Tài liệu Đề tài Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu và quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Lời mở đầu
Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, nói đến kinh doanh là một ngành không thể thiếu được, chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp phải luôn sản xuất nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, nhưng với điều kiện chi phí càng nhỏ càng tốt. Vì nó đóng vai trò yếu tố đầu vào trong khâu sản xuất, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quyết định đến vấn đề đó. Chính vì thế mà doanh nghiệp phải có kế hoạch quản lý tốt nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp vật tư đầy đủ kịp thời cả về số lượng lẫn chất lượng.
Một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt nguyên vật liệu đạt hiệu quả, đó là kế toán. Với cách thức khoa học hợp lý, bên kế toán sẽ đưa ra những thông tin chính xác giúp cho lãnh đạo công ty nắm được tình hình, để có những quyết định đúng đắn có lợi cho công ty.
Trong quá trình viết chuyên đề này, em đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Tuy nhiên với trình độ còn hạn chế, cho nên em viết chuyên đề này không khỏi nhữn...
36 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu và quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, nói đến kinh doanh là một ngành không thể thiếu được, chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp phải luôn sản xuất nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, nhưng với điều kiện chi phí càng nhỏ càng tốt. Vì nó đóng vai trò yếu tố đầu vào trong khâu sản xuất, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quyết định đến vấn đề đó. Chính vì thế mà doanh nghiệp phải có kế hoạch quản lý tốt nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp vật tư đầy đủ kịp thời cả về số lượng lẫn chất lượng.
Một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt nguyên vật liệu đạt hiệu quả, đó là kế toán. Với cách thức khoa học hợp lý, bên kế toán sẽ đưa ra những thông tin chính xác giúp cho lãnh đạo công ty nắm được tình hình, để có những quyết định đúng đắn có lợi cho công ty.
Trong quá trình viết chuyên đề này, em đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Tuy nhiên với trình độ còn hạn chế, cho nên em viết chuyên đề này không khỏi những sai sót. Vì vậy mà em kính mong những ý kiến đóng góp, các ý kiến của thầy cô giáo để em có được những kiến thức cơ bản trong con đường lập nghiệp.
Phần I
Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu và quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1. Vai trò của tổ chức nguyên vật liệu
1.1. Đặc điểm và vị trí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là đối tượng chính tạo nên sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, các loại đối tượng lao động được chuyển hoá toàn bộ vào sản phẩm mới và tạo nên chi phí trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu (NVL) là yếu tố quan trọng nhất trong giá thành sản phẩm, giá trị NVL không chỉ là đầu vào của khâu sản xuất, mà còn là một bộ phận của hàng tồn kho được bảo quản dự phòng khi cần thiết.
Từ các nội dung trên cho thấy NVL chiếm vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó mà doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán NVL, quản lý và sử dụng NVL một cách thiết thực không được lãng phí.
1.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng NVL
Kế toán vật liệu là phải ghi chép và phản ánh đầy đủ và kịp thời số liệu hiện có và tình hình luân chuyển NVL dự trữ. Thông qua các số liệu bên kế toán mà ta có thể biết được chất lượng, số lượng, giá trị từng loại NVL, để đưa ra được biện pháp quản lý tốt nhất, hạn chế mọi lãng phí để hạ được giá thành sản phẩm.
Muốn làm tốt công việc kế toán và quản lý NVL cần làm tốt những yêu cầu sau:
- Ghi chép đầy đủ để phản ánh kịp thời số liệu hiện có và tình hình luân chuyển của vật liệu, về giá trị và hiện vật, phải tính đúng giá NVL nhập - xuất, nhằm cho việc quản lý và sản xuất một cách tốt nhất.
- Kiểm tra quá trình thu mua NVL một cách chặt chẽ đúng với các hoá đơn chứng từ.
- Sử dụng kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho.
- Kiểm kê vật liệu, tìm ra mạnh yếu và kết quả sử dụng NVL, lập đầy đủ và báo cáo nhập xuất, và tồn sử dụng theo quy định.
Trên đây là nhiệm vụ của tổ chức kế toán NVL, muốn làm tốt các yêu cầu trên thì doanh nghiệp phải:
- Có đầy đủ kho tàng bảo quản tốt vật liệu, các công cụ cân, đong, đếm cần thiết.
- Vật liệu phải được sắp xếp khoa học để thuận tiện cho việc xuất - nhập và kiểm kê.
- Xây dựng được các định mức dự trữ và định mức tiêu hao.
- Mở sổ danh điểm nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý một cách tốt nhất, thuận lợi và đơn giản hoá giữa kho và phòng kế toán.
2. Phân loại và đánh giá NVL
2.1. Phân loại vật liệu
Tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, do tính chất sản xuất kinh doanh khác nhau mà sử dụng các loại vật liệu khác nhau, phân loại vật liệu và sắp xếp chúng theo từng nội dung cụ thể cả về công dụng lẫn tính chất. Có nhiều cách phân loại như theo công dụng kinh tế, theo nguồn hình thành,...
Tuỳ theo tình hình sử dụng mà phân loại vật liệu theo cách này hay cách khác. Trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu thường được phân loại theo công dụng kinh tế.
Theo cách phân loại này được chia ra thành các loại sau:
- NVL chính: Trong các doanh nghiệp khác nhau thì việc sử dụng các loại vật liệu cũng khác nhau, như: sắt, xi măng, gạch,... trong xây dựng cơ bản, vải trong doanh nghiệp may đó là những vật liệu cấu tạo nên thực thể sản phẩm. NVL chính dùng vào sản xuất nên chi phí trực tiếp.
- Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm như bao bì, đóng gói,...
- Nhiên liệu: Dùng để phục vụ cho công việc sản xuất sản phẩm, cho phương tiện, máy móc thiết bị hoạt động như: xăng, than, ga,...
- Phụ tùng thay thế: Bao gồm các phụ tùng thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất,...
- Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các thiết bị cần lắp và không cần lắp, công cụ, khí cụ,... dùng cho công tác xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên, vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ.
NVL trong doanh nghiệp thì có 2 loại, đó là NVL mua ngoài, NVL tự gia công.
Nếu căn cứ cả vào NVL mục đích sử dụng NVL chia thành NVL trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh và NVL dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng,...
2.2. Đánh giá NVL
2.2.1. Nguyên tắc đánh giá
Vật liệu hiện có ở doanh nghiệp được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo kế toán theo trị giá vốn thực tế, tức là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có được số vật liệu đó.
2.2.2. Các cách đánh giá vật liệu
ã Đánh giá vật liệu theo giá trị thực tế:
- Giá vật liệu nhập kho:
+ Đối với vật liệu mua ngoài:
_ Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:
= + + -
_Nếu vật liệu mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT hay dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào các hoạt động sự nghiệp, văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng nguồn kinh phí:
= + + -
_ Nếu vật liệu mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT mà không thể hạch toán riêng được thì giá vật liệu là không có thuế GTGT, phần vật liệu mua vào dùng để sản xuất hàng hoá không chịu thuế GTGT sẽ được tính khấu trừ theo tỷ lệ doanh thu.
+ Đối với vật liệu tự gia công chế biến:
= +
+ Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
= + +
+ Giá vật liệu nhận góp vốn liên doanh là giá thoả thuận do các bên xác định (giá do hội đồng liên doanh xác định và giá theo biên bản).
