Tài liệu Đề tài Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện: Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và trau dồi cho tôi nhiều kiến thức nghiệp vụ và những hiểu biết về cuộc sống trong suốt 4 năm qua.
Tôi cũng xin được cảm ơn các cán bộ của TAND thành phố Hà Nội, các chuyên viên của Bộ Tư pháp và TANDTC, gia đình và bạn bè đã trợ giúp, động viên tôi trong quá trình viết khoá luận.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, thạc sỹ Bùi Ngọc Sơn- chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình hướng dẫn và góp ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành khoá luận này.
Danh mục các cụm từ viết tắt
trong khoá luận
Từ viết tắt viết đầy đủ tiếng việt
PLTTGQCVAKT Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án kinh tế
TAND Toà án nhân dân
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
HĐKT Hợp đồng kinh tế
HĐTM Hợp đồng thương mại
HĐDS Hợp đồng dân sự
HĐTD Hợp đồng tín dụng
HĐBH H...
101 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và trau dồi cho tôi nhiều kiến thức nghiệp vụ và những hiểu biết về cuộc sống trong suốt 4 năm qua.
Tôi cũng xin được cảm ơn các cán bộ của TAND thành phố Hà Nội, các chuyên viên của Bộ Tư pháp và TANDTC, gia đình và bạn bè đã trợ giúp, động viên tôi trong quá trình viết khoá luận.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, thạc sỹ Bùi Ngọc Sơn- chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình hướng dẫn và góp ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành khoá luận này.
Danh mục các cụm từ viết tắt
trong khoá luận
Từ viết tắt viết đầy đủ tiếng việt
PLTTGQCVAKT Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án kinh tế
TAND Toà án nhân dân
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
HĐKT Hợp đồng kinh tế
HĐTM Hợp đồng thương mại
HĐDS Hợp đồng dân sự
HĐTD Hợp đồng tín dụng
HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
BLDS Bộ luật dân sự
XHCN Xã hội chủ nghĩa
TBCN Tư bản chủ nghĩa
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
HTXTD Hợp tác xã tín dụng
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Uỷ ban nhân dân
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
Mục lục
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhà kinh tế học thường nói: nếu như nội thương là ống dẫn thì ngoại thương là máy bơm, thu hút ngoại lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước. Nhằm thúc đẩy cho nội thương và ngoại thương cùng phát triển, bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong thời kì mở cửa kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới, cần phải có những tiền đề, những nền tảng vững chắc và thiết yếu mà một trong những nền tảng đó là một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và một cơ chế đảm bảo cho việc thực thi nghiêm chỉnh pháp luật.
Trong những năm vừa qua, hệ thống các văn bản pháp luật kinh tế đã góp phần đáng kể vào việc hình thành cơ chế quản lý kinh tế mới, tạo lập hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện cho sự phát triển năng động của các doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật này cũng góp phần vào việc hình thành nhiều thành phần kinh tế mới, thúc đẩy việc giao lưu và phát triển kinh tế, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, ổn định và làm lành mạnh hoá nền tài chính của đất nước. Tuy vậy, hiện nay vẫn đang tồn tại thực trạng là các văn bản pháp luật kinh tế hiện hành vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chung chung, làm hạn chế quyền chủ động và chưa phát huy hết tiềm năng của các chủ thể kinh doanh, chưa đáp ứng được yêu cầu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết pháp luật của các chủ thể kinh doanh còn yếu kém, thiếu cập nhật. Không ít các chủ thể không có trong tay, không biết và cũng không hiểu các quy định của pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến thiếu định hướng trong kinh doanh, không nhận thức một cách đầy đủ tính hợp pháp hay bất hợp pháp trong hành vi của mình, hoặc cố ý vận dụng sai, hiểu sai quy định của pháp luật theo hướng có lợi cho mình; nên vi phạm pháp luật làm phát sinh tranh chấp.
Ngoài ra, tranh chấp kinh tế còn phát sinh do sự khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán giữa các vùng miền, các quốc gia, khu vực trên thế giới. Trong hoạt động thương mại quốc tế, điều này là tất yếu vì mỗi quốc gia, khu vực đều có tập quán thương mại, thông lệ khác nhau, nếu không có sự thống nhất hoặc tìm hiểu xem xét các tập quán thông lệ đó thì việc hợp tác kinh doanh chắc chắn sẽ gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
Tất cả những điều đó đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải có sự điều chỉnh và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế, mà cụ thể là điều chỉnh và hoàn thiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ban hành ngày 16/03/1994. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (dưới đây viết tắt là PLTTGQCVAKT) chính là văn bản trực tiếp hướng dẫn thủ tục tố tụng kinh tế, giải quyết các loại hình tranh chấp kinh tế, bởi vậy cần phải có sự sửa đổi bổ sung một cách chặt chẽ và phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật kinh tế để làm cho PLTTGQCVAKT thực sự là cơ sở pháp lý cần thiết cho các quan hệ kinh tế của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nói riêng và cho sự phát triển năng động, sáng tạo của nền kinh tế nói chung. Đề tài “ Một số bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện” được lựa chọn làm khoá luận tốt nghiệp cũng bởi tính cấp thiết và vai trò quan trọng này của nó.
2. Mục đích của khoá luận:
Nghiên cứu những quy định chung của PLTTGQCVAKT
Tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Toà án trong những năm gần đây
Đề cập đến những vướng mắc tồn tại và phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án
Đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng án kinh tế
3. Kết cấu của Khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về PLTTGQCVAKT
Chương 2: Một số bất cập của PLTTGQCVAKT
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế
Có thể thấy, vấn đề về pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế hiện nay rất phức tạp, đa dạng và có nhiều chiều cạnh. Trong điều kiện thời gian hạn hẹp, kiến thức chưa sâu, hiểu biết thực tế chưa nhiều, người viết chỉ mong muốn sẽ đưa được tới độc giả một cái nhìn tổng thể bao quát về vấn đề này. Sự góp ý, bổ sung của quý độc giả sẽ là nguồn động viên lớn cho tôi và sẽ giúp ích nhiều cho tôi trong quá trình tiếp tục đi sâu nghiên cứu đề tài.
Hà Nội ngày 05/12/2002
Triệu Thu Huyền
Chương I
Khái quát chung về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
I.Khái niệm thủ tục tố tụng kinh tế
1. Khái niệm tranh chấp kinh tế
1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế
“ Tranh chấp kinh tế” là một khái niệm cơ bản và quan trọng bởi việc xác định khái niệm này sẽ giúp cho chúng ta thấy được bản chất đích thực của nó cũng như tìm ra các biện pháp hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp này một cách có hiệu quả.
ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp kinh tế còn gây nhiều tranh cãi, do vậy việc xác định rõ khái niệm này trong mối tương quan giữa nó với các tranh chấp thương mại, tranh chấp dân sự khác trong điều kiện pháp luật thực định Việt Nam là chưa đủ cơ sở thuyết phục.
Tuy vậy, thông qua định nghĩa về tranh chấp thương mại theo Điều 238 Luật thương mại 1997:
“ tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”
và qua khái niệm kinh doanh theo khoản 2 Điều 3 Luật doanh nghiệp 1999:
“ kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
có thể thấy hành vi thương mại cũng là một hành vi kinh doanh và cũng được coi là hoạt động kinh tế theo nghĩa rộng. Cho nên, về bản chất, tranh chấp thương mại cũng là một dạng của tranh chấp kinh tế và có thể tạm định nghĩa: tranh chấp kinh tế là sự biểu hiện những xung đột hay mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế trong quá trình kinh doanh, bao hàm cả khái niệm tranh chấp thương mại.
1.2. Phân biệt tranh chấp kinh tế với tranh chấp dân sự
Tranh chấp kinh tế khác với tranh chấp dân sự ở một số điểm sau:
* Tranh chấp kinh tế thường chỉ gắn liền với những yếu tố tài sản, những lợi ích của các bên có tranh chấp và chỉ phát sinh từ các quan hệ vì mục đích kinh doanh. Các tranh chấp dân sự, trong khi đó, có thể vừa mang tính chất tài sản vừa mang tính chất nhân thân phi tài sản.
* Giá trị tranh chấp kinh tế thường rất lớn. Các tranh chấp kinh tế thường làm ảnh hưởng kinh tế không những cho bên cùng tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của cả cộng đồng kinh doanh. Do đó, tranh chấp kinh tế thường có tính nguy hiểm hơn tranh chấp dân sự.
* Bên bị vi phạm trong quan hệ kinh tế không những được bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra và có lỗi của bên kia) giống như bên bị vi phạm trong quan hệ luật dân sự mà còn có quyền đòi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế (HĐKT).
* Chủ thể trong quan hệ có tranh chấp kinh tế chủ yếu là các chủ thể kinh doanh, hoặc nếu không trực tiếp kinh doanh thì ít nhất họ là những người tiến hành hành vi đầu tư vốn nhằm mục đích kinh doanh sinh lời. Tranh chấp dân sự lại chủ yếu phát sinh từ các chủ thể không bắt buộc phải kinh doanh.
1.3. Các loại tranh chấp kinh tế
Theo quy định tại Điều 12 PLTTGQCVAKT, có thể thấy tranh chấp kinh tế gồm các loại sau:
* Các tranh chấp về HĐKT giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh.
* Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.
* Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
* Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật, nghĩa là pháp luật tố tụng chưa dự kiến, liệt kê được loại tranh chấp đó.
Những tranh chấp kinh tế nói trên khi xảy ra và được cơ quan Toà án có thẩm quyền giải quyết theo một trình tự thủ tục, nguyên tắc nhất định thì được gọi là vụ án kinh tế.
2. Khái niệm tố tụng kinh tế
2.1. Khái niệm tố tụng kinh tế
Khi phát sinh tranh chấp kinh tế mà các bên không thể tự thoả thuận, thương lượng được và không thoả thuận trước về việc giải quyết tại cơ quan trọng tài thì tranh chấp kinh tế sẽ được giải quyết theo thủ tục luật định ở cơ quan Toà án có thẩm quyền. Quá trình giải quyết một vụ tranh chấp kinh tế theo một thủ tục nhất định trước cơ quan toà án kinh tế gọi là tố tụng kinh tế.
Với tư cách là một chế định pháp luật quan trọng của pháp luật kinh tế, tố tụng kinh tế được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan Toà án với người tham gia tố tụng trong quá trình Toà án giải quyết các vụ án kinh tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng.
2.2. Đặc điểm của tố tụng kinh tế
So với các hình thức tố tụng khác, tố tụng kinh tế có một số đặc điểm sau:
* Tố tụng kinh tế phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế ở Toà án kinh tế.
* Căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ tố tụng kinh tế là sự vi phạm pháp luật kinh tế hoặc sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh doanh.
* Chủ thể bắt buộc tham gia quan hệ pháp luật tố tụng kinh tế là Toà án kinh tế và nhà kinh doanh.
* Mục đích của giải quyết tố tụng kinh tế là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm của các bên tham gia quan hệ kinh tế nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
3. Vai trò của tố tụng kinh tế
Pháp luật tố tụng kinh tế của nước ta quy định vai trò chủ động và tích cực của Toà án trong tất cả các giai đoạn tố tụng, từ lúc thụ lý cho đến khi ra quyết định thi hành án, trừ nghĩa vụ điều tra vụ án. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trước hết là quyền và nghĩa vụ của đương sự. Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác và hiệu quả.
Tố tụng kinh tế nước ta cũng bảo đảm cho các đương sự trong vụ án có đầy đủ các quyền tố tụng, để họ có thể bảo vệ được quyền lợi của mình tại Toà án. Đương sự có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, kiểm sát viên; kháng cáo, kháng nghị ..., có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình và có quyền tranh luận tại phiên toà.
Cũng như tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng theo pháp luật. Khi phát sinh tranh chấp, Toà án chỉ giải quyết khi các đương sự yêu cầu. Quyền tự định đoạt này còn thể hiện ở quyền của các đương sự được tự hoà giải trước Toà, quyền rút đơn, thay đổi, bổ sung đơn kiện. Nếu các bên không thể hoà giải, thương lượng được và không lựa chọn trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp thì khi đó Toà án mới thực hiện giải quyết tranh chấp bằng việc xét xử.
Vai trò của tố tụng kinh tế cũng thể hiện ở việc đảm bảo sự bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế. Một khi các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đã tham gia tố tụng kinh tế thì không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (THNH), hợp tác xã... Các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau theo quy định của pháp luật tố tụng.
Tố tụng kinh tế góp phần đảm bảo thực hiện giải quyết tranh chấp kinh tế nhanh chóng, đúng pháp luật. Việc giải quyết nhanh chóng thể hiện trong nhiều quy định như rút ngắn các thời hiệu, thời hạn, hạn chế việc giao vụ án bị kháng cáo, kháng nghị để xem xét lại... Đây là một vai trò quan trọng của tố tụng kinh tế vì nó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức, từ đó mang lại lợi ích cho các chủ thể kinh tế, đẩy nhanh quá trình giải quyết tố tụng kinh tế cho Toà án. Trong thời đại hội nhập, mở cửa và hợp tác ngày nay, đây chính là một thuận lợi, một cơ hội lớn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh hợp tác kinh doanh trong nước.
II. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vụ án kinh tế
Nguyên tắc giải quyết các vụ án kinh tế là những tư tưởng chỉ đạo đối với việc giải quyết các vụ án kinh tế, được các quy phạm pháp luật về tố tụng kinh tế ghi nhận qua những nội dung cơ bản và đặc trưng của tố tụng kinh tế.
