuất này được gọi là vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất quá trình sản xuất diễn ra theo 3 khâu cơ bản: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, do đó vốn kinh doanh cũng vận động không ngừng. Sự vận động của vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp được diễn ra theo sơ đồ sau:
T-H
…. SX - H’ - T’ (T’ >T)
TLLĐ
ĐTLĐ
Vòng tuần hoàn của vốn bắt đầu từ hình thái vốn tiền tệ (T) chuyển hoá sang hình thái vốn vật tư hàng hoá (H) dưới dạng các TLLD và ĐTLĐ, qua quá trình sản xuất vốn được biểu hiện dưới hình thái H’(vốn thành phẩm hàng hoá) và cuối cùng trở lại hình thái vốn tiền tệ (T’). Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong lĩnh vực sản xuất lưư thông. Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường để hình thành nên TSCĐ doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng lắp đặt TSCĐ hữu hình hoặc vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Hay nói cách khác vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ của doanh nghiệp. Số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả thì nó sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ, nó ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại những đặc điểm vận động của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại ảnh hưởng, quyết định , chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Từ mối liên hệ đó ta có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau :
Một là, vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Có đặc điểm này là do TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất nhất định.
Hai là, vốn cố định được luân chuyển giá trị dần vào từng phần của các chu kỳ sản xuất, khi tham gia các chu kỳ sản xuất một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ, một phần được cố định trong nó. Vốn cố định được chia làm 2 bộ phận :
-Bộ phận thứ nhất tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển vào giá trị sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ. Quỹ khấu hao dùng để tái sản xuất TSCĐ. Trên thực tế khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ các doanh nghiệp cững có thể sử dụng linh hoạt quỹ này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
-Phần còn lại của vốn cố định tức là giá trị còn lại của TSCĐ ngày càng giảm đi trong những chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Ba là, sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần được tăng lên , song phần vốn được đầu tư ban đầu thì dần dần giảm xuống tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của TSCĐ. Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúc TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển vào giá trị sản phẩm đã sản xuất, khi đó vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Trong các doanh nghiệp VCĐ là một bộ phận vốn quan trọng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Quy mô của vốn cố định , trình độ quản lý và sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Từ những đặc điểm đó của VCĐ nên trong việc quản lý VCĐ đòi hỏi phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp. Vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục
Trong các doanh nghiệp tài sản lưư động sản xuất bao gồm các loại:
Nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm…Tài sản lưu động lưu động ở khâu lưu thông bao gồm thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và đổi chỗ cho nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục và thuận lợi
Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh VLĐ lại thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vật tư hàng hoá dữ trữ. Qua giai đoạn sản xuất vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm, thành phẩm. Sau khi tiêu thụ VLĐ lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu.
Vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng:
Nó là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu thiếu nó thì hoạt động sản xuất không thể diễn ra
Giúp cho người quản lý doanh nghiệp có thể kiểm tra một cách toàn diện các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu mua sắm vật tư đến khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua quá trình tuần hoàn và lưu chuyển của vốn lưu động
Như vậy để quản lý và sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần phải quản lý tốt tài sản lưu động trong tất cả các khâu.
Mặt khác quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp luôn được diễn ra một cách thường xuyên liên tục cho nên có thể thấy cùng một lúc VLĐ của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tộn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau đó để đảm bảo cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.
Từ đặc điểm của vốn lưu động, đòi hỏi trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động cần giải quyết một số vấn đề sau :
- Phải xác định được vốn lưu động cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tránh tình trạng ứ đọng vốn gây ra trở ngại hoặc thiếu vốn làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn.
- Tăng cường tổ chức khai thác các nguồn tại trợ VLĐ đảm bảo VLĐ luôn được đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và đồng thời luôn quan tâm tìm ra giải pháp thích ứng nhằm tổ chức quản lý sử dụng VLĐ luôn đạt hiệu quả cao.
Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Điểm xuất phát cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vốn kinh doanh, phải có vốn thì mới có thể đầu tư mua sắm các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất. Mỗi bộ phận tài sản được đầu tư đều có nguồn tại trợ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và có những hình thức huy động vốn khác nhau phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm đạt được hiệu quả cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế hiện nay vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy theo tiêu thức phân loại mà nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể có các phân loại sau :
Theo nguồn hình thành vốn
Với tiêu thức này vốn sản xuất kinh doanh chia thành 2 loại : Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc phần sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu bao gồm : Vốn Ngân Sách Nhà nước, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần và lợi nhuận để lại…Tại một thời điểm vốn chủ sở hữu có thể được xác định bằng công thức sau :
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả
Nợ phải trả là khoản nợ phat sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế (Ngân hàng, nhà cung cấp, công nhân viên, các tổ chức kinh tế và các tác nhân khác…)
Tài sản
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản = Nợ phải trả +Vốn chủ sở hữu
Thông qua tiêu thức phân loại này cho thấy kết cấu vốn sản xuất kinh doanh được hình bằng vốn bản thân doanh nghiệp và từ các nguồn huy động từ bên ngoài doanh
nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt công tác tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả và hợp lý tự biết được khả năng của doanh nghiệp trong việc huy động vốn là cao hay thấp.
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Với cách phân loại này nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Nguồn vốn này được đầu tư cho TSCĐ và một bộ phận cho TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Tài sản cố định
Vốn chủ sở hữu
Nguồn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Nguồn thường xuyên= Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Theo cách phân loại này sẽ giúp cho nhà quản lý có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Theo phạm vi hoạt động vốn
Với cách phân loại này nguồn vốn doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.Được huy động trong chính doanh nghiệp như tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng, dự trữ, thu từ thanh lý TSCĐ
Nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động đươc từ việc vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, thuê tài chính, góp vốn liên doanh, liên kết…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý xem xét phạm vi nguồn vốn huy động cho doanh nghiệp. Sử dụng nguồn vốn bên trong doanh nghiệp : Doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng vốn đồng thời làm tăng sự vững mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn vay cũng có ý nghĩa hết sức to lớn, vì doanh nghiệp chỉ góp một lượng vốn nhất định nhưng lại sử dụng một lượng tài sản lớn, nhờ hoạt động vay vốn mà giúp cho doanh nghiệp đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện kinh doanh có lãi thì phần vốn huy động này không phải do doanh nghiệp bỏ ra song lại đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Từ việc nghiên cứu nguồn hình thành vốn kinh doanh cho thấy các doanh nghiệp hiện nay một mặt tăng cường và quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả, mặt khác phải chủ động khai thác các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đầy đủ với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn là điều kiện vật chất đầu tiên để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề tổ chức huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng, đó là yếu tố để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trong cạnh tranh với doanh nghiệp khác.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ngày càng là vấn đề cốt yếu nó xuất phát từ các khía cạnh sau :
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò to lớn của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn có vai trò quan trọng cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Để đảm bảo vốn đầy đủ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xác định chính xác nhu cầu vốn sản xuất để có kế hoạch huy động vốn hợp lý, góp phần tạo ra cơ cấu nguồn vốn tối ưu của doanh nghiệp giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Ngược lại nếu xác định không đúng và không chính xác, thừa vốn do xác định quá cao và thiếu vốn do xác định quá thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh đặt ra thì việc tổ chức và sử dụng vốn sẽ khó khăn và quá trình sản xuất cũng gặp nhiều trở ngại hoặc bị gián đoạn, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay là hết sức vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .
Thứ hai, xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước.
Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh thu lại lợi nhuận cao. Để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có vị thế mới trước hết làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đứng vững về mặt tài chính, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có điều kiện công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm… nhờ đó làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho riềng mình mà còn góp phần tăng hiệu quả nền kinh tế. Nếu tất cả các doanh nghiệp đều phấn đấu đạt hiệu quả sử dụng vốn cao góp phần tăng hiệu quả kinh tế kích thích đầu tư tạo ra nhiều sản phẩn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng khoản nộp ngân sách tăng GDP của nền kinh tế.
Thứ ba xuất phát từ thực trạng nền kinh tế của nước ta hiện nay :
Nền kinh tế nước ta hiện nay tình trạng kinh doanh kém hiệu quả còn khá phổ biến. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước từ khi chuyển qua nền kinh tế thị trường hầu hết phải tự chủ về vốn đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là, trong tổng số khoảng 5 ngàn DNNN có 20,9 % doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng ; 65,5 % doanh nghiệp còn lại có vốn 5 tỷ đồng, riêng một số doanh nghiệp địa phương có số vốn hơn 1 tỷ đồng vốn kinh doanh đã nhỏ các doanh nghiệp nay còn làm ăn không hiệu quả và thua lỗ là điều không tránh khỏi
Vì vậy, để thích ứng với nền kinh tế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Để đánh giá tình hình tổ chức quản lý hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta có các chỉ tiêu sau đây :
Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
- Hệ số nợ =
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
- Hệ số nợ dài hạn
=
Chỉ tiêu này phản ánh phản ánh trong tổng số vốn dài hạn của doanh nghiệp thì phần vay dài hạn là bao nhiêu.
Vốn chủ sở hữu
Tổng số vốn của doanh nghiệp
- Hệ số vốn chủ sở hữu
=
Việc phân tích các hệ số kết cấu nguồn vốn là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho người quản lý doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó quyết định đúng đắn có nên tiếp tục đầu tư hay thu hẹp đầu tư, đồng thời có kế hoạch cho việc tổ chức huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh.
Đây là các hệ số hoạt động có tác dụng đo lường xem khả năng khai thác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh như thế nào.
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá là càng tốt.
Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức sau :
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
- Số vòng quay hàng tồn kho
=
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định theo công thức sau :
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu thuần
- Vòng quay của các khoản phải thu
=
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.
360
Vòng quay các khoản phải thu
- Kỳ thu tiền bình quân
=
Doanh thu thuần
Số dư bình quân VLĐ trong kỳ
- Vòng quay vốn lưu động
=
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Việc tăng vòng quay của vốn có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp. Nó có thể giúp cho doanh nghiệp giảm được VLĐ cần thiết trong sản xuất kinh doanh, giảm số lượng vốn vay hoặc có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có.
Số dư bình quân VCĐ trong kỳ
Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng VCĐ đạt như thế nào. Nó phản ánh một đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Vòng vay toàn bộ vốn : Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
- Vòng quay toàn bộ vốn
=
Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
Các chỉ tiêu sinh lời
Các chỉ số sinh lời luôn được các nhà quản trị quan tâm. Là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất doanh lợi doanh thu thể hiện trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
- Doanh lợi doanh thu
=
Tỷ suất doanh lợi tổng vốn là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn bình quân trong kỳ tạo ra được mấy đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần
Vốn sản xuất bình quân
- Doanh lợi tổng vốn
=
Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu : Mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng. Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu
=
Một số phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là rất cần thiết . Song vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và chuyển hoá lẫn nhau. Quá trình vận động đó, vốn kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố, ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được kết quả cao trong hoạt động sản xuất kịnh doanh nói chung, trong sử dụng vốn nói riêng. Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng mức độ và xu hướng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doạnh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bao gồm :
Nhóm nhân tố khách quan
Cơ chế quản lý và các chính sách Kinh tế - Tài chính của Nhà nước. Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và định hướng cho các hoạt động thông qua các chính sách vĩ mô. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của nhà nước cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Do vậy nhà nước phải tạo ra môi trường thuận tiện cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Do sự biến động của nền kinh tế nước ta trong một số năm qua lạm phát của nước ta trong tình trạng thấp và đã có thời kỳ giảm suống mức âm, tức là hiện tượng giảm phát sảy ra. Nền kinh tế có giảm phát thì sức tiêu thụ của sản phẩm của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, mức tiêu thụ giảm dẫn đến lợi nhuận giảm. Điều đó làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp giảm đi. Đồng thời nền kinh tế có giảm phát cũng làm cho giá cả giảm, dẫn đến doanh thu giảm, phẩn thu được không đủ phần chi phí bỏ ra, doanh nghiệp sẽ mất dần VKD. Như vậy, VKD không được bảo toàn, doanh nghiệp không thực hiện được nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình.