+ Phế liệu thu hồi: là giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu.
- Giá vật liệu xuất kho:
Đối với vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để tính giá thực tế vật liệu xuất dùng theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán, nếu có thay đổi phải giải thích rõ ràng.
+ Phương pháp đơn giá bình quân:
Theo phương pháp này trước hết phải tính đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ theo công thức:
=
Sau đó tính trị giá mua thực tế của vật liệu xuất kho bằng cách lấy số lượng vật liệu xuất kho nhân với đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ.
+ Theo phương pháp nhập trước, xuất trước:
Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập kho trước thì xuất trước và lấy giá trị mua thực tế của số hàng đó để tính.
+ Theo phương pháp nhập sau, xuất trước:
Theo phương pháp này, người ta giả thiết số vật liệu nào nhập kho sau thì xuất kho trước. Vật liệu xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế của lô hàng đó để tính.
+ Theo giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng xuất kho để tính.
+ Tính trị giá mua vật liệu xuất kho theo phương pháp cân đối:
Theo phương pháp này, trước hết tính trị giá mua thực tế của vật liệu còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số lượng vật liệu còn lại cuối kỳ nhân với đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng. Sau đó dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của vật liệu xuất kho.
= + -
Để tính được trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho cần phải phân bổ chi phí mua cho số vật liệu đã xuất kho theo công thức:
= x
Trên cơ sở trị giá mua thực tế của vật liệu xuất kho và chi phí mua của vật liệu xuất kho đã tính được, kế toán tổng hợp lại để xác định trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho.
+ Tính theo đơn giá mua thực tế tồn đầu kỳ:
Theo phương pháp này, trị giá mua thực tế của hàng xuất kho được tính bằng công thức:
= x
ã Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán:
Đối với các doanh nghiệp mua vật liệu thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng và chủng loại vật liệu nhập xuất kho nhiều thì có thể sử dụng giá hạch toán để tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho. Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng, giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập, xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán. Cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Để tính được trị giá thực tế của vật liệu xuất kho, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu luân chuyển trong kỳ (H).
H =
Sau đó tính trị giá thực tế của vật liệu xuất trong kỳ:
= x
3. Kế toán tăng, giảm NVL
3.1. Kế toán tổng hợp NVL
3.1.1. Phương pháp áp dụng
Theo chế độ kế toán hiện hành, một doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau để hạch toán NVL:
ã Phương pháp kê khai thường xuyên: là việc nhập, xuất vật liệu được thực hiện thường xuyên liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào tài khoản vật liệu tương ứng.
Để tính được trị giá vật liệu theo phương pháp này phải tổng hợp các hoá đơn xuất kho trong kỳ hoặc tính theo các phương pháp đã trình bày trên.
Ưu điểm của phương pháp này là giám đốc chặt chẽ tình hình tăng giảm vật tư hàng hoá giá trị vật tư tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Tuy nhiên, do việc phản ánh thường xuyên liên tục tình hình biến động tăng giảm vật liệu nên khối lượng hạch toán nhiều và phức tạp.
ã Phương pháp kiểm kê định kỳ: không phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất kho vật liệu ở tài khoản hàng tồn kho (152). Tài khoản này chỉ phản ánh trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Hàng ngày việc nhập NVL được phản ánh ở tài khoản 611 - Mua hàng cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho theo công thức sau:
= + -
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng kế toán. Nhưng độ chính xác của giá trị vật liệu không cao trong trường hợp bị hao hụt. Do đó phải tăng cường công tác quản lý bến bãi kho tàng chặt chẽ và nghiêm ngặt.
3.1.2. Kế toán các trường hợp tăng NVL
NVL tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, gia công, nhập liên doanh, liên kết,...
Mọi trường hợp tăng NVL phải có đầy đủ thủ tục chứng từ để làm cơ sở cho việc ghi tăng vật liệu ở sổ kế toán. Các chứng từ bắt buộc:
- Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu 08-VT)
- Phiếu mua hàng (mẫu 13-BH)
Ngoài ra có thể sử dụng các chứng từ hướng dẫn như:
- Biên bản kiêm nghiệm (mẫu 05-VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT)
- Chứng từ hoá đơn thuế GTGT.
Để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm vật tư - kế toán sử dụng các tài khoản dưới đây:
(1) TK 151 - Hàng mua đang đi đường - tài khoản này phản ánh giá trị vật liệu doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và hàng đang đi đường cuối tháng trước, tháng này đã nhập kho.
Kết cấu chủ yếu của tài khoản này như sau:
- Bên Nợ ghi:
+ Trị giá vật liệu đang đi đường (hàng đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp).
+ Kết chuyển trị giá vật tư đang đi đường cuối tháng từ TK 611 sang (phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Bên Có ghi:
+ Trị giá vật tư đang đi đường tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay.
+ Kết chuyển trị giá hàng đang đi đường đầu kỳ sang bên nợ TK 611 (phương pháp kiểm kê định kỳ).
(2) TK 152 - Nguyên liệu và vật liệu: Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm NVL theo trị giá vốn thực tế (hay giá thành thực tế).
Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
- Bên Nợ ghi:
+ Trị giá vốn thực tế của NVL tăng trong kỳ.
+ Số tiền điều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá lại.
+ Kết chuyển trị giá vốn thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ từ TK 611 sang (phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Bên Có ghi:
+ Trị giá vốn thực tế của NVL giảm trong kỳ do xuất dùng.
+ Số tiền giảm giá, trả lại NVL khi mua.
+ Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại.
+ Kết chuyển trị giá vốn thực tế của NVL tồn đầu kỳ sang TK 611 (phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Số dư nợ phản ánh trị giá vốn thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ.
Phương pháp kế toán tăng vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau:
- Nếu NVL mua có hoá đơn cùng về trong tháng, kế toán căn cứ vào hoá đơn để kiểm nhận và lập phiếu nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho ghi theo giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 141 - Tạm ứng
....
Các doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải có hoá đơn thuế GTGT, phần thuế GTGT được khấu trừ - kế toán ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
....
Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp, ghi trị giá vật tư nhập kho theo giá thanh toán ghi trên hoá đơn.
- Nếu NVL về trước, hoá đơn chưa về trong tháng, doanh nghiệp đối chiếu với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm nhận, lập phiếu nhập kho theo số thực nhận và giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Khi hoá đơn về sẽ điều chỉnh theo trị giá thực tế.
- Trường hợp vật tư nhập khẩu, doanh nghiệp phải tính thuế nhập khẩu theo giá tại cửa khẩu (giá CIF) và tính thuế GTGT phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Theo quy định hiện hành thuế GTGT của vật liệu nhập khẩu phải nộp theo từng lần nhập khẩu.
+ Căn cứ vào phiếu nhập kho vật liệu nhập khẩu - kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333 - Thuế xuất nhập khẩu)
+ Tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu - kế toán ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (13312)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331- Thuế GTGT phải nộp).
+ Khi dùng tiền gửi ngân hàng nộp thuế GTGT - kế toán ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
.....
Sang tháng sau khi hàng về nhập kho hoặc đưa ngay vào sử dụng:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Nợ TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường.
