Tài liệu Đề tài Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 0
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
MỤC LỤC
Trang phụ bìa……………………………………………………….…..…..i
Lời cam đoan………………………………………………………………..ii
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………….……iii
Danh mục các bảng…………………………………..……………….…….iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA KẾ TOÁN VÀ
THUẾ Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 5
1.1. Mục tiêu khác nhau của thuế và kế toán......................................................5
1.1.1. Mục tiêu của thuế.................................................................................................5
1.1.2. Mục tiêu của kế toán............................................................................................6
1.2. Lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ....................................................7
1.2.1. Ghi nhận doanh th...
96 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
MỤC LỤC
Trang phụ bìa……………………………………………………….…..…..i
Lời cam đoan………………………………………………………………..ii
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………….……iii
Danh mục các bảng…………………………………..……………….…….iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA KẾ TOÁN VÀ
THUẾ Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 5
1.1. Mục tiêu khác nhau của thuế và kế toán......................................................5
1.1.1. Mục tiêu của thuế.................................................................................................5
1.1.2. Mục tiêu của kế toán............................................................................................6
1.2. Lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ....................................................7
1.2.1. Ghi nhận doanh thu (thu nhập) trong kế toán và thuế .........................................8
1.2.2. Ghi nhận chi phí trong kế toán và thuế .............................................................11
1.3. Chính sách kế toán của doanh nghiệp........................................................16
1.3.1 Chính sách ghi nhận doanh thu...........................................................................16
1.3.2. Chính sách kế toán về TSCĐ .............................................................................17
1.3.2.1 Chính sách ghi nhận TSCĐ .........................................................................17
1.3.2.2. Chính sách khấu hao TSCĐ........................................................................20
1.3.2.3. Chính sách về sửa chữa TSCĐ ...................................................................22
1.3.3. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho ................................................23
1.3.3.1. Vấn đề tính giá thành của sản phẩm ...........................................................23
1.3.3.2. Xác định giá vốn của hàng xuất kho...........................................................24
1.3.3.3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho................................................................24
1.3.4. Chính sách kế toán về chi phí đi vay .................................................................25
1.3.5. Chính sách kế toán về lợi thế thương mại .........................................................26
1.3.6. Chính sách kế toán đối với giao dịch bằng ngoại tệ ..........................................27
1.4. Lựa chọn chính sách kế toán nhằm giảm thiểu chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp........................................................................................................28
Chương 2 GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 32
2.1 Giả thuyết .......................................................................................................32
* Đối với doanh nghiệp Nhà nước...............................................................................34
* Đối với công ty cổ phần...........................................................................................35
* Đối với doanh nghiệp tư nhân .................................................................................36
* Đối với công ty TNHH ............................................................................................36
1
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
2.2 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................37
2.2.1. Mô hình nghiên cứu...........................................................................................37
2.2.2. Lựa chọn doanh nghiệp nghiên cứu...................................................................44
Chương 3 KIỂM NGHIỆM GIẢ THUYẾT BẰNG CÁC MÔ HÌNH ĐÃ
LỰA CHỌN .................................................................................................... 46
3.1. Kiểm nghiệm giả thuyết bằng mô hình đã lựa chọn .................................47
3.1.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước.........................................................................47
3.1.1.1. Công ty Vật liệu xây dựng – Xây lắp & Kinh doanh nhà ĐN....................47
3.1.1.2. Công ty điện lực III.....................................................................................49
3.1.1.3. Công ty xăng dầu khu vực V ......................................................................50
3.1.1.4. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5.........................................52
3.1.1.5. Công ty xây lắp và công nghiệp tàu thủy miền trung .................................53
3.1.2. Đối với Công ty cổ phần....................................................................................55
3.1.2.1 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.................................................................55
3.1.2.2. Công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố Đà Nẵng ..............................57
3.1.2.3. Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng..................................................................58
3.1.2.4. Công ty cổ phần xi măng Hải Vân..............................................................60
3.1.2.5. Công ty cổ phần cơ điện miền trung...........................................................61
3.1.3. Đối với doanh nghiệp tư nhân Hải Sơn .............................................................64
3.1.3.1 doanh nghiệp tư nhân Hải Sơn.....................................................................64
3.1.3.2 doanh nghiệp tư nhân thương mại – dịch vụ tổng hợp Hòa Hiệp................65
3.1.3.3. doanh nghiệp tư nhân Bổn Cường ..............................................................67
3.1.3.4. doanh nghiệp tư nhân Hoài Linh ................................................................68
3.1.3.5. doanh nghiệp tư nhân Hiền Thy .................................................................69
3.1.4. Đối với Công ty TNHH .....................................................................................72
3.1.4.1 Công ty TNHH Tuấn Đạt.............................................................................72
3.1.4.2. Công ty TNHH xổ số kiến thiết tỉnh Gia Lai..............................................73
3.1.4.3. Công ty TNHH Trương Thành Chung........................................................74
3.1.4.4. Công ty TNHH thương mại, ứng dụng và phát triển CN mới N.E.T .........76
3.1.4.5. Công ty TNHH Nguyễn Quang ..................................................................78
3.2. Nhận xét và kết luận.....................................................................................80
3.3 Một vài ý kiến về tính trung thực của thông tin kế toán nhằm phục vụ
cho quản lý khi có điều chỉnh lợi nhuận............................................................88
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 91
0
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1Biến kế toán accruals ............................................................. 41
Bảng 3.1Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối
với loại hình doanh nghiệp nhà nước ................................................... 55
Bảng 3.2Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối
với loại hình công ty cổ phần................................................................ 63
Bảng 3.3Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối
với loại hình doanh nghiệp tư nhân ...................................................... 71
Bảng 3.4Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối
với loại hình công ty TNHH .................................................................. 80
Bảng 3.5Bảng xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuận của loại hình... 83
doanh nghiệp nhà nước......................................................................... 83
Bảng 3.6Bảng xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuận của loại hình... 84
Công ty cổ phần..................................................................................... 84
Bảng 3.7Bảng xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuận của loại hình... 85
Doanh nghiệp tư nhân........................................................................... 85
Bảng 3.8Bảng xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuận của loại hình... 86
Công ty TNHH....................................................................................... 86
1
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta đang tồn tại rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, với
mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có nhiều chiến lược kinh doanh và các
nguồn thông tin tài chính khác nhau nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài, mà các thông tin tài chính này do kế toán cung cấp. Chính vì vậy
thông tin kế toán cung cấp ngày càng phát huy tính hữu hiệu trong việc
ra quyết định của các đối tượng có liên quan và báo cáo tài chính là
công cụ thể hiện thông tin này. Báo cáo tài chính được lập dựa trên cơ
sở của chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn mà các chuẩn mực
kế toán luôn tạo khoảng không tự do cho các doanh nghiệp lựa chọn,
tùy theo từng bối cảnh, thời điểm mà doanh nghiệp có thể làm “đẹp”
hơn thông tin trên báo cáo tài chính hoặc “lau chùi” các nội dung cần
thiết để đạt được mục tiêu mang tính chủ quan của họ. Vì thế, có nhiều
động cơ thôi thúc các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận mà các đối
tượng sử dụng thông tin không thể nhận ra, một trong những động cơ
đó là khi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thay đổi thuế suất giảm
từ 28% năm 2008 xuống còn 25% năm 2009. Điều này càng có cơ hội
thúc đẩy các nhà quản trị thực hiện quản trị lợi nhuận để tiết kiệm chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, việc nhận dạng có hay không
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị và kỹ thuật điều chỉnh
như thế nào để các đối tượng sử dụng thông tin có được nguồn thông
tin chính xác nhằm đưa ra quyết định là một vấn đề rất có ý nghĩa.
2
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về sách, báo, internet và các
tài liệu tham khảo khác, tôi thấy có một số tác giả đã đề cập đến vấn đề
này, song chỉ dừng lại ở việc đưa ra các mô hình ở khía cạnh lý thuyết
để chỉ ra các doanh nghiệp có xu hướng vận dụng chính sách kế toán để
điều chỉnh lợi nhuận nhưng chưa kiểm nghiệm mô hình này bằng số
liệu thực tế và chưa đưa ra cách thức điều chỉnh có thể vận dụng bởi các
nhà quản trị.
Nhận thấy được ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “ Lựa
chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định giảm thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% năm 2008 xuống còn 25% năm
2009 thì có khả năng các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giảm lợi nhuận
chịu thuế để tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Để
điều chỉnh lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ vận dụng một cách khéo léo
các chính sách kế toán được quy định bởi chuẩn mực kế toán và sự vận
dụng này sẽ ảnh hưởng đến số liệu trình bày trên báo cáo tài chính của
doanh nghiệp trong kỳ. Báo cáo tài chính không những là nguồn cung
cấp thông tin cho các đối tượng bên trong mà còn cung cấp thông tin
cho các đối tượng khác bên ngoài như cơ quan thuế, các nhà đầu tư, các
chủ nợ, các tổ chức tín dụng,…Chính vì vậy việc nghiên cứu sự vận
dụng chính sách kế toán trong điều kiện thay đổi thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp sẽ phần nào làm rõ hơn “chất lượng” hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp (thông qua chỉ tiêu lợi nhuận), qua đó giúp cho
3
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
các đối tượng sử dụng thông tin có liên quan đánh giá khách quan hơn
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết
định đúng đắn.
Lấy số liệu thực tế để minh chứng có hay không hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị qua bốn loại hình doanh nghiệp,
gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân
(DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận của sự
liên kết giữa thuế và kế toán, các chính sách kế toán, đồng thời đi sâu
vào phân tích số liệu và đưa ra các kỹ thuật có thể vận dụng để điều
chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị.
Luận văn xem xét, đánh giá có hay không việc điều chỉnh lợi
nhuận và mức độ điều chỉnh lợi nhuận như thế nào đối với bốn loại
hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó số liệu
cần thu thập là báo cáo tài chính, cụ thể là báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
trong 2 năm 2007 và 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn, thu thập số liệu, vận dụng các mô hình đã nghiên cứu
để kiểm chứng số liệu và đưa ra kết luận.
4
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn này có ý nghĩa thực tiễn giúp các đối tượng sử dụng
thông tin có được (luồng) thông tin chính xác nhằm đưa ra các quyết
định.
Qua phân tích số liệu thực tế để đi đến kết luận có hay không
việc điều chỉnh lợi nhuận và mức độ điều chỉnh như thế nào đối với bốn
loại hình doanh nghiệp nhằm kiểm nghiệm lại các mô hình lý thuyết đã
được học và tìm hiểu.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục và tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự liên kết giữa thuế và kế toán ở
Việt Nam
Chương 2: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kiểm nghiệm giả thuyết bằng các mô hình đã lựa chọn.
