Tài liệu Đề tài Môi giới bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam: LỜI NÓI ĐẦU
Vài năm trở lại đây, lực lượng trung gian bảo hiểm ở nước ta đã bắt đầu chuyển mình, thể hiện được vai trò quan trọng của họ trong chiến lược phân phối của các công ty bảo hiểm. Bằng chứng là ngoài hai công ty môi giới được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động, có rất nhiều văn phòng đại diện các công ty môi giới nước ngoài đã được mở ra và hoạt động có hiệu quả, mang lại cho các công ty bảo hiểm nước ta một số lượng hợp đồng không nhỏ
Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm đã xuất hiện, tồn tại và phát triển rất lâu ở trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì loại hình kinh doanh này mới được biết đến và phát triển rất lớn mạnh trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm ở nước ta hiện nay đang có bước chuyển biến đáng kể và đã thực sự đi vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hình Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và những hoạt động kinh doanh này đã góp một phần đáng kể vào nguồn thu nhập của Nhà nước. Chính...
12 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Môi giới bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Vài năm trở lại đây, lực lượng trung gian bảo hiểm ở nước ta đã bắt đầu chuyển mình, thể hiện được vai trò quan trọng của họ trong chiến lược phân phối của các công ty bảo hiểm. Bằng chứng là ngoài hai công ty môi giới được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động, có rất nhiều văn phòng đại diện các công ty môi giới nước ngoài đã được mở ra và hoạt động có hiệu quả, mang lại cho các công ty bảo hiểm nước ta một số lượng hợp đồng không nhỏ
Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm đã xuất hiện, tồn tại và phát triển rất lâu ở trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì loại hình kinh doanh này mới được biết đến và phát triển rất lớn mạnh trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm ở nước ta hiện nay đang có bước chuyển biến đáng kể và đã thực sự đi vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hình Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và những hoạt động kinh doanh này đã góp một phần đáng kể vào nguồn thu nhập của Nhà nước. Chính nhờ những bước phát triển đó nên để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Bảo hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên, cũng bởi sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam cùng số lượng hợp đồng ngày càng tăng thì cũng xuất hiện nhiều vụ kiện tụng trong giao dịch bảo hiểm. Những vụ kiện xảy ra xuất phát từ sự không hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ và có liên quan phần nào đến người tư vấn.
Bảo hiểm là 1 lĩnh vực tài chính, một lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu. Việc canh tranh trên thị trường bảo hiểm tác động rất lớn đến dịch vụ tài chính- ngân hàng- bảo hiểm nhưng đằng sau đó là những vấn đề phát sinh, để có thể chiếm lĩnh thị trường, các công ty bảo hiểm tuyển người tư vấn ồ ạt, đào tạo chuyên môn ngắn hạn. Do đó chất lượng không đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của khách hàng.
Khác với những hàng hóa cụ thể, sản phẩm bảo hiểm là sự đảm bảo cho những rủi ro được dự đoán về sau này, sản phẩm bảo hiểm có đặc trưng là không cảm nhận được. Do đó người yêu cầu bảo hiểm thường không hiểu rõ về lợi và hại, cái hay và dở của sản phẩm bảo hiểm. Khi đó, sự xuất hiện của những nhà môi giới bảo hiểm có những tác động tích cực trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm để giúp tránh xảy ra những tình trạng bất lợi cho người tham gia bảo hiểm
Đối với thị trường kinh doanh bảo hiểm Việt Nam hiện nay, môi giới bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và chiếm vị trí đặc biệt trọng hoạt động bảo hiểm hiện nay, để hiểu rõ hơn về môi giới bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam, em xin đưa ra đề tài: “Môi giới bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam” nhằm có một cái nhìn khái quát hơn về môi giới bảo hiểm và tình hình phát triển của nó tại Việt Nam. Bài tiểu luận của em gồm những nội dung chính như sau:
I. Khái quát chung về môi giới bảo hiểm tại Việt Nam:
Khái niệm:
Đặc điểm của môi giới bảo hiểm Việt Nam
Tác dụng của môi giới bảo hiểm
Các mối quan hệ trong môi giới bảo hiểm
Quy chế cấp giấy phép thành lập hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Giới thiệu về các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam
1. Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay
2. Tiềm năng lớn cho môi giới bảo hiểm Việt Nam
3. Giới thiệu về công ty TNHH môi giới bảo hiểm AON Việt Nam
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về môi giới bảo hiểm:
1. Khái niệm:
Hoạt động môi giới bảo hiểm chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, nhưng những nhà làm luật Việt Nam đã quy định rất rõ ràng hoạt động này trong Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9 tháng 12 năm 2000. Theo quy định tại khoản 4 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì: ‘Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm”.