- Trong quá trình mua vật liệu, nếu doanh nghiệp thanh toán sớm tiền hàng theo quy định thoả thuận giữa hai bên, sẽ được hưởng số tiền chiết khấu tính theo tỷ lệ % trên giá mua hoặc hàng mua kém phẩm chất sẽ được bên bán giảm giá hay doanh nghiệp trả lại hàng mua. Trường hợp này - kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán (hoặc TK 111, 112...)
Có TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 721 - Thu nhập bất thường (phần chiết khấu mua hàng)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Tăng NVL do doanh nghiệp tự sản xuất gia công, kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Tăng NVL do nhận góp vốn liên doanh - kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
- Tăng NVL do đã xuất ra sử dụng nay không sử dụng hết nhập lại kho - kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp.
3.1.3. Kế toán giảm NVL
Mọi trường hợp giảm vật liệu phải lập đầy đủ thủ tục chứng từ để làm cơ sở ghi sổ kế toán. Các chứng từ giảm vật liệu bao gồm các chứng từ bắt buộc sau:
- Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 08-VT)
Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm (mẫu 05-VT).
Kế toán giảm vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau:
- Khi xuất vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc cho công tác quản lý doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Khi xuất kho vật liệu để góp vốn liên doanh kế toán phản ánh trị giá vốn góp theo giá Hội đồng liên doanh xác định, phần chênh lệch giữa trị giá vốn ghi sổ với trị giá vốn góp được phản ánh TK 412 - Chênh lệch do đánh giá lại:
Nợ TK 222 - Góp vốn liên doanh
Nợ TK 128 - Đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chênh lệch giảm)
Có TK 152 - Nguyên vật liệu.
Nếu chênh lệch tăng ghi phần chênh lệch đó ở bên có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Để ghi chép kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 611 - Mua hàng: Tài khoản này phản ánh trị giá vốn có của hàng luân chuyển trong tháng.
Kết cấu cơ bản TK 611 như sau:
- Bên Nợ ghi:
+ Trị giá vốn thực tế của hàng mua nhập kho.
+ Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ từ TK 152 sang.
- Bên Có ghi:
+ Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho.
+ Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ sang TK 152.
Tài khoản này không có số dư và gồm 2 tài khoản cấp 2.
- TK 6111 - Mua nguyên vật liệu
- TK 6112 - Mua hàng hoá.
Phương pháp kế toán ở TK 611 - Mua hàng như sau:
- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vật liệu đang đi đường và vật liệu tồn kho cuối kỳ trước sang TK 611 - Mua hàng.
Nợ TK 611 - Mua hàng
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Có TK 152 - Nguyên vật liệu.
- Trong kỳ, căn cứ vào phiếu nhập kho ghi trị giá vốn hàng nhập (giá chưa có thuế đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và giá thanh toán đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT) - kế toán ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng
Có TK 111, 112, 331...
Phần thuế GTGT ở đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ ghi ở bên Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ.
- Khoản tiền chiết khấu, giảm giá và hàng mua trả lại - ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Nợ TK 111 - Tiền mặt
....
Có TK 611 - Mua hàng.
- Các trường hợp tăng vật liệu do nhận vốn góp liên doanh - kế toán ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
- Cuối kỳ tính giá trị vật tư xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh hoặc gửi bán - kế toán ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 157 - Hàng gửi bán
Có TK 611 - Mua hàng.
- Trị giá vật tư kiểm kê cuối kỳ được chuyển sang TK 152.
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 611 - Mua hàng.
3.1.4. Kế toán chi tiết NVL
Kế toán chi tiết vật liệu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổ chức hạch toán chi tiết ở từng kho và ở bộ phận kế toán ở doanh nghiệp.
- Theo dõi hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại, nhóm, thứ của NVL cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị.
- Đảm bảo khớp đúng về nội dung các chỉ tiêu tương ứng giữa số liệu kế toán chi tiết với số liệu hạch toán chi tiết ở kho; giữa số liệu kế toán chi tiết với số liệu kế toán tổng hợp.
- Cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết hàng ngày, tuần kỳ theo yêu cầu quản trị hàng tồn kho.
Doanh nghiệp có thể hạch toán chi tiết NVL theo một trong các phương pháp sau:
3.1.5. Phương pháp ghi thẻ song song.
- ở kho:
Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất lưu kho của từng danh điểm vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập rồi ghi vào sổ đăng ký thẻ kho trước khi giao cho thủ kho ghi chép. Thẻ kho được bảo quản trong hòm thẻ hay tủ nhiều ngăn, trong đó thẻ kho được sắp xếp theo loại, nhóm, thứ của vật liệu, đảm bảo dễ tìm kiếm khi sử dụng.
Hàng ngày khi có nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu thực tế phát sinh thủ kho thực hiện việc thu phát vật liệu và ghi số lượng thực tế nhập xuất.
Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho thủ kho ghi số lượng thực tế nhập xuất vật liệu vào thẻ kho của vật liệu có liên quan. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻ kho, cuối ngày thủ kho tính ra số lượng hàng lưu kho để ghi vào cột "Tồn" của thẻ kho. Sau khi được sử dụng để ghi thẻ kho, các chứng từ nhập xuất kho được sắp xếp lại một cách hợp lý để giao cho kế toán.
- ở phòng kế toán:
Hàng ngày hay định kỳ 3 đến 5 ngày, nhân viên kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho và nhận chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, nhân viên kế toán hàng tồn kho kiểm tra chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ rồi căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào thẻ (sổ) chi tiết NVL, mỗi chứng từ được ghi một dòng. Thẻ (sổ) chi tiết NVL được mở cho từng danh điểm NVL tương tự thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất lưu kho theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu thành tiền. Số liệu trên thẻ (sổ) chi tiết được sử dụng để lập báo cáo nhanh về vật liệu theo yêu cầu quản trị hàng tồn kho.
Cuối tháng, kế toán cộng số liệu trên các thẻ (sổ) chi tiết NVL. Sau đó căn cứ vào số liệu dòng cộng ở thẻ (sổ) chi tiết hàng tồn kho để ghi vào bảng kê, nhập, xuất, lưu kho theo thứ, nhóm, loại NVL để có số liệu đối chiếu với kế toán tổng hợp hàng tồn kho.
- Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
+ Ưu điểm:
Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo sự chính xác của thông tin và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho quản trị hàng tồn kho.
+ Nhược điểm:
Khối lượng ghi chép lớn (đặc biệt trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều chủng loại NVL), ghi chép trùng lặp chỉ tiêu số lượng giữa kế toán và thủ kho.
+ Điều kiện áp dụng:
Thích hợp trong các doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, khối lượng các NVL nhập - xuất ít, phát sinh không thường xuyên, trình độ nhân viên kế toán chưa cao.
3.1.6. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- ở kho:
Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ song song.
- ở phòng kế toán:
Định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho từ thủ kho, kế toán thực hiện kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ. Sau đó thực hiện tập hợp các chứng từ nhập, xuất theo từng NVL (có thể lập bảng kê nhập, xuất NVL để thuận lợi cho việc theo dõi và ghi sổ đối chiếu luân chuyển).
Sổ đối chiếu luân chuyển được kế toán mở cho cả năm và được ghi vào, cuối mỗi tháng sổ được dùng để ghi chép tình hình nhập - xuất, lưu kho của từng thứ NVL cả về chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu thành tiền. Mỗi thứ NVL được ghi một dòng trên sổ. Sau khi hoàn thành việc ghi sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán thực hiện đối chiếu số liệu trên thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp.
- Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng:
+ Ưu điểm:
Với phương pháp này khối lượng ghi chép có giảm bớt so với phương pháp ghi thẻ song song.
+ Nhược điểm:
Vẫn trùng lặp chỉ tiêu số lượng giữa chi chép của thủ kho và kế toán.
Nếu không lập bảng kê nhập, xuất NVL thì việc sắp xếp chứng từ nhập, xuất trong cả tháng để ghi sổ đối chiếu luân chuyển dễ phát sinh nhầm lẫn.
Việc kiểm tra đối chiếu chỉ được tiến hành vào cuối tháng vì vậy hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán.
Theo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ quản trị hàng tồn kho thì các doanh nghiệp không nên sử dụng phương pháp này.
3.1.7. Phương pháp sổ số dư
- ở kho:
Ngoài việc sử dụng thẻ kho để ghi chép tương tự 2 phương pháp trên, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép số lưu kho cuối tháng của từng thứ NVL theo chỉ tiêu số lượng.
Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho, mở theo năm. Cuối mỗi tháng sổ số dư được chuyển cho thủ kho để ghi số lượng NVL trên cơ sở số liệu từ các thẻ kho.
- ở phòng kế toán:
Định kỳ nhân viên kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập, xuất kho. Tại phòng kế toán, nhân viên kế toán kiểm tra lại chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ. Sau đó tổng hợp giá trị (giá hạch toán) của hàng tồn kho theo từng nhóm, loại hàng nhập, xuất để ghi vào cột "thành tiền" của phiếu giao nhận chứng từ. Số liệu thành tiền trên phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất) NVL theo từng nhóm, loại hàng được ghi vào bảng kê luỹ kế nhập và bảng kê luỹ kế xuất NVL.
Các bảng này mở theo từng kho hoặc nhiều kho (nếu các kho được chuyên môn hoá). Vào cuối tháng sau khi nhận được sổ số dư từ thủ kho chuyển lên, kế toán tính giá hạch toán của hàng lưu kho để ghi vào sổ số dư cột "thành tiền". Sau đó cộng theo nhóm, loại vật liệu trên sổ số dư, số liệu này phải khớp với số liệu cột "lưu kho cuối tháng" của nhóm, loại vật liệu tương ứng trên bảng kê tổng hợp nhập, xuất lưu kho cùng kỳ.
- Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.
+ Ưu điểm:
Giảm bớt được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi chỉ tiêu thành tiền của NVL theo nhóm và theo loại.
Kế toán thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên việc bảo quản hàng trong kho.
+ Nhược điểm:
Do ở phòng kế toán chỉ ghi chỉ tiêu thành tiền của nhóm và loại hàng tồn kho, vì vậy để có thông tin về tình hình nhập, xuất hiện còn thứ vật liệu nào đó phải căn cứ vào số liệu trên thẻ kho.
Khi kiểm tra đối chiếu số liệu, nếu phát hiện sự không khớp đúng giữa số liệu trên sổ số dư với số liệu tương ứng trên bảng kê nhập, xuất lưu kho thì việc tìm kiếm tra cứu sẽ rất phức tạp.
+ Điều kiện áp dụng:
Nên áp dụng doanh nghiệp sử dụng nhiều chủng loại vật liệu, sử dụng giá hạch toán, trình độ chuyên môn của kế toán và thủ kho cao.
3.1.8. Kiểm kê, đánh giá lại và kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê NVL
Kiểm kê vật liệu là một biện pháp nhằm bổ sung và kiểm tra hiện trạng của vật liệu mà các phương pháp kế toán chưa phản ánh được. Thông qua kiểm kê, doanh nghiệp nắm được thực trạng của vật liệu cả về số lượng và chất lượng, ngăn ngừa hiện tượng tham ô, lãng phí vật tư, có biện pháp xử lý kịp thời những hiện tượng tiêu cực, nhằm quản lý tốt NVL.
Đánh giá lại NVL thường được thực hiện trong trường hợp đem vật liệu đi góp vốn liên doanh và trong trường hợp Nhà nước quy định nhằm bảo toàn vốn kinh doanh khi có sự biến động về giá cả.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, kiểm kê có thể được thực hiện theo phạm vi toàn doanh nghiệp hay từng bộ phận, đơn vị: kiểm kê định kỳ hay bất thường. Khi kiểm kê doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng hoặc Ban kiểm kê. Hội đồng hoặc Ban kiểm kê phải có thành phần đại diện lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm vật chất về bảo quản NVL, phòng kế toán và cán bộ nhân viên doanh nghiệp. Khi kiểm kê phải thực hiện cân, đong, đo, đếm và phải lập biên bản kiểm kê (mẫu 08-VT), xác định chênh lệch giữa số liệu thực kiểm kê với số liệu ghi trong sổ kế toán, trình bày ý kiến đề xuất xử lý các chênh lệch.
Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau:
- Căn cứ vào biên bản kiểm vật liệu, trường hợp phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân - kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3381)
- Trường hợp thiếu vật liệu chưa rõ nguyên nhân - kế toán ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 152 - Nguyên vật liệu
- Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu vật liệu người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường - kế toán ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 152.
- Khi kiểm tra nhận vật tư mua về nhập kho, nếu số kiểm nhận thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn số ghi trên hoá đơn, Hội đồng hoặc Ban kiểm nhận phải lập biên bản kiểm nghiệm và xác định nguyên nhân cụ thể để ghi sổ kế toán.
+ Nếu thừa với khối lượng lớn do bên bán giao nhầm kế toán phải ghi vào TK 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công hộ và phải có trách nhiệm báo cho bên bán biết để xử lý. Trong quá trình này doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản số vật liệu đó.
+ Nếu thừa hoặc thiếu với khối lượng ít do tính chất thương phẩm của vật liệu gây nên, kế toán phản ánh trong sổ kế toán giống như các trường hợp thừa thiếu khi kiểm kê đã trình bày ở trên.
- Trường hợp đánh giá vật tư, doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng hoặc Ban đánh giá lại.
Căn cứ vào biên bản đánh giá lại vật tư - kế toán ghi sổ như sau:
+ Nếu đánh giá lại lớn hơn giá ghi sổ kế toán, phần chênh lệch được ghi vào bên Có TK 412 - Chênh lệch do đánh giá lại tài sản:
Nợ TK 152
Có TK 412
+ Nếu đánh giá lại nhỏ hơn giá ghi sổ kế toán phần chênh lệch được ghi ở bên Nợ TK 412:
Nợ TK 412
Có TK 152.
Phần II
Thực tế tổ chức kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty bánh kẹo hải hà
1. Khái quát chung về công ty bánh kẹo hải hà
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bánh kẹo Hải Hà
Công ty Bánh kẹo Hải Hà lúc đầu cũng chỉ là một công ty nhỏ sản xuất ít mặt hàng, được thành lập 2/7/1968 cho đến nay thì công ty thực sự vững mạnh.
Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một pháp nhân kinh tế đầy đủ, trên cơ sở hoạt động vốn của công ty và vốn của Nhà nước, được hạch toán riêng, độc lập và có tài khoản ở ngân hàng, có con dấu riêng và chịu mọi trách nhiệm với cấp trên và Nhà nước.
