Đề tài Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tài liệu Đề tài Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Đề tài “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU —&– 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một nền kinh tế phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường vốn mà trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK). Có thể nói như vậy là vì TTCK là kênh huy động vốn lớn nhất, nhanh nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ngày càng hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh qua hình ảnh các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, Anh, Nhật Bản… mỗi nước đều có một TTCK qui mô khổng lồ và phát triển mạnh mẽ. Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy sự ra đời của TTCK ở nước ta là cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự ra đời của TTCK Việt Nam là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư có thể tham gia vào, nó không chỉ là kênh huy động vốn trong nước mà còn thu hút cả vốn đầu tư bên ngoài như các nhà đầu tư nước ngoài và cả các tập đoàn k...

doc47 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU —&– 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một nền kinh tế phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường vốn mà trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK). Có thể nói như vậy là vì TTCK là kênh huy động vốn lớn nhất, nhanh nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ngày càng hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh qua hình ảnh các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, Anh, Nhật Bản… mỗi nước đều có một TTCK qui mô khổng lồ và phát triển mạnh mẽ. Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy sự ra đời của TTCK ở nước ta là cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự ra đời của TTCK Việt Nam là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư có thể tham gia vào, nó không chỉ là kênh huy động vốn trong nước mà còn thu hút cả vốn đầu tư bên ngoài như các nhà đầu tư nước ngoài và cả các tập đoàn kinh tế quốc tế. Tuy nhiên để có thể tham gia vào TTCK một cách có hiệu quả nhằm tạo khả năng sinh lợi cao nhất thì nhà đầu tư cần phải có một kiến thức nhất định về TTCK và những thông tin cần thiết về nó. Chính vì vậy mà thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với TTCK, một thông tin tốt có thể làm cho giá cổ phiếu tăng và ngược lại một thông tin xấu có thể làm giá cổ phiếu giảm. Hay nói cách khác thông tin là trung tâm đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường. Việc sử dụng thông tin và phản ánh nó trung thực, nhanh chóng vào giá và lợi suất của một cổ phiếu thì đó được xem là một thị trường có hiệu quả về mặt thông tin. Xuất phát từ vấn đề cung cấp nhiều thông tin hơn về TTCK cho nhà đầu tư để họ có thêm những cơ sở để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý nhằm mục đích sinh lợi cao nhất. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài này rất cần thiết đối với nhà đầu tư khi họ họ quyết định tham gia vào TTCK. Bởi vì những thông tin này giúp cho các nhà đầu tư có thêm cơ sở để có thể đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn, hợp lý và hiệu quả nhằm mục đích sinh lợi cao nhất góp phần vào sự phát triển của TTCK Việt Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của một số loại cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung đã đưa ra sẽ được cụ thể hóa trong bài nghiên cứu thành những mục tiêu cụ thể sau: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá và khối lượng giao dịch của các loại cổ phiếu. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và rút ra kết luận. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của TTCK Việt Nam nên địa bàn nghiên cứu là TTCK Việt Nam và cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu Các dữ liệu nghiên cứu trong bài được thu thập trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ khi cổ phiếu có phiên giao dịch đầu tiên đến hết ngày 30-12-2009. Về phần thực hiện, luận văn được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian hơn 3 tháng ( tháng 2, 3 và 4/2010) , sau đó là thời gian chuẩn bị và hoàn thành. Đến đầu tháng 6-2010 là thời gian thực hiện báo cáo đề tài. Đối tượng nghiên cứu Như đã giới thiệu ở trên, đề tài nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của TTCK Việt Nam mà cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu trong bài bao gồm chỉ số giá và khối lượng giao dịch của 5 loại cổ phiếu thuộc 5 ngành kinh tế khác nhau được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Năm loại cổ phiếu được chọn nghiên cứu trong bài là: AGF: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. GIL: Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh. DHG: Công ty cổ phần Dược Phẩm Imexpharm. REE: Công ty cổ phần Cơ điện lạnh. STB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. 4. Cấu trúc luận văn Luận văn có cấu trúc bao gồm 5 phần chính như sau: Giới thiệu chung Chương 1 : Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2 : Khái quát TTCK Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và các công ty có cổ phiếu nghiên cứu. Chương 3 : Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu. Kết luận . Chương 1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU —&– 1.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.1.1. Khái niệm về chứng khoán 1.1.1.1 Khái niệm Chứng khoán là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền đòi nợ hay quyền sở hữu về tài sản, bao gồm những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng. 1.1.1.2. Phân loại a. Căn cứ theo tiêu thức pháp lý có chứng khoán vô danh và chứng khoán ký danh. Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không ghi rõ họ tên chủ sở hữu. Việc chuyển nhượng loại này rất dễ dàng, không cần thủ tục đăng ký rườm rà. Chứng khoán ký danh là loại chứng khoán ghi rõ họ tên chủ sở hữu.Việc chuyển nhượng loại này được thực hiện bằng thủ tục đăng ký tại cơ quan phát hành. b. Căn cứ theo tính chất thu nhập có chứng khoán có thu nhập ổn định, chứng khoán có thu nhập không ổn định và chứng khoán hỗn hợp. Chứng khoán có thu nhập ổn định là các trái phiếu có lãi suất cố định, thu nhập của nó không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chứng khoán có thu nhập không ổn định là các cổ phiếu thường và trái phiếu có lãi suất thả nổi, thu nhập của nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và chính sách trả cổ tức của công ty. Chứng khoán hỗn hợp là cổ phiếu ưu đãi, có một phần thu nhập là không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. c. Căn cứ theo chủ thể phát hành có chứng khoán Chính phủ và chứng khoán công ty. Chứng khoán Chính phủ là các chứng khoán do các cơ quan của Chính phủ trung ương hay chính quyền địa phương phát hành như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ, công trái Nhà nước. Chứng khoán công ty là chứng khoán do các doanh nghiệp, công ty cổ phần phát hành như trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ có nguồn gốc chứng khoán. 1.1.1.3. Trái phiếu a. Đặc điểm. Trái phiếu là giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và xác nhận quyền đòi nợ bao gồm những điều kiện và thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng. Từ khái niệm trên ta thấy trái phiếu có đặc điểm là có thu nhập ổn định, có khả năng chuyển nhượng, có thời gian đáo hạn. Đồng thời trái chủ không có quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị. Nhưng trái phiếu đem lại cho trái chủ quyền được ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản. b. Một vài loại trái phiếu. Trái phiếu có lãi suất cố định là trái phiếu cho lãi suất cố định ngay tại thời điểm phát hành. Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu cho lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ. Trái phiếu không có lãi là trái phiếu không cho lãi suất thường kỳ, nó được mua với giá thấp so với mệnh giá. Toàn bộ tiền lời và giá trị tăng thêm sẽ bằng đúng mệnh giá vào ngày đáo hạn. Trái phiếu thu nhập là trái phiếu được phát hành bởi các công ty đang trong thời kỳ tổ chức lại. Công ty phát hành hứa sẽ trả số gốc khi trái phiếu hết hạn nhưng chỉ hứa trả lãi nếu công ty có đủ thu nhập. Trái phiếu có thể thu hồi là trái phiếu cho phép công ty có thể mua lại trái phiếu vào một thời gian nào đó. Tuy nhiên trái phiếu không thể thu hồi một vài năm sau khi chúng được phát hành. Trái phiếu có thể chuyển đổi là trái phiếu cho phép người giữ nó được chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu nhất định với giá xác định. Trái phiếu phiếu kèm giấy bảo đảm là trái phiếu cho phép, người giữ nó có quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu nhất định của đơn vị phát hành ở một giá xác định (một giấy bảo đảm ở góc trái phiếu bằng một cổ phiếu). Trái phiếu Euro là trái phiếu phát hành bằng đồng tiền của nước phát hành tại một nước khác. Trái phiếu Dollar là trái phiếu phát hành bằng đồng Đôla Mỹ ở các nước ngoài nước Mỹ. Trái phiếu Yankee là trái phiếu của các công ty và Chính phủ nước ngoài phát hành bằng Đôla Mỹ và được giao dịch ở thị trường Mỹ. 1.1.1.4. Cổ phiếu a. Khái niệm Cổ phiếu là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền sở hữu về tài sản và những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng. Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. b. Phân loại Cổ phiếu thường Cổ phiếu thường là cổ phiếu không có thời gian đáo hạn, không có thu nhập ổn định mà thu nhập của nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hay chính sách chi trả cổ tức của công ty. Cổ phiếu thường có khả năng chuyển nhượng dễ dàng. Người nắm giữ cổ phiếu thường có quyền tham gia bầu cử vào Hội đồng quản trị nhưng không được ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản. Ngoài ra cổ phiếu thường còn đem lại quyền đặt mua cổ phiếu mới cho các cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có sự ưu tiên hơn cổ phiếu thường trong việc phân chia lợi nhuận cũng như chi trả cổ tức và thanh lý tài sản khi công ty phá sản. Cổ phiếu ưu đãi cũng như cổ phiếu thường là nó không có thời gian đáo hạn. Nó tồn tại ở sự tồn tại của công ty. Nó cũng có khả năng chuyển nhượng nhưng phải thêm một số điều kiện nhất định. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lẫn cổ phiếu thường đều không phải là nợ của công ty do đó không có thu nhập ổn định trong điều kiện bình thường và nó có thể được mua lại bởi nhà phát hành. Cổ phiếu ưu đãi còn có một số điều khoản kèm theo. Thứ nhất, cổ phiếu ưu đãi có tính chất tham dự trong phân chia lợi nhuận khi công ty làm ăn có lãi vượt một mức nào đó. Thứ hai, cổ phiếu ưu đãi có tính chất bỏ phiếu. Trong điều kiện bình thường, cổ phiếu ưu đãi không có tính chất bỏ phiếu. Nhưng khi công ty làm ăn thua lỗ, cổ phiếu ưu đãi sẽ có tính chất bỏ phiếu. Thứ ba, cổ phiếu ưu đãi có tính chất tích luỹ hay không tích luỹ tức là do công ty làm ăn không hiệu quả, công ty sẽ không trả cổ tức. Nhưng khi công ty làm ăn có lãi công ty có thể trả cổ tức cho những năm bị thua lỗ trước đó hoặc không trả cổ tức của những năm chưa trả được. 1.1.1.5. Các công cụ phái sinh a. Khái niệm Công cụ phát sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. b. Một số công cụ phát sinh là quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai. Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Các hàng hoá này có thể là cổ phiếu, trái phiếu hay hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, nó xoá bỏ rủi ro tín dụng vì nó được công ty thanh toán bù trừ phục vụ như là một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán và người mua đều mua bán qua công ty thanh toán bù trừ. Hợp đồng tương lai đều được tiêu chuẩn hóa về việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. Hợp đồng tương lai còn được chuyển giao theo giá thị trường tức là bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thỏa thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Việc thanh toán như thế được tiến hành hàng ngày. 1.1.2. Thị trường chứng khoán 1.1.2.1. Khái niệm Thị trường chứng khoán là thị trường có tổ chức, là nơi mà các chứng khoán được mua bán theo các qui tắc đã được ấn định. 1.1.2.2. Phân loại a. Căn cứ theo tính chất pháp lý có thị trường chứng khoán chính thức và thị trường chứng khoán phi chính thức. Thị trường chứng khoán chính thức hay còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán là nơi mua bán loại chứng khoán được niêm yết có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt, giá cả được xác định theo hình thức đấu giá hoặc đấu lệnh. Thị trường chứng khoán phi chính thức hay còn gọi là thị trường OTC là nơi mua bán chứng khoán bên ngoài Sở giao dịch, không có ngày giờ nghỉ hay thủ tục quyết định mà do thoả thuận giữa người mua và người bán. b. Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán có thị trường phát hành và thị trường giao dịch. Thị trường phát hành hay còn gọi là thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoán được phát hành lần đầu bởi các nhà phát hành và bán cho các nhà đầu tư. Thị trường giao dịch hay còn gọi là thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp. c. Căn cứ vào phương thức giao dịch có thị trường giao ngay và thị trường tương lai. Thị trường giao ngay là thị trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày theo qui định. Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một loạt hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra trong một ngày kỳ hạn nhất định trong tương lai. d. Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá trên thị trường chứng khoán có thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường phát sinh. Thị trường trái phiếu là nơi mua bán các trái phiếu. Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu. Thị trường phát sinh là nơi mua bán các công cụ có nguồn gốc chứng khoán. 1.1.2.3. Chỉ số chứng khoán Khi nói đến thị trường chứng khoán không thể không nói đến chỉ số chứng khoán. Người ta thường coi chỉ số chứng khoán là chiếc "phong vũ biểu" của thị trường chứng khoán mà ở dạng này hay dạng khác người ta dùng chỉ số chứng khoán để thể hiện sự phát triển của thị trường và các thành phần của nó. Các chỉ số này thường được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tờ nhật báo lớn, ở các nước chỉ số chứng khoán phản ánh tình hình hoạt động của các công ty trên thị trường. Nếu các công ty làm ăn có lãi, giá chứng khoán của các công ty đó sẽ tăng và làm tăng theo chỉ số chứng khoán. Ngược lại, chỉ số chứng khoán sẽ giảm. Dựa vào chỉ số chứng khoán các nhà đầu tư có thể xác định được hiệu quả của một cổ phiếu hoặc một danh mục các chứng khoán để đầu tư vào. Bất kỳ một thị trường chứng khoán nào cũng có một chỉ số chứng khoán của riêng nó. Ví dụ thị trường chứng khoán New york có chỉ số Dow Jones, thị trường chứng khoán Tokyo áp dụng chỉ số Nikkei, Hong Kong áp dụng chỉ số Hang - xieng, Singapore áp dụng chỉ số "Strai taime"… Một loại chỉ số chứng khoán được nhiều người biết đến nhất là chỉ số Dow Jones ra đời năm 1896. Chỉ số này được coi như một cột mốc của thị trường chứng khoán thế giới do hai nhà kinh tế Mỹ Edward David Jones và Charles Hery Dow đề xuất đo lường mức độ biến động của thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York. Chỉ số Dow Jones bao gồm 65 loại cổ phiếu được chia thành 3 nhóm chỉ số bình quân nhỏ như sau: Chỉ số Dow Jones công nghiệp bao gồm giá cổ phiếu của 30 công ty hàng đầu ngành công nghiệp cộng lại rồi chia cho 1504 (con số này có khi có giảm). Chỉ số Dow Jones vận tải bao gồm giá cổ phiếu của 20 công ty hàng đầu ngành giao thông vận tải cộng lại chia cho 2785 (con số này có khi tăng). Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng bao gồm giá cổ phiếu của 15 công ty hàng đầu ngành dịch vụ công cộng. Để biết được tình hình phát triển kinh tế gần đây người ta xác định thêm một số tiêu chuẩn khác. Đó là các điểm giới hạn và điểm liệt. Chẳng hạn điểm giới hạn của chỉ số Dow Jones là 800, điểm liệt là 700. Nếu chỉ số Dow Jones hàng ngày vượt quá 800 điểm chung trong nền kinh tế đang đi lên, nếu dưới 800 điểm cho biết có nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế. 1.1.2.4. Cơ cấu hoạt động của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán chính thức được thể hiện bằng sở giao dịch chứng khoán. Thông thường một thị trường chứng khoán bao gồm hai thị trường cùng tham gia là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. a. Thị trường sơ cấp Là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán những chứng khoán mới phát hành lần đầu, kéo theo sự tăng thêm qui mô đầu tư vốn. Nguồn cung ứng vốn chủ yếu tại thị trường này là nguồn tiết kiệm của dân chúng như của một số tổ chức phi tài chính. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. b. Thị trường thứ cấp Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán tiếp thu sau lần bán đầu tiên. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp. Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp không phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của từng loại thị trường. Bởi lẽ, việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đô la chứng khoán được mua đi bán lại, nhưng không làm tăng thêm qui mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường chứng khoán. Hai thị trường này tồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví dụ như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ chẳng có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ bị khó khăn, khiến cho người đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại, hạn chế khả năng huy động vốn trong nền kinh tế. Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế tổ chức thị trường chứng khoán không có sự phân biệt về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Nghĩa là, trong một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp. Vừa có việc mua bán chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại. Tuy nhiên, điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị trường phát hành là hoạt động tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời phải giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để đảm bảo thị trường chứng khoán trở thành công cụ hữu dụng của nền kinh tế. c. Sở giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán chính thức được tổ chức theo hình thức Sở giao dịch chứng khoán. Các hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán: Hiện nay trên thế giới có 3 hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán. Thứ nhất: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức theo hình thức "Câu lạc bộ" tự nguyện của các thành viên. Trong hình thức này, các thành viên của sở giao dịch (hội viên) tự tổ chức và tự quản lý sở giao dịch chứng khoán theo pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước. Các hội viên của Sở giao dịch bầu ra Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành. Thứ hai: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần có các cổ đông là các công ty thành viên. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức dưới hình thức này được hoạt động theo luật công ty cổ phần, phải nộp thuế cho nhà nước và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn do chính phủ lập ra. Cơ quan chuyên môn này là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán là Hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên bầu ra và ban điều hành sở giao dịch chứng khoán do Hội đồng quản trị đề cử. Thứ ba: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới dạng một công ty cổ phần nhưng có sự tham gia quản lý và điều hành của nhà nước. Đây là hình thức phổ biến ở hầu hết các nước Châu á. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành cũng tương tự như hình thức trên nhưng trong thành phần Hội đồng quản trị có một số thành viên do uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào, giám sát điều hành. Sở giao dịch chứng khoán quốc gia bổ nhiệm. Quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán Uỷ ban chứng khoán quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán do chính phủ thành lập. Uỷ ban chứng khoán quốc gia có nhiệm vụ xác định loại doanh nghiệp nào được phép phát hành chứng khoán và loại chứng khoán nào được mua bán. Uỷ ban này cấp giấy phép và kiểm tra hoạt động của các công ty môi giới và thực hiện các công việc quản lý nhà nước khác. Hội đồng quản trị và ban điều hành sở giao dịch chứng khoán quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán. Tất cả các quyết định đều được Hội đồng quản trị đưa ra. Hội đồng này bao gồm các công ty chứng khoán thành viên của sở giao dịch chứng khoán, các thành viên liên doanh thậm chí có một số không phải là thành viên của sở giao dịch chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những thành viên nào được phép buôn bán tại sở giao dịch, những loại chứng khoán nào đủ tiêu chuẩn được phép niêm yết tại phòng giao dịch. Hội đồng này có quyền đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc niêm yết một chứng khoán nào đó. Hội đồng quản trị có quyền kiểm tra quá trình kinh doanh của các thành viên sở giao dịch. Nếu phát hiện vi phạm, Hội đồng quản trị có quyền phạt hoặc đình chỉ việc kinh doanh của thành viên trong một thời gian nhất định hoặc trục xuất không cho phép mua bán trên sở giao dịch chứng khoán nữa. Thành viên sở giao dịch chứng khoán. Thành viên sở giao dịch chứng khoán có thể là các cá nhân hoặc các công ty chứng khoán. Để trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán trước hết công ty phải được công ty có thẩm quyền của nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Phải có số vốn tối thiểu theo quy định, có chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo về phân tích và kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra công ty còn phải thoả mãn các yêu cầu của từng sở giao dịch chứng khoán cụ thể. Một công ty chứng khoán có thể là thành viên của nhiều sở giao dịch chứng khoán khác nhau nhưng không được là thành viên của thị trường chứng khoán phi tập trung và ngược lại công ty chứng khoán có thể thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ khác nhau trên thị trường chứng khoán. Giám sát thị trường chứng khoán Để đảm bảo cho các giao dịch được công bằng đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, sở giao dịch chứng khoán có một bộ phận chuyên theo dõi giám sát các giao dịch chứng khoán để ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch chứng khoán. Nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận giám sát là kiểm tra theo dõi và ngăn chặn kịp thời các hoạt động tiêu cực như gây nhiễu giá, giao dịch tay trong, giao dịch lòng vòng, giao dịch có dàn xếp trước. 1.1.2.5. Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động của TTCK a. Nguyên tắc trung gian. Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch thường được thực hiện thông qua tổ chức trung gian và môi giới là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua nghiệp vụ môi giới kinh doanh các công ty chứng khoán mua chứng khoán giúp các nhà đầu tư hoặc mua chứng khoán của nhà đầu tư này để mua và bán cho các nhà đầu tư khác. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và giúp thị trường hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. b. Nguyên tắc định giá. Việc định giá chứng khoán trên thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà trung gian môi giới. Mỗi nhà trung gian môi giới định giá mỗi loại chứng khoán tại một thời điểm tuỳ theo sự xét đoán và tùy vào số cung cầu chứng khoán có trên thị trường. Việc định giá chứng khoán được thực hiện thông qua cuộc thương lượng giữa những người trung gian môi giới với người cần mua và cần bán. Giá cả được xác định khi hai bên đã thống nhất. Tất cả các thành viên có liên quan trên thị trường không ai có thể can thiệp vào sự tác động qua lại của số cung cầu chứng khoán trên thị trường và cũng không ai có quyền định giá chứng khoán một cách độc đoán. Vì thế thị trường chứng khoán được coi là thị trường tự do nhất trong các thị trường. c. Nguyên tắc công khai hoá. Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai hoá về các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, cũng như tình hình tài chính về kết quả kinh doanh của công ty phát hành và số lượng chứng khoán và giá cả từng loại đều được công khai trên thị trường và trong các báo cáo. Khi kết thúc một cuộc giao dịch số lượng chứng khoán được mua bán, giá cả từng loại đều được lập tức thông bán ngay. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bán chứng khoán không bị lầm trong mua bán chứng khoán và người mua chứng khoán dễ dàng chọn loại chứng khoán theo sở thích của mình. 1.1.2.6. Giao dịch trên TTCK Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường theo lô chẵn hoặc lô lẻ. Trên sàn giao dịch, có nhiều loại lệnh khác nhau được nhà đầu tư sử dụng tùy theo mục đích của từng người. Để mua hay bán chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ đưa ra các lệnh thuê các công ty môi giới chứng khoán thực hiện hộ. Lệnh thị trường: Đây là loại lệnh thông dụng nhất. Các công ty môi giới căn cứ vào giá thị trường hiện tại của loại chứng khoán mà nhà đầu tư yêu cầu thực hiện để tiến hành giao dịch, xong họ cũng phải xem xét để mua hoặc bán sao cho có lợi nhất cho khách hàng của họ, các khách hàng biết chắc lệnh sẽ được thực hiện nhưng không biết chắc giá cả là bao nhiêu. Lệnh giới hạn: Lệnh này thường được đưa ra bởi các nhà đầu tư có hiểu biết rất ít về thị trường chứng khoán và kinh tế. Trong lệnh có giới hạn về giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất mà công ty môi giới trên sàn giao dịch được phép thực hiện. Đối với lệnh mua thì giá mua thường thấp hơn giá thị trường hiện tại còn lệnh bán có giá thường cao hơn giá thị trường. Do vậy lệnh giới hạn thường không được thực hiện ngay mà được thực hiện trong một thời gian nhất định cho đến khi hết thời hạn và huỷ bỏ. Trong khi chưa bị huỷ bỏ mà lệnh chưa được thực hiện thì nhà đầu tư vẫn có thể tăng hay giảm giá giới hạn (giá mua, giá bán). Lệnh ngừng: Đây là lệnh đặc biệt mà các nhà đầu tư dùng để bảo vệ thu nhập của họ tránh thua lỗ khi có sự tăng giảm giá cả. Lệnh ngừng bán có giá đặt ra cao hơn giá thị trường hiện tại còn lệnh ngừng mua có giá đặt ra thấp hơn thị trường hiện tại. Các lệnh trên khi đấu giá sẽ được ưu tiên theo thứ tự. Ưu tiên về giá: Giá đặt mua cao nhất và giá đặt bán thấp nhất được ưu tiên. Ưu tiên về thời gian: Trong cùng một mức giá lệnh nào được đưa ra trước sẽ được ưu tiên. Ưu tiên về số lượng: Khi có nhiều lệnh cùng thoả mãn hai điều kiện trên, lệnh nào có số lượng chứng khoán nhiều hơn sẽ được ưu tiên. Trên thị trường chứng khoán phi tập trung, hoạt động mua bán chứng khoán cũng diễn ra khá đơn giản. Khi một khách hàng muốn mua một số lượng chứng khoán nhất định, anh ta sẽ đưa lệnh cho công ty chứng khoán đang quản lý tài sản của anh ta yêu cầu giao dịch hộ. Thông qua hệ thống viễn thông công ty môi giới sẽ liên lạc với tất cả các nhà tạo thị trường của loại chứng khoán này để biết được giá chào bán thấp nhất của loại chứng khoán này sau đó công ty này thông báo lại cho khách hàng biết và nếu khách hàng chấp nhận, công ty sẽ thực hiện lệnh và giao dịch của khách hàng được thực hiện. 2.1.2.7. Vai trò của TTCK Đối với chính phủ Thị trường chứng khoán cung cấp các phương tiện để huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân. Chính phủ huy động vốn bằng việc bán trái phiếu và dùng số tiền đó để đầu tư vào các dự án cần thiết của mình. Thị trường chứng khoán còn góp phần thực hiện quá trình cổ phần hoá. Chính thị trường chứng khoán có thực mới có thể tuyên truyền sự cần thiết của thị trường chứng khoán một cách tốt nhất. Từ đó khuyến khích việc cổ phần hoá nhanh lên các doanh nghiệp quốc doanh. Thị trường chứng khoán là nơi để thực hiện các chính sách tiền tệ. Lãi suất thị trường có thể tăng lên hoặc giảm xuống do việc chính phủ mua hoặc bán trái phiếu. Ngoài ra thị trường chứng khoán là nơi thu hút các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài qua việc nước ngoài mua chứng khoán. Đối với các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán giúp các công ty thoát khỏi các khoản vay khi có chi phí tiền vay cao ở các ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Hoặc chính thị ttường chứng khoán tạo ra tính thanh khoản để cho công ty có thể bán chứng khoán bất kỳ lúc nào để có tiền. Như vậy, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu hình và vô hình) thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Thị trường chứng khoán còn là nơi giúp các tập đoàn ra mắt công chúng. Thị trường chứng khoán chính là nơi quảng cáo ít chi phí về bản thân doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm các cơ hội đầu tư để đa dạng hoá đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. 