Từ đó, ta có thể hiểu rằng người môi giới bảo hiểm là những người trung gian môi giới vì lợi ích của người yêu cầu bảo hiểm, nhằm mục đích phục vụ việc ký kết hợp đồng giữa người yêu cầu bảo hiểm và nhà bảo hiểm, sau đó được hưởng hoa hồng theo quy định của pháp luật
2. Đặc điểm của môi giới bảo hiểm:
Pháp luật quy định doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong hoạt động có các quyền và nghĩa vụ sau:
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ: Thực hiện việc môi giới trung thực; Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
Theo điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, quy định nội dung hoạt động của môi giới bảo hiểm gồm:
Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm
Do đó, yêu cầu tất yếu của người môi giới bảo hiểm đó phải là chuyên gia về lĩnh vực bảo hiểm, được đào tạo về chuyên môn, họ sẽ dựa trên kiến thực này để nắm vững, thông thạo về điều khoản, thủ tục giải quyết và hiểu rõ về uy tín, thực lực của công ty để có thể tư vấn cho khách hàng 1 cách chính xác nhất.
Ngoài ra, có một điểm khá đặc biệt của môi giới bảo hiểm, đó là các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Vì những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường với những rủi ro khá lớn. Các nước trên thế giới bắt buộc người môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nhiệp đối với trách nhiệm về thiệt hại nghề nghiệp mà họ có thể gây ra để cho người môi giới bảo hiểm được đảm bảo về trách nhiệm bồi thường dân sự trong trường hợp họ có sai sót về nghiệp vụ.
3. Tác dụng của môi giới bảo hiểm:
Một là, thúc đẩy giao dịch công bằng và cạnh tranh có trật tự trên thị trường bảo hiểm
Hai là, giảm bớt những tranh chấp về bảo hiểm, ngăn chặn những hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển rất nhanh, năm 2003 chỉ tính riêng số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ đã hơn 95000 người và tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hơn 5,7 triệu hợp đồng. Việc các công ty bảo hiểm canh tranh nhau cũng là điều dễ hiểu, bởi vì lượng đại lý phải làm việc rất nhiểu nếu muốn tồn tại. Do đó có sự cạnh tranh giữa nhân viên đại lý với nhau trong việc tìm kiếm khách hàng, dẫn đến tình trạng dấu giếm, gian lận, lừa giối khách hàng, cố ý khai báo không đúng sự thật, tư vấn không đầy đủ những điều khoản, rủi ro của bảo hiểm… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của công ty và sự phát triển của ngành bảo hiểm.
Ba là, thúc đẩy sự phát triển và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường bảo hiểm
Dựa trên những lợi thế về kiến thực chuyên môn, am hiểu thị trường, người MGBH sẽ biết lựa chọn những phương án bảo hiểm, công ty bảo hiểm có uy tín, thực lực và phục vụ nhanh chóng, đồng thời sử dụng kỹ thuật phân tích sẽ tư vấn những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng có sản phẩm tốt và phí đóng thích hợp. Một mặt, qua tiếp xúc khách hàng, điều tra thị trường, người MGBH sẽ phán ảnh với công ty bảo hiểm để có những điều chỉnh nhằm thúc đẩy thị trường.
Bốn là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Ở nước ngoài, nghề môi giới bảo hiểm tương đối phát triển, các thương nhân thường có tập quán là dựa vào môi giới bảo hiểm để giúp họ tìm nhà bảo hiểm, sắp xếp các dự án và làm thủ tục giải quyết bồi thường. Nếu trong thị trường còn thiếu người môi giới bảo hiểm cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro, không đáp ứng được nhu cầu giảm bớt rủi ro đầu tư của thương nhân nước ngoài, thì niềm tin đầu tư sẽ bị giảm đi.