Công ty được đặt tại 29 - Trương Định - Hà Nội, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu bao gồm (theo giấy phép kinh doanh 25/4/1992):
- Kinh doanh các loại bánh kẹo.
- Kinh doanh mì ăn liền.
- Kinh doanh bột gia vị.
- Kinh doanh sản phẩm nước uống có cồn và không cồn.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng mà công ty kinh doanh.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và công tác kế toán ở công ty Bánh kẹo Hải Hà
Xuất phát từ điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa, số lượng và chủng loại mặt hàng đa dạng địa bàn sản xuất tập trung, các phân xưởng ở gần nhau và gần với phòng kế toán. Do đó, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập chung tại phòng Tài vụ (còn gọi là phòng Tài chính - Kế toán).
Tại các phân xưởng chỉ có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ định kỳ gửi về phòng Tài chính - Kế toán. Việc sử dụng hình thức kế toán này tạo điều kiện thuận lợi cho phòng Tài chính - Kế toán chỉ đạo nghiệp vụ, phát huy đầy đủ vai trò, chức năng của kế toán, tạo điều kiện chuyên môn hoá, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, đảm bảo sự giám sát tập trung của kế toán trưởng đối với việc quản lý các hoạt động kế toán trong việc phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban toàn công ty.
Sơ đồ 6:
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty Bánh kẹo Hải Hà
Kế toán trưởng
Kế toán các PX
Kế toán tài sản cố định
Kế toán vật liệu
Kế toán thanh toán và tiền mặt
Kế toán tiền lương và ngân sách
Kế toán công nợ
Kế toán giá thành (Phó phòng)
Kế toán theo dõi tình hình tiêu thụ của CHGTSP
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Cụ thể: Tại các phân xưởng việc mua, nhập NVL tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất sản phẩm của từng phân xưởng. Việc nhập xuất vật tư cần phải cân, đong, đo, đếm cụ thể, từ đó lập các phiếu xuất kho định kỳ gửi lên phòng kế toán để xin thanh toán. Các phiếu nhập xuất kho được tập hợp lại cùng với báo cáo sử dụng vật tư hàng tháng được làm cơ sở cho việc lập báo cáo nhập - xuất - tồn vật tư.
Các phân xưởng theo dõi tình hình lao động của công nhân dựa vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán tiền lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành và gửi về phòng kế toán làm căn cứ cho việc hạch toán chi phí nhân công.
Tại phòng kế toán, sau khi nhận được các chứng từ hạch toán ban đầu theo sự phân công thực hiện các công việc kế toán từ kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ cho tới việc ghi sổ, tổng hợp hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin phục vụ quản lý, đồng thời dựa trên các báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo công ty trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng kế toán công ty dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc bao gồm 14 cán bộ kế toán với nghiệp vụ chuyên môn khá thành thạo gồm: 1 trưởng phòng kế toán, 1 phó phòng, 9 kế toán viên và 3 thủ quỹ.
1.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Bánh kẹo Hải Hà
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, công ty đang thực hiện tổ chức và vận dụng hình thức kế toán "Nhật ký chung" đây là một hình thức kế toán phù hợp và thuận tiện cho công tác kế toán của công ty, giúp kế toán giảm bớt khối lượng công việc và phù hợp với điều kiện xử lý thông tin bằng máy vi tính, cung cấp thông tin về kế toán kịp thời, đúng và đủ.
Sơ đồ 7:
Trình tự kế toán ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Sổ quỹ
Nhật ký chung
Sổ Cái
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết
Sổ tổng hợpsố liệu chi tiết
Bảng cân đối SPS
Báo cáo kế toán
(1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, lập định khoản kế toán rồi ghi vào sổ Nhật ký chung (theo thứ tự thời gian rồi ghi vào sổ cái liên quan).
(2) Trường hợp các chứng từ cần hạch toán chi tiết thì ghi vào các sổ kế toán chi tiết.
(3) Cuối tháng lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết.
(4) Những chứng từ thu chi tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.
(5) Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ quỹ kế toán ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ Cái.
(6) Từ sổ Cái, kế toán tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh vào cuối tháng.
(7) Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ Cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
(8) Cuối tháng tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán.
2. Phương pháp hạch toán NVL và tài khoản áp dụng.
2.1. Phương pháp hạch toán vật liệu tại công ty Bánh kẹo Hải Hà
Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô tương đối lớn, với chủng loại vật liệu sử dụng đa dạng, luôn luôn biến động, để có thể phù hợp với điều kiện riêng của mình và nâng cao hiệu quả công tác kế toán, công ty Bánh kẹo Hải Hà áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng. Việc hạch toán chi tiết NVL công ty áp dụng phương pháp thẻ song song.
2.2. Tài khoản sử dụng để hạch toán NVL tại công ty
Để áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên cho việc hạch toán vật liệu, công ty sử dụng các tài khoản sau:
- TK 152: Nguyên vật liệu - Tài khoản này được chi tiết.
+ TK 1521: Nguyên vật liệu chính
+ TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
+ TK 1523: Nhiên liệu
+ TK 1524: Phụ tùng thay thế
+ TK 1525: Thiết bị xây dựng cơ bản
+ TK 1526: Bao bì
+ TK 1527: Vật liệu khác
- TK 3311: Phải trả người bán vật liệu, CCDC
- TK 1421: Chi phí trả trước
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết gồm:
+ TK 6211: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng bánh 1
+ TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng bánh 2
+ TK 6213: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng bánh 3
+ TK 6214: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng kẹo
+ TK 6215: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng bột canh.
- Đối với những vật liệu mua ngoài không nhập kho mà dùng trực tiếp vào sản xuất, khi đó phát sinh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán sử dụng TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (vì công ty Bánh kẹo Hải Hà hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
- TK 6272: Chi phí NVL dùng cho quản lý phân xưởng.
- TK 6424: Chi phí NVL dùng cho quản lý doanh nghiệp.
- TK 1111: Tiền Việt Nam.
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
3. Tình hình tổ chức kế toán NVL và tình hình quản lý sử dụng NVL ở công ty Bánh kẹo Hải Hà
3.1. Tình hình quản lý NVL ở công ty Bánh kẹo Hải Hà
3.2. Đặc điểm vật liệu của công ty
Với đặc điểm của công ty: sản xuất bánh kẹo là chủ yếu, vì vậy NVL thành phần chính tạo nên sản phẩm rất đa dạng và phức tạp.
Vật liệu của công ty vừa phải nhập khẩu, vừa mua trong nước. Các loại vật liệu phải nhập khẩu như bột mỳ, bao gói sản phẩm,...
Chất lượng của NVL ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy khâu bảo quản NVL là công việc rất quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và việc tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường.
Do đặc điểm NVL của công ty vừa đa dạng, dễ bị hư hỏng kém phẩm chất do tác động của độ ẩm, khí hậu. Do vậy hệ thống kho tàng rất được coi trọng.
Hệ thống kho dự trữ của công ty được chia làm 4 loại gồm 6 kho:
- Kho chứa nhiên liệu: than đốt, xăng dầu, phụ tùng thay thế.
- Kho chứa nguyên vật liệu chính: kho muối, kho đường và các loại khác.
- Kho vật liệu phụ: tinh dầu, bao gói sản phẩm,...
- Kho công cụ dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng.