Do những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp không thể lường trước được phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt…Hoặc những rủi ro kinh doanh làm thiệt hại đến vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Đất nước đang trên đường nhanh chóng trong đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa nhanh được những tri thức mới vào sản xuất kinh doanh, vào quản lý. Nếu doanh nghiệp bắt kịp được những tiến bộ đó, đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật mới, tri thức mới vào sản xuất vào quản lý thì doanh nghiệp nâng cao được năng suất lao động chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong cạnh tranh, mở rộng thị phần. Từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp không bắt kịp những tiến bộ mà trì trệ, bảo thủ, chậm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tri thức mới vào sản xuất kinh doanh và quản lý dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh và chiếm thị phần, tất nhiên doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh thấp nên hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh kém.
Nhân tố chủ quan
Cơ cấu đầu tư bất hợp lý là nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Cơ cấu vốn được xác định không hợp lý sẽ làm cho bộ phận thì thừa vốn không phát huy hết tác dụng, đồng thời tình trạng thiếu vốn ở một số khâu sảy ra, từ đó hiệu quả vốn thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định cơ cấu vốn sao cho hợp lý đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt.
Chi phí sử dụng vốn : Vốn là một yếu tố sản xuất, nó được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, doanh nghiệp sử dụng vốn cho dù từ những nguồn nào đều phải bỏ ra chi phí sử dụng vốn. Tuỳ điều kiện của doanh nghiệp mà sử dụng phương thức huy động vốn cho phù hợp để chi phí sử dụng vốn là thấp nhất va hiệu quả nhất. Còn nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không hợp lý với chi phí sử dụng vốn cao thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp. Từ đó, ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn không chính xác, dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng sấu đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Lựa chọn tốt dự án đầu tư tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả cao và ngược lại, không làm tốt công tác lựa chọn dự án đầu tư thì doanh nghiệp phải chịu tác động lâu dài và bất lợi về tải sản lưu động lạc hậu. Thậm chí phá sản doanh nghiệp. Để đầu tư đem lại hiệu quả cao doanh nghiệp lựa chon dự án đầu tư phải đảm bảo tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nhân tố con người : Đặc biệt là những người quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý của những người quản lý trong doanh nghiệp mà yếu kém, không năng động nhạy bén, không phát huy được khả năng sinh lời của đồng vốn, kinh doanh sẽ thua lỗ sẽ làm cho vốn kinh doanh bị thâm hụt dần, hiệu quả kém. Ngược lại, những người quản lý có trình độ cao, nhạy bén, năng động thì họ sẽ biết nắm bắt cơ hội kinh doanh có lợi để đầu tư đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của công nhân cũng có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp vì họ là những người trực tiếp vận hành máy móc, hay nói cách khác họ là những người trực tiếp làm ra những sản phẩm. Như vậy, nhân tố trình độ công nhân viên cũng ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài những nhân tố kể trên còn có một số nguyên nhân khác tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét cụ thể từng nguyên nhân, từ đó có những biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng yếu kém, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
Một số phương hướng biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Muốn quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở, tạo chỗ đứng vũng chắc của doanh nghiệp trên thị trường có nghĩa là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện một số biện pháp sau :
- Lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành, đồng thời trong từng loại vốn cố định và vốn lưu động. Cần xây dựng tỷ trọng từng phần một cách hợp lý, đảm bảo đầy đủ vốn cho sản xuất và phát huy tối đa tác dụng vốn đầu tư ban đầu. Cụ thể :
+ Đảm bảo thích hợp giữa vốn cố định trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh như vốn đầu tư vào máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị làm ra sản phẩm…và vốn đầu tư vào TSCĐ không trực tiếp tham gia sản xuất.
+ Đảm bảo thích hợp giữa tỷ trọng VCĐ và VLĐ trong tổng vốn kinh doanh, cân đối giữa các yếu tố và phải tuỳ vào điều kiện sản xuất kinh doanh của từng đơn vị sản xuất.
- Xác định nhu cấu vốn cần thiết tối thiểu và nhu cầu vốn ở từng khâu, đặc biệt là vốn lưu động cần thiết cho quá trình hoạt động sản suất kinh doanh. Từ đó có kế hoạch huy động nguồn vốn cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
- Lựa chọn hình thức huy động vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, chi phí sử dụng vốn thấp nhất, tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp, sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao và phương pháp hoàn trả, trích lợi nhuận để lại để tái đầu tư. Doanh nghiệp vừa chủ động được vốn vừa phải trả chi phí sử dụng vốn thấp và giảm được rủi ro khi vay vốn từ bên ngoài.
- Đối với TSCĐ phải thường xuyên đánh giá, đánh giá lại TSCĐ để làm căn cứ tính khấu hao TSCĐ phù hợp và hiệu quả nhằm thu hồi vốn tốt hơn, đánh giá TSCĐ còn giúp cho nhà quản trị nắm được tình hình biến động của VCĐ để có biện pháp điều chỉnh thích hợp
- Đối với VLĐ định kỳ kiểm kê kiểm soát đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số VLĐ hiện có. Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng bị chiếm dụng vốn, nếu số lượng vốn chiếm dụng lớn trở thành nợ khó đòi có thể dẫn tới tình trạng vốn trong doanh nghiệp bị thất thoát. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm tài sản (nếu có thể), lập quỹ dự phòng tài chính để phòng ngừa rủi ro có thể sảy ra bất cứ lúc nào đề bù đắp lượng vốn thiếu hụt.
- Lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với điều kiện khả năng doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu thị trường .
- Phát huy tích cực vai trò của công tác quản lý tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn, các doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ mua sắm TSCĐ đến dự trữ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng vốn nhàn rỗi một cách hợp lý linh hoạt như đầu ra bên ngoài, mở rộng quy mô sản xuất.
- Một biện pháp nữa không kém phần quan trọng là những người quản lý không ngừng nâng cao trình độ quản lý, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề hơn nũa những người quản lý phải nhạy bén trong công việc và phải nhiệt huyết với công việc của mình.
Trên đây là một vài phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy vậy trên thực tế cần áp dụng những biện pháp trên một cách linh hoạt và tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để có thể áp dụng tích cực vào việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN.VISSAN-HÀ NỘI
Vài nét khái quát về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan-Hà nội
Chi nhánh Việt nam ký nghệ súc sản có tên giao dịch là, chi nhánh Vissan-Hà nội, có trụ sở tại 154 phố Huế Hà nội chuyên sản xuất chế biến và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm đáp ứng nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân, trong địa bàn Hà nội nói riêng và cả miền Bắc nói chung.
Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan-Hà nội
Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan tại Hà nội có tên giao dịch là chi nhánh VISSAN-Hà nội, tiền thân của chi nhánh là Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản thành phố Hồ Chí Minh, có trụ sở tại 420 Nơ Trang Long-Quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/02/1997 dưới sự cho phép của Uỷ ban Nhân Dân Tp HCM(công văn số 447/UB/KT) ngày 18/02/1996và Uỷ ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập chi nhánh VISSAN-Hà nội.
Công ty Vissan đã xây dựng một nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm tại khu công nghiệp Tịnh Sơn-Bắc Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu về các mặt hàng chế biến thực phẩm ngày càng tăng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của các tầng lớp nhân dân.
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Vissan
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng chủ yếu với đặc điểm là một đơn vị vừa sản xuất chế biến vừa kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Qua quá trình nghiên cứu chi nhánh Vissan-Hà nội đã tìm thấy lợi thế và tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào, tiến hành mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm nâng cao uy tín với khách hàng chi nhánh có một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ở 154 -Phố Huế và hàng loạt các đại lý tại các chợ, siêu thị, và hệ thống khách hàng tại các tỉnh, đơn vị có một phân xưởng sản xuất tại chỗ một số mặt hàng phuc vụ kinh doanh của chi nhánh. Trong phân xưởng sản xuất này được chia thành nhiều bộ phận như tổ sản xuất há cảo, tổ cuốn chả giò, tổ làm nhân, tổ bánh đa, tổ làm tôm bao bột. Là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh thịt gia súc tươi sống đông lạnh và các mặt hàng chế biến từ thịt vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khá phong phú. Ngoài những sản phẩm do công ty Vissan thành Phố HCM sản xuất ra như, xúc xích tiệt trùng, jăm bông, lạp xườn..chi nhánh còn tiến hành sản xuất một số sản phẩm như, há cảo, chả giò tôm bao bột, đặc biệt của chả giò thịt, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Do sản phẩm của chi nhánh được sản xuất theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất tiến hành theo hướng cơ giới hoá kết hợp với thủ công. Do chu kỳ sản xuất sản phẩm là đồ nguội nên khi kết thúc làm việc cũng là khi sản phẩm hoàn thành nên không có sản phẩm dở dang.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Vissan được thể hiện qua sơ đồ sau :Giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng sản xuất
Tổ bánh đa
Tổ marketing
Bộ phận sản xuất
KCS
Marketing sản phẩm
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHINH NHÁNH VISSAN
Việc tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh với mô hình quản lý khá gọn nhẹ bao gồm, 1 giám đốc, và các phòng ban :
- Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên chi nhánh.
Các bộ phận giúp việc cho giám đốc.
- Phòng kế toán : Có nhiệm vụ lập và quản lý kế hoạch tài chính tín dụng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Công ty quy định. Đồng thời thông qua các bộ phận chức năng , xây dựng phương án kinh doanh cho hiệu quả, tổ chức theo dõi các khoản thu chi, công nợ, thực hiện báo cáo quyết toán và phân tích hiệu quả hoạt động trong từng tháng, quý để giám đốc kịp thời có biện pháp chỉ đạo sử lý về tài chính kinh doanh cho phù hợp.
- Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu, lập và phân tích kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả kinh doanh.
- Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ làm công tác tổ chức của chi nhánh, bố trí sắp sếp lao động, giải quyết các chế độ, thanh toán lương cho người lao động.
- Phòng sản xuất : Là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ sản xuất và chế biến ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng.
Dưới các phong ban là các tổ và các bộ phận sản suất và tiêu thụ sản phẩm, ngoài ra còn có phòng chuyên về kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm,về mẫu mã bao bì sản phẩm…so với tiêu chuẩn mà phòng kiểm tra đã đề ra.
