Tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bia Hà Nội: Lời mở đầu
Mục tiêu cơ bản của bất kỳ doang nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường đều là lợi nhuận. Nhưng để đạt được mục tiêu đó không phải là dễ dàng với tất cả các nhà kinh doanh vì dù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gì, muốn thu được lợi nhuận đòi hỏi phải giải quyết tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì các khâu đó bao gồm : Mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó tiêu thụ là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh và là khâu cuối của của quá trình tái sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với Công ty Bia Hà Nội cũng như các doanh nghiệp công nghiệp khác, tiêu thụ là vấn đề đang được rất quan tâm. Bởi vì đây là hoạt động quan trọng để mang đến lợi nhuận, mang đến hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đó là điều kiện cho Công ty lớn mạnh như ngày nay.
Trong thực tế, Công ty cũng rất chú trọng đến công tác tiêu thụ, đã đầu tư nhi...
97 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bia Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Mục tiêu cơ bản của bất kỳ doang nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường đều là lợi nhuận. Nhưng để đạt được mục tiêu đó không phải là dễ dàng với tất cả các nhà kinh doanh vì dù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gì, muốn thu được lợi nhuận đòi hỏi phải giải quyết tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì các khâu đó bao gồm : Mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó tiêu thụ là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh và là khâu cuối của của quá trình tái sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với Công ty Bia Hà Nội cũng như các doanh nghiệp công nghiệp khác, tiêu thụ là vấn đề đang được rất quan tâm. Bởi vì đây là hoạt động quan trọng để mang đến lợi nhuận, mang đến hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đó là điều kiện cho Công ty lớn mạnh như ngày nay.
Trong thực tế, Công ty cũng rất chú trọng đến công tác tiêu thụ, đã đầu tư nhiều công sức, tiền của, áp dụng nhiều giải pháp để tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm mình song vẫn tồn tại một số yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên công tác tiêu thụ vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết.
Qua thời gian thực tập em chọn đề tài : “Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bia Hà Nội” vì đó là một trong những khâu trọng yếu cần phải giải quyết của của doanh nghiệp như Công ty Bia Hà Nội.
Nội dung đề tài
Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại Công Ty Bia Hà Nội
Nội dung chính của đề tài gồm 3 phần.
Phần I : Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ cơ bản của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Phần II : Phân tích thực trạng về tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Bia Hà Nội.
Phần III : Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Bia Hà Nội
Phần I
Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ cơ bản của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
I. Một số quan điểm cơ bản về tiêu thụ
1. Quan niệm :
Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán, trong đó tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất.
Tiêu thụ có nhiều quan niệm khác nhau :
* Đối doanh nghiệp sản xuất :
Hoạt động tiêu thụ là hành vi thực hiện gía trị trao hàng cho người mua, người mua trả bằng tiền. Bán sản phẩm cho người có nhu cầu. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đầu vào và đầu ra khác nhau. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, sản phẩm thay đổi giá trị sử dụng.
* Đối doanh nghiệp thương mại :
Hoạt động tiêu thụ là hành vi thực hiện giá trị doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất rồi mang bán cho người tiêu dùng. Sản phẩm của doanh nghiệp thương mại đầu vào và đầu ra là một loại sản phẩm, ứng với mỗi cơ chế quản lý khác nhau thì mức độ của công tác tiêu thụ cũng khác nhau. Trong cơ chế kinh tế cũ, hoạt động kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp công nghiệp là sản xuất còn khâu mua sản phẩm, các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra hoàn toàn do nhà nước đảm trách nên việc tiêu thụ đơn thuần chỉ là việc bán sản phẩm theo giá cả đã định sẵn nghĩa là chỉ thực hiện hành vi tiền hàng. Còn trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp công nghiệp được đặt trong vị trí là các chủ thể kinh tế độc lập nên 3 vấn đề kinh tế cơ bản :
- Sản xuất cái gì ?
- Sản xuất cho ai ?
- Sản xuất như thế nào ?
Đó là chiến lược tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy mà hoạt động của doanh nghiệp gắn liền các khâu :
- Xác định nhu cầu.
- Tổ chức sản xuất.
- Xác định kênh phân phối hàng hoá thực hiện phân phối.
- Thực hiện các hoạt động nhằm chuyển hàng - tiền ( Marketing ).
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm :
Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đi tìm lợi nhuận và sử dụng một phần lợi nhuận này để đầu tư tái sản xuất mở rộng. Lợi nhuận doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh với các chi phí để thực hiện các hoạt động đó. Do đó, lợi nhuận chỉ có thể thu được khi sản phẩm đã được tiêu thụ và doanh nghiệp nhận được tiền về. Quá trình này bao gồm từ khâu quyết định giá cả, khối lượng tiêu thụ, phương thức vận chuyển, thời gian giao hàng, và các phương thức thanh toán. Việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ làm cho khối lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên đây chính là nguồn lực cơ bản để cho doanh nghiệp mở rộng quy mô của mình.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, chỉ qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm, hàng hoá mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được, thu được tiền về doanh nghiệp mới thực hiện được tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh quá trình tiêu thụ là tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động và tiết kiệm vốn.
Sau quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên quan đến việc thu mua hàng hoá và chi phí quản lý kinh doanh mà còn thực hiện giá trị lao động thặng dư thể hiện ở thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp và thu nhập tập trung của nhà nước.
Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lợi nhuận là nguồn bổ xung vốn lưu động tự có và nguồn hình thành các loại quỹ của doanh nghiệp dùng để kích thích vật chất tập thể doanh nghiệp nhằm động viên công nhân viên chức quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp và bản thân, đồng thời khai thác mọi năng lực tiềm tàng ở doanh nghiệp.
Qua công tác tiêu thụ mà doanh nghiệp có điều kiện đổi mới kỹ thuật công nghệ và ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất , nâng cao chất lượng sản phẩm , hạ giá thành đơn vị sản phẩm. Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ
a, Nhân tố khách quan:
- Nhân tố thuộc tầm vĩ mô:
Đó là các chủ trương,chính sách, biện pháp của nhà nước can thiệp vào thị trường, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng Quốc gia và của từng thời kỳ mà nhà nước có sự can thiệp khác nhau. Song các biện pháp chủ yếu và phổ biến được sử dụng là: Thuế, quỹ bình ổn giá cả, trợ giá, lãi xuất tín dụng...và những nhân tố tạo bởi môi trường kinh doanh như cung cấp cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế, về chính trị, về xã hội. Tất cả đều tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu và môi trường kinh doanh của doang nghiệp.
- Nhân tố thuộc về thị trường, khách hàng.
+ Thị trường:
Thị trưòng là nơi doanh nghiệp tìm kiếm các yếu tố đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bất cứ một sự biến động nào của thị trường cũng đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà trực tiếp nhất là tới công tác tiêu thụ sản phẩm.
Trên thị trường quan hệ cung cầu và giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới cônng tác tiêu thụ sản phẩm cuả doanh nghiệp khối lượng hàng, chủng loại hàng, giá bán, thời điểm bán....mỗi doanh nghiệp không thể tự động đặt ra giá bán mà phải tuân theo trạng thái cung cầu : Cung > cầu giá phải nhỏ hơn giá trị, cung< cầu giá thì lớn hơn giá trị, cung = cầu thì giá cả tương đối bằng giá trị.
Quy mô của thị trường cũng ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo tỷ lệ thuận tức là quy mô của thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng thu lợi nhuận càng lớn. Tuy nhiên, thị trường lớn thì sức ép của thị trường và đối thủ cạnh tranh càng lớn theo, yêu cầu chiếm lĩnh phần thị trường của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.
ảnh hưởng của thị trường tới công ty - còn thể hiện ở mức độ xã hội hoá của nó (thị trường toàn quốc hay thị trường khu vực), tính chất của loại thị trường (thị trường tư liệu sản xuất hay thị truờng tư liệu tiêu dùng. Thị trường của người bán hay thị trường của người mua, thị trường độc quyền hay thị trường cạnh tranh ....) tất cả những yếu tố này đều quyết định rất lớn đến số lượng hàng , giá hàng mà doanh nghiệp tung ra.
+ Thu nhập dân cư:
Tác động đến công tác tiếp thị sản phẩm của doang nghiệp thông qua khả năng mua hàng, khả năng thanh toán, cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình.
- Nhân tố về xã hội - môi trường
+ Nhân tố về chính trị - xã hội
Thể hiện qua chính sách tiêu dùng, quan hệ ngoại giao , tình hình đất nước là chiến tranh hay hoà bình, sự phát triển dân số, trình độ văn hoá, lối sống... Các nhân tố này biểu hiện nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài yếu tố về ngoại giao , đặc điểm dân tộc, chính sách tiêu dùng...là những yếu tố bất khả kháng đối với doanh nghiệp còn lại các yếu tố khác chỉ cần doanh nghiệp điều tra tìm hiểu kỹ là có thể đưa ra chính sách phân phối hợp lý, tạo các kênh lưu thông phù hợp là có thể tăng thêm khả năng tiêu thụ .
+ Nhân tố địa lý , thời tiếu khí hậu
Yếu tố địa lý, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến các tầng lớp dân cư và do vậy nó tác động đến chủng loại , cơ cấu hàng hoá trên thị trường.
+ Môi trường công nghệ
Mỗi môi trường công nghệ đều đòi hỏi về chất lượng, hàng hoá , mẫu mã, hình thức, chủng loại sản phẩm và đi kèm đó là giá cả. Tính chất của môi truờng công nghệ cũng liên quan đến vật liệu chế tạo ra sản phẩm, sự đầu tư kỹ thuật...và qua đó giá cả được thiết lập. Mỗi chủng loại sản phẩm muốn tiêu thụ được cũng phải phù hợp với môi trường công nghệ nếu nó được tiêu thụ.
b, Nhân tố chủ quan:
Đó là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp.
* Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện tại và thoả mãn nhu cầu nhất định của xã hội.
Trong cơ chế hiện nay, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài việc phát huy tối đa các khả năng sản xuất thì vấn đề chất lượng sản phẩm được coi trọng xứng đáng thì mới tạo được ưu thế trong tiêu thụ vì khách hàng ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Nên doanh nghiệp không đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng thì doanh nghiệp nhanh chóng bị tẩy chay, nhất là khi sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác có chất lượng cao hơn.
* Giá cả sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường “giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như quan hệ cung cầu, tích luỹ và tiêu dùng”
Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh.
Giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu trên thị trường, giá cả là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm. Khâu nghiên cứu giá cả cho cho tiêu thụ sản phẩm là khâu không thể thiếu được trong trong quá trình kinh doanh nói chung. Mức giá cả mỗi mặt hàng cần được nghiên cứu, điều chỉnh trong suốt chu kì sống của sản phẩm tuỳ theo những thay đổi trong quan hệ cung cầu và sự vận động của thị hiếu.
Giá cả cũng ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ bởi vì giá cao tiêu thụ sẽ khó số lượng hàng bán sẽ giảm và ngược lại. Nhưng nếu giá cả thấp cũng sẽ gây ảnh hưởng thị trường, gây nghi ngờ cho khách hàng về chất lượng.
* Phương thức thanh toán
Nhân tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong phương thức thanh toán với khách hàng, nếu doanh nghiệp đa dạng hoá phương thức thanh toán, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán thì doanh nghiệp sẽ lôi kéo được khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại phương thức thanh toán khó khăn, phiền hà không thuận lợi sẽ làm cho khách hàng tìm đến doanh nghiệp khác.
* Thời gian
Thời gian là yếu tố cũng quan trọng cho các doanh nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm đó là thời cơ để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Nếu sản phẩm sản xuất ra không bảo đảm thời gian yêu cầu của khách hàng hoặc xuất ra không đúng thời điểm thì nhu cầu giảm, khách hàng đi tìm sản phẩm cùng loại.
II. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Căn cứ vào quá trình vận động vận động của sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, người ta chia thành 2 loại :
+ Hình thức tiêu thụ trức tiếp
+ Hình thức tiêu thụ gián tiếp
1. Hình thức tiêu thụ sản phẩm trực tiếp
Là hình thức sản phẩm của doanh nghiệp được bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua cửa hàng và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mà không qua khâu trung gian
Doanh nghiệp Cửa hàng bán và Người tiêu dùng giới thiệu sản phẩm
Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể thu hồi vốn ngay, thời gian vận động của sản phẩm được rút ngắn, lợi nhuận ít bị chia sẻ, mức giao lưu giữa người sản xuất với khách hàng thường xuyên hơn, do vậy nắm bắt thông tin từ phía khách hàng nhanh hơn và trực tiếp hơn.
Nhược điểm : Trong cùng thời gian số lượng tiêu thụ sản phẩm ít hơn, ứ đọng vốn, hạn chế năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Hình thức này áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
2. Hình thức tiêu thụ sản phẩm gián tiếp
Là hình thức tiêu thụ mà sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng phải qua khâu trung gian.
Trong hình thức này được chia làm 2 loại :
* Gián tiếp ngắn :
Doanh nghiệp Người bán lẻ Người tiêu dùng
Sản phẩm được bán cho người bán lẻ sau đó được bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Ưu điểm : Phát huy phần nào ưu thế của mạng trực tiếp nó giải phóng cho doanh nghiệp khỏi chức năng lưu thông để nâng cao được chuyên môn hoá và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
* Gián tiếp dài :
Người sản xuất bán cho người bán buôn, sau đó bán lại cho người bán lẻ cuối cùng mới tới tay người tiêu dùng
Hình thức này áp dụng với doanh nghiệp sản xuất lớn cung cấp tiêu dùng ở nhiều nơi
Doanh nghiệp Người bán Người bán Người tiêu
buôn lẻ dùng
Ưu điểm : Sản phẩm được tiêu thụ nhanh giúp doanh nghiệp thoát khỏi chức năng lưu thông.
Nhược điểm: qua nhiều khâu trung gian nên quản lý điều hành tiêu thụ rất phức tạp, đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng của từng bộ phận, công đoạn.
III. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ
1. Chỉ tiêu hiện vật:
Đó là chỉ tiêu phản ánh tốc độ qua con số như :cái, chiếc, kg, lít, chai, lon...
Các xác định
Để đánh giá tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp về mặt hiện vật người ta thường so số kế hoạch với số thực tế về sản lượng hàng hoá tiêu thụ được xác định bằng công thức.
+ Số tuyệt đối
_
_
Sản lượng Sản lượng
h2 tiêu thụ (thực tế) h2 tiêu thụ (kế hoạch)
Hoặc
Sản lượng h2 Sản lượng h2
Sản xuất ra trong ngày tiêu thụ trong ngày
+ Số tương đối:
Sản lượng h2 tiêu thụ (thực hiện)
X 100%
Sản lượng h2 tiêu thụ (kế hoạch)
Hoặc
Sản lượng h2 sản xuất trong ngày
X 100 %
Sản lượng h2 tiêu thụ trongngày
2. Chỉ tiêu về giá trị:
Đó là chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có tính đến thước đo là giá trị của đồng tiền.
Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Doanh thu: Phản ánh tốc độ tiêu thụ của doanh nghiệp qua mức doanh thu đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Công thức xác định:
Doanh thu năm sau
X 100 %
Doanh thu năm trước
Trong đó: Doanh thu xác định bằng công thức
D = Z Qi X Pi
D: Doanh thu
Q: Sản lượng tiêu thụ
P: Giá bán
I : Mặt hàng tiêu thụ
+ Vòng quay của vốn: Cho biết vốn mà doang nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm quay bao nhiêu vòng từ đó biết doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không.
Công thức:
Doanh thu - Thuế tiêu thụ
V =
Số dư bình quân vốn lưu động
+ Sức sinh lợi của vốn lưu động : Cho biết 1 đồng vốn lưu động bình quân trong năm tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận
SVLD =
Số dư bình quân vốn lưu động
+ Hệ số doanh thu: cho biết bình quân 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận
Lợi nhuận
HD =
Doanh thu
+ Hiệu quả sử dụng lao động: cho biết bình quân 1lao động trong năm tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
H LD1 =
Số lao động bình quân
Doanh thu
HLD2 =
Số lao động bình quân
IV. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường :
1. Đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường :
Thị trường là gì :
+ Theo Mác : Thị trường là nơi thể hiện giá trị hàng hoá của mình.
+ Theo kinh tế học : Thị trường là nơi chứa đựng một tổng số cung và một tổng số cầu (hay là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu).
+ Thị tường là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua các hàng hoá và dịch vụ
+ Là nơi tập hợp sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua trực tiếp tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Thị trường là nơi chứa đựng các yếu tố không gian và thời gian của các hoạt động mua bán, hàng hoá , tiền tệ.
Cơ chế là gì ?
Cơ chế là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp phát triển.
Cơ chế thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, do vậy thực chất của cơ chế là hệ thống đường lối, chế độ, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ.
Cơ chế thị trường :
+ Là cơ chế hoạt động phù hợp với các quy luật khách quan của thị trường.
+ Là cơ chế quản lý nền kinh tế hàng hoá, là tổng thể các nhân tố quan hệ môi trường, là động lực và quản lý chi phối sự vận động của thị trường.
+ Là thiết chế kinh tế chi phối ý chí và hành động của người sản xuất và người tiêu dùng, người bán và người mua thông qua thị trường và giá cả.
+ Là hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động qua lại với nhau. Thi trường để xác định vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là : Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ?
Như vậy, có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế của nền sản xuất hàng hoá hay cơ chế thị trường là cơ chế tạo môi trường cho các quy luật của nền sản xuất hàng hoá hoạt động như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh....
Những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường:
Cơ chế thị trường được thể hiện qua sự vận động của 3 quy luật kinh tế này tạo ra cơ chế hoạt động thị trường, giá cả là cơ chế vận động của quy luật giá trị và giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm của thị trường
Quy luật cung - cầu được thể hiện qua quan hệ cung - cầu. quan hệ cung - cầu là cơ chế vận động của quy luật cung - cầu, là quan hệ kinh tế lớn nhất trên thị trường. Quy luật giá trị và quy luật cung cầu có quan hệ mật thiết với nhau tuy vẫn giữ sự độc lập. Quy luật giá trị biểu hiện yêu cầu của mình bằng giá cả trên thị trường thông qua sự vận động cuả quy chế hoạt động quy luật cung - cầu. quy luật cưng - cầu biểu hiện yêu cầu của mình trên thị trường bằng quan hệ cung - cầu thông qua cơ chế vận dụng của quy luật giá trị là giá cả.
Quy luật cạnh tranh là sự tồn tại tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là con đẻ của thị trường. Quy luật cạnh tranh quan hệ mật thiết với quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật gắn với lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế chỉ được tạo ra qua mua và bán. Do đó, quy luật giá trị thống nhất với quy luật cạnh tranh và là cơ sở của quy luật cạnh tranh. Sự tách rời giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường, sự không nhất trí giữa cung, cầu là cơ sở của sự cạnh tranh.
Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp không tách rời thị trường và do đó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của 3 quy luật kinh tế trên. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh phải nắm vững 3 quy luật kinh tế đó. hiểu biết chúng và vận dụng chúng một cách sáng tạo, chủ động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2. Vai trò của công tác tiêu thụ đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của tái sản xuất hàng hoá và cũng là khâu quan trọng nhất của kinh doanh. Trong cơ chế thị trường khâu tiêu thụ sản phẩm có một số đặc trưng như thể hiện mâu thuẫn của ngườì mua và người bán, thể hiện những mặt mạnh của doanh nghiệp và của sản phẩm và đồng thời thể hiện mặt yếu, khuyết tật của doanh nghiệp và của sản phẩm.
Trong cơ chế thị trường, khách hàng là thượng đế, mâu thuẫn giữa người mua và người bán thể hiện ở chỗ : Người mua bao giờ cũng muốn mua được sản phẩm giá rẻ, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phương thức thanh toán thuận tiện, đơn giản. Người bán thì muốn bán được nhiều hàng chi phí thấp, giá bán càng cao thu được nhiều lợi nhuận tuy nhiên trong cơ chế thị trường đầy cạnh tranh do vâỵ doanh nghiệp không được mong muốn. Bởi vậy công tác tiêu thụ có vai trò sau:
- Trước tiên tiêu thụ sản phẩm được coi là sự kết thúc của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở hoạch toán lỗ lãi. Thông qua công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới đánh giá kết quả hoạt động của mình( chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, giá cả, khuyến mãi....) qua đó điều chỉnh cho hợp lý đạt hiệu quả cao hơn. Kết quả của công tác tiêu thụ một mặt tạo điều kiện thu hồi vốn, thanh toán các khoản chi nợ, tăng tích luỹ từ đó có kế hoạch mở rộng quy mô, tăng đầu tư , đổi mới kỹ thuật, công nghệ, tạo tiền đề cho thắng lợi ở giai đoạn tiếp theo của quá trình kinh doanh.
Như vậy tiêu thụ sản phẩm là kết quả đánh giá quá trình kinh doanh là tiếp tục của quá trình tái sản xuất, là cơ sở để tạo nền móng cho chu kỳ tiếp theo của sản xuất kinh doanh.
Tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường còn khẳng định uy tín, khả năng liên kết bạn hàng, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp phải cạnh tranh trong ”Vạn người bán, trăm người mua” thì công tác tiêu thụ trở nên đặc biệt quan trọng, nó trỏ thành điều kiện sống còn cho mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ được coi là kết thúc khi hàng đã được bán, tiền đã thu được về. Nếu khâu tiêu thụ của doanh nghiệp bị ách tắc thì doanh nghiệp không thu hồi được chi phí, không mở rộng được sản xuất, không tái tạo được lao động điều đó dẫn đến phá sản.
Tiêu thụ sản phẩm càng nhanh thì khả năng quay vòng vốn , khả năng sản xuất kinh doanh, mở rộng và duy trì thị trường càng lớn điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có thế đứng trong thị trường.
Công tác tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp đến với khách hàng là chiếc cầu nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Kết quả của công tác tiêu thụ là thước đo là sự đánh giá nỗ lực của doanh nghiệp đồng thời giúp các doanh nghiệp tìm ra câu trả lời cho quyết định, các định hướng trong kinh doanh.
Tiêu thụ được sản phẩm giúp doanh nghiệp có điều kiện ổn định công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm lành mạnh xã hội, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Như vậy công tác tiêu thụ sản phẩm ngoài việc giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong sản xuất kinh doanh, trong việc tạo cơ sở để tiếp tục quá trình tái sản xuất, nó còn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
V. Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Công tác tiêu thụ sản phẩm được xác định là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh do đó có thể coi nó là kết quả và có mối liên quan tác động của tất cả các khâu trước đó.
Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm:
- Ngay từ đầu doanh nghiệp phải tổ chức thật tốt công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững các thông tin cần thiết về chủng loại sản phẩm dự kiến sẽ sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng trong từng thị trường : Số lượng, chất lượng, quy cách, kiểu dáng, dự kiến các đặc điểm bán hàng hoặc ký kết các hợp đồng tiêu thụ. Thông qua thị trường người tiêu dùng có thể chỉ rõ những ưu, nhược điểm của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất để có phương hướng hoàn thiện đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, giữ vững và phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng cho mình phương án sản phẩm, chiến lược sản phẩm trên cơ sở đã nắm vững các thông tin cần thiết từ công tác nghiên cứu thị trường. công tác này sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đi đúng hướng, gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa kế hoạch và thị trường. Đảm bảo đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào thị trường được ngưòi tiêu dùng chấp nhận tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng thị trường trên cơ sở coi trọng công tác cải tiến và chế thử sản phẩm mới cũng như việc theo dõi sát sao chu kỳ sống của sản phẩm nhằm góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
- Xác định đúng đắn năng lực của mình và của các đối thủ khác tham gia trên thị trường về chủng loại sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó lên kế hoạch và mua sắm vật tư, thiết bị, máy móc để đáp ứng đúng. đủ theo nhu cầu thị trường và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Việc chuẩn bị tốt công tác này sẽ đảm bảo doanh nghiệp không bị lúng túng trong sảm xuất và có biện pháp thích hợp khi xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Sản xuất đúng chủng loại hàng và đảm bảo tốt các yêu cầu kỹ thuật cũng như các yêu cầu về chất lượng, hình thức, mẫu mã đã ký kết(nếu là hàng sản xuất theo hợp đồng) hoặc đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, mỹ thuật của các sản phẩm khác đang lưu hành trên thị trường.
- Khai thác tốt các yếu tố đầu vào để giảm giá thành sản phẩm, tiến hành đầu tư cải tiến trang thiết bị sản xuất cho phù hợp với loại hình sản phẩm, đầu tư công nghệ mới thích hợp để tăng chất lượng hàng, giảm các chi phí sản xuất hợp lý hoá dây chuyền sản xuất nhằm tiết kiệm tối đa các chi phí của yếu tố đầu vào để hạ giá thành trên một đơn vị sản phẩm.
Việc khai thác tốt các yếu tố đầu vào còn bao gồm cả việc tạo ra các nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, tổ chức lại bộ máy quản lý cho phù hợp, giảm bộ phận lao động gián tiếp một cáh hợp lý nhất, tăng cường hơn nữa bộ phận trực tiếp sản xuất thông qua công tác bố trí nhân lực cộng với các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt kinh tế để tăng cường trách nhiệm của người lao động.
- Tổ chức hệ thống kho tàng, bảo quản hàng hoá còn tạm lưu kho, đặc biệt chú ý tới bao gói bảo vệ sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường hoặc giao cho các điểm tiêu thụ sản phẩm.
- Tiến hành hạch toán kiểm tra lại dự toán sản xuất xác định giá thành lần cuối và qua đó xác định phương án giá hợp lý cho từng thị trường, đề ra các chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt cho từng loại kênh phân phối(bán buôn, bán lẻ....) phấn đấu hạ giá thành sản phẩm bằng cách nắm chắc cơ cấu giá thành của từng loại sản phẩm hay nắm chắc số lượng các khoản mục và tỷ trọng của từng khoản mục so với toàn bộ gía thành trên cơ sở đó mới xác định phương hướng và biện pháp hạ giá thành. Thường tập trung vào 3 hướng sau:
+ Tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu và động lực.
+ Tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm.
+ Tăng sản lượng, giảm chi phí cố định trong một đơn vị sản phẩm
- Tổ chức tốt công tác bán hàng( địa điểm bán, người bán, các phương thức bán phù hợp...) Xây dựng hợp lý các kênh phân phối các luồng tiêu thụ, tổ chức giao nhận nhanh gọn, rút ngắn thời gian, lộ trình vận chuyển, đơn giản mọi vấn đề thủ tục, tránh phiền hà, thời gian chờ đợi cho khách hàng....Đồng thời xúc tiến việc lập các kho tàng, bến bãi, chọn điểm bán trung gian, tìm kiếm phương tiện vận chuyển thích hợp, cách thức bao bì đóng gói với loại hàng mua và vận chuyển với khối lượng lớn.
- Xây dựng các mối quan hệ trung gian tạo ra cơ chế “ đẩy - kéo “ hàng hoá ra thị trường nhằm tối ưu hoá sự vận hành của kênh phân phối. - Xác định các điểm nút của kênh phân phối để có thể dự trữ hàng. Đây là một vấn đề tối quan trọng để đảm bảo quá trình lưu thông hàng hoá đều đặn, kịp thời nhằm điều tiết quan hệ cung cầu.
Cũng như chính sách giá và chính sách về chất lượng sản phẩm, chính sách phân phối cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách phân phối sẽ tạo nên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các chủ thể, các kênh phân phối làm tăng khả năng cung ứng, kích thích nhu cầu tiêu dùng, làm sống động thị trường, tăng cường mối liên kết với các thị trường khác. Việc mở rộng các kênh phân phối, sử dụng hợp lý các điểm nút, duy trì một mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với các đại lý, những người trung gian sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội nảy sinh trên thị trường.
- áp dụng các chế độ đãi ngộ đối với người mua hàng như thưởng theo giá trị sản lượng hay thưởng theo đơn vị sản phẩm ... sử dụng các phương thức thanh toán đa dạng mềm dẻo nhằm khai thác triệt để nhu cầu, đẩy nhanh mạnh lượng hàng tiêu thụ.
- Thực hiện tốt chính sách giao tiếp và khuếch trương giới thiệu sản phẩm. Sự vận động của nhu cầu và sản xuất không phải bao giờ cững nhất quán với nhau, do vậy giao tiếp và khuếch trương là để cho cưng - cầu gặp nhau, để người bán thoả mãn tốt hơn nhu cầu của mua và giảm được chi phí, rủi ro trong kinh doanh. Cũng thông qua chính sách này, doanh nghiệp một mặt bán được nhiều hàng hơn, mặt khác quan trọng hơn là qua đó tác động vào việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng để người tiêu dùngtiếp cận với thay đổi của khoa học, ký thuật và để gợi mở nhu cầu.
Hiệu quả của quá trình kinh doanh tăng lên rõ rệt khi thực hiện các biện pháp giao tiếp và khuếch trương. Giao tiếp và khuếch trương làm cho việc bán hàng dễ hơn, tạo được lợi thế về giá cả, mặt khác giúp doanh nghiệp có giải pháp hợp lý trong quan hệ với các đối thủ cạnh tranh khác và với bạn hàng qua đó tăng thêm uy lực của doanh nghiệp.
Khuếch trương chính là biện pháp và nghệ thuật Makerting mà doanh nghiệp dùng để thông tin về hàng hoá, tác động vào người mua, lôi kéo họ, làm cho họ hiểu biết về doanh nghiệp về sản phẩm của doanh nghiệp và cuối cùng nhằm mục đích bán được hàng nhanh và nhiều hơn. Công tác này bao gồm : Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng.
Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp còn phải tiến hành một hoạt động quan trọng nữa, đó là thăm dò, kiểm tra, giám sát, tổ chức mạng lưới thông tin sau bán hàng để nắm ý kiến khách hàng về sự thoả mãn của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, tìm ra những thiếu khuyết còn tồn tại mà ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm, biết được nhưng thành công, những điểm mạnh của mình để phát huy. Đồng thời thông qua công tác này doanh nghiệp có thể xây dựng một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng chính mối quan hệ này giúp doanh nghiệp nâng cao độ an toàn trong hoạt động kinh doanh và lập các phương án kinh doanh tiếp theo.
Phần II
Phân tích thực trạng tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Bia Hà Nội
Chương I - Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty bia Hà Nội
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công Ty Bia Hà Nội nằm trên trục đường Hoàng Hoa Thám với địa chỉ 70A, địa chỉ chính thuộc Phường Ngọc Hà - Ba Đình Hà Nội.
Trước đây Công ty có tên gọi “ Công ty Bia Đông Dương” do một nhà tư sản người Pháp tên là Hommel xây dựng vào năm 1890 trên một diện tích rông 5 ha. Đến năm 1954 thực dân Pháp rút quân khỏi Việt Nam máy mọc thiết bị để lại rất ít, tài liệu cần thiết bị huỷ bỏ. Năm 1957 nhà máy tạm ngừng sản xuất và đóng cửa.
Năm 1958 Công Ty phục hồi đưa vào sản xuất với sự giúp đỡ của chuyên gia Tiệp Khắc. Mẻ bia đầu tiên được ra đời vào 15-8-1958 và Công Ty lấy ngày đó là ngày thành lập Công Ty, hoạt động của Công ty được phân thành 4 giai đoạn với chức năng đặc thù sau:
Giai đoạn 1 : Từ năm 1958 - 1981
Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập với mô hình nhà máy trực thuộc bộ chủ quản - Bộ công nghiệp nhẹ. Thời gian này sản lượng bia của Công Ty được tăng từ 300.000 lít/năm 1958 đến 20.000.000 lít/ năm 1981. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là sản xuất, không phải lo đầu vào và đầu ra.
Giai đoạn 2 : Từ năm 1982 - 1989
Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán phụ thuộc với mô hình xí nghiệp - thuộc xí nghiệp liên hợp : Rượu - Bia - Nước giải khát I.
Trong giai đoạn này, nhờ sự cộng tác giúp đỡ của Cộng Hoà Dân Chủ Đức, xí nghiệp đã đầu tư xong bước một đưa công suất xí nghiệp lên 40.000.000 lít năm.
Giai đoạn 3 : Từ năm 1989 - 1993
Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập theo mô hình nhà máy.
Trong giai đoạn này Đảng và nhà nước tiến hành đổi mới cơ chế, xoá bỏ cơ chế bao cấp cũ là cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, với sự quản lý vĩ mô của nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ trong kinh doanh và phải luôn tự hoàn thiện mình.
Trước tình hình đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi lớn nhất là trong nhận thức và việc làm.
Đối với Công Ty sản phẩm bia có nhu cầu lớn tiêu thụ trên thị trường nên khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty ít gặp khó khăn do chuyển đổi cơ chế.
Nhưng đồng thời trong giai đoạn này, có rất nhiều các nhà máy bia và các liên doanh sản xuất bia ra đời cùng với sự xuất hiện các loại bia nhập ngoại, dẫn đến sự cạnh tranh thị trường bia rất gay gắt. Để tồn tại và phát triển nhà máy Bia Hà Nội đã chọn con đường đổi mới công nghệ từng phần và tìm nguồn vốn để thực hiện. Trong giai đoạn này nhà máy đã hoàn thành bước 1 quá trình đầu tư lần 2 .
* Về công nghệ:
Chủ yếu vẫn là công nghệ truyền thống cùng với kinh nghiệm sẵn có của đội ngũ cán bộ - công nhân lành nghề.
* Về máy móc thiết bị :
Giai đoạn này đã được nhà máy thay thế thiết bị mới, nhưng chưa đồng bộ, vẫn còn một số thiết bị cũ của Pháp để lại . Do đầu tư thiết bị của Cộng Hoà Liên Bang Đức nên công nghệ được đổi mới.
Giai đoạn 4 : Từ tháng 10/1983 đến nay
Doanh nghiệp được đổi tên từ “ Nhà máy Bia Hà Nội” thành “ Công Ty Bia Hà Nội” theo quyết định 388 ngày 9/12/1993 của bộ trưởng Bộ công nghệ về việc thành lập Công Ty Bia Hà Nội l lấy tên giao dịch HABECO theo quyết định này Công ty phải thực sự hoạt động theo đúng nghĩa là một nhà sản xuất kinh doanh.
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty
a. Chức năng nhiệm vụ :
Chức năng: Công Ty Bia Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghệ quản lý. Công ty được thành lập nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của Công Ty là sản xuất bia nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội.
b. Cơ cấu tổ chức của Công Ty:
Công ty có 2 phân xưởng lớn, 11 phòng ban chức năng bố trí trên mặt bằng rộng 5 ha nằm cạnh đường Hoàng Hoa Thám. Trụ sở của Công ty là nơi sản xuất và là nơi giao dịch chính. Các cửa hàng, các đại lý đặt tại các tỉnh, thành phố.
Công Ty hiện có: 674 cán bộ công nhân
Trình độ đại học: 58 người
Trình độ trung cấp, cao đẳng: 33 người
Bậc thợ trung bình: 4/6
Công Ty là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và tổ chức quản lý theo một cấp gồm :
+ Ban giám đốc : Giám đốc và phó giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Bia hà Nội. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhấtCông ty, có trách nhiệm quản lý toàn diện mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống toàn thể CBCN viên, trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương chính sách, chế độ và luật pháp của nhà nước. Phó giám đốc là người giúp việc giám đốc theo quyền hạn và trách nhiệm được phân công, giao việc, kiểm tra, đốc thúc tiến độ, tạo mối quan hệ qua lại của ban giám đốc và các phòng ban phân xưởng.
+ Phòng tổ chức hành chính :
Làm công tác tổ chức quản lý lao động, tuyển dụng hợp đồng, định mức tiền lương, các chế độ bảo hiểm xã hội, theo dõi công tác trả lương, tổ chức bồi dưỡng đào tạo tay nghề cho công nhân công tác bảo hộ và an toàn lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật.
Thực hiện các công việc về hành chính y tế, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công nhân tổ chức bộ máy quản lý của công ty đã được tinh giảm, công tác điều chỉnh quản lý sản xuất có hiệu quả cao. Hệ thống thông tin được phản ánh trực tiếp từ các đơn vị sản xuất đến các phòng, giám đốc chỉ việc chỉ huy điều hành không qua các khâu trung gian. Việc nhận thông tin, sử lý thông tin và ra quyết định của giám đốc chính xác và kịp thời nên hoạt động kinh doanh luôn có hiệu quả.
+ Phòng kế hoạch tiêu thụ :
Nhiệm vụ :lên phương án, xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và Marketing.
+ Phòng kế toán tài chính
Nhiệm vụ : Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn công tác kế toán tại công ty
+ Phòng vật tư-kho
Nhiệm vụ : Lo toàn bộ vật tư, nguyên liệu đầu vào của công ty. Kho nằm dưới sự chỉ đạo của phòng vật tư - Xuất nhập và bảo quản toàn bộ nguyên liệu.
+ Ban bảo vệ
Bảo vệ trật tự an toàn, cháy nổ, điều hành khách hàng ra vào cho trật tự 24h/24h
+ Ban đời sống
Phục vụ bữa ăn công nghiệp, chăm lo sức khoẻ để bảo đảm sản xuất
+ Công đoàn, y tế, nhà trẻ
Động viên phong trào thi đua sản xuất , cùng chuyên môn tháo gỡ khó khăn , làm công tác tư tưởng, chăm lo sức khoẻ CBCNV
+ Phòng kỹ thuật cơ điện
Quản lý kỹ thuật công nghệ, kiểm tra và thực hiện quy trình, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra giám định nguyên nhiên liệu trước khi nhập kho và đưa vào sản xuất.
3. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong những năm gần đây
Năm 2000 việc sản xuất kinh doanh đối với Công Ty Bia Hà Nội gặp một số khó khăn lớn là vừa phải sản xuất vừa phải sửa chữa hầm lạnh, một số thiết bị cũ, do giao thông không thuận lợi vận chuyển hàng hoá vật tư sản phẩm khó khăn. Tuy vậy Công ty vẫn tồn tại, vẫn hoạt động và kinh doanh trong cơ chế thị trường và cũng tự khẳng định được mình, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Có được những thành tựu như ngày nay là nhờ sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công Ty, nhờ sự năng động của ban lãnh đạo đã có những biện pháp tích cực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, coi lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi Công Ty phải mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ đảm bảo kinh doanh hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn và không ngừng tăng lợi nhuận.
* Mục tiêu năm 2003 của Công Ty
Một số chỉ tiêu đến năm 2003
- Chỉ tiêu sản lượng
Tổng số các loại bia 100 triệu lít/năm
- Chỉ tiêu về sản phẩm :
Bia chai 70.000.000 l/năm
Bia hơi 20.000.000 l/năm
Bia lon 10.000.000 l/năm
- Chỉ tiêu chất lượng : Sản phẩm bia chai, bia hơi, bia lon đạt tiêu chuẩn chất lượng bia cấp nhà nước. Sau năm 2003 các loại bia của công ty sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng bia theo chuẩn thế giới.
- Về thị phần : Mở rộng thị phần của Công ty ở thị trường bia các tỉnh miền Bắc về bia chai, bia lon, sẽ xâm nhập vào các tỉnh miền Trung và miền Nam. Chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu.
Biểu 1 : Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 và thực hiện đến hết 7 tháng năm 2001
Chỉ tiêu
Tổng SL
1000 L
Bia chai
1000 L
Bia lon
1000 L
Bia hơi
1000 L
Doanh thu
Tỷ đồng
Nộp NS
Tỷ đồng
Kế hoạch
năm 2001
49.000
31.000
3000
15.000
415.000
228.338
Thực hiện
7 tháng
28.582
18.098
1019
9434
240.415
149.975
Nguồn: Trích báo cáo kế hoạch sản xuất năm 2001 tại Công ty
Biểu đồ 1 :Tổng kết 3 năm thực hiện
Kế hoạch - sản xuất - kinh doanh 1999 - 2001
Để đánh giá toàn diện năng lực sản xuất của Công ty. Công ty đã sử dụng chỉ tiêu sau :
1. Sức sản xuất của lao động (S1)
S1 = Q/T Q: Giá trị tổng sản lượng
T : Tổng số lao động bình quân
Mức sinh lời của 1 lao động (P1)
P1 = P/T P : Lợi nhuận
T : Tổng số lao động bình quân
2. Sức sản xuất của tài sản cố định (S2)
S2 = Q/K2 Q : Giá trị tổng sản lượng
K2 : Nguyên giá bình quân
3. Sức sản xuất vốn đầu tư :
S3 = Q/D Q : Giá trị tổng sản lượng
D : Tổng vốn đầu tư của công ty
Nguồn nhân lực là nhân tố tạo nên chất lượng sản phẩm và nhiều thành tựu quan trọng khác luôn luôn được lãnh đạo công ty đánh giá đúng mức, tạo nên không khí thi đua lao động sản xuất trong toàn công ty. Trong nhiều năm qua lãnh đạo công ty đã tổ chức các khoá học, gửi đi học, giúp cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ kiến thức tay nghề cũng như hiểu biết rộng hơn. Quan hệ giữa cán bộ công nhân viên với lãnh đạo khá tốt. Thành tựu của công ty thể hiện qua các phần thưởng của Đảng và Nhà Nước giành cho Công Ty :
- Huân chương lao động hạng nhì năm 1999
- Huân chương chiến công hạng 3 năm 1999
- Cờ luân lưu của chính phủ - Đơn vị dẫn đầu thi đua ngành công nghiệp năm 1999
- Nhiều năm liên tục được Bộ tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc
- Cờ “ Tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh “ 5 năm liền (92 - 96) của Thành Uỷ Hà Nội
- Cờ “ Đảng bộ trong sạch vững mạnh” nhiều năm liên tục của Đảng uỷ khối công nghiệp
- Bằng khen “ Đoàn cơ sở suất sắc” năm 2000 Trung ương đoàn TNCSHCM năm 2000
- 5 năm liên tục (93 - 97) được bằng khen, giấy khen của quận đoàn, thành đoàn
- 10 năm liên tục (88 - 98) đại đội tự vệ được tặng cờ thi đua luân lưu của quân khu Thủ Đô
II. Một số đặc điểm kinh doanh chủ yếu của Công ty
1. Đặc điểm về vị trí mặt bằng sản xuất
Công ty bia Hà Nội có vị trí địa lý nằm sát với trung tâm Thủ đô nên rất thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, vị trí như vậy, Công ty có một nguồn nước đặc biệt ngay tại vị trí mặt bằng sản xuất của mình. Mà nguyên liệu nước chiếm 90 % trong thành phần bia. Nước nấu bia của Công ty đã tạo ra hương vị đặc biệt cho sản phẩm bia của Công ty không giống với các loại khác trên thị trường.
2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ
a. Đặc điểm về sản phẩm
Hiện tại công ty bia Hà Nội có 3 loại sản phẩm : Bia hơi, bia chai, bia lon đều mang nhãn hiệu Hà Nội.
+ Bia hơi: là loại bia tươi mát, thời gian bảo quản trong 24 giờ, khó vận chuyển đi xa. Uống bia hơi sẽ kích thích tiêu hoá do có một lượng men trong bia. Bia hơi sau khi lọc sẽ được chiết vào thùng 100 lít ( được rửa sạch, khử trùng) Bia hơi của Công ty là loại bia có uy tín cao trên thị trường và có giá cả phù hợp.
+ Bia chai : là loại bia có thời gian bảo quản trong 60 ngày, thuận tiện trong việc vận chuyển đi xa. Bia chai sau khi lọc được chiết vào chai( chai đã được rửa sạch sau khi qua máy rửa chai) qua máy rập nút chai, qua máy thanh trùng, dán nhãn, khâu xếp chai vào két rồi nhập kho. Bia chai Hà Nội là loại bia đang đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu của người tiêu dùng.
Bia lon : Là loại bia có thời gian bảo quản 90 ngày rất thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa. Bia lon loại bia cao cấp nên đòi hỏi rất cao về chất lượng. Đối với loại bia này người tiêu dùng không quan tâm đến giá cả mà chỉ quan tâm đến loại bia có uy tín cao, chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế. Tháng 8/1999 công ty đã đưa một dây chuyền bia lon mới thay thế dây chuyền bia lon Trúc bạch trước kia và cung cấp ra thị trường một loại lon mới mang nhãn hiệu bia lon Hà Nội.
b. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ:
+ Xem xét thị trường là một khu vực địa lý
Các sản phầm bia của công ty hầu như tập trung ở các tỉnh phía Bắc.
