Tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảng biển và sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh: 1
LỜI MỞ ĐẦU
Với hơn 80% lượng hàng hóa xuất nhập khNu được vận chuyển bằng đường biển, hệ
thống cảng biển thương mại đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động thương
mại ở Việt Nam. Trái với thời điểm vào năm 2007 và đầu năm 2008, việc quá tải tại
các cảng biển thương mại khu vực phía nam khiến hàng hóa bị tắc nghẽn làm thiệt
hại đến nền kinh tế , thì cuối năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm sụt
giảm mạnh nhu cầu vận tải ở tất cả các lĩnh vực, khiến các cảng biển thương mại lại
lâm vào khó khăn. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008, sau khi tăng cao giá cước
vận tải đã quay đầu giảm chóng mặt, giảm bình quân từ 30%- 70%. Trước những
khó khăn dồn dập vì giá cước giảm kỷ lục, nhu cầu vận chuyển sụt giảm nghiêm
trọng, các doanh nghiệp cảng biển thương mại phải làm gì để có thể tồn tại, vượt
qua giai đoạn khủng hoảng này (Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, 2008). Đây là thách
thức cũng như cơ hội để các doanh nghiệp cảng biển thương mại tự đánh giá lại
toàn...
99 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảng biển và sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
Với hơn 80% lượng hàng hóa xuất nhập khNu được vận chuyển bằng đường biển, hệ
thống cảng biển thương mại đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động thương
mại ở Việt Nam. Trái với thời điểm vào năm 2007 và đầu năm 2008, việc quá tải tại
các cảng biển thương mại khu vực phía nam khiến hàng hóa bị tắc nghẽn làm thiệt
hại đến nền kinh tế , thì cuối năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm sụt
giảm mạnh nhu cầu vận tải ở tất cả các lĩnh vực, khiến các cảng biển thương mại lại
lâm vào khó khăn. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008, sau khi tăng cao giá cước
vận tải đã quay đầu giảm chóng mặt, giảm bình quân từ 30%- 70%. Trước những
khó khăn dồn dập vì giá cước giảm kỷ lục, nhu cầu vận chuyển sụt giảm nghiêm
trọng, các doanh nghiệp cảng biển thương mại phải làm gì để có thể tồn tại, vượt
qua giai đoạn khủng hoảng này (Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, 2008). Đây là thách
thức cũng như cơ hội để các doanh nghiệp cảng biển thương mại tự đánh giá lại
toàn diện doanh nghiệp để tìm ra lối thoát hiệu quả nhất cho cuộc khủng hoảng này.
Đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ các cảng biển thương mại tại khu vực thanh
phố Hồ Chí Minh thực sự có ý nghĩa, nhằm giúp các doanh nghiệp cảng biển khai
thác triệt để thế mạnh trong các sản phNm dịch vụ.
Để có thể hoàn thành chương trình sau đại học tại trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh với luận văn tốt nghiệp “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảng
biển và sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh” ngoài
những nổ lực, phấn đấu của chính bản thân trong suốt quá trình học tập, tác giả xin
gửi lời tri ân trước hết đến bố mẹ, những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ.
Tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn đến tập thể các Thầy Cô trường Đại Học Kinh
Tế nói chung, khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tác
giả trong suốt ba năm qua và Thầy Lê Tấn Bửu đã hướng dNn tác giả hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
2
Sau cùng, tác giả xin chân thành cám ơn đến các bạn bè thân thiết của lớp cao học
QTKD-đêm 1 và các đồng nghiệp tại cảng VICT đã hỗ trợ tác giả hết mình để hoàn
thành luận văn này.
Một lần nữa tác giả xin cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp này. Tác giả hứa sẽ cố gắng áp dụng những kiến thức đã học cũng
như một số kết quả nghiên cứu này vào phục vụ công việc hiện tại.
3
LỜI CAM ĐOA
Tác giả xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của bài luận văn này được
trình bày theo kết cấu và dàn ý của tác giả với sự dày công nghiên cứu, thu thập và
phân tích các tài liệu có liên quan, đồng thời được sự góp ý hướng dNn của Tiến sỹ
Lê Tấn Bửu để hoàn tất luận văn.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Học viên: Phạm Thị Minh Hà
Lớp: Quản trị Kinh doanh, K15
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOA
............................................................................................ 3
MỤC LỤC ........................................................................................................ 4
TÓM TẮT LUẬ
VĂ
................................................................................ 10
Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 11
Phương pháp và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 11
Ý nghĩa thực hiện đề tài ................................................................................ 11
Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 12
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết ........................................................................... 13
1.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 13
1.2 Chất lượng ................................................................................................... 13
1.2.1 Lịch sử phát triển chất lượng ....................................................................... 13
1.2.2 Tầm quan trọng chiến lược của chất lượng ................................................. 16
1.3 Dịch vụ và chất lượng dịch vụ .................................................................... 17
1.3.1 Định nghĩa ................................................................................................... 17
1.3.2 Chất lượng dịch vụ ...................................................................................... 18
1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ........................................................ 20
1.4.1 Mô hình chất lượng dịch vụ ........................................................................ 20
1.4.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng ...... 25
1.4.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị ....................................................................... 25
1.4.4 Giả thiết trong nghiên cứu ........................................................................... 26
1.5 Tóm tắt ........................................................................................................ 26
5
Chương 2 : Giới thiệu về hệ thống cảng biển thương mại ở khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 28
2.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 28
2.2 Giới thiệu khái quát về cảng biển ................................................................ 28
2.2.1 Khái niệm .................................................................................................... 28
2.2.2 Chức năng, phân loại và nhiệm vụ của cảng biển ....................................... 29
2.2.2.1 Chức năng ......................................................................................... 29
2.2.2.2 Phân loại ........................................................................................... 29
2.2.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của cảng biển ............................................. 30
2.2.2.4 Trang thiết bị cảng ............................................................................ 30
2.2.3 Các dịch vụ cảng biển thương mại .............................................................. 34
2.2.4 Đối tượng khách hàng của cảng biển thương mại ....................................... 34
2.3 Giới thiệu cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 35
2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 35
2.3.2 Phân tích một số chỉ tiêu của cụm cảng thương mại thành phố Hồ
Chí Minh .......................................................................................................... 37
2.3.3 Đánh giá chung về cụm cảng thương mại thành phố Hồ Chí Minh . 40
2.3.3.1 Điểm mạnh của cụm cảng thương mại thành phố Hồ Chí Minh ...... 40
2.3.3.2 Điểm yếu của cụm cảng thương mại thành phố Hồ Chí Minh ......... 41
2.4 Tóm tắt ........................................................................................................ 42
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 43
3.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 43
3.2 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 43
3.3 Hiệu chỉnh thang đo .................................................................................... 44
3.3.1 Thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại ................................... 44
6
3.3.2 Thang đo mức độ hài lòng của khách hàng ................................................. 46
3.4 Nghiên cứu chính thức ................................................................................ 46
3.5 Tóm tắt ........................................................................................................ 47
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 48
4.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 48
4.2 Thông tin mẫu ............................................................................................. 48
4.3 Phân tích đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................... 50
4.3.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha ..................................................................... 51
4.3.1.1 Thang đo chất lượng dịch vụ ............................................................ 51
4.3.1.2 Thang đo khái niệm mức độ hài lòng của khách hàng ..................... 52
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 53
4.3.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ ............................................................ 53
4.3.2.2 Thang đo khái niệm mức độ hài lòng của khách hàng ..................... 55
4.4 Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu ............................................................. 56
4.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 57
4.5.1 Mô tả đặc điểm các thành phần khảo sát trong mô hình ............................. 57
4.5.2 Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................ 58
4.6 Tóm tắt ........................................................................................................ 60
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị ................................................................ 61
5.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 61
5.2 Kết quả chính............................................................................................... 61
5.3 Đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại thông qua kết
quả khảo sát .............................................................................................................. 64
5.3.1 Đề xuất về nguồn lực ................................................................................... 64
7
5.3.2 Đề xuất về năng lực quản lý, phục vụ ......................................................... 65
5.4 Hạn Chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 65
Phụ lục 1 ............................................................................................................ i
Phụ lục 1.1 : Bảng câu hỏi sơ bộ ban đầu ................................................................... i
Phụ lục 1.2 : Bảng câu hỏi được hiệu chỉnh theo ý kiến của chuyên gia, dùng cho
nghiên cứu chính thức ............................................................................................... vi
Phụ lục 2 : Bốn cảng thương mại chính tại khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................. xi
Phụ lục 3 : Mô tả mẫu ................................................................................... xv
Phụ lục 4 : Phân tích Cronbach Alpha ..................................................... xviii
Phụ lục 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................... xxiv
Phụ lục 5.1: Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo chất lượng dịch vụ . xxiv
Phụ lục 5.2 : Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo mức độ hài lòng, thỏa
mãn của khách hàng ............................................................................................ xxviii
Phụ lục 6 : Phân tích hồi quy tuyến tính trong mô hình nghiên cứu .... xxix
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... xxxi
8
DA
H SÁCH CÁC BẢ
G BIỂU VÀ HÌ
H VẼ
Bảng 1.1 : Các yếu tố trong mô hình SERVQUAL ................................................. 21
Bảng 1.2 : Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại ........... 26
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu chính của một số cảng thương mại chính ở khu vực thành
phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 37
Bảng 2.2 : Sản lượng của các cảng thương mại chính ở khu vực thành phố Hồ Chí
Minh năm 2005-2007 .............................................................................................. 38
Bảng 4.1 : Phân bổ địa điểm cảng khảo sát .............................................................. 48
Bảng 4.2: Phân bổ giới tính ..................................................................................... 49
Bảng 4.3 : Phân bổ đối tượng phỏng vấn ................................................................. 49
Bảng 4.4 : Phân bổ tần suất sử dụng dịch vụ ........................................................... 50
Bảng 4.5 : Hệ số Cronbach Anpha của các thành phần thang đo chất lượng dịch vụ
cảng biển thương mại ............................................................................................... 52
Bảng 4.6 : Hệ số Cronbach Anpha của thành phần thang đo mức độ hài lòng của
khách hàng ................................................................................................................ 53
Bảng 4.7 : Kiểm định KMO ..................................................................................... 53
Bảng 4.8 : Kết quả phân tích EFA của thang đo chất lượng dịch vụ ....................... 54
Bảng 4.9 : Bảng tóm tắt cơ cấu thang đo chất lượng dịch vụ ................................. 55
Bảng 4.10 : Kết quả phân tích EFA của thang đo mức độ hài lòng của khách hàng 56
Bảng 4.11 : Mô tả đặc điểm các thành phần khảo sát .............................................. 57
Bảng 4.12 : Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính ............................................ 60
Bảng 4.13 : Kết quả hồi quy từng phần ................................................................... 59
Hình 1.1 : Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 26
9
Hình 2.1 : Các thiết bị thường được dùng tại cảng .................................................. 33
Hình 3.1 : Bảng tiến độ thực hiện nghiên cứu ......................................................... 44
Hình 4.1 : Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh...................................................... 57
10
TÓM TẮT LUẬ
VĂ
Luận văn tốt nghiệp “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảng biển và sự thỏa
mãn, hài lòng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành với mục
đích khảo sát đánh giá của các khách hàng về chất lượng dịch vụ của các cảng biển
thương mại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh thông qua kiểm định các thành
phần của chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại, cũng như kiểm định mối quan
hệ giữa các thành phần của chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại với mức độ
thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này : đầu tiên, nghiên cứu
sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia, dùng để
khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển
thương mại. Sau đó nghiên cứu chính thức bằng định lượng, tập mẫu có kích cỡ
n = 211. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp độ tin cậy Cronbach
alpha và phân tích nhân tố khám phá tổng hợp các thành phần. Mô hình lý thuyết
được kiểm định thông qua phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Theo kết quả nghiên cứu này có bằng chứng cho thấy chất lượng dịch vụ cảng biển
thương mại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 thành phần, đó là (1)
năng lực quản lý, phục vụ được đo lường bằng 13 biến quan sát, (2) quá trình phục
vụ được đo lường bằng 6 biến quan sát, (3) nguồn lực được đo lường bằng 5 biến
quan sát. Tuy nhiên, chỉ có hai thành phần (năng lực quản lý, phục vụ; nguồn lực)
là có mối quan hệ tuyến tính, có ý nghĩa giải thích sự hài lòng, thỏa mãn của khách
hàng. Ý nghĩa của kết quả này là tuy chất lượng dịch vụ được đánh giá bởi ba thành
phần, nhưng hiện tại ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh thì việc thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng chủ yếu dựa vào năng lực quản lý, phục vụ và nguồn lực. Tuy nhiên
cũng cần lưu ý đây chỉ là sự ưu tiên để cải thiện, các thành phần còn lại cũng không
kém phần quan trọng trong việc đánh giá mà nghiên cứu này chưa tìm ra.
11
Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát đánh giá của các khách hàng về chất
lượng dịch vụ của các cảng biển thương mại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
thông qua mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.
Để đạt được mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hướng vào nghiên cứu cụ thể các vấn đề
sau:
- Kiểm định các thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương
mại
- Kiểm định mối quan hệ giữa các thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ
cảng biển thương mại với mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.
- Đưa ra đề xuất nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển
thương mại để tăng mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.
Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở đánh giá của các khách hàng sử dụng các
dịch vụ tại bốn cảng biển thương mại chính tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Về mặt phương pháp nghiên cứu, đề tài được thực hiện theo hai bước: đầu tiên
nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia
và sau đó nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để
kiểm định lý thuyết
Cách thức lấy mẫu trong nghiên cứu được sử theo phương pháp quota và trong từng
quota sẽ được chọn mẫu theo thuận tiện.
Ý nghĩa thực hiện đề tài
Đề tài có ý nghĩa trong thực tiễn về nghiên cứu phát triển ngành cảng biển thương
mại ở Việt Nam được thể hiện qua các điểm sau.
12
• Kết quả giúp cho các nhà quản lý thấy được hiện trạng về chất lượng dịch vụ
cảng biển thương mại ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở để cải tiến,
nâng cao chất lượng dịch vụ
• Góp phần cung cấp thông tin về các yếu tố để đo lường chất lượng dịch vụ
mà khách hàng mong muốn nhận được từ phía các cảng biển thương mại.
• Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn đưa ra bộ thang đo “Đánh giá chất
lượng dịch vụ cảng biển thương mại” từ phía khách hàng cho thị trường Việt
Nam. Bộ thang đó này sẽ được hiểu chỉnh, bổ sung và kiểm định phù hợp với
tình hình ở Việt Nam trong các nghiên cứu tiếp theo.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn này được chia thành năm chương. Chương một trình bày các cơ sở lý
thuyết về chất lượng, chất lượng trong dịch vụ từ đó xây dựng mô hình đo lường và
mô hình lý thuyết cho nghiên cứu, giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu.
Chương hai giới thiệu sơ lược về Hệ thống cảng biển thương mại tại khu vực thành
phố Hồ Chí Minh. Chương ba trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định
thang đo và mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra. Chương bốn trình bày
phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, chương năm
tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đề xuất, đóng góp, hàm ý
nghiên cứu cho các nhà quản lý cũng như những hạn chế của nghiên cứu để định
hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
13
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
1.1 Giới thiệu
Trên đây đã giới thiệu sơ lược về sự cần thiết và ý nghĩa của việc thực hiện nghiên
cứu đo lường các thành phần trong chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại. Mục
đích của chương này là trình bày các vấn đề về lý thuyết lĩnh vực dịch vụ, chất
lượng dịch vụ và nghiên cứu trước đây về chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại.
Từ đó, sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và rút ra các yếu tố tiền đề cho việc đo
lường chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại. Chương này gồm ba phần chính:
(1) chất lượng, (2) dịch vụ và chất lượng dịch vụ, (3) Mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết.
1.2 Chất lượng
1.2.1 Lịch sử phát triển chất lượng
Có thể nói lịch sử chất lượng bắt nguồn từ người Ai Cập cổ đại, những người tạo
nên các sản phNm chất lượng là những bức tranh trên tường và kim tự tháp vĩ đại.
Khái niệm bảo đảm chất lượng, vẫn thường gắn liền với một số dạng thức đo lường
và hoạt động kiểm tra, được những người thợ thủ công lành nghề, những người hoạt
động như cả nhà sản xuất và kiểm tra, duy trì suốt thời Trung Cổ ở châu âu và tiếp
tục mãi đến đầu thế kỷ 20. Trong suốt những năm đầu thế kỷ, các nhà quản lý và
giám sát sản xuất trong những nhà máy lớn chịu trách nhiệm đáp ứng những yêu
cầu về chất lượng và họ cũng thực hiện bảo đảm chất lượng liên quan đến công việc
của mình, hay ‘tự kiểm tra’. Trong những cửa hiệu nhỏ, người chủ, đồng thời cũng
là thợ cả, chịu trách nhiệm lập kế hoạch công việc, bao gồm cả chất lượng, huấn
luyện công nhân và kiểm tra công việc của họ nhằm đảm bảo chất lượng sản phNm
làm ra.
Những năm đầu thế kỷ 20 chứng kiến sự khởi đầu của một kỷ nguyên về năng suất
lao động được thúc đNy bởi một trào lưu có tên là quản lý khoa học do nhà kỹ trị
người Mỹ Frederick W. Taylor lập ra. Taylor đưa ra sáng kiến của mình về một triết
14
lý sản xuất mới, tên là Hệ thống Taylor, dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong thực tiễn
quản lý, đó là sự tách rời chức năng hoạch định khỏi thực hiện. Cụ thể, Taylor giao
chức năng hoạch định cho các nhà quản lý và kỹ sư trong khi các giám sát và công
nhân bị giới hạn với chức năng thực hiện công việc. Các tiếp cận quản lý này đã dẫn
đến thành công to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, và được các công ty
Hoa Kỳ áp dụng rộng rãi. Nó cũng dẫn đến một thực tế là với việc phân tách công
việc thành những nhiệm vụ cụ thể và tập trung nâng cao hiệu quả, việc bảo đảm
chất lượng chỉ là trách nhiệm của các nhà kiểm tra và vì thế kiểm tra là phương
pháp kiểm soát chất lượng hay được sử dụng nhất. Trong thập niên 1920, Henry
Ford ở công ty Ford Motors phát triển nhiều nguyên lý quản trị chất lượng và viết
lại trong cuốn sách của ông có tên là Cuộc đời và công việc của tôi mà người Nhật
Bản xem như ‘sách gối đầu giừơng’ của họ. Với việc giới thiệu phương pháp sản
xuất hàng loạt trên hệ thống dây chuyền sản phNm của Ford Motors, thành tựu đạt
được không chỉ là chi phí giảm mà còn là một vài thất bại về chất lượng do một số
lãng phí trong quá trình sản xuất. Trong giai đoạn này, các phòng kiểm tra trung
tâm phát triển thành những phòng chất lượng riêng biệt và nhiều nhà quản lý cấp
cao chuyển sự quan tâm của mình sang số lượng và hiệu quả đầu ra của sản xuất.
Hệ quả là, họ kém chuNn bị để đối phó với khủng hoảng về chất lượng sản phNm do
kiến thức ít ỏi của mình về chất lượng.
Thế chiến II có ảnh hưởng sâu sắc đến cách tiếp cận của người Mỹ về quản lý chất
lượng. Khi Hoa Kỳ tham gia Thế chiến II vào cuối thập niên 1930, những yêu cầu
về chất lượng đối với hàng hóa quân sự được chú trọng với việc giới thiệu những
khóa đào tạo miễn phí về sử dụng các công cụ thống kê, đặc biệt là các biểu đồ
kiểm soát và bảng lấy mẫu dựa trên lý thuyết xác suất. Hệ quả là, kiểm soát chất
lượng sử dụng thống kê trở nên nổi tiếng và dần được chấp nhận trong các nghành
sản xuất. Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ thiếu trầm trọng các mặt hàng dân sự do hàng
hóa quân sự nhận được ưu tiên trong việc phân bổ nhà xưởng, nguyên vật liệu, nhân
công và các loại dịch vụ trong suốt thời chiến. Hệ quả là, các nhà quản lý cấp cao
chỉ quan tâm đến sản xuất thay vì chất lượng và họ cũng ít quan tâm đến cải tiến
15
chất lượng hay ngăn ngừa lỗi trong sản xuất, và chỉ dựa phần lớn vào kiểm tra đại
loạt. Trái lại với Hoa Kỳ, Nhật Bản, nước thua trận trong Thế chiến II, đã nỗ lực đạt
được những thành tựu lớn thông qua thương mại. Trước đây, sản phNm làm tại Nhật
có tiếng xấu là rẻ, độ tin cậy kém và có chất lượng thấp, và vì vậy các giám đốc
người Nhật sẵn sàng thực hiện những thay đổi cơ bản nhằm cải thiện danh tiếng cho
sản phNm của họ. Nhằm đạt được thành công về chất lượng sản phNm, người Nhật
thực hiện một chương trình tổng hợp với các hoạt động đồng thời. Một mặt, họ gửi
người ra nước ngoài để học cách ngoại quốc gặt hái thành công về chất lượng và
chuyển ngữ những kinh nghiệm này thành tiếng Nhật để các công ty trong nước áp
dụng. Mặt khác, thông qua Keidanren (Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản) và
JUSE (Công đoàn các kỹ sư và khoa học gia Nhật Bản) họ mời 2 chuyên gia Hoa
Kỳ là W. E. Deming và J. M. Juran giảng dạy về cải tiến chất lượng. Hai nhà tư vấn
này không chỉ giới thiệu các kỹ thuật kiểm soát chất lượng sử dụng thống kê cho
người Nhật mà còn chú trọng vào quản trị cấp cao thay vì chỉ các chuyên gia chất
lượng như một phần trong chương trình đào tạo của họ. Với các bài giảng của
Deming và Juran và sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao, người Nhật nhanh chóng nhận
ra lợi ích của việc cải tiến chất lượng và đưa chất lượng vào toàn bộ tổ chức của họ,
cũng như phát triển văn hóa liên tục cải tiến (hay Kaizen trong tiếng Nhật). Mặc dù
phải mất khoảng 20 năm thì chất lượng sản phNm Nhật mới được cải tiến, đến thập
niên 1970 các công ty Nhật Bản đã gặt hái những mùa vụ chất lượng bội thu với
những sản phNm nổi tiếng về chất lượng cao của mình. Hệ quả là, sản phNm Nhật đã
thâm nhập sâu vào các thị trường phương Tây, và đồng thời tạo ra sự quan tâm đáng
kể trên thế giới về phương thức quản trị chất lượng của Nhật Bản. ‘Sự thần kỳ’ của
người Nhật do cuộc cách mạng về chất lượng tại Nhật Bản tạo ra được công nhận ở
cả các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Với bài học từ Nhật Bản, nhận thức về chất
lượng đã phát triển nhanh chóng ở phương Tây trong suốt những thập kỷ qua, đặc
biệt là ở Hoa Kỳ. Nhiều trường và cơ sở giáo dục đại học đã đưa vào chương trình
giảng dạy các hệ thống quản lý của người Nhật, chẳng hạn như Kaizen umbrella, và
16
chúng thực sự đóng góp rất đáng kể vào kho tàng kiến thức về hiểu biết và cải tiến
chất lượng.
1.2.2 Tầm quan trọng chiến lược của chất lượng
Chất lượng hiển nhiên có tầm quan trọng chiến lược đối với hoạt động của doanh
nghiệp. Chất lượng chính là điểm để tạo ra sự khác biệt cho một sản phNm từ những
sản phNm cạnh tranh khác. Nó cung cấp cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh
bền vững và giúp tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình. Một sản phNm hay dịch vụ
có chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh có thể giúp gia tăng thị phần của doanh
nghiệp và cải thiện nhận thức của khách hàng về sản phNm hay dịch vụ ấy.
Chất lượng được mô tả là ‘yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tăng trưởng kinh tế của
doanh nghiệp trên các thị trường thế giới’. Ngày nay, không có gì để nghi ngờ rằng
chất lượng sản phNm và dịch vụ là yếu tố cơ bản của sức khỏe kinh doanh, tăng
trưởng và tính bền vững kinh tế. John Young, Chủ tịch của Hewlett-Packard từng
phát biểu rằng ‘Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, bỏ qua vấn đề chất lượng
cũng đồng nghĩa với tự sát’. Ông cũng tin tưởng rằng cam kết mạnh mẽ về chất
lượng là cách tốt nhất để giảm chi phí, tăng doanh số và gia tăng lợi nhuận. Người
ta cũng ghi lại được rằng những công ty Hoa Kỳ sinh lời và được quản lý tốt nhất
đều chú trọng vào chất lượng sản phNm và dịch vụ.
Việc chất lượng giúp nâng cao năng suất và giảm chi phí đã được thừa nhận rộng
rãi. Bằng cách cải tiến chất lượng, năng suất cũng sẽ được cải thiện, và như vậy
doanh nghiệp sẽ tồn tại. Đúng như vậy, chất lượng có thể làm giảm chi phí và nâng
cao năng suất bằng nhiều cách. Loại trừ khuyết tật và lỗi làm giảm giờ công lao
động và chi phí kiểm tra. Giảm thiểu phế liệu và lãng phí làm hạ chi phí nguyên vật
liệu. Ít than phiền về bảo hành làm giảm nguyên liệu và nhân công cần thiết để sửa
chữa những sản phNm có khuyết tật. Chất lượng cũng có ảnh hưởng đến doanh số
và thị phần của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa chất lượng và thị phần sẽ tùy thuộc
vào cách chất lượng được định nghĩa. Nếu một sản phNm chất lượng cao là dựa vào
17
những đặc tính hoạt động ưu việt của nó, thông thường nó sẽ đắt hơn và được bán
với số lượng ít hơn. Nếu chất lượng được định nghĩa là tính thNm mỹ thì không nhất
thiết chất lượng cao hơn sẽ đi kèm với giá cao hơn. Trong trường hợp đó, chất
lượng và thị phần có thể có mối liên hệ tích cực với nhau. Ở một phương diện khác,
người ta nhận thấy rằng danh tiếng về chất lượng cao hơn sẽ làm giảm tính co giãn
của nhu cầu và vì vậy các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để đưa ra mức giá bán cao hơn
và kiếm lời nhiều hơn. Một sản phNm có tiếng về chất lượng cao sẽ tạo nên nhiều cơ
hội gia tăng doanh số và thị phần. Ngay cả khi nâng cao chất lượng yêu cầu nhiều
nguyên vật liệu và quá trình sản xuất tốn kém hơn, sự khác biệt về giá sẽ bù đắp lại
chi phí. Vì vậy, cải tiến chất lượng là một cách hữu hiệu để tạo nên thị phần. Chính
vì vậy, những tác động của chất lượng tạo nên chi phí giảm, năng suất, doanh số và
thị phần tăng cuối cùng sẽ dẫn đến gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tóm lại, cải tiến chất lượng có tầm quan trọng chiến lược đối với bất kỳ doanh
nghiệp kinh doanh nào, cả sản xuất và dịch vụ. Bằng cách cải tiến chất lượng sản
phNm và dịch vụ, các doanh nghiệp sở hữu cơ hội vàng để giảm chi phí và nâng cao
năng suất, gia tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận. Cải tiến chất lượng cũng đồng
thời được xem là một chiến lược làm khác biệt nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp, đặc biệt với sự cạnh tranh khốc liệt ở các thị trường trên thế giới
ngày nay.
