Tài liệu Đề tài Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại seaprodex Đà Nẵng: LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Việc thực hiện đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Tuy nhiên đây là nghiệp vụ đa dạng, phức tạp, nhất là trong thời đại kinh tế thông tin và kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế nên nó còn có nhiều tồn tại cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm mang lại h...
85 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại seaprodex Đà Nẵng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Việc thực hiện đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Tuy nhiên đây là nghiệp vụ đa dạng, phức tạp, nhất là trong thời đại kinh tế thông tin và kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế nên nó còn có nhiều tồn tại cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn.
Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung (Seaprodex Đà Nẵng) là công ty cổ phần hóa, là đơn vị xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm thuỷ sản ở dạng đông lạnh. Thị trường của công ty khá đa dạng với thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các khoa học công nghệ và sự hội nhập của nền kinh tế thế giới, công ty cần phải có những bước đi mới để tận dụng cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Trong quá trình học tập và nghiên cứu trên thực tế tại Seaprodex Đà Nẵng, nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán quốc tế, em đã chọn đề tài :
“Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Seaprodex Đà Nẵng ”.
Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần :
Phần I : Lý luận chung về rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Phần II : Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Seaprodex.
Phần III : Phương hướng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Seaprodex.
Đây là đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các vấn đề chung nhất về tín dụng chứng từ và những giải pháp để thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ khi thanh toán theo phương thức này.
Với phạm vi của một khóa luận, đề tài tập trung nghiên cứu và trình bày cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến tín dụng chứng từ, bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600). Và thực tiễn về thanh toán tại Seaprodex trong những năm gần đây (2007 – 2009).
Trong đề tài này chủ yếu sử dụng các phương pháp sau : Phương pháp thống kê – tổng hợp, Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích… cùng với việc tham khảo các sách, tài liệu có liên quan.
Với kiến thức còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong nghiệp vụ nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến, đánh giá của thầy cô giáo và các cô, chú trong ban Xuất khẩu (Seaprodex Đà Nẵng) để chuyên đề được hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Nghiệp, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú trong Ban Xuất khẩu.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bé
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
I. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng- letter of credit) cam kết trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.
Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức tín dụng chứng từ có thể được áp dụng trong nội thương và ngoại thương. Trong ngoại thương, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành một thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu tuân thủ những điều kiện quy định trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng để thanh toán.
Thuật ngữ “tín dụng- credit” ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là “tín nhiệm”, chứ không phải để chỉ “một khoản cho vay” theo nghĩa thông thường. Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người nhập khẩu ký quỹ 100% giá trị của L/C, thì thực chất ngân hàng không cấp bất cứ một khoản tín dụng nào, mà chỉ cho người nhập khẩu “vay” sự tín nhiệm của mình. Ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hề ký quỹ, thì một khoản tín dụng thực sự chỉ có thể xảy ra khi ngân hàng phát hành L/C tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu và ghi nợ nhà nhập khẩu. Như vậy, thuật ngữ “tín dụng” trong phương thức TDCT chỉ thể hiện khoản “tín dụng trừu tượng” bằng lời hứa trả tiền của ngân hàng thay cho lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu, vì ngân hàng có tín nhiệm hơn nhà nhập khẩu.
Như vậy, trong phương thức TDCT, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng. Đồng thời, ngân hàng còn là người đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng và chất lượng hàng hoá phù hợp với bộ chứng từ và số tiền mình bỏ ra. Rõ ràng là, nhà nhập khẩu có cơ sở để tin chắc rằng, ngân hàng sẽ không trả tiền trước khi nhà xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chừng từ gửi hàng.Trong khi đó, nhà xuất khẩu tin chắc rằng sẽ nhận được tiền hàng xuất khẩu nếu anh ta trao cho ngân hàng phát hành L/C bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp theo như qui định trong L/C.
1.2. Quy trình nghiệp vụ
Ngân hàng phát hành
(Issuing bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising bank)
Người yêu cầu
(Applicant)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
(7)
(6)
(2)
(1) (9) (10) (8) (5) (3)
(4)
Sơ đồ 1.1 : Quy trình mở L/C
(1) Người yêu cầu (đối với L/C thông thường là nhà nhập khẩu) làm "yêu cầu phát hành thư tín dụng" (Application for documentary credit) và làm các thủ tục cần thiết khác để yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người hưởng lợi (thông thường là người xuất khẩu).
(2) Ngân hàng sau khi kiểm tra đơn và các điều kiện mở L/C của nhà nhập khẩu, nếu đồng ý sẽ căn cứ vào đơn để phát hành L/C và chuyển đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo (thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi và có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành).
(3) Ngân hàng thông báo, sau khi làm các công việc cần thiết (kiểm tra, dịch thuật...) sẽ chuyển toàn bộ nội dung của L/C đến người hưởng lợi (Trên tất cả các trang của L/C đều phải có đóng dấu tên của ngân hàng thông báo và chữ ký của thanh toán viên).
(4) Người hưởng lợi sau khi kiểm tra nội dung L/C, nếu cần thiết có thể đề nghị đối tác tiến hành thủ tục tu chỉnh L/C, cho đến khi chấp nhận toàn bộ nội dung của L/C thì mới thực hiện L/C (giao hàng hoặc thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo L/C)
(5) Sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ theo L/C (chẳng hạn sau khi hoàn thành việc giao hàng), người hưởng lợi sẽ lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và xuất trình lên ngân hàng chỉ định thường là ngân hàng đã thông báo L/C)
(6) Ngân hàng chỉ định chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C (trường hợp này L/C không được thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu tại ngân hàng chỉ định).
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán được xuất trình, nếu chấp nhận sự phù hợp của chứng từ thì sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất trình (trường hợp trả ngay) hoặc cam kết trả chậm, hoặc chấp nhận hối phiếu và trả tiền khi đáo hạn. Nếu chứng từ không phù hợp có thể từ chối không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo L/C.
(8) Ngân hàng thông báo chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc thông báo về tình trạng chứng từ cho người hưởng lợi.
(9) Ngân hàng phát hành yêu cầu người đề nghị mở L/C thanh toán hoặc nhận nợ để được nhận bộ chứng từ gốc.
(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý sẽ thực hiện đề nghị của ngân hàng phát hành để được nhận bộ chứng từ gốc.
Quy trình trên chỉ có tính tổng quát, tùy thuộc vào nội dung của L/C, tình trạng bộ chứng từ được xuất trình, hành động của các ngân hàng mà quy trình thực tế có thể thay đổi.
1.3. Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) - Công cụ quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Thư tín dụng là một văn bản do ngân hàng mở thiết lập theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở L/C), trong đó cam kết của ngân hàng phát hành và những điều kiện cụ thể đặt ra cho người hưởng lợi thực hiện.
L/C do ngân hàng mở chuyển cho ngân hàng thông báo bằng thư, điện hay Swift. Tùy vào hình thức chuyển mà hình thức của L/C có thể khác nhau, còn nội dung về cơ bản là giống nhau vì nó được lập trên cơ sở của "Đơn yêu cầu mở L/C" do người nhập khẩu lập. Nội dung cơ bản của L/C như sau:
Phần đầu của L/C thường bao gồm các nội dung như: Số tham chiếu (khi phát hành L/C bộ phận phát hành sẽ đăng ký mã số tham chiếu); Số trang của L/C và tổng số trang của L/C; Thời gian phát hành.
Vào phần sau của L/C sẽ có các nội dung chủ yếu sau :
Số hiệu của L/C: Do ngân hàng phát hành thiết lập. Tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán như ghi vào hóa đơn, hối phiếu ...
Địa điểm mở L/C : là nơi ngân hàng mở tạo lập và chuyển giao L/C
Ngày mở L/C : là căn cứ để xác định
+ Ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở với người xuất khẩu
+ Ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C
+ Ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu và đó là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn đã quy định trrong hợp đồng hay không.
Loại L/C : mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau,quyền lợi nghĩa vụ của các bên liên quan cũng khác nhau nên cần xác nhận loại thư tín dụng cần mở.
Tên và địa chỉ các bên liên quan đến L/C gồm : người yêu cầu mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi L/C.
Đồng tiền và giá trị thanh toán của L/C : Số tiền của L/C vừa ghi bằng số, vừa ghi bằng chữ và thống nhất với nhau họăc có thể chỉ cần số tiền bằng số. Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được. Những từ “khoảng chừng, độ khoảng hoặc những từ ngữ tương tự được dùng để chỉ biên độ số tiền của L/C cho phép xê dịch hơn kém không quá 10% của tổng số tiền đó.
Thời hạn hiệu lực(Expiry date) : là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với L/C.
Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date) : là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này có thể nhận dạng ở hối phiếu của người xuất khẩu ký phát. Thời hạn về giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có thể có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
Thời hạn giao hàng (shipment date) : là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.
Những nội dung về hàng hoá (Description of goods) : tên hàng, số lượng, trọng lượng (có cả sai lệch cho phép) , giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu..cũng được ghi vào thư tín dụng.
Những nội dung về vận tải (Shipment term) : giao nhận hàng hoá như điều kiện có sở giao hàng, nơi gửi, giao hàng từng phần..nơi giao hàng cũng được ghi vào thư tín dụng.
Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents for payment): là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là môt bằng chứng của người xuất khẩu chứng mình rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.
Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Những điều kiện đăc biệt khác:như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng…
Chữ ký của ngân hàng mở L/C : L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật. L/C mở bằng thư phải được ký bằng chữ ký đã được lưu ký tại ngân hàng đại lý. L/C mở bằng điện phải có sự đồng ý của ngân hàng và căn cứ vào mã khóa (textkey) của L/C.
Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ và của các bên có liên quan. Có nghĩa là khi thanh toán ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.
Như vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, ngân hàng cũng không có nghĩa vụ xem xét việc giao hàng hoá thực tế có khớp đúng với chứng từ hay không mà chỉ căn cứ vào chứng từ do người bán xuất trình, nếu thấy các chứng từ đó bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C thì trả tiền cho người bán.
Chính những tính chất quan trọng của L/C khiến cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ mau chóng trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu đặc biệt trong ngoại thương.
1.4. Một số loại L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.4.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C):Là một L/C mà ngân hàng phát hành có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Như vậy, nếu không có sự nhất trí của người xuất khẩu, của ngân hàng xác nhận (nếu có) thì ngân hàng mở không được phép thực hiện theo yêu cầu của bên nhập khẩu thay đổi L/C. Do đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.
Tín dụng không thể huỷ ngang tuy ít linh hoạt nhưng khá an toàn và có thể cân bằng được quyền lợi của các bên tham gia nên nó được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, rủi ro cũng vẫn có thể xảy ra khi ngân hàng mở L/C mất khả năng thanh toán, người xuất khẩu sẽ không thu được tiền và trong khi người nhập khẩu đã thanh toán. Loại này ít được sử dụng, bởi vì nó là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết.
1.4. 2. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): là loại L/C sau khi mở ra và người xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung.. trong thời hạn hiệu lực của nó. Loại này đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến.
1.4. 3. Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (confirmed irrevocable letter of credit): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vì người hưởng lợi không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C. Tuy đây là loại L/C tạo cho người bán một sự đảm bảo hai lần trong việc sẽ được thanh toán tiền hàng - vậy là rất an toàn - nhưng nó lại thường không nhận được sự hưởng ứng nhiều của ngân hàng mở L/C do nó gián tiếp làm giảm uy tín của họ. Đôi khi việc thoả thuận lựa chọn ngân hàng xác nhận cũng gây chậm chễ, khó khăn với các bên liên quan: bên bán chậm thu được tiền để nhanh chóng tiếp tục đầu tư tái sản xuất; bên mua chậm nhận được hàng vì bên bán không giao hàng khi L/C chưa được xác nhận, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh; ngân hàng mở L/C cũng có thể bị mất uy tín trên thị trường khi các khách hàng khác nắm được thông tin này và cũng không còn tin tưởng vào khả năng thanh toán của họ nữa...
1.4.4. Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi(irrevocable without recourse letter of credit): là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng không còn quyền đòi lại tiền dù trong bất ký trường hợp nào..
1.4.5. Thư tín dụng tuần hoàn (revolving letter of credit):là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy cho đến khi nào hoàn tất hợp đồng. Loại này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi.
1.4.6. Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được, mỏe ra căn cứ vào một L/C khác làm bảo đảm theo L/C này tổ chức xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu mở, yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng. thư tín dụng giáp lưng được sử dụng trong một số trường hợp:
+ L/C gốc không cho phép chuyển nhượng
+ Khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng hợp với các chứng từ của L/C thứ hai.