Việc tuân thủ các nguyên tắc của tố tụng kinh tế là tiền đề cho việc đảm bảo giải quyết vụ án kinh tế khách quan, đúng pháp luật.
1. Nguyên tắc tự định đoạt
Đây là nguyên tắc xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể kinh doanh. Theo nguyên tắc này, PLTTGQCVAKT đã quy định cho đương sự quyền được khởi kiện, quyền yêu cầu Toà án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp trong những trường hợp nhất định. Nguyên đơn được quyền thay đổi nội dung đơn kiện, rút đơn khởi kiện, cũng như đương sự có quyền hoà giải, thương lượng trong quá trình giải quyết vụ án.
2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
Khi các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh tham gia tố tụng thì không có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cá nhân đăng ký kinh doanh. Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng.
3. Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh
Khác với tố tụng dân sự, trong tố tụng kinh tế, Toà án không có nghĩa vụ phải điều tra xác minh các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án, mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp, thu thập tài liệu chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Như vậy, có thể thấy kết quả của một vụ tranh tụng tại Toà án phụ thuộc nhiều vào việc đương sự có cung cấp đầy đủ các chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình hay không.
4. Nguyên tắc hoà giải
Hoà giải là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng kinh tế. Khi có tranh chấp phát sinh, trước hết, các bên đương sự phải tự tiến hành hoà giải, thương lượng. Khi không hoà giải được thì bên bị vi phạm quyền lợi mới có quyền khởi kiện vụ án tại Toà án nhân dân (TAND) có thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế, Toà án có trách nhiệm phải hoà giải giữa các bên đương sự, nếu không sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Xét về nguyên tắc, hoà giải không chỉ giải quyết vấn đề ai đúng ai sai mà thực chất là khuyến khích các bên thừa nhận lĩnh vực quyền lợi chung. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các vụ án kinh tế thành công ở giai đoạn hoà giải.
5. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời
Có thể xem đây là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng kinh tế bởi nó chi phối tất cả các thời hạn tố tụng trong việc giải quyết các vụ án kinh tế. Việc giải quyết nhanh chóng vụ án kinh tế thể hiện trong nhiều quy định như: rút ngắn các thời hiệu, thời hạn, hạn chế việc giao vụ án cho Toà án cấp dưới để xét xử lại (tham khảo bảng 1-trang 19 dưới đây).
6. Nguyên tắc xét xử công khai
Xét xử công khai cũng là một nguyên tắc hiến định đối với hoạt động của Toà án (Điều 131- Hiến pháp Việt Nam 1992). Việc xét xử của Toà án ngoài mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự còn có ý nghĩa giáo dục việc tuân theo pháp luật. Theo đó, các vụ án kinh tế đều được xét xử công khai trừ trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
III. Thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế của Toà án
1. Thẩm quyền theo vụ việc
Khi xảy ra tranh chấp kinh tế, đương sự phải khởi kiện đúng Toà án có thẩm quyền, các Toà án cũng phải xem xét và thụ lý vụ án đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Toà án Kinh tế có thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế quy định tại Điều 12 PLTTGQCVAKT như sau:
1. Các tranh chấp về HĐKT giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.
2. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.
3. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
4. Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Toà án kinh tế còn có thẩm quyền giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Đối với những tranh chấp kinh tế thuộc các loại trên, nhưng lại có yếu tố nước ngoài thì chỉ áp dụng luật tố tụng của Việt Nam để giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế khi không có quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.
2. Thẩm quyền theo cấp xét xử
Sau khi đã xác định được thẩm quyền về vụ việc, cần xem xét vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của Toà án kinh tế cấp nào. Theo quy định của PLTTGQCVAKT:
* TAND cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp HĐKT có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu VND, trừ tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
* Toà kinh tế TAND cấp tỉnh xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. Trong trường hợp cần thiết, khi vụ án có nhiều tình tiết phức tạp hay có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện để xem xét.
Toà kinh tế TAND cấp tỉnh xét xử phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án quyết định, sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Toà án cấp tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết việc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xét xử của Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh đối với các vụ án kinh tế là: giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
* Toà kinh tế TANDTC giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị.
Uỷ ban thẩm phán TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc TANDTC bị kháng nghị. Đồng thời, Toà cũng kiêm giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Hội đồng thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà quyết định của Uỷ ban thẩm phán TANDTC bị kháng nghị.
3. Thẩm quyền theo lãnh thổ
Trong trường hợp vụ án kinh tế diễn ra giữa các bên đóng ở các địa phương khác nhau, thì Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Việc lựa chọn này thường xảy ra khi nguyên đơn thấy có thể mang lại những thuận lợi nhất định. Theo quy định của PLTTGQCVAKT thì nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong số các Toà án kinh tế có thẩm quyền theo những trường hợp dưới đây để khởi kiện vụ án kinh tế:
* Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án.
* Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án.
* Nếu vụ án phát sinh do vi phạm HĐKT thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án.
* Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án.
* Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc cư trú của bị đơn giải quyết vụ án.
* Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án.
IV. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
1. Khởi kiện và thụ lý vụ án
Khởi kiện vụ án kinh tế là việc cá nhân, pháp nhân có đủ tư cách của một chủ thể kinh doanh có quyền khởi kiện vụ án kinh tế theo thủ tục pháp luật quy định để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị tranh chấp hoặc bị xâm phạm. Các cơ quan Nhà nước (như Viện kiểm sát) không có quyền này.
Để khởi kiện vụ án kinh tế, người khởi kiện- cá nhân hoặc pháp nhân-phải làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết trong thời hạn 6 tháng từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh cho các yêu cầu của nguyên đơn.
Thụ lý vụ án kinh tế là việc Thẩm phán chấp nhận đơn của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý của Toà án. Toà án sẽ thụ lý vụ án với điều kiện sau:
* Người khởi kiện có quyền khởi kiện
* Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
* Đơn kiện được gửi đúng thời hiệu khởi kiện
* Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí
* Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
* Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài.
Khi nhận đơn kiện, Toà án sẽ xem xét các điều kiện, nếu thấy thoả mãn sẽ thông báo cho nguyên đơn biết và yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật.
2. Chuẩn bị xét xử
Đây là giai đoạn rất quan trọng để làm cơ sở cho việc xét xử sơ thẩm đúng pháp luật, khách quan, công bằng.
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn này có thể được kéo dài đến 60 ngày đối với những vụ án phức tạp.
Trong công tác chuẩn bị xét xử, Toà án kinh tế phải tiến hành những công việc sau:
Thứ nhất, Toà án phải thông báo cho bị đơn và những người có liên quan biết nội dung đơn kiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Những người này có nghĩa vụ gửi ý kiến của mình bằng văn bản về đơn kiện và cung cấp cho Toà án những tài liệu có liên quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Thứ hai, Toà án tiến hành xác minh và thu thập chứng cứ, tài liệu để chuẩn bị cho việc xét xử. Trong tố tụng kinh tế, nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu thấy cần thiết, Toà án có thể tự mình tiến hành hoặc uỷ thác cho Tòa án khác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án nhưng không có nghĩa vụ phải điều tra.
Thứ ba, trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải giữa các đương sự. Đây là công việc bắt buộc Toà án phải tiến hành. Nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong thời hạn 10 ngày. Quyết định này có hiệu lực ngay sau khi tuyên bố và việc giải quyết vụ án kinh tế được kết thúc.
Trong trường hợp các đương sự không thể thoả thuận với nhau được thì Tòa án lập biên bản hoà giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, hoà giải không thành sẽ đưa tiến trình giải quyết vụ án sang giai đoạn tiếp theo- giai đoạn xét xử sơ thẩm.
3. Phiên toà sơ thẩm
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 10 ngày, Toà án phải mở phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thời hạn đó cũng không được kéo dài quá 20 ngày.
Yêu cầu của việc xét xử là kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ chứng cứ đã thu thập được, trên cơ sở đó vận dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết chính xác quyền và nghĩa vụ của các đương sự để ra bản án phù hợp với sự thật khách quan. Giai đoạn tố tụng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu Toà án ra bản án phù hợp với sự thực, đúng pháp luật thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật ngay, vụ án sẽ được giải quyết dứt điểm. Song, nếu xét xử sơ thẩm sai thì bản án sẽ bị kháng cáo, kháng cáo, kháng nghị, việc giải quyết vụ án kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của các bên.
Phiên toà sơ thẩm vụ án kinh tế được tiến hành dưới sự điều khiển của Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và một Hội thẩm. Đây là điều khác biệt căn bản so với Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự vì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, tức là số lượng Thẩm phán ít hơn.
Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định và kiểm sát viên (nếu Viện kiểm sát yêu cầu tham gia phiên toà).
Thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm được quy định trong các Điều 46, 47, 48, 51, 53 PLTTGQCVAKT.
4. Thủ tục phúc thẩm
4.1. Thủ tục phúc thẩm
Thủ tục phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Việc tiến hành phúc thẩm các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới không những nhằm mục đích sửa chữa và khắc phục những sai sót của Toà án trong các bản án, quyết định đó, mà còn là thủ tục quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Mặt khác, thủ tục phúc thẩm còn tạo thuận lợi cho Toà án cấp trên kiểm tra chất lượng và chỉ đạo hoạt động xét xử Toà án cấp dưới, bảo đảm việc giữ vững cũng như tăng cường pháp chế nói chung.
Quyền kháng cáo thuộc về đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Quyền kháng nghị thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp.
Thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 10 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là 20 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định.
Kháng cáo, kháng nghị hợp lệ có hậu quả pháp lý là tạm thời đình chỉ việc chấp hành bản án, quyết định sơ thẩm. Nếu toàn bộ bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, thì toàn bộ bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định chỉ bị kháng cáo, kháng nghị một phần thì chỉ có phần bị kháng cáo, kháng nghị là chưa có hiệu lực pháp luật; phần còn lại vẫn có hiệu lực.
Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo việc kháng cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp, cho các đương sự và những người có quyền lợi liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người kháng cáo xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có trách nhiệm gửi cho Toà án cấp phúc thẩm ý kiến của mình về kháng cáo, kháng nghị trong vòng 7 ngày kể từ ngày khi nhận được thông báo.
Trước khi mở phiên toà, Toà án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các đương sự hoặc chủ động ra quyết định nếu xét thấy cần thiết. Toà án cũng có thể áp dụng nhiều biện pháp nhằm xác minh, thu thập chứng cứ... bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng sự thật.
4.2. Phiên toà phúc thẩm
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Toà án cấp sơ thẩm gửi đến, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà xét xử. Thời hạn này có thể kéo dài nếu vụ án này có nhiều tình tiết phức tạp, song không quá 2 tháng.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán. Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị. Trong các trường hợp khác, Viện kiểm sát có thể tham gia nếu thấy cần thiết. Nếu Viện kiểm sát phải tham gia hoặc yêu cầu tham gia phiên toà mà không thể tham gia được thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà.
Về mặt thủ tục, phiên toà phúc thẩm được tiến hành giống như phiên toà sơ thẩm, nhưng trước khi xem xét kháng cáo, kháng nghị, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo, kháng nghị.
Kết thúc phiên toà phúc thẩm, Toà án có thể ra một trong các quyết định sau:
Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm
Sửa đổi một phần hay toàn bộ bản án sơ thẩm, quyết định sơ thẩm.
Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại.
Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án có căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ theo quy định của pháp luật.
Bản án, quyết định của Toà án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên bố.
5. Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
5.1. Thủ tục giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế, trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
Quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc về:
* Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp.
* Phó Chánh án TANDTC, phó Viện trưởng VKSNDTC đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND địa phương.
* Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:
Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: Toà án đã xét xử vụ án sai thẩm quyền, thành phần Hội đồng xét xử không hợp pháp.
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật như: Toà án giải quyết vụ án đã áp dụng những điều luật đã bị huỷ bỏ hay quy trách nhiệm bồi thường không đúng.
Thời hạn kháng nghị là 9 tháng kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Sau khi nhận được kháng nghị, Toà án xét xử giám đốc thẩm phải gửi kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu trong thời hạn 10 ngày.
Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Toà án phải mở phiên toà giám đốc thẩm.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền:
Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay việc xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án cấp dưới không đầy đủ mà Toà án cấp giám đốc thẩm không thể bổ sung được.
Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy dịnh pháp luật.
5.2. Thủ tục tái thẩm
Tái thẩm cũng là một giai đoạn tố tụng kinh tế đặc biệt, theo đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới nếu phát hiện được những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án, trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
Quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thuộc về:
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp.
Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm:
* Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án.
* Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng.
* Thẩm phán, Hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký Toà án cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án.
* Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ .
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Khi xét xử theo thủ tục tái thẩm, Hội đồng xét xử có quyền:
Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại sơ thẩm theo thủ tục chung.
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có căn cứ đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.
