Tài liệu Đề tài Mô hình du lịch vì người nghèo tại vườn quốc gia Cúc Phương: Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, lao động trong ngành du lịch tại Việt Nam chủ yếu tập trung trong khu vực khách sạn, nhà hàng, các công ty du lịch, lữ hành ở các đô thị và các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá... Du lịch tại các vùng nông thôn, miền núi hay tại các vườn quốc gia - những nơi giàu tài nguyên chưa thực sự phát triển. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và người nghèo vẫn còn rất hạn chế. Người nghèo thiếu các kiến thức và kỹ năng cần thiết, đặc biệt là cộng đồng dân cư của các vùng nông thôn và miền núi chưa tiếp cận được với các cơ hội về việc làm, kinh doanh và các lợi ích khác từ du lịch. Lợi ích do du lịch mang lại chưa được phân bố đều cho các đối tượng. Mặc dù Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụn...
109 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Mô hình du lịch vì người nghèo tại vườn quốc gia Cúc Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, lao động trong ngành du lịch tại Việt Nam chủ yếu tập trung trong khu vực khách sạn, nhà hàng, các công ty du lịch, lữ hành ở các đô thị và các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá... Du lịch tại các vùng nông thôn, miền núi hay tại các vườn quốc gia - những nơi giàu tài nguyên chưa thực sự phát triển. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và người nghèo vẫn còn rất hạn chế. Người nghèo thiếu các kiến thức và kỹ năng cần thiết, đặc biệt là cộng đồng dân cư của các vùng nông thôn và miền núi chưa tiếp cận được với các cơ hội về việc làm, kinh doanh và các lợi ích khác từ du lịch. Lợi ích do du lịch mang lại chưa được phân bố đều cho các đối tượng. Mặc dù Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo, nhưng nhận thức về vai trò của du lịch đối với việc xoá đói giảm nghèo ở các địa phương còn rất hạn chế.
Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm cách Hà Nội 120 km về phía Nam. Đây là vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào năm 1962 và là một trong những kho báu lớn của thiên nhiên Việt Nam - nơi cư trú của rất nhiều loài thực vật, động vật có vú, chim muông quý hiếm và là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mường với những giá trị văn hoá độc đáo. Cúc Phương từ lâu đã trở thành nơi thu hút hoạt động tham quan, giải trí, học tập, nghiên cứu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Trong những năm gần đây, số lượng du khách đến Cúc Phương ngày càng tăng và đây cũng là một trong những vườn quốc gia có số lượng khách đến vào loại cao nhất của Việt Nam. Mặc dù vậy, đời sống của nhân dân vùng đệm còn rất nhiều khó khăn: dân số tăng nhanh, diện tích đất canh tác hạn hẹp, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghịêp, sản xuất lâm nghiệp và các ngành nghề khác chưa phát triển. Một bộ phận dân cư sống giáp ranh vẫn chưa tập trung vào sản xuất mà còn nặng về khai thác lâm sản trong rừng để sinh sống. Những lợi ích của họ từ hoạt động du lịch và sự tham gia của họ vào du lịch còn nhiều hạn chế và bất cập. Hầu hết họ vẫn đứng ngoài hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch. Cần nhanh chóng tìm ra cơ chế và biện pháp để thu hút cộng đồng này vào hoạt động du lịch, góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và các giá trị thiên nhiên quý giá của Vườn Quốc gia.
Mô hình du lịch vì người nghèo tại vườn quốc gia Cúc Phương có thể sẽ là một trong những giải pháp xã hội hoá du lịch hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu kể trên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm giải pháp thiết thực nhằm thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng đệm Vườn Quốc gia ở nước ta.
Đề tài đặt ra mục tiêu cụ thể là tìm ra mô hình cụ thể nhằm phát triển du lịch cho cộng đồng người dân các xã vùng đệm VQG Cúc Phương.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến du lịch vì người nghèo, khảo sát kinh nghiệm phát triển du lịch vì người nghèo ở một số nước trên thế giới.
Khảo sát được hiện trạng hoạt động du lịch tại Cúc Phương; xác định được vai trò và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
Từ kinh nghiệm các nước, từ thực tế hoàn cảnh địa phương đưa ra mô hình tổ chức hoạt động du lịch phù hợp cho cộng đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của cộng đồng dân cư thuộc các xã vùng đệm tại Cúc Phương vào hoạt động du lịch và mối quan hệ giữa du lịch với vấn đề xoá đói giảm đối với người dân tại đây.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Hoạt động du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia Cúc Phương.
+ Phạm vi về không gian: Các xã vùng đệm tại Cúc Phương - nơi có điều kiện phát triển du lịch nhằm xoá đói giảm nghèo.
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tình hình và hiện trạng phát triển du lịch cũng như đời sống kinh tế và khả năng chuyển đổi kinh tế của người dân tại Cúc Phương trong những năm vừa qua - cụ thể là từ năm 2006 đến nay và xu thế phát triển trong những năm tiếp theo.
4 . Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin số liệu
Thông qua phương pháp này, một khối lượng lớn các tư liệu lý thuyết đã được tập hợp như khái niệm người nghèo, chuẩn nghèo, hoạt động du lịch cộng đồng và kinh nghiệm du lịch vì người nghèo ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Uruguay, Paraguay và một số bài học thành công về kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch ở nhà dân tại Pháp, Bỉ...
Bên cạnh đó, luận văn cũng đã thu thập được khá nhiều thông tin thực tế về hoạt động du lịch tại Cúc Phương cũng như điều kiện văn hoá - kinh tế - xã hội của cư dân vùng đệm. Đây là thông tin hữu ích để làm căn cứ xác lập các phương án xây dựng mô hình phát triển du lịch.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Mặc dù những thông tin thu thập được khá lớn, song một số thông tin chưa phù hợp, thiếu chính xác và lỗi thời. Do vậy, tác giả đã tiến hành 4 đợt khảo sát nhằm bổ sung và cập nhật thông tin. Các đợt khảo sát này đều nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban Quản lý VQG Cúc Phương và Uỷ ban nhân dân các xã thuộc vùng đệm, đặc biệt là Uỷ ban nhân dân xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Yên Quang và nhân dân bản Khanh.
Những thông tin thu thập được từ các đợt khảo sát này về đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội; về lối sống và về phong tục tập quán .... là tài liệu quan trọng làm căn cứ để xây dựng mô hình trong luận văn.
4.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Bằng cách sử dụng kết hợp giữa phương pháp khảo sát thực địa với các phương pháp phỏng vấn và quan sát tham dự, tác giả đã có được những thông tin về nhận thức, về khả năng và nguyện vọng của người dân đối với việc tham gia vào hoạt động du lịch. Từ đó, đã thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực và các biện pháp thu hút các hình thức đầu tư vốn khi xây dựng các tổ hợp dịch vụ du lịch tại Cúc Phương nhằm xoá đói giảm nghèo cho người dân.
5. Đóng góp của luận văn
Tác giả hy vọng rằng những đóng góp của luận văn sẽ đưa ra một mô hình phát triển du lịch hữu hiệu tại các Cúc Phương nói riêng và các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên trên cả nước nói chung nhằm giúp cho cộng đồng người nghèo tại đó có thể xoá đói giảm nghèo thông qua các hình thức tham gia vào hoạt động phục vụ du lịch.
6. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về du lịch vì người nghèo
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Cúc Phương
Chương 3: Xây dựng tổ hợp du lịch nhằm xoá đói giảm nghèo tại Cúc Phương
Chương i. Những vấn đề cơ bản về Du lịch vì người nghèo
1.1. Người nghèo
1.1.1. Khái niệm
Đói nghèo đang là một vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, đây là vấn đề được các chính phủ, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm các giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ nạn nghèo đói trên phạm vi toàn cầu. Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tuỳ theo địa phương và theo thời gian.
Theo Bách khoa toàn thư, Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa nghèo dựa trên thu nhập cá nhân: Một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia. [1]
Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, nguyên giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức. [16]
Trong xã hội được coi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân: Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. [16]
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn.
Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. [5]
Bên cạnh đó, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng đã đưa ra định nghĩa nghèo theo tình trạng sống hay nói cách khác là "nghèo con người". Trong đó lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập như: cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người HDI (human development index) bao gồm: tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ thị khác nữa. Trong Báo cáo phát triển thế giới năm 2000, Ngân hàng thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là các yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng.
1.1.2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị (chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bổ thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam - nữ.
Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra, những yếu tố nguy hiểm khác là phân bổ thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.
Còn ở Việt Nam, có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
*Nguyên nhân lịch sử, khách quan
- Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
- Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
- Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất.
- Việc huy động nguồn nhân lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hoá làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
- Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.
- Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước.
*Nguyên nhân chủ quan
Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4.6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini* Hệ số bất bình đẳng trong thu nhập
là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị huỷ hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước.
Sự nghèo đói và HIV/AIDS có ảnh hưởng rất lớn đến thiếu niên, nhi đồng. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tức đoạt các quyền đó vì các hiểm hoạ đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngoài ra, tại Việt Nam còn có một số nguyên nhân chủ quan dãn đến nghèo đói sau: sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao; môi trường sớm bị huỷ hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp; hiệu năng quản lý chính phủ thấp...
1.1.3. Chuẩn đói nghèo
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (năm 1992 - 1993 và năm 1997 - 1998). Đường đói nghèo thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).
Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuần về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. [16]
Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm ta có đường đói nghèo chung.
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với đô la thế giới để thoả mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. [17]
Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ năm 1993 đến cuối năm 2005 như sau:
- Năm 1993, đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/năm/ người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 55%); năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 39%). Dựa trên ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chung năm 1993 là 58% và 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ nghèo lương thực tương ứng là 25% và 15%.
- Từ năm 1996 - 1997, thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới 15kg gạo ở khu vực nông thôn miền núi, dưới 20kg gạo ở khu vực đồng bằng và 25kg gạo ở khu vực thành thị được coi là hộ nghèo. [5]
- Từ năm 1998 - 2000, thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới 15kg gạo (tương đương với 55.000 đồng) ở khu vực nông thôn miền núi, dưới 20kg gạo (tương đương 70.000 đồng) ở khu vực đồng bằng và 25kg gạo (tương đương 90.000 đồng) ở khu vực thành thị được coi là hộ nghèo. [5]
- Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính 2001 - 2005 và mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ khác...
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/ tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. [22]
- Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. [23]
Còn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284 USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USD/năm của quốc tế).
1.2. Vai trò của du lịch tới công cuộc xoá đói giảm nghèo
Để đánh giá những vai trò của du lịch tới cuộc sống mưu sinh của người nghèo không chỉ đơn giản là tính số công việc hay thu nhập của họ mà chính là việc đánh giá sự tham gia của tầng lớp người nghèo vào những vấn đề được họ ưu tiên và những yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo và duy trì cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, khi Chính phủ và các tổ chức phát triển xem xét vấn đề xoá đói giảm nghèo, du lịch dường như ít được quan tâm hơn so với nông nghiệp, công nghiệp và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Trong khi thực tế cho thấy, du lịch lại chiếm một vị thế thuận lợi hơn nhiều so với nhiều ngành khác có liên quan đến nhu cầu của người nghèo, vì một số lý do sau:
*Về kinh tế
Hoạt động du lịch có thể tạo ra sự công bằng xã hội và phân chia lợi ích đều cho người dân địa phương đồng thời góp phần bảo vệ môi trườngvà các nguồn tài nguyên, di sản tại địa phương. Khi nói đến đóng góp về mặt kinh tế của du lịch phải nói đến: việc cải thiện kinh tế địa phương, cụ thể hơn là sự đóng góp thu nhập du lịch cho kinh tế địa phương; tạo thêm thu nhập và nâng cao thu nhập của người dân; tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, bao gồm cả những người hoạt động trực tiếp và gián tiếp thông qua các hoạt động bổ trợ hoặc quản lý tài nguyên.
Hoạt động du lịch diễn ra tại địa bàn sinh sống của người dân địa phương giúp cho quá trình tiếp cận với đời sống sinh hoạt của người dân địa phương trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là cơ hội để người dân địa phương gia tăng thu nhập của mình thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch cũng như đóng góp thêm các khoản thu nhập vào ngân sách của địa phương. Du lịch góp phần mang lại lợi nhuận cho nhiều ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ ăn uống, hệ thống giao thông, hàng thủ công mỹ nghệ và lực lượng hướng dẫn viên. Du lịch cũng sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ chưa có tại địa phương cũng như đưa ra các loại sản phẩm du lịch mới. Như vậy, hiệu quả kinh tế hoạt động du lịch mang lại cho người dân là rất lớn góp phần đóng góp cho kinh tế địa phương và xoá đói giảm nghèo.
*Về văn hoá và xã hội
Việc cộng đồng dân cư thu hút được khách du lịch đến tham quan làm cho diện mạo của địa phương ngày thêm đổi mới và phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân địa phương. Người dân có cơ hội được tiếp xúc, giao lưu và kết bạn với du khách đến từ các nước, biệt thêm thông tin về thế giới bên ngoài. Sự trải nghiệm, tiếp xúc với nhiều du khách từ các nước trên thế giới sẽ giúp con người mở rộng được hiểu biết và làm giàu kinh nghiệm sống của mình.