+ Khi người trung gian muốn bí mật một số thông tin.
1.4.7. Thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C):Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Điều đó có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả hai bên đều là người mua , người bán của nhau
1.4.8. Thư tín dụng ứng trước (packing L/C):Là loại L/C mà trong đó quy định một khoản tiền ứng trước cho người xuất khẩu vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ hàng hóa được xuất trình. Đối với khoản ứng trước này, người ta quy định trong một điều khoản đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong L/C.
1.4.9. Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit SBLC)
+L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:
+Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.
+Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.
+Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.
1.4.10. L/C có thể chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)
+Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác.
+ Các chứng từ trong L/C chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể được sử dụng theo như L/C gốc.
+Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển nhượng bằng hóa đơn của mình.
1.5. UCP - Văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức TDCT
Khi thanh toán bằng phương thức TDCT, các bên xuất nhập khẩu phải thoả thuận với nhau về việc sử dụng UCP (The Uniform Customs and Practice for Documentary credit). UCP là bản quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế (ICC) tại Pari công bố lần đầu tiên vào năm 1933. Từ đó đến nay UCP đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1994. UCP đã được hơn 175 nước áp dụng trong đó có Việt Nam. Khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, UCP không tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT mà mang tính chất pháp lý tuỳ ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Nhưng một khi các bên đã đồng ý áp dụng UCP thì các điều khoản áp dụng của UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia. Một điểm cần lưu ý là UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của UCP trước đó. Do đó các bên có thể thoả thuận lựa chọn một UCP nào đó, nhưng điều quy định bắt buộc là phải dẫn chiếu nó trong L/C. Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý giải quyết các tranh chấp, các bản dịch khác chỉ có giá trị tham khảo.
Hiện nay, Sau 03 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, Uỷ ban Ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã thông qua Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mới (UCP 600) thay thế cho Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP 500). UCP 600 này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. UCP 600 được coi là hoàn chỉnh nhất và ngày càng được nhiều ngân hàng của các nước thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. UCP 600 thực sự được coi là cẩm nang cho nghiệp vụ tín dụng chứng từ.
II. RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
2.1. Khái quát chung về rủi ro trong thanh toán quốc tế
2.1.1. Khái niệm
Khi đề cập đến rủi ro, mọi người hay quan đó là những điều không tốt lành, tổn thất hay thậm chí thiệt hại về vật chất vô hình hay hữu hình xảy ra ngoài dự kiến do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan.
Ta có thể định nghĩa rủi ro như sau:
Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế của con người thường có những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản. Những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên như vậy được gọi là rủi ro.
Để đối phó với các loại rủi ro không lường trước được đó, con người đã cố gắng tìm kiếm mọi phương cách để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Từ biện pháp không thực hiện những việc làm quá mạo hiểm, chú ý đến những quy tắc về an toàn lao động, các chuẩn mực trong kinh tế... thậm chí lập ra những quỹ dự phòng để dự trữ một khoản tiền nào đó nhằm bù đắp những rủi ro có thể gặp phải. Tất cả những hành động đó nhằm một mục đích duy nhất là cố gắng hạn chế đến mức tối đa và phòng tránh các loại rủi ro để mọi quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra tốt đẹp.
Trong thanh toán quốc tế cũng vậy, tuy là hoạt động mang đến cho hoạt động thương mại nhiều lợi ích, nhưng có thể nói lợi ích đó đồng hành với rủi ro. Người ta định nghĩa rủi ro trong thanh toán quốc tế là :
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những hiện tượng khách quan có liên quan và làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ thanh toán quốc tế (nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian...) hoặc do các nhân tố khách quan khác gây nên. Con người có thể nhận biết được các hiện tượng khách quan đó, song không thể lượng hóa các hiện tượng đó xảy ra vào lúc nào? ở đâu? và mức độ thiệt hại thực sự đến thanh toán quốc tế.
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Rủi ro kỹ thuật
Là những rủi ro do những sai sót mang tính chất kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C, thường do các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán.
a. Rủi ro đối với người xuất khẩu
Như ta đã biết, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C trong khi đó để đảm bảo việc giao hàng theo quy định của hợp đồng thương mại, L/C thường đòi hỏi nhiều điều khoản rất chi tiết và khắt khe. Chỉ với một sai khác dù rất nhỏ cũng có thể bị ngân hàng mở và người mua từ chối thanh toán với lý do có sự sai biệt hoặc không phù hợp với L/C. Việc duy nhất mà người xuất khẩu có thể làm để tránh được rủi ro trên là nhanh chóng, khẩn trương lập bộ chứng từ phù hợp với L/C. Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
Các chứng từ phải được lập ra đúng yêu cầu về số lượng, số loại, nội dung như đã quy định trong L/C.
- Nội dung của các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau.
- Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm trả tiền quy định trong L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Nhưng trong thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ mà thường gặp nhất là:
- Sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ...
- Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng như số loại chứng từ, số bản của mỗi loại.
- Các sai sót trên bề mặt chứng từ như:
+ Số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị L/C.
+ Các chứng từ không ghi số L/C.
+ Hối phiếu ghi nhầm người bị ký phát.
+ Chứng từ không đánh dấu bản gốc.
+ Các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với L/C về số lượng, trọng lương hàng hoá...
+ Các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ, về hãng vận tải, phương thức vận chuyển...
Tất cả những sai sót trên đều có thể là nguyên nhân gây nên rủi ro trong thanh toán, gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu.
Khi nộp chứng từ cho ngân hàng chiết khấu, nếu ngân hàng phát hiện ra các sai sót mà có thể sửa chữa được thì việc sửa chữa sẽ làm chậm quá trình thanh toán. Nếu sai sót không thể sửa chữa thì bộ chứng từ không được chiết khấu hoặc chấp nhận mà phải đợi ý kiến của ngân hàng mở và người mua để giải quyết. Như vậy, quá trình thanh toán sẽ bị kéo dài làm cho người bán không thể thu hồi vốn nhanh được. Hơn nữa, người mua và ngân hàng mở có thể dựa vào những sai biệt rất nhỏ của chứng từ để từ chối thanh toán trong khi đó hàng hoá đã được gửi đi. Nhà xuất khẩu sẽ chịu thiệt hại khi phải bán giảm giá hàng hoá hoặc tìm khách hàng khác để tiêu thụ và cùng với nó là một các chi phí như phí đền bù, cước lưu kho và các phí tổn phát sinh khác.
Một rủi ro kỹ thuật nữa là việc người bán phạm phải các sai lầm khi tiến hành giao hàng như việc vi phạm thời hạn thanh toán thư tín dụng, giao hàng muộn, xuất trình chứng từ muộn... Nếu việc xuất trình chứng từ thể hiện sự vi phạm một trong các thời hạn nói trên cũng sẽ bị từ chối thanh toán.
b. Rủi ro đối với người nhập khẩu
Rủi ro lớn nhất đối với người nhập khẩu là việc nhận hành hoá không đúng với hợp đồng mua bán. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do bị lợi dụng tính độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại. Việc thanh toán giữa ngân hàng hai bên mua bán chỉ thực hiện trên cơ sở bộ chứng từ đã giao hàng xuất trình phù hợp với quy định của L/C tức là ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm về sự khớp đúng trên bề mặt giữa bộ chứng từ thanh toán với L/C chứ không chịu trách nhiệm về tính chân thực của chứng từ và tình hình thực tế giao hàng. Do vậy, người mua sẽ phải chịu rủi ro khi tiền hàng đã trả theo bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng đều phù hợp cả về số lượng, chất lượng... nhưng thực tế thì hàng hoá nhận được lại không đúng với mong muốn, không giống như trong hợp đồng thương mại mà trước đó hai bên đã thoả thuận.
c. Rủi ro đối với ngân hàng
Trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, cũng giống như khách hàng của mình, với vị trí khác nhau, ngân hàng cũng có thể gặp những rủi ro khác nhau.
Cũng như rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng, rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán L/C không hẳn là những mất mát, thiệt hại xảy ra cho các ngân hàng do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài, nhiều khi còn là việc không thu hồi vốn đúng hạn, hoặc làm phát sinh các khoản chi phí vô ích khác.
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng mở L/C là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Vì vậy, nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng mở là rất lớn.
Rủi ro trong nghiệp vụ mở:
Việc đầu tiên của các ngân hàng thương mại khi mở L/C nhập khẩu là phải kiểm tra tính pháp lý của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp mới giao dịch lần đầu), hợp đồng thương mại, đơn xin mở L/C, nguồn vốn thanh toán bao gồm vốn vay hay vốn tự có và các chứng từ có liên quan khác. Rủi ro ở công đoạn này thường xảy ra ở phía doanh nghiệp thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng ngoại thương như giá cả, phương thức thanh toán, phương thức vận tải, điều khoản trọng tài... Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, các cán bộ tác nghiệp của ngân hàng hết sức lưu ý nghiên cứu kỹ các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương và đơn xin mở L/C để tư vấn cho doanh nghiệp lấy lại lợi thế nếu thấy cần thiết. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp mà lợi thế thuộc về khách hàng nước ngoài và ngân hàng đã tư vấn dàn xếp ổn thoả theo đúng luật của nước phát hành và quốc tế.
Một rủi ro nữa mà ngân hàng có thể gặp phải khi mở L/C là dùng sai hoặc sót trong từng chữ, dấu chấm, dấu phẩy... so với đơn xin mở L/C của doanh nghiệp. Tất nhiên phí tu chỉnh cho những sai sót đó ngân hàng phải chịu. Vì vậy, để khắc phục rủi ro này, cần phải tiến hành kiểm tra lại kỹ càng sau khi đã mở L/C trên máy. Một điều cũng cần quan tâm là ngân hàng mở tuyệt đối không được tự thêm bớt nội dung vào L/C so với đơn xin mở, ngoại trừ sự thêm bớt đó làm tăng thêm lợi thế cho khách hàng của mình và phù hợp với hợp đồng ngoại thương, và các văn bản pháp luật điều chỉnh đã được dẫn chiếu trong L/C như UCP 600 và Incoterms 2000.
Rủi ro khi kiểm tra bộ chứng từ đến và khi thanh toán.
Có thể nói đây là nghiệp vụ "vạch lá tìm sâu" của ngân hàng mở nhằm phát hiện những sai sót, những điểm không phù hợp của bộ chứng từ so với nội dung và bề mặt của L/C đã mở. Rủi ro cho ngân hàng sẽ xảy ra khôn lường nếu ngân hàng không kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà vẫn thực hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bởi lẽ từ trước đến nay đã có những bộ chứng từ giả, đặc biệt là B/L giả nhằm mục đích lừa đảo hoặc rửa tiền, cũng có trường hợp ghi "theo lệnh" (to order...) không đúng tên người nhận, làm cho việc nhận hàng bị chậm trễ, tăng chi phí lưu kho bãi, gây thiệt hại không chỉ cho khách hàng mà cả cho ngân hàng mở nếu lô hàng đó ngân hàng cho vay thanh toán. Nhằm hạn chế phần nào các trường hợp trên, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại khi mở L/C nhập khẩu nên quy định thêm điều khoản: Gửi lên tàu ngay sau khi giao hàng một bản sao bộ chứng từ cho người mở L/C, nhằm mục đích để cho người mở kiểm tra trước, nếu có sai sót thì kịp thời tu chỉnh sửa đổi, đồng thời có tác dụng tăng thêm độ tin cậy rằng hàng đã được bốc xếp lên tàu.
Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng cũng có thể vấp phải một số rủi ro kỹ thuật như không tuân thủ UCP, ví dụ: chuyển giao bộ chứng từ không phù hợp cho người mở đi nhận hàng, hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho phía xuất trình nguyên vẹn như khi nó nhận được, hoặc không giao chứng từ đó cho bên thứ ba do phía xuất trình chỉ định.
