Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản: LỜI NÓI ĐẦU T rong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với một số sự kiện bất lợi, đó là những nguy hiểm, bất trắc nằm ngoài sự mong đợi, luôn rình rập, đe doạ mọi người trong tự nhiên cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống (kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần, sản xuất kinh doanh...) Đó là bão lụt, gió xoáy, động đất, núi lửa, xung đột chính trị, đình công, khủng hoảng, lạm phát... Chúng làm ta luôn cảm thấy lo sợ, bởi nếu xảy ra nó sẽ gây thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn về sức khoẻ, tinh thần thậm chí tính mạng con người. Đó chính là các rủi ro. Hoà chung với xu thế phát triển của thế giới, hoạt động kinh doanh của các quốc gia không chỉ trong phạm vi quốc gia đó mà ngày càng được mở rộng kinh doanh buôn bán với một, hai... rồi hầu hết với các quốc gia trên thế giới. Cũng vì thế mà hoạt động kinh doanh quốc tế không phải là một phạm trù xa lạ nữa đối với một quốc gia đang hoà mình vào xu thế chung đó. Hoạt động này sẽ gặp phải rủi ro- đó là một tất yếu , mà loại hình,...

doc150 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU T rong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với một số sự kiện bất lợi, đó là những nguy hiểm, bất trắc nằm ngoài sự mong đợi, luôn rình rập, đe doạ mọi người trong tự nhiên cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống (kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần, sản xuất kinh doanh...) Đó là bão lụt, gió xoáy, động đất, núi lửa, xung đột chính trị, đình công, khủng hoảng, lạm phát... Chúng làm ta luôn cảm thấy lo sợ, bởi nếu xảy ra nó sẽ gây thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn về sức khoẻ, tinh thần thậm chí tính mạng con người. Đó chính là các rủi ro. Hoà chung với xu thế phát triển của thế giới, hoạt động kinh doanh của các quốc gia không chỉ trong phạm vi quốc gia đó mà ngày càng được mở rộng kinh doanh buôn bán với một, hai... rồi hầu hết với các quốc gia trên thế giới. Cũng vì thế mà hoạt động kinh doanh quốc tế không phải là một phạm trù xa lạ nữa đối với một quốc gia đang hoà mình vào xu thế chung đó. Hoạt động này sẽ gặp phải rủi ro- đó là một tất yếu , mà loại hình, phạm vi ảnh hưởng của nó còn phức tạp hơn nhiều. Nó tác động đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, rủi ro trong kinh doanh quốc tế luôn là vấn đề mà các nhà kinh tế luôn quan tâm, chú ý đến để phòng ngõa, hạn chế. Qua tìm hiểu và thực tập tại Tổng công ty Rau Quả, Nông Sản em thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Không nằm ngoài quy luật trên, hoạt động này cũng gặp phải một số rủi ro. Tuy nhiên, các sản phẩm kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty khá đa dạng, trong đó rau quả là một loại hàng khá điển hình, có một số rủi ro riêng. Vì thế, em quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Tổng công ty đã ra đời và hoạt động nhiều năm nay nhưng trong chuyên đề này, em xin tìm hiểu rõ về lí luận rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu và tập trung phân tích thực trạng phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên một số thị trường chủ lực cúa Tổng công ty như Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc... Em hi vọng sẽ đóng góp phần nào vào việc thực hiện tốt hơn nữa hoạt động phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong thời gian tới. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, rủi ro và rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu. Chương II: Thực trạng hoạt động phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoat động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, Nông sản. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2005 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Trang. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, RỦI RO & RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU N gày nay, tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng: Một quốc gia không thể phát triển, đầy đủ, giàu có nếu không có giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,... với cộng đồng thế giới để hình thành nên các quan hệ kinh tế quốc tế. Lịch sử kinh tế thế giới đã tạo ra các quốc gia phát triển và các quốc gia kém phát triển nên các quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế cũng có những vị thế khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty đều xuất phát từ các động cơ: - Tăng doanh số bán hàng: Hầu hết các công ty lớn sử dụng hình thức kinh doanh xuất khẩu như là cách thức để tăng doanh số bán hàng khi thị trường trong nước trở nên bão hoà. - Đa dạng hoá thị trường đầu ra: Tham gia kinh doanh quốc tế nghĩa là kinh doanh trong môi trường rộng lớn hơn nên đầu ra của các công ty cũng đa dạng hơn; điều này có thể ổn định luồng tiền của công ty để thanh toán cho các nhà cung cấp khách hàng đa dạng hơn. Đồng thời, nguồn thu từ nước ngoài có thể đa dạng thị trường bán hàng và luồng tiền của mình. - Thu được các kinh nghiệm quốc tế: Trong môi trường kinh doanh đa dạng, khách hàng đa dạng giúp công ty ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh để có thể linh hoạt thích ứng với nhiều thị trường khác nhau. Các công ty tham gia kinh doanh quốc tế thông qua các hình thức: - Xuất khẩu và buôn bán đối lưu - Thông qua hợp đồng - Thông qua hoạt động đầu tư Trong môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị khác nhau thì việc sử dụng xuất khẩu được xem là một cách thức để có được các kinh nghiệm quốc tế với chi phí thấp nhất và được các công ty áp dụng phổ biến nhất. 1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh, xuất khẩu là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia như là làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại. 2. Các hình thức xuất khẩu Trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu được diễn ra dưới hai hình thức: - Xuất khẩu trực tiếp - Xuất khẩu gián tiếp 2.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp củat một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Các công ty có kinh nghiệm quốc tế thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Khách hàng của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng mà bất cứ ai có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm của công ty đều là khách hàng của công ty. Tiến hành hoạt động này, các công ty thường sử dụng hình thức chủ yếu sau: - Đại diện bán hàng: là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người uỷ thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được. Thực tế, công ty sẽ kí hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước ngoài còn đại diện bán hàng hoạt động như các nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường đó. - Đại lý phân phối: là người mua hàng hoá của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hoá ở thị trường đó và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. 2.2 Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba). Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hoá của công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài. Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: - Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài. Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài. - Công ty quản lý xuất khẩu: là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá. Công ty này đơn thuần chỉ làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu. Bản chất của các công ty này là làm các dịch vụ quản lý và thu được khoản thù lao nhất định từ hoạt động đó. - Công ty chuyên doanh xuất khẩu: là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩu trong nước để đưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ. - Đại lý vận tải: là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm. 3. Tính chất 3.1 Ưu điểm Kinh doanh quốc tế thông qua hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các công ty: - Tăng doanh số bán hàng - Tiếp thu được các kinh nghiệm kinh doanh quốc tế - Tận dụng được những năng lực dư thừa, thu ngoại tệ cho đất nước. - Đặc biệt, hoạt động này Ýt bị rủi ro, không tốn quá nhiều chi phí 3.2 Nhược điểm Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thì hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng gây cho các công ty những khó khăn trong việc: - Tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng nên không có các biện pháp mạnh để cạnh tranh. - Mặt khác, các công ty sẽ rất dễ bị mất thị trường nếu không am hiểu môi trường nơi công ty tiến hành xuất khẩu. II. RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU "Rủi ro" được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chóng ta luôn cảm thấy lo sợ nếu các sự kiện như: Bão lụt, gió xoáy, động đất, đình công, khủng hoảng... xảy ra vì những thiệt hại mà chúng có thể gây ra. Rất nhiều học giả trong và ngoài nước gọi chúng là rủi ro. Vậy "rủi ro" là gì? 1. Khái niệm 1.2 Rủi ro Ngày nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro. ở một số nước mà điển hình là Pháp thì quan niệm về rủi ro không có tính chất đối xứng, chỉ đơn thuần theo nghĩa có tiêu cực, có hại như rủi ro hoả hoạn, tai nạn... Ngược lại, một số nước khác, điển hình là Mỹ thì có quan niệm "lạc quan" hơn, cho rằng rủi ro có tính chất đối xứng, trong đó cả hai khả năng thắng hay bại, được hay thua đều được nhìn nhận như nhau. Chẳng hạn, việc tích trữ, đầu cơ một mặt hàng có thể có lãi nhưng cũng có thể sẽ bị lỗ. Mặc dù có các luồng quan điểm khác nhau về rủi ro, tuy nhiên các quan niệm này dường như cũng có những mối quan hệ, đặc trưng cơ bản giống nhau, đó là: Thứ nhất, các khái niệm đều đề cập đến sự không chắc chắn mà chúng ta coi đó là mối ngờ vực đối với tương lai. Thứ hai, ở cấp độ hay mức độ rủi ro là khác nhau. Thứ ba, các khái niệm đều nói đến một hậu quả do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra và sự không chắc chắn về hậu quả gây ra cho con người trong một tình huống cụ thể. Nói đến rủi ro là đề cập đến các sự kiện không may mắn bất ngờ xảy ra gây những thiệt hại về lợi Ých của con người như sức khoẻ, tinh thần, sự nghiệp, tài sản... Với cách tiếp cận này thì Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, xảy ra gây tổn thất cho con người. Qua khái niệm này, rủi ro có các tính chất sau: - Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Đó là những sự kiện mà người ta không lường trước một cách chắc chắn. Mọi rủi ro đều là bất ngờ, cho dù mức độ bất ngờ có thể khác nhau. Nếu người ta không nhận dạng, không thể dự đoán được loại rủi ro thì khi rủi ro xảy ra nó hoàn toàn bất ngờ đối với con người. Nếu khoa học nhận dạng, dự báo phát triển giúp cho con người dự đoán chính xác được những rủi ro sẽ xảy ra thì tính bất ngờ của rủi ro không còn nữa và nó sẽ trở thành những sự kiện bất lợi ngoài mong muốn. Ngày nay, khoa học đã giúp cho con người dự đoán khá chính xác nhiều loại rủi ro, nhờ đó con người có thể giảm đi tính bất ngờ của rủi ro. - Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Hậu quả do rủi ro gây ra có thể nghiêm trọng hoặc Ýt nghiêm trọng. Nhiều khi, hậu quả của rủi ro không đáng kể hoặc không nhận thấy nên nhiều người tưởng rằng rủi ro xảy ra không gây ra tổn thất. Rủi ro gây ra tổn thất dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, có thể là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần,... Mọi tổn thất đều có một đặc tính chung là gây thiệt hại, làm giảm sút lợi Ých của con người. - Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi: Thông thường mọi người đều mong muốn những sự kiện may mắn, tốt đẹp mang lại lợi Ých cho mình. Bởi mọi rủi ro đều gây tổn thất cho con người với mức độ nghiêm trọng khác nhau cho nên rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Như vậy, một sự kiện được coi là rủi ro phải đồng thời thoả mãn cả ba tính chất trên. Nếu sự kiện nào đă biết trước chắc chắn xảy ra hoặc xảy ra không gây tổn thất hoặc mong muốn của con người thì không được coi là rủi ro. Mặc dù, rủi ro là nguyên nhân gây nên tổn thất về người và của, là cái chúng ta không hề mong đợi, thậm chí căm ghét nó nhưng không phải vì thế mà rủi ro này lại lệ thuộc vào ý chí của con người. Sự tồn tại khách quan đó xuất phát từ quy luật vận động không ngừng của tự nhiên; và việc rủi ro bên cạnh việc gây ra tổn thất nhưng cũng tạo cho con người nhiều lợi Ých, nên con người cũng đã tạo ra rủi ro thông qua sự tác động vào môi trường. Mặt khác, con người có ý thức, thông minh, minh mẫn, sáng suốt bao nhiêu đi chăng nữa thì trong một giây lát nào đó có thể trở nên vô thức (lơ đãng, sơ sểnh) nên không lường trước được hành vi của mình, để nảy sinh các rủi ro, tổn thất. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về rủi ro luôn được con người quan tâm, đặc biệt là các nhà quản lý kinh tế. Có những sự kiện xảy ra là rủi ro của người này lại là may mắn của người khác hoặc nghiêm trọng đối với cá nhân, tổ chức nhưng lại không nghiêm trọng đối với xã hội. Nên cần phân biệt giữa tính chất, phạm vi xuất hiện và quan hệ giữa rủi ro với con người. Như vậy, nghiên cứu về rủi ro là nghiên cứu về: - Nội hàm rủi ro: Là những thuộc tính chung của rủi ro bao gồm sự tồn tại khách quan, sự xuất hiện bất ngờ gây ra tổn thất, là nỗi lo sợ của con người... Nghiên cứu nội hàm rủi ro là nghiên cứu các tính chất cho phép phân biệt các loại rủi ro với các sự kiện ngẫu nhiên, bất ngờ diễn ra trong tự nhiên, xã hội. - Ngoại diện rủi ro: Bao gồm tất cả các sự kiện cụ thể hay trừu tượng phản ánh về rủi ro. Rủi ro bao giê cũng được biểu hiện qua từng loại cụ thể, riêng biệt như: rủi ro cháy, tai nạn lao động, động đất, núi lửa phun... Nghiên cứu về ngoại diện rủi ro cũng là mục tiêu nghiên cứu của các nhà làm kinh doanh quốc tế nhằm xác định sự đa dạng, nhiều vẻ của rủi ro. 1.2 Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu và nguyên nhân Hoạt động kinh doanh quốc tế không nằm ngoài quy luật chung của cuộc sống là cũng sẽ gặp những rủi ro. Thậm chí, các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động này còn đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với các hoạt động kinh doanh nội địa. Xuất khẩu là một dạng của hoạt động kinh doanh quốc tế được xem là khá cơ bản và phổ biến nên cũng không tránh phải việc gặp các rủi ro. Mặc dù, các nhà kinh tế học đều cho rằng đây là phương thức kinh doanh quốc tế tốn Ýt chi phí và gặp it rủi ro nhất. Vậy, rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là các rủi ro phát sinh trong hoạt động xuất khẩu, từ khâu nghiên cứu thị trường, bạn hàng, đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu cho đến việc thực hiện hợp đồng đó. Đối với mọi giao dịch xuất khẩu, có bốn bên tham gia chủ yếu là: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và chính quyền của các chủ thể tham gia. Và khi hoạt động phát sinh các rủi ro thì nó tác động đến các chủ thể này. - Đối với chính quyền: Khi chính quyền một nước mở cửa nền kinh tế cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì có nghĩa là chính phủ đang đối mặt với nhiều rủi ro. Có thể hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đem lại lợi Ých cho quốc gia đó như về việc làm tăng nguồn ngoại tệ, nâng hình ảnh quốc gia... nhưng cũng có thể từ hoạt động kinh doanh đó mà chính phủ bị thất thoát ngoại tệ, mất uy tín, ảnh hưởng không tốt đến lợi Ých quốc gia nếu như doanh nghiệp nào đó có hoạt động kinh doanh phi pháp vượt phạm vi biên giới quốc gia. - Đối nhà xuất khẩu: Trong giao dịch xuất khẩu, rủi ro dễ thấy nhất đối với nhà xuất khẩu là không nhận được tiền hàng. Rủi ro này là nghiêm trọng đối với bất kỳ giao dịch mua bán nào nhưng nó đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi trong hoạt động xuất khẩu, cả hai bên chủ thể thường ở rất xa. Nhà nhập khẩu có thể đưa ra các lÝ do để biện bạch mà nhà xuất khẩu rất khó kiểm tra như: + Hàng chưa tới + Hàng tới nhưng bị háng + Ngân hàng Trung ương không có ngoại tệ để thanh toán. + Quy định của nhà nước đã làm việc thanh toán không thể thực hiện được. + Hoặc người mua đã bỏ trèn. Một rủi ro đáng quan tâm mang lại tai hại gần giống như rủi ro không thanh toán là thanh toán chậm. Ví dụ nhà xuất khẩu mong chờ việc trả tiền sẽ hoàn tất trong vòng 30 ngày mà suốt 15 tháng trôi qua vẫn chưa nhận được tiền thanh toán của khách hàng, trong khi họ phải đi vay ngân hàng cho hoạt động kinh doanh khác của mình. Vì thế mà tiền lời họ dự kiến kiếm được có thể bị mất trắng trong vòng mấy tuần. Hay là tại thời điểm giao hàng, lẽ ra khi việc giao hàng hoàn tất, nhà xuất khẩu hoàn tất nghĩa vụ giao hàng của mình, do đó sẽ nhận được tiền hàng. Song có nhiều yếu tố làm chậm khâu này như: tàu biển không đến hoặc đến chậm làm cho hàng tồn, gây hư háng, sét gỉ vì điểu kiện bảo quản vượt quá thời gian cho phép, mặc dù nhà xuất khẩu đã trả tiền cho nhà sản xuất nội địa. - Đối với nhà nhập khẩu: Trong giao dịch này cũng như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng không tránh khỏi những rủi ro như hàng giao chậm, không kịp đáp ứng nhu cầu đang lên cao của thị trường, đến khi nhận được hàng thì cầu tiêu dùng lại hạ xuống làm hàng bị tồn đọng, không bán được; hoặc hàng giao không đúng số lượng, hàng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và nhà xuất khẩu không tiến hành các sửa chữa cần thiết, không cung cấp các phụ tùng thay thế đối với máy móc bị hư háng... Dù là chủ thể nào đi nữa thì khi bước vào giao dịch xuất khẩu đều có nguy cơ gặp phải các rủi ro rất đa dạng, "muôn hình vạn trạng" có những rủi ro đã từng gặp thì còn có thể nhận biết được trước để phòng ngõa, nhưng cũng có rất nhiều các rủi ro tiềm Èn mà chúng ta vẫn chưa biết. Nhưng nhìn chung, nhà xuất khẩu được xem là chịu nhiều rủi ro vì giao hàng trước khi nhận được tiền hàng, và phải đảm bảo sự an toàn của hàng trong quá trình vận chuyển đến tay người mua. Nguyên nhân của các rủi ro này gồm các nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân chủ quan. Đó là môi trường kinh doanh phức tạp, đa dạng- mỗi đối tác có phong cách làm việc rất khác nhau, mỗi quốc gia nhập khẩu có đặc điểm kinh tế, chính trị khác nhau...; thiên nhiên biến đổi thất thường ảnh hưởng đến mùa màng hay gây ra thiên tai, lũ lụt... tác động không tốt đến hàng hoá vận chuyển đến đối tác cũng như thiệt hại về con người... Và sự chủ quan, thiếu thận trọng của các chủ thể khi tiến hành thực hiện các quy trình của hoạt động kinh doanh này. 2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Rủi ro trong kinh doanh tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau. Mỗi loại rủi ro có thể xuất phát từ một hoặc một nhóm các nguyên nhân khác nhau, có tính chất phạm vi ảnh hưởng, hậu quả để lại và đối tượng tác động còng rất khác nhau. Vì vậy, việc phân loại rủi ro theo các tiêu thức và góc độ khác nhau nhằm hiểu rõ hơn về bản chất của nó là rất cần thiết. Trên cơ sở đó để đề xuất ra các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả nhất. Trong kinh doanh xuất khẩu, rủi ro cũng không kém phần đa dạng. Việc phân loại rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung chỉ mang tính chất tương đối trong mối quan hệ tác động của nhiều yếu tố. Đối với hoạt động xuất khẩu, ta xem xét dưới các góc độ sau: 2.1 Theo giai đoạn tiến hành hoạt động xuất khẩu 2.1.1 Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán: Trước khi bước vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì các chủ thể trực tiếp tham gia đều phải tiến hành hoạt động đàm phán. Ở đây, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là hai bên trực tiếp tham gia. Họ có những yêu cầu và nguyện vọng trái ngược nhau vì quyền lợi của họ khác nhau. Vì thế họ phải tiến hành hoạt động đàm phán để có một cuộc đối thoại với nhau, nhằm thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch mua bán, hợp tác kinh doanh mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được. Do đó, khâu chuẩn bị các thông tin, kĩ năng cần thiết cho cuộc đàm phán thành công rất quan trọng. Cũng trong khâu này, các rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bắt đầu nảy sinh. * Rủi ro trong việc tổ chức thu thập, xử lý thông tin Nhà xuất khẩu phải tiến hành thu thập các thông tin về thãi quen, thị hiếu tiêu dùng của đối tác để lùa chọn ra mặt hàng xuất khẩu được khách hàng chấp nhận. Khi việc nghiên cứu này bị chệch hướng thì rủi ro sẽ rất lớn vì ta sẽ không thể chủ động trong đàm phán, dễ bị mất các quyền lợi. Các thông tin về đối tác như phong cách đàm phán, kinh nghiệm của đối tác, đặc biệt về khả năng thanh toán và uy tín của đối tác trên thương trường. Trong kinh doanh xuất khẩu, chúng ta thường giao dịch với các khách hàng có quốc tịch khác nhau. Điều đó làm cho việc đàm phán thành công, không có sự tranh chấp là rất khó bởi nền văn hoá đã nuôi dưỡng trong họ các yếu tố dân téc, đó là còn chưa tính đến mặc dù sinh trưởng trong một nền văn hoá nhưng không phải ai cũng giống ai mà mỗi người một phong cách nói chuyện đàm phán khác nhau. Để nhận biết được điều đó để có những ứng phó linh hoạt thì đòi hỏi kinh nghiệm dạn dày. Ở đây, chúng ta thường tìm kiếm các thông tin chung nhất để chủ động hơn, còn "tuỳ cơ ứng biến". Đối với nhà xuất khẩu thông tin về khả năng thanh toán của đối tác không được xem nhẹ vì nếu đánh giá sai thì nguy cơ rủi ro không được thanh toán tiền hàng ở các khâu sau thật nguy hiểm. Sự ổn định của môi trường chính trị, luật pháp của nước nhập khẩu cũng rất quan trọng bởi vì, chiến tranh có thể phá huỷ nhà máy của đối tác, làm hàng chưa đến tay đối tác đã bị phá huỷ, sự khó khăn của chính phủ nước nhập khẩu gây chậm trễ, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá... *Rủi ro trong tổ chức nhân sự đoàn đàm phán Con người là chủ thể tham gia hoạt động đàm phán, con người có thể chỉ đạo xoay chiều hướng cuộc đàm phán theo mục đích của mình nếu người đi đàm phán có kinh nghiệm, tài năng. Tuy nhiên, nếu không thận trọng mà bị đối tác "nắm đằng chuôi" thì rất dễ ở thế bị động, bị khách hàng Ðp giá thấp, hay nhượng bộ các quyền lợi. Đó là rủi ro về một hợp đồng xuất khẩu chưa hiệu quả. * Rủi ro trong tổ chức lập kế hoạch và xây dựng chương trình đàm phán Khâu này phải tiến hành sắp sếp các công việc, phân công, đôn đốc công việc cho từng thành viên tham gia đoàn đàm phán. Việc làm này rất quan trọng vì nếu thiếu sự khoa học, logic thì dễ bị chồng chéo, không lường trước được hết các tình huống để ứng phó kịp thời, đối tác kiểm soát được ta dẫn đến một hợp đồng xuất khẩu không an toàn. 2.1.2 Các rủi ro trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu Khi đã chuẩn bị sẵn sàng các thông tin để cùng nhau đi vào đàm phán thì rủi ro lớn nhất đối với nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu là không thống nhất ý kiến để cho ra một bản hợp đồng xuất khẩu. Các bên đều mất công chuẩn bị tốn kém chi phí, sức lực mà không được gì chỉ vì sự thiếu thiện chí của một trong hai bên, thái độ cứng nhắc của các bên trong khi đàm phán về giá cả, thanh toán... Tuy nhiên, với một cuộc đàm phán có kết quả là một bản hợp đồng xuất khảu thì riêng đối với nhà xuất khẩu trong khâu này có thể gặp các rủi ro như: - Trong việc đàm phán về điều khoản giá cả: Giá cả là điều khoản trung tâm của hợp đồng. Đôi khi người bán và người mua có thể châm trước cho nhau những điều kiện khác của hợp đồng chứ khó mà chịu nhượng bộ về giá cả. Khi hai bên đạt được thoả thuận quy định một mức giá cụ thể nào đó thì cho dù giá trên thị trường có biến động thế nào, nhà xuất khẩu cũng không có quyền từ chối giao hàng vì lý do giá thay đổi. Đây là rủi ro mà nhà xuất khẩu rất hay gặp phải nếu không có quy định gì khác trong hợp đồng liên quan đến điều khoản này. Xét theo cách đơn giản, giá bán hàng bao gồm: Giá bán = Giá trị thực tế của hàng hoá + chi phí lưu thông + thuế + lãi dự tính Giá trị thực tế của hàng hoá có thể là giá thu mua hoặc giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các khoản thuế phải nép bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp. Khai giá ký kết trên hợp đồng là cố định mà trên thực tế các yếu tố cấu thành giá lại biến động lên thì sẽ làm cho khoản lãi dự tính giảm đi hoặc không còn. Rủi ro này nhà xuất khẩu hay gặp. Ngoài ra, nhà xuất khẩu dự định sẽ bán lô hàng đó với giá là 50 USD/ tấn nhưng do sơ suất của nhà đàm phán mà đối tác bất ngờ thấy rằng nguồn hàng của ta không được nhiều mà đưa ra gợi ý một lô hàng lớn mà vì ta không có khả năng cung cấp mà Ðp giá xuống thấp hơn nữa. - Trong việc đàm phán về số lượng, trọng lượng: Chó ý các điều kiện về dung sai hàng hoá vì sẽ có sự hao hụt trong quá trình vận chuyển, nếu không thoả thuận rõ ràng thì có thể khó khăn trong việc giao nhận hàng hoá. - Trong việc đàm phán về bao bì, kí mã hiệu: Khâu này không hề đơn giản mà thoả thuận qua loa được vì thực tế nhiều trường hợp vì không muốn nhận hàng mà nhà nhập khẩu lấy lÝ do là kí hiệu không đúng quy cách, yêu cầu của nước họ. Hợp đồng thì không rõ thì rủi ro này nhà xuất khẩu sẽ phải chịu. - Trong việc đàm phán về chất lượng: Chất lượng đo lường giá trị của hàng hoá nên được nhà nhập khẩu rất quan tâm. Vì vậy mà khi nhận hàng mà không đúng tiêu chuẩn của họ thì hàng rất có thể sẽ không được thanh toán. Đàm phán về chất lượng phải thoả thuận rõ các tiêu chuẩn hàng hoá trong hợp đồng. - Trong việc đàm phán về giao hàng: Nhà xuất khẩu thương lượng về giao hàng với khách hàng thường tập trung vào ngày nào giao hàng? hàng phải được gửi đi tới đâu? Ai trả cước phí? và thường coi nhẹ vấn đề như ranh giới di chuyển rủi ro ở đâu và khi nào? ... Chủ yếu là rủi ro về thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng thường được Ên định ngày, không tính giao chậm, hàng được giao lên tàu chậm, tàu không đến lấy hàng; có thể chậm 1,2 ngày gì đó nhất là vào cuối tuần vì nó không có vấn đề gì với khách hàng. Nhưng cũng có trường hợp vì thời gian chậm