5
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA
KẾ TOÁN VÀ THUẾ Ở VIỆT NAM
1.1. Mục tiêu khác nhau của thuế và kế toán
Thuế và kế toán phục vụ mục đích khác nhau, có mục tiêu khác
nhau và được dựa trên các nguyên tắc khác nhau. Giữa mục tiêu của kế
toán và mục tiêu về thuế mặc dù đều tập trung vào đo lường hàng năm
lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhưng động cơ đo lường khác nhau.
Các khái niệm và các nguyên tắc kế toán không phải luôn luôn tương
thích với các nguyên tắc được sử dụng trong lĩnh vực thuế. Vì kế toán
có kim chỉ nam là luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các thông tư
hướng dẫn thực hiện. Thuế do nhà nước ban hành các luật thuế, hướng
dẫn chế độ nộp thuế. Sự khác biệt trong các kết quả hoặc trong những
phương pháp áp dụng phải được chấp nhận.
1.1.1. Mục tiêu của thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, Nhà nước sẽ
không tồn tại và đứng vững nếu không có nguồn thu. Bất kỳ đơn vị tổ
chức sản xuất, kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
cho Nhà nước. Thông qua các luật thuế để xác định lợi nhuận chịu thuế
tạo ra các công bằng thu nhập giữa các tổ chức có thu nhập cao và các
tổ chức có thu nhập thấp, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia
để có nguồn chi tiêu cho các hoạt động công cộng, chia sẻ lợi ích thu
nhập cho cộng đồng và góp phần tích cực mang lại công bằng và an
sinh xã hội. Nhờ có thuế Nhà nước mới có nguồn giải quyết những khó
khăn trong xã hội mà mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp không thể giải
6
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
quyết được. Bên cạnh việc mang lại công bằng và an sinh xã hội Nhà
nước còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, mở rộng quan hệ
quốc tế với các nước bên ngoài, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng
phát triển bền vững và đi lên.
1.1.2. Mục tiêu của kế toán
Kế toán với bản chất là hệ thống cung cấp thông tin, kiểm tra tình
hình và sự biến động về tài sản trong doanh nghiệp, kế toán trở thành
công cụ quản lý quan trọng. Thông qua các khái niệm và các nguyên tắc
áp dụng nhằm xác định lợi nhuận kế toán và cung cấp thông tin chính
xác, đầy đủ và kịp thời về tình hình tài chính của các doanh nghiệp
thông qua các báo cáo tài chính thể hiện trên các mặt:
- Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Kế toán đảm báo cung
cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cho nhà quản lý để điều
hành, lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Kế toán đảm bảo phản
ánh chính xác số hiện có và tình hình biến động của tài sản, tiền vốn
của doanh nghiệp. Từ đó góp phần giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt
chẽ tài sản và sử dụng hiệu quả tiền vốn. Kế toán là phương tiện tính
toán kinh tế thúc đẩy chế độ hạch toán kế toán của doanh nghiệp.
- Đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà tín dụng, các chủ nợ:
Kế toán đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin nhằm giúp cho
các đối tượng này đưa ra quyết định có đầu tư hay không đầu tư, có cho
vay hay không cho vay.
- Đối với cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thuế: Kế toán xác
định chính xác nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, kiểm tra
việc chấp hành các chế độ kinh tế tài chính và tình hình thực hiện nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
7
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Nếu trong một doanh nghiệp đội ngũ kế toán còn non trẻ, thiếu
kinh nghiệm sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp như hạch toán
chi phí sai lệch, ghi nhận doanh thu chưa chính xác,….sẽ dẫn đến tình
trạng tạo ra lãi hoặc lỗ sai lệch. Từ đó, ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp mất phương hướng kinh
doanh dẫn đến phá sản.
1.2. Lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
Do mục tiêu của kế toán và thuế khác nhau nên cách thức đo
lường lợi nhuận cũng khác nhau, cụ thể:
Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ trước khi trừ
thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo qui định của chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán.
Lợi nhuận kế toán =
Doanh thu và thu
nhập theo quy
định của kế toán
-
Chi phí theo quy
định của kế toán
Công thức 1.1
Từ công thức 1.1, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán
bao gồm doanh thu (thu nhập) và chi phí theo quy định của kế toán.
Thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
của một kỳ được xác định theo quy định của luật thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành.
Thu nhập chịu
thuế TNDN
=
Doanh thu và thu
nhập theo quy
định của thuế
-
Chi phí theo quy
định của thuế
Công thức 1.2
8
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Từ công thức 1.2, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập chịu
thuế bao gồm doanh thu (thu nhập) và chi phí theo quy định của thuế.
Giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có sự khác biệt.
Nguyên nhân xảy ra sự chênh lệch này là do có sự khác biệt về đo
lường doanh thu, chi phí của kế toán và của thuế. Từ đó xác lập mức độ
liên kết giữa kế toán và thuế.
Kế toán ghi nhận doanh thu, thu nhập và chi phí dựa vào chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán. Thuế ghi nhận doanh thu, thu nhập và
chi phí dựa vào luật thuế TNDN của nhà nước. Giữa quy định của
chuẩn mực kế toán và quy định của luật thuế có sự giống và khác biệt
tương đối. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu một cách đúng đắn
giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, ranh giới vùng liên kết
giữa kế toán và thuế được xác định chưa rõ ràng. Chính vì thế, khi cơ
quan thuế kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp không chấp
thuận và đề nghị xuất toán những chi phí mà cơ quan thuế cho rằng
không được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế bao gồm: các khoản chi
phí không đủ chứng từ hợp lý hợp lệ, các chính sách được quy định bởi
chuẩn mực kế toán nhưng không được quy định bởi luật thuế.
1.2.1. Ghi nhận doanh thu (thu nhập) trong kế toán và thuế
Kế toán ghi nhận doanh thu và thu nhập dựa trên nguyên tắc phù
hợp, còn thuế ghi nhận doanh thu và thu nhập chủ yếu dựa vào các
chứng từ hợp pháp. Vì vậy, có các khoản doanh thu, thu nhập được ghi
nhận theo quy định của kế toán nhưng không phù hợp với quy định của
luật thuế TNDN, nên phải điều chỉnh lại theo luật thuế TNDN. Hoặc
các khoản doanh thu, thu nhập được ghi nhận tính thuế TNDN trong
năm nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu, thu nhập theo chế
9
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
độ kế toán. Các chỉ tiêu này có thể làm tăng hoặc làm giảm tổng lợi
nhuận trước thuế trên báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp.
Cụ thể như sau:
1.2.1.1. Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng
và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho
người mua. Theo quy định của chuẩn mực kế toán, trị giá số hàng này
chưa được coi là tiêu thụ và không được ghi nhận là doanh thu bán
hàng mà chỉ được theo dõi như một khoản người mua ứng trước tiền
cho doanh nghiệp, khi thực giao hàng cho người mua mới được ghi
nhận doanh thu bán hàng trong kỳ. Theo quy định của luật thuế thu
nhập doanh nghiệp, trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng, không quan
tâm đến việc hàng đã giao cho người mua hay chưa đều được xác định
là doanh thu tính thuế trong kỳ.
1.2.1.2. Trường hợp cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê nhiều
năm: Doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán đảm bảo nguyên tắc
phù hợp tức là doanh thu trong năm được ghi nhận bằng tổng số tiền
cho thuê chia cho số năm trả tiền trước. Hay nói cách khác, doanh thu
được ghi nhận là số tiền nhận của một năm. Còn doanh thu để tính thuế
TNDN trong trường hợp này, theo quy định của luật thuế các doanh
nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách tính: doanh thu phân bổ cho
số năm trả trước (phần này tương tự quy định của chuẩn mực kế toán),
hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trong trường hợp doanh
nghiệp xác định theo doanh thu trả tiền một lần thì số chênh lệch doanh
thu này là một khoản điều chỉnh tăng doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế.
10
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
1.2.1.3. Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh bán hàng dưới hình
thức trao đổi tương tự về bản chất và giá trị. Theo quy định của chuẩn
mực kế toán, việc trao đổi này không được coi là khoản giao dịch tạo ra
doanh thu. Theo quy định của luật thuế TNDN thì khoản thu này được
coi là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.
1.2.1.4. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các khoản giảm trừ doanh
thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị
trả lại. Theo quy định của chuẩn mực kế toán toàn bộ các khoản giảm
trừ này được phép trừ khỏi doanh thu bán hàng trong kỳ để xác định
doanh thu thuần nhằm xác định kết quả. Theo luật thuế TNDN các
khoản giảm trừ này không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu
nhập chịu thuế. Vì theo luật thuế TNDN cho rằng, các khoản giảm trừ
này không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu nhằm xác định
thu nhập chịu thuế.
1.2.1.5. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh lãi do đánh giá lại các
khoản nợ phải trả, nợ phải thu tại thời điểm cuối năm tài chính. Theo
thông tư 201 ban hành ngày 15/10/2009 của BTC, các khoản nợ ngắn
hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài
chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu tài chính mà để
số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá
số dư. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại
số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ
tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau: Với các
khoản nợ phải thu dài hạn bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư
cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch tăng được
hạch toán vào doanh thu tài chính (TK515) trong năm. Với các khoản
11
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
nợ phải trả dài hạn bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối
năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch giảm được hạch
toán vào doanh thu tài chính. Theo quy định của luật thuế TNDN các
khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải
thu, nợ phải trả mà thời hạn nợ từ 12 tháng trở xuống mới được tính vào
doanh thu hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.
1.2.1.6. Trường hợp doanh ngiệp có hoạt động xây lắp: Doanh thu của
hợp đồng xây dựng theo kế toán được xác định bao gồm: Doanh thu
ban đầu được ghi nhận theo hợp đồng và các khoản tăng, giảm khi thực
hiện hợp đồng. Ngoài ra, còn có các khoản tiền thưởng và các khoản
thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu
và có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Doanh nghiệp có thể ghi
nhận doanh thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng tùy thuộc vào việc ước
tính % công việc hoàn thành. Theo quy định của luật thuế, doanh thu
của hoạt động xây lắp để tính thu nhập chịu thuế là giá trị công trình,
giá trị hạng mục công trình nghiệm thu bàn giao hoặc giá trị khối lượng
xây dựng, lắp đặt nghiệm thu bàn giao.