Bia hơi: Tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh gần Hà Nội như : Hà Bắc, Hà Tây, Nam Hà, Hải Hưng, Hải Phòng do thời gian bảo quản của bia hơi chỉ 24 giờ.
Bia chai: tiêu thụ chủ yếu ở Hà Nội và 28 tỉnh phía Bắc từ Cao Bằng, Lạng Sơn.... Tới Quảng Ninh, Hải Phòng...đến hà Tây....Vinh.
Bia lon: được đưa ra thị trưòng từ tháng 8/1999 và đang được thị trường mến mộ.
+ Xem xét thị trường là một tập hợp khách hàng có nhu cầu uống bia:
Sản phẩm bia của Công ty chủ yếu tiêu thụ trên đoạn thị trường bình dân, còn đoạn thị trường cao cấp thì không nhiều. Nhưng khách hàng cao cấp luôn thích uống những loại bia của hãng nước ngoài, có mức giá bán cao với bao bì mẫu mã đẹp. Tuy nhiên sản phẩm của công ty đã và đang tiêu thụ trên đoạn thị trường bình dân là rất phù hợp. Bởi vì hiện nay đại đa số thu nhập của người dân Việt Nam vẫn còn thấp, họ khôngthể thường xuyên uống các loại bia ngoại đắt tiền mà chất lượng cũng không hơn nhiều so với bia Hà Nội.
Biểu 2: Tiêu thụ Sản phẩm
Năm 99 - 2000 - 2001
Tên sản phẩm
Đơn vị
tính
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Bia các loại
48341018,5
45940617
51321286
1- Bia lon
lít
1299545
2818205
1930539
2- Bia chai HN
lít
28109517
28701772
32133950
3- Bia chai Hager
lít
568476
1102530
4- Bia hơi
lít
18363480
13318118
17256797
Nguồn - Báo cáo tiêu thụ năm 2001 tại Công ty
3- Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chính theo Công ty dùng để nấu bia là thóc Malt (hạt đại mạch), gạo, đường, hoa Houblon ở dạng cao và sấy khô. Các nguyên liệu này có nguồn gốc từ thực vật, do vậy Công ty đã ra các quy định nghiêm ngặt để bảo quản nguyên liệu, tránh hiện tượng ẩm mốc, có thể dẫn đến giảm chất lượng bia. Trong thành phần của bia có 90% lượng nước.
Biểu3. Kết cấu nguyên vật liệu theo sản lượng mẻ nấu của các loại bia của Côngty.
Loại bia
Sản lượng
(lít)
Malt
(kg)
Gạo
(kg)
Đường
(kg)
Hoa
(kg)
Hoa - Cao
lượng (kg)
Bia hơi
400.000
2900
2000
800
20
20 á 3
Bia chai
400.000
3100
2000
800
20
20 á 5
Bia lon
400.000
3100
2000
800
20
20 á 5
Nguồn trích từ tiêu thụ sản phẩm các năm
Biểu số 4. Nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng năm 2001
Tên vật liệu
Kg/ hl
Kế hoạch tấn/ 2001
1. Malt
7,5
3.575
2. Gạo
5
3.250
3. Đường
2
1.000
4. Cao hoa
0,01
5,5
5. Hoa viên
0,025
12,25
Nguồn kế hoạch năm 2001
Qua biểu trên ta thấy Malt và gạo là 2 nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các thành phần cấu thành nên sản phẩm. Điều này chứng tỏ rằng bia là một thứ đồ uống rất bổ.
Ngoài nguyên liệu chính, Công ty phải sử dụng nguyên vật liệu phụ để tạo ra sản phẩm hoàn hảo, tạo điều kiện cho máy móc hoạt động bình thường.
Biểu 5: Nguyên vật liệu phụ
TT
Tên vật liệu
Công dụng
1
Than củi, than cám
Nấu bia
2
Xăng, dầu các loại
Vận chuyển bia
3
Mỡ, bột phấn chì, sơn
Bảo dưỡng, sửa chữa máy
4
Xút, nước, nước zaven
Vệ sinh sát trùng
5
Nhãn, nút, vỏ chai, két
Làm nhãn, làm bao bì, vỏ chai
6
Thùng nhôm 100 lít
Bao bì bia hơi
7
Vỏ hộp, hồ dán
Đóng gói bia lon
8
Hơi hàn, đất dèn
Sửa chữa thiết bị
Sơ đồ 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia
Gạo
Sàng
Xay, Malt + ướt
Trộn nước
Nâng 860C (300)
Dịch hóa 720C (200)
Đun sôi 1000C (600)
Malt
Sàng
Ngâm
Say nghiền nhỏ
Trộn nước
Nâng 520C (300)
Nâng 650 (300)
Nâng 750C
Lọc dịch đường
Đung sôi với hoa Hublon
Tách bã hoa
Lắng trong
Làm lạnh
Lên men chính
Lên men phụ
Tách men giống
Lọc bia + KCS
Chiết bia
Hơi
Chai
Lon
Men giống
Quy trình công nghệ sản xuất bia:
Là quy trình sản xuất liên tục (khép kín) các nguyên liệu chính chủ yếu là ngoại nhập. Nấu bia là quá trình xay nhỏ nguyên liệu, đường hoá học, tinh bột thành đường, lọc bỏ cặn bã, rút lấy nước, pha chế houblon. Trước khi nấu nguyên liệu phải được xay nhỏ để các chất hoà tan dễ tan và các chất không tan dễ bị men thuỷ phân. Trong quá trình nấu, nhờ các chất men ở các nhiệt độ và thời gian thích hợp làm hoà tan các chất trong nguyên liệu như đường albumin và các sản vật của nó péctine, chất béo, muối vô cơ tamin vv...
Số lượng thu được không những phải nhiều mà sự tạo thành của nó phải có tỷ lệ thích đáng phù hợp với phẩm chất của từng loại bia.
Vì vậy nhiệt độ và thời gian là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nấu và cần phân phối với những yếu tố khác.
Sau khi đường hoá, ta lọc bỏ cặn bia, thu hồi nước mạch nha đầu, pha thêm đường kính nấu sôi với hoa houblon. Trong giai đoạn này hoà tan các chất tamin, tinh dầu thơm làm tăng vị đặc biệt của bia, chất tamin của hoa kết tủa với albumine của nước mạch nha giúp cho nước mạch nha trong.
Quá trình nấu có tầm quan trọng đặc biệt về sản lượng, chất lượng và giá thành phẩm, cho nên hiện nay sự cạnh tranh về mặt hàng bia vẫn gay gắt. Vì vậy kế hoạch sản xuất bia cũng là kế hoạch tiêu thụ nó được xây dựng trên cơ sở mức phấn đấu sản xuất đạt tối đa.
Cách chế biến:
Gạo say nhỏ với nước nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hóa 600 rồi đến giai đoạn dịch hóa 750 tiến đến đun sôi 1200 trong một giờ rồi trộn với hỗn hợp Malt và nước ở giai đoạn 520C và 650C, 750C Malt sẽ dịch hóa các tinh bột của gạo thành đường Malto, lấy dung dịch có dung dịch có độ đường 10 0C cho bia hơi, 10,5 0C cho bia chai, 12 0C cho bia lon.
Lên men: Dung dịch đường Malt theo như độ đường cho từng loại qui định sau khi đun sôi làm nguội xuống 12 0C bắt đầu lên men.
Men chính: cho men vào dung dịch nước - mạch nha quá trình này đều tiến hành cồn và CO2 độ đường hạ từ 10,5 0C xuống 3,5 0C thời gian 7 ngày độ men cao nhất là 13 0C kết thúc lên men chính xuống men phụ.
Men phụ: lên men phụ ở nhiệt độ 57 0C mục đích bão hòa CO2 và ổn định thành phần hóa học bia, chất bia sẽ lắng lại để men chính, thời gian lên men phụ đối với bia hơi là 15 ngày, bia chai 20 ngày, lon 45 ngày.
Lọc: sau khi kết thúc lên men phụ sẽ lọc để loại bỏ các hợp chất hữu cơ và men có trong bia làm cho bia trong, tăng thời gian bảo quản lọc qua máy khung bản có bão hòa CO2 đối với bia chai và bia hơi.
Chiết bia: bia đã lọc xong đưa vào chiết ở áp suát 3 kg/ cm3 . Bia sau khi chiết qua thanh trùng ở nhiệt độ 62 0C - 68 0C để tiêu diệt vi sinh. Men bia để tăng thời gian bảo quản cho bia sau đó được qua khâu soi xem có dị vật loại bỏ, dán nhãn, bọc giấy, in ngày.
Thời gian bảo quản phẩm chất các loại bia:
- Bia hơi: 24 giờ.
- Bia chai: 30 ngày.
- Bia lon: 90 ngày.
Toàn bộ qui trình công nghệ kéo dài 20 ngày, bia chai, bia hơi 28 ngày, lon 52 ngày.
4. Đặc điểm về tổ chức
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bia Hà Nội
Giám đốc
Phó giám đốc
kỹ thuật - SX
Phòng kế hoạch
tiêu thụ
Ban quản lý dự
án đầu tư
Phòng tổ chức
hành chính
Đội kiến trúc
Phòng tài vụ
Phòng kỹ thuật
cơ điện
Phòng vật tư
nguyên liệu
Phòng kỹ thuật
công nghệ KCS
Ban bảo vệ
Phân xưởng cơ
khí
Ban y tế
Phân xưởng sản
xuất
Ban đời sống
Các đại lý - Cửa hàng
bán sản phẩm
Mối quan hệ chỉ đạo
Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nhiệm vụ
5. Đặc điểm về lao động - tiền lương:
a/ Lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người nhằm biến chúng thành những tập hợp có ích cho sự sinh tồn của con người và xã hội. Vì vậy có thể nói lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người là sự tất yếu vĩnh viễn làm môi giới trong trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người.
Trong sản xuất kinh doanh lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là yếu tố quyết định nhất đối với bất kỳ xã hội nào. Nếu thiếu lao động thì quá trình sản xuất cũng không thể tiến hành một cách bình thường.
Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng lao động tham gia vào quá trình sản xuất, người lao động phải bỏ ra một lượng sức nhất định bao gồm cả thể lực lẫn trí tuệ để tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội. Để bù đắp cho sự hao phí này nhằm mục đích tái tạo sức lao động, mỗi doanh nghiệp phải trả cho người lao động cho một số tiền, đó là tiền công.
Tiền công hay tiền lương gắn liền trong thời gian và kết quả lao động CNV đã thực hiện. Mặt khác tiền lương là cần chi phí chủ doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất nó cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp.
Lao động của công ty từ năm 1994 đến nay tương đối ổn định. Ngoài ra do đặc điểm sản xuất của công ty mang tính thời vụ nên khi nhu cầu thị trường về bia lên cao, đặc biệt là vào mùa hè và các dịp tết nguyên đán, công ty phải tuyển thêm nhiều lao động công nhật để phục vụ kịp thời cho sản xuất như rửa chai, đóng két, vận chuyển, bốc xếp vv... còn vào mùa đông số lao động đó sẽ giảm đi.
Biểu 6: Định biên lao động năm 2001
TT
Bộ phân công tác
Số LĐ gián tiếp
LĐ
trực tiếp
Tổng
số
1
Ban Giám đốc
3
3
2
Phòng Tổ chức hành chính
12
12
3
Phòng Kế hoạch tiêu thụ
11
11
4
Kế toán tài vụ
13
13
5
Phòng kỹ thuật hóa + KCS
12
12
6
Kỹ thuật cơ
11
11
7
Phòng Cung tiêu
10
10
8
Tổ kho
12
12
9
Bảo vệ
21
21
10
Trạm Y tế
8
8
11
Phân xưởng chính
9
9
12
Tổ sản xuất chính
4
266
270
13
Tổ phụ trợ
92
92
14
Tổ đời sống
15
15
15
Phân xưởng cơ điện
3
56
59
16
Khối ngoài qui định
26
116
142
Tổng cộng
170
530
700
Tỷ lệ
24,3%
75,7%
100%
Nguồn: Định biên lao động năm 2001 ở Công ty Bia Hà Nội
Biểu 7: Biểu diễn lao động qua các năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tổng số lao động (người)
704
695
668
700
Thu nhập bình quân
Đồng/người/tháng
1100000
1330000
1400000
1600000
Biểu 8 :Kết cấu lao động theo tính chất công việc
Chỉ tiêu
Số người
Tỷ trọng
Cán bộ quản lý
118
17 %
Công nhân sx và phục vụ sx
561
80 %
Lao động làm bảo vệ, lao vụ
21
3 %
Tổng số
700
100 %
Nguồn - Báo cáo lao động của phòng tổ chức tại Công ty năm 2001
Biểu 9: Kết cấu lao động theo trình độ học vấn
Chỉ tiêu
Số người
Tỷ trọng
Đại học
70
10 %
Cao đẳng và trung học
90
12 %
Phổ thông
540
78 %
Tổng số
700
100 %
Nguồn - Báo cáo lao động của phòng tổ chức tại Công ty năm 2001
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và tình hình quản lý lao động theo số lượng và thời gian lao động, tương ứng với qui mô lao động Công ty đã xây dựng định mức cho từng bộ phận sản xuất như sau:
A. Định mức nấu:
Nấu bia hơi - độ đường 10 0S.
Mức nấu: 120.000 lít/ ngày
Bia Hà Nội: độ đường 10,5 0S.
Mức nấu: 118.000 lít/ ngày.
Bia lon: độ đường 12 0S
Mức nấu: 96.000 lít/ ngày.
B. Định mức chiết bia:
* Chiết bia chai: với dây chuyền công nghệ 15.000/ chai 1 giờ .
Định biên: 35 người.
Mức: 29300 chai/ 1ca - 58.600 lít/ 1 ca.
Dây chuyền: 10.000 chai/ 1 giờ
Định biên: 30 người
Mức: 22.000 chai/ 1 ca - 44.000 lít/ 1 ca.
* Chiết bia hơi:
Định biên: 7 người
Mức: 49.000 lít/ 1 ngày - 490 thùng/ 1 ngày.
* Chiết bia lon:
Định biên: 23 người.
Mức: 14.000 lít/ 1 ca.
b/ Tiền lương:
Là một công ty có doanh thu lớn song Bộ Công nghiệp qui định Công ty chỉ được phép chi trả lương cho người lao động là 3,9% doanh thu. Tuy vậy, sự cố gắng nỗ lực và những điều kiện thuận lợi về mọi mặt trong sản xuất kinh doanh nên tổng quĩ tiền lương và thu nhập bình của cán bộ vẫn không ngừng tăng.
Biểu 10: Quĩ tiền lương
TT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1
Quĩ tiền lương (1000đ)
11.665.240
14.757.119
15.344.000
19.141.000
2
Thu nhập BQ 1 người/ tháng đồng
1.100.000
1.330.000
1.400.000
1.600.000
Nguồn: Trích trong báo cáo các năm tại Công ty
Cho tới thời điểm này thu nhập bình quân của mỗi cán bộ CNV là 1.600.000đ/ tháng với tổng quĩ lương là 19,141 tỷ đồng như vậy lao động ở công ty không chỉ biến động về số lượng mà chất lượng cũng tăng. Trình độ đại học 70 người, có 49 người trên 15 năm công tác liên tục tại công ty. Xuất phát từ thực tiễn như vậy công ty rất quan tâm đến đời sống cán bộ CNV.
6. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh
a/ Giá thành:
Sản phẩm của công ty thuộc mặt hàng nước giải khát vì vậy lập giá thành quản lý và quản lý giá thành đều do hướng dẫn của Nhà nước. Xây dựng giá thành hoàn toàn phụ thuộc vào mặt hàng giá thành cho từng thời điểm, giá thành phụ thuộc hoàn toàn vào giá nguyên vật liệu (nhập ngoại) ngoài ra gạo là giá trôi nổi. Xuất phát từ khó khăn trên công ty đã giao nhiệm vụ cho Phòng kế hoạch, tài vụ phải có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác kết hợp xây dựng giá thành kế hoạch, giá bán và sản lượng tiêu thụ trong quí, năm dựa trên cơ sở đó phòng cung tiêu thường xuyên đối chiếu chứng từ hóa đơn và các hợp đồng ký kết mua nguyên vật liệu để điều chỉnh cho hợp lý.
Biểu 11: Chi phí giá thành nguyên vật liệu sản xuất bia lon năm 2001
Đơn vị: đồng/ 1.000 lít
TT
Tên vật liệu
Đơn vị
Định mức vật tư
Đơn giá
Thành tiền
Tỷ lệ %
Chi phí NVL trực tiếp
7.153.344
81,32
1
Malt
kg
101,85
7.821
796.569
9,06
2
Gạo
kg
61,73
3.850
237.661
2,7
3
Đường
kg
24,69
7.920
195.545
2,22
4
Cao hoa
kg
0,15
302,51
45.377
0,52
5
Hoa viên
kg
0,31
83,5
25.885
0,29
6
Dàu FO
kg
38,4
1.980
76.032
0,86
7
Vỏ lon
cái
3.075
1.650
5.073.750
57,68
8
Hộp giấy
chiếc
130
4.620
600.600
6,83
9
Băng dán
m
195
171,6
30.420
0,35
10
Bột lọc mịn
kg
0,67
15.000
10.050
0,11
11
Bột lọc khô
kg
0,21
15.400
3.234
0,04
12
Tấm lọc
tờ
0,04
96.937
3.877
0,04
Lương
1,00
287.560
287.560
3,27
Bảo hiểm xã hội
1,00
57.512
57.512
0,65
Chi phí chung
100
1.298.511
1.298.511
14,76
Tổng cộng
8.796.927
100
Nguồn: Vật tư kế hoạch năm 2001 của công ty
Biểu 12: Chi phí giá thành nguyên vật liệu sản xuất bia chai năm 2001
Đơn vị: đồng/ 1.000 lít
TT
Tên vật liệu
Đơn vị
Định mức vật tư
Đơn giá
Thành tiền
Tỷ lệ %
Chi phí NVL trực tiếp
1.800.998
52,91
1
Malt
kg
92,39
7.821
722.582
21,3
2
Gạo
kg
59,61
3.850
229.449
6,74
3
Đường
kg
23,84
7.920
188.813
5,55
4
Cao hoa
kg
0,13
302,51
39.326
1,16
5
Hoa viên
kg
0,25
82,5
20.625
0,61
6
Dàu FO
kg
38,4
1.980
76.032
2,23
7
Nút
cái
2.212
77
163.317
4,8
8
Chụp bản
chiếc
2.027
74
149.998
4,41
9
Hồ dán
kg
1,46
50.493
73.720
2,17
10
Bột lọc mịn
kg
0,89
15.028
12.123
0,36
11
Bột lọc khô
kg
0,23
15.028
3.450
0,1
12
Xút vệ sinh
tờ
1,74
4.950
8.613
0,25
13
Giấy
tờ
2.023
27
54.621
1,6
14
Hóa chất
1,00
54.395
54.395
1,6
15
Tấm lọc
0,04
96.937
3.877
0,01
Lương
1,00
287.560
287.560
8,45
Bảo hiểm xã hội
1,00
57.512
57.512
1,69
Chi phí chung
100
1.258.059
1.258.059
36,96
Tổng cộng
3.404.129
100
Nguồn vật tư kế hoạch năm 2001 tại công ty.
Biểu 13: Chi phí giá thành nguyên vật liệu sản xuất bia hơi năm 2001
Đơn vị: đồng/ 1.000 lít
TT
Tên vật liệu
Đơn vị
Định mức vật tư
Đơn giá
Thành tiền
Tỷ lệ %
Chi phí NVL trực tiếp
1.158.295
57,61
1
Malt
kg
78,06
7.821
610.507
30,37
2
Gạo
kg
58,83
3.850
226.496
11,27
3
Đường
kg
21.53
7.920
171.518
8,48
4
Cao hoa
kg
0,26
302,51
78.653
3,91
5
Hoa viên
kg
0,10
83,5
8.350
0,42
6
Dàu FO
kg
19,2
1.980
38.016
1,89
7
Nút
cái
10
82,5
825
0,04
8
Bột lọc mịn
kg
0,89
14.984
13.336
0,66
9
Bột lọc khô
kg
0,23
14.984
3.446
0,17
10
Xút vệ sinh
tờ
0,05
4.950
248
0,01
11
Hóa chất
1,00
4.024
4.024
0,20
15
Tấm lọc
0,04
96.937
3.877
0,19
Lương
1,00
143.780
143.780
7,15
Bảo hiểm xã hội
1,00
28.756
28.756
1,43
Chi phí chung
100
679.655
679.655
33,81
Tổng cộng
2.010.486
100
Nguồn vật tư kế hoạch năm 2001 tại công ty.
Biểu 14: Bảng phân tích giá thành tiêu thụ các năm
Tên loại
Sản lượng tiêu thụ (lít)
Giá thành đơn vị (đồng)
Tổng giá thành 1.000đ
2000
2001
2000
2001
2000
2001
Bia chai
28.701.772
32.133.950
3.034
3.097
87.081.176
99.518.843
Bia lon
2.818.205
1.930.539
7.703
7.932
21.708.633
15.313.035
Bia hơi
13.318.118
17.256.797
1.697
1.763
22.600.846
30.423.733
Tổng cộng
131.390.655
145.255.611
Nguồn: Trích từ báo cáo Tài chính năm 2000 - 2001 của công ty
Xem xét số liệu ở bảng trên, ta thấy giá thành đơn vị các loại đều tăng nhưng lợi nhuận giảm 83 tỷ xuống 81 tỷ.
Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu tăng sản phẩm đều là sản phẩm ngoại nhập.
Giá nguyên vật liệu chính như gạo đầu năm 2000 tăng 4.200 đồng/kg cuối năm xuống 3.500 đồng. Năm 2001 đầu năm 3.500 đ/kg cuối năm 3.800 đồng/ kg. Qua đó ta thấy công ty rất cố gắng trong việc định giá thành phẩm sao cho giá cả ổn định không ảnh hưởng tốt độ tiêu thụ sản phẩm.
b/ Vốn:
Vốn là yếu tố quyết định trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của công ty. Nắm chắc được yêu cầu đó, trong những năm qua dù nguồn vốn do ngân sách cấp là rất nhỏ nhưng công ty vẫn cố gắng bảo đảm đựơc vốn để phát triển sản xuất. Để duy trì và phát triển sản xuất. Công ty phải vay vốn ngân hàng với một lượng vốn không nhỏ. Công ty rất năng động trong việc tìm vốn vay, để có được lãi xuất thấp với thời hạn thanh toán dài nhất, đồng thời tăng nhanh vòng quay của vốn.
Với nguồn vốn tự có và vay ngân hàng Công ty bia Hà Nội đã không ngừng cải tiến chất lượng bia. Công ty đã đầu tư nhập dây chuyền công nghệ thiết bị tiên tiến. Nhờ có việc đầu tư nên chất lượng bia được tăng lên, tiêu hao dây chuyền sản xuất giảm đi, do đó tăng doanh thu cho công ty và tăng lợi nhuận bảo toàn vốn đồng thời tạo khả năng hoàn trả vốn trong thời gian ngắn .
Tính đến đầu năm 2001 tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty là 143.430.220.000.
Vốn cố định: 109.916.935.000 đ
Vốn lưu động: 33 513 285 000 đ
Biểu 15: Cơ cấu vốn của công ty năm 2001.
TT
Loại vốn
Số lượng (tỷ đồng)
Tỷ trọng so với tổng vốn (%)
1
Vốn cố định
109
100
- Vốn ngân sách
38
35
- Vốn bổ sung
43
40
- Vốn chiếm dụng
28
25
2
Vốn lưu động
33
100
- Ngân sách cấp
26,4
80
- Tự bổ sung
6,6
20
Nguồn - Báo cáo tổng kết tài chính năm 2001 tại Công ty
Tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và quản lý ở doanh nghiệp phần nhiều đã được sửa chữa, thay thế mới. Tuy nhiên một bộ phận tài sản cố định từ thời Pháp vẫn tiếp tục tham gia vào sản xuất, làm năng suất chung của cả dây chuyền sản xuất bia bị hạn chế.
Qua xem xét tình trạng kỹ thuật của sản xuất kinh doanh ở công ty ta có biểu sau :
Biểu 16 : Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh đến ngày 31/12/1999
TT
Tên tài sản
cố định
Nguyên giá
%
KHCB đã tính
Giá trị còn lại
% GT
CL
1
Nhà cửa
10508344113
4,6
276806093
3869346519
3,56
2
Vật liệu kiến trúc
1286480284
0,5
20999611
7116985
0,026
3
MMTB động lực
6241873667
2,7
117892493
2776273314
2,56
4
MMTB công tác
207572404770
89,9
20223536018
100087934325
92,2
5
MMTB truyền dẫn
896453715
0,4
30187676
37552157
0,034
6
TB công cụ
1624210611
0,7
67387329
416358049
0,38
7
Phương tiện VT
2772883201
1,2
264263913
1351441772
1,24
Cộng
230902650380
100
21001073133
108546023124
100
Nguồn - Báo cáo năm 1999 của phòng vật tư tại Công ty
Như vậy cơ cấu tài sản cố định của Công ty là tương đối phù hợp với yêu cầu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty huy động tối đa năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định.
7. Đặc điểm về tổ chức sản xuất:
Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của phân xưởng, bộ phận sản xuất của Công ty Bia Hà Nội, hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, bao gồm :
- Một phân xưởng sản xuất chính
- Một phân xưởng cơ điện
- Một đội sử chữa kiến trúc
- Một ngành chuẩn bị
* Phân xưởng sản xuất chính : Có nhiệm vụ nhận nguyên liệu thực hiện quy trình công nghệ sản xuất thành phần bia. Tổng số công nhân là 650 người chia thành nhiều tổ làm việc 3 ca. có 1 quản đốc kỹ sư kinh tế, hai phó quản đốc, 1 một kỹ sư viên, bậc thợ trung bình 3/7
- Tổ nấu : Có hơn 20 người làm nhiệm vụ giai đoạn nấu
Nhiệm vụ: Nấu bia theo qui định công nghệ.
- Tổ men : Làm nhiệm vụ giai đoạn ủ men, hạ nhiệt độ, lên men sơ bộ, lên men chính, lên men phụ.
- Tổ lọc : Có nhiệm vụ lọc bia bán thành phẩm, tách men để được bia trong, bán thành phẩm.
- Tổ chiết bia hơi : Chiết bia hơi vào thùng 100 lít
- Tổ chiết bia chai : Chiết bia vào chai
- Tổ chiết bia lon : Chiết bia vào lon.
Các tổ phụ trợ : Tổ lạnh, tổ lò hơi, tổ điện, Tổ sửa chữa.
Tổ lạnh: Cung cấp lạnh cho hầm ủ trong quá trình lên men.
Tổ CO2: Thu hồi khí CO2 trong quá trình lên men, cung cấp cho tổ lọng bổ sung thêm vào bia khi thừa nạp đóng chai, dự phòng khi thiếu. Bổ sung thêm vào dây chuyền.
Tổ lò hơi: Cung cấp hơi nóng cho nấu bia và các bộ phận tiêu dùng.
Tổ phục vụ lò hơi: cung cấp than thu hồi xỉ than.
Tổ vận chuyển phục vụ, vận chuyển nguyênliệu, vật liệu về kho hoặc chuyển sản phẩm tới các khách hàng tiêu dùng, mọi công việc có liên quan.
Tổ điện: theo ca sửa chữa nhanh toàn bộ các thiết bị điện.
Tổ sửa chữa theo ca duy trì dầu mỡ, sửa chữa nhanh toàn bộ thiết bị về phần cơ. Kết hợp cùng tổ điện sửa chữa kịp thời cho sản xuất.
Tổ văn phòng phân xưởng: gồm Quản đốc, 2 phó quản đốc, 3 đốc công.
Quan hệ chặt chẽ với các phòng ban phân xưởng khác thực hiện kế hoạch quản lý và điều hành công việc, giải quyết các sự cố hàng ngày.
* Phân xưởng điện : Có nhiệm vụ lắp mới, thay thế thiết bị máy móc của dây chuyền công nghệ sản xuất bia. Có một phần chế tạo mới phụ tùng thiết bị như các thùng bia, chia thay thế, các van đường ống dẫn dầu, chữa máy như động cơ, bơm, xích chuyền tải.
Tổ văn phòng: nhận kế hoạch phân bổ kế hoạch quản lý điều hành và giám sát, quan hệ chặt chẽ với các phòng ban phân xưởng khác để thực hiện kế hoạch.
Tổ tiện: gia công mới phục hồi chi tiết tiện.
Tổ nguội chế tạo: chế tạo chi tiết dự phòng, trung đại tu và lắp đặt theo kế hoạch tháng phân bổ.
Tổ nguội sửa chữa: trung đại tu làm dự phòng kế hoạch thay thế lắp đặt mới theo kế hoạch phân bổ.
Tổ gò: gò mới sửa chữa theo kế hoạch.
Tổ rèn: hàn đúc: chế tạo mới phục vụ các tổ bạn và sửa chữa theo kế hoạch.
Ngành chuẩn bị: nhận vỏ chai kép, kiểm tra loại bỏ hư hỏng khuyết tật, giao nhận vỏ cho các tổ chiết bia và toàn bộ bao bì cho bia chai.
* Đội sửa chữa kiến trúc: Nhiệm vụ sửa chữa xây dựng nhà, xưởng.
Ngành chuẩn bị : Với chức năng chuẩn bị cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là dán hộp, vận chuyển.
8. Đặc điểm công tác quản lý vật tư thiết bị tài sản cố định:
a/ Số lượng thiết bị:
ở Công ty Bia Hà Nội nhà xưởng máy móc được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên đã quá cũ xuống cấp hư hỏng nhiều. Máy móc thiết bị lạc hậu vốn đầu tư ít.
