Tài liệu Đề tài Lựa chọn một mô hình kinh tế trang trại: Phần mởđầu
Trong vài năm gần đây, kinh tế Việt Nam đều có mức tăng trưởng khá vàổn định khoảng trên 7%/năm. Từđóđời sống của nhân dân trong cả nước đãđược cải thiện rất nhiều. Đặc biệt làở những vùng sâu vùng xa ,những vùng cóđiều kiện kinh tếđặc biệt khó khăn ,thu nhập của các gia đình đều tăng.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước ,vùng trung du và miền núi phía bắc đã vàđang có những bước chuyển mình rõ rệt.Các vùng này đã dựa vào những lợi thế của mình để phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản...Chính vì lẽđó ,vùng ngày càng đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Một trong những mô hình kinh tếđược vùng ưu tiên phát triển vàđãđạt được thành tựu khá lớn ,đó là mô hình kinh tế trang trại . Có thể nói đây là mô hình kinh tế mới ra đời và phát triển ở Việt Nam nói chung và vung trung du và miền núi phía bắc nói riêng .Tuy còn khá mới mẻ song tầm quan trọng của nóđối với đời sống kinh tế xã hội trong vùng là rất lớn .Nhất làđôí với một vùng còn nhiều khó khăn như vùng trung du v...
42 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lựa chọn một mô hình kinh tế trang trại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mởđầu
Trong vài năm gần đây, kinh tế Việt Nam đều có mức tăng trưởng khá vàổn định khoảng trên 7%/năm. Từđóđời sống của nhân dân trong cả nước đãđược cải thiện rất nhiều. Đặc biệt làở những vùng sâu vùng xa ,những vùng cóđiều kiện kinh tếđặc biệt khó khăn ,thu nhập của các gia đình đều tăng.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước ,vùng trung du và miền núi phía bắc đã vàđang có những bước chuyển mình rõ rệt.Các vùng này đã dựa vào những lợi thế của mình để phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản...Chính vì lẽđó ,vùng ngày càng đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Một trong những mô hình kinh tếđược vùng ưu tiên phát triển vàđãđạt được thành tựu khá lớn ,đó là mô hình kinh tế trang trại . Có thể nói đây là mô hình kinh tế mới ra đời và phát triển ở Việt Nam nói chung và vung trung du và miền núi phía bắc nói riêng .Tuy còn khá mới mẻ song tầm quan trọng của nóđối với đời sống kinh tế xã hội trong vùng là rất lớn .Nhất làđôí với một vùng còn nhiều khó khăn như vùng trung du và miền núi phía bắc hiện nay.
Có thể nói ,kinh tế trang trại ra đời và phát triển đã tạo điều kiện để những người nông dân tự làm giàu trên mảnh đất của mình bằng sức lực của chính mình .Trên cơ sởđó ,họđã góp phần làm cho quê hương của mình ngày càng phát triển .Đồng thời, nhờ sự giao lưu học hỏi giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ trang trại ,các hộ còn khó khăn đã cóđiều kiện gia tăng sản xuất ,giải quyết vấn đề việc làm cho người dân .Từđó góp phần không nhỏ vào chương trình xoáđói giảm nhgèo 135...của chính phủ.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quảđạt được ,còn khá nhiều những vấn đề cần quan tâm xung quanh việc phát triển mô hình kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc. Trong đó cần phải xem xét việc lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội vàđiều kiện tự nhiên của vùng .Có như vậy ,các trang trại của vùng mới đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất .Trong phạm vi bài viết này em xin lí giải ý kiến cá nhân trong việc lựa chọn một mô hình kinh tế trang trại mà theo em là có khả năng phù hợp nhất với điều kiện riêng của vùng.
Bài viết này hoàn thành nhờ giúp đỡ tận tình của cô Trần Mai Hương .Song do thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót .Rất mong cô sẽ giúp đỡđể em có thể hoàn thành tốt hơn đềán của mình .Em xin chân thành cảm ơn cô.
Hà Nội ngày 9 tháng 11 năm 2003
Sinh Viên
Nguyễn Thị Kim Liên.
Phần nội dung
CHƯƠNG 1: MỘTSỐLÍLUẬNCHUNG
1/ Các khái niệm cơ bản và tính tất yếu khách quan của sự ra đời mô hình kinh tế trang trại ở nước ta:
1.1/Các khái niệm :
1.1a Khái niệm vềđầu tư , đầu tư phát triển:
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quảđầu tư ,chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau vềđầu tư.
Thuật ngữđầu tư ,có thể hiểu đồng nghĩa với sự bỏ ra ,sự hi sinh từđó ,có thể coi đầu tư là sự bỏ ra ,sự hi sinh những cái gìđóở hiện tại ( tiền ,sức lao động ,của cải vật chất ,trí tuệ) nhằm đạt kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai .Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hi sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế .
Từđây ta cóđịnh nghĩa vềđầu tư phát triển như sau:
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính ,nguồn lực vật chất , nguồn lực lao động và trí tuệđể xây dựng sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng ,mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng lên nền bệ ,bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực , thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạđộng của các tài sản nhằm duy trì tiềm lực họat động của các cơ sởđang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội ,tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
1.1b/Kinh tế trang trại:
Tuy trang trại ra đời rất sớm ở Việt Nam ,song các khái niệm và nhận dạng đầy đủ về kinh tế trang trại còn nhiều ý kiến khác nhau .Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu ,khái niệm về kinh tế trang trại :“trang trại là hình thức tổ chức kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá với qui mô tương đối lớn ,hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông ,lâm ,ngư nghiệp”.
Ngoài lao động mang tính huyết thống , các trang trại còn thuê lao động dưới hình thức qui hoạch vàđầu tư xây dựng phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâu dài.
ở nước ta, kinh tế trang trại được hình thành chủ yếu từ sự phát triển của kinh tế hộ gia đình .Bởi vì hầu hết chủ trang trại đều là người trực tiếp quản lí ,điều hành sản xuất kinh doanh ,lao động chủ yếu là người trong gia đình .Quá trình tích tụ và tập trung đất đai để hình thành trang trại không phải do tước đoạt và mua bán đất đai , mà chủ yếu thông qua sựđiều tiết thông qua quyền sử dụng đất ,giao khoán đất ,đấu thầu ,cho thuê...đất đai thường là gòđồi ,cằn cỗi và các đầm phá hoang hoá.
Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất rất linh hoạt cả về qui mô và tổ chức sản xuất .Trang trại là hình thức tổ chức lao động hàng hoá dựa trên cơ sở lao động ,đất đai tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình hoàn toàn tự chủ sản xuất kinh doanh ,bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác ,sản phẩm làm ra là chủ yếu làđể bán và tạo nguồn thu nhập cho gia đình.
1.2/Tính tất yếu khách quan sự ra đời mô hình kinh tế trang trại ở nước ta nói chung và vùng kinh tế trung du và miền núi phía bắc nói riêng:
Từđầu thập kỉ 90 lại đây, nền nông nghiệp của chúng ta đã có những bước chuyển mình “vĩđại” ,tổng sản lượng lương thực cũng như số lượng và chủng loại các loại gia súc ,gia cầm ,thuỷ sản ,các loại rau ,hoa quảđều có sự tăng trưởng vượt bậc ,năm sau cao hơn năm trước .Từ một đất nước luôn phải nhập khẩu lương thực , chúng ta đã vươn lên tự cung cấp đủ nhu cầu trong nước và có một lượng xuất bán .Sự chuyển mình vĩđại ấy do nhiều nguyên nhân ,song có một nguyên nhân rất chủ yếu ,rất quan trọng là hộ nông dân được quyền tự chủ trong sản xuất và trong kinh doanh .Tuy nhiên Đảng và nhà nước ta đã sớm nhận ra rằng tiềm năng và khả năng sản xuất của hộ nông dân sẽ bị kìm hãm và sản xuất dẫu có phát triển hơn trước ,song cũng mang tính tự cung ,tự cấp ,khó tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá vì nó bị bó hẹp tổng diện tích canh tác 400-600m2/khẩu như thường thấy ở các hộ nông dân đồng bằng bắc bộ và trung bộ .Khắc phục tình trạng này ,Đảng và Nhà nước đã chủ trương giao đất ,giao rừng ,giao vùng đất hoang hoá, vùng đầm phá soi, bãi...cho hộ nông dân có nhu cầu cũng như cho phép họ chuyển nhượng và tích tụ ruộng đất (có giới hạn ) để phát triển sản xuất . Kết quả là một loại hình sản xuất mới ra đời, sản xuất theo hướng hàng hoá ,tiếp cận với thị trường ,gắn liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá .Đó chính là hình thức sản xuất trang trại.
Ra đời từ thế kỉ 18 ở châu Âu màđiển hình làở Anh, Pháp, Nga kinh tế trang trại dựa trên một nền nông nghiệp có sự hỗ trợđắc lực của tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
Trong lịch sử nông nghiệp ,kiểu tổ chức kinh tế xã hội đầu tiên là sản xuất tự cấp tự túc .Những sản phẩm được sản xuất ra nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của chính bản thân người sản xuất ,chưa dùng để trao đổi ,mua bán nên sản xuất trong tái sản xuất gồm hai khâu :sản xuất xong thì tiêu dùng .Quá trình sản xuất có tính khép kín .
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây ,kinh tế hộđã có sự chuyển dịch từ tiểu nông –sản xuất tự cấp tự túc lên kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá vốn là nhân tố không thể thiếu được để thúc đẩy hiên đại hoá-công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn ,mà thực chất là hiện đại hoá nông nghiệp ,văn minh hoá nông thôn ,tri thức hoá nông thôn .
Có thể nói đây là do sự tất yếu khách quan của quá trình phát triển sản xuất từđơn giản đến phức tạp ,từ qui mô nhỏđến qui mô lớn ,đặc biệt là do sự phân công lao động trong xã hội diễn ra mạnh mẽ .Khi qui mô sản xuất tăng lên ,nhu cầu về lao động tăng .Do đó các hộ sản xuất kinh tế phải thuê thêm lao động bên ngoài .Thêm vào đó ,các hộ gia đình đã từng bước chuyển sang kinh tế sản xuất hàng hoá tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều...Vì lẽđó ,kinh tế sản xuất hộ gia đình đã từng bước chuyển dần sang các hộ sản xuất hàng hoá .Những hộ sản xuất giỏi ,tha thiết với nghề nông đã trở thành những chủ trang trại gia đình ,hoặc trang trại tư nhân .Nó phản ánh xu hướng vận động tất yếu của nông nghiệp từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn .
Sự phát triển kinh tế xã hội theo nhu cầu khách quan đã hình thành một hình thái sản xuất nông lâm ngư nghiệp để sản xuất hàng hoá ,với qui mô lớn ,đầu tư cao hơn và hiệu quả kinh tế xã hôị cũng cao hơn so với kinh tế sản xuất cá thể ,hộ gia đình ,đó là kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại một cách tất yếu, cũng có nhu cầu về hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu, cả về chiều ngang lẫn chiều dọc .Nó cũng cần có cả một hệ thống chính sách ,biện pháp ở tầm quản lí vĩ mô ,đóng vai trò là bàđỡ ,tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng ,lành mạnh của nó theo hướng chuyên môn hoá ,hợp tác hoá ,để trở thành nền nông nghiệp sản xúât lớn đủ sức là cơ sở nông nghiệp cho quá trình CNH-HDH.
