Tài liệu Đề tài Một số biện pháp hạn chế thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực trên địa bàn huyện Sơn Dương: Lời nói đầu
Thuê là một hinh thức động viên Tài chính đã đươc ra đời cùng với sự ra đời của bộ máy Nhà nước, thuế và các chính sách về thuế gắn liền với chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia Khi nền kinh tế phát triển tất yếu sẽ làm tăng thêm áp lực chi tiêu của chính phủ cho sự tiến bộ của xã hội. Để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu đó Nhà nước tìm cách khai thác tất cả mọi nguồn thu, xong trong tất cả các hình thức động viên, khai thác thì nguồn thu từ thuế vẫn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong Ngân sách Nhà nước.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt nam trong Đại hộ Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định nền kinh tế nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bao gồm các thành phần kinh tế: kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản …
Trong thời kỳ hiện nay, thành phần kinh tế cá thể đã và đang cùng các thành phần kinh tế khác trong xã hội phát huy vai trò của mình, một mặt vừa đóng góp một phần của cải không nhỏ trong tổng thu nhập ...
67 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp hạn chế thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực trên địa bàn huyện Sơn Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thuê là một hinh thức động viên Tài chính đã đươc ra đời cùng với sự ra đời của bộ máy Nhà nước, thuế và các chính sách về thuế gắn liền với chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia Khi nền kinh tế phát triển tất yếu sẽ làm tăng thêm áp lực chi tiêu của chính phủ cho sự tiến bộ của xã hội. Để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu đó Nhà nước tìm cách khai thác tất cả mọi nguồn thu, xong trong tất cả các hình thức động viên, khai thác thì nguồn thu từ thuế vẫn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong Ngân sách Nhà nước.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt nam trong Đại hộ Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định nền kinh tế nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bao gồm các thành phần kinh tế: kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản …
Trong thời kỳ hiện nay, thành phần kinh tế cá thể đã và đang cùng các thành phần kinh tế khác trong xã hội phát huy vai trò của mình, một mặt vừa đóng góp một phần của cải không nhỏ trong tổng thu nhập kinh tế quốc dân, đồng thời cũng góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội như: Vấn đề về vốn, về giá trị sản phẩm hàng hoá thực hiện, về công ăn việc làm cho người lao động…
Vấn đề quản lý thuế lại càng gặp nhiều khó khăn hơn khi nước Việt nam mới thực hiện luật thuế GTGT thay thế cho luật thuế Doanh thu trước đây. Với quan điểm áp dụng các luật thuế mới trong chương trình cải cách chính sách kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế nước nhà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời phải đảm bảo ổn định số thu ngân sách trong những năm đầu thực hiện luật quản lý thuế, tăng số thu cho ngân sách ở những năm tiếp theo, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước.
Với ý nghĩa đó, qua thời gian thực tập tại Chi cục thuế huyện sơn dương , em được giúp đỡ tận tình của cán bộ trong cơ quan và chỉ bảo của thầy cô trong bộ môn tài chính doanh nghiệp, kết hợp với kiến thức đã học tập, bản thân em đã được nghiên cứu tìm hiểu phân tích, đánh giá trình độ, chức thực hiện các luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng trên địa bàn huyện Sơn Dương.
Em mạnh dạn lựa chọn đi sâu nghiên cứu và viết về đề tài: ''Một số biện pháp hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực trên địa bàn huyện Sơn Dương''.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Thuế GTGT và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT.
Chương II: Thực trạng công tác hạn chế thất thu thuế GTGT đối với Hộ kinh tế cá thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp Trên địa bàn huyện Sơn Dương.
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hạn chế thất thu thuế GTGT đối với Kinh tế cá thể trên địa bàn Chi cục thuế huyện Sơn Dương.
Em là 1 sinh viên với kiến thức và sự hiểu biết về lý luận còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên nội dung và phương pháp triển khai đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự giúp đỡ chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các đồng chí trong ban lãnh đạo chi cục Sơn Dương và các cô chú, các bạn bè đã đọc đề tài này để đề tài được hoàn thiện và mang ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Chương I
THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠN CHẾ THẤT THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ
1.1. Lý thuyết chung về thuế GTGT.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT.
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Pháp là nước đầu tiên ban hành và áp dụng luật thuế này vào năm 1954 ở các ngành như: điện, khí đốt...Nhưng đến năm 1968, thuế GTGT đã được chính phủ Pháp cho áp dụng phổ biến ở tất cả các ngành. Từ nước Pháp, thuế GTGT ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Đến nay đã có hơn 100 nước áp dụng chủ yếu là các nước ở khu vực châu Âu, châu Mỹ La Tinh, châu Phi.
Gần đây, thuế GTGT được nghiên cứu và áp dụng phổ biến ở khu vực Châu á như Triều Tiên (1970), Đài Loan (1986), Nhật Bản (1988).
ở Việt Nam, thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước I (1990) rồi được áp dụng thử nghiệm năm 1993 ở 11 đơn vị (Đường, dệt, xi măng...). Thuế GTGT được ban hành thành luật và được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá 9 ngày 10 tháng 05 năm 1997, chính thức được áp dụng ngày 01 tháng 01 năm 1999.
Thuế GTGT là sắc thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.1.1.2.Đặc điểm thuế GTGT
Thứ nhất, thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu, không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ. Về cơ bản, người nộp thuế theo luật và người trả thuế không đồng nhất với nhau.
Thứ hai, thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn.
Thứ ba, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Nó không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm và không bị ảnh hưởng bởi quá trình phân đoạn sản xuất. Do đó, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ tư, thuế GTGT có khả năng đem lại số thu ổn định cho NSNN do người tiêu dùng dù thu nhập có tăng lên nhưng hầu hết nhu cầu tiêu dùng không tăng đáng kể. Thuế GTGT phụ thuộc vào mức tiêu dùng xã hội, phần lớn các nước áp dụng thuế GTGT có số thu về thuế GTGT chiếm khoảng 15% đến 30% tổng thu ngân sách (khoảng 5% đến 10% GDP).
1.1.1.3.Ưu, nhược điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT là sắc thuế được nghiên cứu trong thời gian tương đối dài, đến nay đã có nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua thực tiễn cho thấy, thuế GTGT ngày càng thể hiện tính ưu việt và đã trở thành một trong những sắc thuế quan trọng của quốc gia, bởi thuế GTGT có những ưu điểm sau:
+ Việc áp dụng thuế GTGT có tác dụng tránh đánh trùng do thuế GTGT chỉ thu trên phần giá trị tăng thêm trên mỗi giai đoạn của quá trình luân chuyển hàng hoá.
+ Thuế GTGT bắt buộc người bán và người mua phải lập và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ. Vì vậy, công tác thu thuế tương đối sát với thực tế hoạt động kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra.
+ Việc quản lý thu thuế GTGT rõ ràng minh bạch thông qua quy trình quản lý thuế mới. Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào kho bạc theo quy định, tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý.
+ Thuế GTGT được áp dụng với diện rộng, do đó đem lại số thu lớn, ổn định cho NSNN. Mặt khác, thực hiện thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu đã khuyến khích sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Thuế GTGT góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới.
Như vậy, qua các ưu điểm trên của thuế GTGT ta có thể thấy rõ thuế GTGT có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, thuế GTGT đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể:
+ Nhược điểm dễ thấy của thuế GTGT là tính phức tạp của sổ sách kế toán ghi chép, lưu giữ và quản lý biên lai hoá đơn chứng từ. Nhưng, nhận thức của người kinh doanh và tập quán kinh doanh không dùng hoá đơn chứng từ đã ăn sâu bám rễ không thể ngày một ngày hai có thể thay đổi được. Do đó, gây khó khăn cho công tác quản lý. Hơn nữa, để thực hiện tốt công tác khấu trừ và hoàn thuế đòi hỏi việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn chứng từ của người mua và người bán phải được tiến hành kỹ lưỡng. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất của ngành thuế cũng như trình độ của cán bộ thuế. Đây là một vấn đề đang gặp nhiều khó khăn chưa thể giải quyết một sớm, một chiêu được.
+ Thuế GTGT là loại thuế có tính luỹ thoái, do có ít mức thuế suất, nên người tiêu dùng có thu nhập khác nhau đều phải nộp giống nhau, gây mất công bằng xã hội.
Qua những ưu điểm và hạn chế cơ bản đã cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý thuế GTGT. Trong đó, công tác quản lý thuế GTGT tiến hành đối với hộ cá thể bao gồm quản lý hộ kê khai và quản lý hộ khoán. Sau đây Em xin đi sâu vào nghiên cứu các nội dung cơ bản của luật thuế GTGT áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai để thấy rõ hơn vấn đề này, từ đó đưa ra các nhận xét cần thiết.
1.1.1.4. Những nội dung cơ bản của luật thuế GTGT.
v Người nộp thuế
Theo quy định tại điều 2 - Luật thuế GTGT và điều 2 - Nghị định số 158/2003/ NĐ - CP của Chính phủ, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 29nhóm mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định.
v Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là Người nộp thuế).
v Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT đối với Người nộp thuế là giá tính thuế và thuế suất.
+ Giá tính thuế GTGT: là giá bán của hàng hoá, dịch vụ bán ra chưa có thuế GTGT (phương pháp khấu trừ), hoặc giá thanh toán đã có thuế GTGT (phương pháp trực tiếp).
+ Thuế suất
Các mức thuế suất được quy định trong Luật thuế GTGT bao gồm 03 mức:
- Mức 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.
- Mức 5%: áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ thiết yếu, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Mức 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường.
v Phương pháp tính thuế
w Phương pháp khấu trừ thuế
- Đối tượng áp dụng: phương pháp này áp dụng đối với các hộ cá thể đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán, chấp hành đầy đủ các quy định của chế độ hoá đơn chứng từ, tự nguyện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận.
- Cách xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT
phải nộp
=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT
đầu ra
=
Giá tính thuế của
hàng hoá dịch vụ bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT
của hàng hoá đó
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào; ghi chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho bên nước ngoài và trên các hóa đơn, chứng từ đặc thù.
w Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
- Đối tượng áp dụng: phương pháp này áp dụng đối với các hộ chưa thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ và hộ kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ
- Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của hàng hoá
dịch vụ chịu thuế bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT
hàng hoá dịch vụ đó
GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra
=
Doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra
-
Giá vốn của hàng hoá chịu thuế bán ra
- Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau:
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chưa thực hiện chế độ kế toán, không xác định được doanh số mua vào của hàng hoá bán ra thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) GTGT tính trên doanh thu.
1.3. Thất thu thuế và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dươg.
1.3.1. Đặc điểm và vai trò của kinh tế cá thể.
Từ quan điểm của Đảng ta cho thấy kinh tế cá thể có đặc điểm:
- Là loại hình có số lượng lao động hơn hẳn so với với những loại hình thức tổ chức sản xuất khác. Bản thân số lượng mày không phải là yếu tố quyết định song lại là cơ sở hình thành tính phong phú đa dạng không đồng nhất của hoạt động kinh tế diễn ra ở tất cả các hộ kinh doanh cá thể.
- Phạm vi hoạt động kinh tế cá thể tương đối rộng lớn và đa dạng, được phát triển ở mọi ngành nghề, phân bổ rộng từ khắp từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miến núi... và diễn ra trên mọi lĩnh vực sản xuất thương nghiệp dịch vụ. Điều này chứng tỏ Nhà nước có số thu thuế từ khu vực kinh tế cá thể trên phạm vi rộng.
- Kinh tế cá thể có thể tồn tại độc lập hoặc cũng có thể tham gia vào các lĩnh vực khác như: hợp tác xã, liên doanh liên kết... Quy mô của các hộ kinh tế nhin chung không lớn khoảng trung bình từ 5 đến 6 lao động.
Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kinh tế cá thể được coi là bộ phận hỗ trợ hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Kinh tế cá thể tồn tại là một tất yếu khác quan xuất phát từ yêu cầu của xã hội và ngày càng khẳng định vai trò to lớn của nó:
- Kinh tế cá thể đã và sẽ tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng cho nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân, cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, làm cầu nối giữa sản xuất và lưu thông tiêu dùng, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa tiền tệ trong nền kinh tế nhanh chóng và có hiệu quả. Tham gia hỗ trợ những mặt mà kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác chưa giải quyết được.
- Kinh tế cá thể đã góp phần to lớn để tạo công ăn việc làm. Khu vực quốc doanh ở nước Việt Nam tạo việc làm khoảng 11% trong tổng số lực lượng lao động. Gần 90% lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh. Có rất nhiều hình thức thu hút lao động ngoài quốc doanh: Donh nghiệp tư nhân, cá nhân tự tạo việc làm, lao động làm thuế theo vụ việc, mua vụ ... song cho tới nay phổ biến nhất vẫn là hộ kinh tế cá thể. Bởi vì, hiện nay ở nước Việt Nam có khoảng 1,9 triệu hộ cá thể. Nếu cứ tính trung bình mỗi hộ sử dụng 2 lao động thì tổng cộng đã giải quyết được 3 triệu lao động mà còn có tác động đến vấn đề an ninh xã hội và gánh nặng chi tiêu của Nhà nước, để giải quyết vấn đề thất nghiệp và tệ nạn xã hội do không có việc làm tạo nên.
- Kinh tế cá thể ngày càng phát triển góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội và đã đóng một phần thu nhập vào ngân sách Nhà nước đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn của Nhà nước.
