Tài liệu Đề tài Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà: Lời nói đầu
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất khốc liệt. Một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì mục tiêu hàng đầu của họ là hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang lại hiệu quả, có lợi nhuận và có tích luỹ.
Hiện nay, xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, để từ đó gia tăng lợi nhuận. Để quản lý có hiệu quả và tốt nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hiệu quả, đồng thời phản ánh trung thực kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính đúng và tính đủ củ...
41 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất khốc liệt. Một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì mục tiêu hàng đầu của họ là hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang lại hiệu quả, có lợi nhuận và có tích luỹ.
Hiện nay, xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, để từ đó gia tăng lợi nhuận. Để quản lý có hiệu quả và tốt nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hiệu quả, đồng thời phản ánh trung thực kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính đúng và tính đủ của chi phí sản xuất vào giá thành. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các phương án, biện pháp sử dụng tiết kiệm hiệu quả chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, nâng cao lợi nhuận.
Xuất phát từ nhận thức đó em xin lựa chọn đề tài: “Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà”. Cụ thể em xin phân tích “chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm và lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà”.
Nội dung của bài tiểu luận ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung về chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm và lợi nhuận trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: Phân tích chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm và tình hình lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Phần III: Các kiến nghị đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất – giá thành sản xuất và lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Phần I
Lý luận chung về chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm và lợi nhuận trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm
1. Chi phí sản xuất
Khái niệm:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
1.2. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí:
Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động hay cũng chính là sự tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Do đó để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì vậy mà sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan.
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí và chi tiêu là 2 phạm vi khác nhau: Chi phí là những hao phí lao động sống, lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền và phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đây thực chất chỉ là một khoản chi của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh cụ thể và nó liên quan chặt chẽ tới việc tính doanh thu, lợi nhuận của kỳ kinh doanh đó; chi tiêu cũng là một khoản chi của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh cụ thể nhưng nó không nhất thiết liên quan đến doanh thu, lợi nhuận và nó cũng có thể liên quan đến nhiều kỳ.
Mặc dù chi phí và chi tiêu là 2 khái niệm khác nhau nhưng giữa chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi phí và chi tiêu là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định:
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí:
- Chi phí tiền lương: là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng mà họ đóng góp cho doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là những chi phí chủ quan mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình quản lý nhằm thu hồi lại bộ phận giá trị đã hao mòn của tài sản cố định.
- Chi phí trả lãi vay: là những khoản chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả cho các đối tác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí vận chuyển: là những khoản chi phí phải bỏ ra để đưa hàng hoá từ nơi mua về nơi sản xuất của mình (gồm cước phí, chi phí bốc dỡ, chi phí cho vật liệu chèn lót, các tạp phí liên quan tới thuê phương tiện để kéo, kê, kích khi có sự cố, chi phí cầu phà...)
- Chi phí mua trang thiết bị văn phòng: là những khoản phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua các thiết bị văn phòng.
Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng thiết thực trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất làm tài liệu tham khảo để lập kế hoạch chi phí sản xuất và cung ứng vật tư.
Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất biến động của chi phí:
- Chí phí biến đổi (biến phí): Là những khoản chi phí thay đổi theo mức sản lượng. Chi phí biến đổi khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, không thay đổi.
- Chi phí cố định (định phí): là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi.
Việc phân loại này có tác dụng thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ với sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và phục vụ các quyết định khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.
c. Phân loại chi phí sản xuất theo các khâu trong quá trình kinh doanh:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu.... tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí trả cho người lao động tham gia trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm: tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chi liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương nhân viên bán hàng, chi vật liệu bao gói, chi dụng cụ bán hàng, chi quảng cáo, chi vận chuyển, bốc dỡ, hoa hồng...
-Chi phí quản lý: là những khoản chi phí liên quan tới việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng của doanh nghiệp như lương cán bộ quản lý, lương nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao văn phòng và thiết bị làm việc văn phòng, chi phí văn phòng phẩm...Tất cả các loại hình tổ chức dù là tổ chức kinh doanh hoặc không kinh doanh đều có các khoản chi phí quản lý hành chính này.
Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được hoạt động chi phí từng khâu đồng thời xác định được mức độ ảnh hưởng của chi phí từng khâu tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài các tiêu thức trên có thểphân loại chi phí theo các tiêu thức sau:
- Theo đối tượng chịu chi phí: gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Theo nghiệp vụ kinh doanh: gồm chi phí mua hàng nhập khẩu, chi phí xuất khẩu, chi phí bán hàng nhập khẩu và chi phí bán hàng nội địa.
- Theo phạm vi kinh doanh: gồm chi phí trong nước và chi phí ngoài nước.
2. Giá thành sản phẩm:
2.1. Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
2.2. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành:
Sự vận động của quá trình sản xuâts bao gồm hai mặt đối lập nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau: một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, mặt khác là kết quả sản xuất thu được.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phán ánh được giá trị thực của các tư liệu tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.
Có thể nói giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh; đồng thời giữ chức năng thông tin và kiểm tra chi phí giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định.
2.3. Phân loại giá thành
a. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kỳ kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng).
Giá thành định mức là công cụ để doanh nghiệp có thể quản lý được các định mức chi phí, đánh giá đúng những giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện.
- Giá thành thực tế: Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
Giá thành thực tế phản ánh kết quả phấn đấu, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
= + +
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) của từng mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí; còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất - đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở, căn cứ để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành cao hay thấp. Việc quản lý giá thành phải gắn liền với việc quản lý chi phí sản xuất. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành lại khác nhau về mặt lượng, thể hiện:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định; còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định.
- Trong giá thành sản xuất chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh của kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này; đồng thời giá thành sản phẩm còn chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, nếu có). Tổng giá thành sản phẩm thường không trùng với tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Tổng giá thành SP
=
CPSX dở dang đầu kỳ
+
CPSX phát sinh trong kỳ
-
CPSX dở dang cuối kỳ
4- Phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Việc phân tích, xử lý thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng tới biến động chi phí và giá thành để từ đó tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo. Nội dung của phần này bao gồm:
4.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chí phí sản xuất và ảnh hưởng của chi phí tới giá thành:
Phân tích chung thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh:
Trên cơ sở xác định chính xác chi phí sản xuất của doanh nghiệp, nhà quản trị thực hiện so sánh các kỳ theo tiêu thức sau:
+ Mức chênh lệch tuyệt đối của chi phí (êCP)
êCP = CP1 – CP0 Trong đó: CP1 là chi phí kỳ thực hiện
CP0 là chi phí kỳ kế hoạch
+ Tỷ suất phí từng thời kỳ (Tsf)
= x 100 Trong đó: CP là chi phí sản xuất của doanh nghiệp
DT là doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
+ Chênh lệch tỷ suất phí (êTsf)
êTsf = Tsf1 – Tsf0 Trong đó: Tsf1 là tỷ suất phí kỳ thực hiện
Tsf0 là tỷ suất phí kỳ kế hoạch
+ Mức tăng giảm tỷ suất phí (tsf)
Tsf
=
êTsf
X
100%
Tsf0
+ Mức tiết kiệm hoặc bội chi (U):
U=êTsf x DT1 Trong đó: DT1 là doanh thu kỳ nghiên cứu
Bảng 1: Bảng phân tích chung chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu
Kỳ kế hoạch
Kỳ thực hiện
Biến đổi kỳ TH/KH
Biến đổi tương đối (%)
Biến đổi tuyệt đối (+/_)
....
Việc phân tích chung chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá khái quát tình hình chung đối với sự biến động chi phí kinh doanh và chất lượng quản lý chi phí kinh doanh; đồng thời nó cũng làm cơ sở và định hướng để phân tích cụ thể và chi tiết ở các bước tiếp theo.
b. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và ảnh hưởng của chi phí tới giá thành:
* Phân tích chung giá thành sản phẩm:
- Mức hạ giá thành tuyệt đối: êZ = Z1 – Z0
- So sánh tương đối:
%êZ
=
êZ
Z0
X
100%
Trong đó Z1 là giá thành thực tế; Z0 là giá thành kế hoạch.