*Sự cần thiết phải đầu tư phát triển theo mô hình kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc:
Có thể nói, so với cả nước, kinh tế vùng trung du và miền núi phía bắc chỉở mức trung bình . Đời sống nhân dân chưa cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, trong cơ cấu ngành kinh tế thìnông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp và dịch vụ tuy mấy năm gần đây đều tăng nhưng vẫn còn thấp.
Tuy nhiên,cũng như các vùng kinh tế khác trong cả nước, vùng trung du và miền núi phía bắc có chính sách hỗ trợ và khuyến khích nông nghiệp phát triển hướng tới xuất khẩu nông sản ra nước ngoài.
Như chúng ta đã biết, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đầu tư không được các nhàđầu tư muốn đầu tư lắm, do những hạn chế của nó như phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thị trường nông sản hay biến động, giá cả thay đổi phụ thuộc vào thị trường nông sản thế giới .. Do vậy để có thể thu hút các nhàđầu tưđầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhà nước đã có chính sách khuyến khích đầu tư, thực hiện việc miễn giảm thuế… cho các dựán nông nghiệp, đặc biệt làở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tếđặc biệt khó khăn.
Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên và vị tríđịa lí của vùng cũng rất thích hợp cho nông lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển.Như vậy nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi đểđầu tư phát triển.
Song trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, do yêu cầu của thị trường ...nên các chủđầu tư phải nghiên cứu mô hình đầu tư thích hợp nhất với vùng và phù hợp với điều kiện hiện nay.
Như ta đã biết, kinh tế trang trại ra đời và phát triển là tất yếu khách quan và rất cần thiết đối với nông nghiệp .Chính vì lẽđó, việc đầu tư phát triển mô hinh này đối với các chủđầu tư là một hướng đi đúng đắn . Đồng thời, đối với vùng nói chung thìđầu tư phát triển mô hinh kinh tế trang trại là rất phù hợp và cần thiết, cần phải được ưu tiên để mở rộng mô hình hơn nữa.
2/Vai trò của kinh tế trang trại đối với đời sống kinh- tế xã hội của vùng:
2.1/Về kinh tế:
Qua tìm hiểu thực tế sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp những năm gần đây, có thể khẳng định; hiện nay kinh tế trang trại là loại hình tổ chức kinh tế nông thôn có hiệu quả hơn kinh tế hộ nông dân , thậm chí tạm thời có thể , có nơi hiệu quả hơn cả kinh tế hợp tác và kinh tế nhà nước trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp . Chính vì vậy ,kinh tế trang trại đã có chỗđứng và luôn phát triển một cách tích cực ,góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn ,nâng cao năng suất lao động xã hội ,phủ xanh đất trống đồi núi trọc và những vùng hoang hoáở nông thôn.
Kinh tế trang trại đã chứng tỏ là một trong những loại hình tổ chức sản xuất quan trọng ,có vai trò và vị trí tiên phong trong tiến trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của Đảng và nhà nước trong kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn.
Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền sản xuất hàng hoáđược vận hành theo cơ chế thị trường ,có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,nên nó cũng được hưởng tất cả các chính sách đổi mới của đảng và nhà nước đối với nông nghiệp ;đồng thời ,kinh tế trang trại cũng phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nôngn nghiệp phải làm .Ngoài ra kinh tế trang trại mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá lớn ,sẽ phải gánh vác vai trò lịch sử của nó là thực hiện phân công sâu hơn và hợp tác rộng hơn ,cùng với các thành phần ,lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sản xuất nông ,lâm ngư nghiệp ,chế biến thực phẩm ,mở mang nghề dịch vụở nông thôn theo một cơ cấu hợp lí ,góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghịêp hoá ,hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn .
Bên cạnh đó, kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá ,tạo ra các vùng sản xuất tập trung ,làm tiền đề cho công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn ,tăng tốc độ phủ xanh đất trống ,đồi trọc ,cải thiện môi trường sinh thái.
Ngoài ra ,kinh tế trang trại góp phần khai thác thêm diện tích lớn đất trống ,đồi trọc, diện tích đất còn hoang hoá (khoảng 20-30 vạn ha) ,đưa vào sản xuất nông ,lâm ,ngư nghiệp ,nâng cao hiệu quả sử dụng đất,nhất làở các vùng trung du ,miền núi và ven biển.
Hơn nữa ,kinh tế trang trại góp phần huy động lượng vốn đầu tư khá lớn trong dân(có thể tới 2000 tỷđồng) đểđầu tư cho phát triển sản xuất nông ,lâm ,ngư nghiệp. Sự phát triẻn của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân ,mở mang thêm diện tích đất trống ,đồi núi trọc ,đất hoang hoá ,tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn ,góp phần xoáđói ,giảm nghèo ,tăng thêm sản phẩm hàng hoá cho xã hội.
Trang trại miền núi phía Bắc phát triển đã khai thác tiềm năng thế mạnh của miền núi( dất trống ,đồi núi trọc) tạo thành các vùng sản xuất hàng hoá .Tăng thêm nhiều việc làm ,thu nhập ,tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá ,từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát ra khỏi nền kinh tế tự cấp ,tự túc. Qui mô sản xuất hàng hoáđược mở rộng dựa trên việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Kinh tế trang trại ở miền núi phía Bắc phát triển mạnh là tiền đề quan trọng để thúc dẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội miền núi vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thực tiễn của sản xuất vàđời sống đã chứng minh phát triển kinh tế trang trại theo mô hình sinh thái VAC-R là một hướng đi đúng ,là con đường làm giàu chính đáng ,vững chắc nhằm khai thác tiềm năng lao động ,đất đai và thế mạnh riêng của mỗi địa phương.
2.2/Về xã hội:
Vai trò của kinh tế trang trại gia đình ở các vùng nghèo , xã nghèo không chỉ giới hạn ởý nghĩa kinh tếđơn thuần ,mà quan trọng hơn là mở ra khả năng xoáđói giảm nghèo ngay tại các vùng nghèo trên cơ sởp khai thác hợp lí tiềm năng đất đai , rừng ,nguồn nước và lao động tại chỗ với sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế và chính sách là chủ yếu.
Kinh tế trang trại phát triển góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn ,ngoài 30 vạn lao động của gia đình còn thuê thêm 10 vạn lao động thường xuyên và 20 triệu ngày công lao động thời vụ/năm.
Mặc dù mức dóng góp của vùng kinh tế trang trại còn thấp song nóđược tạo ra trên những vùng đất xấu ,khí hậu khắc nghiệt và chủ yếu bằng nguồn vốn đầu tư của các chủ trang trại gốc nông dân ,trong đó có nhiều xã nghèo thuộc chương trình 135. Mặt khác do phần lớn các trang trại thuộc loại tròng cây lâu năm và trồng và chăm sóc rừng nên tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc , bãi bồi ven sông nhanh hơn . Đây chính làđiều vô giá của mô hình kinh tế trang trại nói chung và của vùng nói riêng rất đấngtrân trọng và khuyến khích .
3/Một số mô hình đầu tư phát triển kinh tế trang trại của vùng:
Thực tế cho thấy kinh tế trang trại là mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến thích hợp với điều kiện vùng trung du và miền núi phía bắc. Đó là mô hình xoáđói , làm giàu của kinh tế hộ nông dân ở vùng đất rộng người thưa , có hệ sinh thái cây trồng vật nuôi đa dạng . Trang trại không chỉ phát triển cảở vùng nghèo ,xã nghèo và hộ nghèo ,trong đó có nhiều xãđặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 .Vai trò của kinh tế trang trại gia đình ở các vùng nghèo, xã nghèo không chỉ giới hạn ởý nghĩa kinh tếđơn thuần ,mà quan trọng hơn là mở ra khả năng xoáđói ,giảm nghèo ngay tại các vùng nghèo trên cơ sở khai thác hợp lí tiềm năng đất đai ,rừng ,nguồn nước và lao động tại chỗ với sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế và chính sách là chủ yếu .Bài học rút ra từ thực tế vùng trung du và miền núi phía bắc trong phát triển kinh tế hộ và kinh tế hợp tác ở nông thôn trong những năm đổi mới vừa qua ,thành công nhất là xây dựng mô hình kinh tế trang trại gia đình lấy sản xuất nông ,lâm nghiệp làm hướng chính.
Đối với các tỉnh TDMNPB ,đất đai vẫn còn nhiều ,nhất là các vùng cao núi đá , vùng biên giới .Vì vậy có thể coi hướng chủ yếu để phát triển kinh tế của vùng trong những năm tới là phát triển kinh tế trang trại.
Tuy nhiên vấn đềđặt ra là ai là người được làm trang trại .Theo chủ trương của Đảng về việc phát triển đa hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sởđa hình thức sở hữu trong nền kinh tế ,bất kì ai có nguyện vọng phát triển sản xuất và làm giàu bằng kinh doanh trang trại đều được khuyến khích .Nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền của họ về tài sản và thu nhập hợp pháp do kinh doanh mang lại.
Như chúng ta đã biết ,vùng TDMNPB có thể phát triển mô hình kinh tế trang trại nông ,lâm nghiệp (cây ăn quả ,cây công nghiệp ,cây lấy dầu ,chăn nuôi gia súc gia cầm...)
Thực tế cho thấy ,vùng đã hình thành 3 dạng trang trại chủ yếu mang tính đặc thù riêng :
_Trang trại của hộ gia đình nông dân địa phương hoặc hộ gia đình xây dựng kinh tế mới ,có vốn ,có lao động ,có kiến thức sản xuất kinh doanh ,nhận đất trồng rừng , cây ăn quả ,chăn nuôi đàn gia súc.
_Trang trại của hộ gia đình vốn là thành viên của các nông ,lâm trường .Sau khi thực hiện giao khoán vườn cây ,lô rừng ,đàn gia súc,gia đình đã trở thành đơn vị kinh tế gia đình độc lập ,tự chủ sản xuất ,tự chủ trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
_Trang trại của một số tư nhân thuộc dân cưđô thị ,khu công nghiệp .Họ có vốn và muốn kinh doanh nên đãđến xin nhận đất hoặc mua lại theo hình thức chuyển nhượng ở miền núi lập trang trại để sản xuất kinh doanh .
Các loại trang trại trên có hình thức kinh doanh khác nhau .Có loại trang trại kinh doanh tổng hợp theo phương thức nông lâm kết hợp .Có loại trang trại chuyên trông cây ăn quả .Có loại trang trại chuyên trồng cây cà phê và có loại trang trại hộ gia đình chuyên chăn nuôi bò sữa.
Như vậy xét về chủ trang trại ,bao gồm :
Chủ trang trại là các hộ nông dân .Trên cơ sởđất đai trước đây của từng gia đình, các hộ nông dân đã tăng về qui môđầu tư cao hơn , áp dụng khoa học công nghệ kĩ thuật vào trong sản xuất .Nhược điểm của những người nông dân là trình độ chủ trang trại chưa cao ,nhất là về thị trường ,về tiến bộ khoa học kĩ thuật ,khả năng thích ứng với nhu cầu của khách hàng .Đặc biệt đối với thị trường nước ngoài ,vì tiêu chuẩn kĩ thuật của các nước nhất là Mỹ và Châu Âu là rất cao .Chính vì vậy ,để có thể xuất khẩu sản phẩm vào các nước này các chủ trang trại phải cập nhật thông tin về thị trường cũng như phải có trình độ sản xuất kinh doanh giỏi.Đây làmột trở ngại lớn đối với các hộ nông dân .Thực tế cho thấy hộ nông dân làm trang trại là chủ yếu .