Bảng 1. So sánh thời hiệu và thời hạn giải quyết
vụ án dân sự và vụ án kinh tế
STT
Việc giải quyết
Tố tụng dân sự
Tố tụng kinh tế
1
Khởi kiện
Nhiều thời hiệu khác nhau, tối đa là 10 năm do luật về nội dung quy định
06 tháng
( trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
2
Chuyển vụ án khi không có thẩm quyền
Không quy định
03 ngày
3
Nộp tạm ứng án phí
01 tháng
gia hạn thêm 01 tháng
07 ngày kể từ ngày có thông báo
4
Thông báo cho bị đơn về đơn kiện
Không quy định
10 ngày
5
Y kiến trả lời của bị đơn về đơn kiện
Không quy định
10 ngày
6
Quyết định đưa ra xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ
01 tháng
nếu kéo dài không quá 06 tháng
40 ngày
nếu kéo dài không quá 60 ngày
7
Thời hạn mở phiên toà
01 tháng
10 ngày
8
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quyết định ngay
03 ngày
9
Trả lời khiếu nại về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
03 ngày
03 ngày
10
Cấp bản sao bản án, quyết định
15 ngày
07 ngày
11
Thời hạn kháng cáo
15 ngày
(Viện kiểm sát cấp trên là 20 ngày)
10 ngày
(Viện kiểm sát cấp trên là 20 ngày)
12
Thời hạn toà sơ thẩm phải chuyển hồ sơ
15 ngày
10 ngày
13
Thời hạn xét xử phúc thẩm bản án
-TAND tỉnh : 03 tháng
- TANDTC : 04 tháng
-01 tháng
nếu vụ án phức tạp khôngquá 02 tháng
14
Thời hạn xét xử
phúc thẩm
01 tháng
01 tháng
15
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm
03 năm
nếu không gây thiệt hại thì vô thời hạn
09 tháng
16
Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm
06 tháng
01 tháng
17
Thời hạn kháng nghị tái thẩm
01 năm
nếu không gây thiệt hại cho đương sự thì vô thời hạn
01 năm
18
Thời hạn mở phiên toà tái thẩm
06 tháng
01 tháng
Nguồn: Hợp đồng kinh tế và các chế định tài phán trong kinh doanh trang 289,290
Bảng 2. Cơ cấu tổ chức và phân cấp thẩm quyền
hệ thống Toà án
Hội đồng thẩm phán TANDTC (giám đốc thẩm, tái thẩm)
Uỷ ban thẩm phán TANDTC
(giám đốc thẩm, tái thẩm)
Toà kinh tế TANDTC
(giám đốc thẩm,
tái thẩm)
Toà phúc thẩm TANDTC
(phúc thẩm)
Uỷ ban thẩm phán
TAND cấp tỉnh
(giám đốc thẩm, tái thẩm)
Toà kinh tế
TAND
(phúc thẩm)
Toà kinh tế
TAND cấp tỉnh
(sơ thẩm)
TAND cấp huyện
(sơ thẩm)
Chương II
Nguồn: Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, trang 146Chương II
Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
I. Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế trong thời gian qua
1. Tình hình thụ lý và giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân
Từ ngày 01/07/1994 trọng tài kinh tế Nhà nước giải thể, công tác giải quyết tranh chấp kinh tế thuộc quyền của Toà kinh tế trong TAND. Hoạt động của Toà án đã giải quyết nhiều tranh chấp kinh tế phát sinh, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên và trở thành công cụ quan trọng trong việc bảo đảm bảo sự tuân thủ các HĐKT. Theo các báo cáo tổng kết hàng năm của TANDTC, tình hình giải quyết các tranh chấp kinh tế của TAND trong 8 năm qua như sau:
Bảng 3. Tình hình giải quyết /thụ lý án kinh tế
07-1994 đến 12/ 2001
Số vụ án
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Sơ thẩm
42/78
372/453
496/532
518/630
1078/1266
1010/1280
859/960
575/690
Phúc thẩm
38/49
62/75
54/71
125/174
112/204
124/188
122/162
Giám đốc thẩm
10/10
19/23
22/27
21/29
17/28
Tỷ lệ giải quyết sơ thẩm
53,84%
82,12%
93,23%
82,22%
85,15%
78,91%
89,48%
83,33%
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1994- 2001
Năm 1994 (từ 01/07/1994), có 78 vụ án kinh tế được thụ lý ở 14 TAND cấp tỉnh. Phần lớn là các tranh chấp về hợp đồng với giá trị tranh chấp nhỏ, dưới 100 triệu VND. Có 12 vụ có yếu tố nước ngoài, có giá trị tranh chấp lớn.
Năm 1995, có 453 vụ án được thụ lý, đã giải quyết 372 vụ. Các Toà phúc thẩm TANDTC thụ lý 49 vụ, đã giải quyết 38 vụ. Uỷ ban thẩm phán TANDTC phải xét xử 10 vụ và đã huỷ án 8 vụ, giao cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại. Trong số các vụ án có hơn 10 vụ liên quan đến nước ngoài, có giá trị tranh chấp lớn.
Năm 1996, Toà án cấp sơ thẩm đã thụ lý 532 vụ tranh chấp kinh tế với tổng giá trị tài sản tranh chấp lên tới 300 tỷ VND, giải quyết được 496 vụ. Tranh chấp về hợp đồng là 505 vụ, chiếm 95%. Toà phúc thẩm TANDTC thụ lý 75 vụ, đã giải quyết 62 vụ. Số vụ án xét xử theo trình tự giám đốc thẩm lên tới 23 vụ, trong đó đã giải quyết được 19 vụ: huỷ án 12 vụ, giao cho TAND xét xử sơ thẩm 2 vụ và huỷ, đình chỉ giải quyết 5 vụ.
Năm 1997, số vụ án được thụ lý là 630 vụ với giá trị tranh chấp trên 314 tỷ VND, đã giải quyết được 518 vụ. Toà phúc thẩm TANDTC đã xét xử được 54 vụ trên tổng số 71 vụ án thụ lý.
Năm 1998, các TAND địa phương đã thụ lý 1266 vụ án kinh tế gấp 2 lần năm 1997. Số vụ đã giải quyết là 1078 vụ. Phần lớn các tranh chấp xoay quanh vấn đề HĐKT. Có 5% số vụ có đương sự là các công ty nước ngoài.
Năm 1999, các Toà án địa phương đã giải quyết được 1010 vụ án trên 1280 vụ đã thụ lý. Riêng TAND thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) thụ lý 735 vụ, bằng 57,4% tổng số vụ án kinh tế của cả nước. Các Toà phúc thẩm TANDTC đã thụ lý 204 vụ, giải quyết được 112 vụ.
Năm 2000, có 960 vụ án kinh tế được thụ lý, đã giải quyết được 859 vụ. TAND TPHCM thụ lý 257 vụ, chiếm 29,9% tổng số vụ án thụ lý mới của cả nước. Các TAND thành phố Hà Nội thụ lý 73 vụ, Hải Phòng 36 vụ, Đà Nẵng 22 vụ. Một số TAND không thụ lý vụ nào như Toà án tỉnh Quảng Trị, Sơn La, Lai Châu, Lao Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Hà Tĩnh... Các Toà phúc thẩm TANDTC thụ lý 188 vụ, giải quyết 124 vụ. Số vụ giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm là 29 vụ, trong đó đã giải quyết 21 vụ.
Năm 2001, các TAND đã thụ lý 575 vụ mới, còn lại 115 vụ cũ. So với năm 2000, số vụ án kinh tế mới giảm 284 vụ. Các vụ án kinh tế chủ yếu được thụ lý ở TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Số vụ án xử lý theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm không nhiều. Hầu hết các tranh chấp là tranh chấp về hợp đồng, nhất là hợp đồng mua bán hàng hoá. Có 21 vụ tranh chấp giữa nội bộ công ty, 13 vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Bảng 4. Hoạt động xét xử án kinh tế
tại Toà phúc thẩm TANDTC
Chỉ tiêu/năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Số án thụ lý
49
75
71
174
204
188
162
Số án giải quyết
38
62
54
125
112
124
122
Tỷ lệ xét xử phúc thẩm
10,82%
14,1%
11,27%
13,74%
15,94%
19,58%
23,48%
Tỷ lệ giải quyết
77,55%
82,64%
76,06%
71,84%
54,9%
65,96%
75,31%
Y án sơ thẩm
42,7%
51,2%
34,8%
52,4%
43,4%
Sửa án sơ thẩm
24,1%
27,8%
32,1%
17,7%
28,69%
Huỷ án sơ thẩm
17,2%
15,4%
24,1%
19,3%
19,7%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án
các năm 1994 đến 2001
2. Một số nhận xét
2.1. Số vụ tranh chấp kinh tế đưa ra khởi kiện tại Toà án tăng khá nhanh ở những năm đầu song lại có xu hướng giảm rõ rệt trong một vài năm trở lại đây
Sở dĩ có tình trạng này là do những năm đầu khi Toà án được trả lại chức năng tài phán kinh tế, các chủ thể kinh doanh đã rất tin tưởng và hy vọng vào hình thức giải quyết tranh chấp này. Những năm 1998-1999, số vụ án thụ lý tăng rất nhanh: 200,95% và 101,11% so với năm trước đó. Tuy nhiên càng về sau họ càng thấy rõ hạn chế của hình thức này như: tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc, không giữ được uy tín trong kinh doanh khi xét xử công khai, chất lượng xét xử còn nhiều bất cập, tỷ lệ án bị sửa, bị huỷ tương đối lớn... Mặt khác, trình độ hiểu biết và áp dụng pháp luật của doanh nghiệp cũng ngày càng được nâng cao, việc đầu tư nghiên cứu, soạn thảo hợp đồng được đẩy mạnh nên cũng góp phần hạn chế được tranh chấp phát sinh. Tuy vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do, các quan hệ kinh tế phát sinh không ngừng, hợp tác quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ như hiện nay thì tình trạng số vụ tranh chấp kinh tế được khởi kiện bị giảm mạnh vẫn là một vấn đề cần xem xét.
2.2. Các tranh chấp được khởi kiện tại Toà án khá đa dạng
Các tranh chấp phát sinh chủ yếu liên quan đến hợp đồng như hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hợp đồng xây dựng, hợp đồng uỷ thác đại lý, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê tài sản, thuê trụ sở, hợp đồng gia công, dịch vụ v.v. Ngoài ra còn có tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau, giữa công ty với thành viên, tranh chấp liên quan đến L/C, tranh chấp liên quan đến phát sinh và chuyển nhượng chứng khoán...Đã xuất hiện nhiều vụ tranh chấp có giá trị kinh tế lớn, có nội dung phức tạp, nhiều tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Điều này cho thấy tính đa dạng, đa chiều và gay gắt của các quan hệ kinh tế trong giai đoạn quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay, và do đó đặt ra nhu cầu hoàn thiện và điều chỉnh pháp luật tài phán kinh tế nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh, thúc đẩy và mở rộng hợp tác đầu tư cũng như tạo sự tương thích giữa luật pháp Việt Nam với khung luật pháp quốc tế.
2.3. Số vụ tranh chấp kinh tế phân bố không đồng đều
Hầu hết các tranh chấp kinh tế chủ yếu tập trung ở những trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa –Vũng Tàu và đặc biệt là TPHCM. Đây là khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ, đầu tư hợp tác nước ngoài được đẩy mạnh cho nên cũng phát sinh nhiều tranh chấp, bất đồng trong quan hệ kinh tế. Kể từ khi PLTGQCVKT chính thức có hiệu lực, Toà kinh tế TAND TPHCM luôn là nơi thụ lý vụ án kinh tế nhiều nhất trong cả nước.
Bảng 5. Tình hình thụ lý vụ án kinh tế
của TAND TP HCM
TAND
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Cả nước
78
453
532
630
1266
1280
960
690
HCM
43
276
365
313
529
735
257
341
Tỷ lệ %
55
61
68
49,7
41,8
57,4
26
49
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6/2002
Trong khi đó, các TAND cấp tỉnh khác chỉ thụ lý một số vụ tranh chấp vừa phải trong năm: 15- 20 vụ. Rất nhiều Toà án ở vùng sâu, vùng xa, miền Trung không thụ lý một vụ tranh chấp kinh tế nào như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Cạn, Quảng Trị, Hà Tĩnh... Thậm chí còn có Toà án chưa thụ lý một tranh chấp kinh tế nào từ khi thành lập đến nay. Xét đến cùng, đây cũng là điều dễ hiểu vì chỉ ở những khu vực kinh tế phát triển mạnh thì tranh chấp kinh tế mới có thể phát sinh. Đó cũng là lý do tại sao ở các nước phát triển, Toà thương mại (tương đương với Toà kinh tế của Việt Nam) chỉ được thành lập với tư cách là toà chuyên biệt hoặc phân toà thương mại nằm trong Toà Dân sự ở các trung tâm kinh tế lớn. Nên chăng các nhà chức trách Việt Nam xem xét lại vấn đề này để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, lãng phí và hình thức như hiện nay.
2.4. Các tranh chấp kinh tế chủ yếu được giải quyết ở TAND cấp tỉnh
Thông thường, có rất ít các tranh chấp kinh tế được khởi kiện tại TAND cấp huyện mà hầu hết đều tại TAND cấp tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là ở phạm vi thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện. Các tranh chấp có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu VND thường ít khi xảy ra, và nếu có cũng thường được giải quyết bằng hình thức khác chứ không khởi kiện ra Toà án. Bởi vậy, các TAND cấp huyện thường nhàn rỗi, trong khi án phúc thẩm lại dồn lên TANDTC dẫn đến tình trạng nợ án, đọng án tại các Toà phúc thẩm TANDTC, án năm trước dồn tới năm sau. Vấn đề này cũng cần được nghiên cứu xem xét để sớm có biện pháp khắc phục, giúp cho bộ máy hoạt động của Toà án được lưu thông nhằm đảm bảo tính công bằng, kịp thời và hiệu quả của pháp luật.