1.2.2. Ghi nhận chi phí trong kế toán và thuế
Tương tự như trường hợp ghi nhận doanh thu, thu nhập. Trường
hợp ghi nhận chi phí theo quy định của chuẩn mực kế toán và thuế cũng
có sự giống và khác biệt tương đối. Điều này làm cho lợi nhuận kế toán
và thu nhập chịu thuế có sự chênh lệch. Cụ thể như sau:
1.2.2.1. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Theo quy định của chuẩn mực
kế toán, khi doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ thì toàn bộ khoản này
được tính vào chi phí trong kỳ để xác định lợi nhuận kế toán. Quy định
luật thuế TNDN số khấu hao doanh nghiệp đã trích và tính vào chi phí
12
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế không được tính vào chi phí hợp
lý để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp sau:
+ Số khấu hao trích vượt mức quy định của chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao TSCĐ được quy định theo quyết định
206/2003/QĐ - BTC): Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp
khấu hao đường thẳng, có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao
nhanh đối với máy móc thiết bị để nhanh chóng đổi mới công nghệ
nhưng tối đa không quá 2 lần mức trích khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Do đó, khi doanh nghiệp trích khấu hao tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh cao hơn mức khấu hao quy định thì số khấu hao đã
trích vượt không được xác định vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.
+ Số khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh không có
hóa đơn, chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản
thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh (trừ trường hợp TSCĐ đi thuê
tài chính)
+ Số khấu hao của các TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn
còn sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
1.2.2.2. Đối với chi phí lãi vay: Theo quy định của chuẩn mực kế toán,
toàn bộ các chi phí lãi vay trong kỳ được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh để xác định lợi nhuận kế toán. Ngoại trừ các khoản lãi vay đầu
tư, mua sắm TSCĐ được vốn hóa vào giá trị tài sản. Theo quy định tại
khoản 7, điều 5 nghị định số 164/2003/NĐ-CP chi tiết thi hành luật thuế
thu nhập doanh nghiệp, thì chi phí trả lãi vay vốn của các đối tượng
khác không phải vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng được khống chế ở
mức tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng
thương mại có quan hệ thanh toán với doanh nghiệp tại thời điểm nhận
13
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
tiền vay vốn theo hợp đồng vay đã ký kết. Ngoài ra, các khoản chi phí
lãi vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp đều
không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế. Do
đó, phần trả lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức, cá nhân không phải là
ngân hàng, tổ chức tín dụng vượt trên mức không chế và phần chi phí
lãi vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế thì không được chấp
thuận bởi chi phí hợp lý để tính thuế.
1.2.2.3. Đối với các khoản chi phí tiền phạt về vi phạm hành chính như
tiền phạt vi phạm giao thông; phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh;
phạt vi phạm hành chính về thuế,…Theo quy định của chuẩn mực kế
toán, các khoản chi phí này căn cứ vào các biên lai, chứng từ nộp phạt
doanh nghiệp ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Nhưng đối với quy định của luật thuế TNDN, các khoản chi phí này
không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Do đó,
làm phát sinh chênh lệch giữa chi phí được ghi nhận vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ và chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.
1.2.2.4. Đối với chi phí tiền lương, tiền công: Theo quy định của chuẩn
mực kế toán toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công doanh nghiệp tính
trả cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ. Theo quy định tại khoản 1, điều 6 của luật thuế TNDN các
doanh nghiệp trả lương theo hợp đồng lao động nhưng không thực hiện
đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động
thì không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý để tính thu
nhập chịu thuế.
14
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
1.2.2.5. Đối với các khoản chi tiền ăn giữa ca: Tại các doanh nghiệp có
chi tiền ăn giữa ca cho người lao động thì toàn bộ khoản chi phí này
được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh để xác định lợi nhuận
kế toán. Theo quy định của luật thuế TNDN, doanh nghiệp được tính
vào chi phí hợp lý các khoản chi tiền ăn giữa ca cho mỗi người lao
động nhưng mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối
thiểu do nhà nước quy định.
1.2.2.6. Đối với các khoản chi trang phục: Tại các doanh nghiệp có quy
định mặc trang phục đồng nhất tại nơi làm việc, chi phí may trang phục
cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị được hạch toán vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, đối với quy định luật thuế TNDN
chỉ tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế ở mức chi tối đa
cho mỗi người lao động không vượt quá 500.000 đồng/năm. Do đó, đối
với các doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí các khoản chi trang phục
vượt quá mức quy định trên, thì làm phát sinh chênh lệch giữa chi phí
để tính lợi nhuận kế toán và chi phí để tính thu nhập chịu thuế.Từ đó,
làm cho lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có sự chênh lệch.
1.2.2.7. Đối với các doanh nghiệp phát sinh lỗ do đánh giá lại các
khoản nợ phải trả, nợ phải thu tại thời điểm cuối năm tài chính. Theo
thông tư 201 ban hành ngày 15/10/2009 của BTC, đối với chênh lệch tỷ
giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các
khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập
BCTC thì không hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu tài chính mà để
số dư trên BCTC, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư. Đối
với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối
năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời
15
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
điểm lập BCTC thì được xử lý như sau: Với các khoản nợ phải thu dài
hạn bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại
ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài
chính trong năm. Với các khoản nợ phải trả dài hạn bằng ngoại tệ, công
ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ,
chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì hạch toán vào chi phí tài chính trong
năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí
làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ, thì có thể phân bổ một
phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức
hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ
giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ
giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm
sau nhưng tối đa không quá 5 năm. Theo quy định của luật thuế TNDN
chỉ có các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản
nợ phải thu, nợ phải trả mà thời hạn nợ từ 12 tháng trở xuống mới được
tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.
1.2.2.8. Đối với các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi
hoa hồng môi giới,…Theo quy định của chế độ tài chính, các khoản chi
này nếu có hóa đơn chứng từ hợp lệ được tính vào chi phí sản xuất,
kinh doanh theo số thực chi. Theo quy định tại khoản 11, điều 5 nghị
định số 164/2003/NĐ – CP chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, các khoản chi phí này nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp gắn
với kết quả kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý nhưng không vượt
quá 10% tổng các khoản chi phí theo quy định từ khoản 1 đến khoản 10
của điều 5 nghị định số 164/2003/NĐ – CP. Ngoài ra, đối với các hoạt
16
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
động kinh doanh thương nghiệp, tổng chi phí hợp lý xác định mức
khống chế không bao gồm giá vốn của hàng bán ra.
1.3. Chính sách kế toán của doanh nghiệp
Chính sách kế toán của doanh nghiệp là những nguyên tắc, cơ sở
và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong
quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.
Lựa chọn chính sách kế toán là việc chọn lựa có cân nhắc nằm
trong khuôn khổ của chuẩn mực kế toán về các nguyên tắc, cơ sở và các
phương pháp kế toán mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong các trường
hợp khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích chủ quan của nhà quản trị.
Các chính sách kế toán của doanh nghiệp phân thành các loại sau:
1.3.1 Chính sách ghi nhận doanh thu
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều
kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của giao dịch trong từng kỳ được
thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này,
doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ phần
công việc đã hoàn thành. Phần công việc hoàn thành được xác định theo
một trong ba phương pháp tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ:
+ Đánh giá phần công việc hoàn thành
+ So sánh tỷ lệ % giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với
tổng khối lượng công việc phải hoàn thành
+ Tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để
hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
17
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Phần công việc hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán
định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.
Một trong ba phương pháp xác định phần công việc hoàn thành
để ghi nhận doanh thu trong kỳ phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan
của nhà quản trị. Các nhà quản trị có thể ghi nhận tăng doanh thu trong
kỳ so với thực tế bằng cách đánh giá phần công việc hoàn thành, tỷ lệ
% giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với khối lượng công việc
phải hoàn thành hoặc tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí
ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ tăng lên.
Hoặc ngược lại có thể ghi nhận doanh thu giảm đi. Việc xác định mức
doanh thu ghi nhận trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trong
kỳ, từ đó có thể làm cho lợi nhuận kế toán tăng lên hoặc giảm đi.
1.3.2. Chính sách kế toán về TSCĐ
TSCĐ thường là bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản và đóng vai
trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hay là một
khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể
đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.1 Chính sách ghi nhận TSCĐ
a) Đối với TSCĐ hữu hình
Để ghi nhận là TSCĐ hữu hình đơn vị phải xác định mức độ chắc
chắn của việc thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, dựa trên các bằng
chứng hiện có tại thời điểm ghi nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro
liên quan. Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hình, doanh
nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình cho từng trường
18
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
hợp cụ thể. Doanh nghiệp có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt không
chủ yếu như: khuôn đúc, công cụ, khuôn dập và áp dụng các tiêu chuẩn
TSCĐ hữu hình vào tổng giá trị đó. Các phụ tùng và thiết bị phụ trợ
thường được coi là tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phí khi
sử dụng. Các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được xác định là
TSCĐ hữu hình khi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng
nhiều hơn một năm. Nếu phụ tùng và thiết bị bảo trì chỉ được dùng gắn
liền với TSCĐ hữu hình và việc sử dụng chúng là không thường xuyên
thì chúng được hạch toán là TSCĐ hữu hình riêng biệt và được khấu
hao trong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu
hình liên quan.
Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài
sản cho các bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi
bộ phận cấu thành. Trường hợp này được áp dụng khi từng bộ phận cấu
thành tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau, hoặc góp phần tạo
ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn quy định
khác nhau nên được sử dụng các tỷ lệ và các phương pháp khấu hao
khác nhau. Ví dụ, một thân máy bay và động cơ của nó cần được hạch
toán thành hai TSCĐ hữu hình riêng biệt, có tỷ lệ khấu hao khác nhau,
nếu chúng có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau.
b) Đối với TSCĐ vô hình
Doanh nghiệp cần phân biệt các chi phí ban đầu liên quan đến
TSCĐ vô hình, chi phí nào được ghi tăng nguyên giá, chi phí nào ghi
tăng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc phân biệt này ảnh
hưởng đến chi phí phát sinh trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận
trong kỳ của doanh nghiệp có thể làm cho lợi nhuận trong kỳ của doanh
19
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
nghiệp tăng lên hoặc giảm đi. Ngoài những chi phí phát sinh liên quan
trực tiếp từ khâu thiết kế, triển khai, xây dựng đến khâu chuẩn bị đưa tài
sản vào trạng thái sử dụng được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ. Trong
đó, chi phí của giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu
thỏa mãn được 7 điều kiện:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và
đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng
hoặc để bán;
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương
lai;
- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực
khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô
hình đó;
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong
giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo
quy định cho TSCĐ vô hình.