2.1.2.8. Nhược điểm của TTCK Yếu tố đầu cơ. Đầu cơ là yếu tố có tính toán của người chấp nhận rủi ro. Họ có thể mua cổ phiếu ngay với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai và thu hồi được lợi nhuận trong từng thương vụ. Yếu tố này gây ảnh hưởng lan truyền làm cho giá cổ phiếu có thể tăng giả tạo. Tuy nhiên thị trường không cấm yếu tố này. Mua bán nội gián. Mua bán nội gián là việc một cá nhân nào đó lợi dụng vị trí công việc của mình, nắm được những thông tin nội bộ của đơn vị phát hành để mua hoặc bán cổ phiếu của đơn vị đó một cách không bình thường nhằm thu lợi cho mình và làm ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu trên thị trường. Đây là hành vi phi đạo đức thương mại và bị cấm ở các nước. Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc. Đây là việc đưa ra các thông tin sai sự thật về tình hình tài chính, tình hình nội bộ của công ty hay về môi trường kinh doanh của công ty nhằm tăng hay giảm giá cổ phiếu để thu lợi nhuận cho cá nhân. Mua bán cổ phiếu ngầm. Mua bán cổ phiếu ngầm là việc mua bán không qua thị trường chứng khoán. Điều này có thể gây áp lực cho các nhà đầu tư khác đưa tới việc khống chế hay thay thế lãnh đạo. Việc phao tin đồn không chính xác và mua bán cổ phiếu ngầm đều bị cấm ở các nước. 2.1.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Phần này sẽ giới thiệu một số bài nghiên cứu đã được thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của các nước trên thế giới. Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà kinh tế tài chính trong những năm gần đây. Những nghiên cứu đầu tiên về mối quan này chủ yếu tập trung vào mối quan hệ tại một thời điểm (contemporaneous relationship) giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch (xem Karpoff, 1987; Gallant và các cộng sự, 1992). Phần lớn các nghiên cứu này chỉ ra rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sự thay đổi của giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch (Ying, 1966; Crouch, 1970; Wood và các cộng sự, 1985; Harris và Gurel, 1986). Trong những năm gần đây, mối quan hệ nhân quả (causal relation) giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch đã được nghiên cứu rộng rãi ở cả các thị trường phát triển và các thị trường mới nổi. Phương pháp sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu này là kiểm định Granger và kiểm định sự hòa hợp (co-integration tests). Ở thị trường chứng khoán Newyork, Hiemstra và Jones (1994) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ tác động qua lại giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trong giai đoạn 1915-1990. Thêm vào đó, các nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2001), Lee và Rui (2002) đã cho thấy rằng mối quan hệ tác động qua lại giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch tồn tại ở thị trường chứng khoán Thuỵ Sĩ, Hà Lan và Hong Kong. Các nghiên cứu này còn tìm thấy sự tác động của sự thay đổi giá cổ phiếu đến khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật, Anh, Pháp và Ý. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Martikainen và các cộng sự (1994) trên Sở giao dịch chứng khoán Helsinki đã chỉ ra rằng có sự tác động qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trong giai đoạn 1983-1988. Ở các thị trường chứng khoán mới nổi, Moosa và Al-Loughani (1996) chỉ ra rằng có mối quan hệ tác động qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Singapore và Thái Lan, và mối quan hệ một chiều từ khối lượng giao dịch đến giá cổ phiếu ở Malaysia. Tuy nhiên, không có bất kỳ mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch được tìm thấy ở thị trường chứng khoán Philippines. Cũng ở khu vực Châu Á, Lee và Rui (2000) tìm thấy rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu có ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch ở 2 Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. Ở khu vực Châu Mỹ La Tinh, Saatcioglu và Starks (1998) cung cấp những bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lương cổ phiếu giao dịch ở thị trường chứng khoán Colombia và Venezuela. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu dẫn đến sự thay đổi của khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Chile và sự thay đổi khối lượng giao dịch dẫn đến sự thay đổi giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Brazil và Mexico. Liên quan đến các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Âu, Gunduz và Hatemi-J (2005) đã ghi nhận có sự tác động qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Hungary và Ba Lan. Gunduz và Hatemi-J (2005) cũng đã chỉ ra rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu tạo ra sự thay đổi của khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, không có mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch được tìm thấy ở thị trường chứng khoán Cộng hoà Séc. Mặc dù mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch đã được nghiên cứu rất nhiều trong những thập niên gần đây, nhưng đến nay ở thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có một nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa giá và khối lượng giao dịch của các cổ phiếu có vốn hoá thị trường lớn nhất trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) của Trương Đông Lộc-ĐHCT đã tìm thấy mối quan hệ nhân quả (bi-directional causality) giữa giá và khối lượng giao dịch ở cổ phiếu VNM. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa giá và khối lượng giao dịch của một số loại cổ phiếu trong các ngành kinh tế của thị trường chứng khoán Việt Nam . 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Vì đề tài nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam nên số liệu sẽ được thu thập trên TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam có hai trung tâm giao dịch là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong đó Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam nên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được chọn làm vùng nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm chuỗi giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch theo thời gian của 5 loại cổ phiếu với tần suất tuần được thu thập từ khi bắt đầu giao dịch đến ngày 30-12-2009. Giá và khối lượng giao dịch của từng cổ phiếu được sử dụng là giá và khối lượng giao dịch đóng cửa vào ngày thứ tư hàng tuần. Nếu ngày thứ Tư của một tuần nào đó không có giao dịch thì số liệu đóng cửa của ngày thứ Năm ( hoặc thứ Ba nếu ngày thứ Năm không có giao dịch) được sử dụng. Nếu cả ngày thứ Năm và thứ Ba đều không có giao dịch thì số liệu tuần đó sẽ được bỏ qua . Sau đó trên cơ sở giá đóng cửa của mỗi cổ phiếu, thay đổi của giá cổ phiếu ( lợi suất ) ở hai phiên liền kề được tính như sau: r i, t = log (p i,t) – log (p i, t-1) = log ( p i, t / p i, t-1) Trong đó : r i, t : Thay đổi giá cổ phiếu ở thời điểm t p i,t : Giá cổ phiếu i tại thời điểm đóng cửa ở phiên thứ t p i, t-1 : Giá cổ phiếu i tại thời điểm đóng cửa ở phiên thứ t-1 Chi tiết về các công ty niêm yết được chọn nghiên cứu được thể hiên trong bảng sau : Bảng 1:Chi tiết các công ty niêm yết được chon nghiên cứu: STT Tên công ty Mã cổ phiếu Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) Ngày niêm yết 1 CTCP XNK thủy sản An Giang AGF 429,50 02/05/2002 2 CTCP Sản xuất KD XNK Bình Thạnh GIL 462,67 02/01/2002 3 CTCP Dược Phẩm Imexpharm IPM 816,00 04/12/2006 4 CTCP Cơ điện lạnh REE 3.549,69 28/07/2000 5 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín STB 14.941,79 12/07/2006 Nguồn: www.cafef.vn 2.2.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu 2.2.