2.5. Tỷ lệ giải quyết tranh chấp bằng hoà giải cao, chất lượng xét xử tương đối tốt
Theo luật định, hoà giải là khâu bắt buộc phải tiến hành trước khi xét xử và trên thực tế, các Toà án đã thực hiện khâu này khá hiệu quả. Khi tổng kết kết quả hoạt động của Toà án, số vụ tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng hoà giải thường chiếm xấp xỉ 50%: năm 1995: 41,7%, năm 1998: 43%, năm 1999: 54,6%. Có địa phương đạt tỷ lệ này đạt đến con số gần như tuyệt đối, như ở Toà án Bà Rịa - Vũng Tàu năm 1995-1996: 95%. Kết quả trên cho thấy tính ưu việt, đơn giản, mềm dẻo, dễ thi hành của hòa giải, đồng thời cũng phản ánh được sự phù hợp của nó với thực tế pháp luật hiện hành, phát huy quyền tự do kinh doanh, quyền tự định đoạt của chủ thể kinh doanh. Nó cũng phản ánh kinh nghiệm, năng lực và kỹ năng của đội ngũ Thẩm phán, những người trực tiếp chịu trách nhiệm tiến hành hoà giải.
Mặc dù số án thụ lý trong thời gian gần đây có giảm, song hoạt động xét xử các vụ án kinh tế đã thụ lý cũng đạt chất lượng khá tốt (xem bảng 3 và bảng 4). Mỗi năm Toà án cấp sơ thẩm giải quyết được khoảng 80% số vụ án đã thụ lý (kể cả án tồn động và án thụ lý mới). Toà án cấp phúc thẩm thường có tỷ lệ xét xử ít hơn, khoảng 65-70% số vụ án đã thụ lý. Nguyên nhân chủ yếu là do các TAND cấp tỉnh thường xét xử sơ thẩm, án phúc thẩm dồn lên Toà phúc thẩm TANDTC gây nên tình trạng quá tải. Số lượng bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị chỉ khoảng 15%, khá thấp so với án dân sự. Số lượng các bản án, quyết định được giữ nguyên như án sơ thẩm cao, từ 40- 45 % (xem bảng 4). Tuy nhiên, việc xét xử ở Toà phúc thẩm TANDTC cũng chưa thực sự hiệu quả. Trong năm 2001, Uỷ ban thẩm phán TANDTC phải xét xử 12/20 vụ, trong đó huỷ bản án phúc thẩm 3 vụ; sửa bản án phúc thẩm 3 vụ; huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị để xét xử lại 4 vụ; chỉ có 2 vụ là bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm.
2.6. Tình hình giải quyết vụ án kinh tế không phản ánh đúng thực trạng tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay
Thậy vậy, trước khi PLTTGQCVAKT được ban hành, trọng tài kinh tế Nhà nước các cấp đã thụ lý giải quyết được tổng số vụ án kinh tế như sau:
Năm 1990: thụ lý 6243 vụ
Năm 1991: thụ lý 4058 vụ
Năm 1992: giải quyết 1648 vụ
Năm 1993: giải quyết 1654 vụ (tính đến ngày 20/11/1993).
Trong khi đó, tính đến nay số vụ tranh chấp lớn nhất được thụ lý tại TAND các cấp cũng chỉ là 1280 vụ (năm 1999), thấp hơn nhiều so với số tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài kinh tế Nhà nước từ rất nhiều năm trước đó. Không những thế, so với số án hình sự, dân sự, con số án kinh tế thực là nhỏ bé:
Bảng 6. Tình hình thụ lý vụ án của TAND các cấp
Số vụ án / Năm
1999
2000
2001
Tổng số vụ án
215193
191783
197584
án hình sự
54159
49195
48815
án dân sự
192215
11721
115632
án lao động
442
547
690
án hành chính
539
án kinh tế
1280
960
690
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án
năm 1999 - 2001
3. Một số tồn tại của ngành Toà án trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế
Một là, xác định sai tư cách của đương sự trong vụ kiện. Sai sót này thường xảy ra khi giải quyết tranh chấp hợp đồng do chi nhánh ký hợp đồng theo uỷ quyền, do thành viên của pháp nhân (không có tư cách pháp nhân) ký hợp đồng, do cá nhân có đăng ký kinh doanh ký hợp đồng bị chết.
Hai là, ra quyết định không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Một số Toà án đã không lưu ý xem xét đầy đủ các dấu hiệu đặc thù của HĐKT nên đã thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế các tranh chấp không phải là tranh chấp HĐKT như: giải quyết dựa vào hoá đơn, giải quyết dựa vào hợp đồng giữa pháp nhân với cá nhân không đăng ký kinh doanh, giải quyết dựa vào quan hệ giao dịch trái quy định tại Điều 11 Pháp lệnh HĐKT...
Ba là, không xử lý hợp đồng vô hiệu hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, một số Toà án đã chưa nghiên cứu sâu, phân tích đánh giá không đúng dẫn đến công nhận những hợp đồng không hợp pháp.
Bốn là, xác định thời hiệu khởi kiện không đúng do chỉ căn cứ vào PLTTGQCVAKT mà không đối chiếu với thời hiệu quy định trong các văn bản pháp luật về nội dung như: Luật thương mại, Bộ luật hàng hải... Đây là thiếu sót phổ biến ở cả Toà sơ thẩm và phúc thẩm.
Năm là, chưa nắm vững và nhận thức đầy đủ pháp luật kinh tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện của TANDTC cũng như hướng dẫn tại thông tư liên ngành, thiếu sự so sánh đối chiếu, tổng hợp giữa các tài liệu, chứng cứ nên không phát hiện được những mâu thuẫn, do đó không đưa ra được những quyết định đúng.
4. Nguyên nhân của các tồn tại trong ngành Toà án
4.1. Nguyên nhân chủ quan
Một là, một số Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng, tỷ mỉ, thậm chí còn cẩu thả, làm ẩu dẫn đến tình trạng có nhiều sai sót trong việc điều khiển phiên toà, viết bản án và thực hiện các thủ tục tố tụng.
Hai là, trình độ năng lực của một số Thẩm phán còn nhiều hạn chế, kiến thức pháp luật của đội ngũ Hội thẩm nhân dân chưa cao nên còn phạm sai lầm khi giải quyết các vụ án kinh tế.
Ba là, công tác quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ ở một số đơn vị chưa tốt nên không kịp thời kiểm tra, uốn nắn những sai phạm trong nghiệp vụ hoặc những biểu hiện không khách quan, vô tư trong công tác của Thẩm phán và cán bộ Toà án.
Bốn là, trong công tác xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án còn chưa kỹ lưỡng nên việc xét xử tập thể cũng có những hạn chế nhất định.
4.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của Toà án còn thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu.
Thứ hai, sợi dây liên kết, phối hợp giữa Toà án và các cơ quan liên quan có thẩm quyền còn yếu, làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xác minh chứng cứ phục vụ cho vụ án.
Thứ ba, hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta chưa hoàn chỉnh, nhiều quy định mẫu thuẫn với nhau hoặc không cụ thể, không rõ ràng. Các văn bản hướng dẫn dưới luật có vai trò quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, song thường được ban hành chậm, có khi lại chồng chéo, chung chung, rất khó vận dụng hoặc không còn phù hợp với thực tiễn. Các Toà án địa phương thiếu thốn tài liệu pháp luật về kinh tế để phục vụ cho các Thẩm phán. Lực lượng Thẩm phán và cán bộ nghiệp vụ ở một số nơi còn mỏng, chưa đủ so với yêu cầu dẫn đến tình trạng Thẩm phán phải xét xử quá nhiều vụ án, không đủ thời gian để nghiên cứu học tập hoặc giải quyết chu đáo mọi vụ án được giao.
Và cuối cùng, ngay bản thân PLTTGQCVAKT cũng còn có nhiều bất cập.
II. Một số bất cập của PLTTGQCVAKT
1. Về thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế của Toà án
1.1.Thẩm quyền của Toà Dân sự hay Toà Kinh tế
Việc phân biệt HĐKT hay hợp đồng dân sự (HĐDS) để xác định thẩm quyền xét xử vụ án theo quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử trong nhiều trường hợp có sự khác nhau. HĐDS được quy định trong Bộ luật Dân sự- BLDS- (Điều 394-420), còn HĐKT được quy định tại Pháp lệnh HĐKT. Theo công văn số 11/KHXX ngày 23/01/1996 của TANDTC thì căn cứ vào chủ thể của hợp đồng để phân biệt HĐKT hay HĐDS. Sự phân biệt theo pháp định như vậy là khá rõ ràng, thế nhưng thực tế lại cho thấy sự vướng mắc, không thống nhất quan điểm xét xử.
VD1: Tranh chấp về việc mở L/C giữa công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Long An (LADFECO) và Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank).
Ngày 19/05/1997, LADFECO có đơn số 345/CV97 gửi VP Bank, quận 1 TPHCM để xin mở tín dụng thư. VP Bank chấp nhận yêu cầu này và ngày 19/09/1997 đã mở L/C số 229 trả ngay cho LADFECO để LADFECO nhập 6.300 tấn phân S.A trị giá 548.000 USD. Sau khi VP Bank thanh toán tiền cho Ngân hàng nước ngoài thì giữa VP Bank và LADFECO phát sinh tranh chấp về tỷ giá ngoại tệ bán ra tại thời điểm chuyển trả tiền theo L/C. VP Bank đã khởi kiện đến TAND thành phố HCM yêu cầu LADFECO thanh toán tiền chênh lệch tỷ giá là 74.737.200 VND và tiền lãi quá hạn của số tiền này.
Ngày 11/03/1998, Toà kinh tế TAND thành phố HCM đã thụ lý và xét xử, đưa ra bản án số 11 chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Do bị đơn kháng cáo nên ngày 04/08/1999, Toà phúc thẩm TANDTC tại thành phố HCM xử phúc thẩm: y bản án sơ thẩm đã tuyên.
Xét về khía cạnh tố tụng kinh tế, vụ án trên không thuộc thẩm quyền TAND giải quyết. Rõ ràng, theo Điều 12 Pháp lệnh HĐKT thì việc mở L/C, bên mở có công văn đề nghị được ngân hàng chấp nhận, song hai bên lại không thiết lập HĐKT là không thoả mãn các nội dung của HĐKT. Tuy nhiên, nếu xét về quan hệ pháp luật kinh tế thì chúng thoả mãn cả 3 yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật kinh tế. Cụ thể, các bên tham gia hợp đồng đều là pháp nhân, quyền và nghĩa vụ hai bên đều bình đẳng như nhau và đều nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Như vậy, mặc dù thực tế Toà án đã đương nhiên coi đây là vụ án kinh tế, thuộc thẩm quyền giải quyết của mình nhưng theo đúng quy định của luật điều chỉnh HĐKT là Pháp lệnh HĐKT thì bản thân hợp đồng mở L/C lại không thoả mãn.
VD2: Tranh chấp về hợp đồng tín dụng (HĐTD) giữa hợp tác xã tín dụng (HTXTD) Phong Phú và HTXTD Trà Vinh.
Tháng 04/1990 2 đơn vị có ký kết với nhau HĐTD, theo đó, HTXTD Phong Phú vay tiền của HTXTD Trà Vinh theo 2 khế ước:
+ Khế ước số 190112 ngày 10/4/1990 vay 25 triệu VND, thời hạn 1 tháng kể từ ngày 16/04 đến 15/05/ 1990, lãi suất 7%/tháng.
+ Khế ước số 190113 ngày 28/04/1990 vay 520 triệu VND, thời hạn 1 tháng kể từ 28/04 đến 28/05/1990, lãi suất 7,5%/ tháng.
Đến hết hạn bên vay không thanh toán và các bên cũng chưa thanh lý hợp đồng.
Ngày 26/06/1992, UBND TPHCM cấp giấy phép số 308/GP-VP chuyển HTXTD Phong Phú lên thành ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Quế Đô. Tại biên bản chuyển thể, Hội đồng quản trị và Ban chủ nhiệm HTXTD Phong Phú nhận trách nhiệm giải quyết công nợ. Tại biên bản giải quyết công nợ ngày 06/03/1993, HTXTD Trà Vinh đã bàn bạc giải quyết công nợ với ông Từ Quỳnh Lâm, nguyên chủ nhiệm và ông Lý Nguyệt Kiều, nguyên phó chủ nhiệm HTXTD Phong Phú.
Ngày 15/06/1994, UBND thị xã Trà Vinh có quyết định số 27/QĐ-VP-TX giải thể HTXTD Trà Vinh.
Ngày 01/07/1995, các cổ đông còn lại của HTXTD Trà Vinh cử đại diện khởi kiện lên Toà kinh tế TAND TPHCM đòi NHTMCP Quế Đô thanh toán nợ và lãi suất phát sinh từ hai HĐTD nêu trên.
Ngày 29/09/1995, TAND TPHCM có giấy báo xác nhận vụ án thuộc thẩm quyền của Toà dân sự và hướng dẫn nguyên đơn khởi kiện tại Toà dân sự.
Ngày 23/05/1996, Toà dân sự TAND TPHCM đình chỉ giải quyết vụ án do tranh chấp HĐTD là tranh chấp HĐKT thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế.
Ngày 24/07/1997 và ngày 01/11/1997, Toà kinh tế và Toà phúc thẩm TANDTC TP HCM đã xét xử vụ án theo trình tự tố tụng kinh tế.
Ngày 26/03/1998, Chánh án TANDTC kháng nghị bản án, cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết, phải đình chỉ.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 12/UBTPKT ngày11/05/1998, Uỷ ban thẩm phán TANDTC đã sửa đổi toàn bộ bản án kinh tế của Toà phúc thẩm, xác định rõ NHTMCP Quế Đô không phải trả khoản tiền vay nợ cho HTXTD Trà Vinh. Quyết định này cũng ghi nhận đại diện cổ đông HTXTD Trà Vinh được quyền khởi kiện tại Toà dân sự, đòi ông Từ Quỳnh Lâm, ông Lý Nguyệt Kiều giải quyết số nợ trên.