1.3 Dịch vụ và chất lượng dịch vụ
1.3.1 Định nghĩa
Hiện nay, có nhiều tranh luận về khái niệm dịch vụ. Đến nay có rất nhiều khái niệm
về dịch vụ. Sau đây là một số khái niệm:
• Philip Kotler định nghĩa dịch vụ như sau: Dịch vụ là mọi hành động và kết
quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không
dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phNm của nó có thể có hay không gắn
liền với sản phNm vật chất .v.v.v
18
• Dịch vụ là những lao vụ được thực hiện không liên quan đến sản xuất hàng
hóa. (Theo từ điển tiếng Đức).
• Dịch vụ theo nghĩa hẹp là những hoạt động không sản xuất ra của cải vật
chất, do những người bỏ sức lao động cung cấp hiệu quả vô hình mà không
có sản phNm hữu hình…Theo nghĩa rộng, đó là những hoạt động đưa lao
động sống vào sản phNm vật chất để thỏa mãn nhu cầu nào đó của người
khác. (Theo từ điển Kinh tế thị trường Trung Quốc).
• Dịch vụ là sự phục vụ góp phần đáp ứng các nhu cầu của cá nhân hay tập thể
khác với thể thức chuyển quyền sở hữu một thứ của cải vật chất nào đó.
(Theo từ điển thuật ngữ kinh tế tài chính).
• Dịch vụ là một sản phNm kinh tế không phải là một vật phNm mà là công việc
của con người dưới hình thái là lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng
chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại.(Giáo trình kinh tế các
ngành thương mại dịch vụ_Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2003).
Sản phNm dịch vụ có đặc điểm vô hình, không thể cân đo đong đếm và rất khó kiểm
soát chất lượng; không đồng nhất thay đổi theo khách hàng, theo thời gian; không
thể tách ly, nhất là những dịch vụ có hàm lượng lao động cao và không thể tồn kho.
1.3.2 Chất lượng dịch vụ
Chất lượng hàng hóa là hữu hình và có thể đo lường bởi các tiêu chí khách quan
như: tính năng, đặc tính và độ bền. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ là vô hình. Khách
hàng nhận được sản phNm này thông qua các hoạt động giao tiếp, nhận thông tin và
cảm nhận. Đặc điểm nổi bật là khách hàng chỉ có thể đánh giá được toàn bộ chất
lượng của những dịch vụ sau khi đã “mua” và “sử dụng” chúng. Do đó, tài liệu xác
định chất lượng dịch vụ dựa theo: chủ quan, thái độ, và khả năng nhận biết.
Zeithaml (1987) giải thích: Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về
tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể. 5ó là một dạng của thái độ
19
và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức về
những thứ ta nhận được.
Lewis và Booms phát biểu: Dịch vụ là một sự đo lường mức độ dịch vụ được đưa
đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến đâu. Việc tạo ra
một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng một cách đồng
nhất.
Trong nhiều phân tích về chất lượng dịch vụ thì chúng ta thấy rõ gợi ý ở dưới đây
về chất lượng dịch vụ:
1. Nó khó đánh giá hơn chất lượng sản phNm hữu hình
2. Nhận thức về chất lượng dịch vụ là kết quả của quá trình so sánh giữa mong
đợi của khách hàng với những hoạt động cụ thể của tổ chức nhằm đáp ứng
những mong đợi đó
3. Những đánh giá của chất lượng không chỉ được tạo ra từ dịch vụ nó còn bao
gồm những đánh giá về quá trình thực thi dịch vụ
Parasurman, Zeithaml and Berry (1985, 1988) định nghĩa Chất lượng dịch vụ được
xem như khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và nhận thức của khách hàng khi
sử dụng dịch vụ.
Nhận định này chứng tỏ rõ rằng chất lượng dịch vụ liên quan đến những mong đợi
của khách hàng và nhận thức của họ về dịch vụ. Parasuraman (1991) giải thích rằng
để biết được sự dự đoán của khách hàng thì tốt nhất là nhận dạng và thấu hiểu
những mong đợi của họ. Việc phát triển một hệ thống xác định được những mong
đợi của khách hàng là cần thiết. Và ngay sau đó ta mới có một chiến lược chất
lượng cho dịch vụ có hiệu quả.
20
1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
1.4.1 Mô hình chất lượng dịch vụ
Ngày nay, có hai mô hình thông dụng được dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ là
mô hình Gronroos (1984b) cho rằng chất lượng dịch vụ được đánh giá trên hai khía
cạnh, (1) chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng; và mô hình Parasuraman
et, al. (1985) chất lượng dịch vụ được đánh giá dựa vào năm khác biệt (gap).
Nhưng có lẽ mô hình Parasuraman et, al được sử dụng phổ biến hơn cả, bởi tính cụ
thể, chi tiết và công cụ để đánh giá.
Mô hình năm khác biệt là mô hình tổng quát, mang tính chất lý thuyết về chất lượng
dịch vụ. Để có thể thực hành được, Parasuraman et al. đã cố gắng xây dựng thang
đo dùng để đánh gía chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ, theo ông bất kỳ dịch vụ nào
chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa trên 10 thành phần sau:
1. Tin cậy (Reliability): Là khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời
hạn ngay lần đầu tiên .
2. Đáp ứng (Responsiveness): sự sẵn sàng của các nhân viên nhằm giúp đỡ
khách hàng. Đòi hỏi những người nhân viên nhiệt tình và có khả năng,
3. Năng lực phục vụ (Competence): đòi hỏi kỹ năng và kiến thức để cung cấp
dịch vụ mong đợi tại tất cả các cấp trong tổ chức.
4. Tiếp cận (Access) : liên quan đến sự dễ dàng trong liên lạc, giờ giấc thuận
tiện, giảm thiểu thời gian chờ đợi, và mức độ có thể tiếp cận của khách hàng
5. Truyền thông (Communication): liên quan đến ngôn ngữ mà khách hàng có
thể hiểu và lắng khách hàng một cách chân thành.
6. Lịch sự (Courtesy): tôn trọng, quan tâm và thân thiện với các khách hàng
7. Tín nhiệm (Credibility): tạo lòng tin cho khách hàng là họ tin cậy vào công
ty.
21
8. An toàn (Security): khả năng đảm bảo sự an toàn khách hàng, thể hiện qua
sự an toàn về vật chất, tài chính, bảo mật thông tin.
9. Hiểu biết về khách hàng (Understanding): khả năng hiểu biết nhu cầu của
khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng, quan tâm
đến họ.
10. Phương tiện hữu hình (tangibles): bao gồm các loại tài sản như tài sản hữu
hình, vô hình, ngoại hình, trang phục của nhân viên.
Mô hình này có ưu điểm bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên rất
khó khăn trong việc đánh giá và phân tích. Năm 1988, Parasuraman et al đã hiệu
chỉnh lại và hình thành mô hình mới gồm năm thành phần. Đó là mô hình
SERVQUAL.
Định nghĩa các yếu tố trong mô hình SERVQUAL
Bảng 1.1 : Các yếu tố trong mô hình SERVQUAL
Các chỉ tiêu Định nghĩa
1 Tin cậy (Reliability) Thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng
thời hạn ngay lần đầu tiên. Năng lực của nhân viên để thi
hành các lời hứa một cách chính xác
2 Đáp ứng
(Reponsiveness)
Thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên
cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng
3 Năng lực phục vụ
(assurance)
Thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ
với khách hàng
4 Đồng cảm (empathy) Thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách
hàng
5 Phương tiện hữu
hình(Tangibles)
Bao gồm những tài sản vật chất, trang thiết bị
22
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thực hiện mô hình 5 thành phần chất lượng
dịch vụ tại nhiều lĩnh vực dịch vụ cũng như nhiều thị trường khác nhau. Kết quả
giám định cho thấy chất lượng dịch vụ không thống nhất với nhau ở từng ngành
dịch vụ khác nhau. Một vấn đề nữa được đặt ra đó là tầm quan trọng của từng thành
phần chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn của khách hàng. Vì vậy, cần nhiều
nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu áp dụng mô hình SERQUAL của Parasuraman et al
(1988) để đo lường chất lượng dịch vụ trong ngành cảng biển (như Durvasula and
Mehta, 1999; Mehta and Durvasula, 1998). Theo Babakus and Boller (1992), cần có
một thang đo chất lượng dịch vụ cụ thể cho riêng từng ngành.
Thái Văn Vinh & Devinder Grewal (2005) dựa vào nghiên cứu định tính, lý thuyết
dịch vụ, chất lượng dịch vụ, và thanh đo SERQUAL đưa ra thang đo cụ thể gồm sáu
thành phần của chất lượng dịch vụ cảng biển : (1) Nguồn lực,(2) năng lực phục
vụ,(3) quá trình phục vụ, (4) năng lực quản lý, (5) hình ảnh và thương hiệu,(6)
trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên do thang đo của Thái Văn Vinh & Devinder Grewal
(2005) phát triển và kiểm định ở Úc, môi trường kinh tế và điều kiện phát triển của
hệ thống cảng biển thương mại khác với tình hình tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu
định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh và
bổ sung các thành phần của chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại tại Việt Nam.
Trong vài thập kỷ qua thì các công ty cung cấp dịch vụ cảng biển thương mại đã
nhận thức tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ để đạt các lợi thế trong cạnh tranh.
Theo nghiên cứu của Thái Văn Vinh & Devinder Grewal (2005) về chất lượng dịch
vụ cảng biển thương mại tại Úc, chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại được đo
lường thông qua 06 nhóm nhân tố sau:
5hóm liên quan đến nguồn lực (Resources): Tính sẵn sàng của trang thiết bị,
Điều kiện trang thiết bị, Khả năng theo dõi hàng hóa, Cơ sở hạ tầng.
23
5hóm liên quan đến năng lực phục vụ (outsources): Tốc độ thực hiện dịch vụ,
Tính tin cậy của dịch vụ (thời gian giao và nhận hàng), Cung cấp dịch vụ đồng
nhất, Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, Độ chính xác của chứng từ, Sự đa dạng và
sẵn sàng của dịch vụ
5hóm liên quan đến quá trình phục vụ (process) : Thái độ, cung cách phục vụ
của nhân viên, Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, Kiến thức về yêu cầu,
nhu cầu của khách hàng, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ khách
hàng
5hóm liên quan đến năng lực quản lý(Management) : Ứng dụng công nghệ
thông tin trong khai thác, Hiệu quả trong khai thác và quản lý, Trình độ quản lý
và khai thác như khả năng xếp dỡ, Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Tiếp tục
cải tiến hướng đến nhu cầu khách hàng.
5hóm liên quan đến hình ảnh/uy tín(Image): Uy tín, tin cậy của Cảng trên thị
trường
5hóm liên quan đến trách nhiệm xã hội(Responsibility): Cách ứng xử, trách
nhiệm đối với an toàn trong khai thác.
Bảng 1.2 : Các thành phần cấu thành thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển
thương mại - Thái Văn Vinh & Devinder Grewal (2005)
Các thành phần chính Các yếu tố cấu thành(item)
Nguồn lực (Resources)
Tính sẵn sàng của trang thiết bị
Điều kiện của trang thiết bị
Bố trí các khu vực
Khả năng theo dõi hàng hóa
Điều kiện vệ sinh bến bãi
Cơ sở hạ tầng
Năng lực phục
vụ(Outsources)
Tốc độ thực hiện dịch vụ
Tính tin cậy của dịch vụ (thời gian giao và
nhận hàng)
24
Cung cấp dịch vụ đồng nhất
Tình hình an ninh trật tự tại cảng
Các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng
Độ chính xác của chứng từ
Sự đa dạng và sẵn sàng của dịch vụ
Quá trình phục vụ
(Process)
Thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên
Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Có kiến thức về yêu cầu, nhu cầu của khách
hàng
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ
khách hàng
Năng lực quản lý
(Management)
Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai
thác
Hiệu quả trong khai thác và quản lý
Trình độ quản lý và khai thác như khả năng
xếp dỡ
Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
Phản hồi đối với phàn nàn của khách hàng
Tiếp tục cải tiến hướng đến nhu cầu khách
hàng
Hình ảnh, uy tín (Image) Uy tín, tin cậy của Cảng trên thị trường
Trách nhiệm xã hội
(Social responsibility)
Cách ứng xử, trách nhiệm đối với an toàn
trong khai thác
Đảm bảo yếu tố môi trường trong khai thác
25
1.4.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách
hàng
Mục tiêu hàng đầu của các Công ty dịch vụ là phải thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng nếu muốn có được lợi nhuận. Họ sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ và sử dụng nhiều
hơn nếu được thỏa mãn nhu cầu ( Bitner & Hubbert, 1994). Có nhiều quan điểm
khác nhau về mức độ thỏa mãn của khách hàng (Oliver 1997), Bachelet (1995:81)
định nghĩa sự thỏa mãn của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc của
khách hàng đáp lại với kinh nghiêm của họ với sản phNm hay dịch vụ.
