Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia Việt Hà

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia Việt Hà: Lời mở đầu Đ ất nước ta đang trên đà hội nhập phát triển cùng thế giới, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về cuộc sống càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh lý giải quyết cơn khát của con người mà nó còn là nhu cầu gắn liền với đời sống tình cảm của con người. Trong các loại đố uống thì Bia hơi là loại đồ uống bình dân được đông đảo mọi người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay ngành Bia là một trong những ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận tương đối cao, do đó nhiều cơ sở địa phương đã thành lập những nhà máy nhằm đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh nói chung và các nhà kinh doanh sản phẩm bia nói riêng đang phải đối mặt với những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ...

doc86 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia Việt Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đ ất nước ta đang trên đà hội nhập phát triển cùng thế giới, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về cuộc sống càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh lý giải quyết cơn khát của con người mà nó còn là nhu cầu gắn liền với đời sống tình cảm của con người. Trong các loại đố uống thì Bia hơi là loại đồ uống bình dân được đông đảo mọi người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay ngành Bia là một trong những ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận tương đối cao, do đó nhiều cơ sở địa phương đã thành lập những nhà máy nhằm đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh nói chung và các nhà kinh doanh sản phẩm bia nói riêng đang phải đối mặt với những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại bộ máy hoạt động.....Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất Bia như Công ty Bia Việt Hà nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của xã hội, các Công ty, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả. Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty Bia Việt Hà quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu kinh doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ thực tế của Công ty Bia Việt Hà em nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh thực sự giữ vai trò quan trọng. Theo đó: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia Việt Hà” được chọn làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chuyên đề thực tấp tốt nghiệp gồm ba phần chính sau đây: Chương 1: Hiệu quả kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp Chương 2: Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia Việt Hà Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia Việt Hà Đề tài này được hoàn thành là nhờ vào sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Quang Huy cũng như tập thể cán bộ trong Công ty Bia Việt Hà. Do thời gian thực tập và trình độ có hạn, nên trong bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy, các cô và bạn đọc để em có thể bổ sung, thêm những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty Bia Việt Hà. Chương 1 Hiệu quả kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh Hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó xuất phát và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghĩa, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, các yếu tố cần thiết của doanh nghiệp để tham gia vào hoạt động kinh doanh theo mục đích nhất định. Do lịch sử phát triển các hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau. Cách nhìn nhận đánh giá hiệu quả kinh doanh trên mỗi góc độ khác nhau mà có ý kiến trái ngược nhau về hiệu quả kinh doanh. Trong xã hội tư bản, giai cấp tư bản nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, do đó quyền lợi về kinh tế chính trị đều ưu tiên cho nhà tư bản. Chính vì thế việc phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợi nhuận và nâng cao đời sống của các nhà tư bản (có thể đời sống của người lao động ngày càng thấp đi). Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”, và nhà kinh tế học người Pháp Ogiephri cũng quan niệm như vậy. ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Rõ ràng quan điểm này khó giải thích kết quả kinh doanh có thể tăng do tăng chi phí mở rộng các nguồn sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng cùng có hiệu quả. Quan điểm này phản ánh tư tưởng trọng thương. Quan niệm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quan niệm này đã biểu hiện được quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Tuy nhiên xét trên quan điểm Mác - Lênin thì sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ. Hơn nữa kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên kết mật thiết với yếu tố sẵn có, chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên quá trình kinh doanh và làm kết quả kinh doanh thay đổi. Theo quan điểm này tính hiệu quả kinh doanh chỉ được xét đến phần bổ sung và chi phí bổ sung, nó mới chỉ dừng lại ở mức độ xem xét sự bù đáp chi phí bỏ ra cho quá trình kinh doanh tăng thêm. Quan niệm thứ ba cho rằng: Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trên góc độ này mà xem xét thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Đây là quan niệm khá phổ biến được rất nhiều người thừa nhận. Quan niệm này gắn kết quả với chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên quan niệm này chưa biểu hiện tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này. Quan niệm thứ tư cho rằng: Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả là thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất. Quan điểm này ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất cơ giới hoá, nó phân quá trình kinh doanh thành những yếu tố, những công đoạn và hiệu quả được xem xét cho từng yếu tố. Tuy nhiên hiệu quả của từng yếu tố đạt được không có nghĩa là hiệu quả kinh doanh cũng đạt được, nó chỉ đạt được khi có sự thống nhất, có tính hệ thống và đồng bộ giữa các bộ phận, các yếu tố. Trong xã hội chủ nghĩa phạm trù hiệu quả kinh doanh vẫn tồn tại vì sản phẩm của xã hội chủ nghĩa sản xuất ra vẫn là hàng hoá. Tuy nhiên mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa khác với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong xã hội chủ nghĩa, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người trong xã hội một cách tốt nhất. Chính vì đứng trên lập trường tư tưởng đó mà quan niệm về hiệu quả kinh doanh trong xã hội chủ nghĩa cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mẵn yêu cầu của các quy luật kinh tế cơ bản của xã hội chủ nghĩa, tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong các doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh”. Khó khăn ở đây là đưa ra được phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Nguyên nhân là do đời sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng rất đa dạng và phong phú, có nhiều hình thức phản ánh trong các chỉ tiêu mức độ nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống Qua các quan niệm trên có thể thấy: Mặc dù chưa có sự hoàn toàn thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Nhưng ở các quan niệm khác nhau đó lại có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh. Đó là do các quan điểm đã phản ánh đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh - phản ánh mặt chất lượng của hiệu quả kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh - mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất”. Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc thực hiện hàng loạt các biện pháp có hệ thống, có tổ chức, có tính đồng bộ và có tính liên tục tại doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu cuối cùng đó là hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều khâu với các mối liên hệ, tác động qua lại mang tính chất quyết định và hỗ trợ cùng nhau thực hiện mục tiêu tổng thể của hoạt động kinh doanh. Nâng cao hoạt động của tất cả các khâu trong kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức điều hành hoạt động của bất cứ một doanh nghiệp nào. Xét theo nghĩa rộng hơn thì hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả. Chính vì khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Bên cạch đó cần hiểu phạm trù hiệu quả một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu xét về tổng lượng thì kinh doanh chỉ đạt hiệu quả khi kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh cao phản ánh sự cố gắng, lỗ lực, trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh vừa là một phạm trù cụ thể vừa là một phạm trù trừu tượng, nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng thành các chỉ tiêu, con số để tính toán so sánh; nếu là phạm trù trìu tượng phải được định tính thành các mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì mục tiêu kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận là phần giá trị rôi ra mà doanh nghiệp thu được ngoài các chi phí cần thiết (chi phí kinh doanh). Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc cực đại hoá giá trị này thông qua hàng lạt các biện pháp cải tiến sản xuất, tiết kiệm trong thu mua, thúc đẩy tiêu thụ và phát huy tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh rất phức tạp vì bản thân kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh nhiều khi không được phản ánh chính xác. Nguyên do là có những chi phí và kết quả không phản ánh được bằng các đơn vị đo lường thông thường (như uy tín, phi phí vô hình...). Có lẽ vì vậy mà một đặc điểm quan trọng nhất của hiệu quả kinh doanh là khái niệm phức tạp và khó đánh giá chính xác. Hiệu quả kinh doanh được xác định từ kết quả thu được và chi phí bỏ ra, trong khi đó kết quả và chi phí lại rất khó đo lường vì vậy đo lường đánh giá hiệu quả kinh doanh là rất khó khăn. Về kết quả kinh doanh: Hầu như rất ít các doanh nghiệp xác định được chính xác kết quả kinh doanh ở một thời điểm cụ thể. Nguyên nhân là do quá trình kinh doanh không trùng khớp với nhau, vả lại tại các doanh nghiệp sản xuất xác định sản phẩm đã tiêu thụ trong khâu hàng gủi bán tại các điểm tiêu thụ, đại lý hay đơn vị bạn...là rất khó khăn. Bên cạnh đó việc ảnh hưởng của thước đo giá trị cũng là nguyên nhân gây lên khó khăn trong việc đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh (thay đổi của giá trị đồng tiền trên thị trương theo địa điểm và thời gian). Việc xác định chi phí kinh doanh cũng không dễ dàng. Về nguyên tắc, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được xác định từ chi phí hữu hình và chi phí vô hình. Xác định chi phí vô hình thường mang tính ước đoán, chúng ta không thể xác định chính xác chi phí vô hình trong một thương vụ kinh doanh. Chi phí vô hình là một cản trở lớn cho các không chỉ doanh nghiệp mà còn cả nền kinh tế quốc dân trong xác định được chính xác chi phí bỏ ra. Cũng chính vì việc xác định kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh khó khăn mà dẫn tới khó xác định hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, điều này cũng dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn không phù hợp với nhau, đôi khi là mâu thuẫn. Chẳng hạn doanh nghiệp chú trọng vào các mục tiêu trước mắt mà bỏ qua các đoạn thị trường, bạn hàng truyền thống, về ngắn hạn có thể đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp. Nhưng về dài hạn có thể đem lại hiệu quả xấu. Phân loại hiệu quả kinh doanh. Phân loại hiệu quả kinh doanh là một việc làm hết sức thiết thực, nó là phương cách để các doanh nghiệp xem xét đánh giá những kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh và chất lượng thực hiện những yêu cầu xã hội đặt ra cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thăng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí. Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn cần phải đạt được hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt. Nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động và mỗi doanh nghiệp. Đồng thời xã hội thông qua hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt. Một cơ chế quản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm nâng cao hiệu quả cá biệt. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh. Hiệu quả chi phí bộ phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với lượng chi phí từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy (lao động, thiết bị nguyên vật liệu ....) Việc tính toán chỉ tiêu chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp. Việc tính toán chỉ tiêu chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ hoạt động kinh doanh đến hiệu quả kinh tế chung. Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả của chi phí bộ phận. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Trong hoạt động kinh doanh, việc xác định và phân tích hiệu quả nhằm hai mục đích: Một là, phân tích đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong kinh doanh. Hai là, phân tích luận chứng về kinh tế - xã hội các phương án khác nhau, trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó để. Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án bằng các xác định mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, khi thực hiện mục tiêu. Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối, hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả của các phương án với nhau. Cách phân loại này được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong việc thực hiện thẩm định các dự án mới đầu tư, với các doanh nghiệp đi vào hoạt động thì chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối trong hai mốc thời gian khác nhau. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường nhất là trong một nền kinh tế mở. Do vậy mà để thấy được vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế trước hết chúng ta xem xét cơ chế thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thị trường. Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi, điều tiết và lưu thông hàng hoá. Nó tồn tại một cách khách quan và gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Thông qua thị trường các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường luôn tồn tại các quy luật vận độngcủa hàng hoá giá cả và tiền tệ.... như các quy luật giá trị, quy luật giá cả, quy luật lưu thông, quy luật cạnh tranh.... Các quy luật này tạo thành một hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là linh hồn của cơ chế thị trường. Dưới hình thức các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường cơ chế thị trường tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm cơ cấu ngành....Nói cách khác, cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối, phân phối lại các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu. Sự vận động đa dạng, linh hoạt của cơ chế thị trường dẫn đến sự biểu hiện gần đúng nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu đó của thị trường, hay thị trường là nơi phát ra các tín hiệu về cung, cầu, giá cả điều tiết các thành viên của nó hoạt động theo các quy luật vốn có. Tuy nhiên điều này không phải là tuyệt đối, thị trường cũng biểu hiện rất nhiều các khuyết tật mà nó không tự khắc phục được như: cạnh tranh không hoàn hảo, phá huỷ môi trường, làm ăn phi pháp, lừa lọc....Để tránh những tác động tiêu cực này của thị trường, thì doanh nghiệp phải xác định cho mình mội cơ chế hoạt động trên hai thị trường đầu vào và thị trường đầu ra để đạt được kết quả cao nhất. Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với động cơ là kiếm lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường, thì lợi nhuận là mục tiêu của kinh doanh, là động lực kinh tế để doanh nghiệp cũng như mỗi người lao động không ngừng sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Thật vậy, để cung cấp hàng hoá dịch vụ cho nhu cầu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Họ phải thuê đất đai, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Họ muốn hàng hoá và dịch vụ của mình được bán với giá cao để bù đắp lại những chi phí đã bỏ ra. Nếu xét về mặt định lượng hiệu quả kinh doanh chính là khoản chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra, và nâng cao hiệu quả kinh doanh nghĩa là tăng khoản chênh lệch này lên tối đa trong điều kiện cho phép. Vậy có thể thấy được hiệu quả kinh doanh chính là chỉ tiêu biểu hiện mục tiêu thực hiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh là công cụ để thực hiện mục tiêu. Nếu xét về mặt định tính thì hiệu quả kinh doanh biểu hiện chất lượng đạt được của mục tiêu, nó phản ánh trình độ của lực lượng sản xuất bao gồm tất cả các khâu, các bộ phận và từng các nhân riêng lẻ của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh về mặt định tính tức nâng cao trình độ khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất, đảm bảo sự tăng trưởng về mặt lượng gắn liền với sự phát triển về chất. Đây chính là lý do buộc doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm thực hiện phát triển bền vững trong xu hướng chung. Nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh trạnh. Thị trường càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại càng khốc liệt hơn, đó là sự cạnh trạnh về chất lượng, gía cả, các dịch vụ hậu mãi....Với mục tiêu là phát triển, thì cạnh tranh là một nhân tố làm doanh nghiệp mạnh lên và cũng là nhân tố làm doanh nghiệp thất bại. Do vậy, để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đều phải chiến thắng trong cạnh tranh. Để thực hiện điều này thì tất yếu doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ với giá cả hợp lý. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng, chất lượng hàng bán....và là hạt nhân cơ bản của sự thắng lợi trong cạnh tranh. Và các doanh nghiệp cạnh tranh nhau tức là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó liên quan tới tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào tác động đến kinh doanh và tác động đến hiệu quả kinh doanh, nếu không làm được điều này thì doanh nghiệp không thể biết được hiệu quả hình thành từ đâu và cái gì sẽ quyết định nó. Xác định nhân tố ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tác động là nhiệm vụ của bất cứ nhà kinh doanh nào. Nói đến nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có rất nhiều, nhưng chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính: nhân tố thuộc về doanh nghiệp và nhân tố ngoài doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có biện pháp tác động lên các yếu tố một cách hợp lý, có hiệu quả, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn, phát huy tốt hơn các nhân tố tích cực và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì nó phải có một hệ thống cơ sở vật chất, con người, đây chính là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. Trong guồng máy hoạt động chung của doanh nghiệp, mỗi nhân tố đóng một vai trò nhất định, mà thiếu nó thì toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả hay ngừng hoạt động. Dưới đây xin đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả kinh doanh. Vốn kinh doanh Ngày nay, nói đến kinh doanh thì nhân tố đầu tiên được quan tâm chính là vốn, đây là yếu tố nền tảng cho một hoạt động kinh doanh bắt đầu. Ngay trong luật pháp của Việt Nam cũng có quy định điều luật một doanh nghiệp được xã hội thừa nhận thì phải có số vốn tối thiếu là bao nhiêu. Vì vậy có thể khẳng định tầm quan trọng của vốn trong kinh doanh. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh, bao gồm: Tài sản cố định hữu hình: Nhà của, kho tàng, của hàng, quày hàng, các thiết bị máy móc.... Tài sản cố định vô hình: Bằng phát minh sáng chế, bản quyền sở hữu công nghiệp, uy tín của công ty trên thị trường, vị trí địa lý, nhãn hiệu các hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh.... Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý.... Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc thành lập loại hình doanh nghiệp theo luật định. Nó là điều kiện quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là một trong những tiềm năng quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vốn lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quan trọng để xếp doanh nghiệp vào loại có quy mô lớn, trung bình, nhỏ. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở để hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Nó là một chất keo để chắp nối, dính kết các quá trình và các quan hệ kinh tế. Vốn kinh doanh là điều kiện, khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc tối đa hoá lợi ích dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra hay là tối thiếu hoá chi phí cho một mục tiêu nhất định nào đó. Trong kinh doanh không thể thiếu khái niệm chi phí khi muốn có hiệu quả. Vì vậy mà vốn chính là cơ sở để tạo ra lợi nhuận, đạt được mục đích cuối cùng của nhà kinh doanh. Thiếu vốn cho kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả do không tận dụng được lợi thế quy mô, không tận dụng được các thời cơ, cơ hội. Tuy nhiên, thiếu vốn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn luôn gặp phải. Đứng trên góc độ của nhà kinh doanh thì cách thức giải quyết sẽ là tối đa hoá lợi ích trên cơ sở số vốn hiện có. Bộ máy tổ chức, quản lý và lao động Con người là khởi nguồn của mọi hoạt động có ý thức. Hoạt động kinh doanh được bắt đầu là do con người, tổ chức thực hiện nó cũng chính do con người. Một đội ngũ công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Với khả năng lao động và sáng tạo thì nhân tố con người được đánh giá là nhân tố nòng cốt cho sự phát triển. Kết hợp với hệ thống tư liệu sản xuất con người đã hình thành lên quá trình sản xuất. Sự hoàn thiện của nhân tố con người sẽ từng bước hoàn thiện quá trình sản xuất và xác lập hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy vậy mỗi cá nhân đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại là một nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh, khắc phục điều này chính là nguyên nhân ra đời của bộ máy tổ chức, quản lý Bộ máy tổ chức, quản lý là sự tác động trực tiếp của của các cấp lãnh đạo xuống các cá nhân, công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hành động hay một công việc nào đó. Bộ máy tổ chức, quản lý có hiệu quả là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Sự kết hợp yếu tố sản xuất không phải là tự phát như quá trình tự nhiên mà là kết quả của hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có điều khiển của con người, vì vậy hình thành bộ máy tổ chức có hiệu quả là một đòi hỏi để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo ra một cơ cấu sản xuất phù hợp và thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Một cơ cấu hợp hợp lý còn góp phần xác định chiến lược kinh doanh thông qua cơ chế ra quyết định và ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu và chiến lược đó. Cơ cấu tổ chức phù hợp góp phần phát triển nguồn nhân lực. Xác định rõ thực lực của từng cá nhân cụ thể, đặt họ đúng vị trí trong doanh nghiệp sẽ là cách thúc đẩy hiệu quả và phát huy nhân tố con người. Đồng thời nó tạo động lực cho các cá nhân phát triển, nâng cao trình độ khả năng của mình. Nghệ thuật kinh doanh Nghệ thuật kinh doanh là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội và các kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Nghệ thuật kinh doanh là đảm bảo cho doanh nghiệp luôn tồn tại và phát triển. Đó là việc sử dụng các tiềm năng của bản thân doanh nghiệp cũng như của người khác, các cơ hội các phương pháp thủ đoạn kinh doanh có thể để: bỏ ra chi phí ít, thụ lại được nhiều, che dấu những nhược điểm của doanh nghiệp, giữ bí mật kinh doanh và khai thác được những điểm mạnh, điểm yếu của người khác, giải quyết nhanh ý đồ của doanh nghiệp mà không lôi kéo các đối thủ mới vào cuộc. Bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển lâu dài. Mạng lưới kinh doanh Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay mỗi doanh nghiệp cần phải mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, vì mạng lưới kinh doanh là cách thức để doanh nghiệp có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Có tiêu thụ được sản phẩm thì mới thực hiện được kết quả kinh doanh và thực hiện lợi nhuận. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh số bán và lợi nhuận. Mạng lưới kinh doanh phù hợp sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay tình hình thị trường rất biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp cần phải năng động sáng tạo tìm ra cái mới, cái cần và ngày càng hoàn thiện mạng lưới kinh doanh để thích nghi trong cơ chế thị trường và đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên. Đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp Việc doanh nghiệp sử dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, thưởng phạt nghiêm minh sẽ tạo ra động lực cho người lao động nỗ lực hơn trong phần trách nhiệm của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi bộ phận phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. Những nhân tố ngoài doanh nghiệp. Ngoài các nhân tố thuộc doanh nghiệp thì hệ thống nhân tố ngoài doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường Thị trường là tổng hợp các thoả thuận thông qua đó người mua và người bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Chức năng cơ bản của thị trường là ấn định giá cả đảm bảo sao cho số lượng mà những người muốn mua bằng số lượng của những người muốn bán. Thị trường được cấu thành bởi người bán, người mua, hàng hoá và hệ thống quy luật thị trường. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì tất yếu phải chịu sự tác động và tuân theo các quy luật của thị trường, việc thực hiện ngược lại các quy luật tất yếu sẽ bị đào thải. Thị trường tác động đến kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các nhân tố sau: Cầu về hàng hoá Cầu về hàng hoá là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại những mức giá cụ thể. Cầu là một bộ phận cấu thành lên thị trường, nó là lượng hàng hoá tối đa mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại một thời điểm tại một mức giá nhất định. Khi cầu thị trường về hàng hoá của doanh nghiệp tăng thì lượng tiêu thụ tăng lên, giá trị được thực hiện nhiều hơn, quy mô sản xuất mở rộng và doanh nghiệp đạt được lợi nhuận ngày một tăng. Chỉ có cầu thị trường thì hiệu quả kinh doanh mới được thực hiện, thiếu cầu thị trường thì sản xuất sẽ luôn trong tình trạng trì trệ, sản phẩm luôn tồn trong kho, giá trị không được thực hiện điều này tất yếu là không có hiệu quả. Vấn đề cầu thị trường luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Trước khi ra quyết định thực hiện một hoạt động kinh doanh cụ thể nào thì công việc đầu tiên được các doanh nghiệp xem xét đó là cầu thị trường và khả năng đưa sản phẩm của mình vào thị trường. Ngày nay cầu thị trường đang trong tình trạng trì trệ, vấn đề kích cầu đang được Nhà nước và chính phủ đạt lên hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế, đây cũng là vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu cầu thị trường đầy đủ sẽ là nhân tố góp phần thành công của doanh nghiệp. Cung về hàng hoá Cung thị trường về hàng hoá là lượng hàng hoá mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại những mức giá cụ thể. Nhìn chung cung thị trường về hàng hoá tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên hai phương diện sau: Cung thị trường về tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ thống các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp cần. Việc thị trường có đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra đều đặn và liên tục, nếu không thì dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong việc thu mua yếu tố đầu vào. Cung thị trường tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc tiêu thụ. Nếu trên thị trường có quá nhiều đối thủ cũng cung cấp mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất hay những mặt hàng thay thế, thì tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, làm giảm mức tiêu thụ của doanh nghiệp. Sản phẩm không tiêu thụ được thì sản xuất sẽ ngừng trệ.... Giá cả Giá cả trên trong cơ chế thị trường biến động phức tạp trên cơ sở quan hệ cung cầu, ở các thị trường khác nhau thì giá cả khác nhau. Do vậy doanh nghiệp cần phải nắm vững thị trường, dự đoán thị trường, để xác định mức giá mua vào bán ra cho phù hợp Giá mua vào: có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Nó cần được xác định trên cơ sở của dự đoán thị trường và giá bán có thể. Giá mua vào càng thấp càng tốt và để đạt được giá mua vào thấp, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường, lựa chọn mua ở thị trường nào và mua của ai. Doanh nghiệp càng có mối quan hệ rộng, có nhiều người cung cấp sẽ cho phép khảo giá được ở nhiều nơi và lựa chọn mức giá thấp nhất. Giá bán ra: ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nó được xác định bằng sự thoả thuận của người mua và người bán thông qua quan hệ cung cầu. Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì giá bán phải đảm bảo lớn hơn giá thành sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Do vậy để đạt hiệu quả kinh doanh phải dự báo giá cả và thị trường. Cạnh tranh Tình hình cạnh tranh trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh tranh càng gay gắt có nghĩa là doanh nghiệp càng phải khó khăn và vất vả để tồn tại và phát triển. Ngoài ra cạnh tranh còn dẫn đến giảm giá bán, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trở lên khó khăn. Vì giờ đây doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành, tổ chức lại bộ máy kinh doanh phù hợp.... để bù đằp những mất mát cho công ty về giá cả, chiến lược, mẫu mã. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân Đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng.... Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu để làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng ở mức giá cả chấp nhận được. Bởi những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bại trong nâng cao hiệu quả kinh doanh. sự tác động đó là phi lượng hoá mà chúng ta không thể tính toán hay đo đạc bằng các phương pháp định lượng. Quan hệ, uy tín của doanh nghiệp sẽ cho phép mở rộng các cơ hội kinh doanh, mở rộng những đầu mối làm ăn và từ đó doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn những gì có lợi cho mình. Hơn thế nữa quan hệ và uy tín sẽ cho phép doanh nghiệp có ưu thế trong việc tiêu thụ, vay vốn hay mua chịu hàng hoá.... Kỹ thuật công nghệ Yếu tố kỹ thuật công nghệ làm cơ sở cho yếu tố kinh tế, là phương cách để dẫn đến sự ra đời của sản phẩm mới, tác động vào mô hình tiêu thụ và hệ thống bán hàng. Những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi tận gốc hàng hoá và quy trình sản xuất, tác động sâu sắc đến hai yếu tố cơ bản tạo lên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những biến đổi đang diễn ra của yếu tố khoa học kỹ thuật. Phân tích yếu tố khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp nhận thức được các thay đổi về mặt công nghệ và khả năng ứng dụng của nó vào doanh nghiệp. Hướng nghiên cứu có thể bao gồm những yếu tố sau: Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược phát triển kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Chính trị và pháp luật Hoạt động kinh doanh phải tuân theo các quy định của pháp luật. Luật pháp là quy tắc của cuộc chơi kinh doanh mà ai vi phạm sẽ bị xử lý. Luật pháp ngăn cấm mọi người kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế, buôn lậu....xong nó cũng bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia kinh doanh. Yếu tố chính trị là thể hiện sự điều tiết bằng pháp luật của Nhà nước đến các hoạt động kinh doanh. Để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải phân tích, dự đoán về chính trị và luật pháp cùng xu hướng vận động của nó, bao gồm: Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao. Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ. Sự phát triển và quyết định bảo vệ người tiêu dùng. Hệ thống luật, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành. Điều kiện tự nhiên Môi trường tự nhiên gồm các nhân tố: Nhân tố thời tiết khí hậu, mùa vụ: nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy trình, tiến độ kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đố uống giải khát, hàng nông sản, thuỷ hải sản....Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì các doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phụ hợp với điều kiện đó. Và khi yếu tố này không ổn định sẽ làm mất ổn định hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một khu vực có nhiều tài nguyên với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng và tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến tài nguyên, nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhân tố vị trí địa lý: đây là nhân tố không chỉ tác động đến lợi thế của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch vận chuyển, sản xuất....các mặt này cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh bởi sự tác động lên các chi phí tương ứng. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cần phải dựa vào một hệ thống tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn làm mục tiêu phấn đấu. Cũng có thể nói rằng, doanh nghiệp có đạt được các tiêu chuẩn này mới có thể đạt được các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Hệ thống tiêu chuẩn đó bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nhưng phải tuân thủ sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo hệ thống pháp luật hiện hành Phải kết hợp hài hoà giữa ba loại lợi ích: cá nhân, tập thể và Nhà nước. Tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại tới lợi ích tập thể và xã hội. Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tức là việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội của ngành, địa phương và của bản thân doanh nghiệp. Bảo đảm tính thực tiễn cho vệc nâng cao hiệu quả kinh doanh, khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được phải dựa trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy luật của nền sản xuất hàng hoá. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Một số ký hiệu: TR : tổng doanh thu M : tổng vốn K.D MF : vốn cố định TC : tổng chi phí L : tổng lao động D : khấu hao P : lợi nhuận WL : tổng tiền lương V : nguyên giá MV : vốn lưu động B.Q N : số vòng quay VLĐ B : tổng nợ phải trả BS : tổng nợ ngắn hạn MM :vốn bằng tiền SG : tồn kho Q : sản lượng Z : giá thành Qu : sản lượng hỏng Zu : chi phí S.P hỏng Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Công thức xác định í nghĩa * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp - Lợi nhuận TR – TC Phản ánh số tiền lãi của Công ty - Doanh thu trên một đồng chi phí sản xuất TR ---------- TC Bỏ ra một đồng chi phí chúng ta thu mấy đồng được mấy đồng doanh thu - Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất TR ---------- M Bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào sản xuất ta thu được mấy đồng doanh thu - Doanh lợi theo chi phí P ---------- TC Doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí thì lãi mấy đồng - Doanh lợi theo vốn sản xuất P ---------- M Đầu tư một đồng vốn thì ta thu được mấy đồng lãi - Doanh lợi doanh thu thuần P ---------- TR Khi thu được một đồng doanh thu chứng ta sẽ lã được mấy đồng * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng lao động - Năng suất lao động TR ---------- L Một lao động tạo ra mấy đồng doanh thu - Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương TR ---------- WL Bỏ ra một đồng tiền lương thì thu được mấy đồng doanh thu - Khả năng sáng tạo giá trị của lao động P ---------- L Số khoản tiền lãi mà một công nhân đem lại cho doanh nghiệp * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Sức sản xuất của vốn cố định TR ---------- MF Bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được mấy đồng doanh thu - Sức sinh lợi của vốn cố định P ---------- MF Đầu tư một đồng vốn cố định cho ta khoản lãi là bao nhiêu - Hệ số hao mòn TSCĐ D ---------- V Khả năng thu hồi giá trị áy móc thiết bị đã đầu tư * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Sức sinh