Tài liệu Đề tài Mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng ở trẻ em – Phan Thị Minh Hồng: MÔ HÌNH TIÊN ĐOÁN VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN NẶNG Ở TRẺ EM
Phạm Thị Minh Hồng*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản (VTPQ) nặng ở trẻ em.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc, mô tả và phân tích 1117
trường hợp viêm tiểu phế quản tại Bệnh viện Nhi đồng 2 – Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ
01/03/2001 đến 28/02/2002.
Kết quả nghiên cứu: Trong 1117 bệnh nhi VTPQ có 90% trẻ dưới 12 tháng, 65% nam, 10% suy dinh
dưỡng, chủ yếu là dạng nhẹ, 25% có yếu tố nguy cơ nhiễm virút hợp bào hô hấp (RSV) nặng. Tỉ lệ nhiễm
RSV là 44,7%. Nhiễm khuẩn đi kèm và thứ phát chiếm 31%. Có 100 trường hợp được thở oxy: 9%, 13
trường hợp chuyển vào khoa săn sóc tăng cường để thở NCPAP hoặc thở máy: 1,2% và 8 trường hợp tử
vong: 0,7%. Tử vong đặc biệt tăng cao trong nhóm nguy cơ có RSV(+): 2,8%. Các ye...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng ở trẻ em – Phan Thị Minh Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH TIÊN ĐOÁN VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN NẶNG Ở TRẺ EM
Phạm Thị Minh Hồng*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản (VTPQ) nặng ở trẻ em.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc, mô tả và phân tích 1117
trường hợp viêm tiểu phế quản tại Bệnh viện Nhi đồng 2 – Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ
01/03/2001 đến 28/02/2002.
Kết quả nghiên cứu: Trong 1117 bệnh nhi VTPQ có 90% trẻ dưới 12 tháng, 65% nam, 10% suy dinh
dưỡng, chủ yếu là dạng nhẹ, 25% có yếu tố nguy cơ nhiễm virút hợp bào hô hấp (RSV) nặng. Tỉ lệ nhiễm
RSV là 44,7%. Nhiễm khuẩn đi kèm và thứ phát chiếm 31%. Có 100 trường hợp được thở oxy: 9%, 13
trường hợp chuyển vào khoa săn sóc tăng cường để thở NCPAP hoặc thở máy: 1,2% và 8 trường hợp tử
vong: 0,7%. Tử vong đặc biệt tăng cao trong nhóm nguy cơ có RSV(+): 2,8%. Các yếu tố tiên đoán viêm
tiểu phế quản nặng bao gồm: tuổi dưới 3 tháng, mạch nhanh, thở nhanh, rối loạn tri giác, tím tái và xẹp
phổi trên x quang. Mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng có độ nhạy cảm 78%, độ chuyên biệt
81,4%, giá trị tiên đoán dương 21,8% và giá trị tiên đoán âm 98,2%.
Kết luận: Viêm tiểu phế quản nặng cần nhập viện khi có một trong những dấu hiệu sau: nhịp thở >
70 l/ph, mạch > 150l/ph, rối loạn tri giác, tím tái và xẹp phổi trên x quang. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi,
nhập viện ngay khi có thở nhanh theo tuổi (≥ 60l/ph đối với trẻ < 2 tháng và ≥ 50 l/ph đối với trẻ 2-3
tháng) hoặc mạch > 140 l/ph, không chờ đợi bất cứ dấu hiệu nào trong 5 dấu hiệu nặng kể trên.
SUMMARY
MODEL FOR PREDICTION OF SEVERE BRONCHIOLITIS IN CHILDREN
Pham Thi Minh Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 134 - 140
Goal: The aim of this study is to construct the model for prediction of severe bronchiolitis in children.
Materials and method: In this cohort study, speciments of 1117 patients with bronchiolitis at the
Children Hospital N02, Ho Chi Minh city from March, 1st 2001 to February, 28th 2002 are describeb and
analysed.
Results: 1117 patients with bronchiolitis include 90% infants under 12 month old, 65% boys, 10%
malnutrition, especially in mild form, 25% infants have risk factors of severe RSV infections. RSV
infection is 44,7%. Co-infection and secondary bacterial infection is 31%. 100 infants needed
supplemental oxygen: 9%, 13 admitted to ICU for NCPAP and mechanical ventilation: 1,2% and 8 died:
0,7%. Fatality rate increased very high in risk factor group with RSV(+): 2,8%. Prognosis factors of severe
bronchiolitis include infants under 3 month old, fast pulse, fast breathing, consciousness disturbances,
cyanosis and atelectasis on chest x ray. Model for prediction of severe bronchiolitis has sensitivity 78%,
specificity 81,4%, positive predictive value 21,8% and negative predictive value 98,2%.