Với cách sắp xếp như trên ta thấy được bộ máy của chi nhánh hết sức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được công tác hành chính và công tác tổ chức quản lý, cũng một phần chi nhánh cũng thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ.
Tổ chức công tác kế toán của chi nhánh
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của chi nhánh phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán việc tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh Vissan theo kiểu tập trung. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được tổ chức hạch toán tại phòng kế toán tài vụ của chi nhánh, phòng kế toán tài vụ gồm 4 nhân viên phụ trách một khâu kế toán chi tiết như sau :
- Kế toán trưởng : Là người điều hành chung phòng kế toán và chịu trách nhiệm về tình hình công nợ, theo dõi tài sản cố định, kế toán tổng hợp, trưởng phòng còn có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của chi nhánh đồng thời là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc phân tích hoạt động kinh tế tài chính xây dựng phương án sản xuất.
- Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ là người trực tiếp theo dõi, tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày vào sổ chi tiết liên quan.
- Kế toán công nợ mua : Với nhiệm vụ theo dõi về tình hình thanh toán với người bán, kiêm kế toán thu chi tiền mặt.
- Kế toán công nợ bán : Theo dõi tình hình công nợ phải thu của khách hàng kiêm kế toán doanh thu và thủ quỹ kiêm kế toán về thuế, tiền lương và bảo hiểm. Mỗi nhân viên kế toán đều có cụ thể công việc nhưng lại có mối quan hệ với nhau trong quá trình thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH VISSAN- HÀ NỘI
Kế toán trưởng
Kế toán kho
Kế toán thanh toán tam ứng
Kế toán công nợ mua, thủ quỹ
Kế toán công nợ bán
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ tác nghiệp giữa các nhân viên kế toán
Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Hiện nay chi nhánh Vissan-Hà nội có 4 dây chuyền sản xuất, đặc điểm chủ yếu của từng dây chuyền sản xuất như sau :
- Dây chuyền sản xuất há cảo :
Nguyên vật liệu để sản xuất há cảo bao gồm : Thịt heo nạc, bột, hành, tỏi, chất tạo hương, chất tạo vị, phụ gia phẩm.
Hoà bột
Đảo bột
Máy cán bột
Xay thịt
Tạo nhân
Trộn
Cuốn tay
Cấp đông
- Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh đa.
Nguyên liệu : Gạo, chất tạo vị, chất tạo hương
Phơi điện
Hấp
Nhúng phim
Pha bột
Xay bột
- Dây chuyền sản xuất chả giò
Ngâm miến mộc nhĩ
Cắt tay
Xay thit
Ướp hương
Nhào trộn
Cuốn tay
Làm lạnh
- Dây chuyền sản xuất tôm bột
Nguyên vật liệu : Tôm tươi, chất tạo vị, chất tạo hương.
Ủ bột
Trộn bột
Làm tôm
Ướp tôm
Nhúng tôm
Chiên tôm
Đóng hộp
Do đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh nên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của chi nhánh theo kiểu khép kín giản đơn chế biến liên tục, và khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc là khi sản phẩm hoàn thành nên không có sản phẩm dở giang.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội một số năm gần đây
Chi nhánh là mô hình doanh nghiệp Nhà nước có vai trò lớn mạnh trong nền CN chế biến thực phẩm ở nước ta, góp phần thúc đẩy ngành thực phẩm nói riêng và ngành công nghiệp chăn nuôi, trồng trọt của nước ta nói chung đưa đất nước ngày một hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Nhìn vào bảng 1 ta thấy rằng sự tăng trưởng của chi nhánh khá ổn định và tăng dần và thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng theo chiều hướng ổn định. Đây là vấn đề mà ban Giám đốc chi nhánh hết sức quan tâm nhằm nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên để họ yên tâm làm việc nâng cao tay nghề, gắn bó hơn với chi nhánh.Tuy nhiên do đặc điểm của ngành nghề chế biến và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nên cần hết sức chú trọng vào biện pháp tích cực nhất nhằm giảm được lượng hàng tồn kho,và cần chú trọng khâu tiêu thụ sản phẩm để thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng năng xuất.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Doanh thu thuần
39849680962
43104964611
46269572434
Lợi nhuận ròng
441694612
605204673
786492046
Nộp ngân sách
561338357
646289613
812356324
Thu nhập bình quân
1000000
1200000
1300000
Bảng 01. TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2001-2003
Vốn kinh doanh của chi nhánh tại thời điểm 31/12/2003 là 11.685.163.895đ trong đó VCĐ là 4.898.215.084đ, VLĐ : 6.786.948.811
Qua quá trình phát triển và tình hình thực tế hiện nay của chi nhánh cho thấy chi nhánh đang có su hướng phát triển, sản phẩm từng bước đi vào đời sống nhân dân ngày một quen thuộc hơn.Có được điều đó là do chi nhánh ngày một nâng cao chất lượng, sản lượng cũng như giữ vững được uy tín với khách hàng…Tuy vậy do đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh, đòi hỏi nhà quản trị phải đưa ra được nhưng phương án tối ưu nhằm thu thu hồi tiền bán sản phẩm hàng hoá, giảm tối thiểu hàng tồn kho, tăng vòng quay vốn VLĐ , tăng năng lực sản xuất, từng bước nâng cao uy tín sản phẩm hơn nữa và đi sâu vào tiềm thức của khách hàng.
Thực trạng về tổ chức quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Từ những năm đầu thành lập tới nay, trải qua gần được một thập kỷ cán bộ công nhân viên đã nỗ lực để sản phẩm của chi nhánh mình ngày càng đứng vững trên thị trường. Trong quá trình phát triển không thể không tránh được những khó khăn mà khách quan lẫn chủ quan đem lại, nhưng cũng có những mặt thuận lợi nhất định.
Thuận lợi của chi nhánh
- Vị trí địa lý của trụ sở chi nhánh nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội sản phẩm sản xuất ra được nhiều người biết đến, Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế xã hội của miền Bắc nên có một đầu mối giao thông hết sức quan trọng, điều này giúp cho việc tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm của chi nhánh hết sức thuận tiện, để từng bước đi vào đời sống nhân dân Thủ đô như những nhu cầu về một loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống ngày một đổi thay.
- Tuy lực lượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh không lớn lắm so với những doanh nghiệp kinh tế khác ( 175 cán bộ công nhân viên ), nhưng chi nhánh lại có lợi thế nhất định về trình độ quản lý cũng như trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên : Cán bộ kỹ thuật chiếm 7%, cán bộ có trình độ đại học chiếm 39%, cán bộ có trình độ cao đảng chiếm 30%, trung cấp chiếm 27%, lao động phổ thông chiếm 4%.
Qua các số liệu trên ta thấy trình độ cán bộ công nhân viên phần lớn là đại học và cao đẳng vì vậy luôn đảm bảo việc năng động, hiệu quả trong công việc,thúc đẩy chi nhánh ngày một đi lên.
- Từ khi tách ra thành một chi nhánh riêng, nên chi nhánh tự chủ được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính, chi nhánh có quyền tự chủ trong kinh doanh có quyền lựa chọn phương án sản xuất, nhằm tạo ra những sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất. Cùng với sự thay đổi chế độ trích nộp khấu hao của nhà nước, toàn bộ quỹ khấu hao của chi nhánh được giữ lại cho hạot động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi của chi nhánh giúp chi nhánh có nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhu cầu về mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn của cả nước nói chung, Hà nội và miền bắc nói riêng là rất lớn.Tạo môi trường sản xuất kinh doanh sản phẩm cho chi nhánh rất thuận lợi từng bước là những người bạn thân thiết trong bữa ăn hàng ngày với tất cả mọi người.
Với những thuận lợi trên chi nhánh có thể yên tâm sản xuất kinh doanh đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản xuất nhằm tăng thêm lợi nhuận và giữ được uy tín với khách hàng. Nhưng không phải con đường sản xuất kinh doanh của chi nhánh đang đi là bằng phẳng, chi nhánh còn có những mặt khó khăn tồn tại làm cản trở đến sự phát triển đi lên của chi nhánh.
Khó khăn tồn tại của chi nhánh
- Là ngành chế biến kinh doanh thực phẩm, sản phẩm của chi nhánh đòi hỏi phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tối đa, một số máy móc sản xuất hiện đại còn một số thiết bị sản xuất sản phẩm của nhà máy còn lạc hậu chưa đổi mới và chưa đồng bộ, làm hạn chế về chất lượng cũng như sản lượng sản phẩm của chi nhánh.
- Do chưa có địa điểm kinh doanh ổn định, việc bố trí các cửa hàng, văn phòng, kho chứa hàng…còn phải đi thuê, các địa điểm thuê thường xa nhau, đặc biệt là kho chứa hàng, nên việc cập nhập thông tin cũng như công tác điều hành xử lý nghiệp vụ kế toán kho còn gặp khó khăn, tốn kém.
- Chi nhánh chưa quy định thời gian cụ thể các đại lý nộp báo cáo tiêu thụ đại lý bởi vì hàng hoá là những thực phẩm chế biến nên việc tiêu thụ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Mua hàng và bán hàng có sự cạnh tranh lớn trong việc thu mua nguyên vật liệu, công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đứng ra sản xuất mặt hàng thuỷ hải sản đông lạnh, mặt hàng khô, đồ hộp, xúc xích, thịt nguội… nên mức độ cạnh tranh trên là rất lớn, là áp lực hết sức to lớn lên nhưng nhà quản trị và đầu tư.
- Do nguyên vật liệu và sản phẩm của chi nhánh toàn là hàng thực phẩm nên chi nhánh rất khó khăn trong công tác bảo quản hàng tồn kho và nguyên vật liệu tồn kho với số lượng lớn.
- Về cơ cấu lao động nói chung là tương đối hợp lý và ổn định, xong số lao động nữ chiếm nhiều hơn số lao động nam nên khi thực hiện công tác vận chuyển nguyên vật liệu còn gặp một số khó khăn nhất định.
- Quá trình thực hiện công tác kế toán chưa ứng dụng các phần mềm máy tính mới nhất nên công tác tổ chức kế toán cũng gặp không it những khó khăn.
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn của chi nhánh, chi nhánh cần phải khai thác , tận dụng nhưng ưu điểm sẵn có và khắc phục những khó khăn để đẩy mạnh sản xuất sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan-Hà nội
Công tác tài chính của chi nhánh có ý nghĩa rát quan trọng nhằm đảm bảo đát ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Tương ứng với mỗi quy mô sản xuất sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi chi nhánh phải có những lượng vốn nhất định. Lượng vốn này thể hiện nhu cầu thường xuyên mà chi nhánh cần phải có để đảm bảo cho cho sản xuất kinh doanh của chi nhánh được thường xuyên liên tục.
Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Qua bảng 2 chúng ta có thể đánh giá khái quát tình hình tổ chức vốn sản xuất kinh doanh và nguồn hình thành vốn của chi nhánh Vissan-Hà nội, như sau :
* Cơ cấu vốn
Năm 2003 tổng số vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh là 11.685.163.895đ tăng hơn so với năm 2002 bằng 809.078.632đ tương ứng với tỷ lệ tăng 7,44 %. Số vốn này tăng phản ánh quy mô sản xuất sản phẩm của chi nhánh tăng, trong đó bao gồm VCĐ bằng : 4.898.215.084đ chiếm 41,92 % trong tổng số vốn kinh doanh, tương ứng với tỷ lệ tăng VCĐ so với 2002 là 205.840.068đ tăng 4,39 %.