lợi của vốn lưu động P ---------- MV Đầu tư một đồng vốn lưu động thu được mấy đồng lãi - Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay 365 ---------- N Cho biết thời gian để luân chuyển hết một vòng vốn lưu động là bao nhiêu ngày - Số vòng quay vốn lưu động TR ---------- MV Số lần quay vòng của vốn lưu động trong thời kỳ nghiên cứu - Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động MV ---------- TR Để có một đồng doanh thu thì vốn lưu động cần là bao nhiêu * Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính - Chỉ số mắc nợ B ---------- M Phản ánh phần trăm vốn Công ty đi chiếm dụng và sử dụng cốn của người khác - Khả năng thanh toán ngắn hạn MV ---------- BS Khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng tài sản lưu động - Khả năng thanh toán nhanh MV – SQ ---------- BS Khả năng chi trả nhanh của Công ty với các khoản nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán tức thời MM ---------- BS Khả năng tra ngay tức thì các khoản nợ ngắn hạn của Công ty - Hệ số quay kho TR ---------- SQ - Vốn lưu động bình quân tháng MV1 + MV2 ---------- 2 * Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm - Tỷ lệ sai hỏng Cách 1: Thước đo hiện vật Qu *100 ---------- Q Cách 2: Thước đo giá trị Zu * 100 ---------- Z Phản ánh khả năng sản xuất của Công ty về độ chính xác, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất, và hiệu quả sản xuất. - Tỷ lệ đạt chất lượng Q – Qu ----------*100 Q Phản ánh sản phẩm đạt chất lượng của công ty - Hệ số phân cấp bình quân S Qi*Pi ---------- S Qi*P1 Phản ánh mức độ phẩm chất bình quân của các sản phẩm mà Công ty cung cấp - Chỉ tiêu thẩm mỹ Đặc trưng cho sự truyền cảm hấp dẫn của sản phẩm - Chỉ tiêu công nghệ Đặc trưng cho quá trình chế tạo đảm bảo tiết kiệm lớn nhất chi phí - Chỉ tiêu về sinh thái Đặc trưng cho độ độc hại của sản phẩm khi tác động lên môi trường Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Trong thực tiễn không phải ai cũng hiểu biết và quan niệm giống nhau về hiệu quả kinh doanh và chính những điều này làm triệt tiêu những cố gắng, nỗ lực của họ mặc dù ai cũng muốn làm tăng hiệu quả. Như vậy khi dề cập đến hiệu quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Về mặt thời gian Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được làm giảm hiệu quả khi xét trong dài hạn, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước không được làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau. Trong thực tế không ít trường hợp chỉ thấy lợi ích trước mắt, thiếu xem xét toàn diện lâu dài. Vấn đề này đang tồn tại ở khá nhiều doanh nghiệp và trong đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Nghiên cứu và xem xét hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh về mặt thời gian là việc không thể thiếu nhằm để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Về mặt không gian Có hiệu quả kinh doanh hay không còn tuỳ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó, có ảnh hưởng tăng giảm như thế nào đối với cả hệ thống mà nó liên quan túc là giữa các ngành kinh tế này với các ngành kinh tế khác, giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ thống, và đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước thì có mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với việc thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài kinh tế Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật nào đó dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào xem xét toàn diện. Khi hiệu quả ấy không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chung thì nó mới được coi là thực sự có hiệu quả. Về mặt định lượng Hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản xuất kinh doanh mà thực chất là hao phí lao động (lao động sống và lao động vật hoá) để tạo ra một đơn vị sản phẩm có ích nhất. Về mặt định tính Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả hoạt động kinh doanh mới được đánh giá một cách toàn diện. Kết quả đạt được trong sản xuất mới đảm bảo được yêu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nhưng kết quả tạo ra ở mức nào, với giá trị nào, đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Vì thế đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả đó, tức là đánh giá người sản xuất tạo ra kết quả bằng phương tiện gì, bằng cách nào và chi phí bao nhiêu. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng của con người bao giờ cũng lớn hơn khả năng tạo ra sản phẩm của họ , do đó vấn đề mà con người quan tâm là làm sao với khả năng hiện có tạo ra được nhiều sản phẩm nhất. Đây là một nguyên nhân mà chúng ta phải xem xét lựa chọn phương cách để đạt được kết quả lớn nhất. Điều này cũng minh hoạ cho sự khác biệt giữ hai khái niệm hiệu quả và kết quả Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật và mặt giá trị của hàng hoá Mặt hiện vật của hàng hoá thể hiện ở số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá sản phẩm, của kết quả và chi phí bỏ ra. Xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt là một tất yếu. Đứng trên giác độ mặt hiện vật nó cho biết khả năng cung cấp và thoả mãn nhu cầu thị trường của doanh nghiệp, đứng trên giác độ mặt giá trị nó cho biết hiệu quả đích thực của kinh doanh. Chương 2 Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia Việt Hà Vài nét về Công ty Bia Việt Hà Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bia Việt Hà Công ty Bia Việt Hà là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trụ sở của Công ty bia Việt Hà hiện nay là 254 phố Minh Khai, quận hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Những ngày đầu tiên thành lập (9/1966) Công ty Bia Việt Hà trước kia có tên gọi là Xí Nghiệp Nước chấm, bởi mặt hàng kinh doanh chủ yếu là : nước chấm, dấm, tương....phương tiện lao động thủ công là chủ yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, trình độ người lao động cũng rất thấp. Sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, giao nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu (1966). Đến đầu năm 1981 theo quyết định 25/HĐBT, 26/HĐBT của hội đồng bộ trưởng cho phép xí nghiệp tự lập kế hoạch, một phần do nhà nước bao cung, bao tiêu bù lỗ, còn một phần xí nghiệp tự khai thác vật tư, nguyên liệu, tự tiêu thụ ..... Do vậy, xí nghiệp bung ra các sản phẩm khác như rượu chanh, mì sợi, dầu ăn, dấm, bánh phồng tôm, gia vị, kẹo các loại....vì có nhiều loại sản phẩm như vậy nên ngày 14/05/1982 theo quyết định số 1652 QĐUB xí nghiệp đổi tên thành “Nhà máy Thực Phẩm Hà Nội”. Tuy nhiên thực chất của sản xuất vẫn mang tính thủ công với cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu là tự chế, chỉ có bốn máy ép nhập của Đức và 8 nồi quay lạc bọc đường. Ngày 14/07/1987 quyết định 217 HĐBT đã xác lập quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên nhà máy đã mạnh dạn vay 2 tỷ đồng của quỹ Sida Thuỵ Điển để lắp đặt dây chuyền sản xuất chai nhựa, tổ chức sản xuất nước chấm cao cấp, lạc bọc đường xuất khẩu sang Đông Âu và Liên Xô. Lúc này nhà máy đã tạo được công ăn việc làm liên tục cho 600 công nhân, nhiều khi phải làm thêm ca, thêm giờ. Song đến năm 1990, Đông Âu và Liên Xô biến động, nhà máy mất nguồn tiêu thụ đã không thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Trước tình hình vô cùng khó khăn như vậy nhà máy đã cùng ban lãnh đạo xác định lại mục tiêu của mình, là đổi mới lại nhà xưởng, tìm phương án sản xuất các sản phẩm có giá trị tiêu thụ cao, liên doanh, liên kết trong, ngoài nước, và đầu tư có chiều sâu....Đi theo mục tiêu này, nhà máy đã huy động được nhiều nguồn vốn để tu bổ cơ sở vật chất và đã liên kết với Công ty dịch vụ sản xuất tiểu thủ công Quận 10 TP Hồ Chí Minh để sản xuất mì ăn liền MISAGO được gần 3 năm. Trong thời gian này thành phố có chủ trương xây dựng hai ngành mũi nhọn là điện tử và vi sinh, được thành phố và nhà nước cổ vũ, Nhà máy đã nghiên cứu và mạnh dạn vay vốn đầu tư một dây chuyền bia công nghệ Đan Mạch nổi tiếng là bia Carlsberg với trên 150 năm và tiêu thụ ở 150 nước trên thế giới. Sản phẩm mới bia Halida của công ty ra đời, vừa xuất hiện trên thị trường, Halida đã được khách hàng biết đến và thị trường chấp nhận bởi chất lượng cao của nó. Sau một thời gian tính toán, cân nhắc, nhà máy đã đồng ý liên doanh với hãng bia Carlsberg của Đanh Mạch, bên Việt Nam góp 40% vốn. Tháng 10/1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động với sản lượng 3 triệu lít/năm, cải tiến thành 6 tiệu lít/năm và sau khi mở rộng đợt I là 14 tiệu lít/năm, mở rộng đợt II là 30 triệu lít/năm. Từ chỗ chỉ có sản phẩm bia lon Halida bây giờ nhà máy đã có sản phẩm bia lon Carlsberg và hai loại bia chai Halida, Carlsberg. Song song với việc mở rộng sản xuất ở liên doanh, nhà máy đã tự nghiên cứu và lắp đặt một dây chuyền sản xuất bia hơi mang tên bia Việt Hà. Vì sản phẩm chính giờ đây là các loại bia lon, bia chai, bia hơi. Nên ngày 2/1/1994 theo quyết định số 2817 QĐUB của UBNDTP Hà Nội về việc đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ chức năng của nhà máy Bia Việt Hà, tách bộ phận liên doanh ra hạch toán độc lập. Nhà máy có tên gọi mới là: Công ty Bia Việt Hà, địa chỉ 254 Minh Khai Hà Nội Tiếp tục thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của đảng và nhà nước, ngay từ giữa năm 1998 Công ty Bia Việt Hà đã thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp. Để rồi vào đầu năm 1999 Công ty cổ phần Việt Hà ra đời, một công ty đầu tiên của nhà nước sản xuất bia thực hiện cổ phần hoá. Lúc này công ty chính thức tách xưởng bia 57 Quỳnh Lôi thành công ty cổ phần, đơn vị này tiến hành hạch toán độc lập. Công ty Nhà nước Bia Việt Hà hiện nay còn lại là xưởng bia 254 Minh Khai Hà Nội. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. Công ty Bia Việt Hà được thành lập theo quyết định 2817 QĐUB của uỷ ban nhân dân thủ đô Hà nội ngày 2/1/1994. Trong quyết định thành lập này có quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của Công ty Bia Việt Hà như sau: Sản xuất kinh doanh các loại bia như: bia lon, bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát có ga, nước khoáng .... Hợp tác với các đơn vị cơ khí, diện lạnh để thiết kế, chế tạo thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất bia, nước giải khát nước khoáng cho các đơn vị có nhu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh, nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu hoá chất cho nu cầu sản xuất của công ty và thị trường . Sản xuất kinh doanh các loại bao bì bằng thuỷ tinh, cartoon, nhựa PP, PE, PET....phục vụ cho các ngành thực phẩm, dược phẩm và các ngành khác. Dịch vụ du lịch và kinh doanh khách sạn. Liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong ngoài nước làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng dịch vụ, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh. Cơ cấu tổ chức của Công ty. Công ty Bia Việt Hà hiện nay, có tổng số cán bộ công nhân viên là 261 người trong đó tổng số nhân viên quản lý hành chính là 45 người chiếm khoảng gần 17,2% trên tổng số cán bộ công nhân viên. Đứng đầu công ty là Giám đốc do cấp trên bổ nhiệm sau khi đã tham khảo ý kiến đảng bộ và phiếu tín nhiệm của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Giám đốc đại diện cho nhà nước, đại diện cho các bộ công nhân viên quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạnh, chính sách, pháp luật của nhà nước và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức. Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời chụi trách nhiệm trước nhà nước cũng như cán bộ công nhân viên về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Làm việc trực tiếp với Giám đốc là 4 phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về chỉ đạo kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, cụ thể là: giám sát hoạt động kỹ thuật, đảm bảo an toàn sản xuất, an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng máy móc thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng tay nghề.... Phó giám đốc tổ chức: chịu trách nhiệm về chỉ đạo và kiểm tra các công tác hành chính và nhân sự lao động. Bồi dưỡng đáo tạo công nhân và đảm bảo an ninh trật tự. Cụ thể giám sát phòng hành chính, phòng tổ chức bảo vệ. Phó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm về công tác sổ sách kế toán toàn công ty. Tổ chức tình hình sản xuất kinh doanh .... làm nhiệm vụ bảo toàn vốn, có kế hoạch mở rộng sản xuất, tìm đối tác về tài chính. Phó giám đốc tài chính : là người chịu trách nhiệm trực tiếp ra quyết định điều hành tới các phòng tài vụ và phòng kiến thiết cơ bản Chịu sự chỉ đạo của các phó giám đốc là các phòng ban, tổng số phòng ban hiện nay trong công ty là 10 phòng ban, nhằm tham mưu giúp đỡ phó giám đốc có những thông tin để nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh. Bao gồm : Phòng tổ chức lao động: (2 người) có nhiệm vụ tiếp nhận, thanh toán các chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội, trợ cấp....cho người lao động, thực hiện thi đua công tác trong công ty Phòng kỹ thuật: (7 người) xây dựng cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, tổng hợp và đưa vào thực tiễn các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phụ trách về các vấn đề kỹ thuật trong nhà máy. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho các sản phẩm mới. Phòng KCS: (2 người) kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm. Phòng hành chính: (2 người) chăm lo vấn đề đời sống cho cán bộ công nhân viên công ty. Tiếp khách, giải quyết các thủ tục hành chính.... Phòng cung tiêu - Phòng kế hoạch : (2người) lập các kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, nguyên liệu, tổ chức giới thiệu và bán sản phẩm .... Phòng tài vụ : (6 người) thực hiện các nghiệp vụ tính toán ghi chép các thông tin về vốn, vật tư, nguyên vật liệu..... Nắm tình hình thu chi, lỗ lãi, bảo toàn vốn và nộp ngân sách. Phòng kiến thiết cơ bản : (1 người) hoàn chỉnh tu sửa, xây dựng mới các công trình, cơ sở vật chất của công ty. Tổ chức bảo vệ : (15 người) bảo vệ trật tự an ninh, an toàn cho sản xuất. Đảm bảo thực hiện đúng các nội quy, quy chế của công ty. Ban kho : (3 người) tạo điều kiện để xuất vật tư cho sản xuất một cách dễ dàng. Nhập vật tư, bảo quản dự trữ khoa học để hàng hoá có chất lượng không thay đổi, hàng hoá trong kho không bị hao hụt mất mát. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Bia Việt Hà Hiện nay PGĐ Tài chính Phòng KTCB Phòng tài vụ Ban kho Pgđ kinh doanh Phòng kế hoạch Phân xưởng sản xuất Giám đốc Phòng cung tiêu PGđ tổ chức Ban bảo vệ Phòng tổ chức Phòng hành chính pgđ kỹ thuật Phòng KCS Phòng kỹ thuật Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Bia Việt Hà Đặc điểm sản phẩm bia hơi của Công ty Từ ngày thành lập và trải qua hơn 30 năm hoạt động, công ty đã có rất nhiều sản phẩm khác nhau, biến đổi theo thời gian để phù hợp vời tình hình chung của yêu cầu thị trường có thời kỳ sản phẩm của công ty ngoài các mặt hàng như nước chấm, dấm, tương....còn có kẹo, rượu để xuất khẩu. Nắm bắt được tình hình thực tế từ năm 1993 trở lại đây sản phẩm chính của công ty Bia Việt Hà là bia hơi, công nghệ của Đan Mạch. Năm 1999 sản lượng kế hoạch là 12 triệu lít/năm tương ứng với dây chuyền thiết bị và sản lượng thực hiện là 10,73 triệu lít/năm đạt 89,42% kế hoạch. Bia là một loại đồ uống được sản xuất từ một loại hạt nẩy mầm gọi là Malt và hoa Hublong (hoa tạo hương bia). Những nguyên liệu này chủ yếu là nhập khẩu. Vào những năm 1957-1958 khi bia lần đầu tiên được bán trên thị trường miền Bắc vẫn còn là một đồ uống xa lạ với mọi người. Khi đó người ta đã pha bia với Siro để giảm bớt vị đắng, sản lượng tiêu dùng bia khá ít. Dần dần, nhận ra tác dụng của loại đồ uống này với sức khoẻ thì nó trở nên thông dụng hơn. Người ta không chỉ uống bia vào những ngày nóng mà còn vào những tháng mùa đông hanh khô. Đặc biệt trong các dịp lễ tết, hội nghị, bia trở thành nhu cầu không thể thiếu. Trong tương lai bia sẽ trở thành một loại đồ uống được ưa chuộng và công nghiệp sản xuất bia còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh. Bia, đặc biệt là bia hơi có đặc điểm giống như mọi thứ hàng thực phẩm khác, qua thời gian bia sẽ lên men chất lượng giảm. Chính vì vậy vấn đề đặt ra với cơ sở là phải gắn liền quá trình sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Bia có thành phần từ các nguyên liệu chủ yếu là: gạo, Malt (men), hoa Hublong với các nhiên liệu than, điện cùng một số hoá chất khác. Định mức cho 100 lít bia mà công ty đang sản xuất bao gồm : Malt : 13 Kg Hoa Hublong : 1 Kg Điện : 15 Kw Gạo : 6 Kg Cao hoa : 0,4 Kg Đường và hoá chất: 1,5 Kg Khác với sản phẩm giải khát khác, sản phẩm bia khi sản xuất đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh rất cao mới cho sản phẩm có chất lượng. Song mặt khác nó cũng yêu cầu một chế độ bảo quản nghiêm ngặt trong khoảng nhiệt độ thấp từ lúc là thành phẩm hoàn chỉnh đến khi tiêu dùng. Đặc điểm quan trọng này ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ bia . Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm Công ty Bia Việt Hà là doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hoá mặt hàng Bia hơi. Hiện nay sản phẩm bia trên thị trường Việt Nam được chia làm ba loại: bia cao cấp, bia trung bình và bia có chất lượng kém. Sản phẩm Bia hơi của công ty là loại sản phẩm tươi mát có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản tốt nhất là 24h. Sản phẩm của công ty thuộc loại chất lượng phổ thông, đối tượng phục vụ chính là người tiêu dùng có thu nhập từ trung bình trở xuống. Sản phẩm bia của công ty có chất lượng phù hợp với người tiêu dùng và giá cả phải chăng nên dần chiếm lĩnh được thị trường. Thị trường tiêu thu sản phẩm chính của Công ty Bia Việt Hà là thành phố Hà nội, với các quận huyện nội thành. Hiện nay công ty có khoảng 420 điểm tiêu thụ với mức tiêu thụ bình quân một ngày là 70lít/điểm tiêu thụ. Số điểm này được thể hiện qua bảng sau. Bảng 1: khả năng Tiêu thụ sản phẩm bia hơi của công ty Đơn vị: lít/ngày/điểm tiêu thụ Năm Số điểm tiêu thụ Số lượng tiêu thụ bình quân 1992 15 - 1994 160 30 1996 570 40 1998 610 70 1999 418 70 Do bia là một sản phẩm đang có sức tiêu thụ lớn, thu lợi nhuân cao nên ngày càng có nhiều sản phẩm cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất. Các hãng đưa ra sản phẩm của mình với những lời quảng cáo rất hấp dẫn. Ngoài tính chất thời vụ, thị hiếu người tiêu dùng, công ty phải tính đến thu nhập của người tiêu dùng và cách phân bổ của họ cho đồ uống trong sinh hoạt hằng ngày mà đặc biệt là mặt hàng bia hơi. Những người có thu nhập cao thường dùng bia có chất lượng cao và nếu trung bình trở xuống thì họ lại có mặt hàng đáp ứng cho mình một cách hợp lý hơn. Đó là bia chai và bia hơi, các loại bia này chất lượng tươi ngon, giá lại rẻ hơn nên đáp ứng phần lớn nhu cầu của người lao động bình thường. Đây là nguyên nhân chính tạo ra hệ thống khách hàng cho loại bia hơi: nhân dân lao động và người có thu nhập trung bình. Từ những nhận xét đó, Công ty đã hướng mũi nhọn phấn đấu của mình vào đối tượng khách hàng là nhân dân lao động, ngày càng củng cố chất lượng, thâm nhập vào tầng lớp này để mở rộng thị trường. Năm 1992 công ty chỉ có 15 địa điểm tiêu thụ sản phẩm với số lượng trung bình 30 lít/hộ/ngày, thì cho đến năm 1998 số hộ đăng ký kinh doanh bia hơi việt hà lên tới gần 610 điểm với số lượng trung bình 70 lít/hộ/ngày. Tuy nhiên do tính chất thời vụ của bia, nên số lượng phân bổ có sự khác nhau giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông trung bình một ngày tại một điểm tiêu thu là 50 lít, còn vào mùa hè số lượng này tăng gần gấp đôi khoảng 90 lít. Tại các quầy giới thiệu tiêu thụ sản phẩm của con số này còn lớn hơn rất nhiều, ví dụ riêng 6 tháng đầu năm 1992 của hàng 69 Trương định đã tiêu thụ được 27.000 lít chiếm 1/10 tổng lượng bia sản xuất ra. Việc hình thành các quầy tiêu thụ của công ty trong những ngày đầu thành lập nhằm mục đích nắm được thông tin từ khách hàng về giá cả chất lượng bia. Đến năm 1994 thị trường của công ty đã đi vào ổn định, kênh phân phối của công ty chủ yếu thông qua những người bán lẻ đó là hộ gia đình, của hàng đăng ký làm đại lý tiêu thụ cho công ty. Hiện nay, xấp xỉ 100% lượng bia hơi sản xuất ra là do các hộ gia đình làm đại lý tiêu thụ, chỉ còn duy nhất một quầy giới thiệu tiêu thụ sản phẩm, với mục đích thu nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng với sản phẩm của công ty. Điều này chứng tỏ uy tín của khách hàng ngày càng tăng đối với công ty. Số hộ gia đình đăng ký làm đại lý không ngừng tăng, làm tăng nhanh tốc độ tiêu thụ và sản xuất của công ty. Việc sử dụng kênh tiêu thụ thông qua các hộ gia đình là một phương pháp hữu hiệu, làm cơ sở mở rộng thị trường và thông qua mạng lưới này công ty có thể quảng cáo sản phẩm của mình tới quảng đại quần chúng. Về sản lượng tiêu thụ và mức giá bán sản phẩm của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau. Bảng 2: Sản lượng bia của công ty qua các năm. Đơn vị: triệu lít Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Giá (đ/lít) 3700 4000 4000 4000 4000 Sản lượng 6,7 8,25 11,42 15,2 10,73 Hiện nay sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 10,3 triệu lít, với mức giá bán khoảng 4000 đ/lít. Kết quả này là sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Bia Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động thì hệ thống máy móc trang thiết bị phải được đặc biệt quan tâm, phù hợp với năng lực của công ty và phù hợp với trình độ tiêu dùng của thị trường. Trước đây, máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là lạc hậu, cũ kỹ, công suất thấp. Khi công ty quyết định chuyển sang sản xuất bia, cũng đồng thời nhận thức rõ thị trường và mức tiêu thụ của nhân dân ngày một cao, thiết bị sản xuất phải hiện đại, theo kịp tốc độ cạnh tranh của thị trường. Năm 1993 Công ty đầu tư mua một dây chuyền sản xuất bia của Đan Mạch thành lập liên doanh Đông Nam á. Sau đó, qua nghiên cứu tìm tòi cuối năm 1994 Công ty đã hoàn thành việc lắp đặt một dây chuyền sản xuất bia hơi có chất lượng tốt không kém dây chuyền nhập ngoại. Hầu hết các máy móc được tính toán, cân nhắc, so sánh với dây chuyền lắp đặt tại liên doanh Đông Nam á và thấy rằng số máy của Việt Nam có chất lượng tốt, giá lại rẻ hơn của nước ngoài. Một số máy móc, thiết bị làm lạnh, máy nén khí.... trong nước chưa sản xuất được công ty tiến hành nhập của các nước có uy tín như: Nhật, Đài Loan, Trung Quốc với giá cả được nghiên cứu hợp lý và chất lượng đảm bảo. Trên thị trường, một số loại bia sau khi uống gây phản ứng choáng đầu, độ thơm không cao.... Nhưng Bia Việt Hà được nghiên cứu kỹ, điều chỉnh độ phối hợp các nguyên liệu cũng như các chi tiết nhất định trong kỹ thuật sản xuất đã làm cho Bia Việt Hà thoả mãn được nhu cầu của thị trường. Cùng với hệ thống thiết bị máy móc là hệ thống kho chứa thành phẩm rộng rãi, xây dựng chắc chắn, phù hợp và trang thiết bị bảo quản lạnh với nhiệt độ có thể điều chỉnh phù hợp làm cho thời gian tồn tại của sản phẩm lâu hơn. Quy trình công nghệ sản xuất bia của công ty bao gồm: chế biến, lên men, lọc và chiết bia (quy trình sản xuất trang sau) Chế biến: Gao xay nhỏ trộn với nước, nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá 65oC, rồi đến giai đoạn dịch hoá 75oC, đun sôi ở 120oC trong một giờ rưỡi rồi trộn với hỗn hợp Malt, nước ở giai đoạn 52oC, 65oC, 75oC. Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo và Malt thành đường Malto, sản phẩm bia hơi có dịch đường là 10o. Lên men: dung dịch đường Malto sau khi đun sôi dược làm nguội xuống 12oC và bắt đầu lên men. + Lên men chính thực hiện như sau: Dịch đường được bổ sung nấm men, quá trình này biến đường thành cồn và CO2, độ đường giảm xuống còn 3,50. Kết thúc lên men chính sau đó lên men phụ. Quá trình lên men chính từ 6 - 9 ngày. + Lên men phụ: Lên men phụ được thực hiện ở 3 - 5oC với mục đích làm bão hoà CO2, ổn định thành phần hoá học của bia và tạo hương liệu bia. Lên men phụ diễn ra khoảng 20 ngày. Lọc: Sau khi kết thúc lên men phụ, bia được lọc để loại các chất hữu cơ, men và bão hoà thêm CO2 nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chiết bia: Sau khi lọc xong, bia được chiết vào thùng ở 62-65oC để tiêu diệt men bia và các vi sinh, tăng thời gian bảo quản cho bia Quy trình công nghệ sản xuất bia hơi Matl Gạo Tăng chứa áp lực Làm sạch Làm sạch Thùng chứa bia trong Làm ướt Nghiền nhỏ Rửa thùng Nghiền đập Trộn nước Vô trùng Hồ hoá 86oC Dịch hoá 72oC Chiết bia Đạm hoá 52oC Đun sôi 100oC Đường hoá I 65oC Xuất kho Đường hoá II 75oC Lọc Bã bia Nấu hoa Hoa Đường Lắng trong Tách bã Cặn nóng Làm lạnh Lên men sơ bộ Lên men chính Khí sạch Lên men phụ Thu hối CO2 Men giống Lọc trong + KCS Thu hồi mem Về mặt cơ sở vật chất Bảng 3 : Danh mục các loại thiết bị chủ yếu STT Tên M.M.T.B Tên nước S.X Công suất 1 Máy xay Malt N.T250 Việt Nam 150 kg/h 2 Máy xay gạo N.T250 Việt Nam 100 kg/h 3 Nồi nước nóng WWA14 Ba Lan 400 lít 4 Nồi nấu Việt Nam 2000 lít 5 Nồi lên men phụ Việt Nam 3000 lít 6 Nồi lên men chính Việt Nam 3000 lít 7 Thùng nhân giống Việt Nam 400 lít 8 Thiết bị lạnh nhanh Trung Quốc 1000 lít 9 Thiết bị nạp CO2 Việt Nam 1000 lít 10 Máy ép lọc khung bản Việt Nam 2 m3/h 11 Bơm Inốc Việt Nam 10 m3/h 12 Bể muối Việt Nam 10 m3/h 13 Nồi hơi LHG0,152 Trung Quốc 0,45 tấn/h 14 Máy nén khí Đài Loan 226 c/ph 15 Máy nén lạnh MYCOM Nhật Bản 105000 Kcal Hệ thống thiết bị máy móc này của công ty đều được lắp đặt mới vào những năm 1994, mặc dù máy móc đều do Việt Nam thiết kế nhưng theo đánh giá của các chuyên gia nó đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Mức huy động công suất Tình hình hoạt động của công nghệ được xem xét qua khả năng tạo ra sản phẩm, mà chỉ tiêu đánh giá nó là mức huy động công suất thiết bị về sản lượng (Ncs%) Tình hình huy động sử dụng máy móc thiết bị của công ty ngày càng tăng, công suất huy động cao nhất là năm 1999 với 97,55% khả năng hoạt động của máy móc thiết bị. Điều này là do việc tổ chức sản xuất của công ty gắn liền với thị trường, thiết kế máy móc dựa trên phân tích đánh giá và dự đoán nhu cầu của thị trường. Bảng 4: mức huy động công suất 1996-1999 Đơn vị: triệu lít Năm Sản lượng thực hiện Công suất thiết kế Ncs (%) 1996 8,25 10,00 82,50 1997 11,42 15,90 71,82 1998 15,20 15,90 95,60 1999 10,73 12,00 89,42 Đặc điểm về sử dụng nguyên vật liệu Trong quá trình sản xuất, để tạo ra sản phẩm, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nguyên liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên được hình thái ban đầu. Giá trị nguyên vật liệu được chuyển toàn bộ vào giá trị thành phẩm.Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng của chúng trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu ở công ty Bia Việt Hà được chia thành : Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm gồm nước, Malt đại mạch, gạo, đường, hoa và cao hoa. Vật liệu phụ: không cấu thành nên thực thể của sản phẩm, nhưng có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diền ra bình thường như bột, hồ gián, xà phòng..... Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào quy trình công nghệ sản xuất bia. Phụ tùng thay thế Vật tư, vật liệu xây dựng cơ bản Phế liệu thu hồi Giá thành nguyên vật liệu được tính như sau: Giá thực tế nguyên vật = Giá tính + Chi phí vận liệu mua ngoài theo hoá đơn chuyển bốc dỡ Giá cả mua nguyên vật liệu là một vấn đề quan tâm của công ty, làm sao để với chi phí ít nhất lại mua được khối lượng nguyên vật liệu nhiều nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo. Do đó, đòi hỏi công ty phải tìm địa điểm thu mua thuận tiện nhằm hạ thấp chi phí thu mua góp phần hạ giá thành sản phẩm. Trong số nguyên vật liệu của công ty thì Malt và Houblon là hai loại phải trồng ở xứ ôn đới, nước ta không trồng được nên phải nhập từ nước ngoài với giá khá cao. Hại loại nguyên vật liệu này được Công ty thu mua thông qua hình thức uỷ thác và mua lại của các Công ty sản xuất cùng ngành. Ngoài ra các nguyên liệu khác đều được thu mua tại thị trường trong nước đặc biệt là thị trường Hà Nội, với các công ty lớn như tổng công ty Lương thực Việt Nam.....Với mục tiêu là giảm giá thành sản phẩm công ty đã sử dụng thêm hai loại nguyên liệu là gạo và đường để làm phụ liệu cho Malt. Bảng 5: Kết cấu nguyên vật liệu cho 100 lít Bia Hơi Malt Gạo Đường Houblon Cao hoa Điện 13 kg 6 kg 1,5 kg 1 kg 0,4 kg 15 Kw Qua bảng trên ta thấy Malt và gạo chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thành phần cấu tạo nên sản phẩm, điều này chứng tỏ bia là một loại nước giải khát có nhiều chất dinh dưỡng, rất bổ. Hầu hết các nguyên vật liệu của công ty đều có nguồn gốc thực vật nên việc bảo quản các nguyên vật liệu phaỉ tuân thủ thao các quy định nghiêm ngặt. Công ty tổ chức bảo quản nguyên vật liệu trong điều kiện sự thoáng mát của kho chứa và độ ẩm dưới 10% (đặc biệt với Houblon thì độ ẩm luôn dưới 5%). Điều này nhằm tránh không để hư hao mất mát, giảm phẩm chất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tránh thiệt hại cho sản xuất. Nguyên vật liệu thu mua phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng,chủng loại. Việc chi dùng nguyên vật liệu cho sản xuất được quản lý chặt chẽ và theo nguyên tắc: tất cả các nhu cầu về nguyên vật liệu đều phải xuất phát từ nhiệm vụ của sản xuất. Cụ thể là căn cứ vào lệnh sản xuất, vào định mức sử dụng nguyên vật liệu và trên từng phiếu xuất kho ghi rõ từng dối tuợng chi phí sản xuất. ở công ty Bia Việt Hà, nguyên vật liệu mua ngoài là chủ yếu. Theo quy định tất cả các nguyên vật liệu khi về đến công ty đều phải tiền hành thủ tục kiểm nghiệm nhập kho. Khi nguyên vật liệu về đến kho, nhân viên thu mua đem hoá đơn lên phòng cung tiêu, phòng cung tiêu tiến hành kiểm tra, đối chứng với hợp đồng, nếu nội dung phù hợp thì cho phép nhập nguyên vật liệu, đồng thời làm phiếu nhập kho và nhân viên thu mua đề nghị thủ kho cho nhập nguyên vật liệu đó. Sau đó ban kiểm tra tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng của từng loại nguyên vật liệu và ghi vào biên bản kiểm nghiệm. Nếu nguyên vật liệu mua về đúng quy cách, phẩm chất mẫu mã thì mới tiến hành thủ tục nhập kho. Tóm lại, công tác tổ chức thu mua và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty được quản lý rất chặt chẽ dưới sự điều hành và kiểm soát của phòng cung tiêu. Đặc điểm tổ chức sản xuất và lao động Tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất của công ty Bia Việt Hà được thực hiện theo kiểu: Công ty - Phân xưởng - Tổ sản xuất - Nơi làm việc. Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ, với phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi nấu đến lên me, lọc, chiết bia và làm lạnh. Phân xưởng sản xuất : có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu thực hiện quy trình sản xuất bia. Phân xưởng sản xuất bao gồm Tổ nấu: thực hiện nhiệm vụ giai đoạn nấu. Tổ men: làm nhiệm vụ ủ men, hạ nhiệt độ, lêm men sơ bộ. Tổ lọc và tổ chiết bia Các tổ phụ trợ: tổ lạnh, tổ lò hơi........ Đặc điểm về lao động Để mở rộng sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, ban lãnh đạo công ty Bia Việt Hà luôn chú trọng đến đến chất lượng lao động. Mục tiêu của công ty là người lao động không những am hiểu nghành nghề mà còn phải thông thạo kiến thức chuyên môn. Những năm qua, các hình thúc đào tạo công nhân mới được công ty áp dụng khá triệt. Công ty có hơn 3/5 số công nhân đã qua đào tạovề nghiệp vụ chuyên môn. Bậc thợ bình quân của công nhân sản xuất hiện nay là 3,6. Hàng năm công ty đều tiền hành hoạt động tuyển thêm kỹ sư giỏi, cử cán bộ, cá nhân có năng lực đi học các khoá ngắn hạn hoặc các trường đại học. Theo thống kê của phòng tổ chức thì hiện nay số cán bộ công nhân viên của công ty là 261 người, với một cơ cấu lao động gồm nhiều thợ bậc cao, kỹ sư giỏi và các cán bộ dày dạn kinh nghiệm. Bảng 6: kết cấu lao động của công ty Bia Việt Hà Năm Chỉ tiêu 96 97 98 99 STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % Tổng số lao động 425 100 378 100 374 100 261 100 L.Đ có trình độ ĐH 67 15,8 54 14,2 65 17,4 47 18,1 L.Đ có trình độ C.Đ, T.C 22 5,2 17 4,5 12 3,2 7 2,7 L.Đ phổ thông, học nghề 336 79,0 307 81,3 297 79,4 207 79,3 Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: năm 1996 số lao động của công ty lên đến 425 người, là con số cao nhất trong giai đoạn chúng ta nghiên cứu, tuy nhiên xét về thực chất lao động trong biên chế của công ty chỉ có 380 người, số còn lại là lao động ngắn hạn. Năm 1997, số lao động ngắn hạn này hết hợp đồng công thêm với số người về hưu nên làm giảm con số tuyệt đối xuống còn 378 người. Sự giảm sut số lượng lao động năm 1999 là do việc tách ra của công ty cổ phần Việt Hà. Về cơ cấu lao động của công ty nhìn chung trong những năm qua không có sự thay đổi lớn. Tỉ lệ lao động phổ thông và ĐH, CĐ là 4:1 trong đó tỉ lệ lao động có trình độ ĐH ngày càng tăng. Về bậc thợ công nhân được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7 : trình độ lao động trong công ty Bia Việt Hà Công nhân sản xuất Công nhân kỹ thuật, quản lý Bậc 1998 1999 Bậc 1998 1999 7/7 6 4 Cán sự 19 13 6/7 48 36 5/7 107 68 Chuyên viên 63 44 4/7 87 62 3/7 30 9 Chuyên viên chính 8 5 2/7 6 20 Bảng này chỉ rõ công nhân lao động bậc 4/7 và 5/7 chiếm tỷ trọng chủ yếu trong lao động sản xuất của công ty. Với công nhân quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ thí chuyên viên chiếm tỷ trọng lớn và là lực lượng quản lý chính của công ty. Tuy nhiên lao động gián tiếp của công ty lại quá lớn, điều này gây ra tốn kém về chi phí quản lý, độn giá thành của sản phẩm lên. Số lao động gián tiếp(lao động quản lý) chiếm 45 người tức vào khoảng 17,2%. Không chỉ có thế bộ máy quản lý cồng kềnh gây ra tình trạng quan liêu làm rtị trệ sản xuất, dẫn đến công việc kinh doanh kém hiệu quả. Đặc diểm về hạch toán kinh doanh Là một công ty có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, công ty có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh mặt hàng bia hơi có tính chất thời vụ. Hình thức hạch toán kinh doanh của Công ty được thực hiện theo các quy định cho các doanh nghiệp Nhà nước. Công tác hạch toán kế toán và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Bia Việt Hà được thực hiện chủ yếu bởi phòng tài vụ. Về hình thức kế toán, Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng ngày kế toán của Công ty tiền hành ghi sổ nhật ký các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh, sau đó cuối kỳ thực hiện khoá sổ và kế toán trưởng tính toán kết quả kinh doanh của kỳ, lập báo cáo gủi lên phòng tài chính, sau đó là lên ban giám đốc. Qua báo cáo này và các báo cáo tổng hợp khác như báo cáo về lao động ... Công ty tiến hành tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và tìm ra nguyên nhân, cuối cùng đưa ra biện pháp khắc phục. Hình thức hạch toán kế toán được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán kế toán Công ty Bia Việt Hà Chứng từ gốc Thẻ (sổ) kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Đặc điểm về tình hình tài chính Cơ cấu tài sản Vốn là yếu tố cơ bản, quyết định trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay công ty Bia Việt Hà luôn cố gắng đảm bảo được vốn sản xuất kinh doanh bằng cách vay ngân hàng hoặc tự bổ sung. Bảng 8: Cơ cấu Tài sản của Bia Việt Hà năm 1999 Đơn vị: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Số tiền Tỷ Lệ (%) Số tiền Tỷ Lệ (%) A.TSLĐ&ĐTNH 45131985 69,63 32080853 68,23 1.Tiền 638265 0,98 2292177 4,88 2.Khoản phải thu 16184356 24,97 12589572 26,78 - Phải thu KH 9540337 14,72 7540419 16,04 - Trả trước NB 658210 1,02 1218692 2,59 - Phải thu nội bộ 3623873 5,59 0 0 - Phải thu khác 2361936 3,64 3830461 8,18 3.Tồn kho 26665655 41,14 13510447 28,74 - N.V.L 18848602 29,08 10828443 23,03 - C.C.D.C 853267 1,32 37903 0,08 - CP SPDD 6537938 10,09 2641130 5,63 - Thành phẩm 425803 0,65 3000 - 4.TSLĐ khác 1653809 2,54 3688667 7,83 B.TSCĐ&ĐTDH 19686751 30,37 14936515 31,77 1.TSCĐ 17842558 27,53 12624187 26,85 - Nguyên giá 19832278 13913130 - Hao mòn (1989720) (1288943) 2.C.P XDCB DD 1844193 2,84 2312328 4,93 Cộng 64818736 100 47017368 100 Trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay thì một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn chú trọng đến công nghệ sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phải luôn đổi mới, mua sắm thêm hoặc nâng cấp máy móc, dây chuyền sản xuất ....