Đồng thời, lợi ích đan xen trong nét văn hoá bản địa là làm sống lại những di sản văn hoá và lịch sử và coi nó như một phần cuả phát triển du lịch. Sự khám phá và thưởng thức của khách du lịch đối với các giá trị văn hoá và lịch sử địa phương là động cơ thúc đẩy người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn các giá trị nghệ thuật, lịch sử và kiến trúc cổ. Mặc dù việc tiếp xúc nhiều với các nền văn hoá khác nhau có thể làm biến đổi các giá trị văn hoá hơn mức cho phép. Tuy nhiên ảnh hưởng về văn hoá xã hội của hoạt động du lịch là vấn đề gây nhiều tranh cãi, trong bối cảnh du lịch đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Điều quan trọng ảnh hưởng đến tác động về mặt văn hoá xã hội của du lịch là mối quan hệ giữa cộng đồng và khách ở hai nền văn hoá khác biệt có thể gây ra sự đối đầu trực tiếp. ảnh hưởng về văn hoá xã hội là kết quả của các mối quan hệ khác biệt xảy ra giữa cộng đồng và khách du lịch khi giao tiếp với nhau. Sự tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vào loại hình du lịch cũng như đặc điểm của mỗi cộng đồng đón tiếp khách. Tác động tích cực của du lịch có thể kể đến là những lợi ích kinh tế mà bao gồm cả việc làm và phân chia lợi ích thu nhập cho mọi người. Điều này làm cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương cho sự phát triển kinh tế của cả vùng.
Bên cạnh đó, người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn môi trường, cảnh quan và bảo vệ tài nguyên du lịch, tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.
Việc du lịch địa phương phát triển khuyến khích người dân đầu tư cho các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của du khách. Do vậy, cơ sở hạ tầng công cộng như các điểm vui chơi, giải trí, giao thông, thông tin liên lạc.... của địa phương được đầu tư xây dựng và đời sống của người dân cũng có những thay đổi tích cực. Phát triển du lịch cũng giúp phát huy và sử dụng nguồn lao động trong cộng đồng và của các địa phương lân cận, góp phần tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bộ phận người dân sống tại địa phương. Sự mở rộng nhanh của du lịch là quan trọngvì sự phát triển trong từng khu vực dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu xã hội.
Thông qua hoạt động du lịch, việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và cộng đồng về môi trường, về các giá trị tài nguyên văn hoá, lịch sử, tạo ý thức tham gia của du khách vào các hoạt động bảo tồn; nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng, giúp hiểu rõ hơn về ý nghĩa bảo tồn, hạn chế các hoạt động chặt phá, săn bắn, khai thác lâm sản... Từ đó, dựa vào cộng đồng địa phương hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn thiên nhiên và góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch.
* Về môi trường
Với những địa phương có tiềm năng về nguồn thiên nhiên phong phú như biển, hồ, núi, hệ động thực vật phong phú và các điểm tham quan tự nhiên thì việc tổ chức các tour tham quan dã ngoại do người dân địa phương tổ chức vừa giúp du khách thưởng thức được cảnh đẹp của địa phương vừa giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên của địa phương và môi trường thiên nhiên. Du lịch tại địa phương phát triển giúp người dân có nhận thức cao hơn về bảo vệ môi trường và quan tâm hơn đến các hoạt động gìn giữ môi trường.
Du lịch có đóng góp trực tiếp cho việc bảo vệ các khu vực tự nhiên nhạy cảm và khu vực dân cư sinh sống. Những khoản thu phí từ khách du lịch khi vào tham quan các khu du lịch và các nguồn khác có thể được phân bổ cho việc bảo vệ và quản lý các khu vực tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các khu tự nhiên có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Người dân phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường liên kết giữa phát triển du lịch với bảo vệ tài nguyên và phát triển cộng đồng. Việc quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên và môi trường cảnh quan của người dân địa phươngcó thể làm tăng những lợi ích mà du lịch đem lại.
*Thay đổi hành vi cộng đồng
Phục vụ, tạo điều kiện cho du khách thưởng thức các giá trị văn hoá, những cảnh đẹp của quê hương mình khiến cho người dân địa phương biết trân trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên của địa phương, những cái mà thường được cho là vốn có, không cần bảo vệ. Khi du lịch ngày càng phát triển, người dân sẽ được hưởng lợi từ những điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư và sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Các hoạt động du lịch như tổ chức chương trình văn nghệ dân tộc phục vụ du khách, đưa khách đi tham quan, tổ chức các trò chơi, lễ hội dân gian... dường như làm cho cuộc sống của người dân địa phương trở nên nhộn nhịp và năng động hơn.
Với những lý do trên, có thể thấy du lịch đặc biệt phù hợp với công cuộc xoá đói giảm nghèo của các địa phương và nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch cần tối ưu hoá các cơ hội đưa người nghèo tham gia vào phát triển du lịch với tư cách đối tác và nên xem họ như những tài nguyên cần được phát triển. Điều này hết sức quan trọng đối với người dân nghèo là chủ nhân của các nguồn tài nguyên du lịch quan trọng như văn hoá (cả hữu hình lẫn vô hình), kỹ năng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, kiến trúc truyền thống...
1.3. Du lịch vì người nghèo
1.3.1. Khái niệm
Từ giữa những năm 1980, các khái niệm du lịch xanh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng đã ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, các loại hình du lịch trên đều hướng tới mong muốn đảm bảo rằng du lịch không huỷ hoại đến nền tảng môi trường và văn hoá - nguồn lực chính của du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch này chưa quan tâm đến hoạt động mưu sinh của người nghèo.. Trong khi đó, xoá đói giảm nghèo lại đang là vấn đề được nhiều Nhà nước và Chính Phủ quan tâm và du lịch cũng được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Phát triển du lịch vì người nghèo (Pro-poor tourism) lần đầu tiên đã được Trung tâm Phát triển Quốc tế Anh quốc (DFID) đưa ra năm 1999: Du lịch vì người nghèo là hoạt động du lịch đưa vấn đề nghèo đói là trung tâm cho sự phát triển du lịch bền vững. Đây là phương pháp phát triển và quản lý du lịch nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người nghèo, lợi ích này có thể là kinh tế, văn hoá xã hội hay môi trường góp phần xoá đói giảm nghèo khi tạo cho họ cơ hội tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách du lịch. [20]
Như vậy, quan điểm của hoạt động du lịch vì người nghèo chính là tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và người nghèo để du lịch có thể góp phần hơn nữa vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và người dân có thể tham gia hoat động du lịch có hiệu quả hơn.
Các chiến lược để thực hiện du lịch vì người nghèo tập trung tạo mọi cơ hội để người nghèo tham gia vào du lịch bao gồm: tăng cường sự tiếp cận của người nghèo đến các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại thông qua việc người nghèo có được các cơ hội việc làm và kinh doanh trong du lịch; xây dựng biện pháp quản lý và giải quyết các tác động tiêu cực về môi trường, xã hội liên quan đến du lịch; xây dựng các chính sách quy chế quản lý và phát triển du lịch nhằm tăng cường sự tham gia của người nghèo và khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và người nghèo trong việc phát triển các sản phẩm du lịch mới.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cũng có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo thông qua hình thức phát triển du lịch bền vững. Năm 2002, tại Hội nghị ở Johannesburg, UNWTO đã đề xuất "Phát triển du lịch bền vững như là một công cụ hữu hiệu cho giảm đói nghèo". Tổ chức Phát triển Du lịch Bền vững nhằm Xoá đói Giảm nghèo (ST-EF Foudation) đã được thành lập với nhiệm vụ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho công cuộc này.
ở Việt Nam, du lịch cũng được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước rất khuyến khích phát triển du lịch tại các vùng sâu, vùng xa và các vùng dân tộc ít người. Do vậy, nhiều tổ chức như SNV của Hà Lan nhằm hỗ trợ Tổng cục Du lịch Việt Nam trong các vấn đề về phát triển du lịch bền vững và xoá đói giảm nghèo trong các chương trình phát triển của Việt Nam. Tổ chức này cho rằng muốn phát triển du lịch bền vững, trước hết hoạt động du lịch đó phải vì người nghèo.
"Du lịch bền vững vì người nghèo (SPPT* SPPT: Sustainable pro- poor tourism
) đã được tổ chức này đưa ra như sau: Du lịch bền vững vì người nghèo không nhất thiết phải là một loại hình sản phẩm du lịch cụ thể như du lịch sinh thái hoặc du lịch cộng đồng mà nó mang tính chất một phương thức tiếp cận về du lịch nhằm xoá đói giảm nghèo - mục tiêu cơ bản của phát triển du lịch. Do vậy, SPPT có thể diễn ra tại một bản miền núi xa xôi hẻo lánh hay nằm trong một khách sạn 4 sao nằm giữa đô thị hay một khu an dưỡng. [7,48]
Như vậy, khi xem xét các cơ hội cho SPPT, có thể áp dụng 2 phương pháp tiếp cận chính: sử dụng sản phẩm vì người nghèo và lồng ghép. Trong đó, phương pháp sử dụng sản phẩm vì người nghèo bao gồm phát triển các sản phẩm du lịch tại các địa bàn được xếp vào loại nghèo, qua đó có thể phát huy tối đa các cơ hội tạo thu nhập cho người dân nghèo địa phương. Ví dụ, hỗ trợ phát triển du lịch tại những điểm gần nơi sinh sống của các cộng đồng nghèo miền núi hoặc vùng duyên hải, từ đó tạo các cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân nghèo địa phương. Còn phương pháp tiếp cận lồng ghép lại nhằm mục tiêu nâng cao cơ hội thu nhập cho người dân nghèo sinh sống trong và xung quanh các trung tâm du lịch đã được xây dựng hoặc mới phát triển. Ví dụ, các khách sạn và các nhà hàng lớn tìm mua các sản phẩm và dịch vụ do người nghèo cung cấp, hỗ trợ đào tạo hay công ăn việc làm cho người nghèo.
Ngoài ra, tổ chức này còn phân tích các lý do chứng minh du lịch là một công cụ hữu hiệu để người dân địa phương xoá đói giảm nghèo như sau:
Thứ nhất: do quá trình sản xuất và tiêu thụ trong hoạt động du lịch thường diễn ra đồng thời. Điều đó cũng có nghĩa, khi khách du lịch đến một điểm du lịch nào đó, họ thường mua trực tiếp các sản phẩm hay các mặt hàng do người dân địa phương cung cấp. Việc tiêu thụ tại chỗ này đảm bảo rằng, người dân địa phương trong đó có cả người nghèo sẽ có thu nhập cao hơn và nó còn hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương nhiều hơn.
Thứ hai: nhiều khu vực nghèo khó lại có lợi thế cạnh tranh hơn về chất lượng tài nguyên du lịch so với các khu vực phát triển khác như các trung tâm, đô thị... Bởi, tại những khu vực này, các yếu tố như văn hoá, nghệ thuật, âm nhạc, phong cảnh, thiên nhiên hoang dã và khí hậu... hầu như vẫn giữ nguyên vẹn các giá trị ban đầu của nó. Và, tất cả các yếu tố này mở ra cho các địa phương nghèo những cơ hội phát triển du lịch chất lượng cao và mang lại thu nhập từ những sản phẩm có chất lượng cao ấy lại thường cao hơn so với các sản phẩm du lịch đại trà. Từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân nghèo địa phương góp phần cải thiện cuộc sống của họ và tăng thêm nguồn ngân sách để phát triển cộng đồng.
Thứ ba: du lịch góp phần mở rộng địa bàn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt là các khu vực hẻo lánh nằm cách xa các trung tâm hoạt động kinh tế, đó có thể là những nơi không có nhiều phương án phát triển kinh tế hoặc không được quan tâm để phát triển kinh tế.
Thứ tư: du lịch là một ngành đa dạng và linh hoạt có thể giúp cho người dân nghèo địa phương mở ra rất nhiều cơ hội tạo thu nhập, việc làm thường xuyên và việc làm bán thời gian. Đồng thời, du lịch còn có tác động rất lớn đối với nền kinh tế địa phương, vì chi tiêu trực tiếp cho du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Thứ năm: du lịch thu hút nhiều lao động, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến chống lại đói nghèo. Du lịch tạo nhiều cơ hội để người nghèo có thể dễ dàng kiếm công ăn việc làm và được rèn luyện kỹ năng để chuẩn bị cho những công việc khác.
Thứ sáu: du lịch tuyển dụng và mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều phụ nữ và thanh niên hơn hầu hết các ngành khác. Từ đó, du lịch góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển cho trẻ em và phá bỏ vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
Thứ bảy: du lịch tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và là một ngành đòi hỏi chi phí khởi nghiệp tương đối thấp và hầu như ít rào cản đối với những người muốn tham gia hoặc cho phép người nghèo tham gia một cách dễ dàng.