Conclusions: Bronchiolitis is predicted severe, must be admitted to hospital when it has one of five
signs: pulse over 150/mn, respiratory rate over 70/mn, consciousness disturbances, cyanosis and
atelectasis on chest x ray. Infants under 3 month old must be admitted immediately when they only have
* Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP.HCM
134
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
fast breathing (≥ 60/mn for infants < 2 month old, ≥ 50/mn for infants 2-3 month old) or pulse over
140/mn. We mustn’t wait for one of five severe signs as above.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tiểu phế quản là dạng bệnh thường gặp
nhất trong nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính và là
nguyên nhân hàng đầu đưa trẻ đến khám và nhập
viện(10,12). Trong số trẻ mắc bệnh, 2-3% cần phải nhập
viện và 5% của số này phải chuyển vào khoa săn sóc
tăng cường vì suy hô hấp. Tử vong của viêm tiểu phế
quản nặng là 1-7%, tăng đến 30-40% trong nhóm trẻ
nguy cơ : sinh non, loạn sản phế quản phổi, tim bẩm
sinh(2,4). Do đó, việc nhận biết các yếu tố tiên lượng
nặng rất cần thiết trong điều trị nhũ nhi viêm tiểu
phế quản cấp tính. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tiên lượng
và xây dựng mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản
nặng, giúp chẩn đoán và xử trí sớm các trường hợp
nặng, góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc, mô tả và phân
tích.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả trẻ ho hoặc khó thở nhập khoa Hô hấp,
bệnh viện Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh, được
chẩn đoán là viêm tiểu phế quản, trong thời gian từ
01/03/2001 đến 28/02/2002.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tiểu phế quản của
chúng tôi như sau(1)
Tuổi dưới 24 tháng.
Bắt đầu với viêm mũi họng không sốt hoặc sốt
nhẹ.
Diễn tiến trong 48-72 giờ đến thở nhanh, co
lõm ngực hoặc co kéo gian sườn và có dấu hiệu
ứ khí trên lâm sàng hoặc x quang.
Khò khè. Đây là lần khò khè thứ nhất hoặc thứ
hai.
Khám phổi có thể nghe ran ẩm nhỏ hạt hoặc
ran rít, chủ yếu thì thở ra, có thể không nghe
ran hoặc phế âm giảm.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tất cả trẻ bị khò khè từ lần thứ ba trỡ lên.
Cỡ mẫu(3)
Dùng công thức tính cỡ mẫu để ước lượng tỉ lệ
dân số viêm tiểu phế quản trong nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính đến khám và nhập viện:
n = (Z2 1-α/2 P (1-P)) / d2
(α = 0,05; Z = 1,96; d = 0,03; P: tỉ lệ bệnh
viêm tiểu phế quản trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính : 0,3)
= 1,962. 0,3.0,7 / 0,032 = 900
Thu thập số liệu
Bằng bệnh án mẫu.
Định nghĩa
Nhóm nguy cơ nhiễm RSV nặng: khi có ít nhất
một trong những biểu hiện sau đây: < 3 tháng tuổi,
sinh non < 34 tuần, cân nặng lúc sinh < 2500 gram,
suy hô hấp sơ sinh, loạn sản phế quản phổi, bệnh xơ
nang, tim bẩm sinh, bệnh lý thần kinh cơ, suy giảm
miễn dịch(9).
Nhiễm khuẩn: khi có ít nhất một trong những
biểu hiện sau đây: sốt kéo dài hoặc sốt cao ≥ 390C,
thâm nhiễm phổi nặng lên trên cả lâm sàng và x
quang, bạch cầu đa nhân trung tính ≥ 5800/mm3,
CRP ≥ 20 mg/L, cấy bệnh phẩm(+)(5,8,11).
Viêm tiểu phế quản nặng: viêm tiểu phế quản
cần thở oxy(6).
Xử lý số liệu(3)
• Số liệu sau khi thu thập được mã hóa theo mẫu
và được nhập bằng phần mềm EPI-INFO 2002.