Vốn lưu động của chi nhánh năm 2003 là : 6.786.948.811đ tăng 603.238.564đ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,76 %.
Số vốn chi nhánh được hình thành từ hai nguồn chính sau :
- Nguồn vốn chủ sở hữu : Nguồn vốn chủ sở hữu bằng 4.640.332.475đ tăng 505.204.662đ tương ứng với tỷ lệ tăng 12,22 % ,chiếm 39,71 % trong tổng số vốn kinh doanh chủ yếu được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói rằng hoật động sản xuất của chi nhánh rất phát triển và rất chú trọng vào việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm 100 % còn nguồn do ngân sách cấp hàng năm không có, tuy là một doanh nghiệp nhà nước nhưng thể hiện lãnh đạo chi nhánh quyết tâm tự đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
- Nợ phải trả của chi nhánh là 7.044.831.420đ chiếm 60,29 % trong tổng số vốn kinh doanh của chi nhánh. Trong đó : Nợ ngắn hạn bằng 6.157.210.592đ , Nợ dài hạn bằng 886.381.375đ , Nợ khác chiếm tỷ lệ nhỏ 1.239453đ, ta thấy rằng nguồn tài trợ vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh chủ yếu là vốn vay trong đó chủ yếu vay ngắn hạn và dài hạn, cũng dễ hiểu rằng chi nhánh mới được thành lập chưa tròn mười năm nên tiềm lúc vốn tự có và vốn chủ sở hữu chưa cao là vậy, chi nhánh chấp nhận chịu một khoản chi phí phải trả cho sử dụng vốn là rất lớn.
Qua số liệu trong bảng 2 ta thấy được một số chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính của chi nhánh như sau :
11.6 85.163.895
Tổng nợ 2003
Tổng nguồn vốn chi nhánh
- Hệ số nợ 2003
=
7.044.831.420
- Hệ số nợ 2003
=
= 0,61
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
- Hệ số nợ dài hạn 2003
=
886.381.375
- Hệ số nợ dài hạn 2003
=
4.640332.475 + 886.381.375
= 0,16
Tổng số vốn của chi nhánh
Vốn chủ sở hữu
- Hệ số vốn chủ sở hữu
=
11.685.163.895
6.460.332.475
- Hệ số vốn chủ sở hữu
=
= 0,39
Theo tính toán trên Hệ số nợ của chi nhánh trong năm 2003 là 61 % và hệ số vốn chủ sở hữu là 39 % ta thấy hệ số nợ của chi nhánh cũng tương đối hợp lý tuy hệ số nợ là hơi cao. Đây là một điều mà chi nhánh cần lưu ý tránh tình trạng phụ thuộc vào nợ phải trả, trong hoàn cảnh sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Trong tổng số nợ vay của chi nhánh thì chủ yếu là nợ ngắn hạn. Số vốn vay ngắn hạn được huy động từ cán bộ công nhân viên, các tổ chức tín dụng và các tổ chức cá nhân khác.
Nếu xét về thời gian huy động vốn thì 59,45 % số vốn của chi nhánh được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại 40,55 % được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Qua đó ta thấy được sự ổn định trong nguồn vốn của chi nhánh, đảm bảo cho chi nhánh có được sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ số trên ta cũng thấy được phần nợ của chi nhánh là khá lớn mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Khi phân tích đánh giá các khoản nợ thì việc xem xét kết cấu và sự biến động của chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì thông qua việc xem xét đó sẽ cho chúng ta biết được các khoản nợ đó tập trung ở đâu, chiếm tỷ trọng là bao nhiêu và chúng tăng giảm như thế nào so với năm trước, để có những biện pháp đúng đắn nhất trong việc dùng nguồn vốn này.
* Kết cấu và sự biến động các khoản nợ phải trả của chi nhánh ( xem bảng 03 ).
Theo số liệu tính toán của bảng 03 ta thấy Nợ phải trả của chi nhánh năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 bằng : 303.873.970đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,51 %.
Việc tăng các khoản nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng 465.885.456đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,19 %. Nợ ngắn hạn tăng từ các yếu tố :
Nợ ngắn hạn
+ Vay ngắn hạn tăng 67.330.743đ, tuy vay ngắn hạn ngân hàng giảm hơn so với năm 2002 là 236.056.211 tương ứng với tỷ lệ giảm 8,1 % nhưng nguồn vay cán bộ công nhân viên lại tăng mạnh điều đó chứng tỏ chi nhánh biết tận dụng nguồn vốn vay trong chính tại chi nhánh mình có thể giảm được chi phí vay ngắn hạn ngân hàng tránh lệ thuộc vào nguồn vốn này, cũng từ nguồn vay CBCNV tăng ta có thể thấy được trong năm qua chi nhánh làm ăn có hiệu quả, đời sống công nhân viên tăng, tin tưởng vào đội ngũ quản lý của chi nhánh, và tiền gửi vào chi nhánh tăng.
+ Nợ dài hạn đến hạn trả giảm 109.855.981đ so với năm trước tương ứng với tỷ lệ giảm 26,4 % tỷ lệ này giảm khá cao từ 416.184.729đ suống còn 306.328.748đ. Điều này chứng tỏ chi nhánh rất quan tâm đến khoản nợ phải trả dài hạn này.
+ Phải trả cho người bán tăng mạnh từ 158.092.364đ năm 2002 lên 4.700.160.075đ năm 2003 tăng 311.923.711đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 197% , điều đó cho ta thấy được chi nhánh đã tăng mạnh mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm kể cả chất lượng lẫn số lượng sản phẩm, chi phí mua nguyên vật liệu mới cũng tăng lên, hơn nữa tuy thành lập chưa phải lâu nhưng chi nhánh đã có uy tín cao với bạn hàng nên chi nhánh có thể mua chịu nguyên vật liệu với thời hạn thanh toán ưu đãi và với một số lượng khá lớn như vậy. Với khoản vay này chi nhánh được sử dụng mà không cần phải trả chi phí sử dụng vốn. Tuy vậy thời hạn của khoản vay này còn phải tuỳ thuộc vào bạn hàng nên chi nhánh cần có kế hoàch thanh toán tiền hàng đúng hạn tránh tình trạng nợ tồn nhiều làm mất uy tín với bạn hàng, không có lợi cho chi nhánh.
+ Người mua trả tiền trước là 158.938.597đ chiếm tỷ trọng là 2,25 % trong tổng số nợ ngắn hạn tăng 129.194.011đ so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng 69 %, tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số nợ ngắn hạn nhưng tỷ lệ tăng cao so với năm 2002 nay là một tín hiệu khả quan về lượng sản phẩm của chi nhánh đã dần dần có chỗ đứng trên thị trường và đã mở rộng được thị phần của mình, tạo chỗ đúng vững chắc trong đời sống nhân dân, lượng sản phẩm bán ra của chi nhánh có su hướng tăng mạnh, mặt khác dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nợ ngắn hạn nhưng nó cũng góp phần đảm bảo vốn cho chi nhánh hoạt động tốt, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra những sản phẩm thực phẩm an toàn, tăng uy tín chi nhánh.
+ Phải trả cho công nhân viên năm 2003 là 356.743.157đ chiếm tỷ trọng 5,06 % nợ ngắn hạn, tăng hơn năm 2002 là 129.194.011đ tương ứng với tỷ lệ tăng 56,8 %. Đây là khoản chiếm dụng được của chi nhánh mà không mất một đồng chi phí sử dụng vốn nào nhưng đến thời hạn chi nhánh phải trả cho công nhân viên, đây cũng là một vấn đề nhạy cảm mà ban lãnh đạo của chi nhánh phải quan tâm và phải có cơ cấu về thời gian hợp lý trong khi sử dụng nguồn vốn này.
+ Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước chiếm 2,04 % trong tổng nợ ngắn hạn với số tiền là 143.913.568đ giảm so với năm 2002 là 20.633.590đ tương ứng tỷ lệ giảm 12,54 % phản ánh chi nhánh đã có nhiều cố gắng thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, nhưng chi nhánh vẫn nợ nhà nước với số tiền như vậy thì trong năm tới chi nhánh cố gắng thanh toán khoản nợ này cho nhà nước.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác chiếm tỷ trọng 3,93% trong tổng số nợ ngắn hạn với số tiền là 275.777.291đ tăng 129.194.011đ so với năm 2002 tương ứng tỷ lệ tăng 8,75 % .
Nợ dài hạn
+ Khoản nợ vay dài hạn là 886.381.375đ chiếm tỷ trọng 12,58 % trong tổng Nợ phải trả giảm 195.337.840đ so với 2002 tương ứng với tỷ lệ giảm 15,24 % điều đó chứng tỏ chi nhánh tương đối tự chủ được nguồn vốn để đầu tư vào tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh.
+ Khoản nợ khác năm 2003 chiếm tỷ trọng 0,02 %. Chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nợ phải trả với số tiền 1.239.453đ so với năm 2002 giảm 2.673.646đ tương ứng với tỷ lệ giảm 68.33 %.
Trên đây, là một số đánh giá tổng quát từ tình hình Nợ phải trả của chi nhánh, ta thấy được trong năm 2003 tổng số nợ phải trả của chi nhánh tương đối cao chủ yếu tăng lên từ các khoản nợ ngắn hạn và các khảon chiếm dụng của chi nhánh trong quá trình sản xuất kinh doanh của chi nhánh tuy rằng chiếm dụng được các khoản chiếm dụng này chi nhánh sẽ không phải mất chi phí sử dụng vốn nhưng chi nhánh phải hêt sức thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn này, bởi vì trong quá trình sử dụng nguồn vốn này sẽ có thời hạn cho phép nhất định, trong thời gian cho phép thì nguồn vốn này trở nên hữu dụng đối với chi nhánh nhưng khi không còn thời gian thì nguồn vốn này lại trở nên không hợp lý. Do đó khi sử dụng vốn này chi nhánh chỉ có thể sử dụng vào mục đích tạm thời, phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn định tránh tình trạng các khoản chiếm dụng lưu lại khi mà không có mục đích dùng cho sản xuất kinh doanh.
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh.
Vốn cố định của chi nhánh năm 2003 là 4.898.215.084đ chiếm 41,92 % trong tổng số vốn kinh doanh của chi nhánh, tăng hơn so với năm 2002 là 205.840.068đ tương ứng với tỷ lệ tăng 4,39 %. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của chi nhánh, ta phải nghiên cứu rõ được tình hình tăng giảm TSCĐ của chi nhánh (bảng số 04 ).
Qua bảng số 04 ta thấy tính hết ngày 31-12-2003 Nguyên giá tài sản cố định đang dùng là : 6.882.218.812đ, trong đó bao gồm : TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, tài sản phúc lợi công cộng và TSCĐ vô hình, TSCĐ chưa cần dùng của chi nhánh không có cũng như vậy TSCĐ không cần dùng chi nhánh cũng không có, điều đó chứng tỏ chi nhánh đã tập trung toàn bộ năng lực sản xuất của máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh.