Thứ tám: du lịch mang lại nhiều lợi ích phi vật chất cho người nghèo như nâng cao niềm tự hào về văn hoá, nhận thức rộng hơn về môi trường tự nhiên và giá trị kinh tế của nó, ý thức giảm nhẹ tính dễ tổn thương nhờ đa dạng hoá nguồn thu nhập.
Thứ chín: cơ sở hạ tầng du lịch có thể mang lại lợi ích cho các cộng đồng nghèo, nhờ cải thiện điều kiện giao thông và thông tin liên lạc, cung cấp nước, điều kiện vệ sinh, an ninh công cộng và các dịch vụ y tế, tất cả những yếu tố này cùng mang lại lợi ích cho du lịch cũng như sự phát triển của cộng đồng.
Như vậy, có thể thấy rõ phát triển du lịch vì người nghèo là một công cụ hết sức linh hoạt để tìm ra nhưng giải pháp sáng tạo cho vấn đề xoá đói giảm nghèo trong những bối cảnh phát triển du lịch khác nhau.
1.3.2. Các phương thức của du lịch vì người nghèo
Có một số phương thức để sự phát triển của hoạt động du lịch có thể trực tiếp mang lại lợi ích cho người nghèo và ngược lại, người nghèo có thể đem lại lợi ích cho sự phát triển du lịch:
Tuyển dụng người nghèo vào làm việc tai các doanh nghiệp du lịch: bằng cách hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người nghèo trong mọi loại hình kinh doanh du lịch như khu an dưỡng, khách sạn, các hoạt động thu hút du khách và các dịch vụ du lịch. Phương pháp tiếp cận này đòi hỏi công tác tuyển dụng và đào tạo tích cực, ngoài ra sẽ có chế độ khen thưởng đối với các doanh nghiệp du lịch có đội ngũ nhân viên địa phương làm việc nhiệt tình, tận tuỵ và ít thay đổi cán bộ.
Cung cấp hàng hoá và dịch vụ của người nghèo cho các doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch mua hàng hoá và các dịch vụ trực tiếp từ người dân nghèo địa phương sẽ góp phần tối đa hoá lợi ích kinh tế. Đồng thời, với việc sử dụng những sản phẩm có xuất xứ từ địa phương doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí hoạt động, đem đến cho khách hàng hương vị của địa phương vào kiến tạo những mối quan hệ tích cực với người dân ở đó, điều này sẽ khiến du khách trải nghiệm thực tế tốt hơn. Phương pháp tiếp cận này thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm của địa phương nhằm đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đạt chất lượng đúng như mong muốn.
Hỗ trợ nền kinh tế không chính thống: tạo điều kiện cho người dân phục vụ khách du lịch thông qua việc trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch. Hoạt động này có thể là bán thức ăn, hoa quả, đồ thủ công mỹ nghệ, cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ chuyên chở khách. Đây là nền kinh tế không chính thống và ít được kiểm soát, nó thường đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và điều phối để các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp một cách có tổ chức và với tinh thần tôn trọng du khách.
Hỗ trợ nền kinh tế chính thống: hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp du lịch để người dân nghèo quản lý sẽ không chỉ đem lại các cơ hội tạo thu nhập cho các cá nhân và hiệp hội người nghèo, mà còn hỗ trợ phát triển du lịch mang đậm màu sắc và không khí của địa phương. Có được những cơ hội đúng đắn, nhiều người nghèo sẽ gặt hái được những thành công tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch như: cung cấp cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ đi lại, cửa hàng bán hàng lẻ, hướng dẫn du lịch, phiên dịch cho du khách về các di sản văn hoá và thiên nhiên, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác nữa. Hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động này thường là dưới hình thức vay vốn cỡ nhỏ và đào tạo phát triển kinh doanh.
Như vậy, trên đây là bốn phương thức giúp cho người nghèo có thể hưởng lợi từ du lịch và hoạt động du lịch cũng có được những lợi ích từ người nghèo.
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch vì người nghèo tại một số quốc gia
1.3.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của Thái Lan [29]
Thái Lan với bề dày lịch sử, văn hoá và sự hấp dẫn của thiên nhiên đã đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển du lịch. Theo Stephanie Thullen, Tổ chức phi chính phủ PRLC*PRLC: The Project for Recovery of Life and Culture
đã tiến hành Dự án phát triển du lịch cộng đồng các xã Baan Huay Hee phía Tây Bắc tỉnh Mae Hong Son nơi đó là vùng dân tộc thiểu số Karen.
Mục tiêu của dự án là:
- Nâng cấp chất lượng cuộc sống của dân cư
- Bảo tồn và củng cố nền văn hoá Karen
- Khuyến khích, động viên dân cư tự quyết định cách sinh sống của họ
- Đóng góp cho sự bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Du lịch Thái Lan phát triển mạnh từ thủ đô Bangkok đến hầu hết mọi miền của đất nước. Từ những năm 70, sự hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, lịch sử và sự thân thiện của những người dân đã làm cho miền Bắc Thái Lan trở thành một điểm đến hấp dẫn với các bộ tộc vùng cao là Akha, H'Mông, Karen, Lahu, Lisu, Shan, Mien và Haw Chinese. Đến năm 1990, du lịch bộ tộc vùng cao đã chính thức được tổ chức. Trong thập kỷ vừa qua, Mae Hong Son đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với các đỉnh núi mờ sương, rừng rậm và nhiều loại văn hoá bộ tộc vùng cao.
Chương trình du lịch cộng đồng đã được thực hiện nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Chương trình đã xây dựng loại hình du lịch nhằm khuyến khích cộng đồng địa phương tự quyết định cách sinh sống, giúp họ tăng được thu nhập cải thiện đời sống.
Sự thành công của bản Karen tại Baan Huay Hee đã trở thành mô hình cho trên 60 bản làng khác trong khu vực. Dân cư ở Baan Huay Hee đã phát triển hệ thống đất đai với sự phối hợp của chính quyền địa phương hạn chế nạn phá rừng, phá hoại nguồn nước. PRLC và tổ chức NGO (TVS-REST) đảm bảo việc đưa khách du lịch về Baan Huay Hee trong vòng 3 năm. Ngày nay, đối với khách du lịch, dân bản vùng cao có thể giải thích cách thức bảo vệ rừng theo lối truyền thống của họ trong khi vẫn tăng được thu nhập để nâng cao mức sống.
Dân bản ngày càng ý thức tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, đặc biệt là khi khách du lịch vứt rác bừa bãi hoặc hái hoa phong lan hiếm khi du lịch trên núi. Đàn ông được học các lớp huấn luyện về hướng dẫn du lịch và hiểu thêm được các hoạt động và thái độ của khách du lịch khi đi du lịch. Phụ nữ trong bản nấu ăn phục vụ khách du lịch và bán đồ lưu niệm, vải Karen và chăm sóc khách du lịch trong thời gian khách du lịch ở nhà của họ. Dịch vụ du lịch nghỉ tại nhà và hướng dẫn viên được phân công luân phiên giữa các gia đình làm cho thu nhập được phân phối một cách công bằng. Một phần thu nhập được trích thành một quỹ dùng để bảo vệ rừng, trồng phong lan mua thiết bị phục vụ khách du lịch và phục vụ cho việc đào tạo về du lịch để nâng cao kiến thức của họ.
Thông qua phát triển du lịch cộng đồng, dân cư ở Baan Huay Hee nhận thức được du lịch đã tạo thêm cho họ thu nhập, nhất là các hoạt động trong mùa vụ du lịch. Thông qua đào tạo, huấn luyện dân bản sử dụng kiến thức của họ về phương pháp làm nông nghiệp truyền thống tự nuôi mình và giới thiệu cho du khách tầm quan trọng của nông nghiệp trong cuộc sống của họ.
1.3.3.2. Kinh nghiệm về việc đảm bảo mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cộng đồng ở Indonesia [28]
Trong phát triển du lịch cộng đồng, cần nghiên cứu và xem xét các vấn đề sau: cộng đồng dân cư có thể sẽ không có kỹ năng và kinh nghiệm quản lý kinh doanh du lịch; phát triển du lịch cộng đồng sẽ mất thời gian để tạo lập một quy trình triển khai và nâng cao năng lực cộng đồng; phát triển du lịch cộng đồng có thể sẽ không đưa ra lợi ích khi bắt đầu triển khai.
Từ các đặc điểm này có thể thấy trong phát triển du lịch cộng đồng phải có sự phối hợp giữa cộng đồng dân cư với các cơ quan chính quyền địa phương để đạt được mục đích một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đảm bảo được sự hài hoà giữa mục tiêu của chính quyền là phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu của công đồng dân cư là hiệu quả kinh tế.
Để đạt được mục đích này, sự tham gia của các tổ chức tài trợ song phương (Bilateral Donor Organization) là cần thiết. Có thể nêu ra ví dụ như tổ chức Tourism Challenge Fun (TCF) - Cục phát triển quốc tế của Chính phủ Anh quốc (DFID) và tổ chức German Agency for Technical Cooperation (GTZ) của chính phủ Cộng hoà liên bang Đức. Chương trình trọng điểm của DFID là tập trung trợ giúp những nước nghèo Châu á và Châu Phi, phấn đấu đến năm 2015 sẽ giảm được một nửa số hộ sống trong đói nghèo, tạo mối liên hệ giữa kinh doanh du lịch với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp chương trình đào tạo cho người nghèo tăng cơ hội có công ăn việc làm.
1.3.3.3. Kinh nghiệm về tổ chức, quản lý hoạt động và chia sẻ lợi ích từ du lịch tới cộng đồng dân cư địa phương thông qua loại hình du lịch ở nhà dân của Paraguay và Uruguay [21,48]
Một số quốc gia trong khu vực Nam Mỹ và Caribê đã đặc biệt chú trọng khai thác thế mạnh của mình để phát triển du lịch nhà dân để góp phần phát triển du lịch và tăng cường việc chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương. Cụ thể: Argentina đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Du lịch ở nhà dân với sự tham gia của Bộ Du lịch và Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Thuỷ sản và Thực phẩm; Chilê đã thành lập Chương trình phát triển du lịch ở nhà dân với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Chilê với Viện Phát triển Nông nghiệp; Bộ Du lịch Mêhicô đã xây dựng một chương trình riêng nhằm phát triển các trang trại nhỏ và cổ kính ở vùng nông thôn thành các cơ sở tổ chức du lịch ở nhà dân; nhiều nước Nam Mỹ như Brasil, Honduras, Panama, Guatemala, Nicaragua, Uruguay, Paraguay cũng đã phát triển chương trình du lịch ở nhà dân, trong đó có những quốc gia rất thành công như Paraguay và Uruguay.
* Paraguay
Do vị trí địa lý, Paraguay được coi là trái tim của Nam Mỹ, xung quanh bao bọc bởi Brasil, Argentina và Bolivia. Paraguay là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên với hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Với nhiều trang trại rải rác trong cả nước, Paraguay là địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn khám phá thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống trên đồng quê.
Để trợ giúp các gia đình trong tổ chức hoạt động du lịch ở nhà dân, Bộ Du lịch Paraguay đã tổ chức Hội thảo quôc tề về Du lịch ở nhà dân vào tháng 6/ 1997 với sự tham gia của đông đảo các chủ trang trại, các hộ gia đình nông thôn quan tâm đến loại hình du lịch này. Nhiều chuyên gia quốc tế và khu vực đã đến dự và trình bày các nghiên cứu, kinh nghiệm tại Hội thảo.
Sau hội thảo, một nhóm các chủ trang trại và hộ gia đình nông thôn Paraguay đã đi đầu trong việc tổ chức một loạt hội nghị, hội thảo ở nhiều địa phương trong cả nước với sự tham gia của hầu hết các chủ trang trại nông thôn. Tại các hội nghị này, các chủ trang trại đã nhận ra rằng nếu kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp đơn thuần của trang trại với hoạt động du lịch thì hiệu quả kinh tế trang trại sẽ cao hơn rất nhiều so với làm trang trại đơn thuần. Và đó là động lực thúc đẩy các chủ trang trại hợp sức để thành lập Hiệp hội Du lịch Nông thôn Paraguay.
