Đề tài Mô hình bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân nội trú

Tài liệu Đề tài Mô hình bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân nội trú:  ĐỀ TÀI MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TÓM TẮT Mục tiêu Xác định mô hình bệnh tật và tử vong ở những bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Nguyễn Trãi từ năm 2000 đến 2005 Phương pháp Nghiên cứu là một cắt ngang mô tả với dân số mục tiêu là tất cả bệnh nhân điều trị và xuất viện từ 01/01/2000 đến 31/12/2005 tại bệnh viện Nguyễn Trãi, với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Dữ kiện được hồi cứu từ những bệnh án lưu trữ trên máy tính của bệnh viện, và được phân tích với phần mềm STATA 8.0. Kết quả là những số thống kê mô tả tỉ lệ nhập viện và tử vong theo chương bệnh, và phân nhóm bệnh của ICD10. Kết quả Tỉ lệ bệnh lây nhập viện giảm, không lây tăng, tai nạn ngộ độc chấn thương giảm. Sáu chương bệnh hàng đầu là bệnh hệ tuần hoàn, bệnh hệ tiêu hoá, bệnh hô hấp, bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, bệnh mắt và phần phụ, bệnh nội tiết-dinh dưỡng và chuyển hoá. Năm phân nhóm bệnh có tỉ lệ n...

pdf92 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Mô hình bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân nội trú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ TÀI MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TÓM TẮT Mục tiêu Xác định mô hình bệnh tật và tử vong ở những bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Nguyễn Trãi từ năm 2000 đến 2005 Phương pháp Nghiên cứu là một cắt ngang mô tả với dân số mục tiêu là tất cả bệnh nhân điều trị và xuất viện từ 01/01/2000 đến 31/12/2005 tại bệnh viện Nguyễn Trãi, với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Dữ kiện được hồi cứu từ những bệnh án lưu trữ trên máy tính của bệnh viện, và được phân tích với phần mềm STATA 8.0. Kết quả là những số thống kê mô tả tỉ lệ nhập viện và tử vong theo chương bệnh, và phân nhóm bệnh của ICD10. Kết quả Tỉ lệ bệnh lây nhập viện giảm, không lây tăng, tai nạn ngộ độc chấn thương giảm. Sáu chương bệnh hàng đầu là bệnh hệ tuần hoàn, bệnh hệ tiêu hoá, bệnh hô hấp, bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, bệnh mắt và phần phụ, bệnh nội tiết-dinh dưỡng và chuyển hoá. Năm phân nhóm bệnh có tỉ lệ nhập viện cao nhất là tăng huyết áp, viêm thực quản dạ dày tá tràng, bệnh đường hô hấp dưới mạn tính, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, và tiểu đường. Tỉ lệ tử vong chung là thấp. Ba chương bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất là hệ tuần hoàn, triệu chứng và dấu chứng, và hô hấp. Năm bệnh tử vong hàng đầu là tăng huyết áp, nhóm nguyên nhân tử vong không rõ ràng hay không biết, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, bướu ác tính, và bệnh đường hô hấp dưới mạn tính. Kết luận Mô hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện Nguyễn Trãi trong sáu năm đầu thế kỷ 21 có đặc tính mô hình bệnh tật của các nước phát triển ở giai đoạn đầu. Những điều cần làm trong những năm sắp tới là phát hiện sớm bệnh, đẩy mạnh giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, tăng cường hiệu quả của các biện pháp điều trị sẵn có, và đầu tư cho những phương tiện chẩn đoán và điều trị tốt hơn. ABSTRACT Objective To identify the morbidity and