• Đánh giá dinh dưỡng bằng chương trình
Nutstat theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới.
• Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 6.0:
- Biến số định tính: tính tỉ lệ phần trăm
- Biến số định lượng: tính trung bình và độ
lệch chuẩn
135
- So sánh tỉ lệ giữa các nhóm bằng phép kiểm
Chi bình phương, so sánh trung vị của biến định
lượng bình thường bằng t-test, so sánh trung vị
của biến định lượng không bình thường bằng
Kruskal-Wallis.
- Kiểm định mối liên hệ giữa các biến số bằng
tỉ số nguy cơ và tỉ số số chênh.
- Xây dựng mô hình tiên đoán viêm tiểu phế
quản nặng bằng phương trình hồi qui Logistic.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số viêm tiểu phế quản:
Bảng 1: Đặc điểm dân số viêm tiểu phế quản
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ%
1. Tuổi (tháng): < 3
- 3-6
- 6-12
- 12-24
2. Giới: Nam
- ‘ Nữ
3. Nơi cư trú Nông thôn
- Thành thị
4. Nơi sinh hoạt: Gia đình
- Học đường
5. Diện tích sinh hoạt (m2/người)
- < 6
- 6-10
- 10-15
- ≥ 15
6. Dinh dưỡng: Bú mẹ
- Không bú mẹ
7. Thời gian bú mẹ: < 6 tháng
≥ 6 tháng
8. Người chăm sóc: Hút thuốc lá
Không hút thuốc lá
9. Tạng dị ứng gia đình: Có
Không
10. Nghề nghiệp cha
- Chết
- Thất nghiệp
220
337
444
116
729
388
387
730
1082
35
304
271
264
277
984
133
570
414
817
300
654
463
34
22
19,7
30,2
39,7
10,4
65,3
34,7
34,6
65,4
96,9
3,1
27,2
24,3
23,7
24,8
88,1
11,9
57,9
42,1
73,1
26,9
58,6
41,4
3
2
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ%
- Việc làm không thường xuyên
- Buôn bán
- Công nhân viên
- Nông dân
- Tự do
11. Nghề nghiệp mẹ
- Chết
- Thất nghiệp
- Việc làm không thường xuyên
- Buôn bán
- Công nhân viên
- Nông dân
- Tự do
12. Tình trạng dinh dưỡng
- Bình thường
- Suy dinh dưỡng nhẹ
- Suy dinh dưỡng trung bình
- Suy dinh dưỡng nặng
13. Yếu tố nguy cơ
+ Có
- Tuổi < 3 tháng
- Sinh non < 34 tuần
- Tim bẩm sinh
- Cao áp phổi
- Không cao áp phổi
- Suy giảm miễn dịch
- Có giúp thở sơ sinh
- Loạn sản phế quản phổi
- Bệnh lý thần kinh cơ
- ≥ 2 nguy cơ
+ Không
46
113
277
111
514
25
500
6
167
227
69
123
1003
99
13
2
289
220
44
24
15
9
15
12
6
2
27
833
4,1
10,1
24,9
9,9
46
2,2
44,8
0,5
15
20,3
6,2
11
89,8
8,9
1,1
0,2
25,8
76,1
15,2
8,3
5,2
3,1
5,2
4,1
2,1
0,7
9,3
74,2
Phân bố VTPQ trong năm
Bảng 2: Phân bố bệnh VTPQ theo mùa (n = 1117)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
N 81 53 69 57 63 78 90 193 181 136 60 56
Tỉ
lệ%
7,254,746,185,15,646,98 8,06 17,2816,212,185,375,02
136
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
VTPQ nhập viện quanh năm, tập trung cao nhất
vào những tháng mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10.
Phân bố RSV trong bệnh VTPQ
Có 499 trường hợp RSV (+) trong tổng số 1117
trẻ VTPQ, chiếm tỉ lệ 44,7%.
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
của VTPQ RSV(+) & RSV(-)
Co lõm ngực, ran và mức độ suy hô hấp 2 & 3 là
những biểu hiện lâm sàng khác nhau giữa VTPQ
RSV(+) và VTPQ RSV(-). Tỉ lệ viêm phổi kẽ trên x
quang trong VTPQ RSV(+) cao hơn VTPQ RSV(-).