Tháng 10/1997, Paraguay thành lập Hiệp hội Du lịch Nông thôn Paraguay (APATUR). APATUR là thành viên của Hội Nông dân Paraguay nhưng được đối xử ngang bằng với các hiệp hội ngành nghề khác. APATUR được Bộ Du lịch Paraguay giao chức năng điều phối và quản lý hoạt động du lịch ở nhà dân nhằm hỗ trợ cho các gia đình trong vận hành loại hình du lịch này. Việc tham gia APATUR hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc đối với các hộ gia đình. Khi tha gia APATUR, các hộ gia đình sẽ được trợ giúp về kỹ thuật và cách thức phục vụ cho du khách. Tuy nhiên, điều quan trọng là APATUR giúp đảm bảo nguồn khách cho các hộ gia đình qua các chương trình quảng bá, xúc tiến mà APATUR thực hiện. Bên cạnh đó, APATUR còn thành lập hệ thống đăng ký qua mạng internet trong đó nêu cụ thể và chi tiết các thông tin cần thiết của từng hộ gia đình là hội viên của APATUR để du khách lựa chọn. Đồng thời, APATUR còn giúp xây dựng và tổ chức những hoạt động tham quan, dã ngoại, thể thao cho du khách nghỉ tại nhà dân. Những hoạt động được tổ chức nhiều nhất gồm: bán đồ lưu niệm, biểu diễn văn nghệ dân tộc, cưỡi ngựa, đi bộ... Một số gia đình còn tổ chức câu cá thể thao, chèo thuyền, tham quan bảo tàng, thể dục thể thao, thăm phố hoặc công viên.
APATUR được tham gia cùng với Bộ Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch ở nhà dân cũng như được tham dự các hội chợ, các chương trình quảng bá, xúc tiến sản phẩm này ở trong và ngoài nước. Bộ Du lịch Paraguay và APATUR còn phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá loại hình du lịch nhà dân của Paraguay. Nhờ có sự vào cuộc tích cực của cơ quan quản lý du lịch quốc gia và hiệp hội, trong những năm gần đây, lượng khách nội địa có nhu cầu sử dụng loại hình du lịch ở nhà dân đã tăng mạnh. Một phần do chi phí ở nhà dân rẻ hơn nhiều so với các cơ sở lưu trú khác, mặt khác, do bản thân các gia đình tổ chức dịch vụ này đã có nhiều cố gắng trong nâng cao chất lượng phục vụ.
Khi đến nghỉ tại các hộ gia đình thành viên của APATUR, du khách được đối xử như một thành viên trong gia đình, được tham gia tất cả các hoạt động trong gia đình, được làm quen với phong tục tập quán của địa phương. Du khách sẽ có dịp thưởng thức nhiều món ăn địa phương mà tất cả nguyên liệu đều do chính gia đình sản xuất được như: thịt, rau, quả, bơ, sữa.... Những thành viên trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất cho du khách đi tham quan các danh lam thắng cảnh trong khu vực theo những chương trình do APATUR đã xây dựng, hoặc có thể đưa du khách đến thăm những địa điểm do du khách đề nghị; tổ chức cho du khách tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương như các chương trình văn nghệ truyền thống, các cuộc thi đấu thể thao... Bên cạnh đó, nếu muốn, du khách có thể tham gia các hoạt động trong gia đình như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, tham gia các hoạt động sản xuất, chăn nuôi của gia đình một cách tự nguyện.
Các hãng lữ hành, các công ty du lịch tham gia rất tích cực vào loại hình du lịch ở nhà dân với tư cách là người bán tour, tổ chức tour cho du khách từ các thành phố lớn hoặc du khách quốc tế. Giữa các công ty lữ hành, APATUR và các trang trại hoặc các hộ gia đình có sự gắn kết hoặc phối hợp chặt chẽ trong phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của từng bên. Du khách có thể mua tour trọn gói từ các hãng lữ hành hoặc có thể đặt trực tiếp với các hộ gia đình. Do số lượng phòng ngủ dành cho khách tại từng trang trại có hạn, vì vậy nếu khách đi theo đoàn đông sẽ cần sự điều chỉnh và sắp xếp của các hãng lữ hành. Bên cạnh đó, các hãng lữ hành sẽ tổ chức các chương trình tập thể cho cả đoàn.
Những hộ dân ở địa phương không tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ du lịch ở nhà dân vẫn được hưởng lợi từ loại hình du lịch này qua việc bán các sản phẩm thủ công, cung cấp dịch vụ ăn uống, giải trí cho du khách. Những hộ gia đình làm nghề thủ công còn là địa điểm để du khách đến tham quan, tìm hiểu phong tục tập quán...
Chỉ trong một thời gian ngắn, tổng số giường của các gia đình ở Paraguay có dịch vụ du lịch ở nhà dân đã lên đến 512 giường (năm 2003). Theo thống kê, 70% khách sử dụng dịch vụ du lịch nhà dân của Paraguay là khách nội địa, chỉ có 30% là khách quốc tế đến từ khu vực Mỹ La tinh, Mỹ và châu Âu. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong số khách sử dụng dịch vụ du lịch nhà dân là các đôi uyên ương, tiếp đến là các nhóm gia đình, bạn bè. Chỉ có một số rất ít khách du lịch đơn lẻ sử dụng dịch vụ này. Thời gian lưu trú bình quân là 2 đêm; dài nhất là 4 đêm. Thành phần khách phần lớn là những người có địa vị kinh tế - xã hội ở bậc trung và một số ít ở bậc cao. Nhu cầu của khách du lịch đặc biệt cao vào Tuần lễ thánh (đầu tháng tư hàng năm) hoặc vào các dịp cuối tuần.
* Uruguay
Ngay từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ XX, Bộ Du lịch Uruguay đã phối hợp với Bộ Chăn nuôi, Nông nghiệp và Thuỷ sản, Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp thành lập Chương trình Quốc gia về hỗ trợ cho các Trang trại nhỏ (PRONAPA). Mục đích chủ yếu của PRONAPA nhằm hỗ trợ các trang trại trong xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển trang trại, kết hợp với mở rộng hoạt động sản xuất và dịch vụ tại địa phương, trong đó đặc biệt quan tâm đến phát triển du lịch. Trong giai đoạn 1993 - 2000, những hoạt động du lịch tại vùng nông thôn Uruguay, trong đó có du lịch ở nhà dân đã khẳng định được vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một trong những văn bản pháp lý quan trọng mở đường cho du lịch ở nhà dân của Uruguay phát triển đó là việc Quốc hội Uruguay thông qua Đạo luật 17.555 ngày 18/9/2002 về tăng cường hoạt động kinh tế quốc dân, trong đó có hoạt động du lịch. Triển khai thực hiện đạo luật này, ngày 30/9/2002, Bộ Du lịch Uruguay đã trình Chính phủ ra Nghị định số 371 trong đó quy định chi tiết về các thủ tục đăng ký, cấp giấy phép và vận hành cơ sở tổ chức du lịch ở nhà dân; khuyến khích đầu tư vào các dự án du lịch, đồng thời quy định chi tiết về các khoản thuế, đóng góp của các cơ sở du lịch ở nhà dân. Điều 57 của Đạo luật 17.555 quy định khi các trang trại tổ chức hoạt động du lịch ở nàh dân vẫn sẽ được hưởng mức thuế tương tự như các trang trại nông nghiệp (đã quy định tại Đạo luật 15.852 ngày 16/01/1987). Sự khuyến khích này của Chính phủ Uruguay đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch ở nhà dân tại vùng nông thôn của Uruguay phát triển mạnh. Trong 20 năm qua, Uruguay đã có trên 100 trang trại đăng ký tổ chức loại hình du lịch ở nhà dân, góp phần làm hoạt động du lịch ở nhà dân của Uruguay trở nên sinh động hơn.
Cơ quan du lịch địa phương đã phối hợp với các hộ gia đình xây dựng nhiều hoạt động cho du khách khi họ nghỉ tại nhà dân. Trong thời gian ở nhà dân tại Uruguay, du khách được tham gia cùng gia đình thực hiện các công việc thường nhật (chăn nuôi, trồng trọt...), cưỡi ngựa, đi bộ, thăm thiên nhiên, tham dự vào các hoạt động văn hoá cộng đồng, tham quan các di tích lịch sử, thăm công viên quốc gia và các vườn động thực vật địa phương. Bên cạnh đó, du khách còn được giải trí qua các hoạt động như câu cá, săn bắn, nấu các món ăn truyền thống....
Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý và thúc đẩy du lịch ở nhà dân phát triển được thể hiện khá rõ nét tại khu vực miền Đông Uruguay. Khu vực miền Đông Uruguay có 5 tỉnh, gồm: tỉnh Malđonao, Rocha, Treinta y Tres, Lavallẹa và Cerro Largo. Trong phạm vi lãnh thổ 5 tỉnh này có những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới như Punta del Este. 5 tỉnh này có nhiều thị xã, thị trấn, làng mạc với những công trình kiến trúc cổ kính, có giá trị văn hoá, lịch sử cao. Ngành nghề chủ yếu của người dân 5 tỉnh này là chăn nuôi gia súc, nuôi bò sữa, trồng lúa và trồng rừng. Tại đây có nhiều trang trại có điều kiện phát triển du lịch ở nhà dân với thời gian lưu trú bình quân của du khách từ 2 - 3 ngày. Xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội địa phương, chính quyền 5 tỉnh dẫ quyết định liên kết thành một hệ thống các trang trại, hộ gia đình tổ chức dịch vụ du lịch ở nhà dân. Chính quyền 5 tỉnh đã mời Trường Đai học Doanh nghiệp Montevideo (UDE) và Viện Liên Mỹ về Hợp tác Nông nghiệp (IICA) tham gia liên kết này để hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức phục vụ phát triển du lịch . Hiện nay, liên kết này đã bắt đầu đi vào hoạt động và tỏ ra khá hiệu quả. Nguồn khách chủ yếu của khu vực vẫn là khách trong nước, từ các thành phố lớn của Uruguay, tiếp đó là các nước láng giềng như Argentina và Brazil.
Việc chính quyền địa phương tạo điều kiện phát triển du lịch ở nhà dân cùng với đẩy mạnh sản xuất thủ công mỹ nghệ và bán sản phẩm tại địa phương đã góp phần quan trọng trong tạo việc làm kể cả trực tiếp và gián tiếp, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, việc ngày càng có nhiều du khách đến Uruguay đã góp phần làm cho các dịch vụ khác có điều kiện để phát triển.
Hiệp hội du lịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý và phân chia lợi ích giữa các bên tham gia du lịch ở nhà dân tại Uruguay. Tháng 12/1995, Hiệp hội Du lịch Nông thôn Uruguay được thành lập với nhiệm vụ chính nhằm thúc đẩy du lịch nông thôn (trong đó có du lịch ở nhà dân) của Uruguay phát triển, cải thiện đời sống của người dân nông thôn qua các hoạt động du lịch, góp phần tăng năng suất lao động, phát triển nghề thủ công truyền thống của địa phương.
Mục tiêu của SUTUR nhằm:
- Tập hợp tất cả các trang trại, các hộ gia đình có liên quan trực tiếp đến sản xuất và dịch vụ du lịch ở khu vực nông thôn.
- Tuyên truyền về du lịch bền vững ở vùng nông thôn Uruguay, đặc biệt tại các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch nhà dân.
- Khuyến khích, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở vùng nông thôn Uruguay.
- Củng cố và bảo vệ lợi ích của những người sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề liên quan, qua phát triển du lịch.
- Thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu vực nông thôn.
- Thúc đẩy việc khôi phục và gìn giữ các di sản kiến trúc, văn hoá ở khu vực nông thôn để phục vụ cho du lịch.
- Tổ chức và tiến hành nghiên cứu các sản phẩm; quảng bá sản phẩm qua hội nghị, hội thảo, các đoàn tìm hiểu thị trường....
- Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm; dán tem hoặc cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu mở các thị trường mới ở khu vực và thế giới, đồng thời đảm bảo giữ vững các thị trường đã có.
Du khách có thể đặt phòng trực tiếp qua các trang trại hoặc các hộ gia đình, nhưng cũng có thể đặt qua SUTUR hoặc qua các công ty lữ hành. Sự phối hợp giữa các công ty lữ hành với SUTUR và trang trại khá nhịp nhàng, trong đó phân công rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng bên.
Cộng đồng địa phương ở khu vực tổ chức du lịch ở nhà dân được hưởng lợi qua việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải trí, bán đồ lưu niệm, tổ chức tham quan cho du khách.....
Những nỗ lực của SUTUR trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy du lịch ở nhà dân tại Uruguay phát triển. Hiện SUTUR đã có trên 100 hội viên ở khắp các tỉnh trong cả nước với trên 300 phòng và 1500 giường cho khách du lịch. Điều đáng chú ý là hầu hết các hội viên của SUTUR đều là các trang trại tư nhân với diện tích khá lớn, từ 10 đến 5000 héc-ta mỗi trang trại. Do đặc thù này nên SUTUR đã giúp các trang trại tổ chức nhiều hoạt động cho khách du lịch khi đến nghỉ tại trang trại như tham gia chăn nuôi gia súc, trồng hoặc thu hoạch ngũ cốc, trồng rau xanh, làm phomát, bơ hoặc chế biến các sản phẩm từ sữa bò, nuôi ong...
