Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty may Minh Trí

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty may Minh Trí: Lời mở đầu. Quá trình toàn cầu hoá quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của tất cả các nước chậm và đang phát triển. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và khó có thể bác bỏ. Ra đời từ năm 1958, ngành dệt may Việt Nam đến nay đã có trên 40 năm hoạt động và đem lại những lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế đất nước. Ngành Dệt may cùng với các ngành công nghiệp khác tạo thêm sức mạnh cho đất nước nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Để có thể phát triển và đưa ngành Dệt may nước ta trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cố gắng phấn đấu và hoàn thiện mình. Là một trong những doanh nghiệp tư nhân của ngành Dệt may Việt Nam, công ty May Minh Trí cũng có những nét đặc trưng chung của ngành may xuất khẩu nước ta, song cũng có những nét đặc thù riêng. Hoạt động của công ty May Minh Trí 100% là gia công...

doc91 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty may Minh Trí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu. Quá trình toàn cầu hoá quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của tất cả các nước chậm và đang phát triển. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và khó có thể bác bỏ. Ra đời từ năm 1958, ngành dệt may Việt Nam đến nay đã có trên 40 năm hoạt động và đem lại những lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế đất nước. Ngành Dệt may cùng với các ngành công nghiệp khác tạo thêm sức mạnh cho đất nước nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Để có thể phát triển và đưa ngành Dệt may nước ta trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cố gắng phấn đấu và hoàn thiện mình. Là một trong những doanh nghiệp tư nhân của ngành Dệt may Việt Nam, công ty May Minh Trí cũng có những nét đặc trưng chung của ngành may xuất khẩu nước ta, song cũng có những nét đặc thù riêng. Hoạt động của công ty May Minh Trí 100% là gia công xuất khẩu. Nhìn chung hoạt động của công ty được tiến hành thuận lợi, nhưng bên cạnh đó còn phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết. Đặc biệt vấn đề hiệu qủa kinh doanh là một vấn đề rất quan trong đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và với công ty May Minh Trí cũng vậy vấn đề hiệu quả gia công xuất khẩu là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình thực tập tại công ty em đã tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty em thấy rằng bên cạnh những mặt mà công ty đã làm được để công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì vẫn còn tồn tại những việc mà công ty đang vướng mắc. Để hoạt động gia công xuất khẩu đạt hiệu quả nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho công ty là làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hơn nữa để công ty ngày càng phát triển. Đây cũng chính là lý do em đã chọn đề tài: “mot so bien phap nham nang cao hieu qua hoat dong gia cong xuat khau cua cong ty may minh tri.” Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các đánh giá về thực trạng hiệu quả gia công xuất khẩu của công ty May Minh Trí. Trong đề tài này em sử dụng phương pháp thống kê các số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong thời gian qua, từ đó đưa ra những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may của Công ty trong thời gian tới. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề tốt nghiệp gồm các phần sau : Chương I: Lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gia công xuất khẩu. Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh gia công xuất khẩu của công ty May Minh Trí. Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu của công ty May Minh Trí. Do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô và thầy có sự giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn. Và để hoàn thành bài viết này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô PGS .TS Nguyễn Thị Hường và thầy Thạc Sỹ Mai Thế Cường đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chương I lý luận về hiệu quả Kinh doanh của doanh nghiệp gia công xuất khẩu I. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh 1.1.Khái niệm Trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đạt mức lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần phỉa hợp lý hoá quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu chọn yếu tố đàu vào đến khâu thực hiện sản xuất và cung ứng, tiêu thụ. Mức độ hựop lý hoá của quá trình đó được phản ánh qua một phạm trù kinh tế cơ bản gọi là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong đó doanh nghiệp nhằm thu hút dược kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh, xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh và sự hình thành phát triển của ngành quản trị doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một vài quan điểm về khái nhiệm này: Quan điểm thứ nhất - quan điểm của nhà kinh tế học người Anh Adam Smith theo ông: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. ở đây, hiệu quả kinh doanh được ông đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Rõ ràng quan điểm này khó giải thích kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng do chi phí mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất. Nếu cùng một kết quả nhưng có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng một mức hiệu quả. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí ”. Quan điểm này đã biểu hiện được quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Nhưng xét trên quan điểm triết học của chủ nghĩa Marx – Lênin thì sự vật và hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng rẽ độc lập. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có quan hệ mật thiết với các yêú tố sẵn có. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lam kết quả kinh doanh chỉ được xét tới phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh đo được bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất hiệu quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên, quan điểm này chưa biểu hiện hết được tư tương quanvề lượng và chất giữa kết quả và chi phí và chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ của mối lieen hệ này. Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, chúng ta phải cố định một trong hia yếu tố hoặc kết quả kinh doanh đạt được hoặc chi phí kinh doanh bỏ ra. Nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lênin thì các yếu tố này không ở trong trạng thái tĩnh mà luôn vận động biến đổi. Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp”. Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Song khó khăn ỏ đây là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Đời sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng rất đa dạng và phong phú. Xác định được mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống là điều khó khăn. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân: “Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm”. Từ các khái niệm về hiệu quả có thể đưa ra công thức tình hiệu quả : K C E = (1) C Hay K E = (2) * E: Hiệu quả kinh doanh * C: Chi phí yếu tố đầu vào * K: Kết quả nhận được Kết quả đầu ra có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp … Còn yếu tố đầu vào bao gồm: lao động đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu và vốn vay. Công thức (1) phản ánh sức sản xuất mức sinh lời của các yếu tố đầu vào được tính cho tổng số và tính riêng cho giá trị gia tăng. Côn thức này cho biết cứ một đơn vị đầu vào được sử dụng thì cho ta bao nhiêu kết quả đầu ra. Công thức (2) được tính nghịch đảo của công thức (1) phản ánh suất hao phí các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần có bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu vào. 1.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh Từ khái niệm về hiệu quả kinh doanh ở trên đã nêu khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh phản ánh được tình hình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi ích của doanh nghiệp và xã hội. Như vậy, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả kinh doanh thì phải chú ý tới hai vấn đề chính là tối đa hoá lợi ích doanh nghiệp và tối đa hoá lợi ích xã hội. Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn không được giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ, chu kỳ kinh doanh tiếp theo tức là đòi hỏi doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài. Trong thực tế điều này rất dễ xảy ra khi con người tiến hành sản xuất kinh doanh, khi con người khai thác tài nguyên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn tuỳ tiện sẽ gây ra thiệt hại lợi ích cho xã hội. Doanh nghiệp không thể coi việc giảm các chi phí tăng doanh thu là có hiệu quả khi giảm một cách tuỳ tiện thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái đầu tư cho giáo dục, đào tạo… Như vậy, hiệu quả kinh doanh của chỉ có thể đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của doanh nghiệp mang lại hiệu quả không ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội. 2. Phân loại hiệu quả kinh doanh 2.1. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh xã hội Hiệu quả tài chính hay còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả xem xét trong phạm vi doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phán ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Biểu hiện chung của hiệu quả doanh nghiệp là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được. Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả này là lợi nhuận cao nhất và ổn định. Hiệu quả kinh xã hội hay còn gọi là hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả xã hội mà doanh nghiệp mang lại cho cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển xã hội tích luỹ ngoại tệ tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải tiến đời sống cho người lao động… Hiệu quả tài chính là mối quan tâm của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Hiệu quả kinh tế xã hội là mối quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là nhà nước. Hiệu quả tài chính được xét theo quan điểm doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế xã hội xem xét theo quan điểm toàn xã hội. Quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội là mối quan hệ giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và toàn xã hội. Đó là quan hệ thống nhất có mâu thuẫn, trong quản lý kinh tế không những cần tính hiệu quả tài hính cho doanh nghiệp mà còn phải đến hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp đem lại cho nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả xã hội chỉ đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp đem lại cho toàn xã hội. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội đó chính là tiền đề cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Để doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội nhà nước phải có chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích xã hội với lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cá nhân. Hiệu quả kinh doanh bộ phận và kinh doanh tổng hợp Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung cho toàn doanh nghiệp cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp . Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng bộ phận hoặc tính riêng cho từng yếu tố sản xuất. Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với môi trường và thị trường kinh doanh của nó. Doanh nghiệp nào cũng căn cứ vào thị trường để giải quyết các vấn đề: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh của mình trong điều kiện cụ thể về tài nguyên trình độ trang thiết bị kỹ thuật trình độ tổ chức quản lý lao động quản lý kinh doanh. Họ đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định và người nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với giá cao nhất. Tuy vậy khi đưa hàng hoá của mình ra thị trường, họ chỉ có thể bán sản phẩm của mình theo giá thị trường nếu chất lượng sản phẩm của họ là tương đương. Bởi vì thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí xã hội cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá. Quy luật giá trị đặt tất cả các doanh nghiệp với một mức chi phí khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, thông qua mức giá cả thị trường. 