Chủ trang trại là những cán bộ công nhân viên chức về hưu...Họ nhận đất giao rừng của nhà nước để tiến hành sản xuất theo mô hình trang trại .Tuy nhiên tỉ lệ chủ trang trại thường thấp .Các chủ trang trại này có trình độ nhung do họ trước kia chưa chăn nuôi ,trồng trọt nên sẽ khá khó khăn trong việc trực tiếp lao động công việc nông nghiệp.
Chủ trang trại là những người bỏ tiền ra thuêđất ,lao động...để thành lập trang trại.
Tuy nhiên do vùng có diện tích tự nhiên không lớn và kinh tế xã hội của vùng chưa cao cũng như thị trường trong vùng chưa phát triển nên tỉ lệ loại hình này còn thấp .
_Xét về qui môđất đai ,thì có trang trại qui mô vừa và nhỏ ,qui mô lớn.
Tuỳ theo từng vùng mà cách xác định qui mô khác nhau.Với qui mô vừa và nhỏ ,các trang trại chỉđầu tư một lượng vốn không lớn ,sản phẩm dễ dàng tiêu thụ hơn nhất làđối với thị trường nhỏ hẹp ,chưa phát triển .Tuy nhiên lợi nhuận thu về sẽ không cao lắm.
Trong khi đó ,với qui môđất lớn đòi hỏi lượng vốn lớn ,trình độ quản lí ,sản xuất kinh doanh phải cao ,chuyên sâu hơn và thị trường tiêu thụ rộng lớn .Song nó có thể mang lại cho chủ trang trại mức lợi nhuận rất lớn khi kinh doanh của họ hiệu quả.
4/Các nhân tốảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển mô hình kinh tếtrang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc:
Có thể nói trong những năm gần đây, trang trại là mô hình kinh tếđược ưu tiên và khuyến khích phát triển đặc biệt ở những vùng còn nhiều khó khăn như vùng trung du và miền núi phía Bắc. Để phát triển mô hình này cần phải thu hút được nhiều nhàđầu tư bỏ vốn thành lập cũng như mởrộng các trang trại. Tuy nhiên việc đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả chủ quan nhàđầu tư và yếu tố khách quan tác động.
Trong bài viết này em xin đưa ra một số nhân tố có thểảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.Đó là:
Do mô hình này còn khá mới mẻở Việt Nam nói chung và vùng trung du và miền núi phía Bắc nói riêng nên các nhàđầu tư còn chưa quen với việc đầu tư vào mô hình này. Điều đóđã hạn chế việc thu hút vốn và các dựán đầu tư vào mô hình này.Bên cạnh đó, các nhàđầu tư còn nhiều e ngại khi đầu tư vào mô hình này vì bản thân ngành nông nghiệp đã không hấp dẫn với các chủđầu tư bằng công nghiệp và dịch vụ, những lĩnh vực được coi là thu được lợi nhuận cao...Như vậy, để hấp dẫn các nhàđầu tư phải có cơ chế quảng bá các chủ trang trại làm ăn có hiệu quả, thực hiện chương trình các chủ trang trại giao lưu học hỏi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, cách tiếp cận thị trường... Hay nói cách khác,việc đầu tư vào mô hình kinh tế trang trại trước hếtphụ thuộc vào bản thân nhàđầu tư.
Như trên đã phân tích, vùng trung du và miền núi phía Bắc chủ yếu phát triển trang trại qui mô hộ gia đình. Do vậy mô hình này phụ thuộc vào nhận thức cũng như khả năng của chủ trang trại. Các chủ trang trại sẽ quyết định đầu tư mô hình trang trại với qui mô lớn hay nhỏ, sản xuất kinh doanh cây, con gì...tuỳ thuộc vào qui mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn của mỗi chủđầu tư và nhu cầu thị trường đối với hàng hoá nông sản đó. Song do mức vốn của gia đình thường không lớn nên họ phải vay vốn của ngân hàng và của nhà nước.Tuy nhiên, hiện nay các chủđầu tư chưa thực sự yên tâm khi vay vốn ở ngân hàng do cơ chế cho vay còn nhiều bất cập.
Ngoài vấn đề về vốn, việc đầu tư vào mô hình kinh tế này còn phụ thuộc vào lao động, công nghệ, khoa học kỹ thuật...của vùng. Cũng giống các lĩnh vực khác của nền kinh tế, các trang trại muốn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cần có lực lượng lao động khá lớn, bao gồm cả lao động thời vụ và lao động thường xuyên. Bên cạnh đó, yếu tố khoa học công nghệđối với các trang trại là rất quan trọng. Các nhàđầu tư thường muốn đầu tư vào những lĩnh vực có trình độ khoa học công nghệ cao, tiên tiến.Về vấn đề khoa học công nghệ, có thể nói rằng, mô hình này chưa thực sự hấp dẫn các nhàđầu tư do trình độ chưa cao,đôi khi còn lạc hậu.
Không chỉ các yếu tố trên màđiều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc đầu tư vào mô hình kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc.Các yếu tốđịa lí, khí hậu, hệđộng thực vật... sẽ góp phần để nhàđầu tư quyết định đầu tư vào giống cây con gì, ở vùng nào là thích hợp nhất với sự tăng trưởng của nó...Nếu chủđầu tư sản xuất kinh doanh cay, con không thích hợp với điều kiện vùng đó thì khóđạt hiệu quả cao.
Thêm vào đó, các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội ,chỉ tiêu kinh tế...của nhà nước, địa phương ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của các nhàđầu tư. Có thể thấy, mô hình kinh tế trang trại rất được nhà nước ưu tiến phát triển ,đã vàđang tạo điều kiện thuận lợi cho các chủđầu tư khi đầu tư vào mô hình này.
Hiện nay, Đảng và nhà nước có chính sách khuyến khích đằu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng nhất làở những vùng miền núi, vùng còn khó khăn. Bên cạnh đó, chính phủ còn có chủ trương hỗ trợ các chủ trang trại về vốn với lãi suất vay ưu đãi, giống, kĩ thuật, một số nơi còn bao tiêu sản phẩm cho các trang trại hoặc hỗ trợ các chủđầu tư khi giá sản phẩm quá thấp.
Không chỉ các nhân tố trong nước mà những tác động của thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng tới việc đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại của cả nước nói chung và vùng trung du và miền núi phía Bắc nói riêng. Mặc dù nước ta là một nước nông nghiệp nhưng nhiều hàng nông sản phụ thuộc rất lớn và cung cầu trên thị trường thế giới. Đặc biệt chúng ta chủ yếu chỉ xuất khẩu nông sản dạng thô chưa qua chế biến nên gía trị thấp hơn nhiều so với sản phẩm chế biến. Mặt khác, sản phẩm thường bị kiểm tra rất chặt chẽ khi vào thị trường các nước Mỹ, Châu Âu kết hợp giá cả thị trường biến động gây khó khăn rất lớn cho các chủđầu tư khi tiêu thụ sản phẩm. Do vậy nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho hàng hoá nông sản và cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin thị trường , có dự báo chính xác về cung cầu trên thế giới và trong nước nhằm giúp các nhàđâu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào mô hình này.
Chương 2:Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trang trại miền núi phía Bắc:
1/Tổng quát vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chung của vùng:
Với vị trí nằm ở phía Bắc ,thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ,với địa hình chủ yếu làđồi núi thấp, sườn thoai thoải, đặc biệt là năm cánh cung phía đông bắc nên vùng có mùa đông lạnh, thích hợp cho cây ôn đới và cận nhiệt đới phát triển.
Bên cạnh đó, vùng có hệ thống đường giao thông khá phát triển ở miền đông bắc. Đó là hệ thống đường sắt từ HN -Đồng Đăng, HN – Thái Nguyên, HN-Lào Cai ...Và một hệ thống đường bộ lối liền các tỉnh trong vùng, nhưđường 4 lối liền các tỉnh biên giới phía bắc, quốc lộ 1B: HN-Lạng Sơn...rất thuận lợi cho việc cho việc luân chuyển hang hoá nhất là nông sản giữa các tỉnh, cũng như với các vùng kinh tế khác trong cả nước.Hơn thế, vùng có hệđộng thực vật rất phong phú vàđa dạng đặc biệt là thuộc miền ôn đới,trong đó có nhiều loài quí hiếm của thế giới.
Đặc bịêt, miền là nới tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, Lào. Do vậy, rất thuận tiện trong việc giao thương với các nước này ,cũng như làđầu mối quan trọng buôn bán giữa nước ta với các nước bạn. Hiện nay, kinh tế TQ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng cao vàổn định. Vì vậy, việc phát triển quan hệ hợp tác với TQ còn tạo điều kiện để thâm nhập vào thị trường thế giới.Điều đó càng khẳng định vị trí quan trọng của vùng đối với việc phát triển kinh tếđất nước.
Miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên trên 9,3 triệu ha , chiếm 28% diện tích đất trống , đồi núi trọc còn gần 6 triệu ha, trong đó có 67% có thể sử dụng ngay vào sản xuất nông nghiệp , có gần 9 triệu người gồm 42 dân tộc , chiếm 50 % đồng bào các dân tộc ít người của cả nước .Miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp.
Vùng trung du và miền núi phía bắc (bao gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La,Hoa Bình,Phú thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên và Quảng Ninh), là một vùng có tiềm năng phát triển kinh tế hàng hoá nông nghiệp . Đây là vùng có tới 1,2 triệu hađất nông nghiệp , 2,8 triệu ha đất lâm nghiệp( có 2,1 triệu ha rừng tự nhiên) . Đây là vùng có mật độ dân số thấp thứ hai trong cả nước :gần 100 người/1km2( sau Tây Nguyên). Dân số trong toàn vùng 11.303 nghìn người( 14% số dân số cả nước) trong đó có 42 dân tộc anh em sinh sống, chiếm gần 50% đồng bào dân tộc ít người của cả nước, đất nông nghiệp bình quân 1.182 m2/người.
Là vùng có vị tríđịa lí từ 20 đến 23 vĩđộ bắc, hình thành các tiểu vùng sinh thái tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá. Lợi thế của vùng là phát triển tốt nhiều loại cây công nghiệp ( chề, đỗ tương, mía, đường...); nhiều loại cây dược liệu(quế ,hồi) các loại cây ăn quả( nhãn, vải thiều,cam quýt, mạn mơ..) ;trồng rừng và phát triển chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gà, gia cầm đặc biệt là chăn nuôi trâu bò là lợi thế của vùng trung du và miền núi phía bắc nước ta.