1.3.3.4. Những bài học thành công về kinh nghiệm phát triển thành công của một số quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn [21,62]
- Về chính sách: Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, có thể nhận thấy tất cả các nước có du lịch ở nhà dân phát triển thành công đều có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển du lịch ở nhà dân, cụ thể:
Chính phủ Pháp đã áp dụng một loạt chính sách phát triển du lịch ở nhà dân như chính sách bảo tồn thiên nhiên, ưu tiên ngân sách nâng cấp nhà dân cho thuê lưu trú du lịch, khuyến khích đầu tư vào cơ sở lưu trú ở nhà dân, vào các hoạt động giải trí gắn với loại hình du lịch này, đặc biệt có chính sách giảm thuế đất, thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại các vùng nông thôn. Nhờ vậy, du lịch ở nhà dân tại Pháp phát triển rất mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường giao lưu giáo dục.
Chính Phủ Bỉ có chính sách hỗ trợ các chủ nhà nghỉ trong việc xây dựng, cải tạo nhà nghỉ. Theo quy định của Tổng cục Du lịch vùng, khi các nhà nghir có khách cho thuê, chủ nhà đóng thuế 30% số tiền thuê phòng. Số tiền này giúp địa phương trong việc quản lý, xúc tiến, quảng bá, bảo vệ môi trường.... Ngược lại, chủ nhà nghỉ có quyền xin Tổng cục Du lịch vùng hỗ trợ kinh phí 1 lần trong thời gian 10 năm. Ngoài ra, Tổng cục Du lịch vùng cũng áp dụng chính sách về điều kiện gia nhập Hiệp hội nhà nghỉ Bỉ như sau: (1) Phải duy trì chất lượng nhà nghỉ và thứ bậc xếp hạng, (2) Cung cấp địa chỉ nà nghỉ rõ ràng, niêm yết giá công khai, (3) Phải gắn biển hiệu trước nhà nghỉ, sử dụng Logo trong các ấn phẩm quảng bá, (4) Đảm bảo chất lượng nhà nghỉ, (5) Phải liên kết với các nhà nghỉ khác là thành viên của Hiệp hội khi có nhiều khách du lịch đặt phòng, (6) Phải đóng liên niễm.
Tương tự như Bỉ, Malaysia cũng thành lập Hiệp hội du lịch ở nhà dân nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các hộ kinh doanh và cấp giấy chứng nhận cho những hộ gia đình có kinh doanh du lịch ở nhà dân. Ngoài ra, Hiệp hội cũng triển khai việc quảng bá, xúc tiến loại hình này thông qua những tờ rơi, tập gấp và mạng internet.
- Về Quy hoạch: Quy hoạch phát triển được chú trọng và được coi là cơ sở để phát triển du lịch bền vững. Hầu hết các nước đều quy hoạch du lịch ở nhà dân dựa trên tiềm năng du lịch của từng vùng. Trong giai đoạn 2002 -2006, Pháp quy hoạch 6 vùng phát triển du lịch ở nhà dân.
Ngoài ra, các nước quy hoạch du lịch ở nhà dân gắn với các hoạt động giải trí và thị hiếu của khách như khu vực phát triển du lịch ở nhà dân gắn với các hoạt động dã ngoại, khu vực tập trung vào các môn thể thao dưới nước, khu vực chú trọng các trò chơi trên không, khu vực phát triển các hoạt động leo núi, khu vực thu hút khách chơi golf, khu vực phát triển các hoạt động tham quan, bảo tàng, khu vực tham quan trang trại, khu vực gắn với phát triển làng nghề......
- Về thu hút đầu tư: Hiện nay, tại các nước, du lịch ở nhà dân phần lớn là do khu vực tư nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi phối. Khu vực tư nhân tham gia tích cực vào du lịch ở nhà dân và được hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình phát triển.
Sự ủng hộ của Chính phủ: Chính phủ hỗ trợ đầu tư về mặt kỹ thuật, nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường sá, biển báo, trạm thông tin...), phát triển các dự án du lịch ở nhà dân tại các vị trí chiến lược, những điều khoản ưu đãi về tín dụng, nhà đất và thuế (áp dụng mức thuế tháp tại các khu vực kém phát triển để thu hút các nhà đầu tư), đa dạng hóa, phát triển sản phẩm du lịch ở nhà dân. Ví dụ: Chính phủ Pháp đã đầu tư xây dựng "con đường xanh" dài khoảng 8.000 km cho những người đi xe đạp.
Các tổ chức quốc tế: các tổ chức quốc tế như UNWTO, UNDP có thể hỗ trợ phát triển du lịch ở nhà dân, cả kỹ thuật và tài chính. Ví dụ: quỹ Châu Âu và các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ Pháp triển khai một loạt các dự án liên quan đến du lịch ở nhà dân như nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí du lịch ở nhà dân, đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá địa phương phục vụ du khách. Cơ quan phát triển hải ngoại Nhật Bản và tập đoàn ngân hàng quốc tế Nhật Bản đã hỗ trợ Chính phủ Thái Lan triển khai chương mỗi làng một sản phẩm, trong đó có phát triển loại hình du lịch ở nhà dân tại các làng nghề.
- Về phát triển sản phẩm: Tất cả các nước phát triển thành công du lịch ở nhà dân đều phát triển sản phẩm theo hướng bền vững:
+ Chất lượng: Tất cả sản phẩm du lịch ở nhà dân cần phát triển theo hướng đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng và khuyến khích khách quay lại. Hình ảnh điểm đến hoặc nhãn hiệu riêng cần được sử dụng như một bằng chứng đảm bảo chất lượng.
+ Đặc trưng: Những ngôi nhà dùng cho du lịch nghỉ tại nhà dân cần rất đặc trưng. Tại một số quốc gia ở Châu Âu như Tây Ban Nha và Hungary, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ở nhà dân phải được xây dựng cách đây 50 năm.
+ Sự liên kết sản phẩm: rất cần thiết kết nối các sản phẩm của du lịch nghỉ tại nhà dân với các hoạt động xã hội để khách du lịch có những ấn tượng không thể nào quên trong quá trình nghỉ tại nhà dân. Ngoài việc thân thiện, cởi mở, cách cư xử của chủ nhà, ăn nghỉ thuận tiện, khách du lịch nghỉ tại nhà dân còn mong muốn tham gia vào các hoạt động tại địa phương, các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực và rượu ngon, được tham quan các điểm du lịch lịch sử và thiên nhiên như rừng, hồ, sông....
+ Mua sắm: Đi mua sắm cũng là một hoạt động quan trọng đối với du lịch ở nhà dân. Việc bán các sản phẩm địa phương như rượu, thức ăn, hàng thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch vừa giúp gìn giữ những đặc trưng của địa phương vừa giúp tăng thêm thu nhập.
- Về quảng bá, xúc tiến: Các nước có rất nhiều cách thức khác nhau để xúc tiến quảng bá du lịch nhà dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, việc áp dụng những kinh nghiệm này là không dễ dàng; mỗi quốc gia cần phải tìm ra những nét riêng biệt, đặc trưng để có được chiến lược phát triển thành công, hiệu quả. Vì vậy, về cơ bản chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố sau:
+ Xây dựng hình ảnh: Cần phải xây dựng một đặc trưng riêng, nhãn hiệu riêng hoặc một bản sắc riêng đối với du lịch ở nhà dân tại đất nước mình mơi có thể nâng cao vị thế, hình ảnh của mình trong môi trường du lịch đầy cạnh tranh. Nhãn hiệu cũng có thể khẳng định lại thế mạnh, khả năng đáp ứng của chúng ta đối với khách hàng tiềm năng. Việc xây dựng hình ảnh cần sử dụng như các hoạt động Marketing khác nhau nhưng cần tiến hành dựa trên những thông tin về khách hàng và những điểm đặc biệt. Malaysia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu đặc trưng phát triển du lịch ở nhà dân, đặc biệt thông qua việc xúc tiến quảng bá như: kêu gọi chính quyền, nhân dân địa phương tích cực tham gia vào kế hoạch xúc tiến quảng bá, phối hợp xây dựng các chương trình ở nhà dân đặc sắc, tất cả các thành viên tham gia chương trình đều sử dụng một logo chung trong tất cả tập gấp, tờ rơi quảng cáo. Tổ chức các chương trình xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt, thông qua chương trình xúc tiến quảng bá, Malaysia nghiên cứu kỹ những phản hồi của du khách để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết, nhằm đưa Malaysia trở thành một điểm đến nổi bật của du lịch ở nhà dân trong khu vực.
+ Các nhà điều hành tour: các nhà điều hành tour cần tham gia vào quá trình xúc tiến cơ sở lưu trú và địa điểm ở nhà dân. Ví dụ, họ có lợi thế hiểu biết về thị trường du lịch và vì vậy có thể có cách tiếp cận Marketing phù hợp đối với loại hình du lịch ở nhà dân.
+ Marketing trực tiếp - Internet: rất nhiều điểm đến du lịch ở nhà dân đang áp dụng cách tiếp cận trực tiếp trong quá trình marketing sản phẩm. Liên quan đến vấn đề này, mạng internet cũng được xác định là công cụ hữu hiệu để quảng bá sản phẩm du lịch nghỉ tại nhà dân. Pháp đã quảng bá du lịch ở nhà dân thông qua hình thức lập trạng web, trung tâm thông tin về du lịch ở nhà dân nhằm cung cấp thông tin cho khách hàng.
+ Hợp tác trong marketing: do việc marketing tốn rất nhiều kinh phí cùng với nhu cầu cung cấp cho khách hàng rất nhiều lựa chọn khác nhau về cơ sở lưu trú vì vậy cách tiếp cận marketing tập thể cần được áp dụng khi marketing du lịch nghỉ tại nhà dân. Hoạt động marketing tập thể cần do một Hiệp hội du lịch ở nhà dân tại địa phương quản lý và điều hành, huy động sự tham gia của các thành viê khác. Một số quốc gia tại khu vực Châu Âu đã áp dụng những hình thức quảng bá, marketing riêng, hiệu quả, thu hút sự chú ý của khách du lịch như: xác định rõ thị trường trọng điểm và xây dựng chiến lược, chương trình xúc tiến có thể đáp ứng được tại những thị trường này. Khi xác định được thị trường trọng điểm, các nhà hoạch định chính sách sẽ xây dựng và thiết kế các chương trình tour phù hợp với sở thích cũng như khả năng, mang lại sự khác biệt trong loại hình du lịch ở nhà dân. Xây dựng trang web quảng bá du lịch ở nhà dân. Tây Ban Nha đã thành lập Hiệp hội du lịch ở nhà dân nhằm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hoá nhà nghỉ nông thôn, xuất bản sách hướng dẫn về du lịch ở nhà dân, đào tạo, tuyên truyền, quảng bá.
- Về tổ chức, quản lý: Du lịch ở nhà dân là loại hình du lịch cộng đồng, hướng tới sự phát triển bền vững. Do vậy, việc tổ chức, quản lý hoạt động du lịch ở nhà dân đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của loại hình du lịch này.
Đối với việc quản lý nhà nước về du lịch ở nhà dân, Malaysia đã phát triển hệ thống theo ngành dọc, thống nhất từ trên xuống dưới, gồm tất cả các cấp từ Liên bang, Bang đến tỉnh, bao gồm: Uỷ ban hành động phát triển du lịch ở nhà dân quốc gia; Uỷ ban du lịch ở nhà dân củ Bang và Uỷ ban phát triển du lịch ở nhà dân tại địa phương.
ở Tây Ban Nha, việc quản lý do các Hiệp hội, chính quyền địa phương thực hiện. Chức năng là quy hoạch tổng thể; Marketing; giáo dục và đào tạo đồng thời tăng cường hợp tác với các cơ quan hữu quan. Tây Ban Nha cũng áp dụng hệ thống quản lý du lịch nghỉ tại nhà dân theo nguyên tắc 5A: Accômmdation Base (Cơ sở lưu trú), Access Facilities (các phương tiện tiếp cận), Available Service (các dịch vụ sẵn có), Amenities (Tiện nghi), Activities (hoạt động).
- Về phân chia lợi ích giữa các bên tham gia: các chủ thể tham gia loại hình du lịch ở nhà dân bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương, công ty lữ hành, chủ các nhà nghỉ du lịch ở nhà dân, cộng đồng địa phương. Việc phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia phải nên hài hoà, cân đối trên cơ sở sự tham gia của các chủ thể.
Chủ các nhà dân cho thuê lưu trú du lịch phải là đối tượng hưởng lợi trực tiếp nhiều nhất từ việc thu tiền nghỉ và việc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch. Tiếp theo, cộng đồng địa phương có thể hưởng lợi thông qua việc cung cấp các dịch vụ bổ trợ như phương tiện đi lại, dịch vụ ăn uống, tổ chức các hoạt động văn nghệ phục vụ du khách, bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lưu niệm cho du khách. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý du lịch, chính quyền địa phương cũng được hưởng lợi từ việc chủ các nhà dân cho thuê lưu trú du lịch nộp thuế hàng tháng. Ngoài ra, chủ nhà dân cho thuê lưu trú du lịch có trách nhiệm trích phần trăm trong thu nhập của mình cho các công ty lữ hành để những công ty này phối hợp đưa khách đến.