mortality patterns of inpatients at Nguyen Trai hospital from 2000 to 2005 Methods A cross-sectional study was carried out on a sample systematically drawn from the target population of all inpatients discharged from Nguyen Trai hospital during the period of 01/01/2000 to 31/12/2005. Secondary data were retrieved from electronic health records and analyzed with STATA 8.0 software. Frequency distributions of causes of admission and death based on ICD 10 were calculated. Results The morbidity figure showed a decreasing trend of communicable diseases, and an increasing of non-communicable diseases and accidents, poisoning and injuries. The first six disease chapters were circulatory system; digestive system; respiratory system; infectious and parasitic diseases; eyes and adnexa; endocrinologic, nutritional, and metabolic diseases. The first five leading causes of admission were hypertension, gastritis and duodenitis, chronic lower respiratory diseases, local ischemic heart diseases, and mellitus diabetes. The overall mortality rate was low, with the predominant of the three chapters of circulatory system, non specific symptoms and signs, and respiratory system. The five leading causes of death were hypertension, deaths of undetermined origin, ischemic heart diseases, malignant tumors, and chronic lower respiratory diseases. Conclusion The morbidity and mortality patterns of inpatients at Nguyen Trai hospital in the first six years of the 21th century resemble the ones at the early phase of developed countries. What the hospital has to do in the coming years are early detection, enhancing health education to patients, improving the current health care services, and intensive investment for better means of diagnosis and treatment. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tật và tử vong do những yếu tố tác động như môi trường, thói quen, nghề nghiệp, tổ chức cơ sở y tế, nhân viên y tế. Đồng hành với sự phát triển kinh tế xã hội, bệnh tật và tử vong cũng chuyển dịch từ những bệnh lý lây nhiễm sang những bệnh lý do lối sống. Dự đoán về cơ cấu bệnh tật và tử vong toàn cầu đã có sự chuyển dịch trong thời gian từ năm 1990 đến 2020 [10]. Bệnh viện Nguyễn Trãi TP. HCM là bệnh viện đa khoa hạng I với nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc sức khỏe cho người có thẻ bảo hiểm y tế, cho người dân đóng viện phí có nhu cầu, và diện bảo vệ sức khỏe Thành ủy. Trong diện bảo hiểm y tế thường xuyên khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hầu hết là người hưu trí, tuổi cao nhiều bệnh tật phối hợp. Đồng thời do uy tín của bệnh viện, người dân đóng viện phí ở thành phố và các tỉnh trong cả nước đến khám chữa bệnh ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ và định hướng phát triển bệnh viện một cách bền vững cần có những thông tin về mắc và chết các bệnh, cùng với kết quả điều trị của những bệnh nhân mà bệnh viện đang phục vụ. Những thông tin này sẽ là cơ sở xây dựng kế hoạch nâng cấp cơ sở, đào tạo nhân lực, tăng cường trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, định hướng phát triển chuyên khoa mũi nhọn. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định mô hình bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Nguyễn Trãi trong 6 năm đầu thế kỷ 21. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu là một cắt ngang mô tả với dân số mục tiêu là tất cả bệnh nhân điều trị và xuất viện từ 01/01/2000 đến 31/12/2005 tại bệnh viện Nguyễn Trãi. Để có 95% tin tưởng xác định các tỉ lệ người bệnh nhập viện và tử vong hàng đầu, với tham số tham khảo là 0,415% (tỉ lệ mắc của các bệnh việm phổi trong năm 2005 [10]), với độ chính xác tương đối là 0,25, cỡ mẫu được ước lượng là 14.750 lượt bệnh nhân trong 6 năm nghiên cứu. Để xác định những kết quả liên quan đến tử vong, toàn bộ 940 trường hợp tử vong trong 6 năm được chọn. Mẫu được chọn là những bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Nguyễn Trãi từ 01/01/2000 đến 31/12/2005, và loại nếu bệnh án không đủ những dữ kiện cần thiết. Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 1:8 được sử dụng trên toàn bộ 128.633 bệnh nhân có bệnh án lưu trữ đầy đủ thông tin. Để đảm bảo tính chính xác của mô hình bệnh tật, nên mỗi bệnh nhân với một bệnh cụ thể chỉ được chọn 1 lần trong năm, do đó, trước khi chọn mẫu nếu những bệnh nhân nhập viện n lần trong một năm cùng một bệnh thì máy tính sẽ loại (n-1) tên của bệnh nhân này trong khung mẫu của năm đó. Dữ kiện được hồi cứu từ những bệnh án lưu trữ trên máy tính của bệnh viện. Sau khi chọn mẫu, máy tính sẽ trích xuất những dữ kiện liên quan vào một biểu mẫu. Các biến số nghiên cứu gồm có nhóm tuổi, giới, năm bệnh hoặc tử vong, loại bệnh tật theo bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 năm 1993 (ICD10: The tenth International Classification of Diseases), và tử vong. Dữ kiện được phân tích với phần mềm STATA 8.0, và kết quả là phân bố tần số nhập viện và tử vong theo chương bệnh, và phân nhóm bệnh. Phạm vi của bài báo này khu trú vào mô hình bệnh tật và tử vong, với 10 chương, 10 nhóm bệnh có tỉ lệ nhập viện hoặc tử vong cao nhất. KẾT QUẢ Bảng 1. Xu hướng bệnh tật tử vong của bệnh viện, tần số và (%) Nhóm bệnh 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Dịch lây Mắc 118 (5,18) 134 (5,59) 122 (4,93) 173 (6,34) 163 (5,99) 146 (4,75) 856 (5,46) Chết 9 (5,77) 12 (6, 94) 3 (1,93) 8 (4,54) 6 (4,44) 6 (4,17) 44 (4,69) Không lây Mắc 2024 (88,93) 2134 (89,10) 2257 (91,12) 2476 (90,70) 2537 (93,31) 2908 (94,54) 14336 (91,47) Chết 142 (91,03) 159 (91,91) 148 (95,48) 167 (94,89) 124 (91,85) 138 (95,83) 878 (93,50) Tai nạn, ngộ độc, chấn thương Mắc 134 (5,89) 127 (5,30) 98 (3,96) 81 (2,97) 19 (0,70) 22 (0,72) 481 (3,07) Chết 5 (3,20) 2 (1,15) 4 (2,58) 1 (0,57) 5 (3,71) 0 (0,00) 17 (1,81) Tỉ lệ bệnh lây là 5,46%, và bệnh không lây là trên 91% (Bảng 1). Tai nạn ngộ độc chấn thương giảm dần từ 5,89% năm 2000 xuống còn 0,72% năm 2005. Tỉ lệ tử vong của bệnh lây dưới 5%, của bệnh không lây trên 93%, và của tai nạn ngộ độc chấn thương là 1,81%. So sánh khuynh hướng 6 năm: bệnh lây nhập viện giảm, không lây tăng, tai nạn ngộ độc chấn thương giảm. Tử vong lây thấp nhưng giảm không đáng kể, không lây cao và tương đối hằng định, tai nạn ngộ độc chấn thương thấp và giảm khi so sánh hai thời điểm 2000 và 2005. Sáu chương bệnh hàng đầu trong tất cả 6 năm là bệnh hệ tuần hoàn (chương 9) (Bảng 2), bệnh hệ tiêu hoá (chương 11), bệnh hô hấp (chương 10), bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng (chương 1), bệnh mắt và phần phụ (chương 7), bệnh nội tiết-dinh dưỡng và chuyển hoá (chương 4). Trong 3 năm 2000 đến 2002, bốn chương bệnh từ thứ 7 đến 10 là, bướu tân sinh (chương 2), bệnh hệ niệu-sinh dục (chương 14), triệu chứng-dấu chứng và những phát hiện lâm sàng-cận lâm sàng bất thường, không phân loại nơi khác (chương 18). Trong 3 năm 2003-2005, chấn thương, ngộ độc (chương 19), không xuất hiện thay vào đó là hệ xương-cơ- khớp (chương 13). Ba chương bệnh tuần hoàn, bệnh tiêu hoá và bệnh hô hấp luôn luôn ở vị trí đầu trong tất cả các năm. Thứ tự của các chương còn lại thay đổi không đáng kể trong suốt 6 năm. Năm phân nhóm bệnh có tỉ lệ nhập viện cao nhất trong 6 năm 2000-2005 là bệnh tăng huyết áp (I10-I15), viêm thực quản dạ dày tá tràng (K20-K31), bệnh đường hô hấp dưới mạn tính (J40-J47), bệnh tim do thiếu máu cục bộ (I20-I25), tiểu đường (E10-E14) (Bảng 3). Trừ nhóm bệnh tăng huyết áp có tỉ lệ nhập viện tăng dần, 4 bệnh còn lại tương đối hằng định. Tỉ lệ tử vong chung là thấp và giảm dần từ 0,84% (2000) đến 0,45% trong năm 2005 (Bảng 4). Những kết quả tử vong theo chương bệnh (Bảng 5), phân nhóm bệnh (Bảng 6) được phân tích trên tổng 940 trường hợp tử vong của 6 năm 2000-2005. Ba chương bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong 6 năm, 2000-2005 là hệ tuần hoàn (chương 9), triệu chứng, dấu chứng (chương 18), hô hấp (chương 10) (Bảng 5). Tăng huyết áp là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong 6 năm với tỉ lệ trên 20% tử vong chung; 4 bệnh có tỉ lệ tử vong phổ biến đều trong suốt 6 năm là nhóm nguyên nhân tử vong không rõ ràng hay không biết (R95-R99), bệnh tim do thiếu máu cục bộ (I20-I25) là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ hai và ba nhưng là nhóm bệnh có tỉ lệ tử vong dao động trong 6 năm; bướu ác tính (C00-C97) có tỉ lệ tử vong tương đối ổn định, bắt đầu tăng từ 2004 và đến năm 2005 là 13,19% (Bảng 6). Bệnh đường hô hấp dưới mạn tính (J40-J47) là nguyên nhân tử vong hàng thứ năm, có khuynh hướng giảm nhẹ trong hai năm 2004 và 2005. Bảng 2. Phân bố 10 chương bệnh mắc cao nhất, tần số và (%) Chương bệnh Tên chương bệnh Tổng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 9 Bệnh hệ tuần hoàn 4381 (27,95) 533 (24,30) 615 (25,68) 712 (28,74) 760 (27,84) 786 (28,91) 955 (31,05) 11 Bệnh hệ tiêu hoá 2478 (15,81) 392 (17,22) 372 (15,53) 406 (16,39) 445 (16,30) 404 (14,86) 459 (14,92) 10 Bệnh hô hấp 2216 (14,14) 317 (13,93) 377 (15,74) 309 (12,47) 335 (12,27) 395 (14,53) 483 (15,70) 1 Bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng 856 (5,46) 118 (5,18) 134 (5,59) 122 (4,93) 173 (6,34) 163 (5,99) 146 (4,75) 7 Bệnh mắt và phần phụ 787 (5,02) 110 (4,83) 95 (3,97) 126 (5,09) 157 (5,75) 168 (6,18) 131 (4,26) 4 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hoá 778 (4,96) 118 (5,18) 115 (4,80) 126 (5,09) 133 (4,87) 124 (4,56) 162 (5,27) 2 Bướu tân sinh 766 (4,89) 141 (6,20) 144 (6,01) 138 (5,57) 121 (4,43) 97 (3,57) 125 (4,06) 14 Bệnh hệ niệu-sinh dục 703 (4,49) 121 (5,32) 124 (5,18) 98 (3,96) 106 (3,88) 119 (4,38) 135 (4,39) 18 Triệu chứng, dấu chứng và những phát hiện lâm sàng -cận lâm sàng bất thường, không phân loại nơi khác 615 (3,92) 63 (2,77) 88 (3,67) 97 (3,92) 128 (4,69) 130 (4,78) 109 (3,54) 13 Bệnh hệ cơ xương khớp, mô liên kết 582 (3,71) 117 (4,29) 126 (4,63) 156 (5,07) 19 Chấn thương, ngộ độc, và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài 442 (2,82) 131 (5,76) 120 (5,01) 94 (3,79) Bảng 3. Phân