Năm 1996, do tác động chuyển đổi cơ chế quản lý, cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường, Công ty Bia Hà Nội cũng như nhiều nhà máy khác đã gặp khó khăn trong công tác chuyển hướng kinh doanh. Trong cơ chế mới tồn tại qui luật cạnh tranh gay gắt với các loại bia khác thì sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hợp thị hiếu người tiêu dùng, giá thành hạ, hợp lý.
Với yêu cầu cao đó, đòi hỏi công ty phải được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Với thực trạng đó yêu cầu đặt ra cho nhà máy trong giai đoạn này là vừa sản xuất, vừa đầu tư.
Công ty thực hiện đầu tư từng phần và đã không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị, giá trị tài sản thiết bị ngày càng tăng đặc biệt là trong thời kỳ 1991 - 1995. Những thiết bị chủ yếu được kê ở bảng sau:
Biểu 17: Biểu kê danh sách thiết bị chủ yếu
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Công suất
Models
Nước sản xuất
Năm sử dụng
1
Tổ máy phát điện
1
450 KVA
DC Đức
1974
2
Bảng phân phối điện toàn nhà máy
1
1000 KVA
Pháp
1958
3
Lò hơi
3
6500Kw/giờ
KBP6,5 13
Liên Xô
1984
4
Máy xoay
2
1,5 T/giờ
DC Đức
1984
5
Nồi hồ hóa
1
400 HI
RPK
DC Đức
1984
6
Nồi đường hóa
2
500 HI
MPK
DC Đức
1984
7
Nồi hoa
1
500 HI
WK
DC Đức
1984
8
Máy hạ nhiệt độ
2
500/206
PA
DC Đức
1984
9
Hầm chứa + tăng
69
300 HL
Pháp
1952
10
Máy lọc + TB lọc
1
10.000L/h
CHLB Đức
1991
11
Dây truyền bia lon
1
7.500 C/h
CHLB Đức
1991
12
Dây chuyền bia chai
1
15.000CV/h
CHLB Đức
1994
13
Dây chuyền bia chai
1
10.000C/h
CHLB Đức
1994
14
Máy nén khí
4
10 m3/h
A2HS
CHLB Đức
1994
15
Máy lạnh
4
440.000 két/h
MYCOM
Nhật
1993
16
Máy CO2
2
254 kg/h
Đan Mạch
1993
17
Máy bơm giếng
4
14200 m3/h
LXATH
Liên Xô
1995
Nguồn: Báo cáo thống kê năm 1999 tại công ty
b/ Chủng loại vật tư:
Bất kỳ loại sản phẩm nào sản xuất ra đều do một hoặc nhiều loại nhiên liệu liên kết lại với nhau trải qua một quá trình chế biến để cuối cùng thành một loại sản phẩm hoàn chỉnh.
Nguyên liệu là thành phần chính cấu thành nên sản phẩm và đặc tính chất lượng nhiên liệu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu để sản xuất bia là: Malt, gạo, đường, hoa và nước.
Trong thành phần của bia có 90% là nước nên nước là một nguồn nguyên liệu rất quan trọng trong quá trình sản xuất bia. Hơn nữa nếu nước nấu bia của công ty khai thác từ phía nội bộ qua thành phần xử lý rồi cung cấp cho các hộ tiêu dùng vì vậy việc bảo quản tốt chất lượng của nhiên liệu và định mức tiêu thao sẽ đưa số lượng và chất lượng bia đạt năng suất cao hơn.
Nguyên liệu mua về được kiểm định về chất lượng số lượng rồi làm thủ tục nhập kho. Căn cứ vào mức nhiên liệu do phòng kinh tế kỹ thuật cung cấp. Tổ sản xuất lĩnh, phòng vật tư làm thủ tục xuất vật tư cho sản xuất hạ mức nguyên liệu được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên liệu do công ty qui định.
Định mức nguyên liệu có xét đến tỷ lệ hao hụt trong khâu vận chuyển, bảo quản và nấu. Tuy vậy, mức độ hao thường lớn hơn do một số nguyên nhân:
- Công tác kiểm nghiệm, đo lường thiếu chính xác, đặc điểm các nguyên liệu như đường, malt, hoa phụ thuộc vào thời tiết và đóng gói cho nên dẫn đến hao hụt, làm tăng thêm chi phí so với định mức.
- Chất lượng nguyên liệu không đúng tiêu chuẩn trong quá trình nấu phải gạt bỏ gây lãng phí làm tăng chi phí.
- Tổ chức quản lý nhiên liệu chưa được chặt chẽ, công tác bảo quản nhiên liệu chưa được coi trọng, đường hoa hay bị mất cắp trong quá trình nấu.
Hướng khắc phục:
Nghiên cứu ban hành qui chế có thưởng phạt qui định cho các tổ, đơn vị có liên quan đến giao nhận xuất nhập nhiên liệu.
Tăng cường cán bộ theo dõi quản lý đi theo ca có nhiệm vụ cân đong đo đếm về mặt công nghệ và nghiêm túc thực hiện qui trình.
Nguyên liệu chủ yếu là ngoại nhập do vậy công ty thường gối dự trữ trongmột quĩ. Vì tính chất như vậy nên việc bảo quản rất phức tap, thường xuyên phải chống mối mọt với kho nguyên liệu.
III. Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong thời gian qua và mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2003
1. Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong thời gian qua
Biểu 18 : Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2000 - 2001
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
1
Giá trị tổng sản lượng TH
Tr. đồng
315.460
326.337
2
Doanh thu
Tr. đồng
394.683
415.453
3
Nộp ngân sách
Tr. đồng
223.185
219.288
- Thuế doanh thu
Tr. đồng
260
200
- Thuế TTĐB
Tr. đồng
184.800
194.779
- Thuế lợi tức
Tr. đồng
33.640
19.611
- Thuế vốn
Tr. đồng
4.485
4.698
4
Sản phẩm sx các loại
1000 lít
46.489
49.000
- Bia lon
1000 lít
3.648
3.000
- Bia chai
1000 lít
30.123
31.000
- Bia hơi
1000 lít
13.318
15.000
5
Số lao động
người
668
700
6
Thu nhập bình quân
đ/tháng
1.400.000
1.600.000
Nguồn - Trích báo cáo thực hiện năm 2001 tại công ty
Sản lượng bia tiêu thụ cua công ty nhìn chung tăng đều qua các năm, đặc biệt là mặt hàng bia chai. Mặt hàng bia hơi có số lượng tiêu thụ ổn định, tăng giảm không đáng kể. Riêng bia lon, số lượng tiêu thụ giảm.
Tương ứng với sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của mặt hàng bia chai vẫn tăng mạnh và ổn định các năm 2000 - 2001
Biểu 19: Sơ kết thực hiện năm 2001
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH 2000
TH 2001
% TH 01
Ước TH 00
1
Giá trị TSL
Tr.đ
315.460
326.337
103.45
2
Tổng doanh thu
Tr.đ
394.683
415.453
105.26
3
Sản phẩm sản xuất
- Bia các loại
Lít
46.489
49.000
105.40
- Bia lon
1000L
3.048
3.000
98.43
- Bia chai
1000L
30.123
31.000
102.91
- Bia hơi
1000L
13.318
15.000
112.63
4
Số lao động
Người
668
900
134.73
5
Tổng quỹ lương
Tr.đ
15.344
19.141
124.75
6
Thu nhập bình quân
Đ/th
1400000
1600000
126.57
7
Nộp ngân sách
Tr.đ
223.185
219.288
98.25
- Thuế DT
Tr.đ
260
200
76.92
- Thuế TTĐB
Tr.đ
184.800
194.779
105.40
- Thuế lợi tức
Tr.đ
33.640
19.611
58.30
- Thuế sử dụng vốn
Tr.đ
4.485
4.698
104.75
Nguồn - Sơ kết năm 2001 tại Công ty
2. Mục tiêu phát triển của Công ty năm 2003
Từ nay đến năm 2003 công ty đặt ra mục tiêu phải đạt công suất 100 triệu lít tr/ năm.
Trong đó: Bia hơi: 20 triệu lít.
Bia chai: 70 triệu lít
Bia lon : 10 triệu lít.
Dự kiến nộp Ngân sách cho Nhà nước 600 tỷ đồng/ năm.
Mục tiêu đổi mới:
- Một mặt tận dụng trang thiết bị, dây chuyền cũ, mặt khác đổi mới, thay thế các thiết bị cũ kỹ lạc hậu, đồng thời đầu tư để nâng công suất 100 triệu lít/ năm.
- Huy động vốn đầu tư tìm nguồn vốn khác nhau có được 500 tỷ dành cho đầu tư đổi mới công nghệ đến năm 2003.
- Đào tạo lao động để nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho CNV.
- Tiếp tục quản lý một cách đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động quản lý chất lượng sản phẩm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm.
Chương II
Phân tích thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Bia Hà Nội
I. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh tại Công Ty Bia Hà Nội
1. Doanh thu
Biểu 20: Doanh thu tiêu thụ từ các sản phẩm năm 2000 - 2001
Tên sản phẩm
Năm 2000
Doanh thu tr.đ
Tỷ lệ
%
Năm 2001
Doanh thu tr.đ
Tỷ lệ
%
- Bia chai
301.230
75
310.000
74,5
- Bia lon
46.180,248
12
45.453
11
- Bia hơi
53.272,000
13
60.000
14,5
Tổng số
400.682,284
100
415.453
100
Nguồn :Trích báo kết quả hoạt động Kinh doanh năm 2001
Doanh thu tiêu thụ trong 2 năm qua tăng : Bia chai tăng từ 301.230 triệu đồng lên tới 310.000 triệu đồng tức chiếm 74 % doanh thu. Đối với bia lon doanh thu giảm chỉ còn chiếm 10,9 % doanh thu. Bia hơi doanh thu tăng chiếm 14,5 % doanh thu. Qua đó ta thấy Công ty đang đảy mạnh sản xuất vào bia chai và bia hơi.
Biểu đồ 2: Doanh thu tiêu thụ theo loại sp ở Công ty Bia Hà Nội 2000 - 2001
Năm 2000
Năm 2001
Biểu đồ 3: Tình hình doanh thu tiêu thụ từ các sản phẩm của năm 2000 - 2001
Biểu đồ 4: Lợi nhuận các năm 1997 - 2001
2. Lợi nhuận :
Qua biểu đồ 3 và biểu dưới ta thấy mức lợi nhuận của công ty tăng nhanh, bình quân tăng 26 %/năm. Qua đó thấy được công ty kinh doanh đem lại hiệu quả
Biểu 21: Lợi nhuận từng loại sản phẩm năm 2000 - 2001.
Tên loại
Năm 2000
Năm 2001
Sản lượng (1000l)
Lợi nhuận (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Sản lượng (1000l)
Lợi nhuận (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Bia các loại
46.000
83
100
49.000
81
100
Bia lon
3.000
5,4
6,5
3.000
4,86
6
Chai
29.000
52
63
31.000
51,3
63
Hơi
14.000
25,6
30,5
15.000
25,7
31
Nguồn: Lợi nhuận từng năm theo báo cáo năm 2001 của Công ty
Biểu đồ 5: Tỉ lệ lợi nhuận từng loại sản phẩm năm 2000 - 2001
Năm 2000
Năm 2001
Biểu 22: Doanh thu và lợi nhuận trong 5 năm 1997 - 2001
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu
250.478
310.294
382.228
394.675
415.453
Lợi nhuận
49.946
54.262
81.440
83.000
81.000
Nguồn - Trích niêm giám thống kê của công ty
Từ các bảng trên ta thấy lợi nhuận đem lại từ các sản phẩm như sau:
- Lợi nhuận công ty thu được chủ yếu từ sản phẩm bia chai năm 2000 chiếm 63% lợi nhuận năm 2001: 63%.
Trong khi đó bia lon chỉ chiếm có 5% năm 2000, 6% năm 2001. Khi đem so sánh về sản lượng và lợi nhuận giữa hai năm ta thấy sản lượng năm 2000 ít hơn lợi nhuận thu nhiều hơn do chi phí nguyên vật liệu rẻ hơn năm 2001. Tuy giảm về lợi nhuận, nhưng sản lượng tăng lên 3 triệu lít với đà này công ty có hướng ổn định giá cả tăng sản lượng bớt lợi nhuận và chiếm được thị trường tiêu thụ nếu như vận dụng được hết công suất máy móc thiết bị giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong tương lai công ty cần duy trì và phấn đấu đạt được chất lượng uy tín như của bia lon và bia chai như vậy cả ba loại này đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty.
II. Phân tích tình hình của sản xuất và tiêu thụ của Công ty bia Hà Nội
1. Tình hình sản xuất chung
Biểu 23: Tình hình sản xuất và tiêu thụ năm 2000 - 2001
Tên sản phẩm
2000
2001
Sản xuất
Tiêu thụ
Sản xuất
Tiêu thụ
Bia các loại
46.489.000
45.940.617
49.000.000
51.321.286
Bia lon
3.048.000
2.818.205
3.000.000
1.930.539
Bia chai
30.123.000
28.701.772
31.000.000
32.133.950
Bia hơi
13.318.000
13.318.000
15.000.000
17.256.797
Nguồn - Báo cáo tổng kết năm 2001 tại Công ty
Qua biểu trên ta thấy :
Sản xuất của Công Ty ngày càng gắn chặt với tiêu thụ, lượng tồn kho không đáng kể điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty luôn bám sát với nhu cầu thị trường ( của Công ty ngày càng lớn lên ).
- Sản lượng tiêu thụ ngày càng cao điều này cho thấy quy mô về thị trường của Công ty đang được mở rộng.
- Sản lượng bia chai và bia hơi tăng nhanh, điều này chứng tỏ chất lượng sản phẩm, công tác tiêu thụ của Công ty đang được đẩy mạnh.
2. Phân tích sự phát triển của thị trường tiêu thụ
a/ Khái quát thị trường bia ở Việt Nam:
Nhu cầu bia trên thị trường.
Sự đổi mới của nền kinh tế trong những năm qua đã làm cho mức sống người dân từng bước cải thiện. Trước kia việc thưởng thức bia chỉ là giành cho những người nhiều tiền, lễ hội ... thì nay nhu cầu đã thành những thứ giải pháp mát bổ trong từng ngày của mỗi người dân đặc biệt là vào mùa hè, lễ tết. Chính vì vậy nhu cầu bia ở nước ta ngày một tăng dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng.
Biểu 24: Sản lượng Bia tiêu thụ các loại của toàn ngành:1997 - 2001.
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Sản lượng tiêu thụ triệu lít năm
350
400
453
485
516
Nguồn trích niên giám thống kê năm 2000 và báo cáo kế hoạch năm 2001
Khả năng cung cấp bia
Hiện nay trên thị trường có khoảng 40 nhãn bia khác nhau bao gồm bia trong nước, bia nhập khẩu chính thức và bia nhập lậu.