Trong 7 điều kiện để ghi nhận chi phí giai đoạn triển khai vào
nguyên giá TSCĐ vô hình, tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà
quản trị, có thể lựa chọn thỏa mãn 7 điều kiện này. Hoặc không thỏa
mãn 1 trong 7 điều kiện này, nhưng nếu không thỏa mãn 1 trong 7 điều
kiện trên thì toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn này được ghi
nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chi phí
20
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
khác phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp
nhưng không được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình thì được ghi
nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Bao gồm: chi phí thành
lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhận viên và chi phí quảng cáo phát
sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập,
chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được
ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ
dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3
năm. Đối với các khoản chi phí đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi
phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái
ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.
1.3.2.2. Chính sách khấu hao TSCĐ
a) Đối với khấu hao TSCĐ hữu hình: Giá trị phải khấu hao của TSCĐ
hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng
hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích
kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ
được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng
được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu
hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận
chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn
mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho
quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác. Có 3 phương pháp
khấu hao TSCĐ bao gồm:
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
21
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 3 phương pháp trên để
tính và trích khấu hao TSCĐ. Tùy thuộc vào đặc điểm của TSCĐ, hoạt
động sản xuất kinh doanh và mục đích của doanh nghiệp mà doanh
nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp. Bởi lẽ việc
trích khấu hao TSCĐ sẽ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ. Do đó, lựa chọn phương pháp khấu hao sẽ cho phép dịch
chuyển lợi nhuận giữa các niên độ. Cụ thể như doanh nghiệp áp dụng
phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần sẽ làm gia tăng chi phí,
giảm lợi nhuận trong những năm đầu, hoặc áp dụng phương pháp khấu
hao đường thẳng sẽ làm cho phần khấu hao được ghi nhận vào chi phí
liền đều qua các năm sử dụng,…
b) Đối với khấu hao TSCĐ vô hình: Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô
hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vô
hình tối đa là 20 năm. Việc tính khấu hao được bắt đầu từ khi đưa
TSCĐ vô hình vào sử dụng. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô
hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy. Việc
trích khấu hao TSCĐ vô hình được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ. Do vậy, lựa chọn phương pháp khấu hao và ước tính
thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ sẽ ảnh hưởng đến giá trị khấu hao
cần trích lập từ đó ảnh hưởng đến chi phí trong kỳ báo cáo.
Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian
sử dụng hữu ích ước tính của tài sản, nếu trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ vô hình, doanh nghiệp xét thấy có thể thay đổi cách
thức ước tính về lợi ích kinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp dự tính
22
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
thu được. Do đó, có thể thay đổi phương pháp khấu hao. Ví dụ: Phương
pháp khấu hao theo số dư giảm dần phù hợp hơn phương pháp khấu hao
đường thẳng. Ngoài ra, nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài
sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao
phải được thay đổi tương ứng. Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích có thể
tăng lên do đầu tư thêm chi phí làm tăng năng lực của tài sản so với
năng lực hoạt động được đánh giá ban đầu.
Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể lựa
chọn thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của
tài sản, việc lựa chọn này nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, nó
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí ghi nhận trong kỳ để xác định lợi
nhuận kỳ báo cáo.
1.3.2.3. Chính sách về sửa chữa TSCĐ
Để duy trì năng lực hoạt động cho TSCĐ trong suốt thời gian sử
dụng doanh nghiệp cần phải sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Có hai loại
sửa chữa TSCĐ đó là sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn, với mỗi loại sửa
chữa sẽ phát sinh chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, chi phí sửa chữa này
được hạch toán vào chi phí khác nhau ứng với mỗi loại sửa chữa. Từ đó
sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ báo cáo.
a) Đối với sửa chữa nhỏ TSCĐ: là loại sửa chữa có mức độ hư hỏng
nhẹ, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa phát sinh ít. Do vậy, toàn
bộ chi phí sửa chữa doanh nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ.
b) Đối với sửa chữa lớn: là loại sửa chữa có mức độ hư hỏng nặng, thời
gian sửa chữa dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều. Vì thế nếu doanh
23
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
nghiệp chưa có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì toàn
bộ chi phí này được tập hợp và phân bổ nhiều kỳ. Doanh nghiệp có thể
lựa chọn số kỳ phân bổ tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản
trị. Song mức phân bổ chi phí sửa chữa trong từng kỳ sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận của kỳ đó. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ước tính
trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ tại thời điểm chưa phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và
mức chi phí tính trích trước này, sẽ làm gia tăng chi phí trong kỳ từ đó
làm giảm lợi nhuận của kỳ báo cáo. Đây cũng là một trong số các lựa
chọn, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể sử dụng để điều chỉnh lợi
nhuận theo ý muốn chủ quan của họ.
1.3.3. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho
1.3.3.1. Vấn đề tính giá thành của sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc xây dựng có thể áp
dụng các phương pháp tính giá thành khác nhau bao gồm: phương pháp
tính giá thành giản đơn, phương pháp phân bước, phương pháp hệ số,
phương pháp tỷ lệ, phương pháp tổng cộng chi phí,…Tuy nhiên, trong
mỗi phương pháp doanh nghiệp đều có thể có sự vận dụng “khéo léo”
mà mỗi sự vận dụng này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ cụ thể:
doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
cuối kỳ, ước tính mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang,…Việc lựa
chọn và ước tính này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ của doanh
nghiệp.
24
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
1.3.3.2. Xác định giá vốn của hàng xuất kho
Có 4 phương pháp xác định giá vốn của hàng xuất kho bao gồm:
phương pháp nhập trước – xuất trước, phương pháp nhập sau – xuất
trước, phương pháp thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia
quyền. Với mỗi phương pháp mà đơn vị áp dụng sẽ cho ra trị giá hàng
xuất kho khác nhau. Tùy theo đặc điểm hàng tồn kho, mục đích của
doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính trị giá
hàng xuất kho phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất
kho sẽ liên quan trực tiếp đến giá vốn hàng bán ra, từ đó có thể làm gia
tăng hoặc giảm chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ. Mặt khác,
khi doanh nghiệp xuất bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã
bán được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh (giá vốn hàng bán)
trong kỳ phù hợp với doanh thu của hàng tồn kho được ghi nhận. Điều
này có nghĩa là giá gốc của hàng tồn kho được ghi nhận vào chi phí
trong kỳ khi việc xuất bán hàng tồn kho đã xác định tiêu thụ (thỏa mãn
điều kiện ghi nhận doanh thu). Khi đơn vị xuất hàng gửi bán thì giá gốc
hàng xuất gửi bán chưa xác định tiêu thụ nên không được hạch toán vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc có hay không hạch toán giá
gốc hàng tồn kho vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kỳ báo cáo vì nó sẽ làm chi phí trong kỳ
tăng lên.
1.3.3.3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa
giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
25
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ làm cho chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ tăng lên từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho doanh nghiệp có thể vận dụng
linh hoạt tùy thuộc vào mức ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được
của hàng tồn kho.
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo, phải thực hiện đánh giá mới về
giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó.
Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được
hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo
cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể
thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá
gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được). Việc hoàn nhập hay
trích lập thêm dự phòng trong năm tiếp theo cũng tùy thuộc vào mức
lựa chọn theo ý muốn chủ quan của các nhà quản trị. Do vậy, đối với
vấn đề trích lập và hoàn nhập dự phòng, chuẩn mực kế toán luôn tạo ra
khoảng không tự do cho các doanh nghiệp lựa chọn. Mỗi sự lựa chọn
này đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc ghi nhận chi phí trong kỳ từ đó
ảnh hưởng đến lợi nhuận.
1.3.4. Chính sách kế toán về chi phí đi vay
Chi phí đi vay bao gồm lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh
liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp, bao gồm: lãi
tiền vay, chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục vay, trả lãi vay định kỳ
về thuê tài chính,…..Đối với các khoản chi phí đi vay phát sinh trong
kỳ doanh nghiệp cần phân biệt khoản chi phí nào được vốn hóa vào
26
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
nguyên giá TSCĐ, khoản chi phí nào không được phép và chỉ được ghi
nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc phân biệt này ảnh
hưởng đến lợi nhuận của kỳ báo cáo vì giả thuyết rằng tất cả các khoản
chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đều được ghi nhận vào chi phí tài
chính từ đó sẽ làm cho chi phí trong kỳ tăng lên dẫn đến giảm lợi
nhuận. Việc xác định khoản chi phí đi vay nào được vốn hóa, khoản
nào không được vốn hóa, thời điểm nào vốn hóa, thời điểm nào chấm
dứt việc vốn hóa ranh giới xác định này doanh ngiệp có thể lựa chọn.
Ví dụ, chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần có các
hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hoá trong kỳ khi các hoạt
động liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng đó. Tuy nhiên, chi phí đi
vay phát sinh khi mua mảnh đất đó để giữ mà không có hoạt động triển
khai xây dựng liên quan đến mảnh đất đó thì chi phí đi vay không được
vốn hoá. Song việc có hoạt động chuẩn bị mặt bằng hay không tùy theo
ý muốn chủ quan của doanh nghiệp.
1.3.5. Chính sách kế toán về lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại (Goodwill) là một loại tài sản vô hình, nhưng
là một loại tài sản vô hình đặc biệt, chỉ xuất hiện khi có các nghiệp vụ
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Hiểu nôm na thì Goodwill là phần
chênh lệch giữa số tiền mà một doanh nghiệp bỏ ra để mua một doanh
nghiệp khác với giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp được mua.
Lợi thế thương mại được ghi ngay vào chi phí sản xuất - kinh
doanh (nếu giá trị nhỏ), hoặc phải được phân bổ dần một cách có hệ
thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính (nếu giá trị lớn).
Thời gian sử dụng hữu ích phải phản ánh được ước tính đúng đắn về
27
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thể mang lại cho doanh nghiệp (tối
đa không quá 10 năm).
Lợi thế thương mại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh hay thu nhập trước thuế của doanh nghiệp, dưới
hình thức phân bổ dần vào chi phí hay ghi nhận ngay phần giảm sút về
mặt giá trị hợp lý của lợi thế thương mại như là một khoản chi phí.
