Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm giá thành các công trình xây dựng ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12 trong giai đoạn 2002- 2010

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm giá thành các công trình xây dựng ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12 trong giai đoạn 2002- 2010: LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập giữ vị trí quan trọng và tạo ra tài sản cố định. Trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đã tạo nên động lực, thu hút đầu tư cho xây dựng. Thị trường xây dựng trở nên sôi hơn trước. Nhiều biện pháp kỹ thuật, và công nghệ tiên tiến được áp dụng, điều này tạo một bước khá xa về tốc độ xây lắp, về qui mô công trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng. Như vậy với tốc độ xây dựng này thì tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng càng trở nên mạnh mẽ. Điều đó buộc sản phẩm của doanh nghiệp khi sản xuất ra phải được khách hàng chấp nhận về giá cả cũng như chất lượng. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải thực hiện tích kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành các công trình xây lắp điều này là sự quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường, bởi vì chỉ tiêu chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả n...

doc61 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm giá thành các công trình xây dựng ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12 trong giai đoạn 2002- 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập giữ vị trí quan trọng và tạo ra tài sản cố định. Trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đã tạo nên động lực, thu hút đầu tư cho xây dựng. Thị trường xây dựng trở nên sôi hơn trước. Nhiều biện pháp kỹ thuật, và công nghệ tiên tiến được áp dụng, điều này tạo một bước khá xa về tốc độ xây lắp, về qui mô công trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng. Như vậy với tốc độ xây dựng này thì tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng càng trở nên mạnh mẽ. Điều đó buộc sản phẩm của doanh nghiệp khi sản xuất ra phải được khách hàng chấp nhận về giá cả cũng như chất lượng. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải thực hiện tích kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành các công trình xây lắp điều này là sự quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường, bởi vì chỉ tiêu chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng với một số công ty trong cả nước, Công ty Xây dựng Sông Đà 12 thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã từng bước đổi mới công nghệ tự hoàn thiện để nâng cao trình độ và phương pháp quản lý các công trình xây dựng để bắt nhịp cùng xu thế chung. Đồng thời hạ giá thành xây lắp nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với kiến thức đã học và tích luỹ trong nhà trường kết hợp với tài liệu cùng quá trình thực tế tại công ty em chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm giảm giá thành các công trình xây dựng ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12 trong giai đoạn 2002- 2010”. Đề tài gồm: Phần I: Lý luận chung về giá thành công trình xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng. Phần II: Thực trạng công tác quản lý và tính giá thành ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12. Phần III: Một số ý kiến nhằm góp phân hạ giá thành công trình xây lắp ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12. Phần I Lý luận chung về giá thành công trình xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng I. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng 1. Giá thành sản phẩm trong xây dựng 1.1. Khái niệm: Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí của doanh nghiệp. Về sử dụng tư liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đối với hoạt động xây dựng, giá thành sản phẩm chỉ là một bộ phận của sản xuất xã hội để thực hiện công tác xây lắp và chính là bộ phận mà tổ chức xây dựng đã chi dưới hình thức tiền tệ để sản xuất và thực hiện công tác xây lắp, hay giá thành sản phẩm xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng, mở rộng hay trang thiết bị lại kỹ thuật cho công trình. Giá thành của sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, và nó là một phạm trù kinh tế có liên quan đến hạch toán kinh tế. Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng đó là sự phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện đa phương có tính đa dạng cao về công dụng và kết cấu phức tạp, tính chất này ảnh hưởng trực tiếp đến thay đổi năng xuất lao động xã hội, giá cả vật tư. Như vậy, giữa giá sản phẩm xây dựng và chi phí sản xuất có sự giống và khác nhau. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm. Nhưng không phải tất cả chi phí sản xuất phát sinh đều được tính vào giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất, còn chi phí sản xuất thể hiện chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất. Giá thành sản phẩm biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm. 1.2. Phân loại các chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng Trong doanh nghiệp xây dựng các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau, yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Việc quản lý sản xuất, tài chính, quản lý chi phí sản xuất không những dựa vào số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình trong thời kỳ nhất định. Vì vậy chi phí sản xuất được phân theo các tiêu thức sau: 1.2.1. Phân loại theo khoản mục giá thành: Đối với doanh nghiệp xây dựng do đặc thù riêng của nó nên khi phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này có: - Chi phí trực tiếp : gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến kết cấu công trình hoặc trực tiếp phục vụ cho việc hoàn thành công trình ấy. Nó gồm những chi phí về nhân công và chi phí về nguyên vật liệu đã làm ra, một khối lượng công trình nhất định. Chi phí trực tiếp gồm các khoản mục sau: Chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác như nhiên liệu, động lực dùng vào sản xuất... - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không gắn với cấu thành thực thể của công trình nhưng rất cần thiết để phục vụ cho công tác xây lắp và tổ chức công trường. Chi phí gián tiếp gồm chi phí quản lý hành chính, phục vụ công nhân, phục vụ thi công, chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, phá đi làm lại... Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời xác định sự ảnh hưởng của sự biến động giá từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành công trình, nhằm phân biệt và khai thác lực lượng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ giá thành. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo chi phí cố định và chi phí biến động: Theo tiêu thức phân loại này : - Chi phí cố định gồm khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, tiền thuê đất, chi phí quản lý... - Chi phí biến đổi gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, tiền lương chính của công nhân sản xuất. Việc phân loại này có ý nghĩa lớn, qua xem xét mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất sản phẩm với chi phí bỏ ra, giúp cho nhà quản lý tìm ra các phương pháp quản lý mới thích ứng để hạ giá thành sản phẩm. 1.2.3. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo tiêu thức phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí giống nhau. Xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào ? ở đâu ? Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, của doanh nghiệp xây dựng được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu mua ngoài bao gồm : Tất cả chi phí về các loại đối tượng lao động như nguyên liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng cơ bản sử dụng cho sản xuất và quản lý sản xuất. - Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công và các khoản phải trả cho người lao động. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ chi phí phải tính khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác : Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, ngoài các yếu tố trên. Việc phân loại chi phí sản xuất thành các yếu tố chi phí cho doanh nghiệp thấy rõ kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong hoạt động sản xuất phục vụ cho nhu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, xác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. 1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất và chi phí chung: - Chi phí cơ bản: Là những khoản chi phí chủ yếu cần thiết trong quá trình sản xuất sản phẩm, kể từ lúc thi công cho đến lúc hoàn thành công trình. Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình. Bởi vậy, để quản lý tốt những khoản chi phí này phải thực hiện định mức tiêu hao cho từng khoản mục và phải tìm mọi biện pháp giảm bớt định mức đó. Chi phí cơ bản bao gồm: + Chi phí vật liệu (không gồm chi phí vật liệu và nhiên liệu, đã tính vào chi phí sử dụng máy thi công). + Chi phí nhân công (không gồm chi phí nhân công sử dụng máy thi công). + Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm : Chi phí khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ, máy móc thiết bị thi công, động lực, tiền lương sử dụng máy thi công và các chi phí khác của máy thi công. - Chi phí chung: Là các khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình xây dựng công trình, xong cần thiết để quản lý và phục vụ thi công như lương cán bộ công nhân viên, quản lý văn phòng... Việc phân loại này nhằm thấy rõ công dụng của từng loại chi phí để từ đó mà định phương hướng hạ thấp chi phí. Đồng thời qua sự biến động chi phí chung của giá sản phẩm ở các thời kỳ giúp cho công tác quản lý trong doanh nghiệp tốt hơn. Ngày nay, phương pháp phân loại chi phí theo tiêu thức này được dùng khá phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng. Như vậy, mỗi cách quản lý, phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể, nhưng chúng luôn bổ xung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất tất cả những chi phí phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp và trong thời kỳ nhất định. 2. Các loại giá thành sản phẩm trong xây dựng 2.1. Giá trị dự toán công trình hạng mục công trình Giá trị dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình. Nó chính là giá để mời thầu, chọn thầu và thực hiện đấu thầu, được xác định theo công thức sau : Giá trị dự toán công trình, hạng mục công trình = Giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình + Lãi định mức 2.2. Gía thành kế hoạch của sản phẩm Giá thành kế hoạch công tác xây lắp = Giá thành dự toán công tác xây lắp - Mức hạ giá thành Giá thành kế hoạch của sản phẩm xây dựng được xác định trên những định mức tiên tiến của nội bộ doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tiễn. Nó là cơ sở để hạ giá thành công tác xây lắp. Trong giai đoạn kế hoạch, được xác định theo công thức : 2.3. Giá thành thực tế của sản phẩm Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp, là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí thực tế mà doanh nghiệp xây dựng bỏ ra, để hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định. Giá thành thực tế của sản phẩm bao gồm những chi phí trong định mức và cả những chi phí thực tế phát sinh không nằm trong kế hoạch dự toán như: Thiệt hại do phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất, hao hụt vật tư... Do nguyên nhân chủ quan của bản thân xí nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng, giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu là giá thành của sản phẩm. Xây lắp hoàn chỉnh và giá thành khối lượng, hoàn thành qui ước, tùy theo phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành. Giá thành của sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình, hạng mục công trình, đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng theo thiết kế và hợp đồng bàn giao đã được chủ đầu từ nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước là khối lượng hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả mãn các điều kiện: - Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng mỹ thuật. - Phải đạt được đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành qui ước. Khối lượng xây lắp hoàn thành phản ánh kịp thời chi phí sản xuất cho đối tượng xây lắp, từ đó giúp cho doanh nghiệp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra, cho từng đối tượng để có phương pháp quản lý thích hợp, cụ thể. - Phải đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật. 3. Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp xây dựng 3.1. Đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây dựng Trong các doanh nghiệp xây dựng, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công trình, vì vậy khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp cần căn cứ vào tính chất sản xuất, loại hình sản xuất địa điểm phát sinh quá trình công nghệ của sản phẩm sản xuất, địa điểm tổ chức sản xuất. Đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, trình độ quản lý... Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định theo từng công trình, hạng mục công trình, hay từng đơn đặt hàng. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức quản lý giá thành. 3.2. Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp xây dựng Trong các doanh nghiệp xây dựng đối tượng tính giá thành là các sản phẩm công việc lao vụ... do doanh nghiệp xây lắp tự sản xuất ra và phải tính toán được giá thành đơn vị. Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng là các hạng mục công trình bàn giao các giai đoạn công việc hoàn thành hoặc các sản phẩm lao vụ khác đã hoàn thành (nếu có). 3.3. Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là căn cứ để mở các tài khoản, tập hợp số liệu chi tiết cho từng hạng mục công trình. Các đối tượng tính giá thành sản phẩm và tổ chức công tác giá thành sản phẩm theo đối tượng tính giá thành. Đó là đặc điểm khác nhau giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Xong giữa hai đối tượng này lại có quan hệ mật thiết với nhau. Về bản chất chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí. Số liệu đã tập hợp được trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Trong doanh nghiệp xây dựng, hai đối tượng này thường phù hợp với nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là các hạng mục công trình, các công trình theo đơn đặt hàng. Còn đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình hoàn thành. II. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình 1. Khái niệm và căn cứ lập giá thành công trình 1.1. Khái niệm: Trong xây dựng người ta không thể đánh giá trước cho một công trình toàn vẹn, nhưng người ta có thể định giá trước cho từng loại công việc xây dựng, từng bộ phận hợp thành công trình thông qua đơn giá xây dựng. Giá công trình xây dựng thuộc dự án đầu từ là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới, cải tạo mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. 1.2. Căn cứ lập giá thành công trình 1.2.1. Khối lượng công tác khi lập tổng dự toán công trình thì khối lượng công tác (cho xây lắp, đào đắp đối với thi công đường) và các chi phí khác được xác định theo thiết kế kỹ thuật được duyệt (với công trình thiết kế hai bước) hoặc theo thiết kế bản vẽ thi công (với công trình thiết kế một bước). Khi lập dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác riêng biệt. Thì khối lượng công tác được xác định theo bản vẽ thi công. 1.2.2. Các loại đơn giá: ở đây bao gồm các loại đơn giá chi tiết, đơn giá tổng hợp, đơn giá công trình, giá chuẩn tính cho một đơn vị diện tích xây dựng khối lượng đào đắp hay một đơn vị công suất mà cách sử dụng chúng được qui định chặt chẽ theo thông tư của Bộ Xây dựng. 1.2.3. Giá mua: Sử dụng giá mua các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ bảo quản và bảo hiểm theo hướng của các cơ quan có thẩm quyền như Bộ tài chính, Ban Vật giá Chính phủ... 1.2.4. Định mức các loại chi phí theo tỷ lệ hay bảng giá Khi tính giá công trình xây dựng căn cứ vào các định mức sau. - Định mức chi phí chung để xác định giá trị dự toán công trinh định mức khảo sát, giá thiết kế và các chi phí tư vấn khác. - Chi phí đền bù hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng. - Tiền thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất - Lệ phí cấp đất xây dựng. Và giấy phép xây dựng - Các loại thuế, lãi và bảo hiểm công trình. 2. Phương pháp xác dịnh giá thành công trình xây dựng 2.1. Xác định tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư được xác định dựa trên năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng công tác chủ yếu và xuất đầu tư, giá chuẩn, đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tổng mức đầu tư : Là vốn đầu tư được dự kến để chi phí cho toàn bộ công trình từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu đưa công trình vào khai thác sử dụng. 2.2. Xác định tổng mức dự toán công trình Tổng dự toán công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án. Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí đối với những hạng mục, công trình được xây dựng theo kết cấu điểm hình đã có trong bảng giá chuẩn thì giá xây lắp được xác định theo giá chuẩn. Trong những trường hợp khác thì chi phí này được xác định trên cơ sở đơn giá tổng hợp. Cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình, được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán công trình = Chi phí xây lắp + Chi phí mua sắm thiết bị + Chi phí dự phòng Tổng mức dự toán công trình được xác định theo công thức sau: 2.2.1 Xác định giá trị dự toán xây lắp: Khoản mục này bao gồm các chi phí sau : - Chi phí giải phóng mặt bằng thi công. - Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. - Chi phí để thực hiện các hạng mục công trình - Chi phí gia công lắp đặt các thiết bị tiêu chuẩn (nếucó). - Chi phí di chuyển lớn các thiết bị thi công và lực lượng xây dựng. Công thức tính xác định như sau : Gxl = Zdt + Pđm. Trong đó : Gxl : Giá trị dự toán công trình Zdt : Giá thành dự toán công trình Pđm. : Lợi nhuận và thuế. Trong xây dựng dù doanh nghiệp thi công công trình gì, thì cách tính giá thành dự toán được tính như sau: Từ các hạng mục đã phân chia, tiến hành chia các hạng mục thành các công việc cần thực hiện. Từ đó căn cứ vào định mức đơn giá sử dụng vật liệu, máy, nhân công và khối lượng công việc thực hiện mà tính được tổng chi phí về vật liệu, máy, nhân công. Tổng cộng các chi phí này ta tính được giá thành dự toán các hạng mục, từ đó tình được giá thành dự toán công trình. Cách tính cụ thể được xem xét qua ví dụ sau: Hạng mục thi công đường bê tông TT Mã Tên công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Vật liệu Vật liệu Nhân công Máy Vật liệu Nhân công Máy 1 BA.1623 Đào nền đường làm mới, đất cấp III 1*80*4*0.1=32.000 Tổng cộng=32.000 m3 32 10.526 335.832 2 HE.112 Bê tông gạch vỡ, lót móng vữa TH25 1*80*4*0.1=32.000 Tổng cộng = 32.000 m3 32 93.061 14.523 2.977.952 464.736 3 HA.1313 Bê tông nền đường mác 200 đá 1x2= bê tông gạch vỡ m3 32 358.092 19.612 12.041 11.458.994 627.584 385.312 Tổng giá thành 14.436.896 1.429.152 385.312 2.2.2. Xác định giá trị dự toán mua sắm thiết bị công nghệ Trong loại này bao gồm có chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác của công trình, chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường và bảo hiểm thiết bị công trình. Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo số lượng thiết bị từng loại và giá trị tính cho một tấn, hoặc thiết bị tương ứng. Trong giá trị tính cho một tấn hay một thiết bị bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển đến chân công trình, chi phí bảo quản bảo dưỡng tại hiện trường, chi phí bảo hiểm công trình. Công thức tính chi phí dự toán mua sắm thiết bị công nghệ được xác định như sau: Trong đó: Qi : Khối lượng thiết bị cần mua loại i n: Số thiết bị cần mua Gi : Giá một đơn vị tính 2.2.3. Xác định dự toán các chi phí khác. ở các giai đoạn thi công đều phát sinh các chi phí khác và nó được xác định như sau. - Nhóm các chi phí được tính theo định mức tỷ lệ hay bảng giá bao gồm: Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí cho quản lý dự án. - Nhóm chi phí còn lại không thể áp dụng cách tính theo tỷ lệ hay bảng giá thì phải được xác định bằng cách lập dự toán chi phí cụ thể. Chúng được tính theo bước sau: Trong đó : k : Số loại chi phí khác thuộc nhóm tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá. Ni : Chi phí khác. Thứ i thuộc nhóm tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá. h: Số loại chi phí khác thuộc nhóm tính bằng cách lập dự toán chi tiết. Mj : Chi phí khác thứ j thuộc nhóm chi phí tính bằng cách lập dự toán chi tiết. 2.2.4. Xác định dự toán chi phí dự phòng Mức chi phí dự phòng có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào giai đoạn lập dự trù kinh phí và theo loại dự án đầu tư. Theo qui định hiện hành của Việt Nam dự toán chi phí dự phòng được tính theo công thức sau. GDP = 5% (GXL + GTB + GK) Đối với những dự án lớn có độ phức tạp cao về kỹ thuật công nghệ, theo kinh nghiệm nước ngoài thì tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư có thể sai lệch so với tổng dự toán đến 10%. 2.3. Xác định dự toán chi tiết hạng mục 2.3.1. Khái niệm: Giá trị dự toán xây lắp chi tiết được xác định ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Đó là tổng chi phí cần thiết cho phần xây dựng các kết cấu nâng đỡ bao che công trình và cho phần lắp đặt các máy móc thiết bị vào công trình, do các tổ chức xây dựng thực hiện. Giá dự dự toán xây lắp là cơ sở để xác định giá cả sản phẩm được dùng làm giá mời thầu và chọn thầu để thực hiện đấu thầu và là căn cứ cơ bản để xác định giá hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Đó là tất cả các chi phí lao động xã hội để thực hiện hạng mục công trình hoặc các loại công tác xây lắp riêng biệt. 2.3.2. Phương pháp tính giá xây lắp (phương pháp tính giá trực tiếp) * Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Theo phương pháp này tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hay hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau. Dự toán khác nhau, nhưng cùng thi công trên cùng một địa điểm do một đội công trình sản xuất đảm nhiệm nhưng không có điều kiện quản lý, theo dõi việc sử dụng các chi phí khác nhau, cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã được tập hơn trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó được phân bổ theo công thức sau: Z thực tế của từng hạng mục công trình = Gđi * H. Trong đó : H : tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế Gđi : Giá trị dự toán của công trình thứ i. Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế (H) được xác định åC : Tổng chi phí thực tế của cả công trình åGđt : Tổng dự toán tất cả các hạng mục công trình. * Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phươg pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. * Phương pháp tính giá theo định mức Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện sau: - Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. - Phải vạch ra một cách chính xác các thay đổi về định mức trong giá thành thực hiện thi công các công trình. - Phải xác định được số chênh lệch giữa thực tế với định mức theo từng khoản mục. * Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này thương áp dụng đối với các công trình hạng mục công trình phải qua nhiều giai đoạn thi công, kiến trúc, giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị. Khi đó giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình được tính như sau. Z=C1 + C2 + ...+ C4 Trong đó : Z : Giá thành thực tế của toàn bộ công trình C1...C4 : Chi phí xây lắp các giai đoạn. III. ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Sông đà 12 1. Thực chất và ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm 1.1. Thực chất của hạ giá thành sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm có thể hiểu là việc giảm chi phí trong các yếu tố đầu vào cấu thành nên giá thành sản phẩm. Điều này chỉ có thể làm được khi doanh nghiệp bố trí lao động một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, để làm cho cùng một lượng chi phí bỏ ra. Phải sản xuất được lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. Như vậy, thực chất của hạ giá thành sản phẩm là tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá cho một đơn vị sản phẩm đầu ra. 1.2. ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong cơ chế thị trường điều đó buộc các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc giảm giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp việc hạ giá thành có ý nghĩa rất lớn. a. Trong doanh nghiệp nói chung. Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Khi thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng mà có cạnh tranh, để tiêu thụ được sản phẩm. Các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mặt khác phải tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành. Việc hạ giá thành sẽ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, doanh nghiệp có thể giảm giá bán để tiêu thụ nhanh sản phẩm. Hạ giá thành là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận. Nếu giá sản phẩm của doanh nghiệp càng thấp so với giá bán trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm càng cao. Bên cạnh đó nó còn tạo cho doanh nghiệp có thể giảm bớt vốn lưu động, sử dụng vào sản xuất hoặc mở rộng thêm sản xuất sản phẩm khi hạ giá thành do doanh nghiệp đã tiết kiệm, được các chi phí về nguyên vật liệu quản lý. Như vậy, việc hạ giá thành sản phẩm chính là việc doanh nghiệp đã trang bị cho mình thứ vũ khí lợi hại để giành thắng lợi trên thương trường. Nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa mang lại lợi ích cho xã hội. Tóm lại trong sản xuất nói chung, việc hạ giá thành sản phẩm có một tầm quan trọng đặc biệt bởi nó là cơ sở để đem lại lợi nhuận cao và tăng tích luỹ, phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân. Đối với ngành xây dựng việc hạ giá thành có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất: Trong thời kỳ hiện nay với yêu cầu phát triển nhu cầu về xây dựng ngày càng nhiều, riêng đầu tư cho xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là vào khoảng 40% một năm. Vì vậy, việc hạ giá thành các công trình xây dựng một tỷ lệ nhỏ cũng tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước một khoản đáng kể, và cũng tiết kiệm nguồn lực cho toàn xã hội. Thứ hai: Việc hạ giá thành xây lắp khiến cho bên đầu tư hạ được giá thành tài sản cố định, qua đó việc khấu hao tài sản cố định sẽ giảm, và như thế sẽ kéo theo việc hạ giá thành sản phẩm khác. Đồng thời cũng giảm được lượng tiền lớn cho người sử dụng sản phẩm xây dựng. b. ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm đối với Công ty Xây dựng Sông đà 12. Khi nền kinh tế nước ta, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty Xây dựng Sông đà 12 và một số Công ty trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông đà. Cũng như những Công ty xây dựng khác trong cả nước đều tuân theo quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, để cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng trong cả nước, Công ty đã không ngừng đổi mới, đầu ta công nghệ thi công cũng như đổi mới cơ cấu quản lý. Bên cạnh sự đổi mới đó, vấn đề hạ giá thành sản phẩm đối với Công ty Xây dựng Sông đà 12 mang tính chất sống còn. Vì hạ giá thành sản phẩm là vũ khí để cạnh tranh khi tham gia dự thầu các công trình vì giá thành là tiêu thức quan trọng của các nhà đầu tư khi đánh giá các Công ty dự thầu. Như vậy, việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với Công ty Xây dựng Sông đà 12. Khi tham gia dự thầu các công trình trên thị trường, xây dựng nơi mà có rất nhiều Công ty có khả năng cạnh tranh lớn như Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn... Bên cạnh việc tăng khả năng cạnh tranh và hạ giá thành công trình xây dựng, còn làm tăng uy tín với khách hàng cũng như với Tổng Công ty để nhận được các công trình do Tổng Công ty giao xuống. Khi sự cạnh tranh giữa các Công ty trong Tổng Công ty cũng rất gay gắt. Sau khi xây dựng xong thuỷ điện Hoà Bình. Tổng Công ty cũng như Công ty chịu ảnh hưởng nặng nền của thời kỳ” hậu Sông Đà”. Vấn đề giải quyết việc làm cho công nhân là đòi hỏi cấp bách. Do vậy hạ giá thành công trình giúp cho Công ty tăng khả năng thắng thầu. Từ đó giải quyết việc làm cho công nhân và tăng thu nhập. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành công trình 1. Biện pháp tổ chức thi công Trong xây dựng tổ chức thi công là công tác quan trọng nó quyết định đến chất lượng công trình, thời gian thi công, giá thành công trình khi lập biện pháp thi công thì căn cứ vào các yếu tố sau: + Bản vẽ thiết kế. + Yêu cầu công nghệ, kỹ thuật của công trình. + Năng lực cán bộ công nhân viên. + Việc tổ chức thi công ảnh hưởng đến giá thành công trình qua việc tổ chức công nghệ và bố trí lao động hợp lý, kế hoạch khai thác nguyên vật liệu. Do đặc điểm về xây dựng có những công việc nặng nhọc phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia của máy móc nên viêc bố trí máy móc hợp lý sẽ đảm bảo đúng tiến độ công trình đảm bảo được chất lượng. Bên cạnh đó vấn đề tổ chức máy móc hợp lý sẽ tăng được năng suất lao động do việc tổ chức máy móc hợp lý sẽ thực thi được nhiều công đoạn trong thi công mà không phải di chuyển, tháo lắp qua đó tạo điều kiện cho công việc thi công được liên tục và giảm chi phí vận chuyển. Như vậy, tổ chức máy móc công nghệ ảnh hưởng đến giá thành qua thời gian thi công, chi phí vận chuyển, năng suất lao động. Bố trí lao động phù hợp vừa đảm bảo được chất lượng, vừa tăng được năng suất lao động. Việc tổ chức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lao động qua đó ảnh hưởng đến giá thành công trình qua chi phí nhân công và quản lý. 2. Đặc điểm về cơ sở vật chất trang thiết bị thi công công trình: Trang thiết bị, máy móc thi công có ảnh hưởng rất lớn tới giá thành công trình, việc phối hợp với các đơn vị thi công sẽ gặp khó khăn đồng thời việc tính chi phí máy đối với từng công trình được xác định theo ca, máy được bố trí xuống công trường, không biết được sử dụng như nào vẫn tính chi phí và khấu hao. Do vậy làm tăng chi phí máy dẫn đến đội giá công trình lên. Hơn nữa, nhiều công trình máy móc được bố trí không hợp lý gây nên tình trạng máy hoạt động không hiệu quả, ca chờ trực tràn lan làm tăng chi phí máy. 3. Trình độ công nhân viên Trình độ công nhân viên ảnh hưởng đến năng suất lao động qua việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình, khả năng sử dụng về kết hợp vật liệu, sử dụng máy móc, đảm bảo kết cấu công trình và việc cắt giảm các công đoạn không cần thiết trong thi công. Bên cạnh đó trình độ cán bộ quản lý cũng rất quan trọng về người quản lý là người điều hành, tổ chức thi công quyết định mọi vấn đề liên quan đến công trình. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào thi công nhưng trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ảnh hưởng đến khả năng kết hợp, cung ứng, sử dụng các yếu tố sản xuất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả lao động. Như vậy trình độ cán bộ công nhân viên ảnh hưởng đến giá thành thông qua năng suất lao động khả năng sử dụng, kết hợp các yếu tố sản xuất có hiệu quả và tiết kiệm. 4. Yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật công trình Sản phẩm trong xây dựng thường có kết cấu phức tạp không gian lớn, do vậy với mỗi công trình có những yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật khác nhau. Cũng có những nhu cầu về máy móc thiết bị, công nhân,... khác nhau. với công trình lớn nhu cầu về máy móc và công nhân yêu cầu để đáp ứng cho thi công đúng tiến độ có thể sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của đơn vị nhận thi công. do vậy để đáp ứng được doanh nghiệp thi công sẽ phải mua máy móc thiết bị mới hoặc thuê máy móc và lao động bên ngoài điều này sẽ làm giá thành công trình sẽ tăng lên. Cũng như vậy yêu cầu kỹ thuật mỹ thuật công trình, cũng tác động đến nhu cầu về vật liệu, nguyên liệu cho thi công. Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật mỹ thuật công trình phức tạp đòi hỏi phải có nguyên vật liệu tốt nhiều khi trong nước không sản xuất được bắt buộc phải nhập từ nước ngoài với giá cao. Do đó làm đôi giá công trình lên đồng thời khối lượng vật liệu lớn cần phải bảo quản vận chuyển do đó sẽ làm tăng chi phí về vận chuyển và bảo quản vật liệu. 5. Địa điểm xây dựng Trong xây dựng địa điểm xây dựng công trình có tính chất lưu động. Do vậy, con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác. Có địa điểm, có địa hình phức tạp do vậy phát sinh nhiều các khoản chi phí cho khâu di chuyển. Lực lượng lao động và công trình tạm phục vụ thi công, hơn nữa địa điểm xây dựng khó khăn, đông dân cư sẽ làm tăng chi phí cho giải phóng mặt bằng, nhất là đối với thi công đường. Thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công trình chi phí bảo quản, xếp, dỡ và vận chuyển đến chân công trình qua đó làm tăng giá thành công trình. Đối với từng địa phương quy định về định mức sử dụng giá nhân công vật liệu cũng khác nhau. Do đó ít nhiều ảnh hưởng đến giá thành. Mặt khác có thể một số địa phương có nguồn vật liệu tại chỗ giá thành rẻ mà phục vụ tốt cho thi công đấy cũng là một nhân tố có thể giảm được giá thành sản phẩm. 6. Điều kiện xây dựng Điều kiện tự nhiên phức tạp buộc các doanh nghiệp phải ngừng thi công để tránh các thiệt hại do vậy ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình hơn nữa với khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho công tác vận chuyển, bảo quản vật liệu phục vụ cho thi công do vậy để đảm bảo đầy đủ vật liệu cho thi công kịp thời sẽ phát sinh các chi phí bảo quản, dự trữ vật liệu tại chỗ.Bên cạnh đó, điều kiện về mặt xã hội như thủ tục cho giải phóng mặt bằng khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, công tác điều phối vật liệu trong công trường điều này thường gặp trong thi công đường, cầu qua đó làm tăng các khoản chí phí .Do vậy làm tăng giá thành công trình. Phần II Thực trạng của công tác tính giá thành và quản lý giá thành ở Công ty xây dựng Sông Đà 12 - Tổng công ty xây dựng Sông Đà I - Đặc điểm chủ yếu của công ty xây dựng Sông Đà 12 ảnh hưởng đến việc tính giá thành và quản lý giá thành 1. Đặc điểm về sản phẩm Cũng như một số các doanh nghiệp xây dựng khác. Trên cả nước, sản phẩm của công ty xây dựng Sông Đà 12 mang những đặc điểm khác biệt so với các ngành khác chính vì vậy đặc điểm của nó ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất. Kinh doanh, do đó ảnh hưởng đến công tác tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm của công ty có một số đặc điểm sau: - Sản phẩm phần lớn là các công trình dân dụng (Nhà ở, khách sạn...), các công trình công nghiệp (nhà xưởng, kho tàng, khu kỹ thuật...), các công trình giao thông (đường bộ, đường hầm, sân bay...) các công trình thuỷ lợi (kênh, mương, đê, đập...) các công trình văn hoá - thể thao - tôn giáo (nhà văn hoá, khu thể thao, đền thờ, miếu mạo...) và nhiều hạng mục công trình khác được xây dựng tại nhiều nơi tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư. Công trình cũng như sự tồn tại mang tính lịch sử vì vậy thường phân bố rải rác. Đồng thời các công trình đó cũng phục thuộc nhiều vào điều kiện của địa phương. Xây dựng mang tính cá biệt hay đa dạng về công dụng, vì vậy cần có sự linh hoạt về cách thức cấu tạo và phương pháp chế tạo. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty có thể là những công trình lớn chẳng hạn như khu công nghiệp Thuỷ Điện...có kích thước lớn, thời gian thi công dài, thời hạn sử dụng khá lâu có thể hàng thập kỷ, thế kỷ. - Các công trình còn mang tính chất cơ sở hạ tầng cho nên nó là sự tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật, quốc phòng. Ngoài ra những sản phẩm của công ty thuộc loại những công trình xây dựng cơ bản nên chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. Còn các sản phẩm mang tính kinh doanh của công ty như vật liệu đá, bê tông át phan, công ly tâm, trên subase chủ yếu đáp ứng nhu cầu cho nội bộ và một phần cho thị trường. Như vậy sản phẩm của công ty hình hành, trải qua một thời kỳ dài từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây lắp. Chu kỳ tạo ra một sản phẩm mới là dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng về vốn, thời tiết, khả năng cung ứng nguyên vật liệu... sản phẩm cuối cùng chịu ảnh hưởng bởi chất lượng công tác của các khâu phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Chính vì vậy công tác quản lý từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của quá trính tạo ra sản phẩm phải được thực hiện tốt mới tính toán được giá thành và quản lý giá thành được tốt từ đó có biện pháp hạ giá thành. 2. Đặc điểm về lao động Trong 3 nhân tố tạo thành sản phẩm của công ty xây dựng Sông Đà 12. Là vật liệu xây dựng, thiết bị, lao động thì nhân tố lao động là rất quan trọng với một số đặc điểm như sau: Về tổ chức lao động và tuyển dụng: do đặc điểm của công việc mang tính thời vụ, không ổn định lao động phải làm việc lao động phải làm việc ngoài trời và luôn di chuyển chỗ làm việc nên công ty chỉ duy trì đội ngũ cán bộ quản lým cán bộ đội chủ công trình, kỹ thuật thi công và một số công nhân có trình độ còn nhu thiếu do các đơn vị trực thuộc và các đội tự thuê ngoài. Đồng thời tổ chức phối hợp với Tổng công ty đưa các cán bộ quản lý, đội, chủ công trình kỹ thuật thi công. Tham gia các chương trình đào tạo nâng cao và vào học các trường hoặc học tại chỗ về quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, quản lý đầu tư, lý luận chính trị và các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó công ty đặc biệt quan tâm đến đội ngũ công nhân có tay nghề cao, bậc thợ cao nhất là hoàn thiện tinh, ốp lát đã hoàn thiện gian máy nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Yaly,...đồng thời huấn luyện lớp thợ trẻ, thành thạo với công nghệ mới như: công nhân vận hành trạm bêtông átphan dải nhựa đường, đúc cống lytâm, vận hành máy cắm bấc thấm. Công ty thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT, cho từng cán bộ công nhân viên có hợp đồng dài mà công ty quản lý. Công tác bảo hộ lao động được quan tâm, công ty mua sắm thiết bị, các bảo hộ lao động theo ngành nghề quy định. Đối với lực lượng lao động thuê theo hợp đồng ngắn hạn, trong thời gian hợp đồng vẫn được hưởng chế độ khen thưởng, lễ tết của xí nghiệp, công ty còn với lực lượng lao động thuê theo thời vụ công ty không trực tiếp trả lương mà họ nhận lương từ các đội chủ công trình, xí nghiệp trực thuộc, nhận thi công. Bên cạnh những ưu điểm trên công ty còn gặp một số khó khăn đó là lực lượng cán bộ xí nghiệp, đội, chủ công trình chưa chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm phần lớn trưởng thành theo phương thức đề bạt trong cơ chế bao cấp, không được kiểm nghiệm thực tế, trình độ quản lý và chuyên môn. Không tương ứng với yêu cầu công việc đảm nhận, được mặt này thì mất mặt khác cán bộ kỹ thuật thụ động, thiếu ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hụt hẫng thiếu ý trí phấn đấu học hỏi. Công tác đào tạo cán bộ nhất là cán bộ trẻ. Chưa được quan tâm đúng mức thể hiện từ khâu tiếp nhận, phân công công việc, giúp đỡ tạo điều kiện ban đầu gây tâm lý không an tâm công tác.Về trình độ đội ngũ lao động tại công ty ta có số liệu sau: Bảng 1: Lao động nhân theo trình độ chuyên môn Số TT Cánbộ chuyên môn và KT theo nghề Số lượng Số năm trong nghề Đã có kinh nghiệm qua các công trình 5 năm 10 năm 15 năm Tổng số 291 47 114 130 Quy mô lớp cấp I 1 Kỹ sư xây dựng 49 15 19 15 Quy mô lớn cấp I 2 Kỹ sư thuỷ lợi 24 4 8 12 Quy mô lớp cấp I 3 Kỹ sư cầu đường 20 2 10 8 Quy mô lớp cấp I 4 Kỹ sư cầu hầm, XD ngầm 7 2 3 2 Quy mô lớp cấp I 5 Kỹ sư mỏ, khoan nổ, trắc địa 8 5 3 Quy mô lớp cấp I 6 Kỹ sư động lực + cơ khí máy 13 7 6 Quy mô lớp cấp I 7 Kỹ sư điện+ cấp thoát nước 8 3 5 Quy mô lớp cấp I 8 Cử nhân kinh tế + TCKT 33 10 14 9 Quy mô lớp cấp I 9 Các loại kỹ sư khác 26 3 11 12 Quy mô lớp cấp I 10 Trung cấp 85 11 29 45 Quy mô lớp cấp I 11 Sơ cấp + Cán sự 18 5 Quy mô lớp cấp I Số TT Công nhân theo nghề Số lượng Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Tổng số 936 287 305 267 70 7 I Công nhân xây dựng 241 96 73 57 15 1 Mộc, nề, sắt, bêtông 134 53 37 30 14 2 Sơn, vôi, kính 40 14 10 9 7 3 Lắp ghép cấu kiện, đường ống 29 5 11 9 4 4 CN chuyên ngành đường bộ 51 24 15 9 3 II Công nhân cơ giới 264 62 108 74 20 1 Đào, xúc, ủi, san, cạp, gạt, lu 93 27 28 25 13 2 Cần trục lốp, xích 10 1 4 4 1 3 Cần trục tháp dàn 9 1 4 2 2 4 Vận hành máy các loại 22 3 7 8 4 5 Lái xe ô tô 152 30 65 35 22 III Công nhân cơ khí 262 43 84 100 28 7 1 Hàn, rèn, tiện, nguội 107 21 37 35 12 2 2 Thợ điện, nước 70 14 25 28 3 3 Sửa chữa cơ khí 59 8 15 22 9 5 IV CN sản xuất vật liệu 49 23 7 15 4 1 Khoan đá, bắn mìn 49 23 7 15 4 V Công nhân khảo sát 59 24 17 15 3 1 Trắc đạc 59 24 17 15 3 VI Công nhân khác 61 39 16 6 1 Tổng hợp 61 39 16 6 (Nguồn giới thiệu chung về Công ty xây dựng Sông Đà 12) Như vậy qua bảng trình độ của cán bộ, công nhân của công ty ta nhận thấy lực lượng lao động của công ty tuy đông nhưng trình độ thấp, lực lượng công nhân lành nghề yếu, thiếu và không đồng bộ giữa các ngành nghề, loại thợ bậc thợ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tiến độ thi công, do vậy để giảm được giá thành các công trình công ty cần khắc phục nhược điểm này. 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là bộ phận trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm, nó thường chiếm tới 60% - 80% giá thành của sản phẩm, điều này có thể nói rằng nguyên vật liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm trong ngành xây dựng nói chung và đối với công ty xây dựng sông Đà Nói riêng, lượng nguyên vật liệu cần dùng là rất lớn, nó thường lại cồng kềnh, khối lượng lớn và đa dạng về chủng loại như sắt, đá, cát, sỏi, xi măng, vôi...các loại nguyên vật liệu đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ, đồng bộ, hàng loạt lớn bởi lẽ sản phẩm làm ra là tổng hợp của tất cả các nguyên vật liệu. Do vậy đối với công ty đã chủ động vận chuyển, cung cấp nguyên vật liệu đồng bộ vì thông thường nơi tiến hành thi công công trình và nơi cung cấp nguyên vật liệu ở cách xa nhau. Mặt khác, với một số sản phẩm của công ty mang tính kinh doanh, cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu khổng lồ của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng khai thác một số mỏ đá như mỏ núi Chẹ, tân trang các mỏ khu vực Nội Bài - Bắc Ninh là nơi gần địa điểm thi công đường Láng - Hoà Lạc phục vụ tốt cho thi công giảm chi phí vận chuyển góp phần hạ giá thành công trình. 4. Đặc điểm về thị trường hoạt động Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng thị trường là vấn đề trung tâm, cốt lõi của hoạt động xây dựng. Do đó doanh nghiệp luôn chủ động trong tìm kiếm thị trường. Đặc điểm thị trường của công ty bao gồm các yếu tố sau: Thị trường hoạt động rộng, ngoài thị trường quen thuộc là các tỉnh phía Bắc và Hà Nội. Công ty đã chú ý mở rộng thị trường, mạnh dạn phát triển địa bàn ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và đặc biệt đã chủ động tìm kiếm việc làm ở thị trường Lào. Công ty đã hoàn thành thủ tục mở đại diện Tổng công ty tại Lào, thực hiện hoàn thành 3 công trình thuỷ điện, thuỷ lợi nhỏ và hiện nay đang tiếp tục thi công công trình thứ tự tại đây. Có thể nói rằng công ty có thị trường tương đối rộng lớn, nhưng điều này cũng cho thấy các hạng mục công trình dải rác ở nhiều nơi không tập trung gây khó khăn cho công tác quản lý và phát sinh các chi phí khác làm ảnh hưởng đến giá thành công trình. Thị trường phục thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, xã hội chính trị...có xu hướng tiếp nhận đơn đặt hàng, hợp đồng thuê mướn, tư vấn khảo sát thi công chủ yếu phải thông qua hoạt động đấu thầu. Do trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà nên công ty phải phối hợp với Tổng công ty đấu thầu, tìm kiếm thị trường mới cũng như đối với các đơn vị trực thuộc để nâng cao khả năng tiếp thị của các đơn vị. Điều đó làm phát sinh các chi phí khác làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cũng như giá thành công trình. 