+ Nếu êZ < 0: Doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Nếu chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo thì là rất tốt.
+ Nếu êZ > 0: Doanh nghiệp đã không thực hiện được kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên trong cả 2 trường hợp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh chênh lệch giá thành nhằm đưa ra biện pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí.
* Phân tích ảnh hưởng của chi phí tới giá thành
Phải tiến hành tính toán và so sánh tỷ trọng thực tế với tỷ trọng kế hoạch của từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm nhằm xem xét sự thay đổi trong cơ cấu chi phí theo khoản mục thực tế có hợp lý không, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Tỷ trọng thực tế khoản mục CP i trong giá thành SP
=
CP thực tế khoản mục CP i
Giá thành sản phẩm thực tế
X
100%
Tỷ trọng thực tế khoản mục CP i trong giá thành SP
=
CP kế hoạch khoản mục CP i
Giá thành sản phẩm kế hoạch
X
100%
Bên cạnh đó còn phải tiến hành so sánh, xác định mức biến động của chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch của từng khoản mục.
Mức biến động tuyệt đối của khoản mục CP i
=
Tổng CP thực tế khoản mục CP i
-
Tổng CP kế hoạch khoản mục CP i
Mức biến động tương đối của khoản mục CP i
=
Mức biến động tuyệt đối
khoản mục CP i
Tổng CP kế hoạch khoản mục CP i
X
100%
Nếu mức biến động tuyệt đối <0 thì chi phí thực tế của khoản mục i thấp hơn so với kế hoạch và ngược lại là vượt kế hoạch.Khi phân tích cần kết hợp phân tích cả mức biến động tương đối và mức biến động tuyệt đối.
4.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm của những sản phẩm so sánh được.
Sản phẩm so sánh được là những sản phẩm được tiến hành sản xuất qua nhiều kỳ liên tiếp. Đây là những sản phẩm mang tính chất truyền thống của doanh nghiệp. Nội dung phân tích được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: mức hạ và tỷ lệ hạ. Nếu cả 2 chỉ tiêu này đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm và ngược lại, nếu hoàn thành một chỉ tiêu thì kết luận không toàn diện.
Kí hiệu: Q0,Q1 lần lượt là số sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch và thực tế
Znt, Z0, Z1 lần lượt là giá thành công xưởng đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước,kế hoạch kỳ này và thực tế kỳ này.
- Mức hạ :
+ Mức hạ giá thành kế hoạch (so với năm trước)
=
_
=
H0
+ Mức hạ giá thành thực hiện (so với năm trước)
=
_
=
H1
+ Mức hạ giá thành của thực tế năm nay
so với kế hoạch năm trước
=
H1
-
H0
Mức hạ giá thành càng nhỏ càng tốt, thể hiện quy mô giá thành sản lượng hàng hóa nhỏ hơn năm trước và ngược lại.
-Tỷ lệ hạ:
+ Tỷ lệ hạ Z kế hoạch (so với năm trước)
=
H0
X
100%
=
H0
+ Tỷ lệ hạ Z thực tế (so với năm trước)
=
H1
X
100%
=
H1
+ Tỷ lệ hạ = H1 – H0
Như vậy là có 3 nhân ảnh hưởng: Sản lượng, cơ cấu sản lượng và giá thành đơn vị.
II. Lợi nhuận
Khái niệm và ý nghĩa của lợi nhuận:
Khái niệm:
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại.
b. ý nghĩa của lợi nhuận.
- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định,...
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức, trên cơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế – xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
- Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị gia sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Từ những nội dung trên, việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có qua phân tích mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
a. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Bộ phận lợi nhuận này được xác định bằng công thức sau:
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
=
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
+
Doanh thu hoạt động tài chính
-
Chi phí tài chính
-
Chi phí quản lý
-
Chi phí bán hàng
Trong đó:
+ LN gộp về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán
+ Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng.
Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại...)
Chênh lệch giá bán và giá mua từ hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, mua bán ngoại tệ.
Cổ tức, lợi nhuận được chia từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh.
Thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản.
Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác.
+ Chi phí tài chính: Gồm tất cả các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính:
Lỗ do chuyển nhượng các khoản đầu tư ngắn hạn
Lỗ do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ khi đánh giá lại số dư cuối kỳ các khoản phải thu, phải trả dài hạn có nguồn gốc ngoại tê.
Chi phí cho vay và đi vay vốn, mua bán ngoại tệ, chứng khoán, chi phí góp vốn liên doanh.
Lãi tiền vay
Chiết khấu thanh toán cho người mua.
Giá vốn đầu tư bất động sản, chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh bất động sản.
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – chi phí khác
Trong đó:
+ Thu nhập khác gồm:
Thu về nhượng bán, bán thanh lý tài sản cố định.
Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.
Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá xổ.
Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ xót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra.
Quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật.
Tiền bảo hiểm được bồi thường.
Thuế giá trị gia tăng được giảm, hoàn thuế (nếu có)
Thu nhập khác
+ Chi phí khác: Là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp:
Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý nhượng bán.
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
Các khoản chi phí do ghi nhầm, bỏ xót ở kỳ trước.
Chi phí khác
Phần II
Phân tích chi phí sản xuất- tính giá thành sản phẩm và phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà
I. Giới thiệu chung về công ty bánh kẹo Hải Hà
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ công nghiệp, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, chế biến thực phẩm do nhà nước đầu tư và quản lý với tư cách là chủ sở hữu.
Trụ sở công ty đặt tại:25 đường Trương Định- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Tên giao dịch:Haiha confectionary company; viết tắt HAIHACO.
Trong ngành sản xuất bánh kẹo nước ta, công ty bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp đứng đầu với ưu thế về công nghệ và thiết bị hiện đại; đội ngũ cán bộ sáng tạo, nhiệt tình, tay nghề cao. Công ty đã tiến hành sản xuất hơn 100 loại bánh kẹo các loại, mẫu mã đa dạng, phong phú và được sự tín nhiệm ở cả thị trường trong nước và ngoài nước.Sản lượng năm 2002 đạt 14685 tấn, giá trị tổng sản lượng đạt 192 tỷ đồng, doanh thu đạt 279 tỷ đồng. Để có được thành tích như trên công ty đã trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng thành.
*/ Thời kỳ 1959- 1961: Tháng 1/ 1959, tổng công ty Nông thổ sản miền Bắc đã cho xây dựng một cơ sở thí nghiệm để nghiên cứu hạt chân châu.Trên cơ sở đó ngày 25/12/1960, xưởng miến Hoàng Mai ra đời- đây là cơ sở tiền thân của công ty bánh kẹo Hải Hà sau này.
*/ Thời kỳ 1962- 1970: Bắt đầu từ những năm 1962, xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Năm 1966, Viện thực phẩm lấy xưởng miến Hoàng Mai làm cơ sở vừa sản xuất, vừa thực nghiệm các đề tài nghiên cứu thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương. Cũng từ đây xưởng đổi tên thành “ nhà máy thực nghiệm- thực phẩm Hải Hà”.
*/ Thời kỳ 1970-1981: Tháng 6/ 1970 thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực, thực phẩm, nhà máy đã tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/ năm và cũng trong năm nay nhà máy lại mang tên mới là “nhà máy thực phẩm Hải Hà”.
*/ Thời kỳ 1981- 1991: Năm 1981 nhà máy được chuyển giao sang cho Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi là “ nhà máy thực phẩm Hải Hà”. Năm 1987 nhà máy thực phẩm Hải Hà một lần nữa lại đổi tên thành “ nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà” và trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
*/ Từ 1992 đến nay: Ngày 10/7/1992, nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà cũng chính thức đổi tên thành “ công ty bánh kẹo Hải Hà’. Năm 1993 công ty đã liên doanh với hãng KOTOBUKI của Nhật Bản. Năm 1994 xí nghiệp thực phẩm Việt Trì là xí nghiệp thành viên của công ty. Công ty đã liên doanh với MIWON của Hàn Quốc để sản xuất mì chính. Năm 1996 xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định trở thành viên của công ty.