Kinh tế cá thể nắm giữ một khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế và có khả năng huy động được nhiều vốn. Ước tính mỗi người dân Việt Nam có khoảng gần 2 chỉ vàng tiết kiệm. Nếu như lượng vốn này được tham gia vào SXKD thì hiệu quả kinh tế của xã hội tăng lên, thúc đẩy mở rộng sản xuất, kích thích tiêu dùng. Từ đó thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Ngược lại, những thành phần kinh tế khác bị thiếu vốn để mở rộng SXKD thì có thể cho vay giảm bớt chi phí tiền vay khi phải vay của nước ngoài như hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực kinh tế cá thể có một số hạn chế dẫn đến việc tổ chức, quản lý đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn. Với nguồn vốn huy động tùy thuộc vào ngành nghề và mặt hàng SXKD đã tạo nên sự đa dạng trong nguồn vốn dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh tế cá thể và góp phần không nhỏ trong việc làm tăng số lượng thuế bị thất thu, vì khó xác định được một cách chính xac quy mô vốn và quy mô kinh doanh.
1.2.2 Sự cần thiết phải hạn chê thất thu thuế GTGT đối với các hộ cá thể
1.2.2.1. Thất thu thuế và ảnh hưởng của thất thu thuế
Thất thu thuế:
Là hiện tượng số thực thu vào Ngân sách Nhà nước thấp hơn so với số thuế lẽ ra phải thu được trong một khoảng thời gian nhất định.
Quan hệ pháp luât thuế là mối quan hệ lợi ích giữa một bên là Nhà nước và một bên là Người nộp thuế. Việc xử lý hài hòa mối quan hệ này là hết sức khó khăn và phức tạp đối với các nhà hoạch định chính sách thuế. Về căn bản một chính sách thuế hợp lý thì phải đảm bảo được lới ích của Nhà nước, vừa phải được sự đồng tình của quần chúng nhân dân. Thất thu thuế đã nảy sinh từ việc giải quyết mối quan hệ này.
Thất thu thuế có hai dạng chính:
Thất thu thuế tiềm năng: có thể hiểu là những khoản tiền được thuộc khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được bồi dưỡng, khai thác, động viên kịp thời vào ngân sách Nhà nước nhưng chưa được Nhà nước quy định trong luật thuế.
Thất thu thuế thực; chính là những khoản phải thu vào Ngân sách nhà nước đã được qui định trong luật nhưng thực tế lại chưa được thực thi hoặc thực thi nhưng kết quả nhỏ hơn kết quả phải đạt được.
Nguyên nhân của thất thu thuế:
- Thất thu thuế do trong chính sách chế độ còn nhiều kẽ hở, chưa bao quát hết các nguồn thu, một số quy định chưa cụ thể, rõ ràng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hoặc cách xác định thuế phức tạp và thuế suất cao là nguyên nhân thúc đẩy đối tượng nộp thuế trốn thuế hoặc liên kết với nhau tạo ra các hoạt động kinh tế giả để được giảm số thuế phải nộp hay được hưởng lợi từ thuế.
- Thất thu thuế do trình độ quản lý của cơ quan thuế yếu và tổ chức bộ máy chưa khoa học dẫn tới công việc kém. Đồng thời, còn do trình độ chuyên môn của cán bộ thuế chưa cao dẫn đến việc vận dụng sai luật thuê hoặc không thể phát hiện ra những mâu thuẫn.
- Thất thu do ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế: trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà kinh tế là lợi nhuận tối đa. Do vậy, họ luôn tìm cách để tăng lợi nhuận và giảm tối thiểu chi phí trong hoạt động SXKD của mình. Với việc cho rằng nộp thuế cho Nhà nước đã làm giảm đi quyền lợi vật chất mà lẽ ra họ được hưởng. Cho nên vì lợi ích trước mắt và riêng của mình họ luôn có tư tưởng và hành động không tuân thủ pháp luật về thuế, tìm mọi cách để không phải nộp thuế hoặc nộp với mớc thấp nhất so với nghĩa vụ phải nộp theo quy định trong các luật thuế.
ảnh hưởng của thất thu thuế
Qua tìm hiểu nguyên nhân thất thu thuế và các dạng thất thu thuế chúng ta có thể thấy rằng thất thu thuế có ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt tài chính, kinh tế, xã hội của đất nước. Nghiên cứu ảnh hưởng của thất thu thuế đối với những lĩnh vực trên sẽ cho thấy được sự cần thiết phải tăng cường hạn chế thất thu thuế.
+ Về mặt tài chính và kinh tế:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và thường chiếm tỷ trọng trung bình từ 85%- 90% trong cơ cấu nguồn thu của Ngân sách. Thất thu thuế làm ảnh hưởng tới thu Ngân sách Nhà nước. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Ngân sách Nhà nước cần một lượng vốn rất lớn. Thất thu thuế sẽ tạo gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước đồng thời tạo ra những tác động xấu về mặt xã hội.
+ Về mặt xã hội:
Một trong những mục tiêu quan trọng của thuế góp phần thực hiện công bằng xã hội trong động viên đóng góp. Tình trạng thất thu thuế sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động SXKD trái pháp luật ảnh hưởng không tốt cho việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người kinh doanh chính đáng, gây ra nhiều tiêu cực xã hội. Bên cạnh đó thất thu thuế còn ảnh hưởng tới tính pháp lý của các luật thuế, các pháp lệnh thuế.
Chính vì vậy, chống thất thu thuế là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm đảm bảo ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Đồng thời chống thất thu thuế hiệu quả sẽ giúp cho mội quốc gia việc tạo môi trường kinh tế, xã hội ổn định, thúc đẩy sản xuất phát triển.
1.2.2.2. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp được quản lý theo quy trình 1201/TCT/QĐ/TCCB ngày 26/07/2004 của Tổng cục thuế.
v Quy trình đăng ký thuế
Đây là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế, việc kê khai đăng ký thuế của Người nộp thuế tạo điều kiện cho Chi cục thuế nắm được số hộ kinh doanh trên địa bàn từ đó lập sổ bộ thuế. Cán bộ thuế nhận tờ khai đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế, kiểm tra tờ khai và nếu phát hiện hộ không có giấy phép đăng ký kinh doanh thì phải yêu cầu đăng ký ngay và có hình thức xử phạt hành chính. Quy trình này bao gồm các bước sau:
- Hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai đăng ký thuế.
Nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế: Đội thuế nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh theo mẫu số 01/HKD và lập phiếu hẹn theo mẫu số 02/HKD trong đó ghi rõ ngày nhận và hẹn thời gian trả Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho Hộ kinh doanh không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày đội thuế nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của hộ kinh doanh.
- Nhập và xử lý hồ sơ đăng ký thuế.
In giấy chứng nhận đăng ký thuế, gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế cho hộ kinh doanh.
Lập sổ danh bạ hộ kinh doanh.
Qua sự tìm hiểu phải phân tích những vấn đề thất thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể cho thấy: Thất thu thuế nói chung và thất thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể noi riêng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Chống thất thu thuế là một yêu cầu cần thiết khách quan xuất phát từ thực trạng thất thu thuế hiện nay, từ yêu cầu đảm bảo công bằng xá hội và số thu cho Nhà nước.
Thực hiện tốt công tác chống thất thu thuế sẽ phát huyđược vai trò, tác dụng của thuế và chức năng quản lý nền kinh tế của Nhà nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Chính vì vậy từng cấp cơ sở quản lý thu thuế cũng cần có những biện pháp quản lý riêng phù hợp với tình trạng thất thu thuế ở khu vực đó, góp phần chống thất thu thuế, ngăn chặn sự mất mát Ngân sách không đáng có trong mọi thành phần kinh tế, trong đó chống thất thu thuế GTGT đối với thành phần kinh tế cá thể là một nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn.
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ THẤT THU THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI HỘ KINH TẾ CÁ THỂ NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG.
2.1. Đặc Điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Sơn Dương.
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Sơn Dương.
Sơn Dường là huyện nằm ở phía Đông nam của tỉnh Tuyên Quang, có dân cư đông so với các huyện trong tỉnh. Địa giới hành chính huyện Sơn Dương được chia thành 3 khu vực thượng huyện, trung huyện, hạ huyện gồm 33 xã 1 thị trấn có địa bàn khá rộng.
Trên địa bàn huyện Sơn Dương có nhiều cơ sở kinh tế, cơ quan của Nhà nước. Trong những năm qua kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng đáng kể trong phát triển kinh tế của huyện, là nơi giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư.
Một trong những đại biểu nổi bật của Sơn Dương là xã Sơn Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh. Một mặt phố phường ngày một đổi thay, nhiều đường phố và khu Nhà nước được xây dựng, làm cảnh quan đô thị thêm sầm uất. Nhiều cơ sở kinh tế cá thể mới nảy sinh và phát triển.
Trong thời gian qua, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế ngoài quốc doanh về sản xuất, dịch vụ, thương mại đã có tác động lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ thu hàng năm. Chi cục thuế huyện Sơn Dương bằng sự nỗ lực phấn đấu trong công tác quản lý thu thuế, tổ chức sắp xếp cán bộ hợp lý, biết tranh thủ chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện và Cục thuế Tuyên Quang, đồng thời phối kết hợp tốt với các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan. Chi Cục thuế huyện Sơn Dương đã đạt được những thành tích nhất định.
Cơ cấu: Gồm có 33 xã và một thị trấn . dân số170.255người có dân số đông so vơi các huỵên trong tỉnh đông. Địa ly tự nhiên 78.925ha địa bàn rộng có tới 75% diện tích là đồi núi cao,sông, suối, giao thông đi lại khó khăn tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 76,235 tấn cây mía chiếm diện tích4.200ha cây chè chiếm diện tích 1.890ha
Về khoáng sản: sơn dương có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ,phân tán,và điều kiện khai thác không thuận lợi tuy nhiên có những loại đang được khai thácvà có triển vọng đóng góp lớn cho ngân sách như quạng thiếc sơn dương, trữ lượng khoảng 20.700 tấn , quạng barite sơn dương trữ lượng khoảng 12 triệu tấn , đá vôi có trữ lượng khoảng 200 triệu m3 là nguyên liệu cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng , quạng vonforam trữ lượng khoảng 10.200 tấn , quạng penfát trữ lượng khoảng 80.000 triệu tấn ,là nguồn thu to lớn cho ngân sách nhưng chủ yếu ,từ năm 2000 đến năm 2007sơn dương đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho khu công nghiệp sơn nam sơn dương tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng các dự án phục vụ phát triển kinh tế của huyện và tạo việc lam cho hàng trăm công nhân chưa có việc lam ở khu công nghiệp sơn nam ngoài ra sơn dương thực hiện theo nghị quyềt của tỉnh cũng như văn bản hướng dẫn của chính phủ về ưu đãi đối với doanh nghiêp , công ty mớ thành lập . nhằm khuyến khích đầu tư các dự án mới đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế
Một trong những đại biểu nổi bật của huyện sơn dương là khu trunh tâm xã sơn nam có tốc độ đô thị hoá nhanh , nhiều cơ sở kinh tế cá thể mới ra đời và phát triển ở rạng tiềm năng .chưa khai thác được hoạc khai thác chưa đáng kể . trong trương trình phát triển kinh tế từ 1997 – 2010 sơn dương đã kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài huyện cũng như kêu gọi đầu tư trong và ngoài tỉnh. Thuộc các ngành chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp , khai khoáng ,chế biến từ sản phẩm từ nông nghiệp ..
Trên địa bàn huyện sơn dương có nhiều cơ sở kinh tế, cơ quan của Nhà nước . Trong những năm qua kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng đáng kể trong phát triển kinh tế của huyện, là nơi giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư.
Về cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội còn thấp, kinh tế phát triển chưa đồng đều,trong tổng số 33 xã ,thị trấn thì trong đó có đến 7 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng 135. mặc dù sơn dương đã có tới 79 doanh nghiệp cả trung ương và địa phương đóng trên địa bàn, trong đó doanh nghiệp tư nhân 21, công ty cổ phần 08, công ty trách nhiệm hữu hạn, HTX, tập trung chủ yếu ở thị trấn sơn dương ,khu công nghiệp long bình an , khu công nghiệp sơn nam , xã hồng lạc phần lớn các đơn vị có trang thiết bị cũ , lạc hậu , công nghệ chưa được tiên tiến do đó sản phẩm , mẫu mã , chất lượng chưa cao , chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm do các doanh nghiệp trung ương sản xuất hoạc hàng nhập khẩu
Là một huyện miền núi , địa bàn rộng .trình độ dân cư còn thấp nên công tác quản lý thuế nói trung và quản lý thuế giá trị gia tăng nói riêng (GTGT) mới quản lý được 70% . kể cả số hộ , chất lượng
2. Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế Sơn Dương trực thuộc Cục Thuế Tuyên Quang.