Thông thường các nhà kinh doanh dịch vụ thường cho rằng chất lượng của dịch vụ
chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho
thấy, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng là hai khái niệm phân biệt
(Zeithaml & Bitner 2000). Sự thỏa mãn khách hàng là một khái niệm tổng quát, nói
lên sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ. Trong khi đó, chất lượng dịch vụ
chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithaml & Bitner 2000).
Nhiều nhà nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ này và cho thấy mối quan hệ chất
lượng dịch vụ này và sự thỏa mãn của khách hàng (vd. Cronin & Taylor 1992;
Spreng & Mackoy 1996). Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu tập trung vào việc kiểm
nghiệm mức độ giải thích của các thành phần của chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa
mãn của khách hàng, đặc biệt là trong từng ngành dịch vụ cụ thể (Lassar & ctg.
2000)
H : Có mối quan hệ thuận chiều giữa các thành phần của chất lượng dịch vụ của
cảng biển thương mại và sự thỏa mãn của khách hàng
1.4.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị
Dựa trên mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại tại Úc của
Thái Văn Vinh & Devinder Grewal (2005) thì mô hình lý thuyết nghiên cứu được
mô hình hóa dưới dạng sau:
26
Hình 1.1 : Mô hình nghiên cứu đề nghị
1.4.4 Giả thiết trong nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng Thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại gồm sáu
thành phần : (1) Nguồn lực,(2) năng lực phục vụ,(3) quá trình phục vụ, (4) năng
lực quản lý, (5) hình ảnh và thương hiệu,(6) trách nhiệm xã hội (Thái Văn Vinh &
Devinder Grewal (2005)). Giả thiết trong nghiên cứu này là:
- H : Có mối quan hệ thuận chiều giữa các thành phần của thang đo chất lượng
dịch vụ của cảng biển thương mại và sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng
1.5 Tóm tắt
Chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại nói
riêng phụ thuộc vào khoảng cách giữa mức độ kỳ vọng của khách hàng đối với dịch
vụ và sự cảm nhận của họ đối với các dịch vụ nhận được. Nghiên cứu sử dụng
thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại gồm sáu thành phần : Nguồn lực,
27
năng lực phục vụ, quá trình phục vụ, năng lực quản lý, hình ảnh và thương hiệu,
trách nhiệm xã hội (Thái Văn Vinh & Devinder Grewal (2005))
Đồng thời trong chương này cũng đưa ra mô hình lý thuyết và các giả thuyết về mối
quan hệ giữa các thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại
với sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu sơ lược về
hệ thống cảng biển thương mại ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
28
Chương 2 : Giới thiệu về hệ thống cảng biển
thương mại ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Giới thiệu
Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Nam Á bên bờ Thái Bình Dương có vùng lãnh hải
và đặc quyền kinh tế rộng lớn, với trên 1 triệu km2, gấp 3 lần so với diện tích đất
liền. Bờ biển VN trải dài 3.260 km, gồm các tuyến hàng hải quốc tế xuyên Á – Âu
và khu vực. Dọc theo bờ biển có rất nhiều vị trí với điều kiện tự nhiên lý tưởng để
xây dựng cảng biển. Ngành kinh tế cảng biển đóng vai trò thật sự quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết số 03 – NQ/ TW,
ngày 06/05/1993, của Bộ Chính Trị khoá VII, đã chỉ rõ:”Vận tải biển cần phát triển
đồng bộ với cảng, đội tàu, dịch vụ hàng hải, công nghiệp sửa chữa đóng tàu. Nâng
cấp và xây dựng mới các cảng biển tổ chức lại một cách hợp lý”.
2.2 Giới thiệu khái quát về cảng biển
2.2.1 Khái niệm
Cảng biển được hiểu là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và
hàng hoá, là đầu mối giao thông quan trọng của một nước. (Theo từ điển Hàng hải)
Còn theo L. Kuzma : “Cảng biển là một đầu mối vận tải liên hợp mà ở đó có nhiều
phương tiện vận tải khác nhau chạy qua, đó là tàu biển, tàu sông, xe lửa, ô tô, máy
bay và đường ống . Ở khu vực cảng xuất hiện việc xếp dỡ hàng hoá hoặc sự lên
xuống tàu của khách hàng giữa các tàu biển và các phương tiện vận tải còn lại –
điều này có nghĩa là xuất hiện sự thay đổi phương tiện vận tải trong vận chuyển
hàng hoá và người”.
Đối với quan điểm hiện đại, cảng không phải là điểm cuối hoặc kết thúc của quá
trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hoá và khách hàng. Nói cách khác, cảng
như một mắt xích trong dây chuyền vận tải. Ở khái niệm này cảng còn mang tính
29
rộng hơn: nhiệm vụ kích thích lợi ích của các bên của cảng không bị giới hạn bởi
thời gian và không gian. Mục đích của một khu vực, một quốc gia hoặc nhiều quốc
gia để đảm bảo cải thiện chất lượng của cuộc sống. Cảng biển thiết lập một thành
phần của hệ thống vận tải đất nước và quốc tế. Hoạt động kinh tế của cảng là hoạt
động phức tạp và liên hợp có quan hệ đến các giai đoạn còn lại của mắt xích vận
tải.
2.2.2 Chức năng, phân loại và nhiệm vụ của cảng biển
2.2.2.1 Chức năng
- Phục vụ tàu biển : cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu, là nơi cung cấp các
dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu, nước ngọt, vệ sinh, sửa chữa
tàu…
- Phục vụ hàng hoá : cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo
quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hoá xuất nhập khNu. Cảng còn
là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khNu, là nơi bắt đầu, tiếp tục và kết thúc
quá trình vận tải…
2.2.2.2 Phân loại
Tùy theo tiêu chuNn, cảng biển được phân thành nhiều loại, ta có thể khái quát một
số cảng chính theo tiêu chuNn phân loại. Căn cứ theo mục đích sử dụng, cảng biển
được phân thành 4 loại :
- Cảng thương mại(Commercial Port): là những cảng dành cho các tàu hoạt động
vì mục đích thương mại trong hàng hải. Cảng thương mại lại được chia thành
các loại :
o Cảng nội địa (Inland/ domestic port)
o Cảng quốc tế (International port)
o Cảng tự do (Free port)
30
- Cảng quân sự (Military port): là những cảng dành cho các tàu hoạt động vì mục
đích quân sự.
- Cảng đánh cá (Fishing port): là những cảng dành cho các tàu hoạt động đánh cá.
- Cảng trú Nn (Ports of Reguge): là những cảng được xây dựng để làm nơi trú Nn
cho tàu thuyền.
2.2.2.3
hiệm vụ và quyền hạn của cảng biển
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng biển trong phạm vi trách
nhiệm.
- Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước chuyên ngành tại cảng biển.
- Kiểm tra, giám sát viên thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an
toàn cảng và luồng ra vào cảng.
- Phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và xử lý
sự cố ô nhiễm môi trường.
- Cấp giấy phép cho tàu ra vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ và tạm
giữ hàng hải.
- Yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp các thông tin, tài liệu để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước của cảng.
2.2.2.4 Trang thiết bị cảng
- Bến tàu : là nơi đậu của tàu có cấu trúc “Ke” hoặc cầu tàu (Quay hoặc pier).
Chiều dài và độ sâu của bến tàu tùy thuộc vào số lượng và kích cỡ của các con
tàu ra vào. Trung bình một con tàu chở 20,000 – 30,000 TEU đòi hỏi bến đậu
có chiều dài 250 m – 300 m và độ sâu 8 m – 10 m.
- Thềm bến ( Apron): là khu vực bề mặt “Ke” hoặc cầu tàu (Quay surface) sát
liền với bến tàu, có chiều rộng từ 20 m –30 m, phù hợp với chiều ngang của
31
chân đế giàn cNu khung hoặc loại công cụ bốc dỡ khác. Thềm bến được xây
dựng chắc chắn, trên mặt thềm có trải nhựa hoặc láng xi măng. Thông thường, 2
giàn cNu khung được bố trí hoạt động dọc theo bến tàu và có năng lực bốc dỡ
đạt 40 – 50 chiếc container / giờ.
- Bãi chứa container (Container yard) : là nơi tiếp nhận và lưu chứa container.
Bãi chứa container (CY) có thể phân thành một số khu vực : khu vực bố trí
container chuNn bị bốc xuống tàu, khu vực dành tiếp nhận container từ tàu lên
bờ, khu vực chứa container rỗng. Tùy theo số lượng container đi đến, lưu chứa
mà diện tích bãi chứa có quy mô lớn. Thông thường, tương ứng với chiều dài
300 m Ke, diện tích bãi chứa chiếm khoảng 105,000 m2.
- Trạm container làm hàng lẻ (Container Freight Station) : là nơi tiến hành nghiệp
vụ chuyên chở hàng lẻ, nó có chức năng :
o Tiếp nhận các lô hàng lẻ của chủ hàng từ nội địa, lưu kho, phân loại và giao
trả hàng cho các chủ hàng lẻ.
o Tiếp nhận các container hàng lẻ, rút hàng ra, phân loại, tái đóng hàng vào
container và gửi tiếp hàng đến đích. Trạm làm hàng lẻ container (CFS)
thường được bố trí bên ngoài, sát bãi chứa container, tại nơi cao ráo và có
kho chứa tạm có mái che, thuận lợi cho việc làm hàng, đóng hàng vào và
rút hàng ra khỏi container, dưới sự kiểm soát của hải quan.
- Cảng thông quan nội địa (Inland Clearance Depot – ICD): là khu vực có thể ở
trong nội địa, được dùng làm nơi chứa, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá, container,
làm thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khNu. ICD có cơ quan hải quan và hoạt
động như một cảng nên người ta gọi ICD là cảng cạn hay cảng khô (Dry Port).
- Công cụ phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá gồm: cNu trục tự hành, cần cNu
dàn bánh lốp (Rubber tyred Gantry Crane), cần cNu giàn (Ship shore Gantry
Crane), cần cNu chân đế, xe nâng hàng bánh lốp, xe khung nâng bánh lốp, xe
32
xếp tầng (Stacker), Xe nâng chụp trên (Toplift stuck), máy bơm hút hàng rời
hàng lỏng, băng chuyền, ô tô, đầu kéo, Chassis, Container , Paller…
Hình 2.1 : Các thiết bị thường được dùng tại cảng
33
34
2.2.3 Các dịch vụ cảng biển thương mại
• Các dịch vụ phục vụ tàu biển:
- Là nơi ra vào neo đậu của tàu
- Cung cấp các dịch vụ đưa đón tàu ra, vào, lai dắt, cung ứng, vệ sinh sửa
chữa nhẹ tàu biển.
- Lập kế hoạch xếp dỡ của tàu.
• Các dịch vụ phục vụ hàng hóa:
- Chuyển tiếp hàng hóa trong phương tiện vận tải liên hợp
- Xếp dỡ, kiểm đếm container từ bờ lên tàu và từ bờ xuống tàu.
- Giao/ nhận container cho/ từ khách hàng.
- Xếp dỡ, lưu bãi và bảo quản container.
- Đóng / rút ruột hàng vào/ ra khỏi container.
- Giao/ nhận hàng cho/ từ khách hàng.
• Ngoài ra cảng biển thương mại còn cung cấp các hoạt động khác như:
- Vận chuyển nội địa bằng các phương tiện vận tải khác nhau.
- Báo cáo với các hãng tàu về số lượng container đã giao nhận trong cảng
- Thông tin điện tử trực tuyến cho hãng tàu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa hãng tàu và cảng.
- Phát hành các loại giấy tờ để giao nhận container và hàng hóa xuất nhập
khNu cũng như đảm bảo tính hợp lệ của các loại giấy tờ này.
2.2.4 Đối tượng khách hàng của cảng biển thương mại
• Những nhà xuất nhập khNu hàng hóa:
- Những nhà xuất nhập khNu trực tiếp: hàng hóa của họ có sự cạnh tranh cao
trên thị trường thế giới thì thời gian giao nhận hàng tại cảng đối với họ hết
sức quan trọng bởi vì mức cung cầu hàng hóa đó trên thị trường có ảnh
hưởng nhiều tới giá cả tiêu thụ hàng hoá đó. Do đó đối với những khách
hàng này, họ cần xếp dỡ hàng nhanh chóng, đòi hỏi thiết bị của cảng phải
hiện đại, thủ tục hành chính nhanh chóng tiện lợi.
35
- Những nhà xuất nhập khNu ủy thác : hàng hoá của họ xuất nhập là họ nhận
ủy thác của các tổ chức hay cá nhân. Tuy cũng mang tính thời vụ hoặc độc
quyền nhưng những khách hàng này ngoài việc quan tâm đến thời gian giao
nhận (do sức ép của người ủy thác) họ còn chú trọng đến chi phí. Bởi vì lợi
nhuận của họ: giá cước - chi phí giao nhận. Vì vậy họ thường chọn những
cảng có chi phí thấp hơn mặc dù thời gian có thể lâu hơn một chút.