Các kho dự trữ của công ty được xây dựng cẩn thận, cao ráo, không dột nát, bố trí gần các phân xưởng sản xuất, thuận tiện cho việc chuyên chở và cung ứng kịp thời.
3.3. Phân loại vật liệu ở công ty
Vật liệu của công ty được theo dõi trên 5 mảng:
- Nguyên vật liệu chính bao gồm: bột mỳ, đường, sữa bột, dầu thực vật, bột sắn,... riêng đối với sản phẩm bột canh NVL chính của nó là muối, mì chính, đường, hạt tiêu, tỏi,... các loại vật liệu này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của công ty (khoảng 85%). Chính vì vậy, đòi hỏi các công ty phải theo dõi chặt chẽ, quản lý cụ thể, sát sao qua các khâu để góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Vật liệu phụ: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu được và làm tăng giá trị của sản phẩm. Đó là: Tinh dầu, NH4HCO3, NaHCO3, vani, phẩm màu,... Chúng tham gia vào quá trình sản xuất kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị màu cao.
- Nhiên liệu và phụ tùng thay thế: Xăng dầu, than Kíple, than củi, vòng bi,...
- Bao bì các loại luân chuyển một lần: Hộp cacton, túi bột canh, túi bánh, túi kẹo, khay bánh,...
- Vật liệu khác, vật liệu xây dựng cơ bản.
3.4. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty
Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập công ty phải tự lo liệu về nguồn hàng. Nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất cũng như chất lượng nguyên vật liệu.
Trong cơ chế thị trường, việc mua vật liệu tương đối thuận lợi đối với công ty. Tuy nhiên các nhà cung cấp của công ty hầu hết là bạn hàng quen thuộc, quan hệ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Vật liệu của công ty được nhập từ các nguồn sau:
ã Vật liệu mua ngoài:
Đây là nguồn nhập chủ yếu của công ty. Nguồn này gồm những vật liệu phải nhập ngoại và các vật liệu mua ở trong nước.
Vật liệu nhập ngoại nhiều nhất là bột mỳ, từ trước đến nay nguồn nhập chủ yếu từ các nước: Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Mỹ,... việc nhập thông qua công ty Thương mại Bảo Phước, công ty nông sản An Giang, công ty lương thực Thăng Long.
Ngoài ra công ty cũng nhập của tư nhân buôn bán bột mì. Công ty cũng phải nhập ngoại bao bì từ các công ty của Nhật, Singapore sau đó về gia công thêm, nhập các loại hương liệu như hương hoa quả, dầu chuối của Robeter nhập qua Hải Châu.
Các loại vật liệu mua trong nước: như đường do nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Sông Lam, nhà máy đường Vạn Điểm cung cấp.
Dầu ăn mua của cơ sở dầu Tường An - Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh, dầu Neptune. Muối ăn của xí nghiệp muối Nam Hà. Bao bì nhập của công ty TNHH Hoà Bình, công ty bao bì xuất khẩu I Phú Thượng...
ã Vật liệu thuê ngoài gia công chế biến.
Một số vật liệu của công ty như bao bì phải gia công trước khi sử dụng thì công ty thuê ngoài gia công. Các cơ sở gia công quen thuộc là tổ hợp Văn Chương, xí nghiệp in Tiến Bộ.
Các nhà cung cấp đều là bạn hàng quen thuộc nên công ty có thể mua hàng với phương thức trả chậm và chất lượng đảm bảo, được hưởng giảm giá chiết khấu,...
3.5. Tính giá vật liệu tại công ty
Việc tính giá vật liệu tại công ty được tính giá thực tế.
Đối với vật liệu nhập kho, giá để ghi sổ là giá gốc trên hoá đơn (giá chưa thuế GTGT) cộng với chi phí mua.
Cụ thể: Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho.
= + +
Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
= +
Đối với vật liệu là phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng thì giá trị thực tế vật liệu nhập kho là giá có thể bán hoặc giá ước tính.
Ví dụ: Ngày 11/3/2001 nhập kho 150.000 kg bột mỳ, giá mua chưa có thuế GTGT là: 4.570đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 600.000đ (VAT:10%).
Vậy giá bột mỳ nhập kho = 150.000 x 4.570 + 600.000 = 686.100.000đ.
Đối với vật liệu xuất kho: Do đặc điểm sản xuất của công ty mà số lần xuất kho vật liệu là nhiều và liên tục, nhưng số liệu nhập kho lại theo từng đợt không liên tục, số lượng nhập nhiều, do đó công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền từng lần nhập để xác định giá trị NVL xuất kho. Vì giá của vật liệu nhập kho thường ổn định nên giá của vật liệu công thức xác định:
= x
Đơn giá vật liệu xuất kho được xác định sau mỗi lần nhập:
=
4. Tổ chức kế toán NVL tại công ty Bánh kẹo Hải Hà
4.1. Chứng từ, thủ tục nhập - xuất vật liệu
ã Đối với các nghiệp vụ xuất kho
Căn cứ vào thực tế tình hình sản xuất và dự trữ toàn công ty phòng kế hoạch vật tư lập kế hoạch thu mua NVL.
Khi vật liệu về đến kho trước khi nhập căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với nhà cung cấp, ban kiểm nghiệm kiểm tra về số lượng và chất lượng NVL.
Ví dụ:
Biểu số 2.
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng số 44 của bên cung cấp ngày 2/3/2001 theo hợp đồng số 1134 ngày 15/2/2001.
Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông: Nguyễn Hồng Đăng - Đại diện phòng Kế hoạch - vật tư: Trưởng ban.
Ông: Lê Minh Hương - Đại diện phòng Kỹ thuật: Uỷ viên.
Bà: Nguyễn Thị Hà - Thủ kho - Uỷ viên.
Đã kiểm kê loại vật tư dưới đây:
Mã vật tư
Tên nhãn hiệu vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Theo CT
Thực nhập
Đúng quy cách
Không đúng quy cách
010006
Đường trắng
Kg
64.020
64.020
64.020
0
Kết luận của ban kiểm nghiệm: Đạt tiêu chuẩn nhập kho.
Uỷ viên
Uỷ viên
Trưởng ban
Nếu NVL nhập kho không đúng quy cách phẩm chất thì trả lại người bán hao hụt trong định mức thì tính vào giá nhập kho, ngoài định mức thì quy trách nhiệm bồi thường.
Khi vật liệu được chấp nhận nhập kho thì phòng kế hoạch lập phiếu nhập kho. Phiếu được lập thành 2 liên, 1 liên phòng kho vật tư giữ, 1 liên người lập giao cho thủ kho.
ã Đối với các nghiệp vụ xuất kho
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất ở các phân xưởng, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao NVL, từng bộ phận xin lĩnh vật liệu sẽ ghi vào "Phiếu xuất kho". Phiếu được lập cho một hoặc nhiều thứ vật liệu tại cùng một kho, cùng sản xuất một loại sản phẩm. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên.
- 1 liên người lĩnh giữ.
- 1 liên gửi lên phòng kế hoạch vật tư.
- 1 liên thủ kho chuyển cho phòng kế toán.
Phiếu xuất kho vật tư có mẫu như biểu số 5.
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Hà
phiếu xuất kho
Ngày 28/04/2001
Số: 105
Nợ TK 6211 - Phân xưởng bánh 1
Có TK 1521 - NVL chính
- Họ và tên người nhận: Hà Kiều Trang
- Bộ phận: Phân xưởng bánh 1
- Lý do xuất kho: Sản xuất bánh Hương Thảo
- Xuất tại kho: Anh Lợi.
