Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu tại công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu tại công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3: Lời nói đầu Trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước theo con đường Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá thì lĩnh vực xây dựng cơ bản là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường đã tác động vào tất cả mọi hoạt động kinh tế, Xây dựng cũng không nằm ngoài qui luật đó. Tính cạnh tranh được thể hiện dưới nhiều hình thức nhưng có thể thấy rõ nhất là qua công tác đấu thầu. Thông qua đấu thầu mà các chủ đầu tư có thể thực hiên tốt nhất nhiệm vụ xây dựng. Về phía các đơn vị các đơn vị xây dựng thì họ nhận được các công trình để từ đó duy trì và phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị. Với đặc thù của ngành là quá trình mua bán xẩy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình thông qua thương lượng đấu thầu. Vì vậy việc chiến thắng trong các cuộc đấu thầu là vấn đề mang tính sống còn đối với hầu hết các doanh nghiệp xây dựng. Để thắng thầu thì DN phải thể hiện tối đa năng lực của mình bằng nhiều cách khác nhau...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu tại công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước theo con đường Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá thì lĩnh vực xây dựng cơ bản là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường đã tác động vào tất cả mọi hoạt động kinh tế, Xây dựng cũng không nằm ngoài qui luật đó. Tính cạnh tranh được thể hiện dưới nhiều hình thức nhưng có thể thấy rõ nhất là qua công tác đấu thầu. Thông qua đấu thầu mà các chủ đầu tư có thể thực hiên tốt nhất nhiệm vụ xây dựng. Về phía các đơn vị các đơn vị xây dựng thì họ nhận được các công trình để từ đó duy trì và phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị. Với đặc thù của ngành là quá trình mua bán xẩy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình thông qua thương lượng đấu thầu. Vì vậy việc chiến thắng trong các cuộc đấu thầu là vấn đề mang tính sống còn đối với hầu hết các doanh nghiệp xây dựng. Để thắng thầu thì DN phải thể hiện tối đa năng lực của mình bằng nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến và hiệu quả nhất đó là qua hồ sơ dụ thầu. Qua thời gian thực tập tại công ty Xây Dựng và Lắp Máy điên nước số 3 em nhận thấy rằng công tác lập hồ sơ dự thâu là rất quan trọng trong quá trình tham gia dự thầu của công ty. Với mong muốn nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác lập hồ sơ dự thầu em xin chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu tại công ty Xây Dựng và Lắp Máy điên nước số 3” Luận văn gồm 3 chương Chương I : Những vấn đề lý luận chung về hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp xây dựng. Chương II : Phân tích thực trạng công tác lập hồ sơ dự thầu ở công ty Xây Dựng và Lắp Máy điên nước số 3. Chương III : Một số giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu của công ty Xây Dựng và Lắp Máy điên nước số 3. CHƯƠNG I KHáI QUáT NHữNG VấN Đề Lý LUậN CHUNG Về Hồ SƠ Dự THầU CủA DOANH NGHIệP XÂY DựNG I- Khái quát những vấn đề lý luận chung về dự thầu của doanh nghiệp xây dựng: Thực chất dự thầu: Đấu thầu xây dựng: Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế. Để thực hiện một dự án đầu xây dựng thì có 3 cách chủ yếu: Tự làm Chỉ định Đấu thầu Trong 3 cách trên đấu thầu vẫn được áp dụng phổ biến nhất đặc biệt đối với các dự án đầu tư của nhà nước. Căn cứ theo qui chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của chính phủ thì thuật ngữ đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Tham gia đấu thầu có nhiều chủ thể kinh tế khác nhau nhưng có những chủ thể cơ bản sau tham gia : Chủ đầu tư: Bên có nhu cầu xây dựng cần được đáp ứng khi thực hiện đấu thầu hay còn gọi là bên mời thầu Các đơn vị sản xuất kinh doanh: là các đơn vị tham gia đấu thầu để có được các hợp đồng nhằm duy trì và phát triển gọi là các nhà thầu Chủ đầu tư so sánh các nhà thầu để chọn nhà thầu thích hợp nhất dựa trên cơ sở đánh giá năng lực và giả pháp mà các nhà thầu đưa ra. Mục tiêu đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạch tranh công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Đặc điểm của đấu thầu: Đấu thầu mang tính chất của quan hệ mua bán hàng hoá. Chủ đầu tư là người bán, các đơn vị xây dựng là người mua, hàng hoá là các công trình xây dựng. Khác với mua bán thông thường ở đây người bán phải trả tiền còn người mua nhận được tiền. Hàng hóa được bán trước quá trình sản xuất Các nguyên tắc trong đấu thầu. Nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và hiệu quả trong đấu thầu chủ thể quản lý dự án phải đảm bảo ngiêm túc các nguyên tắc sau: Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau: Mỗi cuộc đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra các đơn vị ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiết không được phân biệt đối xử. Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng, có hệ thống về qui mô, khối lượng, qui cách, yêu cầu chất lượng kỹ thuật, tiến độ của công trình. Để đảm bảo nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể quản lý dự án phải nghiên cứu tính toán cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kỹ và rất chắc chắn mọi yếu tố liên quan tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài tắc trách. Nguyên tắc đánh giá công bằng: Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất. Lý do để được chọn hay bị loại phải được giải thích đầy đủ tránh ngờ vực Nguyên tắc trách nhiệm phân minh: Không chỉ nghĩa vụ, quyền lợi các bên liên quan được đề cập chi tiết hoá trong hợp đồng mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên trong từng phần việc đều được phân định rõ ràng để không một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên liên quan đều phải biết rõ mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu có sơ suất do đó các bên đều phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soat bất trắc và phòng ngừa rủi ro. Nguyên tắc “ba chủ thể”: Trong quá trình thực hiện dự án luôn có sự hiện diện đồng thời của ba chủ thể: chủ công trinh, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Trong đó kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện nghiêm túc về kỹ thuật, tiến độ và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đồng thời kỹ sư tư vấn cũng hạn chế những mưu toan thông đồng gây thiệt hại cho những chủ đích thực của dự án. Vì vậy kỹ sư tư vấn phải là người có tài và có tâm và họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với công việc của mình. Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của nhà nước Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành, bảo hiểm thích đáng Những nguyên tắc này được nhà nước luật hoá trong qui chế đấu thầu ban hành theo quyết định số 43/CP ngày 16/7/1996. Thực chất của dự thầu: Căn cứ vào nghị định 88 của Chính Phủ: Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu. Đấu thầu và dự thầu là những công việc có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu đấu thầu mà không có dự thầu hay là không có các nhà thầu nào tham gia thì không hình thành nên hoạt động đấu thầu và ngược lại. Đấu thầu là quá trình do bên mời thầu tổ chức. Còn dự thầu là quá trình chuẩn bị tài liệu của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư để tham gia quá trình đấu thầu. Trong hoạt động dự thầu công ty phải thực hiện những công việc sau: Điều tra nghiên cứu thị trường Điều tra nghiên cứu công trình đấu thầu Lập hồ sơ dự thầu Hình thức và phương thức đấu thầu : 2.1- Các hình thức đấu thầu chủ yếu: Theo qui định tại điều 4 của Nghị định 88/CP ngày1/9/1999- Qui chế đấu thầu xây lắp được tổ chức dưới 3 hình thức chủ yếu: Đấu thầu rộng rãi: là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ điều kiện và thời gian dự thầu, thời gian thông báo tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực tham gia đấu thầu. Đấu thầu hạn chế: là hình thức mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu (tối thiểu là 5). Hình thức này thường áp dụng trong những trường hợp sau + Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu + Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu cần phải đấu thầu hạn chế + Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: + Trường hợp bất khả kháng + Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật + Gói thầu đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quyết định 2.2- Phương thức đấu thầu: 2.2.1- Đấu thầu một túi hồ sơ:Là hình thức nhà nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ gồm những đề xuất về ký thuật, tài chính, giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ. 2.2.2- Đấu thầu hai túi hồ sơ: Là phương thức nhà thầu nộp những đề xuất kĩ thuật và đề xuất tài chính trong từng túi hồ sơ riêng trong cùng một thời điểm. Túi hồ sơ kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu phải đạt tối thiểu 70% điểm kỹ thuật trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất giá để đánh giá. 2.2.3- Đấu tầu hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật theo dạng chìa khoá trao tay. Trong quá trình xem xét chủ đầu tư hoàn thiện yêu cầu về mặt công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện tài chính của hồ sơ mời thầu. Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. Giai đọan thứ hai: Bên mở thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính cùng đầy đủ nội dung tiến độ thực hiện hợp đồng, giá dự thầu. 3- Trình tự dự thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng: Theo qui chế đấu thầu ban hành theo nghị định 88/CP của chính phủ ngày1/9/1999 thì để dự thầu nhà thầu phải có các điều kiện sau: Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề Đủ năng lực về tài chính và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của gói thầu Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong gói thầu, dù là đơn phương liên danh dự thầu. Trường hợp tổng công ty đứng lên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham gia với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu. Việc tổ chức đấu thầu do chủ đầu tư đảm nhiệm tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và loại hình đấu thầu trong nước hay quốc tế mà quá trình đấu thầu được tổ chức theo 9 bước đã nêu tại điều 33- Qui chế đấu thầu. Song song với quá trình đấu thầu do chủ đầu tư tổ chức thì các nhà thầu (Các đơn vị xây lắp) cũng tiến hành các công việc cần thiết khi tham gia đấu thầu. Tuy có khác nhau về đấu thầu trong nước và quốc tế. Những có thể khái quát, phân chia các công việc trong tố chức dự thầu theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Trình tự dự thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu Tham gia sơ tuyển Chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu Nộp hồ sơ dự thầu Ký kết hợp đồng thi công Nghiên cứu thị trường xây dựng tìm thông tin trên thị trường qua đó kiếm các công trình có thể tham gia đấu thầu. Đây được coi là bước đầu tiên của qui trình đấu thầu trong các doanh nghiệp xây dựng bởi lẽ nó là bước để chủ đầu tư gặp gỡ các đơn vị xây dựng từ đó xuất hiện quan hệ mua bán và đấu thầu. Chuẩn bị những điều kiện và nội dung cần thiết sơ tuyển dự thầu xây dựng khi các chủ đầu tư yêu cầu, nếu là đấu thầu hai giai đoạn. Thông thường các nhà thầu sẽ phải trình bày trong tài liệu sơ tuyển những nội dung chính sau: Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà thầu Kinh nghiêm trong các loại hình công tác Nguồn nhân lực, trình độ quản lý, kỹ thuật, qui mô doanh nghiệp Tình trạng tài chính trong những năm gần đây Mục tiêu của bước này là vượt qua giai đoạn sơ tuyển. Tuy vậy một vấn đề khác ở giai đoạn này mà các nhà thầu cần lưu ý đó là dự đoán các đối thủ có thể vượt qua vòng sơ tuyển, chủ động tìm kiếm thông tin về các đối thủ làm căn cứ đưa ra các chiến lược cạnh tranh cho giai đoạn tiếp theo. Chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu: Trước hết các nhà thầu sẽ nhận được một bộ hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư cung cấp gồm: Thư mời thầu Chỉ dẫn đối với nhà thầu Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật Tiến độ thi công Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng Bảo lãnh dự thầu Một thoả thuận hợp động và bảo lãnh thực hiên hợp đồng Công việc đầu tiên của nhà thầu là tiến hành nghiên cứu hồ sơ mời thầu. Đây là bước quan trong nhất vì nó là cơ sở để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và xác định xem khả năng đáp ứng đối với các yêu cầu của chủ đầu tư. Đối với các vấn đề chưa rõ thì có thể thông qua trao đổi bằng văn bản với bên mời thầu hoặc thông qua hội nghị liên thầu do bên mời thầu tổ chức. Tiếp theo nhà thầu có thể xin phép chủ đầu tư đi thăm công trường để khảo sát nếu thấy cần thiết. Chi phí do nhà thầu tự bỏ ra, vì vậy nên cử những cán bộ có trình độ, kinh nghiêm về kỹ thuật và kinh tế đi khảo sát. Điều này giúp cho nhà thầu nắm được thực tế của công trình từ đó đưa ra các giải pháp thi công hợp lý. Sau khi nắm chắc được những thông tin nhà thầu sẽ tiến hành công việc lập hồ sơ dự thầu. Đây là công việc quan trong nhất của quá trình dự thầu vì vậy khi tiến hành nhà thầu có thể thuê tư vấn đặc biệt là tư vấn liên quan đến lập biện pháp thi công và các giải pháp kỹ thuật. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu: Việc nộp hồ sơ dự thầu sẽ diễn ra theo thời gian và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu sẽ phải nộp hồ sơ dự thầu cho bên mời thầu trong tình trạng niêm phong. Thông thường bên mời thầu sẽ yêu cầu nhà thầu nộp một bộ hồ sơ dự thầu gốc và một bản sao nhất định các tài liệu có liên quan để trong cùng một túi. Cùng với hồ sơ dự thầu, nhà thầu sẽ phải nộp cho bên mời thầu số tiền bảo lãnh nhất định từ 1- 3% tổng giá trị ước tính bỏ thầu hoặc một mức giá đã qui định. Tiền bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lại cho nhà thầu không đạt kết quả sau khi công bố trúng thầu không quá 30 ngày kể từ ngày công bố . Nhà thầu không được nhận lại tiền bảo lãnh dự thầu trong trường hợp: Trúng thầu những không thực hiện hợp đồng Rút đơn sau khi nộp thầu Do vi phạm nghiêm trọng các qui chế đất thầu Đến thời hạn qui định ( có thể trùng với thời gian nộp hồ sơ dự thầu) nhà thầu được tham gia vào cuộc mở thầu do bên mời thầu tổ chức tại địa điểm qui định trong hồ sơ mời thầu. Trong cuộc mở thầu bên mở thầu thường công bố công khai hai chỉ tiêu là giá bỏ thầu và thời gian thi công của từng nhà thầu. Ký kết hợp đồng thi công nếu trúng thầu: Nếu nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, nhà thầu phải gửi cho bên mời thầu thông báo chấp nhận đàm phán ký kết hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu. Sau đó theo lịch hai bên thống nhất tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Nhà thầu sẽ phải nộp cho bên mời thầu một khoản bảo lãnh hợp đồng bằng từ 10-15% giá trị hợp đồng và được nhận lại bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực đến khi thời gian bảo lãnh hợp đồng hết thời hạn. Việc tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng công trình phải theo đúng luật để hợp đồng phù hợp với qui định của Pháp luật, phù hợp với nguyên tắc hai bên cùng có lợi. II- những vấn đề lý lụân cơ bản về lập hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu là gì : Theo qui định tại điều 3 về qui chế đấu thầu ban hành theo NĐ88/CP ngày1/9/1999, hồ sơ thầu là tài liệu do nhà thầu lập ra theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm: Thư mời thầu Đơn dự thầu Bản sao giấy dăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề . Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu (năng lực tài chính, năng lực máy móc thiết bị, hồ sơ kinh nghiệm). Các biện pháp thi công tổng thể và chi tiết hạng mục công trình. Tài liệu thiết kế tổ chức thi công và tiến độ thi công, tổ chức nhân lực. Dự toán đơn giá dự thầu. Bảo lãnh dự thầu. Trong các nội dung cần lập thì những nội dung hay công việc quan trọng đòi hỏi nhiều công sức là lập biện pháp thi công, tiến độ thi công, tổ chức thi công và bản dự toán giá dự thầu. Các nhà thầu cần chú ý rằng giá dự thầu được đưa ra trên cơ sở biện pháp thi công và tổ chức thi công hợp lý tránh tình trạng lập giá “rởm” gây tổn hại đến lợi ích của chủ đầu tư cũng như uy tín của DNXD. Cách thức xác định một số nội dung chủ yếu trong hồ sơ dự thầu: Như đã trình bày ở trên trong hồ sơ dự thầu thì việc xác định biện pháp thi công tiến độ thi công và giá dự thầu là những nội dung chủ yếu mang tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu. 2.1- Cách xác định biện pháp thi công và tiến độ thi công: Nguyên tắc chung để lập biện pháp và tổ chức thi công, tiến độ thi công Lập thiết kế tổ chức thi công nhằm đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đúng thời hạn và vận hành đạt công suất thiết kế với giá thành hạ, đảm bảo chất lượng trên cơ sở áp dụng các hình thức tổ chức, quản lý kỹ thuật xây lắp tiên tiến. Xác định biện pháp thi công có hiệu quả nhất để giảm khối lượng lao động rút ngắn thời gian xây dựng, hạ giá thành, sử dụng vật tư đúng định mức tiết kiêm giảm hao hụt, nâng cao chất lượng xây lắp và đảm bảo an toàn lao động. Sử dụng triệt để các phương tiện kỹ thuật, công nghệ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng. Cung ứng kịp thời, đồng bộ các loại nguyên vật liệu, vật tư thiết bị thi công, nhân lực theo tiến độ cho từng bộ phận hoặc từng hạng mục công trình. Sử dụng triệt để diện tích thi công, khéo léo kết hợp các công việc với nhau đảm bảo thi công liên tục theo dây chuyền, hợp lý hoá. Sử dụng triệt để nguồn nguyên vật liêu xây dựng địa phương, các chi tiết cấu kiện trên cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật. Tận dụng các công trình sẵn có , các loại nhà lắp gép để làm nhà tạm và các công trình phụ trợ. Bố trí nơi nghỉ ngơi sinh hoạt cho công nhân đảm bảo vệ sinh Tuân theo các qui trình về bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp phòng chống cháy nổ. Cách thức xác định mặt bằng tổ chức thi công Mặt bằng tổ chức thi công là mặt bằng tổng thể của cả khu vực bao gồm diện tích thi công và các diện tích bổ trợ: Các công trình tạm như trạm trộn, lán vữa. Các bãi chữa nguyên vật liệu và cấu kiện . Đường giao thông. Các vị trí đặt máy cố định và các tuyến di chuyển của các máy nâng lắp phục vụ thi công. Các đường điện nước phục vụ xây lắp. Nhà quản lý điều hành công trình. Khu sinh hoạt và nhà tạm của công nhân. Các trạm xưởng gia công phụ trợ. Phòng kỹ thuật. Nguyên tắc chung về thiết kế mặt bằng thi công Các xưởng sản xuất sản phẩm phụ trợ, kho trung tâm, khu nhà ở phải bố trí ngoài phạm vi xây dựng công trình. Các công trình tạm phải được hạn chế để giảm chi phí cho công trình Những xí nghiệp sản xuất nên bố trí tập trung vào một khu vực để giảm nhẹ công tác quản lý Thiết lập hệ thống vận chuyển hợp lý (bao gồm cả điện nước) Tiết kiệm diện tích kho bãi bằng cách cung cấp vật liệu theo tiến độ thi công Cách xác định tiến độ thi công Lập tiến độ thi công để đảm bảo hoàn thành công trình trong thời gian qui định. Tiến độ thi công căn cứ theo khối lượng công việc và nguồn máy móc thiết bị lao động tham gia công việc. Tiến độ thi công nhằm ấn định: Trình tự tiến hành công việc. Quan hệ ràng buộc giữa các dạng công việc với nhau. Xác định nhu cầu về nhân lực, vật liệu, máy móc cần thiết phục vụ cho công việc theo những thời gian qui định. Các bước thiết lập tiến độ thi công: Chia công trình thành từng phần, từ đó xác định được các quá trình thi công cần thiết, thống kê các công việc phải làm tức là ta có khối lượng công việc phải thực hiện. Lựa chọn biện pháp thi công và số máy móc thiết bị cần để thực hiện công việc. Qui định trình tự công tác thi công Dự tính thời gian thực hiện từng công việc để thành lập tiến độ thi công toàn công trình. Điều chỉnh, xắp sếp thời gian bằng cách thi công song song, tăng cường để đạt được thời gian ngắn nhất có thể. Lập kế hoạch nguyên vật liệu, phụ liệu, cấu kiện bán thành phẩm, máy móc thi công, phương tiện vận chuyển. Các phương pháp lập tiến độ thi công: Phương pháp sơ đồ ngang . Phương pháp dây chuyền . Phương pháp sơ đồ mạng lưới. Biện pháp kỹ thuật thi công Đây là một trong những chỉ tiêu chiếm số điểm cao trong tổng số điểm của các chỉ tiêu chủ đầu tư đưa ra để đánh giá hồ sơ dự thầu. Bởi lẽ nó là cơ sở đảm bảo chất lượng công trình, an toàn cho người lao động và độ bền của công trình. Nó cũng là cơ sở để lập tiến độ thi công. Do vậy trong hồ sơ đấu thầu, nhà thầu phải chỉ ra biện pháp kỹ thuật cho từng hạng mục, tổng thể công trình trên cơ sở yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư. Biện pháp thi công được xác định dựa trên: Yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư Năng lực cán bộ công nhân của công ty Năng lực thiết bị máy móc 2.2- Phương pháp xác định giá dự thầu: Xác định giá dự thầu là công việc hết sức phức tạp trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, do khối lượng tính toán lớn và gồm nhiều chi phí cho khoản mục khác nhau. Nhưng nó lại là yếu tố chính để xác định người thắng thầu. Để có được giá dự thầu mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các nhà thầu phải có phương pháp lập giá dự thầu khoa học. Giá dự thầu được xác định theo công thức: Gdt=∑QiDi (i=1,2..n) Gdt: Giá dự thầu Qi :Khối lượng công tác xây lắp i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc tách từ các bản vẽ kỹ thuật Di : Đơn giá dự thầu công tác xây lắp i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung về lắp giá xây dựng trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và giá thị trường theo mặt bằng giá ấn định trong hồ sơ mời thầu N : Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu Các thành phần chi phí tạo thành đơn giá dự thầu Chi phí nguyên vật liệu(VL) Chi phí nhân công(NC) Chi phí trực tiếp(T) Chi phí chung(C) Lãi dự kiến của nhà thầu(L) Thuế VAT(Tgt) Gọi Ddth là tổng của chi phí, lãi, thuế trong đơn giá dự thầu: Ddth=T+C+L+Tgt Ngoài ra còn có thể tính hệ số trượt giá ktg và yếu tố rủi ro krr ta được giá dự thầu hoan chỉnh (Dt): Dt=Ddth.(1+ktg+krr) Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí vận chuyển. Chi phí vật liệu chính bao gồm chi phí cấu thành sản phẩm và hao hụt trong quá trình thi công. Các hao hụt ngoài công trường được tính vào chi phí nguyên vật liệu. Cách tính này rất phù hợp với cơ chế thị trường và đơn vị nào cung cấp nguyên vật liệu đến chân công trình rẻ hơn thì nhà thầu mua. Ngoài vật liệu chính theo định mức của doanh nghiệp còn tính thêm chi phí nguyên vật liệu phụ, thông thường từ 5-10% so với vật liệu chính. Vật liệu luân chuyển như ván, khuôn hợp kim, dàn giáo... Đặc điểm của vật liêu luân chuyển là dùng nhiều lần, giá thành mua tương đối lớn những chưa đủ điều kiện để xếp vào TSCĐ do đó không qui định trường hợp khấu hao mà có thể khấu trừ vật liệu luân chuyển vào giá trị công tác xây lắp. Có thể xác định phần giá trị vật liệu luân chuyển bằng công thức sau: h(n-1)+2 K= ------------------------- 2n K : hệ số luân chuyển vật liệu qua mỗi lần sử dụng n : số lần sử dụng luân chuyển h : tỷ lệ bù hao hụt từ lần thứ hai trở đi tính bằng % Vậy chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân theo công thức sau VL= (1+kp)∑ĐMVL(i)gVL(i) +∑CVLLC(j)KLC(j)Qj (i=1,n; j=1,m) Trong đó : số hạng thứ nhất tính vật liệu chính(VLC) và vật liệu phụ(VLP), số hạng thứ hai tính chi phí vật liệu luân chuyển. kp: hệ số chi phí vật liệu phụ ĐMVL(i): Định mức vật liệu của nhà thầu gVL(i): Giá một đơn vị loại vật liệu i theo mặt băng thống nhất trong hồ sơ mời thầu n: Số loại công tác xây lắp m: Số loại công tác xây lắp có sử dụng VLLC với m<=n Qj : khối lượng công tác có sử dụng vật liệu luân chuyển CVLLC(j) : Tiền mua VLLC loại j KLC(j) :Hệ số chuyển giá trị vào sản phẩm qua một lần sử dụng vật liệu luân chuyển loại j. Phương pháp xác định chi phí nhân công cho 1 đơn vị tính: Cơ sở xác định cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc dựa theo biên chế các tổ, nhóm đã kiểm nghiệm qua nhiều công trình và gia nhân công trên thị trường lao động. Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và phụ cấp khác lương của công nhân trực tiếp xây lắp. Xác định theo công thức : NC= ồQjDjnc (1+ F1/h1n +F2/h2n) (j=1,m) Qj : Khối lượng công tác xây lắp thứ j Djnc : Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản của công tác đấu thầu xây lắp thứ j F1 : Các khoản phụ cấp chưa tính hoặc tính chưa đủ vào tiền công trên mức lương tối thiểu F2 : Các khoản phụ cấp chưa tính hoặc tính chưa đủ vào tiền công trên mức lương cấp bậc h1n : Hệ số tiền công nhóm i so với tiền lương tối thiểu trong đơn giá h2n : Hệ số tiền công nhóm i so với tiền lương cấp bậc trong đơn giá Các hệ số h1n và h2n được tính sẵn như sau: Nhóm mức lương I II III IV h1n 2,342 2,493 2,638 2,795 h2n 1,377 1,370 1,363 1,357 2.3.3- Phương pháp xác định chi phí máy xây dựng trong đơn giá dự thầu: Chi phí máy thi công: Là toàn bộ chi phí cho việc sử dụng máy móc thiết bị vào thi công. Trường hợp máy thi công là tài sản của nhà thầu. Giá của máy thi công là: Khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn Chi phí sửa chữa thường xuyên Chi phí vận hành : Nhiên liệu và tiền lương nhân công lái máy Chi phí khác Trường hợp nhà thầu phải thuê máy: Khi công việc đòi hỏi phải có máy để thi công mà nhà thầu chưa có đủ điều kiện để mua máy thì giải pháp duy nhất là đi thuê. Tuỳ theo khối lượng công việc cần dùng đến máy là nhiều hay ít mà DN đưa ra các phương án thuê khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Hai phương án chính là: Thuê theo ca(khối lượng công việc ít) Thuê theo thời gian dài(khối lượng công việc nhiều) Cách tính để lựa chọn: Gọi C1 là chi phí phương án thuê máy theo ca Gọi C2 là chi phí phương án thuê máy theo năm Gọi X là số ca máy, G là giá thuê ca máy Ta có chi phí sử dụng máy trong trong trường hợp thuê máy theo ca là: C1 = gX Khi thuê máy trong 1 năm: C2 = CF + CVX Với CF : Chi phí cố định thuê máy CV : Chi phí thay đổi tuỳ thuộc vào số ca máy vận hành Ta xác định điểm nút X* tại C1=C2 CF X*= --------------------- g - CV Nếu số ca máy cần dùng trong năm > X* thì ta chọn thuê máy theo năm Nếu số ca máy cần dùng trong năm < X* thì ta chọn thuê máy theo ca Nếu số ca máy cần dùng trong năm = X* thì ta tuỳ chọn Chi phí máy nói chung: M = ∑QiDi i= (1,n) M : Chi phí chung của máy Qi : Khối lượng công tâc xây lắp Di : Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng n : số công việc thưc hiện Xác định chi phí chung trong đơn giá dự thầu Chi phí chung là những chi phí là những chi phí không liên quan trực tiếp đến công tác sản xuất của công ty nhưng không thể thiếu bao gồm : chi phí tổ chức quản lý và chi phí chỉ đạo xây dựng công trình. Về mặt quản lý chia chi phí này thành 2 bộ phận: Chi phí trực tiếp chung cho từng hạng mục công trình như chi phí văn phòng, thông tin liên lạc, tiền lương cán bộ điều hành quản lý thi công, chi phí này được phân bổ vào chi phí tiền lương, chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác của công trình Chi phí chung như chi phí cho trụ sở doanh nghiệp, tiền lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, dụng cụ văn phòng. Chi phí này được phân bổ vào các hạng mục theo chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp Xác định thuế và lãi: Trong lĩnh vực xây dựng thì nhà thầu phải chịu hai lần thuế: thuế trước lãi(TL) và thuế suất VAT. TL =(T+C)* tỷ lệ qui định GXL= T+ C + TL VAT = GXL* Tvat GXL: Giá xây lắp Tvat : Mức thuế suất Tính tất yếu phải nâng cao chất lượng hồ sơ thầu: Đấu thầu xây dựng là một hình thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật cho việc xây dựng công trình của chủ đầu tư. Với các nghành kinh tế khác thì tiêu thụ sản phẩm thường xẩy ra sau quá trình sản xuất còn trong xây dựng thì lại hoàn toàn ngược lại. Vì vậy việc đánh giá của chủ đầu tư dối với sản phẩm chỉ có thể làm được thông qua hồ sơ dự thầu. Tất cả các yếu tố về kỹ thuật, tiến độ thi công, giá thành sản phẩm đều được các đơn vị xây dựng thể hiện trong hồ sơ dự thầu. Hiện nay các doanh nghiệp xây dựng đều nhận thấy dự thầu là bước khởi đầu của toàn bộ quá trính sản xuất. Nó là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy để chiến thắng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng canh tranh trong đấu thầu mà cách thiết thực nhất là nâng cao công tác lập hồ sơ dự thầu. Vì vậy nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu là một tất yếu khách quan mà mỗi một doanh nghiệp xây dựng cần phải thực hiện. III- tiêu chuẩn, trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển: Việc đánh giá hồ sơ dự tuyển đựơc tiến hành trên cơ sở chấm điểm theo tiêu chuẩn với những nội dung sau: Năng lực về kỹ thuật (20-30% tổng số điểm), bao gồm: Những sản phẩm kinh doanh chính Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn Dự kiến nhân lực và tổ chức hiên trường Dự kiến thầu phụ Khả năng bố trí thiết bị cho thực hiện gói thầu Khả năng liên doanh liên kết Năng lực tài chính (30-40% tổng số điểm) Doanh thu trong 3-5 năm gần đây Tổng tài sản, vốn lưu động lợi nhuận trước và sau thuế trong 3-5 năm gần đây Giá trị các phần hợp đồng thực hiên chưa hoàn thành Khả năng tín dụng của nhà thầu và địa chỉ ngân hàng cung cấp tín dụng cho nhà thầu Kinh nghiệm (30-40% tổng số điểm) Số năm kinh nghiệm hoạt động Số lượng các hợp đồng trị giá từ 50% trở lên so với giá gói thầu đang sơ tuyển trong 3-5 năm gần đây Số lượng các hợp đồng có tính chất tương tự như gói thầu đang sơ tuyển mà nhà thầu đã thực hiện trong 3-5 năm gần đây. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm hoạt động, số công trình tương tự thực hiện trong 3-5 năm gần đây Số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật của nhà thầu Năng lực tài chính, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế trong 3-5 năm Đây là nội dung không chấm điểm mà chỉ được coi là tiêu chuẩn đảm bảo cho năng lực và kinh nghiệm để tham gia dự thầu. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn Yêu cầu về chất lượng kỹ thuật: + Mức độ áp dụng đối với yêu cầu về mặt kỹ thuật,chất lượng vật tư, thiết bị nêu trong hồ sơ thiết bị và chỉ dẫn kỹ thuật + Tính hợp lý và khả năng khả thi của giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công, sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân sự và các giải pháp kỹ thuật. + Các biện pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ + Mức đáp ứng của thiết bị thi công: Số lượng, chất lượng, chủng loại, hình thức sở hữu thiết bị của nhà thầu. + Các biện pháp đảm bảo chất lượng Khả năng cung cấp tài chính Các nội dung khác + Mức độ đảm bảo tổng tiến độ thi công và sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục + Mức độ liên doanh với các nhà thầu VN, sử dụng thầu phụ VN của nhà thầu nước ngoài trong trường hợp đấu thầu quốc tế + Những yêu cầu khác nếu có trong hồ sơ mời thầu Mức giá bỏ thầu Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu: 2.1- Trình tự đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển: Hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá là đật yêu cầu khi đạt số diểm tối thiểu là 60% tổng điểm trở lên và từng tiêu chuẩn đạt điển trên 50%. 2.2- Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu: Đánh giá sơ bộ: Mục đích loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu: Yêu cầu về tính hợp lý của hồ sơ Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu Loại bỏ các hồ sơ không hợp lệ Đánh giá chi tiết: gồm 2 bước Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu 70% tổng điểm về kỹ thuật trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn. Bước 2: Đánh giá về tài chính thương mại đối với các nhà thầu lọt vào danh sách ngắn. Việc đánh giá bao gồm các nội dung sau: Sửa lỗi Hiệu chính các sai lệch Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung Đưa về một mặt bằng so sánh Xác định giá các hồ sơ dự thầu Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo đánh giá và tuyên bố đơn vị trúng thầu cùng với giá thầu tương ứng. IV- những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hố sơ dự thầu: Trong công tác lập hồ sơ dự thầu có những tác động của rất nhiều yếu tố bao gồm cả yễu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan. Để có thể nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu chúng ta phải hiểu rõ sự tác động của các yếu tố đó. Yếu tố khách quan: Vai trò của chính phủ: Đứng trước tình hình chính trị kinh tế TG & khu vực đang có những biến động phức tạp như hiện nay thì vai trò của chính phủ càng tỏ ra vô cùng quan trọng. Trước hết là duy trì sự ổn định về chính trị làm tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế. Thứ hai là thông qua các qui định, các qui chế đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện, CP đã tạo ra một sân chơi có tính cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội cọ sát và trưởng thành. Muốn thực hiện tốt các qui định thì CP phải là một bộ máy công quyền hoạt động lành mạnh có hiệu qủa. Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay hệ thống luật pháp của chúng ta còn nhiều kẽ hở, ở một vài nơi nạn tham nhũng vẫn tồn tại tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội luồn lách. VD: Trong hoạt động đấu thầu vẫn tồn tại khái niệm “cửa sau”. Nghĩa là để thắng thầu các nhà thầu thông qua các giao dịch ngầm nhằm chiếm được sự ủng hộ của những người có quyền ra quyết định. Đây là một yếu tố tiêu cực hạn chế chất lượng của các hồ sơ thầu. Sự biến động của thị trường: Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới việc giao lưu ngày càng được mở rộng. Các doanh nghiệp trong nước có điều kiện mở rộng thị trường ra nước ngoài đồng nghĩa với việc họ phải chia sẻ thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đấu thầu quốc tế là một xu hướng tất yếu, vì vậy việc xác định đúng tỷ giá giữa đồng VN với các ngọai tệ khác là rất cần thiết trong việc xác định giá bỏ thầu. Tính bất ổn của thị trường gây nên khó khăn trong việc xác định tỷ giá dẫn đến kho đánh giá chính xác được giá bỏ thầu. Biến động của thị trường trong nước cũng gây khó khăn trong việc huy động và sử dụng các nguồn tín dụng dẫn đến việc lên xuống của lãi suất. Khi đó việc sản xuất của DNXD sẽ gặp không ít trở ngại đặc biệt là trong xác định giá dự thầu vì xây dựng là ngành đòi hỏi có nguồn vốn lớn mà không phải DN nào cũng có thể tự đáp ứng được. Ngoài ra nó còn gây lên sự sáo trộn về hệ thống định mức giá nguyên vật liệu, nhân công, các loại thuế ảnh hưởng đến việc thành lập giá dự thầu. Sự ủng hộ của chủ đầu tư Để có được một bộ hồ sơ dự thầu tốt các nhà thầu phải dựa rất nhiều vào hồ sơ mời thầu qua đó tìm hiểu các yếu tố như : Điều kiện thi công Tiêu chuẩn kỹ thuật Tiến độ thi công Giá thành xây dựng Nếu có hồ sơ mời thầu tốt với đầy đủ thông tin cần thiết thì công việc lập hồ sơ dự thầu sẽ thuận lợi ngược lại thì nhà thầu sẽ rất vất vả để lập dược hồ sơ dự thầu. Vậy năng lực của chủ đầu tư cũng tác động rất lớn trong quá trình lập hồ sơ dự thầu. 2- Những nhân tố chủ quan: Để đánh giá chất lượng hồ sơ dự thầu suy đến cùng đó là việc có trúng thầu hay không. Các chỉ tiêu chủ yếu mà bên mời thầu dùng để đánh giá là: Chỉ tiêu về chất lượng kỹ thuật Chỉ tiêu về tiến độ thi công Chỉ tiêu và tài chính giá hợp lý Trong các chỉ tiêu này có sự lồng ghép các yếu tố thuộc bản thân quá trình lập hồ sơ dự thầu như việc lập giá, tổ chức biện pháp và mặt bằng thi công.... Các yếu tố về năng lực của nhà thầu như năng lực về thiết bị xe máy, khả năng tài chính, kinh nghiệm thi công các công trình tương tự. Để thấy rõ hơn ta chia các yếu tố ảnh làm hai nhóm: Những nhân tố của quá trình lập hồ sơ dự thầu Những nhân tố thuộc về khả năng và nguồn lực của một nhà thầu 2.1- Những nhân tố của quá trình tổ chức lập hồ sơ dự thầu: 2.1.1- Tiến độ thi công: Chỉ tiêu tiến độ thi công công trình được chủ đầu tư đánh giá cao khi xét thầu. Trong hồ sơ dự thầu tiêu chuẩn tiến độ thi công được chủ đầu tư đánh giá ở 2 nội dung sau: Xem xét mức độ đảm bảo tông tiến độ thi công qui định trong hồ sơ mời thầu. Đây là điều mà chủ đầu tư rất quan tâm. Nếu nhà thầu nào đưa ra được biện pháp thi công rút ngắn được thời gian xây dựng công trình thì khả năng thắng thầu sẽ cao hơn (với các điều kiện khác tương đương). Xem xét tiến độ hoàn thành có liên quan tới việc có thể sử dụng ngay các công trình (trong tổng công trình). Vì vậy nhà thầu nào đảm bảo được tiến độ thi công mà lại đưa ra được các giải pháp thi công hạng mục hợp lý thì sẽ có lợi thế trong đấu thầu. 2.1.2- Giải pháp thiết kế kỹ thuật công trình: Trong hồ sơ mời thầu các dự án đầu tư và xây dựng có những tài liệu hô sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng, các chỉ dẫn kỹ thuật điều kiện chung và điều kiện cụ thể về kỹ thuật của hợp đồng ở đây ta gọi chung là các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu. Theo quan điểm dự báo thì yêu cầu kỹ thuật là cơ sở để dự hoá chất lượng sản phẩm xây dựng trong quá trình xây lắp cũng như sản phẩm cuối cùng. Nó xét đến các yếu tố về tuổi thọ, độ tin cậy, độ an toàn của công trình. Tuổi thọ của công trình là thời gian mà công trình vẫn giữ được giá trị sử dụng của nó như khi mới hoàn thành. Độ tin cậy của công trình là khả năng chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài mà vẫn đảm bảo trong quá trình sử dụng Độ an toàn của công trình phụ thuộc vào sức chịu đựng của các cấu kiện như không lún nứt, không thấm không nghiêng bảo đảm an toàn khi sử dụng Bên cạnh đó người ta còn đánh giá chỉ tiêu về chất lượng mỹ thuật như kiểu dáng kiến trúc, trang trí nội thất và sự phù hợp với cảnh quan xung quanh. Yêu cầu về kỹ thuật là yêu cầu rất nghiêm ngặt. Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được nhà thầu thể hiện trong phần thuyết minh biện pháp và bản vẽ minh hoạ trong hồ sơ dự thầu. Nhà thầu nào đưa ra các giải pháp hợp lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật sẽ giành được ưu thế trong đấu thầu. 2.1.3- Giá dự thầu Khác với các sản phẩm khác, giá sản phẩm xây dựng được xác định trược khi nó ra đời. Khi được định giá thông qua dự thầu, giá sản phẩm xây dựng chính là giá mà các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu. Khi xét thầu chủ đầu tư sẽ lựa chọn giá thấp nhất. Về nguyên tắc thì gía dự thầu được tính dựa trên khối lượng công việc xây lắp được lấy ra từ kết quả tiên lượng dựa vào thiết kế kỹ thuật và đơn giá. Do đó để đưa ra giá dự thầu vừa được chủ đầu tư chấp nhận vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì nhà thầu phải có giải pháp kỹ thuật và tổ chức thi công hợp lý. 2.2- Những nhân tố thuộc về khả năng của doanh nghiệp: 2.2.1- Năng lực thiết bị xe máy thi công : Năng lực về thiết bị và xe máy thi công được nhà thầu giới thiệu trong hồ sơ dự thầu, nó chứng minh cho bên bên mời thầu khả năng huy động nguồn lực về máy thi công đảm bảo đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Nguồn lực xe máy thiết bị thi công của doanh nghiệp thể hiện thông qua tổng giá trị các tài sản là máy móc thiết bị thi công hiện có của doanh nghiệp về số lượng chủng loại của các máy móc thiết bị đó. Nếu thiếu thì các DN phải đi thuê, làm ảnh hưởng đến khả nâng cạnh tranh trong đấu thầu. Mức độ hiện đại, đồng bộ, phù hợp với công việc tạo điều kiên cho doanh nghiệp có thể có những biện pháp thi công tốt, rút ngắn được thời gian thi công hạ giá thành công trình. Như vậy việc phát huy hết năng lực thiết bị máy móc là một trong những điều kiện để DN tạo lợi thế cho mình trong đấu thầu. 2.2.2- Năng lực tài chính : Đặc điểm của ngành xây dựng là cần một lượng vốn rất lớn, nguồn vốn quay vòng chậm. Đòi hỏi DNXD phải có nguồn vốn dồi dào trang trải các chi phí trong suốt quá trình xây dựng cho đến khi hoàn thành công trình và giao cho chủ đầu tư. Năng lực tài chính của nhà thầu thầu được trình bày khá chi tiết trong hồ sơ dự thầu bao gồm: Qui mô tài chính của nhà thầu thông qua vốn liên doanh Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố về nguồn lực rất quan trọng đối với DNXD bởi vì nguồn vốn đáp ứng trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng chủ yếu là nguồn vốn vay. Vì vậy khả năng vay vốn dễ hay khó có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của DN. Sự rõ ràng trong các kênh huy động vốn của DNXD sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao 2.2.3- Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hồ sơ dự thầu. Họ là những nhà kinh tế những kỹ sư tham gia lập giá dự thầu, xác định biện pháp thi công, tiến độ thi công...Năng lực của họ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hồ sơ dự thầu. Bên cạnh đó là các cán bộ quản lý, những công nhân, ký sư trực tiếp thi công tất cả họ đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn doanh nghiệp. Với chính sách nguồn nhân lực hợp lý tạo động lực cho người lao động có điều kiện làm việc hăng say đảm bảo chất lượng tiến độ công trình góp phần năng cao chất lượng hồ sơ dự thầu. 2.2.4- Kinh nghiệm quá khứ Trên cơ sở việc thi công các công trình tương tự nhà thầu có thể rút ra những kinh nghiệm tránh được những sai lầm trước đây phát huy điểm mạnh trong công tác thi công. Đây cũng là cái để chủ đầu tư đánh giá năng lực thi công của nhà thầu.Đặc biệt đối với các công trình có qui mô lớn yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì nhân tố này được bên mời thầu khá coi trọng chiếm tỷ lệ cao trong tổng điểm đánh giá. Tóm lại để nâng cao chât lượng hồ sơ dự thầu thì không những phải quan tâm cải tiến hoàn thiện công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu mà còn phải quan tâm nghiên cứu đối với các yếu tố liên quan sao cho hạn chế những tác động bất lợi phát huy cao nhất những lợi ích mà chúng đem lại cho công tác lập hồ sơ dự thầu. Chương II phân tích thực trạng công tác lập hồ sơ dự thầu của công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3 I- Những nét chung về công ty 1- Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Xây dựng và Lắp máy điện nước số 3 được thành lập theo Quyết định số 807/BXD ngày 28 tháng 9 năm 1996 và được thành lập lại theo Quyết định số 555/BXD ngày 4 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Địa chỉ trụ sở chính : Số 813 - Đường Giải Phóng – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Điện thoại : 6640035- 6640036. Fax : 6640035 Công ty Xây dựng và Lắp máy điện nước số 3 có tên giao dịch quốc tế CONSTRACTION & ERECTION OF EQUIPMENT FOR ELECTRICAL AND WATER SYSTEM COMPANY N3, tên viết tắt là : COMA-3. Công ty Xây dựng và Xây lắp điện nước số 3 là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Cơ khí xây dựng; có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo Luật định; có con dấu, có tài sản, có tài khoản mở tại các Ngân hàng theo quy định của Nhà nước; được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cơ khí xây dựng đã được Bộ trưởng Bộ Xây Dựng phê chuẩn và theo Điều lệ riêng của Công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty Cơ khí xây dựng phê chuẩn. Công ty Xây dựng và Lắp máy điện nước số 3 có số vốn kinh doanh tại thời điểm thành lập là: Tổng số: 6.824.227.875 đồng Trong đó, vốn Nhà nước : 6.824.227.875 đồng Công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo sự phân công của Tổng công ty Cơ khí xây dựng, cụ thể là: Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp ( đường, hè, cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng, cây xanh, vệ sinh môi trường…) Thi công xây lắp các công trình điện, điện lạnh, hệ thống kỹ thuật cơ điện công trình, công trình đường dây và trạm biến thế điện Gia công lắp đặt khung nhôm kính, thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép; lắp đặt máy móc thiết bị và chuyển giao các dây chuyền công nghệ Vận tải đường bộ Tư vấn xây dựng, kinh doanh phát triển nhà và công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, công nghệ xây dựng, lao động và chuyên gia kĩ thuật Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty Xây Dựng và Lắp máy điện nước số 3: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của COMA3 Phòng kế toán tài chính Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng quản lí dự án và kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Đội lắp máy điện nước Đội XD số 2 Đội XD số 3 Đội XD số 4 Đội XD số 5 Đội XD số 6 Đội XD số 7 Xí nghiệp XD và trang trí nội ngoại thất Xí nghiệp XD số 1 Xí nghiệp XD số 2 Xí nghiệp cơ giới và lắp máy Chi nhánh đại diện tại Thái Nguyên Chi nhánh đại diện tại Vĩnh Phúc Chức năng của từng bộ phận Giám đốc: là người lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động hàng ngày của công ty có quyền quyết định tối cao trong công ty, lập chiến lược phát triển công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước Tổng công ty và pháp luật. Phó giám đốc : giúp đỡ giám đốc quản lý công ty, được giám đốc giao cho trách nhiệm quản lý đối với một mảng công việc nào đó, có quyền ra quyết định đối với mảng công việc mà mình chỉ đạo Các phòng được thành lập để thực hiên những công việc cụ thể Phòng kế hoạch kỹ thuật : có trách nhiệm về kỹ thuật, biện pháp thi công, tiến độ thi công đối với các công trình của công ty Phòng tổ chức hành chính : có nhiệm vụ quản lý đối với toàn bộ lao động trong công ty, thực hiện nhiệm vụ giao dịch đối nội đối ngoại, công tác hành chính văn thư, quản trị văn phòng Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế. Đồng thời giám sát mọi hoạt động kinh tế của công ty Phòng quản lý dự án và kinh doanh: Có trách nhiệm quản lý chung đối với các dự án mà công ty đang thực hiện, thực hiện các công tác liên quan đến đấu thầu như tìm kiếm dự án lập hồ sơ dự thầu. Ngoài ra phòng còn tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị xây dựng... Các đội thi công là những đơn vị trực tiếp sản xuất, thi công các công trình của công ty dưới sự chỉ đạo của phòng kế hoạch kỹ thuật. Cơ cấu phòng quản lý dự án Sở dĩ ta giới thiệu cơ cấu phòng quản lý dự án vì là đơn vị có nhiệm vụ chính trong việc lập hồ sơ dự thầu của công ty. Phòng gồm 19 người 4 cử nhân kinh tế 2 kiến trúc sư 3 kỹ sư cầu đường 2 kỹ sư trắc địa 5 kỹ sư xây dựng 1 kỹ sư kinh tế xây dựng 2 trung cấp Hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua: Là một DN trẻ mới được thành lập từ năm 1996, nhưng COMA3 đã nhanh chóng khẳng định được năng lực của mình trở thành một trong những đơn vị kinh doanh hiệu quả nhất của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng. Hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng qua các năm, qui mô sản xuất mở rộng, đã tự xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân tương đối đầy đủ và có năng lực. Để thấy rõ hơn ta xem qua bảng sau: Bẳng tổng hợp kết quả kinh doanh trong 5 năm qua Đơn vị tính : 1000 VNĐ TT Năm Doanh thu thuần Nộp ngân sách Lợi nhuận sau thuế 1 1998 35.036.082 1.421.636 200.634 2 1999 43.750.625 1.678.254 292.215 3 2000 67.769.410 4.579.342 412.466 4 2001 101.767.242 5.348.960 570.210 5 KH 2002 120.000.000 6.315.000 885.000 Bảng số liệu tổng kết trên thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh công ty có sự tăng trưởng đều đặn và vững chắc qua từng năm (đặc biệt hai năm trở lại đây) trên tất cả các phương diện doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận. Nếu chỉ xét riêng trong năm 2001 vừa qua: So với kế hoạch năm 2001 của Tổng công ty Cơ khí xây dựng giao cho thì công ty đã đạt mức hoàn thành như sau: + Giá trị sản lượng ( 115,062 tỷ đồng/90 tỷ đồng) đạt 127,82% kế hoạch + Doanh thu thuần (101,767 tỷ đồng/76,19 tỷ đồng) đạt 133,57% kế hoạch so với thực hiện năm 2000: + Giá trị sản lượng (115,062 tỷ đồng/72,726 tỷ đồng) đạt 158,21% + Doanh thu thuần (101,767 tỷ đồng/67,769 tỷ đồng) đạt 161,73% Ngoài ra công ty còn giải quyết công ăn việc làm cho không chỉ cho gần 600 cán bộ công nhân viên chức trong công ty mà còn giải quyết việc làm cho hàng trăm nhân công thời vụ khác. Cùng với đó là mức đãi ngộ cho đội ngũ nhân sự ngày càng được nâng cao với mức lương trung bình là 1.202.000 đồng/người/tháng và dự kiến trong năm 2002 sẽ tăng lên thành 1.270.000 đồng/người/tháng. Năm 2001 cũng là một trong những năm ghi nhận mức tăng trưởng và phát triển mạnh nhất của công ty từ trước đến nay, bên cạnh đó là hàng loạt các khó khăn lớn được khắc phục và tháo gỡ. Chính vì vậy trong năm 2001 công ty đã nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua của Bộ xây dựng, bằng khen của Bộ xây dựng cho tập thể công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cấp trên giao. 4- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 4.1- Đặc điểm tài chính: Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Cơ khí Xây Dựng, được thành lập với số vồn nhà nước cấp là 6,5 tỷ VNĐ có thể nói COMA3 không thực sự mạnh về vốn tuy vậy hoạt động tài chính của công ty vẫn tỏ ra lành mạnh có hiệu quả. Tình hình tài chính của công ty sẽ được thấy rõ hơn qua bảng cân đối kế toán các năm: Bảng cân đối kế toán qua các năm Chỉ tiêu Cuối năm 1998 Cuối năm 1999 Cuối năm 2000 Tài sản A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 26.688.767.806 31.041.724.411 46.489.742.940 I Vốn băng tiền 342.390.918 1.514.392.590 1.958.711.945 II Đầu tư tài chính ngắn hạn 10.000.000 II Các khoản phải thu 22.554.668.413 24.783.176.506 35.151.817.779 IV Hàng tồn kho 2.286.284.750 3.249.451.740 2.597.231.636 V Tài sản lưu động khác 1.505.423.725 1.494.703.575 6.771.951.580 B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 3.829.463.943 5.034.141.940 5.469.458.604 I Tài sản cố định 3.829.463.943 5.034.141.940 5.237.991.240 1 Tài sản cố định hữu hình 3.546.176.814 5.034.141.940 49.75.180.047 2 Tài sản cố định vô hình 3 Tài sản đi thuê tài chính 283.287.129 442.812.193 II Đầu tư tài chính dài hạn 57.466.364 III Chi phí xây dựng dở dang Cộng tài sản 30.518.231.749 36.075.866.351 51.959.171.544 Nguồn vốn A Nợ phải trả 24.674.703.775 26.912.671.371 44.255.239.440 Nợ ngắn hạn 23.970.180.443 24.417.387.205 42.048.646.045 Nợ dài hạn 580.509.666 2.371.270.500 842.607.563 Nợ khác 124.013.666 124.013.605 1.363.985.832 B Nguồn vốn chủ sở hữu 5.843.527.974 9.163.194.980 7.703.932.104 I Nguồn vốn quĩ 5.843.527.974 9.163.194.980 7.703.932.104 Nguồn vốn kinh doanh 5.075.883.676 8.275.444.980 7.284.249.380 Chênh lệch đánh giá tài sản 500.000.000 Chênh lệch tỷ giá 120.298 7.215.998 Quỹ phát triển kinh doanh 120.524.000 562.750.000 236.004.886 Quỹ dự phòng tài chính 187.000.000 34.670.000 Quỹ trợ cấp thất nghiệp Lãi chưa phân phối Quỹ khen thưởng phúc lợi 147.000.000 325.000.000 Nguồn vốn xây dựng cơ bản 141.791.840 II Nguồn kinh phí C ộng nguồn vốn 30.518.231.749 36.075.866.351 51.959.171.544 Nhìn vào bản trên ta thấy cơ cấu các nguồn vốn được công ty huy động vào qúa trình sản xuất kinh doanh. Trong đó nguồn vốn được đầu tư vào tài sản lưu động chiếm một tỉ trọng lớn 89%. Đặc biệt là các khoản phải thu chiếm tỉ lệ lớn 75% tổng tài sản lưu động. Điều này chứng tỏ có nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán, gây tình trạng ứ đọng vốn. Trong số tài sản cố định hầu hết là chỉ có tài sản cố định hữu hình và một phần nhỏ là tài sản thuê tài chính. Nó thể hiện công ty rất chú trọng vào đầu tư nâng cao chất lượng máy móc nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả tăng đột biến trong năm 2000 chiếm 86% tổng tài sản. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính của công ty. Gây khó khăn trong việc huy động vốn tham gia thực hiện các công trình mới. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do các hợp đồng chưa được thanh toán. Nhưng nó là dấu hiệu cho thấy qui mô sản xuất của công ty phát triển nhanh vì vậy cần nhiều vốn để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nguồn vốn tín dụng tại công ty do hai đơn vị sau cung cấp: Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Địa chỉ tại số 53 Quang Trung - Hai Bà Trưng – Hà Nội. Ngân hàng Công thương Ba Đình. Địa chỉ tại số 126 Đội Cấn – Ba Đình Hà Nội. Tổng số tiền tín dụng trong 3 năm gần đây của công ty sẽ được nêu cụ thể tại bảng sau: Đơn vị tính: VNĐ Năm Tổng số tiền tín dụng 1999 4.876.247.400 2000 7.557.359.184 2001 19.623.370.371 Nguồn tiền tín dụng là rất cần thiết để bù đắp những thiếu hụt về tài chính của công ty. Nó giúp cho công ty tăng khả năng hoạt động, thực hiện các công trình. Tuy vậy đã vay thì phải trả lãi, lãi suất vay này sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến đẩy giá dự thầu lên cao. 4.2- Đặc điểm trang bị máy móc: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, nên quá trình sản xuất luôn gắn liền với máy móc. Trang thiết bị máy móc thể hiện khả năng đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật thi công, thời gian thi công ... Nó là tiêu chí quan trọng để nhà thầu đánh giá năng lực của công ty. Hiểu được yêu cầu đó công ty đã quan tâm đến việc đầu tư nâng cao chất lượng trang thiết bị máy móc. Sau đây là năng lực thiết bị máy móc của công ty: Bảng danh mục máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng và lắp máy điện nước số 3 Chủng loại Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Cần trục ADK 1 Đức 1992 Cần trục KATO 1 Nhật 1997 Pa lăng điện 3t, 5t 8 LX 1995 Kích thuỷ lực 8 LX 1998 Xe tải HuynDai 3 H.Quốc 1995 Xe tải IFA W50 5 Đức 1995,1996 Cẩu tự hành ISUZU 2 Nhật 1996 Xe nâng hàng 2 Bun 1994 Xe ben tự đổ KAMAZ 6 LX 1995 Xe ben tự đổ IFA W50 10 Đức 1995 Xe tưới nước 3 LX+TQ 1996 Máy trộn bê tông 250-500L 10 Đức+TQ 95-2000 Trạm trộn bê tông áp phan 1 ITALY 1998 Trạm trộn bê tông tươi 1 TQ 1999 Máy rải thảm Đức 2 Đức 1996 Máy lu bánh Nhật 2 Nhật 1998 Máy tưới nhũ tương Nigaoa 2 TQ+Nhật 98+99 Máy nén khí 3 Nhật 1999 Xe thùng ống nhựa 5 TQ 1998 Máy cuốn thép liên hoàn 8 TQ 1996 Máy bơm thử áp lực 4 TQ 1990 Máy ép cọc thuỷ lực 120T 2 Nhật 1995 Máy ép cọc thuỷ lực 40T 1 Đức 1996 Máy búa đóng cọc 1,8 T 1 LX 1992 Máy búa đóng cọc 2,5 T 1 LX 1992 Máy kéo DT 55 1 LX 1992 Máy ủi FIAT+D4D 2 Nhật 1995 Máy xúc San Sun 4 HQ+LX 1995 Máy đào xúc HITACHI 2 Nhật 1999 Búa máy cầm tay 5 Nhật 1999 Máy lu bánh thép SAKAI 6 Nhật 1996 Máy lu rung Pháp + Nhật 4 Nhật 1994 Máy san 4 LX 1994 Đầm cóc 8 Nhật 97+2000 Máy đầm DU 16 4 Nhật 1997 Máy phát điện KODA 5 Tiệp 1990 Đầm dùi 16 LX+TQ 1994 Đầm bàn 30 Nhật+TQ 1995 Cẩu trục tháp 2 LX+Pháp 1994 Máy vận thăng 4 TQ+LX 98+2000 Máy móc thiết bị của công ty được trang bị tương đối đầy đủ, đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ xây dựng chiếm tỷ lệ 90% tổng giá trị máy móc thiết bị của công ty. Hầu hết các máy còn tương đối mới, được công ty đầu tư liên tục. Có nhiều loại máy chuyên dùng có giá trị lớn như : Cầu trục KATO, Máy đào xúc HITACHI...Nhờ vậy mà công ty thường được chủ đầu tư đánh giá rất cao về năng lực thiết bị máy móc. Mặc dù vậy còn có một số loại máy công ty vẫn phải đi thuê do chưa có điều kiện mua sắm. Với qui mô mở rộng sản suất nhanh chóng như hiên nay ở công ty đòi hỏi phải có nhiều máy móc hơn nữa, nâng cao chất lượng máy móc nhằm giải quyết tốt nhất các yêu cầu về kỹ thuật. Đặc biệt cần chú trọng đến các loại chuyên dùng hiện đại. Đây chính là yếu tố không thể thiếu để bảo đảm sự phát triển vững chắc của công ty. 4.3- Đặc điểm lao động của công ty: Đối với bất kì một tổ chức hoạt động trên những lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nào đi chăng nữa thì con người luôn là yếu tố quyết định thành công của tổ chức. Nhận thức được điều đó nên ngay từ những ngày đầu thành lập, lãnh đạo công ty COMA3 đã luôn chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Cho đến nay công ty đã có được đội ngũ cán bộ công nhân đầy đủ về số lượng và trình độ. Bảng danh sách cán bộ các ngành nghề TT Tên các ngành nghề SL Thâm niên công tác > 20 năm > 10 năm < 10 năm 1 Kỹ sư Xây dựng 32 12 11 9 2 Kỹ sư Kinh tế XD 7 2 5 3 Kiến trúc sư 6 1 2 3 4 Kỹ sư điện 8 2 2 4 5 Kỹ sư Cơ khí 8 1 4 3 6 Cử nhân KT lao động 2 1 1 7 Cử nhân kinh tế 32 7 12 13 8 Kỹ sư trắc địa 2 2 9 Kỹ sư cầu đường 14 2 8 4 10 Kỹ sư cấp thoát nước 6 1 3 2 11 Kỹ sư thuỷ lợi 10 2 4 4 12 Kỹ sư chế biến lâm sản 2 1 1 13 Trung cấp 37 12 16 9 Tổng cộng 166 41 67 58 Bảng công nhân các ngành nghề TT Tên các ngành nghề SL Các loại bậc thợ Bậc 7 Bậc 6+5 Bậc 3+4 1 Thợ nề 196 8 103 84 2 Thợ mộc 27 2 7 18 3 Thợ sắt 19 1 5 13 4 Thợ cơ khí 30 3 9 18 5 Thợ hàn 37 2 14 21 6 Thợ vận hành máy 21 6 15 7 Lái xe 23 9(B3/3) 14(B1/2) 8 Thợ điện 20 20 9 Thợ nước 57 5 25 27 10 Công nhân giao thông 70 6 36 28 11 Thợ sơn vôi, kính 66 4 27 35 12 Thợ lắp máy 20 1 8 11 13 Công nhân Lâm nghiệp 8 4 4 Tổng cộng 593 32 273 288 Nếu năm 2000 số lượng cán bộ công nhân viên trong biên chế công ty là 388 người thì cuối năm 2001 đã là 769 người, tăng gần gấp đôi. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ sự trưởng thành nhanh chóng về số lượng của đội ngũ CBCNV. Trong số đó cán bộ các ngành nghề là 166 người (21%), công nhân kỹ thuật 593 người (79%). Tình hình chất lượng CBCNV của công ty 1. Đội ngũ cán bộ chuyên môn các ngành nghề gồm 166 người: Đội ngũ có trình độ đại học trở lên chiếm 78% (129 người) Kinh nghiệm và thâm niên làm việc: + Thâm niên trên 20 năm có 41 người chiếm 24%. Đây là các cán bộ chủ chốt và nắm giữ các chức vụ cao trong công ty trong cơ cấu tổ chức của công ty. Đội ngũ các cán bộ có thâm niên cao này sau nhiều lần tinh giảm thì đến nay đây là những cán bộ gốc cho mọi hoạt động của công ty. + Thâm niêm trên 10 năm có 67 người chiếm 40%. Đây cũng gồm nhiều cán bộ có năng lực cao, tuổi đời trung niên là lớp cán bộ chủ chốt trực tiếp chỉ đạo thực thi các công trình mà công ty thi công. + Thâm niên dưới 10 năm có 58 người chiếm 36%. Đây là những cán bộ có tuổi đời trẻ, có trình độ chuyên môn tốt nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế nhưng đây lại là đội ngũ rất nhanh nhạy, hoạt bát trong việc giải quyết các khó khăn của công ty và thực hiện những nhiệm vụ của mình. 2. Đội ngũ công nhân kỹ thuật gồm 593 người: Thợ bậc (3+4) có 288 người chiếm 48%. Thợ bậc (5+6) có 273 người chiếm 46%. Thợ bậc 7 có 32 người chiếm 6%. Đây là đội ngũ nhân lực trực thuộc biên chế các đội, các xí nghiệp.. trong công ty. Đội ngũ này bao gồm những người trực tiếp thi công các công trình, các dự án của công ty nên có những ảnh hưởng quyết định tới chất lượng các công trình. Trong những năm qua công ty đã rất chú trọng việc nâng cao chất lượng nhóm nhân lực này và đã có những thành công nhất định nhưng vẫn cần có sự quan tâm đầu tư trong tương lai. 4.4- Kinh nghiệm xây lắp của công ty: Khi đánh giá một hồ sơ dự thầu, kinh nghiệm của nhà thầu là một tiêu chí được chủ đầu tư quan tâm, đặc biệt là các công trình có qui mô lớn đòi hỏi kỹ thuật khắt khe. Để nắm được kinh nghiệm của công ty ta có bảng sau: Hồ sơ kinh nghiệm của công ty COMA3 STT Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Xây dựng công trình dân dụng Xây dựng công trình công nghiệp Xây dựng công trình thuỷ lợi Xây dựng khu kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu CN đến cấp 1 Xây dựng công trình đương giao thông đến cấp 2 Xây lắp các công trình điện, nước, điện lạnh Xây lắp các CT đường dây và trạm biến thế đến 110kv Lắp đặt máy móc thiết bị và chuyển giao dây chuyền CN Gia công lắp đặt khung nhôm kính Gia công và lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép Hoạt động tư vấn xây dựng: Lập dự án thiết kế Quản lý thực hiện dự án Tư vấn đấu thầu 05 05 04 03 05 05 03 05 05 04 05 Nhìn vào bảng trên ta thấy kinh nghiệm của công ty trong lĩnh vực Xây lắp là chưa nhiều, nguyên nhân là do mới được thành lập. Tuy nhiên trong đấu thầu đã biết dựa vào công ty mẹ là Tổng công ty CKXD để tăng lòng tin đối với chủ đầu tư. Công ty còn có một ưu thế lớn là uy tín của các công trình mà công ty đã thực hiện luôn được chủ đầu tư đánh giá cao. Danh mục các công trình giao thông đã và đang được xây dựng trong 5 năm qua TT Tên công trình Giá trị (tỷ đồng) Năm HĐ Tên chủ đầu tư 1 Đại lộ Nguyễn Thái Học Yên Bái 10,01 1998 UBND thị xã Yên BáI 2 Đường Thanh Sơn Phú Thọ 3,12 1998 BQLDA huyện Đông Anh Hà Nội 3 Đường Tân Long Tuyên Quang 1,00 2000 Sở GTVT Tuyên Quang 4 Đường Phúc Thắng Vĩnh Phúc 1,02 2000 UBND huyện Mê Linh 5 Đường 35 2,90 2000 UBND huyện Đông Anh Hà Nội 6 Đường Chanh-Tân Trào Tuyên Quang 2,50 2000 Sở GTVT Tuyên Quang 7 Đường Thạch Đà-Vạn Yên 4,97 2001 UBND huyện Mê Linh Vĩnh Phúc 8 Đường Nguyễn Đăng Đạo TX Bắc Ninh 2,77 2001 BQLDA thị xã Bắc Ninh 9 Đường 23B- Đông Anh Hà Nội 2,35 2001 UBND huyện Đông Anh 10 Đường trục khu vực trung tâm huyện Gia Bình 4,34 2001 UBND huyện Gia Bình 11 Đường bao khu công nghệ cao Láng-Hoà Lạc 4,33 2001 UBNDTP Hà Nội 12 Đường Mê Linh đoạn QL 23 2,85 2001 UBND huyện Mê Linh Vĩnh Phúc Tổng giá trị trúng thầu 42,16 Danh mục các công trình dân dụng chính được thi công trong 5 năm qua TT Tên công trình Giá trị (tỷ đồng) Năm HĐ Tên chủ đầu tư 1 Toà nhà mặt trời Sông Hồng 3,00 1996 Liên doanh 2 Công trình Trường Đại Học Văn Hoá 4,00 1996 Trường Đại Học Văn Hoá 3 Trường dân tộc nội trú ODOMXAY-Lào 20,00 1996 Văn phòng Chính Phủ 4 Khách sạn cao cấp SHERATON 6,12 1996 Liên doanh 5 Khu nhà cao cấp ROYAL ARK 6,00 1996 Liên doanh 6 Khung nhôm kính toà nhà Sao Bắc 3,50 1996 Ngân hàng CPTM 7 Thư viện thuộc phân viện Hà Nội 5,00 1997 Phân viện Hà Nội 8 TT giáo dục Thường xuyên Hà Nội 5,35 1997 UBND huyện Sóc Sơn 9 Khu nhà cao tầng Bắc Linh Đàm 1,80 1997 Cty phát triển nhà 10 Nhà ở nội trú cho các cán bộ 15,24 1997 Học viện CTQG-HCM 11 Móng nhà học chính Học viện CTQG-HCM 8,03 1997 Học viện CTQG-HCM 12 Khách sạn Dạ Hương 5,24 1997 Công ty Đông á-BTM 13 Đường cấp nước huyện Cẩm Bình 4,40 1998 UBND Tỉnh Hải Dương 14 Trụ sở Công ty Toyota Việt Nam 1,70 1998 Công ty Toyota Việt Nam 15 Nâng cấp trụ sở UBND Tỉnh Hà Giang 6,00 1998 UBND Tỉnh Hà Giang 16 Nhà ĐHSX Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc 4,00 1999 Điện lực Vĩnh Phúc 17 Khách sạn Phương Đông 6,00 1999 Công ty Phương Đông 18 Nhà ĐHSX Thái Nguyên 4,00 1999 Điện lực Thái Nguyên 19 Câu lạc bộ Hà Nội 10,00 1999 Liên doanh 20 Đường ống thải tro tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại II 12,00 1999 Công ty xây dựng HuynDai 21 Xây lắp thân nhà A Học viện CTQG-HCM 8,29 1999 Học viện CTQG-HCM 22 Nhà ĐHSX Điện lực tỉnh Hà Nam 3,70 2000 Điện lực Hà Nam 23 Trung tâm TN điện Quốc Gia 1,27 2000 BQL dự án Trung tâm TN điện Quốc Gia 24 Hội trường UBND Tỉnh Vĩnh Phúc 6,00 2000 UBND Tỉnh Vĩnh Phúc 25 Trung tâm dạy nghề Bắc Thăng Long-Đông Anh 4,07 2000 UBND huyện Đông Anh 26 Nhà ĐHSX Điện lực tỉnh Bắc Kạn 3,30 2000 Điện lực Bắc Kạn 27 Lắp đặt khung nhôm kính Nhà ga T1-Nội Bài 24,13 2000 Cục hàng không dân dụng Việt Nam 28 Cải tạo nhà E1 Trường Đại Học Y Hà Nội 2,05 2001 Trường Đại Học Y Hà Nội 29 Nhà điều hành giới thiệu sản phẩm 4,29 2001 Tự làm (COMA3) 30 Trung tâm thể dục thể thao huyện Sóc Sơn 10,89 2001 UBND huyện Sóc Sơn 31 Chung cư 5 tầng thị xã Hà Giang 9,65 2001 UBND Tỉnh Hà Giang 32 San lấp mặt bằng lấn biển Hạ Long-Quảng Ninh 24,61 33 Bãi rác Hải Phòng 11,47 2001 UBNDTP Hải Phòng 34 Bể Bơi Học viện CTQG-HCM 4,37 2001 Học viện CTQG-HCM 35 Nhà ĐHSX Công