* Sơ đồ bộ máy quản lý
Chi cục trưởng
Phú Chi cục trưởng (1)
Phú Chi cục trưởng (2)
éội quản lý nợ, cưỡng chế thuế và thu khỏc
éội hành chớnh,nhõn sự, tài vụ, ấn chỉ
éội nghiệp vụ - Tuyờn truyền hỗ trợ
éội kờ khai - kế toỏn thuế và tin học
éội thuế liờn xó éăng Chõu
éội thuế liờn xó Kim Xuyờn
Đội kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ
éội thuế liờn xó Sơn Nam
2.1. Vị trí, chức năng:
Chi cục thuế Sơn Dương là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng, tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí , lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm, phân tichd đánh giá công tác thu thuế, tham mưu cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện nhiêm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước…
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;
- Thực hiện công tác truyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, các nhân được uỷ nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền;
- Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ công chức thuế;
- Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuế, các quy trình, quy định của cơ quan thuế cấp trên Báo cáo Cụ thuế những vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
- Tổ chức công tác kế toán thuế, thống kê thuế; lập báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan thuế cấp trên, Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan, tổng kết đánh giá tình hình và công tác của Chi cục Thuế;
- Lập hồ sơ đề nghị khởi tố tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế; thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với NNT vi phạm nghiêm trọng phap luật về thuế;
- Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, tru thu thuế; hiện hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để truy thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế;
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có tham quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật;
- Được quyền yêu cầu NNT cung cấp sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho NNT; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý thuế hiện đại vaò các hoạt đọng của Chi cục Thuế.
- Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuế thuộc Chi cục Thuế; quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao;
2.3. Lãnh đạo Chi cục thuế:
- Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế Tuyên Quang về toàn bộ hoạt động của Chi cục thuế.
- Các phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
2.4. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Sơn Dương:
Theo Quyết định số 256/QĐ-CT ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Cục thuế Tuyên Quang “Về việc sắp xếp cơ cấu tổ chức và biên chế Chi cục Thuế huyện Sơn Dương theo chức năng" như sau:
- Lãnh đạo Chi cục: 03 biên chế.
- Đội Nghiệp vụ - Tuyên truyền hỗ trợ (Làm cả nhiệm vụ của đội Nghiệp vụ - Dự toán thường trực một cửa): 05 biên chế.
- Đội kê khai - Kế toán thuế và tin học: 05 biên chế.
- Đội quản lý nợ, cưỡng chế thuế và thu khác (Làm cả nhiện vụ của đội quản lý thu phí trước bạ và thu khác): 05 biên chế.
- Đội Kiểm tra thuế: 09 biên chế.
- Đội Hành chính- Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ: 07 biên chế.
- Đội quản lý thuế liên xã Đăng Châu (Quản lý giám sát 13 xã: Thi trấn Sơn Dương, Hợp Thành, Kháng Nhật, Phúc Ứng, Tú Thịnh, Trung Yên, Minh Thanh, Bình Yên, Lương Thiện, Tân Trào, Thượng Ấm, Vĩnh Lợi, Cấp Tiến): 05 biên chế.
- Đội quản lý thuế liên xã Sơn Nam (Quản lý giám sát 8 xã: Sơn Nam, Hợp Hoà, Thanh Phát, Tuân Lộ, Ninh Lai, Thiện Kế, Đại Phú, Phú Lương): 04 biên chế.
- Đội quản lý thuế liên xã Kim Xuyên (Quản lý giám sát: 12 xã: Hồng Lạc, Sầm Dương, Vân Sơn, Văn Phú, Chi Thiết, Đồng Quý, Hào Phú, Đông Lợi, Lâm Xuyên, Tam Đa, Đông Thọ, Quyết Thắng): 05 biên chế.
Tổng biên chế: 48 biên chế.
Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục do Tổng cục Thuế quy định tại Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
2.4.1. Đội Nghiệp vụ - Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục, xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước của Chi cục thuế; thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý, và thực hiện các nhiện vụ khác do Chi cục trưởng chi cục Thuế giao.
2.4.2. Đội kê khai - kế toán thuế và tin học:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế xử lý hồ sơ thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai cài đặt hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và thực hiện các nhiện vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
2.4.3 Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế và thu khác:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt đối với NNT. Thực hiện quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, phí, lệ phí, và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý và làm các nhiện vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
2.4.4. Đội Kiểm tra thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế, thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế và làm các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
2.4.5. Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục thuế quản lý và làm các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
2.4.6. Các Đội thuế liên xã, thị trấn:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, thị trấn được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...) và làm các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
2.5. Công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua.
Trong thời gian qua, cùng với ngành thuế Tuyên Quang, công tác thuế huyện Sơn Dương có nhiệm vụ tiếp tục củng cố và ổn định tổ chức bộ máy, phấn đấu thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao và tiếp tục chuyển giao thực hiện các luật thuế mới đạt kết quả tốt đặc biệt là thuế GTGT. Chi cục thuế huyện Sơn Dương đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi cục đã gặp không ít những khó khăn: Do lực lượng cán bộ thuế của Chi cục còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm công tác còn hạn chế. Một số mới được điều động về còn nhiều bỡ ngỡ; địa điểm làm việc của một đội còn phải đi thuê, điều kiện làm việc còn thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt của cán bộ nhân viên còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó do đặc điểm của các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, nằm dải dác trong thôn xóm, sự hiểu biết về pháp luật nói chung và việc chấp hành luật thuế nói riêng còn nhiều hạn chế đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý thu thuế của Chi cục.
Mặc dù khó khăn là vậy song trong những năm qua Chi cục luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Ta có thể xem xét kết quả thực hiện thu ngân sách của năm 2005 đến năm 2007 (xem bảng 1).
Theo biểu 1: Ta thấy năm 2005 kế hoạch thu Ngân sách được Nhà nước giao cho chi cục là 91.680.210 triệu đồng và tính đến ngày 31/12/2005, tổng số thu Ngân sách trên địa bàn huyện là 111.391.455 triệu đồng, đạt 121,5% so với kế hoạch được giao và bằng 134,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thông qua bảng 1 ta còn nhận thất hầu hết các khoản thu đều vượt kế hoạch được giao và tăng cao so với cùng kỳ năm 2006. Sang đến năm 2007, tổng số thu Ngân sách chi cục đã thực hiện là 171,988,407 triệu đồng, đạt 135,8% so với kế hoạch và tăng 54,4% so với cùng kỳ năm 2005. Nừu so với kế hoạch được giao thì số thực hiện thu Ngân sách đã tăng 45.312.111 triệu đồng, tương ứng 26,35%. Riêng số thu khu vực ngoài quốc doanh đã tăng 3.804.922 triệu đồng so với kế hoạch.
Ta cũng có thể nhận thấy số thu năm 2006 tăng đáng kể so với năm 2005 (60.596.952 (triệu đồng)) mà nguyên nhân chủ yếu là do số thu thuế từ khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh (tăng 33.828.812 (triệu đồng) so với thực hiện năm 2005) và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của chi cục (chiếm gần 60%). Hơn nữa, năm 2006 chi cục đã được phân cấp quản lý thêm số thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất. Trong đó số thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất đạt 2.457.476 triệu đồng số thu từ thu tiền sử dụng đất đạt 19.550.724 triệu đồng.
Ngoài ra trong năm 2006 tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cũng được phát triển mạnh và biện pháp quản lý cũng đã được tăng cường. Điều đó góp phần quan trọng làm cho tổng số thuế trực thu trong năm tăng lên, từ đó góp phần làm tăng nguồn thu cho chi cục trong những năm tiếp theo.
Trong các nguồn thu của chi cục thì nguồn thu thuế của khu vực ngoài quốc doanh là một khoản thu chiếm tỷ trọng khá lớn. Đấy là một điều rất đáng khích lệ. Trong tổng số thu từ thuế của khu vực ngoài quốc doanh thì hầu hết các loại thuế đều vượt kế hoạch và tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
+ Thuế môn bài: thu đạt 115,1% kế hoạch đạt 85,5% so với năm 2005.
+ Cá thể: thu đạt 98,4% kế hoạch đạt 116,5% so với năm 2005.
+ Khấu trừ: thu đạt 106,4% kế hoạch đạt 207,2%.
Như vậy, bên cạnh những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ thu, để đạt được những kết quả trên, chi cục thuế huyện Sơn Dương đã phải phối kết hợp với các ngành, các chính quyền địa phường khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt công tác quản lý và thu thuế ngoài quốc doanh. Đi đôi với nó chi cục đã chú trọng thực hiện một số biện pháp như:
- Tổ chức thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, chỉ đạo của ngành.
- Coi trọng công tác thông tin tuyên truyền để mọi cá nhân hiểu và thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, pháp luật thuế nói riêng.
- Thực hiện chủ trương đoàn kết, bám sát nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương, ở từng thời điểm cơ quan đã xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức tốt công tác nhiệm vụ thu ngân sách, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện tới từng bộ phận, từng cá nhân.
2.6. Tình hình chống thất thu đối tượng nộp thuế.
Biểu 1: Tình hình quản lý số hộ kinh doanh trên địa bàn.
Đơn vị tính 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
1. Tổng số hộ KD thực tế
8.681
10.654
11.739
+ 1.973
+ 1.085
2. Tổng số hộ quản lý
6.453
8.136
9.127
+ 1683
+ 991
3. Số hộ chưa quản lý
2.228
2.518
2.612
+ 290
+ 94
4. Số hộ ghi thu
4.936
5.082
5.120
+ 146
+ 38
5. Số hộ thực thu theo ghi thu
4.235
4.622
4.652
+ 387
+ 30
6. Số hộ nợ đọng
701
460
472
-241
+ 12
Trên địa bàn huyện Sơn Dương, hiện nay chủ yếu là các hộ nộp thuế theo ấn định trên doanh thu. Năm 2005, chi cục quản lý 6.453 hộ, Năm 2006, chi cục quản lý 8.136 hộ, Năm 2007, chi cục quản lý 9.127 hộ
Điều này cho thấy rõ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ trên địa bàn huyện Sơn Dương chủ yếu là buôn bán nhỏ, tình hình thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thu thuế GTGT, nhiều hộ nộp theo ấn định sẽ ảnh hưởng đến việc thu đúng, thu đủ thuế, sẽ tạo ra nhiều sơ hở gây thất thu thuế cho Nhà nước, gây khó khăn cho công tác hành thu do phần lớn các hộ này ý thức chấp hành pháp luật chưa cao.
Trong luật thuế GTGT đã có quy định rõ: tất cả các cơ sở kinh doanh, kể cả các chi nhánh, cửa hàng, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh, phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh. Còn đối với cơ quan thuế, ngoài khai thuế, còn phải kiểm tra, kiểm soát lại những nội dung mà cơ sở đã kê khai thuế. Thông qua đăng ký nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh và mã số này là cơ sở để theo dõi quản lý giao dịch với đối tượng nộp thuế. Trách nhiệm của các đội thuế là quản lý các hộ cá thể kinh doanh CTN trên địa bàn được giao quản lý thu, phối hợp với UBND xã, thị trấn đăng ký thuế cho mọi cơ sở kinh doanh (phối hợp với cơ quan quản lý chợ, thị trường, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh) để đối chiếu và rà soát các hộ đang hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ đã đăng ký nộp thuế và số hộ chưa đưa vào quản lý, đưa các hộ thực tế sản xuất kinh doanh vào sổ bộ quản lý. Để thấy rõ công tác quản lý số đối tượng nộp thuế, ta xem xét bảng 2.
Biểu 2: Tình hình quản lý số hộ kinh doanh trên địa bàn.
Đơn vị tính 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
1. Tổng số hộ KD thực tế
8.681
10.654
11.739
+ 1.973
+ 1.085
2. Tổng số hộ quản lý
6.453
8.136
9.127
+ 1683
+ 991
3. Số hộ chưa quản lý
2.228
2.518
2.612
+ 290
+ 94
4. Số hộ ghi thu
4.936
5.082
5.120
+ 146
+ 38
5. Số hộ thực thu theo ghi thu
4.235
4.622
4.652
+ 387
+ 30
6. Số hộ nợ đọng
701
460
472
-241
+ 12
Nguồn: Sổ quản lý đối tượng nộp thuế và báo cáo tổng hợp thực thu.
Qua biểu số 2 ta thấy: năm 2006 so với năm 2005 số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn huyện Sơn Dương tăng 1.973 hộ tương ứng với tỷ lệ tăng 26,1%, năm 2007 so với năm 2006 số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn huyện Sơn Dương tăng 991 hộ tương ứng với tỷ lệ tăng 12,2%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm càng sôi động hơn đồng thời số hộ ghi thu cũng tăng 38 hộ tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,7%. Điều này cũng phản ánh phần nào sự cố gắng của chi cục trong việc phát hiện hộ mới kinh doanh và đưa vào sổ bộ để quản lý.
Qua so sánh đối chiếu giữa số hộ thực tế kinh doanh với số hộ quản lý được cho thấy chi cục mặc dù vẫn để xảy ra tình trạng số hộ chưa quản lý được, song nếu ta đem so sánh giữa năm 2005 với năm 2006 thì ta thấy được năm 2006 chi cục đã đưa vào quản lý được 76,37% số hộ kinh doanh thực tế, trong khi đó con số này năm 2005 là 74,88%. Điều này phản ánh được sự cố gắng trong việc đưa số hộ kinh doanh thực tế vào quản lý của chi cục. Trong năm 2005, số hộ chưa đưa vào quản lý là 2228 hộ. Như vậy với số thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp đã nộp là 1957.340 ta tính được số thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp bình quân là:
1957.340
4.235
= 462,182 hộ/năm
=
Từ đó tính ra số thuế thất thu ước tính là 2228 x 462.182 = 1.029.741,496. Tương tự như vậy, sang năm 2004 ta có số thuế GTGT, TNDN đã nộp bình quân là 4.098.175/4622 = 866,667 /hộ/năm, từ đó ta tính ra số thuế thất thu ước tính là 866,667 x 2518 = 2.182.267,506/năm. Với kết quả như vậy thì đó vẫn còn là vấn đề để chi cục phải cố gắng hơn nữa.
