Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Vinagimex

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Vinagimex: Lời mở đầu Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, kinh tế thị trường là một tất yếu không thể tránh và không nên tránh của bất kì quốc gia nào, dù quốc gia đó đi theo con đường TBCN hay XHCN. Điều cốt yếu ở đây là phải vận dụng kinh tế thị trường sao cho đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa những điểm bất cập mà kinh tế thị trường mang lại, có như vậy mới có thể phát triển bền vững. Cùng với quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn, Thương mại quốc tế đã và đang góp phần tích cực cho sự ơphát triển phồn thịnh của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam. Muốn đạt được mục tiêu mà đảng và Nhà nước đề ra là đưa nước ta trở thành một nước công nông nghiệp phát triển vào năm 2020, toàn dân, toàn xã hội và trước hết là các doanh nghiệp trong cũng như ngoài quốc doanh phải luôn hoàn thiện mình, không ngừng vươn lên để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn đang bươc knhững bước đầu tiên của quá trình đổi mới nền kinh tế, do vậy, những vấp ngã cũng như sự thiếu vững v...

doc72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Vinagimex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, kinh tế thị trường là một tất yếu không thể tránh và không nên tránh của bất kì quốc gia nào, dù quốc gia đó đi theo con đường TBCN hay XHCN. Điều cốt yếu ở đây là phải vận dụng kinh tế thị trường sao cho đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa những điểm bất cập mà kinh tế thị trường mang lại, có như vậy mới có thể phát triển bền vững. Cùng với quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn, Thương mại quốc tế đã và đang góp phần tích cực cho sự ơphát triển phồn thịnh của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam. Muốn đạt được mục tiêu mà đảng và Nhà nước đề ra là đưa nước ta trở thành một nước công nông nghiệp phát triển vào năm 2020, toàn dân, toàn xã hội và trước hết là các doanh nghiệp trong cũng như ngoài quốc doanh phải luôn hoàn thiện mình, không ngừng vươn lên để thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn đang bươc knhững bước đầu tiên của quá trình đổi mới nền kinh tế, do vậy, những vấp ngã cũng như sự thiếu vững vàng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp quốc doanh vẫn còn mang nặng dáng dấp của cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hoá tập trung trì trệ, bảo thủ, công tác quản lí doanh nghiệp còn yếu kém. Hơn nữa, khi Nhà nước còn đang thực hiện cơ chế chuyển đổi nền kinh tế sang cổ phần hoá và tư nhân hoá thì cơ hội cũng nhiều lên và khó khăn cũng càng thêm chồng chất. Nhưng điều đáng mừng là chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy những mảng sáng của một nền kinh tế mới. Các doanh nghiệp quốc doanh đã dần nhận ra được những mặt yếu kém của mình và đang nỗ lực khắc phục, hoàn thiện cơ chế quản lí, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam - VINAGIMEX - là một trong những công ty đi tiên phong trong vấn đề này. VINAGIMEX hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực nhập khẩu, do đó, việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động này là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế, với kiến thức sau bốn năm học tập tại trường và thời gian thực tập tại công ty VINAGIMEX được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Thương mại và các cán bộ trong công ty, em đã cảm thấy đủ tự tin để nghiên cứu (mot so bien phap nang cao hieu qua hoat dong kinh doanh nhap khau tai cong ty vinagimex). Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình với các vấn đề nghiên cứu như sau: 1. Về mặt lí thuyết, hoạt động nhập khẩu bao gồm những nội dung gì ? 2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty VINAGIMEX có điểm gì nổi bật ? Những điểm mạnh và yếu trong hoạt động nhập khẩu của công ty? 3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu để thực hiện mục tiêu phương hướng phát triển công ty. Do trình độ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn chưa vững và hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên của VINAGIMEX giúp đỡ để em hoàn thiện đề tài. Chương I. Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu. I. Bản chất kinh tế của Thương mại quốc tế và vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu. 1. Bản chất kinh tế của Thương mại quốc tế. 1.1. Khái niệm. Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội va phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giưã những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay, Thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy phải coi trọng Thương mại quốc tế như là một tiền đề một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế. Bí quyết thành công trong chiến lựoc phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua chế biến có hàm lượng kĩ thuật cao. Thương mại quốc tế một mặt, phải khai thác được mọi lợi thế của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn luôn tín toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp. Vì vậy, để phát triển Thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cưòng khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn. Quan hệ kinh tế trong một nước là những mối quan hệ giữa những ngưòi tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá trong nước. Quan hệ Thương mại quốc tế thể hiện sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế ở trình độ kĩ thuật cao và qui mô lớn. Nó được phát triển trong một môi trường khác hoàn toàn các quan hệ kinh tế trong nước về phương cách giao dịch buôn bán, về luật pháp, về nghiệp vụ… Thị trường thế giới và thị trường dân tộc là những phạm trù kinh tế khác nhau. Vì vậy các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể trong kinh doanh Thương mại quốc tế mang tính chất kinh tế xã hội hết sức phức tạp, không thể cho phép nghĩ rằng cứ buôn bán trong nước được có nghĩa là buôn bán với nước ngoài cũng thành công. 1.2. Nguồn gốc và lợi ích của Thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những ngưòi sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia. Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì một lí do cơ bản là ngoại thuơng mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng của sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội. Với tiến bộ khoa học kĩ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người này càng một dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nứoc ngày càng tăng. Thương mại quốc tế và chuyên môn hoá tăng nhanh đã đặt ra câu hỏi lí do để buôn bán là gì ? Trước hết, thương mại xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn. Sự khác nhau về điều kiện sản xuất ít nhất cũng giải thích được sự hình thành nên Thương mại quốc tế giữa các nước trong kinh doanh các mặt hàng như dầu lửa, lương thực, dịch vụ du lịch… Song như chúng ta đã biết, phần lớn số lượng Thương mại thuộc các mặt hàng không xuất phát từ điều kiện tự nhiên vốn có của sản xuất. Mỹ sản xuất được ôtô tại sao lại phải nhập khẩu ôtô từ Nhật Bản? Làm sao nước ta với xuất phát điểm thấp và chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cường quốc kinh tế lại có thể vẫn duy trì thương mại với các nước đó. Nhà kinh tế học David Ricardo đã trả lời những câu hỏi này. Năm 1817 ông đã chứng minh được rằng chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho tất cả các nước và gọi kết quả đó là Qui luật lợi thế tương đối (hay Lí thuyết về lợi thế so sánh). Qui luật này khẳng định nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất các mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quả sản xuất cao nhất thì thương mại có lợi cho cả hai nước. Chúng ta bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của Thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội. Theo đó Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng những mặt hàng khác người ta phải từ bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị mặt hàng đó. Giả sử một nền kinh tế khép kín có những nguồn lực nhất định có thể làm ra máy video và áo sơmi. Càng dùng nhiều nguồn lực vào việc làm ra máy video thì càng có ít nguồn lực làm ra áo sơmi. Chi phí cơ hội của máy video là lượng áo sơmi bị hi sinh do dùng vào các nguồn lực vào việc làm ra các máy Vvideo. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm ra các mặt hàng khác nhau. Sự chênh lệch giưã các nước về chi phí tương đối trong sản xuất quyết định phương thức thương mại quốc tế. Phương thức đó được minh hoạ bằng qui luật lợi thế tưong đối. Qui luật lợi thế tương đối nói rằng, các nước hay cá nhân nếu chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp hơn thì sẽ có lợi ích kinh tế lớn hơn. Qui luật này có thể được giải thích bằng ví dụ sau: Mỹ Anh - Yêu cầu lao động cho một đơn vị sản phẩm (Giờ/đơn vị sản phẩm) + Máy Video + áo Sơmi - Tiền lương theo giờ chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm + Máy Video + áo Sơmi 30 5 6USD 180USD 30USD 60 6 2 bảng 120 bảng 12 bảng Giả thiết rằng các công nhân Mỹ kiếm được 6USD một giờ và các công nhân Anh là 2 bảng một giờ. Hai dòng cuối của bảng trên cho thấy chi phí lao động cho một đơn vị của hai loại hàng ở mỗi nước. Nếu không có thương mại quốc tế thì mỗi nước sẽ sản xuất cả hai loại hàng và các chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm này là giá trị nội địa của mỗi sản phẩm bán ra. Chú ý rằng đối với cả hai sản phẩm, yêu cầu lao động cho một đơn vị sản phẩm ở Mỹ là thấp hơn một cách tuyệt đối so với yêu cầu này ở Anh. Nhưng lao động ở Mỹ hiệu quả hơn một cách tương đối về máy video so với áo sơmi. Còn số giờ lao động nhiều gấp đôi ở Anh so với Mỹ để sản xuất ra một máy video, nhưng chỉ cần 6/5 số giờ lao động nhiều hơn để sản xuất ra một áo sơmi. Và chính những chênh lệch tương đối về năng suất này là cơ sở cho thương mại quốc tế. Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chỉ đề cập đến mô hình đơn giản giữa hai nước, hai hàng hoá và một nguồn lực đầu vào là lao động. Vì thế mô hình của David Ricardo chưa giải thích được một cách rõ ràng nguồn gốc của thương mại quốc tế trong nền kinh tế hiện đại. Hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển đã bổ sung bằng một mô hình mới, trong đó hai ông đề cập đến hai yếu tố đầu vào là lao động và vốn với những giả thiết của mô hình như sau: Có hai quốc gia cùng sản xuất hai loại hàng hoá Xvà Y bằng hai yếu tố sản xuất là Lao động và Vốn với cùng một kĩ thuật công nghệ như nhau. Hàng hoá X là loại hàng hoá sử dụng nhiều lao động và hàng hoá Y là hàng hoá sử dụng nhiều vốn và ở cả hai quốc gia, không có sự chuyên môn hoá trong sản xuất. Đồng thời thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố sản xuất là các thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có sự dịch chuyển linh hoạt của các yếu tố sản xuất trong phạm vi của một quốc gia nhưng không có sự dịch chuyển trong phạm vi quốc tế. Trong mô hình hai ông cũng không xét đến các chi phí vận tải, thuế nhập khẩu hoặc những trở ngại khác cho hoạt động thương mại quốc tế tự do và giả định rằng tài nguyên được sử dụng triệt để ở cả hai quốc gia. Với những giả định như trên mô hình của Hécher- Ohlin phát biểu: Một nước xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất ra nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó. Một cách vắn tắt, một nước tương đối giàu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu các hàng hoá sử dụng nhiều vốn. Theo các giả thiết đã trình bày ở trên, quốc gia thứ nhất sẽ xuất khẩu hàng hoá X, vì sản xuất hàng hoá X sử dụng nhiều lao động, mà lao động lại là yếu tố tương đối rẻ và phong phú ở quốc gia thứ nhất. Đồng thời quốc gia thứ hai sẽ xuất khẩu hàng hoá Y vì sản xuất hàng hoá Y sử dụng nhiều yếu tố vốn là yếu tố tương đối sẵn có ở nước thứ hai. Về bản chất học thuyết của Hecsher- Ohlin căn cứ vào sự khác biệt về tính phong phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hoá giữa các quốc gia trước khi có thương mại để giải thích nguồn gốc của thương mại quốc tế. Sự khác biệt về giá cả tưong đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối của hàng hoá sau đó sẽ được chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hoá. Sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hoá giữa hàng hoá của hai nước là nguyên nhân trực tiếp của Thương mại quốc tế. 2. Một số vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế đuợc. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ mang lại nhiều lợi ích, song cũng có một số điểm bất lợi. Muốn có hiệu quả cao phải phát triển những thuận lợi và hạn chế tác hại. Những thuận lợi của xuất nhập khẩu đem lại có thể thấy rõ ràng. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu còn có nhiều hạn chế: - Cạnh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng xuất nhập khẩu. Nếu không có sự kiểm soát của Nhà nước một cách chặt chẽ và kịp thời sẽ gây các thiệt hại khi buôn bán với nước ngoài. Các hiện tượng xấu về kinh tế xã hội: buôn lậu, trốn thuế, ép giá… dễ phát triển. - Cạnh tranh sẽ dẫn đến thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng các biện pháp không lành mạnh như phá hoại cản trở công việc của nhau. Việc quản lí không chỉ đơn thuần tính toán về hiệu quả kinh tế mà còn phải chú trọng tới văn hoá và đaọ đức xã hội. Xuất nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỉ trọng lớn, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau phải tuân theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương. Hoạt động xuất nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất nhập khẩu, thương nhân giao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành các thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ, kĩ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đối với người tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trước khi bước vào nghiên cứu, thực hiện các khâu nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, khả năng mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước, giá cả, xu hướng biến động của nó. Những điều đó phải trở thành nếp thường xuyên trong tư duy mỗi nhà kinh doanh xuất nhập khẩu để nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh Thương mại quốc tế. II. Nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế. 1. Tính tất yếu khách quan của hoạt động nhập khẩu. Lịch sử đã chứng minh không một quốc gia nào có thể phát triển một cách đơn độc mà phải hoà mình vào nền kinh tế chung- nền kinh tế toàn cầu. Đó chính là sự tham gia vào thương mại quốc tế mà xuất khẩu và nhập khẩu là mặt rất quan trọng. Thương mại quốc tế đã tồn tại đâu đó, ẩn dưói hình thức này hay hình thức khác kể từ những giai đoạn đầu loài người hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện cùng vời sự phát triển của nhân loại, của thế giới và đến thời đại bây giờ, đến những năm đầu của thiên niên kỉ thứ III, thương mại quốc tế hơn bao giờ hết đã khẳng định vai trò của mình. Thương mại quốc tế làm cho các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn về mọi mặt, làm cho con người ngày càng thoả mãn tốt hơn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. đó là lí do giải thích tại sao từ nhiều thiên niên kỉ trước các đội thuyền buôn của vương quốc Anh, Tây ban nha, Bồ đào nha… buôn bán khắp năm châu bốn bể để mua các sản vật quí như: Gấm vóc, lụa là, trầm hương, đồi mồi… và xuất đi các vật phẩm tiêu dùng như: Gương lược, công cụ sản xuất… Trong hoạt động này thì cả hai bên mua và bán đều có lợi, đều thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của mình tốt hơn. Và điều này lại một lần nữa khẳng định sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, bất kì một quốc gia nào cũng không chỉ xuất khẩu hoặc nhập khẩu mà phải tiến hành song song. Vì vậy, vị thế của nhập khẩu là không thể chối cãi. Tuy nhiên, vị thế của nó ra sao thì lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế cũng như đường lối, chính sách, pháp luật của từng nước. 2. Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế. Nằm trong qui luật tất yếu khách quan của Thương mại quốc tế, bản thân nhập khẩu đã có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nhập khẩu đảm bảo cung cấp và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế trong nước. Ngoài ra nhập khẩu còn trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thông qua việc thiết lập các mối quan hệ bạn hàng hay hiện đại hoá các ngành nghề, trang thiết bị sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với các nước đang phát triển thì vai trò của hoạt động nhập khẩu là hết sức quan trọng. Nhập khẩu là tác nhân thúc đẩy quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế. Đặc biệt là việc nhập khẩu vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại các nước này, do điều kiện khách quan lịch sử để lại, hầu hết các quốc gia đều có trình độ phát triển tương đối thấp, có sở hạ tầng, trình độ lao động chưa phát triển. Do vậy, trong điều kiện hiện nay để phát triển kinh tế, tất cả các nước đang phát triển đều phải đầu tư trang thiết bị, hiện đại hoá sản xuất. Thông qua nhập khẩu bao gồm cả nhập khẩu máy móc, thiết bị là con đường duy nhất để các nước này đạt được điều đó. Qua hoạt động nhập khẩu, năng lực sản xuất của quốc gia được tăng cường và mở rộng, tận dụng được nguồn nhân công dồi dào. Hơn nữa hoạt động nhập khẩu tuân theo qui luật chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Các nước NICs tiếp nhận công nghệ sản xuất đồ điện tử từ Mỹ, Nhật vào những năm 1980- 1990, công nghệ may mặc, giày da chuyển từ NICs sang Việt Nam, Mãlai, Thái lan… ngoài ra sự thất bại của chiến lược thay thế nhập khẩu ở các nước NICs thời kì đầu công nghiệp hoá đã chỉ ra rằng, để khai thác các lợi thế thì trong chừng mực nào đó lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển lại trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, do vậy hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong vòng hơn mười năm qua (1991- 2002) kinh tế Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao, sản xuất công nghiệp luôn tăng trưởng ở mức 15% dến 17%/năm. Bên cạnh đó Việt Nam còn là một nước nông nghiệp nên nhu cầu phân bón, máy móc nông nghiệp khá cao. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của nước ta. Như vậy hoạt động nhập khẩu của nước ta trong vòng hơn mười năm qua đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Xét cho cùng, mặc dù luôn hướng tới mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu song cũng phải khẳng định vai trò của hoạt động nhập khẩu. Do vậy, nên có một cách nhìn nhận khoa học đối với hoạt động nhập khẩu và Nhà nước cần có chính sách, biện pháp quản lí hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu nhằm đẩy mạnh sản xuất bằng các chính sách thuế, hạn ngạch phù hợp. 3. Vai trò của nhập khẩu đối với doanh nghiệp. Trong thời điểm hiện nay vơí chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước hầu hết các doanh nghiệp trong nước chú trọng đến xuất khẩu do vậy dẫn đến đánh giá không đúng vai trò của nhập khẩu. Công ty VINAGIMEX với tính chất và đặc điểm kinh doanh của mình thì nhập khẩu đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu của công ty luôn tăng lên và đã đem lại cho công ty nguồn doanh thu, lợi nhuận tăng lên rõ rệt. Nhận thức được điều đó cán bộ ban lãnh đạo công ty luôn đề ra những chiến lược kinh doanh nhập khẩu phù hợp và có khả năng thích ứng cao với mọi biến động của thị trường. Đồng thời, với bất kì một nhà kinh doanh nào thì mục tiêu lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu, đó là nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh doanh buôn bán làm ăn. Trong khi đó một khi mà lợi ích của công ty phù hợp với lợi ích của quốc gia thì nâng cao vai trò của lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu là vấn đề rất đúng đắn. Chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này trong các phần sau. III. Nội dung hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở doanh nghiệp. Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, đối tác giao dịch, tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng, tổ chức thực hiện và thanh toán hợp đồng. Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh cần phải nghiên cứu kĩ từng khâu và mối quan hệ giữa chúng trong qui trình nhập khẩu nhằm xây dưng một qui trình nhập khẩu có hiệu quả cao hơn. 1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu là việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kì doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thương mại quốc tế. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu là qúa trình điều tra nhu cầu và khả năng nhập khẩu cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm trên thị trường nào đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin về các loại hàng hoá dịch vụ, các nguồn cung ứng, khả năng dự trữ, số liệu về mua bán… Từ đó so sánh, phân tích, rút ra kết luận cần thiết cho công tác xâm nhập thị trường. Trong quá trình chuẩn bị giao dịch, vấn đề nghiên cứu thị trường để có một hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn đáp ứng được tình thế của thị trường. Đồng thời, hệ thống thông tin không những làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác giao dịch thích hợp mà còn là cơ sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng sau này có hiệu quả. 1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước. Đây chính là việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Có nghiên cứu thị trường trong nước một cách kĩ lưỡng chặt chẽ thì doanh nghiệp mới nắm bắt được thông tin về nhu cầu, giá cả, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ từ đó đề ra các hướng cho hoạt động nhập khẩu. Quá trình nghiên cứu thị trường này bao gồm các bước sau: 1.1.1. Nhận biết mặt hàng nhập khẩu. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường mặt hàng nhập khẩu là để tìm ra mặt hàng nhập khẩu mà nhu cầu trong nước đang cần nhưng phải phù hợp với mục tiêu và lợin nhuận của doanh nghiệp. Muốn biết mặt hàng nào đang được khách hàng và người tiêu dùng trong nước đang cần, đang là nhu cầu thiết yếu của thị trường trong nước thì phải tiến hành nghiên cứu khảo sát trên các khía cạnh sau: - Về mặt hàng, phẩm chất, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu… - Về tình hình tiêu dùng mặt hàng đó ra sao, phải hiểu rõ về tập quán tiêu dùng, thị hiếu và qui luật biến động của quan hệ cung cầu để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất. - Dự đoán về chu kì sống của sản phẩm: Doanh nghiệp phải tìm hiểu được mặt hàng mình định nhập khẩu (có thể là thành phẩm hoặc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước) đang ở giai đoạn nào trong chu kì sống của mặt hàng đó để có quyết định chính xác nhằm nâng cao doanh số cũng như hiệu quả kinh doanh. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là bao nhiêu? Thương mại quốc tế do các nước có hệ thống tiền tệ khác nhau nên việc xác định tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là cần thiết để xem xét kinh doanh có hiệu quả hay không. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là tổng số bản tệ thu được khi bỏ ra một đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất này lớn hơn tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ thì việc nhập khẩu có lãi và ngược lại sẽ bị thua lỗ. 1.1.2. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Dung lượng thị trường là một khối hàng hoá được giao dịch trên phạm vi một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Đối với đơn vị kinh doanh nhập khẩu, nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định khả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn mua bán. Dung lượng thị trường là không cố định, nó thay đổi tuỳ theo diễn biến của từng giai đoạn nhất định. Các yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng của thị trường có thể chia làm ba loại sau: Thứ nhất là các yếu tố làm dung lượng biến đổi có tính chất chu kì. Đó là sự vận động của tình hình kinh tế và tính chất thời vụ trong sản xuất lưu thông và tiêu dùng. Thứ hai là các nhân tố ảnh hưởng lâu dài tới sự biến động của thị trường bao gồm những tiến bộ khoa học công nghệ, các chính sách của Nhà nước và các tập đoàn tư bản tài chính lũng đoạn, thị hiếu tập quán tiêu dùng, ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng thay thế. Thứ ba là nhân tố ảnh hưởng tạm thời tới dung lượng thị trường như biến động về kinh tế, chính trị, thiên tai của quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức cung và cầu về hàng hoá nhập khẩu hay hiện tượng đầu cơ tích trữ gây đột biến về cung cầu. Khi phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của dung lượng của thị trường cần phải đánh gía đúng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, xác định nhân tố nào có quyết định xu hướng vận động của thị trường trong thời gian nghiên cứu, từ đó xác định chính xác nhu cầu nhập khẩu mặt hàng đã lựa chọn. 1.1.