Chúng ta đều biết rằng bằng việc đồng ý mở L/C, ngân hàng mở cam kết thay mặt người mua thanh toán cho người xuất khẩu nếu anh ta thực hiện đúng như quy định của L/C. Chính vì tính thay mặt cho người mua đã làm xuất hiện khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng mở. Đó là rủi ro không đòi được tiền từ phía nhà nhập khẩu do người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Đây chính là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở. Nguyên nhân có thể là do ngân hàng không tiến hành thẩm định khi doanh nghiệp lần đầu tiên đến quan hệ mở L/C thậm chí ngân hàng có tiến hành thẩm định nhưng không phải lúc nào kết quả thẩm định cũng chính xác do thông tin không đầy đủ, không tin cậy hoặc do lúc ngân hàng thẩm định thì tình hình tài chính của khách hàng rất tốt nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà nhập khẩu bị thua lỗ liên tục mà ngân hàng không hay biết, chẳng hạn như hàng nhập khẩu về bán không thu được tiền, nợ đọng thuế nhập khẩu kéo dài bị hải quan cưỡng chế không cho nhận hàng.
Ngân hàng thông báo
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng thông báo khi ngân hàng này quyết định thông báo phải một L/C giả hoặc một tu chỉnh L/C không có hiệu lực trong khi chính ngân hàng chưa xác định được tình trạng mã khoá (hay mẫu chữ ký uỷ quyền đối với trường hợp phát hành L/C bằng thư) hoặc khi ngân hàng thông báo quyết định của mình cho ngân hàng mở biết một cách chậm trễ.
Theo quy định của UCP 600, khi trên thư tín dụng chuyển bằng điện có ghi "các chi tiết đầy đủ gửi sau" hay những từ có nội dung tương tự hoặc ghi rằng thư xác nhận sẽ là văn bản có hiệu lực của thư tín dụng... thì điện chuyển sẽ không được xem như là văn bản có hiệu lực. Vì vậy, nếu ngân hàng thông báo về thư tín dụng cho khách hàng thì phải ghi rõ trên thông báo: "thông báo sơ bộ chưa có hiệu lực thi hành". Khi ngân hàng thông báo không làm đúng điều đó để khách hàng hiểu lầm rằng đó là L/C có hiệu lực và thực hiện giao hàng thì mọi rủi ro ngân hàng sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Ngân hàng xác nhận (nếu có)
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là do không nắm chắc năng lực tài chính của ngân hàng mở lại vội đi xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi cuối cùng phải nhận lãnh trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở trong trường hợp ngân hàng mở thiếu thiện chí hoặc mất khả năng thanh toán thậm chí bị phá sản.
Ngân hàng chiết khấu (nếu có)
Đối với ngân hàng chiết khấu rủi ro xảy ra phần nhiều tuỳ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu. Ngân hàng chiết khấu sẽ không thu hồi được tiền hoặc thu chậm là do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán, thậm chí từ chối thanh toán thông qua việc "bới bèo ra bọ" trong việc kiểm tra chứng từ của ngân hàng mở. Lý do để người nhập khẩu trì hoãn chủ yếu là do gặp khó khăn trong thanh toán hoặc cũng có thể do bên mua không tin tưởng bên bán vì hay giao hàng trễ, giao hàng kém chất lượng. Mục đích của người mua là muốn hàng thật sự về cảng, nhìn thấy hàng rồi mới trả tiền. Để trì hoãn thanh toán, họ sẽ yêu cầu ngân hàng mở thông báo những sai biệt của chứng từ trong vòng 5 ngày làm việc để dành quyền được từ chối thanh toán sau này. Đối với ngân hàng chiết khấu, thời gian trì hoãn thanh toán càng dài, ngân hàng bị chiếm dụng vốn càng lâu.
2.1.2.2. Rủi ro đạo đức
Mặc dù trong phương thức tín dụng chứng từ, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia được quy định rõ ràng, song không phải lúc nào nguyên tắc đó cũng được tôn trọng. Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên còn lại.
Về phía người xuất khẩu, họ có thể lợi dụng về tính độc lập giữa bộ chứng từ thanh toán và tình hình giao hàng thực tế để lập ra những bộ chứng từ giả mạo phù hợp với L/C nhằm đòi tiền hàng. Về phía người nhập khẩu, họ có thể không hoặc kéo dài thời gian đi nhận chứng từ và trả tiền khi không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng do cơ hội kinh doanh đã mất hay do các mối hàng khác hoặc tình hình trên thị trường hàng hoá có những biến động bất lợi. Đặc biệt khi vay ngân hàng để mở L/C, họ có thể sử dụng số tiền bán hàng vào mục đích khác, kinh doanh quay vòng thay vì thanh toán cho ngân hàng ngay như là một hình thức chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Đặc biệt các ngân hàng mở cũng có thể vi phạm cam kết của mình như đứng về phía người nhập khẩu từ chối hoặc trì hoãn thanh toán cho người xuất khẩu. Đó là chưa kể tới không ít trường hợp cán bộ ngân hàng và khách hàng thông đồng với nhau cố tình vi phạm quy trình thanh toán của ngân hàng nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng và bạn hàng.
Tất cả những rủi ro do những vi phạm nêu trên đều được coi là rủi ro đạo đức. Ngày nay, khi quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế được mở rộng thì rủi ro đạo đức trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của các ngân hàng mà cả doanh nghiệp nhằm bảo toàn vốn và an toàn trong kinh doanh. Mặc dù trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã có sự cam kết của ngân hàng mở, nhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người bán và người mua vẫn được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của thanh toán quốc tế. Khi người mua có thiện chí thì việc thanh toán sẽ diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều cho dù bộ chứng từ có sai sót cũng dễ được chấp nhận. Ngược lại, khi họ có ý không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng có thể do cơ hội kinh doanh đã mất hay do các mối hàng khác... họ có thể dựa vào những sai sót dù là rất nhỏ của chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán. Với người mua, sự trung thực của người bán cũng rất quan trọng, bởi vì ngân hàng chỉ làm việc với những chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồng hay không. Do đó, người mua có thể vẫn phải thanh toán L/C với ngân hàng mà không nhận được hàng hoá theo đúng hợp đồng. Các vi phạm về hợp đồng có thể được giải quyết sau đó nhưng phải mất nhiều thời gian và phí tổn, trước hết là người mua mất cơ hội kinh doanh và bị chiếm dụng vốn. Song ảnh hưởng gián tiếp chỉ là rất nhỏ so với những rủi ro trực tiếp mà nó có thể gây ra. Nguyên nhân chủ yếu của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối tác. Chính vì vậy mà đưa ra những phán quyết sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán.
Để hạn chế rủi ro đạo đức, vấn đề cốt lõi là khắc phục tình trạng thông tin không cân xứng. Đứng ở góc độ nhà xuất khẩu, phải tiến hành điều tra, thu thập thông tin chính xác về khách hàng để có thể sàng lọc những khách hàng chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả vẫn là uy tín của khách hàng.
2.1.2.3. Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là những rủi ro bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế, chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán.
Tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia, thanh toán quốc tế mà chủ yếu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của các quốc gia. Một khi các yếu tố trên biến động dù là nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp... và từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán.
Rủi ro chính trị thường gặp nhất là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý đặc biệt ở những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên có sửa chữa bổ sung. Những rủi ro pháp lý thường liên quan đến việc thay đối các quy định về dự trữ, thuế hay việc ban hành các quy định cản trở hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trong thực tế, những thay đổi này thường khiến các bên xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình, làm cho L/C bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên. Sự phong toả kinh tế của các quốc gia vì mục đích chính trị như trường hợp CuBa. Iraq hay Việt Nam trước đây cũng mang lại những rủi ro tương tự.
Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình công... cũng có thể gây ra rủi ro cho quá trình thanh toán như mất chứng từ, hàng hoá bị mất mát, hư hỏng, ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngừng hoạt động.
Những biểu hiện bất lợi của các yếu tố kinh tế - chính trị còn được nhân lên gấp nhiều lần khi nó ảnh hưởng đến sự ổn định giá trị đồng tiền. Vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau với đồng tiền khác nhau nên rủi ro do thay đổi tỷ giá cũng là một rủi ro rất lớn tuy không xuất phát từ quá trình thanh toán. Một ngân hàng có thể bị thiệt hại khi cho khách hàng vay để mở L/C hoặc chiết khấu chứng từ khi tỷ giá thay đổi. Trong các giao dịch, người ta thường dùng các ngoại tệ mạnh hơn để làm đơn vị tiền tệ, mà chủ yếu là USD. Thông thường, ngân hàng cho khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán L/C, và có thể phải mua ngoại tệ này ở nơi khác. Khi người mua trả tiền cho ngân hàng, nếu tỷ giá tăng thì ngân hàng thu được một khoản chênh lệch tỷ giá bổ sung. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm thì khoản phí thu được chưa chắc đã bù đắp được khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá gây ra. Ngoài việc ngân hàng buộc khách hàng phải ký quỹ mở L/C bằng ngoại tệ mạnh sẽ không chỉ gây thiệt hại cho khách hàng trong giai đoạn tỷ giá không ổn định mà nhiều khi còn tiềm ẩn những rủi ro đối với ngân hàng. Vì ngân hàng nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, đối với những mặt hàng bán giá cạnh tranh không thể tăng giá được, nhà nhập khẩu không muốn nhập hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp tỷ lệ trượt giá nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng phát hành.
Các biến động kinh tế, chính trị, xã hội dù trực tiếp hay gián tiếp, tức thì hay lâu dài đều gây những ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, rủi ro chính trị luôn là mối đe dọa đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Bên cạnh những rủi ro trên, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng như các hoạt động khác của ngân hàng còn gặp phải nhiều rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn... gây thiệt hại cho các bên nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ngoài ra, các loại L/C cũng tiềm ẩn trong nó những rủi ro riêng. Hiện nay, L/C là phương thức thanh toán có nhiều loại hình đa dạng và thuận tiện nhất cho các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng và phát triển. Do đó, việc nghiên cứu các loại L/C hiện có và rủi ro của nó cũng rất cần thiết.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SEAPRODEX
I. TỔNG QUAN VỀ SEAPRODEX
1.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Seaprodex DaNang
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1.1. Lịch sử hình thành
Vào đầu những năm 1980, trong bối cảnh nhà nước thử nghiệm cơ chế mới “tự cân đối – tự trang trải”, cùng với nhu cầu khách quan về phát triển kinh tế thủy sản khu vực Miền Trung, ngày 26 tháng 2 năm 1983, Chi nhánh xuất khẩu thủy sản Đà Nẵng, tiền thân của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung được thành lập thay thế cho trạm tiếp nhận thủy sản Đà Nẵng, xây dựng một mô hình làm ăn mới.
Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Miền Trung được thành lập theo quyết định số 242/TS-QĐ ngày 31/3/1993 của Bộ Thuỷ Sản, là Doanh nghiệp nhà nước hoạch toán độc lập, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex Việt Nam), được nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh về thuỷ sản, phục vụ sản xuất kinh doanh thuỷ sản và các nghề khác theo qui định của pháp luật. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam.
Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của Công ty là gắn thương mại với sản xuất, gắn kinh tế với chính trị xã hội, không ngừng tạo thế và lực cho mình mà nội dung cơ bản là tạo vốn, tạo cơ sở vật chất, tạo uy tín, xây dựng một đội ngũ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật và công nhân lành nghề tận tâm, tận lực vì sự phát triển của Công ty, linh hoạt thích nghi, đảm bảo hài hoà lợi ích.
Hiện nay, Công ty đã cổ phần hóa: căn cứ điều 3 nghị định 187/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần (hình thức cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước). Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư sau khi cổ phần hóa, hình thức cổ phần hóa công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghệp, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn và có tên đầy đủ sau khi cổ phần hóa như sau:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Miền Trung (Seaprodex Danang)
Điạ chỉ trụ sở chính : 263 Phan Chu Trinh, TP Đà Nẵng
Điện thoại : 05113.821436
Fax : 05113.823769
Email : seadana@hn.vnn.vn
Website : www. seadanang.com.vn
Công ty có các cơ sở sản xuất - kinh doanh như sau
Chi nhánh Công ty: Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Thọ Quang
Địa chỉ: Khu Dịch vụ Thuỷ sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố phố Đà Nẵng
Điện thoại: (0511).3921959 Fax: (0511).3921958
Chi nhánh Công ty: Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0510). 9444499 Fax: (0510).943974
Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 166 Nguyễn Công Trứ , Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08).823472- 8215330 Fax: (08).8210736
Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hà Nội
Địa chỉ: Số 645/3 Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (04).6367597 - 6367599 Fax: (04). 6367598
Nhà máy chế biến thực phẩm Sơn Trà (địa điểm kinh doanh) trực thuộc Công ty
Địa chỉ: Khu Dịch vụ Thuỷ sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố phố Đà Nẵng
1.1.1.2. Quá trình phát triển
Từ khi hình thành cho đến nay Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản Miền Trung vừa quản lý kinh doanh về xuất nhập khẩu thủy sản trong khu vực đồng thời vừa thực hiện vai trò trung tâm dịch vụ kinh tế kỹ thuật, nghề cá là trung tâm phát triển và đầu tư trong và ngoài nước.