Như vậy với việc bỏ sót 4.746 hộ trong 2 năm đã làm thất thu khoảng 3.212.009 (nghìn đồng), từ đó làm ảnh hưởng đến số thu thuế của chi cục. Nừu trong thời gian tới, chi cục có biện pháp đưa triệt để 100% số hộ thực tế kinh doanh vào quản lý thì sẽ động viên được một nguồn thu đáng kể vào NSNN, góp phần cho việc thực hiện dự toán thu và tạo nên sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế trong xã hội.
Số hộ chưa được quản lý này chủ yếu là những hộ kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh. Đối với những hộ này, chi cục không thu được thuế, nếu có thì chủ yếu là những khoản tiền phạt và số thu này không lớn. Những hộ này chủ yếu thường hoạt động trong ngành thương nghiệp, buôn bán vỉa hè, hàng rong, địa điểm kinh doanh không ổn định, không kinh doanh liên tục và thường là có doanh thu thấp. Cũng có một số trường hợp hộ kinh doanh có quy mô lớn, song chỉ là hộ mới ra kinh doanh chưa có đăng ký kinh doanh đã xin thôi không kinh doanh nữa nhưng vẫn nấn ná hoạt động thêm. Tình trạng thất thu thuế đối với những hộ chưa quản lý được xảy ra nhiều nhất đối với những hộ kinh doanh thương nghiệp. Doanh thu và thuế của các hộ này tuy không lớn nhưng việc quản lý bao quát được số hộ là hết sức khó khăn phức tạp, bởi số hộ kinh doanh rất đông, ngành hàng kinh doanh rất đa dạng và thường xuyên thay đổi. Có hộ kinh doanh nhỏ tại nhà khó phát hiện, hoặc thay đổi địa điểm kinh doanh, hoặc kinh doanh buôn chuyến không khai báo tăng lên trong hoạt động kinh tế cuối năm vào dịp tết.
Tình hình thất thu thuế ở những hộ chưa quản lý được không chỉ do những nguyên nhân khách quan trên mà còn có những nguyên nhân chủ quan từ cán bộ thuế chuyên quản là không thường xuyên kiểm tra giám sát địa bàn quản lý để xác định tình hình kinh doanh… đã dẫn tới tình trạng thất thu ở những hộ chưa quản lý trên. Thực tế trên đặt ra yêu cầu đòi hỏi cán bộ quản lý phải tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm kiểm tra giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ để đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh cũng như trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước của ĐTNT.
Có thể nói rằng thất thu thuế về số hộ hiện nay còn rất lớn, trong khi đó để đảm bảo nguồn thu trong NSNN thì ngoài việc phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hộ kinh doanh trên địa bàn, cơ quan thuế cũng cần phải tăng cường quản lý đối với những hộ đã quản lý được. Những hộ cơ quan thuế đã quản lý được là những hộ có hoạt động sản xuất kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đã tiến hành nộp thuế.
Để xem xét kỹ lưỡng hơn về tình hình quản lý NNT của Chi cục ta đi sâu vào phân tích tình hình quản lý NNT phân theo ngành nghề (theo bảng 3).
Biểu 3: Tình hình thực hiện thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể.
Đơn vị tính 1000đ
Ngành
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Thực
thu
Tỷ
trọng
Thực
thu
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tương
đối
1
2
3
4
5
6
7
1. SX, XD, VT
3.661.800
42,8
6.352.465
49,0
2.690.665
173,5
2.Thương nghiệp
3.391.265
39,6
4.115.646
31,8
724.381
121,4
3. Ăn uống
658.861
7,7
1.026.489
7,9
367.628
155,8
4. Dịch vụ
845.613
9,9
1.459.782
11,3
614.169
172,6
Cộng
8.557.539
100
12.954.382
100,0
4.369.843
151,4
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực thu.
Qua biểu 3 ta thấy: Ngành có số thu lớn nhất là ngành SX, XD,VT, trong năm 2005 số thu ngành này đã chiếm 42,8% trong tổng số thu về thuế GTGT đối với hộ cá thể của chi cục. Sang năm 2006, số thu này đã tăng lên, chiếm 49% tổng số thu thuế GTGT đối với hộ cá thể của chi cục (tăng 73,5% so với năm 2005) Ngành có số thu đứng thứ 2 là ngành thương nghiệp với thực hiện năm 2005 chiếm 39,6% tổng số thu về thuế GTGT đối với hộ cá thể của chi cục và năm 2006 chiếm 31,8% tổng số thu về thuế GTGT đối với hộ cá thể của chi cục (tăng 21,36% so với năm 2006).
Ngành dịch vụ và ngành ăn uống là 2 ngành có đóng góp nhỏ nhất trong tổng số thu về thuế GTGT của chu cục trong năm 2006, tổng số thu của 2 ngành này đạt 2486271 (nghìn đồng) chiếm 19,2% tổng số thu thuế GTGT của chi cục tăng 981797 (nghìn đồng) so với thực hiện năm 2005 (năm 2005 là 1.504.474 (nghìn đồng)).
Nhìn chung số thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể năm 2006 đều tăng khá cao so với năm 2005 (tăng 4.396.843 9 nghìn đồng)) hơn số thu năm 2005. Kết quả năm phản ánh phần nào sự cố gắng của chi cục thuế trong công tác thanh tra kiểm tra để đưa số hộ kinh doanh thực tế vào quản lý, góp phần làm giảm tình trạng thất thu thuế nói chung, thuế GTGT nói riêng của chi cục thuế. Nó còn phản ánh tình hình SXKD trên địa bàn ngày càng tăng, sự hiện thực trong kê khai thuế củthu NNT trên địa bàn ngày càng tốt.
Một trong những vấn đề phức tạp gây thất thu cho NSNN là các hộ có đơn xin nghỉ khinh doanh trên thực tế vẫn hoạt động kinh doanh. Việc hộ xin nghỉ kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp rất lớn tới số thu của chi cục. Đương nhiên việc nghỉ kinh doanh là quyền chính đáng của hộ kinh doanh, song nhiều trường hợp dựa vào đó để trốn thuế. Để xem xét vấn đề này tại địa bàn chi cục thuế huỵện Sơn Dương ta xem xét biểu 4.
Biểu 4: Tình hình biến động của hộ kinh doanh trên địa bàn
ĐVT: 1000đ
Năm
Hộ mới phát sinh
Hộ nghỉ kinh doanh
Số hộ
Thuế
Hộ nghỉ tạm thời
Hộ nghỉ hẳn
Số hộ
Thuế
Số hộ
Thuế
2005
324
176.658.365
876
154.684.264
264
85.164.216
2006
562
278.164.657
315
115.634.892
387
124.156.748
So sánh (%)
173,
157,5
80,5
74,8
146,6
145,8
Qua biểu 4 ta thấy: tình hình biến động của các hộ kinh doanh của các năm có xu hướng giảm xuống.
Năm 2005 có 2876 hộ nghỉ tạm thời và có 269 hộ nghỉ hẳn đã làm giảm đi số thuế là 239.848.480 (nđ) trong khi đó chỉ có 324 hộ phát sinh với số thuế là 176.658.365 vậy số thuế giảm đi do biến động của các hộ trong năm là 63.190.115. Tương tự như vậy, năm 2006 có 2315 hộ nghỉ tạm thời, có 387 hộ nghỉ hẳn đã làm số thuế giảm 239.791.640 trong năm 2006 số hộ phát sinh cao hơn năm 2005 là 238 hộ, số thu thuế từ các hộ này là 278. 164.657.
Như vậy so với năm 2005, trong năm 2006 số thuế gián thu đã giảm và số thuế mới phát sinh tăng cao hơn nhưng số hộ kinh doanh nghỉ hẳn lại tăng so với năm 2005, đây cũng là nguyên nhân làm giảm số thuế thu được.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao số hộ các hộ kinh doanh nghỉ tăng qua mỗi năm như vậy. Phải chăng, điều kiện khách quan như địa bàn, tình hình kinh tế xã hội ngày càng không ổn định đã không tạo điều kiện kinh doanh không tốt cho các hộ. Nhưng thực tế cho thấy số hộ kinh doanh mới phát sinh năm 2006 so với năm 2005 khâu chống thất thu thuế ở những lĩnh vực này trên địa bàn còn yếu. Qua xem xét thực tế cho thấy, tình trạng các hộ xin nghỉ kinh doanh chỉ là một hình thức trốn lậu thuế. Mặc dù chi cục thuế Sơn Dương đã tiến hành kiểm tra số hộ xin nghỉ song số lượng các hộ quá đông nên kiểm tra chỉ mang tính chất điểm.
Cụ thể năm 2005, Chi cục đã tiến hành kiểm tra 876 lượt hộ nghỉ tạm thời, đã phát hiện 234 hộ vẫn tiến hành kinh doanh, tỷ lệ nghỉ giả để trốn thuế 40,9% đã truy thu và phạt là 78.093.525 đồng.
Năm 2006, chi cục thuế Sơn Dương kiểm tra 315 lượt hộ xin nghỉ tạm thời, đã phát hiện 85 hộ vẫn tiến hành kinh doanh, tỷ lệ nghỉ giả để trốn thuế là 31,02%. Số thuế truy thu và phạt là 62.319.874 đồng.
Các trường hợp thanh tra, kiểm tra phát hiện hộ nghỉ giả đều bị lập biên bản xử lý và phạt vi phạm hành chính. Qua số liệu trên ta thấy tình hình các hộ kinh doanh nghỉ giả vẫn diễn ra và rất khó quản lý, tuy nhiên tỷ lệ các hộ nghỉ giả năm 2006 so với năm 2005 đã giảm 10,88%. Điều này chứng tỏ Chi cục thuế Sơn Dương đã có sự cố gắng trong việc giám sát, kiểm tra đưa các hộ nghỉ giả 31,02% vẫn là con số khá cao. Nó chứng tỏ số thất thu thuế do việc nghỉ giả còn lớn, cần tìm biện pháp khắc phục.
2.4. Tình hình chống thất thu căn cứ tính thuế.
Hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp có thể nộp thuế theo các phương pháp sau:
- Phương pháp kê khai trực tiếp trên GTGT.
- Phương pháp kê khai trên doanh thu.
- Phương pháp khoán trên doanh thu.
Tình hình thất thu thuế không chỉ có nguyên nhân từ việc quản lý NNT không tốt mà còn xuất phát việc quản lý không tốt căn cứ tính thuế. Đây là vấn đề nan giải đối với ngành thuế.
Để quản lý tốt căn cứ tính thuế. Cần phải xác định chính xác doanh thu tính thuế, từ đó mới có thể áp dụng chính xác được tỷ lệ GTGT.
Quản lý doanh thu tính thuế đối với khu vực kinh tế cá thể dựa trên hai hình thức: hình thức khoán dựa trên doanh số khoán do cơ quan thuế ấn định và hình thức thu theo kê khai dựa vào tờ khai của các hộ và sự kiểm tra của cán bộ thuế.
Để quản lý tốt căn cứ tính thuế, ngoài các quy định trong luật thuế GTGT, còn có quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Các bước quản lý căn cứ tính thuế bao gồm; Đăng ký thuế, điều tra doanh số ấn định (đối với hộ khoán); xét miễn giảm thuế; tính thuế; lập sổ xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo kế toán thống kê thuế. Sau đây là tình hình quản lý đối với hai loại ĐTNT này:
2.4.1. Đối với những hộ nộp thuế theo kê khai.
Đối với những hộ kê khai sai, kê khai thiếu, không đúng hạn thì cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu và thuế còn đối với hộ nộp thuế theo doanh thu kê khai thì điều quan trọng là cán bộ thuế cần quản lý doanh thu kê khai của các hộ này xem đã xác thực, chính xác chưa để thấy được sự biến động của hộ nộp thuế.
Trên thực tế trên địa bàn huyện Sơn Dương, do chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ, trong đó phần lớn là các hộ kinh doanh thương mại, việc thực hiện tốt chế độ hoá đơn, chứng từ còn ít. Vì vậy số hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ còn ít, còn lại là chủ yếu là các hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu.
Như phần trên đã đề cập, thực hiện chủ trương triển khai chế độ kế toán cho các hộ nộp thuế, kê khai. Tuy vậy con số này chưa phải là nhiều. Đây chủ yếu là những hộ kinh doanh lớn thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ. Trong những hộ này, bên cạnh những hộ thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định, không loại trừ có những hộ thực hiện kế toán, kê khai thiếu trung thực gây thất thu cho Nhà nước. Những thủ thuật trốn thuế phổ biến mà hộ kinh doanh sử dụng là: trong hạch toán kế toán, nhiều hộ đã cố tình ghi sai lệch nội dung nghiệp vụ kinh doanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế GTGT, kê khai hoạt động kinh doanh chịu thuế suất cao sang loại chịu thuế suất thấp, dùng nghiệp vụ kế toán giấu doanh thu hoặc bỏ ngoài sổ sách,…
Nhiều hộ ghi tiền bán hàng trên hoá đơn lưu tại cơ sở thấp hơn nhiều lần so với doanh thu thực tế bán hàng giao cho khách hàng mua. Đối với những hộ cá thể sản xuất, gia công thường bỏ ngoài sổ sách kế toán các khoản phế liệu, phế phẩm đã thu hồi đã hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu.