Công ty bánh kẹo Hải Hà trong quá trình hình thành và phát triển đã không ngừng đổi mới nâng cao máy móc trang thiết bị, đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh kẹo. Gần đây nhất là vào tháng 12/ 2002 công ty đã đầu tư nhập một dây chuyền sản xuất kẹo chew của Đức với số vôn 25 tỷ. Ngoài ra công ty còn nhập thêm một số máy như : máy gói cho kẹo cứng.....
Đến nay công ty đã có 7 xí nghiệp thành viên: 5 xí nghiệp đóng tại cơ sở chính( 25 Trương Định- Hà Nội) là xí nghiệp kẹo cứng, xí nghiệp kẹo mềm, xí nghiệp bánh, xí nghiệp kẹo chew, xí nghiệp Phụ trợ; 2 xí nghiệp còn lại là xí nghiệp thực phẩm Việt Trì và nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1/ Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty:
Sau hơn 40 năm thành lập và phát triển, cùng với sự chuyển biến chung của đất nước thì công ty bánh kẹo Hải Hà đã trở thành công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong nước với nhiều loại bánh kẹo, mẫu mã đa dạng và phong phú, chất lượng không ngừng được nâng cao.
Về sản phẩm của công ty được chia làm 4 nhóm chính: kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo chew và bánh.
Bánh kẹo được chế biến từ nguyên liệu dễ bị huỷ bỏ như: bơ, sữa, đường, trứng,...nên thời gian bảo quản ngắn. Khác với những sản phẩm thông thường, quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo chỉ khoảng từ 3 đến 4 giờ, vì vậy không có sản phẩm dở dang.
Sản phẩm bánh kẹo mang tính chất thời vụ.Hàng tiêu thụ chủ yếu vào những tháng cuối năm và đầu năm do có những ngày lễ, tết. Vào những tháng mùa hè sản phẩm tiêu thụ rất chậm.
Sản phẩm bánh kẹo của công ty được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc. Sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, xuất khẩu tiểu ngạch sang một số nước như Trung Quốc, Mông Cổ, Campuchia, Lào và một phần sang Nga...Hiện nay, công ty đang cố gắng tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu để mở rộng thêm một số thị trường tiêu thụ.
2.2/ Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Do số lượng lao động tương đối nhiều bao gồm cả lao đông dài hạn, lao động hợp đồng và lao động thời vụ, trong đó lao động nữ chiếm tới 80% nên công ty rất chú trọng đến chế độ đãi ngộ và tạo điều kiện thuận lợi như giải quyết hợp lý vấn đề nghỉ thai sản, con ốm, bệnh tật...để cho họ yên tâm làm việc. Vì vậy, mặc dù công ty còn nhiều gian nan trong cơ chế thị trường, phải cạnh tranh chất lượng uy tín với các công ty bạn, song công ty bánh kẹo Hải Hà với ưu thế về công nghệ và thiết bị, với đội ngũ cán bộ năng đông sáng tạo nhiệt tình,với đội ngũ công nhân lành nghề, đã liên tục trưởng thành và phát triển, đã phát huy mọi năng lực sản xuất kinh doanh của mình để đứng vững trên thị trường, nâng cao uy tín của công ty. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng dưới đây:
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Sản lượng
Tấn
11133
12726
14685
Doanh thu
Tỷ đồng
214,63
245,49
279
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
29,751
33,627
36,43
Lợi nhuận
Tỷ đồng
2,8
3,21
3,85
Thu nhập bình quân
1000đ/ người
975
1050
1100
(Nguồn:phòng tài vụ)
Nhìn chung tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây tương đối ổn định.Tốc độ tăng sản lượng hàng năm tăng từ 10% đến 15%. Tổng các khoản nộp ngân sách hàng năm cũng tăng. Thu nhập bình quân của người lao động đến năm 2002 đạt 1150000 là tương đối cao, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Điều này cho thấy khả năng tài chính của công ty vẫn đảm bảo, phần lớn tài sản công ty mua sắm,đầu tư đều bằng số vốn của mình.
II. Phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà.
1. Phân tích chung chi phí kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong cả nước, công ty đã tiến hành sản xuất hơn 100 loại bánh kẹo các loại. Do lượng chi phí sản xuất phát sinh rất lớn nên công ty luôn phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi phí để tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để đánh giá khái quát tình hình chung đối với chi phí kinh doanh và chất lượng quản lý chi phí kinh doanh, chúng ta đi vào phân tích chung chi phí kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Bảng 3: Có số liệu sau
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2001
2002
1.Tổng doanh thu
245,49
279
2.Doanh thu thuần
244,9538
278,3573
3.Chi phí kinh doanh
37,654
41,638
Từ số liệu trên ta có bảng phân tích chung chi phí kinh doanh như sau:
Bảng 4:Phân tích chung chi phí kinh doanh
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2001
2002
Biến động 2002/ 2001
Tương đối
Tuyệt đối
1.Doanh thu thuần (DT)
244,9538
278,3573
113,64%
33,4035
2.Chi phí kinh doanh (CP)
37,654
41,638
110,58%
3,984
3.Tỷ suất phí (Tsf)
15,37%
14,96%
97,33%
- 0,41%
4.Chênh lệch tỷ suất phí (DTsf)
- 0,41%
5.Mức tăng giảm tỷ suất phí (tsf)
-2,67%
6.Mức tiết kiệm/ bội chi (U)
-1,1413
Trong đó:
Tsf
=
CP
x
100%
DT
DTsf= Tsf1- Tsf0
Tsf
=
DTsf
x
100%
Tsf0
U=DTsf x DT1
Qua kết quả tính toán cho thấy:
+ Chi phí kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 đã tăng lên 3,984 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 10,58%
+ Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 cũng tăng lên 34,4035 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 13.64%
Như vậy chi phí kinh doanh tăng nhưng do tốc độ tăng của chi phí kinh doanh thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên có thể thấy việc tăng chi phí của doanh nghiệp mang lại hiệu quả rõ rệt.
Chính vì vậy mà tỷ suất phí của năm 2002 so với năm 2001 đã giảm xuống 0,41%. Nói cách khác, doanh nghiệp phải tốn ít chi phí hơn để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cùng loại. Từ đó cho thấy doanh nghiệp quản lý chi phí khá hiệu quả.
Mặt khác từ số liệu cũng cho thấy :năm 2002 so với năm 2001 doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản bằng 1,1413 tỷ đồng Þ bổ sung thêm vào lợi nhuận là 1,1413 tỷ đồng .
Trên đây chỉ là cái nhìn khái quát nhất về chi phí của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về biến động chi phí và giá thành của doanh nghiệp, chúng ta đi vào phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà.
2. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Như đã nói ở trên, Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước với quy mô tương đối lớn, lượng chi phí sản xuất phát sinh cũng rất lớn, vì vậy mà công ty luôn phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi phí để tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng vật liệu, trình độ thành thạo của người lao động, trình độ tổ chức quản lý.Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động ảnh hưởng tới giá thành, để từ đó người sử dụng thông tin sẽ có các quyết định quản lý tối ưu hơn. Để phân tích giá thành, người quản lý phải phân tích rất nhiều nội dung, trong đó có phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm so sánh được.
Vì có nhiều loại sản phẩm cho nên việc phân tích khá phức tạp, người quản lý phải biết lựa chọn nên phân tích những sản phẩm nào. Mặt khác hầu hết các sản phẩm của công ty đều được sản xuất qua các kỳ liên tiếp, đều là những mặt hàng truyền thống của công ty nên một trong những việc phân tích thường ngày là phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm so sánh được.