lâu quá ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng thì nhà xuất khẩu phải chịu các ràng buộc thêm nên trong khi đàm phán về điều khoản này mà không quy định rõ ràng thì sẽ có nguy cơ rủi ro đối với nhà xuất khẩu. - Trong việc đàm phán về thanh toán: Bao gồm đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán... Rủi ro có thể thấy trong điều khoản này là không dự đoán hết được sự biến động của tỷ giá mà đôi khi chọn đồng tiền thanh toán bị mất giá, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán nào được các bên thống nhất áp dụng để đảm bảo an toàn cho cả hai bên. Ngày nay người ta thường chọn phương thức thanh toán bằng tín dụng, chứng từ nên khá an toàn, song nhà xuất khẩu phải cẩn thận trong việc làm bộ chứng từ xuất trình ngân hàng để nhận tiền thanh toán. 2.1.3 Các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Trong suốt quá trình của hoạt động xuất khẩu thì quá trình thực hiện hợp đồng là có nhiều rủi ro nhất. * Rủi ro đối với hàng hoá: - Giá cả: Nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro khi có sự biến động của đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán. Đồng tiền thanh toán và tính giá có thể là một hoặc khác nhau. Trong trường hợp chúng không trùng nhau, người mua và người bán phải quy định việc quy đổi giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá. Việc quy định này gây khó khăn cho nhà xuất khẩu vì tiền tệ trên thế giới có thể giảm giá đột ngột; việc giảm giá này chỉ chút Ýt cũng làm thay đổi nhiều tổng số tiền nhà xuất khẩu thu dược từ người mua vì giá trị hàng hóa trong thương vụ kinh doanh xuất khẩu thường lớn. Như vậy, giá quy định trong hợp đồng được hình thành trên một căn bản tĩnh, tức là không kể tới yếu tố thời gian. Nhưng thời gian từ khi ký hợp đồng đến khi trả tiền có thể lâu, giá trong hợp đồng có thể chịu những biến động mà được gọi là "trượt giá". Giá thành phẩm có thể lên xuống do biến động của chi phí sản xuất: giá nguyên liệu, chi phí chuyên chở, thuế suất, lãi suất tỷ giá hối đoái, giá nhân công lên xuống thất thường khiến nhà xuất khẩu có thể đứng trước những hoàn cảnh khó khăn do sự chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường vào lúc hàng được giao và tiền được trả. Hàng được định giá rất lâu trước ngày thanh toán và có lúc trước khi có trong tay hàng hoá là đối tượng hợp đồng. Do vậy mà khi có yếu tố bất ngờ xảy ra làm giá xác định ban đầu không bù đắp được giá thành thực tế. Điều này gây nên rủi ro cho nhà xuất khẩu. - Chất lượng hàng hoá: Trong quá trình vận chuyển hàng hoá có rất nhiều yếu tố tác động, có thể là các yếu tố tự nhiên được nhà bảo hiểm bồi thường nhưng cũng có các yếu tố xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của nhà xuất khẩu như không chú trọng bảo quản hàng hoá khi lùa chọn phương tiện vận chuyển làm ảnh hưởng không tốt đến quy cách phẩm chất của hàng thậm chí có thể bị hư háng hoàn toàn như mặt hàng rau quả tươi. Điều này làm cho không những bị nhà nhập khẩu từ chối thanh toán mà những chi phí ta bá ra để có lô hàng đó sẽ mất hết, không thu lại được gì. Hay do sự biến động của nguồn hàng trong nước trở nên khan hiếm, nhà xuất khẩu phải lấy hàng từ nhiều nguồn khác nhau, nên chất lượng có thể không đồng đều theo quy cách; khi kiểm hàng với lÝ do đó nhà xuất khẩu có thể phải giảm giá, thậm chí còn bị từ chối thanh toán. - Bao bì: Khi nhận hàng mà bao bì của hàng hoá không được nguyên vẹn, không đúng theo tiêu chuẩn quy định đối với nước họ (như không có ngày sản xuất và hạn sử dụng hay chứa các thành phần chủ yếu gì?...), thì nhà nhập khẩu có lÝ do từ chối lô hàng đó. - Sè lượng, trọng lượng của hàng hóa: Đôi khi vì những hao hụt thông thường được nói rõ trong hợp đồng thì lô hàng sẽ không có vấn đề gì; nhưng nếu vì lÝ do nào đó không được miễn trách trong điều khoản bất khả kháng như không có rủi ro nào dọc đường mà hàng kiểm tra lại thấy thiếu một số lượng lớn thì nhà xuất khẩu phải chuẩn bị để đối phó với tình huống nhà nhập khẩu yêu cầu giảm giá, chịu bồi thường... * Rủi ro trong giao hàng: Khi đến ngày giao hàng, nhà nhập khẩu đã chuẩn bị các thủ tục đón nhận hàng hoá mà mãi không thấy hàng đến do tàu mất tích vì kiếm lời riêng thì rủi ro đó là nhà xuất khẩu phải chịu. Bởi vì nhà xuất khẩu thuê phải hãng tàu không đáng tin cậy. Do đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu đều phải làm nhiều thủ tục có liên quan như xin các giấy phép, làm hải quan, thuê vận chuyển...; Trong các hoạt động này đều có các rủi ro riêng mà ảnh hưởng đến rủi ro nghiêm trọng nhất đối với nàh xuất khẩu là không nhận được tiền thanh toán. * Rủi ro trong thanh toán: - Thời gian thanh toán: Nhà xuất khẩu khi đã giao hàng an toàn cho nhà nhập khẩu, lẽ ra sẽ phải nhận được tiền thanh toán, nhưng nhiều trường hợp nhà nhập khẩu xin thanh toán chậm. Đôi khi vì thiện chí hợp tác, nhà xuất khẩu chấp nhận nhưng nhà nhập khẩu vẫn không chịu trả tiền, nhà xuất khẩu phải vay ngân hàng để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là rủi ro xảy ra đối với nhà xuất khẩu. - Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức an toàn với các bên trong hợp đồng xuất khẩu vì có sự cam kết, bảo đảm của các ngân hàng nhưng thực tế có nhiều khi nhà xuất khẩu bị ngân hàng từ chối thanh toán bởi các sai sót trong bộ chứng từ mà các ngân hàng hay dẫn chứng ra như: + Sai sót so với L/C: Bộ chứng từ mà L/C đòi hỏi xuất trình thiếu Chứng từ quy định phải ký mà không ký Trị giá trong bộ chứng từ vượt quá trị giá trên L/C L/C hết hiệu lực Chứng từ không được xuất trình trong thời gian quy định Nhà xuất khẩu giao thiếu hàng Nhà xuất khẩu giao hàng chậm theo quy định của L/C + Sai sót trên vận đơn: Vận đơn không sạch: Trên vận đơn ghi chú những hư háng, khuyết tật của hàng hoá. Vận đơn không chỉ dẫn là "hàng đã được xếp" xuống tàu nào Trong vận đơn ghi hàng được vận chuyển từ cảng này đến cảng khác nhưng không giống như quy định trong L/C Hàng được xếp trên boong (trừ khi L/C cho phép) Trên vận đơn không ghi đã trả cước (nếu việc đó là bắt buộc) Trên vận đơn không có kí hiệu gì (nếu buộc phải kí hiệu) + Sai sót trên chứng từ bảo hiểm: Không phải là loại bảo hiểm được quy định trong L/C Rủi ro được bảo hiểm không theo quy điịnh của L/C Chứng từ bảo hiểm dùng tiền khác so với L/C (đây là điều cấm kị trừ khi L/C cho phép) Trị giá được bảo hiểm nhỏ hơn giá trị yêu cầu Ngày bảo hiểm không khớp hoặc sớm hơn ngày ghi trên chứng từ chuyên chở + Các chứng từ không khớp: Giữa mô tả hàng hoá trên hoá đơn và L/C Sự khác nhau về giá cả Kí mã hiệu và kí hiệu giữa 2 chứng từ khác nhau. * Rủi ro trong giám định, trách nhiệm về những khuyết tật của hàng hoá Nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro là bị từ chối tiếp nhận hay bị khiếu nại về khuyết tật của hàng hóa. Có trường hợp, nhà nhập khẩu tìm một khuyết tật nào đó làm cái cớ để trả lại lô hàng hoặc buộc nhà xuất khẩu giảm giá. - Nếu trong hợp đồng không quy định rõ ràng về quy cách phẩm chất của hàng hoá thì hàng loạt các tranh chấp có thể xảy ra làm phương hại đến lợi Ých của nhà xuất khẩu. - Nếu trong hợp đồng có quy định về quy cách phẩm chất của hàng hoá thì nhà nhập khẩu sẽ có lý do từ chối nhận hàng vì không đúng quy cách hay biện bạch cho việc khiếu nại về những khuyết tật đối với hàng hoá. Việc từ chối hàng hoá thực tế là sự huỷ bỏ hợp đồng, là một rủi ro lớn cho nhà xuất khẩu. Quyền tuyệt đối được khắc phục mọi khuyết tật trong lô hàng đã giao là một lợi thế to lớn đối với nhà xuất khẩu. Điều này có nghĩa là họ sẽ mất ngay hợp đồng bởi những khuyết tật của hàng hoá nếu không có quyền này. Thêm vào đó, nếu có điều khoản về sửa chữa các khuyết tật mà lại giao cho nhà nhập khẩu thì những chi phí nhà nhập khẩu khai báo để nhà xuất khẩu bồi hoàn thì liệu nhà xuất khẩu kiểm soát được? Đây cũng là vấn đề mà nhà xuất khẩu phải thận trọng khi thoả thuận với nhà nhập khẩu. Như vậy, để hoàn thành một hoạt động xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải tiến hành nhiều khâu, nhiều bươc khác nhau. Các khâu đều có mối liên hệ logic, hỗ trợ nhau. Do đó, ở mỗi khâu đều có những khó khăn phát sinh và các rủi ro khó có thể lường trước được và nó có thể là nguyên nhân nảy sinh các rủi ro trong các khâu khác. 2.2 Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro 2.2.1 Rủi ro cơ bản Là những rủi ro sinh ra từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của của con người. Hậu quả của các rủi ro này thường rất nghiêm trọng, khó lường. Trong hoạt động xuất khẩu thì rủi ro riêng biệt có thể là những biến động bất thường của thời tiết như hạn hán, lũ lụt, động đất.. làm ảnh hưởng đến nguồn hàng phục vụ xuất khẩu, hay những rủi ro về xung đột chính trị, nổi loạn, chiến tranh, luật pháp thay đổi... làm ảnh hưởng xấu đến hàng trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng. Cũng có thể đó là biến động của nền kinh tế như sự mất giá của đồng tiền, khủng hoảng kinh tế... ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được từ các thương vụ kinh doanh xuất khẩu. Đối với các rủi ro này, cách hạn chế tốt nhất đối với mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu là dự báo chính xác và né tránh rủi ro hoặc mua bảo hiểm để làm giảm thiệt hại. 2.2.2 Rủi ro riêng biệt Là những rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân, tổ chức. Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến lợi Ých của từng cá nhân và tổ chức. Về hậu quả, nó có thể nghiêm trọng đối với cá nhân, tổ chức nhưng lại không nghiêm trọng đối với xã hội. Trong kinh doanh xuất khẩu, thì rủi ro này bao gồm sai lầm trong việc lùa chọn mặt hàng xuất khẩu (không nghiên cứu kỹ thị hiếu người tiêu dùng nên đưa ra các mặt hàng không phù hợp), lùa chọn đối tác (không đáng tin cậy, không có khả năng thanh toán), thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro (chủ quan, xem thường, không quan tâm, mất cảnh giác... hay luôn quan tâm, cảnh giác với rủi ro), sự sơ suất, bất cẩn trong việc làm các thủ tục có liên quan như làm thủ tục hải quan, xin các giấy phép C/O... (chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán). Với rủi ro này thì biện pháp hạn chế tốt nhất đối với nhà xuất khẩu là điều chỉnh hành vi của mình hoặc cũng có thể mua bảo hiểm, di chuyển rủi ro, chia sẻ rủi ro... 2.3 Theo sự tác động của môi trường vĩ mô Sù thay đổi các yếu tố của môi trường vĩ mô như: chính trị, kinh tế, luật pháp, thông tin, cạnh tranh trên thị trường... đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Ở đây, chủ yếu tập trung vào sự tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 2.3.1 Rủi ro về kinh tế Trong kinh doanh xuất khẩu, rủi ro về kinh tế là các rủi ro do các nhân tố kinh tế vĩ mô gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như: - Suy thoái kinh tế làm cho sức mua của người tiêu dùng giảm sút, ảnh hưởng đến khối lượng mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. - Mất khả năng thanh toán do tỉ lệ nợ ngắn hạn quá lớn so với dự trữ ngoại tệ, doanh nghiệp không có nhu cầu nhập khẩu hoặc nếu có nhập khẩu thì cũng không có ngoại tệ thanh toán cho nhà xuất khẩu, đó là rủi ro với nhà xuất khẩu nếu không nghiên cứu kỹ thị trường định thâm nhập. - Sù biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lượng ngoại tệ thu về cho đất nước thông qua hoạt động kinh doanh của nhà xuất khẩu. Chẳng hạn giao dịch được thanh toán bằng USD mà vào thời điểm thanh toán tỷ giá USD/nội tệ giảm thì sẽ tác động làm cho lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu giảm. Tỷ giá biến động rất phức tạp và khó lường nhưng nó là nhân tố tác động nhiều đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, nếu không dự đoán được sự biến động của nó thì rủi ro, hậu quả do nó gây ra sẽ là rất lớn. 2.3.2 Rủi ro về chính trị Là sù thay đổi bất thường của các thể chế chính trị, cầm giữ, chiếm đoạt, sự phân biệt đối xử của nhà nước đối với các nhà xuất khẩu có quốc tịch khác nhau... Hoặc là những tác động của chiến tranh ảnh hưởng xấu đến quá trình vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, cũng có thể phá huỷ cơ sở sản xuất của nhà nhập khầu làm cho nhà xuất khẩu phải chịu rủi ro không được thanh toán tiền hàng.Việc kiểm soát ngoại hối của chính phủ trên thị trường, có thể gây khó khăn cho nhà nhập khẩu, từ đó có thể gây ra rủi ro về khâu thanh toán đối với nhà xuất khẩu. ViÖc kiÓm so¸t ngo¹i hèi cña chÝnh phñ trªn thÞ tr­êng, cã thÓ g©y khã kh¨n cho nhµ nhËp khÈu, tõ ®ã cã thÓ g©y ra rñi ro vÒ kh©u thanh to¸n ®èi víi nhµ xuÊt khÈu. 2.3.3 Rủi ro về pháp lý Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ sự thay đổi về luật pháp liên quan đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Tại nước của nhà xuất khẩu, rủi ro này có thể là những quy định về thủ tục có liên quan thay đổi, gây khó dễ cho quá trình thực hiện hợp đồng, gây nên sự chậm trễ trong giao hàng... và kéo theo các rủi ro khác... Ví dụ như một nhà xuất khẩu vừa ký kết hợp đồng bán hàng xuất khẩu với mức giá đã tính toán dùa theo giá thu mua trên thị trường và theo mức thuế đang được áp dụng vào thời điểm đó. Đột nhiên, sau khi hợp đồng được ký kết Nhà nước ban hành luật thuế mới với suất thuế tăng lên. Lúc này, không chỉ phần chi về thuế trong cơ cấu giá tăng lên mà xét cho cùng tất cả các thành phần trong cơ cấu giá tăng. Thuế tăng bắt buộc các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu trong nước cũng tăng giá để đảm bảo lợi nhuận. Thuế tăng sẽ dẫn đến sự tăng của giá theo sự tăng của chi phí quản lý hành chính, chi phí lưu thông. Lúc này nhà xuất khẩu đã ký hợp đồng ngoại rồi mới đi thu gom hàng, thì họ sẽ phải lùa chọn một trong hai cách sau: không thực hiện hợp đồng và chịu nép khoản tiền phạt về việc đó, hoặc thực hiện hợp đồng và chịu thua lỗ trong việc kinh doanh này vì nhà xuất khẩu đã phải mua hàng của các đơn vị sản xuất trong nước với giá cao hơn so với giá dự tính trước đây. Còn đối với luật pháp của nước nhập khẩu, có thể đó là những quy định về hạn ngạch, sự thay đổi về thuế, hay là sự quy định về các tiêu chuẩn kiểm tra đối với hàng nhập khẩu trước khi cho thâm nhập vào nước đó. Tham gia hoạt động xuất khẩu, các quốc gia chịu chi phối của các hệ thống luật pháp khác nhau, nên gây ra những xung đột, nếu các bên thiếu kiến thức về pháp lý. Đặc biệt, khi trong hợp đồng xuất khẩu có những sơ suất, không chặt chẽ, không quy định nguồn luật nào điều chỉnh quan hệ hợp đồng (một trong nguồn luật của hai bên hoặc của nước thứ ba)...; thì rủi ro có thể xảy ra đối với cả hai bên tham gia hoạt động kinh doanh này vì tranh chấp không được giải quyết. 2.3.4 Rủi ro về cạnh tranh Đó là sự thay đổi thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, sự gia tăng bất thường của các doanh nghiệp cùng ngành tạo nên áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành càng cao thì khả năng để một doanh nghiệp bị thôn tính hay buộc phải từ bỏ thị trường do thiếu khả năng thích nghi càng cao. Khi thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh thì không đánh giá đúng thế mạnh của đối thủ, dễ bị đối thủ lấy mất thị trường đó, ta không giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu. Đôi khi, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp buộc phải rút việc kinh doanh trên thị trường đó. 2.3.5 Rủi ro về thông tin Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp nhưng nó cũng gây cho doanh nghiệp không Ýt những thất bại. Đó là nhờ giao dịch qua điện thoại, e-mail... mặc dù nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhưng có thể thiếu các thông tin về đối tác dẫn đến bị lừa, hàng đã giao mà không nhận được tiền thanh toán. Thông tin về giá cả luôn được các nhà kinh doanh quan tâm. Giá là một nhân tố rất nhạy cảm nên khi kinh doanh mà thiếu các thông tin này thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ. Quan trọng là thiếu thông tin về thị trường hướng tới kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Hàng loạt các rủi ro có thể xảy ra đối với nhà xuất khẩu từ sự thiếu thận trọng này (sản phẩm không đúng tiêu chuẩn để thông quan... ) 2.3.6 Rủi ro về văn hoá Trong kinh doanh quốc tế nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu nói riêng, thì yếu tố văn hoá giữ vai trò rất quan trọng. Giống như giá cả, yếu tố này cũng nhạy cảm, thậm chí còn khó lường hơn. Bởi vì phong tục tập quán địa phương ở mỗi vùng có sự đa dạng, khác nhau, không hiểu thì trong khi hợp tác làm ăn rất dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp... việc duy trì mối quan hệ bạn hàng làm ăn lâu dài sẽ khó khăn. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế mà không nghiên cứu kỹ thì doanh nghiệp sẽ không có các hợp đồng xuất khẩu trên thị trường này. 3. Sự cần thiết phải phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Khi một công ty tham gia kinh doanh quốc tế nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng, nghĩa là đều phải hoạt động trong môi trường kinh doanh rộng lớn, đa dạng và phức tạp. Trong đó, sự khác nhau về mức sống của người tiêu dùng, tình hình chính trị và đặc biệt là sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, phong cách ứng xử, tập quán tiêu dùng... đã gây cho các công ty nhiều khó khăn và nguy cơ rủi ro cao. Lịch sử phát triển của hoạt động buôn bán quốc tế cho thấy rủi ro luôn gắn liền với những đội thương thuyền như bão biển, sóng thần, nước xoáy, đá ngầm... Người ta từng nói "con đường tơ lụa là con đường máu" quả không sai. Biết bao nỗi gian truân, nguy hiểm đe doạ đến hoạt động trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia nhưng cũng không ngăn cản nổi quyết tâm tìm kiếm sự giàu có của các thương nhân. Vì vậy, hoạt động kinh doanh vượt biên giới các quốc gia vẫn ngày một phát triển mạnh mẽ, lôi kéo các công ty tham gia. Riêng trong hoạt động xuất khẩu, nguồn luật áp dụng để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên đã rất khác nhau. Trong hợp đồng phải thống nhất áp dụng pháp luật của một trong hai nước hay của một quốc gia khác. Nhưng bên nào cũng muốn áp dụng luật của nước mình để bảo vệ quyền lợi của mình nên tranh chấp trong quan hệ giữa hai bên có thể nảy sinh ngay từ đây. Mặt khác, hệ thống luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể là khác nhau, ngôn ngữ, văn hoá bất đồng. Hơn nữa, các chủ thể lại ở xa nhau, không có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt thường xuyên tình hình kinh doanh của nhau nên có thể có rủi ro do thiếu thông tin từ đối tác. Ngày nay, việc giao dịch, trao đổi thương mại quốc tế thường được tiến hành qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, mạng... Nó đem đến cho nhà kinh doanh nhiều lợi nhuận hơn vì tiết kiệm được các chi phí giao dịch hơn là giao dịch trực tiếp, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian... nhưng nó cũng làm nhà kinh doanh bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh vì nắm bắt thông tin chưa nhanh. Vì vậy, nó cũng là nhân tố phát sinh ra các rủi ro. Hoạt động xuất khẩu đồng nghĩa với việc di chuyển hàng hoá vượt khỏi biên giới một quốc gia, vì thế nó cũng đồng nghĩa với việc phải tiến hành khâu vận chuyển hàng hoá trong đó ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ, hiểm hoạ, rủi ro bất ngờ như: đổ vỡ, mất tích, đắm tàu, nước cuốn trôi, lừa đào, giảm giá trị thương mại... Như vậy, trong kinh doanh xuất khẩu rủi ro luôn là mối đe doạ các chủ thể tham gia. Hậu quả rủi ro có thể gây thiệt hại trực tiếp, gián tiếp; có thể không đo lường được bằng tiền mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, tổ chức như uy tín, tiếng tăm... Lịch sử cũng cho thấy con người không chịu bó tay trước bất kỳ khó khăn nào, không ngừng đấu tranh và luôn tìm cách vươn lên để chiến thắng thiên nhiên, bệnh tật, đói nghèo... Còn trong kinh doanh, từ chỗ con người chỉ chấp nhận, phó thác cho sù may rủi thì càng ngày các nhà quản trị càng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, tìm mọi biện pháp nhằm phòng ngõa và hạn chế rủi ro để tăng hiệu quả kinh doanh. * Phòng ngõa rủi ro: thực chất là đề ra các biện pháp tác động vào các nguy cơ, mối hiểm hoạ, để giảm khả năng xảy ra rủi ro, hoặc nếu xảy ra thì cũng bớt nghiêm trọng hơn. * Hạn chế rủi ro: là tập hợp các biện pháp nhằm phòng ngõa, ngăn chặn, khoanh lại rủi ro nghĩa là đề ra các biện pháp không để rủi ro này trở thành nguyên nhân cho rủi ro tiếp theo, né tránh, từ bỏ các hoạt động, môi trường kinh doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao; tránh việc tạo rủi ro dây chuyền hay là đưa ra các biện pháp chia nhỏ rủi ro qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoặc di chuyển rủi ro cho người khác gánh chịu thông qua thời điểm trách nhiệm với tài sản khi thực hiện hợp đồng có liên quan như tín dụng, vận tải... Nghĩa là hạn chế rủi ro có phạm vi rộng, bao gồm cả hoạt động phòng ngõa rủi ro. An toàn trong kinh doanh là điều mà doanh nghiệp nào kinh doanh trên thường cũng mong muốn. Bởi vì trên thị trường quốc tế đầy rẫy những nguy cơ, bất trắc, chỉ có an toàn trong kinh doanh mới tạo cơ sở để cho doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc. Thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu nói riêng sẽ mang lại nhiều lợi Ých cho các bên tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu gồm nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các cơ quan chính quyền... Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoạt động này. * Đối với nhà xuất khẩu: Khi tham gia kinh doanh xuất khẩu, nhà xuất khẩu gặp phải các rủi ro, đó là một tất yếu khách quan vì thương trường không phải là chiến trường, song cũng có "súng, đạn" đủ để gây thương tích cho đối phương (nhà xuất khẩu, nhập khẩu) Rủi ro cao thường gắn liền với các cơ hội kinh doanh nhiều tiềm năng, gắn với sự cạnh tranh găy gắt, tranh giành thị trường từ phía các đối thủ cạnh tranh... Nhà xuất khẩu nào muốn lợi nhuận cao phải dám chấp nhận các mạo hiểm đó nhưng phải có các biện pháp ứng phó nhanh nhạy, kịp thời để đối phó với các rủi ro để biến các cơ hội kinh doanh trở thành hiện thực. Đó là các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro phải được thực hiện tốt. Một khi rủi ro có xảy ra thì tổn thất mà nó gây ra sẽ Ýt nghiêm trọng và các chi phí liên quan đến rủi ro sẽ giảm đi. Mục tiêu rất quan trọng của công tác này là khắc phục việc nhà xuất khẩu không thu được tiền hàng khi đã hoàn tất việc giao hàng. Điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng bị huỷ bỏ nghĩa là mọi công sức, tiền của nhà xuất khẩu đã bỏ ra không thu được kết quả gì. Khi rủi ro này được khắc phục sẽ giúp nhà xuất khẩu đứng vững trên thương trường, không bị "lao đao" bởi các thương vụ bất trắc như vậy. Khi không có các trở ngại thì hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, mục tiêu kinh doanh của các nhà quản trị đạt được sẽ làm nền cho hoạt động kinh doanh ổn định, vững chắc và nâng cao uy tín, vị thế của mình trên trường quốc tế. Rủi ro hàng bị háng hóc, biến mất dọc đường không còn, rủi ro hàng đến chậm quá định trong hợp đồng không xảy ra... sẽ gây dựng được niềm tin nơi khách hàng về chất lượng hàng hoá, thái độ trong kinh doanh; từ đó sẽ hứa hẹn nhiều thương vụ kinh doanh khác với chính khách hàng này hay các khách hàng khác thông qua sự giới thiệu, quảng bá của họ về mình. Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu đồng nghĩa với việc tìm ra các biện pháp, công cụ để đảm bảo lợi Ých của nhà xuất khẩu. Từ những rủi ro liên quan đến chủ thể của hợp đồng mua bán (nhà nhập khẩu) đến các rủi ro liên quan đến các chủ thể khác như bên vận tải, ngân hàng, chính quyền... đều được quản lý, dự đoán và đưa ra các cách thức ứng phó linh hoạt, kịp thợi để thực hiện tốt các thương vụ kinh doanh. * Đối với nhà nhập khẩu: Cũng như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu là một chủ thể chính trong thương vụ kinh doanh xuất khẩu; vì thế họ cũng không tránh phải việc đối mặt với các rủi ro liên quan đến hoạt động này. Nên quản trị rủi ro là vấn đề được các nhà nhập khẩu hết sức quan tâm. Làm thế nào để người mua hạn chế được các rủi ro như: bị giao hàng chậm, giao thiếu số lượng và hàng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, hoặc nhà xuất khẩu không tiến hành các sửa chữa cần thiết hay cung cấp các phụ tùng thay thế đối với máy móc bị hư háng... đó là nhờ vào việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu. Công tác này được triển khai, tổ chức thực hiện tốt sẽ giúp nhà nhập khẩu có được nguồn hàng tốt theo đúng yêu cầu đã thoả thuận, đúng thời điểm để cung cấp theo nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy họ sẽ giữ được uy tín với người tiêu dùng. Uy tín sẽ là nền tảng để hoạt động kinh doanh của họ có hiệu quả cao, đồng thời tỉ lệ đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng và thanh toán với nhà xuất khẩu sẽ giảm, góp phần tiết kiệm chi phí kinh doanh. Cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu khi cùng tham gia vào thương vụ kinh doanh thì phải chấp nhận đối mặt với các rủi ro, tổn thất. Nhất là các thương vụ gắn với lợi nhuận tiềm năng cao. Điều này chỉ biến thành hiện thực khi các chủ thể làm tốt công tác phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu nói riêng và trong kinh doanh thương mại quốc tế nói chung. * Đối với chính quyền: Chính quyền đại diện cho lợi Ých của dân chúng trong nước đó. Những lợi Ých này không phải lúc nào cũng trùng hợp với lợi Ých của nhà xuất khẩu- những nguời muốn kiếm lợi nhuận tối đa. Khi các doanh nghiệp trong nước kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật thì lợi Ých của quốc gia sẽ được nâng lên. Đó là mong muốn của các chính quyền bởi vì nhà nước chỉ ra tay can thiệp khi các hoạt động ảnh hưởng đến lợi Ých chung của quốc gia đó. Việc phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh được các doanh nghiệp làm tốt sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, giảm