Bên cạnh sự phân chia lợi ích hài hoà, các bên cùng có lợi, chúng ta phải thúc đẩy sự hợp tác, công tác chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia du lịch ở nhà dân. Ví dụ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có trách nhiệm phối hợp với các chủ nhà nghỉ trong việc cung cấp thông tin về thị trường, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở nhà dân; chính quyền địa phương có trách nhiệm phối hợp với chủ nhà nghỉ trong việc phát triển sản phẩm, giữ gìn an ninh, an toàn môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội; công ty lữ hành có trách nhiệm phối hợp với chủ nhà nghỉ trong việc đưa khách du lịch đến....
- Về việc đào tạo nhân lực: Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch ở nhà dân phần lớn là người dân địa phương, chưa được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ du lịch, giao tiếp, ứng xử và ngoại ngữ. Tuy nhiên, điểm mạnh của đội ngũ nhân viên này là sự thân thiện, mến khách, nhiệt tình và cởi mở.
Do vậy, các nước phát triển thành công loại hình du lịch ở nhà dân khuyến khích người dân giữ nguyên và phát huy sự thân thiện, mến khách, đồng thời tổ chức những khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, giao tiếp ững xử, ngoại ngữ cho đối tượng này. Nhờ vậy, những đối tượng này vừa có kiến thức, khả năng, nghiệp vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, vừa giữ được bản tính hồn hậu, mến khách sẵn có - nét đặc trưng quan trọng góp phần thu hút du khách.
Tiểu kết chương I
Chương I của luận văn đã hệ thống hoá được những lý luận cơ bản về nghèo và du lịch vì người nghèo. Đồng thời, chương I cũng đã khẳng định được vai trò của du lịch tới vấn đề xoá đói giảm nghèo của một địa phương hay một quốc gia nào đó cũng như những phương thức và kinh nghiệm phát triển du lịch vì người nghèo tại một số quốc gia như Thái Lan, Inđônêsia, Paraguay, Uruguay và một số quốc gia khác... về kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, kinh nghiệm chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch tới cộng đồng, kinh nghiệm phát triển nhà dân.... Mà điểm chung của các kinh nghiệm tại các quốc gia nói trên đều nhằm mục đích nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống thông qua phát triển hoạt động du lịch cho những người dân sống tại các vùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa - những nơi khó có điều kiện phát triển kinh tế như những vùng khác.
Như vậy, trong bối cảnh các quốc gia, khu vực đang có nhiều nỗ lực đẩy lùi vấn đề nghèo đói như hiện nay thì du lịch sẽ là một công cụ hữu hiệu nhằm giúp người dân nghèo có thể đẩy nhanh được vấn nạn này thông qua quá trình tham gia của họ vào quá trình hoạt động phục vụ du lịch.
Chương II. Thực trạng hoạt động du lịch tại Cúc Phương
2.1. Tài nguyên du lịch
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý của vườn quốc gia Cúc Phương
Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, với diện tích 22.200 ha nằm trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá - Cúc Phương là một khu rừng nguyên sinh còn sót lại trên dãy núi đá vôi nằm gần kề châu thổ sông Hồng. Đây là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới có nhiều cây lâu năm, nhiều loại chim thú quý hiếm, có những vết tích lịch sử của nhiều đại địa chất ở nước ta.
Do có giá trị cao về tự nhiên, lại giữ được tính chất nguyên sinh nhất ở Việt Nam nên Cúc Phương đã trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học, thực tập về thực vật, động vật và lâm học nhiệt đới. Ngày 7/7/1962 Chính phủ đã phê duyệt khu rừng cấm Cúc Phương là VQG đầu tiên của Việt Nam. Ngoài mục đích bảo vệ nguồn gen, phục vụ nghiên cứu khoa học, VQG Cúc Phương còn là điển hình về cảnh quan rừng nhiệt đới có giá trị tham quan du lịch, giải trí nghỉ ngơi cho du khách.
2.1.2. Tài nguyên sinh vật
Cúc Phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm. Với diện tích nhỏ, chỉ bằng 1/1500 lần diện tích của cả nước nhưng đã phát hiện được 1983 loài thực vật, chiếm 17,27% trong tổng số loài thực vật của Việt Nam. Bước vào rừng già nguyên thuỷ Cúc Phương con người cảm thấy sững sờ, nhỏ bé khi lạc vào thế giới hoang sơ đậm màu xanh kỳ vĩ trường tồn. Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ tuổi ngàn năm cao trọc trời từ 45 đến 75 mét, sống âm thầm trước bão táp nắng mưa mà trở lên khổng lồ. Để đứng vững chúng phải có bộ rễ thật đồ sộ, phần chìm sâu dưới lòng đất, phần nổi dựng đứng như thành, chạy dài hàng chục mét như cây đăng cổ thụ cao 45m, đường kính 5m; cây Vù hương cao 45m, đường kính 2,5m; cây Chò chỉ cao 70m, đường kính 1,5m; cây sấu cổ thụ cao 45m, đường kính 2,5m với hệ thống bạnh vè cao chừng 10m chạy dài 20m tựa như bức tường thành; cây Chò xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m.
Có những loài không phải là cây gỗ lớn, không thuộc tầng rừng nào, chúng sống nương nhờ trên thân cây khác, đó là các loài tổ diều, phong lan, tầm gửi. Rừng nhiệt đơi là xứ sở huyền diệu của các loài phong lan với hoa lạ, rất thanh tao, quý phái được ví như những cô gái kiều diễm tô hương sắc trong rừng.
Hệ dây leo trong VQG Cúc Phương cũng muôn hình, muôn vẻ, chúng trườn từ cây này sang cây khác như những con trăn khổng lồ. Giống như các loài phong lan, tổ diều, các loài dây leo mềm yếu cũng phải dựa vào cây chủ, cắm chân từ mảnh đất ẩm ướt, vươn ngọn quấn quanh cây chủ mà leo dần để đón ánh mặt trời.
Khác với loài dây leo lại có loài cây ống bội bạc làm sao, chúng sinh ra từ trên thân cây khác và thả rễ quấn quanh thân cây chủ, khi rễ bám đất chúng phát triển rất nhanh rồi bóp chết cây củ bằng bộ rễ khổng lồ - người ta gọi đó là loài Đa bóp cổ, một hiện tượng quái dị trong thế giới thực vật vô chi, vô giác. Thế mới biết cuộc sống sinh tồn của cỏ cây cũng cam go khốc liệt, thế giới thực vật vô cùng phong phú như vô tận, chứa đựng biết bao điều bí ẩn.
Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2000 loài côn trùng.
Trong các loài thú của Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa... và nhiều loài đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ... Sống trên núi đá vôi phổ biến là các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vượn, voọc, ban ngày chúng lang thang kiếm ăn, đêm về trú ngụ trong hang động. ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới, đó là loài Voọc mông trắng - một báu vật của tạo hoá, loài voọc này đã được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương.
Cúc Phương còn là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới và nhiều sắc lông, kích cỡ, âm thanh, giọng hót.... Từ mờ sáng đến chiều tối rừng già vang lên không dứt bản hoà tấu của các loài chim. Trong tổng số 307 loài, Cúc Phương có nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạn như gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất đuôi cụt, bụng vằn.... Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm lý tưởng để các nhà khoa học trong nước và trên thế giới tham quan và nghiên cứu về các loài chim.
Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng và muôn hình muôn vẻ. Trước những kẻ thù, các loài côn trùng nhỏ bé yếu đuối, chỉ có cách ẩn mình trốn tránh. Có loài được tạo hoá cho phép tàng hình, như loài bọ lá thân hình giống như chiếc lá tươi khi chúng ẩn mình hoà vào cỏ cây thì khó có đôi mắt tinh tường nào biết được. Có loài bọ que giống hệt cành cây nhỏ, khẳng khiu, ngộ nghĩnh, đây cũng thực sự là những kiệt tác của tạo hoá. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm nhiều vô kể đủ dạng, đủ mầu phơi bày như một bức tranh kỳ ảo. Bởi vậy, Cúc Phương được chọn là điểm đến của nhiều du khách trong những kỳ nghỉ hè.
Hình 2.2: Hệ động thực vật trong vườn quốc gia Cúc Phương
2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn- địa hình
Cúc Phương thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá theo mùa. Do có thảm thực vật dày, cùng với địa hình tương đối cao nên nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn các vùng xung quanh. Nhiệt độ bình quân 22,50C. Lượng mưa dao động từ 1700 - 2200mm, độ ẩm tương đối cao bình quân 85% và khá đều trong năm. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa (từ tháng 5-11) và mùa khô hanh (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi cao trung bình 300 - 400m. Hai dãy núi cao chạy song song ở giữa là một thung lũng mở rộng về phía Tây Bắc, hẹp dần về phía Đông Nam. Nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Mây Bạc, đỉnh Kim Giao... Thuộc dạng điạ hình kartơ nửa che phủ, Cúc Phương nằm trọn trong cảnh địa lý đồi kartơ xâm thực, tạo nên các hang động đẹp. Các hang động ở Cúc Phương có thể khai thác cho tham quan, nghiên cứu như: động Người Xưa, động Trăng Khuyết...
2.1.4. Các yếu tố văn hóa, lịch sử
Từ xa xưa, Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò... mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Mường.
Hình 2.3: Nhà sàn của người dân tộc Mường tại Cúc Phương
Năm 2000, Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch động vật xương sống. Hoá thạch lộ ra trong đá vôi phân lớp dầy, thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi trias giữa. Theo kết luận ban đầu của Viện Cổ sinh học Việt Nam, đây là hoá thạch của một loài Placodontia (Bò sát răng phiến) sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm và là hoá thạch lần đầu tiên tìm thấy ở Đông Nam á.
Như vậy, hoá thạch của loài bò sát, các dấu tích của Động người xưa, hang con Moong, cuộc sống của cư dân dân tộc Mường thực sự là một trang văn hoá, lịch sử độc dáo và có giá trị của Cúc Phương. Những cứ liệu này đã bổ sung cho kho tàng văn hoá, lịch sử và khoa học Cúc Phương, đặc biệt cho ta rõ thêm bề dày lịch sử thiên nhiên và con người trên mảnh đất Cúc Phương này.
2.1.5. Các tuyến điểm tham quan
Các điều kiện tự nhiên, sự hấp dẫn của các cảnh quan rừng nhiệt đới nguyên sinh với sự phong phú, đa dạng về hệ thực - động vật, các đối tượng tự nhiên, lịch sử, văn hoá và các cảnh quan độc đáo đã tạo nên các điểm tham quan điển hình trong VQG Cúc Phương.
Các điểm hấp dẫn về tự nhiên, văn hoá, lịch sử đã được kết hợp với nhau tạo thành các tuyến tham quan. Hiện VQG Cúc Phương đã hình thành 5 tuyến tham quan chính:
- Tuyến thứ nhất: Khu đón khách - Động Người xưa - Cây Đăng đại thụ (Đây là tuyến gần nhất, xuất phát từ khu đón khách, theo đường ôtô vào trung tâm, cách cổng vườn khoảng 7km, bên phải là lối vào Động Người xưa. Trở lại đường ôtô đi thêm 2km, phía bên trái có lối mòn đến cây Đăng Đại thụ).
- Tuyến thứ hai: Khu đón khách - hồ Yên Quang - hang Phò Mã giáng (tuyến này theo đường ôtô ngược khoảng 7km trở ra phía Nho Quan qua dốc sườn bò, rẽ bên trái đường để đi vào hồ Yên Quang. Qua con đường đê ngăn giữa hồ 3 và hồ 2, vượt dốc Quên lá, qua thung lũng rộng sẽ dần tới chân núi có hang Phò Mã giáng - Tuyến này có thể kết hợp du thuyền, câu cá, ngắm cảnh, xem chim).
- Tuyến thứ ba: Khu trung tâm Bống - đỉnh Mây Bạc (xuất phát từ trung tâm vườn, theo đường mòn đi bộ 3km, qua nhiều đồi dốc, vượt các vách đá khá mạo hiểm để lên đỉnh Mây Bạc - đỉnh cao nhất VQG Cúc Phương. Tuyến này giành cho nững người có sức khoẻ ưa mạo hiểm và ngắm cảnh thiên nhiên từ độ cao phủ đầy mây trắng. Trên tuyến có thể gặp một số loài động vật và nhiều loài thực vật trên núi đá vôi).
- Tuyến thứ tư: Khu trung tâm Bống - Cây Chò Chiến thắng - Cây Chò ngàn năm - động Thuỷ Tiên. (Từ khu B, trung tâm Bống đi bộ 3km theo đường mòn để đến cây Chò ngàn năm. Trên đường đi du khách có thể tham quan cây chò chỉ, cây chò chiến thắng, các loại dây leo đại thụ. Đi thêm khoảng 500m nữa là đến Động Thuỷ Tiên với cảnh sắc huyền ảo).
- Tuyến thứ năm: Trung tâm Bống - Cây sấu đại thụ - Sông Bưởi - Thác Giao Thuỷ - bản Mường.