Ví dụ: Có số liệu về 2 loại sản phẩm của công ty tháng 3/ 2003 như sau:
Bảng 5:
Sản phẩm
Sản lượng sản xuất
Giá thành đơn vị
Kế hoạch (Q0)
(tấn)
Thực hiện (Q1) (tấn)
Thực tế tháng trước (Ztt)
( VNĐ)
Kế hoạch (Z0)
(VNĐ)
Thực hiện (Z1) (VNĐ)
Kẹo cứng nhân dứa
12.580
14.132
16.120
16.120
15.768
Kẹo cứng nhân socola
16.120
15.018
12.580
12.016
11.965
(Nguồn: Phòng tài vụ)
Căn cứ bảng số liệu trên ta sẽ lập bảng phân tích giá thành sản phẩm so sánh được như sau:
Bảng 6:Bảng phân tích giá thành sản phẩm so sánh được
Sản phẩm
Tổng giá thành sản lượng hàng hoá kế hoạch
Nhiệm vụ hạ giá thành
Tổng giá thành sản lượng hàng hoá thực tế
Kết quả hạ giá thành
Q0Ztt
Q0Z0
Mức hạ
Tỷ lệ hạ
Q1Ztt
Q1Z0
Q1Z1
Mức hạ
Tỷ lệ hạ
Kẹo cứng nhân dứa
202.789.600
202.789.600
0
0
227.807.840
227.807.840
222.833.376
-4.974.464
-2,18%
Kẹo cứng nhân socola
202.789.600
193.697.920
-9.091.680
-4,48%
188.926.440
180.456.288
179.690.370
-9.236.070
-4,89%
Tổng cộng
405.479.200
396.487.520
-9.091.680
-2,24%
416.734.280
408.264.128
402.523.746
-14.210.534
-3,41%
Trong đó:
åQ0Z0 - åQ0Ztt = Ho
(+) Đối với kẹo cứng nhân dứa: Ho = 202.789.600 - 202.789600 = 0
(+) Đối với kẹo cứng nhân socola: H0 =193.697.920 - 202.789.600 =
-9.091.680 (VNĐ)
ÞåHo = 0 + (-9.091.680) = - 9.091.680 (VNĐ)
x 100% = %H0
(+) Đối với kẹo cứng nhân dứa: %H0 = 0
(+) Đối với kẹo cứng nhân socola: %Ho = -9.097.680 x 100 = - 4,48%
202.789.600
Þå%Ho= - 9.091.680 x 100% = -2,24%
405.479.200
Tính tương tự ở kỳ thực tế ta được:
(+) Kẹo cứng nhân dứa: H1 = åQ1Z1 - åQ1Ztt = - 4.974.464(VNĐ)
%H1 = x 100% = - 2,18%
(+) Kẹo cứng nhân socola: H1 = - 9.236.070 (VNĐ)
%H1 = - 4,89 %
ÞåH1 = - 4.974.464 + (-9.236.070) = -14.210.534 (VNĐ)
å%H1 = -14.210.534 x 100% = -3,41%
416.734.280
Tổng hợp: Mức hạ = (-14.210.534) - (-9.091.680) = -5.118.854 (VNĐ)
Tỷ lệ hạ = (-3,41%) - (-2,24%) = -1,17%
Qua số liệu tính toán trên cho thấy: so với kế hoạch tổng giá thành thực tế đã hạ thêm được 5.118.854 VNĐ, tương ứng với với tỷ lệ hạ là 1,17%. Nhìn chung giá thành càng hạ càng tốt. Việc phấn đấu để hạ 1% giá thành sản phẩm so sánh được là rất khó vì với những sản phẩm so sánh được thì việc xây dựng định mức đã được rà soát qua các tháng, công ty đã phấn đấu hạ được 1,17% là rất tốt.
Sự biến động của giá thành là do ảnh hưởng của các nhân tố:
(+) ảnh hưởng của nhân tố sản lượng:
x 100% = x 100% =102,75%
Do sản lượng tăng lên 2,75% đã làm cho mức hạ giá thành hạ thêm được:
(-9.091.680) x 2,75% = -250.021,2 (VNĐ)
(+) ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng:
Mức hạ mới = åQ1Z0 -åQ1Ztt = 408.264.128 – 416.734.280 = -8.470.152 (VNĐ)
Tỷ lệ hạ mới = x 100% = -2,03%
Đã ảnh hưởng: .Về mức hạ =(-8.470.152 - (-9.091.680) x 102,75% =
871.549,2 (VNĐ)
.Về tỷ lệ hạ = (-2,03%) - (-2,24%) = 0,21%
(+) ảnh hưởng của giá thành đơn vị:
Mức hạ mới = åQ1Z1 - åQ1Ztt = 402.523.746 - 416.734.280 = -14.210.534 (VNĐ)
Tỷ lệ hạ mới = x 100% = -3,41%
Đã ảnh hưởng:.Về mức hạ = (-14.210.534) - (-8.470.152) = -5.740.382 (VNĐ)
.Về tỷ lệ hạ = (-3,41%) - (-2,03%) = -1,38%
Bảng 7: Bảng tổng hợp các nhân tố
Nhân tố
ảnh hưởng đến mức hạ
(VNĐ)
ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ
(%)
1. Sản lượng
-250.021,2
0
2. Cơ cấu
871.549,2
0,21
3. Giá thành đơn vị
-5.740.382
-1,38
Tổng
-5.118.854
-1,17
Như vậy tổng giá thành thực tế đã hạ thêm được 5.118.854 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ hạ là 1,17%. Trong đó chủ yếu là do giá thành đơn vị thay đổi làm quy mô hạ giá thành nhiều nhất. Tuy nhiên cần phải xem xét nguyên nhân nếu giá thành đơn vị hạ mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì là rất tốt.
Để tăng cường quản lý doanh nghiệp trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành, công ty còn tiến hành phân tích tổng chi phí và giá thành đơn vị thực tế so với kế hoạch của từng loại sản phẩm. Việc phân tích này cũng được lựa chọn đối với những sản phẩm nhất định để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mặt khác như trình bày ở phần lý luận, do sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn khép kín, lại không có sản phẩm dở dang nên người quản lý đã chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho từng loại bánh kẹo (mọi chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm hoàn thành).
Công thức tính giá thành:
Z = C trong đó: Z: giá thành sản xuất
C: chi phí sản xuất
Zđv = trong đó: Z: giá thành đơn vị sản xuất
C: chi phí sản xuất
Q: sản lượng sản xuất
Cụ thể, lấy 1 ví dụ như sau: Có số liệu thực tế và kế hoạch về số lượng sản phẩm sản xuất và chi phí từng khoản mục đối với sản phẩm kẹo Tây du ký trong tháng 3/ 2003 như sau:
Bảng 8:
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực tế
1. Sản lượng (kg)
1977,5
1977,5
2. CP nguyên vật liệu trực tiếp
30.240.000
29.692.730
3. CP nhân công trực tiếp
2.776.412
2.282.175,7
4. CP sản xuất chung
2.133.853
2.532.733
Nguồn:Phòng tài vụ
Căn cứ bảng số liệu trên lập bảng phân tích chi phí như sau:
Bảng 9: Bảng phân tích chi phí
Sản phẩm: kẹo Tây du ký
Sản lượng thực tế = sản lượng kế hoạch =1977,5 kg
Chỉ tiêu
Kế hoạch (KH)
Thực tế (TT)
Biến động kỳ TT/ KH
åZ
åZđơn vị
Tỷ lệ (%)
åZ
åZđơn vị
Tỷ lệ (%
åZ
åZđơn vị
Tỷ lệ (%
1.CP NVLTT
30.240.000
15.292,03
86,03%
29.692.730
15.015,29
85,31%
-547.270
-276.74
-0,72%
2.CP NCTT
2.776.412
1.404
7,90%
2.582.175,7
1.305,78
7,42%
-194.237
-98,22
-0,48%
3. CP SXC
2.133.853
1.079,07
6,07%
2.532.733
1.280,77
7,27%
+398.880
+201,7
+1,2%
4.Tổng cộng
35.150.265
17.775,1
100%
34.807.638,7
17.601,84
100%
-342.627
-173,26
0
Mặt khác, ta lại có:
= x100% =
= 34.807.638,7 – 35.150.265 ´ 100% = - 0,97
35.150.265
Từ bảng trên cho thấy chi phí kinh doanh (hay tổng giá thành) đối với sản phẩm kẹo Tây du ký của doanh nghiệp kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch đã giảm 342627 VNĐ kéo theo giá thành đơn vị thực tế cũng giảm so với giá thành đơn vị kế hoạch là 173,26 VNĐ, tương ứng với số tương đối là 0,97%. Chi phí kinh doanh đối với sản phẩm kẹo Tây du ký giảm chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp giảm.