Vùng trung du và miền núi phía bắc là vùng cóđường biên giới dài 2.300km giáp với Trung Quốc ,Lào; có 250km bờ biển với các cảng lớn ,cảng nước sâu: Cảng Cái lân, Cảng Hải Phòng...Cóđường sắt liên vận nối liền Việt Nam với Trung Quốc, tạo điều kiện giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là thị trườngTrung Quốc rộng lớn tạo những lợi thế trong việc khai thác thị trường đầu vào vàđầu ra cho việc phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác, khu vực các tỉnh trung du và miền núi phía bắc còn là khu vực có các trung tâm công nghiệp ,trung tâm đô thị và khu vực kinh tế cửa khẩu sôi động. Đây cũng là những điều kiện hết sức quan trọng giúp cho nền kinh tế nói chung , kinh tế trang trại nói riêng phát triển thuận lợi.
Với địa hình đồi núi , vùng tập trung khá nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số có nền văn hoáđa dạng giàu bản sắc dân tộc. Đồng thời còn có sự giao thoa giữa các nền văn hoá tạo nên nét riêng, đặc sắc của vùng.Bên cạnh đó, giữa các dân tộc có sựđoàn kết cao cùng nhau phát triển kinh tế xã hội của cả vùng.Cũng nhưđồng bào cả nước, nhân dân trong vùng rất cần cù, chịu khó.
Tuy có khá nhiều dân tộc sinh sống songnhân dân đều tin vào đường lối phát triển của Nhà nước , nền chính trịổn định.
Với mật độ dân số thấp, dân cư trong vùng còn thưa thớt, tập trung theo làng bản dọc triền đồi núi.Các thị xã tập trung kháđông các đồng bào trong vùng,có trình độ phát triển khá cao.
Nhìn chung , trong mấy năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của vùng khá cao vàổn định. Về cơ cấu ngành, đã có sự chuyển dịch tỷ trọng giữa các ngành, tăng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Song, nông nghiệp của vùng vẫn đóng một vai trò quan trọng và tăng về sản lượng.
2.Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư vào việc phát triển mô hình kinh tế trang trại của vùng:
Để kinh tế trang trại phát triển cần có nhiều yếu tố như vốn, đất đai, khoa học kĩ thuật, giống cây trồng vật nuôi...trong đó vốn là yếu tố rất quan trọng.
Bảng1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại
đến 1 tháng 10 năm 2001
vùng
Tổng sốđất đai(ha)
Bquân 1trang trại(ha)
Tổng lao động
Bquân 1 trang trại.
Tổng số vốn
Bình quân 1 trang trại
Tổng thu nhập
bquân một trang trại
Cả nước
366667
6.08
374.701
6
8294723
136.5
1905849
34.4
ĐBSH
15988
8,7
15.210
8
247923
190.2
85782
46.9
ĐBắc
32757
10.9
14.955
5
240746
80.6
79986
26.8
Tây bắc
2012
14.7
974
7
15852
116.6
3872
28.5
BTBộ
34763
11.4
974
7
269930
89.2
76785
25.4
NTBộ
18684
6.4
17327
6
407346
140.0
125241
43.1
TN
34260
5.67
32704
5
1155694
191.7
143099
23.7
ĐNBộ
82455
6.47
101267
8
3151005
248.1
461253
36.3
ĐBSCL
112606
4.58
170624
5
2706227
86.9
929831
29.9
Từ bảng ta thấy, tổng số vốn vùng đông bắc và tây bắc là:
( 240746+15852) =256598(trđ), so với tổng số vốn của cả nước là 8294723(trđ) thì cả vùng chiếm 3,1%.Như vậy có thể nói vốn đầu tư vào trang trại của hai vùng còn thấp so với cả nước. Trong đó , chủ yếu tập trung ở vùng đông bắc( 240746 trđ). Tuy nhiên mức vốn trung bình của một trang trại đạt mức trung bình thấp so với cả nước. Trong đó vùng tây bắc lại có mức bình quân mỗi trang trại là 116.6 trđ, cao hơn vùng đông bắc(chỉđạt 80.6 trđ).Như vậy vốn đầu tư vào mỗi trang trại vùng đông bắc thấp hơn vùng tây bắc.
Điều đó cho thấy, vùng chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư vào phát triển mô hình kinh tế trang trại.
Tương ứng với vốn đầu tư là thu nhập của các trang trại trong vùng so với mức bình quân chung của cả nước. Từ bảng trên ta thấy, tổng thu nhập các trang trại vùng đông bắc và tây bắc là (79986+3872)=83858(trđ), so với cả nước là 1905849(trđ) thì vùng chiếm tỉ lệ =4.4%.Kết quả trên cho thấy, thu nhập của vùng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu từ trang trại của cả nước.Đồng thời thu nhập trung bình một trang trại vùng tây bắc cao hơn vùng đông bắc. Điều đó cho thấy vùng tây bắc tuy số trang trại ít hơn vùng đông bắc nhưng hiệu quả hơn trang trại vùng đông bắc.
Theo một thống kê mới nhất của Câu lạc bộ trang trại, trong 67 bản đăng kí nhu cầu của các chủ trang trại tại 14 tỉnh, thành phố trong cả nước thìđã có 58 chủ trang trại có nhu cầu vay vốn với tổng số vốn vay lên tới 20975 triệu đồng. Nhu cầu vay vốn bình quân của một chủ trang trại là 362 triệu đồng . Chủ trang trại có nhu cầu vay vốn thấp nhất là 30 triệu đồng và có nhu cầu cao nhất là 9 tỷđồng. Có khoảng 30 trang trại muốn vay vốn trong thời hạn từ 2-5 năm, 8 trang trại muốn vay từ 10 năm trở lên.
Song khi tiến hành vay vốn ngân hàng, các chủ trang trại còn nhiều băn khoăn về vấn đề thế chấp. Theo một số chủ trang trại, số tiền họđược ngân hàng cho vay còn quá thấp so với giá trị tài sản đưa ra thế chấp. Bên cạnh đó thủ tục vay vốn nhìn chung còn rườm rà và chưa tạo điều kiện thực sự thuận lợi cho các chủ trang trại vay vốn đểđầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại. Đồng thời nhà nước cần có chính sách tạo ra sự bình đẳng để các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Trong số những kênh vốn đến với kinh tế trang trại thì kênh cho vay của hệ thống Ngân Hàng thương mại là lớn nhất, trong đó NHNo&PTNT chiếm thị phần chủ yếu. Tại các tỉnh miền núi phía bắc , gần 100% vốn tín dụng NH là do hệ thống NHNo&PTNT VN chi phối . Cho đến cuối năm 2002 mới có 2.436 trang trại có quan hệ tín dụng với ngân hàng , với doanh số cho vay 27440 trđ và dư nợ 50419 trđ, một con số quá khiếm tốn so với nhu cầu vốn cho kinh tế trang trại trong vùng. Những nguyên nhân của thực trạng trên là do:
_ Các chủ trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận là kinh tế trang trại để nhận những ưu đãi do mô hình kinh tế trang trại đem lại theo qui định của chính phủ.
_Nguồn vốn của ngân hàng thương mại không đáp ứng đủ yêu cầu vốn của kinh tế trang trại , nhất là nguồn vốn trung ,dài hạn.
_Việc xác định thơi hạn vay vốn bằng việc xác định theo chu kì sản xuất của cây trồng vật nuôi lại được xác định theo nguồn vốn của NH hoặc ý chí chủ quan của đội ngũ cán bộ tín dụng nhiều khi thiếu trình độ , thiếu thực tế và trách trong việc tính toán cho vay.
_Lãi suất cho vay còn quá cao so với lợi nhuận bình quân do sản xuất kinh doanh nông lâm trại tạo ra.
_Thủ tục vàđiều kiện cho vay vốn của hệ thống ngân hàng thương mại còn quá phiền hà , quá nhiều thủ tục với quá nhiều loại giấy tờ.
_Mức cho vay vốn không cần tài sản thế chấp quá thấp, không đủđáp ứng nhu cầu của các chủ trang trại trong quá trình mở rộng qui mô sản xuất và tập trung tích tụ tư liệu sản xuất.
_Hầu hết các chủ trang trại cần vốn sản xuất kinh doanh lại không đủ tài sản thế chấp để vay vốn, hoặc tài sản thế chấp không đủđiều kiện pháp lí nhu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất hợp đồng thuê mướn tư liệu sản xuất trong sản xuất kinh doanh của chủ trang trại chưa hợp pháp hoá trong thủ tục dân sự . Do đó cũng không tiếp cận vay vốn được các NH.
Nguồn vay của trang trại rất đa dạng ,một số tỉnh chủ yếu dựa vào nguồn vay trực tiếp của ngân hàng phần lớn là các tỉnh phía nam.Một số tỉnh khác dựa vào đầu tưứng trước ,như Sơn La chiếm 53,17% ,Yên Bái dựa vào vốn vay của dựán 37,37% ...
Về cơ cấu tư liệu sản xuất va tài sản chủ yếu bình quân trang trại :giá trị vườn cây lâu năm chiếm 62% giá trị tài sản cốđịnh có nguồn gốc kĩ thuật (nhà xưởng, chuồng trại, máy móc ,phương tiện vận tải máy móc khác)khoảng 10%,giá trị rừng trồng hơn 2%,giá trị nuôi trồng thuỷ sản hơn 5 %, chi phí sản xuất dở dang7,3%,tiền mặt trong kinh doanh hơn 6%.
Tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng địa phương ,từng hướng kinh doanh chính mà cơ cấu giá trị tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu có sự khác nhau.
Kinh tế trang trại phát triển ở các tỉnh vùng núi phía bắc , trong đó có Yên Bái ,Bắc Giang là những tỉnh tiên phong ,từđó toả sang nhiều tỉnh khác như Sơn La ,Hoà Bình , lao Cai, Phú Thọ...Việc lựa chọn mô hình kinh tế trang trại làđúng đắn ,là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá nông sản phù hợp ,là bước chuyển thích hợp từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang sản xuất nông sản hàng hoá lớn. Từ lượng vốn tự có ban dầu còn nhỏ của hộ nông dân , của cán bộ ,bộđội hưu tríđã biết tập trung đầu tư vào việc khai thác tiềm năng đất đai(quĩđất trống đồi trọc còn to lớn), khí hậu nguồn lao động tại chỗđể phát triển kinh tế trang trại gia đình.Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tự tích luỹ bằng cách khai thác tối đa nội lực ,đến nay cac tỉnh phía bắc đã hình thành những cơ sở ban đầu của kinh tế trang trại.
Theo kết quảđiều tra,lượng vốn bình quân một trang trại đạt 103,5trđ, chủ yếu dựa vào vốn tự có ,chiếm 85,64% , vốn vay chiếm 11,59% và vốn khác chiếm 2,77% ...Phần lớn các trang trại vùng núi phía bắc tập trung vào cây công nghiệp lâu năm ,cây ăn quả ,lâm nghiệp ,nuôi trồng thuỷ sản. Tính bình quân toàn vùng có 57,07% số trang trại hướng kinh doanh chính là cây công nghiệp lâu năm 20,86% hướng vào cây ăn quả ,12,41% hướng vào lâm nghiệp ,5.52% hướng vào thuỷ sản. Tỉ suất hàng hoá của các trang trại toàn vùng đạt 76,53% .Các trang trại phía bắc nhìn chung qui mô nhỏ ,tính chuyên môn hoá chưa thật rõ,phân bổít chênh lệch giữa các ngành.
Một số trang trại đã kết hợp sản xuất với chế biến nông sản .Tuy nhiên số trang trại này chưa nhiều mà phần lớn là bán nguyên liệu thô cho các xí nghiệp chế biến.