Như vậy, giữa TAND các cấp đã không có sự thống nhất về chủ thể của quan hệ pháp luật kinh tế. Cấp sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng tại thời điểm phát sinh HĐTD, các chủ thể là pháp nhân. Tại thời điểm tranh chấp, một bên chủ thể đã giải thể còn bên kia đã chuyển thể trở thành NHTMCP, song việc tranh chấp là do hai bên trước đó đã xác lập quan hệ kinh tế nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà kinh tế. Uỷ ban thẩm phán TANDTC lại cho rằng quan hệ pháp luật trên đã chuyển từ quan hệ pháp luật kinh tế sang pháp luật dân sự. Bởi thế, bên chủ nợ đã hai lần khởi kiện lên hai toà chuyên trách, các cơ quan tố tụng đã ban hành 8 bản án quyết định khác nhau mà cuối cùng chủ nợ vẫn không đòi được nợ, thêm vào đó còn là các khoản phí, lệ phí và các chi phí đủ loại mà đương sự bỏ ra nhằm tham dự phiên toà.
Có thể thấy, việc phân định quan hệ dân sự hay kinh tế như trên là không rõ ràng và logic. Khi xác định bản chất quan hệ pháp luật, phải xem xét cả 3 yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung của hợp đồng. Liên ngành TANDTC-VKSNDTC còn hướng dẫn thi hành một số quy định của PLTTGQCVAKT: “khi thụ lý giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do các bên đã thoả thuận, các Toà án cần lưu ý và phân biệt là tuỳ tính chất, nội dung thoả thuận và yêu cầu cụ thể của đương sự mà xác định đó là vụ án kinh tế hay vụ án dân sự để thụ lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hoặc theo thủ tục tố tụng dân sự”(Điểm 3a Mục I Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 07/01/1995). Như vậy, với những tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện HĐKT, khi thụ lý giải quyết lại phải xem xét khi nào là tranh chấp kinh tế, khi nào là tranh chấp dân sự để giải quyết. Vấn đề đặt ra là tại sao lại có sự hiểu vấn đề phức tạp đến vậy?
Hơn nữa, các tranh chấp về hợp đồng thương mại (HĐTM) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại cũng không được phân định rõ là giải quyết theo thủ tục tố tụng nào. Xét về chủ thể, chủ thể HĐTM có thể trùng với chủ thể HĐKT nếu có một bên là pháp nhân; và cũng có thể trùng với chủ thể của HĐDS. Điều 239 Luật thương mại chỉ quy định chung chung:“ trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại được giải quyết tại trọng tài hoặc Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài hoặc Toà án được tiến hành theo thủ tục của trọng tài, Toà án mà các bên lựa chọn”(Khoản 3, Điều 239, Luật thương mại 1997). Do đó, thực tiễn giải quyết vẫn phải dựa vào các tiêu chí về chủ thể, nội dung để xác định tranh chấp thương mại là tranh chấp HĐDS hay HĐKT, từ đó xác định giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hay kinh tế. Tuy nhiên, theo Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 thì trọng tài kinh tế chỉ giải quyết các tranh chấp về HĐKT chứ không giải quyết tranh chấp về HĐDS. Cho nên, để tránh chồng chéo, thủ tục, rườm rà nên quy định: các tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện HĐKT, các tranh chấp HĐTM là tranh chấp kinh tế, thuộc thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Toà án kinh tế.
Bên cạnh đó, cũng cần xem xét lại quan điểm bắt buộc một chủ thể hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân, coi đây là yếu tố quyết định tính chất của một hợp đồng: kinh tế hay dân sự. Việc giới hạn về chủ thể rõ ràng đã hạn chế vai trò của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh - các chủ thể kinh doanh có khả năng cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trên thương trường, từ đó làm cho PLTTGQCVAKT (Điều12, khoản 1) trở nên không phù hợp với yêu cầu sống động của quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Khi phát sinh tranh chấp, các bên doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh sẽ không có quyền lựa chọn trọng tài để giải quyết, thời hạn giải quyết tranh chấp lại chậm hơn, không được đảm bảo bí mật kinh doanh, thời gian xét xử kéo dài gây đọng vốn doanh nghiệp v.v. Nên chăng Điều 12 PLTTGQCVAKT và Điều 2 Pháp lệnh HĐDS sớm sửa đổi theo hướng các hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh ký kết giữa các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân cũng là HĐKT và tranh chấp được giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp.
1.2. Thẩm quyền của trọng tài hay Tòa án
Thực tiễn xét xử các vụ án kinh tế có yếu tố nước ngoài hiện nay cho thấy tranh chấp về thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến pháp luật quốc gia, luật lệ và tập quán thương mại quốc tế.
Theo PLTTGQCVAKT, Toà án trả lại đơn kiện khi “sự việc đã được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài” (khoản 5 Điều 32). Song, nếu xem xét những vụ án kinh tế phức tạp như hai ví dụ dưới đây, thì liệu quy định như vậy đã là đầy đủ và chặt chẽ.
VD1: Tranh chấp kinh tế giữa công ty TNHH xây dựng sân golf Bangplee Thái Lan (Bangplee) và tổng công ty nghỉ mát Đà Lạt (DRI).
Ngày 18 và 23/03/1992, Bangplee và DRI đã kí hợp đồng về việc xây dựng và phát triển sân golf Đà Lạt. Trong hợp đồng hai bên có thoả thuận: “Tất cả những bất đồng nảy sinh có liên quan hoặc liên hệ tới thoả thuận này, bao gồm việc một trong các bên không hoàn thành trách nhiệm của mình mà không thể giải quyết bằng thương lượng trong vòng 45 ngày kể từ khi bất đồng được lưu ý cho bên kia, thì theo sự lựa chọn của một trong hai bên, có thể đưa ra trọng tài áp dụng các nguyên tắc trọng tài của Hội đồng thương mại quốc tế Liên hiệp quốc (UNCITRAL)”
Sau khi việc xây dựng sân golf hoàn tất, phía DRI vẫn còn nợ nên Banglee quyết định đòi thành toán số tiền 652.690 USD, song DRI còn chưa chấp thuận. Do vậy, Bangplee đề nghị chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) giải quyết. VIAC chấp nhận nhưng cho biết về mặt tố tụng không thể áp dụng theo nguyên tắc của UNCITRAL mà chỉ có thể áp dụng quy tắc tố tụng của mình mà thôi. Phía DRI nhân đó đề nghị chọn trọng tài La Haye, song bị Bangplee từ chối vì trong hợp đồng không thoả thuận đích danh trọng tài này. Bangplee cũng sẵn sàng chấp nhận chọn VIAC và quy tắc tố tụng trọng tài của họ.
Ngày 03/11/1994, Bangplee quyết định khởi kiện đến Toà kinh tế TAND tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 29/12/1994, Toà Kinh tế đã gửi văn bản số 804 đề nghị VIAC cho biết ý kiến về việc lựa chọn trọng tài này. Ngày 08/03/1995,VIAC trả lời là không có thẩm quyền giải quyết do không thể áp dụng nguyên tắc UNCITRAL. VIAC cũng gợi ý một hướng giải quyết khác qua văn bản số 37 gửi đại diện của Bangplee rằng, nếu hai bên không sửa đổi điều kiện trọng tài trên cho phù hợp thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế và Việt Nam thì Toà án Việt Nam có thể thụ lý và xét xử tranh chấp này.
Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của TANDTC tại văn bản số 18 ngày 01/04/1995, ngày 09/05/1995 Toà kinh tế TAND tỉnh Lâm Đồng đã ra văn bản số 10 từ chối thẩm quyền thụ lý vụ kiện.
VD2: Tranh chấp giữa công ty thực phẩm miền Trung (FOCOCEV) và Công ty Voest Alpine Inter-Trading AG (VAIT)
Ngày 13/05/1996, hai công ty trên đã ký hợp đồng số 22505 mua bán thép xây dựng. Điều 9 hợp đồng quy định: “trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nếu hai bên không giải quyết bằng thương lượng trong vòng 60 ngày kể từ ngày xảy ra tranh chấp thì sẽ được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam để có phán xử cuối cùng. Tất cả các tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết chung thẩm tại VIAC theo nguyên tắc hoà giải và trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC)”.
Do FOCOCEV cho rằng VAIT giao hàng không đúng kích thước và chủng loại nên ngày 05/11/1996 FOCOCEV đã kiện VAIT ra trước VIAC đòi thanh toán 110.000 USD. Ngày 26/12/1996 VIAC thông báo cho FOCOCEV về việc VIAC không áp dụng quy tắc hoà giải và trọng tài của ICC và yêu cầu hai bên đương sự liên hệ thoả thuận lại điều khoản trọng tài.
FOCOCEV lại cho rằng theo thông báo trên VIAC đã từ chối thẩm quyền giải quyết nên ngày 11/01/1997 đã kiện tại Toà kinh tế TAND Đà Nẵng đòi VAIT bồi thường 148.681,99 USD và yều cầu phong toả 200.000 USD thuộc L/C do VAIT thụ hưởng tại Vietcombank Đà Nẵng. Tòa kinh tế đã xét xử sơ thẩm buộc VAIT phải thanh toán và bồi thường cho FOCOCEV 154.741,925USD.
Cả hai vụ việc trên đều xoay quanh một vấn đề phức tạp là thoả thuận trọng tài do các bên tham gia ký kết hợp đồng có thực hiện được hay không. Về hình thức, theo Điều 32 PLTTGQVAKT và khoản 3 phần III Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 07/01/1995 của TANDTC và VKSNDTC, một khi có thoả thuận trọng tài thì Toà án mặc nhiên sẽ không còn thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án. Tuy vậy, theo khoản 3 Điều 2 Công ước New York ngày 10/06/1958 mà Việt Nam chính thức tham gia thì “theo yêu cầu của một trong các bên, Toà án của nước tham gia Công ước đã thụ lý vụ kiện về vấn đề mà các bên đã thoả thuận trọng tài theo tinh thần của điều này, sẽ chuyển tranh chấp của các bên đó cho trọng tài giải quyết, trừ trường hợp Toà án xét thấy rằng thoả thuận trọng tài là vô hiệu, không có giá trị hoặc không thể thực hiện được”. Theo tinh thần của Điều 87 PLTTGQCVAKT, rõ ràng quy định trên có giá trị cao hơn và cần được áp dụng trong hai trường hợp trên.
Một vấn đề nữa là việc giải thích thế nào là thoả thuận trọng tài vô hiệu, không có giá trị, không thể thực hiện được chưa được đề cập và cụ thể hoá trong các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Thực tế, trong ví dụ1, có thể thấy thoả thuận trọng tài chưa phải là đã vô hiệu vì nó có thể thực hiện được nếu Bangplee chủ động khởi kiện đến bất cứ một tổ chức trọng tài nào trên thế giới (!) có áp dụng nguyên tắc UNCITRAL.Tuy vậy, điều này dường như quá khó khăn và bất lợi đối với một pháp nhân Việt Nam như Bangplee. Thoả thuận trọng tài ở ví dụ 2 lại hoàn toàn khác, hoàn toàn vô hiệu do VIAC được chỉ định đích danh mà lại không hề áp dụng nguyên tắc của ICC. Thế nhưng, thực chất lại không có một văn bản nào giải thích những vấn đề trên. Hơn nữa, nếu đã có thỏa thuận trọng tài (có giá trị) mà cả hai bên đương sự trong vụ án kinh tế có nhân tố nước ngoài đều muốn khởi kiện tại Toà án, đúng theo tinh thần của Công ước New York thì Toà án Việt nam có chấp nhận và không trả lại đơn kiện hay không. Và một điều đáng ngạc nhiên hơn là trong khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài thì việc thi hành phán quyết của trọng tài Việt Nam lại bị bỏ ngỏ, các quyết định của trọng tài kinh tế vẫn thường bị bỏ qua và không có bất cứ một biện pháp cưỡng chế thi hành nào cho các quyết định đó.
1.3. Thẩm quyền của Toà án cấp huyện
Theo quy định của khoản 1, Điều 13 PLTTGQCVAKT, TAND cấp huyện và Toà kinh tế TAND cấp tỉnh có quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp kinh tế. Tuy nhiên, TAND cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết tất cả các loại tranh chấp mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế thoả mãn 3 điều kiện:
1. Tranh chấp đó phải là tranh chấp về HĐKT
2. Giá trị tranh chấp dưới 50 triệu VND
3. Tranh chấp không có nhân tố nước ngoài
Thế nhưng, qua tổng kết, các tranh chấp kinh tế mà TAND giải quyết trong những năm qua cho thấy, hầu hết các tranh chấp đều trên 50 triệu VND. Như vậy, trong tố tụng kinh tế, hầu hết các tranh chấp đều thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp tỉnh, các Toà án cấp tỉnh do đó giải quyết tranh chấp theo thủ tục phúc thẩm rất ít. Trong năm 1999, các TAND cấp tỉnh chỉ xét xử phúc thẩm 2 vụ, năm 2000 5 vụ và năm 2001 là 3 trên tổng số 4 vụ thụ lý. Các TAND cấp huyện trong năm 2000 chỉ thụ lý 74 vụ, năm 2001 thụ lý và giải quyết 45/53 vụ, một con số quá nhỏ nhoi so với tổng số các vụ án kinh tế được xét xử hàng năm. Có nhiều TAND cấp huyện không thụ lý và giải quyết vụ án kinh tế nào.