Trong suốt quá trình hoạt động toàn Công ty không ngừng phấn đấu vươn lên để khắc phục những khó khăn này đến khó khăn khác, tự hoàn thiện bản thân mỗi cán bộ nhân viên từng bước đưa Công ty vượt qua hết khó khăn. Điều này minh chứng là doanh số của Công ty ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, đội ngũ lao động ngày càng đông đủ, chất lượng ngày càng cao, đóng góp cho nhà nước qua nghĩa vụ đóng thuế, các hoạt động xã hội ngày càng nhiều hơn, tiếp tục là thành viên nòng cốt, vững mạnh của Công ty xuất khẩu thuỷ sản Việt nam tại khu vực miền Trung. Quá trình phát triển của Công ty được chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1983-1988: Là giai đoạn hình thành, ổn định. Công ty hoạt động theo mô hình tổ chức quản lý tập, chỉ đạo trực tuyến. Công ty đã vận dụng, phát huy linh hoạt cơ chế “ tự cân đối- tự trang trải “, góp phần vực dậy và khích lệ ngành kinh tế thuỷ sản toàn khu vực vượt qua khủng hoảng, tạo tiền đề để phát triển. Kim ngạch xuất khẩu đạt 31,39 triệu USD, giá trị chế biến thuỷ sản đạt 0,77 triệu USD với 2 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
- Giai đoạn 1989- 1997: Là giai đoạn hội nhập nền kinh tế thị trường, Công ty chuyển đối sang mô hình phân cấp tự chủ đến các đơn vị thành viên, điều hành các đơn vị thành viên bằng các quy chế và theo định hướng phát triển thống nhất toàn Công ty, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra các đơn vị kinh doanh và tài chính tại các đơn vị thành viên.
Trong giai đoạn này, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, đa ngành, trong đó lấy hoạt động xuất nhập khẩu làm nòng cốt. Kim ngạch xuất khẩu đạt 147,97 triệu USD, giá trị chế biến thuỷ sản đạt 43,59 triệu USD với 2 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
- Giai đoạn 1998-2002: Được xem là giai đoạn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất. Trong giai đoạn này, Công ty củng cố tổ chức các đơn vị ngoài được mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 172,08 triệu USD, giá trị chế biến thuỷ sản đạt 53,2 triệu USD với 4 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
- Giai đoạn 2003-2007: là giai đoạn thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp. Seaprodex Danang không thuộc diện giữ lại là Doanh nghiệp nhà nước nên Bộ Thuỷ Sản đã có quyết định cổ phần hóa Công ty trong năm 2006. Công ty tiến hành các bước sắp xếp các đơn vị thành viên còn lại, đánh giá lại tài sản, xác định giá trị Doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động…chuẩn bị cho cổ phần hóa Công ty.
- Giai đoạn 2007 đến nay : Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Seaprodex nói riêng. Hơn nữa, mấy năm gần đây tình hình tài chính thế giới không ổn định kèm theo những vấn đề như lạm phát, tỷ giá hối đoái thay đổi....đã gây ra nhiều thách thức hơn là cơ hội cho công ty. Trong giai đoạn này, Seaprodex đang cố gắng hoàn thiện hơn sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cũng như ra sức đáp ứng tốt nhiều thị trường mới khi Việt Nam gia nhập WTO.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Seaprodex DaNang
1.1.2.1. Chức năng
Chức năng tổng quát: thực hiện chức năng kinh doanh đa dạng sản xuất kinh doanh hàng thuỷ sản xuất khẩu và nội địa, kinh doanh vật tư, thiết bị tiêu dùng, sản xuất thức ăn nuôi tôm, hoạt động xây lắp, sản xuất bao bì và sản xuất kinh doanh dịch vụ của các thành viên trực thuộc.
Chức năng cụ thể: tổ chức sản xuất và chế biến các sản phẩm thuỷ sản, thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và chế biến thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện thương mại Xuất Nhập Khẩu, các vật tư thiết bị, phục vị ngành thuỷ sản.
1.1.2.2 Nhiệm vụ
- Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, phù hợp với mục tiêu thành lập. Tự tạo nguồn vốn cho kinh doanh, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, bảo đảm đầu tư, mở rộng kinh doanh theo hướng đa dạng, đa tuyến, không ngừng đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất và nhập.
- Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu xuất nhập khẩu, xây dựng và đào tạo cán bộ kinh doanh kỹ thuật có trình độ ngày càng cao
- Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
1.1.2.3. Quyền hạn
Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Miền Trung là một doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Thuỷ Sản có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, có con dấu riêng. Công ty có tài khoản mở tại nhiều ngân hàng như: Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, Ngân hàng Eximbank Đà Nẵng, ngân hàng quốc tế VIBank… để phục vụ công tác giao dịch tài chính được thuận lợi và có các quyền hạn cơ bản sau:
- Quyền tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình.
- Quyền sử dụng và huy động vốn từ các đơn vị kinh tế khác nhưng phải đảm bảo khả năng hoàn trả.
- Quyền cân đối nguồn lực sản xuất, toàn chỉnh cơ cấu tài sản theo yêu cầu của quy trình công nghệ mới, phát triển quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Quyền hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị khác.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Seaprodex DaNang
1.1.3.1. Mô hình cơ cấu quản lý của Seaprodex DaNang
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Ban tài chính Kế Hoạch Đ.Tư
Ban nhập khẩu và KD vật tư
Ban xuất khẩu
Văn Phòng công ty
Công ty PT Nguồn Lợi Thuỷ Sản
Xí nghiệp kho vận Sài Gòn
Xí nghiệp thuỷ sản Nha Trang
Cty CBiến Thuỷ Sản Cam Ranh
Trung tâm DV Thuỷ sản Hà Nội
Công ty Thọ Quang
Xí nghiệp F10
Phòng kho vận Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Sài Gòn
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Seaprodex Đà Nẵng
1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Miền Trung. Đại hội đồng Cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu ra Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát; quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Miền Trung có 5 thành viên.
Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát thay mặt Đại hội đồng Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành Công ty, Ban kiểm soát có 3 thành viên
Ban giám đốc công ty
Giám đốc công ty: do tổng công ty thuỷ sản bổ nhiệm, có quyền trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua trưởng phòng của các bộ phận, phối hợp với các bộ phận để điều hành trực tiếp xuống cán bộ công nhân viên của từng bộ phận mình.
Phó giám đốc công ty: Tham mưu trợ giúp cho giám đốc. Công ty có 2 phó giám đốc: một người là tham mưu cho giám đốc trong công việc hằng ngày, phụ trách nhập khẩu, quản lý các chi nhánh ở Hà Nội và Hồ Chí Minh và có thể được giám đốc uỷ quyền khi vắng mặt. Một người chuyên phụ trách việc quản lý công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản, xí nghiệp 10 và là chủ tịch công đoàn
Các phòng ban chức năng
Ban nhập khẩu: tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh. Tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương, thực hiện các thủ tục nhập khẩu và thủ tục uỷ thác nhâp khẩu
Ban Xuất khẩu: tham mưu cho giám đốc trong nghiên cứu xây dựng các chiến lược kinh doanh xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, giá cả, cơ chế, các chính sách của Nhà Nước về xuất khẩu và thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu
Phòng kinh doanh hàng thuỷ sản nội địa: có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc nghiên cứu, xây dựng các chiến lược kinh doanh hàng thuỷ sản nội địa, mở rộng thị trường, thực hiện các hợp đồng kinh doanh theo sự phân công của công ty
Văn phòng công ty: tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý, công tác nhân sự, quản lý tiền lương, pháp chế thi đua, kế hoạch công tác, thực hiện việc đối nội, đối ngoại theo sự uỷ quyền của giám đốc.
Ban tài chính- kế hoạch-đầu tư: tổ chức, hạch toán, thống kê quản lý việc sử dụng vốn, giải quyết các vấn đề thuộc về tài chính ngân hàng, định kỳ kiểm tra quyết toán của các đơn vị thành viên. Tổ chức công tác marketing chung, lập báo cáo định kỳ gởi các cấp, xác định các chiến lược kinh doanh, thiết kế, phân phối, tiêu thụ sản phẩm
Phòng kinh doanh kho vận: Có chức năng quản lý hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, vận hành và bảo dưỡng hệ thống kho lạnh để đảm bảo phục vụ bảo quản lạnh hàng thuỷ sản, hàng vật tư
Tình hình nguồn lực sản xuất kinh doanh của Seaprodex
Cơ sở vật chất kỷ thuật
Toàn bộ máy móc trang thiết bị chính của công ty được nhập khẩu từ Nhật Bản và Đài Loan. Hầu hết máy móc nằm trong diện đầu tư tài sản cố định của công ty. Sau đây là một số máy móc thiết bị chính của công ty:
Máy móc thiết bị nhà xưởng
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị tại công ty
Danh mục
Số lượng(cái)
Công suất thiết kế
Công suất sử dụng
Hiệu suất sử dụng(%)
Máy sản xuất nước đá
1
20 tấn/ngày
18 tấn/ngày
90
Kho lạnh
2
1500 tấn
1200 tấn
80
Dây chuyền chế biến hàng đông
2
500 kg/ngày
250 kg/ngày
50
Dây chuyền chế biến hàng khô
2
500 kg/ngày
130 kg/ngày
26
Tủ đông
2
1.3 tấn/mẻ
1 tấn/mẻ
77
1
700 kg/mẻ
500kg/mẻ
71
Kho đông
2
1000m3
800m3
80
1
1500m3
1000m3
67
Kho nước đá
2
100m3
74m3
74
1
10m3
8m3
80
Kho mát
1
100m3
80m3
80
Máy đá
1
15 tấn/ngày
15 tấn/ngày
100
Hầm cấp đông
2
0.5 tấn/ngày
5 tấn/ngày
100
Thiết bị cấp đông IQF
1
0.2 tấn/giờ
0.2 tấn/giờ
100
Máy đánh vảy
1
2 tấn/mẻ
1.5 tấn/mẻ
75
Máy hút chân không
1
5 tấn/ngày
5 tấn/ngày
100
( Nguồn: Phòng xuất khẩu Seaprodex )
Nhìn chung tình hình sử dụng máy móc trang thiết bị là khá cao. Máy móc được sử dụng tối đa công suất thiết kế từ đó cho thấy công ty đã tận dụng hiệu quả máy móc phục vụ cho năng lực sản xuất. Nhưng dù sao đi nữa, công ty vẫn phải cố gắng thay đổi các thiết bị hiện nay để có những máy móc, thiết bị tiên tiến hơn để đảm bảo chất lượng cũng như năng suất chế biến sản phẩm của mình.
Đất đai
Bảng 2.2 : Bất động sản thuộc sở hữu của công ty
Nội dung
Số lượng
Diện tích (m2)
Đất của công ty
- Khu đất Nguyễn Tri Phương-ĐN
1
200.00
- Khu đất nhà 9 gian Bắc Mỹ An-ĐN
1
335.92
- Văn phòng làm việc 21-Lê Hộng Phong-ĐN
1
212.46
- Văn phòng 261-263 Phan Châu Trinh-ĐN
1
308.80
- Văn phòng 166-Nguyễn Công Trứ-Tp HCM
1
90.45
Đất thuê của nhà nước
1
- Nhà kho và dịch vụ-31 Ngũ Hành Sơn
1
10,456.40
- VP,Xí nghiệp CB và XK TS thọ Quang
1
36,147.00
- VP, NM công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản
1
20,020.00
- VP, NM chế biến thuỷ sản Cam Ranh
1
11,780.00
- Xí nghiệp kho vận Sài Gòn
1
3,378.00
(Nguồn : Phòng xuất khẩu Seaprodex )
1.1.4.2. Tình hình nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới suốt quá trình kinh doanh cũng như hiệu quả, mục tiêu đạt tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển yếu tố con người là một khâu không thể thiếu trong tổ chức hệ thống của doanh nghiệp. Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão cộng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin giúp đỡ cho con người rất nhiều với các máy móc thiết bị hiện đại. Song con người vẫn là yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu được, là một trong các yếu tố đầu vào cần thiết giúp quá trình sản xuất kinh doanh của công ty thuận lợi.