Về tiêu thụ sản phẩm ,các trang trại bán cho xí nghiệp chế biến, thương nhân thu mua hoặc thị trường tự do. Trong quá trình tiêu thụđã xuất hiện nhiều ách tắc như giẩc không ổn định trong việc lựa chọncác hướng sản xuất kinh doanh.
Theo hướng sản xuất kinh doanh ,nhóm trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm có tổng từ trồng trọt (trong đó chủ yếu từ cây công nghiệp lâu năm) chiếm khoảng 90%, gía trị chăn nuôikhoảng hơn 4%...
Phía nhà nước:
Trong một vài năm tới ,với sựđầu tư ngày càng tăng của nhà nước cho nông nghiệp,nông thôn,với sự nỗ lực cao của nông dân,sản xuất nong nghiệp nước ta sẽ có bước phát triển đáng kể so với hiện nay,nhưng vẫn chưa thể trở thành nền nông nghiệp hiện đại. Sản xuất nông nghiệp tuy năng suất lao động còn thấp ,thu nhập do khu vực này mang lại chưa cao ,song nó vẫn là nơi giải quyết việc làm thu nhập cho đại bộ phận lao động thộ . Điều này có nghĩa là ,trong một vài năm tới các vùng đất chật, người đông ,khả năng tập trung ruộng đất vào đại bộ phận nông dân cóđiều kiện và kinh nghiệm sản xuất để hình thành kinh tế trang trại sẽ diễn ra rất khó khăn và phức tạp.Vì vậy, cần tập trung phát triển mạnh kinh tế trang trại ở trung du và miền núi và những vùng có diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu tương đối cao.Như vậy chúng ta có thể khai khẩn thêm đất đai ,mặt nước đưa vào sản xuất nông lâm thuỷ sản làm cho quĩđất nông nghiệp tăng lên ,thu hút lao độngvà giải quyết việc làm ,bảo đảm thu nhập cho một bộ phận lao động đang dư thừa trong nông thôn,góp phần làm tăng khối lượng các loại nông sản hàng hoáđáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ,đồng thời việc phát triẻn kinh tếở các vùng hoang hoá,vùng đồi núi sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng cường an ninh quốc phòng của đất nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo một thoả thuận mới nhất vừa được kí kết giữa NHNo&PTNTVN với CLB trang trại ngày 18/7/2002, NH này cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho 100% chủ trang trại được vay vốn tại các chi nhánh của mình đồng thời sẽ kết hợp một cách linh hoạt các biện pháp bảo đảm vốn vay. NH sẽ bố tríđủ và kịp thời vốn vay ngắn hạn tối đa 12 tháng vàáp dụng hạn mức tín dụng trung hạn tối đa 5 năm và dài hạn trên 5 năm đối với các dựán hiệu quả vàđược hai bên thoả thuận. Phát biểu tại buổi toạđàm ,ông Lê Văn Sở, TGD NHNo&PTNTVN khẳng định : “Thời hạn vay vốn không phụ thuộc vào đối tượng cho vay mà do NH và khách hàng thoả thuận với nhau căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh ,thời hạn thu hồi vốn của dựán, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NH. Mức vốn tự có của khách hàng đối với dựán vay vốn ngắn hạn tối thiểu là 10% và 20% đối với dựán trung dài hạn trong tổng nhu cầu vốn .Riêng đối với các khách hàng có tín nhiệm thì mức vốn này còn có thể thấp hơn. Ngoài ra, NHNo&PTNT còn được dùng toàn bộ nguồn vốn trung ,dài hạn và 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”.
NHNo&PHNT có thểáp dụng nhiều phương thức cho vay như cho vay nhiều lần ,cho vay theo hạn mức tín dụng ,cho vay hợp vốn ,cho vay theo dựán đầu tư...Đối với hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các chủ trang trại. NH khuyến khích khách hàng vay theo hạn mức tín dụng,vừa tiết kiệm thời gian, vừa thuận tiện cho cả khách hàng và NH.
Về vấn đề tài sản thế chấp, NHNo&PTNT cho rằng vấn đề quan trọng để quyết định cho vay là có hiệu quả và có khả năng trả nợ. Việc thế chấp nhàđất không đòi hỏi phải có bìa đỏ mà chỉ cần có xác nhận của chính quyền địa phương làđất đó thuộc quyền sử dụng đã nhiều năm và không có tranh chấp. Hiện NHNo&PTNT đang thực hiện thíđiểm phương thức bảo hiểm tín dụng trong dựán tài chính DN nông thôn ADB với số vốn là 47 tr$ vàđối tượng vay là các DN vừa ,nhỏở nông thôn có trang trại . Cụ thể làđối với các dựán không đủ tài sản thế chấp , NH sẽ cho vay vớ lãi suất cao hơn lãi suất thồn thường là 0,25% /tháng. Số chênh lệch này sẽđược dùng để lập quỹ bảo hiểm rủi ro.
Hiện NHNo&PHNT đang đưa ra một mức lãi suất để khách hàng có thể thoả thuận với các NH cơ sở, trong đó cho vay ngắn hạn là 1%/tháng và cho vay trung , dài hạn là 1,5%/tháng. Khung lãi suất này là cơ sởđể thỏa thuận giữa khách hàng và NH. Riêng đối với các khách hàng làm ăn hiệu quả , trả lãi sòng phẳng ,có tín nhiệm thì giám đốc NH nơi đó có thể thoả thuận mức lãi suất thấp hơn .Có những nơi vay theo lãi suất thấp tới 0,8%/tháng , 0,65%/tháng thì NH vẫn chấp nhận cho vay chứ không chỉđóng khung theo lãi suất công bố.
Về vốn đầu tư , bình quân một trang trại xấp xỉ 50 triệu đồng , chủ yếu là vốn tự có 74,3% , vốn vay 25,7% , trong đó vay ngân hàng chỉ có 13%.
Theo kết quảđiều tra, thu nhập bình quân của 1 trang trại qua các năm đều đạt khoảng 15-20% .Năm 2000, đạt khoảng 27 triệu đồng, cao gấp 3-4 lần so với hộ nông dân trong vùng.
Các chính sách ưu đãi đối với kinh tế trang trại của nhà nước:
Duy trì hạn điền cho một sốđịa phương đặc biệt, mà mức hạn điền đó mức qui định ỏ nghịĐịnh NQ03 NQ-CP hoặc kéo dài thời hạn sử dụng hoặc cho thuê với giáưu đãi ,nhưđãđề cập ở gần hạn điền ở trên .
Cho thuê dài hạn từ 10 –20 năm nên tích vượt hạn điền với giá khuyến khích với các trường hợp:
+khai hoang phục hoáở những vùng cóđiều kiện sảm xuất kinh doanh khó khăn.
+khai thác sử dụng có hiệu quả kinh tế và bảo vệđược môi trường khoán đất đang sử dụng vàđất khoán ở luật đất đai đang sử dụng vàđất khoán ở luật đất đai hiện hành.
Chính sách thuế của nhà nước:
Thuế là một công cụ tài chính có tác động trực tiếp đến việc khuyến khích hoặc cản trở kinh tế trang trại đang trên đà phát triển . Mặc dù thuế thu nhập đối với kinh tế trang trại đãđược điều chỉnh về mức thu nhập chịu thuế( từ mức thu nhập trên 30 triệu đồng là trên 50 triệu) và thuế suất <( từ 32% xuống 15%), song vẫn còn nhiều ý kiến đề xuất là tuỳ vào qui mô và vốn sản xuất –kinh doanh , có thể nâng mức thu nhập chịu thuế lên trên mức 100 triệu đồng-Có như vậy các trang trại mới cóđiều kiện đầu tư kĩ thuật ,tích tụ sản xuất và dự trữđề phòng rủi ro cũng như chịu ảnh hưởng của biến động về quan hệ cung cầu không có lợi cho sản xuất kinh doanh của các trang trại .
Có một sốý kiến cho rằng chỉ nên đánh thuế gián thu thay vì thuế trực thu hiện hành.
Cũng có một sốý kiến cho rằng nên áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với kinh tế trang trại . Điều này sẽ cho phép xác định hợp lí hơn mức thu nhận đóng góp của kinh tế hộ gia đình.
-Về chếđộưu đãi đối với kinh tế trang trại ,các kiến nghịđược tập trung vào những khía cạnh sau:
+áp dụng chính sách ưu đãi thuế(miễn hoặc giảm có thời hạn) đối với hàng hoá nông sản tìm kiếm được thị trường xuất khẩu để tạo khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
+miễn hoặc giảm thuế từ 3-5 năm cho việc chuyển đổi cơ chế chính sách khuyến khích của nhà nước .
+miễn giảm thuế có thời hạn thích hợp gắn với đặc điểm canh tác, đối với đất khai hoang cóđiều kiện sản xuất khó khăn , đất được khai thác sử dụng có hiệu quả.
+miễn giảm thuế từ 3-5 năm cho các trang trại đầu tư kĩ thuật công nghệ theo chiều rộng hoặc chiều sâu để phát triển sản xuất –kinh doanh.
-Chính sách đầu tư:
Đầu tư của nhà nước cũng là biện pháp hỗ trợđối với hoạt động sản xuất –kinh doanh của kinh tế trang trại. Thực tế, đầu tưđầu tư của nhà nước đối với trang trại ở nhiều địa phương chỉđạt2000-3000đ/người.
+Nhà nước cần kết hợp đầu tư cho kinh tế từ nhièu nguông như: ngân sách nhà nước , nguông đóng góp của các trang trại, huy động ngày công lao động nghĩa vụ ...đề xây dựng cơ sở hạ tầng tạo môi trường cho kinh tế trang trại phát triển.
+Có thể nghiên cứu thành lập quĩ phát triển đầu tư phục vụ cho kinh tế trang trại ,đặc biệt đối với những vùng kinh tế tran trại tập trung và có qui mô lớn.
+ưu tiên đầu tư của nhà nước đối với hoạt động liệt kết, hợp tác của kinh tế trang trại trong sản xuất chế biến-tiêu thụ sản phẩm ,làm hạt nhân cho kinh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-Bởi sự hợp tác và lien kết đóđòi hỏi có sựđầu tưđáng kể về khoa học –công nghệ-vốn và nhân lực.
-Chính sách tín dụng:
Nhà nước cần có biện pháp để tăng vốn tín dụng cho nông nghiệp ,đặc biệt đối với kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển . Theo tính toán sơ bộ, hiện tại hệ thống tín dụng nông nghiệp nói chung và kinh tếtrang trại nói riêng nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH thì rõ ràng vai trò tín dụng nông nghiệp là không nhỏ.
Đa dạng hoá hệ thống tín dụng nông nghiệp(NH và phi NH) với mạng lưới rộng khắp ở nông thôn dưới nhiều hình thức và thành phần kinh tế tham gia.
Mở rộng cho vay trung hạn và dài hạn đối với kinh tế trang trại. Với đặc điểm của kinh tế trang trại vốn tín dụng trung hạn và dài hạn là nhu cầu bức xúc.
áp dụng mức cho vay không thế chấp tài sản (10,20,50 triệu ) đối với các trang trại có qui mô vừa và lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất –kinh doanh , có kết hợp với những đặc điểm sản xuất –kinh doanh của chúng.