được các chi phí liên quan đến rủi ro, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh. Từ đó sẽ giúp nhà nước giải quyết được vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp... - Các vấn đề mà các chính quyền, nhà nước luôn quan tâm giải quyết. Các doanh nghiệp trong nước kinh doanh quốc tế hiệu quả sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước- đối với chính quyền nhà xuất khẩu, tận dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, lại tạo thêm nguồn thu cho đất nước- đối với chính quyền nhà nhập khẩu. Mức sống của người dân được cải thiện, hình ảnh của quốc gia được nâng lên. Đó là lợi Ých của các nhà nước. Như vậy, dù là chủ thể nào đi nữa thì họ luôn có mối liên hệ lẫn nhau khi cùng tham gia một thương vụ kinh doanh xuất khẩu. Vì thế, việc nghiên cứu rủi ro để tìm ra các biện pháp phòng ngõa, hạn chể rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là rất cần thiết đối với các nhà quản trị để giải quyết hài hoà mối quan hệ trên, góp phần bảo vệ lợi Ých của các bên có liên quan. 4. Các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Đối với các giao dịch xuất khẩu, các chính quyền có thể hạn chế rủi ro, bảo vệ lợi Ých của đất nước bằng các biện pháp như cấp giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm, giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ khác... hay thông qua các đạo luật mà nhà xuất nhập khẩu trong thực tế không thể nào tác động lại được. Còn thông qua hợp đồng và luật pháp điều chỉnh là biện pháp bảo vệ chủ yếu của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Riêng nhà nhập khẩu còn có thể từ chối thanh toán, yêu cầu bảo hành đối với hàng nhập khẩu, hay giữ lại một phần tiền khi thanh toán... để đảm bảo quyền lợi của mình. Về phía nhà xuất khẩu trong hoạt động này thường gặp nhiều rủi ro hơn, nên có thể có nhiều biện pháp phòng và hạn chế rủi ro như: giao dịch với các bạn hàng truyền thống, có sự đảm bảo thanh toán của bên thứ ba như công ty bảo hiểm hay một ngân hàng nào đó đảm bảo thanh toán thay cho người mua, thanh toán bằng L/C... để tránh rủi ro không thu được tiền hàng... Ta sẽ xem xét rõ hơn về các biện pháp phòng tránh và hạn chế rủi ro của nhà xuất khẩu. 4.1 Dự báo khả năng và các rủi ro có thể gặp phải Khi tham gia xuất khẩu, nhà nhập khẩu phải tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ nhau như: chuẩn bị thông tin, đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu, thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Ở mỗi khâu đều có thể gặp phải các rủi ro (như đã trình bày ở trên). * Nhận dạng rủi ro: là việc xác định một danh sách các rủi ro mà trong kinh doanh xuất khẩu có thể gặp phải. - Nghiên cứu nguồn rủi ro: Ngoài các rủi ro xác định trong từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thì có thể xem xét ở tầm vĩ mô như sau: + Rủi ro từ môi trường tự nhiên: Thiên nhiên vẫn theo quy luật của nó, có những biến động thất thường nhiều khi con người không thể dự đoán được, là nhân tố gây cho các doanh nghiệp không Ýt các rủi ro. Từ các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng chịu tác động nhiều bởi yếu tố thời tiết như rau quả đến các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm không chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết như máy móc, may mặc... đều phải chịu các rủi ro từ yếu tố này gây nên như bão lụt, hạn hán, sóng thàn... Nhất là khi hoạt động của con người trong thời gian qua đã tác động không tốt đến môi trường, làm nhiên nhiên "nổi giận" nhiều. + Rủi ro từ môi trường kinh doanh quốc tế: Mỗi nước có môi trường kinh tế, văn hoá, chính trị khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động của các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường đó. Hiện nay, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế không chỉ dừng lại ở một vài thị trường quen thuộc, truyền thống mà ngày càng được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Nghĩa là các nhà kinh doanh quốc tế nói chung và nhà kinh doanh xuất khẩu nói riêng sẽ phải đối mặt với rất nhiều nền kinh tế, thể chế chính trị, các rào cản khác nhau cũng như sở thích, thị hiếu tiêu dùng khác nhau của hàng triệu người. Doanh nghiệp nào không đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì sẽ gặp rủi ro, tổn thất. Nhà xuất khẩu trong quá trình vận chuyển hàng hoá dọc đường bị chiến tranh phá huỷ, hàng đến nơi thì luật pháp nước nhập khẩu thay đổi, hàng không vào được... Các rủi ro đó luôn là vấn đề mà các nhà kinh doanh xuất khẩu quan tâm, nhiều khi không lường hết được. Hoạt động kinh doanh của nhà xuất khẩu không tách khỏi môi trường kinh doanh nên khi môi trường kinh doanh biến động, thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì đều là các rủi ro mà nhà xuất khẩu phải gánh chịu. Xu thế của nền kinh tế toàn cầu đã mở ra nhiều nguy cơ rủi ro đối với họ. Hoà cùng xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng rộng lớn hơn, đa dạng hơn. Điều đó làm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế sẽ phức tạp hơn nhiều. + Rủi ro gắn với quá trình ra quyết định kinh doanh xuất khẩu Nhà xuất khẩu sẽ phải tiếp xúc, quan hệ với rất nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau, chịu sự chi phối bởi luật pháp, phong tục khác nhau... Mỗi người đều có các hành vi khác nhau có nghĩa là rủi ro nhà xuất khẩu phải đương đầu sẽ còn phức tạp nhiều. Bên cạnh đó, từ phía nhà xuất khẩu sự chủ quan, chuẩn bị thông tin không đầy đủ, chính xác về đối thủ, về khách hàng và về mình cũng là nguyên nhân khiến nhà xuất khẩu không tránh khỏi các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. - Nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Đối tượng gặp rủi ro khi tiến hành kinh doanh xuất khẩu đó là hàng hoá trong quá trình chuẩn bị nguồn hàng phục vụ xuất khẩu cũng như trong quá trình vận chuyển đến khách hàng; có thể là con người, hay mất cơ hội ký kết được các hợp đồng xuất khẩu; uy tín của doanh nghiệp tham gia kinh doanh bị giảm thậm chí mất đi... - Các phương pháp nhận dạng rủi ro Trong kinh doanh quốc tế nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu nói riêng người ta sử dụng nhiều phương pháp kết hợp nhau, tránh việc sử dụng duy nhất một phương pháp. Đó là các biện pháp phận tích báo cáo tài chính, lưu đồ, thanh tra hiện trường, làm việc với các bộ phận khác trong tổ chức, phân tích hợp đồng... - Lập danh mục rủi ro Tiến hành thiết kế bảng danh mục các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh này. Đó là các rủi ro doanh nghiệp đã từng gặp phải hay chưa bao giê gặp phải và các nguyên nhân gây ra rủi ro. * Đo lường rủi ro: cho phép doanh nghiệp xác định được mức độ nghiêm trọng của các rủi ro có thể xảy ra trong khi tiến hành hoạt động kinh doanh này. Từ đó có các biện pháp, hỗ trợ kinh phí cần thiết để hạn chế bớt mức độ nghiêm trọng... để đối phó kịp thời với các rủi ro. - Phương pháp định lượng: Trong xuất khẩu, việc quản lý các loại rủi ro có thể xảy ra để xác định tần suất của chúng, để xem xét rủi ro nào là thường xuyên, hay gặp phải đối với mặt hàng xuất khẩu của mình... (Ví dụ với hàng rau quả tươi xuất khẩu thì rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hoá là đáng quan tâm...) - Phương pháp định tính: Được dùng để dự báo các nhân tố ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. + Phương pháp phân tích, cảm quan: Là việc tổng hợp một loạt các ngẫu nhiên để suy ra cái tất nhiên. Để thực hiện phương pháp này, có thể dùa trên cơ sở phân tích khoa học điều kiện môi trường để dự đoán các rủi ro có thể gặp; hay có thể phân tích tổng hợp dùa vào các kinh nghiệm và cảm quan đặc biệt của người nghiên cứu để dự báo các rủi ro (Các kinh nghiệm khi làm ăn với các đối tác, thông quan vào các thị trường nước đối tác...) + Phương pháp chuyên gia: Là việc dùa vào nghiên cứu của các chuyên gia trong các lĩnh vực bảo hiểm, quản trị rủi ro, tài chính... để đánh giá nguy cơ rủi ro bằng cách cho điểm. Tổng số điểm đánh giá của các chuyên gia là căn cứ tham khảo tốt để dự đoán về nguy cơ rủi ro trong kinh doanh. (Trong xuất khẩu các dự đoán về rủi ro hối đoái, biến động chính trị, khủng hoảng kinh tế... luôn được quan tâm từ nghiên cứu của các chuyên gia này.) Như vậy, trong kinh doanh xuất khẩu dù là sự tác động của nhân tố khách quan hay chủ quan thì nguy cơ rủi ro đối với nhà xuất khẩu rất cao. Khả năng xảy ra các rủi ro luôn gắn liền với các quá trình thực hiện hoạt động này. Các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro được xác định dùa trên cơ sở các bước của quá trình này. 4.2 Các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Sự thành công trong hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào sự kết hợp của óc sáng tạo, sự cần mẫn, kiên trì tổng hợp các kinh nghiệm và sự may mắn. Từ khâu chuẩn bị thông tin đến kí kết hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng đó đều là một xâu chuỗi các kỹ năng đó. Các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro cũng được xây dùng trong các khâu này. 4.2.1 Các biện pháp trong khâu chuẩn bị trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu - Xây dựng hệ thống kênh thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về thị trường, bạn hàng. Thông tin là khởi nguồn của mọi hoạt động. Vì thế mà khi thiếu thông tin thì nhiều rủi ro liên quan đến quá trình ra quyết định sẽ xảy ra. Trong kinh doanh xuất khẩu, nguồn thông tin cũng đóng vai trò hết sức quan trọng nên nguồn thông tin được chuẩn bị tốt thì sẽ phòng được nhiều rủi ro đáng tiếc xảy ra trong hoạt động kinh doanh này. Nếu có hệ thống thông tin đầy đủ, đáng tin cậy thì các doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trên các thị trường cũng như với các bạn hàng tiềm năng. Đồng thời, các thông tin về đặc điểm luật pháp đối với hoạt động kinh doanh quốc tế, các hàng rào kiểm tra sản phẩm đối với hàng xuất khẩu,... sẽ giúp cho doanh nghiệp có sự chuẩn bị về sản phẩm sao cho hợp lý, phòng khi hàng không được luật pháp nước đối tác chấp nhận hay gây khó dễ. Hệ thống kênh thông tin này còn tạo điều kiện để các nhân viên kinh doanh tiện lợi khi lùa chọn bạn hàng có uy tín, phòng các rủi ro giao hàng rồi mà đối tác không đủ khả năng thanh toán tiền hàng... Các thông tin về phong cách đàm phán của từng loại đối tác cũng nên đưa vào hệ thống kênh thông tin này vì sẽ rất có Ých cho các cán bộ khi tham gia đàm phán với đối tác về các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu, từ đó sẽ hạn chế các rủi ro hợp đồng không được ký kết hay có sơ suất mà dễ gây rủi ro khác khi thực hiện hợp đồng, hoặc các điều khoản bị thua thiệt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. - Xây dựng mối liên hệ với các ngân hàng Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì nên xây dựng mối quan hệ này vì ngân hàng sẽ giúp ta để biết thêm thông tin về khả năng thanh toán của khách hàng. Đây là thông tin mà nhà kinh doanh xuất khẩu nào cũng quan tâm khi quyết định ký kết hợp đồng với một đối tác nào đó. Bên cạnh đó, với các phương thức thanh toán trong kinh doanh quốc tế mà đảm bảo an toàn hiện này đều có sự tham gia của hệ thống liên ngân hàng nên mối liên hệ này sẽ giúp doanh nghiệp thanh toán với khách hàng được đảm bảo. - Luôn cập nhật nhanh các thông tin về thị hiếu người tiêu dùng để dễ dàng có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tác, để có được các hợp đồng xuất khẩu hiệu quả và tạo uy tín, sẽ duy trì và hứa hẹn nhiều hợp đồng nữa trong tương lai. - Chuẩn bị thông tin đầy đủ và cần thiết trước khi tiến hành đàm phán, đồng thời chọn đoàn đàm phán có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong nghiệp vụ Khi đã trang bị nguồn thông tin đủ về đối tác cũng như bản thân thì nhà xuất khẩu sẽ không bị khách hàng đưa vào thế bị động; vì như vậy sẽ dẫn đến phải ký kết nhiều điều khoản thiệt thòi và nguy cơ rủi ro cao. Con người tạo nên rủi ro mà cũng là đối tượng hạn chế, ngăn chặn rủi ro. Vì thế doanh nghiệp phải phân công, tổ chức đội ngò nhân sự tham gia đàm phán khoa học và hợp lý. Họ có trình độ, mỗi người có thế mạnh khác nhau nhưng họ hiểu nhau, hỗ trợ nhau trong đàm phán mà không rơi vào trường hợp mâu thuẫn trong nội bộ, đặc biệt nên chọn người có thể lường trước các rủi ro có thể xảy ra để xoay hướng đàm phán, hạn chế cho tình huống bớt nghiêm trọng. 