Thêm vào đó chi phí kinh doanh giảm 0,97%, tốc độ tăng sản lượng là không đổi ( vì sản lượng thực tế = sản lượng kế hoạch = 1977,5 kg). Điều này chứng tỏ việc doanh nghiệp giảm chi phí vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản lượng kẹo. Do đó việc giảm chi phí là hợp lý.
Từ bảng số liệu trên cũng cho thấy tổng giá thành thực tế của sản phẩm kẹo Tây du ký giảm 342627 VNĐ kéo theo giá thành đơn vị thực tế ( 34.807.638,7 = 17.601,84 ) cũng giảm so với giá thành đơn vị kế hoạch
1977,5
(35.150.265 = 17.775,1) là 173,26 VNĐ
1977,5
Nói chung giá thành giảm là tốt. Tuy nhiên để đánh giá chính xác nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá thành cần xem xét sự biến động trong từng khoản mục chi phí trong giá thành.
*/ Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Trong tháng công ty đã tiết kiệm được 547.270 VNĐ CP NVLTT so với kế hoạch, hay mỗi đơn vị sản phẩm đã tiết kiệm được 276,76 đồng so với kế hoạch , tương ứng với việc giảm 0,72% CP NVL thực tế so với kế hoạch. Sở dĩ có được điều này là do công ty đã thực hiện tốt chế độ khoán và tổ chức tốt công tác thu mua, bảo quản chi phí nên ít hao hụt và hầu như không có tình trạng sử dụng lãng phí.
*/ Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT): CP NCTT thực tế giảm so với kế hoạch là 194,237 VNĐ hay mỗi đơn vị sản phẩm giảm 98,22 đồng so với kế hoạch , tương ứng với việc giảm 0,48% CP NCTT thực tế so với kế hoạch. Điều này cho thấy công ty đã bố trí lao động hợp lý, quản lý lao động chặt chẽ.
*/ Khoản mục chi phí sản xuất chung (CP SXC): CP SXC thực tế tăng so với kế hoạch là 398.880 đồng hay mỗi đơn vị sản phẩm tăng 201,7 đồng tương ứng với việc tăng 1,2% CP SXC thực tế so với kế hoạch . Việc CP SXC tăng nếu không phải do nguyên nhân giá điện, giá nước, giá dầu tăng thì công ty cần phải xem xét lại.
b. Phân tích chi phí tiền lương tại công ty bánh kẹo Hải Hà.
Một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành, đó là phân tích chi phí tiền lương. Đặc biệt với một công ty có quy mô hoạt động lớn và có nhiều lao động như công ty bánh kẹo Hải Hà thì điều này càng trở nên cấp thiết hơn. Muốn quản lý chi phí tiền lương hiệu quả thì việc sử dụng lao động cũng phải hiệu quả. Cũng chính vì thế mà trong những năm qua công ty đã không ngừng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Số lượng lao động toàn công ty tính đến cuối năm 2002 là 2055 người và được chia thành 3 loại: lao động dài hạn, lao động hợp đồng (1®3 năm ) và lao động thời vụ. Vì tính chất sản xuất của công ty mang tính chất thời vụ nên công ty đã mở rộng chính sách lao động, đó là chế độ tuyển dụng hợp đồng lao động theo thời vụ, hết thời hạn hợp đồng người lao động tạm nghỉ cho tới mùa vụ sau. Đây chính là một chính sách hợp lý.
Bảng 10: Cơ cấu lao động ( số liệu năm 2002)
Đơn vị: người
Loại lao động
Hành chính
XN bánh
XN kẹo mềm
XN kẹo cứng
XN kẹo chew
XN phụ trợ
XN Vịêt Trì
XN Nam Định
Tổng cộng
Tỷ trọng
Lao động dài hạn
94
59
254
81
10
42
363
51
954
46,43%
Lao động hợp đồng
90
192
137
95
20
11
24
27
596
29,00%
Lao động thời vụ
0
106
24
10
93
1
260
11
505
24,57%
Tổng cộng
184
357
415
186
123
54
647
89
2055
100%
( Nguồn: Phòng lao động- tiền lương)
Trong cơ cấu lao động, do công ty đã mở rộng chế độ tuyển dụng hợp đồng lao động theo thời vụ làm cho lượng lao động hợp đồng và lao động thời vụ đã tăng lên lần lượt là 29% và 24,57%. Tuy nhiên lượng lao động dài hạn phục vụ cho các mục tiêu lâu dài của công ty chiếm tỷ trọng nhiều nhất ( 46,23%), điều này giúp cho công ty có được sự ổn định trong hệ thống tổ chức quản lý để ổn định quá trình sản xuất kinh doanh.
Một điều nữa, trong cơ cấu lao động của công ty thì nữ giới chiếm khoảng 80%. Vì vậy mà công ty rất chú trọng đến các chế độ đãi ngộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho người lao động yên tâm làm việc như giải quyết hợp lý vấn đề nghỉ thai sản, con ốm, bệnh tật...
Vậy với một số lượng lao độnglớn như thế, công ty đã quản lý và sử dụng quỹ lương như thế nào?
Có số liệu về hiệu quả sử dụnglao động của công ty năm 2001 và 2002 như sau:
Bảng 11:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
1.Doanh thu thuần trong năm (DT)
Tỷ đồng
244,9538
278,3573
2.Số lượnglao động (N)
Người
1962
2055
3.Thu nhập bình quân tháng (l)
Nghìn đ/người/tháng
1050
1100
(Nguồn: Phòng lao động- tiền lương)
Từ số liệu trên ta được bảng phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp như sau:
Bảng 12: Bảng phân tích tình hình sử dụng và quản lý quỹ lương
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Biến động 2002/2001
Tuyệt đối
Tương đối
1.Doanh thu thuần (DT)
Tỷ đồng
244,9538
278,3573
+33,4035
113,64%
2.Số lượng lao động (N)
Người
1962
2055
+93
104,74%
3.Thu nhập bình quân năm (l)
Tỷ đồng/người/năm
0,0126
0,0132
+0,0006
104,76%
4.Tổng quỹ lương năm ( QL)
%
24,7212
27,126
+2,4048
109,73%
5.Tỷ suất phí sử dụng quỹ lương (Tsf)
%
10,092%
9,745%
-0,347%
96,56%
6.Năng suất lao động bình quân năm (w)
Triệu đồng /người/năm
124,849
135,454
+10,605
108,49%
Trong đó:
= x
ÞQL2001 = N2001 x l2001 = 1962 x 0,0126 = 24,7212 (tỷ đồng)
QL2002 =N2002 x l 2002 = 2055 x 0,0132 = 27,126 (tỷ đồng)
=x 100%
ÞTsfQL2001 = x 100% = 24,7212 x 100% = 10,092%
244,9538
TsfQL2002 =x 100% = 27,126 x 100% = 9,745%
278,3573
=
Þ W2001 = 244,9538 x 0,0126 = 0,124849 ( tỷ đồng/ người/năm)
24,7212
= 124,849 ( triệu đồng/người/năm)
W2002 = 278,3573 x 0,0132 = 0,135454 ( tỷ đồng/người/năm)
27,126 = 135,454 ( triệu đồng/người/năm)
Qua số liệu tính toán ta thấy tổng quỹ lương của doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 tăng lên 2,4048 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 9,73%. Tuy nhiên con số này vẫn chưa cho phép doanh nghiệp kết luận sử dụng tốt hay lãng phí quỹ lương, mà muốn kết luận một cách chính xác thì cần phải xét các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương:
·/ Xét ảnh hưởng của nhân tố “ số lượng lao động – N” đến sự biến động của quỹ lương:
DQL(N) = N1l0 - N0l0 = ( N1 - N0) x l0 =(2055 - 1962) x 0,0126 =
= 1,1718 (tỷ đồng/người/năm)
%DQL(N) = x100% =1,1718 x 100% = 4,74%
24,7212
·/ Xét ảnh hưởng của nhân tố “ thu nhập bình quân năm – l” đến sự biến động của quỹ lương:
DQL(l) =N1 ( l1- l0) =2055 x (0,0132 - 0,0126) = 1,233 (tỷ đồng/người/năm)
%DQL(l) = x 100% = 1,233 x 100% = 4,99%
24,7212
·/ Tổng hợp các nhân tố ta được:
DQL = DQL(N) + DQL(l)= 1,1718 +1,233 = 2,4048 (tỷ đồng/người/năm)
%DQL = %DQL(N + %DQL(l) = 4,74% + 4,99% =9,73%
Như vậy quỹ lương năm 2002 so với năm 2001 tăng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+/ Số lượng lao động năm 2002 so với năm 2001 tăng 93 người làm cho quỹ lương tăng 1,1718 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 4,74%. Đây là nhân tố đương nhiên vì số lượng lao động tăng thì quỹ lương cũng tăng theo. Tuy nhiên quy mô số lượng lao động tăng thêm mà sản lượng cũng tăng thêm một lượng tương ứng thì mới là tốt. Xét quỹ lương trong trường hợp này trong mối quan hệ với năng suất lao động bình quân năm ta thấy:Quỹ lương tăng 4,74%, trong khi đó năng suất lao động tăng 8,49% Þ số vượt kế hoạch về lao động vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và đạt vượt mức sản lượng. Vì vậy số vượt chi quỹ lương bằng 1,1718 tỷ đồng là hợp lý.