Qua bảng ta thấy nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh là : 6.882.218.812đ chiếm 98,8 % trong tổng số TSCĐ đang dùng. Trong năm 2003 chi nhánh đã thay đổi một số chi tiết trong dây chuyền sản xuất sản phẩm sản xuất chả giò bằng cách bán một số phụ kiện cũ trong dây chuyền để nâng cấp dây chuyền sản xuất, như ta thấy được rằng :
+ Máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh tăng : 114.430.081đ tương ứng tỷ lệ tăng 5,77 % , chi nhánh đã thay đổi nâng cấp dây chuyền sản xuất nhằm tăng chất lượng sản phẩm, thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng nhằm tăng uy tín chất lượng chi nhánh.
+ Nhà cửa vật kiến trúc tăng : 192.051.991đ tương ứng tỷ lệ tăng là 4,3 % so với năm 2002. Số tăng này do chi nhánh đã xây dựng thêm kho chứa hàng tại nơi nhà máy ở khu công nghiệp Tịnh Sơn - Bắc Ninh. Nhằm hạn chế việc phải đi thuê kho chứa hàng mà nhiều năm qua chi nhánh phải chịu những chi phí kho chứa hàng một cách đáng tiếc.
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn tăng ít 2.460.823đ tương ứng tỷ lệ tăng 1,01 % , phương tiện vận tải, truyền dẫn tăng chủ yếu chi nhánh lắp đặt thêm một số thiết bị dẫn điện tại trụ sở của chi nhánh tại 154 Phố Huế, đáp ứng an toàn về đường dẫn của một số máy làm lạnh ngay tại tầng một là tầng giới thiệu sản phẩm và kinh doanh một số hàng thực phẩm của trụ sở tại Hà Nội.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý 7.406.661đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,81 % so với năm 2002, trong năm 2003 tại phòng kế toán của chi nhánh có bổ sung thêm một máy in vi tính tăng tính hiệu quả của công việc kế toán.
TSCĐ phúc lợi không có, cũng thật dễ hiểu vì chi nhánh là một doanh nghiệp thuộc loại nhỏ nên lượng TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi cộng đồng không có, mà chỉ có những TSCĐ dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh mà thôi.
TSCĐ vô hình không hề thay đổi so với năm 2002, đây là một những chương trình cải tiến phương pháp làm việc của phòng sản xuất kinh doanh và, mang lại hiệu quả công việc giảm giờ công tăng năng xuất lao động và tiêu thụ nhanh sản phẩm.
Thông qua các số liệu vừa phân tích ta thấy rằng, nhìn chung cơ cấu TSCĐ của chi nhánh Vissan - Hà nội bố trí tương đối hợp lý. Tất cả máy móc thiết bị , nhà cửa phương tiện đều tập trung cho sản xuất kinh doanh. Đây là cơ cấu thể hiện tốt cho quá trình phát triển của chi nhánh từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh sản phẩm, nhưng chi nhánh cũng phải hết sức chú trọng tới các công trình phục vụ lợi ích công cộng đảm bảo sức khoẻ của công nhân viên trong toàn chi nhánh, biết rằng điều đó rất khó khăn bởi chi nhánh là một doanh nghiệp còn nhỏ so với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành sản xuất sản phẩm. Nếu không có các điều kiện về cơ sở vật chất thì chi nhánh nên tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh hơn nữa.
Để đánh giá sâu sắc hơn về tình hình vốn cố định tại thời điểm hiện tại của chi nhánh ta phải xem xét tới năng lực hiện có của TSCĐ cũng tại thời điểm hiện tại của chi nhánh thông qua các chỉ tiêu giá trị còn lại.
Giá trị còn lại về TSCĐ của chi nhánh là thước đo chính xác về hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh trong năm 2003 thông qua bảng số liệu 05 sau :
* Đánh giá hiện trạng TSCĐ của chi nhánh qua bảng thống kê số 05
Bảng 05: NGUYÊN GIÁ VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT : Đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Số đã khấu hao
Giá trị còn lại
Số tiền
%
I. TSCĐ đang dùng
6.882.218.812
1.984.003.728
4.898.215.084
100
1. TSCĐ dùng trong SXKD
6.801.218.812
1.958.221.187
4.842.997.625
98,87
- Nhà cửa, vật kiến trúc
3.611.578.428
1.265.842.192
2.345.736.236
47,9
- Máy móc thiết bị
2.842.673.652
588.722.727
2.253.950.925
46,01
- Phương tiện vận tải truyền dẫn
264.202.417
89.527.831
174.674.586
3,57
- Thiết bị dụng cụ quản lý
82.764.315
14.128.437
68.635.878
1,39
2. TSCĐ phúc lợi công cộng
0
0
0
3. TSCĐ vô hình
81.000.000
25.782.541
55.217.459
1,13
Từ bảng 05 ta thấy được tình trạng TSCĐ của chi nhánh được đưa vào sử dụng trong thời gian cũng chưa lâu lắm tất cả TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh đang còn tương đối mới chưa bị lạc hậu so với nguyên giá TSCĐ ban đầu, mức độ khấu hao của tài sản đang dùng còn ít, tính đến ngày 31/12/2003 tổng giá tị của tài sản đang dùng là : 4.898.215.084đ chiếm toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định.
TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là :4.842.997.625đ chiếm 98,87 % của TSCĐ đang dùng trong đó :
Nhà cửa, vật kiến trúc là 2.345.736.236đ chiếm 47,9 % của TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh, nhìn chung nhà cửa, vật kiến trúc của chi nhánh còn tương đối mới vẫn còn lại 64,95 % giá trị so với nguyên giá.
Không chỉ nhà cửa, vật kiến trúc còn mới mà máy móc thiết bị sản xuất cũng vẫn còn rất mới, còn lại 79,3 % so với nguyên giá ban đầu, điều đó cũng rất dễ hiểu, bởi vì chi nhánh cũng mới được thành lập chưa lâu, hầu hết các thiết bị sản xuất sản phẩm của chi nhánh đều mới, hoặc có chăng cũng vẫn còn đến 95 % giá trị ban đầu. Máy móc thiết bị là 2.253.950.925đ chiếm 46,01 % tổng giá trị còn lại, đây cũng là lợi thế của chi nhánh vì năng lực sản xuất của chi nhánh đạt khá cao, tạo thuận lợi về uy tín lẫn chỗ đứng của chi nhánh trên thị trường thành phố Hà Nội nói riêng và trên thị trường miền Bắc nói chung.
Phương tiện vận tải truyền dẫn là 174.674.586đ chiếm 3,57 % trong tổng số giá trị còn lại. So với nguyên giá còn lại 66,11 % giá trị.
Thiết bị dụng cụ quản lý là : 68.635.878đ chiếm 1,39 % trong tổng số giá trị còn lại so với nguyên giá còn lại 81,99 % giá trị, thiết bị dụng cụ quản lý còn rất mới so với nguyên giá ban đầu điều này là do chi nhánh cũng mới chỉ áp dụng những thiết bị tiên tiến vào trong quản lý chưa lâu.
Tài sản cố định vô hình còn lại là 55.217.459đ chiếm 1,13 % trong tổng giá trị còn lại so với nguyên giá còn lại 68,17 %.
Qua phân tích trên ta thấy được rằng chi nhánh Việt nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) là một doanh nghiệp được thành lập chưa lâu máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm của chi nhánh còn tương đối mới so với nguyên giá. Đây là mặt rất thuận lợi cho chi nhánh trong việc quản lý và tăng năng xuất sản phẩm sản xuất, làm ra những sản phẩm đáp ứng được về chất lượng cũng như số lượng của chi nhánh, tạo tiền đề để chi nhánh ngày một phát triển hơn nữa. Nhưng nhìn vào phân tích trên thì ta chưa thấy được rõ về hiệu quả sủ dụng vốn cố định của chi nhánh lắm, để rõ hơn về tình hình sử dụng và hiệu quả của việc sử dụng VCĐ thì ta cần đi vào xem xét một số chỉ tiêu sau :
Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Số dư bình quân VCĐ trong kỳ
46.269.572.434
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
4.795.295.050
=
9,65
4.692.375.013 + 4.898.215.084
2
- Vốn cố định bình quân
=
= 4.795.295.049đ
Như vậy cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 9,65 đồng doanh thu thuần, tăng hơn so với năm 2002 (9,31) là 0,34 đồng. Điều này chứng tỏ chi nhánh sử dụng tương đối có hiệu quả hai nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng lên của hiệu suất sử dụng VCĐ là doanh thu thuần và VCĐ bình quân, do vậy chi nhánh cần phải phát huy tính hiệu quả của hai nhân tố trên và giữ vững được mức tăng trưởng trên, điều đó rất có lợi cho sự phát triển của chi nhánh.
Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
Nguyên bình quân TSCĐ trong kỳ
46.269.572.434
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
6.687.439.034
=
6,91
Cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 6,91 đồng doanh thu thuần tăng 0,14 đồng so với năm 2002 (6,77 đồng)
Để rõ hơn nữa trong hiệu quả sử dụng vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của chi nhánh ta phải tính đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh :
Lợi nhuận ròng
- Hiệu quả sử dụng VCĐ
=
Nguyên bình quân TSCĐ trong kỳ
786.492.046
- Hiệu suất sử dụng VCĐ
=
4.635.794.238
=
0,17
Cứ 1 đồng nguyên giá VCĐ bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,17 đồng lợi nhuận tăng 0,04 đồng so với năm 2002 (0,13đ)
Từ kết quả trên ta có bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của chi nhánh trong hai năm như sau :
Bảng 06. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Chêng lệch
1. Doanh thu thu thuần
Đồng
43.104.964.611
46.296.572.434
3.191.607.820
2. Lợi nhuận ròng
Đồng
605.204.673
786.492.046
181.287.373
3. Vốn cố định bình quân
Đồng
4.635.794.238
4.795.295.049
159.500.811
4. Nguyên giá TSCĐ bình quân
Đồng
6.492.659.256
6.687.439.034
194.779.778
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ ( 1 : 4 )
%
6,77
6,91
+ 0,14
6. Hiệu suất sử dụng VCĐ ( 1 : 3 )
%
9,31
9,65
+ 0,34
7. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ ( 2 : 3 )
%
0,13
0,17
+ 0.04
Qua bảng 06 ta thấy các chỉ tiêu trong năm 2003 đều tăng so với năm 2002 cụ thể như sau :
Hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng lên 0,34 đồng, nghĩa là 1 đồng vốn cố định của chi nhánh năm 2003 tham gia vào sản xuất kinh doanh mang lại 9,65 đồng doanh thu nhưng với 1 đồng vốn cố định năm 2002 chỉ mang lại 9,31 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên do ảnh hưởng hai nhân tố : Doanh thu và vốn cố định bình quân. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố trên, trong đó ta tính toán được rằng , doanh thu tăng đã làm tăng 0,69 đồng hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm xuống - 0,35 đồng. Doanh thu tăng là do chi nhánh tăng được mức tiêu thụ cung ứng các loại hàng thực phẩm hơn nữa.