ty may Đức Long 4,67 2001 Công ty may Đức Long 36 Hạ tầng kỹ thuật quanh Hồ Tây 1,25 2001 UBNDTP Hà Nội Tổng giá trị trúng thầu 255,30 Danh mục các công trình thuỷ lợi được thi công trong 5 năm qua TT Tên công trình Giá trị (tỷ đồng) Năm HĐ Tên chủ đầu tư 1 Trạm bơm đầm Láng-Mê Linh- Vĩnh Phúc 2,50 1996 UBND huyện Mê Linh 2 Công trình đầu mối trạm bơm ứng Hoà 15,00 1999 UBND huyện ứng Hoà 3 Kênh mương huyện Lập Thạch 1,17 1999 BQL DA Lập Thạch-Vĩnh Phúc 4 Tuyến kênh thoát nước huyện Từ Liêm 1,24 1999 BQL DA Quận Cầu Giấy 5 Kênh tưới và tiêu nước xã Cao Viên 1,41 2000 Sở NN&PTNT Hà Tây 6 Xây lắp trạm bơm tiêu số 2 Cống Bún-Bắc Giang 1,62 2000 Sở NN&PTNT Bắc Giang 7 Trạm bơm Cống Bún-Bắc Giang 6,45 2001 Cty Thuỷ lợi Nam Yên Dũng 8 Đê ngăn mặn Phước Hoà tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2,98 2001 UBNDTP Vũng Tàu Tổng giá trị trúng thầu 32,37 Xây dựng dân dụng là lĩnh vực công ty có nhiều kinh nghiệm trong thi công nhất, chiếm tới 77% tổng giá trị các công trình mà công ty đang thi công. Nhiều công trình đã có giá trị lên đến hàng chục tỷ chứng tỏ công ty đã có được uy tín nhất định trong lĩnh vực này. Đây là dấu hiệu tốt cần được công ty phát huy vì xu hướng trong thời gian tới sẽ có ngày càng nhiều công trình dân dụng. Giá trị các công trình thuỷ lợi, giao thông mà công ty thực hiện là chưa nhiều chỉ chiếm 10% và 13%. Qui mô của các công trình chưa lớn hầu hết là dưới 5 tỷ. Điều này thể hiện kinh nghiệm thi công các công trình thuỷ lợi, giao thông còn yếu chưa tạo được lòng tin đối với các chủ đầu tư. Công ty cần khắc phục nhược điểm này để đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và toàn diện của công ty. II- Phân tích tình hình lập hồ sơ dự thầu của công ty COMA3: Tình hình đấu thầu ở công ty: Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu suy đến cùng là nhằm mục đích giành thắng lợi trong đấu thầu. Đánh giá đúng tình hình đấu thầu là cách tốt nhất để xác định năng lực lập hồ sơ dự thầu của công ty Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây lắp nên hầu hết các công trình mà công ty tham gia thực hiện đều phải thông qua đấu thầu. Hiểu rõ được điều đó, lãnh đạo công ty đã chỉ đạo phải tập trung tối đa mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác đấu thầu. Vì vậy công ty đã có được những thành công nhất định trong đấu thầu. Tình hình đấu thầu trong 5 năm qua Năm Số công trình Tham gia đấu thầu Số công trình Trúng thầu Tổng giá trị trúng thầu (tỷ đồng) Xác suất trúng thầu(%) 1997 23 9 45,963 25,55 1998 42 15 50,100 35,71 1999 67 26 88,157 38,81 2000 112 54 93,141 48,21 2001 149 63 133,398 42,28 Từ bảng trên ta thấy nhờ thực hiện tốt chỉ đạo của lãnh đạo công ty công tác đấu thầu ở công ty đã có bước phát triển đáng mừng. Xác suất chúng thầu nhìn chung là tăng đều qua các năm 97; 98; 99; 2000; 2001 tương ứng 25,55%; 35,71%; 48,21%; 42,28%. Đây là kết quả khá cao trên mặt bằng các đơn vị Xây lắp. Ngoài xác suất trúng thầu một chỉ tiêu quan trọng khác là tổng giá trị trúng thầu, chỉ tiêu này cũng liên tục tăng qua các năm. Sau 5 năm tổng giá trị đấu thầu đã tăng 2,9 lần. So với năm 2000 thì năm 2001 xác suất chúng thầu không cao bằng nhưng giá trị công trình tăng 43%. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện sự tăng trưởng về qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Số lượng công trình tham gia đấu thầu nhiều hơn, thể hiện công ty đã tích cực trong tìm kiếm các dự án. Phân tích công tác lập hồ sơ: 2.1- Tổ chức soạn thảo hồ sơ dự thầu: Chuẩn bị là bước quan trọng trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, nó ảnh hưởng đến cả công tác sau này. Vì vậy nên công ty chia trình tự chuẩn bị thành các bước sau: Làm rõ nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Thuyết minh tổng hợp về xây dựng dự án công trình gọi thầu Bảng vẽ thiết kế và thuyết minh kỹ thuật Điều khoản chủ yếu trong hợp đồng, những điều cần biết trong đấu thầu. Khảo sát tham quan hiện trường: Điều kiện địa lý ở hiện trường thi công bao gồm vị trí địa lý, chất lượng nền đất. Điều kiện tự nhiên gồm không khí, nhiệt độ, lượng mưa, sức gió, sự thay đổi bất thường của thời tiết. Điều kiện vật tư tại địa bàn như chủng loại vật liệu, giá, khả năng vận chuyển đến công trình. Điều kiện thầu phụ Điều kiện sinh hoạt của công nhân khi thực hiện công trình. Điều kiện điện nước. Điều tra dự án đấu thầu: Tính chất qui mô phạm vi giao thầu Hình thức giao thầu Yêu cầu về kỹ thuật: yêu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị thi công, kỹ thuật thi công. Yêu cầu về kì hạn chung của công trình và thời gian hoàn thành các hạng mục Phương thức trả tiền Tình hình lao động địa phương Công ty tiến hành liên hệ với ngân hàng Công thương Ba Đình và Ngân hàng Đầu tư phát triển xin bảo lãnh theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đây là công việc bắt buộc để đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ dự thầu. Để thực hiện công việc lập hồ sơ dự thầu một cách trôi chảy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong công ty. Muốn biết sự phối hợp diễn ra như thế nào ta xem bảng sau: Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu STT Nội dung công việc Bộ phận thực hiện Bộ phận phối hợp 1 Bảng giá dự thầu Đơn dự thầu Các phụ lục (bảo hành giảm giá) Bảng tổng hợp giá thầu Chi tiết giá thầu Bảo lãnh dự thầu Phòng QLDA # # # # Phòng KT-TC 2 Biện pháp thi công Thuyết minh biện pháp thi công Tiến độ thi công Các bản vẽ minh hoạ Tiêu chuẩn kỹ thuật Phòng QLDA # # # Phòng KH-KT # # # 3 Thông tin chung Hồ sơ pháp nhân Giới thiệu công ty Năng lực tài chính Năng lực thiết bị Tình hình nhân lực Phòng QLDA # # # # Phòng Hành chính # Phòng KT-TC Phòng hành chính Phòng hành chính 4 Các công việc khác Họp tiền đấu thầu Khảo sát hiện trường thi công Phòng QLDA # Phòng KH-KT 5 Kết thúc quá trình lập hồ sơ Duyệt hồ sơ Nộp hồ sơ Giám đốc Phòng QLDA Trưởng phòng QLDA 2.2- Công tác lập biện pháp và tiến độ thi công: Biện pháp và tiến độ thi công là chỉ tiêu được công ty tập trung giải quyết với sự kết hợp chủ yếu giữa Phòng Quản lý dự án và phòng Kế hoạch kỹ thuật. Để công việc đạt được sự chính xác và hợp lý cao nhất công ty dựa vào các tài liệu sau: Hồ sơ mời thầu Tài liệu khảo sát khu vực thực hiện công trình Nguồn nhân lực, thiết bị máy móc của công ty Các tài liệu về thi trường Những tiêu chuẩn mà công ty áp dụng như: TCVN4055:1985: Tổ chức thi công ; TCVN4453:1987: Kết cấu bê tông và kết cấu thép toàn khối; TCVN5674:1992: Công tác hoàn thiện trong xây dựng... Trình tự lập biện pháp và tiến độ thi công Các cán bộ kỹ thuật tiến hành bóc tách công việc dựa trên bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác vì bất cứ sai lầm nào trong khâu này đều ảnh hưởng đến các công việc sau này. Phòng QLDA thường cử từ 2-4 kỹ sư xây dựng thực hiện công việc này Trưởng phòng QLDA cử cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế đi khảo sát khu vực công trình. Qua công tác này nhằm thu thập các thông tin liên quan đến công trình như: địa hình, thời tiết khu vực thi công, nguồn nguyên liệu, lao dộng có thể khai thác tại địa phương. Thông tin có được từ công việc này rất quan trọng nhưng thường không được bên mời thầu nêu trong hồ sơ mời thầu. Từ các tài liệu khảo sát, tài liệu bóc thầu các cán bộ tiến hành xây dựng biện pháp thi công. + Quy hoạch mặt bằng thi công gồm diện tích xây dựng công trình, các công trình phụ trợ, hệ thống đường giao thông, sơ đồ điện nước thể hiện chi tiết qua các bản vẽ. + Thiết kế công trình + Xác định khối lượng công việc đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của chủ đầu tư. Trên cơ sở đó đề xuất những phương án thi công đối với từng hạng mục. + Bố trí nhân lưc + Huy động các thiết bị máy móc phục vụ thi công Đây là công đoạn đòi hỏi nhiều công sức nhất trong quá trình lập hồ sơ. Phòng QLDA và phòng KHKT có sự phối hợp rất chặt chẽ trong công đoạn này, thường thì có từ 4-6 người làm công việc này tuỳ theo quy mô của dự án. Cuối cùng các kỹ sư tiến hành tính thời gian thi công đối với từng hạng mục và toàn bộ công trình. Thời gian thi công là chỉ tiêu được các cán bộ chú ý. Họ cố gắng kết hợp tối đa mọi nguồn lực để rút ngắn thời gian thi công nhằm đạt được điểm tối đa trong chỉ tiêu này và cũng là để giảm bớt chi phí cho công trình. 2.3- Công tác lập giá dự thầu: Lập giá dự thầu là công việc không những phức tạp mà còn mang tính “nghệ thuật” cao, vì giá dự thầu phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu: Yêu cầu của chủ đầu tư, có nghĩa là mức giá không được cao hơn so với giá dự toán. Nếu giá bỏ thầu càng thấp thì càng được đánh giá cao trong bình xét, thông thường giá dự thầu thường chiếm từ 15-20% tổng điểm hồ sơ dự thầu. Có khả năng cạnh tranh với giá của các nhà thầu khác. Đây là điều công ty luôn nỗ lực thực hiện nhưng hiệu qủa còn chưa cao do có rất nhiều nhà thầu mạnh tham gia Đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty hay đạt nhiều lợi nhuận So với hai yêu cầu trên thì yêu cầu thứ 3 có phần mâu thuẫn. Nhằm giải quyết một cách hợp lý nhất mâu thuẫn này phòng QLDA đã cử ra 2 kỹ sư kinh tế xây dựng giỏi về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm thực hiện công việc này. Căn cứ để lập Bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu Định mức dự toán xây dựng cơ bản của từng địa phương, qui định mức hao phí vật liệu, nhân công, máy móc cho một đơn vị khôí lượng thi công Đơn giá vật liệu, điện nước, máy móc, chi phí vận tải và tiền lương cán bộ công nhân Quy định hướng dẫn của nhà nước về lập giá dự toán xây dựng cơ bản, những qui định về tính thuế và chi phí chung Cách thức tiến hành: Nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu, nắm bắt được giá dự toán. Thông qua bản vẽ thiết kế và bản thuyết minh kỹ thuật, lập giá cho từng hạng mục và giá chung công trình theo khối lượng công trình được nêu ra trong hồ sơ mời thầu. Quy đổi ra loại tiền tệ theo quy định của chủ đầu tư. Tính toán những chi phí trực tiếp như chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí máy móc thiết bị. Chi phí cho công tác quản lý, trả lãi suất ngân hàng, chi phí dự trù cho các tình huống đột xuất. Dự đoán những biến động về giá nguyên vật liệu, giá nhân công, lãi suất Chuẩn bị bộ hồ sơ thuyết minh báo giá. Để hình dung cụ thể hơn công tác lập giá dự thầu ta có một ví dụ VD: Lắp đặt hệ thống chống sét cho Nhà điều hành giới thiệu sản phẩm của công ty COMA3. Đây là công trình mà công ty tự đứng ra thi công. Bảng tính giá STT Nội dung công việc Đv tính Số lượng Đơn giá cho 1đv sp VL NC MTC Kim thu sét D20 dài 0,7m Cọc nối đất L63 dài 2m Dây dẫn sét D10 Dây tiếp đất D16 Bê tông Cái Cái M M m2 11 16 46 23 2 12 35 8 12 450 6 5 1 2 80 4 6 0 2 27 Chi phí vật liệu (VLi) được tính dựa trên định mức vật liệu theo “Định mức dự toán xây dựng cơ bản” do bộ xây dựng thống nhất ban hành và theo đơn giá của sở liên ngành xây dựng tài chính địa phương nơi đặt công trình. Chi phí nhân công (NCi) được tính theo đơn giá qui định của nhà nước với hệ số điều chỉnh là KNC= 1,46. Chi phí máy thi công (Mi) được áp dụng theo đơn giá ca máy thi công do Bộ Xây dựng ban hành. Hệ số điều chỉnh K=1,07. Tổng chi phí trực tiếp (Ti) : Ti = VLi + NCi + Mi Chi phí chung (Ci): Ci = NCi*tỷ lệ phần trăm theo qui định Lãi dự kiến (Li) Thuế (THi) căn cứ vào quy định của nhà nước vào thời điểm lập giá: THi=(Ti + Ci + Li )* tỷ lệ phần trăm theo quy định Giá cho từng hạng mục và giá dự thầu cho toàn bộ công trình Gi = Ti + Ci + Li + THi Gdt= ồGi (i=1,2..n) n : số hạng mục Chi phí trực tiếp: Chi phí vât liệu: 2.238*1,00 = 2.238 Chi phí nhân công: 398* 1,46 = 581,08 Chi phí máy thi công : 240*1,07 = 256 Chi phí chung: 581,08*0,67 = 389,32 Giá thành: = 3.464,4 Thuế giá trị gia tăng đầu ra: 3464,4*0,05 =173,22 Giá trị xây lắp sau thuế: = 3.637,62(nghìn). Thực tế ảnh hưởng của chất lượng hồ sơ dự thầu tới khả năng thắng thầu ở Công ty: Từ việc phân tích công tác lập hồ sơ mời thầu của công ty COMA3 đã thấy được ảnh hưởng của công tác lập hồ sơ đến chất lượng hồ sơ. Nhưng để thấy rõ được tác động cụ thể của từng công việc tới chất lượng của hồ sơ là như thế nào thì ta sẽ tìm hiểu thông qua hai hồ sơ dự thầu mà công ty đã tham gia trong thời gian qua. 3.1- Công trình xây lắp bảo tàng Thái bình: Đây là công trình được đầu tư bằng nguồn vốn vay của ngân hành phát triển Châu á(ADB). Công trình này có sự tham của các nhà thầu sau: Công ty xây dựng và lắp máy số 3(COMA3). Cônh ty xây lắp 1 Công ty xây dựng miền trung Công ty 319- Bộ quốc phòng Công ty xây dựng thái bình Kết quả mở thầu ngày 25/7/2001 Đơn vị dự thầu Giá bỏ thầu (triệu đống) Giảm