+/ Mức lương bình quân năm của một người lao động năm 2002 so với năm 2001 tăng 0,0006 tỷ đồng/người/năm ( tức là tăng 600.000 đồng/người/năm) làm cho quỹ lương tăng 1,233 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 4,99%. Xét về phía người lao động thì đây là một dấu hiệu tốt ® thúc đẩy người lao động có thêm động lực làm việc. Tiền lương bình quân biến động là do doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm - là hình thức trả lương dựa trên số lượng sản phẩm giao nộp của người lao động trong một thời gian cụ thể ( 1 tháng,1 năm,...) và trả lương theo thời gian - áp dụng cho bộ phận gián tiếp tham gia, phục vụ quá trình sản xuất. Chính vì áp dụng theo hình thức này nên đã loại bớt được tính chây ì, trông chờ, ỉ lại trong các bộ phận sản xuất, đồng thời nó cũng làm tăng tính tự giác trong công việc, từ đó làm cho năng suất lao động bình quân năm của doanh nghiệp cũng tăng lên ( 8,49%) ® thu nhập bình quân của người lao động tăng ® quỹ lương tăng.
+/ Xét quỹ lương trong mối quan hệ với doanh thu thuần ta thấy: Quỹ lương tăng 2,4048 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 9,73%, trong khi đó doanh thu thuần năm 2002 so với năm 2001 tăng 33,4035 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 13,64%. Như vậy ta thấy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của quỹ lương Þ doanh nghiệp sử dụng quỹ lương có hiệu quả.
+/ Do tỷ suất phí sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,347%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp phải sử dụng một lượng tiền lương ít hơn để tạo ra một đơn vị doanh thu cùng loại Þ doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương.
Tóm lại việc quản lý và sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 là hợp lý vì nó đảm bảo làm tăng năng suất lao động, tăng tiền lương cho người lao động, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
III. Phân tích lợi nhuận của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Qua phân tích ở trên có thể khẳng định phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (trong đó gồm cả phân tích chi phí quỹ lương) là một công việc hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nó giúp doanh nghiệp không chỉ năm bắt được những biến động của yếu tố chi phí, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh của chính doanh nghiệp mình, mà nó còn chỉ rõ và đo lường các nguyên nhân ảnh hưởng tới mức biến động của chi phí kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp đề ra các kế hoạch, chiến lược cũng như các chính sách quản lý chi phí kinh doanh hợp lý hơn.
Song song với công tác phân tích chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là một công việc hết sức quan trọng bởi lẽ một doanh nghiệp dù hoạt động như thế nào thì mục đích cuối cùng vẫn là thu lợi nhuận. Phân tích lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp phân tích nguyên nhân, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động lợi nhuận, để có những biện pháp phát huy và khắc phục kịp thời, từ đó là tăng lợi nhuận của doanh nghiệp .
Theo báo cáo “ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” năm 2001 và năm 2002 của công ty bánh kẹo Hải Hà có bảng sau đây:
Bảng 13: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2001 và 2002
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2001
Năm 2002
Tổng doanh thu
01
245,49
279
Các khoản giảm trừ ( 04+05+06+07)
03
0,5362
0,6427
- Chiết khấu thương mại
04
- Giảm giá hàng bán
05
0,5362
0,6427
- Hàng bán bị trả lại
06
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
07
1.Doanh thu thuần (10=01-03)
10
244,9538
278,3573
2.Giá vốn hàng bán
11
202,593
229,1367
3.Lợi tức gộp (20=10-11)
20
42,3608
49,2206
4.Chi phí bán hàng
21
25,073
30,002
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
12,581
13,759
6.Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20-(21+22))
30
4,7068
5,4596
7.Lợi tức từ hoạt động tài chính (40=31-32)
40
- 0,1324
0,091
-Thu nhập hoạt động tài chính
41
1,4386
1,814
-Chi phí hoạt động tài chính
42
1,571
1,723
8.Lợi tức khác (50=51-52)
50
0,1462
0,1112
-Các khoản thu nhập khác
51
0,1863
0,1509
-Chi phí khác
52
0,0401
0,0397
9.Tổng lợi tức trước thuế (60=30+40+50)
60
4,7206
5,6618
10.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
1,5106
1,8118
11.Lợi tức sau thuế (80=60-70)
80
3,21
3,85
Qua bảng số liệu trên ta có bảng phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận của công ty bánh kẹo Hải Hà như sau:
Bảng 14: Bảng phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến
sự biến động của lợi nhuận:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Biến động 2002/2001
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của lợi nhuận
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
245,49
279
+33,51
13,65
+33,51
711,95
Các khoản giảm trừ
0,5362
0,6427
0,1065
19,86
-0,1065
-2,26
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
0,5362
0,6427
+0,1065
19,86
-0,1065
-2,26
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
1.Doanh thu thuần
244,9538
278,3573
+33,4035
13,64
2.Giá vốn hàng bán
202,593
229,1367
+26,5437
13,10
-26,5437
-563,94
3.Lợi tức gộp
42,3608
49,2206
+6,8598
16,19
4.Chi phí bán hàng
25,073
30,002
+4,929
19,66
-4,929
-104,72
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
12,581
13,759
+1,178
9,36
-1,178
-25,03
6.Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
4,7068
5,4596
+0,7528
15,99
+0,7528
+15,99
7.Lợi tức từ hoạt động tài chính
- 0,1324
0,091
+0,2234
-168,73
-Thu nhập hoạt động tài chính
1,4386
1,814
+0,3754
26,09
-Chi phí hoạt động tài chính
1,571
1,723
+0,152
9,68
8.Lợi tức khác
0,1462
0,1112
-0,035
-23,94
-Các khoản thu nhập khác
0,1863
0,1509
-0,0354
-19,00
-Chi phí khác
0,0401
0,0397
-0,0004
-0,99
9.Tỷ lệ LNG/DTT
17,29%
17,68%
+0,39
10. Tỷ lệ LNT/DTT
1,92%
1,96%
+0,04
11. 10. Tỷ lệ LNT/GVĐĐ
1,96%
2,00%
+0,04
12.Tổng lợi tức trước thuế (60
4,7206
5,6618
+0,9412
+19,94
13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
1,5106
1,8118
+0,3012
+19,94
14.Lợi tức sau thuế
3,21
3,85
+0,64
+19,94
Từ số liệu tính toán trên cho thấy nhìn chung tổng lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2002 tăng so với năm 2001 là 0,7528 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 15,99%.
+/ Tỷ lệ năm 2002 so với năm 2001 tăng 0,39%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt giá vốn (vì năm 2001 doanh nghiệp bỏ 100 đồng doanh thu chỉ thu được 17,29 đồng LNG, trong khi năm 2002 doang nghiệp cũng bỏ ra 100 đồng doanh thu thì lại thu được 17,68 đồng LNG).
+/ Tỷ lệ năm 2002 so với năm 2001 tăng 0,04%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt chi phí kinh doanh.
+/ Tỷ lệ năm 2002 so với năm 2001 cũng tăng 0,04%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hiệu quả đồng vốn.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong năm 2001 là âm (- 0,1324) nhưng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận. Điều này là do chi phí về lãi vay trong năm này tương đối cao. Đến năm 2002 thì lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lãi 91 triệu đồng. Điều này có thể do công ty đã trả bớt nợ vay từ tiền thu bán hàng.
Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng làm cho phần đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước cũng tăng 19,94% và lợi nhuận sau thuế cũng tăng để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Sự biến động của lợi nhuận là do ảnh hưởng của các nhân tố:
*/ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu:
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì doanh thu bán hàng thường tác động cùng chiều với lợi nhuận, tức là doanh thu bán hàng tăng thì lợi nhuận cũng tăng và ngược lại.
ở đây doanh thu bán hàng tăng làm cho lợi nhuận của công ty bánh kẹo Hải Hà tăng 33,51 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối là 611,95%. Mặt khác như đã nói ở phần “ Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ”, sản phẩm bánh kẹo của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước, đặc biệt là khu vực miền Bắc; sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, hầu như không đáng kể; vì thế trong tổng doanh thu tăng lên này thì chủ yếu là doanh thu bán hàng trong nước.
Việc doanh thu bán hàng tăng lên là rất tốt, nhưng do sản phẩm bánh kẹo mang tính chất thời vụ, nhất là vào thời điểm cuối năm 2002- thời điểm tiêu thụ bánh kẹo rất mạnh do có nhiều ngày lễ tết- cho nên nếu doanh nghiệp tiếp tục các biện pháp để làm doanh thu bán hàng cao lên thì càng tốt.
*/ ảnh hưởng của các nhân tố giảm trừ:
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì các khoản giảm trừ thường tác động ngược chiều với lợi nhuận. ở đây các khoản giảm trừ tăng 0,1065 tỷ đồng làm cho lợi nhuận giảm đi một lượng tương ứng là 0,1065 tỷ đồng. Các khoản giảm trừ chủ yếu là giảm giá hàng bán. Tuy nhiên giảm giá ở đây không phải là do chất lượng sản phẩm kém nên buộc phải giảm giá mà do bớt giá, hồi khấu cho khách hàng nên rất khuyến khích họ mua. Một nguyên nhân rất quan trọng để doanh nghiệp có thể giảm giá hàng bán đó là tăng sản lượng sản xuất hàng năm lên, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng.
*/ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:
Đây là nhân tố quan trọng, chủ yếu ảnh hưởng đến biến động của lợi nhuận. Giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận giảm đi một lượng tương ứng là 26,5437 tỷ đồng. Sở dĩ giá vốn hàng bán tăng là do công ty đã đầu tư nhập một dây chuyền sản xuất kẹo chew của Đức với số vốn là 25 tỷ đồng. Chính vì thế đã làm cho chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng.
*/ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí bán hàng năm 2002 so với năm 2001 tăng làm cho lợi nhuận giảm đi một lượng là 4,929 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do mức lương trả cho nhân viên bán hàng tăng (do tuyển thêm nhiều nhân viên bán hàng).
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 cũng tăng làm cho lợi nhuận giảm 1,178 tỷ đồng.
Þ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận ta được:
+/ Các nhân tố làm tăng lợi nhuận là doanh thu (DT): åDT= 33,51 tỷ đồng.
+/ Các nhân tố làm giảm lợi nhuận là:
· Các khoản giảm trừ = - 0,1065 tỷ đồng
· Giá vốn hàng bán = - 26,5437 tỷ đồng
· Chi phí bán hàng = - 4,929 tỷ đồng
· Chi phí quản lý doanh nghiệp = - 1,178 tỷ đồng
® Tổng cộng = - 32,7572 tỷ đồng
Þ Tổng hợp các nhân tố làm tăng và giảm lợi nhuận ta có:
33,51 - 32,7572 = +0,7528 (tỷ đồng)
Tóm lại nhân tố tác động nhiều nhất đến sự biến động lợi nhuận là giá vốn hàng bán và doanh thu. Tuy những nhân tố tiêu cực ( giá vốn hàng bán, chi phí kinh doanh, các khoản giảm trừ) là lợi nhuận giảm xuống nhưng do tác động của những nhân tố tích cực ( doanh thu) tăng vượt xa hơn hẳn nhân tố tiêu cực nên về tổng thể vẫn làm lợi nhuận tăng 0,7528 tỷ đồng.
Phần III.
Các kiến nghị đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý
chi phí giá thành sản phẩm và lợi nhuận của công ty
bánh kẹo Hải Hà
I. Đánh giá thực trạng công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
1.Ưu điểm
©Về một số khoản mục chi phí và phương pháp tính giá thành:
+/ Đối với chi phí nguyên vật liệu: Do giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ là rất lớn nên việc xây dựng định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm là rất tốt, từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu xuất dùng. Cũng nhờ việc xây dựng định mức nên đã khuyến khích các xí nghiệp thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả của sản xuất.
+/ Đối với chi phí nhân công (hay chi phí tiền lương): Như đã nói công ty áp dụng 2 hình thức trả lương cho người lao động là hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian. Việc trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với các công nhân trực tiếp tại các phân xưởng, còn hình thức trả lương theo thời gian áp dụng đối với các bộ phận tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất, các cán bộ quản lý và các cán bộ hành chính ở tất cả các cấp.
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương dựa trên số lượng sản phẩm giao nộp của người lao động trong một thời gian cụ thể (thường là 1 tháng...).Việc tính lương theo hình thức này do công ty quy định.
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương dựa trên cơ sở độ dài thời gian làm việc, trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật và mức độ phức tạp của công việc. Việc tính lương theo hình thức này dựa trên quy chế lương của doanh nghiệp và các quy định của Nhà nước.
Chính vì áp dụng theo chế độ này nên đã mang lại cho cán bộ công nhân viên sự công bằng trong lao động và hưởng thành quả lao động, loại bớt tính trông chờ, ỉ lại,vào các bộ phận sản xuất. Mặt khác việc trả lương giờ cho các nhân viên, cán bộ gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng làm tăng tính tự giác trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho toàn bộ công nhân viên đối với công việc được giao phó. Ngoài ra nó còn góp phần tạo ra sự phấn đấu thi đua giữa các đơn vị, các bộ phận và thông qua đó nhiệm vụ mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.
+/ Phương pháp tính giá thành: Công ty lựa chọn phương pháp giản đơn, tổng cộng chi phí trực tiếp là rất phù hợp do dây chuyền sản xuất bánh kẹo là liên tục và không có sản phẩm dở dang.
+/ Ngoài ra việc phân bổ chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp phụ trợ cho các xí nghiệp bánh kẹo theo tiêu thức sản lượng sản xuất của mỗi xí nghiệp là hợp lý.
©Về phân tích chi phí và giá thành đã giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Qua phân tích chi phí và giá thành giúp cho nhà quản trị tìm ra được những nguyên nhân và nhân tố biến động ảnh hưởng tới giá thành. Để phân tích chi phí và giá thành đạt hiệu quả hơn nữa, bên cạnh quá trình kiểm tra số liệu trên sổ sách, các nhà quản trị còn tìm hiểu số liệu thực tế để nắm bắt tình hình rõ hơn, cụ thể hơn. Kiểm tra, kiểm soát góp phần giảm thiểu các tình trạng gian lận, thông đồng của các bộ phận, tránh được những khoản mất mát không đáng có. Các nhà quản trị cần phải nắm bắt tình hình thực tế thường xuyên để có những quyết định kịp thời phù hợp.
2. Nhược điểm
§ ở chi phí khấu hao tài sản cố định ( CPKH TSCĐ): Do CPKH TSCĐ được phân bố cho các xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng sản phẩm nên nó làm mất đi sự chính xác trong việc xác định hiệu quả của từng xí nghiệp.
§ Đối với chi phí tiền lương:Việc áp dụng phương pháp tính lương theo sản phẩm và thời gian cũng mang lại nhược điểm đó là sự phức tạp trong công tác xây dựng các định mức kéo theo nó là sự thiếu chính xác và chậm trễ trong quá trình tính lương. Việc tính lương như trên cũng gây khó khăn không ít cho các cán bộ tiền lương khi có sự thay đổi về nhân sự hay công nghệ hoặc vào các thời điểm mà công ty tăng cường sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu cuả dân chúng. Đôi khi, vì những lí do trên mà cán bộ công nhân viên của công ty không thể lãnh nhận lương đúng kỳ, đúng lúc, gây tâm lý không hài lòng trong nhân viên.