_Chính sách giá cả và trợ giá:
Trong điều kiện kinh tế thị trường ,giá cả phần lớn tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hoá. Tuy nhiên nhà nước cũng cần can thiệp vào những truờng hợp cần thiết vì sựổn định và phát triển bền vữn của nông nghiệp cũng như lợi ích của người sản xuất.
+Nhà nước Thành lập quỹ trợ giáđối với sản phẩm nông nghiệp , trong đó có sựưu đãi đối với kinh tế trang trại sản xuất kinh doanh được nhà nước khuyến khích . Quĩ trợ giá này thực hiện chức năng chủ yếu:
Trợ giáđối với những sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu. Việc trợ giá này nhằm khắc phục tình trạng lệ thuộc vào quan hệ cung cầu không có lợi,buộc người sản xuất phải thường xuyên thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi , làm thiệt hại đến người sản xuất và không ổn định cho công nghệ chế biến. Bao tiêu đối với những sản phẩm nông ,lâm, ngưđược nhà nước khuyến khích nhằm ổn định thị trường trong nước , cạnh tranh với thị trường quốc tế...
3/Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của vùng:
3.1/Thành tựu:
Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của kinh tế hộ với mục tiêu sản xuất hàng hoá qui mô lớn ,góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng trong sản xuất hàng hoá, tạo ra các vùng sản xuất tập trung ,làm tiển đề cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành dịch vụ vào nông thôn, tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần huy động lượng vốn đầu tư khá lớn trong dân ,có thể lên tới nhiều tỷđồng đểđầu tư cho phát triển sản xuất nông lâm,ngư nghiệp hàng hoá.
Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm diện tích đất trống đồi trọc, diện tích còn hoang hoá , đưa vào sản xuất nông lâm hải sản , nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Kinh tế trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động và xoáđói giảm nghèo trong nông thôn. Nhoài 30 vạn lao động của gia đình còn thuê thêm 10 vạn lao động thường xuyên và 30 triệu ngày công lao động thời vụ hàng năm.
Kinh tế trang trại phát triển hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến .Hàng năm làm ra giá trị tổng sản lượng gần 12000 tỷđồng, trong đó 87% là sản phẩm hàng hoá gồm số lượng lớn: cà phê, chè, điều, hồ tiêu, của nhà nước.
Bước đầu hình thành đội ngũ chủ người mới trong nông nghiệp, mạnh dạn đầu tư công của, áp dụng khoa học kĩ thuật sản xuất kinh doanh trên qui mô lớn ,đổi mới cách nghĩ ,cách làm trong nông nghiệp nông thôn phù hợp với cơ chế kinh tế mới.
Trong những năm đổi mới vừa qua , kinh tế trang trại đã thể hiện lợi ích cụ thểđối với nước nhà :góp phần tăng trưởng nông nghiệp lên đến 4-4,5% /năm, góp phần đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng có hiệu quả nhất làđã tạo ra một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá . Hiện nay , bình quân thu của một trang trại là 30-50 triệu đồng/năm, nhiều trang trại –nhất làở các tỉnh phía nam-thu nhập hàng năm lên đến trên 100 triệu hoặc thậm chíđến trên 200 triệu đồng. ước tính hàng năm 10 vạn trang trại Việt Nam đã tạo thêm việc làm vàổn định đời sống cho khoảng 40-50 vạn người. Cóđóng góp lớn như thế nhưng trang trại nước nhàđã tự lo vốn và bỏ công sức đểđầu tư sản xuất , để xây dựng cơ sở hạ tầng và khai hoang , phục hoá, góp phần xoá trồng trọc cho một phần đồi núi. Do trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp, chăm sóc ,bảo vệ rừng nên phải thấy rằng trong việc làm tăng độ che phủ của rừng từ 22% đến gần 28% và cơ bản là bảo vệđược môi trường sinh thái đã cóđóng góp không nhỏ của các trang trại.
Bảng2: cơ cấu theo loại hình trang trại và vùng lãnh thổ
tính đến tháng 10 năm 2001
Stt
Loại hình trang trại
vùng lãnh thổ
Tổng số
Trang trại trồng
cây hàng năm
Trang
Trại trồng cây lâu năm
Trang trại chăn nuôi
Trang trại lâm nghiệp
trang trại nuôi trồng thuỷ sản
Trang trại kinh doanh tổng hợp
1
ĐBSH
1829
183
288
153
41
1028
136
2
Đông Bắc
2987
46
937
20
636
597
751
3
Tây Bắc
136
20
43
29
32
5
10
4
Bắc Trung Bộ
3026
713
927
34
458
705
189
5
NTB
2909
843
412
118
127
1297
112
6
Tây Nguyên
6028
402
5300
85
116
42
83
7
ĐNB
12703
1802
8019
1136
121
1191
434
8
ĐBSCL
31140
17789
688
187
99
12086
291
Cả nước
60758
21798
16614
1762
1630
16951
2006
Nguồn:kết quả sơ bộ tổng điều tra nônh thôn, nông nghiệp và thuỷ sản
năm 2001, Hà Nội 4-2002, tr35-36
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại nước ta đã có bước phát triển rất nhanh, tính đến 1/10/2001 cả nước đã có 60.758 trang trại so với 55.852 trang trại năm 2000, tăng 4.906 trang trại với tốc độ tăng 8,78%. Nhưng do tính chất và khả năng tích tụđất đai , mặt nước ở mỗi vùng khác nhau nên các loại hình trang trại ở các vùng cũng khác nhau(bảng trên).
Do số trang trại được hình thành từ kinh tế hộ gia đình, không chỉ phụ thuộc vào điều kiện đất đai, mặt nước mà còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai, mặt nước, mà còn phụ thuộc vào thói quen, kinh nghiệm quản lí và khả năng tiêu thụ sản phẩm ,nên số lượng trang trại trồng cây hàng năm vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng trang trại trồng cây hàng năm 2001 cả nước chiếm 35,9%; trang trại thuỷ sản :27,3%; trang trại kinh doanh tổng hợp chiếm 3,3%; trang trại chăn nuôi chiếm 2,9%; trang trại lâm nghiệp chiếm 2,7%.
Riêng vùng trung du và miền núi phía Bắc thì vùng đông bắc có số trang trại cao hơn hẳn so với vùng tây bắc(2987 và136 trang trại).Điều đó cho thấy kinh tế trang trại vùng đông bắc phát triển hơn vùng tây bắc ở tất cả các loại hình trang trại. Điều này cũng tương ứng với trình độ phát triển kinh tế của các vùng.
Theo kết quảđiều tra của tổng cục thống kê, toàn vùng miền núi phía Bắc ước tính có khoảng 3229 trang trại gia đình (theo tiêu chí của liên bộ), trong đó có nhiều nhất là Bắc Giang 752 trang trại, Yên Bái 695 ,Thái Nguyên 320, Hà Giang 172...Do điều kiện đất rộng, người thưa, khí hậu ôn hoà, thích hợp với cây lâm nghiệp và cây ăn quả, chè...nên các trang trại gia đình chủ yếu sản xuất nông nghiệp hoặc nông ,lâm kết hợp. Toàn vùng có hơn 1700 trang trại trồng lâu năm, chiếm 52,7% , 299 trang trại kinh doanh tổng hợp nông lâm chiếm 9,2 % , còn lại là trang trại chuyên ngành lâm nghiệp , nuôi trồng thuỷ sản , chăn nuôi.
Cũng theo kết quả thống kê thu được, trong số các chủ trang trại cóđến 93% là nông dân. Đó là những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm và có tích luỹđược vốn nên đãđầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dựa trên kinh nghiệm sản xuất của chính mình.
Nhìn chung các trang trại sử dụng đất hợp lí và có hiệu quả các loại đất được giao, bằng cách chọn cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Các mô hình trang trại đã biết kết hợp lấy ngắn nuôi dài. Sử dụng mô hình canh tác đất dốc hợp lí như trên đỉnh đồi độ dốc cao trồng rừng , giữa trồng chè, cây ăn quả, thấp hơn trồng cà phê, đất bằng trồng cây lương thực, thực phẩm...Kết quả viẹc sản xuất kinh doanh của các hộ trang trại đạt kết quả khá.
Có thể nói các hộ trang trại đã giải quyết công ăn việc làm ổn định và có thu nhập không chỉ cho gia đình mà còn thu hút thêm một phần lao động nhàn rỗi trong nông thôn , nhất là lao động của các xã nghèo của chương trình 135. Bình quân một trang trại sử dụng 7 lao động .Đối với trang trại qui mô<5 ha, chủ yếu dùng lao động gia đình kết hợp với làm đổi công trong lúc lao động khẩn trương .Đối với hững gia đình có qui mô từ 5 đến 10 ha, có thể thuê thêm 1- 2 lao độngtrong thời gian từ 1- 3 tháng. Đối với những trang trai có qui mô lớn trên 10 ha thì phải thuê thêm lao động thời vụ 5- 10 lao lao động.
Theo điều tra cuả tổng cục thống kê phối hợp với cục điều tra của một số tỉnh khảo sát 7226 trang trại, trong đóđi sâu nghiên cứu gần 400 trang trại lớn tiêu biểu chio loại hình trang trại của vùng. Từ kết quảđiều tra ,có thể rút ra một số nhận xét về thực trạng trang trại ở Trung Du và miền núi phía Bắc :
Trang trại phát triển nhanh và rộng khắp ở các tiểu vùng . Tổng số trang trại nông, lâm ,thuỷ sản khoảng trên 7000 trang trại chiếm trên 6 % trong tổng số hộ nông nghiệp nông thôn toàn tỉnh
Trang trại sản xuất nông nghiệp ,thuỷ sản được hình thành và phát triển ở cả các thị xã , huyện; được phát triển ở tất cả các vùng từ vùng thấp cóđiều kiện sản xuất thuận lợi dến các xã vùng cao kinh tế còn gặp khó khăn.
Chủ trang trại chủ yếu là nông dân ,đó là những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm và còn tích luỹđược vốn nên đãđầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dựa trên kinh nghiệm sản xuất của mình.
Theo kết quảđiều tra, thu nhập ncủa kinh tế trang trại năm 97 đạt 82,1 tỷđồng, bình quân một trang trại là 11,4 triệu đồng .Trong các mô hình trang trại ,trang trại trồng cây lâu năm (16,5 triệu), trang trại thuỷ sản (khoang gần 20 triệu) đạt kết quả bình quân có khá hơn. Tuy mức thu nhập chủ yếu của kinh tế trang trại tập trung chủ yếu ở mức dưới 30trđ(98%). Song có một số trang trại bước đầu đã thu được kết quả khá. Qua kết quảđiều tra cho thấy, thu nhập của kinh tế trang trại qua các năm đều tăng khá như: thu nhập năm 96 tăng 20% thu nhập năm 97 so với năm 96 tăng 36,5% . Thu nhập bình quân 1 năm nhân khẩu của trang trại năm 97 đạt 3,2 trđ/năm, 268000đ/tháng, cao gấp 2,2 lần thu nhập bình quân của nông dân trên cùng địa bàn nông thôn.