Bảng 3: Lâm sàng & cận lâm sàng của VTPQ
RSV(+) và RSV(-)
Lâm sàng RSV+ (%) RSV- (%) P
Mạch (l/ph)
- <120
- 120-140
- ≥ 140
Nhiệt độ (0C)
- < 38
- 38-39
- ≥ 39
Thở nhanh
Co lõm ngực
Co kéo gian sườn
Cơn ngưng thở
Phập phồng cánh mũi
Tím tái
Ran
Phế âm giảm hay mất
Lồng ngực căng phồng
Suy hô hấp
- Không
- Suy hô hấp 1
- Suy hô hấp 2
- Suy hô hấp 3
- Suy hô hấp 2 &3
Hct
Bạch cầu
- Đa nhân
- Lympho
Tiểu cầu
X quang phổi
- Bình thường
- Bất thường
Khí máu (52/100)(8)
- Type I
- Type II
- Toan chuyển hóa
17 (48,6)
444 (45,3)
38 (37,2)
301 (42,8)
142 (47)
56 (50,4)
307 (44,2)
242 (40,3)
226 (41,8)
1 (25)
16 (45,7)
21 (35)
454 (43,7)
13 (43,3)
6 (50)
189 (46,3)
276 (45,3)
27 (31)
7 (53,8)
34 (34)
33,86 ± 3,44
10,47 ± 3,44
4,02 ± 2,77
6,47 ± 2,26
348.898±129.6
92
20 (38,5)
479 (45)
8 (42,1)
8 (29,6)
4 (66,7)
18 (51,4)
536 (54,7)
64 (62,7)
403 (57,2)
160 (53)
55 (49,5)
388 (55,8)
359 (59,7)
315 (58,2)
3 (75)
19 (54,3)
39 (65)
584 (56,3)
17 (56,7)
6 (50)
219 (53,7)
333 (54,7)
60 (69)
6 (46,1)
66 (66)
34,07 ± 3,52
10,61 ± 4,51
3,86 ± 2,6
6,65 ± 2,39
340.178±129.35
3
32 (61,5)
586 (55)
11 (57,9)
19 (70,4)
2 (33,3)
0,266
0,200
0,666
0,001
0,059
0,428
0,900
0,121
0,023
0,881
0,709
0,056
0,024
0,319
0,564
0,327
0,200
0,467
0,356
0,291
Nhiễm khuẩn
Trong 1117 trẻ VTPQ có 346 trường hợp nhiễm
khuẩn đi kèm và thứ phát, chiếm tỉ lệ 31%. Không có
sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm khuẩn giữa 2 nhóm VTPQ
RSV(+) và VTPQ RSV(-).
Bảng 4: Nhiễm khuẩn thứ phát và đi kèm trong viêm
tiểu phế quản
Nhiễm khuẩn RSV+ (%) RSV- (%) P
Không
Có
341 (68,34)
158 (31,66)
430 (69,58)
188 (30,42)
0,655
Điều trị
Có 100 trẻ thở oxy trong tổng số 1117 trường hợp
VTPQ, chiếm tỉ lệ 9%, trong đó 13 trẻ cần thở NCPAP
và thở náy chếm tỉ lệ 13% trong dân số thở oxy và
1,2% trong tổng dân số VTPQ.
Bù hoàn nước điện giải bằng đường tĩnh mạch 85
trường hợp. Hơn 90% dùng thuốc dãn phế quản,
kháng sinh được sử dụng 85,4% và 1/3 trường hợp có
dùng kháng viêm. Chỉ định tập vật lý trị liệu hô hấp
trong 28% bệnh nhi VTPQ.
Bảng 5: Điều trị viêm tiểu phế quản
Điều trị Tần số Tỉ lệ%
1. Thở oxy
- Oxy qua cannula
- Thông khí hỗ trợ (CPAP và/hoặc
thở máy)
2. Bù hoàn nước điện giải
3. Thuốc dãn phế quản
- Hít
- Toàn thân
- Hít + Toàn thân
4. Kháng sinh
5. Kháng viêm
- Hít
- Toàn thân
- Hít + Toàn thân
6. Vật lý trị liệu hô hấp
7. Thuốc tim mạch
100
87
13
85
1030
115
211
704
954
420
18
388
14
315
19/24
9
7,8
1,2
7,6
92,2
10,3
18,9
63
85,4
37,6
1,6
34,7
1,3
28,2
Tử vong
Có 8 tử vong trong tổng số 1117 trẻ VTPQ, chiếm
tỉ lệ 0,7%. Tử vong của VTPQ RSV(+) 0,6%. Tử vong
trong nhóm nguy cơ có RSV(+) chiếm tỉ lệ 2,8%.