2.3. Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối và hiệu quả kinh doanh tương đối Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh doanh cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả tương đối được xác định băng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án khác nhau hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Như vậy hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối là hai hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Trong hoạt động quản lý kinh doanh thì việc xác định hiệu quả nhằm mục tiêu cơ bản: - Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh. - Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể đó để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ ra chi phí để thực hiện một phương án quyết định nào đó. Để biết rõ chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể là gì, từ đó quyết định bỏ tiền ra thực hiện phương án hay quyết định kinh doanh phương án đó hay không. Vì vậy, trong công tác quản lý kinh doanh, bất cứ việc gì đòi hỏi chi phí dù là một phương án lớn hay phương án nhỏ đều cần phải tính hiệu quả tuyệt đối. . Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài Hiệu quả trước mắt có ngay trước mắt, tức là thu được hiệu quả ngay trong ngắn hạn Hiệu quả lâu dài có được trong dài hạn, tức là hiệu quả thu được trong tương lai xa. 2.5. Hiệu quả kinh doanh trực tiếp và hiệu quả kinh doanh gián tiếp Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả mang lại cho chính đối tượng xem xét. Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mang lại cho đối tượng liên quan đến đối tượng xem xét. 3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế, chúng ta có thể lập được một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể phân các chỉ tiêu thành hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bộ phận. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp (khái quát) các chỉ tiêu bộ phận (cụ thể). Các chỉ tiêu đó phảỉ phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lời của từng nhân tố sản xuất kinh doanh và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: (1) Kết quả Hiệu quả kinh doanh = Chi phí (2) Hay nghịch đảo của công thức trên: Chi phí Hiệu quả kinh doanh = Kết quả Công thức (1) cho biết một lượng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu lượng kết quả. Công thức (2) cho biết trong lượng kết quả thu được thì phải bỏ ra bao nhiêu lượng chi phí. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng của tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận là nhóm chỉ tiêu dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh của từng yếu tố, từng hoạt động cụ thể. Các chỉ tiêu bộ phận có hai chức năng sau: - Phân tích có tính chất bổ xung cho chỉ tiêu tổng hợp để kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận rút ra từ chỉ tiêu tổng hợp. - Phân tích hiệu quả từng mặt, từng yếu tố đầu vào nhằng tìm biện pháp tối đa hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Mối quan hệ giữa hai nhóm chỉ tiêu này không phải chỉ là mối quan hệ cùng chiều mà có khi còn là mối quan hệ ngược chiều, trong lúc chỉ tiêu tổng hợp tăng lên thì có thể có các chỉ tiêu bộ phận tăng lên hoặc giảm đi không đổi. Như vậy cần chú ý là: - Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh toàn diện còn chỉ tiêu bộ phận thì không đảm nhiệm chức năng đó. - Chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh của từng mặt hoạt động nên thường sử dụng trong phân tích thống kê, phân ttích cụ thể chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từng hoạt động từng bộ phận công tác, tác động đến hiệu quả kinh doanh. 3.1. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp Lợi nhuận Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là giá trị của của nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác vốn kinh doanh là hình thái tiền tệ của toàn bộ vốn cố định và vốn lưu động được doanh nghiệp dùng vào quá trình sản xuất. Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của doanh thu = Doanh thu ý nghĩa: chỉ tỉêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh thu Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh = Chi phí kinh doanh ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu đồng doanh thu. Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật chất khác cho quá trình sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, điện, nước, chất đốt…, chi phí dịch vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu qủa bộ phận Lợi nhuận Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Vốn cố định ý nghĩa: chỉ tiêu cho biết số tiền lãi trên một đồng vốn cố định Lợi nhuận Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động = Vốn lưu động ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Mức sinh lời của một lao động = Số lao động ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một lao động sử dụng trong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh thu Số vòng luân chuyển của vốn lưu động = Vốn lưu động ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động sẽ quay được bao nhiêu vòng trong một năm. Doanh thu Số vòng quay của toàn bộ vốn = Vốn kinh doanh ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị kinh doanh bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, hay phản ánh tốc độ quay của toàn bộ vốn kinh doanh. Doanh thu Doanh thu từ một lao động = Số lao động ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kỳ phân tích. Trên đây là các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá và phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và một điều đáng chú ý rằng để đánh giá hoạt động kinh doanh một cách chính xác thì doanh nghiệp cần phải phân tích sàng lọc số liệu một cách đầy đủ và sát thực thì hiệu quả phản ánh được càng cao. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một bộ chỉ tiêu phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp mình chứ không nên một lúc đánh giá tất cả các chỉ tiêu trên, để tránh tình trạng kết luận không tập trung được thực trạng vấn đề. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Các nhân tố chủ quan 4.1.1. Nguồn nhân lực Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn nhân lực tác động trực tiếp lên hiệu quả kinh doanh theo có hướng sau: Trình độ lao động: nếu lực lượng lao động cuẩ doanh nghiệp có trình độ tương ứng sẽ góp phần quan trọng trong vận hành có hiêụ quả yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu lao động: nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động hợp lý phù hợp trước hết góp phần vào sử dụng có hiệu quả bản thân các yếu tố lao động trong qúa trình sản xuất kinh doanh, mặt khá góp phần tạo lập và thường xuyên điều chỉnh mối quan hệ tỷ lệ hợp lý thích hợp giữa các yếu tố trong quá trình kinh doanh. ý thức, tinh thần, trách nhiệm, kỷ luật của người lao động: Đây là yếu tố cơ bản quan trọng để phát huy nguồn lao động trong kinh doanh. Vì vậy chúng ta chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp chừng nào chúng tạo được đội ngũ lao động có kỷ luật có kỹ thuật có năng suất cao. 4.1.2. Mức độ hiện đại và đồng bộ của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học lỹ thuật Nhân tố này tác động vào hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau: Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra cơ hội để nắm bắt thông tin trong quá trình hoạch định kinh doanh cũng như trong quá trình điều chỉnh, định hướng lại hoặc chuyển hướng kinh doanh. Kỹ thuật và công nghệ sẽ tác động đến việc tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trình kinh doanh làm cho chúng ta sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm chi phí vật chất trong quá trình kinh doanh. Cơ cấu vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra ngành nghề kinh doanh mới. 4.1.3. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin của doanh nghiệp Thông tin ngày nay được gọi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh và nền kinh tế thị trường là kinh tế thông tin hàng hoá. Để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác về thị trường, người mua, người bán, đối thủ cạnh tranh, tình hình cung – cầu hàng hoá, giá cả … Không những thế, doanh nghiệp rất cần hiểu biết thành công và thất bài của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế các chính sách kinh tế của Nhà nước khác có liên quan đến thị trường của doanh nghiệp. Thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xác đinh phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định chương trình kinh doanh ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến thông tin không thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời thì doanh nghiệp dẽ đi đến thất bại do không hiểu chính xác thông tin. Trong kinh doanh nếu biết mình biết người, nắm bắt được thông tin về đối thủ cạnh tranh … thì doanh nghiệp mới có những biện pháp thích hợp để giành thắng lợi trong kinh doanh và thu lợi nhuận cao bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay là làm sao tổ chức được hệ thống thông tin của doanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin. 4.1.4. Nhân tố tổ chức quản lý doanh nghiệp Trong kinh doanh nhân tố quản trị kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng: quản trị doanh nghiệp có vai trò định hướng cho doanh nghiệp một hướng đi đúng trong hoạt động kinh doanh xác định chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở để đạt được hiệu quả hoặc thất bại phi hiệu quả của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Mọi nhân tố phân tích ở trên đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh thông hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản trị. Nhà quả trị doanh nghiệp đạc biệt các lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất và có ý nghĩa duy trì thành đạt cho một tổ chức kinh doanh. Trong nhiệm vụ phải hoàn thành cán bộ doanh nghiệp phải chú ý hai nhiệm vụ chủ yếu là: - Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lượng cao. - Dìu dắt tập thể dưới quyền hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững trắc ổn định ở bất kỳ doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc lớn vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nhận thức hiểu biết, trình độ đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định mục tiêu và phương hướng kinh doanh của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp. . Các nhân tố khách quan Bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực nào dù là với bất kỳ mô hình kinh doanh dù là lớn hay là nhỏ suy cho cung nó chỉ là một trong các phần tử cấu thành nền kinh tế quốc dân hay trên phương diẹen rộng hơn trong hoàn cảnh quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới thì coi là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới. Do đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Đó là tổng họp các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cụ thể là tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. ở đây chúng ta đi xem xét một số nhân tố chủ yếu sau; 4.2.1. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý có ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thuận lợi và ngược lại nếu môi trường pháp lý không ổn định sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, trở ngại và những rủi ro trong kinh doanh của mình. Môi trường pháp lý gồm hai hệ thống các văn bản pháp luật do nhà nước đặt ra thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế và các thông lệ và luật quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ví dụ như chủ trương chính sách của nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bằng công cụ quản lý hư giấy phép, hạn ngạch , thuế quan, quản lý ngoại tệ, quản lý ngoại hối… Môi trường pháp lý tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, mọi doanh nghiệp đều nằm trong hanh lang đó nếu lệch ra ngoài là phạm luật bị sử lý theo luật quy định. Vì vậy trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chấp nhận mọi quy định của nhà nước và nếu doanh nghiệp hoạt động liên quan đến thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp không thể khong nắm chắc và tuân thủ pháp luật nước đó và thông lệ quốc tế. 4.2.2. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng thu nhập quốc đan, lạm phát… Các yếu tố này luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế về cơ cấu ngành cơ cấu vùng. Tình hình đó có thể tạo nên sự hấp dẫn của thị trường. Nếu tốc độ tăng trưởng của kinh tế cao và ổn định thì nó sẽ là một động lực tạo ra môi trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả. Còn ngược lại nếu tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp cũng như thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dụng bị lãng phí thì doanh nghiệp sẽ kinh doanh không có hiệu quả. Mức tăng thu nhập quốc dân cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức tăng trưởng kinh tế của đất nước cao và ổn định tức là khả năng tiêu dùng thực tế của khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho thị trường của doanh nghiệp được đặt ra. Ngược lại thu nhập quốc dân thấp sẽ làm cho thị trường của doanh nghiệp được mở rộng và vấn đề mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp được đặt ra. Ngược lại thu nhập quốc đan thấp sẽ làm cho khả năng tiêu dùng giảm thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất trì trệ hàng sản xuất ra không tiêu dùng được. Lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống kinh tế của đất nước nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Tốc độ lạm phát của đất nước được kìm chế thấp và ổn định sẽ làm cho giá trị đồng tiền trong nước ổn định các doanh nghiệp sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh và đầu tư mở rộng sản xuất. Mặt khác giá trị của đồng tiền trong nước ổn định cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh cảu doanh nghiệp. ngược lại nếu tốc độ lạm phát cao sẽ làm cho người ta mất lòng tin vào đồng nội tệ và người ta không dám đầu tư vào sản xuất và tìm cách thoát li khỏi đồng tiền nội tệ bằng cách mua ngoại tệ mạnh và mua những tài sản có giá trị khác như vàng bạc đá quý … Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết các chính sách kinh tế của nhà nước thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế quốc dân. Nếu chính sách kinh tế của nhà nước đưa ra là phù hợp với các điều kiện thực tế thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Gia công và hiệu quả gia công xuất khẩu Khái niệm gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hình thức khá phổ biến trong hoạt động ngoại thương của một nước trên thế giới. Muốn hiểu rõ khái niệm gia công quốc tế ta sẽ tiếp cận từ khái niệm về gia công: Thứ nhất: Gia công là một phương thức sản xuất trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp toàn bộ tư liệu sản xuất cùng nguyên liệu và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh, người nhận gia công sẽ sản xuất ra sản phẩm theo mẫu, giao sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền công theo số lượng sản phẩm làm ra. Thứ hai: Gia công là một trong những phương thức sản xuất hàng hoá trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp nguyên vật liệu, có khi cung cấp cả máy móc thiết bị, bán thành phẩm và nhận lại sản phẩm hoàn chỉnh. Người nhận gia công tự tổ chức quá trình sản xuất làm ra sản phẩm theo mẫu mã của khách hàng, giao toàn bộ sản phẩm cho người đặt gia công và nhận tiền gia công. Thứ ba: Gia công là một phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu mã của người đặt gia công. Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo mẫu và những sản phẩm làm ra giao cho người đặt gia công hoặc cho người nào đó mà bên đặt gia công chỉ định theo giá cả thoả thuận của cả hai bên. Như vậy, có thể định nghĩa: Gia công là sự cải tiến đặc biệt các thuộc tính riêng của các đối tượng lao động (Nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm) được tiến hành một cách có sáng tạo và có ý thức nhằm đạt được một giá trị sử dụng nào đó. Hoạt động gia công gồm một bên là bên đặt gia công và một bên là bên nhận gia công. Bên đặt gia công giao một phần hay toàn bộ nguyên vật liệu có khi là bán thành phẩm hay máy móc thiết bị và chuyên gia cho bên kia. Có nhiều trường hợp, bên đặt gia công uỷ thác cho bên nhận gia công mua nguyên vật liệu do mình chỉ định tại nơi nào đó sau đó gia công sản phẩm theo yêu cầu và kỹ thuật của mình. Bên nhận gia công tiếp nhận hay mua mguyên vật liệu và tổ chức gia công theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công và nhận được một khoản tiền từ bên đặt gia công gọi là phí gia công. Khi hoạt động gia công vượt khỏi biên giới quốc gia thì gọi là gia công quốc tế, tức là bên đặt gia công và bên nhận gia công phải có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở giao dịch chính ở hai quốc gia khác nhau . Vậy: “Hoạt động gia công quốc tế là một phương thức giao dịch, trong đó bên đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc thiệt bị nguyên phụ liệu và bán thành phẩm để bên nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất thành sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về một khoản thù lao ( gọi là phí gia công ) theo thoả thuận.” Phân loại hoạt động gia công 2.1. Phân loại theo quyền sở hữu nguyên, vật liệu: Xét theo quyền sở hữu nguyên vật liệu gia công quốc tế có thể tiến hành theo các hình thức sau đây: Hình thức nhận nguyên phụ liệu giao thành phẩm hay còn gọi hình thức gia công đơn thuần (Không có sự chuyển giao quyền sở hữu nguyên vật liệu). Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Quyền sở hữu nguyên vật liệu thuộc về bên đặt gia công trong suốt thời gian sản xuất. Bên nhận gia công nhận nguyên vật liệu và tiến hành tổ chức gia công. Trong quá trình này, bên đặt gia công có thể chuyển giao máy móc thiết bị và cử chuyên gia sang cùng phối hợp thực hiện quá trình gia công. Bên nhận gia công có thể mua nguyên phụ liệu nếu được sự đồng ý của bên đặt gia công và sẽ được thanh toán hợp lý khi kết thúc quá trình gia công. Trong suốt quá trình gia công, bên đặt gia công lo tiêu thụ sản phẩm của mình. Bên nhận gia công có lợi là không phải bỏ tiền mua nguyên vật liệu, nếu biết sử dụng một cách tiết kiệm so với định mức tiêu hao nguyên vật liệu thì được hưởng phần nguyên vật liệu dôi ra đó. Tuy nhiên bên nhận gia công sẽ bị phụ thuộc nhiều vào bên đặt gia công về tiến độ giao nguyên vật liệu, dễ bị động trong tổ chức sản xuất, tiền phí gia công thường thấp do bị ép giá dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Hình thức mua nguyên liệu - bán thành phẩm (Mua NL bán TP). Trong trường hợp này, quyền sở hữu nguyên vật liệu được chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Bên đặt gia công sẽ bán đứt nguyên vật liệu hoặc chỉ định thị trường mua cho bên nhận gia công, sau một thời gian sản xuất sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm. ở hình thức này, bên đặt gia công không phải chịu chi phí ứng trước về nguyên vật liệu, ít chịu rủi ro trong quá trình sản xuất. Còn bên nhận gia công có thể chủ động đưa thêm một số nguyên vật liệu phụ sẵn có trong nước để giảm chi phí sản xuất. Bên nhận gia công nhận được số tiền nhiều hơn so với hình thức gia công thông thường. Hình thức kết hợp. Theo hình thức này, bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu chính cùng các tài liệu kỹ thuật còn bên nhận gia công sẽ cung cấp những nguyên phụ liệu bổ sung. Gia công theo hình thức này có thể bán được một phần nguyên liệu trong nước theo giá quốc tế. 2.2. Phân loại theo giá cả gia công. Xét theo giá cả gia công có thể chia việc gia công thành hai hình thức: Hợp đồng thực chi thực thanh (cost plus contract). Trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công. Hợp đồng khoán. Trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó. 2.3. Phân loại theo công đoạn sản xuất. Xét theo công đoạn sản xuất, bao gồm các loại sau: Gia công chi tiết. Bên nhận gia công thực hiện gia công trọn vẹn một chi tiết sản phẩm mà bên đặt gia công yêu cầu, với nguyên phụ liệu mà bên đặt gia công đưa đến, sau đó giao chi tiết hoàn thành cho bên đặt gia công. Gia công đảm nhận công đoạn. Bên nhận gia công sẽ gia công một phần sản phẩm, có thể là đoạn còn lại của sản phẩm hoặc một đoạn nào đó trong quá trình chế tạo sản phẩm cho bên đặt gia công. Gia công hoàn chỉnh một sản phẩm. Bên nhận gia công nhận nguyên vật liệu chính và phụ (nếu có) và gia công hoàn chỉnh từ đầu đến cuối một sản phẩm, sau đó đóng gói và chuyển giao cho bên đặt gia công, tuỳ thuộc thoả thuận trong hợp đồng gia công. 2.4. Phân loại theo số bên tham gia quan hệ gia công. Xét về số bên tham gia quan hệ gia công ta có hai loại gia công sau đây: Gia công hai bên: trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công. Gia công nhiều bên: còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một. 3. Các nội dung cơ bản của hoạt động gia công hàng may mặc Quan hệ gia công được thể hiện dưới hình thức hợp đồng giữa hai bên. Hợp đồng gia công được thực hiện là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện một công việc nào đó để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận thành phẩm và trả tiền công. Chính vì vậy, nội dung của hợp đồng gia công hàng xuất khẩu ở Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định chung về hợp đồng dân sự. Hợp đồng gia công là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện một công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đật gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền. Nội dung gia công trong thương mại gồm sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hoá theo yêu cầu và bằng nguyên vật liệu của bên đặt gia công. Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu hay theo tiêu chuẩn mà các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Nghĩa vụ của bên đặt gia công: giao toàn bộ hoặc một phần nguyên vật tư gia công theo thoả thuận tại hợp đồng gia công. Nhận và đưa khỏi Việt Nam toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép tiêu huỷ, tiêu thụ, tặng theo quy định của Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 31/7/1998. Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận của hợp đồng gia công. Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá. Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi hàng hoá đã được đăng ký tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của cục sở hữu công nghiệp Việt Nam. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã ký kết. Quyền của bên đặt gia công: nhận sản phẩm gia công theo đúng phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận. Đơn phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm nhưng yêu cầu sửa chữa mà bên nhận gia công không sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên đặt gia công có quyền cử đại diện kiểm tra giám sát việc gia công tại nơi nhận đặt gia công theo thoả thuận giữa các bên. Nghĩa vụ của bên nhận gia công: bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp. Báo cho bên đặt gia công biết để đòi nguyên vật liệu khác nếu nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, từ chối thực hiện gia công nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm gây nguy hại cho xã hội, nếu không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng chất lượng, số lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận. Giữ bí mật các bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nếu thực hiện công việc bằng nguyên vật liệu của mình. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng. Quyền của bên nhận gia công: yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công nếu thấy chỉ dẫn có thể làm giảm chất lượng sản phẩm nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận. Trách nhiệm chịu rủi ro: cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công người nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó trừ trường hợp thoả thuận khác. Khi bên gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với tài sản gia công thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đặt gia công. Điều kiện giao, nhận sản phẩm: bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận. Trường hợp chậm giao chậm nhận sản phẩm gia công: Trong trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn, nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gửi sản phẩm đó lại nơi nhận gửi và phải báo ngay cho bên nhận gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành, khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ. Trách nhiệm của các bên do đơn phương đình chỉ hợp đồng: Mỗi bên đều có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng gia công nếu việc thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý. Nếu bên đặt gia công đơn phương đình chỉ hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm. nếu bên nhận gia công đình chỉ hợp đồng thì không được trả tiền công trừ trường hợp có thoả thuận khác.Bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường. Trả tiền công: Bên đặt gia công phải trả tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm nếu không có thoả thuận khác. Trong trường hợp không có thoả thuận về mức tiền công áp dụng thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền. Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên liệu của mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình. Thanh lý nguyên vật liệu: Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công trừ trường hợp đã có thoả thuận khác. Ký kết hợp đồng: Về bản chất pháp lý, hợp đồng gia công khác với hợp đồng lao động. Theo hợp đồng lao động thì người lao động phải chịu rủi ro và chi phí trong quá trình gia công. Trong khi đó, theo hợp đồng gia công thì người đặt gia công phải chịu mọi rủi ro và chi phí chế biến từ nguyên vật liệu ra loại thành phẩm mà hợp đồng quy định. Ngoài ra, hợp đồng gia công cần phải chú ý đến những điều sau: Quy định về định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Điều khoản giao hàng: địa điểm, thời gian, đặc điểm, điều kiện giao hàng và nghiệm thu thành phẩm. Điều khoản về chi phí gia công: bao gồm tiền thù lao gia công, chi phí nguyên vật liệu phụ mà bên nhận gia công tự mua sắm, chi phí bao bì đóng gói và phí làm thủ tục xuất nhập khẩu. Điều khoản về thanh toán: khi đã ký kết hợp đồng, người nhận gia công hàng may mặc xuất khẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi phải hiểu rõ luật lệ quốc gia và quốc tế đồng thời phải bảo đảm được quyền lợi của quốc gia cũng như uy tín của đơn vị. Người nhận gia công phải sắp xếp từng phần việc của đơn vị tham gia gia công một cách hợp lý đảm bảo tiết kiệm được nguyên vật liệu, giảm chi phí vận chuyển tạo được hiệu quả cao trong hoạt động gia công. Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu ở nước ta hiện nay đang phát triển. Tuy nhiên công tác này đang là vấn đề mới, do đó đòi hỏi các đơn vị tham gia phải tiến hành tốt các nội dung thực hiện hợp đồng của mình. Đơn vị nhận gia công trước hết phải thực hiện hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng này phải được tiến hành theo trình tự nhất định: Mở L/C, xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục Hải quan, mua bảo hiểm, nộp thuế nhập khẩu, kiểm tra hàng hoá và nguyên vật liệu, giám định kiểm dịch. Sau đó giao nguyên vật liệu hàng hoá về đơn vị để tiến hành gia công. Ngoài ra còn tiến hành làm thủ tục thanh toán, khiếu nại về hàng hoá thiếu hụt hoặc tổn thất. Sau khi hoàn tất hoạt động gia công, bên nhận gia công phải tiến hành giao hàng cho bên đặt gia công. Công việc này gồm các khâu như: Giục mở và kiểm tra L/C, xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, thuê tàu hoặc uỷ thác thuê tàu, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục Hải quan, nộp thuế xuất khẩu, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có). Tổ chức gia công hàng may mặc xuất khẩu. Để hoạt động gia công hàng may mặc có hiệu quả thì khâu tổ chức là khâu quan trọng để quyết định toàn bộ quá trình gia công. Tổ chức gia công hợp lý sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, tiết kiệm được nguyên vật liệu giảm giá thành ngay trong khâu đầu của quá trình gia công, đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu đối với các đối thủ khác trên thị trường trong và ngoài nước. Để đạt được điều này thì việc tổ chức gia công hàng may mặc xuất khẩu được tiến hành theo các khâu sau: Chọn nhận mẫu gia công: khâu này đòi hỏi đơn vị gia công phải có kinh nghiệm chọn và nhận mẫu phù hợp với trình độ tay nghề của công nhân, phù hợp với quy trình công nghệ và máy móc thiết bị, cũng như phù hợp về giá cả. Có những hợp đồng gia công mà trong đó đưa cả máy móc thiết bị và công nghệ sang đặt gia công để phù hợp với yêu cầu gia công của họ. Đơn vị phải tiến hành các bước giao nhận phương tiện, nguyên vật liệu, yêu cầu về kỹ thuật. Tiến hành gia công thử để tính mức nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ trên cơ sở nhận được mẫu mã. Tính thù lao gia công, nếu có vấn đề chưa hợp lý thì phải thoả thuận lại để đưa vào phụ lục hợp đồng bổ xung. Tiến hành đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân cho phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Trường hợp bên đặt gia công đưa chuyên gia kỹ thuật của họ sang để tiếp nhận và kiểm tra thực tế thì đơn vị nên học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật của họ. Tổ chức khâu gia công với các đơn vị trong nước, những công đoạn nhỏ đã được chuyên môn hoá trong nước. Tiến hành phân phối đặt hàng gia công. Kiểm nhận đặt gia công theo quy đinh về thời gian, chất lượng đã đặt với đơn vị gia công. Hoàn thiện sản phẩm: kiểm tra chất lượng hàng hoá, nghiệm thu theo yêu cầu của hợp đồng. Thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất. 4. Hiệu quả hoạt của động gia công xuất khẩu 4.1. Khái niệm hiệu quả gia công Hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu về nguyên tắc cũng được đánh giá như hiệu quả sử dụng tài sản nói chung vì công ty sử dụng tài sản để chi dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do tính chất riêng biệt của hoạt động này nên nó cũng mang tính đặc thù nhất định, chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ: Sự biến động của tỉ giá hối đoái sẽ làm cho công ty tăng doanh thu hoặc giảm doanh thu ở một thị trường nào đó nhất định làm tăng hiệu quả kinh doanh hoặc giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Ví dụ các công ty Mỹ hoạt động tại thị trường Nhật Bản họ rất quan tâm đến đồng USD. Giả sử đồng USD tăng lên so với giá đồng Yên khi đó doanh thu của công ty tạiNhật bị giảm và nguy hiểm hơn có khi ở Mỹ cũng bị giảm vì hàng hoá khác có chất lượng tương đương nhưng lại rẻ hơn. ảnh hưởng bởi lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Một nước có lợi thế so sánh hơn nước khác khi đó không có được khả năng sản xuất một mặt ahngf có hiệu quả hơn các nước khác nhưng có thể sản xuất mặt hàng đó có hiệu quả hơn nước khác. Như vậy nếu doanh nghiệp sản xuất mặt hàng mà nước đó có lợi thế so sánh thì hiệu quả sẽ cao hơn và ngược lại. 4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả gia công 4.2.1. Chỉ tiêu tổng hợp. Chỉ tiêu lợi nhuận gia công xuất khẩu: Lợi nhuận GC XK = Doanh thu từ GC XK - Chi phí GC XK Chỉ tiêu so sánh giá gia công xuất khẩu với giá quốc tế. Chỉ tiêu hiệu quả gia công = Hiệu quả hoạt động Kết quả thu được từ hoạt động GC XK GC XK Chi phí cho hoạt động GC XK Ta cũng có thể tính hiệu quả hoạt động gia công bằng công thức: = Hiệu quả hoạt động Chi phí cho hoạt động GC XK GC XK Kết quả thu được từ hoạt động GC XK 4.2.2. Chỉ tiêu bộ phận Chỉ tiêu tỉ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu Nếu tỉ suất = Tỉ giá hiện hành (của NHNN), thì hoạt động GC XK hoà. Nếu tỉ suất > Tỉ giá hiện hành (của NHNN), thì hoạt động GC XK lỗ. Nếu tỉ suất < Tỉ giá hiện hành (của NHNN), thì hoạt động GC XK lãi. = = Tỉ suất ngoại Tổng chi cho 1 tấn hàng xuất khẩu tệ xuất khẩu Tổng thu từ 1 tấn hàng xuất khẩu Doanh thu bình quân một lao động (W): Dlđ = Doanh thu Số lao động Mức sinh lời của một lao động: phản ánh mức độ đóng góp của mỗi lao động đối với doanh nghiệp vào lợi nhuận hay kết quả kinh doanh Plđ = Lợi nhuận Số lao động Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu. Dx = Tx / Cx Trong đó: Dx : Doanh lợi xuất khẩu. Tx : Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiền Việt nam theo tỷ giá công bố mua của ngân hàng ngoại thương (sau khi trừ mọi chi phí bằng ngoại tệ). Cx : Tổng chi phí cho việc xuất khẩu. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả gia công xuất khẩu của doanh nghiệp 5.1. Nhân tố Vĩ Mô 5.1.1.Nhân tố kinh tế xã hội. Hiện nay nhà nước chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, tự do buôn bán xuất nhập khẩu trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Mỗi doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác. yếu tố cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nhạy bén kinh hoạt với thị trường. Trong cơ chế cũ để có được những hợp đồng kinh tế, các doanh nghiệp hầu như phải chờ cấp trên giao cho. Nhưng ngày nay, để có những hợp đồng xuất nhập khẩu các doanh nghiệp phải tự giao dịch. Để thuyết phục được khách hàng, doanh nghiệp phải tạo ra được sự hấp dẫn đối với mặt hàng của mình bằng nhiều hình thức. Nếu doanh nghiệp gia công xuất khẩu muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải tạo ra được sự hấp đẫn này. Tỷ giá hối đoái hiện hành, đây là yếu tố tác động mạnh mẽ tới công tác xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng, nó là yếu tố kinh tế tác động mạnh mẽ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu tỉ giá hối đoái thấp (giá đồng nội tệ cao) thì xuất khẩu sẽ bị hạn chế và ngược laị nếu giá đồng nội tệ thấp thì xuất khẩu sẽ được khuyến khích. Có thể nói, tỉ giá hối đoái ví như bàn tay vô hình điều khiển hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và tác động tới hiệu quả gia công xuất khẩu nói riêng. Các chính sách kinh tế của một quốc gia có thể tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũng như hoạt động gia công quốc tế nói riêng. Để đạt được mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể, chính phủ sử dụng một loạt các công cụ như: chính sách tiền tệ (lãi suất, đầu tư, tiết kiệm), chính sách tài khoá ( thuế, chi tiêu chính phủ), chính sách về thu nhập và phân phối thu nhập, chính sách ngoại hối. Doanh nghiệp hoạt động gia công thì các chính sách như hạn ngạch xuất khẩu thuế xuất khẩu là yêú tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu là tình hình kinh tế xã hội trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là thị trường trọng điểm của doanh nghiệp. Nếu tình hình kinh tế xã hội của các nước này rơi vào khủng hoảng sẽ hạ thấp giá gia công của doanh nghiệp dẫn tới tình trạng thu hẹp thị trường, doanh nghiệp mất đi các thị trường truyền thống. 5.1.2.Nhân tố pháp luật. Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế bao gồm: - Hệ thống luật thương mại quốc gia. - Hệ thống luật quốc tế. - Tập quán thương mại quốc tế. Hệ thống pháp luật quốc gia có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế công tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổ hạn ngạch, thủ tục Hải quan... 5.1.3.Nhân tố công nghệ. Hiện nay khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế rất được chú trọng vởi lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác gia công xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, telephone, internet... thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian, giảm bớt chi phí. Hơn nữa các doanh nghiệp có thể nắm vững các thông tin về thị trưòng nước ngoài bằng phương tiện truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, khoa học công nghệ còn tác động đến lĩnh vực vận tải, dịch vụ , ngành hàng... đó cũng chính là tác động tới hiệu quả gia công xuất khẩu. 5.1.4.Các nhân tố khác. Nhân tố chính trị xã hội: Một nền chính trị xã hội ổn định sẽ là tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế có tính chất dài hạn. Bên cạnh đó các đối tác gia công cũng muốn thiết lập quan hệ với các nước có nền chính trị xã hội ổn định hơn bởi nó đảm bảo an toàn hơn. Nhân tố vị trí địa lý và môi trường sinh thái. Nhân tố văn hoá 5.2. Nhóm các nhân tố vi mô 5.2.1.Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định quy mô sản xuất gia công và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, máy móc thiết bị, chất lượng đội ngũ công nhân và trình độ quản lý. Vốn kinh doanh là nhân tố quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn nó sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng mặt hàng, thị trường và đảm bảo độ cạnh tranh giữ được ưu thế lâu dài trên thị trường. 5.2.2. Bộ máy tổ chức . Đó là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cá nhân công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hành động. Để quản lý tập trung và thống nhất, phải sử dụng phương pháp hành chính, nếu cấp lãnh đạo không sử dụng phương pháp hành chính có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Do đó vấn đề quản lý con người là rất quan trọng trong việc quản lý kinh doanh cho nên các cấp lãnh đạo phải có bộ máy quản lý phù hợp với từng ngành kinh doanh của mình. Từ đó luôn cần một bộ máy lãnh đạo hoàn chỉnh không thừa không thiếu và tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động cho mỗi thành viên sao cho phù hợp. Nếu bộ máy cồng kềnh, không cần thiết sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả và đồng thời nếu bộ máy quá nhỏ không đủ để quản lý cũng sẽ dẫn tới tình trạng trên. 5.2.3. Nhân tố về nguồn nhân lực. Đây là nhân tố trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công việc của công ty. Chính con người với năng lực thực sự của mình mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà mình đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ,... một cách có hiệu quả để khai thác và nắm bắt cơ hội. Để củng cố năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty cần tổ chức hoặc gửi đi đào tạo chuyên môn nâng cao trình độ tay nghề và năng lực quản lý. 5.2.4. Tốc độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Quá trình phát triển sản xuất gắn liền với sự phát triển của tư liệu lao động. Sự phát triển của tư liệu lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm từ đó hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là một trong những lợi thế lớn của mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. III. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu gia công xuất khẩu Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong kinh doanh quốc tế của nhiều nước chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả gia công là cần thiết. Gia công là phương thức rất hữu ích đối với cả hai bên đặt gia công và nhận gia công. Hiện nay gia công là một trong những hoạt động chính của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở nước ta và nó sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới với một số lý do như sau: Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả gia công xuất khâủ nói riêng Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Chúng ta sẽ không giải quết vấn đề được khi chúng ta thiếu nguồn tài nguyên. Người ta có thể sản xuất vô tận, sử dụng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động một khôn ngoan cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Tuy nhiên chúng ta phải thừa nhận rằng nguồn tài nguyên bao gồm tài nguyên thiên nhiên tài nguyên đất đai, khoáng sản, lâm thuỷ sản …và tài nguyên nhân văn bao gồm lao động và nhân lực là có hạn. Ngay nay nguồn tài nguyên lại càng trở lên khan hiếm hơn do bị khai thác quá mức không được bổ xung, tía tạo thoả đáng. Một điều đáng buồn với chúng ta là chúng ta chỉ trong một thòi gian ngắn sau khi thực hiện cuôc cách mạng khoa học lần thứ nhất bằng hành động của minh do vô tình hay cố ý com người dã xâm phạm và lãng phí nhiều nguồn tài nguyên lãng phí nhiều nguồn tài nguyên quý giá. Con người ngày này phải chấp nhận cuộc sống ô nhiễm trong bầu không khí ô nhiễm với sự hoang hoá và bạc màu của đất đai … cùng với đó nhu cầu tiêu thụ hàng hoá vật chất của con người ngày càng gia tăng do tốc độ gia tăng dân số do quá trình đô thị hóa ngày càng được mở rộng và sự nâng cao dân trí. Trong khả năng sản xuất có nguy cơ bị giới hạn như vậy thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu bát buộc đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh nói chung và chủ thể sản xuất kinh doanh trong hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng. 2. Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép khả năng nâng cao hiêu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả gia công nói riêng. Sự phát triển khao học kỹ thuật là điều kiện thuận lợi dể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả gia công xuất khẩu nói riêng. áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép con người mở rông khẩ năng khai thác nguồn tài nguyên đa dạng và chuyên sâu sản xuất cũng như tổ chức quản lý kinh doanh. Kĩ thuật sản xuất phát triển cho phép sử dụng nguồn lực đầu vào một cách tinh tế có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế lựa chọn sản xuất kinh doanh tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất đem lại lọi ích nhiều nhất. Sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật không chỉ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh mà cả trong công cộng. Ngày nay kết quả tăng trưởng kinh tế chính trị là sự áp dụng thành công các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra với tốc độ như vũ bão đặc biệt là ở các nước Châu á chậm phát triển như Việt Nam. 3. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh vưói nhau và ngành nghề nào thi cũng có sự cạnh tranh nhất định trong thị trường kinh doanh đó. Thị trường nào có mức lợi nhuận càng cao thì cạnh tranh càng gay gắt và quyết liệt. Để cạnh tranh thành công một doanh nghiệp làm ăn chân chính không còn con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng hàng hoá của họ giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm…Do vậy đạt hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành điều kiện sống còn đề doanh nghiệp có thê tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Kết luận chương I Trên đây là toàn bộ một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả của hoạt động gia công xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng. Trước kia hoạt động trong nền kinh tế hàng hoá tập trung cho nên vấn đề hiệu quả kinh doanh chưa được các doanh nghiệp chú ý tới nhưng ngày nay đất nước đang trong thời kỳ CNH - HĐH chuyển sang nền kinh tế thì trường với sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khi tham gia vào hoạt dộng kinh doanh thì đều phải chú ý tới vấn đề hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp muốn ngày càng phát triển muốn tồn tại lâu dài thì doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất quan trong và cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp Chương II Thực trạng hiệu quả kinh doanh gia công xuất khẩu của công ty May Minh Trí I. Giới thiệu chung về công ty Sự hình thành và phát triển công ty Tên gọi : Công ty TNHH Minh Trí Giấy phép kinh doanh: 049480 cấp ngày 27/6/1995 Tên giao dịch quốc tế : Minh Trí LTD.CO. Trụ sở : Lĩnh Lam - Thanh Trì - Hà Nội Lúc mới thành lập công ty có trụ sở tại thôn Bàng- Lĩnh Lam sau khi thành lập nhà xuởng mới tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy tại Lĩnh Lam - Thanh Trì - Hà Nội và cho đến nay Công ty có : Công ty có diện tích đất là : 3000 m2 Trong đó: Diện tích nhà xưởng : 2300 m2 Văn phòng : 700 m2 Nơi sản xuất : 1300 m2 Nhà kho, kỹ thuật, y tế : 1000 m2 Đường ra vào công ty cũng như đường nội bộ công ty được trải nhựa đổ bê tông, đường rộng 8-10 m rất thuận lợi cho việc vận chuyển container và xe tải. Công ty Minh Trí là doanh nghiệp tư nhân bắt đầu đi vào sản xuất năm 1995. Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc băng vải dệt kim, sản phẩm của công ty đã có mặt ở các thị trường lớn trên thế giói như EU, Canada, Đức, Tiệp, Đài Loan, Nhật Bản …Và mới đây tư sau khi hiệp đinh thương mai Việt Mỹ được ký kết thì Công ty đã mở rộng thị trường sang Mỹ. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Công ty luôn luôn đổi mới, đầu tư trang thiết bị may chuyên dụng và hiện đại, hoàn thiện cơ cấu tổ chức để luôn đạt mức tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu cao, được bằng khen của Bộ Thương Mại về thành tích xuất khẩu năm 1999 và 2001. Với đội ngũ quản lý có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật được đào tạo cơ bản với tinh thần trách nhiệm cao, hệ thống trang thiết bị máy may và thêu hiện đại. Công ty Minh Trí luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về mặt hàng bằng vải dệt kim. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty may Minh Trí 2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty ã Công ty có nhiệm vụ tự chủ trong kinh doanh, hoạt động đúng ngành nghề kinh doanh của mình. ã Phải tiến hành xây dựng chiến lược phát triển sao cho phù hợp với nhiệm vụ và nhu cầu thị trường. ã Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao động, luật công đoàn đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty. ã Thực hiện đúng các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do các cơ quan chức năng của Nhà nước quy định. Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính (nếu có) trực tiếp cho Nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật. Tuy mới đi vào hoạt động được gần 8 năm kể từ ngày thành lập nhưng thực tế đã có trên 10 năm tập dượt. Trong suốt quá trình kinh doanh đó Công ty luôn cố gắng hoàn thiện vào một nền kinh tế mới. Lúc mới thành lập Công ty chỉ có 3 phòng gồm: Phòng Tài chính kế toán, Phòng kế hoạch vật tư – XNK, Phòng hành chính Hiện nay Công ty đã thành lập thêm hai phòng mới là: Phòng Tổ chức lao động và Phòng kỹ thuật. Trong thời gian hoạt động Công ty đã hoàn thiện các thủ tục cần thiết để tạo điều kiện cho Công ty thuận tiện đi vào hoạt động như : mã số thuế, hải quan, tài khoản ngân hàng, đăng ký kinh doanh, dấu, hoá đơn nội, hoá đơn ngoại vv…Đồng thời đã ổn định tổ chức các phòng, quán triệt rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng, giúp mỗi phòng định ra những hướng đi riêng cho mình. 