5. Đặc điểm về tính kinh tế kỹ thuật Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Sông Đà 12 có những đặc điểm sau: - Điều kiện sản xuất kinh doanh không ổn định, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội...luôn luôn biến động theo địa điểm và giai đoạn thi công công trình, cụ thể: + Do ngoại cảnh khách quan tác động, sự phân tán địa điểm và tính chất mùa vụ của công việc gây khó khăn cho tổ chức sản xuất kinh doanh, làm phát sinh nhiều chi phí cho khâu vận chuyển và công trình tạm. Vì vậy, trong tính toán và quản lý giá thành cần tổ chức thi công giám sát chặt chẽ, linh hoạt, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển,... + Thời gian thi công thực hiện sản xuất thường kéo dài làm cho vốn đầu tư cũng như vốn sản xuất bị ứ đọng, dễ gặp phải các tác động ngẫu nhiên xuất hiện theo thời gian như trượt giá, phát sinh các công việc làm xuất hiện, những chi phí có liên quan đến thời hạn sản xuất. Đặc điểm này đòi hỏi công ty phải lưu ý khi lập biện pháp tổ chức sản xuất, thi công, dự trữ vật tư hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động đẩy nhanh tiến độ thi công. + Các hạng mục công trình công việc của Tổng công ty phần lớn tiến hành theo đơn đặt hàng, cụ thể là theo những cam kết bởi hợp đồng kinh tế, nên sản phẩm rất đa dạng, nhiều màu sắc cá biệt phụ thuộc vào chủ đầu tư, chủ công trình hay người sử dụng. Đặc điểm này đòi hỏi công ty phải coi trọng công tác ký kết hợp đồng, đấu thầu, chủ động tham gia vào xây dựng phương án thiết kế và dự đoán. - Quá trình sản xuất kinh doanh rất phức tạp. + Do một số đặc điểm sản xuất, năng lực, về giá trị tổng sản lượng phải thực hiện. Nên trong một số trường hợp các đơn vị trực thuộc công ty cũng như công ty phải phối hợp với các công ty khác trong tổng công ty hợp tác cùng thực hiện. Vì vậy đòi hỏi trình độ tổ chức điều hành, phối hợp cao trong sản xuất kinh doanh cả về thời gian và không gian. + Việc thực hiện chủ yếu phải tiến hành ngoài trời với không gian lớn nên chịu ảnh hưởng của thời tiết, công việc lại nặng nhọc. Điều này thường làm gián đoạn, quy trình sản xuất kinh doanh. (Đặc biệt vào mùa mưa). Do vậy công ty phải dự trữ nhiều vật tư luôn tìm mọi cách để tăng hoạt động. Như vậy với điều kiện sản xuất kinh doanh phức tạp làm phát sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng đến giá thành công trình. 6. Đặc điểm về cơ sở vật chất trang thiết bị Cơ sở vật chất trang thiết bị của công ty xây dựng Sông Đà 12 bao gồm khối lượng lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt xe máy thiết bị phục vụ cho thi công dân dụng, đường, hầm,...(bảng: Các thiết bị thi công chính của công ty). Bảng: Các thiết bị thi công chính của công ty TT Loại thiết bị Nước sản xuất Số lượng 1 Ô tô các loại L.Xô, Đức, Trung Quốc 86 2 Máy súc các loại T.Quốc, L.Xô, H.Quốc, Nhật 8 3 Máy đào bánh xích, lốp Nhật, Mỹ, L.xô, Hàn Quốc 7 4 Máy ủi L.Xô, Nhật 17 5 Máy san tự hành Nhật 2 6 Máy đầm rung, lốp Mỹ, Italy, Liên Xô 4 7 Máy Lu bánh thép, lốp Nhật, Mỹ, Italia 8 8 Cầu trục các loại Liên Xô 12 - Cầu trục lốp các loại 8 - Cầu trục xích 1 - Cầu trục thấp 2 - Cầu giàn 1 9 Máy công cụ các loại như máy rải nhựa đường, ép bấc thấu, khoan, hàn, đóng cọc, rải bê tông át phan... Liên Xô, Nhật, Tiệp, Mỹ, Italia 65 10 Các trạm và thiết bị 47 - Trạm nghiền sàng Liên Xô, Phần Lan 4 - Trạm át phan Đức 1 - Dây chuyền đúc công ly tâm Việt Nam 2 - Giáo chống, xây các loại Việt Nam 25 bộ - Tàu thuyền Trung Quốc, Việt Nam 2 - Bộ đầm dùi, đầm bàn Trung Quốc, Việt Nam 20 - Bộ máy búa phá bê tông Trung Quốc 10 - Máy kinh vĩ Đức 2 - Thuỷ bình AY-15 Đức 2 - Mia, thước NI VA Đức 4 ( Nguồn giới thiệu chung về công ty) - Những máy móc thiết bị đó của công ty là một bộ phận tài sản của công ty nó có một số đặc điểm sau: + Mỗi loại máy móc thiết bị phù hợp cho những công việc nhất định đòi hỏi phải sử dụng hợp lý. + Chi phí mua sắm, bảo dưỡng, bảo quản lớn. + Đi đôi với thay thế các trang thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến đòi hỏi có sự đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nhân vận hành. + Cùng với những máy móc thiết bị, những cơ sở vật chất khác thuộc nhóm tài sản cố định của công ty như nhà xưởng, văn phòng, kho tàng... bị giảm giá trị bình quân theo các năm. Vì vậy cần tính toán. + Cùng với những máy móc thiết bị, những cơ sở vật chất khác thuộc nhóm tài sản. Cố định của Công ty như nhà xưởng, văn phòng, kho tàng...bị giảm giá trị bình quân theo các năm vì vậy cần tính toán khấu hao hợp lý vào sản xuất kinh doanh. Qua bảng năng lực thiết bị của Công ty ta nhận thấy lượng thiết bị đầu tư là rất lớn nhưng không đồng bộ. Bên cạnh đó công tác quản lý máy móc cũng như vận hành còn kém. 7. Đặc điểm về tổ chức quản lý Cơ cấu bộ máy của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Giám đốc Công ty P. Giám đốc Vật tư thiết bị P.Giám đốc Kỹ thuật thi công P.Giám đốc Kinh tế Phòng Tổ chức hành chính Phòng vật tư thiết bị Phòng Kỹ thuật thi công Phòng Tài chính kế toán Phòng kinh tế kinh doanh Các đơn vị trực thuộc Công ty tiến hành phân cấp quản lý, tổ chức khoán đến các đơn vị trong Công ty. Các phòng Ban làm nhiệm vụ tham mưu, phối hợp với các xí nghiệp tổ chức quản lý sản xuất. Việc tiến hành giao khoán đến từng đơn vị, đội, chủ công trình đã buộc các đơn vị nhận thi công tự chịu trách nhiệm. Về kết quả sản xuất kinh doanh của mình do đó tránh được các thất thoát, đảm bảo cho việc hạ giá thành được tốt hơn. II. Thực trạng công tác quản lý giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty Xây dựng Sông Đà II 1. Phương pháp tính giá thành kế hoạch công trình 1.1. Phương pháp tính giá thành kế hoạch Cách tính và kết cấu giá thành được Công ty áp dụng theo mẫu sau: Bảng 4: STT Các khoản mục chi phí Kí hiệu Công thức tính 1 Chi phí vật liệu VL A(1+KVLP) + VL 2 Chi phí nhân công NC B(1+F1/h1 +F2/h2) 3 Chi phí máy xây dựng M C(1-KTrg) 4 Chi phí trực tiếp T VL + NC + M 5 Chi phí chung C NC*Kch 6 Giá thành ZXL T + C Trong đó : A : Chi phí vật liệu chính tính cho một hạng mục công trình theo đơn giá. A = åQi*VLi Qi : Khối lượng công việc xây lắp thứ i VLi : Chi phí vật lêịu trong đơn giá chi tiết của việc xây lắp thứ i. KVLP : Tỷ lệ chi phí vật liệu phụ so với vật liệu chính. Vl: Phần giá trị vật liệu tăng thêm do trượt giá (nếu có). B. Chi phí nhân công theo đơn giá tính cho một hạng mục. B = åQi*NCi NCi : Chi phí nhân công trong đơn giá chi tiết của công việc xây lắp thứ i. F1 : Các khoản phụ cấp chưa được tính hoặc tính chưa đủ vào tiền công trên lương tối thiểu trong đơn giá xây dựng hiện hành (tính theo hệ số). F2 : Các khoản phụ cấp chưa được tính hoặc tính chưa đủ vào tiền công trên lương cấp bậc trong đơn giá xây dựng hiện hành (tính theo hệ số). h1i : Hệ số tiền công nhóm i. Trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu. h2i : Hệ số tiền công nhóm i. Trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc. C: Chi phí sử dụng máy xây dựng theo đơn giá tính cho một hạng mục. C = åQi*Mi Mi : Chi phí sử dụng máy thi công nằm trong đơn giá chi tiết của loại công việc i. KTrg : Hệ số trượt giá ca máy xây dựng (nếu có) Kch : Tỷ lệ định mức chi phí chung so với chi phí nhân công. Cách xác định giá tính các chi phí trực tiếp theo mẫu sau: Bảng 5: STT Nội dung công việc SHĐM Đơn vị Khối lượng Đơn giá VL NC M 1 Đào lớp bê tông và nền đất AG1221 m3 8 - 46.117 - 2 Thi công lớp móng đá dăm bù vào phần lõm và rãnh nước EB2120 m3 10 151.800 527,63 8300,28 3 Thi công lớp móng trên bằng đá dăm tiêu chuẩn 15,2cm EB2220 m3 205,2 151.800 595,28 6710,16 4 ..... .... ..... ..... ........ ........ ....... 1.2. Căn cứ lập giá thành kế hoạch Đối với ngành Xây dựng có đặc điểm sản xuất mang tính đơn chiếc do đó phải có riêng công tác lập kế hoạch với mỗi công trình. Việc lập kế hoạch cho các công trình được Công ty dựa vào các căn cứ sau: - Dựa vào bản vẽ thiết kễ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công để làm cơ sở xác lập. Vốn đầu tư xây dựng và quản lý chi phí xây dựng công trình. Những công trình thiết kế kỹ thuật theo giai đoạn thi công thì tổng dự toán cũng được tính cho từng giai đoạn. - Dựa vào định mức dự toán xây dựng căn bản của từng địa phương qui định mức hao phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp của xí nghiệp. - Bảng dự toán ca máy của các loại máy xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành. Những loại máy chưa có giá trị dự toán thì ban đơn giá công trình tính toán dựa trên phương pháp hướng dẫn của Bộ Xây dựng. - Bảng tiền lương, ngày công bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất theo cấp bậc của công nhân xây lắp. Bảng tiền lương này do ban quản lý giá công trình trực tiếp là chủ nhiệm công trình lập dựa trên các qui định của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội. Và hướng dẫn cụ thể của Bộ Xây dựng. - Bảng cước và giá vật liệu xây dựng của định mức đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương, nơi có công trình mà xí nghiệp thi công tại thời điểm đó. - Sơ đồ nguồn nguyên vật liệu về khoảng cách và phương tiện chuyên chở có thể dùng. Dựa vào các căn cứ trên ta tính được các khoản mục chi phí giá thành dự toán xây lắp từ đó dựa vào mức hạ chi phí kế hoạch của Công ty cho từng khoản mục đó là tổng hợp các khoản mục sẽ cho ta giá thành kế hoạch. 2. Phương pháp phân tích đánh gía việc thực hiện kế hoạch giá thành tại Công ty Xây dựng Sông Đà 12 2.1. Đánh giá chung Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch hoá giá thành công tác xây lắp nhằm khái quát tình hình tiết kiệm chi phí hạ giá thành công trình. Công ty sử dụng chỉ tiêu sau: Tỉ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành công tác xây lắp = Tổng chi phí thực tế x 100 Tổng chi phí dự toán Nếu kết quả nhỏ hơn 100% thì Công ty hạ được giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch và ngược lại không hoàn thành kế hoạch giá thành. 2.2. Phần tích các khoản mục chi phí trong già thành 2.2.1. Chi phí vật liệu Để đánh gía tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu trong giá thành thực tế. Với chi phí vật liệu trong dự toán, Công ty sử dụng công thức sau: X = Tỉ lệ Chi phí vật liệu thực tế so với chi phí vật liệu dự toán = Chi phí vật liệu thực tế x 100 Chi phí vật liệu dự toán Về độ lớn DVL = DX = Chi phí vật liệu thực tế - Chi phí vật liệu dự toán. Nếu X>100% và DX>0 thì Công ty đã lãng phí chi phí vật liệu Nếu X<100% và DX<0 thì Công ty đã tiết kiệm chi phí vật liệu Chi phí vật liệu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Định mức sử dụng vật liệu và giá thành vật liệu. Ta có công thức tính chi phí vật liệu là VL = A(1 + KVLP) + VL Bằng phương pháp phân tích loại trừ. Ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chi phí vật liệu. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ là mức lãng phí hay tiết kiệm nguyên vật liệu. 2.2.2. Chi phí nhân công. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trong giá thành thực tế với chi phí nhân công trong dự toán. Công ty sử dụng chỉ tiêu sau. Y = Tỉ lệ Chi phí nhân công thực tế so với chi phí nhân công dự toán = Chi phí nhân công thực tế x 100 Chi phí nhân công dự toán Về độ lớn DY = Chi phí nhân công thực tế - chi phí nhân công dự toán. Nếu Y>100% và DY>0 thì Công ty đã lãng phí chi phí nhân công Nếu Y<100% và DY<0 thì Công ty đã tiết kiệm được chi phí nhân công Chi phí nhân công được tính theo công thức sau : NC= B(1 + F1 + F2 ) h1i h2i Chi tiêu này ảnh hưởng bởi các nhân tố định mức khối lượng công việc đơn giá tiền công. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ là mức lãng phí hay tiết kiệm chi phí nhân công. 2.2.3. Chi phí máy thi công. Tỉ trọng của chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành công tác xây lắp thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ cơ giới hoá thi công trên từng công trình và theo thời kỳ. Mức độ cơ giới hoá thi công càng cao sẽ làm cho chi phí sử dụng máy thi công tăng lên đồng thời giảm chi phí nhân công xây lắp trực tiếp trong giá thành xây lắp. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí máy thi công trong giá thành thực tế với chi phí trong dự toán, ta có công thức sau: K = Tỉ lệ Chi phí MTC thực tế so với chi phí MTC dự toán = Chi phí MTC thực tế x 100 Chi phí MTC dự toán Về độ lớn DK= chi phí MTC thực tế - chi phí MTC dự toán Nếu K>100% và DK>0 thì Công ty lãng phí chi phí MTC Nếu k<100% và DK<0 thì Công ty tiết kiệm chi phí MTC Nhân tố này chịu ảnh hưởng của khối lượng công việc máy móc đảm nhiệm và chi phí máy cho đơn vị công việc. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ là mức lãng phí hay tiết kiệm chi phí máy thi công. 2.2.4. Chi phí chung Chi phí chung là một khoản mục của gía thành sản phẩm xây lắp đó là những chi phí gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Chúng phục vụ cho việc tổ chức thi công xây lắp công trình và duy trì bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Bằng phương pháp so sánh tiến hành phân tích khoản mục chi phí chung theo theo tổng số chi phí và theo từng phân tổ cũng như từng khoản mục chi phí. Có thể qua từng phân tổ tiến hành đánh giá sự thay đổi tỷ trọng từng khoản mục chi phí giữa thực tế so với dự toán. Qua đây thấy được những việc làm tốt, những việc làm không tốt để rút ra kinh nghiệm cho việc quản lý ở các công trình sau. Để đánh giá tình hình kế hoạch chi phí chung Công ty sử dụng chỉ tiêu sau: W = Tỉ lệ Chi phí chung thực tế so với chi phí chung dự toán = Chi phí chung thực tế x 100 Chi phí chung dự toán Về độ lớn DW= chi phí chung thực tế - chi phí chung dự toán Nếu W>100% và DW>0 thì Công ty đã lãng phí chi phí chung Nếu W<100% và DW<0 thì Công ty đã tiết kiệm chi phí chung III. Đánh giá về công tác quản lý giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Sông Đà 12 1. Thực trạng thực hiện Để đánh giá thực trạng hạ giá thành sản phẩm tại Công ty ta xem xét thông qua một số công trình sau: 1.1. Công ty trình Cung văn hoá tỉnh Hoà Bình (cải tạo) Tổng kinh phí dự toán: 343.883.036,6đ Chi phí vật liệu 301.891.293đ Chi phí nhân công: 24.412.708đ Chi phí máy thi công : 3.419.665đ Chi phí chung (NC*58%): 14.159.370,64đ Trong thực tế giá thành công trình được tập hợp như sau: Chi phí vật liệu 305.511.118 Chi phí nhân công: 25.150.000 Chi phí chung : 14.461.670,64 Chi phí máy : 3.464.165 Tổng chi phí thực tế là: 348.586.953,6 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành như sau: - Đánh giá chung Tỉ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành công tác xây lắp = Tổng kinh phí thực tế x 100 Tổng kinh phí dự toán = 348.586.953,6 x100 » 101,36 343.883.036,6 Ta thấy giá thành thực tế vượt so với giá thành kế hoạch cụ thể. Về Số tuyệt đối vượt : 4.703.917 Số tương đối vượt : 1,36% Sở dĩ có sự tăng lên của giá thành thực tế này được phân tích chi tiết như sau: * Chi phí vật liệu. X= Tỉ lệ chi phí vật liệu thực tế so với chi phí vật liệu dự toán = Chi phí vật liệu thực tế x 100 Chi phí vật liệu dự toán = 305.511.118 x100 = 101,2 301.891.293 Với mức chi phí thực tế = 101,2% chi phí dự toán. Công ty đã lãng phí về số tuyệt đối là. DX=305.511.118 - 301.891.293=3.619.825 Số tiền lãng phí này là do giá xi măng PC30 giá gốc là 710đ/kg trong khi đó giá tính là 750đ/kg. Do đó tiền chênh lệch là 4510,87kg*(750 - 710) = 180.435,08đ - Giá xi măng địa phương giá gốc là: 546đ/kg giá tính là 576 do đó tiền chênh lệch là (576 - 546)*5523,049=165.512đ - Giá gạch chỉ kích cỡ 6,5x10,5x22 giá gốc là 235đ/viên giá tính là 270đ/viên do vậy chênh lệch là (270 - 235)x23458,589 = 821.05,1đ - Giá thép tròn trơn d6 - 10 thay đổi từ : 4045đ/kg lên 4170đ/kg do vậy số tiền chênh lệch là : 692,287x(4170 - 4045)=86536đ. - Vật liệu khác chênh lệch là: 2110đ. - Mua gỗ ván cầu công tác 1m3 : 1364.000đ - Mua gỗ chèn kè khi lắp cấu kiện 1m3 : 1000.000đ * Chi phí nhân công. Y= Tỉ lệ chi phí nhân công thực tế so với chi phí nhân công dự toán = Chi phí nhân công thực tế x 100 Chi phí nhân công dự toán = 25150.000 x100 = 103,02 24.412.708 Với mức chi phí thực tế = 103,02% chi phí dự toán khoản mục này tăng lên về số tuyệt đối là: 25.150.000 - 24.412.708 = 737.292đ Do tiền lương công nhân trong đơn giá dự thầu thấp và được tính theo ca làm việc trong khi đó công nhân Công ty được trả lương theo tháng ở khoản mục này. Công ty sử dụng 30 nhân công thi công trong 2 tháng nếu sử dụng toàn bộ là công nhân của Công ty thì số tiền lương bình quân phải trả là: 30x2x450.000=27.000.000 Công ty đã sử dụng 20 công nhân Công ty và 10 nhân công địa phương thi công trường 55 ngày (thực tế chỉ 55 ngày) số tiền phải trả cho mỗi một lao động thuê ngoài là 13.000đ/ngày. Do vậy toàn bộ chi phí nhân công phải trả là 20x2x450.000 + 13.000x55x10 = 25.150.000 Như vậy ở khoản mục này chi phí tăng lên nhưng việc sử dụng lao động tại địa phương đã tiết kiệm được 1850.000đ so với sử dụng toàn bộ là công nhân Công ty. * Chi phí máy thi công ty K= Tỉ lệ chi phí MTC thực tế so với dự toán = Chi phí MTC thực tế x 100 Chi phí MTC dự toán = 3.464.165 x100 = 101,03 3.419.665 Chi phí máy thi công tăng lên 1,3% so với dự toán về số tuyệt đối là : 44.500 do sử dụng thêm nhiên liệu vận hành máy. * Chi phí chung Tỉ lệ chi phí chung thực tế so với chi phí chung dự toán = Chi phí chung thực tế x 100 Chi phí chung dự toán = 14.461.670,64 x100 = 102,13 14.159.370,64 Chi phí chung tăng lên 2,13% so với dự toán. Về số tuyệt đối là 302.300đ do phụ trội điện thoại. Như vậy ở công trình này mặc dù tiến độ thi công hoàn thành nhưng giá thành thực tế tăng so với kế hoạch chủ yếu là do chi phí vật liệu. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tìm hiểu thị trường nguyên vật liệu của công ty còn kém . bên cạnh đó việc sử dụng lao động địa phương đã đem lại hiệu quả. Tuy vậy, công tác xác định giá trị dự toán yếu nên đơn giá nhân công trong đơn giá dự thầu thấp hơn so vơí thực tế. Do vậy công ty cần khắc phục và phát huy các nhược điểm , ưu điểm này. 1.2. Công trình nâng cấp công trình phụ trợ nhà điều hành sản xuất của đoạn QLĐS. Số 9 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong giá thành Khoản mục chi phí Giá thành KH Giá thành TT Chênh lệch số tuyệt đối Chênh lệch tương đối CPVL 281.294.300 218.198.500 - 63095800 - 2,2 CPNC 2.885.000 3.226.500 + 342.500 + 1,18 CPMTC 80.912.000 75.091.200 - 500.000 - 6,2 CPC 7.729.500 8.161.500 + 432.000 + 5,6 Tổng giá thành 300.000.000 296.516.200 - 3483800 - 1,16 Đối với công trình này. Công ty đã hoàn thành kế hoạch giá thành cụ thể là Công ty đã tiết kiệm được 3483.800đ hay về số tương đối là 1,16%. ta xem xét thay đổi chi tiết trong từng khoản mục giá thành như sau: * Chi phí vật liệu. Khoản chi phí này giảm 6309.5800đ hay về số tương đối là 2,2% so với kế hoạch do một số nguyên nhân sau: - Sử dụng cọc ép sẵn tiết kiệm 49.730.000đ - Tiết kiệm nguyên vật liệu do nén tính cọc: 13.365.800đ * Chi phí máy thi công. Khoản chi phí này tăng 314.500đ hay 1,18% là do sửa chữa máy móc thiết bị bị hỏng 314.500đ. * Chi phí nhân công. Khoản mục này giảm 6,2% hay 500.000đ là do một số nguyên nhân sau. + Phần nát nền vượt tiền độ tiết kiệm được 950.000 nhưng do bồi dưỡng nhân công 450.000đ đo đó số tiền tiết kiệm được là 500.000đ * Chi phí chung Với công trình này khoản mục chi phí tăng 1,16% hay 432.000đ do những yếu tố sau: Chi phí tiếp khách : 402.000 Photo tài liệu : 30.000 Tóm lại công trình này Công ty đã đảm bảo hoàn thành kế hoạch giá thành và có lãi do công ty áp dụng và tổ chức thi công tốt . Đây là thành công của Công ty để rút ra kinh nghiệm áp dụng cho những công trình tiếp theo. 1.3. Công trình cải tạo kho nõn khoan của công trình thuỷ điện Sơn La tại thị xã Hoà Bình Bảng tổng hợp chi phí trong giá thành Khoản mục chi phí Giá thành KH (1000đ) Giá thành T.T (1000đ) Chênh lệch về số tuyệt đối (1000đ) Chênh lệch số tương đối (%) CPVL 75315,7 780435,7 + 23120 + 3,05 VPNC 321657 336618,1 + 14961,1 + 4,65 CPMTC 22970 24779 + 1809 + 7,9 CPC 27497 27798,3 + 301,3 + 1,1 Tổng Z 1.129439,7 1169632,1 + 40.192,4 + 3,55 ở công trình này Công ty không hoàn thành kế hoạch mà giá thành thực tế của công trình tăng lên 40.192.400 hay 3,55%. Sự tăng lên của giá thành thực tế chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: * Chi phí vật liệu. Chi phí này tăng lên 3,05% hay về số tuyệt đối là 23.120.000đ do những nguyên nhân sau: Mua thêm côppa 19195000đ Vật liệu trát lại tường : 675.000đ Vật liệu đục cửa : 3250.000đ * Chi phí về nhân công: Khoản mục này tăng lên 4,65% tương ứng với 14961100đ do - Bù lương công nhân : 10.000.000 - Trả lương công nhân đục cửa và trát lại tường : 3420.000đ - Trả lương công nhân làm thêm giờ : 1541.100đ * Chi phí máy thi công. ở khoản mục này tăng 1809.000đ tương ứng với 7,9% do một số nguyên nhân sau: Định mức sử dụng máy tính theo ca tăng mức chi phí sử dụng máy do số ca máy tăng từ 20 - 30 ca tức là tăng 10 ca máy do đó chi phí tăng lên là; 10x10.000 = 1000.000đ - Nhiên liệu phục vụ máy móc tăng 809.000đ * Chi phí chung. Chi phí này tăng 302300 do chi phí quản lý và bảo quản tăng chi phí này được tính bằng 0,75% so với chi phí nhân công. Trong khi hạng mục cải tạo nhà kho chỉ bằng 58%. Với công trình này. Các khoản mục chi phí đều tăng nhưng tăng đáng kể là chi phí vật liệu và chi phí nhân công. 2. Những tồn tại và ưu điểm cần tiếp tục hoàn thiện 2.1. Ưu điểm Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì việc làm cần thiết và tất yếu là phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm được số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Vì vậy, công tác tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của sản phẩm doanh nghiệp. ý thức được điều này công tác quản lý điều hành được Công ty chú trọng và ngày càng hoàn thiện. Cụ thể: - Công ty đã quản lý lao động có trọng tâm và luôn khuyến khích, quan tâm đặc biệt đội ngũ lao động có tay nghề cao. Tổ chức chia lao động thành lao động trong danh sách và ngoài danh sách. Trong đó tập trung phát huy năng lực và nâng cao tay nghề cho công nhân trong danh sách góp phần tăng năng suất chất lượng thi công công trình. - Công ty luôn chú ý đến công tác an toàn lao động cho công nhân do đó vài năm gần đây các công trình mà công ty đảm nhận không xảy ra tai nạn. - Việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình được Công ty thực hiện tốt do vậy các công trình khi bàn giao đều đảm bảo chất lượng được chủ đầu tư đánh giá cao. Trong năm 2000 Công ty có một số công trình được đánh giá đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc gia như đường 1, (Láng- Hoà Lạc), Nhà khách UBDT... Việc thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ giao khoán các công trình cho từng đơn vị, đội chủ công trình đã phát huy được tính chủ động, năng động hơn từ đó làm giảm giá thành sản phẩm đồng thời phân phối lại thu nhập trong các đơn vị đội một cách hợp lý. Công ty đã đầu tư trang bị máy móc thiết bị cho các phòng ban phục vụ cho quản lý, kỹ thụât chuyên dụng góp phần làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí nhân công và thời gian, điều đó góp phần làm giảm được chi phí chung. Bên cạnh đó việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thi công đã làm tăng năng suất lao động góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công. Nhìn chung qua nghiên cứu thực tế tại các công trình cho thấy việc quản lý giá thành có nhiều kết quả đáng ghi nhận mặc dù giá thành thực hiện luôn vượt trội giá thành kế hoạch. 