Như vậy, tử vong của VTPQ RSV(+) thấp nhưng tử
vong trong nhóm nguy cơ RSV(+) cao gấp 4,6 lần.
137
Bảng 6: Tử vong
Tử vong Tần số Tỉ lệ%
Chung
VTPQ RSV(+)
VTPQ RSV(-)
Nhóm nguy cơ chung
Nhóm nguy cơ RSV(+)
Nhóm nguy cơ RSV(-)
8/1117
3/499
5/618
7/289
3/108
4/181
0,7
0,6
0,8
2,4
2,8
2,2
Các yếu tố tiên đoán viêm tiểu phế
quản nặng
Sau khi phân tích đa biến, các yếu tố tiên đoán
VTPQ nặng còn lại gồm tuổi dưới 3 tháng, mạch ≥
140 l/ph, thở nhanh, rối loạn tri giác, tím tái, hình
ảnh xẹp phổi trên x quang với OR được ghi nhận
trong bảng 7. Như vậy, RSV không phải là yếu tố
tiên đoán VTPQ nặng.
Bảng 7: Yếu tố tiên đoán VTPQ nặng (đa biến)
Yếu tố OR (KTC 95%) p
Tuổi < 3 tháng
Mạch ≥ 140 l/ph
Mạch ≥ 150 l/ph
Thở nhanh
Rối loạn tri giác
Tím tái
Xẹp phổi / x quang
2,87(1,46 – 5,63)
2,62 (1,11 – 6,2)
5,55 (1,24 – 24,54)
2,05 (1,5 – 2,8)/bậc
10,85 (1,65 – 71,4)
10,18 (4 – 25)
9,1 (2,37 – 34,9)
0,002
0,028
0,025
0,000
0,013
0,000
0,001
Mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản
nặng
Bảng 8: Mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng
Tiên lượng nặng Hệ số (KTC 95%) P
Tuổi < 3 tháng
Mạch ≥ 140 l/ph
Mạch ≥ 150 l/ph
Thở nhanh
Rối loạn tri giác
Tím tái
Xẹp phổi / x quang
Hằng số
1,05 (0,38 – 1,73)
0,96 (0,1 – 1,82)
1,71 (0,21 – 3,21)
0,72 (0,4 –1)/bậc
2,38 (0,5 – 4,27)
2,32 (1,38 –3,26)
2,2 (0,86 – 3,55)
- 4,56 (-5,22 - - 3,89)
0,002
0,028
0,025
0,000
0,013
0,000
0,001
0,000
Phương trình hồi qui Logistic tiên đoán
viêm tiểu phế quản nặng là:
Logit = - 1,6 + 1× tuổi < 3 th + 1× mạch ≥ 140 +
1,7× mạch ≥ 150 + 0,7× thở nhanh theo bậc + 2,4 ×
rối loạn tri giác + 2,3 × tím tái + 2,2× xẹp phổi ≥ 0
Có thể diễn giải phương trình bằng bảng tính
điểm đơn giản như sau:
YẾU TỐ ĐIỂM YẾU TỐ ĐIỂM
Hằng số
Tuổi < 3 th
Mạch ≥ 140 l/ph
Mạch ≥ 150 l/ph
- 1,6
+ 1
+ 1
+ 1,7
Thở nhanh theo bậc*
Rối loạn tri giác
Tím tái
Xẹp phổi/x quang
+ 0,7
+ 2,4
+ 2,3
+ 2,2
Nếu tổng số điểm ≥ 0, nghĩa là bệnh nhi cần phải
nhập viện.
* Thở nhanh theo bậc nghĩa là:
Nhịp thở bình thường chuyển sang thở nhanh
theo tuổi: + 0,7.
Nhịp thở bình thường chuyển sang nhịp thở ≥
60 lần/phút: + 1,4.
Nhịp thở bình thường chuyển sang nhịp thở ≥
70 lần/phút: + 2,1.
Mô hình tiên đoán VTPQ nặng có độ nhạy cảm
78%, độ chuyên biệt 81,4%, giá trị tiên đoán dương
21,8% và giá trị tiên đoán âm 98,2%.