4. Những tồn tại trong quan hệ môi giới bảo hiểm:
Trong quan hệ giao dịch giữa người môi giới bảo hiểm và người yêu cầu bảo hiểm có những vấn đề nảy sinh xuất phát từ mặt lợi ích cá nhân của mình, cố gắng đạt năng suất cao.
Đối với người yêu cầu bảo hiểm:
Người yêu cầu bảo hiểm mong rằng nhà môi giới bảo hiểm có chất lượng chuyên môn cao, làm việc tích cực, cung cấp các dịch vụ cần thiết như tư vấn một cách đáng tin cậy và khoa học đúng với tình hình của người yêu cầu bảo hiểm và dịch vụ giải quyết bồi thường.
Đối vơi nhà môi giới bảo hiểm:
Nhà môi giới bảo hiểm mong rằng chỉ phải làm việc ít nhưng muốn được số tiền hoa hồng lớn. Vì muốn được nhiều tiền hoa hồng, nhà môi giới bảo hiểm sẽ yêu cầu bảo hiểm tại công ty bảo hiểm có tỷ lệ phí bảo hiểm cao nhưng mức đảm bảo thấp, nên đã làm tổn hại đến lợi ích của người tham gia bảo hiểm.
Người yêu cầu bảo hiểm không theo dõi được hoạt động của người môi giới bảo hiểm, họ chỉ biết được kết quả trong khi thị trường bảo hiểm thì luôn thay đổi phức tạp. Tùy theo trường hợp mà nhà môi giới tùy cơ ứng biến làm ảnh hưởng đến kết quả nên người yêu cầu bảo hiểm không thể xác định được nhà môi giới bảo hiểm có thật lòng hay không.
5. Quy chế cấp giấy phép thành lập hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
* Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Tại Điều 6 Nghị định 45/2007/NĐ- Cp:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
- Các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Kinh doanh bảo hiểm
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh giữa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoạt động kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 3 năm gần nhất liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép.
*Về Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Điều 64 của Luật Kinh doanh bảo hiểm cụ thể hoá trong khoản 1 Điều 7 NĐ 45/2007/NĐ- CP bao gồm:
a) Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Dự thảo điều lệ doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập;
c) Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo
d) Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng đó;
đ) Phương án hoạt động 5 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh xin cấp Giấy phép
e) Danh sách, lý lịch, các văn bằng có xác nhận của công chứng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
g) Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
h) Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành. Quy định này không áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và h khoản 1 Điều này;
- Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;
- Hợp đồng liên doanh;
- Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của các bên tham gia liên doanh trong 3 năm gần nhất;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính:
+ Cho phép doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
+ Xác nhận doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang hoạt động môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
+ Xác nhận doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và h khoản 1 Điều này;
- Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;
- Giấy uỷ quyền cho Tổng giám đốc (Giám đốc) tại Việt Nam;
- Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính trong 3 năm gần nhất;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính:
+ Cho phép doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
+ Xác nhận doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang hoạt động môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
+ Xác nhận doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được lập thành 3 (ba) bộ trong đó có 1 (một) bộ là bản chính, 2 (hai) bộ là bản sao. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được lập thành 3 (ba) bộ, mỗi bộ gồm 1 (một) bản bằng tiếng Việt và 1 (một) bản bằng tiếng nước ngoài thông dụng. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định của pháp luật về công chứng. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ xin cấp Giấy phép.
II. Giới thiệu về các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam
1. Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay:
Công ty CP môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương
67/05,Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm AON Việt Nam
P 1406 Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Công ty CP môi giới bảo hiểm Việt Quốc
28 Trần Nhật Duật, phường Đồng Xuân, Hoàn kiếm Hà Nội
Công ty môi giới bảo hiểm GRASSAVOYE
Saigon Trade centre, 37 Tôn Đức Thắng, quận I, TP Hồ chí Minh
Công ty CP môi giới bảo hiểm Á Đông
Phòng 1112, tầng 11, toà nhà 34T, phố Hoàng Đạo Thuý, quận Cấu Giấy, Hà Nội
Công ty CP môi giới bảo hiểm Đại Việt
Tầng 3, số nhà 814/3 đường Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm MARSH Việt Nam
Tầng 10, số 08 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tổng công ty CP tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
141 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm,Hà Nội
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm JardineLloydThompson
Tầng 8, cao ốc Jardine House, số 58 đường Đồng Khởi Quận I, TP.Hồ Chí Minh
Công ty môi giới bảo hiểm CIMEICO
Số 6 ngõ 165 Dương Quảng Hàm, Quan hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Công ty CP môi giới bảo hiểm Sao Việt
Số 204,đường Hùng Vương, tổ 34, khóm 3, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
2. Tiềm năng lớn cho môi giới bảo hiểm Việt Nam:
Hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển khả quan. Vai trò của môi giới bảo hiểm đã ngày càng được đánh giá cao, thể hiện ở tổng doanh thu phí bảo hiểm được thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm năm 2008 đạt 1.856 tỷ đồng, chiếm khoảng 17% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ của toàn thị trường, trong khi tỷ lệ này là 12% trong năm 2007.