Việc tăng vốn cố định, năm 2003 so với năm 2002 chứng tỏ trong năm lượng TSCĐ được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh lại cao hơn, do đó làm tăng mức khấu hao TSCĐ.
Khi xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cần phải đặt trong mối quan hệ với hiệu suất sử dụng TSCĐ . Theo số liệu của bảng 06, cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 thì tạo ra được 6,77 đồng doanh thu, nhưng cũng 1 đồng nguyên giá TSCĐ đó trong năm 2003 thì tạo ra được 6,91 đồng doanh thu, tức là tăng 0,14 đồng. Đây là hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ trong khi chỉ tăng 6,01 % so với năm trước, chi nhánh cần phát huy hơn nữa trong việc sử dụng có hiệu quả của TSCĐ hơn nữa.
Xét về tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2003 tăng 0,04 đồng so với năm 2002. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế đạt được tăng và số dư bình quân vốn cố định cũng tăng. Tốc độ tăng của lợi nhuận ròng lớn hơn tốc độ tăng của VCĐ ( 29,95 % > 3,44 % ).
Với tỷ lệ tăng lợi nhuận VCĐ như vậy chứng tỏ sự đầu tư vào TSCĐ của chi nhánh có kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay sau khi đầu tư nâng cấp, sản lượng tăng lên và chất lượng tăng lên dẫn đến doanh thu tiêu thụ tăng lên. Đây chính là cơ sở để tăng lợi nhuận ròng nếu chi nhánh làm tốt công tác giảm chi phí.
Đồng thời cả 3 chỉ tiêu trên ta thấy tác động tăng của vốn cố định bình quân sử dụng trong năm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hầu hết TSCĐ đang sử dụng của chi nhánh trong năm được mua sắm từ những năm trước đó và trong năm 2003 chỉ đầu tư đổi mới một số ít TSCĐ nên lượng vốn cố định tiêu hao trong sản xuất kinh doanh tương đối lớn mà hiệu quả chưa được cao. Vấn đề trở ngại là phần lớn TSCĐ của chi nhánh là nhà cửa, vật kiến trúc, và phương tiện truyền dẫn nhu cầu sử dụng nhiều mà khó nâng cao hiệu quả, thời gian khấu hao lại kéo dài. Vì vậy cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như : kết hợp việc sử dụng xe chuyên chở hàng hoá với công tác giao dịch với khách hàng nhằm tránh được một số chi phí trong khi chi nhánh lại có khả năng kết hợp, tận dụng mặt bằng và nhà cửa cho công tác giới thiệu và bán sản phẩm, đầu tư kho bảo quản sản phẩm tránh thiệt hại về sản phẩm vì sản phẩm là những mặt hàng thực phẩm nên dễ hư hỏng nhằm sử dụng một cách tốt nhất TSCĐ hiện có, đồng thời đảm bảo quỹ khấu hao đủ để bù đắp nguyên giá TSCĐ khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh, từng bước đưa chi nhánh ngày một phát triển hơn nữa trong nền kinh tế thị trường.
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh
Vốn lưu động của chi nhánh Việt Nam kỹ nghệ súc sản ( Vissan- Hà nội ), tính đến thời điểm 31/12/2003, tổng vốn lưu động của chi nhánh là 6.786.948.811đ chiếm tỷ
trọng 58,08 % trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh tăng hơn so với năm 2002 603.238.564đ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,76 %. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của chi nhánh trước hết ta xem xét kết cấu của vốn động thông qua số liệu bảng 07 trang bên :
Qua số liệu của bảng 07 ta thấy thời điểm 31/12/2003 tổng số vốn của chi nhánh bằng tiền là 826.827.977đ tăng 361.887.357đ so với cùng kỳ năm 2002, tỷ lệ tăng tương ứng 77,8 % trong đó :
- Tiền mặt tại quỹ tăng 82.322.121đ tương ứng với tỷ lệ tăng 109 %. Lượng tiền mặt tại quỹ tăng mạnh chứng tỏ chi nhánh trong năm qua đã hoạt động có hiệu quả cao và cần có một lượng tiền mặt tại quỹ cao hơn để thanh toán.
Tiền gửi ngân hàng cũng tăng mạnh với số tiền là 279.565.236đ tương ứng với tỷ lệ tăng 71,8 %, đây là khoản tiền chi nhánh cần có để đảm bảo thanh toán với khách hàng, lượng tiền này tăng chứng tỏ chi nhánh trong năm qua đã làm ăn có hiệu quả cao và đảm bảo được lượng tiền gửi trong ngân hàng càng tăng.
- Các khoản phải thu của chi nhánh trong năm 2003 là 2.232.680.210đ chiếm 34,24% trong tổng vốn lưu động của chi nhánh tăng 258.625.052đ tương ứng với tỷ lệ tăng 12,5 % trong đó các khoản phải thu của khách hàng tăng 152.920.106đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,36 % đây là tình trạng khách hàng nợ với số lượng hàng lớn mà chi nhánh chưa thể thu hồi được, một mặt do chi nhánh đang muồn mở rộng thị phần của mình và có thể cho khách hàng chậm trả nợ cho chi nhánh nhưng mặt khác nữa là do chi nhánh bán ra lượng hàng lớn hơn cùng kỳ năm trước, đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì nếu chi nhánh không giảm được khoản phải thu của khách hàng sẽ làm cho một lượng vốn của chi nhánh bị chiếm dụng và sẽ không tăng vòng quay của vốn được nên chi nhánh cần hết sức nhạy bén trong công tác thu hồi nợ của khách hàng.
Trả trước cho người bán tăng 96.915.362đ tương ứng với tỷ lệ tăng 112 % thể hiện chi nhánh đang tạo uy tín hơn nữa đối với bạn hàng, trong sự cạnh tranh mọi mặt kể cả đầu vào lẫn đầu ra của nền kinh tế thì đây là việc chi nhanh cần phát huy.
Các khoản phải thu khác và khoản phải thu nội bộ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn lưu động của chi nhánh trong năm qua.
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ là 3.508.320.721đ chiếm 51,7 % trong tổng vốn lưu động của chi nhánh, giảm 75.600.885đ tương ứng với tỷ lệ giảm 2,11 % so với năm trước trong đó :
Nguyên vật liệu tồn kho giảm 302.343.976đ với tỷ lệ giảm là 10,02 % điều này chứng tỏ chi nhánh đã làm tốt công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên đã giảm được số nguyên vật liệu tồn kho, giảm được sự ứ đọng nguyên vật liệu đặc biệt với đặc điểm sản xuất sản phẩm của chi nhánh là mặt hàng thực phẩm nên hầu hết nguyên liệu không thể bảo quản và giữ được lâu thì chi nhánh cần phải tích cực trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nữa, tránh bỏ ra lượng chi phí lớn khi bảo quản số nguyên vật liệu dù đó chỉ là trong thời gian ngắn.
Công cụ dụng cụ của chi nhánh tăng 20.370.719đ tương ứng với tỷ lệ tăng 42,63 % đây là số thiết bị bảo quản sản phẩm của chi nhánh nhằm dùng vào những dịp lễ tết lượng sản phẩm của chi nhánh sản xuất và kinh doanh tăng mạnh.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh là chu kỳ sản xuất sản phẩm của chi nhánh ngắn với đối tượng sản xuất là đồ nguội nên khi kết thúc làm việc cũng là khi sản phẩm hoàn thành nên không có sản phẩm sản xuất dở dang nên chi phí sản xuất kinh doanh dở của chi nhánh không có.
Thành phẩm tồn kho tăng mạnh, tăng 295.292.895đ tương ứng với tỷ lệ tăng 74,3 % đây là khoảng thời gian cuối năm chi nhánh cần có lượng thành phẩm lớn hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mạnh của người dân.
Hàng hoá tồn kho của chi nhánh giảm mạnh so với số lượng tồn kho cùng kỳ năm trước thể hiện được công tác tiêu thụ hàng hoá của chi nhánh tốt.
- Tài sản lưu động khác của chi nhánh năm 2003 là 128.119.903đ chiếm 1,98 % trong tổng số vốn lưu động của chi nhánh tăng 58.327.040đ với tỷ lệ tăng 83,6 % số tăng này do bộ phận maketing sản phẩm tạm ứng, để thanh toán các chi phí về giới thiệu sản phẩm ở một số triển lãm trong đó có triển lãm ở Giảng võ Hà nội và một số nhân viên ở phòng kinh doanh tìm hiểu và mở rộng thị trường.
Qua trên ta có thể so sánh số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng của chi nhánh trong năm 2003 qua số liệu bảng 08 sau :
Qua tính toán ở bảng 08 ta thấy được rằng vốn bị chiếm dụng của chi nhánh tại thời điểm 31/12/2002 là -1.167.857.164đ, đến thời điểm 31/12/2003 số vốn chiếm dụng này tăng lên còn -918.071.522đ chiếm 13,53 % trong tổng vốn lưu động của chi nhánh, giảm 249.785.642đ tương ứng với tỷ lệ giảm 43,9 % điều này là do khoản phải trả cho người bán tăng lên so với đầu năm là 311.923.711đ tương ứng với tỷ lệ tăng 197 %, tìm hiểu điều này thì biết được sở dĩ tăng như vậy là do chi nhánh mở rộng mối quan hệ với bạn hàng, mặt khác chi nhánh mở rộng sản xuất sản phẩm nên lượng nguyên vật liệu mua chịu vào tăng mạnh, với khoản này chi nhánh đã chiếm dụng được lượng vốn mà không mất chi phí sử dụng vốn, nhưng nhìn tổng thể thì lượng vốn chiếm dụng được này của chi nhánh quá bé so với số vốn của chi nhánh bị chiếm dụng mà nếu chi nhánh không kịp thời trả cho khách hàng thì lượng nợ tồn đọng làm mất uy tín của chi nhánh.
Khoản tiền mà khách hàng trả trước cho chi nhánh cũng là số vốn mà chi nhánh chiếm dụng được tăng 65.701.652đ tương ứng với tỷ lệ tăng 69 %, đây là kết quả của sự tín nhiệm của khách hàng dành cho chi nhánh nhưng với lượng vốn quá bé so với tổng số vốn lưu động của chi nhánh chỉ chiếm 2,34 % không thể là một nguồn vốn chiếm dụng được nhiều, điều đó chi nhánh cần đặc biệt quan tâm và cố gắng tăng lượng vốn chiếm dụng được này hơn nữa.
Khoản phải trả công nhân viên cũng tăng lên so với đầu năm 129.194.011đ tương ứng với tỷ lệ tăng 56,8 % , các khoản phải trả phải nộp tăng nhưng không đáng kể nhưng cũng chiếm tỷ trọng 5,26 % trong tổng vốn lưu động của chi nhánh.
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách giảm 12,54 % tuy vậy khoản vốn này chiếm tỷ trọng bé trong tổng vốn lưu động.
Qua những điều đã phân tích ở trên thì ta thấy được, mặc dú có những chuyển biến tích cực trong lượng vốn chiếm dụng được của chi nhánh nhưng lượng vốn chiếm dụng được của chi nhánh không đáng kể so với lượng vốn mà chi nhánh bị chiếm dụng nên ta thấy trong bảng tuy lượng chiếm dụng có tăng hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn còn âm.