Như vậy, một trẻ được chẩn đoán VTPQ tại
phòng khám ngoại trú sẽ được nhập viện khi có một
trong những dấu hiệu sau đây:
1. Nhịp thở ≥ 70 lần/phút
2. Mạch ≥ 150 lần/phút
3. Rối loạn tri giác
4. Tím tái
5. Xẹp phổi trên x quang
Riêng đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ được nhập
viện ngay khi có thở nhanh theo tuổi (nhịp thở ≥ 60
lần/phút nếu trẻ < 2 tháng tuổi và ≥ 50 lần/phút nếu
trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi) hoặc mạch ≥ 140 lần/phút
mà không cần có bất cứ dấu hiệu nào trong 5 dấu
hiệu nặng kể trên.
BÀN LUẬN
Cho đến nay, trong y văn đã trình bày rất nhiều
mô hình tiên đoán viêm tiểu phế quản nặng cần
nhập viện. Bảng 9,10,11 cho thấy các yếu tố tiên
đoán VTPQ nặng của các tác giả Shaw, Mai và
Maneker(6).
138
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Bảng 9: Các yếu tố tiên đoán VTPQ cần nhập viện
theo Shaw.
Giá trị tiên đoán Độ nhạy
cảm
Độ đặc
hiệu (+) (-)
Thay đổi tổng trạng 76 76 60 87
Tuổi thai < 34 tuần 27 95 74 71
Nhịp thở > 70 l/ph 29 95 75 71
Tuổi < 3 tháng 38 83 55 72
Sa02 lúc nghĩ:
< 97% 54 59 72 73
< 95% 32 98 87 73
Xẹp phổi trên X quang 21 98 82 70
Dấu hiệu lâm sàng 65 90 74 85
Dấu hiệu lâm sàng và
cận lâm sàng
76 91 81 88
Bảng 10: Các dấu hiệu lâm sàng tiên đoán VTPQ cần
thở oxy theo Mai
Giá trị tiên đoán Độ nhạy
cảm
Độ đặc
hiệu (+) (-)
Tím tái 21 100 100 45
Co kéo trên ức 64 65 75 53
Co kéo gian sườn 86 56 77 70
Bảng 11: Các dấu hiệu lâm sàng tiên đoán VTPQ cần
thở oxy theo Maneker
Chỉ số lâm sàng Độ nhạy
(%)
p Độ đặc
hiệu (%)
p
Thay đổi tổng trạng 33 86 <0,001
Dấu hiệu co kéo 88 < 0,001 40 <0,001
Thở nhanh 80 < 0,001 35 <0,001
Khò khè 80 < 0,001 36 <0,001
Mất phế âm 52 0,03 64 <0,001
Ran 31 NS 75 <0,004
Co kéo + Khò khè 98,5 < 0,001 20 <0,001
Co kéo + Thở nhanh 98,5 < 0,001 24 <0,001
Thở nhanh + Khò khè 97 < 0,001 15 <0,001
Mất phế âm + Co kéo 92 < 0,001 33 <0,001
Bảng 9 cho thÊấy mô hình tiên đoán VTPQ cần
nhập viện của Shaw gồm các dấu hiệu lâm sàng như
thay đổi tổng trạng chung, tuổi thai < 34 tuần, nhịp
thở > 70 l/ph và tuổi < 3 tháng có độ nhạy cảm 65%.
NÕếu tính luôn dấu hiệu cận lâm sàng gồm Sa02 lúc
nghỉ < 95% và hình ảnh xẹp phổi trên x quang, độ
nhạy cảm tăng lên 76%, vẫn thấp hơn mô hình của
chúng tôi 78%. Trong bảng 10, Mai sử dụng từng chỉ
số lâm sàng chuyên biệt để tiên đoán VTPQ cần thở
oxy. Tím tái có độ nhạy cảm rất thấp 21% nhưng độ
đặc hiệu cao 100% trong khi dấu hiệu co lõm ngực và
co kéo gian sườn có độ nhạy cảm cao 64% và 86%
nhưng độ đặc hiệu thấp hơn 65% và 56%. Mai cũng
tìm ra rằng nhịp thở không phải là dấu hiệu tiên đoán
VTPQ nặng. Ngược lại, trong bảng 11, Maneker cho
thấy thở nhanh, khò khè, co kéo và mất phế âm là
những dấu hiệu tiên đoán rất tốt VTPQ cần thở oxy với
độ nhạy 80%, 80%, 88% và 52%. Đặc biệt klhi kết hợp
các dấu hiệu lâm sàng với nhau, độ nhạy cảm tăng lên
rất cao: co kéo và mất phế âm 92%, thở nhanh và khò
khè 97%, thở nhanh và co kéo 98,5%, khò khè và co
kéo 98,5%, nhưng độ đặc hiệu rất thấp: 33%, 15%, 24%
và 20%. Trong nghiên cứu này, có thể nói rằng hầu hết
trẻ VTPQ nặng cần thở oxy đều có dấu hiệu thở nhanh,
co kéo và khò khè nhưng 80% VTPQ có các dấu hiệu
này thì không cần thở oxy!