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty GIáM ĐốC sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty PHó GIáM ĐốC (kinh doanh) PHó GIáM ĐốC (hành chính) Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch vật tư-KD XNK Phòng Hành chính Phòng tổ chức lao động Phòng kỹ thuật chất lượng Quản đốc Phân xưởng (Nguồn : Cơ cấu tổ chức công ty THHH Minh Trí -Phòng tổ chức lao động) Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc: là người là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành. Các phó giám đốc: là những người được giám đốc đề nghị, sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ công nhân viên của công ty. Hiện nay công ty có 2 phó giám đốc, phó giám đốc tổ chức sản xuất, phó giám đốc xuất nhập khẩu, mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm về một công việc cụ thể. Các phòng ban: là các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ làm tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, tổ chức đời sống, giữ gìn trật tự an ninh. Các phòng ban có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc khách hàng, đảm bảo tiến độ sản xuất, quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật và các mặt quản lý chuyên môn. Hiện nay công ty có 5 phòng ban chức năng bao gồm: + Phòng kế hoạch vật tư và xuất nhập khẩu: Bao gồm: Bộ phận kế hoạch, Bộ phận vật tư, Bộ phận xuất nhập khẩu. Phòng này có trách chức năng tham mưu, giúp đỡ cho giám đốc công ty trong việc điều tra nắm bắt thị trườngvà trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, lập tiến độ sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp để thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch thông tin quảng cáo các sản phẩm của công ty trên thị trường, thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình trong công tác xây dựng định hướng của xí nghiệp, theo dõi, ký kết các hợp đồng kinh tế, phản ánh kịp thời tình hình kế hoạch hàng tháng, quý, năm và thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, làm mọi thủ tục xuất nhập khẩu và mua sắm vật tư cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất. Phòng tổ chức giao nhận và bảo quản vật tư hàng hoá trong kho, cấp phát vật tư kịp thời cho quá trình sản xuất, tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch, tổ chức mạng lưới tiêu thụ của công ty. + Phòng tổ chức lao động và bảo vệ: Chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức sản xuất, về tổ chức hợp lý, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương, nghiên cứu đưa vào áp dụng các hình thức trả lương, thưởng nhằm khuyến khích người lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức hợp lý việc đào tạo cán bộ, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động, xây dựng nội quy về an toàn lao động, xây dựng các quy chế làm việc, các mối quan hệ giữa các đơn vị trong công ty nhằm xây dựng nề nếp, tổ chức, nâng cao hiệu quả của người lao động. Tổ chức tốt đội ngũ nhân viên bảo vệ kinh tế, bảo vệ tốt tài sản, cơ sở vật chất của công ty, đảm bảo an toàn lao động cũng như an ninh trật tự trong công ty. + Phòng hành chính quản trị. Tổ chức hợp lý công tác hành chính, văn thư, sửa chữa, phương tiện quản lý. Tổ chức khám chữa bệnh cho các bộ công nhân viên, kết hợp với các đơn vị quản lý ngày công, bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên để đảm bảo chính xác việc chấm công, .. . cho cán bộ công nhân viên. Mỗi phòng ban trong công ty tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau, cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. + Phòng kế toán – tài chính Phòng kế toán tài chính có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác kế toán tài chính của Công ty nhăm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích đúng chế độ, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện vốn có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty, tình hình sử dụng các nguồn vốn phản ánh các chi phi trong quá trình sản xuất và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ,kế hoạch thu chi tài chính. Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, các nguồn kinh phí. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ quản lý kinh tế và kỷ luật tài chính của nhà nước. Lập và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan Nhà nước và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do Nhà nước qui định. Lập kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư (nếu có). Tham mưu cho Giám đốc về giá cả trong việc ký kết hợp đồng mau bán vật tư hàng hoá với khách hàng. Thưc hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, đúng chế độ Nhà nước qui định. Quản lý, tổ chức sử dụng đồng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty thực hiện tốt chế độ tài chính Nhà nước + Phòng kỹ thuật và Chất lượng: Có 3 bộ phận là: Bộ phận chế mẫu, Bộ phận giác mẫu, Bộ phận chất lượng. Phòng có nhiệm vụ xây dựng và tiêu chuẩn hoá quy trình công nghệ sản xuất mới. Theo dõi các quy trình công nghệ, nghiên cứu, thiết kế, giác mẫu, chế thử các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và thị hiếu của người tiêu dùng. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư phù hợp với yêu cầu sản phẩm, yêu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho công ty. Kết hợp với phòng đào tạo nghiệp vụ chuyên môn xây dựng quy trình công nghệ an toàn trong lao động và sử dụng máy móc thiết bị. Tổ chức hợp lý mạng lưới kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Xây dựng các thông số về chất lượng sản phẩm qua các công đoạn của quy trình sản phẩm. Xây dựng và đưa vào các biện pháp nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến hành tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm. + Các phân xưởng sản xuất: Trực tiếp thực hiện tổ chức sản xuất, làm ra các sản phẩm theo tiến độ, kế hoạch sản xuất của công ty giao . Đứng đầu các phân xưởng có ban quản đốc làm nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo trực tiếp các thành viên trong phân xưởng của mình và phải thường xuyên báo cáo lên lãnh đạo của công ty và hoạt động sản xuất của các phân xưởng. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động gia công và hiệu quả gia công xuất khẩu 3.1. Đặc điểm và tính chất sản phẩm gia công Là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng may thêu nên sản phẩm có đặc thù của ngành may. Với tính chất là một ngành đặc thù, công nghiệp may có sự khác biệt từ chủng loại sản phẩm đến công nghệ sản xuất cũng như nhu cầu thị trường về các sản phẩm may mặc. Điều này thể hiện ở các đặc điểm sau: Sản phẩm may mặc là loại sản phẩm thiết yếu, không những yêu cầu về chất lượng mà còn đòi hỏi cao về chủng loại mẫu mã với sự phong phú về màu sắc kích cỡ phù hợp với xu hướng mốt thời trang của người tiêu dùng. Ngành may được đánh giá là ngành quản lý gọn nhẹ song do các nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu là mềm mỏng nên việc tự động hoá là khó, tuy nhiên đầu tư không đòi hỏi lớn do đó thu hồi vốn nhanh. Điều này quy định tính chất ngành may đó là giải quyết được nhiều việc làm. Ngành may là ngành chịu sự quản lý phần lớn bằng hạn ngạch. Từ những đặc điểm của ngành may thấy răng do những tính chất của ngành đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của công ty như tính chất sản phẩm hàng hoá cần phải luôn luôn thay đổi mẫu mã theo thị hiếu của khách hàng thày đổi chất liệu hàng hoá theo mua vụ, bên cạnh đó các quy định vow quản lý hạn ngạch của các quốc gia khác như EU, Canada… cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mặt khác các mặt hàng của Công ty được sản xuất ra sẽ xuất khẩu sang các nước khác có khoảng cachs vow địa lý tương đối xa như Nhật Bản, EU, Mỹ, Canada… nên hàng hoá thường xuyên được vận chuyển bằng đường thuỷ, đường hàng không quá trình vận chuyển phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thủ tục bảo hiểm hàng hoá lưu kho thuê phương tiện vận chuyển mỗi công việc đều phát sinh chi phí rủi ro đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty Công ty may Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân cho nên nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn tự có và vốn vay. Do là doanh nghiệp tư nhân cho nên công ty luôn chủ động lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để có phương án huy động vốn một cách thích hợp tránh lãng phí. Sau đay là bảng tổng kết cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm: Bảng 1 : Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty May Minh Trí ( Đơn vị : đồng ) stt Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Vốn chủ sở hữu 3.787.969.768 5.443.251.586 8.398.826.172 2 Vốn vay 1.330.000.000 828.465.000 2.703.000.000 3 Tổng cộng 5.117.969.768 6.271.716.586 11.101.826.172 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán của công ty May Minh Trí ) Từ bảng tổng kết cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm thấy rằng nguồn vốn của công ty qua các năm tăng đáng kể chủa yếu là tăng tư vốn chủ sở hữu và vốn ay từ bên ngoài điều này chứng tỏ trong kinh doanh công ty đã nhạy bén có quan hệ tốt với các ngân hàng huy động vốn có hiệu quả phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu cũng tăng do công ty đang trong quá trình mở rộng sản xuất nhằm phát triển vì vậy việc bảo toàn vốn là mục tiêu rất quan trọng của công ty trong giai đoạn hiện nay. 3.3. Đặc điểm về lao động Để hiểu rõ được vấn đề chất lượng và số lượng lao động của công ty chúng ta có thể tham khảo qua các số liệu 2 sau đây: Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm (Đơn vị: Người) Tên chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Tổng số lao động: 350 100 380 100 900 100 Cơ cấu theo trình độ Cán bộ quản lý Đại học: Cao đẳng: Sơ cấp: Công nhân trực tiếp SX Bậc 1: Bậc 2: Bậc 3: Bậc 4: 50 20 25 5 300 40 50 130 50 15.6 6.3 7.8 1.6 84.4 12.5 15.6 40.6 15.6 60 20 30 10 320 50 60 150 60 15.8 5.3 7.9 2.6 84.2 13.2 15.8 39.5 15.8 87 37 40 10 813 163 290 240 120 9.7 4.1 4.4 1.1 90.3 18.1 32.2 26.7 13.3 Cơ cấu theo giới tính : Nữ: Nam: 200 150 57.1 42.9 220 160 57.9 42.1 520 380 57.8 42.2 Cơ cấu theo độ tuổi : Từ 18 đến 35 Từ 35 đến 50 Từ 50 đến 60 270 60 20 77.1 17.1 5.8 280 70 30 73.7 18.4 7.9 624 236 40 69.3 26.2 4.4 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty TNHH Minh Trí) Qua số liệu chúng ta nhận thấy số công nhân của năm sau đều cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ công ty ngày càng lớn mạnh, làm ăn có lãi và ngày càng được mở rộng, đồng thời chất lượng lao động được cải thiện đáng kể trong năm 2002 tăng thêm số lao động có kỹ thuật.. Mỗi năm khi tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, công ty tiến hành lập kế hoạch tuyển và chủ động cơ cấu lại lao động theo kế hoạch. Riêng năm 2002 do công ty tiến hành mở rộng sản xuất xây thêm nhà xưởng cho nên đã tuyển một số đông công nhân. Xét về mặt cơ cấu theo trình độ thì công ty có đội ngũ cán bộ quản lý năm 2001 chiếm 15.6% trong tổng số lao động của công ty trong đó trình độ đại học chiếm 6.3% tương ứng với 20 trên tổng số 50 cán bộ quản lý sang năm 2001 vẫn chỉ có 20 cán bộ quản lý có trình độ đại học trên tổng số 60 người nhưng đến năm 2002 đội ngũ cán bộ quản lý của công ty chiếm 9.7% trong tổng số lao động của công ty và cán bộ quản lý có trình độ đại học là 4.1% tương ứng với 37 người như vậy năm 2002 số cán bộ có trình độ đại học tăng 17 người so với năm 2001 và 2000. Qua đó thấy rằng đây cũng là một cách đổi mới nhằm nâng cao chất lượng quản lý của công ty vì do đặc thù là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực gia công quốc tế hàng may mặc cho nên đòi hỏi nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn và phải có trình độ ngoại ngữ để phù hợp với xu thế chung của ngành và phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một doanh nghiệp chuyên gia công xuất khẩu hàng may mặc. Xét về mặt cơ cấu lao động của công ty theo độ tuổi thì công ty có số lượng lao động là nữ cao hơn lao động nam đây cũng là hoàn toàn phù hợp với tất yếu khách quan vì công ty là chuyên kinh doanh các mặt hàng may mặc là chủ yếu. Xét về mặt cơ cấu theo độ tuổi lao đông của công ty thì công ty có số lao động có độ tuổi lao động từ 18 đến 35 chiếm tỷ trọng cao đây là một thuận lợi rất tốt cho công ty vì đây là độ tuổi lao động rất năng động và đày nhiệt tình trong công việc vì có sức khoẻ và sự nhanh nhạy trong công việc. Mà đối với một doanh nghiệp có hoạt đông quốc tế rất cần đến yếu tố này. 3.4.