• Nhà sản xuất và dịch vụ : Với những khách hàng này thời gian giao nhận đối
với họ không phải là đặc biệt quan trọng ( Mặc dù họ cũng chú trọng tới các
yếu tố gây phiền hà làm mất thời gian đi lại của họ). Nhưng điều họ quan tâm
nhất là độ an toàn của hàng hóa khi về tới kho. Chính vì vậy họ rất chú trọng tới
điều kiện kỹ thuật, công nghệ, chất lượng xếp dỡ và chất lượng bảo quản hàng
của cảng, tránh tối đa sự hư hỏng hàng hoá (thường giá thành của hàng hoá rất
cao nhất là các dàn máy móc thiết bị mới).
• Các hãng tàu, nhà đại lý vận tải: Đây là những khách hàng rất quan trọng của
cảng. Việc phục vụ tốt nhằm gây ấn tượng tốt với đại lý vận tải của cảng, tạo
điều kiện cho các nhà đại lý phát triển tốt cũng chính là tạo điều kiện cảng
khuyếch trương hoạt động. Điều này cho thấy mối quan hệ của cảng với các nhà
đại lý vận tải là mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau.
2.3 Giới thiệu cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển
Toàn bộ cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh lúc mới hình thành chỉ có Thương cảng
Sài Gòn (cảng Sài Gòn ngày nay) do thực dân Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19
với mục đích tạo sự thuận lợi cho việc vận chuyển tài nguyên khai thác ở thuộc địa
về “mẫu quốc” Pháp. Sau này để phục vụ cho chiến tranh xâm lược thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ lần lượt cho xây dựng Tổng kho xăng dầu Nhà Bè và Tân Cảng. Đất
nước được hoàn toàn giải phóng, trải qua thời bao cấp với nhiều khó khăn đến thời
kỳ đổi mới với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta. Đặc biệt trong đó
phải kể đến sự tăng trưởng vượt bật của thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế
36
trọng điểm phía Nam. Theo đà phát triển của nền kinh tế, hàng loạt cảng biển nằm
dọc 2 con sông Sài Gòn, Nhà Bè ra đời nhằm đáp ứng cho nhu cầu vận tải, luân
chuyển hàng hoá của nền kinh tế.
Hiện nay số cảng trong cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh đã lên tới 22 cảng lớn
nhỏ khác nhau với 33 cầu cảng, trong đó có bảy cảng thương mại chính
1. Cảng Tân Cảng – Cát Lái
2. Cảng Sài Gòn
3. Cảng Tân Thuận Đông
4. Cảng Bến Nghé
5. Cảng VICT
6. Cảng Rau quả
7. Cảng Bông Sen
(Các Cảng thương mại chính ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh được liệt kê theo
thứ tự từ thượng lưu đến hạ lưu)
37
2.3.2 Phân tích một số chỉ tiêu của cụm cảng thương mại thành phố Hồ
Chí Minh
Bảng 2.1 :Một số chỉ tiêu chính của các cảng thương mại chính ở khu vực
thành phố Hồ Chí Minh
Quy mô
và năng
lực
Các Cảng thương mại chính ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh thứ tự từ
thượng lưu đến hạ lưu
Tân
Cảng -
Cát Lái
Sài Gòn
Tân
Thuận
Đông
Bến
nghé
VICT Rau Quả
Bông
Sen
Diện
tích khu
đất (ha)
204 50 2.95 32 20 7.24 15
Số bến 7 20 1 4 3 1 2
Tổng
chiều
dài bến
1,787 2,685 149 816 678 222 300
Chiều
sâu tối
đa (m)
12 11 9.5 14.5 10 11.5 12.5
Cỡ tàu
DWT
30,000 30,000 10,000 30,000 30,000 20,000 16,000
(5guồn: Hiệp Hội Cảng Biển Việt 5am, 2007)
38
Bảng 2.2 : Sản lượng của các cảng thương mại chính ở khu vực thành phố Hồ
Chí Minh năm 2005-2007
Sản lượng
Các Cảng thương mại chính ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh thứ tự
từ thượng lưu đến hạ lưu
Tân
Cảng-
Cát Lái
Sài Gòn
T.T
Đông
Bến
nghé
VICT
Rau
Quả
Bông
Sen
Năm 2005
Tấn (×1,000
MT)
14,570 10,744 304 3,384 869 800
- Nhập 6,330 4,965 300 1,468 373 700
- Xuất 7,604 2,549 454 375 100
- Nội
địa
636 3,230 4 1,462 121
Container (×
1,000 TEUs)
1,056 284 164 376 21
Năm 2006
Tấn (×1.000
MT)
20,000 11,127 315 3,680 991 865
- Nhập 9,192 6,286 257 1,033 418 705
- Xuất 9,958 2,016 223 476 160
- Nội
địa
850 2,825 58 2,424 97
Container (×
1,000 TEUs)
1,470 220 191 446 17
Năm 2007
Tấn (×1.000
MT)
25,600 13,618 531 4,059 991 1,200
- Nhập 12,660 7,307 444 998 418 1,130
- Xuất 12,540 2,114 180 475 50
- Nội
địa
400 4,197 87 2,881 98 20
Container (×
1,000 TEUs)
1,800 350 218 560
(5guồn: Hiệp Hội Cảng Biển Việt 5am, 2007)
Mặt bằng kho bãi : Với sự mở rộng, xây mới của các cảng thương mại thuộc
cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh, diện tích mặt bằng tăng liên tục đạt mức
tăng bình quân trong giai đoạn 2005 – 2007 là trên 10%. Tuy nhiên, diện tích
39
kho trồi sụt thất thường tăng rất mạnh. Tương phản với diện tích kho, diện tích
bãi tăng đều qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong những
năm gần đây các cảng thương mại thuộc cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh đã
tiếp cận với xu hướng container hoá nên đã hạn chế xây kho, một số cảng như
cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé còn phá kho làm thành bãi chứa container.
Cầu cảng, chiều dài cầu cảng: Số cầu cảng ở khu vực cụm cảng thành phố Hồ
Chí Minh đã tăng liên tục qua các năm với mức tăng bình quân trong giai đoạn
(2005 – 2007) là gần 12% /năm trong khi đó trong cùng thời điểm này chiều dài
cầu cảng lại tăng liên tục với mức tăng 15% /năm. Sở dĩ có điều này là do một
số cảng đã nâng cấp, mở rộng cầu cảng. Tân Cảng - Cát Lái (quận 9, thành phố
Hồ Chí Minh), nơi đang phát triển trở thành cảng container có quy mô lớn với
diện tích 80 ha, 973m cầu tầu hiện hữu và 300m cầu tầu đang xây dựng của
Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái, 2 bến sà lan, 3 bến phao, 15 cNu dàn di động
sức nâng 40 tấn, 4 cNu bờ 36 tấn, 33 cNu khung 35 tấn, 48 xe nâng container
hàng và rỗng, 7 tàu lai, 140 đầu kéo và 150 phương tiện hỗ trợ các loại được
đánh giá là hiện đại và phong phú nhất hiện nay trong cả nước.
Năng lực bốc xếp và sản lượng thông qua: Do những năm trước đây, cảng biển
là 1 trong những ngành đạt mức lợi nhuận cao của nền kinh tế. Do đó, các cơ
quan hữu quan trong và ngoài ngành hàng hải, các đơn vị kinh tế nước ngoài
liên tục đầu tư vào xây dựng cầu cảng, mua sắm thiết bị bốc xếp hiện đại làm
cho năng lực bốc xếp của cụm cảng tăng liên tục với mức tăng trưởng bình
quân trong giai đoạn (2005 – 2007) là 30% /năm. Nhưng vẫn không theo kịp
với tốc độ tăng sản lượng thông qua các cảng thuộc cụm cảng thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn (2005 – 2007) tăng mạnh đạt trên 20% / năm. Đơn cử như
tình trạng tắc nghẽn hàng hóa xảy ra thường xuyên tại các cảng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 là do khu vực này có quá ít cảng, nhưng
phải “gồng mình” gánh đến 65% lượng hàng hóa lưu thông bằng đường biển
40
của toàn quốc. Thành phố Hồ Chí Minh cũng có quá ít cảng phục vụ các tàu
30,000 DWT trở lên, trong khi đa số tàu ra vào đây đều là tàu cỡ lớn.
Doanh thu: mức tăng trưởng của doanh thu cụm cảng biển thương mại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh tăng rất nhanh trong các năm 2005-2007 do sản lượng
tăng nhanh. Thêm vào đó tốc độ container hóa tăng nhanh cũng giúp doanh thu
tăng nhanh.
2.3.3 Đánh giá chung về cụm cảng thương mại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.3.1 Điểm mạnh của cụm cảng thương mại thành phố Hồ Chí Minh
- Mức độ cơ giới hoá, hiện đại hoá của các cảng thương mại thuộc cụm cảng
thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất trong các cụm cảng khác của nước ta. Các
cảng chính đã có trình độ cơ giới hoá, hiện đại hoá ngang mức trung bình của
các nước trong khu vực.
- Các cảng thương mại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành từ rất
lâu, có lực lượng lao động tay nghề cao có trình độ và khả năng ứng dụng công
nghệ tiên tiến nhất vào quản lý, điều hành và thực hiện công việc bốc xếp tại
cảng.
- Cơ sở hạ tầng của các cảng thương mại khu vực thành phố Hồ Chí Minh tương
đối tốt, lại thường xuyên được nâng cấp, sửa chữa nên rất thuận lợi cho việc
khai thác hàng.
- Với mạng lưới chủ hàng, chủ tàu rộng lớn trong nước cũng như quốc tế tập
trung ở khu vực cảng thành phố Hồ Chí Minh tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
cụm cảng tiếp nhận lượng hàng hoá xuất nhập khNu qua cụm cảng.
- Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt từ thành phố đi các địa
phương khá thuận tiện. Là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá xuất
nhập khNu từ các địa phương đến cảng và ngược lại nhanh chóng, an toàn.
41
- Các cảng thương mại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có vị trí gần các khu
công nghiệp, các nhà máy và khu dân cư đông đúc, nên chi phí vận chuyển từ
cảng đến nơi sản xuất và tiêu thụ thấp.
- Khối lượng hàng hoá qua cụm cảng thương mại khu vực thành phố Hồ Chí
Minh không ngừng tăng lên, do đó doanh thu và lợi nhuận của các cảng cũng
tăng theo. Đây là điều kiện thuận lợi cho các cảng khu vực thành phố Hồ Chí
Minh tích lũy vốn hiện đại hoá nhanh các thiết bị, xây dựng mới cảng biển
thương mại nước sâu, các cảng container hiện đại trong những năm sắp tới.
- Các cảng biển thương mại thành phố Hồ Chí Minh có mối quan hệ tốt với các
cảng biển thương mại các nước trên thế giới và không ngừng tranh thủ được sự
giúp đỡ về kỹ thuật, quản lý, kinh nghiệm phát triển của các cảng biển thương
mại các nước (Đông Nam Á, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Nga...).
2.3.3.2 Điểm yếu của cụm cảng thương mại thành phố Hồ Chí Minh
- Các cảng thương mại khu vực thành phố Hồ Chí Minh hầu hết được xây dựng
trong nội thành hoặc ven đô của thành phố Hồ Chí Minh , do vậy gần như
không có điều kiện mở rộng thêm cảng để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của
nền kinh tế về lượng hàng hóa xuất nhập khNu.
- Thành phố Hồ Chí Minh có trên dưới 20 cảng biển thương mại lớn nhỏ. Tuy
nhiên, chưa có cảng nào đạt được tầm cỡ của cảng trong khu vực. Bên cạnh đó
khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn của các cảng có hạn chế. Thường các tàu
lớn phải sang mạn từ ngoài phao (xếp bớt hàng từ tàu lớn sang các tàu nhỏ hơn)
trước khi vào cảng bốc dỡ hàng hoá.
- Hệ thống cảng biển thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt
với nhiều thách thức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập
khNu. Trong 10 năm qua, việc vận chuyển hàng hoá bằng container tăng khoảng
20%/năm. Hạ tầng cảng biển thương mại và trên mặt đất sẽ sử dụng hết công
42
suất và khả năng ách tắc sẽ gia tăng khi thương mại Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng.
- Tình trạng giảm giá cước, nâng mức hoa hồng lên cao để thu hút tàu về cảng đã
xuất hiện ngày càng nhiều làm giảm hiệu quả kinh doanh và gây thiệt hại quyền
lợi của cảng và của nền kinh tế.
2.4 Tóm tắt
Trên đây là phần giới thiệu sơ lược về cảng biển và hệ thống cảng biển thương mại
tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, hiện nay số cảng trong cụm cảng
thành phố Hồ Chí Minh đã lên tới 22 cảng lớn nhỏ khác nhau với 33 cầu cảng, đóng
vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của khu vực trọng điểm phía Nam cũng
như cả nước.
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và
các giả thiết về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại với mức
độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng.
43
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
3.1 Giới thiệu
Chương 1 trình bày về lý thuyết chất lượng dịch vụ và thang đo về chất lượng dịch
vụ cảng biển thương mại và đã phác thảo sơ lược mô hình đo lường chất lượng dịch
vụ cảng biển thương mại và mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng,
thỏa mãn của khách hàng kèm theo là các giả thuyết.
Chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng và điều
chỉnh, đánh giá các thang đo lường các khái niệm và nghiên cứu kiểm định giả
thuyết đề ra. Chương này bao gồm 3 phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) các
thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và (3) giới thiệu nghiên cứu chính thức.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Như đã giới thiệu ở chương 1, nghiên cứu này được thông qua hai bước chính, (1)
nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.