4.2.2 Các biện pháp trong khi đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu: Đàm phán là quá trình thoả thuận giữa các bên để ràng buộc trách nhiệm giữa họ. Từ các điều khoản đã ký kết giữa họ mà nhiều rủi ro sẽ xảy ra với cả hai bên. Vì thế, riêng nhà xuất khẩu khi đàm phán nên: - Tạo sự đảm bảo của bên thứ ba. Trong khâu thanh toán, để hạn chế rủi ro về không thu được tiền hàng_ có thể thấy đây là rủi ro cơ bản và nguy hiểm nhất đối với nhà nhập khẩu thì có thể hạn chế bởi sự đảm bảo của bên thứ ba được quy định trong hợp đồng. Theo đó nếu người mua không thanh toán được thì bất kỳ giá nào, hoá đơn cũng được chi trả bởi bên thứ ba. Đó là nhà bảo hiểm, là một ngân hàng nước người mua. Bởi vì rủi ro và chi phí - 2 yếu tố này luôn cùng lên xuống với nhau. Những rủi ro quá lớn không thể chấp nhận được, nhà xuất khẩu phải tìm cách để giảm tới mức tối thiểu những khả năng này ngay dù chi phí có tăng lên (các chi phí liên quan đến việc tạo sự bảo đảm đó). - Bổ sung thêm vào hợp đồng một số điều khoản . Điều khoản giá cả có thể coi là trung tâm của mọi hợp đồng mua bán ngoại thương. Một báo giá đưa ra là dùa trên cơ sở của một loạt các giả định về giao hàng, thanh toán, và thời gian bảo hành. Giá trong hợp đồng phải phản ánh bất kỳ sự thay đổi nào, hay điều chỉnh nào đối vời những giả định này. Khi có sự biến động của đồng tiền tính giá và đồng tiền tính toán hay sù thay đổi đột ngột của tỷ giá hối đoái , "sù trượt giá" như đã trình bày ở trên thì thiệt hại người xuất khẩu phải chịu. Vì thế, nhà xuất khẩu nên đề nghị bổ sung vào hợp đồng điều khoản sau: + Điều khoản điều chỉnh giá: Điều khoản này cho phép nhà xuất khẩu điều chỉnh theo một chỉ tiêu tham chiếu mà mình đã chọn. Các chỉ tiêu này có thể là giá cả thị trường của hàng hóa lúc giao hàng, tỷ giá giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán, mức thuế tăng, sự biến động của giá cả nguyên vật liệu, nhân công để sản xuất mặt hàng đó. Điều khoản này có thể được quy định là: Giá ghi trong hợp đồng là giá cố định, nếu tỷ giá giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá biến động quá 30% giữa ngày ký hợp đồng và ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho hàng hóa có thể điều chỉnh lại. Khi vận dụng điều khoản này hai bên phải thoả thuận với nhau về nguồn tài liệu để phán đoán sự biến động của giá cả và thoả thuận mức chênh lệch tối đa giữa giá thị trường với giá hợp đồng. Khi quá mức này, hai bên có thể điều chỉnh lại giá. + Điều khoản đàm phán lại giá: Giải pháp này là đưa vào hợp đồng tái đàm phán một giá buộc hai bên phải hai bên phải tham gia thảo luận lại khi có sự tăng giá đáng kể. Chẳng hạn: "Trong trường hợp vào thời điểm giao hàng, giá bán của chúng tôi trên thị trường có sự thay đổi thì giá đã được hai bên đàm phán trong hợp đồng này sẽ được điều chỉnh tương ứng". Khi sử dụng điều khoản này, nhà xuất khẩu phải dự tính các giải pháp thay thế để tránh bế tắc khi hai bên không đạt được thoả thuận chung lúc tái đàm phán. Nhà xuất khẩu cũng nên quy định thời hạn tái đàm phán, nếu quá thời hạn đó mà hai bên không đạt được thoả thuận thì hai bên sẽ vận dụng điều khoản dự phòng để tránh bế tắc quá lâu. Điều khoản dự phòng có thể là điều khoản huỷ bỏ hợp đồng hoặc công thức điều chỉnh giá ban đầu. - Thoả thuận với khách hàng về một hợp đồng an toàn + Giới hạn các trách nhiệm giữa các bên. + Các điều khoản kí kết đảm bảo sự chủ động, rõ ràng để không bị khách hàng bắt bí khi nhận hàng. Riêng trong điều khoản về thanh toán, nếu nhà xuất khẩu muốn đòi hỏi người mua cung cấp các đảm bảo trong quá trình thực hiện hợp đồng, phải quy định rõ trong hợp đồng như yêu cầu mở L/C không huỷ ngang có xác nhận của một ngân hàng có uy tín. Thêm vào đó nhà xuất khẩu nên áp dụng chế tài nếu người mua chậm thanh toán. Điều này tránh việc người mua lần lữa trong nghĩa vụ thanh toán. Phạt chậm thanh toán có thể theo hình thức như mét tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán tính theo giá chậm thanh toán, tính lại suất chậm thanh toán theo tỷ lệ lãi suất vay quá hạn của các ngân hàng hay theo tỷ lệ lãi suất chiết khấu của ngân hàng quốc gia. + Cùng nhau thoả thuận về nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, các căn cứ pháp lý phân định trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các bên để hạn chế các tranh chấp phát sinh và nếu có sẽ có cách giải quyết nhanh chóng, tránh việc tốn kém chi phí, thời gian... - Ngoài ra, trong hợp đồng hai nhà xuất khẩu nên thoả thuận về điều khoản bán hàng với điều kiện bảo hộ quyền sở hữu. Người bán có thể quy định "người bán bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa được chuyển sang người mua kể từ khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua". Làm như vậy, nhà xuất khẩu sẽ tránh được các rủi ro xảy đến với hàng hoá sau khi đã bán hàng, đồng thời vẫn đảm bảo đòi được hàng trong trường hợp người mua bị phá sản. Tuy nhiên hàng hoá phải là động sản mới áp dụng được điều khoản này. Đôi khi việc giao hàng chậm là do bất khả kháng nghĩa là có một sự cố ngoài tầm kiểm soát của nhà xuất khẩu. Một điều khoản về bất khả kháng thường giúp cho nhà xuất khẩu thoát khỏi gánh nặng trách nhiệm giao hàng cho tới khi sự cố bất khả kháng đó qua đi. Phần lớn, người mua chờ một thời gian mới thanh toán. Sự trì hoãn này cho phép họ có thế sử dụng chính tiền của nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu phải chịu thiệt về sự chậm trễ đó vì phải vay tiền với lãi suất cao trước khi được chi trả. Để đẩy nhanh tiến độ thanh toán, nhà xuất khẩu nên đề nghị cho bớt giá nếu thanh toán sớm ngay trong khi đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. Chẳng hạn, sẽ bớt 1% nếu thanh toán trong vòng 30 ngày sau ngày xuất hoá đơn. 4.2.3 Các biện pháp trong quá trình thực hiện hợp đồng: - Nhà xuất khẩu nên làm tốt các công việc cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với người mua như thuê vận tải, làm các thủ tục hải quan, xin cấp các giấy phép... Đối với nhà xuất khẩu, vận tải có hai mặt là đảm bảo an toàn cho hàng hoá và lập bộ chứng từ chính xác để giao hàng. Do đó, trong hợp đồng xuất khẩu các bên đã thoả thuận với nhau về đóng gói, kẻ ký mã hiệu trên bao bì như thế nào thì nhà xuất khẩu phải tuân thủ theo một cách cẩn thận, nếu không việc thanh toán sẽ bị trở ngại hoặc chậm trễ. Họ phải làm các công việc liên quan này sao cho đảm bảo bộ chứng từ gửi hàng phải chính xác, khớp với các điều kiện đề ra trong L/C, đồng thời phải làm sao có được vận đơn sạch nếu không lại một lần nữa, khâu thanh toán lại có thể bị trì hoãn, chậm trễ lâu dài. Ngoài ra, ngay từ khâu mua bán nội địa, bảo quản hàng hoá phải chú ý để đảm bảo cung cấp đúng hàng, đủ hàng, hàng đúng yêu cầu, quy cách phẩm chất cho người mua. - Chuyển rủi ro cho người có liên quan. Đó là trường hợp rủi ro tác động trực tiếp từ người mua đến người bán như hàng khi người bán giao cho ngưòi mua lại bị háng. Nhưng thực tế đó là lỗi của nhà vận chuyển nên nhà xuất khẩu phải linh hoạt, nhanh nhậy nhận biết rủi ro và làm các thủ tục cần thiết để chuyển rủi ro cho nhà vận tải. Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn có các biện pháp hạn chế bớt rủi ro như thay rủi ro hàng bị trả lại là giảm giá, bổ sung hàng thiếu, chịu chi phí sửa chữa, các biện pháp để giảm khuyết tật của hàng hoá bị sai sót... Thực hiện hợp đồng xuất khẩu là khâu nhà xuất khẩu thường gặp nhiều rủi ro nhất. Nguyên nhân của các rủi ro này xuất phát từ trước khi thực hiện và trong khi thực hiện hợp đồng nữa nên để công tác phòng ngõa, hạn chế rủi ro hiệu quả thì nhà xuất khẩu nên xem xét tổng hợp trong suốt quá trình thực hiện hoạt động này để có các biện pháp toàn diện. 4.2.4 Các biện pháp khác: Nhà xuất khẩu có thể phòng các rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình cơ bản như trên. Ngoài ra, để công tác này của công ty tốt hơn, nhà xuất khẩu nên áp dụng các cách như: - Trang bị các cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ việc nghiên cứu thông tin thị trường và bạn hàng. Các thiết bị này chủ yếu là thiết bị văn phòng như: Máy vi tính, nối mạng internet, máy điện thoại, máy in, máy fax... Việc này giúp cho các thông tin đuợc cập nhật nhanh chóng và dễ dàng, hạn chế nguy cơ nhiều thông tin quan trọng cho hoạt động xuất khẩu mà không biết như thông tin về đối tác, thị trường... - Xây dựng các dây chuyền chế biến nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá. Chất lượng hàng hoá được đảm bảo góp phần làm cho hợp đồng an toàn hơn. Chất lượng tốt sẽ hạn chế được nguy cơ hàng bị trả lại hay nếu có rủi ro không có ai nhận hàng thì lô hàng đó còn có thể tiêu thụ được để hạn chế bớt các tổn thất. - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Đây cũng là biện pháp đảm bảo an toàn cho hàng hoá khi thâm nhập vào một thị trường nước ngoài khó tính nào đó. - Đa dạng các mặt hàng với chất lượng ổn định có thể thay thế nếu có sự cố gì đó. - Mua bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu, làm các thủ tục đối với hàng hoá theo yêu cầu cảu người mua như giấy C/O... - Sử dụng các phương pháp nhận dạng rủi ro Nhà xuất khẩu có thể sử dụng các phương pháp như dùa vào các báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ, phân tích hợp đồng... để nhận dạng các rủi ro trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu. Khi đã nhận dạng được nhà xuất khẩu sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngõa hay hạn chế rủi ro có thể xảy ra với mình. Bằng phương pháp lưu đồ, thì trong từng khâu ta đều quan sát, dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra để có cách ứng phó phù hợp. Ví dụ, trong khâu thanh toán, nếu thư tín dụng đòi hỏi bộ chứng từ mà người bán không thể cung cấp được hay việc tuân thủ theo L/C không thể thực hiện được vì một lý do nào đó thì L/C này phải được sửa đổi- đó là sự sửa đổi có sự hợp tác của người mua. Nghiên cứu để phát hiện ra sớm các rủi ro có thể có để hợp tác với nhà nhập khẩu vì những quyền lợi chung một cách kịp thời. * Có thể tổng kết các lĩnh vực hay có rủi ro và các hoạt động của nhà xuất khẩu để hạn chế các rủi ro này như sau: Bảng 1: Các biện pháp hạn chế rủi ro đối với nhà xuất khẩu trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Giao hàng Trách nhiệm về khuyết tật Toàn bộ trách nhiệm Các mục khác Chấm dứt Xác định thế nào là chậm trễ và không chậm trễ, cách xác định Xác định thế nào là có khuyết tật và không có khuyết tật, cách xác định Nếu có thể thì chuyển giao trách nhiệm bằng một điều khoản bồi thường Tìm kiếm các khu vực nguy hiểm khác Giới hạn việc chấm dứt vì lỗi bởi những tình huống cụ thể Xác định sự chậm trễ có thể miễn trách, đặc biệt là trường hợp bất khả kháng Giới hạn mức độ về sửa chữa hay thứ hàng có những khuyết tật dễ thấy Tìm cách giới hạn toàn bộ trách nhiệm của bạn hàng bằng sự đền bù của bảo hiểm Xác định khả năng rủi ro và viết một điều khoản giới hạn hay loại trừ trách nhiệm Đảm bảo sao cho bạn hàng được chi trả cho các công việc đã thực hiện tính cho tới ngày chấm dứt hợp đồng Tìm cách giành cho được một thời hạn ưu đãi Loại trừ trách nhiệm về những sụ mất mát hay tổn thất có hậu quả Tìm cách loại trừ việc thanh toán các khoản tiền bồi thường về hư hại nếu việc chấm dứt hợp đồng được phép Tìm cách loại trừ các biện pháp sửa chữa khác nếu các khoản bồi thường về hư hại được thực hiện Đề ra một giới hạn Thêm vào một bức màn sắt "Tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ không được ghi vào một cách rõ ràng đều bị loại trừ" Nguồn: Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu (tr.234) Trong thanh toán bằng L/c nhà xuất khẩu cũng có thể gặp các rủi ro. Điều này được tổng kết ở bảng sau: Bảng 2: Bảng liệt kê các rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng L/C của nhà xuất khẩu STT Rủi ro nhà xuất khẩu có thể gặp Nguyên nhân Các biện pháp hạn chế rủi ro 1 Khách hàng không giữ đúng cam kết trong thanh toán - Ngân hàng mở L/C không đủ uy tín, phá sản - Lùa chọn ngân hàng đích danh có đủ năng lực tài chính và uy tín trên thị trường. 