bố 10 bệnh mắc hàng đầu, tần số và (%) Nhóm bệnh Tên bệnh Tổng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 I10-I15 Tăng huyết áp 2679 (17,09) 308 (13,53) 339 (14,15) 426 (17,20) 481 (17,62) 504 (18,54) 621 (20,19) K20-K31 Bệnh của thực quản, dạ dày, tá tràng 1474 (9,40) 236 (10,37) 205 (8,56) 246 (9,93) 270 (9,89) 237 (8,72) 280 (9,10) J40-J47 Bệnh đường hô hấp dưới mạn tính 764 (4,87) 117 (5,14) 124 (5,18) 111 (4,48) 107 (3,92) 136 (5,00) 169 (5,49) I20-I25 Bệnh tim do thiếu máu cục bộ 627 (4,00) 103 (4,53) 96 (4,01) 97 (3,92) 99 (3,63) 113 (4,16) 119 (3,87) E10-E14 Tiểu đường 569 (3,63) 96 (4,22) 90 (3,76) 84 (3,39) 88 (3,22) 93 (3,42) 118 (3,84) I60-I69 Bệnh mạch máu não 496 (3,16) 73 (3,21) 80 (3,34) 79 (3,19) 87 (3,19) 75 (2,76) 102 (3,32) J30-J39 Bệnh khác của đường hô hấp trên 459 (2,93) 71 (3,12) 98 (4,09) 76 (2,80) 98 (3,19) R50-R69 Triệu chứng, dấu chứng toàn thân 459 (2,93) 75 (3,03) 101 (3,70) 89 (3,27) 92 (2,99) D10-D36 Bướu lành 415 (2,65) 91 (4,00) 101 (4,22) 78 (3,15) 71 (2,60) K35-K38 Bệnh ruột thừa 354 (2,26) 60 (2,64) 70 (2,92) A00-A09 Nhiễm trùng đường ruột 253 (2,25) 71 (2,60) C00-C97 Bướu ác tính 347 (2,21) 58 (2,34) 85 (2,76) I30-I52 Thể bệnh tim khác 344 (2,99) 67 (2,70) H25-H28 Bệnh thuỷ tinh thể 337 (2,15) 93 (3,41) 82 (3,02) H80-H83 Bệnh tai trong 337 (2,15) 77 (2,83) 90 (2,93) N20-N23 Sỏi niệu 326 (2,08) 58 (2,55) J20-J22 Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, cấp, khác 324 (2,07) 66 (2,76) Bảng 4. Tử vong chung năm 2000 – 2005, tần số và (%) (N=16075) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Tử vong 20 (0,84) 22 (0,89) 14 (0,55) 25 (0,90) 16 (0,58) 14 (0,45) 111 (0,69) Bảng 5. Mười chương bệnh tử vong hàng đầu, tần số và (%) Chương bệnh Tổng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 9 410 (43,66) 74 (47,44) 85 (49,13) 63 (40,65) 74 (42,05) 54 (40,00) 60 (41,67) 18 134 (14,27) 19 (12,18) 28 (16,18) 28 (18,06) 23 (13,07) 18 (13,33) 18 (12,50) 10 131 (13,95) 20 (12,82) 15 (8,67) 17 (10,97) 34 (19,32) 24 (17,78) 21 (14,58) 2 84 (8,95) 14 (8,97) 9 (5,20) 13 (8,39) 14 (7,95) 15 (11,11) 19 (13,19) 11 52 (5,54) 8 (5,13) 7 (4,05) 9 (5,81) 11 (6,25) 5 (3,70) 12 (8,33) 1 44 (4,69) 9 (5,77) 12 (6,94) 3 (1,94) 8 (4,55) 6 (4,44) 6 (4,17) 4 40 (4,26) 4 (2,56) 11 (6,36) 10 (6,45) 7 (3,98) 4 (2,96) 20 13 (1,38) 4 (2,56) 1 (0,58) 3 (1,94) 1 (0,57) 4 (2,96) 14 10 (1,06) 2 (1,28) 1 (0,58) 3 (1,94) 3 (1,70) 1 (0,69) 6 6 (0,64) 1 (0,58) 3 (1,94) 1 (0,74) 1 (0,69) 12 5 (0,53) 1 (0,64) 1 (0,58) 1 (0,65) 1 (0,74) 1 (0,69) 19 4 (0,43) 1 (0,64) 1 (0,58) 1 (0,65) 1 (0,74) 13 2 (0,21) 1 (0,58) 1 (0,57) 3 2 (0,21) 1 (0,69) Bảng 6. Phân bố 10 nhóm bệnh chết hàng đầu, tần số và (%) Nhóm bệnh Tổng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 I10-I15 204 (21,73) 37 (23,72) 47 (27,17) 33 (21,29) 36 (20,45) 22 (16,30) 29 (20,14) R95-R99 100 (10,65) 15 (9,62) 22 (12,72) 23 (14,84) 17 (9,66) 14 (10,37) 9 (6,25) I20-I25 96 (10,22) 16 (10,26) 26 (15,03) 12 (7,74) 20 (11,36) 8 (5,93) 14 (9,72) C00-C97 82 (8,73) 13 (8,33) 9 (5,20) 13 (8,39) 14 (7,95) 14 (10,37) 19 (13,19) J40-J47 56 (5,96) 9 (5,77) 10 (5,78) 8 (5,16) 15 (8,52) 7 (5,19) 7 (4,86) K70-K77 44 (4,69) 6 (3,47) 9 (5,81) 11 (6,25) 10 (6,94) E10-E14 36 (3,83) 11 (6,36) 8 (5,16) 7 (3.98) 4 (2,96) I60-I69 31 (3,30) 8 (5,13) 7 (4,52) 7 (5,19) I30-I52 