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do thẩm quyền giải quyết tranh chấp HĐKT của Toà án cấp huyện chỉ giới hạn giá trị tranh chấp dưới 50 triệu VND. Đây là những hợp đồng nhỏ, rất ít gặp trong quan hệ kinh tế và nếu có phát sinh, các bên đương sự cũng dễ hoà giải, thoả thuận với nhau về vấn đề tranh chấp. Mặt khác, các doanh nghiệp rất ngại kiện tụng tại Toà án vì lý do bí mật kinh doanh, sợ mất uy tín trên thị trường. Hậu quả là, TAND cấp tỉnh phải hoàn toàn đối phó với các tranh chấp, dẫn đến ứ đọng, lưu cữu án kinh tế trong khi TAND cấp huyện lại nhàn rỗi, hiếm hoi án kinh tế, vừa lãng phí thời gian và nguồn nhân lực vừa không tạo điều kiện cho các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cấp huyện được trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm xử án.
1.4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Điều 14 PLTTGQCVAKT quy định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ và Điều 15 quy định thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Thực tế phải áp dụng nguyên tắc này như thế nào, nguyên tắc nào được ưu tiên trước cũng chưa rõ ràng, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, gây phiền hà, tốn kém cho đương sự.
VD1: Tranh chấp về hợp đồng thi công giữa doanh nghiệp tư nhân xây dựng thuỷ lợi Thanh Quý (Thanh Quý), trụ sở phường 2 Quận 8 TP HCM và Công ty xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật (REXCO)- trụ sở 119/14 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh TP HCM.
Ngày 06/05/1996, Ban quản lý dự án công trình thuỷ lợi thuộc Sở thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Long đã ký HĐKT số 09/HĐKT với xí nghiệp thi công cơ giới xây lắp và bảo dưỡng hệ thống thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp TP HCM để thi công công trình thuỷ lợi Bào Môn. Đơn giá là 3200VND/m3, tổng giá trị hợp đồng là 396.839.710VND.
Ngày 17/05/1996, xí nghiệp thi công cơ giới xây lắp và bảo dưỡng hệ thống thuỷ lợi ký HĐKT với REXCO thi công công trình trên với đơn giá là 2700 VND/m³, tổng trị giá hợp đồng là 321.009.300 VND.
Tuy nhiên, REXCO không trực tiếp thi công mà ngày 22/05/1996 lại ký hợp đồng thi công với Thanh Quý với giá 2400 VND/ m³, tổng giá trị hợp đồng là 229.342.560 VND.
Khi thanh lý hợp đồng, REXCO và Thanh Quý không nghiệm thu trực tiếp với nhau mà do ban quản lý dự án và xí nghiệp xây lắp thực hiện. Biên bản nghiệm thu ngày 10/10/1996 xác nhận khối lượng thực tế thi công là 118.209,8 m3.
Ngày 02/12/1996 REXCO thanh lý hợp đồng với Thanh Quý và chỉ thanh toán khối lượng 97.559,4 m³ mà REXCO đã thông báo cho Thanh Quý.
Khi biết chính xác khối lượng nghiệm thu thực tế, ngày 10/12/1996 Thanh Quý đã gửi công văn yêu câù REXCO thanh toán chênh lệch 49.561.920 VND từ khối lượng chênh lệch 20.650,8 m³. REXCO không đồng ý và Thanh Quý đã khởi kiện đến Toà kinh tế TAND TP HCM vì cả hai bên đương sự đều có trụ sở ở đó.
TAND TP HCM đã thụ lý hồ sơ và đã tổ chức hoà giải, nhưng sau đó lại căn cứ vào khoản 3 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 PLTTGQCVAKT chuyển đơn đến TAND tỉnh Vĩnh Long đã giải quyết theo thẩm quyền. Vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án sơ thẩm số 05/KT-ST ngày 19/07/1997 của TAND tỉnh Vĩnh Long và bản án kinh tế phúc thẩm số 32 ngày 27/09/1997 của Toà phúc thẩm TANDTC tại TP HCM.
Việc xét xử như trên bộc lộ hai vướng mắc lớn. Thứ nhất, Toà án kinh tế TAND thành phố HCM không có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án vì thực tế giá trị tranh chấp của vụ án chỉ có 49.561.920 VND, tức là dưới 50 triệu VND. Theo quy định của khoản 1 điều 13 PLTTGQCVAKT thì vụ tranh chấp phải thuộc thẩm quyền Toà án cấp huyện.
Thứ hai, theo sự lựa chọn của đương sự (và sự lựa chọn này cũng hoàn toàn phù hợp với Điều 14, 15 PLTTGQCVKT), TAND TPHCM là nơi nguyên đơn, bị đơn có trụ sở đã thụ lý và hoà giải, nhưng sau đó lại chuyển đơn đến TAND tỉnh Vĩnh Long là nơi thực hiện hợp đồng. Rõ ràng là Toà kinh tế đã không xác định được trong các quy định về 4 loại thẩm quyền, quy định nào cao hơn, được ưu tiên hơn. Nên chăng vấn đề này được cụ thể hóa và được hướng dẫn thi hành cho các cơ quan tài phán, để cho quyền lựa chọn của nguyên đơn trong các trường hợp mà pháp luật cho phép được tôn trọng và thực thi.
VD2: Tranh chấp về hợp đồng giao khoán gọn công việc (hợp đồng thi công) giữa công ty TNHH Vĩnh Long (bên A), địa chỉ 114 E Phan Văn Trị, P.10, quận Gò Vấp, TP HCM và công ty cổ phần thi công cơ giới tỉnh Lâm Đồng (bên B), địa chỉ Km 20, quốc lộ 27, thị trấn Đình Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng.
Ngày 20/06/2000, hai bên ký kết hợp đồng giao khoán gọn công việc 04/HĐTC-00 với nội dung: bên A khoán cho bên B về nhân công và vật tư để thi công công trình nhà ở liền kề một trệt hai lầu tại phường 2, thị xã Long An, tỉnh Long An.
Tại điều khoản thi hành, hai bên đã thoả thuận: “Trường hợp có tranh chấp, hai bên thoả thuận nhờ Toà án kinh tế TAND TP HCM phán xử”.
Ngày 30/09/2000, bên A gửi cho bên B công văn thông báo việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Sau nhiều lần thương lượng không có kết quả, ngày 05/12/2000, bên B đã khởi kiện đến TAND tỉnh Vĩnh Long- nơi thực hiện hợp đồng chứ không phải đến Toà án nơi hai bên lựa chọn. Do đó, đã nảy sinh nhiều ý kiến về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
ý kiến thứ nhất cho rằng, trong tố tụng kinh tế không quy định cho các bên quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp từ khi ký hợp đồng, do đó thoả thuận nêu trên của các bên là vô hiệu, trong trường hợp này nguyên đơn kiện đúng.
ý kiến thứ hai lập luận: các bên có thể ghi vào HĐKT những thoả thuận khác không trái pháp luật theo Điều 12 và 20 PLTTGQCVAKT, do đó thoả thuận trên của các bên có hiệu lực thi hành.
ý kiến thứ ba xác định, các bên được thoả thuận trước chọn Toà án, nhưng chỉ được quyền chọn Toà án của một trong những địa phương nơi có trụ sở của một trong các bên ký kết hợp đồng để giải quyết chứ không phải được quyền lựa chọn một Toà án bất kỳ. Như vậy trong trường hợp này, thoả thuận trên có hiệu lực thi hành.
Thực tế, ngày 08/02/2001, TAND tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định số 01/QĐKTST chuyển vụ án này đến TAND TP HCM để giải quyết theo thẩm quyền. Đây là một quyết định đúng đắn vì nó không trái với các quy định của pháp luật tố tụng, mặt khác lại bảo đảm được quyền lựa chọn của các bên khi ký kết hợp đồng. Thiết nghĩ, các nhà làm luật của Việt Nam cũng nên đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề này trong PLTTGQCVAKT, hướng tới và khẳng định mục tiêu “pháp luật không cấm”, khẳng định quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia kinh doanh. Có như vậy thì pháp luật Việt Nam mới trở nên gần gũi với nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường, mới hoà nhập được với luật pháp quốc tế và tập quán thương mại trong thời đại hội nhập kinh tế, toàn cầu hoá.
2. Về thời hiệu khởi kiện
2.1.Thời hiệu khởi kiện quá ngắn
Từ quan điểm cho rằng việc giải quyết các tranh chấp kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên PLTTGQCVAKT đã quy định thời hạn tố tụng, thời hiệu khởi kiện rút ngắn nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án kinh tế được nhanh chóng, kịp thời. Tuy vậy, thời hiệu khởi kiện trong 6 tháng là qúa eo hẹp, rất ít khi các bên trong quan hệ tranh chấp khởi kiện được trong thời hạn này. Thực tiễn kinh doanh cho thấy, khi có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên, các bên thường gặp nhau để đàm phán, thương lượng hoà giải trước khi trực tiếp kiện ra toà. Điều này cũng phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng và điều khoản thoả thuận trong HĐKT: “mọi tranh chấp phát sinh trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên”. Quá trình thương lượng thông thường lại tiến hành rất lâu, nhiều trường hợp còn kéo dài do tính chất vi phạm và mức độ thiện chí của các bên. Thời gian thương lượng diễn ra trong vài tháng, thậm chí lên tới 2-3 năm nên không thể được giải quyết tại Toà án, bên bị vi phạm phải chấp nhận thiệt hại nặng nề vật chất và uy tín kinh doanh mà không biết kêu ai.
Trong trường hợp các bên thoả thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, khi đó có tranh chấp xảy ra các bên phải đưa tranh chấp ra trọng tài chứ không khởi kiện ngay ra Toà án. Một điều rất vô lý là pháp luật hiện hành ở nước ta lại chưa quy định vấn đề thi hành phán quyết của trọng tài trong nước khi các bên tranh chấp không tự nguyện thi hành, trong khi đã tham gia công ước New York năm 1958 về công nhận thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Điều 31 nghị định 116/NĐ/CP ngày 05/09/1994 quy định: “trong trường hợp quyết định của trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu TAND có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế”. Như vậy, sau một thời gian thương lượng, rồi xét xử cấp trọng tài, các bên đương sự có đưa tranh chấp ra Toà án thì thời hạn khởi kiện cũng đã hết từ lâu nếu tính từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Thực chất khi đã có thoả thuận về trọng tài trong HĐKT, nghĩa là khi tranh chấp phát sinh, Toà án chưa có thẩm quyền thụ lý và giải quyết. Chỉ trong trường hợp không được trọng tài giải quyết hay quyết định của trọng tài không được thi hành thì Toà án mới có thẩm quyền này. Vì vậy, việc thời hiệu khởi kiện tại Toà án bắt đầu từ khi Toà chưa có thẩm quyền thụ lý là hoàn toàn không phù hợp.
Do đó, cần phải có sự sửa đổi quy định về thời hiệu khởi kiện theo hướng: kéo dài thời hiệu khởi kiện khoảng 1 năm nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp kinh tế. Cũng nên quy định thời hạn thương lượng tối đa (khoảng 3 tháng) cho các bên để không tính thời hạn đó vào thời hiệu khởi kiện. Thời điểm tính thời hiệu được xác định từ ngày tiếp theo của ngày hết hạn thương lượng. Nếu đã hết 3 tháng mà các bên không thương lượng thì thời điểm tính thời hiệu là ngày phát sinh tranh chấp. Các bên vẫn có quyền thương lượng dài hơn 3 tháng song khoảng thời hạn ngoài 3 tháng sẽ không được khấu trừ vào thời hiệu khởi kiện.
Về lâu dài, pháp luật cần quy định cho các bên có quyền đưa phán quyết của trọng tài ra Toà án để công nhận và cho thi hành. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
2.2. Vấn đề xác định thuật ngữ “ngày phát sinh tranh chấp”
Theo Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 07/01/1995 của TANDTC, VKSNDTC thì “ngày phát sinh tranh chấp” là “ngày phát hiện việc vi phạm” trong trường hợp HĐKT đang có hiệu lực; hoặc là “ngày tiếp theo của ngày HĐKT hết hiệu lực” trong trường hợp HĐKT đã hết hiệu lực; hoặc “ngày tiếp theo của ngày hết thời hạn thực hiện thoả thuận mà các bên đã ký trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực ”. Thực tế, việc xác định thuật ngữ này hoàn toàn không đơn giản do việc giải thích chưa thật hợp lý và rõ ràng trên. Khi có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên thì chưa chắc đã phát sinh tranh chấp ngay mà các bên sẽ thông qua thương lượng hoà giải, chỉ khi hoà giải không thành thì mới phát sinh tranh chấp. PLTTGQCVAKT cũng không quy định thời hiệu khởi kiện phụ thuộc vào hợp đồng kinh tế còn hay hết hiệu lực. Bởi vậy, cần xác định ngày phát sinh tranh chấp là ngày một bên từ chối thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và việc từ chối này được thực hiện bằng văn bản hoặc là ngày một bên không đồng ý (bằng văn bản) cho bên kia hoãn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã đến hạn.