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng nắm vững thông tin số lượng các đối thủ cạnh tranh trong mặt hàng kinh doanh, tình hình hoạt động, tỷ trọng thị trường, thế mạnh, điểm yếu của các đối thủ. Đặc biệt cần nghiên cứu kĩ các chiến lược kinh doanh và khả năng thay đổi chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian tới để đưa ra các phương án đối phó tối ưu, hạn chế các điểm mạnh và tận dụng các điểm yếu của đối thủ để vượt lên trên. 1.1.4. Nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội, chính trị, pháp luật…Môi trường kinh doanh có tác động rất lớn và chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu sự vận động của nó để nắm bắt quy luật vận động của môi trường kinh doanh để có biện pháp, chính sách phòng ngừa có hiệu quả. 1.2. Nghiên cứu thị trường ngoài nước. Đối với những đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu việc nghiên cứu thị trường ngoài nước có ý nghĩa quan trọng. Trong việc nghiên cứu đó nắm vững những nội dung về tình hình chính trị, pháp luật, điều kiện Thương mại nói chung, thái độ quan điểm của nước xuất khẩu, điều kiện tín dụng, vận tải, giá cước… Ngoài ra cần phải nghiên cứu dung lượng thị trường và giá cả trên thị trường quốc tế. 1.2.1. Nguồn cung cấp trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần nắm vững được tình hình các nguồn cung cấp trên thị trường quốc tế mà doanh nghiệp khả năng giao dịch rồi từ đó nghiên cứu các đặc điểm thị trường các nước trên các phương diện: - Thái độ và quan điểm của các nước cung cấp thể hiện qua các chính sách ưu tiên xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. - Tình hình chính trị quốc gia đó có ổn định hay không, có tác động đến nguồn cung cấp mặt hàng đó như thế nào ? - Về vị trí địa lí có thuận tiện cho giao dịch mua bán, có đem lại hiệu quả kinh doanh hay không, có tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp ? 1.2.2. Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời thể hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế trên thị trường thế giới. Giá cả không những phản ánh mà còn điều tiết mối quan hệ cung cầu hàng hoá. Việc xác định đúng đắn giá cả trong nhập khẩu có ý nghĩa to lớn với hiệu quả Thương mại quốc tế, cụ thể sẽ làm giảm lượng ngoại tệ chi ra. Vì vậy giá cả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại thương. Giá cả trong hoạt động xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế. Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh trên thị trường quốc tế và để giá cả thực sự trở thành đòn bẩy trong ngoại thương, phải có biện pháp tính toán giá cả một cách chính xác, khoa học, phải nắm vững được xu hướng vận động của giá cả trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu giá cả bao gồm việc nghiên cứu giá cả của từng mặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động và nhân tố ảnh hưởng đến giá cả. 2. Lựa chọn đối tác. Việc nghiên cứu thị trường giáp cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu lựa chọn được mặt hàng, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào đối tác giao dịch. Trong những điều kiện như nhau, việc giao dịch với khách hàng cụ thể này thì thành công nhưng với khách hàng khác thì thất bại. Vì vậy một nhiệm vụ quan trọng của đơn vịi kinh doanh là lựa chọn đối tác giao dịch. Mục đích của việc lựa chọn này là tìm người cung ứng khả dĩ, an toàn và có lợi. Trong quá trình lựa chọn đối tác cần nghiên cứu các vấn đề sau: - Khả năng kĩ thuật của người cung ứng: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến trình độ, mức độ chất lượng, mức độ đồng nhất, độ tin cậy và tính không khuyết tật của hàng hoá được giao với giá cả tối ưu nhất. - Khả năng sản xuất: Qui mô xuất khẩu của nhà cung ứng đảm bảo cung cấp hàng hoá đúng số lượng đúng thời điểm qui định. Khi xem xét phải chú ý đến công suất, chất lượng và điều kiện sản xuất. - Khả năng tài chính: Tiềm lực tài chính của nguồn cung cấp có tầm quan trọng đạc biệt để đánh giá khả năng của người cung cấp trong thực hiện hợp đồng. - Năng lực quản lí của đối tác: Khả năng quản lí có vai trò sống còn trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là trong việc thực hiện hợp đồng lớn và sản phẩm phức tạp về kĩ thuật. - Đánh giá mức độ tín nhiệm: Đánh giá khả năng tin cậy và độ tín nhiệm chung của nguồn cung cấp trên thị trường thế giới. Ngoài ra còn phải xem xét thái độ quan điểm kinh doanh của đối tác và tình hình chính trị của nước người cung ứng. Sau khi nghiên cứu doanh nghiệp cần lựa chọn một đối tác phù hợp. 3. Xây dựng phương án kinh doanh. Việc lựa chọn phương án kinh doanh xác định được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ đạo các bộ phận đồng bộ thực hiện các chương trình đã đựoc hoạch định hướng tới đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời phương án kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm được rủi ro và mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Việc hoạch định phương án kinh doanh đã thúc đẩy các cấp quản trị hướng tới sự suy nghĩ có hệ thống và dẫn đến sự phối hợp có nỗ lực của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh được hoàn hảo hơn. Phương án kinh doanh cũng dẫn đến việc triển khai các tiêu chuẩn kiểm tra thực tiễn và các biện pháp tác động làm cho các hoạt động có hiệu quả hơn. Quá trình xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau: Phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng nhập khẩu Xác định mục tiêu Phác thảo phương án nhập khẩu Lựa chọn phương án nhập khẩu - Phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng nhập khẩu là phải phân tích đánh giá tình hình và dự đoán sự thay đổi của môi trường kinh doanh. - Xác định mục tiêu: Mục tiêu doanh số, lợi nhuận, tỷ suất, lãi trên vốn đầu tư và các mục tiêu như an toàn, phát triển, thế vị đạt được từ hoạt động nhập khẩu. - Phác thảo phương án kinh doanh: + Mô tả tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu + Xác định cách thức tiến hành kinh doanh + Đề ra các biện pháp và tiến trình để tổ chức thực hiện + Dự đoán các tình huống có thể xảy ra và phương án ứng xử + Các phương pháp kiểm tra và đánh giá - Lựa chọn phương án kinh doanh: Để lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu vẫn phải tiến hành đánh giá các phương án đã được hoạch định trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu: Doanh thu, mức lợi nhuận dự tính, tổng chi phí (chi phí nhập khẩu hàng hoá, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, giao dịch…). 4. Giao dịch, Đàm phán và Kí kết hợp đồng. 4.1. Giao dịch. 4.1.1. Hỏi giá. Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện Thương mại cần thiết để mua bán. Mục đích cơ bản của việc hỏi giá là việc nhận được các báo giá với thông tin đầy đủ nhất. Do đó nội dung cơ bản của một hỏi giá là yêu cầu người bán cho biết các thông tin chi tiết về qui cách, phẩm chất, số lượng, bao bì, điều kiện giao hàng, giá cả điều kiện thanh toán và các điều kiện thương mại khác. Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá, cho nên người hỏi giá có thể gửi hỏi giá nhiều nơi để lựa chọn ra các báo giá tối ưu, từ đó chính thức lựa chọn nhà cung cấp. Tuy nhiên không nên hỏi quá nhiều tạo nhu cầu giả tạo không có lợi cho người mua. 4.1.2. Chào hàng, báo giá. Chào hàng là một đề nghị kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá được chuyển cho một hay nhiều người xác định. Nội dung cơ bản của một chào hàng: Tên hàng, số lượng, qui cách, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, thời gian giao nhận hàng cùng một số điều kiện khác như bao bì, kí mã hiệu… Chào hàng có thể do người bán hoặc người mua đưa ra. Nếu là người mua đưa ra gọi là chào mua hàng, nếu của người bán ra thì gọi là chào bán hàng. Báo giá cũng là chào hàng. 4.1.3. Đặt hàng. Đặt hàng là lời đề nghị kí kết hợp đồng thương mại của người mua cho nên về nguyên tắc, nội dung của đơn đặt hàng phải đầy đủ nội dung cần thiết cho việc kí kết hợp đồng. Trong thực tế, người ta chỉ đặt hàng với những khách hàng có quan hệ thường xuyên hoặc hai bên đã kí kết những hợp đồng dài hạn và thoả thuận giao hàng theo nhiều lần. Trong trường hợp này, nội dung chỉ nêu những điều kiện riêng biệt đối với lần đặt hàng đó. Còn những điều kiện khác, hai bên áp dụng thao những điều kiện của hợp đồng đã kí kết trong những lần giao dịch trước. Cả hai bên đều phải xác định số lượng hàng cho một lần đặt hàng bao nhiêu là tối ưu nhất. Trong khi xác định cần phải tính đến chi phí vận chuyển. 4.1.4. Hoàn giá. Khi người nhận chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà đưa ra những đề nghị mới thì đề nghị mới này là hoàn giá. Khi có hoàn giá, chào hàng trước coi như hết hiệu lực. 4.1.5. Chấp nhận. Chấp nhận là một sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng. khi đó hợp đồng được thành lập. Một chấp nhận có hiệu lực phải đảm bảo các điều kiện như sau: - Phải được ngưới nhận chào hàng chấp nhận - Phải chấp nhận hoàn toàn nội dung của chào hàng - Phải chấp nhận trong thời gian hiêu lực của chào hàng - Chấp nhận phải được chuyển đến cho người chào hàng 4.1.6. Xác nhận. Sau khi thống nhất với nhau các điều kiện giao dịch, hai bên ghi lại kết quả đã đạt được rồi trao đổi cho nhau, đó là xác nhận. Xác nhận được lập thành hai bản, được hai bên kí kết và mỗi bên giữ một bản. 4.2. Đàm phán. Sau khi nhận được thư chào hàng hay đặt hàng và có sự trả lời của phía bên kia, hai bên tổ chức thương lượng để đi tới một thoả thuận chung về điều kiện mua bán. Đàm phán Thương mại là một quá trình mà các bên tiến hành thương lượng, thảo luận nhằm thống nhất mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng có thể đi tới một hợp đồng Thương mại. Trong đàm phán hợp đồng Thương mại quốc tế có ba hình thức đàm phán đó là: - Đàm phán qua thư tín. - Đàm phán qua điện thoại. - Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Mỗi hình thức đàm phán đều có những ưu nhược điểm nhất định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà kinh doanh có thể lựa hình thức đàm phán cho phù hợp. 4.3. Kí kết hợp đồng. Việc giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký hợp đồng nhập khẩu. Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng kinh tế đặc biệt mà người bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và người mua có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền theo giá trị hợp đồng được chuyển giao theo phương thức thanh toán quốc tế. Hợp đồng Thương mại quốc tế là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu cho bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu ) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. Hình thức hợp đồng bằng văn bản là hình thức bắt buộc với đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta. Các điều khoản là của hợp đồng do bên bán và bên mua tự thoả thuận một cách chi tiết. Mặc dù trước đó đã có đơn hàng hoặc chào hàng nhưng hai bên vẫn phải thiết lập một văn bản. Hợp đồng yếu tốạo cơ sở pháp lí cụ thể cho việc trao đổi hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác và làm căn cứ để xác định lỗi khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là bằng chứng bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia ký kết và giải quyết tranh chấp về mua bán xảy ra giữa các bên. Hợp đồng tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng theo quy định chung của của quản lý Nhà nước. 5. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Các bước thực hiện quy trình nhập khẩu. Xin giấy phép nhập khẩu Mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C) Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm hàng hoá Làm thủ tục thanh toán Làm thủ tục hải quan Nhận hàng hoá Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Thanh lý hợp đồng Kiểm tra hàng hoá Sau khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng trách nhiệm, nội dung và trình tự, công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây thiệt hại. Tất cả sai sót đều là cơ sở phát sinh khiếu nại. Đồng thời doanh nghiệp phải yêu cầu đối tác thực hiện hợp đồng. 5.1. Xin giấy phép nhập khẩu. Theo điều 8 Nghị định 57/CP ngày 31/7/1998 của chính phủ, thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu (trừ những hàng hoá cấm xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu có điều kiện theo Quy định 46/2001/QĐ - TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001- 2995). Ví dụ, theo quy định này, nhập khẩu xe máy, phụ tùng xe cho quốc phòng cần có giấy phép nhập khẩu còn gỗ nguyên liệu được nhập khẩu tự do vô điều kiện… còn theo thông tư số 1 ngày 26/4/2001 quy định thương nhân có ngành nghề phù hợp ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đã đăng ký mã số xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Tỉnh,Thành phố trực thuộc Trung ương được phép xuất nhập khẩu hoá chất. Đối với những mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch, để nhập khẩu doanh nghiệp phải có được giấy phân bổ hạn ngạch và thường phải có trước khi ký hợp đồng. Để có được hạn ngạch, doanh nghiệp phải xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật xin cấp hạn ngạch được Bộ chủ quản phê duyệt và trình chính phủ thông qua Bộ Thương mại. Doanh nghiệp phải giải trình được nguồn ngoại tệ dùng để nhập khẩu và trên cơ sở đó Bộ Thương mại tiến hành phân bổ hạn ngạch. Hiện nay, đối với một số mặt hàng Bộ Thương mại đang tiến hành việc quản lý hàng xuất nhập khẩu thông qua đấu thầu hạn ngạch. Chẳng hạn, theo thông tư số 1/2001/TT - BTM ngày 18/4/2001 quy định việc đấu thầu hạn ngạch hàng dệt may năm 2001 thực hiện theo quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Quyết định số 0035/2001/QĐ/BTM ngày 11/1/2001 của Chủ tịch hội đồng đấu thầu. 5.2 Mở thư tín dụng(L/C) Để có thể mở được L/C theo yêu cầu của người xuất khẩu, trước tiên người nhập khẩu phải mở một tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng xin mở L/C và chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản đó. Số tiền ký quỹ là bao nhiêu tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và người nhập khẩu; giữa ngân hàng mở L/C và ngân hàng xác nhận và bản thân giá trị L/C. Sau đó người nhập khẩu phải lập đơn xin mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng và chờ đợi việc chấp nhận của ngân hàng. 5.3. Thuê phương tiện chuyên chở Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thức nào được tiến hành dựa trên 3 căn cứ: điều khoản hợp đồng; đặc điểm hàng hoá; điều kiện vận tải (FOB, CIF, CFR…) Tuỳ theo khối lượng và đặc điểm hàng hoá cần chuyên chở mà doanh nghiệp thuê tàu cho phù hợp, tự mình thuê hoặc uỷ thác hoặc để bên đối tác thuê…để đảm bảo thuận lợi nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp nhất. Đối với các mặt hàng phân bón hoá học phục vụ cho nông nghiệp thông thường chuyên chở bằng phương thức thuê tàu chợ do đặc điểm của hàng hoá này nhập khẩu với khối lượng không lớn lắm. 5.4. Mua bảo hiểm hàng hoá. Hiện nay phần lớn hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện thông qua vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Hình thức vận chuyển này có nhiều ưu điểm song cũng chứa nhiều rủi ro và tổn thất. Ngoài ra, việc chuyên chở bằng các phương tiện khác cũng chứa đựng không ít những rủi ro và tổn thất. Do vậy, việc mua bảo hiểm là hết sức cần thiết trong kinh doanh thương mại quốc tế. Tuỳ thuộc vào tính chất của hàng hoá, các điều khoản đã ký trong hợp đồng nhập khẩu, loại phương tiện vận chuyển, tình hình chính trị xã hội … mà lựa chọn điều kiện bảo hiểm A,B hay C, mua bảo hiểm chuyến hay bảo hiểm bao trong một thời gian nhất định. Đối với gỗ người ta thường mua bảo hiểm C là loại hiểm bảo hiểm cơ sở và rẻ nhất còn hoá chất và các phân bón hoá học thường mua bảo hiểm B hoặc C tuỳ thuộc vào đặc tính cũng như giá trị của loại hàng này. 5.5. Làm thủ tục thanh toán Nghiệp vụ thanh toán là sự vận dụng tổng hợp các điều khoản thanh toán quốc tế. Đây là một nghiệp vụ cuối cùng trong các khâu của hoạt động nhập khẩu nhưng nó có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng. Trong kinh doanh thương mại quốc tế hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau mà hai bên có thể lựa chọn để áp dụng cho việc thanh toán trong hợp đồng. Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng L/C thì thông thường trước thời hạn giao hàng khoảng 15 - 20 ngày, người nhập khẩu tiến hành cá thủ tục mở L/C trên cơ sở điều của khoản hợp đồng. Khi bộ chứng từ về tới ngân hàng Ngoại thương, người nhập khẩu phải kiểm tra bộ chứng từ và nếu hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng để nhận bộ chứng từ đó đi nhận hàng. Nếu hợp đồng quy định thanh toán tiền bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận được bộ chứng từ ở ngân hàng người nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ trong một thời gian nhất định. Nếu trong thời gian này người nhập khẩu không có lý do chính đáng để từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền là hợp lệ. Quá thời hạn quyđịnh cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên bán và bên mua sẽ được giải quyết trực tiếp giữa các bên hoặc thông qua trọng tài. 5.6. Làm thủ tục hải quan Hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu vận chuyển qua biên giới đều phải làm thụ tục hải quan. Đây là một công cụ của nhà nước quản lý hành vi buôn bán qua biên giới nhằm ngăn chặn việc buôn lậu và gian lận thương mại. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm các bước sau: - khai báo hải quan - kiểm hoá - thực hiện các quyết định của hải quan - đóng thuế nhập khẩu (nếu có) 5.7. Nhận hàng. Theo nghị định 200/CP ngày 31/12/1993, mọi việc giao nhận hàng hoá đều phải được uỷ thác thông qua cảng. khi hàng về cảng sẽ thông báo cho chủ hàng biết và chủ hàng sẽ làm thủ tục nhận hàng. 5.8. Kiểm tra hàng hoá. Sau khi nhận hàng, bên nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra hàng hoá, nếu phát hiện thiếu sót, hư hỏng… thì tiến hành mời giám định. thông thường, hai bên chủ thể lựa chọn một cơ quan giám định có đủ thẩm quyền để kiểm tra. Phía Việt Nam khi tiến hành nhập khẩu thường lựa chọn Vinacontrol. 5.9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu phát hiện hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát… chủ hàng cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Đặc biệt đối với các mặt hàng như hoá chất, phân bón hoá học, việc hỏng gây ra do ẩm ướt tạo nên các phản ứng hoá học làm biến chất phân bón hoá chất là rất khó phát hiện, do vậy phải lập thư dự hàng khi có nghi ngờ tổn thất để bảo lưu quyền khiếu nại. Tùy từng trường hợp cụ thể mà đối tượng bị khiếu nại là người bán, người vận tải hoặc công ty bảo hiểm. Hồ sơ khiếu nại gồm đơn khiếu nại và các bằng chứng về việc tổn thất. Việc khiếu nại nếu không được giải quyết thoả đáng, hai bên có thể kiện nhau lên hội đồng trọng tài (nếu có thoả thuận trong hợp đồng ) hoặc ở toà án. Sự biến động của tất cả các sự vật và hiện tượng đều có nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp tác động trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nhập khẩu là một hoạt động liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, cả trong nước và quốc tế. Do vậy, nó luôn luôn thay đổi do tác động tổng hợp của các nhân tố này trong những giai đoạn nhất định. Bản thân hoạt động này không thể tiến hành tự động mà phải do một chủ thể nhất định tiến hành nên nó cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ thể. 5.10. Thanh lý hợp đồng nhập khẩu. Sau khi đã hoàn thành một hợp đồng, cả hai bên cần tiến hành thanh lí hợp đồng. Đây là việc cuối cùng cần thiết để hai bên rút kinh nghiệm trong việc thực hiện hợp đồng chuẩn bị cho hợp đồng tiếp theo. Việc thực hiện một hợp đồng nhập khẩu được thực hiện tuần tự theo các bước như trên. Tuy vậy tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, mối quan hệ đối tác, doanh nghiệp nhập khẩu có thể chỉ sử dụng một số bước trong những bước trên. VI. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. 1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu cũng là một trong các hoạt động kinh tế mà lợi ích của hoạt động kinh tế là nhằm phục vụ nhu cầu không những của bản thân mà còn phục vụ nhu cầu của toàn xã hội. Bên cạnh đó, khi nói đến hiệu quả của các hoạt động kinh tế có nghĩa là nói đến lợi ích của cả tổ chức thực hiện và lợi ích của xã hội. Do vậy, quan niệm về hiệu quả của hoạt động nhập khẩu cũng có nghĩa là chúng ta phải xem xét tới ảnh hưởng của hiệu quả đó đến chủ thể hoạt động và toàn xã hội đó là quan điểm lợi ích toàn diện chứ không riêng gì mỗi cá nhân. Từ đó việc đánh giá hoạt động nhập khẩu ở công ty mới thực sự thiết thực và tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngày càng có được những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác nhập khẩu và nâng cao công tác này. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu 2.1. Các chỉ tiêu định tính 2.1.1. Về công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác Công tác nghiên cứu thị trường là khâu đặc biệt quan trọng của hoạt động nhập khẩu nhưng để đánh giá được hiệu quả của công tác này thì lại không dễ dàng chút nào. Chúng ta phải sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau đó có thể là các phương pháp để lượng hoá nhu cầu khách hàng để xem xét xem công tác đó có đem lại hiệu quả cao hơn hay không, thị trường có được mở rộng hay không hoặc có thể tham khảo sau đó tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia… 2.1.2. Về công tác đàm phán kí kết hợp đồng Hiệu quả của công tác này thể hiện qua mức độ thành công của các hợp đồng của công ty với các đối tác, điều đó lại phụ thuộc vào khả năng của đội ngũ cán bộ tham gia kí kết hợp đồng. Do vậy đánh giá công tác này chính là đánh giá được trình độ chuyên môn của họ thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và các bài học thực tiễn. 2.1.3. Về việc thực hiện hợp đồng Đó là việc đánh giá các mặt như: Các hợp đồng nhập khẩu của công ty có được thực hiện đúng với những điều khoản đã kí kết, hạn chế tới mức tối đa các trường hợp sai sót về nghiệp vụ. Công tác giao nhận hàng hoá đã có những biện pháp thích hợp để hoàn thành nhanh chóng hay chưa, hàng nhập về có đúng thời hạn qui định, đúng số lượng, chất lượng, vận chuyển tới nơi qui định không có rủi ro tổn thất. Công tác thanh toán hợp đồng đã đảm bảo được tính chính xác hay chưa, còn có những khó khăn gì về nghiệp vụ mà các cán bộ công nhân viên của công ty còn chưa thể giải quyết được. 2.1.4. Về tổ chức Hiệu quả của công tác tổ chức tiến độ thực hiện hợp đồng. Các phòng ban chức năng phối hợp được với nhau một cách chặt chẽ và hiệu quả. Bên cạnh đó là vấn đề nâng cao tinh thần trách nhiệm và tự chủ, sáng tạo trong công việc. 2.2. Các chỉ tiêu định lượng 2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy năng lực kinh doanh của chủ thể hoạt động kinh doanh nhập khẩu là tiền đề cho mọi phương án phát triển kinh doanh của các công ty tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Nếu chỉ tiêu này có dấu hiệu sụt giảm thì chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu nên xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình. 2.2.3. Tỷ suất doanh thu/ Vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kinh doanh thu được mấy đồng doanh thu. Tuy nhiên tỷ suất này không phản ánh hoàn toàn tình hình kinh doanh của chủ thể kinh doanh nhập khẩu vì chỉ tiêu này có thể thấp nhưng chúng ta vẫn có thể làm ăn có hiệu quả một khi mà lợi nhuận thuần cao. 2.2.4. Tỷ suất ngoại tệ hàng hoá nhập khẩu: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị ngoại tệ bỏ ra kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng bản tệ. Đơn vị kinh doanh nhập khẩu sẽ có lãi khi tỷ suất này cao hơn tỷ giá của đồng ngoại tệ bỏ ra kinh doanh và ngược lại. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm nên đánh giá theo từng hợp đồng, vì vậy chúng ta chỉ tính giá trị trung bình của chỉ tiêu này để so sánh với tỷ giá của đồng ngoại tệ bỏ ra nhập khẩu trong từng chu kì biến đổi của nó. V. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu. 1. Chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà bất cứ một tổ chức cá nhân nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phải nắm vững và chấp hành vô điều kiện đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Đây là hoạt động rất nhạy cảmvà phức tạp, nó không chỉ chịu sự chi phối của luật pháp trong nước mà còn chịu sự chi phối của luật pháp, chính sách quốc tế về nhiều mặt như hải quan, cơ chế khuyến khích hay hạn chế đối với từng mặt hàng cụ thể… Nhân tố này thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ở mỗi nước đồng thời cũng là sự thống nhất chung giữa các quốc gia, bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội cũng như lợi ích chung của các nước trên trường quốc tế. Những quy định của luật pháp quốc tế buộc các nước phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hoạt động nhập khẩu vì lợi ích chung và nhằm tạo sự tin tưởng, hiệu quả cao trong hoạt động này. 2. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu. tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu. Mọi việc tính giá và thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng tới ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái quyết định mặt hàng, bạn hàng, phương án kinh doanh cũng như quan hệ kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây nên sự biến động lớn trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng thì khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Trước đây khi còn có sự quản lí Nhà nước về tỷ giá hối đoái thì nó là cơ sở để so sánh tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu, là số lượng bản tệ thu về khi bỏ ra một đơn vị ngoại tệ. Tỷ suất ngoại tệ giữ các mặt hàng thay đổi sẽ gây nên sự biến động trong cơ cấu hàng nhập khẩu, từ đó dẫn đến sự thay đổi phương án kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu. Ngày nay, tỷ suất ngoại tệ đã không còn được áp dụng và phát huy vai trò của mình nhưng tỷ giá hối đoái thì vẫn còn. Khi vào thời điểm giá USD tăng, giá của tất cả các mặt hàng như: xe máy, hoá chất, phân bón hoá học…đều tăng, nhu cầu đối với chúng giảm. 3. Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể được xem như là cầu nối thông thương giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế, tạo ra sự phù hợp, gắn bó cũng như phản ánh tác động qua lại giữa các thị trường. Khi có sự thay đổi về giá cả, nhu cầu thị trường này thì đồng thời tác động tới sự ứng xử của thị trường kia. Chẳng hạn sự tồn đọng của hàng hoá, sự giảm giá, giảm nhu cầu về một mặt hàng của thị trường trong nước sẽ làm giảm lượng hàng nhập khẩu. Cũng như vậy, thị trường ngoài nước sẽ tác động tới sự thoả mãn nhu cầu trên thị trường trong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp, về sản phẩm mới, về sự đa dạng của hàng hoá dịch vụ cũng được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác động vào thị trường nội địa. Một hình ảnh đặc trưng của điều này là mặt hàng xe máy. chất lượng mẫu mã, kiểu dáng và giá cả ngày càng đa dạng, phong phú … ngày càng thoả mãn tối ưu nhu cầu của mọi tầng lớp trong xã hội. 4. Nền sản xuất, thương mại trong nước và hệ thống tài chính - ngân hàng Sự phát triển của sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá nhập khẩu, tạo ra sản phẩm thay thế và làm giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu. Ngược lại, nếu sản xuất trong nước kém phát triển, không thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao thì cầu về hàng hoá nhập khẩu tăng lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào sản xuất trong nước phát triển thì hoạt động cũng bị thu hẹp lại mà nhiều khi để tránh độc quyền, hoạt động nhập khẩu lại được khuyến khích. Trái lại hoạt động nhập khẩu có thể bị thu hẹp và giám sát mạnh mẽ để bảo vệ sản xuất trong nước. Sự phát triển của thương mại quyết định tới sự chu chuyển và lưu thông của hàng hoá, tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Do chủ thể nhập khẩu chính là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nên sự phát triển của những doanh nghiệp đồng nghĩa với việc thực hiện một cách hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Trong mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp không được tự do phát triển thì hoạt động nhập khẩu cũng không thể phát huy, không được vươn ra thị trường quốc tế. Hiện nay, hệ thống tài chính - ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh và có vai trò quan trọng trong quản lý, cung cấp vốn và thanh toán quốc tế. Nó can thiệp tới hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, dù doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ và thuộc bất kỳ thành phần nào. Chính sách quản lý ngoại tệ của các quốc gia ngày nay làm cho hoạt động nhập khẩu không thể thực hiện được nếu thiếu hệ thống ngân hàng. Dựa trên truyền thống, uy tín và nghiệp vụ, các ngân hàng đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, cũng bằng uy tín , các doanh nghiệp có thể được các ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vay với khối lượng lớn, kịp thời, nhanh chóng tạo điều kiện để tận dụng thời cơ, cơ hội trong kinh doanh. 5. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc Ngoài ra, việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời công việc vận chuyển và thông tin liên lạc. Nhờ hệ thống thông tin liên lạc hiện đại này mà các cụ thể cách xa nhau về mặt địa lý vẫn có thể liên lạc trao đổi với nhau một cách kịp thời. Do đó nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Thực tế cho thấy rằng, sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc như Fax, Telex, DHL, VMS… đã đơn giản các khâu công việc của hoạt động nhập khẩu, giảm hàng loạt chi phí nhờ sự nhanh gọn, kịp thời, chính xác. Việc hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản… cũng góp phần làm cho quá trình nhập khẩu được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. 6. Trình độ khoa học công nghệ của quốc gia Đối với những hàng hoá tiêu dùng cá nhân thông thường, nhập khẩu chịu tác động không lớn của các yếu tố khoa học công nghệ. Song với những hàng hoá tiêu dùng sản xuất, những máy móc thiết bị, hoạt động nhập khẩu lại bị chi phối cực kỳ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Các nước phát triển thường xuất khẩu máy móc thiết bị sang các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển, nơi mà trình độ khoa học công nghệ còn yếu kém, đang có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị rất lớn để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thậm chí đối với mặt hàng như xe máy, phụ tùng xe dùng cho quốc phòng trước đây ta cũng nhập khẩu xe cũ rất nhiều, thường gọi là hàng bãi. Nhưng hiện nay, Nhà nước đã có quy định cấm hình thức nhập khẩu này. Việc xác định đúng trình độ của công nghệ nhập khẩu không những có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định giá cả nhập khẩu mà còn có thể hạn chế những hậu quả nghiêm trọng về môi sinh do nhập khẩu thiết bị lạc hậu. Do đó, chất lượng công nghệ nhập khẩu, trong một vài trường hợp đặc biệt xét cả về lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội còn quan trọng hơn cả. Đánh giá chính xác chất lượng công nghệ nhập khẩu bao giờ cũng là khâu khó nhất trong quá trình nhập khẩu thiết bị. 7. Trình độ nghiệp vụ và quản lý nhập khẩu của doanh nghiệp Nếu như các nhân tố trên đều là nhân tố khách quan mà doanh nghiệp phải thích ứng thì trình độ nghiệp vụ và quản lý hoạt động nhập khẩu lại là nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp. Đây là nhân tố con người mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và nó có tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu. Với đội ngũ cán bộ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, công việc giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng sẽ được tiến hành trôi chảy, không bị vướng mắc. Ban lãnh đạo doanh nghiệp biết phối hợp, tổ chức hoạt động các khâu, các bộ phận với nhau sẽ tạo ra những hợp đồng có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước và đem lại lợi ích kinh tế xã hội. Chương II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty VINAGIMEX. I. Giới thiệu chung về Công ty. 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam được hình thành mà tiền thân của nó là Công ty kinh doanh tổng hợp - hợp tác xã Việt Nam. Tổng công ty kinh doanh tổng hợp - hợp tác xã Việt nam đươc thành lập chính thức ngày 23/03/1988 theo quyết định số 31 NT/QĐ1 của Bộ Nội Thương trên cơ sở thống nhất ba công ty trực thuộc ban quản lý hợp tác xã mua bán việt Nam gồm: công ty kinh doanh tổng hợp htx miền bắc công ty kinh doanh tổng hợp htx miền trung công ty kinh doanh tổng hợp htx miền nam Sau đó thành lập thêm công ty xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh, trạm kinh doanh tổng hợp gia lâm, cửa hàng kinh doanh tổng hợp gia lâm, cửa hàng kinh doanh tổng hợp Đồng Xuân. Các đơn vị trên đều thực hiện hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc tổng công ty. Năm 1994, thực hiện nghị định 388/CP của thủ tướng chính phủ về quyết định thành lập lại các doanh nghiệp, các hội đồng TƯ liên minh các HTX Việt Nam ra đời trên cơ sở thống nhất các HTX: HTX mua bán Việt nam, Liên Hiệp các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Hội đồng TƯ liên minh các HTX Việt nam ra quyết định số 857/HĐTƯ - QĐ về việc tổ chức lại các doanh nghiệp trực thuộc. Tổng công ty kinh doanh tổng hợp - HTX Việt Nam được tổ chức lại thành 3 công ty thuộc hội đồng TƯ, đó là: Công ty kinh doanh tổng hợp - HTX Việt Nam Công ty XNK và đầu tư. Công ty kinh doanh tổng hợp miền nam Công ty kinh doanh tổng hợp - HTX Việt Nam(VINACOOPS) được thành lập theo quyết định số 4285 - QĐUB ngày 29/12/1994 của UBND thành phố Hà Nội là sự hợp nhất của 3 đơn vị :Đơn vị văn phòng của tổng công ty kinh doanh tổng hợp HTX Việt Nam, trạm kinh doanh tổng hợp gia lâm, cửa hàng kinh doanh tổng hợp Đồng Xuân. Tuy nhiên, đến tháng năm 1997, để phù hợp với nền kinh tế thị trường, nâng cao uy tín của công ty, mở rộng thị trường và phát triển các mặt hàng kinh doanh, công ty đổi tên thành công ty XNK tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam(VINAGIMEX). Quá trình đổi tên theo quyết định số 1942 -QĐUB ngày 19/5/1997 của UBND thành phố Hà Nội về việc đổi tên và xác định lại nhiệm vụ cho công ty VINACOOPS. Việc đổi tên của công ty hoàn toàn không ảnh hưởng tới các lĩnh vực hoạt động. Công ty VINAGIMEX là một doanh nghiệp đoàn thể, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của hội đồng TƯ liên minh các HTX Việt Nam, chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu qua Bộ Thương Mại. Tên gọi của công ty: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Việt Nam Corporation for General Import- Export and Transfer Technology. Tên gọi tắt là: VINAGIMEX. Trụ sở chính: 62 Giảng Võ - Hà Nội. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Cùng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Công ty đă hoàn thiện bộ máy quản lý về nhân sự, quản lý kinh doanh cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh, địa bàn hoạt động của công ty. Hiện nay cơ cấu tổ chức , chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của công ty được biểu thị trong sơ đồ sau: Phó giám đốc Phòng kinh doanh XNK II Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh XNK I Phòng tổ chức hành chính Giám Đốc z Trung tâm TM& đầu tư phát triển NN Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Hà Nội Chi nhánh kinh doanh tổng hợp gia lâm Chi nhánh XNK Lạng Sơn Chi nhánh KDTH TP Hồ Chí Minh Chi nhánh KDTH Bắc Ninh Qua sơ đồ ta thấy được bộ máy tổ chức và quản lý của công ty.Bộ máy tổ chức của công ty gồm: Người đứng đầu là giám đốc, Phó giám đốc, sau đó là các phòng ban, các chi nhánh, các cửa hàng. Cơ cấu công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Công ty VINAGIMEX là công ty lớn nên rất phù hợp với cơ cấu này. Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ bằng việc sử dụng các bộ phận chức năng và bằng việc thừa hành công việc của các bộ phận cơ sở. Mọi hoạt động của công ty được định hướng từ trên xuống dưới thông qua cuộc họp định kỳ hàng tháng hay đột xuất với sự tham gia đầy đủ của các ban, các phòng như: Trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên để xây dựng chiến lược kinh doanh và định hướng hoạt động, sau đó triển khai từng bộ phận chuyên môn để thực thi. Đối với các chi nhánh trực thuộc Công ty đều trực tiếp chịu sự chỉ đạo của giám đốc công ty. Giữa các chi nhánh với nhau, giữa các phòng ban với nhau cùng có sự phối hợp chặt chẽ để cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. 2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 2.2.1. Ban giám đốc công ty: Giám đốc: Điều hành chung bộ máy công ty, trực tiếp quản lý Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và các phòng tài chính kế toán. Chỉ đạo trực tiếp các chi nhánh và toàn bộ trước Hội Đồng Trung Ương, trước toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty và chỉ đạo trực tiếp việc sản xuất kinh doanh của chi nhánh và cửa hàng. Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp về một số khâu: Phân công phụ trách công tác hành chính. 2.2.2 Các bộ phận chức năng( tại trụ sở chính của công ty). Phòng tổ chức hành chính : gồm 3 người. Thực hiện tốt các công tác về tổ chức cán bộ, công tác hành chính phục vụ cho công việc kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các chính sách và chế độ của nhà nước đối với công nhân viên của công ty như: Lương, thưởng, trợ cấp … Lập kế hoạch về công tác cán bộ thường xuyên và lâu dài. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, uốn nắn mọi hoạt động kinh doanh theo pháp luật Nhà Nước. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Gồm 9 người. Chịu trách nhiệm tổ chức nguồn hàng, các kế hoạch lưu chuyển hàng hoá nội địa và tổ chức ký kết thực hiện hợp đồng mua bán, hướng dẫn thực hiện kế hoạch trong phạm vi toàn Công ty. Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc đó. Khai thác nguồn hàng trong nước để xuất khẩu. Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định hiện hành. Phòng tài chính kế toán: Gồm 3 người. Chịu trách nhiệm khai thác mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó. Lập kế hoạch tài chính của công ty (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) của công ty. Thực hiện chế độ hạch toán thống nhất, định kỳ và chỉ đạo quản lý hoạt động tài chính trong toàn công ty theo đúng chế độ nhà nước ban hành. Các đơn vị trực thuộc: Gồm 18 người. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Hà Nội : 6 người .Trụ sở tại 62 Giảng võ - Hà Nội. Chủ yếu làm nhiệm vụ đại lý, bán lẻ hàng tiêu dùng thực hiện chế độ hạch toán báo sổ. Chi nhánh Lạng Sơn: 4 người. Trụ sở tại Lạng Sơn. Làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu qua Trung Quốc, có đủ cơ cấu giám đốc, phó giám đốc, kế toán và thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. Chi nhánh kinh doanh tổng hợp Gia Lâm: 8 người. Trụ sở tại Gia lâm- Hà nội, Chủ yếu kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựngcó thực hiện hạch toán báo sổ . Trung tâm thương mại và đầu tư phát triển nông nghiệp. Mới hình thành bộ máy, có trụ sở riêng, có Giám Đốc trung tâm tự lo liệu, lấy thu bù chi để tiến hành thành lập một đơn vị hạch toán báo sổ hoàn thiện hơn vào năm 1996. 3.Chức năng nhiệm vụ của công ty. 3.1.Chức năng. Là một doanh nghiệp được thành lập theo quyết định số 4285/QĐ- UB ngày 29/12/1994 của UBND Thành Phố Hà Nội, công ty VINAGIMEX là một đơn vị có chức năng hoạt động trực tiếp trên lĩnh vực xuất nhập khẩu trực tiếp và được cấp giấy phép kinh doanh số 5- 12 - 1006/GP. Hiện nay mục đích chính của công ty là thông qua kinh doanh nội đia và hoạt động xuất nhập khẩu để góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất nhập khẩu tạo thu nhập cho công ty, tăng thu nhập ngoai tệ cho nhà nước góp phần không nhỏ cho sự nghiệp công nghiêp hoá hiện đại hoá đất nước. Công ty có chức năng sau: Chủ động giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức khác theo quy định nhà nước và pháp luật quốc tế. Được vay vốn của các tổ chức xã hội và cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Tổ chức liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức xã hội và các cá nhân để đẩy mạnh hoạt đông sản xuất kinh doanh đặc biệt là xuất khẩu. Tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu các sản phẩm trong và ngoài nước. Cử cán bộ của công ty ra nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán ký kết hợp đồng cho sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành. Tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới sản xuất kinh doanh phụ thuộc (kể cả bên nước ngoài) công ty theo nguyên tắc chung và phù hợp với nhiệm vụ được giao. Có quyền tố tụng và khiếu nại trước cơ quan pháp luật đối với các đơn vị cá nhân khác vi phạm hợp đồng. Được áp dụng các chức danh, hình thức trả tiền lương, thưởng, đề bạt, kỷ luật công nhân viên theo quy định hiện hành của nhà nước và hội đồng trung ương liên minh các HTX Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch khác có liên quan. Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Công tác quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo tự bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. Thực hiện đầy đủ các cam kết có trong các hợp đồng và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tuân thủ mọi qui định, chính sách pháp luật của nhà nước việt nam. Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng kinh doanh. Đưa ra kế hoạch cụ thể để mở rộng thị trường trong và ngoài nước, phát triển hoạt động kinh doanh, thu hút nhiều ngoại tệ góp phần phát triển nền kinh tế đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước bằng việc nhập khẩu máy móc thiết bị. Quản lý và sử dụng hợp lý lao động, thực hiện tốt chính sách cán bộ,chế độ quản lý tài chính. Tổ chức tốt việc trả lương, thưởng … đào tạo bồi dưỡng về văn hoá, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, cải thiện đời sống người lao động. Chấp hành tốt công tác bảo hộ và an toàn người lao động, trật tự xã hội, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. 4. Đặc điểm về mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh của công ty. 4.1. Về mặt hàng. Với khả năng kinh doanh các chủng loại mặt hàng hết sức đa dạng và phong phú như mặt hàng nông lâm hải sản, thực phẩm, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất , máy móc thiết bị, phân bón thuốc trừ sâu….. Song Công ty đặc biệt tập trung vào một số mặt hàng chính như cà phê, mủ cao su , hạt điều, rau quả tươi, thuốc trừ sâu….. ngoài ra công ty rất quan tâm đến việc nhập khẩu hoá chất công nghiệp, máy móc công nghệ từ nước ngoài. 4.2. Về lĩnh vực kinh doanh. Công ty mở rộng mạng lưới kinh doanh cả trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước công ty nhận làm đại lý uỷ thác mua bán hàng hoá, bán buôn bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng… Đối với thị trường nước ngoài công ty thưc hiện đúng chức năng chủ yếu đó là buôn bán ngoại thương. Các hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm lĩnh vực vật tư tiêu dùng, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nhằm tạo lên một thị trường tổng hợp phong phú, nhiều chủng loại quy cách để người tiêu dùng có thể thuận tiện trong việc mua bán. Từ đó kích thích sự mua bán của khách hàng, tăng thêm doanh thu và thu nhiều lợi nhuận. Bên cạnh hoạt động mua bán đơn thuần công ty còn tham gia tổ chức các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch, đại lý mua bán hàng hoá cho khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện hợp tác liên doanh liên kết với các đơn vị khác.Với loại hình kinh doanh này công ty hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh, lấy ngắn nuôi dài, lấy lãi nuôi lỗ để đảm bảo kinh doanh liên tục. Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở giấy phép của Bộ thương mại, tuỳ từng thời kỳ, từng điều kiện mà công ty lưạ chọn phương thức xuất khẩu khác nhau. Song mục đích kinh doanh chính vẫn là xuất khẩu các mặt hàng được coi là lợi thế của đất nước như nông lâm sản (Cà phê, Hạt điều, gỗ), thực phẩm. Đối với các mặt hàng nàycông ty có rất nhiều đối tác trong và ngoài nước. Điều đó tạo cho công ty điều kiện thuận lợi, những cơ hội tốt để thu lợi một cách hợp lý. Song có điều hạn chế ở đây là công ty còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự cạnh tranh từ nhiều phía. Quy cách chủng loại mặt hàng kinh doanh có nhiều, lại khác nhau về cơ lý hoá, do vậy công tác vận chuyển bảo quản phải chu đáo, đồng thời mặt hàng kinh doanh còn ở dạng sơ chế, chất lượng chưa cao, khó cạnh tranh được với mặt hàng cùng loại của các đơn vị khác. Điều này hạn chế cạnh tranh của công ty trên thị trường. 4.3. Về môi trường kinh doanh. 4.3.1. Môi trường địa lý. VINAGIMEX nằm ngay trung tâm quận Ba Đình trên đường Giảng Võ, nơi diễn ra nhiều cuộc triển lãm về thương mại công nghiệp quốc gia và quốc tế, nơi thu hút đông đúc khách hàng đi lại. Đây là vị trí tự nhiên được nhà nước sắp xếp trong thời kỳ nhà nước chuyển đổi nền kinh tế thị trường, chính đây là điểm rất thuận lợi cho VINAGIMEX. 4.3.2. Môi trường Chính trị - Xã hội. VINAGIMEX thành lập trên nền công ty VINACOOPS nên được thừa hưởng mối quan hệ kinh doanh với bạn hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm thị trường mới thiết lập mối quan hệ để đưa hoạt động kinh doanh vào thế ổn định và phát triển. Bộ thương mại cho phép công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, làm hàng quá cảnh, hàng tạm nhập, tái xuất… Vậy nên công ty đã khai thác tất cả các mặt hàng trong nước theo mọi thành phần. Cùng với hoạt động kinh tế thị trường ở nước ngoài của công ty rất rộng, bao gồm:ASEAN,Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Hồng Kông, Nhật Bản, Anh, Pháp, Uc. Như vậy, VINAGIMEX rất thuận tiện trong các điều kiện về chính trị xã hội thông qua việc nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đăi cũng như các khoản thuế ưu tiên. Điều đó có ý nghĩa lớn trong những năm đầu và tạo đà cho công ty đi lên. 4.3.3. Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty nhất là khi nhà nước mở rộng cánh cửa đầu tư và liên doanh vốn nước ngoài. Trước năm 1995 do mới thành lập lại thị trường có nhiều điều luật còn chưa hợp lý, các công ty quốc doanh ít nhiều còn có những lợi thế độc quyền ngoại thương… Đây là những năm mà kim ngạch xuất nhập khẩu toàn quốc nói chung và VINAGIMEX nói riêng thường xuyên đạt được tốt những mục đích đề ra. Từ sau 1995 trở về đây, nhà nước tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh mọi thành phần kinh tế trong nước tự chủ làm giàu cho cá nhân và cho xã hội từ đó trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp cá nhân, công ty nước ngoài, tập đoàn xuyên quốc gia nhảy vào như: DAEWOO, CHINGFON, YMEF. Do vậy VINAGIMEX đang đứng trước thử thách lớn để duy trì sự tồn tại và thế đứng của mình trước những công ty khổng lồ từng trải trên thương trường. 4.3.4. Môi trường đối tác. Công ty có mối quan hệ đối tác với khá nhiều nước trên thế giới điều đó giúp công ty khai thác có hiệu quả thế mạnh từ phía đối tác. Tuy vậy khi thực hiện quan hệ buôn bán cần phải chú ý tới môi trường đối tác của mỗi nước như: Môi trường pháp luật, tập quán phong tục, vị thế của nước đó, tình hình kinh tế chính trị… Do nắm vững được những điều này mà công ty luôn được phía đối tác tin cậy. 5. Đặc điểm về nhân lực Hiện nay công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo với trình độ nghiệp vụ khá cao, tuy nhiên, không ít người vẫn còn mang nặng tư tưởng của chế độ quản lí kế hoạch hoá tập trung bao cấp, còn hạn chế về năng lực. Đây là vấn đề nhức nhối lâu nay vẫn chưa được giải quyết trong hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh nói chung và VINAGIMEX nói riêng. 6. Đặc điểm về tài chính Vốn ngân sách cấp cho công ty hàng năm rất ít, lượng vốn được cấp thêm không đáng kể. Cụ thể: Tổng vốn kinh doanh: 6528.8 triệu đồng Trong đó: Vốn pháp định: 3264.4 triệu đồng Vốn cố định: 1073.3 triệu đồng Vốn lưu động: 2189.1 triệu đồng 7. Đặc điểm về phương thức kinh doanh Trước đây phương thức nhập khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng khá lớn trong kinh doanh nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, vài năm gần đây do Nhà nước đã cho phép tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều có thể nhập khẩu trực tiếp vì vậy hoạt động nhập khẩu uỷ thác không còn đóng vai trò quan trọng và có kim ngạch lớn như trước đây nữa. Hiện nay nhập khẩu tự doanh là phương thức nhập khẩu chính của công ty. VINAGIMEX phải tự mình tìm kiếm mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Phải lựa chọn và cân nhắc mặt hàng xem mặt hàng nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao, ít rủi ro… II. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty VINAGIMEX. 1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Có quan hệ với 14 quốc gia trên thế giới, VINAGIMEX còn có khả năng mở rộng thị trường trong tương lai. Tuy vậy, khi thực hiện quan hệ mua bán cần phải chú ýđến môi trường đối tác của mỗi nước như: Pháp luật, chính trị,xã hội, kinh tế, phong tục tập quán…..Do nắm được những vấn đề này mà công ty luôn được phía đối tác tin cậy. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây (1998 - 2002). Các chỉ tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 1.Tổngdoanh thu Tr.đ 79867,4 97235 110296 134677 148144,7 2. Doanhthu thuần Tr.đ 78634,2 95632 108195,3 131714 144885 3. Tổng chi phí Tr.đ 77162,2 93712 105850,6 128473,8 141321,2 4. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 1472 1920 2344,7 3240,2 3564 5. Tổng nộp ngân sách Tr.đ 3775 4136 4675,2 5439 5983 6. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 932,6 1257,4 1491,8 1764,2 1958 7. Tổng vốn kinh doanh Tr.đ 18946 19750 21843 25320 27852 Vốncố định Tr.đ 3647 3812 4017 5856 6441,6 Vốnlưuđộng Tr.đ 15299 15938 17826 19464 21410,4 8.Thunhập bìnhquân(tháng) Tr.