Ngoài ra, còn có những đặc điểm tham quan khác như: Đỉnh Kim Giao, động Trăng Khuyết, động Con Moong, khu nuôi động vật bán hoang dã, vườn thực vật, trung tâm cứu hộ động vật....
2.2. Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch
Để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch, những năm vừa qua, VQG Cúc Phương đã không ngừng xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách. Cụ thể:
* Về dịch vụ lưu trú
Hiện tại, Ban Du lịch VQG Cúc Phương có tổ chức 3 cơ sở lưu trú ở 3 khu vực: Cổng vườn, khu Hồ Mạc và khu Trung tâm vườn, với tổng số 67 phòng với tổng sức chứa khoảng 332 chỗ nghỉ. Trong đó có: 51 phòng đôi, 6 phòng đơn, 6 phòng 4 giường và 4 nhà sàn tập thể theo kiểu truyền thống của người Mường, mỗi nhà có thể nghỉ được 40 người. Các cơ sở lưu trú này đã được Sở Du lịch Ninh Bình công nhận là nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách.
Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách ngày càng tốt hơn, năm 2007 VQG Cúc Phương đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp toàn bộ những dãy nhà nghỉ đã xuống cấp và bổ sung thêm trang thiết bị như điều hoà, tivi, tủ lạnh... Đồng thời, các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ cũng được duy trì tốt.
Bảng 2.1: Mức cung ứng dịch vụ lưu trú ở VQG Cúc Phương
Loại phòng
Trang thiết bị
Số lượng
Khu cổng vườn
Khu trung tâm
Nhà luồng
- Phòng đôi, khép kín
- Điều hoà, Tivi
01
04
Căn hộ khép kín
(Khu hồ Mạc)
- Phòng đôi
- Khép kín
04
Nhà cấp III
- Phòng đôi, khép kín
- Điều hoà, tivi, tủ lạnh
04
- Phòng đôi, khép kín
- Điều hoà, tivi
24
Nhà cấp III
(Khumôi trường)
- Phòng đôi, khép kín
- Điều hoà, tivi, tủ lạnh
03
- Phòng đôi, khép kín
- Quạt, tivi
01
Căn hộ khép kín
(Khumôi trường)
- 04 giường
- Quạt
- Vệ sinh chung
06
Nhà sàn
- Phòng đôi
05
05
- Phòng đơn
02
04
Nhà sàn tập thể
- 30 -40 người
04
01
Nhà hai tầng B
- 04 giường đơn
07
Nhà trại
- 15 người
05
(Nguồn: Số liệu thống kê, Ban Quản lý Du lịch VQG Cúc Phương, 2007)
* Về dịch vụ ăn uống và bán hàng
Hai khâu này hiện vẫn được thực hiện khoán quản theo các nhóm nhỏ. Ban du lịch có 05 nhà hàng ăn uống và 05 quầy bán hàng lưu niệm đặt ở 03 khu nhà nghỉ. Về cơ sở vật chất tuy không hiện đại, nhưng luôn đảm bảo khang trang sạch sẽ, đội ngũ nhân viên phục vụ hầu hết đã qua đào tạo nhưng tính chuyên nghiệp trong kinh doanh chưa cao.
Khâu dịch vụ ăn uống đã đáp ứng được 100% nhu cầu đặt ăn của các đoàn khách đến tham quan, kể cả ở giữa khu rừng. Sự đa dạng và chất lượng của món ăn tuy chưa cao nhưng giá cả hợp lý và luôn đảm bảo tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra vụ việc ngộ độc thức ăn hay sử dụng thực phẩm kém chất lượng. Tiệc đứng, lửa trại ở Cúc Phương hiện nay đang là một hoạt động hấp dẫn, thu hút nhiều đoàn khách trong và ngoài nước.
Các quầy bán hàng lưu niệm và nước giải khát đã tạm đủ để phục vụ du khách, mặc dù xa khu dân cư, thiếu sự cạnh tranh nhưng số lượng và chất lượng mặt hàng ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Các quầy đều thống nhất bán chung một giá, các mặt hàng được niêm yết giá cả công khai và hoàn toàn không có hiện tượng chèo kéo, ép mua hoặc bóp chẹt về giá cả.
2.3. Nguồn nhân lực
Tổng số lao động trong Ban Du lịch của vườn là 35 người, trong đó biên chế là 8 người, lao động hợp đồng không thời hạn là 21 người, hợp đồng công việc là 6 người, ngoài ra thuê khoán 5 người lao động theo ngày để làm những công việc không ổn định. Nhìn chung, trình độ nhân viên của vườn chưa đồng đều:
- Trình độ đại học là 9 người, trong đó tốt nghiệp các chuyên ngành Lâm nghiệp: 5 người; Du lịch: 1 người; Ngoại ngữ: 1 người và Kinh tế 2 người.
- Trình độ trung cấp là 10 người, trong đó tôt nghiệp chủ yếu là Trung cấp lâm nghiệp và 1 người tốt nghiệp chuyên ngành du lịch.
- Trình độ sơ cấp là 15 người chủ yếu là các ngành nghề buồng, bàn, nấu ăn, hướng dẫn và số còn lại là lao động phổ thông.
Qua số liệu trên cho thấy thực trạng chất lượng lao động của Ban du lịch còn một số tồn tại sau: về số lượng thì còn mỏng; về trình độ chuyên môn được đào tạo thiếu về chuyên ngành du lịch, ngoại ngữ và quản trị kinh doanh, thể hiện tính chuyên nghiệp chưa cao. Mặc dù, VQG Cúc Phương nói chung và Ban du lịch nói riêng có chính sách ưu tiên trong việc tuyển dụng lao động là người địa phương vào làm việc trong các lĩnh vực: bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học và kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhưng số lượng chưa cao vì việc tuyển dụng còn gặp một số trở ngại lớn là người dân nơi đây rất khó có thể đáp ứng tốt được khả năng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, trong tương lai VQG Cúc Phương muốn phát triển tốt loại hình du lịch sinh thái và muốn cho cuộc sống của người dân bên trong và ngoài vùng đệm này càng được đảm bảo và tốt hơn thì việc đào tạo cộng đồng địa phương nơi đây tham gia vào hoạt động du lịch là việc làm không thể tránh khỏi.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của VQG Cúc Phương từ năm 2002 đến năm 2006
2.4.1. Số lượng khách
Bảng 2.2: Lượng khách đến tham quan VQG Cúc Phương
(giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006)
Đơn vị tính: lượt khách
Năm
Khách
2002
2003
2004
2005
2006
Khách nội địa
70.334
55.002
65.770
57.466
69.763
Khách quốc tế
3.934
4.227
5.129
5.792
6.976
Tổng số khách
74.268
59.229
70.899
63.258
76.739
(Nguồn: Số liệu thống kê, Ban Quản lý Du lịch VQG Cúc Phương, 2007
Biểu đồ 2.1: Sự tăng trưởng về khách du lịch
Dựa vào số lượng thống kê ở trên, có thể thấy số lượng khách du lịch số lượng khách tham quan quốc tế của VQG Cúc Phương tăng không đồng đều qua từng năm, đặc biệt là lượng khách du lịch nội địa. Hơn nữa, hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương lại không có sự phân biệt rõ rệt về mùa du lịch, thường mở quanh năm, song lượng khách thường đông hơn vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 12 và từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm) lượng khách chiếm tới 70% với cả khách trong nước và ngoài nước. Trong đó:
Khách du lịch trong nước bao gồm chủ yếu các thành phần là học sinh, sinh viên của các trường phổ thông và các trường đại học ở nhiều địa phương trong cả nước chiếm tới 60% đến thăm vườn với thời gian tham quan chủ yếu vào các ngày lễ, cuối tuần.... Còn lại là các tập khách khác như: khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học và các cơ quan tổ chức ở các cấp ngành địa phương....
Khách du lịch nước ngoài với hai thành phần chủ yếu, đó là khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng nhiệt đới về hệ động - thực vật, về công tác bảo tồn và khách du lịch tự nhiên thuần tuý tìm hiểu về thiên nhiên và tính chất nguyên sinh của VQG.
Mặc dù, hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương có sự tăng lên về mặt số lượng nhưng khách du lịch đến tham quan tại đây chủ yếu 60% là khách tham quan trong ngày, thời gian lưu trú ngắn. Số lượng lưu trú tại vườn chiếm tỷ lệ nhỏ, thời gian lưu trú thường không quá 3 ngày. Do vậy, doanh thu từ du lịch còn chưa tương xứng với số lượng khách đến tham quan.
2.4.2. Doanh thu
Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương
(giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006)
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
1.991.326
1.406.706
1.735.666
1.859.013
2.100.000
Tổng chi
1.848.228
1.001.257
1.317.132
1.405.470
1.600.000
Lợi nhuận trước thuế
143.098
405.449
418.534
453.543
500.000
(Nguồn: Số liệu thống kê, Ban Quản lý Du lịch VQG Cúc Phương, 2007)
0
500000
1000000
1500000
2000000
2002
2003
2004
2005
2006
Năm
Doanh thu
Năm
Doanh thu
Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ hoạt động du lịch qua các năm
Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của VQG Cúc Phương ngày càng tăng mặc dù số lượng du khách tăng lên không đồng đều. Điều này chứng tỏ Ban du lịch của vườn đã biết khai thác tốt hơn những tài nguyên trong vườn và đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách tham quan. Tuy nhiên, các nguồn thu này từ hoạt động du lịch của vườn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xứng đáng với nguồn tài nguyên du lịch của vườn. Hầu hết các khoản thu chủ yếu từ lệ phí tham quan, phòng nghỉ còn các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá còn hạn chế.
Hơn nữa, trong tổng số doanh thu thì nguồn thu từ khách nước ngoài đóng góp một tỷ lệ đáng kể (khoảng 40%) mặc dù số khách nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ (7 -10%) so với tổng số khách đến thăm vườn.
Như vậy, để tăng doanh thu trong tương lai, Ban Du lịch VQG Cúc Phương cần có cơ chế, chính sách hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan và lưu trú dài ngày của khách du lịch nội địa và thu hút thời gian lưu trú dài ngày hơn đối với khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn uống và hàng hoá bán cho du khách cũng cần có sự đầu tư nâng cấp; các giá trị văn hoá bản địa nơi đây cần được khai thác tối ưu để phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Đây cũng là cơ hội tốt để cộng đồng địa phương (đặc biệt là các xã vùng đệm của vườn) có cơ hội tốt tham gia vào hoạt động phục vụ và kinh doanh du lịch của vườn.
2.5. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương đối với hoạt động du lịch tại Cúc Phương
2.5.1. Khái quát về cộng đồng địa phương tại Cúc Phương
Khu bảo tồn thiên nhiên do nhà nước quyết định thành lập, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác và phá huỷ giới tự nhiên trong đó nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn nguyên vị loài động vật, thực vật, bảo tồn nguồn gen tự nhiên có giá trị khoa học, kinh tế, giải trí, giáo dục và thẩm mĩ. Hệ thống sinh thái trong khu VQG phải được giữ nguyên trạng, không có sự can thiệp của con người vào môi trường vật lí và các hệ động vật, thực vật. Các mối quan hệ qua lại giữa hệ sinh vật và môi trường, giữa các hệ sinh vật và bên trong mỗi hệ sinh vật vận hành theo quy luật cân bằng tự nhiên. Các chức năng sản xuất, điều hoà và bảo vệ trong hệ thống triển khai một cách bình thường. VQG là đối tượng quản lí theo một quy chế nghiêm ngặt do nhà nước ban hành. VQG được phân thành 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính - dịch vụ. Các khu dịch vụ dành cho hoạt động tham quan, giải trí và trụ sở cơ quan quản lý; có thể thiết kế đường sá, vườn cây, hồ nước và công trình phục vụ khách tham quan. Để bảo đảm an toàn việc bảo tồn các hệ động vật, hệ thực vật, hệ sinh thái có vùng đệm. Đó là vùng đất đai được phép khai thác hạn chế vì mục đích dân sinh nằm liền kề với VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên, là hành lang an toàn bảo vệ, kiểm soát, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào VQG. Vùng đệm thường được xây dựng tại các danh lam thắng cảnh, nơi có nhiều tài nguyên quý giá, nhất là tài nguyên sinh vật, dùng làm nơi nghiên cứu tự nhiên nguyên sinh hoặc làm nơi du lịch, nghỉ ngơi. Vùng này cũng là vùng tiếp giáp với khu bảo vệ, bao quanh toàn bộ hay một phần của khu bảo vệ. Vùng đệm nằm ngoài diện tích của khu bảo vệ và không thuộc quyền quản lý của ban bảo vệ.[24]
Chức năng và nhiệm vụ của vùng đệm: chức năng sinh thái mở rộng phạm vi sinh sống và cư trú cho các loài hoang dã, phát triển sinh thái vùng đệm; chức năng kinh tế -xã hội - đáp ứng nhu cầu tối thiểu của các sản phẩm nông - lâm nghiệp để không khai thác lâm sản trong khu bảo tồn thiên nhiên. Việc sử dụng đất đai ở đây không được gây mâu thuẫn với hệ sinh thái tự nhiên của khu bảo tồn và chức năng làm lá chắn cho khu bảo vệ, ngăn ngừa xâm nhập từ xa đến, từ ngoài vào.