2.2. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những cố gắng và kết quả đã đạt được, công tác quản lý giá thành và hạ giá thành còn gặp phải những khó khăn sau: Đối với nguyên vật liệu Công ty chưa phản ánh chính xác giá trị nguyên vật liệu mua về xuất dùng cho thi công công trình. Hơn nữa việc tính toán giá nguyên vật liệu chưa sát thực với thị trường. Công tác quản lý máy móc thiết bị còn kém chưa phát huy hết công suất máy mà khấu hao lớn do vậy làm tăng chi phí về máy móc. Bên cạnh đó, việc vận hành quản lý máy móc thiết bị chuyên dùng thiếu kinh nghiệm. Qua 3 năm triển khai dự án đầu tư máy móc thiết bị công đường giá trị lớn (45 tỉ) nhưng hiệu quả rất thấp nhất là các trạm trộn và máy rải, lu lốp chiếm gần 18 tỉ giá trị đầu tư nhưng qua 3 năm mới tham gia làm ra sản phẩm trộn rải lu đầm mơí khấu hao được 500.000 triệu. Công tác khoán chưa được thực hiện tốt tại một số xí nghiệp chưa được thực hiện tốt dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh kém. Việc bố trí lao động trên công trình chưa hợp lý, lực lượng lao động huy động nhưng tay nghề không cao, chưa phát huy hết khả năng của lao động địa phương. Việc lập kế hoạch thi công chưa chặt chẽ và sát thực dãn tới tình trạng sử dụng máy chưa đạt hiệu quả, dẫn đến giảm tiến độ thi công và đã ảnh hưởng đến giá thành công trình. Phần III Một số biện pháp nhằm góp phần hạ giá thành công trình tại công ty xây dựng Sông Đà 12 I - Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn 2000 - 2010 1. Mục tiêu chung Những thành tựu to lớn của đất nước, ngành xây dựng và của Tổng công ty xây dựng Sông Đà nói chung và công ty xây dựng Sông Đà 12 nói riêng trong 10 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa quan trọng. Do vậy bước vào thế kỷ thế kỷ 21. Công ty đề ra các phương hướng phát triển như sau để theo kịp với xu hướng chung. 1.1. Định hướng chung Phát huy sức mạnh tổng hợp truyền thống 40 năm xây dựng và phát triển, tăng cường đoàn kết, ra sức đổi mới, ổn định tổ chức phát huy cao độ hiệu quả máy móc thiết bị đã đầu tư, phát huy kinh nghiệm các ngành nghề truyền thống, duy trì phát triển sản xuất công nghiệp hiện có, phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty để có dự án đầu tư mới theo các hình thức thích hợp. Phấn đấu nhận thầu làm Tổng B một số dự án quy mô vừa. Từng bước khẳng định mình trong cơ chế thị trường để tích luỹ và phát triển. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông, đội ngũ công nhân lành nghề, ổn định đời sống CBCNV an cư lạc nghiệp góp phần vào sự đổi mới, phát triển chung của Tổng công ty. 1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 - Tăng trưởng hàng năm 12 - 15% - Tổng giá trị SXKD 210 tỉ - Doanh thu 200 tỉ - Vốn kinh doanh bình quân năm: 95 tỉ - Nộp ngân sách bình quân năm: 6,3 tỉ - Lợi nhuận bình quân: từ 2 - 3 tỉ - Lao động bình quân hàng năm 1000 - 1200 người. 1.3. Mục tiêu chính * Mục tiêu trong kinh doanh xây lắp Tập trung chủ yếu khai thác năng lực máy móc thiết bị hiện có bằng cách thực hiện tốt dự án công trình giao thông các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ với giá trị 40 - 45% giá trị xây lắp hàng năm - khoảng 70 - 80tỉ. Đồng thời phát huy thế mạnh truyền thống trong xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng đường dây và trạm phấn đấu hàng năm đạt giá trị chiếm 35 - 40% sản lượng xây lắp hàng năm - khoảng 60 - 70 tỉ còn lại là giá trị kinh doanh SXCN, dịch vụ 15 - 25% - khoảng 15 - 30 tỉ. * Cơ cấu sản lượng Trong định hướng kế hoạch của mình từ năm 2000 nhiệm vụ kinh doanh xây lắp vẫn ưu tiên xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, dân dụng công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm. Về giá trị xây lắp hàng năm chiếm 80% giá trị sản xuất kinh doanh, sau đó tăng tỉ trọng đầu tư để đảm bảo đến năm 2002. Có dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT tiến tới năm 2010 giảm dần giá trị sản lượng xây lắp, tăng sản lượng sản xuất hàng hoá công nghiệp, bảo đảm chủ động hoàn toàn trong kế hoạch SXKD. 2. Phương hướng một số công tác cụ thể 2.1. Hoàn thành bàn giao gói thầu số 4 quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ đường dây và trạm trong năm 2000 theo tiến độ hợp đồng, tiếp tục nhận thầu xây lắp các công trình thông qua tiếp thị đấu thầu giải quyết nguy cơ thiếu việc làm, nhất là việc làm cho lực lượng cơ giới sau khi kết thúc dự án đường 1. 2.2. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, lực lượng lao động từ cán bộ quản lý đến đội chủ công trình, cán bộ kỹ thuật và lao động có tay nghề. Nhu cầu dài hạn về lao động đến năm 2010 khoảng 1000 đến 1200 người. Tuy vậy vẫn giữ số lao động thời hạn không xác định khoảng 700 - 800 người. Số lao động trong nhu cầu thiếu sẽ thực hiện hình thức thuê lao động ngắn hạn hoặc thời vụ đối với lao động bậc thấp và lao động giản đơn. Tổ chức đào tạo lao động trong hợp đồng thời hạn không xác định thành lao động có nghề và nghề bậc cao. Đào tạo lao động cho một số ngành nghề mới như thi công cầu đường, xây lắp điện, hoàn thiện cao cấp. 2.3. Tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu, tiếp thị quảng cáo sản phẩm chiếm lĩnh thị trường. Phấn đấu đưa công tác đấu thầu, tiếp thị, tìm kiếm việc làm, thực sự là điều kiện bảo đảm sự tồn tại và phát triển cho mọi hoạt động khác. 2.4. Xây dựng lực lượng tổ chức và quản lý SXKD mạnh về chất lượng để quản lý các công trình qui mô vừa và lớn có hiệu qủa. Xây dựng mô hình xí nghiệp chi nhánh, đội tự quản lý chi phí, hạch toán và tự chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ quan công ty là cấp quản lý tài sản từ đó tạo diều kiện cho quả lý giả thành và giảm thiểu được các chí phí góp phần giảm giá thành công trình . Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng của các xí nghiệp, chi nhánh, đội phát huy lợi thế của từng đơn vị. 2.5. Tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chính, bảo đảm tích luỹ trên cơ sở đạt mức lợi nhuận tối đa để đầu tư và phát triển. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch tiến tới kế hoạch hoá mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế kế hoạch, tài chính, kỹ thuật. 2.6. Từng bước cổ phần hoá các cơ sở sản xuất công nghiệp, trước mắt lập kế hoạch trình duyệt Tổng công ty để cổ phần hoá các mỏ đá Tân Trung và Trung màu. 2.7. Bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV trong công ty trên cơ sở tăng phúc lợi, tăng cường ổn định sản xuất và tiền lương. 2.8. Tăng cường hoạt động của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ thông qua phong trào phát động thi đua, nâng cao năng suất lao động, xây dựng các đội hình tiên tiến. II - Một số biện phát đối với công ty 1. Quản lý sử dụng thiết bị Đối với công ty, hiện có đơn vị chuyên quản lý thi công cơ giới chịu trách nhiệm về máy móc đối với từng công trình về bố trí nhân công sử dụng và máy. Cần thiết theo yêu cầu của bộ phận lập biện pháp thi công. Do vậy việc phối hợp với các đơn vị thi công sẽ gặp khó khăn đồng thời việc tính chi phí máy đối với từng công trình được xác định theo ca, máy được bố trí xuống công trường, không biết được sử dụng như nào vẫn tính chi phí và khấu hao. Do vậy làm tăng chi phí máy dẫn đến đội giá công trình lên. Hơn nữa, nhiều công trình máy móc được bố trí không hợp lý gây nên tình trạng máy hoạt động không hiệu quả ca chờ trực tràn lan làm tăng chi phí máy. Đứng trước thực trạng như vậy khi lập biện pháp thi công công ty phải tính toán bố trí hợp lý máy móc. Bên cạnh đó khi lập biện pháp thi công nên tổ chức, bố trí một tổ quản lý máy ngay tại công trường hoặc giao trách nhiệm cho đội trưởng, giám sát công trường quản lý. Tổ, người giám sát này có nhiệm vụ theo dõi quản lý hoạt động của máy móc, làm như vậy mỗi công trình sẽ có ý thức sử dụng máy. Thứ nữa, việc tổ chức thi công tại công trường phải được thực hiện tốt, bố trí nơi đặt máy móc, thiết bị thi công phù hợp, vừa đảm bảo máy móc hoạt động hiệu quả vừa bảo đảm cho việc bảo quản máy móc tránh các hư hỏng không đáng có. Cùng với việc tổ chức tổ quản lý máy móc tại công trường xí nghiệp quản lý phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng, biến động của máy tại mỗi công trình từ đó báo cáo với công ty để có kế hoạch đầu tư và bảo dưỡng. Với những thiết bị xe máy thi công còn có khả năng phục hồi, cải tiến và nâng cấp, công ty nên có kế hoạch cụ thể để sửa chữa và nâng cấp phát động phong trào tự sửa chữa cải tiến trong nội bộ công ty. Đồng thời với các thiết bị xe máy đã quá cũ công ty có thể xin phép Tổng công ty cho phép thanh lý và đề xuất với Tổng công ty xin giữ lại nguồn vốn khấu hao của xe máy thiết bị mới đầu tư để mua sắm thiết bị thay thế. Làm như vậy công ty vừa làm giảm được các chi phí sửa chữa trong khi thi công vừa có thể có những thiết bị mới thay thế góp phần giảm giá thành do tăng tiến độ tránh được những hỏng hóc của xe máy, thiết bị làm đình trệ thi công và tăng chi phí máy. Ngoài ra khi đầu tư các dây truyền, máy móc thi công mới, cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu qủa như dây truyền thi công đường bộ. Muốn vậy khi đầu tư công ty nên sử dụng các biện pháp đánh giá hiệu qủa đầu tư như một số chỉ tiêu IRR, NPV, BCR... 2. Quản lý sử dụng nhân công Với các công trình chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng trong giá thành khá lớn. Do công ty trả lương cho công nhân theo tháng do vậy cần giám sát chặt chẽ tiến độ thi công của mỗi công trình tránh việc cố tình kéo dài tiến độ thi công