Đặc điểm về công nghệ thiết bị Để tìm hiểu về tình hình máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất của công ty, có thể tham khảo số liệu sau: Bảng 3: Một số máy móc thiết bị chủ yếu ở công ty TNHH Minh Trí (Đơn vị: Chiếc) STT Tên thiết bị Số lượng tính đến thời điểm Năm sử dụng Giá trị còn lại (%) 2000 2001 2002 1 Máy may 1 kim 60 114 329 1995-2002 60-95 2 Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ 24 48 156 1995-2002 60-100 3 Máy chân đè 3 kim 5 chỉ 2 22 67 1995-2002 70-100 4 Máy viền 1 2 7 1995-2002 70-100 5 Máy thùa dính 1 4 18 1995-2002 80-100 6 Máy xén mờ 2 2 7 1995-2002 80-100 7 Máy may chuyên dùng 8 10 15 1995-2002 70-95 8 Máy cắt 7 7 16 1995-2002 70-95 9 Thiết bị là hơi 6 6 18 1995-2002 70-100 10 Máy ép mex 1 1 2 1995-2002 60-100 11 Máy kiểm kim 1 1 2 1995-2002 70-100 12 Máy thêu công nghiệp 4 4 4 1995-2002 80 13 Nồi hơi 2 2002 100 14 Máy sấy quần áo 2 2002 100 15 Máy tẩy trắng ly tâm 1 2002 100 16 Máy giặt công nghiệp 2 2002 100 17 Máy thiết kế mẫu 1 2002 100 18 Tổng 117 229 649 (Nguồn: Phòng kỹ thuật chất lượng công ty TNHH Minh Trí ) Từ bảng tổng kết về thiết bị của công ty nhập về qua các năm thấy rằng máy móc thiết bị ngày càng được công ty trang bị nhiều và điều chú ý là tất cả các máy móc thiết bị đều có giá trị còn lại tương đối tốt thường giá trị còn lại từ 65% đến 100% công cụ này sẽ giúp ích rất lớn trong sản xuất kinh doanh của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. II. Thực trạng hoạt động gia công 1. Thực trạng hoạt động gia công của công ty 1.1. Phân tích hoạt động gia công theo khu vực thị trường Thực tế cho thấy, quá trình phân công lao động trên thế giới đã đưa Việt Nam trở thành một thị trường gia công có nhiều hấp dẫn dựa trên lợi thế về lao động với đội ngũ trẻ, năng động, sáng tạo, khéo léo, lại thừa hưởng những kỹ năng truyền thống dân tộc. Hàng may mặc là mặt hàng gia công được nhà nước ta coi là chủ lực để phát triển, góp phần tiến hành CNH-HĐH đất nước . Công ty với mặt hàng may mặc là mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới và góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty khá đa dạng và phong phú như: Nhật Bản, EU, Đài Loan, Singapo...trong đó Đài Loan và EU là hai thị trường lớn nhất của Công ty (kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Đài Loan chiếm hơn 50% và sang EU chiếm khoảng 26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu). Với thị trường Đài Loan đây là thì trường nhập khẩu lớn, mặc dù trong các năm gần đây, sức tiêu thụ ở thị trường này có giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng đây vẫn sẽ là một thị trường chủ yếu của Công ty. Còn với thị trường EU, tuy đây là một thị trường được quản lý bằng hạn ngạch, hàng hoá muốn xâm nhập được vào được thị trường này đều phải có quota nhưng nhờ có Hiệp định buôn bán hàng may mặc giữa Việt nam và EU đã được ký kết nên việc xuất khẩu hàng hoá của Công ty vào thị trường này cũng gặp nhiều thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này tăng dần trong các năm qua, hứa hẹn một thị trường có nhiều triển vọng và Công ty cũng đã lập ra một bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường này. Trong tương lai, Mỹ và các nước Đông Âu sẽ là những thị trường mới với những hướng phát triển mới cho xuất khẩu hàng may mặc của Công ty. Mỹ là một thị trường rộng lớn, người dân Việt nam cư trú ở đó cũng khá đông, đặc biệt là khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết và có hiệu lực sẽ tạo ra một tiền đề vững chắc cho hướng phát triển của Công ty vào thị trường này. Sau đây là bảng tổng kết các khu vực thị trường mà công ty đã xuất khẩu: Bảng 4: Tỷ trọng kim ngạch gia công xuất khẩu theo thị trường (Đơn vị : 100 USD ) STT Thị trường khu vực 2000 2001 2002 Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) 1 EU 909 26.8 933 18.7 1333 20.3 2 Châu á 2089 61.4 2554 51.2 3420 51.9 3 Bắc mỹ 0 0 955 19.1 1175 17.9 4 Khu vực khác 405 11.9 552 11.1 655 9.9 5 Tổng 3403 100 4994 100 6583 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh XNK công ty May Minh Trí ) Theo dõi bảng trên ta thấy, EU và Châu á là hai khu vực thị trường lớn của công ty. Cao nhất là Châu á chiếm hơn 50% kim nghạch xuất khẩu của công ty và hàng năm thị trường EU chiếm khoảng 20% đến 26% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tiếp đó là đến khu vực thị trường Bắc Mỹ mỗi năm chiếm xấp xỉ 22%. Cũng từ bản tổng kết trên thấy rằng tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm, năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty là 340.300 USD nhưng sang năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên 499.400 USD tương ứng tốc độ tăng 146,7% và năm 2002 tăng lên 658.300 tương ứng tốc độ tăng 131%. Tuy nhiên đây chỉ là tính theo khu vực thị trường, để có thể hiểu rõ hơn về từng thị trường, ta có thể xem xét bảng tổng kết về kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty theo các thị trường: Bảng 5: Thị trường gia công xuất khẩu chính của công ty (Đơn vị : 100 USD) Stt Tên thị trường 2000 2001 2002 Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) 1 Đức 612 18.0 709 14.2 1020 15.5 2 Tây Ba Nha 176 5.2 224 4.5 155 2.4 3 Tiệp 121 3.6 0.0 158 2.4 4 Đài Loan 802 23.6 997 20.0 1220 18.5 5 Hồng Kông 398 11.7 556 11.1 812 12.3 6 Singapo 563 16.5 578 11.6 688 10.5 7 Nhật Bản 326 9.6 423 8.5 700 10.6 8 Canada 0.0 469 9.4 565 8.6 9 Mỹ 0.0 486 9.7 610 9.3 10 Khác 405 11.9 552 11.1 655 9.9 11 Tổng 3403 100 4994 100 6583 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh XNK công ty May Minh Trí ) Từ bảng biểu ta thấy thị trường của công ty được mở rộng qua từng năm và đã đứng vững trên trên các thị trường: Đức, Đài Loan đặc biệt đã đặt chân vào thị trường Mỹ là nước mới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của công ty đã được mở rộng nhưng điều đáng nói là hầu hết các sản phẩm gia công của công ty vào các thị trường lớn đều phải thông qua thương nhân trung gian nước ngoài. Ví dụ hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang EU, Canada, Mỹ đều thông qua ký kết hợp đồng với các khách hàng người Hongkong, Đài Loan. Hoặc là các sản phẩm may của công ty xuất khẩu sang các thị trường Đài loan, Hong Kong chỉ nằm ở kho ngoại quan của các nước đó rồi được làm thủ tục tái xuất khẩu sang các nước khác. 1.2. Phân tích hoạt động gia công theo cơ cấu mặt hàng Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng may thêu hiện nay công ty đang sản xuất các sản phẩm sau: Bảng 6 : Cơ cấu mặt hàng gia công của công ty May Minh Trí (Đơn vị : chiếc) STT Tên hàng 2000 2001 2002 TH % TH % TH % I Mặt hàng(Cat) 116.500 31.6 159.250 49.6 155.780 31.8 1 áo T - shirts 87.000 23.7 82.600 25.8 93.000 19.0. 2 áo nỉ 5.500 1.5 25.000 7.8 14.750 3.0 3 áo sơ mi nữ 16.000 5 13.000 2.7 4 Bộ quần áo 7.200 2.2 12.400 2.5 5 Quần dệt kim 24.000 6.5 25.600 8 16.000 3.3 6 Quần âu 2.850 0.89 6.630 1.4 II Mặt hàng không Cat 250.860 68.3 161.500 50.4 334.000 68.2 1 áo khoác vải dệt kim 59.000 16.0 46.000 14 47.000 9.6 2 áo Polo shirts 125.000 34.0 49.000 15.3 75.000 15.3 3 Quần dệt kim 10.700 2.9 20.500 6.4 38.000 7.8 4 Bộ Quần áo thể thao 3.230*2 1.75 2.300*2 1.4 4.800*2 2.0 5 Váy dệt kim 1.800 0.5 1.800 0.6 1.800 0.4 6 áo Jacket 21.500 5.8 32.000 10 6.700 1.4 7 áo có mũ 400 0.12 8 áo Jilê 400 0.12 4.800 1.0 9 áo vest 6.000 1.64 10 Mũ mùa hè 20.000 5.5 26.500 5.4 11 Quần âu 7.200 2.2 39.000 8.0 III Tổng 367.360 100 320.750 100 489.780 100 (Nguồn: Phòng XNK công ty TNHH Minh Trí) Qua bảng tổng kết các sản phẩm mà công ty đã sản xuất ta thấy rằng mặt hàng mà công ty sản xuất là rất đa dạng công ty ngày càng cố gắng phát triển sản phẩm của mình. Trong các mặt hàng kể trên thì ta thấy rằng loại áo T- shirts là được sản xuất nhiều nhất có thể coi rằng đây là mặt hàng chủ lực của công ty. Giá trị sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này năm 2000 là 87.000 chiếc nhưng đến năm 2002 đã tăng 93.000 chiếc tương ứng 6,9%. Đây mới chỉ tính sản phẩm được xuất sang thị trường có hạn ngạch. Do đặc thù các mặt hàng xuất khẩu doanh nghiệp chủ yếu là gia công xuất khẩu cho nên các mặt hàng gia công mà công ty nhận gia công rất đã dạng nhưng áo T- Shirts và Polo Shirt vẫn là hai loại mặt hàng chiếm tỷ trọng cao. Kế tiếp đến là các mặt hàng dệt kim như áo khoác dệt kim, quần dệt kim … 2. Phân tích thực trạng hiệu quả gia công xuất khẩu của công ty. 2.1. Thực trạng thực hiện hệ thống chỉ tiêu hiệu quả gia công Như đã phân tích ở trên muốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta sử dụng phân tích hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiêu quả kinh doanh. 2.1.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp a. Hệ số doanh lợi của doanh thu Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng ta sẽ dùng bảng phân tích sau : Bảng 7 : Phân tích hệ số doanh lợi của doanh thu (Đơn vị: đồng ) STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Lợi nhuận 85.044.138 70.230.092 183.297.084 2 Doanh thu 5.889.316.591 6.523.586.542 7.982.956.322 3 Hệ số doanh lợi doanh thu (3=2:1) 0,0144 0,0107 0,0229 (Nguồn: Phòng kế toán công ty May Minh Trí) Qua bảng trên cho ta thấy doanh lợi của doanh thu qua các năm 2000, 2001, 2002, thấy rằng năm 2000 một đồng doanh thu mang lại 0,0144 đồng lợi nhuận, đến năm 2001 thì một đồng doanh thu thu được 0,0170 đồng lợi nhuận tứclà hệ số doanh lợi của doanh thu năm 2001 có giảm so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 thì doanh nghiệp có hệ số doanh lưọi tăng cao nhất một đồng doanh thu mang lại những 0,0229 đồng lợi nhuận điều này đã cho thấy năm 2002 bằng cách mở rộng sản xuất doanh nghiệp đã đạt dược một thành tích như một bước đột phá trong kinh doanh. Để làm rõ vấn đề ta xem bảng thống kê sau: Bảng 8: So sánh tốc độ tăng của các chỉ tiêu hệ số doanh lợi (Đơn vị: đồng ) STT Chỉ tiêu Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2002/2000 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) 1 Lợi nhuận - 62.185.954 82,6 113.066.992 261 98.254.946 216 2 Doanh thu 634.270.023 110,8 1.459369780 122 2.097.639.731 136 3 Hệ số doanh lợi - 0,0037 74,3 0,0122 214 0,0085 159 (Nguồn: Phòng kế toán công ty May Minh Trí) Từ bảng phân tích tốc độ tăng của các chỉ tiêu hệ số doanh lợi ta thấy: tốc độ tăng của hệ số doanh lợi năm 2001 so với năm 2000 là 74,3% tức là giảm 25,7% tương ứng với hệ số doanh lợi giảm là 0,0037 và tốc độ tăng của hệ số doanh lợi năm 2002 so với năm 2001 là 214% tức là tăng 114% tương ứng với hệ số doanh lợi tăng là 0,0122 và tốc độ tăng hệ số doanh lợi năm 2002 so với năm 2000 là 159% tức là tăng 59% tương ứng với hệ số doanh lợi tăng 0,0085. b. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh Doanh nghiệp muốn có được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tức là phải biết sử dụng hiệu quả chi phí sao cho có hiệu quả nhất để phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp ta sử dụng bảng phân tích sau dể phân tích chỉ tiêu này: Bảng 9: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí (Đơn vị: đồng) STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Doanh thu 5.889.316.591 6.523.586.542 7.982.956.322 2 Chi phí 5.750.520.963 6.444.782.367 7.746.862.474 3 Hiệu quả chi phí (3=2:1) 1,024 1,012 1,030 (Nguồn : Phòng tài chính công ty May Minh Trí ) Bảng 10: So sánh tốc độ tăng của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí (Đơn vị: đồng) STT Chỉ tiêu Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2002/2000 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) 1 Doanh thu 634.270.023 110 1.459.369.780 122 2.097.639.731 136 2 Chi phí 694.261.404 122 1.302.080.107 120 1.996.341.411 135 3 Hiệu quả chi phí - 0,012 98,8 0,018 102 0.006 100,6 (Nguồn : Phòng kế toán - tài chính công ty May Minh Trí ) Từ bảng so sánh tốc độ tăng của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí ta thấy tốc độ tăng hiệu quả chi phí năm 2001 so với năm 2000 là 98,8% tức là hiệu quả sử dụng chi phí năm 2001 giảm so với năm 2000 là 1,2% tương ứng với hiệu quả sử dụng chi phí giảm là 0,012 và tốc độ tăng hiệu quả sử dụng chi phí năm 2002 so với năm 2001 là 102% tức là hiệu quả sử dụng chi phi năm 2002 tăng so với năm 2001 là 0,2% tương ứng với hiệu quả sử dụng chi phí tăng 0.018 và tốc độ tăng hiệu quả sử dụng chi phí năm 2002 so với năm 2000 là 100,6% tức là hiệu quả sử dụng chi phí năm 2002 tăng so với năm 2000 là 0,06% tương ứng với hiệu quả sử dụng chi phí tăng 0,006. Như vậy hiệu quả sử dụng chi phí năm 2002 là cao nhất đạt 1,030 điều này có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra năm 2002 thì doanh nghiệp thu được 1,030 đồng doanh thu. Có thể nói rằng với mỗi đồng doanh thu thu được thì công ty ngày càng bỏ ra ít chi phí hơn hay nói cách khác là công ty đã tiết kiệm được chi phí để tăng doanh thu. 2.1.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận a. Chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động Để phân tích chỉ tiêu này ta sử dụng bảng số liệu sau: Bảng 11: Phân tích chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động (Đơn vị : đồng) STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Doanh thu 5.889.316.591 6.523.586.542 7.982.956.322 2 Vốn lưu động 5.736.768.876 6.490.316.741 7.750.627.741 3 Số vòng quay (3=1:2) 1.027 1.005 1.030 4 Thời gian một vòng luân chuyển 355,5 363,1 354,4 5 Số vốn lưu đông tiết kiệm(-) hay lãng phí(+) 135.833.583 - 190.278.685 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty May Minh Trí) Từ bảng phân tích trên nhận thấy rằng số vòng quay vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 giảm 0.02 vòng, năm 2002 so với năm 2001 thì vòng quay vốn năm 2002 tăng 0,025 vòng so với năm 2001. Hay nói cách khác 1 đồng vốn lưu động năm 2000 mang lại 1,027 đồng doanh thu còn năm 2001 1 đồng vốn lưu động tạo ra 1,005 đồng doanh thu và tới năm 2002 thì 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì lam ra 1,030 đồng doanh thu. Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn sử dụng chỉ tiêu thời gian của một vòng luân chuyển theo công thức tính sau: = Thời gian của 365 ngày x Vốn lưu động một vòng luân chuyển Doanh thu Theo bảng 10 thấy rằng năm 2000 thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động là 355,5 ngày năm 2001 là 363,1 ngày nhưng đến năm 2002 là 354,5 ngày. Như vậy, trong 3 năm từ 2000 đến 2002 thời gian luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động có giảm nhưng không đáng kể. Dựa vào kết quả tính toán trên chúng ta có thể tính được mức vốn lưu động tiết kiệm(-) hay lãng phí (+) theo công thức sau: Thời gian Thời gian - = Số vốn lưu động Doanh thu năm n x một vòng một vòng tiết kiệm hay 365 luân chuyển luân chuyển lãng phí năm (n) năm (n-1) Năm 2001 công ty đã lãng phí 135.833.583 đồng năm 2002 công ty tiết kiệm được 190.278.685. Như vậy năm 2002 doanh nghiệp đã có một bước tiến lớn là tiết kiệm được vốn lưu động mà vấn đề tiết kiệm vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng lên có thể giảm bớt một số vốn lưu động nhất định mà vẫn bảo đảm đủ khối lượng phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh. Việc tăng số vòng quay của vốn lưu động không những có ý nghĩa thiết thực là tiết kiệm vốn mà còn góp phần vào giảm chi phí như chi phí trả lãi vốn lưu động, chi phí kho, thiết bị... b. Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn lưu động Chúng ta có thể tính được chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn lưu động qua các năm theo bảng 12: Bảng 12: Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn lưu động (Đơn vị: đồng) STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Lợi nhuận 85.044.138 70.230.092 183.297.084 2 Vốn lưu động 5.736.768.876 6.490.316.741 7.750.627.741 3 Hệ số doanh lợi vốn lưu động (3=2:1) 0,01482 0,01082 0,02365 (Nguồn : Phòng tài chính công ty May Minh Trí ) Bảng 13: So sánh tốc độ tăng của các chỉ tiêu hệ số doanh lợi (Đơn vị: đồng ) STT Chỉ tiêu Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2002/2000 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) 1 Lợi nhuận - 62.185.954 82,6 113.066.992 261 98.254.946 216 2 Vốn lưu động 753.547.865 167 1.260.311.000 160 2.013.858.865 267 3 Hệ số doanh lợi vốn lưu động - 0,00400 73 0,01283 219 0,00882 160 (Nguồn: Phòng kế toán công ty May Minh Trí) Từ bảng tổng kết hệ số doanh lợi vốn lưu động và bảng so sánh tốc độ tăng của các chỉ tiêu hệ số doanh lợi vốn lưu động ta thấy tốc độ tăng hệ số doanh lợi vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 là 73% tức là hệ số doanh lợi vốn lưu động năm 2001 giảm so với năm 2000 là 27% tương ứng với hệ số doanh lợi vốn lưu động giảm là 0,004 và tốc độ tăng hệ số doanh lợi vốn lưu động năm 2002 so với năm 2001 là 219% tức là hiệu quả sử dụng chi phí năm 2002 tăng so với năm 2001 là 119% tương ứng với hệ số doanh lợi vốn lưu động tăng 0.01283và tốc độ tăng hệ số doanh lợi vốn lưu động năm 2002 so với năm 2000 là 160% tức là hệ số doanh lợi vốn lưu động năm 2002 tăng so với năm 2000 là 60% tương ứng với hệ số doanh lợi vốn lưu động tăng 0,00882. Như vậy hệ số doanh lợi vốn lưu động năm 2002 là cao nhất đạt 0,02365 điều này có nghĩa là một đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2002 thì doanh nghiệp thu được 0,02365 đồnglợi nhuận. Có thể nói rằng với mỗi đồng lợi nhuận thu được thì công ty ngày càng bỏ ra ít vốn lưu động hơn hay nói cách khác là công ty đã tiết kiệm được vốn để tăng lợi nhuận . c. Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động Chúng ta có thể dựa vào bảng phân tích sau để phân tích chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động như sau : Bảng 14: Chỉ tiêu doanh thu lao động bình quân (Đơn vị: đồng) STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Doanh thu 5.889.316.591 6.523.586.542 7.982.956.322 2 Số lao động 350 380 900 3 Doanh thu lao động bình quân (3=1: 2) 16.826.617 17.167.333 8.869.951 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty May Minh Trí ) Theo bảng ta thấy doanh thu bình quân một lao động của công ty trong 3 năm qua là chưa đều. Năm 2000 doanh thu bình quan một lao động là 16.826.617 đồng năm 2001 là 17.167.333 đồng năm 2002 doanh thu bình quân một lao động là 8.869.951 đồng. Như vậy năm 2002 mặc dù với phương châm mở rộng sản xuất công ty đã đầu tư trang thiết bị đồng thời tuyển thêm cán bộ và công nhân nhưng doanh thu lao động bình quân lại giảm mạnh điều đó chúng tỏ việc sử dụng lao động trong công ty là chưa hiệu quả. d. Chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động Để phân tích chỉ tiêu này ta sử dụng bảng phân tích sau Bảng 15: Phân tích chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động (Đơn vị: đồng) STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Lợi nhuận 85.044.138 70.230.092 183.297.084 2 Số lao động 350 380 900 3 Mức sinh lời một lao động (3=1: 2) 242.983 184.816 203.663 (Nguồn : Phòng tài chính công ty May Minh Trí) Từ bảng phân tích thấy rằng mức sinh lời một lao động của công ty qua các năm theo xu hướng giảm và chưa đều. Năm 2000 mức sinh lời một lao động là 242.983 đồng năm 2001 là 184.816 đồng và mức sinh lời một lao động năm 2002 là 203.663 đồng. Bảng 16: So sánh tốc độ tăng của chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động (Đơn vị: đồng ) STT Chỉ tiêu Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2002/2000 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) 1 Lợi nhuận - 62.185.954 82,6 113.066.992 261 98.254.946 216 2 Số lao động 30 108.6 520 237 550 250 3 Mức sinh lời một lao động - 58.176 76,1 18.847 110 - 3.932 83,8 (Nguồn: Phòng kế toán công ty May Minh Trí) Tốc độ tăng mức sinh lời của một lao động năm 2001 so với năm 2000 là 76,1% tức là mức sinh lời của một lao động năm 2001 giảm so với 2000 là 23,9% tương ứng với giảm 58.176 đồng và tốc độ tăng mức sinh lời của một lao động năm 2002 so với năm 2001 là 110% tức là mức sinh lời của một lao động năm 2002 tăng so với năm 2001 là 10% tương ứng tăng 18.847 đồng và tốc độ tăng mức sinh lời của một lao động năm 2002 so với năm 2001 là 83,8% tức là mức sinh lời của một lao động năm 2002 giảm so với năm 2000 là 16,2% tương ứng giảm 3.932 đồng. Như vậy qua phân tích thấy rằng Công ty đã sử dụng lực lượng lao động chưa hiệu quả. Tổng kết các chỉ tiêu đã phân tích ở trên thể hiện ở bảng sau: Bảng 17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Hệ số doanh lợi củadoanh thu 0,0144 0,0107 0,0229 2 Hiệu quả sử dụng chi phí 1,024 1,012 1,030 3 Số vòng quay của vốn lưu động 1.027 1.005 1.030 4 Hệ số doanh lợi của vốn lưu động 0,01482 0,01082 0,02365 5 Doanh thu bình quân một lao động 16.826.617 17.167.333 8.869.951 6 Mức sinh lời của một lao động 242.983 184.816 203.663 (Nguồn: Phòng kế toán công ty May Minh Trí) Qua bảng tổng kết ta thấy: nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là hệ số doanh lợi của doanh thu và hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh trong 3 năm dều tăng nhưng chưa đều do năm 2001 công ty làm ăn không có hiệu quả. Nhóm chỉ tiêu bộ phận cũng đạt được những hiệu quả nhất định song chênh lệch giữa các năm vẫn còn chưa cao. Đặc biệt là hai chi tiêu bộ phận là doanh thu bình quân và mức sinh lời của một lao động còn biến động bất thường điều này chứng tỏ việc sử dụng lực lượnglao động trong công ty là chưa có hiệu quả. 2.2. Các biên pháp mà công ty đã áp dụng nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu. Đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới công nghệ luôn được công ty quan tâm rất nhiều. Một câu hỏi được đặt ra là những máy móc thiết bị thay thế chưa hết thời gian sử dụng thì giải quyết như thế nào để vừa có thể tận dụng hiệu quả tài sản cố định vừa có thể thu hồi vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Trước tình hình đó, công ty đã chọn giải pháp là những máy móc có công nghệ lạc hậu, không phục vụ tốt cho việc sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nữa thì tiến hành cho thuê tài chính cho các đơn vị có nhu cầu và nếu có thể bán lại số tài sản đó cho họ. Như vậy việc này làm tăng nguồn thu nhập từ hoạt động bất thường của công ty tăng làm tăng doanh thu và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó công ty đã tích cực tìm hướng đi có lợi và phù hợp với khả năng của mình nhất để thực hiện và đã áp dụng tốt việc đầu tư đổi mới công nghệ trong những năm qua. Trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, công ty đã kết hợp phương thức thay đổi hoàn toàn và phương thức bổ sung thay thế, kết hợp việc mua thiết bị mới và thiết bị đã qua sử dụng. Thực hiện phương án sử dụng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao Vốn kinh doanh của công ty hàng năm tăng trưởng khá cao đặc biệt là vốn lưu động từ các nguồn huy động ở ngoài công ty như đi vay vốn từ các ngân hàng, huy động vốn bằng cách trả chậm bạn hàng, vốn từ các nguồn tín dụng khác…Do công ty kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán nên công ty đã gây dựng tốt uy tín đối với khách hàng và bạn hàng, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính của mình chính điều đó làm cho công ty rất chủ động trong kinh doanh tiêu thụ và dứng vững trên các thị trường tào đà tốt cho sản xuất kinh doanh. Chính vì thế mà công ty đảm bảo được khả năng thanh toán và chi trả được lãi ngân hàng và có lợi nhuận để phân phối cũng như tái đầu tư. Kết quả trên có được là do công ty ngay từ những ngày đàu mới thành lập đã có chính sách hoạt động tài chính đúng đắn duy trì tốt mối quan hệ với các đối tác các tổ chức tín dụng và thi hành nghiêm chỉnh quy định tài chính của Nhà nước nộp các khoản thuế, tham gia tích cực trương trình sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trương đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh khong gây thiệt hại cho Nhà nước. Từng bước nâng cao trình độ nguồn nhân lực đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong công ty Mặc dù là doanh nghiệp tư nhân nhưng công ty rất chú trong công tác tuyển dụng. Công ty đã có chế độ tuyển dụng hợp lý từ đó tạo cho mình một đội ngũ nhân viên có năng lực, đảm bảo được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Thêm vào đó, hàng năm số lượng nhân viên được công ty đưa đi bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghiệp vụ ở các lớp học ngắn hạn nhằm phục vụ tốt trong công tác quản lý. Đến nay công ty đã có một đội ngũ nhân viên trẻ nhưng đày đủ các chuyên môn cũng như kinh nghiệm để tổ chức và thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. Tuy vậy, cơ cấu lao động vẫn còn có chỗ chưa hợp lý với số lao động gián tiếp tại các phòng ban chưa cân đối. 3. Kết luận rút ra từ phân tích thực trạng hiệu quả gia công xuất khẩu của công ty May Minh Trí. Những ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu của Công ty May Minh Trí. Hoạt động gia công của công ty May Minh Trí trong thời gian qua đạt được những kết quả rất đáng hoan nghênh. Xét về mọi mặt thì hiệu quả kinh doanh bộ phận hay hiệu quả tổng hợp đều tốt, chứng tỏ bước đi của công ty là đúng đắn và hoạt động kinh doanh theo thời gian đã dần đi vào ổn định phát huy hiệu quả và đem lại lợi nhuận. Đây là sự khởi đầu thành công đối với doanh nghiệp còn non trẻ như công ty Minh Trí. Điều đó đã được chứng minh qua các chỉ tiêu ở trên. nhìn chung hiệu quả kinh doanh tăng đều qua các năm năm sau cao hơn năm trước là từ 10% đến 20%. Quá trìn hoạt động đật được hiệu quả trên là do những ưu điểm sau trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh : Doanh thu năm sau đều tăng so với năm trước và lợi nhuận tăng đều qua các năm với tốc độ ổn định thể hiện ở hệ số doanh lợi củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100740.doc
Tài liệu liên quan