giá (triệu đồng) Tiến độ (ngày) Ghi chú Công ty COMA3 Công ty xây lắp 1 Công ty XD Miền trung Công ty 319-BQP Công ty XD Thái Bình 7.751 7.313 7.694 7.890 7.430 7.082 6.652 7.345 6.299 7.430 260 230 260 240 235 Trúng thầu Loại Chủ đầu tư ra quyết định nếu giá bỏ thầu dưới 7,4 tỷ thì sẽ được lọt vào phòng thi kỹ thuật. Công ty XD Thái Bình đã bị loại do giá dự thầu cao hơn 7,4 tỷ Tổng điểm mà chủ đầu tư đưa ra là 100 + Điểm kỹ thuật đạt 55 + Kinh nghiêm 15 + Tiến độ thi công 15 + Tài chính giá cả 15 Bảng đánh giá tổng hợp các nhà thầu STT Tiêu chuẩn A B C D Điểm tối đa I 1 2 3 4 5 6 II III IV 1 2 Kỹ thuật chất lượng Sơ đồ tổ chức công trường Biện pháp TCTC và giải pháp KT Bố trí nhân lực thi công Các biện pháp an toàn lao động, MT Sự phù hợp của máy móc thi công Chất lượng vật tư thiết bị Kinh nghiệm quá khứ Tiến độ thi công Tài chính giá cả Tài chính Giá dự thầu 50 8 14 8 5 7 8 15 12 11 8 3 53 8 15 10 5 6 9 15 15 13 9 4 50 8 13 10 5 6 8 15 12 11 9 2 49 7 14 8 5 7 8 14 13 15 10 5 55 8 15 10 5 7 10 15 15 15 10 5 Tổng 88 96 88 91 100 Nguyên nhân thua thầu của công ty do: Điểm kỹ thuật của công ty chưa cao. Bị mất 2 điểm trong bố trí nhân lực thi công một phần nguyên nhân là do các kỹ sư chưa tính đúng khối lượng công việc bố trí quá ít lao động so với yêu cầu. Nguyên nhân thứ 2 bị mất điểm trong chất lượng vật tư thiết bị, chưa tận dụng thết các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Thời gian thi công công kéo dài hơn so với các đấu thủ cạnh tranh, trong chỉ tiêu này công ty đã mất 3 điểm. Nguyên nhân chính là do bố trí ít công nhân, chưa tận dụng được nguồn lao động ở địa phương dẫn đến thời gian hoàn thành các hạng mục chậm, các hạng mục có thể thi công đồng bộ thì lại tách ra thi công theo thứ tự. Tài chính giá cả là phần công ty bị mất điểm đáng tiếc nhất. Nguồn vốn huy động cho công trình bị hạn chế, đây là điểm yếu mà công ty thường gặp phải. Giá dự thầu quá cao do thời gian thi công kéo dài, thiều nguồn thông tin đối với giá cả thị trường đặc biệt là sự biến động thị trường giá nguyên vật liệu ở Thái Bình . Qua công trinh này công ty đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Công ty tiếp tục cố gắng phát huy tối đa các điểm mạnh như kinh nghiệm thi công các công trình dân dụng, tổ chức công trường, tính khả thi của giải pháp kỹ thuật. Khắc phục những mặt còn yếu là nguyên nhân dẫn đến thất bại. 3.2- Đấu thầu xây lắp công trình Nhà điều hành công ty may Đức Giang. Đây là công trình làm bằng vốn của Công ty may Đức giang, tham gia đấu thầu công trình này gồm các nhà thầu sau: Công ty COMA3 Công ty xây dựng số 1 Công ty cơ giới lắp máy – BXD Công ty xây dựng công nghiệp nhẹ Hà Nội Kết quả mở thầu ngày 25/11/2001 Tên đơn vị Giá bỏ thầu ( triệu đồng) Giảm giá (triệu đồng) Tiến độ (ngày) Ghi chú Công ty COMA3 Công ty XD số 1 công ty cơ gới lắp máy- BXD Công ty XDCN nhẹ – Hà Nội 5,21 5,88 5,85 5,9 4,67 5,61 5,85 4,87 70 78 67 72 Trúng thầu Trong công trình này chủ đầu tư yêu cầu nếu giá bỏ thầu lớn hơn 5,5 tỷ thì không xét thầu. Theo đó công ty Công ty XD số 1 và Công ty cơ giới lắp máy bộ xây dựng bị loại do không thoả mãn yêu cầu về giá. Đặc điểm của chủ đầu tư công trình này là một doanh nghiệp vì vậy yêu cầu kỹ thuật không đòi hỏi quá cao mà họ tập trung đến hai yếu tố tài chính và thời gian thi công. Thang điểm được tính như sau: Kỹ thuật chất lượng 35 Kinh nghiệm qua khứ 10 Tiến độ thi công 20 Tài chính giá cả 35 Bảng đánh giá tổng hợp các nhà thầu STT Các tiêu chuẩn đánh giá A D Điểm tối đa I 1 2 3 4 5 II III IV 1 2 Kỹ thuật chất lượng Sơ đồ tổ chức công trường Biện pháp TCTC và giải pháp kỹ thuật Bố trí nhân lực Các biện pháp an toàn lao động Sự phù hợp của thiết bị thi công Kinh nghiệm quá khứ Tiến độ thi công Tài chính giá cả Tài chính Giá cả 33 7 10 6 4 6 8 20 34 9 25 30 7 7 6 4 6 10 17 33 10 23 35 7 10 7 4 7 10 20 35 10 25 Tổng điểm 95 90 100 Nguyên nhân dành chiến thắng là do trong hồ sơ dự thầu lần này công ty đã đạt được điểm tối đa trong các tiêu chí quan trọng như: Biện pháp TCTC và giải pháp kỹ thuật Tiến độ thi công Giá dự thầu Công trình được thực hiện trên địa bàn Hà Nội là một lợi thế lớn đối với công ty nhờ đó mà việc tìm hiểu khu vực thi công, các thông tin về thị trường nguyên liệu, nhân công... đạt được độ chính xác cao. Những chi phí vận chuyển máy móc thiết bị, chi phí đi lại ăn ở của công nhân cũng thấp hơn các đối thủ khác. Yếu tố chính để có được kết quả tốt như vậy chính là tinh thần làm việc hăng say, sáng tạo và đầy trách nhiệm của đội ngũ nhân viên tham gia quá trình lập hồ sơ. Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều hồ sơ dự thầu mà công ty đã thực hiện nhưng ta cũng có thể rút ra được điểm mạnh điểm yếu của từng chỉ tiêu: Tổ chức công trường là một điểm mạnh của công ty, thông thường thì công ty đạt được điểm số tối đa trong chỉ tiêu này Biên pháp tổ chức thi công và giải pháp kỹ thuật. Trong những năm gần đây chỉ tiêu này của công ty luôn là thế mạnh đóng góp không nhỏ vào các chiến thắng ở các cuộc đánh giá hồ sơ dự thầu. các kỹ sư đã đưa ra những giải pháp hợp lý, phù hợp với điều kiện thi công tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật chủ đầu tư đưa ra đảm bảo an toàn cho người lao động. Nhưng không phải lúc nào công ty cũng làm được điều này, một số công trình đòi hỏi kỹ thuật cao điều kiện thi công phức tạp chỉ tiêu này vẫn chưa thật tốt. Bố trí nhân lực là việc mà công ty còn yếu. Tuy đã có sự cố gắng lớn nhưng do điều kiên hiện tại có quá nhiều công trình mà nguồn nhân công của công ty lại hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu nhân công, chưa tận dụng hết nguồn lao động địa phương. Nhờ có được biện pháp TCTC, giải pháp kỹ thuật nên tiến độ thi công được rút ngắn. Công ty luôn đạt điểm số cao ở chỉ tiêu này Thiết bị máy móc của công ty được đánh giá là khá đầy đủ và hiện đại phù hợp với việc thi công các công trình dân dụng. Mặc dù vậy còn thiếu một số máy móc chuyên dụng. Công ty cần cố gắng đầu tư hoàn chỉnh hơn nữa thiết bị máy móc thi công Do chỉ mới thành lập các công trình tham gia còn chưa nhiều nên không được các chủ đầu tư đánh giá cao có chăng chỉ ở các công trình xây dựng dân dụng Tài chính giá thành: với số vốn hiện nay là 7,7 tỷ thì vẫn còn thiếu đối với một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, để đảm bảo hoạt động sản xuất công ty phải vay tín dụng. Điều này đẩy giá thành xây dựng lên cao do phải phân bổ các khoản lãi vào trong từng công trình. Công ty chưa có những cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu giá cả thị trường dẫn dến tình trạng đưa ra giá các NVL, NC...chưa sát với thực tế. Chiến thuật giảm giá được công ty áp dụng rất linh hoạt nhằm tăng thêm tính cạnh tranh trong chỉ tiêu này. III- Đánh giá tình hình lập hồ sơ dự thầu của công ty Những thành tích đạt được: Với mức tăng trưởng trên 20% được duy trì liên tục qua các năm đã chứng mính sự đúng đắn trong định hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Đạt được kết quả đó chính là nhờ thành công trong công tác đấu thầu đã mang lại cho công ty trên 90% lượng công việc hàng năm. Xuất hiện ngày một nhiều các công trình có giá trị lớn lên tới hàng chục tỷ như: lắp đặt khung nhôm kính Nhà ga T1- Nội Bài;Trung tâm TDTT sóc sơn; Bãi rác Hải Phòng...trong danh sách trúng thầu của công ty. Tất cả các hợp đồng đó không những mang lại doang thu, lợi nhuận cho công ty, việc làm cho người lao đông mà còn đóng góp một khoản lớn vào ngân sách nhà nước thông qua thuế. Nhận thức được vị trí của hồ sơ dự thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, lãnh đạo công ty đã chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công lập hồ sơ dự thầu. Hiện nay phòng QLDA đã có được một đội ngũ cán bộ trẻ chung có trình độ chuyên môn cao rất hăng say trong công việc. Các công đoạn trong quá trình lập hồ sơ được chuyên môn hoá nâng cao năng suất làm việc tạo điều kiện cho cán bộ có điều kiện học hỏi trau dồi chuyên môn. Cũng thông qua đó công ty đã có những chuyển biến tốt về mặt tổ chức quản lý thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ với các tổ chức bên ngoài như: Ngân hàng, các nhà cung ứng nguyên vật liệu, đối tác trong kinh doanh và các chủ đầu tư. Công tác lập hồ sơ giúp cho công ty nhìn nhận đúng đắn hơn thực lực của mình. Em cho rằng đây là thành tích đáng kể nhất vì khi biết rõ về bản thân công ty sẽ có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý về các mặt nhân lực, máy móc thiết bị,khả năng tài chính. Từ đó tăng năng lực thi công, rút ngắn thời gian, giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Ngoài ra với những thành công trong đấu thầu vị thế của công ty được nâng cao trên thương trường. Xây dựng được lòng tin của các chủ đầu tư, các đối tác kinh doanh với công ty, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh sau này. Những tồn tại trong công tác lập hồ sơ: Mặc dù trong công tác chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu công ty đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu. Chưa đánh giá đúng mức độ quan trọng của công tác khảo sát công trường, các cán bộ được cử đi còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến chưa bao quát hết được tình hình các thông tin liên quan đến hiện trường thi công, giá cả nguyên vật liệu, nhân công tại địa phương còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác. Công tác lập hồ sơ ở công ty đòi hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ giữa các cá nhân tham gia, tuy vậy ở công ty các cán bộ thường làm việc tương đối độc lập chưa có được sự phối hợp cần thiết. Mặc dù đã có một hệ thống máy tính tương đối hoàn chỉnh, nhưng vẫn chưa được tận dụng hết do một số công đoạn còn áp dụng các phương pháp thủ công gây keó dài thời gian lập hồ sơ. Thiếu các giải pháp kỹ thuật độc đáo sáng tạo làm giảm khả năng cạnh tranh của hồ sơ dự thầu. Chính sự thiếu sáng tạo trong giải pháp thi công thường dập khuôn cứng nhắc dẫn đến thời gian thi công kéo dài. Nhiều hồ sơ mời thầu còn làm sơ xài thiếu tính chuẩn xác dẫn đến xác suất trúng thầu thấp. Điều này có thể thấy rõ đối với các công trình xây dựng dân dụng có giá trị thấp hoặc các công trình giao thông thuỷ lợi Nguyên nhân của những tồn tại trên: 3.1- Nguyên nhân khách quan: Như nhiều đơn vị xây dựng khác khi lập hồ sơ dự thầu COMA3 cũng chịu sự tác động của một số yếu tố bên ngoài. Yếu tố thường xuyên và có tác động lớn nhất là chất lượng của hồ sơ mời thầu. Có một thực tế chất lượng hồ sơ mời thầu hiện nay còn thấp, không có đủ các thông tin cần thiết về công trình. Ví dụ như ở một số trường hợp trong hồ sơ mời thầu bản tiên lượng còn quá sơ sài không nêu đầy đủ các hạng mục làm cho cán bộ kỹ thuật khi thiết kế biện pháp TCTC và giải pháp kỹ thuật gặp nhiều khó khăn đôi khi phải tự thêm vào những hạng mục để đảm bảo chất lượng cho công trình. Hệ thống các văn bản về qui chế đấu thầu còn nhiều bất cập như thiếu tính đồng bộ, quá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thủ tục hành chính phức tạp kéo dài làm chậm thời gian lập hồ sơ. Chưa có chế độ ưu đãi cụ thể đối với các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế. Chính sách thuế không thống nhất hay có các thay đổi gây khó khăn trong tính giá dự thầu. Vì là một DN trẻ với số vốn không lớn nên công ty thường phải sử dụng các khoản tiền tín dụng để đảm bảo hoạt động sản xuất, lãi suất tiền vay còn ở mức cao khiến cho giá dự thầu của công ty bị đẩy lên. Tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 97 đã ảnh hưởng xấu đến công tác thu hồi vốn của công ty, có nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa thanh toán. Ngoài ra một số công trình tại địa phương yêu cầu công ty phải liên kết với các DN tại địa phương khiến việc bố trí nhân công, tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn. Trên đây ta thấy có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình lập hồ sơ dự thầu của công ty, nếu không có những giải pháp hạn chế những ảnh hưởng này thì khó có thể nâng cao được chất lượng hồ sơ dự thầu. 3.2- Nguyên nhân chủ quan. Mặc dù công ty đã thành lập ra phòng Quản lý dự án và kinh doanh,với nhiệm vụ phụ trách toàn bộ công tác lập hồ sơ dự thầu. Nhưng các cán bộ trong phòng lại bị phân tán do cùng lúc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như kinh doanh bất động sản, hoạt động xuất nhập khẩu, tham gia công tác quản lý các dự án. thực tế số lượng cán bộ tham gia công tác lập hồ sơ dự thầu chỉ có 10 người. Chỉ với 10 người thì rất khó đáp ứng được đòi hỏi ngày càng nhiều của công việc. Năng lực tài chính chưa thực sự mạnh. Nguyên nhân là do