Tuy nhiên, bản chất của người kinh doanh là tư lợi, trốn tránh thuế nhằm tăng lợi nhuận là thủ thuật trực tiếp và thường xuyên nếu cơ chế quản lý thuế của Nhà nước còn nhiều kẽ hở, biện pháp quản lý chặt chẽ. Chi cục thuế cũng có nhiều biện pháp xác định đối chiếu sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ của các hộ kê khai. Qua một số lần kiểm tra cho thấy tình trạng vi phạm diễn ra còn nhiều, hành vi vi phạm rất tinh vi với nhiều thủ đoạn đa dạng.
Như vậy một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trốn lậu thuế là việc thực hiện chế độ chứng từ, kế toán lỏng lẻo. Để công tác chống thất thu thuế từ những hộ này đạt hiệu quả, cần khắc phục tình trạng trên một cách nhanh chóng. Muốn vậy, cán bộ thuế là người có trách nhiệm chủ yếu trong việc hướng dẫn, theo dõi, quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thực tế của các hộ kinh doanh, kiểm tra việc mua hàng có chứng từ có hoá đơn hợp lệ không. Còn đối với hộ nộp thuế theo doanh thu kê khai thì điều quan trọng là cán bộ thuế cần quản lý doanh thu kê khai của các hộ này xem đã xác thực chưa? Để thấy được sự biến động của doanh thu tính thuế đối với hộ cá thể nộp thuế theo kê khai trên địa bàn huyện Sơn Dương, ta xem xét số liệu ở bảng 5:
Bảng 5: Quản lý doanh thu tính thuế ở một số hộ điển hình nộp theo phương pháp kê khai.
ĐVT: 1000đ
Tên hộ
Ngành nghề
Doanh thu
kê khai
Doanh thu
kiểm tra
So sánh tăng giảm
Tuyệt
đối
Tương
đối
Nguyễn Thị Hương
Thương Nghiệp
61.548.000
85.462.000
23.914.000
138,9
Trần Công Hoan
Sản xuất
70.549.000
94.650.000
24.101.000
134,2
Đoàn Văn Công
Dịch vụ
8.452.000
11.568.000
3.116.000
136,9
Qua biểu 5 ta thấy: doanh thu thực tế điều tra cao hơn doanh thu tính thuế theo kê khai của các hộ. Nhiều hộ kê khai chỉ bằng 60% doanh thu thực tế, điều này sẽ ảnh hưởng tới số thu vào ngân sách Nhà nước nếu như các chi cục không tiến hành điều tra lại. Đây là một vấn đề nan giải trong công tác quản lý đối với hộ cá thể.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do trình độ kế toán, sự am hiểu của các hộ còn hạn chế, nên hạch toán sai; cũng có thể do các hộ luôn tìm cách khai khống giá bán và số lượng hàng bán, không phản ánh đầy đủ vào sổ sách các khoản thu, hoặc duy trì sổ sách kế toán không đầy đủ, không đúng quy định nhằm che giấu doanh thu. Về phía chi cục còn thiếu những cán bộ vững về chuyên môn, nghiệp vụ nên công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh chứng từ còn gặp nhiều khó khăn.
2.4.2. Đối với những hộ nộp thuế theo tình hình ấn định doanh thu.
Qua công tác tìm hiểu và nắm vững những địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê khai đăng ký thuế của các ĐTNT, các đội thuế tiến hành sắp xếp, phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh và làm công tác ấn định doanh số. Mỗi năm chi cục tiến hành ổn định thuế hai lần. Đối với những hộ có tình hình kinh doanh ổn định, kinh doanh nhỏ thì có thể ổn định thuế luôn một lần cho cả năm, những hộ có biến động lớn về doanh số thì tiến hành điều chỉnh ngay, để đảm bảo mức thuế ấn định phù hợp với thực tế kinh doanh của họ.
Thực tế hiện nay, ở chi cục thuế huyện Sơn Dương vẫn áp dụng thu theo hình thức khoán là chủ yếu bởi vì các hộ kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh vừa nhỏ. Hiện nay số thu theo hình thức khoán chiếm 60% trong tổng số hộ chi cục đang quản lý. Việc thu thuế theo hình thức này có nhiều nhược điểm nên thất thu là khó tránh khỏi nêu cán bộ thuế xác định doanh thu ấn định thuế không chính xác sẽ gây mất bình đẳng cho các ĐTNT, làm mất niềm tin cho sự khách quan, công bằng của thuế.
Như vậy vấn đề đặt ra là phải xác định doanh thu khoán chính xác và điều chỉnh doanh thu một cách kịp thời để tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh số thực tế và doanh số tính thuế nhất là khi thị trường có sự biến động về giá cả và tiền tệ ta xem qua biểu 6:
Biểu 6: Doanh số điều chỉnh tháng 1/2005
Ngành nghề
Số hộ
Doanh thu
cũ
Thuế cũ
Doanh thu
mới
Thuế mới
So sánh
Doanh
thu
Thuế
Sản xuất
24
62.400
3.675
65.350
4.751
105
129
Thương nghiệp
284
564.210
36.862
634.100
41.320
112
114
Ăn uống
35
65.214
4.862
86.420
6.420
133
132
Dịch vụ
7
6.154
654
7.640
1.564
124
239
Tổng
350
697.978
45.345
793.510
54.055
474
615
Thực tế hiện nay, ở chi cục thuế huyện Sơn Dương vẫn áp dụng thu theo hình thức khoán là chủ yếu bởi vì các hộ kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Hiện nay số thu theo hình thức khoán chiếm khoảng 36,4% trong tổng số hộ chi cục đang quản lý. Việc thu thuế theo hình thức này có nhiều nhược điểm nên thất thu là khó tránh khỏi. Nếu cán bộ thuế xác định doanh thu ấn định thuế không chính xác sẽ gây mất bình đẳng cho các ĐTNT, làm mất niềm tin vào sự khách quan, công bằng của thuế.
Như vậy vấn đề đặt ra là phải xác định doanh thu khoán chính xác và điều chỉnh doanh thu một cáchkịp thời để tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh số tính thuế nhất là khi thị trường có sự biến động về giá cả và tiền tệ. Việc công khai thuế được thực hiện nghiêm túc ở các xã trong huyện. Trong tháng 01 năm 2005 chi cục thuế tiến hành điều chỉnh lại thuế cho 350 hộ, đây chủ yếu là những hộ kinh doanh có doanh thu biến động lớn. Thông qua biểu 7 ta có thể nhận thấy việc điều chỉnh chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành thương nghiệp, có 284 hộ được điều chỉnh với số thuế tăng thêm là 5.166.000 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 14%).
Tiếp đó là ngành ăn uống, sản xuất, dịch vụ với số hộ lần lượt được điều chỉnh là 350 hộ, 24 hộ và 7 hộ. Nhìn chung, doanh thu sau điều chỉnh đều tăng khoảng từ 10% - 30%.
Để đưa ra mức doanh số ấn định hay doanh số điều chỉnh cho sát với thực tế kinh doanh, chi cục thuế đã căn cứ vào nhiều yếu tố như: chỉ số giá cả, các chỉ tiêu thu nhập, diễn biến của thị trường, sức mua của thị trường, kế hoạch thu được giao… kết hợp với điều tra doanh số (tuy vậy, điều này vẫn mang tính chủ quan). Nếu việc điều chỉnh không sát với thực tế kinh doanh sẽ gây thất thu thuế. Thông thường những hộ được điều chỉnh thuế chỉ chấp nhận mức doanh thu ấn định thấp hơn nhiều so với doanh thu thực tế của họ. Họ luôn tìm cách che đậy thực tế kinh doanh của mình để xin giảm thuế phải nộp. Vấn đề này gây khó khăn cho công tác điều tra, điều chỉnh thuế và gây thất thu thuế.
Thực tế cho thấy, một số hộ sau khi điều chỉnh thuế phàn nàn vì mức thuế cao và yêu cầu giảm thuế phải nộp. Họ thắc mắc vì phải nộp thuế cao hơn nhiều so với hộ khác có cùng tình trạng kinh doanh như họ. Họ đưa ra các lý do để dây dưa, chây ỳ gây khó dễ cho cán bộ thuế.
Như vậy, đây là một công việc phức tạp đòi hỏi cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao, thái độ trong công việc cần nhã nhặn để có thể giải thích cho đối tượng được điều chỉnh thuế chấp nhận nghiêm túc, tạo điều kiện cho cán bộ thuế hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, trong công tác điều chỉnh cần thiết phải tiến hành một cách triệt để toàn diện hơn, đưa hết các đối tượng phải điều chỉnh thuế vào phạm vi điều chỉnh để hạn chế tình trạng thất thu thuế. Việc không xác định được đầy đủ các hộ đưa vào diện điều chỉnh sẽ gây bất bình đẳng và sự phản ứng của các hộ làm khó khăn cho công tác quản lý thu thuế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng, nghỉ kinh doanh gây thất thu thuế.
Việc xác định doanh số ấn định ban đầu cho một số hộ kinh doanh cũng là một vấn đề khó khăn. Những hộ này trong thời gian đầu kinh doanh do doanh thu chưa ổn định thường gặp nhiều khó khăn, việc ấn định mức thuế khoán chưa đủ căn cứ. Thông thường, mức thuế khởi điểm đối với những hộ này rất thấp. Nếu không thường xuyên điều tra nắm bắt doanh số thì khả năng thất thu là không nhỏ.
Công tác điều tra doanh số ấn định tuy là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhưng lại rất cần thiết để tăng cường chống thất thu thuế. Ta thấy rằng việc điều chỉnh 350 hộ trong tháng 01 năm 2005 đã làm tăng thu ngân sách được 8.710.000 đồng. Vì thế, nếu chi cục không thường xuyên tiến hành công tác điều tra doanh số ấn định, thì việc bỏ sót mỗi hộ không đưa vào điều chỉnh sẽ cho số thất thu ước tính trung bình là 8.710.000/350 = 24.885 đồng/tháng. Cụ thể hơn ta xét ví dụ sau:
Bảng 7: Số điều tra về doanh thu thực tế và doanh thu ấn định.
ĐVT: đồng
Tên hộ
Ngành nghề
Doanh thu
ấn định
Doanh thu
thực tế
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối
Nguyễn Thanh Hoài
Thương mại
2.648.000
4.561.000
1.913.000
172
Phạm Văn Mạnh
Dịch vụ
1.456.000
2.541.000
1.085.000
175
Lê Thị Lan
Thương mại
3.954.000
5.124.000
1.170.000
130
Nguồn: Số liệu tổ thanh tra, kiểm tra
Qua ví dụ trên ta thấy rằng doanh thu ấn định chưa sát với doanh thu thực tế. Nguyên nhân của tình trạng thất thu về căn cứ thuế của các hộ nộp thuế theo hình thức ấn định trên doanh thu:
+ Việc lựa chọn các căn cứ để xác định doanh số ấn định doanh số chưa sát với thực tế kinh doanh của các hộ.
+ Công tác điều chỉnh thuế tiến hành chưa triệt để chưa toàn diện mới chỉ tập trung vào một số hộ kinh doanh lớn có sự biến động mạnh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Việc phân nhóm các hộ để đưa ra cùng một mức thuế ấn định là chưa hợp lý, chưa công bằng và chưa chính xác.
2.4.3. Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng đối với hộ kinh doanh cá thể.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thành phần kinh tế cá thể đã khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, số thu thuế từ khu vực này ngày càng tăng thêm, nhưng thực trạng đang được các cấp, ngành quan tâm là tình trạng thất thu do nợ đọng kéo dài.
Nợ đọng thuế chính là số thuế ma NNT phải nộp trong kỳ tính thuế nhưng hết hạn nộp thuế vẫn chưa nộp cho cơ quan thuế hoặc số thuế nộp thiếu. Trên quan điểm cho rằng một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai nên NNT thường tìm cách kéo dài thời hạn nộp thuế. Với số thuế chiếm dụng của Ngân sách Nhà nước, NNT sẽ đem đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận cao mà không phải đi vay và nộp lãi tiền vay. Và như vậy số thuế nợ đọng của những hộ đó dồn vào cuối năm nên không đủ tiền nộp buộc phải dây dưa nợ đọng thuế. Và điều đó dẫn đến hậu quả là Nhà nước thất thu thuế, không sử dụng kịp thời số thu về thuế. Công tác thu nộp thuế là khâu cuối cùng trong quá trình quản lý thuế, trách nhiệm đôn đốc thu nộp thuế thuộc về bộ phận đôn đốc thu thuế song trách nhiệm chính là do cán bộ trực tiếp quản lý. Trên sổ bộ, cứ hết một tháng cán bộ thuế tổng hợp các hộ nộp thuế, loại trừ những hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh chuyển sang bộ phận nghiệp vụ duyệt và ra thông báo thuế vào ngày 10 tháng sau. Trong thời gian còn lại cán bộ thuế phải đôn đốc thu nộp tiền thuế trực tiếp đối với hộ nhỏ, còn các hộ lớn tự nộp tiền vào kho bạc.
Về nhận thức, ai cũng hiểu rằng, để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế phát sinh cho NSNN thì cán bộ chuyên quản phải làm tốt các công việc trên. Công tác đôn đốc thu nộp tiền thuế được đánh giá qua kết quả thu nộp, thể hiện qua biểu số liệu sau:
Bảng 8: Kết quả thu nộp thuế GTGT đối với hộ cá thể.