2 Giao hàng không đúng số lượng, cơ cấu - Do nguồn hàng gặp trắc trở, không bảo đảm. - Do khách hàng nội địa không thực hiện đúng cam kết - Do không nghiên cứu kỹ đơn hàng. - Thoả thuận dung sai cho phép và thực hiện cơ chế giao bù. - Yêu cầu cấp vận đơn sạch sau khi cam kết giao bù và chịu mọi phí tổn với người mua. - Nghiên cứu kỹ đơn hàng, lịch giao hàng trước khi thực hiện. 3 Giao hàng không đúng phẩm chất - Do nguồn hàng gặp trắc trở - Do khách hàng nội địa không thực hiện đúng cam kết. - Do bao bì không phù hợp với phương tiện vận chuyền. - Giảm giá. - Liên hệ với môi giới bán hàng càng sớm càng tốt. 4 Giao hàng chậm so với quy định của L/C - Do nguồn hàng gặp trắc trở. - Do khách hàng nội địa không thực hiện đúng cam kết. - Do giao nhận, vận chuyển nội địa, thủ tục hải quan. - Giám sát chặt chẽ hoặc đa dạng hoá nguồn hàng, tăng cường công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu. - Thực hiện cơ chế bảo đảm, ràng buộc trong giao dịch nội địa. - Lường trước và dự trữ thời gian giao nhận, chuyên chở, làm thủ tục hải quan. 5 Chuyên chở hàng hoá không đúng quy định của L/C - Không quy định rõ ràng trong hợp đồng vận chuyển. - Hãng tàu không thực hiện đúng cam kết. - Không lường trước chuyến hàng chuyên chở. - Tham khảo tư vấn trước khi ký kết hợp đồng vận chuyển. - Lùa chọn hãng tàu đủ uy tín, có trụ sở tại Việt Nam. - Nghiên cứu kỹ tuyến đường vận chuyển. - Tu chỉnh L/C rồi mới giao hàng. 6 Nội dung của chứng từ thanh toán mâu thuẫn, không phù hợp quy định của L/C - Do sơ suất của người lập và kiểm tra chứng từ. - Do không nghiên cứu kỹ L/C trước khi lập bộ chứng từ. - Giao hàng không đúng quy định. - Lập và kiểm tra kỹ tính hợp lệ, số bản của bộ chứng từ, nếu không thống nhất yêu cầu sửa ngay cho phù hợp. - Bám sát chặt chẽ vào nội dung của L/C khi lập bộ chứng từ. - Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của luật pháp mà L/C áp dụng. 7 Hình thức bộ chứng từ không phù hợp L/C và UCP quy định. - Do không nắm chắc hoặc sơ suất của người lập và kiểm tra chứng từ. - Do không nghiên cứu kỹ L/C và UCP trước khi lập bộ chứng từ. - Lập và kiểm tra đối chiếu bộ chứng từ với L/C và quy định của UCP. - Yêu cầu ngân hàng xác nhận để thanh toán, đồng thời cam kết tu chỉnh chứng từ. Nguồn: tạp chí Kinh tế và phát triển Sè 46 /2001 (tr. 31- Nguyễn Anh Tuấn) III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÒNG NGÕA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC 1. Đặc tính của mặt hàng rau quả 1.1 Đặc điểm về mặt hàng rau quả Rau quả là cơ thể sống, phát sinh và phát triển theo quy luật sinh học. Do là cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của chúng. Tư liệu sản xuất là sử dụng trực tiếp các sản phẩm thu được ở chu kỳ sản xuất trước làm tư liệu cho quá trình sản xuất sau nên để nâng cao chất lượng rau quả phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục giống hiện có, lai tạo để tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Đồng thời rau quả mang tính thời vụ cao. Vì việc sản xuất rau quả là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và sản xuất xen kẽ nhau song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, nên sinh ra tính thời vụ. Điều này làm cho giá cả của rau quả thường không ổn định. Vào mùa thu hoạch, được mùa thì giá sẽ giảm, người sản xuất dễ bị Ðp giá_ nguyên nhân nảy sinh ra nguy cơ làm nguồn hàng xuất khẩu không ổn định do người nông dân có xu hướng chặt bỏ cây trồng mỗi khi giá sản phẩm xuống thấp. Vấn đề đặt ra đối với nhà kinh doanh rau quả là tìm được nguồn hàng ổn định, giải quyết tình trạng rớt giá vào vụ mùa, khi thị trường nội địa trở nên bão hoà. Hiện nay, trên thị trường, rau quả tồn tại dưới hai dạng: rau quả tươi và rau quả chế biến, nhưng xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tươi ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, rau quả có đặc trưng riêng là chứa nhiều nước, dễ hư háng, phải luôn đảm bảo chất lượng tươi, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngay. Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại dễ hư háng nên từ khâu thu hái, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao; và cũng cần có giống tốt để đảm bảo hương vị, màu sắc; các phương tiện vận chuyển và bảo quản chuyên dụng như xe đông lạnh, container đông lạnh, kho lạnh bảo quản. Song các phương tiện này rất đắt. Các sản phẩm từ rau quả luôn được người tiêu dùng thích thó. Vì rau quả tươi thì cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, chất khoáng, axit hữu cơ và nhiều chất bổ khác. Dạng tươi còn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: rượu quả, nước giải khát, đồ hộp, bánh kẹo có giá trị. Rau quả đã qua chế biến không tốt bằng rau quả tươi nhưng thời gian bảo quản có thể kéo dài hơn, và muốn loại này ngon thì nguồn nguyên liệu đòi hỏi phải tươi, ngon, công tác bảo quản sau thu hoạch tốt. Như vậy, thế mạnh của mặt hàng rau quả chỉ được phát huy hiệu quả kinh tế và tiêu dùng khi giữ được các phẩm chất đó qua một sự phát triển đồng bộ từ chất lượng giống, quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản.... 1.2 Các yếu tố tác động tới việc phát triển rau quả * Vị trí địa lý Rau quả chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tự nhiên, trong khi mỗi vùng lại có điều kiện khí hậu khác nhau. Vì vị trí địa lý khác nhau nên rau quả mang tính khu vực rõ rệt. * Đất đai Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của rau quả. Diện tích, chất lượng đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của rau quả. Mặc dù hiện nay cũng có một số loại rau không dùng đất nhưng nhìn chung sản xuất vẫn phải tiến hành trên đất. Đất đai có đặc điểm là vị trí cố định, giới hạn diện tích, chất lượng không đồng đều nên để đảm bảo sự ổn định về chất lượng rau quả thì phải có vùng đất đủ lớn, đồng thời đất có hạn nên phải tích cực mở rộng diện tích bằng cách khai hoang tăng vụ để đảm bảo mức sản lượng tiêu thụ lớn. * Khí hậu Là yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến sản lượng, chất lượng thông qua lượng mưa, độ Èm, ánh sáng... Nếu điều kiện tốt thì mùa vụ tốt và ngược lại. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của rau quả là khách quan, biến động phức tạp con người nhiều khi không kiểm soát được nên ngành sản xuất, trồng rau quả gặp phải nhiều rủi ro. Đặc biệt khi rau quả tham gia là đối tượng của hoạt động xuất khẩu thì rủi ro sẽ càng lớn khi mà quãng đường vận chuyển dài, thời gian vận chuyển lâu trong khi rau quả lại có đặc tính là bảo quản khó, thời gian có hạn và dễ bị thối, háng. Nếu nói đến thành cong trong kinh doanh xuất khẩu rau quả phải nói đến các doanh nghiệp Trung Quốc. Các sản phẩm cao cấp, mang nhãn hiệu "Made in China" thì người tiêu dùng rất nhiều nước trên thế giới biết đến và ưa chuộng. 2. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc hạn chế rủi ro trong xuất khẩu hàng rau quả Trung Quốc có nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu rau quả rất hiệu quả. Đó là: Hiệp hội quả tươi Trung Quốc, Công ty hàng hải, mậu dịch Thuận Phong, Công ty Rau quả Bắc Kinh... Nhưng thành công không có nghĩa là không thất bại bao giê. Mà trong lịch sử kinh doanh mặt hàng này, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro nhưng họ luôn đúc rút các kinh nghiệm sau mỗi trường hợp để góp phần hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả của mình. * Chắc hẳn cái tiếng rau quả Trung Quốc có nhiều chất bảo vệ thực vật không tốt cho sức khoẻ, thậm chí còn gây ung thư cho con người, người tiêu dùng Việt Nam ai cũng biết đến. Các rau quả đến từ Trung Quốc rất ngon tươi, bắt mắt nhưng đó chỉ là bề ngoài còn tiềm Èn bên trong là hàm lượng các chất bảo vệ không tốt cho sức khoẻ của con người về lâu dài; nên để rất lâu mà sản phẩm không bị háng trái hẳn với đặc tính riêng của mặt hàng này. Vì thế cũng có thời gian các doanh nghiệp Trung Quốc khó khăn khi bị người tiêu dùng tẩy chay, gây ứ đọng vì thông thường khối lượng sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc rất lớn. Từ năm 2003, phía Nhật đã quay sang thị trường Việt Nam, lượng rau xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Nhật Bản bị giảm sút khi Bộ Sức khoẻ Nhật kiểm tra có một số mẫu rau không đảm bảo an toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Số liệu thống kê của bộ này cũng cho thấy: 6 tháng đầu năm 2004, Nhật Bản đã nhập gần 5.000 tấn rau bú xụi; trong đó, nhiều nhất là từ Đài Loan (2.388 tấn), thứ nhì là Việt Nam (chủ yếu là từ Lâm Đồng: 1.384 tấn). Từ chỗ xuất qua Nhật hàng ngàn tấn, Trung Quốc chỉ còn được 100 tấn. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp Trung Quốc rất khẩn trương bàn bạc cùng thống nhất việc tập trung sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, không cho phép các sản phẩm chưa qua kiểm tra thâm nhập vào thị trường nước ngoài với xuất xứ "Made in China" nhằm lấy lại uy tín của mình. Cũng phải nói rằng, Trung Quốc là bậc "lão làng" trong kinh doanh mặt hàng này, tất nhiên Nhật Bản là một sơ suất còn sản phẩm của Trung Quốc rất đa dạng, phân chia nhiều phẩm cấp khác nhau; các sản phẩm khi vào các thị trường lớn đều được kiểm tra chặt chẽ, còn ở Việt Nam nhiều hàng không đủ tiêu chuẩn mới thâm nhập được vì rào cản của Việt Nam đối với mặt hàng này không cao. Hơn nữa, việc Trung Quốc ra nhập WTO kéo theo các hàng rào mới đối với các sản phẩm rau quả khi nhập vào Trung Quốc có nghĩa là các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đều đảm bảo các tiêu chuẩn đó vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng nước mình và người tiêu dùng nước ngoài. Tầm nhìn bao quát như vậy đã giúp cho các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc trên các thị trường lớn này không có vấn đề gì, người tiêu dùng vẫn biết đến với hình ảnh đẹp như tươi ngon, đa dạng... Đây là cách phòng ngõa rủi ro rất hiệu quả, vừa đảm bảo uy tín, vừa tăng hiệu quả xuất khẩu. * Mét rủi ro nữa mà các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đối mặt đó là bỏ lỡ thị trường vì không có các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của một số thị trường về nhóm sản phẩm ưa khí hậu nóng như: sầu riêng, măng cụt, mãng cầu... Rủi ro này xuất phát từ yếu tố khách quan nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn khắc phục thông qua việc tăng cường nghiên cứu các sản phẩm mới cũng như lai tạo ra giống tốt, phát triển mạnh các mặt hàng chủ lực như táo, cam... với khối lượng lớn để chiếm lĩnh thị trường nào đó. Vì thế lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu vẫn duy trì ở mức cao. * Mặt khác, rủi ro thường thấy nhất ở mặt hàng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ các yếu tố tự nhiên. Đất đai mỗi vùng mỗi khác làm cho chất lượng sản phẩm rau quả thường không đều, nhưng Trung Quốc không gặp trở ngại về vấn đề đó vì được thiên nhiên ưu đãi với diện tích rộng lớn và biết tận dụng nó. Các doanh nghiệp ở đây có tầm nhìn vĩ mô, rất xa khi mà tiến hành triển khai xây dựng các vùng nguyên liệu lớn, các nông trường rộng bát ngát ngay từ khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm này. Điều này làm cho sản lượng rau quả thu hoạch lớn, chất lượng ổn định, tốn Ýt chi phí vận chuyển nội địa... góp phần làm sản phẩm rau quả của các doanh nghiệp vừa đảm bảo chất lượng, số lượng, vừa đảm bảo năng lực cạnh tranh nên Ýt khi gặp phải các rủi ro bỏ lỡ các hợp đồng lớn hay rủi ro bị đối thủ cạnh tranh loại khỏi thị trường. Vẫn với tầm nhìn xa trông rộng, các doanh nghiệp Trung Quốc đều lập trụ sở tại các thị trường mà doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu. Sự có mặt của các trụ sở này sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hạn chế tối đa thời gian chết thông qua sự điều động, sắp xếp thời gian hợp lý. Hàng từ phương tiện vận tải này đến thì lập tức đã có phương tiện vận tải khác đã chờ sẵn và đón nhận hàng hoá. Vì vậy, đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh nhất, đảm bảo được chất lượng, phẩm chất của hàng hoá khi đến tay đối tác. Bởi vì, trong quá trình vận chuyển nếu không nhanh chóng mà lại gặp thời tiết nóng, độ Èm cao thì sản phẩm sẽ có nguy cơ bị háng cao hơn nữa. Đảm bảo chất lượng như vậy, việc khách hàng không nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì hàng háng trong quá trình vận chuyển hầu như không có. Về việc bảo quản rau quả của Trung Quốc thì người tiêu dùng nước ta thường có Ên tượng không tốt về Trung Quốc với nhiều chất bảo quản không tốt, thậm chí còn độc hại... Nhưng đó chỉ là các luồng hàng buôn bán lậu, còn thực tế khi đã có chiến lược vào thị trường nào các doanh nghiệp ở đây đều áp dụng các chiến lược phù hợp (như đã trình bày ở trên). Các kinh nghiệm bảo quản vừa an toàn, vừa có hiệu quả bằng cả hoá chất và nhiệt độ được kết hợp với các trang thiết bị chuyên dụng để bảo quản như kho lạnh... Còn bao bì khi vận chuyển hàng thường bằng xốp êm vừa làm rau quả không bị dập, vừa tạo độ thoáng nhất định. Hoặc có các hộp bảo quản chuyên đựng các sản phẩm có kích cỡ đạt tiêu chuẩn loại 1,2... điều này vừa bảo quản được hàng, vừa phân chia được phẩm cách của hàng. Việc làm này giúp các doanh nghiệp giữ nguyên phẩm chất hàng hoá khi giao cho khách hàng nên không gặp phải các rủi ro trong khâu giao nhận hàng hoá. Tại các nhà máy chế biến, hệ thống quản lý chất lượng đều theo các tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn này thường được cập nhật và cải biến sản phẩm của mình cho phù hợp với yêu cầu của thị trường mà doanh nghiệp đang có ý định thâm nhập. Nó đã làm giảm nguy cơ hàng bị trả lại khi chào hàng với đối tác để tìm hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hội chợ chuyên ngành rất hay được tổ chức ở Trung Quốc, tạo cho các doanh nghiệp này có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng để tìm các đối tác có uy tín, và vì thế hợp đồng xuất khẩu được ký kết và việc thực hiện nó cũng an toàn hơn. Như vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc khá điển hình và dày dặn kinh nghiệm trên thị trường rau quả thế giới. Bí quyết là ở chỗ các doanh nghiệp biết tận dụng các bí quyết riêng về mặt hàng rau quả và các kinh nghiệm sau mỗi vụ kinh doanh cùng tầm nhìn xa vốn có, để phòng ngõa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGÕA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY K inh doanh xuất khẩu là loại hình kinh doanh quốc tế khá phổ biến được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng khi tham gia vào hoạt động này. Tổng công ty Rau quả, Nông sản (VEGETEXCO) là một doanh nghiệp cũng tham gia rất mạnh mẽ vào thị trường thế giới thông qua hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản. Không nằm ngoài quy luật chung, hoạt động này của Tổng công ty không tránh phải các rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty. Trong phần này, em xin tập trung tìm hiểu về Tổng công ty cũng như hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả, các rủi ro kèm theo và các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu mà Tổng công ty đã áp dụng. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY 1. Sù ra đời và phát triển 1.1 Lịch sử ra đời của Tổng công ty. Trước năm 1988, ngành rau quả được chia làm 3 khối: - Khối sản xuất rau quả (do công ty rau quả trung ương thuộc Bộ nông nghiệp quản lý) - Khối chế biến rau quả (do liên hiệp các xí nghiệp đồ hộp I và II thuộc Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý) - Khối kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả( do tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả thuộc Bộ ngoại thương quản lý) Trong điều kiện đất nước ta đang chuyển đổi dần sang cơ chế thị trường nên việc tồn tại 3 khối riêng biệt do ba bộ quản lý như vậy là không hợp logic phát triển của ngành với tính chất là một chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật. Việc làm như vậy sẽ hạn chế khả năng thích ứng của ngành trước những đòi hỏi đa dạng, khắt khe của cơ chế thị trường. Sự bất hợp lý như vậy được thể hiện: + Hạn chế khả năng phối hợp, hỗ trợ, thích ứng của cả ba khu vực. Đồng thời còn làm cho các bộ phận này đôi khi cạnh tranh, mâu thuẫn nhau mà lẽ ra chúng phải nằm trong một chỉnh thể vì chúng cùng nhằm vào một sản phẩm chung là rau quả. + Trong việc muốn thu hót đầu tư để phát triển ngành rau quả, nếu duy trì cơ cấu cũ của ngành thì rất khó hấp dẫn với nhà đầu tư vì họ phải làm việc với cả 3 đối tác. + Rau quả là khu vực quan trọng giữ vai trò nền tảng trong cả ba khu vực, lại chịu tác động nhiều của thời tiết, khí hậu do đặc thù của sản phẩm này là thu hoạch theo thời vụ, khó bảo quản. Vì vậy, để phát triển ngành này cần thiết phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ về tài chính cũng như kế hoạch thu mua kịp thời vụ. Do ngành bị chia cắt nên việc này rất khó thực hiện. Ngày 11 tháng 2 năm 1988, nhận thức được sự bất hợp lý trên, chính phủ đã quyết định hợp nhất 3 khối trên về một đầu mối, thành Tổng công ty rau quả Việt Nam thông qua quyết định số 63-NN-TCCB/QĐ của Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên giao dịch: Tổng công ty rau quả Việt Nam (Việt Nam National Vegetable, Fruit and Agriculture Product Corporation _VEGETEXCO) Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa , Hà Nội Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nhu cầu mở rộng thị trường, tăng thêm thế mạnh của tổng công ty nên Tổng công ty rau quả, nông sản đã ra đời trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty rau quả Việt Nam và Tổng công ty Nông sản và Thực phẩm chế biến theo quyết định số 66/2003/QĐ/BNN-TCCB ngày 11/06/2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Tên giao dịch : Tổng công ty rau quả, nông sản (VEGETEXCO) 1.2 Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty Từ 1988 đến nay, quá trình ổn định và kiện toàn tổ chức của Tổng công ty rau quả, nông sản đã và đang được tiến hành như sau: - Giai đoạn 1(1988-1990) Thời kỳ này Tổng công ty triển khai tổ chức mới, tiếp nhận các đơn vị thuộc ngành và tổ chức lại hoạt động của các đơn vị theo cơ chế bao cấp, mô hình khép kín từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến đến kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong giai đoạn này nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt Xô (1986-1990). Các vật tư chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất đều do Liên Xô cung cấp. Do vậy, Tổng công ty luôn có thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, tạo cho ngành rau quả có được một nền tảng cơ sỏ vật chất ban đầu. - Giai đoạn 2 (1991-1995) Trước đây, Tổng công ty được nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức nghiên cứu sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thì thời kỳ này không còn ưu thế đó nữa. Chính sách mới của nhà nước cho phép hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu rau quả làm cho Vegetexco không còn có vị thế độc tôn trên thị trường ở Việt nam nữa. Lúc này, cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường, nền kinh tế đất nước có những bước tiến rõ rệt, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cho xuất nhập khẩu của Tổng công ty cũng như các công ty khác. Hàng loạt các doanh nghiệp rau quả ra đời tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức quyết liệt trong việc giành giật thị trường kinh doanh. Điều này đã thúc đẩy công ty có những cải cách, chuyển đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với tình hình mới như: Sắp xếp lại, hoàn thiện và củng cố tổ chức các đơn vị theo hướng giảm đầu mối, tinh giản bộ máy quản lý. Bước đầu chuyển đổi cơ chế nên Tổng công ty còn gặp nhiều khó khăn, có thể nói rằng đây là khoảng thời gian đầy thử thách đối với Vegetexco, song nhờ sự chỉ đạo, tập trung và quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty mà Tổng công ty đã đứng vững trên thị trường và tạo đà cho sự phát triển sau này. - Giai đoạn 3 (1996-2002) Vượt qua thời kỳ 1991-1995 đầy khó khăn, trong giai đoạn này, Vegetexco đã tìm cho mình một hướng đi vững chắc hơn, quy mô hoạt động kinh doanh của Tổng công ty được mở rộng, các bạn hàng đa dạng ở nhiều Châu lục trên thế giới. Song Tổng công ty cũng gặp phải cũng không Ýt những khó khăn: tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động theo chiều hướng không thuận lợi, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn chế về vốn và công nghệ tiên tiến cho việc chế biến rau quả. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn của toàn cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước nên Tổng công ty vẫn hoàn thành kế hoạch chung, đồng thời cũng đạt được kết quả đáng mừng. Giá trị sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước và vượt chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra.. . - Giai đoạn 4 (2003 đến nay) Tổng công ty tiếp tục mở rộng quy mô, đầu tư theo chiều sâu đưa ngành rau quả có sự phát triển về chất. Năm 2003 là năm đầu tiên Tổng công ty rau quả, nông sản đi vào hoạt động. Mặt hàng kinh doanh nông sản của Tổng công ty mạnh hơn trước như điều, nhân…; còn các mặt hàng kinh doanh truyền thống như rau quả tươi, đông lạnh… Tổng công ty vẫn duy trì được những bước phát triển vững chắc. Các thị trường buôn bán của Tổng công ty ngày càng mở rộng, đã và đang tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau quả của các thị trường rộng lớn nhưng cũng có nhiều yêu cầu khắt khe như Mỹ, Nhật Bản... 2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty Cơ cấu tổ chức các phòng ban cũng như các đơn vị thành viên của Tổng công ty được minh hoạ qua hình 1. Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t Tæng gi¸m ®èc C¸c phßng qu¶n lý: - Phßng tæ chøc c¸n bé - V¨n phßng - Phßng qu¶n lý s¶n xuÊt - Phßng kÕ to¸n tµi chÝnh - Phßng xóc tiÕn th­¬ng m¹i - Phßng t­ vÊn vµ ®Çu t­ - Phßng KCS - Phßng kü thuËt C¸c phßng kinh doanh: - Phßng KD xuÊt nhËp khÈu I - Phßng KD xuÊt nhËp khÈu II - Phßng KD xuÊt nhËp khÈu III - Phßng KD xuÊt nhËp khÈu IV - Phßng KD xuÊt nhËp khÈu V - Phßng KD xuÊt nhËp khÈu VI - Phßng KD xuÊt nhËp khÈuVII - Phßng KD xuÊt nhËp khÈu IX - Phßng KD xuÊt nhËp khÈu X C¸c ®¬n vÞ thµnh viªn vµ c¸c c«ng ty liªn doanh Chú thích: - Quan hệ chỉ đạo: - Quan hệ phối hợp: - Chức năng kiểm tra: 2.2 Chức năng, nhiệm vụ mà Tổng công ty đảm nhiệm 2.2.1. Chức năng - Quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác. - Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cung cấp giống rau quả trên phạm vi toàn quốc, tiến hành xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh rau quả có năng suất và chất lượng cao - Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật. - Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu có năng suất cao. - Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh rau quả cao cấp. - Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu các mặt hàng rau quả, nông sản. 2.2.2 Nhiệm vụ: Tương ứng với chức năng kinh doanh, Tổng công ty có nhiệm vụ phải đăng ký và hoạt động theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong điều lệ của Tổng công ty, các quy định và pháp luật hiện hành của nhà nước. Đồng thời, VEGETEXCO là doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước, có đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, có tài sản riêng, do đó, phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình. Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh doanh của mình, Tổng công ty Rau quả, nông sản có nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình như sau: - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao. - Nép ngân sách nhà nước và địa phương. - Thực hiện chế độ thu chi, hoá đơn, chứng từ theo chế độ hạch toán của nhà nước. - Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thực hiện đúng đường lối, chính sách của Nhà nước. Kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đăng ký. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ về bảo vệ lao động, môi trường... của Nhà nước. 2.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban - Các phòng quản lý: + Phòng tổ chức cán bộ: Có chức năng quản lý lao động và tiền lương + Phòng Kế Toán- Tài Chính: Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, quản lý vốn, các khoản phải thanh toán với ngân hàng, cấp phát vốn cho yêu cầu kinh doanh. + Phòng Tư vấn và đầu tư: Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc và các dự án kinh doanh, tham gia xây dựng các dự án sản xuất, chế biến kinh doanh rau quả của Tổng công ty. + Trung tâm KCS: Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của các Công ty trước khi đưa ra thị trường. + Phòng kỹ thuật: Hướng dẫn việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật các mặt hàng; thực hiện việc nghiên cứu các mặt hàng mới. - Các phòng kinh doanh Hiện nay, Văn phòng Tổng công ty có 9 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu từ phòng 1 đến 7, 9,10; phòng 8 đã giải toả và chuyển các nhân viên sang các phòng khác. Cụ thể: + Trước đây: Tổng công ty quy định các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách từng khu vực thị trường khác nhau như: Phòng kinh doanh XNK I tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu thị trường ở khu vực Châu Á Phòng kinh doanh XNK II thực hiện nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu ở khu vực Châu Âu Phòng kinh doanh XNK III: Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và thăm dò thị trường, đáp ứng yêu cầu khách hàng và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu ở khu vực Châu Mỹ. Các phòng kinh doanh tổng hợp IV,V,VI: Hoạt động kinh doanh tổng hợp nội địa và nước ngoài. + Bắt đầu từ năm 2000: Tổng công ty chỉ đạo mở rộng phạm vi hoạt động của các phòng ban. Vì thế, các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tự do lùa chọn, tìm kiếm thị trường, bạn hàng ở bất kỳ Châu lục nào; nhưng các phòng không được kinh doanh chồng chéo, lấy khách hàng của nhau. - Các đơn vị thành viên và các công ty liên doanh: Tổng công ty gồm nhiều đơn vị thành viên như các doanh nghiệp nhà nước (21 doanh nghiệp), công ty cổ phần (8 công ty), công ty liên doanh (5 công ty). Các đơn vị này độc lập tiến hành các hoạt động sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu; đồng thời có thể kết hợp với văn phòng Tổng công ty trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm một cách có lợi nhất cho toàn Tổng công ty. Song các đơn vị phải tuân theo các chỉ tiêu chung mà Tổng công ty đưa ra. Cuối năm, sẽ tổng kết kết quả kinh doanh, so sánh với các chỉ tiêu, từ đó làm căn cứ để Bộ đưa ra các chỉ tiêu cần đạt được trong năm tới. 3. Kết quả hoạt động của Tổng công ty trong thời gian qua 3.1 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty Với xu hướng tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, Tổng công ty đã không ngừng mở rộng chủng loại các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có cả các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, EU... Cơ cấu, chủng loại mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty khá phong phú, đa dạng (Bảng 3) Bảng 3: Danh mục các sản phẩm chính của Tổng công ty Chủng loại sản phẩm Các sản phẩm chính Rau hoa quả tươi Rau Bắp cải, khoai tây, tỏi, cà chua... Quả Chuối, vải, dứa, nhãn, dừa... Hoa Lay ơn, phong lan, loa kèn... Đồ hộp quả đông lạnh, cô đặc Sản phẩm đóng hộp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc105601.doc