Có thể nói thị trường thoả mãn các đoạn thị trường với các loại bia cao cấp, bình dân, cao cấp, với các hình thức bia lon, bia chai, bia hơi, bia tươi.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã sớm nhìn thấy tiềm năng to lớn của thị trường bia Việt Nam. Họ đã vào Việt Nam bằng cách liên doanh với các công ty Việt Nam.
Trước kia chỉ có các nhà máy bia Hà Nội, Sài Gòn, Huế,...thì nay có thể nói mỗi tỉnh thành phố đều có một nhà máy bia. các nhà máy bia cung cấp cho thị trường hàng trăm triệu lít/ năm đủ các loại nhãn hiệu cũng như chất lượng.
Biểu 25: Các loại bia trên một số tỉnh thành phố
Nơi sản xuất
Nhãn hiệu
hà nội
Hà Nội, Hager, carlsberg, Halida
Tp hồ chí minh
333, Sài Gòn, Tiger, Heineken
nam định
Nada
hà bắc
Habana
vinh
Vida, Solavia, Huda, Halida
huế
Huda, tuborg, Huế beer,
quảng bình
Special sladex
đà nẵng
Đà nẵng, sông hàn
khánh hoà
Sanmiguel, vinaguel
phú yên
Phu da
tiền giang
BGI
Ngoài những loại bia sản xuất trong nước trên thị trường còn xuất hiện một số loại bia ngoại nhập CORONA(Mexico) ISENBECK(Đức)..
Từ chỗ cung nhỏ hơn cầu đến nay tình hình đã ngược lại. Mặc dù thị trường liên tục tăng nhưng do các cơ sở sản xuất bia quá nhiều cộng thêm với số lượng bia ngoại nhập dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên thị trường bia.
Biểu 26: Khả năng cung cấp bia các hãng.
Stt
Các đơn vị sản xuất bia
Công suất hiện có (triệu lít/ năm)
Công suất dự kiến năm 2003
(triệu lít/năm)
1
Công ty bia Sài Gòn
140
150
2
Công ty bia Hà Nội
50
100
3
Công ty bia Việt Nam
50
70
4
Công ty bia Tiền Giang
50
50
5
Công ty bia Khánh Hoà
25
35
6
Công ty bia Huế
30
30
7
Nhà máy bia Đông Nam á
50
50
8
Nhà máy bia Đà Nẵng
15
20
9
Nhà máy bia Đông Nai
10
20
10
Nhà máy bia Hà Tĩnh
10
10
11
Nhà máy bia Quảng Ngãi
5
10
12
Nhà máy bia Hải Phòng
5
10
13
Nhà máy bia Quảng Ninh
5
10
14
Các nhà máy bia khác là
91
185
Tổng
516
750
Nguồn: Trích báo cáo bộ công nghiệp nhẹ dự kiến chiến lược phát triển Rượu - BIA - Nước giải khát đến năm 2003.
Dưới đây là một số công ty có sản phẩm cạnh tranh với Công ty bia Hà Nội trên mọi thị trường sản phẩm của Công ty hiện đang tiêu thụ trên thị trường miền Bắc.
STT
Tên Công ty
Chủng loại sản phẩm
Nhãn hiệu sản phẩm
Công suất hiện có (triệu lít / năm)
Công nghệ chủ yếu
1
Công ty Bia Sài Gòn
Hơi
Chai
Lon
333
Sài Gòn
140
Pháp
2
Công ty bia Việt Nam
Chai
Lon
Heineken
Tiger
50
CHLB Đức
3
Nhà máy bia Đông Nam á
Hơi
Chai
Lon
Carlberg
Halida
50
Đan Mạch
4
Nhà máy bia Khánh Hoà
Hơi
Chai
Lon
Sanmiguel
Vinaguel
25
Pháp
Mạng lưới tiêu thụ của công ty
Người bán buôn
Đại lý
Công ty bia Hà Nội
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Đặc điểm khác biệt về mạng lưới tiêu thụ của Công ty bia Hà Nội so với các Công ty bia cùng ngành là:
- Không có đội ngũ nhân viên tiếp thị
- Công ty không kiểm soát toàn bộ hệ thống kênh tiêu thụ việc điều tiết bán hàng hoàn toàn do các đại lý của Công ty và đại lý mua bán đảm nhận. Hàng quí Công ty cử người tới các đại lý thăm hỏi tình hình tiêu thụ và thu nhập thông tin.
- Các đại lý phải thanh toán ngay trước khi giao hàng
b/ Thị trường tiêu thụ của Công ty bia Hà Nội
Thông thường các công ty bia đặt địa điểm sản xuất tại khu vực nào thì khu vực đó là thị trường chủ yếu lớn hơn các khu vực khác. Sở dĩ như vậy lad do các yếu tố không gian, chi phí vận chuyển.
Ví dụ: Công ty bia Sài Gòn cạnh tranh chủ yếu ở các thị trường miền Nam Công ty bia Hà Nội ở Hà Nội.
Công ty Bia Hà Nội có thị trường tiêu thụ rộng khắp từ miền Bắc tới miền Trung nằm tập trung vào 28 tỉnh thành phố.
Phương thức và đối tượng khách hàng của công ty chia làm 2 loại:
Loại 1 : Tiêu thụ theo hợp đồng, đại lý
Loại 2: Tiêu thụ theo hợp đồng mua bán
Biểu 28: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý của khách hàng hợp đồng đại lý năm 2001
TT
Tỉnh - T.phố
Bia hơi (l)
Bia chai (két)
1 két = 10 lít
Bia lon(thùng)
1 thùng = 7,92lít
1
Hà nội
820.788
1.296.170
102.741
2
Hải Dương
21.500
85.443
7.376
3
Hải Phòng
29.758
4.480
4
Quảng Ninh
43.400
263.926
26.189
5
Bắc Giang
196.200
87.939
6.166
6
Hà Tây
72.486
4.921
7
Phú Thọ
93.612
7.103
8
Thái Nguyên
70.449
5.100
9
Tuyên quang
28.165
1.790
10
Yên Bái
20.586
1.466
11
Nam Định
12.200
136.430
20.702
12
Ninh Bình
64.651
5.308
13
Thái Bình
23.255
4.205
14
Thanh Hoá
35.700
40.115
1.497
15
Nghệ An
14.135
260
16
Hoà Bình
7.927
475
17
Hà Giang
11.146
873
18
Lạng Sơn
18.636
1.684
19
Cao Bằng
4.464
935
20
Lai Châu
7.439
420
21
Lào Cai
8.919
354
22
Hưng yên
26.680
1.898
23
Bắc Ninh
31.939
3.127
24
Vĩnh Phú
39.102
3.402
25
Hà Nam
34.040
2.288
tổng số
1.129.788
2.517.412
214.760
Nguồn:Trích danh sách khách hàng năm 2001 của Công ty
Biểu 29: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý của khách hàng hợp đồng mua bán năm 2001
TT
Tỉnh - T.phố
Bia hơi (l)
Bia chai (két)
1 két = 10 lít
Bia lon(thùng)
1 thùng = 7,92lít
1
Hà Nội
14549386
389887
16.192
2
Hải Dương
39.200
23.942
1013
3
Hải Phòng
9.488
436
4
Quảng Ninh
6.993
190
5
Bắc Giang
11.568
408
6
Hà Tây
32.461
1.110
7
Phú Thọ
19.770
849
8
Thái Nguyên
6.550
230
9
Tuyên Quang
1.560
165
10
Yên Bái
3.564
102
11
Nam Định
8.316
506
12
Ninh Bình
23.581
693
13
Thái Bình
4.500
230
14
Thanh Hoá
15
Nghệ An
1.080
140
16
Hoà Bình
3.052
140
17
Hà Giang
1.287
178
18
Lạng Sơn
19
Cao Bằng
3.975
180
20
Lai Châu
14.258
633
21
Lào Cai
9.499
330
22
Hưng Yên
7.121
268
23
Bắc Ninh
78.200
19.407
703
24
Vĩnh Phú
13.962
499
25
Hà Nam
10.263
602
26
Bắc Cạn
8.966
225
27
Nội Bộ
5.023
159
1.282
28
Giấy giớithiêụ
9.800
41.614
935
Tổng số
14681609
676.923
28.239
Nguồn: Trích danh khách hàng năm 2001 của Công ty
Biểu 30: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý của khách hàng hợp đồng đại lý năm 2001
TT
Tỉnh - T.Phố
Bia hơi (đ/l)
Bia chai(đ/két)
Bia lon(đ/th)
1
Hà Nội
3289152000
129617000000
12328920000
2
Hải Dương
86000000
8544300000
885120000
3
Hải Phòng
2975800000
537600000
4
Quảng Ninh
173600000
26392600000
3142680000
5
Bắc giang
784800000
8793900000
739920000
6
Hà Tây
7248600000
590520000
7
Phú Thọ
9361200000
852360000
8
Thái Nguyên
7044900000
612000000
9
Tuyên Quang
2816500000
214800000
10
Yên Bái
2058500000
175920000
11
Nam Định
48800000
13643000000
2484240000
12
Ninh Bình
6463100000
636960000
13
Thái Bình
2325500000
504600000
14
Thanh Hoá
142800000
4011500000
179640000
15
Nghệ An
1413500000
31200000
16
Hoà Bình
792700000
57000000
17
Hà Giang
1114600000
104760000
18
Lạng Sơn
1863600000
202080000
19
Cao Bằng
446400000
112200000
20
Lai Châu
743900000
50400000
21
Lào Cai
891900000
42480000
22
Hưng Yên
2668000000
227760000
23
Bắc Ninh
3193900000
375240000
24
Vĩnh Phú
3910200000
408240000
25
Hà Nam
3404000000
274560000
Qua các số liệu ở bản trên chúng ta thấy rằng Công ty bia đã đầu tư năng lực sản xuất cho bia chai, bia hơi tốc độ tiêu thụ các loại bia này trên thị trường Hà Nội ngày càng tăng. Chứng tỏ rằng bên cạnh các loại bia khác cùng ngành bia chai bia hơi Hà Nội có thế mạnh trên thị trường đang được xem là cạnh tranh gay gắt.
Tuy nhiên chúng ta thấy lương bia chai của Công ty tăng ở thị trường Haỉ Dương, Thanh Hoá nhưng giảm ở Tuyên Quang, Hà Tĩnh ...
Điều đó chững tỏ rằng phần thị trường của bia Hà Nội đang bị thay thế bởi các hãng bia khác của các cơ sở sản xuất tại địa phương.
III. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm gần đây
A. Chỉ tiêu hiện vật.
Đó là những chỉ tiêu phản ánh tốc độ đo bằng lít, cái,chiếc để dánh giá tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. về mặt hiện vật ta so sánh con số sản lượng thực tế với sản lượng kế hoạch tiêu thụ bằng công thức:
Số tuyệt đối :
Sản lượng tiêu thụ thực tế - Sản lượng tiêu thụ kế hoạch
Biểu 31: Sản lượng tiêu thụ thực tế 2000 - 2001
Sản lượng tiêu thụ KH 00
(1000lit)
Sản lượng tiêu thụ TT 00
(1000lít)
Thực tế so với kế hoạch
Sản lượng tiêu thụ KT 01
(1000lít)
Sản lượng tiêu thụ TT 01
(1000lít)
Thực tế so với kế hoạch
45.000
46.489
1489
49.000
51.321,286
2321,286
Qua bảng ta thấy
Sản lượng công ty thực hiện so với kế hoạch năm 00 đã vượt 1489.000 lít
Sản lương công ty thực hiện so với kế hoạch năm 00 đã vượt 2.321.286 lít
Số tương đối
Năm 2000
Sản lượng năm 00 đã tăng 3,3 %
Năm 2001
Sản lượng năm 2001 đã tăng 4,7%
B. Chỉ tiêu giá trị
Đó là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thước đo là giá trị đồng tiền
1. Doanh thu
Phản ánh tốc độ tiêu thụ của doanh nghiệp qua mức doanh thu đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công thức xác định:
Trong đó DT = DT: Doanh thu
Q: sản lượng
P: giá bán
i: mặt hàng tiêu thụ
Tỷ lệ % doanh thu năm 00 đạt được:
Doanh thu năm 00 tăng 3,2%
Tỷ lệ % doanh thu năm 01 đạt được là:
Doanh thu năm 01 tăng lên 5,2%
Biểu 32 : Vốn sản xuất kinh doanh các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Vốn kinh doanh
132,471
136,929
142,454
143,430
Vốn lưu động
31.749
33,947
33,312
33,513
Doanh thu
310,294
382,228
394,675
415,453
Lợi nhuận
54,262
81,440
82
81
Lao Động(người)
704
695
668
700
Vòng quay vốn
(vòng/năm)
4,7
4,9
5
6
Nguồn:Trích báo cáo tổng kết năm 01 tại Công ty
2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nguồn vốn chủ yếu của Công ty hiện nay là vốn tự có đóng góp cho ngân sách Nhà Nước qua thuế vốn. Xu hướng tăng lên của nguồn vốn tự có buộc Công ty phải tính thu chi sao cho có hiệu quả. Công tác bảo toàn và phát triển vốn lưu động của Công ty thực hiện rất tốt.
Chỉ tiêu vòng vốn tăng lên đều đặn hàng năm, kỳ luân chuyển và hệ số đảm nhận giảm với lượng vốn lưu động không ngừng tăng lên giữa các năm. Chứng tỏ Công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả.
Biểu 33: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Số vòng luân chuyển
4,7
4,9
5
6
VLĐ(vòng/năm)
Kỳ luân chuyển bg
360
360
360
360
năm(ngày)
=76ng
=73ng
=72ng
=60ng
4,7
4,9
5
6
(2th 16ng)
(2th 13ng)
(2th 12ng)
(2 tháng)
Hệ số đảm nhận
1
1
1
1
của VLĐ
=0,21
=0,204
=0,2
=0,166
4,7
4,9
5
6
Nguồn: Trích báo cáo tài chính thực hiện năm 01 của công ty
3. Hệ số doanh lợi vốn sản xuất
Năm 1999 =
1 đồng vốn đầu tư vào sản xuất đem lại 0,59 đồng lợi nhuận
Năm 2000 =
1 đồng vốn đầu tư vào sản xuất đem lại 0,57 đồng lợi nhuận
Năm 2001 =
1 đồng vốn đầu tư vào sản xuất đem lại 0,56 đồng lợi nhuận
Qua con số trên ta thấy quy mô vốn đầu tư vào sản xuất ngày một tăng mà khả năng sinh lợi vốn ngaỳ càng giảm chứng tỏ hiệu quả kinh tế mang lại của 1 đồng vốn sản xuất là không cao.