Theo TạThị Ánh Hoa(7), VTPQ cần phải nhập viện
khi có các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở: thở nhanh,
co lõm ngực, có hình ảnh ứ khí trên x quang và khí
máu cho thấy PaC02 > 50 mmHg.
Như vậy, so với các mô hình đã trình bày ở trên,
mô hình tiên đoán VTPQ nặng của chúng tôi bao gồm
6 dấu hiệu lâm sàng và 1 dấu hiệu cận lâm sàng, có độ
nhạy cảm và độ đặc hiệu khá cao: 78% và 81,4%. Mô
hình này có thể áp dụng một cách dễ dàng ở các
phòng khám đa khoa nói chung và các phòng khám
Nhi khoa nói riêng giúp hạn chế tỉ lệ nhập viện, chẩn
đoán và xử trí sớm các trường hợp VTPQ nặng nhằm
giảm tỉ lệ tử vong.
KẾT LUẬN
Viêm tiểu phế quản được nhập viện khi có 1 trong
5 dấu hiệu sau đây: nhịp thở ≥ 70 lần/phút, mạch ≥
150 lần/phút, rối loạn tri giác, tím tái và xẹp phổi trên x
quang.
Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi bị viêm tiểu phế quản,
cần nhập viện ngay khi có thở nhanh hoặc mạch ≥
140 lần/phút, không cần chờ bất cứ dấu hiệu nào trong
5 dấu hiệu nặng kể trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bellon G. (2000), “DÐfinition de la bronchiolite du
nourrisson”, La Conférence de Consensus sur la prise en
charge de la bronchiolite du Nourrisson, pp. 9-15.
2. Cartigny M., Storme. L., Hue V., Leclerc F.(1990), “La
bronchiolite aigue grave du Nourrisson”, La Médecine
Infantile, 5, pp. 373-381.
139
3. Đỗ văn Dũng (2003),” EPI INFO 2002 – Ứùng dụng trong
nghiên cứu Y học ”, Béộ môn Thống kê và Tin học Y học,
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Labbé A. (2000),”Quels traitements proposer?”, La
Conférence de Consensus sur la prise en charge de la
bronchiolite du Nourrisson, pp. 158-167.
4. Floret D. et groupe francophone de Réamination
Pédiatrique (1993), "Les formes graves de bronchiolite”,
Méd Mal Infect, spécial, pp. 839-843.
9. McIntosh K. (2000), “Respiratory syncytial virus”, Nelson
textbook of Pediatrics, Sixteenth edition, W B Saunders
company, Philadelphia, pp. 991-993.
5. Hall CB et al (1988),” Risk of second bacterial infection
in infants hospitalized with respiratory syncytial virus
infection”, J Pediatr, 113, pp. 266-271.
10. Orenstein D.M. (2000), “Bronchiolitis”, Nelson textbook
of Pediatrics, Sixteenth edition, W B Saunders company,
Philadelphia, pp. 991-993.
6. Hau Rainsard I. (2000),” Les critères d’hospitalisation”,
La Conférence de Consensus sur la prise en charge de la
bronchiolite du Nourrisson, pp. 37-56.
11. Rakshi K., Couriel J.M.(1994),” Management of acute
bronchiolitis “, Arch Dis Child, 71, pp. 463-469.
12. Wohl M.E.B.(1998), “Bronchiolitis”, Kendig’s Disorders of
the Respiratory tract in children, Sixth edition, W B
Saunders company, Philadelphia, pp. 473-485.
7. Tạ Thị Ánh Hoa (1998), “ Miễn dịch lâm sàng trẻ em”,
Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
140
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_mo_hinh_tien_doan_viem_tieu_phe_quan_nang_o_tre_em_ph.pdf