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Thực thu
Thu của ghi thu
Thu nợ
Truy thu và thu phạt
Thuế
Tỷ lệ
Thuế
Tỷ lệ
Thuế
Tỷ lệ
Năm 2005
1.957.340
1.458.632
74,5
345.236
17,6
153.472
7,8
Năm 2006
4.098.175
2.674.657
136,6
1.238.954
63,3
184.564
9,4
Nguồn: Trích từ báo cáo thực thu và tổng kết bộ
Thông qua bảng 8 có thể thấy công tác thu thuế nhìn chung tương đối tốt.
Năm 2005, chi cục thuế đã thu được 1.975.340 (nghìn đồng) và đến năm 2006, kết quả này đã là 4.098.175 (nghìn đồng), tăng 109,37% so với năm 2005.
Trong cơ cấu thu thì tỷ trọng thu của ghi thu là rất lớn, chiếm tới 74,5% trong năm 2005. Mặc dù trong năm 2006, tỷ lệ này có giảm đi nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn (65,26%). Số thu nợ thuế GTGT, TNDN tăng từ 17,6% (năm 2005) lên đến 30,23% (năm 2006).
Mặc dù chi cục đã rất cố gắng trong công tác thu nộp thuế, song tình trạng nợ đọng thuế có chiều hướng gia tăng ở hầu hết các ngành.
Năm 2005 ngành có số nợ đọng lớn nhất là ngành sản xuất, xây dựng vận tải với tổng số thuế là 290.695.169 đồng, chiếm 70,8% tổng số nợ đọng của cả năm. Tiếp đến là ngành thương nghiệp chiếm 25%. Và ngành có số nợ đọng ít nhất là ngành dịch vụ chiếm 0,7%, còn lại là ngành ăn uống chiếm 3,5%. Tổng số thuế nợ đọng năm 2005 là 410.835.669 đồng tương ứng với tỷ lệ nợ đọng khá cao (14,9%).
Sang đến năm 2006 tổng số thuế nợ đọng lên tới con số 691.216.312 đồng, với tỷ lệ nợ đọng là 17,6%. Trong đó ngành sản xuất, xây dựng và vận tải chiếm 74,9% tổng số nợ đọng với số thuế 517.450.652 đồng. Tiếp đến là ngành thương nghiệp chiếm 16,4% với số thuế nợ đọng 113.439.705 đồng.
Ngành dịch vụ tăng lên 7,9% với số thuế 48.919.019 đồng. Và ngành ăn uống lại là ngành có số thuế nợ đọng ít nhất chiếm 0,8% tổng số nợ đọng thuế của cả năm.
Về nguyên nhân của tình trạng nợ đọng là do một số hộ kinh doanh chuyển đi nơi khác hoạt động, hoạt động kinh doanh thua lỗ, có hộ chây ỳ không chịu nộp thuế và luôn tránh mặt cán bộ thuế. Còn về nguyên nhân chủ quan có thể chi cục thuế chưa đủ cán bộ chuyên môn để giao trách nhiệm đôn đốc thu thuế mới và thu hồi thuế nợ đọng cũ.
2.5. Đánh giá chung về công tác chống thất thu thuế của chi cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua.
Qua việc phân tích tình hình quản lý thuế và công tác chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Sơn Dương thời gian qua, ta có thể rút ra một vài nhận xét như sau:
Về ưu nhược điểm: Chi cục thuế huyện Sơn Dương có rất nhiều cố gắng trong công tác thu, thực hiện có hiểu quả các biện pháp có nghiệp vụ theo sự chỉ đạo của Tổng cục thuế, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và phẩm chất đào đức cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu quản lý thu thuế trong cơ chế thị trường.
Chi cục đã thực hiện tốt việc phát động phong trào thi đua trong toàn chi cục, có chê độ khen thưởng cho nhưng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử lý kịp thời những hành vi sai phạm của cán bộ thuế và người nộp thuế.
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế được tiến hành tốt, đã đưa được hầu hết các hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn huyện Sơn Dương vào diện quản lý.
Chi cục thuế đã chuyển khai chế độ kế toán hộ kinh doanh, tình trạng xin nghỉ kinh doanh, khiếu kiện giảm. Ngoài ra căn cứ vào doanh thu kê khai nộp thuế của các hộ thực hiện kế toán, cơ quan thuế có thể đánh giá mức thất thu để điều chỉnh mức thuế ấn định của các hộ đang nộp thuế khoán.
Bên cạnh những mặt đạt được, trong công tác thuế của chi cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua vẫn tồn tại những biểu hiện chưa tích cực, trong công tác quản lý số hộ nghỉ kinh doanh, chi cục vẫn điều tra triệt để số hộ nghỉ giả để xử lý kịp thời và như vậy vẫn còn thất thu về số hộ.
Công tác quản lý doanh thu của các hộ cá thể thu theo kê khai chưa được tiến hành chặt chẽ, việc xử lý những trường hợp sai phạm còn thiếu nghiêm khắc, nhiều cán bộ thuế còn ngại khó, ngại va chạm như vậy dẫn tới tình trạng hộ kê khai không trung thực làm cho thất thu thuế vẫn xảy ra.
Trong công tác triển khai kế toán để tăng cường chống thất thu thuế, chi cục thuế vẫn gặp phải sự chống đối của một số hộ kinh doanh, do nhu cầu đòi hỏi hoá đơn trong việc mua bán hàng hoá của người dân chưa thành thói quên.
Tình hình nợ đọng thuế GTGT mà chi cục thuế vẫn chưa đề ra biện pháp giải quyết triệt để.
Như vậy, với những đánh giá khái quát trên, để khắc phục những khó khăn, giải quyết những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra những kinh nghiệm. Cho công tác thu thuế năm 2005 hoàn thành tốt, chi cục thuế cần tìm ra những nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để tăng cường công tác chống thất thu trong khu vực toàn huyện nói chung và khu vực kinh tế cá thể nói riêng.
Qua phân tích đánh giá ở trên, đối với những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế và tình trạng thất thu thuế GTGT, đối với những hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương trong thời gian vừa qua xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Về phía chi cục: Tổ chức bộ máy tuy đã được tăng cường về chất lượng, nhưng trình độ nghiệp vụ và kiến thức về kế toán còn chênh lệch so với yêu cầu công tác đa dạng, phức tạp trong cơ chế thị trường. Một số cán bộ thuế chưa nắm chắc được tình hình hoạt động của các đối tượng sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoạt động trên địa bàn mình phụ trách. Bên cạnh đa số cán bộ kiên trì đấu tranh thu thuế có hiệu quả, còn không ít cán bộ thiếu tu dưỡng.
- Công tác tuyên truyền đã được chú ý nhưng chưa phát huy được tác dụng nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ khai báo, nộp thuế đúng pháp luật. Điều đó cũng có thể do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thuế.
- Về phíthu NNT: chưa xây dựng được nếp " sống và làm việc theo pháp luật", thiếu ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ kê khai nộp thuế đúng quy định. Nhiều đối tượng thường tìm và lợi dụng những sơ hở về chính sách, chế độ để lách thuế, trốn lậu thuế. Hầu như đối với các cơ sở kinh doanh, nếu không ai theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở xử lý thì rất ít cơ sở chịu nộp thuế đúng, đủ kịp thời. Và vấn đề dây dưa nợ đọng tiền thuế đang là vấn đề đề nhức nhối cho cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng khắc khục.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành chức năng như: quản lý thị trường, công an, văn hoá thông tin,... trong công tác quản lý căn cứ tính thuế, thu hồi nợ đọng cũng chưa thực hiện các hình thức xử phạt nghiêm minh.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HẠN CHẾ THẤT THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN CHI CỤC THUẾ HUYỆN SƠN DƯƠNG
3.1. Yêu cầu của công tác chống thất thu thuế và định hướng công tác quản lý thuế GTGT đối với kinh tế cá thể
3.1.1. Yêu cầu của công tác chống thất thu thuế .
Như đã phân tích thuế là lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến lợi ích kinh tế, đồng thời chịu tác dụng của nhiều nhân tố, nên thất thu thuế đã trở thành hiện tượng phổ biến và do vậy cuộc đấu tranh chống thất thu thuế phải là việc thường xuyên để tăng nguồn thu, hạn chế cho ngân sách Nhà nước .
Với đặc điểm của kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương và thực trạng của những năm vừa qua đã cho thấy riêng việc chống thất thu thuế là một nhiệm vụ cấp bách, phải thực hiện thường xuyên, đồng thời chỉ một mình ngành thuế sẽ không có khả năng làm được, trái lại cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.
Để đảm bảo được yêu cầu trong việc cải cách thuế theo cơ chế thu thuế mới đó là: tự đăng ký, tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế thì mục tiêu yêu cầu của chống thất thu thuế nói chung và hạn chế thất thu thuế GTGT nói riêng bối cảnh cải cách thuế được đật ra như sau:
Một là: việc tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế nhằm đảm bảo thu đúng. Thu đủ số thuế vào NSNN, đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu chính phủ từng thời kỳ, khai thác các nguồn thu mới phát sinh, đưa 100% các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh vào quản lý thuế, giải quyết tình trạng bỏ sót nguồn thu hay thu trùng thuế. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp mềm dẻo, khéo léo để vừa thực hiện được nhiệm vụ thu, vừa nuôn dưỡng phát triển nguồn thu lâu dài về sau. Tránh tình trạng cạn kiệt nguồn thu trong tương lai.
Hai là: tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế nhằm giảm thiểu tình trạng khai man trốn lẩu thuế, chây ỳ, nợ đọng, dây dưa tiền thuế với mục đích chiếm dụng tạm thời tiền thuế của nhà nước và các hiện tượng tiêu cực trong các lĩnh vực thuế, nâng cao khả năng quản lý nhà nước về kinh tế, uốn nắn những sai lẹch và điều chỉnh kịp thời bất hợp lý trong thực thi các luật thuế, có biện pháp xử lý nghiêm minh những hiện tượng bị vi phạm, răn đe và ngăn chặn những mầm mống tiêu cực, đồng thời cần tuyên chuyền về thuế tới đông đảo quần chúng nhân dân .
Ba là: nâng cao, củng cố tình pháp lý của các luật thuế, các pháp lệnh thuế. Tạo nên sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, nâng cao tính tự nguyện, tự giác và ý thức chấp hành luật pháp của công dân. Kết hợp áp dụng những biện pháp tuyên truyền về thuế tới đông đảo quần chúng để họ hiểu việc đóng thuế cho nhà nước không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ với nhà nước mà đó chính là thực hiện quyền được hưởng lợi ích từ các công trình phúc lợi xã hội, môi trường kinh doanh ổn định.
3.2. Các biện pháp hạn chế thất thu thuế
Thất thu thuế là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với công tác quản lý thu thuế. Cùng với quá trình đổi mới và cải cách hệ thống chính sách thuế, nhà nước thường xuyên quan tâm đến việc chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, các cấp để tăng cường chống thất thu thuế có hiệu quả nhất. Trong những năm vừa qua công tác thuế đã góp phần tích cực, tạo được thế ổn định cho nền tài chính quốc gia, từng bước kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả tiền tệ … để đảm bảo những mục tiêu chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đưa tỷ lệ động viên qua thuế, phí, lệ phí vào NSNN ngày càng tăng. Để đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu trên, sau đây em xin đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường hạn chế thất thu thuế nói chung và hạn hạn chế thất thu thuế GTGT nói riêng trên địa bàn huyện Dơn Dương.
Yêu cầu tất yếu để thực hiện công tác hạn chế thất thu thuế là phải có sự quyết tâm đấu tranh đối với những hiện tượng tiêu cực trong ngành thuế cùng với nỗ lực sáng tạo của mỗi cán bộ ngành thuế. Từ đó có thể đưa ra được những giải pháp hữu hiệu, kịp thời giúp thực hiện có hiệu quả công tác hạn chế thất thu thuế. Đồng thời, cần có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên từ phía Đảng và Nhà nước, sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
3.2.1.Các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế thất thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn dương:
3.2.1.1. Tăng cường quản lý người nộp thuế.
Quản lý NNT là khâu đầu tiên, quan trọng nhằm đưa các hộ kinh doanh vào sổ bộ thuế theo dõi quản lý. Để giải quyết tốt vấn đề này, chi cục thuế cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Đối với hộ không có đăng ký kinh doanh và chưa được cấp mã thuế :
Cán bộ thuế phải thường xuyên phối hợp với UBND xã, thị trấn hoặc ban quản lý chợ … và các ngành có liên quan để thực hiện kiểm tra các hộ kinh doanh mới phát sinh và các hộ có kinh doanh thực tế trên địa bàn nhưng chưa thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế, từ đó yêu cầu các hộ này thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế, đưa các đối tượng này vào quản lý trong sổ bộ thuế để quản lý thu nộp thuế.
Cần phải thường xuyên quan tâm hơn nữa đến công tác đăng ký nộp thuế, cấp mã số cho NNT thông qua việc tham mưu, kết hợp với phòng tài chính - kế hoạch huyện để quản lý chặt chẽ, xác định số hộ kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh. Chi cục thuế có trách nhiệm hướng dẫn các hộ thực tế kinh doanh đăng ký nộp thuế. Làm được như vậy sẽ hạn chế thất thu thuế về hộ kinh doanh.