4. Hệ số doanh thu:
Năm 1999 =
1 đồng doanh thu tạo ra 0,213 đồng lợi nhuận
Năm 2000 =
1 đồng doanh thu tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận
Năm 2001 =
1 đồng doanh thu tạo ra 0,19 đồng lợi nhuận
5. Hiệu quả sử dụng lao động
So sánh giữa doanh thu với số lượng lao động
Năm 2000 =
1 lao động bình quân 1năm làm việc đem lại cho công ty 0,59 tỷ đồng
Năm 2001 =
1 lao động bình quân 1 năm làm việc đem lạicho công ty 0,593 tỷ đồng
Qua con số trên ta thấy 1 lao động đem lại cho doanh thu cho công ty ngày một tăng chứng tỏ hiệu quả lao động con người cao
So sánh giữa lợi nhuận với số lượng lao động
Năm 2000 =
Bình quân 1lao động làm trong 1 năm làm việc đem lại 0,12 tỷ đồng lợi nhuậncho công ty.
Năm 2001 =
Bình quân 1lao động làm trong 1 năm làm đem lại 0,115 tỷ đồng lợi nhuận cho công ty.
VI. Đánh giá chung về công tác tiêu thụ ở công ty bia Hà Nội
1. Những thành tích đạt được trong công tác tiêu thụ của công ty:
Sản lượng và doanh thu tiêu thụ của công ty ngày một tăng . Năm 1998 Công ty đã thay thế hàng loạt két gỗ bằng két nhựa mặc dù giá thành két nhựa cao (két gỗ: 4350 đ/két, két nhựa 6500 đ/c) nhưng việc thay đổi này đã tạo cho việc bảo quản và vận chuyển bia được thuận tiện nhanh chóng giải phóng mặt bằng
Hàng năm Công ty tiến hành mở thêm đại lý với những khách hàng có đầy đủ điều kiện và có nguyện vọng nhận mở đại lý cho công ty. Công ty đã sử dụng có hiệu quả đòn bảy kinh tế và biện pháp khuyến khích lợi ích vật chẩt trong quá trình sản xuất kinh doanh cụ thể là các hình thức thưởng (thưởng cho khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm, hội nghị, hoa hồng...) Phạm vị tiêu thụ ngày càng mở rộng tập trung từ miền Bắc vào tới miền trung trải dài 28 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải phòng, ..Vinh
Các khách hàng tổng số lên tới hơn 700 khách hàng vừa đại lý vừa mua bán.
Biểu 34: Thị phần công ty bia Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 98
Năm 99
Năm 00
Năm 01
Sản lượng tiêu thụ bia Hà Nội
( 1000lit)
44.025
48.582
45.940
51.000
ồ Sản lượng tiêu thụ toàn ngành
(1000lít)
400.000
453.000
485.000
516.000
Thị phần bia Hà Nội %
11%
10,7%
9,5%
9,8%
Nguồn trích niên giám thống kê năm 2001
Do coi trọng hoạt động điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường coi đó là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch sản xuất và sản lượng tiêu thụ thực tế của Công ty ngày càng khớp với nhau đảm bảo các sản phẩm của công ty sản xuất ra không bị ứ đọng. Chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao giá cả phù hợp đáp ứng nhu đầy đủ số lượng theo yêu cầu từng thời điểm tới tận tay người tiêu dùng. Tăng cường cải tiến mẫu mã chủng loại đa dạng.
Chiến lược kinh doanh tập trung nâng cao chất lượng hoạt động và thoả mãn khách hàng, không ngừng đổi mới và cải tiến đáp ứng biến động của thị trường. mở rộng phạm vi tiêu thụ tới khu vực Trung nam.
2. Những tồn tại
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty tuy đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh nhưng sản phẩm chỉ mới vào tới một số tỉnh miền Trung với số lượng ít. Công ty còn có nhiều mặt kém so với các đối thủ cạnh tranh. Chất lượng chưa đồng đều, sản lượng chưa lớn.
3. Nguyên nhân của tồn tại
a. Khách quan
Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn việc sản xuất bia giả trên thị trường. Một số tỉnh vẫn có hiện tượng quảng cáo lấy uy tín của Công ty để bán sản phẩm của họ. Chính sách thuế của nhà nước còn cao.
b. Chủ quan
Qui mô sản xuất của Công ty tuy lớn so với đối thủ cạnh tranh nhưng rất nhỏ so với nhu cầu ngày càng tăng. Bởi vậy lượng bia mà Công ty cung cấp ra thị trường còn rất ít nhiều thị trường như Sài Gòn còn bị bỏ ngỏ. Một số hãng khác chớp lấy cơ hội và xâm nhập thị trường mà nhà máy bia Đông Nam á với sản phẩm Halida là ví dụ
Công ty bia là doanh nghiệp nhà nước nên có thế mạnh tiềm lực tài chính nhưng trong thời gian qua nguồn tài chính này không đủ cho nhu cầu sản xuất. Nhà nước cấp vốn cho Công ty còn quá ít so với vốn cần cho đầu tư việc vay vốn ở các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn do vốn lớn.
Công ty chưa tạo được thế lực về marketing. Là Công ty có qui mô tương đối lớn nhưng bộ phận marketing chỉ có ba người do vậy việc thu thập thông tin tình hình tiêu thụ của các đại lý chưa được tăng cường.
Những khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng những tháng cuối năm và kế hoạch của năm tơí, ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ của công ty. Để thực sự phát huy hết công suất thiết bị của Công ty, đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ, sức sản xuất tối đa phải tương đương. Đây là vấn đề đòi hỏi Công ty phải có hướng giải quyết hợp lý.
Phần III
Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Bia Hà Nội.
Tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để tiêu thụ sản phẩm, trang trải các khoản chi phí, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường không phải là vấn đề đơn giản.
Hiện nay sản phẩm của Công ty vẫn đang được ưa chuông trên thị trường. Chủ yếu là do chất lượng bia đã đạt tới mức độ tương đối với giá cả phù hợp với thu nhập của người dân. Hơn nữa cung về sản phẩm của Công ty không đủ đáp ứng nhu cầu hiện nay. Trong thời gian tới Công ty mở rông công suất đưa sản lượng lên 100 triệu lít/ năm nhưng đồng thời khi đó cũng sẽ có rất nhiều cơ sở sản xuất bia với qui mô lớn. Khi đó cung về bia sẽ vượt quá nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng với mức thu nhập đang dần được tăng lên sẽ có nhiều khả năng cơ hội lựa chọn những loại bia phù hợp với chất lương cao hình thức đẹp mà không bận tâm đến giá cao hay thấp. Liệu khi đó sản phẩm của Công ty có được thị hiếu người tiêu dùng chấp nhận hay không? Các hãng bia khác có thay thế thị trường của Công ty hay không? Đây là vấn đề cấp bách đặt ra cho Công ty.
Qua sự phân tích ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại về công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bia Hà nội trong phần viết này em xin trình bày một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
I. Tăng cường quản lý kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm
1. Cơ sở lý luận thực tiễn
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố không nhỏ tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy muốn đứng vững trên thị trường thì bắt buộc doanh nghiệp phải quan tâm tới chất lượng những sản phẩm mình sản xuất ra.
Đối với bia, chất lượng sản phẩm chính là vị thơm đặc trưng cho bia Hà Nội sản xuất từ malt đại mạch và hoa houblon không có mùi vị lạ, màu sắc có màu vàng tự nhiên trong suốt không có cặn, bọt trắng ,mịn, bám cốc lâu tan, khi rót ra cốc có chiều cao ít nhất là 3 cm, thời gian tan bọt ít nhất là 3 phút.
Bia chai và bia hơi là sản phẩm truyền thống của Công ty trên thị trường, có chất lượng tốt. Tuy nhiên với bia lon việc tiêu thụ còn rất chậm so với sản phẩm bia lon khác cùng ngành.
Mặc dù những sản phẩm truyền thống của Công ty đã và đang được tiêu thụ trên thị trường nhưng không có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng những sản phẩm đó sẽ tiếp tục tồn tại trên thị trường nếu như Công ty không duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Nội dung biện pháp
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Việc quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty phải được thực hiện bằng cách tổ chức tốt công tác quản lý kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tất cả các khâu Công ty phải thực hiện các biện pháp sau:
- Phải có sự phân cấp quản lý kỹ thuật chức năng rõ ràng không chồng chất lên nhau để khác phục tình trạng thiếu trách nhiệm dẫn đến đổ lỗi cho nhau. Việc quản lý chất lượng trước hết phải giao cho phân xưởng sản xuất. Quản đốc phải giao nhiệm vụ cho từng tổ trưởng, các tổ trưởng lại tiếp tục giao từng phần việc cho các tổ viên.
- Giao quyền cho các cán bộ và kỹ thuật viên kiểm tra, khắc phục hư hỏng rồi báo lại cho các đơnvị. Từng kỹ thuật viên theo dõi quản lý ở mỗi khâu phải có kế hoạch xem xét phân tích những thông số kỹ thuật có liên quan ở khâu mình quản lý. Có như vậy mới dự kiến được các sự cố kịp thời khắc phục tránh tình trạng sử lý bị động.
Ví dụ: ở khu vực chiết chai, rửa chai các cán bộ kỹ thuật công nhân vận hành phải kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật như nhiệt độ các bể, nồng độ xút, chế độ phun tia. Nếu tiêu chuẩn nào không đủ phải kịp thời xử lý để đảm bảo chai rửa luôn sạch sẽ.
Phải xử lý và kiểm tra được tất cả các loại sảnphẩm đã xuất hiện trên thị trường để phát hiện,chống hàng giả để không ảnh hưởng uy tín chất lượng sản phẩm của Công ty
Sơ đồ 4: Mô hình quản lý chất lượng hiện hành ở Công ty
giám đốc
Thông tin phản hồi từ khách hàng
Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất
Trưởng phòng KTCN + KCS
Nấu
Lên men
Thành phẩm
Men giống
Nguyên vật liệu
Bán thành phẩm
Bia lọc
Thành phẩm
Vi sinh
Bao bì
Biểu 36: Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Công ty đạt được 6 tháng đầu năm 2001
Chỉ tiêu
Bia chai
Bia hơi
Bia lon
1. Chỉ tiêu hóa học
Chất tan ban đầu ( S )
10,5+/-0,2
10+/-0,2
11+/-0,2
Hàm lượng cồn (%V)
3,3+/-0,2
3+/-0,2
3,7+/-0,2
Hàm lượng CO2(g/l)
>4,8
.2,8
>4,9
Độ chua (g/l)
<1,35
<1,44
<1,35
Độ màu (EBC)
6,5-8
6-7
7-8
Điaxely (mg/l)
<0,130
<0,15
<0,135
2. Chỉ tiêu vi sinh
Vi khuẩn hiếm khí
100 kh.lạc/1mb
100kh.lạc/1mb
100kh.lạc/1mb
Vi khuẩn kỵ khí
không có
không có
không có
Ecoli
không có
không có
không có
Nấm men, nấm mốc
không có
không có
không có
Vi sinh gây đục
không có
không có
không có
Vi khuẩn gây bệnh
không có
không có
không có
3. Chỉ tiêu cảm quan
Mùi :
Thơm đặc trưng
Thơm đặc trưng
Thơm đặc trưng
cho bia HN sản
cho bia HN sản
cho bia HN sản
xuất từ đại mạch
xuất từ đại mạch
xuất từ đại mạch
và hoa houblon
và hoa houblon
và hoa houblon
Vị :
Đặc trưng của
Đặc trưng của
Đặc trưng của
bia HN Đậm đà
bia HN Đậm đà
bia HN Đậm đà
có hậu vị, không
có hậu vị, không
có hậu vị, không
có vị lạ
có vị lạ
có vị lạ
Mầu sắc, độ trong :
Vàng, sáng tự
Vàng, sáng tự
Vàng, sáng tự
nhiên, trong suốt
nhiên, trong suốt
nhiên, trong suốt
không có cặn
không có cặn
không có cặn
Bọt :
Trắng mịn, bám
Trắng mịn, bám
Trắng mịn, bám
cốc, lâu tan, khi
cốc, lâu tan, khi
cốc, lâu tan, khi
rót ra cốc có độ
rót ra cốc có độ
rót ra cốc có độ
cao ít nhất 3 cm
cao ít nhất 3 cm
cao ít nhất 3 cm
thời gian tan bọt
thời gian tan bọt
thời gian tan bọt
ít nhất 3 phút
ít nhất 3 phút
ít nhất 3 phút
* Về nguyên liệu : Đảm bảo cung cấp nguyên liệu đúng quy cách chất lượng và thời gian. Do chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm nên nguyên liệu trước khi nhập kho cần phải được kiểm tra chặt chẽ. Người làm công tác kiểm tra nguyên liệu phải được kiểm tra chặt chẽ, phải được đào tạo chuyên môn và nắm được tiêu chuẩn thu mua. Nắm bắt được chất lượng lô hàng, lấy mẫu mã đúng quy cách có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong kiểm tra quyết không đưa vào sản xuất những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra....
Về tổ chức : Cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt, phòng kỹ thuậtcông nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu triển khai duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc ngăn ngừa các mối nguy hại trong quá trình sản xuất.
Phòng kế hoạch tiêu thụ : Vừa đảm nhận công tác tiêu thụ vừa thực hiện việc cập nhật các thông tin về chất lượng sản phẩm từ phía khách hàng phản hồi nhanh tới nơi sản xuất để các phòng ban liên quan có phương án kiểm tra giám sát cũng như hiệu chỉnh mức chất lượng từ đó luôn tung ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao vào bất kỳ thời điểm nào.
* Về trang thiết bị : Thiết bị đo lường phải đầy đủ, có độ chính xác cao như cân, đo, phân tích hoá học.
Công ty cần đầu tư thay thế những thiết bị đã cũ, hỏng, tổ chức thực hiện tốt bảo quản máy móc thiết bị đúng kỹ thuật theo kế hoạch đã đặt ra.
Công ty nên mở lớp, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân công ty học tập để tham gia phát huy tối đa khả năng sáng tạo.
3. Hiệu quả đem lại :
Việc xác định hiệu quả kinh tế cho các biện pháp về quản lý và kỹ thuật được đưa ra ở trên để nâng cao chất lượng sản phẩm là khó có thể xác định được chính xác vì nó liên quan đến chi phí, giá thành. Quản lý chất lượng tốt sẽ mang lại cho Công ty là tránh những hao phí do sản phẩm hỏng, tiết kiệm thời gian, lao động nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm. Chúng ta có thể xem xét giảm hao phí bằng cách làm giảm sản lượng bia không đảm bảo phẩm chất qua hai biểu sau:
Biểu 37: Lượng bia tiết kiệm do giảm tỷ lệ kém phẩm chất.
Loại bia
Sản lượng sản xuất KH 01 (lít)
Tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng TT 01 %
Tỷ lệ kém phẩm chất KH 01
Lượng
bia tiết kiệm
Giá bán đồng/lít
Số tiền thu được
(đồng)
Hơi
15.000.000
0,0032%
0,003%
450
4000
1.800.000
Chai
31.000.000
0,009%
0,0035%
1085
10.000
10.850.000
Lon
3.000.000
0,05%
0,04%
1200
15.000
18.000.000
Tổng
2735
30.650.000
Nguồn - Trích báo cáo tổng kết sản xuất năm 01 tại Công ty
Như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10212.DOC