làm tăng chi phí nhân công, giảm tiến độ bàn giao dẫn đến đội giá công trình lên. Để tránh tình trạng này công ty nên áp dụng một số biện pháp trong quản lý dự án khi lập biện pháp thi công để xác định thời gian thi công cho công trình như: Biểu đồ thanh hay biểu đồ Gantt sơ đồ mạng hoạt động (Pert/CPM). Đối với biểu đồ thanh (Grantt). Sau khi thể hiện biểu đồ bộ phận quản lý thi công sẽ nhân ra dễ dàng các nhiệm vụ, công việc có thể tiến hành đồng thời nhau để có kế hoạch phối hợp. Đối với sơ đồ mạng hoạt động (Pert/CPM) người quản lý thi công sẽ xác định được quãng thời gian tối thiểu cần hoàn thành công trình, xác định được đường găng mà bất kỳ sự chậm trễ nào đều làm giảm tiến độ thi công. Với biện pháp này công ty có thể quản lý chặt chẽ tiến độ thi công đồng thời có thể tăng tiến độ góp phần hạ được giá thành. Qua thực trạng các công trình mà công ty thi công. Chi phí vật liệu công thường cao hơn nhiều so với dự toán. Ngoài các nguyên nhân khác còn một nguyên nhân chi phí vật liệu tăng lên do phải phá đi làm lại tăng chi phí công trình do tăng chi phí vật liệu và tăng chi phí nhân công. Lý do chính là công nhân ẩu, không đúng quy cách, yêu cầu chất lượng. Do vậy công ty nên tổ chức kiểm tra chất lượng công trình ở các khâu trong quá trình thi công khi thấy đạt yêu cầu mới cho làm tiếp bước sau. Công tác kiểm tra cần tiến hành từ các khâu đầu tiên của quá trình thi công như đào móng, đổ móng,...các cán bộ quản lý chất lượng và kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy trình kỹ thuật, phương pháp thao tác, cách pha trộn tỷ lệ cấp phối liều lượng của nguyên vật liệu xem có đúng với yêu cầu của thiết kế hay tránh làm hỏng phải phá đi làm lại. Trong rừng hạng mục công trình, cán bộ quản lý chất lượng thấy phần công việc đã đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật trong bản thiết kế đề ra mới quyết định khởi công phần việc tiếp theo tránh tình trạng công việc hay hạng mục công trình trước chưa đảm bảo các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu về chất lượng đã tiến hành thực hiện công việc hay thi công hạng mục công trình tiếp. Việc kiểm tra này phải được cán bộ phụ trách kỹ thuật ghi chép vào sổ nhật ký công trình để làm tài liệu theo dõi thường xuyên xác định trách nhiệm khi có sự cố đối với công trình. Việc thực hiện kiểm tra như vậy mới đảm bảo chất lượng công trình tránh được các lãng phí do phá đi làm lại. Sử dụng lao động phù hợp sẽ tiết kiệm được chi phí về nhân công. Đối với những công việc đơn giản không đòi hỏi cao về kỹ thuật, mỹ thuật, đòi hỏi nhiều lao động chân tay thì công ty nên cố gắng tận dụng lao động địa phương. Điều này đã được thực hiện đối với công trình cải tạo Cung văn hoá tỉnh Hoà Bình. Ngoài ra chi phí nhân công tại một số công trình tăng lên là do đơn giá nhân công trong dự toán thấp do vậy công ty phải bù lương công nhân để khắc phục điều này công ty nên chủ động tham gia vào lập dự toán để có định mức sát với thực tế hơn. Đồng thời công ty cần trú trọng đào tạo tay nghề công nhân phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tăng năng suất lao động mới có thể giảm được chi phí tiền lương trả theo thời gian. 3. Quản lý vật liệu Chi phí về vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình thành công trình, chính vì vậy việc giảm chi phí vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với công ty. Thông thường căn cứ vào giá giao tại công trình để làm tiêu chuẩn ghi chi phí vật liệu. Do đó bản thân chi phí này nó bao hàm cả chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí chuyên chở, đóng gói, xếp dỡ và bảo quản. Trong thiết kế kỹ thuật phải có đề án hợp lý lựa chọn những loại vật liệu và kết cấu mà vừa đảm bảo được chất lượng vừa tiết kiệm được chi phí. Trong quá trình thi công nó được tiến hành từ khâu mua sắm, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản cấp phát và sử dụng. Hiện nay đối với công ty việc giảm chi phí vật liệu chưa mang lại hiệu quả mà hầu như các công trình đều có sự gia tăng khoản mục này. Đối với công ty khoản mục chi phí này do giá vật liệu thực tế so với giá vật liệu dự toán là cao hơn do việc phản ánh giá vật liệu tại công trường do các đơn vị thi công chưa chính xác đồng thời cũng một phần do khi lập đơn giá dự thầu chưa theo dõi sát thông tin giá vật liệu trên thị trường. Do vậy để khắc phục tình trạng này công ty nên giao công tác quản lý vật tư chủ động cho đơn vị thành niên nhận thi công quản lý toàn bộ vật tư phục vụ xây lắp trên cơ sở đơn giá dự toán. Lấy dự toán chi phí thực tế và kế hoạch chi phí làm cơ sở kiểm tra, giám sát việc mua bán vật tư của các đơn vị với cách thức như vậy sẽ làm giảm bớt hao hụt, mất mát, buộc các xí nghiệp phải có nhiệm vụ phản ánh chính xác giá trị vật liệu đồng thời tạo ra khả năng khai thác các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ phục vụ cho việc thi công các công trình. Đây là cách quản lý phù hợp với điều kiện hiện nay, bởi lẽ đặc trưng của ngành xây dựng là thi công trên địa bàn rộng và luôn thay đổi, thị trường nguyên vật liệu dùng cho xây dựng ở Việt Nam những năm gần đây phát triển nhanh và phân bổ rộng khắp. Như vậy nếu tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ thì sẽlà một nhân tố quan trọng tăng khả năng giảm giá thành xây lắp. Cùng với việc phân cấp quản lý vật tư cho các đơn vị công ty nên lập các định mức kinh tế kỹ thuật cho từng hạng mục công trình và cả công trình. Điều đó sẽ giúp cho công ty kiểm tra giám sát được lượng vật tư xuất đúng đồng thời giảm được các mất mát do nguyên nhân chủ quan. Ngoài ra đối với từng công trình công ty cần phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch, tiến độ mua sắm vật tư phù hợp với tiến độ công trình. Bên cạnh đó tính toán dự trữ cần thiết hợp lý để tiết kiệm chi phí bảo quản, giảm thất thoát đảm bảo chất lượng vật liệu, giảm thất thoát đảm bảo chất lượng vật liệu giảm chi phí vì vốn bị ứ đọng xong cũng cần phải chú ý đến nguồn cung ứng thích hợp để giảm chi phí vận chuyển. Quy định rõ trách nhiệm với người làm lãng phí. 4. Tăng cường công tác tổ chức khoán đối với xí nghiệp Hiện nay đối với công ty mô hình tổ chức sản xuất phù hợp là mô hình xí nghiệp, chi nhánh, đội tự quản lý chi phí hạch toán tự chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh từ đó khắc phục được các yếu kém về tổ chức và tư tưởng ỷ lại của công nhân viên các XN. Cùng với việc tổ chức như trên công ty nên tổ chức khoán theo hình thức khoán trọn gói hoặc khoán quản lý chi phí. Điều này, khi các đơn vị nhận thi công, có thể khoán trọn gói với công trình nhỏ khoán quản lý chi phí với công trình lớn theo định mức đơn giá nhân công hình thức khoán này nên áp dụng với cán bộ kỹ thuật. Với hình thức này sẽ nâng cao được vai trò của cán bộ kỹ thuật đối với người thợ và gắn bó chặt chẽ hơn nữa quyền lợi của cán bộ kỹ thuật với trách nhiệm của họ và về hiệu qủa chất lượng công việc được giao, khiến các cán bộ kỹ thuật sẽ là người trực tiếp thi công cho người thợ. Vì vậy người thợ sẽ phải tuân theo một cách nghiêm ngặt mọi sự chỉ đạo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật đồng thời nếu cán bộ kỹ thuật không tổ chức thi công hợp lý, để xảy ra tình trạng phá đi làm lại hoặc năng suất lao động thấp thì thu nhập của họ sẽ bị ảnh hưởng. Tuy vậy, hình thức khoán này không nên khoán trắng khối lượng công việc và đơn giá mà phải gắn liền với các chỉ tiêu khác như chất lượng công trình, độ dài thi công, quản lý và sử dụng vật tư. Như vậy hình thức khoán sẽ tạo điều kiện cho việc cho việc hạ giá thành được tốt hơn do người trực tiếp thi công có trách nhiệm với công việc thực thi. Tuy vậy việc thực hiện khoán phải được quản lý chặt chẽ nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình do đó ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất mà các doanh nghiệp hướng tới là tối đa hoá lợi nhuận. Tối đa hoá lợi nhuận đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí sản xuất một cách triệt để và hợp lý từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua phân tích phương pháp tính giá thành kế hoạch và thực hiện kế hoạch tại một số công trình mà công ty đảm nhiệm trong thời gian qua em đã tìm ra những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế của công ty đó đưa ra các biện pháp nhằm góp phần hạ giá thành sản phẩm của công ty. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế và kinh doanh XD- Trường ĐHKTQD 1999 2.Giáo trình KTXD-GSTS Nguyễn Văn Chọn (ĐHXD) 3.Kinh tế QTKDXD- NXBKHKT 1990 4.Giáo trình QLDAĐTKT-XH khoa KTPT (ĐHKTQD) 5 Tài chính DNSX- NXBTK 1993 6NĐ52/1999/NĐ-CP về việc quản lý đầu tư vàXD 7.Các báo cáo tổng kết của CTXDSĐ12 8. Định hướng 5 năm 2000-2010 CTXDSĐ12 9. Định mức dự toán XDCB- BộXD 1998 10. Bảng dự toán ca máy và thiết bị XD-BộXD 11. phương pháp định giá sản phẩm XD- NXBXD 1997 MỤC LỤC Lời mở đầu Phần I: Lý luận chung về giá thành công trình xây dựng trong doanh nghiệp xây dựng I. Giá thành xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng. 1. Giá thành sản phẩm xây lắp 2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp 3. Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp xây dựng II. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 1. Khái niệm và căn cứ lập giá thành xây lắp công trình 2. Phương pháp xác định giá thành công trình xây lắp III. Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12. 1. Thực chất và ý nghĩa của hạ giá thành sản phẩm IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành công trình 1. Biện pháp tổ chức thi công 2. Thiết bị thi công 3. Trình độ công nhân viên 4. Yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật công trình 5. Địa điểm xây dựng Phần II: Thực trạng của công tác tính giá thành và quản lý giá thành ở Công ty xây dựng Sông Đà 12 - Tổng công ty xây dựng Sông Đà I. Đặc điểm chủ yếu của Công ty Xây dựng Sông Đà 12 - Tác động đến việc tính toán, gía thành và quản lý giá thành sản phẩm 1. Đặc điểm về sản phẩm 2. Đặc điểm về lao động 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu 4. Thị trường hoạt động 5. Đặc điểm về tính kinh tế kỹ thuật 6. Đặc điểm về cơ sở vật chất trang thiết bị 7. Đặc điểm về tổ chức quản lý II. Thực trạng công tác quản lý giá thành của sản phẩm ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12 1. Phương pháp tính giá thành kế hoạch công trình xây dựng 2. Phương pháp phân tích đánh giá việc thực hiện kế hoạch- giá thành III. Đánh giá về công tác quản lý giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Sông Đà 12 1. Thực trạng thực hiện 2. Ưu điểm và tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện Phần III: Một số ý kiến nhằm góp phần hạ giá thành công trình xây lắp ở Công ty Xây dựng Sông Đà 12 I. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong những năm tới II. Một số biện pháp 1. Công tác quản lý máy móc thiết bị 2. Lao động 3. Vật liệu 4. Chi phí quản lý Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM7897t s7889 bi7879n php nh7857m gi7843m gi thnh cc camp24.doc
Tài liệu liên quan