VQG Cúc Phương nằm trên phạm vi của 15 xã thuộc 4 huyện của 3 tỉnh Ninh Bình; Hoà Bình và Thanh Hoá. Hiện này vùng này có 1215 hộ với 62.350 nhân khẩu trong đó có 70% là đồng bào dân tộc Mường.
Sau khi thực hiện quyết định số 251/CTDL ngày 1/10/1980 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển 130 hộ của 6 xóm thuộc xã Cúc Phương ra bên ngoài ranh giới VQG Cúc Phương và Quyết định số 5319/KTTH ngày 22/10/1993 về Ân Nghĩa ra khỏi ranh giới, hiện tại sự phân bổ dân cư trên địa bàn VQG Cúc Phương như sau:
Trong ranh giới VQG Cúc Phương hiện tại có:
Dân cư sống xen kẽ trong khu bảo vệ nguyên vẹn gồm 4 xóm (xóm Nghéo, Biện, Đồi, Nội Thành) thuộc xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá.
Dân cư sống trong vùng phục hồi sinh thái: 2 xóm (xóm Nga, Sấm) thuộc xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
Trong vùng đệm - dải đất bao quanh, cách ranh giới rừng từ 1 đến 3km, bao gồm:
- Các xã thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình): Văn Phương, Kỳ Phú, Yên Quang, Ngọc Lương.
- Các xã thuộc huyện Thạch Thành (Thanh Hoá): Thành Mỹ, Thành Yên, Thạch Yên.
- Các xã thuộc huyện Yên Thuỷ (Hoà Bình): Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Hàng Trạm.
- Các xã thuộc huyện Lạc Sơn (Hoà Bình): An Nghĩa, Yên Nghiệp.
Có thể nói, đời sống của nhân dân cả trong và ngoài vùng đệm của VQG Cúc Phương còn rất nhiều khó khăn: dân số tăng nhanh, diện tích canh tác ngày càng hạn hẹp, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp mà cây trồng chủ yếu là mía, chè. Song diện tích cây công nghiệp hàng năm không ổn định, sản xuất lâm nghiệp và các ngành nghề khác chưa phát triển. Phương thức canh tác còn lạc hậu, chưa có sự đầu tư chiều sâu cho sản xuất. Một số hộ sống giáp ranh vẫn chưa tập trung vào sản xuất mà còn nặng về khai thác lâm sản trong rừng để sinh sống.
Mạng lưới giao thông ở các xã đã có song chủ yếu vẫn là đường đất và bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt về mùa mưa lũ giao thông gần như ngưng trệ, chủ yếu là đi bộ.
Hệ thống điện lưới mới chỉ có ở các vùng trung tâm xã và các làng phụ cận. Còn các làng xã khác chưa có điện là do dân không có kinh phí để xây dựng đường dây tải điện và trạm biến áp.
Một số xã đã có trạm xá song điều kiện cơ sở vật chất đều rất tạm bợ chủ yếu là do các y tá, hộ lý đảm nhận chưa có y bác sỹ. Do vậy, việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng còn rất kém.
Hầu hết, trường học của các xã chưa được xây dựng kiên cố và tình trạng thiếu phòng học vẫn xảy ra nghiêm trọng, có nơi học sinh phải đi học 3 ca một ngày còn học sinh tiểu học phải đi bộ 10km mới tới trường.
Có thể nghiên cứu điển hình mức sống của người dân hai xã Kỳ Phú và Cúc Phương - hai xã thuộc vùng đệm nằm sát ngay cổng VQG Cúc Phương như sau:
*Về dân số- dân cư và lao động
Cúc Phương và Kỳ Phú là hai xã miền núi nên dân số không đông, tập trung không đều, chủ yếu ở ven đường giao thông chính, thưa thớt ở núi cao và khu vực vườn quốc gia. Mật độ dân số của Kỳ Phú là 87 người/km2 còn ở Cúc Phương là 21 người/km2.
Bảng 2.4: Dân số và sự phân bố dân cư các xã Cúc Phương và Kỳ Phú
Xã
Dân số (người)
Diện tích (km2)
Mật độ dân số
(người/km2)
Kỳ Phú
4950
57,0
87
Cúc Phương
2640
123,7
21
(Nguồn: phòng thông kê xã)
Thành phần dân tộc của hai xã gồm dân tộc Kinh và Mường (chiếm hơn 70%). Tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số tại hai xã này lại khá cao (ở Kỳ Phú là 1,006 và Cúc Phương 0,8) và đây là những yếu tố lý giải cho sự nghèo đói của hai xã này. Mặc dù đất đai rộng nhưng vẫn chưa tìm ra phương án hiệu quả để khắc phục khó khăn hay nói cách khác là cả hai xã đều chưa tìm ra mô hình sản xuất phù hợp để nâng cao năng suất, trong khi đó dân số tăng làm cho nhu cầu sử dụng lương thực không ngừng tăng. Hơn nữa, nguồn lao động của hai xã này tuy dồi dào nhưng mô hình sản xuất chưa phù hợp; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp... Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến mức sống thấp của người dân nơi đây.
*Về giáo dục - y tế
Giáo dục:
Đã được quan tâm như chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì và tăng số học sinh tới trường. Song hệ thống các trường cấp xã còn nhiều hạn chế, đặc biệt xã Kỳ Phú: không có trường cấp III, học sinh phải sang các xã khác học.
Bảng 2.5: Tình hình giáo dục của xã Kỳ Phú và Cúc Phương
Đơn vị
học sinh/giáo viên
Mầm non
Tiểu học
THCS
THPT
Kỳ Phú
178/14
438/20
432/20
161/0
Cúc Phương
151/14
249/17
425/20
315/27
(Nguồn: Uỷ ban Nhân dân xã Cúc Phương và Kỳ Phú)
Chính vì vậy, hầu hết con em người dân nơi đây chỉ được học hết bậc tiểu học hoặc phổ thông cơ sở còn bậc học Trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dân trí thấp của người dân nơi đây và các xã lân cận.
Y tế
Hai xã đều có trạm xá, tuy nhiên các trạm xá lại chưa có bác sỹ. Các bệnh thường gặp ở đây là các bệnh có liên quan đến khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: sốt rét, viêm họng, đường ruột....
Chế độ dinh dưỡng cho nhu cầu con người hầu hết chưa được đảm bảo, khẩu phần các bữa ăn đều là các sản phẩm tự cung tự cấp hoặc trao đổi quy mô nhỏ. Tỷ lệ đạm (thịt, trứng, cá...) chưa đầy đủ. Tỷ lệ chi tiêu cho ăn uống ở Cúc Phương là 75% tổng chi tiêu và của Kỳ Phú là 71%.
* Về nhà ở:
Nhìn một cách toàn diện thì loại hình nhà ở sẽ thể hiện rõ nét mức sống của người dân hai xã này, đặc biệt thông qua các kiểu nhà ở:
Bảng 2.6: Cơ cấu nhà ở của xã Cúc Phương và Kỳ Phú
Đơn vị tính: %số hộ
Kiểu nhà
Xã
Nhà cấp 4
Nhà gỗ
Nhà tạm
Nhà 1 tầng
Nhà cao tầng
Cúc Phương
62
6
21
4
7
Kỳ Phú
59
9
21
9
2
(Nguồn: Số liệu thống kê của xã Cúc Phương và Kỳ Phú)
Điều đó chứng tỏ số hộ nghèo còn nhiều trong khi số hộ khá lại rất ít. Những hộ còn ở nhà chất lượng thấp đều là những gia đình làm ăn kém do thiếu vốn, thiếu lao động, lười lao động hoặc tất cả các lý do trên. Vốn có thể vay ngân hàng nhưng thường rất ít (khoảng 2-3 triệu đồng), không đủ đầu tư sản xuất hoặc đầu tư sai mục đích: mua xe máy trong khi làm nông nghiệp chứ không phải dịch vụ... Trường hợp thiếu lao động là những gia đình neo đơn, vợ chồng trẻ có con sớm.... Một số khác lại do tập tục của người dân tộc: uống nhiều rượu nên phá hoại khả năng lao động của họ. Còn những gia đình khá giả là do áp dụng thành công những mô hình kinh tế thích hợp: nuôi bò, hươu, dê, trồng nhiều dứa, ngô... Một số khác lại là viên chức hoặc làm dịch vụ như: xay sát, bán hàng tạp phẩm, xăng dầu....
Qua tình hình kinh tế dân sinh trên địa bàn vườn quốc gia Cúc Phương cho thấy đời sống của dân cư vùng đệm cũng như trong ranh giới vườn còn hết sức khó khăn, số hộ đói nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao khoảng 60%. Việc dựa vào tài nguyên rừng để sinh sống nhất là thời kỳ giáp hạt, lễ tết để thu hái lâm sản còn rất cao. Tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức cao, phương thức sản xuất của người dân còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng để phục vụ cuộc sống cho người dân còn thiếu. Do vậy, chất lượng cuộc sống của người dân còn ở mức thấp. Các dự án đầu tư nuôi Ong, Hươu của người dân nơi đây (nhất là bản Khanh) từ năm 1996 không mang lại cho người dân kết quả như họ đã mong muốn. Chính vì vậy, mặc dù người dân đã có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, họ vẫn biết vào rừng khai thác gỗ, thu hái lâm sản là sai phạm và vi phạm pháp luật nhưng vì kinh tế của họ còn quá khó khăn nên một số người dân vẫn cứ làm. Đây cũng chính là những hạn chế cơ bản cho việc phát triển bền vững của cộng đồng địa phương tại vườn quốc gia Cúc Phương.
Với những kết quả hoạt động du lịch trong những năm vừa qua của ngành du lịch Việt Nam nói chung, của vườn quốc gia Cúc Phương nói riêng và những đặc điểm của cộng đồng người dân tại đây, hoạt động du lịch cần phải xem xét như một phương thức cứu cánh để giúp người dân nơi đây đẩy lùi được nghèo đói và nâng cao mức sống của chính mình. Có như vậy, công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình nói riêng và của đất nước ta nói chung trong công cuộc đổi mới đất nước mới nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.5.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại Cúc Phương
Hoạt động du lịch ở Cúc Phương thường tập trung vào một số điểm, tuyến thăm quan chủ yếu, hình thức du lịch còn đơn điệu. Đến Cúc Phương, khách du lịch hầu hết đều đến cây Chò ngàn năm; tuyến Động người xưa - Cây Đăng cổ thụ; tuyến cây Sấu cổ thụ - sông Bưởi - Thác Giao Thuỷ - bản Mường là một tuyến du lịch kết hợp rất đặc sắc mang đậm bản chất của những tuyến du lịch sinh thái. Tuy nhiên, lượng khách lại rất thấp, chủ yếu là khách nước ngoài với hình thức đi bộ xuyên rừng rồi tới bản Khanh. Hình thức đi bè mảng trên sông Bưởi, thăm thác Giao Thuỷ, chưa thực sự được khai thác nhiều, mặc dù nó là tuyến du lịch mà cộng đồng địa phương có thể tham gia và mang lại những lợi ích cho họ.
Để nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho nhân dân vùng đệm VQG Cúc Phương đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, sức lực và nguồn vốn lớn. Với lợi thế về tài nguyên du lịch, vườn quốc gia Cúc Phương cũng đã tìm ra những phương hướng cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu to lớn và lâu dài dựa vào lợi thế của mình. Đó là dự án Hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống cho nhân dân vùng đệm giảm áp lực có hại đến VQG Cúc Phương, giai đoạn 2001 - 2005. Dự án được tiến hành tại 4 điểm thuộc 4 huyện vùng đệm - nơi mà cộng đồng địa phương nhìn chung còn giữ lại được nhiều nét đặc trưng văn hoá của dân tộc Mường: nhà sàn, khung dệt thổ cẩm và lễ hội cồng chiêng ....
- Xóm Nga xã Cúc Phương, xóm Lá (Yên Quang - Nho Quan)
- Xóm Trác xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ)
- Xóm Thổ xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn)
- Xóm Mõ xã Thành Yên (Thạch Thành)
Hình thức đầu tư của dự án:
VQG Cúc Phương phối hợp với chính quyền địa phương các điểm trên hỗ trợ kinh phí cải tạo nâng cấp nhà ở của dân để tham gia đón và phục vụ khách du lịch.
Cải tạo nâng cấp hệ thống điện nước sinh hoạt
Cải tạo nâng cấp các tuyến đường quan trọng
Hỗ trợ kinh phí khôi phục lại các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nuôi ong lấy mật, nuôi hươu, nai...
Quản lý và đưa vào sử dụng:
Kinh phí của dự án thông qua vườn sẽ đầu tư trực tiếp cho các hộ
Tại các bản, xã, huyện có dự án sẽ thành lập một ban quản lý trực tiếp điều hành, điều tiết sản xuất.
K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 139.doc