Khoản bị chiếm dụng tăng chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng tăng, khoản phải thu của khách hàng chiếm 29,21% tỷ trọng trong tổng vốn lưu động, tăng 152.920.106đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,36 % đây là khoản bị chiếm dụng lớn trong tổng vốn lưu động của chi nhánh, chi nhánh cần nhanh chóng thu hồi khoản vốn này tránh tình trạng làm thất thoát vốn sản xuất kinh doanh làm chậm vòng quay của vốn. Tuy chi nhánh đã có cố gắng trong việc làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chi nhánh cần cố gắng hơn nữa tránh tình trạng đã nêu.
Khoản trả trước cho người bán cũng tăng lên mạnh tăng 96.915.106đ tương ứng với tỷ lệ tăng 112 % nhưng rất may khoản bị chiếm dụng này chỉ chiếm 2,71 % trong tổng vốn lưu động.
Phải thu của nội bộ và khoản thu khác chiếm tỷ trọng bé trong tổng vốn lưu động của chi nhánh tuy có tăng nhưng không đáng kể lắm.
Để thấy rõ hơn nữa tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh ta nhìn vào bảng 09, qua bảng 09 ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh trong hai năm 2002 - 2003
*Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh năm 2003
Ta có thể thấy được chi nhánh đã có những bước tích cực trong việc hiệu quả và sử dụng vốn lưu động của chi nhánh trong hai năm qua.
Qua số liệu tính toán ở bảng 09 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2003 so với năm 2002 tăng lên cụ thể là :
Bảng 09 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH QUA HAI NĂM 2002-2003
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
Vốn lưu động BQ
Số vòng quay VLĐ (1/3)
Luân chuyển VLĐ(360/4)
Hiệu quả sd VLĐ (2/3)
Đồng
Đồng
Đồng
Vòng
Ngày
Đồng
43.104.964.611
605.204.673
6.013.314.150
7,168
50
0,1
46.269.572.434
786.492.046
6.485.329.529
7,135
50,5
0,121
+3.164.607.820
+181.287.373
+472.015.379
-0.03
+0,5
+0,021
Trong năm 2003 số vòng quay của vốn lưu động là 7,135 vòng giảm so với năm 2002 là 0,03 vòng, điều này nói lên trong năm vốn lưu động của chi nhánh quay được 7,135 vòng do tốc độ của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân. Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động giảm 0,03 vòng do ảnh hưởng của hai nhân tố là tổng mức luân chuyển vốn và vốn lưu động bình quân. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích hoạt động kinh tế ta xác định được : Mức độ ảnh hưởng của tổng mức luân chuyển vốn ta tính được tổng mức luân chuyển vốn tăng làm số vòng quay vốn lưu động tăng 0,53 vòng, vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển tăng làm số vòng quay vốn lưu động giảm 0,56 vòng. Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng trên ta có được: Vòng quay vốn lưu động giảm 0,03 vòng của năm 2003 so với năm 2002.
Nhân tố chính làm chậm tốc luân chuyển vốn lưu động là do số vốn lưu động tham gia luân chuyển tăng lên lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Sự tăng lên của vốn lưu động là do nguyên vật liệu tồn kho, thành phẩm tồn kho và hàng hoá tồn kho tăng lên đột biến do chi nhánh đến thời điểm cuối năm cần một lượng lớn nguyên vật liệu để sản xuất phục vụ tiêu dùng cuối năm của nhân dân. Hơn nữa, chi nhánh chưa thanh toán một số hợp động với bạn hàng nên có tình trạng thành phẩm tồn kho tăng lên như vậy.
Kỳ luân chuển của vốn lưu động năm 2003 so với năm 2002 không đổi là bao nhiêu. Nguyên nhân là do vòng quay của vốn giảm không đáng kể so với năm trước. Tức là trong năm 2002 cứ bình quân 50 ngày thì vốn lưu động quay được một vòng, đến năm 2003 tăng lên được nửa ngày tức là cứ bình quân 50,5 ngày thì vốn lưu động bình quân quay được một vòng.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên từ 0,1 đồng của năm 2002 tăng lên 0,121 đồng của năm 2003, tức tăng lên 0,021 đồng.
Chỉ tiêu này cho ta biết năm 2003 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh tạo ra 0,121 đồng lợi nhuận ròng. Có được kết quả này là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân, đây là mặt tốt của chi nhánh mà chi nhánh cần phát huy tối đa khả năng này.
Nhìn vào kết quả chung, ta thấy được năm 2003 chi nhánh đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn năm 2002 mặc dù có sự giảm sút đa số các chỉ tiêu, song nếu xem xét cái đích cuối cùng mà chi nhánh hướng tới là lợi nhuận thì ta ta thấy được hiệu quả của sử dụng vốn của chi nhánh năm sau tăng hơn năm trước. Đây là điều đáng ghi nhân của chi nhánh trong điều kiên hiện nay, bên cành đó cho dù tăng được hiệu quả sủ dụng vốn của chi nhánh nhưng tình trạng bị chiếm dụng vốn của chi nhánh còn tồn tại khá lớn chi nhánh cần khắc phục tình trạng bị chiếm dụng này, đây cũng là vấn đề mà chi nhánh phải quan tâm khắc phục hơn nữa, dù trong khoảng thời gian không phải một sớm một chiều, chi nhánh tìm biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, về lý luận cũng như thực tiễn đều coi giá trị thặng dư là kết quả của lao động sáng tạo ra, yếu tố vốn kinh doanh bị coi nhẹ. Mặt khác, lại có những quan điểm cho rằng yếu tố vốn bao trùm tất cả, từ đó đồng nhất hiệu quả sử dụng vốn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là không caàn thiết vì đã có phân tích hiệu quả kinh doanh. Cũng theo quan điểm này, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn được xem xét trên cơ sở mức độ thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh, sự tiết kiệm trong chi phí, giá thành sản phẩm, khối lượng giá trị sử dụng mà doanh nghiệp cung cấp cho nền kinh tế. Đây là sự lẫn lộn rất nguy hiểm giữa chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hiệu quả, làm cho các nhà quản lý đánh giá sai lệch hiệu quả sử dụng vốn, kết quả là doanh nghiệp bị mất, lãng phí vốn và kinh doanh kém hiệu quả.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi quyết định sản xuất đều dựa vào nhu cầu thị trường chứ không phải dựa vào kế hoạch và mệnh lệnh chủ quan của cấp trên nữa. Vì vậy bản chất hiệu quả của vốn kinh doanh là kết quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của thị hiếu người tiêu dùng, mặt khác phải tối thiểu được lượng vốn sử dụng và thời gian sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể hiểu rằng hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích, tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng theo các đièu kiện về nguồn lực xác định phù hợp với kết quả kinh doanh, và dựa trên các chỉ tiêu đánh giá ta biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp.
Thông qua các chỉ tiêu đã phân tích ở phần trên thì ta có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh. Từ kết quả sản xuất kinh doanh sẽ phản ánh rõ công tác tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh có tốt hay không.
Để thấy rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội ta xem xét một vài chỉ tiêu thể hiện ở bảng 10 (Trang bên) sau :
Qua số liệu bảng 10 ta thấy rằng mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh trong cơ chế thị trường, song với quyết tâm phấn đấu, tuy là một doanh nghiệp nhỏ nhưng chi nhánh Vissan đã đạt được kết quả khả quan với số lợi nhuận đạt được năm 2003 là 786.492.046đ. Như chúng ta đã biết chi nhánh Vissan là một doanh nghiệp nhỏ thuộc bộ công nghiệp nhẹ được nhà nước cấp vốn, nhưng chỉ cấp vốn một lần từ ngày đầu thành lập chi nhánh cho đến nay, tự thân chi nhánh phải vận động bản thân. Từ khi thành lập tới nay chi nhánh hoàn toàn hạch toán độc lập và tự chủ về vốn cho nên có được kết quả như ngày hôm nay chi nhánh đã phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và chịu nhiều khoản về chi phí về vốn vay rất nhiều, điều đó ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng đáng kể. Hơn nữa qua bảng 10 ta thấy chi phí quản lý của chi nhánh trong năm là rất lớn với một chi nhánh nhỏ như vậy mà chi phí quản lý doanh nghiệp của chi nhánh trong năm 2003 rất cao 3.246.408.981đ, mà chúng ta đã biết rằng Lợi nhuận hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào một trong yếu tố đó là chi phí quản lý doanh nghiệp, trong những năm tới chi nhánh cần phải quản lý chặt chẽ hơn về khoản chi phí này tránh tình trạng sử dụng chi phí này một cách lãng phí, tốn kém làm giảm hiệu quả đồng vốn sản xuất kinh doanh.
Là một doanh nghiệp nhỏ mà chi nhánh phải chịu những khoản phí về sử dụng vốn lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và làm giảm lợi nhuận trong năm của chi nhánh. Cho nên, trong những năm tới chi nhánh cần có kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên về vấn đề này, để có thể giảm đi chi phí về sử dụng vốn lớn như hiện nay. Tuy phải chịu những khoản phí về sử dụng vốn lớn như vậy mà chi nhánh Vissan-Hà nội coi nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, trong năm 2003 chi nhánh đã nộp cho ngân sách nhà nước với số tiền 812.356.324đ tăng hơn so với năm 2002 là 166.066.711đ đó là những cố gắng rất không nhỏ của chi nhánh trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước, số phải nộp cho ngân sách nhà nước năm sau luôn luôn lớn hơn số phải nộp cho ngân sách nhà nước năm trước, như vậy nhìn chung chi nhánh đã thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, tồn đọng thuế ít.
* Tổng hợp các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh sẽ thấy rõ nét kết quả tổng thể vốn kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh qua bảng 11 sau:
Bảng 11 : TỔNG HỢP CHỈ TIÊU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH VISSAN-HÀ NỘI
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Vòng quay hàng tồn kho
Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay toàn bộ vốn
Doanh lợi doanh thu
Doanh lợi tổng vốn
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Vòng
Ngày
Vòng
%
%
%
11,19
35
4,06
2,6
10,51
28,17
11,54
32
4,1
3,05
12,54
32,3
+0,35
-3
+0.04
+0,45
+2,03
+4,13
Năm 2002 vòng quay của hàng tồn kho là 11,19 vòng, năm 2003 tốc độ vòng quay của hàng tồn kho là 11,54 ngày, tăng được 0,35 vòng. Tức là trong năm 2003 chi nhánh có số vòng quay hàng tồn kho là 11,54 vòng, điều đó có nghĩa là trong năm 2003 chi nhánh có số ngày quay hàng tồn kho là 360/11,54 = 31 ngày, cũng có nghĩa là khoảng cách giữa 2 lần nhập kho là 31 ngày . Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh là chế biến và sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, kép kín với những mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá có kết hợp thủ công, chu kỳ sản xuất rất ngắn gắn với mặt hàng là thực phẩm đồ nguội nên số ngày quay hàng tồn kho của chi nhánh phải đảm bảo được số lần quay hàng tồn kho phải tương đối nhanh , nếu vòng quay hàng tồn kho của chi nhánh chậm sẽ làm ảnh hưởng lớn tới những sản phẩm này. Mặc dù vòng quay hàng tồn kho của chi nhánh tăng chưa nhanh nhưng cũng thể hiện sự cố gắng không ngừng của chi nhánh trong công tác tiêu thụ sản phẩm góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động mang lại hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nói chung, vòng quay của hàng tồn kho càng nhành thì càng tốt cho chi nhánh. Mặt khác khi những sản phẩm này hoàn thành thì công tác tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh cũng diễn ra nhanh chóng, đó là công tác cung ứng sản phẩm của chi nhánh tốt và có được những bạn hàng rất thường xuyên.
