Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam

Tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam: MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo BẢNG Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng tại VPBank Bảng 2.2: Quy định về mặt thời gian của quy trình CVTG Bảng 2.3: Doanh số CVTG tại VPBank qua các năm Bảng 2.4: Cơ cấu doanh số CVTG theo sản phẩm Bảng 2.5: Dư nợ CVTG tại VPbank Bảng 2.6:Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPbank theo thời hạn Bảng 2.8: Dư nợ CVTG trên vốn huy động Bảng 2.9: Lợi nhuận CVTG tại VPBank Bảng 2.10 : Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG Bảng 2.11: Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG trên tổng nợ quá hạn Bảng 2.12: Nợ quá hạn CVTG mua ô tô mà mua - xây dựng - sửa chữa nhà Bảng 2.13: Thu nhập bình quân đầu người trên cả nước BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động Vpbank qua các năm Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank qua các năm Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số CVTG mua ô tô và mua nhà tại VPBank Biểu đồ 2.4: Dư n...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo BẢNG Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng tại VPBank Bảng 2.2: Quy định về mặt thời gian của quy trình CVTG Bảng 2.3: Doanh số CVTG tại VPBank qua các năm Bảng 2.4: Cơ cấu doanh số CVTG theo sản phẩm Bảng 2.5: Dư nợ CVTG tại VPbank Bảng 2.6:Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPbank theo thời hạn Bảng 2.8: Dư nợ CVTG trên vốn huy động Bảng 2.9: Lợi nhuận CVTG tại VPBank Bảng 2.10 : Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG Bảng 2.11: Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG trên tổng nợ quá hạn Bảng 2.12: Nợ quá hạn CVTG mua ô tô mà mua - xây dựng - sửa chữa nhà Bảng 2.13: Thu nhập bình quân đầu người trên cả nước BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động Vpbank qua các năm Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank qua các năm Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số CVTG mua ô tô và mua nhà tại VPBank Biểu đồ 2.4: Dư nợ CVTG tại VPBank qua các năm Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm Biểu đồ 2.6 Lợi nhuận CVTG tại VPBank DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại CVTG : Cho vay trả góp CBTD : Cán bộ tín dụng TSĐB : Tài sản đảm bảo NV A/O: Nhân viên tín dụng NHNN: Ngân hàng nhà nước LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đã có những bước đi riêng của mình, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, tình hình chính trị ổn định nhờ đó mà đời sống người dân cũng không ngừng được nâng cao. Theo điều tra nghiên cứu gần đây nhất về mức thu nhập của các hộ gia đình ở thành thị tại 36 thành phố lớn trong cả nước, tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu đồng một tháng tăng từ 36% năm lên 64% năm 2005, và hiện nay trên 75%. Tuy vậy, thực tế lại cho thấy rằng, với mức thu nhập ấy, các hộ gia đình chỉ có thể đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu, còn những công việc hay nhu cầu có chi phí lớn, thì họ phải tích cóp hàng chục năm mới có thể có được. Họ mong muốn làm sao để sử dụng nguồn tài chính sẽ tiết kiệm được trong tương lai phục vụ cho nhu cầu hiện tai, nhằm phát huy tối đa giá trị sử dụng và lợi ích sản phẩm mà họ cần. Một trong những giải pháp có thể sử dụng nhằm giải quyết vấn để trên là sự tham gia của các NHTM. Các NHTM sẽ tài trợ cho các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế bằng hình thức cho vay trả góp. Tức là ngân hàng sẽ cho khách hàng vay số tiền cần thiết ở hiện tại và khách hàng sẽ thanh toán dần số tiền gốc và lãi vào các thời điểm trong tương lai sao cho phù hợp với nguồn thu nhập của mình và đúng với yêu cầu của ngân hàng. Trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển, NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị trí của mình trong ngành ngân hàng Việt Nam. Trong thời đại hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, VPBank đã chọn lối đi riêng cho mình để vượt qua phân khúc thị trường phía trước. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì cho vay trả góp đang là một sản phẩm chủ lực của ngân hàng. Tuy nhiên việc xây dựng và phát triển sản phẩm trong một điều kiện nền kinh tế đang có nhiều biến động, VPBank vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong mở rộng và phát triển loại hình cho vay hấp dẫn này. Vì thế, em đã chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank Em xin chân thành cảm ơn ngân hàng VPBank, khoa Ngân hàng - Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân và đặc biệtt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê Hương Lan đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này. Do hạn chế về nhiều mặt, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh chị công tác tại ngân hàng VPBank. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Có thể định nghĩa ngân hàng qua chức năng, dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề ở chỗ là các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Cách tiếp cẩn thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Theo cách tiếp cận hiện đại nhất: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. (Ngân hàng thương mại - PGS.TS. Phan Thị Thu Hà) Một số định nghĩa khác lại dựa vào các hoạt động chủ yếu. Ví dụ: Luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. 1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM Bản chất của NHTM là các trung gian tài chính, vì thế các NHTM có chức năng cơ bản là luân chuyển tài sản, trung gian thanh toán và thông qua hai chức năng này NHTM còn thực hiện chức năng tạo tiền. Với mục tiêu làm gia tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu, thông qua mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM tiến hành các hoạt động kinh doanh và không ngừng phát triển các hoạt động đó. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, tiện ích nhưng cốt lõi đều là hình thức biểu hiện của các hoạt động chủ yếu sau của NHTM Hoạt động huy động vốn. Muốn thực hiện các hoạt động cho vay đáp ứng mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cần phải huy động được một lượng vốn nhất định. Đây là hoạt động tiền đề có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân các ngân hàng thương mại nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung. Ngân hàng mở các dịch vụ tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết trả đúng hạn. Để tìm và thu hút đựơc các khoản tiền gửi, các NHTM thường đưa ra những mức lãi suất huy động khá hấp dẫn như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Sau khi thu hút được các khoản tiền gửi... Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn của NHTM là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một khối lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế , nhờ đó mà nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Một số hoạt động cụ thể của hoạt động sử dụng vốn như: Hoạt động tín dụng Nếu các NHTM thực hiện nghiệp vụ huy động vốn để thu hút tiền từ dân cư và các tổ chức trong nền kinh tế thì hoạt động tín dụng sẽ quyết định việc sử dụng nguồn tiền huy động đó. Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở hầu hết các NHTM. Đồng thời nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất của NHTM. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM. Điều này thể hiện rõ vị trí trung gian tài chính của các NHTM là người dẫn vốn từ nơi có vốn đến nơi cần vốn, từ đó gia tăng lợi ích chung cho nền kinh tế. Hoạt động bảo lãnh Đây là hoạt động mà ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng, khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Bảo lãnh thường có 3 bên: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh là bên thứ 3. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình để phát hành chứng khoán, mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác... Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ở các ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Cho thuê tài sản Cho thuê tài sản của ngân hàng là hoạt động trong đó ngân hàng mua tài sản cho khách khàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng phải thu đủ giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn cho thuê thường chiếm 80% - 90% đời sống kinh tế của tài sản). Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó hoặc trả lại cho ngân hàng. Ngân hàng cũng phải đối đầu với nhiều rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. Ngày nay, các ngân hàng thường có xu hướng tách riêng công ty cho thuê tài sản (leasing) ra hoạt động độc lập với ngân hàng. Hoạt động trung gian Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tài chính đòi hỏi các NHTM phải không ngừng mở rộng các danh mục đầu tư của mình. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, các NHTM hiện đại đã và đang phát triển nhiều nghiệp vụ khác như thanh toán, tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt... Quản lý ngân quỹ Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Với kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi hay các khoản tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Bảo quản vật có giá Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng hay các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận của ngân hàng, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền, dùng để thanh toán cho khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy chứng nhận của ngân hàng. Đó chính là hình thức đầu tiên của giấy bạc ngân hàng. Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản. Mua bán ngoại tệ Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua, bán) ngoại tệ. Tức là, một ngân hàng đã đứng ra để mua bán một loại tiền này (chẳng hạn USD, EURO...) để lấy một loại tiền khác (như VNĐ, Yên Nhật...) và hưởng phí dịch vụ. Sự trao đổi này có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với khách du lịch, vì họ sẽ cảm thấy thuận lợi hơn rất nhiều khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố nơi mà họ đến. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của những giao dịch này rất cao, đồng thời nó cũng đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định. Cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán có giá mà không phải đến người kinh doanh chứng khoán. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thành lập ra công ty chứng khoán trực thuộc, phục vụ tốt nhất cho khách hàng của ngân hàng. Cung cấp các dịch vụ uỷ thác tư vấn Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác đầu tư, uỷ thác phát hành... Thậm chí, các ngân hàng còn đóng vai trò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản cá tài sản có giá. Nhiều khách hàng coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp... Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong truờng hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. 1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Với vai trò là cầu nối, là ngưới dẫn vốn cho các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động truyền thống và cơ bản nhất, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng vốn huy động một cách hiệu quả nhất. Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, hoạt động cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là lý do cơ bản để ngân hàng được các cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động. Mọi người mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính doanh ngiệp và của người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý. Rõ ràng, cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng - để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức cơ quan chính phủ. Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho người dân nâng cao đời sống, từ đó tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa, thông qua các khoản vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng nhờ đó giúp họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn. Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu, song nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn bất cứ hoạt động nào khác của ngân hàng. Vì vậy NHNN đã quy định phải quản lý tiền cho vay một cách chặt chẽ theo 2 nguyên tắc sau: Thứ nhất, khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích . Khách hàng cam kết phải sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã thảo thoả thuận với ngân hàng, không được trái với quy định của pháp luật nhà nước và quy địng của ngân hàng. Mục đích của việc cho vay phải được ghi trong hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái phép và việc tài trợ đó là phù hợp với quy định của ngân hàng. Thứ hai, khách hàng phải cam kết trả cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn. Đây là điều quy định bắt buộc đối với khách hàng nhận tiền vay của ngân hàng đồng thời thời cũng là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong hợp đồng tín dụng luôn ghi rõ thời hạn hoàn trả gốc và lãi, khách hàng phải cam kết hoàn trả đúng thời hạn đó. 1.2.2 Các hình thức cho vay của NHTM Có thể phân loại cho vay theo nhiều tiêu thức khác nhau như dựa vào thời hạn của khoản vay, vào mục đích sử dụng tiền vay, phương thức cho vay, căn cứ vào tài sản đảm bảo và một số tiêu thức phân loại khác. Với mỗi tiêu thức, cho vay lại được phân thành nhiều loại khác nhau . Căn cứ vào thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Căn cứ vào tiêu thức này, cho vay được phân thành ba loại gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay ngắn hạn Là các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 1 năm, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHTM. Cho vay trung hạn Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm, tối đa có thể lên tới 20 -30 năm, thậm chí 40 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, mua sắm dây chuyền sản xuất, xây dựng các dự án đầu tư cơ bản. Căn cứ vào đối tượng tham gia quy trình cho vay Cho vay trực tiếp Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người vay, và người vay trực tiếp trả nợ cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp Là hình thức cho vay thông qua các các tổ chức trung gian như: cho vay qua nhóm sản xuất, qua các tổ hội (hội phụ nữ, hội thương binh, hội nông dân ...), qua các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức đồng tài trợ hoặc những người bán lẻ. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay Cho vay tiêu dùng Là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình mua nhà sủa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, học tập, khám chữa bệnh, du lịch... Cho vay sản xuất - kinh doanh Là các khoản cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để tiến hành sản xuất, kinh doanh. Căn cứ theo phương thức cho vay Đây là cách phân loại khá phổ biến tại các NHTM. Căn cứ theo tiêu chí này, có các loại cho vay sau: Cho vay theo hạn mức Là hình thức cho vay theo đó ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng được cấp dựa trên Cho vay từng lần Là phương thức vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Việc thẩm định, xét duyệt, quản lý, giám sát tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ được thực hiện theo từng hợp đồng tín dụng. Trong phương thức này khách hàng có thể rút vốn một lần hoặc nhiều lần, nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không được vượt quá số tiền vay ghi trong hợp đồng. Cho vay theo dự án đầu tư Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Tổng nhu cầu vốn dự án - Vốn tự có của chủ dự án tham gia vào dự án - Các vốn chiếm dụng khác Mức cho vay = Cho vay thấu chi Là nghiệp vụ cho vay mà thông qua đó ngân hàng cho phép người vay chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định, trong khoảng thời gian xác đinh phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ. Cho vay luân chuyển Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá do đó cả ngân hàng và khách hàng đều phải nghiên cứu kế hoạch luân chuyển hàng hoá để dự đoán ngân quỹ trong thời gian tới. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong một năm hoặc vài năm. Cho vay trả góp Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường áp dụng với những khoản vay dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc lâu bền. Ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà cung cấp về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp. Khách hàng có thể trả trực tiếp cho ngân hàng hoặc trả qua nhà cung cấp để họ trả cho ngân hàng. Căn cứ vào tài sản đảm bảo Căn cứ vào tài sản đảm bảo hay căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng, có thể chia hoạt động cho vay của ngân hàng thành 2 loại là cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo. Cho vay có tài sản đảm bảo Là loại cho vay dựa trên các tài sản đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán tài sản đó đi khi nguồn thu nợ thứ nhất từ thu nhập của khách hàng không đủ để trả nợ cho ngân hàng. Cho vay không có tài sản đảm bảo Theo loại hình này thì khoản tín dụng được cấp cho khách hàng mà không cần có một tài sản đảm bảo. Nó thường được cấp cho các khách hàng có uy tín lớn, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với quy mô vốn của người vay. 1.3 Hoạt động cho vay trả góp của NHTM 1.3.1 Khái niệm cho vay trả góp (CVTG) Cho vay trả góp là một loại hình cho vay tương đối phổ biến tại các NHTM. Đây là hình thức tín dụng rất hữu ích đối với ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Xuất phát từ thực tế là nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng không đến cùng một lúc. Ngân hàng có thể thoả thuận để cho khách hàng chi trả một khoản tiền nhất định hàng tháng sao cho phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và quy định của ngân hàng. Cho vay trả góp là hình thức cho vay trong đó khách hàng sẽ trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng làm nhiều lần, theo những kì hạn nhất định, trong một thời gian xác định. Theo đúng định nghĩa của NHNN: “CVTG là khoản vay mà toàn bộ tiền lãi được tính theo dư nợ ban đầu, cộng với nợ gốc và chia đều cho cả kì trả nợ” (lãi gộp) Cho vay trả góp được áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc đầu tư lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được thoả thuận sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng (tính từ khấu hao, thu nhập sau thuế của dự án, hoặc từ thu nhập hàng kì của người tiêu dùng). 1.3.2 Vai trò của cho vay trả góp Là một hình thức đặc biệt của cho vay tiêu dùng, CVTG là hoạt động tín dụng xuất hiện khi nhu cầu vốn và nhu cầu chi tiêu của các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế và khả năng thanh toán của họ không trùng khớp với nhau, ở đây là không trùng khớp cả về mặt thời gian, và cả vốn. Ra đời từ khá lâu và cho đến nay, CVTG đang đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đối với nền kinh tế: CVTG thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi người vay vốn có được nguồn vốn cần thiết, phục vụ cho nhu cầu của mình một cách kịp thời. Doanh nghiệp có vốn sẽ sản xuất kinh doanh hiệu quả, kịp thời xoay vòng vốn, đóng góp vào thành công chung của nền kinh tế. Với người tiêu dùng, CVTG sẽ góp phần nâng cao mức sống của người dân, không còn là ăn no mặc đủ mà sẽ là ăn ngon mặc đẹp. Hoạt động này đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế. Khi nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng, nhà ở, nhu cầu nâng cấp sửa chữa nhà tăng lên, các ngành sản xuất dịch vụ liên quan cũng phát triển theo. Các hãng sản xuất ô tô, công ty xây dựng, kiến trúc, công ty sản xuất gạch, xi măng...sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động để mở rộng sản xuất, như vậy tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi. Các hãng và các công ty sẽ cạnh tranh nhau gay gắt hơn để đưa ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, tin cậy về chất lượng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong lĩnh vực dịch vụ, hoạt động CVTG tạo điều kiện tốt nhất cho các ngành dịch vụ vận tải và taxi phát triển, kết hợp với các chủ đầu tư khách sạn, khu du lịch cùng tạo điều kiện cho nhau phát triển. Cũng nhờ hoạt động CVTG này, việc mua nhà, sửa chữa nhà của dân cư được giải quyết nhanh gọn hơn, góp phần giúp chính phủ giải quyết vấn đề nhà ở cho dân cư, xã hội bớt đi một vấn đề nhức nhối. Đối với ngân hàng Hoạt động CVTG giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng doanh thu cho ngân hàng. Cùng với việc gia tăng huy động vốn, ngân hàng sẽ sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, sử dụng hiệu quả tối đa nhũng đồng vốn huy động được. Chúng ta biết rằng hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM, khoản mục cho vay thường chiếm 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế hội nhập thế giới, các ngân hàng đang cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhau, không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với cả những ngân hàng nước ngoài đã phát triển bền vững từ hàng trăm năm nay. Do đó, việc đa dạng hoá và ngày càng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là việc làm cần thiết. Nó sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của mình, cạnh tranh với các ngân hàng khác, dành lấy thị phần cho riêng mình. CVTG là một trong những sản phẩm như thế. Khi ngân hàng áp dụng hình thức CVTG, hoạt động này mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng, nhưng nó lại là hoạt động được đánh giá có mức độ rủi ro thực tế cao hơn so các hoạt động vụ tín dụng khác. Song bù lại, do số lượng món vay trả góp là rất lớn, nên rủi ro lại được san đều cho nhiều khách hàng. Trong khi đó, lãi suất CVTG lại tương đối cao, vì thường áp dụng cho các khoản vay trung dài hạn, đó là lý do nó chiếm một tỷ suất lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với khách hàng Trong khi ngân hàng thu được lợi nhuận, thì tiện ích của hoạt động CVTG mà ngân hàng đem lại cho khách hàng cũng không hề nhỏ. Nhờ có hoạt động CVTG của ngân hàng mà khách hàng giải quyết được nhu cầu tài trợ cấp bách của mình lúc cần thiết. Nếu khách hàng vay vốn là doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải) sẽ tận dụng nguồn tài trợ trả góp từ phía ngân hàng, mua ôtô trả góp, mua nhà trả góp làm văn phòng đại diện, hay làm trụ sở kinh doanh... Tạo điều kiện kinh doanh hiệu quả hơn mà vốn tự có lại không thể đáp ứng nổi nhu cầu quay vòng vốn. Hoạt động CVTG của NHTM còn giúp cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ tăng lên, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị lớn như nhà ở, ô tô....làm cho doanh thu của các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp tăng theo. Nhờ đó mà thúc đẩy mở rộng sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh, các ngành nghề, các doanh nghiệp ngày một hoàn thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng. Còn chính với những ngưòi tiêu dùng, được coi là đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ hoạt động CVTG của NHTM. Khi đựơc CVTG người tiêu dùng sẽ đựơc đáp ứng nhu cầu của mình, lợi ích hàng hoá dịch vụ đựơc phát huy tối đa, góp phần nâng cao mức sống cho người dân. Đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, nhất là tầng lớp dân cư có thu hập thấp hoặc trung bình, sẽ có cơ hội hưởng những lợi ích mà hoạt động CVTG mang lại trước khi tích luỹ đủ tiền để chi tiêu. Đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp như y tế, giáo dục…tạo cho họ thêm hưng phấn, thêm động lực để lao động sản xuất, tạo ra các hàng hoá dịch vụ mới cho xã hội. Hơn nữa, khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng những sản phẩm, dịch vụ như họ mong muốn, mà trên thực tế, nếu không có sự hỗ trợ từ hoạt động CVTG thì khách hàng ngay lập tức khó có thể mua đựoc sản phẩm như mình mong muốn, thậm chí không mua đựợc sản phẩm, dịch vụ mình cần. Ví dụ rất rõ ràng như: một khách hàng nếu chưa có đủ tiền, và giả sử là không có hoạt động CVTG của ngân hàng hỗ trợ. Và khách hàng cần mua nhà, nếu chưa có đủ tiền, một là khách hàng sẽ phải mua một căn nhà nhỏ hơn, vừa với túi tiền, nhưng lại chật chội, không đáp ứng được nhu cầu. Lợi ích mà người tiêu dùng được hưởng giảm đi rất nhiều. Hoặc cũng có thể, người này sẽ phải tích luỹ thêm tiền, tạm thời thuê nhà ở, chờ khi đủ tiền mới mua nhà. Việc làm này càng thiệt hơn, khi mà giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian, nhất là ở nước ta hiện nay, đồng tiền đang ngày càng mất giá. Cho đến khi có được ngôi nhà, giá trị của nó, lợi ích mà nó đem lại đã mất đi phần nào ý nghĩa. Hoạt động CVTG trả góp đã giải quyết phần nào những bất cập ấy, tạo tâm lý tốt hơn cho người sử dụng, hàng hoá dịch vụ theo đó cũng mang lại độ thoả dụng cao hơn cho khách hàng. 1.3.3 Đặc điểm hoạt động CVTG. CVTG chủ yếu tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình, và một phần tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, mà dịch vụ vận tải như chở khách, chở hàng, taxi… là chủ yếu. Các khoản CVTG là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các nhu cầu chi tiêu cuộc sống như phương tiện đi lại, nhà ở, các tiện nghi sinh hoạt, các nhu cầu dịch vụ như giải trí, y tế, học tập… khi mà khả năng tài chính của họ trong thời điểm phát sinh nhu cầu chưa cho phép. Chính vì thế, mà hoạt động CVTG có những đặc điểm khác biệt so với một số hoạt động tín dụng nói chung. Về đối tượng Nói chung thì đối tượng của hoạt động CVTG phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHNN trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng. Tức là đối tượng CVTG cũng phải là những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; có mục đích sử dụng vốn hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn đã thoả thuận; có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và hiệu quả hay có phương án đầu tư phục vụ đời sống khả thi. Có nhiều tiêu thức để phân loại đối tượng CVTG nhưng chủ yếu và phổ biến vẫn là phân loaị căn cứ vào thu nhập của khách hàng và căn cứ vào mục đích sử dụng vốn. Căn cứ vào mức thu nhập của khách hàng Căn cứ vào thu nhập để phân đoạn thị truờng thường áp dụng đối với khách hàng là cá nhân: Khách hàng có thu nhập cao: Họ là những người có địa vị trong xã hội, những người thành đạt, người nổi tiếng như các doanh nhân, ca sĩ, nghệ sĩ, chủ doanh nghiệp… Những người có thu nhập cao này nếu có tham gia kinh doanh hay đầu tư, thường là đầu tư dài hạn thì khi họ tính toán được giữa lợi ích thu được từ đầu tư lớn hơn thậm chí là lớn hơn rất nhiều so với việc bỏ ra một khoản trả lãi cho ngân hàng vì số vốn ấy, thì chắc chắn họ sẽ vay ngân hàng, thay vì thu hồi vốn đầu tư để phục vụ đời sống. Xét về số tuyệt đối, nhu cầu vay của nhóm đối tượng này rất lớn và cho đến nay, đối tượng khách hàng này là mối quan tâm đặc biệt của các ngân hàng, các NHTM cũng đang tập trung vào cho vay đối tượng này. Cá nhân có thu nhập trung bình: Họ là những người làm công ăn lương, công nhân viên chức, có thu nhập ổn định nhưng không cao và có trình độ học vấn. Thu nhập mà họ có được ngoài đủ trang trải cho cuộc sống sinh hoạt vẫn dư một khoản nhỏ để tiết kiệm. Nhóm người này luôn mong muốn có một mức sống tốt hơn hiện tại trong khi tạm thời các khoản tiết kiệm dự phòng hiện tại của họ chưa đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm, hay là muốn vay ngân hàng để mua sắm các vật dụng có giá trị lớn, còn khoản dự phòng tiết kiệm sẽ dùng vào các mục đích cấp bách hơn như lúc đau ốm bênh tật, sự cố bất ngờ. Đối tượng này là khách hàng tiềm năng của CVTG mà các ngân hàng hiện nay cũng cần phải chú ý tới, nhằm thu hút khách hàng, mở rộng hoạt động CVTG của mình. Hiện hay các ngân hàng vẫn chưa cho vay đối với đối tượng là cá nhân có thu nhập thấp: Thường thì thu nhập của họ chỉ đủ trang trải những nhu cầu thiết yếu và cơ bản, thậm chí có những đối tượng còn không đủ sống. Mặc dù ai cũng có nhu cầu tiêu dùng, song đối tượng này họ chỉ dám tiêu dùng những sản phẩm thông thường, nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn đối với họ còn khá xa vời. Nếu cố tình mua bằng được những sản phẩm đó bằng cách vay mượn, thì nguy cơ không trả được nợ là rất lớn, ngân hàng sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn. Khi căn cứ theo tiêu thức này, có thể phân loại đối tượng của CVTG thành 2 nhóm chủ yếu: khách hàng vay để phục vụ mục đích tiêu dùng, khách hàng vay để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Vay phục vụ mục đích tiêu dùng: đối tượng vay có thể là cá nhân hay các hộ gia đình. Nhóm đối tượng này có đặc điểm chung là không thể chi trả một khoản tiền lớn vào một thời điểm xác định trong hiên tại hay trong một thời gian ngắn. Nhưng họ lại muốn thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền, cao cấp hơn như nhà cửa, xe máy, ô tô... Điều đáng nói ở đây là dù họ chưa trả được ngay bây giờ nhưng lại có thu nhập ổn định và định kì có thể trả dần khoản nợ đã vay mượn để chi tiêu. Vay trả góp ngân hàng sẽ là một cách thức hiệu quả để họ có thể đáp ứng tốt nhất những nhu cầu phát sinh mà vẫn có khả năng thanh toán những khoản đó sau này. Vay phục vụ mục đích kinh doanh: Sản phẩm CVTG có thê phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể vay trả góp ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như taxi, dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá, du lịch, khách sạn... Họ sẽ vay vốn ngân hàng để mua hàng loạt ô tô để kinh doanh taxi, vận tải; mua thiết bị để phục vụ cho kinh doanh như mua hàng loạt điều hoà, hàng loạt tủ lạnh để kinh doanh khách sạn. Hay các doanh nghiệp cũng có thể vay trả góp ngân hàng để mua các hàng hoá trên phục vụ một cách gián tiếp cho hoạt động kinh doanh như làm phương tiện đi lại hay trang thiết bị văn phòng. Các sản phẩm này chủ yếu để tạo hình ảnh tốt hơn cho doanh nghiệp hay người chủ doanh nghiệp, từ đó tác động tới hiệu quả kinh doanh. Do đó số tiền vay là khá lớn. Rủi ro của đối tượng khách hàng này cũng cao hơn các nhóm khách hàng khác, vì thế, ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng này, phân tích, thẩm định tình hình tài chính khách hàng, dự án tài sản đảm bảo cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tượng vay vốn. Quy mô và số lượng khoản vay Quy mô khoản vay thường nhỏ hơn các khoản vay khác. Đặc biệt là CVTG phục vụ cho mục đích tiêu dùng, khi mà mỗi khách hàng chỉ vay tiền để mua một ô tô, hay chỉ xây dựng sửa chữa một căn nhà, mỗi gia đình thường chỉ mua sắm một vài bộ điều hoà, tủ lạnh...Mỗi người vay có số lượng vay tương đối nhỏ, họ chỉ được phép vay 50-60% giá trị chiếc xe hoặc 60 - 70 % chi phí mua sắm sửa chữa nhà. Đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì dù số lượng khách hàng không nhiều bằng khách hàng cho vay tiêu dùng, nhưng quy mô của mỗi khoản vay lại lớn hơn nhiều. Khi doanh nghiệp tìm tới hoạt động CVTG của ngân hàng, doanh nghiệp thường tiến hành vay để mua sắm hàng loạt: ô tô, xây dựng nhà cửa, nội thất, hoặc nếu không vay hàng loạt thì cũng là mua hàng hoá sản phẩm có giá trị rất lớn như xe nhiều chỗ ngồi, sang trọng lịch sự, xe có giường nằm... Do quy mô lớn của khoản vay mà các ngân hàng đã xem chúng như những dự án đầu tư có quy mô lớn. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế ngày càng phát triển, thị truờng tài chính và chứng khoán ngày càng sôi động, không ngừng tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng thì thu nhập của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu nâng cao mức sống trở thành tất yếu. Còn đối với các doanh nghiệp thì khi thị trường phát triển, đời sống người dân ngày một cao cũng là khi mà cơ hội kinh doanh của các doanh nhiệp là lớn nhất. Chính sách mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để ngày một thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng của mình là việc làm cần thiết. Vì vậy, trong những năm vừa qua, số lượng khách hàng đến với hoạt động CVTG của các NHTM tăng lên một cách đột biến khiến cho số lượng khoản vay tăng lên rất nhanh, tổng quy mô của loại hình cho vay này cũng do đó mà tăng lên. Rủi ro của hoạt động CVTG Hoạt động CVTG có độ rủi ro rất cao do hoạt động quản lý sau cho vay gặp rất nhiều khó khăn: Khó theo dõi hoạt động của khách sau vay vì các món vay chủ yếu là vay tiêu dùng, khách hàng thường thế chấp bằng chính hàng hoá khách hàng mua trả góp, khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu có bất kì sự cố nào ảnh hưỏng đến thu nhập của người vay như đau ốm, mất việc, chết hay là hoạt động kinh doanh không thuận lợi như mong muốn thì khả năng không trả được nợ đúng hạn, thậm chí là mất khả năng trả nợ, vì thế, ngân hàng sẽ khó thu hồi nợ hơn, tồi tệ hơn là có thể bị mất vốn. Hoạt động CVTG là một dạng đăc biệt của hoạt động tín dụng, do đó khi tiến hành CVTG, ngân hàng sẽ phải đối mặt với tất cả các loại rủi ro đặc trưng như: Rủi ro tín dụng: Là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đày đủ vốn và lãi cho ngân hàng. Rủi ro hối đoái: Là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ mà tỷ giá hối đoái biến động theo chiều bất lợi cho ngân hàng. Rủi ro lãi suất: Thực chất của rủi ro lãi suất chính là rủi ro giá cả. Là khả năng xay ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự kiến. Rủi ro đạo đức: Đây là loại rủi ro mà ngân hàng rất sợ phải đối mặt. Rủi ro này liên quân đến đạo đức của khách hàng và của chính nhân viên ngân hàng. Còn một số rủi ro chung khác nữa như khả năng lỗi công nghệ, khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán... Lãi suất của hoạt động CVTG Đặc trưng của hoạt động CVTG là tài sản đảm bảo lại chính là tài sản mua trả góp, nguồn trả nợ ngân hàng là thu nhập định kì của khách hàng và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Nguồn trả nợ cho ngân hàng là thu nhập định kì của khách hàng vay vốn. Nếu vì bất kì lí do gì khiến cho khách hàng mất đi khả năng thanh toán cho ngân hàng thì tốn thất xảy ra. Hơn nữa các khoản vay trả góp chủ yếu là những khoản vay trung và dài hạn, thời gian có thể kéo dài 15, 20 năm thậm chí lâu hơn. Tính thanh khoản của các khoản vay liên quan đến bất động sản lại rất thấp. Do đó mà CVTG gần như là hoạt động tín dụng có độ rủi ro lớn nhất. Để bù đắp một phần rủi ro ấy, ngân hàng thường cho vay với mức lãi suất bao gồm cả lãi suất cơ bản và lãi suất bù đắp rủi ro. Vì vậy mà lãi suất của hoạt động CVTG rất cao so với các hoạt động cho vay khác. Thường thì lãi suất của hoạt động CVTG luôn ở vị trí cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng, cao hơn từ 3 - 5 lần lãi suất thông thường. Phương thức cho vay trả góp Phương thức cho vay Ta có thể thấy CVTG là hình thức cho vay chủ yếu là trung và dài hạn, cho vay dưới hình thái giá trị là tiền, vừa có thể cho vay tiêu dùng, vừa có thể cho vay phục vụ mục đích kinh doanh. CVTG có thể được thực hiện thông qua 2 phương thức: trực tiếp và gián tiếp. Một là, phương thức CVTG trực tiếp: là những khoản cho vay phục vụ người tiêu dùng mua sắm nội thất, ô tô, hay mua xây dựng sử chữa nhà ở. Tài sản đảm bảo chính là hàng hoá mua trả góp cunả khách hàng. Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán với nhà kinh doanh thay cho khách hàng, sau đó, khách hàng sẽ trả tiền trực tiếp cho ngân hàng. Các bước tiến hành cụ thể như sau: (1) Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng trực tiếpvới người tiêu dùng. Ngân hàng sẽ phân tích kĩ tình hình thu nhập của khách hàng, các thông tin về kháhc hàng cũng như yêu cầu vè tài sản đảm bảo. (2) Nhà kinh doanh bán hàng cho người tiêu dùng (người vay vồn ngân hàng). (3) Nhà kinh doanh tạp trung hoá đơn bán hàng trình lên ngân hàng để được thanh toán. (4) Người vay đến trả nợ trực tiếp cho ngân hàng. Hai là, phương thức CVTG gián tiếp: Với phương thức CVTG này, ngân hàng và những người kinh doanh có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau từ trước. Khách hàng vay vốn đề nghị người kinh doanh cấp cho họ một khoản vay để mua hàng hoá, ngưòi kinh doanh sẽ thông báo đến ngân hàng những thông tin quan trọng về khách hàng của mình như thông tin cá nhân, khả năng tiêu dùng... Ngân hàng sẽ cố gắng hỗ trợ nhà kinh doanh trong việc thực hiện các giao dịch mua bán của họ bằng cách chấp thuận hoặc từ chối đề nghị tín dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất. Các ngân hàng sẽ nhận những khoản vay gián tiếp từ phía các nhà kinh doanh trong một “gói”. Trong “gói” này có nhiều khoản vay mua trả góp của nhiều khách hàng tại đại lý bán hàng của nhà kinh doanh. Mỗi khoản vay của nhà kinh doanh cung cấp có chất lượng và độ rủi ro khác nhau. Các nhà kinh doanh đôi khi chấp nhận nhũng khoản vay có độ rủi ro cao vì quy mô khoản vay hoặc giá trị tài sản đảm bảo lớn. Do đó tình trạng sai phạm và tổn thất với những khoản vay gián tiếp gấp 2 lần các khoản vay trực tiếp. Trong phương thức gián tiếp này, ngân hàng có thể tài trợ cho các nhà kinh doanh một phần hay toàn bộ khoản vay. Các hãng kinh doanh, cửa hàng bán lẻ nhận số tiền từ ngân hàng sau khi việc bán hàng diễn ra, sau đó làm đại lý thu tiền cho ngân hàng. Ngân hàng hầu như chỉ làm việc với hãng kinh doanh mà không phải là người mua hàng. Các bước CVTG gián tiếp được thực hiện theo trình tự: (1) Ngân hàng kí hợp đồng với hãng kinh doanh, tài trợ toàn bộ hoặc một phần cho ngưòi mua hàng trả góp. Ngân hàng sẽ phân tích tình hình thu nhập và hoạt động kinh doanh, khả năng tiêu thụ và khả năng thu hồi vốn sau bán hàng. (2) Hãng kinh doanh bán hàng cho người vay vốn và kí hợp đồng trả góp với người tiêu dùng. (3) Hãng kinh doanh tập trung hoá đơn, đưa lên ngân hàng để được ngân hàng thanh toán. (4) Hãng kinh doanh thu tiền của người mua hàng hàng kì, thanh toán lại cho ngân hàng. Phương thức hoàn trả Khi ngân hàng thực hiện một hợp đồng CVTG, ngân hàng sẽ thanh toán cho đại lý bán hàng số tiền mà khách hàng nợ (trong hạn mức tín dụng). Các đại lý bán hàng sẽ nhận ngay tiền bán hàng từ phía ngân hàng, sau đó, chính các đại lý sẽ thu tiền trả góp hộ ngân hàng hoặc là khách hàng sẽ trực tiếp trả tiền cho ngân hàng. Số tiền trả góp khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kì có thể được tính theo các phương thức trả đều hoặc trả không đều. Trả đều tức là ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau một khoản cố định, và hàng kì, khách hàng trả cho ngân hàng đúng số tiền ấy cho đến khi hết nợ. Cách trả nợ như trên còn gọi là trả theo niên kim cố định. Ngân hàng dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng, mức lãi suất, thời hạn cho vay và số tiền vay để tính ra niên kim cố định. Còn theo phương thức trả không đều, thì ngân hàng và khách hàng có thể lựa chọn nhiều phương hình thức thanh toán khác nhau như thanh toán nợ gốc từng kì, trả lãi hàng tháng, trả gốc đều nhưng nợ lãi thanh toán đầu kì hoặc cuối kì... lãi dược tính trên số dư nợ thực tế của khoản vay. Lợi nhuận thu được Do rủi ro tiềm ẩn của hoạt động CVTG là rất lớn, lãi suất cho vay rất cao, và hoạt động này tỏ ra ngày càng có hiệu quả hơn khi mà nhu cầu nâng cao mức sống ngày một tăng lên, nhu cầu ăn ở đi lại được nâng lên một mức mới: không những đủ mà còn đẹp, không những có mà phải là có nhiều, có tốt. Hoạt động CVTG đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người tiêu dùng rất kịp thời và tiện lợi, do đó, ngày càng nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng thu về là rất lớn. Song cũng cần lưu ý rằng, khả năng xảy ra tổn thất là vô cùng lớn, vì vậy, cán bộ và nhân viên tín dụng cần phải có sự quản lý chặt chẽ khách hàng trong suốt quá trình cho vay, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 1.4 Mở rộng hoạt động CVTG của NHTM. 1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động CVTG của NHTM. Quy mô doanh số CVTG Doanh số CVTG trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tế trong kì. Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng của nó phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động CVTG là mở rộng hay thu hẹp. Họat động CVTG của ngân hàng là mở rộng khi tốc độ tăng trưởng của doanh số CVTG là dương và ngược lại. Quy mô dư nợ CVTG Dư nợ kì này = Dư nợ kì trước + Doanh số cho vay trong kì - Doanh số thu nợ trong kì Dư nợ CVTG là số tiền mà ngân hàng đang CVTG tính đến một thời điểm cụ thể. Đây là chỉ tiêu tích luỹ qua các thời kì, ngân hàng tính tiền lãi CVTG dựa trên dư nợ tại thời điểm tính lãi, tức là lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạt động CVTG trong kì phụ thuộc vào dư nợ CVTG chứ không phải doanh số CVTG trong kì đó. Doanh số thu nợ CVTG trong kì là tổng các khoản thu nợ CVTG phát sinh trong kì. Nếu doanh số CVTG trong kì tăng lên so với kì trước và lớn hơn doanh số thu nợ CVTG trong kì thì ta có được sự mở rộng CVTG cả dư nợ và doanh số. Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTG Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu số dư nợ phản ánh sự mở rộng của hoạt động CVTG, một khi tốc độ tăng trưởng dư nợ dương và càng lớn, thì hoạt động CVTG càng được mở rộng và ngược lại. = Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTG *100% Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Tỷ lệ dư nợ CVTG trên tổng vốn huy động = Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động CVTG. Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn mà ngân hàng huy động được htì có bao nhiêu đồng được sử dụng để CVTG. Tye lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng càng tập trung nguồn lực cho hoạt động CVTG. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn cấp trên thì không hiệu quả bằng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Tỷ trọng dư nợ CVTG so với tổng dư nợ Tỷ trọng nợ CVTG so với tổng dư nợ cho biết CVTG chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Nó cũng cho biết cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Căn cứ vào tỷ trọng này người ta sẽ xem xét mức dộ phát triển của hoạt động CVTG trong tổng dư nợ để vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa khai thác tốt tiềm năng loại hình cho vay này. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Tỷ trọng lợi nhuận CVTG trên tổng lợi nhuận Mục tiêu của ngân hàng là lợi lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo an toàn. CVTG tạo được khoản lợi nhuận càng lớn phần nào chứng tỏ chất lượng khoản vay càng cao. = Tỷ trọng này cho thấy vai trò của hoạt động CVTG trong các hoạt động của ngân hàng Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn CVTG là một phần hay toàn bộ số dư nợ (cả gốc và lãi) của khoản vay trả góp đã đến hạn thanh toán với ngân hàng nhưng người vay không thanh toán được mà vẫn chưa được ngân hàng xử lý điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ, xoá nợ... Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn CVTG và tổng dư nợ CVTG tại một thời điểm nhất định, thường là vào cuối tháng, quý, hay năm. Tỷ lệ nợ quá hạn CVTG = Các khoản nợ quá hạn CVTG ngày càng tăng thì ngân hàng sẽ càng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán, lợi nhuận giảm... Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng CVTG càng cao và ngược lại. Một tổ chức tín dụng được xếp loại A nếu có tỷ lệ nợ quá hạn <5%, nghĩa là chất lượng tín dụng tương đối tốt, xếp loại B nếu từ 5 - 8% tức là chất lượng tín dụng trung bình và xếp loại C nếu trên 8%, nghĩa là chất lượng tín dụng yếu kém. Các NHTM luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể. 1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng hoạt động CVTG của NHTM Các nhân tố chủ quan Việc mở rộng hoạt động CVTG của NHTM trước hết phụ thuộc vào chính nội lực của các ngân hàng. Tự thân mỗi ngân hàng phải khẳng định năng lực của mình, phải chủ động đưa ra chính sách, định hướng chiến lược và biện pháp trước khi trông chờ vào nhu cầu từ bên ngoài tác động. Những nhân tố chủ quan tác động đến ngân hàng là những nhân tố thuộc về nội tại bên trong ngân hàng mà ngân hàng có thể khắc phục và điều chỉnh được. Chính sách của ngân hàng. Không chỉ hoạt động CVTG mà bất kì hoạt động nào của ngân hàng cũng chịu sự chi phối trực tiếp từ những văn bản pháp quy, quy định, quy chế, quy trình của chính ngân hàng đó. Mỗi ngân hàng đều có một chính sách tín dụng riêng bao gồm mức cho vay, lãi suất, tài sản đảm bảo... Một chính sách tín dụng hợp lý của ngân hàng với các phương thức trả nợ gốc và lãi linh hoạt, mức lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì ngân hàng đó chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay. Việc thành công trong mở rộng hoạt động cho vay, cụ thể ở đây là hoạt động CVTG sẽ không gặp mấy khó khăn. Tuy nhiên một chính sách tín dụng quá lỏng lẻo và có lợi nhất cho khách hàng lại có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, hoặc dẫn tới kết quả hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng cứng nhắc, không chú ý đến nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế cho vay, giảm tính cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một chính sách vừa chặt chẽ, vừa khoa học, nhanh gọn và linh hoạt cho cả khách hàng và ngân hàng sẽ giúp ngân hàng vừa thu hút được khách hàng, vừa hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Định hướng chiến lược của ngân hàng Để liên lục phát triển, mọi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một định hướng, chiến lược rõ ràng, vừa tổng hợp, vừa chi tiết đến từng hoạt động, trong đó có cả hoạt động tín dụng. Một ngân hàng có thể lựa chọn lối đi riêng cho mình, một số ngân hàng xác định đi theo hướng phát triển thành ngân hàng đại lý, một số ngân hàng khác lại lấy mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ. Hiện nay ở nước ta, các NHTM nhà nước cùng với ngân hàng ngoại thương vừa cổ phần hoá cuối 2007 đều có xu hướng phát triển thành ngân hàng đa năng. Khi đó, khách hàng chủ yếu và chiến lược của ngân hàng sẽ là các dự án lớn, trung và dài hạn là chủ yếu, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn. Còn các NHTM cổ phần, điển hình như Sacombank, ACB, VPBank... đều đang hướng tới trở thành các ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam sẽ tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp trung lưu trong xã hội, cho vay tiêu dùng. Khi phương hướng chiến lược đã rõ ràng, xác định được khách hàng của mình, các sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng cũng phải tập trung thoả mãn nhu cầu của khách hàng mình. Khi đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thật sự đạt hiệu quả cao hơn. Nếu trước đây, hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung và hoạt động CVTG nói riêng còn bị xem nhẹ, thì nay gần như mọi ngân hàng đều thi nhau mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm của hoạt động này. Các ngân hàng đã và đang xây dựng các chính sách, phương hướng chiến lược riêng cho hoạt động CVTG, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trong điều kiện có thể, thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng về phía mình. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay là nhân tố tác động trực tiếp đến thu nhập từ cho vay của ngân hàng. Như vậy lãi suất cao có thể mang lại thu nhập lớn hơn cho ngân hàng nhưng để mở rộng cho vay thì việc nâng cao lãi suất cho vay là kông hợp lý. Vì lãi suất cho vay có ảnh hưởng đến dư nợ dư nợ cho vay thông qua tăng giảm giá trị món vay. Lãi suất cho vay là yếu tố quyết định đến lợi ích kinh tế của khách hàng, họ cần lựa chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hoặc có lãi suất phù hợp với nhu cầu của họ. Lãi suất là công cụ điều chỉnh có hiệu lực nhưng rất nhạy cảm, như “con dao 2 lưỡi”: Nếu muốn tăng dư nợ cho vay, ngân hàng hạ thấp lãi suất thì khách hàng sẽ vay nhiều hơn, nhưng lợi nhuận ngân hàng lại giảm xuống. Nếu ngược lại thì ngân hàng lại không thực hiện được mục tiêu mở rộng hoạt động CVTG, nhưng lại đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Bài toán đặt ra cho ngân hàng là phải tính toán được mức lãi suất phù hợp, vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, vừa thực hiên mở rộng hoạt động CVTG. Chất lượng nhân viên tín dụng Con người là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của mội hoạt động nói chung cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Để có khoản tín dụng tốt, thu hút được khối lượng khách hàng lớn thì ngân hàng phải chú trọng từ công tác tiếp xúc, thẩm định hồ sơ, giải ngân, giám sát khách hàng, thu nợ... Do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nhận thức và đạo đức của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự phát triển và mở rộng hoạt động CVTG của ngân hàng. Thông thường, khách hàng tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thông qua cán bộ tín dụng đặc biệt là đối với các ngân hàng mới. Cán bộ tín dụng chính là đại diện cho hình ảnh của ngân hàng. Vì thế một đội ngũ cán bộ tín dụng có tác phong chuyên nghiệp, nhiệt tình, thật lòng phục vụ khách hàng với thái độ niềm nở chân tình sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng, khiến họ an tâm thoải mái khi quan hệ với ngân hàng. Nhờ vậy mà đôi khi, khách hàng có thể bỏ qua một số tiện ích của một ngân hàng khác để đến với ngân hàng có thái độ giao dịch tốt hơn, đó là lợi thế cạnh tranh rất lớn của mỗi ngân hàng. Một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt thì không những sẽ là việc khoa học, đúng quy trình nghiệp vụ theo yêu cầu của ngân hàng mà đồng thời khi tiếp xúc nhiều với khách hàng, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mình, cán bộ tín dụng sẽ có những đánh giá ban đầu về thái độ của khách hàng, khách hàng có đáng tin cậy không, có cho vay được hay không, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Một cán bộ tín dụng càng có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng thì thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo càng chính xác, đem lại lợi ich rất lớn cho ngân hàng trong việc phòng chống rủi ro. Đạo đức của cán bộ tín dụng cũng như tinh thần trách nhiệm trong công vịêc cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTG nói riêng. Bởi nếu thiếu những yếu tố này, thì một nhân viên càng giỏi bao nhiêu càng nguy hiểm cho ngân hàng bấy nhiêu. Khi đó, vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro rất lớn, không thể lường trước được. Nguồn vốn của ngân hàng Nguồn vốn có tác động trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTG nói riêng. Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì khách hàng tin tưởng ngân hàng hơn, uý tín ngân hàng được nâng cao hơn. Khi ngân hàng có vốn tự có lớn thì mới được phép huy động vốn nhiều, mới có khả năng mở rộng quy mô cho vay, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên và công nghệ thông tin... Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển được hoạt động của mình từ đó hoạt động CVTG cũng mở rộng và phát triển theo. Các yếu tố khác Mọi ngân hàng đều phải nắm rõ các thông tin về thị trường, về khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất trong các hoạt động kinh doanh của mình, nhất là hoạt động tín dụng. Thông tin về khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của ngân hàng. Nếu khách hàng có thông tin tốt, chắc chắn ngân hàng sẽ an toàn hơn, việc ra quyết định cũng nhanh chống hơn, việc quản lý khách hàng cũng dễ dàng hơn. Hiện nay, ngân hàng không chỉ quan tâm đến thông tin mà khách hàng cung cấp, ngân hàng có thể căn cứ vào thông tin từ các đối tác của khách hàng và từ trung tâm thông tin khách hàng CIC của NHNN. Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng có tín chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng có công nghệ cao sẽ xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn, quản lý được hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động CVTG của các chi nhánh, phòng giao dịch và hệ thống nói riêng, quản lý được chặt chẽ và tiết kiệm được chi phí, đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh. Bên cạnh công nghệ thì mạng lưới chi nhánh hoạt động cũng là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng, bởi trong môi trường cạnh canh khốc liệt và cuộc sống tiện ích, yếu tố nhanh chóng và tiện lợi được đặt lên gần như hàng đầu. Các nhân tố khách quan Những nhân tố thuộc về khách hàng Khách hàng vay vốn có vai trò quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng CVTG của NHTM. Khách hàng cần phải có năng lực tài chính lành mạnh, nguồn thu nhập đủ lớn và ổn định mới có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Thói quen tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng mở rộng của NHTM. Ở Việt Nam, dân cư miền Bắc luôn có xu hướng tiết kiệm hơn dân cư miền Nam. Đạo đức của người đi vay cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến mở rộng hoạt động CVTG của các ngân hàng. Nó được đánh giá trên năng lực pháp lý và mức độ tín nhiệm. Năng lực pháp lý là việc khách hàng có thưc hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hay không ngay cả trước, trong và sau khi cho vay. Mức dộ tính nhiệm chính là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng. Một ngân hàng không thể có đầy đủ những thông tin tuyệt đối chính xác về khách hàng của mình. Do đó không thể giám sát lường trước được mọi hoạt động của khách hàng, nếu khách hàng có khả năng và ý chí trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro có thể dẫn tới tổn thất. TSĐB của khách hàng cũng là yếu tố thuộc vê khách hàng có ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động CVTG của NHTM. Nếu khách hàng ngoài đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ món vay mà còn có thêm những TSĐB khác thì độ tín nhiệm càng tăng, khả năng quyết định cho vay cũng lớn hơn. Những nhân tố thuộc về môi truờng Những nhân tố thuộc về môi trường cũng tác động rất lớn đến khả năng mở rộng hoạt động CVTG của ngân hàng như các quy định của nhà nước, tình hình phát triển kinh tế, thị trường, cũng như sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nơi ngân hàng đang hoạt động CVTG. Môi trường pháp lý Mọi hoạt động nói chung và hoạt động CVTG của ngân hàng nói riêng đều phải chịu sự chi phối có tính chất quyết định bởi các văn bản quy định của nhà nước. Một môi trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại một môi trường chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản pháp luật, sự rườm rà, phức tạp của các thủ tục giấy tờ hành chính có liên quan sẽ khiến cho các khách hàng gặp phải nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng. Những thay đổi trong chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của chính phủ và NHNN qua các thời kì sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động CVTG. Xây dựng một chính sách nhất quán, lành mạnh, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các NHTM Môi trường kinh tế vi mô Môi trường kinh tế tác động tới hiệu quả cho vay của ngân hàng thông qua các biến số kinh tế như tỉ lệ lạm phát, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, giá cả hàng hoá, đặc biệt là sự biến động ảo của giá bất động sản, biến động của thị trường chứng khoán đã gây không ít khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng. Môi trường kinh tế phát triển ổn định làm cho ngưòi dân có thu nhập ngày càng cao, đời sống nâng cao, nhu cầu hưởng thụ tăng lên, kích thích người tiêu dùng mua sắm hàng hoá sản phẩm, tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện hoạt động CVTG của mình. Môi trường cạnh tranh Hoạt động CVTG đã trở nên phổ biến đối với rất nhiều các tổ chức trung gian tài chính, các công ty bảo hiểm... Khách hàng là người được lựa chọn làm việc với tổ chức nào phù hợp, đem lại lợi ích cao nhất đối với họ. Do đó sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động này là rất lớn. Để thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, buộc ngân hàng phải tăng cuờng mở rộng chi nhánh, trang bị nhiều thiết bị hiện đại, không ngừng quảng cáo tiếp thị khuếch trương hình ảnh, uy tín của ngân hàng. Đồng thời phải đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu các thủ tục rườm rà không cần thiết trong giới hạn an toàn của ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp cận vốn CVTG của ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Môi trường văn hoá Môi trường văn hoá xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến mở rộng hoạt động CVTG cua NHTM. Mỗi vùng, mỗi địa phương có một phong tục tập quán riêng, có lối sống và các thói quen sinh hoạt riêng đã làm ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động CVTG của NHTM. Do đó việc mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ cũng phải phù hợp với từng nơi đó. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK 2.1 Tổng quan về NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) 2.1.1 Sự hình thành và phát triển Sự hình thành và phát triển của VPBank VPBank là tên viết tắt của NH thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam joint - stock commercial bank for private enterprises. Tên giao dịch: Ngân hàng ngoài quốc doanh Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, P.Hàng Trống, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Vp bank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1:(1993 - 1996) Hình thành và phát triển Bắt đầu đi vào hoạt động ngày: 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép số 0042/NH - GP của thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Đăng kí thay đổi lần thứ 12 ngày 01 tháng 11 năm 2006, mã số thuế là 233583. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND. Sau đó, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ do nhu cầu phát triển và tăng lên 174,9 tỷ VNĐ theo quyết định số 53/QÐ-NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNN, trở thành NHTM cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam vào thời điểm này. Là ngân hàng cổ phần đầu tiên được gọi vốn cổ phần từ cổ đông nước ngoài: Dragon capital và Vietnam Fund, mỗi đơn vị 10% vốn cổ phần. Đến cuối năm 1996, VPBank có Hội sở và 3 chi nhánh, có trên 200 nhân viên, tổng tài sản đạt 864 tỷ đồng, lợi nhuận năm 1995 và 1996 đều đạt 36% vốn cổ phần. Giai đoạn 2:( 1997 - 2002) Khủng hoảng Nguyên nhân khủng hoảng: Về chủ quan: Sai lầm trong chính sách tín dụng. Đó là việc tín chấp quá lớn với cổ đông (cho vay/bảo lãnh mở L/C trả chậm) và chính sách tín dụng lỏng lẻo với các khách hàng khác. Về khách quan: Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á, khách hàng lợi dụng tình hình đó mà “đục nước béo cò” Quá trình khủng hoảng: - Tháng 03/1997 thanh tra nhà nước bắt đầu làm việc. - Tháng 5/1997 : NHNN thành lập tổ giám sát đặc biệt tại VPBank. - Tháng 07/1997 Bộ công an khởi tố vụ án tại VPBank. - Tháng 11/2000:VPBank thành lập Ban đề án triển khai cải tổ. Xúc tiến việc cải tổ bộ máy, ban hành chức năng nhiệm vụ các phòng ban, xây dựng quy trình ngiệp vụ. - Tháng 05/2002: Ông Lê Đắc Sơn từ Ba Lan về nước được HĐQT cử làm TGĐ - Tháng 9/2002 : NHNN chính thức đặt VPBank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, thời hạn 2 năm(25/09/2002 - 25/09/2004) - Tháng 12/2002 VPBank trình NHNN “ kế hoạch thực hiện phương án chấn chỉnh củng cố VPBank thoát khỏi kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 15 tháng, (trước thời hạn 9 tháng). Giai đoạn 3: (Từ năm 2002 đến nay): Phục hồi và tăng trưởng. Từ 2002 - 2004: Cải tổ và lành mạnh hoá tài chính Đến 07/06 năm 2004, NHNN quyết định kết thúc kiểm soát đặc biệt trước hạn đối với VPBank, VPBank bước vào giai đoạn phát triển mới. Từ 2004 đến nay: Hoàn thiện hệ thống và phát triển. Do nhu cầu phát triển, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ: Đến cuối năm 2004, VPBank nhận được quyết định số 689/NHNN - HAN7 của NHNN chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ đồng. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007. Ngày 17/11/2007, VPBank đồng ý bán thêm cổ phần cho công ty OCBC để nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược này từ 10% lên 15%. Tính đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ của VPBank là 2.000 tỷ đồng. Việc nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng là một trong những bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của VPBank trong thời gian tới nhằm mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng… để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Trong 2 năm đầu hoạt động, VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch, đến nay (01/2008), đã có 123 điểm giao dịch với 35 chi nhánh và 88 phòng giao dịch. Dự kiến trong năm 2008 sẽ mở thêm khoảng 80 điểm giao dịch mới tại các tỉnh thành phố trọng điểm trong cả nước, trong đó có các chi nhánh lớn đặt tại Hải Phòng, Thái Bình… Tính đến 31/12/2007 tổng số nhân viên của VPBank là 2.681 người, tăng 1.356 người so với cuối năm 2006. Đội ngũ nhân viên của VPBank phần lớn là những người trẻ (hơn 70% cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi) nhiệt tình và ham học hỏi, mong muốn gắn kết và phát triển cùng VPBank. VPBank vẫn kiên trì thực hiện chiến lược NH bán lẻ, phấn đấu trong một vài năm tới trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, là một trong 5 ngân hàng tốt nhất trong số các NHTM cổ phần trong cả nước. Sự hình thành và phát triển của VPBank - Chi nhánh Trần Hưng Đạo VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo mà tiền thân của nó là phòng giao dịch Trần Hưng Đạo được thành lập năm 1994, là phòng giao dịch thứ 12 của Vpbank. Được sự chấp thuận của NHNN - chi nhánh Hà Nội, phòng giao dịch Trần Hưng Đạo (địa chỉ tại 109 Trần Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm) đã được chuyển đổi thành Chi nhánh cấp II theo quyết định của hội đồng quản trị VPBank: - Căn cứ luật NHNN Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng. - Căn cứ giấy phép hoạt động ngân hàng thương mại số 0042/NH-CP 12/8/93 của thống đốc NHNN Việt Nam. - Căn cứ điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. - Căn cứ quy chế hoạt động của HĐQT VPBank ban hành kèm theo quyết định số 165/QĐ_HĐQT ngày 11/8/2000 của HĐQT VBBank. - Căn cứ công văn số 245/NHNN-HAN7 ngày 11/04/2005 về việc mở chi nhánh cấp II Trần Hưng Đạo quyết định: Nâng cấp phòng giao dịch Trần Hưng Đạo thành chi nhánh cấp 2 Trần Hưng Đạo – Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam trực thuộc quản lý của VPBank Hà Nội. Chi nhánh chính thức hoạt động theo chức năng của chi nhánh cấp 2 sau khi nhận được con dấu của chi nhánh từ cơ quan chức năng. Tại thời điểm này VPBank đã tổ chức trọng thể lễ trao quyết định của Chủ Tịch Hội đồng quản trị cho đơn vị này để chính thức hoạt động với tư cách Chi nhánh cấp II. Từ khi thành lập đến nay VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo đã trải qua hai năm động và thu được nhiều thành tích nhất định. Là đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp I VPBank Hà Nội, chi nhánh luôn luôn là đơn vị dẫn đầu về các thành tích trong toàn hệ thống VPBank, chi nhánh Trần Hưng Đạo cũng phần nào kế thừa và phát huy tinh thần làm việc cũng như hiệu quả kinh doanh của chi nhánh cấp trên. Toàn bộ chi nhánh có gần 60 cán bộ nhân viên, trong đó, tổng số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là hơn 55 người (chiếm hơn 80%), nhân viên nữ vẫn chiếm đa số. Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh thường xuyên được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhân viên có thể là tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn hoăc dài hạn do hội sở chính tổ chức, cũng có thể là do chi nhánh tổ chức. 2.1.2 Chức năng và hoạt động của VPBank - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư - Kinh doanh ngoại hối - Dịch vụ thanh toán quốc tế - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có gía - Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước và quốc tế - Huy động các loại vốn từ nước ngoài và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi NHNN cho phép - Hoạt động bao thanh toán 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức VPBank Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Shareholders’Meeting HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Board of Directors BAN ĐIỀU HÀNH Board of Management Các chi nhánh Branches các phòng giao dịch trasaction Offices Tránaction Offices Ban kiểm soát Supervisory Board Phòng kiểm toán nội bộ Internal Audit Dept Các ban tín dụng Credit Commitees Phòng thanh toán quốc tế - Kiều hối International Banking Dept Phòng pháp chế Legal Dept Văn phòng office Trung tâm western Union Oversea Remittance – Western Union Trung tâm thẻ Card Center Văn phòng hội đồng quản trị Board of Director’ Office Hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có Assets and liabilities Committee Hội đồng tín dụng Credit Council Phòng kế toán Accounting Dept Phòng ngân quỹ Budget Dept Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm General Affairs R&D Dept Trung tâmtin học Informatics Center Trung tâm đào tạo Training Center Công ty quản lý tài sản VPBank VPBank AMC Công ty chứng khoán VPBank VPBank Securities Cơ cấu tổ chức VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo VPBank - Chi nhánh Trần Hưng Đạo là Chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng VPBank, bao gồm: - Bộ máy nghiệp vụ của Chi nhánh, bao gồm: Ban giám đốc, Phòng Giao dịch- kho quỹ, phòng tín dụng. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo Giám đốc chi nhánh Phòng tín dụng Phòng giao dịch - kho quỹ Trưởng phòng giao dịch - kho quỹ Nhân viên phòng giao dịch - kho quỹ Trưởng phòng tín dụng Nhân viên phòng tín dụng 2.1.4 Tình hình hoạt động của VPBank Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng nhằm mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng tài sản có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Kiên trì mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong những năm qua, VPBank đã tập trung cung cấp các sản phẩm và và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện cải tổ chính sách chăm sóc khách hàng, cải tiến quy trình nghiệp vụ giao dịch...Nhờ đó vốn huy động có chiều hướng tăng mạnh qua các năm, thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động Vpbank qua các năm Nguồn vốn huy động của VPBank qua các năm 5.645 9.065 15.355 0 5.000 10.000 15.000 20.000 2005 2006 2007 Năm Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên và bản tin VPBank ) Trong htời gian qua, hoạt động hy động vốn của VPBank luôn đạt được kết quả tốt, tăng mạnh qua các năm. Bình quân giai đoạn 2004 – 2006 nguồn vốn huy động của VPBank tăng trưởng 68%. Riêng năm 2007, VPBank mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc bằng việc nâng tổng số điểm giao dịch của VPBank trên toàn quốc lên đến con số 100. Song song với phát triển mạng lưới, hình ảnh VPBank trong năm 2007 cũng được xây dựng rất tốt bằng các chương trình tài trợ, quảng cáo và đặc biệt là các chương trình khuyến mãi. Tất cả các hoạt động ấy đã gây sức hút khá mạnh với nhiều tổ chức cá nhân, đem lại những kết quả đáng mừng cho hoạt động huy động vốn của VPBank trong năm 2007. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động của VPBank là 15. 355 tỷ đồng, tăng 6.290 tỷ đồng, tương đương 69%. Đó là những con số ấn tuợng chứng tỏ cho sự hoạt động hiệu quả của VPBank trong hoạt động huy động vốn. Hoạt động tín dụng Trong các hoạt động của ngân hàng, cho vay là hoạt động truyền thống và mang lại nguồn thu chủ yếu cho tất cả các ngân hàng. Chính vì thế, phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả được VPBank đặc biệt quan tâm. Nhờ vậy mà trong những năm qua, hoạt động tín dụng của VPBank đã đạt được kết quả như sau: Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng tại VPBank qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh số cho vay 3.922 6.594 14.580 Tổng dư nợ 3.011 5.031,12 13.217 Theo loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn 1.406 2.546,02 5.040 Cho vay trung - dài hạn 1.607 2.485,10 8.177 Nợ quá hạn 22,7 29,17 64,76 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,75% 0,58% 0,49% (Nguồn: Báo cáo thường niên và bản tin VPBank) Tuy gặp khó khăn nhất định vì chỉ số giá tiêu dùng tăng cao cùng với thiên tai dịch bệnh nhưng hoạt động tín dụng của VPBank vẫn có những bước phát triển khá vững chắc trong nhiều năm qua. Doanh số cho vay và dư nợ tăng truởng mạnh trong đó doanh số và dư nợ trung và dài hạn chiếm đa số. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng và có xu hướng nagỳ càng giảm, thể hiện chất lượng tín dụng ngày càng tăng. Năm 2007 là năm hoạt động tín dụng của VPBank gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp: Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng tương đương 163% so với cuối năm 2006. Chất lượng tín dụng vẫn được duy trì rất tốt, tỷ lệ nợ xấu trên toàn ngành là 0,49%, giảm 0,08 % so với năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng VPBank luôn chấp hành tốt tỷ lệ an toàn tín dụng của NHNN đề ra. Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank qua các năm Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank qua các năm 0.75 0.58 0.49 0 0.2 0.4 0.6 0.8 2005 2006 2007 Năm % (Nguồn: báo cáo thuờng niên 2006 và bản tin VPBank 12/2007) Các hoạt động dịch vụ. Hoạt động thanh toán quốc tế. Trong giai đoạn này, tháng 4/2007, VPBank được The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn” trong hoạt động thanh toán quốc tế 2006, đến tháng 9/2007 VPBank lại được Citybank trao tặng danh hiệu “Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2006”. Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Đặc biệt là từ khi thực hiện mô hình tập trung, lượng giao dịch thanh toán quốc tế của VPank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số lẫn phạm vi hoạt động. Hiên nay hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ thực hiện tại 9 chi nhánh như trước mà đã phát sinh thêm 40 điểm giao dịch. Trị giá L/C nhập mở đến 31/12/200 là 87 triệu USD , trị giá L/C xuất là 11 triệu USD, doanh số chuyển tiền là 170 triệu USD, doanh số nhờ thu là 9 triệu USD, phí dịch vụ đạt 10 tỷ đồng. Hoạt động chi trả kiều hối Trong những năm gần đây, cùng với việc hoạt động chi trả kiều hối truyền thống, VPBank đã chú trọng đẩy mạnh dịch vụ chi trả ngoại hối thông qua mạng Western Union. Trong thời gian này, trung tâm kiều hối VPBank đã tái cấu trúc nhân sự và chuyển trung tâm điều hành từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, vì thế công tác này đã được tăng cường tốt hơn. Năm 2007 là năm tăng trưởng Western Union rất tốt của VPBank, được đánh giá là đại lý hoạt động tốt nhất về dịch vụ chuyển tiền của Union. Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý hoạt động năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Kết quả hoạt động kinh doanh Nhờ có sự tăng trưởng vững chắc trong các hoạt động kinh doanh, nên kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Từ lúc đứng trên bờ vực phá sản đến nay, VPBank không ngừng cải tổ và thực hiện các chính sách, chiến lược đúng đắn nên trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành quả đáng tự hào: Hoạt động kinh doanh có hiệu quả đồng thời công tác trích lập lợi nhuận để dự phòng rủi ro luôn được ban lãnh đạo ngân hàng chú trọng và đã thực hiện tốt trong những năm gần đây. Kết thúc năm tài chính 2007, VPBank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế là hơn 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty khai tác và quản lý tài sản đạt trên 2 tỷ đồng. 2.2 Thực trạng hoạt động CVTG tại VPBank Sau rất nhiều cố gắng của HĐQT cùng toàn thể nhân viên, tháng 7/2004, VPBank chính thức thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt. Cũng từ đó, HĐQT của VPBank đã tìm ra một hướng đi mới: Lựa chọn chiến lược tín dụng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và dân cư trung lưu. Theo đuổi mục tiêu này, VPBank đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phát triển sản phẩm hướng tới đối tượng này. Trong đó CVTG là loại hình sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. VPBank cũng đã cố gắng phát triển ngày càng đa dạng sản phẩm CVTG của mình, trong đó chủ yếu vẫn tập trung quan tâm chú ý đến hai loại sản phẩm chính đó là CVTG mua - xây dựng - sửa chữa nhà và CVTG mua ô tô. Sau đây là một số thực trạng của hoạt động CVTG tại VPBank 2.2.1 Các vấn đề liên quan đến hoạt động CVTG tại VPBank Cơ sở pháp lý Các văn bản pháp luật cần áp dụng khi thực hiện nghiệp vụ CVTG : Hoạt động CVTG cũng là một hoạt động tín dụng, nó cũng phải áp dụng các quy định của NHTM và của VPBank như: Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/21/2001 của thống đốc NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Sau đó là quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay đó. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và luật số 20/2004/QHXI ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi bổ sung một số điều luật các TCTD. Quy chế cho vay ban hành kèm theo quyết định số 324 của NHNN Dựa trên quy chế cho vay của NHNN, VPBank đã ban hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng “ theo quyết định số 467-2002/QĐ-HĐQT ngày06/06/2002 của hội đồng quản trị Vp bank làm cơ sở cụ thể cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Quy chế cho vay này đã cụ thể hoá những điều khoản của NHNN. Hội đồng quản trị đã đưa ra “quy tình nghiệp vụ tín dụng”. Quy tình nghiệp vụ trên đã hướng dẫn một cách chi tiết các bước mà nhân viên tín dụng phải thực hiện cho vay đối với khách hàng. Quyết định số 144/2005/QĐ - HĐQT ngày 21/03/2005 của hội đồng quản trị về việc sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của VPBank đối với khách hàng. Ngoài ra, riêng đối với hoạt động cho vay trả góp, VPBank cũng ban hành một số văn bản, quy định chặt chẽ thể lệ CVTG với từng sản phẩm cụ thể nói riêng: Quyết định số 610-2006/QĐ - HĐQT ngày 26/12/2006 của chủ tịch HĐQT VPBank về việc ban hành thể lệ cho vay mua nhà - xây dựng - sửa chữa nhà. Quyết định số 207 - 2005/QH - HĐQT về thể lệ cho vay mua ô tô. Quyết định số 2183/2006/QĐ - TGD về “thể lệ cho vay có đảm bảo bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 22/09/2006 và quyết định số 2330/2006/QĐ - TGĐ về sửa đổi bổ sung một số điều của “ thể lệ cho vay có đảm bảo bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 18/10/2006. Quyết định số 28/QĐ- GĐ ngày 08/01/2004 của tổng giám đốc VPBank về thể lệ cho vay hỗ trợ tài chính du học sinh. Một số quy định khác của VPBank Quy trình CVTG Có 2 phương thức thực hiện CVTG đó là CVTG trực tiếp và CVTG gián tiếp thông qua bên bán hàng. CVTG trực tiếp với khách hàng: Ngân hàng ban đầu lựa chọn và kí hợp đồng hợp tác cho vay bán hàng trả góp với đơn vị bán hàng. Mục đích của việc làm này là khai thác tốt hơn trong điều kiện hiện nay, môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, trình độ hiểu biết pháp luật và dân trí vẫn chưa cao và dân trí vẫn chưa thật sự quen với cách tiêu dùng theo hình thức trả góp. Ngoài ra cách CVTG này cũng hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí thẩm định khách hàng cho ngân hàng. Sau đó ngân hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng từ đó nghiên cứu nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, quảng cáo và hướng dẫn khách hàng thủ tục mua hàng trả góp. Quy trình thực hiện: Bước1:Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định xét duyệt cho vay Hồ sơ khách hàng do đơn vị bán hàng gửi đến - Danh sách khách hàng xin mua hàng trả góp đã được thẩm định sơ bộ và phải đủ các điều kiện để mua hàng trả góp theo sự thống nhất của VPBank và đơn vị bán hàng. - Đơn xin mua hàng trả góp (theo mẫu của VPBank và khách hàng phải mua) - Bản đánh giá sơ bộ của nhân viên tiếp thị, thẩm định của đơn vị bán hàng - Phiếu xác nhận mức thu nhập, và bảo lãnh của đơn vị trả lương - Hoặc hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. - Hộ khẩu thường trú, giấy chứng minh thư nhân dân bản gốc sau khi đối chiếu cán bộ tín dụng phải photo để lưu vào hồ sơ xét duyệt cho vay. Nội dung thẩm định - Thẩm định về tư cách khách hàng - Xem xét về nhu cầu mua hàng và mức vay. - Đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. - Thẩm định về hồ sơ bảo lãnh, tài sản thế chấp cầm cố Tính toán cho vay và thu nợ Xác định mức cho vay - Mức cho vay để mua ô tô (tối đa 70% giá trị của xe theo hoá đơn). - Mức cho vay mua nhà trả góp (tối đa % giá trị ngôi nhà) - Mức cho vay tối đa đối với các loại hàng hoá thông thường khác (Tối đa 70% giá trị hàng hoá ) Mức trả từng tháng Số tiền vay + Số tiền gốc x lãi suất tháng x số tháng vay Số tháng vay = Mức góp tháng Bước 2: Trình duyệt cho vay, giải ngân và kiểm tra sau khi cho vay. Trình, duyệt, cho vay, giải ngân - CBTD chuyển toàn bộ hồ sơ cùng tờ trình đến trưỏng phòng tín dụng để xem xét và kí kiểm soát. -Chuyển hồ sơ sau khi hoàn tất tại phong tín dụng lên ban Tổng giám đốc để phê duyệt cho vay. - Khách hàng kí nhận nợ vay vào khế ước vay tiền. - Chuyển hồ sơ khách hàng đã được VPBank chấp thuận và duyệt cho vay cho đơn vị bán hàng để chuyển giao hàng hoá cho khách hàng. -Đơn vị bán hàng chuyển hàng hoá cho bên mua, thu phần tiền phải trả trước cho và giao giấy tạm thu tiền cho khách hàng. - Hàng tuần vào ngày quy định ngân hàng sẽ lập hồ sơ, giấy nhận nợ, hoá đơn bán hàng theo quy định của của bộ tài chính theo từng hoá đơn đã bán cho khách hàng (trong thời gian bên mua chưa trả hết nợ vay quyền sở hữu hàng hoá vẫn thuộc về VPBank) để giải ngân số tiền thực tế thanh toán tiền cho đơn vị. Tiền cho vay VPBank chuyển vào tài khoản của đơn vị bán hàng tại VPBank Xử lý nợ sau khi giải quyết cho vay - Hàng tháng CBTD đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi theo mức thảo thuận với khách hàng khi kí hợp đồng vay. - Nếu qua một tháng mà khách hàng không trả nợ và đã đuợc ngân hàng nhắc nhở, CBTD làmcông văn thông báo bên bảo lãnh trích thu nhập của bên mua hàng để trả nợ, thực hiện biện pháp thu hồi tài sản đã bán chịu hoặc xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố. VTG đối với hàng hoá này như sau: CVTG gián tiếp thông qua đại lý bán lẻ Xác lập quan hệ với các đơn vị bán hàng trả - VPBank kí hợp đồng tín dụng với đơn vị bán hàng trả góp, VPBank cho đơn vị bán hàng vay trên cơ sở số tiền đã bán chịu cho người mua hàng trả góp. - VPBank thoả thuận trước với bên bán về đối tượng, điều kiện, trình tự thực hiện bán hàng trả góp đối với từng loại hàng hoá và từng đối tượng khách hàng. - VPBank sẽ xác định một hạn mức tín dụng đối với từng đơn vị bán hàng. Bên bán hàng thực hiện thủ tục bán hàng trả góp cho khách hàng - Bên bán hàng lựa chọn, thẩm định khách hàng và tiếnhành bán hàng hoá trả góp theo những quy định đã thoả thuận với VPBank: mức tiền trả chậm, thời hạn, lãi suất, điều kiện vay... - Sau khi chuyển giao hàng hoá cho bên mua, thu tiền trả trước và hoàn thiện các thủ tục cho vay đối với khách hàng bên bán hàng chuyển giao các hồ sơ bán hàng trả góp cho VPBank để được cấp tín dụng. Bước 1: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và giải ngân - Hàng tuần vào ngày quy định bên bán chuyển toàn bộ hồ sơ bán hàng trả góp kèm theo hoá đơn tài chính đến VPBank để được cung ứng tín dụng. - CBTD kiểm tra các yếu tố: đối tượng khách hàng, mức bán chịu, thời hạn, lãi suất, điều kiện bảo lãnh, thế chấp, cầm cố... để xác định các khách hàng được cấp tín dụng. - CBTD chuyển hồ sơ đã được thẩm định tới trưởng phòng kiểm tra và ký kiểm soát. - Chuyển hồ sơ đã được thông qua tại phòng tín dụng để ban Tổng giám đốc phê duyệt. - Trên cơ sở các hồ sơ được lãnh đạo phê duyệt, CBTD yêu cầu bên kí phải chấp nhận nợ và hoàn tất thủ tục giải ngân cho bên bán hàng. Tiền cho vay được chuyển thẳng vào tài khoản của đơn vị bán hàng tại VPBank. Bước 2: Kiểm tra xử lý sau khi cho vay - Từ ngày 5 - 10 hàng tháng CBTD đốc thúc bên bán hàng trả nợ ngân hàng theo mức đã thoả thuận trên cơ sở mức thu của ngân hàng. Riêng đối với CVTG mua ô tô và mua - xây dựng sửa chữa nhà, quy trình cho vay hoàn toàn tương tự những bước ở trên. Nhưng do 2 sản phẩm CVTG này có giá trị lớn, là hàng hoá sử dụng thường xuyên và rất lâu dài nên cần lưu ý một số vấn đề sau trong quy trình CVTG: Với CVTG mua ô tô Phải xem xét hết sức kĩ lưỡng tư cách và mục đích khách hàng có nhu cầu mua xe trả góp. Khi khách hàng mua xe có đủ TSĐB theo quy chế về đảm bảo tiền vay của VPBank khách hàng sẽ được đứng tên chủ sở hữu xe và có quyền định đoạt đối với chiếc xe trả góp một cách đầy đủ. Trưòng hợp khi mua xe khách hàng mới thanh toán một phần còn lại vay trả góp, TSĐB đảm bảo bằng chính xe mua trả góp đó thì khách hàng vẫn được đứng tên ngay từ đầu để đăng kí xe nhưng VPBank sẽ quản lý bản chính đăng kí xe và cấp cho đơn vị bản sao có đóng dấu và xác nhận theo nghị định 178 của chính phủ hoặc ngân hàng sẽ có công văn chính thức đề nghị cơ quan công an giúp phong toả tài sản. Phải yêu cầu khách hàng cam kết mua bảo hiểm đối với xe mua trả góp và dành quyền thụ hưởng nếu trong trường hợp xe gặp rủi ro và được cơ quan bảo hiểm bồi thường cho VPBank để thu nợ hoặc chuyển tiền bồi thường vào tài khoản của đơn vị mở tại VPBank. Với CVTG mua - xây dựng sửa chữa nhà Phải xem xét hết sức kĩ lưỡng tư cách và mục đích khách hàng có nhu cầu mua xe trả góp. Chỉ cho vay đối với những cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu tại thành phố hay địa bàn có chi nhánh của VPBank hoạt động. Khi khách hàng mua nhà trả góp mà có đủ TSĐB theo quy chế về đảm bảo tiền vay thì khách hàng được đứng tên sở hữu ngôi nhà ngay từ đầu và có quyền định đoạt đối với ngôi nhà một cách đầy đủ Nếu khách hàng không có đủ TSĐB hay TSĐB là chính ngôi nhà mua trả góp thì ngân hàng sẽ là người sở hữu ngôi nhà cho đến khi khách hàng trả hết nợ cho ngân hàng theo đúng kì hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khi đó, ngân hàng sẽ chuyển quyền sở hữu ngôi nhà sang cho khách hàng. Quy định về thời gian của quy trình CVTG Bảng 2.2: Quy định về mặt thời gian của quy trình CVTG STT Chỉ tiêu Thời gian thực hiện tối đa (ngày) 1 Tiếp xúc khách hàng Không quy định 2 Thẩm định nhân viên tín dụng 2 3 Thẩm định của phòng thẩm định TSĐB 2 4 Phản biện của Ban tín dụng / Hội đồng tín dụng 0 5 Lãnh đạo phòng kiểm soát hồ sơ Trong ngày 6 Quyết định của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng 1 7 Công chứng Hợp đồng bảo đảm tiền vay, hoàn thiện hồ sơ tín dụng 2 8 Tổng thời gian giải quyết 5 (Nguồn: Cẩm nang tín dụng VPBank) 2.2.2 Thực trạng hoạt động CVTG tại VPbank Doanh số cho vay trả góp Bảng 2.3: Doanh số CVTG tại VPBank qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Doanh số cho vay 3.922 100,00 6594 100,00 14.580 100 Doanh số CVTG 924,75 23,58 2.420,35 36,71 5.802 39,79 Doanh số cho vay khác 2.997 76,42 4.173,65 63,29 8.778 60,21 ( Nguồn: Bản tin VPBank và báo cáo tín dụng) Ta có thể thấy doanh số CVTG đều tăng qua các năm, năm sau thường tăng gấp đôi năm trước. Cụ thể là năm 2005, doanh số CVTG đạt 924,75 tỷ đồng,chiếm 23,58% tổng doanh số cho vay của toàn VPBank. Cho đến cuối năm 2007, doanh số CVTG đạt 5.802 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2006 và gấp 6.3 lần năm 2005. Trung bình 3 năm, tốc độ tăng trưởng doanh số CVTG là 150%. Bảng 2.4: Cơ cấu doanh số CVTG theo sản phẩm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Doanh số CVTG 924,75 100,00 2.420,35 100 6.325 100 Doanh số CVTG mua ô tô 274,75 29,71 690,32 29 2.290 36,20 Doanh số CVTG mua - xây dựng - sửa chữa nhà 600 64,88 1.530,03 63 3.520 55,65 Doanh số CVTG khác 50 5,41 200,00 8 515 8,14 (Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank ) Hoạt động mua ô tô tại VPbank tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Cho đến cuối 2005, Doanh số cho vay mua ô tô là 274,75 tỷ đồng, tăng gần 25 tỷ đồng, tăng trưởng gần 82%. Khi kết thúc năm tài chính 2006, con số này đã lên tới 690,32 tỷ đông, tăng 415,57 tỷ đồng tương đương với 151% so với 2005. Kỉ lục cho vay trả góp ô tô thuộc về 2007 với những con số ấn tượng: Doanh số cho vay trả góp ô tô đạt 2.290 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với 2006, tức tăng 230% so với 2006. Về tỷ trọng, CVTG mua ô tô chiếm 7% tổng doanh số cho vay và chiếm 29,7% doanh số CVTG trong năm 2005. Sang năm 2006, doanh số CVTG mua ô tô tăng thêm 3.4% so với tổng doanh số cho vay năm 2005 và vẫn chiếm hơn 29% tổng doanh số CVTG. Kết thúc năm 2007, doanh số CVTG mua ô tô của VPBank đã chiếm 15,7% tổng doanh số cho vay và 39% tổng doanh số CVTG. Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số CVTG mua ô tô và mua nhà tại VPBank Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 28,55% 63,22% 8,26% Năm 2006 Năm 2005 29,17% 64,88% 5,42% Doanh số CVTG mua ô tô 55,65% 8,14% 36,20% Doanh số CVTG mua - xây dựng - sửa chữa nhà Doanh số CVTG khác Hoạt động CVTG mua - xây dựng sửa chữa nhà luôn có số dư doanh số và chiếm tỉ trọng cao hơn tỷ trọng doanh số cho vay mua ô tô trong tất cả các năm, và thường cao gấp đôi thậm chí cao hơn. Năm 2005, doanh số cho vay xây dựng sửa chữa nhà tại VPbank là 600 tỷ đồng, cao gấp gần 2.2 lần doanh số cho vay mua ô tô, chiếm 64,88% tổng doanh số CVTG. Sang năm 2006, các con số này tăng lên 1.530,03 và 23% tức tăng thêm 930,03 tỷ đồng tương đương với tăng 155% so với 2005. Tình hình năm 2007 cũng diễn ra tương tự: Doanh số cho vay đạt 3.520 tỷ đồng, tăng 1.989,97 tỷ đồng tỷ đồng tương đương với tăng hơn 130% so với năm 2006. Doanh số CVTG mua - xây dựng sửa chữa nhà chiếm 55,65% tổng doanh số CVTG Doanh số CVTG khác cũng tăng lên, năm 2005 là 50 tỷ đồng, năm 2005 là 200 tỷ đồng và cuối năm 2007 là 515 tỷ đồng. Quy mô dư nợ CVTG Bảng 2.5: Dư nợ CVTG tại VPbank Đơn vị :Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Tổng dư nợ 3.011 100 5.031,12 100 13.217 100 Dư nợ CVTG 699,54 23,23 2.030 40,35 5.845 44,22 Dư nợ khác 2.311 76,767 3.001,12 59,65 7.372 55,78 (Nguồn: Báo cáo tín dụng và bản tin VPBank) Dư nợ CVTG liên tục tăng lên qua các năm, thể hiện hoạt động CVTG ngày càng được mở rộng. Năm 2005, dư nợ CVTG đạt mức 699,54 tỷ đồng, chiếm 23,23 % tổng dư nợ. Năm 2006, dư nợ CVTG tăng gấp 2,9 lần năm 2005, đạt 2.030 tỷ đồng, tăng 1.330,46 tỷ đồng tương đương với 190,2 % so với 2005. Kết thúc năm 2007, VPBank đã đạt dư nợ CVTG ở mức cao nhất từ trước đến nay: dư nợ CVTG đạt 5.845 tỷ đồng, cao gấp 2,88 lần so với 2006, chiếm 44,2% tổng dư nợ. Như vậy, dư nợ CVTG trong năm này đã tăng hơn so với 2006 là 3.815 tỷ đồng tương đương với 187,93%. Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo sản phẩm Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Dư nợ CVTG 699,54 100 2030 100 5845 100 Dư nợ CVTG mua ô tô 250,27 35,78 644 31,72 2.085 35,67 Dư nợ CVTG mua xây dựng - sửa chữa nhà 403,27 57,65 1.221,13 60,15 3.280 56,12 Dư nợ CVTG khác 46 6,58 165 8,13 480 8,21 (Nguồn: Báo cáo tín dụng và bản tin VPBank ) Năm 2005, Dư nợ cho vay trả góp mua nhà chỉ chiếm 13.39% tổng dư nợ nhưng đến 2006, đã tăng lên 24.27% tức mức tăng trưởng tăng lên gần gấp đôi. Sang năm 2007, dư nợ cho vay mua nhà của VPbank chiếm 24.82 % trên tổng dư nợ, tức chiếm hơn 1/5 tổng dư nợ. So sánh trong tương quan với tổng dư nợ CVTG thì CVTG mua nhà đồng năm 2005 chiếm tỷ trọng 57,65%. Đến cuối năm 2006, dư nợ CVTG mua nhà đã chiếm 60,15%, tức là tăng 2,5%. Năm 2007 dư nợ CVTG mua nhà chiếm 56,12 % trong tổng dư nợ CVTG, giảm 4,03% so với năm 2006. Biểu đồ 2.4: Dư nợ CVTG tại VPBank qua các năm 250,27 403,27 46 644 1.221,13 165 2.085 3.280,00 480 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Tỷ đồng 2005 2006 2007 năm Dư nợ CVTG tại VPBank Dư nợ CVTG mua ô tô Dư nợ CVTG mua - xây dựng - sửa chữa nhà Dư nợ CVTG khác (Nguồn: Báo cáo tín dụng và bản tin VPBank) Tôc độ tăng trưởng dư nợ CVTG mua ô tô cũng tăng rất mạnh. Năm 2005, dư nợ CVTG mua ô tô chỉ chiếm 8.31% tổng dư nợ và chiếm 35,78% tổng dư nợ CVTG , các con số này lần lượt là 12% và 31,72% năm 2006. Năm 2007, dư nợ cho vay mua ô tô chiếm 15.78% tổng dư nợ, tăng 3.78% so với 2006 và chiếm 35,67% so với tổng dư nợ CVTG. Tổng dư nợ CVTG từ 2 sản phẩm trên đã ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự nợ. Năm 2005, tỷ trọng của cả 2 sản phẩm này là 22.7%, năm 2006 tăng lên 37.07% và năm 2007 là 40.6 %. Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank theo mục đích 35,78 57,65 6,58 31,72 60,15 8,13 35,67 56,12 8,21 % 2005 2006 2007 năm Dư nợ CVTG khác Dư nợ CVTG mua nhà Dư nợ CVTG mua ô tô Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPBank (Nguồn: Báo cáo tín dụng và bản tin VPBank ) Về tuyệt đối, năm 2005 cho vay trả góp ô tô đạt dư nợ là 250,27 tỷ đồng, bước sang năm 2006, dư nợ cho vay trả góp mua ô tô đã tăng lên 644 tỷ, tăng 393,73 tỷ đồng tương đương vói tăng 157% so với 2005, vượt 15% kế hoạch đặt ra. Tính đến cuối năm 2007, dư nợ CVTG mua ô tô lại tăng lên 2.085tỷ đồng, tức tăng gấp 3,1 lần so với 2006, tăng thêm 1.441 tỷ đồng. Dư nợ cho vay trả góp mua nhà về tuyệt đối cũng tăng lên rất đáng kể. Trong năm 2005 dư nợ CVTG mua nhà đạt 4.03,27 tỷ đồng, năm 2006 dư nợ CVTG mua nhà tại VPBank thật sự khởi sắc và đạt dư nợ 1.221,13 tỷ đồng, tăng 817,86 tỷ đồng tương đương với tăng hơn 200% so với 2005. Đến cuối năm 2007, dư nợ CVTG mua - xây dựng sửa chữa nhà tại VPBank lại đạt được thành tích đáng khen ngợi: dư nợ tiếp tục tăng lên đến 3.280 tỷ đồng, tức tăng 2,058.87 tỷ đồng tương đương với tăng 168% so với năm 2006. Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ CVTG tại VPbank theo thời hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ngắn hạn Trung dài hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng dư nợ 1.407 1.604 2.546,02 2.485,10 5.040 8.177 % 46,73 53,27 50,61 49,39 38,13 61,87 Tổng dư nợ CVTG 238.88 460,66 235,85 1.794,15 630,15 5414,85 % 34,14% 65,86% 11,62% 88,38% 10,78% 89,22 Dư nợ CVTG mua ô tô 54,5 195,77 25,35 638,65 205 2.380 % 21,78 78,22 3,82 96,18 7,93 92,07 Dư nợ CVTG mua nhà 169,38 233,89 145,5 1075,63 295,15 2.567 % 42 58 11,92 88,08 10,31 89,69 Dư nợ khác 1.183,12 1.174,34 2.375,17 770,82 4.539,85 3.230 % 50,19 49,81 75,5 24,5 58,43 41,57 (Nguồn: Báo cáo thường niên và bản tin VPBank) Trong khi tổng dư nợ cho vay của VPBank có cơ cấu theo thời hạn khá cân đối, dư nợ cho vay trong ngắn hạn và dư nợ cho vay dài hạn thường có cơ cấu xấp xỉ bằng nhau. Trong khi đó, dư nợ CVTG lại có cơ cấu khá chênh lệch, dư nợ CVTG trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng cao hơn nhhiều so với dư nợ CVTG ngắn hạn: Năm 2005, dư nợ CVTG trong ngắn hạn chiếm 34,14% còn trung và dài hạn chiếm 65,86%. Sang 2 năm sau là 2006 và 2007, tỷ trọng dư nợ CVTG trong ngắn hạn còn giảm đi rất nhiều, chỉ chiếm 11,62% và 10,78%, phần còn lại là dư nợ CVTG trung và dài hạn. Với CVTG mua ô tô, năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 21,78% tổng dư nợ CVTG mua ô tô, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống ở 2 năm sau đó : năm 2006 là 3,82% và năm 2007 là 7,93%. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ trung dài hạn mua ô tô trả góp lại tăng lên vượt bậc, nhất là từ 2005 đến 2006, tăng từ 78.22 % năm 2005 lên 96.18% năm 2006 và 92.07 % năm 2007. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn vẫn chiếm đa số, sự dịch chuyển dư nợ từ phía ngắn hạn sang trung dài hạn ngày một rõ ràng hơn: Năm 2005, dư nợ CVTG mua nhà trong ngắn hạn chiếm đến 42 % còn trung và dài hạn chỉ chiếm 58%, sang năm 2006, dư nợ trung dài hạn chiếm 88,08% và năm 2007 là 89,69%. Xu hướng cho vay trả góp trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ cho vay trả góp là một điều dễ hiểu khi mà sản phẩm CVTG của VPBank chủ yếu là CVTG mua ô tô và xây dựng sửa chữa nhà. Hơn nữa, VPbank cũng ngày càng dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn huy động một cách hợp lý hơn, huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn, nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Dư nợ CVTG trên vốn huy động Bảng 2.8: Dư nợ CVTG trên vốn huy động Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn huy động 5.645 9.065 15.355 Dư nợ CVTG 699,54 2030 5845 Dư nợ CVTG ô tô 250,27 644 2085 Dư nợ CVTG mua - xây dựng sửa chữa nhà 403,27 1.221,13 3.280 Tỷ trọng dư nợ CVTG/ Vốn huy động 12,39% 22,39% 38,07% Tỷ trọng dư nợ CVTG ô tô/ Vốn huy động 4,43% 7,10% 13,58% Tỷ trọng dư nợ CVTG mua - xây dựng - sửa chữa nhà/ Vốn huy động 7,14% 13,47% 21,36% (Nguồn: Báo cáo tín dụng và bản tin VPBank ) Từ bảng trên ta có thể thấy rõ ràng rằng tỷ trọng dư nợ CVTG trên tổng vốn huy động ngày một tăng lên. Năm 2005 tỷ trọng này chỉ chiếm 12,39% vốn huy động, tăng lên 22,39% trog năm 2006 tức là tăng 10% so với 2005. Năm 2007, tỷ trọng dư nợ CVTG trên tổng vốn huy động tăng lên rất cao, gấp 3,07 lần so với 2005 và tăng 15,68% so với 2006. Tình hình diễn ra tưong tự với tỷ trọng dư nợ CVTG mua ô tô và mua nhà trên tổng vốn huy động. Qua 3 năm, tỷ trọng dư nợ CVTG mua ô tô trên tổng vốn huy động tăng trưỏng trung bình mỗi năm 75,76%, còn tỷ trọng dư nợ CVTG mua - xây dựng - sửa chữa nhà trên tổng vốn huy động tăng trưởng trung bình mỗi năm 73,61%. Điều đó chứng tỏ rằng đồng vốn huy động được ngày càng tập trung nhiều hơn cho hoạt động CVTG. Lợi nhuận từ hoạt động CVTG Bảng 2.9: Lợi nhuận CVTG tại VPBank Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng lợi nhuận 86 156 313 Lợi nhuận CVTG 30,156 63,756 134,59 Tỷ trọng lợi nhuận CVTG trên tổng lợi nhuận 35,07 % 40,86 % 43% (Nguồn: Báo cáo thường niên và Bản tin VPBank) Sự gia tăng về doanh số, về dư nợ trọng hoạt động CVTG đã tổng hợp nên thành sự gia tăng lợi nhuận. Lợi nhuận CVTG của VPBank qua các năm đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhụân của VPBank. Năm 2005, lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTG của VPbank là 30,156 tỷ đồng, chiếm 35,07% tổng lợi nhuận. Năm 2006 là năm thành công của VPbank trên tất cả các hoạt động trong đó bao gồm cả CVTG, lợi nhuận hoạt động này thu được cho VPBank là 63,576 tỷ đồng, tăng 33,42 tỷ đồng tương đương với tăng 110,8% so với 2005. Biểu đồ 2.5 : Lợi nhuận CVTG tai VPBank Tỷ trọng lợi nhuận CVTG 35.07 40.86 43 64.9 59.14 57 0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 2007 Năm % Tỷ trọng lợi nhuận khác Tỷ trọng lợi nhuận CVTG (Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank ) Tình hình nợ quá hạn của hoạt động CVTG Bảng 2.10 : Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ CVTG 699,54 2030 5845 Nợ quá hạn CVTG 8,27 10,15 19,67 Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG / Tổng dư nợ CVTG 1,18% 0,50% 0,34% (Nguồn: Báo cáo tín dụng VPBank) Từ bảng ta có thể thấy tỷ trọng nợ quá hạn CVTG trong toàn bộ dư nợ CVTG là tương đối thấp và có xu hướng ngày càng giảm dần. Năm 2005, số dư nợ quá hạn CVTG chiếm 1,18% trong tổng dư nợ CVTG. Đây là tỷ trọng tương đối thấp song vẫn cao hơn tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ nói chung của năm 2005 là 0,75% . Sang năm 2006, dư nợ CVTG chiếm tỷ trọng 0,50% trong tổng dư nợ, giảm 0,58% so với 2005. Và cuối năm 2007, con số này chỉ còn lại 0,34%. Như vậy, so với năm 2005, tỷ trọng nợ quá hạn CVTG chỉ bằng 1/4 năm 2005. Song về mặt tuyệt đối, số dư nợ quá hạn CVTG lại ngày càng tăng lên. Trong năm 2005, số dư nợ quá hạn CVTG là 8,27 tỷ đồng, số dư này tăng lên 10,15 tỷ đồng năm 2006 và 19,67 tỷ đồng năm 2007. Chỉ sau 2 năm thì số dư nợ quá hạn CVTG năm 2007 đã tăng gấp 2,37 lần năm 2005. Bảng 2.11 : Tỷ trọng nợ quá hạn CVTG trên tổng nợ quá hạn Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng nợ quá hạn 22,7 29,17 64,76 Nợ quá hạn CVTG 8,27 10,15 19,67 Nợ quá hạn khác 14,43 19,02 45,09 Tỷ trọngnợ quá hạn CVTG/ Tổng nợ quá hạn 36,43% 34,80% 30,37% (Nguồn: Bản tin và báo cáo tín dụng VPBank) So với tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn CVTG chiếm 36,43% năm 2005, giảm xuống còn 34,80% năm 2006 và 30,37% năm 2007. Như vậy, tỷ trọng nợ quá hạn CVTG không những ngày càng giảm so với tổng dư nợ CVTG mà còn giảm so với tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động CVTG không những ngày càng mở rộng mà chất lượng tín dụng cũng không ngừng được nâng cao. Bảng 2.12: Dư nợ CVTG mua ô tô mà mua - xây dựng - sửa chữa nhà Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nợ quá hạn CVTG 8,27 100% 10,15 100% 19,67 100% Nợ quá hạn CVTG mua ô tô 3,01 36,34% 3,57 35,19% 6,39 32,50% Nợ quá hạn CVTG mua nhà 3,80 45,96% 4,39 43,27% 9,49 48,25% Nợ quá hạn CVTG khác 1,46 17,7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM1093.DOC
Tài liệu liên quan