1.3.6. Chính sách kế toán đối với giao dịch bằng ngoại tệ
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể sẽ phát sinh
nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ. Doanh nghiệp đồng thời với việc theo
dõi số nguyên tệ còn phải quy đổi ra đồng Việt Nam. Việc quy đổi ra
đồng Việt Nam tất yếu sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Khoản
chênh lệch này tùy theo bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ
được xử lý vào doanh thu (nếu lãi tỷ giá) hoặc chi phí (nếu lỗ tỷ giá), từ
đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh thời
gian phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ sẽ làm thay đổi
khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được xử lý tính vào chi phí hoặc
doanh thu trong kỳ. Cụ thể, đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái
của các khoản mục nợ phải thu và nợ phải trả có gốc ngoại tệ phát sinh
trong kỳ doanh nghiệp ghi nhận các khoản nợ lệch đi vài ngày nó sẽ
ảnh hưởng đến chênh lệch tỷ giá khi thanh toán nợ hoặc khi thu hồi nợ.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ xuất ngoại tệ, tỷ giá
xuất ngoại tệ được xác định theo 1 trong 4 phương pháp bao gồm:
phương pháp nhập trước – xuất trước, phương pháp nhập sau – xuất
trước, phương pháp thực tế đích danh và phương pháp bình quân gia
quyền. Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp khác nhau sẽ dẫn đến tỷ
giá xuất ngoại tệ khác nhau. Vì thế, tùy theo tỷ giá ngoại tệ trên thị
28
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
trường và tùy từng điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn
phương pháp này hoặc phương pháp khác. Việc lựa chọn các phương
pháp này hưởng trực tiếp đến tỷ giá xuất ngoại tệ hạch toán trong kỳ.
Từ đó, có thể ảnh hưởng đến doanh thu hoặc chi phí phát sinh trong kỳ
và làm cho lợi nhuận tăng lên hoặc giảm đi.
1.4. Lựa chọn chính sách kế toán nhằm giảm thiểu chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
Như ta đã biết, giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có
sự khác biệt. Sự khác biệt này do quy định về đo lường, ghi nhận doanh
thu, thu nhập và chi phí trong kế toán và thuế khác nhau. Theo TS.
Nguyễn Công Phương [13, tr.289] Ở nước ta, tồn tại một mối liên hệ
chặt chẽ giữa kế toán và thuế, luật thuế can thiệp mạnh mẽ vào lĩnh vực
kế toán để quy định các nguyên tắc đánh giá, nguyên tắc lập và trình
bày báo cáo tài chính. Các nguyên tắc kế toán bị áp đặt để xác định lợi
nhuận chịu thuế. Từ đó, các phương pháp kế toán được sử dụng để xác
định lợi nhuận kế toán gần như là các phương pháp được sử dụng để
xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận chịu
thuế chính là lợi nhuận kế toán được điều chỉnh lại một số khoản chi
phí được cho là không hợp lý, hợp lệ. Mối quan hệ chặt chẽ này cho
thấy rằng, khi một nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận
kế toán, trong mức độ nào đó lợi nhuận chịu thuế cũng bị ảnh hưởng.
Hay nói cách khác, nhà quản trị có thể thực hiện hành động quản trị lợi
nhuận để tiết kiệm thuế thu nhập khi có cơ hội.
Như trình bày ở trên, vấn đề đặt ra đây chính là doanh nghiệp cần
lựa chọn chính sách kế toán như thế nào để tiết kiệm thuế?
29
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Ta có công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế thu nhập
DN phải nộp
=
Thu nhập chịu
thuế TNDN
x
Thuế suất
thuế TNDN
Công thức 1.3
Trong đó:
Thu nhập
chịu thuế TNDN
=
Doanh thu chịu
thuế TNDN
-
Chi phí tính
thuế TNDN
Công thức 1.4
Từ công thức (1.3) cho thấy: Các yếu tố ảnh hưởng tới thuế thu
nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập chịu thuế TNDN và thuế suất
thuế TNDN. Mà thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được luật thuế
quy định có tính bắt buộc chung đối với từng loại hình doanh nghiệp,
nên nếu cố định thuế suất thuế TNDN trong năm, thì thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế TNDN. Nếu
thu nhập chịu thuế TNDN càng nhỏ thì thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp càng thấp và ngược lại. Vì thế doanh nghiệp bằng mọi phương
cách để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế. Theo công thức (1.4), thu
nhập chịu thuế phụ thuộc vào doanh thu chịu thuế TNDN và chi phí
tính thuế TNDN. Như vậy về mặt lý thuyết, để điều chỉnh giảm thu
nhập chịu thuế, doanh nghiệp có thể vận dụng các chính sách kế toán
để điều chỉnh giảm doanh thu hoặc tăng chi phí khi các doanh thu, chi
phí này có liên quan chặt chẽ với doanh thu, chi phí kế toán.
30
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Tùy theo mục tiêu khác nhau của các nhà quản trị, có thể mục
tiêu của nhà quản trị là điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp. Mục tiêu của nhà quản trị có thể là tăng
lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư, bán cổ phiếu ra thị trường,…mà họ sẽ
lựa chọn điều chỉnh giảm hoặc tăng lợi nhuận. Cụ thể lựa chọn chính
sách kế toán như sau:
* Lựa chọn phương pháp kế toán ảnh hưởng đến thời điểm ghi
nhận doanh thu và chi phí. Lựa chọn phương pháp kế toán làm cho việc
ghi nhận doanh thu sớm hơn và ghi nhận chi phí chậm hơn sẽ làm tăng
lợi nhuận, hoặc ngược lại sẽ làm lợi nhuận giảm đi[15, tr.288]. Ví dụ:
Doanh nghiệp có thể điều chỉnh thời điểm lập hóa đơn lệch vài ngày có
thể làm gia tăng hoặc giảm doanh thu trong kỳ, các phương pháp xác
định giá trị hàng xuất kho cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ghi nhận chi phí
trong kỳ, với mỗi phương pháp khác nhau có ảnh hưởng đến giá vốn
hàng bán ra từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể
như việc lựa chọn phương pháp LIFO sẽ làm tăng giá trị vật xuất dùng
trong kỳ, có nghĩa là tăng chi phí trong kỳ[10]. Lựa chọn phương pháp
khấu hao TSCĐ cũng cho phép dịch chuyển lợi nhuận giữa các niên độ,
Lựa chọn phương pháp phần trăm hoàn thành để ghi nhận doanh thu và
chi phí theo tiến độ hợp đồng xây dựng và trong cung cấp dịch vụ để
ghi nhận doanh thu và chi phí theo tiến độ thực hiện hợp đồng,…. Tất
cả các phương cách này đều có thể tùy theo ý muốn chủ quan của nhà
quản trị để lựa chọn và điều chỉnh lợi nhuận.
* Tiếp theo việc lựa chọn phương pháp kế toán, các nhà quản trị
cũng có thể vận dụng các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn
thời điểm ghi nhận chi phí và các ước tính kế toán. Nhà quản trị có thể
31
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
dịch chuyển một vài chi phí từ niên độ này về các niên độ sau hoặc
ngược lại sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí của niên độ hiện hành, từ đó lợi
nhuận được điều chỉnh tăng hoặc giảm đi [15, tr.288]. Ví dụ: việc lựa
chọn phương pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng nhiều kỳ,
phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, việc xác định mức trích trước chi
phí bao gồm trích trước chi phí bảo hành, trích trước chi phí tiền lương
công nhân sản xuất nghĩ phép (đối với các doanh nghiệp sản xuất).
Ngoài ra, các nhà quản trị còn lựa chọn thời điểm nào ghi nhận các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi,
dự phòng giảm giá chứng khoán, khi nào các khoản dự phòng này được
hoàn nhập với mức trích lập bao nhiêu và mức hoàn nhập bao nhiêu?.
Các nhà quản trị cũng có thể ước tính lãi suất ngầm của hợp đồng thuê
tài sản để vốn hóa tiền thuê trong hợp đồng thuê tài chính [15, tr.289].
* Lựa chọn thời điểm mua hoặc bán tài sản cũng ảnh hưởng đến
lợi nhuận kế toán. Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể quyết định khi
nào và ở mức bao nhiêu các chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa, chi phí
nâng cấp cải tạo TSCĐ được chi ra. Các chi phí này có thể tính hết vào
niên độ hiện hành hoặc phân bổ dần cho các niên độ sau [15, tr.289],
với quyết định khác nhau của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến chi phí và
từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của niên độ hiện hành. Mặc khác, nhà
quản trị cũng có thể quyết định thời điểm thanh lý, nhượng bán TSCĐ
để đẩy nhanh hoặc làm chậm lại việc ghi nhận chi phí và thu nhập khác
của doanh nghiệp. Từ đó, làm cho lợi nhuận trong niên độ hiện hành có
thể tăng hoặc giảm đi.
32
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Chương 2
GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Giả thuyết
Ở nước ta, tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, thuế
can thiệp vào kế toán để xác định lợi nhuận chịu thuế. Lợi nhuận kế
toán được điều chỉnh lại một số khoản thu và chi chưa hợp lý, hợp lệ để
xác định lợi nhuận chịu thuế [13,tr.289]. Mối quan hệ chặt chẽ này cho
thấy rằng, một khi nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận
kế toán, thì ở mức độ nào đó lợi nhuận chịu thuế cũng bị ảnh hưởng.
Hay nói cách khác, nhà quản trị có thể thực hiện hành động quản trị lợi
nhuận để tiết kiệm thuế thu nhập khi có cơ hội.
Quản trị lợi nhuận là “một sự can thiệp có cân nhắc trong quá
trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá
nhân” (Schipper 1989)[13,tr.280]. Quản trị lợi nhuận phản ảnh hành
động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán để
mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty
(Scott 1997)[13,tr.280]. Việc lựa chọn phương pháp kế toán áp dụng để
thực hiện hành động quản trị lợi nhuận luôn nằm trong khuôn khổ của
chuẩn mực kế toán. Do đó, hành động quản trị lợi nhuận là tuân thủ
khuôn khổ pháp lý và là sự vận dụng khéo léo, linh hoạt các “khoảng
không tự do” mà chuẩn mực kế toán để lại để “sắp xếp” báo cáo tài
chính theo cách thuận lợi nhất cho công ty hay cho chính họ chứ không
phải là hành động phi pháp[13]. Ở các nước phát triển, có rất nhiều lý
do dẫn đến hành động quản trị lợi nhuận như: Chế độ trả công dành cho
33
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
người quản trị theo mức lợi nhuận nào đó, tạo hình ảnh tốt về công ty
để thu hút đầu tư từ bên ngoài, tránh vi phạm hợp đồng đi vay, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp,…Ở nước ta, lý do được xem là mạnh mẽ
nhất thúc đẩy hành động quản trị lợi nhuận là tối thiểu hóa chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp. Vì như đã nêu ở trên, nước ta tồn tại mối liên
hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, chỉ cần quản trị lợi nhuận kế toán thì
lợi nhuận chịu thuế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhất là trong bối cảnh hiện
nay, khi có sự thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp lần thứ ba
vào năm 2008, có hiệu lực vào năm 2009, thật sự tạo ra một cơ hội lớn
cho nhà quản trị doanh nghiệp để điều chỉnh lợi nhuận chịu thuế nhằm
tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp[13,tr.290]. Khi thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp thay đổi từ 28% giảm xuống còn 25% cho phần lớn
các doanh nghiệp, như vậy so với luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2008 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 3%. Việc giảm thuế
suất này làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Chính điều
này đã tạo động cơ cho các nhà quản trị hành động quản trị lợi nhuận.