§ Chi phí sản xuất chung(CP SXC): Việc phân bổ CP SXC ở xí nghiệp phụ trợ cho các xí nghiệp bánh kẹo theo tiêu thức sản lượng sản xuất của mỗi xí nghiệp cũng có điểm chưa hợp lý vì hoạt động của xí nghiệp Phụ trợ chủ yếu phát sinh do nhu cầu thực tế của xí nghiệp bánh và kẹo.
Ngoài ra việc phân bổ CP SXC (bao gồm cả CP SXC của xí nghiệp Phụ trợ) cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sản xuất cũng làm cho giá thành từng loại sản phẩm thiếu đi sự chính xác vì sự tiêu hao các yếu tố CP SXC của các sản phẩm là khác nhau,phụ thuộc vào quy trình công nghệ, tính chất mới cũ của máy móc thiết bị.
§ Chi phí sản xuất phụ: Sản phẩm phụ hiện nay của công ty chỉ sử dụng nội bộ, không bán ra ngoài. Điều này rất lãng phí.
II. Các kiến nghị đề xuất để hoàn thành việc quản lý chi phí- tính giá thành, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty bánh kẹo Hải Hà.
ª ý kiến 1: Về chi phí sản xuất chung
Việc phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định (CPKH TSCĐ) của xí nghiệp bánh, kẹo theo tiêu thức là điều chưa hợp lý vì TSCĐ của mỗi xí nghiệp là không giống nhau nên chi phí sử dụng tài sản đó là khác nhau. Công ty bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp sản xuất lớn, giá trị TSCĐ rất lớn cho nên khoản mục CPKH TSCĐ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí, nếu không phân bổ chính xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành.
Công ty nên thực hiện một số công việc sau về khoản mục CPKH:
+/ Xác định rõ TSCĐ được dùng ở xí nghiệp nào, điều này có thể làm được vì TSCĐ của từng xí nghiệp được sử dụng riêng rẽ.
+/ Với CPKH TSCĐ của từng xí nghiệp nên phân bổ cho từng loại sản phẩm theo thời gian sử dụng máy. Chỉ tiêu giá thành sẽ chính xác hơn nếu CPKH được thanh toán và phân bổ đúng đắn.
ªý kiến 2: Về chi phí sản xuất phụ
Sản phẩm phụ hiện nay của công ty chỉ để sử dụng nội bộ không bán ra ngoài. Vậy nên trong thời gian tới công ty nên xem xét việc xuất bán sản phẩm này cho bên ngoài nếu thị trường có nhu cầu để từ đó tăng thêm thu nhập, tạo thêm việc làm cho công nhân, đồng thời cũng làm tăng lợi nhuận cho công ty.
ªý kiến 3: Về chi phí tiền lương
Việc doanh nghiệp mở rộngchính sách tuyển dụng hợp đồng lao động theo thời vụ, hết thời hạn hợp đồng người lao động tạm nghỉ cho tới mùa vụ sau là một chính sách hợp lý bởi lẽ bánh kẹo là sản phẩm mang tính chất thời vụ, có những mùa vụ sản phẩm sẽ tiêu thụ rất mạnh, lúc đó sẽ cần nhiều người lao động sản xuất. Tuy nhiên với một công ty có lượng lao độnglớn như bánh kẹo Hải Hà, việc áp dụng trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian cũng mang lại không ít khó khăn trong công tác xây dựng các định mức tiền lương, đặc biệt là những khi có sự thay đổi nhân sự,công nghệ hoặc công ty cân tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người dân mà điều này rất hay xảy ra. Chính vì vậy mà công ty cần phải kiểm soát lượng lao động chặt chẽ hơn đối với những mùa vụ đó. Nếu có thể khắc phục được điều này và phát huy một cách hiệu quả hơn nữa công tác tiền lương trên sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho công ty bánh kẹo Hải Hà thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng các mục tiêu phát triển lâu dài của mình.
ªý kiến 4: Hạ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao lợi nhuận:
Để giảm tối đa chi phí tái chế lại sản phẩm, công ty cần phải kiểm tra kỹ nguyên vật liệu đầu vào cả về số lượngvà chất lượng, luôn đảm bảo một lượng nguyên vật liệu tồn vừa đủ phục vụ cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, số lượng nguyên vật liệu không nên dự trữ quá nhiều vừa gây ứ đọng vốn vừa ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu. Hơn nữa công tác bảo quản nguyên vật liệu cũng như sản phẩm của công ty phải đặc biệt chú ý, tránh tình trạng sản phẩm bị giảm chất lượng do bảo quản. Bên cạnh đó do chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên để việc xây dựng định mức chi phí thật phù hợp đối với mỗi sản phẩm thì bên cạnh việc thu thập số liệu chính xác, doanh nghiệp còn phải tăng cường hơn nữa công tác phân tích chi phí và giá thành. Việc phân tích không chỉ được tiến hành so sánh giữa các sản phẩm trong công ty mà còn phải phân tích so sánh với các sản phẩm công ty bạn.
ªý kiến 5: Như phân tích ở phần lợi nhuận ta thấy doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu là doanh thu bán hàng trong nước. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa chú ý tới thị trường nước ngoài nhiều lắm. Trong khi đó thị trường nước ngoài lại là thị trường mang lại cho công ty rất nhiều lợi nhuận. Vì vậy mà công ty cần chú trọng hơn vào thị trường nước ngoài này. Muốn vậy công ty cần phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao để có thể cạnh tranh được với sản phẩm nước ngoài.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự hoà nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giưã các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Vì vậy mà mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì một trong những biện pháp là tiết kiệm tốt chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Có thể nói tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiệp, trên cơ sở đó tăng lợi nhuận giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường. Vì vậy phân tích giá thành trên nhiều góc độ bằng các cách khác nhau là cần thiết, giúp cho chủ doanh nghiệp nhìn rõ khả năng tiềm tàng, tính toán được trị số của nó để kế hoạch hoá giá thành, định hướng quản lý giá thành có hiệu quả, từ đó làm lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng lên.
Do số liệu thu thập được có hạn, cộng với trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, mặc dù đã cố gắng hết sức song bài tiểu luận của em không tránh được những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Lê Thị Thu Thuỷ và công ty bánh kẹo Hải Hà đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này!
Tài liệu tham khảo
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh- trường ĐHKTQD – NXB Thống Kê
Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh – Tiến sĩ Phạm Văn Được và Đặng Kim Cương - NXB Thống Kê
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – Tiến sĩ Nguyễn Văn Công –NXB Tài Chính
Tài liệu nội bộ cuả công ty bánh kẹo Hải Hà
Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I. Lý luận chung về chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm và lợi nhuận trong các doanh nghiệp sản xuất 2
I. Chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm 2
1. Chi phí sản xuất 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí 2
1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 2
2. Giá thành sản phẩm 4
2.1. Khái niệm 4
2.2. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành 4
2.3. Phân loại giá thành 4
3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5
4. Phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất 5
4.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất và ảnh hưởng của chi phí tới giá thành 5
4.2. Phân tích tình hình thực hiện hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm của những sản phẩm so sánh được 7
II. Lợi nhuận 8
1. Khái niệm và ý nghĩa của lợi nhuận 8
2. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận 9
Phần II. Phân tích chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm và phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà 11
I. Giới thiệu chung về Công ty bánh kẹo Hải Hà 11
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 11
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 12
2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty 12
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà 12
II. Phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo
Hải Hà 13
1. Phân tích chung chi phí kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà 13
2. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà 15
III. Phân tích lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà 23
Phần III. Các kiến nghị đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý chi phí giá thành sản phẩm và lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà 28
I. Đánh giá thực trạng công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 28
1. Ưu điểm 28
2. Nhược điểm 29
II. Các kiến nghị đề xuất để hoàn thành việc quản lý chi phí - tính giá thành, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà 29
Kết luận 32
Tài liệu tham khảo 33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cty banh keo Hai Ha 46.DOC