đ 0,375 0,4 0,45 1.103 1.243 9.Tổng kim ngạch XNK USD 4983000 5870000 6220000 7013267 7714594 - Tổng kim ngạch XK USD 1760000 2549000 2280000 301858 978500 - Tổng kim ngạch NK USD 3223000 3321000 3940000 6711409 6736094 Nguồn: Báo cáo hàng năm công ty VINAGIMEX 1.1. Doanh thu và chi phí. Doanh thu: Tổng doanh thu không ngừng tăng qua các năm, đây là kết quả của việc nghiên cứu nắm tình hình thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm. Mặc dù năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng doanh thu vẫn tăng lên là do kim ngạch nhập khẩu tăng lên mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm (điều này được thể hiện qua bảng 1) Nền kinh tế của Châu A đã dần được hồi phục sau cuộc khủng hoảng, chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của công ty tăng lên đáng kể góp phần vào việc tăng doanh thu. Tổng doanh thu năm 1999 là 97.235 triệu đồng, đến năm 2000 tăng 13,43% hay tăng 13.061 triệu đồng. Đến năm 2001 tổng doanh thu tăng 22,10% hay tăng 24381 triệu đồng so với năm 2000. Bảng 2. Tình hình tăng tổng doanh thu qua các năm. (1998- 2002) Các chỉ tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng doanhthu Tr.đ 79867.4 97235 110296 134677 148144,7 Số tuyệt đối Tr.đ - 18367.6 13061 24381 13467.7 Sốtươngđối % - 21.75 13.43 22.10 10.0 Bảng 3. Tình hình tăng doanh thu thuần qua các năm. (1998- 2002) Các chi tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thuthuần Tr.đ 78634.2 95632 10195.3 131714 144885 Số tuyệt đối Tr.đ - 16997.8 12563.3 23518.7 13171 Sốtươngđối % - 21.62 13.14 21.17 9.88 Chi phí: Cùng với sự gia tăng của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng lên điều này là hợp lý. Ta nhận thấy tốc độ tăng nhanh của doanh thulớn hơn tốc độ tăng của chi phí, điều này được đánh giá là tốt vì đẵ tiết kiệm được một lượng tiền đáng kể. Có được điều này là do công ty không ngừng áp dụng các biện pháp giảm chi phí như tìm kiếm nguồn hàng tận nơi, giảm chi phí môi giới…. Bảng 4. Tình hình tăng tổng chi phí qua các năm. (1998- 2002) Các chi tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng chi phí Tr.đ 77162.2 93172 105850.6 128473.8 141321,2 Số tuyệt đối Tr.đ - 16549.8 12138.6 22632.2 12847.4 Sốtương đối % - 21.44 12.95 21.14 11.2 1.2. Lợi nhuận. Do quản lý tốt chi phí nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng lên qua các năm. Điều này được đánh giá là rất tốt công ty cần phát huy trong những năm tới. Bảng 5. Tình hình tăng lợi nhuận qua các năm. (1998- 2002) Các chỉ tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 LN trướcthuế Tr.đ 1472 1920 2344.7 3240.2 3564 Số tăngtuyệt đố Tr.đ - 448 424.7 895.5 323.8 Số tăngtương đối % - 30.43 22.12 38.19 12.3 Tỷ suấtLN/DT thuần % 1.87 2.02 2.17 2.46 2.4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 932.6 1257.4 1491.8 1764.2 1958 Số tăng tuyệt đối Tr.đ - 324.8 234.4 172.4 193.8 Số tăng tương đối % - 34.83 18.64 18.26 11.4 1.3. Nộp ngân sách nhà nước Trong quá trình hoạt động của mình đã có lúc công ty lâm vào tình trạng khó khăn vì vậy không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Nhưng những năm gần đây tình hình kinh doanh đã tốt lên, công ty không những hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách mà các khoản nộp ngân sách còn tăng lên qua các năm. Bảng6. Tình hình nộp ngân sách qua các năm. Các chỉ tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng nộpngân sách Tr.đ 3775 4136 4675.2 5439 5983 Số tuyệt đối Tr.đ - 361 536.2 763.8 544 Sốtương đối % - 9.56 13.04 16.34 10.0 2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty. 2.1. Các mặt hàng nhập khẩu chính. Hiện nay VINAGIMEX cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác đều phải tự mình nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các đối tác nước ngoài nhằm khai thác các mặt hàng mà Công ty có lợi thế. Trong hoàn cảnh hiện nay,việc tìm ra các mặt hàng mà thị trường đang có nhu cầu cao không phải là khó. Do đó, có không ít những Công ty nhập khẩu những mặt hàng như nhau cung cấp ra thị trường nên việc cạnh tranh thị trường nội địa diễn ra tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên với khả năng và trình độ của mình cùng với việc có những bạn hàng truyền thống nên Công ty VINAGIMEX đã và đang khai thác một số mặt hàng hết sức mạnh mẽ sau: - Xe máy (VINAGIMEX là một trong số ít các công ty được nhập khẩu linh kiện Xe máy) - Các loại gỗ để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - Phụ tùng xe dùng cho quốc phòng - Một số loại hoá chất - Phân bón hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp: urê, kali, lân… Bảng 7. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực. (2000- 2002) Mặt hàng Kim ngạch nhập khẩu (USD) 2000 2001 2002 Xe máy 1074228 1532459 1789098 Gỗ nguyên liệu 607202 927523 1182500 Phụ tùng xe dùng cho quốc phòng 324921 378247 425087 Một số loại hoá chất 281997 305007 321105 Phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp 602927 327723 352087 Các mặt hàng khác 297992 358624 378112 Tổng kim ngạch 3189277 3501860 4456989 (Nguồn: báo cáo nhập khẩu của phòng xuất nhập khẩu) Như vậy sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, đặc biệt là sau khủng hoảng của sự kiện 11/9 với những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của không riêng gì Công ty. Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu của Công ty đã khôi phục. Mặt hàng xe máy chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty, từ gần 30% đến gần 43% trong tổng kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty, và tăng mạnh qua các năm. Đó là nhu cầu về mặt hàng này tăng mạnh đặc biệt trong vài năm trở lại đây nên Công ty đã nhanh chóng có lượng nhập khẩu lớn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, do nhu cầu về đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ ngày càng lớn nên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đặc biệt trong hai năm trở lại đây (26,5% năm 2001 và 22% trong năm 2002). Trước năm 2002 VINAGIMEX là một Công ty có được lượng quota nhập khẩu rất lớn các loại phân bón hoá học. Nhưng hiện nay Nhà nước đã cho phép tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều được nhập khẩu phân bón. Do đó, mặt hàng phân bón hoá học không còn là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty như trước đây nữa. Đồng thời, việc tiêu thụ mặt hàng này cũng đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ do lượng cung ứng ra thị trường của mặt hàng này rất lớn, do nhập khẩu mở rộng và sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. 2.2. Thị trường nhập khẩu. Mặc dù phải luôn nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác mới, Công ty vẫn luôn giữ mối quan hệ mật thiết với một số bạn hàng truyền thống có tiềm lực mạnh trong việc cung ứng hàng hoá cho Công ty, đó là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với mặt hàng xe máy); Nga, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… (đối với mặt hàng phân bón hoá học và các loại hoá chất); Lào (đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu); ngoài ra còn nhập khẩu hạt nhựa từ Hàn Quốc, nhôm thỏi từ Nga, Nam Phi, Singapore… Bảng 8. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty VINAGIMEX từ một số nhà cung ứng nước ngoài giai đoạn 1999-2002. Nhà cung ứng nước ngoài Kim ngạch nhập khẩu (USD) 1999 2000 2001 2002 Trung Quốc 1327938 1422008 1556415 1998234 Nhật Bản 452120 498725 498725 574305 Nga 352228 292504 292504 359064 Đức 327282 289323 289333 350071 Hàn Quốc 252317 360927 360927 502108 Nam Phi 135125 142112 142112 192298 Italia 27182 37943 37943 55204 Đài Loan 29923 31089 31089 51902 Singapore 17137 28702 28712 31747 Cácnhà cung ứng khác 140565 85944 85944 341516 Tổng kim ngạch 3061817 3189277 3491806 4456989 Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng tài chính- kế toán. Bảng 9: Thị phần nhập khẩu từ các thị trường (%) (1999- 2002) Nhà cung ứng nước ngoài Tỷ lệ % 1999 2000 2001 2002 Trung Quốc 43,37 44,58 44,57 44,83 Nhật Bản 14,76 15.64 15,31 12,88 Nga 11,50 9,17 8,80 8,07 Đức 10,69 9,07 8,93 7,85 Hàn Quốc 8,24 11,32 11,15 11,27 Nam Phi 4,41 4,46 5,12 4,31 Italia 0,88 1,19 1,55 1,24 Đài Loan 0,98 0,97 1,20 1,16 Singapore 0,56 0,90 0,85 0,71 Các nhà cung ứng khác 4,61 2,70 2,52 7,68 100 100 100 100 Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng tài chính- kế toán. Từ đó ta nhận thấy rằng, Trung Quốc luôn là một là thị trường đầu vào quan trọng của Công ty với kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng cao (xấp xỉ 45%) càng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tiếp sau Trung Quốc là Nhật Bản, Nga, Đức, Hàn Quốc cũng đang khẳng định vị trí của mình trong khối lượng hàng xuất khẩu vào Việt Nam qua Công ty VINAGIMEX. Đó là do hoạt động kinh tế và giao lưu thương mại giữa hai nước ngày càng đẩy mạnh, nhu cầu về các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc của người dân ngày càng cao, từ những mặt hàng sinh hoạt hàng ngày như giày dép, quần áo…đến những mặt hàng phục vụ sản xuất như phân bón, hoá chất… Điều này thể hiện phần nào qua hoạt động nhập khẩu của Công ty, đó là kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đã đạt đến con số: 502108USD vào năm 2001 so với con số: 252317USD của năm 1999 (từ 9,31% lên 11,25% so với năm 2002), tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Nói chung hoạt động nhập khẩu của công ty qua các con số trên là khá lạc quan. 2.3. Các phương thức nhập khẩu. Cũng như nhiều công ty xuất nhập khẩu khác, phương thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty VINAGIMEX cũng bao gồm hai phương thức nhập khẩu đó là phương thức nhập khẩu tự doanh và phương thức nhập khẩu uỷ thác. 2.3.1. Nhập khẩu tự doanh. Đây là hình thức nhập khẩu chính trong hoạt động của Công ty hiện nay. VINAGIMEX phải tự mình tìm kiếm mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cua mình. Phải lựa chọn và cân nhắc xem mặt hàng nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao, ít rủi ro. 2.3.2. Nhập khẩu uỷ thác. Hiện nay Nhà nước đã cho phép tất cả các doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu đều có thể nhập khẩu trực tiếp nên hoạt động nhập khẩu uỷ thác của Công ty không còn đóng vai trò quan trọng và có kim ngạch lớn như trước đây nữa. Hơn nữa VINAGIMEX không nằm trong diện được Nhà nước đầu tư nhiều vốn ngân sách cho hoạt động kinh doanh cộng với thực tế là phí hoa hồng uỷ thác nhập khẩu hiện nay rất thấp (chỉ vào khoảng 0,3% - 0,5% giá trị hợp đồng nhập khẩu) mà trách nhiệm của người làm uỷ thác lại rất cao nên Công ty không chú trọng phát triển hình thức này. Hoạt động này chỉ còn chiếm tỷ lệ 4,5%- 6% tổng kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay so với mức 20%- 30% như giai đoạn 1994 trở về trước. 3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty. 3.1. Kết quả đạt được. Trong những năm qua, Công ty VINAGIMEX phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách. Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, những vấn đề phức tạp của xã hội liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lí chưa hoàn chỉnh của Nhà nước, các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường… Song nhờ sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và năng lực kinh doanh giỏi, Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo được uy tín trên thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế. 3.1.1. Về nhập khẩu uỷ thác. Tuy kim ngạch nhập khẩu không lớn nhưng Công ty vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các bạn hàng truyền thống, luôn đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng trong việc nhập khẩu, hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại kinh tế trong quan hệ với nước ngoài, đảm bảo an toàn trong thanh toán hợp đồng, không để xảy ra mất mát, tranh chấp, khiếu nại… 3.1.2. Về nhập khẩu hàng hoá tự doanh. Công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường, trong một số trường hợp Công ty đã chủ động tìm kiếm nguồn hàng, sau đó gợi ý, kích thích để tạo ra nhu cầu từ phía khách hàng của mình chứ không chỉ đơn thuần căn cứ vào nhu cầu thị trường rồi mới tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu. Các hợp đồng luôn được Công ty hoàn thành tốt đảm bảo chất lượng, kĩ thuật và thời gian. Công ty luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Bảng 10. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu giai đoạn (%) 1999- 2002 Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Doanh thu 100 100 100 100 Doanh thu hàng nhập khẩu 63.674 66.361 69.786 74.786 Doanh thu từ các hoạt động khác 36.326 33.639 30.214 25.214 (Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng tài chính- kế toán) Qua bảng trên ta có thể nhận thấy rằng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của Công ty ngày càng tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối, đặc biệt, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất cao (xung quanh 80%). Một lần nữa có thể khẳng định rằng hoạt động của Công ty chủ yếu tập trung vào nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chính của Công ty. Để làm rõ hơn nữa hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu sau: Bảng 11. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty VINAGIMEX giai đoạn 1999- 2002. Chỉ tiêu Thực hiện 1999 2000 2001 2002 Doanh thu 61913 73194 93986 110792 Lợi nhuận 801 990 1231 1464.3 Tổng vốn lưuđộng 10148 11830 13583 16012 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 0.0129 0.0135 0.0131 0.0132 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động 0.0798 0.0837 0.091 0.0915 Tỷsuấtdoanh thu/Vốn lưu động 6.1 6.18 6.92 6.92 Tỷsuất ngoại tệ hàng hoá nhập khẩu 18642.8 18577.7 14002.2 11379.1 Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu: Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này tăng mạnh trong giai đoạn 1999- 2000 (từ 0.0129 lên 0.0135). Tuy nhiên sang năm 2001 chỉ tiêu này có dấu hiệu giảm sút và chỉ dần phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2002. Do vậy, công ty phải nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa để làm cho tỷ suất này tăng lên. Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động: Chỉ tiêu này đạt mức rất cao và có nhịp độ tăng trưởng khá ổn định, tăng trưởng đều đặn từ 0.0789(1999) đến 0.0915(2002). Điều đó cho thấy khả năng kinh doanh và tương lai của công ty rất khả quan, cơ hội làm ăn của công ty rất dồi dào. Chỉ tiêu doanh thu/Vốn lưu động: Chỉ tiêu này đạt mức rất cao và tăng trưởng ổn định. Điều đó cho thấy việc sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh. Chỉ tiêu Tỷ suất ngoại tệ hàng hoá nhập khẩu: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh của một chủ thể kinh doanh nhập khẩu mà còn ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Nó là tiền đề cho mợi quyết định kinh doanh nhập khẩu của công ty. chỉ tiêu này có dấu hiệu sụt giảm trong vài năm gần đây, điều đó đòi hỏi cán bộ công nhân viên công ty phải nỗ lực rất nhiều để đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu dài. 3.2. Những tồn tại. Cũng như bất kỳ một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nào, công ty đang phải hoạt động trong một môi trường phức tạp. Nền kinh tế thị trường đã đi vào một sự phát triển phồn thịnh, song chính sự phồn thịnh đó lại có thể đem lại những nguy cơ cho công ty. Về thông tin thị trường: Công ty mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu độc lập được một số năm, thị trường còn rất bó hẹp, bạn hàng đơn điệu, công ty khó có thể tạo một thế đứng trên thị trường quốc tế. Công ty lại rất hạn chế trong việc tìm kiếm, tiếp nhận thông tin cập nhật về thị trường và về khách hàng nên việc ký kết hợp đồng mang lại giá trị cao là rất hiếm. Về phương thức nhập khẩu: Hình thức nhập khẩu của công ty còn rất hạn chế và đơn điệu, mới chỉ là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác cho các công ty khác. Các phương thức MARKETING nhập khẩu chưa được khai thác. Về vốn tài chính: Công ty hình thành và hoạt động kinh doanh bởi nguồn vốn nhà nước cấp ban đầu là rất hạn chế, công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên nhưng vốn kinh doanh chủ yếu lại là đi vay ngân hàng, tiền ứng trước của khách hàng và hàng uỷ thác. Do vậy thực tế đặt ra cho công ty là phải tạo được nguồn vốn kinh doanh ổn định, đảm bảo được các chi phí cần thiết trong quá trình hoạt động như kinh phí nghiên cứu tiếp cận thị trường, tiếp thị, quảng cáo. Về nhân sự: Kinh doanh trong cơ chế thị trường, thắng lợi trong cạnh tranh là cách duy nhất để tồn tại. Công ty còn nhiều bỡ ngỡ trong cung cách làm ăn mới, có nhiều công ty xuất nhập khẩu lợi dụng việc quản lí lỏng lẻo của các cơ quan Hải quan để trốn lậu thuế, công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty đó. Khi tham gia hoạt động kinh doanh trong cơ chế thi trường là một công ty nhà nước công ty chưa kịp tổ chức bộ máy cán bộ nhân viên chính thức kịp thời và không đem lại hiệu quả cao. 3.3. Những nguyên nhân của hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế kể trên trước hết phải nói đến đó là sự thay đổi thường xuyên trong chính sách xuất nhập khẩu, xoá bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh ngoại thương đã khiến cho các doanh nghiệp này vốn chỉ dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước lao đao trong quá trình thích ứng với cơ chế làm ăn mới. Hiện tại chỉ còn một số ít đơn vị uỷ thác giao cho công ty nhập khẩu vì quyền nhập khẩu được nhà nước giao cho mọi thành phần kinh tế có đủ tư cách pháp nhân và năng lực sản xuất kinh doanh. Do vậy việc tạo chân hàng là khó. Về phía nhà nước, vấn đề quản lý mức hạn ngạch đôí với các mặt hàng nhập khẩu còn nhiều bất cập, lỏng lẻo gây ra tình trạng bất ổn định giữa những đơn vị cần có hạn ngạch và đơn vị cần hạn ngạch. Vấn đề thị trường cũng đang gặp nhiều khó khăn, bạn hàng của công ty có quy mô nhỏ, phân tán nên tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định, không đảm bảo tính chất lâu dài. Trước những khó khăn và nguyên nhân kể trên thì đòi hỏi công ty phải có sự cố gắng để có sự phát triển, tăng kim ngạch, tăng hiệu quả nhập khẩu. Để có thể thực hiện được điều này công ty phải có được những giải pháp hữu hiệu nhất, khắc phục được những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu là công việc hết sức cần thiết tại bất cứ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nào. Phân tích, đánh kết quả hoạt động này qua từng thời kỳ cho phép doanh nghiệp nhận được khó khăn, thuận lợi, thành tích đạt được cũng như các mặt còn hạn chế. Qua đó Công ty dễ dàng hơn trong việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của mình. Chương III . Một số giải pháp Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty VINAGIMEX . I. Mục tiêu VINAGIMEX và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới . 1. Dự báo thị trường. Do nước ta là một nước mà sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn trong toàn bộ nền kinh tế nên nhu cầu phân bón hoá học luôn luôn ở mức cao. nhận biết được điều này nên công ty VINAGIMEX đã VINAGIMEX và đang tập trung nhập khẩu mặt hàng này nhằm phục vụ tối đa nhu cầu trong nước .Hơn nữa từ ngày 01/01/2001 tất cả các doanh nghiệp khác đều có thể nhập khẩu phân bón hoá học chứ không chỉ riêng công ty có quota như hiện nay nên tình hình cạnh tranh trên thị trường công ty về mặt hàng này ngày càng trở lên gay gắt hơn Với những lợi thế sẵn có của mình công ty VINAGIMEX dự kiến mức sản lượng nhập khẩu trong vài năm tới vvào khoảng hơn 15.000 MT/năm (khoảng 6-7 triệu USD) thoả mãn được một phần không nhỏ trong toàn bộ thị trường công ty VINAGIMEX về phân bón hoá học. Ngoài ra do nạn chặt phá rừng bừa bãi hiện nay ở nước ta và do việc quản lý khai thác rừng lỏng lẻo không đồng bộ, đồng thời nhu cầu về các sản phẩm từ gỗ cả trong nước và quốc tế ngày càng đa dạng và không ngừng tăng lên công ty cũng đã và đang nhập khẩu rất mạnh mặt hàng gỗ nguyên liệu (chủ yếu từ Lào). Mặt hàng xe máy Trung Quốc, Đài Loan hiện nay cũng đang được công ty đẩy mạnh nhập khẩu do đây là loại hàng chất lượng cao mà giá cả lại rẻ nên được nhiều người dùng rất ưa chuộng. 2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Hiện nay công ty đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia như Daewoo, Mitsubishi, Toyota…và do hoạt động nhập khẩu của công ty rất lớn cùng với việc chuyển hướng dần sang nhập khẩu với điều kiện FOB để dành quyền thuê tầu và mua bảo hiểm tiết kiệm được rất nhiều ngoại tệ. Nên công ty VINAGIMEX cũng đang hợp tác với nhiều công ty bảo hiểm hàng hoá lớn của Việt Nam như công ty Bảo Việt, công ty bảo hiểm Bưu Điện… Công ty đã đặt ra mục tiêu thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu thị trường nội địa, đồng thời có những mặt hàng và đối tác truyền thống của mình, công ty cũng hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công, chế biến và xuất khẩu thành phẩm và sang các nước công nghiệp phát triển. Nhưng thị trường nước ngoài có tiềm năng mà công ty VINAGIMEX đang hướng tới các nước Đông Âu và ả Rập. Như đã trình bày ở trên, công ty việc nhập khẩu của công ty VINAGIMEX không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà thôi nên trong vài năm tới công ty có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập khẩu của mình, đạt mức kim ngạch khoảng 4,5-5 triệu USD/ năm . II. Một số giải pháp nhằm Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty VINAGIMEX . 1.Giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là hoạt động đầu tiên của quá trình kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Mục tiêu của công tác này là xác định cho được khu vực nào là khu vực thị trường có triển vọng đối với hàng hoá của công ty với khả năng là bao nhiêu, bán với phương thức nào và hàng hoá cần có những thích ứng gì trước những đòi hỏi của thị trường. Đây là quá trình thu thập thông tin , số liệu của thị trường, so sánh, phân tích các số liệu đó để rút ra kết luận. Những kết quả này là cơ sở để lãnh đạo công ty đưa ra quyết điịnh đúng để lập kế hoạch Marketing. Trong đó những năm qua, công ty đã quan tâm đến hoạt động này song việc nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện một cách hợp lý. Với hoạt động không nhỏ, song Công ty vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách làm công tác nghiên cứu thị trường. Hiện tại việc nghiên cứu thị trường của Công ty do các phòng nghiệp vụ thực hiện riêng lẻ. Điều này khiến cho các thông tin thu nhập được thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Hơn nữa các phòng nghiệp vụ lại rộng, vừa phải nghiên cứu nhu cầu, vừa phải tìm đối tác cũng như nghiên cứu các hợp đồng kinh tế … do đó không đủ thời gian để tập trung vào công tác thu thập thông tin , nghiên cứu thị trường . Để hoạt động nghiên cứu thị trường trở thành có hệ thống, công ty cần thiết lập một bộ phận chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện để mở rộng các cơ hội kinh doanh của cty. Mô hình người viết đề xuất như sau: Thị trường trong nước Phòng kế hoạch- thị trường Bộ phận Lập kế hoạch Bộ phận nghiên cứu - thị trường Xây dựng kế hoạch kinh doanh Xử lý thông tin và tổng hợp số liệu Thị trường ngoài nước - Đứng đầu phòng kế hoạch –thị trường là trưởng phòng, có nhiệm vụ lãnh đạo chung và quản lý hai bộ phận chức năng. Tiếp theo là hai nhân viên giúp việc cho trưởng phòng và chịu trách nhiệm về hoạt động mình phụ trách. - Bộ phận nghiên cứu thị trường có 3-4 nhân viên thực hiện trong đó phân công thành hai khu vực, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Do hoạt động của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên ở khu vực thị trường nước ngoài lại chia thành thị trường đã có quan hệ và thị trường mới. Bộ phận này không chỉ tiến hành nghiên cứu, kiểm tra các thông tin thực sự về khả năng tài chính, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, uy tín… của các đối tác truyền thống mà còn nghiên cứu thị trường tiềm năng mới. Đồng thời bộ phận này cũng phải tiến hành nghiên cứu các vấn đề kinh tế – chính trị xã hội, môi trường luật pháp của các nước xuất khẩu, xúc tiến nghiên cứu các chế độ chính sách, các phong tục tập quán có liên quan đến xuất nhập khẩu của các nước này. Trên cơ sở đó mở rộng thị trường nhập khẩu ,mở rộng mối quan hệ bạn hàng và các nhà cung cấp tiềm năng và tìm những điểm thuận lợi cho việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và giải quyết các tranh chấp hợp đồng sau này. - Bộ phận lập kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cho toàn công ty nói chung và kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Để việc xây dựng kế hoạch được thuận lợi cần bố trí một nhân viên tổng hợp, xử lý các số liệu từ bộ phận nghiên cứu thị trường cũng như các bộ phận khác của công ty. - Việc nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành theo hai phương pháp, nghiên cứu tại công ty thông qua các tài liệu hoặc nghiên cứu tại hiện trường bằng các chuyến đi thực tế. Bộ phận này sẽ tổng hợp phân tích và dự báo qua các số liệu thu thập như các tạp chí chuyên ngành, các đơn hàng…hoặc các thông tin của chi nhánh, văn phòng đại diện gửi về hay cử cán bộ ra nước ngoài khảo sát thực tế … Dù công tác tiến hành nghiên cứu thị trường có tiến hành theo phương pháp nào thì công ty cũng nên tổ chức quy trình nghiên cứu thị trường một cách hoàn thiện và đồng bộ hơn để có thể đưa ra các những kết quả chính xác trong hoạt động kinh doanh của mình. Quy trình nghiên cứu thị trường được đề xuất cụ thể như sau: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu Phân tích đối tượng và lựa chọn mục tiêu nghiên cứu Thu thập thông tin Xử lý thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100749.doc
Tài liệu liên quan