Thật vậy, giả sử lợi nhuận chịu thuế của năm 2008 chưa điều chỉnh là
1.000.000 thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 28% x 1.000.000
= 280.000. Khi doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận chịu thuế của năm
2008 giảm xuống còn 800.000 thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp là 28% x 800.000 = 224.000. Như vậy thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp giảm 56.000 (tức là giảm 28% x 200.000) và số lợi
nhuận được điều chỉnh giảm trong năm 2008 (là 200.000) sẽ được dịch
chuyển sang năm 2009, tại năm 2009 phần lợi nhuận được điều chỉnh
này chỉ chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Do đó, thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp trên phần lợi nhuận được điều chỉnh của
34
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
năm 2008 chuyển qua là 25% x 200.000 = 50.000. Như vậy doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm được 6.000 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp ((28% - 25%) x 200.000 = 3% x 200.000). Hay nói cách khác,
doanh nghiệp kiếm được 3% trên số lợi nhuận được điều chỉnh.
Rõ ràng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khích lệ
mạnh mẽ hành động quản trị lợi nhuận chịu thuế theo hướng điều chỉnh
lợi nhuận giảm trong năm 2008. Từ những lập luận trên, tôi đưa ra giả
thuyết như sau:
H1: Doanh nghiệp có điều chỉnh lợi nhuận giảm trong năm 2008
để “tiết kiệm thuế”
Có nhiều các loại hình doanh nghiệp, song phổ biến nhất ở nước
ta vẫn là 4 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Mỗi loại hình doanh
nghiệp có đặc điểm và mục đích hoạt động khác nhau. Chính vì vậy,
mục tiêu về lợi nhuận cũng sẽ khác nhau. Động cơ của nhà quản trị điều
chỉnh lợi nhuận kế toán có thể do tiền thưởng tính trên hiệu quả kinh
doanh, ảnh hưởng của chi phí chính trị (tránh bị áp đặt chính sách bất
lợi), thu hút tài trợ bên ngoài, tối thiểu chi phí thuế,.... Tùy theo mỗi
loại hình hoạt động của các doanh nghiệp mà các nhà quản trị có động
cơ điều chỉnh lợi nhuận khác nhau.
* Đối với doanh nghiệp Nhà nước
Đây là loại hình doanh nghiệp được thành lập do Nhà nước cấp
vốn đầu tư nhằm cung cấp các lĩnh vực thiết yếu cho xã hội, lĩnh vực có
lợi thế cạnh tranh cao, thành lập trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Chính
vì doanh nghiệp nhà nước, do vậy quyền lực công và chính sách kinh tế
35
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
của nhà nước có thể làm phát sinh chi phí chính trị như: việc thay đổi
chính sách kế toán, ưu đãi về vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp
trợ giá,... mà chính doanh nghiệp phải gánh chịu. Luật chống độc quyền
dựa trên lợi nhuận kế toán để truy tố các doanh nghiệp được xem là vi
phạm. Tỷ suất sinh lời cao cho thấy khả năng có độc quyền
cao[13,tr.282]. Chính vì thế các công ty điều chỉnh lợi nhuận xuống ở
mức thấp nhất có thể khi có cuộc điều tra của chính phủ liên quan đến
độc quyền. Bên cạnh đó, điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng là một trong số các động
cơ khiến cho doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận. Ngoài ra, chế độ tiền
lương, thưởng dành cho quản lý cũng là động cơ thúc đẩy nhà quản lý
thực hiện quản trị lợi nhuận. Bởi lẽ theo nghị định của chính phủ quy
định về chế độ thưởng, phạt đối với các giám đốc doanh nghiệp nhà
nước dựa vào lợi nhuận hàng năm.
* Đối với công ty cổ phần
Đây là loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Công ty cổ phần có
quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Giá thị trường
của chứng khoán được quyết định bởi giá trị sổ sách kế toán (mệnh giá)
và kỳ vọng lợi nhuận. Chính vì niêm yết trên thị trường chứng khoán
nên kế toán có thể sử dụng các biện pháp điều chỉnh lợi nhuận tăng cao
nhất tại thời điểm cổ phiếu của công ty đầu tiên được niêm yết trên thị
trường nhằm thu hút vốn từ bên ngoài. Ngoài động cơ điều chỉnh lợi
nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư, một động cơ khác thu hút các nhà quản
trị điều chỉnh lợi nhuận đó là nhằm tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp. Bởi lẽ phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế
36
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ sẽ được chia cho các cổ
đông, nếu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp càng lớn sẽ giảm lãi được
chia cho mỗi cổ đông.
* Đối với doanh nghiệp tư nhân
Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Hoạt động của loại hình doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào
mục tiêu lợi nhuận thu được. Do vậy, nhà quản lý thực hiện quản trị lợi
nhuận nhằm tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp,
đây được xem là động cơ mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp tư
nhân có thể thuê giám đốc. Vì thế chế độ tiền lương, thưởng dành cho
người quản lý cũng là một động cơ khiến họ sẽ điều chỉnh lợi nhuận.
Có thể điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống nếu mức lợi nhuận thực tế đạt
được cao hơn giới hạn được thưởng. Hoặc mức lợi nhuận thực tế đạt
được thấp hơn nhiều so với giới hạn được thưởng thì nhà quản trị có thể
điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống để dịch chuyển phần lợi nhuận này
vào năm sau vì dù sao đi nữa họ vẫn không đạt được tiền thưởng trong
năm này. Để mở rộng qui mô sản xuất, để có được hợp đồng vay vốn
hoặc để đấu thầu các công trình (đối với các doanh nghiệp xây dựng)
nhà quản trị phải tạo ra một báo cáo tài chính “đẹp” để tạo niềm tin cho
cơ quan chủ quản hoặc các đối tượng khác có liên quan. Chính vì điều
này, tạo động cơ thúc đẩy nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận.
* Đối với công ty TNHH
Là doanh nghiệp do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Động cơ điều
37
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
chỉnh lợi nhuận đối với loại hình doanh nghiệp này thường tương tự
doanh nghiệp tư nhân đã trình bày ở trên.
Từ những lập luận trên đây, tôi đặt ra giả thuyết sau:
H2: Tùy theo mục tiêu, mức độ điều chỉnh lợi nhuận năm 2008
của các loại hình doanh nghiệp là khác nhau
Tóm lại, có rất nhiều động cơ thúc đẩy hành động quản trị lợi
nhuận của nhà quản lý. Song động cơ tối thiểu hóa chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp vẫn là động cơ hàng đầu vì như đã trình bày trên ở
nước ta tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế. Một sự điều
chỉnh về lợi nhuận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế thu nhập phải
nộp trong kỳ. Bên cạnh đó, còn có các động cơ khác tùy theo từng loại
hình doanh nghiệp và tùy theo thời điểm mà các nhà quản trị có thể
thực hiện hành động quản trị lợi nhuận.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Để quản trị lợi nhuận nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn,
các nhà quản trị có thể lựa chọn một hoặc một số các phương pháp như
các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp khấu hao
TSCĐ, lựa chọn thời gian khấu hao…Tuy nhiên, nhà quản trị không thể
vận dụng từ năm này qua năm khác những phương pháp kế toán khác
nhau. Thực tế, họ có thể vận dụng nhiều phương pháp cùng lúc chứ
không phải vận dụng một phương pháp đơn lẽ, bằng mắt thường không
thể nhận diện được nhà quản trị sử dụng phương cách nào để điều chỉnh
và có hay không việc điều chỉnh lợi nhuận[13, tr.284]. Những hạn chế
này đã tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu tìm cách cải tiến phương pháp
nghiên cứu để nhận diện hành động quản trị lợi nhuận của nhà quản trị.
38
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Có 2 phương pháp để nhận diện hành động này, thứ nhất “tấn công”
trực tiếp vào hành động điều chỉnh lợi nhuận tức là trực tiếp kiểm tra
đối chiếu giữa báo cáo tài chính với các chứng từ sổ sách liên quan của
những doanh nghiệp nghi ngờ có khả năng điều chỉnh lợi nhuận[15].
Tuy nhiên, phương pháp này rất khó thực hiện đối với các nhà nghiên
cứu vì thật không dể các doanh nghiệp có thể cho kiểm tra chứng từ
cũng như các loại sổ sách có liên quan tại đơn vị họ. Phương pháp này
thường chỉ được thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền như
kiểm toán, thanh tra,…Thứ hai, phương pháp nghiên cứu mới ra đời
dựa vào cơ sở kế toán được vận dụng để lập báo cáo tài chính cụ thể là
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo phương pháp trực tiếp. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa
trên cơ sở dồn tích. Theo cơ sở này, mọi giao dịch liên quan đến tài sản,
nguồn vốn, nợ phải trả, doanh thu, chi phí được ghi nhận tại thời điểm
phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi
tiền[16,tr.7]. Lợi nhuận được xác định trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong
kỳ. Chính vì doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh
nên việc xác định lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của
nhà quản trị. Nhà quản trị có thể lựa chọn thời điểm phân bổ, trích trước
nhiều loại chi phí hoặc ghi nhận doanh thu theo tiến độ hợp đồng xây
dựng, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn
thành của sản phẩm dở dang,… Thời điểm ghi nhận doanh thu và chi
phí khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ báo cáo.
Đây thể hiện những hành động vô hình mang tính chủ quan của nhà
quản trị. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên cơ sở tiền. Theo
39
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
cơ sở này, các nhà quản trị chỉ được ghi nhận khi có số tiền thực thu và
thực chi. Vì thế không thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch.
Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp
trực tiếp tạo ra những biến kế toán mà các nhà nghiên cứu thường gọi là
accruals[15]. Hay nói cách khác accruals là phần lợi nhuận kế toán
không bằng tiền được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
Biến kế toán
dồn tích
=
Lợi nhuận
sau thuế
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh
Công thức 2.1
Î
Lợi nhuận
sau thuế
=
Biến kế toán
dồn tích
+
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh
Công thức 2.2
Do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không thể điều chỉnh, để
điều chỉnh lợi nhuận các nhà quản trị phải nhận diện được các biến kế
toán và điều chỉnh các biến này. Tuy nhiên, không phải toàn bộ accruals
đều có thể đến từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị[15].