3.2/ Một số vấn đề cần quan tâm:
Chủ trương của Đảng ,nghị quyết của chính phủ chưa được thể chế hoá thành chính sách cụ thể ,việc giao đất và và cho thuêđất chưa được thực hiện chu đáo, nhiều chủ trang trại vẫn còn băn khoăn chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
ởhầu hết các địa phương có trang trại phát triển đều chưa triển khai qui hoạch sản xuất ,thiếu sự gắn bó giữa trang trại với sự hình thành các vuìng sản xuất tập trung.Cơ sở hạ tầng nhưđường giao thông ,hệ thống thuỷ lợi ,điện nước ,thông tiin liên lạc, thị trường kém phát triển.
Phần lớn các trang trại mới chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kĩ thuật truyền thống mà chưa quan tâm tới việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, trồng mới ,cơ giới hoá, bảo quản, chễ biến...nên năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Một số chủ trang trại chưa nắm kịp thời yêu cầu của thị trường -định hướng sản xuất nên sản phẩm làm ra khó tiêu thụ , hiệu quả chưa cao. Một số chủ trang trại thiếu kinh nghịêm quản lí ,làm ăn không tính toán kĩ nên khi gặp thiên tai ,rủi ro về thị trường ,bị thua lỗ hoạc nợ không có khả năng trả bị phá sản...
Quản lí nhà nước đối với trang trại trong thời gian vừa qua chưa quan tâm đúng mức ,nhất là kiểm tra ,kiển soát việc chấp hành pháp luật ,nên ở một vài nơi còn xảy ra hiện tượng bao chiếm ,mua bán đất ,gây ô nhiễm môi trường.
Các trang trại ở vùng trung du và miền núi phía bắc hiện phát triển mạnh với các đối tượng là cây lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, với vốn đầu tư thấp ( vào bậc nhất trong cả nước2-3 triệu VND/1 ha so với bình quân chung cả nước 10 triêuVND/1 ha). Nguồn lao động trung du và miền núi phía bắc dồi dào, nhưng chủ yếu lao động phổ thông chưa qua đào tạo , trên 15- 17% lao động thiếu việc làm. Điều đó chứng tỏ vùng trung du và miền núi phía bắc là vùng có tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh tế trang trại; cóđiều kiện kinh tế , tự nhiên thuận lợi cho phép phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị. Vì các trang trại vùng này có mức đầu tư cao hơn , tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất thì các trang trại phát triển đem lại hiệu quả cao hơn ,khai thác tốt hơn điều kiện kinh tế ,tự nhiên của vùng.
Nhưng rất đáng tiếc , tiềm năng đó chưa được khai thác mạnh mẽ ,cả nước hiện nay có khoảng trên 60.758 trang trại thì vùng trung du và miền núi phía bắc có trên 4.860 trang trại, chiếm 8% , trong đó các trang trại miền núi phía bắc 4.169 trang trại(bảng).
Bảng3:kinh tế trang trại đầu năm 2003
Stt
Vùng
Số lượng trang trại
Tỷ lệ(%)
Tổng cộng
52.554
100.0
1
ĐBSH
2.486
4,7
2
Miền núi phía Bắc
4.169
7,9
3
Bắc trung bộ
3.763
7,2
4
Duyên hải miền trung
3.628
6,9
5
TN
6.596
12,6
6
ĐNB
12.939
24,6
7
ĐBSCL
18.973
36,1
Như vậy ta có thể thấy, trang trại chủ yếu tập trung ở miền nam (24,6% và 36,1%)thuận lợi cho cây nhiệt đới phát triển. Đồng thời đây òn là vùng có diện tích đất canh tác lớn nhất cà nước, đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới dồi dào...Các vùng còn lại trừ vùng ĐBSH do diện tích chật hẹp, mật độ dân số quá cao nên tỷ lệ trang trại thấp nhất(4,7%), còn lại đều xấp xỉ 7%. Các vùng này đều cóđiều kiện tự nhiên không thuận lợi lắm cho cây trồng,vật nuôi phát triển nhưở miền nam, trong đó có vùng miền núi phía bắc. Điều đó cho thấy các trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc tuy có tăng nhiều nhưng so với cả nước chưa cao lắm(4.860 trang trại).
Nếu so sánh trang trại trung du và miền núi phía bắc với các vùng khác thìđầu tư thấp chủ yếu vốn tự có, vay ngân hàng quáít, hỗ trợ từ các dựán gần như không có(vùng Đông Bắc 29,85 triệu , Tây Bắc 26,2 triệu) chỉ bằng 42,5% so với vùng ĐBSH, chưa bằng 18,9% so với vùng ĐNB và ngay cả so với TN cũng chỉ bằng 78,6%). Trong khi đóđất đại bình quân 1 trang trại vùng TDMN phía Bắc xấp xỉ bằng trang trại vùng ĐBSH, lớn hơn 1 ha so với trang trại vùng ĐNB và 3,8 ha trang trại vùng TN. Thu nhập của 1 trang trại vùng TDMN phía bắc : Vùng Đông Bắc 14,3 triệu/trang trại/năm, vùng Tây Bắc đạt cao hơn 21,3 triệu /trang trại /năm. ,chỉ bằng 78% thu nhập trang trại ởĐBSH ,60% so vùng ĐNB và cao hơn thu nhập trang trại TN 7%...Nói chung , tỷ suất hàng hóa còn thấp, chỉđạt 35-40% sản phẩm nông sản . Tiêu thụ nông sản các trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc đang gặp khó khăn lớn : Khối lượng các loại nông sản còn ít , chưa đa dạng mặt hàng, chất lượng thấp, giá thành cao...tiêu thụ nông sản chủ yếu qua tư thương, giá thành cao...Thí dụ: ở Thái Nguyên 64,8% trang trại tiêu thụ sản phẩm qua tư thương , 82,4% trang trạibán sản phẩm nông sản dạng thô...Những khó khăn lớn đang đặt ra với KTTT ở vùng trung du và miền núi phía Bắc làđất đai phân tán, manh mún ,bình quân 10-20 thửa/hộ.Đây là hạn chế rất lớn ,cá biệt lên tới 150 thửa/hộ.Đây là hạn chế rất lớn tới quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại. Kết cấu hạ tầng kém, kinh tế chậm phát triển ,đời sống vật chất,tinh thần chậm được cải thiện , trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật , kinh tế , quản lí còn thấp, tình trạng du canh du cư vẫn còn ở các đồng bào dân tộc ít người. Tác động của nhà nước vẫn còn kém hiệu lực : Việc cấp giấy phép sử dụng ruộng đất tiến hành còn chậm, sự phát triển của các ngành liên quan còn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất :Công nghiệp chế biến chưa phát triển , hệ thống thị trường chưa được mở rộng...
Vốn là nhu cầu thiết yếu và thường xuyên đối với kinh tế trang trại ngay từ khâu khởi đầu sự nghiệp đến đầu tư qui mở rộng sản xuất-kinh doanh , ứng dụng kĩ thuật mới trong canh tác ,chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hoặc rủi ro tổn thất do thiên tai hay do quan hệ cung cầu tiêu thụ trên thị truờng tác động. Tín dụng là công cụ hỗ trợđắc lực cho cac nhu cầu nói trên. Tuy nhiên ,hiện nay tín dụng nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đó và sự “khát vốn” đối với kinh tế trang trại vẫn còn là hiện tượng phổ biến.
4/Lựa chọn mô hình đầu tư phát triển kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng:
Như chúng ta đã biết, vùng trung du và miền núi phía bắc cóđiều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội rất thích hợp cho việc đầu tư phát triển kinh tế trang trại.Tuy diện tích khá rộng lớn nhưng nhìn chung vùng chưa có nhiều trung tâm kinh tế. Đồng thời, trong cơ cấu kinh tế của vùng , tỷ trong khu vực nông nghiệp còn khá cao. Nông nghiệp chiếm một ví trí khá quan trọng đối với kinh tế xã hội của vùng.
Có thể nói, đầu tư phát triển kinh tế trang trại không chỉ cóý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc. Trước hết như trên đã nói, nó góp phần xoáđói giảm nghèo nhất làở vùng sâu , vùng xa , những tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn nhưng cằn cỗi hoặc còn hoang hoá...Đặc biệt, điều kiện kinh tế xã hội của vùng nói chung còn thấp. Thu nhập bình quân của nhân dân trong vùng so với cả nước không cao lắm...
Chính vì lẽđó, việc đầu tư vào kinh tế trang trại là một yếu tố quan trọng để kinh tế trong vùng phát triển. Tuy nhiên, bởi nhiều lí do, kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc chưa thực sự phát huy thế mạnh và giải quyết được những vấn đề còn tồn tại .Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của các trang trại là do chưa thực sự lựa chọn cho mình một mô hình đầu tư phát triển kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện riêng của vùng.
ởcác tỉnh TDMNPB , phát triển đa dạng các loại hình kinh tế trang trại, song trang trại gia đình sẽ là hình thức chủ yếu ,với qui mô diện tích vừa và nhỏ là phù hợp. Hình thức trang trại gia đình sẽ là sự tiếp tục phát triển của kinh tế hộ gia đình khi các hộ này phát triển mạnh, có khả năng mở rộng phạm vi sản xuất , thực hiện kinh doanh có hiệu quả hơn.
Trước hết, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại :
Điểm khác biệt giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại , đó là hầu hết các trang trại đều có thuê lao động tỷ lệ diện tích trồng cây lâu năm trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, lớn hơn. Đây là xu hướng phát triển tất yếu vì qui mô sản xuất của các trang trại lớn hơn. Tổng thu của các hộđiều tra năm 1998 đạt 14, 75 triệu thấp hơn nhiều so với cac trang trại. Tổng thu bình quân một trang trại là 50,6 triệu đồng , lớn hơn gấp 3 lần so với kinh tế hộ nông dân trong đó thu từ nông nghiệp(trồng trọt và chăn nuôi) đạt 31,43 triệu đồng chiếm 62,12% . Tổng thu của các trang trại vùng trung du miền núi phía bắc tuy lớn so với các vùng khác thì thấp hơn. nhiều.
Và xu hướng phát triển tất yếu là, sự gia tăng về qui mô sản xuất, về vốn, vềđất đai...sự gia tăng về lao động đã chuyển dần kinh tế hộ sang kinh tế sản xuất hàng hoá. Các hộ sản xuất chuyển dần sang mô hình trang trại.
Như vậy, kinh tế trang trại hình thành và phát triển trên cơ sở sự phát triển của kinh tế hộ gia đình nói riêng cũng như các thành phần kinh tế khác trong vùng.
Đồng thời, chúng ta cũng đã biết, vai trò quan trọng của kinh tế hộđối với sự phát triển kinh tế của vùng.Kinh tế hộđãđóng góp một phần không nhỏ trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cả nước.
Nhờ sự phát triển kinh tế hộ mà mức sống của các gia đình được nâng cao một cách rõ rệt: Thu nhập bình quân tăng. Đặc biệt nóđã giải quyết việc làm cho người lao động trong các gia đình nông nghiệp ở nông thôn. Như vậy mặc dù mức đóng góp của hình thức kinh tế hộ vào GDP so với các hình thức kinh tế khác còn thấp song ý nghĩa kinh tế-xã hội của nó rất lớn.
Thêm vào đó, vùng trung du và miền núi phía bắc đời sống của nhân dân còn thấp. Thu nhập bình quân của nhân dân chỉđạt mức trung bình so với cả nước. Việc phát triển mô hình kinh tế hộ sẽ góp phần không nhỏ vào tăng trưỏng kinh tế của vùng.Từđó cho thấy kinh tế trang trại theo qui mô gia đình là hợp lí.