Cán bộ chuyên môn thuế nên lập sơ đồ quản lý số hộ kinh doanh theo thứ tự số nhà,thôn xóm để phối hợp với hội đồng tư vấn thuế xã quản lý nhưng địa chỉ còn chưa thu thuế. Đồng thời thành lập tổ kiểm tra liên ngành thực hiện điều tra hộ kinh doanh, phân loại hộ để quản lý .
Đối với những hộ kinh doanh có cửa hàng, cửa hiệu có địa điểm cố định cần đề nghị cơ quan chức năng tiến hành cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, từ đó xác định số thuế phải nộp để quản lý trên sổ bộ.
Phát động quần chúng điều tra phát hiện khai báo cho cơ quan thuế những hộ không chịu đăng ký nộp thuế để cơ quan thuế có biện pháp xử lý kịp thời, phấn đấu đưa ĐTNT vào nề nếp.
- Đối với những hộ đang quản lý trên sổ bộ :
Phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động về hoạt sản xuất kinh doanh, tích cực kiểm tra phát hiện sự thay đổi về ngành nghề, quy mô kinh doanh, nguyên nhân nghỉ kinh doanh, bỏ kinh doanh, tách nhập hộ … nắm danh mục các loại thuế của các đối tượng. Từ đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng để có các biện pháp hạn chế thất thu thuế có hiệu quả hơn. Đối với những đối tượng có nghi vấn thì phải chú ý và thường xuyên đi sát điều tra nắm bắt tình hình, kết hợp với việc kiểm tra giấy phép kinh doanh, hoá đơn chứng từ.
Thực hiện chế độ báo cáo công khai hộ kinh doanh và mức thuế từng hộ, thực hiện công khai hộ nghỉ kinh doanh, hộ miễn thuế bằng cách thông qua kênh đài phát thanh của huyện, xã vừa tuyên truyền luật quản lý thuế bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vừa đọc những danh sách các hộ nghỉ kinh doanh; hoặc thực hiện gián danh sách các hộ nghỉ này ở các chợ, UBND xã hoặc tại nhà xin nghỉ kinh doanh từ đó có thể các đối tượng này sẽ tự động quản lý, theo dõi lẫn nhau thay cho cơ quan thuế.
Đối với những hộ xin nghỉ kinh doanh, đặc biệt là số hộ xin nghỉ tạm thời thì phải xác định rõ nguyên nhân và thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thực tế của các hộ và tránh tình trạng các hộ viết đơn xin nghỉ kinh doanh để được miễn, giảm thuế nhưng thực tế các hộ này vẫn kinh doanh bình thường. Đây là một thủ đoạn hết sức phổ biến. Điều này không chỉ xuất phát từ ý đồ của những người nộp thuế mà không loài trừ có sự liên quan của cán bộ thuế. Vì vậy. đối với những hộ này phải có đơn xin nghỉ, nên rõ lý do nghỉ, thời gian nghỉ và đặc biệt là phải được cán bộ thuế kiểm tra xét duyệt trước khi miễn, giảm thuế cho các hộ này, kết hợp áp dụng cac biện pháp thích hợp để các hộ tự kiểm tra lẫn nhau. Từ đó cơ quan thuế có thể quản lý chăt chẽ số hộ nghỉ kinh doanh, nêu ra quyết định xử phạt thật nghiêm minh đối với các đối tượng này làm gương cho các đối tượng khác đang có ý nghĩ trốn thuế phải chấm dứt tư tưởng đó đi. Giảm thiểu việc trốn thuế thông qua thủ đoạn này.
Đối với hộ miễn, giảm nên lập sổ theo dõi riêng từng đối tượng, phân theo từng ngành nghề kinh doanh từ đó sẽ thấy được tình hình biến động và xu hướng phát triển của các hộ này một cách kỹ lưỡng hơn để có thể quản lý các hộ này được tốt hơn. Thực hiện chế độ báo cáo công khai hộ kinh doanh và mức thuế từng hộ, thực hiện công khai hộ nghỉ kinh doanh, hộ miễn thuế bằng cách thông qua kênh đài phát thanh của huyện, xã vừa tuyên truyền luật thuế bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vừa đọc những danh sách các hộ nghỉ kinh doanh ; hoặc thực hiện gián danh sách các hộ nghỉ này ở các chợ, UBND xã hoặc tại nhà xin nghỉ kinh doanh từ đó có thể các đối tượng này sẽ tự động quản lý, theo dõi lẫn nhau thay cho cơ quan thuế .
- Đối với hộ nợ đọng tiền thuế : nên lập sổ riêng để theo dõi các hộ có nợ đọng từ đó ta có thể thấy được là những đối tượng nào hay dây dưa tiền thuế nhiều nhất và tìm ra được nguyên nhân thực sự của việc dây dưa tiền thuế, từ đó đưa ra biện pháp phù hợp với từnh trường hợp cụ thể để chấm dứt tình trạng nợ đọng, dây dưa không chịu nộp thuế của các đối tượng này .
Bên cạnh những biện pháp trên, cần tăng cường vai trò của đội thuế vì các đội thuế này thường hay đi sâu sát sao, và tiếp cận với đối tượng nộp thuế nhiều, cho nên họ có thể nắm vững và hiểu biết sâu sắc địa bàn mà mình quản lý từ đó giúp cho việc quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn có hiệu quả hơn .
Chi cục thuế cần phải tranh thủ chỉ đạo các đội thuế, giao trách nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ thuế trong việc quản lý NNT trong thời gian nhất định . Phải điều tra toàn bộ số hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế trên địa bàn được phân công quản lý để đưa vào sổ bộ thuế, xây dựng mạng lưới công tác việc làm chỗ dựa cho việc phối hợp, tổ chức thực hiện luật thuế.
Để thực hiện tốt nghĩa vụ thu thuế thì mỗi tổ, đội trong cơ quan thuế cũng như mỗi cán bộ thuế cần phải tiến hành theo dõi chặt chẽ từng đối tượng nộp thuế, thực hiện xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng các tờ khai đăng ký thuế của các hộ, đối chiếu với thực tế kinh doanh .
Thực hiện 100% quản lý thuế trên sổ bộ đối với số hộ sản xuất kinh doanh có địa điểm cố định. Đối với hộ vãng lai, lưu động, hộ làm kinh tế phụ gia đình phải đưa vào bộ phụ để theo dõi quản lý thu thuế môn bài, thuế GTGT, thuthu TNDN … Đối với những hộ kinh doanh nhỏ, doanh thu và thu nhập thấp sau khi thu thuế môn bài cần hướng dẫn làm thủ tục miễn giảm thuế GTGT và TNDN .
3.2.1.2. Tăng cường quản lý đối tượng căn cứ tính thuế
Qau phân tích phần hai cho thấy: mặc dù kê khai trực tiếp có sử dụng hoá đơn, chứng từ bán hàng, ghi chép sổ sách kế toán nhưng khả năng trốn thuế là vẫn có và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn . Đối với những hộ này, để có căn cứ tính thuế chính xác thì ngoài việc nắm vững sự thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh thì điều quan trọng là phải hướng dẫn, theo dõi tình hình thực hiện chế độ kế toán, chứng từ của các hộ kinh doanh để xác định doanh thu sát với thực tế hơn . Theo hướng này ta có thể đưa ra một số biện pháp sau:
Một là: Do nền kinh tế ngày càng phát triển, số hộ thực hiện sổ sách kế toán ngày càng tăng lên nên cần có biện pháp tăng cường quản lý đối với các hộ này. cán bộ thuế phải thường xuyên kiểm tra cách ghi chép và sử dụng chứng tư hoá đơn nhằm phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa chữa. Trong việc quản lý hóa đơn nếu để mất hóa đơn, cán bộ thuế phải mở số sách theo dõi hóa đơn ở khu vực mình phụ trách.
Hai là: Thực hiện phân loại hộ kinh doanh theo ngành nghề, mặt hàng, quy mô kinh doanh và theo phương pháp tính thuế. Từ đó xác định đúng doanh thu từng mặt hàng, áp dụng được mức thuế suất phù hợp. Tránh các tình trạng các đối tượng nộp thuế, tuy kê khai đủ doanh thu nhưng lẫn lộn giữa mặt hàng có thuế suất thấp với mặt hàng có thuế suất cao để được tính và nộp thuế ở mức thuế suất thấp nhất dẫn tới giảm số thuế phải nộp.
Ba là: Do hiện nay ở hầu hết thành phần kinh tế cá thể đều áp dụng quản lý thu theo phương pháp ấn định. Vì vậy, các đối thuế phải chủ động ra soát lại doanh thu khoán của các hộ kinh doanh và xác định chính xác doanh thu tính thuế. Việc xác định giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế cần dựa vào mặt bằng thị trường, mặt bằng thuế cùng ngành hàng và cùng khu vực, kể cả việc xác định cho những hộ mới ra kinh doanh.
*Đối với những hộ kê khai : Trọng tâm khuyến khích hộ thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ . Cần phải thường xuyên kiểm tra riêng việc ghi chép sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ. Yêu cầu hướng dẫn các hộ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, kiểm tra sự khớp đúng số liệu ghi trên số liệu ghi trên sổ doanh thu với các sổ liên quan, kiểm tra xử lý những trường hợp không sử dụng hoá đơn, chứng từ đúng quy cách, các trường hợp mất mát, thất lạc không chính đáng cũng coi như là hành vi gian lận.
Mở các khoá đào tạo kế toán tư nhân cho các hộ thực hiện sổ sách kế toán. Từ đó thực hiện các biện pháp đưa dần các hộ có số thuế nộp lớn, hoặc những hộ nộp thuế theo kê khai trực tiếp sang phương pháp khấu trừ và hộ nộp thuế theo phương pháp khoán sang phương pháp kê khai trực tiếp để tránh hiện tượng thất thu về doanh số tính thuế. Chi cục thuế cần tuyên truyền hướng dẫn để họ thấy được tác dụng của việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ trong việc nộp thuế chính xác và công bằng. Muốn thực hiện chứng từ hoá đơn, chứng từ nghiêm túc, cán bộ thuế là người có trách nhiệm chủ yếu cho việc hướng dẫn, theo dõi, quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thực tế của đơn vị . Nội dung kiểm tra gồm: việc ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết ghi trên hoá đơn với việc thực tế ghi chép đầy đủ trên sổ sách kế toán nhập - xuất hàng hoá. Kiểm tra việc mua bán hàng có hoá đơn, chứng từ hợp lệ không? Qua đó góp phần ngăn chặn phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tượng trốn lậu thuế .
*Đối với những hộ nộp theo phương thức ổn định: Thì doanh số tính thuế là doanh số ấn định dựa vào tình hình kinh doanh thực tế của từng hộ. ở những hộ này, hiện tượng thất thu thuế là không tránh khỏi vì doanh số ấn định dù có sát thực tế đến đâu vẫn mang tính chủ quan, không thể phản ánh chính xác được tình hình kinh doanh của các hộ. Đây là vấn đề trọng tâm của công tác chống thất thu, để hạn chế được tình trạng thất thu và đảm bảo số thu cho NSNN đối với những hộ này thì Chi cục thuế huyện Sơn Dương cần tấp chung vào công việc sau:
Căn cứ vào dự toán thu được giao, doanh thu, mức thuế của tháng trước và mức độ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chi cục phải tiến hành điều tra khảo sát doanh thu của một số hộ kinh doanh và nắm bắt tình hình biến động về giá cả, về hàng hoá, về thu nhập trên địa bàn kết hợp với các thông tin của các hộ kê khai, tham khảo với hội đồng tư vấn thuế xã để từ đó làm căn cứ xác định doanh thu ấn định sát với thực tế kinh doanh, đảm bảo yêu cầu thu ngân sách phù hợp với khả năng của người nộp thuế .
Những hộ lớn cần phải tập trung chỉ đạo vì các hộ này đúng ra phải thưch hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ và thu thuế theo kê khai. nhưng hiện nay vẫn còn phần lớn thu theo phương pháp khoán nên phải rà soát lại doanh thu hàng tháng và thực hiện ấn định doanh thu cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh. Chi cục phải lập danh sách các hộ lớn theo từng ngành nghề riêng và phân loại hộ theo quy mô kinh doanh và kết hợp với việc tuyên truyền hỗ trợ cho họ hiểu biết được những ưu điểm trong việc thu theo kê khai, củng cố cho họ sử dụng hoá đơn chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ từ đó có thể chuyển những hộ khoán lớn này sang thu theo kê khai, đảm bảo tính chính xác và trung thưc về việc thu thuế .
Để hạn chế các hộ nộp thuế theo phương pháp ổn định doanh thu của các hộ nhỏ, chi cục phải nhanh chóng có kế hoạch triển khai thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh như tuyên truyền hướng dẫn để họ thấy được tác dụng của việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ để việc nộp thuế được chính xác và công bằng từ đó có thể đưa việc ghi chép sổ sách kế toán sử dụng hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá của các hộ đi vào nề nếp làm cơ sở cho việc chuyển phương pháp thu thuế từ thu khoán sang phương pháp kê khai đối với tất cả các hộ kinh doanh .
Hàng tháng, cán bộ thuế tổ chức điều tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ mới ra kinh doanh vì những hộ này trong thời gian đầu tình hình kinh doanh chưa ổn định. Doanh số ấn định cũng chỉ mang tính chất tạm thời vì vậy cần phải thường xuyên nắm bắt để đưa ra mức ấn định hợp lý vừa đảm bảo chống thất thu thuế vừa phù hợp với khả năng của các hộ.