Chẳng hạn như giảm khoản nợ phải thu do tăng dự phòng phải thu khó
đòi điều này do mức dự phòng cần trích lập lớn hơn so với năm trước,
lựa chọn mức lập dự phòng tuy trong giới hạn cho phép của chế độ trích
lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng cũng nằm trong ý muốn chủ quan
của nhà quản trị. Như vậy, biến kế toán này có thể được điều chỉnh.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác giảm nợ phải thu là do thắt chặt chính
sách tín dụng của doanh nghiệp. Song nguyên nhân này không thể điều
40
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
chỉnh bởi tính chủ quan của nhà quản trị. Từ ví dụ trên ta thấy tổng
accruals bao gồm 2 phần: một phần gọi là accruals không thể điều chỉnh
(nondiscretionary accruals), phần còn lại gọi là accruals được điều
chỉnh từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị (discretionary
accruals )[13, tr.284].
Biến kế toán
dồn tích
=
Biến kế toán dồn tích
không điều chỉnh
+
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh
Công thức 2.3
Như vậy, discretionary accruals chính là lợi nhuận có được bằng
việc vận dụng các phương pháp kế toán. Vì discretionary accruals
không thể quan sát trực tiếp được, để đo lường phần này các nhà
nghiên cứu xác định phần nondiscretionary accruals. Phần
nondiscretionary accruals liên quan đến mức độ hoạt động bình thường
của doanh nghiệp. Từ đó mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận thực
chất là các mô hình xác định phần nondiscretionary accruals[13,tr.284].
Để minh họa các biến kế toán có thể được vận dụng bởi nhà quản
trị ta xem xét ví dụ sau. Để đơn giản giả định không có hoạt động khác
và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.
41
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Bảng 2.1
Biến kế toán accruals
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 2.000
Các biến kế toán
Trừ: khấu hao -50
Trừ: giảm nợ phải thu -200
Cộng: tăng nợ phải trả + 100
Trừ: giảm hàng tồn kho -150
Lợi nhuận trước thuế 1.700
Xuất phát từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (được lập dựa vào cơ sở
kế toán tiền) có thể tính được lợi nhuận kế toán (được lập dựa vào cơ sở
dồn tích). Các biến kế toán trong ví dụ được giải thích như sau:
Một khoản điều chỉnh âm (-) cho biến kế toán có nghĩa với một
khoản tiền chi ra sẽ làm giảm lợi nhuận kế toán và ngược lại.
Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao phụ thuộc vào chế độ khấu
hao mà doanh nghiệp lựa chọn, thường biến kế toán này được điều
chỉnh trong giới hạn rất hẹp hay nói cách khác biến kế toán này rất khó
điều chỉnh vì thế chi phí khấu hao thường được xem là hằng số, hay
còn gọi là biến kế toán không thể điều chỉnh.
Giảm khoản phải thu: Giả sử khoản phải thu giảm do tăng dự
phòng phải thu khó đòi. Đây là biến kế toán có thể điều chỉnh, cụ thể
doanh nghiệp chọn tỷ lệ phần trăm lập dự phòng cao hơn so với năm
trước.
Tăng khoản phải trả: Giả sử khoản phải trả tăng do doanh
nghiệp ước tính trích trước một số khoản chi phí như chi phí bảo hành
sản phẩm (đối với các doanh nghiệp thương mại và xây dựng), chi phí
42
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
sủa chữa lớn TSCĐ (đối với các doanh nghiệp sản xuất),….Đây là biến
kế toán có thể điều chỉnh.
Giảm hàng tồn kho: Giả sử giảm hàng tồn kho do doanh nghiệp
lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (phương pháp bình
quân, NT-XT, NS – XT, đích danh), với mỗi phương pháp được lựa
chọn sẽ cho kết quả khác nhau và tùy thuộc vào giá cả trên thị trường
cũng như ý muốn chủ quan của nhà quản trị mà có thể lựa chọn phương
pháp này hoặc phương pháp khác, song ảnh hưởng đến ghi nhận giá
vốn hàng bán ra trong kỳ và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài ra,
một nguyên nhân khác có thể làm giảm hàng tồn kho trong kỳ như
trường hợp trích lập dự phòng giống khoản nợ phải thu.
Tóm lại, nhà quản trị có thể vận dụng các biến kế toán có thể
điều chỉnh để điều chỉnh lợi nhuận tăng hoặc giảm trong khuôn khổ
chuẩn mực và chế độ kế toán. Nhiều biến kế toán có thể được điều
chỉnh rất khó phát hiện đối với nhà kiểm toán hoặc nếu có phát hiện
cũng khó bác bỏ vì kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận nằm trong khuôn khổ
của chuẩn mực kế toán.
Từ chổ nhà nghiên cứu không thể tiếp cận được sổ sách kế toán
của doanh nghiệp, họ không thể nhận diện được những biến kế toán nào
có thể được điều chỉnh bởi nhà quản trị[15]. Hợp tuyển các phương
pháp nghiên cứu liên quan tổng hợp bốn mô hình chủ yếu của các nhà
nghiên cứu Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991),[15],….để
nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Việc lựa chọn mô hình nghiên
cứu cần phải dựa vào tính ưu việt của mô hình này so với các mô hình
khác, ngoài ra còn cần phải dựa vào khả năng thu thập số liệu liên hệ
43
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
với nước ta việc thu thập số liệu là rất khó khăn do vậy mô hình của
DeAngelo được cải tiến bởi Friedlan là một lựa chọn hợp lý.
Theo mô hình này, DeAngelo cho rằng sự biến đổi về mức độ
accruals giữa hai kỳ chính là lợi nhuận được điều chỉnh (discretionary
accruals). Như vậy phần discretionary accruals là chênh lệch giữa total
accruals giữa năm t và năm t-1 [13, tr.285]. Cụ thể:
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnht
=
Biến kế toán
dồn tícht
-
Biến kế toán
dồn tícht-1
Công thức 2.4
Từ đó phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh
(nondiscretionary accruals) là biến kế toán dồn tích (total accruals) của
năm trước
Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnht = Biến kế toán dồn tícht-1
Công thức 2.5
Ước tính nondiscretionary accruals trong mô hình của DeAngelo thật
sự chính xác nếu nondiscretionary accruals không thay đổi theo thời
gian và trung bình Discretionary accruals bằng 0 ở kỳ ước tính[13,
tr.285]. Tuy nhiên, nondiscretionary accruals thường phụ thuộc vào
mức độ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, nếu
doanh nghiệp đang ở pha tăng trưởng thì phần nondiscretionary
accruals sẽ biến động từ năm này sang năm khác. Ví dụ doanh nghiệp
đang ở pha tăng trưởng vì thế cần đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị,
mở rộng qui mô kinh doanh,…mà ứng với mỗi loại TSCĐ sẽ có mức
khấu hao khác nhau từ đó sẽ dẫn đến phần nondiscretionary accruals
biến động, trong trường hợp này nondiscretionary accruals không chính
xác. Để khắc phục nhược điểm này Friedlan đã cải tiến mô hình bằng
44
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
cách kiểm soát phần nondiscretionary accruals thay đổi do thay đổi
mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách chia
nondiscretionary accruals tính được theo mô hình của DeAngelo cho
doanh thu[13, tr.286]. Cụ thể:
Công thức 2.6
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnht Doanh thut
Biến kế toán dồn tícht-1
Doanh thut-1
-=
Biến kế toán dồn tícht
Sau khi xác định phần Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnht
tùy thuộc vào kết quả tính toán ( 0, = 0) mà các nhà nghiên cứu có
thể đưa ra kết luận có hay không việc điều chỉnh lợi nhuận của các nhà
quản trị và việc điều chỉnh này là điều chỉnh tăng hay giảm.
2.2.2. Lựa chọn doanh nghiệp nghiên cứu
Để làm rõ hơn nội dung đã trình bày ở trên về khả năng điều
chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị, tương ứng với từng loại hình
doanh nghiệp và đảm bảo tính khách quan. Trong đề tài này, tôi lựa
chọn phương pháp chọn mẫu xác suất để lựa chọn ngẫu nhiên 20 doanh
nghiệp tương ứng với 4 loại hình (mỗi loại hình 5 doanh nghiệp) gồm
doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công
ty trách nhiệm hữu hạn. Trong đó doanh nghiệp nhà nước đại diện là
Công ty vật liệu xây dựng – xây lắp & kinh doanh nhà Đà Nẵng, Công
ty điện lực III, Công ty xăng dầu khu vực V, Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 5 và Công ty xây lắp và công nghiệp tàu thủy
miền trung. Công ty cổ phần đại diện là Công ty cổ phần cao su Đà
Nẵng, Công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố Đà Nẵng, Công ty
cổ phần nhựa Đà Nẵng, Công ty cổ phần xi măng Hải Vân và Công ty
45
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
cổ phần cơ điện miền trung. Doanh nghiệp tư nhân đại diện là doanh
nghiệp tư nhân Hải Sơn, doanh nghiệp tư nhân thương mại – dịch vụ
tổng hợp Hòa Hiệp, doanh nghiệp tư nhân Bổn Cường, doanh ngiệp tư
nhân Hoài Linh, doanh nghiệp tư nhân Hiền Thy. Công ty TNHH đại
diện là công ty TNHH Tuấn Đạt, Công ty TNHH xổ số kiến thiết tỉnh
Gia Lai, công ty TNHH Trương Thành Chung, công ty TNHH thương
mại, ứng dụng và phát triển công nghệ mới N.E.T và công ty TNHH
Nguyễn Quang.
Với mỗi loại hình doanh nghiệp, đề tài chọn số liệu của báo cáo
tài chính gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu
chuyển tiền tệ trong 02 năm 2007 và 2008.