Trên thế giới, môi giới bảo hiểm là kênh phân phối bảo hiểm chủ đạo, chiếm tới 80 - 90% ở Anh, Mỹ, Canada và Australia. Ngay ở các nước trong khu vực như Malaysia và Thái Lan cũng chiếm tới 30%. Do đó, có thể thấy rằng, tỷ lệ dịch vụ bảo hiểm được thu xếp qua môi giới ở Việt Nam còn quá khiêm tốn và chưa xứng với tiềm năng của thị trường trong giai đoạn nền kinh tế của nước ta đang trên đường phát triển mạnh. Bởi một số lý do khách quan như khái niệm về môi giới bảo hiểm đối với doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới mẻ, thậm chí còn có sự đánh đồng môi giới bảo hiểm với môi giới thương mại thông thường và là việc tồn tại một cơ chế hoa hồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng đã gây cản trở khá nhiều cho sự phát triển của môi giới bảo hiểm. Song, nếu những khúc mắc này được gỡ bỏ, tiềm năng phát triển của môi giới bảo hiểm sẽ là rất lớn, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ liên tục xuất hiện.
3. Giới thiệu về công ty TNHH môi giới bảo hiểm AON Việt Nam
Theo ngôn ngữ cổ Gaelic (Scốtlen), Aon hàm ý là “sự hợp nhất". Sự hợp nhất của tập đoàn Aon được thể hiện bằng việc chia sẻ, phối kết hợp hài hoà giữa các chuyên viên hiểu biết và có kinh nghiệm về thị trường bảo hiểm Việt nam với các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu thế giới trong mạng lưới toàn cầu của Aon, nhằm thực hiện những cam kết phục vụ khách hàng một cách tốt nhất với các quy trình cung cấp dịch vụ đã được chuẩn hoá và đạt tính chuyên nghiệp cao.
Công ty Aon Việt Nam được cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 26 GP/KDBH ngày 29/3/2004, trở thành một doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài sau 10 năm hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh với Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam kể từ năm 1993.
Trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm gốc, Aon là nhà môi giới bảo hiểm có thị phần lớn nhất và được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất tại thị trường Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%. Aon đã và đang cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm/tái bảo hiểm cho mỗi ngành kinh doanh của nền kinh tế Việt nam như dầu khí, hàng không, viễn thông, ngân hàng tài chính, sản xuất công nghiệp, xây dựng, kinh doanh địa ốc, y tế, dược phẩm… và được coi là đối tác đáng tin cậy của các nhà quản lý doanh nghiệp. Qua giao dịch với nhà môi giới chuyên nghiệp Aon, khách hàng mua bảo hiểm thấy hoàn toàn có thể an tâm khi việc bảo hiểm và quản lý rủi ro của mình đươc quản lý bởi các chuyên gia bảo hiểm đáng tin cậy. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm nhận thấy thông qua viêc hợp tác với môi giới Aon, tính chuyên nghiệp và uy tín của họ được nâng cao.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, Aon Việt Nam là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm tại Việt Nam. Hiện nay, công ty của được đánh giá là công ty môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm lớn, chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Tài chính, 9 tháng đầu năm 2010, Aon chiếm 37,41% thị phần – lớn nhất trong các công ty môi giới bảo hiểm hiện nay.
Aon Việt Nam rất tự hào là công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài duy nhất được vinh dự trao Giải thưởng Rồng Vàng 5 năm liên tiếp, từ năm 2005 đến năm 2009 với danh hiệu “Công ty có phong cách kinh doanh tốt nhất” và “Công ty có chất lượng dịch vụ tốt nhất”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan PLKDBH.doc