STT
Vật tư nguyên liệu
Mã số
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Đường trắng
020003
kg
5.223
5.223
5.000
26.115.000
5.223
5.223
5.000
26.115.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Hai mươi sáu triệu một trăm mười lăm ngàn đồng chẵn.
Phụ trách bảo quản sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
Biểu số 6:
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Hà
phiếu xuất kho
Ngày 02/02/2001
Số: 366
Nợ TK 6213
Có TK 152
- Họ và tên người nhận: Nguyễn Kim Chi
- Bộ phận: Phân xưởng bánh 3
- Lý do xuất kho: Sản xuất bánh quy bơ
- Xuất tại kho: Chị Lãm.
STT
Vật tư nguyên liệu
Mã số
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Đường trắng
010002
kg
550
550
Cộng
550
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
Trường hợp xuất vật tư liên tục cho một bộ phận nào đó để sản xuất một loại sản phẩm thì công ty sử dụng "Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức". Phiếu này do phòng kế hoạch vật tư lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư. Phiếu được lập thành 3 liên:
- 1 liên người lĩnh giữ.
- 1 liên giao cho thủ kho.
- 1 liên phòng kế hoạch vật tư giữ.
Phiếu chỉ ghi tổng số liệu từng loại vật liệu xuất dùng trong tháng, vào cuối tháng hoặc khi kết thúc hạn mức trên phiếu (xem biểu đồ số 7).
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức
Tháng 02/2001
Số: 133
Nợ TK 6212
Có TK 1521
- Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Hà
- Bộ phận: Phân xưởng bánh 2
- Xuất tại kho: Anh Hân
STT
Vật tư, nguyên liệu
Mã số
ĐV tính
Hạn mức được tính
Thực lĩnh
Số lượng
Thành tiền
1
Bột mỳ
010001
kg
84.103
84.103
2
Đường trắng
010002
kg
12.384
12.384
Xuất ngày 28/02/2001
Phụ trách bộ phận
Phụ trách cung tiêu
Thủ kho
4.2. Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ nhập, xuất kho vật liệu
Việc hạch toán tổng hợp NVL được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 8:
Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL tại công ty bánh kẹo hải hà
TK 111,112,331,141
TK 333 (3333)
TK 154
TK 338
TK 412
TK 621, 642, 627
Nhập kho vật liệu
mua ngoài
Thuế NK tính vào
giá trị vật liệu nhập
Nhập kho VL thuê
ngoài gia công
Phát hiện VL thừa
khi kiểm kê chờ xử lý
Chênh lệch tăng do
đánh giá lại tài sản
Nhập lại VL đã xuất ra
sử dụng nay không sử dụng
TK 152 (1521,1522,...)
Xuất kho vật liệu
dùng cho sản xuất
Xuất kho VL dùng cho
QLPX, bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Xuất kho vật liệu
đi gia công
VL thiếu khi kiểm kê
chưa rõ nguyên nhân
Chênh lệch giảm do
đánh giá lại tài sản
TK 627,641,642
TK 154
TK 138
TK 412
TK 621 (6211,6212...)
Quá trình kế toán tổng hợp NVL được minh hoạ như sau:
- Ngày 02/02: Ông Cường nhập đường trắng của Nhà máy đường Lam Sơn số lượng 4.020 kg trị giá: 12.723.300đ chưa thanh toán (Hoá đơn mua hàng số 153).
Định khoản:
Nợ TK 1521 : 12.723.300
Có TK 3311 : 12.723.300
Nợ TK 133 : 1.272.330
Có TK 3311 : 1.272.330
- Ngày 02/02: Xuất đường trắng cho bánh Hải Hà - PX bánh 3 số lượng 550. Phiếu xuất kho số 366 (biểu số 6).
Đơn giá đường trắng xuất ngày 2/2 được tính như sau:
Trên sổ chi tiết vật liệu (biểu số 9) loại vật liệu: đường trắng:
- Số lượng đường trắng tồn đầu tháng: 61.825 kg
- Giá trị đường trắng tồn đầu tháng: 194.068.675 (đ)
- Số lượng đường trắng nhập trong ngày 2/2/2001: 4.020 kg
- Giá trị đường trắng nhập ngày 2/2/2001: 12.723.300 (đ).
= = 3.140
Suy ra:
= 3.140 x 550 = 1.727.000
Định khoản:
Nợ TK 6213 : 1.727.000
Có TK 1521 : 1.727.000
Việc định khoản như trên chỉ là ngầm định. Thực tế định khoản được thực hiện khi vào sổ chi tiết - Biểu số 9.
Từ số liệu ở các sổ chi tiết kế toán vào sổ Nhật ký chung (biểu số 10).
Biểu số 10:
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Trích sổ nhật ký chung
Năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
......
34
2/2
Nhập kho đường trắng
1521
3311
12.723.300
12.723.300
36
2/2
Xuất kho đường trắng cho bánh Quy bơ
6213
1521
1.727.000
1.727.000
222
3/2
Xuất đường cho bánh HD
6213
1521
3.454.000
3.454.000
40
3/2
Xuất đường cho bánh kem xốp
6212
1521
4.144.800
4.144.800
135
4/2
Xuất kho túi hương thảo
6211
1526
473.220
473.220
126
5/2
Xuất kho túi lương khô
6211
1526
2.24.610
2.264.610
325
5/2
Xuất kho tinh dầu cam cho PX B1
6211
1522
558.472
558.472
420
6/2
Mua sữa cho PX B1 (chưa trả tiền)
6211
133
331
2.076.240
207.624
2.283.864
507
8/2
Mua trứng gà cho PX B1 (đã trả tiền)
6211
133
111
181.320
18.132
199.452
111
28/2
Xuất kho bột mỳ cho PX B1
6211
1521
15.341.568
15341.568
Từ sổ Nhật ký chung, số liệu sẽ được chuyển vào sổ Cái tài khoản liên quan TK 152, 6211.
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ nhập xuất trong tháng, kế toán phân xưởng lập các bảng "Báo cáo sử dụng vật tư" ở từng phân xưởng rồi gửi phòng kế toán. Tại đây kế toán vật tư sẽ tổng hợp các phiếu xuất vật tư cho từng phân xưởng và tính ra lượng tiền tương ứng, rồi lập báo cáo nhập, xuất, tồn trong tháng (xem biểu số 14). Trong đó, trị giá của NVL tồn kho cuối tháng được xác định như sau:
4.3. Công tác kiểm kê NVL tại công ty
= + -
Kiểm kê NVL tại công ty Bánh kẹo Hải Hà nhằm xác định chính xác số lượng từng thứ NVL, vật liệu hiện có. Đồng thời kiểm tra tình hình bảo quản vật liệu, phát hiện kịp thời và xử lý trường hợp hao hụt, hư hỏng, mất mát,... Trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm của từng người bảo quản và sử dụng vật liệu, nâng cao hiệu quả quản lý NVL. Công tác kiểm kê được thực hiện mỗi năm 2 lần vào thời điểm cuối tháng 6 và cuối năm do ban kiểm kê tài sản của công ty tiến hành.
Kết quả kiểm kê, đánh giá lại, xác định chênh lệch được tập hợp vào "Báo cáo kiểm kê NVL". Báo cáo này được lập cho từng kho và theo từng loại vật liệu.