nguồn vốn của công ty ít, lượng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn tín dụng. Ngoài ra tình trạng khó thu hồi vốn ở các công trình đã bàn giao làm cho lượng vốn ứ đọng ngày một nhiều Thiếu kinh nghiệm thi công đối với các công trình có giá trị lớn đòi hỏi kỹ thuật khắt khe. Do trước đây chỉ thi công các công trình loại nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực dân dụng ít đòi hỏi kỹ thuật. Quá trình phát triển nhanh trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2001 cũng đã gây ra những khó khăn: Thiếu hụt cán bộ thi công đặc biệt là những công nhân có tay nghề cao Dù đã được chú trọng đầu tư nhưng số lượng máy móc thiết bị còn chưa tương xứng với khối lượng công việc. Thiếu một số loại máy chuyên dùng trong thi công buộc công ty phải đi thuê ở bên ngoài với giá cao là nguyên nhân làm tăng giá các công trình. Chương III Một số biện pháp nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu của công ty Xây dựng và lắp máy số 3(COMA3). Đấu thầu là phương thức ưu việt, được áp dụng rộng rãi mà thông qua đó các chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầu thích hợp, còn các doanh nghiệp xây dựng có được những công trình mới những dự án mới mang lại tiền bạc cho doanh ngiệp. Vì vậy các giải pháp đưa ra ở đây là nhằm đạt được mục đích tạo ra những hồ sơ tốt nhất để có thể giúp công ty giành chiến thắng khi tham gia đấu thầu. Điều này đòi hỏi phải có được sự đổi mới không những trong công tác lập hồ sơ mà ở mọi mặt của Công ty. Một số phương hướng đổi mới phương pháp dự thầu. Đổi mới công tác Marketing Nhìn vào hoạt động kinh doanh của hầu hết các DN hiện nay thì hoạt động Marketing rất được coi trọng, một số nhà kinh tế thì cho rằng nếu không có Marketing thì không có họat động kinh doanh. Tuy vậy ở công ty nó lại chưa có được vị trí như vậy, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và công tác lập hồ sơ dự thầu nói riêng. Hai biểu hiện rõ nhất là việc xây dựng hình ảnh công ty và tìm hiểu thị trường. Mặc dù đã có những thành công nhất định trong sản xuất như nhận được bằng khen của Thủ tướng, bằng khen của Bộ xây dựng...nhưng hình ảnh của công ty vẫn chưa thoát ra khỏi cái bóng của công ty mẹ là Tổng công ty Cơ khí và Xây dựng. Hoạt động tìm hiểu thi trường chưa được tốt, điển hình là việc tìm kiếm dự án còn khá thụ động, dẫn đến tình trạng hầu hết các công trình mà công ty tham gia bó hẹp trong phạm vi nhỏ gần khu vực Hà Nội và chi nhánh Thái Nguyên hoặc các công trình được Tổng công ty giới thiệu Để có thể giải quyết triệt để những tồn tại đó thì cách tốt nhất là thành lập phòng Marketing. Phòng Marketing có nhiệm vụ thực hiên những công viêc sau: Quảng bá, giới thiệu hình ảnh công ty ra thị trường để các chủ đầu tư trong cả nước biết đến công ty như một đơn vị xây lắp với những công trình có chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời gian thi công nhanh nhất. Nhà phân phối nguyên vật liệu coi công ty là khách hàng đầy tiềm năng, Chính quyền địa phương... Tập trung nghiên cứu đưa ra định hướng phát triển của công ty trên cơ sở xu thế phát triển thị trường xây dựng. Mở rộng phạm vi hoạt động của công ty bằng cách nắm bắt kế hoạch phát triển của nhà nước của địa phương, chuẩn bị sẵn sàng tham gia đấu thầu các công trình phù hợp Duy trì mối quan hệ liên tục đối với các khách hàng truyền thống Tìm hiểu khả năng của đối thủ cạnh tranh thông qua đánh giá nguồn lực máy móc, con người, khả năng tài chính...và các chiến thuật đối thủ có thể đưa ra trong đấu thầu Nghiên cứu tìm hiểu thị trường nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ công tác thi công Phối hợp với phòng quản lý dự án và kinh doanh trong công tác lập hồ sơ dự thầu nhằm tận dụng tối đa các thông tin mà phòng có được. Tham gia hiệp hội các nhà thầu: Đứng trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng thì rất khó cho công ty nếu vẫn duy trì hoạt động độc lập như hiện nay. Khi tham gia đấu thầu các công trình công ty phải cạnh tranh với rất nhiều nhà thầu mạnh trong đó có những nhà thầu cùng một hiệp hội. Lúc này xuất hiện một cuộc đấu không cân sức với một bên là một DN độc lập mà ỏ đây chính là công ty với một bên là hiệp hội các nhà thầu. Phần thắng chỉ thuộc về công ty khi tất cả các yếu tố gia bỏ thầu, thời gian thi công, thiết bị máy móc, khả năng tài chính ... đều vượt trội so với các nhà thầu khác. Với thực lực hiện nay của công ty thì chưa thể đáp ứng tất cả các yêu cầu đó dẫn đến hiệu qủa đấu thầu chưa cao. Hiện tượng thông đồng giữa hiệp hội các nhà thầu với chủ đầu tư vẫn tồn tại làm xuất hiện các cuộc đấu thầu “giả”. Trong những cuộc đấu thầu như vậy thì các nhà thầu hoạt động độc lập có rất ít cơ hội để chiến thắng. Bên cạnh đó một tình trạng phổ biến trong đấu thầu thời gian qua là các nhà thầu thi nhau hạ giá, bỏ thầu giá quá thấp cốt sao thắng thầu giành được công trình. Nếu công ty có giành được hợp đồng đi chăng nữa thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ không cao. Cách tốt nhất để tránh những thiệt thòi nêu trên là tham gia vào hiệp hội các nhà thầu. Ngoài tác dụng đó việc tham gia hiệp hội các nhà thầu còn mang lại cho công ty cơ hội tìm kiếm thêm công việc nhờ liên doanh liên kết với các nhà thầu khác. áp dụng phương pháp chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định dự thầu. Trước đây công ty thường dùng phương pháp phân tích đơn giản và dựa vào cảm tính để đưa ra quyết định này khiến độ chính xác của quyết định chưa cao. Để nâng cao độ chính xác cho quyết định đưa ra em xin đề xuất một phương pháp mới được đánh giá là rất hiệu quả đó là phương pháp chỉ tiêu tổng hợp. Loại quyết định này phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Phản ứng nhanh vì thời gian cho phép rất ngắn Đảm bảo độ chính xác cao để tránh bỏ lỡ cơ hội hoặc gây thiệt hại Đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của DN Việc đầu tiên các doanh nghiệp phải căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân, những qui định của pháp luật và qui chế đấu thầu hiện hành, để xác định một danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với các chỉ tiêu xét thầu càng tốt. Số lượng chỉ tiêu là tuỳ ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính đến tình hình cạnh tranh của các đối thủ, phải tránh chùng lặp các chỉ tiêu và xác định đúng những chỉ tiêu thực sự có ảnh hưởng. Không đưa vào bảng danh sách những chỉ tiêu không có ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất ít. Chỉ tiêu đưa ra càng chi tiết đầy đủ bao nhiêu thì kết quả chính xác bấy nhiêu. Xây dựng thang điểm Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽ được phân tích theo trạng thái tương ứng với từng bặc thang điểm. Yêu cầu của thang điểm là đảm bảo tính chính xác, không gây phức tạp cho tính toán. Có thể sử dụng thang điểm 3 bậc, 5 bậc, 9 bậc. Thang điểm 3 bậc được chi thành 3 mức điểm là 4,2,0, tương ứng với ba trạng thái của từng chỉ tiêu là tốt, trung bình, kém. Thang điểm 5 bậc được chia thành 5 mức điểm là 4,3,2,1,0, tương ứng với 5 trạng thái của từng chỉ tiêu là rất tôt, tốt, trung bình, yếu, kém. Thang điểm 9 bậc có mức điểm là 8,7,6,5,4,3,2,1,0. Việc sử dụng các chỉ tiêu như thế nào đều tùi vào doanh nghiệp. Xác định tầm quan trọng của từng chỉ tiêu Trong số các chỉ tiêu đã được lựa chọn để đưa vào tính toán, thì rõ ràng mỗi chỉ tiêu có mức độ ảnh hươngr riêng đến khả năng thắng thầu của DN. Do vậy, từng DN phải sử dụng kinh nghiệm bản thân, những qui định của pháp luật và qui chế đấu thầu hiện hành, những thông lệ và tiêu chuẩn thường dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, kết hợp với sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu. Tầm quan trọng của chỉ tiêu có thể được thể hiện bằng số phần trăm hoặc số thập phân. Tổng hợp sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu là bằng 1 nếu thể hiện bằng số thập phân và bằng 100% nếu thể hiện là số phần trăm. Việc xác định danh mục các chỉ tiêu, xác định trọng số và xây dựng thang điểm như trên, DN chỉ làm một lần và được dùng ổn định cho một khoảng thời gian khi mà các điều kiện và môi trường hoạt động kinh doanh của DN chưa có sự biến động Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể Khi xuất hiện gói thầu cụ thể, DN cần khẩn trương nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình đối với gói thầu và dự đoán các đối thủ cạnh tranh, để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Cuối cùng tính toán chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau: TH=ồAi*pi (i=1,2..n) Trong đó: TH: chỉ tiêu tổng hợp ; n : các chỉ tiêu trong danh mục ; Ai : điểm số của chỉ tiêu thứ i ứng với trạng thái của nó ; pi: trọng số của chỉ tiêu i Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau: K=TH/M*100 K: khả năng thắng thầu tính bằng % M: mức điểm tối đa được dùng Nếu K< 50% thì DN không nên tham gia dự thầu gói thầu đó Sau đây là một ví dụ cụ thể: Giả sử DN xây dựng X đã xây dựng được một danh mục các chỉ tiêu và thang điểm 5 bậc như sau: STT Các chỉ tiêu Thang điểm và trạng thái 4 3 2 1 0 1 Mục tiêu lợi nhuận Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 3 Mức độ quen thuộc với gói thầu Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 5 Khả năng đáp ứng nhân lực thi công Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh Rất yếu Yếu Trung bình Mạnh Rất mạnh DN cũng đã xác định được trọng số của từng chỉ tiêu như sau: STT Chỉ tiêu Trọng số(%) 1 Mục tiêu lợi nhuận 30 2 Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật 20 3 Mức độ quen thuộc của gói đầu tư 15 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công 5 5 Khả năng đáp ứng năng lực thi công 10 6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh 20 Khi xuất hiện gói thầu A, DN đã phân tích gói thầu xác định trạng thái của các chỉ tiêu và tính toán được chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu này như sau: STT Chỉ tiêu Trạng thái Điểm Trọng số Kết quả 1 Mục tiêu lợi nhuân Trung bình 2 0,3 0,6 2 Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuât Rất cao 4 0,2 0,8 3 Mức độ quen thuộc với gói thầu Trung bình 2 0,15 0,3 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Cao 3 0,05 0,15 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công Rất cao 4 0,1 0,4 6 Đánh giá đối thủ cạnh tranh Mạnh 1 0,2 0,2 Tổng số điểm tính toán 2,45 Khả năng thắng thầu đối với gói thầu này: K= 2,45/4*100 = 61,25% Với kết quả tính toán như trên thì DN nên tham gia dự thầu gói thầu này. Rõ ràng phương pháp này đã lượng hoá sự ảnh hưởng của các nhân tố cần xem xét và cho phép doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh khi ra quyết định dự thầu. Phương pháp này tỏ ra rất phù hợp với công ty COMA3, nếu tuân thủ nghiêm túc nó sẽ giúp công ty tìm thấy cho mình những dự án phù hợp, tránh được những lãng phí trong công tác lập hồ sơ dự thầu do những quyết định sai lầm gây ra. Xác định chiến thuật cạnh tranh. Chúng ta thử hình dung một đội bóng ra sân thi đấu mà không có huấn luyện viên, không có chiến thuật. Chắc chắn rằng dù mọi vị trí có cố gắng thi đấu đến đâu đi chăng nữa thì cũng không có được thành tích tốt. Quay lại với công tác lập hồ sơ dự thầu, nếu không có chiến thuật tốt cho mỗi cuộc đấu thầu thì kết quả mà công ty có được cũng giống như đội bóng trên. Yêu cầu đặt ra là phải có một chiến thuật hợp lý nhất cho mỗi cuộc đấu thầu. Muốn vậy công ty phải dựa vào phân tích hai luồng thông tin : thông tin về công trình và thông tin về đối thủ cạnh tranh. Thông tin về công trình Công trình thuộc loại gì, những yêu cầu của hồ sơ hồ sơ mời thầu Chủ đầu tư công trình là ai, họ đầu tư nhằm mục đích gì Thông tin về đối thủ cạnh tranh Thu thập các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh Nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ Từ những thông tin đã được phân tích tổng hợp đưa ra chiến thuật bao gồm : Chiến thuật cạnh tranh về gía, chú trọng đến giảm giá thành công trình Chiến thuật cạnh tranh chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình là tốt nhất Chiến thuật rút ngắn thời gian thi công, thời gian thi công ngắn nhất Để rõ ràng hơn ta xem xét một ví dụ đơn giản sau VD: Công trình bể bơi dành cho sinh viên học sinh với chủ đầu tư là một doanh nghiệp kinh doanh. Tham gia đấu thầu gồm hai nhà thầu là công ty xây dựng A, công ty xây dựng nước ngoài B. Là một người công tác tại công ty A với nhiệm vụ xây dựng chiến thuật đấu thầu, ta phải thực hiện những công việc sau Đây là một bể bơi dành cho học sinh, sinh viên chất lượng không đòi hỏi quá c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8409.DOC
Tài liệu liên quan