để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, tạo uy tín với khách hàng. Nhận thức được vấn đề đó, hàng quý, hàng năm công ty lập kế hoạch đầu tư TSCĐ, luôn khuyến khích mọi thành viên trong công ty tham gia vào việc cải tiến kỹ thuật sản xuất. Đối với TSLĐ, công ty luôn đặt ra kế hoạch trong việc xác định số vốn lưu động cần thiết tránh tình trạng thiếu vốn Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình tài sản của công ty đã giảm xuống nhanh tróng, tuy nhiên đây không phải là vấn đề do sản xuất kinh doanh mang lại mà là do sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức gây ra. Việc tách phân xưởng 57 Quỳnh Lôi thành công ty cổ phần hạch toán độc lập vào đầu năm là nguyên nhân làm giảm tài sản của công ty. Mặc dù không thể so sánh quy mô tài sản cuối năm và đầu năm 1999, nhưng chúng ta có thể so sánh thông qua tỷ trọng của các loại tài sản so với toàn bộ tài sản của công ty. Trong năm 1999, tình hình tài sản cố định của công ty không có biến động lớn. So với năm 1998 tỷ trọng tài sản cố định của công ty tăng nên 1,4%. Lý do cho vấn đề này là sự chuyển dịch tài sản cố định sang công ty cổ phần ít hơn, chúng được duy trì tại công ty nhằm mục đích đầu tư và xây dựng cơ bản. Với mức tỷ trọng nâng lên 31,77% toàn bộ tài sản, cho thấy công ty ngày càng chú trọng vào TSCĐ, nền tảng vật chất của sản xuất kinh doanh Với TSLĐ, tỷ trọng của nó giảm đi 1,4%. Vốn bằng tiền cuối năm đã đạt được 4,88%, một mức tăng nên khá cao so với thời gian này cuối năm 1998. Điều này phản ánh khả năng thanh toán tức thì của công ty rất lớn. Hệ số này tính theo công thức sau: Vốn bằng tiền Hệ số thanh toán tức thời = ------------------------------ Nợ ngắn hạn Năm 1998 chỉ số này của công ty : 0,017. Năm 1999 chỉ số này đạt : 0,09 Hai con số này cho thấy khả năng thanh toán tức thì các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng đáng kể (khoảng 5,3 lần). Nếu phải trang trải nhanh các khoản nợ ngắn hạn thì công ty chỉ có thể thanh toán được 58,75% số nợ ngắn hạn. Nhìn vào kết cấu tài sản lưu động ta thầy phần lớn là vốn tồn kho, điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kém (do tồn kho chi phí sản xuất dở dang là chính), kế hoạch cho sản xuất chưa được nâng cao. Các khoản phải thu chiếm vị trí thứ hai trong bảng cơ cấu tài sản của công ty phản ánh công ty bị chiếm dụng vốn rất lớn, việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng hết sức khó khăn. Tất cả điều này gây ra sự ứ đọng vốn, hiệu quả tuần hoàn vốn không cao. Cơ cấu nguồn vốn Bảng 9: cơ cấu nguốn vốn Của Bia Việt Hà năm 1999 Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A.Nợ phải trả 47153309 72,75 31647987 67,31 1. Nợ ngắn hạn 36415202 56,18 25327239 53,87 2. Nợ dài hạn 10738107 16,62 6302738 13,44 B.Vốn chủ 17665427 27,25 15369381 32,69 1.Nguồn vốn kinh doanh 12186737 18,80 10461044 22,25 2.Lãi chưa phân phối 1112820 1,72 1106102 2,35 3.Quỹ ĐTXDCB 1454996 2,24 1534448 3,26 4.Quỹ đầu tư phát triển 158974 0,25 677071 1,44 5.Quỹ khen thưởng phúc lợi 2499734 3,86 1590716 3,39 6. C.L đánh giá lại tài sản 252166 0,38 - 0 Cộng 64818736 100 47017368 100 Tình hình tài chính công ty năm 1999 có những chuyển biến sáng sủa hơn, về cơ bản có sự tăng lên trong tỷ trọng vốn chủ sở hữu, và giảm đi các khoản nợ ngắn hạn(vốn chủ tăng 5,44%). Nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn trong tình trạng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác với mức chiếm dụng quá cao (67,31%) trong đó nợ ngắn hạn lên tới 53,87%. Tuy vậy nó khẳng định uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ làm ăn buôn bán với các doanh nghiệp khác và cũng khẳng định sự đúng đắn trong đường lối, chính sách, mục tiêu hoạt động của công ty. Mặc dù, tỷ trong nợ phải trả của công ty khá cao nhưng xét hệ số thanh toán hiện thời bằng 1,014 thì về cơ bản nó vẫn làm trong giới hạn an toàn mà cơ quan tài chính nhà nước quy định. Đối với vốn chủ của công ty ngày một tăng đạt 32,69% nói nên sức mạnh tài chính của công ty đang đi lên, trong đó chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh, được bổ sung từ khoản lợi nhuận sau thuế của công ty hàng năm và ngân sách nhà nước cấp (với việc bổ sung lợi nhuận hàng năm là chính). Phân phối lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản đễ mở rộng sản xuất và tái sản xuất xã hội. Sau khi tính toán toán tất cả các khoản phải chi phải nộp, thì phần còn lại chính là lợi nhuận của công ty. Khoản lợi nhuận này trước tiên được sử dụng để bù đáp các khoản lỗ phát sinh, các khoản chi phí không hợp lệ, phần còn lại khi có quyết định phê duyệt mới được trích vào các quỹ, còn trong năm chỉ tạm trích theo kế hoạch. Mức độ trích vào các quỹ của công ty đựoc quy định như sau: Quỹ đầu tư và phát triển trích 50% Quỹ khen thưởng trích 30% Quỹ phúc lợi 15% Quỹ dự phòng, trợ cấp mất việc 5% Mô hình phân phối lợi nhuận mà Công ty áp dụng Lợi nhuận Quỹ khen thưởng phúc lợi Quỹ dự phòng, trợ cấp mất việc Quỹ đầu tư phát triển Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Kết quả chung Như đã giới thiệu ở trên về nhiệm vụ của công ty Bia Việt Hà, thì mặt hàng kinh doanh chủ yếu là bia hơi với một dây chuyền công nghệ tự thiết kế theo mẫu của hãng bia Carlsberg. Với chất lượng sản phẩm cao, công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường trong nước, có uy tín cao với khách hàng. Là một công ty có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, công ty có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh mặt hàng bia hơi có tính chất thời vụ. Qua giai đoạn 1995-1999 kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện rõ qua một số chỉ tiêu sau thuộc bảng 10. Có thể đánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang trong giai đoạn mở rộng. Quy mô doanh thu không ngừng tăng qua các năm và lợi nhuận đạt được cũng tăng lên đáng kể. Bảng 10: kết quả kinh doanh của công ty Bia Việt Hà. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 1995 1996 1997 1998 1999 1.Doanh thu bán hàng 24605 33819 45759 61412 42800 2.Các khoản khấu trừ - Thuế T.T.Đ.B 11305 15696 18446 23093 15706 - Thuế VAT - - - - 2450 3.Giá vốn hàng bán 10107 14144 20412 28909 19050 4.Lãi gộp 3193 3979 6901 9410 5594 5.Chi phí bán hàng 206 422 1694 2379 1107 6.Chi phí quản lý 2690 3012 3106 3380 2654 7.Lãi kinh doanh 397 545 2101 3651 1833 8.Lãi hoạt động tài chính - - 413 - - 9.Lãi hoạt động bất thường - 615 - - - 10.Lợi nhuận trước thuế 397 1160 2514 3651 1833 11.Thuế thu nhập D.N 127 371 805 1168 587 12.Lợi nhuận sau thuế 270 789 1709 2483 1246 Tình hình thực kế hoạch sản xuất tiêu thụ bia Tiêu thụ sản phẩm là một trong những chức năng nhiệm vụ của Công ty. Tình hình tiêu thụ được xem xét qua chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ trong tương quan với kế hoạch và công suất thiết kế. Bảng 11: Kết quả hoạt động tiêu thụ của Công ty Đơn vị: triệu lít Năm Kế hoạch tiêu thụ Thực tế tiêu thụ % hoàn thành 1996 9,5 8,25 91,67 1997 11,0 11,42 103,82 1998 15,0 15,20 101,33 1999 11,0 10,73 97,54 Tình hình tiêu thụ của Công ty qua các năm đều tăng, năm 1996 công ty không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản lượng, chỉ đạt 91,67% nhưng hai năm tiếp theo Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, năm 1997 đạt 103,82% và năm 1998 đạt 101,33%. Tuy nhiên năm 1999 công ty lại không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh năm 1999 giảm và trong nội bộ Công ty có những xáo trộn. Tình hình nộp ngân sách và tiền lương của công nhân Nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Sự đóng góp của công ty đối với nhà nước thể hiện ở số thuế nộp ngân sách. Từ năm 1999 công ty phải nộp hai loại thuế cơ bản sau: thuế tiêu thụ đặc biệt 90% và thuế thu nhập doanh nghiệp 32%. Năm 1999 do phát sinh loại thuế mới là VAT nên Công ty phải nộp thêm thuế VAT với mức thuế là 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt các năm trước phải nộp là 90%, nhưng năm 1999 công ty được nhà nước giảm thuế xuống còn 65%. Bảng 12: Thuế nộp ngân sách Nhà nước và tiền lương bình quân của công nhân Đơn vị: nghìn đồng Năm Thuế nộp ngân sách Tiền lương bình quân tháng 1996 16067000 817 1997 19251000 926 1998 24261000 1017 1999 18743000 1102 Do hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng nên việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của Công ty ngày môt tăng . Năm 1996 Công ty nộp ngân sách 16 tỷ thì năm 1998 Công ty đã nộp 24 tỷ đồng. Mức tiền lương bình quân của Công ty trả cho công nhân viên ngày một tăng, chânh lệch của năm 1999 và 19996 là 285000 đồng/tháng. Mức tiền lương tăng cho thấy công nhân của Công ty ngày càng được coi trọng và đây cũng là kết quả thực hiện chủ trương tăng lương của Nhà nước. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở công ty Bia Việt Hà Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Công ty Bia Việt Hà là một doanh nghiệp Nhà nước cũng như bao doanh nghiệp khác cũng coi trọng hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và được doanh nghiệp coi trọng trong xây dựng kế hoạch chiến lược. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiện kinh doanh. Lợi nhuận chính là hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty Bia Việt Hà được thể hiện qua bảng sau Bảng 13: kết quả kinh doanh của công ty Bia Việt Hà. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.D.T thuần 18852 142 29854 158 38319 128 24644 108 2.Chi phí 18063 137 28145 156 35836 127 23398 116 - Giá vốn 14144 140 20412 144 28909 142 19050 110 - C.P.B.H 422 205 1694 401 2379 140 1107 82 - C.P.Q.L 3012 112 3106 103 3380 109 2654 130 - C.P khác 114 - 2128 - - - - Thuế lợi tức D.N 371 292 805 217 1168 145 587 84 3. Lợi nhuận 789 292 1709 216 2483 145 1246 90 Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty đạt được qua các năm đều tăng: năm 1996 đạt 789 triệu đồng, năm 1997 đạt 1709 triệu đồng, năm 1998 đạt 2483 triệu đồng và năm 1999 đạt 1246 triệu đồng, với tốc độ tăng bình quân là 69%/ năm. Kết quả này cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan, nhất là vào thời điểm năm 1997 doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 1,58 lần và lợi nhuận tăng 2,16 lần và trong hầu hết các năm thì tốc độ tăng doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng chi phí đây là nguyên nhân đẫn đến lợi nhuận tăng len không ngừng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp nếu tính đến thời điểm cuối năm 1998 (trước khi doanh nghiệp tách xưởng bia 57 Quỳnh lôi thành công ty cổ phần) đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 38319 triệu đồng, tức so với năm 1996 thì tăng lên 2,03 lần hay 19467 triệu đồng, điều này làm lợi nhuận tăng 3,14 lần tương đương với 1694 triệu đồng. Số liệu trên cho thấy đến cuối năm 1998 doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đây là kết quả, nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. Nhìn vào bảng số liệu 13 hẳn sẽ thấy sự mâu thuẫn về kết quả kinh doanh của công ty năm 1999. Xét về số tuyết đối thì doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty giảm đi rõ rệt, nhưng số liệu tương đối lại phản ánh kết quả kinh doanh tăng lên, điều này là do bởi sự tách xưởng bia 57 Quỳnh lôi thành công ty cổ phần vào ngày 1/1/1999 hạch toán độc lập. Do vậy con số tuyệt đối về doanh thu thuần và lợi nhuận đều giảm xuống, tuy nhiên nếu xét tương quan với doanh thu thuần và lợi nhuận do phần giá trị và lao động của công ty hiện nay tạo ra trong năm 1998 thì doanh thu thuần tăng lên 1,08 lần, chi phí tăng 1,16 lần. Tốc độ tăng của chi phí lớn hơn doanh thu thuần đã làm cho lợi nhuận giảm còn 0.9 lần. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là do chi phí sản xuất tăng nhanh hơn doanh thu thuần, trong đó đặc biệt là chi phí quản lý tăng quá nhanh. Năm 96 tăng 10%, năm 97 giảm còn 3%, năm 98 là 9% thì năm 1999 tốc độ tăng chi phí quản lý là 30%. Điều này chứng tỏ bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả. Một nhân tố khác làm tốc độ gia tăng lợi nhuận giảm là giá vốn hàng bán. Mặc dù so với các năm giá vốn hàng bán năm 99 tăng ít nhất nhưng so với doanh thu thuần chỉ tiêu này lớn hơn 0,2%, sự yếu kém trong sản xuất là nguyên nhân dẫn đến điều này. Xét từng năm một một cách độc lập thì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, cụ thể là lợi nhuận năm nào cũng đạt số dương. Nếu xét tương quan năm trước so với năm sau thì tình hình kinh doanh của công ty ngày càng giảm, nhất hai năm 1998,1999. Năm 1996 tốc độ tăng doanh thu thuần và lợi nhuận tương ứng là: 42% và 192% năm 1997 là : 58% và 116%. Trong khi đó năm 1998 hai chỉ số này giảm đi rõ rệt tương ứng là 28% và 48%, năm 1999 doanh thu thuần chỉ tăng 8% và lợi nhuận lại giảm đi 10%. Tất cả điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty ngày một giảm, tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Bảng 14: hiệu quả kinh doanh của công ty qua doanh thu, lợi nhuận với chi phí Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 1.Doanh thu thuần so tổng chi phí sản xuất 1,04368 1,06072 1,06929 1,05325 2.Lợi nhuận theo chi phí 0,04368 0,06072 0,06929 0,05325 3.Lợi nhuận so với doanh thu thuần 0,04185 0,05725 0,06480 0,05060 Bảng 14 cho thấy các chỉ tiêu về kết quả của công ty có xu hướng tăng đến năm 1998, tuy nhiên đến năm 1999 các chỉ tiêu đã giảm xuống. Năm 1996 công ty bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu được 1,04368 đồng doanh thu, sang năm 97 thu được 1,06072 đồng, năm 98 thu được 1,06929 đồng, điều này làm cho kết quả lợi nhuận tăng từ 0,04368 đồng đến 0,0648 đồng. Năm 1999 chỉ tiêu này đã giảm đi, một đồng vốn bỏ ra chỉ thu được 1,05325 đồng doanh thu và lãi là 0,05325 đồng. So sánh lợi nhuận thu được và doanh thu thuần thì cứ một đồng doanh thu tại thời điểm năm 1996 công ty chỉ thu được 0,04185 đồng lãi, năm 1998 thu được 0,06480 đồng lãi, năm 1999 nó đã giảm xuống còn 0,0506 đồng lãi. Ba chỉ tiêu này là những chỉ tiêu cơ bản khi xem xét hiệu quả kinh doanh. Căn cứ vào những số liệu mà chỉ tiêu đưa lại ta có thể nhận thấy nhìn chung công ty Bia Việt Hà kinh doanh có hiệu quả nhưng xét tương quan thì hiệu quả kinh doanh của công ty đang có xu hương giảm dần bắt đầu từ thời điểm năm 1998. Hiệu quả kinh doanh của năm 1999 giảm đi một cách trông thấy một lý do chủ quan đó là sự xáo trộn trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Tài sản cố định và sự biến động bảng 15: Cơ cấu tài sản cố định năm 1999 Đơn vị: 1000 đồng Nhóm tài sản Giá trị còn lại đầu năm Giá trị còn lại cuối năm % G.T còn lại so với N.G Số tiền T.T Số tiền T.T 1.Nhà xưởng 2349870 16,90 2117000 16,77 90,10 2.Máy móc 7948020 57,13 7298200 57,81 91,62 3.Dụng cụ quản lý 1246430 8,97 1076324 8,53 86,35 4.TSCĐ chưa dùng 260000 1,87 260000 2,06 100 5.Phương tiện vận tải 715680 5,13 650620 5,15 90,91 6.TSCĐ khác 1393130 10,00 1222043 9,68 87,72 Tổng 13913130 100,00 12624187 100,00 Qua thực tế cơ cấu TSCĐ của công ty năm 1999 ta có một số nhận xét sau: Về cơ cấu TSCĐ: tổng giá trị còn lại của TSCĐ là 12624187, trong đó máy móc chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,81%, nhà xưởng chiếm 16,77%. Theo nhận định của Công ty thì đây là hai loại TSCĐ quan trọng nhất và được ban thẩm định đánh giá là khá hợp lý. Các TSCĐ còn lại chiếm 25,42% trong đó chủ yếu là dụng cụ quản lý. Tuy nhiên cơ cấu phần còn lại của TSCĐ chưa hợp lý đó là phượng tiện vận tải quá chiếm tỷ trọng thấp, gây khó khăn cho công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mức độ khấu hao tương đối thấp, tính bình quân là 9,26%/năm, trong đó khấu hao nhà xưởng 9,9% và máy móc 8,38%. Nếu tính so với mức khấu hao bình quân cho những TSCĐ này là 15% thì khả năng thu hồi nhanh vốn cố định bằng khấu hao của công ty là rất thấp, sự dịch chuyển của giá trị TSCĐ vào giá trị sản phẩm diễn ra trong thời gian dài. Mặc dù vậy đây là nguyên nhân căn bản giúp công ty giảm giá thành sản phẩm. Bảo toàn và phát triển vốn cố định Bảo toàn và phát triển vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp dy trì và phát triển sản xuất. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, hàng năm Nhà nước công bố rõ hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh giá trị TSCĐ, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn. Biểu 16: tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định năm 99 Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Giá trị Nguồn vốn cố định Ngân sách Tự cấp 1.Số vốn CĐ phải bảo toàn đầu năm 13913130 11130504 2782626 2.Số vốn CĐ cuối năm 12624187 9846865 2777322 3.Số vốn đã thu hồi bằng khấu hao 1288943 1283639 5304 4.Số vốn thực tế đã bảo toàn (4=2+3) 13913130 11130504 2782626 5.Chênh lệch giữa số vốn đã bảo toàn và phải bảo toàn (5=4-1) 0 0 0 Bảng số liệu cho thấy số vốn cố định công ty phải bảo toàn đầu năm bằng với số vốn bảo toàn thực tế, tức Công ty đã bảo toàn được vốn cố định, vốn cố định được sử dụng ổn định. Trong giai đoạn tới công ty cần thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn, phát triển vốn cố định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định được phản ánh qua bảng 17. Như đã nêu ở trên năm 1999 xưởng bia 57 Quỳnh lôi tách thành công ty cổ phần nên số liệu tuyệt đối giữa năm 98 và 99 sẽ không được so sánh. bảng 17: hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 So sánh 98 - 99 C.lệch % 1.Doanh thu 61412 42800 - - 2.Lợi nhuận 2483 1246 - - 3.Nguyên giá TSCĐ bình quân 19832 13913 - - 4.Giá trị còn lại bình quân 17843 12624 - - 5.Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5=1/3) 3,096 3,076 - 0,020 - 0,65 6.Hiệu suất sử dụng vốn cố định (6=1/4) 3,442 3,390 - 0,052 - 1,51 7.Hàm lượng vốn cố định (7=4/1) 0,290 0,295 0,005 1,72 8.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (8=2/4) 0,139 0,099 - 0,040 - 28,78 9.Sức sinh lợi của TSCĐ (9=2/3) 0,125 0,089 - 0,036 - 28,80 10.Suất hao phí của TSCĐ (10=3/1) 0,323 0,325 0,002 0,62 Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 1999 thấp hơn năm 1998. Cụ thể như sau: Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 1998 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 3,096 đồng doanh thu nhưng năm 1999 chỉ đem lại 3,076 đồng, giảm 0,02 đồng tương ứng 0,65%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thấp hơn so vơi tốc độ tăng nguyên giá. Mức hao phí TSCĐ năm 1999 (so với 1998) là: 42800/3,096 -13913 = 88,71 (triệu đồng) Hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 1998 là 3,442 và năm 1999 là 3,390. Mức giảm là 0,052 tương ứng với tỷ lệ là 1,51%. Giả sử, hiệu suất sử dụng năm 1999 bằng năm 1998, để đạt mức doanh thu năm 1998 thì phải sử dụng một lượng TSCĐ có giá trị là: 42800 / 3,442 = 12434,63 (triệu đồng) Như vậy, thực tế công ty đã sử dụng lãng phí là: 12624 - 12434,63 = 189,37 (triệu đồng) Nguyên nhân là do doanh thu tăng chậm trong khi đó giá trị còn lại lớn. Hàm lượng vốn cố định: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần đưa vào bao nhiêu đồng vốn cố định. Năm 1998 là 0,29 và năm 1999 là 0,295. Mức tăng là 0,005 đồng, với tỷ lệ 1,72%. Như vậy để tạo ra một đồng doanh thu năm 1999 so với năm 1998 Công ty phải chi thêm 0,005 đồng Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1998 là 0,139 và năm 1999 là 0,099. Mức giảm 0,04 đồng tương ứng tỷ lệ 28,78%. Giả sử, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 1999 bằng năm 1998 thì giá trị TSCĐ phải huy động vào sản xuất là: 1246 : 0,139 = 8964,03 (triệu đồng) Thực tế sử dụng TSCĐ đã phải chi thêm: 12624 - 8964,03 = 3659,97 (triệu đồng) Sức sinh lợi của TSCĐ: cho biệt một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận. Năm 1998 là 0,125 và năm 1999 là 0,089. Mức giảm là 0,036 đồng, tỷ lệ là 28,8%. Như vậy nếu so với năm 1998 thì năm 1999 công ty phải sử dụng thêm TSCĐ có giá trị: 12624 - 1246 / 0,125 = 2656 (triệu đồng) Suất hao phí TSCĐ: cho biết để có một đồng doanh thu cần đưa vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá. Năm 1998 là: 0,323 Năm 1999 là: 0,325 Mức tăng là 0,002 tương ứng tỷ lệ là 0,62. Như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì năm 1999 cần nhiều hơn so với năm 1998 là 0,002 đồng nguyên giá TSCĐ. Kết luận TSCĐ có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy vậy khả năng sinh lời của tài sản cố định của công ty lại tương đối thấp, không chỉ có thế nó lại có xu hướng giảm xuống qua các năm. Vậy Công ty cần chú trọng đổi mới TSCĐ để đảm bảo sự hiện đại, đồng bộ, tăng năng lực sản xuất và có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động bảng 18: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Bia Việt Hà Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 So sánh C.lệch % 1.Doanh thu bán hàng 61412 42800 - - 2.Doanh thu thuần 38319 24644 - - 3.Lợi nhuận 2483 1246 - - 4.Hàng tồn kho 26665 13510 - - 5.Vốn lưu động bình quân trong kỳ 39692 27708 - - 6.Số vòng luân chuyển (6)=(2)/(5) 0,9654 0,8894 - 0,0760 - 7,87 7.Độ dài một vòng luân chuyển (7)=365/(6) 378 410 32 8,46 8.Hệ số đảm nhiệm (8)=(5)/(2) 1,0358 1,1243 0,0885 8,54 9.Sức sản xuất vốn lưu động (9)=(1)/(5) 1,6027 1,5447 - 0,0580 - 3,62 10.Sức sinh lợi vốn lưu động (10)=(2)/(5) 0,0626 0,0450 - 0,0176 - 28,12 11.Hệ số quay kho (11)=(1)/(4) 2,303 3,168 0,865 37,56 12.Thời gian một vòng quay (12)=365/(11) 156,3 113,6 - 42,7 - 27,32 Với các chỉ tiêu nêu trong bảng ta nhận định: Hai chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm xuống. Năm 1998 một đồng vốn lưu động mang lại 1,6027 đồng doanh thu và 0,0626 đồng lợi nhuận. Năm 1999 một đồng vốn lưu động chỉ mang lại 1,5447 đồng doanh thu và 0,045 đồng lợi nhuận. Lượng vốn lưu động của Công ty thừa so với nhu cầu và ứ đọng vốn do vậy giảm cức sản xuất và khả năng sinh lợi của vốn. Vòng quay vốn lưu động giảm mạnh từ 0,9654 xuống còn 0,8894. Do vậy số ngày của một vòng luân chuyển tăng nhanh từ 378 lên 410 ngày. Để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 1998 cần 1,0358 đồng vốn lưu động, năm 1999 cần tới 1,1243 đồng. Số vốn lưu động mà công ty đã lãng phí: 27708 - 24644 * 1,0358 = 3065,0358 (triệu đồng). Sự lãng phí này là quá lớn và cho thấy việc sử dụng vốn của công ty không triệt để. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động rõ ràng không phù hợp với doanh nghiệp sản xuất bia. Thời gian luân chuyển vốn quá dài trong khi thời hạn sản xuất bia hơi là rất ngắn 20 ngày. Để đánh giá rõ ảnh hưởng của các bộ phận trong tài sản lưu động tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần xem xét bộ phận hàng tồn kho.(Xem Bảng 8) Hàng tồn kho cuối năm giảm với một nguyên nhân cơ bản là sự hạch toán độc lập của Công ty cổ phần Việt Hà. Các bộ phận hàng tồn kho sẽ được xem xét qua tỷ trọng trong tổng hàng tồn kho. Trong cơ cấu hàng tồn kho thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, năm 1998 là 70,68% trong khi đó chi phí sản phẩm dở dang chiếm 24,52%, năm 1999 dự trữ nguyên vật liệu là 80,15% hàng tồn kho. Mặt khác, quá trình sản xuất diễn ra tương đối dài ngày. Như vậy, nguyên vật liệu dự trữ là quá nhiều, không hợp lý trong hàng tồn kho làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, tăng thêm các chi phí khác. Hệ số quay kho năm 1998 là 2,303 năm 1999 tăng lên 3,168. Do vậy thời gian hàng tồn kho được rút ngắn từ 156,3 ngày xuồng 113,6 ngày. Đây là cố gắng của công ty trong quản lý hàng tồn kho. Mặc dù có sự giảm xuống trong thời gian hàng tồn kho nhưng đây là những chỉ số chưa hợp lý cho một Công ty sản xuất bia hơi. Trong cơ cấu hàng tồn kho, thành phẩm chiếm một tỷ trọng nhỏ năm 98 là 1,6% năm 99 là 0,02%, như vậy chứng tỏ sản phẩm của Công ty được tiêu thụ mạnh, phù hợp với nhu cầu thị trường. Một tương quan nữa là mức đảm bảo vốn lưu động cho hàng tồn kho, với công thức xác định: Mức đảm bảo = Vốn lưu động - Giá trị vốn lưu động thực tế hàng tồn kho Theo công thức này thì năm 99 mức đảm bảo vốn lưu động bằng: 32080853 – 13510447 = 18570406 (ngàn đồng). Xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24610.DOC
Tài liệu liên quan