Kỳ thu tiền bình quân của chi nhánh năm 2003 giảm được 3 ngày so với năm 2002 đó là sự cố gắng của chi nhánh trong việc thu hồi lại vốn kinh doanh cho chi nhánh, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn. Kỳ thu tiền bình quân chưa thể kết luận được kết quả tốt hay sấu mà phải xem xét mục tiêu chính sách kinh doanh của chi nhánh.
Vòng quay toàn bộ vốn của chi nhánh hầu như không đổi của năm 2003 so với năm 2002 chỉ tăng lên 0,04 vòng, điều đó chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của chi nhánh năm 2003 chưa cao hơn so với năm 2002 là bao.
Lợi nhuận doanh thu và doanh lợi tổng vốn đều tăng so với năm 2002 lần lượt là 0,45 và 2,03 hai chỉ tiêu này tăng là do lợi nhuận ròng của năm 2003 tăng nhanh hơn năm 2002.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2003 là 32,3 tăng 4,13 so với năm 2002. Tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu năm 2003 tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh thì tạo ra được 0,32 đồng lợi nhuận ròng tăng 0,0431 đồng so với năm 2002.
Qua phân tích trên thì ta thấy rằng kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của chi nhánh đạt được những kết quả cao, mức tăng trưởng ổn định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước nộp ngân sách nhà nước năm sau tăng hơn năm trước, thu nhập của cán bộ công nhân viên ổn định và không ngừng tăng trưởng. Mặc dù khoản vay chiếm tỷ lệ lớn nhưng với điều kiện sản xuất kinh doanh của chi nhánh khác biệt với các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nên chi nhánh vẫn có được nguồn tài chính khá vững vàng. Trong năm 2003 nhìn chung tình hình bảo toàn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của chi nhánh là tốt. Có được những kết quả đó là những cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong việc phát huy tổ chức bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì chi nhánh còn có những tồn tại :
Vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh chủ yếu là đi vay cho nên chi phí sử dụng vốn vay cao làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh.Tài sản cố định của chi nhánh nhìn chung còn tương đối mới tuy là một thế mạnh của chi nhánh nhưng do vậy khoản trích khấu hao tài sản cố định tương đối tốn kém làm giảm đi lợi nhuận của chi nhánh, nhưng đó cũng là một phần tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động của chi nhánh còn hoạt động chưa mấy hiệu quả số vốn bị chiếm dụng của chi nhánh hàng năm còn tương đối cao, có thể hiểu được lý do này là do chi nhánh vừa sản xuất vừa kinh doanh những mặt hàng thực phẩm khác nhau mà chi nhánh không sản xuất.
Nhìn chung trong năm 2003 chi nhánh Vissan đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy nhanh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Song bên cạnh đó còn những tồn tại cần được ban lãnh đạo của chi nhánh quan tâm hơn nữa. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, chi nhánh cần có những phương hướng và biện pháp giải quyết những tồn tại trên. Một mặt, chi nhánh phải giữ vững khả năng huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác phải có những biện pháp tích cực thu hồi những khoản vốn đang bị chiếm dụng, nhất là khoản phải thu của khách hàng và giảm thiểu lượng nguyên vật liệu tồn kho một cách tích cực hơn, đồng thời phải cố gắng khai thác tối đa năng lực của đồng vốn tạm thời chiếm dụng được vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh cũng cần có những giải pháp tăng doanh thu hoạt động từ những nguồn thu khác nhau, kết hợp với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn vốn kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo.
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CHI NHÁNH VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN . VISSAN - HÀ NỘI
Phương hướng sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới
Tuy chỉ mới thành lập nhưng chi nhánh Việt nam kỹ nghệ súc sản Vissan – Hà nội vài năm trở lại đây cũng đạt được một số thành công nhất định. Để có được những thành công đó ban lãnh đạo chi nhánh cùng toàn thể công nhân viên trong chi nhánh luôn đạt ra cho mình một số phương hướng :
Tổ chức và sử dụng vốn linh hoạt, sáng tạo, năng động trong công tác quản lý cũng như sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng tồn đọng vốn trong khâu sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh chi nhánh luôn luôn phải chủ trọng đầu tư số vốn hiện có vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tới mức thấp nhất số vốn bị tồn đọng.
Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình sản xuất phải cố gắng phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu của quá trình sản xuất , có những biện pháp khen thưởng kịp thời cho cán bộ công nhân viên để nâng cao tinh thần tự giác cũng như tinh thần trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh thất thoát nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khuyến khích công nhân trong quá trình sản xuất sản phẩm mạnh dạn phát huy những sáng tạo trong cải tiến nhằm đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm. Trong việc tiêu thụ sản phẩm luôn luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, lắng nghe những đóng góp tích cực của khách hàng. Thường xuyên có những cuộc triển lãm mặt hàng của chi nhánh tại các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm sản xuất của chi nhánh hơn nữa để mặt hàng thực phẩm của chi nhánh đi sâu vào tiềm thức đời sống nhân dân.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất sản phẩm, sửa chữa kịp thời máy móc thiết bị hỏng làm giảm công xuất chạy máy của thiết bị. Xây dựng tiêu hao lao động vật tư một cách khoa học vào thực tế nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Không ngừng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm của mình, phấn đấu tăng các chỉ tiêu kinh tế theo hướng tích cực nhất. Với những thuận lợi sẵn có của mình phải khai thác triệt để những thuân lợi hiện có đó trong thời gian tới, chi nhánh không ngừng đặt ra những chỉ tiêu kế hoạch dựa trên những thuận lợi đó.
Để đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài đó, chi nhánh cần có chiến lược dài hạn và các kế hoạch cụ thể trong từng hoàn cảnh, khai thác triệt để nhũng thuận lợi và hạn chế, khắc phục những tồn tại. Một trong những phương hướng chủ yếu mà chi nhánh xác định hiện nay, cũng như trong thời gian tới là phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xem là trọng tâm, là bước đi có tính chất quyết định tới sự thành bại của chi nhánh.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Phân tích tình hình tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội năm 2003 ta thấy rằng mặc dù vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn song chi nhánh đã từng bước khắc phục và đạt được kết quả tương đối khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy có nhiều cố gắng cao trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng vẫn còn một số những tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ thực tế đó của chi nhánh, đây là một số đóng góp ý kiến của bản thân tôi trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Vissan-Hà nội được rút ra từ tình hình thực tế của chi nhánh và lượng kiến thức đã được học ở nhà trường của tôi.
Chủ động xây dựng kế hoạt tạo vốn và sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi một doanh nghiệp bắt đầu quá trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là phải tìm ra biện pháp kiến tạo vốn sản xuất kinh doanh. Không những thế, việc tạo vốn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc thể hiện vị trí, uy tín cũng như năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, vấn đè tìm kiếm nguồn tài trọ cho nhu cầu ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi và phải có tiềm lực tài chính hay uy tín nhất định. Kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả hợp lý sẽ là tiền đề để xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn nhằm khai thác và tận dụng triệt để mọi nguồn lực trong và ngoài của chi nhánh. Mạnh dạn huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cần có những biện pháp khác nhau trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh đối với nhiều nguồn vốn khác nhau trong việc huy động đó. Có thể có những giả pháp sau trong việc huy động các nguồn vốn khác nhau :
Đối với nguồn vốn tín dụng : Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư có hiệu quả làm cơ sở cho việc vay vốn ngân hàng. Như đã xem xét, khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn của chi nhánh còn hạn chế, chi nhánh có thể thanh toán khoản nợ đến hạn và số nợ ngắn hạn bằng số tài sản lưu động của mình. Do vậy, để đảm bảo tài chính lành mạnh, trả lãi và gốc kịp thời hạn phải tăng nhanh khả năng thanh toán, bằng cách giải quyết lượng vật tư hàng hoá còn tồn đọng, chuyển nhanh vốn vật tư hàng hoá sang vốn bằng tiền, và hơn nữa mặt hàng của chi nhánh là thực phẩm chế biến, là những thức ăn nhanh nên nguyên vật liệu của chi nhánh không nên mua vào với lượng lớn tránh tồn đọng nguyên vật liệu làm cho vốn bằng tiền trong thanh toán giảm thiểu. Mặt khác, phải tổ chức tốt công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, trang bị nhiều thiết bị hiện dại cho các xưởng sản xuất và các bộ phận khác tu bổ văn văn phòng thường xuyên, hiện đại hoá cơ sở kinh doanh cũng như cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để chi nhánh có thể đi vay và vay với lượng tiền lớn của ngân hàng.
Đối với nguồn vốn tạm thời chiếm dụng được : Tận dụng tối đa khả năng từng đồng vốn trong thời gian cho phép, đồng thời phải đảm bảo trả được nợ để tạo lòng tin với bạn hàng, khách hàng, nghĩa vụ đối với Nhà nước. Luôn tôn trọng và giữ chữ tín trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh.
Đối với nguồn vốn hợp tác kinh doanh : Chi nhánh cần tích cực tìm kiếm các cơ hội làm ăn tốt để thu hút vốn của đối tác và có những biện pháp tích cực trong việc sử dụng vốn có hiệu quả mang lại nhiều lợi nhuận. Hơn nữa chi nhánh cần kêu gọi người đầu tư vào chi nhánh một cách tích cực và thường xuyên hơn.
Ngoài các nguồn vốn bên ngoài chi nhánh ra nguồn vốn bên trong chi nhánh cũng là một phần không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh có thể tận dụng triệt để nguồn vốn từ tiền trích khấu hao tài sản hàng năm, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng, từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định…
Việc tạo lập và huy động nguồn vốn rất quan trọng, là tiền đề để cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện. Việc lập kế hoạch toàn diện, đồng bộ và sát với thực tế sẽ là cơ sở cho việc tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả cao. Sau khi tạo lập nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề có ý nghiã và quan trọng nhất cần phải làm là đó là vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan-Hà nội
Việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả là một trong những điều kiện tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp . Yêu cầu của nền kinh tế thi trường là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không phải bất cứ giá nào, không phải bán những cái gì mình có mà phải sản xuất và kinh doanh những gì mà thị trường cần và thị trường chấp nhận.
Để đáp ứng yêu cầu đó thì người quản lý phải biết vận dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Một mặt phải bảo toàn được vốn, mặt khác phải áp dụng biện pháp quay vòng vốn, nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh.
Bên cạnh các biện pháp tích cực mà chi nhánh đã và đang áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình thì chi nhánh nên tham khảo, áp dụng một số biện pháp khác như:
Đầu tư đúng hướng TSCĐ, phát huy tối da công xuất máy móc thiết bị nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12765.DOC