Trình độ lao động phân chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động tại công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
T/T (%)
Số lượng
T/T (%)
Số lượng
T/T (%)
Tổng số lao động
1581
100
2296
100
1439
100
Cơ cấu lao động
1. phân theo giới tính
- Nam
510
32,3
865
37,7
540
62,5
- Nữ
1071
67,7
1431
62,3
899
37,5
2. Phân theo t/c công việc
- LĐ gián tiếp
100
6.33
306
13,32
268
81,4
- LĐ trực tiếp
1481
93.67
1990
86,68
1171
18,6
3. Phân theo trình độ
- ĐH và CĐ
229
14.48
320
13,94
252
17.5
- Trung cấp
74
4.68
93
4,05
137
9,5
- Công nhân kỹ thuật
58
3.67
282
12,3
35
2,4
- LĐ phổ thông
1220
77.17
1601
81,1
1069
70,6
(Nguồn: Phòng xuất khẩu Seaprodex )
Theo bảng cơ cấu nguồn lực ở trên, ta có thể thấy lao động nữ chiếm tỉ trọng khá lớn . Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của ngành thuỷ sản nói chung và tại công ty nói riêng là cần nhiều lao động nữ.
Do hoạt động của Công ty chủ yếu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản nên lực lượng lao động trực tiếp chiếm đa số và tỉ trọng này ít thay đổi qua các năm. Lao động gián tiếp của Công ty tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng có trình độ cao, chủ yếu tập trung ở ban quản lý tại văn phòng Công ty và các đơn vị thành viên. Ta lại thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao, lực lượng lao động của công ty có xu hướng tăng giữa năm 2007 và 2008, nhưng tới năm 2009 lại giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nên nhu cầu cắt giảm nguồn lực đối với một công ty như Seaprodex là không thể tránh khỏi.
Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm . Lực lượng lao động có trình độ Đại Học và cao đẳng tăng dần, điều này chứng tỏ công ty đang bỏ sung nguồn lực có trình độ cao nhằm tăng chất lượng quản lý của công ty, đây là lực lượng nòng cốt ở tất cả các bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu và bộ phận hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra chất lượng hàng hoá.
Như vậy đội ngũ nhân lực của công ty được phân bổ một cách hợp lý, đáp ứng tốt được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay.
1.1.4.3.Tình hình tài chính của công ty
Tài chính là một nguồn lực quan trọng của bất kì một doanh nghiệp nào. Nắm rõ thực trạng tài chính của mình sẽ giúp cho các doanh nghiệp khai thác được tiềm năng, cũng như dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai, đưa ra được những quyết định quan trọng liên quan đến tài chính và hầu như mọi quyết định đều cần phải có sự trợ giúp đắc lực của nguồn tài chính.
Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2007-2009 từ báo cáo tài chính của Công ty như sau:
Bảng 2.4 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Doanh thu bán hàng và CCDV
1
1,229,724,892,613
1,792,199,880,401
1,378,117,196,290
2. Các khoản giảm trừ
2
9,218,214,099
5,998,026,179
2,815,962,941
3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV
10
1,220,506,678,514
1,786,201,854,222
1,375,301,233,349
4. Giá vốn hàng bán
11
1,155,169,593,473
1,685,787,006,593
1,261,339,505,244
5. Lợi nhuận gộp
20
65,337,085,041
100,414,847,629
113,961,728,105
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
11,958,742,551
57,567,352,842
32,023,183,843
7. Chi phí tài chính:
22
20,653,159,704
65,290,799,947
55,385,874,803
+trong đó: chi phí lãi vay
23
19,966,635,300
41,556,538,020
24,895,209,290
8. Chi phí bán hàng
24
23,553,113,682
27,577,332,109
32,723,801,644
9. Chi phí quản lý Doanh nghiệp
25
26,141,748,270
56,430,245,058
48,605,050,470
10. Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh
30
6,947,805,936
8,638,823,357
9,270,185,131
11. Thu nhập khác
31
562,138,774
25,589,517,206
1,552,508,641
12. Chi phí khác
32
366,592,422
25,228,730,987
229,558,864
13. Lợi nhuận khác
40
195,546,352
360,786,219
1,322,949,777
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
50
7,143,352,288
9,044,609,576
10,593,134,908
15. Thuế DN
51
2,000,138,641
__-__
972,699,389
16. Chi Phí Thuế Hoãn Lại
52
-
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế
60
5,143,213,647
9,044,609,576
9,620,435,519
(Nguồn : Phòng xuất khẩu Seaprodex)
Bảng 2.5: Tổng kết tài sản nguồn vốn của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
T/T
(%)
Giá trị
T/T
(%)
Giá trị
T/T
(%)
TSLĐ và ĐTNH
439,421,602,052
84.42
382,837,291,761
80.36
459,700,538,469
84.18
Tiền
20,166,020,934
3.87
9,975,416,969
2.09
15,522,130,005
2.84
Khoản phải thu
299,079,307,161
57.46
293,340,447,044
61.58
294,438,601,624
53.92
Hàng tồn kho
102,419,746,799
19.68
62,795,757,742
13.18
136,294,715,366
24.96
TSLĐ khác
17,756,527,158
3.41
16,725,670,006
3.51
13,445,136,474
2.46
TSCĐ và ĐTDH
81,106,434,204
15.58
93,591,870,063
19.64
86,369,773,768
15.82
TSCĐ
80,053,334,204
15.38
79,383,810,063
16,66
69,848,293,768
12.79
Khoản ĐTCKDH
1,053,100,000
0.2
14,208,060,000
2.98
16,521,480,000
3.03
Chi phí XDCB dở dang
_
_
_
_
_
_
Chi phí trả trước dài hạn
_
_
_
_
_
_
Tống tài sản
520,528,036,256
100.00
476,428,161,824
100.00
546,070,257,237
100.00
Nguồn vốn
Nợ phải trả
466,477,750,146
89.62
392,775,299,517
82.44
455,763,823,133
83.46
Nợ ngắn hạn
422,447,482,593
81.16
373,185,264,659
78.33
419,224,259,475
76,77
Nợ dài hạn
44,030,267,553
8.46
19,590,034,858
4.11
36,539,563,658
6.69
Nợ khác
_
_
_
_
_
_
Nguồn vốn CSH
54,050,286,110
10.38
83,653,862,307
17.56
90,306,534,104
16.54
Nguồn vốn quỹ
52,143,352,288
10.02
82,653,862,307
17.35
89,244,526,955
16.34
Nguồn kinh phí khác
1,906,933,822
0.36
1,011,540,660
0.21
1,062,007,149
0.2
Tổng nguồn vốn
520,528,036,256
100.00
476,429,161,824
100.00
546,070,357,237
100.00
(Nguồn : Phòng xuất khẩu Seaprodex)
Theo bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao điều này chứng tỏ để xoay chuyển các khoản nợ ngắn hạn thì không mấy khó khăn đối với công ty, nhưng đi kèm theo nó là việc tỷ suất sinh lợi không cao, vì chúng ta đã biết tài sản dài hạn thì tỷ suất sinh lợi sẽ cao hơn tài sản ngắn hạn.
Trong tổng tài sản thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn từ năm 2007 đến 2009 : năm 2007 chiếm 84.42%, năm 2008 chiếm 80.36%, năm 2009 chiếm 84.18%.
Khoản phải thu chiếm từ 57.46% xuống còn 53.92%, như vậy tình trạng nợ của khách hàng là giảm qua các năm.
Về nguồn vốn, ta thấy sự đóng góp của vốn ngắn hạn là khá cao, luôn chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số vốn, điều này đặt ra áp lực trả nợ khá lớn cho công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng hơn so với năm 2007, tuy nhiên đến năm 2009 lại giảm xuống.
Dựa vào bảng cân đối kế toán trên, ta có thể tính được một số thông số tài chính nhằm hiểu rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Điều này có thể là do chính sách thu nợ khá chặt chẽ của công ty, kỳ thu tiền bình quân ngắn, thể hiện qua vòng quay khoản phải thu ở bảng sau:
Bảng 2.6 : Chỉ số vòng quay khoản phải thu của công ty từ năm 2007 - 2009
Năm
2007
2008
2009
VQKPT
4.12
6.35
4.78
( Nguồn : Phòng xuất khẩu Seaprodex)
1.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh
1.1.5.1. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm kinh doanh
Các lĩnh vực kinh doanh chính của Seaprodex
- Chế biến - xuất khẩu thủy sản
- Kinh doanh vật tư nhập khẩu
- Kinh doanh dịch vụ kho vận
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản
Mặt hàng xuất khẩu của công ty
Mặt hàng kinh doanh xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng thuỷ sản được chế biến tại hai xí nghiệp thành viên, xí nghiệp trong khu vực và cả nước bao gồm các loại: tôm thẻ, tôm chì, tôm sú, tôm sắt, mực nang, cá thu, cá chim, cá ngừ và các loại thuỷ sản khác. Mặt hàng xuất khẩu của công ty hiện nay khá đa dạng ,có chất lượng tốt và giá thành hạ , đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Mặt hàng xuất khẩu của công ty bao gồm :
-Theo nhóm sản phẩm :
+Nhóm tôm :tôm PTO ,tôm thịt đông rời IQF ,tôm đông lạnh xếp vỉ plastic ,tôm sú thịt ,tôm sú vỏ...
+Nhóm mực : mực ống cắt khoanh ,mực ống fillet ,mực ống sashimi,mực khô...
+Nhóm cá :cá ngừ đông lạnh ,cá tra fillet ,cá thu fillet...
+Nhóm nhuyễn thể : nghêu luộc đông lạnh ,ghẹ cắt miếng , ốc...
-Theo dạng chế biến :
+Sản phẩm khô :cá khô ,mực khô...
+Sản phẩm đông block : tôm HLSO ,tôm thịt CPTO...
+Sản phẩm fastfood
+Sản phẩm bán lẻ đóng gói :tôm ,mực nang...
+Sản phẩm đông rời IQF :chế biến dưới dạng rời ,gồm tôm HLSO,mực các loại.
1.1.5.2. Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu
Bảng 2.7: Sản lượng và kim ngạch hàng xuất khẩu (2007-2009)
Năm
2007
2008
2009
Trị số
Tăng, giảm
Trị số
Tăng, giảm
Trị số
Tăng, giảm
Sản lượng (Kg)
4055308.14
-65.8
17015595.75
3.2
3277875.3
-80.7
Kim ngạch(USD)
17211396.55
-54.96
31526794.21
83.1
17453623.6
-44.6
( Nguồn : Phòng xuất khẩu Seaprodex)
Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ thể hiện Sản lượng và kim ngạch hàng xuất khẩu
Ta thấy rằng, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty tăng giảm theo quy luật. Dó là năm 2008, tăng tới năm 2009 lại giảm. Điều này có thể giải thích bởi tình hình biến động về kinh tế, năm 2008 khủng hoảng kéo dài tới 2009. Nên các nhà nhập khẩu các nước có phần hạn chế nhập khẩu. Hơn nữa, công ty cũng không có một nguồn hàng dồi dào để có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu trong tình hình thị trường có nhiều biến động.
Bảng 2.8 : Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu ( 2007-2009)
Mặt hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
1.Tôm đông
8.93
51,89
11.22
35,6
14.21
81,43
2.Mực đông
2.13
12,38
3.40
10,79
1.41
8,08
3.Cá đông
5.56
32,32
2.92
9,26
1.3
7,45
4.Sản phẩm khác
0,587
3,41
13.98
44,35
0,53
3,04
Tổng
17.21
100,00
31.52
100,00
17.45
100,00
( Nguồn : Phòng Xuất khẩu Seaprodex)
Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu ( 2007-2009)
1000USD
Trong những năm qua ,tôm vẫn luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty ,năm 2007 xuất khẩu mặt hàng này chiếm một tỷ trọng cao (>50%) so với các mặt hàng xuất khẩu khác. Tuy nhiên, năm 2008 mặt hàng tôm tại công ty có sự giảm sút, chiếm 35,5% về tỉ trọng. Sự suy giảm này xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 - đầu năm 2009. Nhưng tới năm 2009, tỷ trọng xuất khẩu của tôm rất cao chiếm 81,43%.