2.3. Về thời điểm tính thời hiệu kể từ ngày phát sinh tranh chấp
Trên thực tế, có những trường hợp do trở ngại khách quan mà các bên không thể nộp đơn khởi kiện trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Đó là những trường hợp gặp phải sự kiện bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, đình công, nổi loạn... hoặc các trở ngại khác như doanh nghiệp chờ điều tra giải quyết vụ án hình sự trước. Theo quy định của PLTTGQCVAKT và giải thích của TANDTC thì khoảng thời gian bị gián đoạn bởi các sự kiện trên cũng không được khấu trừ để tính thời hiệu khởi kiện. Trong khi đó Pháp lệnh tố tụng dân sự lại quy định rất cụ thể về vấn đề này mặc dù các tranh chấp dân sự thường không lớn như các tranh chấp kinh tế. Điều 170 BLDS quy định rất rõ về khái niệm bất khả kháng, về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vì lý do bất khả kháng, vì người khởi kiện không có hoặc mất năng lực hành vi hay vì người đại diện của người có quyền khởi kiện không thể đại diện được (khoản 1 điều 70). Dĩ nhiên, BLDS cũng quy định rõ về việc hạn chế thời gian khấu trừ (không quá một năm trừ trường hợp bất khả kháng). So sánh như vậy mới thấy việc quy định không cho phép khấu trừ thời gian gián đoạn này để tính thời hiệu là cứng nhắc, xa rời thực tế và ở một chừng mực nhất định, đã tước đi quyền khởi kiện của doanh nghiệp, khi mà thời hiệu khởi kiện kinh tế có 6 tháng và thời hiệu đối với hợp đồng dân sự lên tới 3 năm. Vậy nên, PLTTGQCVAKT cần được bổ sung quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác và việc hạn chế thời gian khấu trừ cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh cũng như đảm bảo sự thống nhất với Bộ luật dân sự và các quy định của pháp luật tố tụng.
2.4. Về việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện
Điều 171 BLDS chỉ rõ: thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại trong các trường hợp bên vi phạm đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, hoặc đã thực hiện xong một phần nghĩa vụ với người khởi kiện, hoặc các bên đã tự hoà giải với nhau. Rõ ràng là BLDS đã vừa bao quát hơn vừa cụ thể hơn, nhìn thấy tầm quan trọng của thời hiệu khởi kiện cũng như thấy được việc phải quy định cả thời điểm bắt đầu lại thời hiệu. Nên chăng pháp luật tố tụng kinh tế chú ý đến vấn đề này, quy định rõ thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, thời hạn thương lượng tối đa cho các bên đương sự và thời gian bắt đầu lại thời hiệu để có được sự thống nhất của các văn bản pháp luật về tố tụng, đồng thời giải toả bức xúc cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
2.5. Vấn đề nhầm lẫn thời hiệu khởi kiện
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, tồn tại những dạng hợp đồng kinh tế khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau, các văn bản pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện cho từng loại lĩnh vực lại không có sự thống nhất cả về thời hạn lẫn khái niệm. Chính điều này đã dẫn đến sự nhầm lẫn, không phân biệt được giữa các khái niệm “thời hiệu khởi kiện”, “ thời hạn khiếu nại”, “thời hiệu tố tụng”... trong quá trình xét xử.
VD: Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm hàng hải (HĐBH) giữa công ty THHH Hiệp Sang và công ty bảo hiểm TP HCM (Bảo Minh)
Ngày11/06/1996, Hiệp Sang ký hợp đồng số 14/06/INCO uỷ thác cho công ty XNK tổng hợp Sài Gòn nhập tơ tằm thô chưa se. Ngày 01/07/1996 Hiệp Sang mua bảo hiểm cho lô hàng nói trên tại Bảo Minh theo phiếu bảo hiểm số A0840/96AAH, sau đó sửa đổi thành phiếu B 0492/96AAH.
Ngày 14/09/1996 trong khi nhận hàng, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn phát hiện hàng bị ướt, giám định VINACONTROL cho thấy hàng bị tổn thất nặng nề.
Sau một thời gian đòi bồi thường và bị bảo Minh từ chối, ngày 18/11/1997 Hiệp Sang có đơn khởi kiện lên Toà án TP HCM đòi bồi thường tổn thất hàng hoá, phạt chậm trả và phạt vi phạm hợp đồng, tổng cộng là: 85.334,74 USD.
Ngày 11/12/1998, Toà án tuyên bố bản án kinh tế sơ thẩm số 04/ KTST quyết định Bảo Minh phải bồi thường 81.334,61 USD.
Do có kháng cáo của Bảo Minh nên ngày 31/08/1998 Toà phúc thẩm TAND TP HCM quyết định huỷ bản án kinh tế sơ thẩm, đình chỉ vụ án vì đã hết thời hiệu khởi kiện.
Ngày 20/05/1999 Chánh án TANDTC có kháng nghị số 01/KT-TK đối với bản án số 29/KTPT của Toà phúc thẩm với nhận định: HĐBH giữa Hiệp Sang và Bảo Minh là HĐBH hàng hải được điều chỉnh theo Bộ luật hàng hải Việt Nam. Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật hàng hải Việt Nam thì thời hạn khiếu nại liên quan đến HĐBH hàng hải là 2 năm tính từ ngày phát sinh vụ việc. Viện trưởng VKSNDTC cũng nhất trí với kháng nghị này.
Ngày 09/07/1999, trong phiên xử giám đốc thẩm, Uỷ ban thẩm phán TANDTC đã xử chấp nhận kháng nghị, huỷ án phúc thẩm, giao hồ sơ cho Toà phúc thẩm TANDTC TP HCM xét xử lại theo thủ tục chung.
Vậy là Toà án cấp sơ thẩm, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC và Uỷ ban thẩm phán TANDTC đều xác định thời hạn khiếu nại cũng là thời hiệu khởi kiện với lập luận: Bộ luật hàng hải Việt Nam không quy định thời hiệu khởi kiện; nhưng theo tinh thần của bộ luật cũng như thông lệ hàng hải quốc tế, cần phải hiểu thời hạn khiếu nại cũng đồng thời là thời hiệu khởi kiện. Trong vụ án này, có thể thấy thời hiệu khởi kiện vẫn còn, nhưng không thể khẳng định là có sự đồng nhất giữa thời hiệu khởi kiện và thời hạn khiếu nại. Thời hạn khiếu nại là khoảng thời gian pháp luật cho phép để bên bị vi phạm thông báo với bên kia về việc vi phạm nghĩa vụ của bên đó trước khi khởi kiện. Khởi kiện là bước tiếp theo của khiếu nại. Bên nguyên sẽ mất quyền khởi kiện nếu như không thực hiện nghĩa vụ thông báo trong thời hạn khiếu nại cho phép.
Trong lĩnh vực thương mại cũng vậy, tại Điều 241 Luật Thương mại 1997 có quy định cụ thể về thời hạn khiếu nạn như khái niệm thời hạn khiếu nại (khoản 1, Điều 241), thời hạn khiếu nạn quy định mẫu, quyền tự do quy định thời hạn khiếu nại (khoản 2). Tuy nhiên, tại Điều 242, Luật thương mại lại quy định: “ thời hiệu tố tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là hai năm kể từ thời điểm phát sinh quyền khiếu nại ”. Chỉ ngay trong hai điều này, khái niệm thời hạn khiếu nại, thời hiệu tố tụng đã có sự không đồng nhất với thời hiệu khởi kiện. Nếu theo khoản 1 Điều 241 thì người ta sẽ hiểu thời hiệu khởi kiện trùng với thời hạn khiếu nạn. Còn theo Điều 242 sẽ dễ làm cho các chủ thể giao kết hợp đồng hiểu thời hiệu tố tụng đồng nhất với thời hiệu khởi kiện. Song thực tế, thời hiệu khởi kiện không phải là thời hiệu tố tụng mà thời hiệu khởi kiện chỉ nằm trong qúa trình tố tụng.
2.6. “Thời hiệu khởi kiện không hạn chế” trong hợp đồng tín dụng
Đối với tranh chấp HĐTD hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về vấn đề xác định thời hiệu khởi kiện.
Quan điểm thứ nhất: thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp HĐTD được áp dụng như đối với các tranh chấp HĐKT theo quy định tại Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 07/01/1995 của TANDTC và VKSNDTC.
Quan điểm thứ hai: Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp HĐTD được vận dụng trong hai trường hợp sau:
1. Nếu hợp đồng có quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày liền sau ngày hết hạn trả lãi chậm trả.
2. Nếu hợp đồng không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế.
Quan điểm thứ hai hiện nay đang được TANDTC nhấn mạnh trong các báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1999, 2000 và lưu ý Toà án các cấp vận dụng trong qúa trình giải quyết các tranh chấp HĐTD. Tuy nhiên, có thể thấy quan điểm này có nhiều điểm dựa vào những suy đoán chủ quan, không có cơ sở pháp lý vững chắc. Trong hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành về tín dụng, không hề có quy định nếu HĐTD không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế.
Ngay chính bản thân ngân hàng cũng không nhận thức như vậy. Tại chỉ thị số 08/09/1998/ CT-NHNN 14 ngày 03/10/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước, điểm 2 mục 1 quy định:“trong xử lý nợ quá hạn theo các quy định tại phần này, các ngân hàng cần chú ý không để quá thời hiệu khởi kiện (6 tháng) dẫn đến mất vốn”. Mặt khác, tại khoản 5 Điều 1 Thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn cũng quy định: “ HĐTD là 1 HĐKT được ký kết giữa bên cho vay và bên vay về việc cho vay vốn trung hạn, dài hạn, khế ước vay tiền là một loại hình của HĐTD ”. Như vậy, pháp luật chuyên ngành về tín dụng xác định quan hệ HĐTD cũng là quan hệ HĐKT, và không có quy định khác đặc thù về thời hiệu khởi kiện.
Việc ngân hàng và bên vay thoả thuận nợ đến hạn không trả được thì chuyển thành nợ quá hạn và phải chịu lãi suất chậm trả là biện pháp chế tài áp dụng đối với bên vay khi vi phạm HĐTD, thực hiện không đúng hợp đồng về thời hạn trả nợ. Nếu quá hạn trả nợ mà ngân hàng và bên vay không có thoả thuận gì khác thì ngày liền sau ngày hết hạn vay ghi trên khế ước chính là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện. Không thể nói rằng trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện là không hạn chế.
Quan niệm HĐTD không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế còn dẫn đến một nghịch lý. Đối với các ngân hàng có trách nhiệm đôn đốc, tích cực thu hồi nợ bằng hình thức ràng buộc bên vay thời hạn trả nợ quá hạn thì bị hạn chế thời hiệu khởi kiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày liền sau ngày hết hạn trả lãi quá hạn. Còn đối với các ngân hàng không tích cực xử lý nợ quá hạn dưới hình thức thoả thuận với bên vay một thời hạn nhất định để trả nợ quá hạn thì thời hiệu khởi kiện lại không hạn chế. Bởi thế không nên có bất cứ một ngoại lệ nào cho giải quyết tranh chấp HĐTD, hãy đặt nó vào vị trí của nó bên cạnh các loại hợp đồng kinh tế khác và thời hiệu khởi kiện HĐTD sẽ tương tự như đối với tranh chấp hợp đồng kinh tế theo quan điểm 1.
3. Về hợp đồng kinh tế vô hiệu
3.1 Thủ tục xử lý hợp đồng vô hiệu
3.1.1 Thẩm quyền xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu
Theo Khoản 3 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT ngày 25/9/1989 thì:"việc kết luận HĐKT vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần thuộc thẩm quyền của các cơ quan trọng tài kinh tế". Tại Điều 1 Pháp lệnh trọng tài kinh tế có quy định: "trọng tài kinh tế là cơ quan giải quyết tranh chấp HĐKT, xử lý vi phạm Pháp lệnh HĐKT". Sau khi hệ thống trọng tài kinh tế Nhà nước chấm dứt hoạt động từ ngày 01/07/1994, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về HĐKT được trao cho TAND theo PLTTGQCVAKT. Các văn bản pháp luật trên đều không xác định cơ quan có thẩm quyền kết luận và tuyên bố vô hiệu HĐKT. Do có sự chuyển giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hai hệ thống khác nhau về chức năng: từ hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về chuyên môn (cơ quan hành pháp) sang hệ thống cơ quan xét xử (cơ quan tư pháp) nên các cơ quan áp dụng đã gặp không ít khó khăn. Vì vậy, TANDTC đã có công văn số 11/KHXX ngày 23/01/1996 và công văn số 46/KHXX ngày 17/5/1997 về thẩm quyền xử lý HĐKT vô hiệu, theo đó TAND xử lý HĐKT vô hiệu khi có tranh chấp kinh tế xảy ra mà các bên yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đây chỉ là một loại thẩm quyền phát sinh từ thẩm quyền xử lý các tranh chấp về HĐKT chứ không phải thẩm quyền độc lập. Tòa án chỉ tuyên bố vô hiệu HĐKT nếu phát hiện có dấu hiệu vô hiệu hợp đồng khi giải quyết tranh chấp theo đơn yêu cầu của các bên. Trên thực tế có những trường hợp HĐKT được ký kết có dấu hiệu vô hiệu, song nếu không có tranh chấp và các bên không khiếu kiện yêu cầu giải quyết thì Tòa án cũng không thể can thiệp.
3.1.2 Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Xuất phát từ quan điểm coi HĐKT là công cụ để xây dựng, thực hiện kế hoạch nhà nước, việc ký kết HĐKT vô hiệu bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Quan điểm như vậy đã dẫn đến việc hình thành quy định là ai cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố HĐKT vô hiệu kể cả chính cơ quan có thẩm quyền xử lý hợp đồng vô hiệu. Sự bỏ ngỏ về pháp luật này đã đưa đến một thực tế là: các bên khi ký kết HĐKT đã vô hiệu, thấy có lợi thì thực hiện hợp đồng; thấy bất lợi hoặc có khó khăn không thực hiện được hợp đồng thì đưa ra lý do hợp đồng vô hiệu để trốn tránh nghĩa vụ. Có trường hợp các chủ thể ký kết biết rõ hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, song giữa các chủ thể không có tranh chấp và không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nên hợp đồng đã ký lẽ ra vô hiệu lại đương nhiên trở thành có hiệu lực. Cho nên, cần phải có quy định cụ thể về người được quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Việc quy định có thể dựa vào sự phân loại HĐKT vô hiệu theo tiêu chí tính chất trái pháp luật của HĐKT vô hiệu. Đối với các trường hợp vô hiệu tương đối thì quyền yêu cầu vô hiệu hợp đồng do chủ thể quyết định, để họ có thể lựa chọn và quyết định hiệu lực của hợp đồng trên nguyên tắc tự do ý chí. Đối với các trường hợp mà các vi phạm là yếu tố đưa đến sự vô hiệu tuyệt đối HĐKT, thì người có quyền yêu cầu vô hiệu hợp đồng kinh tế không chỉ là các chủ thể mà còn kể cả các tranh chấp xã hội, cơ quan điều tra, giám sát, những người thứ ba có liên quan. Bởi trong trường hợp này, HĐKT vô hiệu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể mà còn ảnh hưởng đến trật tự pháp luật cũng như trật tự công cộng và đòi hỏi phải có sự can thiệp của công quyền.
3.1.3 Thời hạn yêu cầu tuyên bố HĐKT vô hiệu
Trên thực tế, Tòa án vẫn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế làm thời hạn yêu cầu tuyên bố vô hiệu, vì thông thường khi giải quyết tranh chấp về việc thực hiện HĐKT, Tòa án phát hiện thấy có cơ sở để tuyên vô hiệu thì tuyên bố vô hiệu HĐKT. Việc dựa vào thời hiệu này là chưa hợp lý đối với trường hợp HĐKT vi phạm pháp luật nghiêm trọng dẫn đến vô hiệu. Khi đó, sự vi phạm không còn là vấn đề nội bộ của các chủ thể mà đã ảnh hưởng đến trật tự pháp luật và trật tự công cộng, do vậy cần phải được xử lý nhằm lập lại trật tự pháp luật đã bị vi phạm. Về vấn đề này có thể tham khảo cách tiếp cận của BLDS. Theo Điều 145 BLDS, đối với các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, do giả tạo, do vi phạm hình thức, thời hạn tuyên bố vô hiệu là không hạn chế. Đối với các trường hợp vô hiệu khác, thời hạn yêu cầu tuyên bố vô hiệu là 1 năm kể từ ngày giao dịch được xác lập. Tất nhiên, khi áp dụng cho giao dịch kinh tế thì cần phải phân nhóm theo cách khác, cần có sự phân biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng giữa các vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật với các loại vi phạm khác. Hơn nữa, thời hạn của loại yêu cầu thứ nhất cần dài hơn chứ không phải vô thời hạn như quy định của BLDS cho phù hợp với tính chất linh hoạt và ảnh hưởng sâu rộng của các quan hệ kinh tế.
3.2. Kết luận hợp đồng kinh tế vô hiệu
Pháp lệnh HĐKT đã có quy định về các trường hợp HĐKT bị coi là vô hiệu toàn bộ, tuy nhiên thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy còn có những tranh cãi về việc kết luận hợp đồng vô hiệu do việc giải thích các trường hợp này còn chưa đầy đủ.
3.2.1 Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật
VD1: Tranh chấp về HĐKT giữa doanh nghiệp tư nhân Bình Phú với Công ty Thái Bình Dương (TBD)
Ngày 07/12/1999, Bình Phú ký HĐKT với TBD mua 5000 tấn phân urê với tổng trị giá 12,9 tỷ VND. Ngay sau khi ký hợp đồng, Bình Phú phải chuyển 4 tỷ VND vào tài khoản của công ty TBD.
Ngày 20/12/1999, Bình Phú ký HĐTD với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đồng Tháp vay 2 tỷ VND, lãi suất 2,5%/tháng, tài sản thế chấp là ngôi nhà sở hữu chung của hai vợ chồng ông Bình Phú.
Trước đó, do không chuyển đủ 4 tỷ VND nên TBD có văn bản thông báo đình chỉ thực hiện hợp đồng trên.
Sau khi nhận tiền, ngày 01/01/2000, hai bên ký một hợp đồng khác cũng với nội dung mua bán 5000 tấn phân u rê với giá 1.272.500.000 VND.
Đến hạn trả nợ, do không trả được nên Bình Phú đã xin gia hạn và được ngân hàng chấp thuận.
Ngày 20/08/2000, sau khi chủ doanh nghiệp tư nhân Bình Phú chết, ngân hàng yêu cầu TBD hoàn trả lại số tiền vay và lãi suất đến hạn. TBD từ chối với lý do việc bảo lãnh không đúng pháp luật và thực tế hợp đồng đầu tiên không phát sinh hiệu lực.
Ngày 15/11/2000, ngân hàng Đồng Tháp khởi kiện yêu cầu TBD hoàn trả số tiền vay và lãi suất. Tòa án sơ thẩm công nhận hợp đồng có hiệu lực và buộc TBD liên đới chịu trách nhiệm về khoản tiền 2 tỷ VND, còn nợ của chủ doanh nghiệp tư nhân Bình Phú phải hoàn trả số tiền lãi suất là 89.990.900 VND.
Ngày 08/05/2001, Tòa phúc thẩm tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ và buộc vợ chủ doanh nghiệp tư nhân Bình Phú chịu trách nhiệm về khoản nợ 2 tỷ VND, buộc TBD hoàn lại số tiền hàng còn thừa là 820.644.000 VND. Thiệt hại phát sinh về tiền lãi trên số tiền trên sẽ do ngân hàng Đồng Tháp chịu. Bản án này bị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm huỷ án, trả về Tòa sơ thẩm xét xử lại.
Tòa án cấp sơ thẩm vẫn giữ nguyên cách giải quyết ban đầu. Sau khi TBD kháng cáo, Tòa phúc thẩm cho rằng công văn của TBD không có giá trị bảo lãnh cho quan hệ vay vốn của Bình Phú và tài sản thế chấp có giá trị rất nhỏ so với số tiền vay nên HĐTD đã ký giữa ngân hàng Đồng Tháp và Bình Phú là hợp đồng vô hiệu theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh HĐKT; do đó buộc TBD hoàn trả cho ngân hàng 2 tỷ VND.
Từ ví dụ trên có thể thấy khái niệm vi phạm điều cấm của pháp luật được hiểu rất mơ hồ, người áp dụng chúng có thể suy diễn theo nhiều cách khác nhau vì thường lẫn lộn với việc thực hiện không đúng theo qui định của pháp luật. Về nội dung vi phạm điều cấm cũng tương tự như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau theo nghĩa rộng. Nội dung HĐKT vi phạm điều cấm khi được ký trái với các nguyên tắc cơ bản về ký kết HĐKT. Có cách hiểu khác là HĐKT vi phạm điều cấm pháp luật khi toàn bộ các điều khoản của nó trái pháp luật. Một cách hiểu nữa là nội dung HĐKT vi phạm điều cấm pháp luật khi đối tượng của nó vi phạm điều cấm của pháp luật. Đã đến lúc pháp luật cần phải quy định hướng dẫn các cơ quan tư pháp và các chủ thể kinh doanh về vấn đề này. Khái niệm "vi phạm điều cấm của pháp luật" cần phải được hiểu là "những gì pháp luật không cấm thì các doanh nghiệp đều được làm" và nội dung HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật khi các điều khoản chủ yếu của HĐKT vi phạm điều cấm.
3.2.2 Một trong các bên ký kết HĐKT không đăng ký kinh doanh
Một trường hợp đặt ra là nếu tại thời điểm ký kết HĐKT, các bên không có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong HĐKT nhưng sau đó có đăng ký kinh doanh thì HĐKT đã ký có bị vô hiệu hay không? Đây là một trong những vấn đề vướng mắc đang được đặt ra trong thực tiễn xử lý tranh chấp kinh tế. TANDTC chủ trương giải quyết vấn đề này trong Công văn số 394/VP ngày 11/09/1995 như sau: "Về nguyên tắc, tại thời điểm các bên ký kết mà không có đăng ký kinh doanh thì HĐKT đó bị coi là vô hiệu theo điểm b khoản 1 điều 8 Pháp lệnh HĐKT. Nếu được bổ sung đăng ký kinh doanh, hai bên phải thanh lý hợp đồng đã ký trước đó và ký hợp đồng khác thay thế". Thực chất, việc ký hợp đồng mới hoàn toàn mang tính chất hình thức và nhằm hợp thức hóa quan hệ hợp đồng đã có mà thôi.
Thêm nữa, Pháp lệnh HĐKT chỉ yêu cầu các bên ký kết phải có đăng ký kinh doanh mà không quy định gì về việc các bên đã ký kết phải trực tiếp thực hiện HĐKT. Vì vậy thực tiễn đã nảy sinh nhiều trường hợp "lách luật". Đơn vị có chức năng kinh doanh có thể ký kết HĐKT rồi chuyển cho những cá nhân, tổ chức khác thực hiện còn bản thân hưởng tiền dịch vụ; hoặc các đơn vị không có chức năng kinh doanh liên kết với một đơn vị khác có chức năng kinh doanh theo quy định của pháp luật để ký kết HĐKT. Việc không quy định nguyên tắc ai ký hợp đồng thì người đó phải thực hiện đã làm giảm hiệu quả kinh tế-xã hội của các hoạt động kinh tế. Đó là chưa kể đến việc yêu cầu đăng ký kinh doanh quá cứng nhắc trong việc ký kết HĐKT đã làm cho một số không ít các chủ thể ký các HĐKT vô hiệu theo Pháp lệnh HĐKT song lại hoàn toàn hợp pháp theo quy định của BLDS- một văn bản có hiệu lực pháp luật cao hơn.
3.2.3 Người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo
Các HĐKT bị vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền chiếm tới 50% các vụ xử lý hợp đồng vô hiệu của Tòa án. Đó là do trong thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện trong ký kết HĐKT đã nảy sinh nhiều vướng mắc. Pháp lệnh HĐKT mới chỉ đưa ra hình thức uỷ quyền theo vụ việc mà chưa làm rõ hình thức loại uỷ quyền thường gặp trên thực tế, đó là uỷ quyền thường xuyên - uỷ quyền dưới hình thức phân công theo văn bản phân công, phân cấp hoặc Điều lệ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có một số chủ thể, do đặc thù của nghề nghiệp, phải ký kết hợp đồng thường xuyên với số lượng lớn thì việc ký kết hợp đồng bằng tài liệu giao dịch thông qua uỷ quyền là không thể tránh khỏi. Do pháp luật quy định trong trường hợp này các chủ thể kinh doanh không được ký kết thông qua người được uỷ quyền nên đã gây ra không ít khó khăn cho họ. Pháp lệnh HĐKT cũng không quy định cụ thể ai có quyền và ai không có quyền đại diện theo uỷ quyền mà chỉ quy định rất chung chung là: "người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền cho người khác ký thay". Vấn đề đặt ra là có phải ai cũng có thể được uỷ quyền để ký kết HĐKT hay không? Rõ ràng là cần phải hạn chế đối tượng được uỷ quyền để tránh thiệt hại trong việc ký kết HĐKT.
Việc uỷ quyền ký kết hợp đồng đối với các đơn vị có tư cách pháp nhân không đầy đủ cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Điều này liên quan đến các đơn vị thành viên của các công ty, tổng công ty, các DNNN có quy mô lớn, các chi nhánh của pháp nhân. Các chủ thể này muốn ký kết HĐKT phải được các công ty, tổng công ty, DNNN nói trên uỷ quyền. Thực tế cho thấy các chi nhánh không ở cùng một địa bàn với trụ sở chính của pháp nhân, nhiều chi nhánh hoạt động một cách độc lập với pháp nhân và tài sản cũng được hạch toán độc lập. Các chi nhánh vẫn ký hợp đồng mà không có uỷ quyền hoặc người ký giấy uỷ quyền thực tế không biết rõ nội dung uỷ quyền. Vì lẽ đó khi có tranh chấp rất khó xác định trách nhiệm thuộc về ai.
3.3 Xử lý tài sản
Khoản 2, Điều 39 Pháp lệnh HĐKT quy định: "các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả các tài sản đã nhận được từ việc thực hiện HĐKT, trong trường hợp không thể trả hiện vật thì phải trả bằng tiền”.
Việc quy định hoàn trả tài sản trong trường hợp các bên không còn tài sản để trả, phải trả bằng tiền tại thời điểm xử lý sẽ có một số điểm bất hợp lý. Một là, nếu việc hoàn trả tài sản bằng tiền tính theo thời điểm xử lý HĐKT vô hiệu là đã buộc một bên phải mua hàng hóa theo hợp đồng đã thoả thuận. Nói cách khác, pháp luật đã thừa nhận việc mua bán trên. Hai là, trong trường hợp nếu bên bị buộc phải hoàn trả số tiền tại thời điểm xử lý là bên hoàn toàn không có lỗi trong việc ký hợp đồng dẫn đến vô hiệu thì quy định như vậy đã không quan tâm đến người bị hại. Cho nên, khi giải quyết việc hoàn trả tài sản do HĐKT vô hiệu, pháp luật cần quan tâm hơn đến người ký hợp đồng ngay tình.
Về một số HĐKT đặc thù như hợp đồng xây dựng cơ bản, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng thuê mướn mặt hàng... thì pháp luật chưa có quy định hướng dẫn việc xử lý tài sản. Đối với các hợp đồng này, không thể áp dụng nguyên tắc hoàn trả theo hướng hoàn trả nguyên trạng tài sản như quy định tại Điều 39 Pháp lệnh HĐKT. Công văn số 394/VP ngày 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan (5).DOC