30 (3,19) 6 (3,85) 6 (3,87) 4 (2,96) 7 (4,86) J10-J18 30 (3,19) 5 (3,21) 10 (5,68) 7 (5,19 I70-I79 29 (3,09) 10 (5,68) 10 (7,41) 6 (4,17) R50-R69 28 (2,98) 5 (2,89) 5 (2,84) 9 (6,25) J95-J99 15 (1,60) 4 (2,56) A15-A19 12 (1,28) 4 (2,56) 5 (2,89) B15-B19 11 (1,17) 4 (2,78) I05-I09 10 (1,06) 3 (1,94) BÀN LUẬN Xu hướng bệnh tật và tử vong của bệnh viện Nguyễn Trãi là mô hình bệnh tật và tử vong của các nước phát triển, trong đó bệnh không lây là ưu thế, rồi đến bệnh dịch lây, và tai nạn ngộ độc chấn thương (Bảng 1). Một lý giải khác cho tỉ lệ thấp cuả các bệnh lây là vì TP. HCM có nhiều bệnh viện chuyên khoa sâu nên bệnh nhân nhập bệnh viện Nguyễn Trãi chủ yếu là bệnh không lây. Với mô hình bệnh tật và tử vong của các nước phát triển, vấn đề đặt ra cho bệnh viện Nguyễn Trãi là trang thiết bị y tế và nhân lực phải được đầu tư ngang tầm, để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và sự phát triển bền vững. Mười chương bệnh và mười phân nhóm bệnh mắc hàng đầu Các chương bệnh hàng đầu trong 6 năm là tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp, bệnh nhiểm trùng và ký sinh trùng, bệnh mắt và phần phụ, nội tiết-dinh dưỡng-chuyển hoá, bướu, niệu-sinh dục; trong đó, ba chương tuần hoàn (chương 9), tiêu hoá (chương 11), và hô hấp (chương 10) luôn luôn ở vị trí đầu trong tất cả các năm (Bảng 2). Những dữ kiện của nghiên cứu này là những dữ kiện từ bệnh viện, với những bệnh nhân đến từ nhiều địa phương khác nhau, do đó, kết quả có thể không đại diện cho một cộng đồng dân cư cụ thể. Tuy nhiên, trong mô hình bệnh tật chung của cả nước, của hai khu vực đông nam bộ, và khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo niên giám thống kê y tế trong cùng thời khoảng [1] [2] [3] [4] [5] [6] ba chương tuần hoàn, tiêu hoá, và hô hấp luôn ở những vị trí cao. Trong số mười phân nhóm bệnh nhập viện hàng đầu, năm nhóm bệnh có tỉ lệ nhập viện cao nhất là tăng huyết áp, viêm thực quản-dạ dày-tá tràng, bệnh đường hô hấp dưới mạn tính, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, và tiểu đường (Bảng 3). Với sự phân bố của 5 phân nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao, đặt ra vấn đề tập trung đầu tư xây dựng các chuyên khoa phù hợp để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cũng như sự phát triển lâu dài của bệnh viện. Mười chương bệnh và mười phân nhóm bệnh tử vong hàng đầu Tỉ lệ tử vong chung trong 6 năm là thấp và giảm dần cho thấy hiệu quả cao của điều trị (Bảng 4). Theo bảng 5, trong mười chương bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu, chương bệnh hệ tuần hoàn, triệu chứng dấu chứng và những phát hiện lâm sàng-cận lâm sàng bất thường không phân loại nơi khác, bệnh hô hấp, bướu tân sinh, và bệnh hệ tiêu hóa luôn ở vị trí đầu trong tất cả các năm và có khuynh hướng giảm nhẹ, riêng chương bệnh hô hấp nhập viện tăng và tử vong tăng nhẹ. Mô hình này tương tự với thống kê tại Úc năm 2000-2002, các chương bệnh tử vong hàng đầu là tuần hoàn, hô hấp, nội tiết-dinh dưỡng và rối loạn chuyển hoá, tiêu hoá, triệu chứng-dấu chứng và những phát hiện lâm sàng-cận lâm sàng bất thường, không phân loại nơi khác [7]. Chương triệu chứng dấu chứng và những phát hiện lâm sàng-cận lâm sàng bất thường, không phân loại nơi khác) có tỉ lệ tử vong cao chủ yếu là do bệnh nhân khi đến bệnh viện đã ngưng tim