(1)Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ
thuật phỏng vấn chuyên gia. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để điều chỉnh và bổ
sung các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên cứu. Năm chuyên gia
trong lĩnh vực cảnh biển đã được mời phỏng vấn lấy ý kiến điều chỉnh các biến
quan sát. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng
8/2008.
(2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng
vấn trực tiếp các khách hàng sử dụng trực tiếp dịch vụ tại cảng biển thương mại. Dữ
liệu trong nghiên cứu này được dùng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình.
Nghiên cứu chính thức này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9
năm 2008.
44
Quy trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.1. Quy trình này bao gồm 3 phần
chính (1) xây dựng thang đo, (2) đánh giá thang đo và (3) kiểm định giả thuyết.
Hình 3.1 : Bảng tiến độ thực hiện nghiên cứu (được điều chỉnh từ quy trình
nghiên cứu của
guyễn Đình Thọ & Các cộng sự - 2003)
Lý thuyết về :
Chất lượng dịch vụ
Thang đo SERVQUAL
Sự thỏa mãn của khách hàng
Thang đo ban
đầu
Ý kiến của các chuyên gia ở
thành phố Hồ Chí Minh
Hiệu chỉnh
Thang đo sử
dụngNghiêu cứu định lượng (n=250)
Đánh giá sơ bộ thang đo :
Phân tích độ tin cậy
Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ
- Kiểm tra hệ số Cronbach alpha
- Loại bỏ các biến có trọng số EFA nhỏ
- Kiểm tra các yếu tố trích lược
- Kiểm tra phương sai trích lược
- Kiểm tra giá trị hội tụ, giá trị phân biệt
Kiểm định giả thuyết
- Kiểm định giả thuyết
- Phân tích hồi quy tuyến tính
3.3 Hiệu chỉnh thang đo
3.3.1 Thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại
Thái Văn Vinh & Devinder Grewal (2005) dựa vào nghiên cứu định tính, lý thuyết
dịch vụ, chất lượng dịch vụ, và thanh đo SERQUAL đưa ra thang đo chất lượng
45
dịch vụ cảng biển. Thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại gồm sáu
thành phần (Nguồn lực, năng lực phục vụ, quá trình phục vụ, năng lực quản lý, hình
ảnh và uy tín, trách nhiệm xã hội). Tuy nhiên, do sự khác nhau mức độ phát triển
kinh tế của thị trường cũng như đặc thù của từng ngành dịch vụ cụ thể cho nên có
thể các thang đo đã được thiết lập tại các nước phát triển chưa thật sự phù hợp với
thị trường Việt Nam và cụ thể cho ngành dịch vụ cảng biển thương mại. Vì vậy, cần
phải điều chỉnh, bổ sung lại cho phù hợp .
Điều chỉnh thang đo, nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính, với kỹ thuật
phỏng vấn chuyên gia. Các phỏng vấn sơ bộ được gửi cho các chuyên gia trong lĩnh
vực cảng biển thương mại để lấy ý kiến gồm có : 1 chuyên gia ở Đại Học Hàng Hải
Thành phố Hồ Chí Minh, 2 chuyên gia hiện công tác ở Cảng VICT, 1 chuyên gia
hiện công tác ở Cảng Sài Gòn, 1 chuyên gia hiện công tác ở Hiệp Hội Cảng Biển
Việt Nam . Kết quả cho thấy một số biến quan sát cho các thành phần cần được điều
chỉnh và bổ sung. Cụ thể như sau :
Nguồn lực:
- Biến quan sát : “Điều kiện vệ sinh bến bãi” bị loại bỏ
Năng lực phục vụ:
- Biến quan sát : “Tình hình an ninh trật tự tại cảng” được hiệu chỉnh bằng
“Đảm bảo an toàn cho hàng hóa”
- Biến quan sát : “Các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng” bị loại bỏ
Sau khi loại bỏ và bổ sung các biến quan sát theo ý kiến chuyên gia đánh giá là
không phù hợp, thang đo chất lượng dịch vụ sử dụng cho nghiên cứu gồm 24 biến
quan sát đo lường sáu thành phần theo mô hình nghiên cứu .
46
3.3.2 Thang đo mức độ hài lòng của khách hàng
Về mặt đo lường sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng, những nhà kinh doanh dịch
vụ thường đồng nhất hai khái niệm – chất lượng phục vụ và sự thỏa mãn của khách
hàng. Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu là hai khái niệm tách biệt. Sự thỏa mãn
của khách hàng là một khái niệm tổng quát, nói lên sự hài lòng của họ khi tiêu dùng
một dịch vụ. Trong khi đó, chất lượng phục vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ
thể của dịch vụ (Zeithaml & Bitner 2000). Vì vậy, trong nghiên cứu này, sự thỏa
mãn của khách hàng được đo lường bằng mức độ hài lòng tổng quát của khách hàng
đối với dịch vụ.
Thang đo sự thỏa mãn của khách hàng sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào cơ sở
đo lường của Hayes (1994), bao gồm 3 biến quan sát, phỏng vấn khách hàng mức
độ hài lòng tổng quát của họ đối với dịch vụ, đối với cung cách phục vụ và đối với
trang thiết bị của cảng.
3.4
ghiên cứu chính thức
Như đã trình bày, các thang đo sau khi đã được điều chỉnh và bổ sung thông qua
nghiên cứu định tính sẽ được tiếp tục đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng
(nghiên cứu chính thức ). Các Cảng chính được nghiên cứu đó là Tân Cảng - Cát
Lái, VICT, Sài gòn , Bến Nghé. Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng sử dụng
dịch vụ trực tiếp tại các cảng này.
Mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu dự tính là
200.
Theo nghiên cứu, có nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng
ML thì kích thước mẫu thử tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & ctg. 1998). Cũng
có nhà nghiên cứu kích thước cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200(vd.
Hoelter 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu thử tối thiểu là 5
mẫu cho một tham số cầu ước lượng (tiêu chuNn 5:1) (Bollen 1989).
47
Để đạt đựợc n = 200 đề ra, 250 bảng câu hỏi được phỏng vấn. Số bảng câu hỏi thu
thập lại được 220. Sau khi thu thập và kiểm tra, 09 bảng bị loại do có quá nhiều ô
trống. Cuối cùng 211 bảng câu hỏi hoàn tất được sử dụng. Dữ liệu được nhập và
làm sạch thông qua phần mềm SPSS 11.5.
3.5 Tóm tắt
Chương này là phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các
khái niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết về chất lượng phục vụ và sự thỏa mãn
của khách hàng. Phương pháp nghiên cứu được thức hiện qua 2 bước – nghiên cứu
sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia trong nghiên cứu định tính được dùng trong bước
nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng. Kỹ thuật
phỏng vấn được dùng cho bước nghiên cứu này với kích thước mẫu n = 211 khách
hàng. Các thang đo các thành phần của chất lượng dịch vụ được điều chỉnh và bổ
sung. Cuối cùng, thang đo này bao gồm 24 biến đo lường 6 thành phần của chất
lượng thang đo dịch vụ và 3 biến quan sát dùng đo lường thang đo sự thỏa mãn, hài
lòng của khách hàng. Chương này cũng mô tả thông tin về mẫu nghiên cứu chính
thức. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả
nghiên cứu, bao gồm việc kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu.
48
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
4.1 Giới thiệu
Chương 3 đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Mục đích của chương 4
sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu được thông qua phân tích mô hình nghiên cứu.
Nội dung chương này gồm 4 phần chính: (1) Thông tin mẫu, (2) Phân tích đánh giá
thang đo sơ bộ, (3) Hiệu chỉnh thang đo, (4) Kiểm định giả thuyết.
4.2 Thông tin mẫu
Trong 211 bảng câu hỏi hoàn tất này có 89 bảng nghiên cứu về Cảng VICT, 70
bảng nghiên cứu về cảng Bến Nghé, 21 bảng nghiên cứu về Cảng Sài Gòn, 25 bảng
nghiên cứu về Cảng Tân Cảng - Cát Lái và 6 bảng nghiên cứu về các cảng khác.
Các bảng nghiên cứu chỉ tập trung ở 4 cảng chính ở khu vực thành phố Hồ Chí
Minh, chưa rải đều ở tất cả các cảng. Về giới tính, có 121 khách hàng được phỏng
vấn là nam (chiếm 57.1% kích thước mẫu) và 88 khách hàng là nữ ( chiếm 41.5 %
kích thước mẫu).
Bảng 4.1 : Phân bổ địa điểm cảng khảo sát
Dia diem Cang khao sat
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Cat Lai 25 11.8 11.8 11.8
Saigon 21 9.9 10.0 21.8
Ben Nghe 70 33.0 33.2 55.0
VICT 89 42.0 42.2 97.2
Khac 6 2.8 2.8 100.0
Total 211 99.5 100.0
Missing System 1 .5
Total 212 100.0
49
Bảng 4.2: Phân bổ giới tính
Gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid nam 121 57.1 57.9 57.9
nu 88 41.5 42.1 100.0
Total 209 98.6 100.0
Missing System 3 1.4
Total 212 100.0
Về đối tượng khách hàng được phỏng vấn thì đối tượng chủ yếu là nhân viên của
các công ty sản xuất và dịch vụ chiếm 46%, tiếp đó là các nhân viên của các công ty
xuất nhập khNu ủy thác chiếm 21.8%, kế đó là nhân viên của công ty xuất nhập
khNu trực tiếp là 17.5%, và nhân viên của các hãng tàu, đại lý vận tải chiếm 12.7%
và cuối cùng là các đối tượng khác.
Bảng 4.3: Phân bổ đối tượng phỏng vấn
Doi tuong phong van
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid XNK truc tiep 37 17.5 17.5 17.5
XNK uy thac 46 21.7 21.8 39.3
San xuat dich vu 97 45.8 46.0 85.3
Hang Tau, Dai ly 27 12.7 12.8 98.1
Khac 4 1.9 1.9 100.0
Total 211 99.5 100.0
Missing System 1 .5
Total 212 100.0
Về tần suất sử dụng dịch vụ thì chủ yếu là các khách hàng được phỏng vấn sử dụng
3-10 lần dịch vụ/ tháng chiếm 54.7%, tiếp đó là sử dụng dịch vụ trên 10 lần/tháng
chiếm 43.4%. Tỉ lệ khách hàng được phỏng vấn sử dụng ít hơn 3 lần/tháng là rất
thấp.
50
Bảng 4.4 : Phân bổ tần suất sử dụng dịch vụ
Tan suat su dung dich vu
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Duoi 3 lan 3 1.4 1.4 1.4
3-10 lan 116 54.7 55.0 56.4
tren 10 lan 92 43.4 43.6 100.0
Total 211 99.5 100.0
Missing System 1 .5
Total 212 100.0
4.3 Phân tích đánh giá sơ bộ thang đo
Như đã trình bày ở chương 3, thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại
gồm 6 thành phần chính : (1) Nguồn lực, được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký
hiệu từ re1 đến re5; (2) năng lực phục vụ, được đo lường bằng 6 biến quan sát, ký
hiệu từ out1 đến out6; (3) quá trình phục vụ được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký
hiệu từ pro1 đến pro4; (4) năng lực quản lý được đo lường bằng 6 biến quan sát, ký
hiệu từ mag1 đến mag6; (5) Hình ảnh, uy tín được đo lường bằng 1 biến quan sát,
ký hiệu img1; (6) Trách nhiệm xã hội, được đo lường bằng 2 biến quan sát, ký hiệu
từ res1 đến res2. Thang đo mức độ thỏa mãn của khách hàng được đo lường bằng 3
biến quan sát, ký hiệu từ satis1 đến satis3.
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hai công cụ chính (1) hệ số tin cậy
Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach
Alpha được sử dụng trước để loại các biến rác trước. Các biến có hệ số tương quan
biến tống (item-total correlation) nhỏ hơn 0.30 sẽ bị loại và tiêu chuNn chọn thang
đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.60 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994). Sau đó
các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.40 trong EFA sẽ bị tiếp tục loại.
Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố, phép quay Varimax
và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Thang đo được chấp nhận khi
tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson 1988).
51
4.3.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
4.3.1.1 Thang đo chất lượng dịch vụ
Kết quả phân tích Cronbach alpha các thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ
được trình bày ở bảng với một số điểm lưu ý như sau
i. Thành phần nguồn lực có Cronbach alpha khá lớn (0.86), các biến quan sát
trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng lớn (>0.56). Vì vậy các
biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp
theo.
ii. Thành phần năng lực phục vụ có Cronbach alpha rất lớn (0.9), các biến quan
sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng rất lớn (>0.68). Vì vậy
các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp
theo.
iii. Thành phần quá trình phục vụ có Cronbach alpha rất lớn (0.89), các biến quan
sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng rất lớn (>0.66). Vì vậy
các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp
theo.
iv. Thành phần năng lực quản lý có Cronbach alpha rất lớn (0.89), các biến quan
sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng rất lớn (>0.65). Vì vậy
các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp
theo.
v. Thành phần trách nhiệm xã hội có Cronbach alpha tương đối cao (0.76), các
biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng lớn (>0.62).
Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích
EFA tiếp theo.
52
Bảng 4.5 : Hệ số Cronbach Anpha của các thành phần thang đo chất lượng
dịch vụ cảng biển thương mại
Biến
quan sát
Trung bình
thang đó nếu
loại biến
Phương sai
thang đo
nếu loại biến
Tương
quan biến
tổng
Bình phương
hệ số tương
quan bội
Alpha nếu loại
biến
Nguồn lực
RE1 16.7441 28.7056 .6862 .4957 .8296
RE2 17.3791 26.6270 .7339 .5626 .8165
RE3 17.7062 28.2466 .7126 .5305 .8230
RE4 17.0142 26.8998 .6986 .5073 .8264
RE5 16.8057 30.6144 .5642 .3366 .8584
Alpha = .8605
Năng lực phục vụ
OUT1 24.1611 36.5263 .7590 .6607 .8794
OUT2 23.8720 36.5312 .7737 .6716 .8772
OUT3 23.8626 37.9096 .6831 .4752 .8911
OUT4 23.9336 37.5956 .7365 .5440 .8829
OUT5 23.9905 37.5713 .7235 .5408 .8849
OUT6 24.0900 38.8157 .7096 .5216 .8871
Alpha = .9013
Quá trinh phục vụ
PRO1 13.6209 15.1222 .6843 .4722 .7968
PRO2 13.3175 15.2939 .6968 .4931 .7920
PRO3 13.5829 15.9395 .6627 .4485 .8070
PRO4 13.3649 13.9090 .6746 .4583 .8050
Alpha = .8422
Năng lực quản lý
MAG1 23.9668 37.8227 .6679 .4717 .8830
MAG2 22.9810 40.2568 .7321 .5581 .8720
MAG3 23.3602 39.2792 .7184 .5369 .8731
MAG4 23.5024 38.0036 .7653 .6246 .8655
MAG5 23.2938 38.6180 .7549 .6078 .8674
MAG6 22.9194 39.7601 .6580 .4610 .8825
Alpha = .8927
Trách nhiệm xã hội
RES1 4.3365 2.3100 .6263 .3922 .
RES2 4.6209 2.0175 .6263 .3922 .
Alpha = .7691
4.3.1.2 Thang đo khái niệm mức độ hài lòng của khách hàng
Thang đo khái niệm mức độ hài lòng của khách hàng có Cronbach alpha tương đối
cao (0.77), các biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng
53
lớn (>0.57). Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân
tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.5 : Hệ số Cronbach Anpha của thành phần thang đo khái niệm mức độ
hài lòng của khách hàng
Biến
quan sát
Trung bình
thang đó nếu
loại biến
Phương sai
thang đo
nếu loại biến
Tương
quan biến
tổng
Bình phương
hệ số tương
quan bội
Alpha nếu loại
biến
SATIS1 8.2275 8.7766 .6028 .3698 .6961
SATIS2 8.6019 9.3741 .5785 .3378 .7214
SATIS3 8.5071 9.1083 .6369 .4062 .6584
Alpha = .7713
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ
Thang đo chất lượng dịch vụ được đo bằng 24 biến quan sát và sau khi kiểm tra
mức độ tin cậy bằng phân tích Cronbach Alpha thì không loại biến nào cả. Theo mô
hình lý thuyết 24 biến quan sát được dùng để đo lường cho 6 thành phần của thang
đo. Phân tích factor dùng để đánh giá độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành
phần.
Với lý thuyết Ho đặt ra trong phân tích này là giữa 24 biến quan sát trong tổng thể
không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích
factor cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig=.000). Hệ số KMO ( =.951 >0.5) rất
cao chứng tỏ phân tích (EFA) thích hợp được sử dụng trong phân tích này.
Bảng 4.7 : Kiểm định KMO
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. .951
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 3355.378
Df 276
Sig. .000
54
Kết quả phân tích EFA cho thấy tại mức giá trị Eigenvalue=1 với phương pháp trích
nhân tố với phép quay Varimax cho phép trích được 3 nhân tố từ 24 biến quan sát
và phương sai trích được là 62,331%. Như vậy là phương sai trích đạt yêu cầu
(>50%). Trong bảng Rotated component matrix thì cho thấy các nhân tố đều có hệ
số loading lớn hơn 0.5 ( nhỏ nhất là 0.522) đạt yêu cầu nên không loại biến nào khỏi
thang đo.
Bảng 4.8 : Kết quả phân tích EFA của thang đo chất lượng dịch vụ
Rotated Component Matrix(a)
Biến quan sát
Yếu tố
1 2 3
OUT2 .764
MAG4 .751
OUT1 .741
OUT6 .719
OUT5 .718
MAG5 .711
MAG6 .695
OUT4 .671
MAG3 .648
MAG2 .646
MAG1 .630
IMG1 .538
OUT3 .522 .466
PRO1 .755
PRO2 .719
PRO4 .705
RES2 .678 .410
RES1 .673
PRO3 .578
RE3 .799
RE2 .740
RE4 .688
RE1 .671
RE5 .535
Egigenvalue 12.175 1.590 1.195
Phương sai trích 50.729 6.623 4.979
Cronbach Alpha 0.9436 0.8747 0.8605
Kết quả này cho thấy 3 thành phần năng lực phục vụ, năng lực quản lý, hình ảnh và
uy tín của Cảng được gộp thành một (Không đạt giá trị phân biệt) còn 2 thành phần
55
quá trình phục vụ, trách nhiệm xã hội cũng được gộp thành một thành phần. Như
vậy, trên lý thuyết các thành phần này là riêng biệt nhưng về mặt thực tiễn thì chúng
gộp thành một. Trường hợp này cũng thường xảy ra trong các nghiên cứu của ngành
khoa học xã hội (Bollen & Hoyle 1991).
Bảng 4.9 : Bảng tóm tắt cơ cấu thang đo chất lượng dịch vụ
Thành phần Tên biến Số lượng biến Cronbach Alpha
1. Năng lực quản lý,
phục vụ của cảng
OUT1
OUT2
OUT3
OUT4
OUT5
OUT6
MAG1
MAG2
MAG3
MAG4
MAG5
MAG6
IMG1
13 0.9436
2. Quá trình phục vụ PRO1
PRO1
PRO1
PRO1
RES1
RES2
6 0.8747
3. Nguồn lực RE1
RE2
RE3
RE4
RE5
5 0.8605
4.3.2.2 Thang đo khái niệm mức độ hài lòng của khách hàng
Dùng phân tích EFA sử dụng với phương pháp trích nhân tố principal component
và phép quay varimax đã trích được một factor duy nhất tại eigenvalue là 2.061 và
phương sai trích được là 68.698% (>50%) đạt yêu cầu.
56
Bảng 4.10 : Kết quả phân tích EFA của thang đo mức độ hài lòng của khách
hàng
Component Matrix(a)
Component
1
SATIS1 .827
SATIS2 .810
SATIS3 .849
Egigenvalue 2.061
Phương sai trích 68.698
Cronbach Alpha .7713
4.4 Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu
Theo phân tích EFA , 3 thành phần năng lực phục vụ, năng lực quản lý, hình ảnh và
uy tín của Cảng được gộp thành một thành phần là năng lực quản lý, phục vụ còn 2
thành phần quá trình phục vụ, trách nhiệm xã hội được gộp thành một thành phần là
quá trình phục vụ. Do vậy mô hình nghiên cứu cần được hiệu chỉnh cho phù hợp để
đảm bảo việc kiểm định giả thiết của mô hình tiếp theo.
Hình 4.1 : Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh
57
4.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
4.5.1 Mô tả đặc điểm các thành phần khảo sát trong mô hình
Thông qua phân tích mô tả cho thấy khách hàng đánh giá cao nhất về năng lực
quản lý, phục vụ của cảng (mean = 4.70) so với quá trình phục vụ (mean = 4.22) và
nguồn lực (4.28). Tuy nhiên các yếu tố này cũng chưa được đánh giá cao lắm. Về
mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ của khách hàng thì chỉ ở mức trên trung
bình, tạm chấp nhận, khách hàng cũng chưa thật hài lòng với chất lượng dịch vụ.
Bảng 4.11 : Mô tả đặc điểm các thành phần khảo sát
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
G1 211 1.15 6.77 4.7076 1.15959
G2 211 1.00 7.00 4.2227 1.42776
G3 211 1.20 7.00 4.2825 1.30546
SATIS 211 1.17 6.83 4.4866 1.18476
Valid N (listwise) 211
58
4.5.2 Phân tích hồi quy tuyến tính
Theo giả thuyết của nghiên cứu là có mối quan hệ giữa khái niệm các thành phần
của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Vấn đề đặt ra trong nghiên
cứu này là có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa các thành phần chất lượng
dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng? Mức độ quan hệ như thế nào? Như vậy mô
hình tuyến tính bội được sử dụng để phân tích và giải thích vấn đề.
Ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động
đến mức độ hài lòng của khách hàng. Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 3
biến độc lập năng lực quản lý, phục vụ (FACTOR1), quá trình phục vụ
(FACTOR2), nguồn lực (FACTOR 3) và một biến phụ thuộc sự hài lòng của khách
hàng (SATIS). Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung
bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi quy được thực hiện
bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp enter) với phần mềm
SPSS 11.5
Với giả thiết ban đầu cho mô hình lý thuyết, ta có phương trinh hồi quy tuyến tính
như sau :
SATIS = β0 + β1 * FACTOR1 + β2 * FACTOR2 + β3 * FACTOR3 + ε
Bảng 4.12 : Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
1 .760(a) .577 .571 .77620
a Predictors: (Constant), Nguon luc, Qua trinh phuc vu, Nang luc quan ly, phuc vu
A
OVA(b)
Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 170.052 3 56.684 94.083 .000(a)
Residual 124.715 207 .602
Total 294.768 210
a Predictors: (Constant), Nguon luc, Qua trinh phuc vu, Nang luc quan ly, phuc vu
b Dependent Variable: Hai long cua khach hang
59
Phương pháp phân tích hồi quy bội với 3 thành phần của chất lượng dịch vụ cảng
biển được đưa vào cùng 1 lúc (enter) cho thấy mô hình hồi quy thích hợp sử dụng
để kiểm tra giả thuyết (sig. F = 0.000). Mức độ giải thích mối quan hệ giữa các
thành phần bằng phương pháp hồi quy này cho kết quả tương đối cao (R2 hiệu
chỉnh = 0.577 > 0.5).
Bảng 4.13 : Kết quả hồi quy từng phần
Coefficients(a)
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients T Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) .765 .244 3.135 .002
Nang luc quan ly,
phuc vu
.453 .067 .444 6.755 .000 .474 2.110
Qua trinh phuc vu .054 .040 .065 1.361 .175 .893 1.119
Nguon luc .318 .059 .350 5.386 .000 .484 2.066
a Dependent Variable: Hai long cua khach hang
Kết quả phân tích hồi quy từng phần cho thấy chỉ có hai yếu tố : năng lực quản lý,
phục vụ và nguồn lực có mối tương quan đủ mạnh và có ý nghĩa thống kê khi đưa
vào mô hình phân tích ( sig. T = 0.000), yếu tố quá trình phục vụ còn lại trong thang
đo chất lượng dịch vụ không có ý nghĩa thống kê trong mô hình phân tích ( sig. t >
0.005). Như vậy trong tập dữ liệu phân tích hiện tại chưa đủ cơ sở để chứng minh
có mối quan hệ tuyến tính giữa yếu tố quá trình phục vụ với mức độ hài lòng, thỏa
mãn của khách hàng.
Trong trường hợp các biến độc lập có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến độc
lập tương quan chặt chẽ với nhau và nó cung cấp cho mô hình những thông tin rất
giống nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến riêng lẽ nên để tránh diễn giải sai
lệch kết quả hồi qui so với thực tế thì cần phải đánh giá, đo lường hiện tượng đa
cộng tuyến. Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều xấp xỉ bằng 2 nên có thể
kết luận mối liên hệ giữa các biến độc lập này là không đáng kể, không có hiện
tượng đa cộng tuyến.
60
4.6 Tóm tắt
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu này, có bằng
chứng cho thấy thang đo chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại bao gồm 03
thành phần chính, đó là: năng lực quản lý, phục vụ; quá trình phục vụ và nguồn lực;
chỉ có hai thành phần năng lực quản lý, phục vụ; nguồn lực là có mối quan hệ tuyến
tính với mức độ hài lòng, thỏa mãn của khách hàng. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt
toàn bộ kết quả nghiên cứu, hạn chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
61
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
5.1 Giới thiệu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là kiểm định các thành phần của chất lượng dịch
vụ cảng biển thương mại và mối quan hệ giữa các thành phần đánh giá chất lượng
dịch vụ cảng biển thương mại và sự thỏa mãn của khách hàng.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình lý
thuyết theo hai bước chính – thu thập ý kiến chuyên gia và nghiên cứu chính thức.
Thu thập ý kiến chuyên gia dùng để hiệu chỉnh và bổ sung mô hình thang đo chất
lượng dịch vụ đã có.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng, với kỹ
thuật phỏng vấn trực tiếp tập mẫu có kích thước n = 211. Nghiên cứu này được
dùng để kiểm định mô hình thang đó và giả thuyết. Thang đo được đánh giá sơ bộ
thông qua phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA. Mô hình lý thuyết được kiểm tra thông qua phương pháp phân tích hồi quy
tuyến tính bội (được trình bày ở chương bốn).