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị Để kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu theo thời gian, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như: Kiểm định Dickey – Fuller (DF), kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF) và kiểm định Phillips – Person (PP). Trong nghiên cứu này, kiểm định ADF được sử dụng để kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu nghiên cứu. Phương trình của kiểm định ADF có dạng như sau: D= + + D + (1) D= + + + D + (2) Mô hình (2) khác với mô hình (1) là có thêm biến xu hướng về thời gian . Các ký hiệu trong mô hình (1) và (2) được giải thích như sau: D = y t – y t-1 : chuỗi số liệu theo thời gian đang xem xét k : chiều dài độ trễ (lag time) : nhiễu trắng Vì kết quả của kiểm định ADF rất nhạy cảm với sự lựa chọn chiều dài độ trễ (k) nên tiêu chuẩn thông tin được phát triển bởi Akaike (Akaike Information Criterion – AIC) được sử dụng để chọn lựa k tối ưu cho mô hình ADF (giá trị k được lựa chọn sao cho AIC nhỏ nhất). Giả thuyết Ho (Null Hypothesis) trong kiểm định ADF là tồn tại một nghiệm đơn vị (β=0) và nó sẽ bị bác bỏ nếu giá trị kiểm định ADF lớn hơn giá trị tới hạn của nó. Trong kiểm định ADF, giá trị kiểm định ADF không theo phân phối chuẩn, vì vậy giá trị tới hạn được dựa trên bảng giá trị tính sẳn của Mackinnon (1991). So sánh giá trị kiểm định ADF với giá trị tới hạn của Mackinnon chúng ta sẽ có được kết luận về tính dừng cho các chuỗi quan sát. 2.2.3.2. Kiểm định Granger Kiểm định Granger được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi đơn giản là có hay không sự thay đổi của X gây ra sự thay đổi của Y và ngược lại. Phương trình hồi quy trong kiểm định Granger có dạng: = a 0 + + + = a 1 + + + Nếu khác không và có ý nghĩa thống kê, nhưng không có ý nghĩa thì chúng ta kết luận rằng sự biến động của X là nguyên nhân gây ra sự biến động của Y (uni-directional causality). Nếu không có ý nghĩa thống kê, nhưng khác không và có ý nghĩa thống kê, thì chúng ta kết luận rằng X chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của Y (uni-directional causality). Nếu cả và đều khác không và có ý nghĩa thống kê thì chúng ta kết luận rằng X và Y tác động qua lại lẫn nhau (bi-directional causality). Nếu cả và đều không có ý nghĩa thống kê thì chúng ta kết luận rằng X và Y độc lập với nhau. Trong nghiên cứu này, X là giá của cổ phiếu và Y là khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Trong kiểm định Granger, chiều dài độ trễ (k) cũng được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn AIC. Chương 2 KHÁI QUÁT TTCK VIỆT NAM, SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LOẠI CỔ PHIẾU NGHIÊN CỨU —&– 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG VIỆT NAM Ủy Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời ngày 28-11-1996 theo Nghị định 75/CP. Ngày 11-07-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời. Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTG ngày 11-07-1998 và ra đời vào 20/7/2000 nhưng chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000 với hai công ty hợp doanh cổ phần niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE - CTCP Cơ Điện Lạnh và SAM - CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông) với số vốn 270 tỷ đồng và 2 loại trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch, trong đó nhà nước chiếm đa số vốn. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức ra đời vào ngày 8/3/2005. TTGDCK TP.HCM vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn và TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng). Ngày thứ nhất sau khi phát hành, cổ phần sẽ được niêm yết và mua bán trên thị trường chứng khoán (Secondary market). Nếu giá cổ phần thấp hơn lúc phát hành, cổ phần đó đã bán quá giá và nếu cao hơn cổ phần đã được định giá thấp. Trường hợp này có thể là dụng ý của công ty nhằm khuyến khích các cổ phần viên cho lần gây vốn tương lai. Để được niêm yết trên thị trường chứng khoán, một công ty cần phải kinh doanh ít nhất 2 năm và có lời. Vốn đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam, cần có 50 cổ phần và giữ ít nhất 20% vốn đầu tư. Năm 2001: Cơn sốt vào năm 2001 chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571,04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong năm 2003: Lần đầu tiên, giá cổ phiếu niêm yết đã giảm xuống dưới 10 nghìn đồng/cổ phiếu - mệnh giá quy định. Suốt trong 4 tháng liền, cổ phiếu BBC điểm rơi thấp nhất là 7 nghìn đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, năm 2003 được coi là năm được mùa của trái phiếu. Trong khi với khoảng 24,8 tỷ trái phiếu tương đương với giá trị giao dịch hơn 2.483,4 tỷ đồng (chiếm 83,2% giá trị toàn thị trường). Trong năm 2004: Được thành lập từ tháng 11/1996 với tư cách là cơ quan thuộc Chính phủ, cho đến tháng 2/2004, UBCKNN được chuyển vào Bộ Tài chính bằng Nghị định 66/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Trong năm 2005: Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Ngoài ra tính đến 2005 tổng giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng sau năm 2000. Trong năm 2006 : Có thể nói là dấu mốc lịch sử quan trọng của TTCK Viêt Nam với sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam. Năm 2006 chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HoSTC) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội (HaSTC) tăng 152,4%. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006, VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146%. Tính đến phiên 29/12/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng. Còn tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số lượng chứng khoán tham gia đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng. Xét riêng về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối năm, đã lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương với 13,8 tỷ USD. Trong năm 2007 : Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Năm 2008 : Cùng trong xu thế suy giảm chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Cuối năm 2008 VN-Index giảm mất 239,52 điểm, tương đương 43,15%. Lợi nhuận các công ty năm 2008 giảm tới 30%. Năm 2009 : Thị trường giảm sâu đến hết quý 1/2009 và quay trở lại hồi phục trong quý 2/2009 khi những tia sáng về sự hồi phục của nền kinh tế xuất hiện. Từ cuối tháng 3/2009 đến thời điểm hiện nay (tháng 12/2009) thị trường đã đạt được sự tăng trưởng đáng kinh ngạc và có những thành tựu nhất định. Chỉ số VN-Index xác lập được những đỉnh cao trên 600 trong năm từ mốc thấp nhất 235 điểm tại thời điểm cuối tháng 2/2009, đã có 430 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội. Tổng giá trị vốn hóa thi trường niêm yết tại hai sàn lên tới hơn 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008 tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2008. Số lượng Cty chứng khoán đi vào hoạt động và số lượng tài khoản giao dịch đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn đến hết tháng 10/2009 là 490 nghìn tỷ tăng gấp 2,7 lần so với tổng giá trị giao dịch của năm 2008 và gấp 1,75 lần so với cả năm 2007. Bên cạnh đó, khung pháp lý cho hoạt động của TTCK ngày càng được hoàn thiện. 2.2. KHÁI QUÁT SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Giới thiệu về Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM), tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTG ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange. Tên viết tắt: HOSE. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ như sau: 2.2.2. Quyền hạn Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán. Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư. Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết. Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính. Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. 2.2.3. Nghĩa vụ Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng. Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư. Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán. 2.2.4. Quá trình hình thành và phát triển Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, TTGDCK TP.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết. Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số : 599/QĐ-TTG ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương. Cho đến nay, SGDCK TP.HCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Tính đến cuối tháng 12/2009, toàn thị trường đã có 271 loại chứng khoán được niêm yết. Trong đó có 207 loại cổ phiếu, 60 loại trái phiếu và 4 chứng chỉ quỹ với tổng giá trị vốn hóa đạt 116.300,4433 tỷ đồng, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết. Dự kiến thời gian tới, số lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP.HCM sẽ tăng lên rất nhiều do Chính phủ đã có chủ trương đưa cổ phiếu của một số tổng công ty lớn, các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hoá vào niêm yết trên thị trường. Trước sự tăng trưởng của TTCK, số lượng công ty chứng khoán thành viên của SGDCK TP.HCM cũng không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Tính đến hết ngày 31/12/2009, toàn thị trường đã có 105 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên của Sở với tổng số vốn đăng ký là 25.586,933 tỷ đồng. Các thành viên hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư. Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư, trong cũng như ngoài nước, cá nhân cũng như có tổ chức. Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên lên tới trên 106 ngàn tài khoản, thì cho đến hết năm 2007 số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các CTCK đã lên tới gần 298 ngàn tài khoản trong đó có trên 7 ngàn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Đến hết năm 2009 số tài khoản đã lên đến 800 ngàn tài khoản tăng 1,5 lần so với năm 2008. Đối với hoạt động giao dịch, SGDCK TP.HCM đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển. Tính đến ngày 31/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 1.699 phiên giao dịch với khối lượng khoảng 4.225 triệu chứng khoán và giá trị khoảng 384.452 tỷ đồng. Trong năm 2007, khối lượng giao dịch đạt khoảng gần 2.390 triệu chứng khoán với tổng giá trị giao dịch là 245,651 tỷ đồng. Trong năm 2009, khối lượng giao dich đạt hơn 10,4 tỷ chứng khoán và tổng giá trị giao dịch đạt hơn 422.460 tỷ đồng. Biến động giá cổ phiếu được phản ánh rõ nét qua biến động chỉ số VN-Index. Từ mức 307,5 điểm vào cuối năm 2005, VN-Index tăng và đạt mức kỷ lục 1.170,67 điểm trong phiên 12/03/2007. Trong hoạt động đối ngoại, SGDCK TP.HCM đã thực hiện ký kết nhiều Biên bản hợp tác với các SGDCK các nước trên thế giới như SGDCK Luân đôn, Thái Lan, New York (Mỹ), Malaysia, Singapore, Cộng Hòa Czech, Warsaw (Ba Lan),Tokyo (Nhật bản), Hồng Kông trong các lĩnh vực về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho SGDCK TP.HCM, trao đổi thông tin giữa các SGDCK, đồng thời tạo điều kiện thực hiện niêm yết chéo giữa các Sở trong tương lai. TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng với tăng trưởng cao của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sức hấp dẫn ngày càng tăng của các nhà đầu tư quốc tế vào Việt nam, chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước gắn liền với hoạt động niêm yết…là những yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Trước những triển vọng trên, SGDCK TP.HCM trong tương lai sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau : Tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp cổ phần đủ điều kiện lên niêm yết trên SGDCK nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Tăng cường và phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ. Tăng cường công tác giám sát thị trường bằng việc hoàn thiện phần mềm giám sát để theo dõi, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác thu thập thông tin tin đồn. Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo tiêu chuẩn quốc tế đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn tất thực hiện việc giao dịch từ xa từ các Thành viên đến Sở, tiến tới việc giao dịch không sàn trong tương lai. Đề xuất các chính sách hợp lý để thị trường chứng khoán phát triển bền vững, thu hút mọi nguồn lực trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Tiếp tục ký biên bản hợp tác với các SGDCK trên thế giới đồng thời tổ chức và thực hiện các nội dung trong các Biên bản hợp tác đã ký, đặc biệt phối hợp với các SGDCK tổ chức thực việc niêm yết chéo giữa các thị trường Cơ cấu tổ chức Hình 1: Sơ đồ tổ chức Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Chủ tịch HĐQT : Nguyễn Đoan Hùng Phó chủ tịch HĐQT : Trần Đắc Sinh Ủy viên HĐQT : Trương Hùng Long Ủy viên thường trực HĐQT : Lê Hải Trà Ủy viên HĐQT : Trần Tuấn Anh BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Ban Tổng Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc phụ trách gồm: Tổng Giám Đốc : Trần Đắc Sinh Phó Tổng Giám Đốc : Lê Nhị Năng Phó Tổng Giám Đốc : Phan Thị Tường Tâm Phó Tổng Giám Đốc : Nguyễn Mạnh Hùng Phó Tổng Giám Đốc : Thái Đắc Liệt CÁC PHÒNG BAN Phòng quản lý và thẩm định niêm yết Phòng quản lý thành viên Phòng giám sát giao dịch Phòng thông tin thị trường Phòng công nghệ thông tin Phòng nghiên cứu và phát triển Phòng tài chính - kế toán Phòng nhân sự và đào tạo Phòng hợp tác quốc tế Phòng đấu giá cổ phần Phòng tiếp thị và quan hệ công chúng Phòng kiểm soát nội bộ Phòng hành chính tổng hợp. 2.3 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CỔ PHIẾU TRONG NGHIÊN CỨU 2.3.1 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 2.3.2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999. Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày 8/3/2002. Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản. Liên tục các năm 2002, 2003 và 2004 Công ty được tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ với thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh góp phần vào sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP ), và Phòng Công nghiệp thương mại Việt Nam ( VCCI ). Công ty Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000); Safe Quality Food (Safe Quality Food 2000 ), British Retail Consortium ( BRC ). Tháng 12- 2007 công ty được cấp chứng nhận ISO: 14.000 - Công ty Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code : DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước. Trên thị trường trong nước, sản phẩm Basa Agifish là “Hàng Việt Nam chất lượng cao“ liên tục từ năm 2002 đến 2008. Địa chỉ : 1234 Trần Hưng đạo, phường Bình Đức, thành phố Long xuyên, tỉnh An giang. Điện thoại : +84-(0)76-85.29.39 Email : agifishagg@hcm.vnn.vn. Website : www.agifish.com. Hoạt động kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp. Sản phẩm chính là các sản phẩm sơ chế và tinh chế chủ yếu từ cá tra, cá basa. Về thị trường: Cơ cấu năm 2005, Châu Âu: 55%; Châu Úc 11%; Châu Á và thị trường khác 32%; Mỹ, Canada, Mehico 2%. Công ty cổ phần Dược Phẩm Imexpharm Giới thiệu Tháng 09/1983: Tiền thân của Imexpharm là Xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp, được thành lập theo Quyết định số 284/TCCQ ngày 28/09/1983 của Sở Y tế Đồng Tháp. Tổng số cán bộ nhân viên là 70 người, sản phẩm của xí nghiệp lúc này được sản xuất bằng thủ công với khoảng 10 loại sản phẩm, doanh thu hàng năm khoảng 30 tỷ đồng. Tháng 11/1992: Xí nghiệp liên hiệp dược Đồng Tháp đổi tên thành Công ty dược phẩm Đồng Tháp trực thuộc UBND Tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định số 12/QĐTL của UBND Tỉnh Đồng Tháp. Bắt đầu từ lúc này Công ty được xây dựng theo hướng phát triển bền vững và lâu dài hơn, máy móc và trang thiết bị sản xuất được đầu tư mua sắm mới, đội ngũ nhân lực được chú trọng phát triển. Tổng số cán bộ nhân viên tăng lên 200 người, doanh thu hàng năm của Công ty đạt trên 150 tỷ đồng. Tháng 11/1999: Công ty dược phẩm Đồng Tháp đổi tên thành Công ty Dược phẩm Trung ương 07 trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam theo quyết định 3466/QĐ BYT. Tháng 07/2001: Công ty Dược phẩm Trung ương 07 chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm theo quyết định 907/QĐTg ngày 25/07/2001 với vốn điều lệ là 22 tỷ đồng. Sau nhiều lần “lột xác”, Imexpharm đã không ngừng phát triển và tạo được tiếng vang là công ty Dược phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam, một thương hiệu của chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Địa chỉ : 04 đường 30/04, phường 1, Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: +84-(0)67-85.16.20 Email : www.imexpharm.com Website : Imexpharm@hcm.vnn.vn. Hoạt động kinh doanh. Sản xuất thuốc tân dược chữa bệnh cho người, các chất diệt khuẩn, khử trùng cho người, sản xuất thuốc y học dân tộc, cổ truyền. Mua bán thuốc, dược phẩm, dược liệu hóa chất, nguyên liệu của ngành dược. Mua bán thiết bị y tế. Kho bảo quản dược phẩm. Sản xuất và mua bán các thực phẩm dinh dưỡng. Về mạng lưới thị trường: IMEXPHARM có 8 cửa hàng trung tâm trong tỉnh và 5 chi nhánh ngoài tỉnh, ngoài ra còn thực hiện mô hình liên kết với các công ty Dược trong cả nước làm đại lý phân phối sản phẩm, nhờ vậy sản phẩm của IMEXPHARM đáp ứng đầy đủ và kịp thời đến tận tay khách hàng với chất lượng, sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh Giới thiệu. Tiền thân của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh là Công ty Cung ứng hàng xuất khẩu quận Bình Thạnh được thành lập từ năm 1982 theo Quyết định số 39/QĐ-UB ngày 19/3/1982 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 01/1990: Chuyển thành Liên Hiệp Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu quận Bình Thạnh theo Quyết định số 52/QĐ-UB ngμy 30/01/1990 của UBND TP. HCM Tháng 09/1992: Chuyển thành Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh theo Quyết định số 2292/QĐ-UB ngày 12/09/1992 của UBND TP. HCM. Tháng 12/1992: Theo Nghị định 388/HĐBT, Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 224/QĐ-UB ngày 11/12/1992 của UBND TP. HCM và tiếp tục duy trì hoạt động. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước, Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh đã tiến hành cổ phần hoá chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Tháng 11/2000, Công ty Cổ phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh được thành lập, theo Quyết định số 134/2000/QĐ-TTG của Thủ tướng ban hành ngày 24/11/2000, với vốn điều lệ ban đầu là 12 tỷ đồng. Tháng 8/2001: Công ty nâng vốn điều lệ lên thành 17 tỷ đồng Việt Nam. Ngày 02/01/2002, Cổ phiếu của Công ty là cổ phiếu thứ 11 được chính thức niêm yết giao dịch tại HoSE. Loại chứng khoán là cổ phiếu phổ thông, mã chứng khoán là GIL, mệnh giá : 10.000 đồng / cổ phiếu, số lượng niêm yết hiện nay : 10.219.818 cổ phiếu. Năm 2003 : Vốn điều lệ của Công ty là 25,5 tỷ đồng. Năm 2005 : Công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn Điều lệ lên 45,5 tỷ đồng để thực hiện Dự án Cao ốc Văn phòng tại số 24C Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Tháng 9/2007, để thực hiện Dự án Xí nghiệp may Tại Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty đã huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu tăng Vốn điều lệ lên thành 102.198.810.000 đồng. Tháng 8/2008 : Xí nghiệp may Phú Mỹ hoạt động với tên Công ty TNHH một thành viên Thạnh Mỹ. Địa chỉ : 24C Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại : +84-(0)8-843.47.78 Email : gilimex@hcm.vnn.vn Website : www.gilimex.com Hoạt động kinh doanh. Sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc (quần áo, ba lô, túi xách), hàng da, cao su, lương thực, thực phẩm, thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng, các loại nguyên liệu và các sản phẩm khác. Nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, kim khí điện máy, điện tử. Dịch vụ thương mại và dịch vụ cầm đồ. Xây dựng, trang trí nội thất, san lấp mặt bằng, kinh doanh địa ốc. Hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn. 2.3.4 Công ty cổ phần cơ điện lạnh 2.3.4.1 Giới thiệu. Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh được thành lập từ năm 1977, tên gọi ban đầu là Xí Nghiệp quốc doanh cơ điện lạnh thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 1993 Công ty được chuyển đổi hình thức sở hữu công ty cổ phần theo Giấy phép kinh doanh đăng ký lần đầu số 1506/GP-UB do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 25/12/1993. Với sự năng động của ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty luôn được đánh giá là người đi tiên phong trong việc thực hiện các chính sách đổi mới của Nhà nước. Là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hóa vào năm 1993, Công ty cũng là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2000. Tại thời điểm niêm yết, vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại là 287.142.140.000 đồng. Trong năm 2008, Công ty đã đăng ký sửa đổi bổ sung Giấy đăng ký kinh doanh lần thứ 17 và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ chí Minh cấp ngày 04/9/2008. Vốn đăng ký : 810.431.310.000 đồng, Mã Chứng khoán : REE Niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE”) Số lượng cổ phiếu đang niêm yết: 80.163.484 cổ phiếu Trong đó: Tổ chức và cá nhân trong nước: 46,68%, Tổ chức và cá nhân nước ngoài: 47,25%, Nhà nước: 6,07%. Địa chỉ : 364 Cộng hoà-Phường 13- Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Điện thoại : +84-(0)8-810.03.50 Email : info@reetech.com.vn Website : www.reecorp.com. Hoạt động kinh doanh. Sản xuất, lắp ráp, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và các dịch vụ về ngành điện, điện tử, cơ khí và điện lạnh. Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu các loại hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, các thiết bị lẻ, thiết bị hoàn chỉnh của ngành cơ điện lạnh. Mua bán và dịch vụ bảo trì máy móc cơ giới nông nghiệp gồm: xe máy thiết bị làm đường, thiết bị đào, san lấp, thiết bị xây dựng, thiết bị công nông lâm nghiệp, máy phát điện và động cơ điện. Đại lý ký gởi hàng hóa. Xây dựng dân dụng và công nghiệp - kinh doanh nhà ở (xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê). Phát triển và khai thác bất động sản. Hoạt động đầu tư tài chính vào các ngân hàng, công ty cổ phần. Dịch vụ cơ điện cho các công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng. Sản xuất máy điều hoà không khí Reetech, sản phẩm gia dụng, tủ điện và các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Giới thiệu. Được thành lập năm 1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại TP.HCM với các nhiệm vụ chính là huy động vốn cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Năm 2002, vốn điều lệ của Sacombank tăng cao khi được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đầu tư 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Ngày 8/8/2005, Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của Sacombank. Địa chỉ : 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, Tp. HCM Điện thoại : +84-(0)8-932.04.20 Email : sacombank@vnn.vn Website : www.sacombank.com.vn Hoạt động kinh doanh. Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi. Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán. Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU —&– 3.1 CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 3.1.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Trong kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu AGF cho thấy rằng không thể bác bỏ giả thuyết Ho về tính không dừng của chuỗi giá vì giá trị kiểm định của nó nhỏ hơn giá trị tới hạn tương ứng. Trong khi đó đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết Ho bị bác bỏ ở mức ý nghĩa α = 1% ở độ trễ k = 1 vì vậy chuỗi khối lượng giao dịch có tính dừng. Ta tiếp tục thực hiện kiểm định đối với chuỗi khác biệt bậc nhất của chuỗi giá thì giả thuyết Ho về tính không dừng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa α = 1%. Kết quả này cho phép ta kết luận rằng chuỗi khác biệt bậc nhất của chuỗi giá có tính dừng. Như vậy chuỗi khác biệt bậc nhất của giá ( thay đổi giữa 2 phiên liền kề) và khối lượng giao dịch thỏa mãn điều kiện của kiểm định Granger. Giá trị kiểm định cụ thể được trình bày trong bảng sau: Bảng 2 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI AGF Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng thời gian Có xu hướng thời gian Giá cổ phiếu (k = 5) -1.426 -1.333 Khác biệt bậc nhất ( sự thay đổi giá giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ phiếu (k = 4) -7.451 a - 7.467 a Khối lượng giao dịch (k = 9) - 3.245 b - 4.245 a a b : Ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5% . 3.1.2 Kết quả kiểm định Granger Số liệu trên đã đủ điều kiện để tiến hành kiểm định Granger, tuy nhiên trước khi thực hiện kiểm định ta phải xác định được độ trễ thích hợp cho các biến số của mô hình. Sau đó thực hiện kiểm định Granger có kết quả như sau : Bảng 3 :KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA AGF Giả thuyết Ho Giá trị thống kê F Chiều dài độ trễ (k) Mức ý nghĩa Kết luận Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu 0.667 6 0.68 Chấp nhận Ho Sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch 0.321 6 0.93 Chấp nhận Ho Như vậy từ kết quả kiểm định trên cho phép chúng ta kết luận rằng không có mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của cổ phiếu AGF. 3.2 CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh. 3.2.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị. Thực hiện tương tự đối với AGF ta được kết quả như sau: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi giá cổ phiếu GIL cho thấy ta không thể bác bỏ giả thuyết về tính dừng của chuỗi giá vì giá trị kiểm định nhỏ hơn giá trị tương ứng. Tuy nhiên đối với chuỗi khác biệt bậc nhất thì giả thuyết này bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% ở độ trễ k = 7. Đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết Ho bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% ở độ trễ k = 3. Kết quả kiểm định cụ thể được trình bày trong bảng sau : Bảng 4 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI GIL Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng thời gian Có xu hướng thời gian Giá cổ phiếu ( k= 8) - 1.61 - 1.61 Khác biệt bậc nhất ( sự thay đổi giá giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ phiếu (k = 7) -9.53 a - 9.52 a Khối lượng giao dịch (k= 3 ) - 4.75 a - 6.20 a a : Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% 3.2.2 Kết quả kiểm định Granger. Để thực hiện kiểm định Granger ngoài việc kiểm tra tính dừng của chuỗi số liệu nghiên cứu chúng ta còn phải xác định được chiều dài độ trễ k thích hợp cho các biến số trong mô hình uy nhiên trước khi thực hiện kiểm định Granger thì ta phải xác định được các độ trễ thích hợp cho các biến trong mô hình của kiểm định Granger. Và độ trễ thích hợp cho các biến số trong mô hình là k = 3. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng sau: Bảng 5 :KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA GIL Giả thuyết Ho Giá trị thống kê F Chiều dài độ trễ (k) Mức ý nghĩa Kết luận Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu 0.537 3 0.657 Chấp nhận Ho Sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch 2.960 3 0.03 Bác bỏ Ho Theo kết quả kiểm định Granger cho thấy khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu, tuy nhiên giả thuyết về sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch lại bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu GIL là mối quan hệ tác động một chiều từ sự thay đổi của giá ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch. Bước tiếp theo là xác định mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi giá cổ phiếu đến khối lượng giao dịch ở các độ trễ khác nhau bằng phương pháp hồi quy với mô hình có dạng như sau : LnVt = a + βk LnVt-k + dkR t-k + Trong đó : R t Thay đổi giá cổ phiếu ở thời điểm t Vt Khối lượng giao dịch ở thời điểm t k chiều dài độ trễ Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của thay đổi giá cổ phiếu GIL đến khối lượng giao dịch với các độ trễ khác nhau được trình bày trong bảng sau: Bảng 6 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI GIÁ CỔ PHIẾU GIL ĐẾN KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH Biến số Hệ số tương quan Giá trị thống kê t Mức ý nghĩa c 1.359 4.211 0.000 Ln V t-1 0.4465 9.339 0.000 Ln V t-2 0.1269 2.443 0.015 Ln V t-3 0.2765 5.828 0.000 R t-1 5.311 2.332 0.020 R t-2 0.5411 0.236 0.813 R t-3 1.2842 1.646 0.1004 Số quan sát 406 R 2 điều chỉnh 0.61 Giá trị thống kê F 105.16 a a : Ý nghĩa thống kê ở mức 1% Kết quả phân tích hồi qui trong bảng trên cho thấy rằng khối lượng giao dịch ở thời điểm hiện tại có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng giao dịch ở các phiên thứ 1, 2 và 3 trước đó. Nghĩa là , nếu khối lượng giao tăng ở phiên thứ t-1, t-2 và t-3 thì nó sẽ tiếp tục tăng ở phiên thứ t và ngược lại. Ngoài ra kết quả hồi qui cũng cho thấy rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng giao dịch của nó trong quá khứ với độ trể là 1. Khi giá cổ phiếu tăng lên hay giảm đi một lượng ở phiên thứ t thì ở ngay phiên sau đó khối lượng giao dịch cũng tăng lên hay giảm đi một lượng tương ứng. Kết quả hồi quy cho thấy cụ thể rằng khi giá cổ phiếu tăng lên hay giảm đi 1% ở phiên thứ t thì ở phiên ngay sau đó khối lượng giao dịch sẽ tăng hay giảm đi một lượng tương tương ứng là 5.311% ở mức ý nghĩa 5%. 3.3 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 3.3.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị. Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu STB ta thấy đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết về tính không dừng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 10% ( không có xu hướng thời gian) và 5% ( có xu hướng thời gian) với độ trễ k = 9. Còn đối với chuỗi giá thì giả thuyết về tính không dừng không thể bị bác bỏ do giá trị kiểm định nhỏ hơn so với giá trị kiểm định tương ứng, tuy nhiên đối với chuỗi khác biệt bậc nhất được kiểm định thì giả thuyết về tính dừng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% và độ trễ k = 4. Kết quả kiểm định cụ thể được trình bày trong bảng sau: Bảng 7 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI STB Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng thời gian Có xu hướng thời gian Giá cổ phiếu ( k= 5) - 1.60 - 2.52 Khác biệt bậc nhất( sự thay đổi giá giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ phiếu (k = 4) - 5.46 a - 5.44 a Khối lượng giao dịch (k= 9) - 2.65 c - 3.70 b a b c : Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% , 5% và 10%. Tương tự như trên chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu STB thỏa mãn điều kiện để thực hiện kiểm định Granger 3.3.2 Kết quả kiểm định Granger Theo kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy chuỗi dữ liệu đã đủ điều kiện để tiến hành kiểm định Granger. Tuy nhiên trước khi tiến hành kiểm định ta phải xác định độ trễ thích hợp cho các biến số trong mô hình. Độ trễ thích hợp trong mô hình này là k = 2, như vậy kiểm định Granger được thực hiện và kết quả được trình bày cụ thể trong bảng sau: Bảng 8 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA STB Giả thuyết Ho Giá trị thống kê F Chiều dài độ trễ (k) Mức ý nghĩa Kết luận Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu 0.25 2 0.78 Chấp nhận Ho Sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch 2.22 2 0.11 Chấp nhận Ho Kết quả kiểm định Granger trên cho thấy rằng giả thuyết về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu STB và khối lượng giao dịch là không thể bị bác bỏ. Như vậy ta có thể kết luận rằng không có mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu STB và khối lượng giao dịch. 3.4 CTCP Cơ điện lạnh 3.4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Kết quả kiểm định tính dừng của giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của cổ phiếu REE cho thấy đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết về tính không dừng đều bị bác bỏ ở các mức ý nghĩa khác nhau. Đối với chuỗi giá thì giả thuyết này không thể bị bác bỏ, tuy nhiên khi chuỗi khác biệt bậc nhất của giá được kiểm định thì giả thuyết về tính không dừng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu REE thỏa mãn điều kiện của kiểm định Granger. Bảng 9 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI REE Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng thời gian Có xu hướng thời gian Giá cổ phiếu ( k= 4) - 2.62 c - 2.72 Khác biệt bậc nhất( sự thay đổi giá giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ phiếu (k = 9) - 6.31 a - 6.31 a Khối lượng giao dịch (k= 11 ) - 2.848 c - 3.97 b a b c : Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% , 5% và 10%. 3.4.2 Kết quả kiểm định Granger. Trước khi kiểm định Granger tiến hành thì độ trễ được xác định cho các biến trong mô hình là k = 6. Kết quả kiểm định Granger được trình bày trong bảng sau: Bảng 10 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA REE Giả thuyết Ho Giá trị thống kê F Chiều dài độ trể (k) Mức ý nghĩa Kết luận Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu 0.362 6 0.90 Chấp nhận Ho Sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch 1.336 6 0.24 Chấp nhận Ho Theo kết quả kiểm định Granger cho thấy không có mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của cổ phiếu REE. 3.5 CTCP Dược Phẩm Imexpham 3.5.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Kết quả kiểm định nghiêm đơn vị đối với cổ phiếu IPM được trình bày trong bảng sau: Bảng 11 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI IPM Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng thời gian Có xu hướng thời gian Giá cổ phiếu ( k= 1) -1.13 -2.11 Khác biệt bậc nhất( sự thay đổi giá giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ phiếu (k = 1) -7.32 a -7.32 a Khối lượng giao dịch (k=1 ) -4.20 a -4.46 a a b c : Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% , 5% và 10%. Kết quả kiểm định tính dừng của giá cổ phiếu IPM và khối lượng giao dịch cho thấy giả thuyết về tính không dừng của chuổi giá không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên khi sai biệt bậc nhất của chuỗi giá đươc kiểm định thì giả thuyết này bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy có thể kết luận rằng chuỗi giá có tính dừng. Đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết về tính không dừng đều bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu IPM thỏa mãn điều kiện của kiểm định Granger. 3.5.2 Kết quả kiểm định Granger. Kết quả kiểm định Granger của IPM với độ trễ k = 2 được trình bày trong bảng sau: Bảng 12 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA IPM Giả thuyết Ho Giá trị thống kê F Chiều dài độ trể (k) Mức ý nghĩa Kết luận Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu 3.79 2 0.02 Bác bỏ Ho Sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch 1.97 2 0.14 Chấp nhận Ho Theo kết quả kiểm định Granger cho thấy khối lượng giao dịch có ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu và giả thuyết về sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu IPM chỉ là quan hệ một chiều. Bước tiếp theo là xác định mức độ ảnh hưởng của khối lượng giao dịch đến sự thay đổi giá cổ phiếu ở các độ trễ khác nhau bằng phương pháp hồi quy. Phương trình hồi quy trong trường hợp này có dạng như sau : R t = a + βk R t-k + dk LnVt-k + Trong đó : R t Thay đổi giá cổ phiếu ở thời điểm t Vt Khối lượng giao dịch ở thời điểm t k chiều dài độ trể. Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong bảng sau: Bảng 13 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH VỚI THAY ĐỔI GIÁ CỔ PHIẾU IPM Biến số Hệ số tương quan Giá trị thống kê t Mức ý nghĩa c -0.122 -2.71 0.007 R(-1) -0.015 -0.18 0.86 R(-2) -0.005 -0.35 0.73 Ln V(-1) 0.003 0.84 0.40 Ln V(-2) 0.009 2.38 0.018 Số quan sát 155 R 2 điều chỉnh 0.03 Giá trị thống kê F 2.167 c c Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% Kết quả phân tích hồi quy trong bảng trên cho thấy rằng khối lượng giao dịch hiện tại có mối quan hệ tỷ lệ thuận đến sự thay đổi của giá cổ phiếu ở 2 phiên sau đó . Cụ thể, nếu khối lượng giao dịch của cổ phiếu IPM ở hiện tại t tăng 1% thì giá cổ phiếu cách 2 phiên sau đó sẽ tăng 0.009%. Mối quan hệ tỷ lệ thuận này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. KẾT LUẬN —&– Trong nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của 5 loại cổ phiếu thuộc 5 ngành kinh tế khác nhau được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh bao gồm AGF , REE, GIL, STB, IPM. Sử dụng kiểm định Granger kết quả cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa giá và khối lượng giao dịch không tồn tại ở các cổ phiếu AGF, STB và REE. Tuy nhiên đối với cổ phiếu GIL và IPM lại có tồn tại mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Cụ thể là đối với cổ phiếu GIL tồn tại mối quan hệ một chiều giữa sự thay đổi giá của cổ phiếu đến khối lượng giao dịch nghĩa là sự thay đổi giá của cổ phiếu GIL trong quá khứ sẽ ảnh hưởng tới khối lượng giao dịch hiện tại. Còn đối với cổ phiếu IPM thì tồn lại mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch đến sự thay đổi giá cổ phiếu, nghĩa là khối lượng giao dịch trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trong hiện tại. Trong nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm định Granger để tìm ra mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Mặc dù kiểm định Granger hiện nay đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên kiểm định này vẫn có hạn chế. Đó là để thực hiện được kiểm định Granger thì chuỗi số liệu đòi hỏi phải có tính dừng vì vậy đối với chuỗi số liệu không có tính dừng ở kiểm định nghiệm đơn vị thì ta tiếp tục thực hiện kiểm định đối với chuỗi khác biệt bậc nhất để xác định tính dừng của số liệu. Tuy nhiên có một thực tế thấy rằng khi chuỗi khác biệt bậc nhất được sử dụng thì bản chất của số liệu lại có sự thay đổi, nó không còn phản ánh đúng ý nghĩa và giữ được đúng bản chất thực sự của nó. Vì vậy để khắc phục hiện tượng này ngày nay kiểm định sự hòa hợp (Cointergration test) được sử dụng như là một giải pháp. Loại kiểm định này không đòi hỏi số liệu phải có tính dừng nên số liệu vẫn giữ được đúng bản chất của nó. Vì những hạn chế về mặt thời gian cũng như các yếu tố khác nên kiểm định này chưa được sử dụng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên đây sẽ là loại kiểm định sẽ được sử dụng trong các hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm để hoàn thiện hơn các nghiên cứu cùng loại trong tương lai. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy. Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, NXB Thống kê, 2009. [2] Trương Đông Lộc. “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch”, Công nghệ ngân hàng, (38), 32 – 37, 2009. [3] Trương Đông Lộc. “ The causal relation between stock price and trading volume Evidence from the Hanoi Stock Tranding Center”, Economic Development, (178), 11-15, 2009. [4] Mai văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn văn Ngân. Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM, 2004. [5] Nguyễn Hồ Quỳnh. Chuỗi thời gian phân tích và nhận dạng, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan