Tài liệu Đề tài Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội song cũng rất nhiều rủi ro và thách thức, các doanh nghiệp luôn phải không ngừng cố gắng để hoà nhập và thích ứng với môi trường mới đầy cạnh tranh. Mà muốn tồn tại không có cách nào là phải huy động mọi nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho có hiệu quả nhất.
Điều cơ bản của hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện nay là làm sao có được lợi nhuận cao nhất, vì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu định lượng, là đòn bẩy kinh tế kích thích các doanh nghiệp vươn lên, là nguồn tài chính cơ bản để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lợi nhuận và các biện pháp có hiệu quả đẻ nâng cao lợi nhuận, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội, em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này và phát triển thành đề tài nghiên cứu:...
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội song cũng rất nhiều rủi ro và thách thức, các doanh nghiệp luôn phải không ngừng cố gắng để hoà nhập và thích ứng với môi trường mới đầy cạnh tranh. Mà muốn tồn tại không có cách nào là phải huy động mọi nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho có hiệu quả nhất.
Điều cơ bản của hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện nay là làm sao có được lợi nhuận cao nhất, vì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu định lượng, là đòn bẩy kinh tế kích thích các doanh nghiệp vươn lên, là nguồn tài chính cơ bản để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lợi nhuận và các biện pháp có hiệu quả đẻ nâng cao lợi nhuận, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội, em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này và phát triển thành đề tài nghiên cứu: “Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội”
Nội dung để tài gồm 3 chương:
Chương I: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội
Chương III: Phương hướng phát triển và các biện pháp gia tăng lợi nhuận của công ty
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài luân văn này không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô và cac cô chú trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Khoa, các thầy cô giáo trong bộ môn và các cô chú trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Vũ Thị Nguyên
CHƯƠNG I: LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẤN ĐẤU TĂNG
LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
1.1.1 Lợi nhuận doanh nghiệp
Khái niệm
Theo Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt đéng kinh doanh.
Khái niệm trên đã nhấn mạnh doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế chứ không phải là một tổ chức chính trị hay tổ chức xã hội. Mục đích của doanh nghiệp là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận.
Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
Nội dung lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận:
* Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
• Lợi nhuận từ hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ:
Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ:
Lợi nhuận hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ;
= DTT -
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần = - Các khoản giảm trừ (nếu có)
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá vốn hàng bán
+ Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó:
- Các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trị giá hàng trả lại và thuế gián thu.
- Giá vốn hàng bán (GVHB) là trị giá vốn của hàng xuất bán, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp.
• Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Doanh thu HĐTC gồm: tiền lãi, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu từ đóng góp cổ phần, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, cho vay lấy lãi, chênh lệch có lợi do tỷ giá hối đoái,...
Chi phí HĐTC là chi phí cho những hoạt động trên.
Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí HĐTC
* Lợi nhuận khác.
Là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ.
Các khoản thu nhập khác và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên.
Thu nhập khác gồm: Thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TSCĐ), thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng,...
Chi phí khác gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi do bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi do kế toán nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán và các khoản chi khác.
Ý nghĩa của lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thể hiện ở chỗ:
Lợi nhuận tác động tới tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không đều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì vậy, lợi nhuận được coi là đòi hỏi quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản nói lên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng một cách vững chắc. Lợi nhuận còn là nguồn chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động thông qua tiêu dùng của quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận còn là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước thu một phần lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dưới hình thức thu thuế thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy mô toàn xã hội. Qua đó Nhà nước thực hiện điều tiết lợi ích trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau do nó có những hạn chế nhất định:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau.
Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ làm cho việc so sánh lợi nhuận để đánh giá kết quả sẽ không mang tính khách quan toàn diện.
Các doanh nghiệp cùng loại, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau. ở những doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn nhưng doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn nhưng công tác quản lý tốt hơn.
Do vậy, để đánh giá đúng đắn chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối là tỷ suất lợi nhuận.
1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tương đối dùng để so sánh kết quả kinh doanh giữa các thời kỳ trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mức tỷ suất càng cao (tức là mức doanh lợi càng cao) chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả.
Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi, mỗi cách có nội dung kinh tế riêng để đánh giá kết qua trên các góc độ khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu lợi nhuận thường dùng:
* Tỷ suất lợi nhuận vốn
Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được trước thuế hoặc sau thuế với toàn bộ số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân).
Công thức xác định:
P(Pr)
Tsv = x 100%
Vđk + Vck Vbq
Vbq=
2
VCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao luỹ kế đã thu hồi.
VLĐ gồm: Vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, vốn thành phẩm.
Trong đó: Tsv: tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (doanh lợi vốn).
P(Pr): Là lợi nhuận (lợi nhuận ròng) trong kỳ.
Vbq: Là tổng số vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ
VCĐbq: Vốn cố định bình quân.
VLĐbq: Vốn lưu động bình quân
Vđk: Số vốn kinh doanh đầu kỳ.
Vck: Số vốn kinh doanh cuối kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: trong kỳ cứ sử dụng 100 đồng vốn bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (hoặc lợi nhuận ròng). Do đó, tỷ suất lợi nhuận vốn nói lên trình độ sử dụng vốn hiệu quả nhất hay mang lại nhiều lợi nhuận từ số vốn tham gia kinh doanh nhỏ nhất.
* Tỷ suất lợi nhuận giá thành.
Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ.
Công thức xác định:
P(Pr)
Tsg (%) = x 100%
Ztb
Trong đó: Tsg: là tỷ suất lợi nhuận giá thành
Zơtb: là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
P(Pr): là lợi nhuận (lợi nhuận ròng) của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Cụ thể: trong kỳ cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
* Tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sản phẩm tiêu thụ (trước thuế hoặc sau thuế) với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ.
Công thức xác định:
P (Pr)
Tst (%) = x 100%
T
Trong đó: Tst (%): Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
P (Pr): Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
T : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; cụ thể: trong kỳ cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và số vốn chủ sở hữu bình quân tham gia kinh doanh trong kỳ.
Công thức xác định:
Pr
Tsh(%) = x 100%
Vcsh
Trong đó:
Tsh(%) : Là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Vcsh : Là vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng của đồng vốn chủ, cụ thể: nếu bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân để kinh doanh thì sau cùng sẽ mang lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Do đó: Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu vốn quan tâm nhất.
Ngoài các chỉ tiêu trên, ta còn có thể xác định doanh lợi vốn đi vay, doanh lợi vốn cố định, doanh lợi vốn lưu động.... để đánh giá và so sánh kết quả kinh doanh trong những trường hợp cần thiết.
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP.
Lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề lợi nhuận được quan tâm hơn bao giờ hết và sự gia tăng lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Điều này được xuất phát từ những lý do sau:
Xuất từ vai trò của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp.
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sản xuất và phân phối theo kế hoạch của Nhà nước nên vai trò của lợi nhuận không được phát huy và bản thân doanh nghiệp cũng không thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận. Doanh nghiệp hoạt động lãi hay lỗ đều nộp vào ngân sách hoặc được ngân sách Nhà nước cấp. Ngày nay, trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, nhiều thành phần kinh tế ra đời cùng với sự xoá bỏ bao cấp với thành phần kinh tế Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt thì chỉ bằng cách kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.
Phần lợi nhuận còn lại sau khi bù đắp các chi phí sẽ là nguồn tích luỹ để doanh nghiệp tái sản xuất, đầu tư mở rộng và đáp ứng những nhu cầu khác. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nguồn tích luỹ chủ yếu là từ lợi nhuận thu được.
Lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động tới việc hoàn thiện và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao và ổn định thì uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, mở rộng được thị trường và liên kết với nhiều đơn vị khác.
Bên cạnh đó, việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả (có lãi) sẽ nộp thuế cho NSNN, làm tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh trên quy mô toàn bộ nền kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, không có sự bao cấp về vốn của Nhà nước cho các doanh nghiệp, Nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tự khẳng định mình trên thương trường cũng như trong nền kinh tế. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn và phát triển được vốn sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi, vốn tích lũy hàng năm phải tăng lên.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đã từng bước thích nghi; biết tìm ra những hướng đi đúng đắn và từng bước làm ăn có hiệu quả. Trên cơ sở đó có thể tự tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: Chưa linh hoạt trong việc xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh, vẫn còn một số doanh nghiệp còn chậm thích ứng với cơ chế thị trường dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Nhà nước và nhà quản lý cần quan tâm, có các chính sách để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Thực tiễn cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác với nhau. Điều này đặt ra vấn đề tháo gỡ dần sự bảo hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp trong nước để kích thích tính sáng tạo, tự chủ của các doanh nghiệp đồng thời xóa bỏ tính ỷ lại của một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Hơn nữa, chương trình Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức lớn. Do vậy, các doanh nghiệp phải cạnh tranh trong môi trường phức tạp hơn và chỉ có kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận ngày càng gia tăng mới giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không nhanh chóng đổi mới trong cách nghĩ, tìm cách đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu thậm chí có thể bị phá sản.
Vì vậy, phấn đấu tăng lợi nhuận không ngừng gia tăng giá trị doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết, quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đất nước đang chuyển mình.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP.
Lợi nhuận của một doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, có cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Việc phân tích, đánh giá đúng đắn ảnh hưởng của các nhân tố tác động thì sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra những biện pháp ra tăng lợi nhuận hợp lý và hiệu quả hơn.
Nhóm nhân tố chủ quan.
* Nhân tố số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ.
Về nguyên tắc, việc tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận lên (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi). Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn và là đòn bẩy để tăng lợi nhuận. Điều này phụ thuộc vào năng lực sản xuất là công tác lập kế hoạch về khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Lợi nhuận còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp; tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm; việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng; việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Ngoài ra, lợi nhuận còn phụ thuộc vào việc tiết kiệm chi phí; quản lý điều hành doanh nghiệp. Trong thi công, xây lắp, lợi nhuận còn phụ thuộc vào khối lượng công trình hoàn thành. Việc chuẩn bị tốt ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị mua hàng, tổ chức đóng gói, vận chuyển nhanh chóng, thanh toán bằng nhiều hình thức thích hợp, xác định và giữ vững kỷ luật thanh toán với đơn vị mua hàng, tính toán chính xác khối lượng sản xuất và khối lượng xây lắp hoàn thành, chi phí xây dựng công trình thấp,… tất cả đều góp phần quan trọng nhằm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu như việc sản xuất nhiều vượt quá cầu của thị trường thì sẽ làm ứ đọng, hàng tồn kho tăng, vòng quay vốn chậm làm giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm doanh thu của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải nắm vững nhu cầu thị trường, đầu tư hợp lý để đưa ra số lượng sản phẩm thích hợp.
Nhân tố chất lượng cũng tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp bởi nó là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu và mang tính chiến lược lâu dài. Một sản phẩm chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao, đáp ứng được thị hiếu và có giá bán hợp lý sẽ được người tiêu dùng chấp nhận, đó chính là con đường gia tăng lợi nhuận bền vững. Tất nhiên, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và lao động, kỹ thuật công nghệ ... Ta cũng thấy rằng, việc hoàn toàn chú trọng vào chất lượng sản phẩm chưa chắc đã đem lại hiệu quả như mong muốn, nó có thể đẩy giá bán lên quá cao và thu hẹp thị trường tiêu thụ. Rõ ràng, nâng cao chất lượng là mục tiêu, yêu cầu và phụ thuộc rất nhiều vào tính toán chủ quan của doanh nghiệp.
* Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ.
Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau. Những sản phẩm có vai trò quan trọng, có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà nước sẽ định giá, còn lại căn cứ vào những chủ trương có tính chất hướng dẫn của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường mà xây dựng giá bán sản phẩm. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ có ảnh hưởng đến lợi nhuận, nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có lợi nhuận đơn vị cao và giảm tỷ trọng mặt hàng có lợi nhuận đơn vị thấp sẽ làm tăng tổng lợi nhuận và ngược lại. Kết cấu mặt hàng chịu sự tác động của cung cầu trên thị trường và việc tăng giảm tỷ trọng từng mặt hàng còn tùy thuộc vào từng thời kỳ.
* Nhân tố tổ chức lao động và sử dụng lao động.
Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nắm bắt được số lượng lao động, trình độ lao động và tổ chức lao động, trình độ lao động và tổ chức lao động khoa học, tạo ra được sự kết hợp với các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, là cơ sở để giảm chi phí nhân công cũng như tránh tình trạng lãng phí sức lao động; giờ máy làm việc… Nhân tố này sẽ tác động tới hiệu quả làm việc của toàn doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí quản lý góp phần làm tăng lợi nhuận của DN.
* Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và tài chính.
Đây là nhân tố thể hiện rõ tính chủ quan của doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc quản lý sản xuất kinh doanh là cách thức tốt nhất nhằm hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Điều này được biểu hiện trong quá trình quản lý chi phí của DN: từ chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý DN, nếu không quản lý tốt những khoản chi này sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí và làm tăng giá thành sản phẩm.
Quản lý tổ chức sử dụng nguồn vốn cũng rất quan trọng. Vốn đầu tư cho từng khâu phải hợp lý, từ khâu dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm tới quản lý các khoản phải thu, phải trả, khoản vay nợ ngân hàng... Thực hiện tốt những vấn đề trên sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và ngược lại, góp phần ổn định tình hình sản xuất kinh doanh nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhóm nhân tố khách quan.
* Nhân tố giá bán.
Giá bán được xác định bởi quy luật cung cầu trên thị trường và mang tính khách quan. Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, thì việc thay đổi giá bán cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Do vậy việc xác định một chính sách giá cả hợp lý là rất quan trọng.
* Nhân tố khoa học công nghệ.
Là nhân tố tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là phương thức tốt nhất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hạ giá thành nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không áp dụng thì sản phẩm của doanh nghiệp không bắt kịp được thị trường, chất lượng không được như ý, sẽ bị đào thải và làm cho doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận thu được thấp thậm chí thua lỗ.
* Vòng đời sản phẩm.
Mỗi sản phẩm đều có một vòng đời tồn tại trải qua 4 giai đoạn từ khi xuất hiện, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ cho doanh thu và lợi nhuận khác nhau, nếu như doanh nghiệp tổ chức quản lý, khai thác và kéo dài giai đoạn tăng trưởng và bão hoà, rút ngắn thời gian suy thoái và hình thành ban đầu, sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy, doanh nghiệp cần nắm vững, có kế hoạch cho cụ thể cho từng giai đoạn để có thể sản xuất sản phẩm hợp lý nhất.
* Thị trường tiêu thụ.
Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận. Nói đến thị trường phải xem xét đến cả phạm vi thị trường và khả năng thanh toán (sức mua) của thị trường. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cao ngay tại những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và có sức mua thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy việc khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Với những nhân tố tác động tới lợi nhuận như vậy, doanh nghiệp cần có những giải pháp để phát huy yếu tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP.
Tích cực khai thác nguồn hàng, cải tiến công tác mua hàng.
Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tiến hành mua hàng hoá, nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu khách hàng nhằm đảm bảo cho khâu tiêu thụ dễ dàng. Tích cực khai thác hàng tại địa phương, phương thức mua hàng thuận tiện, giá cả hợp lý, hàng mua phải đảm bảo có chất lượng tốt, phân phối điều hoà vốn kịp thời, đầy đủ cho việc mua hàng, đặc biệt là vốn tiền mặt cho việc mua hàng nông sản thực phẩm. Khai thác nắm chắc nguồn hàng là điều kiện hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đảm bảo cho việc thực hiên tốt hợp đồng mua bán ngoại thương.
Tích cực cải tiến công tác bán hàng
Gồm việc cải tiến cơ cấu mặt hàng, mạng lưới kinh doanh, phương thức bán, giá cả, công tác điều động, phân phối hàng, phương thức thanh toán. Mặt khác, phải tăng cường giám đốc tài chính qua các khâu xuất giao hàng, vận chuyển thanh toán tiền hàng.
Lựa chọn kết cấu mặt hàng sản xuất hợp lý.
Trong điều kiện kinh tế thị trường thì việc đa dạng hoá sản phẩm là một xu hướng phổ biến cho các doanh nghiệp. Điều này cũng xuất phát từ lợi ích của nó: DN sẽ tiết kiệm được những năng lực sản xuất dư thừa về máy móc thiết bị, về NVL, về nhân công... và tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng những mặt hàng có lợi nhuận đơn vị cao và giảm tỷ trọng những mặt hàng có lợi nhuận đơn vị thấp thì sẽ tăng được tổng lợi nhuận. Tất nhiên, việc lựa chọn kết cấu này còn phải tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp vừa phải nghiên cứu thị trường cẩn thận kết hợp với khả năng đáp ứng của mình để đưa ra kết cấu hợp lý nhất. Riêng đối với những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng thì doanh nghiệp phải thực hiện đúng những quy định của hợp đồng để bảo đảm được uy tín của doanh nghiệp.
Không ngừng hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý.
Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: Mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hoãn còn chi phí nào không cần thiết hoặc lãng phí thì cương quyết không chi…
Bên cạnh việc nghiên cứu mua hàng hoá, nguyên vật liệu theo giá hợp lý, doanh nghiệp cần phải chú ý phấn đấu hạ thấp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí vận chuyển bốc dỡ, bảo quản, phân loại, chọn lọc đóng gói, bao bì,…
Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh dựa trên hai hướng cơ bản sau:
- Hiện đại hoá các trang thiết bị sản xuất, quản lý.
- Nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động.
Tăng cường công tác quản lý lao động, vật tư hàng hoá và tiền vốn.
Trên cơ sở nhu cầu công tác ở doanh nghiệp cần tuyển dụng và bố trí cán bộ công nhân viên hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người, nghiên cứu xác định mức thù lao thoả đáng, chế độ thưởng phạt rõ ràng, công bằng trên cơ sở đó thực hiện nghiêm kỷ luật lao động.
Tổ chức quản lý chặt chẽ vật tư, thành phẩm, hàng hoá, thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những vật tư kém, mất phẩm chất, giảm hao hụt, đảm bảo an toàn vật tư, thành phẩm, hàng hoá về cả số lượng lẫn chất lượng…
Mặt khác, cần tổ chức quản lý chặt chẽ vốn tiền mặt, vốn trong thanh toán, tích cực đôn đốc đối chiếu và thu hồi công nợ, tránh công nợ dây dưa, nợ khó đòi, khoản lỗ ngoài doanh nghiệp. áp dụng những biện pháp có hiệu quả để không ngừng tăng nhanh vòng quay của vốn.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận.
Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, qua đó thấy được nguyên nhân làm tăng, giảm lợi nhuận, xem các nguyên nhân đó do chủ quan hay khách quan từ đó có biện pháp quản lý thích hợp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Để đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của một doanh nghiệp cần phải đặt kết quả đạt được trong mối quan hệ với quy mô của doanh nghiệp. Khi bỏ vốn đầu tư thì bao giờ cũng mong muốn đồng vốn đó được sử dụng có hiệu quả nhất hay thu được nhiều lợi nhuận cao nhất với một lượng vốn bỏ ra ít nhất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một giải pháp cần thiết và quan trọng nhằm gia tăng lợi nhuận tại doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, có tính chất quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Để quản lý vốn cố định thì cần chú ý khai thác có hiệu quả năng lực, công suất máy móc hiện có và có biện pháp hạn chế hao mòn vô hình. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Sử dụng vốn này phải nâng cao hiệu sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng vật tư hàng hoá bị ứ đọng, sử dụng tiết kiệm vốn nguyên liệu, tránh hao hụt, mất mát.
Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
-Tích cực, linh hoạt trong quá trình huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo huy động đủ vốn với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính nhưng vẫn phải đảm bảo phát huy quyền tự chủ tài chính của doanh nghiệp: thực hiện giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn cho từng đối tượng sử dụng.
- Lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả cao nhất, đảm bảo kết cấu TSCĐ hợp lý theo hướng tăng TSCĐ trực tiếp sản xuất, thực hiện khai thác có hiệu quả năng lực máy móc hiện có, áp dụng biện pháp khấu hao phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
- Tăng cường công tác kiểm tra và giám đốc tài chính đối với bộ phận vốn lưu động như vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm; xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao ý thức tiết kiệm, phát huy tinh thần năng động sáng tạo trong sản xuất của người lao động.
- Phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động đầu tư ra bên ngoài như liên doanh liên kết, đầu tư chứng khoán.
Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm về ngành nghề, sản phẩm, cơ cấu là khác nhau, do vậy phải tìm cho mình một giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Để đạt tới mục tiêu không ngừng gia tăng lợi nhuận DN cần quan tâm thực hiện tốt những nguyên tắc sau:
- Phối hợp các mặt quản lý để tìm ra giải pháp thích hợp nhất có thể phát huy những mặt mạnh của mình.
- Xem xét, xác định các lợi thế về vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, thương hiệu, thị trường, ngành nghề kinh doanh để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Chú trọng tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp để tài chính doanh nghiệp thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra những tư vấn có giá trị, kịp thời đối với ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI.
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI
Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội được thành lập từ năm 1898, tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội được Pháp thiết kế, xây dựng với mục đích sản xuất cồn, rượu phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương.
Từ năm 1945, nhà máy ngừng hoạt động do chiến tranh. Năm 1954, hoà bình lập lại ở miềm Bắc, nhà máy được khôi phục. Nhưng đến tận năm1956, nhà máy mới chính thức được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, đất nước còn chiến tranh nên cơ sở vật chất rất thiếu thốn, việc sản xuất rượu được thực hiện theo phương pháp Amylo - sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân vì gạo là lương thực chủ yếu, còn nền nông nghiệp thì quá nghèo nàn, lạc hậu. Năm 1957, nhân chuyến đi thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhà máy, Bác Hồ đã chỉ thi việc sản xuất rượu phải được tiếp tục nhưng thay nguyên liệu bằng sắn. Chấp hành chỉ thị của Bác, tập thể cán bộ công nhân viên đã tích cực nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ, kết quả là một phương pháp mới ra đời - phương pháp Mycomtle – dùng nguyên liệu là ngô, khoai, sắn thay cho sử dụng gạo.
Cho đến năm 1990, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, nhà máy đã áp dụng phương pháp lên men trực tiếp thay thế cho phương pháp nấm mốc. Với phương pháp mới, nhà máy đã giảm lao độgn nặng nhọc cho công nhân, tiết kiệm chi phí, tạo cho người lao động một đời sống ổn định hơn.
Trước đây, trong cơ chế quản lý tập chung, nhà máy đã được nhà nước bao cấp về thiết bị vật tư, tiêu thụ sản phẩm... Điều này tạo cho nhà máy sự thụ động trong sản xuất cũng như tiêu thụ, không chú ý đến phát triển. Mặt khác với hệ thống máy móc cũ kỹ lạc hậu, lại bị tàn phá do chiến tranh, và khắc phục không đồng bộ, kết hợp với công nghệ sản xuất rượu cổ điển với hiệu suất thấp, đã làm cho chất luợng rượu, cồn không đảm bảo. Thị trường xuất khẩu rượu thu hẹp, thị trường tiêu thụ nội địa không phát triển vì thói quen của người dân chưa ưa dùng rượu của nhà máy. Nhiều giai đoạn nhà máy có nguy cơ đóng cửa do không có thị trường tiêu thụ.
Từ khi cơ chế quan liêu bao cấp bị xoá bỏ, cơ chế quản lý theo thị trường tự hạch toán kinh doanh ra đời, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại: xây dựng tháp cất cồn mới, trang thiết bị của Pháp, cải tiến dây truyền sản xuất, đường hoá bằng enzym, thay đổi công nghệ nấu tinh bột, thay đổi công nghệ cất hương liệu, chuyển đổi từ lò hơi đốt than gây ô nhiễm sang lò hơi đốt dầu FO ít gây ô nhiễm hơn. Với những cố gắng đó, năng suất sản xuất rượu, cồn tăng lên, chất lượng đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, thi trường tiêu thu xuất khẩu được mở rộng, thi trường nội địa ngày cành được người dân ưu chuộng và tin dùng.
Năm 1993, theo nghị định NĐ388/CP của chính phủ, nhà máy Rượu Hà Nội dược nâng cấp và đổi tên thành Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội
trực thuộc Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Việt Nam theo quyết định số 443 - CNn/TCLĐ ngày 7/5/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ:
Tên doanh nghiệp : Công ty CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI.
Tên giao dịch : HALICO (Hanoi Liquor Company)
Địa chỉ liên hệ : Số 94 Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Số điện thoại: (04)8212571
Từ tháng 9/2003, Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội
trực thuộc Tổng công ty Bia rượu nước giả khát Hà Nội theo quyết định 68 ngày 9/4/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
2.1.1 . Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Hiện nay, chức năng chính của công ty là sản xuất rượu các loại : Lúa mới, Nếp mới, Châmpne, Vodka... với mục đích phục vụ nhu cầu trên toàn quốc. Hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng trên phạm vi cả nước thông qua các đại lý bán buôn và bán lẻ sản phẩm. Công ty đang từng bước mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất để tăng thêm nguồn hàng, mặt hàng kinh doanh, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhằm từng bước nâng cao uy thế của mình trên thị trường.
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một vài năm qua:
Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu trong những năm qua: ( Trích từ Báo cáo tài chính các năm 2006,2007)
Chỉ tiêu
2006
2007
Tài sản ngắn hạn
44,118,186,332
91,878,385,132
Tài sản dài hạn
7,777,171,710
24,890,593,736
Các khoản phải nộp nhà nước
8,961,406,453
83,481,371,630
Tổng doanh thu
114,498,088,551
269,937,826,104
Doanh thu thuần
82,216,956,198
261,402,582,662
Lợi nhuận trước thuế
11,853,841,987
113,975,880,887
Số cổ phần
0
4,850,000
Lợi nhuận sau thuế
8,534,766,231
79,843,414,325
Cổ tức một cổ phần
0
1800
Thu nhập 1 cổ phần
0
15,431
Thu nhập bình quân
6,500,000
6,950,000
Bảng trên cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tiến bộ, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Tốc độ tang doanh thu thuần nhanh nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều nay chủ yếu là do sản phẩm tiêu thụ của công ty bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Biện pháp ở đay là công ty có thể nghiên cứu giảm nồng độ cồn trong rượu, để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
Là một Doanh nghiệp nhà nước, công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách, nộp thuế đủ và đúng thời hạn. Số tiền công ty đóng vào Ngân sách là một khoản đáng kể và ngày càng tăng qua các năm. Đồng thời, nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy thu nhập bình quân ngày càng tăng, giúp cải thiện và nâng cao đời sống người lao động.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Từ năm 1993, nhà máy rượu với các phân xưởng được nâng cấp thành công ty rượu với các thành viên. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có đày đủ tư cách pháp nhân, thực hiện cả sản xuất, kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu trực tiếp. Các xí nghiệp thành viên không hạch toán độc lập. Mọi công việc hạch toán đều do phòng kế toán của công ty thực hiện. Các xí nghiệp thành viên của công ty gồm có:
- Xí nghiệp cồn: sản xuất cồn từ nguyên liệu tinh bột. Xí nghiệp có các tổ: tổ vận hành lò hơi, tổ vận chuyển, tổ nấu tinh bột, tổ đường hoá lên men, tổ chưng cất, tổ vận hành máy nén, máy bơm,... Năng lực sản xuất của xí nghiệp là 10 triệu lít/năm.
- Xí nghiệp rượu mùi: sản xuất rượu cồn và các loại hương liệu chiết xuất từ hoa quả. Xí nghiệp bao gồm các tổ chế biến và pha chế, tổ vận chuyển, tổ rửa chai và chiết rượu, đóng nút, tổ dán nhãn, tổ đai két. Năng lực sản xuất là 12 triệu lít/năm.
- Xí nghiệp bao bì: xí nghiệp sản xuất bao bì cát tông phục vụ cho công ty và gia công cho bên ngoài. Năng lực sản xuất bao bì là 1.2 triệu hộp cát tông/năm.
- Xí nghiệp cơ điện: xí nghiệp phục vụ cho sản xuất, thực hiện công viếc sửa chữa lớn, trung đại tu máy móc, thiết bị nhà xưởng theo định kỳ và đột xuất.
Bốn xí nghiệp thành viên của công ty phải nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất về mọi mặt và chịu sự quản lý của giám đốc. Đồng thời, các xí nghiệp phải đảm bảo việc cung cấp thông tin cần thiết cho các phong ban. Các xí nghiệp có bộ máy quản lý tinh giảm gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh.
*Quy trình công nghệ : Là quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau với nhiều loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm có một quy trình công nghệ sản xuất riêng . Sau đây là quy trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu của công ty:
*Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất cồn
Xay
Nấu nuoc
Đường hóa
Lên men
Chưng cất
Tinh chế
Sắn, Ngô Nước Nước Nước Men CO2
H2SO4 NH4NO3 NH4NO3 Cồn 9
Enzyn Enzyn
Cồn
Đường
Nước
Nấu đường
Xử lý
Pha chế
Axit
Hương liệu
Phẩm màu
Tàng trữ
Tách cănh
Rượu trong
Rửa chai, nút
Chiết chai, đẩy nút nót
Đai két
Bao bì
Dán nhãn
Kiểm tra rượu
Vận chuyển
Nhập kho
* Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất rượu mùi
2.1.4. Bộ máy quản lý tại công ty:
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 448 người, trong đó:
Nam: 175 người
Nữ: 273 người
Lao động trực tiếp: 310 người
Lao động gián tiếp: 148 người
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo nguyên lý trực tuyến chức năng.
Ban lãnh đạo công ty lãnh đạo công ty theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Ban lãnh đạo công ty bao gồm : Hội đồng quản trị, Ban giám sát, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.
- Hội đồng quản trị: Bao gồm các thành viên có cổ đông lớn được bầu vào để quản lý công ty.
- Ban giám sát: Do hội đồng quản trị có lớn hơn 11 người nên phải có ban giám sát để thường xuyên theo dõi và kiểm soát hoạt động Hội đồng quản trị.
Ban giám sát của công ty có các thành viên nằm trong Hội đồng quản trị.
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, do Tổng giám đốc bổ nhiệm, được giao trách nhiệm quản lý công ty và có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Giám
đốc chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, trên cơ sở chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Tổng công ty, của công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất ( Giám đốc thường trực ): Chỉ đạo quá trình, kỹ thuật sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong lĩnh vực được giao.
- Phó giám đốc kinh doanh: Chỉ đạo công tác phát triển thị trường trong nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao.
- Kế toán trưởng, kiêm trưởng phòng kế toán tài chính: Tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao, đồng thời, chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng Tổng công ty về chuyên môn và nghiệp vụ.
* Các phòng ban chức năng:
- Văn phòng: Tham mưu cho giám đốc về tiền lương, nhân sự, hành chính, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của công ty, phụ trách công tác thi đua, khen thưởng...
- Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ thông qua quản lý, mua sắm vật tư, tập hợp chi phí và tính giá thành, tình hình tiêu thụ... và lập báo cáo kịp thời.
- Phòng kế hoạch vật tư: Căn cứ vào hoạt động tiêu thụ, nhu cầu thị trường, phòng lập kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu, mua sắm, nhập kho, tổ chức chế biến nguyên liệu, quản lý kho tàng, các phương tiện vận tải, lập kế hoạch sản xuất.
- Phòng kỹ thuật công nghệ KCS: Thực hiện kiểm tra công nghệ sản xuất rượu, kiểm tra chất lượng sản xuất sản phẩm, phát minh, nghiên cứu những công nghệ sản xuất đem lại hiệu quả cao, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất rượu.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trung đại tu thiết
bị, xây dựng và sửa chữa nhà xưởng, quản lý thiết bị, tài sản cố định theo đúng quy trình, quy phạm nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn sản xuất bảo hộ lao động.
- Phòng thị trường: Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới marketing, đồng thời phụ trách các hoạt động kinh doanh, mau bán, vận chuyển, tìn thị trường tiêu thụ, tổ chức các cửa hàng đại lý, các điểm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm... từ đó tham mưu cho lãnh đạo công ty về mặt thị trường.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám Đốc
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng
tổ chức
(vp)
Phòng kế
toán
Phòng thị trường
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng kế hoạch vật tư
Xí nghiệp rượu trắng
Xí nghiệp rượu mùi
Xí nghiệp tổng hợp
Xí nghiệp cơ điện
2.1.5. Tình hình chung về thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty rượu Hà Nội.
a. Thị trường đầu vào:
Nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng để tạo nên chất lượng của một sản phẩm đồ uống. Có một dây chuyền máy móc hiện đại nhưng không có nguồn nguyên liệu tốt thì sản phẩm không thể được người tiêu dùng đón nhận. Vì vậy để cung ứng cho thị trường mỗi năm khoảng 8à10 triệul rượu và khoảng 5 triệu l cồn thì công ty cần phải có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn định và có chất lượng cao.
Nguyên vật liệu chính của công ty là sắn, gạo , đường, hoa quả(cam, chanh,mơ…). Đây cũng là những sản phẩm nông nghiệp điển hình của một nước nhiệt đới, sản xuất nông nghiệp như nước ta. Do vậy những nguyên vật liệu này chủ yếu được mua trong nước(công ty thực hiện đấu giá trong khâu thu mua nguyên vật liệu, xăng dầu) nên nguồn cung vừa rẻ, dồi dào, ổn định, lại có thể cung cấp liên tục và kịp thời nhất là trong những giai đoạn mà sức tiêu thụ của công ty lớn như là dịp Tết. Đây cũng là 1 lợi thế của công ty. Hiện tại công ty đang có những nhà cung cấp uy tín và có mốt quan hệ làm ăn tốt đẹp với công ty như: Công ty đường Biên Hoà (cung cấp đường), công ty TNHH Nhân Nghĩa (sắn lát), công ty TNHH Hải Phương (gạo), công ty thuỷ tinh Hải Phòng (chai). Đây đều là những công ty lớn, tuy các sản phẩm này mang tính thời vụ cao nhưng do thực hiện tốt công tác dự trữ, bảo quản nên việc cung cấp nguyên vật liệu cho công ty vẫn rất ổn định, tạo điều kiên thuận lợi để công ty hoạt động, sản xuất thường xuyên, liên tục, tiết kiệm chi phí lưu kho.
Ngoài ra, có một số nguyên liệu phải nhập khẩu trực tiếp như: Hương liệu(hương chanh, hương cam) của Pháp (hãng Robuc), enzim từ Đức, Đan Mạch(hãng Nevo), nút chai từ Indonexia…Các công ty nước ngoài này đều là những hãng lớn và có uy tín cao, là những đối tác quan trọng của công ty, công ty luôn giữ mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với họ, do vậy công ty luôn được cung cấp hàng theo định kì và khá ổn định, nhờ thế công tác quản lý nguyên vật liệu lưu kho cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên do chi phí nhập khẩu cao và nguồn cung ở xa nơi sản xuất nên mỗi khi nhập hàng công ty phải nhập với số lượng lớn để giảm chi phí nhập khẩu và sản xuất được diễn ra liên tục. Nhưng nảy sinh một vấn đề là vốn lưu động của công ty lại bị ứ đọng nhiều trong khâu dự trữ, kí quỹ, ký cược, mở L/C khi mua bán. Vì vậy công tác lên kế hoạch nhập khẩu và tính toán lượng nguyên vật liệu lưu kho là rất quan trọng, nó sẽ giúp việc quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh
b.Thị trường đầu ra:
Thị trường trong nước là thị trường chính của công ty, vì vậy công ty luôn quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, phấn đấu hạ giá thành, tạo ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Không những vậy công ty đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng thị trường như tập trung phát triển hệ thống đại lý rộng khắp tại thị trường các tỉnh miền Trung và miền Nam, miền núi và hải đảo… mở thêm 80 đại lý mới tại 2 khu vực này trong năm 2007. Bên cạnh đó, Công ty cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ các đại lý theo hướng gắn bó quyền lợi giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Vì vậy sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty đạt rất cao(bằng 130% so với cùng kỳ năm trước).
+ Thị trường xuất khẩu: Là thị trường chiếm thị phần nhỏ, tuy nhiên không ngừng tăng lên qua các năm. Các sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong thời gian tới mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng trọng chiến lược phát triển của công ty. Công ty đã cử các đoàn cán bộ đi khảo sát thị trường tại nhiều nước trên thế giới(đặc biệt là thị trường Châu Âu), nhằm mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu.
+Khả năng cạnh tranh của công ty:
Halico là một doanh nghiệp mạnh, uy tín trong lĩnh vực đồ uống, sản phẩm phong phú, thị trường tiêu thụ rộng. Trên thị trường có rất nhiều loại rượu của các hãng nổi tiếng nhưng Halico vẫn khẳng định được chỗ đứng của mình không chỉ nhờ chất lượng mà còn vì sản phẩm của công ty có một mức giá hợp lý, dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy vậy,các sản phẩm của công ty đang chịu sức ép ngày càng lớn của thị trường :
+Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép các đối thủ cạnh tranh cũng cho ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp giá cả phải chăng.
+Công ty thực hiện CPH đúng thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, bởi vậy cũng không tránh khỏi những khó khăn do khách quan đem lại. Hàng ngoại, hàng nhái,rượu tự nấu tràn với giá rẻ,rượu lậu tràn ngập thị trường, những sản phẩm thay thế như bia được các nhà sản xuất đẩy sản lượng lên 20%... tạo ra sức cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm của Công ty.
Tuy vậy, tự tin với truyền thống thương hiệu, uy tín và sự tin yêu của khách hàng đã dành cho sản phẩm của công ty nhiều năm qua, cùng với bí quyết công nghệ hiện đại, hệ thống kênh phân phối hoàn thiện và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên, công ty đã đạt được những thành công đáng tự hào
2.2. Tình hình kinh doanh và thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội
2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong những năm qua.
* Thuân lợi:
- Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, thương hiệu của công ty đã được khẳng định.Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng tin tưởng và đón nhận, giá cả của các mặt hàng hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân hiện nay và quan trọng nhất là rất ổn định nhờ vậy công ty có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường,đẩy mạnh tiêu thụ,tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đó có vốn lưu động.
- HaLico luụn nhận được sự đầu tư, quan tâm chỉ đạo của nhà nước và Bộ công nghiệp cũng như Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam tạo cho công ty tiền đề để xây dựng và phát triển khẳng định vị trí của mình.
- Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng động, sáng tạo yêu nghề. Đây là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh và cũng là động lực cho những thành quả của công ty trong thời gian vừa qua.
Công ty đã xây dựng được một hệ thống các nhà cung cấp ổn định và đảm bảo về chất lượng , nhờ đó công ty luôn chủ động được khâu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, đảm bảo cho sản xuất được diễn ra liên tục. Cùng với đó là việc giảm được chi phí lưu kho, giảm mất mát hư hỏng trong quá trình lưu kho,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu tồn kho.
* Khó khăn
- Khó khăn lớn nhất đối với Công ty là vừa phải đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo sản lượng rượu cung cấp cho thị trường, vừa phải thực hiện công tác di dời khu vực sản xuất sang KCN Yên Phong (Bắc Ninh), buộc phải hoàn thành vào cuối năm 2008, theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội. Đầu năm 2008, diện tích sản xuất của Công ty bị thu hẹp do phải bàn giao hơn 7.000m2 và cuối năm 2008 bàn giao toàn bộ mặt bằng cho UBND thành phố Hà Nội để xây dựng các công trình công cộng. Với thời gian gấp rút, trong vòng một năm, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty.
- Ngày 6/12/2006, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Rượu Hà Nội chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần, lấy tên là Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (HALICO). Sau khi cổ phần công ty đã phải đối mặt với bao khó khăn của thời kỳ đầu thực hiện cổ phần hóa. Khó khăn đầu tiên đối với Công ty là vấn đề tài chính. Do việc đấu giá cổ phiếu cao, nên mọi nguồn quỹ có thể của Công ty đều dồn để mua cổ phiếu cho CBCN. Trong khi đó, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất xuống cấp, không đủ điều kiện để đẩy mạnh công suất, đáp ứng cho nhu cầu thị trường.
Mặt khác, Công ty thực hiện CPH đúng thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, bởi vậy cũng không tránh khỏi những khó khăn do khách quan đem lại.những sản phẩm thay thế như bia được các nhà sản xuất đẩy sản lượng lên 20%. Hàng ngoại, , rượu lậu trốn thuế,hàng nhái tràn ngập thị trường, khiến người tiêu dùng khó nhận biết, ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Mặc dù Nhà nước đã ban hành các điều luật về sở hữu trí tuệ, nhưng các chế tài xử lý không nghiêm, nên vấn đề đấu tranh chống hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn gặp nhiều bất cập.
- Hiện nay,công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, thuế nhập khẩu giảm, các sản phẩm rượu cùng loại nhập khẩu vào nước ta tăng lên, chất lượng đa dạng, giá cả hấp dẫn tạo ra sức cạnh tranh rất lớn. Thêm vào đó ,thu nhập của người dân ngày càng cao, họ ngày càng chi nhiều tiền hơn cho tiêu dùng, do vậy đòi hỏi của họ về sản phẩm sẽ ngày càng cao hơn không chỉ về chất lượng, mà còn về mẫu mã, bao bì…Điều đó đã tạo áp lực rất lớn cho công ty.
- Trong thời gian vừa qua giá cả nguyên nhiên vật liệu liên tục tăng, cuối năm 2006 và đầu năm 2007 giá cả nguyên nhiên vật liệu có sự biến động mạnh: gạo tăng 15 - 20%, điện tăng 7%, xăng tăng 10%... đã có ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm của Công ty.
- Rượu là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và không được tuyên truyền quảng cáo làm cho việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
- Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thiếu, để đảm bảo sản xuất kinh doanh công ty phải dùng nhiều biện pháp để tăng tốc độ quay vòng vốn, vay vốn ngân hàng để hoạt động. Trong khi đó các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất lại phải chuẩn bị theo mùa vụ như các loại hoa quả, sắn lát…
- Công ty chưa có bộ phận chuyên về phân tích và quản lý tài chính nên việc phân tích và dự báo nhu cầu vốn, các chính sách tài chính đều dựa vào trên cán bộ chuyên ngành kế toán hiện đang làm các công tác quản lý, nhiều lúc còn dựa vào các kinh nghiệm tích luỹ. Nếu công ty có cán bộ chuyên trách về tài chính sẽ giúp việc quản lý về tài chính được tốt hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại vốn trong đó có vốn lưu động
2.2.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội
Tài sản và nguồn vốn là những yếu tố quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giá trị tài sản là một trong những chỉ tiêu để đánh giá quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được hình thành từ các nguồn khác nhau và việc lựa chọn nguồn tài trợ sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau.
Qua biểu 1 ta thấy:
Về tài sản:
Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng lên. Tính đến 31/12/2007 tổng tài sản của công ty là 385.797.302 874 đ , tăng 47.322.808.601 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,98%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 42.430.071.647 đ với tỷ lệ tăng là 16,35% còn tài sản dài hạn tăng 4.892.736.594 đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,20%.
Tài sản lưu động tăng là do: Trước hết là sự tăng đột biến của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng từ 0 đ lên 100 tỷ đồng, đây thực chất là khoản tiền gửi có kỳ hạn của công ty tại ngân hàng. Hàng tồn kho tăng 26.046.247.433 với tỷ lệ tăng rất cao là 59,83%. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 35,05% và các khoản phải thu cũng giảm 80,72% nhưng với con số tuyệt đối vẫn nhỏ hơn số tăng của hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ phải thu của công ty có nhiều tiến bộ, tuy nhiên dự trữ hàng tồn kho lại tăng lên gây ra ứ đọng vốn trong dự trữ.
Tài sản tăng còn do tài sản dài hạn tăng, ta thấy tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do sự tăng rất mạnh của tài sản cố định và bất động sản đầu tư.Tài sản cố định tăng tới 148,49%, bất động sản đầu tư tăng từ 0 đ lên 22.021.146.784 đ. Tuy nhiên tài sản dài hạn khác lại cũng giảm khá manh, giảm 50.585.950.354 đ với tỷ lệ giảm 88,94% nên tốc độ tănt của tài sản dài hạn chỉ là 6,2%.
Nhìn vào cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản ta thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn vẫn lớn hơn, đó là do đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất rượu vừa sản xuất vừa kinh doanh thì đây là một cơ cấu tương đối hộp lý tuy nhiên ta thấy để có kết luận 1 cách chính xác hơn ta phải so sánh với các doanh nghiệp trong ngành và xem xét đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Về nguồn vốn:
Nguồn vốn của công ty tăng 13,98% so với đầu năm 2007, con số tuyệt đối là 385.797.302.874 đ, trong đó nợ phải trả chiếm tới 56,94% còn vốn chủ chiếm 43,06%. Ta thấy so với đầu năm hệ số nợ của công ty giảm từ 85,65% xuống còn 56,94% cho thây mức tự chủ về tài chính của công ty tăng lên rất nhiều so với năm 2006, giảm rủi ro tài chính cho công ty. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay các công ty thường sử dụng đòn bẩy tài chính để khuyếch đại tỷ suất lơị nhuận vốn chủ sở hữu, tức là mở rộng vay nợ, tăng quy mô hoạt động để có thể đem lại mức lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên hình thức này lại chứa đựng nhiều rủi ro. Tóm lại ta thấy tình hình tài chính của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội năm 2007 đã vững chắc hơn rất nhiều mặc dù công ty mới bước vào giai đoạn đầu của tiến trình cổ phần hoá, còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này thể hiện những cố găng thực sự của ban lãnh đạo công ty để ngày càng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là đưa công ty vào quỹ đạo hoạt động, nâng cao khả năng sinh lời của mình.
Trong nợ phải trả của công ty thì chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, 0,1% cuối năm 2006 và băng 0 cuối năm 2007. Tuy nợ ngắn hạn là nguồn có chi phí thấp nhưng nếu sử dụng quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng gặp áp lực trong thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì vậy công ty cần có chính sách huy động vốn hợp lý để có thể vừa đảm bảo tối thiểu hoá chi phí vừa đảm bảo lợi nhuận của mình.
Ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty qua biểu 2:
Biểu 2 : Một số hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2006-2007
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Cuối năm
Đầu năm
So sánh SĐN/ SCN
Sô chênh lệch
%
1
Tiền và các khoản tơng đơng tiền
đ
128,644,920,021
198,069,214,126
-69,424,294,105
-35.05%
2
TSNH
đ
301,957,437,721
259,527,366,074
42,430,071,647
16.35%
3
Hàng tồn kho
đ
69,576,626,231
43,530,351,798
26,046,274,433
59.83%
4
Nợ ngắn hạn
đ
219,684,781,124
289,606,850,273
-69,922,069,149
-24.14%
5
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
lần
1.37
0.90
0.48
53.38%
6
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
lần
1.06
0.75
0.31
41.83%
7
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
lần
0.59
0.68
-0.10
-14.38%
Các hệ số khả năng thanh toán của công ty năm cuối năm 2006 rất thấp, tất cả đều nhỏ hơn 1.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số này bằng 0,9 vào đầu năm 2007 thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,9 đ tài sản đảm bảo cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên 1,37 vào cuối năm 2007 cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc tăng khả năng thanh toán để nâng uy tín của mình đối với đối tác và các nhà đầu tư.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là hệ số phản ánh khả năng thanh toán ngay của công ty mà không cần bán ngay hàng tồn kho. Hệ số này chỉ đạt 0,75 đầu năm 2007 và tăng lên 1,06 vào cuối năm. Còn hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Vào thời điểm đầu năm 2007 hệ số này là 0.68 và giảm xuống 0.59 vào thời điểm cuối năm. Đó là do tiền và các khoản tiền tương đương tiền giảm 35,05% trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ giảm 24,14%.
Ta thấy đến cuối năm 2007 các hệ số này được cải thiện đáng kể, các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh đều lớn hơn1 và cao hơn so với năm 2006 tuy nhiên hệ số này vẫn chưa đảm bảo khả năng thanh toán của công ty, nếu có biến động thì rủi ro vẫn có thể xảy ra với mức độ cao.
Qua sự phân tích và đánh giá trên ta thấy tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định tuy nhiên mức độ an toàn trong thanh toán vẫn chưa cao. Công ty cần chú ý đến việc cải tạo nguồn tài trợ và nâng cao khả năng thanh toán hơn nữa để đảm bảo uy tín trước những bạn hàng và các nhà đầu tư.
2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2006- 2007
Hoạt động kinh tế thị trường ngày càng có những diễn biến phức tạp, công ty Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội gặp phải không ít khó khăn như: cạnh tranh của rượu ngoại nhập, giá nguyên vật liệu ngày càng tăng… Tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của toàn bộ công nhân viên trong công ty, biết tận dụng thế mạnh riêng của mình, đặc biệt là đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể, nâng cao được lợi nhuận so với năm trước.
Qua biểu 3 ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2007 đạt 401.622,9 triệu đồng, tăng lên 89.612,7 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 28,72%. Nhìn chung doanh thu của công ty chủ yếu tăng lên ở mặt hàng rượu Voka. Để xem xét nguyên nhân và con số cụ thể em xin đề cập ở phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .
Trong năm 2007, cùng với sự tăng lên của doanh thu bán hàng thì giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng lên ngoài ra còn 1 lý do nữa là do trong năm công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu chưa tốt dẫn đến việc lãng phí nguyên vật liệu và làm cho giá vốn hàng bán tăng lên.
Mặc dù giá vốn hàng bán tăng lên nhưng lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2007 vẫn tăng 35.749,6 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 26,59%. Để xác định lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trước tiên phải loại trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ra khỏi lợi nhuận gộp. Khoản chi phí bán hàng trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 4357,2 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19,78 %, tỷ lệ tăng này nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận gộp.
Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 4356,2 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 11,61. Điều này thể hiện công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Lợi nhuận tài chính của công ty 2 năm đều âm, tuy nhiên năm 2007 đã có chuyển biến tích cực so với năm 2006. Chi phí tài chính giảm 2848,6 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 79,84%. Doanh thu tài chính giảm với tỷ lệ cao 85,93% nhưng do chi phí tài chính năm 2006 cao hơn doanh thu tài chính nên lợi nhuận tài chính năm 2007 vẫn được coi là tăng( mặc dù 2 năm đều âm). Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay. Việc lợi nhuận hoạt động tài chính tăng đã làm tổng lợi nhuận tăng lên 800 triệu đồng. lợi nhuận khác giảm hơn 275 triệu đồng tương ứng là giảm hơn 88,35% , nguyên nhân là do thu nhập khác giảm 89,99%, chi phí khác giảm 99,25%(giảm rất mạnh).
Thu nhập khác năm 2006 lớn hơn 2007 với số tuyệt đối là khá lớn(435 triệu đồng là do công ty cuối năm 2006 công ty đã thực hiện thanh lý 1 số tài sản hết thời gian sử dụng.
Mặc dụ lợi nhuận khác giảm xuống đã phần nào làm tổng lợi nhuận giảm xuống, tuy nhiên tổng lợi nhuận trước thuế vẫn tiếp tục tăng 36.338 triệu đồng với tỷ lệ tăng rất cao là 49.12%. Kết quả này phản ánh hoatj động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả, có sự vượt bậc so với năm 2006 là do những cố gắng của công ty trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư để chiếm lĩnh thị trường rượu trong nước và mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần đã góp phần kích thích hoạt động của công ty trở nên hiệu quả hơn. Hơn nữa môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều thuận lợi tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình và đã đạt được kết quả như mong đợi.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp vào ngân sách theo đó cũng tăng rất mạnh. Tuy nhiên đây là 1 yếu tố bắt buộc nên ta loại trừ ảnh hưởng của nhân tố này để đảm bảo sự chính xác và phản ánh được trung thực hơn về sự nỗ lực từ bản thân công ty.
Xem xét tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 đạt hơn 79432 triệu đồng , tăng so với năm 2006 là 26.163 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 49,12%. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì đó là 1 thành công đáng được biểu dương.
Để có kết luận một cách chính xác hơn ta sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận cũng như ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của công ty như lợi nhuận gộp, tình hình sử dụng vốn, tình hình sử dụng tài sản của công ty.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động quan trọng nhất, hoạt động chủ yếu của công ty, mặt khác lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty vì vậy em xin được tập trung đề cập đến lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mà không đi sâu phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty
Để đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội ta đi xem xét các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và lợi nhuận tương đối qua biểu 4:
Biểu 4: Một số chỉ tiêu lợi nhuận của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
Vốn lưu động bình quân
169,602,082,147
230,742,401,898
61,140,319,751
36.05%
Vốn cố định bình quân
59,436,001,727
81,393,496,676
21,957,494,949
36.94%
Vốn kinh doanh bình quân
229,038,083,874
312,135,898,574
83,097,814,700
36.28%
Doanh thu từ BH & CCDV
408,839,233,385
539,875,652,270
131,036,418,885
32.05%
Giá thành toàn bộ
237,089,079,165
290,953,200,521
53,864,121,356
22.72%
Lợi nhuận trước thuế từ BH & CCDV
74,921,185,097
110,669,777,742
35,748,592,645
47.71%
Lợi nhuận sau thuế từ BH & CCDV
53,943,253,270
79,682,239,974
25,738,986,704
47.71%
Vốn chủ sở hữu bình quân
51,960,929,251
107,334,369,875
55,373,440,624
106.57%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
13.19%
14.76%
1.57%
11.86%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
23.55%
25.53%
1.98%
8.39%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá thành
22.75%
27.39%
4.63%
20.37%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
103.82%
74.24%
-29.58%
-28.49%
Qua biểu 4 ta thấy: lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2007 là 110.669,7 triệu đồng tăng 35.748,6 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng là 47,71%. Đây sẽ là cơ sở và động lực thúc đẩy cho sự phát triển của công ty sau này vì khi lợi nhuận sau thuế tăng lên đồng nghĩa với việc tăng lên của các quỹ như đầu tư phát triển, khen thưởng phúc lợi, đây là tiền đề vững chắc để công ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên cũng như phần lý luận đã nêu: các chỉ tiêu trên chỉ là các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và để xem xét 1 cách chính xác hơn hiệu quả của việc sử dụng chi phí, hiệu quả của các nguồn vốn ta đi xem xét, đánh giá các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối của công ty bao gồm tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận giá thành, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Qua biểu số 3 ta thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận say thuế trên doanh thu năm 2007 đạt 14,76% tăng 1,57% so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 11,86%.
Chỉ tiêu này cho biết công ty cứ thu được 100 đ doanh thu thì sẽ mang lại 14,76 đ lợi nhuận, còn năm 2006 thì cứ 100 đ doanh thu sẽ mang lại 13,19 đ lợi nhuận. Có điều này là do tốc độ tăng lợi nhuận của công ty cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Đó là thể hiện 1 cách có hiệu quả chính sách tiết kiệm chi phí của công ty.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty năm 2006 là 23,55%, năm 2007 là 25,53% tăng 1,98% tương ứng với tỷ lệ 8,39%. Chỉ tiêu này cho biết công ty cứ sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra cho công ty 25,53 đ lợi nhuận(2007) trong khi con số này năm 2006 là 23,55 đ.
Nguyên nhân là do trong năm 2007 vốn kinh doanh bình quân tăng với tỷ lệ 36,28%, nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế là 47,41%. Chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty tốt hơn so với năm 2006.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành của công ty năm 2007 là 27,39% tăng tuyệt đối 4,63% so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là20,37%. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2007 , công ty cứ bỏ ra 100 đ vốn thì thu được 27,39 đồng lợi nhuận sau thuế từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đó là do giá thành toàn bộ của công ty năm vừa qua tăng lên so với năm 2006, tuy nhiên với tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận. Điều này cho thấy tình hình sử dụng chi phí của công ty đạt hiệu quả khá cao
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty là 74,24%, giảm so với năm 2006 là 29,58%( năm 2006 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là. Đó là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân năm 2007 (106,57%) lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận( 47,71%). Vốn chủ sở hữu bình quân tăng như vậy là do công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, huy động thêm vốn chủ bằng cách phát hành cổ phiếu trên thị trường OTC. Tuy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ có giảm so với năm trước nhưng con số74,24% vẫn là 1 con số khá lớn so với các công ty cùng ngành.
Thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận chúng ta đã có cái nhìn khá rõ nét về tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội trong 2 năm vừa qua, đặc biệt là năm 2007. Nhưng để có những đánh giá chính xác hơn về tình hình thực hiện lợi nhuận ta sẽ tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận năm qua 2 năm 2006-2007.
2.2.4 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007
2.2.4.1 Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là nhân tố tác động cùng chiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nhiều cách để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm như tăng sản lượng tiêu thụ, tăng giá bán hàng hoá hay lựa chọn kết cấu sản phẩm tiêu thụ 1 cách hợp lý nhât, tuy nhiên đối với từng doanh nghiệp khác nhau thì những chính sách này cũng khác nhau.
Công ty gồm rất nhiều sản phẩm rượu khác nhau, ngoài ra còn có sản phẩm cồn nhưng do giá bán cồn là rất thấp nên tỷ trọng doanh thu tiêu thụ cồn là không đáng kể trong tổng doanh thu của công ty nên ở đây em chỉ tập trung vào các sản phẩm rượu của công ty. Sau đây là tình hình tiêu thụ 1 số sản phẩm rượu chính của công ty:
Biểu 5:Tình hình thực hiện sản lượng và doanh thu của 1 số sản phẩm chủ yếu.
Tên sản phẩm
Sản lợng(L)
Doanh thu(triệu đồng)
Năm 2006
Năm 2007
STĐ
%
Năm 2006
Năm 2007
STĐ
%
1. Lúa mới
583,820
881,767
297,947
51.03%
20,061
30,481
10,420
51.94%
2. Nếp mới
324,616
381,632
57,016
17.56%
7,316
8,383
1,067
14.58%
3. Voka xanh
7,529,078
9,366,273
1,837,195
24.40%
362,859
456,397
93,538
25.78%
4. Voka đỏ
8,637
55,719
47,083
545.15%
415
2,711
2,296
553.25%
5. Rượu màu
763,930
2,198,994
1,435,065
187.85%
11,852
34,736
22,884
193.08%
6. Rợu chanh
11,519
49,373
37,854
328.61%
174
766
592
340.23%
Biểu 6: Giá bán một số mặt hàng
Tên sản phẩm
Giá bán
Năm 2006
Năm 2007
1. Lúa mới
34,362
34,569
2. Nếp mới
22,539
21,967
3. Voka xanh
48,194
48,728
4. Voka đỏ
48,137
48,672
5. Rượu màu
15,515
15,796
6. Rợu chanh
15,145
15,516
Tổng doanh thu thuần năm 2006 là 312.011 tđ, đến năm 2007 tăng lên 401.623 tđ tăng 28,72%. Trong đó doanh thu Lúa mới tăng 10.420tđ tăng 51,94% , rượu nếp mới tăng 1067 tđ tăng 14,58%, rượu voka xanh tăng 83.538 tđ tăng 25,78%, rượu voka đỏ tăng 2296 tđ tăng 552,33%, rượu nước tăng 22.884 tđ tăng 183,08% và cuối cùng là rượu chanh tăng 591tđ tăng 339,13%.
Doanh thu tiêu thụ chịu tác động trực tiếp của 2 nhân tố là sản lượng tiêu thụ và giá bán. Trong khi đó giá bán và sản lượng tiêu thụ lại có tác động đến nhau. Khi giá bán tăng không hợp lý có thể làm giảm sản lượng và từ đó làm giảm doanh thu, ngược lại nếu giá bán giảm có thể làm tăng sản lượng nhưng nếu giảm quá mạnh thì ảnh hưởng của giá bán làm giảm doanh thu sẽ lớn hơn ảnh hưởng của tăng sản lượng do hạn chế về thị trường tiêu thụ và từ đó làm giảm doanh thu. Vậy lựa chọn chính sách giá bán và quy mô tiêu thụ hợp lý là một vấn đề hết sức quan trọng trong công ty.
Nói chung sản lượng tiêu thụ và giá bán các mặt hàng đều tăng so với năm 2006, ngoại trừ giá của rượu nếp mới có giảm một chút. Việc giá bán đa số các mặt hàng đều tăng là do xu hướng chung của thị trường, hơn nữa giá cả nguyên vật liệu cũng gia tăng nên việc tăng giá là tất yếu và không làm giảm doanh thu.
Sản lượng rượu lúa mới tăng 51,03% làm doanh thu mặt hàng này tăng10420 tđ với tỷ lệ tăng là 51,94%. Rượu lúa mới là một sản phẩm đặc trưng của công ty được rất nhiều nhà tiêu dùng ưa thích vì vậy công ty đã quyết định tăng sản lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ ra một số tỉnh miền trung và miền nam.
Sản lượng rượu nếp mới năm 2007 là 381.632 l tăng 57.016 l so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng là 17,56%. Sản lượng tăng làm doanh thu tăng 1359 tđ so với năm trước. Với sản phẩm rượu này công ty đã quyết định giảm giá để mở rộng thị trường và cũng đã đạt được hiệu quả mặc dù tỷ lệ tăng không cao lắm.
Tiếp đến ta xem xét đến sản phẩm rượu voka. Voka Hà Nội có 2 loại là voka nhãn xanh và nhãn đỏ, chúng có đôi chút khác biệt. Voka xanh được chưng cất từ gạo còn voka đỏ được nấu từ ngũ cốc và ngô. Gạo vẫn là lương thực thiết yếu và không thể thiếu đối với người Việt Nam nói riêng và người đông Nam á nói chung do vậy Voka xanh vẫn mang hương vị đặc trưng và được người tiêu dùng đặc biệt chú ý hơn. Voka xanh chính là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất( hơn 90%) trong doanh thu tiêu thụ của công ty và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Sản lượng tiêu thụ rượu voka xanh tăng 1.837.194 l, tăng 24,4% và làm doanh thu tăng 93.537 tđ, tăng 25,78%. Rượu voka đỏ cũng tăng rất mạnh từ 86.36 l lên 55.719 l tăng 545,15% làm doanh thu tăng 2296 tđ, tăng 552,33%.
Sản lượng màu cũng tăng1.435.064 l tăng 187% làm doanh thu tăng 22.884 tđ, tăng 193,08%. Đây là sản phẩm chủ yếu của thị trường xuất khẩu, nó bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau như rượu anh đào, rượu cafe, rượu thanh mai, rượu nếp cẩm, Whishky Hà Nội. Ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống là Đông Âu thì một số năm gần đây nhờ việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư để đổi mới mẫu mã bao bì cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng nhiều thị trường khác thì thị trường xuất khẩu của công ty đã mở rộng ra một số nước như Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, hơn nữa sản phẩm của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội còn chinh phục được những khách hàng khó tính của Nhật Bản. Công ty còn dự kiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Qua phân tích ở trên ta thấy tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ của công ty là khá tốt, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm rượu đều tăng,vừa mở rộng được thị trường trong nước vừa vươn xa hơn ra thị trường thế giới, thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
2.2.4.2 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí là nhân tố tác động ngược chiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp, tức là khi chi phí giảm thì lợi nhuận sẽ tăng. Do đó phấn đấu giảm chi phí là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên để giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm không phải là điều đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng tổng các biện pháp từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đó là việc quản lý chặt chẽ việc thu mua vật tư, tiền vốn, sức lao động, tận dụng hết công suất máy móc thiết bị.
Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm tiêu thụ được thể hiện ở biểu số 7:
Ta thấy giá thành toàn bộ năm 2007 là 290.953 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 53.864 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 22,72%. Việc giá thành toàn bộ tăng là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ tăng lên. Ta đi xem xét các khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ:
Giá thành sản xuất trong năm 2007 tăng 53.863 triệu đồng với tốc độ tăng là 30,34%, cao hơn tốc độ tăng của giá thành toàn bộ, do đó tỷ trọng của GTSX cũng trong giá thành toàn bộ tư 74,89% lên 79,54% cho thấy tình hình thực hiện chi phí trong khâu sản xuất sản phẩm của công ty năm qua lãng phí hơn so với năm trước.
Chi phí bán hàng trong năm 2006 là 22.024 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,29% và con số này năm 2007 là 26.381 triệu đồng , tỷ trọng cũng giảm xuống còn 9,07% giảm xuống 0,22%. Chi phí bán hàng gồm tiền lương của nhân viên bán hàng, các khoản phụ cấp trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài. Vậy nguyên nhân nào đã làm tăng chi phí bán hàng, ta thấy:
+ Trước hết là do giá cả chung trên thị trường tăng đẩy giá vận chuyển, giá điện nước, giá dịch vụ mua ngoài tăng theo
+ Thứ hai là do việc mở rộng thị trường nên công ty mở thêm khá nhiều các đại lý để giới thiệu sản phẩm, việc quảng bá các sản phẩm ở thị trường mới cũng tốn rất nhiều chi phí
+ Ngoài ra khi mở thêm các đại lý mới thì chi phí khấu hao cho các tài sản cố định cũng tăng lên
+ Cuối cùng là do chi phí lương cho nhân viên bán hàng tăng.
Mặc dù chi phí bàn hàng tăng lên là không lớn nhưng công ty cần cân nhắc giữa khoản chi phí bỏ ra và các khoản lợi ích thu vào để giảm tối đa chi phí góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2007 giảm 4.354 tỷ đồng, đây là một con số đáng kể thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc tiết kiệm những chi phí không thực sự cần thiết. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiêpj cũng giảm xuống trong tổng giá thành toàn bộ. Tỷ trọng này giảm chủ yếu là do tốc độ tăng của giá thành sản xuất lớn hơn tốc độ tăng của giá thành toàn bộ.
Ta thấy CPSX là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GTTB nhưng chi phí này lại tăng lên. Ta cần xem xét nguyên nhân cụ thể làm cho chi phí này tăng.
Qua biểu 8 ta thấy giá thành sản phẩm tiêu thụ tăng 55,56%. Đây là một con số khá cao, giá thành sản xuất tăng cao như vậy chủ yếu là do sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh. Tuy nhiên tỷ suất giá thành vẫn giảm so với năm 2006, từ 43,42% xuống 42,86%.
Chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản xuất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí này chiếm tỷ trọng 71,73% năm 2006 và tăng lên 78,95% năm 2007. Chi phí nguyên vật liệu tăng cao là do nhiều nguyên nhân:
Do giá nhập khẩu một số nguyên vật liệu tăng lên như nút, enzym.
Ngoài ra thì một số nguyên vật liệu trong nước cũng tăng giá như gạo, ngô, sắn, hương cốm, một số loại hoa quả như nho, chanh, đào,...Do tình trạng thiếu lương thực chung trên thế giới đã đẩy giá lương thực tăng cao và thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho công ty rượu không phải là ngoại lệ.
Giá xăng dầu tăng cao làm chi phí vận chuyển NVL cũng bị đội lên việc sử dụng NVL còn chưa thực sự tiết kiệm do trình độ của công nhân sản xuất vẫn còn chưa cao, tuổi đời trung bình của các công nhân vẫn còn rất trẻ, khoảng 28 tuổi, họ rất nhiệt tình với công việc tuy nhiên lại thiếu kinh nghiệm và khả năng bền bỉ. Đây là hạn chế trong công tác quản lý lao động mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Bên cạnh đó chi phí nhân công trực tiếp lại giảm 52 td, tỷ trọng chi phí nhân công cũng giảm từ 18.33% xuống 11,77% trong năm 2007. Đó là do công ty nhập thêm các máy móc hiện đại nên số công nhân bị giảm bớt, mức độ sử dụng lao động trực tiếp giảm đi. Do đó mặc dù lương công nhân ngày càng tăng nhưng chi phí nhân công trực tiếp vẫn giảm xuống. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động như hiện nay thì chính sách về nhân lực lao động trong công ty như vậy là hoàn toàn hợp lý. Tăng lương để giữ người tài và giảm bớt nhân công mà thay băng khoa học, máy móc để tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng nhân công là một phương thức tốt để phát triển công ty trong thời gian lâu dài.
Chi phí sản xuất chung cũng tăng lên 44,96%, còn tỷ trọng trong giá thành toàn bộ thay đổi không đáng kể. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí điện nước, chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác..., do trong năm công ty có một phân xưởng mới đi vào sản xuất nên chi phí khấu hao và các chi phí đi kèm như điện nước tăng cao. Hơn nữa sản lượng sản xuất tăng lên làm cho các chi phí như vật liệu, đồ dùng phục vụ phân xưởng tăng cao là điều tất yếu. Ta thấy tỷ trọng chi phí sản xuất chung thay đổi không đáng kể, giảm 0.68% nên có thể đánh giá chi phí chung tăng là hoàn toàn hợp lý.
Tóm lại, giá thành sản xuất của công ty tăng cao chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu tăng nhưng không thể phủ nhận yếu tố chủ quan trong công tác quản lý NVLTT của công ty chưa được tốt, đây là khuyết điểm cần khắc phục.
2.2.4.3Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vốn là nhân tố quyết định để mọi doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn chỉ được cấp một lần khi thành lập doanh nghiệp còn nhu cầu vốn bổ sung trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải do doanh nghiệp tự trang trải. Do đó, tình trạng chung của các doanh nghiệp là thiếu vốn, cần có vốn bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội với đặc điểm là một công ty trách nhiệm hữu hạn mới được cổ phần hoá vào cuối năm 2006 cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Tính đến ngày 31/12/2007 thì tổng nguồn vốn của công ty là 385.797.302.874 đ. Trong đó thì nợ phải trả chiếm 57%. So với các doanh nghiệp cùng ngành thì đây là một con số khá nhỏ. Cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng tối đa khả năng vay nợ để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách có hiệu quả, nhằm tăng tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp.Trong tổng số vốn kinh doanh đó thỉ vốn lưu động chiếm tới 78% còn vốn cố định chỉ chiếm 22%.
Vốn kinh doanh của công ty tăng từ 338,474,494,273 đ cuối năm 2006 đến 385.797.302.874 cuối năm 2007. Điều đó chứng tỏ năm 2007 công ty có sự đầu tư thêm vốn vào sản xuất kinh doanh. Qua biểu 2 ta thấy vốn kinh doanh bình quân của công ty tăng 36.2%, còn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của công ty tăng từ 23,55% lên 25,53%. Nhưng để có thể có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn năm2007 ta cần đi xem xét chi tiết hơn tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động của công ty năm vừa qua.
Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Biểu 9: Tình hình sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2006
Chênh lệch
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số Tiền
TT(%)
Tài sản ngắn hạn
301,957,437,721
100
259,527,366,074
100
42,430,071,647
16.35
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
128,644,920,021
42.6
198,069,214,126
76.32
-69,424,294,105
-35.05
2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
100,000,000,000
33.12
0
0
100,000,000,000
0
3.Các khoản phải thu ngắn hạn
3,371,536,152
1.12
17483813803
6.74
-14,112,277,651
-80.72
4..Hàng tồn kho
69,576,626,231
23.04
43530351798
16.77
26,046,274,433
59.83
5.Tài sản ngắn hạn khác
364,355,317
0.12
443,986,347
0.17
-79,631,030
-17.94
Vốn lưu động tính đến thời điểm 31/12/2007 là 301.957 tđ tăng so với thời điểm đầu năm 2007 la 42.430 tđ với tỷ lệ tăng 16,35%. Trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền: ta thấy đây là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn của công ty. Tại thời điểm cuối năm 2007 là 42,6% và thời điểm đầu năm là 76,32%. Đây là một tỷ trọng rất cao. Nó đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho doanh nghiệp nhưng lại gây ra tình trạng lãng phí vốn, làm mất chi phí cơ hội của các đồng vốn, nếu các khoản tiền này mà được sử dụng để đầu tư ngấn hạn thì sẽ mang lại một khoản thu nhập đáng kể.
Một khoản rất đáng chú ý trong TSNH chính là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Tại thời điểm cuối năm 2006 thì con số này vẫn bằng 0 nhưng trong năm phát sinh một khoản đầu tư 100 tỷ đồng. Đây thực chất là khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Tiền gửi ngân hàng có mức an toàn tài chính lớn nhưng mức lãi suất lại thấp hơn so với các hình thức đầu tư khác. Trong năm tới công ty nên đa dạng hoá đầu tư để vừa có thể san sẻ rủi ro vừa có thể mang lại mức sinh lời cao hơn.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm 14.112 tđ so với thời điểm đầu năm. Khoản phải thu chiếm tỷ trọng không lớn trong TSNH nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các khoản phải thu giảm 80,72% . Xem xét chi tiết thì cả các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác đều giảm. Trong các khoản phải thu thì trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoản này giảm đi trong năm cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty khá tốt, nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên khoản trả trước người bán cũng giảm có thể gây ảnh hưởng đến tình hình nguyên vật liệu, khi giá cả không ổn định, lương thực khan hiếm thì các hợp đồng mua bán dài hạn và các khoản trả trước có thể đem lại lợi thế cho công ty về giá và có thể đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong TSNH của công ty. Tại thời điểm cuối năm 2007 tỷ trọng này là 23,04%, còn tại thời điểm đầu năm là 16,77%. Hàng tồn kho tăng 26.046 tđ, tăng 59,83%. Do đặc điểm sản xuất mà trong hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu, thành phẩm và chi phí SXKD dở dang. Hàng tồn kho tăng cũng chủ yếu do thành phẩm, CPSXKDDD, nguyên vật liệu tăng. Thành phẩm tăng là do vào thời điểm cuối năm công ty đang gấp rút hoàn thành sản phẩm để cung cấp ra thị trường đúng vào thời điểm tết Nguyên Đán, hơn nữa quy mô thị trường của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng nên thành phẩm tăng là điều dễ hiểu. Sản xuất rượu gồm nhiều công đoạn như nấu, chưng cất, pha chế, đóng chai,...rất phức tạp nên sản phẩm dở dang trên dây chuyền công nghệ cũng khá lớn gây ra hiện tượng ứ đọng vốn. Công ty cần bố trí sắp xếp hợp lý các phân xưởng sản xuất để quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Ngoài ra công tác thu mua, quản lý nguyên vật liệu cũng cần phải được thực hiện một cách có tính toán khoa học để vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất vừa không gây tình trạng ứ đọng vốn.
Nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa được tốt lắm, vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng quá lớn, tình hình quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho chưa mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2006, số vốn lưu động bình quân của công ty tăng 61.140 tđ với tốc độ tăng là 36,05% do cả vốn vật tư hàng hoá và vốn trong thanh toán đều tăng lên.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Số vòng quay VLĐ năm 2006 là 1,84 vòng và năm 2007 là 1,74 vòng. Điều này cho thấy trong năm 2006 bình quân 1 đồng vốn lưu động tham gia tạo ra 1,84 đ DTT và con số này năm 2007 là 1,74đ. Chỉ tiêu này giảm là do vốn lưu động bình quân tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của DTT. Vì lý do đó mà kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng từ 196 ngày lên 207 ngày với tỷ lệ tăng 5,69%.
Vòng quay hàng tồn kho
Số vốn vật tư hàng hoá bình quân năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 13.818 tđ với số tương đối là 32,34% trong khi số vòng quay vốn vật tư hàng hoá năm 2007 giảm từ 4,15 vòng xuống còn 4,09 vòng cho thấy tình hình quản lý vốn vật tư của công ty đạt hiệu quả không cao bằng năm trước. Vốn vật tư hàng hoá cung cấp cho quá trình kinh doanh được nhập đầy đủ nhưng có hiện tượng tồn trữ kéo dài. Thành phẩm làm dở và thành phẩm tồn kho đều tăng rất nhiểu so với năm 2006 và với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của sản lượng tiêu thụ. Do đó ta thấy doanh nghiệp cần chú ý hơn vào công tác quản lý vốn vật tư hàng hoá để có thể tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận của công ty.
Vòng quay các khoản phải thu:
Các khoản phải thu của công ty cũng tăng lên 338 tđ, tăng 3,36%, nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu cho thấy doanh nghiệp chú trọng vào việc thúc đẩy thu tiền hàng một cách nhanh chóng. Kỳ thu tiền bình quân giảm từ 11,6 xuống 9,3 ngày.Tuy nhiên đứng trên phương diện muốn tăng doanh thu lâu dài thì doanh nghiệp cần có chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng để thúc đẩy tiêu thụ.
Như vây thông qua tình hình trên ta thấy công tác quản lý vốn lưu động của công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của công ty có tăng lên nhưng công ty cần quan tâm hơn tới chính sách quản lý vốn lưu động để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn cố định quyết định quy mô TSCĐ và từ đó quyết định tới năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụngVKD, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây ta sẽ đi xem xét về tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Tình hình sử dụng vốn cố định
Biểu 11: Tình hình TSCĐ năm 2007
Nhóm TSCĐ
Đầu năm
Cuối năm
So sánh
Nguyên giá
Tỷ trọng
Nguyên giá
Tỷ trọng
STĐ
Tỷ lệ
I Tài sản cố định hữu hình
52,967,106,928
100.00%
74,325,387,779
78.40%
21,358,280,851
40.32%
1 Nhà cửa, vật kiến trúc
24,522,187,900
46.30%
24,874,406,969
33.47%
352,219,069
1.44%
2 Máy móc thiết bị
20,905,415,708
39.47%
40,237,709,473
54.14%
19,332,293,765
92.48%
3 Phơng tiện vận tải
5,017,840,097
9.47%
5,556,649,561
7.48%
538,809,464
10.74%
4. Thiết bị dụng cụ quản lý
2,521,663,223
4.76%
3,656,621,776
4.92%
1,134,958,553
45.01%
II Tài sản cố định vô hình
0
0.00%
20,480,532,573
21.60%
20,480,532,573
Tổng
52,967,106,928
100.00%
94,805,920,352
100.00%
41,838,813,424
78.99%
TSCĐ của doanh nghiệp trong năm tăng 41.838 tđ với tốc độ tăng cao 78,99%. Tăng cao như vậy là do đâu ta sẽ đi xem xét một cách cụ thể:
TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Trong đó TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng chủ yếu, tại thời điểm đầu năm TSCĐ hữu hình chiếm 100%, tại thời điểm cuối năm chiếm 78,4%. Cuối năm xuất hiện thêm TSCĐ vô hình là do doanh nghiệp đã cổ phần hoá, cổ phiếu đang lưu hành tren thị trường OTC, do vậy việc đánh giá lại doanh nghiệp tất yếu phải diễn ra, giá trị thương hiệu, bản quyền được đánh giá là 20.408 tđ, chiếm tỷ trọng 21,6% tại thời điểm cuối năm. Để tăng TSCĐ của mình doanh nghiệp cần phát triển các sản phẩm, nâng cao uy tín để sản phẩm của công ty ngày càng được biết đến nhiều hơn. Ngoài ra công ty có thể phát minh ra hay mua bằng sáng chế, được công nhận sở hữu trí tuệ.
Trong TSCĐ hữu hình thì nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vào thời điểm đầu năm 2007 nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 46,3%(24.522 tđ) còn máy móc thiết bị chiếm 39,47%. Nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao như vậy là vì công ty có rất nhiều xưởng sản xuất, hơn nữa lại có rất nhiều phòng ban. Vào thời điểm cuối năm máy móc thiết bị đã tăng 19.332 tđ với tỷ lệ tăng rất cao 92,48%. Máy móc thiết bị là loại tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm nên việc đầu tư mua thêm máy móc thiết bị là hoàn toàn hợp lý nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển.
Đối với nhà cửa vật kiến trúc công ty chỉ tiến hành sửa chữa nên nguyên giá chỉ tăng 322 tđ. Còn máy móc thiết bị công ty đã đầu tư mua sắm mới một số máy móc với trị giá 19.821 tđ như máy chiết, máy rửa và cũng thanh lý máy cũ với nguyên giá 488 td làm nguyên giá tăng19.322 tđ với tỷ lệ tăng 92,48%.
Phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong TSCĐHH. Tuy nhiên trong năm qua công ty có đầu tư mua thêm một số phương tiện vận tải mới để đáp ứng nhu cầu vận chuyển do sản lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng làm cho nguyên giá TSCĐ tăng 538 tđ với tỷ lệ tăng 10,74%. Ngoài ra nhu cầu quản lý hiện đại hơn công ty đã đầu tư mua thêm một số máy móc thiết bị quản lý như máy tính, máy điều hoà, ô tô, làm nguyên giá TSCĐ tăng 1.134 tđ, tăng 45,01%.
Qua sự phân tích trên ta thấy trong năm qua công ty đã có sự đầu tư đổi mới TSCĐ một cách đáng kể do đó việc sản xuất của công ty diễn ra một cách thuận lợi hơn tạo điều kiện thuận lợi để tăng doanh thu lợi nhuận của công ty. Để thấy được hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ ta đi xem xét:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Biểu 12: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
STĐ
Tỷ lệ
1. Doanh thu thuần
đ
312,010,273,262
401,622,978,263
89,612,705,001
28.72%
2. Lợi nhuận sau thuế
đ
53,268,631,947
79,432,034,252
26,163,402,305
49.12%
3. Nguyên giá TSCĐ
bình quân
đ
57,030,047,550
78,003,660,128
20,973,612,579
36.78%
4.Vốn cố định bình quân
đ
30,948,011,020
38,392,771,595
7,444,760,575
24.06%
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
5.47
5.15
6. Hiệu suất sử dụng VCĐ
10.08
10.46
7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
1.72
2.07
Qua bảng trên ta thấy giá trị còn lại của TSCĐ cũng còn rất ít so với nguyên giá cho thấy tuy năm vừa qua công ty có đầu tư thêm TSCĐ nhưng những TSCĐ khác của công ty cũng đã được dùng khá lâu. Đa số được khấu hao hơn một nửa. Đây là một vấn đề mà công ty cần có sự quan tâm để tiếp tục đầu tư vào TSCĐ để ngày càng đảm bảo hơn năng lực sản xuất.
Một số chỉ tiêu chính:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ:Năm 2006 chỉ tiêu này là 5,47 và giảm xuống 5,15 vào năm 2007. Điều này có ý nghĩa là cứ 1 đ nguyên giá TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thì năm 2007 đem lại doanh thu thấp hơn năm 2006 là 0,32 đ. Nguyên nhân là do tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Trong năm 2006 chỉ tiêu này đạt 10,08 tức là cứ 1 đ VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 10,08 đ DTT. Con số này tăng lên 10,46 đ năm 2007, như vậy ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên, điều này là do tốc độ tăng của VCĐ thấp hơn so với tốc độ tăng của DTT.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCĐ: chỉ tiêu này năm 2006 là 172% và năm 2007 tăng lên là 207%. Đó là do trong 2 năm công ty đều đạt được mức lợi nhuận rất cao. Năm 2007 là 79.432 tđ tăng 26.163 tđ so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 28,72%.
Tuy chỉ chiếm khoảng hơn 22% trong tổng vốn kinh doanh song việc quản lý va sử dụng vốn cố định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận cho công ty. Trong năm vưa qua tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty là tương đối tốt tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần có phương án khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có, tránh lãng phí trong sử dụng vốn đồng thời tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, giảm giá bán từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
2.2.5.Những thành tựu đạt được và những mặt còn tồn tại trong quá trình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội
2.2.5.1 Những thành tựu đạt được
Sự phát triển của nền kinh tế cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự biến động không ngừng của thị trường, trong năm Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội đã không ngừng phấn đấu, hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra và ngày càng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã đạt được nhẽng thành quả nhất định.
+ Lợi nhuận của công ty tăng nhanh với tốc độ 49,12% (trước thuế và sau thuế). Điều này giúp công ty tăng tích luỹ để mở rộng sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
+ Doanh thu thuần tăng từ 312.010.273.262 đ lên đến 401.622.978.263 đ với tốc độ tăng là 28,72% cùng với sự gia tăng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã giúp cho việc thực hiện lợi nhuận tốt hơn và cũng thể hiện được việc kinh doanh của công ty đã được mở rộng và phát triển.
+ Công tác quản lý chi phí tương đối tốt : giá thành sản xuất thực hiện giảm so với dự toán trong đó chi phí nhân công được quản lý một cách khoa học và hiệu quả.
+ Tiền lương và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên.
+ Các thủ tục thanh toán đã được đơn giản.
+ Doanh thu hoạt động tài chính và hoạt động khác : Bước đầu công ty đã thực hiện đầu tư vào hoạt động tài chính, đang dần mở rộng và khai thác nguồn thu từ các hoạt động này.
2.2.5.2. Những mặt còn tồn tại
Ngoài những thành tựu mà công ty đã đạt được như đã nêu trên công ty còn gặp phải không it những hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thực hiện lợi nhuận. Cụ thể là:
+Tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty còn chậm, tình trạng lãng phí VLĐ vẫn xảy ra, số vòng quay hàng tồn kho vẫn còn lớn, việc tính toán lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kho chủ yếu vẫn còn dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu, khâu bảo quản được thực hiện chưa tốt, trong khi nguồn nguyên liệu chính lại là các loại nông sản mang tính mùa vụ, khó bảo quản do đó việc mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu vẫn diễn ra thường xuyên, gây ra mất vốn nhất, làm tăng chi phí. Hiện nay giá cả nguyên vật liệu đầu vào lại tăng rất mạnh nên công ty cần có ngay những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+ Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động còn chưa cao.
Công ty chưa biết tận dụng hết khả năng huy động vốn bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chưa tận dụng hết công suất hoạt động của TSCĐ để tăng lợi nhuận cho công ty.
+ Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ còn chưa đạt hiệu quả để tối đa hoá lợi nhuận.
Công ty chưa khai thác hết thị trường đối với một số mặt hàng tiềm năng mới đưa vào sản xuất.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới thể hiện ở những điểm nổi bật sau:
+Tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý từ c ác phòng ban tới cơ sở.
+ Phấn đấu tăng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng rượu, ngoài sản phẩm chính là rượu Voka thì còn phải tăng sản lượng của các sản phẩm khác như rượu màu: rượu Whishky, rượu cafe, rượu chanh, rượu đào, ... và rượu sampanh
+ Có chính sách phát triển nhân lực, trong thời gian tới sẽ mở các lớp tập huấn hoặc cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ
+ Chính sách được công ty chú trọng nhất là chính sách tiết kiệm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đầu vào nguyên liệu cho đến khi sản phẩm ra đến thị trường đến tới khách hàng có rất nhiều khâu có thể thực hiện việc tiết kiệm. Tiềm năng tiết kiệm hợp lý hóa là rất lớn, từng bộ phận chuyên môn phụ trách từng mảng công việc mạnh dạn nghiên cứu, từng bước thay đổi hoặc lập những phương án tổng thể với mục đích tối ưu hóa sẽ đem lại nhiều lợi ích từ việc tiết kiệm.
Trong sản xuất, giải pháp tiết kiệm được triển khai tập trung vào những những vấn đề chính sau:
- Tiết kiệm điện
- Tiết kiệm môi chất sử dụng: nước, khí nén, CO2, hơi bão hòa, hóa chất
- Vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tăng năng suất, giải quyết các điểm thắt nút cổ chai trong dây chuyền sản xuất
- Tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư sản xuất.
- Tiết kiệm nhân lực.
Để thực hiện được toàn bộ các vấn đề trên cần có thời gian và thực hiện từng bước đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu và tiết kiệm nhân lực. Điều quan trọng nhất là cần nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty thông qua: chương trình tiết kiệm, khẩu hiệu cổ động, huấn luyện nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tiết kiệm, các đợt thi đua, các đề tài giải pháp, khen thưởng thành tích đạt được.
Đối với khâu quản lý và vận hành thiết bị, Phòng Kỹ thuật cơ điện đã lập phương án trên cơ sở phối hợp chặt chẽ cùng các Xí nghiệp chế biến, thành phẩm, động lực, cơ điện và triển khai theo chuỗi giải pháp sau:
- Tiết kiệm điện: sử dụng triệt để đèn tiết kiệm điện tại các vị trí chiếu sáng, tắt bớt những đèn không cần thiết; một số khâu có thể tiết giảm năng lượng điện: dùng biến tần cho động cơ máy nén lạnh của hệ thống lạnh; động cơ bơm tải lạnh, nước, glycol, ...; xây dựng phương án giảm máy chạy vào giờ cao điểm (từ 18h-22h) để giảm áp lực với hệ thống điện và giảm chi phí; xây dựng phương án dùng khí mê tan từ xử lý nước thải còn chưa được thu hồi tận dụng để sinh hơi hoặc phát điện.
- Nước: sử dụng vòi phun rửa tiết kiệm nước cho vệ sinh công nghiệp, nâng cao ý thức tiết kiệm nước; sử dụng hóa chất tẩy rửa (loại có thể phun phủ lên thiết bị một thời gian trước khi rửa bằng nước) để giảm nước sử dụng; nước nóng dư thừa từ quá trình nấu được tận dụng cho các nhu cầu, đưa về hệ thống xử lý nước nếu còn thừa.
- Hơi, nước ngưng: tận dụng nước ngưng thu hồi để giảm lượng dầu FO; xử lý những vị trí rò rỉ hoặc bảo ôn hỏng, giảm tiêu hao.- Khí nén: sử dụng ở áp suất hợp lý tránh sử dùng quá cao; xử lý những điểm rò rỉ, tránh tiêu hao.
- Lạnh: sử dụng nước mềm cho hệ thống lạnh và thu hồi CO2 giảm đóng cặn canxi (gián tiếp làm giảm tiêu thụ điện năng); sử dụng lạnh tiết kiệm, đóng cửa hầm khi không có người ra vào, đóng cửa kho lạnh khi không nhập xuất hàng, ...; vận hành hệ thống lạnh ở nhiệt độ của chất tải lạnh hợp lý; công suất lạnh 2 còn dư thừa sẽ được đưa sang lạnh 1 thiếu; các phòng được điều hòa cần được đặt nhiệt độ hợp lý, giảm tiêu hao điện.
- Hóa chất: Thiết kế hệ thống thu hóa chất xút từ máy rửa nhà chai dùng cho xử lý khói thải và khu vực xử lý nước thải giảm tiêu hao hóa chất, giảm chi phí xử lý.
- Thu hồi các phụ phẩm trong sản xuất: Thu gom và bán men thải cho chăn nuôi, xây dựng phương án thu và xử lý triệt để nhằm giảm thiểu chi phí của hệ thống xử lý nước thải, và thu tiền từ bia thu hồi và bán bã men.Trong khi thực hiện tiết kiệm nhận thấy còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục như sau:
- Nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể CBCNV
- Ban chỉ đạo tiết kiệm cần đưa ra các chương trình cụ thể hơn, giao cho các đầu mối xây dựng và thực hiện, báo cáo kết quả theo kỳ, có tổng kết khen thưởng.
- Lập mạng lưới cán bộ kiêm nhiệm có trình độ kinh nghiệm, sát với từng khu vực sản xuất kinh doanh để xây dựng chương trình và triển khai có hiệu quả.
- Việc tiết kiệm cần được tính toán thiết kế ngay từ khi xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư trên cơ sở cân đối giữa chi phí đầu tư và chi phí vận hành.
Ngoải ra công ty còn phấn đấu sản xuất kinh doanh có lãi và đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức đạt từ 15-20%, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
3.2 Một số giải pháp tăng lợi nhuận của công ty
Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội ta thấy công ty đã đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên cũng không tránh khỏi gặp phải những khó khăn, hạn chế trong quá trình sản xuất.
Sau đây em xin đưa ra 1 sô ý kiến nhằm hạn chế những mặt còn tồn tại của công ty và giúp công ty có thể nâng cao được lợi nhuận của mình.
3.2.1.Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Như ta đã biết, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là một biện pháp cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Việc quản lý chi phí tốt phải thực hiện được tiết kiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TC10.docx