5.2 Kết quả chính
Kết quả nghiên cứu mô hình đo lường cho thấy, sau khi bổ sung và hiệu chỉnh các
thang đo đều đạt được mức độ tin cậy và giá trị cho phép. Theo kết quả nghiên cứu
này, có bằng chứng cho thấy ba thành phần năng lực phục vụ, năng lực quản lý,
hình ảnh và uy tín của Cảng được gộp thành một còn 2 thành phần quá trình phục
vụ, trách nhiệm xã hội cũng được gộp thành một thành phần. Như vậy, trên lý
thuyết các thành phần này là riêng biệt nhưng về mặt thực tiễn thì chúng gộp thành
một. Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu này, có bằng chứng cho thấy tại thị trường
các cảng biển thương mại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, chất lượng dịch vụ
cảng biển gồm 3 thành phần, đó là (1) năng lực quản lý, phục vụ được đo lường
bằng 13 biến quan sát, (2) quá trình phục vụ được đo lường bằng 6 biến quan sát,
(3) nguồn lực được đo lường bằng 5 biến quan sát.
62
Ý nghĩa các kết quả này:
Một, về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần bổ sung vào hệ
thống đo lường chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại ở Việt Nam. Điều này
giúp các nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng trong lĩnh vực dịch vụ Việt Nam
cảng biển thương mại có được hệ thống thang đo lường này trong các nghiên cứu
của mình tại thị trường Việt Nam.
Hai, ngoài ra các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực marketing có thể sử dụng, điều
chỉnh và bổ sung các thang đo lường này cho các nghiên cứu của mình trong lĩnh
vực đánh giá chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại.
Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu này cho thấy không nên đo lường các khái niệm
tiềm Nn bằng chính chúng. Lý do là mỗi đối tượng nghiên cứu có thể hiểu các biến
tiềm Nn theo các cách khác nhau. Cụ thể rút ra từ kết quả nghiên cứu này là khi đo
lường chất lường dịch vụ cảng biển thương mại chúng ta phải đo lường thông qua
nhiều thành phần và các thành phần này được đo lường bằng nhiều biến quan sát
khác nhau. Đặc biệt có khả năng về mặt lý thuyết chúng là các thành phần riêng biệt
nhưng thực tế nó lại được gộp chung với nhau thành một thành phần. Nghiên cứu
này đã chứng minh việc này từ ba thành phần năng lực phục vụ, năng lực quản lý,
hình ảnh và uy tín của Cảng được gộp thành một còn 2 thành phần quá trình phục
vụ, trách nhiệm xã hội cũng được gộp thành một thành phần.
Thông qua việc đo lường này, rút ra kinh nghiệm là đo lường một khái niệm tiềm Nn
bằng nhiều biến quan sát để làm tăng độ tin cậy và giá trị của đo lường. Các biến
quan sát trong nghiên cứu này có thể được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với
từng thị trường cụ thể tùy theo đặc điểm của từng khu vực.
Theo kết quả nghiên cứu này, có bằng chứng cho thấy các khách hàng đánh giá cao
về năng lực quản lý, phục vụ hơn là quá trình phục vụ, nguồn lực của cảng. Tuy
nhiên, khách hàng vẫn chưa đánh giá cao về chất lượng dịch vụ ở cảng biển thương
63
mại. Bên cạnh đó, khách hàng cũng chưa hài lòng, thỏa mãn về dịch vụ ở các cảng
biển thương mại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp theo, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý cho các nhà đánh giá chất lượng dịch vụ
cảng biển thương mại ý tưởng là không thể đánh giá chất lượng dịch vụ một cách
chung chung như chất lượng cao hay thấp, mà cần đo lường bằng nhiều thang đo để
đo lường các khái niệm thành phần có liên hệ với nhau và hợp cùng nhau tạo nên
chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại.
Cuối cùng, kết quả rút ra từ việc kiểm định mô hình đo lường trong nghiên cứu này
là góp phần thúc đNy các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi nói
chung và lĩnh vực cảng biển thương mại nói riêng, là thang đo lường trong nghiên
cứu cần phải được đánh giá độ tin cậy và độ giá trị trước khi sử dụng cho việc đo
lường cụ thể. Nếu việc này không được thực hiện một cách hợp lý thì giá trị của kết
quả nghiên cứu sẽ không được đảm bảo, cần phải xem xét.
Theo kết quả nghiên cứu này, có bằng chứng cho thấy chất lượng dịch vụ được
đánh giá bởi ba thành phần : năng lực quản lý, phục vụ; quá trình phục vụ; nguồn
lực. Nhưng chỉ có hai thành phần (năng lực quản lý, phục vụ; nguồn lực) là có mối
quan hệ tuyến tính với sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng. Ý nghĩa của kết quả
này là tuy chất lượng dịch vụ được đánh giá bởi ba thành phần, nhưng hiện tại ở thị
trường thành phố Hồ Chí Minh thì việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chủ yếu
dựa vào năng lực quản lý, phục vụ và nguồn lực. Vì vậy trong giai đoạn này, các
nhà quản lý, điều hành cảng biển thương mại Việt Nam cần tập trung vào việc cải
thiện hai thành phần này cho đơn vị này.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý đây chỉ là sự ưu tiên để cải thiện, các thành phần còn lại
cũng không kém phần quan trọng trong việc đánh giá mà nghiên cứu này chưa tìm
ra. Thêm vào đó là sự phát triển kinh tế sẽ đòi hỏi chất lượng dịch vụ cảng biển
thương mại cần nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển thì đòi hỏi chất lượng cũng
64
phải thay đổi, lúc này sẽ có nhiều yếu tố tác động đến sự thỏa mãn, hài lòng của
khách hàng.
Cuối cùng về mặt lý thuyết, mô hình nghiên cứu này góp phần bổ sung vào hệ
thống lý thuyết về chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại cho thị trường Việt
Nam. Các nhà nghiên cứu có thể xem mô hình này như mô hình tham khảo cho
nghiên cứu của mình ở các hướng nghiên cứu tiếp theo cho thị trường dịch vụ cảng
biển thương mại ở Việt Nam.
5.3 Đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại thông
qua kết quả khảo sát
5.3.1 Đề xuất về nguồn lực
- Cải tạo kho bãi, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng trong cảng: đường nội bộ,
nạo vét luồng lạch để tránh ách tắc giao thông thủy và tăng khả năng vận tải.
- Mua sắm trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, năng suất cao một cách đồng bộ
o Cảng chuyên container cần trang bị các thiết bị chuyên dùng năng suất cao
như các dàn cNu di động ở cầu cảng để xếp dỡ container từ tàu xuống cầu
cảng (Ship to Shore Gantry Crane), các xe chuyên dùng vận chuyển
container từ cầu tàu vào bãi chứa container và các xe nâng chuyên dùng
nâng hạ container hay các cần cNu cổng.
o Cảng hàng rời cần trang bị những những ống hút và băng chuyền phục vụ
cho việc xếp dỡ hàng từ tàu xuống cầu cảng thay thế cho thiết bị như cần
cNu và gàu ngoạn để nâng cao năng suất, giảm hao hụt.
o Đối với cảng tổng hợp thì chúng ta có thể phân khu bốc xếp riêng biệt cho
từng loại hàng. Lúc đó một cảng tổng hợp được coi như tập hợp các cảng
chuyên dùng.
- Trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Tất cả các hoạt động của cảng
đều được quản lý thông qua phần mềm quản lý cảng, đồng thời nối mạng giữa
65
các cảng biển thương mại Việt Nam, cảng biển thương mại khu vực và quốc tế,
các hãng tàu, đại lý, ngân hàng để cập nhật tình trạng hàng hóa.
5.3.2 Đề xuất về năng lực quản lý, phục vụ
- Áp dụng các phương pháp xếp dỡ hàng hoá hiện đại tại cảng, bến bãi, nhà kho
để nâng cao hiệu quả trong khai thác.
- Không ngừng cải tiến quy trình, thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khNu tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao nhận hàng hóa tại cảng.
- Cung cấp cho các chủ hàng những dịch vụ vận tải tận nơi (door to door) có chất
lượng cao với giá thành vận chuyển thấp nhất.
- Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng và đảm bảo chất lượng dịch
vụ luôn ở mức cao nhất.
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các Tổ chức Hàng hải quốc tế, Viện nghiên
cứu, các trường đại học trên thế giới, cử cán bộ quản lý trẻ có trình độ và năng
lực đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài, nhằm học hỏi kinh nghiệm
quản lý cảng ở các nước.
5.4 Hạn Chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Giống như bất cứ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có nhiều hạn chế không
tránh khỏi.
Trong nghiên cứu chỉ tập trụng đánh giá cho lĩnh vực dịch vụ cảng biển thương mại
ở phạm vi khu vực thành phố Hồ Chí Minh và chỉ tập trung ở 1 số cảng chính. Rất
có thể khác nhau giữa ba thị trường phía nam, miền trung và phía bắc. Như vậy kiến
nghị thứ 1 là nên có nghiên cứu lặp lại cho việc đo lường ở thị trường miền trung và
phía bắc, và có sự so sánh các thị trường này.
Nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng đánh giá chất lượng dịch vụ là các khách
hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên, trực tiếp nên tính khái quát hóa về đánh giá
66
chất lượng dịch vụ tổng quát chưa cao. Kiến nghị cho nghiên cứu tiếp theo là cần
nghiên cứu thêm nhiều đối tượng liên quan đến đánh giá chất lượng dịch vụ như :
các thuyền trưởng, thủy thủ, các nhân viên hãng tàu sử dụng dịch vụ gián tiếp, các
nhà xuất khNu, nhập khNu….
Cách thức lấy mẫu trong nghiên cứu này là theo từng cảng và chọn mẫu là thuận
tiện nên khả năng tổng quát hóa là không cao. Nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu
theo xác suất để khả năng khái quái hóa cao.
Cuối cùng, trong nghiên cứu này thì việc kiểm định giả thuyết cho mô hình lý
thuyết chỉ dừng lại ở phân tích hồi quy tuyến tính, chưa xét đến các hình thức quan
hệ khác của các yếu tố. Nghiên cứu cũng bỏ qua các mối quan hệ nội tại giữa các
yếu tố thành phần đo lường chất lượng dịch vụ khi xét đến mô hình lý thuyết. Và
cũng có thể là ngoài mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với mức độ thỏa mãn, hài
lòng của khách hàng còn có nhiều yếu tố khác tác động đến mức độ thỏa mãn mà
nghiên cứu này bỏ qua. Chính vấn đề này đưa ra hướng mới cho nghiên cứu tiếp
theo như: đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và thỏa mãn, hài lòng chất
lượng theo các mô hình quan hệ khác nhau, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài vào mô hình lý thuyết…
i
Phụ lục 1
Phụ lục 1.1 : Bảng câu hỏi sơ bộ ban đầu
ghiên cứu về chất lượng dịch vụ cảng biển thương mại tại thành phố Hồ Chí
Minh
Anh (Chị) thuộc Công ty ……………………………………………………… (01)
Phỏng vấn lúc:…………..giờ, ngày ……………tháng…………………. năm 2008
Tên người trả lời:………………………………………………………...……. (02)
Địa chỉ: ……………………………………………………………………….. (03)
Điện thoại :…………………………………………………………………... (04)
Tại Cảng:
Tân Cảng - Cát Lái 1 05
Sài Gòn 2
Bến Nghé 3
VICT 4
Cảng khác 5
Xin chào anh/ chị
Tôi là Học viên Cao học của trường Đại Học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tôi
đang tiến hành một nghiên cứu khoa học về chất lượng dịch vụ cảng biển thương
mại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Kính xin anh/chị dành chút ít thời gian trả
lời giúp Tôi trả lời một số câu hỏi sau. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là
ii
đúng hoặc sai. Tất cả các câu trả lời đều có giá trị đối với nghiên cứu của tôi. Tôi
cam kết không sử dụng thông tin cá nhân của các anh/chị trong bài nghiên cứu.
Câu 1: Xin cho biết biết mức độ đồng ý của anh (chị) trong các phát biểu giới đây:
(1: HOÀN TOÀN KHÔNG ĐỒNG Ý; 2: KHÔNG ĐỒNG Ý; 3: KHÁ KHÔNG
ĐỒNG Ý; 4: BÌNH THƯỜNG; 5: KHÁ ĐỒNG Ý; 6: ĐỒNG Ý; 7: HOÀN TOÀN
ĐỒNG Ý)
1. Các trang thiết bị của cảng luôn
sẵn sàng phục vụ nhu cầu khách hàng
1 2 3 4 5 6 7 06
2. Điều kiện của trang thiết bị tại
cảng tốt, ổn định
1 2 3 4 5 6 7 07
3. Bố trí các khu vực làm thủ tục, lấy
hàng thuận tiện
1 2 3 4 5 6 7 08
4. Khả năng theo dõi hàng hóa của
cảng tốt
1 2 3 4 5 6 7 09
5. Cơ sở hạ tầng, điều kiện kho bãi tại
cảng tốt
1 2 3 4 5 6 7 11
6. Điều kiện vệ sinh bến bãi sạch sẽ 1 2 3 4 5 6 7 12
7. Tốc độ thực hiện dịch vụ của cảng
nhanh chóng
1 2 3 4 5 6 7 13
8. Cảng luôn cung cấp dịch vụ , giao
và nhận hàng đúng hạn
1 2 3 4 5 6 7 14
iii
9. Cảng cung cấp dịch vụ đồng nhất
giữa các khách hàng
1 2 3 4 5 6 7 15
10. Tình hình an ninh trật tự tại cảng
tốt
1 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van Pham Thi Minh Ha.pdf