Cần phải điều tra lại doanh số và dự kiến thời hạn ổn định thuế mới trước khi hết thời gian ổn định thuế của những hộ sắp hết thời gian ổn định thuế. Niêm yết danh sách dự kiến, doanh số dự kiến, doanh số ấn định của các hộ mới ra kinh doanh và các hộ phải điều chỉnh doanh số tại UBND xa, UBND xã, các đội thuế có thể thu thập ý kiến đóng góp của các hộ, từ đó phân tích xem xét lại mức doanh số dự kiến của từng hộ. Nếu có sự chênh lệch lớn thì có thể tiến hành điều tra doanh số ấn định cho sát với thực tế hơn.
Việc điều chỉnh doanh thu phải căn cứ vào sự biến động của giá cả và tình hình kinh doanh thực tế qua kiểm tra. Khi điều chỉnh doanh thu thì phải thông báo kịp thời với bộ phận ra thông báo thuế đồng thời phải giải thích cụ thể đối với từng hộ kinh doanh về lý do điều chỉnh, các mức thuế điều chỉnh. Việc điều chỉnh doanh thu áp dụng cho ngành nghề hoặc ngành hàng nào phải đồng loạt với những hộ có quy mô kinh doanh như nhau, tránh gây thắc mắc và tư tưởng bất bình mất lòng tin trong nhân dân.
Việc ổn định doanh số phải được tiến hành công khai có sự tham gia của các đội thuế và tổ kiểm tra, tránh tình trạng mập mờ gây thắc mắc trong dư luận xã hội và các hiện tượng tiêu cực. Ngoài ra để hạn chế hiện tượng thất thu về doanh số cần phải tổ chức những buổi gặp mặt giữa lãnh đạo chi cục, lãnh đạo xã với các hộ có quan tâm để tìm hiểu, thăm dò ý kiến nguyện vọng của họ. Giải đáp thắc mắc và cùng tháo gỡ khó khăn để họ thông suốt, tự giác chấp hành, ủng hộ các chính sách pháp luật về thuế và nghiêm cấm cán bộ thuế làm kế toán cho các hộ.
Chi cục cần có đợt kiểm tra chéo giữa các đội thuế về việc quản lý doanh thu theo ngành hàng, theo địa bàn, để từ đó thấy được những chênh lệch bất hợp lý để có biện pháp điều chỉnh kịp thời chống thất thu.
3.2.1.3. Tăng cường quản lý hoá đơn, chứng từ.
Để NNT chấp nhận và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thì họ phải nhận được thông tin rõ ràng, ngắn gọn về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất cụ thể, nghĩa vụ khai báo nộp thuế, cách tính toán nghĩa vụ nộp thuế của họ.
Chi cục có thể thực hiện tư vấn thuế miễn phí qua đường dây điện thoại, thông qua đó NNT có thể yêu cầu cung cấp thông tin về thuế, giải đáp những thắc mắc của mình.
Một nguyên nhân rất cơ bản của tình trạng trốn lẩu thuế là việc thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ, kế toán còn lỏng lẻo. Muốn thực hiện hoá đơn, chứng từ nghiêm túc, cán bộ thuế là người có trách nhiệm chủ yếu trong việc hướng dẫn, theo dõi quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thực tế của đơn vị.
3.2.1.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra là công việc quan trọng trong quản lý thuế, và quan trọng hơn nữa khi hiện nay nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Việc phát sinh nhiều ngành nghề mới tạo nên tính phong phú đa dạng trong kinh doanh, là điều kiện thúc đầy mọi thành phần kinh tế phát triển. Nếu quản lý, khai thác tốt thì nguồn thu của thuế ngày càng được mở rộng, đảm bảo thu Ngân sách tăng. Tuy nhiên lại nảy sinh những phức tạp và khó khăn. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý thuế trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay. Phải làm sao thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chính xác, sát với thực tế kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Từ đó đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế cụ thể.
Phải chủ động thường xuyên kiểm tra kiểm soát đội xuất tiến hành thanh tra kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thu nộp thuế của các đối tượng kinh doanh.
Công tác thanh tra phải sâu rộng, đảm bảo bao quát hết các khâu, các nguồn thu kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật thuế của các hộ kinh doanh tình hình đăng ký kê khai về thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh đồng thời phải kiểm tra đột xuất thường xuyên việc thu nộp thanh toán biên lai tiền thuế của các cán bộ và đội thuế ở việc thực hiện và chấp hành luật thuế nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.
Tập trung kết hợp với ngành công an, việc kiểm sát trong việc kiểm tra các đối tượng nộp thuế như các hộ thương nghiệp ăn uống dịch vụ…Trên địa bàn mỗi tháng kiểm tra đột xuất và ngẫu nhiên một vài hộ lớn và nếu có điều kiện nên kiểm tra cả hộ nhỏ.
Thanh tra và kiểm tra các hộ kê khai trong việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán sử dụng hoá đơn chứng từ. Phối hợp với bộ phận quản lý thị trường, công an kinh tế chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, từ đó phát hiện được những gian lận thuế.
Đội thanh tra cùng với UBND xã phối hợp triên khai các biện pháp chống thất thu thuế đảm bảo thu đạt và vượt mức kế hoạch được giao xử lý kịp thời các đối tượng chống lại người thi hành chức năng quản lý thuế. Mặt khác, yêu cầu các cơ quan tư pháp đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các đối tượng vi phạm nghiêm trọng luật thuế .
Việc tuyển chọn những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải có trình độ, năng lực cao về chuyên môn và có kinh nghiệp thực tế, có tư cách đạo đức, thẳng thắn trung thực, không có tư tưởng cá nhân, bóp méo sự thật hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xử lý tuỳ tiện, thông đồng giũa cán bộ thuế và người nộp thuế. Để chuyên sâu thêm cho đội thành tra thuế, giao cho đội thanh tra thuế thuế có quyền hạn đủ để kiểm tra, xử lý bất cứ hoạt động sản xuất nào vi phạm pháp luật thuế.
3.2.15.Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thu thuế và áp dụng những biện pháp để thu thuế hiệu quả.
Để tổ thực hiện tốt quy trình quản lý thu thuế đối với hộ cá thể chi cục cần thực hiện triệt để quyết định 1201TCT/QĐ/TCCB ngày 26/07/2004. Nhằm cải tiến công tác thu thuế theo hướng phân công cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế của chi cục, tăng cường chống thất thu. giảm hiện tượng tiêu cực trong ngành thuế; thực hiện ổn định thuế tạo thuận lợi cho NNT, thực hiện công tác khai hoá mức thuế đảm bảo sự công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; đảm bảo thi hành tốt các luật đặc biết là hai luật thuế GTGT, TNDN.
3.2.1.6. Tổ chức tốt công tác cán bộ:
Cơ quan thuế là một cơ quan quản lý nhà nước. Cán bộ thuế là công chức nhà nước có công ăn việc làm và có thu nhập ổn định, nhưng điều kiện làm việc có những đặc thu riêng của cơ quan hành thu. Công việc của người cán bộ thuế luôn đụng chạm đến lợi ích đòi hỏi phải xử lý khéo léo, tinh tế trên cơ sở kiến thức toàn diẹn, phát huy được hiệu quả cao trong công tác tài chính quản lý thu thuế thì phải thực hiện:
Một là: Bố trí cán bộ một cách hợp lý, phân công đúng người, đúng việc.
Hai là: Tuyển chọn những cán bộ có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc đặt ra. Khen thưởng kịp thời những cán bộ gương mẫu và có thành tích, cương quyết xử lý và kỷ luật những cán bộ thoái hóa biến chất.
Ba là: Trong nền kinh tế thị trường đời sống của các cán bộ thuế hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, muốn cán bộ thuế yên tâm công tác, khuyến khích động viên được họ làm việc thật tốt thì chế độ lương bổng đối với cán bộ thuế cũng phải nâng lên. Nên có chế độ bồi dưỡng thêm ngoài phần tính ra từ số tiền thuế đã thu.
Bốn là: Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chính sách chế độ, quy định rõ chức trách, thầm quyền của từng cán bộ. Khuyến khích cán bộ học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, nắm bắt nhanh nhậy những diễn biến của thị trường và tình hình kinh tế xã hội.
Năm là: có thế thực hiện thi nâng bậc lương cho cán bộ để khuyến khích rèn luyện nghiệp vụ.
Sáu là: Phát động những phong trào thi đua, các hội thi để tạo ra không khí phấn khởi, nhiệt tình, nâng cao được trách nhiệm của từng cán bộ như: thi đua những cán bộ thuế giỏi, không thất thu thuế, tuyên truyền viên giỏi ...
3.2.2. Các điều kiện thực thi.
3.2.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế.
Hệ thống chính sách thuế của nhà nước Việt nam về cơ bản đã thích ứng với điều kiện cơ chế thị trường và yêu cầu quản lý nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn phải tiếp tục sửa đổi bổ sung theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả và bao quát được nguồn thu. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần phải hoàn thiện hơn cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước Việt Nam hiện nay như:
Trong phần quy định về thuế suất vẫn còn chưa rõ ràng giữa các loại hàng hoá dịch vụ chịu thuế dễ dẫn đến áp dụng mức thuế suất lẫn lộn, không đúng đối tượng chịu thuế, làm thất thu thuế. Do vậy, cần có hướng dẫn bổ sung chi tiết cách áp thuế suất cho từng mặt hàng, từng nhóm hàng cụ thể hơn.
Xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thuế.
Nhà nước cần phải ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thống nhất và đồng bộ trong cả nước và giữa các ngành nghề, các lĩnh vực hoạt động.
Mở rộng và tăng cường hoạt động của hệ thống ngân hàng kho bạc, các tổ chức tín dụng. Hạn chế việc sử dụng tiền mặt, khuyến khích các đối tượng nộp thuế mở tài khoản, giao dịch cho ngân hàng .
Đưa hệ thống máy tính vào việc tính thuế, xử lý tờ khai, lập bộ thuế … và thực hiện nối mạng trên toàn quốc để tăng tốc độ làm việc, giảm lao động, thu thập xác minh số liệu một cách nhanh chóng chính xác. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối chiếu mã số thuế giữa các vùng, từ đó hạn chế được tiêu cực trong lĩnh vực thuế.
Nhà nước cần sớm tổ chức ra bộ máy cưỡng chế thi hành thuế gồm có: toà án thuế và cơ quan cưỡng chế thi hành thuế. Nhằm có biện pháp đảm bảo đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của luật, đồng thời xử lý những trường hợp vi phạm, không thi hành luật nộp thuế … Đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của UBND huyện , UBND các xã.
Với tư cách là chính quyền nhà nước ở địa phương thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã hội của mình, UBND cần phải nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý đối với công tác thuế.
Phối hợp với Cục thuế chỉ đạo hoạt động của Chi cục, kịp thời xử lý những vi phạm về thuế theo pháp luật, đặc biệt là UBND xã về vấn đề phối hợp để quản lý công tác thu và chống thất thu trên toàn địa bàn.
Từ những biện pháp đã nêu trên là những biện pháp thiết thực đối với việc hạn chế thất thu thuế khu vực kinh tế cá thể của huyện, các biện pháp này có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Các biện pháp trên chỉ được thực hiện tốt và mang lại hiệu quả nếu như cán bộ, nhân viên nhất là cán bộ lãnh đạo chi cục, các đội trưởng gương mẫu thực hiện, đồn thì có sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của cục thuế và UBND huyện Sơn Dương. Vì vậy nâng cao năng lực phẩm chất, đạo, trình độ và tính năng động của bộ máy quản lý, việc tăng cường sự lãnh đạo của UBND huyện Sơn Dương. Cục thuế Tuyên Quang và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, sự đồng tình ủng hộ của quần chúng không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với việc hạn chế thất thu thuế GTGT mà còn có phạm vi lớn hơn.
Kết luận
Thực tế hiện nay, khu vực kinh tế cá thể phát triển đa dạng, mạnh mẽ, cùng với nhu cầu chi tiêu của NSNN ngày càng tăng đã làm cho công tác thuế trở nên khó khăn và nặng nề hơn.
Trong khi đó, thất thu thuế nói chung và thất thu thuế GTGT nói riêng luôn là vấn đề bức xúc cả xã hội quan tâm. Chống thất thu thuế có thể nói là một mặt trận gay go quyết liệt, không chỉ giải quyết một sớm một chiều mà đòi hỏi tốn khá nhiều thời gian và công sức.
Đề tai: “Một số biện pháp tăng cường hạn chế thất thu thuế GTGTđối với hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Dương” mà em xin sâu nghiên cứu ở trên cũng mong muốn được góp phần vào việc giải quyết tình trạng thất thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Sơn Dương. Hy vọng, với các biện pháp thiết thực đưa ra, công tác chống thất thu thuế của chi cục thuế huyện Sơn Dương sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu được giao; không chỉ thu đúng thu đủ mà còn tạo ra nguồn thu lớn lâu dài và ổn định cho NSNN.
Do thời gian thực tế chưa nhiều, với kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp tham gia ý kiến của các thầy cô giáo và những người đang làm công tác thực tế để em có thể nâng cao tầm hiểu biết của bản thân.
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 8 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Công Tú
Danh mục tham khảo
Luật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TC15.docx