Phần III
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty bánh kẹo hải hà
ã ý kiến thứ nhất: Về hạch toán chi tiết vật liệu:
Sổ chi tiết vật liệu của công ty có đặc điểm khác với thẻ chi tiết là sổ có thêm cột tài khoản Nợ - Có, cột này dùng để kế toán định khoản luôn khi vào sổ, thực chất là thực hiện hạch toán tổng hợp trên sổ chi tiết. Làm như vậy sẽ rất tiện lợi cho việc vào Nhật ký chung và sổ Cái sau này. Đó là ưu điểm khi vận dụng của công ty. Nhưng nhược điểm trong cấu tạo sổ của công ty là không có cột số lượng và ghi vật liệu tồn kho hàng ngày cùng với cột nhập - xuất. Có thể biết được lượng và giá trị vật liệu tồn ở sổ tổng hợp cuối sổ chi tiết. Sổ tổng hợp này được cộng luỹ kế từng ngày ở trên máy. Nếu ngày nào muốn xem số liệu vật liệu tồn ngày đó thì xem trên máy còn sang ngày sau muốn xem của ngày trước thì đã bị cộng dồn lên. Vì cuối tháng kế toán mới in sổ chi tiết nên sổ tổng hợp in ra chỉ là số tồn của ngày cuối tháng cùng với tổng phát sinh toàn bộ tháng. Điều này rất khó khăn cho việc kiểm tra hoặc thông tin kế toán nếu cần số liệu tồn kho vật liệu của một ngày nào đó trong tháng thì không có trong sổ sách.
- Kiến nghị: Mẫu sổ chi tiết của công ty nên cấu tạo lại như sau:
Sổ chi tiết nguyên vật liệu
Từ ngày 01/02/2001 đến ngày 28/02/2001
Tên vật liệu: Đường trắng
Mã vật liệu: 010002
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
SL
ST
SL
ST
SL
ST
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tồn kho 1/2
Cộng PS trong tháng
Tồn kho 28/2
ã ý nghĩa của các cột trên sổ:
- Cột 1: Là ngày tháng ghi sổ cũng là ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế vì ngày nào ghi ngày đó.
- Cột 2: Là số hiệu chứng từ.
- Cột 3: Diễn giải nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột 4 và 5: Là số hiệu tài khoản ghi Nợ và Có khi kế toán định khoản nghiệp vụ kinh tế đó, dùng để ghi vào sổ NKC và sổ Cái sau đó trên máy vi tính.
- Cột 6: Là đơn giá vật liệu. Nếu là vật liệu nhập thì kế toán ghi giá nhập vào, nếu vật liệu xuất thì sau khi nhập các số liệu về nhập, xuất vật liệu trong ngày, máy tự xử lý và tính giá vật liệu xuất theo công tác tính giá bình quân gia quyền đã cài sẵn.
- Cột 7: Số lượng vật liệu nhập theo từng nghiệp vụ kinh tế.
- Cột 8 = (6) x (7): giá trị vật liệu nhập.
- Cột 9: Số lượng vật liệu xuất theo từng nghiệp vụ.
- Cột 10 = (6) x (9): giá trị vật liệu xuất.
- Cột 11: Số lượng vật liệu tồn cuối mỗi ngày.
- Cột 12: Giá trị vật liệu tồn mỗi ngày.
ã ý kiến thứ 2: Về việc sử dụng sổ Nhật ký đặc biệt.
Công ty không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt để theo dõi các loại nghiệp vụ thường xuyên phát sinh, đặc biệt sổ Nhật ký mua hàng. Mặt khác, công ty phải mua vật liệu từ nhiều nguồn, thường xuyên và thanh toán cùng thời điểm.
Để theo dõi cụ thể quá trình thu mua vật liệu và tiện cho việc ghi sổ Cái, công ty nên mở sổ Nhật ký mua vật liệu. Mẫu sổ như sau:
Sổ Nhật ký mua NVL
Tháng:
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản ghi nợ
Ghi có TK 331
TK ghi Có khác
Số
Ngày
Số hiệu
Tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
ã ý nghĩa của các cột:
- Cột 1: Ngày ghi sổ.
- Cột 2: Số hiệu chứng từ (phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng,...)
- Cột 3: Ngày lập chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ.
- Cột 4: Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột 5: Số hiệu tài khoản chi tiết vật liệu (Ví dụ: TK 1521, 1522,...)
- Cột 6: Số tiền phải trả người bán trong nghiệp vụ đó.
- Cột 7: Số tài khoản ghi có khác như: TK 111, TK 112.
- Cột 8: Số tiền tương ứng của các TK ghi ở cột 7.
Sổ này nên ghi hàng ngày khi thu chứng từ về để theo dõi đối chiếu với sổ Cái TK 331,...
ã ý kiến thức 3: Về việc sử dụng TK 151
Mặc dù trong cơ chế hiện nay hàng hoá dễ mua, thường là hàng và hoá đơn cùng về một lúc. Nhưng ở công ty vẫn xảy ra trường hợp hoá đơn về trước đến cuối tháng hàng vẫn chưa về. Do không sử dụng tài khoản hàng mua đang đi đường nên trong trường hợp này công ty thường phải để riêng hoá đơn chờ hàng về mới ghi sổ. Như vậy công ty nên sử dụng TK 151 - Hàng mua đang đi đường để hạch toán đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong trường hợp trên.
ã ý kiến thức 4: Về công tác kiểm tra NVL.
Sản phẩm của công ty có ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng NVL, do vậy công tác kiểm tra NVL đóng một vai trò quan trọng, nhưng công tác này vẫn chưa được tiến hành thường xuyên.
Chính vì thế mà công ty phải có một đội ngũ nhân viên kiểm tra chất lượng hàng mua về và hàng xuất ra một cách chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng, để có những quyết định xử lý kịp thời, đặc biệt là các thủ kho phải theo dõi, nếu sai, chất lượng kém phải báo lên công ty để xử lý kịp thời, để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
ã ý kiến thứ 5: Trang bị máy vi tính.
Trong công ty hiện nay đã được trang bị các loại máy vi tính hiện đại nhất theo hình thức sổ Cái chung nhưng mới chỉ được trang bị 4 máy vi tính cho việc thực hiện công tác kế toán. Làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ làm việc của phòng kế toán. Chính vì thế mà công ty phải trang bị thêm máy tính vào tất cả các bộ phận nhưng cơ bản vẫn là phòng kế toán, để cho phòng kế toán thực hiện được nhanh, chính xác.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán đã được các nhà kinh doanh quan niệm như một "ngôn ngữ kinh doanh" và coi như là một nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính, những phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng là nơi cung cấp các thông tin cần thiết cho công ty ra các quyết định phù hợp. Kế toán NVL giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của công ty. Là một sinh viên em đã tìm hiểu và nghiên cứu nên em cũng mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình về công tác kế toán NVL, và quản lý sử dụng NVL ở công ty, trên cơ sở đó phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm của công ty và cũng đề xuất một số ý kiến để công ty tham khảo, nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức kế toán NVL.
Vì trình độ của em còn hạn chế nên trong khi viết chuyên đề này em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong được sự đóng góp của các thầy, các cô để em được tiến bộ hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20011.DOC