Tiếp theo, ta sẽ xem xét qui môđất đai của các trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc:
Xét qui môđất đai của các trang trại:
Các trang trại chủ yếu phân bốở vùng núi , trung du và ven biển là vùng tập trung khoảng 10 triệu ha đất đồi núi trống trọc. Đất trang trại cóđến 90% do nhà nước và tập thể giao, số tự khai hoang , phục hoá cũng đáng kể, chỉ có khoảng 2% do sang nhượng. Do đó có thể thấy ảnh hưởng của việc tích tụđất vào trang trại đến tình trạng nhân dân mất đất sản xuất ở một số vùng là không đáng kể, trong khi các trang trại lại có công không nhỏ trong khai hoang đất trống trọc và hoang hoá.
Nhìn chung các trang trại có diện tích đất đai khá lớn , nhất là so với kinh tế hộ. Bình quân diện tích của một trang trại là 10,25 ha,trong khi bình quân một hộ nông nghiệp là 0,54 ha.Cũng theo số liệu tổng hợp, ở phiá bắc bình quân diện tích của một trang trại khoảng 4 ha, trong đó 56% các trang trại có diện tích đất dưới 2 ha, hơn 38%-2-10 ha; 0,6% -10-30 ha.
Bên cạnh đó, các trang trại làđất sản xuất liền bờ liền khoảnh, qui mô lớn lại gắn liền với thổ cư của chủ trang trại nên rất tiện lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá , thuỷ lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật. Điều này hơn hẳn tính chất phân tán, manh múm tự cấp tự túc của các hộ nông dân sau NQ10.
Phương thức sử dụng đất phổ biến của các trang trại là chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp, đất nào cây ấy, phù hợp với điều kiện khí hậu ,hệ sinh thái cây trồng vật nuôi và nhu cầu thị trường.
Như vậy việc phát triển mô hình trang trại với qui mô vừa và nhỏ là phù hợp với vùng trung du và miền núi phía bắc.
Thực tế cũng cho thấy, Các trang trại trung du và miền núi phía bắc thường có qui mô trên 2 ha, chủ yếu phát triển cây lâu năm(cam, hồng, lê, mận, vải, chề, cà phê...)trồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc , gia cầm, nuôi cá nước ngọt. Các trang trại thuộc các huyện trung du và miền núi phía bắc phát triển cât công nghiệp cao su, mía, hồ tiêu...Qui mô ruộng đất phổ biến từ 2-5 ha/1 trang trại trồng trọt và 10-20 ha/1 trang trại lâm nghiệp. Một số trang trại có qui mô hàng nghìn con bò thịt, dê, cừu để tận dụng các bãi cỏ tự nhiên.Trong khi đó, ở vùng đong nam bộ và Tây Nguyên do có lợi thế vềđất đỏ bazan , khí hậu ôn hoá, quĩđất còn phong phú nên hầu hết trồng cây công nghiệp lâu năm , trồng rừng và nuôi bò thịt, bò sữa với qui mô từ 5-10 ha/ 1 trang trại..
ÝNGHĨACỦAMÔHÌNHKINHTẾTRANGTRẠIGIAĐÌNHQUIMÔVỪAVÀNHỎ:
Trước hết mô hình này thu hút được nhiều chủđầu tư tham gia . Do điều kiện kinh tế còn thấp,các chủ trang trại thường có qui mô diện tích đất đai nhỏ, vốn còn hạn chế, trình độ quản lí chưa cao. Đồng thời họ cũng chưa có nhiều điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ , kĩ thuật tiên tiến hiện đại áp dụng vào trong sản xuất. Vì lẽđó, việc đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại gia đình rất phù hợp với họ.
Các trang trại thường có qui mô nhỏ nên chủ yếu chỉ thu hút lao động trong gia đình. Khi thời vụđến, họ có thể thuê thêm lao động từ bên ngoài trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, nó sẽ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình, tận dụng được lao động dư thừa trong từng hộ. Điều này rất phù hợp với lượng vốn tự có còn nhỏ hẹp của các trang trại.
Do vùng có diện tích đất cho trang trại không lớn .Vì lẽđó chỉ có thểđầu tư phát triển mô hình có qui mô vừa và nhỏ. Vì nó không đòi hỏi vốn lớn, vượt quá số lượng tự có của từng chủ trang trại, đồng thời phù hợp với diện tích có thể có của họ.
Đặc biệt, mô hình này cóý nghĩa rất lớn về mặt xã hội. Phát triển mô hình kinh tế trang trại gia đình qui mô vừa và nhỏ góp phần giải quyết vấn đề lao động việc làm trong vùng. Đồng thời nó cũng góp phần quan trọng vào việc xoáđói giảm nghèo nhất làở những vùng cóđiều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Mô hình này giúp các gia đình dần thoát tăng thu nhập.
Vềưu nhược điểm của mô hình kinh tế trang trại gia đình với qui mô vừa và nhỏ :
*Môt sốưu điểm của mô hình:
Có thể nói, mô hình này dễ thực hiện bởi nó có qui mô nhỏ, vốn đầu tư không quá lớn. Đồng thời, chủ trang trại dễ dàng quản lí cũng như sản xuất kinh doanh trên mảnh đất của mình, vìđiều kiện kinh tế còn khó khăn, khả năng tổ chức sản xuất hàng hoá của vùng còn chưa cao, Trình độ khoa học công nghệ ,kĩ thuật còn thấp ... nên mô hình này rất phù hợp.
Đồng thời, nhà nước cũng có nhiều dựán phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, nhất là những vùng cóđiều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, kết hợp với dựán 135...Bên cạnh đó hình thức kinh tế hộ cũng được ưu tiên phát triển nhất làở vùng núi. Như vậy, việcđầu tư phát triển kinh tế trang trại gia đình nhận được nhiều sựưu tiên phát triển của Đảng và nhà nước. Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa nhất là kinh tế trang trại gia đình.
Vì mô hình này là sự phát triển ở mức cao hơn của kinh tế hộ nên nóđã có cơ sở về vốn, kinh nghiệm sản xuất, thị trường...Do đó, kinh tế trang trại dễ tiệp cận thị trường để tiêu thụ sản phẩm...
*/ Một vài nhược điểm của mô hình:
Tuy mô hình cóý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn đối với vùng, nhưng nhìn chung mức đóng góp của mô hình vào ngân sách còn thấp. Nhà nước còn phải có sựưu đãi rất lớn cho kinh tế trang trại nói chung va kinh tế trang trị theo hình thức hộ gia đình nói riêng.
Ngoài ra, kinh tế gia đình có qui mô vừa và nhỏ nên thị trường của nó không lớn, sản lượng sản phẩm không cao. Thêm vào đó, do không đầu tư khoa học kĩ thuật tốt bằng mô hình trang trại qui mô lớn nên chất lượng sản phẩm không tốt lắm.
Thêm vào đó, thu nhập của các gia đình dù giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo nhưng thường không cao bằng các trang trại có qui mô lớn...Đặc biệt để có khả năng cạnh tranh cao, sản phẩm được xuất khẩu thì mô nình này khóđáp ứng yêu cầu của thị trường nhất là Mỹ và Châu Âu.
Như vậy tại thời điểm hiện nay do vùng còn kém phát triển nên mô hình này là rất phù hợp song khi điều kiện kinh tế xã hội trong vùng đã cao hơn, có thể nên lựa chọn mô hình trang trại mới phù hợp hơn.
Từ kết quả trên có thể nhận định rằng việc đầu tư vào mô hình kinh tế trang trại vùng trung du miền núi phía bắc nên theo hình thức hộ gia đình, với qui mô vừa và nhỏ trồng cây ăn quả ,cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi bò, dê,cá nước ngọt...những động thực vật có sự thích nghi tốt với điều kiện của vùng.
Phần kết luận
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh ở hầu khắp các điạ phương trong cả nước , hình thành mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta. Do chưa có qui định thống nhất của các bộ ,ngành trung ương về tiêu chí trang trại nên các địa phương tựđưa ra những tiêu chí về trang trại dựa vào sản xuất hàng hoá ,qui mô diện tích đất đai...Vùng trung du và miền núi phía bắc do điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn và số lượng đất đai so với các vùng khác trong cả nước không lớn lắm nên việc phát triển mô hình vừa và nhỏ của các hộ gia đình là tương đối phù hợp trong điều kiện hiện nay. Song khi kinh tế vùng đã phát triển thì có thể mô hình này không còn phù hợp và phải thay thế bằng một mô hình khác hợp lí hơn. Có như vậy kinh tế của vùng mới ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên ,cần phải đầu tư hơn nữa nhất là về vốn đầu tư ,nâng cao trình độ quản lí cũng nhưáp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ vào trong sản xuất của các chủ trang trại. Có như vậy kinh tế trang trại mới cóđiều kiện và cơ sở vững chắc để phát triển.
Vấn đềđặt ra đối với các trang trại là việc tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Có thể nói đây làđiều còn bức xúc của các chủ trang trại nhất là hàng hoá nông sản. Do vậy, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các trang trại mở rộng thị trường, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, kể cả ngoài nước ,để giải quyết từng bước đầu ra cho sản phẩm của các trang trại.
Ngoài ra, sự hình thành và phát triển của các trang trại trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải hợp tác với nhau giữa các chủ trang trại hoặc liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước từ khâu đầu vào đến đầu ra của sản xuất để phát triển ,đạt được những thành tựu ngày càng to lớn và làđóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông thôn Việt Nam.
Mục Lục:
Phần......................................................................................................................trang
Phần mởđầu.............................................................................................................1.
Phần nội dung...........................................................................................................3
Chương 1: Một số lí luận chung............................................................................ 3
1/ Các khái niệm cơ bản và tất yếu khách quan
sự ra đời mô hình kinh tế trang trại ở nước ta:........................................................ 3
2/Vai trò của kinh tế trang trại đối với đời sống kinh- tế xã hội của vùng...............7
3/một số mô hình đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại của vùng..................9
4/Những nhân tốảnh hướng tới việc đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang
trại vùng trung du và miền núi phía Bắc.................................................................12
Chương 2:Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trang trại miền núi phía Bắc..........14
1/Tổng quát vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chung của vùng.........................14
2.Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư vào việc phát triển mô
hình kinh tế trang trại của vùng.............................................................................17
3.Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của vùng................................................26
4/Lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội của vùng...........................................................................33
Phần kết luận........................................................................................................40
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1/Tạp chí phát triển kinh tế
2/Tạp chí nghiên cứu kinh tế (258,
3/Tạp chí quản lí nhà nước
4/Thông tin lí luận(số 1-2000)
5/Thông tin thị trường lao động
6/kinh tế và dự báo(số 3-2000,4-2000)
7/Thời báo kinh tế Việt Nam( số 154,89,002,056,098/2002)
8/con số và sự kiện(1+2 /2000)
9/Lao động xã hội(3/2000
10/Cộng sản(6/2000)
11/Phát triển kinh tế(113/2000)
12/Địa chính(1+2/2000)
13/Ngân Hàng(4+10/2000)
13/Thị trường tài chính tiền tệ(14+15/2000).
14/Tài chính tiền tệ(7/2000)
15/Giáo trình kinh tếđầu tư trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTCT-73.docx