46
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Chương 3
KIỂM NGHIỆM GIẢ THUYẾT
BẰNG CÁC MÔ HÌNH ĐÃ LỰA CHỌN
Như đã trình bày trong chương 2, để nhận biết được các doanh
nghiệp có điều chỉnh lợi nhuận hay không, mức độ điều chỉnh như thế
nào và việc điều chỉnh lợi nhuận là điều chỉnh tăng hay giảm. Đề tài
kiểm nghiệm mỗi loại hình doanh nghiệp bằng 2 mô hình: mô hình
DeAngelo (1986) và mô hình Friedlan (1994)
Đối với mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, DeAngelo cho rằng sự biến đổi về mức độ
biến kế toán dồn tích giữa hai kỳ chính là biến kế toán dồn tích có thể
điều chỉnh (discretionary accruals)
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích 2008
-
Biến kế toán dồn tích
không thể điều chỉnh2008
Trong đó;
Biến kế toán
dồn tích không thể điều chỉnh2008
= Biến kế toán dồn tích2007
Với:
Biến kế toán
dồn tích
=
Lợi nhuận
sau thuế
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh
47
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Đối với mô hình Friedlan (1994)
Theo mô hình này, để kiểm soát phần biến kế toán dồn tích
không thể điều chỉnh thay đổi do thay đổi mức hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp Friedlan chia biến kế toán dồn tích không thể điều
chỉnh của mô hình DeAngelo cho doanh thu. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
3.1. Kiểm nghiệm giả thuyết bằng mô hình đã lựa chọn
3.1.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
3.1.1.1. Công ty Vật liệu xây dựng – Xây lắp & Kinh doanh nhà ĐN
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Như đã trình bày trên, cho thấy chênh lệch giữa lợi nhuận trong
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ tạo ra biến kế toán. Do vậy, biến kế toán dồn tích đối với
công ty Vật liệu xây dựng – Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng được
xác định bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu
của dòng tiền hoạt động kinh doanh được trình bày trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
48
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
Biến kế toán dồn tích2007 = 888.542.663 - 3.867.164.729
= -2.978.622.066
Biến kế toán dồn tích2008 = 1.657.886.531 - 5.414.571.503
= -3.756.684.972
Vậy:
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích2008
-
Biến kế toán
dồn tích2007
= -3.756.684.972 - (-2.978.622.066) Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 = - 778.062.906 < 0
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
Biến kế toán dồn tích có thể
điều chỉnh2008 .98358.420.408
2.066)(-2.978.62
.37663.378.494
4.972)(-3.756.68 −=
=- 0 0,0084- 0,0509)(--0,0593 <=Biến kế toán dồn tích có
thể điều chỉnh2008
49
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
3.1.1.2. Công ty điện lực III
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với công ty điện lực III, biến kế toán dồn tích được xác định bằng
chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được trình bày
trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu của dòng tiền
hoạt động kinh doanh được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
Vậy:
Biến kế toán dồn tích2007 = 46.390.102.605 - 99.454.845.847
= -53.064.743.242
Biến kế toán dồn tích2008 = 44.711.083.881 - 93.887.664.228
= -49.176.580.347
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
= Biến kế toán dồn tích2008
- Biến kế toán dồn tích2007
= -49.176.580.347 - (-53.064.743.242) Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 = 3.888.162.895> 0
50
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 2.269758.905.14
43.242)(-53.064.7
5.735842.615.81
80.347)(-49.176.5 − =
=- 0> 0,01150,0699)(--0,0584 =Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
3.1.1.3. Công ty xăng dầu khu vực V
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với công ty xăng dầu khu vực V, biến kế toán dồn tích được xác định
bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được trình
bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu của dòng
tiền hoạt động kinh doanh được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền
tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
51
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Biến kế toán dồn tích2007 = 19.453.395.938 - 1.529.380.047
= 17.924.015.891
Biến kế toán dồn tích2008 = 15.189.911.195 - 24.442.910.551
= -9.252.999.356
Vậy:
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích2008
-
Biến kế toán
dồn tích2007
= -9.252.999.356 - 17.924.015.891 Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 = - 27.177.015.247< 0
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
306.7422.087.941.
.89117.924.015
898.8483.071.594.
9.356)(-9.252.99 −Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
=- 0< 0,0116-0,0086) -0,0030 =Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
52
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
3.1.1.4. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, biến kế toán dồn
tích được xác định bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận
sau thuế được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
số liệu của dòng tiền hoạt động kinh doanh được trình bày trong báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
Biến kế toán dồn tích2007 = 1.039.680.692 - 9.989.861.499
= -8.950.180.807
Biến kế toán dồn tích2008 = 2.474.663.529 - 17.415.422.095
= -14.940.758.566
Vậy:
Biến kế toán dồn tích có
thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích2008
-
Biến kế toán
dồn tích2007
53
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
= -14.940.758.566 - (-8.950.180.807)Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 = - 5.990.577.759 < 0
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
.56763.463.741
0.807)(-8.950.18
1.832101.939.81
.56614.940.758- −Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
=- 0 0,0056-0,14100,1466 <=+Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
3.1.1.5. Công ty xây lắp và công nghiệp tàu thủy miền trung
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với công ty xây lắp và công nghiệp tàu thủy miền trung, biến kế toán
dồn tích được xác định bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và số liệu của dòng tiền hoạt động kinh doanh được trình bày
trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
54
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
Biến kế toán dồn tích2007 = 1.305.847.279 - 2.886.753.751
= -1.580.906.472
Biến kế toán dồn tích2008 = 622.789.431 - 3.481.913.331
= -2.859.123.900
Vậy:
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích2008
-
Biến kế toán
dồn tích2007
= -2.859.123.900 - (-1.580.906.472)Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 = -1.278.217.428< 0
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 .30517.244.367
6.472)(-1.580.90
.21113.015.362
3.900)(-2.859.12 −=
=- 0< 0,128- 0,0917)(--0,2197 =Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
55
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Bảng 3.1
Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối với
loại hình doanh nghiệp nhà nước
KẾT QUẢ
S
T
T
TÊN DN CHỈ TIÊU Mô hình
DeAngelo
(1986)
Mô hình
Friedlan
(1994)
KẾT
LUẬN
1
Công ty vật liệu
xây dựng – xây lắp
& kinh doanh nhà
Đà Nẵng
Biến kế toán
dồn tích
có thể điều
chỉnh2008
- 778.062.906 < 0 - 0,0084 < 0
Công ty có
điều chỉnh
giảm lợi
nhuận
2 Công ty điện lực III
Biến kế toán
dồn tích
có thể điều
chỉnh2008
3.888.162.895 > 0 0,0115 > 0
Công ty có
điều chỉnh
tăng lợi
nhuận
3 Công ty xăng dầu khu vực V
Biến kế toán
dồn tích
có thể điều
chỉnh2008
- 27.177.015.247< 0 - 0,0116 < 0
Công ty có
điều chỉnh
giảm lợi
nhuận
4
Tổng công ty xây
dựng công trình
giao thông 5
Biến kế toán
dồn tích
có thể điều
chỉnh2008
- 5.990.577.759 < 0 - 0,0056 < 0
Công ty có
điều chỉnh
giảm lợi
nhuận
5
Công ty xây lắp và
công nghiệp tàu
thủy miền trung
Biến kế toán
dồn tích
có thể điều
chỉnh2008
-1.278.217.428< 0 - 0,128 < 0
Công ty có
điều chỉnh
giảm lợi
nhuận
3.1.2. Đối với Công ty cổ phần
3.1.2.1 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, biến kế toán dồn tích được xác
định bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được
56
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu của
dòng tiền hoạt động kinh doanh được trình bày trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
Vậy:
Biến kế toán dồn tích2007 = 70.867.562.984 - 980.943.655.421
= - 910.076.092.437
Biến kế toán dồn tích2008 = 51.789.163.866 - 91.904.367.534
= - 40.115.212.668
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích2008
-
Biến kế toán
dồn tích2007
= -40.115.212.668 - (- 910.076.092.437) Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 = 869.960.879.769 > 0
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
57
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
=
663.1741.169.780.
2.437)910.076.09(-
642.9941.290.517.
.668)40.115.212(- −
>= - 0 0,77460,7779)(--0,0311 =
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
3.1.2.2. Công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố Đà Nẵng
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố Đà Nẵng, biến kế toán
dồn tích được xác định bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và số liệu của dòng tiền hoạt động kinh doanh được trình bày
trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
58
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Vậy:
Biến kế toán dồn tích2007 = 3.014.188.993 - 1.326.077.890
= 1.688.111.103
Biến kế toán dồn tích2008 = 3.504.080.917 - (-1.437.008.883)
= 4.941.089.800
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích2008
-
Biến kế toán
dồn tích2007
= 4.941.089.800 - 1.688.111.103 Biến kế toán dồn tích có
thể điều chỉnh2008 = 3.252.978.697 > 0
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
=
.84844.949.134
1031.688.111.
.22850.392.418
8004.941.089. −Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
= 0 00605,00376,00981, >=− Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
3.1.2.3. Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, biến kế toán dồn tích được xác định
bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được trình
59
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu của dòng
tiền hoạt động kinh doanh được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền
tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
Vậy:
Biến kế toán dồn tích2007 = 3.066.797.455 - 36.759.895.955
= -33.693.098.500
Biến kế toán dồn tích2008 = 3.531.716.915 - 37.223.284.309
= -33.691.567.394
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích2008
-
Biến kế toán
dồn tích2007
= -33.691.567.394 - (-33.693.098.500) Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 = 1.531.106> 0
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
60
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
=
.23463.680.824
.50033.693.098-
.59771.152.187
.39433.691.567- − Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
= 00556,0)5291,0(4735,0 >=−−− Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
3.1.2.4. Công ty cổ phần xi măng Hải Vân
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với công ty cổ phần xi măng Hải Vân, biến kế toán dồn tích được xác
định bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được
trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu của
dòng tiền hoạt động kinh doanh được trình bày trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
Biến kế toán dồn tích2007 = 139.044.095.052 - (-314.587.621.420)
= 453.631.716.472
Biến kế toán dồn tích2008 = 216.011.362.300 - (-858.242.988.232)
= 1.074.254.350.532
Vậy:
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
=
Biến kế toán
dồn tích2008
-
Biến kế toán
dồn tích2007
61
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
= 1.074.254.350.532 - 453.631.716.472 Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008 = 620.622.634.060 >0
b) Kiểm nghiệm bằng mô hình mô hình Friedlan (1994)
Để cho kết quả chính xác, sau khi kiểm nghiệm bằng mô hình
DeAngelo, tiếp theo kiểm nghiệm bằng mô hình Friedlan. Cụ thể:
Biến kế toán
dồn tích có thể
điều chỉnh2008 Doanh thu2008
Biến kế toán dồn tích2007
Doanh thu2007
-=
Biến kế toán dồn tích2008
=
074.1941.547.001.
6.472453.631.71
328.2751.936.146.
1.074.254.350.532 −
>= 0,5548 0 0,8480,2932 =+
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh2008
3.1.2.5. Công ty cổ phần cơ điện miền trung
a) Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)
Theo mô hình này, trước hết xác định biến kế toán dồn tích. Đối
với công ty cổ phần cơ điện miền trung, biến kế toán dồn tích được xác
định bằng chênh lệch giữa số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được
trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu của
dòng tiền hoạt động kinh doanh được trình bày trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
Biến kế toán
dồn tích2007
=
Lợi nhuận
sau thuế2007
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2007
62
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Biến kế toán
dồn tích2008
=
Lợi nhuận
sau thuế2008
-
Dòng tiền hoạt động
kinh doanh2008
Biến kế toán dồn tích2007 = 6.117.480.036 - 92.581.156.408
= -86.463.676.372
Biến kế toán dồn tích2008 = 8.473.237.025 - (-108.331.347.142)
= 116.804
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_lien_ket_giua_thue_va_ke_toan_-_final_trang.pdf