ngưng thở (tạm gọi là chết truớc nhập viện) nhưng theo qui định chuyên môn sau 30 phút hồi sinh vô hiệu thì được nhìn nhận là tử vong. Việc mổ xác để xác định nguyên nhân chỉ tiến hành khi có yêu cầu của công an, hoặc được người nhà bệnh nhân đồng ý. Tuy nhiên, hầu hết gia đình bệnh nhân đều không đồng ý, do đó, nguyên nhân tử vong được chọn là triệu chứng dấu chứng và những phát hiện lâm sàng-cận lâm sàng bất thường, không phân loại nơi khác. Tử vong của chương bướu tân sinh có khuynh hướng tăng nhẹ cho dù tỉ lệ nhập viện của nhóm bệnh chương này giảm theo từng năm. Điều này xảy ra vì bệnh nhân bướu ác tính khi điều trị ở bệnh viện chuyên khoa đến giai đoạn xấu được cho ra viện và bệnh nhân nhập viện trở lại bệnh viện Nguyễn Trãi để được chăm sóc trong giai đoạn cuối cùng của cuộc sống. Chương nhiễm trùng-ký sinh trùng có khuynh hướng nhập viện tăng nhẹ hàng năm và tỉ lệ tử vong giảm dần, có thể việc điều trị của bệnh viện được nâng lên, hoặc có thể những bệnh nhân nặng ở nhóm bệnh này đã đến bệnh viện chuyên khoa lây. Mười bệnh tử vong hàng đầu là tăng huyết áp, nguyên nhân tử vong không rõ ràng hay không biết, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, bướu ác tính, bệnh đường hô hấp dưới mạn tính, bệnh của gan, tiểu đường, bệnh động mạch, tiểu động mạch và mao mạch, thể bệnh tim khác, và bệnh mạch máu não (Bảng 6). So sánh với các nước, mô hình tử vong của bệnh viện Nguyễn Trãi gần giống với mô hình tử vong của các bệnh viện ở Úc, cụ thể là bướu ác tính, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não, bệnh đường hô hấp dưới mạn tính, tai nạn chấn thương ngộ độc, tiểu đường, cảm cúm và viêm phổi, suy tim, bệnh động mạch, tiểu động mạch và mao mạch [8], và cũng gần giống với những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Singapore [9]. Sự so sánh này không thật sự sát hợp vì bệnh viện Nguyễn Trãi là bệnh viện đa khoa không có chuyên khoa sản, nhi, và ở TP. HCM có những bệnh viện chuyên khoa (Ung bướu, Chấn thương - Chỉnh hình, Sản, Nhi, Tai nạn, chấn thương sọ não) nên tần số nhập viện về bệnh ung bướu, bệnh nhiễm trùng, tai nạn- chấn thương là thấp. Với thứ tự các nhóm bệnh tử vong hàng đầu cũng cho thấy một phần mô hình tử vong đang dần dịch chuyển sang những bệnh bị ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại như tim mạch, hô hấp, ung thư, nội tiết. Tóm lại, mô hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện Nguyễn Trãi trong sáu năm đầu thế kỷ 21 có đặc tính mô hình bệnh tật của các nước phát triển ở giai đoạn đầu. Với những tiến bộ của tình trạng kinh tế, khoa học, và công nghiệp, đời sống của con người không còn lệ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên, mà chịu ảnh hưởng của cách sống và hành vi. Bệnh không lây, tai nạn chấn thương chiếm ưu thế trong số các bệnh nhập viện, và tử vong nghiêng về những bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư, và nội tiết. Những điều mà bệnh viện Nguyễn Trãi cần quan tâm trong những năm sắp tới là phát hiện sớm bệnh, đẩy mạnh giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, tăng cường hiệu quả của các biện pháp điều trị sẵn có, và đầu tư cho những phương tiện chẩn đoán và điều trị tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài - MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ.pdf
Tài liệu liên quan