Trái ngược với mặt hàng tôm ,mặt hàng cá có giảm sút đáng kể. Từ 35,32% năm 2007 xuống còn 7,45% năm 2009
Ngoài 2 mặt hàng trên ,các mặt hàng còn lại đều có sự gia tăng từ năm 2007 -2008 và giảm tới 2009. Sự giảm sút này chứng tỏ công ty đang gặp nhiều vấn đề trong xuất khẩu, làm giảm số lượng và chất lượng xuất khẩu. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch đề ra phù hợp với môi trường kinh doanh có nhiều biến động này.
Bảng 2.9 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu thời kỳ 2007-2009
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
1.Hoa Kỳ
6.16
35,79
2.4
7,61
2.67
15,3
2.Nhật Bản
3.39
19,71
9.18
29,12
6.13
35,12
3.EU
3.90
22,65
6.23
19,67
6.63
37,99
4.HK&TQ
0.31
0,18
0.02
0,06
-
-
5.Đài Loan
0.79
0,46
-
-
-
-
6.Nước khác
3.65
21,21
13.69
43,42
2.02
11,58
Tổng
17.21
100,00
31.52
100,00
17.45
100,00
( Nguồn : Phòng xuất khẩu Seaprodex)
Biểu đồ 2.3: Các biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu thời kỳ 2007-2009
1000USD
0
5
10
15
20
25
Hoa Kỳ
Nhật Bản
EU
HK&TQ
Đài Loan
Nước khác
Năm 2009
Năm 2008
Năm 2007
Ở châu Á ,thị trường Nhật là thị truờng truyền thống của công ty và luôn chiếm một tỷ trọng nhập khẩu lớn trong châu lục (>20%) .Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là tôm sú ,cá fillet và mực cao cấp với chất lượng cao . Đây là thị trường có nhu cầu về thuỷ sản khá lớn và tương đối ổn định ,xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này không đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm . Đây là một thuận lợi khi công ty xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này.
Bên cạnh thị trường Nhật ,Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của công ty trong những năm gần đây .Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này trong các năm có tăng nhưng với tỷ lệ thấp, vì vậy công ty cần có chính sách để đẩy mạnh sản phẩm sang thị trường đầy tiềm năng này.
EU cũng là một thị trường truyền thống và đầy tiềm năng của công ty, thị phần luôn chiếm một tỷ lệ khá cao và tăng nhanh qua các năm.
1.1.5.3. Tình hình khách hàng
a. Tình hình nhập khẩu thủy sản Nhật Bản
Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, việc nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản từ công ty đã giảm sút từ 9.182.147,93 USD năm 2008 xuống còn 6.132.700,39 USD năm 2009; nhưng so với các thị trường khác thì Nhật vẫn là thị trường truyền thống và đấy tiềm năng
Các mặt hàng thủy sản Nhật Bản thường nhập khẩu là:
Tôm đông lạnh với số lượng gần 900.000 Kg/năm, đạt 11 triệu USD, một giá trị đáng kể so với các thị trường. Hơn nữa nhu cầu từ Nhật luôn tăng hoặc giữ mức ổn định hơn so với các thị trường khác.
Mực đông với số lượng hơn 200.000 Kg trên một năm tương đương với hơn 2 triệu USD trên một năm.
Ngoài ra, còn có các mặt hàng như cá đông, các sản phẩm khác được xuất khẩu sang Nhật chiếm tỷ trọng khá là lớn so với các thị trường khác.
Nhìn chung, thị trường Nhật Bản có lúc gặp khó khăn nhưng vẫn luôn là thị trường nhưng vẫn luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Mức nhập khẩu thủy sản có giá cao như tôm, cá ngừ... phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế và sự ổn định chính trị của Nhật Bản. Tuy nhiên, dù thị trường này đang phục hồi dần, nhưng rõ ràng vẫn còn chứa đựng nhiều biến động khó dự đoán trước một cách chính xác. Do đó, việc đa dạng hoá các sản phẩm thủy sản bao gồm cả các mặt hàng có giá trị trung bình như cá đông lạnh nguyên liệu, cá tươi nguyên liệu...để xuất khẩu vào Nhật sẽ có hiệu quả cao hơn. Vấn đề thanh toán với thị trường này thường thuận lợi hơn các thị trường khác do doanh nhân Nhật thường có tiền và luôn có sự hỗ trợ khách hàng đáng kể.
b. Thị trường thủy sản Mỹ
Sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ đa dạng: thủy sản đắt tiền cũng như rẻ tiền, đa dạng về chất lượng.
- Tôm sú là loại được người Mỹ ưa thích, Tôm đông lạnh, tôm giá trị gia tăng, Tôm luộc với các kích cỡ chủng loại khác nhau.
- Cá da trơn, nước ngọt thịt trắng như Basa, cá Tra chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 80%
Hàng năm Mỹ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 50.000-55.000 tấn, trong khi đó chỉ có khả khả năng tự đáp ứng 8.000 tấn.
Mỹ là cường quốc thứ hai thế giới về nhập khẩu thủy sản, sau Nhật Bản. Năm 2008, Mỹ nhập khẩu từ công ty 469.538 Kg đạt giá trị 2.400.427,40 USD, năm 2009 giảm xuống còn 448.004,83 đạt 2.672.390,32 USD. Về lượng thì giảm, nhưng về mặt giá trị lại tăng do sự gia tăng về giá cả.
Tóm lại, Mỹ nhập khẩu 3 mặt hàng đáng kể nhất là tôm đông lạnh, cá ngừ đóng hộp và cá fillet, thị trường Mỹ cũng rất ưu chuộng fillet cá rô phi hồng và phi lê cá basa, là những sản phẩm có tiềm năng lớn ở các nước Châu Á.
c. Thị trường thủy sản EU
Liên minh Châu Âu (European Union - EU) thành lập 25/03/1957. Hiện nay EU bao gồm 15 nước cũ: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, Luxembourg, Đan Mạch, Anh, Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha, Áo, Phần Lan, Thủy Điển, Hy Lạp
Các nước mới gia nhập EU là: Ba Lan, Cộng hòa Czech, Slovakia, Hungary, Slovenia, Síp, Malta, Litva, Estonia, Latvia, Bungary, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia
Nhu cầu về thủy sản của các nước Châu Âu rất lớn và các nước EU tiêu dùng thủy sản rất đa dạng: tươi sống, đồ hộp, đông lạnh ở tất cả các mặt hàng: Cá, Tôm, Mực, Cua, Nhuyễn thể 2 mảnh...
Khuynh hướng tiêu thụ thủy sản của các nước trong EU: người dân EU rất coi trọng vấn đề an toàn sức khoẻ trong việc tiêu thụ thực phẩm. Trong khi thủy sản được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao; ít có thành phần độc tố và không tác động xấu đến môi trường; cộng với việc thời gian gần đây có bệnh lở mồm long móng trong gia súc, nên người dân EU có khuynh hướng thay thế việc dùng thịt bằng việc tiêu thụ các mặt hàng thủy sản các loại.
+ Vấn đề chất lượng thủy sản cũng được xem trọng và người tiêu dùng khu vực này sẳn sàng trả giá cao để có được sản phẩm với chất lượng tuyệt hảo.
+ Để thích nghi với cuộc sống công nghiệp; bên cạnh đó, xã hội ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia lao động, ít có thời gian cho công việc nhà, đi mua sắm và nấu nướng; và số hộ gia đình chỉ gồm một người ngày càng gia tăng, nên người dân EU cần thực thẩm ít thời gian để chuẩn bị và nấu nướng. Thủy sản chế biến tươi hay đông lạnh cũng đều có đặc tính dể nấu nướng và không cần nhiều thời gian, đã trở thành loại sản phẩm đáp ứng các yêu cầu trên nên ngày càng được tiêu thụ mạnh tại các nước trong EU.
+ Với hàng loạt siêu thị ra đời khắp nơi phục vụ cho những người có rất ít thời gian đi mua sắm, thì các loại thủy sản đông lạnh, đóng hộp và có thể ăn ngay càng được thu hút nhiều vào khối EU.
Tuy nhiên, tuỳ theo từng nước nằm ở Tây Bắc Âu hay Trung Âu mà nhu cầu tiêu dùng có khác nhau
EU là khu vực nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới với khối lượng nhập khẩu ổn định hàng năm là 5,5 triệu tấn thủy sản, trị giá trên 14,5 tỷ EUR (trên 15 tỷ USD). Đối với công ty thì giá trị xuất khẩu sang EU đạt 6 triệu USD và phân ra nhiều nước khác nhau, trong đó các nước như Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha…là những nước có giá trị nhập khẩu lớn.
Tóm lại: EU có hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm được xếp vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới, buộc các nhà xuất khẩu thủy sản phải nghiêm chỉnh thực hiện, vì nếu như một nước thành viên nào đó thuộc EU phát hiện hàng nhập khẩu thủy sản có vấn đề về chất lượng, lập tức sẽ đưa vào hệ thống cảnh báo nhanh (RAS) cho tất cả các nước thành viên cùng biết.
d. Thị trường thủy sản Trung Quốc Và Hồng Kông
Đây là khu vực có nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới, sản phẩm thủy sản tiêu dùng rất đa dạng. Ở Trung Quốc mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người là 32,7 kg cao hơn nhiều so với mức bình quân tiêu thụ của thế giới là 20 kg/người/năm.
Trong khi đó Hồng Kông với dân số 6 triệu người nhưng hàng năm nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hồng Kông lớn vì chẳng những để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ thủy sản của dân Hồng Kông thuộc loại cao nhất thế giới 49,53 kg/người/năm, mà còn từ Hồng Kông đưa vào Trung quốc Lục địa
Ở Trung Quốc có nhu cầu sử dụng Cá, Tôm tươi, đông lạnh, thủy sản khô và chế biến. Còn ở Hồng Kông đa số có nhu cầu tiêu dùng thủy sản tươi và đông lạnh như Cá Mú, Cá hàng chài, Cá Hồng, Tôm Hùm và nhuyễn thể có vỏ
Ở Trung Quốc: Tuy là nước sản xuất, đánh bắt thủy sản đứng đầu thế giới, nhưng là thị trường đông dân nhất và nhu cầu tiêu thụ thủy sản bình quân lớn hơn gấp rưỡi so với mức bình quân của thế của thế giới (32,7 kg/người so với thế giới 20 kg/người), nên Trung Quốc Hàng năm nhập khẩu khối lượng thủy sản lớn và có xu hướng tăng. Sản phẩm nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc gồm cá tuyết đông lạnh, mực, cua đông lạnh.
Ở Hồng Kông: Trong những năm gần đây lượng hàng nhập khẩu thủy sản có xu hướng giảm, nhưng vẫn đạt khối lượng và giá trị nhập khẩu thủy sản lớn: năm 2008 giá trị nhập khẩu từ Seaprodex đạt 19.000 USD. Khác với thị trường Trung Quốc, Hồng Kông nhập khẩu hàng thủy sản trị giá cao cấp như: cá hồi, cá tuyết nguyên con, tôm hùm, cá xác-đin.
Tóm lại đây là thị trường nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thủy sản lớn, có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn, nhưng nhu cầu nhập khẩu cũng tất lớn và có xu hướng gia tăng. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường rất đa dạng, là những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và cho Seaprodex nói riêng.
Từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như quá trình nghiên cứu thấy được :
Điểm mạnh :
Điều kiện sản xuất đảm bảo, vì thế công ty đạt được những điều kiện để xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu (EU).
Lực lượng công nhân có trình độ tay nghề cao.
Có khả năng tài chính tương đối mạnh, có sự kết hợp giữa sản xuất thức ăn nuôi thủy sản, sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu và hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một ưu thế cạnh tranh lớn chỉ có ở một số rất ít doanh nghiệp.
Có uy tín và kinh nghiệm trong ngành thủy sản, có khách hàng và thị phần ổn định tại các thị trường chính EU, Nhật, Mỹ và các thị trường khác.
Cơ chế quản lý năng động giúp Công ty sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của doanh nghiệp.
Đầu tư máy móc thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại, đáp ứng kịp thời yêu cầu nâng sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Điểm yếu :
Do tính chất của ngành nên nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời vụ, dễ bị biến động khi thời tiết khí hậu thay đổi.
Các nước nhập khẩu đặt ra các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc sử dụng kháng sinh hoá chất bị cấm trong nghề nuôi trồng thủy, hải sản còn diễn biến phức tạp.
Một số vật tư phụ tăng giá kéo theo chi phí sản xuất đầu vào tăng.
Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng gay gắt.
Tính cạnh tranh trong thu mua, chế biến thủy sản rất gay gắt tạo xu hướng giảm tỷ suất lợi nhuận.
II.THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SEAPRODEX
2.1. Tình hình chung trong thanh toán và kết quả thực hiện thanh toán bằng L/C tại công ty thời gian qua
2.1.1. Tình hình chung về thanh toán XK
2.1.1.1. Đồng tiền thanh toán
Trong quan hệ mua bán với khách hàng nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và với Seaprodex nói riêng thì đồng tiền thường được sử dụng làm đồng tiền thanh toán các mặt hàng xuất nhập khẩu là đồng USD. Sở dĩ, công ty sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh toán, trước hết là cũng do thói quen sử dụng đồng USD từ trước tới nay và tài khoản ngoại tệ của Công ty tại ngân hàng Việt Nam là đồng USD. Mặt khác, đồng USD là loại tiền tệ mạnh trên thị trường tiền tệ thế giới, có thể chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác và thường được sử dụng trong thanh toán ở các quốc gia. Một yếu tố khác cũng hạn chế việc nắm giữ và thanh toán bằng đồng ngoại tệ khác đối với doanh nghiệp Việt Nam là độ biến động của tỷ giá USD/VND thấp hơn nhiều so với độ biến động của tiền đồng Việt Nam so với nhiều ngoại tệ khác. Ổn định tỷ giá có những lợi ích nhất định cho nền kinh tế, rõ ràng nhất là giúp doanh nghiệp ít phải chịu rủi ro tỷ giá quá lớn. Như vậy, với việc chủ động sử dụng đồng USD trong thanh toán, Công ty đã tạo nên một thói quen sử dụng đồng tiền ở khách hàng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán với hầu hết các khách hàng của tất cả các thị trường.
Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng muốn sử dụng đồng USD trong thanh toán. Có một số khách hàng muốn sử dụng đồng tiền của nước mình hoặc một đồng tiền nào đó mà họ có thế mạnh nhưng hiện tại công ty chưa thể đáp ứng được. Việc sử dụng nhiều loại đồng tiền trong giao dịch quốc tế, trong giao dịch thương mại có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích, chia sẻ rủi ro, đỡ lệ thuộc vào một đồng tiền và đỡ bị mất thời gian, cơ hội và chi phí chuyển đổi khi phải giao dịch qua đồng tiến thứ ba…Tuy nhiên, để làm được điều đó thì lại là một câu chuyện không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tương tự đối với Seaprodex
Thứ nhất, đây là việc liên quan nhiều đến tâm lý, thói quen, tính phổ biến và thái độ tự nguyện của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngân hàng, mỗi đối tác.... Chính vì vậy, để đa dạng hóa được đồng tiền thanh toán thì từ phía cơ quan chức năng phải có những biện pháp triển khai đồng bộ. Chẳng hạn như, bổ sung các cam kết quốc tế, những cam kết mở rộng Hiệp Định thương mại như các Hiệp Định thương mại tự do, song phương, qua đó làm gia tăng quan hệ đầu tư thương mại. Từ đó sẽ dần tạo ra nhu cầu cần thiết hơn phải đa dạng hóa đồng tiền để sử dụng những đồng tiền khác nhau trong thanh toán quốc tế với những đối tác thương mại tương thích, thu hẹp dần khu vực dùng đồng USD mà lâu nay thường dùng thay đồng tiền mạnh khác.
Thứ hai, liên quan đến chuyện hiểu biết của Công ty về những công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá, công cụ phái sinh phòng chống rủi ro tỷ giá, cần phải tổ chức tuyên truyền, tập huấn và điển hình hoá... Việc học hỏi để sử dụng những công cụ này không phải ngày một ngày hai đòi hỏi các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn phải có đội ngũ hiểu biết và sử dụng thành thạo. Trong khi, công ty chưa thể có điều kiện đào tạo một đội ngũ nhân viên như thế
Thứ ba, liên quan đến chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và cả cơ cấu dự trữ ngoại hối Nhà nước hiện hành vẫn cơ bản gắn với USD. Ta biết, từ trước tới nay chế độ tỷ giá do nhà nước điều chỉnh, đối với Việt Nam thì với từng đối tác thương mại, hay đối với từng quốc gia cụ thể đều điều chỉnh theo nhóm đồng tiền mạnh cần hướng tới. Seprodex là một doanh nghiệp trong hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp thì cũng chẳng có cách nào đi ra ngoài khỏi "đường ray".
Do vậy việc chuyển đổi đồng tiền thanh toán không phải là chuyện một sớm một chiều.
2.1.1.2. Ngân hàng có quan hệ
Trong giao dịch thương mại quốc tế, hiệu quả của hợp đồng ngoại thương phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế. Vì vậy, việc lựa chọn Ngân hàng phục vụ tốt cho các giao dịch ngoại thương là rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hệ thống ngân hàng phát triển rất mạnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, uy tín ngày càng cao và cước phí mang tính cạnh tranh. Tuy nhiên, trong quá trình thanh toán, các ngân hàng thong báo mà công ty lựa chọn vẫn là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty chọn hai ngân hàng này vì đây là hai ngân hàng có uy tín trên thị trường, có trình độ nghiệp vụ cao và có mối quan hệ lâu dài với công ty.
Đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
Tiện ích
Với mạng lưới hơn 2.200 chi nhánh trên phạm vi cả nước, quý khách hàng có thể xuất trình chứng từ ở bất cứ địa phương nào.
Bộ chứng từ được xử lý nhanh chóng và chính xác
Khách hàng được tư vấn miễn phí trong việc lập bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản L/C nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán, và được hỗ trợ trong việc theo dõi hành trình của bộ chứng từ.
Khách hàng nhanh chóng nhận được tiền hàng với chi phí thấp nhất do Agribank có quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng trên toàn cầu.
Khách hàng có thể chiết khấu bộ chứng từ với mức chiết khấu cao ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Điều kiện
Agribank sẽ tiếp nhận bộ chứng từ xuất trình theo các thư tín dụng quy định tự do chiết khấu, hoặc chỉ định Agribank làm ngân hàng xuất trình bộ chứng từ.
Bộ chứng từ xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Không hạn chế loại tiền của bộ chứng từ và ngân hàng phát hành L/C.
Sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C của Agribank, công ty có thêm lựa chọn sản phẩm cho vay ưu đãi xuất nhập khẩu và các ưu đãi khác của Agribank.
Đối với ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) thì lợi ích đạt được đó là
- Tăng khả năng cạnh tranh bằng những phương thức thanh toán linh hoạt.
- Được bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng 100% giá trị hoá đơn.
- Được Vietcombank ứng trước tiền hàng đến 80-90% giá trị khoản phải thu.
- Nắm được chính xác uy tín tín dụng và khả năng tài chính thực tế của bên mua (nhất là đối với người mua nước ngoài).
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công ty có xu hướng chọn Sở III ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm ngân hàng thông báo, bởi vì cước phí của ngân hàng này thấp hơn so với ngân hàng Ngoại thương và so với các ngân hàng khác. Sau đay là sự so sánh về chi phí với các ngân hàng.
Bảng 2.10 : Bảng chi phí việc tu chỉnh chứng từ trong L/C tại các ngân hàng
ĐVT: USD
Chi phí
Ngân hàng Ngoại thương Đà Nẵng
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Eximbank
Ngân hàng Công thương
Phí thông báo
25
20
20
20
Phí thông báo sửa đổi L/C
5-100
10
10
Phí sửa đổi và tu chỉnh L/C
20-100
5-100
10-100
10-100
Phí thanh toán
0,2%
(20-300)
0,18%
(10-300)
0,18%
(10-300)
0,2%
(20-300)
Phí chuyển tiếp L/C
20
15
18-20
20
Phí thông báo tu chỉnh tăng tiền
0,1%
(20-300)
0,1%
(10-250)
0,1%
(10-300)
0,1%
(10-150)
( Nguồn : Phòng Xuất khẩu Seaprodex)
Bảng 2.11 : Chi phí chiết khấu hối phiếu một số ngân hàng
Chi phí
Ngân hàng Ngoại thương Đà Nẵng
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng Công thương
Lãi suất chiết khấu (%/năm)
8,5
Thỏa thuận
8,5
Phí thanh toán (%)
0,25
0,2
0,15
Điện phí USD
12
12
20
( Nguồn : Phòng Xuất khẩu Seaprodex)
2.1.1.3. Thời hạn thanh toán
Đây là một điều kiện quan trọng trong thanh toán, nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng tránh được những rủi ro trong thanh toán và những biến động về kinh tế…Tuy nhiên lựa chọn điều kiện thanh toán như thế nào là phụ thuộc rất lớn vào vốn, mặt hàng và thái độ của khách hàng…
Trong quan hệ mua bán với các nước trên thế giới, đặc biệt là trong quan hệ xuất khẩu, thời hạn thanh toán của công ty có thể được chia thành hai nhóm khách hàng. Đối với khách hàng là Nhật thì phần lớn công ty sử dụng thời hạn thanh toán là trả ngay, sở dĩ có điều này là bởi hầu hết các thương gia Nhật có sẵn vốn, tác phong thái độ làm việc của họ cực kỳ khẩn trương và nhanh chóng, họ muốn hàng phải được giao kịp thời với nhu cầu, hàng giao càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp công ty vẫn sử dụng thời hạn thanh toán trả chậm, do khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty.
Đối với các thị trường như Mỹ, EU thì thời hạn thanh toán áp dụng thường là trả sau. Trả sau có thể là 30 ngày, 60 ngày hay 90 ngày tùy theo thỏa thuận. Thứ nhất, là truyền thống khi kinh doanh với các đối tác này, thường là trả sau. Thứ hai là những khách hàng này thường ít chấp nhận rủi ro cao, họ mong có cảm giác an toàn khi nhận hàng, họ muốn đảm bảo rằng hàng hóa đúng theo quy định trong hợp đồng, đúng theo quy định đề ra trước đó.
Đối với các thị trường khác thì có khi sử dụng thời hạn trả sau, có khi là trả ngay, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể và tùy vào từng khách hàng mà công ty áp dụng thời hạn thanh toán khác nhau
2.1.1.4. Phương thức thanh toán
Trong xuất nhập khẩu có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để thu tiền nhưng lựa chọn phương thức nào cho phù hợp với từng yêu cầu của người xuất khẩu là thu tiền nhanh, đầy đủ và đúng. Và yêu cầu của người nhập khẩu là nhận hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn. Đối với Seaprodex thì các phương thức thường được sủ dụng như :
Thanh toán đối chứng (D/P)
Còn gọi là phương thức trả tiền mặt khi nhận chứng từ thanh toán. Người bán nộp chứng từ cho ngân hàng của người mua (bao gồm hoá đơn, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, phiếu giám định). Ngân hàng sẽ chuyển chứng từ cho người mua sau khi được thanh toán hay ký hối phiếu, là một cam kết thanh toán có giá trị pháp lý. Mặc dù phương thức này an toàn về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế vẫn có thể có trục trặc, ví dụ như khi hàng hoá đã được vận chuyển đến nơi nhưng người mua không chấp nhận hàng hoá và chứng từ.
Thư tín dụng (L/C)
L/C rất hay được dùng thời kỳ đầu quan hệ kinh doanh khi bên nhập khẩu và bên xuất khẩu chưa hiểu rõ nhau. Phương thức này là sự đảm bảo thanh toán tốt nhất tiếp sau phương thức thanh toán trả trước. L/C, trừ khi được quy định khác, thường là không huỷ ngang và luôn luôn được thanh toán (ngoại trừ trong trường hợp gian lận). Quy trình như sau: Người mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình mở tín dụng cho ngân hàng người bán. Sau khi giao hàng, người bán sẽ trình chứng từ xuất khẩu cho ngân hàng của mình để ngân hàng nghiên cứu. Ngân hàng của người bán chuyển chứng từ cho ngân hàng của người mua. Người bán sẽ được thanh toán trong trường hợp chứng từ hợp lệ. Người mua sẽ nhận được chứng từ sau khi thanh toán hoặc cam kết thanh toán. Chi phí của phương thức này cao hơn so với thanh toán sau hay thanh toán đối chứng. Tuy vậy, L/C vẫn được các nhà nhập khẩu ở EU, Mỹ và các nhà nhập khẩu khác dùng rộng rãi khi giao dịch với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Việc dùng L/C phải tuân thủ quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế.
Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn TTR
( Telegraphic Transfer Reimbursement )
Là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định, thường được sử dụng trong thanh toán L/C: ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện. Trên thực tế ít L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó là L/C xác nhận bởi Ngân hàng. Xác nhận thường yêu cầu điều kiện này nhằm bảo đảm có thể nhận được tiền hoàn trả sớm hơn so với việc đòi tiền bằng thư kèm chứng từ giao hàng.
2.1.2. Tình hình thực hiện thanh toán bằng L/C
2.1.2.1. Tỷ trọng thanh toán bằng L/C tại công ty.
Theo phân tích ở trên về phương thức thanh toán tại công ty, trong ba phương thức được sử dụng thì đối với Seaprodex L/C được sử dụng nhiều nhất chiếm tới 90% trong tổng số giá trị thanh toán và được thể hiện qua tỉ lệ sau :
Bảng 2.12 : Tỷ trọng các phương thức thanh toán xuất khẩu tại công ty
Phương thức
Thanh toán
Năm 2008
Năm 2009
Doanh số
Tỷ
trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
D/P
80.064.594.857
4,47%
42.308.197.926
3,07%
TTR
40.192.017.118
2,24%
23.427.992.337
1,7%
L/C
1.671.943.268.426
93,29%
1.312.381.006.027
95,23%
Tổng
1.792.199.880.401
100%
1.378.117.196.290
100%
(Nguồn: Phòng xuất khẩu Seaprodex )
Đóng góp đáng kể cho sự phát triển này phải kể đến bộ phận doanh số thanh toán L/C. Đây là bộ phận có tốc độ tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn và tổng kim ngạch chiếm trung bình hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân là do đặc điểm khách hàng cũng như ưu điểm của phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng công ty sử dụng chủ yếu phương thức thanh toán TDCT trong thanh toán, tỷ lệ tăng dần qua các năm. Chứng tỏ rằng phương thức TDCT ngày càng mở rộng quy mô, cũng như ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
2.1.2.2. Các loại L/C được sử dụng trong thanh toán
Tại công ty loại L/C được sử dụng là L/C không thể hủy ngang : là loại L/C sau khi mở ra và người xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung.. trong thời hạn hiệu lực của nó. Loại này đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu vì vậy nó đang được sử dụng tại Seaprodex.
Từ trước tới nay công ty chủ yếu dùng loại L/C này kết hợp với thời hạn thanh toán là trả chậm. Do thói quen sử dụng như vậy, hơn nữa loại này giúp công ty chủ động trong việc chỉnh sửa hay bổ sung thêm điều kiện thanh toán. Cũng như giúp công ty chủ động nắm bắt được tình hình thanh toán như thế nào, nếu có rủi ro xảy ra thì có thể giải quyết nhanh chóng.
Nhận tiền
Giục mở L/C
Nhận L/C tại ngân hàng
Kiểm tra L/C
Giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán
Xuất trình bộ chứng từ thanh toán
Điều chỉnh hoặc thương lượng
Tu chỉnh L/C
2.1.2.3. Quy trình thanh toán bằng L/C tại Seaprodex
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán
Diễn giải :
Giục mở L/C là bước đầu tiên trong quá trình thanh toán, nhưng đối với một số khách hàng thì công ty không nhất thiết phải thực hiện bước này như Nhật vì khách hàng Nhật luôn đúng hạn trên cơ sở hợp đồng đã kí.
Trong quy trình trên thì bước kiểm tra L/C là quan trọng nhất, trong bước này, công ty sẽ nhận L/C từ ngân hàng thông báo và tiến hành kiểm tra L/C để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Một số nội dung kiểm tra như Số hiệu, Địa điểm, Ngày mở, Cách giao hàng… Để từ đó tu chỉnh L/C phù hợp với nội dung đã đề ra.
Khi L/C đã được chấp nhận, công ty tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán. Bộ chứng từ thanh toán được lập dựa vào yêu cầu của L/C.
Công ty xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng để được thanh toán. Ngân hàng sẽ kiểm tra và thông báo cho công ty về tình trạng bộ chứng từ, nếu thấy bộ chứng từ có sai sót thì ngân hàng sẽ yêu cầu công ty tiến hành điều chỉnh hoặc thương lượng với khách hàng.
Sau khi ngân hàng kiểm tra, nếu thấy bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty.
2.2. Rủi ro từ hoạt động thanh toán bắng L/C tại công ty
2.2.1. Rủi ro về phía đối tác
Theo phân tích tình hình khách hàng ở trên ta thấy rằng mỗi khách hàng thì có nhu cầu về thủy sản khác nhau, và theo đó thì vấn đề thanh toán từ các đối tác cũng khác nhau, kéo theo những rủi ro trong thanh toán gặp phải từ các đối tác cũng khác nhau.
Đối với thị trường Nhật những rủi ro gặp phải trong quá trình thanh toán hàng xuất khẩu ít hơn so với các thị trường khác vì hầu hết các doanh nhân Nhật thanh toán bằng L/C theo thời hạn là trả ngay. Rủi ro gặp phải ở đây thường là do có sự sai sót trong quá trình lập bộ chứng từ. Đối với một số khách hàng Nhật thì do thời hạn là trả ngay nên việc chứng từ sai sót có thể tu chỉnh, bổ sung, tuy nhiên việc làm này làm cho công ty tốn thêm nhiều chi phí làm cho mức lợi nhuận giảm.
Đối với Mỹ thì thời hạn thường là trả sau nên các vấn đề gặp phải ở đây là khách hàng không chịu thanh toán hoặc kéo dài thời hạn thanh toán để chiếm dụng vốn; cũng có thể là do sai sót trong quá trình lập bộ chứng từ nếu có sự sai sót thì nhà nhập khẩu bị từ chối thanh toán, cùng với quá trình xử lý lô hàng; một vấn đề nữa gặp phải là khi xuất khẩu hàng qua Mỹ thì hàng thủy sản của Việt Nam phải qua cơ quan FDA (Food and Drug Administration)_ Cục Quản lý Thực phẩm và dược Hoa Kỳ, nếu không qua được cơ quan này thì họ có thể giao hàng lại cho mình theo điều kiện FOB, cước phí vận tải mình chịu, cảng đi tại Hoa Kỳ.
Bảng 2.13 : Số lần hàng bị trả lại do không qua FDA
Năm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lần hàng bị trả
1 lần
1 lần
Không bị
( Nguồn : Phòng Xuất khẩu Seaprodex)
Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng, mỗi năm lại có một lô hàng không qua được FDA của Mỹ. Đối với thị trường Mỹ một thị trường yêu cầu cao về chất lượng, đòi hỏi những khắt khe khi hàng nhập khẩu vào nước mình, quá trình kiểm định hàng hóa qua nước này theo quy trình đề ra trong Haccp.
Đối với thị trường EU thì hàng hóa nhập khẩu phải qua cơ quan kiểm định hàng nhập khẩu thủy sản, nếu không đáp ứng được chất lượng thì hàng hóa một là có thể bị trả lại, hai là bị hủy. Rủi ro về thanh toán lúc này rất cao, vì hầu hết khách hàng tại EU đều thanh toán theo thời hạn trả chậm.
Chính vì vậy, mỗi thị trường có một cách hành xử khác nhau, đối với một thị trường mà công ty gặp phải những rủi ro khác nhau, có thể là về chất lượng hàng hóa dẫn đến rủi ro trong thanh toán, cũng cỏ thể là ảnh hưởng trong chứng từ.
2.2.2. Rủi ro về phía công ty
Trong quá trình xuất khẩu, không phải lúc nào công ty cũng đủ vốn để tiến hành các thương vụ. Và với số vốn hạn chế như vậy sẽ làm công ty gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu, và qua đó làm giảm uy tín của công ty trong mắt khách hàng. Trong tất cả các hợp đồng công ty kí được nói chung là đều thực hiện được, không có trường hợp nào không thực hiện được, hay bị hủy hợp đồng do hàng chậm trễ, nhưng vấn đề về chậm thương vụ là không tránh khỏi. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, nguồn nước, chất lượng con giống ... Nhưng trong những năm gần đây, lũ lụt thường xuyên xảy ra trong khu vực, làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty.
Nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất của công ty (khoảng 50 – 70%), do đó, sự biến động giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Seaprodex. Trong trường hợp giá nguyên vật liệu tăng nhưng giá thành cung cấp sản phẩm dịch vụ không đổi, lợi nhuận của công ty sẽ giảm. Đối với những nguồn hàng công ty mua từ những nhà cung cấp lớn và có uy tín thường có thỏa thuận đảm bảo giá cả ổn định trong từng năm và giảm giá thành khi mua với số lượng lớn hoặc đạt hạn mức doanh số thỏa thuận, do đó, đây không phải là rủi ro lớn đối với hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đối với các nguyên vật liệu đầu vào có tính thời vụ, sự biến động giá của các loại nguồn hàng này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và kết quả kinh doanh của công ty. Để giảm thiểu rủi ro biến động giá cả, công ty lên kế hoạch mua nguồn đầu vào cho hợp đồng ngay khi hợp đồng được kí kết và chủ động dự trữ một số đầu vào chiến lược ở mức tồn kho hợp lý. Những biện pháp này nhằm bảo vệ lợi nhuận do biến động giá của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, đồng thời đảm bảo tiến độ thương vụ và giao hàng của công ty.
Hơn nữa, trong quá trình thanh toán, việc lập bộ chứng từ và kiểm tra bộ chứng từ đòi hỏi nhân viên phải có kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn cao, mà công ty chưa có điều kiện để đào tạo đội ngũ nhân viên như vậy nên rủi ro gặp phải ở đây thường là sai sót trong quá trình lập chứng từ. Nên việc chậm trễ trong thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán do phải chỉnh sửa lại bộ chứng từ là không thể tránh khỏi, cùng với việc mất đi uy tín với đối tác.
Những rủi ro xuất phát từ chính công ty đòi hỏi rằng Seaprodex cần có các biện pháp khắc phục nhằm ngày một nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
2.2.3. Rủi ro về phía ngân hàng có quan hệ
Trong quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, việc lựa chọn ngân hàng phát hành có ý nghĩa cựa kỳ quan trọng đối với người xuất khẩu, bởi vì ngân hàng phát hành là người đại diện duy nhất cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ thanh toán. Đối với công ty, khả năng nắm bắt thông tin về các ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới còn nhiều hạn chế. Giả sử tình hình tài chính của một ngân hàng nào đó bị biến động thì công ty không thể có thông tin kịp thời về ngân hàng đó, lúc này rủi ro của công ty không nhận được tiền hàng là rất cao.
Ngân hàng thông báo đóng vai trò trung gian trông suốt quá trình thanh toán của công ty. Ngân hàng này có trách nhiệm thông báo, kiểm tra tính chân thật của L/C gửi đến, kiểm tra nội dung của bộ chứng từ thanh toán mà công ty xuất trình. Do với Seaprodex thì lâu nay đều làm việc với Agribank hay ngân hàng Ngoại thương nên rủi ro thương gặp không phải là những vấn đề về uy tín hay chi phí liên quan, mà đó là trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ sơ sài nên dẫn đến những sai sót trong bộ chứng từ kèm theo những trách nhiệm với người xuất khẩu.
2.2.4. Rủi ro khách quan
Ngoài một số rủi ro trên thì còn có một số rủi ro khác như điều kiện thời tiết trong quá trình làm hàng, làm ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng nên công ty vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cũng như trong quá trình vận tải, điều kiện thiên nhiên gây ra những trở ngại lớn.
Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay gặp là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong tỏa hoặc tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nước ngoài của một quỗc gia là quá lớn thì các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền. Ngoài ra, sự phong tỏa kinh tế của các quốc gia như trường hợp của Cuba, Iraq… cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó.
2.3. Công tác quản trị rủi ro trong thanh toán bằng L/C tại công ty thời gian qua
Những rủi ro xảy ra trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Seaprodex mang tính chất đa dạng khác nhau và phát sinh do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu hai loại rủi ro phổ biến và điển hình nhất là: rủi ro phát sinh liên quan đến vấn đề chứng từ xuất trình và rủi ro liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia.
Những rủi ro liên quan đến vấn đề xuất trình gồm những rủi ro do các chứng từ xuất trình không phù hợp với các điều kiện qui định trong L/C hoặc có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ.
Những rủi ro liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia gồm:
- Người nhập khẩu từ chối nhận hàng và không thanh toán cho ngân hàng phát hành
- Rủi ro do người xuất khẩu xu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đề tài- Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại seaprodex Đà Nẵng.doc